TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

46
Câu 2: Những cách thức để dân tộc tồn tại qua 10 TK Bắc thuộc? Từ Bắc thuộc để chỉ thời kì VN bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình TQ – thuộc địa của TQ, giai đoạn hơn 1000 năm kể từ khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc (179 TCN) đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ nhà Đường (905). Mục tiêu của chính quyền đô hộ phương Bắc là chiếm lấy nước ta để đồng hóa, xóa tên VN ra khỏi bản đồ TG bằng chính sách đô hộ lúc rắn, lúc mềm nhưng mục đích nói trên thì không thay đổi.Tuy nhiên, trải qua thời gian hơn 1000 năm, tổ tiên chúng ta ko đánh mất đi bản sắc văn hóa độc đáo của mình, thậm chí còn tiếp thu và chuyển biến những tập tục người phương bắc đưa vào để biến thành một phần của văn hóa VN. Về tổ chức, cai trị: + Sau khi chiếm được Lạc Việt, nhà Hán đã đặt bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu, huyện song chính quyền đô hộ vẫn không nắm được các huyện vì ở cấp huyện vẫn theo chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt. Đẳng cấp quý tộc của người Việt vẫn nắm được tông tộc mà cai quản dân Việt. + Sau khi lật đổ chính quyền của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập chính quyền đô hộ ở nước ta chặt chẽ hơn đồng thời thể hiện rõ nét hơn sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập của chế độ quận huyện với kết cấu xóm làng. Ta có làng xã nông thôn – là đơn vị hành chính có ý nghĩa trong đời sống người Việt, là nơi đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất. Kẻ thù đặt bộ máy cai trị ở quận huyện. Mục tiêu đồng hóa không thực hiện được vì động lực phát triển của XH cuối cùng vẫn là ND, những lực lượng sx lớn lên ngay trong sự thống trị của PK nước ngoài.Tinh thần tự lực, tự cường chống lại sự đồng hóa và giữ vững cá tính của ND ta rất mạnh.Nhân tố chủ yếu tạo nên sức mạnh đó là sự đoàn kết

Transcript of TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Page 1: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 2: Những cách thức để dân tộc tồn tại qua 10 TK Bắc thuộc?

Từ Bắc thuộc để chỉ thời kì VN bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình TQ –

thuộc địa của TQ, giai đoạn hơn 1000 năm kể từ khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc (179 TCN)

đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ nhà Đường (905). Mục tiêu của chính quyền

đô hộ phương Bắc là chiếm lấy nước ta để đồng hóa, xóa tên VN ra khỏi bản đồ TG bằng

chính sách đô hộ lúc rắn, lúc mềm nhưng mục đích nói trên thì không thay đổi.Tuy nhiên,

trải qua thời gian hơn 1000 năm, tổ tiên chúng ta ko đánh mất đi bản sắc văn hóa độc đáo của

mình, thậm chí còn tiếp thu và chuyển biến những tập tục người phương bắc đưa vào để biến

thành một phần của văn hóa VN.

Về tổ chức, cai trị:

+ Sau khi chiếm được Lạc Việt, nhà Hán đã đặt bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu,

huyện song chính quyền đô hộ vẫn không nắm được các huyện vì ở cấp huyện vẫn theo chế

độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt. Đẳng cấp quý tộc của người Việt vẫn nắm

được tông tộc mà cai quản dân Việt.

+ Sau khi lật đổ chính quyền của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập chính quyền đô hộ

ở nước ta chặt chẽ hơn đồng thời thể hiện rõ nét hơn sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập của chế

độ quận huyện với kết cấu xóm làng. Ta có làng xã nông thôn – là đơn vị hành chính có ý

nghĩa trong đời sống người Việt, là nơi đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất. Kẻ thù đặt bộ máy

cai trị ở quận huyện. Mục tiêu đồng hóa không thực hiện được vì động lực phát triển của XH

cuối cùng vẫn là ND, những lực lượng sx lớn lên ngay trong sự thống trị của PK nước

ngoài.Tinh thần tự lực, tự cường chống lại sự đồng hóa và giữ vững cá tính của ND ta rất

mạnh.Nhân tố chủ yếu tạo nên sức mạnh đó là sự đoàn kết của ND ta, sự đô hộ tuy hà khắc,

tàn nhẫn nhưng vẫn k tới được cơ sở bên dưới cấp huyện.

Về văn hóa: ra sức bảo tồn văn hóa, tiếng nói, cốt cách dân tộc đồng thời tiếp thu và

Việt hóa những yếu tố tích cực của Kinh tế - Văn hóa TQ làm nền tảng lâu dài. Khi PK

phương Bắc đô hộ nước ta với mục đích đồng hóa – biến người Việt trở thành người Hán

thông qua ngôn ngữ, cách ăn mặc. Tuy nhiên quá trình này đã gặp phải sự phản đối gay gắt

của cư dân Lạc Việt.

+ Tiêu biểu cho quá trình đồng hóa là quá trình lai tạo gen, người Hán ở nước ta chủ

trương lấy vợ người Việt trên cơ sở đồng hóa, tuy nhiên lúc bấy giờ nước ta vẫn còn ảnh

hưởng của chế độ mẫu hệ nên những người con mang dòng máu Hán lại suy nghĩ và hành

động như người Việt.

+ Ảnh hưởng thứ 2 về mặt VH là cách ăn mặc, cư xử: dân ta đã mạnh mẽ chống lại sự

đồng hóa. Ta vẫn giữ được các tục lệ (tục vẽ nắt thuyền, ăn trầu, nhuộm răng đen, để tóc,

bánh chưng – bánh giày,…), tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên, thờ cúng đấng thiêng

liêng, thờ cúng vạn vật…)…

Page 2: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

+ Các triều đại PK truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt ND phải thay đổi phong tục

theo người Hán. Nhiều Nho sĩ quan lại người Hán được cấp đất Âu Lạc để thực hiện chính

sách nói trên và mở các lớp dạy chữ Nho.Tuy nhiên dưới thời Bắc thuộc Nho giáo chỉ ảnh

hưởng đến 1 số vùng trung tâm quận, châu.

Trên mặt trận VH đó là sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập của Bắc thuộc và

chống Bắc thuộc; giữa quá trình Việt hóa và Hán hóa. Ta đã không bị đồng hóa vì VH còn

thì dân tộc còn. Sự khác nhau giữa quốc gia này và quốc gia khác đó chính là sự khác nhau

về VH. Bảo vệ dân tộc – văn hóa.

- Về KT, thủ CN: Tiếp thu tinh hoa phương Bắc như kĩ thuật đúc đồng, luyện kim

nhưng vẫn giữ vững đc các làng nghề truyền thống của dân tộc với nhiều loại sản phẩm thuỷ

tinh có nhiều màu, tinh xảo. Quá trình tiếp xúc văn hoá Hoa - Việt lâu dài đã đem đến những

thay đổi quan trọng trong ngành thủ CN. Bên cạnh những nghề truyền thống, người Việt đã

phát triển những nghề thủ công học từ người Hán như rèn sắt, làm gốm, làm gạch ngói, làm

đường, làm giấy, chế tạo thủy tinh, sản xuất đồ mỹ nghệ, thuộc da, sơn then… Trong từng

nghề, người Việt tiếp thu không chỉ kỹ thuật mà cả phong cách nghệ thuật Hán. Đồ gốm làm

ra trong thời kỳ này đã thấy xuất hiện nhiều loại hoa văn Hán rất đặc thù. Người Việt từ sản

xuất các loại gốm thô đã tiến tới làm ra các sản phẩm gốm tráng men. Nghề làm vật liệu xây

dựng đặc biệt phát triển nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc thành

quách, chùa tháp, mộ táng… của chính quyền cai trị. Nghề làm giấy học được từ TQ cũng có

những tiến bộ đáng kể; nghề chế tạo thủy tinh cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng

Về quân sự: Khát vọng độc lập luôn cháy bỏng trong dân tộc Việt, họ luôn sẵn sang

đứng lên đấu tranh khởi nghĩa khi có thời cơ.

Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục mở đầu là cuộc nổi dậy oanh liệt của những

người phụ nữ: khởi nghĩa HBT năm 40-43 (Mê Linh, Vĩnh Phúc), sau đó 10 TK: khởi nghĩa

Chu Đạt (17), Lương Long (178-179), Khu Lien (192) thành lập nước Lâm Ấp (Champa), Bà

Triệu (248), Lương Thạc (319-323), Lí Bí (542-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai

Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791)….

Làm lung lay ý chí, chính quyền của kẻ thù, đó là sự đấu tranh của 2 mặt đối

lập chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phong dân tộc, chiến tranh phi nghĩa và chiến

tranh chính nghĩa.

Page 3: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 3: Những nội dung chủ yếu của nền văn minh Đại Việt?

Nền văn minh Đại Việt kéo dài từ 905-1858 => ND ta đã xây dựng 1 nền văn minh

có tính chất phong phú và toàn diện trên các phương diện KT, C.Trị, GD, VH & NT.

1. Về chính trị: Sự nghiệp tự cường của họ Khúc (905-930) và tiếp đó là chiến thắng

Bạch Đằng của Ngô Quyền đã đưa ĐV vào thời kì xây dựng quốc gia độc lập.

939, NQ xưng Vương và đóng đô ở Cổ Loa.

968, ĐBL dẹp loạn 12 sứ quân, tự xưng là Hoàng đế, kinh đô ở Hoa Lư, đặt tên nước

là Đại Cồ Việt => bắt đầu xây dựng triều chính, bước đầu thống nhất đất nước.

981, Lê Hoàn thừa kế quốc gia của nhà Đinh lập ra Tiền Lê.

a. Tổ chức nhà nước: nhà nước gồm 2 phần – TW và địa phương.

+ Trung ương: Vua đứng đầu, nắm mọi quyền lực chủ yếu của đất nước, có quyền

thẩm định tối cao cả về KT, CT, VH, tôn giáo lẫn lập pháp và hành pháp, nắm trong tay

quyền sinh sát và trở thành biểu tượng của quốc gia, Vua thống trị theo chế độ cha truyền con

nối. Bên cạnh vua còn có một hệ thống đại thần giúp việc: tả hữu tướng quốc (tể tướng) &

tam thái, tam thiếu, tam tư. Khi có việc đại sự, Vua thường bàn bạc với hàng ngũ đại thần để

quyết định. Ngoài ra còn có cả 1 hệ thống cơ quan, quan lại cao cấp khác, mỗi cơ quan chịu

trách nhiệm về 1 mặt của nhà nước. Vào XV, bộ máy NN đc phân thành 6 bộ và một số đài,

viện phụ trách việc giấy tờ và thanh tra quan lại.

