THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP - ttkn.kiengiang.gov.vn

45

Transcript of THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP - ttkn.kiengiang.gov.vn

THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

44TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG

Dịch vụ kỹ thuật “3 tại chỗ”Bên cạnh những sản phẩm chất lượng

cao, Skretting còn cung cấp Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu và hệ thống phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước đến quý khách hàng của Skretting, đặc biệt là các khu vực khách hàng đang ứng dụng Mô hình nuôi tôm SUCCESS.

Tình hình dịch bệnh đã gây không ít khó khăn cho việc hỗ trợ tại từng ao nuôi, do đó đội ngũ kỹ thuật Skretting đã cắt cử các thành viên ở lại ao nuôi của khách để thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Nhờ đó mà Dịch vụ kỹ thuật của Skretting vẫn duy trì được hoạt động hiểu quả và luôn kịp thời hỗ trợ quý khách hàng trong suốt thời gian qua.

Kiểm soát chi phí sản xuất trong nuôi TTCT

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã gây ra nhiều cản trở cho ngành nuôi tôm Việt Nam, đặt ra không ít bài toán cấp thiết cần được giải quyết. Trong đó, kiểm soát chi phí sản xuất là một trong những nỗ lực lớn mà người nuôi luôn hướng đến, nhằm đối phó với biến động giá ở thời điểm này. Với mong muốn đồng hành cùng nuôi trong những thời điểm thách thức như vậy, Mô hình SUCCESS của Skretting đã cung cấp bộ giải pháp hoàn chỉnh, giúp người nuôi tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Tăng cường sức đề khángĐối với tôm đang ở giai đoạn ương vèo,

Skretting đã phát triển sản phẩm JADE - thức ăn tăng cường dinh dưỡng cho TTCT - được tạo ra từ những nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao (đạm thô: tối thiểu 46%, béo thô: tối thiểu 6%), khả năng hấp thu cao, thúc đẩy tốc độ phát triển của ấu trùng tôm. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thành phần lợi khuẩn và các hợp chất tăng cường miễn dịch, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và sức đề kháng. Với khả năng tối ưu hệ tiêu hóa, công thức dinh dưỡng toàn diện, thúc đẩy miễn dịch đặc hiệu, ổn định độ pH trong ruột, nâng cao sức khỏe tổng thể của tôm và tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng.

Sau giai đoạn ương vèo, thức ăn nâng cao sức đề kháng cho TTCT - Lorica là loại thức ăn chức năng chuyên về tăng cường miễn dịch được khuyến cáo theo Mô hình nuôi tôm SUCCESS. Các nguyên liệu sử dụng để tạo ra Lorica tương tác với nhau hỗ trợ sức khỏe của tôm. Chúng góp phần giảm độ pH đường ruột của tôm, ức chế và làm giảm số lượng vi khuẩn có hại; do đó ngăn chặn sự liên kết giữa các vi khuẩn với nhau và giảm thiểu tác động của chúng. Các thành phần nguyên liệu của Lorica giúp làm giảm và duy trì pH đường ruột thấp, nhằm ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio trong hệ thống tiêu hóa. Tại Trường Đại học Valencia, kết quả nghiên cứu In-vitro đối với thử nghiệm MIC screening (nồng độ tối thiểu gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn) cho thấy, từng thành phần nguyên liệu đặc biệt của Lorica có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Bên cạnh đó, hỗn hợp tất cả các thành phần nguyên liệu tạo nên Lorica có tác dụng ức chế tốt hơn nhiều lần so từng thành phần nguyên liệu đơn lẻ. Lorica cũng được nghiên cứu nhiều thử nghiệm trên tôm được cảm nhiễm EMS, sau đó cho ăn thức ăn Lorica và theo dõi từ 7 - 15 ngày. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của tôm được ăn thức ăn Lorica cũng cao hơn so các thức ăn thông thường.

Tăng cường chủ động vụ nuôiThức ăn tăng trưởng đột phá - Xpand được

phát triển như một giải pháp giúp người nuôi cải thiện khả năng linh hoạt của vụ nuôi thông qua việc chủ động điều chỉnh thời điểm thu hoạch tôm. Đây là giải pháp dinh dưỡng thế hệ mới giúp người nuôi nông dân đưa ra quyết định phù hợp với quy trình sản xuất và vận hành các yếu tố môi trường. Trong các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho tôm hàng ngày, protein (hay chất đạm, cụ thể là các axit amin) là nguyên liệu để tôm xây dựng cơ thể (mô, cơ). Bên cạnh đó, các axit amin còn là thành phần cấu tạo nên enzyme - đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao

Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước ao nuôi Ảnh: SK

45TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG

đổi chất tế bào. Đặc biệt, ở những thời điểm người nuôi muốn thúc tôm đạt kích thước mong muốn thì cần cung cấp lượng protein thỏa mãn được nhu cầu phát triển tối đa của tôm. Ngoài ra, việc bổ sung những hợp chất cải thiện khả năng hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất thành tăng trưởng cũng rất quan trọng. Với sự hỗ trợ của các hợp chất này, toàn bộ chất dinh dưỡng quý giá trong viên thức ăn sẽ được tôm hấp thụ triệt để và nhanh chóng, đảm bảo hệ số chuyển đổi thức ăn FCR được giữ ở mức tối ưu.

Giải pháp sinh học bảo vệ nước ao nuôiAo nuôi tôm là một hệ sinh thái khép kín,

trong đó tôm và các loài vi sinh vật thủy sinh như thực vật phù du, tảo, vi khuẩn sẽ tương tác lẫn nhau và tác động đến các chu trình chuyển hóa vật chất hữu cơ, đặc biệt là chu trình nitrogen và rất dễ gây ra hiện tượng tích tụ mùn bã hữu cơ ở nền đáy từ thức ăn thừa và phân. Ngoài ra, tôm càng lớn thì lượng thức ăn đưa vào ao nuôi càng nhiều, lượng chất thải cũng tăng theo. Vì để đảm bảo chất lượng môi trường, các sản phẩm giàu dinh dưỡng của Skretting luôn được sản xuất từ những nguyên liệu dễ hấp thu, có độ bền trong nước cao và chứa các chất hỗ trợ tiêu hóa.

Song song với tính năng hạn chế tác dộng đến môi trường của thức ăn Skretting, thì Vi sinh cao cấp AOcare - sản phẩm vi sinh xử lý

>> Để linh động đối phó với tình hình biến động giá hiện nay, một phương án kết hợp những sản phẩm dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ môi trường nuôi, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, chi phí phát sinh là điều rất cần thiết. Quý khách hàng quan tâm về bộ giải pháp này vui lòng liên hệ đội ngũ Skretting tại địa phương để được tư vấn chi tiết hơn.

nước ao nuôi cung cấp hàm lượng lớn các chủng vi khuẩn có lợi như Bacillus (hơn 1.5 x 109 CFU/ml) và Pediococcus acidilactici với độ tinh khiết cao giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi bằng cách phân hủy bùn bã hữu cơ, hấp thu khí độc, nhanh chóng cạnh tranh lấn át, khổng để các vi khuẩn có hại có cơ hội tích tụ và gây bệnh. Trong các thử nghiệm của Skretting ở quy mô phòng thí nghiệm lẫn thực nghiệm tại ao nuôi cho thấy, sản phẩm vi sinh này làm giảm mật độ vi khuẩn có hại như Vibrio xuống 50% trong vòng 24 tiếng.

THANH TRÚC

Dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu luôn đồng hành cùng những sản phẩm chất lượng cao

Phương án “3 tại chỗ” giúp Đội ngũ kỹ thuật luôn kịp thời hỗ trợ khách hàng

Jade - Thức ăn tăng cường dinh dưỡng cho tôm giai đoạn ương vèo Lorica - Thức ăn chức năng tăng cường miễn dịch ngừa Vibrio

46TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Chú trọng nền tảng chất lượngMỗi sản phẩm của C.P. Việt Nam trước

khi đến tay khách hàng đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Ngay từ những công đoạn đầu tiên đó là thu mua nguyên liệu cũng đều được kiểm tra kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khắt khe. Các nhà máy sản xuất của C.P. Việt Nam được trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất theo các tiêu chuẩn quốc tế: GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 14001, ISO 5001, GlobalGAP.

Ngoài ra, với tiêu chí cung cấp cho khách hàng đa dạng sản phẩm, nhưng vẫn đảm chất

lượng tối ưu. C.P. Việt Nam vô cùng chú trọng khâu nghiên cứu, xây dựng công thức riêng biệt theo từng đối tượng nuôi, cũng như theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Mỗi sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, giúp cá ếch phát triển toàn diện với chi phí hợp lý nhất.

Tính đến hiện tại, C.P. Việt Nam đã cung ứng ra thị trường đa dạng các nhóm hàng riêng biệt. Điển hình là 2 nhãn hiệu STAR FEED và CP với các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cá lóc, cá điêu hồng, ếch, cá sặc, cá rô, rô phi và cá tạp... Nhãn hiệu CP cho cá biển với các dòng chuyên dùng cho cá mú, cá chim vây vàng và cá chẽm.

THỨC ĂN CÁ C.P.

Ấn tượng từ sự đổi mớiVới mạng lưới sông ngòi, hồ chứa rộng khắp cả nước, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nghề nuôi thủy sản, vừa giúp nâng cao đời sống kinh tế tại các vùng nông thôn, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng ra thị trường. Đồng hành cùng người nuôi cá suốt nhiều năm qua, C.P. Việt Nam luôn tạo được những dấu ấn khác biệt nhờ sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ kỹ thuật tiên tiến.

Ngoài ra, sản phẩm cho cá thát lát TURBO cũng được đông đảo khách hàng tin dùng, nhãn hiệu BIG FEED cho cá tra - cá basa luôn được đón nhận, sản phẩm cá giống HI-GRADE được đánh giá là giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh, đạt đầu con.

Hiệu quả thực tiễnNhìn chung các dòng sản phẩm của C.P. Việt

Nam trải qua nhiều năm có mặt trên thị trường đều được khách hàng đánh giá là cho hệ số chuyển đổi thức ăn FCR thấp, giúp cá, ếch lớn nhanh và phát triển toàn diện.

Sản phẩm thức ăn cá - ếch của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam Ảnh: C.P

47TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Nhà máy thức ăn cá - ếch của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Cần Thơ

Điển hình là tại Farm nuôi của Nguyễn Huy Hùng tại tỉnh Vĩnh Long, khách hàng nuôi cá điêu hồng theo mô hình CPF-Combine FISH và sử dụng thức ăn STAR FEED từ C.P. Việt Nam. Trong vụ thu hoạch tháng 7 vừa qua, anh hoàn thành 2 ao nuôi với hệ số FCR ấn tượng 1,55.

Trường hợp của anh Hải tại tỉnh An Giang, khách hàng sử dụng thức ăn CP cho toàn bộ các trang trại nuôi ếch của mình, trong vụ nuôi tháng 6, anh Hải có tổng cộng 20 bể (tổng diện tích 400 m2), với lợi nhuận 40 triệu đồng. Tính riêng tổng chi phí sản xuất ếch của anh chỉ ở mức 23.000 đồng/kg.

Còn khách hàng anh Tùng tại tỉnh Đồng Tháp thì thu hoạch 58 tấn cá lóc với hệ số FCR 1,22 sau khi sử dụng thức ăn CP, tính ra chi phí nuôi mỗi kg cá lóc của anh chỉ ở mức 27.990 đồng. Hoàn thành vụ nuôi thành công anh Tùng thu lợi nhuận 290 triệu đồng.

Dịch vụ khác biệtNgoài cung cấp thức ăn cá và ếch, những

năm vừa qua C.P. Việt Nam còn cung ứng giải pháp nuôi cá công nghệ cao với mô hình CPF-Combine FISH. Đây là mô hình nuôi cá trong ao, hồ lót bạt sử dụng ôxy, hệ thống xử lý nước đầu vào, hệ thống xiphong chất thải giúp kiểm soát môi trường ao nuôi tối ưu, tăng cao hiệu quả sản xuất.

Qua khảo sát từ đông đảo khách hàng đã ứng dụng, mô hình cho kết quả thu hoạch với tỷ lệ sống tăng cao, rủi ro thiên tai dịch bệnh giảm đáng kể. Ngoài ra, việc kiểm soát tốt thức ăn trong ao còn hỗ trợ giảm hệ số FCR thu hoạch, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho người nuôi.

THÁI TÂN

Kết quả thu hoạch cá điêu hồng Farm Nguyễn Huy Hùng Kết quả thu hoạch cá lóc anh Tùng Kết quả thu hoạch ếch anh Hải

Farm nuôi cá điêu hồng theo mô hình CPF-Combine FISH của anh Hùng tại Vĩnh Long

48TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

Thảo dược quýChiết xuất thực vật đã được sử dụng lâu

đời và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các loại dược phẩm chiết xuất từ thảo dược cần được kiểm tra tác hại lên tế bào nhằm đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm. Các nghiên cứu in vivo và in vitro gần đây đã chỉ ra nhiều loại thực vật sử dụng làm thực phẩm, dược liệu có khả năng gây độc lên tế bào, gây đột biến hay tổn hại gen. Chiết xuất Diệp hạ châu sử dụng ethanol đã được chứng minh là không gây độc lên ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Độc tính và tác động lên tế bào của chiết xuất Diệp hạ châu bằng phương pháp chưng cất với methanol lên tế bào gan bị ung thư trong phòng thí nghiệm

và không ghi nhận tác dụng phụ hay tác dụng ngược đáng kể. Như vậy, qua các báo cáo nêu trên chứng minh tính an toàn khi sử dụng chiết xuất Diệp hạ châu lên đối tượng TTCT.

Diệp hạ châu hay cây Chó đẻ là loài thực vật phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam và được sử dụng như một loài thảo dược để điều trị bệnh. Từ 2000 năm trước, Diệp hạ châu đã được sử dụng trong y học cổ truyền ở Ấn Độ, cũng như được sử dụng để điều trị bệnh vàng da do virus viêm gan siêu vi B gây ra trên người nhờ cách ngăn chặn sự tổng hợp DNA polymerase của virus. Có nhiều báo cáo khác nhau ghi nhận khả năng ứng dụng điều trị bệnh như tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, giảm đau, kháng viêm hay chống ung thư.

Thành phần chứa trong Diệp hạ châu có protein ở mức vừa phải, giàu carbohydrate, ít chất béo. Ngoài ra, còn có một số loại khoáng Mg, Ca, K, Po, Fe, Zn cũng như một số chất khác như acid ascorbic, thiamine, niacin và riboflavin. Các hợp chất có giá trị quan trọng trong Diệp hạ châu đã được xác định gồm: polyphenols, flavonoids, triterpenes, lignans (phyllanthin and hypophyllanthin), hydrolysable tannins (ellagitannins), các sterol và ankaloids… Những hợp chất quan trọng này đã được xác định là có nhiều đặc tính dược lý bao gồm: chống nấm, chống vi khuẩn, kháng viêm, chống khối u, chống ôxy hóa, kích thích miễn dịch, bảo vệ gan, thận và lợi tiểu.

Các cơ chế tác động của loại thảo dược này có thể được sử dụng trong NTTS nhằm mục

Cây diệp hạ châu trong tự nhiên

Tác dụng giải độc gan của Diệp hạ châu

Sự mở rộng của quy mô và áp lực tăng năng suất khi nuôi thâm canh dần kéo theo tăng lượng hóa chất và kháng sinh sử dụng để bảo vệ vật nuôi trước áp lực từ dịch bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây ra các hậu quả về lâu dài, đòi hỏi các giải pháp thay thế, trong đó chiết xuất từ thực vật và thảo dược được xem là ứng viên sáng giá. Diệp hạ châu đắng là loại thảo dược truyền thống phổ biến và được sử dụng lâu đời với nhiều tiềm năng ứng dụng trong NTTS.

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Sử dụng thảo dược giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh

49TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

đích cải thiện khả năng tăng trưởng, tỷ lệ sống, tăng cường miễn dịch, khả năng kháng khuẩn, chống stress cũng như kích thích sự thèm ăn dựa trên cơ sở các hợp chất quan trọng như alkaloid, flavonoid, phenol, steroid và tinh dầu. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện sử dụng chiết xuất loại thảo dược này như một loại thức ăn bổ sung dùng cho các đối tượng vật nuôi thủy sản.

Chiết xuất thảo dược Diệp hạ châu chứa ba hoạt chất sinh học quan trọng là phyllanthin, hypophyllanthin và corilagin có thể tác động như một chất ức chế miễn dịch tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã xác định được khả năng chống ôxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm hay chống mất trí nhớ của Diệp hạ châu trên người và nhiều loài động vật khác nhau.

