TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa...

28

Transcript of TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa...

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 1

01. Nguyễn Hữu. NHIỀU HOẠT ĐỘNG HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ Ở QUỲNH NHAI / Nguyễn Hữu // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01 - 15/6/2017.- Số 552.- Tr.17-18.

Với chủ đề của năm là “Đền ơn đáp nghĩa”, ngay từ đầu năm 2017, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã có kế hoạch và hành động cụ thể trong dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ. Các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ được phân công. Đến nay, nhiều hoạt động đã được triển khai theo đúng yêu cầu chung là tri ân người có công, đảm bảo tính giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn...

Quỳnh Nhai hiện có 2.420 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có 166 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng, gồm: 103 thương, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, 14 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học... Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, UBND huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các địa phương triển khai tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người có công và thân nhân của họ...

Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 04/4/2017 của UBND tỉnh Sơn La về việc tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, Quỳnh Nhai đã chủ động xây dựng chi tiết kế hoạch này với mục đích chính là tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời các văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của người có công với cách mạng. Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội; các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện trong việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị của Trung ương Đảng, kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác thương binh liệt sỹ. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành đối với công tác người có công, thân nhân liệt sỹ, giúp các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và những khó khăn chung của đất nước, của tỉnh, của huyện. Từ đó nêu cao ý thức tự lực, tự cường, phát huy truyền thống cách mạng, chủ động giải quyết những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập và công tác.

Từ tháng 5 đến hết tháng 7, huyện tập trung cao điểm về tuyên truyền biểu dương những tập thể cá nhân điển hình có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách thương binh liệt sỹ, phong trào Đền ơn đáp nghĩa, những gương điển hình của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu vượt khó, chủ động chăm lo cho cuộc sống của bản thân, gia đình... trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua hình thức pa nô, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn. Đặc biệt tại các xã, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền trong hệ thống tổ chức của mình, trong các cuộc họp của nhân dân và tại các cụm dân cư về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người có công, về truyền thống dựng nước giữ nước của dân tộc, trong đó nhấn mạnh công lao đóng góp và sự hy sinh to lớn của nhân dân, các anh hùng liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đối với hoạt động chăm sóc đời sống các đối tượng chính sách, huyện đã chủ động rà soát nắm tình hình đối tượng về mức sống của các gia đình chính sách; tình trạng nhà ở người có công; các chế độ trợ cấp, phụ cấp, một lần, lần đầu, trợ cấp hàng tháng, các chính sách khác. Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, vườn cây, ao cá tình nghĩa, thăm tặng quà nhân dịp ngày lễ, tết; giúp đỡ ngày công trong lao động, sản

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 2

xuất cũng như trong đời sống người có công với cách mạng. Tiếp tục thực hiện chế độ làm nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, vận động nhân dân đóng góp công sức, các đoàn thể tham gia giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công có nhà ở ổn định. Vận động các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội đỡ đầu các thành viên của gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa đoàn người có công đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng người có công thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Sầm Sơn - Thanh Hóa. Hướng dẫn, lựa chọn thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ: Anh Sơn - Nghệ An, Bá Thước - Thanh Hóa, Tông Khao - Điện Biên.

Tập trung sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ huyện; xây mới, sửa chữa nhà bia ghi tên liệt sỹ tại một số xã và thực hiện tốt công tác thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho người có công trên địa bàn; tổ chức đoàn đi thăm tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, viếng nghĩa trang liệt sỹ, dâng hương tại các nhà bia, đài tưởng niệm liệt sỹ trên địa bàn các xã.

Trước 27/7/2017, UBND huyện sẽ tổ chức trọng thể tọa đàm gặp mặt, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ với yêu cầu chung là trang trọng, hiệu quả, tiết kiệm...

Trong khâu tổ chức thực hiện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND huyện, hướng dẫn UBND các xã, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này, đồng thời lập dự toán kinh phí tổ chức các hoạt động ở huyện trình UBND huyện phê duyệt theo quy định; tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động thăm, tặng quà của các đơn vị, UBND các xã trong toàn huyện. Vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, cán bộ, đảng viên và chiến sỹ các lực lượng vũ trang trên địa bàn đóng góp, thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để tổ chức tốt các hoạt động. Tăng cường tổ chức rà soát, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, kiên quyết xử lý nghiêm những tiêu cực, khai man hồ sơ để hưởng chính sách ưu đãi.

Bên cạnh đó, các đơn vị có liên quan như Đài Truyền thanh, Truyền hình huyện, Phòng Văn hóa Thông tin tổ chức, thực hiện đưa tin các hoạt động của các cấp ủy đảng, các đơn vị, tổ chức, các cá nhân thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ. Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ động giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ do đơn vị đang quản lý. Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng, các xã trong huyện tìm kiếm tổ chức cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ, tiếp nhận hài cốt liệt sỹ và báo tin phần mộ liệt sỹ; thẩm tra xác minh giải quyết những vướng mắc trong quá trình giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh do đơn vị đang quản lý. Thăm, tặng quà thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ công tác trong lực lượng quân đội. Bố trí lực lượng tiêu binh cho Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ huyện.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Quỳnh Nhai là một trong những huyện của tỉnh Sơn La sớm ban hành kế hoạch cụ thể trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chính quyền. Đặc biệt, đối với các tổ chức chính trị, đoàn thể của huyện có thời gian tập trung phát động, triển khai, thực hiện các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả trong hệ thống tổ chức của mình, góp phần chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công có mức sống ổn định, từng bước xã hội hóa công tác này. Tại các xã đều có các hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, cán bộ, đảng viên và chiến sỹ các lực lượng vũ trang tham gia xây dựng quỹ và phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng nhiều hình thức như: Ủng hộ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 3

bằng tiền mặt, tặng sổ tiết kiệm, vườn cây, ao cá tình nghĩa; đóng góp ngày công, ủng hộ hiện vật để giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ trên địa bàn xã, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả...”.

02. Diệu Ngọc. HUYỆN THUẬN CHÂU: XỨNG ĐÁNG VỚI VÙNG ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG / Diệu Ngọc // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01 - 15/6/2017.- Số 552.- Tr.44-45.

Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, nhân dân các dân tộc Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân trong huyện tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách, người có công...

Huyện Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La, nơi đây là một trong những căn cứ địa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hiện nay, toàn huyện đang quản lý 2.844 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có 103 gia đình liệt sỹ; 152 thương binh; 29 bệnh binh; 41 người hưởng chế độ chất độc hóa học và con đẻ của họ; 01 cán bộ lão thành cách mạng; 01 cán bộ tiền khởi nghĩa; 2.218 người được tặng thưởng huân, huy chương các loại...

Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình chính sách, người có công luôn được các cấp, các ngành và địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Trong năm 2016, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội đã thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho hơn 4 ngàn đối tượng với kinh phí trên 6,6 tỷ đồng. Tiếp nhận và giải quyết chế độ mai táng phí cho 83 trường hợp thân nhân bệnh binh, cựu chiến binh, người hoạt động kháng chiến; 04 hồ sơ hưởng trợ cấp vợ liệt sỹ tái giá; 01 hồ sơ đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”; 01 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ; 02 hồ sơ thương binh đề nghị giám định lại vết thương; tiếp nhận 05 hồ sơ thương binh chuyển đến và di chuyển 04 hồ sơ đến nơi khác; cấp 08 giấy chứng nhận con thương, bệnh binh hưởng chế độ theo quy định; đề nghị 939 hồ sơ hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định 24/2016/QĐ-TTg... Đồng thời, cấp kinh phí cho 04 thân nhân thăm viếng mộ liệt sỹ; trợ cấp cho 11 trường hợp đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện trợ cấp ưu đãi trong giáo dục cho 32 trường hợp với số tiền hơn 254 triệu đồng; thực hiện chế độ điều dưỡng cho các đối tượng theo quy định và cấp kinh phí trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 54 thương binh với số tiền trên 24 triệu đồng... Ngoài ra, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện hoàn thành việc điều tra thông tin mộ liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ huyện và các xã, thị trấn; rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo...

Với lòng biết ơn, tình cảm và trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể huyện Thuận Châu luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tham gia đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thương, bệnh binh, gia đình chính sách với nhiều hình thức như thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Trong năm 2016, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ được 203,6 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này đã hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công nhân dịp các ngày lễ, tết, khi ốm đau, hoạn nạn. Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thương

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 4

binh, Liệt sỹ, ngoài phần quà của Chủ tịch nước và UBND tỉnh, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã tặng 290 suất quà, trị giá 145 triệu đồng, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội tặng sổ tiết kiệm cho 05 đối tượng gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 5 triệu đồng/sổ. Ngoài ra, Quỹ còn hỗ trợ cải thiện nhà ở cho bà Lò Thị Phiu, vợ liệt sỹ ở xã Chiềng La với số tiền 07 triệu đồng và tạm ứng kinh phí hỗ trợ sửa nhà cho ông Lò Văn Ó, xã Muổi Nọi là đối tượng người có công có khó khăn về nhà ở...

Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể và nhân dân các xã, thị trấn đã huy động đóng góp hàng nghìn ngày công giúp đỡ các gia đình chính sách làm nhà ở, dọn vệ sinh, thu hoạch, cung cấp giống cây trồng kịp thời vụ... Các cơ quan chuyên môn đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng thụ hưởng và tổ chức khám, chữa bệnh định kỳ cho các đối tượng chính sách. Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện đã có 464 hộ đối tượng chính sách được hỗ trợ xây mới và tu sửa nhà ở với tổng số tiền hơn 18,5 tỷ đồng. Sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã cơ bản giải quyết được tình trạng khó khăn về nhà ở cho các gia đình chính sách, cuộc sống của nhiều hộ người có công được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Ông Lò Văn Minh - Trưởng phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện cho biết, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân huyện Thuận Châu đã đóng góp nhiều công sức và xương máu cho nền độc lập của Tổ quốc. Nơi đây đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc vào ngày 07/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo. Để xứng đáng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và lời dạy của Bác Hồ khi về thăm “Đoàn kết - Thi đua - Thắng lợi”, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và nhân dân huyện Thuận Châu tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chính sách đối với người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Ăn quả nhớ người trồng cây” đối với những anh hùng, thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động tri ân và nguồn lực hỗ trợ thiết thực sẽ tiếp thêm động lực cho các gia đình chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy truyền thống, giáo dục giá trị lịch sử cho thế hệ trẻ noi gương các thế hệ cha anh, cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), cấp ủy, chính quyền, các đơn vị và nhân dân trong huyện đang tích cực chuẩn bị tổ chức các hoạt động tri ân, thể hiện cao nhất tinh thần “Đền ơn đáp nghĩa” đối với những người có công với cách mạng. Theo kế hoạch, lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức các đoàn tới thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tại 29 xã, thị trấn; tổ chức dọn vệ sinh tại Nghĩa trang liệt sỹ của huyện và các xã, thị trấn; tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ vào tối 26/7; các xã, thị trấn sẽ tổ chức gặp mặt các gia đình chính sách, người có công nhân dịp 27/7; các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tham gia đóng góp hỗ trợ ngày công tu sửa nhà cửa, dọn vườn, tỉa cây... đối với các gia đình chính sách, người có công có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, giúp họ yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

03. Cảnh Minh. SỐP CỘP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO / Cảnh Minh // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01 - 15/6/2017.- Số 552.- Tr.53-54.

Sốp Cộp là một huyện vùng cao biên giới cách Thành phố Sơn La khoảng 130km, với 8 đơn vị hành chính cấp xã và 120km đường biên giới tiếp giáp Lào. Dân số toàn huyện là hơn 47 nghìn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 62,3%. Là một

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 5

trong 64 huyện nghèo của cả nước, ngoài trung tâm hành chính huyện, 7 xã còn lại đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.

Tính đến cuối năm 2016, toàn huyện có 4.646 hộ nghèo (chiếm 45,85%) và 1.518 hộ cận nghèo (chiếm 14,98%). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện tuy có giảm qua từng năm song còn thấp, chất lượng giảm nghèo chưa bền vững, hiện tượng tái nghèo còn tiếp diễn nhất là ở các bản vùng sâu, vùng cao.

