Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ...

12
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 TRONG SỐ NÀY - Kết quả chương tr ình tập huấn Thương mại điện tử năm 2009 - Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành Công Thương TN - Thái Nguyên tchức thực hiện "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao" - Tổ chức “Hội thảo tìm hi ểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Thái Nguyên - Xây dựng nhà máy cán thép công suất lớn nhất Việt Nam tại Thái Nguyên - 10 nhóm hàng trong khu kinh tế cửa khẩu phải kiểm tra trước khi hoàn thuế VAT - 5 cửa khẩu cảng biển được tiếp nhận ôtô cũ nhập khẩu - Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng thiết bị điện - Thuế suất thuế nhập khẩu màn hình mỏng là 1% - Thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất: Không được lưu lại quá thời hạn - Tín hiệu khả quan trong xuất khẩu chè - Thép hợp kim dùng cho xây dựng sẽ phải chịu thuế 10% - Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh: Dừng bán hàng miễn thuế cho khách nội - Xuất khẩu hàng sang Trung Quốc: Cần linh hoạt - Kể từ ngày 15 tháng 7, gi ảm 20% giá vé tàu Thống Nhất - Cấm DN xuất cảnh nếu trốn thuế trên 50 tri ệu - Hoạt động của Công đoàn Ngành Công Thương tỉnh T.Nguyên nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2009) - Đồng Tệ… mộng đế vương - Ký nhiều thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp Việt – Trung - Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!” - Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh - Giá nhựa tăng 20%-30% - Giá cước vận tải sẽ tăng từ 7 – 12% - Vàng rớt mạnh, về gần 21 triệu đồng/lượng - Giá quặng nhập khẩu vào Trung Quốc đã vượt 90 USD/tấn Tháng ra 02 kSố 01 Tháng 7 Tõ ngµy 1÷30/07/2009 Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHTHÁI NGUYÊN Kết quả chương trình tập huấn Thương mại điện tử năm 2009 Thực hiện Quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2009 – 2010. Sở Công Thương (trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại) là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đã chủ động và tổ chức triển khai hoàn thành một số nội dung cụ thể là: Sáu tháng đầu(Xem tiếp trang 5) Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành Công Thương Thái Nguyên Trong những tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; một số yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất bị thu hẹp làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh vcác giải pháp, chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính(Xem tiếp trang 6) Thái Nguyên tổ chức thực hiện "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao" Thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; Sở Công Thương trực tiếp chỉ đạo: Trung tâm Xúc tiến Thương mại (đơn vị đầu mối), Phòng Quản lý Thương mại & Hội nhập kinh tế Quốc tế, Đoàn Thanh niên Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các khâu (vận động doanh… (Xem tiếp trang 3) Tổ chức “Hội thảo tìm hiểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Thái Nguyên Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Nguyên. Ngày 31/7/2009, Sở Công Thương Thái Nguyên phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á tổ chức Hội thảo “Gi ới thiệu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Hội trường KS ASEAN - Thái Nguyên. Nội dung Hội thảo nhằm giới thiệu thông tin về th(Xem tiếp trang 8) Xây dựng Nhà máy cán thép công suất lớn nhất Việt Nam tại Thái Nguyên Ngày 19/7 này, Nhà máy cán thép công suất 500 nghìn tấn/năm của Công ty cổ phần cán thép Thái Trung sẽ được khởi công xây dựng. Đây được xem là một trong những dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cán thép lớn nhất Việt Nam tính đến… (Xem tiếp trang 6) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

Transcript of Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ...

Page 1: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

TRONG SỐ NÀY - Kết quả chương trình tập huấn Thương mại điện tử năm 2009 - Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành Công Thương TN - Thái Nguyên tổ chức thực hiện "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao" - Tổ chức “Hội thảo tìm hiểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Thái Nguyên - Xây dựng nhà máy cán thép công suất lớn nhất Việt Nam tại Thái Nguyên - 10 nhóm hàng trong khu kinh tế cửa khẩu phải kiểm tra trước khi hoàn thuế VAT - 5 cửa khẩu cảng biển được tiếp nhận ôtô cũ nhập khẩu - Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng thiết bị điện - Thuế suất thuế nhập khẩu màn hình mỏng là 1% - Thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất: Không được lưu lại quá thời hạn - Tín hiệu khả quan trong xuất khẩu chè - Thép hợp kim dùng cho xây dựng sẽ phải chịu thuế 10% - Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh: Dừng bán hàng miễn thuế cho khách nội - Xuất khẩu hàng sang Trung Quốc: Cần linh hoạt - Kể từ ngày 15 tháng 7, giảm 20% giá vé tàu Thống Nhất - Cấm DN xuất cảnh nếu trốn thuế trên 50 triệu - Hoạt động của Công đoàn Ngành Công Thương tỉnh T.Nguyên nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2009) - Đồng Tệ… mộng đế vương - Ký nhiều thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp Việt – Trung - Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!” - Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh - Giá nhựa tăng 20%-30% - Giá cước vận tải sẽ tăng từ 7 – 12% - Vàng rớt mạnh, về gần 21 triệu đồng/lượng - Giá quặng nhập khẩu vào Trung Quốc đã vượt 90 USD/tấn

Tháng ra 02 kỳ Số 01 Tháng 7

Tõ ngµy 1÷30/07/2009

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Kết quả chương trình tập huấn Thương mại điện tử năm 2009

Thực hiện Quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2009 – 2010. Sở Công Thương (trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại) là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đã chủ động và tổ chức triển khai hoàn thành một số nội dung cụ thể là: Sáu tháng đầu…

(Xem tiếp trang 5)

Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành

Công Thương Thái Nguyên Trong những tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; một số yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất bị thu hẹp làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh về các giải pháp, chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính…

(Xem tiếp trang 6)

Thái Nguyên tổ chức thực hiện "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao"

Thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; Sở Công Thương trực tiếp chỉ đạo: Trung tâm Xúc tiến Thương mại (đơn vị đầu mối), Phòng Quản lý Thương mại & Hội nhập kinh tế Quốc tế, Đoàn Thanh niên Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các khâu (vận động doanh…

(Xem tiếp trang 3)

Tổ chức “Hội thảo tìm hiểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Thái Nguyên Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Nguyên. Ngày 31/7/2009, Sở Công Thương Thái Nguyên phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á tổ chức Hội thảo “Giới thiệu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Hội trường KS ASEAN - Thái Nguyên. Nội dung Hội thảo nhằm giới thiệu thông tin về thị…

(Xem tiếp trang 8)

Xây dựng Nhà máy cán thép công suất lớn nhất Việt Nam tại Thái Nguyên

Ngày 19/7 này, Nhà máy cán thép công suất 500 nghìn tấn/năm của Công ty cổ phần cán thép Thái Trung sẽ được khởi công xây dựng. Đây được xem là một trong những dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cán thép lớn nhất Việt Nam tính đến…

(Xem tiếp trang 6)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 2: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN PHÁP LUẬT Kinh tế Công Thương

10 nhóm hàng trong khu kinh tế cửa khẩu

phải kiểm tra trước khi hoàn thuế VAT

Bộ Tài chính vừa công bố Danh mục 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan thuộc

khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% phải kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo Bộ Tài chính, việc kiểm tra trước khi hoàn

thuế được thực hiện trên quan điểm "chống thất thoát ngân sách nhà nước nhưng không gây ách tắc cho các doanh nghiệp trong việc chấp hành tốt Luật Quản lý thuế".