+ Địa phương: mặc dù làng xã vẫn là cơ sở nhưng bên trên đã có 1 hệ thống hành

chính lớn nhỏ khác nhau, từ lộ, phủ, châu đến huyện. Mỗi đơn vị đều có 1 nhóm quan lại

&QĐcai quản. Cuối XV, các ti phụ trách đạo thừa tuyên (Đô ti, Thừa ti và Hiến ti) thay cho

lộ thời trước. Xã không còn là những tế bào độc lập mà từ đầu thời Trần đã được NN quản lí

(hộ tịch, ruộng đất các xã đều phải kê khai và gửi lên quan huyện để NN nắm được).

Sang thời Lê, NN tăng cường thêm 1 bước quản lí xã thôn (thông qua c/sách quân

điền, NN bắt quan lại cấp thông phải khai số đinh, số ruộng). NN còn quy định cả số xã

trưởng đỗi với xã lớn, vừa và nhỏ, các thể lệ bầu xã trưởng. Đến XV, ĐV trở thành 1 khối

thống nhất có tổ chức và trật tự do NN quản lí => hệ thống CQ PK tập trung cao độ, thể hiện

sức mạnh chi phối của triều đình TW xuống các địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối

của nhà Vua.

b. Luật pháp

Thời kì đầu tiên của quốc gia độc lập: Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa có luật pháp

nên NN thường xử tội theo ý Vua, cho đến thời Tiền Lê pháp luật vẫ còn tùy tiện.

1002, Lê Hoàn bắt đầu đinh luật lệ.

1003, những người làm phản bị tội chém bêu đầu.

Thời Lý hoạt động lập pháp của NN bắt đầu phát triển.1040, Lý Thái Tông xuống

chiếu từ nay về sau ND trong nước ai có việc kiên tụng thì giao cho Thái tử xét xử trước khi

Page 4: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

trình lên Vua kết án. 1042, Lý Thái Tông sai Trung thư sửa đổi và làm thành quyển Hình thư:

gồm 3 quyển => đó là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong

LS pháp quyền VN.

Đến thời Trần, 1230 Trần Thái Tông cho soạn Quốc triều hình luật.1244 Vua cho

đinh lại luật 1 lần nữa, về ND cũng giống luật thời Lý – bảo vệ nền thống trị và quyền lợi của

vua quan, quý tộc, cũng cố quyền lực của NN TW tập quyền, đặc biệt là Vua. 1483 Luật

Hồng Đức => luật pháp trở thành 1 hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ trật tự an

ninh XH, phản ánh những lợi ích của tầng lớp thống trị và thực tế XH ĐV đương thời, những

quan hệ XH được luật pháp hóa.

Từ XVI đến XVII là thời kì LS đất nước có nhiều biến động, các triều đại thay thế

nhau trị vì đất nước và chia nhau khu vực thống trị. Cả Đàng trong và Đàng ngoài vẫn áp

dụng luật Hồng Đức bên cạnh đó có bổ sung thêm 1 số điều về KT, Tài chính..

Sang XIX dưới thời Nguyễn, từ 1811 Gia Long sai định thần soạn 1 bộ lấy tên là

Hoàng triều luật lệ hay bộ Luật Gia Long.(dựa trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh

và Luật HĐ thời Lê Thánh Tông) =>củng cố thêm tính chất thủ cựu, lạc hậu của chế độ chính

trị làm mất bản dần sắcdân tộc.

1. Kinh tế, khoa học kĩ thuật

a. Đời sống kinh tế

Nông nghiệp:đã có từ sớm, trải qua thời kì Bắc thuộc sang thời kì PK độc lập tự chủ

nền NN ngày càng phát triển, lưỡi cày sắt thay thế dần cho lưỡi cày đồng. Các vua nhà Tiền

Lê, nhà Lý luôn luôn chăm lo đến sx NN: đầu mùa xuân Vua thường có lễ cày tịch điền

(khuyến khích ND trong việc nông trang), cấm giết trâu bò, giảm thuế khi mùa màng thất

thu. Nhà nước đặt ra chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ: chuyên trông coi việc đắp đê & sx NN.

Thời Lê sơ (XV), nhà nước ban hành phép quân điền, thống nhất quy tắc chia ruộng cày ở

làng xã, từ thời Lý Trần ND đã biết sd kĩ thuật thâm canh trong lảm ruộng, 2-3 vụ/năm.

NN rất quan tâm đến công tác trị thủy, đắp đê: 1077 nhà Lý cho đắp đê sông Như

Nguyệt (s.Cầu), 1108 đắp đê Cơ Xá dọc s.Hồng, 1248 nhà Trần tổ chức việc đắp đê trên quy

mô lớn ở nhiều lộ - phủ => ở đồng bằng s.Hồng 1 năm lúa chín 4 lần. Nửa sau TK XV, vua

Lê cho đắp đê chạy suốt từ NB đến nam HP.

ND, quý tộc, quan lại hợp lực khai phá đấ hoang, xd làng xóm mở rộng ruộng đồng, S

ruộng đất ngày càng mở rộng, kĩ thuật sx lúa được đúc kết trên kinh nghiệm thực hiện 4

khâu: nước, phân, cần, giống.

Bằng cách nhân giống lúa, TK VXIII cả Đàng trong và Đàng ngoài đã trồng được

nhiều giống lúa khác nhau.Cuối XVIII ngô, cao lương, kê, khoai, sắn được du nhập. Việc

trồng cây ăn quả cũng phát triền, trầu cau được trồng khắp nơi, nhuộm răng ăn trầu là tục lệ

Page 5: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

phổ biến. ĐV trở thành quốc gia cường thịnh nhất ĐNA vào XV và giữ được nền độc lập

quốc gia ở XVIII.

Thủ CN: có những bước tiến đáng kể, các nghề thủ công truyền thống như chăn tằm,

ươm tơ, dệt lụa, làm đồ trang sức vàng bạc, nghề rèn sắt, khắc in bản gỗ, nghề đúc đồng, làm

giấy, nhuộm… đều phát triển. TK XV đã có những làng, phường thủ công chuyên nghiệp

bên cạnh nghề phụ của ND như ấp Mao Điền – dệt vải, phường Tàng Kiếm – dệt võng, gấm

trừa, phường Hàng Đào – nhuộm… Đầu XVI, XVII tơ tằm, lụa là loại hàng ăn khách có

tiếng.

Nghề gốm tiếp tục phát triển, trình độ ngày càng tinh xảo với nhiều kĩ thuật mới và

nhiều mặt hàng mới, lượng gạch ngói sx ra ngày càng nhiều.Đến thời Lý, Trần nghề gốm sứ

đã đạt tới trình độ công nghệ cao và thẩm mĩ cao được các lái buôn nước ngoài ưa chuộng.

TK XVI – XVII nghề làm đồ gốm phát triển trong cả nước, nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát

Tràng, Hương Canh, Thổ Hà, Hàm Rồng, Biên Hòa…

Ở Đàng trong có tỉnh Quảng Nam, Quàng Ngãi nghề làm đường khá phát triển.

Những sản phẩm của nghề đúc đồng không còn là lưỡi cày, mũi tên nữa mà đã

chuyển sang làm các đồ đựng, chuông, khánh. 4 công trình thể hiện sự sáng tạo của thủ công

ĐV lúc đó là: chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên và tượng Phật chùa Quỳnh

Lâm. Từ nhà Đinh các xưởng đúc của NN thường xuyên đúc tiền phục vụ nhua cầu mua bán

trong nước. Từ XVI – XIX, cùng với sự phát triển cảu nghề luyện kim, ngành khai khoáng

ngày càng mở rộng. Nghề làm đồ trang sức, nghề khảm vàng, bạc ngày càng đạt trình độ cao.

Tiếp thu công nghệ làm giấy của người TQ, Nd ta đã đưa công nghệ ấy lên trình độ

phát triển cao, chế tạo các loại giấy bằng nguyên liệu địa phương như vỏ cây dó, rêu biển, vỏ

cây dâu, vỏ cây thượng lục… Hàng loạt loại giấy khác nhau đã ra đời như: giấy nghè, giấy

nhũ tương, giấy đại phương và đặc biệt là giấy trầm hương: thơm, bền và không thấm nước,

không bị nát. Nghề khắc bản gỗ để in của làng Hồng Lục & Liễu Tràng cùng được mở rộng.

Nghề đóng thuyền cũng xuất hiện sớm và không ngừng phát triển. Đầu XV, Hồ

Nguyên Trừng đã cho đóng thuyền tải lương “cổ lâu” – khá lớn, vừa chở lương thực vừa chở

đc nhiều người. XVIII, thuyền chiến của chúa Nguyễn có đặt súng lớn đã đánh bại 1 hạm đội

của HL.

Nhìn chung, các ngành nghề thủ CN phát triển rộng rãi hơn trước, đáp ứng tốt nhu

cầu của ND trong nước, tạo ra những mặt hàng quan trọng trao đổi với thương nhân nước

ngoài, một số nghề mới ra đời đóng góp đáng kể vào bước tiến của kĩ thuật và văn hóa.

b. Khoa học kĩ thuật

Từ XIV những yếu tố KH – KT bắt đầu nảy sinh.

Hình học và số học được sd trong đo đạc ruộng đất và tính toán xây dựng. Lương Thế

Vinh, Vũ Hựu – những nhà toán học nổi tiếng ở TK XV.

Page 6: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Thiên văn học ra đời với Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán.

Y học phát triển với Nguyễn Đại Năng.

Từ thời Trần, Quốc sử viện đc thành lập – cơ quan viết sử của NN, sử học đóng vai

trò quan trọng trong nền GD với các sử gia nổi tiếng: Lê Văn Hưu, Vũ Quỳnh, Hồ Tông

Thốc, Ngô Sĩ Liên… Sự phát triển khách quan của KT cùng với sự ảnh hưởng của văn minh

phương Tây đã tạo nên bước tiến mới về KH – KT, nhiều công trình nghiên cứu đã xuấ hiện,

các nhà bác học Lê Quý Đôn, nhà sử học Phan Huy Chú đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm

có giá trị. Súng thần công, súng tay, máy nghiền thuốc súng, đồng hố lớn và tàu thủy chạy

bằng hơi nước ra đời. TK XVII, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh ra đời tạo đk quan trọng

trong việc giao lưu VH nhưng đến cuối XIX, chữ Quốc ngữ vần k được phổ biến.

