Tháng 2-4/2013

20
Địa chỉ: Đình Bảng, TSơn, Bắc Ninh Điện thoi: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org Đại hội Chi hội Nữ Trí thức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I lần thứ nhất Hội nghị Đảng bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I Thử nghiệm sản xuất cá rô phi đơn tính đực vụ thu đông xuân ở miền Bắc Việt Nam Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Penaeus (Litopenaeus) vannamei quy mô sản xuất Đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm về vi sinh của rô phi thương phẩm nuôi bằng công nghệ biofloc BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I ISSN 1859-4174 Số 9 Tháng 2-4/2013

Transcript of Tháng 2-4/2013

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070

Email: [email protected] ; website: www.ria1.org

Đại hội Chi hội Nữ Trí thức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I lần thứ nhất

Hội nghị Đảng bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Thử nghiệm sản xuất cá rô phi đơn tính đực vụ thu đông xuân ở miền Bắc Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng

Penaeus (Litopenaeus) vannamei quy mô sản xuất

Đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm về vi sinh của rô phi thương phẩm

nuôi bằng công nghệ biofloc

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

ISSN 1859-4174

Số 9

Tháng 2-4/2013

2 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Ban biên tập

Trưởng ban

Phan Thị Vân

Phó Trưởng ban

Nguyễn Hữu Ninh

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa

Mai Văn Tài

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Diệu Phương

Vũ Thị Ngọc Liên

Hoàng Nhật Sơn

Trần Thị Kim Chi

Trần Anh Tuấn

Chu Chí Thiết

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Nữ Tri thức Viện I chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội

Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Thử nghiệm sản xuất cá rô phi đơn tính đực vụ thu đông xuân ở miền Bắc 12

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Penaeus (Litopenaeus) vannamei quy mô sản xuất 13

Thử nghiệm thành công cấy ghép tinh trên tôm thẻ chân trắng Penaeus (Litopenaeus) vannamei 15

Đánh giá mức độ ATVSTP về vi sinh của rô phi thương phẩm nuôi bằng công nghệ biofloc 16

Hội thảo chuyên đề Hướng dẫn và thảo luận cách sử dụng một số phần mềm phân tích số liệu di truyền phân tử trong chọn giống thủy sản 18

Chuyến thăm và làm việc của Giáo sư Kazuya Nagasawa tại Viện I 18

Lãnh đạo Viện tiếp đoàn công tác của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) 19

Hội nghị giao ban công tác đào tạo khối các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ NN&PTNN 20

4 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Năm 2013 là năm

đánh dấu chặng

đường 50 năm phát

triển và trưởng thành

của Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng thủy sản 1.

50 năm là một chặng đường dài với nhiều

sự kiện lịch sử cũng như các thành tựu đột

phá của rất nhiều thế hệ cá nhân và tập thể

của Viện tạo nên. Để lập thành tích chào

mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Viện,

ngay từ những ngày đầu năm, toàn thể cán

bộ viên chức lao động Viện 1 đã thể hiện

quyết tâm hoàn thành tốt những nhiệm vụ

mà Nhà nước giao phó, xứng đáng là Viện

đầu ngành trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

ở Việt Nam.

Các chủ nhiệm đề tài dự án trong nước và

hợp tác quốc tế đã và đang nghiêm túc triển

khai các hoạt động theo đúng kế hoạch đã

đặt ra. Viện 1 cũng đã chú trọng và khuyến

khích các cán bộ nghiên cứu của Viện tập

trung hơn nữa thời gian và trí tuệ vào xây

dựng các đề cương, thuyết minh nghiên cứu

để tham gia đấu thầu cho năm 2014. Ngoài

các hoạt động chuyên môn, hòa cùng với

niềm vui chung của phụ nữ cả nước, cán bộ

Viện 1 đã tổ chức rất nhiều các hoạt động

ngoại khóa sôi nổi, bổ ích để chào mừng

ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị Bản tin số

9 với lời chào trân trọng.

Phan Thị Vân

Trưởng ban Biên tập

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 5

Tin tức

Đại hội Chi hội Nữ Trí thức Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng thủy sản I lần thứ nhất

Nguyễn Thị Diệu Phương

Chi hội Nữ trí thức Viện NC NTTS I (CH NTT

Viện I) thành lập theo Quyết định số 129/QĐ-

HNTTVN ngày 1/3/2013 của Hội Nữ trí thức Việt

Nam. Mục tiêu của Chi hộị là tập hợp, đoàn kết

nữ trí thức Viện I nhằm phát huy tiềm năng, vai

trò, sức mạnh của nữ trí thức, đóng góp tích cực

cho phát triển tri thức, phát triển ngành thủy sản

và nền kinh tế của Việt Nam.

Vào sáng ngày 5/3, CH NTT Viện I đã tổ chức

thành công Đại hội lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2013-

2016). Tham dự Đại hội, về phía khách mời có

GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội

NTT Việt Nam và các đại biểu đại diện cho BCH

Hội NTT Việt Nam, Công đoàn ngành NN&PTNT

cùng với đại diện của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo,

BCH Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn

Thanh niên, Lãnh đạo các Phòng, Trung tâm

thuộc Viện I và các thành viên của Chi hội. CH

NTT Viện I hiện có 22 thành viên, Đại hội đã bầu

ra Ban chấp hành gồm 3 thành viên, TS. Phan

Thị Vân - Chi hội trưởng, 02 Ủy viên là ThS.

Nguyễn Thị Diệu Phương và TS. Trần Thị Thúy

Hà.

Phát biểu tại Đại hội, GS. TSKH Phạm Thị Trân

Châu đã chúc mừng thành công của Đại hội và

khen ngợi Ban vận động đã hoạt động hiệu quả,

tổ chức Đại hội bài bản và nghiêm túc. Bên cạnh

đó bà đã chia sẻ kinh nghiệm để nữ trí thức

Quang cảnh tại Đại hội. Ảnh Hoàng Thủy

thành công hơn nữa, giới thiệu một số quỹ tài

năng sáng tạo dành cho nữ và mong rằng

ngành thủy sản sẽ có nữ khoa học được vinh

danh trong thời gian tới.

Các đại biểu tham dự đại hội đã phát biểu,

khẳng định với truyền thống 50 năm nữ trí thức

có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, quản lý

và sự phát triển của Viện I. Đặc biệt đại hội tin

tưởng rằng TS Phan Thị Vân - Phó Viện trưởng

phụ trách viện, Bí thư Đảng ủy, đồng thời cũng

là Chi hội trưởng là điều kiện vô cùng thuận lợi

cho các nữ trí thức Viện I phát triển, trưởng

thành hơn về khoa học và quản lý trong thời

gian tới.