vietnamnet

5 cửa khẩu cảng biển được tiếp nhận ôtô cũ nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BCT bổ sung cửa khẩu cảng biển quốc tế Bà Rịa - Vũng Tàu vào danh sách các cửa khẩu được phép tiếp nhận ôtô cũ nhập khẩu. Như vậy, các loại ôtô cũ nhập khẩu chỉ được phép thông quan

tại 5 cửa khẩu cảng biển quốc tế, gồm Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Quy định này được đưa ra nhằm thắt chặt hơn hoạt động nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng. Các loại ôtô này nếu nhập khẩu về Việt Nam bằng đường hàng không

hoặc qua các cảng ngoài danh sách quy định sẽ bị buộc tái xuất. Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu Cục Hải quan Tp.HCM buộc tái xuất chiếc xe siêu sang Bentley Continental GT đời 2004 do được nhập khẩu không đúng quy định.

vietnamnet

Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng thiết bị điện

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thiết bị điện trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Kể từ ngày 17/8, mặt hàng thiết bị điện có công suất sử dụng trên

10.000 KVA đến 15.000 KVA thuộc nhóm 8504.23.10.00 và mặt hàng thiết bị điện có công suất sử dụng trên 15.000 KVA và không quá 20.000 KVA thuộc nhóm 8504.23.21.00 chịu thuế suất tăng từ 5% lên 20%. Thuế nhập khẩu của

máy biến áp dùng cho thiết bị đo lường thuộc nhóm 8504.31.10.90 và thuế nhập khẩu máy biến dòng dùng cho thiết bị đo lượng thuộc nhóm 8504.31.20.90 giảm từ 28% xuống 20%.

vietnamnet

Thuế suất thuế nhập khẩu màn hình mỏng là 1%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 140/2009/TT-BTC ngày 8-7-2009 sửa đổi mã số và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với tấm LCD quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QÐ-BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu các bộ phận chuyên dùng hoặc chủ yếu dùng với màn hình mỏng cỡ từ 29 inch trở xuống giảm từ 3% xuống 1%. Thông tư có hiệu lực và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan sau 45 ngày kể từ ngày ký.

vietnamnet

Thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất: Không được lưu lại quá thời hạn

Tổng cục Hải quan (TCHQ) vừa đề nghị các cục hải quan địa phương không cho phép các lô hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu được lưu lại tại Việt Nam quá thời hạn quy định và quá thời hạn tại hợp đồng mua bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu.

Trường hợp lô hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu lưu tại Việt Nam quá thời hạn quy định nêu trên, TCHQ đề nghị hải quan địa phương tạm đình chỉ làm thủ tục hải quan với các lô hàng tiếp theo; đồng thời xử lý vi phạm hành chính với chủ hàng theo đúng quy định của pháp luật.

vietnamnet

Page 3: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG Kinh tế Công Thương

Thái Nguyên tổ chức thực hiện "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao"

(Tiếp theo trang 1) …nghiệp tiêu biểu đưa hàng về phục vụ, gian hàng, điện, nước, âm thanh ánh sáng, lực lượng an ninh bảo vệ, phương tiện vận chuyển, công tác tuyên truyền…) sẵn sàng phục vụ "Phiên chợ kích cầu tiêu dùng vùng cao" với chủ đề "Bán hàng sản xuất trong nước, giảm giá, khuyến mãi phục vụ nhân dân vùng cao". Thời gian: Từ ngày 09 đến hết ngày 16/8/2009. Địa điểm: Xã Ôn Lương - H.Phú Lương (ngày 9-10/8/09); Xã Quy Kỳ - H.Định Hoá (ngày 11-12/8/09); Xã Hoà Bình - H.Đồng Hỷ (ngày 13-14/8/09); Xã Tràng Xá - H.Võ Nhai (ngày 15-16/8/09). Các doanh nghiệp tham gia chương trình trên: được hạch toán giảm giá, giảm lãi và đưa vào quyết

toán tài chính; được hỗ trợ phương tiện đưa cán bộ và hàng hoá tham gia các phiên chợ; hỗ trợ tiền thuê 01-02 gian hàng có điện, nước, bảo vệ bên ngoài. Đến ngày 29/7/2009 đã có 11 đơn vị doanh nghiệp đăng ký tham gia, gồm: Viễn thông Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty Xăng dầu Bắc Thái, Công ty Cổ phần phát hành sách Thái Nguyên, Công ty TNHH Oanh Bộ, Công ty Cổ phần Thương nghiệp I Thái Nguyên, Siêu thị Minh Cầu, Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, Công ty TNHH Dịch vụ Truyền thông và Thương mại Việt Nam, Doanh nghiệp Thành Nguyên, Chi nhánh Thương mại Phú Lương. Các sản phẩm tham gia gồm : Sách vở đồ dùng

học tập; Máy vi tính, máy in, máy fax; Hàng may mặc; Xe máy; Đồ sành sứ; Hàng thực phẩm, tiêu dùng; Máy móc phục vụ công, nông nghiệp; Phân bón cây giống các loại… Phiên chợ ”kích cầu tiêu dùng vùng cao” sẽ góp một phần giúp bà con có cơ hội mua sắm hàng hoá đảm bảo chất lượng và giá mua thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm. Phiên chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, đưa hàng hoá phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa đồng thời là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong tỉnh.

TN TPC

Hoạt động của Công đoàn Ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công

đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2009) Sáng 28.7.2009, tại Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và biểu dương lao động xuất sắc tiêu biểu ngành Công Thương năm 2008 - 2009. Tới dự có đồng chí Đinh Khắc Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở Công Thương; đồng chí Vi Văn Viết Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn ngành và trên 100 đại biểu đại diện các Công đoàn cơ sở trực thuộc; cán bộ lão thành nguyên là Lãnh đạo công đoàn ngành Công Thương qua các thời kỳ; đại biểu đại diện Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp; đại biểu được tặng Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của tổ chức công đoàn"; đại biểu đoạt

giải qua các cuộc thi do Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, Công đoàn Công Thương Việt Nam và Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên tổ chức. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng, Ủy viên Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã đọc diễn văn kỷ niệm 80 năm Công đoàn Việt Nam. Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Đinh Khắc Hiển - Tỉnh Ủy viên, Giám đốc sở Công Thương, đồng chí Vi Văn Viết Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban tổ chức LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu mà Công đoàn ngành Công Thương qua các thời kỳ đã đạt được, là đơn vị đi đầu trong mọi phong trào, thực hiện có hiệu quả chương trình thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng tổ chức Công đoàn

vững mạnh; trong thời gian tới, Công đoàn ngành Công Thương cần đẩy mạnh hơn nữa một số hoạt động như: phối hợp làm tốt công tác thi đua, công tác tuyên truyền, phát huy vai trò nòng cốt của Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch công đoàn ngành đã trao giấy khen và phần thưởng cho 16 Lao động xuất sắc tiêu biểu toàn ngành trong phong trào thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn"; 62 cá nhân và 08 tập thể đoạt giải qua các cuộc thi: Giải thể thao; Cuộc thi "Tìm hiểu Công đoàn Việt nam, 80 năm - một chặng đường lịch sử"; Cuộc thi "Tìm hiểu tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Cuộc thi "Phương án cải thiện điều kiện làm việc trong doanh nghiệp may".

