Thạch Bi Sơn tạp lục

73
Yên Lĩnh Nguyễn Đảm THẠCH BI SƠN Tạp lục 2015

Transcript of Thạch Bi Sơn tạp lục

Page 1: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Yên Lĩnh Nguyễn Đảm

THẠCH BI SƠN

Tạp lục

2015

Page 2: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Thơ

Đường Luật

Page 3: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

)

(*) Biển Hồ (tức Hà Hải, theoNguyễn Siêu trong Phương Đình Dư Địa Chí )

Page 4: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(**) Hai câu đầu và hai câu cuối cũng đối nhau (luật không đòi hỏi). Theo

kiểu bài Cao Sơn của Đỗ Phủ, bài được coi như hay nhất của Đường thi thất

ngôn bát cú luật.

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Phú

Đường Luật

Kính dâng lên Anh linh

Thầy Đà Giang(1)Trần Sĩ

Thân tặng cựu học sinh

Trung học Nguyễn Huệ,

Bồ Đ ề, Đặng Đức Tuấn,

Văn Minh , Tân Dân .

Page 5: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(1) A . Kề biển : Đá Bia ,

B. Lửng trời : Bia Đá

(2) A. Ngàn thu đừng sững với vân phong (3),

B . Vạn thuở vững bền cùng nguyệt tuế (3)…

(3) A . Mé tây , quanh co đường Đèo Cả ;

giáp phía càn(3) long lánh nước Vũng Rô ;

B . Miền bắc , thấp thoáng cửa Đà Nông ;

xuôi phương hoả (3) nhấp nhô đèo Cổ Mã

(4) A. Vọng ngắm xuống miền Hảo Sơn xa trạm ,

rực rỡ thảm thực vật vây Biển Hồ ;

Page 6: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

B. Xa nhìn từ trụ Đại Lãnh hải đăng ,

mênh mông rừng triều ba phủ Đông Hải .

(5) A. Trở lại thời Chu Kỷ ,

trời đất long lở ,

sấm dậy muôn cõi ,

biển Nam Phương chuyển mình hoá núi

,

hệ Nam Sơn nhô nếp ,

rặng Đèo Cả lộ dạng cùng

Thạch Bi Sơn giáp cận Biển

Đông(4) ;

B . Quay về thuở Triệu Vương ,

nước nhà ngả nghiêng ,

binh tràn khắp nơi ;

quân Tây Hán công luỹ vây đồn ,

thời Nội Thuộc mở màn ,

miền Nhựt Nam ra đời với

Tượng Lâm Huyện kề bên

Đèo Cả (5)

(6) A. Rồi hưng binh , Nhị Trưng Vương ;

B. Lại đoạt địa , Hậu Hán Đế .

Page 7: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(7 ) A. Đồng Trụ Mã Viện giữa Cổ Mã (6),

lo bấy(7),

đà dựng với lời trù Phục Ba(8) ;

B. Tiểu Vương Tây Đồ nam Tượng Lâm ,

lạ sao ,

vẫn còn sau vó ngựa Mã Thị .

(8) A . Đồng cánh bắc còn chìm sâu trong nước lợ ,

vui reo lũ sóng ,

ngọn triều lên ;

B. Núi bên đoài vẫn khuất kín dưới rừng già ,

chợt động ngàn cây ,

cơn gió lại …

(9) A. Cuối Đông Hán , Khu Liên khởi loạn,

giết Huyện Lệnh ,

xây miền Lâm Ấp ly khai nơi Tượng Lâm(9)

;

B . Đầu Hậu Lê , Hồng Đức thân chinh ,

vào Chiêm Thành ,

dựng nước Hoa Anh(10) chắn độn(11) giáp

Đèo Cả .

(10) A. Chia đất phong vương(12) :

Page 8: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(10 A) A Nam, Chiêm Quốc – Bồ Trì Trì thụ

phong ;

B Tây , Nam Bàn _ Vua Thuỷ Hoả

quán xuyến .

B. Chạm bia định giới(13) :

(10B) A “ Chiêm Thành quá thử , binh bại

quốc vong ;

B An Nam quá thử , trướng tru binh

chiết(14) ”

(11) A. Cổ Mã _ Đèo Cả :

Hai diện tiền hậu của ải ngư phòng tiền phương

đế quốc Nhà Hán sau buổi Phục Ba điều

binh(6) .

Page 9: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Đèo Cổ Mã

B. Đèo Cả – Hoa Anh :

Cặp thế ỷ dốc nơi tuyến phòng thủ chiến

lược giang sơn Đại Việt kế thời Hồng Đức ngự

giá(6)

Page 10: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Đèo Cả

(12) A Suốt dãy Đèo Cả , rừng già hoang vắng ;

sương sớm ngưng đọng trên muôn cành hoa

nội ;

tựa tan hoà , dưới tia nắng sớm ;

trong trường ca chim núi ;

ríu ríu khắp cùng …

B . Quanh miền Đá Bia , động lẻ quạnh cô;

khói chiều toả vươn tự mấy cụm xóm Chàm ;

như quyện lẫn , theo bóng màn đêm ;

với điệp khúc trống đồng ,

ngân ngân đâu đó …

(13) A. Rồi Chiêm Thành về miền xưa ;

B. Đoạn Chúa Nguyễn đến chốn cũ …

(14) A. Tầng đất phù sa đã nổi ,

cây lá biếc um ;

B. Khối người viễn xứ càng tăng ,

xóm làng đông đảo .

(15) A. Lĩnh đồ Đèo Cả chênh vênh khúc khuỷu ,

Page 11: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

sớm hôm mấy đoàn thương khách ngược

xuôi ;

B. Bưu trạm Phú Hoà nhộn nhịp ồn ào (15),

đây đó nhiều ngựa trạm phu phi kiệu .

(16) A. Nơi Biển Hồ, lũ sấu sáng chiều nhân nhả; xóm làng e sợ ,

khiến Cụ Thượng tiền gieo(16) …

B. Góc Hảo Sơn , đàn hùm năm tháng rập rình;

già trẻ ngại lo ,

làm Tây Dương súng nổ .

(17) A. Nghe mây che Bia Đá ,

khắp chợ gọp hàng mau lẹ ,

chẳng muộn gió mưa sang :

A 1 “Chóp Chài đội mũ ,

Mây phủ Đá Bia .”

B. Thấy mũ đội Chóp Chài ,

toàn nhà vun lúa vội vàng ,

không lâu mưa gió lại :

B1 “ Ech nhái kêu lia ,

Trời mưa như đổ ! “

(18) A. Thời Minh Mạng , ở Tuyên Đỉnh, Đại Lãnh dạng

ghi ;

B. Buổi Tự Đức, vào điển thờ , Đèo Cả danh

để(17)

Page 12: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(19) A. Ngươi Phi Tín(18) đến Chiêm Thành thuở trước ,

vịnh cảnh Linh sơn (19) :

“ Linh Sơn phương thạch lĩnh ,

Kỳ hạ hữu truyền lưu.

Liêu lạc cư dân thiểu ,

Phong đăng cốc mễ điều .

Phóng đăng kỳ Phật phúc ,

Trại nguyện tiện thương chu.

Đằng trượng sơn trung xuất ,

Ngư hà hải nội cầu .

Phạn kinh tằng đổ thử ,

Kim nhật mhất ngao du(20) … “ TÝ ***

‘ Đầu Linh Sơn , tảng đá ;

Chân núi suối tuôn mau .

Thưa xóm , người dân ít ;

Được mùa , vựa lúa đầy .