Hoạt động chào mừng 103 năm ngày

Quốc tế phụ nữ 8-3 và 1973 năm khởi

nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Thị

Kim Chi

Hòa cùng với không khí chung của Phụ nữ cả

nước, Phụ nữ Viện I đã tổ chức môt số hoạt

6 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Tin tức

động phong trào bổ ích và có ý nghĩa để chào

mừng 103 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và

1973 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Ngày 01/02/2013 Ban Nữ công cùng với tổ

Công đoàn TT Nghiên cứu thủy sản nước lạnh

Sa pa đã tổ chức trao quà đợt 3 cho 42 cháu

học sinh cụm trường tiểu học Đồi Dù và 11

cháu mẫu giáo của xã San Sả Hồ (Lào Cai). Đợt

trao quà tình nghĩa này mang nhiều ý nghĩa

được các thầy, cô giáo và các cháu học sinh nơi

đây đón nhận với lòng cảm ơn sâu sắc tới các

CBVC-LĐ Viện.

Các cháu học sinh tiểu học vui mừng nhận những món quà của các CBVC-LĐ Viện I. Ảnh Trần Thị Kim Chi

Được sự đồng ý của Đảng ủy, Lãnh đạo Viện và

Công đoàn Viện, ngày 08/3/2013, Ban Nữ công

đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 103 năm

ngày Quốc tế phụ nữ và 1973 năm khởi nghĩa

Hai Bà Trưng đồng thời ghi nhận những thành

tích đóng góp to lớn của toàn thể cán bộ nữ của

Viện. Qua đó động viên các chị em không

ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người phụ

nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Đến dự buổi lễ mít tinh có đại diện Đảng ủy,

Lãnh đạo Viện, đại diện các đoàn thể và các

đồng chí Trưởng/Phó của các Phòng, Trung tâm

là nam giới. Sự có mặt của các đồng chí thể

hiện sự quan tâm, ủng hộ và ghi nhận những

đóng góp quan trọng của chị em vào sự phát

triển chung của Viện I.

Xen lẫn giữa mít tinh là những tiết mục văn nghệ

đặc sắc của các đoàn viên thanh niên Viện, thay

cho lời chúc mừng tới các chị em phụ nữ nhân

ngày 8/3.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà - Trưởng ban Nữ công thay mặt chị em nhận hoa chúc mừng của các đơn vị. Ảnh Trần Nga

Tại lễ mít tinh, bà Nguyễn Thị Hà - Trưởng ban

Nữ công đã giới thiệu tóm tắt lịch sử ngày kỷ

niệm 8/3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tiếp đó là

đến phần trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động

năm 2012, kế hoạch hoạt động năm 2013, trong

đó có một số hoạt động nổi bật như phát động

toàn thể CBVC-LĐ nữ tham gia các phong trào

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 7

Tin tức

thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

và Công đoàn ngành tổ chức, các hoạt động

chào mừng 50 năm ngày thành lập Viện; và

chuẩn bị cho đại hội Công đoàn Viện lần thứ 25

đã được toàn bộ đại biểu tham dự tán thành.

Không khí trong hội trường rộng lớn càng nóng

lên khi cuộc thi văn hóa - văn nghệ diễn ra với

chủ đề ca ngợi phụ nữ Việt Nam, ca ngợi tình

yêu quê hương đất nước với 3 nội dung thi:

Gương mặt thân quen là ca sỹ, Gương mặt thân

quen là Lãnh đạo Viện và phần thi năng khiếu.

Phần thi gương mặt thân quen là Lãnh đạo Viện. Ảnh Trần Nga

Phần thi văn nghệ tại buổi lễ. Ảnh Trần Nga

Cuộc thi này được đánh giá là thành công lớn

với những tiết mục đặc sắc, chất lượng, có sáng

tạo mang lại những tiếng cười sảng khoái cho

những người tham dự. Sau 3 tiếng đồng hồ,

Ban giám khảo của cuộc thi đã chấm và lựa

chọn được các đội xuất sắc và giải phong trào

được trao cho tất cả các đội tham dự.

Các đội được trao giải. Ảnh Nguyễn Tiến Dũng

Lễ mít tinh và thi văn nghệ đã kết thúc, để lại

những kỷ niệm đẹp trong lòng toàn thể CBVC-

LĐ của Viện.

Hội nghị Đảng bộ Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng thủy sản I

Nguyễn Tiến Dũng

Ngày 20/03/2013, Ban Thường vụ Đảng ủy phối

hợp với Ban Lãnh đạo tổ chức Hội nghị đảng bộ

Viện NC NTTS I. Nội dung bao gồm quán triệt và

triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung

ương 6 (khoá XI) cho cán bộ, đảng viên các cơ

quan, đơn vị trực thuộc. Làm lễ tặng Huy hiệu 30

năm tuổi đảng cho 3 đồng chí đảng viên và lễ

phát Thẻ đảng viên cho các đảng viên mới.

8 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Tin tức

Tới tham dự có Đồng chí Trần Thiện Biên -

Trưởng ban tổ chức Thị ủy Từ Sơn; Đồng chí

Trần Viết Ninh - Trưởng Ban dân vận Thị ủy Từ

Sơn; Đồng chí Dương Thanh Văn - chuyên viên

Ban tổ chức Thị ủy Từ Sơn. Đại diện phía Viện I

có Đồng chí Phan Thị Vân - Bí thư Đảng ủy, Phó

Viện trưởng Phụ trách Viện cùng toàn thể Ban

thường vụ Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và toàn bộ

đảng viên của Viện.

Nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 6 (khoá XI) gồm các chuyên

đề: tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và dự

báo bối cảnh; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

năm 2013; tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật

về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện

công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại; tiếp tục sắp xếp, đổi mới,

nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước;

phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế; đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực lãnh

đạo của đảng đối với bảo hiểm xã hội và bảo

hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020.

Tại phần hai của chương trình Hội nghị, thay mặt

Đảng ủy khối các Cơ quan, đồng chí Phan Thị

Vân - Bí thư thường trực Đảng ủy khối đã trao

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 03 đồng chí:

Nguyễn Tiến Sỹ- Chánh văn phòng Viện, Nguyễn

Dương Dũng và Hồ Sỹ Lân và trao tặng Thẻ

đảng viên cho 10 đảng viên mới.

