TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

14
NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG CP TRUNG HỌC CƠ SỞ Đồng Nai, năm 2013 TIT GIM, TÁI CHTÁI SDNG (3T)

Transcript of TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Page 1: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HỌC ĐƯỜNG

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đồng Nai, năm 2013

TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ

TÁI SỬ DỤNG (3T)

Page 2: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 1

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ 3T

1. 3T là gì ?

Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế, gọi tắt là 3T.

Đây là giải pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả, nhằm góp phần

sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời mang lại những

ích lợi to lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Tiết giảm (Reduce): là giảm thiểu lượng rác

phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống,

thay đổi trong cách tiêu dùng, cải tiến các

quy trình sản xuất…

Tái sử dụng (Reuse): là việc sử dụng lại các

sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho

chính mục đích cũ, hay cho một mục đích

khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho

đến hết tuổi thọ sản phẩm.

Tái chế (Recycle): là việc sử dụng rác thải,

vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các

vật chất, các sản phẩm mới có ích.

2. Lợi ích của 3T

- Lợi ích cho môi trường: giảm khối lượng chất thải phát

sinh, giảm ô nhiễm môi trường,…

- Về mặt kinh tế: sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên,

tiết kiệm quỹ đất, chế biến chất thải hữu cơ thành phân hữu

cơ sinh học…

Page 3: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 2

- Lợi ích xã hội:nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ

môi trường, giảm bệnh tật,..

3. Các hoạt động 3T đơn giản có thể thực hiện hàng ngày:

a) Giảm thiểu:

Mang theo túi khi đi mua sắm Nên mua thực phẩm đựng trong

bao bì giấy

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

- Nên mua loại pin có thể sạc nhiều lần để giảm pin phế thải

- Nên tận dụng ánh sáng mặt trời (trong phòng học, nhà ở…), tiết

kiệm điện, nước để giảm nhu cầu về năng lượng (điện, pin) và

giảm chất thải phát sinh do sản xuất chúng.

Page 4: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 3

b) Tái sử dụng

- Sử dụng lại túi vải, màn cửa, giẻ lau bằng vải, giấy gói quà,

giấy báo, chai lọ có nắp đậy, sách cũ, bàn phím cũ, các nắp chai

…. vào những mục đích khác

- Giữ lại hạt khi ăn trái cây và rau quả, bã cà phê, bánh mì cũ,….

- Thu gom quần áo cũ để trợ giúp người nghèo

c) Tái chế: làm đồ chơi, vật trang trí và các vật dụng khác từ:

Các hộp và dĩa CD

Các ống hút thải bỏ

Các lõi giấy bỏ

Vỏ hộp sữa

Vỏ chai nhựa cũ Nắp chai, đồ chơi cũ

Page 5: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 4

II. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI CHẤT THẢI CÓ THỂ

TÁI SỬ DỤNG

1. Sản phẩm nhựa

Nhận biết qua các logo trên các sản phẩm nhựa:

Số 1: là loại nhựa polyethylene

terephthalate, hay còn được gọi là

PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda

và chai nước khoáng.... Loại nhựa này

dễ dàng tái chế

Số 2: là loại nhựa có tỷ trọng

polyethylene cao, hay còn được gọi là

HDPE. Hầu hết các bình sữa cho trẻ

em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc

chứa các loại nước tẩy rửa... Loại nhựa

này được xem là an toàn và có thể dễ

dàng tái chế.

Số 3: là loại nhựa được làm từ

polyvinyl clorua (PVC). Các loại giấy

gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn,

đường ống dẫn nước. Nhựa PVC hiếm

khi được chấp nhận trong các chương

trình tái chế.

Số 4: là loại nhựa có chứa

polyethylene mật độ thấp (LDPE). Sử

dụng làm các loại túi nhựa đựng hàng

tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại

nhựa này không được chấp nhận trong

các chương trình tái chế.

Page 6: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 5

Số 5: là loại nhựa được làm từ

polypropylene. Hộp sữa chua, chai

đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai

đựng nước xirô/nước sốt cà chua,

tương ớt, ống hút... Loại nhựa này an

toàn và được tái chế.

Số 6: Nhựa Polystyrene, hay còn

được gọi là xốp, sử dụng trong đóng

gói bao bì, làm ra các loại đĩa và ly

dùng 1 lần. Rất khó để tái chế

Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa

là “Tất cả mọi thứ”. Bao bì được làm ra

từ loại nhựa này không thuộc 6 loại

trên hoặc từ nhiều loại nhựa trên kết

hợp với nhau.