Đốt đèn cầu phước Phật ,

Đến bến nguyện bườm tàu.

Mây giữa trảng , non lấy ;

Cá trong sông , biển câu .

Page 13: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Xứ ghi nơi sách Phạn(21) ,

Nay ghé đến ngao du… ‘ SỬU ***

Đỉnh Linh Sơn tảng đá vuông vuông ,

Nước suối chân non đổ cuộn cuồng…

Động xóm lưa thưa , làm rẫy khắp ;

Lúa khoai đầy dẫy, được mùa luôn.

Đốt đèn thành kính cầu Thần , Phật ;

Đến bến bình an nguyện mảng , xuồng .

Cá ngập biển sông , mây ngập trảng ;

Phạn kinh ghi rõ , ghé xem tường. DẦN

B. Cụ Lương Khê(22) qua Đại Lãnh thỡi sau , đề thơ Bia Đá :

“ Nhất phiến sơn đầu thạch ,

Cao quyền xuất bích tiêu.

Phân cương Hán trụ lập,

Trú tất Đường binh lưu .

Cổ triện bạch vân ám ,

Thần công thanh sử phiêu .

Lặc bi nhân hà khứ ?

Hành khách tứ thiều thiều(23) … “ TÂN

***

Page 14: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

“ Tảng đá trên đầu núi ;

Vương trời thẳm tịnh thanh…

Hán xây trụ giới tuyến ,

Đường trú đoàn lương binh.

Phủ cổ tự , mây trắng ;

Ghi danh thần, sử xanh .

Chạm bia người về chốn ?

Buồn lữ khách mông mênh … “NHÂM

***

Đỉnh non Bia Đá phủ mù sương ,

Đừng sững tầng cao trời một phương(24).

Đèo cả hôm nao trồng cột Hán ,

Rừng sâu buổi ấy trú xe Đường(25) .

Ngàn thu bi tự mây mài nét ,

Muôn thuở danh thần sử rọi gương .

Ai kẻ chạm bia giờ khuất bóng ,

Khiến người qua đó cảm hoài vương … “QUÝ

(20) A. Thời nô lệ Pháp :

rừng xao uốn khúc đèo thông đạo ,

mìn nổ , xây hầm thiết lộ Đèo Cả ,

năm bắc nhiều giao thương ;

Page 15: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Tranh thủy mặc của Họa Sỹ Ngọc Bửu

B. Buổi thực dân Tây :

gió lộng nhô hình sóng đại dương ,

núi san , đúc trụ hải đăng Kê Ga(26) ,

hạm tàu dễ định vị .

Tranh sơn dầu của Họa Sĩ Phạm Thi

(21) A. Lúc chiến tranh buổi ấy , tàu Không Số ,

Page 16: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

nhiều dịp vào ;

B. Thời xây dựng giờ đây ,

cảng Vũng Rô ,

lắm tàu ghé .

( 22) A. Độ trước ,

cùng toàn môn sinh Nguyễn Huệ ,

từ ngã Hoà Tâm chinh phục Bia Đá,

phát cành rẽ lá ,

truông(27)mở vẫn nhô đầy gai gốc,

khi qua khe khi vượt suối,

ào ào tựa quân chuyển ,

vội vàng !

Ảnh của Nguyễn Hiến

19-2-1992

B. Lần kề ,

Page 17: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

với mấy đệ tử Nguyên , Trang…

tự nơi Quốc Lộ lãm du Đá Bia ,

đếm cấp lối đăng sơn ,

lên dốc qua cầu ,

lối đi hầu phủ kín lá cành ,

lúc đón gió lúc vờn mây ,

chậm chậm như khách du,

nhàn nhã !

Anh của Đàm Khánh Hạ

16-2-2003

( 23 ) A. Lạc loài vài chòm quế núi giữa triền Đá Bia ,

B. Thoai thoải một đám trà rừng gần chân Bia Đá .

(24 ) A. Độ trước ,

lên kề đỉnh ,

Page 18: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

phiên lưu riêng mắt :

Cõi Trời mộng mơ mênh mông liền núi !

nghe lạnh lành tịnh khiết ,

lá ngập đầu cành xao xuyến,

lá phủ sườn non từ vạn thuở ,

rực rỡ hoa mua(28) tím ,

um tùm loài trúc mọc ,

gió biển ngập ngừng trông

đá dựng,

mộ vũ chen chân với

ráng sương …

( 12 – 4 – 1992 )

B. Lần ba ,

đến tận nơi,

kích động chút lòng :

Bia Đá đồ sộ chót vót giáp trời !

thấy sừng sững oai nghiêm,

mây vương đỉnh ngọn chập chờn,

mây mài nét chữ dọc ngàn thu ,

xa xôi gốc đác(29) già ,

rộn rã tiếng ve kêu ,

sương chiều e ấp thấy người lên ,

Page 19: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

tà dương trải bóng trên cây lá .

(13 _ 5 _ 2006 )

Anh của Đào Tấn Nguyên

(25) A. Nơi khe đá hẹp , chừng mấy gốc hoa kỳ lạ ,

màu thanh khiết ,

mơ hồ hương dã nội ,

dường chỉ sinh sống nơi này …

B. Ở đỉnh đồi xa ,

tựa một hoa đá khổng lồ ,

vẻ ảo huyền ,

thấp thoáng ánh dương quang ,

hẳn riêng kết thành chốn ấy ?

Page 20: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(26 ) A. Bia Đá hình dung Phật Chỉ(30) ,

đất trời liên kết,

người dù phức giáo,

dạ dạ trân trọng kính yêu …

B . Đá Bia biểu tượng Phú Yên ,

sưong khói phủ vươn,

kẻ dẫu tha phương ,

lòng lòng vĩnh hằng hoài nhớ !

Page 21: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Thơ kết:

Lên thăm Bia Đá có Nguyên ,Trang..

Mười sáu, mong xem nguyệt ánh vàng.

Ve gọi , cầu xây thay sạn đạo(31) ;

Cành che, đá lót kết hành lang .

Bia chiều mây phủ, sương giăng núi ;

Lửa tối rừng vây, khói ngập hang.

Chuyện vãn năm canh nhoà bão thét ,

Đêm tàn mưa trút để mai lan.…..…(32)……

An Lãnh Nguyễn Đảm

14-5-2006

Page 22: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

CHUNG

Page 23: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Mùng 4 Tết Đinh Hợi (20-2-07)

Mùng 7 Tết Kỷ Sửu (1-2-09)

Page 24: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

CHÚ THÍCH

(1) Đà Giang là tên hiệu của Thầy Trần Sĩ. Tên hiệu khác với

tên tự (tự danh, tên chữ). Muốn đặt tên tự ta dùng chữ có liên quan

đến tên thật. Cụ Bùi Kỷ tự là Ưu Thiên vì nước Kỷ (một tiểu quốc của

cổ Trung Hoa) có người lúc nào cũng ngay ngáy lo trời (ưu thiên)

sập! Cụ Nguyễn Thành (trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục) tự

là Tiểu La vì trong truyện Tàu có nhân vật Tiểu La Thành. Hoàng

Tích Chu (người đề xướng, khoảng 1930, lối hành văn mới chịu ảnh

hưởng Pháp), tự là Kế Thương vì… (để độc giả tự đoán; dùng sử

Tàu).

Thuở nhỏ, sau khi đọc một bài nói về tự danh, tôi đã đặt tên

chữ cho mình là Trung Can; vì trong gan (trung can) có mật, mà

"mật" là "Đảm" theo tiếng Hán Việt.