Các ứng dụng tiềm năng thay thế kháng sinh trong thủy sản

Kháng sinh đang sử dụng trong thủy sản để chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng không đúng liều lượng và chỉ định dẫn tới hiện tượng tồn dư, gây tác dụng phụ ảnh hưởng lên sức khỏe vật nuôi cũng như môi trường nuôi, bên cạnh nguy cơ từ đề kháng kháng sinh. Chiết xuất từ Diệp hạ châu có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn gram âm và gram dương trong đó có một số loại vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng trong thủy sản như: V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, E. Ictaluri…

Trong y học truyền thống, Diệp hạ châu được sử dụng như một loại thuốc kích thích giải độc điều trị một số bệnh liên quan trên người. Trên động vật, các thí nghiệm gần đây

Sản phẩm giải độc gan Liver Boost từ NAN Biotech

đã xác nhận khả năng đào thải một số chất độc tích tụ trên gan, trong đó có thuốc kháng sinh. Điều này có thể đến từ chức năng chống ôxy hóa và các gốc tự do của các nhóm hoạt chất chứa trong Diệp hạ châu như flavonoid, polyphenol… mở ra tiềm năng sử dụng trong môi trường NTTS ở mật độ cao.

Một số kết quả thử nghiệm đánh giá tác dụng

Adejuwon Adewale Adeneye và ctv (2008) đã tiến hành đánh giá tác dụng của dịch chiết từ lá và hạt của Diệp hạ châu lên khả năng bảo vệ sức khỏe thận của chuột được gây độc bởi kháng sinh gentamycin và acetaminophen với các liều từ 100 - 400 mg dịch chiết/kg trong 14 ngày.

Kết quả cho thấy, lượng bổ sung từ 100 - 400 mg/kg trong khẩu phần ăn làm giảm hàm lượng creatinine và ure nitrogen trong máu, cũng như cải thiện chức năng thận bị tổn thương do acetaminophen gây ra. Tác dụng tương tự đối với thận tổn thương cấp tính do gentamicin cũng được ghi nhận. Tác động bảo vệ chức năng thận có thể là từ các cơ chế chống ôxy hóa, trung hòa các gốc tự do có trong thành phần chiết xuất.

Trong báo cáo của Bùi Thi Bích Hằng, Trần Thi Tuyết Hoa (2020), thức ăn bổ sung Diệp hạ châu để phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra cho thấy khả năng cải thiện tỷ lệ sống và các chỉ số sinh hóa tốt hơn so với nhóm đối chứng. Thí nghiệm cũng đề xuất mức bổ sung 2% chất chiết từ Diệp hạ châu có thể cải thiện tỷ lệ sống ở cá tra đã cảm nhiễm với vi khuẩn E. Ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Tác giả Trần Vĩnh Phương và cs (2019) đã thử nghiệm nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn và nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết từ Diệp hạ châu lên Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm thẻ chân trắng (L. vannamei). Kết quả cho thấy, dịch chiết từ Diệp hạ châu tươi và khô ở nồng độ từ 250 - 1.000 mg/ml đều có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với cùng mật độ vi khuẩn là 106 CFU/ml.

Sản phẩm thảo dược bổ gan từ NAN Biotech

Diệp hạ châu là loài thảo dược phổ biến thường thấy ở Việt Nam, tuy nhiên việc khai thác ứng dụng của loại cây này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, với lợi thế từ công nghệ trong nước cùng sự tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, NAN Biotech đã phát triển và cho ra dòng sản phẩm hỗ trợ chức năng gan dành riêng cho thủy sản.

Từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên được tuyển chọn và chuẩn hóa nhằm giữ trọn vẹn các hoạt chất chức năng có trong Diệp hạ châu. Với hai hoạt chất quan trọng là phyllanthin và hypophyllanthin được định lượng để đem lại tác dụng tối ưu:

+ Kích thích loại bỏ các loại độc tố cũng như kháng sinh tồn lưu trong gan, thận;

+ Hỗ trợ miễn dịch chống lại các mầm bệnh từ vi sinh vật;

+ Bảo vệ tế bào gan nhờ cơ chế chống ôxy hóa tự nhiên.

PHÒNG R&D NAN BIOTECHwww.nanbiotech.vn

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

50TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Đề xuất giảm tiền điện cho doanh nghiệpTheo VASEP, một doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ gồm đủ tổ hợp cần

điện để thực hiện được nhiệm vụ chế biến, đó là chế biến - cấp đông - kho bảo quản, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đầu tư cả khâu nuôi trồng để hoàn thiện chuỗi cung ứng. VASEP cho rằng, việc hỗ trợ giảm tiền điện cho doanh nghiệp từ khâu nuôi trồng - chế biến - cấp đông - bảo quản sẽ có ý nghĩa lớn tác động đến việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản của cả chuỗi. Theo đó, VASEP đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021.

XUÂN LAN

315 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020Ngày 18/8, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1974/QĐ-

BCT phê duyệt Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020. Trong đó, 13 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, 20 doanh nghiệp cao su, 6 doanh nghiệp xuất khẩu chè các loại, 45 doanh nghiệp thủy sản, 27 doanh nghiệp gạo, 18 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, 12 doanh nghiệp hạt tiêu… Các doanh nghiệp thủy sản được công nhận như: Minh Phú, Sao Ta, Thuận Phước, Vĩnh Hoàn, IDI, Nam Việt, Trường Giang, Hải Vương, Hùng Cá, Kiên Cường, Sa Giang, Kiên Hùng…

NGỌC HÂN

Xuất khẩu cá ngừ trong đại dịch Ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho biết, các

doanh nghiệp đang rất nỗ lực trong việc tìm thị trường xuất khẩu, ổn định sản xuất trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cố gắng đạt tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đạt 648 triệu USD, như năm 2020. Các thị trường lớn nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam cơ bản vẫn giữ

được ổn định, như: Trung Đông (chiếm 15%), Mỹ (khoảng 40%), EU (14%). Các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang 2 thị trường Bắc Phi và Nam Mỹ. Về sản phẩm cá ngừ xuất khẩu cũng đang có sự chuyển biến. Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU cấp hạn ngạch 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp ưu đãi với 0% thuế, các doanh nghiệp đang chuyển dần qua các sản phẩm cá đóng hộp thay vì xuất khẩu cá ngừ fillet như trước đây.

BẢO BÌNH

SAO TAKhả năng chế biến giảm còn 30 - 40%

Việc thiếu nhân công do ảnh hưởng từ dịchCOVID-19 và Chỉ thị 16 đã khiến Sao Ta luôn phải điều chỉnh hoạt động, thiếu hụt hàng cung ứng và giá cả cao. Các xưởng chế biến của nhà máy trung tâm có trên 2.000 lao động, nay còn 500; Công ty đã dự kiến giảm hoạt động của 3 xưởng, duy trì 2 xưởng. Cả nghìn lao động của Công ty vẫn đang thất nghiệp, chưa có nguồn hỗ trợ kịp lúc. Mặt khác, đối với người nuôi tôm do nuôi rải vụ nên không thu hoạch rộ và gây áp lực lên nhà máy chế biến. Khả năng chế biến của Sao Ta chỉ còn 30 - 40% so ngày thường.

HÀ MY

CAMIMEX GROUP Huy động 350 tỷ đồng làm dự án thủy sản công nghệ cao

Công ty CP Camimex Group dự kiến chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 11.700 đồng/cp. Tổng số tiền 351 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán sẽ dùng để đầu tư Dự án đầu tư xây dựng, nghiên cứu, sản xuất thủy sản công nghệ cao. Năm 2021, Camimex Group đặt kỳ vọng khá cao với doanh thu đạt 1.797 tỷ đồng và lãi sau thuế dự kiến 106 tỷ đồng. Nếu hoàn

693 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Đài LoanCơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có

văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về Danh sách 693 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu sản phẩm vào Đài Loan.

Theo thông báo của TFDA, Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu cua sống (Live Crabs) hiện không đổi so với kỳ xét duyệt lần trước, trong khi có tới 693 doanh nghiệp của Việt Nam được TFDA cấp phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản cho lần xét duyệt này. Thông báo của TFDA cho hay, tại Danh sách 693 doanh nghiệp được cấp phép lần này, trên cơ sở đề xuất của cơ quan chức năng Việt Nam đã có 2 doanh nghiệp (mã số DL DL 505, TS 636) được đưa ra khỏi Danh sách trong khi có 13 doanh nghiệp thay đổi thông tin (tên, địa chỉ). Thông báo của TFDA cũng cho biết, Danh sách này có hiệu lực từ ngày 18/7/2021. Danh sách này cũng đã được TFDA công bố tại cổng thông tin điện tử của cơ quan này và thông báo tới các đơn vị quản lý phía Đài Loan để tiện phối hợp. Được biết, trong kỳ xét duyệt lần này, hiện vẫn còn 54 doanh nghiệp chưa được TFDA phê chuẩn.

HẢI LÝ Đài Loan là một trong những thị trường rất chuộng sản phẩm thủy sản của Việt Nam Ảnh: LHV

51TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

thành đúng kế hoạch đề ra, doanh nghiệp sẽ thiết lập mức kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi niêm yết. Năm 2021, Camimex Group dự kiến đẩy mạnh nâng cấp, xây dựng nhà máy mới gia tăng công suất, tăng trưởng doanh thu nhờ Hiệp định EVFTA.

MỘC MIÊN

THỦY SẢN THÀNH TÂMBị khởi tố vì làm lây lan dịch COVID-19

Ngày 22/8, Công an TP Cà Mau đã ra quyết định khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người khác tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy sản Thành Tâm. Theo cơ quan chức năng, Công ty Thành Tâm đã thực hiện hoạt động kinh doanh khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh trong phòng, chống dịch COVID-19, gây hậu quả làm lây nhiễm dịch bệnh cho người khác và phát sinh lớn chi phí phòng, chống dịch. Cụ thể, ngày 16/8, Thành Tâm tổ chức nhập tôm; đến ngày 17/8 có 48 công nhân làm việc; ngày 18/8 có khoảng 58 công nhân làm việc và ngày 20/8 tổ chức lấy mẫu sàng lọc cho công nhân thì phát hiện có công nhân dương tính với COVID-19.

ANH ANH

THUẬN NHÂN PHÁTĐơn hàng giảm 1/3 do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Ông Đoàn Tấn Vinh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thuận Nhân Phát cho biết, khi không bị tác động của đại dịch COVID-19, mỗi ngày doanh nghiệp có thể chế biến 30 tấn hải sản các loại rồi cấp đông, đóng gói, đóng hộp để xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Do dịch nên năng suất sản xuất giảm mạnh, chỉ còn 1/3. Doanh nghiệp gặp khó khăn là không thể thu gom đủ nguyên liệu để chế biến, bởi nguồn cung chủ yếu từ Đà Nẵng và các tỉnh, thành phía Nam. Trước đây, lo đầu ra khó nhưng nay khi đã có thị trường thì doanh nghiệp lại lo không đủ hàng cung cấp, bị hủy đơn hàng. Do giảm quy mô chế biến hải sản nên số lao động của doanh nghiệp cũng phải giảm theo, vì thế Công ty lo thiếu lao động khi sau này ổn định dịch bệnh, tăng quy mô sản xuất trở lại, ông Vinh chia sẻ thêm.

HOÀI PHƯƠNG

HẢI VƯƠNGMục tiêu xuất khẩu 51.700 tấn cá ngừ trong năm nay

Công ty TNHH Hải Vương hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chủ lực từ cá ngừ đại dương. Năm 2021, Công ty đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu khoảng 51.700 tấn sản phẩm cá ngừ đại dương và các loại cá biển. Ông Nguyễn Văn Dư, thành viên Ban Giám đốc Công ty cho hay, thị trường EU do vẫn còn áp “thẻ vàng” nên các doanh nghiệp chủ yếu xuất khấu cá ngừ đóng hộp. Đối với các sản phẩm khác, Công ty phải nỗ lực để bảo đảm xuất khẩu đúng đơn hàng, đúng tiến độ. Tuy nhiên, việc đội giá thành sản xuất khiến các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Đông cũng gặp khó khăn; Công ty đề nghị nâng giá nhưng

chỉ một số ít khách hàng đồng ý. Công ty đang xúc tiến thị trường các nước ở Bắc Phi, Nam Mỹ để ổn định kinh doanh.

AN AN

CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN MAI KỲ HÀKhó khăn trong vận chuyển hàng hóa

Ông Phạm Hoài Nhơn, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thủy hải sản Mai Kỳ Hà (tại tỉnh Quảng Nam) cho biết, việc vận chuyển nguyên liệu từ Quảng Ngãi về bị ách tắc thường xuyên khiến chi phí phát sinh cao; hàng hóa ở Đà Nẵng không thể về Quảng Nam. Đã mấy tháng qua, do không đủ nguyên liệu để chế biến thủy sản nên Công ty không đủ hàng cung cấp theo ký kết, thỏa thuận với đối tác. Theo ông Nhơn, khi làm ăn với các doanh nghiệp lớn, nhất là đối tác ở nước ngoài rất khắt khe về các quy định, việc chậm trễ giao hàng sẽ bị các đối tác từ chối, thậm chí đòi bồi thường thiệt hại.

HỒNG HẠNH

CÔNG TY CP KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN Ách tắc tiêu thụ vì thiếu giấy đi đường

Ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn cho biết, ngày 22/8, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã tích cực cấp giấy đi đường cho các doanh nghiệp, nhưng do mẫu giấy cấp bị thay đổi nên có nhiều đơn vị không kịp trở tay. Đến sáng 23/8, các doanh nghiệp mới được cấp lại mẫu giấy mới, hợp lệ. Công ty có 30 nhân viên làm nhiệm vụ phân phối hàng trực tiếp đến các siêu thị và 30 nhân viên giao vận. Thế nhưng, Công ty chỉ nhận được 5 phiếu đi đường cho 5 nhân viên giao vận, nên khâu phân phối hàng tại siêu thị đang bị “đóng băng”. Sản phẩm của Công ty là mặt hàng thủy sản tươi sống, phải giao hàng ngày nên số lượng giấy phép hạn chế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng cho thị trường.

HỒNG HẠNH

CÔNG TY TNHH TM DV THIÊN PHÚC THỊNH Thông báo tuyển dụng

Công ty TNHH TM DV Thiên Phúc Thịnh cần tuyển nhân viên kinh doanh thuốc thủy sản và tôm giống.

Mức lương: Thỏa thuận Địa điểm làm việc: Các tỉnh miền Trung và khu vực lân cận TP

Hồ Chí Minh.Mô ta công việc: Tiếp thị và bán sản phẩm chuyên dùng cho thủy

sản và giống thủy sản các loại. Yêu cầu: - Tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy

sản, quản lý nguồn lợi thủy sản hoặc các chuyên ngành có liên quan đến thủy sản.

- Kinh nghiệm tối thiểu 2 - 3 năm. Liên hệ: Mr Tài ĐT: 0974 95 78 79 - Email: [email protected]ạn nộp hồ sơ: Đến hết ngày 30/9/2021.

52TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Hiện, nhà máy của Minh Phú có tổng số 6.600 lao động, chủ yếu là người nội tỉnh, trong đó lao động cư trú tại TP Cà Mau có hơn 5.000 người. Sau một thời gian thực hiện phương án sản xuất trên, Công ty cũng gặp khó khăn khi chi phí duy trì đội lên rất cao và cũng chỉ đảm bảo được 20 - 25% lượng công nhân tập trung. Nếu nhà máy chỉ hoạt động với công suất này thì dù ở điều kiện bình thường cũng lỗ nặng mà giờ trong điều kiện chi phí tăng thêm nhiều thì lại càng lỗ hơn. Cùng đó, việc thu mua nguyên liệu giảm mạnh, chi phí cao, trong khi đó công suất sản xuất giảm, không đáp ứng được các hợp đồng đã ký khiến nhiều đối tác yêu cầu hủy hợp đồng. Ngoài ra, Công ty

Theo đó, cán bộ, công nhân đảm bảo tuân thủ yêu cầu của Công ty thì đăng ký đi làm và được bố trí ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà máy. Công ty áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp như: Không cho người ngoài vào nhà máy; hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giao nhận và khử khuẩn trước khi đưa vào nhà máy. Thực hiện cấp phát khẩu trang, nước sát khuẩn cho toàn bộ người lao động; yêu cầu toàn bộ nhân viên và khách hàng liên hệ công tác chấp hành thông điệp “5K” của Bộ Y tế; bố trí dung dịch rửa tay sát khuẩn tại nhiều điểm.