2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật

a. Giáo dục

Ở giai đoạn đầu, Nho giáo có tồn tại nhưng chưa mạnh, số lượng nho sĩ đc đào tạo

còn ít => ảnh hưởng còn hạn chế.

1070 nhà Lý dựng Văn Miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng Tử, mở Quốc Tử Giám –

nơi dạy học cho con vua và con em quý tộc quan lại.1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên

tuyển chọn nhân tài => vị trí Nho giáo được nâng cao dần trong XH.

Thởi Trần, NN chính quy hóa việc học hành, thi cử, lập quốc học viện cho con em

quý tộc, quan lại vào học, các nhà Nho còn mở các lớp học ở làng xóm. 1247 nhà Trần đặt

danh hiệu Tam Khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) dành cho người đỗ đầu. Nhiều nhà

Nho xuất hiện và ngày càng có địa vị như Mạc Đĩnh Chi, Lê Quát, Trương Hán Siêu, Phạm

Sư Mạnh, Chu Văn An…

Thời Lê, GD càng được chú trọng và mở mang, chế độ đào tạo Nho sĩ đc xd chính

quy, có hệ thống. Dưới thời Lê sơ GD có phần rộng rãi hơn, con em bình dân học hành ưu tú

cũng được đi học, đi thi, không kể giàu nghèo. Trường học được mở rộng nhằm bổ sung cho

bộ máy quan lieu đang phát triển, tài liệu học tập đều là giáo lý Nho giáo như Tứ thư, Ngũ

kinh, Bắc sử do phái Tống Nho chú giải. 1467 Lê Thánh Tông đặt ra chức Bác sĩ ngũ kinh để

dạy cho hs Quốc Tử Giám. =>chế độ thi cử thịnh đạt và trở thành phướng thức đào tạo quan

lại chủ yếu.

1427 Lê Lợi mở khoa thi đầu tiên lấy 36 người đỗ.

1429 Lê Lợi mở khoa thi Minh Kinh: khảo xét các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống.

1434 nhà Lê bắt đầu quy định các thể lệ thi cử và bàn định mở khoa thi tiến sĩ.

Từ 1463 trở đi, 3 năm 1 lần tại kinh đô sẽ thi Hội, tại địa phương thi Hương. Triều

đình đặt ra lệ xướng danh, vinh quy và khắc tên người đỗ vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

Ở Đàng trong, từ 1646 chúa Nguyễn cũng mở khoa thi chọn người làm quan, cứ 9

năm tổ chức thi 1 lần và số người đỗ mỗi khoa không nhiều (5-7 người).

Page 7: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Thời Tây Sơn, QT ban hành “Chiếu lập học”, từ 1789 QT mở kì thi Hương đầu tiên ở

Nghệ An, từ 1822 nhà Nguyễn mở khoa thi Hội đầu tiên.

Nền GD tuy có nhiều thăng trầm nhưng cũng đã sản sinh ra các nhà văn, nhà thơ lỗi

lạc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du…

b. Văn học

Hầu hết thơ đương thời (từ XV về trước) đều thấm đượm sâu sắc tình cảm yêu nước

và toát lên niềm tự hào dân tộc chân chính: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời

đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)… Văn

học chữ Nôm trở nên thịnh hành với: Cư trần lạc đạo phu (Trần Nhân Tông), Ngọc tỉnh liên

phú (Mạc Đĩnh Chi), Chu Văn An, Hồ Quý Ly… đặc biệt là Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi, Thơ Quốc âm của Lê Thánh Tông.

Sang XVI – XVIII Nho giáo suy đổi => nguồn cảm hứng dân tộc phai lạt đi trong tư

tưởng của giai cấp thống trị.Văn học chữ hán không còn chứa đựng tình cảm yêu nước, yêu

quê hương dân tộc => tìm thấy những đề tài mới mẻ hơn. Văn học chữ Nôm ngày càng phát

triển với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ… Văn xuôi được sáng tác nhiều tiêu biểu là

Truyện kì mạn lục (ND), văn học dân gian như truyện, ca dao, tục ngữ, hát vè, truyện cổ tích,

truyện hài… đều nở rộ, hát tuồng, chèo, ả đào phát triển mạnh mẽ. Cùng với văn học chữ

Nôm, thể thơ song thất lục bát và lục bát cũng phát triển.

Xuất hiện các tài năng VH viết như Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm, Nguyễn

Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Truyện

Nôm dài như: Phan Trần, Quan Âm Thị Kính, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh…là những

tác phẩm giá trị nhất ngay cả ở thời đại sau này. Ở XIX có Truyện Kiều của ND, Lục Vân

Tiên của NĐC.

c. Nghệ thuật

Thành tựu nổi bật là việc xây dựng các cung điện, thành lũy của nhà vua: kinh đô Hoa

Lư của ĐTH là 1 công trình đẹp về thẩm mĩ cũng như kiến trúc. Thành Thăng Long nhà Lý

là 1 công trình xd thành lũy lớn nhất trong các triều đại PK, bên cạnh đó còn các công trình

kiến trúc Phật giáo, chùa tháp: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Thầy, chùa Quỳnh

Lâm, chùa Yên Tử, chùa Một Cột… An Nam tứ đại khí: tiêu biểu cho nghệ thuật ĐV thời

này. Thế kỉ XIV còn có thành nhà Hồ - công trình nổi tiếng về NT và kiến trúc.

XVI – XVII, Nho giáo suy đồi thì Phật giáo và Đạo giáo phục hồi => việc xd đình,

đền, chùa phát triển mạnh, mang đậm phong cách dân gian.

Sang XVIII, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ được phát huy mạnh mẽ, những ngôi chùa

– đình làng xd trong giai đoạn này như đình Thạch Lỗi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng

(Bắc Ninh) đều rất nổi tiếng. Đáng chú ý là quần thể kiến trúc cung điện nhà vua ở kinh đô

Page 8: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Huế, trên mặt bằng gần vuông kinh đô Huế đc xd theo bố cục 3 lớp bao bọc: Kinh thành,

Hoàng thành, Tử cấm thành.

NT điêu khắc trên đá phát triển một cách đặc sắc thể hiện tay nghề thuần thục của cư

dân ĐV: chạm hình sóng nước ở chân tháp, bệ đá hoa sen nhiều cánh, lá đề, hoa cúc, cánh

sen, hình rồng trong lá đề, tượng hình tinh điểu (Garuda), rồng đá chạy dọc 2 bên bậc thềm

điện… sự cách điệu từng bước con rồng đánh dấu sự thay đổi quan niệm tầng lớp thống trị

đương thời. Điêu khắc gỗ phát triển rộng khắp vào XVII – XVIII trên các bức chạm gỗ ở

đình làng.

NT tạc tượng thế kỉ XVIII đã đạt đến trình độ điêu luyện: tượng Phật bà Quan âm

nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (1656), 18 pho tượng La Hán chùa Tây Phương vào

thời Tây Sơn… Thế kỉ XIX gắn liền với NT kiến trúc điêu khắc Huế với tượng người và thú,

tượng rồng…

Âm nhạc: thời Lý – Trần nhạc cụ thường dùng là trống đồng, trống da, trống cơm,

đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tì bà, đàn 7 dây… chịu ảnh hưởng nhiều của Champa hoặc

mang phong cách cổ truyền dân gian. Trong triều có phường nhạc riêng, đến XV nhạc cung

đình tách khỏi nhạc dân gian. Chèo phát triển ở cả cung đình và dân gian, đi cùng theo đó là

hề, vào XIII – XIV, tuồng cũng phát triển, vào các dịp lễ hội còn có “múa rối nước” rất đặc

sắc. Từ XVI – XIX, âm nhạc và NT sk phát triển với hàng loạt nhạc cụ như tì bà, đàn tranh,

đàn thập lục, phách… các làn điệu dân ca quan học, hát ví, hát ả đào, hát xẩm, lý ngựa ô..

3. Đạo đức, tôn giáo và tín ngưỡng

a. Đạo đức

Do hoàn cảnh LS và bối cảnh XH từ X – XIX đã ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức XH.

Từ X – XV, tư tưởng yêu nước thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong

đánh giá con người và hoạt động XH.

Nhà Lý, Trần đều để trống ở trước cung điện cho dân ai có điều oan ức thì đến thỉnh.

Vua tôi đồng lòng, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”: chuẩn mực đó đã tạo nên sự

đoàn kết toàn dân trong kháng chiến chống quân xâm lược.

Tôn trọng người già là 1 đạo đức phổ biến ở nơi thôn xóm và được NN đề cao, ngay

thẳng, liêm khiết cũng là đức tính đc XH ca ngợi. Sử cũ cũng ca ngợi những người phụ nữ tài

giỏi như Thái hậu Dương Vân Nga (thời Đinh), Linh từ Quốc mẫu, công chúa Thiên Ninh

(thời Trần), công chúa Ngọc Hân… Trong gđ, phụ nữ giữ vai trò ngang với chồng và an hem

trai, tuy nhiên chữ “tinh” và lòng chung thủy vẫn luôn được tôn trọng.

b. Tôn giáo, tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt, bất kể là giàu nghèo, sang

hèn con cháu đều phải nhớ đến ngày cúng giỗ ông – bà, cha – mẹ.

Page 9: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Cùng với việc xd các ngôi đình, tín ngưỡng thờ Thành hoàng cũng xuất hiện (những

người có công với làng với nước). Ở những làng, phường thủ công các vị tổ sư của nghề

cũng được thờ phụng. Tục cũng ruộng cho làng hay chùa làm tìa sản cũng giỗ cha mẹ hay

bản thân mình sau khi chết ngày càng phát triển.

Các làng được khuyến khích xây dựng “hương ước”, lập nên quy ước thống nhất cho

cả làng, bộ luật riêng của làng.