Ông Vũ Xuân Cường - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, phát huy nội lực, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ. Công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và việc xây dựng các mô hình giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực. Nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi được xây dựng, nhân rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Năm 2016, bên cạnh việc duy trì và nhân rộng các mô hình đã có, trên cơ sở các nguồn vốn hỗ trợ của Nghị quyết 30a và một số chương trình khác... UBND huyện Sốp Cộp đã giao các đơn vị chức năng triển khai xây dựng mới 05 mô hình hỗ trợ khuyến nông với kinh phí gần 1.1 tỷ đồng (gồm mô hình nuôi bò cái sinh sản (34 con); mô hình nuôi gà thả vườn (2.400 con); mô hình nuôi cá nước ngọt (02ha); 02 mô hình nuôi dê tại xã Nậm Lạnh và xã Púng Bánh) và 04 mô hình hỗ trợ sản xuất với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng (Mô hình trồng cây ăn quả tại bản Tà Cọ, xã Sốp Cộp; Mô hình trồng sa nhân tím tại bản Cang, bản Mới, xã Nậm Lạnh; 02 mô hình chăn nuôi ngựa bản Phá Thóng, xã Púng Bánh và bản Huổi Phúc, xã Mường Lèo).

Qua việc triển khai các mô hình, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều gương điển hình về phát triển kinh tế với các mô hình hiệu quả như: Mô hình cây cà phê của gia đình ông Vì Văn Ngoãn, bà Tòng Thị Dinh (bản Pặt, xã Dồm Cang); mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản của gia đình ông Lò Văn Phiến (bản Liềng, xã Púng Bánh), ông Lò Văn Việt (bản Nà Khoang, xã Mường Và), ông Sộng Bả Vự (bản Pú Hao, xã Mường Lạn)... Các mô hình nuôi lợn giống, vịt, nhím sinh sản, ba ba, trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả cũng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Vì Văn Doãn, bản Lả Mường, xã Sốp Cộp chia sẻ: Nhờ có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng cho vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, cũng như hướng dẫn cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn giống của gia đình lớn rất nhanh và khỏe mạnh. Mỗi năm cho xuất chuồng 2 lứa với hơn 30 con, trừ hết chi phí gia đình ông vẫn còn lãi hơn 60 triệu đồng.

Mô hình trồng xoài Thái Lan tại xã Mường Lạn với quy mô 8ha cũng mang lại tín hiệu khả quan. Sau hơn 1 năm triển khai, hiện cây xoài sinh trưởng và phát triển tốt, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, dự kiến năm tới cây sẽ bắt đầu cho quả, trọng lượng trung bình từ 0,7kg đến 1kg/quả. Nhờ dự án này, các hộ dân đã tận dụng được các khu vực đất đồi bạc màu để phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Hay như mô hình trồng cây có múi cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế thấp, sang trồng các loại cây có múi như cam, cây quýt trên đất dốc. Đầu năm 2015, Sốp Cộp đã giao 40.800 cây cam Vinh giống với tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng cho người dân 3 xã Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn để trồng trên diện tích đất đồi. Ngay sau khi nhận cây giống cán bộ chuyên môn tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để trồng cây và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật để cây trồng đạt tỷ lệ sống cao và sinh trưởng phát triển tốt. Đến nay, toàn huyện có 59ha cây cam, quýt đã cho thu hoạch giá bán trung bình khoảng 30 nghìn đồng/kg, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 6

Đánh giá về kết quả đạt được của các mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua, ông Vũ Xuân Cường cho biết: Có thể thấy, các mô hình sản xuất được triển khai rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương vì thế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân nói chung đặc biệt là người nghèo đồng tình ủng hộ, từ đó các mô hình đã được nhân rộng ra các xã trong toàn huyện; kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn đã từng bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm; tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi động, đồng bào hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; kết quả thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình hằng năm từ 4% - 5%/năm, đạt so với mục tiêu giảm nghèo đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình mang lại hiệu quả tích cực thì cũng còn một số mô hình hiệu quả còn khiêm tốn so với nguồn lực đầu tư, chưa đáp ứng được kỳ vọng xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; nhiều mô hình được triển khai từ trên xuống theo kiểu đại trà, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của người nghèo. Bên cạnh đó, công tác lồng ghép các chương trình, dự án với Chương trình giảm nghèo còn lúng túng, thiếu đồng bộ; tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo ở địa phương còn cao; cơ chế đánh giá hiệu quả của Chương trình giảm nghèo chưa được chú trọng, nặng về hình thức; một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; năng lực tổ chức quản lý triển khai thực hiện các mô hình của cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế; địa bàn thực hiện rộng, thời tiết, địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các mô hình.

Về định hướng trong thời gian tới, ông Vũ Xuân Cường cho biết thêm: Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dân trong việc tham gia đóng góp, tổ chức thực hiện và giám sát các mô hình; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mô hình giảm nghèo và từng bước xây dựng nông thôn mới ở địa phương; thống nhất về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội để tổ chức thực hiện đồng bộ, đúng quy định; tập trung xét chọn và xác định đúng đối tượng để đầu tư hỗ trợ xây dựng các mô hình một cách khẩn trương, dân chủ, chính xác; tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; tổ chức các lớp dạy nghề, cho người dân tham quan, học tập kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương, áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến có hiệu quả để tăng thu nhập, nâng cao đời sống; kiến nghị với cấp có thẩm quyền chuyển dần các chính sách mang tính hỗ trợ trực tiếp sang các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công tác tự kiểm tra của ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, các phòng, ban, tổ chức đoàn thể, UBND các cấp để đánh giá tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo; làm tốt công tác tổng kết các mô hình tiên tiến để nhân rộng; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công cuộc giảm nghèo.

04. Trọng Chính. “VƯƠNG QUỐC” CỦA NHỮNG NẾP NHÀ PƠ MU / Trọng Chính // Nông thôn ngày nay.- Ngày 17/6/2017.- Số 144.- Tr.16.

Với những nếp nhà sàn hàng trăm năm tuổi dựng từ gỗ pơ mu, xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La) được coi là “vương quốc” pơ mu và là một trong ít nơi ở Việt Nam còn lại những ngôi nhà sàn in đậm màu thời gian này.

Là vùng đất cao nhất huyện Mường La, Ngọc Chiến nằm ở độ cao trung bình trên 1.800m so với mực nước biển, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Người Thái là dân tộc chiếm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 7

đa số ở đây và có truyền thống làm nhà sàn bằng gỗ pơ mu. Mỗi bản của người Thái ở Ngọc Chiến có khoảng 70 - 100 hộ dân và hầu hết nhà sàn của các hộ đều dựng bằng loại gỗ quý, có tinh dầu thơm và không bị mối mọt này.

Để làm một nếp nhà pơ mu ở Ngọc Chiến cần ít nhất 15m3 gỗ. Đó là những cây gỗ pơ mu già. Để cho ra những tấm ván thẳng tắp từ cây gỗ pơ mu, người dân ở đây không dùng cưa mà sử dụng dao chẻ ra, thành kẽ rồi dùng nêm gỗ tách từng tấm theo thớ gỗ.

Việc chế tác những viên “ngói” gỗ pơ mu được coi là công đoạn khó nhất khi dựng ngôi nhà sàn bằng gỗ này. Mỗi viên “ngói” gỗ pơ mu lợp nhà sàn thường rộng 50cm và dài 1m. Việc lợp mái nhà sàn pơ mu cũng rất công phu. Mái phải được lợp từ nóc xuống và tính theo thớ gỗ để nước xuôi dòng chảy. Mái nhà sàn lợp gỗ pơ mu không bị cong vênh, mối mọt theo thời gian, mùa đông ấm mà mùa hè lại mát. Trải qua bao đời người, những miếng “ngói” pơ mu lâu năm ngả màu đen vẫn bền theo thời gian và xếp đều tăm tắp trên những nóc nhà ở Ngọc Chiến.

05. Ngọc Hà. MỘNG MƠ BẢN ÁNG / Ngọc Hà // Đại đoàn kết.- Ngày 17/6/2017.- Số 168-169-170.- Tr.22.

Bản Áng nằm trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được ví như Đà Lạt mộng mơ của Tây Bắc. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Thái.

Bản Áng đẹp như một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống nằm thấp thoáng, ẩn hiện dưới bạt ngàn tán lá xanh tươi. Cạnh bản là hồ nước tự nhiên có diện tích 5ha được bao quanh bởi rừng thông xanh trồng trên những đồi đất feralít nâu đỏ. Phía xa xa, khung cảnh cao nguyên Mộc Châu với những đồi chè, đồng cỏ xanh mướt. Ở đây bạn sẽ được cảm nhận sự thay đổi thời tiết đủ 4 mùa trong một ngày. Sáng sớm, bản chìm trong làn sương mờ ảo. Buổi trưa, nắng vàng rực như ngày hè. Buổi chiều xuống, mặt hồ phẳng lặng, nắng nhẹ chiếu xuống như mùa thu. Khi đêm đến sương lại phủ dày mang cái lạnh thấm của mùa đông. Tới đây, bạn có thể cắm trại giữa rừng thông, hoặc thuê xe đạp đôi tham quan quanh khu rừng, đi dạo ven hồ hay đạp vịt để tận hưởng không khí trong lành, ngắm nhìn cảnh sắc khi hoàng hôn xuống, lúc bình minh lên, chụp những bức hình ảo diệu.

Bản Áng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và thủ công truyền thống (dệt thêu thổ cẩm, đan lát, đệm bông gạo). Đến nay, cư dân bản Áng vẫn bảo tồn nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù như kiến trúc nhà sàn truyền thống, trang phục, những làn điệu dân ca cổ, trò chơi dân gian, những lễ hội đặc trưng… Bản Áng còn hấp dẫn du khách ở nét duyên trong trang phục phụ nữ Thái. Đặc biệt là chiếc khăn piêu được tạo ra bằng cách thêu luồn chỉ màu trên mặt vải. Những sợi chỉ đủ màu sắc được phối màu với nhau rất hài hòa. Các cô gái Thái mặc dù không học qua một trường lớp nào về tạo hình, phối màu nhưng những chiếc khăn piêu họ thêu ra đều được trang trí rất hài hòa, đẹp mắt.

Không chỉ Đà Lạt mới có dâu tây, cách rừng thông một đoạn đường ngắn, vườn trồng dâu tây hiện ra, kích thích trí tò mò và sự hứng khởi trong lòng du khách. Những trái dâu chín đỏ mọng được chăm sóc kỹ lưỡng, mang mùi thơm quyến rũ, có vị chua ngọt thanh mát. Nếu đến rừng thông bản Áng vào đúng lúc dâu tây nở rộ, du khách có cơ hội tận tay hái và thưởng thức những cốc sinh tố dâu tây mát lạnh. Quả thông rơi rụng khắp nơi trong rừng, du khách có thể thoải mái nhặt nếu thích. Người dân ở quanh đây thường lấy quả thông làm thành các đồ trang trí đẹp mắt. Chính điều này làm nên một nét riêng cho Mộc Châu.

Ghé vào các quán nước ven đường du khách sẽ được thưởng thức nước uống quen thuộc của vùng đất Mộc Châu, đó là trà Shan tuyết. Theo như lời giới thiệu của người dân, đây là loại chè được hái từ những cây chè cổ thụ được trồng trên cao nguyên Mộc Châu. Chè Shan tuyết

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 8

cánh to, nước xanh, có hương thơm đặc biệt đậm đà. Quanh năm gắn bó, làm bạn với núi rừng, giữ được nét chân thật, hồn hậu, gần gũi và dễ mến, người dân bản Áng chào đón du khách bằng những nụ cười hết sức thân thiện và cởi mở. Không có cảnh chèo kéo, giành giật, nếu muốn du khách có thể vào thuê một bộ váy, áo, mũ dân tộc Thái sặc sỡ sắc mầu để chụp ảnh kỷ niệm với mức giá phải chăng (trên dưới 20.000 đồng/1 bộ). Không so đo, tính toán thiệt hơn, các bà, các cô còn sẵn sàng chọn đổi cho du khách chiếc mũ đội đầu phù hợp với gương mặt, giúp du khách mặc váy áo, đeo gùi... Khi được nhờ, người dân bản Áng sẵn sàng chụp ảnh, thậm chí có người còn hướng dẫn du khách cách tạo dáng để có những bức ảnh đẹp nhất.

Sau khi khám phá rừng thông bản Áng thỏa thích, bạn sẽ được thưởng thức các món đặc sản địa phương như: Cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, bê chao, “xôi tình yêu, rượu men lá, cá ống tre”, và các món từ rau rừng... cùng men rượu cần ngất ngây.

