Thanh Toan Bang LC

27
Thanh toán quc tê MC LC LI MĐẦU:.....................................................................................2 Chương I. Cơ slý luâ n:....................................................................3 1.1 Đi nh nghi a tín dng chng tư ̀ (L/C).....................................................................3 1.2 Quy trình mvà thanh toán L/C:.........................................................................3 1.3 Đă c đim ca các loa i L/C:....................................................................................7 Chương II. Nhng ri ro trong phương thc thanh toán L/C:.... 17 2.1 Đối vơ  ́ i nha nhâ    p k hu:.....................................................17 2.2 Ri ro đối vi nhà xuâ t khu:.............................................................................18 2.3. Đối vi ngân hàng:..............................................................................................19 2.4Mt sri ro khác trong thanh toán L/c.........................................................21 Chương III. Gia ̉ i pháp: .........................................................................................22 3.1. Gia ̉ i pháp khă c phc ri ro:...............................................................................22 3.1.1 Đối vi nhà nhâ p khu:...............................................................................22 3.1.2 Đối vi nhà xuâ t khu:.............................................................................24 3.1.3 Đối vi ngân hàng.....................................................................................24 3.2 Nhng đim cn lưu ý khi la chn hình thc thanh toán bng L/C đối vi người Nhp khu/Người mL/C..............................................................................25 KT LUN.................................................................................................................26 TÀI LIU THAM KHO.........................................................................................27 Nhóm: Ocean Trang 1

Transcript of Thanh Toan Bang LC

Page 1: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 1/27

Thanh toán quốc tê

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU:.....................................................................................2

Chương I. Cơ sở lý luân:....................................................................3

1.1 Đinh nghia tín dụng chứng tư (L/C).....................................................................3

1.2 Quy trình mở và thanh toán L/C:.........................................................................3

1.3 Đăc điểm của các loai L/C:....................................................................................7

Chương II. Những rủi ro trong phương thức thanh toán L/C:....172.1 Đối vơ  i nha nhâ   p k hẩu:.....................................................17

2.2 Rủi ro đối với nhà xuât khẩu:.............................................................................18

2.3. Đối với ngân hàng:..............................................................................................19

2.4Một số rủi ro khác trong thanh toán L/c.........................................................21

Chương III. Giai pháp: .........................................................................................22

3.1. Giai pháp khăc phục rủi ro:...............................................................................22

3.1.1 Đối với nhà nhâp khẩu:...............................................................................22

3.1.2 Đối với nhà xuât khầu:.............................................................................24

3.1.3 Đối với ngân hàng.....................................................................................24

3.2 Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với

người Nhập khẩu/Người mở L/C..............................................................................25

KẾT LUẬN.................................................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27

Nhóm: Ocean Trang 1

Page 2: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 2/27

Thanh toán quốc tê

LỜI MỞ ĐẦU

Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế

nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ mậu dịch giữa Việt Namvới các nước không ngừng tăng lên, ta có thể thấy được qua hoạt động của hệ thống

 NHTM nước ta trong việc làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước

với nước ngoài.Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ

mua bán với nhau thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Chuyển tiền

(Remittance), Uỷ thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Nếu

như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán, ngân

hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán, thì phương

thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham

gia. Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín dụng chứng từ được ưa

chuộng hơn. Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại thương thoả thuận phương

thức thanh toán bằng tín dụng thư không huỷ ngang. Bản thân phương thức thanh toán

tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh

được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham

gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non

trẻ.Trong điều kiện đó các ngân hàng và các doanh nghiệp XNK đều gặp nhiều khó

khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ, có

trường hợp bị thiệt hại lên đến hàng triệu đôla. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển

công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh

toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân

hàng.

Là một trong những sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, chúng em nhận thấy

vấn đề trên là một vấn đề không những rất thiết thực, đáng quan tâm mà còn mang lại

niềm thú vị rất lớn khi tìm hiểu.Và tất cả những điều đó đã thôi thúc chúng em chọn đề

tài tiểu luận này.

Nhóm: Ocean Trang 2

Page 3: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 3/27

Thanh toán quốc tê

Chương I. Cơ sở lý luân:

1.1 Đinh nghia tín dụng chứng tư (L/C):

L/C (chữ viết tắt tiếng Anh của Letter of Credit) chính là một loại Thư tín dụng do

ngân hàng viết ra theo yêu cầu của công ty nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Trong đó

ngân hàng cam kết sẽ trả cho người được thanh toán (công ty xuất khẩu hàng hoá,

công ty cung ứng dịch vụ, hoặc một người nào đó theo chỉ định) một số tiền nhất định,

trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thức hiện đúng và đầy

đủ những điều khoản trong lá thư đó.

