THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn...

148
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH

Transcript of THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn...

Page 1: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM -THAY ĐỔI CẤU TRÚC

ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH

Page 2: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

ii

Tranh bìa: Làng ven đê của họa sĩ Đỗ Thị Ninh (2011, sơn dầu trên vải, 65x90 cm). Sưu tập của NĐT.

Page 3: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM -THAY ĐỔI CẤU TRÚC

ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Hà Nội, tháng 10 - 2015

Page 4: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

iv

Chủ biên:NGUYỄN VĂN GIÁP

Nhóm nghiên cứu: - NGUYỄN THỊ LIÊN- TRẦN THỊ ÚT LINH- ĐỖ MẠNH HÙNG- ĐỖ ĐĂNG HUY

Page 5: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................xiii

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH.......................................................................xiv

I. GIỚI THIỆU...........................................................................................1

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu .......................................................111.2. Cách tiếp cận và phương pháp....................................................3

II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM .....................10

2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam .......................................................102.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp ........................102.1.2. Tình hình tăng trưởng..............................................................102.2. Ngành chăn nuôi lợn...................................................................122.2.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................122.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn ...................................................142.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn.....................................................152.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn .............................................................162.3. Ngành chăn nuôi gà ....................................................................182.3.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................182.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà.....................................................202.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà ......................................................202.3.4. Quy mô chăn nuôi gà ...............................................................21

III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM ....23

3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi ......................................233.1.1. Cơ cấu nguồn giống .................................................................233.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống .............................................28

v

Page 6: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi ..........................33

3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi ở Việt Nam .................................................................................35

3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam ..................................36

3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN .........................................36

3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam.........................37

3.2.3. Tình hình nhập khẩu TACN ...................................................39

3.2.4. Biến động giá cả TACN............................................................43

3.2.5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến TACN............44

3.3. Đặc điểm cấu trúc thị trường dịch vụ thú y............................47

3.3.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y .....................47

3.3.2. Mạng lưới và dịch vụ thú y ở Việt Nam...............................52

3.3.3. Thị phần, mức độ tập trung thị trường, và chiến lược cạnh tranh của các công ty thuốc thú y.................................56

3.3.4. Các chính sách của nhà nước liên quan đến thuốc thú y...59

3.4. Đặc điểm cấu trúc thị trường giết mổ - phân phối.................60

3.4.1. Hiện trạng giết mổ gia súc - gia cầm và các nhà giết mổ chính .............................................................................60

3.4.2. Khái quát về thương mại và tiêu thụ sản phẩm thịt ở Việt Nam .................................................................................64

3.4.3. Thị phần và chiến lược của các nhà giết mổ - phân phối...70

IV. ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC NGÀNH ĐẾN LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ.....................................................................71

4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi nhỏ. ......................................................71

4.1.1. Hộ chăn nuôi gà ........................................................................71

4.1.2. Hộ chăn nuôi lợn ......................................................................77

4.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi nhỏ ..........................................82

4.2.1. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi gà..........................................82

vi

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 7: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

4.2.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi lợn. .......................................944.3. Phân tích ảnh hưởng của thị trường đến lợi ích

hộ chăn nuôi ...............................................................................1054.3.1. Thị trường trang trại/bán sản phẩm chăn nuôi:.................1054.3.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi: ..............................................1104.4. Tác động của chính sách ngành đến người chăn nuôi nhỏ. ..1144.4.1. Rà soát chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi

Việt Nam...................................................................................1144.4.2. Phân tích tác động của chiến lược phát triển chăn nuôi ..118

V. KẾT LUẬN VÀ kiến nghị CHÍNH SÁCH ......................................125

5.1. Phát hiện và nhận định chính..................................................1255.2. Kiến nghị chính sách .................................................................127

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................130

vii

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 8: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011 .......................................................................17

Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinhthái năm 2011................................................................................22

Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)* ..........................................................................................24

Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012 ..............36

Bảng 5. Ước tính giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam năm 2013........................................................................................48

Bảng 6. Bảng giá một số loại thuốc thú y chính....................................49

Bảng 7. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1 .........................................................................................88

Bảng 8. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 2 .......................................................................................90

Bảng 9. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3 .......................................................................................91

Bảng 10. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4 .....................................................................................93

Bảng 11. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1 ...................................................................................100

viii

Page 9: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Bảng 12. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 2 ...................................................................................101

Bảng 13. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3 ...................................................................................103

Bảng 14. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4 ...................................................................................104

Bảng 15. Giá và lượng thị trường lợn thịt và gà 2010-2013...............107

Bảng 16. Các thông số thị trường lợn thịt và gà..................................108

Bảng 17. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép gia của thương lái..........................................................108

Bảng 18. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua gà thịt và ép gia của thương lái..........................................................109

Bảng 19. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép gia của thương lái với các thông số thị trường khác nhau ..................................................................................110

Bảng 20. Giá và sản lượng thị trường thức ăn chăn nuôi 2010 - 2013 .................................................................................111

Bảng 21. Các thông số thị trường thức ăn chăn nuôi .........................112

Bảng 22. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi ...........113

Bảng 23. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi với các mức độ độc quyền thị trường khác nhau ...............113

Bảng 24. Lợi ích và thiệt hại tính trên một đơn vị trọng lượng (kg) lợn, gà và thức ăn chăn nuôi khi có độc quyền thị trường...................................................................................114

ix

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 10: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngànhnông nghiệp giai đoạn 2000-2012 ................................................10

Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000-2012 .....11Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn

2000-2012 .......................................................................................12Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái

giai đoạn 2000-2012......................................................................13Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái

giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................14Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái

năm 2011........................................................................................18Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái

giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................19Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012 .....19Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái

năm 2011........................................................................................23Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp......................25Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp......................26Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*...........26Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

(Code 010310)..............................................................................29Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu....................................................29Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011

(Ngàn con)...................................................................................31Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu............................................32

x

Page 11: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Namnăm 2013......................................................................................37

Hình 18. Khối lượng nhập khẩu TACN và nguyên liệu giai đoạn2006 - 2013 (triệu tấn) ................................................................39

Hình 19. Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu (Triệu USD) .................................................................................40

Hình 20. Thị phần các nhà cung cấp TACN và nguyên liệu cho thịtrường Việt Nam ........................................................................41

Hình 21. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn theo sản phẩm ............................................................................42