Nhằm phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy nét đẹp thiên nhiên, văn hóa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã đầu tư, khai thác loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng tại một số bản dân tộc, trong đó có bản Áng. Riêng khu vực rừng thông bản Áng đã có hơn 30 nhà nghỉ homestay, đây là một trong những điểm nhấn tạo nên sức hút của bản Áng. Cùng với việc khám phá, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, du khách sẽ được thỏa sức tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống, những nghề thủ công của bà con đồng bào Thái như dệt thổ cẩm, nghề làm đệm bông gạo, nghề đan lát… Khách du lịch sẽ tận mắt được nhìn những đôi bàn tay khéo léo của những cô gái Thái xinh đẹp dệt nên nhiều sản phẩm thổ cẩm rực rỡ với những hoa văn độc đáo. Tham gia du lịch cộng đồng ở bản Áng, đến với những người dân bản xứ hồn hậu, mộc mạc, mến khách, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa cổ xưa trong những nếp nhà sàn trăm tuổi; được hòa mình trong những điệu dân ca, dân vũ, những điệu múa xòe độc đáo; những lễ hội “Mừng cơm mới’, “Hết Chá”, “Xuống đồng”… Đặc biệt, không ít chủ nhà nghỉ homestay ở bản Áng đã biết tự quảng cáo trên các trang web hay chủ động liên hệ với các công ty lữ hành để có được lượng khách ổn định. Ở đây không có hiện tượng chèo kéo hay bắt chẹt du khách. Bản Áng hiện có các đội văn nghệ để phục vụ khách du lịch. Những diễn viên không chuyên ngoài biểu diễn văn nghệ còn đảm nhiệm luôn việc đầu bếp, chế biến các món ăn đặc sắc của dân tộc Thái. Tuy vẫn còn những hạn chế nhưng loại hình du lịch cộng đồng homestay ở bản Áng đã mở ra một hướng đi hiệu quả trong kết hợp giữa du lịch với phát triển đời sống người dân bản địa.

Bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đi theo tuyến đường huyện lỵ khoảng 2km, sẽ đến khu đồi thông với hồ nước thơ mộng của bản Áng. Nơi đây gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện, rất thích hợp để cắm trại, picnic. Tại đây, nhiều phong tục, tập quán truyền thống được lưu giữ gắn với nhà sàn, những điệu xòe thôi thúc mời gọi, những làn điệu dân ca cổ, những lễ hội “Mừng cơm mới”, “Hết Chá”…

06. PV. SƠN LA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN / PV // Nhân dân.- Ngày 18/6/2017.- Tr.1-2.

Nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tỉnh Sơn La triển khai nhiều mô hình và hình thức đào tạo nghề thích hợp cho người dân. Mới đây, huyện Quỳnh Nhai đã phê duyệt cho Công ty Dệt may Sơn La thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, Công ty Dệt may Sơn La sẽ đào tạo nghề và trực tiếp tuyển dụng lao động tại chỗ. Hiện công ty đã nhận được hơn 1.800 hồ sơ học nghề của người dân địa phương. Theo kế hoạch, công ty sẽ tiến hành đào tạo, tổ chức thi tay nghề để tuyển chọn lao động. Những học viên đạt tay nghề trình độ A sẽ được bố trí làm việc ngay, những học viên còn lại sẽ được tiếp tục đào tạo.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 9

Hình thức đào tạo nghề và trực tiếp tuyển dụng lao động tại chỗ của Công ty Dệt may Sơn La được đánh giá là hiệu quả khi cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Việc gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề việc làm sau đào tạo, nhất là đối với người dân vùng tái định cư.

Tỉnh Sơn La chủ trương tiếp tục có chính sách thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tổ chức sản xuất trên địa bàn nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn học nghề và làm việc tại doanh nghiệp. Thực tế tại tỉnh cho thấy việc các doanh nghiệp trực tiếp thu hút lao động qua đào tạo nghề tại chỗ; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, giúp người lao động sớm có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Theo thống kê của tỉnh Sơn La, năm 2016, toàn tỉnh đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động nông thôn. Các ngành nghề đào tạo đa dạng như: Sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may công nghiệp...

07. Phạm Hiển. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NGƯỜI CAO TUỔI CÁC ĐỊA PHƯƠNG / Phạm Hiển, Ngô Quang Trinh, Trần Lê // Người cao tuổi.- Ngày 20/6/2017.- Số 97.- Tr.2.

Tỉnh Sơn La: Vừa qua, Hội Người cao tuổi tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội V, Hội Người cao tuổi Việt Nam. Tham dự có gần 50 cán bộ hội các cấp của 12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Hội nghị đã nghe ông Lê Hữu Đê, Phó trưởng Ban Thường trực Hội Người cao tuổi tỉnh truyền đạt những nội dung cơ bản Nghị quyết Đại hội V Hội Người cao tuổi Việt Nam; một số điểm mới trong Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam; công tác xây dựng hội, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi… Sau đó, các đại biểu tham gia nhiều ý kiến cụ thể về công tác thực hiện đề án, nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh…

08. Dương Đình Tường. “NHỮNG HẠT NGÔ MÁU” ĐÃ ĐỔI MÀU CUỘC SỐNG CHO NGÀN NÔNG DÂN / Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 21/6/2017.- Số 123 - 124.- Tr.6.

Hiệu ứng mạnh mẽ của loạt phóng sự “Những hạt ngô máu” trên Nông nghiệp Việt Nam đã giúp cho cuộc sống của cả ngàn nông dân trồng ngô huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La thay đổi theo hướng tích cực, nợ nần bị khoanh lại, đất đai được trả về, nhiều mô hình kinh tế được hỗ trợ…

THỦ ĐOẠN TINH VI

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái nhà sàn to đẹp của ông Quàng Văn Cương nằm hoang lạnh ngay trên đường vào bản Mờn (xã Chiềng Lương). Căn nhà bị phát mãi bởi chủ của nó trót vay nặng lãi của chủ đầu tư (đại lý giống) để rồi long đong với phận ăn nhờ, ở đậu vạ vật khiến cho ông phải phát bệnh thần kinh.

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ tiếng nhạc vui bập bùng phát ra từ túp lều rách nát trông còn tồi tệ hơn cả cái chuồng trâu của anh Vì Văn Tuấn ở bản Nà Nhụng (xã Phiêng Pằn). Tò mò, ngó vào bên trong, một người đàn ông tàn tật chỉ lê lết được bằng tay đang lim dim mắt, đắm say với tiếng nhạc cất lên từ cái đài được đánh đổi bằng cả một nương ngô.

Cũng như bao người dân ở đây từ hồi được các chủ đầu tư phỉnh nịnh, thuyết phục cho vay tiền, cho vay ngô giống, cho vay gạo mắm muối, anh Tuấn ký vào giấy vay 1 tạ gạo, 20kg ngô giống với mức lãi cắt cổ. Cụ thể, giá ngô giống ở ngoài 70.000đ/kg nhưng chủ đầu tư cho nợ cuối vụ tính lên 130.000đ/kg, không trả nổi năm sau vọt lên 180.000 - 200.000đ/kg. Ngược lại, giá mua ngô thương phẩm ở ngoài 4.000đ/kg nhưng bán cho họ chỉ được 2.500 - 3.000đ/kg

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 10

mà không bán cũng không xong, tới vụ thu ngô sẽ có người đến quay phim, chụp ảnh những nông dân nào dám “cả gan” bớt lại 1 - 2 bao ngô để nuôi gà, nuôi lợn. Những con gà con vì thế phải chết đói còn gà lớn, miệng to đủ để ăn được sắn bằm không chết nhưng lông cứ xù lên, không lớn vì thiếu ngô.

Không chỉ bóp nặn đầu vào, thít chặt đầu ra của sản xuất, các đại lý còn như con bạch tuộc vươn những chiếc vòi hắc ám bám riết lấy thân thể còm cõi nông dân qua hình thức cho họ vay tiền với mức lãi phổ biến 3%/tháng tương đương 36%/năm nếu là “vay nguội” còn “vay nóng” là 50%/năm.

Người nào ốm đau, con cái cưới hỏi hay cha già, mẹ héo bắt buộc phải ký giấy vay tiền liền sập bẫy và mãi mãi không bao giờ rút chân ra được nữa. Lãi mẹ đẻ lãi con, chẳng mấy chốc mà số lãi gấp 5 - 10 tiền vay ban đầu, ai không có tiền để trả thì liền bị bắt đất, xiết đồ đạc, bắt cả nhà để gán nợ. Bằng những thủ đoạn tinh vi như vậy, chỉ một thời gian ngắn phần đa dân bản trở thành các con nợ, đến non nửa ruộng nương của bản bị xiết nợ.

Năm đó mất mùa, ngô thất thu, anh Tuấn lại bị ốm liệt nửa người, phải lấy tay làm chân khiến cho đứa con lớn 13 tuổi phải nghỉ học làm phu hồ xa xứ, đứa thứ hai 12 tuổi phải làm thuê quanh bản. Tài sản đáng giá nhất của anh là cái đài trị giá 450.000đ mà thằng con đầu mua cho bố giải khuây khỏa nỗi buồn tàn tật.

Một buổi chủ nợ đến. Ngó tới, ngó lui quanh căn lều dột nát không thấy cái gì đáng giá, lật tới lật lui các hòm xiểng trong nhà cũng trống trơ, mắt ông ta bỗng sáng lên khi bắt gặp cái đài. Ông ngọt nhạt: “Mày không có gì thì cho vợ chồng chú xin cái loa này nhé?”. Vừa nói tay ông vừa vươn ra toan lấy. Thấy vậy anh Tuấn sợ quá bò quanh nhà vừa lạy van, kêu khóc: “Cháu xin chú, cháu xin chú đừng lấy cái đài này, nó là của con cháu mua cho bố nghe cho đỡ buồn vì đau chân mà…”. Bàn chân chủ nợ đi đến đâu thì bàn tay của anh lết đến, bám vào đó. Khẩn cầu mãi mới được chấp nhận nhưng sau đó anh đành buộc phải ký, điểm chỉ vào tờ giấy gán đất mà chủ nợ đã soạn sẵn.

Ngược Tây Bắc nếu chỉ nhìn lướt qua các thị trấn ven đường của Sơn La thì ai cũng nắc nỏm với những tòa ngang, dãy dọc, với những ô tô tiền tỷ đỗ đông như trâu đầm, hoành tráng thuộc vào hạng nhất nhì so với toàn bộ các tỉnh miền núi còn lại. Phần đa đó là nhà của những người dưới xuôi lên đây buôn bán, không ít trong số đó là các đại lý giống, vật tư phân bón. Nhưng ẩn sau vẻ hào nhoáng dễ ma mị lòng người đó là sự tồi tàn, bần cùng, không lối thoát của nhiều phận người ở các bản làng vùng sâu bởi nạn vay nợ nặng lãi rồi phải gán nợ đất.

Nhiều con nợ chỉ biết ký mỗi cái tên hoặc lăn ngón tay vào lọ mực rồi điểm chỉ trên tờ giấy được đại lý soạn sẵn bởi không hề biết chữ. Nhiều con nợ quanh năm phải lệ thuộc vào chủ đầu tư, phải ăn đong, ăn chịu gạo, vài tuần không được biết đến mùi thịt cá, vài tháng không biết đến bộ quần áo mới, mắc bệnh cũng không dám đi khám chữa vì đã cháy túi.

Theo điều tra của tôi, chỉ riêng trên địa bàn 2 xã Phiêng Pằn và Chiềng Lương đã có 269 hộ vay nợ không có khả năng trả phải gán đất trồng ngô cho các chủ nợ với diện tích là 405ha, tổng số tiền nợ trên 15,6 tỷ đồng.

ĐỔI THAY

Nông nghiệp Việt Nam trở thành tờ báo tiên phong trong việc phát hiện, phản ánh tình trạng hàng trăm hộ trồng ngô của huyện Mai Sơn đứng trước nguy cơ không còn đất sản xuất vì bị gán nợ trái phép. Dư luận bàng hoàng và phẫn nộ. Hàng trăm cú điện thoại gọi về cho tòa soạn, cho tác giả chỉ để bày tỏ sự bất bình. Dư luận như một cơn cuồng phong thúc đẩy huyện Mai Sơn và cả tỉnh Sơn La phải tổ chức gần chục cuộc họp bàn cách tháo gỡ mà cuộc quan trọng nhất do đích thân ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La chủ trì. Huyện Mai Sơn đã thành lập hẳn Ban chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng vay nợ tiêu dùng, gán nợ đất sản xuất do Bí thư huyện ủy làm Trưởng ban. Các xã trọng điểm nợ cũng thành lập ra

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 11

các Ban chỉ đạo để đốc thúc. Kết quả, một số chủ nợ đã phải trả lại đất cho người dân, phải chốt nợ, giãn nợ, không dám tính lãi suất cao, không cưỡng ép con nợ bằng những hình thức phi pháp. Hàng trăm con nợ được hưởng lợi trực tiếp từ động thái này nhưng cũng có hàng ngàn người khác được lợi lây từ những dự án khuyến nông, chương trình đầu tư cho toàn vùng. Mới đây, ngày 9/6, Thào A Sự - Trưởng bản Mông Lụng Sàng ở xã Chiềng Lương trong cuộc điện thoại với tôi, giọng không giấu nổi niềm vui: “Thào A Giang, Thào A Lù đã được trả lại đất rồi. Cán bộ khuyến nông lại mới gọi mình xuống xã để lấy giống xoài mới về cho dân bản trồng đấy!”.