Ba đồng chí được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Ảnh Nguyễn Tiến Dũng

Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt cho các đồng chí

đảng viên được trao tặng Huy hiệu đảng, đồng

chí Nguyễn Tiến Sỹ cho rằng, đây là niềm vinh

dự to lớn mà các đồng chí nhận được, do đó,

bản thân đồng chí cũng như các đồng chí đảng

viên được trao Huy hiệu đảng sẽ tiếp tục giữ gìn

phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống tư tưởng

suy thoái về chính trị, luôn xứng đáng là người

đảng viên gương mẫu để đội ngũ đảng viên trẻ

noi theo.

Trao tặng thẻ cho 10 đảng viên mới. Ảnh Nguyễn Tiến Dũng

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 9

Tin tức

Thông qua việc nghiên cứu, quán triệt nội dung

các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 6

giúp các cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung,

quan điểm và chủ trương của Đảng, trên cơ sở

đó tổ chức thực hiện và vận dụng nội dung nghị

quyết vào thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương.

Tập huấn kiến thức Phòng cháy chữa

cháy năm 2013

Nguyễn Tiến Dũng

Thực hiện luật phòng cháy chữa cháy và Nghị

định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của

Chính phủ và nhằm đảm bảo an toàn PCCC,

chủ động khi có cháy nổ xảy ra, sẵn sàng chữa

cháy kịp thời, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng

và trật tự xã hội trong phạm vi cơ quan, ngày

22/03/2013, Viện I phối hợp với Phòng cảnh sát

PCCC Công an Tỉnh Bắc Ninh tập huấn kiến

thức PCCC cho cán bộ, viên chức, và người lao

động trong cơ quan.

Tới tham dự và giảng tại buổi tập huấn có Đồng

chí Nguyễn Thế Đức đại diện Phòng cảnh sát

PCCC Công an Thị xã Từ Sơn đã giới thiệu một

số nội dung cơ bản như: Luật, nghị định về công

tác PCCC; vị trí, tầm quan trọng, nguyên tắc,

tính chất của công tác PCCC; trách nhiệm

PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân; một số kiến thức cơ bản về PCCC, tình

hình phòng chống cháy nổ tại địa phương và

trên cả nước.

Bên cạnh đó các cán bộ, viên chức, và người

lao động trong cơ quan còn được trực tiếp thực

hành các kỹ thuật phòng, chữa cháy cơ bản

như: sử dụng vòi phun, sử dụng bình chữa cháy

loại bình khí CO2 và bình chữa cháy loại bột để

dập tắt đám cháy và cách thức xử lý nhanh các

tình huống có thể xảy ra.

Hướng dẫn và thực hành sử dụng bình chữa cháy. Ảnh Nguyễn Thị Diệu Phương

Qua lớp tập huấn đã nâng cao kiến thức và ý

thức trách nhiệm về công tác PCCC cho mỗi

cán bộ, viên chức và người lao động trong cơ

quan để từ đó chủ động trong công tác PCCC

khi có sự cố xảy ra tại đơn vị cũng như gia đình.

10 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Tin tức

Hoạt động chào mừng 82 năm ngày

thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của

Viện I

Phạm Hồng Nhật

Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Viện I đã tổ chức

buổi mít tinh ôn lại truyền thống của Đoàn nhân

dịp kỷ niệm 82 năm ngày thành lập tại Hội

trường lớn. Tham dự buổi mít tinh có các đồng

chí Ngô Văn Thuận - Phó Bí thư Thị đoàn Từ

Sơn và đ/c Mẫn Văn Huy - UV BCH Thị đoàn Từ

Sơn; đ/c Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Bí thư Đảng bộ,

đ/c Nguyễn Thị Diệu Phương - UV BCH Công

đoàn,các đ/c Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Tống Hoài

Nam, Đàm Thị Mỹ Chinh - thành viên BCH đoàn

Viện khóa cũ và toàn thể đoàn viên thanh niên

(ĐVTN) trong Viện.

Phó Bí thư Nguyễn Hùng Hải báo cáo tại buổi lễ. Ảnh Nguyễn Thị Hạnh Tiên

Mở đầu buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hùng Hải -

Phó Bí thư đoàn Viện đã báo cáo tổng kết hoạt

động của Đoàn thanh niên Viện trong năm 2012

và quý I/2013, trong đó nổi bật là hoạt động

phong trào về văn hóa - văn nghệ - thể thao kỷ

niệm những ngày lễ lớn của đất nước; chương

trình tập huấn tin học, sử dụng phần mềm xử lý

số liệu trong nghiên cứu khoa học cho ĐVTN;

phong trào giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi

trường; giao lưu với các đơn vị bạn và hoạt

động tình nguyện. Trong năm hoạt động vừa

qua, Đoàn Thanh niên Viện đã đạt được nhiều

thành tích đáng khích lệ, đã được Tỉnh đoàn

trao tặng “Bằng khen đơn vị xuất sắc trong hoạt

động đoàn và thanh thiếu nhi”, Thị đoàn trao

tặng cờ Thi đua “Đơn vị dẫn đầu trong hoạt

động” của thị xã Từ Sơn và đặc biệt 3 đề tài

nghiên cứu đã đạt giải cao trong cuộc thi “Sáng

tạo trẻ tỉnh Bắc Ninh năm 2012”.

Tiếp theo buổi lễ, Đoàn Thanh niên đã tổ chức

buổi tọa đàm “Kinh nghiệm về công tác đoàn -

Thanh niên với nghiên cứu khoa học” và “Đảng

với thanh niên - Thanh niên với Đảng”. Buổi tọa

đàm diễn ra sôi nổi, thu hút được sự tham gia

của đông đảo ĐVTN, đã giúp các ĐVTN hiểu rõ

hơn vai trò quan trọng của Đảng, ĐVTN cần

phải phấn đấu và rèn luyện để được đứng trong

hàng ngũ của Đảng. Bên cạnh đó, ĐVTN cũng

được chia sẻ những kinh nghiệm đáng quý trong

hoạt động đoàn như làm thế nào để cân bằng

giữa hoạt động xã hội, gia đình và nghiên cứu

khoa học; kinh nghiệm học Tiếng Anh, thi IELTS

và xin học bổng; cách thức để gây quỹ cho đoàn

thanh niên. Đại điện Đảng bộ Viện, đồng chí

Nguyễn Tiến Sỹ đã phát biểu khen ngợi những

thành tích của Đoàn Thanh niên trong năm vừa

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 11

Tin tức

qua và mong rằng đoàn sẽ phát huy thế mạnh

xung kích trong nhiều hoạt động hướng tới Đại

hội Công đoàn Viện và Kỷ niệm 50 năm ngày

thành lập Viện. Kết thúc buổi lễ, đại điện Thị

đoàn Từ Sơn đã trao tặng Bằng khen, Cờ thi

đua cho Đoàn Thanh niên Viện và Bằng khen

cho các Chi đoàn và ĐVTN xuất sắc của Viện.