Lễ hội vẫn là những SH hào hứng nhất và mang nhiều bản sắc dân tộc: Lễ têt Nguyên

đán, Lễ sinh nhật vua, rằm tháng 7, tết Trung thu, giỗ tổ Hùng Vương, hội Gióng…

Phật giáo: du nhập rất sớm vào nước ta và nhanh chóng được tiếp nhận rộng rãi và

chiếm vị trí quan trọng vào thời Lý, Trần. Đầu X, Phật giáo đã có những bước phát triển lớn,

nhiều chùa chiền xuất hiện. Sang thời Lý các vua quan đều sung Phật, trong ND số người

theo Phật giáo ngày càng đông. Ở làng, chùa trở thành nơi SH, nơi dạy chữ, tổ chức hội hè…

Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí phong tục và nếp sống của ND, ảnh

hưởng tới kiến trúc, điêu khắc, văn thơ và NT. Cuối XIV đầu XV, Phật giáo bị đẩy ra khỏi hệ

tư tưởng của tầng lớp cầm quyền, Nho giáo lên vị trí độc tôn. Đến XVII – XVIII, Phật giáo

lại được phục hồi.

Nho giáo: du nhập vào VN theo con đường thống trị và nô dịch của PK phương Bắc,

vì vậy đến thời đầu độc lập Nho giáo chỉ dừng lại ở 1 bộ phận giai cấp thống trị. Từ cuối XIII

đến đầu XIV Nho giáo phát triển mạnh cùng với GD, thi cử.Sang XV, GD với ND chủ yếu là

Nho giáo trở thành nguồn đào tạo nhân tài, Nho giáo lên vị trí độc tôn. Sang XVII – XVIII,

Nho giáo suy đồi.

Thiên chúa giáo: từ XVI đạo Thiên chúa (Kito giáo) bắt đầu du nhập vào nước ta và

nhanh chóng thu hút đc một số người thuốc nhiều tầng lớp khác nhau. Thiên chua giáo mang

theo tư tưởng mới được người ND đón nhận tuy nhiên khi đưa Chúa lên địa vị cao nhất, thậm

chí duy nhất đc tôn trọng, Thiên chúa giáo đã đặt mình đối lập với các tín ngưỡng cổ truyển

VN như thờ tổ tiên, các anh hùng dân tộc… thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh Nguyễn đã nhiều

lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ.

Cuộc CT xâm lược của thực dân Pháp giữa XIX đã chấm dứt thời kì phát triển độc

lập của văn minh ĐV, mở ra những trang sử mới.

Page 10: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 4: Đặc điểm cơ bản của các cuộc k/chiến chống Tống – Nguyên – Minh - Thanh?

- Âm mưu thôn tính Đại Việt lâu dài của chính quyền phương Bắc:

Ngay từ khi nước ĐV mới ra đời thì chính quyền phương Bắc đã có âm mưu thôn tính

ĐV: 205 TCN, sau khi nhà Tần bị nhà Hán tiêu diệt, Triệu Đà trên danh nghĩa thần phục nhà

Hán đã bắt đầu tiến hành các biện pháp nhằm xâm lược Âu Lạc. Trải qua hơn 1000 năm bị

chính quyền phương Bắc đô hộ đến tận năm 905 họ Khúc giành lại được quyền tự chủ. Tuy

nhiên CQ phương Bắc vẫn không hề từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt: xuất phát từ một chủ

nghĩa bành trướng của một nước lớn với 1 quốc gia nhỏ bé ở phương Nam không chịu thần

phục, mặt khác xâm lược ĐV cũng là 1 biện pháp để giải quyết những khó khăn của bản thân

CQ phương Bắc.

- Dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và chiến

thắng oanh liệt.

+ Hơn 1000 năm Bắc thuộc, ND ta đã nhiều lần đứng lên đấu tranh với các cuộc khởi

nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa HBT năm 40-43 (Mê Linh, Vĩnh Phúc), Bà Triệu (248), Lí

Bí (542-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791)…

tuy nhiên đến năm 905 Khúc Thừa Dụ dưới sự ủng hộ của ND đã đứng lên lật đổ chính

quyền nhà Đường, kết thúc hơn 10 TK bị đô hộ.

+ Chưa đầy 20 năm sau, Ngô Quyền đã lãnh đạo ND chống lại sự xâm lược của quân

Nam Hán bằng chiến thắng trên s.Bạch Đằng (938).

+ 980, Lê Hoàn đánh bại quân Tống xâm lược cũng trên s.Bạch Đằng.

Đặc biệt là thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống – Nguyên – Minh –

Thanh:

+ Kháng chiến chống Tống (1075 – 1077): dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt,

quân và dân ta đã đánh bại hơn 10 vạn quân Tống với những trận chiến trên sông Như

Nguyệt, sau đó LTK chủ động giảng hòa, mở lối thoát cho quân Tống.

+ 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

Lần 1 – chống quân Mông Cổ (1258): vua Trần cùng với Trần Quốc Tuấn &

Trần Thủ Độ đạo lãnh ND giành thắng lợi với trận phản công quyết liệt ở Đông

Bộ Đầu (bến s.Hồng, HN).

Lần 2 – chống quân Nguyên (1285): nhà Trần 1 mặt điều quân cản địch, 1 mặt

thực hiện kế “vườn không nhà trống” khiến cho quân địch gặp k ít khó khăn.

Dưới sự lãnh đạo của TQT, TQK địch đã bị ta tiêu diệt ở căn cứ Chương Dương,

Vạn Kiếp..tướng giặc là Thoát Hoan phải chui ống đồng tháo chạy, các tướng

khác đều tử trận.

Lần 3 – chống quân Nguyên (1287 – 1288): cuối 1287, 50 vạn quân dưới sự

lãnh đạo của Thoát Hoan tiếp tục mục tiêu xâm lược ĐV. Trên bộ, Trần Khánh

Page 11: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Dư đã làm cho Thoát Hoan phải khốn đốn, đồng thời quân Tống cũng đại bại trên

s.Bạch Đằng, các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống. Nhà Trần chủ động cử

sứ giả sang đàm phán, trao trả tù binh.

+ Kháng chiến chống quân Minh: sau khi diệt nhà Hồ, quân Minh đặt ách đô hộ lên

nước ta. 1418 – 1423 Lê Lợi và Nguyễn Trãi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, sau đó tiếp tục

tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa (1424 – 1425),

1426 – 1427 nghĩa quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng đất nước với trận chiến

cuối cùng ở ải Chi Lăng – Xương Giang.

+ Kháng chiến chống quân Mãn Thanh: 11/1778 29 vạn quân Thanh dưới sự chỉ huy

của Tôn Sĩ Nghị đã tiến vào nước ta. Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã giành

chiến thắng giòn giã với trận Đống Đa – Ngọc Hồi.Chỉ trong vòng 5 ngày đêm, 29 vạn quân

Thanh đã đại bại.

- Các cuộc chiến chống ngoại xâm của dân ta giành được thắng lợi là do truyền

thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, ND ta càng ý thức được tầm quan trọng của việc

bảo vệ nên độc lập dân tộc.Với 1 tinh thần yêu nước nồng nàn, cùng với sự đoàn kết toàn dân

nên khi có xâm lược ND ta đồng lòng đứng lên kháng chiến.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các vị tướng đã đưa dân tộc ta vượt qua được

sự xâm lăng của chính quyền phương Bắc.

Các vị tướng tài của đất nước như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lê Lợi, Lý

Thường Kiệt, Nguyễn Huệ… đã áp dụng một cách có hiệu quả các chiến lược đấu tranh khi

mà chúng ta đang ở tình thế “ 1 nước nhỏ chống lại 1 nước lớn”, chủ động tấn công để phòng

ngự hoặc rút lui để dụ địch sau đó tiến công, dùng mưu trí để lấy yếu thắng mạnh cũng như

chủ động kết thúc triến tranh trong hòa hiếu (thời Lý-Trần). Bên cạnh đó các, nhận thức được

rõ sức mạnh của việc đoàn kết toàn dân – chỉ có đoàn kết toàn dân mới phát huy được hết sức

mạnh của dân tộc.

Page 12: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 5: Những cải cách thời kì PK của Hồ Quý Ly &QT?

- CẢI CÁCH CỦA HQL

Về chính trị, quân sự:

Từ 1375: xóa bỏ chế độ lấy người trong tôn thất làm chỉ huy QS cao cấp, định lại số

quân, đưa lực lượng trẻ vào QĐ.

1397: đổi các tên trấn như Thanh Hóa => Thành Đô, Quốc Oai => Quảng Oai… sx

hệ thống quan lại ở địa phương, thống nhất việc quản lý từ TW đến địa phương. Khu vực

quanh thành Thăng Long đc gọi là Đông Đô lộ do phủ đô hộ cai quản.

Loại bỏ tẩng lớp quý tộc Trần khỏi bộ máy CQTW, thay thế bằng tầng lớp nho sĩ trí

thức có tư tưởng cải cách, ra sức tuyển chọn, đề bạt và tổ chức thi cử.

Về QS: định lại binh chế, chỉnh đốn QĐ, tổ chức lại quân túc vệ, tang cường kỉ luật

QĐ. Tướng sĩ bất tài sức yếu bị sa thải thay bằng người khỏe mạnh, am tường võ nghệ. QĐ

được biên chế thành các quân, đô, vệ đứng đầu có đại tướng, đô tướng và phó đô tướng quân.

Tiến hành làm sổ hộ tịch để kiểm kê dân số, ghi tên tất cả con trai từ 2 tuổi trở lên => ý định

xd đội quân hùng mạnh. Ngoài cung tên, giáo, mác, kích… QĐ nhà Hồ còn có 1 bộ phận

pháo binh.

Chủ trương cải tiến vũ khí và trang bị: mở xưởng đúc rèn vũ khí, tuyển thợ giỏi và

mở các quân xưởng => chế tạo đc những vũ khí mới, lợi hại: súng thần cơ do Hồ Nguyên

Trừng sáng chế (đại bác đầu tiên ở nước ta). Mở xưởng đóng thuyền đinh sắt đối phó với nhà

Minh: lực lượng thủy binh nhà Hồ đánh rất có hiệu quả. Xd hệ thống phòng thủ quốc gia với

nhiều công trình kĩ thuật QS khá lớn như: Thành Đô, thành Đa Bang…

Về kinh tế, tài chính, xã hội.

1396: phát hành tiền giấ gọi là “thông bản hội sao”, tất cả mọi người phải mang tiền

đồng nộp vào kho để đổi lấy tiền giấy, ai làm tiền giả phải tội chết => tăng ngân quỹ cho NN,

thu đồng đúc lại vũ khí.

