Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

18
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh… Hàng loạt gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi được đưa ra như tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ, lãi suất…. được các ngân hàng dành riêng cho nhóm đối tượng này. Đáng chú ý trong số này là chương trình cho vay ưu đãi dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank: "Cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản" (Business Financing) và "Tín dụng thông minh doanh nghiệp" (SME SmartCredit). Với cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản, khách hàng sẽ được vay vốn kinh doanh với nhiều ưu đãi. Cụ thể, tài sản bảo đảm áp dụng 100% là bất động sản. Khi tiếp cận vốn vay, khách hàng có thể được vay tối đa đến 90% trên giá trị tài sản bảo đảm với tổng hạn mức vay lên đến 20 tỷ đồng trong vòng 25 năm. Thời hạn cho vay dài chính là một ưu điểm của chương trình. Nhờ vậy, khách hàng tăng khả năng chủ động cân đối tài chính và hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt. "Tín dụng thông minh doanh nghiệp" được xác định là chương trình hỗ trợ

Transcript of Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Page 1: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế.

Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. 

Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh…

Hàng loạt gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi được đưa ra như tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ, lãi suất…. được các ngân hàng dành riêng cho nhóm đối tượng này. 

Đáng chú ý trong số này là chương trình cho vay ưu đãi dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank: "Cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản" (Business Financing) và "Tín dụng thông minh doanh nghiệp" (SME SmartCredit).

Với cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản, khách hàng sẽ được vay vốn kinh doanh với nhiều ưu đãi. Cụ thể, tài sản bảo đảm áp dụng 100% là bất động sản. Khi tiếp cận vốn vay, khách hàng có thể được vay tối đa đến 90% trên giá trị tài sản bảo đảm với tổng hạn mức vay lên đến 20 tỷ đồng trong vòng 25 năm. Thời hạn cho vay dài chính là một ưu điểm của chương trình. Nhờ vậy, khách hàng tăng khả năng chủ động cân đối tài chính và hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt.

"Tín dụng thông minh doanh nghiệp" được xác định là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nhanh chóng với thủ tục đơn giản, hưởng lãi suất cạnh tranh. Chương trình được thiết kế với điều kiện phê duyệt rõ ràng với điểm nổi bật là sự đa dạng các loại tài sản đảm bảo kết hợp với tín chấp. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng hàng hóa và quyền đòi nợ như một tài sản để đảm bảo cho khoản vay với tỷ lệ cho vay tối đa lên tới 100% trên trị giá tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được cấp tín dụng có kỳ hạn linh hoạt với tổng hạn mức lên đến 20 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm.

“Có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi. Chính phủ đã có những sáng kiến hỗ trợ tăng trưởng như giảm lãi suất, khuyến khích tăng trưởng tín dụng. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ nguồn vốn rẻ hơn cũng như khả năng tiếp cận vốn tốt hơn", đại diện lãnh đạo VPBank nói.

Page 2: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

"Cùng lúc, các ngân hang đang rất tích cực đưa ra các chương trình, sản phẩm và dịch vụ cho Doanh nghiệp SME nhằm cải thiện tình hình kinh tế. Đơn cử như trong hai năm gần đây, VPBank đã đầu tư để cung cấp chuỗi sản phẩm, đào tạo các cán bộ tư vấn cũng như xây dựng 63 trung tâm nhằm phục vụ các doanh nghiệp SME".

Về chiến lược của ngân hàng, vị đại diện VPBank cho biết: “VPBank luôn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu vốn để mở rộng phát triển sản xuất.

Vì vậy, VPBank đã dành nhiều chính sách ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ như áp dụng mức lãi suất hợp lý chỉ 8%/năm, giảm lãi suất vay đối với các khoản vay ngắn hạn.

Bên cạnh các chương trình ưu đãi trực tiếp đến các khoản vay của khách hàng, VPBank còn phối hợp với VCCI tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo, tư vấn để giúp các doanh nhân khởi nhiệp và giúp các doanh nghiệp đang hoạt động nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh trong môi trường hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/them-co-hoi-von-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-20150406110136397.htm

http://www.hotrophapluat.vn/cho-vay-tin-dung-doanh-nghiep-nho-va-vua-nhung-kho-khan-va-giai-phap-thao-go.html

Page 3: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Giải pháp nào khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp?

