Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... ·...

34
Thiền sư Từ Đạo Hạnh - từ chùa Láng đến chùa Thầy Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh - Ảnh: Internet 1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (? - 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý: - Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy (Từ Lộ), tên cha (Từ Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản quán rõ ràng (hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, có phép thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128- 1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619- 1643)

Transcript of Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... ·...

Page 1: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Thiền sư Từ Đạo Hạnh - từ chùa Láng đến

chùa Thầy

Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh - Ảnh: Internet

1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?-

1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

- Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy (Từ Lộ), tên cha (Từ

Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản quán rõ ràng (hương Yên

Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi

ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, có phép

thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128- 1138), sau còn là hậu

thân Lê Thần Tông (1619- 1643)

Page 2: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

- Hành trạng của ông sớm được văn bản hóa trong sử sách (An Nam chí lược,

1333, Thiền uyển tập anh, 1337, Việt điện u linh, 1329, Đại Việt sử ký toàn thư,

1479 và những bia ký khác) song đồng thời vẫn luôn luôn được thêu dệt, huyền

thoại hóa, cổ tích hóa, dân gian hóa...

- Từ điểm nhìn địa- văn hóa có thể nhấn mạnh thêm, gắn với tên tuổi và cuộc

đời hành đạo của ông, cả vùng quê sinh (chùa Láng- Chiêu Thiền tự) và nơi qua

đời (chùa Thầy- Thiên Phúc tự) đều là thắng tích, di tích lịch sử lớn của đất

nước. Đó cũng là những nơi tổ chức nhiều lễ hội, hội chùa, trò diễn sự tích, thơ

ca đề vịnh và đi vào tục ngữ, ca dao:

- Hạn hán xuống thăm cha,

Mồng bảy tháng ba lên thăm mẹ.

- Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy...

Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu khảo sát, lý giải hiện tượng

văn hóa Từ Đạo Hạnh liên quan với hai di tích lịch sử quan trọng: chàa Láng-

chùa Thầy.

2. Cả hai nơi chùa Láng và chùa Thầy đều giống nhau một điểm là thờ Từ Đạo

Hạnh và thờ cả Lý Thần Tông.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa Chiêu Thiền: “Ở trại Yên Lãng,

huyện Vĩnh Thuận, là chỗ Từ Đạo Hạnh tu luyện thường ngày. Nay trong chùa

thờ Từ Đạo Hạnh, lại thờ Lý Thần Tông. Chùa có hòm gỗ chứa sách Phạn bằng

lá đồng là di tích xưa”, đồng thời ghi về chùa Thiên Phúc: “Ở chân núi Sài Sơn,

huyện Yên Sơn, xưa gọi là am Hương Hải, lại gọi là viện Bồ Đà. Trong chùa,

phía tả thờ tượng thiền sư họ Từ, phía hữu thờ tượng vua Lý Thần Tông, ở giữa

thờ tượng Phật”. Gắn nối với những sự kiện được ghi trong sách Thiền uyển tập

anh thì biết rằng thiền sư Tà Đạo Hạnh sinh ra và hành đạo chủ yếu ở địa bàn

chùa Láng. Xét đoạn dẫn: “Vua thuận theo lời tâu của Sùng Hiền hầu. Sư bèn đi

ngay đến phủ đệ của Sùng Hiền hầu, vào thẳng nơi phu nhân đang tắm mà nhìn.

Phu nhân tức giận nói lại với chồng. Nhưng Sùng Hiền hầu đã biết trước nên

không căn vặn gì”. Điều này phải chăng đã hé lộ khả năng nhà sư đã thực hiện

một thủ thuật “chữa bệnh” như thế nào đó cho vợ Sùng Hiền hầu. Thêm nữa,

các tài liệu đều xác nhận chùa Thầy- Thiên Phúc tự là nơi sư “trút xác”. Vậy có

phải chùa Thầy là nơi sư tu tập nhiều năm hay chỉ đến trụ trì sau sự kiện “chữa

bệnh” cho vợ Sùng Hiền hầu và ngay thời gian bà sinh con thì sư “trút xác” tại

miền non cao này? Xin đặt một dấu hỏi ở đây về cái chết khá bí ẩn cũng như

mối quan hệ đáng ngờ giữa Từ Đạo Hạnh và hậu thân của ngài là Dương Hoán

Lý Thần Tông? Song dù thế nào thì hiển nhiên mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý

Page 3: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Thần Tông và hai vùng đất thiêng chùa Láng- chùa Thầy đã gắn liền như một

chỉnh thể văn hóa- lịch sử thống nhất, vừa huyền ảo vừa tiềm ẩn một khả năng

đầy tính hiện thực nào đó.

3. Xem xét riêng ở phạm vi chùa Láng có thể thấy thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tạo

nên một vùng quang phổ văn hóa rộng lớn. Trước hết, đó là sự hiện diện điểm

di tích chùa Láng gắn liền với tên tuổi nhà sư, một nơi còn để lại nhiều bia ký,

một ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn tồn tại cả quần thể kiến trúc

tọa lạc giữa khoảng đất rộng, còn nhiều bóng cổ thụ, hài hòa với không gian và

cảnh quan thiên nhiên.

Chùa Láng - Ảnh: chuaviet.com.vn

Bân cạnh chùa Láng được coi là trung tâm lại đã hình thành cả một tiểu vùng

văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch.

Page 4: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Đó là chùa Nền tương truyền chính là nền nhà của Từ Đạo Hạnh, chùa Hoa

Lăng (xưa còn gọi Ba Lăng) là nơi thờ phụ mẫu vốn rất nổi tiếng “Nam thiên

tích tự hiện Ba Lăng, nhất phương thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Nơi trời

Nam có chùa Ba Lăng, thắng cảnh một phương, danh lam ngàn đời”. Điều đáng

chú ý là chùa Ba Lăng chính là nơi bà Tăng Thị Loan từng đến tu, dựng xây

chùa và qua đời, sau được vua Lý Thần Tông xuất tiền tôn tạo, tạc tượng phối

thờ quan Đô sát Từ Vinh (cha), bà Tăng Thị Loan (mẹ) và chính Từ Đạo Hạnh.

Thực tế này càng chứng tỏ ngờ vực về mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý Thần

Tông trên kia là có cơ sở. Về sau này, vua Lý Anh Tông (1138- 1175) cho mở

mang chùa Láng phối thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Hàng năm, đến

ngày giỗ thánh 7 tháng 3 âm lịch, nhân dân mở hội Láng rước thánh từ chùa

Láng qua sông Tô Lịch lên chùa Hoa Lăng thăm mẹ. Lời tục truyền “Hạn hán

xuống thăm cha, mùng 7 tháng ba lên thăm mẹ” chính là nói về sự kiện này.

Cách chùa Láng khoảng vài ba cây số còn có chùa Duệ Tú (thuộc thôn Tiền, xã

Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, nay thuộc địa phận

quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Nơi đây thờ thiền sư Đại Điên, người có tên

tục là Lê Nghĩa, có cha là Lê Hưng, mẹ là Nguyễn Thị Phan, Trong sách Thiền

uyển tập anh và một số nguồn tư liệu khác cho rằng Từ Đạo Hạnh đối nghịch

với Đại Điên và ông chính là hậu thân Điều Ngự Giác Hoàng, vậy mà ông lại

được dân làng trọng vọng, được lập làm thành hoàng, được các triều đại phong

kiến sắc phong và ban thêm mỹ tự Huệ Trí đại vương. Thêm nữa, cũng vào

ngày 7 tháng ba hàng năm, dân làng vẫn mở hội chùa và dẫn lại sự tích thiền sư.

Như vậy, cái nhìn hiện thực cho thấy một hình ảnh sư Đại Điên pháp thuật tài

ba, được tôn trọng, kính thờ, còn tư duy huyền thoại in đậm sắc màu Mật tông

lại cho thấy một pháp sư Đại Điên đối lập và chịu thất bại trước thiền sư Từ

Đạo Hạnh. Dẫu sao, ông cũng là nhân vật lịch sử có quan hệ chặt chẽ với Từ

Đạo Hạnh và góp phần tạo nên truyền thuyết trong cả một hệ thống văn hóa dọc

bờ sông Tô.

4. Từ chùa Láng đi khoảng 20 km là đến chùa Thầy. Chùa được xây dựng vào

thời Lý Nhân Tông (1072- 1127). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài là con

rồng lẻ đàn, nhà chùa được dựng vào giữa hàm rồng, sân chùa là lưỡi rồng,

Thủy Đình là Ngọc, còn núi non xung quanh là rùa, phượng chầu về.

Chùa Thầy - Ảnh: cad.vn

Mặc dù sử sách cổ không miêu tả thật rõ nhưng vẫn có thể tính đến hai khả

năng về thời gian sư Từ Đạo Hạnh đến tu tập, hoặc ngài đến từ sớm, từng dạy

học, hái thuốc giúp dân và tổ chức những trò vui như đánh vật, đá cầu, hát chèo,

múa rối nước, hoặc ngài đến đây vào khoảng cuối đời gần với sự kiện “thác

Page 5: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

sinh” thành Lý Thần Tông. Dù thế nào thì ngài vẫn được kính thờ, đặc biệt trở

nên kỳ vĩ với huyền tích ở hang Thánh Hóa, nơi vách hang đá có những vết lõm

tượng hình như vết đầu, vết chân và vết tay mà thiền sư tì vào lúc trút xác. Với

uy vọng ấy, chùa ngài tu được gọi là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng

ngài sống là làng Thầy, tất cả hợp thành một không gian văn hóa in đậm dấu ấn

danh nhân Từ Đạo Hạnh.

Dân gian có câu “Nhất vui là hội chùa Thầy”. Lễ hội ngày 7 tháng ba diễn ra hết

sức sôi động, đặc biệt có biểu diễn trò múa rối nước ở nhà Thủy Đình giữa hồ

Long Trì. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu, thiền sư Từ Đạo Hạnh

đồng thời còn là một nghệ sĩ chèo và có những đóng góp quan trọng trong bước

đi ban đầu của bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc này. Qua thời gian

tám, chín thế kỷ, vùng quê chùa Thầy lại góp thêm nhiều tên tuổi danh nhân,

góp thêm nhiều trang thơ ca đề vịnh, góp phần làm sáng danh hình tượng danh

nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh và cảnh quan thắng tích chùa Thầy.

5. Danh nhân văn hóa- thiền sư- nhà thơ Từ Đạo Hạnh là người đã tạo lập và

xác định vững chắc mối quan hệ chùa Láng, chùa Thầy, góp phần mở mang,

phát triển vùng văn hóa phía Tây Hà Nội, mở ra chiều hướng giao lưu sinh động

cho vùng đệm văn hóa Hà Nội- Hà Tây. Có thể nói thêm rằng hiện tượng danh

nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh đã có nhiều khúc xạ qua thời gian và không gian,

trong đó tàng trữ nhiều yếu tố của Phật- Nho và Đạo giáo, đồng thời thể hiện

khả năng trầm tích nhiều yếu tố folklore và còn bảo lưu cho đến tận ngày nay.

Đó cũng chính là điều kiện cho trí tưởng tượng dân gian cất cánh, là cơ sở để

gắn kết hai địa danh, hai tiểu vùng văn hóa chùa Láng, chùa Thầy qua sự tích

thiền sư Từ Đạo Hạnh đậm đặc màu sắc văn hóa tâm linh, vẻ kỳ ảo và cuốn hút

của hình tượng danh nhân văn hóa.

NGUYỄN HỮU SƠN (Tạp Chí Sông Hương)

© 2008-2016 Bản quyền thuộc về Báo Giác Ngộ

Từ Đạo Hạnh, Nguyên Minh Không

(Ngày nay còn đền thờ ở chùa Thiên Phúc, núi Sài Sơn, huyện An Sơn; trong

núi đá này có pho tượng, trong chùa có tượng Lý Thần Tông).

Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích (1). Cha

tên là Vinh, làm chức Tăng quan Đô sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An

Lãng, lấy con gái người họ Tăng tên là Loan, nhân thế ở lại đó.

Page 6: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Lộ tức là con bà họ Tăng vậy. Thưở thiếu niên, thích du hiệp, phóng khoáng, có

chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được, thường cùng kẻ nho

giả là Mãi Sinh, đạo sĩ là Lê Toàn Nghĩa và người con hát là Phan At kết bạn,

đêm thì mải miết đọc sách, ngày thì thổi sáo đánh cầu, bày trò vui chơi.

Cha mẹ thường trách là trễ nải, một đêm ghé dòm qua khe cửa vào trong phòng

thấy ngọn đèn gần tàn, sách vở chồng chất. Lộ vừa gục xuống án mà ngủ, tay

vẫn chưa rời khỏi sách; do đó cha mẹ không còn lo nghĩ nữa. Sau Lộ dự kỳ thi

tăng hương thí, đỗ khoa Bạch liên (2). Không bao lâu, cha dùng tà thuật làm

phật ý Diên Thành hầu. Diên Thành hầu nhờ Đại Điên thiền sư dùng phép đánh

chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Xác trôi tới cầu An Quyết, trước cửa nhà

Diên Thành hầu, hốt nhiên dựng đứng lên ở đấy suốt một ngày không trôi đi.