1397: ban hành “chính sách hạn điền” – trừ đại vương và công chúa, tất cả mọi người

đều k đc sở hữu quá 10 mẫu, có nhiều ruộng được phép đem chuộc tội nếu k cũng phải nộp

NN, ruộng không có người nhận sẽ được xung công.

1401: ban hành chính sách hạn nô – quý tộc quan lại theo phẩm tước mà được nuôi

SL gia nô theo quy định của NN, số dư phải sung công.

1402: ban hành chính sách thuế khóa mới, định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.

1403: thu phục đất từ Hóa Châu đến Cổ Lũy đưa những người có của mà không

ruộng, biên làm quân ngũ, ở lại trấn giữ lâu dài.

1405: khi nạn đói xảy ra, ra lệnh cho quan địa phương khám xét những nhà giàu thừa

thóc bắt bán cho dân nghèo theo thời giá, đặt Quảng tế thự để chữa bệnh cho người dân.

Page 13: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Về mặt hành chính, Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ,

Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện.Ở các lộ thì đặt những chức quan

lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Quý Ly còn đặt chức

Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân.

Về văn hoá, giáo dục

HQL phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc

trước mắt. Năm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách "Minh Đạo" gồm 14 thiên đưa ra

những kiến giải xác đáng về Khổng tử và những nghi vấn có căn cứ về sách "Luận ngữ", một

trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo.

1936: HQL bắt tất cả nhà sư chưa đến 50t phải hoàn tục, tổ chức thi giáo lí nhà Phật.

HQL cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm,

dịch Kinh thư ra Nôm để dạy hậu phi, cung nữ. 1936: sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương

ở địa phương và thi Hội ở kinh thành.

1937: mở trường học ở các châu, lộ, phủ, cử các quan giáo thụ trông coi và cấp ruộng

điền cho các địa phương từ 12-15 mẫu để chi cho việc học tập.

- CẢI CÁCH CỦA QT:

Về kinh tế.

Ban "chiếu khuyến nông", lệnh cho dân phiêu tán trở về quê khôi phục ruộng đồng bỏ

hoang. Những xã nào chứa chấp kẻ trốn tránh đều bị trừng phạt. Sau một thời hạn mà ruộng

công còn bỏ hoang thì phải nộpthuế gấp đôi, ruộng tư thì bị sung công...

Đối với công thương nghiệp: khuyến khích đẩy mạnh sx thủ CN, mở rộng ngoại

thương trên cơ sở phục hồi và phát triển nông nghiệp – chủ trương phát triển mọi ngành sx

nhằm xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, độc lập, tự chủ, ban hành sắc lệnh "khoan thư"

sức dân. Năm 1789, QT bãi bỏ thuế điền cho ND từ sông Gianh ra Bắc, động viên các tầng

lớp ND lao động phấn khởi sx.

Để thúc đẩy sx và lưu thông hàng hoá thuận lợi, QT cho đúc tiền đồng mới (QTthông

bảo và QT đại bảo). Đối với nước ngoài, QT chủ trương mở rộng trao đổi buôn bán, đấu

tranh nuộc nhà Thanh phải mở cửabiên giới để buôn bán với nước ta như ải Bình Nhi, Thuỷ

Khẩu (CaoBằng), Hoa Sơn (Lạng Sơn), Du Thôn... Đối với thuyền buôn của các nướctư bản

phương Tây, QT tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ tăng cườngquan hệ ngoại thương với VN, nhờ

vậy, tình hình thương nghiệp(nội thương và ngoại thương) nước ta thời QT được phục hưng

vàphát triển.

Ngoại thương: khác hẳn với thời Vua Lê chúa Trịnh, chúaNguyễn trước đó, tư

tưởng"thông thương" tiến bộ của QT đã thể hiện nhãn quan kinh tếrộng mở phù hợp với xu

thế phát triển của đất nước và thời đại.

Về chính trị, quốc phòng.

Page 14: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

QT ra sức xây dựng một chính quyền PK mới tiến bộ với ý thứcquản lý đất nước trên

một phạm vi rộng lớn dưới một chính quyền trungương tập trung mạnh, QT rất chú trọng

"Cầu hiền tài". Đối với những nho sĩ,trí thức, kể cả quan lại trong chính quyền cũ có tài năng,

trí tuệ, cónhiệt tình xây dựng đất nước, QT đều cố gắng thuyết phục và sửdụng họ vào bộ

máy nhà nước mới, đặt họ ở những chức vụ cao tương xứngvới tài năng của họ. Ngô Thời

Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, v.v.,là những học giả tiêu biểu trong số nho sĩ này.

QT đã ban hànhchính sách "khuyến học", mở rộng chế độ học tập, thi cử. Trường

họcđược mở rộng đến các làng xã, cho phép các địa phương sử dụng một sốđền chùa không

cần thiết làm trường học.Bỏ lối học từchương khuôn sáo, cải tiến dần theo hướng thiết thực,

bắt các nho sinh,sinh đồ ở các triều đại trước phải thi lại.

Chủ trương phát triểngiáo dục, thi cử để đào tạo nhân tài cho đất nước trong công

cuộc phụchưng của chính quyền mới được QT nói rõ: "Dựng nước lấy họclàm đầu, lấy nhân

tài làm gốc”. Từ 1789, QT đã cho mở khoathi Hương đầu tiên ở Nghệ An, chọn lấy những

người đỗ tú tài hạng ưucho vào dạy trường quốc học, hạng thứ cho vào dạy ở trường phủ

học, chủ trương từng bước đưa khoa cử thành một phương thức đàotạo quan chức cho nhà

nước PK mới.

QT chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốcphòng. QĐ chia làm

5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài racòn có thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu

bật, kiều thanh,thiên cán. QĐ được biên chế theo đạo, cơ, đội. NN quy địnhcứ 3 suất đinh

tuyển một lính. Năm 1790, làm sổ hộ tịch để căn cứ vàođó tuyển binh.

QĐ có các binh chủng: bộbinh, thuỷ binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí có nhiều

loại, có loạiđược cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có súng trường, đạibác, giáo

mác, cung, tên. Chiến thuyền cũng nhiều loại, loại lớn chởđược cả voi, trang bị từ 50 đến 60

khẩu đại bác, chở được từ 500 đến700 lính.

Về văn hoá giáo dục.

QT lập Sùng Chính Viện chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làmtài liệu học tập

và giúp vua về mặt văn hoá =>đưa chữ Nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ

Hán.Bêncạnh Nho giáo, QT vẫn chấp nhận Phật giáo và Thiên Chúa giáo.Chữ Nôm được

đưa vào khoa cử, trong các kỳ thi quan trường phải ra đềthi bằng chữ Nôm, người thi đến kỳ

tam trường phải làm thơ, phú bằngvăn Nôm => chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của

quốc gia dưới triềuQT.

29 - 7 năm Nhâm Tý (1792), QT - Nguyễn Huệ - người anh hùngcủa dân tộc, đột

ngột qua đời giữa lúc những cải cách mới được bắt đầuthực hiện. Triều đại Quang Toản tiếp

sau đó bất lực, không còn tiếp tụcthực hiện được những cải cách của QT và đã bị Nguyễn

Ánh lậtđổ vào đầu năm 1802.

Page 15: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 6: Việc mất nước VN vào cuối TK XIX và trách nhiệm của triều Nguyễn

trong việc bảo vệ nền độc lập thông nhất của dân tộc?

Về khách quan, chúng ta cần phải đặt triều Nguyễn trong bối cảnh chung của LS thế

giới để thấy được nguyên nhân khách quan dẫn tới việc năm 1858 Pháp nổ súng ở bán đảo

Sơn Trà phát động chiến tranh xâm lược VN. Đó cũng là nguyên nhân khách quan áp đặt từ

bên ngoài ngoài ý muốn chủ quan của chính quyền các nước (trong đó có VN).

- Nửa đầu XIX, hầu hết các nước tư bản trên thế giới phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tìm

kiếm thị trường đặc ra yêu cầu bức thiết, cuộc chạy đua ráo riết giữa các nước tư bản (trong

đó có Pháp) săn tìm các thuộc địa diễn ra gây go và quyết liệt. Châu Á, trong đó có khu vực

ĐNA, VN không thể không nằm trong quĩ đạo này đã trở thành đối tượng săn lùng, nhòm

ngó, là cái bánh ngọt hấp dẫn cho bọn tư bản phương Tây.

- Với những lí do cơ bản là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng

người đông. Tư bản Pháp từ sớm đã có nhiều hoạt động để giao lưu với VN mang tính liên

tục và ngấm ngầm với một đội quân giáo sĩ, thương nhân gián điệp rình rập chờ cơ hội, VN

đương nhiên phải đối đầu với nguy cơ xâm lược. Và cuối cùng không tránh khỏi sự tấn công

của thực dân Pháp với những ưu thế tuyệt đối của nó.Trong bối cảnh này, hầu hết các nước

trong khu vực đều bị tư bản phương Tây thôn tính (trừ Xiêm).

Về chủ quan, đối với VN, ngoài nguyên nhân khách quan trên, còn phải đề cập đến

một nguyên nhân chủ quan trong bối cảnh chung của khu vực mà các nước khác không có.

- Trước đó, do bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh đã đi cầu viện nước Pháp. Ngày

28/11/1787, tại Paris, đại diện của Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp đã ký Hiệp ước 10 điểm,

theo đó Pháp cam kết giúp binh thuyền, QĐ và chiến cụ theo yêu cầu của chúa Nguyễn. Còn

Nguyễn Ánh cam kết sẽ nhường chủ quyền cửa Hàn (Đà Nẵng) và đảo Côn Lôn cho Pháp.

Nước Pháp được lập xưởng trên đất liền để sửa chữa tàu thuyền… Mặc dù Hiệp ước không

được thực hiện song chính là cái cớ để Pháp xâm lược nước ta vào giữa thế kỉ XIX, một

nguyên nhân tuy chủ quan nhưng hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh khi tranh

thủ sự trợ giúp quân sự của Pháp.

Nguyên nhân khách quan và chủ quan như đã đề cập ở trên là rõ ràng. Nhưng đó chưa

phải là yếu tố quyết định việc nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và thôn tính.

- Việc mất nước vào tay Pháp là do trách nhiệm chủ quan của triểu đình nhà Nguyễn.

Điều này không riêng gì về các vua nhà Nguyễn mà có sự liên đới đến các hệ thống quan

chức quan liêu, bảo thủ xử sự và hành động theo tư tưởng Tống Nho cổ hủ và hẹp hòi.

