Thương mại gỗ tròn xẻ 2014 - 4 may 2015 - final

33
Xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam năm 2014 Tô Xuân Phúc (Forest Trends) Huỳnh Văn Hạnh (Hội Gỗ Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) Trần Lê Huy (Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Bình Định) Cao Thị Cẩm (Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam) Tháng 3 năm 2015

Transcript of Thương mại gỗ tròn xẻ 2014 - 4 may 2015 - final

Xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam năm 2014

Tô Xuân Phúc (Forest Trends)

Huỳnh Văn Hạnh (Hội Gỗ Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh)

Trần Lê Huy (Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Bình Định)

Cao Thị Cẩm (Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam)

Tháng 3 năm 2015

2

Mục lục

Tóm tắt báo cáo ........................................................................................................................................... 4

I. Giới thiệu......................................................................................................................................... 7

II. Xuất nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam năm 2014 ...................................................................... 9

II.1 Nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ .......................................................................................................... 9

II.2 Xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ ......................................................................................................... 10

III. Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam ............................................................... 12

III.1 Thị trường nhập khẩu gỗ tròn .................................................................................................... 12

III.2 Thị trường nhập khẩu gỗ xẻ ....................................................................................................... 15

IV. Các thị trường xuất khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam ..................................................................... 18

IV.1 Thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn..................................................................................... 18

IV.2 Thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ xẻ ........................................................................................ 19

V. Một số cửa khẩu chính trong thương mại gỗ tròn và xẻ của Việt Nam........................................ 21

V.1 Các cửa khẩu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chính của Việt Nam từ Lào ....................................... 22

V.2 Các cửa khẩu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chính của Việt Nam từ Campuchia .......................... 24

V.3. Các cửa khẩu xuất khẩu gỗ tròn và xẻ từ Việt Nam sang Trung Quốc ...................................... 25

V.4. Các cửa khẩu chính Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và xẻ sang Hồng Kông................................... 26

V.5. Các cửa khẩu chính Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và xẻ sang Đài Loan ...................................... 26

V.6. Cửa khẩu với Hàn Quốc ............................................................................................................. 27

V.7 Cửa khẩu xuất khẩu đi Ấn Độ ..................................................................................................... 27

VI. Một số thảo luận ....................................................................................................................... 27

VII. Kết luận ..................................................................................................................................... 31

3

Danh sách các Bảng

Bảng 1. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ năm 2014 ................................................................ 9

Bảng 2. Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ năm 2014 ............................................................... 10

Bảng 3.Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn lớn nhất của Việt Nam năm 2014 ...................................... 12

Bảng 4. Các loại gỗ tròn chính nhập khẩu vào Việt Nam từ Lào năm 2014 ........................................ 13

Bảng 5. Các thị trường nhập khẩu gỗ xẻ lớn nhất của Việt Nam năm 2014 ........................................ 15

Bảng 6. Các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Lào năm 2014 ................................... 16

Bảng 7. Các loại gỗ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia năm 2014 ............................. 17

Bảng 8. Các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2014 ............................... 17

Bảng 9. Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn chính của Việt Nam năm 2014 ......................................... 18

Bảng 10. Các thị trường nhập khẩu gỗ xẻ chính của Việt Nam năm 2014 .......................................... 19

Bảng 11. Các loại gỗ xẻ chính Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014 .................................... 20

Bảng 12. Các cửa khẩu quốc tế chính nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào vào Việt Nam năm 2014 .......... 23

Danh sách các Hình

Hình 1. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và xẻ năm 2014. .................................................................. 10

Hình 2. Lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 ..................................................... 11

Hình 3. Tỷ trọng xuất - nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam năm 2014 ......................................... 11

4

Tóm tắt báo cáo

Đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm chế biến trong chuỗi cung gỗ

toàn cầu, với các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại trên 120

quốc gia và vùng lãnh thổ. Do Việt Nam không phải là quốc gia có nguồn cung gỗ nguyên

liệu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, ngành chế biến gỗ của Việt Nam

hiện vẫn đang phụ thuộc tương đối lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, trong đó bao

gồm các mặt hàng thuộc nhóm gỗ tròn và gỗ xẻ. Nhằm đánh giá tầm quan trọng của nguồn

gỗ tròn và xẻ nhập khẩu đối với ngành chế biến, Báo cáo Xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ

của Việt Nam năm 2014 hình thành dựa trên nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,

kết hợp với nguồn thông tin từ các Hiệp hội gỗ. Báo cáo phân tích tình hình xuất nhập khẩu

các mặt hàng thuộc 2 nhóm gỗ này của Việt Nam năm 2014. Báo cáo góp phần trả lời câu

hỏi về mức độ lệ thuộc của ngành chế biến đối với nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Bên

cạnh đó, Báo cáo còn cung cấp thông tin về thực trạng xuất khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt

Nam, từ đó phần nào cho thấy bức tranh về tình hình tạm nhập tái xuất các mặt hàng này.

Nhập khẩu gỗ tròn - xẻ năm 2014

Việt Nam nhập khẩu 2 triệu m3 gỗ xẻ (tương đương với 2,8 triệu m3 gỗ quy tròn) và 1,4 triệu

m3 gỗ tròn, từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu

khoảng 350.000 m3 gỗ cả tròn và xẻ. Tổng giá trị nhập khẩu của cả gỗ tròn và xẻ đạt gần 1,72

tỉ USD, tương đương với khoảng 27,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các mặt hàng

gỗ của Việt Nam trong cùng năm (6,23 tỉ USD). Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn trong

năm đạt 0,5 tỉ USD, chiếm 41,6% giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ (1,2 tỉ USD).

Đối với gỗ tròn, lượng cung từ 10 quốc gia có nguồn cung lớn nhất cho Việt Nam chiếm 1,15

triệu m3, chiếm 82% tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu vào Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu một

lượng lớn gỗ tròn từ Hoa Kỳ (khoảng 61.600m3), Đức (57.000m3) và Malaysia (212.300m3) –

các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu thường rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn

nhập khẩu một lượng lớn gỗ tròn từ các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông, bao gồm

Lào và Myanmar. Lượng cung gỗ tròn từ Lào trong năm lên tới 308.600m3 (đứng số 1 trong

số 10 quốc gia có lượng cung lớn nhất) và từ Myanmar là 84.300m3 (đứng thứ 5). Gỗ tròn

nhập khẩu từ Lào và Myanmar bao gồm một số loài gỗ quý như giổi, trắc, hương và tếch.

Đối với gỗ xẻ, lượng cung từ 10 nước nhập khẩu gỗ xẻ nhiều nhất cho Việt Nam lên tới 1,65

triệu m3, tương đương 82% tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu. Trong số 10 quốc gia này, Lào có

lượng cung lớn nhất, với hơn 495.000 m3, tiếp đến là Hoa Kỳ (gần 486.000), New Zealand

(trên 155.700m3) và Campuchia (khoảng 153.500m3). Gỗ xẻ từ Lào và Campuchia thường là

các loại gỗ quý như hương, trắc, cẩm, với mức giá nhập khẩu bình quân dao động khoảng

1.000 USD/m3. Gỗ xẻ nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ, New Zealand chủ yểu là sồi,

dương, thông. Các loại gỗ này có mức giá thấp hơn nhiều so với các loại gỗ nhập khẩu từ Lào

và Campuchia.

5

Xuất khẩu gỗ tròn - xẻ năm 2014

Tuy không phải là quốc gia sản xuất gỗ nguyên liệu đặc biệt là gỗ từ rừng tự nhiên, hàng

năm Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng tương đối lớn gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng

tự nhiên. Điều này chỉ ra rằng gỗ tròn và xẻ Việt Nam xuất khẩu là gỗ có nguồn gốc từ nhập

khẩu. Nói cách khác, gỗ tròn và xẻ xuất khẩu từ Việt Nam được thực hiện theo hình thức

tạm nhập tái xuất.

Đối với gỗ tròn, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu khoảng 89.100m3 gỗ tròn, tương đương với

42,3 triệu USD về kim ngạch. Lượng gỗ tròn xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 6,2% tổng lượng gỗ

tròn nhập khẩu trong năm. Lượng gỗ tròn còn lại (1,39 triệu m3, chiếm 93,8% trong tổng

lượng nhập khẩu) có thể được đưa vào chế biến, phục vụ thị trường nội địa hoặc xuất khẩu,

hoặc cả hai. Cũng có thể một lượng gỗ tròn nhập khẩu hiện vẫn chưa được đưa vào chuỗi

cung và đang được dự trữ bởi các doanh nghiệp.

Các nước nhập khẩu gỗ tròn nhiều nhất của Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,

Trung Quốc và Hồng Kông. Trong khi gỗ tròn nhập khẩu vào Ấn Độ chủ yếu là gỗ dầu, các

loại gỗ chính được nhập khẩu vào Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu là trắc, hương, samu

và tếch.

Đối với gỗ xẻ, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu gần 456.700m3, tương đương với 204,8 triệu

USD về kim ngạch. Lượng gỗ xẻ xuất khẩu chiếm 22,7% tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt

Nam. Nói cách khác, khoảng 1,5 triệu m3 gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam (77,3% tổng lượng

gỗ xẻ nhập khẩu) được đưa vào chế biến phục vụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu,

hoặc cả hai. Có thể một phần trong lượng gỗ xẻ nhập khẩu hiện vẫn chưa được đưa vào lưu

thông.

Các nước nhập khẩu gỗ xẻ chính của Việt nam bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,

Hồng Kông và Nhật Bản. Các loại gỗ xẻ chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường

này bao gồm gỗ cao su, hương, trắc, cẩm.