Một hôm hỏi chuyện cụ thân sinh:

-Sao Thầy Sĩ lúc nào cũng gọi con là "Đỡm"?

-Tên con là "Đãm" (theo giọng Phú Yên) với nghĩa "gánh

vác" (đảm đang), "nhận lấy trách nhiệm" (đảm lĩnh). Chắc thầy con

tưởng "Đãm" với nghĩa "Mật" (can đảm); mà với nghĩa này

thường đọc là "Đỡm" để cữ tên vua Minh Mạng (Về chỗ này có tài

liệu nói khác đi một ít; xin xem "Việt Nam Quấc Âm Tự Vị", 1895,

của Huình Tịnh Paulus Của).

Vì không hợp nghĩa và cũng vì trùng tên với tiền nhân nên ông

cụ không cho dùng tên tự Trung Can ấy nữa.

Còn muốn đặt tên hiệu thì dùng tên đất, núi, sông… nơi mình ở

hay bất cứ cái gì mình thích.

Page 25: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Đông Hồ, một thắng cảnh ở Hà Tiên, là tên hiệu của nhà thơ

Lâm Tấn Phát, vì tác giả "Linh Phượng Lệ Ký" (báo Nam Phong,

1928) vốn người Hà Tiên và rất ái mộ chốn này. Đà Rằng là con sông

lừng danh của Phú Yên nên Thầy Trần Sĩ chọn Đà Giang làm tên

hiệu.

Tên hiệu, tên tự thường đặt trước tên thật trong trường hợp cần

tỏ vẻ trang trọng: Quế Đường Lê Quý Đôn (tên hiệu), Ưu Thiên Bùi

Kỷ (tên tự).

Ai cũng có thể có tên tự mà không cần phải viết lách gì. Trong

lý lịch cá nhân ta thường thấy, ví dụ:

Tên họ: Nguyễn Văn Nồm

Tự : Bảy Gió

"Nồm" gợi tưởng đến "gió" (gió nồm).

Tên tự được phổ thông hóa theo kiểu đó; trong "Bảy Gió"

chẳng thấy "tự" chỗ nào! Giới trẻ hình như từ thời Tự Lực Văn Đoàn

cho cái kiểu cách "Á Nam Trần Tuấn Khải" là nặng nề, nên ít dùng

hay bỏ hẳn.

(2) "Đừng sững" là phương ngữ Phú Yên, hiện hầu như bị quên

lãng. Ngoài nghĩa "sừng sững" nó còn bao gồm ý trường tồn, khó suy

sụp đổ ngã:

"Trên chóp núi Đá Bia thuộc dãy Đèo Cả có một hòn đá to lớn

đứng đừng sững như một tấm bia dựng"

(Trần Sĩ, Địa Dư Phú Yên, 1937)

(Thấy nhiều biên khảo ghi 1938. Tôi có một bản photocopie

bản in đầu tiên 1937, theo sách lưu trữ ở thư viện Trung ương với ký

số M11068).

(3) Đòi = nhiều (cổ ngữ)

"Đòi phen nét vẽ câu thơ"

Page 26: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(Đoạn Trường Tân Thanh)

Vân phong = mây gió. Tuế nguyệt = năm tháng.

Càn = Trời (Càn khôn = Trời đất), chữ trong Kinh Dịch (Quẻ

Càn). Tượng của Quẻ Càn là trời, là mặt trời. Phương Càn là phương

Nam (Mặt trời ở phương Nam đối với Việt Nam, Tàu…).

Hỏa = Lửa (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Phương Hỏa =

phương Nam.

(4) Theo E.Saurin, nguyên trưởng phòng (chef de Département)

Địa chất thuộc Khoa học Đại học Đường Sài Gòn:

Hệ Trường Sơn có hai đoạn. Đoạn I chạy dài từ thượng Lào

đến Quảng Ngãi được thành lập trong kỷ Trias (Tam Điệp). Đoạn II

gọi là Nam Sơn (Chaýne Sud - Annamitique, từ do E.Saurin đặt) chạy

từ Đông Thái sang; nổi lên sau, trong kỷ Jurassique (Chu Kỷ). Hai kỷ

này đều nằm trong nguyên đại Trung sinh (Ere mésozọque) thuộc Éon

Phanérozọque.

Sau nguyên đại Trung sinh đến nguyên đại Cận sinh (Ere

Cénozọque, cũng thuộc Éon Phanérozọque). Trong kỷ đầu tiên của

nguyên đại này, một dãy trường sơn khác, vĩ đại hơn nhiều, nổi lên,

chạy từ Pháp qua Ý, đến Iran vòng qua Hy Mã Lạp Sơn xuống

Indonesia và ngừng lại ở Australia (theo Trần Kim Thạch trong "Lịch

sử thành lập đất Việt"). Núi Đá Bia cũng nằm trên đường tạo sơn này.

(5) Sau khi thống nhất miền Bắc Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng

sai Đồ Thư thôn tính phương Nam, chia làm ba quận: Nam Hải, Quế

Lâm, và Tượng Quận. Theo sử xưa, địa bàn Tượng Quận là nước Âu

Lạc (Văn Lang + nước Thục). Theo những nghiên cứu về sau thì

Tượng Quận cũng như Nam Hải, Quế Lâm đều nằm trong lãnh thổ

Trung Quốc ngày nay. Đồ Thư chưa hề vượt qua biên giới Việt -

Trung để thôn tính Âu Lạc.

Rồi Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc, sáp nhập vào quận Nam Hải

để thành lập nước Nam Việt. Nhà Tây Hán sai Lộ Bác Đức lấy Nam

Page 27: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Việt, thành lập Giao Chỉ Bộ gồm chín quận trong đó có Giao Chỉ,

Cửu Chân, Nhựt Nam thuộc lãnh thổ Âu Lạc xưa.

Huyện Tượng Lâm ở cực Nam của quận Nhựt Nam.

L.Aurousseau ở trường Viễn Đông Bác Cổ cho rằng huyện Tượng

Lâm ngày xưa là Phú Yên bây giờ. (Theo một biên khảo trong đó có

dẫn đến tác phẩm "La première conquête chinoise des pays annamites

của L.Aurousseau).

(6) Đến đời Đông Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành độc lập

(cho cả các quận bên Tàu). Mã Viện sang tái chiếm, tràn quân khắp

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhựt Nam; vượt biên giới sang cả nước Tây Đồ

kế cận phương Nam, nhưng không chiếm đóng xứ này (một bí ẩn khó

giải thích); dựng Cột Đồng làm mốc biên giới giữa đế quốc Nhà Hán

(trong đó có Việt Nam ngày xưa) và nước Tây Đồ phương Nam; để

lại một đơn vị canh giữ Đồng Trụ.

Theo Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thì có sách nói Mã

Viện trồng tới hai Đồng Trụ; có sách nói ba, lại có sách nói đến năm

Đồng Trụ.

Khoảng ba trăm năm sau, trong Tấn Thư (sử Nhà Tấn) thấy

ghi: Trong huyện Tượng Lâm ở cực Nam quận Nhật Nam có bốn

động (làng của người Thượng) mà dân chúng xưng là con cháu nhà

Hán. Có lẽ đó là hậu duệ của toán lính được lưu lại canh giữ Đồng

Trụ.

Nếu như thuyết của L.Aurousseau đúng thì Cột Đồng ắt phải

được trồng ở đâu đó trong rặng Đèo Cả.