19:43, 18/11/2014 Bản để in Bình luận

TIN ĐỌC NHIỀU

Hai lần điều chỉnh tỉ giá, NHNN nói gì

Kinh tế trong tuần: Hiệu ứng lan truyền của tỉ giá

Các dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ

“FTA Việt Nam-EAEU: Để doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội”

Ngân hàng Nhà nước tăng tỉ giá thêm 1%, nới biên độ lên 3%

(Chinhphu.vn) - Trong lúc nhiều ngân hàng đang thừa vốn tín dụng, thì nhiều DNVVN vẫn

chưa tiếp cận được vốn tín dụng với lãi suất thấp, vì thế, cần tìm giải pháp để tăng cường

lòng tin tín dụng để các ngân hàng và DNVVN có thể lại gần được nhau nhiều hơn.

Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015”. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Page 4: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Đây là nội dung được trao đổi tại hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (DNVVN) trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015” tổ chức

ngày 18/11.

Tăng trưởng tín dụng DNVVN chỉ bằng 1/3 mức chung

Ông K.Balasingam, Tổng Giám đốc Viện Nhân lực ngân hàng tài chính BTCI cho biết: Hiện chỉ có

30% các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng

nguồn vốn tự có, hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao.

Còn ông Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Quản trị DNVVN cho biết, tính đến nửa đầu năm 2014,

tỷ trọng dư nợ của DNVVN chiếm 25%, tương đương với 896,8 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng

tín dụng của nhóm DN này chỉ khoảng 2%. Trong khi, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế

sau 9 tháng đầu năm đạt 7-8%. Đáng chú ý, tỷ lệ giữa tổng tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ tăng

đáng kể, phản ánh mức độ tín nhiệm chung của các ngân hàng đối với các DNVVN thấp.

Về những nguyên nhân khiến DNVVN khó tiếp cận được vốn tín dụng, ông Long cho rằng, các

chính sách tín dụng của các ngân hàng quá bó hẹp. Các ngân hàng thường có xu hướng co cụm,

hướng tới các khách hàng truyền thống, hoặc khách hàng lớn, mạnh; nhiều ngân hàng “làm ngơ”

với các DN khởi nghiệp.

Việc thúc đẩy tín dụng cho DN còn nhiều khó khăn do nhiều tài sản thế chấp (có khoảng 60-70% là

bất động sản) được định giá thấp, lại khó thanh khoản.

Cũng theo Viện trưởng Viện Quản trị DNVVN, vẫn có xu hướng “hình sự hóa” hoạt động tín dụng do

hệ thống pháp lý về ngân hàng chưa thật sự vận hành theo kinh tế thị trường; các quy định vẫn còn

lỗ hổng, dù có nhiều văn bản dưới luật được ban hành.

Doanh nghiệp cần có cơ chế đồng bộ hơn

Dưới góc nhìn người làm ngân hàng, ông Trần Trung Kiên, Phó Giám đốc khối khách hàng DN, phụ

trách miền Bắc của Techcombank cho biết, thực tế, có nhiều DN khởi sự là những DN rất nhỏ, khi

được tiếp cận và sử dụng vốn hiệu quả của Techcombank đã trở thành những DN lớn. Tuy nhiên,

những DN như thế không phải là phổ biến.

Theo ông Kiên, một trong những vấn đề khiến lãi suất khó giảm mạnh là sự thiếu cân đối cơ cấu

nguồn vốn. Nhiều ngân hàng phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, trong

khi đó DNVVN lại hay bị xếp vào diện phải chịu lãi cao hơn.

Để giải quyết vấn đề, Techcombank đã hợp tác với các quỹ khác nhau để có nguồn vốn trung và dài

hạn, giúp các ngân hàng cung cấp vốn trong 7-10 năm, để từ đó đáp ứng nguồn vốn cho các DN.

Page 5: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Cũng theo ông Kiên, các ngân hàng không chỉ mong muốn cho vay, mà còn quan tâm đến hợp tác

tổng thể, gồm các dịch vụ khác như trả lương, chuyển tiền… Do đó, nếu DN có quan hệ sử dụng

nhiều dịch vụ với ngân hàng sẽ được “tin tưởng” hơn, việc tiếp cận vốn cũng dễ dàng hơn.

Đại diện ngân hàng cũng cho rằng, một rào cản mà DNVVN hay gặp phải chính là tính minh bạch và

cập nhập báo cáo tài tài chính rất chậm, trong khi với ngân hàng đây lại là yêu cầu rất quan trọng.

Bên cạnh đó, nhiều DN đến vay chỉ đưa ra hợp đồng, thiếu giải thích về tính khả thi, trong khi với

ngân hàng phương án kinh doanh của DN là quan trọng nhất, luồng tiền luân chuyển thế nào phải

tính toán cặn kẽ.