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương

thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh. Việc thanh toán bằng

L/C không những bảo đảm cho quyền lợi của các bên mà còn mang lại sự thuận tiện

rất lớn.

1.2 Quy trình mở và thanh toán L/C:

L/C là hình thức phổ biến hiện nay - là hình thức mà Ngân hàng thay mặt người

nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời

gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng

từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàngVN mở theo yêu cầu của người

nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do ngân hàng cấp).

Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực

thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 500 - Các qui tắc và thực hành thống nhất về

Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).

Là khách hàng mở L/C nhập khẩu của ngân hàng, Quý khách còn có thể yêu cầu

ngân hàng tư vấn về những điều khoản thanh toán... tốt nhất phù hợp với thông lệ quốc

tế để đạt hiệu quả.

Nhóm: Ocean Trang 3

Page 4: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 4/27

Thanh toán quốc tê

Trong hình thức này, thực chất ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho

người nhập khẩu. Vì vậy, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như:

Đề nghị ký quỹ, vay vốn...Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng,

ngân hàng có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc từng địa bàn ngân hàngVN công bố trong từng thời kỳ cụ thể.

Thư tín dụng không thể hủy ngang - Irrevocable L/C:

Yêu cầu mở L/C :

 Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C: Giả sử là trong hợp đồng các bên đã đồng

ý thanh toán bằng L/C, Quý khách cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà

mình sẽ yêu cầu ngân hàng mở.

• L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%.

• L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/

hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ đề nghị Quý khách liên hệ với

 bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc ngân hàng sẽ cung cấp đến

Quý khách trong từng thời kỳ.

• L/C phát hành bằng vốn vay của ngân hàng, Quý khách liên hệ với bộ

 phận Tín dụng để xem xét.

Đơn yêu cầu mở L/C: Sau khi xem xét nguồn vốn, Quý khách căn cứ vào nội dung

hợp đồng để làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành L/C. Để thuận tiện cho Quý khách

ngân hàng đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế.

Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người mua, do vậy Quý khách nên xem xét

kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có

mâu thuẫn tức là người mua vi phạm hợp đồng.

Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Khách hàng cần xuất trình tại ngân

hàng các giấy tờ sau:

• Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu ).

Nhóm: Ocean Trang 4

Page 5: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 5/27

Thanh toán quốc tê

• Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị

tương đương như hợp đồng.

• Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập

khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).• Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý

chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).

Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng, ngân hàng

sẽ quyết định việc phát hành L/C.

Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những quiđịnh đã nêu ở trên khách hàng cần gửi cho ngân hàng những giấy tờ như: Phê duyệt sử

dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài

trợ vốn vay.

Kiểm tra nội dung L/C:

Sau khi ngân hàng phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C đó.

Quý khách nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của Quý khách

để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Quý khách,

đồng thời thông báo cho ngân hàng ngay những sai lệch nếu có.

Sửa đổi L/C:

 Nếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C , đề nghị Quý khách xuất trình Thư yêu cầu

sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếucó).

Nhận và kiểm tra chứng từ:

Quý khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở ngân hàng. Sau

khi nhận chứng từ Quý khách cần kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng

từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03

Nhóm: Ocean Trang 5

Page 6: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 6/27

Thanh toán quốc tê

ngày làm việc Quý khách cần thông báo gấp cho ngân hàng để khiếu nại ngân hàng

nước ngoài.

 Ngân hàng sẽ giao chứng từ khi Quý khách chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và

các chi phí liên quan (nếu có).

Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C.

 Ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc

 phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để Quý khách có thể nhận

hàng theo L/C.

Điều kiện để ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh - Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu

vận đơn gốc: Quý Khách cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho ngân

hàng khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay

khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp Quý khách cần xuất trình những giấy tờ sau:

Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành

 bảo lãnh (theo mẫu) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.

Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành

Uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận

hàng là ngân hàng kèm 01 bản sao hoá đơn.

Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn

(theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.