Ý nghĩa về chính sách

Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập một lượng lớn gỗ tròn và xẻ phục vụ chế biến cho thấy

mức độ phụ thuộc của ngành chế biến vào nguồn gỗ nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam

nhập khẩu một lượng lớn gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ các quốc gia có các quy định chặt

chẽ về tính hợp pháp của gỗ, bao gồm cả nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ là những tín

hiệu tích cực cho ngành, thể hiện mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp chế biến để đáp

ứng các yêu cầu chặt chẽ về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu từ một số thị trường

xuất khẩu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu từ các quốc gia nơi nguồn gốc

gỗ vẫn còn nhiều tranh cãi cho thấy sự phát triển của ngành vẫnt tiềm ẩn nhiều rủi ro về

mặt thị trường. Để có thể khẳng định ngành chế biến đang có những dịch chuyển trong việc

6

sử dụng gỗ nguyên liệu, bao gồm cả nguồn cung từ nhập khẩu từ các nguồn không rõ ràng

về nguồn gốc sang các nguồn hợp pháp và bền vững đòi hỏi cần phải có những đánh giá

theo chuỗi thời gian.

Con số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp gỗ tròn và xẻ cho Việt Nam cho thấy tính

phức tạp trong chuỗi cung gỗ của Việt Nam hiện nay. Đảm bảo các chuỗi cung sạch, với

nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào hợp pháp đòi hỏi phải có các cơ chế kiểm soát hết sức hiệu

quả, từ cả khía cạnh doanh nghiệp và các nhà quản lý. Thiết lập các các cơ chế này cũng đòi

hỏi phải có những đầu tư thỏa đáng, về các khía cạnh kỹ thuật, tài chính và con người, đặc

biệt trong bối cảnh phức tạp của nguồn cung gỗ đầu vào. Các doanh nghiệp chế biến và các

cơ quan quản lý của Việt Nam cần có lộ trình và kế hoạch phù hợp nhằm kiểm soát hiệu quả

chuỗi cung.

Có thể nói một lượng lớn gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào chế biến,

phục vụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu, hoặc cả hai, thể hiện tính hạn chế về hiệu

quả của chính sách tạm dừng kinh doanh tậm nhập tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên

của Lào và Campuchia được Chính phủ ban hành trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, thực

hiện chính sách trong thời gian vừa qua cũng có thể làm cho xuất khẩu nguyên liệu gỗ của

Việt Nam có nguồn gốc từ nhập khẩu, bao gồm cả nguồn gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia

bị chững lại. Để khẳng định điều này cần phải có những so sánh về động thái xuất nhập khẩu

gỗ tròn, gỗ xẻ của Việt Nam trước và sau khi Chính sách được ban hành. Nếu Chính sách có

mục tiêu làm tăng hiệu quả kinh tế và xã hội của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu (thay vì gỗ

nhập khẩu được tái xuất như trước kia, gỗ nhập khẩu được đưa vào chế biến sau đó xuất

khẩu) thì hiệu quả của Chính sách là hạn chế, bởi một lượng lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu

từ Lào và Campuchia hiện vẫn chưa được đưa vào chế biến.

Báo cáo cũng chỉ ra những biến động lớn của một số thị trường xuất nhập khẩu gỗ tròn, gỗ

xẻ của Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Myanmar và Trung Quốc. Chính phủ Myanmar

áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn kể từ đầu năm 2014 làm cho cung gỗ từ nguồn

này mất hoàn toàn. Hiện thị trường Trung Quốc vẫn đóng vai trò là động lực chính, thúc đẩy

Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ nguyên liệu, bao gồm cả nguồn gỗ từ Lào và Campuchia.

Những thay đổi lớn của nguồn cung nguyên liệu do những thay đổi về chính sách của quốc

gia, hay việc lệ quá lớn vào thị trường Trung Quốc là các yếu tố gây bất ổn đến thương mại

gỗ tròn và xẻ của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi các doanh nghiệp tham gia

thương mại các mặt hàng này cần phải có chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro do biến động

của thị trường mang lại.

7

I. Giới thiệu

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam là một trong những ngành phát triển năng động nhất trong

những năm vừa qua. Hiện ngành đang hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế, với các sản

phẩm gỗ của Việt Nam đang có mặt tại khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2014,

kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam đạt 6,23 tỉ đô la, nằm trong 5 mặt hàng

đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của năm. Đến nay, Việt Nam có khoảng 4.200 doanh

nghiệp trực tiếp tham gia vào chế biến và thương mại gỗ; ngoài ra còn có hàng chục nghìn

hộ gia đình với hàng trăm nghìn lao động đang hoạt động tại các làng nghề (Tô Xuân Phúc và

cộng sự 2012). Các con số này không chỉ cho thấy ý nghĩa quan trọng của ngành gỗ về các

khía cạnh kinh tế và xã hội.

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có tính đặc thù khi tham gia vào chuỗi cung

các sản phẩm gỗ toàn cầu - Việt Nam không phải là quốc gia sản xuất gỗ nguyên liệu trong

khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ lại thuộc các nước có kim ngạch cao nhất tại Châu

Á (chỉ sau Trung Quốc đối với mặt hàng đồ gỗ). Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong

những trung tâm chế biến đồ gỗ của Thế giới. Chính phủ Việt Nam hiện không cho phép khai

thác gỗ từ rừng tự nhiên trừ phần diện tích đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững1.

Nguồn gỗ rừng trồng trong nước ngày càng trở nên quan trọng, với lượng khai thác hàng

năm lên tới 17-18 triệu m3 gỗ quy tròn (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2014). Tuy nhiên, khoảng

70-80% lượng gỗ khai thác từ rừng trồng là gỗ nhỏ, do vậy được sử dụng làm nguyên liệu

cho ngành chế biến dăm phục vụ xuất khẩu; phần còn lại (20-30%) được đưa vào chế đồ gỗ,

ván ghép thanh, v.v. phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Lượng cung gỗ nguyên liệu

trong nước (chủ yếu là gỗ rừng trồng, còn lại là khoảng 2 triệu ha gỗ từ các vườn cao su

thanh lý) không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến. Do vậy, hàng năm Việt Nam phải nhập khoảng

4,2 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ.2

Hàng năm Việt Nam nhập khẩu một khối lượng lớn gỗ nguyên liệu đã làm nảy sinh một số

tranh luận về tầm quan trọng của nguồn gỗ nhập khẩu đối với với ngành chế biến gỗ của

Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng

hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên liệu cho ngành chế biến (Trần

Hữu Nghị và Nguyễn Tôn Quyền 2011). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các cơ quan quản

lý thường đưa ra con số là khoảng 50-60%. Sự khác nhau về con số liên quan đến tỷ trọng gỗ

nguyên liệu nhập khẩu phần nào phản ánh sự thiếu hụt thông tin về lượng gỗ nguyên liệu

nhập khẩu, lượng gỗ được tiêu thụ tại thị trường nội địa và lượng gỗ xuất khẩu nằm trong

các sản phẩm đã được chế biến (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2014).

1 Đến nay Việt nam có khoảng 48.800 ha rừng tự nhiên đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó diện tích thuộc Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô là 15.700 ha, và diện tích của Công ty Long Đại là 33.149 ha (Nguồn: FSC 2015). 2 Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 triệu m3 gỗ xẻ (tương đương với 2,8 triệu m3 gỗ quy tròn) và 1,4 triệu m3 gỗ tròn.

8

Các tranh luận về tầm quan trọng của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu không làm giảm

được mối quan tâm lớn của các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp hiện nay. Một

số cơ quan quản lý cho rằng phụ thuộc vào nguồn cung gỗ nguyên liệu từ bên ngoài làm cho

ngành chế biến không chủ động trong sản xuất kinh doanh, và điều này thể hiện tính không

bền vững trong phát triển của ngành. Theo các nhà quản lý, để ngành phát triển bền vững

nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước cần phải được đẩy mạnh, từng bước thay thế nguồn

gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam đề ra mục tiêu

đến 2020 lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ chỉ còn 30% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu

phục vụ chế biến và 70% lượng còn lại sẽ được đáp ứng bởi nguồn cung gỗ rừng trồng trong

nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2006).

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại cho rằng trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, với mỗi

quốc gia có thể chỉ đóng vai trò trong những khâu nhất định của chuỗi cung. Do vậy, phụ

thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu không nhất thiết phản ánh tính không bền vững

trong phát triển của ngành. Tuy nhiên, các theo các doanh nghiệp này, vấn đề quan trọng là

làm thế nào để có những cơ chế hiệu quả nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập

khẩu, từ đó giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung toàn cầu, đặc biệt

trong bối cảnh các quy định của thị trường xuất khẩu càng ngày càng chặt chẽ hơn về mặt

nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu.

Gỗ tròn và gỗ xẻ là 2 nhóm mặt hàng gỗ nguyên liệu quan trọng nhất được nhập khẩu vào

Việt Nam. Dựa trên dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2014, Báo cáo mô tả thực

trạng xuất nhập khẩu đối với 2 nhóm mặt hàng này. Các mặt hàng thuộc nhóm gỗ tròn (mã

Hải quan HS 4403) (sau đây được gọi tắt là gỗ tròn) bao gồm gỗ cây đã hoặc chưa bóc vỏ

hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô. Các mặt hàng thuộc nhóm gỗ xẻ (HS 4407) (gỗ xẻ) bao

gồm gỗ đã cưa xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép

nối đầu, có bề dầy trên 6 mm. Chi tiết các loại gỗ trong mỗi nhóm được mô tả tại website

của Tổng cục Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx.

Báo cáo này chỉ tập trung mô tả thực trạng xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam

năm 2014. Những thay đổi về xuất nhập khẩu 2 nhóm mặt hàng này trong giai đoạn 2012 -

2014 nằm trong khuôn khổ của một báo cáo khác đang được soạn thảo bởi nhóm tác giả.

Mối quan hệ tương tác giữa xuất khẩu và nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn và xẻ của Việt

Nam chỉ ra một số khía cạnh quan trọng có liên quan đến các chính sách về thương mại gỗ

như tạm nhập tái xuất, thay đổi của thị trường và nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp

trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.