TNTPC

Page 4: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Kinh tế Công Thương

Tín hiệu khả quan trong xuất khẩu chè Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có tác động mạnh mẽ đến tỷ trọng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng chè. Tuy nhiên, mặc dù đạt mức tăng trưởng chưa cao, song mặt hàng này đang tìm được cơ hội lớn trong khó khăn hiện nay. Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu chè cả nước ước đạt 50 triệu USD tăng hơn 17% về lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ. Như vậy, trong thời điểm khó khăn hiện nay nhiều mặt hàng đều có mức tăng trưởng âm, thì chè là mặt hàng duy nhất có mức tăng trưởng dương. Nguyên nhân chính giúp ngành chè đứng vững trong tình hình kinh tế khó khăn đó là do xu hướng của người tiêu dừng chuyển từ những đồ uống như cà phê, nước trái cây sang các loại đồ uống phổ thông hơn như chè và rẻ tiền hơn. Hiện, giá chè trong nước và giá chè xuất khẩu đang giữ ở mức tăng ổn định và được dự báo sẽ tăng. Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) - Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 1.581 USD/tấn, tăng 3,2% so với năm 2008. Đặc biệt, sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu sản phẩm chè của Việt Nam phải kể tới như: Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Afganistan. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, với mức tăng trưởng ổn định như hiện nay, dự kiến trong năm 2009, ngành chè Việt Nam sẽ xuất khẩu 117 ngàn tấn, với kim ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm 2008). Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, chiếm tổng diện tích hơn 131.500 ha và bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Với mục tiêu sẽ xuất khẩu 117 ngàn tấn trong năm 2009, hiện ngành chè đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành mục tiêu này.

Cụ thể, đối với thị trường tiêu thụ, bên cạnh việc tiếp tục giữ vững những thị trường truyền thống, ngành chè đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thêm qua các thị trường mới như: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út... cũng như sớm khôi phục lại thị trường Irắc. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương cũng như Hiệp hội nhằm đưa ra hướng đột phá nâng cao chất lượng chè Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, ngành chè đang nỗ lực tăng cường đổi mới dây chuyền và công nghệ chế biến bảo đảm chất lượng, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng theo Hiệp hội Chè Việt Nam, nhằm chủ động tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hiện nay, Hiệp hội đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng sàn giao dịch chè, hoàn tất dự án xây dựng Trung tâm giao dịch và Bảo tàng Chè Việt Nam tại Hà Nội. Nhằm thêm cơ hội quảng bá thương hiệu cho sản phẩm chè, Việt Nam cũng sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Chè quốc tế năm 2009.

Theo Báo điện tử ĐCSVN

Thép hợp kim dùng cho xây dựng sẽ phải chịu thuế 10% Thép chứa nguyên tố Bo hoặc các nguyên tố hợp kim khác dùng làm cốt bê tông trong xây dựng công trình sẽ phải chịu thuế 10%. Còn thép hợp kim dùng chế tạo cơ khí sẽ hưởng thuế 0%. Đây là ý kiến chung của hầu hết các doanh nghiệp thép tại cuộc họp với Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính ngày 23/7, nhằm tìm cách ngăn ngừa gian lận thương mại trong kinh doanh thép. Đầu năm nay, hàng vạn tấn thép cuộn chứa chất Bo được nhập về từ Trung Quốc, hưởng mức thuế suất ưu đãi là 0% theo biểu thuế dành cho thép hợp kim chế tạo cơ khí.

Nhưng trên thực tế, một lượng lớn loại thép này đã được bán cho các công trình xây dựng. Trong khi, thuế nhập khẩu thép xây dựng phải là 12%. Do không phải chịu thuế, giá bán loại thép cuộn chứa Bo này hấp dẫn hơn, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh với thép xây dựng trong nước. Để đối phó với chiêu lách luật này, Bộ Tài chính đã siết chặt quản lý bằng việc ban hành Thông tư 93 sửa đổi thuế suất thép hợp kim. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận giám định mặt hàng nhập về là thép cơ khí

chế tạo thì mới được hưởng thuế 0%. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật này lại khiến cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực sự về thép hợp kim dùng để chế tạo cơ khí gặp khó khăn, rắc rối về thủ tục. Phía doanh nghiệp phải tốn thêm một khoản chi phí lớn. Để giám định một mẫu thép, chi phí là 10 triệu đồng, còn để phân tích làm rõ độ cơ lý tính của mẫu thép, doanh nghiệp phải mất cả tháng chờ đợi kết quả. Trong khi đó, đối tượng cần siết chặt quản lý là những nhà nhập khẩu thương mại thì vẫn chưa xử lý được.

Phạm Huyền

Page 5: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI Kinh tế Công Thương

Kết quả chương trình tập huấn Thương mại điện tử năm 2009

(Tiếp theo trang 1) …năm 2009, cùng với Cục TMĐT & CNTT - Bộ Công Thương, Sở Thông tin & Truyền thông đã tổ chức một lớp Tập huấn cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành trong toàn tỉnh; Ba lớp Phổ biến tuyên truyền, đào tạo kỹ năng về TMĐT cho toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, Thị: Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông Công, Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Tiếp đó trong tháng 7 năm 2009 Sở Công Thương phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông tiếp tục mở ba lớp tập huấn và đào tạo cho hai đối tượng, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thái Nguyên: Một lớp cho đội ngũ cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT trên toàn tỉnh, cho các đối tượng là 1/2 cán bộ Lãnh đạo, chuyên viên nghiệp vụ Quản lý thị trường, Chi Cục Hải quan Thái Nguyên, Phòng Bảo vệ An Ninh Kinh tế - Công An tỉnh, Thành phố, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Ban Quản lý Chợ, Thanh tra chuyên ngành các Sở: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Y tế, Tư pháp, Tài nguyên môi trường, Văn hóa Thể thao & Du lịch từ ngày 15, 16/7/2009. Nội dung: Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan

đến: Luật thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống cạnh tranh không lành mạnh từ công cụ công nghệ điện tử; Cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đẩy lùi nạn làm hàng giả, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh; Cung cấp kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin. Với 70 học viên tham gia. Hai lớp Phổ biến tuyên truyền, kỹ năng ứng dụng TMĐT, hỗ trợ đào tạo để biên tập và duy trì “Mỗi doanh nghiệp một website” cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Thời gian mỗi lớp 02 ngày liên tục từ 17 – 20/7/2009. Nội dung: Giúp các doanh nghiệp biết tới tiện ích của thương mại điện tử và các điều kiện cần thiết để tham gia; Phương pháp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Đào tạo kỹ năng thực hiện giao dịch thương mại điện tử trong quản lý và điều hành. Số lượng tham gia mỗi lớp từ 70 – 80 học viên. Kết thúc các lớp tập huấn trên, Lãnh đạo Sở Công Thương đã yêu cầu các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn cần chủ động hơn nữa trong việc ứng dụng TMĐT vào công tác quản lý, điều

hành sản xuất kinh doanh của đơn vị mình; Cần sớm đăng ký xây dựng, duy trì website riêng của doanh nghiệp khi được nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn hiện nay. Sở Công Thương đánh giá cao sự cố gắng trong công tác tổ chức các lớp tập huấn đến từng địa phương của Trung tâm Xúc tiến Thương mại. Biên soạn chương trình giáo án và bài giảng của các giảng viên Cục Thương mại điện tử, Sở Thông tin & Truyền thông đã sát với hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin, TMĐT tại Thái Nguyên đồng thời ghi nhận những cố gắng tích cực của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp đã tham gia học tập rất nghiêm túc tại các trương trình tập huấn trên. Sở Công Thương mong muốn Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương, Sở Thông tin & Truyền thông và Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện) tiếp tục tổ chức, tuyên truyền, hội thảo và tư vấn website riêng cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Để đến năm 2010 (Theo kế hoạch của UBND tỉnh) Thái Nguyên có nhiều doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, trang website có hiệu quả; Có Sàn giao dịch TMĐT để phục vụ trương trình phát triển kinh tế và Hội nhập kinh tế Quốc tế.