Các đoàn viên thanh niên xuất sắc Viện I nhận Bằng khen của Thị đoàn Từ Sơn. Ảnh Nguyễn Thị Hạnh Tiên

Nằm trong khuôn khổ hoạt động của “Tháng

thanh niên”, Đoàn Thanh niên Viện cũng tổ chức

nhiều hoạt động bổ ích như phong trào “Giữ gìn

bảo vệ cảnh quan môi trường nơi làm việc”,

“Hành trình xanh” - trồng cây xanh bảo vệ môi

trường, “Tô thắm màu cờ Tổ quốc” - tặng cờ Tổ

quốc gửi tặng đồn biên phòng, nhân dân và

chiến sỹ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc

biệt, đoàn thanh niên đã chủ động tìm nguồn

kinh phí tham gia xây dựng nông thôn mới với

công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”, lễ

khánh thành công trình đã được tổ chức cùng

ngày tại xã Tương Giang với chiều dài 1km,

tổng kinh phí 15 triệu đồng.

Công trình thanh niên của Đoàn Thanh niên Viện I. Ảnh Ngô Phú Thỏa

12 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Khoa học và Công nghệ

Thử nghiệm sản xuất cá rô phi đơn tính

đực vụ thu đông xuân ở miền Bắc

Ngô Phú Thỏa và Nguyễn Hữu Ninh

Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus là đối

tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Sản lượng và

diện tích nuôi đối tượng này tăng lên rất nhanh

trong những năm gần đây nhất là tại các tỉnh

phía Bắc. Nhu cầu cá rô phi giống ở các tỉnh

phía Bắc ước đạt hơn 300 triệu con/năm, tập

trung vào tháng 3-4 hàng năm. Trong khi đó,

mùa vụ sản xuất giống cá rô phi ở miền Bắc

thường bắt đầu vào tháng 4, tập trung từ tháng

5 đến tháng 6, vì vậy có sự lệch pha giữa cung

và cầu. Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất giống

tại miền Bắc mới chỉ đáp ứng được khoảng 25-

30% nhu cầu giống cá rô phi giai đoạn đầu vụ

nuôi. Việc nhập giống từ miền Nam và Trung

Quốc có thể đáp ứng được sự thiếu hụt này, tuy

nhiên do công tác kiểm soát chất lượng và kiểm

dịch chưa chặt chẽ nên đã làm giảm hiệu quả

nuôi. Yêu cầu đặt ra là phải sản xuất con giống

tại chỗ và đáp ứng được nhu cầu cá giống đầu

vụ của người nuôi tại các tỉnh miền Bắc. Trước

thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển

nông thôn đã giao cho Viện Nghiên cứu nuôi

trồng thủy sản I chủ trì thực hiện nhiệm vụ

“Nghiên cứu sản xuất giống rô phi quy mô hàng

hóa trong điều kiện nhiệt độ thấp phía Bắc” với

mục tiêu là xây dựng được quy trình công nghệ

nhằm đáp ứng được nhu cầu về giống cá rô phi

đơn tính đực cho người nuôi các tỉnh phía Bắc.

Đề tài đã thử nghiệm sản xuất giống cá rô phi

trong các ao có mái che hấp thụ nhiệt, sử dụng

bóng đèn sợi đốt công suất lớn nhằm kéo dài

quang kỳ (1 bóng 60W/200m2, 2-4 giờ/ngày) và

bơm nước giếng khoan nhằm nâng giữ nhiệt và

tạo điều kiện sinh thái phù hợp (bổ sung 15-25%

thể tích nước trong ao/ngày). Hệ thống sục khí

được bố trí nhằm đảm bảo cung cấp đủ ôxy

hòa tan; phương pháp thu cá bột được áp dụng,

thay thế phương pháp thu trứng nhằm giảm chi

phí và tăng hiệu quả mô hình. Thời gian thử

nghiệm từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm

2013. Một số yếu tố môi trường trong quá trình

thí nghiệm như nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan được

theo dõi định kỳ vào 8 giờ và 14 giờ hàng ngày.

Các kết quả về thời điểm thu được cá bột, năng

suất cá bột, tỷ lệ sống trong quá trình chuyển

giới tính của mô hình thí nghiệm được so sánh

với mô hình đối chứng (ghép cá bố mẹ sinh sản

và thu trứng trong giai ở ao có mái che, thu

trứng và ấp trứng…).

Bảng. ết quả theo i một số chỉ tiêu

Chỉ tiêu theo dõi Mô hình

thí nghiệm

Mô hình

đối chứng Ghi chú

Số cá đực (con) 210 210

Số cá cái (con) 450 450 Kích cỡ: 0,5-0,7 kg/con

Số lượng cá bột (con)

520.000 147.000

Năng suất bột (con/kg cá cái)

~ 1.857 ~ 525

Số cá đơn tính 21 ngày tuổi (con)

342.000 65.000

Tỷ lệ sống (%) 65,8 ± 5,0a 44,2 ± 9,3

b

Tỷ lệ đơn tính đực (%)

98,0-100,0 96,0-97,0

Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường cho

thấy: nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm dao

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 8 (2012 - 1/2013) 13

Khoa học và Công nghệ

động trong khoảng 210C đến 27,50C; Trong khi

đó, nhiệt độ nước của ao đối chứng dao động

lớn hơn, trong khoảng từ 150C đến 28,50C. Hàm

lượng ôxy hòa tan và pH ở ao thí nghiệm và ao

đối chứng đều phù hợp, lần lượt trong khoảng

4,0 - 5,5 mg/l và 7,6 - 8,1. Số lượng cá bột thu

được ở mô hình thí nghiệm gấp hơn 3,5 lần số

lượng cá bột thu được ở mô hình đối chứng lần

lượt là 520.000 con và 147.000 con. Thêm vào

đó, tỷ lệ sống của cá đơn tính 21 ngày tuổi ở mô

hình thí nghiệm trung bình đạt 65,8±5,0% trong

khi ở mô hình đối chứng chỉ đạt 44,2±9,3%

(P<0,05); Số cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi

ở mô hình thí nghiệm và mô hình đối chứng lần

lượt là 342.000 và 65.000 con.