Báo cáo được chia làm 7 phần chính. Sau phần Giới thiệu (Phần I), phần Tổng quan (Phần II)

mô tả những nét chính về thị trường xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, thể hiện qua các con

số về kim ngạch và lượng xuất nhập khẩu được phân theo các thị trường. Phần III đi sâu vào

thị trường nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chính của Việt Nam; trong khi Phần IV mô tả các thị

trường xuất khẩu chính. Trong Phần V, Báo cáo trình bày hoạt động xuất nhập khẩu gỗ tròn

và xẻ của Việt Nam qua các kênh nhập khẩu khác nhau. Phần VI (Thảo luận) đưa ra một số

9

nhận xét về mối quan hệ giữa thực trạng xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam với

các chính sách hiện hành của quốc gia và và của một số quốc gia khác có liên quan. Phần VII

kết luận kết thúc báo cáo.

II. Xuất nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam năm 2014

II.1 Nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ

Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu tổng 2 triệu m3 gỗ xẻ (tương đương 2,8 triệu m3 gỗ

quy tròn) và 1,4 triệu m3 gỗ tròn.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu của 2 mặt hàng này đạt gần 1,72 tỉ USD. Nếu so với tổng kim

ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2014 (6,23 tỉ USD), giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ

tròn và xẻ tương đương với 27,5%. Bảng 1 thể hiện số lượng và kim ngạch nhập khẩu gỗ

tròn và xẻ của Việt Nam.

Bảng 1. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ năm 2014

Gỗ tròn Gỗ xẻ Tổng gỗ tròn và xẻ

Số lượng (m3)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng (m3)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng (m3)

Giá trị (triệu USD)

1.424.567 505,7 2.006.675 1.212,86 3.431.242 1.718,6

Lượng gỗ xẻ nhập khẩu cao gấp 1,4 lần lượng gỗ tròn nhập khẩu. Tổng kim ngạch gỗ xẻ nhập

khẩu cao gấp 2,4 lần kim ngạch gỗ tròn nhập khẩu.

Bình quân mỗi m3 gỗ tròn nhập khẩu giá khoảng 355 USD; mỗi m3 gỗ xẻ nhập khẩu giá giá

604 USD. Nói cách khác, gỗ xẻ nhập khẩu thường là các loại gỗ có giá trị cao hơn gỗ tròn

nhập khẩu.

Trong năm 2014 bình quân mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu gần 350.000m3 gỗ quy tròn cho

cả 2 loại tròn và xẻ. Hình 1 thể hiện sự thay đổi về lượng gỗ tròn và gỗ xẻ mà Việt Nam nhập

khẩu.

10

Hình 1. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và xẻ năm 2014

II.2 Xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ

Mặc dù Chính phủ Việt Nam không khuyến khích xuất khẩu gỗ nguyên liệu3, năm 2014 các

doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu trên 545.000m3 gỗ cả tròn và xẻ, tương đương với

247 triệu USD về kim ngạch (Bảng 2).

Bảng 2. Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ năm 2014

Gỗ tròn Gỗ xẻ Tổng gỗ tròn và xẻ

Số lượng

(m3)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng

(m3)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng

(m3)

Giá trị (triệu USD)

89.157 42,3 456.696 204,8 545.853 247,1

Do Việt Nam không phải là quốc gia sản xuất gỗ nguyên liệu, toàn bộ nguồn gỗ tròn và một

số lượng lớn gỗ xẻ xuất khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ nhập khẩu. Một số ý kiến cho

rằng có thể Việt Nam xuất khẩu gỗ cao su có nguồn gốc từ trong nước. Tuy nhiên, mặc dù

lượng cung gỗ cao su của Việt Nam tương đối lớn, lượng gỗ cao su xuất khẩu chiếm tỉ trọng

rất nhỏ so với lượng gỗ cao su nhập khẩu.

Trong năm 2014 xuất khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam có nhiều biến động (Hình 2)

3 Định hướng này đã được thể hiện rất rõ trong các cơ chế chính sách của Chính phủ, bao gồm Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp đến 2020, Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (2013), Quy hoạch ngành Chế biến gỗ (2010).

11

Hình 2. Lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu của Việt Nam năm 2014

Tổng lượng gỗ tròn và xẻ Việt Nam xuất khẩu tương đương 15,9% tổng lượng gỗ tròn và xẻ

nhập khẩu. Điều này có nghĩa rằng 84,1% lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam được

chế biến ở trong nước, phục vụ thị trường nội địa hoặc thị trường xuất khẩu, hoặc cả hai.

Cũng có thể có phần nào đó của lượng gỗ nhập khẩu hiện vẫn chưa được đưa vào lưu thông

và đang được dự trữ bởi các doanh nghiệp.

Lượng gỗ tròn xuất khẩu chỉ chiếm 6,3% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu. Lượng gỗ xẻ

xuất khẩu chiếm 22,7% tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu.

Đến nay vẫn chưa có đánh giá về tỷ trọng của lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu đưa vào chế

biến phục vụ thị trường nội địa và/hoặc thị trường xuất khẩu, và tỷ trọng lượng gỗ nguyên

liệu nhập khẩu chưa được đưa vào lưu thông.

Hình 3 chỉ ra sự khác nhau về lượng giữa xuất - nhập khẩu gỗ tròn và xẻ năm 2014.

Hình 3. Tỷ trọng xuất - nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam năm 2014

12

Bình quân mỗi m3 gỗ tròn xuất khẩu có giá là 474 USD; mỗi m3 gỗ xẻ xuất khẩu có giá là 507

USD. Hộp 1 chỉ ra động lực về giá xuất nhập khẩu.

III. Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam

III.1 Thị trường nhập khẩu gỗ tròn

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm:

Châu Âu: 21 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Phi: 19 quốc gia và vũng lãnh thổ

Châu Á: 17 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Mỹ La Tinh: 15 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Đại Dương: 4 quốc gia và vùng lãnh thổ

Bắc Mỹ: 2 quốc gia

Trong cùng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 gỗ tròn. Bảng 3 thể hiện số lượng

và giá trị kim ngạch gỗ tròn mà Việt Nam nhập khẩu từ 10 quốc gia đứng đầu.

Bảng 3.Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn lớn nhất của Việt Nam năm 2014

Stt Thị trường Lượng nhập (m3) Giá trị (triệu USD)

1 Lào 308.647 149,5

2 Malaysia 212.342 34,5

3 Cameroon 190.863 91,2

4 UruGuay 93.306 15,2

5 Myanmar 84.306 44,7

6 Papua New Guinea 66.136 10,9

Hộp 1. Giá xuất - nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam

Đối với mỗi m3 gỗ tròn, giá nhập khẩu vào Việt Nam ở mức bình

quân 355 USD/m3, cao hơn 119 USD đối với mỗi m3 xuất khẩu. Đối

với gỗ xẻ, giá mỗi m3 xuất khẩu bình quân ở mức 507 USD, thấp hơn

97 USD so với giá nhập khẩu. Đối với gỗ tròn, toàn bộ lượng xuất

khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu và sự chênh lệch giữa mức giá xuất

khẩu và nhập khẩu thể hiện các chi phí và lãi xuất của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đối với gỗ xẻ, giá xuất khẩu thấp hơn giá nhập khẩu có

thể do loại gỗ xẻ xuất khẩu của Việt Nam khác với chủng loại gỗ xẻ

nhập khẩu, hoặc giá xuất khẩu của gỗ xẻ của không phản ánh đúng

giá thị trường. Sự phức tạp trong cơ cấu giá xuất nhập khẩu cho

thấy các bên liên quan cần thận trọng trong việc sử dụng các thông

tin về giá trong việc ra quyết định.

13

7 Hoa Kỳ 61.628 27,4

8 Đức 57.071 15,8

9 Bỉ 49.595 13,4

10 Nigeria 31.797 15,0

Tổng số 10 nước 1.155.692 417,6

Lượng gỗ tròn nhập từ 10 quốc gia đứng đầu là 1,15 triệu m3, chiếm trên 82% tổng lượng gỗ

tròn nhập khẩu vào Việt Nam.

Một số thị trường chính phân theo loại gỗ tròn nhập khẩu

Lào

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 308.647m3 gỗ tròn từ Lào, chiếm 21,5% trong tổng lượng gỗ

tròn nhập khẩu vào Việt Nam, tương đương với 149,5 triệu USD về kim ngạch. Bảng 4 thể

hiện 10 loại gỗ tròn nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam từ Lào năm 2014.

Bảng 4. Các loại gỗ tròn chính nhập khẩu vào Việt Nam từ Lào năm 2014

Loại gỗ Lượng nhập (m3)

Dầu 40.888

Giổi 36.254

Trắc 24.251

Gụ 22.371

Sến 18.750

Táu 17.923

Hương 15.703

Kiền kiền 13.130

Chò 11.621

Sao 10.273

Myanmar

Tổng lượng gỗ tròn Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar năm 2014 là 84.305m3, tương đương

với gần 44,7 triệu USD về kim ngạch. Căm xe là loại gỗ được nhập khẩu nhiều nhất, với

lượng nhập lên tới 71.154m3, tương đương gần 85% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ

quốc gia này. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm 2014 nhập khẩu gỗ tròn từ Myanmar vào Việt Nam

chấm dứt bởi chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn của Chính phủ Myanmar, bắt đầu có hiệu

lực từ 31 tháng 3 năm 2014.4 Gỗ tròn từ Myanmar vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam cho

tới tháng 7 năm 2014, 4 tháng sau khi lệnh cấm có hiệu lực, bởi Chính phủ Myanmar vẫn

cho phép thực hiện các hợp đồng đã được ký kết trước đó. Kết quả của chính sách cấm xuất

4 Thông tin về lệnh cấm của Chính phủ có thể tham khảo tại một số website như http://news.mongabay.com/2014/0424-morgan-myanmar-ban.html, hoặc http://www.ibtimes.com/myanmar-imposes-export-ban-stop-its-timber-foreign-exploitation-goal-establish-domestic-wood-1565294

14

khẩu gỗ tròn của Myanmar dẫn đến lượng nhập khẩu vào Việt Nam từ nguồn này giảm từ

trên 20.000m3/tháng trong khoảng từ tháng 3 đến 5 xuống còn khoảng 1.000m3 trong tháng

6 và dừng hẳn trong tháng 7.