TN TPC

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh: Dừng bán hàng miễn thuế cho khách nội

Theo quy định của Chính phủ, kể từ 1/7 khách tham quan, du lịch nội địa sẽ không được mua hàng miễn thuế ở Mộc Bài. Chính vì vậy, kể từ đầu tháng 7/2009, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh tại khu thương mại - công nghiệp Mộc Bài đều ngưng kinh doanh.

Dù vẫn được phép mở cửa bán hàng (có tính thuế) cho khách nhưng các doanh nghiệp vẫn tạm thời đóng cửa vì cho rằng nếu mở cửa bán hàng cũng không đủ chi phí. “Không còn được mua hàng miễn thuế, khách nội địa đến rất ít và mua hàng hạn chế vì giá hàng có thuế ở đây so với ngoài thị

trường là tương đương hoặc cao hơn” - ông Nguyễn Ngọc Quí - giám đốc chi nhánh SaTra Mộc Bài chia sẻ Được biết trong 6 tháng đầu năm có gần 1,6 triệu lượt người (trong đó 15% đến từ Campuchia) đến đây mua sắm, doanh thu đạt 690,5 tỉ đồng.

Vietnamnet

Page 6: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH Kinh tế Công Thương

Xây dựng nhà máy cán thép công suất lớn nhất Việt Nam tại Thái Nguyên

(Tiếp theo trang 1) …thời điểm hiện nay. Trước đó, chiều 11/6/2009, tại Nhà văn hóa công nhân Gang thép Thái Nguyên đã diễn ra Lễ ký hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng tín dụng Dự án Nhà máy cán thép nói trên giữa liên ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam với Công ty cổ phần cán thép Thái Trung - chủ Dự án. Dự án xây dựng Nhà máy cán thép 500 nghìn tấn/năm do Công ty cổ phần cán thép Thái Trung làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 11-2008. Nhà máy có tổng mức đầu tư dự kiến là gần 1.300 tỷ đồng, do 3 cổ đông sáng lập là: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thương mại và Du lịch Trung Dũng và Công ty Thương mại - Xây dựng Hà Nam đảm nhận 50% vốn, 50%

còn lại vay vốn từ các liên ngân hàng (trong đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đảm nhiệm trên 70% vốn vay). Đây là một trong những dự án được thực hiện đồng thời với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Theo nhà đầu tư, Nhà máy sẽ ứng dụng công nghệ cán thép liên tục tốc độ cao có nguồn gốc từ các nước Tây Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Nhà máy có dây chuyền cán thép từ phôi nóng trực tiếp từ máy đúc của dây chuyền luyện thép mở rộng giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (công suất 500 nghìn tấn phôi/năm) và phôi nguội từ nguồn bên ngoài. Qua đó tiết kiệm được nhiên liệu và công vận chuyển phôi để góp phần hạ giá thành sản phẩm thép cán. Dây chuyền với thiết bị đồng bộ, hiện đại của Nhà máy do nhà thầu chính

thuộc Tập đoàn DANIELI (I-ta-li-a) đảm nhiệm cung cấp và lắp đặt. Sản phẩm chính của Nhà máy là thép cán tròn trơn, thép thanh vằn nhiều kích cỡ, mang nhãn hiệu TISCO, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tính cạnh tranh cao. Dự kiến sau 15 tháng thi công, đến tháng 11/2010 Nhà máy cán thép công suất 500 nghìn tấn/năm của Công ty cổ phần cán thép Thái Trung sẽ đi vào sản xuất, nộp ngân sách cho tỉnh gần 500 tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho trên 300 lao động địa phương. Việc thực hiện thành công dự án trọng điểm này của tỉnh sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty Gang thép Thái Nguyên nhiệm kỳ 2005-2010 đã đề ra là đến năm 2010 sản lượng thép cán của tỉnh đạt 1 triệu tấn/năm.

Nam Hà

Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành Công Thương Thái Nguyên

(Tiếp theo trang 1) …phủ. Ngành Công Thương Thái Nguyên trong bảy tháng đầu năm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Giá trị Công nghiệp ước đạt 5.532,032 tỷ đồng, tăng 11,3% so cùng kỳ, bằng 57% KH năm. Công nghiệp địa phương ước đạt 2.038,764 tỷ đồng, tăng 13,8% so cùng kỳ, bằng 54,4% KH năm. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ược đạt 310,060 tỷ đồng, tăng 14,9% so cùng kỳ, bằng 68,9% KH năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 4.164,5 tỷ đồng, tăng 23,0% so cùng kỳ, bằng 59,5% KH năm. Giá trị xuất khẩu đạt 35,434 tr.USD, giảm 41,38% so cùng kỳ, bằng 50,62% KH năm. Giá trị nhập khẩu đạt 63,32 triệu USD, giảm 31,11% so cùng kỳ.Công tác Quản lý thị trường tiến hành 751 vụ kiểm tra, có 672 trường hợp vi phạm đã xử lý phạt tiền

(Buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu 46 vụ; sản xuất, buôn bán hàng giả 39 vụ; vi phạm chất lượng hàng hóa 27 vụ; vi phạm điều kiện kinh doanh 88 vụ; vi phạm quy chế ghi nhãn mác hàng hóa 291 vụ; vi phạm về giá 77 vụ, vi phạm về lĩnh vực khoáng sản 18, vi phạm về thú y 02 vụ, vi phạm trốn thuế và sai phạm khác khác 84 vụ). Thu nộp vào ngân sách nhà nước 1,59 tỷ đồng. Hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp: Theo đề án khuyến công đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí là: 2.776 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia cho 9 đề án kinh phí hỗ trợ 1.549 triệu đồng. Kinh phí khuyến công địa phương cho 22 đề án kinh phí hỗ trợ 1.227 triệu đồng; Trong 6 tháng đầu năm đã ký và tiến hành thực hiện 10 hợp đồng, giá trị 318 triệu đồng; chủ

yếu thuộc lĩnh vực thiết kế, dự toán, giám sát công trình điện. Hoạt động xúc tiến thương mại: Tổ chức thành công “Hội chợ xuân” với quy mô 90 gian hàng nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm tết Nguyên đán Kỷ Sửu của nhân dân địa phương; Tham gia hội chợ thương mại quốc tế Điện Biên năm 2009 với mục đích phát triển tiêu thụ tới vùng Tây Bắc và thị trường Lào, được Bộ Công Thương tặng bằng khen; Triển khai kế hoạch thương mại điện tử 2009 trong kế hoạch 2009-2010; Tư vấn và là đầu mối về tổ chức phiên chợ kích cầu vùng cao; Hội thảo Quốc tế “Tìm hiểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” (được đăng tại Bản tin cùng kỳ). Với những kết quả trên, Sở Công Thương Thái Nguyên đã đề ra nhiệm vụ, giải năm tháng cuối năm: Tiếp …

( Xem tiếp trang 8)

Page 7: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT Kinh tế Công thương