Về các chính sách hỗ trợ khắc phục nhược điểm của DNVVN, TS Phạm Ngọc Long cho biết: Bộ Tài

chính đưa ra thông tư hướng dẫn cụ thể Quy chế bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(VDB) cho DNNVV vay vốn tại NHTM ngày 6/6/2014 mới đây đã mở ra một cơ hội vay vốn ưu đãi

đối với các DNNVV. Tuy nhiên, chiếu theo các quy định, điều kiện để nhận được nguồn vốn này lại

khá chặt chẽ và gần như chỉ bảo lãnh cho DN có tiềm lực tài chính mạnh.

Thực tế hơn 1 năm nay, mới có trên dưới 10 địa phương thành lập quỹ bảo lãnh, nhưng kết nối

không hiệu quả giữa DNVVN và các ngân hàng do đó cần có những hướng dẫn cụ thể sát với thực

tế hơn.

Ngoài ra, bên cạnh các chính sách chung, các ngân hàng cần có chính sách và triển khai quyết liệt

có trọng điểm.

Ví dụ như việc lãnh đạo ngân hàng đã có các hoạt động xúc tiến, để đẩy mạnh vốn tín dụng nông

nghiệp nông thôn tại khu vực như ĐBSCL, hay các loại hình tín dụng tập trung vào một số ngành

hàng hiệu quả.

Huy Thắng

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Giai-phap-nao-khoi-thong-von-tin-dung-cho-doanh-nghiep/213739.vgp

Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực tài chính. Tiếp cận

tài chính tốt giúp DNNVV giảm chi phí giao dịch, duy trì hoạt động hằng ngày, tạo cơ hội cho đầu tư và tăng

trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, tiếp cận tín dụng vẫn là một thách thức đối với hầu hết các DNNVV, đặc

biệt ở các nền kinh tế đang phát triển và nó cũng là một vấn đề quan trọng trong khu vực tư nhân và nhà

nước. Tại Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM (2012) có khoảng 39% DN tiếp

Page 6: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

cận hạn chế hoặc khó khăn trong tiếp cận các khoản vay. Bài nghiên cứu này đo lường các yếu tố quyết

định khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV, đồng thời gợi ý một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng

tiếp cận tín dụng của DNNVV, trong đó nhấn mạnh đến cho vay tín chấp, đẩy mạnh vai trò của Ngân hàng

Chính sách xã hội (NHCSXH) và giảm thiểu sự khác biệt trong tiếp cận tín dụng theo các vùng trong cả

nước.

Nguồn số liệu chính của nghiên cứu này lấy từ cuộc điều tra DNNVV lần thứ 7 năm 2011 do CIEM chủ trì thực hiện.

Cuộc điều tra thực hiện phỏng vấn sâu 2.552 DNNVV tại 10 thành phố; trong đó tập trung nhiều ở 4 tỉnh là TP.HCM

(603 DN), Nghệ An (354 DN), Hà Tây (350 DN) và Hà Nội (393 DN). Bộ dữ liệu đề cập đến nhiều khía cạnh khác

nhau của DN. Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung xoay quanh các đặc điểm của DN liên

quan đến vấn đề tín dụng. Cụ thể trong 2.552 DN được khảo sát có 757 DN đề nghị vay, tập trung chủ yếu vào các

loại hình ngân hàng chiếm 86,92%; trong đó có 210 DN (chiếm 27,74%) gặp khó khăn khi vay vốn.

 

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng thông qua phân tích mô hình logit đo lường khả

năng tiếp cận tín dụng của 757 DNNVV và phương pháp định tính thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc nguyên nhân

thiếu kết nối giữa DN và ngân hàng tại Bến Tre. Những phát hiện chính trong nghiên cứu này cho thấy trình độ chủ

DN, thế chấp, giá trị tài sản của doanh nghiệp, nguồn vay của doanh nghiệp từ NHCSXH, khoảng cách đến nơi vay

vốn và nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.

 

Tiếp cận tín dụng vẫn là một thách thức đối với hầu hết các DNNVV  

I. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 

1.1. Tiếp cận tín dụng từ nhà cung cấp

 

Kết quả khảo sát với bảng câu hỏi định bán cấu trúc cho toàn bộ 9 chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bến Tre về

nguyên nhân dẫn đến khó khăn này được trình bày trong Hộp 1.

 

Hộp 1: Nguyên nhân khó khăn trong tiếp cận tín dụng nhìn từ góc độ ngân hàng.