Lần trở lại bản Nà Nhụng xã Phiêng Pằn (ngày 16/6/2017) của tôi này như cuộc hội ngộ của một người con xa xứ lâu ngày bỗng dưng hồi hương. Trưởng bản Lò Văn Thu khi biết tin tôi đến đã nhảo vội qua mấy quả đồi trở về, người mướt mải mồ hôi chỉ để cười thật tươi rồi xiết tay tôi thật chặt. Hai bàn tay anh hồng thẫm dính đầy màu phẩm của những hạt ngô giống mới gieo.

Mừng cho nhà trưởng bản đã trả hết nợ, mừng cho anh Vì Văn Tuấn đã nhúc nhắc đi lại được, mừng cho chị Lò Thị Đôi dù vẫn phải chấp nhận trả khoản nợ nần khá vô lý 70 triệu nhưng đã đòi lại được ngót 2ha đất. Lù A Dủa - Chủ tịch xã Phiêng Pằn thống kê nhanh với tôi trong 234 hộ dân gán nợ của xã, đợt đầu đã có trên 10 hộ được chủ đầu tư bàn giao lại đất và công việc vẫn đang được thúc đẩy tiếp dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền. Giờ đây trên các triền núi, triền đồi là những màu xanh nhu nhú của mía, của dong riềng, của cây ăn quả các loại. Nông dân bắt đầu dám đứng lên làm chủ chứ không chịu chấp nhận phận làm thuê cho chủ đầu tư trên chính mảnh đất của mình như trước…

Khó khăn vẫn còn bộn bề ở trước mắt nhưng lác đác tôi đã thấy những vật dụng mới, những manh áo mới, những nụ cười mới ở nơi này.

09. Minh Phong. ĐẤU TRANH BÓC GỠ HÀNG LOẠT BĂNG NHÓM TỘI PHẠM NGUY HIỂM / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 21/6/2017.- Số 4347.- Tr.5.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện một số ổ nhóm đối tượng sử dụng các loại hung khí để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Điều đáng nói là trong các ổ nhóm này có sự tham gia của nhiều đối tượng hình sự cộm cán ở nhiều tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội… câu kết với một số đối tượng tại địa bàn Sơn La tổ chức đánh bạc, cho vay nặng lãi, tín dụng đen, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản… với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh để che giấu hành vi sau khi gây án, gây khó khăn cho công tác điều tra. Sau 6 tháng kiên trì điều tra, xác minh, quyết liệt đấu tranh, Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công chuyên án, làm rõ 7 ổ nhóm tội phạm với gần 70 đối tượng hình sự. Đại úy Phạm Trọng Hiếu, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La cho biết: “Trong quá trình điều tra các vụ án, lực lượng chức năng cũng gặp không ít khó khăn, đó là các vụ án xảy ra đã lâu, các chứng cứ của vụ án đã bị mất hoặc hư hỏng, bên cạnh đó các đối tượng trong vụ án đều là các đối tượng nguy hiểm, có nhiều tiền án tiền sự, hoạt động rất manh động, một số đối tượng ở địa phương khác, hoạt động trong một thời gian ngắn sau đó đã nhanh chóng rời khỏi địa bàn thành phố Sơn La”.

Xác định tính chất, mức độ các hành vi phạm tội của các ổ nhóm tội phạm Công an tỉnh Sơn La đã thành lập chuyên án, phối hợp với công an các địa phương tích cực điều tra, xác minh, đồng thời phát động phong trào toàn dân phát giác, tố giác tội phạm để có kế hoạch truy bắt hiệu quả. Trong một thời gian ngắn, Ban chuyên án đã xác định được 7 ổ nhóm đối tượng hình sự có liên quan gồm: Nhóm do Điêu Mạnh Cường (tức Cường “chớn”), sinh năm 1979, trú

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 12

tại tổ 9, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La cầm đầu gồm 22 đối tượng. Nhóm do Tô Giang Nam (tức Nam Khanh), sinh năm 1975, trú tại phường Phố Mới, thành phố Lào Cai cầm đầu gồm 5 đối tượng. Nhóm do Nguyễn Quang Phong (Phong khỉ), sinh năm 1980, trú tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội cầm đầu với 2 đối tượng. Nhóm do Mai Tuấn Đức (Đức cụt), sinh năm 1982, trú tại đường Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cầm đầu cùng 4 đối tượng. Nhóm Hà Trung Dũng (Dũng May), sinh năm 1975, trú tại xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La cầm đầu cùng 8 đối tượng. Nhóm do Đoàn Mạnh Đại (Đại Hải Phòng), sinh năm 1982, trú tại phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La cầm đầu cùng hơn 10 đối tượng. Nhóm do Trần Đăng Dương (Dương Nhiên), sinh năm 1979, trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La cầm đầu cùng hơn 10 đối tượng khác.

Khi cơ quan điều tra tập trung đấu tranh thì các đối tượng đã tìm mọi cách đối phó, trong đó có cả việc mua chuộc, đe dọa nhân chứng, bị hại và người nhà bị hại, vì thế Ban chuyên án đã phối hợp với công an các địa phương khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, một mặt động viên, làm tốt công tác bảo vệ nhân chứng, bị hại trong các vụ việc. Đại tá Trần Huy Công, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La cho biết: “Chúng tôi đã triệt phá được 7 ổ nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức trên địa bàn, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Các đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam, đặc biệt là các đối tượng ở Hải Phòng, Hà Nội, có đối tượng ở Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng… đều bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, sau 6 tháng quyết liệt đấu tranh, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do nhiều vụ việc đã xảy ra từ lâu, việc thu thập thông tin, chứng cứ không đầy đủ, nhiều tài liệu, chứng cứ bị hư hỏng, bị mất, mọi hoạt động điều tra gần như phải tiến hành lại từ đầu; các đối tượng trong chuyên án đều là các đối tượng hình sự nguy hiểm ở nhiều địa bàn khác nhau… với tinh thần thận trọng, chính xác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, lực lượng chức năng Công an Sơn La đã triệt phá thành công 7 ổ nhóm tội phạm với gần 70 đối tượng hình sự cộm cán ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Phú Thọ… làm rõ các hành vi phạm tội của các nhóm đối tượng, đã đấu tranh thành công 2 chuyên án, khởi tố 6 vụ án hình sự, khởi tố bắt giữ 13 đối tượng, trong đó có nhiều đối tượng cầm đầu các băng nhóm tội phạm.

10. Đăng Thái. ĐỒN MỘC LỴ (MỘC CHÂU - SƠN LA) / Đăng Thái // Tạp chí Lịch sử quân sự.- Tháng 6/2017.- Số 306.- Tr.57-60.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) có vị trí chiến lược, là cửa ngõ tiến vào Tây Bắc và Thượng Lào. Vì vậy, thực dân Pháp đã xây dựng ở đây nhiều cứ điểm bảo vệ, một trong những cứ điểm quan trọng đó là đồn Mộc Lỵ.

Được Pháp xây dựng năm 1951, đồn Mộc Lỵ nằm trên một núi đá tai mèo hiểm trở, cao 35m, rộng 40m và dài khoảng l00m, có nhiều vách đá dựng đứng, án ngữ trên ngã ba đường 41 (nay là Quốc lộ 6) từ Hà Nội lên Sơn La và Quốc lộ 43 từ Mộc Châu qua Pa Háng sang vùng Thượng Lào. Lợi dụng các mỏm đá nhấp nhô, địch bố trí hệ thống công sự, lô cốt kiên cố, với nhiều tầng hỏa lực. Đồn có 9 lô cốt, trong đó có 8 lô cốt bao quanh chân núi, được bố trí ở các cao độ khác nhau và 1 lô cốt chỉ huy trên đỉnh núi. Các lô cốt được xây dựng bằng đá và bê tông cốt thép hoặc lợi dụng vách đá tự nhiên. Tường lô cốt dày từ 0,5 - 1m, có lỗ châu mai bắn ra các hướng. Các lô cốt được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào liên hoàn, ngoài cùng là 4 lớp hàng rào dây thép gai, xung quanh đồn được gài mìn dày đặc.

Lô cốt chỉ huy trên đỉnh núi là lô cốt lớn nhất, tầng 1 là hang đá, tầng 2 vây quanh bằng tường bê tông dày 0,6m, cao l,3m. Lô cốt này nằm lộ thiên, dễ dàng quan sát, phát hiện sự di chuyển của đối phương.

Đồn Mộc Lỵ do tên quan ba Pháp Vincent chỉ huy, với lực lượng chốt giữ gồm 1 Tiểu đoàn Thái, 2 đại đội Commando được điều từ Phát Diệm lên tăng cường, được trang bị đầy đủ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 13

vũ khí cá nhân. Ngoài ra, đồn Mộc Lỵ còn được trang bị một khẩu pháo 94mm, 2 cối 81mm, 4 cối 60mm, 3 đại liên và 27 trung liên. Lương thực, thực phẩm, đạn dược thường xuyên được bổ sung, dự trữ, đảm bảo cho chiến đấu dài ngày.

Tại hai núi đá Pom Lót và Pom Thắm cao khoảng 80m cách đồn khoảng 300m về phía Đông Bắc, địch cho xây dựng hai tháp canh làm đồn tiền tiêu, mỗi tháp canh có một tiểu đội canh gác.

Cách phía Tây Nam đồn khoảng 500m, địch tổ chức một khu tập trung lớn với hàng nghìn người, ngày đêm cho lính tuần tra canh gác, nhằm dễ dàng thực hiện bắt lính, bắt phu; đồng thời, hạn chế sự tiếp xúc và chi viện của nhân dân với Việt Minh.

Với địa thế hiểm trở, các lô cốt được xây dựng kiên cố và hệ thống hỏa lực dày đặc, đồn Mộc Lỵ được thực dân Pháp mệnh danh là “chiếc áo giáp sắt” bất khả xâm phạm ở Phân khu Sơn La.

Cuối năm 1952, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ sức mạnh của nhân dân, phá tan “Xứ Thái tự trị”, giải phóng Tây Bắc, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện phát triển cách mạng Lào, cô lập và làm rối loạn hậu phương của địch.

Chính vì vậy, nhiệm vụ đánh chiếm đồn Mộc Lỵ đối với ta có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định việc triển khai vận chuyển hậu cần cho chiến dịch từ Hòa Bình lên Tây Bắc. Lúc này, các binh đoàn chủ lực của ta đã tiến sâu vào vùng hậu phương của địch nên đảm bảo lương thực, thực phẩm, vũ khí là một trong những vấn đề cấp bách, có tầm quan trọng hàng đầu khi quyết định các phương án tác chiến.

Nhiệm vụ tiến công đồn Mộc Lỵ được giao cho những đơn vị thiện chiến nhất của Đại đoàn 316: Trung đoàn 174 là chủ công, phối thuộc với các Tiểu đoàn 215, 439 (Trung đoàn 98) và Tiểu đoàn 888 (Trung đoàn 176); được tăng cường thêm 1 đại đội pháo 75mm và 1 đại đội cối 120mm... Tất cả lực lượng tham gia trận tiến công đồn Mộc Lỵ đặt dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 Đặng Văn Việt.

Quyết tâm của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Tây Bắc và Đại đoàn 316 là phải “nhổ” bằng được đồn Mộc Lỵ. Trong hội nghị bàn về cách đánh đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về xác định hướng, mũi tiến công... Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt nhận định: Chúng ta đã trinh sát đồn Mộc Lỵ và thấy rằng khó đánh hơn cả Đông Khê. Với địa hình thành vại, nhiều hỏa điểm xung quanh, nếu đánh theo cách thông thường thì khó có thể giành thắng lợi. Đồn Mộc Lỵ có hình thù như một cây vợt, ta phải lợi dụng cán vợt mới xoay chuyển được tình thế. Vì thế, chỉ tập trung lực lượng đánh một mũi, đánh từ “cán vợt” chọc thẳng lên đỉnh núi, chiếm trung tâm hỏa lực, thông tin, chỉ huy. Sau đó, từ nóc đánh xuống, “gõ” lên đầu các lô cốt gọi hàng, nếu địch không hàng thì dùng lựu đạn tiêu diệt. Đó là cách đánh “cưỡi lên lưng hổ để diệt hổ”. Các hướng Đông, Tây, Nam, ta chỉ dùng hỏa lực kiềm chế, nghi binh.