Thanh toán L/C:

 Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Quý khách hàng để thanh

toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ

hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

Hủy bỏ L/C:

Nhóm: Ocean Trang 6

Page 7: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 7/27

Thanh toán quốc tê

 Nếu Quý khách có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý ngân hàng không chấp nhận huỷ L/C

trong trường hợp:

• Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng.

• Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng

chưa được sự chấp thuận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.

 Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người

 Nhập khẩu/Người mở L/C.

Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản

thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.

 Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn

tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu

chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc

dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.

Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng.

Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các

nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.

Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với

ngân hàng để phối hợp xử lý.

 Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.

1.3 Đăc điểm của các loai L/C:

a. L/c trả châm có / không có xác nhân

Phương thức qui định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so

với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành (ví dụ: 90 ngày). Người xuất

khẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán. Tuy nhiên ngày thanh toán

Nhóm: Ocean Trang 7

Page 8: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 8/27

Thanh toán quốc tê

vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian

thanh toán.

Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo

(có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.

Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm

thanh toán đối với người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh

toán đối với người xuất khẩu.

Trình tự giao dịch điển hình:

- Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp

đồng. Hợp đồng qui định rõ thời hạn thanh toán chậm.

- Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở 

L/C.

- Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người

 bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).

- Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác

nhận) cho người thụ hưởng.

- Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và

giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới

 Ngân hàng thông báo/xác nhận.

- Ngân hàng thông báo/xác nhận đến ngày thanh toán qui định trong hợp

đồng sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.

 Lợi thế 

So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến

ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả

cho nghĩa vụ trong L/C.

Nhóm: Ocean Trang 8

Page 9: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 9/27

Thanh toán quốc tê

Sử dụng L/C có xác nhận thì mức độ an toàn cho người xuất khẩu cao hơn.

Techcombank chịu trách nhiệm đối với người xuất khẩu và do đó giúp người xuất

khẩu giảm bớt được rủi ro.

 Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không bị mất phí xác nhận.

 Rủi ro/hạn chế .

 Nếu sử dụng phương thức không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro

không được thanh toán nếu (i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân

hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc (ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về

khả năng thanh toán.

 Người xuất khẩu phải chịu các chi phí tài chính (lãi tiền vay, nếu có) trong thời

gian cho trả chậm.

So với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu, thì chi phí liên quan đến các

 phương thức L/C trả chậm cao hơn.

Các nguyên tắc cơ bản:

- Nếu người xuất khẩu có thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng

 phát hành, thì người xuất khẩu không cần xác nhận và như vậy sẽ giảm được chi phí

xác nhận.

- Hình thức trả chậm phù hợp với với khách hàng có khả năng cho chịu.

- Trường hợp khách hàng cần độ an toàn cao hơn hoặc cần tài trợ cho giao

dịch xuất khẩu.

b. L/c trả ngay có / không có xác nhân:

Phương thức này qui định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ được

chuyển tới ngân hàng phát hành L/C.

Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo

(có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.

Nhóm: Ocean Trang 9

Page 10: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 10/27

Thanh toán quốc tê

Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm

thanh toán đối với người xuất khẩu, còn ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh

toán đối với người xuất khẩu.

Trình tự giao dịch điển hình:

- Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp

đồng.

- Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở 

L/C.

- Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người

 bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).

- Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác

nhận) cho người thụ hưởng.

- Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và

giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới

ngân hàng thông báo/xác nhận.

- Ngân hàng thông báo/xác nhận tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.- Trình tự chi tiết các bước giao dịch đối với L/C trả ngay có/không xác nhận.

 Lợi thế 

 Người xuất khẩu nhận được tiền ngay khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng

 phát hành.

 Người nhập khẩu chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền khi chứng từ đã được gửi đến

ngân hàng phát hành.

Sử dụng L/C xác nhận đảm bảo an toàn tối đa cho người xuất khẩu vì rủi ro tín

dụng được giảm thiểu. Ví dụ: Techcombank chịu trách nhiệm thanh toán đối với người

xuất khẩu.

Đối với L/C có xác nhận thì thông thường người xuất khẩu được thanh toán ngaykhi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ.

Nhóm: Ocean Trang 10

Page 11: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 11/27

Thanh toán quốc tê

Rủi ro liên quan đến việc phát chuyển thư từ qua đường bưu điện được hạn chế bớt

vì khi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ thì coi như người xuất khẩu đã hoàn tất

trách nhiệm của mình.

 Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không mất phí xác nhận.

c. Các loại L/c khác

Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC)

L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ

của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc

được ứng trước.

- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

- Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện

nghĩa vụ của mình.

- Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sựkhác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ 

sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người

thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có

sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy,

L/C dự phòng sẽ không được thực hiện.L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng bao gồm các họat động thưong mại , tài chính.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại

giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và

khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

Nhóm: Ocean Trang 11

Page 12: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 12/27

Thanh toán quốc tê

- Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

- Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm

vào cho lần giao hàng kế tiếp.

- Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phầnkhông được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

- Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua

muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao

hàng nhiều lần).

L/C có thể tuần hòan theo 3 cách : . Tự động (automatic) : Sau khi xử dụng xong

L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của NH mở. Trong L/C ghi ”we open irrevocable L/C revolving monthly.The full amount again becomes available

under the same terms and conditions, on the first day of each calendar month.

Bán tự động (part automatic) : Sau khi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất định,

nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với các điều

kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực. Trong L/C ghi ” this will be operative for the

second & third shipment unless otherwise notice by us.

Hạn chế (restrictive) phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của một L/C

mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị. L/C ghi ” reinstatement by us by way of 

amendment. L/c có thể tuần hòan theo số tiền hoặc thời gian, khi tuần hòan theo thời

gian , L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hòan, đồng thời phải quy

định rõ L/C đó là tuần hòan tích lũy hay không tích lũy.

 L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

 Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình

chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

- Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử

dụng theo như L/C gốc.

Nhóm: Ocean Trang 12

Page 13: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 13/27

Thanh toán quốc tê

- Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển

nhượng bằng hóa đơn của mình.

- Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm

trong L/C gốc.- Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản quy

định trong L/C gốc.

Với L/C này người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng

tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben).

Trừ khi L/C có quy định khác (ví dụ: transferable without restritive), một L/C chuyển

nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần từ người hưởng lợi đầu tiên tới 1 hay nhiềungười hưởng thứ 2.Tuy nhiên người hưởng thứ 2 tái chuyển nhượng cho người hưởng

đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có quyền tiếp tục chuyển nhượng L/C

cho 1 người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều người không được

vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ miễn là trong L/C

không ngăn cấm giao hàng và thanh tóan từng phần. L/C được chuyển nhượng theo

các điều khỏan, điều kiện đã quy định trong L/C, ngọai trừ : • • • • • Số tiền (thường ít

hơn), Đơn giá ( thấp hơn), Thời hạn hiệu lực (ngắn hơn), Thời hạn xuất trình chứng từ

(sớm hơn), Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn). Ngòai ra tên của người hưởng lợi thứ

nhất có thể thay thế cho tên của người yêu cầu mở L/C.

Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụng

không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác (do đó còn cótên là giáp lưng).

L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều

kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng

được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp

lưng hòan tòan chịu trách nhiệm thanh tóan bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở 

Nhóm: Ocean Trang 13

Page 14: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 14/27

Thanh toán quốc tê

không rang buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C

giáp lưng là hòan tòan độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở 

L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C. Trong

nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh tóan vìhọ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở.

 Red clause L/C (anticipatory)

L/C có điều khỏan đỏ : Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận

một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng

từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse

‘ receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ) thông thường khi nhận

khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ

xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó . Khỏan ứng trước sẽ được

khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ.

 Reciprocal L/C – L/C đối ứng 

Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.

L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2

 bên đều là người mua , người bán của nhau. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều

khỏan thanh tóan. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh tóan của L/C này chỉ

có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số…ngày..do ngân

hàng..phát hành (the acceptance and or payment under this L/C is valid only after our 

receipt of full proceeds under L/C No…dated issued by…) Đơn giản hơn có thể trong

2 L/C này đều ghi chỉ được thanh tóan khi 1 L/C khác đối ứng với nó được mở ra. L/C

đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng.

Ở các nước khac, đã từ lâu không còn sử dụng L/C này , song ở Việt Nam lọai L/C

này vẫn còn được sử dụng, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất, vì nó giúp các nhà

kinh doanh VN có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

“L /C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong giao dịch gia công

hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

Nhóm: Ocean Trang 14

Page 15: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 15/27

Thanh toán quốc tê

L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó

đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận

thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều

kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ saukhi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPH đó phát hành.

Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương

tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số … ngày …. được phát hành bởi Ngân

hàng….. Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối

 phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận

được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ……….ngày…… do Ngân hàng ……. Phát hành”.

Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về L/C đối ứng:

Shingbang Ltd, Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với

Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành

 phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment

Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là

Shingbang Ltd, Co.

Khi nhận được L/C. Ví dụ: L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi

Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình

(Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối

ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da

 Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau: “This L/C is

reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receiptof the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment

undertaking but the payment ưhen due shall be effected only after our full receipt of 

the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này

được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công

Nhóm: Ocean Trang 15

Page 16: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 16/27

Thanh toán quốc tê

hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C hầu như không còn

được sử dụng rộng rãi.” nguồn trích dẫn từ Blog Nguyễn Hữu Đức .

 Defered L/C -L/C trả dần:

L/C trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện

sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình

chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng

từ như L/C quy định.Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận

thanh tóan và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần

hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Confirm L/C -L/C có xác nhận :

Là lọai L/C không hủy ngang do 1 NH mở và được NH khách xác nhận, tức là đảm

 bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của NH mở. Sự xác nhận của NH này

là 1 cam kết chắc chắn cộng thêm vào cam kết chắc chắn của NH mở. Việc xác nhận

L/C thường do người hưởng lợi đề nghị khi họ không tin tưởng vào khả năng tài chính

của NH mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở 

nước của NH mở. Việc xác nhận L/C được thể hiện ngay trên L/C hay bằng 1 văn thư

riêng. NH xác nhận có nghĩa vụ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu không bảo lưu khi

người hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ . Trách nhiệm của NH xác nhận cũng tương

tự như trách nhiệm của NH phát hành.NH xác nhận có thể xác nhận 1 L/C nhưng

không xác nhận mọi tu chỉnh sau đó (ví dụ tăng tiền,gia hạn hiệu lực…..) nếu họ thấy

có thể phát sinh rủi ro trong thanh tóan. Trong trường hợ p này trách nhiệm của NH xác

nhận chỉ giới hạn trong phạm vi mà họ xác nhận. Phí xác nhận thường cao hơn cả phí

mở L/C về nguyên tắc do người mua trả nhưng cũng có thể thỏa thuận phân chia chi

 phí đều cho cả hai.

Nhóm: Ocean Trang 16

Page 17: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 17/27

Thanh toán quốc tê

Chương II. Những rủi ro trong phương thức thanh toán L/C:

2.1 Đối vơ  i nha nhâ   p k hẩu:

Do việc thanh toán của ngân hàng (NH) cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ

chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm

tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất

trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo

đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng

loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trảđầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành. Chính vì thế các doanh nghiệp thường

gặp phải một số rủi ro khi nhập khẩu.

 Loại 1:

Rủi ro do người xuất khẩu ko cung cấp hàng hóa, hoặc cung cấp hàng hóa không

đúng như yêu cầu của nhà xuất khẩu.

 Loại 2: 

Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa

hàng hoá và chứng từ:

- Nhà xuất khẩu có thể làm các giấy tờ giả để được thanh toán tiền từ ngân

hang.- Mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập

khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

 Loại 3: Một số rủi ro khác như:

Lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng

quy định.

Nhóm: Ocean Trang 17

Page 18: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 18/27

Thanh toán quốc tê

 Nếu không quy định bộ vận đơn đầy đủ thì một người khác có thể lấy dc hàng

hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đo người trả tiền là

nhà nhập khẩu.

2.2 Rủi ro đối với nhà xuât khẩu:

 Rủi ro trong thanh toán : 

 Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

 phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.

L/C loại hủy ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ, mà không cần có sự

đồng ý của người này.

 Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản

thanh toán/chấp nhận có thể chậm trễ, thậm chí bị từ chối.

 Nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NHPH, cũng như rủi ro

chính trị hay rủi ro cơ chế, chính sách của nước nhà nhập khẩu.

 Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi thông qua

ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả.

 Nhà xuất khẩu không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C. Khi đó

thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự

giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giảiquyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như

lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập

khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.

 Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C : Nguyên nhân do Ngân hàng (NH) không đảm

 bảo khả năng thanh tóan. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh

toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng

Nhóm: Ocean Trang 18

Page 19: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 19/27

Thanh toán quốc tê

tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu

đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một

 NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm

của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhànước thay đổi.