Thu cá bột trong mô hình thí nghiệm. Ảnh Ngô Phú Thỏa

Thời gian thu được cá bột ở mô hình thí nghiệm

sớm hơn ở mô hình đối chứng 35 ngày. Hạch

toán có thể thấy mô hình thí nghiệm mang lại

hiệu quả cao hơn do giảm thiểu được các chi

phí như nhân công, trang thiết bị bao gồm giai

cá bố mẹ, hệ thống ấp trứng và các dụng cụ phụ

trợ đi kèm. Kết quả thu được cho thấy có thể

sản xuất được cá rô phi đơn tính đực vụ thu

đông xuân ở miền Bắc góp phần đảm bảo và

đáp ứng nhu cầu về con giống đầu vụ cho người

nuôi. Phản biện TS. Nguyễn Văn Tiến

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc

trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng

Penaeus (Litopenaeus) vannamei quy mô

sản xuất

Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Huấn

Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có thể bị tác

động bởi các yếu tố tiêu cực như ô nhiễm môi

trường, tảo bùng phát do chất thải giàu chất

dinh dưỡng nitơ và phốt pho như thức ăn dư

thừa, chất thải từ tôm vào môi trường ao nuôi.

Công nghệ Biofloc (BFT) tạo điều kiện thuận lợi

để các vi khuẩn dị dưỡng sử dụng các chất thải

này chuyển hóa thành sinh khối vi khuẩn (các

hạt floc) và tôm có thể sử dụng làm thức ăn.

Mục tiêu của công nghệ Biofloc nuôi thâm canh

tôm thẻ chân trắng là giảm ô nhiễm môi trường

(chủ yếu là dinh dưỡng nitơ) và giảm hệ số

chuyển hóa thức ăn.

Thực hiện nghiên cứu nuôi thâm canh tôm thẻ

chân trắng ở quy mô sản xuất với 03 ao nuôi

công nghệ Biofloc, diện tích mỗi ao là 2500m2,

01 ao đối chứng. Các ao nuôi đảm bảo tiêu

chuẩn nuôi an toàn sinh học. Mật độ nuôi 100

con/m2, tôm giống (P15, tôm 15 ngày tuổi), kích

thước 12 - 15mm, thời gian nuôi 90 ngày. Sử

14 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Khoa học và Công nghệ

dụng thức ăn CP có độ đạm ≥42%, (giảm 20%

theo tiêu chuẩn). Tỷ lệ các bon/nitơ (C/N) trong

ao nuôi là 12:1. Nguồn bổ sung các bon vào ao

nuôi từ rỉ đường (37% các bon). Theo dõi và

đánh giá các thông số môi trường (TAN là tổng

nitơ dạng amoni, Nitrit); thông số đánh giá chất

lượng Biofloc gồm có FVI (chỉ số thể tích floc

được viết tắt từ floc volume index), TSS (Tổng

chất rắn lơ lửng được viết tắt từ total suspended

solids), VSS (tổng chất rắn dạng dễ hòa tan viết

tắt từ volatile suspended solid) và các thông số

kỹ thuật nuôi tôm như trọng lượng tôm, tỷ lệ

sống, hệ số chuyển hóa thức ăn và tốc độ tăng

trưởng.

Bổ sung nguồn các bon vào ao nuôi BFT. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Hiền

Kết quả cho thấy thông số môi trường có nồng

độ amoni tổng số (TAN) trong các ao BFT luôn

thấp hơn 0,5 mg/l trong khi đó ao đối chứng giá

trị TAN thường lớn hơn 1mg/l. Hàm lượng nitrit

có chu kỳ tăng trong 4-5 tuần đầu vụ nuôi ở các

ao BFT (0,01-1,2 mg/l), sau đó nồng độ giảm

dần (1,2 xuống 0,05mg/l). Ở ao đối chứng nồng

độ nitrit tăng dần theo thời gian nuôi (nồng độ

0,01 - 3,5mg/l). Sự giảm nồng độ rõ rệt của TAN

và nitrit so với ao đối chứng chứng minh khả

năng chuyển hóa chất dinh dưỡng dư thừa

trong ao nuôi.

Đánh giá công nghệ Biofloc của ao nuôi tôm

thông qua các thông số đánh giá chất lượng

Biofloc FVI, TSS và VSS cho thấy: theo thời

gian nuôi FVI dao động 0,3-4,1ml/l (tốt nhất là

<5ml/l theo Hiền và ctv, 2011), ao đối chứng là

0,1-0,5ml/l; TSS dao động trong khoảng 0,15-

0,80mg/l (tốt nhất là <1mg/l theo Hiền và ctv,

2011), ao đối chứng 0,01-0,20mg/l. VSS trong

khoảng 0,08-0,55mg/l, ao đối chứng VSS rất

thấp 0,01-0,1mg/l.

Lấy mẫu kiểm tra chỉ số FVI. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Hiền

Kết quả thông số kỹ thuật nuôi tôm sau 90 ngày

cho thấy trọng lượng tôm, tỷ lệ sống, tốc độ tăng

trưởng của ao nuôi công nghệ BFT đều cao hơn

so với ao đối chứng, hệ số chuyển hóa thức ăn

thấp hơn so với ao đối chứng (bảng).

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 15

Khoa học và Công nghệ

Bảng. Thông số kỹ thuật nuôi tôm ao nuôi công nghệ Biofloc

Ao nuôi Ao BFT Ao ĐC

Trọng lượng tôm trung bình khi thu (g/con)

20,36 ± 1,18

(18,7 - 22,23) 12,65

Tỷ lệ sống (%) 85.43 ± 3,77

( 78,0 - 90,3) 42,2

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

0,77 ± 0,02

(0,73 - 0,79) 1,25

Tốc độ tăng trưởng ngày (g)

0,23 ± 0,01

(0,20 - 0,24) 0,14

Như vậy, với các kết quả của thông số môi

trường nước, thông số Biofloc và thông số kỹ

thuật nuôi tôm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

ứng dụng công nghệ Biofloc đã đạt được mục

tiêu giảm ô nhiễm môi trường và giảm hệ số

chuyển hóa thức ăn, giảm trên 20% lượng thức

ăn. Phản biện TS. Nguyễn Quang Huy

Thử nghiệm thành công cấy ghép tinh

trên tôm thẻ chân trắng Penaeus

(Litopenaeus) vannamei

Trần Thị Thúy Hà, Lê Văn Nhân, Nguyễn

Tùng Lâm, Nguyễn Phương Toàn, Nguyễn

Thành Trung

Tôm chân trắng Penaeus (Litopenaeus)

vannamei có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loài có

tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn

và có thể nuôi ở mật độ cao và đưa lại hiệu quả

kinh tế lớn cho người nuôi. Nghiên cứu này trình

bày thử nghiệm kỹ thuật cấy ghép tinh trên tôm

thẻ chân trắng. Nội dung chính của chuyên đề

bao gồm: thử nghiệm, lựa chọn và đánh giá

phương pháp cấy ghép tinh nhân tạo trên tôm

thẻ chân trắng.

