Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại...

30
Tháng 03/2020 1 Bản tin CFO Việt Nam

Transcript of Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại...

Page 1: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Tháng 03/20201

Bản tin CFO Việt Nam

Page 2: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

2

TRONGSỐNÀY

BẢN TIN 03/2020

1. Bản tin thuế2. Kinh nghiệm pháp lý3. Tin tài chính4. Góc quản trị5. Tin hoạt động

Page 3: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Bản tin thuế

Page 4: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Bản tin thuế tháng 3/2020 của CFO Việt Nam cập nhật những điểm chính sau đây:

• Gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bện Covid-19, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hai lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn.

Để kịp thời tháo gõ khó khăn cho người nộp thuế (NNT) bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, cơ quan thuế thực hiện gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế nếu NNT lập hồ sơ văn bản đề nghị theo hướng dẫn tại Điều 31 (Khoản 1, Khoản 3 và Điểm a Khoản 5, Điều 35 (Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4) Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (văn bản hợp nhất só 14/VBHN-BTC ngày 15/5/2017).

Hướng dẫn tại Công văn số 837/TCT-QLN ngày 3/3/2020 của Tổng cục Thuế.

• Quy định về việc đoàn kiểm tra thuế có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

Theo Điều 69 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:

“Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.

2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.”

Căn cứ các quy định nêu trên, công chức thuộc đoàn thanh tra, kiểm tra thuế của Cơ quan thuế có thẩm quyền kiểm tra kế toán khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra; có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và thực hiện theo các quy định nêu trên.

Hướng dẫn tại Công văn số 450/TCT-TTKT ngày 7/2/2020 của Tổng cục Thuế.

4

Bản tin thuế

Page 5: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

• Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu

Điều kiện kê khai khấu trừ, hoàn thuế đối hàng hóa xuất khẩu (XK) được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9, Điều 16 Thông tư số 06/2012/TT-BTC. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa XK hoặc hàng hoá được coi như XK theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư số 06/2012/TT-BTC, nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác để áp dụng thuế suất 0% thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí khi xác định doanh thu tính thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC và Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

Hướng dẫn tại Công văn số 568/TCT-KK của Tổng cục Thuế ngày 13/2/2020.

• Quy định về thời hạn được bù trừ giữa các loại thuế với nhau của sắc thuế nộp thừa

Trường hợp Cơ quan thuế xác định được chính xác đơn vị có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số phải nộp trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào NSNN thì được bù trừ số nộp thừa với tiền thuế còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47 của Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11.

Hướng dẫn tại Công văn số 439/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 7/2/2020.

• Hướng dẫn về khấu trừ thuế GTGT của hàng mẫu nhập khẩu không thanh toán

Trường hợp Công ty nhập hàng mẫu từ các nhà cung ứng nước ngoài mà không phải thanh toán, nếu việc nhập hàng mẫu này có đầy đủ chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT thì Công ty được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng mẫu nhập về không dùng cho hoạt động SXKD thì không được khấu trừ.

Hướng dẫn tại Công văn số 15629/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh ngày 27/12/2019.

• Hướng dẫn việc xuất hóa đơn khi nhận tiền hoàn phí bảo hiểm

Trường hợp Công ty có ký hợp đồng với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động (NLĐ) của Công ty thì khi được hoàn trả một phần phí bảo hiểm (do giảm số NLĐ mua bảo hiểm), Công ty phải lập hóa đơn hoàn trả phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm theo Khoản 2.đ Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.Hướng dẫn tại Công văn số 15617/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh ngày 27/12/2019.

Bản tin thuế

5

Page 6: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

• Hướng dẫn hạch toán chi phí đối với khoản chi tặng tại hội thảo, quảng bá sản phẩm bằng tiền mặt

Trường hợp Công ty tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng có phát sinh khoản chi bằng tiền mặt tặng cho khách hàng, người dân tham dự thì Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC

Hướng dẫn tại Công văn số 26997/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 26/4/2019.

• Hướng dẫn đối với khoản chi quảng cáo qua Google, Facebook

Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi phí quảng cáo qua Google, Facebook nếu thực tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ về thanh toán theo quy định. Nếu không có hóa đơn (do Google, Facebook không sử dụng hóa đơn tại Việt Nam) thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định.

Hướng dẫn tại Công văn số 45551/CT-TTHT của Cục thuế TP.Hà Nội ngày 13/6/2019.

• Hướng dẫn thực hiện thuế TNCN đối với người lao động của Công ty đã chết

Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty nhưng bị chết vào năm 2018 thì:

- Nếu trong năm 2018, người lao động có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công duy nhất tại Công ty thì Công ty thực hiện quyết toán thuế TNCN thay cho người lao động theo đúng quy định của Luật thuế TNCN (Công ty không phải cấp chứng từ thuế TNCN cho người lao động). Người hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật có trách nhiệm nộp số thuế TNCN còn phải nộp hoặc được hoàn số thuế TNCN nộp thừa cho người nộp thuế là người được pháp luật coi là đã chết sau khi được tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế TNCN theo quy định hiện hành.

- Năm 2019, Công ty chi trả phần thu nhập từ tiền lương, tiền công năm 2018 theo quy chế của Công ty cho người lao động nhưng tại thời điểm chi trả người lao động đã chết nên Công ty chi trả cho người thừa kế hợp pháp của người lao động thì khoản thu nhập này không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Công ty không phải khấu trừ thuế TNCN khi chi trả cho người thừa kế.

Hướng dẫn tại Công văn số 1000/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 9/1/2020.