Xuất khẩu hàng sang Trung Quốc: Cần linh hoạt Theo Phó vụ trưởng thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế, nên tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa, nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là từ các nước có chung đường biên giới như Việt Nam. Đơn cử như tại cửa khẩu Lào Cai, hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, thực phẩm như hạt điều, bánh đậu xanh, sắn khô…, khi

xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải có chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO), phải chịu kiểm định khá nghiêm ngặt về chất lượng. Trung Quốc sử dụng công cụ thuế điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu rất hiệu quả. Mỗi mặt hàng khi xuất, nhập khẩu vào nước này có thể được áp dụng hai chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do Chính phủ quy định và thuế biên mậu (tiểu ngạch) do địa phương quy định. Do vậy, có trường hợp cùng một thời

điểm, mặt hàng giày dép của Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất vào nước này theo đường chính ngạch phải chịu thuế suất trên 30%, nhưng “đi” theo đường tiểu ngạch thì chỉ phải chịu thuế suất chưa đầy 5%. So với Việt Nam, chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thường biến động nhanh, mạnh. Do vậy, doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam không linh hoạt sẽ khó tránh thua thiệt.

Vietnamnet

Kể từ ngày 15 tháng 7, giảm 20% giá vé tàu Thống Nhất Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng Ban Kinh doanh Vận chuyển, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: Kể từ ngày 15/7, ngành đường sắt sẽ giảm 10-20% giá vé cho hành khách đi tàu Thống Nhất trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến hết ngày 15/12/2009. Theo đó, hành khách mua vé càng sớm, giá vé càng rẻ. Cụ thể, hành khách mua vé trước ngày đi tàu từ 60 ngày trở lên sẽ được giảm tới 20% giá vé; mua sớm từ 15 đến 59 ngày sẽ được giảm 10%. Tuy nhiên, nếu hành khách trả vé, đổi vé

phải chịu mức khấu trừ là 20% của giá vé. Ngoài ra, Tổng Công ty còn tăng mức giảm giá cho các tập thể đi tàu khi mua vé như: Tập thể từ 20 đến 49 người sẽ được giảm từ 7-13%; Từ 50 người trở lên được giảm 15% giá vé. Đối với hành khách tập thể mua vé đi tàu Thống Nhất trong thời kỳ này thuộc diện được hưởng nhiều mức giảm giá (thương binh, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, nạn nhân chất độc da cam…) ngoài việc được giảm giá theo quy định đối với đối tượng

chính sách xã hội còn được giảm giá theo thời gian và số lượng người đi tàu như trên. Bên cạnh đó, ngành đường sắt còn mở rộng đối tượng chính sách xã hội được giảm giá như giảm 25% giá vé ngồi cứng cho người bị mất việc làm (hoặc tạm nghỉ việc). Học sinh, sinh viên đi tham quan, du lịch, thực tập khi mua vé tập thể từ 15 người trở lên cũng giảm giá 25% giá vé với các loại ghế ngồi (mềm, cứng...).

Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Cấm DN xuất cảnh nếu trốn thuế trên 50 triệu Nội dung chính trong công văn số 4188 do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 14/7/2009 về việc hướng dẫn xử lý nợ đọng thuế với các đối tượng nợ thuế quá hạn qui định: Chủ các DN có tổng số tiền nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên và qua xác minh tại địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh có dấu hiệu cho thấy DN đã bỏ trốn để chiếm đoạt tiền thuế sẽ bị cấm xuất cảnh. Trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở xác định chính xác chủ DN còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn...thì có thông báo bằng văn bản cho cơ quan cơ quan quản

lý xuất nhập cảnh để dừng việc xuất cảnh đối với chủ DN. Cũng theo Tổng cục Hải quan, căn cứ theo qui định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế, “Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế”. Công văn cũng nêu rõ: Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm theo quy định của

pháp luật nếu không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nếu có cơ sở xác định chính xác DN có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn; không kịp thời xác nhận, thông báo chi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về số tiền thuế, tiền phạt DN đã nộp. Cục Hải quan tỉnh, thành phố cũng phải chịu trách nhiệm nếu thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh đối với chủ DN khi chưa có đủ căn cứ để xác định hoặc xác định không chính xác DN có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn dẫn đến gây cản trở cho hoạt động của DN.

Vietnamnet

Page 8: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG Kinh tế Công Thương

Tổ chức “Hội thảo tìm hiểu thị trường Trung Đông và Châu Phi” tại Thái Nguyên

(Tiếp theo trang 1) …trường khu vực Trung Đông và Châu Phi như tiềm năng, cơ hội, tập quán kinh doanh. Đề xuất những mặt hàng thế mạnh của vùng Việt Bắc có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và Châu Phi. Giảng viên là Lãnh đạo Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương). Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Phạm Xuân Đương – P.Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh, đ/c Đinh Khắc Hiển - Tỉnh uỷ viên–Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên, đ/c Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, đ/c Nguyễn Công Hiến – P.Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương. Cùng các ông (bà) là Lãnh đạo Sở Công Thương Thái Nguyên, lãnh đạo các phòng ban của Cục Công nghiệp địa phương, vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã phối hợp tổ chức và tham dự Hội nghị. Có các ông (bà) Lãnh đại diện các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Lao động thương binh & Xã hội, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn hoá Thể thao &

Du lịch, Công Thương; Lãnh đạo Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên đã về tham dự. Các tỉnh bạn có Giám đốc Sở Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, cùng Lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công và Phát triển Công Nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang về tham gia Hội thảo quan trọng này. Học viên tham dự có 30 phòng ban cơ quan quản lý nhà nước, trên 100 lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về dự Hội nghị. Tại hội thảo, lãnh đạo Vụ thị trường châu Á, Tây Á và Nam Á đã giới thiệu tiềm năng thị trường về kinh tế, thương mại, hợp tác công nghiệp, xuất khẩu lao động, du lịch; những tiềm năng và rào cản thương mại tại một số thị trường trọng điểm như: Ai Cập, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran… Đồng chí Phạm Xuân Đương đã thông báo về tiềm năng thu hút đầu

tư của Thái Nguyên và mong các đơn vị doanh nghiệp, tiếp tục đầu tư vào tỉnh, đẩy mạnh tiến độ xây dựng tuyến đường hầm Núi Cốc – Tam Đảo để khai thác tiềm năng du lịch và mong muốn Cục Công nghiệp địa phương, Vụ Thị trường sẽ truyền đạt và cung cấp nhiều thông tin cho các doanh nghiệp Thái Nguyên để các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn đầu tư. Các đại biểu tập trung nghiên cứu trao đổi đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường. Cũng trong buổi Hội thảo, đã có nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp về biện pháp mở rộng thị trường Trung Đông và Tây Phi đã được lãnh đạo Vụ thị trường giải đáp. Đặc biệt những ghi nhận giúp đỡ của Bộ Công Thương và ông Nguyễn Công Hiển khi sang làm Tham tán Thương mại tại Israse với điều kiện các doanh nghiệp phải thường xuyên cung cấp các thông tin chi tiết đến tham tán các nước hoặc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên để được tư vấn.