Hai phương pháp cấy ghép tinh đuợc thử

nghiệm: cấy ghép tinh đôi và cấy ghép tinh đơn.

Cấy ghép tinh đôi là phương pháp ghép cả hai

tinh nang của tôm đực cho tôm cái; cấy ghép

tinh đơn là phương pháp tách tinh trùng ra khỏi

một túi tinh nang của tôm đực để ghép cho tôm

cái. Kết quả sinh sản sau khi cấy ghép tinh đôi

và tinh đơn được so sánh với tôm giao vĩ tự

nhiên. Mỗi phương pháp được tiến hành ngẫu

nhiên trên 30 cá thể tôm cái có khả năng tham

gia sinh sản với trọng lượng ≥50g/cá thể và tôm

đực được tuyển chọn kỹ và có trọng lượng

≥45g/cá thể. Quá trình cấy ghép được thực hiện

khi tuyến sinh dục của tôm mẹ được lựa chọn

đạt ở giai đoạn IV, khi kích thước buồng trứng

đạt cực đại và có chất lượng tốt nhất và tuyến

sinh dục của tôm đực ở giai đoạn III với túi tinh

phồng lên, có màu trắng sữa và ở giai đoạn này

tôm sẵn sàng giao vĩ. Thức ăn cho tôm nuôi là

mực và hồng trùng tần suất 2 lần/ngày và lượng

cho ăn 25% trọng lượng thân. Trong suốt quá

trình thực hiện thí nghiệm, các yếu tố môi

trường luôn được giữ ở khoảng tối ưu, nhiệt độ

nước: 28-300C; độ mặn: 28-32‰; pH: 7,5-8,5;

DO ≥4mg/l. Khoảng 30 phút sau khi cho tôm ăn,

thức ăn thừa và cặn bã đuợc siphon ra khỏi bể.

Hàng ngày, thay khoảng 80% lượng nước trong

các bể nuôi vỗ. Kết quả thử nghiệm cấy ghép

tinh được đánh giá bởi các chỉ tiêu: tỷ lệ đẻ, sức

sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở. Số liệu thí

nghiệm được phân tích bằng phần mềm

Microsoft Excel 2007 và GraphPad Prism 4.0

16 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Khoa học và Công nghệ

Cấy ghép tinh đôi cho tôm thẻ chân trắng. Ảnh Trần Thị Thúy Hà

Cấy ghép tinh đơn cho tôm thẻ chân trắng. Ảnh Trần Thị Thúy Hà

Số liệu thí nghiệm của các phương pháp cấy

ghép tinh và đối chứng được trình bày ở bảng.

Bảng. ết quả sinh sản tôm chân trắng với các phương pháp khác nhau

Chỉ tiêu Cấy ghép tinh đôi

Cấy ghép tinh đơn

Giao vĩ tự nhiên

Tỷ lệ đẻ (%) 60,0 66,7 73,3

Sức sinh sản

(x103 trứng/cá

thể)

(134,8 ± 7,0c) (147,9 ± 7,5

b) (161,5 ± 8,7

a)

Tỷ lệ thụ tinh (%)

42,11 ± 5,54c 57,05 ± 8,55

b 68,32 ± 5,65

a

Tỷ lệ nở (%) 67,37 ± 6,09c 70,95 ± 5,16

b 77,05 ± 5,86

a

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự sai khác có ý

nghĩa (P<0,05) ở cả các chỉ tiêu, sức sinh sản,

tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở (%), ở lô giao vỹ tự

nhiên cao hơn so với hai phương pháp cấy tinh

nhân tạo. Phương pháp cấy ghép tinh đơn cho

kết quả cao hơn phương pháp cấy ghép tinh đôi

với mức ý nghĩa thống kê P<0,05. Tỷ lệ đẻ, sức

sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đối với

phương pháp cấy ghép tinh đơn lần lượt là

66,7%; 147,9 x 103; 57,05% và 70,95%. Trong

khi đó, các chỉ tiêu này lần lượt là 60,0%; 134,8

x 103; 42,11% và 67,37% đối với phương pháp

cấy ghép tinh đôi. Kết quả này tương tự với kết

quả nghiên cứu của Steve (1993), với tỷ lệ tôm

đẻ của phương pháp cấy tinh đôi và tinh đơn,

lần lượt là 58,0% và 84,0%. Kết quả nghiên cứu

này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp chủ

động sinh sản nhân tạo và hỗ trợ cho các

chương trình chọn giống tôm chân trắng. Phản

biện TS. Lê Văn Khôi

Đánh giá mức độ ATVSTP về vi sinh của

rô phi thương phẩm nuôi bằng công

nghệ biofloc

Nguyễn Thị Biên Thùy, Nguyễn Thị Niên, Vũ

Hồng Sự, Nguyễn Xuân Khá và Nguyễn Văn

Khanh

Rô phi đang là một trong những đối tượng nuôi

chủ lực của nước ta bởi thịt thơm ngon không

có xương dăm, giàu protein. Tuy nhiên sản

phẩm thủy sản nói chung và rô phi nói riêng

cũng ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề

an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Nguyên

nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm là do vi

sinh vật, chiếm 42,2%, đặc biệt là những vi

khuẩn như Salmonella, Escherichia coli (E.coli),

Staphylococcus spp, Fecal coliform. Trong xu

thế hội nhập như hiện nay, để cá rô phi có chỗ

đứng ổn định trên thị trường thì vấn đề đảm bảo

ATVSTP là hết sức cần thiết. Do đó, việc nghiên

cứu ứng dụng các mô hình nuôi vừa đảm bảo

ATVSTP, vừa cho năng suất cao là mục tiêu cần

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 17

Khoa học và Công nghệ

hướng tới. Nuôi rô phi ứng dụng công nghệ

biofloc là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật dị

dưỡng phát triển chiếm ưu thế, vi sinh vật dị

dưỡng sử dụng các bon hữu cơ làm thức ăn

đồng thời hấp thụ ni tơ vô cơ để tạo protein

trong sinh khối và hình thành biofloc. Đây cũng

là công nghệ nuôi nhằm hướng tới mục tiêu

tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường

và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy,

việc đánh giá một số chỉ tiêu vi sinh về ATVSTP

trên cá rô phi thương phẩm, nuôi bằng công

nghệ biofloc được thực hiện, nhằm xác định

được mức độ nhiễm một số vi sinh vật ảnh

hưởng đến ATVSTP, qua đó đánh giá được

mức độ an toàn của sản phẩm so với quy định

hiện hành của Việt Nam và trên thế giới.