Việc mất nguồn cung gỗ tròn từ Myanmar trong bối cảnh nguồn cung gỗ xẻ từ nguồn này

hầu như chưa hình thành (xem phần gỗ xẻ nhập khẩu từ Myamnar phía dưới) đòi hỏi cần

phải có nguồn cung thay thế. Các loại gỗ tròn mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar chủ yếu

căm xe, chiêu liêu, và tếch. Nguồn cung thay thế thuận lợi nhất cho Việt Nam là từ Lào và

Campuchia. Điều này có nghĩa rằng có thể trong tương lai lượng gỗ tròn nhập khẩu vào Việt

Nam từ Lào và Campuchia, đặc biệt đối với các loại gỗ tương tự như từ nguồn Myanmar, sẽ

tăng.

Malaysia

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 180.482m3 gỗ tròn từ Malaysia, tương đương 28 triệu USD

về kim ngạch.

Khoảng 85.000m3 là gỗ MLH (gỗ tạp thuộc nhóm gỗ từ 5 đến 8), chiếm gần 53% trong tổng

lượng gỗ tròn nhập khẩu.

Lượng gỗ thích nhập khẩu từ thị trường này khoảng 30.500m3, tương đương 16% trong tổng

khối lượng. Lượng gỗ keo nhập khẩu là 22.100m3, chiếm 12% trong tổng khối lượng.

Các loại gỗ nhập khẩu từ Malaysia thường có giá trị thị trường không cao, chủ yếu được sử

dụng làm ván sàn và các loại tủ.

Cameroon

Trong những năm gần đây, Cameroon đã trở thành nguồn cung gỗ tròn quan trọng nhất của

Việt Nam tại Châu Phi.

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 189.298m3 gỗ tròn từ Cameroon, tương đương 90 triệu USD

về kim ngạch. Gỗ lim chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 171.806m3, tương đương 90% trong

tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra Việt Nam còn nhập khẩu một lượng nhỏ gỗ sến (9.560m3),

gỗ xoan (2.360m3), và gỗ hương (2.067m3) từ quốc gia này.

Năm 2014 Việt Nam nhập 650m3 gỗ cẩm và mun từ Cameroon.

Uruguay

Uruguay cũng là một trong những thị trường cung gỗ tròn quan trọng cho Việt Nam. Năm

2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 93.300m3 từ nguồn này, với toàn bộ là gỗ bạch đàn. Tổng

giá trị gỗ nhập khẩu từ thị trường này khoảng trên 15 triệu USD.

Hoa Kỳ

Năm 2014 Hoa Kỳ cung cấp gần 61.628m3 gỗ tròn cho Việt Nam, tương đương với 27,4 triệu

USD về kim ngạch. Sồi là loại gỗ chiếm tỉ trọng cao nhất về lượng nhập khẩu, với 30.428m3

15

(52% trong tổng lượng nhập khẩu từ nguồn này). Tần bì, thông, anh đào là 3 loại gỗ tròn

khác có lượng nhập tương đối lớn, tương ứng với 8.346m3, 5.286m3 và 4.716m3. Các loại gỗ

tròn được nhập khẩu từ Hoa Kỳ được đưa vào chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu ngược lại

thị trường này và thị trường Châu Âu.

III.2 Thị trường nhập khẩu gỗ xẻ

Trong năm 2014 Việt Nam nhập khẩu gỗ xẻ từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm:

Châu Âu: 30 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Á: 22 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Phi: 22 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Mỹ La Tinh: 16 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Đại Dương: 4 quốc gia và vùng lãnh thổ

Bắc Mỹ: 2 quốc gia

Bảng 4 liệt kê 10 quốc gia có lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất trong năm 2014.

Tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu từ 10 quốc gia này năm 2014 là hơn 1,65 triệu m3, chiếm trên

82% tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam.

Bảng 5. Các thị trường nhập khẩu gỗ xẻ lớn nhất của Việt Nam năm 2014

Stt Thị trường Lượng (m3) Giá trị (triệu USD)

1 Lào 495.126 410,0

2 Hoa Kỳ 485.884 214,2

3 New Zealand 155.719 47,7

4 Campuchia 153.547 256,5

5 Chile 138.159 38,5

6 Brazil 85.749 27,8

7 Đức 43.835 18,5

8 Phần Lan 36.076 10,9

9 Gabon 31.437 24,1

10 Colombia 27.349 7,8

Tổng 10 nước 1.652.881 1.055,8

Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn gỗ xẻ từ các quốc gia nơi gỗ có tính hợp pháp cao như

Mỹ, New Zealand và một số nước Châu Âu.

16

Lượng gỗ xẻ mà Việt Nam nhập khẩu từ Lào và Campuchia vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2014

tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam nhập khẩu từ 2 quốc gia này lên tới 648.673m3, chiếm 32,3%

trong tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam trong cùng năm.

Bình quân 1m3 gỗ từ xẻ nhập khẩu từ Lào có giá 828 USD. Mỗi m3 gỗ xẻ nhập khẩu từ Hoa

Kỳ giá 440 USD. Mỗi m3 gỗ xẻ nhập khẩu từ Campuchia có mức giá trung bình 1.670 USD,

cao nhất so với mức giá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Mặc dù lượng gỗ xẻ nhập khẩu từ

Campuchia chỉ đứng thứ 4 về lượng, kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ từ thị trường này lại đứng

thứ 2 trong bảng xếp hạng.

Mức giá khác nhau của các loại gỗ phần nào phản ánh giá trị các loại gỗ nhập khẩu vào Việt

Nam từ các quốc gia này. Nói cách khác, gỗ nhập khẩu từ Campuchia là các loại gỗ từ rừng

tự nhiên, có giá trị cao hơn gỗ nhập khẩu từ Lào, và cao hơn nhiều so với các loại gỗ nhập

khẩu từ Hoa Kỳ.

Phần dưới đây sẽ mô tả một số nguồn cung chủ yếu gỗ xẻ cho Việt Nam năm 2014.

Lào

Lào là quốc gia cung cấp một lượng gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam năm 2014, với gần

500.000m3. Bảng 5 chỉ ra 10 loại gỗ xẻ lớn nhất được nhập khẩu từ Lào trong cùng năm.

Bảng 6. Các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Lào năm 2014

Loại gỗ Lượng nhập (m3)

Hương 176.158

Cẩm 58.725

Gụ 44.782

Kiền kiền 24.401

Giổi 21.907

Gõ 19.787

Xoan 19.196

Trò 18.610

Lim 18.487

Nghiến 10.474

Campuchia

Toàn bộ lượng gỗ được nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam là gỗ xẻ. Đây là kết quả của

chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn của chính phủ Campuchia được thực hiện từ cuối thập kỷ

90.5 Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 153.547m3 gỗ xẻ từ Campuchia, tương đương với

5 Thông tin chi tiết về các chính sách lâm nghiệp của Campuchia có liên quan đến sản xuất và thương mại gỗ, bao gồm cả chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn có thể tham khảo tại nguồn Báo cáo “An overview of forest products statistics in South and Southeast Asia’ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cộng đồng Châu Âu (EU) (ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/005/AC778E/AC778E00.pdf), và Báo cáo “Timber trade and wood

17

256,5 triệu USD về kim ngạch. Bảng 6 chỉ ra các loại gỗ chính được nhập khẩu từ Campuchia

vào Việt Nam.

Bảng 7. Các loại gỗ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia năm 2014

Loại gỗ Lượng nhập (m3)

Hương 74.152

Căm xe 23.890

Điều 19.959

Cẩm 14.679

Trắc 5.969

Gõ 3.513

Cao su 3.092

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ cũng là một trong những nguồn cung gỗ xẻ quan trọng nhất của Việt Nam. Năm

2014, Việt Nam nhập khẩu 485.884m3 gỗ xẻ từ nguồn này, tương đương với 214,2 triệu USD

về kim ngạch. Bảng 7 chỉ ra các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Hoa Kỳ.

Bảng 8. Các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu vào Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2014

Loại gỗ Lượng nhập (m3)

Dương 284.374

Sồi 93.189

Trăn xe 26.520

Thông 25.136

Tần bì 14.219

Óc chó 12.761

Thích 4.629

Các loại gỗ xẻ được nhập khẩu từ Hoa Kỳ được đưa vào chế biến và xuất khẩu ngược lại thị

trường này và các thị trường khác như tại EU.

New Zealand

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 155.719m3 gỗ xẻ từ New Zealand, tương đương với 47,7

triệu USD về kim ngạch. Hầu hết (99,7%) gỗ nhập khẩu là gỗ thông.

Brazil

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 85.749m3 gỗ xẻ từ Brazil, tương đương với 27,8 triệu USD về

kim ngạch. Thông và bạch đàn là 2 loại gỗ chính được nhập khẩu từ thị trường này, với

flows study: Cambodia” (http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0002312-environment-timber-trade-and-wood-flow-study-cambodia.pdf)

18

lượng nhập chiếm trên 96% tổng lượng gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ thông nhập khẩu chiếm tỉ lệ

lớn nhất (47.408m3), tiếp đến là bạch đàn (35.511m3).

IV. Các thị trường xuất khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam không sản xuất gỗ nguyên liệu, lượng gỗ tròn và gỗ xẻ xuất khẩu của Việt

Nam năm 2014 tương đối lớn, với trên 89.000m3 gỗ tròn và 456.696m3 gỗ xẻ.

IV.1 Thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn

Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 89.157m3 gỗ tròn, tương đương với khoảng 42,2 triệu USD

về kim ngạch. Bảng 5 chỉ ra các thị trường nhập khẩu gỗ tròn chính của Việt Nam.