Bản tin thuế

6

Page 7: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

• Hướng dẫn thủ tục miễn thuế TNCN chuyên gia nước ngoài của dự án ODA

Miễn thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án ODA khi đáp ứng đủ điều kiện Khoản 5 Điều 3 Chương I Quy chế Chuyên gia nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ và có hợp đồng hiệu lực từ ngày 20/11/2009 thì thực hiện cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC để được xem xét miễn thuế TNCN.

Hướng dẫn tại Công văn số 7635/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 24/2/2020.

• Hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư

Trường hợp kỳ tính thuế năm 2017, 2018 Công ty áp dụng ưu đãi thuế do có dự án (DA) đầu tư mở rộng tại địa bàn Khu Công nghiệp (KCN) Yên Phong; Trong năm 2019, Công ty đầu tư thường xuyên thêm tài sản cố định (TSCĐ) (không đáp ứng tiêu chí tỷ lệ tăng TSCĐ để xác định là đầu tư mở rộng), nếu:

- (i) TSCĐ không thể theo dõi riêng để phân biệt sử dụng cho DA trước khi mở rộng và DA mở rộng thì Công ty sử dụng tỷ lệ phân bổ năm 2018 để xác định thu nhập của DA mở rộng

năm 2019.

- (ii) TSCĐ không thuộc DA đầu tư mở rộng thì giá trị TSCĐ đầu tư trong năm 2019 được cộng vào tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp ngày 31/12/2019 (mẫu số của công thức phân bổ thu nhập ưu đãi năm 2018) để xác định thu nhập của DA mở rộng năm 2019.

- (iii) TSCĐ thuộc DA đầu tư mở rộng thì giá trị TSCĐ đầu tư trong năm 2019 được cộng (tử số và mẫu số) với nguyên giá TSCĐ của DA đầu tư mở rộng đang hưởng ưu đãi thuế để tiếp tục xác định số thuế được ưu đãi từ DA đầu tư mở rộng năm 2019.

Hướng dẫn tại Công văn số 655/CT-TTHT của Cục thuế Bắc Ninh ngày 21/2/2020.

• Hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN năm 2019 và cấp mã số thuế (MST) người phụ thuộc

Công văn số 6043/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày18/2/2020.

• Hướng dẫn Quyết toán TNDN và TNCN năm 2019

Hướng dẫn tại Công văn số 681/CT-TTHT của Cục thuế Bắc Ninh ngày 25/2/2020.

Bản tin thuế

7

Page 8: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

• Hướng dẫn thủ tục miễn thuế TNCN chuyên gia nước ngoài của dự án ODA

Miễn thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án ODA khi đáp ứng đủ điều kiện Khoản 5 Điều 3 Chương I Quy chế Chuyên gia nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ và có hợp đồng hiệu lực từ ngày 20/11/2009 thì thực hiện cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC để được xem xét miễn thuế TNCN.

Hướng dẫn tại Công văn số 7635/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 24/2/2020.

• Hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư

Trường hợp kỳ tính thuế năm 2017, 2018 Công ty áp dụng ưu đãi thuế do có dự án (DA) đầu tư mở rộng tại địa bàn Khu Công nghiệp (KCN) Yên Phong; Trong năm 2019, Công ty đầu tư thường xuyên thêm tài sản cố định (TSCĐ) (không đáp ứng tiêu chí tỷ lệ tăng TSCĐ để xác định là đầu tư mở rộng), nếu:

- (i) TSCĐ không thể theo dõi riêng để phân biệt sử dụng cho DA trước khi mở rộng và DA mở rộng thì Công ty sử dụng tỷ lệ phân bổ năm 2018 để xác định thu nhập của DA mở rộng

năm 2019.

- (ii) TSCĐ không thuộc DA đầu tư mở rộng thì giá trị TSCĐ đầu tư trong năm 2019 được cộng vào tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp ngày 31/12/2019 (mẫu số của công thức phân bổ thu nhập ưu đãi năm 2018) để xác định thu nhập của DA mở rộng năm 2019.

- (iii) TSCĐ thuộc DA đầu tư mở rộng thì giá trị TSCĐ đầu tư trong năm 2019 được cộng (tử số và mẫu số) với nguyên giá TSCĐ của DA đầu tư mở rộng đang hưởng ưu đãi thuế để tiếp tục xác định số thuế được ưu đãi từ DA đầu tư mở rộng năm 2019.

Hướng dẫn tại Công văn số 655/CT-TTHT của Cục thuế Bắc Ninh ngày 21/2/2020.

• Hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN năm 2019 và cấp mã số thuế (MST) người phụ thuộc

Công văn số 6043/CT-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày18/2/2020.

• Hướng dẫn Quyết toán TNDN và TNCN năm 2019

Hướng dẫn tại Công văn số 681/CT-TTHT của Cục thuế Bắc Ninh ngày 25/2/2020.

Bản tin thuế

8

Page 9: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

• Hướng dẫn về chi phí thuê đất và lãi vay đầu tư tài sản cố định

- Trường hợp Công ty thuê đất của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thời hạn 40 năm trả tiền 1 lần, Công ty phân bổ tiền thuê đất cho tổng thời gian (tháng) thuê. Tiền thuê đất không được vốn hóa vào tài sản cố định (TSCĐ).

+ Đối với diện tích đất đã sử dụng xây dựng nhà máy phục vụ cho sản xuất kinh doanh, kể từ thời điểm đầu tư xây dựng dự án, chi phí tiền thuê đất phân bổ hàng tháng được tính vào chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ.

+ Đối với diện tích đất chưa sử dụng, tiền thuê đất phân bổ hàng tháng không được tính vào chi phí quản lý kinh doanh.

