THÔNG TIN NGHIÊN CỨU Thực trạng bệnh sốt quan tại thành phố … · 2015-09-04 ·...

2
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU ực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue và các yếu tố liên quan tại thành phố Nha Trang năm 2015 Cơ quan chủ trì Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Cơ quan phối hợp Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà, UBND thành phố Nha Trang Địa chỉ liên hệ Văn phòng thực địa Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang. Số 8 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: 058.3561545 hoặc 098.613.5753 Email: [email protected] Website: http://loaitrusotxuathuyet.vn Trong 05 năm gần đây, Khánh Hòa là một trong những tỉnh đứng đầu về số bệnh nhân SXHD trong khu vực Miền Trung, riêng năm 2013 ghi nhận gần 7.000 ca mắc. SXHD là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Diệt muỗi và loăng quăng truyền bệnh là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống dịch SXHD. Từ năm 2012 đến 2014, chúng tôi đã triển khai thành công nghiên cứu thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (có khả năng truyền bệnh SXHD) bằng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng truyền bệnh SXHD hơn) tại đảo Trí Nguyên (thành phố Nha Trang). Dự án đang tiếp tục giám sát ca mắc SXHD tại thực địa nghiên cứu.

Transcript of THÔNG TIN NGHIÊN CỨU Thực trạng bệnh sốt quan tại thành phố … · 2015-09-04 ·...

THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

Thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue và các yếu tố liên quan tại thành phố Nha Trang năm 2015

Cơ quan chủ trì Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngCơ quan phối hợp Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà, UBND thành phố Nha TrangĐịa chỉ liên hệ Văn phòng thực địa Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang. Số 8 Trần Phú, Nha Trang, Khánh HòaĐiện thoại: 058.3561545 hoặc 098.613.5753Email: [email protected]: http://loaitrusotxuathuyet.vn

Trong 05 năm gần đây, Khánh Hòa là một trong những tỉnh đứng đầu về số bệnh nhân SXHD trong khu vực Miền Trung, riêng năm 2013 ghi nhận gần 7.000 ca mắc.

SXHD là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Diệt muỗi và loăng quăng truyền bệnh là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống dịch SXHD.

Từ năm 2012 đến 2014, chúng tôi đã triển khai thành công nghiên cứu thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (có khả năng truyền bệnh SXHD) bằng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng truyền bệnh SXHD hơn) tại đảo Trí Nguyên (thành phố Nha Trang). Dự án đang tiếp tục giám sát ca mắc SXHD tại thực địa nghiên cứu.

Mục tiêu Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại thành phố Nha Trang để chuẩn bị cho nghiên cứu đánh giá một phương pháp kiểm soát và phòng chống SXHD mới, hiệu quả và bền vững trong tương lai (phương pháp sử dụng vi khuẩn Wolbachia). Nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt và UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép triển khai.

Ý nghĩaHướng tới việc tìm ra một phương pháp mới, an toàn và hiệu quả trong phòng bệnh SXHD, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thời gian thực hiệnTừ tháng 01/2015 – 02/2016.

Hoạt động cụ thể • Đặt bẫy bắt muỗi để thu thập, nghiên cứu

và xác định mật độ quần thể muỗi vằnAedes aegypti tự nhiên trên toàn thành phố.

• Thu thập số liệu và phân tích phân bố tỷ lệmắc SXHD theo từng năm và từng khu vực.

• Thu thập thông tin về đặc tính di chuyểncủa người dân (độ tuổi từ 01 – 29) trongkhoảng thời gian từ 5h00 đến 21h00 để tìmra những giải pháp hướng tới kiểm soát sựlan truyền của SXHD.

• Xét nghiệm máu của trẻ em từ 01 đến 10 tuổi nhằm xác định độ tuổi có nhiều khả năng nhiễm vi-rút gây bệnh SXHD lần đầu.

• Đánh giá sự đa dạng của các chủng vi-rútDengue ở bệnh nhân mắc bệnh SXHD tạitỉnh Khánh Hòa.

• Tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hànhcủa người dân liên quan đến bệnh SXHD.

Xin vui lòng hỗ trợ và tham gia các hoạt động của dự án để cùng góp phần hướng tới loại trừ bệnh sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Nha Trang.

Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi khi có thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về dự án theo số điện thoại 098.613.5753 hoặc trực tiếp tại Văn phòng thực địa dự án.

Gặp gỡ trao đổi với người dân

Kiểm tra bẫy muỗi tại nhà dân Định loại muỗi tại phòng thí nghiệm