Thừa nhận thuyết của L.Aurousseau, tôi xin nêu thêm một giả

thuyết chi tiết hơn: "Cột Đồng Mã Viện được trồng tại Đèo Cổ Mã,

cũng thuộc dãy Đèo Cả, cách Đèo Cả không xa về phía Nam".

Vì: Trước hết cột phải dựng ở nơi có giao thông Nam-Bắc; sau

nữa là gần Đá Bia, bởi:

Page 28: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

-Cụ Phan Thanh Giản nói đến "Hán Trụ" trong bài vịnh núi Đá

Bia.

-Khi cho chạm Bia, Vua Hồng Đức ắt phải lựa nơi gần hoặc

ngay tại chỗ Đồng Trụ cũ.

Vậy có hai khả năng: Tại Đèo Cả hoặc tại đèo Cổ Mã.

Đèo Cổ Mã là tiền đồn của Đèo Cả, dãy núi được coi như

tuyến phòng thủ chiến lược ở mặt Đông-Nam của đế quốc nhà Hán.

Cổ Mã mà nằm trong tay đối phương thì căn cứ Đèo Cả bị phong tỏa

tới tận cổng. Chiến lược phòng thủ đòi hỏi bao gồm Cổ Mã-Đèo Cả

chung trong một đơn vị. Do đó cột Đồng Mã Viện phải được trồng ở

tiền đồn Cổ Mã vậy.

Còn chiến lược phòng thủ thời Hồng Đức sau này thì có khác.

Nhà Vua cho lập nước Hoa Anh chắc coi đó như khu an ninh trái độn

(dân chúng có lẽ gồm cả Chiêm lẫn Việt), lấy đó (Hoa Anh) làm

tuyến phòng thủ chiến lược của quốc gia Đại Việt. Trong trường hợp

này Đèo Cả trở thành tiền đồn của Hoa Anh và Bia biên giới đặt tại

tiền đồn Đèo Cả (hay trên Núi Đá Bia cũng vậy) là hợp lẽ.

Tương tự, khi tái xâm lựơc Việt Nam, không đủ quân số, Pháp

chỉ chiếm đóng từ Khánh Hòa vô và nửa Quảng Nam trở ra, lập tiền

đồn tại Núi Hiềm, một quả đồi nhỏ ở phía Bắc Đèo Cả, cạnh quốc lộ

I, về mé Tây.

Núi Hiềm trong sách lược phòng thủ của Pháp đóng vai trò của

Cổ Mã trong thời Đông Hán, nhưng khác phía.

(Đến 1951, hết kiểm soát được các huyện phía Bắc Khánh Hòa

ngoài miền ven quốc lộ I, quân Pháp bỏ trạm tiền phương này.

Liền sau đó tôi cùng vài bạn học đến quan sát. Thấy cơ cấu

phòng thủ khá mong manh).

(7) "Bấy" là tiếng cổ tạo thành bởi sự kết hợp của hai tiếng

khác nhau khi phát âm mau:

Bấy = Biết mấy

Page 29: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

"Khéo vô duyên bấy là mình với ta"

(Kim Vân Kiều Tân Truyện)

Ta còn gặp nhiều trường hợp tương tự, ví dụ:

"Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,

Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na"

(Lục Vân Tiên)

Thìn = Thấy ưa nhìn, chuyển âm theo lối thúc vận (Variation

phonétique); theo chú thích trong bản Lục Vân Tiên của nhà Tân Việt.

Có lẽ nên chua: Variation phonétique en ellipse et en liaison thì

đầy đủ hơn.

Trong ngôn ngữ Phú Yên:

Nghe không = nghe hông

= Nghe ông

= Nghe ông

= Ngheng

Lúc nhỏ tôi thường nói như mọi người trong miền:

"Dầu nhịiên đường" = "Dầu nhị iên đường"

Đến lúc biết đọc mới ngạc nhiên thấy ở một lọ dầu: "Dầu Nhị

Thiên Đường"!

Còn một lối rút gọn khác tưởng cũng nên ghi lại, gọi là làm

chứng tích cho mai sau:

-Chị chép giùm em bài…

-Thôi tội!

Thôi tội! = Thôi…! Tội…!

= Thôi đi! Tội cho thân chị quá mà em!

(8) "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt".

Page 30: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(9) Năm 137, cuối đời Đông Hán, có người ở huyện Tượng

Lâm tên là Khu Liên giết Huyện Lệnh đi, tự xưng làm Vua nước Lâm

Ấp (từ đó không thấy sử nói đến nước Tây Đồ nữa, chắc bị Lâm Ấp

thôn tính). Sau Lâm Ấp đổi thành Chiêm Thành.

(10) "Nước này (Hoa Anh)… không thể tra cứu được… Vậy đất

từ núi Cù Mông đến núi Thạch Bi Sơn, Vua Thánh Tông đã không

giao cho Bồ Trì Trì mà Vua cũng không khai thác… Hay đây là nước

Hoa Anh chăng?".

(Phan Khoang, Việt Sử Xứ Đàng

Trong)

(11) Chắn độn = làm lá chắn trái độn.

Lá chắn = vật để ngăn chặn, trái độn = vật để xen vào

giữa.

(12) "Vua phong cho Bồ Trì Trì làm Vương (Chiêm Thành).

Vua lại phong Vương cho Hoa Anh và Nam Bàn, làm ba nước để ràng

buộc".

(Đại Việt Sử ký Toàn thư)

"… lấy đất phía Tây ngọn núi này gọi là Nam Bàn Quốc mà

phong cho dòng dõi của Vua cũ… Nước có Vua Thủy và Vua Hỏa".

(Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí)

(13) "Vua… cho đục đá trên đỉnh núi, dựng bia làm quốc giới"

(Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí)

"Nay nét chữ lu mờ không nhận được, chỉ nghe khẩu truyền …"

(Đại Nam Nhất Thống Chí)

(14) Hai câu xen (phrases intercalées):

Câu: "Nam, Chiêm Quốc - Bồ Trì Trì thụ phong;

Tây, Nam Bàn - Vua Thủy Hỏa quán xuyến"

Page 31: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Và câu: "Chiêm Thành quá thử binh bại quốc vong,

An Nam quá thử tướng tru binh chiết"

có vần khác với vần nguyên âm trắc trong hầu hết bài phú:

"xuyến" gieo vần với "chiết". Hai chữ đó vần với nhau, vần chính chứ

không phải vần thông,vì:

* iên, iền, iến, iển, iễn, iện, iết, iệt, đều có cùng một âm nhưng

khác thanh (1 âm 8 thanh) tuy lối viết khác nhau ở chữ n và t.

* iên, iền cùng một âm nhưng hai thanh khác nhau (đều là

thanh bình).

* iến, iển, iễn, iện, iết, iệt cùng âm nhưng sáu thanh khác nhau

(đều là thanh trắc).

Ghi chú:

1) Ví dụ khác cho trường hợp 1 âm, 8 thanh:

iêng, iềng , iếng, iểng, iễng, iệng, iếc, iệc.

An, àn, án, ản, ãn, ạn, át, ạt.

Ang, àng áng, ảng, ãng, ạng, ác, ạc.

Em, èm, ém, ẻm, ẽm, ẹm, ép, ẹp.

…….

2) Những âm tận cùng là nguyên âm thì chỉ có 6 thanh:

ê, ề, ế, ể, ễ, ệ

oa, òa, óa, ỏa, õa, ọa.

Giả sử thêm hai dấu giọng khác vào cách viết chữ quốc ngữ

hiện nay, ví dụ:

* Dấu// (Có thể đọc là "thắt")

* Dấu .. ( có thể đọc là "thặng")

Page 32: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

thì thống nhất cách viết: iên, iền, iến, iển, iễn, iện. iên// ( tức

iết), ịện (tức iệt)

Đánh vần: iên// = i,ê,nờ, iên thắt iên// ( tức iết)

Có vẻ lạ nhưng rồi sẽ quen.