- Trường hợp Công ty có phát sinh khoản chi trả tiền lãi vay trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ thì khoản chi phí lãi vay sau khi bù trừ thu nhập từ lãi tiền gửi (nếu có) được tính vào giá trị của TSCĐ.

Chi phí lãi vay đã được ghi nhận vào giá trị TSCĐ (đã được vốn hóa) không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Chi phí lãi vay phát sinh sau khi TSCĐ đã đi vào hoạt động, không được vốn hóa, được tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

Hướng dẫn tại Công văn số 643/CT-TTHT của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ngày 19/2/2020.

• Hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với đầu tư mở rộng của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Trường hợp Công ty Seconix Vina có dự án đầu tư (DA ĐT) mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (theo hướng dẫn tại Công văn số 7675/CT-TTHT ngày 16/9/2019 của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc), nếu Công ty tiếp tục tăng sản lượng sản xuất sản phẩm vượt quá quy mô của DA ĐT sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã đăng ký, được Ban Quản lý Khu Công nghiệp chấp thuận chủ trương đầu tư và đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì sản lượng tăng thêm của Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN của DA ĐT mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Hướng dẫn tại Công văn số 463/CT-TTHT của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ngày 22/1/2020.

• Hướng dẫn về việc thực hiện ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư

Trường hợp Công ty Kyowa được Ban Quản lý Khu Kinh tế (BQL KKT) Hải Phòng cấp IC lần đầu ngày 17/3/2015 để thực hiện Dự án (DA) sản xuất sản phẩm nhựa tại Lô F2, Khu Công nghiệp (KCN) Tràng Duệ. Đến ngày 12/12/2019 Công ty được BQL KKT Hải Phòng cấp IC mới để thực hiện DA Nhà máy 3 tại Lô D, KCN Tràng Duệ.

Bản tin thuế

9

Page 10: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

- Nếu DA đầu tư Nhà máy 3 của Công ty là DA mới, độc lập với DA mà Công ty đang hoạt động thì thu nhập của Công ty từ DA đầu tư mới này phát sinh tại địa bàn Khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:

+ Áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm kể từ năm đầu tiên dự án đầu tư (DA ĐT) có phát sinh doanh thu.

+ Được miễn thuế TNDN trong 04 năm kể từ năm đầu tiên DA ĐT có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo (hoặc từ năm thứ 04 nếu Công ty không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu).

- Trường hợp DA Nhà máy 3 của Công ty không phải là DA ĐT mới theo quy định Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì thu nhập của Công ty từ DA này chỉ được áp dụng ưu đãi theo điều kiện mở rộng nếu đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí tại Khoản 4, Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Hướng dẫn tại Công văn số 323/CT-TTHT của Cục thuế Hải Phòng ngày 17/2/2020.

Chuyên mục tài trợ bởi EY Vietnam

Bản tin thuế

10

Page 11: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Kinh nghiệm Pháp lý

11

Page 12: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

12

Kinh nghiệm Pháp lý

Tố cáo hình sự đối với viên chức nhà nước -các nguyên tắc và những điều lưu ý quan trọngTrong công việc của mình, viên chức Nhà nước hoàn toànkhông nghĩ rằng có một ngày mình bị doanh nghiệp tố cáo ra Cơ quan Công an có thẩm quyền (“CQCA”). Tuy nhiên, gầnđây đã có một vụ kiện dân sự phát sinh giữa một viên chứcNhà nước với một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(“Doanh nghiệp FDI”), theo đó viên chức này đã yêu cầuDoanh nghiệp FDI bồi thường và xin lỗi vì cho rằng Doanhnghiệp FDI đã tố cáo viên chức ra CQCA trái pháp luật sau khiphát hiện ông này có các hành vi liên quan đến vấn đề vốn vàmột số hợp đồng kinh tế khiến tài chính của Doanh nghiệp FDI bị thất thoát. Bài viết này theo đó sẽ giải quyết hai vấn đề, cụthể (i) đâu được xem là giới hạn và các nguyên tắc một viênchức cần tuân thủ khi hỗ trợ Doanh nghiệp FDI; và (ii) quyền tốcáo của Doanh nghiệp FDI đối với các hành vi vi phạm đượcthực hiện thế nào để phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Giới hạn, nguyên tắc của một viên chức khi hỗ trợ Doanhnghiệp FDI

Mỗi cơ quan quản lý Nhà nước đều có chức năng, nhiệm vụriêng được phân công rõ ràng và được ghi nhận lại bằngnhững văn bản pháp quy riêng. Cụ thể như Sở Ngoại vụ thì sẽđược giao thực hiện các chức năng tham mưu, quản lý nhànước về công tác đối ngoại của địa phương, tham mưu chủtrương hội nhập quốc tế, định hướng mở rộng quan hệ và triển

khai toàn diện công tác đối ngoại của địa phương theo quyđịnh. (1)

Từ nguyên tắc này, các viên chức trong mỗi cơ quan cần thựchiện đúng công việc đã được phân công nhằm đảm bảo cho cơquan nhà nước và bản thân viên chức đó thực hiện đúng chứcnăng của mình. Nếu viên chức thực hiện công việc vượt ra khỏi phạm vi các nhiệm vụ phân công, ví dụ như tham gia trựctiếp vào việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, thương lượngcác hợp đồng hay xử lý các vấn đề phát sinh trong nội bộdoanh nghiệp thì khó có thể nói rằng sự tham gia của viênchức này chỉ nhằm mục đích hỗ trợ chung cho doanh nghiệp.

