Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm...

106
0 | Page ĐẠI HC QUC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HC BÁCH KHOA HTĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẤP CƠ SỞ GIÁO DC Tháng 12, 2016 Theo btiêu chun HCERES

Transcript of Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm...

Page 1: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

0 | P a g e

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ SƠ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

CẤP CƠ SỞ GIÁO DỤC

Tháng 12, 2016

Theo bộ tiêu chuẩn HCERES

Page 2: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

i

CONTENTS

DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................ ii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU ............................................................................. iii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv

PART 1 ................................................................................................................. 1

MOTIVATION .................................................................................................................... 1

ORGANISATION PROFILE ............................................................................................. 5

PART 3 ............................................................................................................... 16

SELF –ASSESSMENT ...................................................................................................... 16

AREA I: Strategy and governance ................................................................................. 17

Field 1: The institution’s missions and its strategic positioning ...................................... 17

Field 2: Internal organisation and strategy implementation ............................................. 21

Field 3: The institution’s identity and communication ................................................. 26

AREA II: Research and teaching ..................................................................................... 29

Field 1: Research policy ................................................................................................... 29

Field 2: Teaching policy ................................................................................................... 36

Field 3: The link between research and teaching ............................................................. 56

AREA III: Student academic pathways ........................................................................... 58

Field 1: Academic pathways, from career guidance to employment .......................... 58

Field 2: Learning resources ............................................................................................ 61

Field 3: Learning environment....................................................................................... 64

AREA IV: External relations ............................................................................................ 67

Field 1: Partnership policy ............................................................................................. 67

Field 2: International relations ....................................................................................... 67

AREA V: Management...................................................................................................... 72

Field 1: The institution’s finances ................................................................................. 72

Field 2: The institution’s human resources ................................................................... 74

Field 3: IT System........................................................................................................... 76

Field 4: Real estate owned by the institution ................................................................ 79

AREA VI: Quality and ethics ........................................................................................... 81

Field 1: Quality and continuous improvement policy .................................................. 81

Field 2: Ethics and professional standards .................................................................... 85

PART 4 ............................................................................................................... 88

PHÂN TÍCH SWOT .......................................................................................................... 88

PART 5 ............................................................................................................... 96

APPENDIXES .................................................................................................................... 96

Page 3: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

ii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức trường Đại học Bách Khoa .................................................................. 6

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Đảm bảo chất lượng ............................................................................ 8

Hình 3: Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong ..................................................................... 8

Hình 4: Hệ thống Quản lý Tài Chính .................................................................................... 72

Hình 5: : Hệ thống quản lý nhân sự của ................................................................................ 74

Hình 6: Hệ thống Thông tin quản lý ...................................................................................... 76

Hình 7: Hệ thống Quản lý Cơ sở vật chất – Thiết bị ............................................................. 79

Hình 8. Cấu trúc tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ ............................................. 82

Hình 9. Mô hình đảm bảo chất lượng tại trường đại học Bách Khoa ................................... 82

Page 4: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

iii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1: Danh sách các CTĐT đã đánh giá và được công nhận chất lượng ............................ 7

Bảng 2: Summary of Academic Staff profile .......................................................................... 9

Bảng 3: Summary of Support Staff profile .............................................................................. 9

Bảng 4: Kinh phí hoạt động thường xuyên của trường ......................................................... 10

Bảng 5: Cơ sở vật chất của trường (*)

.................................................................................... 11

Bảng 6: Số máy chủ, máy tính của trường hiện nay (*)

.......................................................... 11

Bảng 7: Phát triển hạ tầng mạng của trường ......................................................................... 11

Bảng 8: Phát triển dịch vụ mạng của trường ......................................................................... 12

Bảng 9: Số lượng sinh viên theo ngành đào tạo (bậc đại học) .............................................. 12

Bảng 10: Danh sách các đối tác có chương trình hợp tác đào tạo ......................................... 14

Bảng 11: Danh sách các dự án hợp tác NCKH, trao đổi GV, SV, cung cấp học bổng, tài trợ…

............................................................................................................................................... 14

Bảng 12: Các thành phần trong hệ thống tổ chức trường ...................................................... 21

Bảng 13: Kinh phí đầu tư cho KHCN ................................................................................... 29

Bảng 14: Số lượng đề tài nghiệm thu .................................................................................... 29

Bảng 15: Công bố khoa học của trường ................................................................................ 30

Bảng 16: Thống kê số lượng bài báo đăng tại hội nghị quốc tế và trong nước .................... 30

Bảng 17: Thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ hằng năm ......................................... 31

Bảng 18: Thống kê số đề tài liên kết với địa phương, DN và quốc tế................................... 31

Bảng 19: Thống kê công bố của các nhóm nghiên cứu ......................................................... 32

Bảng 21: Cấu trúc khung CTĐT năm 2008 ........................................................................... 37

Bảng 22: Khối kiến thức theo cấu trúc CTĐT khung năm 2014 ........................................... 38

Bảng 23: Số lượng cán bộ quản lý của trường ......................................................................... 47

Bảng 24: Kết quả tuyển chọn sinh viên nhập học vào 16 nhóm ngành/ngành ...................... 51

Bảng 25: Thống kê tình hình việc làm và thu nhập ............................................................... 60

Bảng 26: Kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo ........................................................................ 71

Bảng 27: Kết quả hợp tác quốc tế về NCKH ........................................................................ 71

Bảng 28: Phát triển hạ tầng mạng trong các năm 2015, 2016 ................................................ 78

Bảng 29: Thống kê về việc phát triển dịch vụ mạng trong các năm 2014, 2015, 2016 ........... 78

Bảng 30: Thống kê hoạt động sở hữu trí tuệ ......................................................................... 86

Page 5: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

iv

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chú thích

1 ABET Hội đồng Kiểm định các ngành Kỹ thuật và Công nghệ (Accreditation

Board for Engineering and Technology)

2 AUN Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University

Network)

3 BCH Ban chấp hành

4 BCN Ban chủ nhiệm

5 BCS Ban cán sự

6 BGH Ban Giám hiệu

7 CBGD Cán bộ giảng dạy

8 CBVC Cán bộ viên chức

9 CDIO Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế; Implement – thực

hiện; Operate – vận hành

10 CGCN Chuyển giao công nghệ

11 CSGD Cơ sở giáo dục

12 CSV Cựu sinh viên

13 CT Chương trình

14 CTCT-SV Công tác chính trị - Sinh viên

15 CTĐT chương trình đào tạo

16 CTI Ủy ban bằng kỹ sư Pháp

17 CTTT Chương trình tiên tiến

18 ĐBCL Đảm bảo chất lượng

19 ĐHBK Đại học Bách Khoa

20 ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

21 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

22 GV Giảng viên

23 HCMUT-TBI Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp KHCN - Trường ĐHBK TP.HCM

24 HĐ Hội đồng

25 HĐKH&ĐT Hội đồng khoa học và đào tạo

26 KH&CN Khoa học và công nghệ

27 KHCN&DA Khoa học công nghệ và Dự án

28 KSTN Kỹ sư tài năng

29 KTX Ký túc xá

30 KT-XH Kinh tế - Xã hội

31 NCKH Nghiên cứu khoa học

32 PFIEV Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp

33 PTN Phòng thí nghiệm

35 QHĐN Quan hệ đối ngoại

36 SV Sinh viên

37 SVTN Sinh viên tốt nghiệp

38 TC-HC Tổ chức - Hành chính

39 TĐG Tự đánh giá

40 VLVH Vừa làm vừa học

Page 6: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

1

PART 1

MOTIVATION

1. Đặt vấn đề

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, tiền thân là Trung tâm Quốc gia

Kỹ thuật Phú Thọ (hay còn được gọi là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật) được thành lập năm

1957, bao gồm 04 trường thành viên là Cao đẳng Công Chánh, Cao đẳng Điện lực, Quốc gia

Kỹ sư Công nghệ, và Việt Nam Hàng hải [1]

.

Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ được đổi tên thành Học Viện Quốc Gia Kỹ

Thuật, gồm 06 trường thành viên [2]

. Nơi đây là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự tại

miền Nam lúc bấy giờ.

Năm 1976, trường được đổi tên thành Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM [3]

. Trường có

nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp, thăm dò khai thác tài

nguyên và bảo vệ môi trường, chủ yếu phục vụ vùng phía Nam của đất nước. Với cơ cấu tổ

chức gồm 05 khoa là Khoa Cơ khí, Khoa Xây dựng, Khoa Thủy lợi, Khoa Hóa và Khoa Điện.

Năm 1981, Trường bắt đầu đào tạo sau đại học ở bậc Tiến Sĩ.

Năm 1990, Trường mở rộng thêm bậc đào tạo cao học. Tháng 9/1990, trường tổ chức tuyển

sinh sau đại học khóa đầu tiên gồm 07 ngành với 68 học viên cao học và 06 nghiên cứu sinh.

Đến tháng 12/1992 đã có 48 thạc sĩ khóa đầu tiên tốt nghiệp.

Năm 1993, Trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ [4]

. Đây cũng là lần đầu tiên một

trường đại học tại Việt Nam áp dụng một phương thức đào tạo khác so với phương thức

tuyền thống, tiếp cận đến mô hình đào tạo của nền đại học tiên tiến. Đồng thời với việc áp

dụng hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ, thời gian đào tạo được rút ngắn từ 5 năm xuống

4.5 năm.

Năm 1995, Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM (ĐHBK) trở thành một trong 09 trường

thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) [5]

, và đổi tên là Trường Đại

học Kỹ thuật.

Năm 2001, Trường Đại Học Kỹ Thuật được mang lại tên truyền thống là Trường Đại Học

Bách Khoa [6]

.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, trường

đại học công lập, luôn khẳng định vai trò và vị trí hàng đầu trong đào tạo đội ngũ trí thức tài

giỏi về khoa học, kỹ thuật, và quản lý, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Tính đến nay, trường đã đào tạo hơn

50,000 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng cao, hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng, thiết yếu

trong các tổ chức xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cựu học viên này đang đóng

1 Sắc lệnh 213-GD ngày 29/06/1957

2 Sắc lệnh 135SL/GD ngày 15/09/1972.

3 Quyết định số 426/TTg của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 27/10/1976

4 Công văn số 5781/ĐH ngày 17/9/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quyết định số 16/CP ngày 17/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ĐHQG TP.HCM.

6 Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 12/02/2001.

Page 7: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

2

góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều đề tài

nghiên cứu của cán bộ trường được nghiên cứu thành công và được đánh giá cao, đã được

tiến hành chuyển giao công nghệ và triển khai áp dụng trong công nghiệp và nông nghiệp,

mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xã hội công nhận.

Hiện nay, trường đào tạo các bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học với quy mô xấp xỉ 26,000

học viên đang theo học tại 11 khoa và 01 trung tâm đào tạo với đa dạng các ngành nghề thuộc

các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, và quản lý.

Ý thức được vai trò và trách nhiệm, tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức (CBVC) và người học

của trường đã nỗ lực không ngừng trong việc duy trì và phát triển chất lượng đào tạo, nghiên

cứu khoa học – chuyển giao công nghệ (NCKH & CGCN), và phục vụ cộng đồng.

Tuy nhiên, với xu thế không ngừng phát triển của đất nước và sự hội nhập quốc tế, để giữ

vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của một trường đại học hàng đầu của đất nước, từ

hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn chất lượng quốc

tế thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, đổi mới chương trình đào tạo,

tham gia kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Nhằm đảm bảo chất lượng (ĐBCL) đào tạo, trường định kỳ rà soát và đổi mới chương trình

đào tạo (CTĐT), phương pháp dạy và học, đánh giá sinh viên, và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

(GV),... Năm 2009, Trường Đại học Bách Khoa là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thí

điểm mô hình đào tạo theo CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate) cho chương

trình Kỹ thuật Chế tạo thuộc Khoa Cơ Khí [7]

. Mô hình CDIO [8]

dựa trên tiếp cận giáo dục dựa

trên chuẩn đầu ra, bao gồm việc thiết kế và tổ chức, vận hành các CTĐT dựa trên 12 tiêu

chuẩn: (1) Bối cảnh, (2) Chuẩn đầu ra (learning outcome), (3) CTĐT tích hợp, (4) Nhập môn

về kỹ thuật, (5) Kinh nghiệm thiết kế - triển khai, (6) Không gian làm việc kỹ thuật, (7) Trải

nghiệm học tập tích hợp, (8) Học chủ động, (9) Nâng cao năng lực GV, (10) Nâng cao năng lực

giảng dạy của GV, (11) Đánh giá việc học tập, (12) Đánh giá chương trình.

Năm 2014, dựa trên (1) nhu cầu từ xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học và

kỹ thuật, (2) nhu cầu về việc rút ngắn thời gian đào tạo nhằm tạo lợi ích cho người học và xã

hội mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo, (3) kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thực

hiện “Đề án xây dựng mô hình đào tạo kỹ sư 4 năm và các mô hình đào tạo liên quan ở bậc

ĐH”, (5) kết quả triển khai thí điểm thành công mô hình CDIO, Trường ĐHBK quyết định áp

dụng mô hình CDIO cho tất cả các CTĐT đại học của trường để xây dựng CTĐT nhằm giúp

người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng [9]

.

Theo mô hình này, thời gian đào tạo thay đổi từ 4.5 năm sang 4 năm.

Về đánh giá và kiểm định chất lượng, tính đến tháng 12/2016, trường đã có 22 chương trình

đào tạo (CTĐT) được đánh giá và công nhận đạt chuẩn chất lượng bởi các tổ chức uy tín của

khu vực và thế giới, bao gồm: 02 CTĐT đạt chuẩn ABET (02 CTĐT đầu tiên và duy nhất tại

Việt Nam đạt chuẩn này), 07 CTĐT đạt chuẩn CTI, 11 CTĐT đạt chuẩn AUN-QA, v.v.

Bên cạnh việc ĐBCL các CTĐT, cần thiết phải đánh giá chất lượng toàn diện tất cả các hoạt

động của trường; từ đó xác định được các điểm mạnh và các điểm tồn tại, nhằm đưa ra các

7 Quyết định số 919/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 14/08/2009.

8 http://www.cdio.org/implementing-cdio/standards/12-cdio-standards

9 Quyết định số 2441/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 18/9/2013

Page 8: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

3

chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể. Năm 2014, trường đã tiến hành tự đánh giá chất

lượng cấp cơ sở giáo dục (CSGD) theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(GD&ĐT). Kết quả tự đánh giá cho thấy trường đáp ứng 100% theo yêu cầu của 10 tiêu

chuẩn, 61 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn nói trên. Năm 2015, ĐHQG TP.HCM thành lập Đoàn

đánh giá ngoài bao gồm các thành viên là các Kiểm định viên, Trưởng đoàn là Giám đốc

Trung tâm Kiểm định chất lượng của ĐHQG TP.HCM và các thành viên là các chuyên gia về

giáo dục để đánh giá chất lượng Trường Đại học Bách Khoa, kết quả đánh giá cho thấy

trường đáp ứng 100% theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Để thực sự hội nhập chất lượng thế giới, bước tiếp theo, trường quyết định tự đánh giá và

kiểm định chất lượng cấp CSGD theo các bộ tiêu chuẩn uy tín của khu vực và thế giới. Sau

chuyến công tác và làm việc với CTI và HCERES tại Pháp vào tháng 2/2016, Trường ĐHBK

TP.HCM và 03 trường đại học khác bao gồm Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách

Khoa Đà Nẵng, và Đại học Xây dựng quyết định đăng ký với HCERES đánh giá và kiểm

định chất lượng cấp CSGD. Đây là các trường đại học đầu tiên của Việt Nam đăng ký đánh

giá và kiểm định chất lượng cấp CSGD theo bộ tiêu chuẩn quốc tế.

Song song trong thời gian đó, Trường ĐHBK TP.HCM là đơn vị duy nhất, hội đủ yêu cầu

của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN), có

thể đại diện ĐHQG-HCM đánh giá chính thức theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cấp CSGD của

AUN. Trường ĐHBK TP.HCM là 01 trong 06 trường đầu tiên của khu vực đánh giá theo bộ

tiêu chuẩn này. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với nhà trường, tuy nhiên để có

các đánh giá đa chiều, trên nhiều quan điểm, trường quyết định tham gia đánh giá theo cả 02

bộ tiêu chuẩn HCERES và AUN-QA cấp CSGD.

Mục đích chính của việc thực hiện tự đánh giá là rà soát toàn bộ các hoạt động một cách hệ

thống và toàn diện. Sau khi hoàn thành quá trình tự đánh giá, trường mong muốn mời các

chuyên gia từ 02 tổ chức trên đến đánh giá, bởi các nhận xét, góp ý từ các chuyên gia sẽ giúp

trường có những cái nhìn khách quan hơn để từ đó liên tục đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Thêm vào đó, việc được công nhận đạt kiểm định từ các tổ chức uy tín còn giúp trường thể

hiện rõ cam kết về chất lượng đối với các bên liên quan.

2. Tổ chức tự đánh giá

Việc triển khai tự đánh giá (TĐG) năm 2016 theo 02 bộ tiêu chuẩn HCERES và AUN-QA

được tiến hành dựa trên nền tảng kế thừa kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài CSGD đã

thực hiện năm 2014 và 2015. Tương tự như các lần tự đánh giá trước đây, hoạt động TĐG

chất lượng cấp CSGD năm 2016 đã có sự tham gia của đầy đủ của Ban Giám hiệu (BGH),

lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm, đại diện GV, và chuyên viên uy tín. Kế hoạch tự

đánh giá được thông qua bởi Hội đồng TĐG và được phê duyệt bởi Hiệu trưởng. Có thể tóm

tắt quá trình TĐG theo các mốc thời gian chính như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị (tháng 5 – 8/2016)

Trong giai đoạn này, trường chuẩn bị và cung cấp các thông tin tổng quan về trường theo yêu

cầu. Bên cạnh đó, trường đã tổ chức buổi họp giữa lãnh đạo trường và Hội đồng tư vấn để

thảo luận về các hoạt động TĐG chất lượng cấp trường theo các bộ tiêu chuẩn HCERES và

AUN-QA.

Giai đoạn 2: Khảo sát sơ bộ (tháng 10/2016)

Page 9: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

4

Đón tiếp Đoàn khảo sát của tổ chức HCERES, tìm hiểu sâu bộ tiêu chuẩn và thống nhất về các

mốc thời gian quan trọng cho quá trình tự đánh giá, đánh giá ngoài, và kiểm định chất lượng.

Giai đoạn 3: Tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá (10/2016 – 01/2017)

Trong giai đoạn tự đánh giá, để triển khai đồng thời việc TĐG theo 02 bộ tiêu chuẩn, trường

đã quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, Tổ điều hành, và Tổ triển khai. Hội đồng Tự

đánh giá bao gồm Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là các Phó Hiệu trưởng,

lãnh đạo các phòng ban, khoa, trung tâm; có nhiệm vụ: cung cấp thông tin, phản biện, góp ý

báo cáo TĐG theo tiêu chuẩn phụ trách và thông qua kế hoạch TĐG, nội dung báo cáo TĐG

và các kế hoạch cải tiến chất lượng. Để hỗ trợ cho Hội đồng tự đánh giá, Tổ điều hành bao

gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm triển khai hoạt động TĐG được thành lập để xây

dựng các kế hoạch chi tiết, tập huấn, tư vấn, theo dõi, giám sát quá trình TĐG của các tổ triển

khai. Bảy tổ triển khai bao gồm tổ trưởng là các thành viên của Hội đồng tự đánh giá và đại

diện các GV, chuyên viên uy tín của các khoa, phòng, ban. Các tổ triển khai có nhiệm vụ

thực hiện tự đánh giá các hoạt động của trường. Từ tháng 10 đến tháng 12/2016, đã có hơn 20

buổi làm việc theo từng tổ và Hội đồng TĐG đã được diễn ra; trong đó các tổ thực hiện thu

thập thông tin, minh chứng, tự đánh giá các mảng hoạt động, phân tích điểm mạnh, điểm cần

cải tiến, và viết báo cáo kết quả tự đánh giá sơ bộ.

Trong quá trình thực hiện tự đánh giá, các tổ triển khai gởi các kết quả đánh giá và hồ sơ

minh chứng về cho tổ điều hành và BGH để góp ý, tư vấn, bổ sung, và hiệu chỉnh trước khi

được trình bày trong phiên họp Hội đồng tự đánh giá tổng thể. Cuối tháng 12/2016, toàn bộ

HĐTĐG, tổ điều hành, và các tổ triển khai đã họp lại trong phiên họp đánh giá tổng thể chất

lượng trường. Tại buổi làm việc này, các tổ triển khai báo cáo kết quả tự đánh giá trước Hội

đồng tự đánh giá nhằm mục đích chia sẻ, thảo luận các kết quả tự đánh giá, thống nhất các

điểm mạnh, điểm yếu để đề ra các kế hoạch khắc phục.

3. Cấu trúc hồ sơ tự đánh giá

Trên cơ sở của quá trình tự đánh giá, hồ sơ tự đánh giá được xây dựng theo đúng các đề mục

yêu cầu của HCERES, bao gồm 05 phần chính. Phần 1, mô tả sơ lược các cột mốc lịch sử

chính và động cơ của việc triển khai hoạt động tự đánh giá chất lượng cấp CSGD; Phần 2,

trình bày các dữ liệu chính liên quan đến trường; Phần 3 trình bày kết quả tự đánh giá theo

tiêu chuẩn HCERES; Phần 4 trình bày các phân tích SWOT. Để bổ trợ cho hồ sơ, các phụ lục

được chọn lọc và đưa vào trong Phần 05.

Page 10: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

5

PART 2

ORGANISATION PROFILE

Page 11: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

6

Institution profile

Trường: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia

TP.HCM

Component, faculty or

department concerned:

11 khoa (63 bộ môn) và 03 trung tâm đào tạo,

16 phòng, ban chức năng.

09 trung tâm NCKH & CGCN

Năm thành lập: 1957

Legal status: Trường đại học công lập

Địa chỉ: Cơ sở: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP.HCM.

Cơ sở: Dĩ An – Khu Đô thị ĐHQG TP.HCM.

Sơ đồ tổ chức:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức trường Đại học Bách Khoa

Institution rector

Họ và Tên GS. TS. Vũ Đình Thành

Professional and grade Giáo sư, Tiến sĩ Hệ thống Điện tử và Truyền thông

Main subject taught: Kỹ Thuật Logic Nhanh, Mạch Siêu Cao Tần Và Tích Hợp, …

Telephone: +84 (8) 3864 7256

Email: [email protected]

Results of previous evaluations/accreditations

o Cấp cơ sở giáo dục: Đáp ứng 100% yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục &

Đào tạo theo kết quả đánh giá ngoài của ĐHQG-HCM (năm 2015).

Page 12: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

7

o Cấp chương trình đào tạo:

Bảng 1: Danh sách các CTĐT đã đánh giá và được công nhận chất lượng

bởi các tổ chức quốc tế

Tổ chức kiểm định Chương trình Giai đoạn

chứng nhận

ABET Khoa học máy tính 2014 - 2019

Kỹ thuật máy tính 2014 - 2019

AUN

Điện tử - Viễn thông 2010 - 2014

Kỹ thuật Chế tạo 2012 - 2016

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp 2013 - 2017

Kỹ thuật Hóa học 2013 - 2017

Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa 2014 - 2018

Quản lý Công nghiệp 2014 - 2018

Cơ kỹ thuật 2015 - 2019

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp 2015 - 2019

Kỹ thuật Điện-Điện tử (chương trình tiên tiến) 2015 - 2019

Kỹ thuật Điện-Điện tử 2016 - 2020

Kỹ thuật Môi trường 2016 - 2020

CTI

Cơ Điện tử

2016 – 2022

Kỹ thuật Hàng không

Vật liệu tiên tiến

Polime-Composite

Viễn thông

Hệ thống Năng lượng

Xây dựng dân dụng và Hiệu quả năng lượng

FIBAA Chương trình EMBA-MCI

(Quản lý Công nghiệp)

ACPSB / AMBA /

IACBE

Chương trình MSM

(Quản lý Công nghiệp)

o Hệ thống quản lý: Được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 bởi tổ

chức BSI (British Standards Institution).

Page 13: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

8

Quality system

Cơ cấu tổ chức về đảm bảo chất lượng được mô tả như trong hình sau:

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Đảm bảo chất lượng

Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong:

Hình 3: Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong

Page 14: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

9

Bảng 2: Summary of Academic Staff profile

Academic and

Research Staff

Category

2012 2013 2014 2015 2016

Head-

counts

%

PhD

Head-

counts

%

PhD

Head-

counts

%

PhD

Head-

counts

%

PhD

Head-

counts

%

PhD

Academic Staff 937 36% 906 39% 863 43% 813 48% 778 50%

Professors 6 100% 8 100% 7 100% 9 100% 11 100%

Associate

Professors 74 100% 88 100% 83 100% 102 100% 109 100%

Lecturers 857 30% 810 31% 773 37% 702 40% 658 41%

Research Staff 103 4% 113 3% 103 2% 118 3% 111 3%

TOTAL 1,040 33% 1,019 35% 966 39% 931 42% 889 50%

Bảng 3: Summary of Support Staff profile

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 396 371 385 373 375

Trong đo,

TS 2 2 1 0 0

Ths 22 24 36 49 52

ĐH 209 200 202 208 214

Khác 163 145 146 116 109

Page 15: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

10

Bảng 4: Kinh phí hoạt động thường xuyên của trường

TT

Kinh phí hoạt động

thường xuyên Toàn trường ĐHBK

(*)

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng

I PHẦN THU 427.409 100,00% 386.223 100,00% 344.279 100,00% 342.674 100,00%

A Kinh phí NSNN cấp 59.986 14,03% 57.700 14,94% 57.700 16,76% 53.600 15,64%

B Các nguồn thu 367.423 85,97% 328.523 85,06% 286.579 83,24% 289.074 84,36%

1 Thu học phí 226.615 53,02% 221.613 57,38% 185.592 53,91% 179.990 52,53%

2 Thu lệ phí 2.461 0,58% 2.204 0,57% 2.838 0,82% 2.830 0,83%

3 Lưu trú phí KTX - 0,00% 3.800 0,98% 5.467 1,59% 8.025 2,34%

4 Thu sự nghiệp 138.347 32,37% 100.906 26,13% 92.682 26,92% 98.229 28,67%

II PHẦN CHI 416.505 100,00% 387.475 100,00% 380.276 100,00% 364.776 100,00%

A

Chi nộp, hoàn trả

kinh phí giảm

nguồn thu

21.966 5,27% 15.387 3,97% 13.395 3,52% 11.541 3,16%

B Chi hoạt động đào

tạo thường xuyên 320.337 76,91% 359.962 92,90% 356.072 93,64% 340.514 93,35%

1 Chi cho người lao

động 239.365 57,47% 276.034 71,24% 277.728 73,03% 245.981 67,43%

2 Chi quản lý hành

chính 22.742 5,46% 18.195 4,70% 18.452 4,85% 14.082 3,86%

3 Chi hoạt động nghiệp

vụ chuyên môn 31.863 7,65% 31.374 8,10% 34.287 9,02% 43.396 11,90%

4

Chi xây dựng, cải tạo

CSVC, mua sắm

TSCĐ

5.077 1,22% 13.149 3,39% 9.456 2,49% 18.883 5,18%

5

Chi khác (bao gồm

chi học bổng sinh

viên)

21.290 5,11% 21.210 5,47% 16.149 4,25% 18.172 4,98%

C Các khoản trích

quỹ 74.202 17,82% 12.126 3,13% 10.809 2,84% 12.721 3,49%

CHÊNH LỆCH

THU CHI (I – II) 10.904

(1.252)

(35.997)

(22.102)

(*) Năm 2016 đang thực hiện.

Page 16: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

11

Bảng 5: Cơ sở vật chất của trường (*)

Khu vực Đơn vị

tính

Cơ sở 268 Lý

Thường Kiệt

Cơ sở

Dĩ An Tổng cộng

Diện tích đất m2 140.000 272.300 412.300

Diện tích sàn xây dựng m2 94.900 63.400 158.300

Trong đó,

Khu vực phòng làm việc m2 9.900 7.900 17.800

Lớp học, giảng đường m2 18.400 10.000 28.400

Phòng thí nghiệm m2 20.700 10.100 30.800

Thư viện m2 1.100 1.500 2.600

Khu vui chơi, giải trí m2 5.900 7.100 13.000

Diện tích khác m2 38.900 26.800 65.700

(*) Cập nhật năm 2016

Bảng 6: Số máy chủ, máy tính của trường hiện nay (*)

STT Mục đích sử dụng Số lượng

1 Máy chủ 20

2 Máy tính tại các phòng máy tính 2.278

3 Máy tính phục vụ phòng học 630

4 Máy tính phục vụ khối văn phòng 696

(*) Cập nhật năm 2016

Bảng 7: Phát triển hạ tầng mạng của trường

Nội dung Năm 2015 Năm 2016

Internet tại cơ

sở Lý Thường

Kiệt

10 đường FTTH Edu

01 đường Leased line 200 Mbps

01 đường ĐHQG Tp.HCM

450Mbps trong nước, 15Mbps quốc

tế

22 đường FTTH Edu

01 đường Leased line 200 Mbps

01 đường truyền ĐHQG Tp.HCM

600Mbps trong nước, 25Mbps quốc tế

Internet tại cơ

sở Dĩ An

04 đường FTTH

Không có hệ thống cân bằng tải

15 đường FTTH Edu

01 đường truyền ĐHQG Tp.HCM

400Mbps trong nước, 20Mbps quốc tế

Hạ tầng mạng

Wifi tại cơ sở

Lý Thường

Kiệt

24 điểm phát sóng wifi (22 điểm

phát ở các khu vực sinh viên tự học,

02 điểm phát ở hội trường A4, B4)

Chưa có hệ thống S-Wifi miễn phí

33 điểm phát sóng wifi (25 điểm phát ở

các khu vực sinh viên tự học, 08 điểm

phát ở hội trường A4, B4, A5, B6).

06 điểm phát sóng thuộc hệ thống S-

Wifi miễn phí.

Hạ tầng mạng

Wifi tại cơ sở

Dĩ An

Hệ thống wifi của trường không hoạt

động vì quá cũ

10 điểm phát sóng thuộc hệ thống S-

Wifi miễn phí tại H1, H2

28 điểm phát sóng wifi (10 điểm phát

tại H1, H2 và 18 điểm phát tại H6)

15 điểm phát sóng thuộc hệ thống S-

Wifi miễn phí

Page 17: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

12

Bảng 8: Phát triển dịch vụ mạng của trường

Dịch vụ mạng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tài khoản e-mail sinh viên 41.346 45.286 56.175

Tài khoản e-mail cán bộ 1.320 1.682 1841

Tài khoản cán bộ thỉnh giảng 0 326 330

Website hosting 93 130 143

Bảng 9: Số lượng sinh viên theo ngành đào tạo (bậc đại học)

STT Ngành đào tạo

Năm học 2016 - 2017

Tổng số SV Trong đo, nữ

19225 3350

Chương trình đại học chính quy

1* Nhom ngành Máy tính và công nghệ thông tin 205 14

2* Nhom ngành Điện - Điện tử 980 28

3* Nhom ngành Cơ khí - Cơ điện tử 358 6

4* Nhom ngành Dệt May 49 40

5* Nhóm ngành Hóa-Thực phẩm-Sinh học 362 193

6* Nhom ngành Xây dựng 338 14

7* Nhom ngành Địa chất-Dầu khí 73 11

8* Nhom ngành Môi trường 43 29

9* Nhóm ngành Giao thông 91 1

10* Nhom ngành Vật lý - Cơ kỹ thuật 115 28

11 Cảng-Công trình biển 244 10

12 Cấp thoát nước 82 4

13 Cầu đường 541 12

14 Cơ điện tử 476 2

15 Cơ kỹ thuật 238 27

16 Công nghệ kỹ thuật Ô tô 370 6

17 Công nghệ May 81 72

18 Công nghệ Sinh học 242 132

19 Công nghệ Thực phẩm 324 217

20 Công nghệ vật liệu 901 258

21 Địa chất Dầu khí 279 29

22 Địa chất khoáng sản 273 18

23 Hệ thống điện 549 10

24 Khoa học Máy tính 924 51

25 Kiến trúc 280 94

26 Kỹ thuật Chế tạo 1123 6

27 Kỹ thuật Dệt may 228 193

28 Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông 804 15

29 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 506 11

Page 18: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

13

30 Kỹ thuật Hàng không 163 10

31 Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp 455 152

32 Kỹ thuật Hóa học 1118 431

33 Kỹ thuật Máy tính 294 10

34 Kỹ thuật Môi trường 407 174

35 Kỹ thuật Nhiệt lạnh 339 4

36 Kỹ thuật Tàu thủy 157 1

37 Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ 303 50

38 Quản lý Công nghiệp 686 409

39 Quản lý và Công nghệ Môi trường 229 130

40 Thủy lợi-Thủy điện 58 3

41 Vật liệu xây dựng 375 43

42 Vật lý kỹ thuật 369 116

43 Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 1071 22

Chương trình chất lượng cao

1 Khoa học máy tính 105 9

2 Kỹ thuật máy tính 61 2

3 Kỹ thuật Cơ khí 62

4 Kỹ thuật Cơ điện tử 78

5 Kỹ thuật Hóa học 100 52

6 Kỹ thuật Công trình XD 75 3

7 Công nghệ Kỹ thuật vật liệu XD 4

8 Công nghệ thực phẩm 19 11

9 Kỹ thuật Dầu khí 74 7

10 Quản lý công nghiệp 106 47

11 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 52 27

12 Kỹ thuật Môi trường 22 13

13 Công nghệ kỹ thuật Ô tô 24

14 Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông 10

Chương trình liên kết quốc tế

1 Nhóm ngành Máy tính và công nghệ thông tin 7

2 Cử nhân Công nghệ thông tin 14 3

3 KS Điện - Điện tử 38

4 Kỹ thuật Cơ điện tử 38 1

5 Kỹ thuật Hóa học,chuyên ngành KTHH 63 34

6 Kỹ thuật Hóa học,chuyên ngành kỹ thuật hóa dược 24 10

7 Kỹ sư Xây dựng 31 1

8 Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí 12 2

9 Cử nhân Quản trị Kinh doanh 30 14

10 Kỹ thuật Điện - Điện tử (CTTT) 518 7

11 Chương trình PFIEV 555 21

(*) Sinh viên năm 1, 2 chưa phân ngành.

Page 19: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

14

Bảng 10: Danh sách các đối tác có chương trình hợp tác đào tạo

Tên trường đối tác Tên trường đối tác

Mỹ Úc

1 ĐH Illinois tại Urbana Champaign (UIUC) 1 ĐH Adelaide

2 ĐH Illinois tại Springfield (UIS) 2 ĐH Queensland (UQ)

3 ĐH Rutgers 3 ĐH Macquarie

4 ĐH Catholic/ ĐH Công giáo Hoa Kỳ 4 ĐH Griffith

5 ĐH Massachusetts, Boston (UMB) 5 ĐH Công nghệ Sydney (UTS)

Châu Á

1 ĐH Kỹ thuật Nagaoka (NUT)

2 ĐH Kanazawa

Source: OISP Website: http://oisp.hcmut.edu.vn/en/admission.html#

Bảng 11: Danh sách các dự án hợp tác NCKH, trao đổi GV và SV,

cung cấp học bổng, tài trợ…

TT Tên đối tác

Loại hình Các hoạt động

Trường

đại học

Doanh

nghiệp

Dự

án

Đào

tạo

NCKH Trao đổi

GV, SV

Tài trợ,

học bổng

1 ASEAN University

Network/ Southeast

Asia Engineering

Education Network

(AUN/SEED-Net)

x x x x x

2 Greater Mekong Sub-

region Academic and

Research Network

(GMSARN)

x x x

3 Southeast Asian

Technical Universities

Consortium

(SEATUC)

x x

4 Higher Engineering

Education Alliance

Programs (HEEAP),

USA

x x x x

5 Erasmus Mundus

Program (AREAS &

AREAS+, TACTIC,

ECO-RED)

x x x x

6 RESCIF- Reseau

d'Excellence des

Sciences de

l'lngenieurde

IaFrancophonie

x x

Page 20: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

15

7 Hiệp hội các Trường

Đại học tại các Thành

phố Cảng (PUL)

x x x x x

8 Dự án NORPART (Na

Uy và quốc tế) x x x

9 Tập đoàn JFE x x

10 Công ty Bosch x x

11 IFS (International

Foundation for

Science)

x x

12 KIST (Korea Institute

of Science and

Technology)

x x x x

13 APT (Asia-Pacific

Tele-community) x x x

14 IERC

(International

Environment Research

Center)

x x x

15 ONRG (Office of

Naval Research

Global)

x x x

Page 21: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

16

PART 3

SELF –ASSESSMENT

Page 22: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

17

AREA I: Strategy and governance

Field 1: The institution’s missions and its strategic positioning

Dựa trên chức năng, nhiệm vụ, bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP.HCM,

khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, và cả nước, các nguồn lực và định hướng phát triển

của mình, trường xác định sứ mạng, tầm nhìn và kế hoạch chiến lược (KHCL) phù hợp với

từng giai đoạn phát triển theo định kỳ 05 năm 01 lần. Trong KHCL, các mục tiêu được xác

định phù hợp với các quy định trong Luật giáo dục và sứ mạng, và tầm nhìn của trường.

Standard 1: The institution’s missions are clearly defined, understood and shared

internally

Trong giai đoạn 2011 – 2015, sứ mạng và tầm nhìn của trường ĐHBK được xác định:

Sứ mạng

“Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt

Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ

hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước”.

Tầm nhìn

Trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng nghiên cứu,

ngang tầm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á trong:

− Môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu

− Chương trình và chất lượng đào tạo.

− Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2030, sứ mạng và tầm nhìn của trường được

rà soát và phát biểu:

Sứ mạng

Trường Đại học Bách Khoa là trường đại học tự chủ có sứ mệnh:

đào tạo đội ngũ trí thức có năng lực lãnh đạo;

sáng tạo tri thức mới thông qua nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

thực hiện trách nhiệm xã hội và phục vụ cộng đồng.

Tầm nhìn

Trở thành trường đại học sáng tạo, tiên phong, và chủ động hội nhập quốc tế.

Sứ mạng và tầm nhìn được phát biểu rõ ràng, cụ thể trong Chiến lược phát triển của trường

trong từng giai đoạn tương ứng; Chiến lược phát triển này sẽ được Giám đốc ĐHQG-

TP.HCM phê duyệt trước khi ban hành chính thức [10]

. Sứ mạng và tầm nhìn được công bố

rộng rãi trên website của trường [11]

, văn bản kế hoạch chiến lược phát triển trường [12]

và trên

các bảng thông tin về tầm nhìn và sứ mạng được treo tại các đơn vị, và trên các bảng truyền

thông điện tử [13]

.

Standard 2: The institution has positioned itself according to the local and international

context in which it operates

10

QĐ số 163/QĐ-ĐHQG-KHTC ngày 15/3/2012 v/v phê duyệt kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2011- 2015) 11

Website trường: http://www.hcmut.edu.vn/vi/welcome/tieudiem/222 12

Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015 13

Bản in Tầm nhìn-Sứ mạng trường

Page 23: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

18

Trường ĐHBK là một trong những trường đại học công lập hàng đầu Việt Nam về khoa học,

kỹ thuật, và công nghệ; là thành viên nòng cốt của ĐHQG-HCM. Trường Đại học Bách Khoa

hướng tới các giá trị cơ bản để đáp ứng sứ mạng của nhà trường:

Năng lực và tâm huyết của đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên

Môi trường sáng tạo và đổi mới

Chất lượng xuất sắc

Trách nhiệm xã hội cao

Các nhiệm vụ chính của trường là đào tạo đội ngũ trí thức có năng lực lãnh đạo ở đa dạng

ngành nghề theo các bậc từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học,

kỹ thuật, công nghệ, và quản lý. Đối với bậc đại học, trường cung cấp nhiều hệ đào tạo như

kỹ sư/cử nhân tài năng, chất lượng cao, liên kết quốc tế, chính quy, và không chính quy ...

nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu học tập của xã hội.

Trường ĐHBK luôn đi tiên phong trong hoạt động NCKH & CGCN. Nhiều đề tài nghiên cứu

của cán bộ trường được đánh giá cao về mặt khoa học và công nghệ, nhiều đề tài lớn, gắn với

các vấn đề cấp bách của xã hội đã được nghiên cứu thành công, tiến hành chuyển giao công

nghệ và triển khai áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xã hội công nhận.

Bên cạnh đó, trường còn tích cực trong các hoạt động phục vụ cộng đồng như:

Tham gia các hội đồng khoa học của chính phủ, địa phương

Đóng góp các ý kiến chuyên môn cho các vấn đề của xã hội, cộng đồng

Tham gia các hiệp hội nghề nghiệp chuyên môn

Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn

Tổ chức cho sinh viên (SV) thực hiện các hoạt động hàng năm:

o Mùa hè xanh: Làm đường, xây cầu, dạy cho trẻ em ở các vùng sâu vùng xa.

o Xuân tình nguyện: thăm hỏi và tặng quà cho SV nghèo và có hoàn cảnh khó khăn; thăm

hỏi và tặng quà cho các anh bộ đội, người lang thang và cơ nhỡ; tặng quà tại các nhà

mở, bệnh viện, các vùng sâu vùng xa, các xã nghèo; tham gia tìm hiểu văn hóa của các

nước…và nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

o Tiếp sức mùa thi: hướng dẫn thí sinh tham dự trong các kỳ thi tuyển sinh đại học.

o Hiến máu nhân đạo: đây là hoạt động thường niên do Hội Sinh viên kết hợp với Trung

tâm Truyền máu huyết học - Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức, vừa tôn vinh truyền thống

tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc, vừa thể hiện bầu nhiệt huyết, sẵn lòng sẻ chia

của SV trường ĐHBK đối với cộng đồng.

Tại Việt Nam, trường ĐHBK TP.HCM là trường có nhiều CTĐT đạt chất lượng, được công

nhận bởi các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới (Xem Bảng 1). Theo thống kê từ Bộ

GD&ĐT, tính đến tháng 10/2016, cả nước có khoảng 65 CTĐT được đánh giá và công nhận

bởi các tổ chức kiểm định uy tín quốc tế, trong đó, trường ĐHBK TP.HCM chiếm hơn 33%

(với 22 CTĐT được công nhận).

Standard 3: The institution has developed a strategy corresponding to its missions and

environment

Tại trường ĐHBK, cứ mỗi 05 năm, trường định kỳ xây dựng KHCL phát triển. Trong đó,

định hướng chiến lược và các chiến lược cho mỗi giai đoạn sẽ được xây dựng dựa trên:

Page 24: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

19

- Những nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng, và ĐHQG TP.HCM.

- Kế hoạch chiến lược của ĐHQG TP.HCM.

- Nghị quyết của thường vụ Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ trường ĐHBK.

- Kết quả rà soát, đánh giá tình hình triển khai chiến lược phát triển giai đoạn trước đó

của trường ĐHBK.

- Kết quả đánh giá môi trường bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và thách thức

- Kết quả đánh giá môi trường bên trong nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu

của trường.

Quá trình xây dựng được tiến hành một cách dân chủ, có cơ sở khoa học, được thảo luận qua

nhiều cuộc họp với sự tham gia của BGH, đại diện các khoa, phòng, ban, đoàn thể trong

trường, và các cố vấn ngoài trường, bao gồm những giai đoạn chính sau đây [14]

:

Giai đoạn 1: (1) Thành lập Ban soạn thảo chiến lược trường. Trong đó, Trưởng ban là

một thành viên của BGH, các ủy viên là các Trưởng khoa, phòng, ban quan

trọng của trường.

(2) Phổ biến kế hoạch triển khai và thu thập các thông tin về định hướng

phát triển, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các khoa, trung

tâm, phòng, ban.

Giai đoạn 2: Xác định Sứ mạng và Tầm nhìn, Cơ hội và Thách thức, Điểm mạnh và

Điểm yếu, các Định hướng Chiến lược Phát triển (dựa trên các cơ sở trì

Giai đoạn 3: Xây dựng các Mục tiêu và Giải pháp cụ thể.

Giai đoạn 4: (1) Gởi bản dự thảo đến lãnh đạo các khoa, trung tâm, phòng, ban, đoàn

thể trong Trường, và các cố vấn đóng góp ý kiến;

(2) Tổ chức các hội thảo, họp nhóm chuyên gia thảo luận các nội dung

chiến lược và lấy ý kiến phản biện.rìn bày dự thảo trước Hội đrường

(3) Hoàn thiện bản dự thảo trình ĐHQG-TP.HCM.

Giai đoạn 5: Trình xin ý kiến và phê duyệt bởi Giám đốc ĐHQG-TP.HCM

Giai đoạn 6: Ban hành kế hoạch chiến lược.

Cụ thể, chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011 – 2015 được bắt đầu xây dựng từ tháng

9/2010, với việc rà soát và đánh giá tình hình thực hiện giữa kỳ kế hoạch chiến lược giai đoạn

2008-2012 [15]

.

Ngày 8/9/2010, Ban Soạn thảo chiến lược phát triển (STCL) trường được thành lập theo quyết

định số 2493/QĐ-ĐHBK gồm có 08 thành viên, trong đó, Trưởng ban là 01 Phó hiệu trưởng

nhà trường, các ủy viên là các thầy/cô quản lý từ các phòng ban, khoa có nhiều kinh nghiệm

trong việc xây dựng chiến lược và công tác quản lý theo các lĩnh vực: đào tạo và NCKH.

Tháng 9 – 11/2010, Ban STCL tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu, thực hiện phân tích, đánh

giá môi trường bên trong, bên ngoài thông qua các hội thảo, tọa đàm và khảo sát ý kiến các

bên liên quan:

- Thu thập thông tin, dữ liệu về các hoạt động của trường: đào tạo, NCKH, CSVC, tài

chính, thư viện,…

- Khảo sát sự hài lòng trong công việc của CBVC, SV, với hơn 500 mẫu thu được

- Tổ chức “Hội nghị thường niên Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách Khoa và Tọa đàm: Vai trò

của Cựu sinh viên trong chiến lược phát triển trường ĐHBK”

14

Quy trình xây dựng chiến lược phát triển trường. 15

Hồ sơ xây dựng chiến lược trường giai đoạn 2011-2015.

Page 25: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

20

- Khảo sát ý kiến doanh nghiệp (DN) về đánh giá năng lực của SV thực tập tốt nghiệp và

SVTN với 151 mẫu thu được

- Khảo sát ý kiến cựu sinh viên (sử dụng kết quả khảo sát được thực hiện hằng năm)

- Tọa đàm với lãnh đạo trường qua các thời kỳ

- Đối sánh (benchmark) với một số trường trong và ngoài nước: ĐHBK Hà Nội, ĐHQT,

ĐHSPKT TP.HCM, ĐHCN, ĐHKT, NUS (Đại học Quốc gia Singapore), Đại học

Indonesia, Đại học Malaya.

Tháng 12/2010 – tháng 05/2011: Tổ STCL tiến hành đánh giá môi trường bên trong, bên

ngoài, phân tích SWOT dựa trên các thông tin thu thập được và đề xuất tầm nhìn, sứ mạng và

các nhóm chiến lược chính. Sau đó, Tổ STCL lấy ý kiến và thảo luận cùng với Ban Giám

hiệu, các phòng ban, khoa, trung tâm về các đề xuất và đưa ra dự thảo chiến lược phát triển

trường giai đoạn 2011-2015 (lần 1). Để hoàn thiện chiến lược, Tổ STCL tiếp tục điều chỉnh

dự thảo chiến lược lần 2, mời chuyên gia phản biện và điều chỉnh dự thảo chiến lược lần cuối

để trình Hội đồng Tư vấn trường thông qua.

Tháng 6/2011 – tháng 10/2011, Trường gởi Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015

và định hướng đến 2020 cho ĐHQG TP.HCM xem xét. Sau đó, Trường tiếp tục điều chỉnh

nội dung Chiến lược theo ý kiến góp ý của ĐHQG TP.HCM.

Tháng 11/2011, trường hoàn thiện Chiến lược và gởi ĐHQG TP.HCM phê duyệt.

Các chiến lược của giai đoạn 2011 – 2015 bao gồm:

(1) Chiến lược 1: Quản trị đại học

(2) Chiến lược 2: Đào tạo

(3) Chiến lược 3: Nghiên cứu khoa học – Chuyển giao công nghệ

(4) Chiến lược 4: Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, thương hiệu).

Tháng 12/2011, căn cứ vào chiến lược phát triển trường, các khoa, trung tâm tiến hành xây

dựng chiến lược phát triển của đơn vị.

Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường giai đoạn 2016 – 2020, định hướng

đến 2030 được bắt đầu từ tháng 10/2014, với Ban Soạn thảo chiến lược bao gồm 09 thành

viên được thành lập, trong đó tổ trưởng là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác phát triển và

ĐBCL và các uỷ viên là trưởng các đơn vị quan trọng trong trường. Ban soạn thảo đã thực

hiện các công việc thu thập thông tin, dữ liệu, thực hiện phân tích, đánh giá môi trường bên

trong, bên ngoài, và tổ chức các buổi hội thảo và lấy ý kiến … theo trình tự mô tả của các giai

đoạn như trên và hoàn thành bản dự thảo gởi cho ĐHQG-HCM vào tháng 3 năm 2015.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2014 – tháng 5/2016, trường đã thực hiện các hoạt động tự

đánh chất lượng cấp CSGD theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Tháng 7/2015, trường đã

đánh giá rà soát tình hình thực hiện chiến lược giai đoạn 2011 – 2015. Đây là các cơ sở quan

trọng trong việc hoàn thiện chiến lược giai đoạn tiếp theo của trường [16]

.

Đến tháng 8 năm 2016, để hoàn thiện chiến lược, trường tiến hành lấy ý kiến Hội đồng tư vấn

trường (Hội đồng có 33 thành viên bao gồm Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường, các Phó

Hiệu trưởng, lãnh đạo các khoa, phòng, ban, đại diện các GV uy tín, đại diện các tổ chức

chính trị - xã hội trong trường và một số thành viên là các chuyên gia bên ngoài trường) về

các chiến lược.

16

Hồ sơ xây dựng chiến lược trường giai đoạn 2016-2020.

Page 26: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

21

Tiếp theo, trong tháng 10/2016 trường đã tổ chức 2 đợt hội thảo lấy ý kiến về chiến lược với

hơn 100 đại diện tham gia gồm các GV là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đại diện các độ tuổi,

giới tính, có chuyên môn sâu, khả năng quản lý được công nhận bởi trường và các đồng

nghiệp, và đại diện lãnh đạo các đơn vị và đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm,….

Tháng 11/2016, một đợt làm việc tập trung cao độ với các chuyên gia đã được tổ chức để

thảo luận sâu dựa trên các thông tin đã được thu thập, các ý kiến góp ý, ... từ đó, chiến lược

cho giai đoạn 2016 – 2020 được hoàn thành, bao gồm:

(1) Quản trị hiệu quả và phát triển nguồn lực đảm bảo trở thành trường đại học tự chủ

(2) Thu hút và đãi ngộ đội ngũ cán bộ viên chức

(3) Đào tạo xuất sắc

(4) NCKH xuất sắc

(5) Thực hiện trách nhiệm xã hội và phục vụ cộng đồng.

Các kế hoạch chiến lược của từng giai đoạn đã được xây dựng, gắn kết với tầm nhìn, sứ mạng

giúp trường hoàn thành sứ mệnh và đạt được tầm nhìn.

Field 2: Internal organisation and strategy implementation

Trường ĐHBK trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã không ngừng xây dựng và

kiện toàn cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý ngày càng hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực

của trường. Những kết quả và thành tựu của trường đạt được trong suốt thời gian qua đã cho

thấy hiệu quả của cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này sẽ tập trung mô tả và

đánh giá về công tác tổ chức và quản lý của trường.

Standard 1: Governance is organised and functions so as to serve the operation of the

institution and strategy development

Sơ đồ tổ chức của trường ĐHBK được mô tả như trong Hình 1: Sơ đồ tổ chức trường Đại học

Bách Khoa, bao gồm Ban giám hiệu, các Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm, … Chức năng,

nhiệm vụ của các thành phần trong hệ thống tổ chức quản lý của trường được mô tả trong

bảng 12.

Bảng 12: Các thành phần trong hệ thống tổ chức trường

TT. Thành phần Số lượng Mô tả chức năng, nhiêm vụ

1. Ban giám hiệu

(BGH)

1 Hiệu trưởng

4 Phó hiệu trưởng

Điều hành hoạt động của trường. Vai trò,

nhiệm vụ của từng thành viên trong

BGH được phân công, quy định rõ ràng

và công khai trên website trường để các

bên liên quan biết.

2. Phòng ban

chức năng

16 phòng, ban Hỗ trợ BGH thực hiện các chức năng

liên quan đến đào tạo, nhân sự, tổ chức,

khoa học công nghệ, quan hệ đối ngoại,

đảm bảo chất lượng, tài chính, quản trị

thiết bị, ..

Vai trò, chức năng của từng phòng ban

và lãnh đạo của các phòng ban được quy

định rõ.

Page 27: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

22

3. Khoa, trung

tâm đào tạo,

phòng thí

nghiệm

11 khoa (63 bộ môn)

1 trung tâm đào tạo bậc

cao đẳng

1 trung tâm ngoại ngữ

1 trung tâm bồi dưỡng

văn hoá

134 phòng thí nghiệm

(trong đó, có 07 phòng

thí nghiệm trọng điểm)

14 xưởng thực hành

09 phòng máy tính

Triển khai công tác đào tạo các bậc, hệ

đào tạo của trường.

Trung tâm ngoại ngữ tổ chức đào tạo các

môn học ngoại ngữ trong CTĐT, các

chứng chỉ ngoại ngữ …

Trung tâm bồi dưỡng văn hoá: Các

chương trình bồi dưỡng cho các đối

tượng bên ngoài trường.

4. Trung tâm

nghiên cứu

09 Trung tâm NCKH &

CGCN

Thực hiện các chức năng NCKH &

CGCN của trường.

5. Thư viện, Ký

túc xá,

Hỗ trợ SV,

doanh nghiệp

Thư viện

Ký túc xá

Trung tâm Hỗ trợ SV

và Việc làm

Quản lý và vận hành hệ thống thư viện.

Quản lý, vận hành các dịch vụ lưu trú

cho SV.

Hỗ trợ SV và doanh nghiệp

6. Các hội đồng Hội đồng Tư vấn

trường;

Hội đồng KH & ĐT

trường.

Hội đồng KH & ĐT

khoa;

Hội đồng Thi đua, khen

thưởng, kỷ luật;

Hội đồng chức danh;

Hội đồng tuyển dụng;

Hội đồng học vụ đại

học;

Hội đồng học vụ sau đại

học

Tham mưu, tư vấn cho BGH trong các

hoạt động quan trọng của trường liên

quan đến: Chiến lược, đào tạo, khoa học

– công nghệ, thi đua, khen thưởng, kỷ

luật,…

Tuỳ từng mục đích tư vấn mà BGH

quyết định thành phần của hội đồng. Các

hội đồng liên quan đến chiến lược, đào

tạo, KH-CN thường bao gồm chuyên gia

trong và ngoài trường (doanh nghiệp,

trường, viện, sở, ban ngành …).

7. Các Ban, Tổ

chuyên trách

Ban Kinh tế,

Ban Phát triển CTĐT,

Ban Soạn thảo chiến

lược trường,

Tổ Theo dõi thực hiện

chiến lược trường,

Ban Đề án Vị trí việc

làm,

Tư vấn cho BGH và triển khai các chủ

trương, chính sách và kế hoạch hoạt

động về chi tiêu nội bộ, phát triển

CTĐT, xây dựng và theo dõi chiến lược

phát triển trường, công tác nhân sự, …

Thành phần các ban, tổ chức năng bao

gồm các lãnh đạo các phòng, ban, khoa,

trung tâm có kinh nghiệm trong từng

lĩnh vực và một số chuyên gia từ bên

ngoài trường.

Page 28: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

23

8. Đoàn thể Đảng bộ

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Hội sinh viên

Hội cựu chiến binh

Hội cựu giáo chức

Đảng bộ trường với vai trò chỉ đạo trong

mọi hoạt động của trường.

Công đoàn là tổ chức đại diện để bảo vệ

quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp,

đồng thời chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần cho người lao động.

Đoàn Thanh niên cùng với Hội sinh

viên giữ vai trò nòng cốt trong các

phong trào thi đua học tập và rèn

luyện của SV.

Theo cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, lãnh đạo đơn vị được quy định rõ

bằng văn bản [17]

. Đối với GV, nghiên cứu viên, chuyên viên, nhà trường quy định rõ chế độ

làm việc cho từng đối tượng [18]

. Đối với các hội đồng tư vấn, ngoài Hội đồng Khoa học và

Đào tạo, Hội đồng Tư vấn trường đã được quy định theo Quy chế về tổ chức và hoạt động

của trường, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hiệu trưởng đã thành lập các hội đồng cấp

trường khác nhằm tham mưu và tư vấn cho lãnh đạo trường trong các lĩnh vực chuyên môn

như Hội đồng (HĐ) học vụ, HĐ tuyển dụng, HĐ nâng lương thường xuyên và nâng lương

trước thời hạn, HĐ thi đua – khen thưởng, HĐ tuyển sinh, HĐ kỷ luật CBVC, HĐ kỷ luật SV,

Ban kinh tế, Ban chỉ đạo an toàn – vệ sinh lao động. Thành viên của các hội đồng này đều có

đại diện của lãnh đạo các đơn vị chức năng, đại diện các tổ chức đoàn thể tham gia [19]

.

Cơ cấu tổ chức của trường được công bố công khai trên website trường, đảm bảo CBVC

trường có thể hiểu rõ về cơ cấu tổ chức quản lý của trường. Các quy trình, thủ tục nội bộ

cũng được đăng tải trên website riêng của các đơn vị chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho

cá nhân, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ.

Để điều hành trường, Ban giám hiệu tổ chức các buổi họp sau:

- Họp giao ban Ban giám hiệu (BGH): BGH định kỳ họp vào sáng Thứ 2 hàng tuần.

- Họp giao ban trường: BGH định kỳ họp giao ban với các lãnh đạo phòng, ban, khoa,

trung tâm và đại diện các tổ chức đoàn thể nhằm rà soát công tác triển khai kế hoạch

hàng tháng và kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Lịch họp giao ban trong năm vừa

qua được tổ chức vào buổi sáng Thứ 5 đầu tiên của tháng. Kết thúc buổi họp, Báo cáo

kết quả công tác hàng tháng và kế hoạch công tác tháng tiếp theo được đưa lên Website

trường và Bản tin Bách khoa để toàn thể CBVC và SV của trường biết và thực hiện.

- Họp theo chủ đề: Tuỳ từng chủ đề công tác, BGH sẽ mời các bên liên quan, các hội

đồng tư vấn, các phòng ban chức năng, chuyên gia, … để thảo luận, tư vấn.

17

- TB số 337/ĐHBK-TCHC ngày 8/4/2014 về phân công nhiệm vụ các thành viên trong BGH.

- TB số 338/ĐHBK-TCHC ngày 8/4/2014 về những văn bản pháp lý được HT ủy quyền cho các PHT ký ban

hành NK 2012-2017.

- QĐ số 1970/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 28/7/2009 về quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và thủ trường đơn vị

trong trường.

- Quy định liên quan đến GV, CV, NCV. 18

Các quy định chế độ làm việc của GV, CV, NCV. 19

- Các quyết định thành lập các hội đồng cấp trường.

- QĐ số 767/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 12/9/2006 về phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại

học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.

Page 29: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

24

Tại tất cả các buổi họp và thảo luận, các ý kiến đa chiều, trái ngược, tự do được đưa ra và

tranh luận, thể hiện sự đa dạng các quan điểm.

Để triển khai các kế hoạch chiến lược, các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm,… định kỳ

xây dựng kế hoạch hàng năm của đơn vị. Các kế hoạch được BGH phê duyệt và phân bổ kinh

phí. Các đơn vị triển khai theo kế hoạch được phê duyệt và định kỳ báo cáo kết quả triển khai

và đề xuất các kế hoạch tháng tiếp theo (có hiệu chỉnh nếu cần) tại các buổi họp giao ban

trường hàng tháng. Ngoài ra, đối với các khoa, định kỳ 6 tháng BGH tổ chức đoàn kiểm tra

công tác triển khai kế hoạch chiến lược.

Như vậy, để đảm bảo các kế hoạch chiến lược được triển khai, BGH thực hiện các công tác

lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, và kiểm soát theo các mảng công tác mà các đơn vị

chức năng được phân công.

Hệ thống giám sát (governance) của trường bao gồm Đảng bộ, Công Đoàn, Ban thanh tra

nhân dân và các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên. Trong đó,

thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo và giám sát thường xuyên việc tổ chức thực hiện, đánh giá các

công việc quản lý (management) hàng tháng. Công đoàn ngoài chức năng đảm bảo quyền lợi

cho người lao động, còn thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của trường. Trong tất cả

các buổi họp hội đồng liên quan đến vấn đề kinh tế, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật,… đều

có sự tham gia của đại diện Công đoàn. Bên cạnh đó, Công đoàn còn xây dựng và giám sát

việc thực hiện các Quy chế thực hiện Quyền dân chủ cơ sở trong trường, các nghị quyết Đảng

bộ về các công việc phối hợp giữa chính quyền, Đảng bộ và các đoàn thể, các thỏa thuận

quan hệ công tác giữa BGH và Công đoàn [20]

.

Thêm vào đó, Ban Thanh tra Nhân dân, được bầu tại Hội nghị CBVC trường là đơn vị

thường trực chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của trường, và tiếp nhận, giải quyết các

khiếu nại, tố cáo, ý kiến đóng góp của CBVC, SV [21]

.

Hàng năm, để đánh giá kết quả công tác năm học của trường và các đơn vị, và thông qua kế

hoạch cho năm học tiếp theo, Công đoàn là đơn vị tổ chức các hội nghị CBVC theo các cấp

độ như sau:

- Vào khoảng tháng 8, tháng 9: Tổ chức Hội nghị CBVC cấp đơn vị. Tại hội nghị, lãnh

đạo đơn vị sẽ báo cáo tổng kết, đánh giá các công tác đã thực trong năm và mức độ hoàn

thành so với kế hoạch. Đối với các công tác chưa hoàn thành cần trình bày nguyên nhân

và giải pháp khắc phục. Tại đây, Lãnh đạo đơn vị và trường đối thoại trực tiếp với người

lao động về các vấn đề có liên quan. Kết thúc hội nghị, lãnh đạo đơn vị sẽ lấy ý kiến về

các kế hoạch của năm học tiếp theo, và hội nghị sẽ đề cử các đại diện tham dự Hội nghị

CBVC cấp trường.

- Vào khoảng tháng 9, tháng 10: Tổ chức Hội nghị CBVC cấp trường. Tại hội nghị, Lãnh

đạo trường sẽ báo cáo tổng kết, đánh giá các công tác đã thực trong năm và mức độ hoàn

thành so với kế hoạch. Đối với các công tác chưa hoàn thành cần trình bày nguyên nhân

20

- Nghị quyết Đảng bộ Trường

- Công văn số 561/ĐHBK ngày 01/9/2008 về việc thỏa thuận quan hệ công tác giữa BGH và Công đoàn

trường. 21

- Quyết định thành lập Ban Thanh tra Nhân dân của trường.

- Danh sách Ban Thanh tra Nhân dân trường.

- Báo cáo công tác thanh tra nhân dân hằng năm.

Page 30: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

25

và giải pháp khắc phục. Tại đây, Lãnh đạo trường đối thoại trực tiếp với đại diện người

lao động về các chủ trương, chính sách và các kết quả đạt được trong năm học toàn

trường nói chung. Bên cạnh đó, CBVC sẽ được giải đáp các thắc mắc cũng như đưa ra

các kiến nghị, góp ý cho trường về các vấn đề liên quan và được lãnh đạo trả lời trực tiếp

tại Hội nghị hoặc bằng văn bản [22]

. Kết thúc hội nghị, BGH sẽ lấy ý kiến thông qua các

kế hoạch cho năm học tiếp theo.

Về phía sinh viên, Phòng Công tác Chính trị - SV chịu trách nhiệm chính tổ chức các hội

nghị lấy ý kiến SV theo quy trình như sau:

Khoa tổ chức hội nghị lấy ý kiến SV: Ban Cán sự (BCS) lớp thu thập ý kiến, thắc mắc của

SV theo lớp thông qua các kênh thông tin như email, facebook. Các ý kiến tổng hợp được

BCS lớp trình bày tại Hội nghị SV cấp khoa và được lãnh đạo khoa trả lời. Đối với những ý

kiến, câu hỏi có liên quan đến cấp trường thì BCS lớp, BCH Đoàn Thanh niên, BCH Hội SV

sẽ đại diện SV của các Khoa tham dự Hội nghị SV cấp trường để được giải đáp. Ngoài ra,

những SV khác muốn đóng góp ý kiến thêm cho trường và khoa đều có thể tham dự và đưa ra

các câu hỏi tại Hội nghị SV cấp trường và tại forum của phòng Đào tạo [http://svdhbk.com/].

Sau khi kết thúc Hội nghị SV cấp trường, các câu hỏi, thắc mắc được tổng hợp và gửi đến các

phòng ban, khoa liên quan. Các câu trả lời này được tổng hợp và gửi về cho các khoa để gửi

đến SV; đồng thời, các nội dung trả lời được đưa lên website của phòng CTCT-SV trường.

Ngoài việc tự giám sát và chịu sự giám sát của các đoàn thể, lãnh đạo trường ĐHBK còn chịu

sự giám sát của các cơ quan chủ quản như ĐHQG-HCM, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ

Khoa học và Công nghệ, … về các mảng hoạt động liên quan. Các cơ quan chủ quản sẽ tổ

chức các đợt kiểm tra, thanh tra, và kiểm toán,… nhằm đảm bảo trường hoàn thành nhiệm vụ,

kế hoạch, và tuân thủ các quy định. Mỗi năm, nhà trường thực hiện tự đánh giá mức độ đạt

được các kế hoạch và chỉ tiêu đề ra trong năm. Nhìn chung, trong những năm qua, nhà trường

đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trường vẫn còn một số chi tiêu cần cải thiện,

như chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, hệ vừa làm vừa học. Hiện nay, nhà trường tiếp tục thực

hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút thêm nhiều thí sinh tham gia hơn, như: tăng cường công

tác truyền thông, tuyển thẳng các sinh viên tốt nghiệp (SVTN) từ các chương trình đã được

kiểm định theo các tiêu chuẩn quốc tế (AUN-QA, ABET, CTI,…) vào các chương trình sau

đại học,…

Standard 2: The internal organisation of the institution is consistent with its

development challenges

Trong quá trình hình thành và phát triển, trường thường xuyên tổ chức xem xét, đánh giá cơ

cấu tổ chức trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức nhằm cải

tiến, chỉnh sửa để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý trường. Trong giai

đoạn 2012 – 2016, có một số hiệu chỉnh điển hình trong cơ cấu tổ chức trường cho phù hợp

như sau:

22

- Biên bản Hội nghị CBVC cấp trường hằng năm.

- Các văn bản trả lời câu hỏi tại Hội nghị CBVC trường của BGH, các phòng ban chức năng.

Page 31: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

26

- Ban Giám hiệu: Tăng thêm 1 thành viên trong BGH so với trước đây. Cụ thể, bổ nhiệm

chức danh Phó hiệu trưởng phụ trách phát triển và ĐBCL [23]

; Bổ nhiệm chức danh Đại

diện lãnh đạo về chất lượng của trường [24]

.

- Phòng ban: Thành lập các đơn vị chuyên môn

+ Ban Kiểm tra mặt bằng – an toàn, vệ sinh lao động,

+ Tổ Quản lý Sở hữu trí tuệ trực thuộc Phòng KHCN&DA,

+ Tổ Sở hữu trí tuệ phần mềm ứng dụng,

+ Văn phòng Tư vấn tuyển sinh,

+ Tổ Pháp chế trực thuộc phòng TC-HC,

+ Ban Phát triển dự án,

+ Tổ Theo dõi thực hiện chiến lược phát triển trường.

- Khoa, bộ môn:

+ Thay đổi tên khoa Kỹ thuật Môi trường thành Khoa Môi trường và Tài nguyên và

thành lập mới 03 bộ môn trực thuộc khoa,

+ Thay đổi tên Bộ môn Cơ giới hóa Xí nghiệp và Xây dựng trực thuộc Khoa Cơ khí

thành Bộ môn Kỹ thuật Máy xây dựng và Nâng chuyển,

+ Thay đổi tên Bộ môn Địa môi trường trực thuộc Khoa KT Địa chất và Dầu khí thành

Bộ môn Tài nguyên Trái đất và Môi trường,

+ Thay đổi tên Bộ môn Cơ sở Khoa học Vật liệu trực thuộc khoa Công nghệ Vật liệu

thành Bộ môn Vật liệu Năng lượng và Ứng dụng.

- Phòng thí nghiệm:

+ Thành lập PTN Tele-Medicine & Mobile Health Care (viết tắt Lab iTeleM) trực thuộc

Khoa Điện – Điện tử.

+ Thành lập PTN Tính toán nâng cao trực thuộc Trường Đại học Bách khoa.

+ Thành lập PTN Vật lý kiến trúc trực thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng.

+ Thành lập PTN Cơ học Ứng dụng trực thuộc Khoa Khoa học Ứng dụng.

Đối với nhân sự quản lý các đơn vị trong trường (làm việc theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5

năm), trong các giai đoạn phát triển, trường đều có quy hoạch đội ngũ quản lý các cấp; và kế

hoạch này được định kỳ xem xét, rà soát, thay đổi, bổ sung. Các cán bộ nguồn được bồi

dưỡng, tập huấn nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.

Như đã đề cập ở trên, các Hội đồng tư vấn trường, Hội đồng khoa học và đào tạo cấp trường

và cấp khoa, Hội đồng Thi đua khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng Học vụ

đại học, Hội đồng Học vụ sau đại học, Ban Kinh tế, … được thành lập phù hợp và hoạt động

có hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển của trường.

Có thể kết luận, cơ cấu tổ chức của trường hoạt động hiệu quả, thống nhất và linh hoạt giữa các

đơn vị trực thuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ trường trong mọi công tác và phối hợp hiệu

quả với các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội Cựu chiến

binh, v.v. Điều này được khẳng định thêm thông qua kết luận của Đoàn đánh giá của ĐHQG-

HCM khi đến đánh giá chất lượng trường theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT năm 2015 [25]

.

Field 3: The institution’s identity and communication

Standard: The institution asserts its identity and develops a consistent communication

policy

23

Quyết định bổ nhiệm thành viên BGH 24

Quyết định bổ nhiệm chức danh Đại diện lãnh đạo về chất lượng của Trường 25

Báo cáo kết quả đánh giá ngoài nội bộ Trường ĐHBK – ĐHQG-HCM

Page 32: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

27

Từ ngày đầu thành lập đến nay, Trường ĐHBK luôn khẳng định được vai trò, vị trí hàng đầu

của mình trong việc đào tạo nguồn lực trí thức chất lượng cao trong khoa học, kỹ thuật và

công nghệ cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Thương hiệu ĐHBK

TP.HCM được nhà nước, xã hội và các đối tác trong và ngoài nước công nhận là thương hiệu

chất lượng và uy tín.

Trường khẳng định thương hiệu, bản sắc của mình thông qua các khía cạnh sau:

- Chất lượng đào tạo: Kể từ ngày thành lập cho đến nay, trường vẫn luôn được đánh giá là

đơn vị đào tạo có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong cả nước.

Nhằm xây dựng trường thành trường đại học trong top đầu của châu Á, làm tròn sứ mạng

tiên phong trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc

đẩy tiến bộ xã hội, trường luôn chú trọng xây dựng và triển khai các giải pháp nâng cao

chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đang phát

triển nhanh và xu hướng hội nhập quốc tế. Để làm được điều này trường định kỳ rà soát,

cập nhật CTĐT theo chu kỳ 5 năm (các điều chỉnh nhỏ có thể được thực hiện hàng năm).

Một trong những điểm nổi bật liên quan đến đổi mới CTĐT trong những năm gần đây là

việc áp dụng mô hình CDIO - mô hình thiết kế và vận hành CTĐT tiên tiến, hiệu quả dựa

trên kết quả đầu ra (outcome – based education). Từ việc là đơn vị đầu tiên trong cả nước

triển khai thí điểm mô hình CDIO cho 01 CTĐT năm 2010, đến năm 2014 trường đã triển

khai cho tất cả CTĐT. Các kinh nghiệm triển khai CDIO được báo cáo, chia sẻ tại các hội

nghị, hội thảo về đổi mới giáo dục trong và ngoài nước; và được xuất bản thành các tài

liệu, sách hướng dẫn, phổ biến trên cả nước, và được các trường đại học trong cả nước

tham khảo, áp dụng. Bên cạnh đó, trường chủ động thực hiện tự đánh giá và kiểm định

chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn uy tín thế giới. Hiện nay, trường ĐHBK TP.HCM là

trường có nhiều nhất các CTĐT đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng uy tín quốc tế so với tất

cả các trường đại học trong cả nước. Chất lượng đào tạo còn được khẳng định thông qua

việc SVTN của trường luôn được các DN ưu tiên tuyển dụng; và dễ dàng có được các học

bổng theo học tại các trường đại học uy tín trên thế giới ở các cấp độ cao hơn. Rất nhiều

cựu sinh viên (CSV) đang giữ các vị trí, vai trò quan trọng trong các tổ chức, công ty lớn.

- Chất lượng NCKH & CGCN: Các kết quả NCKH & CGCN của trường luôn được đánh

giá cao, góp phần vào sự phát triển của khoa học, kỹ thuật; giải quyết các vấn đề cấp thiết,

quan trọng của xã hội. Giảng viên của trường thường nhận được các tài trợ nghiên cứu từ

các tổ chức lớn, Bộ KH&CN, Sở khoa học – công nghệ; và các DN thường kết nối với

trường để triển khai các hoạt động CGCN.

- Chất lượng, tâm huyết của đội ngũ CBVC: Đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD) của

trường có học hàm, học vị; tốt nghiệp từ nhiều nước tiên tiến trên thế giới; có năng lực

giảng dạy tốt; và có các kinh nghiệm thực tế.

- Chất lượng người học: Trường hàng năm thu hút các học sinh giỏi của cả nước vào nhập

học; điểm chuẩn đầu vào của trường thường cao hơn rất nhiều so với điểm sàn của Bộ

GD&ĐT và so với các trường về khoa học, kỹ thuật khác trong nước.

- Đóng góp cộng đồng: Đội ngũ GV và SV trường thường xuyên đóng góp cho cộng đồng

thông qua các hoạt động:

Học thuật: Xây dựng, góp ý các vấn đề liên quan đến chính sách của nhà nước trong

lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; Xét duyệt các đề tài khoa học – công nghệ các cấp; Xét

duyệt việc mở các ngành đào tạo cho các trường đại học khác; Tổ chức các Hội thảo,

hội nghị khoa học uy tín.

Dịch vụ: Tư vấn, đào tạo cho các tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học…

Khác: Xây dựng cầu, đường, dạy học cho trẻ em ở các vùng sâu vùng xa; Hiến máu

nhân đạo; Thăm viếng, chăm sóc người già neo đơn, người bệnh, …

Page 33: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

28

- Thi đua - Khen thưởng các cấp: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà

trường, các danh hiệu thi đua – khen thưởng mà nhà trường đã đạt được là minh chứng

rõ nét nhất cho sự nỗ lực và cố gắng phấn đấu, giữ vững vị trí “là trung tâm đào tạo,

nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt Nam”. Thông tin cụ thể

về khen thưởng các cấp được mô tả trong Phụ lục 1: Tóm tắt kết quả Thi đua -

Khen thưởng của.