(15) "Trạm Phú Hòa: Ở trên Đèo Đại Lãnh, chỗ giáp giới giữa

Phú Yên và Khánh Hòa …".

"… đầu đời Gia Long đặt 60 lính trạm, 30 người của Phú Yên,

30 người của Khánh Hòa…, năm thứ 9 thêm số lính trạm lên đủ 100".

(Đại Nam Nhất Thống Chí)

(16) "Biển Hồ: ở chân núi Thạch Bi… có nhiều cá sấu tính hiền

lành… có khi thuyền cỡi trên lưng cá sấu, mà cá cũng không làm

hại".

(Đại Nam Nhất Thống Chí)

Theo tương truyền, dân quanh miền tin là sấu do Thiên Y A Na

Diễn Phi (một nữ thần trong huyền thoại Chiêm Thành) nuôi, nên

không dám giết. Sau cụ Thượng (tức Lê Văn Duyệt) đi qua miền Đại

Lãnh thấy tình trạng như vậy đã gieo tiền xin keo và được Thiên Y

cho phép diệt trừ đàn cá sấu (Khi tung hai đồng tiền, nếu có một mặt

sấp, một mặt ngửa thì điều cầu xin không được thỏa nguyện. Nếu cả

hai cùng sấp hay cùng ngửa thì được. Gọi là "xin keo").

Ghi chú: Công viên Tao Đàn ở Sài Gòn được dân chúng địa

phương gọi là Vườn Ông Thượng, vì dinh Lê Văn Duyệt ngày xưa ở

đấy.

(17) "Đèo Cả: Đại Lãnh, ở phía Nam huyện Tuy Hòa là chỗ

giáp ranh giữa Phú Yên và Khánh Hòa… Năm Minh Mạng thứ 17

khắc hình tượng vào Tuyên Đỉnh; năm Tự Đức thứ ba liệt kê vào Điển

Thờ".

(Đại Nam Nhất Thống Chí)

Page 33: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Tuyên Đỉnh là đỉnh thứ bảy trong Cửu Đỉnh ở Đại nội Hoàng

cung, Huế.

(Hình Cửu đỉnh trong BAVH số 1 - 1934)

Đại Lãnh là cảnh thứ ba trong mười bảy cảnh khắc ở Tuyên

Đỉnh.

Theo L.Sogny trong BAVH: Vua Minh Mệnh phỏng theo đời

Chu bên Tàu cho đúc Cửu Đỉnh để đại diện cho chín châu trong

nước.(*)

(18) Phí Tín là thành viên trong phái bộ Trung Quốc do Trịnh

Hòa cầm đầu đi viếng một số nước vào thế kỷ XV.

(19) Linh Sơn là tên của núi Đá Bia trước thời Hồng Đức hay

là “Núi linh thiêng” (?).

(20) Bản dịch của Lam Giang (?)

"Linh Sơn đỉnh núi đá vuông,

Dưới chân núi đá suối tuôn rạt rào.

Page 34: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Dân cư thưa thớt ra vào,

Được mùa lúa đậu dồi dào ấm no.

Đốt đèn cầu Phật ban cho,

Phước lành ghe biển đến bờ bình an.

Hèo mây dân núi đổi tiền,

Cá tôm dưới biển chợ phiên thiếu gì.

Đất này sách Phật có ghi,

Nay ta đến đó một kỳ ngao du!"

(Lam Giang: Một thời làm trưởng ty Thông tin Phú Yên)

(21) Tiếng Phạn (Sanskrit) là tiếng cổ ở Bắc Ấn. Kinh Phật Bắc

phái Đại Thừa được chép bằng tiếng Sanskrit; Nam phái Tiểu Thừa,

bằng tiếng Pali.

(22) Cụ Lương Khê tức là cụ Phan Thanh Giản.

(23) Bản dịch của Việt Ngâm trong báo Tiếng Dân, Thầy Trần

Sĩ chép lại trong Địa Dư Phú Yên:

Mảnh đá đầu non dừng,

Tầng cao ngất một phương.

Chia bờ nêu cột Hán,

Đuổi giặc trú xe Đường.

Chữ triện mây lu nét,

Công thần sử dọi gương.

Chạm bia người đã vắng,

Hành khách chênh lòng thương!

Chữ "dừng" ở đây hơi thiếu tự nhiên. Có lẽ dịch giả muốn dùng

chữ "dựng" nhưng sợ thất luật nên ép vận thành "dừng". Nếu là

"dừng" thì bài dịch là bài ngũ ngôn bát cú Đường luật ("Chữ triện"

Page 35: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

đối với "công thần" chưa được ổn). Nếu là "dựng" thì đó chỉ là bài cổ

phong. Nguyên tác cũng là bài cổ phong.

Hiện tượng ép vận thường xảy ra, ngay cả trong danh phẩm:

Nỗi lòng Kim Trọng:

"Ví chăng duyên nợ ba sinh,

Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi!"

Lời chàng Kim:

"Ví chăng xét tấm tình si,

Thiệt đây mà có ích gì đến ai !"

Ví chăng = Ví chẳng.

Ép vận có thể làm khó hiểu:

"Như nàng lấy hiếu làm trinh

Bụi nào cho đục lòng mình ấy vay !"

(Truyện Thúy Kiều, bản Trần Trọng Kim)

Ấy vay = ấy vậy, do vậy:

"Như nàng lấy hiếu làm trinh, ấy vậy bụi nào (làm) cho đục

lòng mình (được)".

(24) Câu thừa đề (câu thứ hai) này lúc đầu tôi dịch:

"Đừng sững lưng trời vọng đại dương"

Chữ "vọng" có thể gây liên tưởng đến câu:

"Bất bạo động, bạo động tắc tử;

Bất ngoại vọng, ngoại vọng tắc nguy"

(Phan Chu Trinh)

Hoặc liên tưởng đến "Hòn Vọng Phu". Có bốn hòn Vọng Phu:

-Vọng Phu ở tọa độ 12041'40" vĩ độ Bắc; 160036'03" kinh độ

Đông; khi thuộc Darlac, khi thuộc Khánh Hòa.

Page 36: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

-Vọng Phu ở Phù Cát Bình Định.

-Vọng Phu ở Thanh Hóa.

-Vọng Phu ở Kỳ Lừa, Lạng Sơn.

(Tàu cũng có Vọng Phu ở phía Bắc núi Vũ Xương)

Thiếu phụ trong ba Vọng Phu đầu chẳng hay biết chồng mình

là em (Vọng Phu I) hay anh ruột mình. Người chồng thì mãi sau mới

hay và lặng lẽ bỏ đi biệt.

Còn nàng Vọng Phu Lạng Sơn là vợ lính, làm đề tài cho ba bản

nhạc thời danh của Lê Thương và bài "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa"

của nhạc sĩ Phạm Duy.

Vậy nên mới sửa lại:

"Đừng sững lưng trời một cõi phương"

"Cõi" và "Phương" trùng nghĩa. Nhưng:

-Hình như "cõi phương" vừa có vị trí bất định vừa có biên giới

mơ hồ hơn "Cõi" hơn "Phương" (?).

-Hai danh từ cùng nghĩa ghép lại sẽ tạo thêm tính bất định mơ

hồ cho ý nghĩa của từng danh từ (?).