Ngoài ra, Công ty tiến hành đánh giá các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, tiến hành khử khuẩn 2 lần/tuần; vệ sinh mỗi ngày 2 lần tại các vị trí tay nắm cửa, công tắc điện, phòng

MINH PHÚ

Cần thêm giải pháp hỗ trợ sản xuất “3 tại chỗ”

Trước diễn biến của dịch COVID-19, để chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa bảo đảm sản xuất, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã thực hiện cùng lúc phương án sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.

cũng phát sinh thêm nhiều chi phí như: Xét nghiệm sàng lọc, mua trang thiết bị, dụng cụ phòng, chống dịch, chi phí ăn, nghỉ của công nhân, chi phí hỗ trợ nhân viên, công nhân ở nhà máy và chi phí hỗ trợ lao động nghỉ việc... So với điều kiện sản xuất bình thường, việc thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”  khiến Công ty phát sinh thêm khoảng 500 triệu đồng/ngày. Doanh nghiệp mong rằng, vào thời điểm này chính sách hỗ trợ giảm lãi suất vay ngân hàng và giảm giá điện nên xem xét áp dụng cho cả doanh nghiệp.

NC

VIỆT ÚC

Tăng cường giải pháp phòng, chống dịchTrước diễn biến ngày một phức tạp của dịch COVID-19, Tập đoàn Việt Úc đã triển khai nhiều giải pháp để vừa duy trì sản xuất, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch một cách hiệu quả nhất.

làm việc; yêu cầu cán bộ, nhân viên thường xuyên khai báo y tế qua các ứng dụng Ncovi, Bluezone; tự đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu cảm sốt thì tạm thời nghỉ làm việc; kiểm soát người ra vào bằng mã QR; chuyển hoạt động hội

họp, trao đổi sang hình thức trực tuyến; tiến hành lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt đối với các bộ phận có tiếp xúc với nhiều người; việc ăn uống được bố trí theo suất riêng, chia ba khung giờ ăn mỗi bữa, cách nhau 30 phút.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, Công ty đã mua sắm thêm các bộ quần áo bảo hộ chống dịch, kit test nhanh, nhiệt kế, không tiếp xúc và bố trí phòng cách ly y tế tạm thời. Đồng thời, trang bị kính chống giọt bắn, găng tay cho người lao động; lắp đặt bổ sung camera thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát và phục vụ truy vết trong trường hợp cần thiết. Công ty cũng đã đăng ký vaccine tiêm phòng COVID-19 cho người lao động.

VŨ NGA

53TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

54TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

55TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

56TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

57TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

58TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

59TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Yêu cầu Để thay nước cho hiệu quả cao, quyết định

thay nước cần phải dựa trên các yếu tố sau: Chất lượng nước: ammonia, H2S, hàm lượng ôxy hòa tan, CO2, nhiệt độ...; môi trường sống (không bao gồm chất lượng nước): màu nước, nền đáy, độ sâu…; yếu tố sinh vật: hệ tảo và vi sinh… Thông thường thay nước sẽ dựa trên chỉ tiêu nào quan trọng nhất cần thay để duy trì ngưỡng thích hợp cho tôm. Vì vậy, người nuôi phải tính toán cân bằng của các chỉ tiêu chất lượng nước sao cho thích hợp.

Việc cấp hay thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới. Mục đích của thay nước nhằm tăng cường độ trong của nước ao nuôi, cung cấp hàm lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển, tăng hàm lượng ôxy, góp phần điều chỉnh pH, giảm chất độc H2S, NH3 phân hủy do thức ăn tôm dư thừa, kích thích tôm lột xác. Mặc dù thay nước có lợi nhưng có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập của các sinh vật khác vào hệ thống nuôi; vì vậy nước được thay vào ao phải qua xử lý trước. Cụ thể, nguồn nước cấp phải lấy từ ao chứa đã được xử lý và phải lọc qua lưới mắt nhỏ. Lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 chạy quạt liên tục, đến khi hết dư lượng Chlorine

thì tiến hành bơm vào ao nuôi (qua túi lọc). Lưu ý, trước khi thay, cần kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hòa tan (DO), pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ. Kiểm tra 3 - 5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu: độ kiềm, NH3, H2S bảo đảm giá trị của các thông số quy định ở các ao nuôi. Nên thay nước từ từ và thực hiện nhiều lần để tránh gây sốc cho tôm.

Nguyên lý thayChỉ thay nước khi cần

điều chỉnh các yếu tố môi trường và đáy ao hoặc cấp nước bổ sung khi nước trong ao bị cạn. Nên tránh thay nước trước 30 - 40 ngày nuôi để chất lượng nước ổn định và tốt hơn, chỉ cấp thêm từ 10 - 20% nước từ nguồn nước dự trữ ở ao chứa nhằm ổn định môi trường. Lượng nước thay đổi hàng ngày được khuyến khích là 10 - 30%. Tỷ lệ này sẽ tăng trong suốt chu kỳ nuôi khi số lượng thức ăn cho tôm tăng. Đặc biệt khi hàm lượng amoniac tăng đột biến, nên tăng tỷ lệ trao trao đổi nước, tăng quạt nước để giảm nồng độ amoniac xuống mức an toàn.

Sau 2 tháng thả nuôi, định kỳ thay nước tầng đáy, thường xuyên kiểm tra bùn đáy tại khu vực cho tôm ăn. Nếu bùn đáy ao có màu

Nguyên tắc thay nước ao nuôiThay nước là một phương pháp tiết kiệm nhất để duy trì tốt chất lượng nước, đảm bảo cho tôm sinh trưởng tốt. Thay nước sẽ ngăn ngừa sự tích tụ quá mức của amoniac, hạn chế sự căng thẳng của môi trường gây ra cho tôm.

nâu hoặc có một lớp mỏng màu nâu trên bề mặt là đáy có chất lượng tốt. Nếu nước ao có màu đen, nhiều tảo đáy thì dùng các biện pháp (trừ sử dụng hóa chất) để loại bỏ tảo đáy, kết hợp thay 15 - 20% lượng nước và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu bùn đáy có màu đen, sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng thức ăn (10%) trong 2 ngày, thay 15 - 20% lượng nước, kết hợp với dùng bơm để hút bùn đen ở đáy đồng thời quạt nước, sục khí để tăng cường ôxy.

Khi tảo trong ao phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày > 0,5 thì cần thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao bằng nguồn nước đảm bảo chất lượng.

Khi màu nước trong ao đục do đất sét (thường sau mưa to) do đất sét trên bờ chảy xuống kéo theo pH giảm. Khắc phục hiện tượng trên dùng vôi dolomite xử lý, với lượng 5 - 7 kg/1.000 m2 hòa loãng tạt mặt ao và bờ ao, nếu có điều kiện thay 10 - 15% nước trong ao.

Độ trong là biểu hiện của chất lượng màu nước. Khi độ trong thấp 20 - 25 cm màu nước xanh đậm đặc do tảo lam phát triển mạnh thì nên thay một ít nước trong ao nuôi (10 - 20%) và bón vôi đen, liều 7 - 10 kg/1.000 m3 nước vào buổi sáng. Nếu độ trong lớn hơn 50 cm nước thì cần thay 10 - 15% lượng nước trong ao để bổ sung hàm lượng muối, dinh dưỡng cho tảo phát triển, sau đó tiến hành bón phân cho ao.

THÁI THUẬN

>> Sau mỗi lần thay nước cần kiểm tra lại các chỉ tiêu môi trường như pH, độ mặn… để duy trì sự ổn định nước ao nuôi; đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước.

Phòng ngừa EHP trong ao nuôi tômTheo đó, người nuôi nên đảm bảo rằng

nguồn cung cấp ấu trùng sau (Postlarvae) âm tính với PCR và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước và sau khi thả giống để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Thức ăn tươi sống đặc biệt khi dùng cho tôm bố mẹ phải đảm bảo sạch hoặc được đông lạnh ở -20°C trong 48h. Tôm bố mẹ nên bỏ đói từ 4 - 6h trước khi chuyển sang bể sinh sản để làm giảm tình trạng đi phân của chúng trong bể đẻ. Trứng hoặc nauplii trước giai đoạn N6 nên được rửa kỹ bằng nước. Ấp trứng sạch để loại bỏ các mầm bệnh, EHP có khả năng

từ phân tôm bố mẹ trong bể sinh sản. Trước khi thả ao (đặc biệt là những ao trước đây đã bị ảnh hưởng bởi EHP), nên điều trị bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử còn sót lại trong bể. Tôm Postlarvae nên được kiểm tra PCR trước khi thả. Sau khi thả giống Postlarvae âm tính với EHP, tôm trong ao nên được lấy mẫu và xét nghiệm EHP bằng phương pháp phân tử. Bổ sung định kỳ các khoáng, Vitamin C; nhằm tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi nước, loại bỏ phân thải thường xuyên cho tôm nuôi.

HL

60TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Cách bổ sungTôm có thể hấp thu khoáng

qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết. Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn.

Để đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ, tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao đối với tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì việc bổ sung 5 - 10 mg K+/l và 10 - 20 mg Mg2+/l. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.

Một số trường hợp do tôm thiếu hàm lượng Ca, Mg, P dẫn đến hiện tượng tôm mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác. Hàm lượng P trong nước rất ít; do đó phải bổ sung định kỳ nhằm hạn chế tình trạng tôm khó lột xác. Nếu trong ao nuôi xảy ra hiện tượng này, người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3, kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày) sẽ khắc phục hiện tượng trên. Trong quá trình nuôi TTCT, khoảng 30 - 65 ngày là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, nếu thấy tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu hấp thụ của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày).

Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng các yếu tố về khoáng

Bổ sung khoáng cho tôm sao hiệu quảBổ sung khoáng chất cho tôm nuôi đúng cách sẽ quyết định đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt trong những thời điểm tôm cần bổ sung để lột xác.

vẫn trong khoảng tối ưu và tỷ lệ thích hợp thì không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu. Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng nước trong ao bằng các bộ test.

Nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước hoặc tốt nhất nên trộn thức ăn cho hiệu quả cao hơn. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10 - 12 giờ, giai đoạn này ôxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ. Bên cạnh đó, khi thấy tôm có dấu hiệu mềm vỏ, khó lột xác thì cần tạt vôi bột xuống ao kết hợp với việc trộn khoáng vào thức ăn để khắc phục hiện tượng này.

Để sử dụng hiệu quảNước có độ mặn cao hoặc thấp

nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất,

thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Do đó, cần phải thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao để bổ sung khi thiếu hụt.

Để tăng hiệu quả sử dụng khoáng chất trong nuôi tôm, nên tính toán để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion. Sử dụng bộ test kiểm tra hàm lượng Mg/Ca hoặc máy đo. Nên lựa chọn các sản khoáng có đề cập thành phần và hàm lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thời điểmTốt nhất nên bổ sung khoáng

chất vào buổi chiều  hoặc vào ban đêm lúc 10 - 12 giờ, vì tôm nuôi thường lột xác vào đêm. Khi tôm lột xác nhu cầu ôxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn rất mạnh vào giai đoạn từ 2 - 4 giờ sáng.

Các sản phẩm thương mạiMột số sản phẩm thương mại

có sẵn trên thị trường (potassium chloride - KCl, potassium sulfate,

magnesium chloride MgCl2, khoáng hỗn hợp...) để điều chỉnh sự mất cân bằng ion trong nước ao nuôi. Hiện nay, một trong các giải pháp nhằm giúp tăng cường lượng khoáng trong ao nuôi, đó là sử dụng khoáng tạt bột hoặc khoáng tạt lỏng cho ao nuôi hoặc dùng khoáng cho ăn bổ sung trực tiếp vào thức ăn của tôm.

Cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất vì nó thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều (g/m3) của một sản phẩm cần thiết để áp dụng cho ao đối với một khoáng chất cụ thể có thể được tính theo công thức sau:

Liều (g/m3) = Nồng độ của khoáng chất mong muốn x Phần trăm khoáng chất trong sản phẩm/100.

Ví dụ, nếu muốn sử dụng Magnesium sulfat có chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg lên 25 mg/L thì: Liều lượng khoáng cần sử dụng = 25 x 10/100 = 250 mg/L.

Khoáng Canxi - CaCl2: Đây là loại khoáng được bổ sung thêm canxi cho tôm nuôi, đồng thời kích thích, rút ngắn thời gian tôm lột xác, giúp tôm mau cứng vỏ, rút ngắn thời gian. Đây là loại khoáng được áp dụng phổ biến hiện nay trong thủy sản. Quy cách đóng gói 25 kg/bao.

Khoáng Magie -  MgCl2: Trong giai đoạn lột xác, bổ sung khoáng Mg là việc cần thiết giúp tôm lột xác nhanh và mau cứng vỏ. Khoáng Mg đóng gói 25 kg/bao với hàm lượng 97% Mg.

Khoáng Kali - KCl: Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng nhất. Sản phẩm đóng gói 50 kg/bao với hàm lượng 60%. Đây cũng là một trong những loại khoáng được ứng dụng phổ biến trong nuôi tôm mà người nuôi có thể tham khảo.

HẢI PHẠM

61TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Nguyên lýCông nghệ Biofloc (BFT)

hiện là công nghệ hàng đầu góp phần tăng cường sản xuất TTCT ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Mô hình này nuôi tôm ở mật độ cao với sự hạn chế thay nước tối thiểu, hoặc không thay nước, điều này làm giảm đáng kể nguồn nước để sản xuất ra sản phẩm so các hệ thống bán thâm canh. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nuôi tôm trong hệ thống BFT có thể gặp một số trở ngại, đặc biệt là nồng độ chất rắn được tạo ra cao. Sự tích tụ quá mức của chất rắn lơ lửng trong nước có thể làm giảm sự phát triển của tôm và do đó các chất thải rắn này cần phải được loại bỏ khỏi hệ thống. Tuy nhiên, các chất rắn được loại bỏ là những chất thải giàu nitơ và phốt pho… nếu không tận dụng

Nuôi tích hợp TTCT và cá rô phi trong hệ thống bioflocTheo kết quả một số nghiên cứu, TTCT và cá rô phi được nuôi tích hợp trong hệ thống biofloc là một mô hình bền vững và đem lại năng suất cao. Tôm đạt kích cỡ lớn, tỷ lệ sống ổn định, năng suất cao; bên cạnh đó còn thu được cá rô phi thương phẩm.

Nuôi tích hợp dựa trên công nghệ BFT giải quyết vấn đề chất lượng nước, đặc biệt là với tôm Ảnh: ST

>> Nuôi tích hợp là hệ thống sản xuất có hai hay nhiều loài thủy sản trong cùng một vùng nước. Kỹ thuật này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận. Nuôi cá và tôm có thể cải thiện sự cân bằng sinh thái của ao bằng cách giúp ngăn chặn tảo nở hoa ồ ạt, giảm tác động tiềm ẩn đối với môi trường.

nó sẽ gây sự lãng phí cũng như sự ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục vấn đề trên, công nghệ BFT cho phép lắp đặt hệ thống NTTS đa dinh dưỡng (IMTA) tích hợp trong đó chất thải của một sinh vật được sử dụng làm thức ăn cho sinh vật khác. Nói cách khác, cá được sử dụng để tiêu thụ chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ tích lũy trong quá trình nuôi tôm. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển tốt hơn của TTCT được nuôi trong hệ thống BFT. Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loài để nuôi chung và xem xét điều kiện nuôi rất quan trọng để duy trì chất lượng nước cũng như sản lượng các loài nuôi.

Lựa chọn loài nuôiYếu tố cơ bản trong việc thiết

kế hệ thống BFT là loài thủy sản sẽ

được nuôi trong hệ thống này. Hệ thống BFT hoạt động tốt nhất đối với những loài có thể sử dụng trực tiếp biofloc như nguồn dinh dưỡng từ các hạt biofloc. Hệ thống BFT cũng phù hợp nhất đối với những loài có khả năng chịu đựng hàm lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước và điều kiện môi trường xấu. Vì vậy, các loài như tôm và cá rô phi có những đặc điểm sinh lý học phù hợp cho phép chúng tiêu hóa protein từ vi khuẩn và sử dụng các hạt biofloc như là một nguồn thức ăn.