Bảng 9. Các thị trường nhập khẩu gỗ tròn chính của Việt Nam năm 2014

Stt Thị trường nhập khẩu Lượng (m3) Giá trị (triệu USD)

1 Ấn Độ 42.022 13,9

2 Hàn Quốc 14.721 1,0

3 Đài Loan 9.811 1,5

4 Trung Quốc 8.915 12,5

5 Hồng Kông 8.305 11,3

6 Bangladesh 2.883 0,77

7 Ả Rập Thống nhất 1.427 0,07

8 Nhật Bản 1.005 2,1

Lượng gỗ tròn mà Việt Nam xuất khẩu nhỏ, chỉ chiếm 6,2% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu. Lượng gỗ tròn nhập khẩu còn lại (93,8%, tương đương với 1,33 triệu m3) có thể được đưa vào chế biến phục vụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu, hoặc cả hai. Cũng có thể có một lượng gỗ từ nguồn này hiện chưa được đưa vào chế biến. Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Hồng Kông là các thị trường nhập khẩu gỗ tròn lớn nhất của Việt Nam. Do Việt Nam không có nguồn gỗ tròn phục vụ xuất khẩu, có thể nói hầu hết gỗ tròn xuất khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ nhập khẩu. Việt Nam có thể xuất một lượng gỗ cao su có nguồn gốc từ các khu rừng cao su thanh lý tại Việt Nam và gỗ tràm, nhưng lượng xuất nếu có là rất nhỏ. Năm 2014 mỗi m3 gỗ tròn xuất khẩu của Việt Nam có mức giá bình quân gần 474 USD. Phần dưới mô tả các thị trường nhập khẩu gỗ tròn chính của Việt Nam:

19

Ấn Độ

Trong số các nước nhập khẩu gỗ tròn của Việt Nam, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, với lượng nhập năm 2014 lên tới 42.000m3. Các loại gỗ chính mà Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm:

Dầu 29.013m3

Keo 6.922m3

Chò 5.724m3

Đài Loan

Năm 2014 Đài Loan nhập khẩu 9.811m3 gỗ tròn từ Việt Nam. Các loại gỗ chính bao gồm:

Sa mu 3.692m3

Cao su 2.850m3

Tràm 2.800m3

Trung Quốc

Năm 2014 tổng lượng gỗ tròn Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam là 8.845m3. Các loại gỗ chính bao gồm:

Trắc 3.742m3

Sa mu 2.101m3

Hương 1.386m3

Hồng Kông

Năm 2014 Hồng Kông nhập khẩu 8.305m3 gỗ tròn từ Việt Nam. Các loại gỗ chính bao gồm:

Hương 5.879m3

Trắc 2.156m3

Tếch 153m3

IV.2 Thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ xẻ

Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu gỗ xẻ tới 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng lượng xuất

khẩu lên đến 456.696m3, tương đương gần 231,8 triệu USD về kim ngạch. Năm 2014 lượng

gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu chiếm 22,7% tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam nhập khẩu.

Bình quân gỗ xẻ xuất khẩu của Việt Nam có mức giá gần 508 USD/m3.

Chủ yếu lượng gỗ xẻ xuất khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ nhập khẩu. Bảng 6 thể hiện 5

thị trường nhập khẩu gỗ xẻ lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 10. Các thị trường nhập khẩu gỗ xẻ chính của Việt Nam năm 2014

Stt Thị trường Lượng (m3) Giá trị (triệu USD)

1 Trung Quốc 257.034 146,2

2 Đài Loan 84.413 13,4

3 Hàn Quốc 72.964 8,4

4 Hồng Kông 33.155 54,4

5 Nhật Bản 6.908 7,8

20

Phần dưới đây mô tả các thị trường nhập khẩu gỗ xẻ chính của Việt Nam

Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gỗ xẻ lớn nhất của Việt Nam, với 256.446m3 gỗ xẻ được

nhập khẩu từ Việt Nam vào quốc gia này năm 2014, tương đương với gần 145,9 triệu USD

về kim ngạch. Bảng 7 liệt kê các loại gỗ xẻ chính mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam.

Bảng 11. Các loại gỗ xẻ chính Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014

Loại gỗ Lượng (m3)

Cao su 151.663

Hương 77.332

Cẩm 19.739

Keo 3.616

Trắc 2.662

Đài loan

Lượng gỗ xẻ mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014 lên tới 84.271m3, tương đương

với khoảng 13,3 triệu USD về kim ngạch. Khoảng gần 93% trong tổng lượng gỗ xẻ mà Đài

Loan nhập khẩu là gỗ keo (78.061m3), còn lại là gỗ pơ mu (2.033m3), sa mu (1.711m3) và

một số loại gỗ khác.

Lượng gỗ keo mà Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan có nguồn gốc từ rừng trồng của Việt

Nam; giá xuất khẩu bình quân của mỗi m3 khoảng 134 USD.

Hàn Quốc

Năm 2014 Hàn Quốc nhập khẩu 72.926m3 gỗ xẻ từ Việt Nam, tương đương với 8,4 triệu

USD về kim ngạch. Trên 98% lượng gỗ xẻ nhập khẩu (71.910m3) là gỗ keo. Ngoài ra, Hàn

Quốc còn nhập khẩu một lượng nhỏ gỗ cao su (673m3) và gỗ quế (101m3) từ Việt Nam.

Hồng Kông

Năm 2014 lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Hồng Kông từ Việt Nam khoảng 33.155m3, tương

đương với 54,4 triệu USD về kim ngạch. Gỗ hương và gỗ cẩm là 2 loại gỗ chính được nhập

khẩu từ Việt Nam vào Hồng Kông, với lượng nhập của 2 loại gỗ này chiếm trên 98% tổng

lượng gỗ xẻ được nhập khẩu vào thị trường này. Cụ thể:

Gỗ hương: 23.947m3

Gỗ cẩm: 8.625m3

Nhật Bản

Năm 2014 Nhật Bản nhập khẩu khoảng 6.904m3 gỗ xẻ từ Việt Nam, bao gồm 2 loại gỗ chính:

Gỗ hương: 4.407m3

Gỗ cẩm: 1.011m3

21

Hiện có một số lượng lớn doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào xuất nhập khẩu gỗ và

sản phẩm gỗ, bao gồm cả mặt hàng gỗ tròn và xẻ. Hộp 2 thể hiện số lượng các doanh nghiệp

của tham gia vào thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường quan trọng của Việt Nam.

Đối với các thị trường như Hồng Kông, Lào và Campuchia hầu hết các doanh nghiệp của Việt

Nam tham gia các thị trường này đều là các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu gỗ

tròn và gỗ xẻ. Đặc biệt, số doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhập khẩu gỗ từ Lào lên tới gần

500, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp tham gia các thị trường khác như Hồng Kông và

Campuchia. Điều này lý giải tại sao lượng gỗ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam có số lượng cao

nhất so so với lượng nhập từ các quốc gia khác. Phần V dưới đây mô tả một số cửa khẩu

quan trọng trong thương mại gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam.

V. Một số cửa khẩu chính trong thương mại gỗ tròn và xẻ của Việt Nam

Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 bởi Thủ tướng Chính phủ quy định 4

loại cửa khẩu biên giới đất liền, bao gồm cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (hay còn được

gọi là cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Hộp 3 trích từ Điều 4 của

Nghị định, quy định chức năng của các cửa khẩu.

Hộp 2. Doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào thương mại gỗ với

một số thị trường quan trọng năm 2014

726 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang

Trung Quốc. Con số này bao gồm các công ty tham gia xuất khẩu

gỗ tròn và xẻ.

195 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hồng Kông

549 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩmg gỗ sang Nhật Bản

374 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Đài Loan

492 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Lào

123 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Campuchia

22

Cùng có chung đường biên với Việt Nam, các cửa khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia Lào,

Campuchia và Trung Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa,

bao gồm của gỗ tròn và gỗ xẻ.6 Phần dưới đây mô tả thương mại gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt

Nam được thực hiện qua các loại cửa khẩu đường biên với các nước.

V.1 Các cửa khẩu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chính của Việt Nam từ Lào

Như trên đã đề cập, năm 2014 Việt Nam nhập tổng số 803.772m3 gỗ cả tròn và xẻ từ Lào,

trong đó lượng gỗ xẻ chiếm 308.647m3, còn lại là gỗ tròn. Lượng gỗ này được nhập khẩu

qua 4 loại cửa khẩu như sau:

Cửa khẩu Quốc tế

618.063m3 gỗ cả tròn và xẻ, tương đương với gần 77% tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu

vào Việt Nam từ Lào được nhập khẩu thông qua 8 cửa khẩu quốc tế. Bảng 8 chỉ ra lượng gỗ

tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ Lào qua 6 cửa khẩu Quốc tế chính.

6 Từ nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan, tên của các cửa khẩu nơi gỗ được nhập vào và xuất đi từ Việt Nam bao gồm cả tên cửa khẩu của Việt Nam và tên cửa khẩu nước ngoài. Điều này có liên quan trực tiếp đến phương thức giao hàng được kê khai trong tờ khai hải quan. Cụ thể, đối với trường hợp nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, nếu các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu gỗ xuất hàng theo phương thức FOB (Free on Board) (tạm dịch là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi) thì tên cửa khẩu trên tờ khai sẽ được ghi tên nước ngoài. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp sử dụng phương thức giao hàng CIF (Cost, Insurance and Freight) (tạm dịch là giá thành, bảo hiểm và cước) thì tên cửa khẩu trên tờ khai hải quan sẽ là tên cửa khẩu nơi nhập hàng của Việt Nam. Tương tự đối với trường hợp doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu gỗ: sử dụng phương thức FOB sẽ có tên của cửa khẩu Việt Nam trên tờ khai hải quan; sử dụng phương thức giao hàng CIF sẽ có tên của cửa khẩu nhập khẩu nước ngoài.

Hộp 3. Bốn loại cửa khẩu biên giới đất liền

Cửa khẩu quốc tế: được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và

nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập

khẩu.

Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương

tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập

cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng

giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật

phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm

thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho

cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới

hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính, sách

thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc

được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai

bên biên giới.

23

Bảng 12. Các cửa khẩu quốc tế chính nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào vào Việt Nam năm 2014

Các cửa khẩu chính Gỗ tròn nhập khẩu (m3)

Gỗ xẻ nhập khẩu (m3)

Tổng số gỗ tròn và xẻ nhập khẩu (m3)

Lao Bảo (Quảng Trị) 23.034 149.110 172.145

Bờ Y (Kon Tum) 97.402 33.621 131.023

Na Mèo (Thanh Hóa)

176.34 109.445 109.622

Cầu Treo (Hà Tĩnh) 8.247 88.909 97.156

Nậm Cắn (Nghệ An) 56.808 2.418 59.225

Cha Lo (Quảng Bình) 8.145 38.708 46.853

Gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo phần lớn là các loại gỗ như hương, cẩm, lim, gõ và trắc.