Phan Long Côn và Nguyễn Minh Hào đề nghị dùng "Thiên

nhất phương", trời một phương.

Thật là hợp với điều tôi nghĩ và muốn viết về núi Đá Bia:

"Đừng sững tầng cao trời một phương"

"Thiên nhất phương" là chữ Tô Đông Pha dùng trong bài "Tiền

Xích Bích Phú" lừng danh:

"Diễu diễu hề dư hoài,

Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương"

("Nhớ ai canh cánh bên lòng,

Nhớ người quân tử ngóng trông bên trời")

Page 37: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Văn Học Sử

Trung Quốc)

Tô Thức lại dùng chữ của Khuất Nguyên (cả hai, sống cách

nhau 15 thế kỷ, đều từng bị thất sủng và trong lưu đày vẫn không oán

trách mà luôn tưởng nhớ đến nhà vua):

" Vọng mỹ nhân hề vị lai"

(Cửu Ca, câu 180 bài Thiếu Tư Mệnh)

("Trông người đẹp a chửa đến")

(Sở Từ, Nxb Văn Học)

"Người đẹp" ám chỉ nhà vua. Nên chi nếu dùng "trời một

phương" (thiên nhất phương) trong bài thơ Núi Đá Bia thì gợi đến ý

"vọng mỹ nhân" tức vọng vua Lê Hồng Đức, người đã sai khắc Bia

trên núi.

(25) Có lẽ nói đến chiến dịch năm 828: Quan Đô Hộ Trương

Châu đánh sâu vào lãnh địa nước Hoàn Vương (tức Chiêm Thành,

theo sử Tàu).

Hai câu thực (câu 3 và 4), lúc đầu tôi viết:

"Xâm lược hôm nao tràn giặc Hán,

Quân tranh buổi ấy trú xe Đường".

"Quân tranh", chữ lấy trong Binh Pháp của Tôn Võ Tử (Thiên

7), nói lên thực chất của cuộc chiến thời ấy.

Nhưng: "Xâm lược" là động từ kép do kết hợp của hai động từ

"xâm" và "lược".

Trong "Quân tranh" , "tranh" là động từ. Quân vừa có nghĩa là

một danh từ (quân đội) vừa có nghĩa một động từ (đóng quân lại).

Song trong động từ kép "Quân tranh", "Quân" có nghĩa của danh từ.

Do vậy "Xâm lược" không thể đối với "Quân tranh" theo yêu cầu của

phép đối.

Page 38: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(26) Hải đăng (12053'04" vĩ độ Bắc, 109027'12" kinh độ Đông)

được xây năm1890 ở mũi Kê Ga. Mũi Kê Ga còn gọi là mũi Varella,

mũi Nạy, mũi Điện, mũi Đại Lãnh (theo các thư sách triều Nguyễn).

Đó là vị trí đón mặt trời sớm nhất ở Việt Nam (trên đất liền) với điểm

cực đông có kinh độ 109021' Đ. Gọi là "mũi Nạy" vì lái ghe dọc bờ

biển từ Bắc vào Nam, khi vượt qua doi đất này phải "nạy" tay lái (từ

chuyên môn trong ngành) để con thuyền khỏi bị sóng nước kéo ra gặp

bãi đá ngầm. Khi đi ngược chiều phải "bát" tay lái. Do đó còn có tên

"mũi Bát", phổ thông trong ngư dân cánh nam (Theo giải thích của

một học sinh cũ ở Hòa Hiệp).

Mặt khác theo bản đồ dưới đây thì mũi Nạy và mũi Đại Lãnh

là hai mũi khác nhau. Sao vậy? (Lưu ý:Vĩ tuyến 13 đi ngang qua Phú

Hiệp)

(27) "Thương em anh cũng muốn vô,

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

(Ca dao)

Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931):

Truông = vùng đất hoang, cây cỏ mọc như rừng.

Theo Việt Nam Quâc Âm Tự Vị (1895):

Truông = đường đi qua rừng núi, đường nham hiểm.

Theo nghĩa ở Phú Yên: Truông = đường đi có cây rậm hai bên

và cành lá che kín ở trên (?)

Page 39: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(28) Hoa mua trông giống như hoa sim nhưng lớn hơn. Thân

cũng vậy.

Cây "mua" thuộc bộ Myrtales (bộ sim), họ Melastomaceae (họ

"mua"; Phạm Hoàng Hộ khi gọi họ "mua", khi gọi họ "muôi"). Theo

sách Phân Loại Thực Vật của nhóm Lương Ngọc Toản ở Trường Đại

Học Sư Phạm Hà Nội thì "cây mua" có tên khoa học là Melastoma

Candidum D. Don, hoa màu tím. Còn theo Phạm Hoàng Hộ trong Cây

Cỏ Miền Nam Việt Nam thì cây có tên khoa học như trên có hoa màu

đỏ, có tên Việt là "muôi trắng". Hay là cây này có 3 variétés?

(Cây sim thuộc họ Myrtaceae, họ sim; tên khoa học

Rhodomyrtus Tomentosa (Ait.) Hassk).

(29) Theo Đỗ Tất Lợi trong "Những cây thuốc và vị thuốc Việt

Nam" thì cây đát còn có tên là cây đoác, cây báng, tên khoa học là

Arenga saccharifera Labill; thuộc họ dừa (Palmae; hay Arecaceae,

theo tài liệu mới), họ duy nhất của bộ Dừa (Palmales hay Arecales).

Lõi thân cây có nhiều bột ăn được (Từ đó người ta chế ra "bột báng".

Mỗi cây cho từ 20 đến 100kg bột. Khác với "bột báng" miền Nam?).

Nước ở bông-mo có thể được cô lại thành đường saccharose hay cho

lên men làm rượu. Hạt nấu chín để ăn. Thân cây, có thể dùng làm

máng nước, sợi trong thân có thể làm chỉ hay bện thành dây (như dây

dừa). Thân còn được dùng làm thuốc chữa sốt, lợi tiểu.

Cây đác còn có tên khoa học Arenga Pinnata (Wurmb) Merr.

(30) Ưng Bình Phạm Đình Khiêm, trong Văn Hóa Nguyệt san

8-1959, dẫn theo BAVH 1937 trang 71: "Vào năm 1937, ông Tri Phủ

Nguyễn Văn Thơ có phái người trèo lên đỉnh để kiếm bút tích, song

không thấy gì cả".

Theo lời dẫn của Ưng Bình, tôi tìm đọc BAVH 1937, thấy năm

1934 (chứ không phải 1937) Nguyễn Văn Thơ đích thân lên tận chân

Bia Đá, chụp ảnh (mà tôi đưa in lại ở cuối phần này) và gọi Bia Đá là

"Ngón tay Phật" (Voici une photo du "Doigt du Bouddha"… appelé

Bia Đá par les annamites…)

Page 40: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

L.Sogny, người viết bài kỷ yếu trong BAVH, đã cho in lại bức

thư Nguyễn Văn Thơ gửi cho mình.

Tạm dịch thư này để giới thiệu một "Hành trình chinh phục

BĐ" cách nay 74 năm:

Tuy-Hòa, ngày 1 tháng 8 năm 1934

Ngài thân mến,

Đây là tấm ảnh "Ngón tay Phật" mà tôi đã nói trong thư trước.

Ngài hẳn thấy tôi lên tận nơi (Chụp hình ở chân một khối đá khổng

lồ) Theo ý riêng, thật là vô ích, không phát hiện một bi ký nào.