Thông tư Liên tịch số 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28/6/2015 của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ.

Quyền tố cáo của Doanh nghiệp FDI và trách nhiệm đối với hành vi tố cáo

Theo quy định tại Điều 30.1 của Hiến pháp (2) và Điều 5.2 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (“BLTTHS”) (3), mọi cá nhân, tố chức đều có quyền tố cáo. Đồng thời, theo Điều 144.1 và 144.2 của BLTTHS thì tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền trong khi tin báo về tội phạm được định nghĩa là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Page 13: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

13

Kinh nghiệm Pháp lý

Như vậy, người tố cáo có thể thực hiện quyền tố cáo ngay khi nhận thấy có dấu hiệu tội phạm mà có thể không cần kết luận chắc chắn rằng người bị tố cáo có phạm tội hay không. Ở đây có thể thấy một điều quan trọng rằng việc xác minh người bị tố cáo có thực sự phạm tội hay không thuộc chức năng và thẩm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù vậy, người tố cáo cũng cần lưu ý một nguyên tắc quan trọng trong việc tố cáo là việc tố cáo phải được thực hiện trên cơ sở cung cấp thông tin đúng và trung thực bởi người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm nếu cố ý tố cáo sai sự thật (4) và người bị tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật. Không có sự khác biệt đối với các cá nhân và tổ chức khác, Doanh nghiệp FDI cũng phải đảm bảo nguyên tắc tố cáo đúng và trung thực.

Ở khía cạnh này, một câu hỏi đã được đặt ra là làm sao để xác định Doanh nghiệp FDI tố cáo một cách trung thực hay họ đã cố tình tố cáo sai sự thật dẫn đến thiệt hại cho người bị tố cáo. Ở đây, cơ quan làm rõ và quyết định vấn đề này sẽ là Tòa án khi người bị tố cáo cho rằng Doanh nghiệp FDI đã vu khống hay tố cáo sai và khởi kiện Doanh nghiệp FDI trong một vụ kiện dân sự. Các căn cứ để Tòa án quyết định đó là tố cáo đúng luật hay là sự vu khống, tố cáo không trung thực sẽ là các sự kiện xảy ra trong vụ việc, các bằng chứng liên quan mà Tòa án yêu cầu các bên cung cấp, nội dung giải trình và trả lời các câu hỏi của hai bên tại buổi xét xử, đặc biệt là tình trạng và khả năng nhận thức của bên tố cáo vào thời điểm nộp đơn tố cáo.

Việc Doanh nghiệp FDI chỉ nộp hồ sơ tố cáo mà không chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ rõ ràng chứng minh cho việc tố cáo của mình trước tiên sẽ gây khó khăn cho Cơ quan Công an trong việc điều tra và cũng có thể gây ra rủi ro cho chính Doanh nghiệp FDI khi bên bị tố cáo khởi kiện tại Tòa án để đòi thiệt hại.

Như vậy, từ vụ việc thực tế đã xảy ra và dựa trên các căn cứ pháp luật, một số điểm quan trọng mà cả Doanh nghiệp FDI và bên bị tố cáo đều có thể rút ra để xử lý tốt hơn trong các trường hợp tương tự. Trước tiên, trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, viên chức cần hành xử đúng mực, đúng chức năng và vai trò, đồng thời phải rất thận trọng và minh bạch khi hỗ trợ Doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tránh mọi hành vi tham gia trực tiếp vào việc quản lý, lãnh đạo hay xử lý công việc cụ thể của doanh nghiệp khi đang thực hiện công việc trong vai trò là một viên chức nhà nước.

Trong khi đó, về phía Doanh nghiệp FDI, nếu nhận thấy viên chức hay bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào khác đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cũng có thể trước hay sau khi đã gây thiệt hại cho các quyền lợi của mình thì Doanh nghiệp FDI cần thể hiện các vấn đề này trong đơn tố cáo một cách trung thực và rõ ràng. Đồng thời, Doanh nghiệp FDI cũng cần chuẩn bị chu đáo các tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho hành vi vi phạm của người bị tố cáo. Trong giai đoạn này, việc sử dụng sự hỗ trợ của luật sư cho việc soạn thảo đơn và chuẩn bị các chứng cứ nộp kèm là rất cần thiết.

Page 14: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

14

Kinh nghiệm Pháp lý

Riêng đối với người bị tố cáo, nếu nhận thấy mình bị tố cáo trái pháp luật và việc này đã gây thiệt hại cho mình thì nên tổng hợp tất cả các bằng chứng, chứng từ thể hiện tất cả các thiệt hại thực tế đã phải gánh chịu và quan trọng nhất là làm sao phải chứng minh được có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi tố cáo sai sự thật và các thiệt hại đã xảy ra đối với mình để từ đó thuyết phục được Tòa án chấp nhận việc yêu cầu bồi thường và có thể cả việc xin lỗi công khai (5), nếu chứng minh được bên tố cáo đã cố ý thực hiện việc tố cáo sai sự thật.

Luật sư Phạm Quốc Tuấn

Công ty Luật TNHH DIMAC

(1) Thông tư Liên tịch số 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28/6/2015 của Bộ Ngoại giao và BộNội vụ

(2) Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vềnhững việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(3) Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấutranh phòng, chống tội phạm.

(4) Điều 479.2.(c) BLTTHS 2015

(5) Điều 11, Điều 584, Điều 592 của Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 2 Mục 3 của Nghị quyết03/2006,

Page 15: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Tin Tài chính

15

Page 16: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Ban hành thông tư hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước quy định rõ về phạm vi nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều kiện miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của Covid-19

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ký ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư 01).