Rô phi thương phẩm được thu trước khi thu

hoạch 10-15 ngày để định lượng vi khuẩn hiếu

khí tổng số, Staphylococcus spp, Salmonella

spp, E.coli và Fecal Coliform. Các chỉ tiêu vi sinh

vật này được định lượng bằng phương pháp

MPN (Most Probable Number technique) trên

môi trường Lauryl Triptose broth, theo tiêu

chuẩn TCVN 4882:2007; TCVN 6846:2007 và

phương pháp định lượng vi khuẩn (đếm số

khuẩn lạc trực tiếp trên môi trường nuôi cấy)

của Millar và Frerchs (Stirling, 1984, 1993).

Kết quả cho thấy, 100% mẫu rô phi thương

phẩm đều có mặt của vi khuẩn hiếu khí tổng số,

với hàm lượng trung bình trong 1g thịt cá dao

động từ 2,02.104 đến 3,71.104 cfu/g. 44/60 mẫu

cá nguyên liệu dương tính với F.coliform chiếm

Bảng. Kết quả chỉ tiêu vi sinh trên sản phẩm rô phi thương phẩm nuôi bằng công nghệ biofloc

TT Chỉ tiêu vi sinh

Mật độ trung bình trong 1g thịt cá

Giới hạn cho phép của Việt

Nam

Giới hạn cho phép trên thế

giới

1 Vi khuẩn hiếu khí tổng số (cfu/g)

2,02.104

- 3,71.10

4

106 <5,0. 10

4

2 Staphylococcus spp (cfu/g)

0,16. 102 -

0,38.102

102 <10

2

3 Fecal coliform

(MPN/g) 29,2 - 50,4 <10

2 <10

2

4 E. coli (MPN/g) 0,12.10

2 -

0,23.102

102 <10

2

5 Salmonella spp (cfu/g)

Không có Không có Không có

tỷ lệ 73%, lượng F.coliform trong 1g thịt dao

động từ 29,2-50,4 MPN/g. 31/60 mẫu có kết quả

dương tính với E.coli, trung bình nhiễm trên

50%, lượng E.coli trung bình trong 1g thịt cá dao

động từ 0,12.102-0,23.102 MNP/g. 37/60 mẫu

cá thương phẩm dương tính với Staphylococcus

spp, với mật độ dao động trung bình từ

0,16.102-0,38.102 cfu/g và 100% mẫu cá

nguyên liệu âm tính với vi khuẩn Salmonella.

Mặc dù hầu hết mẫu cá nguyên liệu có bị nhiễm

vi sinh vật ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực

phẩm nhưng mức độ nhiễm đều nằm trong giới

hạn cho phép theo quy định của thế giới và theo

quy định của Việt Nam (Quyết định số

46/2007/QĐ-YT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế).

Kết quả bước đầu đã đánh giá được cá rô phi

thương phẩm nuôi bằng công nghệ biofloc tại

thời điểm nghiên cứu đã đạt được yêu cầu về

an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chỉ tiêu vi

sinh theo tiêu chuẩn thế giới và Việt Nam. Phản

biện ThS. Mai Văn Tài

18 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Hội thảo chuyên đề Hướng dẫn và thảo

luận cách sử dụng một số phần mềm

phân tích số liệu di truyền phân tử trong

chọn giống thủy sản

Khánh Trường

Nhằm hỗ trợ và nâng cao chuyên môn cho các

cán bộ khoa học trẻ của Viện, Ban chấp hành

Đoàn Thanh niên và Ban chuyên đề Khoa học

Viện phối hợp tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề

“Hướng dẫn và thảo luận cách sử dụng một số

phần mềm phân tích số liệu di truyền phân tử

trong chọn giống thủy sản” tại phòng họp nhà

đào tạo vào ngày 27/02/2013.

Buổi Hội thảo đã có nhiều cán bộ trẻ trong Viện

đến tham dự. Dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngô

Phú Thỏa - Phó trưởng phòng và NCV Lưu Thị

Hà Giang thuộc phòng Di truyền và Chọn giống,

nội dung chính của buổi hội thảo là hướng dẫn

sử dụng các phần mềm chuyên sâu phân tích,

xử lý dữ liệu trong nghiên cứu di truyền và chọn

giống. Các phần mềm phân tích di truyền số

lượng và các phần mềm phân tích di truyền

phân tử (GeneMaker, Arlequin, Mega…), đều sử

dụng các thuật toán phức tạp tính toán cấu trúc

di truyền quần thể, huyết thống, giá trị chọn

lọc… trong các thế hệ chọn giống.

Đây là các phần mềm đang được sử dụng rộng

rãi và hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình

chọn giống. Ngoài ra, các cán bộ Viện còn được

học cách tìm kiếm tài liệu liên quan đến các kỹ

thuật trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử,

trên một số trang web chuyên ngành.

ThS. Ngô Phú Thỏa hướng dẫn tại buổi tập huấn. Ảnh hánh Trường

Kết thúc buổi Hội thảo các cán bộ tham dự đã

nâng cao được một số kỹ năng cần thiết phục

vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và nhất trí

đề xuất BCH Đoàn Thanh niên nên tiếp tục phối

hợp với Ban chuyên đề Khoa học Viện cùng tổ

chức nhiều hội thảo chuyên môn hơn nữa nhằm

giúp các nhà khoa học trẻ nâng cao được khả

năng và kinh nghiệm làm việc.

Chuyến thăm và làm việc của Giáo sư

Kazuya Nagasawa tại Viện I

Phạm Hồng Nhật, Ngô Phú Thỏa

Từ ngày 12-19/3/2013, Giáo sư Kazuya

Nagasawa (chuyên ngành ký sinh trùng) thuộc

Trường Đại học Hiroshima, Nhật Bản đã tới

thăm và làm việc tại Viện I theo lời mời của Tiến

sỹ Trần Thị Thúy Hà - Trưởng phòng Di truyền

Chọn giống.