Diên Thành hầu sợ hãi nói với Đại Điên, Đại Điên đến hét lên rằng:

“Người tu hành không được phép giận quá một ngày” (3)

Dứt lời thây đổ xuống mà trôi đi. Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ

ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điền ra ngoài muốn gây sự đánh, bỗng nghe thấy

trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang

chùa bên nước An Độ (4) cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim

Xỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày

đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần.

Một hôm, thấy có thần nhân đến trước mặt nói rằng:

“Đệ tử tức là Trấn Thiên Vương, cảm phục thầy có công to đức lớn kiên trì tụng

kinh nên lại đây để thầy sai khiến”.

Lộ biết là đạo pháp đã thành, thù cha có thể rửa, bèn thân đến cầu An Quyết,

cầm cây gậy chống ở tay thử ném xuống dòng nước chảy xiết. Gậy đi ngược

dòng nước tới cầu Tây Dương thì dừng lại. Lộ mừng mà nói rằng:

“Phép của ta thắng được Đại Điên rồi!”

Bèn đến thẳng chỗ Điên ở (5). Điên nói rằng:

“Mày không nhớ chuyện ngày trước sao?”

Lộ nhìn lên không trung, tịnh không thấy gì, bèn đánh liền. Điên phát bệnh mà

chết. Từ đó, thù xưa rửa sạch, tục lự nguôi dần, mới du ngoạn các miền rừng rú

Page 7: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

để tìm dấu Phật. Nghe tiếng Kiều Trí Huyền ở đạo Bình Hóa, bèn cung kính tới

bái yết và hỏi về chân tâm, đọc câu kệ rằng:

Cửu hỗn phong trần vị thức câm (kim),

Bất tri hà xứ thị chân tâm,

Nguyện thừa chỉ giáo khai phương tiện,

Tiện kiến bồ đề đoạn khổ tầm. (6)

Huyền đọc kệ đáp lại:

Ngũ âm bí quyết diễn chân câm (kim),

Cá trung mãn nguyệt lộ thiền tâm.

Hà sa giác thị bồ đề đạo,

Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm (7).

Lộ hoang mang chưa hiểu hết, bèn đi tới chùa ở núi Pháp Linh yết kiến Phạm

Hội thiền sư, hỏi rằng:

“Như thế nào là chân tâm?”

Phạm nói:

“A-nan-cá chính là chân tâm”.

Lộ bỗng nhiên tỉnh ngộ, hỏi rằng:

“Thế nào là phép hành trụ?”

Phạm nói:

“Đói thì ăn, khát thì uống”.

Lộ bái từ mà đi, từ đó phép lực ngày càng mạnh, duyên thiền ngày càng kết.

Các giống rắn núi, thú đồng đến quấn quýt quanh mình. Lộ đốt ngón tay cầu

đảo, phun nước trị bệnh, không lúc nào không ứng nghiệm ngay. Có vị sư hỏi

rằng:

“Phải chăng hành, trụ, tọa, ngọa đều là Phật tâm”(8).

Lộ đọc kệ đáp rằng:

Tác hữu trần sa hữu,

Vi không nhất thiết không.

Hữu, không như thuỷ nguyệt,

Page 8: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Vật chước khả không không. (9)

Hoặc lại nói:

Nhật nguyệt xuất nham đầu,

Nhân nhân thất hỏa châu.

Quy nhân hữu câu tử,

Hành bộ bất kỵ câu (10).

Khi ấy vua Lý Nhân Tông không có con, tháng ba năm Hội tường Đại khánh

thứ 3(11), có người ở phủ Thanh Hoa dâng lời nói rằng:

“Ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, mới khoảng lên ba, tự xưng là hoàng tử, lấy hiệu

Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết”.

Đó chính là Đại Điên hóa sinh vậy. vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng

như lời nói, bèn đón về Kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Vua thấy đứa trẻ thông

minh kỳ lạ rất lấy làm yêu dấu, muốn lập làm kẻ kế tự, quần thần đều cố khuyên

can là không thể được, và nói: “Nếu kẻ kia thật là linh dị, tất phải thác sinh ở

nơi cung cấm, sau mới có thể lập được”. Vua nghe theo, bèn mở đại hội bảy

ngày đêm cho đầu thai.

Lộ nghe tin, nói với chị gái rằng:

“Đứa trẻ kia là yêu tà, mê hoặc người ta quá đáng. Ta há chịu ngồi yên mà

không cứu, để nó làm mê hoặc lòng người rối loạn chính pháp sao?”

Nhân bảo chị gái giả đó làm người đi xem hội, mặt đem mấy tờ bùa của Lộ treo

ở trên rèm. Hội tới ngày thứ hai thì Giác Hoàng bị bệnh nói với mọi người rằng:

“Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh, sợ

không có lối vậy”.

Vua nghe có kẻ phá mất bùa chú, bèn sai người đi tìm, quả nhiên bắt được Lộ ở

Hưng Thánh lâu, trói lại, họp quần thần để xét xử.

Vừa lúc đó Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Lộ năn nỉ hỏi:

“Xin ra sức cứu bần tăng khỏi phải chịu tội, ngày sau xin ngụ thai trong cung để

báo đáp công đức này”.

Hầu gật đầu. Đến lúc họp, quần thần tâu với vua rằng:

Page 9: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

“Bệ hạ không người nối nghiệp nên cầu kẻ kia thác sinh, thế mà tên Lộ cuồng

dại dám tự ý phá gỡ phép bùa chú, thật là đắc tội”.

Hầu tâu rằng:

“Thiết tưởng nếu Giác Hoàng có thần lực thì dẫu có trăm tên Lộ phá gỡ, phỏng

có hề gì? Nay lại trái hẳn, Lộ hơn hẳn Giác Hoàng, thần trộm nghĩ nếu như bắt

tội Lộ chẳng thà cho Lộ thác sinh”.

Vua bằng lòng.

Lộ đến thẳng phủ đệ nhà Hầu, nhằm chỗ phu nhân tắm, nhìn khắp cả (12). Phu

nhân giận quá mách với Hầu. Hầu vốn hiểu ý, để mặc không hỏi đến. Phu nhân

vì thế có thai. Lộ dặn Hầu rằng đến ngày phu nhân đẻ con phải báo cho biết

trước. Đến ngày tháng, Lộ được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo

học trò rằng:

“Mối túc nhân của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đến vương,

kíp đến khi già, chết làm nhị thập nhị thiên tử. Nếu thấy thân thể tan ra đất, đó

là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa”.

Học trò nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi. Lộ đọc kệ rằng:

Thu lai bất báo nhạn lai quy.

Lãnh tiếu nhân giam tạm phát bi,

Vị báo môn nhân lưu luyến chước,

Cổ sư kỷ độ tác kim sư (13).

Đọc dứt, nghiễm nhiên mà hóa(14). Hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là

Dương Hoán. Khi lên ba vua Nhân Tông nuôi ở trong cung, lập làm hoàng thái

tử. Nhân tông băng hà, thái tử tức vị, ấy là vua Thần Tông do Lộ thác sinh ra

vậy. Hình xác Lộ nay còn ở hõm đá trong chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích,

huyện Ninh Sơn (15).

Xưa ở làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng (còn có tên là Gia Viễn) đất Trường An

có người tên là Nguyễn Chí Thành ở chùa Quốc Thanh, hiệu là Minh Không

quốc sư, lúc ít tuổi đi du học, gặp Đạo Hạnh, học được Đạo giáo, trải hơn mười

năm.

Đạo Hạnh thấy người tiết tháo bèn truyền tâm ấn(16) lại đặt tên cho. Kíp tới khi

Đạo Hạnh sắp tạ thế, bảo Minh Không rằng:

“Xưa tôn sư của ta tu đã tròn quả phúc mà còn bị cái nạn đao thương quả báo,

huống chi ở cái thưở mạt thế huyền vi này, há có thể tự giữ mình được sao? Ta

Page 10: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

nay xuất, ở cái địa vị làm thấy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh

nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau.”(17)

Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm,

ẩn hơi kín tiếng. Khi đó Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn,

tiếng kêu đau đớn gầm rú đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà

đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu bó tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng:

“Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi

bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).

Triều đình bèn sai sứ đi được Minh Không. Minh Không thấy sứ giả đến, trong

thuyền có rất nhiều lính, muốn dọn chơm chay cho ăn, bèn lấy một cái nồi nhỏ

đem cho họ, bảo họ rằng:

“Anh em đông quá sợ không đủ no bụng, tạm ăn vậy” (18).

Thế mà bọn lính chèo thuyền hơn một trăm người cùng ăn cũng không sao hết.

Lính ăn xong, sư lại bảo:

“Anh em hãy tạm ngủ say một lát nữa đợi nước triều dầng lên ta hãy bắt đầu ra

đi”.

Chúng nghe lời, đều nằm ngủ say ở trên thuyền. Mới trong khoảnh khắc, thuyền

đã trở về tới Kinh đô. Bọn lính tỉnh dậy đều lấy làm lạ.

Khi Minh Không đến, các bậc có tiếng là học rộng ở khắp các nơi đều đang thi

thố mọi phép ở trên điện, thấy Minh Không quê mùa, không thèm chào. Minh

Không lấy một chiếc đinh lớn dài hơn năm tấc đóng vào cột điện, lớn tiếng nói

rằng: “Có nhổ được đinh này hãy nói chuyện chữa bệnh” (19). Nói như vậy hai

ba lần. Không có ai dám nhổ. Minh Không bèn lấy hai ngón tay trái mà nhổ,

đinh bật phăng ra. Chúng đều kinh ngạc.

Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói:

“Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn

phát bệnh cuồng loạn như vậy?”

Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên

sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh

tức thì khỏi hết. Vua bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ

để thưởng công. Năm Tân sửu, niên hiệu Thái bình thứ 22, Minh Không tạ thế,

thọ bảy mươi sáu tuổi (20).

Page 11: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

-------------------------

Chú thích:

Bản A.1200 chép: “… Ở chùa Thiên Phúc, xã Sài Sơn, huyện Yên Sơn, trên núi

Phật Tích”.

Bản A.1200: “… sau bố là Vinh ứng thi khoa tăng hương, đỗ khoa Bạch liên”.

Bản A.2107 chép: “… người tu hành không giận quá một ngày, sống chết chẳng

qua chỉ là giấc mộng”.

Các bản A.1200, A.1300, A.1752, A.750 đều chép “muốn sang An Độ học phép

là…”

Bản A.2107 chép: “… bèn dùng phép tàng hình đến thẳng nhà Đại Biên…”

Dịch ý như sau: Lâu ngày bị gió bụi làm đục không thấy rõ được vàng, không

biết nơi nào mới thực là chân tâm. Mong được nghe lời chỉ giáo để mở đường

phương tiện, thấy được bồ đề thôi không phải khổ công tìm tòi.

Dịch ý như sau:

Ngũ âm bí quyết biểu hiện rõ chân kim (vàng thực),

Trong đó, đầy tháng sẽ lộ rõ lòng thiền.

Bát ngát như cát ven sông đó mới thực là đạo Bồ Đề,

Hướng tới Bồ Đề ngàn sự tìm tòi đều xa cách.

Tức là sự đi, ở, nằm ngồi của nhà sự.

Dịch ý như sau:

Nghĩ là có thì bụi cát cũng là có,

Coi là không thì tất cả đều là không.

Có, không chỉ như mặt trăng dưới nước,

Chớ nên coi cái không là có.

(10) Dịch ý như sau:

Mặt trời mặt trăng ló ra ở đầu núi,

Người người đều cháy ra một khối lửa.

Người về có con ngựa nhỏ,

Page 12: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Đi bộ mà không cưỡi ngựa.

(các bài kệ này ý nghĩa rất tối, khó hiểu, xét không cần thiết phải chú giải,

chúng tôi chỉ xin dịch ý mà thôi).

(11) Tức năm 1113, đời Lý Nhân Tông (năm Đại Quan thứ 4 đời Tống).

(12) Bản A.750 chép: “Lộ bèn thân đến nhà Hầu để cáo tạ, vào chỗ phu nhân

Đỗ thị tắm liền nhìn trộm. Phu nhân nổi giận mách Hầu. Hầu biết ý không trách.

Lộ dặn Hầu rằng: sau này khi phu nhân lâm bồn tất phải báo cho biết trước. Ba

năm sau, phu nhân quả có thai. Đến thời sinh nở, Hầu nhớ lại lời dặn cũ của Lộ

sai người cấp báo. Lộ bèn tắm giặt thay quần áo, bảo học trò rằng…”

Bản A.2107 chép: “Lộ được tha, đến yết kiến ở phủ đệ của Hầu, nhập vào chỗ

phu nhân tắm, bức phu nhân phải cho xem. Phu nhân giận lắm, bỗng thấy ở

thùng tắm có một đứa trẻ, sợ quá bèn thưa với Hầu. Hầu biết ý không hỏi tội…”

(13) Dịch ý như sau:

Thu tới, không cho chim nhạn báo trước,

Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót.