Bình quân mỗi m3 gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu này có giá khoảng 1.400 USD.

Gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Nậm Cắn chủ yếu gồm các loại như giổi, kiền kiền, hương, xoan,

chò, phay. Mức giá bình quân cho mỗi m3 gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu này vào khoảng 225

USD.

Gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y chủ yếu là gỗ tròn, với các loại như gỗ dầu, vên vên và kiền

kiền. Mức giá bình quân cho mỗi m3 gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu này khoảng 507 USD.

Gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo chủ yếu là giổi, kiền kiền, hương, xoan, chò và phay.

Mức giá bình quân nhập khẩu qua cửa khẩu này khoảng 429 USD/m3

So với các cửa khẩu như Lao Bảo, Nậm Cắn và Bờ Y, lượng gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Cha

Lo không nhiều, với tổng số 46.853m3. Tuy nhiên, giá gỗ nhập khẩu bình quân cao, khoảng

1.123 USD/m3, chỉ đứng sau so với mức giá gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo.

Cửa khẩu quốc gia (cửa khẩu chính)

Có 16 cửa khẩu quốc gia đã được sử dụng để nhập khẩu gỗ tròn và xẻ từ Lào vào Việt Nam

trong năm 2014, với tổng lượng gỗ nhập khẩu khoảng 144.468m3, trong đó bao gồm

66.837m3 gỗ xẻ, còn lại là gỗ tròn.

Hai cửa khẩu quan trọng nhất trong 16 cửa khẩu, với lượng nhập trên 10.000m3 gỗ, bao

gồm cửa khẩu La Lay (Quảng Trị) và cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), cụ thể:

Cửa khẩu La Lay: Tổng lượng nhập 88.454m3, trong đó có 44.165m3 gỗ tròn, còn lại

là gỗ xẻ

Cửa khẩu Thanh Thủy: Tổng lượng nhập 34.229m3, trong đó có 2.773m3 gỗ xẻ, còn

lại là gỗ tròn

Một số cửa khẩu quốc gia khác như Cà Roong (Quảng Bình), Nam Giang (Quảng Nam), Tây

Giang (Quảng Nam) và Thông Thụ có lượng nhập khẩu giao động khoảng 4.000m3 -

6.000m3/năm đối với mỗi cửa khẩu.

24

Cửa khẩu phụ

Năm 2014, lượng gỗ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam qua các cửa khẩu phụ tương đối lớn,

lên tới 35.330m3, trong đó gỗ tròn chiếm chủ yếu (33.378m3) và phần ít là gỗ xẻ. Tổng số chỉ

có 2 cửa khẩu phụ được sử dụng để nhập khẩu gỗ Lào trong năm 2014, trong đó cửa khẩu

Tam Hợp (Nghệ An) đóng vai trò chủ yếu, với lượng nhập lên tới 27.893m3. Lượng nhập qua

cửa khẩu phụ Buộc Mú (Nghệ An) là không đáng kể.

Lối mở đường mòn

Năm 2014 có 4 lối mở đường mòn giữa Việt Nam và Lào được sử dụng để nhập khẩu gỗ tròn

và xẻ vào Việt Nam. Lượng gỗ được nhập khẩu qua kênh này nhỏ, chiếm 5.911m3, trong đó

lượng gỗ nhập khẩu qua lối mở Cao Vều (Nghệ An) là chủ yếu, chiếm 3.931m3.

V.2 Các cửa khẩu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chính của Việt Nam từ

Campuchia

Như đã đề cập ở trên, trong năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 153.929m3 gỗ từ Campuchia,

trong đó chủ yếu là gỗ xẻ (153.547m3). Lượng gỗ này được nhập khẩu qua các cửa khẩu

quốc tế, quốc gia, cửa khẩu phụ và lối mòn.

Cửa khẩu quốc tế

Năm 2014 có 3 cửa khẩu quốc tế được sử dụng để nhập khẩu gỗ từ Campuchia vào Việt

Nam, với tổng lượng gỗ được nhập khẩu khoảng 28.484m3. Các cửa khẩu này bao gồm:

Cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh): 24.753m3. Các loại gỗ chính nhập khẩu chủ yếu là gỗ

điều và hương. Mức giá gỗ nhập khẩu bình quân qua cửa khẩu này vào khoảng 268

USD/m3

Cửa khẩu Dinh Ba (Đồng Tháp): 735m3

Cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai): 2.996m3. Các loại gỗ chính nhập khẩu là hương, cẩm,

trắc.

Cửa khẩu quốc gia

Tổng số có 20 cửa khẩu quốc gia đã được sử dụng để nhập khẩu 122.722m3 gỗ từ

Campuchia vào Việt Nam trong năm 2014. Các cửa khẩu quốc gia chính bao gồm:

Cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh): 50.007m3. Loại gỗ nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu

này là gỗ hương, cẩm và trắc. Bình quân mỗi m3 gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ

Campuchia qua cửa khẩu này có giá 2.463 USD.

Cửa khẩu Katum (Tây Ninh): 29.047m3. Các loại gỗ chính nhập khẩu giống như các

loại nhập khẩu qua cửa khẩu Chàng Riệc.

Cửa khẩu Tà Vát (Bình Phước): 9.829m3

Cửa khẩu Lộc Thịnh (Bình Phước): 8.051m3. Hầu hết gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu này

là gỗ điều và cao su.

25

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Long An): 5.038m3

Cảng Cát Lái (TP Hồ Chính Minh): 3.816m3. Các loại gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam

từ Campuchia theo cửa khẩu này thường là các loại gỗ quý, với mức giá bình quân ở

mức 2.422 USD/ m3.

Cửa khẩu phụ

Cửa khẩu 751 (Đắc Lắk) là cửa khẩu phụ duy nhất được sử dụng để nhập khẩu gỗ từ

Campuchia vào Việt Nam. Trong năm 2014 lượng gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu này là

6.821m3.

Lối mở đường mòn

Năm 2014 Việt Nam sử dụng 3 lối mở đường mòn để nhập khẩu 5.902m3 gỗ từ Campuchia.

V.3. Các cửa khẩu xuất khẩu gỗ tròn và xẻ từ Việt Nam sang Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ tròn và xẻ quan trọng nhất của Việt Nam. Trong năm

2014, tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam gần 266.000m3,

trong đó lượng gỗ xẻ chiếm tới 97%, còn lại là gỗ tròn (3%).

Vào đầu những năm 2000, lượng gỗ tròn và xẻ Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam nhỏ,

khoảng dưới 10.000m3 trong năm 2000. Lượng nhập khẩu sau đó tăng lên khoảng 40.000 -

50.000m3/năm trong giai đoạn 2004 - 2005, và tăng đột biến lên khoảng 160.000m3 năm

2006 và 250.000m3 năm 2007. Khủng hoảng kinh tế làm lượng gỗ nhập khẩu vào Trung

Quốc từ Việt Nam tụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2008-2009, với lượng nhập còn

khoảng 50.000 - 60.000m3/năm. Tuy nhiên, lượng nhập tăng trở lại sau giai đoạn suy thoái,

và đạt khoảng gần 260.000m3 năm 2013 (Forest Trends 2015).

Tỷ trọng gỗ tròn - xẻ trong tổng lượng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc thay đổi rõ

rệt theo thời gian. Trước năm 2007 - 2008, gỗ xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là gỗ tròn

(chiếm tới 80 -90% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu sang thị trường này). Những

năm gần đây lượng gỗ tròn Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 20%;

lượng gỗ xẻ chiếm ưu thế.

Cửa khẩu quốc tế

Năm 2014 khoảng 71.878m3 gỗ tròn và xẻ đã được nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam

thông qua 7 cửa khẩu Quốc tế chính, trong đó có 1 cửa khẩu của Trung Quốc (Hà Khẩu), còn

lại là các cửa khẩu của Việt Nam. Chủ yếu gỗ Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu này là gỗ

xẻ, chiếm 65.308m3. Lượng gỗ tròn chiếm tỉ lệ thấp (6.570m3). Các cửa khẩu quốc tế quan

trọng bao gồm:

Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng): 41.255m3 tổng số, trong đó bao gồm 38.859m3 gỗ xẻ, còn lại

là gỗ tròn. Gỗ xuất qua cửa khẩu này chủ yếu là gỗ hương, cẩm

26

Cảng Quy Nhơn (Bình Định): 16.346m3 tổng số, hầu hết là gỗ xẻ (16.232m3), chủ yếu

là gỗ cao su.

Cảng Hải Phòng: 7.396m3, chủ yếu là gỗ xẻ (6.788m3), bao gồm các loại như hương,

trắc, cẩm

Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn): 3.775m3, trong đó chủ yếu là gỗ xẻ (2.827m3), bao

gồm hương, trắc, cẩm.

Cửa khẩu quốc gia

Năm 2014 có 42 cửa khẩu quốc gia, bao gồm cả cửa khẩu của phía Việt Nam và Trung Quốc

được sử dụng để nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào Trung Quốc. Lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu

qua 42 cửa khẩu này rất lớn, chiếm 185.054m3, trong đó chủ yếu là gỗ xẻ (183.343m3), còn

lại là gỗ tròn (1.711m3).

Cửa khẩu phụ và lối mở đường mòn

Khoảng 9.018m3, chủ yếu là gỗ xẻ, được nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam qua các

cửa khẩu cửa phụ lối mòn.

V.4. Các cửa khẩu chính Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và xẻ sang Hồng Kông

2014 Hồng Kông nhập khẩu 41.460m3 gỗ tròn và xẻ từ Việt Nam, trong đó lượng gỗ xẻ

chiếm gần 80%, còn lại là gỗ tròn.