Các chiến lược truyền thông trong và ngoài trường như sau:

Để đảm bảo thông tin được thông suốt, chính xác và hiệu quả, trường thường xuyên tổ chức

các buổi họp, thảo luận các vấn đề của trường như đã mô tả ở phần trên.

Bên cạnh đó, tại buổi lễ chào cờ mỗi sáng thứ Hai đầu tuần, BGH sẽ thông báo các hoạt động

quan trọng của trường trong tuần cho lãnh đạo các đơn vị, GV, chuyên viên, và SV tham dự

chào cờ.

Các thông tin, văn bản của trường được đưa lên website trường và đơn vị, và gởi đến email

của từng CBVC, và SV … trong trường qua hệ thống email nhằm đảm bảo các thông tin đến

được đúng đối tượng.

Đối với các bên liên quan bên ngoài trường như DN và CSV, lãnh đạo các đơn vị và trường

thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ DN, CSV. Trong những năm gần đây, nhà trường còn

tổ chức các buổi gặp gỡ cuối năm với các DN và đối tác quan trọng của trường trong và ngoài

nước. Đây là những dịp để lãnh đạo trường, khoa tổng kết và truyền thông các thông tin, hoạt

động, và kết quả quan trọng trong năm với các bên liên quan cũng như lắng nghe các góp ý,

đề xuất, và nhận các tài trợ, học bổng cho SV từ các đối tác. Việc gặp gỡ này được tổ chức ở

quy mô trường, và tại từng khoa.

Ngoài việc gặp gỡ, thông tin trực tiếp, trường còn áp dụng nhiều chiến lược truyền thông

khác như:

- Đăng ký bản quyền tên trường: Ho Chi Minh City University of Technology.

- Xây dựng bộ thương hiệu nhận dạng trường bao gồm Logo và các dấu hiệu nhận dạng

thương hiệu.

- Cung cấp các thông tin kịp thời, cập nhật lên hệ thống website trường nhằm đảm bảo các

thông tin được chính xác, cập nhật.

- Các mạng xã hội của các đoàn thể, hội nhóm trong trường cũng là các kênh để quảng bá

thông tin của trường.

- Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình nhằm cung

cấp các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, hàng năm trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động như:

- Lễ tốt nghiệp: Mỗi năm lễ tốt nghiệp được tổ chức 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Lễ tốt

nghiệp được tổ chức tại Cơ sở Lý Thường Kiệt, với sự tham dự hơn 5000 người mỗi đợt,

bao gồm người tốt nghiệp, gia đình, và bạn bè.

- Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp: Hằng năm, nhà trường phối hợp với Báo

Tuổi trẻ và Bộ GD&ĐT tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp với mục đích

cung cấp thông tin về các quy định, hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng và giới thiệu

về các ngành nghề đạo tạo của các trường.

- Ngày hội việc làm: Mỗi năm Trường phối hợp tổ chức Ngày hội việc làm cấp ĐHQG-

HCM tại khuôn viên trường với sự tham gia của nhiều DN ở tất cả ngành nghề đào tạo

của trường, các nhà tài trợ, SV trường và SV các trường đại học khác.

Đây là các dịp để nhà trường quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến các bên liên quan ngoài xã

hội.

Page 34: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

29

AREA II: Research and teaching

Field 1: Research policy

Standard 1: The institution has defined a research policy.

The institution’s research policy contributes to the economic and sociocultural development of its territory, and the competitiveness of the country.

Kế hoạch phát triển KHCN của Trường được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển

của ĐHQG-HCM và phù hợp với nhu cầu phát triển của KT-XH. Trong chính sách phát triển

KHCN giai đoạn 2011-2015 Trường đặt mục tiêu là nâng cao vai trò chủ đạo của một trung

tâm NCKH & CGCN đa ngành, đa lĩnh vực đối với sự phát triển kinh tế khu vực phía Nam,

đặc biệt là TP.HCM. Đề thực hiện mục tiêu này 6 chính sách được triển khai gồm có: (i)

Tăng cường kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ [Bảng 13: Kinh phí đầu tư cho

KHCN], (ii) Đẩy mạnh việc công bố các công trình nghiên cứu khoa học và tăng cường

chuyển giao công nghệ cho cộng đồng và khối công nghiệp [Bảng 14: Số lượng đề tài nghiệm

thu

Bảng 15: Công bố khoa học của trường, Bảng 16: Thống kê số lượng bài báo đăng tại hội

nghị quốc tế và trong nước,

Page 35: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

30

Bảng 17: Thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ hằng năm], (iii) Đẩy mạnh hợp tác

quốc tế trong NCKH, (iv) Phát triển và khai thác hiệu quả các doanh nghiệp KHCN, các

trung tâm 115, vườn ươm doanh nghiệp KHCN, các phòng thí nghiệm trọng điểm, PTN

nghiên cứu, (v) Xây dựng, tổ chức các nhóm nghiên cứu mạnh và (vi) Đẩy mạnh hoạt động

đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước, khai thác hiệu quả patent và các tài sản trí tuệ khác [26]

.

(i) Tăng cường kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ

Bảng 13: Kinh phí đầu tư cho KHCN

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ đồng 34.7 25.9 59 41.1 46.7

(ii) Đẩy mạnh việc công bố các công trình nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyển giao

công nghệ hằng năm

Trong 5 gần đây, Trường đã có số lượng lớn các đề tài NCKH được thực hiện và nghiệm thu

theo đúng tiến độ [Bảng 14: Số lượng đề tài nghiệm thu]. Số lượng đề tài nghiệm thu các cấp

tăng hằng năm [27]

:

Bảng 14: Số lượng đề tài nghiệm thu

Đề tài các cấp Năm

2012 2013 2014 2015 6/2016

1. Cấp Nhà nước 11 1 2 9 4

2.Cấp ĐHQG-HCM hoặc tương đương 40 43 35 24 14

3. Cấp trường 66 95 98 158 52

Tổng 117 139 135 191 70

Bảng 15: Công bố khoa học của trường

Công bố khoa học Năm

2012 2013 2014 2015 6/2016

1. Tạp chí quốc tế 99 116 111 256 60

SCI 22 46 37 59 19

SCIE 25 33 36 60 20

SSCI 1 3 1 1 1

Ngoài ISI 51 34 37 136 20

2. Tạp chí trong nước 137 252 231 547 48

Tổng (1+2) 236 368 342 803 108

Bảng 16: Thống kê số lượng bài báo đăng tại hội nghị quốc tế và trong nước

Bài báo đăng tại Năm

26

Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015. 27

- Báo cáo tổng kết hoạt động KHCN hằng năm, hằng tháng

- Hồ sơ nghiệm thu đề tài, dự án KHCN hằng năm.

Page 36: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

31

2012 2013 2014 2015 6/2016

1. Hội nghị quốc tế 250 242 287 487 57

2. Hội nghị trong nước 120 302 106 475 15

Tổng 370 544 393 962 72

Trong mô hình hợp tác NCKH, sự phối hợp giữa 3 bên bao gồm nhà nước – nhà khoa học –

nhà doanh nghiệp luôn được Trường chú trọng và quan tâm tạo các mối quan hệ trong và

ngoài nước để liên kết thực hiện các hoạt động KHCN. Trong giai đoạn 2011-2015, Trường

có khoảng 162 đề tài liên kết với địa phương (chủ yếu khu vực phía nam và TP.HCM), DN

và quốc tế, chiếm khoảng 20% so với tổng số đề tài của trường [Bảng 18: Thống kê số đề tài

liên kết với địa phương, DN và quốc tế].

Tại TP.HCM, Trường luôn có những mối quan hệ hợp tác rất gắn bó không chỉ với các DN

mà còn với các sở, ban, ngành. Từ nhiều năm nay, Trường tham gia tư vấn cho chính quyền

TP.HCM về chiến lược phát triển các ngành công nghiệp thành phố, tham gia vào các chương

trình, dự án lớn của Thành phố… Ngoài ra, Trường đã chủ động và tích cực tham gia hợp tác

với các địa phương như Lâm Đồng, Khánh Hòa, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Chính các địa phương sẽ là nơi cung cấp các thông tin, cũng như đề xuất các yêu cầu về thực

tiễn sản xuất để các nhà khoa học của Trường góp phần nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Một

số công trình tiêu biểu về hoạt động KHCN phục vụ kinh tế xã hội như: Dự án tổng thể năng

lượng sạch và chiếu sáng trên quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK (dự án này được Bộ Tư

lệnh Hải quân tặng bằng khen), Hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt cho Quần đảo

Trường Sa & nhà dàn DK với Bộ Tư lệnh Hải Quân Việt Nam, Quan trắc lún & quan trắc

nghiêng cho công trình thuộc Dự án Khu tái định cư An Phú-Q.2...Bên cạnh đó, công tác hợp

tác với DN cũng đã được Trường tạo các kênh thông tin để hợp tác và thảo luận về các nhu

cầu phát triển của công ty và trên tinh thần đó Trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các

tập đoàn lớn thực hiện các đề tài nghiên cứu [28]

.

28

- Danh sách các đề tài liên kết với địa phương.

- Báo cáo tổng kết hoạt động KHCN hằng năm.

Page 37: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

32

Bảng 17: Thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ hằng năm

Nội dung Năm

2012 2013 2014 2015 3/2016

Số lượng hợp đồng CGCN 610 671 751 808 107

Doanh thu CGCN (ĐVT: tỷ đồng) 71 73 92 94 29

(iii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong NCKH

Trong những năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế trong NCKH ngày càng đạt được nhiều

kết quả tốt. Trường đã hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu với các DN nước ngoài lớn,

các dự án hợp tác lâu dài với như Tập đoàn thép POSCO, Tập đoàn SAMSUNG, dự án

AUN/SEED-Net, dự án JICA… Trong giai đoạn 2011-2015, Trường đã thực hiện khoảng

100 đề tài, với tổng kinh phí tăng lên hàng năm [29]

[Bảng 18: Thống kê số đề tài liên kết với

địa phương, DN và quốc tế].

Bảng 18: Thống kê số đề tài liên kết với địa phương, DN và quốc tế

STT Các đề tài liên kết, hợp tác Năm

2012 2013 2014 2015 6/2016

1 Đề tài liên kết với tỉnh, thành phố 9 14 16 14 3

2 Đề tài hợp tác quốc tế, doanh nghiệp 21 19 17 12 15

Tổng kinh phí (ngàn USD) 132 225 248 270 -

Tổng số đề tài 30 33 33 26 18

Scientific priorities have been defined. They comply with the institution’s missions and are consistent with its strategy.

Các ngành mũi nhọn của công nghiệp như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công

nghệ vật liệu mới, tự động hoá, công nghệ tạo mẫu nhanh…đều có mặt ở Trường Đại học

Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy Trường có rất nhiều thuận lợi trong việc đóng góp

cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Bám sát vào chiến lược phát triển khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2020, chiến lược KHCN

của TP.HCM cũng như chiến lược KHCN của trường để đề ra các hướng nghiên cứu ưu tiên, các

chương trình KHCN chủ lực. Cụ thể, các hướng ưu tiên của nhà trường bao gồm [30]

:

a) Cơ khí chế tạo và tự động hóa

b) Điện tử viễn thông

c) Công nghệ thông tin

d) Năng lượng mới

e) Vật liệu mới.

29

- Danh sách các đề tài hợp tác, liên kêt với doanh nghiệp, tổ chức quốc tế.

- Báo cáo tổng kết hoạt động KHCN hằng năm.

- Các MOU hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. 30

Báo cáoTình hỉnh thực hiện NV KHCN số 638 /ĐHBK-KHCN&DA ngày 08/06/2012.

Page 38: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

33

Trên cơ sở những hướng nghiên cứu ưu tiên này, nhà trường sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật

chất, trang thiết bị và nguồn lực con người, từ đó hướng đến tạo ra sản phẩm chủ lực, có hàm

lượng chất xám cao cho nhà trường, tránh đầu tư dàn trải.

Để phục vụ công tác CGCN, trường đã thành lập và chuyển đổi 9 trung tâm nghiên cứu hoạt

động theo cơ chế tự chủ. Trong hoạt động CGCN số hợp đồng CGCN tăng hàng năm [

Page 39: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

34

Bảng 17: Thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ hằng năm]. Đặc biệt, nhiều đề tài của

các thầy cô trong trường đã được trung tâm phát triển và đưa vào thực tiễn cuộc sống, phục

vụ xã hội như “Đánh giá độ rủi ro động đất TP.HCM trên cơ sở sử dụng GIS và các mô hình

tính toán”; “Thiết kế dự án tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng cho quần đảo Trường Sa”;

"Cung cấp dịch vụ nghiên cứu trầm tích Oligocene E cho mỏ nam KNT tại lô 09-2/09-Công

trình: Tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí lô 09-2/09 ngoài khơi Việt Nam"; "Phân tích chất

lượng nước giếng khoan tại các trạm cấp nước trên địa bàn Tp.HCM".

Research teams and laboratories are identified.

Với mục đích xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiên

cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học chất lượng cao, tạo đột phá

trong KH&CN Trường xây dựng hệ thống 2 PTN trọng điểm cấp quốc gia, 5 PTN cấp

ĐHQG-HCM gồm có:

Cấp quốc gia:

PTN Trọng điểm Điều khiển số & Kỹ thuật Hệ thống

PTN Trọng điểm Quốc gia Vật Liệu Polyme & Compozit

Cấp ĐHQG-HCM:

PTN Công nghệ Hóa học & Dầu khí.

PTN Nghiên cứu Cấu trúc Vật liệu

PTN Công nghệ xử lý chất thải bậc cao

PTN Công Nghệ Vật Liệu

PTN Động cơ Đốt trong

Các phòng thí nghiệm này là nơi hoạt động của các nhóm nghiên cứu triển khai đề tài các cấp

và thực hiện các công bố khoa học. Việc phát triển các nhóm nghiên cứu sẽ tạo hạt nhân phát

triển các lĩnh vực KHCN then chốt của nhà trường, hình thành các hướng nghiên cứu và các

nhóm nghiên cứu mạnh. Các nhóm nghiên cứu hiện nay đang tập trung nhiều vào việc công

bố khoa học [Bảng 19: Thống kê công bố của các nhóm nghiên cứu]. Chưa có nhiều sản

phẩm, công nghệ cụ thể, chưa có các nhóm nghiên cứu liên ngành.

Bảng 19: Thống kê công bố của các nhóm nghiên cứu

STT Khoa Tác giả Số bài báo SCI + SCIE

2012 2013 2014 2015 2016

1 Kỹ Thuật Hóa Học Phan Thanh Sơn Nam 5 6 10 5

2 Khoa Học Ứng Dụng Võ Văn Hoàng 3 4 4 4

3 Kỹ Thuật Xây Dựng Nguyễn Minh Long 2 1 1

4 Kỹ Thuật Xây Dựng Hồ Đức Duy 4 2 1

5 Môi trường & TN Nguyễn Phước Dân 2 2 3

6 Điện - Điện tử Hồ Văn Khương 1 7 5 5

7 Điện - Điện tử Võ Ngọc Điều 1 4 3 1

8 Trần Văn Khải 9 7 2 2

9 Hà Hoàng Kha 4 1

Page 40: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

35

The missions of research stakeholders are clearly defined and recognised.

Trên cơ sở quy định về chế độ làm việc của nhà nước, Trường đã cụ thể hóa quy định về

nhiệm vụ của GV và nghiên cứu viên của trường [31]

. Theo đó, 01 trong 03 nhiệm vụ của GV

là NCKH & CGCN: bao gồm các công việc từ chủ trì đến tham gia các đề tài NCKH &

CGCN, công bố kết quả nghiên cứu, tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả của các đề tài

NCKH & CGCN và cụ thể hóa định mức khối lượng công việc của GV. Ngoài ra, năm 2014,

Trường đã rà soát và điều chỉnh một số quy định đối với GV có học hàm là GS, PGS thì việc

công bố các bài báo khoa học là nhiệm vụ bắt buộc với số lượng bài báo tối thiểu trong năm

là 02 bài, trong đó có ít nhất 01 bài ISI, SCI (được áp dụng từ năm 2015 trở đi).

Human and other resources assigned to research are defined.

Để các đơn vị nghiên cứu có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo của mình, thì các

nguồn lực về tài chính (kinh phí đề tài, kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị) cũng như

nguồn lực về con người (tuyển dụng, đào tạo, phát triển, khen thưởng) cần được cung cấp

một cách tương xứng. Các kế hoạch về tài chính và nhân sự bao gồm cả các kỹ thuật viên và

nghiên cứu viên được xác định cho từng phòng thí nghiệm và được rà roát hàng năm [32]

.

Đối với đội ngũ nghiên cứu, trường xác định các tiêu chí tuyển dụng để có thể tuyển chọn

được nhân lực giỏi. Quy hoạch và chủ động gửi người đi đào tạo ở nước ngoài cho các ngành

ưu tiên. Dành kinh phí thích hợp để mời các nhà khoa học Việt kiều, quốc tế đến làm việc tại

trường. Đồng thời, có các chính sách thích hợp để khuyến khích lập các nhóm nghiên cứu

mạnh đơn ngành và liên ngành. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, trường

ĐHBK sẽ ban hành các quy chế hoạt động KH&CN, quy chế quản trị tài sản trí tuệ, khuyến

khích cán bộ tích cực tham gia NCKH & CGCN,... đưa hoạt động KH&CN ngày càng quy

củ, hiệu quả cao. Đặc biệt, trường ĐHBK đang tập trung phát triển các cơ sở cho việc hình

thành trường đại học nghiên cứu sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển hoạt

động KH&CN của mình.

Standard 2: Research is managed in such a way as to enable the institution to meet its

objectives

The institution has a body responsible for implementing strategy and structuring research.

Kế hoạch chiến lược về KHCN được xây dựng cùng với chiến lược phát

định kỳ 5 năm [33]

. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển trường được

mô tả chi tiết tại AREA I: Strategy and governance

Cơ cấu tổ chức hoạt động KHCN của trường: có 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách, 01 phòng

chức năng là Phòng KHCN&DA chịu trách nhiệm quản lý, phối hợp với các đơn vị trong

việc tổ chức, theo dõi và đánh giá kết quả triển khai kế hoạch KHCN hằng năm. Theo đó, kế

31

- QĐ số 1802/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 28/7/2014: Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên, nghiên cứu

viên trường Đại học Bách Khoa.

- Quy chế chi tiêu nội bộ trường 2004, 2008, 2014. 32

Báo cáoTình hỉnh thực hiện NV KHCN số 638 /ĐHBK-KHCN&DA ngày 08/06/2012 dùng chung với [4] 33

Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015.

Page 41: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

36

hoạch năm sẽ được phân chia thành các kế hoạch hằng tháng để thực hiện và đánh giá [34]

. Ở

các khoa có 01 phó khoa phụ trách hoạt động KHCN. Về chuyên môn, Trường có các hội

đồng liên ngành, có nhiệm vụ là xác định các định hướng NCKH cho các lĩnh vực và xem xét

duyệt đề tài NCKH từng năm.

Decision-making processes for assigning resources to research are clearly stated and implemented in a transparent manner.

Về việc triển khai các đề tài NCKH cấp ĐHQG-HCM và cấp trường, phòng KHCN&DA sẽ

thông báo kế hoạch đăng ký đề tài đến tất cả CBVC thông qua hệ thống email nội bộ và trên

website của phòng. Theo đó, CBVC sẽ đăng nhập vào tài khoản cá nhân để đăng ký thuyết

minh. Các đề tài được các phản biện và các Hội đồng liên ngành về KHCN xét duyệt, đánh

giá chất lượng để trình lãnh đạo quyết định về việc chấp thuận triển khai. Kết quả xét duyệt

sẽ được thông báo chính thức đến chủ nhiệm đề tài thông qua hệ thống trực tuyến và email cá

nhân [35]

.

Với các đề tài, dự án quốc tế, tuỳ từng dự án, các nhóm chuyên trách sẽ được trường thành

lập dưới sự điều phối, quản lý của phòng QHĐN hoặc phòng KHCN&DA [36]

.

Đối với các đề tài, dự án cấp quốc gia, cấp bộ, sở KHCN các tỉnh, thành, hoặc các Quỹ hỗ trợ

nghiên cứu trong và ngoài nước, trường cũng thông báo rộng rãi đến CBVC qua hệ thống

email cá nhân và trên website [37]

.

The services which oversee research have tools for monitoring research.

Để kiểm soát tiến độ thực hiện các đề tài/dự án, Trường thực hiện theo các quy định về

KHCN do ĐHQG-HCM ban hành, trong đó có quy định rõ ràng về trách nhiệm của chủ

nhiệm đề tài và các thành viên tham gia đề tài nghiên cứu; các chế tài đối với các đề tài trễ

hạn, gia hạn,… [38]

. Định kỳ hằng tháng, Trường đánh giá hoạt động KHCN về các đề tài

chuẩn bị nghiệm thu, các đề tài gia hạn, điều chỉnh kinh phí, các đề tài trễ hạn…và đưa ra kế

hoạch KHCN trọng tâm trong tháng tiếp theo [39]

. Ngoài ra, Phòng KHCN&DA của trường

thường xuyên theo dõi và nhắc nhở các chủ nhiệm đề tài về tiến độ thực hiện [40]

.

Internal evaluation processes for research activities are implemented in line with quality policies.

Kết quả thực hiện các kế hoạch KHCN được đánh giá và rà soát định kỳ và báo cáo tại [41]

:

- Các cuộc họp giao ban hằng tháng.

- Hội nghị cán bộ công nhân viên chức của từng đơn vị hằng năm.

- Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức trường hằng năm.

- Báo cáo tình hình hoạt động KHCN gửi ĐHQG-HCM hằng năm.

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chiến lược KHCN 2011-2015.

- Hội nghị KHCN của trường các năm 2011, 2013, 2015.

34

Báo cáo giao ban hằng tháng của trường. 35

Hồ sơ xét duyệt đề tài NCKH. 36

Danh sách các đề tài hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. 37

Thông báo đề tài, dự án trên website phòng KHCN&DA. 38

Các văn bản quy định về chế tài đối với các đề tài, dự án không hoàn thành đúng hạn. 39

- Báo cáo thống kê hằng năm số đề tài, dự án hoàn thành không đúng hạn.

- Báo cáo hoạt động KHCN hằng tháng. 40

Các văn bản hỗ trợ và nhắc nhở các chủ nhiệm đề tài. 41

- Báo cáo công tác NCKH hằng tháng, năm.

- Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược phát triển trường.

Page 42: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

37

Page 43: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

38

Standard 3: The institution pursues an adapted research exploitation and results

dissemination policy

The institution has defined a research exploitation policy adapted to the opportunities, strengths and environment of the institution.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường luôn gắn nhiệm vụ đào tạo với trách nhiệm

NCKH & CGCN. Hai nhiệm vụ này luôn đi song hành trong đó NCKH đóng vai trò hỗ trợ và

nâng cao chất lượng đào tạo. Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2004 đến nay, trường

ĐHBK đã đầu tư nhiều nguồn lực từ con người, tài chính, đến cơ sở vật chất vào hoạt động

KH&CN với mục tiêu trước mắt là phát triển chất lượng các công trình nghiên cứu. Trường

sẽ chủ động tìm thêm nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, không thể bị động trông chờ

vào nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, hợp tác với các DN, tranh thủ sự hỗ trợ về máy

móc, thiết bị của DN. Lựa chọn đầu tư cho các hướng ưu tiên để đảm bảo kinh phí đầu tư

đúng và đủ. Sắp xếp việc sử dụng chung thiết bị cho các đơn vị trong toàn trường để tránh

đầu tư lãng phí. Dành kinh phí từ chính nguồn lực của trường ĐHBK cho việc đầu tư NCKH

đối với những hướng nghiên cứu ưu tiên, đảm bảo việc đầu tư đủ và liên tục. Từng bước nâng

dần tỷ trọng đóng góp đầu tư từ nguồn doanh thu CGCN.

Nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp những nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để

các DN này vượt qua khó khăn ban đầu và trưởng thành, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp

KHCN - Trường ĐHBK - ĐHQG-HCM (HCMUT-TBI) được hình thành (tháng 1/2010) với

sự hợp tác và hỗ trợ của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM. Sau năm năm hoạt động,

HCMUT-TBI đã và đang ươm tạo hơn 20 doanh nghiệp với thời gian ươm tạo ba năm/doanh

nghiệp, và cho tốt nghiệp ba doanh nghiệp với doanh số khoảng 10 tỉ đồng/năm (iNext

Technology, Vietcontrol). Đây đều là những doanh nghiệp của các GV, CSV, được hình

thành và phát triển trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ thuộc thế mạnh của trường. Hiện tại,

trung tâm có khoảng 10 doanh nghiệp đang ươm tạo.

Dựa trên năng lực và tiềm năng phát triển, bằng tính hiệu quả hoạt động trong thời gian vừa

qua Trung tâm HCMUT-TBI là đơn vị ươm tạo duy nhất phía Nam được xét chọn tham gia

vào dự án "Hỗ trợ Xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh

nghiệp” (BIPP) do chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ không hoàn lại.

The institution monitors the exploitation of research results.

Trường đã chủ động hợp tác với doanh nghiệp nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho hoạt động

NCKH, từng bước đa dạng hóa nguồn kinh phí. Trường luôn động viên, khuyến khích các

nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu tìm kiếm những nguồn kinh phí NCKH ngoài ngân sách nhà

nước bằng chính năng lực của mình. Nhờ đó Trường đã có được những đặt hàng nghiên cứu

sáng giá như: cải tiến xe điện thành xe điện lai sử dụng năng lượng mặt trời và bộ giám sát

quản lý năng lượng thông minh; chế tạo thiết bị chiết xuất dược liệu; thiết kế và chế tạo thử

nghiệm hệ thống chắn tàu tự động; lò plasma chân không để luyện titan kim loại từ nguyên

liệu titan xốp; xây dựng hệ thống đầu đọc RFID tần số 13,56MHz, ứng dụng quản lý phòng

thí nghiệm trong trường đại học bằng thẻ RFID;...

Bên cạnh đó, còn có các đề tài NCKH từ dự án JICA SUPEREM-HCMUT đang được triển

khai tại các tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang, An Giang như: nghiên cứu chiết xuất Taxol từ cây

thông đỏ (Taxus Wallichiana Zucc) ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm để sản xuất thuốc

chống ung thư; nghiên cứu quy trình công nghệ lên men hạt ca cao quy mô công nghiệp;

Page 44: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

39

nghiên cứu chống sạt lở công trình đường ven sông và nền đất yếu tại tỉnh An Giang... Các đề

tài nghiên cứu hợp tác với Công ty Samsumg cũng đã được công ty này triển khai như: phát

triển ứng dụng xem truyền hình FCs, phát triển ứng dụng TV Karaoke; Webcam phát triển

dựa trên mã vạch quét thư viện...

Nhằm tăng cường khả năng chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các cán bộ trong trường,

từ năm 2010, Trường đã có chính sách phát triển các đề tài dưới dạng đặt hàng với yêu cầu

sản phẩm hoàn chỉnh và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ khi kết thúc đề tài. Bước đầu có rất

nhiều sản phẩm hình thành từ nhóm đề tài này thu hút được sự chú ý và đặt hàng của các đơn

vị trong nước. Các đề tài có giá trị như: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất bánh

tráng rế tự động thay cho phương pháp sản xuất thủ công; Nghiên cứu và chế tạo hệ thống

thiết bị sấy cà phê sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời và nhiên liệu biomass; Hoàn thiện mô

hình xe hai bánh...

Ngoài ra, một số sản phẩm KH&CN có giá trị từ các đề tài nghiên cứu có thể kể đến như

Chip nhận dạng giọng nói tiếng Việt trên nền FPGA; thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh thuyền lướt

khí hai chỗ ngồi; nghiên cứu chế tạo thiết bị đo quán tính 3 trục; gạch bê tông rỗng từ xỉ thải

của nhà máy luyện thép;...

The institution develops a communication policy around its results exploitation activities and range of services for the business and sociocultural sectors.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH & CGCN, Trường tổ chức Hội nghị KHCN định kỳ 2 năm/1

lần, nhằm tổng kết các kết quả đạt được, phân tích các mặt mạnh yếu, quảng bá ra xã hội các

thành tựu nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN cho những năm tiếp theo [42]

.

Hoạt động triển lãm các thành tựu nghiên cứu của trường còn được kết hợp với các sự kiện Hội

chợ khoa học công nghệ của thành phố và địa phương, với cộng đồng doanh nghiệp thông qua

Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao.

Field 2: Teaching policy

Standard 1: The institution has defined a teaching policy that includes the skill

component

The strategic priorities for teaching are consistent with the institution’s strengths.

Các ưu tiên của chiến lược giảng dạy được phát triển dựa trên sứ mạng, mục tiêu giáo dục

của trường với 4 giải pháp chính là: (i) Chuẩn hóa các CTĐT theo nhu cầu xã hội và theo

chuẩn kiểm định quốc tế, (ii) Mở rộng và tăng quy mô đào tạo sau đại học, đẩy mạnh các

chương trình tiên tiến, chất lượng cao, tài năng, (iii) Xây dựng môi trường hỗ trợ học tập đạt

chuẩn mực quốc tế, (iv) Xác định và phát triển các ngành mũi nhọn của trường.

Các CTĐT của trường có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách

hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp

ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các mục tiêu đào tạo sau đó được cụ

thể hoá thành các chuẩn đầu ra của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực

chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt

nghiệp [43]

. Trong hoạt động chuẩn hóa chương trình đào tạo Trường chú trọng vào công tác

42

Hội nghị KHCN thường niên của nhà trường (2009, 2011, 2013, 2015). 43

Chuẩn đầu ra CTĐT 2008 (Mẫu)

Page 45: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

40

đổi mới theo hướng phương pháp giảng dạy tích cực, trải nghiệm theo triết lý CDIO

(Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế; Implement – thực hiện; Operate – vận

hành). Chính sách này được triển khai vào đề cương từng môn học, từng chương mục nhằm

tăng tương tác của GV và SV ở lớp, trong trường, ngoài trường, thúc đẩy SV phát triển năng

lực phân tích tổng hợp sự kiện kỹ thuật.

The programme offering is structured in a comprehensible manner and the entities responsible for implementing it are identified.

Để thực hiện công tác xây dựng và phát triển CTĐT năm 2008, nhà trường đã xây dựng và

phổ biến “Hướng dẫn xây dựng CTĐT đại học/cao đẳng hệ chính quy” [44]

.

Cấu trúc CTĐT khung được xây dựng dựa trên sự tham khảo và phân tích các chương trình

đào tạo nước ngoài, các chương trình của trường liên kết quốc tế (CTTT với Illinois, Chương

trình PFIEV...)

Cấu trúc CTĐT khung còn là kết quả làm việc trong nhiều năm của Ban phát triển CTĐT [45]

của trường, thành phần bao gồm BGH và các uỷ viên là các lãnh đạo các Khoa, Phòng, Ban

chủ chốt, là những người có chuyên môn, và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, quản lý, và

đảm bảo chất lượng. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục

đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại

cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; khối

kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào

tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo, có lưu ý tính liên thông giữa trình độ cao

đẳng, đại học và sau đại học.

Bảng 20: Cấu trúc khung CTĐT năm 2008

Khối kiến thức/kỹ năng Số tín chỉ Tỷ lệ (%)

Khối lượng kiến thức toàn khoá học 145 (± 10) 100

Kiến thức giáo dục đại cương

Toán và Khoa học tự nhiên

Kiến thức Chính trị, Kinh tế, văn hoa, Xã hội,…

55

48

7

38

33

5

Khối kiến thức chuyên nghiệp

Cơ sở kỹ thuật Ngành và Chuyên ngành

Chuyên sâu

Khác

90

60 – 70

10 – 20

Còn lại

62

39 – 45

6,5 – 13

44

Văn bản số 93/ĐHBK, ngày 11/7/2007 45

Quyết định thành lập Ban phát triển CTĐT trường

Page 46: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

41

Bảng 21: Khối kiến thức theo cấu trúc CTĐT khung năm 2014

Khối kiến thức/kỹ năng Số tín chỉ Tỷ lệ (%)

Khối lượng kiến thức toàn khoá học Max 140 100

Kiến thức giáo dục đại cương

Toán và Khoa học tự nhiên

Kiến thức Chính trị, Kinh tế, văn hoa,

Xã hội,…

46-54

Min 32

16-22

36-39

Min 25

11-14

Khối kiến thức chuyên nghiệp

Cơ sở kỹ thuật Ngành và Chuyên ngành

Khác

80-84

Min 80

8

57-61

Min 57

5

Dựa trên khung chương trình, nhà trường quy định rõ “Trưởng khoa chịu trách nhiệm chính

đối với công tác xây dựng CTĐT, dưới sự hỗ trợ và tư vấn của HĐKH&ĐT của Khoa/Trung

tâm. HĐKH&ĐT khoa bao gồm các nhà khoa học chuyên môn, GV, cán bộ quản lý, đại diện

các đơn vị sản xuất, có sử dụng lao động của Khoa, và CSV của Khoa. Trong đó, số lượng

người bên ngoài đơn vị sản xuất (nhà tuyển dụng, CSV) không ít hơn 2 và không quá 30%

tổng số thành viên HĐKH&ĐT khoa) [46]

. Các thành viên bên ngoài trường tham gia xây

dựng hoặc phản biện CTĐT phải là kỹ sư chính/cử nhân chính trở lên hoặc kỹ sư/cử nhân có

thâm niên công tác trên 10 năm, …” [47]

.Trong quá trình xây dựng, các nhu cầu về nguồn

nhân lực chất lượng cao, các định hướng phát triển chiến lược của đất nước, TP.HCM và các

đánh giá về xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, cũng như ý kiến phản hồi của các

bên liên quan được nghiêm túc xem xét và chuyển tải vào CTĐT. Nhằm mục tiêu xây dựng

chương trình đạt chuẩn mực quốc tế, hướng dẫn cũng bao gồm yêu cầu “Phân tích tình trạng

các CTĐT hiện nay, so sánh đối chiếu với CTĐT tương tự của các trường đại học tiên tiến

trong khu vực và trên thế giới; thu thập các thông tin qua các hình thức thăm dò ý kiến (CSV,

học viên cao học, DN, SV) …” [48]

.

CTĐT sau khi được xây dựng được tổ chức hội thảo cấp khoa, đưa đi phản biện bởi các

chuyên gia uy tín và được nghiệm thu bởi các hội đồng KHĐT Khoa thông qua và trình BGH

phê duyệt [49]

. nhằm đảm bảo các CTĐT có chất lượng, đáp ứng mục tiêu đào tạo và chuẩn

đầu ra, và tuân theo các quy định. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của CTĐT 2014 là việc đào tạo

các kỹ năng được tích hợp trong các môn học và mức độ tăng dần từ dễ đến khó.

Trường còn 1 CTĐT Cao đẳng được thiết kế cấu trúc theo mô hình IUT (dự án Codifor hợp

tác với Cộng hòa Pháp).

Các hình thức hợp tác liên thông đặc biệt khác: Lớp PFIEV liên thông giữa 04 trường tham

gia chương trình (Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM, ĐHBK Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại

học Xây dựng) với các Đại học hàng đầu của Pháp.

Chương trình liên kết quốc tế: Được sự đồng ý của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM, Trường

ĐH Bách Khoa triển khai 10 chương trình đào tạo Liên kết Quốc tế với thời gian đào tạo 4

năm, trong đó 2 năm học tại trường ĐHBK, và 2 năm học tại các trường Đại học đối tác như

ĐH Illinois tại Urbana Champaign (UIUC); ĐH Illinois tại Springfield (UIS); ĐH Catholic

46

Danh sách thành viên HĐKH&ĐT Khoa 47

Quyết định số 93/ĐHBK, ngày 11/7/2007; Mục 2, Trang 2 - 3. 48

Quyết định số 93/ĐHBK, ngày 11/7/2007; Mục 2.3, Trang 4. 49

Các CTĐT 2008 đã được phê duyệt

Page 47: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

42

(CUA); ĐH Rutgers; ĐH Massachusetts Boston (UMass Boston) tại Mỹ, ĐH Adelaide; ĐH

Queensland (UQ); ĐH Griffith; ĐH La Trobe; ĐH Công nghệ Sydney (UTS) tại Uc, ĐH

Kanazawa (KU); ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) tại Nhật; nội dung CTĐT hoàn toàn bằng

tiếng Anh.

The missions and responsibilities of the various stakeholders involved in teaching activities are clearly defined and recognised.

Đội ngũ GV cơ hữu và mời giảng chịu trách nhiệm giảng dạy các trình độ ĐH và SĐH theo

quy định về hoạt động giảng dạy và đánh giá [50]

; trong đó, mô tả đầy đủ những quy định về

công tác giảng dạy và đánh giá của GV ở tất cả các hoạt động giảng dạy như giảng dạy lý

thuyết, giảng dạy bài tập, thực hành thực tập trong phòng thí nghiệm nhà xưởng, thực tập

ngoài trường, hướng dẫn bài tập lớn, đồ án, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp.

Trưởng khoa hoặc CNBM (theo phân công quản lý ngành đào tạo) chịu trách nhiệm phân

công CBGD dựa trên nguyện vọng của GV, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, và ý kiến

phản hồi của SV. Việc phân công giảng dạy được thảo luận công khai tại các bộ môn và gửi

về trường để sắp xếp thời khoá biểu [51]

. CBGD chịu trách nhiệm giảng dạy và đánh giá SV

theo đề cương môn học được phê duyệt [52]

. Các đề kiểm tra giữa kỳ, đề thi cuối kỳ phải được

duyệt bởi CNBM [53]

. Bảng điểm tổng kết của SV phải được phê duyệt bởi CNBM hoặc lãnh

đạo khoa trước khi được cập nhật vào hệ thống quản lý điểm trực tuyến, tập trung của toàn

trường [54]

.