2. Nhôm, sắt, đồng

Các vật dụng làm bằng kim loại nhôm, sắt, đồng khi bị hư, cũ

đều có thể tái chế tạo ra các sản phẩm khác.

Phế liệu nhôm, sắt Dây đồng

Page 7: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 6

3. Giấy

Thùng bìa cứng, tạp chí, báo, thùng giấy cac-tông và giấy tạp

(giấy bao bì, bao thư, và bưu thiếp) đều có thể sử dụng làm

nguyên liệu cho sản xuất giấy.

Tuy nhiên, cốc giấy (được xử lý với sáp), giấy dầu, giấy phủ

nhựa vinyl, giấy tổng hợp, giấy nhiệt (như giấy Fax), giấy than,

hình ảnh, giấy chống thấm nước, giấy xốp cách nhiệt, giấy

thơm, … không sử dụng trong quá trình tái chế giấy.

Thùng giấy carton Giấy báo Giấy tạp

Bạn có biết ?

Tái chế nhôm: Năng lượng được

tiết kiệm do tái chế một lon nhôm nước

ngọt đủ để chạy máy truyền hình trong ba

giờ.

Vặn máy điều nhiệt xuống một độ,

có thể tiết kiệm tiền điện 30 bảng Anh

một năm.

“Tái chế là một cách tuyệt vời để tiết kiệm năng lượng

và bảo vệ môi trường.”

Page 8: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 7

Thắp sáng đèn một văn phòng không có người trong một

đêm có thể lãng phí năng lượng cần để đun nước nóng cho

1.000 tách cà-phê.

Lượng điện tiêu hao của một máy photocopy bật suốt đêm

đủ dùng để sao chụp 1.500 trang giấy.

Mỗi túi nilon, nếu thiếu sự tác động bởi nhiệt độ cao của

ánh sáng mặt trời, phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới

có thể phân huỷ được

Có đến 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế,

50% rác thải gia đình có thể làm phân compost .

100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế, nhưng thủy tinh

cho vào bãi chôn lấp thì không bao giờ phân hủy được..

Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và lượng ô nhiễm sinh

ra ít hơn 73% so với việc sản xuất giấy từ nguyên liệu thô .

Tái chế một chai thủy tinh có thể tiết kiệm năng lượng để

máy tính hoạt động trong 25 phút.

Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng đủ để

phát sáng bóng đèn 60W trong ba giờ .

III. PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Việc phân loại rác sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của rác thải đến môi

trường, hỗ trợ tái chế, giảm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất

1. Cách phân loại rác thải

Để thực hiện 3T thì công việc cần làm và quan trọng nhất là

phân loại rác ngay từ nguồn phát sinh. Có thể chia rác ra làm 3 loại

để phân loại như sau: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác có thể tái chế.

Page 9: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 8

a) Rác hữu cơ: lá cây cỏ loại bỏ, lá rụng và các loại rác dễ bị thối

rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối.

b) Rác vô cơ : được chia làm 2 loại: rác vô cơ tái chế và rác vô

cơ không tái chế

Rác vô cơ có thể tái chế (rác tái chế): là rác có thể sử dụng

lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại.

Page 10: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 9

Rác vô cơ không tái chế: là loại rác không thể sử dụng

được nữa, mà chỉ có thể mang đi chôn lấp

2. Cách thực hiện phân loại rác thải tại nhà:

Cách 1: thùng chứa 3 ngăn ( hay 3 thùng)

Các hộ gia đình nên trang bị cho nhà mình thùng chứa rác 3

ngăn ( hoặc 3 thùng, sọt chứa rác với 3 màu sắc khác nhau: vàng,

xanh, đỏ về túi đựng rác) để tiện dụng trong việc phân loại rác:

- Thùng màu xanh: chứa rác thải hữu

cơ, nên có nắp đậy.

- Thùng màu đỏ: chứa rác thải vô cơ

có thể tái chế

- Thùng màu vàng: chứa rác thải vô

cơ không tái chế được.

Page 11: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 10

Cách 2: thùng chứa 2 ngăn ( hay 2 thùng)

Để tiết kiệm, các hộ dân có thể tự trang bị cho mình 2 thùng

chứa rác ( rác hữu cơ và rác vô cơ) để tiện dụng trong phân loại

rác tại nhà hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn trong nhà để làm

thùng đựng rác phân loại.