Các cảng chính mà Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn sang Hồng Kông bao gồm:

Cảng Tiên Sa: 6.578m3, chủ yếu là hương, trắc, cẩm

Móng Cái: 473m3, chủ yếu là trắc

Cảng Hải Phòng: 543m3 (trắc, hương, cẩm)

Các cảng chính mà Việt Nam xuất khẩu gỗ xẻ vào Hồng Kông bao gồm:

Cảng Tiên Sa: 13.117m3, chủ yếu là gỗ cẩm, hương, trắc

Cảng Cát Lái: 4,472m3, chủ yếu là cẩm, hương, cao su

Cảng Hải Phòng: 3.833m3, chủ yếu là hương, cẩm, căm xe

V.5. Các cửa khẩu chính Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn và xẻ sang Đài Loan

Trong năm 2014 Đài Loan nhập khẩu tổng số 91.674m3 gỗ tròn và xẻ từ Việt Nam, trong đó

lượng gỗ xẻ chiếm trên 84%, còn lại là gỗ tròn.

Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn sang Đài Loan thông qua 9 cửa khẩu khác nhau, trong đó các

cửa khẩu quan trọng nhất bao gồm:

Cảng Cát Lái: 2.916m3, chủ yếu gỗ cao su, tràm

Cảng Chùa Vẽ: 1.183m3, chủ yếu gỗ sa mu, pơ mu

27

Việt Nam xuất khẩu gỗ xẻ vào Đài Loan qua 20 cửa khẩu khác nhau, trong đó các cửa khẩu

quan trọng nhất bao gồm:

Cảng Hải Phòng: 20.569m3, chủ yếu gỗ keo, pơ mu

Cảng Green Port (Hải Phòng): 18,646m3, chủ yếu gỗ keo

Tân cảng Hải Phòng: 11.751m3, chủ yếu gỗ keo, pơ mu

V.6. Cửa khẩu với Hàn Quốc

Cát Lái là cảng quan trọng nhất của Việt Nam trong việc xuất khẩu gỗ tròn sang Hàn Quốc.

Lượng gỗ xuất khẩu vào Hàn Quốc từ Việt Nam từ cảng này chủ yếu là gỗ keo.

V.7 Cửa khẩu xuất khẩu đi Ấn Độ

Ấn độ chủ yếu nhập khẩu gỗ dầu từ Việt Nam. Cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam

trong xuất khẩu gỗ đi Ấn Độ (chủ yếu là gỗ tròn) là các cảng sau:

Quy Nhơn: 18.630m3

Cái Lân: 6.922m3

Tiên Sa: 5.123m3

Tóm lại, Việt Nam sử dụng hệ thống cửa khẩu rất đa dạng, bao gồm cả cửa khẩu quốc tế,

quốc gia, cửa khẩu phụ, lối mở đường mòn. Chủng loại gỗ nhập và xuất khẩu thông qua các

cửa khẩu này khác nhau.

VI. Một số thảo luận

Thương mại gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam giữ vị thế quan trọng đối với ngành gỗ của quốc

gia, cả về khía cạnh khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong thời gian vừa qua, xuất

nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam đã có một số biến động, thể hiện qua các mặt sau

đây:

Chính sách quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất của Việt Nam

Thông tư 37/2014/TT-BCT ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2014 (bắt đầu có hiệu lực kể từ

ngày 8 tháng 12 năm 2014) của Bộ Công Thương quy định việc tạm ngừng kinh doanh tạm

nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên của Lào và Campuchia. Thông tư nêu rõ Chính

phủ Việt Nam “Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất

sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.”

Hiện chưa có thông tin đầy đủ về tác động của Thông tư này tới thương mại gỗ tròn và xẻ

của Việt Nam với Lào và Campuchia trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo ý kiến của một

số doanh nghiệp trực tiếp tham gia thương mại gỗ với 2 quốc gia này cho thấy Thông tư đã

tạo ra những hạn chế nhất định trong việc thương mại gỗ của các doanh nghiệp từ 2 quốc

28

gia này, từ đó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, và hoạt động xuất

khẩu đến các thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 308.647m3 gỗ tròn từ Lào, trong khi tổng lượng gỗ tròn

được Việt Nam xuất khẩu trong cùng năm là 89.157m3. Việc Chính phủ Việt Nam hạn chế

việc tạm nhập tái xuất gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào sẽ có tác động trực tiếp đến thương mại gỗ

tròn giữa Việt Nam và Lào, bởi hầu hết lượng gỗ tròn mà Việt Nam xuất khẩu đều là gỗ nhập

khẩu, trong đó chủ yếu từ Lào. Chính sách bãi bỏ tạm nhập tái xuất mặt hàng gỗ tròn từ Lào

vào Việt Nam có thể làm mất đi các thị trường truyền thống nhập khẩu gỗ tròn của Việt

Nam như Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông.

Lượng gỗ xẻ mà Việt Nam xuất khẩu năm 2014 lên tới 456.696m3, chiếm 22,7% tổng lượng

gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong năm 2014 lượng gỗ xẻ từ Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc và Hồng Kông lên tới

290.000m3. Khoảng 130.000m3 gỗ xẻ nhập khẩu từ Việt Nam vào 2 thị trường này là các loại

gỗ quý, có giá thị trường rất cao, có nguồn gốc từ Lào và Campuchia. Như vậy, chính sách

tạm ngừng hoạt động tạm nhập tái xuất gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào và Campuchia có tác động

lớn và trực tiếp đến thương mại gỗ xẻ của Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam nhập

khẩu gỗ Lào, Campuchia nhằm phục vụ thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.

Có thể Chính sách tạm dừng tạm nhập tái xuất của Việt Nam phần nào đáp ứng được mối

quan tâm của nhiều hộ gia đình thuộc các làng nghề gỗ như Phù Khê (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc

Ninh), nơi nguồn gỗ tròn và xẻ nhập khẩu từ Lào và Campuchia đóng vai trò quan trọng, là

nguồn cung nguyên liệu đầu vào duy nhất cho các hoạt động chế biến và thương mại của

các làng nghề này. Khoảng 90 - 95% các sản phẩm gỗ được tạo ra bởi các làng nghề được

xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2012). Trong những năm

gần đây, hoạt động chế biến và thương mại gỗ của các làng nghề này đã trải qua những thay

đổi lớn, với các hoạt động chế biến đã và đang co dần lại, thay thế bằng các hoạt động

thương mại gỗ nguyên liệu đơn thuần. Hộp 3 mô tả một số tác động của sự dịch chuyển từ

chế biến sang thương mại tại các làng nghề.

29

Chính sách tạm dừng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất gỗ tròn và xẻ từ Lào và

Campuchia có thể tạo ra sự thay đổi khi lượng gỗ nhập khẩu từ 2 quốc gia này được giữ lại

và đưa vào chế biến trước khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay

vẫn chưa có minh chứng nào được đưa ra về lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào và

Campuchia được tiêu thụ tại các cơ sở chế biến, trong đó đặc biệt là tại các làng nghề gia

tăng. Có thể Chính sách tạm dừng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất đã không tạo

được hiệu quả xã hội như kỳ vọng, bởi lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào và Campuchia

đưa vào chế biến không gia tăng. Thay vào đó, thực hiện Chính sách có thể làm hạn chế lưu

thông thương mại các mặt hàng gỗ nguyên liệu này, và dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt

Nam dự trữ gỗ, chờ giá lên hoặc chờ cho chính sách thay đổi.

Các làng nghề sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia lệ thuộc gần như

hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc làm cho các làng nghề đó hầu như không có vị thế khi

tham gia thị trường này. Bên cạnh đó, nếu lượng gỗ nhập khẩu từ các nguồn này được đưa

vào chế biến chắc chắn sẽ có rủi ro khi các sản phẩm này được tiêu thụ tại thị trường nội địa

cũng như xuất khẩu. Điều này có thể làm giảm hiệu quả mong đợi của chính sách.

Biến động của thị trường nhập khẩu

Trong năm 2014 biến động lớn nhất về thị trường gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam là

Myanmar. Chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn của Chính phủ Myanmar vào đầu năm 2014

làm cho nguồn cung gỗ tròn từ thị trường này cho Việt Nam mất hoàn toàn. Trước đó, mỗi

Hộp 3. Thay đổi tại các làng nghề gỗ truyền thống

“Trước đây hầu hết các thành viên trong gia đình từ lớn đến nhỏ, như

trẻ em 13-14 tuổi đều tham gia vào hoạt động chế biến. Người có tay

nghề cao thì làm thiết kế, pha gỗ… người có tay nghề thấp hơn thì đục

đẽo theo thiết kế… người không có tay nghề thì làm các công việc đơn

giản như bào, đánh bóng, phun sơn. Gia đình làm không hết việc, nhà

nào cũng phải thuê thêm 6 - 7 lao động từ các làng khác. Gần đây thay

đổi hết rồi, chuyển sang làm thương mại hết. Nhà nào cũng vay tiền

ngân hàng, lấy tiền mua gỗ rồi ra chợ ngồi bán, người nọ bán cho người

kia, cuối cùng thì cũng là khách Trung Quốc thu gom mang về Trung

Quốc hết. Bán ở chợ mỗi nhà chỉ cần 1 người bán thôi, mọi người còn lại

trong gia đình trở thành thất nghiệp hết, cả làng trở thành thất nghiệp.

Nhà nước cần có chính sách hiệu quả để bắt Trung Quốc phải mua sản

phẩm của mình, thay vì việc mua gỗ nguyên liệu như hiện nay, nếu

không dân mình chẳng được lợi gì, mà chỉ có một số ít người chuyên

buôn bán gỗ thôi.”

(Nguồn: Phỏng vấn Chủ tịch Hội gỗ Mỹ nghệ Đồng Kỵ, tháng 12 năm

2014)

30

năm Myanmar cung cấp cho Việt Nam hàng trăm nghìn m3 gỗ tròn. Sự mất đi nguồn cung

này đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tìm kiếm có nguồn cung khác thay thế nếu

họ muốn tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này có thể dẫn đến việc các

doanh nghiệp gia tăng tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường thay thế, đặc biệt là các thị

trường có các lợi thế về khoảng cách về mặt địa lý với Việt Nam và/hoặc có cùng chủng loại

gỗ với Myanmar. Trong bối cảnh này, Lào và Campuchia có vẻ sẽ trở thành thị trường thay

thế cho Myanmar.