Khẽ bảo bọn môn nhân chớ nên luyến tiếc,

Thầy xưa mấy độ hóa thầy nay.

(14) Bản A.750 viết: “Qua giờ Ngọ, Đạo Hạnh tịch. Đến giờ Mùi thì phu nhân

sinh, đặt tên là Dương Hoánn, ấy là năm Hội Tường Đại Khánh thứ bảy, vào

tháng sáu, mùa Hạ, Dương Hoán lên sáu tuổi, rất thông minh đĩnh ngộ, vua rất

yêu dấu. Vì vua tuổi đã cao mà không có con, bèn nuôi Hoán ở trong cung, lập

làm thái tử.

(15) Bản A.2107 chép: “Nhà vua chết, Dương Hoán lên ngôi, đó là Thần Tông.

Xác Từ Đạo Hạnh ngày nay còn thấy tung tích trong đá chùa Thiên Phúc, núi

Phật Tích, huyện An Sơn, phủ Quốc Oai. Hình dáng tới nay vẫn còn. Xưa Từ

Đạo Hạnh đi chơi, thường thấy trong động có vết chân in trên đá, lấy chân ướm

thử thì thấy vừa khớp. Người đời truyền rằng xác ông tan ra chính ở chỗ ấy.

Hàng năm vào ngày 7 tháng ba, nam nữ thường tới dự hội chùa này, chùa hóa

thành một nơi thắng cảnh. Cuối đời Minh, quân Minh vào cướp nước ta, trong

cuộc binh hỏa, vết tích xưa bị đốt, người làng mới xây lại tượng để thờ”. Đến

đây, bản A.2107 kết thúc truyện Từ Đạo Hạnh. Sau đó chép riêng ở dưới truyện

Nguyễn Minh Không thiền sư.

(16) Bản A.2107 chép: “Đạo Hạnh mừng thấy người có chí bèn truyền cho ấn

tiết (ấn và cờ) lại đặt tên cho.

Page 13: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

(17) Bản A.2107 chép: “Huống hồ, đạo ta còn thấp hèn. Nay ta ở trên đời, đứng

vào cái địa vị chúa của người, bệnh trái kiếp sau quyết khó tránh nổi…”

Bản A.1752 lại chép: “… Huống hồ phép mạt của ta còn chưa sáng tỏ, khó lòng

mà tự giữ gìn được. Ta nay hiện ra trên thế gian ở vào cái địa vị chủ người,

sinh, tử, bệnh khó mà tránh thoát”.

Xét các bản này thì ý chung của đoạn văn là: Từ Đạo Hạnh biết trước rằng sau

khi mình tái sinh sẽ làm vua, như vậy bản chính chép là làm thầy thì không

đúng lắm.

(18) Bản A.2107 chép: “Minh Không thấy sứ giả đến tức thì đem một nồi cơm

nhỏ cho lính chèo thuyền ăn. Bọn theo sau sứ giả rất đông, lo không đủ cơm ăn.

Minh Không bảo: hãy tạm ăn vậy. Hàng mấy trăm lính chèo thuyền ăn không

sao hết…”

(19) Bản A.1200 chép: “Các bậc danh sư thạc túc đang làm phép trên điện…

Minh Không quát lớn: kẻ nào nhổ được đinh này mới chữa được bệnh”.

(20) Về Minh Không, lại có một truyện khác gọi là Minh Không biệt truyện.

Theo bản A.750, truyện như sau:

Ở chùa Không Lộ làng Giao Thuỷ có nhà sư tên là Minh Không, xuất gia trụ trì

ở chùa này vào đời bình trị, rất nổi tiếng về đức hạnh. Một hôm, Minh Không ở

ngoài đi về, người sư ở cùng phòng đùa nấp trong cửa buồng nhảy xổ ra, giả

làm tiếng hổ kêu để dọa. Minh Không cười nói: “nhà ngươi tu hành mà còn

muốn làm hổ hay sao? Ta cần phải cứu nhà ngươi mới được”. Mấy năm sau,

nhà sư đó chết hóa kiếp thành quốc vương, hốt nhiêm khắp người mọc lông,

nhảy nhót la gào, mặt như mặt hổ. Tìm khắp thầy thuốc, thầy cúng, sư sãi mà

không có ai chữa được. Nghe Minh Không có pháp thuật, bèn sai người chèo

thuyền đi mời. Minh Không lấy nồi nhỏ nấu cơm cho thuỷ thủ ăn, sứ giả cười

nói: “Thuỷ thủ người đông, sợ không đủ no”. Minh Không nói: “Không lo, cứ

cho tất cả mọi người cùng ăn sẽ thấy lòng thảo của ta”. Thuỷ thủ 45 người ăn no

mà không hết; mọi người đều lấy làm lạ. Chiều tối lên thuyền, lại khuyên sứ giả

và thuỷ thủ ngủ say, đợi trăng lên, gọi dậy nhổ neo, nếu không sẽ không đi. Sứ

giả mời mãi không được bèn nằm giả ngủ. Bỗng thấy trong thuyền tiếng gió

thổi lạnh, đến lúc trăng mọc, nhà sư gọi dậy thì thuyền đã cặp bến Kinh đô rồi.

Minh Không bay lên không mà vào cung, đun nước tắm cho nhà vua, tay rửa tới

đâu thì lông rụng tới đấy. Vua khiến trở về bình Than. Nhân hỏi căn nguyên

bệnh trạng. Đáp: “Người tu hành trong tu niệm có điều mê hoặc, sám hối mà tẩy

rửa thì sẽ khỏi, không có gì khó cả”. Vua lại hỏi: “Nhà thầy sao có tài thần

thông bay ở trên không như vậy?” Đáp: “Không phải như thế, kẻ hạ thần vốn

Page 14: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

mắc bệnh phong, mỗi khi bệnh phát lại không nhìn thấy hình dáng vạn vật,

không biết cái gì là có, cái gì là không, chỉ tin ở cái lẽ sống thường tình mà thôi,

không có gì là thần thông cả”. Bèn lại bay lên không mà trở về. Vua ban cho

của cải, sư không nhận, vua bèn phong cho chức thần tăng.

Hiện nay, ở vùng Gia Viễn (Ninh Bình) ở huyện Xuân Thuỷ (Nam Định) và

huyện Vũ Thư (Thái Bình) có nhiều nơi thờ Nguyễn Minh Không (có đền riêng

hoặc thờ phụ vào chùa), thường có tục bơi chải vào ngày hội, tục này chắc liên

quan đến truyện nhà sư đi thuyền một đêm mà đến được Kinh đô. Ngoài ra ở Hà

Nội, có đền Lý Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư) và đền Thần Quang (Ngũ Xã) cũng

thờ Nguyễn Minh Không. Còn Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông (kiếp sau của Từ

Đạo Hạnh) thì được thờ ở chùa Láng (nơi quê mẹ của Từ Đạo Hạnh), huyện Từ

Liêm, ngoại thành Hà Nội, và ở chùa Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Tây.

http://vietnamhistory.info/index.php?option=com_content&view=article&id=14

6:tu-dao-hanh&catid=35:linh-nam-chich-quai&Itemid=22

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Vào thời Lý có một ông sư quê ở làng Láng gần kinh đô, tên là Từ Vinh. Từ

Vinh học được phép tàng hình. Không những thế, hắn còn biết cả phép biến

mình thành bất cứ con vật gì hay bất cứ một người nào khác. Khi học được phép

lạ, hắn không nghĩ đến việc lợi dụng phép thuật để giúp đỡ người nguy kẻ khó

mà chỉ nghĩ cách tìm khoái lạc cho bản thân. Cho nên, hắn đi khắp mọi vùng, bề

ngoài làm bộ giảng đạo nhưng kỳ thực là để gần gụi những người đàn bà mà

mình ưa thích. Hắn đã có phép, lại không kém khôn ngoan, nên chả một ai hay

biết cả.

Từ lúc Từ Vinh thi đậu khoa thi Bạch-liên, được vua phong chức tăng quan đô

sát, một chức quan lớn trong triều đình, thì hắn lại lén lút tìm gái ở vùng kinh

kỳ. Bấy giờ, ở kinh có một nhà quý tộc tên là Diên Thành hầu có phủ đệ đẹp đẽ

trên bờ sông Cót gần làng Từ Vinh. Diên Thành hầu có một đám vợ và nàng

hầu, trong đó có một nàng trẻ tuổi, nhan sắc xinh đẹp trên đời khó ai sánh kịp.

Từ Vinh chú ý đến nàng. Phủ đệ Diên Thành hầu canh gác rất nghiêm ngặt,

nhưng đối với Từ Vinh thì chẳng mùi gì. Nhè những đêm Diên Thành hầu vắng

mặt, Từ Vinh tàng hình lọt vào buồng của nàng, rồi biến thành chồng nàng lên

giường giao hoan. Sáng dậy, y lại tàng hình đi ra khỏi cổng trước mắt bọn gác.

Vì thế, chẳng những cả nhà Diên Thành hầu không một ai biết mà chính người

đàn bà nọ cũng không ngờ là ngoài chồng mình ra, còn có một người đàn ông

thứ hai nữa.

Page 15: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Một hôm, giữa lúc Từ Vinh tàng hình bước ra khỏi buồng người đàn bà, thì

chính là lúc Diên Thành hầu lại vào với vợ. Người đàn bà vội kêu lên: - "Sao

phu quân vừa ra đã lại trở vào?". Nghe nói thế Diên Thành hầu hiểu ngay nông

nỗi và sau khi tra gạn vợ, ông mới biết gian phụ không phải người tầm thường,

nếu không có một pháp sư cao tay thì đừng hòng trị nổi. Diên Thành hầu căm

tức vô cùng, sau một lúc lâu suy nghĩ, ông sực nhớ đến nhà sư Đại Điên phép

thuật cao cường nhất trong nước, từng được vua ban tước quốc sư và đã trổ tài

mấy phen trị tà bắt quỷ.

Khi nghe Diên Thành hầu kể lại câu chuyện, Đại Điên đưa cho ông ta một sợi

chỉ ngũ sắc và dặn rằng:

- Hầu về đưa sợi chỉ này cho bà ấy, chờ lúc gian tế đến, lẳng lặng buộc vào

ngang lưng. Một mặt cho rắc một lớp tro mỏng trước cửa buồng, cho người nấp

chỗ kín canh gác. Đợi lúc nào thấy có dấu chân giẫm lên tro thì đóng ngay cửa

lại, dán lá bùa này vào rồi cho người tức tốc đến đây báo tin cho bần đạo. Bần

đạo sẽ vì hầu trừng trị con dâm quỷ.

Diên Thành hầu về, làm đúng như lời đã dặn. Quả nhiên, một đêm nọ Từ Vinh

tàng hình mò tới. Hai tên nô hầu chực đêm ở cửa, bỗng nhìn thấy có những dấu

chân tiến vào buồng mà không thấy có người, vội dán lá bùa lên cách cửa rồi

phi báo cho chủ biết. Đêm ấy, Từ Vinh vô tình, không ngờ có cạm bẫy đang

giương ra chờ mình, nên chỉ một lúc sau người vợ Diên Thành hầu đã buộc

được sợi chỉ ngũ sắc quanh lưng mà hắn cũng không hay biết gì cả.

Nghe tiếng động, Từ Vinh vội niệm chú biến thành một con gián. Nhưng chỉ

bay đến cửa, hắn mới biết rằng khắp mọi nơi đều có phép thần kín mít như

bưng, không một khe hở nào chui lọt. Giữa lúc đó thì Đại Điên đã cầm đuốc

tiến vào buồng. Gián ta hoảng hốt bò vào một khe vách nằm im tại đó. Cuộc tìm

tòi của Đại Điên đã tưởng như trở nên vô hiệu. Mãi về sau, nhờ có sợi chỉ ngũ

sắc buộc quanh người thò ra ngoài vách, nên Đại Điên lôi ngay được gián ra.

Trong tay thần của Đại Điên, Từ Vinh hết phương trốn tránh đành chỉ kêu van

xin tha mạng. Đại Điên hỏi:

- Mày là ai?

Đáp:

- Tôi là Từ Vinh. Xin hòa thượng nghĩ đến tình đồng triều, đồng đạo, tha cho tội

chết.

Nghe kẻ tội phạm xưng tên, Đại Điên nghĩ bụng: - "Phép thuật của hắn có tiếng

là cao cường không kém gì ta. Nếu không sa cơ vì mấy lá bùa chưa chắc hắn đã

Page 16: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

chịu kêu van như thế này đâu. Tha cho hắn sẽ nguy hiểm cho ta. Tất phải trừ đi

để khỏi hậu họa". Nghĩ vậy sư ta cười gằn bảo Từ Vinh:

- Mày là kẻ tu hành, lại được triều đình trọng dụng mà cố tình phá giới, phạm

tội chồng chất như thế này ư? Tha cho mày sao được! Thôi ta hóa kiếp cho mày

để lo tu tỉnh về sau.