Hình 22. Biến động giá nhập khẩu ngũ cốc (USD/tấn) ........................43Hình 23. Biến động giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

(USD/tấn).....................................................................................43Hình 24. Biến động giá thức ăn chăn nuôi trong nước (VND/kg) .....44Hình 25. Nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y của Việt Nam

giai đoạn 2002 - 2013 .................................................................50Hình 26. Cơ cấu nguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành

tại Việt Nam ................................................................................51Hình 27. Năng lực cung ứng vắc xin của công ty NAVETCO

(ĐVT: triệu liều)..........................................................................52Hình 28. Sơ đồ tổ chức hệ thống thú y công Việt Nam .......................53Hình 29. Các loại hình giết mổ chính tại Việt Nam..............................61Hình 30. Giá trị gia tăng từng tác nhân và phân bổ trong chuỗi .......62Hình 31. Nguồn gốc thịt giết mổ đang được tiêu thụ tại Hà Nội ......63Hình 32. Sản xuất trong nước và tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam

qua các năm (ĐVT: 1000 tấn quy ra thịt xẻ)...........................64Hình 33. Tiêu thụ thịt và trứng bình quân đầu người/tháng..............65Hình 34. Tiêu thụ bình quân đầu người/tháng đối với thịt các loại

và trứng gia cầm tại 6 khu vực ................................................67

xi

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 12: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 35. Kênh phân phối thịt tại Việt Nam...........................................68

Hình 36. Sự phát triển của các kênh bán hàng hiện đại tại Tp.HCMthay cho chợ truyền thống........................................................68

Hình 37. Thay đổi hành vi tiêu dùng khi xảy ra dịch bệnh trên heovà gia cầm....................................................................................69

Hình 38. Cơ cấu quy mô chăn nuôi gà phân theo các vùng ...............71

Hình 39. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây..................................................................72

Hình 40. Ảnh hưởng từ việc tăng số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây đến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ....73

Hình 41. Đánh giá về thay đổi giống gà nuôi trong 3 năm gần đây ........................................................................................74

Hình 42. Cơ cấu giống gà theo quy mô chăn nuôi phân theo miền...........................................................................75

Hình 43. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi gà trong 3 năm gần đây ........................................................................................76

Hình 44. Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn phân theo các vùng..............77

Hình 45. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây..................................................................78

Hình 46. Đánh giá về thay đổi giống lợn nuôi trong 3 năm gần đây ........................................................................................79

Hình 47. Cơ cấu giống lợn theo quy mô chăn nuôi phân theo miền...........................................................................80

Hình 48. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi lợn trong 3 nămgần đây ........................................................................................81

Hình 49. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôiquy mô nhỏ phân theo vùng miền..........................................82

Hình 50. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôitheo quy mô ................................................................................83

xii

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 13: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 51. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................84

Hình 52. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi phân theo quy mô ...................................................85

Hình 53. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi gà phân theo vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................86

Hình 54. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền .......................94

Hình 55. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi theo quy mô .............................................................95

Hình 56. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................96

Hình 57. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà phân theo quy mô..............................................97

Hình 58. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi lợn phân theo vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................99

Hình 59. Thay đổi tỷ trọng đàn lợn tại các khu vực đến năm 2020 ............................................................................119

Hình 60. Cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi lợn theo khu vực..................120Hình 61. Dịch chuyển chăn nuôi Việt Nam từ khu vực có mật độ

dân số cao (đồng bằng) sang khu vực có mật độ dân sốthấp (trung du, miền núi) .......................................................121

Hình 62. Định hướng phát triển đến 2020 của Việt Nam..................122Hình 63. Dịch bệnh trên gia súc chính trong những năm qua

(ĐVT: ngàn con) .......................................................................123Hình 64. Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu quy mộ hộ chăn nuôi

lợn qua các năm........................................................................124

xiii

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 14: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH

Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển từ quymô chăn nuôi nhỏ sang hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Sốlượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm nhanh do gặp nhiều rủi ro dịch bệnh,bị cạnh tranh bởi hộ chăn nuôi quy mô lớn, và không được hưởngchính sách ưu đãi. Hơn nữa chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụthuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩuthức ăn, nhập khẩu thuốc thú ý ngày càng tăng, và chịu sự canhtranh ngày càng gay gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hộ chăn nuôiquy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại từ dịch bệnh hơn so với cáchộ chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô siêu nhỏ ít chịu ảnhhưởng của biến động giá thức ăn công nghiệp. Thị trường thức ănchăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn. Các côngty thức ăn nước ngoài FDI chiếm thị phần lớn, tỷ lệ tập trung thịtrường gia tăng trong những năm gần đây, có hiện tượng các côngty nhỏ neo giá theo các công ty lớn, có hiện tượng cạnh tranh khônglành mạnh khi phát triển các hệ thống phân phối đại lý độc quyềnvà chiết khấu lớn. Từ giá bán TACN tăng cao hơn mức giá cạnhtranh gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Dịch vụ thú y công kém hiệuquả và dịch vụ thú y bị chi phối bởi các công ty tư nhân từ khâucung cấp tư vấn thông tin, đào tạo, và bán thuốc, dẫn đến nguy cơthị trường bị thiên lệch như có quá nhiều loại thuốc, chất lượngkhông rõ, giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân nhỏ. Hệ thống giếtmổ, phân phối thịt tạo ra thế độc quyền địa phương, các lò mổ vàkênh phân phối địa phương lấy phần lớn giá trị gia tăng trong chuỗigiá trị, khiến người chăn nuôi chịu thiệt thòi. Nhập lậu thịt chấtlượng kém, thiếu an toàn và giá rẻ qua đường tiểu ngạch là mối đe

xiv

Page 15: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

dọa lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam. TPP sẽ ảnh hưởng đến ngườichăn nuôi nhỏ nhiều hơn so với người chăn nuôi quy mô lớn. Cáctrang trại chăn nuôi quy mô lớn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, vàthay thế một phần thị trường bị mất đi của các hộ chăn nuôi quy mônhỏ. Hệ thống thông tin bất đối xứng dẫn đến tình trạng chọn lọcngược, khiến sản phẩn bẩn, sản phẩm không ATVSTP phổ biến vàđược lựa chọn đưa vào thị trường.

Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh chocả nước. Đặc biệt xác định được vị trí và quan hệ giữa chăn nuôiquy mô nhỏ và quy mô lớn. Chiến lược chăn nuôi hướng tới mụctiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững, cung cấp sản phẩm chấtlượng sạch. Hướng tới cải thiện, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏengười tiêu dùng Việt Nam. Kiểm soát nhập lậu thịt qua biên giới,nhất là thịt chất lượng kém giá rẻ. Đối với nhập khẩu chính ngạchcần xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượngthấp, có dư lượng thuốc hóa chất. Kiểm soát độc quyền và nâng caotính cạnh tranh thị trường TACN. Có biện pháp phá vỡ khả năngkiểm soát thị trường của một số công ty TACN. Tuy nhiên cần nhìnnhận vai trò của các công ty TACN trong việc thay đổi phương thứckinh doanh, tạo dựng thị trường mới, giới thiệu khoa học côngnghệ, và phát triển thị trường chăn nuôi trong nước. Siết chặt khâukiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi. Áp dụng các bộ tiêu chuẩnvề VSMT cho hộ chăn nuôi, phổ biến và áp dụng GAHP. Hạn chếchăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn trong khu dân cư. Kiểm soáthiệu quả thị trường thuốc thú y. Nâng cao vai trò thông tin và phổbiến kiến thức của hệ thống dịch vụ thú y công. Thắt chặt khâuđăng ký và kiểm soát giới thiệu các loại thuốc thú y mới. Kiểm soátnội dung tập huấn, hội thảo của các công ty thuốc tới người dân.Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP) với hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dần loại bỏ cáccơ sở giết mỏ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh

xv

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 16: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

thực phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho các điểm bán thịt lẻ.Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói, và hướng tới quy định phải cóliên kết và hợp đồng với các điểm giết mổ đạt chuẩn mới được hànhnghề. Mục tiêu 100% thịt tiêu thụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻphải là thịt có xác nhận (GAHP) và có nguồn gốc. Hình thành hiệphội người tiêu dùng là cơ quan đấu tranh cho quyền lợi của ngườitiêu dùng, có chức năng kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn và uy tín củacác hệ thống cung cấp và phân phối thịt nhằm bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

xvi

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 17: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

I. GIỚI THIỆU

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh; từ cáchộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụsản phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, chuyển sang mô hình chănnuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanhnghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêuthị và phân phối. Quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đápứng nhu cầu thị trường về đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soátdịch bệnh, chất lượng và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các nghi vấnvề cạnh không lành mạnh và thao túng thị trường để kiếm lợi đã xuấthiện ở các thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp Việt Nam. Hiệnnay nông dân nhỏ phải chi trả cho vật tư đầu vào với giá cả tăng caonhư thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, và giống. Đồng thời, nông dângặp khó khăn khi giá bán nông sản xuống thấp. Chính vì vậy nôngdân nhỏ thường chỉ nhận được phần giá trị gia tăng nhỏ trong tổnggiá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản.

Cấu trúc ngành chăn nuôi hiện tại gây ra những tác động xấu đếnngười chăn nuôi nhỏ: (1) Hộ sản xuất nhỏ không đủ nguồn lực đểtham gia vào các chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi,chế biến, tiêu thụ; (2) Chăn nuôi nhỏ xử dụng giống bản địa, giốngđặc sản địa phương bị canh tranh mạnh mẽ về giá từ các sản phẩmthịt nuôi công nghiệp quy mô lớn; (3) Người chăn nuôi hưởng lợi ít từcác chuỗi chăn nuôi liên kết dọc do quyền lực thị trường nằm ở cácnhà cung cấp đầu vào, nhà chế biến và phân phối. Ngoài ra, cấu trúcngành chăn nuôi hiện nay cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng khithị trường phân phối thịt tập trung vào một số doanh nghiệp, đẩy giábán lẻ lên cao, giảm chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm thịt.

1

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 18: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Những nhận định và giả thiết nêu ở trên về cấu trúc ngành chăn nuôicần được nghiên cứu và làm sáng tỏ để làm cơ sở cho các chính sáchvà vận động chính sách phát triển ngành chăn nuôi bền vững.

Mục đích của nghiên cứu này là phân tích lợi ích và thiệt hại củaquá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đến hộ chăn nuôi quymô nhỏ; từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp quản lý thích hợpđể nâng cao lợi ích của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và của người tiêudùng Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:

(1) Mô tả cấu trúc thị trường chăn nuôi: cung cầu, sản phẩm, thịphần, rào cản thị trường, mức độ tập trung thị trường, mức độcạnh tranh.

(2) Tính toán phân bổ lợi ích cho các tác nhân tham gia thị trườngvà đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc ngành đến hộ chăn nuôi nhỏ.

(3) Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triểnbền vững ngành chăn nuôi và nâng cao lợi ích hộ chăn nuôi nhỏ.

Nghiên cứu này tập trung vào hai đối tượng chăn nuôi cụ thể làlợn và gà. Nghiên cứu sẽ phân tích cấu trúc ngành theo chuỗi giá trịtừ khâu giống, thức ăn, thú y, chăn nuôi, giết mổ, và phân phối tiêuthụ. Nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc và quyền lực chi phốithị trường tại các phân khúc trong ngành chăn nuôi. Phạm vi nghiêncứu trên cả nước, nhưng tập trung nghiên cứu thị trường gần haithành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thựcđịa tập trung ở bốn tỉnh là Hà nội và Bắc Ninh ở miền Bắc, và LongAn và Đồng Nai ở miền Nam. Các phương pháp nghiên cứu áp dụngbao gồm: nghiên cứu tổng quan tài liệu; rà soát và phân tích chínhsách; phương pháp chuyên gia; điều tra phỏng vấn hộ và các tác nhântham gia thị trường chăn nuôi; hội thảo phân tích và tham vấn; phântích lợi ích và thiệt hại của cấu trúc ngành.

Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Liên Minh NôngNghiệp, là một liên minh gồm các thành viên tự nguyện tham gia từ

2

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 19: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

các Viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức dân sự có cùngmối quan tâm thúc đẩy tính hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Namvà bảo vệ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ. Nghiên cứu này thựchiện bởi Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp miền Nam(SCAP), kinh phí nghiên cứu do Cơ quan Phát triển quốc tế Anh(DFID) tài trợ dưới sự quản lý của Tổ chức Oxfam Anh (Oxfam UK).Nhóm nghiên cứu gồm có TS. Nguyễn Văn Giáp, ThS. Nguyễn ThịLiên, ThS. Trần Thị Út Linh, CN. Đỗ Mạnh Hùng, và CN. Đỗ ĐăngHuy. Báo cáo này nhận được ý kiến đóng góp từ các thành viên trongLiên Minh Nông Nghiệp như TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, TS. Đào ThếAnh, TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Đức Thành, ThS Lê Quang Bìnhvà các thành viên khác. Những phân tích, nhận định trong báo cáonày là quan điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu, không đại diện choquan điểm của cơ quan công tác, cơ quan chủ quản, cơ quan tài trợ,và cơ quan điều phối.

1.2. Cách tiếp cận và phương pháp

a) Cách tiếp cận:

Trong phân tích cấu trúc ngành, chuỗi giá trị đóng vai trò quantrọng xác định lợi ích của nông dân nhỏ khi tham gia chuỗi. Hiện cóbốn phương pháp tiếp cận trong phân tích cấu trúc ngành: phân tíchtrường hợp điển hình; phân tích “cấu trúc - vận hành - kết quả”; phântích tổ chức ngành; phân tích biến động giá theo thời gian ở các thịtrường liên kết dọc. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng kết hợpcách tiếp cận khác nhau như phân tích tổ chức ngành ở các khâu trongchuỗi, hành vi của các tác nhân trong ngành, chiến lược cạnh tranh,phân tích lợi ích và thiệt hại của hành vi độc quyền.

Ngoài ra, tiếp cận phân tích kinh tế chính trị (PEA) tổ chức thịtrường nông sản phản ánh bức tranh tổng quát ngành. PEA quan tâmđến mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và coi đây là yếu tố quan trongquyết định hành vi kinh doanh của các tác nhân. Tiếp cận PEA còn

3

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 20: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

phân tích thể chế và các tiến trình ảnh hưởng đến ngành. PEA có thểđược áp dụng cho một kênh thị trường và mô tả quan hệ của các côngty trong kênh thị trường, mô tả các tác nhân giám sát, các nhóm lợi íchtrong một kênh phân phối. Giao dịch giữa các tác nhân trong kênh thịtrường và hệ thống phân phối đòi hỏi thông tin, sức mạnh thươngthuyết, và các quy định. Do đó hiệu quả của thị trường phụ thuộc mốiliên hệ giữa các tác nhân, quyền lực tương đối và khả năng thươngthuyết, thái độ hợp tác và cạnh tranh của các tác nhân.

b) Khung phân tích:

Nghiên cứu này áp dụng khung phân tích cạnh tranh của DFID(2008). Khung phân tích cạnh tranh bao gồm các bước: (i) Xác định thịtrường; (ii) Mô tả cấu trúc thị trường; (iii) Phát hiện các rào cản cạnhtranh lành mạnh; (iv) Phân tích các chính sách và thể chế hạn chế cạnhtranh; (v) Nhận diện các nhóm lợi ích trong thị trường; (vi) Tìm kiếmcác dấu hiệu và bằng chứng cạnh tranh không lành mạnh; (vii) Kếtluận về thị trường.

(1) Xác định các thị trường: thị trường cần được xác định về loạihàng hóa và dịch vụ, phạm vi địa lý của thị trường, và tác nhân và đốithủ cạnh tranh trong thị trường, ai là người cung cấp hàng hóa, ai làngười mua, kích thước thị trường và giá cả thị trường.

(2) Mổ tả cấu trúc thị trường: Xác định các nhà cung cấp chính vàquan trọng của thị trường, Xác định mức độ tập trung của thị trường:

Trong đó CR là thị phần của 3 hoặc 5 công ty lớn nhất trên thịtrường; Cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ tập trung (CR) rất nhỏ, cạnh tranhmột cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình, độc

4

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 21: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 >65%, mức độ tập trung cao; Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%. HHI là chỉsố tập trung thị trường. Nếu 1.000 # HHI # 1.800 thì thị trường tậptrung ở mức độ vừa phải; HHI > 1.800 có nghĩa là thị trường tập trungở mức độ cao. Nếu chỉ số tập trung thị trường tăng theo thời gian thìcó dấu hiệu công ty lớn thôn tính thị trường.

(3) Rào cản cạnh tranh: Xác định rào cản đối với công ty mới gianhập thị trường? Chi phí gia nhập thị trường có lớn quá không? Thờigian để gia nhập thị trường có lâu không? Số lượng công ty có thể gianhập có đủ lớn không? Khả năng gia nhập thị trường của công ty mớisẽ điều chỉnh hành vi của các công ty đang hoạt động trên thị trường.Nếu các công ty hiện trên thị trường định giá cao hơn mức giá cạnhtranh và có lợi nhuận đặc biệt thì các công ty mới sẽ có động lực thamgia thị trường, từ đó gây sức ép để các công ty trên thị trường phải hạgiá về mức giá cạnh tranh. Trên thị trường có thể có các loại rào cảnsau: (a) Rào cản tự nhiên: bí quyết công nghệ, lợi thế quy mô, ưu thếvề nguyên liệu, ưu thế mạng lưới phân phối; (b) Rào cản chiến lược:được tạo dựng bởi các doanh nghiệp trên thị trường nhằm cản trở sựgia nhập của doanh nghiệp mới. Các dạng rào cản chiến lược bao gồmviệc tăng dư thừa cung thị trường; kết hợp hàng hóa thành nhómkhiến công ty mới phải cạnh tranh với nhóm sản phẩm; sắp xếp cáchợp đồng dài hạn, cam kết thị trường dài hạn để công ty mới khó gianhập; các công ty hiện tại phát tín hiệu sẽ cùng nhau gây khó khăncho các công ty mới gia nhập;

(4) Rào cản chính sách và thể chế: quy định đăng ký kinh doanh,quy định tiêu chuẩn ngành, v.v. Xác định có chính sách nào cản trở vàgây khó khăn cho doanh nghiệp mới gia nhập không? Có sự cản trởvà áp đặt của các công ty sở hữu nhà nước không? Các chính sách cótạo ra ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước không? Các chính sách chitiêu công của chính phủ có tạo ra cản trở cho doanh nghiệp mới

5

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 22: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

không? Các chính sách ngành có gây cản trở cho doanh nghiệp mớigia nhập không? Các chính sách thương mại và xuất nhập khẩu cóảnh hưởng không? (ví dụ thuế nhập khẩu, thuế bán phá giá, v.v.).Cuối cùng, có sự áp dụng luật không công bằng không? (áp dụng luậtchặt chẽ với doanh nghiệp nhỏ, và dễ dãi với doanh nghiệp lớn, khảnăng quan hệ của doanh nghiệp lớn, khả năng vận động và ảnhhưởng đến chính sách và thực thi chính sách của doanh nghiệp lớn).