Thông tư này là cơ sở pháp lý giúp các ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đầu tiên, Thông tư quy định phạm vi nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư quy định nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc

và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịnh Covid-19, trong đó phải có tiêu chí khách hàng bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Thứ hai, Thông tư cũng hướng dẫn về điều kiện miễn, giảm lãi, phí cho doanh nghiệp.

Điều 5 Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Thứ 3, sẽ giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại.

Điều 6 Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 trong thời gian cơ cấu lại (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định Thông tư này.

Tin Tài chính

16

Page 17: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

17

Tin Tài chính

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

Bên cạnh đó, Điều 7 Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.

Đồng thời đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Điều 8 Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thanh tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư.

Theo vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (NHNN), ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.

Cập nhật đến ngày 4/3, có 23 TCTD báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.

Trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Đến nay, hệ thống TCTD đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ngành Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, được Chính phủ, các tổ chức Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.

Page 18: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

18

Tin Tài chính

Các TCTD đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các TCTD hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.

Tính đến ngày 4/3 đã có thêm 15 ngân hàng tham gia chương trình miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, nâng tổng số ngân hàng tham gia miễn/giảm phí lên 32/45 ngân hàng thành viên của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Qua đó, toàn hệ thống ngân hàng khuyến khích khách hàng giao dịch an toàn qua các kênh ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã và đang giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.

@TheLEADER

Page 19: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Góc Quản trị

19

Page 20: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Vi rút corona phơi bày lỗ hổng quản trị doanh nghiệp ViệtTrong cấu trúc của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng quản trị rủi ro và thích ứng với rủi ro. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến hàng nghìn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do khủng hoảng bởi dịch Covid-19.

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tạo nên một cuộc khủng hoảng chung đối với hầu hết doanh nghiệp, nhiều công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản. Cơn bĩ cực này, tuy nhiên, lại có thể xem là một “cú đánh mạnh” vào tâm lý các lãnh đạo doanh nghiệp để họ giật mình thức tỉnh trước tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng. Đặc biệt là sự chuẩn bị cho những trường hợp mang tính “bất khả kháng” như dịch Covid-19.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch để ứng phó với những rủi ro do yếu tố khách quan xảy đến một cách bất ngờ. Theo một báo cáo mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có 19% doanh nghiệp trả lời cho biết chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.

Sự bị động của các doanh nghiệp phần nào phản ánh năng lực còn hạn chế của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng là chỉ số

cảnh báo sớm cho các khủng hoảng có thế xảy ra sau dịch.

Theo nhận định của ông Nguyễn Cảnh Hồng, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ, Tổng giám đốc Công ty CP Eurowindow, trong cấu trúc của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng quản trị rủi ro và thích ứng với rủi ro.

“Qua cuộc khủng hoảng này, cần nhìn nhận lại trong cơ cấu quản trị của mỗi doanh nghiệp để có thể thích ứng trong thời gian tới, nếu có các khủng hoảng khác xảy ra”, ông Hồng nói.

Lãnh đạo Eurowindow cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp trong ngắn hạn về điều tiết và xử lý các khủng hoảng nhỏ mang tính nội tại đối với khách hàng và nội bộ để có thể ổn định việc sản xuất. Với những khó khăn như hiện nay, các lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét thay đổi cách điều hành, quản trị doanh nghiệp, cách ra quyết định… Phải bắt đầu thay đổi bằng cách sử dụng công nghệ, tương tác qua mạng xã hội, điều hành thông qua các kênh trực tuyến…

Về lâu dài, cần thay đổi cấu trúc của doanh nghiệp để có thể quản trị tốt hơn, thích ứng với thay đổi của tác động bên ngoài. Ông Hồng nhận định, trong nguy có cơ, đây cũng có thể được xem là cơ hội, một giai đoạn sàng lọc của thị trường để doanh nghiệp thay đổi và nhìn nhận lại, trầm lắng lại để tái cấu trúc doanh nghiệp tốt hơn.

Góc quản trị

20

Page 21: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Việc nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa biết phải thích ứng thế nào trước những ảnh hưởng của Covid-19 cho thấy họ chưa hề chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ và hậu quả là họ có nguy cơ cao phải đối mặt với thất bại đến rất nhanh khi thảm hoạ hoặc tại nạn bất ngờ xảy đến.

Một kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh (Business Continuity Plan – BCP) được xem là giải pháp để doanh nghiệp bảo vệ hoạt động kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng.

10 bước xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh

Trong cẩm nang hướng dẫn lập kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung tâm Quản lý khủng hoảng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra mười bước xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh, dựa trên Hệ thống Tiêu chuẩn quản lý duy trì hoạt động kinh doanh ISO 22301.

Xác định mục đích, phạm vi của BCP và nhóm thực hiện

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích làm quen với BCP bởi mục đích rõ ràng là tiêu chí quan trọng để xác định những sản phẩm/dịch vụ ưu tiên chủ đạo và sự lựa chọn chiến lược duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Mục đích BCP của công ty trước hết là để bảo vệ con người, nhân viên và khách hàng. Thứ hai là bảo vệ công việc kinh doanh, hoàn thành những trách nhiệm trong hợp đồng với khách hàng và người sử dụng, đáp ứng được trách nhiệm xã hội và đóng góp đối với

xã hội cũng như nền kinh tế.