Trong thời gian làm việc tại Viện I, Giáo sư

Kazuya Nagasawa đã dành thời gian gặp mặt,

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013) 19

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho

cán bộ trẻ đến từ các phòng chuyên môn như Di

truyền Chọn giống, Sinh học thực nghiệm,

Nguồn lợi, Trung tâm NC Quan trắc

CBMT&PNDB Thủy sản của Viện những kỹ

năng nghiên cứu hữu ích. Tại buổi gặp mặt,

Giáo sư đã trình bày một số vấn đề liên quan

đến hiện trạng nuôi trồng thủy sản cũng như các

giải pháp như việc thả giống vào thủy vực tự

nhiên nhằm khôi phục, phát triển nguồn lợi đã

và đang được áp dụng ở Nhật Bản. Việc thả

giống vào tự nhiên có tác dụng: (i) Giảm thiểu

tác động của con người đến môi trường, (ii)

phục hồi nguồn lợi tự nhiên, (iii) duy trì sản

lượng khai thác ở mức tối đa có thể, (iv) bảo tồn

và phục hồi các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt

chủng. Việc thả giống lại tự nhiên là vấn đề

không mới và đã được triển khai ở Việt Nam

nhiều năm qua tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế.

Qua buổi trao đổi, rất nhiều kinh nghiệm quý báu

về quản lý cũng như giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả việc bảo vệ và khôi phục nguồn lợi

thủy sản đã được giáo sư Kazuya Nagasawa

chia sẻ. Cũng qua đó góp phần giúp các nghiên

cứu viên trẻ của Viện I có cái nhìn sâu sắc hơn

nữa về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong

và ngoài nước. Mong rằng trong tương lai sẽ có

nhiều chương trình hợp tác giữa Việt Nam và

Nhật Bản nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển

nguồn lợi thủy sản.

Lãnh đạo Viện tiếp đoàn công tác của Tổ

chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO)

Hoàng Thủy

Ngày 28/3, đoàn công tác của Tổ chức Nông

Lương Liên hợp quốc (FAO), dẫn đầu là Ông

Daniel Salvini - cán bộ cao cấp, đã tới thăm và

làm việc với Viện I. Mục tiêu của buổi gặp mặt là

nhằm thảo luận những vấn đề về nuôi trồng thủy

sản và nắm bắt tình hình hoạt động của các dự

án đã kết thúc, đang thực hiện và sắp triển khai

được tài trợ bởi FAO tại Việt Nam.

Tham gia đón tiếp đoàn có TS. Phan Thị Vân -

Phó Viện trưởng phụ trách Viện, TS. Nguyễn

Quang Huy - Phó Viện trưởng, ThS. Nguyễn

Hữu Nghĩa - Trưởng phòng và ThS. Vũ Thị

Ngọc Liên Phó phòng TT - Hợp tác quốc tế - ĐT,

TS. Nguyễn Văn Tiến - Trưởng phòng Sinh học

thực nghiệm, TS. Trần Thị Thúy Hà - Trưởng

phòng Di truyền - Chọn giống và bà Trần Thị

Nga - Thư ký PVT phụ trách Viện.

Lãnh đạo Viện I đón tiếp đoàn công tác của FAO. Ảnh Hoàng Thủy

Tại buổi gặp mặt, thay mặt Ban Lãnh đạo Viện,

TS. Phan Thị Vân chào mừng đoàn công tác

20 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 9 (Quý I/2013)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

của FAO đã tới thăm và làm việc với Viện. Tiếp

đó PVT đã giới thiệu tóm tắt lịch sử và tình hình

hoạt động của Viện trong những năm gần đây,

đồng thời báo cáo kết quả của một số Dự án đã

và đang triển khai được FAO tài trợ.

Ông Daniel Salvini chúc mừng những thành quả

mà Viện đã đạt được, đặc biệt đánh giá cao

những kết quả của các Dự án do FAO tài trợ

trong những năm qua hoạt động hiệu quả, đạt

mục tiêu và tiêu chí của FAO. Bên cạnh đó hai

bên còn thảo luận những vấn đề liên quan đến

một số Dự án sắp được triển khai nằm trong

khuôn khổ Chương trình hợp tác Nam - Nam.

Ông Daniel Salvini hy vọng Viện I sẽ là cơ quan

tham gia tích cực cùng với FAO trong lĩnh vực

đào tạo, tập huấn về nuôi trồng thủy sản cho

một số nước thuộc Châu phi.

Kết thúc buổi gặp mặt, Ông Daniel Salvini cám

ơn sự đón tiếp nồng hậu của Viện I dành cho

đoàn, hy vọng Viện I và FAO luôn duy trì mối

quan hệ hợp tác lâu dài nhằm góp phần phát

triển ngành thủy sản đóng góp cho sự thành

công của nền nông nghiệp Việt Nam.

Hội nghị giao ban công tác đào tạo khối

các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ NN&PTNN

Nguyễn Tiến Dũng

Sáng ngày 23/04/2013, Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ

NN&PTNT) phối hợp với Viện I tổ chức Hội nghị

giao ban công tác đào tạo khối các Viện Nghiên

cứu. Tới tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Minh

Nhạn - Vụ trưởng Vụ TCCB, Bà Phan Thị Vân -

Phó Viện Trưởng phụ trách Viện I cùng các lãnh

đạo các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ NN&PTNT.

Trong phần mở đầu Hội nghị, Ông Phạm Hùng -

Phó Vụ trưởng Vụ TCCB đã có bài báo cáo chi

tiết về tình hình công tác đào tạo Đại học và Sau

Đại học của khối các Viện Nghiên cứu trực

thuộc Bộ. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về

nguồn kinh phí lẫn nhân lực nhưng các đơn vị

trực thuộc Bộ đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ

đề ra trong công tác đào tạo. Bên cạnh đó các

đại biểu cũng đã có những ý kiến về những tồn

tại trong công tác quản lý và sự phối hợp chưa

đồng đều giữa Bộ NN&PTNN và Bộ GD&ĐT

trong công tác đào tạo.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã có cái nhìn

sâu hơn và khái quát hơn về tình hình đào tạo

của khối các Viện Nghiên cứu, đồng thời Ban

Lãnh đạo Bộ NN&PTNN hứa sẽ quan tâm giải

quyết những vướng mắc còn tồn tại ở các đơn

vị trực thuộc, mở ra những triển vọng mới trong

công tác đào tạo của các Viện nghiên cứu trong

tương lai.