 

Lý do Tỷ trọng Tỷ trọng (%)

Page 7: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

 Môi trường kinh tế vĩ mô 1/9  Tài sản thế chấp không đảm bảo 6/9 66,7Báo cáo tài chính không đáp ứng yêu cầu 8/9 88,9Hóa đơn chứng từ không minh bạch 4/9 44,4Quy mô vốn đối ứng thấp 2/9 22,2Ý thức của DN trong việc sử dụng vốn đúng mục đích

3/9 33,3

Khác (cán bộ tín dụng không am hiểu, cạnh tranh giữa các ngân hàng, lãi suất cao) 

1/9  

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả 

Khó khăn chung từ tình hình kinh tế vĩ mô khiến thị trường đi xuống, hàng hóa ứ đọng, nợ xấu tăng làm cho DN và

cả ngân hàng không mạnh dạn đẩy nhanh dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung không phải là khó khăn

quyết định dẫn đến ảnh hưởng tiếp cận. Tổng cục Thống kê (2013a) và Hiệp hội DN An Giang (Trần Thị Đẹp, 2013)

cũng có chung kết luận này. Ý kiến tổng hợp của các ngân hàng cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu định tính ở

các điểm:

 

Thứ nhất, 66,7% kết quả trả lời cho rằng tài sản thế chấp không đảm bảo là lý do DN khó tiếp cận vốn. Tài sản định

giá đất nông nghiệp theo khung giá của ủy ban nhân dân còn thấp so với giá thị trường nên giá trị khoản vay được

duyệt thấp. Nhà ở gắn liền với đất có giá trị thế chấp cao nhưng địa phương chưa cấp được quyền sở hữu tài sản

ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc DN dùng tài sản đảm bảo là nhà xưởng, dây chuyền máy móc

thiết bị không có xác nhận quyền sớ hữu, thiếu tính pháp lý để đảm bảo nợ vay và quy mô sản xuất của DN nhỏ, tỷ

lệ vốn tự có tham gia vào dự án thấp. Nhận định của ngân hàng cũng thống nhất với kết quả định lượng và đánh giá

của GSO (2013a), quy mô DN nhỏ, vốn ít, sản xuất manh mún không theo quy trình, chất lượng sản phẩm không

cao, khả năng đa dạng hóa sản phẩm và mức độ linh hoạt thấp do vậy rất dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên

ngoài.

 

Thứ hai, học vấn của chủ DN là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn của DN. 88,9% các ý kiến

cho rằng trình độ của DN hạn chế đã dẫn đến việc các DN chưa thực hiện đầy đủ hạch toán kế toán DN nên các số

liệu của bảng cân đối còn quá đơn giản và không đầy đủ, chưa phản ánh đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính

của DN. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định tình hình tài chính của DN trong khâu thẩm định cho vay của

ngân hàng.

 

Page 8: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

 

Bên cạnh đó, ngoài việc thừa nhận năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng và việc tuân thủ Thông tư 09/2012/TT-

NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân cho khách hàng (trong bối cảnh SMEs vẫn quen thanh toán

bằng tiền mặt) dẫn tới khó khăn trong tiếp cận vốn còn cho rằng tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến DN khó khăn

trong trả nợ, điểm đánh giá xếp hạng tín nhiệm giảm và khó khăn trong tiếp cận vốn. Nhận định này cũng phù hợp

với nghiên cứu của GSO (2013a) và đánh giá của Trần Thị Đẹp (2013).

 

1.2. Tiếp cận tín dụng từ đặc điểm của DNNVV

 

1.2.1 Thống kê mô tả các biến

 

Trong 757 DN đề nghị vay có 210 DN gặp khó khăn khi vay vốn và đến 69,05% khó khăn bắt nguồn từ các ngân

hàng, trong đó 40,48% khoản vay từ ngân hàng thương mại nhà nước, 22,86% ngân hàng thương mại cổ phần và

5,71% từ NHCSXH. Với quy mô vay chính thức của các DNNVV từ 7 triệu đồng đến 42,748 tỷ đồng; tuy nhiên,

khoản vay trung bình mà các DN này gặp khó khăn chủ yếu từ 100 triệu đến 500 triệu. Lãi suất của các khoản vay

thấp nhất từ 0,07%/năm và cao nhất là  9,87%/năm, trong đó các DN thường gặp khó khăn với mức lãi suất từ

0,22%/năm trở lên.

 

Về đặc điểm DN, DNNVV có số năm thành lập từ 2-57 năm, trong đó các DN gặp khó khăn khi vay vốn chủ yếu tập

trung ở các DN trẻ, có số năm thành lập từ 2-13 năm. Quy mô của DNNVV cũng khá đa dạng từ những DN chỉ có 1

lao động hay tổng tài sản 18 triệu đồng đến những DN có 496 lao động hay 425,604 tỷ đồng. Điều đó cho thấy các

giá trị về độ tuổi của chủ DN, số năm thành lập DN, giá trị khoản vay, tổng tài sản, tổng lao động có giá trị trung bình

chênh lệch với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất khá lớn, giá trị hệ số độ nghiêng và độ nhọn của số liệu phân phối không

đều và độ phân tán quá rộng. Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành lấy logarit giá trị các biến này.