Hoạt động giảng dạy của GV luôn luôn được giám sát bởi Ban Thanh tra giáo dục của nhà

trường. Các trường hợp nghỉ dạy, vào lớp muộn, ra lớp sớm đều được ghi nhận lại, cập nhật

trực tuyến, và gửi về cho khoa, bộ môn quản lý. Điều này giúp hạn chế thấp nhất các trường

hợp GV nghỉ dạy không bù hoặc không đủ thời lượng cho SV. Hiện nay, nhà trường đã xây

dựng hoàn chỉnh hệ thống trực tuyến hỗ trợ báo nghỉ dạy, đăng ký dạy bù, theo dõi tình hình

giảng dạy, thời khoá biểu; hệ thống E-learning giúp tăng cường tương tác với người học

ngoài giờ lên lớp (http://e-learning.hcmut.edu.vn/). Điều này giúp GV tự theo dõi và quản lý

việc giảng dạy một cách hiệu quả [55]

.

Mỗi học kỳ, Ban Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tổ chức lấy ý kiến SV về chất lượng môn học

cho tất cả các môn học. Quy trình lấy ý kiến đã được chuẩn hoá và công nhận theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2008. Hoạt động này được tổ chức từ tuần thứ 9 đến tuần 15 của học kỳ. Các kết quả

tạm thời trong suốt thời gian khảo sát sẽ được hiển thị online nhằm giúp GV xem xét để điều

chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp với SV (nếu cần). Sau khi kết thúc đợt khảo sát, Ban ĐBCL

chịu trách nhiệm tổng kết, phân tích và gửi kết quả về cho khoa, bộ môn quản lý và GV phụ

trách môn học. Điều này giúp cung cấp thông tin bổ ích cho GV trong việc điều chỉnh, cải thiện

công tác giảng dạy của mình [56]

. Các kết quả khảo sát của từng môn học được cập nhật trực

tuyến trên hệ thống BK-Elearning, và có so sánh giữa các học kỳ, và môn học, nhằm tạo sự

50

Quy chế giảng dạy 51

Bảng phân công giảng dạy 52

Đề cương môn học 53

Đề thi 54

Quy định về nộp điểm, các bảng điểm 55

Hệ thống hỗ trợ giảng viên: TKB, Bkel, 56

Báo cáo khảo sát chất lượng môn học

Page 48: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

43

thuận tiện cho GV trong việc xem xét các phản hồi, đánh giá của SV. Theo kết quả khảo sát,

hầu hết SV hài lòng với chất lượng môn học được cung cấp bởi nhà trường [57]

.

Khối lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng của các GV cơ hữu được rà soát

đánh giá hàng năm theo quy định để có chế độ khen thưởng phù hợp [58]

.

Human and other resources assigned to teaching activities are defined.

Nhà trường thiết lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu

giảng dạy và nghiên cứu [59]

. Tiến hành kế hoạch bổ sung nguổn nhân lực hàng năm cũng như

xây dựng đề án vị trí việc làm những hoạt động nhằm định hình tổ chức bộ máy, xác định tiêu

chuẩn và triển khai chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí công việc. Việc này cũng hỗ trợ cho

định dạng các nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng [60]

và phát triển đội ngũ [61]

.

Chính sách về một nền đào tạo chất lượng cao của nhà Trường cũng đồng nghĩa với việc nâng

cao chất lượng môi trường làm việc và sinh hoạt của CBVC. Việc nhanh chóng đưa các tòa nhà

mới tại cơ sở Dĩ An vào hoạt động là nỗ lực rất lớn của Nhà trường trong điều kiện rất khó

khăn về ngân sách đầu tư công trong 5 năm qua. 3 tòa nhà làm việc, học tập cùng với 1 nhà học

thể dục thể thao hỗ trợ cho việc mở rộng diện tích làm việc của nhân viên và GV. Việc xây

dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng mạng, nguồn học liệu trực tuyến, liên kết với đối

tác trong dự án HEEAP thiết lập phòng học số.., thể hiện năng lực đáp ứng cho việc áp dụng

phương pháp học tập - giảng dạy tích cực theo chuẩn đầu ra đã thiết kế của CTĐT.

Sự giới hạn về nguồn tài chính đã gây khó khăn cho chiền lược nâng cấp trang thiết bị phòng

thí nghiệm. Nhà trường đã và đang tìm cách nhận các hỗ trợ thiết bị từ các dự án quốc tế, từ

doanh nghiệp cũng xem xét các chính sách phát triển nguồn tài chính của mình trong giai

đoạn 2016-2020.

Through the development of relationships or alliances, the institution integrates its initial and continuing education activity into its territorial and regional environment, and reinforces its local, national and international appeal.

Trong các hoạt động liên kết với các địa phương để tổ chưa các chương trình đào tạo bồi

dưỡng liên tục đại học và sau đại học, nhà trường đã có mặt tại các tỉnh đồng bắng Nam bộ

(Kiên giang, An Giang, Cần Thơ...) , Nam Trung bộ (Bình Thuận)và Tây nguyên (Đà Lạt).

Mặc dù có nhiều hoạt động kể trên nhưng số liệu thống kê cho thấy số lượng người học

không có sự gia tăng. Hiện nay nhà trường cố gắng tìm ra hướng thích nghi tốt hơn với tình

hình thực tế của hoạt động này.

Ngoài ra trường còn mở những lớp đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, các lớp ngắn hạn

cấp chứng chỉ theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Trường tham gia mạng lưới các trường Đại học Kỹ thuật Đông Nam Á và Viện Công nghệ

Shibaura, Nhật Bản (SEATUC), mạng lưới tiểu vùng sông Mekong (GMSARN). Duy trì và

phát triển các dự án như chương Trình Hợp Tác Giáo Dục Đại Học Ngành Kỹ Thuật (Higher

Engineering Education Excellence Alliance Program - HEEAP), Dự án BUILD – IT về đạo tạo

57

Kết quả khảo sát chất lượng môn học 58

Quy chế chi tiêu nội bộ của trường. 59

Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015. 60

Danh sách các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 61

Kế hoạch phát triển đội ngũ của trường.

Page 49: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

44

GV trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng, chương trình trao đổi học thuật trong khuôn khổ dự án

AUN/SEED-Net, Erasmus Mundus AREAS, AREAS, GATE, dự án Erasmus + ECO-RED

(European quality Course system for Renewable Energy Development/ ECO-RED), dự án

Erasmus + TACTIC (Through Academic Cooperation Towards Innovative Capacity), dự án

Erasmus+ ICTentr (Supporting Entrepreneurial Development in the Field of IT in Vietnamese

HEIs), dự án Erasmus+ Tuning Asia-South East (TA-SE), Thúc đẩy và mở rộng các chương

trình thực tập ở nước ngoài trong khuôn khổ Erasmus+: Erasmus+ MERGING-VOICE với các

trường Bồ Đào Nha, chương trình trao đổi với Grenoble INP; INSA Lyon; Paris 13 (Pháp);

Politechnico de Torino, Italy; Sapienza University of Rome, Italy; Bialystok University of

Technology, Ba Lan. Sự tham gia tích cực trong các hoạt động đào tạo trong nước và quốc tế

góp phần nâng cao uy vai trò và uy tín của Nhà trường trong cộng đồng học thuật.

Standard 2: The institution’s teaching policy includes teaching methods that are

adapted to its various audiences

The teaching methods implemented (initial training, apprenticeships, work-linked training, continuing training; multi-disciplinary courses, distance learning, innovative approaches) comply with the diversity and needs of students.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học, nhà trường cung cấp đầy đủ các trình độ đào

tạo từ cao đẳng, đại học đến cao học, và tiến sĩ. Riêng trình độ đại học, nhà trường cung cấp

đa dạng hệ đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, bao gồm: hệ chính quy bằng 1, bằng 2 (33

chương trình (CT)), chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (7 CT), nhiều các chương

trình đào tạo đặc biệt như [62]

: chương trình tiên tiến sử dụng chương trình của Đại Học UIUC

(thuộc top 30) của Mỹ, dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh do GV của trường và GV của UIUC

đảm nhiệm, chương trình kỹ sư tài năng (11 CT), chương trình liên kết Quốc tế (10 CT) theo

mô hình 2+2 với các đối tác Úc, Mỹ, Nhật. CTĐT là chương trình chính quy của trường được

các đối tác đánh giá và công nhận tương đương để chuyển tiếp SV, chương trình chất lượng

cao học phí tương ứng (9 CT) [63]

. áp dụng theo mô hình của chương trình tiên tiến (hoàn toàn

giảng dạy bằng tiếng Anh và có sự tham gia của các đối tác quốc tế lâu năm của trường)

.Trường cũng có hệ đại học Vừa Làm Vừa Học (VLVH) mở tại trường và liên kết với các địa

phương, và hệ đào tạo từ xa (01 CT). Ngoài ra trường còn mở những lớp ngắn hạn cấp chứng

chỉ theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về chất lượng đào tạo,

nhà trường chủ động tổ chức định kỳ và qua nhiều kênh như khảo sát, hội nghị SV, lịch tiếp

SV, và các hộp thư góp ý. Trong đó, việc khảo sát, lắng nghe phản hồi của SV một cách định

kỳ, chủ động được thực hiện cho các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng chính quy,

KSTN, PFIEV, chương trình tiên tiến, chất lượng cao, và liên kết nước ngoài, và thí điểm cho

chương trình thạc sĩ thuộc khoa Quản lý công nghiệp [64]

. Về Hội nghị SV, định kỳ hằng năm,

nhà trường tổ chức hội nghị cấp khoa và cấp trường [65]

. Trong đó, các câu hỏi của SV sẽ

được giải đáp thoả đáng; trong trường hợp các ý kiến liên quan đến những cải tiến, nhà

trường sẽ ghi nhận lại và thực hiện cải tiến, và sẽ thông báo lại cho SV bằng văn bản hoặc

62

Danh mục các chương trình tiên tiến, quốc tế, chất lượng cao; danh sách đối tác quốc tế; các biên bản hợp tác 63

Danh sách các CTĐT cho từng hệ đào tạo 64

Báo cáo khảo sát ý kiến sinh viên về môn học và khảo sát cuối khoá (mẫu) 65

Biên bản hội nghị SV cấp khoa, cấp trường (mẫu)

Page 50: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

45

trong lần hội nghị tiếp theo (nếu cần thời gian cải tiến dài) [66]

. Bên cạnh đó, SV có thể liên hệ

gặp BCN khoa, phòng ban, hoặc BGH để được giải quyết các thắc mắc [67]

. Nhà trường tổ

chức các hộp thư góp ý [68]

tại các đơn vị để tiếp nhận các ý kiến đóng góp của SV, hoặc SV

có thể góp ý trực tuyến trên trang web Ban ĐBCL [69]

.

Nhìn chung tất cả các hệ đào tạo, các ngành đào tạo đều đáp ứng nhu cầu học tập của người

học. Chỉ tiêu hằng năm của các hệ chính quy đều tuyển đủ, các chương trình liên kết quốc tế,

chương trình tiên tiến phát triển tốt. Riêng hệ VLVH và đào tạo từ xa có sự sụt giảm đáng kể

do nhu cầu của người học ở hình thức này ngày càng ít đi.

Việc lấy ý kiến người học về chương trình đào tạo chưa được thực hiện cho hệ VLVH, do đó

chưa đánh giá toàn diện mức độ hài lòng của hệ đào tạo này.

The institution provides its students with a suitable working environment for learning and teaching activities.

Hiện nay, tất cả các dịch vụ cung cấp cho SV đều thực hiện trực tuyến tại trang web myBK

[http://mybk.hcmut.edu.vn/my/index.action]. Trong đó, các dịch vụ liên quan đến học vụ bao

gồm: đăng ký môn học, xem thời khóa biểu, xem lịch kiểm tra/thi, xem kết quả môn học.

Ngoài ra, còn có các dịch vụ hỗ trợ khác đều được thực hiện trực tuyến như làm lại thẻ SV,

đề nghị cấp giấy xác nhận, nộp chứng chỉ ngoại ngữ, đăng ký tốt nghiệp, …

Các khoa và phòng ban đều có trang web, do đó, các quy định, quy chế và văn bản liên quan

đến SV đều được đưa lên website, SV có thể xem và tìm hiểu thông tin liên quan

[http://www.hcmut.edu.vn/vi] [70]

. Ngoài ra, các văn bản đều được niêm yết tại các bảng

thông báo, bản tin các Khoa, Phòng ban,…

Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội cho người học. Hằng năm, Trường tổ

chức định kỳ khám sức khỏe cho tất cả SV:

+ Khám sức khỏe đầu vào dành cho SV năm nhất

+ Khám sức khỏe định kỳ dành cho SV từ năm hai đến năm tư

+ Khám sức khỏe cuối khóa dành cho SV chuẩn bị tốt nghiệp

Nhà trường có Tổ Y tế (tại 2 cơ sở và tại KTX Bách Khoa) là đơn vị chuyên trách chăm lo

sức khỏe cho người học. Tổ Y tế thường xuyên cập nhật dữ liệu sức khoẻ, phòng bệnh dịch,

sơ cứu và chuyển viện; đồng thời lập hồ sơ lưu trữ theo dõi sức khỏe của từng SV cho đến

khi ra trường. Sau các đợt khám đều có kết luận phân loại sức khoẻ và những bệnh cần phải

theo dõi để thông báo cho SV biết có hướng đi điều trị kịp thời. Ngoài ra, vào đầu năm học,

SV được tham gia BHYT, bảo hiểm tai nạn và được giải quyết các thủ tục liên quan đến

BHYT và tai nạn cho người học.

Hỗ trợ tư vấn tâm lý cho sinh viên [71]

66

Các báo cáo thống kê giải quyết các yêu cầu của sinh viên 67

Lịch tiếp sinh viên 68

Danh sách các vị trí đặt Hộp thư góp ý 69

Website Ban ĐBCL (ảnh chụp giao diện web) 70

Website của các phòng ban, khoa, trung tâm. 71

- Lịch hoạt động của phòng Tư vấn tâm lý SV tại Trạm Y tế.

- Báo cáo tổng kết năm học của phòng CTCT-SV (nội dung “Tư vấn tâm lý”).

Page 51: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

46

Từ đầu học kỳ 1 năm học 2009 – 2010, nhằm góp phần hỗ trợ đời sống tinh thần cho SV,

Trường phối hợp với Công ty Tâm lý học Ứng dụng lập Phòng tư vấn tâm lý với thời gian là

02 buổi/tuần, miễn phí đối với SV.

Người học được khám sức khỏe định kỳ, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao

và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường.

Trường đã xây dựng các khu TDTT như 01 sân tập luyện thi đấu Robot, 01 sân bóng đá trồng

cỏ, sân tập đa năng (bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cầu lông, bóng đá mini). Đường nội bộ

dành cho các môn học điền kinh, sân tập Aerobic, hố nhảy tổng hợp dành cho các môn nhảy

xa. Năm 2015, Trường đã cải tạo sân tập luyện thi đấu robot thành “ngôi nhà SV - BK

House” với mục đích xây dựng môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh cho SV. Đến đây

SV trường sẽ được tạo điều kiện để có thể tự học, học nhóm, sinh hoạt CLB đội nhóm, học

thuật, nơi trao đổi và rèn luyện kỹ năng cho bản thân. Ngoài ra, tại một số khoa Cơ Khí, khoa

Điện - Điện tử còn bố trí không gian học tập cho SV thực hiện các hoạt động trao đổi học tập,

thiết kế chế tạo các dự án kỹ thuật mà SV yêu thích dưới sự hỗ trợ các các GV.

Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho SV, tại cơ sở 2, Trường đã xây dựng nhà thi đấu

có mái che với tổng diện tích sàn xây dựng là 5.452 m2, có khu sân thi đấu, khu khán đài, khu

phòng tập, khu phòng học lý thuyết, khu phòng hành chính quản trị và khu căn tin, nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của SV đang học tập tại 02 cơ sở.

Trường có các câu lạc bộ, đội nhóm, đội tuyển thể thao: Karatedo, Aikido, bóng đá, bóng

chuyền, điền kinh, bóng rổ, cờ vua, cờ tướng được rất đông SV tham gia tập luyện, nhằm rèn

luyện sức khỏe bản thân.

Ngoài ra, tại KTX Bách Khoa, SV được trang bị khu tập luyện TDTT ngay trong khuôn viên

như: phòng tập thể hình, sân bóng rổ, bóng chuyền… [www.ktxbk.vn].

Đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường

Để đảm bảo việc kiểm soát an ninh trong trường và thực hiện Nội quy học đường, nhà trường

quy định việc ra vào cổng trường SV cần mang theo thẻ SV. Đội văn minh học đường thành

lập vào tháng 4/2009, Đội gồm các SV tình nguyện phối hợp với Tổ bảo vệ tham gia trực

thường xuyên trong khuôn viên trường, nhắc nhở SV tham gia giữ gìn môi trường học đường

văn minh và thực hiện đúng các nội quy, kiểm tra và nhắc nhở SV đeo thẻ và trang phục theo

quy định trước khi vào trường, kiểm tra các bãi xe, ngăn chặn kịp thời các đối tượng xấu vào

khuôn viên trường…

Tại cơ sở Lý Thường Kiệt, Dĩ An và KTX đều được trang bị, nước uống tiệt trùng, các căn

tin, cửa hàng tiện ích phục vụ SV, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và đảm bảo sức khỏe. [72]

.Trường hỗ trợ đi lại cho SV giữa CS Lý Thường Kiệt và CS Dĩ An với dịch vụ xe buýt

tiện dụng và hiệu quả. [73]

Hằng năm, Trường tổ chức lắng nghe ý kiến SV về các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt

thông qua Hội nghị SV cấp khoa, cấp trường, khảo sát sự hài lòng của SV năm cuối về CTĐT

72

- Thống kê cơ sở vật chất của trường

- Hình ảnh căn tin, cửa hàng tiện ích

- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 73

Thông tin về xe buýt số 50

Page 52: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

47

và các dịch vụ hỗ trợ. Qua kết quả khảo sát, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ từ trường được

đánh giá là đã đáp ứng tốt các nhu cầu của SV (khoảng 90% SV đồng ý với nhận xét này) [74]

.

Hạ tầng mạng

Với chủ trương xây dựng hệ thống tin học hóa toàn trường, trong những năm vừa qua,

Trường đã phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng tốt nhu cầu của công tác quản lý,

giảng dạy, học tập và nghiên cứu [75]

.

Hiện nay, Trường có khoảng 20 máy chủ phục vụ công việc chung của trường, được lắp đặt

hầu hết tại phòng máy chủ của Ban Quản lý mạng. Chất lượng dịch vụ truy cập Internet tại 02

cơ sở được cải thiện đáng kể thông qua việc triển khai hệ thống cân bằng tải, mở rộng dung

lượng đường truyền Internet. Tại cơ sở Lý Thường Kiệt, với 22 đường truyền cáp quang

FTTH, một đường truyền của ĐHQG-HCM và một đường truyền thuê bao, dung lượng đường

truyền tại cơ sở Lý Thường Kiệt ước tính khoảng 600Mbps trong nước, 25Mbps quốc tế. Tại

cơ sở 2, với 10 đường truyền cáp quang FTTH và một đường truyền của ĐHQG-HCM, dung

lượng đường truyền tại cơ sở 2 ước tính khoảng 200Mbps trong nước, 10Mbps quốc tế. Hệ

thống wifi miễn phí hỗ trợ SV học tập ở các khu vực tự học như tòa nhà B3, B9, B10, B11,

A5, A4, A3, C5, H1, H2, H6, thư viện... Bên cạnh đó, hệ thống wifi còn được trang bị tại các

hội trường (A4, B4, A5, B6), các phòng họp phục vụ cho công tác hội nghị, hội thảo, các

cuộc họp... Trường đã phối hợp với công ty SPT triển khai mạng không dây miễn phí tại cả

02 cơ sở với 25 điểm phát sóng tại các khu vực tự học nhằm cung cấp thêm một lựa chọn truy

cập Internet cho cán bộ và SV [76]

.

Thư viện

Nhà trường rất chú trọng đầu tư thư viện, các trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất phục vụ

công tác đào tạo.

Hệ thống thư viện trường đáp ứng tốt nhu cầu sử

dụng của người học và GV. Trường có thư viện

trường tại 2 cơ sở, phòng tư liệu pháp ngữ (AUF) và

hầu hết các khoa đều có thư viện riêng với mô hình

nhỏ hoặc tủ sách tham khảo với các loại sách, tài liệu

thuộc các lĩnh vực ngành đào tạo của khoa. và thư

viện tại Ký túc xá.... Trong hoạt động thư viện có sự

liên kết, phối hợp chặt chẽ với Thư viện Trung tâm

của ĐHQG-HCM (được truy cập CSDL như

Springerlink, Emerald Fulltex, Proquest

Dissertations,…), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư

viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, Liên hiệp thư viện

các trường ĐH phía Nam (VILASAL)… trong việc

chia sẻ nguồn lực thông tin, trao đổi kinh nghiệm,

74

Báo cáo kết quả khảo sát SV năm cuối về CTĐT và dịch vụ hỗ trợ. 75

Đề án tin học hóa của trường. 76

- Danh sách hệ thống wifi được lắp đặt tại 02 cơ sở.

- Danh sách các phòng tự học, khu tự học dành cho SV tại 02 cơ sở.

- Báo cáo tình hình hệ thống mạng trường hiện nay.

- Báo cáo tổng kết năm học, công tác tháng của Ban QLM

Thông tin thư viện trường

tại 02 cơ sở

1. Đầu sách: 26.627

2. Tạp chí khoa học: 451

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật: 2.474

4. Báo cáo khoa học: 1.658

5. Luận án Tiến sĩ: 295

6. Luận văn Thạc sĩ: 7.925

7. Tài liệu điện tử:

- Sách điện tử: 3.203 files

- Tạp chí điện tử: 510tên

- Tổng số đĩa CD-ROM: 17.040

- Phát minh sáng chế: 62 CD

- Bài giảng điện tử: 33 tên.

Page 53: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

48

nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ…

Mặc dù được trang bị đầy đủ các Thiết bị, máy tính phục vụ cho công việc và học tập, tuy

nhiên, vẫn còn một số trang thiết bị chưa được đầu tư kịp thời. Nguồn kinh phí vẫn còn chưa

đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư mua sắm mới trang thiết bị của các đơn vị.

The institution develops an educational innovation policy and adapts its teaching methods, in particular by using digital tools and resources.

Nhà trường đã đổi mới mô hình đào tạo hệ đại học chính quy từ niên chế sang hệ thống tín

chỉ từ năm 1993. Từ 2010 tất cả các hình thức đào tạo tại trường đã chuyển sang hệ thống tín

chỉ [77]

. Qua nhiều năm thực hiện và liên tục cải tiến, quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

của nhà trường đã tạo nên sự linh hoạt mềm dẻo tối đa cho người học cả về thời gian lẫn nội

dung học tập [78][79]

.Dựa trên những nhu cầu từ xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao về

khoa học và kỹ thuật, cũng như xem xét các nhu cầu về việc rút ngắn thời gian đào tạo nhằm

tạo lợi ích cho người học và xã hội mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường quyết

định triển khai và hoàn thành xây dựng CTĐT Kỹ sư hệ chính quy 4 năm[80]

vào năm 2014.

Kèm theo là hướng dẫn xây dựng và các buổi hội thảo hướng dẫn xây dựng CTĐT theo

hướng tích hợp. Theo đó, tất cả các CTĐT được xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO, với

một quy trình chặt chẽ, hệ thống [81]

.

Song song với thay đổi chương trình đào tạo, việc thay đổi phương pháp giảng dạy để đáp

ứng mục tiêu đào tạo mới là điều tất yếu. Nhà trường xây dựng các quy định về hoạt động

giảng dạy và đánh giá [82][38]

; trong đó, mô tả đầy đủ những quy định về công tác giảng dạy và

đánh giá của GV ở tất cả các hoạt động giảng dạy như giảng dạy lý thuyết, giảng dạy bài tập,

thực hành thực tập trong phòng thí nghiệm nhà xưởng, thực tập ngoài trường, hướng dẫn bài

tập lớn, đồ án, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp; các hình thức, nội dung đánh giá dựa trên chuẩn

đầu ra môn học.

Nhằm giúp GV nâng cao năng lực giảng dạy, trong những năm gần đây, nhà trường đã cử rất

nhiều CBGD đi tập huấn ngắn hạn tại nước ngoài, hoặc thường xuyên mời chuyên gia nước

ngoài tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV, đánh giá SV [83]

.

Bên cạnh đó, một số Khoa cũng định kỳ tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về

giảng dạy, đánh giá SV cho toàn thể CBGD trong khoa và có sự tham gia của CBGD các

khoa khác [84]

. Đối với CTĐT 2014, với phương pháp tiếp cận CDIO, nhà trường khuyến

khích áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, trải nghiệm.

Kết quả khảo sát môn học cho thấy, sau khi tập huấn, GV áp dụng đa dạng các phương pháp

giảng dạy như kết hợp giữa thuyết giảng với giao các bài tập/bài tập lớn, các chủ đề thảo

luận, thuyết trình, xem phim, hoặc tổ chức các hoạt động trên lớp nhằm giúp SV tham gia

77

Các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo theo tín chỉ của trường 78

Quy chế học vụ 79

Niên giám 80

Quyết định số 2441/QĐ-ĐHBK-TCHC 81

Tài liệu xây dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO 82

Quy chế giảng dạy 83

Số lượt GV tham gia các CT tập huấn về đổi mới PPGD và đánh giá SV 84

Danh sách tham dự các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá SV

Page 54: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

49

tích cực vào việc học, và giúp người học phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, và làm

việc theo nhóm [85]

.

Ngoài ra, dựa trên kết quả khảo sát toàn khoá học, hầu hết SV năm cuối đều hài lòng với đội ngũ

CBGD của trường, cũng như chất lượng đào tạo [86]

.

Bên cạnh đó, hệ thống BKeL là kênh hỗ trợ giảng dạy trực tuyến giúp SV vừa cập nhật thông

tin kịp thời về môn học, vừa là diễn đàn trao đổi trực tiếp với GV, với các nhóm SV về nội

dung môn học (http://e-learning.hcmut.edu.vn/). Hệ thống BKeL giúp GV cung cấp tài liệu

môn học, giao bài tập, ra các bài kiểm tra, chấm điểm các bài tập SV tự làm trên mạng,…),

công bố đề kiểm tra/thi (trừ các đề trắc nghiệm), đáp án, điểm số đánh giá SV.

Standard 3: Teaching activities are managed and organised in such a way as to enable

the institution to meet its objectives

Study programme support services are organised effectively, from the level of the institution down to the teaching teams.

Các dịch vụ hỗ trợ cho SV học tập tại trường được thực hiện ở nhiều đơn vị. Việc cập nhật

thông tin cá nhân của SV, tìm thông tin môn học, chương trình đào tạo, học môn thay thế, thi

cử, học phí, nhận bảng điểm học kỳ, huấn luyện kỹ năng mềm, tìm việc làm thời vụ, chỗ ở,

tìm học bổng được hỗ trợ qua các cố vấn học tập, trợ lý giáo vụ Khoa, GV, bộ phận tiếp SV

của phòng Đào tạo và phòng CTSV-SV, Trung tâm hỗ trợ SV và việc làm. Hỗ trợ tư vấn tâm

lý,sức khỏe tại Trạm y tế. Hỗ trợ tài liệu học tập tại thư viện và nguồn học liệu mở trên mạng

BKeL (http://e-learning.hcmut.edu.vn/). Các hoạt động SV nghiên cứu khoa học được hỗ trợ

bởi GV, các câu lạc bộ có liên quan. Tất cả các thông tin hỗ trợ này SV này cũng có thể tìm

thấy tại cổng thông tin: http://mybk.hcmut.edu.vn/.

Các cán bộ quản lý Khoa, bộ môn, GV được hỗ trợ phân công giảng dạy, quản lý lịch giảng

dạy, nhập điểm, giao tiếp với SV thông qua cổng thông tin http://mybk.hcmut.edu.vn/.

The institution knows and manages all the human, financial and material resources of its teaching structures.

Quản lý nhân lực

Trường có đội ngũ CBQL với cơ cấu hợp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Hiện nay,

Trường có 11 khoa, 03 trung tâm đào tạo, 16 phòng ban, trung tâm chức năng; trong đó, [87]

- Có 05 cán bộ thuộc Ban Giám hiệu, 100% có trình độ tiến sĩ, có 01 GS, 03 PGS

- Có 59 CBQL là trưởng/phó phòng ban, trung tâm chức năng; mỗi phòng ban có 01

trưởng phòng/ban và bình quân từ 1-3 phó trưởng phòng/ban

- Có 40 CBQL là trưởng/phó khoa, mỗi khoa có 01 trưởng khoa và bình quân từ 2-3 phó

trưởng khoa tùy theo quy mô đào tạo tại đơn vị, khoảng 90% CBQL các khoa có trình độ

tiến sĩ, trong đó có 01 GS, 15 PGS

85

Thống kê tỷ lệ môn học tổ chức làm việc nhóm, áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy 86

Báo cáo khảo sát sinh viên năm cuối . 87

- Các quyết định bổ nhiệm CBQL của trường.

- Danh sách đội ngũ CBQL của trường (họ tên, học hàm, học vị, năm sinh, ngành học, nước đào tạo, năm

được bổ nhiệm,…

Page 55: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

50

- Có khoảng 129 CBQL là trưởng/phó bộ môn, mỗi bộ môn có 01 trưởng bộ môn và bình

quân từ 1-2 phó trưởng bộ môn, có khoảng 80% CBQL có trình độ TS.

Bảng 22: Số lượng cán bộ quản lý của trường

Staff Category Year 2012 Year 2013 Year 2014 Year 2015 Year 2016

Management

Staff 215 229 235 236 233

Rector 1 1 1 1 1

Vice-Rectors 4 3 4 4 4

Deans 10 11 11 11 11

Deputy-Deans 24 28 29 27 29

Heads 13 13 13 13 13

Deputy-Heads 19 21 22 22 23

Directors 14 16 13 13 13

Deputy-Directors 11 8 8 10 10

Others 119 128 134 135 123

Với đội ngũ CBQL có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với lĩnh vực được đào tạo đã đáp

ứng tốt công việc điều hành tại đơn vị phụ trách, đúng quy định và tiêu chuẩn về đội ngũ

CBQL của Trường.

Hoạt động phát triển đội ngũ CBGD được xác định là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất

lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của nhà trường. Do vậy, việc đảm bảo số lượng

và chất lượng đội ngũ GV luôn được nhà trường quan tâm, tạo nhiều điều kiện tốt và hỗ trợ

kịp thời trong những năm qua.

Định hướng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ 2011-2015 và định hướng đến

2020 của nhà trường: [88]

Đến năm 2015: - Số GV có trình độ TS đạt tỷ lệ: 40%

- Đảm bảo số GV có trình độ SĐH đạt tỷ lệ: 80%

Đến năm 2020: - Số GV có trình độ TS đạt tỷ lệ: 50%

- Đảm bảo số GV có trình độ SĐH đạt tỷ lệ: 80%

Với mục tiêu trên, trong những năm qua, Trường đã có những chính sách, quy định được điều

chỉnh phù hợp với định hướng và tình hình thực tế của trường. Theo đó, đội ngũ CBGD có

trình độ tiến sĩ tăng hằng năm [Bảng 2: Summary of Academic Staff profile – Part 2] [89]

.

Cơ cấu đội ngũ CBGD cho từng bộ môn là tương đối hợp lý. Mỗi bộ môn đều có CBGD lớn

tuổi có kinh nghiệm, có chuyên môn, có học hàm học vị và có đội ngũ CBGD trẻ kế thừa [90]

.

88

- Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

- Nghị quyết và chỉ tiêu năm học của trường hằng năm.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường ĐHBK. 89

- Báo cáo thực trạng chất lượng trường hằng năm.

- Báo cáo tổng kết công tác năm học của trường (mảng công tác cán bộ) 90

- Danh sách CBGD toàn trường.

- Bảng thống kế đội ngũ CBGD theo từng khoa (số lượng, học hàm, học vị độ tuổi, thâm niên công tác…).

- Báo cáo thực trạng chất lượng trường hằng năm.

- Báo cáo công khai đội ngũ CBGD của trường hằng năm.

Page 56: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

51

Đội ngũ kỹ thuật, nhân viên (gọi chung là cán bộ hỗ trợ) của nhà trường trong những năm

vừa qua đã được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo và

NCKH của trường [

Bảng 3: Summary of Support Staff profile–Part 2]. Đa số các cán bộ có chuyên môn phù hợp

với công việc được phân công và có nhiều kinh nghiệm, với độ tuổi trung bình khoảng 38

tuổi và bình quân thâm niên công tác khoảng 10 năm, cán bộ là nữ chiếm 55% [91]

.

Quản lý CSVC

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho công tác giảng dạy và NCKH, những năm gần đây,

Trường đã đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo CSVC ngày càng hiện đại, đáp ứng đủ số

phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành/thực tập cho các ngành đào tạo,

không phải thuê mướn thêm bên ngoài trường. Việc sử dụng phòng học, phòng thực hành/thí

nghiệm đều được quản lý chặt chẽ, có sổ đăng ký và theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị

mỗi ngày [Bảng 5: Cơ sở vật chất của trường (*)

-Part 2] [92]

.

Phòng học được sử dụng chung cho tất cả SV đang học tại trường, đủ phục vụ cho các lớp học

theo kế hoạch giảng dạy từng học kỳ [93]

. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành/thực tập

phục vụ cho các ngành đào tạo được đầu tư và trang bị khá đầy đủ; phòng thí nghiệm, xưởng

thực hành/thực tập cho các môn học đại cương như vật lý, hóa học, ... được trang bị đầy đủ để

giảng dạy cho SV năm nhất toàn trường. Hằng năm, Trường đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho việc

sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm [94]

.

Với số lượng phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành/thực tập tăng hằng năm, được

định kỳ đầu tư bảo trì, sửa chữa và nâng cấp, Trường đã đáp ứng tốt các yêu cầu về đào tạo

và NCKH ở các ngành đào tạo.

Theo kết quả đánh giá sự hài lòng của SV về CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ cho thấy: SV HÀI

LÒNG về “cơ sở hạ tầng” (giảng đường, phòng thí nghiệm/thực hành, phòng máy tính), “các

phương tiện hỗ trợ” (âm thanh, hình ảnh có đầy đủ và sẵn sàng cho việc sử dụng). [95]

Bên cạnh đó, Trường thực hiện lấy ý kiến CBVC về môi trường làm việc hằng năm. Theo kết

quả khảo sát, CBVC HÀI LÒNG với môi trường làm việc tại trường. [96]

Trường có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và NCKH, được

đảm bảo về chất lượng, đáp ừng yêu cầu của các ngành đào tạo.

Các phòng học của trường được trang bị bảng chống loá, màn chiếu tại chỗ, hệ thống âm

thanh (loa và micro) và 15% phòng học có máy chiếu multimedia treo sẵn, các phòng học

khác đều có thể đăng ký sử dụng máy chiếu tại các phòng giao nhận. Ngoài ra, máy tính xách

tay cũng được trang bị, GV có thể đăng ký sử dụng máy tính tại các phòng giao nhận hoặc sử

dụng máy tính cá nhân khi lên lớp. Trường đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu máy tính và máy

91

Danh sách đội ngũ cán bộ hỗ trợ của trường. 92

- Sổ đăng ký, theo dõi sử dụng các phòng học, hội trường, phòng TN, phòng TH.

- Quyết định số 2981/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 26/2/2014 về mang thiết bị, vật tư, sản phẩm, hàng hóa ra vào

trường

- Thống kê cơ sở vật chất của trường 93

Kế hoạch giảng dạy từng học kỳ của các khoa. 94

- Dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị hằng năm.

- Báo cáo tổng kết năm học của trường hằng năm (nội dung “Cơ sở vật chất”) 95

Báo cáo kết quả khảo sát SV năm cuối về CTĐT và dịch vụ hỗ trợ. 96

Báo cáo kết quả khảo sát CBCNV về môi trường làm việc.

Page 57: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

52

chiếu cho các hoạt động giảng dạy tại lớp của GV, các buổi báo cáo chuyên đề trong các hoạt

động NCKH, bảo vệ luận văn tốt nghiệp...Hiện nay, trường trang bị khoảng 630 máy tính và

530 máy chiếu phục vụ giảng dạy của GV [97]

.

Hầu hết các trang thiết bị này được sử dụng hằng ngày cho các lớp học và đáp ứng tốt yêu

cầu dạy và học 2 ca cho các lớp học chính quy. Đối với các phòng thí nghiệm, xưởng thực

hành/thực tập đều được trang bị các thiết bị đầy đủ theo yêu cầu của từng bài thí nghiệm,

thực hành/thực tập của từng ngành đào tạo [98]

.

Ngoài ra, các khoa/trung tâm đều có các phòng chuyên đề và một số phòng chuyên đề được

đầu tư các trang thiết bị khá hiện đại, như máy chiếu multimedia, máy tính nối mạng Internet,

hệ thống máy lạnh, âm thanh, tivi, đầu máy video. Các phòng chuyên đề này được khai thác

khá hiệu quả phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH của GV và SV [99]

.

Việc sử dụng các trang thiết bị đều có hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo tuổi thọ của máy và

được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tùy theo yêu cầu của từng loại trang thiết bị [100]

.

Để quản lý về CSVC, Trường có 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC và phòng Quản trị thiết

bị là đơn vị chuyên trách theo dõi và quản lý trang thiết bị của toàn trường. Bên cạnh đó, tại các

phòng ban, các khoa, trung tâm có cán bộ phụ trách cơ sở vật chất chung tại đơn vị [101]

.