Từ Vinh chưa kịp kêu thì đã bị bàn tay Đại Điên bóp nát vụn. Xác con gián vừa

rơi xuống đất thì hiện nguyên hình thành Từ Vinh. Đại Điên đá vào cái thây nói:

Kiếp này đã vụng đường tu,

Hãy đền tội lỗi, đền bù kiếp sau.

Đoạn, ngoảnh bảo Diên Thành hầu:

- Thế là trừ được một con dâm quỷ. Hầu cứ bảo người nhà vứt thây nó xuống

sông.

Diên Thành hầu hết lời cảm tạ và sai người nhà mang mười lạng vàng tống tiễn

quốc sư về chùa.

Nhưng sáng hôm sau, giữa lúc Đại Điên đang tụng kinh thì một tên nô của nhà

Diên Thành hầu đã hốt hoảng chạy tới báo tin:

- Bạch sư cụ, cái thây hôm qua không chịu trôi. Nó cứ đứng sừng sững giữa

sông Cót trên mặt nước, tay chỉ vào nhà hầu tôi, mắt nhìn trừng trừng rất dữ tợn.

Hầu tôi kính mời sư cụ đến trị ngay cho!

Nghe nói, Đại Điên theo đến, chỉ tay vào thây Từ Vinh, đọc một câu quyết:

Sống chết là giấc chiêm bao,

Dầu giận thế nào không để cách đêm[1].

Tự nhiên cái thây chìm xuống nước và trôi đi.

Lại nói chuyện Từ Vinh có một người con tên là Từ Đạo Hạnh. Chàng mới hai

mươi lăm tuổi, rất chăm học và rất có hiếu. Cái đêm cha bị giết, Từ Đạo Hạnh

được cha báo mộng cho biết sự tình và nhắc đi nhắc lại tên Đại Điên, dặn phải

trả thù cho bằng được. Tỉnh dậy, chàng hốt hoảng đi tìm cha, và chàng xiết bao

đau đớn khi thấy thây cha nổi trên mặt nước. Nóng lòng vì báo thù, chàng cầm

côn đi tìm Đại Điên. Chờ lúc Đại Điên đi đường một mình, chàng đuổi theo kẻ

Page 17: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

thù toan chuyện phang cho một côn lên cái đầu trọc. Nhưng vừa định vung côn,

chàng bỗng nghe văng vẳng bên tai có tiếng can của cha mình: - "Chớ! Chớ

nóng nảy. Muốn bóc vỏ quýt dày cần có móng tay nhọn đã!".

Vì thế Từ Đạo Hạnh lại thu côn vào nách, nuốt giận trở về. Chàng tính chỉ có

cách tìm thầy học phép mới trừ được kẻ thù lợi hại kia. Nghĩ vậy, chàng bỏ nhà

đi khắp nơi tìm thầy, thế quyết bao giờ "đắc đạo" mới chịu trở về.

Hồi ấy ở về ven biển phía Nam có hai người bạn tâm giao: một người là

Nguyễn Minh Không và một người là Dương Không Lộ. Cả hai đều làm nghề

chài lưới nhưng rồi rủ nhau cắt tóc đi tu. Sau bao nhiêu năm đọc kinh gõ mõ

vẫn chưa được đắc đạo, một hôm Nguyễn Minh Không nói với bạn:

- Tôi nghe muốn nhìn được xa thì phải trèo lên núi cao, muốn uống nước ngọt

thì phải tìm đến tận nguồn. Vậy muốn đắc đạo trừ phi tìm đến quê hương của

Như Lai thì không còn cách nào khác.

Dương Không Lộ đáp:

- Tôi sẵn lòng đi với bạn, dù có gặp núi cao biển rộng khó khăn đến đâu cũng

không quản ngại.

Thấy hai chú tiểu cùng phát thệ đi đến đất Phật, một vị sư bác trong chùa cũng

hăm hở đòi đi theo. Nhưng hồi ấy đường đất từ nước nhà sang đến Thiên-trúc

thật là muôn vàn nguy hiểm và vô cùng gian khổ, cho nên sau khi đi được mấy

ngày, vị sư bác đã thấy chùn chân, đành cáo bệnh trở về chùa cũ. Chỉ có hai bạn

trẻ vững lòng nhắm hướng Tây tiến bước.

Một hôm, họ đến một vùng núi cao, hai người chui vào một ngôi miếu cổ bên

đường để ẩn mưa, bỗng gặp một người trẻ tuổi đang ngồi đốt lửa sưởi ở trong

đó. Họ bắt đầu làm quen và biết rằng đấy là Từ Đạo Hạnh, cũng lặn lội đi tìm

thầy học phép để trả thù cho cha. Sau một đêm chuyện trò, ba người kết bạn với

nhau. Từ Đạo Hạnh nhiều tuổi hơn được tôn là anh cả. Dương Không Lộ thứ

hai và Nguyễn Minh Không là em út.

Cuộc hành trình vất vả kéo dài mấy năm trời. Họ đã trèo qua bao nhiêu là núi

rừng, lội qua bao nhiêu là sông suối, chung sống với bao nhiêu là người dị

chủng. Mặc cho ốm đau, đói khát, rách rưới, họ vẫn không chịu nản.

Một hôm, vừa qua xứ Mán Răng Vàng, họ bỗng gặp một ông cụ chở chiếc

thuyền độc mộc ở giữa sông. Họ gọi lại hỏi đường. Ông cụ cho biết là theo con

đường sông này sang quê hương Phật tổ thì không còn bao xa nữa. Ông cụ còn

Page 18: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

sẵn lòng chở họ đến nơi. Mừng quá, cả ba người xuống thuyền và thuyền đi

nhanh vùn vụt chả mấy chốc đã đến đất Phật.

Ông cụ lái đò chình là đức Phật Như Lai. Nghe tin có người thành khẩn mộ đạo

đến nỗi không quản gian lao nguy hiểm, nên đức Phật hiện xuống, dùng phép

thần thông đưa họ đi. Nhưng khi nghe nói mục đích học đạo của Từ Đạo Hạnh

thì đức Phật không bằng lòng. Cho nên khi đến nơi, ông cụ lái đò bảo Từ Đạo

Hạnh ở lại trông thuyền cho hai anh em lên thăm dò trước đã rồi có gì sẽ báo lại

sau. Thế rồi đức Phật đưa Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ về độ cho

thành chính quả, và truyền cho tất cả các thuật biến hóa huyền diệu. Sau khi đắc

đạo, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không cúi đầu lạy tạ đức Phật rồi lên

đường về nước.

Nói chuyện Từ Đạo Hạnh ngồi chờ mãi không thấy hai em trở lại, trong bụng

lấy làm lo lắng chưa biết nên tính cách gì. Xảy gặp một bà cụ già từ trên bờ đi

xuống bến xin sang sông. Chàng vui lòng chống đò giúp bà cụ. Luôn tiện chàng

hỏi thăm:

- Cụ có thấy một ông già và hai anh chàng đi về ngả ấy không?

Bà cụ đáp:

- Có. Họ đã gặp đức Phật và đã đắc đạo rồi!

Nghe nói thế, Từ Đạo Hạnh đoán chắc bà cụ này không phải là người phàm

trần, vội sụp lạy kêu nài:

- Xin cụ rủ lòng thương cho, kẻ đệ tử này mối thù cha trong lòng canh cánh

không lúc nào nguôi.

Bà cụ vốn là một vị Bồ tát được đức Phật sai đến đây, bèn trả lời:

- Chính vì tìm đến cõi Phật với một điều ác trong lòng nên không được độ.

Chàng mếu máo bày tỏ lời thề của mình trước linh sàng của cha cho bà cụ nghe

và lạy lục van nài đến kỳ cùng. Bà cụ bảo:

- Nếu lấy oán báo oán sẽ không tránh khỏi "nghiệp báo". Nhưng vì người có

lòng thành khẩn nên ta cũng truyền cho.

Đoạn dạy cho Từ Đạo Hạnh mọi thuật biến hóa mầu nhiệm và để cho chàng có

thể đối địch với kẻ thù, nên Bồ tát còn dạy cho phép hô thần tróc quỷ bằng cách

tụng chú Đà-la-ni, v.v...

Page 19: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Thế là từ đó Từ Đạo Hạnh cũng biết một số phép thần thông. Cho nên, lúc

Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không từ đất Thánh trở về thì chàng đã độn

biết được trước, mới định tâm đùa một mẻ để cho hai bạn hoảng sợ chơi. Khi họ

sắp sửa đến bến đò phải đi qua một khu rừng rậm, Từ đã hóa làm một con hổ

lớn từ trong bụi rậm xông ra định vồ, nhưng chàng không ngờ rằng hai bạn

mình đều đã học được phép Phật, nên khi nhìn thấy hổ thì đoán ngay ra đó là

Từ. Họ đồng cười lên. Nguyễn Minh Không đi đầu, nói:

Thôi đừng đùa cợt chi nhau,

Muốn làm kiếp ấy rồi sau được làm.

Nghe thế Từ Đạo Hạnh giật mình tỉnh ngộ. Nhờ phép thần, chàng thấy được kết

quả tội lỗi của mình ở kiếp sau. Chàng bèn niệm chú hiện lại nguyên hình rồi

cười đỡ thẹn:

- Anh chỉ định tâm thử chơi, không ngờ mua cười với hai em. Phép thuật của

hai em như thế đủ biết không phải tầm thường. Anh chỉ mong em ba đến lúc đó

sẽ hết sức giúp anh qua khỏi "nghiệp chướng".

Thế rồi ba anh em lên đường về nước. Lần này, họ đi vùn vụt như tên, chả mấy

chốc mà trước mắt họ đã thấy sông Lô núi Tản. Ba người chia tay nhau. Nguyễn

Minh Không và Dương Không Lộ về quê hương còn Từ Đạo Hạnh thì không về

nhà. Chàng nghĩ bụng: - "Ta phải tìm một nơi nào yên tĩnh để tu luyện thêm cho

đến chừng hơn hẳn kẻ địch, lúc bấy giờ sẽ gọi hắn đến đương trường tỷ thí chứ

không thèm đánh lén lút". Bèn tìm đến Thạch-thất, vào một hang đá ngồi xếp

bằng tu luyện theo lối trường định. Theo như lời dặn, hàng ngày chàng niệm

chú Đà-la-ni một vạn tám nghìn lần.

Sau ba tháng mười ngày khổ luyện, tự nhiên một hôm chàng vừa đọc câu chú,

bỗng có một vị thần mặt xanh mỏ đỏ hiện ra trước mắt rồi nói: - "Từ Đạo Hạnh,

anh cần sai bảo gì, tôi xin tuân lệnh". Từ biết là đạo pháp của mình đã đến ngày

thông được với thần, mừng quá vội nói: - "Ta cần trả thù cha. Lập tức đưa ngay

ta về kinh thành". Thốt nhiên chỉ trong nháy mắt, Từ Đạo Hạnh đã xuất hiện ở

phía Bắc hoàng cung. Chàng bước lần đến ngã ba sông Cót ném xích trượng

xuống nước. Giữa dòng nước chảy xuôi, gậy cứ lừ lừ trôi ngược. Chàng đuổi

theo cây gậy bấy giờ đã lướt sóng như một con rồng cho đến cầu Tây-dương thì

dừng lại. Chàng vội tàng hình bước vào nhà Đại Điên. Bấy giờ Đại Điên đang

ngồi nói chuyện trước một số đông quan khách. Chàng tiến đến trước mặt, hiện

lại nguyên hình và bảo Đại Điên:

Page 20: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

- Đại Điên! Mày có biết tao là ai không? Tao là Từ Đạo Hạnh con Từ Vinh. Ác

giả ác báo. Mày giết chết cha tao, tao phải giết lại mày! Thôi cho mày sửa soạn

đi!

Biết là gặp phải đối thủ không vừa, Đại Điên khởi thế công ngay. Nhưng phép

thuật của hắn không thể nào đương nổi chiếc gậy thần của Từ Đạo Hạnh. Vì thế,

cuộc chiến diễn ra không lâu. Chỉ một gậy của Từ Đạo Hạnh giáng xuống, hắn

ngã vật chết ngay, chỉ kịp nói được mấy tiếng:

- Hỡi Từ Đạo Hạnh, tao sẽ diệt mày!

*

Nói chuyện vua nhà Lý, hồi ấy tuổi đã già mà không có con. Bao nhiêu hoàng

hậu và phi tần trong hậu cung chưa từng có một người nào chửa đẻ. Nhà vua hết

cầu Trời khấn Phật đến tìm thầy chạy thuốc, nhưng chẳng ích gì. Những phép

bùa thuốc men của các pháp sư, các lang y chả có thứ nào ra hồn. Người ta đều

nói, vì mẹ vua ác nghiệt nên bị Trời phạt như thế, mà Trời đã phạt thì đừng

hòng cưỡng lại.