TN TPC

Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm và giải pháp các tháng cuối năm của ngành Công Thương Thái Nguyên

(Tiếp theo trang 6) ... tục triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, dự án đầu tư đã được phê duyệt trong nhiệm kỳ 2006-2010. Giải quyết dứt điểm những việc thuộc trách nhiệm, lĩnh vực Công Thương. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiến hành rà soát, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào, chi phí gián tiếp, nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến tìm kiếm mở rộng thị trường. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển công nghiệp, Thương mại, điện lực, kết cấu hạ tầng Thương mại;

các Quy hoạch khoáng sản và các chương trình, dự án, đề án của ngành. Triển khai tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2009-2010; Nghiên cứu xây dựng mô hình thương mại điện tử phù hợp với trình độ của các doanh nghiệp. Tổ chức Hội chợ Triển lãm Thái Nguyên 2009 vào đầu tháng 12/2009 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Công Thương, Bộ Quốc. Thực hiện các đề án khuyến công năm 2009; Tăng cường hoạt động Xúc tiến Thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Tổ chức quản lý hệ thống thông tin qua trang web, bản tin của ngành; Tăng cường công tác quản lí thị trường, giá cả, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức gặp mặt đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Phấn đấu

hoàn thành kế hoạch năm 2009. Chủ trì, phối hợp tham gia các dự án chuyên ngành Công nghiệp, Thương mại trên địa bàn. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên ngành về VLNCN, an toàn điện, xăng dầu, huấn luyện nghiệp vụ quản lý nhà nước về: điện lực, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp nhận, giải quyết và trả lời các đơn thư khiếu nại về lĩnh vực Công Thương. Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiệp hội bán lẻ tỉnh Thái Nguyên. Với những thành quả hoạt động trong bảy tháng đầu năm và giải pháp chi tiết thực hiện kế hoạch năm tháng cuối năm 2009. Chắc chắn Ngành Công Thương sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đưa nền kinh tế Thái Nguyên ngày càng phát triển./.

Theo P.KH-TC.

Page 9: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ Kinh tế Công Thương

Đồng Tệ… mộng đế vương Từ ngày 6/7, các ngân hàng ở Trung Quốc và Hongkong đã bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán xuất nhập khẩu khi Chính phủ Trung Quốc tiến thêm một bước nhằm đưa đồng nhân dân tệ thành đồng tiền toàn cầu và cuối cùng sẽ thay thế vị trí quốc tế của đồng đô la Mỹ.

Tăng cường sức mạnh đồng nội tệ

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi lớn nhất diễn ra ở Ý vào thứ Năm (9/7), Trung Quốc đột ngột làm dịu đi lời đề nghị mà họ đưa ra gần đây về việc dùng một đồng tiền dự trữ toàn cầu khác, ngoài đồng đô la Mỹ. Mặc dù Trung Quốc đang tiến lên chậm rãi và thận trọng, vài chuyên gia về chính sách tiền tệ của nước này đã hoài nghi rằng, phương hướng dài hạn của chính sách này là tiến tới việc tăng cường sức mạnh của đồng nhân dân tệ nhằm thay thế đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển. “Ở Trung Quốc có rất nhiều bộ óc cho rằng thời đại của đồng đô la Mỹ đã kết thúc. Khu vực sử dụng đồng euro đang khốn khổ vì tình trạng tê liệt chính trị và một ngân hàng trung ương quá bảo thủ, trong khi hai thập niên kinh tế trì trệ và dân số suy giảm đã gây bất lợi cho đồng yên Nhật” - ông Stephen Green, một nhà kinh tế làm việc ở văn phòng Thượng Hải của ngân hàng Standard Chartered đã viết như vậy trong một báo cáo nghiên cứu vào hồi đầu tháng này. Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã che chắn đồng nhân dân tệ đằng sau nhiều rào cản. Chính quyền Trung Quốc ngăn không cho đồng tiền này được tích trữ với

khối lượng lớn ở bên ngoài biên giới để họ có thể kiểm soát tỷ giá và quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính trong nước. Bằng việc duy trì tỷ giá thấp, Trung Quốc đã giữ cho hàng xuất khẩu luôn có tính cạnh tranh. Thế nhưng hậu quả là hầu hết các khoản thanh toán xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đều được thực hiện bằng đô la Mỹ. Một số ít giao dịch nhỏ, dọc theo biên giới của Trung Quốc có sử dụng đồng euro và yên Nhật, nhưng hiếm khi sử dụng đồng nhân dân tệ. Hiện nay, Trung Quốc đang bắt đầu tháo dỡ các bức tường này và thả nổi đồng nhân dân tệ. Quyết định này xuất phát một phần từ nhận thức về vai trò đang lên của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới và một phần từ sự vỡ mộng với hệ thống tiền tệ và tài chính của các nước công nghiệp phát triển trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, có ba nhân vật thường xuyên thảo luận vấn đề này với các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương Trung Quốc nhận xét, lãnh đạo Trung Quốc có khuynh hướng nhìn xa trông rộng và việc hoán đổi đồng nhân dân tệ có thể sẽ mất nhiều năm nữa. Cả ba người này đều cho rằng, mục tiêu mới được công bố gần đây của Trung Quốc biến Thượng Hải thành một trung tâm tài chính quốc tế vào năm 2020 đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ có tính chuyển đổi đầy đủ vào thời điểm ấy.

Tự do chuyển đổi và hệ quả

“Chính quyền Trung Quốc coi việc tự do chuyển đổi là mục tiêu dài hạn và là điều cần thiết để đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế” - ông Prasad nói. Tính chất chuyển đổi đầy đủ của đồng nhân dân tệ không phải là lợi ích thuần của Trung Quốc vì Ngân hàng trung ương nước này sẽ khó khăn hơn, tuy không phải là không thể thực hiện, trong việc tiếp tục kiểm soát giá trị của đồng tiền trong tương quan với giá trị của đồng đô la Mỹ. Đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh so với đô la Mỹ có thể khiến hàng ngàn nhà máy xuất khẩu phải đóng cửa và gây ra tình trạng sa thải hàng loạt, điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ là nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Một đồng tiền lên xuống thường xuyên hơn cũng đòi hỏi doanh nghiệp Trung Quốc phải nâng cao trình độ quản lý rủi ro và hầu hết các công ty ở nước này sẽ thua lỗ vì không làm được việc này. Trong vài tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu để cho ngân hàng trung ương các nước từ Argentina đến Malaysia thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Thứ Hai tuần trước nữa, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng cho phép khu vực kinh tế tư nhân sử dụng đồng nhân dân tệ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Chương trình mới này chỉ áp dụng cho các công ty ở Thượng Hải và các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Đông. Các công ty ở những thành phố này hiện đã được phép nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với khách hàng và nhà cung cấp ở Hồng Kông, Macao và các nước Đông Nam Á.