Việc quản lý các trang thiết bị được thực hiện theo hệ thống văn bản bao gồm các quy trình,

quy định và các hướng dẫn rõ ràng. Định kỳ hằng năm, nhà trường thực hiện kiểm tra tài sản

cố định tại các đơn vị theo từng yêu cầu cụ thể, thực hiện việc khấu hao tài sản và trang thiết

bị theo quy định của Bộ Tài chính, sửa chữa, thay thế thiết bị được thực hiện định kỳ [102]

.

Với số lượng và chất lượng các trang thiết bị hiện có đã đáp ứng yêu cầu hiện nay của trường,

đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho công tác giảng dạy và NCKH của các ngành đào tạo. GV và SV

hài lòng về các trang thiết bị được hỗ trợ, phục vụ tốt cho công tác học tập và giảng dạy [103]

.

Quản lý tài chính

Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường ĐHBK được chuẩn hóa,

công khai hóa, minh bạch rõ ràng và theo quy định. Trường có hệ thống đồng bộ quản lý kế

toán và ngân sách tập trung.

97

Danh mục các trang thiết bị phòng học toàn trường. 98

- Kế hoạch giảng dạy từng học kỳ của các khoa.

- Đề cương chi tiết các môn thực hành, thí nghiệm.

- Danh mục các trang thiết bị phòng TN, phòng TH/TT. 99

- Danh mục các trang thiết bị phòng chuyên đề tại các khoa

- Sổ theo dõi sử dụng phòng chuyên đề tại các khoa. 100

- Các hướng dẫn sử dụng trang thiết bị phòng học (máy tính, máy chiếu, …) (hình ảnh)

- Các hướng dẫn sử dụng trang thiết bị tại phòng TN, TH, TT của các khoa (văn bản/hình ảnh).

- Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị của trường. 101

- CV số 337/ĐHBK-TCHC ngày 8/4/2014 về Phân công nhiệm vụ trong Ban Giám hiệu

- QĐ số 1970/ĐHBK-TCHC ngày 28/7/2009 về Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị

- Danh sách cán bộ phụ trách cơ sở vật chất tại các khoa, phòng ban, trung tâm. 102

- Hồ sơ kiểm kê tài sản cố định của trường hằng năm.

- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 quy định về khấu hao tài sản và trang thiết bị.

- Hồ sơ sửa chữa, bảo trì, mua sắm trang thiết bị của trường. 103

- Báo cáo kết quả khảo sát SV cuối khóa.

- Báo cáo kết quả khảo sát CBCNV về môi trường làm việc.

Page 58: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

53

Các nguồn thu của trường gồn có: học phí (53%), lệ phí (0.6%), dịch vụ, tư vấn, chuyển giao

công nghệ (29.4%), tài trợ viện trợ (2%).

Hàng năm, sau khi cân đối thu chi Trường trích lập các quỹ: Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập

(để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút), Quỹ

Khen thưởng (dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công

tác và thành tích đóng góp), Quỹ Phúc lợi (dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc

lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động) và Quỹ Phát triển hoạt động

sự nghiệp (dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sungvốn đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho

cán bộ, viên chức trong đơn vị.).

Đầu năm tài chính, Hiệu trưởng phổ biến công khai Bảng dự toán phân bổ kinh phí từ nguồn

thu của trường đến thủ trưởng các đơn vị. Phòng Kế hoạch Tài chính (P.KHTC) có trách

nhiệm trình bày Báo cáo Tài chính và Báo cáo Quỹ phúc lợi hằng năm của trường tại Hội

nghị CBVC vào cuối mỗi năm học [104]

.

Trường tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chủ động tổ chức các hoạt động chuyên môn tạo

nguồn thu, trên cơ sở năng lực của đơn vị, phù hợp với chức năng hoạt động của Trường, quy

định của pháp luật và trên nguyên tắc có hiệu quả, tự cân đối, lấy thu bù chi [105]

. Tuy nhiên

trong công tác quản lý tài chính các đánh giá hiệu quả chi chưa được thực hiện bài bản.

Standard 4: The institution complies with pre-defined and published regulations covering

student admission, progression, and recognition and certification of learning outcomes

The institution provides students with documents explaining the qualification they

have obtained and their learning outcomes.

Tất cả CTĐT đều có mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể [106]

. Đối với một CTĐT, mục tiêu đào

tạo đóng vai trò quan trọng, nó giúp xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, bối cảnh hoạt

động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về

những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. Mục tiêu đào tạo còn

quyết định cấu trúc chương trình, nội dung đào tạo và được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra

của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ

năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp [107]

. Đối với các CTĐT

2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp

với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên

quan bao gồm GV, nhà tuyển dụng, CSV, và SV được lấy ý kiến thông qua các hình thức

khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu [108]

. CĐR còn được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3

(cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học) [109][110]

.

104

Báo cáo tài chính và báo cáo quỹ phúc lợi hằng năm của Trường Đại học Bách Khoa. 105

Quyết đinh số 27/ĐHBK-KHTC, ngày 23/03/2015 về quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các Khoa-

PTN-TT không có dấu tròn trực thuộc trường và có các hoạt động tự tạo nguồn thu. 106

Mục tiêu đào tạo (Mẫu) 107

Chuẩn đầu ra CTĐT 2008 (Mẫu) 108

Hồ sơ lấy ý kiến về CĐR (mẫu) 109

CĐR cấp độ 3 và cấp độ 4 (Mẫu) 110

Bảng mapping môn học với CDR cấp độ 3, Bảng mapping CĐR với MTĐT (Mẫu)

Page 59: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

54

Admission and recognition procedures are adapted to teaching objectives and

encourage student mobility.

Các thí sinh tốt nghiệp PTTH phải tham dự kỳ thi tuyển quốc gia vào trường đại học (trước

2014) hoặc tốt nghiệp kỳ thi quốc gia PTTH (từ 2014 đến nay) (đối với ngành kiến trúc thí

sinh còn phải dự kỳ thi năng khiếu), sau khi gửi nguyện vọng cho trường xin nhập học sẽ

được Hội đồng tuyển sinh của trường thống kê và xác định điểm sàn cho phép xét tuyển vào

trường và điểm sàn trúng tuyển từng nhóm ngành/ngành dựa trên chi tiêu quy định.

Trường Đại học Bách Khoa còn xét: (i) tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT, đoạt giải

nhất, nhì, ba theo các môn thi phù hợp với lĩnh vực đào tạo của trường trong kỳ thi chọn học

sinh giỏi quốc gia hoặc các thí sinh tốt nghiệp THPT, là thành viên của đội tuyển quốc gia dự

thi Olympic quốc tế theo các môn thi phù hợp với lĩnh vực đào tạo của trường, (ii) tuyển

thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT, là học sinh giỏi các năm học cấp 3 hoặc là thành viên đội

tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia của các trường THPT

chuyên, năng khiếu theo danh sách quy định của ĐHQG-HCM.

Bảng 23: Kết quả tuyển chọn sinh viên nhập học vào 16 nhóm ngành/ngành

Năm 2015 2016

Điềm tuyển chọn 16 ngành 19.75 - 25.25 20.00 - 25.50

Điểm đảm bảo chất lượng đầu

vào của Bộ GD&ĐT

15.00 15.00

Các thí sinh diện tuyển thẳng sẽ được xét tuyển để vào các nhóm ngành phù hợp và còn được

ưu tiên chọn vào học các chương trình đặc biệt như chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng

cao Việt Pháp (PFIEV), chương trình tiên tiến. Đối với các thí sinh trúng tuyển vào trường

học các chương trình bình thường nếu có kết quả học tập tốt được đăng ký xét tuyển vào học

các chương trình đặc biệt trong hai ba học kỳ sau đó theo những quy định tuyển chọn bổ sung

của từng chương trình.

Công tác tuyển sinh trình độ đại học cho các đối tượng học tập theo dạng liên thông, học tập

theo văn bằng thứ hai, theo hình thức vừa làm vừa học, công tác tuyển sinh sau đại học cũng

được tổ chức hàng năm theo các quy chế của Bộ GD&ĐT, của ĐHQG-HCM và các quy

định của của trường

Đánh giá chung, công tác tuyển sinh của nhà trường được thực hiện theo quy chế tuyển sinh

của Bộ GD&ĐT, của ĐHQG-HCM , các quy định bổ sung phù hợp với mục tiêu đào tạo, lĩnh

vực đào tạo của trường và đảm bảo khách quan, công bằng.

Nhằm tăng cường mức độ liên thông với đào tạo đại học công tác tuyển sinh SDH trường đã

đề xuất và được ĐHQG-HCM cho phép thực hiện việc xét tuyển dành cho các SV đã tốt

nghiệp đại học: từ các chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV), từ các

chương trình đã được kiểm định ABET còn trong thời gian hiệu lực; từ các chương trình kỹ

sư/ cử nhân tài năng của ĐHQG-HCM; chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT có

điểm trung bình tích lũy từ 7,5 trở lên (thang điểm 10); người tốt nghiệp đại học từ các

chương trình đã được kiểm định AUN-QA còn trong thời gian hiệu lực có điểm trung bình

tích lũy từ 7,5 trở lên (thang điểm 10); người tốt nghiệp chính quy, văn bằng 2 chính quy loại

giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8,0 trở lên (thang điểm 10).

Page 60: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

55

The criteria and methods for evaluating students are published in advance. Students

have access to a formal appeals procedure.

Trường xây dựng các quy định về hoạt động giảng dạy và đánh giá [111]

; trong đó, mô tả đầy

đủ những quy định về công tác giảng dạy và đánh giá của GV ở tất cả các hoạt động giảng

dạy như giảng dạy lý thuyết, giảng dạy bài tập, thực hành thực tập trong phòng thí nghiệm

nhà xưởng, thực tập ngoài trường, hướng dẫn bài tập lớn, đồ án, tiểu luận, luận văn tốt

nghiệp. CBGD chịu trách nhiệm giảng dạy và đánh giá SV theo đề cương môn học được phê

duyệt [112]

. Các đề kiểm tra giữa kỳ, đề thi cuối kỳ phải được duyệt bởi CNBM [113]

. Bảng

điểm tổng kết của SV phải được phê duyệt bởi CNBM hoặc lãnh đạo khoa trước khi được

cập nhật vào hệ thống quản lý điểm trực tuyến, tập trung của toàn trường [114]

.

Việc khiếu nại điểm thi môn học thực hiện theo điều 16 của Quy chế học vụ công bố trên

website của phòng Đào tạo [www.aao.hcmut.edu.vn] như sau:

"SV xem kết quả học tập trên cổng thông tin đào tạo và phản ánh ngay đến phòng Đào tạo

nếu co sai lệch giữa điểm tổng kết công bố tại cổng thông tin đào tạo và điểm tổng kết công

bố trên các bảng điểm chính thức (co chữ ký của giảng viên, bộ môn/Khoa).”

“Các thắc mắc, khiếu nại về các điểm thành phần (trừ điểm thi cuối kỳ), SV liên hệ trực tiếp

giảng viên.”

“Để phúc tra bài thi cuối kỳ (hoặc bài thi lần hai), SV nộp đơn phúc tra tại phòng Đào tạo

trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Khoa công bố điểm và nộp điểm tại phòng Đào tạo.

phòng Đào tạo sẽ chuyển phiếu chấm phúc tra đến giảng viên/bộ môn để xem xét bài thi,

thực hiện điều chỉnh điểm (nếu co) và phản hồi về phòng Đào tạo để công bố kết quả phúc

tra.”

“Với môn thi bằng hình thức trắc nghiệm, nếu nhận thấy co sai biệt lớn giữa điểm công bố và

điểm tự chấm theo đáp án, SV co thể đề nghị PĐT kiểm tra lại việc chấm."

Standard 5: The institution monitors and disseminates its results, and implements internal

evaluation and quality management tools

Full information on study programmes are published regularly.

Nhà trường cung cấp và hướng dẫn đầy đủ cho người học về CTĐT, kiểm tra đánh giá và các

quy định trong quy chế học vụ từ khi nhập học và trong suốt quá trình học tập. Các thông tin

cung cấp cho SV được công bố trên các website của các phòng ban liên quan: website phòng

Đạo tạo [www.aao.hcmut.edu.vn], website của Phòng Công tác Chính trị - SV

[www.ctct.hcmut.edu.vn], các khoa...

a. Bắt đầu nhập học, SV năm nhất được cung cấp và tiếp cận các thông tin: [115]

111

Quy chế giảng dạy 112

Đề cương môn học (mẫu) 113

Đề thi (mẫu) 114

Quy định về nộp điểm, các bảng điểm 115

- Thông báo về kế hoạch tổ chức nhập học cho sinh viên năm nhất hằng năm.

- Kế hoạch tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa hằng năm.

- Báo cáo trình bày của các đơn vị tại buổi gặp gỡ sinh viên đầu khóa.

- Niên giám sinh viên năm 2010, 2012.

- Sổ tay sinh viên mỗi học kỳ.

- www.aao.hcmut.edu.vn, http://mybk.hcmut.edu.vn/my/index.action

- Sổ theo dõi kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.

Page 61: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

56

- Thông tin về CTĐT, kế hoạch giảng dạy học kỳ, quy chế học vụ, các quy trình và hướng

dẫn…Trước đây, các thông tin này được cung cấp thông qua Niên giám SV (được ban

hành 2 năm/lần, SV sẽ được nhận Niên giám vào đầu khóa học) và trên website của

Phòng Đào tạo.

- Hiện nay, các thông tin trên được trường cung cấp chi tiết và tập trung tại trang web của

Phòng Đào tạo [www.aao.hcmut.edu.vn] và tại myBK

[http://mybk.hcmut.edu.vn/my/index.action]. SV ngay từ năm nhất có thể tìm thấy đầy

đủ các thông tin cần thiết trên 02 trang web này và các thông tin từ các nguồn như:

+ Sổ tay theo dõi kết quả học tập và rèn luyện của SV: cung cấp thông tin về các quy

định rèn luyện trong quá trình học tập tại trường.

+ Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa: SV năm nhất được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với

đại diện các phòng ban, khoa và được giới thiệu, hướng dẫn về CTĐT, quy chế học vụ, …

- CTĐT, chuẩn đầu ra chương trình, chuẩn đầu ra các môn học được cung cấp cho SV từ

đầu năm học, được đăng tải thông tin đầy đủ trên trang web của Khoa, phòng Đào tạo.

- GVCN: SV cũng được cung cấp các thông tin, hướng dẫn và định hướng kế hoạch học

tập thông qua hệ thống GVCN của khoa.

b. Trong quá trình học tập tại trường: [116]

Trước đây, vào đầu mỗi học kỳ, SV được cung cấp Sổ tay SV với các nội dung về quy trình

cơ bản trong tổ chức học kỳ, lịch học vụ, kế hoạch tổ chức giảng dạy, danh sách các môn học

và thời khóa biểu dự kiến các môn học được mở trong học kỳ, các thay đổi trong xử lý học

vụ, trong CTGD các khóa-ngành, hướng dẫn cần thiết khác để sắp xếp kế hoạch học tập.

Hiện nay, tất cả các dịch vụ cung cấp cho SV đều thực hiện trực tuyến tại trang web myBK

[http://mybk.hcmut.edu.vn/my/index.action].

Khi bắt đầu học một môn học, SV được GV giới thiệu đề cương chi tiết của môn học và

chuẩn đầu ra môn học, được hướng dẫn về các yêu cầu của môn học, cách học, cách thức

kiểm tra đánh giá, danh sách các giáo trình, tài liệu tham khảo, các học liệu liên quan phục vụ

cho việc giảng dạy và học tập.

The results from the teaching activity are monitored regularly, described objectively

and published.

Các hoạt động giảng dạy được giám sát bởi Ban Thanh tra giáo dục của nhà trường. Các

trường hợp nghỉ dạy, vào lớp muộn, ra lớp sớm đều được ghi nhận lại, cập nhật trực tuyến, và

gửi về cho khoa, bộ môn quản lý. Điều này giúp hạn chế thấp nhất các trường hợp GV không

thực hiện dạy đủ thời lượng và nội dung môn học cho SV. Hiện nay, nhà trường đã xây dựng

hoàn chỉnh hệ thống trực tuyến hỗ trợ báo nghỉ dạy, đăng ký dạy bù, theo dõi tình hình giảng

dạy, thời khoá biểu; hệ thống E-learning giúp tăng cường tương tác với người học ngoài giờ

lên lớp [http://e-learning.hcmut.edu.vn/]. Điều này giúp GV tự theo dõi và quản lý việc giảng

dạy một cách hiệu quả [117]

.

- Kế hoạch gặp gỡ sinh viên đầu khóa của GVCN.

116 - Sổ tay sinh viên mỗi học kỳ.

- Nội dung giảng dạy của 1 số môn học (slide giảng dạy trên lớp)

- Đề cương chi tiết của môn học.

- Các thông báo về lịch thi giữa kỳ, cuối ký, lớp học dự thính… 117

Hệ thống hỗ trợ giảng viên: TKB, Bkel,

Page 62: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

57

Hoạt động khảo sát ý kiến người học về giảng dạy được tiến hành mỗi học kỳ. Các kết quả

này được được xem xét và xếp loại theo các danh hiệu thi đua – khen thưởng của Luật Thi

đua Nhà nước [118]

và công bố. Năm 2014, Trường đã có rà soát và điều chỉnh quy chế chi tiêu

nội bộ, ban hành các quy định mới về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBVC.

The institution evaluates study programmes and their content. This includes

evaluations carried out by students which are taken into account.

Việc tổ chức cho người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo

được Trường quan tâm và tổ chức định kỳ hằng năm.

Sinh viên tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy [119]

Trước năm 2012, Trường tổ chức lấy ý kiến SV về giảng dạy trong khoảng thời gian từ tuần

thứ 9 đến tuần 15 của mỗi học kỳ. Công việc này do đơn vị chuyên trách là Ban ĐBCL phối

hợp với Tổ ĐBCL các khoa thực hiện luân phiên giữa các khoa/TT với quy trình rõ ràng và

chặt chẽ.

Tại các buổi học, SV sẽ nhận được phiếu khảo sát, SV trả lời và gửi lại phiếu trả lời ngay tại

lớp cho các thầy/cô giáo vụ của Khoa/Trung tâm. Các kết quả chung của từng khoa được gửi

cho lãnh đạo Khoa, kết quả chung toàn trường được gửi cho Ban Giám hiệu. Trên cơ sở các

kết quả của cá nhân GV, Ban chủ nhiệm Khoa sẽ có những ý kiến góp ý cho các GV với

những trường hợp GV chưa được đánh giá tốt. Đây là kết quả mang tính chất tham khảo, giúp

cho GV cũng như các khoa có thêm kênh thông tin rà soát hoạt động giảng dạy tại đơn vị.

Từ năm học 2012-2013, nhà trường đã có những điều chỉnh về phương thức thực hiện khảo

sát nhằm có thể khảo sát được tất cả các môn học được tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ

vừa đảm bảo chi phí thực hiện là thấp nhất và đảm bảo thuận tiện cho SV tham gia tích cực

và khách quan hơn. Nhà trường chuyển từ cách thức khảo sát giấy sang khảo sát online thông

qua hệ thống giảng dạy trực tuyến BKEL. Thông quan hệ thống này, SV có khoảng 6 tuần để

tham gia trả lời khảo sát online ở tất cả các môn học trong học kỳ. Các kết quả khảo sát được

gửi đến cá nhân GVvà lãnh đạo các khoa, bộ môn và được đưa lên website của Ban ĐBCL

trường các kết quả tổng quan. Sau khi nhận được kết quả, lãnh đạo các khoa, bộ môn sẽ rà

soát hoạt động giảng dạy của đơn vị và có kế hoạch cải tiến các nội dung còn chưa tốt theo

kết quả khảo sát. Đây là kênh thông tin tham khảo, nhằm giúp lãnh đạo các đơn vị, cá nhân

GV xem xét và có những điều chỉnh hợp lý hơn trong quá trình giảng dạy.

SV được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo trước khi tốt nghiệp [120]

Trước năm 2013, nhà trường tổ chức việc lấy ý kiến SV năm cuối về nội dung CTĐT và chất

lượng dịch vụ của trường định kỳ hằng năm. Công việc này được thực hiện tại tuần sinh hoạt

118

- Báo cáo tổng kết công tác năm học theo mẫu Thi đua khen thưởng (CBQL)

- Các quyết định danh hiệu thi đua khen thưởng hằng năm. 119

- Quy trình khảo sát SV về giảng dạy (2006)

- Quy trình khảo sát SV về môn học (2014)

- Hồ sơ khảo sát sinh viên về môn học

- Các văn bản, email phản hồi của các đơn vị về kết quả khảo sát. 120

- Quy trình khảo sát SV năm cuối về khóa học (2009)

- Quy trình khảo sát SV năm cuối về CTĐT và dịch vụ hỗ trợ (2014)

- Hồ sơ khảo sát sinh viên năm cuối về CTĐT và dịch vụ hỗ trợ (quy trình khảo sát, các văn bản triển khai,

phiếu khảo sát, dữ liệu khảo sát, báo cáo khảo sát…).

- Các văn bản, email phản hồi của các đơn vị về kết quả khảo sát.

Page 63: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

58

chính trị cuối khóa khoảng tháng 10, 11 hằng năm do Ban ĐBCL phối hợp với P.CTCT-SV

thực hiện. SV năm cuối được tham gia góp ý về mục tiêu đào tạo, CTĐT, cơ sở vật chất cũng

như công tác tổ chức quản lý của nhà trường. Các kết quả khảo sát được xử lý và phân tích

gửi về cho các khoa/trung tâm và đơn vị có liên quan, đây là một trong những kênh thông tin

giúp các đơn vị rà soát hoạt động tại đơn vị.

Từ năm học 2013-2014, nhà trường có điều chỉnh phương thức thực hiện khảo sát thông qua

hệ thống khảo sát trực tuyến LIME SURVEY nhằm giúp cho SV thuận tiện hơn trong việc

thực hiện Các kết quả khảo sát được gửi đồng thời đến lãnh đạo các khoa, bộ môn, các phòng

ban liên quan và đưa lên website của Ban ĐBCL để các đơn vị và SV có thể xem thông tin.

Sau khi có kết quả khảo sát, lãnh đạo các đơn vị rà soát hoạt động tổ chức đào tạo và có

những kế hoạch cải tiên các nội dung còn chưa tốt theo kết quả khảo sát.

Để đảm bảo công tác được thực hiện hiệu quả, nhà trường đã thực hiện các hoạt động truyền

thông đến các đối tượng có liên quan như SV, GV, lãnh đạo các đơn vị về mục đích của hoạt

động lắng nghe ý kiến của các bên liên quan thông qua các kênh như:

Tại Hội nghị SV, Trường có buổi giới thiệu về các hoạt động khảo sát ý kiến SV, truyền

thông về mục tiêu, phương pháp thực hiện đến tất cả SV; và thông qua hội nghị này SV có

những thắc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện đều được nhà trường giải đáp kịp thời.

Thông qua đó, nhà trường sẽ lắng nghe được nhiều ý kiến góp ý từ SV, từ đó có những điều

chỉnh kịp thời nhằm cải tiến chất lượng hoạt động khảo sát. [121]

Sau khi có kết quả khảo sát, nhà trường sẽ gửi đến các cá nhân, đơn vị có liên quan; đồng thời các

kết quả chung đều được đưa lên website của trường để SV, GV và các đơn vị đều có thể xem được

[http://oqa.hcmut.edu.vn/khao-sat.html].

The institution has implemented periodic reviews of study programmes.

Như đã mô tả ở trên, nhà trường chủ động trong việc rà soát, đánh giá và thực hiện xây dựng

mới/bổ sung CTĐT nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới, đáp ứng nhu cầu xã

hội và các bên liên quan. Giữa những lần rà soát đánh giá định kỳ, nhà trường tạo điều kiện

cho các chương trình rà soát, thay đổi/cập nhật nhỏ nhằm đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh

và bức thiết.

Kết quả là 100% các CTĐT của trường được rà soát đánh giá, xây dựng mới/bổ sung vào các

năm 2008, 2014. Trong quá trình vận hành, một số các chương trình đều có rà soát và cập

nhật [122]

.

Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng vào công tác đánh giá, kiểm định chất lượng CTĐT.

Cụ thể, nhà trường đã đạt được sự công nhận về chất lượng đào tạo từ những tổ chức kiểm

định uy tín khu vực và thế giới cho các CTĐT. Hiện nay, số lượng CTĐT được công nhận đạt

các tiêu chuẩn uy tín của trường ĐHBK đứng ở vị trí đầu tiên so với các trường đại học trong

hệ thống ĐHQG-HCM, và trong cả nước. Tính đến tháng 12/2016, Trường đã có 11 chương

trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI –

ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

121

- Chương trình hội nghị sinh viên toàn trường.

- Biên bản hội nghị sinh viên toàn trường.

- Báo cáo hoạt động khảo sát trình bày tại hội nghị SV trường. 122

Hồ sơ bổ sung/cập nhật chương trình đào tạo.

Page 64: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

59

Bên cạnh đó, Trường cũng đã có lộ trình kiểm định cho các CTĐT còn lại theo các tiêu chuẩn

chất lượng nói trên. Đặc biệt, 03 chương trình của Khoa Cơ khí và Điện –Điện tử đang tự

đánh giá và hoàn thiện CTĐT theo tiêu chuẩn kiểm định ABET, hướng đến kiểm định chính

thức vào năm 2019. [123]

Mặc dù về số lượng CTĐT được công nhận đạt chuẩn chất lượng là nhiều nhất ở Việt Nam,

tuy nhiên, tỷ lệ các CTĐT đạt chuẩn so với tổng số CTĐT vẫn còn thấp. Lý do, mỗi năm nhà

trường có từ 2 – 4 CTĐT được kiểm định, nhưng tổng số CTĐT khá lớn, nên tính về tỷ lệ là

chưa cao. Bên cạnh đó, do kinh phí hoạt động nói chung và kinh phí dành cho kiểm định bị

hạn chế nên không thể kiểm định nhiều hơn 3 CTĐT/năm.

Field 3: The link between research and teaching

Standard: Research and teaching policies are coordinated and adapted to align with the

institution’s strategy.

The methods for coordinating research and teaching policies are adapted in

accordance, in particular, with the disciplines, types of research or teaching levels,

and the nature of activities concerned.

Việc gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy là chính sách bắt buộc. Các GV (phụ thuộc học

hàm, học vị) sẽ có quy định khối lượng phải hoàn thành về giảng dạy, nghiên cứu khoa học

và các nhiệm vụ chung khác (tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng

dạy, cải tiến bài giảng, tham gia hoạt động của trường, khoa, bộ môn, đoàn thể). Do lĩnh vực

hoạt động nghiên rất đa dạng vì vậy các kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu được các

GV tự xây dựng với lịch giảng dạy, lịch sử dụng phòng thí nghiệm hoặc lịch phối hợp với các

phòng thí nghiệm tại các đơn vị ngoài trường. Các kết quả gắn kết giảng dạy và nghiên cứu

được báo cáo tại Hội nghị khoa học trường (2 năm/lần), hội nghị khoa học SV, Vườn ươm

Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Where the institution has defined a Doctorate-level teaching policy, the policy relies

on the link between teaching and research.

Với tầm nhìn trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng nghiên

cứu, trong hoạt động đào tạo SĐH trường thực hiện giải pháp mở rộng và tăng quy mô các

chương trình trong nước và liên kết quốc tế đào tạo sau đại học.

Tính từ năm 1990 đến nay Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG-HCM) đã đào tạo được trên 200

tiến sĩ và trên 10.000 thạc sĩ. Hiện nay, quy mô đào tạo sau ĐH của trường trên 4.000 học

viên và nghiên cứu sinh với 29 ngành đào tạo bậc tiến sĩ, 37 ngành đào tạo bậc thạc sĩ (theo

chương trình đào tạo thac sĩ nghiên cứu và chương trình đào tạo thac sĩ định hướng ứng

dụng) và 14 ngành đào tạo liên kết với các trường quốc tế. các NCS, học viên có nhiều cơ hội

được thực tập khoa học tại nước ngoài với các trường đối tác.

Bên cạnh các chương trình đào tạo cao học trong nước, nhà trường đã xây dựng chương trình

liên kết đào tạo với các trường đại học và viện khoa học có uy tín trên thế giới như: ĐH Liege

(Bỉ), Masstricht (Hà Lan), ĐH Kỹ thuật Toyohasi (Nhật), ĐH Nam Queensland (Uc), ĐH

Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ, CTĐT tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh SAV (giữa chính phủ

Thụy Sĩ, chính phủ Việt Nam thông qua trường ĐHBK và AIT, Thái Lan)... Về đào tạo cho

123

Kế hoạch kiểm định chất lượng cấp CTĐT giai đoạn 2016-2020

Page 65: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

60

các SV quốc tế, trường bắt đầu đào tạo SĐH cho SV các nước Đông Nam Á từ năm 2001.

Đến nay, đã có trên 35 học viên cao học nước ngoài tốt nghiệp tại trường ĐHBK, riêng thời

điểm hiện nay đang đào tạo 6 học viên bao gồm Lào và Campuchia trong đó có 1 NCS người

Campuchia.

Trường phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 15 chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh

và được kiểm định quốc tế.

Việc gắn kết giữa đào tạo tiến sĩ và NCKH được quy định trong Quy định đào tạo tiến sĩ [124]

.

Trong thời gian đào tạo NCS phải viết ít nhất hai bài báo khoa học đăng tên các tạp chí khoa học

có phản biện độc lập, theo danh mục tạp chí quy định tại khoản 10 Điều 23 của Quy định này.

The staff recruitment policy contributes to the link between research and teaching.

Hoạt động tuyển dụng nhân sự của nhà trường được thực hiện theo quy trình rõ ràng và công

khai, đã được chuẩn hoá và chứng nhận theo hệ thống quản lý ISO 9001:2008 [125]

.Việc tuyển

dụng GV thực hiện đúng theo quy định và dựa trên các tiêu chí cụ thể đối với từng ngạch viên

chức, tập trung vào các nhóm tiêu chí về trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, trình độ

ngoại ngữ, trình độ tin học (VCHC) thành tích NCKH và qua phỏng vấn của Hội đồng tuyển

dụng. Đội ngũ GV của trường xem chi tiết tại Bảng 2: Summary of Academic Staff profile –

Part 2.

Hoạt động phát triển đội ngũ CBGD được xác định là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất

lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của nhà trường. Do vậy, việc đảm bảo số lượng

và chất lượng đội ngũ GV luôn được nhà trường quan tâm, tạo nhiều điều kiện tốt và hỗ trợ

kịp thời trong những năm qua.

Định hướng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ 2011-2015 và định hướng đến

2020 của nhà trường: [126]

Tỷ lệ số GV có trình độ TS Tỷ lệ số số GV có trình độ SĐH

Đến năm 2015 40% 80%

Đến năm 2020 50% 80%

124

Quy định về Tổ chức và Quản lý đào tạo trình độ Tiến sĩ 2013 125

Quy trình tuyển dụng viên chức năm 2003, quy trình tuyển dụng theo ISO 9001:2008 năm 2014. 126

- Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

- Nghị quyết và chỉ tiêu năm học của trường hằng năm.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường ĐHBK.

Page 66: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

61

AREA III: Student academic pathways

Tại trường ĐHBK TP.HCM, SV được xem là trung tâm. Các hoạt động đào tạo và hỗ trợ SV

đều hướng đến các mục tiêu sau đây:

- Tạo lợi thế cạnh tranh cho người tốt nghiệp thông qua chất lượng đào tạo đáp ứng nhu

cầu các bên liên quan.

- Tạo giá trị gia tăng tối đa cho người học.

- Tạo các điều kiện cho người học xây dựng và phát huy năng lực chuyên môn, kỹ

năng, thái độ cần thiết và kỹ năng học tập suốt đời, …nhằm giúp họ thành công trong

môi trường làm việc, trong cuộc sống.

- Rèn luyện sức khoẻ thể chất, tinh thần, kỹ năng xã hội để trở thành những công dân

tốt cho cộng đồng, xã hội.

Field 1: Academic pathways, from career guidance to employment

Standard 1: Academic pathways from career guidance to employment are organised

and adapted to students’ needs in order to help them succeed

Công tác tư vấn, hướng nghiệp là một trong các công tác quan trọng được Trường quan tâm

và triển khai trong suốt nhiều năm qua. Công tác này được tổ chức thực hiện bao gồm các

hoạt động chính sau:

- Tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp: Gần 07 năm nay, trường ĐHBK

TP.HCM đồng hành cùng Báo Tuổi trẻ tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng

nghiệp tại khuôn viên cơ sở Lý Thường Kiệt. Hàng năm, ngày hội tại trường ĐHBK

TP.HCM thu hút hơn 25000 lượt phụ huynh và học sinh và hơn 90 trường đại học – cao

đẳng – trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài nước đến tham dự. Tại ngày hội, phụ

huynh và học sinh sẽ được các chuyên gia tư vấn uy tín đến từ Bộ GD&ĐT và các

trường tư vấn, hướng nghiệp, và giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến các ngành

nghề đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, các công việc đảm trách sau khi tốt nghiệp, … Nhân

dịp này, phụ huynh và học sinh được tạo điều kiện tham quan cơ sở vật chất – phòng thí

nghiệm, và các sản phẩm được tạo ra bởi Thầy và trò của trường.

- Hướng nghiệp mùa thi tại các trường PTTH: Từ nhiều năm nay, nhà trường tổ chức

các đợt hướng nghiệp mùa thi tại các trường PTTH thông qua lực lượng SV của trường.

Các SV tình nguyện sẽ được tập huấn và cung cấp các thông tin hướng nghiệp – tuyển

sinh của trường sẽ quay về trường PTTH đã từng theo học theo từng nhóm để cung cấp

thông tin, giải đáp thông tin cho các học sinh PTTH. Năm 2017, các nhóm còn lập các

fanpage trên mạng xã hội để liên tục cung cấp thông tin và giải đáp kịp thời các thắc mắc

của học sinh.

Bên cạnh đó, trường có chính sách và thường xuyên đón tiếp và hướng nghiệp cho các đoàn

học sinh từ các tỉnh, các trường PTTH đến tham quan trường trong suốt năm học. Mỗi năm,

nhà trường tiếp đoàn và tư vấn khoảng 60 trường THPT trong và ngoài Thành phố Hồ Chí

Minh với các hoạt động như tư vấn tại trường THPT, phối hợp cùng các cơ quan báo chí tổ

chức các sự kiện tư vấn, ngày hội tư vấn tuyển sinh, cựu SV tư vấn tại trường cũ…

Mục đích của các hoạt động hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh là giúp học sinh hiểu rõ và có

lựa chọn phù hợp lĩnh vực muốn theo học, cũng như chọn trường phù hợp với năng lực. Nhờ

Page 67: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

62

vào những hoạt động này mà trường luôn tuyển được những SV có chất lượng tốt và yêu thích

ngành nghề. Điểm trúng tuyển vào trường ĐHBK TP.HCM luôn cao hơn rất nhiều so với điểm

sàn của Bộ GD&ĐT, và thường nằm trong nhóm trường điểm đầu vào cao nhất nước.

Sau khi nhập học, theo CTĐT của trường, SV được tạo nhiều cơ hội tiếp cận với doanh

nghiệp trong suốt quá trình học.

Hè năm thứ 2 SV bắt đầu tiếp xúc với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề đang

theo học thông qua các buổi tham quan doanh nghiệp/môi trường thực tế. Trong hoạt

động này, SV sẽ được đến các doanh nghiệp/môi trường làm việc để quan sát, tiếp cận

với môi trường làm việc thực tế; từ đó có thể hình dung rõ hơn công việc sẽ làm sau khi

ra trường. Hoạt động này không chỉ giúp SV định hướng rõ hơn lĩnh vực ngành nghề có

thể làm việc sau này mà còn tạo động lực, cảm hứng cho SV trong quá trình học.

Thông qua thực hiện các đồ án, bài tập lớn trong chương trình học, tuỳ từng đặc thù

của các CTĐT, SV có thể có cơ hội tiếp cận thực tế tại các doanh nghiệp/môi trường

thực tế để hoàn thành đồ án. Hoạt động này tạo cho SV cơ hội vận dụng các kiến thức

được học vào thực tế và gắn kết với doanh nghiệp/môi trường thực tế ngay từ khi

đang học.

Hè năm cuối, SV có thời gian thực tập tốt nghiệp 8 tuần tại doanh nghiệp. Đây là thời

gian tạo điều kiện cho SV tiếp cận, xác định các vấn đề của doanh nghiệp/môi trường

thực tế để từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong luận văn tốt nghiệp.

Nhiều SV được nhận làm việc ngay từ đợt thực tập này. Đợt thực tập tốt nghiệp cũng

là dịp để các khoa nhận được phản hồi từ doanh nghiệp về kết quả thực tập của SV và

nhận được các góp ý từ doanh nghiệp về nội dung thực tập cũng như kiến thức, kỹ

năng và thái độ của SV trong quá trình thực tập. Các thông tin này phục vụ cho quá

trình đảm bảo và cải tiến chất lượng đào tạo.

Để tạo điều kiện cho SV tiếp cận với các thông tin việc làm, các ngày hội việc làm được tổ

chức ở cấp trường và cấp khoa.

Ở cấp trường, mỗi năm trường tổ chức Ngày hội việc làm cho SV vào thời điểm SV sắp tốt

nghiệp, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề đào tạo của

trường. Trong dịp này, SV được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tại các sàn giao dịch

việc làm, tham gia các buổi phỏng vấn thử - thành công thật, … Mỗi năm, nhà trường thu hút

khoảng 60-80 doanh nghiệp tham gia với hơn 1.000 thông tin tuyển dụng, có khoảng 9.000

lượt SV tham gia.