(5) Nhóm lợi ích thị trường: trong thị trường có nhóm lợi ích nàokết cấu với nhau để cản trở sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh củathị trường không?. Nếu các nhóm lợi ích có thể thao túng chính sáchthì sẽ tạo ra cấu trúc thị trường phục vụ lợi ích của một số nhóm nhấtđịnh. Trong thị trường các tác nhân nào mạnh, và có ảnh hưởng nhưthế nào đến mức độ cạnh tranh của thị trường.

(6) Các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của các công ty: Xácđịnh các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như: (a) Công ty áp đảothị trường: công ty áp đảo thị trường có khả năng định giá và quyếtđịnh sản lượng sản xuất mà không cần xem xét đến các công ty khác.Công ty có thị phần tăng theo thời gian? Công ty có dầu hiệu loại bỏ đốithủ cạnh tranh, công ty có khả năng khai thác lợi nhuận từ người mua?Có hiện tượng hạ giá để loại đối thủ không (predatory pricing)? Giá vàtỷ suất lợi nhuận của ngành có cao hơn so với các thị trường tương tựtrong khu vực không? Các công ty áp đảo có thể áp dụng các biện phápsau: (i) áp giá theo thị trường (price discrimination), áp giá khác biệtcho khách hàng khác nhau; (ii) Giảm giá và khuyến mại, chiết khấu lớn;(iii) kết hợp hàng hóa thành nhóm (ví dụ: phải mua thức ăn chăn nuôi,mới được mua giống tốt); các công ty lớn có xu hướng liên kết gắn kếtcác dịch vụ và hàng hóa thành nhóm để tạo thế mạnh thị trường; (iv)Chi phí rất lớn cho các hoạt động không liên quan đến sản xuất như chicho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho quảng cáo và tiếp thị, chicho xây dựng thương hiệu. (b) Cấu kết nhóm doanh nghiệp (collusion

6

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 23: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

& cartels): các công ty trong thị trường đôi khi liên kết để định giá, vàcản trở cạnh tranh, phân chia thị trường, hoặc cùng nhau tẩy chay vàcản trở công ty mới gia nhập thị trường; Có sự định giá cùng nhaukhông? Doanh nghiệp lớn định giá và doanh nghiệp khác đi theo (tacitcollusion hoặc price parallelism). Các điều kiện phát sinh cấu kết nhómlà khi: mức độ tập trung thị trường cao, ít sự gia nhập mới, giá thànhsản xuất gần như nhau, sở hữu chéo, người mua ít quyền lực, nhu cầuthị trường ổn định, sản phẩm hàng hóa gần giống nhau, có khả năngphân vùng địa lý thị trường, hiệp hội ngành có thể điều phối tạo ra cấukết ngành. (c) Mua bán và sát nhập công ty: có hiện tượng mua bán vàsát nhập để tăng tính tập trung ngành không? (d) Liên kết dọc theochuỗi: liên kết dọc từ đầu vào, người nuôi, giết mổ và phân phối sẽ cảntrở cạnh tranh.

c) Tính toán lợi ích và thiệt hại kinh tế của độc quyền nhóm:

Tại thị trường mua bán sản phẩm chăn nuôi của nông dân, do sốlượng người chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn nên mức độ cạnh tranh caotrong việc bán sản phẩm. Trong khi đó nông dân thường bán sảnphẩm cho thương lái, thương lái có thông tin thị trường và có khảnăng độc quyền mua (oligopsony power) tại các vùng nuôi nhất định.

7

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 24: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Độc quyền mua (oligopsony power), thương lái sẽ ép giá nôngdân và trả giá thấp hơn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi nhỏmất một khoản lợi ích kinh tế (ΔPSf), khoản lợi ích kinh tế mất đi bằngvới diện tích (A + B + C) ở hình trên. Công thức tính lợi ích mất đi là:

ΔPSf = ½(Pf0 - Pf)*(Qf + Qf0).

Trong đó, Pf và Qf là giá bán và lượng sản phẩm thịt bán thưc tếtại thị trường nông trại. Pf0 và Qf0 là giá bán sản phẩm và lượng sảnphẩm mà nông dân bán ra nếu thị trường cạnh tranh và không có độcquyền mua từ thương lái.

Thương lái khi ép giá nông dân sẽ thu được một khoản lợi ích(ΔCSf) bằng với diện tích (A + B - D) ở hình trên; Công thức tính lợiích của thương lái là:

ΔCSf = Qf*(Pf0- Pf) - ½(Qf0 - Qf)*(Pf - Pf0).

Như vậy khi thương lái có khả năng ép giá người chăn nuôi, thìngười chăn nuôi chịu thiệt, và thương lái được lợi; tuy nhiên về tổngthể thì thị trường bị thiệt hại, tổng thiệt hại được tính bởi công thức:

ΔTSf = ΔPSf - ΔCSf = (C + D).

Tại thị trường thức ăn chăn nuôi, có hiện tượng các công ty nhỏquan sát động thái giá của công ty thức ăn lớn trên thị trường và địnhgiá theo giá công ty lớn. Như vậy thị trường thức ăn chăn nuôi có mộtsự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp thức ăn chănnuôi để định giá bán thức ăn chăn nuôi, và tạo ra một sự độc quyềnbán lỏng lẻo (oligopoly power). Khi đó các nhà sản xuất và cung cấpthức ăn chăn nuôi có thể áp đặt giá và hưởng lợi trong khi người chănnuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại.

Thiệt hại của người chăn nuôi khi phải mua thức ăn chăn nuôi giácao hơn (ΔCSw) bằng diện tích (E + F + G) ở hình trên, và được tínhbằng công thức:

ΔCSw = - ½(Pw - Pw0)*(Qw0 + Qw).