Thất vọng, nhà vua dự định nuôi con nuôi. Một hôm, viên chuyển vận sứ

Thanh-hoa về kinh chầu vua có báo một tin rất lạ: một nhà dân chài ở miền biển

có sinh được một đứa bé thần dị. Lên ba tuổi, nó đã biết nói và tự xưng là Giác

Hoàng. Nó biết tất cả các việc trên trời dưới đất và tất cả mọi việc trong triều,

ngoài nội. Và điều này mới đáng để ý, là hoàng thượng làm gì nó cũng biết cả.

Nó còn tự xưng là con của hoàng thượng. Nghe nói thế, vua liền cho đưa đứa bé

về cung. Thấy mặt mũi nó sáng sủa, hỏi đâu biết đấy, nhà vua đem lòng yêu

dấu, muốn nuôi làm con để một ngày kia trăm tuổi sẽ truyền cho ngôi báu. Có

mấy vị đại thần khi nghe vua dò ý tứ thì vội can ngăn:

- Tâu bệ hạ, bệ hạ làm thế sợ lòng dân không phục. Nếu nó linh dị như thế, sao

không thác sinh vào cung để mang lấy dòng máu của hoàng đế, lại đi làm kiếp

con nhà bần tiện.

Nhà vua mang lời tâu ấy kể cho đứa bé nghe. Giác Hoàng xin vua dựng cho một

cái đàn tràng, mời thầy làm lễ trong bảy đêm ngày, nó sẽ có cách đầu thai được.

Vua mừng lắm, vội sai các quan làm y như lời nó dặn.

Tin ấy truyền đi khắp nơi và đến tai Từ Đạo Hạnh. Biết ngay đó là kẻ thù của

mình, chàng bèn tìm đến nhà chị ruột đưa cho chị bốn lá bùa, nhờ về kinh tìm

tới đàn tràng giắt lên mái; mỗi lá giắt về một phương. Quả nhiên sau đó ba

ngày, Giác Hoàng bỗng bị bệnh nguy kịch. Găp vua, hắn tâu:

Page 21: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

- Tâu bệ hạ, bây giờ thì khắp mọi nơi đâu đâu cũng có lưới sắt vây kín, không

thể nào thác sinh được. Hạ thần chỉ còn chờ chết. Mong bệ hạ trị tội Từ Đạo

Hạnh, vì chính hắn đã âm mưu giết hạ thần và phá hoại cơ nghiệp lâu dài của bệ

hạ.

Nói xong thì chết.

Thấy Giác Hoàng chết, vua nổi cơn thịnh nộ, lập tức sai người đi tra xét, quả bắt

được mấy lá bùa có pháp ấn Từ Đạo Hạnh. Vua vội sai mấy đội vệ sĩ đi bắt Từ

về kinh trảm quyết. Bị quân lính giải đi, Từ Đạo Hạnh không dám trái mệnh.

Qua phủ đệ Sùng Hiền hầu ở phía Tây kinh thành, chàng cố nài bọn họ cho

mình vào yết kiến. Sùng Hiền hầu nguyên là em ruột vua. Và cũng như vua, hầu

không có con trai.Từ Đạo Hạnh chợt nghĩ ra được một kế cho nên khi gặp hầu,

chàng cố nài nhờ tâu giúp để vua tha tội cho mình. Đổi lại, chàng sẽ tìm cách

đầu thai làm con hầu và chắc chắn thế nào cũng phải được. Sùng Hiền hầu nghe

bùi tai, liền đi vào hoàng cung bênh vực cho Từ:

- Tâu bệ hạ, không nên nghe lời một đứa bé để giết hại một nhà tu hành. Nếu Từ

Đạo Hạnh mà diệt được Giác Hoàng thì phép thuật của Giác Hoàng sao ví được

với Từ Đạo Hạnh. Bệ hạ nên lưu ý lại để dùng khi quốc gia hữu sự...

Nhân đấy, Từ Đạo Hạnh cũng tâu thêm:

- Tâu bệ hạ, nó là tà ma ngoại đạo hiện ra để hãm hại mọi người. Bần tăng

không thể ngồi yên mà nhìn để cho tà ma làm loạn cả chính pháp, nên vượt

phép bệ hạ trừ bỏ nó đi. Nay việc đã xong, bần tăng xin cúi đầu chịu tội.

Nghe mấy lời nói có lý, nhà vua dần dần nguôi giận, tha bổng cho Từ.

Hôm đó về đến nhà Sùng Hiền hầu, Từ Đạo Hạnh xin phép vào gặp vợ hắn.

Người nhà cho biết là phu nhân đang bận tắm. Từ bảo:

- Thế thì lại càng hay. Xin cho đưa vào ngay!

Bấy giờ người vợ Sùng Hiền hầu đang giội nước trong buồng tắm, bỗng thấy có

một vị hòa thượng xô cửa bước vào. Trong lúc hoảng hốt chưa kịp kêu la thì

hòa thượng đã biến đi đâu mất, mà lại thoáng thấy ở trong bồn nước có bóng

một đứa trẻ. Người đàn bà ấy chưa hiểu ra thế nào cả thì đứa trẻ cũng đến lượt

biến đi. Từ Đạo Hạnh đã bước ra khỏi nhà tắm. Gặp lại Sùng Hiền hầu, Từ dặn:

- "Bao giờ phu nhân sắp sửa ở cữ, xin cho người hỏa tốc báo tin cho biết ngay".

Dặn đoạn, trở về Thạch-thất.

Page 22: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Từ hôm ấy, Sùng Hiền hầu trông trông mừng mừng khi thấy vợ có chửa, bụng

ngày một lớn. Một đêm nọ thấy vợ chuyển bụng, theo đúng lời dặn, ông vội sai

gia nhân phi ngựa lên Thạch-thất báo tin. Hôm đó, Từ Đạo Hạnh đang ngồi

trước hang đá thuyết pháp, học trò có đến hàng ngàn người vây quanh cửa hàng.

Bỗng có tin người nhà Sùng Hiền hầu xin ra mắt hòa thượng, Từ Đạo Hạnh bảo

các môn đồ:

- Thời đã đến rồi vậy! Ta sắp sửa đi đây!

Nói xong đọc mấy câu kệ dặn dò, rồi xếp bằng lại mà hóa.

*

Giữa lúc Từ Đạo Hạnh chết thì ở Thăng-long người vợ Sùng Hiền hầu sinh hạ

một đứa con trai đặt tên là Dương Hoán. Năm mười lăm tuổi, Dương Hoán

được vua nuôi là con và sau đó lấy làm đẹp lòng vì tính nết chàng có thể giữ

được ngôi báu dòng họ Lý, nhà vua phong cho làm Hoàng thái tử. Năm hai

mươi tuổi, Dương Hoán lên ngai vàng kế vị cha nuôi, trị vì thiên hạ tức là Lý

Thần Tông.

Nhưng sau khi lên ngôi báu được ba năm thì Lý Thần Tông bỗng bị một bệnh lạ

lùng. Thoạt tiên, nhà vua thấy ngứa ngáy khắp cả mình mẩy. Càng gãi bao

nhiêu thì lông càng mọc bấy nhiêu. Mãi về sau toàn thân mọc thứ lông màu

vàng có vằn đen như da hổ, miệng thỉnh thoảng lại gầm lên những tiếng dễ sợ.

Nhà vua suốt ngày ngồi lù lù trong một góc buồng, áo quần mặc vào bao nhiêu

xé rách bấy nhiêu. Trước tin này, mọi thần dân đều ngơ ngác. Tất cả các viên

ngự y đều lắc đầu bó tay, không biết bệnh gì mà chữa. Bọn nội thị kháo nhau: -

"Có lẽ hoàng đế hóa làm chúa sơn lâm thì phải".

Triều đình và nội cung vì có việc vua đau cuống quýt cả lên. Ngoài những vị

lương y còn có những pháp sư phù thủy được triệu đến làm phù phép, nhưng

luôn trong năm tháng, bệnh của vua chỉ ngày một tăng chứ không có giảm.

Hoàng thái hậu lo sợ quá, sai yết bảng rao: nếu ai chữa được vua lành sẽ chia

cho nửa nước.

Thì bỗng nhiên, một hôm có vị đại thần đi ra ngoài cửa ô, nghe đám trẻ chăn

trâu hát lên mấy câu:

Tập tầm vông!

Có ông Nguyễn Minh Không,

Chữa cho vua khỏi hóa.

Page 23: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Tập tầm vá!

Muốn chữa vua khỏi hóa,

Phải đón Nguyễn Minh Không.

Viên đại thần vừa ngạc nhiên vừa mừng, vội về triều báo tin cho hoàng gia biết.

Lập tức triều đình phái một viên võ tướng mang năm trăm quân sĩ xuống mười

chiếc thuyền lớn, xuôi sông đi về biển triệu Nguyễn Minh Không.

Lại nói chuyện từ khi chia tay hai bạn, Nguyễn Minh Không vào Ninh-bình trụ

trì ở một ngôi chùa nhỏ, lấy hiệu là Giác Hải. trong những cuộc đi chơi, chàng

đã dùng đúng pháp thuật của mình giúp đỡ mọi người. Một lần đi qua xã An-vệ

thấy người dân ở đây đang khổ vì đại hạn: lúa héo khắp cả cánh đồng, chàng

bảo người làng đan gấp cho mình một cái giỏ bằng tre thật lớn, ngoài phết giấy.

Đoạn, đưa ra sông cả múc nước, một mình đội về giội xuống ruộng, nước chảy

lênh láng khắp cả cánh đồng; chỗ nước giội xuống nay hóa thành cừ. Nhờ thế

mà lúa lại mọc khỏe, dân làng lại được mùa[2].

Khi quân sĩ tìm được đến chùa thì Nguyễn Minh Không đang tụng kinh buổi

trưa. Viên võ tướng mang quốc thư lên trình. Chàng đọc xong, quay lại nói với

bọn họ:

- Bây giờ đã quá trưa, các vị đi đường chắc là đói bụng. Nhà chùa thanh đạm

chẳng có gì nhưng cũng mời tất cả các vị dùng cơm chay một bữa rồi hẵng nhổ

sào cũng chưa muộn.

Mời đoạn, chàng giục một chú tiểu bắc nồi thổi cơm và làm thức ăn. Nhìn thấy

chú tiểu bắc một chiếc nồi tý tẹo lên bếp, lại thấy hòa thượng giết thịt một con

chim sẻ thì viên tướng không nhịn được cười:

- Bạch hòa thượng, chúng tôi đi đây có đến năm trăm quân sĩ. Nay hòa thượng

cho ăn như thế chỉ sợ một người vẫn chưa thể nào thòm thèm, huống hồ là năm

trăm người. Hiện nay lương thực còn ở dưới thuyền, xin để chúng tôi tự lo lấy

cái ăn, khỏi phải làm phiền đến cửa Phật.

Nguyễn Minh Không đáp:

- Các vị chớ ngại, nhà chùa tuy nghèo nhưng không để các vị phải đói đâu.

Nói xong, quay ra đun nấu một tý rồi bảo quân sĩ sắp hàng theo từng đội ngũ,

lần lượt vào nhận phần cơm. Quân sĩ lũ lượt từng người đến trước hai cái nồi

Page 24: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

đất tý hon xới cơm và gắp thịt chim sẻ vào bát. Không ai không ngạc nhiên vì từ

hai cái nồi mầu nhiệm ấy bới hết bao nhiêu lại đầy ùn lên bấy nhiêu. Nguyễn

Minh Không luôn luôn giục họ bới cho thật đầy để an cho rõ no. Và rồi chỉ

trong một lúc, năm trăm quân sĩ dự xong bữa tiệc của nhà chùa thết.

Ăn xong, chàng bảo họ ai về thuyền nấy nghỉ ngơi trước khi nhổ sào tiến kinh.

Cả tướng lẫn quân quay ra làm một giấc ngon làng. Nhưng khi tỉnh dậy họ đều

hết sức sửng sốt vì thấy mình đã đến bến Ngự từ lúc nào rồi. Nguyễn Minh

Không theo viên tướng vào hoàng cung. Bấy giờ các pháp sư ngồi đầy cả điện

Thái-hòa. Họ đang tụm năm tụm ba vẽ bùa thử phép rì rầm khắp nơi. Thấy một

nhà sư có vẻ quê mùa bước vào, họ liền bĩu môi:

Chuông khánh còn chả ăn ai,

Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre.

Chàng không nói gì cả, cúi đầu chào mọi người rồi rút trong áo lấy ra một chiếc

đinh dài đóng sâu vào cột chừng một tấc, đoạn ngoảnh lại nói to lên, bảo rằng:

- Ai tay không nhổ được cái đinh này thì người ấy sẽ chữa lành bệnh cho thiên

tử.