Có ý kiến cho rằng việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là do trình độ dân trí

của ta thấp kém so với thực dân Pháp, văn minh nông nghiệp Á Đông lạc hậu so với văn

minh CN phương Tây. Khẳng định như vậy, không phản ánh đúng trách nhiệm chủ quan của

nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, điều đó chẳng khác nào là định mệnh, bất khả

Page 16: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

kháng.Đánh giá như vậy, chẳng khác nào việc mất nước là tất yếu, yếu thua mạnh, người văn

minh chiến thắng người lạc hậu.

Để làm rõ trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mắt nước vào cuối thế

kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển

sang tất yếu. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi bắt đầu xâm, lược VN (1858), khả năng đánh

bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm

của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao

mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta. Dẫn chứng cho điều này là

trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược nước ta cúng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt

của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong

lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã

bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình.Nhà Nguyễn 1 mặt không tổ chức toàn dân chống

giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột ND… ngoài ra

lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên

số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất

1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa

ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc

địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm

lược, có thể khẳng định chế độ PK VN đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh

thân của ND đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà

cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật

chất và tinh thần trong ND để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực

hiện được bằng cách điều chỉnh các mối xung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp

PK ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh QĐ, thu phục và cố kết nhân tâm,

một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có

khả năng đáp ứng.

Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào

cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cãi.

Thực tế việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX, Cố Thủ

Tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc

ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ…giá như triều đình lúc bấy giờ không ở trong tay bọn vua chúa nhà

Nguyễn phản bội và đầu hàng, mà ở trong tay những người kế tục sự nghiệp của cuộc khởi

nghĩa Tây Sơn…thì phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn

nhiều, nhất là đã được lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi, đồng thời

phong trào ấy chắc được sự ủng hộ kiên quyết của cả nước, như vậy đất Đồng Nai anh dũng

từ đó đã trở nên bức thành đồng ngăn chặn bọn cướp nước phương Tây xâm phạm đất nước

Page 17: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

ta ở Nam Bộ, và do đó đã bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của Tổ quốc” Cũng nói về

sai lầm của triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng “ sai lầm của Tự Đức và một số đình thần là

không thể tha thứ”, “LS có thể “thông cảm” với An Dương Vương vì “nỏ thần vô ý trao tay

giặc” khiến đất nước rơi vào ách thống trị của PK phương Bắc hơn 1000 năm, Hồ Quí Ly

cướp ngôi nhà Trần làm cho “chính sự phiền hà” dẫn đến đại họa nước ta rơi vào ách thống

trị của nhà Minh suốt 20 năm.An Dương Vương và cha con Hồ Quí Ly đã chiến đấu tới phút

cuối cùng vì nền độc lập dân tộc. Kết cục người thì nhanh chóng nhận ra sai lầm của chính

mình không thể sống nhìn đất nước bị kẻ thù dầy xéo, người thì trở thành chiến tù lưu đầy

nơi viễn xứ. Riêng đối với nhà Nguyễn thì không phải trong trường hợp này, nó đã từng bước

đầu hàng rồi làm tay sai cho kẻ thù thống trị ND ta.

Giai đoạn triều Nguyễn với nhiều vấn đề đan xen giữa những tiến bộ và hạn chế,

chậm chí những mảng đen trắng không rõ ràng, là giai đoạn phức tạp trong LS dân tộc.

Chúng ta cần có quan điểm khách quan, “công minh LS” trong việc đánh giá mặt tích cực,

cũng như mặt tiêu cực về triều Nguyễn. Trong đánh giá phải có quan điểm LS và quan điểm

giai cấp.Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, VN từ những năm đầu thế kỉ XIX đã bị đặt vào

tình rạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự

thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc với ND cả nước, ngày càng lún sâu vào

con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc

lột ND cả nước. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước LS.

Page 18: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 7: Cuộc khủng hoảng và đường lối phát triển của dân tộc, giải quyết thắng lợi

khủng hoảng đó đầu XX.

Bối cảnh XH cuối XIX đầu XX:

Với việc kí Hiệp ước Patenotre ngày 6-6-1884, chế độ PK VN với ý nghĩa là 1 vương

triều độc lập đã chính thức sụp đổ, đối với thực dân Pháp, nó đã chấm dứt cuộc xâm lược gần

30 năm. Trong triều phe chủ chiến của vua Hàm Nghi gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không

nản chí.Vua HN phải rời kinh thành về cơ sơ Tân Sở (QT) mà Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị

sẵn. Phong trào Cần Vương cuối TK XIX do vua HN phát động trải qua 2 giai đoạn: 1885 –

1888, 1885 – 1896 là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân

xâm lược kết hợp với chống triều đình PK đầu hàng đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào

tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc => giương

cao ngọn cờ đấu tranh chống Pháp.

Đến cuối thế kỷ XIX trong khi các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế

quốc chủ nghĩa thì ở các nước phương Đông chậm tiến tư tưởng dân chủ tư sản mới bắt đầu

phát triển và tác động mạnh đến các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Điều này được thể hiện

rõ rệt ở cuộc duy tân Nhật Bản (1868), TQ (1898) với đỉnh cao là cuộc CM Tân Hợi (1911).

Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua các tân thư, tân văn TQ dội vào VN. Các học thuyết về

nhân đạo dân quyền của các nhà phát ngôn của giai cấp tư sản pháp lúc chủ nghĩa tư bản

Pháp đang lên thông qua sách báo Pháp cũng được truyền bá vào VN.Gương tự cường của

Nhật Bản, đặc biệt là chiến thắng của Nhật đối với Nga trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật

(1904- 1905) đã ảnh hưởng đến phong trào CM và tình hình tư tưởng VN đầu thế kỷ XX.

Khủng hoảng đường lối cứu nước đầu XX:

Trong khi các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào VN thì ở nước ta thực dân Pháp đang

tiến hành đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tạo ra cơ sở vật chất cho sự tiếp thu tư tưởng

mới đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc Pháp vốn đã sâu sắc lại càng

sâu sắc thêm. Trước sự thất bại của phong trào Cần vương, CM nước ta rơi vào tình trạng

khủng hoảng về đường lối cứu nước, các sĩ phu yêu nước mong muốn tìm kiếm một con

đường cứu nước mới và họ đã nhanh chóng tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá

vào VN.

=> Tất cả các yếu tố trên đây đã làm nảy sinh trào lưu dân tộc chủ nghĩa, mang nội dung tư

tưởng mới. Quan niệm ái quốc trung quân theo ý thức hệ PK được thay thế bằng chủ nghĩa

quốc gia dân tộc, gắn liền khái niệm nước với dân. Cuộc đấu tranh chống đế quốc gắn liền

với cuộc đấu tranh đòi dân chủ, dân quyền, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ

nghĩa, xây dựng một nước VN mới theo hình ảnh các nước văn minh trên thế giới.

Trong khi thống nhất với nhau về mục tiêu, những người chủ xướng lại có sự phân hoá về

biện pháp cứu nước với hai xu hướng chính: cải cách ôn hoà với đại diên tiêu biểu là Phan

Page 19: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Châu Trinh và PBC với xu hướng CM bạo động. Hai xu hướng này song song tồn tại và

không đối lập với nhau một cách tuyệt đối, chúng đan xen, hoà lẫn vào nhau, tạo điều kiện

cho nhau phát triển.Trong hoàn cảnh lịch sử VN đầu thế kỷ XX, thì xu hướng bạo động là

duy nhất đúng và xu hướng cải cách cũng có những tác dụng nhất định.

+ Phan Bội Châu chủ trương muốn chống pháp thắng lợi không thể đi theo con

đường cũ, phải xây dựng phong trào toàn quốc, phải tìm kiếm cách thức hoạt động mới. Ông

chủ trương vận động đông đảo quần chúng trong cả nước, tranh thủ sự viện trợ của nước

ngoài, tổ chức bạo động đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nên một chế

độ chế độ chính trị dựa vào dân (lúc đầu ông chủ trương nền quân chủ lập hiến, sau chuyển

sang tư tưởng cộng hoà) với việc thành lập Duy Tân hội, phát động phong trào Đông du, tổ

chức VN Quang phục hội.

Trong chủ trương của mình, PBC cũng chưa đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ PK nhưng

ông đả kích bọn quan lại PK thối nát. Ông hô hào cải cách dân chủ, góp phần truyền bá, mở

trường dạy học, phát triển công thương...

Mặt hạn chế của PBC là mơ hồ về chính trị, muốn dựa vào đế quốc này, đánh đổ đế

quốc kia để giải phóng dân tộc. Mặt khác PBC cũng chưa thấy được động lực chủ yếu của

CM VN là công, nông.Có thể nói trước khi xuất hiện NAQ trên vũ đài chính trị VN, thì PBC

là lãnh tụ tiêu biểu nhất của CM VN.Mặc dù chủ trương có hạn chế nhưng ông có tư tưởng

dân chủ sớm nhất ở VN đồng thời có công khơi dậy dân quyền của VN.

+ Phan Chu Trinh gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu

nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào pháp đánh đổ vua quan PK hủ

bại, coi đó như là một điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Ông lên án kịch liệt chế độ vua

quan, phản đối đấu tranh vũ tranh và cầu viện nước ngoài. Chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ

của Phan Châu Trinh nhiều phong trào cải cách xã hội lúc đó đã nổi lên ở Bắc kỳ, Trung kỳ

như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân với hệ quả trực tiếp của nó là

phong trào chống sưu thuế năm 1908 ở Trung kỳ.

Tư tưởng của PCT thể hiện một tinh thần dân tộc yêu nước sâu sắc nhưng chủ trương

cải cách, dựa vào thực dân Pháp cứu nước của ông có phần không hợp thời thế.