- Thùng màu xanh: chứa rác thải hữu cơ;

- Thùng màu vàng (hoặc màu cam): chứa rác thải vô cơ và

các chất thải có thể tái chế

Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các công ty công ích thực

hiện thu gom, với màu sơn của phương tiện thu gom sẽ tương

ứng với màu của túi/ thùng đựng rác: xe màu xanh và xe màu

vàng ( hoặc cam)

Vật dụng chứa rác sinh hoạt hộ gia đình

Page 12: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 11

3. Cách thực hiện phân loại rác tại trường học:

a) Các trường học ở thành thị:

Vào cuối mỗi ngày, tổ trực nhật lớp sẽ đem rác thải trong lớp

học đựng trong thùng chứa có màu xanh (chứa rác hữu cơ) cho vào

thùng chứa chung ở sân trường (có màu tương ứng) cùng với toàn

bộ rác thải phát sinh từ các phòng thực hành, phòng giáo viên, ….

Công ty dịch vụ công ích sẽ thực hiện thu gom toàn bộ rác thải

trong thùng chứa màu xanh hàng ngày để chuyển về nhà máy xử

lý rác, làm phân vi sinh.

Rác trong thùng chứa màu cam (chứa rác vô cơ) từ các lớp học,

sẽ được thu gom và phân loại vào cuối tuần, phần có thể tái chế sẽ

được bán cho các đơn vị thu mua để gây quỹ cho trường, phần còn

lại sẽ giao cho công ty dịch vụ công ích đưa đi xử lý

Lá cây và

thức ăn thừa

Rác từ lớp học + phòng giáo viên +…

Nơi chứa rác ở sân trường

Cuối tuần Cuối ngày

Phân loại

Nhà máy xử lý

rác

Đơn vị thu gom

xử lý

Gây quỹ trường

Phần còn lại Rác tái chế

Rác hữu cơ

Rác vô cơ

Bao nylon, vỏ hộp sữa,

chai nhựa, hộp xôi,

giấy, bút…

Page 13: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 12

b) Các trường học ở nông thôn

Các trường học ở nông thôn, lượng rác phát sinh chủ yếu là rác

hữu cơ ( lá cây), còn lượng rác vô cơ thì khá khiêm tốn

Vào cuối mỗi ngày, toàn bộ rác thải trong lớp đựng trong thùng

chứa rác hữu cơ từ các lớp học được thu gom vào thùng chứa

chung ở sân trường/hoặc bể chứa rác cùng với toàn bộ rác thải phát

sinh từ các phòng khác….

Ban trực nhật trường sẽ thực hiện công tác ủ rác để làm phân

bón cho vườn trường theo hướng dẫn của thầy/cô

Rác trong thùng chứa rác vô cơ sẽ được thu gom và phân loại

vào cuối tuần, phần có thể tái chế sẽ được bán cho các đơn vị thu

mua để gây quỹ cho trường ( rất ít), phần còn lại sẽ giao cho đơn vị

có chức năng thu gom và đưa đi xử lý.

Cuối tuần Cuối ngày

Phân loại

Nhà máy xử lý rác

Đơn vị thu gom xử lý Gây quỹ trường

Phần còn lại Rác tái chế

Ủ rác

làm

phân

Bao nylon, vỏ hộp sữa,

chai nhựa, hộp xôi,

giấy, bút,…

Rác hữu cơ

Rất ít

Rác từ lớp học + phòng giáo viên+…

Lá cây và thức

ăn thừa

Page 14: TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG (3T)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 13

MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ 3T ................................................ 1

1. 3T là gì ? ................................................................................ 1

2. Lợi ích của 3T ........................................................................ 1

3. Các hoạt động 3T đơn giản có thể thực hiện hàng ngày: ...... 2

II. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI CHẤT THẢI CÓ THỂ

TÁI SỬ DỤNG ............................................................................... 4

1. Sản phẩm nhựa ...................................................................... 4

2. Nhôm, sắt, đồng ..................................................................... 5

3. Giấy ....................................................................................... 6

III. PHÂN LOẠI RÁC THẢI ....................................................... 7

1. Cách phân loại rác thải .......................................................... 7

2. Cách thực hiện phân loại rác thải tại nhà: ............................. 9

3. Cách thực hiện phân loại rác tại trường học: ....................... 11