Phạm vi tiến hành phổ biến BCP là những bộ phận chủ chốt liên quan đến sự sống còn của công ty. Ví dụ, có thể lựa chọn nhà máy chính sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu hàng đầu của công ty hoặc cửa hàng đạt doanh số lớn nhất; hoặc có thể quyết định phạm vi của BCP dựa trên nhu cầu kinh doanh và tình hình cụ thể của công ty.

Doanh nghiệp cần có một trưởng nhóm BCP được cả công ty tin tưởng, được trao quyền hạn và trách nhiệm đủ để để đưa ra sáng kiến triển khai các hoạt động BCP trong công ty. BCP là những hoạt động trên diện rộng của công ty yêu cầu sự tham gia và hợp tác tích cực của các phòng ban liên quan. Ban lãnh đạo cần đảm bảo các nguồn lực cần thiết, bao gồm cả ngân sách cho nhóm BCP thực hiện nhiệm vụ. Chủ doanh nghiệp và lãnh đạo cấp cao cần hiện thực hóa cam kết triển khai các hoạt động BCP và cần hiểu rằng những lời nói suông không đủ để mang lại thành quả.

Xác định các hoạt động ưu tiên và mục tiêu thời gian phục hồi.

Doanh nghiệp cần xem xét đâu là sản phẩm/dịch vụ huyết mạch của công ty cần được ưu tiên khôi phục hoặc được chuyển đi trước khi thảm họa thiên tai hay tai nạn bất ngờ làm gián đoạn hoạt động. Nắm rõ những hoạt động ưu tiên của công ty như hoạt động kinh doanh khiến sản phẩm của công ty bán chạy nhất hay cửa hàng đạt doanh số cao nhất.

21

Góc quản trị

Page 22: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Doanh nghiệp cần nắm được thời lượng cho phép gián đoạn dài nhất đến những hoạt động ưu tiên của công ty, mất bao lâu thì trở nên không chấp nhận được, để từ đó tìm những giải pháp khôi phục hoạt động kinh doanh trong thời hạn ngắn nhất, trước khi phải đối mặt với sự tồn vong của công ty hay tình trạng phá sản.

Cần những gì để phục hồi các hoạt động then chốt?

Khi bị gián đoạn, các hoạt động ưu tiên sẽ được phục hồi và các nguồn lực cần thiết phải sẵn sàng tiếp ứng. Đầu tiên là các nguồn lực luôn nằm trong tầm kiểm soát của công ty gồm con người, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, kho bãi, nguyên vật liệu, hệ thống công nghệ thông tin, tài liệu và bản vẽ...

Nhóm thứ hai gồm cả các tiện ích thiết yếu như điện, gas, nhiên liệu, nước và hệ thống thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông vận tải. Nhóm thứ ba là các đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro - nắm bắt chuỗi những hiện tượng thảm họa thiên tai

Xác định các rủi ro có thể đe dọa nghiêm trọng đến công ty hoặc có thể dẫn tới một chuỗi các thảm họa. Sau đó phân tích, đánh giá và lựa chọn những rủi ro mà công ty cần phải đưa ra giải pháp “ưu tiên tối thượng”. Ngoài ra, cần phân tích

và ước lượng xem những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến các nguồn lực then chốt của doanh nghiệp như thế nào, và mất bao nhiêu lâu để phục hồi những nguồn lực bị ảnh hưởng này. So sánh giai đoạn phục hồi dự kiến với mục tiêu thời lượng phục hồi của công ty được đưa ra ở bước thứ hai để xác định những nguồn lực quan trọng nhằm tránh được chuỗi những thảm họa.

Bảo vệ và hạn chế thiệt hại trước thảm họa

Để đảm bảo khôi phục hoạt động như kế hoạch, cần phải tính đến cả những tổn thất của các nguồn lực hỗ trợ, trong phạm vi việc sửa chữa và phục hồi có thể sớm được thực hiện. Nếu những nguồn lực then chốt bị tổn hại nặng nề, công ty có thể bị rơi vào thảm cảnh và buộc phải từ bỏ nỗ lực phục hồi hoặc đóng cửa trong một thời gian dài. Điều đó có thể dẫn tới chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh.

Ứng phó khẩn cấp với thảm họa thiên tai

Doanh nghiệp cần xem xét thực hiện những ứng phó tức thời cần thiết khi sự cố xảy ra để ngăn chặn tình trạng khẩn cấp biến thành khủng hoảng ngoài tầm kiểm soát. Ưu tiên hàng đầu của ứng phó khẩn cấp là đảm bảo an toàn cho con người. Cũng cần phải tính đến những thảm họa thứ cấp đang tiềm ẩn.

22

Góc quản trị

Page 23: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Các hoạt động cần thiết trong một phương án ứng phó khẩn cấp phải được thực hiện theo những hạn định cần thiết và không bị chậm chễ. Trước hết, việc sơ tán và cứu hộ phải được mỗi cá nhân thực hiện ngay khi sự cố xảy ra. Tiếp theo là thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp với các nhiệm vụ: xác nhận sự an toàn của nhân viên, ổn định tình hình và ngăn chặn nguy hại thứ cấp, đánh giá tổn thất, bảo vệ cơ sở vật chất, các nhân viên xác nhận an toàn với nhau, thu thập và chia sẻ thông tin về sự cố/thiệt hại.

Chiến lược duy trì hoạt động kinh doanh nhằm sớm hồi phục hoạt động

Cần lập kế hoạch cho chính chiến lược riêng của công ty nhằm đạt được mục tiêu thời lượng phục hồi của các hoạt động ưu tiên.