 

Để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành kiểm tra

mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu thông qua ma trận tương

quan. Kết quả kiểm tra cho thấy một số biến có tương quan với nhau và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

của DN. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc và thử nghiệm, nhóm tác giả chỉ giữ lại các biến ảnh hưởng chính đến mô hình

nghiên cứu.

 

Page 9: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

1.2.2. Kết quả hồi quy

 

Bảng 3: Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp (số quan sát = 704)

 

Biến phụ thuộc: Loan Mô hìnhBiến giải thích Hệ số hồi quy(Sai  số chuẩn)  Gender -0,273(0,201)  Ln(Age) 0,594(0,411)  Edu4 -0,748**(0,235)  Ln(AgeFirm) -0,148(0,172)  Ln(Asset) -0,225***(0,069)  Coll -2,548***(0,332)  Distan4 -0,920*(0,595)  Bank4 -1,969***(0,595)  REGION1 1,521***(0,289)  REGION2 -0,729*(0,451)  REGION4 -0,461(0,509)  REGION5 1,242***(0,345)  REGION6 0,276(0,421)  _cons 0,777(1,544)  Log Pseudulikelihood -366,641Wald chi2(17 – 15 - 13) 115,27Pro>chi2 0,0000 

Ghi chú: Trong ngoặc là sai số chuẩn; ***, **, * tương ứng chỉ ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên SMEs, CIEM (2011)

Page 10: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

 Học vấn cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng  

Trên cơ sở thống kê mô tả các biến và phân tích tương quan giữa các biến, sau nhiều bước thử nghiệm mô hình,

cuối cùng nhóm tác giả chọn mô hình hồi quy như Bảng 3. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình này là mô hình phù

hợp nhất vì đã loại trừ được các biến tương quan mạnh với nhau, loại trừ tình trạng đa cộng tuyến và đã khắc phục

được hiện tượng phương sai thay đổi. Hệ số ước lượng của các biến độc lập mang dấu dương có nghĩa là khi tăng

thêm một đơn vị biến này (hay có thuộc tính này), thì sẽ làm tăng xác suất gặp khó khăn khi vay vốn của doanh

nghiệp, trong điều kiện các biến khác không đổi và ngược lại. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng DNNVV gặp

khó khăn khi vay đến 39,05% do thủ tục, cán bộ của ngân hàng, 30,48% do thiếu tài sản thế chấp, 18,57% do quy

định phức tạp của chính phủ và chỉ có 7,14% là không chứng minh được tiềm năng của DN. Điều đó cho thấy việc

đơn giản hóa thủ tục, cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên ngân hàng và DNNVV, đa dạng loại hình thế chấp của

DN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV (CIEM, 2011).

 

Thứ nhất, tài sản thế chấp ảnh hưởng khá mạnh đến giảm khó khăn khi vay vốn của DN. Cụ thể tài sản thế chấp của

DNNVV không đa dạng và giá trị tài sản thế chấp thấp: 51,29% DN thế chấp bằng đất đai, trong khi giá trị của đất đai

(9.288,45 triệu đồng) không cao hơn so với nhiều giá trị của các tài sản khác. Đối với thế chấp tài sản cá nhân

DNNVV phải chịu mức lãi suất cao nhất (39,3%/ năm) và nếu thế chấp bằng đất đai, mức lãi suất là 24,79% và mức

lãi suất trung bình đối với các DNNVV khi gặp khó khăn khi vay vốn là 30,72%. Đó cũng là một trong những khó

khăn phổ biến của các DNNVV trong các công trình nghiên cứu trước. Do đó, để gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng,

các ngân hàng cần nới lỏng các điều kiện khi xem xét tài sản thế chấp của DN.

 

Thứ hai, nếu DNNVV vay vốn từ NHCSXH thì xác suất gặp khó khăn khi vay vốn của DN sẽ giảm - đây là một phát

hiện mới của nhóm. Số liệu cho thấy có đến 57,62% doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn từ ngân hàng thương

mại nhà nước, 23,33% từ ngân hàng cổ phần tư nhân và chỉ 5,17% từ  NHCSXH (CIEM, 2011). Nguyên nhân chính

dẫn đến việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại nhà nước và cả ngân hàng tư nhân của DNNVV gặp khó

khăn do thủ tục và cán bộ ngân hàng chiếm lần lượt là 38,84%; 38,78%, kế đến là thế chấp 30,61% và 22,31% do

quy định phức tạp từ chính phủ. Trong khi đó có một số DNNVV gặp khó khăn trong tiếp cận vốn từ NHCSXH thì lý

do thế chấp chiếm đến 50% và 25% từ những quy định phức tạp của Chính phủ (CIEM, 2011). Do đó, việc đơn giản

hóa thủ tục vay vốn cho DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của loại hình

DN này.