Nghe nói thế, các pháp sư đều chạy lại thử rút cây đinh nhưng chả một ai lắc

nổi. Cuối cùng, Nguyễn Minh Không bước lại dùng hai ngón tay khẽ rút ra như

bỡn trước con mắt kính phục của mọi người. Thế rồi chàng đi thẳng vào nội

điện, đến trước long sàng. Lý Thần Tông bấy giờ đang nằm ngửa, xung quanh

có đến hàng chục nội thị đang giữ lấy tay chân. Thỉnh thoảng, bệnh nhân lại

gầm lên và cố sức giãy giụa. Nguyễn Minh Không nhìn trừng trừng vào mắt

bệnh nhân và nói lớn:

- Còn nhớ cố nhân nữa không? Được làm con Trời giàu có bốn biển mà cũng

không thoát khỏi nghiệp báo ư?

Nghe nói, nhà vua bắt đầu có vẻ sợ, nằm im thin thít. Chàng sai đặt trước điện

một cái vạc lớn đổ thuốc và dầu vào, bắt đầu nấu sôi lên sùng sục. Đoạn chàng

xắn tay áo, thò tay vào vạc khuấy đều lên. Chàng ra lệnh vực vua lại gần rồi tự

tay cầm gáo múc dầu trong vạc ra tắm cho vua. Dầu chảy đến đâu lông lá trôi

đến đấy, da thịt nhà vua lại trắng trẻo như xưa.

Sau khi nhà vua lành bệnh, triều đình không ngớt lời khen ngợi phép thần diệu

của Nguyễn Minh Không. Họ y ước cắt đất phong thưởng nhưng chàng không

nhận, nói:

Page 25: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

- Bần tăng vì một lời hứa với người bạn cũ chứ không phải vì phú quý[3].

Đoạn bỏ về chùa cũ.

KHẢO DỊ

Truyện này đã được nhà chùa uốn nắn lại với dụng ý đề cao Phật giáo, lại cắt

xén đi nhiều chỗ, như những đoạn về Từ Vinh, về Từ Đạo Hạnh làm phép đầu

thai, v.v... Mặt khác, câu chuyện còn bị nhập cục với truyện sư Khổng Lồ. Ở

đây, chúng tôi dựa vào lời kể của nhân dân, khôi phục lại các đoạn bị cắt, tách

riêng truyện Khổng Lồ đúc chuông (số 67) ra, vì nhận thấy nó có một kết cấu

độc lập. Nhưng chúng tôi vẫn không làm sai nguyên ý của truyện thường kể.

Người Cham-pa có truyện Pô Ta-bai, đoạn đầu phần nào giống với đoạn đầu

của truyện Từ Đạo Hạnh.

Vua Ta-bai đi săn. Vua nhặt được một cái ngà thần trong một cái ao. Chỉ trừ

vua ra, không một sức mạnh nào có thể mang lên nổi. Trong ngà có một người

đàn bà đẹp (nai ba-lá) bí mật trú ngụ. Thường ngày, vua đi săn vắng, người đàn

bà hiện ra dọn các thức ăn, rồi lại chui vào ngà, như vậy đã gần một năm. Người

đàn bà ở với vua như vợ chồng.

Rắc Bin-xvơ nghe tin này, một hôm chờ vua đi săn vắng, biến thành một con

mối nấp ở cánh cửa. Khi người đàn bà ở trong ngà hiện ra, hắn mê hồn về sắc

đẹp, cũng làm phép biến thành một người giống với vua, trừ hai cái răng nanh

thò ra ngoài mồm là không giấu được. Người đàn bà hỏi tại sao đang đi săn lại

về. Hắn lấy lời vua trả lời rằng vì đi dọc đường tự nhiên mọc ra hai cái răng

nanh.

Khi vua về. người đàn bà hỏi: - "Bệ hạ mới về lúc trưa, sao bây giờ lại lộn lại?".

Vua hỏi hình dạng người về cung trước mình. Đáp: - "Giống bệ hạ hết cả, chỉ

trừ hai cái răng nanh thò ra ngoài". Vua biết là Rắc Bin-xvơ nên hôm sau, lúc đi

săn, sai dán bùa vào cánh cửa. Khi Rắc Bin-xvơ đến thấy cửa đóng kín, nhưng

hắn cũng hóa phép thành một con vật nhỏ bò vào. Người đàn bà hỏi thì hắn nói

những câu nói quen thuộc của vua nên nàng tin là thật, ăn ở với hắn như vợ

chồng.

Vua nửa đường lộn về, nhưng thấy cửa đóng kín và bùa còn dán kín nên lại tiếp

tục đi săn. Khi Rắc ra đi, người đàn bà lưu lại, xin vẽ một bức chân dung để khi

xa nhìn cho đỡ nhớ. Vẽ xong, nàng bỏ chân dung dưới nệm giường. Sau đó ít

lâu vua đến với người đàn bà. Nằm trằn trọc mãi không ngủ được, vua thăm dò

các nơi, cuối cùng tìm ra được bức chân dung. Hỏi thì người đàn bà nói thật.

Vua ghen, giận đuổi ra khỏi cửa...

Page 26: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Đoạn sau truyện còn dài nhưng tình tiết phát triển khác truyện của ta nên không

kể ở đây.

Truyện Ra-ma-ya-na của người Khơ-me (Khmer):

Để giấu các người vợ của mình khỏi con mắt của thần Ra-va-na, thần Đế Thích

(In-đơ-ra) bèn bỏ họ vào một cái hang, hàng tuần ông đến với họ một lần. Rồi

thần đóng kín cửa hang bằng một câu thần chú.

Thần Ra-va-na tìm đến cửa hang cầy cục không mở được cửa, bèn hóa thân làm

một con mối nấp ở trên cửa hang để nghe trộm câu thần chú của thần Đế Thích.

Khi nghe được rồi, hôm sau thần bèn hóa làm thần Đế Thích đọc câu thần chú

mở cửa hang vào ân ái với vợ cả của Đế Thích là Xu-xi-tra...[4]

Theo Truyện cổ Ca-tu thì dân tộc Ca-tu có truyện con khỉ: Có một ông vua độc

ác nuôi một con khỉ nhưng không biết nó có phép lạ. Thường những lúc vua đi

vắng, nó hóa thành người y hệt như vua, vào với vợ vua. Khi vua về lại biến trở

lại thành khỉ. Về sau truyện tiến triển có khác: khỉ bày mưu cho dân làng đánh

lại vua. Một hôm vua đi vắng, khỉ biến thành vua. Khi vua thật về, một mặt dân

chúng kéo đến vây, một mặt khỉ xúi vợ vua đem quân bắt vua thật, bảo đó là kẻ

thù. Sau đó, khỉ còn dùng mưu bắt cả rể của vua, đem giết cả hai, rồi tôn một

người gia lên làm vua.

Thần thoại Hy-lạp (Grèce) có truyện kể rằng thần Dớt (Zeux) thấy nàng An-

xmen (Alcmène) đẹp, nhân chồng nàng là Ăm-phi-tri-ông (Amphitryon) còn

bận cầm quân đánh giặc, thần bèn hóa làm chồng nàng để vào với nàng. Đi theo

thần còn có thần Méc-quya (Meccure) cũng biến thành Xô-si (Sosie), thủ hạ của

Ăm-phi-tri-ông để cho nàng khỏi nghỉ. Cuộc tình duyên này đã làm nàng sinh ra

thần Héc-quyn (Hercule).

Về chỗ nồi cơm thần diệu ăn mãi không hết, chúng ta còn có truyện Sự tích Bồ

tát Chân Nhân. Bồ tát ở làng Bối-khê, huyện Thanh-oai (Hà-đông), cũng có

những phép gần như phép Nguyễn Minh Không đãi khách. Bồ tát Chân Nhân

thuê một trăm người thợ dựng ngôi chùa lớn ở núi Tiên-lữ. Mỗi bữa chỉ thổi

một niêu con cơm. Lúc đầu đám thợ trông thấy đều bật cười. Bồ tát bảo: - "Khi

cơm chín cứ bới ra rá để tôi còn về quê lấy tương cà làm thức ăn". Thợ lại càng

cười cho là nhà sư chỉ nói bỡn, vì quê của Bồ tát cách đấy gần một ngày đường.

Nhưng chỉ trong nháy mắt, Bồ tát Chân Nhân từ chùa núi Tiên-lữ sang chợ Bảo-

đà làng Đan-vị lấy hai lọ tương, một lọ muối, rồi từ chợ lại trở về chùa. Lúc về

cơm vừa chín tới. Bồ tát gọi thợ lại ăn, nhưng họ ăn không hết một niêu cơm

con, vì hễ bới lưng lại đầy[5].

Page 27: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Người Ba-na (Bahnar) cũng có truyện Y rít nói tới người con gái nuôi của Y rít

có phép thổi cơm cho bọn lính nhà vua ăn bằng chiếc nồi bé tý, nhưng họ ăn

đến tức cả bụng mà nồi cơm vẫn đầy.

Người Ê-đê cũng có truyện một em bé tên là Nồi (Gơ-la) vì da đen như nhọ nồi.

Em vốn do một bà lão ăn một quả xoài trong rừng nên mang thai và đẻ ra. Lọt

lòng, em đã nói được, gọi bà lão là "bà nội". Em có nhiều phép lạ, lúc đói đòi

cơm, cơm tự động chạy vào miệng. Lúc làm tiệc đãi làng, em chỉ đưa ra một bát

cá mà khách ăn mãi không hết.

Trung-quốc có truyện Tả Từ, là người Lư-giang thời Đông Hán, có phép thuật.

Một lần gặp Lưu Biểu ở Kinh-châu đang diễu binh. Tả Từ nói: - "Tôi có lễ mọn

khao ba quân". Hỏi: - "Khao những gì" - "Một bữa no say". Lưu Biểu nhận lời.

Đến khi gặp thì thấy Tả Từ cầm một đấu rượu và một cái nem. Lưu Biểu bĩu

môi, nhưng Tả Từ trao cho lính, họ chia nhau ăn uống no say mà vẫn không

hết[6].

Trong Kinh Thánh cũng có truyện chúa Jê-su mấy lần chỉ có trong tay dăm cái

bánh và hai con cá mà phân phát cho trên trăm ngàn dân chúng, ai nấy đều ăn

no; bánh thừa còn lại hàng giỏ đầy.

Cổ tích và Phật thoại Ấn-độ cũng có truyện Du-đích-thi-ra nhận được của Mặt

trời một nồi đồng lấy ra rau, thịt, cá vô tận; và Má-nu-da vâng lệnh Phật sai đi

quyên giáo không được gì, bỗng chốc thấy xuất hiện năm trăm bát đầy thức ăn;

lại nhờ phép Phật mà hiện ra trước một nghìn vị tỳ-khưu, mỗi người một bát đầy

thức ăn, v.v...[7]

Về chỗ Từ Đạo Hạnh học phép và kiếp sau của ông hóa hổ, sách Lĩnh ngoại u

linh lục chép: lúc bấy giờ có Phật bà giáng xuống chùa Tây-phương ở Sơn-tây

dạy đạo. Từ cùng hai ông bạn rủ nhau lên đó học phép của Phật bà. Hai ông kia

sáng dạ nên buổi nào cũng được về trước, còn Từ tối dạ cứ phải ở lại sau. Một

hôm, thấy Từ ngồi khóc, Phật bà hỏi duyên cớ, ông nói vì ở lại sau nên sinh xấu

hổ. Phật bà thương hại, cho một cái gậy để có thể theo kịp hai ông bạn. Nhờ đó

ông vượt trước họ một đoạn đường. Đến cửa chùa làng La-cà, ông ẩn vào một

bụi rậm. Đợi hai bạn đến, Từ giả làm hổ gầm lên một tiếng để lòe chơi. Không

ngờ, một trong hai ông biết Từ bỡn cợt, bèn đọc câu "phát nguyện" rằng:

Phật cho như ý sở cầu

Muốn làm loài ấy, kiếp sau được làm.

Kiếp thứ hai, Từ được giáng sinh cửa đế vương, tức là vua Lý Thần Tông, đang

làm vua tự nhiên hóa hổ.

Page 28: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Đến kiếp thứ ba, Từ lại được giáng sinh vào cửa đế vương, tức là vua Lê Thần

Tông, cũng đang làm vua tự nhiên hóa hổ. Triều đình nhờ đức thượng sư nội

đạo tràng ở Thanh-hóa về chữa. Lúc ấy dân có dịch tễ, thượng sư bận bèn sai

môn đồ mình đi thay với phép "trịch hùng trì chú". Sau khi thiết lập đàn tràng,

môn đồ ra phép "hai tay đấm vào ngực, hai chân giẫm xuống đất, đọc chú ba

lần". Tự nhiên vua thấy nhẹ nhõm, lông lá rụng hết; diện mạo lại đẹp đẽ như

xưa[8].

[1] Dựa vào câu: Tăng hận bất cách túc,

Sinh tử nhất mộng trường.