Chiến lược thứ nhất là khôi phục hoạt động ưu tiên tại địa điểm bị ảnh hưởng/hư hại. Nhà xưởng, trang thiết bị/máy móc có thể bị hư hại, có thể cần đến sự hỗ trợ từ các công ty xây dựng bên ngoài hoặc các chuyên gia máy móc. Các dịch vụ thiết yếu như điện, gas và nước rất cần thiết để khôi phục các hoạt động bị gián đoạn. Việc khôi phục các dịch vụ thiết yếu của công ty trở thành điểm mấu chốt đối với việc khôi phục các hoạt động của công ty. Do đó, cần ước tính thời gian các công ty công ích phục hồi các dịch vụ công cộng đó.

Chiến lược thứ hai là phục hồi tại một địa điểm thay thế. Cần cân nhắc vị trí cho địa điểm thay thế và xem từ khoảng cách đó đến địa điểm hiện tại có đủ để tránh được những thảm họa tương tự. Cần chắc chắn rằng các dịch vụ thiết yếu mà công ty cần không bị ảnh hưởng và lúc nào cũng sẵn sàng. Ngoài ra, cần xem xét phương thức di chuyển nhân lực, cung ứng nguyên vật liệu và phụ tùng đến địa điểm mới. Việc quan trọng là phải xây dựng quan hệ tốt với các nhà cung cấp khi cần tìm tới nguồn hỗ trợ khác và tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác bên ngoài.

Chiến lược thứ ba là khôi phục các hoạt động ưu tiên bằng các phương án thay thế. Chiến lược này có thể được sử dụng trong chiến lược thứ nhất và thứ hai, tuỳ hoạt động của công ty. Ví dụ, các thiết bị cũ còn lưu giữ trước đây có thể thay thế cho những thiết bị mới hơn nhưng đang bị hư hỏng. Làm việc thủ công thay cho hệ thống IT đang bị hư hại. Cũng cần xác định những hình thức hỗ trợ từ bên ngoài cần thiết cho công ty.

Chiến lược duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể kết hợp cả ba chiến lược trên. Chẳng hạn, ngay trong giai đoạn đầu kế hoạch phục hồi, phải xác định nơi công ty sẽ bắt đầu lại các hoạt động then chốt. Một chiến lược để phục hồi ngay tại địa điểm bị thiệt hại hay hư hỏng, một chiến lược khác là để phục hồi tại một địa điểm thay thế.

23

Góc quản trị

Page 24: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn lực hạn chế khó có thể chuẩn bị một địa điểm thay thế thì lựa chọn duy nhất là chuẩn bị chiến lược khắc phục tổn thất và hồi phục hoạt động ngay tại nơi bị thiệt hại. Nên nhớ rằng công ty sẽ không có khả năng chống đỡ nếu những cơ sở vật chất chủ yếu bị tổn thất đến mức không thể sử dụng được nên cần cân nhắc để ứng phó trong thời kỳ trung và dài hạn. Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý cao nhất phải ra quyết định thực hiện khôi phục các hoạt động ưu tiên từ đâu và như thế nào từ đống đổ nát.

Chuẩn bị về tài chính

Nếu hoạt động của công ty tạm thời bị đình trệ thì công ty sẽ mất tổng thu nhập song vẫn phải trả các chi phí thường xuyên như lương nhân công và tiền thuê các loại, bên cạnh chi phí phục hồi các cơ sở vật chất bị hư hại. Doanh nghiệp cần xác định tình hình tài chính trong trường hợp khẩn cấp và chuẩn bị trước các biện pháp phù hợp để bù đắp các thiếu hụt, tránh phá sản khi nguồn thu tạm thời bị ngưng lại.

Những nhân tố then chốt cần cân nhắc trong phân tích tài chính của bao gồm: tổng thu nhập bị giảm nếu công việc kinh doanh bị gián đoạn; chi phí ước tính để phục hồi hoạt động kinh doanh; lượng chi phí thường xuyên có thể phát sinh trong thời gian bị gián đoạn; và mức độ ngân quỹ cần thiết để bù đắp thiếu hụt.

Các công ty nên trữ tiền mặt hoặc tiền gửi tương đương với tổng thu nhập một tháng của mình.

Chuẩn bị về tài chính. Nguồn: Dự án APEC

24

Góc quản trị

Page 25: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Diễn tập để đảm bảo đúng kế hoạch thực hiện

Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, diễn tập để đảm bảo tự tin khi trả lời “có” cho các câu hỏi gồm: toàn bộ nhân viên và khách hàng có thể sơ tán kịp thời và an toàn theo kế hoạch giải cứu của công ty hay không; toàn bộ nhân viên công ty có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp để xác nhận tình trạng an toàn của họ hay không; và toàn bộ thành viên của trung tâm ứng phó khẩn cấp có thể tập hợp ngay lập tức ở vị trí họp và triển khai nhiệm vụ được giao của họ hay không?

Mục đích của việc luyện tập là để đảm bảo kế hoạch của công ty được thực hiện có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. Việc luyện tập không chỉ nhằm kiểm tra hiệu quả thực hiện mà còn nâng cao năng lực cho nhân viên và giáo dục đào tạo họ để họ nâng cao kiến thức và chuyên môn.

Một số ví dụ về những hoạt động tập luyện chính gồm: kiểm tra và thực hành sơ tán một cách an toàn và kịp thời tới địa điểm định trước; kiểm tra và thực hành các cuộc gọi khẩn cấp của nhân viên và xác nhận sự an toàn; kiểm tra và thực hành trung tâm ứng phó khẩn cấp tập hợp và giao nhiệm vụ của các thành viên trung tâm này; kiểm tra và thực hành phục hồi bằng việc sao lưu dữ liệu; kiểm tra và thực hành việc phục hồi hoạt động sau sự cố gián đoạn; kiểm tra và thực hành phục hồi sản xuất tại một địa điểm thay thế.