Hệ thống tích hợpMột nghiên cứu của Trường

Đại học Cần Thơ đã được thực hiện nhằm xác định mật độ TTCT thích hợp trong mô hình nuôi ghép với cá rô phi kết hợp với biofloc. Thí nghiệm được bố ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức với mật độ TTCT khác nhau: 150; 200; 250 và 300 con/m3; cá rô phi được nuôi ghép ở tất cả nghiệm thức với mật độ 4 con/m3. Kết hợp với ứng dụng quy trình biofloc (bón bột gạo để cân bằng tỷ lệ C:N = 15:1); mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 2 m3/bể với mức nước bố trí là 1,5 m3, độ mặn nước 15‰. TTCT có kích cỡ ban đầu là 0,82 cm (0,006 g/con); cá rô phi có chiều dài từ 5,31 - 5,59 cm và khối lượng 0,18 - 0,24 g/con. Cá được bố trí trong lồng lưới đường kính 0,4 m; cao 0,5 m; mắt lưới 1 cm và cá được bố trí chung trong bể và cùng thời gian với tôm. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

TTCT được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn có 40 - 42% đạm, lượng thức ăn dao động từ 10 - 15% khối lượng thân/ngày và cá rô phi được cho ăn 5% khối lượng thân/ngày. Trong suốt quá trình nuôi không thay nước, xiphong đáy định kỳ 15 ngày/lần, kiểm tra và duy trì hàm lượng kiềm trong khoảng 130 - 140 mg CaCO3/l.

Định kỳ bón bột gạo 4 ngày/lần, lượng bột gạo bón vào bể nuôi được tính theo lượng thức ăn cho tôm và cá rô phi ăn, lượng bột gạo dao động từ 46 - 50,8% tổng lượng thức ăn để đạt được tỷ lệ C:N = 15:1 (Avnimelech, 1999). Trước khi bón, bột gạo khuấy đều với nước 400C theo tỷ lệ 1 bột gạo: 3 nước và được ủ kín trong 48 giờ.

Tăng trưởng của tôm và cá được xác định 30 ngày/lần. Thu ngẫu nhiên 10 con tôm/bể và thu toàn bộ cá có trong bể ương (6 con/bể). Sau đó cân khối lượng, đo chiều dài chuẩn của tôm và cá. Tỷ lệ sống của tôm và cá được xác định sau 60 ngày nuôi.

Kết quảKết quả thí nghiệm cho thấy,

TTCT nuôi ở mật độ 150 và 200 con/m3 cho kết quả tốt, khối lượng trung bình lần lượt là 6,76; 5,97 g/con và có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh, tỷ lệ sống cao, FCR thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức ở mật độ 250 và 300 con/m3.

NGUYỄN AN (Tổng hợp)

62TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - TỔNG CỤC THỦY SẢN

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Hình thức nuôiNuôi trong ao: Ao nuôi cá chẽm được thiết kế

có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với kích cỡ từ 1.000 - 5.000 m2, độ sâu của ao thường 1,2 - 1,5 m, đảm bảo lượng nước trong ao luôn ở mức 90 - 120 cm. Ao nuôi nên có cống cấp thoát nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước.

Nuôi trong lồng: Lồng có hình dạng vuông hoặc chữ nhật thể tích 20 - 50 m3. Lồng nuôi được làm bằng lưới nilon mắt lưới 2 - 3 cm. Có 3 loại lồng nuôi cá chẽm là lồng nổi: Lồng được giữ nổi bằng thùng nhựa, thùng kim loại, định hình lồng thường dùng những khối bê tông cột vào các gốc của đáy lồng và dùng phao giữ nổi lồng trên mặt nước. Lồng được lắp đặt để dể dàng khi di chuyển lồng lên xuống theo thủy triều. Lồng cố định: Lồng được đặt ở nơi kín gió, những nơi có chênh lệch thủy triều thấp, lồng được đặt nơi cố định và được giữ cố định bởi các cọc gỗ, bê tông và ống thép. Lồng chìm: Lồng được sử dụng ở những nơi thường có sóng to gió lớn, ưu điểm là nước lưu thông tốt, nhiệt độ ổn định nhưng khó cho ăn và khó theo dõi quản lý.

Thả giống Cá phải khỏe mạnh, đồng đều kích cỡ, bơi

lội hoạt bát nhìn bề ngoài có màu sắc sáng đẹp. Cá giống nuôi có cỡ từ 4 - 6 cm, thả nuôi với mật độ 1,5 - 2 con/m2, tùy theo điều kiện, khả năng đầu tư, trình độ và kinh nghiệm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp.

Thả giống: Nên thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả lúc trời mưa hoặc khi có gió mùa đông bắc. Trước khi thả nên ngâm các túi đựng cá trong ao khoảng 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó cho nước ao vào bao cá từ từ để nước trong ao hòa cùng nước trong bao thì thả cá ra thời gian thả có thể kéo dài 30 - 60 phút.

Thức ăn và cách cho ănThức ăn:  Hiện nay trên thị trường có bán

thức ăn công nghiệp cho cá chẽm. Có thể sử dụng kết hợp thức ăn công nghiệp và cá tạp (cá tạp được băm nhỏ) hoặc dùng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Cho ăn:  Cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng (8h) và buổi chiều (17h) với 10% trọng lượng cá trong ao ở 2 tháng đầu. Sau đó chỉ cho ăn 1 lần/

Giải pháp nuôi cá chẽm đạt năng suất caoCá chẽm là đối tượng nuôi lớn nhanh, ít bệnh mang lại nhiều hiệu quả kinh tế ở cả hình thức nuôi trong ao, hồ hay nuôi lồng. Tuy nhiên, để mang lại năng suất cao, quá trình nuôi cần lưu ý khâu con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý chất lượng nước...

ngày vào buổi chiều với 5% trọng lượng cá trong ao. Khi cho ăn cần lưu ý chỉ nên cho cá ăn khi cá bơi gần mặt nước. Cá chẽm là loài cá có tập tính đi theo đàn, cá thường bắt mồi ở tầng giữa chính vì vậy chỉ cho cá ăn khi cá bơi lội gần mặt nước. Cho cá ăn phải cố định vị trí nhất định trong ao.

Lượng cho ăn trong 2 tháng đầu từ 5 - 7% trọng lượng thân, từ tháng thứ 3 trở đi cho ăn từ 2 - 3% trọng lượng thân. Khi cho ăn cố định chỗ cho ăn và giờ cho ăn, hàm lượng đạm và cỡ thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn. Đinh kỳ hàng tháng kiểm tra trọng lượng cá và điều chỉnh lượng thức ăn cho các lần kế tiếp. Định kỳ bổ sung Vitamin C để tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng cho cá.

Quản lý chăm sócHằng ngày kiểm tra ao để biết tình hình ao

nuôi và bổ sung nước để đảm bảo duy trì mực nước trong ao từ 1,2 - 1,5 m. Định kỳ thay nước để loại bỏ các thức ăn dư thừa trong ao, chế độ thay 3 ngày/lần, mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước trong ao. Trường hợp cá nổi đầu do thiếu ôxy vào buổi sáng tiến hành thay toàn bộ nước trong ao cho đến khi ổn định trở lại. Để cho cá phát triển tốt, định kỳ 10 - 15 ngày thay khoảng 40 - 50% nước trong ao nuôi, khi cá lớn, lượng thức ăn tăng dần thì thay nước nhiều hơn, đồng thời kết hợp dùng chế phẩm sinh học đánh vào ao nuôi 1 tuần/lần để đáy ao luôn sạch.

Quan sát ghi nhật ký hàng ngày các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: nhiệt độ, ôxy hòa tan và pH. Định kỳ 15 ngày hoặc sau khi thay nước tiến hành bón vôi cho ao nuôi với lượng từ 2 - 3 kg/100 m2 nhằm xử lý nước và phòng bệnh cho cá.

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo sức ăn của cá. Hàng tuần chài hoặc lưới để kiểm tra dịch bệnh, sức tăng trọng của cá và tính toán lượng thức ăn và có biện pháp phòng bệnh. Nếu cá có hiện tượng bỏ ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước thì nên bắt tách riêng cá để điều trị bệnh. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và cân trọng lượng. Chỉ cho phép sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn hỗn hợp qua chế biến, không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ươn.

PHƯƠNG ĐÔNG

63TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

1. Phòng bệnh- Luôn giữ cho môi trường sạch

sẽ, tránh gây xáo trộn môi trường trong quá trình nuôi;

- Định kỳ 10 - 15 ngày dùng vôi bột với liều lượng 1 - 2 kg/100 m2 hòa nước tạt để ngừa bệnh cho cá;

- Cá thả nuôi khỏe mạnh, mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng;

- Thường xuyên bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá;

- Theo dõi các hoạt động của cá, kịp thời phát hiện cá bị bệnh cách ly để điều trị.

2. Trị bệnhHội chứng lở loét - Nguyên nhân: Có thể do ký

sinh trùng, vi khuẩn, nấm và các yếu tố môi trường.

+ Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng đơn bào (Trichodina, Ichthyophthirius, Chilonella)

+ Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas sp, Vibrio sp… có liên quan đến một số bệnh lở loét da của cá.

+ Nấm Saprolegnea, Achlya liên quan đến bệnh lở loét da cá.

- Triệu chứng: Hiện tượng cá nổi lờ đờ bỏ ăn và cuối cùng là chết. Các dấu hiệu bên ngoài thể hiện trên cơ thể cá: xuất hiện các vết loét màu đỏ, thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn.

- Trị bệnh: Bằng cách tạt Chlorine trực tiếp xuống ao với liều lượng 1 ppm, ngày hôm sau 0,5 ppm, sau đó tiến hành thay 50% lượng nước. Kết hợp kháng sinh: Oxytetracyline với liều lượng 50 mg/kg cá/ngày.

Bệnh do vi khuẩn Aeromonas- Nguyên nhân: Do trực khuẩn Aeromonas

hydrophila. Vi khuẩn này thường sống ở nước, đặc biệt là nước có nhiều hữu cơ.

- Triệu chứng: Da xuất hiện vết viêm đỏ, lở loét dần và sâu vào bên trong cơ. Bụng chướng chứa đầy dịch nhớt.

- Trị bệnh: Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá: Sulfamid liều dùng 100 - 200 mg/kg cá/ngày. Ngoài ra, dùng Rifamycine cho ăn với liều lượng 25 - 50 mg/kg cá/ngày, cho ăn 5 - 7 ngày. Dùng Chlorine liều 0,5 - 0,7 ppm, ngày hôm sau tiến hành thay 30 - 50% lượng nước.

Bệnh trùng bánh xe (Trichodinosis)- Nguyên nhân: Có nhiều giống loài thuộc

họ trùng bánh xe gây bệnh cho cá. Thường gặp các loài thuộc giống Trichidina, Trichodinella…

Phòng và trị bệnh cho cá rô đầu vuôngViệc phát triển ồ ạt về quy mô và diện tích mô hình nuôi cá rô đầu vuông trong ao đất mà chưa có sự định hướng của các cơ quan quản lý sẽ chứa đựng nhiều nguy cơ về rủi ro dịch bệnh. Vì vậy, bà con cần chú ý một số vấn đề cơ bản trong việc phòng và trị bệnh trên cá, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

- Triệu chứng bệnh: Trên thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển màu xám, cá nổi từng đàn trên mặt nước.

- Trị bệnh: Sử dụng kết hợp 2 hóa chất xanh methylen (0,3 ppm) và CuSO4 (0,5 ppm) bón trực tiếp xuống ao. Ngày thứ 2 giảm một nửa lượng thuốc, sau đó tiến hành thay nước.

Bệnh trùng qua dưa (Ichthyphthiriosis)

- Nguyên nhân: Trùng gây bệnh thuộc loài Ichthyphthiriosis midtiliis.

- Triệu chứng: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành những hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Da và mang cá có nhiều nhớt, màu sắc hơi nhạt. Cá bệnh thường nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ.

- Trị bệnh: Sử dụng xanh methylen bón trực tiếp xuống ao. Nồng độ sử dụng 0,7 ppm, bón 2 lần liên tiếp, ngày sau giảm một nửa lượng thuốc.

THÀNH NGUYÊN

Cá rô đầu vuông thương phẩm Ảnh Thành Nguyên

>> Cá rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau. Sau thời gian nuôi 3 - 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng từ 200 - 300 g/con, đây là trọng lượng không thể mong đợi ở giống cá rô đồng. Nếu nuôi kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500 - 700 g/con.

64TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

Hình 1: Hệ thống nuôi tảo khuê bị nhiễm bởi trùng roi “Monas” (Paraphysomonas, Chrysophyceae) và một loại nấm ký sinh trùng (Chytridiomycota). A: 2 tế bào tảo khuê bị Monas tiêu thụ. B: 4 tế bào phía trên bị tiêu thụ hoàn toàn. C: Bào tử của ký sinh trùng gắn vào tế bào tảo. D: Bào tử ký sinh trùng phát triển thành bào tử thành thục, nội chất của tế bào bị tiêu tụ hết. Khung tỷ lệ - 10 µm

Hình 2: Vòng đời tảo Thalassiosira weissflogii (giống 0302 từ bộ sưu tập BCCM/DCG). Giai đoạn nhân đôi sinh dưỡng (thể hiện ở các hình bên trái), có thể thấy kích thước tế bào giảm dần. Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, được thể hiện dưới dạng ống sinh tinh, với 8 tinh trùng (hình phía dưới), tinh trùng tiếp xúc với màng của noãn hoàng. Tăng kích thước tế bào: kích thước tế bào tăng qua kích thước của hợp tử (hình thành tế bào sinh trưởng). Các tế bào ban đầu của thế hệ mới được hình thành và vẫn được bao bọc trong tế bào sinh trưởng.

VI TẢO TƯƠI

Thách thức và giải pháp thay thế hoàn toàn

Trong NTTS, các loại vi tảo, đặc biệt là tảo khuê được sử dụng làm thức ăn chính cho ấu trùng, nhất là các giai đoạn zoea. Tuy nhiên, việc sử dụng tảo tươi đang gặp khó khăn về chất lượng, số lượng bị phụ thuộc vào nguồn nước, kỹ thuật nuôi và bị nhiễm tạp. Vấn đề này thường xảy trong các mô hình nuôi nhỏ và thậm chí trong các trại sản xuất lớn.

Mô hình nuôi cấy tảo sinh khối thường gặp thách thức lớn về nhiễm tạp, mặc dù trại sản xuất giống có xử lý nước tốt như thế nào thì vấn đề nhiễm tạp đều có thể xảy ra. Khi tảo bị nhiễm tạp, đặc biệt nhiễm các loại Protozoa, Vibrio thì chất lượng tảo bị ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng tới sản xuất ấu trùng. Một ví dụ điển hình, khi kiểm tra dưới kính hiển vi một mẫu tảo nhiễm Protozoa (giống Monas spp.), 90% tế bào tảo bị phá hủy sau 12 đến 18 giờ phát hiện nhiễm tạp (hinh 1). Tuy nhiên, màu nước của hồ tảo vẫn bình thường, không đánh giá được tảo bị nhiễm bằng mắt thường. Trong trường hợp này, vi tảo đã bị “tàn” bởi nhiễm ký sinh trùng và không thể làm thức ăn cho ấu trùng (Baptist, 1993).

Hệ thống nuôi kín không hoàn toàn giúp vi tảo tránh nhiễm tạp, mà chỉ hạn chế nhiễm tảo tạp hoặc vi sinh vật không mong muốn.

Khi các hệ thống nuôi kín bị nhiễm tạp thường khó xử lý do diện tích bề mặt rộng và trong bể nuôi có nhiều “ngóc ngách” để cho các loại vi sinh vật lưu trú (De Pauw N, 1984). Phản ứng quang sinh học (photobioreaction - PBRs) là phương pháp hạn chế tảo nhiễm tạp được sử dụng nhiều trong 20 năm qua. Nhưng phương pháp này thường tốn kém, khó thiết kế và vận hành (trao đổi khí, quá nhiệt, bị đóng cục/ làm sạch…) (Benemann, 2013).

Kích thước tế bào tảo biến đổiTảo Thalassiosira weissflogii là loại tảo đang

được sử dụng làm thức ăn tươi phổ biến nhất tại các trại sản xuất tôm giống. Trong giai đoạn phân chia sinh dưỡng, kích thước tế bào tảo có xu hướng giảm dần (hình 2). Để khôi phục kích thước ban đầu, tế bào tảo sẽ thực hiện sinh sản hữu tính (Dassow và cộng sự 2006). Kích thước

Quy trình sản xuất vi tảo tươi tại các trại giống hiện nay

Quy trình nuôi cấy vi tảo gồm các giai đoạn: Nuôi trong ống nghiệm, nuôi cấy trong bình thủy tinh 500 ml, 1 lít, sau đó nuôi trong bình nhựa, túi treo và nuôi sinh khối trong các bể có thể tích lớn ở trong nhà hoặc ngoài trời (Muller-Feuga, 2003; Dhert và Sorgeloos, 1991). Để sản xuất ra tảo có chất lượng, người kỹ thuật cần phải hiểu sinh lý tế bào tảo, và xác định đúng giai đoạn thu tảo sử dụng.

Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tảo tươiCác yếu tố: Tảo làm giống, ánh sáng, nhiệt

độ, dinh dưỡng, chất lượng nước… thường ảnh hưởng tới chất lượng tảo (Muller Feuga và cộng sự, 2003). Để quản lý tốt các yếu tố này, các trại giống cần phải đầu tư hơn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, nhân công.

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

65TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

>> Sản phẩm Prolan™ Phylavive™ có chất lượng luôn ổn định và tiện lợi sử dụng trong mọi điều kiện sản xuất tôm giống. Để biết thêm thông tin về sản phẩm tảo đông khô Prolan™ Phylavive™, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Elanco Việt Nam, theo hotline: 1800 556 808.

>> CÙNG HỎI - CÙNG BIẾT

Hỏi: Xin hỏi, cách khắc phuc ao nuôi sau mưa bão?

(Bùi Văn Quỳnh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quang Ngãi)

Trả lời:Biện pháp khắc phục sau mưa bão

bao gồm: Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao; Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép; Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết); Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời; Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm); Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước. Người nuôi cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai, cảnh báo môi trường vùng nuôi của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III và cơ quan quản lý địa phương… để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hỏi: Tôi muốn nuôi tôm trong hệ thống ao tròn, xin hỏi cách thiết kế ao đam bao đúng yêu cầu kỹ thuật?

(Hoàng Minh Thái, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu)

Trả lời:Ao nuôi được thiết kế ở những vị

trí đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như những ao nuôi thông thường. Diện tích 500 - 2.000 m2, tốt nhất 500 - 1.000 m2. Chiều sâu của ao 2 - 2,2 m, chiều sâu mực nước 1,5 - 2 m. Được trang bị máy quạt nước và máy tạo ôxy đáy. Đáy ao nên được lót bạt hoàn toàn bằng tấm bạt nhựa dày 0,5 mm (bền, có thể sử dụng trên 5 năm), hoặc được đổ xi măng. Ao

nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống PVC đường kính miệng lớn để cấp thoát nước. Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất thải ra ngoài. Từ đó nước được hút sang hệ thống xử lý nước, rồi chảy lại vào ao nuôi. Như vậy ao có tính khép kín tốt, đồng thời tránh ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hệ thống chất thải ô nhiễm phần đáy dưới tác dụng của máy quạt nước, nước quay tròn, giúp tập trung chất thải vào chính giữa và thải liên tục ra ngoài. Ao lắng có diện tích bằng 30% so diện tích ao nuôi.

Hỏi: Tôm bi đóng rong bám vào chân, bơi lờ đờ, kém ăn, không lột xác được. Xin hỏi nguyên nhân, cách khắc phuc?

(Cao Văn Dũng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Trả lời:Theo mô tả, tôm đang bị bệnh đóng

rong. Bệnh có dấu hiệu các sinh vật (các động vật nguyên sinh và tảo lam) bám vào chân, mắt, vỏ giáp thành một lớp lông tơ có màu đen (thấy rõ dưới kính hiển vi. Bệnh đóng rong ở tôm xảy ra khi nước ao bẩn, có nhiều tảo bám, nhiều nguyên sinh động vật (trùng loa kèn) nên phải áp dụng các biện pháp như duy trì độ trong thích hợp, ổn định tảo trong ao, tăng cường thay nước sạch (10 - 20% nước/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao, cải thiện môi trường.  Tăng cường quạt nước để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi, cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao. Vớt tảo nổi trên bề mặt, xử lý nước ao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3  và phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo. Bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress, tăng sức khỏe cho tôm. Thay nước hoặc dùng Saponin 10 - 15 g/m3 tạt khắp ao giúp tôm lột xác đồng đều, nếu tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao có thể sử dụng hóa chất diệt bớt sinh vật bám như formol (25 ml/m3) hoặc CuSO4.

BAN KHKT

của tế bào tảo Thalassiosira weisslflogii từ 4 - 32 µm (về đường kính). Tuy nhiên, chỉ tế bào 12 µm hoặc nhỏ hơn mới phù hợp cho ấu trùng zoea.

Các trại sản xuất giống thường chọn phương pháp cải thiện kích thước tế bào bằng cách cấy tảo trên môi trường thạch, nhưng việc làm này chưa được thực hiện đúng, chưa hiểu rõ nguyên lý biến đổi của tế bào. Nên có thể kích thước tế bào tảo chưa phù hợp với ấu trùng tôm.

Prolan™ Phylavive™ - Giải pháp thay thế tảo tươi cho tôm giống

Prolan™ Phylalvive™ chứa mật độ cao tế bào tảo Thalassiosirales (2 tỷ tế bào/gram), có thành phần dinh dưỡng, kích thước tế bào tương tự với tảo Thalassiosira weissflogii. Quy trình nuôi cấy tảo Thalassiosirales được áp dụng mô hình nuôi hệ thống nhà kính, không nhiễm tạp, vi khuẩn Vibrio. Tảo được thu hoạch tại thời điểm chứa hàm lượng dinh dưỡng như omega-3, protein, vitamin, carbohydrate cao nhất. Đồng thời, áp dụng công nghệ sản xuất đông khô nên thành phần dinh dưỡng và hình thái tế bào được giữ nguyên.

Hiện nay, nhiều trại sản xuất giống thủy sản trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng Prolan™ Phylavive™ trong công thức cho ăn để giảm phụ thuộc vào chất lượng, số lượng tảo tươi. Với hàm lượng cao Protein dễ tiêu (20%), các ấu trùng Zoea có đường phân dài hơn khi được cho ăn với tảo đông khô Prolan™ Phylavive™; hàm lượng các acid béo trong tảo cao giúp cho ấu trùng có nhiều giọt dầu trong khối gan tụy. Bên cạnh đó, kích thước tảo Thalassiosirales được chọn lọc phù hợp với kích cỡ miệng ấu trùng tôm.

ELANCO VIỆT NAM

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

66TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Thức ăn tự nhiên Bao gồm các loài rong tảo và các

sinh vật phù du động vật là những cơ thể sinh vật sống và phát triển trong hệ thống nuôi (naturalfood) hoặc sinh vật được nuôi (live food) có thể dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Trong các ao nuôi thủy sản, khẩu phần ăn tự nhiên của hầu hết các loài cá, giáp xác và thân mềm rất đa dạng bao gồm nhiều loài tảo khác nhau (tảo khuê, tảo lục, tảo có roi…) và các nhóm động vật phù du (luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, ấu trùng mười chân…). Đối với các thủy vực nước ngọt, luân trùng (nhất là giống Brachionus) và trứng nước (giống Moina) là các

nhóm thức ăn tự nhiên chiếm mật độ cao và là nguồn thức ăn quan trọng của cá ở giai đoạn sau khi nở.

Đặc biệt, đến nay, có khoảng trên 40 loài tảo đã được phân lập, nuôi cấy và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng các loài thủy sản. Tùy thuộc vào chất lượng và tính có sẵn của các loài tảo mà việc sử dụng chúng cho các đối tượng thủy sản cũng khác nhau giữa các nơi trên thế giới. Về phương thức sử dụng tảo, chúng thường được cho ăn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sinh vật trung gian khác, ở dạng tươi sống hay chế biến, thuần chủng hay hỗn hợp nhiều loài.

Cùng với tảo, luân trùng cũng là thức ăn tươi sống rất lý tưởng của ấu trùng do chúng có kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lửng trong nước, có thể nuôi chúng ở mật độ cao, cho năng suất nuôi cao và có thể

được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh (Wendy và ctv., 1991).

Artemia cũng được sử dụng phổ biến trong NTTS. Ấu trùng Artemia mới nở là thức ăn tươi sống lý tưởng dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm, cá. Đối với tôm, Artemia bắt đầu cho ăn khi ấu trùng đạt đến giai đoạn Mysis1 hay ngay cả Zoae 2 -Zoae 3. Việc sản xuất giống tôm càng xanh cũng phụ thuộc căn bản vào nguồn Artemia. Không như tôm biển, ấu trùng tôm càng xanh có thể bắt đầu cho ăn từ giai đoạn đầu với Artemia mới nở. Đối với cá biển, trong sản xuất giống, Artemia thường được bắt đầu cho ăn một tuần sau khi cho ăn bằng Rotifer với kích cỡ nhỏ. Kết quả sản xuất giống cá biển được nâng cao rất có ý nghĩa khi Artemia được làm giàu hóa HUFA. Còn đối với cá nước ngọt, rất nhiều loài cá được ương nuôi trực tiếp ở ao sau khi hết

giai đoạn noãn hoàng. Ấu trùng cá sẽ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao như tảo, động vật phù du được gây nuôi bằng cách bón phân. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá cần được ương nuôi trên bể như cá basa, cá tra, cá lăng... và vì thế Artemia là thức ăn rất quan trọng cho sản xuất giống những loài cá này.

Thức ăn tự chếLà thức ăn do người nuôi tự phối

chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu địa phương, quy trình chế biến đơn giản, thức ăn dạng ẩm. Đây là loại thức ăn sử dụng rộng rãi trong NTTS, độ ẩm thường cao hơn 40%. Thành phần nguyên liệu chính là cá tép tạp, phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp như cám tấm, khoai củ... Ngoài ra một số có bổ sung thêm premix khoáng vitamin. Tỷ lệ phối chế biến động tùy theo khả năng của người nuôi, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm. Sau khi phối trộn, thức ăn có thể được nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần. Thức ăn ẩm có một số ưu điểm là tính sẵn có, ngon miệng và giá thành thấp vì thế thức ăn này không chỉ được sử dụng trong mô hình nuôi mật độ thấp mà ngay cả trong mô hình nuôi thâm canh. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn ẩm có một số nhược điểm như hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trường nước dẫn tới ô nhiễm môi trường nuôi, thời gian bảo quản ngắn và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Thức ăn tươi sốngThức ăn tươi sống là một số

loài nuôi có giá trị kinh tế thấp... Các loài này có ưu điểm: sức sinh sản lớn, sinh sản tự nhiên trong ao nuôi, nhiều lần trong năm, tái tạo quần đàn nhanh; chi phí thức ăn này thấp, lại tận dụng

Lựa chọn thức ăn phù hợpBên cạnh lựa chọn con giống, yếu tố quan trọng trong NTTS là quy trình nuôi và cho ăn. Thế nên, thức ăn thủy sản đóng góp vô cùng quan trọng. Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà thủy sản có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể.

Người nuôi cần lựa chọn những dòng sản phẩm thức ăn chất lượng để giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận trong sản xuất Ảnh: An Chi

67TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHOA HỌC - KỸ THUẬT

>> SÁCHđược phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Mặt khác, chúng còn có hàm lượng đạm cao hơn thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp, với hàm lượng protein chiếm trên 80%, chứa nhiều loại khoáng chất (Ca, Mg, Na…), các axit amin thiết yếu (arginine, histidine, isoleucine, leucine…), các loại vitamin (A, D, E, K…) và các nguyên tố vi lượng (Cu, Fe, Mn…) thì đây là loại thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng nhất cho thủy đặc sản. Ngoài ra, còn phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của các loài đặc sản và giảm được tỷ lệ hao hụt (40 - 60%) trong quá trình nuôi. Những loài có những ưu điểm đáng kể nhất là cá rô phi, cá mè trắng, cá bạc đầu và giun quế.

Thức ăn công nghiệpCòn được gọi là thức ăn khô hay

thức ăn viên. Là thức ăn chuyên dụng được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thành phần chính được dùng trong sản xuất gồm: bột cá, bột mì, dầu nành, dầu cá, các loại vitamin, enzyme, acid amin, khoáng chất... với tỷ lệ

phối trộn tùy thuộc vào đối tượng nuôi và nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng. Trong thức ăn công nghiệp còn được chia ra: thức ăn viên chìm (rinking food) sử dụng chủ yếu nuôi giáp xác và thức ăn nổi (floating food) sử dụng nuôi cá. Ưu điểm của thức ăn công nghiệp là có thể bảo quản lâu, ít bị biến động bởi mùa vụ về số lượng cũng như chất lượng, giảm rủi ro cho động vật nuôi do ít nhiễm vi sinh vật gây hại. Thức ăn dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi.

Tuy nhiên, trở ngại trong sử dụng thức ăn công nghiệp là do giá thành sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng thức ăn công nghiệp do tập tính ăn. Vì vậy, người nuôi cần xem xét và chọn lựa những loại thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng cao, thành phần dinh dưỡng cân đối, không chứa thành phần gây hại cho môi trường nước.

DIỆU CHÂU

“Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ”

Thủy sản nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thủy sản cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sông, hồ. Nhưng để phát triển bền vững nuôi thủy sản nước ngọt cần vượt qua những thách thức không nhỏ. Cuốn sách “Sổ tay hướng dẫn Nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ” của FAO do Phan Nguyễn Diệp Lan dịch sẽ giúp người nuôi nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết để nuôi cá với quy mô nhỏ.

Sách gồm có những phần chính: Giới thiệu; Xác định vị trí nuôi cá; Cách làm ao cá; Đường ống dẫn nước vào ao; Ống thoát nước dẫn nước ra khỏi ao; Dẫn nước vào ao; Kiểm soát nước trong ao; Chuẩn bị ao cá; Thả cá giống vào ao.

Sách do NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành CÁT TƯỜNG

“Giữa ngàn khơi: Chuyện Bãi Lớn”Tác gia: Rudyard Kipling | Dich gia: Nhã Thuyên | Thể loại: Tiểu

thuyết | Tiếng Việt | 292 trang | Năm xuất ban: 2019 | Nhà xuất ban: Văn hóa - Nghệ thuật

“Giữa ngàn khơi: Chuyện Bãi Lớn” đạt giải Nobel Văn chương năm 1907, là những câu chuyện của người dân chài, của chuyện biển, là một cuộc phiêu lưu lồng các bài học sống. Phiêu lưu không đặt mục đích trải nghiệm tự thân, mà là cú bay may rủi của số phận, “của thời gian và các chuyến du hành”, buộc ta đối mặt và vượt qua những cú ngã đau đớn để trưởng thành. Một cậu ấm ngang ngạnh ngã xuống biển được dân chài vớt lên, bắt đầu một hành trình mới cùng con tàu buồm nhỏ đánh cá ven Bãi Lớn mang tên “Chúng tôi đây”. Cuối cùng thì kết thúc cũng có hậu, cậu đoàn tụ gia đình như một “dân Bãi Lớn chính gốc” và theo đuổi học hành để mai này sẽ trở lại biển, ở một vai trò khác - “ông chủ” của những con tàu lớn.

Bãi Lớn hoang dã, “vùng tam giác hai trăm năm mươi dặm trải ra mỗi phía, vùng biển hoang lầy, phủ đặc sương mù, náo động gió bão, phiền nhiễu băng trôi”; nơi Bắc Đại Tây Dương trở thành phông

nền khắc tạc những người lao động khỏe khoắn, quả cảm; những con người sống cùng và chinh phục tự nhiên bằng hiểu biết và từng trải của mình; những con người “hầu như đã ở khắp mọi nơi - bằng đôi chân của sóng gió”,

giong buồm giữa ngàn khơi và chèo thuyền câu vượt sóng. Cuốn sách là chuyến phiêu lưu bất tận bất cứ ai cũng muốn một lần được đắm chìm trong nó.

LINH SAN

Màng sinh học trong NTTSMàng sinh học là một tập hợp các tế bào vi sinh vật liên kết với một

bề mặt và được bao bọc trong một chất nền chủ yếu là polysaccharide. Chúng có thể hình thành trên nhiều loại bề mặt, bao gồm mô sống, thiết bị, dụng cụ hoặc các hệ thống thủy sinh tự nhiên. Có thể quan sát thấy nhiều sinh vật đa dạng như tảo, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, động vật chân đốt... trong tập hợp màng sinh học này.