Theo New York Times

Page 10: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ Kinh tế Công Thương

Ký nhiều thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp Việt – Trung 8 thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hải Nam (Trung Quốc) đã được ký kết tại Hà Nội ngày 9/7. Đó là kết quả mà các doanh nghiệp hai nước đạt được thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế thương mại giữa tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) và Việt Nam. Cụ thể, Công ty Ôtô Faw của tỉnh Hải Nam đã ký thoả thuận lắp ráp ôtô trị giá 70 triệu USD với Tập đoàn Công nghiệp ôtô Việt Nam. Tập đoàn Xi măng Hoa Thịnh Hải Nam cùng Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng bán buôn một triệu tấn than. Công ty Cao su Hải Nam ký thoả thuận nhập khẩu 500 ngàn tấn cao su với Tổng công ty Cao su Việt Nam… Cũng nhân dịp này, đại diện thành phố Đam Châu (Hải Nam) sẽ ký thoả thuận kết nghĩa với thành phố Hạ Long tỉnh Quảng

Ninh. “Doanh nghiệp hai thành phố sẽ đẩy mạnh việc triển khai các hợp tác theo nguyên tắc: làm bạn trước, làm ăn sau”, ông La Bảo Minh, Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam nói. Quan chức này còn cho biết, theo sáng kiến mở đường bay Hải Nam- Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi sang thăm và làm việc tại tỉnh này vào tháng 10 năm ngoái, ngày (8/7), Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn cho Tập đoàn Hàng không Hải Nam mở đường bay định kỳ Hải Khẩu - Hà Nội, và sẽ có công hàm thông báo chính thức cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Hiện Tập đoàn Hàng không Hải Nam có hơn 200 máy bay các loại. Đây là tập đoàn lớn nhất tại Hải Nam và là công ty hàng không lớn thứ 4 của Trung Quốc. Về dự án mở đường biển Hải

Nam - Việt Nam, hiện Công ty Hàng hải Phiến Dương đang bàn bạc với Công ty Cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam và Cục cảng Hải Phòng về những công việc cụ thể. Dự kiến, hai tuyến đường biển nối giữa thành phố Dương Phố tỉnh Hải Nam với Hải Phòng và Tp.HCM sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10 năm nay. Việt Nam - Trung Quốc có đường biên giới chung trên đất liền khoảng 1.350 km. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc đang là bạn hàng lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Về nhập khẩu, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt khoảng 20 tỷ USD. Riêng trong năm qua, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Hải Nam và Việt Nam đã đạt hơn 230 triệu USD.

Theo VnEconomy Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán:

“Ngoại tệ đâu chỉ là USD!” (Tiếp theo trang 11)

…tiền sẽ ngắn hơn nhiều! Khi đó, thông qua tài khoản của mình mở tại B, ngân hàng A sẽ yêu cầu ngân hàng B bán cho mình số tiền Yên tương đương 100 USD, và sau đó sẽ ghi có trực tiếp vào tài khoản khoản của nhà xuất khẩu. Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu sẽ tiết kiệm được hai loại chi phí. Chi phí thứ nhất là về thời gian, bởi vì dòng tiền phải đi qua nhiều ngân hàng trung gian hơn. Thứ hai, những chi phí trực tiếp đó là các khoản báo nợ báo có khi tiền đi qua ngân hàng trung gian. Đặc biệt có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã không cho phép các nhà xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp trên lãnh thổ của mình sử dụng tiền tệ nào khác ngoài đồng nội tệ. Chính vì vậy chế độ kết hối là bắt buộc, nó diễn ra rất nghiêm ngặt và do đó khi các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện bằng

đồng ngoại tệ khác ngoài đồng bản tệ thì nhà xuất khẩu sẽ bị buộc kết hối ngay thời điểm tiền về tài khoản. Trong thời điểm ấy thì tỷ giá sẽ không được đảm bảo và nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Do đó, việc sử dụng đồng USD hay một loại tiền tệ khác ngoài đồng bản tệ như là một công cụ thanh toán thì nhà nhập khẩu ở Việt Nam cũng đã gây ra một số các rủi ro đối với nhà xuất khẩu. Chính vì vậy một số nhà xuất khẩu sẽ phải mất một số chi phí khác thông qua các hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng tương lai (Future) để bảo hiểm tỷ giá cho mình. Vậy, để những doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng đa dạng các đồng tiền thanh toán hợp đồng ngoại thương, theo ông hệ thống ngân hàng thương mại trong

nước nên có những biện pháp gì để thúc đẩy điều này? Ở đây chúng ta phải hiểu việc sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD trong thanh toán quốc tế không chỉ là nhu cầu và mong muốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà đôi khi trong nhiều trường hợp nó còn là mong muốn của nhiều nhà xuất khẩu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có lẽ sẽ làm được một số việc để giúp cho khách hàng của mình có thể tiết kiệm cả được về mặt thời gian và chi phí trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Riêng với ACB, chúng tôi đã có kế hoạch sẽ chia lại cho khách hàng nhập khẩu một phần phí thanh toán quốc tế, và đấy cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ trực tiếp về mặt kinh tế để khuyến khích sử dụng ngoại tệ khác ngoài USD trong hoạt động nhập khẩu.

Theo VnEconomy

Page 11: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

VẤN ĐỀ HÔM NAY Kinh tế Công Thương

Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!”

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm 3,6%, nhưng đồng tiền thanh toán chủ yếu lại dùng USD. Bởi vậy, theo quan điểm của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) trong cuộc trò chuyện với phóng viên, việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như góp phần làm giảm áp lực tỷ giá USD/VND. Ông Hải nói: Chúng ta tạm thời chia các quốc gia, vùng lãnh thổ có các đồng ngoại tệ mạnh ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ mạnh mà chúng ta có thể mua ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào với một khối lượng lớn. Đó là các đồng tiền Euro, Yên Nhật, Đô la Canada, Đô la Úc, Đô la Hồng Kông, Đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ và Bạt Thái. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ những quốc gia, vùng lãnh thổ này chiếm 44% trên tổng kim ngạch nhập khẩu, và như vậy nếu chúng ta sử dụng các loại tiền này trong thanh toán nhập khẩu thì sẽ làm giảm nhu cầu mua USD cho thanh toán nhập khẩu xuống 44%. Nhóm thứ hai là một số quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ được mua bán tự do, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt vị trí địa lý (nhà nhập khẩu ở Việt Nam muốn mua phải nhờ ngân hàng thương mại Việt Nam mua tại ngân hàng thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có đồng tiền cần mua - PV). Các loại tiền tệ này chưa được tự do chuyển đổi đối với các giao dịch vốn. Nếu chúng ta bổ sung đồng tiền của Malaysia, Indonesia,

Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines để phục vụ cho thanh toán hàng nhập khẩu, thì tổng kim ngạch nhập khẩu thông qua các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc nhóm thứ hai và của nhóm thứ nhất sẽ lên tới 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Với nhóm thứ ba, trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn luôn đạt trên 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của chúng ta. Gần đây, tôi nhận thấy xu thế biến đổi trong cách sử dụng đồng Nhân dân tệ trong hoạt động thanh toán ngoại thương - dù đồng tiền này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trung Quốc dự trữ ngoại hối chủ yếu bằng đồng USD, vì vậy khi đồng tiền này yếu dần thì tài sản của họ cũng sẽ giảm theo. Do đó, Trung Quốc cũng đang kêu gọi sử dụng một loại tiền tệ khác dựa trên cơ sở một rổ tiền tệ mà trong đó đồng Nhân dân tệ có một tỷ trọng đáng kể. Điều này cũng phù hợp với mong muốn khẳng định vị thế đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Cách đây hơn 10 ngày, Trung Quốc đã cho phép một số nhà xuất khẩu, nhập khẩu được dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương đối với các công ty ở Hồng Kông, Ma Cao và khu vực ASEAN. Nếu như xu thế dùng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán hợp đồng ngoại thương trong khu vực và thế giới xảy ra thì các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ thanh toán đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu chúng ta đưa đồng tiền thuộc nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai và đồng Nhân dân tệ vào