Sau khi được Đại đoàn 316 phê chuẩn phương án tác chiến, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Tiểu đoàn 249 đột phá ở hướng chính, chiếm lĩnh điểm cao nhất của đồn; hai Tiểu đoàn 255 và 251 tiến công địch ở hướng phụ; hai Tiểu đoàn 215 và 439 làm dự bị; Tiểu đoàn 888 chặn viện binh, chống địch nhảy dù.

Ngày 17 và 18/11/1952, các đơn vị bí mật chiếm lĩnh trận địa, đào công sự. Các tiểu đoàn 439 và 888 luồn rừng theo dòng suối tiến lên phía Tây Bắc, hình thành thế bao vây chặn quân tiếp viện của địch từ Sơn La xuống. Ngày 19/11, quân ta siết chặt vòng vây. Tối 19/11, một đại đội của Tiểu đoàn 215 đột nhập sơ tán nhân dân ở khu tập trung ra xa đồn để tránh thương vong và đề phòng địch sử dụng máy bay oanh tạc. 23 giờ 30 ngày 19/11/1952, trận tiến công đồn Mộc Lỵ bắt đầu. Tất cả hỏa lực của ta dồn dập bắn vào lô cốt chính trên đỉnh núi. Cùng lúc, Đại

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 14

đội 653 bí mật vượt qua núi đá tai mèo, áp sát, làm chủ hai đồn tiền tiêu ở Pom Lót và Pom Thắm. Lợi dụng thế đứng trên cao, đã yểm trợ cho lực lượng của ta vượt cửa mở.

Tranh thủ thời cơ, các đội đánh bộc phá nối tiếp lao lên phá hàng rào thép gai, mở đường cho bộ binh xung phong. Tuy nhiên, lợi dụng công sự và hốc đá, địch sử dụng hỏa lực dày đặc chống trả quyết liệt nhằm phong tỏa cửa mở và chia cắt đội hình, gây thương vong cho ta. Các mũi đột phá của ta đều bị chặn lại.

Trước tình hình đó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 lệnh cho các tiểu đoàn chấn chỉnh lại đội hình và tiếp tục tổ chức các đợt đột phá. Theo đó, pháo cối của ta tập trung bắn mãnh liệt vào từng khu vực, lần lượt dập tắt các hỏa điểm của địch.

Tiểu đoàn 255 từ hướng Đông Bắc, lợi dụng lúc địch bị hỏa lực ta chế áp, đã nhanh chóng vượt cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu, sau đó tỏa ra đánh cổng chính của đồn. Phía Đông Nam, Tiểu đoàn 249 vượt qua cửa mở, đại đội 1 phát triển thẳng lên đánh chiếm đỉnh núi, giành được thế đứng trên đầu địch, Đại đội trưởng bật đèn pin báo hiệu cho Sở chỉ huy. Lập tức, các Đại đội 2 và 3 xung phong lên thẳng lô cốt chính, bao vây và khống chế trọng điểm này. Các tổ chiến đấu nhanh chóng tỏa xuống chiếm các ụ pháo và Sở Chỉ huy của địch. Mặc dù tên Đồn trưởng Vincent bị bắt, nhưng địch trong các lô cốt vẫn chống cự quyết liệt. Cùng thời điểm này, Tiểu đoàn 249 gọi địch ra hàng, một số tên hoảng sợ, vượt rào chạy trốn nhưng dính phải chính bẫy mìn của chúng tạo ra.

Tiểu đoàn 249 từ trên cao đánh xuống, phối hợp với các Tiểu đoàn 255 và 251 từ dưới đánh lên, các lô cốt nhỏ lần lượt bị khống chế. Địch tháo chạy hỗn loạn nhưng đều bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Đến khoảng 2 giờ 30 phút ngày 20/11/1952, trận chiến đấu kết thúc, ta giành toàn thắng.

Sau 3 giờ chiến đấu vô cùng ác liệt, giành từng tấc đất, từng mét hào, trận tiến công đồn Mộc Lỵ kết thúc thắng lợi, “chiếc áo giáp sắt” thực dân Pháp ở Phân khu Sơn La đã bị đập tan. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu 350 tên địch trong đó có tên Đồn trưởng Vincent cùng một số sỹ quan, thu hơn 500 súng các loại cùng toàn bộ quân trang, quân dụng và lương thực, thực phẩm. 53 cán bộ, chiến sỹ của ta đã anh dũng hy sinh trong trận đánh. Trung đoàn 174 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba sau chiến thắng này.

Cùng thời gian, phối hợp với bộ đội chủ lực, các đội dân quân du kích Tú Nang, A Má, Chiềng Khừa, Pa Háng tổ chức bao vây địch ở hai đồn Pa Khôm và Pa Háng. Địch hoảng sợ mở đường máu rút chạy lên Yên Châu và sang Lào. Ngày 20/11/1952, Mộc Châu hoàn toàn giải phóng.

Chiến thắng Mộc Lỵ và việc giải phóng Mộc Châu có ý nghĩa rất quan trọng: Ta đã nối thông đường giao thông từ Hòa Bình lên Sơn La, tạo thuận lợi cho việc giải phóng Tây Bắc, ngăn chặn và cắt đứt giao thông của địch đối với vùng Thượng Lào. Ngày 24/01/1998, đồn Mộc Lỵ được xếp hạng Di tích

Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 98/1998/BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Mộc Châu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộc Châu đã xây dựng nhà bia ghi danh, tưởng nhớ 53 liệt sỹ của Đại đoàn 316 trên đỉnh của lô cốt phía Tây Nam gần Quốc lộ 43. Ngày nay, đồn Mộc Lỵ không chỉ là nơi tham quan, ôn lại lịch sử hào hùng của các thế hệ đi trước mà còn là điểm du lịch, là “địa chỉ đỏ” trên hành trình “về nguồn” của các thế hệ người Việt Nam.

11. Liên Lê. SAO BẰNG TAY, CHÈ TÀ XÙA GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG/KG / Liên Lê // Nông thôn ngày nay.- Ngày 22/6/2017.- Số 148.- Tr.10-11.

Xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La) có hơn 450 hộ, chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 15

trong đó có gần 300 hộ trồng chè với hơn 200 gốc chè cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi, cùng nhiều diện tích chè khác. Những búp chè tươi có vị đăng đắng nhưng không gắt, lại có vị ngọt chát, là một trong những nét đặc biệt làm nên thương hiệu chè Tà Xùa.

Hàng trăm năm qua, cây chè shan tuyết đã bén rễ, gắn bó với bà con dân tộc Mông ở Tà Xùa. Chè mọc xen lẫn trong rừng, xung quanh bản. Tháng 4, 5, 6 là lúc cây chè shan tuyết cho nhiều búp nhất. Lúc này bà con trong bản sẽ đổi công cho nhau để hái chè. Từ hai tháng nay, ngày nào gia đình anh Mùa A Chu ở bản Bẹ cũng lên rừng để hái chè. Khác với những đồi chè bạt ngàn ở dưới xuôi, những cây chè shan tuyết có cây cao đến 3m với nhiều nhánh...

Thực tế, khoảng 5 - 6 năm nay, người Mông mới nhận ra giá trị của cây chè. Trước đây họ chỉ hái về nhà để uống, sau có nhiều người lên thu mua, cây chè mới bắt đầu được để ý. Anh Chu bảo, ngày trước bán lkg chè chỉ được 25.000 - 30.000 đồng, bây giờ ít nhất cũng phải được 200.000 đồng/kg tươi. Họ cũng hái những quả chè trên cây để đem về trồng, nhân rộng ra.

Anh Mùa A Khu (bản Vàng Mống) là một trong những hộ đi tiên phong trong việc cải tiến việc thu hoạch chè. Anh Khu bảo: “Trước đây, thu hoạch chè theo giờ nào cũng được. Qua quá trình học hỏi, rút kinh nghiệm, tôi thấy với những cây chè đa phần được trồng từ năm 1993, hái chè vào khung giờ từ sáng sớm đến 10 giờ, chiều từ 16 - 17 giờ là tốt nhất. Vì chè cũng giống con người, cần có thời gian để nghỉ ngơi. Hái chè không được đụng đến búp chè, phải hái trực tiếp vì nó có lớp lông dày, tất cả vị ngon nằm ở đó. Nếu mạnh tay sẽ ảnh hưởng tới lớp lông, sau này chè uống sẽ có vị chát”.

Chè hái về được người dân sao tại nhà. Những búp chè được sao bằng chảo gang trên bếp lửa. Người dân dùng chính đôi tay của mình để đảo chè, vì chỉ có cảm giác từ bàn tay mới có thể kiểm tra nhiệt trên chảo gang.

Mỗi mẻ chè sao thủ công mất 1 - 2 tiếng, cứ liên tục từ 4 - 5 lần sao chè rồi vò chè. Chè có ngon hay không phụ thuộc vào việc sao chè. Công việc vất vả đứng hàng giờ bên bếp lửa. Cứ khoảng 5kg chè tươi sau khi sao sẽ được 1kg chè khô. Hiện giá chè khô dao động từ 200.000 - 700.000 đồng/kg, với chè sao thủ công bằng tay có giá tới 1 triệu đồng/kg. Chè tươi hoặc cám chè cũng có giá 40.000 - 70.000 đồng/kg.

12. Xuân Trường. HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA: CHUNG TAY XÓA NHÀ DỘT NÁT CHO CỰU CHIẾN BINH NGHÈO / Xuân Trường // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 22/6/2017.- Số 1181.- Tr.5.

Bằng nhiều hình thức vận động, kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân cùng với sự đóng góp của đồng đội, thời gian qua nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn của Hội Cựu chiến binh huyện Mộc Châu đã được hỗ trợ xóa nhà dột nát. Ông Hồ Văn Hồng - Chủ tịch Cựu chiến binh huyện đưa chúng tôi tới thăm gia đình hội viên Lường Văn Toán, ở bản Đoàn Kết, xã Nà Mường là một trong những hội viên cựu chiến binh được Quỹ “Thiện Tâm” hỗ trợ tiền làm nhà mới cho biết: “Nhà tôi khó khăn lắm, không có lao động, vợ tôi luôn ốm đau, kinh tế khó khăn nên không có khả năng làm nhà, phải ở căn nhà tạm, nhà dột nát. Năm 2016, nhờ có sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và tấm lòng hảo tâm của Quỹ “Thiện Tâm”, cùng với sự đóng góp công, sức của đoàn viên, thanh niên, hội viên cựu chiến binh trong chi hội, trong xã đã giúp tôi làm được nhà mới, nay ước mơ làm nhà của tôi đã thành hiện thực”.

Đây chỉ là 1 trong số 33 ngôi nhà dột nát đã được cựu chiến binh hỗ trợ kinh phí từ các nguồn để sửa chữa, xây dựng trong những năm qua. Ông Hồng cho biết thêm: Chỉ tính trong năm 2016 ông cùng với đồng đội đi vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như: Công ty Cổ phần Bò sữa Mộc Châu, Quỹ Tín dụng thị trấn Nông trường, Quỹ Tín

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 16

dụng thị trấn Mộc Châu, Ngân hàng Nông nghiệp huyện, Nhà hàng 389 Mộc Châu, doanh nghiệp Thanh Tùng, Ngân hàng Công thương và cán bộ, hội viên cựu chiến binh huyện đóng góp với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng để xóa 16 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho hộ cựu chiến binh. Để chương trình xóa nhà dột nát đạt hiệu quả, các cơ sở hội phân công cán bộ theo dõi, lựa chọn, bình xét, đúng đối tượng (ưu tiên các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn sinh từ năm 1969 về trước), tổ chức đôn đốc, giám sát đúng tiến độ, kinh phí chi đúng mục đích, tránh lãng phí. Các cấp hội trong huyện còn chỉ đạo hội viên giúp về vật liệu, ngày công để xây dựng công trình bảo đảm chất lượng, đúng thời gian... Nhờ những việc làm tích cực của Hội Cựu chiến binh huyện Mộc Châu, nhiều hộ hội viên cựu chiến binh có nhà khang trang.

Huyện Mộc Châu hiện còn 26 nhà hội viên đang ở nhà tạm, nhà dột nát. Năm 2017, Hội Cựu chiến binh huyện phấn đấu xóa nốt.

13. Hoàng Hải. NHIỀU VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG MỘT VỤ ÁN Ở SƠN LA / Hoàng Hải // Quân đội nhân dân.- Ngày 23/6/2017.- Tr.6.