Nguồn cung gỗ tròn từ Mynamar mất đi có thể cho thấy nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt

Nam có thể thay đổi nhanh do thay đổi về các chính sách của quốc gia cung gỗ. Sự lệ thuộc

lớn vào một vài quốc gia cung gỗ tròn và xẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam như từ Lào và

Campuchia đặt các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia các thị trường này trước những rủi

ro lớn, bởi chính sách từ các quốc gia này có thể thay đổi như Myanmar. Những biến động

của nguồn cung không chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia

thương mại với các thị trường này mà còn ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ gia đình với hàng

trăm ngàn lao động tham gia vào chế biến và thương mại các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ

nhập khẩu.

Biến động của thị trường xuất khẩu

Sự lệ thuộc lớn vào một vài thị trường xuất khẩu cũng đặt các doanh nghiệp tham gia

thương mại gỗ của Việt Nam trước những rủi ro lớn về thị trường. Đến nay, nhiều sản phẩm

gỗ của Việt Nam, bao gồm cả gỗ tròn và gỗ xẻ là các loại gỗ quý có nguồn gốc từ nhập khẩu,

có giá trị thị trường cao được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Sự kiện

dàn khoan 981 của Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu các loại

hàng hóa của Việt Nam, bao gồm cả các loại gỗ tròn và xẻ được xuất khẩu vào thị trường

Trung Quốc, Hồng Kông và ở nhiều thị trường khác. Nói cách khác, những thay đổi về chính

trị xảy ra trong vùng có tác động lớn đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đòi

hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải có những bước đi phù hợp trong

bối cảnh luôn có những biến động trong vùng.

Yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ

Xu hướng tiêu dùng hiện nay đối với các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới là

ngày càng chặt chẽ hơn. Tại các thị trường phát triển, cơ chế kiểm soát nguồn gốc các sản

phẩm gỗ nhập khẩu được tiêu thụ tại các thị trường này ngày càng chặt chẽ. Tham gia các

thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về

tính hợp pháp của gỗ.

Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,2 triệu m3 gỗ quy tròn từ 115 quốc gia và vùng

lãnh thổ khác nhau, trong đó có một lượng lớn gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ các quốc gia

nơi tính hợp pháp của gỗ còn có nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng có thể lượng gỗ mà

Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia này không được đưa vào chuỗi cung để phục vụ các thị

31

trường xuất khẩu nhạy cảm về mặt môi trường. Tuy nhiên, việc nhập khẩu một lượng gỗ tự

nhiên rất lớn từ các quốc gia đó đặt các doanh nghiệp nói riêng và ngành gỗ của Việt Nam

nói chung trước những rủi ro lớn. Hiện Việt Nam có khoảng 4.200 doanh nghiệp gỗ khác

nhau tham gia thị trường; bên cạnh đó còn có hàng nghìn hộ gia đình hoạt động tại các làng

nghề. Làm thế nào để có thể có những cơ chế kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên

liệu đầu vào khả thi và hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực hạn chế như hiện nay là một câu

hỏi khó đặt ra cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp của Việt Nam.

Đã có những thảo luận trong khối doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về lợi ích thực sự

cho Việt Nam từ việc nhập khẩu gỗ tròn và xẻ từ các quốc gia nơi tính hợp pháp của gỗ còn

đang có những tranh cãi như Lào và Campuchia. Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào

thương mại gỗ với các quốc gia này đưa ra quan điểm rằng nguồn cung gỗ từ các quốc gia

này là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thị trường vì nếu không cơ hội này cũng sẽ bị

các quốc gia nhập khẩu gỗ khác như Thái Lan và Trung Quốc lấy mấy. Theo quan điểm của

các doanh nghiệp của Việt Nam trực tiếp tham gia chuỗi cung này, lợi ích của thương mại gỗ

với Lào và Campuchia không chỉ đơn thuần là lợi ích của doanh nghiệp mà còn có lợi ích xã

hội khác.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không tham gia thương mại gỗ với các quốc gia này thì cho

rằng do một số doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ có nguồn gốc pháp lý chưa rõ ràng

làm cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam và hình ảnh của quốc gia bị ảnh

hưởng. Theo các doanh nghiệp này, ngành gỗ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cần tuân

thủ chặt chẽ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và điều này mới đảm bảo sự phát triển

bền vững cho ngành. Hiện các tranh luận này vẫn đang diễn ra, thể hiện tính phức tạp của

ngành gỗ về khía cạnh lợi ích của các nhóm khác nhau trong ngành.

Sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nguồn không rõ ràng về mặt pháp lý làm cho chuỗi

cung trở lên hết sức phức tạp. Từ góc độ quản lý, thiết lập các cơ chế kiểm soát chặt chẽ

chuỗi cung để đảm bảo rằng gỗ đưa vào các chuỗi là gỗ hợp pháp sẽ rất khó khăn và cần chi

phí lớn. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có thông tin đầy đủ, từ đó đưa ra các chính sách

phù hợp, trên các ưu tiên cho lợi ích của số đông doanh nghiệp theo hướng lâu dài. Điều này

sẽ góp phần xây dựng và gìn giữ hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam. Các ưu tiên này cũng cần

cân nhắc tới việc hạn chế chuyển đổi từ mô hình chế biến sang thương mại gỗ nguyên liệu

hiện đang diễn ra tại các làng nghề, bởi điều này sẽ góp phần tối đa hóa lợi ích xã hội của

chính sách.

VII. Kết luận Thương mại các mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam vẫn đang diễn ra với quy mô lớn,

thể hiện cả ở khía cạnh khối lượng gỗ và kim nghạch xuất nhập khẩu. Hàng năm, Việt Nam

nhập một khối lượng gỗ tròn và gỗ xẻ lớn, tương đương với 4,2 triệu m3 gỗ quy tròn và kim

ngạch nhập khẩu lên tới 1,7 tỉ USD. Quy mô xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam nhỏ

hơn nhiều so với nhập khẩu, với lượng xuất khẩu hàng năm khoảng gần 0,54 triệu m3, trong

32

đó chủ yếu là gỗ xẻ, tương đương với 273 triệu USD về kim ngạch. Lượng gỗ chênh lệch giữa

nhập và xuất khẩu có thể được đưa vào chế biến phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hoặc

phần nào đó vẫn chưa được đưa vào chuỗi cung và đang được dự trữ bởi các doanh nghiệp.

Có nhiều tín hiệu tốt đối với thương mại gỗ tròn và xẻ của Việt Nam, bao gồm sự gia tăng về

lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia có nguồn gốc gỗ rõ ràng. Điều này có thể

là những dấu hiệu thể hiện những dịch chuyển trong nội tại của ngành gỗ trong việc hướng

tới các thị trường gỗ nguyên liệu nhập khẩu minh bạch và ổn định hơn, đáp ứng các yêu cầu

khó tính của thị trường xuất khẩu. Một số tín hiện tốt cũng phần nào đang được thể hiện

đối với nguồn gỗ xuất khẩu thông qua lượng gỗ xẻ xuất khẩu có nguồn gốc từ rừng trồng

của Việt Nam có sự gia tăng. Điều này thể hiện tiềm năng của nguồn gỗ rừng trồng trong

nước không chỉ trong việc dần thay thế nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu mà còn là có tiềm

năng to lớn trong việc tạo nguồn cung cho xuất khẩu. Nói cách khác, đầu tư vào rừng trồng

theo hướng thúc đẩy sản xuất gỗ lớn nguyên liệu là những đầu tư hiệu quả cả về khía cạnh

kinh tế và xã hội. Chính sách của Chính phủ cần mạnh mẽ hơn, nhằm thúc đẩy nguồn gỗ

rừng trồng, đặc biệt tập trung cho các hộ gia đình có đất rừng sản xuất.

Tuy nhiên, với lượng nhập gỗ nguyên liệu hàng năm lên tới 4,2 triệu m3 gỗ quy tròn, trong

đó có tới hàng triệu m3 gỗ tròn và xẻ từ các quốc gia nơi nguồn gốc gỗ vẫn còn nhiều tranh

cãi, Việt Nam hiện vẫn đang và sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong việc minh

chứng tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập khẩu. Điều này càng trở lên khó khăn hơn trong bối

cảnh hội nhập, với các doanh nghiệp của Việt Nam đang tham gia vào thị trường quốc tế, và

điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của thị trường

nếu muốn muốn duy trì và mở rộng thị phần của mình. Cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý

của Việt Nam cần chuẩn bị về chiến lược và lộ trình hợp lý nhằm giảm sự lệ thuộc vào các

nguồn cung gỗ nguyên liệu đặc biệt từ các nguồn không rõ nguồn gốc. Quá trình hoạch định

chính sách của Việt Nam cần cân nhắc kỹ đến các yếu tố, đặc biệt là các khía cạnh như lợi ích

của toàn ngành, xây dựng và gìn giữ hình ảnh của quốc gia và lợi ích xã hội do xuất nhập gỗ

tròn và xẻ mang lại cho Việt Nam.

33

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đề Án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Hà Nội, 2014.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đề án tái cơ cấu ngành gỗ. Hà Nội, 2014.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chiến Lược phát Triển Lâm nghiệp Việt Nam đến

2020. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2007

Forest Trends. 2015. Thương mại gỗ của Trung Quốc. Báo cáo chuẩn bị xuất bản

Nguyễn Tôn Quyền và Trần Hữu Nghị. How Viet Nam is prepared to meet legal requirements

of timber export market. Tropenbos International. Hanoi, 2011.

Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Lê Duy Phương, Cao Thị Cẩm, Ngụy Thị Hồng. Làng nghề

gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam. Forest Trends và VIFORES. Hà Nội,

2012.

Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền. Tổng quan cung – cầu gỗ Việt

Nam. Báo cáo Trình Bài tại Hội thảo Tổng quan Cung cầu Gỗ Việt Nam. Forest Trends,

VIFORES, FPB Binh Định, HAWA. Hà Nội, 2014.