 Nguyên nhân dẫn đến chứng từ có sai sót:

- Thiếu hiểu biết về UCP.

- Quy trình nghiệp vụ L/C tại các doanh nghiệp tùy tiện.

- Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ rang về các chi tiết giao

hang hoặc L/C.

- Thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối hợp giữ các phòng ban trong doanh

nghiệp.

- L/C không được phát hành chuẩn xac, có chủ ý xấu, hoặc L/C không hoàn

chỉnh, không khả thi.

- Một số nhà nhập khẩu tinh quái đã cài một số điều khoản không khả thi để

 bắt lỗi chứng từ làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thương mại bị hớ), hoặclàm cơ sở mặc cả để giảm giá.

2.3. Đối với ngân hàng:

a. Rủi ro đối với N gân hàng phát hành (NH mở L/C- issuing bank):

 NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho

người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận

lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người

nhập khẩu có quyền lựa chọn.

 Lợi ích của Ngân hàng phát hành:

Thu phí phát hành L/C và các khoản phí liên quan giao dịch L/C, các khoản liên

quan đến chuyển đổi tiền tệ.

Nhóm: Ocean Trang 19

Page 20: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 20/27

Thanh toán quốc tê

Thu phí phát hành L/C và các khoản phí liên quan giao dịch L/C, các khoản liên

quan đến chuyển đổi tiền tệ.

Tăng cường mối quan hệ với ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh

giữa các ngân hàng với nhau.

 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:

Hệ số tính nhiệm của người mở: NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho

người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm

không thanh toán hay không có khả năng thanh toán.

Tính chất của hàng hóa (Nếu nhà nhập khẩu bị phá sản thì hàng hóa sẽ giải quyết

như thế nào?)

Rủi ro nghiệp vụ.

Rủi ro chủ quan.

 b. Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): 

 NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát

hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ

của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi

gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải

một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì

 NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

c. Rủi ro đối với NH được chỉ định:

 NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất

khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH

được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with

recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro

tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

Nhóm: Ocean Trang 20

Page 21: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 21/27

Thanh toán quốc tê

d. Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank):

 NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay

với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu

như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi

tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh

toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ

không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của

họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH

mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá

sản.

e. Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank):

 NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết

khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như

không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện

của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện

chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là:

Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh

toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán

 bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động

đúng theo quy định của UCP500.

2.4Một số rủi ro khác trong thanh toán L/c

a. Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh:

Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của

mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

b. Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị:

Nhóm: Ocean Trang 21

Page 22: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 22/27

Thanh toán quốc tê

Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi

một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và

sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh

tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.

 Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn…

Chương III. Giai pháp:

3.1. Giai pháp khăc phục rủi ro:

3.1.1 Đối với nhà nhâp khẩu:

 Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá. Những rủi ro như vậy là rất đáng tiếc

và bạn cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro đáng tiếc này, cụ thể là:

- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng.

- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác.

- Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty).

- Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp

đồng.

- Yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân

hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond. (chỉ áp dụng đối với

những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của

nhà nhập khẩu.

 Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa

hàng hoá và chứng từ. Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo”, rất có

thể bạn sẽ gặp rắc rốI bởi những lọai giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa

hàng và chứng từ cũnglà yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị

hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. Để tránh những rủi ro này,

 bạn cần:

Nhóm: Ocean Trang 22

Page 23: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 23/27

Thanh toán quốc tê

- Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nộI dung và hình thức chứng

từ, không yêu cầu chung chung.

- Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp.

- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sátcủa đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch

trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn).

- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính).

- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập

khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice).

- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp.

- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện

 phía mình hoặc đại diện thương mại.

- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection).

Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp

hàng không đúng quy định,…

Đây là bài học lớn cho nhiều công ty xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán quaL/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro tương tự. Do đó, bạn cần có những biện pháp

tránh rủi ro như:

- Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của

Incoterm - Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC).

- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn

 phòng giao dịch tại nước nhập khẩu.- Mua bảo hiểm cho hàng hoá.

- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề

xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF

stowed… của Incoterm.

Nhóm: Ocean Trang 23

Page 24: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 24/27

Thanh toán quốc tê

3.1.2 Đối với nhà xuât khầu:

Trong thanh toán thư tín dụng (L/c) bên cạnh nhà nhập khẩu gặp phải một số rủi

ro thì nhà xuất khẩu cũng không thể tránh khỏi. Chính vì thế chúng ta cần có một số

giải pháp khắc phục như:

- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ (trang bị tốt kiến

thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ

chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu).