Ngày 25/5/2017, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tuyên ông Lường Văn Định, nguyên Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai 30 tháng tù giam vì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Định sau đó kêu oan và cho rằng, vụ án này còn những vấn đề cần được làm rõ.

HAI LẦN XÉT XỬ

Theo hồ sơ, vụ án hình sự xảy ra năm 2009, tại dự án san ủi nền nhà 6 điểm tái định cư và san ủi mặt bằng các công trình công cộng khu Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Quá trình thực hiện, ông Đinh Bá Vương, Phó trưởng Ban Quản lý dự án di dân tái định cư huyện Quỳnh Nhai; bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển Việt Mỹ; ông Nguyễn Phú Động, cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hoàng Lâm và ông Dương Văn Dưỡng, tư vấn giám sát đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 820 triệu đồng.

Thời điểm đó, ông Lường Văn Định đang giữ chức Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai và có ký Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, cộng dự toán công trình san ủi nền nhà 6 điểm tái định cư và san ủi mặt bằng các công trình công cộng khu Phiêng Nèn, nâng tổng tự toán từ 12,2 tỷ đồng lên 16,5 tỷ đồng. Ông Lường Văn Định ký Quyết định số 2439/QĐ-UBND dựa trên Kết quả thẩm định số 334/BCTĐ-TĐC ngày 21/9/2009 của Ban Quản lý dự án di dân tái định cư huyện, do ông Lù Văn Bình, Trưởng ban ký.

Từ những hành vi nêu trên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã truy tố các bị cáo Đinh Bá Vương, Nguyễn Phú Động, Nguyễn Thị Thanh Hương về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; truy tố bị cáo Lù Văn Bình, Lường Văn Định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này được thể hiện tại Cáo trạng số 04/VKS-P3 ngày 11/12/2015.

Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 4/5/2016, các bị cáo Đinh Bá Vương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phú Động đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, khai báo thành khẩn, thừa nhận: “Nếu các bị cáo thực hiện đúng quy định của Nhà nước, lập đúng biên bản nghiệm thu khối lượng theo kết quả thi công thực tế thì hậu quả hơn 820 triệu đồng của Nhà nước sẽ không bị xâm hại”. Về phía bị cáo Lường Văn Định, do không có căn cứ kết tội nên Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã tuyên bị cáo không phạm tội. Tuy nhiên, sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đã quyết định kháng nghị một phần bản án, đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử lại theo hướng: Tuyên bị cáo Lường Văn Định phạm tội thiếu trách nhiệm gây

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 17

hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 2, Điều 285, Bộ luật Hình sự. Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, việc ông Lường Văn Định ký Quyết định số 2439/QĐ-UBND chính là căn cứ để đơn vị thi công sử dụng lập khống khối lượng; chủ đầu tư và Ngân hàng Phát triển Sơn La làm căn cứ pháp lý để thanh toán cho đơn vị thi công số tiền hơn 12,2 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 820 triệu đồng.

Ngày 24/11/2016, tại phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 165/QĐ-VKS-P3 ngày 16/5/2016 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La xét xử sơ thẩm lại theo hướng: “Tuyên bị cáo Lường Văn Định phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Kết quả, ngày 25/5/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã tuyên bị cáo Lường Văn Định 30 tháng tù giam. Trong khi các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hương và Nguyễn Phú Động là những người cố ý làm trái với quy định chỉ bị xử 24 tháng tù treo.

CÓ NHIỀU UẨN KHÚC?

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Lường Văn Định khẳng định: “Việc ông Lường Văn Định ký Quyết định số 2439/QĐ-UBND không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Nguyên nhân gây ra thiệt hại là do đơn vị thi công đã lập khống thủ tục nghiệm thu. Bởi trong Quyết định số 2439/QĐ-UBND nêu rõ: “Giao Ban Quản lý dự án di dân tái định cư huyện có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm đúng pháp luật quy định về xây dựng công trình”. Như vậy, quyết định này chỉ là cơ sở pháp lý để Ban Quản lý dự án và nhà thầu đối chiếu xem xét khi xây dựng công trình. Còn cơ sở pháp lý để thanh toán phải là kết quả cụ thể nghiệm thu thực tế công trình xây dựng cả về khối lượng và chất lượng”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Văn Định cho biết: “Tháng 7/2010, tôi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La. Thời điểm đó, chủ đầu tư mới thanh toán cho Công ty Cổ phần phát triển Việt Mỹ 1 tỷ đồng. Sau khi tôi chuyển công tác, việc kiểm tra, giám sát là do chủ tịch mới cùng các cá nhân, cơ quan giúp việc trong UBND huyện Quỳnh Nhai”. Ông Định cũng cho rằng: “Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa ngày 25/5/2017 còn phiến diện, không đầy đủ. Chủ tọa phiên tòa đưa ra những câu hỏi mang tính chất chủ quan, áp đặt, không cho tôi cơ hội tự bào chữa. Đồng thời, Hội đồng xét xử còn đặt câu hỏi để các bị cáo: Lù Văn Bình, Đinh Bá Vương là những người đang phải thụ án được phép đánh giá, định tội tôi”.

Để làm rõ sự việc, phóng viên đã liên hệ với ông Ngô Xuân Nghiêm, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm ngày 25/5/2017 nhưng ông Nghiêm từ chối trả lời và cho biết: “Tất cả đều được nêu rõ trong bản án”.

Qua đơn kêu oan và ý kiến của các luật sư cũng như hồ sơ vụ án cho thấy, sự việc còn một số vấn đề cần được làm rõ để xử lý đúng người, đúng tội, tránh oan sai cho công dân.

14. Hà Hoàng. BÁO ĐỘNG: “GIẶC TRỜI” CHÂU CHẤU BÙNG PHÁT Ở VÙNG BIÊN / Hà Hoàng, Sùng Thiên Long // Nông thôn ngày nay.- Ngày 27/6/2017.- Số 152.- Tr.10.

Những ngày gần đây, tại xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La), dịch châu chấu tre lưng vàng đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Việc phun thuốc hóa học và sinh học diệt châu chấu đang gặp không ít khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, địa hình nơi có dịch châu chấu đồi núi hiểm trở, suối sâu, vực cao, vách đá cản ngăn bước chân người dập dịch...

NHỮNG “KẺ DI CƯ” KHÔNG CẦN QUỐC TỊCH

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 18

Từ trung tâm huyện Sốp Cộp, chúng tôi vượt hàng chục km đèo dốc, suối sâu để đến với xã Mường Lèo - vùng biên giới Việt - Lào thuộc huyện Sốp Cộp - nơi đang là điểm nóng về dịch châu chấu tre lưng vàng tàn phá mùa màng. Ở đây có những đàn châu chấu di cư tự do từ nước bạn sang với số lượng khổng lồ ước tính lên tới cả triệu con. “Khi chúng bay sang đất mình, bóng nắng của đàn châu chấu đen kịt như bóng mây khi trời sắp có bão. Chúng hạ cánh đến đâu là chỉ sau một đêm cỏ cây nơi ấy xơ xác như vừa qua một trận chiến...” - Ông Phạm Văn Hùng - Phó giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết.

Hiện tại, châu chấu tre lưng vàng trong độ tuổi trưởng thành, bay từng đàn lớn, khó kiểm soát. Chúng di chuyển theo hướng gió vào buổi chiều, đó cũng là lúc ở vùng biên cương này có ánh nắng chói chang nên việc quan sát và phun thuốc diệt trừ gặp rất nhiều bất cập. Qua tìm hiểu của phóng viên Nông thôn ngày nay, tính đến ngày 15/5/2017, châu chấu tre đã xuất hiện tại 21 điểm ở huyện Sốp Cộp như: Bản Nậm Pừn, bản Liềng, bản Mạt, bản Huổi Làn, bản Chăm Hỳ... thuộc xã Mường Lèo. Diện tích cây trồng thiệt hại ước tính 109ha, trong đó có nhiều diện tích cây lương thực.

Châu chấu ở đây thường xuất hiện tập trung, bám dầy trên cành cây nhiều nhất vào buổi sáng sớm khi còn sương mờ. Có lúc mật độ châu chấu lên tới gần 300 con/m2. Ở độ tuổi trưởng thành, châu chấu cần ăn nhiều để chuẩn bị sức cho việc sinh sản nên sức tàn phá của chúng rất lớn.

Vào buổi trưa, chúng tập trung thành nhiều tốp và bay lơ lửng trên không, chọn bãi đáp mới. Vì thế việc khoanh vùng nơi đàn châu chấu tụ là rất khó; nguy cơ dịch châu chấu lan rộng và bùng phát trở lại ngày càng cao. Không ai có thể biết được chính xác giờ nào, ở khu vực nào thì châu chấu từ bên kia biên giới sẽ tràn sang cũng như chúng sẽ lựa chọn bản nào làm nơi dừng chân đầu tiên nên bà con rất sợ, gọi châu chấu là “giặc trời”.

DIỆT CHÂU CHẤU KHÓ HƠN DIỆT GIẶC

Ông Lò Văn Hương - người dân bản Liềng, xã Mường Lèo cho hay: “Năm ngoái châu chấu sang nhiều, Nhà nước đã chi tiền tỷ để dập dịch và chúng tôi cũng bỏ ra rất nhiều công sức diệt trừ. Cuối năm thấy châu chấu ít đi, tưởng thoát nạn. Nào ngờ 3 tháng nay châu chấu lại di cư từ bên Lào sang rất nhiều. Chúng ở đâu là nương rẫy, cây rừng trụi lá đến đó. Người dân chúng tôi đã rất mệt mỏi, rất lo đói nghèo. Mong Nhà nước quan tâm diệt trừ giúp dân để chúng tôi yên tâm sản xuất”.

Chị Lèo Thị Chiêm - dân bản Liềng chia sẻ: “Nhà tôi trồng lúa trên nương đang lên xanh

tốt, thế mà mấy ngày gần đây, đàn châu chấu về phá hoại làm cây lúa xơ xác hết cả, diệt mãi cũng không hết. Nhiều hộ khác trong bản cũng bị như vậy. Thu nhập của dân bản chúng tôi chỉ trông chờ vào ruộng nương thôi, vì thế ai cũng lo năm nay nhà mình lại đói”.

Theo quan sát của phóng viên Nông thôn ngày nay, mật độ châu chấu gây hại phổ biến ở mức từ 100 - 300 con/m2, một số điểm cá biệt châu chấu có mật độ 3.000 con/m2. Ông Lèo Văn Dung - Phó chủ tịch UBND xã Mường Lèo cho biết: “Trong công tác phòng chống và diệt trừ châu chấu tái nhiễm trên địa bàn xã, chúng tôi đã phối hợp với lực lượng bảo vệ thực vật tỉnh và huyện tích cực triển khai phương án phun thuốc VK 16 WP và thuốc Victory 585 EC ở những nơi có mật độ châu chấu cao. Nhưng do thời tiết diễn biến phức tạp với địa hình dốc, rừng rậm nên việc lấy nước phun thuốc chưa hiệu quả. Có những điểm vừa phun xong thì đàn châu chấu khác lại bay tới tái nhiễm nên phải phun đi phun lại nhiều lần”.

“Sức tàn phá của châu chấu tre lưng vàng là rất lớn. Chúng không chỉ tấn công các loại cây lương thực mà còn tàn phá cả các loại cây rừng. Mấy năm nay chúng tôi đã rất quyết liệt diệt trừ châu chấu theo sự chỉ đạo của tỉnh Sơn La nhưng vì đây là đàn châu chấu di cư đến từ bên kia biên giới nên rất khó kiểm soát” - Ông Dương Gia Định - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 19

15. Quang Khánh. PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG TIẾP XÚC CỬ TRI TẠI XÃ HUA LA, THÀNH PHỐ SƠN LA / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 27/6/2017.- Số 178.- Tr.1, 3.

Chiều 26/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hua La, thành phố Sơn La.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Đắc Quỳnh.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã thông báo đến cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV và hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tại kỳ họp. Cử tri thành phố Sơn La đã kiến nghị đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tháo gỡ vướng mắc trong việc bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 cho dự án hồ chứa nước bản Mòng; do thiếu vốn nên công trình dang dở, chưa hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân. Đề nghị đoàn đề xuất với Quốc hội và Chính phủ sớm triển khai dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Sơn La, góp phần bảo đảm an toàn giao thông nội thị thành phố Sơn La. Cử tri cũng kiến nghị cơ quan chức năng quan tâm sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông nông thôn, kéo điện lưới quốc gia cho hơn 100 hộ dân bản Lun, đầu tư xây dựng điểm trường mầm non, xây cầu treo dân sinh; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng... Cũng có ý kiến cử tri cho rằng, xã Hua La chủ yếu trồng cây cà phê, nhưng nhiều năm qua đầu ra không ổn định, tư thương ép giá, nên kiến nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội có giải pháp để tìm đầu ra cho bà con.

Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La ghi nhận, tiếp thu các kiến nghị, ý kiến của cử tri xã Hua La; khẳng định sẽ chuyển các kiến nghị của cử tri lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng vui mừng trước những đổi thay của quê hương Hua La, đời sống của bà con đang từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố và của tỉnh Sơn La. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, trong thời gian tới, Sơn La cần chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng của đất nước, của Quốc hội Việt Nam và Lào, dự kiến sẽ được tổ chức tại Sơn La, như Lễ kỷ niệm 55 năm mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, lễ trao tặng Huân chương của Đảng, Nhà nước Việt Nam cho lãnh đạo 15 tỉnh của Lào; ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt - Lào lần thứ 2; khánh thành Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; Hội thảo Quốc hội Việt Nam - Lào; chú trọng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm trong quá trình diễn ra các sự kiện.

Nhân dịp này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bộ Giao thông - Vận tải, Ban An toàn giao thông quốc gia đã trao tặng 30 bộ máy vi tính cho Trường Trung học cơ sở xã Hua La và 150 chiếc mũ bảo hiểm cho bà con nhân dân xã Hua La.

Phó chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã trồng cây lưu niệm tại chùa Hưng Quốc, thành phố Sơn La.

+ Tối cùng ngày, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, lãnh đạo tỉnh Sơn La đã thành kính thắp hương, dâng hoa khu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh Sơn La.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 20

16. PV. SƠN LA: MỤC TIÊU 90 - 90 - 90 CÒN NHIỀU THÁCH THỨC / PV // Tạp chí AIDS và cộng đồng.- Tháng 6/2017.- Số 6.- Tr.6.

Đó là nhận định của Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Mục tiêu 90 - 90 - 90, ngày 1/6 vừa qua tại thành phố Sơn La.

Hội thảo có sự tham gia của Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La, lãnh đạo Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện 12 huyện, thị, thành phố, Ban Quản lý các dự án Phòng, chống HIV/AIDS thuộc tỉnh Sơn La cùng sự tham gia của đại diện nhà tài trợ, cán bộ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Hiện tại, Sơn La đang có 5.487 người nhiễm HIV, có 3.871 người đã chết do AIDS. Để thực hiện mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, Sơn La cần phát hiện và quản lý 12.143 người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh. Có nghĩa Sơn La cần tìm và phát hiện ra hơn 7.000 người nhiễm HIV. Trong 4 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh chỉ phát hiện mới được 179 ca nhiễm HIV. Với tiến độ này, mục tiêu 90% đầu tiên là rất thách thức.

Đối với mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút hiện nay, Sơn La mới đạt được 35,2%. Còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu. Mục tiêu 90 này phụ thuộc hoàn toàn vào việc thực hiện mục tiêu 90 thứ nhất. Và tương tự như vậy với Mục tiêu 90% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền.

Trước những kết quả trên, đại biểu tham dự Hội thảo đánh giá tiến độ thực hiện Mục tiêu 90 - 90 - 90 tại Sở Y tế Sơn La đã có nhiều tham luận có tính thực tiễn để khắc phục những khó khăn, tồn tại, quyết tâm tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo một số công việc cấp bách cần giải quyết ngay trong tháng 6 gồm:

Sở Y tế cần có ngay công văn hướng dẫn và đôn đốc các huyện tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm hướng dẫn chuyên môn và hậu cần nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch; tổ chức ngay Chiến dịch xét nghiệm HIV để nhanh chóng tìm kiếm người nhiễm mới đưa vào điều trị. Trước mắt, Chiến dịch xét nghiệm tập trung tại trại giam, trại tạm giam, tạm giữ trên địa bàn toàn tỉnh, xét nghiệm bệnh nhân trong một số khoa thuộc bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện như khoa truyền nhiễm, khoa khám bệnh.

Nhanh chóng mở rộng điều trị, đặc biệt đối với người nhiễm HIV đã biết tình trạng nhiễm của mình và kết nối chặt chẽ người nhiễm HIV mới được phát hiện trong Chiến dịch xét nghiệm để đảm bảo được điều trị ngay. Tăng cường triển khai điều trị ARV tại xã. Hiện tại, công tác này mới đang được triển khai tại 15 xã. Xem xét cấp thuốc 2 tháng tiến tới 3 tháng cho bệnh nhân đã điều trị ổn định, đi làm ăn xa, bệnh nhân khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân tiếp tục duy trì điều trị.

Đối với điều trị thay thế nghiện bằng Methadone, Cục trưởng chỉ đạo đây là nhiệm vụ chính trị khó khăn cũng phải tìm cách thực hiện cho bằng được. Tăng cường điều trị tại thôn, bản để người bệnh có thể yên tâm điều trị. Trước mắt triển khai thí điểm tại 4 xã, sau rút kinh nghiệm triển khai rộng rãi tại các địa bàn rộng, đi lại khó khăn.

Một nội dung quan trọng khác là đảm bảo nguồn tài chính, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh việc chủ động nguồn tài chính trong nước để thực hiện Quyết định 2188 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó địa phương đảm bảo nguồn lực để 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 21

17. Lam Hạnh. BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG GẶP MẶT VÀ TẶNG QUÀ GIÀ LÀNG, TRƯỞNG BẢN, NGƯỜI CÓ UY TÍN CÁC DÂN TỘC TỈNH SƠN LA / Lam Hạnh // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 28/6/2017.- Số 179.- Tr.7.

Ngày 26/6 tại Hà Nội, Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng đã chủ trì buổi gặp mặt và tặng quà đoàn đại biểu gồm 50 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Những năm qua, những người có uy tín tỉnh Sơn La luôn là lực lượng chủ động, tích cực hướng dẫn bà con thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất, xây dựng cuộc sống mới văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời vận động đồng bào giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phối hợp với bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới...

Thay mặt Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng đã đánh giá cao sự đóng góp của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đối với sự nghiệp bảo vệ biên giới trong thời gian qua. Thời gian tới, các đại biểu tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào tại địa phương. Tăng cường vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, chủ động phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng xây dựng khu vực biên giới bình yên, vững mạnh.

18. Trần Hồ. “CHẨN BỆNH” HỒ ĐẬP TRƯỚC MÙA MƯA BÃO / Trần Hồ, Trường Giang // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 28/6/2017.- Số 128.- Tr.18.

Mùa mưa bão năm 2017 đã rất gần. An toàn hồ đập, nhất là những hồ đập quá “già yếu, lão hóa” là nỗi lo lớn của ngành thủy lợi các địa phương. “Khám sức khỏe” cho hệ thống hồ đập, từ đó “bốc thuốc” chữa trị cho các hồ đập mất an toàn cần làm ngay từ bây giờ, kẻo quá muộn...

TUỔI CAO, CHẮP VÁ

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sơn La, hiện trên địa bàn tỉnh có 3.070 công trình thủy lợi, gồm 105 hồ chứa, 956 đập xây, 218 phai rọ thép, 1.789 phai tạm, 2.960,4km kênh. Trong đó, 1.285,2km kênh kiên cố và 83,lkm đường ống. Các hồ đập ở Sơn La hầu hết là công trình nhỏ, diện tích phục vụ ít (mỗi hồ phục vụ nước tưới cho 1 - 2 bản).

Các hồ chứa đều xây dựng đã lâu, chưa kiên cố đồng bộ. Qua quá trình vận hành sử dụng, chịu tác động của thiên tai, trong khi công tác khắc phục, sửa chữa mang tính chắp vá, do nguồn vốn của tỉnh hạn hẹp dẫn đến nhiều công trình xuống cấp.

Một số hồ đã bị hư hỏng hoàn toàn không còn khả năng tích nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, dân sinh, kinh tế. Hơn thế, do rừng đầu nguồn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung cấp nước thiếu hụt, việc điều tiết nước gặp rất nhiều khó khăn. Riêng mùa mưa lũ năm 2016 đã cuốn trôi, làm hư hỏng 74 công trình thủy lợi.

Việc vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra tương đối phổ biến, tình trạng lấn chiếm lòng hồ, hành lang an toàn bảo vệ công trình, đào ao thả cá sau đập đất, đục phá bờ kênh mương gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi. Việc lắp đặt các thiết bị quan trắc ở các hồ thủy lợi lớn chưa làm được. Chưa bổ sung, cắm mốc giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa.

HỒ NÀO CŨNG LO AN TOÀN

Để minh chứng nguy cơ mất an toàn, cũng như tình trạng vi phạm hành lang an toàn hồ đập ở Sơn La, chúng tôi đi thực tế 2 công trình là hồ Noong Đúc và hồ Tiền Phong.

Hồ thủy lợi Noong Đúc, thuộc phường Chiềng Sinh cách thành phố Sơn La khoảng 8km,

xây dựng năm 2011, đưa vào sử dụng 2012, dung tích chứa trên 101 nghìn m3 nước. Năm 2016,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 22

Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Sơn La kiểm tra, phát hiện đập đầu mối công trình bị thấm nước. Tại thời điểm kiểm tra, mái hạ lưu đập đất bị thấm bão hòa nước, nước thấm trên

toàn bộ chiều dài mái hạ lưu đập đất, cao trình đỉnh vùng thấm nằm trên đỉnh cơ hạ lưu khoảng l,7m. Với tình trạng này, mái hạ lưu đập đất đã và sẽ bị bão hòa nước gây sạt, trượt, dẫn đến vỡ

đập nếu không xử lý kịp thời. Theo quan sát của chúng tôi, hiện hồ vẫn chưa lát đá, đổ bê tông, phía dưới hạ nguồn khu

dân cư đang sinh sống là đê đất. Xung quanh hồ có nhiều điểm sạt lở, dẫn đến bồi đắp lòng hồ.

Hiện tại, hồ Noong Đúc không được tích nước. Mùa mưa bão năm 2017 đã đến, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây mất an toàn cho công trình.

Vì hồ chỉ có tràn tự do đặt ở cao trình 802.50 và cống lấy nước đạt ở cao trình 796.40,

với cống là ống thép D200mm thì khả năng xả là không đáng kể. Trong mùa mưa bão chiều cao cột nước trong hồ sẽ liên tục đạt cao trình đỉnh tràn (chiều cao cột nước trong hồ là 14,5m), mà

toàn bộ thân đập bị thấm và bão hòa nước như hiện tại, thì nguy cơ vỡ đập là khó tránh khỏi. Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đánh giá: “Nếu vỡ đập, sẽ gây nguy hiểm cho tính

mạng, tài sản của 250 hộ dân vùng hạ du hồ, trong đó có 66 hộ thuộc diện di dân tái định cư lòng hồ Thủy điện Sơn La. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế cả vùng. Do hồ

không đảm bảo tích nước, nên tháng 11 năm ngoái chúng tôi cho xả hết nước. Bởi vậy, nhiều diện tích trồng lúa của người dân không thể canh tác. Nếu khắc phục hồ cần 6 - 7 tỷ đồng”.

Khác hồ Noong Đúc, đối với hồ Tiền Phong nằm trên địa bàn xã Mường Bon, huyện Mai

Sơn, là một trong những hồ có dung tích nước lớn của tỉnh Sơn La, tình trạng lấn chiếm, vi phạm an toàn hồ diễn ra đáng báo động. Hồ xây dựng năm 1976, dung tích chứa 3 triệu m3, tưới

cho 80ha ruộng 2 vụ. Ngoài ra, tưới ẩm cây nông nghiệp, công nghiệp l00ha, cấp nước nuôi trồng thủy sản 15ha, cấp nước sinh hoạt 107 hộ dân. Mực nước hồ đang ở cao trình, dưới mức nước dâng bình thường l,25m, dung tích hữu ích 2 triệu m3.

Theo quan sát, hồ bị người dân tận dụng cơi nới để trồng cây ăn quả, đổ đất đá xây dựng các công trình, thậm chí xây dựng khu chăn nuôi gia cầm quanh hồ. “Ý thức của người dân rất kém, cho dù tuyên truyền bao nhiêu nhưng tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn hồ

đập vẫn diễn ra như cơm bữa. Trước khi bàn giao hồ cho chúng tôi, đã có 107 hộ dân vi phạm hành lang an toàn hồ đập”, ông Trường cho biết.

Theo đánh giá, hiện các hồ đập ở tỉnh này cơ bản đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên, một số công trình xây dựng từ những năm 70, đã đến tuổi “nghỉ hưu” và nhất là tình trạng vi phạm hành lang an toàn hồ đập đang diễn ra phổ biến.