8

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 25: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trong đó: Pw và Qw are giá và lượng thức ăn chăn nuôi bán trênthị trường. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi được lợi khi có thểphối hợp bán giá cao hơn cho nông dân. Lợi ích (ΔPSw) này bằng vớidiện tích (E + F - H) ở hình trên, và được tính bằng công thức:

ΔPSw = Qw*(Pw - Pw0) - ½ (Pw0 - Pw)*(Qw0 - Qw).

Tổng thiệt hại cho xã hội khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôiliên kết đẩy giá lên là:

ΔTSw = ΔCSw - ΔPSw = (G + H).

d) Thu thập số liệu:

Số liệu phục vụ nghiên cứu và báo cáo này được thu thập từnguồn số liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê, các báo cáo nghiên cứu,nguồn phỏng vấn chuyên gia, tổ chức hội thảo phân tích ngành.Nguồn số liệu sở cấp được thu thập từ phỏng vấn hộ, các tác nhântrong ngành, và số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cụcThống kê.

9

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 26: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam

2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp

Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, đứng thứ2 sau trồng trọt về giá trị sản xuất, với 201 nghìn tỷ đồng và chiếm26,80% tổng giá trị ngành nông nghiệp năm 2012. Trong giai đoạn2000 - 2012, chăn nuôi tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất năm 2012cao gấp 8 lần so với năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nôngnghiệp có xu hướng tăng từ 19,4% năm 2000 lên 26,8% năm 2012, chủyếu do tăng năng suất và tăng quy mô hộ chăn nuôi. Tuy tổng đàn giasúc gia cầm có giảm đôi chút nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫntăng trưởng liên tục, điều này chứng tỏ chất lượng giống đàn gia súcngày càng cải thiện, dẫn đến trọng lượng của một con gia súc tăng.

Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2012

2.1.2. Tình hình tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng đàn gia súc gia cầm cảnước tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2012 với mức

10

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013

Page 27: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

4,47%/năm. Giai đoạn 2000 - 2003, tổng đàn tăng mạnh từ mức 224triệu con (năm 2000) tăng lên 288 triệu con (năm 2003). Giai đoạn 2003- 2006, tổng đàn ổn định ở mức 250 triệu con. Từ năm 2006 - 2012, tổngđàn được phục hồi và phát triển mạnh trở lại với tổng số 344 triệu convào năm 2012. Biến động về số lượng gia súc gia cầm trong ngànhchăn nuôi chủ yếu là do thay đổi về số lượng gia cầm trong tổng đàndưới ảnh hưởng bởi các đợt dịch cúm gia cầm.

Trong tổng đàn gia súc gia cầm, số lượng gia cầm chiếm nhiềunhất với 309 triệu con (chiếm 89,62%) năm 2012; tiếp đến là đàn lợnvới 26 triệu con (chiếm 7,70%); đàn bò có 5 triệu con (1,51%), đàn trâucó 2,6 triệu con (0,76%) và còn lại là đàn ngựa, dê và cừu chiếm 0,42%.

Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012

Sản lượng gia súc, gia cầm của cả nước trong giai đoạn 2000 - 2012có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10,88%/năm, cao gấp 2,43 lầnso với tốc độ tăng trưởng số lượng tổng đàn. Tổng sản lượng thịt tăngtừ 1.853 nghìn tấn năm 2000 lên đến 4.272 nghìn tấn năm 2012, caogấp 2,31 lần.

11

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013

Page 28: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trong cơ cấu sản lượng thịt của ngành chăn nuôi, thịt lợn là sảnphẩm đứng đầu với sản lượng 3.164 nghìn tấn, chiếm 73,97% tổng sảnlượng thịt, tuy nhiên tỷ trọng này giảm nhẹ so với mức 76,52% củanăm 2000. Đứng thứ hai là sản lượng thịt gia cầm tăng từ mức 15,80%tương đương 293 nghìn tấn năm 2000 lên 17,07% tương ứng với 729nghìn tấn năm 2012. Tỷ trọng thịt trâu, thịt bò ít thay đổi, chiếm tỷ lệtương ứng khoảng 6.88% và 2.07% vào năm 2012.

Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2012

2.2. Ngành chăn nuôi lợn

2.2.1. Tình hình tăng trưởng

Trong giai đoạn 2001 - 2006, số lượng lợn cả nước tăng lên mộtcách mạnh mẽ với số lượng 20.194 nghìn con vào năm 2000, tăng lên26.855 nghìn con vào năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quânkhoảng 5,5%/năm. Từ sau năm 2006, ngành chăn nuôi lợn tăng trưởngổn định ở mức 26.000 - 27.000 nghìn con, do phải đối mặt với những

12

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013

Page 29: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

đợt dịch bệnh liên tiếp, đến năm 2012 số lượng lợn của cả nước cókhoảng 26.494 nghìn con.

Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012

Trong cơ cấu số lượng đàn lợn phân theo mục đích, năm 2012,đàn lợn thịt có khoảng 22.379 nghìn con, chiếm 84,47% so với tổngđàn lợn cả nước, đàn lợn nái có 4.026 nghìn con, chiếm 15,19%, vàđàn lợn đực giống có 89 nghìn con chiếm 0,34% (Bộ Nông nghiệp vàPTNT, 2013).

Mặc dù số lượng lợn thịt cả nước ổn định trong giai đoạn 2006-2012, nhưng sản lượng thịt lợn hơi cả nước vẫn tăng nhanh liên tụctrong giai đoạn này, bởi khâu giống, thức ăn chăn nuôi, phòngchống dịch bệnh và tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn được cải thiệnrõ rệt đã làm số vòng quay tăng. Năm 2012 sản lượng thịt lợn hơivào khoảng 3.160 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và đạtmức tăng bình quân là 9,9%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng sảnlượng thịt lợn hơi tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng sốlượng lợn (với mức 4,4%) nêu trên cho thấy việc gia tăng sản lượngthịt lợn hơi chủ yếu là dựa vào sự tăng khá nhanh của năng suấtchăn nuôi.