 

Page 11: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Thứ ba, trên thực tế hầu hết các ngân hàng không quan tâm nhiều đến trình độ học vấn của chủ DN. Tuy nhiên, kết

quả ước lượng cho thấy nếu chủ DN đã tốt nghiệp THPT thì xác suất gặp khó khăn khi vay vốn giảm. Nguyên nhân

của hiện tượng này do các chủ DN trình độ từ THPT trở lên, khả năng nắm rõ thủ tục và kê khai hồ sơ khi vay vốn

sẽ gặp thuận tiện hơn so với nhóm DN còn lại. Ngoài ra, khoảng cách từ DN đến nơi vay trên 20 km sẽ giảm xác

suất gặp khó khăn khi vay vốn. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp DNNVV có thói quen tiếp cận đến các ngân

hàng, tổ chức tín dụng ở khoảng cách xa, nhưng có mối quan hệ tín dụng ổn định và đã quen với các thủ tục tại các

tổ chức này. Do đó, nhân viên ngân hàng cần tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể hơn cho các DN.

 

Thứ tư, với những đặc điểm tương đồng nhau, so với DNNVV thuộc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ

gặp khó khăn khi vay vốn của DNNVV thuộc Đồng bằng sông Hồng tăng 1,52%, 1,24% nếu DN thuộc Đông Nam Bộ

giảm 0,73% nếu DN thuộc Trung du và miền núi phía Bắc. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại

các khu vực khác xem xét lại các chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV nhiều hơn trong việc tiếp cận tín dụng.

 

 Tiếp cận tín dụng tại NHCSXH dễ dàng hơn các định chế tài chính khác 

II. Đề xuất

 

Các vấn đề kinh tế vĩ mô như hàng tồn kho, vướng mắc liên quan đến xử lý tài sản thế chấp, đang được các cơ

quan hữu quan thực hiện như Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản số 284/BC-HHNH ngày 20/8/2013 kiến nghị về một

số vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Những khó khăn khác liên quan đến môi trường

kinh tế vĩ mô cần phải có những nghiên cứu bổ sung mới có thể đưa ra các đề xuất. Dựa vào kết quả nghiên cứu,

bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV:

 

Thứ nhất, thế chấp là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tiếp cận tín dụng. Để giảm rào cản này các ngân hàng cần

nghiên cứu thay thế chính sách cho vay dựa trên thế chấp bằng các hình thức khác như tín chấp, đặc biệt là cho vay

liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm. DN có thể chọn các nhà cung cấp vốn khác ngoài ngân hàng như Quỹ Đầu tư

Phát triển địa phương hoặc có thể đề nghị hỗ trợ kết nối DN và ngân hàng thông qua Quỹ bảo lãnh DN. Ngoài ra,

cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa DNNVV và cả phía ngân hàng trong việc đa dạng hình thức thế chấp để

nâng cao giá trị tài sản thế chấp, hạ thấp mức lãi suất vay vốn, để tăng khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.

Page 12: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

 

Thứ hai, học vấn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng. Trong bối cảnh mặt bằng chung về

trình độ học vấn của chủ DN còn thấp, để hỗ trợ DN trong việc giải quyết khó khăn trong tiếp cận vốn do chưa đảm

bảo hồ sơ, thủ tục và trong tuân thủ quy trình, các ngân hàng cần hướng dẫn giải thích cho DN theo hướng cầm tay

chỉ việc (learning by doing) để họ có thể quen dần và sau đó tự thực hiện. Có thể học hỏi kinh nghiệm của Ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Cách thức SCB thực hiện là giải thích biên bản xác nhận công nợ cho DN

hoặc làm giúp DN để họ học theo rồi dần dần để DN tự làm và SCB tư vấn. Lần đầu có thể khó khăn nhưng những

lần sau sẽ quen dần và tiến đến tự làm. Thậm chí SCB tự nguyện làm và DN ký xác nhận như công chứng viên soạn

hợp đồng cho khách hàng.

 

Thứ ba, tiếp cận vốn tại NHCSXH dễ dàng hơn các định chế tài chính khác. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là

người đại diện vốn nhà nước trong NHCSXH; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng quản trị của

ngân hàng này cần đẩy mạnh cho vay DNNVV qua kênh này. Các DNNVV nếu có nhu cầu vay vốn dưới 50 triệu

theo lãi suất thương mại có thể đến NHCSXH thay vì đến các ngân hàng khác.