Trường còn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân cuối khóa dành cho SV năm cuối. Nội dung

của buổi sinh hoạt với các chủ đề đa dạng nhằm hướng dẫn các kỹ năng, kiến thức cần thiết

về tìm việc làm sau này. Trong tuần sinh hoạt, SV được giao lưu với các doanh nghiệp, chia

sẻ kinh nghiệm tìm việc với các CSV.

Ở cấp khoa, các khoa thường xuyên tổ chức các hội nghị doanh nghiệp, sàn giao dịch việc

làm, ngày hội việc làm cho SV tiếp cận với các thông tin việc làm ngay thời điểm chuẩn bị

tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các khoa cũng hình thành Ban Liên lạc CSV cấp khoa là cầu nối và

kênh thông tin tuyển dụng SV của khoa [127]

.

127

- Danh sách Ban LL cựu sinh viên.

Page 68: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

63

Bên cạnh đó, các hội thảo, chuyên đề, các đợt tham quan doanh nghiệp được thường xuyên

được tổ chức với các nội dung xoay quanh rèn luyện kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

tham gia phỏng vấn, chuẩn bị hồ sơ xin việc, … nhằm giúp SV thành công trong công việc.

Từ năm 2009, trường định kỳ thực hiện khảo sát ý kiến doanh nghiệp về CSV. Nội dung khảo

sát được tập trung vào 3 nội dung chính: Sự hài lòng của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng

và thái độ của CSV đang làm việc tại đơn vị. Với kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp

đánh giá cao chất lượng đào tạo của trường và thông qua các ý kiến góp ý, trường đã có

những điều chỉnh kịp thời trong quá trình cải tiến CTĐT như tăng thời lượng thực hành, cho

SV tham quan thực tế sớm hơn,…

Để nắm bắt tình hình việc làm và mức độ đáp ứng của kiến thức, kỹ năng đối với công việc,

trường định kỳ khảo sát tình hình việc làm của SV tại thời điểm tốt nghiệp (triển khai từ

2004) và sau khi tốt nghiệp 1 năm (triển khai từ 2009). Kết quả khảo sát của 05 năm gần đây

cho thấy SV của trường đa số có công việc phù hợp từ rất sớm.

Bảng 24: Thống kê tình hình việc làm và thu nhập của sinh viên tốt nghiệp

Năm tốt nghiệp

Chỉ số 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ có việc làm tại thời điểm tốt

nghiệp (%) N/A N/A 39.5 46.7

Đang

thực hiện

Tỷ lệ có việc làm sau 6 tháng tính từ

ngày tốt nghiệp (%)

96.4 85.8 93.7

94.9

95.4

Tỷ lệ có việc làm tại thời điểm 1 năm

sau tốt nghiệp (%)

86.1 87.1 89.5 92.3 90.2

Mức lương bình quân tại thời điểm tốt

nghiệp (ĐVT: triệu VNĐ) (*)

Từ 4

triệu trở

lên

Từ 4

triệu

trở lên

Từ 4

triệu

trở lên

Từ 4

triệu

trở lên

Đang

thực hiện

Mức lương bình quân sau 1 năm tốt

nghiệp (ĐVT: triệu VNĐ) (*)

Từ 7

triệu trở

lên

Từ 7

triệu

trở lên

Từ 7

triệu

trở lên

Từ 7

triệu

trở lên

Từ 7

triệu trở

lên

(*): Thu nhập bình quân trên đầu người hàng tháng của TP.HCM năm 2016: khoảng 5.500

USD.

Có thể nói, trường thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho SV từ trước khi vào trường và

trong suốt quá trình học tại trường. Thêm vào đó, để giúp người học thành công trong công

việc, các hoạt động hỗ trợ SV nhằm giúp SV tiếp cận cơ hội việc làm, trang bị các kỹ năng

chuẩn bị hồ sơ xin việc, phỏng vấn, đã được tổ chức thực hiện…. Kết quả cho thấy, hầu hết

SV của trường có việc làm từ sớm, và mức thu nhập bình quân của SVTN từ trường ở mức

cao so với các trường khác; và doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng SVTN từ trường.

The institution’s governance methods include the active participation of students at

different levels

- Thống kê các hoạt động của CSV cấp trường, khoa.

Page 69: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

64

Tại trường ĐHBK TP.HCM, SV tham gia tích cực vào hệ thống quản trị trường thông qua tổ

chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.

Đoàn Thanh niên trường là cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ

Chí Minh, bao gồm các đoàn viên là các SV, GV, viên chức dưới 30 tuổi, tiêu biểu, tích cực

làm việc, học tập và rèn luyện để hoàn thiện, phát triển bản thân và thực hiện thành công sứ

mạng của trường. Đoàn trường có 13 đoàn cơ sở trực thuộc là các đoàn khoa, trung tâm.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên trường bao gồm:

- Tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, lý tưởng, đạo đức, lối sống

và nhân cách trong thanh niên và SV.

- Tổ chức các hoạt động phong trào thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu khoa học

và giảng dạy trong SV và cán bộ trẻ.

- Tổ chức các hoạt động chăm lo và đảm bảo quyền lợi chính đáng của đoàn viên.

- Tổ chức các hoạt động phong trào, tạo môi trường rèn luyện tích cực để thanh niên,

SV dấn thân, phấn đấu, rèn luyện năng lực, nhân cách và bản lĩnh; giúp thanh niên,

SV nhận thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với gia đình, nhà trường, xã

hội và đất nước.

- Phối hợp với các Phòng - Ban chức năng và các tổ chức Đoàn thể khác của nhà

trường và xã hội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến SV, cán bộ trẻ, công tác

Đoàn và phong trào thanh niên.

Hội sinh viên trường là tổ chức SV thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động phong

trào, sân chơi học thuật thúc đẩy tinh thần học tập, tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong

SV; tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động tình

nguyện, các chương trình huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội, xây dựng lối sống đẹp, các

chương trình mở rồng vòng tay bè bạn, giao lưu chia sẻ... để xây dựng hình ảnh SV bách

khoa thời đại mới giàu kiến thức, đầy bản lĩnh, kỹ năng và tinh thần cầu tiến; tổ chức các hoạt

động chăm lo và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Hội viên; tuyên truyền xây dựng tổ chức

Hội vững mạnh, tập hợp rộng rãi SV trong môi trường rèn luyện hiệu quả. Một số chương

trình nổi bật của Hội sinh viên trường: Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình

nguyện, tuần lễ Hiến máu nhân đạo, ngày hội Sinh viên khỏe, hội thao sinh viên Bách Khoa,

cuộc thi ý tưởng sáng tạo Sinh viên Bách khoa, Liên hoan kịch nói sinh viên Bách khoa, lễ

rước đuốc truyền thống 9/1 và tuyên dương sinh viên 5 tốt các cấp, …

Đại diện của Đoàn TN và Hội SV định kỳ tham dự các buổi họp giao ban trường hàng tháng;

và tham gia các Hội đồng quan trọng của trường như Hội đồng tư vấn trường, Hội đồng tự

đánh giá chất lượng cấp trường…

Bên cạnh đó, tất cả SV trường được đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học, chất lượng

toàn khoá học, và các dịch vụ hỗ trợ của trường.

Có thể nói tại trường ĐHBK, SV rất tích cực tham gia vào hoạt động của trường.

Field 2: Learning resources

The institution implements a document resources policy that supports its research

and teaching activities

Page 70: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

65

Trường có thư viện trường tại 2 cơ sở Lý Thường Kiệt và Dĩ An []; Phòng tư liệu pháp ngữ

(AUF); Thư viện tại Ký túc xá.... Thêm vào đó, hầu hết các khoa đều có thư viện riêng với

mô hình nhỏ hoặc tủ sách tham khảo với các loại sách, tài liệu thuộc các lĩnh vực ngành đào

tạo của khoa.

Hơn thế nữa, là một thành viên của ĐHQG-HCM, Trường còn có một lợi thế khác là được

khai thác Thư viện Trung tâm của ĐHQG-HCM và thư viện của các trường thành viên khác.

Hiện nay, hệ thống thư viện được tổ chức theo hướng liên thông giữa các cơ sở, tạo sự thuận

tiện cho người đọc có thể truy cập, sử dụng các dịch vụ dễ dàng. Cụ thể, SV và CBVC được

sử dụng nguồn lực thông tin chung của các thư viện trường thành viên và đặc biệt là nguồn

thông tin của Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM [www.vnulib.edu.vn] mà không cần làm thẻ.

Bạn đọc có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu trực tuyến của Thư viện trung tâm ĐHQG

TP.HCM thông qua tài khoản cá nhân được cấp miễn phí. Điều này đã tăng thêm các nguồn

thông tin, tài liệu phong phú và đa dạng phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH của trường.

Ngoài ra, thư viện trường luôn có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với Thư viện Quốc gia Việt

Nam, Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM, Liên hiệp thư viện các trường ĐH phía Nam

(VILASAL)… trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ

chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ…

Thư viện đã ban hành các văn bản quy định, quy trình và hướng dẫn rõ ràng về sử dụng thư

viện, thời gian mở cửa phục vụ, mượn/trả/gia hạn tài liệu, truy cập thông tin thư viện, cập

nhật và mua thêm sách/tài liệu mới…. Các quy định này được thông tin đến người đọc rõ

ràng tại các bản thông tin thư viện, website thư viện, các bản giới thiệu về thư viện, các buổi

giới thiệu về thư viện, dịch vụ quầy cung cấp thông tin tại thư viện cơ sở Lý Thường Kiệt ....

Để hướng dẫn kỹ năng và cung cấp thông tin cho người đọc, Thư viện thường xuyên mở các

lớp hướng dẫn SV sử dụng thư viện. Tham dự lớp học này được xem là một yêu cầu bắt buộc

đối với SV năm thứ nhất trước khi được cấp quyền sử dụng thư viện. Thư viện trường cũng

đã phối hợp với Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM giới thiệu và hướng dẫn người đọc khai

thác hiệu quả các CSDL điện tử.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin luôn được chú trọng tại thư viện trường. Từ tháng

9/2006, thư viện trường đã chuyển hẳn sang sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp

VTLS của Mỹ. Phần mềm này đáp ứng được các chuẩn nghiệp vụ Thông tin - Thư viện và

cho phép thư viện chia sẻ và khai thác thông tin với các thư viện thành viên trong hệ thống

ĐHQG-HCM. Đây là tiền đề để thư viện tiến tới hòa nhập với tất cả các thư viện trong nước

và quốc tế. Ngoài ra, Thư viện đã được trang bị phần mềm quản lý tài liệu điện tử Libol 6.0

(năm 2010) nên khả năng lưu trữ, khai thác, phổ biến nguồn lực thông tin điện tử đã thuận lợi

và hiệu quả hơn. Hiện nay, thư viện có 47 máy tính nối mạng, trong đó: 02 máy chủ, 24 máy

dùng cho cán bộ và 21 máy tra cứu phục vụ người đọc đặt tại các phòng đọc, hỗ trợ hiệu quả

cho người đọc trong quá trình tra cứu thông tin.

Với hệ thống quản lý sử dụng các phần mềm chuyên dụng đã giúp cho hoạt động dịch vụ thư

viện ngày càng thuận tiện hơn cho người đọc, với các hỗ trợ: người đọc có thể truy cập thông

tin bằng hệ thống máy tính của Thư viện và các Khoa, Phòng ban có nối mạng LAN và

Internet tại địa chỉ: Website http://www.lib.hcmut.edu.vn; Truy cập CSDL của Thư viện

trung tâm ĐHQG-HCM như Springerlink, Emerald Fulltex, Proquest Dissertations,…qua

mạng Intranet của Thư viện, mạng trường ĐHBK, mạng ĐHQG-HCM với hệ thống wifi

miễn phí.

Page 71: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

66

Thư viện có hệ thống quản lý mượn trả tài liệu rất thuận tiện: người đọc sử dụng thẻ SV, cán

bộ (nơi người đọc đang học tập, giảng dạy, công tác,…) và đã được Thư viện Trường cấp

quyền sử dụng để làm thủ tục mượn và trả sách tại phòng đọc và mượn sách về nhà. SV, cán

bộ sẽ không mất khoản lệ phí nào cho việc làm thẻ thư viện.

Công tác bổ sung tư liệu luôn theo được chú trọng và thực hiện thường xuyên nhằm đáp ứng

nhu cầu tham khảo của người đọc một cách nhanh chóng,... Các đơn vị và cá nhân có nhu cầu

mua tài liệu định kỳ và đột xuất đều có thể gửi phiếu yêu cầu đến Thư viện trường và sẽ được

xem xét, hỗ trợ mua tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH của các đơn vị.

Hằng năm, ngoài nguồn kinh phí được Trường cấp để bổ sung tư liệu, thư viện còn nhận

được sự hỗ trợ từ rất nhiều cơ quan, tổ chức, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, cá

nhân trong việc nhận tặng các loại hình tài liệu (sách, tạp chí, báo cáo KH,…) đặc biệt là sách

ngoại văn.

Việc truy cập, quản lý các thông tin về mượn và trả sách, tài liệu của người đọc; phát triển

nguồn lực thông tin; công tác phục vụ SV, học viên, CBVC luôn được thống kê và báo cáo

định kỳ hằng tháng.

Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của cán bộ và SV, Trường đã tạo nhiều kênh thông tin để

lắng nghe, trao đổi ý kiến về chất lượng hoạt động và dịch vụ hỗ trợ của Thư viện.

Hằng năm, Thư viện thực hiện khảo sát, thu thập ý kiến người đọc về mức độ đáp ứng

của thư viện với nhu cầu sách, báo, tài liệu của bạn đọc và chất lượng phục vụ của thư

viện. Qua báo cáo kết quả cho thấy: lý do chính để thu hút người đọc đến thư viện là

nguồn tài liệu thư viện phong phú và mới, sát với chương trình học và nội dung tài liệu

thư viện đáp ứng nhu cầu người sử dụng, thái độ phục vụ của cán bộ ngày càng chuyên

nghiệp hơn.

Định kỳ hằng năm, Ban ĐBCL trường thực hiện khảo sát sự hài lòng của SV năm cuối

về chương trình đào tạo và chất lượng dịch vụ. Qua kết quả khảo sát cho thấy: SV hài

lòng về chất lượng dịch vụ được cung cấp của Thư viện trường (đạt mức 2 – Mức chất

lượng Khá).

Qua các biên bản hội nghị SV trường hằng năm cho thấy, rất ít ý kiến SV thắc mắc hoặc

phàn nàn về chất lượng dịch vụ của Thư viện.

Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp ý kiến thường xuyên về chất lượng dịch vụ và hoạt

động của thư viện thông qua các kênh phản hồi thông tin khác nhau như: email, chat

online, facebook, hộp thư hoặc sổ góp ý được đặt tại các phòng đọc của thư viện cũng

như trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc.

Với các kết quả đánh giá hàng năm, Thư viện đã có những cải tiến cụ thể như: tăng thêm số

lượng tên sách được mượn về nhà, cập nhật thông tin thường xuyên trên website, thực hiện

đăng ký gia hạn thẻ online, trang bị Network wireless để bạn đọc có thể sử dụng wifi trong

khuôn viên thư viện, tăng thêm ánh sáng phòng đọc... Để nâng cao chất lượng phục vụ người

đọc, thư viện đã cải tiến phương thức tổ chức kho tài liệu, tăng cường và phát triển dịch vụ

tham khảo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Thư viện đã xây dựng được bộ sưu

tập tham khảo, tiếp nhận và đáp ứng các câu hỏi tham khảo (hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông

tin), giới thiệu tài liệu theo chủ đề, hướng dẫn người đọc sử dụng thư viện…nhằm tăng cường

Page 72: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

67

hiệu quả việc cung cấp và trao đổi thông tin giữa Thư viện - người đọc theo

yêu cầu.

Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ 20 người (trình độ SĐH (02), ĐH (16), trung cấp (01)) với

các chuyên ngành đào tạo về Thư viện – Thông tin, Ngoại ngữ, Văn thư lưu trữ, Khoa học Kỹ

thuật đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của thư viện. Các cán bộ được tham gia các khóa tập

huấn, học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, …hằng năm.

Theo kết quả khảo sát sự hài lòng của SV năm cuối về CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ cho thấy:

chất lượng dịch vụ của Thư viện tốt và đội ngũ nhân viên thư viện hỗ trợ và đáp ứng tốt nhu

cầu của người đọc.

Tuy nhiên, để trở thành trường đại học hàng đầu của Châu Á, hệ thống thư viện của trường

cần được đầu tư tốt hơn, hiện đại hơn về cả cơ sở vật chất và tài liệu đọc trong thư viện. Theo

kế hoạch, trường sẽ xây dựng 1 thư viện có diện tích khoảng 11.000 m2 ở cơ sở Dĩ An, trong

đó bao gồm các không gian phục vụ các nhu cầu đọc sách, nghiên cứu theo cá nhân hay phục

vụ thảo luận nhóm, ngoài ra còn có mô hình café để phục vụ SV.

Field 3: Learning environment

The institution helps create a learning environment that is favourable to students

Để giúp SV thành công, nhà trường đã tạo ra môi trường học tập khá thuận lợi bao gồm:

Phương pháp giáo dục, văn hoá, và cơ sở vật chất. Trong đó,

- SV được hướng dẫn cách xây dựng mục tiêu học tập, phương pháp học tập, và kế hoạch

học tập. SV được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến ngành nghề, CTĐT, môn

học, phương pháp giảng dạy, đánh giá …. SV được chủ động lựa chọn đăng ký các môn

học và được tư vấn bởi giáo viên chủ nhiệm.

- Việc giáo dục không chỉ phạm vi trong các môn học thuộc chương trình đào tạo, mà còn

thông qua chương trình rèn luyện thái độ, bản lĩnh, đạo đức, kỹ năng của SV khi tham gia

các chương trình tình nguyện, các hội nhóm,… Môi trường học tập không dừng lại trong

phạm vi trường mà còn gắn với doanh nghiệp/môi trường thực tế thông qua các đợt tham

quan, thực tập ngoài trường; gắn với các hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội.

- Các phương pháp giảng dạy tiên tiến, áp dụng linh hoạt, đa dạng các hoạt động thuyết

giảng, giải quyết vấn đề/tình huống, xem phim, đồ án, game, … giúp người học thích thú,

tham gia tích cực vào buổi học được áp dụng. Các phương pháp đánh giá được áp dụng

linh hoạt, đa dạng, phù hợp nhằm đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra (kết quả học tập

mong đợi) của từng môn học. SV được khuyến khích thảo luận, làm việc nhóm; tìm kiếm,

phân tích, xử lý thông tin; và vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào giải quyết

các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp; từ căn bản đến nâng cao.

- Các hệ thống hỗ trợ học tập:

o Hiện nay, trường đã và đang tích hợp hệ thống tin học hoá của trường. Các thông tin

liên quan đến SV đều được cung cấp trên mạng. SV có thể thực hiện tất cả các dịch

vụ liên quan như đăng ký môn học, đóng học phí, xem điểm, truy cập tài liệu học tập

(bài giảng, …) hoặc đăng ký các dịch vụ in bảng điểm, xác nhận thông tin … đều

được thực hiện online. Các thông báo được chuyển đến SV qua các bảng thông báo,

hệ thống email cá nhân, và hệ thống GVCN, ban cán sự lớp…

Page 73: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

68

o Hệ thống elearning: Đã từ lâu trường đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống elearning

phục vụ công tác giảng dạy. Hàng ngàn bài giảng, tài liệu liên quan đến các môn học

được cung cấp thông qua hệ thống elearning mỗi học kỳ. Năm 2015, trường đã cải

tiến hệ thống elearning, cho phép người học vẫn có thể truy cập lại các tài liệu môn

học của các môn đã học trước đó, đây là một trong những nỗ lực của trường trong

việc hỗ trợ người học.

o Giáo viên chủ nhiệm: Hệ thống GVCN được xây dựng và vận hành nhằm hỗ trợ và

tư vấn cho người học các vấn đề liên quan chủ yếu đến học tập, nghề nghiệp. Ngoài

ra, một số lớn GVCN còn là những người tư vấn về các vấn đề liên quan đến tinh

thần, tình cảm của SV.

- Các hệ thống dịch vụ hỗ trợ khác: Nhà trường cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ hỗ

trợ cho SV bao gồm: y tế, học bổng, trợ cấp tài chính, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, việc

làm, các thủ tục xin visa, đăng ký học bổng đi học, giao lưu, trao đổi ngắn hạn ở nước

ngoài, …

- Về cơ sở vật chất, hiện trường có 02 cơ sở tại Lý Thường Kiệt và Dĩ An như mô tả trong

Bảng 5: Cơ sở vật chất của trường (*)

-Part 2.

o Phòng học, giảng đường: Các phòng học được xây dựng đáp ứng các quy định của

nhà nước, trang bị đầy đủ các thiết bị cơ bản hỗ trợ giảng dạy như hệ thống bảng,

projector, âm thanh, ánh sang, làm mát … đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đặc biệt, với

các toà nhà học tập được xây dựng trong các năm gần đây, phòng học được bố trí phù

hợp hơn cho việc tổ chức làm việc, thảo luận theo nhóm trên lớp.

o Thư viện: Trường có hệ thống thư viện, nguồn học liệu đáp ứng nhu cầu học tập,

nghiên cứu của SV.

o Phòng thực hành, thí nghiệm: Trường có hệ thống hơn 155 phòng thí nghiệm, thực

hành. Nhìn chung, ngoài một số các phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư, xây

dựng đáp ứng cả nhu cầu học tập lẫn nghiên cứu, các phòng thực hành, thí nghiệm

còn lại của trường chỉ mới đáp ứng nhu cầu học tập của SV bởi các thiết bị còn cũ kỹ,

chưa được đầu tư tương xứng. Một trong những lý do là nguồn kinh phí của trường

chủ yếu đến từ học phí, trong khi mức học phí của trường rất thấp (bình quân học phí

1 năm học của SV hiện nay vào khoảng 300 EURO/sinh viên; bằng với thu nhập bình

quân theo tháng của SVTN của trường). Mặc dù trong những năm gần đây trường đã

thu hút được một số các đầu tư đến từ các đối tác, đơn vị bên ngoài, tuy nhiên vẫn

chưa đủ đáp ứng cả nhu cầu học tập lẫn nghiên cứu. Ngoài các giờ lên lớp, nhà trường

có chính sách khuyến khích SV thực hành, thí nghiệm thông qua việc cho phép SV

đăng ký sử dụng phòng thí nghiệm và thực hành.

o Không gian học tập CDIO: Nhằm thúc đẩy sự hình thành các ý tưởng sáng tạo và

triển khai các ý tưởng, nhà trường tạo ra các không gian học tập CDIO, nơi mà SV có

thể đến để Hình thành ý tưởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành các sản phẩm, quy

trình, hệ thống…

o Không gian thể thao, giải trí: Trường có nhà thể thao đa năng, các sân bóng đá, bóng

chuyền, bóng rổ, cầu long, tennis, bóng bàn, … phục vụ cho các nhu cầu thể dục, thể

thao của SV và GV. Bên cạnh đó, SV có thể sử dụng các phòng học, hành lang để tổ

chức các hoạt động văn nghệ. Các câu lạc bộ, hội nhóm của SV được thành lập để tạo

Page 74: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

69

môi trường sinh hoạt, rèn luyện cho SV như: CLB “BKIT SKILL CENTER”, CLB

Win BK: Rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho SV; 19 CLB Đội nhóm học thuật

cấp trường, cấp khoa và các Đoàn cơ sở: thường xuyên tổ chức các cuộc thi về học

thuật như: “Môi trường xanh”, ứng dụng các MCU của TI (Texas Instruments), "PIF

Touch Design contest 2015", "BK Designer", "Đua xe năng lượng mặt trời", “Nhà

quản trị tương lai”….; Tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cho các bạn SV: “Kỹ năng

ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả”, “Kỹ năng đàm phán và thương lượng”,

“Kỹ năng làm việc nhóm”…

o Khuôn viên xanh, sạch, đẹp: Nhà trường chủ trương xây dựng và tạo khuôn viên

xanh, sạch, đẹp.

o Ký túc xá: SV theo học ở cơ sở Dĩ An có thể đăng ký ở ký túc xá do ĐHQG-HCM

quản lý với hơn 60,000 chổ lưu trú [www.ktx.vnuhcm.edu.vn]. Đối với SV theo học ở

cơ sở LTK, trường có 1 ký túc xá hiện đại với tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000

m2, sức chứa khoảng 2.500 chổ ở, chỉ cách trường 1,5 km. Các phòng ở được trang bị

các dụng cụ, thiết bị đầy đủ cho sinh hoạt và học tập, có hệ thống đảm bảo an ninh và

an toàn cho SV lưu trú tại KTX [http://ktx.hcmut.edu.vn/]. Hiện nay, cả 2 KTX đáp

ứng khoảng 50 - 60% nhu cầu mỗi năm của SV trường, số SV còn lại thường thuê nhà

trọ theo nhu cầu cá nhân, Trường có thông tin hỗ trợ SV về chỗ trọ được đăng tải trên

các website của các đơn vị liên quan: Trung tâm HTSV&VL,

[http://www.bktp.hcm.net/gioi-thieu.html], Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoặc SV

có nhu cầu hỗ trợ về chỗ ở cũng có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị và xem thông

tin tại các bảng thông báo của đơn vị. Để hỗ trợ SV ngoại trú tốt hơn, từng học kỳ

phòng CTCT-SV phối hợp với GVCN và Ban cán sự lớp lập danh sách SV ở ngoại

trú, thường xuyên theo dõi để hỗ trợ khi cần thiết.

o Xe bus: nhằm phục vụ sự đi lại thuận tiện của GV, nhà trường có đội xe đưa rước.

Đối với SV, trường có hệ thống xe bus 50 kết nối 2 cơ sở của trường, với 80 chuyến

mỗi ngày bắt đầu từ 5g30 đến 18g30, thời gian di chuyển là 65 phút/mỗi chuyến.

Nhìn chung, môi trường học tập của trường thuận lợi và phục vụ hợp lý cho quá trình học tập

của SV.

Page 75: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

70

AREA IV: External relations

Field 1: Partnership policy

Để hoàn thành sứ mạng, hướng đến việc trở thành một trong những trường có chất lượng

hàng đầu của Châu Á, trường xác định hoạt động quan hệ đối ngoại là một trong những

nhiệm vụ chiến lược. Trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011 -2015, các hoạt động

quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh và định hướng tập trung vào đào tạo, nghiên cứu khoa học,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất và thiết bị [128]

.

Các chính sách, mục tiêu về đối tác và quan hệ đối ngoại của nhà trường bao gồm:

- Đẩy mạnh các chương trình liên kết quốc tế, hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật với các

cơ quan, đơn vị và tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Việc phát triển các

chương trình này đã giúp thu hút các chuyên gia, GV từ các trường đối tác đến giảng dạy

và nghiên cứu khoa học, làm việc...

- Đẩy mạnh việc tìm kiếm và triển khai các dự án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực

đội ngũ lãnh đạo, GV, nhân viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; cơ hội học tập lên

các trình độ cao hơn hoặc các chương trình trao đổi ngắn hạn cho GV và SV của trường.

- Đẩy mạnh việc xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo

điều kiện cho SV tiếp cận thực tế, tham quan, thực tập trong suốt quá trình học.

- Thu hút các nguồn tài trợ học bổng cho SV, quỹ tài trợ cho các hoạt động phục vụ cộng đồng,

Các chính sách này đã giúp các hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và đi vào

chiều sâu, nhận được nhiều dự án hợp tác quốc tế, khai thác triệt để và mang lại nhiều kết quả

tích cực và nâng cao vị thế cho nhà trường. Qua đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ GV,

SV, cán bộ quản lý đã được nâng cao, nội dung và phương pháp giảng dạy đã được đổi mới,

chuyển sang phương pháp lấy người học làm trung tâm; cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết

bị của trường được tăng cường từ nguồn kinh phí tài trợ.

Field 2: International relations

Các hoạt động hợp tác đối ngoại trong và ngoài nước, đặc biệt là các dự án quốc tế và hợp tác

với các doanh nghiệp đã được triển khai phù hợp với mục tiêu chiến lược của trường và đã

gặt hái được nhiều thành công.

Hàng năm, trường không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài

khu vực bằng việc ký kết các bản ghi nhớ, tổ chức hội thảo khoa học, xây dựng chương trình

liên kết, tổ chức lễ trao học bổng, hoạt động tham quan thực tập, trao đổi cán bộ, SV….[129]

.

Bên cạnh đó, Trường còn phối hợp với các tổ chức nước ngoài xây dựng thành công nhiều dự

án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế góp phần

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ GV cũng như vị thế của Trường trên trường quốc tế [130]

.

128

Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011 – 2015 129

- Báo cáo tổng kết hoạt động QHQT hằng tháng, năm.

- Thống kê các MOU của trường, các hội thảo/hội nghị, các chương trình trao đổi/tham quan… 130

Thống kê các dự án/chương trình hợp tác quốc tế.

Page 76: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

71

Trường là thành viên của nhiều dự án quốc tế nổi bật như AUN/SEED-Net, HEEAP,

Erasmus Mundus, … Mục đích của các dự án quốc tế này rất đa dạng, phong phú như trao

đổi GV, đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đầu tư và nâng cấp

phòng thì nghiệm, cơ sở vật chất thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn, … Cụ thể:

Dự án AUN/Seed-NET: [131]

– Dự án AUN/SEED-Net được thành lập nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các trường

kỹ thuật trong khu vực Đông Nam Á do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài

trợ. Dự án chính thức được thành lập năm 2001 với sự tham gia của 19 trường kỹ thuật

hàng đầu trong khu vực với sự hỗ trợ của 11 trường đại học Nhật Bản do Chính phủ

Nhật Bản chỉ định, trong đó Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học

Bách Khoa – ĐHQG-HCM là hai Trường thành viên duy nhất của Việt Nam.

– Riêng với Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM, Dự án đã có những hỗ trợ tích

cực trong việc đào tạo cán bộ trẻ theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra,

Dự án còn tạo nhiều điều kiện cho cán bộ của Trường tham gia các hoạt động trao đổi

học thuật, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khác thông qua các chương trình hỗ trợ hàng

năm cụ thể như (1) Chương trình Hội nghị vùng, (2) Chương trình hỗ trợ đi nghiên cứu

và trao đổi ngắn hạn tại các Trường thành viên trong Dự án và tại Nhật Bản, (3) Chương

trình hỗ trợ nghiên cứu…

– Hình thức hợp tác rất đa dạng, chủ yếu xoay quanh các hoạt động như sau: hợp tác tài trợ

trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, tổ chức thực tập, tham quan nhà máy và trao tặng

học bổng cho SV, tuyển dụng SV, NCKH & CGCN, hoạt động hỗ trợ giáo dục đại học:

hội thảo chuyên ngành, trao đổi học thuật, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức các

cuộc thi sáng tạo kỹ thuật cho SV, hợp tác đào tạo. Ngoài ra, trường còn phối hợp với

doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu nhằm nâng cao kiến thức

chuyên môn cho cán bộ doanh nghiệp.

– Thống kê kết quả từ dự án:

STT Chương trình Kết quả từ dự án AUN/Seed-NET

Giai đoạn 2011 - 2016

1 Học bổng Thạc sĩ 46

2 Học bổng Tiến sĩ Sandwich 24

3 Học bổng Tiến sĩ Nhật 23

4 Học bổng Tiến sĩ Singapore 16

5 Viếng thăm ngắn hạn ở Đông Nam Á 39

6 Nghiên cứu ngắn hạn ở Nhật Bản 17

7 Tiếp nhận Giáo sư từ các trường hỗ trợ

Nhật Bản

10

8 Tiếp nhận các Giáo sư từ các trường thành

viên ở Đông Nam Á

20

9 Hội nghị vùng 5

10 Ứng viên tham dự hội nghị vùng 101

11 Chương trình nghiên cứu dành cho cựu

sinh viên

10

131

Thống kê kết quả dự án AUN/Seed-NET.

Page 77: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

72

12 Chương trình nghiên cứu hợp tác với công

nghiệp

8

13 Chương trình nghiên cứu đặc biệt dành

cho cựu sinh viên

4

14 Chương trình nghiên cứu giải quyết các

vấn đề chung của khu vực

10

15 Chương trình nghiên cứu sau Tiến sĩ 3

16 Chương trình quản lý công nghệ 17

Dự án HEEAP [132]

:

Dự án Liên minh giáo dục đại học ngành kỹ thuật (HEEAP) được tài trợ bởi Cơ quan phát

triển giáo dục Hoa Kỳ (USAID), Tập đoàn Intel, Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội. Dự án HEEAP bắt đầu vào năm 2010 với tiêu chí huấn luyện GV về phương pháp

giảng dạy tích cực giúp SV đạt được kiến thức chuyên sâu kết hợp với các kỹ năng mềm để

có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.

Một số kết quả đạt được từ dự án:

Khoá đào tạo ngắn hạn về phương pháp giảng dạy tích cực tại ASU:

– Từ năm 2012 đến 2016, 52 GV thuộc các Khoa: Điện – Điện tử, Cơ Khí, Khoa học

Máy tính và Công nghệ Vật liệu đã tham gia khoá huấn luyện về phương pháp giảng

dạy tại Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ (ASU). Khoá huấn luyện giúp các GV đạt được

kiến thức về phương pháp giảng dạy/học tập tích cực, tiến hành các hoạt động tích cực

và sinh động trên lớp nhằm giúp SV tích luỹ kiến thức một cách chuyên sâu và các kỹ

năng mềm để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Hội thảo huấn luyện giảng viên trong nước

– Trong giai đoạn 2012-2016, trường ĐHBK đã tổ chức 05 hội thảo huấn luyện giảng

viên trong nước dành cho các GV của trường, thu hút khoảng 100 giảng viên tham gia

mỗi đợt. Các hội thảo đã huấn luyện GV về các phương pháp giảng dạy tích cực,

phương pháp đánh giá môn học, xây dựng chương trình giảng dạy, các phương pháp

đánh giá theo tiêu chuẩn ABET... Hội thảo đã đạt được những kết quả rất tích cực về

nội dung và xây dựng môi trường giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho các GV trong

Trường.

Chương trình VULII

– Chương trình VULII là một cấu phần quan trọng tập trung đào tạo kỹ năng lãnh đạo.

Với mục tiêu góp phần thay đổi cơ chế quản lý tại các trường đại học và cao đẳng nghề

thành viên, chương trình VULII thường xuyên tổ chức hội thảo dành cho các hiệu

trưởng và trưởng khoa về quản lý dữ liệu, ứng dụng dữ liệu vào việc đưa ra quyết định

nhanh chóng và hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo và quy trình đánh giá và ĐBCL. Trong giai

đoạn 2012-2016, trường phối hợp với VULII tổ chức các hội thảo huấn luyện tại Việt

Nam và Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 5 hội thảo được tổ chức, mỗi đợt thu hút khoảng

10-15 cán bộ của trường tham gia.

Hợp tác với các đối tác doanh nghiệp

132

Báo cáo kết quả hoạt động dự án HEEAP.

Page 78: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

73

– Năm 2012, trường ĐHBK đã ký thoả thuận tài trợ với công ty Tektronix, tập đoàn

Danaher. Tektronix tài trợ một số trang thiết bị phòng Lab cho hai Khoa Cơ khí và Điện

– Điện tử để phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

– Năm 2013, trường ĐHBK TP.HCM ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn Pearson về việc

triển khai hệ thống E-learning của Pearson tại trường ĐHBK TP.HCM. Tuy nhiên, cho

đến nay tập đoàn Pearson và Trường đang thảo luận về các vấn đề kỹ thuật nhằm mục

đích tích hợp hệ thống E-learning của Pearson vào hệ thống E-learning của Trường.

– Ngoài ra, nhiều công ty khác như Siemens, Cadence, Agilent, National Instrument cũng

đã có những hợp tác tài trợ dự án về các phần mềm giảng dạy. Với các phần mềm này,

các GV sẽ dễ dàng thực hiện các bài giảng, tiết kiệm thời gian soạn bài.

Hội thảo Giáo dục Kỹ thuật Việt Nam

– Năm 2014 đánh dấu mốc quan trọng trong việc triển khai dự án HEEAP khi Trường

phối hợp với ĐH bang Arizona đồng tổ chức Hội thảo Giáo dục Kỹ thuật Việt Nam

2014. Hơn 350 lãnh đạo, GV, doanh nghiệp đã đến tham dự hội thảo. Trong đó, Thứ

trưởng Bùi Văn Ga – Bộ Giáo dục & Đào tạo đích thân tham dự hội thảo. Nội dung hội

thảo xoay quanh các giải pháp thích hợp cho nền giáo dục kỹ thuật tại Việt Nam.

Dự án AREAS+: [133]

– Tiếp nối Dự án AREAS, AREAS + (Academic Relations between Europe and Asia -

Giao lưu Học thuật giữa Châu Âu và Châu Á) là một dự án thuộc Chương trình

Erasmus Mundus, Pha 2 được Ủy ban châu Âu tài trợ, do 10 trường đối tác châu Âu và

10 trường châu Á liên kết quản lý, trong đó Politecnico di Torino (Italia) giữ vai trò là

tổ chức điều phối.

– Dự án sẽ hỗ trợ các suất học bổng giúp SV, nghiên cứu sinh, cán bộ từ các nước châu Á

(bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Mông Cổ, Skri Lanka, Ấn

Độ, Philippin, Việt Nam) có cơ hội được trãi nghiệm cuộc sống, học tập, nghiên cứu,

đào tào hoặc giảng dạy tại châu Âu từ 1 đến 34 tháng. Các học giả, nghiên cứu sinh, SV

từ châu Âu cũng sẽ có cơ hội sang làm việc và học tập, nghiên cứu tại châu Á từ 1-10

tháng. Dự án mở rộng ở tất cả các trình độ: đại học, sau đại học, tiến sỹ, sau tiến sỹ, cán

bộ, học giả.