Cấu trúc màng sinh học trong môi trường nước phụ thuộc vào bản chất của nền đáy, nguồn dinh dưỡng sẵn có, ánh sáng và hoạt động của các sinh vật trong đó. Các sinh vật trong màng sinh học có kích thước siêu nhỏ và có giá trị dinh dưỡng cao. Đây được coi là nguồn protein chất lượng tốt, bền vững (23 - 30%) và dễ dàng xuất hiện ở mọi kích thước của các loài thủy sản nuôi. Vi tảo và vi khuẩn dị dưỡng trong màng sinh học là nguồn năng lượng tốt hỗ trợ tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng, tăng hoạt tính sinh học và kích thích tiêu hóa cho vật nuôi. Sự hiện diện của màng sinh học trong các hệ thống nuôi cũng giúp cải thiện chất lượng nước vì hấp thụ amoni, photphat và sản xuất nhiều ôxy.

Màng sinh học đóng vai trò là nguồn thức ăn bổ sung, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo không bão hòa (PUFA), sterol, acid amin, vitamin và sắc tố giúp vật nuôi phát triển tốt hơn. Hơn nữa, chất nền hữu cơ của màng sinh học cũng có nhiều tác dụng đáng kể, là nơi trú ẩn an toàn cho tôm, cá, làm giảm tác động căng thẳng khi nuôi ở mật độ cao. Màng sinh học cũng rất cần thiết trong việc duy trì chất lượng nước khi vi khuẩn nitrat hóa và vi tảo sẽ đồng hóa amoniac; cho phép luân chuyển các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi; đồng thời, sẽ hấp thụ photphat và sản xuất ôxy cho các hệ thống nuôi.

HL

68TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

THỨC ĂN - DINH DƯỠNG

Sterling White Halibut (SWH), một hãng nuôi cá bơn halibut tại Na Uy đã ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi với Aller Aqua trong vòng 6 năm. SWH là trại nuôi cá bơn halibut lớn nhất thế giới với sản lượng 1.700 tấn/năm. Cá bơn halibut được nuôi tại Ryfylke, Na Uy trong hệ thống khép kín từ con giống đến tăng trưởng. Thời gian một vụ nuôi kéo dài 4 năm. Theo SWH, sản phẩm thức ăn dành riêng cho cá halibut do Aller Aqua sản xuất có thành phần độc đáo và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

BioMar vừa tung ra thị trường sản phẩm thức ăn mới cho cá lù đù (Argyrosomus Regius), một sản phẩm mới thuộc dòng EFICO. Thành phần của thức ăn này được cân bằng tỷ lệ giữa protein và năng lượng dễ tiêu hóa, giúp nông dân hạ thấp chi phí sản xuất và tăng hiệu quả nuôi. Trước đó, BioMar đã giới thiệu sản phẩm MAXIOTM 2162 cho cá lù đù nhằm tăng sức khỏe và thúc đẩy tối đa tăng trưởng cho vật nuôi. Cũng nằm trong dòng sản phẩm cho cá lù đù, còn có phụ gia SmartCare INSHAPE bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng của cá.

Quỹ khoa học quốc gia Mỹ vừa cấp 2,2 triệu USD cho Trung tâm Bền vững Môi trường tiến hành xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới, nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi côn trùng. Trung tâm này sẽ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề thực phẩm bền vững và thức ăn chăn nuôi mới từ côn trùng. Trong đó, nguồn thức ăn chăn nuôi từ côn trùng được nhắm đến các đối tượng nuôi gồm gia cầm, heo, thủy sản và thú cưng.

MT

Thay thế kháng sinhSử dụng kháng sinh quá mức

dẫn đến nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc; trong đó, trách nhiệm lớn thuộc về ngành NTTS. Năm 2016, Chilê đã sử dụng 382,5 tấn kháng sinh trong ngành nuôi cá hồi. Kháng kháng sinh (AMR) cũng tác động nghiêm trọng đến kinh tế và được xem như hiểm họa của nhân loại. Tại Chilê, khủng hoảng do AMR gây ra vào năm 2009 khiến doanh số ngành thủy sản sụt giảm 2 tỷ USD đến tận năm 2011. Con số này thức tỉnh toàn ngành thủy sản phải gấp rút tìm kiếm các chất thay thế mới để ứng phó với hiểm họa AMR.

Thể thực khuẩn, còn gọi là phages là những virus chỉ tấn công vi khuẩn. Chúng ăn các vi khuẩn sinh sôi quá mức - nguy cơ dẫn đến các điều kiện bệnh lý mà không làm xáo trộn hệ vi sinh vật giống như kháng sinh. Do thực khuẩn xuất hiện tự nhiên trong môi trường, nên chúng không gây nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc. BAFADOR là một dung dịch hỗn hợp thực khuẩn nhắm đến các đối tượng vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas, giúp củng cố hệ miễn dịch của cá. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực của BAFADOR như một phụ gia thức ăn được sử dụng phòng ngừa dịch bệnh cho cá chép.

Phương pháp Nghiên cứu được thực hiện

trên 180 con cá chép khỏe mạnh (Cyprinus carpio). Toàn bộ số cá được phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, mỗi nhóm lặp lại thử nghiệm 3 lần. Trước khi thử nghiệm, tiến hành thuần hóa cá cho quen môi trường trong thời gian 12 ngày. Cá được nuôi nhốt trong bể có thể tích 180 lít ở nhiệt độ 18,6°C  và được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp Ofeedo Extracarp 25 theo phương pháp thủ công (bằng tay). Trọng lượng trung bình của cá là 80,15 g/con.

Nhóm đối chứng âm không bị gây nhiễm vi khuẩn cũng như không cho ăn bổ sung phụ gia đặc trị. Còn nhóm đối chứng dương được gây nhiễm hỗn hợp vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Pseudomonas florescens bằng phương pháp tiêm màng bụng, nhưng nhóm cá này cũng không được cho ăn bổ sung phụ gia thực khuẩn. Nhóm cá đặc trị được gây nhiễm 2 chủng vi khuẩn nói trên bằng phương pháp tương tự và được cho ăn bổ sung hỗn hợp thực khuẩn BAFADOR trộn với thức ăn theo liều lượng 0,02 ml/con cá. Bổ sung BAFADOR cho cá 5 ngày trước khi tiến hành gây nhiễm vi khuẩn và mỗi ngày sau đó, đều bổ

sung phụ gia này ở liều lượng tương tự suốt toàn bộ thời gian còn lại của thử nghiệm. Tỷ lệ chết của cá ở mỗi nhóm được ghi lại suốt 21 ngày để đánh giá BAFADOR có hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch của cá chép và ngăn chặn lây nhiễm vi khuẩn hay không. Tổng thời gian của nghiên cứu này là 40 ngày.

Kết quảCác nhóm cá thử nghiệm (3a,

3b và 3c) được cho ăn bổ sung BAFADOR không ghi nhận tình trạng cá bị chết suốt giai đoạn thử nghiệm. Nhưng trái lại, nhóm cá đối chứng dương (2a, 2b và 2c) được gây nhiễm vi khuẩn nhưng không được ăn bổ sung phụ gia thực khuẩn lại ghi nhận tỷ lệ chết trung bình 15%.

Kết quả này khẳng định, BAFADOR đã giúp ngăn chặn lây nhiễm vi khuẩn A.hydrophila và P.flourescens. Ngoài ra, phân tích nguồn nước nuôi cá cho thấy, BAFADOR đã được hấp thụ thành công, chứng tỏ phương pháp áp dụng nói trên thích hợp nhất.

Kết luậnCác kết quả của thử nghiệm

cho thấy, BAFADOR là một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm vi khuẩn A.hydrophila và P.flourescens. Tỷ lệ chết của nhóm cá ăn bổ sung BAFADOR thấp hơn hẳn so các nhóm còn lại đã chứng minh vai trò hỗ trợ tích cực của phụ gia này đối với hệ miễn dịch của và sức khỏe tổng thể của vật nuôi. Cải thiện tình trạng sức khỏe chung của cá cũng như hạ thấp tỷ lệ chết trong quá trình nuôi còn góp phần nâng cao sản lượng và tiết kiệm tiền bạc cho nông dân.

DŨNG NGUYÊN(Theo Allaboutfeed)

Cải thiện hệ miễn dịch chống lây nhiễm của cá chépSử dụng các dung dịch hỗn hợp thực khuẩn nhắm đến một số vi khuẩn nhất định làm phụ gia thức ăn cho cá chép, giúp vật nuôi tăng cường miễn dịch chống lại nguy cơ lây nhiễm một số dịch bệnh phổ biến.

69TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

THỨC ĂN - DINH DƯỠNG

Đạm thủy phân thuộc dòng sản phẩm ACTIPAL do Diana Aqua sản xuất để cải thiện tính thèm ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe tổng thể của vật nuôi thông qua các peptide hoạt tính sinh học. Hiệu lực hiệp đồng của các axit amin tự do tan trong nước, peptide chuỗi ngắn, peptide hoạt tính sinh học và các chất axit hóa mang lại hương vị tối ưu cho thức ăn, kích thích vị giác và điều chỉnh các con đường trao đổi chất của vật nuôi. Sự thúc đẩy này tạo ra hàng loạt đáp ứng sinh lý và nội tiết của vật nuôi, sẵn sàng cho một hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, điều chỉnh hệ vi sinh trong đường ruột, và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Đạm thủy phân protein gia cầm và cá ngừ của Diana Aqua được sản xuất từ các phụ phế phẩm như nội tạng, được chọn lọc kỳ càng tại nhà máy và chế biến thành những thành phần thức ăn chức năng giá trị.

Những lợi ích đã được nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh trên nhiều đối tượng như cá vược châu Á, cá tráp đỏ, cá vược châu Âu giai đoạn ấu trùng và cá giống, cá hồi Atlantic, cá rô phi Nile và TTCT Thái Bình Dương.

Thử nghiệm trên cá tra giốngThử nghiệm 45 ngày được thực hiện tại Việt

Nam vào tháng 8/2020, trong các bể xi măng 2 m³ trên cá tra giống 1,36 ± 0,09 g, mật độ 300 con/m³, lặp lại 4 lần cho mỗi nghiệm thức. Sau thử nghiệm dinh dưỡng, tiến hành lấy mẫu máu để đánh giá các chỉ số sức khỏe của cá và thách thức dịch bệnh 14 ngày trên 12 con cá cho mỗi lần lặp lại bằng phương pháp tiêm virus gây bệnh gan thận mủ Edwardsiella ictaliru màng bụng liều 1,2x103 CFU/mL.

Cá tra giống được cho ăn 4 lần/ngày bằng khẩu phần thử nghiệm chứa 40% protein thô trong 2 tuần, sau đó giảm xuống còn 3 cữ/ngày bằng khẩu phần 35% protein thô suốt thời gian còn lại của thử nghiệm. Các khẩu phần thử nghiệm được xây dựng bằng thức ăn thương mại (khẩu phần đối chứng) phủ 2% dung dịch thủy phân ACTIPAL sản xuất từ phụ phẩm cá ngừ hoặc gia cầm.

Thức ăn thử nghiệm được phủ dung dịch thủy phân bằng bình xịt thủ công có vòi xịt 1,2 mm.

Thời gian xịt đủ lượng dung dịch thủy phân phủ lên thức ăn tối thiểu 60 giây. Cả 3 sản phẩm được sử dụng để chuẩn bị thức ăn thử nghiệm có sự thay đổi nhẹ về thành phần, do xuất xứ nguyên liệu thô và quá trình sản xuất protein thủy phân (Hinh 1). Sự khác biệt này mang lại cho mỗi sản phẩm những đặt tính riêng về vật lý và sinh học.

Cải thiện tăng trưởng và FCRTỷ lệ sống quan sát được suốt thử nghiệm đạt

kết quả cao với mức thấp nhất là 98,5% ở nhóm đối chứng. Điều này khẳng định nguyên tắc cơ bản đó là mật độ phù hợp, quản lý chất lượng nước và thức ăn luôn những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp nuôi thủy sản.

Cá da trơn đạt các kết quả tăng trưởng rất tốt, với hệ số chuyển đổi thứ ăn (FCR) dao động 0,53 - 0,66 (Hinh 2), vượt kỳ vọng. Cá tra ăn thức ăn thương mại bổ sung 2% protein thủy phân đạt tăng trưởng nhanh hơn 23 - 34% so nhóm không ăn bổ sung phụ gia này. Các nhóm CfHP và CfTHL đạt hiệu suất tăng trưởng cao hơn hẳn nhóm chỉ ăn thức ăn thương mại thông thường. Các kết quả này đều nhờ vào lượng ăn của cá tăng cao hơn khi thức ăn được phủ đạm thủy phân. Phụ gia này đã kích thích tính thèm ăn của cá, kết hợp tiêu hóa tốt hơn nhờ các peptide hoạt tính sinh học và chất axit hóa do protein thủy phân cung cấp. Trong giai đoạn ương, tỷ lệ sống của ấu trùng cá tra phụ thuộc vào thức ăn và tần suất cho ăn.

Cải thiện hệ miễn dịchTổng số lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu

cùng hoạt tính của enzyme lysozyme được thúc đẩy mạnh mẽ bởi phụ gia protein thủy phân, từ đó củng cố hệ miễn dịch của cá tra trong thử nghiệm.

Từ các phân tích về chỉ số hệ miễn dịch, nhóm CfPH đạt hiệu quả điều chỉnh hệ miễn dịch mạnh nhất, tiếp đến là CfTH và CfTHL. Hơn nữa, việc củng cố hệ thống miễn dịch này có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá tra suốt giai đoạn thử thách dịch bệnh (Hinh 3). Một lần nữa, CfPH, CfTH và CfTHL đạt các kết quả vượt trội hơn so nhóm cá chỉ ăn thức ăn công nghiệp.

Kết luậnProtein thủy phân không chỉ mang lại hương

vị tối ưu cho thức ăn thủy sản, mà còn kích thích chức năng sinh lý của vật nuôi bằng cách tăng lượng ăn, tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Các kết quả đã chỉ ra 3 loại protein thủy phân ACTIPAL thử nghiệm đều tác động tích cực lên thông số tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức khỏe của cá tra suốt giai đoạn ương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa lượng protein thủy phân sẽ quyết định cải thiện hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi.

ĐAN LINH(Theo Diana Aqua)

PROTEIN THỦY PHÂN

Hỗ trợ cải thiện tăng trưởng và sức khỏe của cá tra giốngĐược chế biến từ các nguyên liệu phụ phế phẩm cá ngừ hoặc gia cầm, protein thủy phân được đánh giá là phụ gia hiệu quả về dinh dưỡng, bền vững và thân thiện môi trường.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

70TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHUYẾN NÔNG

CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

Kỹ thuật không khóTại huyện Hàm Tân, ông Trần Mậu Tình,

cán bộ phụ trách thủy sản, Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ và Nông nghiệp huyện Hàm Tân cho biết, cá chim trắng vây vàng có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Trước thực trạng nhiều dịch bệnh phát sinh trên tôm thì việc đưa cá chim trắng vây vàng vào nuôi thay thế là một giải pháp an toàn, hạn chế rủi ro cho nông dân.

Điển hình như ông Lê Thành Vinh, thôn Hàm Thắng, xã Tân Thắng, với 1.800 m2, ông thả 10.000 con cá chim giống. Theo ông Vinh: “Lần đầu tiên thực hiện mô hình, do chưa có kinh nghiệm nên tôi cũng lo. Nhưng cá chim là loài dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống lại cao...”.

Cá chim trắng vây vàng nuôi ao đất có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, do đó, người nuôi có thể chủ động nguồn thức ăn cho cá. Giai đoạn cá chim vây vàng lớn, người nuôi có thể cho ăn thêm cá tươi xắt nhỏ. Nhằm đảm bảo cung cấp lượng thức ăn đầy đủ, mỗi ngày ông Vinh cho cá chim trắng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, với lượng thức ăn được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của cá. Qua thời gian nuôi, ông Vinh nhận thấy cá chim trắng vây vàng lớn nhanh, sau 4 tháng nuôi có thể đạt khoảng 500 g/con, sau 8 - 10 tháng nuôi đạt 1 kg/con, năng suất 10 - 12 tấn/ha.

Tại huyện Hàm Thuận Nam, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình tại thôn Thanh Phong, xã Tân Thuận. Khu vực này có một số thuận tiện ban đầu như chất đất ao sét pha cát, bờ ao giữ nước tốt, nguồn nước cung cấp cho ao quanh năm; các yếu tố môi trường cũng phù hợp: nhiệt độ 26 - 320C, độ mặn 15 - 25 ppt, ôxy hòa tan, pH … Tại đây, Trung tâm sử dụng ao nuôi diện tích 3.800 m2, tháo cạn nước, cày xới lớp đất mặt đáy ao, bón vôi bột tỷ lệ 1.500 kg/ha, phơi đáy 1 - 2 tuần; sau đó cấp nước vào ao qua mắt lưới 40 mắt/cm2 ngăn sinh vật tạp, cho mực nước sâu chừng 1,2 - 1,5 m. Tiếp đó, cá giống được thả 3.800 con theo mật độ 1 con/m2, kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn.

Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Thuận Nam Trương Hoàng Văn Khoa, người trực tiếp thực hiện mô hình cho hay: “Thức ăn cho cá là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, độ đạm 38%, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều mát; bón thêm vi sinh Bacillus subtilis 1 lần trong tháng để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi. Trong quá trình nuôi, Trung tâm cũng tiến hành thay 20 - 30% lượng nước ao nuôi 1 lần/tháng; kiểm tra tốc độ sinh trưởng và bệnh cho cá để có biện pháp xử lý kịp thời, điều chỉnh thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, cá chim vây vàng rất ít bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng”.

Sau 8 tháng nuôi chăm sóc hợp lý, tỷ lệ cá sống đạt 80%, trọng lượng cá đạt trung bình 700 g/con. Với giá bán trên thị trường 120.000 đồng/kg, mô hình đem về lợi nhuận gần 50 triệu đồng/vụ 8 tháng nuôi; tỷ lệ sinh lãi/chi phí đạt 28%.

Hướng tới nghề nuôi bền vữngPhó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch

vụ nông nghiệp Hàm Thuận Nam cho biết thêm: “Mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, thành công của mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi dần tập quán canh tác cũ, luân canh xen vụ với các đối tượng tôm, cua nhằm thay đổi môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh tiến tới nuôi bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, nuôi cá chim vây vàng trong ao đất là hướng mới thay thế cho con tôm ở vùng nuôi khó khăn vì lý do ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh, mở ra hướng đi mới nhằm cải thiện môi trường vùng nuôi tại huyện Hàm Thuận Nam”.

Ông Trần Mậu Tình, cán bộ phụ trách thủy sản, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hàm Tân chia sẻ, để nuôi cá chim trắng vây vàng đạt năng suất cao, người dân cần quan tâm các yếu tố, đó là chọn mua con cá giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cơ sở uy tín; mật độ nuôi phải phù hợp. Đồng thời, trong quá trình nuôi phải quan tâm đến vấn đề môi trường của ao nuôi như: mực nước trong ao nuôi, độ mặn, pH, ôxy hòa tan trong nước, để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận khuyến cáo người dân nên chuyển đổi dần những diện tích nuôi tôm thường xuyên bị thiệt hại do rủi ro dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường sang nuôi cá chim vây vàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

ANH VŨ

>> Ngay thời điểm dịch COVID-19, loại cá chim trắng vây vàng giàu chất dinh dưỡng vẫn được thị trường ưa chuộng. Với giá dao động 120.000 - 140.000 đồng/kg; còn xuất khẩu có mức từ 150.000 - 180.000 đồng/kg.

BÌNH THUẬN

Hướng đi mới từ nuôi cá chim vây vàng ven biểnNhằm chuyển đổi một số hồ ao nước lợ ven biển nuôi tôm lâu năm thường bị ô nhiễm, dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận phối hợp với các đơn vị tại địa phương triển khai mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao đất tại một số huyện như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam…, bước đầu đem lại hiệu quả cao, được người dân mạnh dạn nhân rộng.

71TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

KHUYẾN NÔNG

Năm 2020, một số hộ nuôi thủy sản ở các địa phương ven biển Thanh Hóa đã đưa giống tôm càng xanh vào nuôi thử nghiệm, với hình thức nuôi bán thâm canh trong ao đất, nuôi kết hợp trồng lúa... Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cũng đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh thí điểm ở một số hộ dân. Kết quả, các mô hình nuôi đã khẳng định tôm càng xanh thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của các địa phương trong tỉnh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Hạnh, xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa), là một trong những hộ dân thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh, cho biết: Sau khi tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tham quan thực tế một số mô hình tại các tỉnh, anh đã mạnh dạn “thử sức” nuôi giống tôm càng xanh trong ao cá, với mong muốn mang lại nguồn

thu nhập cao hơn cho gia đình. Khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ con giống, kỹ thuật để phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh, anh đã thả nuôi 4 vạn giống.

Sau 6 tháng nuôi, tôm càng xanh cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 1,4 tấn/ha, lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/ha. Được biết, đầu tư cho nuôi tôm càng xanh cũng không cao bằng các hình thức nuôi thủy sản khác, kỹ thuật cũng không quá khó, tỷ lệ rủi ro thấp. Ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp thì người nuôi tôm có thể tận dụng cá tạp để cho tôm ăn, giảm chi phí thức ăn nuôi tôm. Hiện khu nuôi thủy sản của anh Hạnh đã thả nuôi hơn 20 vạn con giống tôm càng xanh và đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, theo anh Hạnh một trong những khó khăn hiện nay là vấn đề con giống phải mua từ các tỉnh ĐBSCL và việc nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh hiện nay nhỏ lẻ,

>> Theo Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, mặc dù là đối tượng nuôi mới của tỉnh, nhưng tôm càng xanh đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương ven biển và cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, Trung tâm sẽ đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân để nhân rộng mô hình.

THANH HÓA

Đa dạng đối tượng, mô hình nuôi mớiNhững năm qua, ngành khuyến nông Thanh Hóa cùng người dân đã tích cực chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi, nhiều mô hình thủy sản mới đã được thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh.

manh mún dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, bước đầu mô hình nuôi tôm càng xanh ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương... đã mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho người dân, mở ra hướng đi mới cho người nuôi. Đồng thời, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt của địa phương, mở ra triển vọng phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi tôm càng xanh ở trong tỉnh vẫn mới chỉ tự phát do người dân học hỏi kinh nghiệm du nhập về nuôi. Chưa có kế hoạch sản xuất như tôm sú, TTCT trong chiến lược phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa. Cũng theo ngành chức năng địa phương, một trong những trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của các mô hình nuôi tôm càng xanh, đó là: Chưa chủ động được nguồn giống tôm, thời gian nuôi kéo dài, quy mô nuôi nhỏ lẻ, rải rác, nên sản lượng tôm càng xanh chưa nhiều, mật độ thả nuôi thấp và nhất là thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa nên giá bán thường bấp bênh.

Hiện Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đang thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Triệu Sơn... bằng hình thức nuôi hữu cơ, nuôi công nghệ cao, ATTP, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Đồng thời, tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền về mô hình để nhiều người làm theo.

NGỌC DIỆP

VĨNH PHÚCTriển khai mô hình nuôi trai lấy ngọc

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng dự án “Xây dựng mô  hình nuôi trai lấy ngọc phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu” với quy mô 2,1 ha thực hiện trong 3 năm (2021 - 2023). Sáng 9/8, Trung tâm đã tổ chức giao giống trai nguyên liệu cho các hộ dân thực hiện mô hình năm 2021 với quy mô 0,6 ha tại huyện Tam Dương (xã Hoàng Hoa, xã Kim Long, xã Duy Phiên) và huyện Lập Thạch (xã Đồng Ích, xã Văn Quán) với số lượng 15.000 con. Trai giống được cung cấp từ Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản. Trai giống khỏe mạnh, có trọng lượng ≥ 300 g; trai đã được cấy ngọc ổn định trên 2 tháng và mỗi con có ít nhất là 2 viên. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% con giống và 50% thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học.

TRÀ VINHNuôi TTCT hai giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh tiếp tục triển khai thực hiện mô hình nuôi TTCT thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường trên địa bàn huyện Cầu Ngang và Thị xã Duyên Hải; với 2 hộ dân thực hiện, mỗi hộ thả 600.000 tôm giống trên diên tích 3.000 m2. Sau gần 75 ngày thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 63 con/kg, tỷ lệ sống đạt 98%, hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,1, năng suất 31,7 tấn/ha/vụ. Tổng sản lượng của mô hình là trên 19 tấn, sau khi trừ các khoản chi phí mô hình cho lãi hơn 350 triệu đồng.

HẢI ĐƯỜNG

72TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

MÔ HÌNH - ĐIỂN HÌNH

Khẳng định hiệu quả Nhìn lại chặng đường 141 ngày vượt qua khó

khăn với ao tôm của mình, anh Khải cho biết: “Cực lắm, nghề bà cậu mà, khi thu tỉa 2,6 tấn tôm loại 63 con/kg sau 53 ngày nuôi gia đình đã an tâm khi phần vốn được thu hồi khá. Tiếp 100 ngày, tôm đạt 20 con/kg, lúc này nhận thấy môi trường, điều kiện nuôi còn tốt cùng với động lực từ sự hỗ trợ kỹ thuật của C.P. Việt Nam đưa ra phần thưởng xe máy khi nuôi tôm đạt dưới 15 con, nên gia đình quyết tâm chinh phục thử thách này”.

Ao nuôi của anh Khải với diện tích trung bình, chỉ 2 dàn quạt, ôxy đáy đã trải qua hơn 2 năm sử dụng. Các trang thiết bị này gần như hết giá trị sử dụng nhưng nó đã mang lại cho anh sự thành công ngoài mong đợi. Anh Khải bộc bạch: “Nuôi trong điều kiện khả năng về trang thiết bị, năng lực và kỹ thuật của mình cho phép, không chạy theo lòng tham khi năng lực của mình không đáp ứng thì khó mà thành công được. Đặc biệt là mình phải có niềm tin, niềm tin mình sẽ làm được bằng sự nỗ lực, cố gắng ngày đêm, cố gắng từng ngày, từng ngày một thì sẽ đến đích chứ không chỉ vì phần thưởng trên”.

Theo anh Khải, từ việc thả thưa (chỉ 170.000 Post TTTC cho ao nuôi 1.000 m2), hệ thống xử lý nước đầu vào đầy đủ cùng với thời tiết và sự hỗ trợ kỹ thuật từ C.P đã góp phần cho mô hình của anh thành công ngoài mong đợi.

Khi ao tôm của anh qua 100 ngày, tôm đạt size 20 con/kg đây là sự thành công lớn đối với anh cũng như bao người nuôi tôm khác và họ sẽ tiến hành thu hoạch dứt điểm để tái vụ nuôi mới.

Nhưng với anh Khải, anh vẫn giữ niềm tin sẽ có thêm lợi nhuận khi tiếp tục nuôi về size lớn khi nhiều điều kiện thuận lợi vẫn còn ở phía trước.

Giá trị của niềm tinTận mắt nhìn những con tôm trong nhá, anh Lê

Sơn Ca, cán bộ khuyến ngư xã Ngọc Chánh nhận định: “Công nhận thiệt, tôi làm cán bộ 16 năm nay chưa thấy ai nuôi TTCT trong xã đạt size 13 con/kg như anh Khải đây. Còn đối với con tôm này nếu người dân trong xã tận mắt nhìn thấy chắc sẽ tăng thêm niềm tin và động lực để thực hiện mô hình này, cùng tiến lên làm giàu cho bản thân và quê hương mình”. Chứng kiến thành quả đạt được, vợ anh Khải chị Đoàn Thúy Cầm phấn khởi: “Công nhận nuôi đợt tôm này mau lớn, tôm đồng điều, màu sắc đẹp, nên khi thương lái đến xem tôm là mua ngay. Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng thu nhập như thế này gia đình mừng lắm”.

Không khí tại buổi thu hoạch tôm trong những ngày giãn cách do dịch COVID-19 tại hộ gia đình anh Khải đã mang lại bức tranh tươi sáng hơn cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nói chung hiện nay cũng như trong tười gian tới. Cũng như kết quả mà anh Khải đạt được đã khẳng định giá trị của niềm tin (niềm tin vào quy trình nuôi, niềm tin vào kỹ thuật và niềm tin vào sự thành công phía trước); cùng đó, anh là người đầu tiên nuôi tôm đạt kích cỡ lớn này tại địa phương.

Tận mắt nhìn thấy, tận tay được sờ, chiêm ngưỡng tôm ở size 13 con/kg, những công nhân kéo tôm gật đầu tán dương cho sự thành công của anh Khải, và cho biết từ khi làm nghề kéo tôm

đến nay đây là ao tôm mà các anh thấy tôm lớn như vậy. Còn những người dân hàng xóm thì cũng xuýt xoa khi chứng kiến tôm của anh Khải về size 13 con/kg, thì nhận định đây là mô hình thành công lớn mà từ trước tới nay mới xuất hiện trên quê hương mình.

Anh Nguyễn Trung Tính, nhân viên C.P thông tin: “Ngoài phần thưởng danh hiệu người nuôi tôm có kích cỡ lớn nhất, cùng một xe máy, 1 tấn thức ăn khi khách hàng nuôi tôm đạt 15 con trở lên, 30 can vi sinh Super VS, anh Khải còn được Công ty tài trợ 1 vé du lịch trong nước khi hết dịch COVID-19”.

Từ sự thành công của mô hình này nhất là quy trình thả thưa, nuôi tôm kích cỡ lớn sẽ là động lực cho chính anh Khải cũng như người nuôi tôm tại Cà Mau vững tin thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh hiện nay. Khi điều kiện nuôi đảm đảo, quy trình kỹ thuật nuôi hiệu quả cùng với niềm tin vào năng lực bản thân như anh Khải, các hộ dân nuôi tôm bằng mô hình này sẽ có vụ nuôi thành công như mong đợi.

HOÀNG DIỆU

>> Anh Trương Quốc Khải cho biết: “Sau khi kết thúc vụ nuôi với thời gian 141 ngày, trừ đi chi phí, gia đình thu lợi nhuận trên 600 triệu đồng. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh, giá tôm có giảm nhưng với mức 265.000 đồng/kg và lợi nhuận như thế gia đình rất phấn khởi và đây sẽ là động lực, tinh thần cho vụ nuôi tiếp theo”.

Với niềm tin vào kỹ thuật, quy trình nuôi, anh Trương Quốc Khải (ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) vừa trúng vụ với thành tích tôm nuôi đạt kích cỡ 13,3 con/kg, khi áp dụng mô hình của C.P. Việt Nam và là người nuôi tôm đạt size lớn nhất tại vùng đất này.

Trúng tôm và trúng xe

73TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

MÔ HÌNH - ĐIỂN HÌNH

Cá chình từ lâu đã trở nên phổ biến trong thực đơn tại các nhà hàng Nhật Bản, được gọi là unagi và là một món ăn cao cấp. Mặc dù phổ biến nhưng nguồn cung lại bị hạn chế do các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản xuất cá chình và giá cả.

Cá chình có giá trị cao so các mặt hàng nước ngọt khác. Giá thành sản xuất cá chình thường dao động từ 90.000 - 120.000 IDR/kg. Giá bán tại trại dao động từ 150.000 - 160.000 IDR/kg, trong khi bán lẻ, giá có thể lên tới 300.000 IDR/kg.

Quá trình nuôi bắt đầu ở giai đoạn cá chình thủy tinh. Ông Kurniawan giải thích phải mất khoảng 18 tháng để nuôi những con cá chình thủy tinh này đạt kích thước 250 - 400 g. Tuy nhiên, việc nuôi cá chình vẫn còn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Có ít nhất 3 thách thức trong nuôi cá chình: tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGR). Dựa trên nghiên cứu của mình, ông Kurniawan đã phân chia rủi ro bằng cách chia thành 3 giai đoạn nuôi: giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn nuôi thương phẩm.

Giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai sử dụng một hệ thống tương tự nhau. Cả hai đều yêu cầu thực hành NTTS nghiêm ngặt, đặc biệt là trong quản lý nước. Nước phải không có mầm bệnh tiềm ẩn bằng cách sử dụng tia cực tím khử trùng trước khi thả giống. Sau khi thả cá chình, chất lượng nước được duy trì bằng cách sử dụng hệ thống NTTS tuần hoàn (RAS) và sục khí.

“Chúng tôi sử dụng tất cả các công cụ lọc trong RAS: sinh học, vật lý và hóa học. Cùng đó, bổ sung trực tiếp vào bể nuôi vi khuẩn nitrat hóa như Nitrosomonas và Nitrobacter. Những công cụ này nhằm giảm mức ammoniac tăng do thức ăn protein cần thiết cho cá chình. Với hệ thống này, chỉ cần bổ sung nước để thay thế

lượng nước bị mất đi do bay hơi”, ông Kurniawan giải thích.