 

Thứ tư, ngành ngân hàng cần rà soát lại những quy định và thái độ phục vụ của các chi nhánh thuộc khu vực đồng

bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Trung du, miền núi phía Bắc; cũng như tất cả các chi nhánh để tìm ra nguyên

nhân tại sao có sự khác biệt vùng miền trong việc tiếp cận vốn và khoảng cách trên 20 km thì tiếp cận vốn dễ dàng

hơn.

 

Thứ năm, bên cạnh nỗ lực của ngành ngân hàng, DN cũng cần chủ động thay đổi mình: (i) Giảm phụ thuộc vào nợ

bên ngoài và nên sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Với

nguyên tắc trên, DN sẽ giảm thiểu được rủi ro do biến động lãi suất gây ra. DN muốn sử dụng nợ dài hạn để đầu tư

dài hạn thì cần phải cân nhắc do chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn ngắn hạn, nếu việc đầu tư này không có hiệu

quả thì sẽ làm giảm hiệu quả việc sử dụng nợ; (ii) Chính sách cho nợ thương mại cũng là một giải pháp cho DN tuy

nhiên cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến cho nợ thương mại. Lợi ích của chính sách này đã được

Bùi Văn (2013)  và Nguyễn Minh Đông (2013) phân tích kết quả khảo sát từ 248 DN niêm yết trên sàn HOSE và

HNX: DN có thể tăng doanh thu bằng cách sử dụng chính sách chiết khấu thương mại với một suất chiết khấu hợp

lý; (iii) Nâng cao năng lực quản lý, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin đặc biệt là các thông tin hỗ trợ DN. DN có

thể tìm kiếm thông tin để hỗ trợ mình đặc biệt là thông tin về các lớp đào tạo, tập huấn về chuẩn bị hồ sơ vay vốn

qua các cổng thông tin hỗ trợ DNNVV của Bộ Công thương hoặc của các tỉnh như Sóc Trăng. Những nỗ lực từ các

bên liên quan có thể tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của các DN.

 

III. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

 

Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng như: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ

doanh thu trên chi phí vẫn chưa nghiên cứu được. Hơn nữa, việc số liệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc điều tra một

số DN tại một số tỉnh, thành điển hình, chưa có phân tích sự khác biệt trong việc tiếp cận tín dụng giữa các loại hình

DN và chưa thực hiện được các nghiên cứu chuyên sâu cho từng vùng miền đặc thù (đồng bằng sông Hồng, Đông

Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc) để tìm câu trả lời cho sự chênh lệch khả năng tiếp cận của các DNNVV

giữa các vùng này. Nghiên cứu của nhóm chỉ dừng lại ở số liệu năm 2011, chưa đo lường sự thay đổi trong tiếp cận

tín dụng của DNNVV theo chuỗi thời gian và chưa khắc phục được tính đột biến tại thời điểm nghiên cứu.

 

(1) Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

 

(2) Trường Đai học Ngoại thương, Cơ sở II tại TPHCM

 

Page 13: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

(3) Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

 

Ghi chú của Ban biên tập: Đây là nội dung trích đăng. Nghiên cứu có sử dụng một số tư liệu tham khảo. Bạn đọc có

nhu cầu xem toàn bộ nghiên cứu và danh mục tài liệu tham khảo, vui lòng liên hệ Ban biên tập để được cung cấp.

 

PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao (1); ThS. Nguyễn Thị Mai (2); ThS. Nguyễn Thiên Kim(3) 

http://diaocvietnam.org.vn/tin-tuc/2-phan-tich-nhan-dinh/03/2015/7605-tiep-can-tin-dung-cua-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-tai-viet-nam-.html

Mở rộng chính sách tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 

 Hoàng Trung Thông

(Tổng Thư ký Hiệp hội DN Hà Tĩnh)

 

Trong tổng số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn cả nước có đến trên 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thế mạnh riêng, các DNNVV còn hạn chế về nhiều mặt, vì vậy, thường rất nhạy cảm trước những biến động của môi trường KT-XH.

Trong khủng hoảng kinh tế, DNNVV gặp nhiều khó khăn về SXKD, trong đó có vấn đề về nguồn vốn để khắc phục thiệt hại, duy trì hoạt động và tiếp tục đầu tư. Trước tình hình này, Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV, trong đó tập trung vào giải pháp về nguồn vốn như giảm lãi suất, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận các kênh tín dụng. Nhiều DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế đã được hỗ trợ kịp thời về vốn, từ đó ổn định sản xuất và duy trì việc làm cho người lao động.