133

Báo cáo kết quả dự án AREAS+

Page 79: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

74

Một số các thống kê về kết quả đạt được từ các hoạt động hợp tác quốc tế được trình bày như

sau [134]

:

Bảng 25: Kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo

STT Kết quả hợp tác về đào tạo Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

1 Thống kê số lượng đoàn ra 304 480 275 190 184

2 Thống kê số lượng đoàn vào 94 235 253 239 160

3 Thống kê số lượng các MOU (Bản

ghi nhớ) đã ký 13 32 31 30 21

4 Số lượng các chương trình hợp tác,

liên kết đào tạo với nước ngoài 14 12 15 2 -

5 Số lượng GV được trao đổi và học

tập tại nước ngoài 67 163 118 143 63

6

Số lượt GV, chuyên gia nước

ngoài/Việt kiều làm việc, giảng dạy

tại trường

11 52 36 35 47

7 Số SV quốc tế học tại trường 22 72 137 59 107

8 Số SV trường đi học tập, trao đổi ở

nước ngoài 16 2 23 20 18

Bảng 26: Kết quả hợp tác quốc tế về NCKH

STT Kết quả hợp tác về NCKH Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015 Năm 2016

1 Số lượng Hội nghị, Hội thảo

quốc tế 24 20 18 45 20

2 Số lượng các dự án quốc tế

đã và đang thực hiện 14 17 10 9 13

3

Số đề tài NCKH hợp tác với

doanh nghiệp và tổ chức

quốc tế

21 19 17 12 6

Với tổng kinh phí (ngàn

USD) 132 225 248 270

218,374 USD

487,669 EUR

20,000KRW

Ngoài ra, trường còn xây dựng được mạng lưới hợp tác với các doanh nghiệp nhằm cung cấp

nơi tham quan, thực tập cho SV của trường hàng năm; và các học bổng hỗ trợ từ doanh

nghiệp. Đặc biệt, mỗi năm, SV trường được các doanh nghiệp hỗ trợ trao học bổng khoảng từ

3-5 tỷ đồng/năm với khoảng 600-700 suất mỗi năm [135]

.

134

- Báo cáo tổng kết hoạt động QHĐN hằng tháng, năm.

- Thống kê kết quả hoạt động QHĐN. 135

Thống kê học bổng của sinh viên hằng năm.

Page 80: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

75

AREA V: Management

Field 1: The institution’s finances

Standard 1: The institution uses multi-year planning to manage its resources

Hệ thống quản trị tài chính của nhà trường được trình bày chi tiết trong Hình 4: Hệ thống

Quản lý tài chính.

Hệ thống bao gồm 3 mảng lớn:

1. Các yếu tố tác động: Công tác hoạch định và quản lý tài chính của nhà trường chịu tác

động của các yếu tố quan trọng sau:

o Các quy định của pháp luật về kiểm toán, kế toán, thu, chi, định mức.

o Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của nhà

trường.

o Yêu cầu, quy định, giám sát của các bên liên quan, cụ thể: Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa Học

Công Nghệ và Môi Trường, ĐHQG-HCM, các ngành công nghiệp, người học, GV, và

nhân viên.

2. Các thành phần chính của hệ thống quản lý tài chính: hệ thống hoạch định và quản lý

tài chính của nhà trường được thiết kế để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, trung hạn,

ngắn hạn của nhà trường, và đáp ứng tốt các yêu cầu của pháp luật cũng như phản ánh

được chính xác nhu cầu của các bên liên quan. Hệ thống này bao gồm các thành phần

chính sau:

Tầm nhìn, sứ mệnh,

chiến lược của trường

Yêu cầu của các bên

liên quan: Bộ GD và

ĐT, VNU HCM, Các

ngành công nghiệp,

người học, giảng viên,

nhân viên, cộng đồng

Qui định của Pháp

luật

Dự án tự chủ tài chính – chiến

lược tài chính

Quản lý nguồn thu

Quản lý nguồn chi

Quy trình thực hiện

ISO9001: 2008

Cải tiến liên tục

(PDCA)

Plan: Kế hoạch

Do: Thực hiện

Check: Kiểm soát

Act: Cải tiến

Qui định nội bộ

Các yếu tố tác động Dài hạn

Ngắn hạn

Trung hạn

Đơn vị phụ trách

BGH: Hiệu Trưởng

Phòng Kế Hoạch Tài

Chính

Ban Thanh Tra nhân

dân

Lập và quản lý dự toán

Mục tiêu

KPI

Kiểm toán

Thanh tra nội bộ

Các thành phần chính của hệ

thống quản trị tài chính

Thành phần triển

khai

Hình 4: Hệ thống Quản lý tài chính

Page 81: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

76

o Dự án tự chủ tài chính

o Chiến lược tài chính

o Quản lý nguồn thu: nhà trường có các nguồn thu chính từ ngân sách nhà nước, từ học

phí, từ tài trợ, viện trợ, từ dịch vụ, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

o Quản lý nguồn chi: nhà trường có các nguồn chi chính là chi đầu tư phát triển, chi

hoạt động thường xuyên, chi đào tạo, chi nghiên cứu khoa học, và các chi khác

o Kiểm soát nội bộ

o Báo cáo kiểm toán, thanh tra: định kỳ nhà trường phải báo cáo tài chính cho các cơ

quan cấp trên, cho cán bộ công nhân viên của nhà trường, thực hiện công bố công

khai tài chính theo quy định, và thực hiện kiểm toán, thanh tra của Kiểm toán nhà

nước, Cục thuế Tp.HCM, và thanh tra của các Bộ.

3. Các thành phần triển khai hệ thống: để hệ thống có thể vận hành thì các thành phần

triển khai hệ thống rất quan trọng:

o Quy trình hoạch định luôn bao gồm 3 giai đoạn: Dài hạn (10 năm), Trung hạn (5

năm), và ngắn hạn (1 năm). Mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu chiến lược, mục tiêu

năm, và các hệ thống các chỉ tiêu chính cần đạt được (KPI).

o Các quy định, quy trình để triển khai thực hiện: nhà trường ban hành, sửa đổi

nhiều quy định, qui định nội bộ để phục vụ việc triển khai quản lý tài chính.

o Vòng tròn chất lượng (PDCA): tất cả hệ thống hoạch định và quản lý tài chính của

nhà trường vận hành theo Vòng tròn chất lượng PDCA (Plan, Do, Check, Act): Kế

hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến.

o Đơn vị chịu trách nhiệm chính:

Cấp chỉ đạo: Hiệu trưởng phụ trách chính công tác tài chính

Cấp thực hiện: Phòng Kế hoạch tài chính

Kiểm soát nội bộ: Ban Thanh tra nhân dân.

Standard 2: The budget acts as a lever for the strategy and management of the

institution.

Trong các kế hoạch phát triển của mình, nhà trường luôn đặt trọng tâm vào công tác phát

triển bền vững nguồn thu để phục vụ mục tiêu phát triển. Trong kế hoạch chiến lược 2016-

2020, nhà trường có một chiến lược thành phần quan trọng là Tự chủ- tự chịu trách nhiệm,

trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tự chủ- tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Trong

các năm qua nhà trường luôn cố gắng:

- Đa dạng hóa nguồn thu: tạo ra các nguồn thu mới từ các hoạt động đào tạo như đào tạo

liên kết quốc tế, đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn cho doanh

nghiệp, và các nguồn thu từ NCKH, CGCN, và các dịch vụ khác.

- Tăng tỷ trọng nguồn thu từ học phí, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách nhà nước.

- Quản lý hiệu quả các hoạt động đầu tư

- Quản lý tốt nguồn chi: đẩy mạnh tiết kiệm, đánh giá hiệu quả phân bổ tài chính, giảm

thiểu lãng phí.

- Tăng cường hiệu quả giám sát kỷ luật tài chính: tăng cường giám sát, nâng cao kỷ

luật tài chính và hiệu quả tài chính ở cấp trường và các đơn vị trực thuộc thông qua quy

chế chi tiêu nội bộ của trường.

Page 82: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

77

Nhận định chung

- Qui trình quản lý tài chính của nhà trường rõ ràng, thống nhất, tuân thủ các qui trình qui

định của pháp luật và đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà trường.

- Qui trình phân bổ ngân sách của nhà trường được tiến hành từ hai phía, mang tính cân đối cao:

o Từ xem xét nhu cầu của các đơn vị trực thuộc

o Từ đánh giá theo mục tiêu chiến lược của nhà trường

- Nhà trường đang nỗ lực xây dựng kế hoạch và lộ trình tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn

trong những năm tới, trong đó thể hiện rõ cam kết trong chiến lược 2016-2020 của nhà

trường. Tổ công tác về tự chủ tài chính do Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách cũng đã được

thành lập và đã lập ra lộ trình cụ thể để triển khai kế hoạch.

- Tình hình tài chính của nhà trường trong 5 năm trở lại đây là ổn định với nguồn thu tăng dần.

- Công tác minh bạch tài chính, báo cáo tài chính, phục vụ thanh tra, kiểm toán được thực

hiện nghiêm túc và chính xác.

Field 2: The institution’s human resources

Standard: The institution defines a human resources management policy adapted to its

objectives

Hệ thống quản lý nhân sự của nhà trường được trình bày chi tiết trong Hình 5: Hệ thống quản

lý nhân sự của.

Cấu trúc tổ chức

Quy hoạch vị trí việc làm

Qui hoạch nhân sự vào các vị trí

lãnh đạo

Qui định của Pháp

luật

Dài hạn

Ngắn hạn

Trung hạn

Tuyển dụng

Đào tạo – Phát triển

Qui định nội bộ

Quy trình thực hiện

ISO9001: 2008

Tầm nhìn, sứ mệnh,

chiến lược của trường

Đề bạt,

bổ nhiệm, thuyên chuyển

Yêu cầu của các bên

liên quan

Các thành phần chính của

hệ thống quản lý nhân sự

Các yếu tố tác động

Mục tiêu

KPI Chế độ chính sách: lương, phụ

cấp, bảo hiểm xã hội, y tế, thất

nghiệp, tai nạn, hưu trí

Cải tiến liên tục (PDCA)

Plan: Kế hoạch

Do: Thực hiện

Check: Kiểm soát

Act: Cải tiến

Đánh giá – Phản hồi

Khen thưởng – Kỷ luật

Các thành phần triển khai

Nhu cầu của Người

lao động

Tư vấn xây dựng chính sách, qui

định, qui trình về quản lý nhân

sự - tổ chức

Giải quyết khiếu nại Đơn vị phụ trách chính

BGH: Hiệu Trưởng

Phòng TCHC;

Ban Thi Đua Khen Thưởng

Hội Đồng tuyển dụng

trường

Hình 5: Hệ thống quản lý nhân sự của trường Đại học Bách Khoa

Page 83: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

78

Hệ thống bao gồm 3 mảng lớn:

1. Các yếu tố tác động: Công tác hoạch định và quản lý nhân sự của nhà trường chịu tác

động của các yếu tố quan trọng sau:

o Các quy định của pháp luật, cụ thể là các quy định về lao động, tiền lương, các chế

độ, chính sách.

o Yêu cầu, quy định, giám sát của các bên liên quan, cụ thể: Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa Học

Công Nghệ và Môi Trường, ĐHQG-HCM, các ngành công nghiệp, người học, GV, và

nhân viên.

o Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của nhà

trường về phát triển đội ngũ.

o Nhu cầu và yêu cầu của người lao động: GV, nhân viên.

2. Các thành phần chính của hệ thống quản lý nhân sự: hệ thống hoạch định và quản lý

nhân sự của nhà trường được thiết kế để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, trung hạn,

ngắn hạn của nhà trường, và đáp ứng tốt các yêu cầu của pháp luật cũng như phản ánh

được chính xác nhu cầu của các bên liên quan. Hệ thống này bao gồm các thành phần

chính sau:

o Cấu trúc tổ chức

o Qui hoạch vị trí việc làm

o Tuyển dụng – đào tạo – phát triển

o Đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển

o Đánh giá, phản hồi, khen thưởng, kỷ luật

o Thu nhập, lương, chế độ chính sách: tăng lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, xã hội,

thất nghiệp, tai nạn, hưu trí

o Giải quyết khiếu nại

o Tư vấn xây dựng chính sách về nhân sự và tổ chức.

3. Các thành phần triển khai hệ thống: để hệ thống có thể vận hành thì các thành phần

triển khai hệ thống rất quan trọng:

o Quy trình hoạch định luôn bao gồm 3 giai đoạn: Dài hạn (10 năm), Trung hạn (5

năm), và ngắn hạn (1 năm). Mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu chiến lược, mục tiêu

năm, và các hệ thống các chỉ tiêu chính cần đạt được (KPI).

o Các quy định, quy trình để triển khai thực hiện: nhà trường ban hành, sửa đổi

nhiều quy định, qui định nội bộ để phục vụ việc triển khai quản lý nhân sự.

o Vòng tròn chất lượng (PDCA): tất cả hệ thống hoạch định và quản lý nhân sự của

nhà trường vận hành theo Vòng tròn chất lượng PDCA (Plan, Do, Check, Act): Kế

hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến.

o Đơn vị chịu trách nhiệm chính:

- Cấp chỉ đạo: Hiệu trưởng phụ trách chính công tác nhân sự

- Cấp thực hiện: Phòng Tổ chức hành chính, Ban Thi Đua Khen Thưởng, Hội Đồng

tuyển dụng trường và các đơn vị.

Nhận định:

- Hệ thống quản lý nhân sự đảm bảo tốt các yêu cầu của pháp luật và nhu cầu phát triển

nguồn lực con người của nhà trường.

Page 84: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

79

- Các qui trình, qui định về hoạch định, triển khai, kiểm soát, cải tiến rõ ràng, đầy đủ, và

bao quát toàn bộ các chức năng chính của hệ thống.

- Đội ngũ nhân sự bao gồm cán bộ quản lý, GV, nghiên cứu viên, nhân viên có trình độ

chuyên môn, quản lý, nghiệp vụ, và kinh nghiệm công tác ngày càng cao.

Field 3: IT System

Standard: The institution is managed with the support of a full and consistent IT system

Hệ thống thông tin quản lý của nhà trường được mô tả chi tiết trong Hình 6: Hệ thống Thông

tin quản lý.

Hệ thống thông tin quản lý bao gồm 3 mảng lớn:

1. Các yếu tố tác động: Hệ thống thông tin quản lý của nhà trường chịu tác động của các

yếu tố quan trọng sau:

o Các quy định của pháp luật, cụ thể là các quy định về bản quyền, công bố thông tin,

báo cáo thông tin, an toàn thông tin.

o Yêu cầu, quy định, giám sát của các bên liên quan, cụ thể: Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa Học

Công Nghệ và Môi Trường, ĐHQG-HCM, các ngành công nghiệp, người học, GV, và

nhân viên.

Tầm nhìn, sứ mệnh,

chiến lược của

trường

Yêu cầu của các bên

liên quan: Bộ GD và

ĐT, VNU HCM, Các

ngành công nghiệp,

người học, giảng

viên, nhân viên, cộng

đồng

Qui định của Pháp

luật

Yêu cầu của quản lý

của nhà trường

Hệ thống máy chủ, máy tính, hạ

tầng mạng

Cơ sở dữ liệu

Phục vụ đào tạo

Phục vụ quản lý nhân sự

Phục vụ quản lý tài chính

Phục vụ nghiên cứu khoa học

Quy trình thực hiện

ISO9001: 2008

Cải tiến liên tục

(PDCA)

Plan: Kế hoạch

Do: Thực hiện

Check: Kiểm soát

Act: Cải tiến

Qui định nội bộ

Các yếu tố tác động Dài hạn

Ngắn hạn

Trung hạn

Đơn vị phụ trách

chính

BGH: Phó HT nội

chính

Ban Quản lý mạng

Tổ tin học hóa

Hình 6: Hệ thống Thông tin quản lý

Phục vụ Quản trị thiết bị

Phục vụ cộng đồng

Hệ thống wifi, hệ thống email

Mục tiêu

KPI

Các thành phần chính của Hệ thống

thông tin quản lý Các thành phần

triển khai

Page 85: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

80

o Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của nhà

trường.

o Các nhu cầu quản lý của nhà trường.

2. Các thành phần chính của hệ thống thông tin quản lý: hệ thống thông tin quản lý của

nhà trường được thiết kế để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của

nhà trường, và đáp ứng tốt các yêu cầu của pháp luật cũng như phản ánh được chính xác

nhu cầu của các bên liên quan. Hệ thống này bao gồm các thành phần chính sau:

o Hạ tầng máy chủ, máy tính, hạ tầng mạng

o Hệ thống wifi, email cho nhân viên, sinh viên

o Cơ sở dữ liệu tập trung

o Hệ thống các phần mềm ứng dụng phục vụ:

o Đào tạo

o Nghiên cứu khoa học

o Quản lý tài chính

o Quản lý nhân sự

o Quản lý thiết bị, cơ sở vật chất

o Phục vụ cộng đồng

3. Các thành phần triển khai hệ thống: để hệ thống có thể vận hành thì các thành phần

triển khai hệ thống rất quan trọng:

o Quy trình hoạch định luôn bao gồm 3 giai đoạn: Dài hạn (10 năm), Trung hạn (5

năm), và ngắn hạn (1 năm). Mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu chiến lược, mục tiêu

năm, và các hệ thống các chỉ tiêu chính cần đạt được (KPI).

o Các quy định, quy trình để triển khai thực hiện: nhà trường ban hành, sửa đổi

nhiều quy định, qui định nội bộ để phục vụ việc triển khai quản lý thông tin.

o Vòng tròn chất lượng (PDCA): tất cả hệ thống thông tin quản lý của nhà trường

vận hành theo Vòng tròn chất lượng PDCA (Plan, Do, Check, Act): Kế hoạch – Thực

hiện – Kiểm tra – Cải tiến.

o Đơn vị chịu trách nhiệm chính:

o Cấp chỉ đạo: Phó Hiệu trưởng phụ trách nội chính

o Cấp thực hiện: Ban Quản lý mạng, Tổ tin học hóa.

Bảng 27: Số lượng máy chủ, máy tính của trường hiện nay (*)

STT Máy tính, Máy chủ Số lượng

1 Máy chủ 20

2 Máy tính tại các phòng máy tính 2.278

3 Máy tính phục vụ phòng học 630

4 Máy tính phục vụ khối văn phòng 696

Page 86: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

81

Bảng 28: Phát triển hạ tầng mạng

Nội dung Năm 2015 Năm 2016

Internet tại cơ

sở Lý Thường

Kiệt

10 đường FTTH Edu

01 đường Leased line 200 Mbps

01 đường ĐHQG-HCM

450Mbps trong nước, 15Mbps quốc tế

22 đường FTTH Edu

01 đường Leased line 200 Mbps

01 đường truyền ĐHQG-HCM

600Mbps trong nước, 25Mbps

quốc tế

Internet tại cơ

sở Dĩ An

04 đường FTTH

Không có hệ thống cân bằng tải

15 đường FTTH Edu

01 đường truyền ĐHQG-HCM

400Mbps trong nước, 20Mbps

quốc tế

Hạ tầng mạng

Wifi tại cơ sở

Lý Thường

Kiệt

24 điểm phát sóng wifi (22 điểm phát

ở các khu vực SV tự học, 02 điểm

phát ở hội trường A4, B4)

Chưa có hệ thống S-Wifi miễn phí

33 điểm phát sóng wifi (25 điểm

phát ở các khu vực SV tự học, 08

điểm phát ở hội trường A4, B4, A5,

B6)

06 điểm phát sóng thuộc hệ thống

S-Wifi miễn phí

Hạ tầng mạng

Wifi tại cơ sở

Dĩ An

Hệ thống wifi của trường không hoạt

động vì quá cũ

10 điểm phát sóng thuộc hệ thống S-

Wifi miễn phí tại H1, H2

28 điểm phát sóng wifi (10 điểm

phát tại H1, H2 và 18 điểm phát tại

H6)

15 điểm phát sóng thuộc hệ thống

S-Wifi miễn phí

Bảng 29: Thống kê về việc phát triển dịch vụ mạng

Dịch vụ mạng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tài khoản e-mail sinh viên 41.346 45.286 56.175

2. Tài khoản e-mail cán bộ 1.320 1.682 1841

3.Tài khoản cán bộ thỉnh giảng 0 326 330

4. Website hosting 93 130 143

Trong những năm gần đây, hệ thống tin học hóa của Trường từng bước xây dựng các công cụ

trực tuyến như:

o Hệ thống xác thực tập trung: Cho phép người dùng (CBVC, SV, học viên) đăng nhập

một lần để đến được tất cả các công cụ trực tuyến bằng cách sử dụng duy nhất một tài

khoản trường (HCMUT Account).

o Cổng thông tin cán bộ trường Đại học Bách Khoa: cho phép CBVC khai báo và cập

nhật thông tin cá nhân có liên quan về hoạt động NCKH, giảng dạy sau đại học, lập kế

hoạch công tác tháng/năm học và hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc

o Cổng thông tin đào tạo sau đại học: cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt

động đào tạo sau đại học của nhà trường.

o Cổng thông tin đào tạo: cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo

của nhà trường. Thông qua hệ thống này, các dịch vụ như đăng ký môn học, in bảng

điểm, xem thời khóa biểu... được thực hiện online.

o Hệ thống BKEL là kênh giảng dạy trực tuyến, hỗ trợ GV tương tác với SV trong quá

trình học triển khai từ 2007.

o Cổng thanh toán trực tuyến BK Pay: thông qua hệ thống này, SV thực hiện việc thanh

toán học phí trực tuyến với sự hỗ trợ của ngân hàng OCB; cung cấp đầy đủ thông tin có

Page 87: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

82

liên quan về thu nhập hằng tháng của CBVC và thực hiện việc chi trả thu nhập hằng

tháng cho CBVC thông qua hệ thống ngân hàng OCB.

o Hỗ trợ công tác giảng dạy: với hệ thống này GV có thể đăng ký nghỉ dạy, dạy bù... một

cách trực tuyến.

Ngoài ra, tại các phòng ban, khoa, trung tâm đều được trang bị các phần mềm quản lý,

chuyên môn phục vụ cho công tác vận hành công việc như: phần mềm quản lý đào tạo tại

phòng Đào tạo và phòng Đào tạo Sau Đại học với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle; phần mềm

“Kế toán” tại Phòng Kế hoạch – Tài chính; phần mềm “Quản lý tài sản” tại Phòng Quản trị –

Thiết bị....

Nhận định

- Hệ thống thông tin quản lý của nhà trường được thiết kế toàn diện bao gồm phần cứng,

phần mềm, và con người. Hệ thống được thiết kế phục vụ nhu cầu quản lý, vận hành và

phát triển của nhà trường, và đặc biệt đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, nghiên cứu của

SV, GV, và nhân viên.

- Trong những năm gần đây hệ thống thông tin quản lý của nhà trường đã có rất nhiều bước

tiến bộ từ các hệ thống giảng dạy và học tập online như Elearning đến các hệ thống dịch

vụ SV, GV, và quản lý tập trung.

- Trong những năm tới nhà trường sẽ tiến đến tin học hóa 100% hoạt động của nhà trường.

Field 4: Real estate owned by the institution

Standard: The institution has a logistics and real estate policy adapted to its needs.

Hệ thống quản lý cơ sở vật chất, bất động sản, thiết bị của nhà trường được mô tả trong Hình 7:

Hệ thống Quản lý Cơ sở vật chất – Thiết bị

Tầm nhìn, sứ mệnh,

chiến lược của trường

Yêu cầu của các bên

liên quan: Bộ GD và

ĐT, VNU HCM, Các

ngành công nghiệp,

người học, giảng viên,

nhân viên, cộng đồng

Qui định của Pháp luật

Yêu cầu của các tổ chức

Kiểm định chất lượng

Quản lý cơ sở vật chất: cơ sở,

phòng học, văn phòng, phòng thí

nghiệm, thư viện, xưởng thực hành,

sân thể thao, công viên…

Quản lý trang thiết bị làm việc, học

tập, nghiên cứu

Qui hoạch và phát triển cơ sở vật

chất – thiết bị

Dự án đầu tư xây dựng mới

Quy trình thực hiện ISO

9001: 2008

Cải tiến liên tục (PDCA)

Plan: Kế hoạch

Do: Thực hiện

Check: Kiểm soát

Act: Cải tiến

Qui định nội bộ

Các yếu tố tác động

Dài hạn

Ngắn hạn

Trung hạn

Đơn vị phụ trách chính

BGH: Phó HT nội chính

Phòng Quản trị thiết bị

Ban Quản lý dự án Hình 7: Hệ thống Quản lý Cơ sở vật chất – Thiết bị

Mục tiêu

KPI

Các thành phần chính của hệ thống

quản trị thiết bị và cơ sở vật chất

Các thành phần triển khai

Page 88: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

83

Hệ thống quản lý cơ sở vật chất – thiết bị bao gồm 3 mảng lớn:

1. Các yếu tố tác động: Hệ thống quản lý cơ sở vật chất – thiết bị của nhà trường chịu tác

động của các yếu tố quan trọng sau:

o Các quy định của pháp luật, cụ thể là các quy định về quyền sở hữu, quản lý công sản,

định mức đầu tư…

o Yêu cầu, quy định, giám sát của các bên liên quan, cụ thể: Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa Học

Công Nghệ và Môi Trường, ĐHQG-HCM, các ngành công nghiệp, người học, GV, và

nhân viên.

o Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của nhà trường.

o Các yêu cầu về cơ sở vật chất – thiết bị của các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước.

2. Các thành phần chính của hệ thống quản lý cơ sở vật chất và thiết bị: hệ thống quản

lý cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường được thiết kế để phục vụ mục tiêu phát triển

dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của nhà trường, và đáp ứng tốt các yêu cầu của pháp luật

cũng như phản ánh được chính xác nhu cầu của các bên liên quan. Hệ thống này bao gồm

các thành phần chính sau:

o Quản lý cơ sở vật chất bao gồm 2 cơ sở Lý Thường Kiệt và Dĩ An, các phòng học,

phòng thí nghiệm, nhà xưởng sản xuất, văn phòng, sân bãi, trung tâm thi đấu thể

thao, các sân thể thao, thư viện, công viên…

o Quản lý trang thiết bị làm việc, học tập, nghiên cứu

o Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị

o Quản lý dự án đầu tư xây dựng mới

3. Các thành phần triển khai hệ thống: để hệ thống có thể vận hành thì các thành phần

triển khai hệ thống rất quan trọng:

a. Quy trình hoạch định luôn bao gồm 3 giai đoạn: Dài hạn (10 năm), Trung hạn

(5 năm), và ngắn hạn (1 năm). Mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu chiến lược, mục

tiêu năm, và các hệ thống các chỉ tiêu chính cần đạt được (KPI).

b. Các quy định, quy trình để triển khai thực hiện: nhà trường ban hành, sửa đổi

nhiều quy định, qui định nội bộ để phục vụ việc triển khai quản lý cơ sở vật chất

và thiết bị.

c. Vòng tròn chất lượng (PDCA): tất cả hệ thống thông tin quản lý của nhà trường

vận hành theo Vòng tròn chất lượng PDCA (Plan, Do, Check, Act): Kế hoạch –

Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến.

d. Đơn vị chịu trách nhiệm chính:

o Cấp chỉ đạo: Phó Hiệu trưởng phụ trách nội chính

o Cấp thực hiện: Phòng Quảng trị thiết bị, Ban Quản lý dự án

Nhận định chung

- Hệ thống quản lý cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường được thiết kế toàn diện đáp

ứng nhu cầu vận hành và phát triển của nhà trường.

- Trong những năm qua cơ sở vật chất đã được đầu tư, cải thiện, nâng cấp, xây dựng mới

khá nhiều. Đặc biệt là các dự án đầu tư ở cơ sở Linh Trung đã mang lại sự thay đổi về

chất lượng cho toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường. Hệ thống các phòng thí nghiệm

cũng được đầu tư toàn diện và có chiều sâu.

- Công tác qui hoạch cơ sở vật chất của nhà trường cũng được thực hiện hết sức bài bản,

chuyên nghiệp, đảm bảo nhu cầu phát triển của nhà trường.

Page 89: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

84

AREA VI: Quality and ethics

Field 1: Quality and continuous improvement policy

Standard: The institution pursues a quality assurance policy adapted to its strategy

Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của trường ĐHBK được thiết kế, xây dựng, và phát triển

nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của

mọi hoạt động chính yếu của nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu, và cung ứng

dịch vụ. Hệ thống ĐBCL hướng đến đáp ứng tốt sứ mệnh, tầm nhìn, đạt các mục tiêu chiến

lược của nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan.

Có hai mục tiêu chính để thiết kế và vận hành một hệ thống ĐBCL nội bộ:

1 Nhằm đánh giá, đo lường, kiểm soát chất lượng toàn diện và trên cơ sở đó đảm bảo và

nâng cao chất lượng của nhà trường

2 Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, qui định của các tổ chức, cơ quan kiểm định chất

lượng bên ngoài (trong và ngoài nước) như Bộ Giáo Dục, ĐHQG-HCM, AUN-QA,

ABET, AACSB hay CTI.

Hệ thống ĐBCL nội bộ của trường ĐHBK bao gồm 08 thành phần chính sau:

1. Giá trị cốt lõi:

• Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo: cam kết của cấp lãnh đạo cao nhất (Đảng ủy, BGH)

là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành công của hệ thống đảm bảo chất lượng.

• Tập trung vào khách hàng: toàn bộ các hoạt động của nhà trường hướng đến chất lượng

phục vụ cao nhất cho các “khách hàng” chính bên trong và bên ngoài, bao gồm các nhóm

SV, GV, cán bộ công nhân viên, nhà tuyển dụng, và cộng đồng doanh nghiệp.

• Tham dự của các bên có liên quan: chất lượng cần được thiết kế, phản chiếu, kiểm soát

từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hệ thống đảm bảo chất lượng của trường là một hệ thống

mở, sẵn sàng lắng nghe và khuyến khích sự tham dự của tất cả các bên có liên quan như

SV, CSV, nhà tuyển dụng, GV, nhân viên, các khoa, các phòng ban, các đối tác trong và

ngoài nước. Hệ thống này cũng có đầu vào là các hướng dẫn, qui định, yêu cầu của pháp

luật, Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM, và các tổ chức kiểm định uy tín mà nhà trường lựa chọn.

• Liên tục cải tiến: hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà trường thường xuyên được

rà soát và cải tiến để nâng cao chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan.

• Ra quyết định dựa trên dữ liệu khách quan: tất cả các quyết định về quản trị, đảm bảo

chất lượng cần được đưa ra dựa trên việc sử dụng các dữ liệu khách quan và toàn diện.

• So sánh với các tiêu chuẩn bên trong và bên ngoài: để không bị tụt hậu, chúng ta cần

liên tục tự so sánh với các thực tiễn tốt trong nội bộ nhà trường, nội bộ ĐHQG-HCM và so

sánh với các trường bạn trong và ngoài nước, trên tất cả các phương diện.

• Trung thực, khách quan, minh bạch, công khai, và chia sẻ thông tin: các dữ liệu,

thông tin về đảm bảo chất lượng cần được thu thập một cách khách quan, trung thực, công

khai. Các dữ liệu, thông tin này cần được chia sẻ một cách hiệu quả và minh bạch đến tất

cả các bên có liên quan.

2. Cấu trúc tổ chức và nhân sự: cấu trúc tổ chức về hoạt động ĐBCL đã được thống nhất từ

ĐHQG-HCM đến trường và đến các khoa (xem Figure 1). Cấu trúc này thể hiện rất rõ sự

Page 90: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

85

quan tâm, cam kết của các cấp lãnh đạo cao nhất của ĐHQG-HCM đối với hoạt động đảm

bảo chất lượng. Ở trường ĐHBK, BGH đã phân nhiệm 01 Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách

công tác đảm bảo chất lượng và cũng là đại diện lãnh đạo về chất lượng của toàn trường [136]

.

Ban ĐBCL của trường với 6 thành viên chuyên trách cũng đã được thành lập từ 2005. Các tổ

ĐBCL ở từng khoa cũng đã được thành lập với các thành viên kiêm nhiệm từ khoa và các bộ

môn, với một Phó Trưởng Khoa làm tổ trưởng [137]

.

Hình 8. Cấu trúc tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ

Về thể chế, hiện nay đang hình thành tam giác: Hội Đồng khoa học và đào tạo trường – Hoạt

động Đào Tạo – Hoạt động ĐBCL. Mô hình tam giác này có thuộc tính gắn kết, kiểm tra

chéo, và đa dạng góc nhìn giữa các bên. Mô hình này cũng cho thấy vai trò của các bên bên

trong nhà trường và sự liên hệ với các bên có liên quan như Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM, nhà

tuyển dụng, các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước như (AUN QA, ABET, AACSB,

CTI), nhu cầu xã hội.

Hình 9. Mô hình đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Bách Khoa

3. Văn hóa đảm bảo chất lượng: văn hóa ĐBCL nội bộ chính là phần mềm kết nối những

cấu trúc phần cứng như cấu trúc tổ chức, qui trình, qui định lại thành một chỉnh thể thống

136

- Quyết định bổ nhiệm Phó hiệu trưởng phụ trách ĐBCL và phát triển,

- Quyết định về đại diện lãnh đạo về chất lượng của Trường ĐHBK. 137

- Quyết định thành lập Ban ĐBCL năm 2005.

- Danh sách cán bộ Ban ĐBCL, Tổ ĐBCL các Khoa năm 2016.

Page 91: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

86

nhất. Văn hóa chất lượng của trường đã có nền tảng vững chắc từ trong gần 60 năm truyền

thống của nhà trường – đó chính là văn hóa dạy tốt – học tốt của nhà trường. Khi xây dựng và

vận hành hệ thống ĐBCL nội bộ, nhà trường rất chú trọng vai trò của yếu tố văn hóa, dùng

nó làm bệ đỡ cho tất cả các hoạt động ĐBCL. Có nhiều hoạt động để thúc đẩy các giá trị cốt

lõi của ĐBCL và nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ, bao gồm:

1 Liên tục lắng nghe các bên có liên quan và hành động dựa trên các thông tin thu được.

Hiện nay nhà trường đã định kỳ thực hiện các khảo sát qui mô với 5 nhóm đối tượng

chính: SV đang học, SV sắp tốt nghiệp, CSV, GV- nhân viên, nhà tuyển dụng – doanh

nghiệp [138]

.

2 Định kỳ họp giao ban BGH và Ban ĐBCL, định kỳ trao đổi về chất lượng giữa BGH, Ban

ĐBCL, các khoa và Phòng ban (quí, năm), GV, SV [139]

.

3 So sánh và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn trong và ngoài nước. Thường xuyên tổ

chức và tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, huấn luyện về ĐBCL trong và ngoài nước

(Bảng thống kê chi tiết xem tại Phụ lục 2: Các khóa huấn luyện về Đảm bảo chất lượng

2013-2016). Tính đến 12/2016, trường có 09 kiểm định viên chất lượng cấp chương trình

đào tạo được AUN cấp chứng nhận, 15 cán bộ có chứng chỉ về kiểm định chất lượng giáo

dục cấp cơ sở đào tạo của Bộ GD&ĐT và 04 cán bộ có thẻ kiểm định viên do Bộ GD&ĐT

cấp.

4. Thể chế và qui định: để hệ thống vận hành 1 cách hiệu quả và đồng bộ, công tác ban

hành, chuẩn hóa các thể chế, qui định, qui trình thống nhất toàn trường là công tác rất trọng

yếu. Từ năm 2013, hàng loạt các qui trình, qui định về ĐBCL đã và sẽ được ban hành như: 1)

Sổ tay chất lượng (đã ban hành) [140]

, 2) Qui chế tập trung thống nhất báo cáo thông tin (đã

ban hành) [141]

, 3) Qui chế lắng nghe, thu thập, xử lý, phản hồi, công bố ý kiến của các bên có

liên quan, 4) Hướng dẫn đánh giá cấp trường theo tiêu chuẩn của Bộ, 5) Bộ tiêu chuẩn đánh

giá nội bộ cấp chương trình đào tạo, 6) Qui chế về công bố và minh bạch hóa thông tin, 7)

Qui chế về lưu trữ tài liệu và minh chứng. Bên cạnh đó nhà trường đã triển khai hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cho 12 phòng ban và khoa trong 2013-

2016, sau đó sẽ triển khai đồng bộ trong toàn trường [142]

.

5. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng: song hành với nỗ lực tin học hóa của toàn

trường, hoạt động ĐBCL của trường cũng hướng đến tập trung, chuẩn hóa toàn bộ các dữ liệu

về ĐBCL của trường, cho phép thông tin được thu thập 1 cách chính xác, khách quan, minh

bạch và chia sẻ cho các bên có liên quan [143]

. Hệ thống thông tin ĐBCL bao gồm 2 thành

phần quan trọng là thông tin sơ cấp (từ các khảo sát các bên có liên quan) và thông tin thứ

cấp (gồm tất cả các số liệu thứ cấp của nhà trường như số liệu về học vụ, GV, SV, cơ sở vật

chất, nghiên cứu khoa học, tài chính…)

6. Hội nghị chất lượng trường Đại học Bách Khoa - Ban hành báo cáo chất lượng Bách

khoa: để thúc đẩy văn hóa chất lượng toàn trường, năm 2014 trường đã tổ chức Hội nghị chất

lượng trường Đại học Bách Khoa. Hội nghị nhằm: 1) tổng kết tình hình thực hiện công tác

ĐBCL của trường trong năm, 2) đánh giá các thành tích và các điểm yếu còn tồn tại, 3) xác

138

Hồ sơ khảo sát ý kiến các bên liên quan. 139

Các biên bản họp giao ban ĐBCL, hội nghị ĐBCL. 140

Sổ tay chất lượng. 141

Quy chế về báo cáo thông tin của trường ĐHBK 142

Hồ sơ triển khai ISO 9001:2008. 143

Dự án tin học hóa của trường.