Ý muốn nói: Thôi! Ghét ai giận ai qua một đêm thời thôi mới là quân tử; sống

chết cũng chỉ là một giấc chiêm bao (Đoạn này theo Thiền uyển tập anh).

[2] Đoạn này theo tạp chí Nam phong (1929).

[3] Theo Lĩnh-nam chính quái, đã dẫn; Nước non tuần báo; và theo lời kể của

người miền Bắc.

[4] Đều theo BEFEO (1931)

[5] Theo Vũ Phương Đề, Công dư tiệp ký.

[6] Theo Thần tiên truyện.

[7] Van Ghen-nép (Van Gennep). Tôn giáo, phong tục và truyền thuyết.

[8] Theo Lăng Tuyết, Sùng-sơn đại chiến sử. Hai vị thiền sư theo sứ giả vào

cung vua. Khi ấy các bậc danh sư trong thiên hạ ngồi la liệt, thấy Minh Không

hèn mọn quê mùa thì xem thường không thèm đứng lên chào

Ghi chép về sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh đã được các nhà nghiên cứu thống kê

khá đầy đủ trong các tư liệu và thư tịch cổ như Việt Điện u linh tập, Lĩnh Nam

chích quái lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Đại Việt sử lược, An Nam chí lược,

An Nam chí nguyên, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất

thống chí, Hưng Yên tỉnh Văn Lâm huyện Nghĩa Trai tổng Đình Loan xã Bình

Lương thôn thần tích, Thánh tổ đại pháp thiền sư, Hoàng Việt thông chí thiên

tiên Phật Thánh lục... Tuy nhiên giữa các bản có những xuất nhập cần được xác

định về mặt văn bản học. An Lãng Từ Thánh Phụ sự tích lược ký, Phụ biên Đạo

Hạnh lai lịch: Ghi chép về sự tích Thánh Phụ Từ Vinh ở An Lãng, phụ chép lai

lịch Từ Đạo Hạnh (dưới đây gọi tắt là Sự tích Thánh Phụ) có thể xem là một tư

liệu xác thực bổ sung cho việc nghiên cứu những truyền thuyết sông Tô; sự tích

Page 29: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

thiền sư Từ Đạo Hạnh với lễ hội chùa Láng, chùa Thầy và Phật giáo Mật tông…

trong dòng chảy văn hóa Thăng Long Hà Hội.[1]

Về tác giả và niên đại văn bản

Văn bản chép tay chữ Hán thể chân, gồm 19 trang, trang 8 dòng, dòng 7-9 chữ,

lưỡng cước chú, không có tựa bạt. Ở trang cuối văn bản ghi: “Chư tế văn tịnh

hồ sơ linh toái sự tích cụ hữu biệt bản phụng thủ tại Long Quang tự. Bính Tuất

niên thu cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật hạch chính. Nguyễn triều Quang lộc tự

khanh (Mão khoa Tú tài) Nguyễn An Lan, tự Hải Văn bái soạn tịnh thư” (Các

bản văn tế và các sự tích tản mạn trước đây đều được lưu giữ đầy đủ tại chùa

Long Quang. Đối chiếu với chính bản ngày 25 tháng 9 mùa thu năm Bính Tuất.

Quang lộc tự khanh triều Nguyễn, Tú tài Mão khoa Nguyễn An Lan, tự Hải Văn

bái soạn và viết). Ở dưới nhan đề văn bản trang đầu tiên và ở dưới dòng ghi

niên hiệu văn bản, dòng ghi tên tác giả ở trang cuối cùng đều có dấu khắc 4 chữ

triện:

Tô Lịch Hải Văn

Hơn nữa, trong văn bản tuân thủ nghiêm ngặt việc kiêng húy chữ 時 (thì) đổi

viết thành chữ 辰 (thìn) đời vua Thành Thái (1889-1907)[2]; hoặc như chữ 巴

(Ba) trong tên chùa 巴 陵 (Ba Lăng) ở xã Thượng An Quyết, huyện Từ Liêm

xưa là do kiêng húy chữ 華 (Hoa) trong tên chùa là 華 陵 (Hoa Lăng) đổi viết

thành 巴 (Ba)[3] ... Từ những cứ liệu trên có thể xác định, tác giả Sự tích Thánh

Phụ là quan Quang lộc tự khanh triều Nguyễn - Tú tài Mão khoa Nguyễn An

Lan, tự là Hải Văn[4]. Niên đại văn bản vào khoảng đời vua Thành Thái (1889-

1907) trở về sau, và dòng niên hiệu ở cuối văn bản ghi là “Đối chiếu với chính

bản ngày 25 tháng 9 mùa thu năm Bính Tuất”, nên văn bản được hoàn thành

chính xác vào ngày 25/9/năm Bính Tuất 1946.

Nội dung thần tích gồm hai phần. Phần một về sự tích Thánh Phụ Từ Vinh ở An

Lãng và Phần hai về lai lịch thiền sư Từ Đạo Hạnh. Dưới đây chúng tôi dịch

theo nguyên bản Sự tích Thánh Phụ:

Đại vương họ Từ, tên húy là Huệ, tên lúc nhỏ là Đăng Vinh, người trại An Lãng

huyện Vĩnh Thuận (tức nay là huyện Hoàn Long)[5], làm quan Chánh Đô sát

viện[6] triều Lý. Lúc trẻ theo học thầy Đôn Minh (ở núi Câu Lậu huyện Thạch

Page 30: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Thất). Vương bẩm tính thông tuệ dị thường nên được thầy dạy cho các phép

thuật bí truyền kỳ lạ, tất cả đều thông hiểu, chuyên tâm nghiên cứu, ngày càng

tinh vi, biến ảo khôn lường, phàm có thi đấu không gì là không hiệu nghiệm.

Sau đó vương cáo biệt trở về nhà cũ (tức nay là chùa Nền là nơi sinh của

Thánh)[7], truyền dạy riêng cho con trai là Đạo Hạnh.

Thời ấy vua triều Lý tôn sùng Phật giáo, vương bèn dự thi đỗ đầu, được tuyển

chọn hậu bổ Chương Đài đạo pháp, hưởng ân sủng của vua ban cho ngày càng

nhiều. Thời ấy các nhà vương công, thế tộc, bình dân ai có việc cầu đảo thì

vương giúp lập đàn tràng, niệm chú bắt quyết, đều rất ứng nghiệm. Vương vốn

có phép ảo hóa nên thường đem ra thí nghiệm, ngẫu nhiên thử cho nhà Diên

Thành hầu xem, chẳng ngờ bị Lê Đại Điên ở xã An Quyết[8] cũng là tay kiệt

xuất về phù chú, truyền phép thuật cho Diên Thành hầu giết chết vương (ngày

mồng 10 tháng Giêng) rồi ném xác xuống sông Tô Lịch. Xác trôi đến bến Hồng

Diên thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì (tức nay là xứ

Hàm Long)[9], khi ấy người làng trông thấy, bèn đón xác lên chôn ở bên sông

(tức nay là Thánh lăng). Sau khi chôn cất xong, ban đêm thấy thần linh báo

mộng, người làng bèn dựng miếu phụng thờ làm Bản cảnh Thành hoàng.

Năm Tân Mùi triều Lý[10], thần được sắc phong làm Bảo quốc Anh liệt Diệu

cảm Chiêu ứng Thông huyền Hiển thánh Đại vương; lại cấp ruộng là 10 mẫu để

cung cấp việc cúng tế giỗ chạp (mỗi giáp canh tác trồng trọt 6 sào ruộng. Ngày

giỗ mồng 10 tháng Giêng hàng năm kính lễ mâm xôi, chuối tiêu). Mỗi dịp lễ tết

được ân điển của triều đình phong tặng sắc văn, nhưng lâu ngày giấy cũ mất

mát không thể ghi chép hết được. Một đạo sắc văn của triều Nguyễn phong làm

Dực phù Trung hưng chi thần được cất giữ cẩn thận trong hòm vẽ rồng sơn son.

Hàng năm khi gặp hạn hán, kính rước thánh giá cầu đảo thật là linh ứng. Trải

mấy ngàn năm linh thần hiển hách như vẫn còn đây!

Vương phu nhân họ Tăng, tên húy là Loan. Chùa Ba Lăng ở xã An Quyết

Thượng, huyện Từ Liêm[11]cúng tế bà, hàng năm ngày giỗ là mồng 10 tháng

Tư.

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Con trai của vương tên húy là Lộ, tự là Đạo Hạnh, có tiên phong đạo cốt. Thuở

niên thiếu thích giao du, hào hiệp phóng khoáng, chí lớn phi phàm, hành động

cử chỉ không ai có thể lường được. Đêm thì mải miết đọc sách, ngày thì đá cầu

thổi sáo đánh bạc, ham sự chơi bời. Cha thường trách con là lười nhác không

nghiêm túc. Một đêm bí mật dòm qua khe cửa, thấy trong phòng ánh đèn rực rỡ,

sách vở chồng chất, Đạo Hạnh thì gục xuống án mà ngủ nhưng tay vẫn không

rời sách, cha ông vì thế không còn lo lắng nữa.

Page 31: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

Năm sau Đạo Hạnh dự thi khoa Bạch Liên, đỗ Đệ nhất danh (triều Lý có kỳ thi

riêng cho tăng đồ tức là khoa này). Nhưng sau đó cha gặp nạn bị giết chết, ông

ngày đêm đau đớn xót thương, nung nấu mối thù không đội trời chung, chỉ lo

tính việc báo thù cho cha mà chưa có cách nào. Một hôm rình lúc Đại Điên đi ra

ngoài, Đạo Hạnh định lấy cây pháp trượng đánh theo cái bóng của y thì bỗng

nghe trên trời có tiếng thét ngăn lại, thế là ông quăng gậy trở về, lòng càng thêm

căm phẫn. Ông bèn rủ bạn là Minh Không và Giác Hải cùng đến Tây Thiên Ấn

Độ để cầu phép lạ. Đường đi qua đất rợ Kim Sỉ[12] hiểm trở, muốn quay về thì

bỗng thấy một cụ già chèo chiếc thuyền nhỏ nhàn du trên sông, ba người vái

chào cụ già và hỏi đường đi đến Tây Thiên còn bao xa? Cụ già đáp rằng:

“Đường núi cao hiểm trở không thể đi được, lão đây có một chiếc thuyền nhỏ

có thể giúp đưa qua sông”, bèn lấy cây tiểu trượng chỉ thẳng về Tây quốc[13],

trong chốc lát đã đến bờ, Minh Không và Giác Hải theo cụ già lên bờ, còn mình

Đạo Hạnh ở lại giữ thuyền đến 3 ngày mà không thấy hai bạn trở lại, không biết

tin tức ra sao. Bỗng nhiên thấy một bà lão, Đạo Hạnh hỏi rằng: “Cụ có nhìn thấy

hai người đi cầu đạo pháp qua đây không?”. Bà lão đáp: “Hai người đã thụ phép

lạ của ta và quay trở về rồi”. Ông bèn nói: “Đệ tử chúng con nghe tiếng tôn sư

linh dị, phép thuật biến hóa ứng nghiệm vô cùng, vì thế từ nơi xa đến đây mong

được thu nhận dạy bảo, xin muôn phần cảm tạ!”. Bà lão bèn dạy cho tất cả các

phép thuật linh dị, Đạo Hạnh đều lĩnh hội sâu sắc, tự cảm thấy lục trí viên

thông, đạo pháp đã thành, bèn cáo từ trở về nhà cũ ở An Lãng, ngày đêm tu

luyện tìm cách báo thù. Một hôm tự mình đến cầu An Quyết sông Tô Lịch

phóng cây trượng sắt ngược dòng nước chảy như tên bay, đến cầu Tây

Dương[14] thì dừng lại. Mọi người nhìn thấy đều kinh ngạc báo cho Đại Điên

biết. Đại Điên bèn đến bên sông đứng xem, cây trượng lập tức nảy lên đánh vào

trán, Đại Điên chết ngay và rơi xuống nước, ông liền dùng phép niệm chú khiến

cho xác Điên phóng theo sông Tô Lịch mà trôi đi.

Việc báo thù đã xong, oán thù xưa đã hết và lòng trần đã nguội, Đạo Hạnh bèn

đến chùa Thiên Phúc ở núi Sài Sơn để tu luyện đạo pháp như trước kia. Từ đó

pháp lực càng tăng, lòng thiền càng chín, có thể khiến cho các giống sơn cầm dã

thú đều đến vây quanh hiền lành thuần phục, bấm đốt ngón tay cầu đảo mưa rơi,

phun nước trị bệnh, không lúc nào không hiệu hiệm, nhân dân một vùng

ngưỡng trông thần hiển linh phù trợ!