Page 14: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

Vietcombank Kỳ Anh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn. Ảnh: Vũ Dũng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện cho vay đối với DNNVV còn một số vấn đề cần phải nhìn nhận lại:

Thứ nhất là điều kiện để DN tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn: phải có tài sản thế chấp; phải được chứng minh là lành mạnh về tài chính… Những yêu cầu này là rào cản trực tiếp làm DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay, vì thông thường DN gặp khó khăn không có tài sản lớn thế chấp, hoặc nếu có thì trong điều kiện thủ tục xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản phức tạp như hiện nay, DN có thể bỏ lỡ cơ hội vay vốn.

Thứ hai, trong trường hợp DN có tài sản bảo đảm thì việc định giá tài sản của ngân hàng vẫn rất thấp so với giá trị thị trường. Thông thường, DN có tài sản là bất động sản thường dễ vay hơn; đối với tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, các khoản phải thu, máy móc tự chế, nguyên vật liệu thường rất khó được ngân hàng chấp nhận, nếu được chấp nhận thì được định giá thấp.

Thứ ba, quy định của ngân hàng về thời gian giải ngân còn bất cập. Một số DN phản ánh: thời gian làm thủ tục vay quá dài, nhiều thủ tục có các điều kiện kèm theo là phải có hóa đơn VAT, thanh toán qua ngân hàng... Với quy mô hoạt động nhỏ và vừa, việc giải ngân hết vốn vay trong thời gian ngắn thực sự là khó khăn cho DN, nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ sụt giảm và nhiều DN phải hoạt động cầm chừng như hiện nay.

Thứ tư, DNNVV gặp khó khăn trong việc minh bạch hóa tài chính nhằm thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nhiều DNNVV không đáp ứng được yêu cầu này do tổ chức và hoạt động từ nguồn vốn góp của gia đình, bạn bè, người thân… nên sổ sách tài chính không rõ ràng. Mặt khác, phần lớn DNNVV trong ngành chế biến, gia công, thủ công mỹ nghệ… mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân, thanh toán bằng tiền mặt, không có hóa đơn chứng từ nên không thể chứng minh sự minh bạch tài chính của mình theo quy định của ngân hàng. Thứ năm, việc giám sát chưa được thực hiện tốt nên có thể dẫn đến những hiện tượng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Để khắc phục những bất cập nêu trên, thực hiện hiệu quả hơn việc đầu tư tín dụng cho DN, cộng đồng DN tỉnh nhà mong muốn các ngân hàng cần tăng cường hợp tác, chia sẻ với việc thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất là nghiên cứu nới lỏng điều kiện vay vốn. Trên thực tế, đảm bảo an toàn thực sự cho vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là tính khả thi và hiệu quả của phương án SXKD của DN. Nếu ngân hàng thực hiện được việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tình hình khả thi và hiệu quả của dự án, phương án SXKD thì sẽ khắc phục được tình

Page 15: Tin dung doanh nghiệp vừa và nhỏ.docx

trạng thiếu tài sản thế chấp của DNNVV và như vậy sẽ mở rộng cửa hơn cho các DNNVV vay vốn.

Nguồn vốn của Vietcombank đồng hành với các dự án SXKD của Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Trung Nam(thị xã Hồng Lĩnh)

Hai là, ngân hàng hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức hiệp hội. Đây là tổ chức có nhiều thông tin về DNNVV, giúp ngân hàng rút ngắn thời gian ra quyết định cho vay. Đồng thời, các tổ chức này có thể cung cấp thông tin tình hình hoạt động DN vay vốn, tạo điều kiện cho DNNVV khắc phục những hạn chế về tài sản bảo đảm và năng lực chứng minh tài chính. Ba là, Nhà nước nên tiếp tục giảm lãi suất, mở rộng đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho DN vay vốn triển khai các dự án trung và dài hạn.

Việc vay vốn ngắn hạn thường chỉ giúp DNNVV giải quyết những khó khăn trước mắt mà không có điều kiện đầu tư mở rộng, hợp lý hóa sản xuất nhằm thực hiện những kế hoạch dài hơi. Bốn là, cần sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nhằm bảo lãnh cho các DN có dự án khả thi được vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đầu tư SXKD. Năm là, tăng cường việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế tiêu cực. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng một quy trình cho vay phù hợp với đặc thù DNNVV với tiêu chí vừa bảo đảm an toàn cho nguồn vốn ngân hàng, vừa linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN tiếp cận vốn vay.

 (Theo Baohatinh.vn)

http://hatinh.gov.vn/tintucsukien/kinhtexahoi/Pages/M%E1%BB%9Fr%E1%BB%99ngch%C3%ADnhs%C3%A1cht%C3%ADnd%E1%BB%A5ngchodoanhnghi%E1%BB%87pnh%E1%BB%8Fv%C3%A0v%E1%BB%ABa.aspx