Đánh giá kết quả và cải tiến

Để thiết lập được khả năng khôi phục các hoạt động then chốt sau khi bị gián đoạn trong một thời gian ngắn không phải việc đơn giản nhưng cần phải cải tiến không ngừng và tăng cường năng lực giống như việc trèo lên các bậc thang xoắn ốc. Mô hình chu trình (PDCA: Plan – Do – Check – Action) được khuyến khích để áp dụng cho hoạt động duy trì BCP của công ty.

Sau khi đã đi qua hai giai đoạn đầu tiên, để BCP của công ty đạt hiệu quả nhất, cần theo dõi và đánh giá các hoạt động BCP của công ty trước, trong và sau tai hoạ. Lãnh đạo cấp cao phải tiên phong đưa ra đánh giá về BCP của công ty ít nhất là định kỳ hàng năm.

Nếu có thay đổi nào đó về môi trường kinh doanh trong công ty như đối tác, các hoạt động kinh doanh cốt lõi, hệ thống IT hay mua bán & sáp nhập, thay đổi vị trí...thì doanh nghiệp cần chú ý đến những ảnh hưởng của việc thay đổi này. Điều quan trọng là phải định kỳ đánh giá và không bỏ qua cơ hội cập nhật BCP. Việc đánh giá nội bộ thường được nhóm BCP, lãnh đạo các phòng và ban đánh giá nội bộ thực hiện.

@TheLEADER

25

Góc quản trị

Page 26: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Tin hoạt động

26

Page 27: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Hội thảo trực tuyến "Cập nhật và tháo gỡ vướng mắc về Kế toán & Thuế - Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp”Các quy định, hướng dẫn mới về Thuế và Kế toán được ban hành những năm qua đã và đang có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.Với hạn cuối nộp Báo cáo tài chính 2019 của doanh nghiệp sắp đến thì trong quá trình chuẩn bị báo cáo, các chuyên viên kế toán tài chính luôn có những băn khoăn, vướng mắc về kế toán và thuế cần được giải đáp một cách chuyên nghiệp và chính thống.

Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 cũng đang diễn biến phức tạp, nên để vừa có thể kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, vừa đảm bảo an toàn cho những người làm công tác kế toán, tài chính và thuế muốn tham gia hội thảo chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia, RSM Việt Nam đã phối hợp với CFO Việt Nam quyết định tổ chức Hội thảo "Cập nhật và tháo gỡ vướng mắc về Kế toán & Thuế - Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp" theo hình thức trực tuyến vào ngày 14/3/2020 vừa qua.

Hội thảo trực tuyến ngày 14/03 với điểm cầu chính tại VP RSM Hà Nội đã thu hút sự tham dự qua mạng internet của hơn 300 đại biểu từ các doanh nghiệp trên toàn quốc với sự tham gia của 03 Diễn giả là các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan :

- Vướng mắc về kế toán doanh nghiệp – Chia sẻ từ Ông Trịnh Đức Vinh, Cục phó Cục Giám sát Kế toán & Kiểm toán, Bộ Tài Chính.

- Cập nhật và tháo gỡ vướng mắc những vấn đề quan trọng về thuế - Chia sẻ từ Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Doanh Nghiệp Lớn, Tổng Cục thuế.

- Thách thức và rủi ro về chuyển giá trong 3 năm qua khi thi hành Nghị Định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC – Các bài học kinh nghiệm được chia sẻ từ Ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc, RSM Việt Nam.

27

Tin hoạt động

@VP CFOVietnam

Page 28: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Sự kiện sắp tới

Thông tin sự kiện

28

07/4/2020: Hội thảo trực tuyến "Thảo luận và Chia sẻ các giải pháp tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19” do CFO Vietnam phối hợp cùng các đối tác tổ chức

Khảo sát đánh giá tác động của COVID-19

Với mong muốn đánh giá được tác động của COVID-19 trên toàn cầu, và chia sẻ kịp thời những thực tiễn tốt về phản ứng của các Doanh nghiệp (DN) tới Quý Hội viên trong tháng 4/2020, từ ngày 18/3-22/3 CFO Vietnam và ACCA phối hợp thực hiện khảo sát Đánh giá tác động của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu. CFO Vietnam và ACCA rất mong Quý anh/ tham gia khảo sát này, bất kể mức độ ảnh hưởng tới DN anh/chị. Báo cáo khảo sát toàn cầu này được kỳ vọng góp phần vào quá trình đánh giá liên tục về mô hình vận hành và phương án tài chính của DN khi COVID-19 chưa hoàn toàn được chặn đứng, cũng như hỗ trợ Chính phủ các nước có dữ liệu phân tích và ban hành các gói giải pháp chính sách ưu tiên cho các ngành và phân khúc thị trường bị ảnh hưởng.

Kính mời Quý anh/chị tham gia khảo sát theo thông tin do chúng tôi chia sẻ qua email và mạng xã hội.

Page 29: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

29

Đối tác đồng hành Bản tin CFO Việt Nam

Page 30: Tháng03/2020...không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Khoản 13, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 47

Ban biên tập

Ông Lê Hải Phong Bà Hương VũÔng Nguyễn Hữu ThànhÔng Lê Hồng Lĩnh

CFO VietnamLầu 4, Tòa nhà Phượng Long506 Nguyễn Đình Chiểu, P4, Q3. Tp. HCMT: 028 66 701 666 E: [email protected]: www.CFO.vn

30