Giai đoạn 1Giai đoạn đầu tiên được thực hiện trong

khoảng 4 tháng, trải dài từ giai đoạn cá chình thủy tinh đến giai đoạn cá chình con (3 g). Trong giai đoạn này, việc nuôi cấy diễn ra trong nhà để duy trì nhiệt độ ổn định và giảm mức độ ánh sáng, phù hợp với bản tính ăn đêm của cá chình. Đối tượng được nuôi trong bể sợi thủy tinh đường kính 1,25 m, mỗi bể chứa 600 - 1.000 g cá chình.

Bên cạnh quản lý nước, quản lý thức ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cá chình thủy tinh vẫn phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên như giun bùn (Tubifex sp.) và được trộn với thức ăn dạng sệt có hàm lượng protein rất cao (60%). Về nguyên tắc, cá chình ăn bằng cách dựa vào khứu giác. Thức ăn dạng bột hòa tan nhanh hơn trong nước và kết cấu mềm, giúp cá chình dễ dàng thích nghi với việc ăn uống.

Sử dụng một hệ thống như này có nghĩa là tỷ lệ sống có thể đạt 60% trong giai đoạn đầu,

Kỹ thuật viên kiểm tra bể nuôi cá chình thương phẩm Ảnh: Thefishsite

INDONESIA

Nuôi cá chình trên đà bứt pháTheo ông Angga Kurniawan, Tổng Giám đốc PT Laju Banyu Semesta (Labas) - một trong những trang trại nuôi cá chình tiên phong ở Indonesia, ngành công nghiệp nuôi cá chình của nước này có tiềm năng rất lớn nếu tất cả các bên liên quan có thể tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ.

trong khi FCR nên vào khoảng 2 (tức là cần 2 kg thức ăn để sản xuất 1 kg cá).

Giai đoạn 2Hệ thống này tương đối giống trong giai

đoạn ương thứ hai, mặc dù đường kính của các bể được sử dụng lớn hơn, đường kính từ 1,5 - 2 m và mật độ thả tăng lên 4 - 5 kg /bể. Sự khác biệt chính là cá chình hiện có thể được cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn toàn với hàm lượng protein từ 50 - 55%.

Giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng 7 tháng, khi đó cá chình đạt trọng lượng khoảng 25 g/con. Ông Kurniawan cho biết, tỷ lệ sống sót trong giai đoạn này cao hơn, lý tưởng là 80 - 90%.

Giai đoạn nuôi thương phẩmSau khi đạt 25 g/con, cá chình bước vào

giai đoạn nuôi thương phẩm. Ở giai đoạn cuối này, cá chình đã khỏe hơn và có thể thích nghi tốt với nhiều loại hệ thống nuôi, bao gồm: Hệ thống dòng chảy, hệ thống tuần hoàn (RAS), hệ thống nước xanh và Biofloc - ngoài trời hoặc trong nhà. Theo ông Kurniawan, trọng tâm chính của giai đoạn nuôi thương phẩm là đảm

bảo quản lý thức ăn tốt, sử dụng thức ăn có hàm lượng protein từ 40 - 45%.

Cá chình thường cần khoảng 8 tháng trong giai đoạn cuối cùng này, lúc đó chúng đạt khoảng 250 - 400 g/con, kích thước phổ biến nhất đối với người tiêu dùng. Tỷ lệ sống trong giai đoạn nuôi thương phẩm thường là 90 - 95% và mật độ thả 20 - 25 kg/22,5 m3.

Dựa trên kinh nghiệm của mình trong 10 năm qua, ông Kurniawan tin rằng một hệ thống canh tác như vậy cần được phát triển và nhân rộng để tăng sản lượng tại địa phương và mang lại cho nông dân cơ hội đa dạng hóa.

TUỆ NHI(Theo Thefishsite)

74TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

NĂM CHÂU BỐN BỂ

Triển lãm đang mở tại vùng biển ngoài khơi Ayia Napa, khu vực nghỉ dưỡng nổi tiếng miền Đông Nam đảo Síp. Jason deCaires Taylor từng tạo ra hơn 1.000 tác phẩm điêu khắc trên khắp thế giới và phần lớn chúng được bày dưới đáy biển như ở vịnh Mexico, các vịnh hẹp ở Na Uy hoặc cả rạn san hô khổng lồ Great Barrier Reef.

93 tác phẩm, đặc biệt là các tượng hình cây này đều được thiết kế nhằm thu hút các sinh vật biển đồng thời phát triển thêm đời sống hữu cơ. Khu vực trưng bày triển lãm cũng là một bảo tàng dưới nước nằm ngay khu bảo tồn biển, cách bãi biển Pernera 200 m và có độ sâu 8 - 10 m. Đây là điểm đến hấp dẫn cho người yêu biển, mê lặn và bơi lội.

Hơn 20 năm qua sinh vật biển ở vùng Địa Trung Hải bị suy giảm nghiêm trọng nên những tác phẩm này được dựng lên để tái tạo chính môi trường tự nhiên cho thế hệ tương lai.

NGHĨA DƯƠNG (Theo Guardian, anh: Jasson deCiares Taylor)

THẾ GIỚI ĐIÊU KHẮC DƯỚI ĐÁY BIỂN MUSAN (Bảo tàng dưới nước ở Ayia Napa, Cyprus) mới mở triển lãm điêu khắc do nghệ sĩ Jason deCaires Taylor thực hiện với ý tưởng “khám phá mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên”.

75TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

Kỳ lạ bãi biển có những hạt cát hình ngôi saoHoshizuna-no-Hama là một

bãi biển nhỏ nhưng quyến rũ của Nhật Bản nổi tiếng với những hạt cát nhỏ hình ngôi sao. Nằm trên Irimote, hòn đảo lớn thứ hai ở tỉnh Okinawa, Hoshizuna-no-Hama trông không quá khác biệt so hàng trăm bãi biển khác tại đất nước mặt trời mọc này, ít nhất là ở cái nhìn đầu tiên. Vỏ canxi cacbonat của chúng vẫn còn sót lại sau khi chết và liên tục bị đại dương đánh dạt vào bờ, tạo nên kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Biển “địa ngục” đang lan rộng ở MỹCơ quan Khi quyển và Đại

dương Quốc gia Mỹ (NOAA) vừa công bố vùng chết mới của Vịnh Mexico năm nay - đã lan rộng đáng sợ so với dữ liệu 5 năm trước, đủ làm ngạt thở mọi sinh vật bén mảng tới. “Vùng chết” là một khu vực biển rất thiếu ôxy, nhiều nơi gần như là không có, khiến những sinh vật biển nào không may lọt vào đều bị giết chết. Theo tính toán mới của NOAA, “vùng chết” của Vịnh Mexico năm nay đã lan rộng trên diện tích hơn 16.000 km2, lớn hơn cả Connecticut.

Phát hiện sinh vật hình dạng kỳ quái “3 trong 1”Khi đang thăm dò đáy đại

dương từ thiết bị tàu ngầm điều khiển từ xa, các nhà khoa học đã ghi lại thước phim hiếm hoi về một trong những sinh vật bí ẩn và khó nắm bắt nhất của biển sâu - Cá voi. Con cá voi cái, màu cam rực rỡ (thuộc bộ cá Cetomimiformes, loài này khác với cá voi lớn thuộc bộ Cetacea) được phát hiện đang bơi lướt qua ánh sáng chói của tàu ngầm ở độ sâu khoảng 2.013 m ngoài khơi Vịnh Monterey, bang California, Mỹ.

Nguy cơ sụp đổ một hệ thống Đại Tây Dương Gần đây, tờ Washington Post

đã đưa tin về việc các nhà khoa học đang lo lắng Đại Tây Dương Meridional đảo lộn lưu thông (AMOC), một “vành đai vận chuyển thủy sinh quan trọng” thúc đẩy các dòng chảy ở Đại Tây Dương, có nguy cơ sụp đổ gần như hoàn toàn do biến đổi khí hậu. Việc hệ thống hoàn lưu quan trọng ngừng hoạt động có thể “mang đến cái lạnh cực độ cho châu Âu và các khu vực của Bắc Mỹ, làm tăng mực nước biển dọc theo Bờ Đông Mỹ và làm gián đoạn các đợt gió mùa cung cấp nước cho phần lớn thế giới”.

TÙNG BÁCH(Tổng hợp)

>> ỐNG KÍNH ĐẠI DƯƠNG

NĂM CHÂU BỐN BỂ

Chú sư tử biển đang phơi nắng để làm ấm cơ thể sau khi liên tục ngâm mình trong làn nước lạnh giá ở La Jolla, California.Ảnh: Matthew Meier

Vẻ đẹp huyền bí của loài sên mang tên “thiên thần”Thiên thần biển, hay còn gọi là Clione Limacina - một loài sên biển nằm trong

nhóm động vật thân mềm ở Biển Trắng, Nga. Mặc dù chúng phát triển chỉ từ 4 - 7 cm, nhưng các nhà thám hiểm đại dương vẫn thích thú trước vẻ đẹp và hình dáng trong suốt tuyệt vời của chúng.

Những thiên thần biển bơi lội duyên dáng bởi chiếc vây giống như đôi cánh đang bay, đó cũng là một phần lý do tại sao chúng được gọi là thiên thần biển. Lớp da mờ cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cơ quan nội tạng của loài sên đặc biệt này, cũng như tuyến sinh dục màu hồng và cam nổi bật. Mặc dù, tên của chúng ngụ ý vẻ bề ngoài thiên thần, nhưng trên thực tế, thiên thần biển lại là những kẻ săn mồi ghê gớm. Thức ăn ưa thích của chúng là những con bướm biển. Một số loài là động vật săn mồi phục kích, nằm chờ cho đến khi con mồi đi ngang qua, thì thiên thần biển lại chọn cách chủ động tấn công. Từ lúc thấy đến khi nuốt trọn con mồi, chúng chỉ cần 2 phút. Đặc biệt, các thiên thần biển ở vùng biển Nam Cực đã tiến hóa để tạo ra một hợp chất hóa học gây khó chịu cho những loài cá xung quanh; đây là một kỳ tích khá phi thường đối với một loài nhuyễn thể. Thiên thần biển là ví dụ duy nhất chứng minh động vật thân mềm có khả năng phòng vệ hóa học và không bị hấp thụ ngược lại chúng từ nguồn thức ăn.

ANH THƯ (Theo Oceanlife)

76TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

DỊCH VỤ

Sục lũi Tuabin đĩa tròn 3 phaSục lũi tuabin là sản phẩm chuyên cung cấp ôxy tươi cho ao, tiết kiệm

điện, khuếch tán đồng đều ôxy diện rộng. Ưu điểm sản phẩm: Tăng mức độ hòa trộn ôxy; giảm sự phân tầng của nước; không bị tắt ngẽn; thiết kế nhỏ gọn; an toàn cho tôm, cá; không tăng nhiệt độ vào nước; có thể dùng cho tôm, cá mọi giai đoạn; bảo hành lỗi kỹ thuật động cơ motor trong vòng 30 ngày. Sục lủi Tuabin có cấu tạo gồm: 2 phao thuyền được làm bằng nhựa HDPE; motor công suất 1,5 KW; chụp đậy motor chống nước; trục nối; đĩa Tuabin tròn.

Máy đo NO2 Hanna HI96708Khí độc trong ao nuôi luôn là một mối đe dọa lớn đối với tôm khi nuôi

thâm canh. Trong đó, NO2 là loại khí có mức độ độc hại không hề kém cạnh khí NH3. Máy đo NO2 Hanna HI96708 giúp người nuôi kiểm tra chính xác nồng độ NO2 trong ao nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện nồng độ vượt ngưỡng.

Thông số kỹ thuật:Thang đo 0 - 150 mg/l (ppm)Độ phân giải 1 mg/lĐộ chính xác ± 4 mg/lKích thước 193x104x69 mmMôi trường hoạt động 0 - 50°C (32 - 122°F)

RH max 95% không ngưng tụNguồn Pin 9 V

Cảm biến độ mặnSử dụng trong các ứng dụng xử lý nước, quan trắc chất lượng nước.

Với dải điện áp hoạt động rộng phù hợp với nhiều thiết bị, dải đo rộng phù hợp với nhiều điều kiện quan trắc khác nhau. Chuẩn tín hiệu 4 - 20 mA theo tiêu chuẩn công nghiệp. Cảm biến được tích hợp sẵn cảm biến nhiệt độ, tự động bù trừ theo nhiệt độ. Không cần sử dụng thêm các bộ transmitter để chuyển đổi tín hiệu ngõ ra, dễ dàng tích hợp vào các hệ thống đo đạt tiêu chuẩn: PLC, SCADA, Controller. Độ bền cảm biến cao, dễ dàng lắp đặt và hiệu chuẩn. Khả năng tích hợp hệ thống linh hoạt xây dựng các hệ thống quan trắc thông minh.

Thông tin san phẩm:Nguồn cấp 11 - 30 VDCThang đo độ dẫn 0 - 100 mS rangePhương thức đo Cảm ứng từTín hiệu ngõ ra 4 - 20 mABù trừ nhiệt độ 2,2%/ºCMôi trường hoạt động 0 - 50ºC

Hạt vinh sinh cho cá ZEOLITE

Với thành phần Bacillus subtilis, SiO2, Al2O3, ZEOLITE giúp làm sạch nước ao, xử lý chất cặn bã, chất thải và những chất lắng tụ lơ lửng. Sản phẩm có thể sử dụng trong suốt quá trình nuôi khi môi trường ao bị ô nhiễm. Không cần ngưng sử dụng sản phẩm trước khi thu hoạch. Sản phẩm an toàn khi sử dụng xử lý ao ô nhiễm khi nuôi tôm cá, an toàn với môi trường NTTS. Không dùng chung với các sản phẩm sát trùng.

77TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

78TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

SỰ KIỆN

Hội chợ Triển lãm Thủy sản Quốc tế Fishex 2021Thời gian: 24 - 26/9/2021Địa điểm: Quảng Châu, Trung QuốcWebsite: http://www.chinafishex.com/

index.aspFishex 2021 lần thứ 7 sẽ được tổ chức

tại Khu Liên hợp Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc, Quảng Châu. Triển lãm bao gồm nuôi trồng, chế biến, lưu thông, chuỗi lạnh và thực phẩm tươi sống, phân phối suất ăn và trưng bày toàn bộ chuỗi của ngành NTTS. Đây là nền tảng tốt cho các công ty sản xuất thủy sản cao cấp toàn cầu, các công ty chế biến và thương nhân thâm nhập thị trường Trung Quốc và mở rộng thị phần quốc tế.

Triển lãm Seafood 2021Thời gian: 26 - 28/10/2021Địa điểm: São Paulo, BrazilWebsite: http://seafoodshow.com.

br/home-ingTriển lãm Seafood là nơi gặp gỡ

kinh doanh giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà máy đóng gói, nhà bán lẻ, nhà bán buôn, dịch vụ thực phẩm, nhà phân phối, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất máy phụ trợ trong ngành thủy sản Brazil. Tại buổi triển lãm có những chuyên đề hội thảo và thảo luận về giao dịch, xuất, nhập khẩu và phân phối những mặt hàng chính trong ngành.

Triển lãm Seafood Expo Asia 2021Thời gian: 11/2021 (dự kiến)Hình thức: onlineWebsite: https://www.

seafoodexpo.com/asia/Seafood Expo Asia là một sự kiện

thương mại, nơi người mua và nhà cung cấp thủy sản từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau kết nối và tiến hành kinh doanh tại các thị trường châu Á có lợi nhuận. Seafood Expo Asia là một sự kiện kỹ thuật số toàn diện mang người mua và nhà cung cấp trong ngành lại với nhau để gặp gỡ và hoàn thành công việc kinh doanh trực tuyến, cùng với một chương trình hội nghị bao gồm các chủ đề và xu hướng thủy sản mới nhất của châu Á.

Triển lãm Agrilivestock Myanmar 2021Thời gian: 1 - 3/12/2021Địa điểm: Yangon, MyanmarWebsite: http://agrilivestock.net/

AGRI%20Myanmar/Agrilivestock Myanmar 2021 sẽ giới

thiệu các sản phẩm mới nhất bao gồm thiết bị chăn nuôi gia súc, máy và cung cấp thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thú y, thiết bị trong ngành NTTS và nông nghiệp nói chung. Đến với Agri Myanmar 2021 - nền tảng giúp người tham gia luôn dẫn đầu và hưởng lợi từ nhiều cơ hội kinh doanh mới trong ngành nông nghiệp của Myanmar.

THANH PHƯƠNG (Tổng hợp)

79TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

80TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

81TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

82TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021

83TSVN 17 (360) THỨ TƯ 1.9.2021