Ngày trước phóng xác Đại Điên thuận trôi theo dòng nước đến phủ Thanh Hoa

Tràng An (tức nay là tỉnh Ninh Bình) có một khúc cong như hình cái mũ trang

sức ở đầu ngựa, hồn của xác ấy liền nhập vào đứa trẻ 3 tuổi tự xưng tên là Giác

Hoàng là con của vua. Khi ấy vua Lý Nhân Tông không có con nối ngôi, làm lễ

cầu đảo nhưng không hiệu quả. Tháng 3 năm Ất Mùi[15] người ở phủ Thanh

Hoa tâu trình lên rằng, ở bãi “mũ ngựa” bên bờ biển có một đứa trẻ 3 tuổi linh

dị tự xưng là con vua, dung mạo thanh tú đẹp đẽ, thông hiểu mọi sự lý, phàm

Page 32: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

những việc trong cung vua không gì là không biết. Vua Nhân Tông bèn sai sứ

giả tới xem quả đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở tại chùa Báo Thiên.

Nhà vua thấy đứa trẻ thông minh nên rất mực yêu quý, muốn lập làm Hoàng

Thái tử.

Triều thần ra sức khuyên can cho là không thể được và tâu vua rằng: “nếu đứa

trẻ kia quả thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm thì sau mới lập

được”. Nhà vua nghe theo, bèn mở đại hội 7 ngày đêm để làm phép thác thai tại

chùa Báo Thiên. Từ Đạo Hạnh nghe tin bèn nói rằng: “Đứa trẻ kia là yêu ma

quái dị, mê hoặc nhân tâm quá lắm! Huống hồ nó mà thác thai làm con vua thì

nhà ta sao có thể bảo toàn?”. Nhân có chị gái là Từ nương làm thị nữ trong

triều, cũng là người túc trực ở thai đàn, ông bèn bí mật đưa cho Từ nương mấy

viên ấn phù và tấm bùa chú bảo đặt ở trên rèm. Hội đã qua 3 ngày đêm nhưng

Giác Hoàng không thể đầu thai được và lại bị đau lưng, bèn tâu lên rằng: “Khắp

biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, cửa khóa mấy tầng, cẩn mật kiên

cố, mọi lối đi đều bị chẹn kín, tuy muốn thác thai mà sợ không được vậy”. Lời

tâu chưa hết thì bỗng nhiên ngã lăn ra chết. Vua Nhân Tông rơi lệ thương tiếc,

sai người kiểm soát trong ngoài đạo tràng tất cả mọi nơi, quả nhiên tìm được

một dải mấy viên ấn phù ở trên rèm. Tra hỏi những người túc trực thì Từ nương

tự nói rằng, có em trai là Từ mỗ bảo đặt lên, còn mình không hề biết gì về việc

ấy. Nhà vua bèn cho gọi Đạo Hạnh đến lầu Hưng Thánh, hội họp các bá quan

văn võ cùng bàn bạc.

Triều thần tâu rằng: “Bệ hạ đã không có con nối ngôi nên lập đàn cầu đứa trẻ ấy

thác thai, thế mà dám càn rỡ tự ý giải chú, đáng phải luận trọng tội để tạ lỗi với

thiên hạ”. Chỉ có hoàng thân Sùng Hiền hầu vốn biết ông là người đắc đạo chân

nhân, bèn tâu rằng: “Đạo Hạnh lục trí thần thông, thiên hạ đã biết từ lâu.

Thiết nghĩ Giác Hoàng nếu có thần lực thì Đạo Hạnh làm sao có thể tiêu trừ

được. Nay vì Giác Hoàng mà luận tội Đạo Hạnh thì có ích gì với quốc gia?

Huống hồ Đạo Hạnh có thể bay trên không, đi qua biển, niệm chú làm cầu qua

sông, dù là hoàn cảnh gian nan nguy hiểm thế nào cũng không hề gì. Vả lại bút

lực của triều đình, chẳng gì bằng sự bao dung để mở rộng ân điển. Hoặc như

những lúc cần hô phong hoán vũ gọi gió cầu mưa thì biết đâu chẳng giúp ích gì

cho tương lai? Thần cúi xin được khoan xá!”. Nhà vua bằng lòng và Đạo Hạnh

được tha về. Sùng Hiền hầu bèn mời ông về nhà mình để chúc mừng, ông nói

rằng : “May được quan nhân cứu giúp mà mỗ tôi được bảo toàn. Một tấm chân

tâm ngang tàng, thân này không biết lấy gì để báo đáp, nguyện xin được thác

thai cung để cảm tạ ân đức lớn”, hầu nghe lời nói hợp ý liền gật đầu đồng ý.

Chỉ trong phút chốc, phu nhân của Sùng Hiền hầu ở trong buồng tự nhiên cảm

thấy thân mình động đậy như có thai, bèn báo sự việc cho hầu. Hầu đã biết

trước điều ấy nên bí mật nói với phu nhân rằng: “Nếu soi trong nước thấy hình

Page 33: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

thì chân nhân đã nhập vào thai cung của ta rồi, hãy thận trọng đừng sợ hãi nghi

ngờ gì”. Đạo Hạnh lại nói với hầu rằng: “Nhân duyên kiếp trước được làm

nghĩa cha con, nay đã đầu thai làm con nối dõi của hầu, xin từ biệt trở về”, và

còn dặn thêm rằng: “Đến kỳ sinh nở tất phải đến báo cho biết trước!”. Đến

tháng, phu nhân động sản khó sinh, gia nhân báo với hầu, hầu nói rằng: “Cần

phải báo gấp cho tôn sư để biết điều tốt xấu”, bèn ruổi xe đến báo cho Đạo

Hạnh.

Ông được tin liền nói với môn đồ rằng: “Nhân duyên kiếp trước chưa hết, còn

phải thác sinh làm vua. Nếu thấy thân thể ta bị tổn hoại là thai cung của ta đã

thâm nhập vào bùn đất (tức là niết bàn vậy)”. Các môn đồ nghe thế, ai cũng cảm

động mà khóc. Ông đọc kệ xong bèn leo lên động, đập đầu vào tường đá, rồi

dậm chân lên bàn đá nghiễm nhiên mà hóa (tức nay là động Thánh Hóa trên núi

Sài Sơn, dấu vết vẫn còn), lúc ấy là giờ Ngọ ngày mồng bảy tháng ba năm Bính

Thân đời Lý Đại Khánh năm thứ bảy[16]. Đạo Hạnh nhập vào cõi niết bàn và

hóa, ra đời làm con của Sùng Hiền hầu, không dưỡng dục mà ngày càng lớn;

không giáo huấn mà thông minh, dung nhan tuấn tú đẹp đẽ, tài hùng biện không

ai sánh bằng.

Tháng Giêng năm Đinh Dậu[17] vua Lý Nhân Tông mộng thấy thần nhân đọc

thơ rằng: “Dục tri vị lai quả, Vu kim kiến thánh hiền. Bất cầu nhi tự hoạch, Chỉ

thị đãi tam niên” (Muốn biết kết quả tương lai, Đã thấy thánh hiền trước mắt.

Không cầu mà tự có, Chỉ phải đợi ba năm). Trước đó nhà vua chưa có con nối

ngôi, việc ban chiếu thư để cầu tìm con đồng tông thừa kế còn chưa quyết định.

Đến năm Mậu Tuất[18] nhà vua tuổi tác đã hơi cao, bèn ban chiếu thư xuống

cho con trai của các em ruột nhà vua là Sùng Hiền hầu, Thành Khánh hầu,

Thành Chiêu hầu, Thành Quảng hầu và Thành Hưng hầu vào cung để giáo dục

chọn người tài giỏi lập làm Hoàng Thái tử, ông[19] là người được lựa chọn vậy.

Khi ấy ông mới lên ba tuổi, thông tuệ minh mẫn, nghe một biết mười, ứng đối

tiến thoái không gì không hợp lòng thánh thượng. Vua Nhân Tông vô cùng yêu

quý, đặt tên là Dương Hoán và lập làm Hoàng Thái tử, sai Thần Anh nguyên phi

làm mẹ nuôi dưỡng. Năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Phù nguyên niên[20] vua

Nhân Tông băng hà, ông lên ngôi (13 tuổi), đổi niên hiệu là Thiên Thuận

nguyên niên[21]. Đến năm Bính Thìn[22], thân mình ông tự nhiên mọc nanh

vuốt rồi không lâu sau biến hình thành hổ, danh y khắp nơi đến chữa bệnh đều

không khỏi. Minh Không và Giác Hải nghe tin ông mắc bệnh “kim sang”[23]

thì thấy quả nhiên nghiệm với lời nói trước đây (ngày trước ông cùng với Minh

Không và Giác Hải đi học tiên thuật đắc đạo, lúc trở về ông đi lên trước biến

thành hình hổ để đùa bạn), bèn làm bài ca dao dạy cho trẻ nhỏ hát rằng: “Dục an

thiên tử tật, Tu đắc Nguyễn Minh Không” (Muốn chữa bệnh nhà vua, phải tìm

Nguyễn Minh Không). Triều thần bèn theo lời trẻ nhỏ hát, sai sứ giả đi tìm.

Nghe nói hai vị sư Minh Không và Giác Hải trụ trì ở chùa Liêu Thủy, sứ giả

cùng binh lính 16 người chèo thuyền đến chùa bái kiến, thiền sư bèn lấy một cái

Page 34: Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy»n sư Từ Đạo... · 2016-05-13 · Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu

nồi nhỏ nấu cơm và bảo họ rằng: “Bần tăng có ít cơm ăn tạm!”. Quân lính ăn

đều no bụng nhưng không thể hết được. Ăn xong thì hai vị thiền sư theo sứ giả

xuống thuyền, Minh Không nói với họ rằng: “Mọi người hãy tạm đi ngủ và nghỉ

ngơi, đợi nước triều dâng thì khởi hành lên kinh”. Thế là mọi người đều xuống

thuyền ngủ, thuyền đi như bay, ngày hôm sau đã đến bến Đông, thiền sư bèn gọi

mọi người dậy, đã nhìn thấy chùa Báo Thiên, ai nấy đều kinh phục. Hai vị thiền

sư theo sứ giả vào cung vua. Khi ấy các bậc danh sư trong thiên hạ ngồi la liệt,

thấy Minh Không hèn mọn quê mùa thì xem thường không thèm đứng lên chào.

Minh Không bèn lấy ở trong túi ra một chiếc đinh sắt dài năm tấc rồi dùng tay

đóng vào cột điện, đinh ngập sâu vào quá nửa, ông nói với mọi người rằng: “Ai

có thể nhổ được chiếc đinh này thì chữa được bệnh cho vua”. Nói như vậy mấy

lần, không có ai dám nhổ. Minh Không bèn dùng hai ngón tay phải mà nhổ,

đinh theo tay bật ra, bèn bảo lấy cái vạc lớn, 12 hũ dầu, 100 cái kim và 1 cành

hòe, đốt lửa nấu, rồi sai khiêng ngọc giá đến đàn. Minh Không bảo Giác Hải đốt

lửa suốt mấy ngày liền, bèn thò tay vào trong vạc dầu đang sôi sùng sục lấy ra

đủ 100 cái kim. Giác Hải lại bảo Minh Không làm phép, lấy cành hòe nhúng

vào vạc dầu rồi rắc vảy lên ngọc thể nhà vua, quát to rằng: “Bậc thiên tử tôn quý

cớ sao mà lo buồn phát bệnh như vậy?”. Thế là tất cả lông lá, nanh vuốt đều

rụng hết, nhà vua lại ở ngôi đế vị như xưa. Khi đó Minh Không có bài kệ rằng:

“Kỳ lân đồ hậu mạt, Nguyệt vọng đáo trung thiên” (Kỳ lân dự liệu về hậu thế,

Mặt trăng và mặt trời gặp nhau ở giữa trời)[24]. Mọi người không ai hiểu lời nói

đó. Đến ngày 26 tháng 9 năm Canh Thân[25] nhà vua thăng hà, miếu hiệu Thần

Tông tức là hậu thân của Đạo Hạnh vậy. Ngày ông thăng hà thì nhà cũ ở chùa

Sài Sơn linh khí chấn động[26], dân làng thấy thế kinh sợ lạ lùng đem việc tâu

lên, vua nối ngôi liền sai triều quan đến tế lễ, trùng tu miếu vũ, ban phong miếu

hiệu, bốn mùa cúng tế. Hàng năm mồng 7 tháng 3 là ngày sinh nhật tiền

thân[27], có lệ phụng nghênh thánh giá đến xứ Hương Sơn quán để lạy chầu

Thánh tổ. Cũng như chùa Chiêu Thiền ở xã An Lãng huyện Từ Liêm phụng

nghênh thánh giá đến lạy chầu Thánh tổ ở Thánh am xứ Hàm Long, thôn

Thượng Đình (nếu gặp năm hạn hán thì rước thánh giá đến chầu lạy Thánh tổ

cầu đảo vô cùng linh ứng). Trai gái bốn phương cùng hân hoan dự hội, đây là lễ

hội lớn của một vùng vậy! [28]

Tác giả: Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thiên Lý

Bài đã đăng trên: Tạp chí Văn hóa Nghệ An