Page 92: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

87

định mục tiêu, kế hoạch ĐBCL cho năm tiếp theo, 4) Khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành

tích nổi bật về ĐBCL, 5) công bố Báo Cáo ĐBCL cho các bên có liên quan. Đối tượng tham

gia bao gồm BGH, đại diện ĐHQG-HCM, đại diện các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, GV, SV,

nhà tuyển dụng, trường bạn, khách mời, báo chí. Trong dịp này nhà trường cũng công bố Báo

cáo ĐBCL của trường, báo cáo này sẽ trình bày [144]

:

a. Mức chất lượng của nhà trường trong năm

b. Mức chất lượng của từng Khoa, Phòng Ban

c. Mức độ hoàn thành mục tiêu chất lượng năm

d. Danh sách những điểm son chất lượng

e. Danh sách những điểm đen chất lượng

f. Các khuyến nghị cho các bên có liên quan

g. Mục tiêu chất lượng của trường trong năm tiếp theo

7. Giải thưởng chất lượng Bách Khoa: giải thưởng chất lượng BK dự kiến sẽ được hình

thành thử nghiệm vào 2017, và đi vào vận hành chính thức vào 2018 để ghi nhận thành tích

về chất lượng của cá nhân và đơn vị có các thành tích xuất sắc trong công tác ĐBCL của

trường.

8. Công bố thông tin đảm bảo chất lượng: tất cả các thông tin quan trọng về đảm bảo chất

lượng của nhà trường sẽ được công bố định kỳ, rộng rãi, minh bạch đến các đối tượng có liên

quan như GV, nhân viên, nhà quản lý, SV, CSV, nhà tuyển dụng, xã hội. Các thông tin này

được công bố thông qua nhiều kênh khác nhau như website, Báo cáo ĐBCL, hội thảo ĐBCL,

và các phương tiện khác [145]

.

144

Hồ sơ về hội nghị ĐBCL của trường. 145

Hồ sơ về truyền thông chất lượng của trường.

Mục tiêu chất lượng 2016-2020

1 Kiểm định chất lượng trường theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA năm 2017

2 Thể chế hóa hoạt động đảm bảo chất lượng toàn trường

3 Chuẩn hóa qui trình làm việc của nhà trường (ISO 9001:2008, 9001:2015)

4 Hệ thống hóa các số liệu thứ cấp và sơ cấp về ĐBCL

5 Sử dụng thông tin toàn diện, khách quan, hệ thống vào thực sự nâng cao chất

lượng của nhà trường

6 Website ĐBCL hiện đại, cập nhật, và đầy đủ thông tin (Anh – Việt)

7 Tất cả các khoa đều có ít nhất 1 chương trình kiểm định AUN-QA/ABET. Các

chương trình đào tạo kiểm định theo AUN-QA có điểm từ 4.5 trở lên.

8 Định hướng kiểm định ABET / AACSB cho tất cả các chương trình đào tạo của

trường.

Page 93: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

88

Field 2: Ethics and professional standards

Standard: The institution pursues an ethics and professional standards policy

Trường Đại học Bách Khoa cam kết thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học

và dịch vụ cộng đồng trên một nền tảng đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực.

Hoạt động giảng dạy

Các giảng viên trường Đại học Bách Khoa luôn cam kết thực hiện các chuẩn mực đạo đức

nhà giáo đã được qui định rõ trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày

16/4/2008. Các qui tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cần phải:

a) Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh

thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có

lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng

giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và

cộng đồng.

b) Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường,

của ngành.

c) Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người

học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

d) Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục các qui tắc đạo đức nghề nghiệp cho SV thông

qua nội dung một số môn học, các hoạt động phục vụ cộng đồng và trong qui chế. Trong một

số môn học như Nhập môn, Kỹ năng nghề nghiệp,…, các em SV được học về các qui tắc ứng

xử trong một số tình huống có thể xảy ra trong thực tế làm việc. Trong quá trình tham gia các

hoạt động phục vụ cộng đồng, các em SV phải tuân thủ các qui tắc ứng xử khi làm việc với

cộng đồng. Ngoài ra, Qui chế đào tạo và học vụ bậc đại học và cao đẳng do trường Đại học

Bách Khoa ban hành vào năm 2015 không chỉ hướng dẫn SV về các hoạt động học tập mà

còn nêu rõ các hình thức xử lý khi SV vi phạm các qui tắc đạo đức trong học tập.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong những năm qua, Trường đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí

tuệ trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT và quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí

tuệ trong ĐHQG-HCM. Trường cũng đã ban hành quy chế Quản trị tài sản trí tuệ nhằm cụ thể

hoá các điều lệ hoạt động của nhà trường đối với các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ trong

các mối quan hệ của nhà trường và giữa nhà trường với các bên có liên quan, trong tinh thần

tuân thủ pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Trường đã có những hoạt động hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện cho các GV thực hiện đăng ký

quyền sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu. Theo đó, sở hữu trí tuệ là một phần trong sản phẩm

nghiên cứu theo nội dung thuyết minh của đề tài mà GV đăng ký. Trong quá trình thực hiện đề

tài, với kết quả nghiên cứu, GV có thể đăng ký sở hữu trí tuệ thông qua sự hỗ trợ từ phòng

KHCN&DA đối với các thủ tục và tư vấn về hồ sơ được gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ. Bảng 30:

Thống kê hoạt động sở hữu trí tuệ thống kê hoạt động sở hữu trí tuệ của trường, theo đó, số

đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tăng dần qua từng năm.

Page 94: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

89

Bảng 30: Thống kê hoạt động sở hữu trí tuệ

Nội dung Đơn vị Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

T6/2016

Số đơn đăng ký SHTT Đơn 18 21 26 30 16

Số văn bằng được cấp Văn bằng 1 7 3 4 3

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên thông tin đến GV các quy định, hướng dẫn về sở hữu

trí tuệ, qui tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhà

trường thường xuyên phối hợp với các đơn vị tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về quyền

SHTT đến GV và SV, các văn bản có liên quan đều được đưa lên website của phòng

KHCN&DA và gửi văn bản đến từng đơn vị có liên quan.

Các qui tắc đạo đức của nhà khoa học được qui định trong Công văn 1283/ĐHQG-HCM:

1. Tự do học thuật:

a) Nhà khoa học được quyền lựa chọn những chủ đề nghiên cứu, báo các các kết quả

nghiên cứu phải thể hiện thực tế tìm thấy, độc lập với tất cả những quan điểm và áp lực

hiện hữu. Trong trường hợp đề tài nghiên cứu được các công ty tài trợ nhằm đánh giá

sản phẩm của họ, nhà khoa học nên nêu rõ việc này trong báo cáo của mình.

b) Nghiên cứu là khám phá và sáng tạo, do đó nhà khoa học cần tìm phương cách mới.

Họ có quyền hi sinh cá nhân để thử nghiệm trước khi đề xuất phương cách đó áp dụng

cho đối tượng khác và chỉ được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng bằng văn bản và

có nhân chứng.

c) Nhà khoa học được quyền bảo mật kết quả nghiên cứu của mình nếu sự bảo mật có ích

và không làm phương hại đến cộng đồng.

d) Các khách thể tham gia nghiên cứu(research subject, participants) được quyền tiếp tục

hay ngừng tham gia bất cứ lúc nào mà không bị những hệ quả vì điều này. Tuy nhiên,

các đương sự không được quyền đòi hỏi những quyền lợi từ kết quả của công trình

nghiên cứu mang lại về sau.

e) Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi các cán bộ có đủ trình độ khoa học

tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia.

f) Cân nhắc lợi ích và nguy cơ nhằm tối đa lợi ích và tối thiểu hoá các điều gây hại, hoặc

nếu có nguy cơ gây hại nào đó thì phải ở mức chấp nhận được và lợi ích dự kiến phải

vượt trội so với nguy cơ gây hại.

2. Chính trực:

a) Nhà khoa học có bổn phận ghi nhận sự đóng góp của tất cả thành viên như đồng

nghiệp, SV và các đối tác có liên quan từ ý tưởng đến thực hành.

b) Nhà khoa học phải tôn trọng các sản phẩm trí tuệ của người khác. Trong bài báo cáo,

nhà khoa học phải ghi nhận tác giả của những đoạn văn được trích dẫn trong ngoặc kép

theo đúng nguyên văn dù nguyên văn có bị lỗi.

c) Bị coi là đạo văn nếu trong báo cáo của mình, nhà khoa học không ghi nhận tác giả

nguồn này dù những câu chữ nguyên bản đã được sửa đổi từ ngữ hay báo cáo được

viết bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của đoạn văn nguyên bản.

Page 95: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

90

d) Bị coi là đạo ý nếu nhà khoa học dựa trên chỉ dẫn của người khác để thực hiện nghiên

cứu của mình mà không ghi nhận sự đóng góp của người đó.

e) Nhà khoa học phải trung thực, khách quan trong toàn bộ quá trình nghiên cứu từ thiết

kế nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu; không được

gây nhầm lẫn, hiểu sai về quá trình thực hiện cũng như kết quả nghiên cứu cho các

đồng nghiệp, các đơn vị tài trợ nghiên cứu và cho cộng đồng.

f) Công bằng đối với các đối tượng tham gia nghiên cứu và các nghiên cứu viên.

g) Luôn có hội đồng đạo đức do cơ quan chủ trì, cơ quan chủ quản thành lập để kiểm tra

đột xuất hoặc định kỳ trong các nghiên cứu khoa học.

h) Rèn luyện tính cẩn thận của các nhà khoa học để tránh các nhầm lẫn và sai sót trong tất

cả các hoạt động khoa học.

i) Nêu cao tinh thần tự giác tố giác các trường hợp vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong

nghiên cứu.

j) Truyền đạt các chuẩn đạo đức khoa học về việc tham nhũng cho các đói tượng học

sinh, SV và các nhà nghiên cứu.

3. Tự trọng:

a) Nhà khoa học cần phải tự trọng và tôn trọng những người cộng tác với mình như: đồng

nghiệp, SV và các đối tác có liên quan cũng như phải giữ đúng lời hứa, quy tắc và luật

lệ hiện hành.

b) Sự tham gia của các cộng tác viên vào một đề tài nghiên cứu có thể không mang lại lợi

ích cụ thể nào cho cá nhân họ ngoài lợi ích tinh thần và học thuật hay lợi ích cho xã hội

hay sự tiến bộ của khoa học. Do đó, họ cần được tôn trọng và ghi nhận.

c) Nhà khoa học có nhiệm vụ chia sẻ hợp lý, bảo vệ cộng tác viên và nhận trách nhiệm

cho công việc chung.

d) Nhà khoa học phải bảo mật quyền riêng tư của cộng tác viên.

e) Nhà khoa học hay cộng tác viên khi khám phá những sai phạm phải thông báo cho

nhau và chấn chỉnh ngay. Nếu cần thiết, họ phải thông báo cho cấp trên hay những

người có thẩm quyền mà không chịu bất cứ áp lực nào.

f) Trong nhóm nghiên cứu khoa học, cần phân biệt rõ thành phần tham gia chính và

thành phần hỗ trợ (góp ý, chỉ đạo, ý kiến, thu thập số liệu,…) dự án nghiên cứu trước

khi đăng kí tên họ trên các ấn phẩm khoa học và Tài sản trí tuệ nếu các tác giả không

có thoả thuận khác.

g) Trong nhóm nghiên cứu khoa học cần phải thông báo bằng văn bản hoặc xin ý kiến và

được sự chấp thuận của các đồng tác giả về việc đăng tên các đồng tác giả lên các ấn

phẩm khoa học và Tài sản trí tuệ nếu các tác giả không có thoả thuận khác.

h) Cởi mở và thành thật giải quyết vấn đề nếu xảy ra các cuộc tranh luận, xung đột

nghiêm trọng.

Page 96: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

91

PART 4

PHÂN TÍCH SWOT

1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

- Thương hiệu Đại học Bách Khoa luôn được công nhận là nơi đào tạo, NCKH, CGCN

chất lượng hàng đầu Việt Nam kể từ ngày thành lập đến nay.

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD) và nghiên cứu có trình độ cao, tâm huyết, giữ vai

trò đầu đàn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Chất lượng SV đầu vào cao đối với đa số các ngành đào tạo của Trường.

- Có nhiều chương trình đào tạo được quốc tế kiểm định công nhận chất lượng, có các

chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế.

- Các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, có kết quả, đóng góp hiệu quả trong quá trình

phát triển của trường.

Điểm yếu

- Nguồn lực tài chính hạn chế do chính sách cắt giảm đầu tư trong khi học phí của

trường thấp.

- Mặc dù được trang bị đầy đủ các Thiết bị, máy tính phục vụ cho công việc và học tập,

tuy nhiên, vẫn còn một số trang thiết bị chưa được đầu tư kịp thời.

- Công tác kiểm tra giám sát mặc dù được thường xuyên thực hiện nhưng chưa thực sự

mang tính hệ thống cao.

Cơ hội

- Xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, cộng với thương hiệu của trường tạo điều

kiện cho trường trong việc trao đổi, hợp tác và huy động nguồn lực cho đào tạo và

nghiên cứu khoa học.

- Có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ GV, đổi mới chương trình đào

tạo, nâng cao chất lượng NCKH.

- Sự phát triển của các ngành công nghiệp tạo nhiều cơ hội liên kết với cộng đồng

doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Trường.

Thách thức

- Áp lực tự chủ, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, bắt buộc nhà trường phải tìm kiếm,

thu hút các nguồn đầu tư phục vụ cho sự phát triển bền vững của trường.

- Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các trường đại học trong và ngoài nước, áp lực về

sự hội nhập, thích nghi với môi trường quốc tế; đặc biệt áp lực và mâu thuẩn về nguồn

nhân lực vật lực để đảm bảo tiêu chí đại học nghiên cứu so với tiêu chí đào tạo đại trà

như nhiều cơ sở đào tạo khác.

Page 97: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

92

2. Phân tích SWOT theo từng AREA

AREA I : Strategy and governance

Điểm mạnh Điểm yếu

- Thương hiệu Đại học Bách Khoa luôn được

công nhận là nơi đào tạo, NCKH, CGCN chất

lượng hàng đầu Việt Nam kể từ ngày thành

lập đến nay. Tất cả đội ngũ CBVC, SV, cựu

SV đều tự hào về thương hiệu Bách Khoa.

- Trường định kỳ rà soát, xây dựng tầm nhìn, sứ

mạng, và chiến lược 5 năm/lần. Phương pháp

xây dựng khoa học, dựa trên các cơ sở rõ

ràng. Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược được

công bố rộng rãi. Các chiến lược được cụ thể

hoá thành các kế hoạch hàng năm, hàng tháng;

và được định kỳ đánh giá, rà soát.

- Cấu trúc tổ chức của trường rõ ràng. Vai trò,

chức năng của từng đơn vị, vị trí được quy

định và mô tả cụ thể. Các quy định, quy trình,

thủ tục,… được công bố trên website của từng

đơn vị.

- Mặc dù các giá trị văn hoá của trường

được thúc đẩy qua các chủ trương,

chính sách, và hoạt động của trường;

các giá trị văn hoá này chưa được công

bố cụ thể bằng văn bản.

- Nguồn lực tài chính hạn chế do chính

sách cắt giảm đầu tư trong khi học phí

của trường thấp.

- Sự gắn kết giữa các đơn vị trong

trường để tạo ra năng lực giải quyết

các vấn đề mang tính đa ngành, qui mô

lớn, còn chưa cao.

Cơ hội Thách thức

- Cơ chế quản lý của Nhà nước và ĐHQG-

HCM ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện

tự chủ cho các trường đại học.

- Xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, cộng

với thương hiệu của trường tạo điều kiện cho

trường trong việc trao đổi, hợp tác và huy

động nguồn lực cho đào tạo và nghiên cứu

khoa học.

- Áp lực tự chủ, giảm đầu tư từ ngân

sách nhà nước, bắt buộc nhà trường

phải tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu

tư phục vụ cho sự phát triển bền vững

của trường.

- Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các

trường đại học trong và ngoài nước, áp

lực về sự hội nhập, thích nghi với môi

trường quốc tế và khu vực ASEAN;

đặc biệt áp lực và mâu thuẫn về nguồn

nhân lực vật lực để đảm bảo tiêu chí

đại học nghiên cứu so với tiêu chí đào

tạo đại trà như nhiều cơ sở đào tạo

khác.

- Sự cạnh tranh giữa các trường thành

viên trong ĐHQG-HCM: do sự giao

thoa về chương trình đào tạo ngày

càng tăng dẫn tới cạnh tranh trong thu

hút đội ngũ GV trình độ cao, và thu

hút SV đầu vào.

Page 98: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

93

AREA II : Research and teaching

Điểm mạnh Điểm yếu

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD) và nghiên

cứu có trình độ cao, tâm huyết, giữ vai trò đầu

đàn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Có nhiều chương trình đào tạo được quốc tế

kiểm định công nhận chất lượng, có các

chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế.

- Chất lượng SV đầu vào cao đối với đa số các

ngành đào tạo của Trường.

- Có những phòng thí nghiệm trọng điểm

chuyên sâu vừa hỗ trợ cho đào tạo đồng thời

đáp ứng NCKH.

- Lực lượng CSV đông đảo, thành đạt, là đối tác

quan trọng và tâm huyết với sự phát triển của

nhà trường.

- Có khả năng thu hút được các nguồn tài chính

khác.

- Quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi.

- Công tác quản trị hệ thống còn hạn chế

làm cản trở hiệu quả hoạt động của

trường.

- Chưa có các nhóm nghiên cứu liên

ngành. Các nhóm nghiên cứu hiện nay

đang tập trung nhiều vào việc công bố

khoa học. Chưa có nhiều sản phẩm,

công nghệ cụ thể từ những nhóm

nghiên cứu này.

- Trong NCKH, mặc dù đã có một công

trình lớn mang tầm cỡ khu vực và quốc

tế, nhưng vẫn còn nhiều NCKH chưa

thực sự giúp sức cho sự phát triển của

cộng đồng, của khối công nghiệp và số

lượng công bố quốc tế còn hạn chế.

- Mặc dù được trang bị đầy đủ các Thiết

bị, máy tính phục vụ cho công việc và

học tập, tuy nhiên, vẫn còn một số

trang thiết bị chưa được đầu tư kịp

thời.

- Nguồn kinh phí vẫn còn chưa đáp ứng

đủ nhu cầu đầu tư mua sắm mới trang

thiết bị của các đơn vị.

Cơ hội Thách thức

- Có nhiều nguồn tài chính để mở rộng nguồn

vốn cho các trường (vốn ODA, doanh nghiệp,

ngành công nghiệp, ngân sách nhà nước,…).

- Có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế để nâng cao

trình độ GV, đổi mới chương trình đào tạo,

nâng cao chất lượng NCKH.

- Sự phát triển của các ngành công nghiệp tạo

nhiều cơ hội liên kết với cộng đồng doanh

nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho

Trường.

- Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các

trường đại học trong và ngoài nước, áp

lực về sự hội nhập, thích nghi với môi

trường quốc tế; đặc biệt áp lực và mâu

thuẩn về nguồn nhân lực vật lực để

đảm bảo tiêu chí đại học nghiên cứu so

với tiêu chí đào tạo đại trà như nhiều

cơ sở đào tạo khác.

- Sự thu hút cán bộ khoa học trình độ

cao của các tổ chức bên ngoài, các

trường bên ngoài.

Page 99: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

94

AREA III : Student academic pathways

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chất lượng đào tạo được đánh giá cao. Tỷ lệ

SV có việc làm cao. Cựu sinh viên đảm nhận

các vị trí trọng yếu trong các tổ chức lớn, quan

trọng trong và ngoài nước.

- Chất lượng SV đầu vào cao.

- Chất lượng đội ngũ giảng dạy và chất lượng

NCKH & CGCN được đánh giá cao.

- Đa dạng các loại hình, hệ, bậc đào tạo, đáp

ứng nhu cầu của xã hội.

- Mô hình đào tạo được áp dụng theo hướng

tiên tiến, đảm bảo người học được trang bị

đầy đủ kiến thức và kỹ năng, đáp ứng yêu cầu

công việc và khả năng học tập suốt đời.

- Hoạt động hướng nghiệp hiệu quả.

- Trường tạo nhiều điều kiện để SV tiếp xúc với

môi trường làm việc sớm, và tạo các kết nối

doanh nghiệp – SV để tăng cơ hội việc làm và

thu nhập cho SV.

- Môi trường học tập thuận lợi và đáp ứng nhu

cầu người học.

- Diện tích thư viện tại các cơ sở còn

hạn chế. Kinh phí phục vụ cho đầu tư

các nguồn học liệu còn hạn chế, chỉ

vừa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chưa

đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đặc biệt

là các nghiên cứu chuyên sâu. Lượng

GV, và SV đến đọc sách, nghiên cứu

tại thư viện còn thấp.

- Phòng thí nghiệm tại cơ sở Lý Thường

Kiệt đã sử dụng lâu, chưa đủ kinh phí

để xây dựng, nâng cấp; trong khi một

số phòng thí nghiệm tại cơ sở Dĩ An

đang được xây dựng.

- Những năm gần đây mặc dù trường đã

cố gắng nâng cao năng lực ngoại ngữ

cho SV thông qua việc áp dụng các

chuẩn tiếng Anh quốc tế; cho phép

người học lựa chọn học tiếng Anh

trong CTĐT hoặc tự học và nộp các

chứng chỉ quốc tế; triển khai đề án

Ngoại ngữ quốc gia … nhưng nhìn

chung khả năng ngoại ngữ của SVvẫn

chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Cơ hội Thách thức

- Cơ hội trao đổi SV với các trường trong khu

vực ASEAN thông qua chương trình trao đổi

tín chỉ AECT.

- Cơ hội trao đổi tín chỉ thông quan việc tham

gia dự án SHARE (The European Union

Support to Higer Education in the ASEAN

Region), các trường đối tác, các trường trong

mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á

(AUN).

- Sự cạnh tranh từ các trường ngoài

công lập với các phòng thí nghiệm

được đầu tư, cơ sở vật chất mới.

- Sự cạnh tranh về việc làm giữa người

tốt nghiệp từ các nước trong khu vực

ASEAN (AEC).

Page 100: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

95

AREA IV : External relations

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chính sách và mục tiêu về đối tác, hợp tác rõ

ràng.

- Các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, có kết

quả, đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao

trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy,

đánh giá SV; tăng cường cơ sở vật chất, PTN;

… thúc đẩy sự trao đổi GV, SV.

- Trường xây dựng được mối quan hệ đối tác

với các trường, viện, tổ chức uy tín trong và

ngoài nước.

- Các chương trình hợp tác về NCKH

với các trường, viện, tổ chức quốc tế

chưa thực sự khai thác đúng mức so

với tiềm năng của đội ngũ CBGD và

nghiên cứu của trường do việc thiết lập

các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh

vực và thế mạnh nghiên cứu còn rời

rạc.

- Cơ chế quản lý các đề tài/dự án và các

sản phẩm cũng như kết quả nghiên cứu

liên kết với đối tác nước ngoài chưa

thật sự chặt chẽ.

- Kinh phí dành cho hoạt động đối ngoại

còn hạn chế do kinh phí chung của

trường hạn chế.

- Năng lực tiếng Anh của nhiều SV chưa

cao làm hạn chế khả năng tham dự các

chương trình trao đổi SV quốc tế.

Cơ hội Thách thức

- Xu hướng hội nhập khu vực và thế giới tạo

điều kiện trao đổi, hợp tác và huy động nguồn

lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Sự phát triển của các ngành công nghiệp tạo

nhiều cơ hội liên kết với cộng đồng

doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển

cho Trường.

- Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các

trường ngay trong khối ĐHQG

TpHCM.

- Sự cạnh tranh của các trường bên

ngoài ĐHQG-HCM.

- Duy trì, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

về việc triển khai các hoạt động hợp

tác.

Page 101: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

96

AREA V : Management

Điểm mạnh Điểm yếu

- Hệ thống hoạch định và quản lý của nhà

trường được thiết kế toàn diện, thống nhất,

chặt chẽ, và tương đối chuẩn hóa.

- Hệ thống có xem xét các yếu tố tác động:

Pháp luật, các bên liên quan, tầm nhìn, sứ

mệnh, chiến lược của nhà trường và phản ánh

các yếu tố này vào nhu cầu hoạch định – quản

lý của mình.

- Toàn bộ hệ thống được thiết kế bao gồm:

o 3 giai đoạn: dài hạn, trung hạn, ngắn hạn

o Gắn kết với mục tiêu và KPI

o Theo vòng tròn chất lượng PDCA (Plan,

Do, Check, Act)

o Có phân rõ vai trò chỉ đạo và chịu trách

nhiệm chính.

- Nhà trường ban hành đầy đủ các qui định, qui

trình nội bộ để triển khai thực hiện. Định kỳ rà

soát, hiệu chỉnh, cập nhật các quy định và qui

trình này.

- Về quản lý tài chính: nhà trường có nguồn thu

tương đối ổn định, từ nhiều nguồn khác nhau

như học phí, nhà nước, tài trợ, viện trợ, nghiên

cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch

vụ. Kỷ luật tài chính được thực hiện nghiêm.

Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.

Quy chế chi tiêu nội bộ giúp điều phối hiệu

quả hơn các hoạt động của nhà trường.

- Về quản lý nhân sự: đội ngũ GV mạnh về

chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên

cứu khoa học. Nhà trường tuân thu và đảm

bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Nhà trường tạo điều kiện tốt để GV, nhân viên

học tập, nâng cao trình độ. Môi trường làm

việc xanh, đoàn kết, hợp tác, và mang tính

khoa học cao.

- Về hệ thống thông tin quản lý: hệ thống bao

gồm phần cứng, phần mềm, con người đảm

bảo nhu cầu vận hành và phát triển của nhà

trường. Trong những năm qua nhà trường đã

đầu tư rất nhiều cho hệ thống này. Đến nay cơ

bản hệ thống đã đáp ứng nhu cầu học tập,

nghiên cứu, làm việc của SV, GV, nhân viên,

và các cấp quản lý.

- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất ngày càng

được cải thiện và khang trang hơn. Cơ sở Linh

Trung được qui hoạch quốc tế và đầu tư bài

bản. Một số các phòng thí nghiệm cũng được

đầu tư mới và đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất

và trang thiết bị của nhà trường cơ bản đáp

- Hệ thống quản lý bao gồm nhiều cấp,

nhiều chức năng, nhiều đon vị trực

thuộc nên khá phức tạp và đơi khi vận

hành chưa linh động.

- Công tác kiểm tra giám sát mặc dù

được thường xuyên thực hiện nhưng

chưa thực sự mang tính hệ thống cao.

- Do còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách

nhà nước nên còn hạn chế tính chủ

động hoạch định và thực hiện hiệu quả

kế hoạch của nhà trường.

- Chưa triệt để thực hiện công tác tự chủ

tài chính toàn trường.

- Tự chủ tài chính và toàn diện đòi hỏi

phải thay đổi hoàn toàn cách thức vận

hành của nhà trường. Năng lực, kỹ năng

và kiến thức của đội ngũ lãnh đạo, quản

lý còn nhiều hạn chế.

- Công tác phát triển đội ngũ nhân viên,

chuyên viên chưa được chú ý đầu tư.

- Hệ thống thông tin quản lý còn chưa

thực sự tập trung và gắn kết toàn bộ

giữa các phân hệ quản lý.

- Cơ sở vật chất ở cơ sở Lý Thường Kiệt

đã sử dụng lâu và còn thiếu nguồn kinh

phí để nâng cấp, xây mới.

Page 102: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

97

ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.

Cơ hội Thách thức

- Nhu cầu xã hội về đào tạo, nghiên cứu khoa

học, và chuyển giao công nghệ là rất lớn

- Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan tâm

đến giáo dục và đầu tư giáo dục. Có thể tìm

cách để tận dụng nguồn vốn đầu tư từ các

doanh nghiệp.

- Nhà nước có rất nhiều chính sách để khuyến

khích các trường đại học tự chủ tài chính và tự

chủ toàn diện, gắn liền với tự chịu trách

nhiệm.

- Nhà nước cũng hỗ trợ rất nhiều về chính sách

và tài chính trong công tác đào tạo nguồn nhân

lực cho các trường đại học, đặc biệt là đại học

công lập.

- Các trường đại học quốc tế và cộng đồng

doanh nghiệp quốc tế cũng rất quan tâm đến

hợp tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao

công nghệ với các trường Việt Nam.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng ngay gắt

giữa các trường trong nước, khu vực

ASEAN, và toàn cầu.

- Đội ngũ GV trình độ cao bị thu hút bởi

nhiều đối thủ cạnh tranh với các cơ hội

nghề nghiệp hấp dẫn.

- Áp lực tự chủ, giảm ngân sách từ nhà

nước.

- Nhu cầu về chất lượng đào tạo, nghiên

cứu ngày càng cao, theo chuẩn thế giới

của người học, doanh nghiệp, và cộng

đồng.

- Áp lực từ kiểm định chất lượng trong

nước, quốc tế, và xếp hạng trường đại

học, trong nước, quốc tế.

Page 103: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

98

AREA VI : Quality and ethics

Điểm mạnh Điểm yếu

- Nhà trường quyết tâm xây dựng một hệ thống

ĐBCL nội bộ nhằm liên tục đánh giá, đo

lường, tiến đến cải thiện chất lượng các hoạt

động chính yếu của nhà trường.

- Đã định hình các giá trị cốt lõi và có cấu trúc

tổ chức rõ ràng

- Văn hoá chất lượng là nền tảng truyền thống

vững chắc

- Có đội ngũ cán bộ được tập huấn về công tác

ĐBCL.

- Có các thể chế và qui định về công tác ĐBCL

nội bộ.

- Có các qui định về qui tắc đạo đức trong các

hoạt động chính yếu của nhà trường (giảng

dạy và nghiên cứu khoa học)

- Chưa có tính đồng đều của các bộ phận

ĐBCL ở các đơn vị

- Một số các GV, nhân viên chưa nhận

thức đầy đủ về tầm quan trọng của

công tác ĐBCL nội bộ

- Hội nghị chất lượng chưa được thực

hiện thường xuyên

- Chưa có công cụ thích hợp để đảm bảo

việc quản lý thông tin ĐBCL được hiệu

quả.

- Chưa có tính đồng đều của các bộ phận

đảm bảo chất lượng ở các đơn vị

- Một số các GV, nhân viên chưa nhận

thức đầy đủ về tầm quan trọng của

công tác đảm bảo chất lượng nội bộ

- Hội nghị chất lượng chưa được thực

hiện thường xuyên

- Chưa có công cụ thích hợp để đảm bảo

việc quản lý thông tin ĐBCL được hiệu

quả.

Cơ hội Thách thức

- Ban lãnh đạo nhà trường có quyết tâm cao, chỉ

đạo quyết liệt nhằm xây dựng hệ thống ĐBCL

nội bộ.

- Đại bộ phận cán bộ GV, nhân viên nhận thức

tầm quan trọng của công tác ĐBCL nội bộ.

- Công tác xếp hạng chưa được chú ý

đúng mức so với các trường khác, dẫn

đến có khả năng bị xếp hạng chưa phù

hợp với thực lực.

- Sự không đồng đều trong công tác đảm

bảo chất lượng nội bộ của các đơn vị có

thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả

của hệ thống.

- Việc thiếu công cụ hiệu quả trong việc

quản lý dữ liệu ĐBCL có thể sẽ ảnh

hưởng nghiêm trọng đến việc xử lý

thông tin khi dữ liệu bùng nổ.

Page 104: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

99

PART 5

APPENDIXES

Phụ lục 1: Tóm tắt kết quả Thi đua - Khen thưởng của

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM

No Year Award Given by Tiêu chuẩn Ghi chú

1 2005 Hero of Labor in

the reform era

Vietnam’s

President - Là tập thể tiêu biểu đi đầu tỉnh,

hoặc nhiều tỉnh trong cùng khu vực

hoặc đi đầu ngành toàn quốc về các

mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả

kinh tế, xãhội, đóng góp vào sự phát

triển kinh tế, xã hội của địa phương,

ngành và đất nước.

- Đi đầu trong việc đổi mới công

nghệ, có nhiều thành tích trong việc

ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật,

công nghệ mới, đi đầu trong phong

trào phát huy sángkiến, cải tiến kỹ

thuật và bảo vệ môi trường sinh

thái.

- Đi đầu trong việc bồi dưỡng, đào

tạo trình độ về mọi mặt cho cán bộ,

công nhânviên chức và lao động là

điển hình về công tác đào tạo, nâng

cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ

để các tập thể khác noi theo.

- Đi đầu trong việc chấp hành

nghiêm chỉnh các chủ trương, chính

sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước.

Đến nay, trường

Đại học Bách

Khoa – ĐHQG-

HCM là trường

đầu tiên ở phía

Nam nhận được

danh hiệu này.

2 2006 Merit from

Vietnam’s Prime

Minister

Vietnam’s

Prime

Minister

- Đã được tặng bằng khen cấp bộ,

ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương,

đạt danh hiệu “Tập thể lao động

xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết

thắng” liên tục từ 3 năm trở lên;

- Lập được thành tích đột xuất.

3 2007 Independence

Order No.2

Vietnam’s

President - Lập được thành tích xuất sắc liên

tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm

đề nghị; nội bộ đoàn kết, tổ chức

Đảng, đoàn thể trong sạch, vững

mạnh;

- Có quá trình xây dựng và phát triển

từ 25 năm trở lên; trường hợp đã

được tặng thưởng “Huân chương

Độc lập” hạng ba phải có quá trình

xây dựng và phát triển từ 20 năm

trở lên.

4 2009 Merit from

Vietnam’s Prime

Minister

Vietnam’s

Prime

Minister

- Đã được tặng bằng khen cấp bộ,

ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương,

đạt danh hiệu “Tập thể lao động

xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết

Page 105: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

100

thắng” liên tục từ 3 năm trở lên;

- Lập được thành tích đột xuất.

5 2012 Independence

Order No.1

Vietnam’s

President - Lập được thành tích xuất sắc liên

tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm

đề nghị; nội bộ đoàn kết, tổ chức

Đảng, đoàn thể trong sạch, vững

mạnh;

- Có quá trình xây dựng và phát triển

từ 30 năm trở lên; trường hợp đã

được tặng thưởng “Huân chương

Độc lập” hạng nhì phải có quá trình

xây dựng và phát triển từ 25 năm

trở lên.

Đến nay, trường

Đại học Bách

Khoa là trường

đầu tiên trong

ĐHQG-HCM nhận được danh

hiệu này.

6 2013 Emulation Flag of

MOET

MOET - Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu

thi đua và nhiệm vụ được giao trong

năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc

của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể

trung ương;

- Có nhân tố mới, mô hình mới để các

tập thể khác thuộc bộ, ngành, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ, đoàn thể trung ương,

tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương học tập;

- Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham

nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

7 2014 Merit from VNU-

HCM

VNU-

HCM - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy

chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các

phong trào thi đua;

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

trong tập thể; thực hành tiết kiệm;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính

sách đối với mọi thành viên trong tập

thể.

8 2014 Merit from

People’s

Committee of

HCM

People’s

Committee

of HCM

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy

chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các

phong trào thi đua;

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

trong tập thể; thực hành tiết kiệm;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính

sách đối với mọi thành viên trong tập

thể.

Page 106: Theo bộ tiêu chuẩn HCERES - hcmut.edu.vn cao tu danh gia cap truong... · hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và từng bước hội nhập chuẩn

101

Phụ lục 2: Các khóa huấn luyện về Đảm bảo chất lượng 2013-2016

TT Năm Nội dung đào tạo/tập huấn Số lượng cán

bộ tham gia Đơn vị tổ chức

1 2013 Đào tạo Đánh giá viên AUN 02 AUN_Tại Thái Lan

2 2013 Đào tạo Đánh giá viên AUN 07 AUN_Tại ĐHQG-HCM

3 2013 Tập huấn triển khai ISO 40 Trường ĐHBK

4 2013

Xây dựng bảng khảo sát các đối

tượng 15 Dự án HEEAP

5 2014 Đào tạo Kiểm định viên cấp trường 05 ĐHQG-HCM

6 2014

Phương pháp đánh giá chất lượng

theo ISO 02 Công ty Intertek

7 2014 Quản trị đại học 05 ĐHQG-HCM

8 2014

Đánh giá chuẩn đầu ra đáp ứng tiêu

chuẩn kiểm định AUN, ABET. 15 Dự án HEEAP

9 2015 Tập huấn về đánh giá nội bộ theo

ISO 9001:2008 36 Trường ĐHBK

10 2015 Tập huấn về ISO 9001:2015, 3 đợt 76 Trường ĐHBK

11 2015 Tập huấn về kiểm tra, đánh giá

người học 12 ĐHQG-HCM

12 2015 Đào tạo kiểm định viên cấp trường 8 ĐHQG-HCM

13 2016 Tập huấn về xây dựng công cụ khảo

sát 2 Bộ GD&ĐT

14 2016 Tập huấn về đánh giá chất lượng cấp

trường theo tiêu chuẩn AUN-QA 1 ĐHQG-Hà Nội

15 2016 Tập huấn tự đánh giá theo tiêu chuẩn

AUN-QA (phiên bản 3.0), 4 đợt 200 Trường ĐHBK

16 2016

Tập huấn công tác tiếp đoàn đánh

giá ngoài theo AUN-QA và công tác

cải thiện sau đánh giá

40 Trường ĐHBK

17 2016 Tập huấn về tự đánh giá chất lượng

cấp trường theo AUN-QA 80 Trường ĐHBK

18 2016 Tập huấn nhận thức theo ISO 15 Trường ĐHBK

19 2016 Đào tạo Đánh giá viên trưởng theo

ISO 4 Công ty BSI

20 2016 Tập huấn hệ thống ĐBCL bên trong 5 ĐHQG-HCM

21 2016 Đào tạo kiểm định viên cấp trường 4 ĐHQG-HCM

22 2016 Tập huấn về phát triển hệ thống

kiểm định và đảm bảo chất lượng 6 Dự án BUILD-IT

Tổng cộng (lượt tham gia) 580