=>Như vậy, đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa yêu nước chuyển thành chủ nghĩa dân tộc

gắn liền với tư tưởng dân chủ. PBC và PCT đều là thủ lĩnh xuất sắc cùng đứng trong phong

trào dân tộc dân chủ này. Điều khác nhau là trong khi PBC nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân

tộc, cho đó là điều kiện tiến hành các cuộc cải cách dân chủ, thì phan Chu Trinh lại nhấn

mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện để giải phóng dân tộc. Tuy có sự khác

nhau như vậy giữa PBC và Phan Châu Trinh nhưng ND VN với lòng yêu nước thiết tha

không phân biệt bạo động hay cải cách đều hưởng ứng chủ trương của hai ông, tạo nên một

phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ đầu thế kỷ XX, đánh dấu một bước chuyển biến mới

Page 20: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Nhưng cuối cùng thất bại, phong trào giải

phóng dân tộc rơi vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Giải quyết khủng hoảng:

Giai cấp công nhân VN ra đời trong lần khai thác  thuộc địa lần thứ nhất của Pháp,

sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu

CM vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển thep phương hướng từ tự phát đến tự

giác.

1919-1925: đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, phong trào công nhân có bước phát triển mới

so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, qui

mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Tuy nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế.Giai

cấp công nhân VN chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức lãnh

đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn. Phong trào vẫn còn dừng ở trình độ tự

phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung.

1926 – 1929: Giai cấp công nhân VN ngày càng giác ngộ về chính trị, ý  thức giai cấp

ngày càng rõ rệt, đang đi dần vào cuộc đấu tranh có tổ chức. Phong trào công nhân đang

chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước

nói chung.

Hoạt động của NAQ:

1911, NAQ ra đi tìm đường cứu nước.

7-1920 NAQ đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, đó là

mốc đánh dấu con đường CM VN đi theo CM tháng Mười, theo CNXH.

11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (TQ), liên lạc với những người

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh  niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng

sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội VN CM thanh niên (6-1925) nhằm chuẩn bị

điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên để tuyên truyền tư

tưởng CM cho quần chúng.VN yêu nước, đến 1929 chủ nghĩa Mac-Lenin đã được truyền bá

vào VN. Hoạt động của Hội:

+ Tuyên truyền lí luận CM giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản trong ND

VN, thông qua báo Thanh  niên và tác phẩm Đường kách mệnh năm1927 - tập hợp các bài

giảng của NAQ, là cơ sở, tiền đề cho đường lối của Đảng sau này, góp phần quan trọng vào

việc chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản.

+  Đấu tranh trong nội bộ để thành lập ĐCS: Trước sự phát triển của phong trào công

nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có  sự lãnh đạo của một ĐCS. Trong nội bộ Hội

VN CMTN đã diễn ra cuộc đấu tranh, dẫn đến sự phân hóa tích cực, hình thành nên hai tổ

chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản đảng (8-1929), đề

Page 21: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ

tóm tắt.

Vai trò:

+ Việc truyền bá lí luận CM giải phóng dân tộc về VN đã từng bước giải quyết tình

trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX;

+ Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng

phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày

càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc VN.

+ Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, tạo điều kiện chín muồi cho sự

ra đời Đảng Cộng sản VN.

Ý nghĩa việc thành lập ĐCS VN:

+ Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN. Từ đây, CM giải phóng dân tộc của ND VN

được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản VN, một đảng có đường lối CM khoa

học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời

hy sinh cho lý tưởng Đảng, vì độc lập dân tộc và tự do cho ND.

+ Cùng với cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về

lãnh đạo CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Từ đây CM VN bước lên một con đường

mới, con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng tới CNXH.

+ CM VN thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới. Từ đây ND VN

tham gia vào sự nghiệp CM thế giới một cách có tổ chức.

+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho những bước

phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc VN. Đó là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi

của CM VN.

Page 22: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 8: Đặc điểm của CMT8?

Một trong những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc ta trong XX là

thắng lợi của CM Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước VN dân chủ cộng hòa.

CMT8 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch

sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

CMT8 là sự vùng dậy của cả một dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với

tinh thần "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Đó là kết quả của phong trào CM liên tục

diễn ra suốt 15 năm kể từ ngày thành lập Đảng, với cao trào những năm 1930 – 1931 và Xô

viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc

1939-1945.

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc CMT8: Chủ tịch HCM nhấn mạnh: "Vì

chính sách của Đảng đúng và thi hành chính sách ấy kịp thời và linh động, cuộc Tổng khởi

nghĩa T8 đã thành công", "Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn

kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc CMT8 đã thắng lợi",

TBT Trường Chinh "Nếu không có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, thì

CM sẽ chuyển sang một tình thế khác". Khẳng định sức mạnh to lớn của ND, không có ND

làm lực lượng khởi nghĩa chủ yếu, CM không thể thành công. Có sự chuẩn bị chu đáo, đặc

biệt là chuẩn bị về đường lối, nghệ thuật, tổ chức, tất cả đều chính xác. CM nổ ra đúng lúc,

chớp thời cơ mau lẹ, nắm bắt tình hình quốc tế nhanh nhạy để có sự đối phó kịp thời. Tính

chất, ý nghĩa của CMT8 là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Quy luật của CM Tháng Tám là

từ nông thôn về thành thị, lấy nông thôn làm căn cứ địa, thành thị đóng vai trò quan

trọng.Với thắng lợi của CMT8 "chẳng những giai cấp lao động và ND VN ta có thể tự hào,

mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: "Lần này

là lần đầu tiên trong lịch sử CM của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15

tuổi đã lãnh đạo CM thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc". Chủ tịch HCM chỉ rõ :

CMT8 đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100

năm, đã đưa chính quyền lại cho ND, đã xây nền tảng nước VN dân chủ cộng hòa, độc lập, tự

do, hạnh phúc. "Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta".Thành quả

lớn nhất của CM Tháng Tám năm 1945 là đã xây dựng Nhà nước CM kiểu mới ở VN.

Đặc trưng nổi bật của Nhà nước CM kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của

ND, do ND và vì ND. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và Chủ tịch HCM đã

cùng toàn dân xây dựng và củng cố chính quyền ND. Ngay sau một tháng kể từ ngày CM

Tháng Tám thành công, trong bài Chính phủ là công bộc của dân Chủ tịch HCM nêu rõ :

"Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh

phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ ND bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết

thảy.Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.

Page 23: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 9: Những giai đoạn phát triển của 30 năm kháng chiến cứu nước?

Kc chống Pháp

1945 – 1947: xây dựng và bảo vệ nhà nước dân chủ ND. (Xây dựng hệ thống chính

quyền hợp hiến, xây dựng lực lượng vũ trang CM, bước đầu xây dựng nền kinh tế và văn hóa

mới, bảo vệ thành quả CM – bảo vệ CM: đối phó với Tưởng và Pháp, kí hiệp định Sơ bộ (6-

3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) => chuyển sang giai đoạn cầm cự, chuẩn bị cho cuộc kháng

chiến lâu dài.)

1947 – 1950: phòng thủ, mốc là chiến dịch Biên giới, chuyển sang thế tấn công

+ Xây dựng nền quân chủ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp: xây dựng

và củng cố Đảng, bộ máy CQ; mở rộng quan hệ đối ngoại thân thiện với nhiều quốc gia; xây

dựng và phát triển lực lượng vũ trang; xây dựng nền KT độc lập, kháng chiến; xây dựng nền

VH mới, con người mới.

+ Chiến đấu thắng lợi trên mặt trận quân sự: chiến đấu bảo vệ vùng tự do và chiến

thắng Việt Bắc năm 1947 => đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của ND ta sang giai đoạn

mới.

+ Phát triển chiến tranh ND tiến lên giành chủ động chiến lược (1948 – 1950): chiến

dịch Biên giới đánh dấu bước trưởng thành của QĐ NDVN, là chiến dịch có quy mô lớn đầu

tiên của lực lượng vũ trang CM => nắm quyền chủ động chiến lược tiến công địch; trong thế

trận mới của chiến tranh ND VN, địch rơi vào con đường k lối thoát.

1950 - 1954: chủ động tấn công địch.

+ Nhà nước VN DCCH phát triển trên mọi mặt (KT, VH, GD, Y tế, quan hệ quốc tế

với TQ và LX)

+ Tiến triển trên mặt trận QS: lực lượng bộ đội chủ lực, lực lượng chủ lực của các

liên khu phát triển; nhiều chiến dịch ở trung du và đồng bằng đã nổ ra:

Chiến dịch THĐ: 25/12/1950 – 5/4/1951, Chiến dịch HHT: 29/3 – 5/4/1951;

Chiến dịch QT: 28/5 – 20/6/1951; Chiến dịch Hòa Bình: 11/1951 – 25/2/1952

=> đẩy địch vào sâu trong thế phòng ngự, đẩy mạnh CT du kích, mở rộng

vùng giải phóng; Chiến dịch Tây Bắc: 10-12/1952 => đẩy mạnh CT du kích ở

vùng địch hậu)

Chiến cuộc Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch lịch sử ĐBP: là chiến

dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân cả

nước, chiến thắng ĐBP là kết quả trực tiếp, cao nhẩ của chiến cuộc Đ – X, là

đỉnh cao của 9 năm kháng chiến chống Pháp => tạo đk cân bằng cho cuộc đấu

tranh ngoại gia thắng lợi.

+ Trên mặt trận ngoại giao: sau thắng lợi ĐBP, Hiệp định Genève được kí kết ngày

21-7-1954 => ND VN đã đi được ½ chặng đường trong sự nghiệp giải phóng tổ quốc.

Page 24: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Kc chống Mỹ

1954- 1060: xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở miền Nam.

+ 1954 – 1960: tiếp quản và xây dựng CNXH ở miền Bắc – phát triển KT, VH, GD,

Y tế, đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang.

+ Đấu tranh để thực thi hiệp định Genève ở miền Nam: phong trào Đồng khởi năm

1960 của quân và dân ta đã thắng lợi, mở ra bước ngoặt phát triển mới trong sự nghiệp chống

Mỹ cứu nước, chuyển CM miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công kẻ thù, thực

hiện mục tiêu của CM là đập tan chế độ Mỹ - ngụy, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ

quốc => thành lập Mặt trận DT giải phóng miền Nam VN ngày 20-12-1960, lực lượng vũ

trang trưởng thành nhanh chóng, mở ra thời kì khủng hoảng triền miên của chế độ SG.

1961 – 1965: xây dựng CNXH ở miền Bắc, đánh bại chiến lược “CT đặc biệt” của Mĩ

ở miền Nam.

+ Xây dựng đường lối CNXH ở miền Bắc với chủ trương CN hóa XHCN, thực hiện

kế hoạch 5 năm lần I: 1960-1964.