Người hướng dẫn (cũng chính vị này bốn năm trước đã dẫn

đường phái viên của một người tiền nhiệm của tôi, theo yêu cầu của

Ngài) kể cho tôi nghe một chuyện khá kỳ thú.

Nguyên Chánh Tổng tổng Hòa Đồng, phái viên của vị tiền

nhiệm, không hề trèo tới đỉnh mà dừng lại nửa đường. Để khỏi làm

mất lòng quan, ông ta trải một lớp mực Tàu trộn lẫn với dầu trên mặt

một tảng đá ở rất xa phía dưới đỉnh núi, áp vào đấy một tờ giấy khá

rộng, rồi nhẹ nhẹ gỡ ra, tạo thành như bản in, để sẽ trình lên quan

Tri Phủ như là bi ký trên mặt "Ngón tay Phật". Xin Ngài thận trọng

với cái trò man trá ấy.

Và đây là vài tình tiết của cuộc du hành:

Khởi hành từ Tuy Hòa ngày 14 tháng 7 lúc bảy giờ, tôi đến ga

Thạch Tuân (cách Tuy Hòa 18 km) lúc bảy rưỡi. Từ đó tôi đi ghe tới

trưa thì đến làng Phước Giang.

Trái núi nằm ngay trước mặt nhưng muốn đến đó còn phải ít ra

hai giờ đi bộ xuyên qua hai làng Lạc Nông và Mỹ Nông. Theo dân

chúng trong miền thì từ chân núi lên đến đỉnh ít ra phải nửa ngày. Sẽ

không còn thời giờ xuống núi. Tôi quyết định ngay là ngủ đêm ở chân

núi tại nhà một ông thầy lang tên là Thầy Tiên ở Mỹ Long.

Ngày 15 tháng 7

Page 41: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Từ năm giờ sáng, theo sự hướng dẫn của Thầy Tiên, đem theo

5 người phu và một người bạn (Ô.Hạp, viên chức kỹ thuật, nhờ ông

mà có mấy tấm hình) tôi bắt đầu lên núi. Chúng tôi đến tảng đá lúc 14

giờ. Lên núi vô cùng cực nhọc, chỗ nào cũng phải leo; vì con đường

lấy gỗ ngừng lại ở lưng chừng núi: mấy người phu phải dùng rìu mở

đường trên suốt lộ trình còn lại. Xuống núi từ 15 giờ rưỡi đến 21 giờ.

……..

Theo một bài báo trong Tuổi Trẻ Chủ Nhật số gần đây thì Paul

Doumer (Toàn Quyền ở Đông Pháp ngày xưa) gọi núi Đá Bia là

"Ngón tay Chúa".

(31) Sạn đạo = Đường làm trong núi, lấy cây gỗ gác qua, gác

lại mà đi.

Chuyện Tàu: Lưu Bang đốt sạn đạo, tự cô lập căn cứ địa của

mình thành chiến khu an toàn để chống lại quân của Hạng Võ

.(32) Bạch ngọc lan, mới đưa lên trồng.

.

(*) Il a voulu imiter un usage pratiqué en Chine dans la plus haute antiquité,

et l’histoire des Chu nous rappelle en effet par cette phrase :

Trú cuu dinh di tuong c u u châu,

que l’on fondit neuf urnes pour représenter les 9 châu ou provinces de l'Empire

Page 42: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Từ khúc

điệu

Tây giang nguyệt

Page 43: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Chú thích:

(1) "Từ" là một thể loại văn chương (thơ, phú,

từ, ca trong văn học Tàu) xuất hiện vào đời Đường

(Trung Quốc). Dùng để ngâm, ca. Đó là biến thể của

thơ ngũ ngôn & thất ngôn. Tương tự như hát ả đào

Page 44: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(trong đó có hát-nói) là biến thể của lục bát và song

thất lục bát. Đừng lầm với thể từ của nước Sở thời

Chiến Quốc (Trung Quốc), thường gọi là Sở-từ (nổi

danh nhờ tác phẩm Ly Tao, một trong lục-tài-tử, của

Khuất Nguyên).Việt Nam có thơ,phú,ngâm ca;ngâm ít

chịu ảnh hưởng của âm nhạc hơn là từ.

Giới nho sĩ Việt Nam xưa,thấy chẳng sáng tác theo

thể loại “từ” này. Phan Kế Bính không đề cập đến

trong Việt Hán Văn Khảo. Theo Nguyễn Hiến Lê trong

Đại cương Văn học Sử Trung Quốc thì muốn làm từ

khúc phải thông âm luật đời Đường.(Còn “sắp chữ” từ

khúc lại là một chuyện khác.)

Page 45: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

.

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Ngâm khúc

điệu

Cổ thể

Xa xa hề(1) Bia Đá trời vương,

Đỉnh non mọc hề mây che thường!

Đồng Trụ Đông Hán hề giới tuyến nam phương,

Lời Bia Hồng Đức hề phân biên cương.

Page 46: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Đại Lãnh Tuyên Đỉnh hề mấy ai tường!

Mũi Điện hề soi đường.

Đèo dốc, đá xây, hề ngập trong mù sương…

Rừng mua phô tím hề thoảng hoa hương.

Vĩ hùng sao hề một cõi tịnh thanh vô lường!

Ảnh Đ.T. Nguyên

Chú thích

(1) "Hề": Tiếng trợ ngữ trong các bài ca từ, ta dịch là "vậy"

(Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt Từ Điển).Tuy nhiên giới dịch thuật

ở Việt Nam trong thế hệ trước vẫn giữ nguyên chữ "hề".

Ví dụ: "Ai ai hề sinh ngã cù lao"

Cụ Phan Kế Bính dịch:

"Thương thương hề sinh ta nhọc nhằn"

(Việt Hán Văn Khảo)

Giới trẻ sau này dịch là "a".

Ví dụ: "Nữ tu chi thiền viên hề"

(Ly Tao, câu 131)

Cụ Đào Duy Anh dịch: "Chị em gái bận lòng a!"

(Sở Từ, Nxb Văn Học )

Page 47: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Ca Khúc

điệu

Hát Nói

Mưỡu:

Chóp Chài Bia Đá mây vương;

Reo vang ếch nhái, trời thường đổ mưa.

Yêu ngọn núi, nói sao vừa;

Page 48: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Nói:

(1) Cao vút / trời xanh / Bia Đá, (2) Phương danh / như đã / ngập sơn hà!

(3) Thuở nào / Hán xây Đồng Trụ / Đường trú quân xa,

(4) Hồng Đức ngự giá / bắt vua Chiêm họ Trà / cho chạm Bia đá xám(2).

(5) "Cổ tự bạch vân ám,

(6) Thần công thanh sử phiêu…"(3)

(7) Đây Vũng Rô thanh bình / Đèo Cả hùng vĩ / tàu xe dập dìu,

(8) Kìa đèn pha Đại Lãnh / soi vạn lý hải triều / soi nẻo đường vào bến…

(9) Trùng trùng đá cấp / sườn non leo / chân Bia đến

(10) Để nơi ai / lòng mến/ thỏa lòng.

Chút riêng (4) ao ước chờ mong;

Có xa dây cáp ngắm trông lưng chừng…

(11) Yêu sao / những núi / cùng rừng!

Chú thích

Luật về bài hát nói đủ khổ:

-Mỗi bài gồm 11 câu (không kể phần mưỡu), chia làm 3 khổ. Mỗi khổ 4 câu; trừ khổ cuối,

-Mỗi câu có từ 4 dến 13 chữ, chia làm 3 đoạn (câu dưới 6 chữ thì chỉ chia làm 2 đoạn, coi

như thiếu đoạn 1).