thanh toán nhập khẩu, thì lượng ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu không dùng USD có thể lên tới 93% tổng kim ngạch. Như vậy chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đang rất được quan tâm, đó là việc nhiều doanh nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào đồng USD cho hoạt động nhập khẩu. Thực tế tâm lý của nhiều người dân và nhà đầu tư cũng chỉ nhìn vào tỷ giá USD/VND như một thước đo về giá trị VND. Do đó nếu chúng ta giải quyết được việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhập khẩu thì một phần nào đó cũng sẽ giải quyết được tâm lý này. Cụ thể hơn thì lợi ích của việc sử dụng đồng bản tệ của nước xuất khẩu để thanh toán thay vì dùng USD là gì, theo ông? Một nhà nhập khẩu tại Việt Nam thanh toán cho công ty xuất khẩu tại Nhật thì tiền phải đi qua một số ngân hàng trung gian, nếu như việc thanh toán được thực hiện bằng USD. Giả sử như ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam là ngân hàng A (A) và ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu tại Nhật Bản là ngân hàng B (B). Để thanh toán 100 USD cho nhà xuất khẩu thì nhà nhập khẩu Việt Nam thông qua A sẽ làm lệnh chuyển tiền. Tiếp đó, A phải cắt 100 USD tiền gửi của mình, ví dụ tại ngân hàng C (tại Mỹ) sang một ngân hàng Mỹ khác, ví dụ ngân hàng D, sau đó D sẽ báo có vào khoản của B số tiền 100 USD, và B sẽ bán 100 USD để lấy tiền Yên trả cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nhập khẩu Việt Nam thanh toán trực tiếp bằng đồng Yên, quãng đường đi của đồng…

(Xem tiếp trang 10)

Page 12: Tháng ra 02 k Kinh t Công Thương Số 01 Tháng 7 Tõ ngµy SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/ban_tin/ban tin t.7.pdf- Kết quả chương trình tập huấn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh

Đầu tháng 7 đến nay, hầu hết loại vật liệu xây dựng tại TP HCM tăng giá khiến cho ngành xây dựng và người dân đang xây, sửa nhà lo lắng. Tổng công ty thép Việt Nam vừa có quyết định tăng giá thép cuộn và thép cây tại khu vực phía Nam thêm 30.000 đồng đến 180.000 đồng một tấn. Theo đó, giá thép cuộn giao tại nhà máy chưa có thuế là 10,57-10,62 triệu đồng một tấn, thép cây giá 11,09-11,19 triệu đồng. Trên thị trường, các cửa hàng lớn nhỏ cũng đua nhau thay bảng giá. Đầu tháng 7, các loại cát đá và sắt tăng giá rất nhanh do phí vận chuyển lên cao. Hiện nay, một m3 đất đá tăng từ 101.000 đồng lên 105.000 đồng. Các loại thép cuộn và thép cây (liên doanh Việt-Nhật) đều được doanh nghiệp điều chỉnh tăng bình quân tương ứng 400.000 đồng và 300.000 đồng một tấn. Cụ thể, thép phi 6 và phi 8 từ 11,3 triệu đồng một tấn tăng lên 11,7 triệu đồng. Thép phi 12 hiện tại giá 12,2 triệu đồng một tấn so với trước đó 11,9 triệu đồng một tấn. Tương tự, thép phi 14 tăng từ 11,6 triệu lên 11,9 triệu; phi 16 là 11,7-12 triệu, phi 18 là 12,2-12,5 triệu... Tại các cửa hàng nhỏ, giá thép bán lẻ đến tay người mua tăng mạnh hơn so với doanh nghiệp lớn. Một kg thép cuộn hiện nay tăng khoảng 700 đồng, còn thép cây vượt thêm 500 đồng. Giá cả nguyên liệu có chiều hướng tăng cao khiến cho sức mua tại cửa hàng bị giảm khoảng 5%. Giá thép xây dựng bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng khoảng 900 đồng một kg so với cuối tháng 6. Hiện giá thép xây dựng phi 16 và phi 18 (liên doanh Việt-Nhật) 15.500-16.500 đồng một kg. Còn đá trộn bê tông tăng thêm 20.000 đồng một m3, lên 130.000 đồng. Các loại VLXD khác tăng nhẹ 2-3%. Giá thép rẻ nhất hiện nay là thép H-VUC 9.900 đồng một kg, trước đây chỉ khoảng 9.200 đồng.

VIETNAMNET

Giá nhựa tăng 20%-30% Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam, cho biết hiện giá nguyên liệu nhựa tăng khoảng 20%-30% so với đầu năm, từ 800-900 USD/tấn lên 1.100-1.200 USD/tấn. Giá nguyên liệu tăng là do giá xăng dầu trong thời gian gần đây tăng cao. Ngoài ra, do khủng hoảng kinh tế nên nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trên thế giới đóng cửa.

Giá cước vận tải sẽ tăng từ 7 – 12% Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết các doanh nghiệp vận tải sẽ tăng giá cước từ 7 – 12% do xăng dầu mới tăng giá. Thông thường phải 15 ngày kể từ ngày xăng, dầu tăng giá, doanh nghiệp vận tải mới có thể điều chỉnh giá. Các hãng taxi đang tính toán tăng giá cước từ 500 – 1.000đ/km. Theo hiệp hội, chi phí xăng dầu chiếm tới 40 – 45% tổng chi phí hoạt động.

Vietnamnet

Vàng rớt mạnh, về gần 21 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng nay 29/7 bất ngờ giảm rất mạnh. Hầu hết các tiệm vàng điều chỉnh giá xuống khoảng 130.000 đồng/lượng so với chiều tối qua. Giao dịch tiếp tục trầm lắng do dòng tiền dường như đang dần dịch chuyển sang chứng khoán. Hầu hết các cửa hàng vàng lớn tại Hà Nội hôm nay (29/7) đều niêm yết giá vàng mua vào và bán ra thấp hơn giá chiều qua khoảng 130.000-140.000 đồng/lượng. Giá vàng miếng Phượng Hoàng PNJ-DAB của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ và Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức 21,03 triệu đồng/lượng (mua) và 21,09 triệu đồng/lượng (bán), so với mức 21,17 triệu đồng/lượng và 21,22 triệu đồng/lượng chiều qua. Giá vàng SJC tại hiệu Phú Quý và Vàng Rồng Thăng Long giao dịch ở mức gần tương tự, khoảng 21,05 và 21,10 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước giảm mạnh là do vàng thế giới đêm qua và đầu giờ sáng nay giảm mạnh gần 15 USD xuống dưới 940 USD.

VNN

Giá quặng nhập khẩu vào Trung Quốc đã vượt 90 USD/tấn

Giá quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc – nước nhập khẩu quặng lớn nhất thế giới – lần đầu trong năm tăng trên 90 USD/tấn do tăng trưởng hồi phục, đẩy mạnh nhâp khẩu. Cuối tuần trước, giá quặng sắt giao ngay tăng 4,6% lên 91 USD/tấn, cao nhất kể từ 10/10 năm ngoái. Theo một nhà xuất khẩu quặng của Australia, quặng sắt sẽ còn tiếp tục được xuất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhu cầu quặng trên thế giới cũng đang tăng dần trở lại. Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu 2/3 số quặng được giao dịch trên toàn thế giới, đã nhâp khẩu 55,3 triệu tấn quặng trong tháng 7, cao thứ hai sau mức kỷ lục 57 triệu tấn trong tháng 6. Quốc gia này sẽ còn tăng cường nhập khẩu quặng do đàm phán giữa các nhà máy thép và các nhà cung cấp không thành công.

Khánh Hoa Theo Bloomberg