+ Đấu tranh chống Mĩ ở miền Nam:

Trong những năm 1961-1962 cuộc chiến đấu của ta và địch diễn ra ác liệt,

quân số lực lượng vũ trang qua chiến đấu ngày càng lớn mạnh, vùng giải

phóng được mở rộng, nối liền hậu phương lớn.

1962-1963: giằng co, quyết liệt => chiến thắng Ấp Bắc (1-1963) chứng tỏ sự

trưởng thành về mọi mặt của lực lượng vũ trang miền Nam.

Từ đầu 1964, thế và lực của CM miền Nam phát triển rất nhanh, đẩy chiến

quốc sách “ấp chiến lược” của địch đến thất bại thảm hại.

Đầu 1965, xuất hiện hàng loạt trận đánh của quân VN nhắm vào quân Mỹ =>

chiến lược “CT đặc biệt” thất bại nặng nề, chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở

miền Nam đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

1965- 1968: tiếp tục xây dựng và chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, đánh bại“CT

cục bộ” ở miền Nam.

+ Chuyển hướng xây dựng KT – miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn; phát

triển VH – XH; đánh bại CT phá hoại của địch, chi viện cho miền Nam.

+ Đánh bại “CT cục bộ” ở miền Nam:

1965 – 1966: đánh bại cuộc phản kích chiến lược mùa khô thứ nhất của địch

=> chứng tỏ thế trận vững chắc của CM miền Nam, địch dù mạnh nhưng vẫn

không thể giành lại được thế chủ động.

1966 – 1967: vươn lên chủ động đánh bại KH tiến công trong mùa khô thứ 2

của Mỹ =>đánh bại mọi sức mạnh cũng như mưu mô của địch, đẩy mạnh

công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lên đỉnh cao mới.

Page 25: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968: đỉnh cao nhất của quân và

dân ta trong việc đánh bại chiến lược “CT cục bộ”, đập tan ý chí xl miền Nam

và buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom ở miền Bắc => tạo ra cục diện mới trên

chiến trường miền Nam, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của

ND ta sang thời kì mới.

1968 – 1972: khôi phục KT, xd và bảo vệ miền Bắc, phối hợp với ND Lào và

Campuchia chống Mỹ, vươn lên giành thắng lợi quyết định.

+ Khôi phục KT, khắc phục hậu quả CT, tăng cường sức mạnh miền Bắc XHCN, làm

tròn nghĩa vụ hậu phương lớn và nghĩa vụ quốc tế. Về đấu tranh ngoại giao: buộc Mỹ phải

ngồi đàm phán ở Paris từ T5-1968.

+ T12 – 1972: Với chiến thắng “ĐBP trên không”, ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu

“đánh cho Mỹ cút”, tạo ra bước ngoặt căn bản, tạo tiền đề cho cuộc CM dân tộc, dân chủ ND

ở miền Nam giành thắng lợi- “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải

phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

+ Mỹ thực hiện “VN hóa CT”, quân đội VN kết hợp với lực lượng yêu nước Lào và

Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định, trực tiếp mở ra thế tiến công mới cho CM

VN, dồn địch vào thế bị động, rối loạn, rơi vào thế phòng ngự.

+ Tổng tiến công năm 1972: thắng lợi trên mặt trận miền Nam cùng với chiến thắng

cuộc CT phá hoại miền Bắc lần 2 đã buộc địch phải kí Hiệp định Paris: cam kết chấm dứt

dính líu quân sự ở VN và Đông Dương; công nhận độc lập chủ quyền của VN;….

1973- 1975: Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực

tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

+ Mĩ dung túng và cùng với chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Paris, tiến hành

chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng

giải phóng.

+  Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975:

Chiến dịch Tây Nguyên ( 4/3 - 24/3/1975 )

Chiến dịch HCM (26/4 - 30/4/1975 )

 Kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải

phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau CM tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của

chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc CM dân chủ ND trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Mở

ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.

Page 26: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

Câu 10: Những thắng lợi cơ bản của VN 30 năm kháng chiến cứu nước?

Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954):

+ Là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng

chảo Mường Thanh giữa quân đội ND VN và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn

chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia VN).

+ Là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) là chiến công

lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp, góp phần quyết định đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp

+ Trên phương diện quốc tế: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á

đánh thắng một cường quốc châu Âu. Đây được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực

dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì

thuộc địa Đông Dương của Pháp, buộc nước này phải chấp nhận đàm phán và rút ra khỏi

Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy.

+ Thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng

thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi CTTG II

kết thúc, chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là có sự lãnh

đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch HCM; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần CM, sức mạnh

đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ VN; của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức

mạnh của quân đội ND, lực lượng vũ trang ND VN. Là chiến thắng của tình đoàn kết chiến

đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, ND 3 nước Đông Dương, sự đoàn kết, giúp

đỡ, ủng hộ của các nước anh em, bạn bè quốc tế.

buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Geneva, rút quân khỏi VN,

miền Bắc VN đc hoàn toàn giải phóng

Chiến thắng Mậu Thân 1968

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong bối cảnh quân Mỹ - ngụy và các nước

đồng minh của chúng tham chiến với một lực lượng quân sự lớn lên tới trên một triệu quân,

có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, được phòng thủ vững chắc. Nhưng bằng cuộc tiến công

táo bạo, bất ngờ, ta đã đánh thẳng vào các vị trí quan trọng nhất của địch như: Đại sứ quán

Mỹ, Dinh Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Nha cảnh sát, Đài phát thanh Sài Gòn, tiến

công làm chủ thành phố Huế và hầu khắp các vùng nông thôn rộng lớn, tiêu diệt nhiều sinh

lực, phá huỷ một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch.

+ Sáng tạo ra một hình thức tiến công chiến lược mới với hiệu lực chiến đấu cao, làm

lung lay ý chí xâm lược của một siêu cường, làm cho chính quyền Mỹ sững sờ, choáng váng.

Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của kẻ địch, bao gồm tất

cả các thành phố, tỉnh lỵ đều bị tấn công đồng loạt. Cuộc Tổng tiến công diễn ra nhiều đợt,

Page 27: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

không chỉ tiến công tuần tự từ ngoài vào mà còn kết hợp từ trong ra, khiến địch đã bất ngờ

càng bất ngờ hơn.

+ Là kết quả và đỉnh cao nhất của quân và dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh cục

bộ”, đập tan ý chí xâm lược miền Nam của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, đàm

phán với ta ở bàn hội nghị, chấm dứt ném bom miền Bắc vô điều kiện và thay đổi chiến lược

ở miền Nam, chấp nhận thương lượng để có thể kết thúc chiến tranh trong danh dự.

+ Tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam, đưa sự nghiệp kháng chiến chống

Mỹ cứu nước của ND ta sang thời kì lịch sử mới. Thành công cũng như những bài học kinh

nghiệm xương máu của nó góp phần thúc đẩy cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam tiến lên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972)

+ Là một trong những chiến thắng vĩ đại ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng

chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Là chiến thắng của chế độ mới xã hội xã hội chủ nghĩa, đánh bại sức mạnh quân sự

hùng hậu của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.

+ Có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,

dân chủ và CNXH của ND thế giới; là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ

nghĩa thực dân mới ở VN; góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào

CM thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho những người trên trái đất đấu tranh

vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chứng minh sức sống của học thuyết Mác– Lê-nin về chiến tranh và CM và giá trị

tư tưởng quân sự HCM. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa CM và khoa học, giữa dám đánh và

biết đánh, giữa ý chí kiên định, bản lĩnh vững vàng với năng lực chỉ huy, lãnh đạo tài giỏi của

cán bộ các cấp, giữa khí phách anh hùng và tài trí tuyệt vời của người chiến sĩ trên trận địa.

+ Chúng ta đã giành thắng lợi to lớn, toàn diện, buộc Mỹ phải chấp nhận mọi điều

khoản của Hiệp định Paris (1972), góp phần tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp giải phóng

miền Nam, thống nhất đất nước của ND ta, để chúng ta thực hiện trọn vẹn lời dạy của BH:

“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào.”

Hiệp định Paris: được ký kết là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt

trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Nó có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh chống đế

quốc Mỹ và đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ý nghĩa của Hiệp định được thể

hiện:

1. Buộc Mỹ và các nước phải công nhận chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của

nước VN.

2. Là cột mốc đánh dấu thắng lợi to lớn, oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của

dân tộc.

Page 28: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VN

3. Khẳng định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn của ĐCS VN đứng đầu là

Chủ tịch HCM, thắng lợi của Đảng ta trong việc nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa

Mác-Lênin vào thực tiễn CM VN, nhận định, đánh giá đúng bối cảnh quốc tế cũng như hoàn

cảnh cụ thể và sức mạnh nội tại của đất nước ta => là thắng lợi của đường lối ngoại giao CM

VN.

4. Khẳng định sự trưởng thành vượt bậc và những đóng góp to lớn của ngành ngoại

giao CM VN – thu hút sức mạnh tinh thần, vật chất của các lực lượng CM thế giới ủng hộ,

giúp đỡ VN, tranh thủ tình cảm, thiện chí của ND thế giới, trong đó có ND Mỹ đối với sự

nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta.

5. Là thắng lợi của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng hòa bình, độc lập dân

tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hiệp định Paris được ký kết là kết quả của sự giúp đỡ, của các

nước anh em. Thắng lợi đó là thắng lợi của tinh thần đoàn kết, chiến đấu của ba dân tộc anh

em: VN, Lào, Camphuchia.

Đại thắng mùa xuân 1975

+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30

năm đấu tranh kiên cường chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, kết thúc hơn 100 năm đô hộ

của đế quốc, thực dân, mở ra thời kì mới cho LS VN.

+ Làm tăng thêm sức mạnh của hệ thống XHCN; thúc đẩy phong trào giải phóng dân

tộc trên toàn TG; góp phần vào cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và tiến bộ XH của ND các

nước trên TG…

+ Đưa VN tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín của quốc tế. Thắng lợi của

VN trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác nhân đưa đến những thay đổi rất quan

trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực

Đông Nam Á.

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước hết là thắng lợi của

đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, dân chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng; là

thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tiến hành đồng thời

CM dân tộc dân chủ ND ở miền Nam và CM xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai nhiệm vụ đó

được kết hợp chặt chẽ với nhau, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành CM dân tộc dân chủ ND

trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện đưa cả nước tiến lên CNXH