-"Câu keo" (tức câu cuối cùng) luôn luôn có 6 chữ.

-Luật bằng trắc trong mỗi khổ chỉ áp dụng cho các chữ cuối của đoạn:

TBT, BTB, BTB, TBT

Page 49: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

-Vần có cước vận (cuối câu) yêu vận (cuối đoạn 2 trong câu) và gồm hai loại bình trắc.

-Về cách gieo vần xin xem trong bài, ở chữ có gạch dưới.

-Mưỡu gồm mưỡu đơn (2 câu lục bát) hay mưỡu kép (4 câu lục bát) . Mưỡu hậu bao giờ

cũng mưỡu đơn và có thể viết ở cuối bài. Mưỡu đầu có thể đơn hoặc kép.

-Hai "câu thơ" (tức câu 5 và câu 6) nên viết theo thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Trong trường

hợp này câu thứ 6 không có yêu vận. Thường dùng thơ của cổ nhân.

-Luật về hát nói không có tính chất tuyệt đối.

(2) Trà Toàn. Xem thêm ở bài phú.

(3) Xem thêm ở bài phú.

(4) "Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gởi can tràng vào đâu!"

(Kiều)

.

K

í

n

h

d

â

n

g

l

ê

n

H

ư

ơ

n

g

li

n

h

P

h

Page 50: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn) Ca Nhạc điệu

Hành Vân*

Ngất trời cao! Ngất trời cao! Núi Đá Bia sao? Mây ngàn phủ, hùng vĩ

xiết bao!

Phân biên Mã Viện, xây Đồng Trụ, mà giờ đây, khá biết nơi nao! Lo bấy

lo, nhà vua Hồng Đức, Bia cho lập, định biên cương, tỏ đôi đường, mở Hoa

Anh Quốc, độn bên sườn, bên sườn…

Phú Hoà trạm, buổi Gia Long; Mũi Nạy đèn chong, lắm người trông,

người trông… Thiết lộ hầm, xây đã nhiều năm; Vũng Rô chân núi, tiếng nghe

tư, thuở xa xăm... Biển Hồ xinh! Biển Hồ xinh! Ấp ủ bao tình, nơi đầy cá, xưa

đã nổi danh; Quanh quanh uốn khúc, đây Đèo Cả…

Đường lên Bia, lót đá che cành, ve gọi ve, cầu xây qua suối; hoa mua

tím, nở trong sương, đẹp chi nhường…

Ôi Bia như núi! Thật vô thường! Vô thường! Những mong thấy, chữ xưa

mòn, dẫu vết con con… Tiếc Bia mòn! Bia mòn! Những đợi xem, trăng sáng sau

rằm; Bỗng mưa theo bão, chuyện trò vui, thức tròn đêm…

Page 51: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

(*) Kê Khang này khúc Quảng Lăng,

Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành vân

(Kiều)

(Hình chụp từ hải đảo)

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn) Ca Nhạc điệu

Tứ Đại Cảnh

Ảnh của Đào Tấn

Nguyên

N

BIA

Page 52: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Bia đầu non, dường trái núi, lường vạn tuổi, vạn tuổi trường sinh, ngày

ngày vọng ngắm, biển xanh là xanh…

Núi vây quanh, gió mặc tung hoành, dây ngập cây cành, sương chen

khói; Trời chiều tối, một cõi u huyền, nơi khe gộp, bãi đá, triền kề triền…

Tây Đồ biên, Đồng Trụ dựng liền, Mã Viện chia miền, lời trù. "…

diệt"(2); Người người quyết, đá liệng chôn sâu; Chưa lâu đã, không nhớ: nào

chốn nào?

Trạm Phú Hòa, Mũi Nạy đèn pha, cửa biển Vũng Rô, đèo đèo cao, hồ

kêu biển …(3), biết bao, biết bao còn là!...

Lên Bia, đường nay xây đá, cầu đúc… cầu đúc…, ve kêu ve; Rừng cây,

thấy mây vương đầy…

Bên đống lửa, hẳn chờ có, nghĩ; bên cơn bão, chẳng ngờ có, vui…

13-5-06

Chú thích:

(1) Theo tương truyền vua Tự Đức soạn ra điệu Tứ Đại Cảnh (Phạm Duy, "Đặc Khảo về Dân Nhạc ở Việt Nam" - Hiện Đại,

1972).

(2) "Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt" .(3) Biển Hồ

.

Page 53: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

NÚI ĐÁ BIA

(Thạch Bi Sơn)

Thấy Bia cao Bia cao giáp trời,

Quen mưa dãi từng trải bao thời!

Sương ngàn che, che cả mặt trời…

Phục Ba dựng Đồng Trụ năm ấy,

Điệu

Ca Nhạc

Page 54: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Giáp Tây Đồ giới tuyến mù khơi…

Hồng Đức truyền Bia cao tạc chữ,

Chữ là chữ là chữ "… binh… tru…"(2)

Ấy Đèo Cả, khắc hình lưu nơi,

Nơi Đỉnh Tuyên, Đỉnh Tuyên muôn đời.

Ấy Đèo Cả, tên ghi Điển Thờ,

Mây mây mờ, vương tơ lửng lờ.

Đường xây đá, xây đá, nằm mơ.

Hoa mua tím, ve gọi sao to!

Bão vờn lửa, vờn lửa, chuyện trò…

Mưa dầm nào lo!

Chú thích:

(1) Lưu Thủy là bản đứng đầu trong danh sách 10 bản (có lời ca) xưa nhất (Đời Tự Đức) của ca Huế.

Sau đó có Lưu Thủy Quảng, Lưu Thủy của Nhạc Tài Tử (trong Nam).

(2) Hình vây quanh ba chữ "điệu Lưu Thủy" là một kiểu mặt-1-phía (mặt chỉ có một phía).

a. Lấy một mảnh giấy hình chữ nhật ABB’A' có một bên trắng một bên màu (hay có chữ). Ở bên

trắng kẽ đường MN chia ABB’A' thành hai phần không bằng nhau:

A A’

M N

B B’

Đó là mặt – 2 - phía (phía trắng và phía màu).

xE

Page 55: Thạch Bi  Sơn  tạp lục

Lấy một điểm E ở bên trắng, F ở bên màu, không thể kẽ một đường liên tục nối E&F mà không vượt

qua một cạnh của mảnh giấy.

b. Dán cạnh AB dính liền với cạnh B'A’ sao cho A trùng với B’, B trùng A’. Mặt mới được tạo chỉ có

một phía; vì lấy bất kỳ E, F trên mặt ta đều có thể kẽ một đường liên tục nối chúng mà không vượt qua cạnh của

mảnh giấy.

Mặt – 1 – phía trên gọi là dãi Mubius (Ruban de Mubius) được nghiên cứu trong môn toán Tôpô tổ

hợp (Topologie Combinatoire).

c. Dùng kéo cắt mặt mới được tạo thành theo đường MN .Trước khi cắt:

-Thử đoán trước cái gì sẽ xảy ra sau khi cắt.

-Chuẩn bị tinh thần đón nhận một hiện tượng kỳ lạ!

d. Cắt chia 2 một lần nữa. Càng khó đoán trước hơn!

(2) "Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong; An Nam quá thử, tướng tru binh chiết!".

Page 56: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 57: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 58: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 59: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 60: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 61: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 62: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 63: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 64: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 65: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 66: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 67: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 68: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 69: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 70: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 71: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 72: Thạch Bi  Sơn  tạp lục
Page 73: Thạch Bi  Sơn  tạp lục