Ông Lê Xuân Hùng, Trưởng phòng Quản lý công trình (Chi cục Thủy lợi Sơn La) cho biết: “Sơn La có 10 hồ đập dung tích chứa trên 5 triệu m3, còn lại là các hồ đập nhỏ.

Trước mùa mưa bão năm 2017, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đối phó với sự mất an toàn hồ đập. Trong đó, nêu rõ UBND các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các cấp, phân công nhiệm

vụ cụ thể, đảm bảo đủ năng lực điều hành phòng chống lụt bão. Các chủ quản lý hồ chứa xây dựng phương án, có kế hoạch dự trữ vật tư, vật liệu...”.

“Hiện chúng tôi quản lý 104 hồ. Đa số hồ đập ở Sơn La là đập đất, đến thời điểm này, cơ bản hoạt động ổn định. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì mưa bão những năm gần đây rất bất thường”, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Quản lý, khai thác Công trình thủy lợi Sơn La.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 23

19. H. Vy. NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO: TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÙNG BIÊN / H. Vy // Văn hóa.- Ngày 28/6/2017.- Số 2959.- Tr.2.

“Giới thiệu và quảng bá những nét văn hóa đặc sắc thông qua tái hiện các trích đoạn lễ hội, trình diễn trang phục, ẩm thực, các màn dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên; tạo dấu ấn ý nghĩa thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới...”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, Trưởng Ban chỉ đạo Ngày hội giao lưu Văn hóa Thể thao Du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ II đã phát biểu nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo giới thiệu nội dung ngày hội diễn ra vào chiều ngày 27/6 tại Hà Nội. Cùng chủ trì họp báo có ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết, Ngày hội Văn hóa Thể thao Du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước; 40 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào. Thông qua nhiều hoạt động phong phú, ngày hội sẽ giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển Văn hóa Thể thao Du lịch và di sản văn hóa các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, thông qua các hoạt động của ngày hội nhằm tiếp tục thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào, đồng thời khẳng định quan điểm, đường lối chủ trương nhất quán trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/7 tại thành phố Sơn La với sự tham gia của chín tỉnh của Việt Nam (Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum) và 10 tỉnh nước bạn Lào có chung tuyến biên giới với Việt Nam (Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Át Ta Pư, Sê Kông, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Va Na Khẹt; Sa La Văn, Phong Sa Lỳ).

Điểm nhấn của ngày hội là lễ khai mạc với chủ đề “Thắm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” diễn ra vào tối 5/7 tại sân Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La. Các hoạt động chính của ngày hội cũng sẽ diễn ra với nhiều nội dung phong phú như biểu diễn văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; trình diễn, giới thiệu các trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc; trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa; giới thiệu ẩm thực truyền thống đặc trưng các vùng miền. Bên cạnh đó là không gian ấn tượng ở triển lãm ảnh nghệ thuật về con người và tiềm năng của chín tỉnh Việt Nam có chung tuyến biên giới với nước bạn Lào trong quá trình hội nhập và phát triển.

Các hoạt động thể thao kéo co bắn nỏ, đẩy gậy; tổ chức các tour du lịch tham quan thành phố Sơn La, khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, Thủy điện Sơn La... cũng là những hoạt động tạo thêm sức hút đối với du khách trong những ngày diễn ra Ngày hội giao lưu Văn hóa Thể thao Du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào năm 2017.

Phát biểu tại họp báo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Phạm Văn Thủy cho biết, đến thời điểm này, các hoạt động lễ tân, hậu cần, công tác đảm bảo an ninh trật tự, các hoạt động chuyên môn... chuẩn bị cho ngày hội đã cơ bản hoàn tất. Theo đó, các chương trình tại ngày hội sẽ được tổ chức với nội dung đặc sắc hình thức phong phú, có nhiều nét mới nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân hai nước.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 24

Ngoài các hoạt động chính, ông Phạm Văn Thủy cho hay, trong khuôn khổ thời gian diễn ra ngày hội, vào chiều 5/7 tại thành phố Sơn La sẽ diễn ra hoạt động đặc biệt ý nghĩa là trao 88 Huân chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho các cán bộ cấp cao của nước bạn Lào. Sáng 6/7 diễn ra lễ Khánh thành Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Th ứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái lưu ý, ngày hội giao lưu là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa, vì vậy cần được chuẩn bị và tổ chức chu đáo, an toàn, tiết kiệm. Cần chú ý giới thiệu và quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên của từng tỉnh thông qua tái hiện các trích đoạn lễ hội, trình diễn trang phục, ẩm thực, các màn dân ca, dân vũ truyền thống... Qua đó nhằm tạo dấu ấn ý nghĩa, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới.

Cũng xem: 20. Hoàng Minh. GIAO LƯU VĂN HÓA VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO / Hoàng Minh // Đại đoàn kết.- Ngày 28/6/2017.- Số 179.- Tr.8.

21. TTH. NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO / TTH // Biên phòng.- Ngày 30/6/2017.- Số 52.- Tr.2.

22. Sông Lam. BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌP BÁO VỀ NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA / Sông Lam // Dân tộc và phát triển.- Ngày 28/6/2017.- Số 52.- Tr.9.

23. Hà Vương. VĂN HÓA VIỆT NAM - LÀO KHOE SẮC TẠI SƠN LA / Hà Vương // Quân đội nhân dân.- Ngày 29/6/2017.- Tr.8.

24. Huy Quân. KHÁNH THÀNH NHÀ TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ NHÀ TÙ SƠN LA / Huy Quân // Nông thôn ngày nay.- Ngày 28/6/2017.- Số 153.- Tr.2.

Tỉnh Sơn La vừa khánh thành Nhà tưởng niệm các liệt sỹ Nhà tù Sơn La thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Công trình được tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 4/2017, là công trình văn hóa cấp III, với diện tích xây dựng gần 4.000m2, bao gồm nhà tưởng niệm, sân vườn, bồn hoa, giao thông nội bộ… được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa gần 10 tỷ đồng.

25. Quang Khánh. PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG TIẾP XÚC CỬ TRI TẠI XÃ CHIỀNG ĐEN, THÀNH PHỐ SƠN LA / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 28/6/2017.- Số 179.- Tr.1 - 2.

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri tại Sơn La, sáng 27/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Đắc Quỳnh.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã thông báo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV và hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp. Cử tri xã Chiềng Đen kiến nghị, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; quan tâm xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, sửa chữa các công trình cấp nước và cầu cứng bị ảnh hưởng do bão lũ tại bản Phiêng Tam và bản tái định cư Thủy điện Sơn La. Chiềng Đen là 1 trong những

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 25

xã có diện tích cây nông nghiệp và công nghiệp lớn của thành phố Sơn La; do đó, cử tri kiến nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo tỉnh, thành phố quan tâm định hướng cây trồng chủ lực, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê, mận, mơ...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thông tin tới cử tri những điểm mới trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, việc thực hiện tranh luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Sơn La cần quan tâm hơn đến xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp sửa chữa đường giao thông nông thôn, các công trình cấp nước sinh hoạt, bảo đảm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Đồng thời, mong muốn đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Đen giữ vững đoàn kết, đặc biệt là đoàn kết giữa nhân dân sở tại và nhân dân các bản tái định cư Thủy điện Sơn La, chung tay xây dựng nông thôn mới, phấn đấu xây dựng xã Chiềng Đen giàu mạnh hơn nữa và đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, trong thời gian tới, Sơn La cần chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng của đất nước, của Quốc hội Việt Nam và Lào sẽ được tổ chức tại Sơn La, chú trọng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm trong quá trình diễn ra các sự kiện này.

Nhân dịp này, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải, Ban An toàn giao thông quốc gia đã trao 150 mũ bảo hiểm cho bà con nhân dân xã Chiềng Đen, tặng 30 bộ máy vi tính cho thầy và trò Trường Trung học cơ sở xã Chiềng Đen.

Cũng xem: 26. Quang Khánh. GẦN GŨI VÀ BÌNH DỊ / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 29/6/2017.- Số 180.- Tr.3.

27. Quang Khánh. PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG GẶP MẶT HỌC VIÊN LỚP ĐÀO TẠO TIẾNG VIỆT CÁC TỈNH BẮC LÀO / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 29/6/2017.- Số 180.- Tr.1-2.

Chiều 28/6, tại Sơn La, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã gặp gỡ, động viên học viên lớp đào tạo tiếng Việt các tỉnh Bắc Lào.

Cùng dự có: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Hoàng Văn Chất; lãnh đạo các sở, ban, ngành của Sơn La.

Hiện có hơn 1.000 học viên lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong đó, riêng năm 2017, có hơn 100 học viên là cán bộ các tỉnh Bắc Lào đang tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên, Sơn La đã bố trí chỗ ở, lớp học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Các học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng chung về tiếng Việt, bao gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức tiếng Việt chuyên ngành xã hội, tự nhiên, nông - lâm - kỹ thuật - kinh tế. Ngoài ra, các học viên được đi thực tế và tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng vui mừng vì Sơn La đã tổ chức được lớp học đào tạo tiếng Việt cho cán bộ của nước bạn Lào. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, mối quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, hiếm có trên thế giới, bắt nguồn từ sự gắn bó lịch sử giữa hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lòng yêu nước, và sự gắn kết chặt chẽ, trên tinh

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 12 năm 2017 26

thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Mối quan hệ này đã, đang và sẽ tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục vun đắp, giữ gìn, vì mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển của hai nước, cùng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhân dân ấm no, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Sơn La tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các học viên, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu hội đồng nhân dân các tỉnh Bắc Lào. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn, mỗi học viên các tỉnh Bắc Lào sẽ là một tuyên truyền viên, một cộng tác viên hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước Lào tin tưởng gửi gắm, giao phó. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội tin tưởng, hai bên sẽ cùng vun đắp cho mối quan hệ Việt - Lào ngày càng bền chặt và phát triển; thông qua việc học tiếng Việt, hai bên sẽ hiểu thêm về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt - Lào.

28. B.T. LÔ XOÀI SƠN LA ĐẦU TIÊN LÊN ĐƯỜNG SANG ÚC / B. T // Nông thôn ngày nay.- Ngày 30/6/2017.- Số 155.- Tr.10.

Ngày 28/6, lô xoài đầu tiên chiếu xạ tại phía Bắc được trồng tại Sơn La đã chính thức xuất khẩu sang thị trường Úc. Theo Cục Bảo vệ thực vật, đây là lô xoài tượng da xanh được trồng tại 2 vùng trồng đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số gồm vùng trồng tại bản Văn Lùng, xã Chiềng Hặc (huyện Yên Châu) và bản Noong Xôm, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) của tỉnh Sơn La.

Để xúc tiến cho kế hoạch xuất khẩu xoài của Sơn La, trong 2 năm 2016 - 2017, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan của tỉnh Sơn La và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tích cực triển khai xây dựng, cấp mã số vùng trồng và đã được cơ quan kiểm dịch thực vật phía Úc chấp nhận.

Cũng xem: 29. PV. CHIẾU XẠ 3,5 TẤN XOÀI SƠN LA ĐỂ XUẤT KHẨU SANG AUSTRALIA / PV // Người cao tuổi.- Ngày 30/6/2017.- Số 104.- Tr.3.

30. Lan Hương. TRI ÂN NGƯỜI CÓ CÔNG VÙNG TÂY BẮC / Lan Hương // Đại đoàn kết.- Ngày 30/6/2017.- Số 181.- Tr.5.

Ngày 16/7 tại Sơn La sẽ diễn ra Lễ Tri ân Người có công với cách mạng vùng Tây Bắc. Đây là thông tin được bà Hoàng Thị Hạnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Trưởng ban tổ chức các hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết tại buổi họp báo Tuyên truyền các hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Bà Hạnh cho biết, qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ toàn vùng đã có 171.801 liệt sỹ, 123.460 thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh, 44.273 bệnh binh; 7.280 Mẹ Việt Nam anh hùng; 256 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017) Ban Chỉ đạo Tây Bắc sẽ có nhiều hoạt động nhằm tri ân đối với những người ngã xuống. “Ban chỉ đạo Tây Bắc cũng đã vận động nguồn lực xã hội hóa từ một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp... hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho 100 gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sỹ còn khó khăn (hỗ trợ mỗi gia đình 40 triệu đồng) và tặng 50 sổ tiết kiệm cho những thương binh tàn nhưng không phế” - bà Hoàng Thị Hạnh cho biết.