- Làm ăn với đối tác có thiện chí.

- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi

ký hợp đồng ngoại thương.

- Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thường gặp đối với từng chứng từ.

- Đọc kỹ và có kiến thức hiểu biết L/c từ Người NK, để biết rằng L/c yêu cầu

xuất trình chứng từ gì, nội dung và hình thức chứng từ thế nào. Sau đó phát hành

chứng từ phải dựa trên nội dung qui định của L/C về chứng từ xuất trình để thanh

toán (nội dung chứng từ phải phù hợp với L/c). VD: Loại chứng từ, nội dung qui

đinh trên chứng từ, ngày phát hành chứng từ; Phải lưu ý đến thời hạn xuất trình củachứng từ phù hợp và trong thời hạn hiệu lực của L/c; Ngày phát hành chứng từ chú ý

 phải ko được sau ngày của B/L.

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần.

- Yêu cầu mở  L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi.

- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân

hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu.

3.1.3 Đối với ngân hàng

 Ngân hàng phát hành

Trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định khách hàng (khách hàng

lần đầu mở L/C cung nhu khách hàng thường xuyên mở L/C) một cách chặt chẽ.

 NHPH có thể cấp một “hạn mức tín dụng nhập khẩu – Import line” để cho nhà nhập

khẩu mở L/C trị giá bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu.

Nhóm: Ocean Trang 24

Page 25: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 25/27

Thanh toán quốc tê

 Ngân hàng thông báo

 Nếu nghi ngờ về tính chân thực của người thụ hưởng cần điện ngay cho NHPH

và thông báo quan điểm của mình.

Thận trọng với các L/C nhận được từ các NH không có quan hệ đại lí, đặc biệt là

các NH không quen biết.

Bất kì L/C nào hay sữa dopi963 L/C nào không xác minh được tính chân thật thì

 phải liên lạc ngay với NHPH để làm rõ. Quy tắc xác tính chân thật của L/C:

- L/C bằng thư: xác minh bằng chữ ký.- L/C bằng điện Telex: xác minh testkey.

- L/C bằng swift: xác minh swift code.

 Ngân hàng xác nhận

Không xác nhận những L/C mà không có dẫn chiếu tới UCP 600.

Không bao giờ xác nhận nếu không có yêu cầu của NHPH.

Không bao giờ L/C có thể hủy ngang.

Khi xác nhận L/C phải nắm rõ được tình hình tài chính của NHPH.

 Nếu L/C có các điều kiện rõ ràng, có thể nhận được tiền hoàn trả ngay, thu được

 phí thỏa đáng thì cần lưu ý: Uy tín của NHPH, các rủi ro QG, hoặc số tiền L/C quá

lớn.

3.2 Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với

người Nhập khẩu/Người mở L/C.

Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản

thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.

Nhóm: Ocean Trang 25

Page 26: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 26/27

Thanh toán quốc tê

 Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn

tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu

chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền

mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.

Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng.

Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C

các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.

Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với

ngân hàng để phối hợp xử lý.

 Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.

KẾT LUẬN

 Nói tóm lại khi sử dụng thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực

hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 500) của Phòng Thương Mại quốc tế ICC.

Phải tìm hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thư tín dụng cùng những quy định pháp lý

của nó.Một tín dụng chứng từ không thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào

mà các bên không có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thông lệ được

áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín

dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý

muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn

và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện

chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phương thức thanh toán an

toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh được rủi ro, các công ty

cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tác cũng như những quy định pháp luật về phương

thức thanh toán đang được áp dụng. Các công ty cần sớm chuẩn bị cho mình những

kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán

L/C. Có thế việc mua bán hàng hoá mới diễn ra nhanh gọn và L/C sẽ thực sự trở nên

hiệu quả.

Nhóm: Ocean Trang 26

Page 27: Thanh Toan Bang LC

8/4/2019 Thanh Toan Bang LC

http://slidepdf.com/reader/full/thanh-toan-bang-lc 27/27

Thanh toán quốc tê

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS. PTS. Lê Văn Tề, Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế, NXB Thống

kê.2. Một số trang web tham khảo:

www.my.opera.comwww.unctad.comwww.uncitral.com.www.google.com