13

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013

Page 30: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012

2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn

Ở Việt Nam, lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh tháinông nghiệp. Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), dođiều kiện thuận lợi nên khu vực này phát triển khá mạnh cả về sốlượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi, với tỷ lệ tương ứng so vớitổng đàn và tổng sản lượng cả nước là 25,87% và 33,69%. Tập trungchủ yếu là các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây cũ, Thái Bình, Nam Định.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) đứng thứ 2 vềsố lượng lợn, chiếm 23,96%; và xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịtlợn hơi, chiếm 14,34%, cho thấy năng suất chăn nuôi lợn ở khu vựcnày thấp hơn so với các vùng khác khi chiếm tỷ lệ cao về tổng đànnhưng sản lượng lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Tập trung ở các tỉnhnhư Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên.

Trong khi đó các tỉnh Đông Nam Bộ (ĐNB) đứng thứ 5 về sốlượng đầu lợn (10,49%) nhưng xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịtlợn hơi (12,85%). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng thứ 3 vềtổng đàn (14,05%) và đứng thứ 2 về sản lượng thịt lợn hơi (15,99%).

14

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013

Page 31: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Điều này cho thấy, tại hai vùng này có khả năng thâm canh cao hơnso với các vùng còn lại. Lợn được nuôi tập trung ở tỉnh Đồng Nai,Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn

Hiện nay, ở Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn, bao gồm (1)chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp; (2) chăn nuôithương mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu kèmtheo kết hợp vườn cây và ao cá theo mô hình Vườn-Ao-Chuồng(VAC); (3) chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh antoàn cao; và (4) hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mứcđộ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt. Đặc điểm của các loạihình chăn nuôi lợn:

Chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểmvốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môitrường kém và thường có hiệu quả chăn nuôi thấp. Sử dụng giống địaphương hoặc giống lợn lai, đầu tư thấp với điều kiện chuồng trại thôsơ, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnhsơ sài. Quy mô chăn nuôi của hộ có từ 1-2 con nái hoặc ít hơn 20 conlợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trườngkhoảng 70% tổng sản lượng lợn thịt.

Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tốithiểu, có kèm ao cá có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống nhậpngoại, có mức đầu tư trung bình, công tác phòng chống dịch bệnhđược quan tâm ở mức độ tối thiểu. Quy mô chăn nuôi có từ 5-20 connái hoặc ít hơn 100 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn nàycung ứng ra thị trường khoảng 15% tổng sản lượng lợn thịt.

Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao cóđặc điểm sử dụng giống nhập khẩu, dùng thức ăn công nghiệp, có hệthống chuồng trại tốt, công tác phòng chống dịch bệnh thú y đượcthực hiện tốt. Quy mô chăn nuôi có từ 600-2.400 con nái hoặc có từ 500-

15

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 32: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

10.000 con lợn thịt. Ước tính hình thức chăn nuôi này cung ứng ra thịtrường khoảng 13% tổng sản lượng thịt lợn. Chăn nuôi lợn ở quy môthương mại chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền Bắc, Đông NamBộ. Thường các trang trại quy lớn này chủ yếu tham gia liên kết với cáccông ty lớn chuyên về chăn nuôi như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.PViệt Nam. Có hai hình thức liên kết thị trường đối với các hộ này, đólà chăn nuôi gia công cho công ty lớn hoặc chăn nuôi tự do. Với bất kểhình thức liên kết nào, các hộ chăn nuôi trang trại lớn đã áp dụngnhững qui trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và hiệu quả kinh tế cao.

Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệsinh trung bình hoặc khá tốt có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặcgiống ngoại nhập, giữa các hộ nông dân có chia sẻ kinh nghiệm, thứcăn hoặc lợi nhuận, chưa phát triển các hình thức thử nghiệm mới. Quymô chăn nuôi có từ 20-50 con nái hoặc có 100-200 con lợn thịt. Ướclượng loại hình này cung ứng ra thị trường khoảng 2% tổng sản lượngthịt lợn.

2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn

Năm 2011, cả nước có khoảng 4.123 nghìn hộ có nuôi lợn. Trongđó, số lượng hộ có nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc vàmiền Trung. Cụ thể, ở Bắc trung bộ bà Duyên hải miền trung(BTB&DHMT) có 1.239 nghìn hộ (chiếm 29,99%), tiếp đến là Trung duvà miền nui phía Bắc (TDMNPB) có 1.204 nghìn hộ (29,15%), ĐBSH có871 nghìn hộ (21,07%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, TN và ĐNB có tỷlệ hộ lợn chiếm lần lượt là 12,03%; 5,10% và 2,66%.

Về cơ cấu quy mô của cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1-5con) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 77,54% tổng số hộ nuôi lợn; nhóm có quymô vừa (6-9 con) là 8,89% và nhóm nuôi quy mô khá (10-49 con)chiếm 12,79% và nhóm hộ có quy mô lớn (từ 50 con trở lên) chiếm0,78%. Ở các tỉnh vùng ĐNB, số hộ nuôi heo chiếm tỷ lệ ít nhất cảnước với 110 nghìn hộ (chiếm 2,66%), nhưng đa số các hộ ở vùng này

16

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 33: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nuôi lợn theo quy mô trang trại với tỷ lệ 38,87% số hộ nuôi quy mô từ10-49 con và 7,34% số hộ nuôi quy mô trên 50 con lợn.

Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng phát triển quy mô chăn nuôi lợn làchuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Năm 2011, tổngđàn lợn cả nước đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lượng thịt lợn hơi tănggần 24% so với năm 2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013). Số hộ chănnuôi lợn năm 2011 giảm rất mạnh với 2,2 triệu hộ tương đươngkhoảng 35% so với năm 2006. Hộ chăn nuôi lợn giảm ở tất cả cácvùng, trong đó ĐBSH giảm nhiều nhất đến 52%, kể đến là ĐBSCLgiảm gần 37%, BTB&DHMT giảm gần 34%, ĐNB giảm hơn 1/3,TDMNPB và TN cũng giảm trong phạm vi từ 16 - 18%. Số hộ chănnuôi lợn giảm chủ yếu ở nhóm hộ quy mô nhỏ nuôi dưới 10 con. Cụthể, cả nước có 3,6 triệu hộ nuôi dưới 10 con và đã giảm 2,2 triệu hộ(-38,5%) so với năm 2006. Số nuôi từ 10 - 49 con tăng 3,4%, đặc biệt đãcó trên 32 ngàn hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% (Agrocensus,2006 và 2011). Đây là xu hướng tiến bộ đáng ghi nhận vì phù hợp vớiyêu cầu theo phương pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa họcvà kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như khả năngphòng trừ sâu dịch bệnh.

Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh tháinăm 2011

17

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Tổng số(nghìn

hộ)

Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%)1 - 2 con

3 - 5 con

6 - 9 con

10 - 49con

Từ 50 contrở lên

ĐBSH 871 852.17 19.57 7.59 19.46 1.21TDMNPB 1,204 51.09 29.15 10.02 9.46 0.28BTB&DHMT 1,239 57.30 27.72 7.71 7.04 0.23TN 211 50.43 24.07 9.73 14.93 0.84ĐNB 110 27.28 15.88 10.63 38.87 7.34ĐBSCL 497 45.87 25.57 10.63 16.81 1.12CẢ NƯỚC 4,132 51.88 25.66 8.89 12.79 0.78

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011

Page 34: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011

2.3. Ngành chăn nuôi gà

2.3.1. Tình hình tăng trưởng

Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở giai đoạn 2000 - 2003, tốc độtăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi gà đạt 5,7%/năm với sảnlượng tăng từ 147.100 nghìn con năm 2000 lên 184.500 nghìn con năm2003. Giai đoạn 2003 - 2006, tổng đàn gia cầm giảm mạnh, năm 2006giảm 39.100 nghìn con so với năm 2003 do sự bùng nổ của dịch cúmgia cầm và chính sách tiêu hủy nghặt nghèo. Giai đoạn 2008 - 2012,ngành chăn nuôi gà đã phục hồi sau đợt dịch cúm gia cầm và tăngtrưởng trở lại với tổng đàn gà đạt 223.700 nghìn con vào năm 2012 vớitốc độ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm trong cả giai đoạn 2000 - 2012.

Năm 2012, số lượng gà giảm khoảng 9.000 nghìn con so với năm2011 do giá bán sản phẩm đầu ra thấp, giá thức ăn chăn nuôi ở mứccao, lượng gà nhập vào Việt Nam cả theo đường chính ngạch và tiểungạch tăng mạnh và cạnh tranh mạnh với gà cùng loại ở trong nước,và tình hình dịch bệnh diễn ra thường xuyên và phức tạp đã làm chonhiều người chăn nuôi bị thua lỗ kéo dài và không còn đủ tài chínhđể tiếp tục đầu tư phát triển đàn. Bên cạnh đó, các thông tin về vệ sinhan toàn thực phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cầu và giá cả cácsản phẩm thịt dẫn tới việc giảm số lượng đàn trong cả nước.

18

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011

Page 35: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000-2012

Hàng năm, ngành chăn nuôi gà cung cấp sản lượng lớn thịt vàtrứng cho thị trường trong nước. Sản lượng thịt gà giết bán vàokhoảng 526 nghìn tấn năm 2012, tăng 230 nghìn tấn so với năm 2000,và đạt mức tăng trưởng bình quân là 7,3%/năm trong cả giai đoạn2000 - 2012. Tương tự như sản lượng thịt gà, sản lượng trứng các loạicung ứng cho thị trường cũng tăng từ 3.709 triệu quả năm 2000 lênđến 7.000 triệu quả (năm 2012) với mức độ tăng trưởng bình quân5,2%/năm trong cả giai đoạn.

Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012

19

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: FAOSTAT, 2013

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013

Page 36: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà

Gà được nuôi hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp ở ViệtNam, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSH (với khoảng26,76%), tiếp đến là Trung du miền núi phía Bắc (24,02%), ĐBSCL(13,78%) và Duyên hải miền Trung (13,92%) vào năm 2012.

Ở các tỉnh vùng ĐBSH, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc TrungBộ có số lượng gà chiếm khoảng 65% tổng đàn gà cả nước và ít bịbiến động khi xảy ra dịch cúm gia cầm vào giai đoạn 2003 - 2006.Trong khi đó, ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL chỉ chiếm khoảng23% tổng đàn và bị giảm số lượng rõ rệt bởi chịu tác động của dịchcúm gia cầm.

2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà

Hiện nay, ở Việt Nam có ba loại hình chăn nuôi gà chính bao gồm:(1) chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ; (2) chăn nuôi bán công nghiệp; và (3)chăn nuôi công nghiệp. Đặc điểm của từng loại hình chăn nuôi gàđược trình bày cụ thể như sau:

Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là loại hình chăn nuôi truyền thống củanông thôn Việt Nam. Đặc trưng của loại hình chăn nuôi này là nuôithả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nôngnghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Loại hình này phù hợp với điềukiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa cóchất lượng thịt trứng thơm ngon.

Chăn nuôi bán công nghiệp là loại hình chăn nuôi tương đối tiêntiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thốngmáng ăn uống bán tự động. Giống chăn nuôi thường là các giốngnhư: Lương phượng, Săcso, Kabir... và chủ yếu là sử dụng thức ăncông nghiệp và là loại hình chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thườngtừ 200 - 500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời giannuôi rút ngắn (70 - 90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính cókhoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo loại hình này với số lượng gà sản

20

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 37: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25 - 30%. Các địa phương phát triển mạnhhình thức này đó là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai,Khánh Hòa, Bình Dương.

Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lạiđây, nhưng mạnh nhất từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là cácgiống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline...), sử dụng hoàn toàn thứcăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín,chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động... Năngxuất chăn nuôi đạt cao với gà nuôi 42 - 45 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4kg/con, tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270 - 280trứng/năm, tiêu tốn khoảng 1,8 - 1,9 kg thức ăn/10 quả trứng. Ướctính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18 - 20% trong tổng sản phẩmchăn nuôi gà.

Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là loại hình gia công, liên kết giữacác trang trại với doanh nghiệp nước ngoài như C.P. Group, Japfa,Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, VĩnhPhúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra, rấtnhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệmchăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức côngnghiệp này.

2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà

Năm 2011, cả nước có khoảng 7.865 nghìn hộ nuôi gà. Trong đó,số lượng hộ có nuôi gà tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miềnTrung, cụ thể: ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung(28,52%), tiếp đến là ĐBSH (22,70%), Trung du miền núi phía Bắc(21,95%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyêncó số lượng hộ nuôi gà chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,05%; 5,07% và 6,71%.

Tính chung cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1 - 19 con)chiếm gần 54,70% tổng số hộ nuôi gà; nhóm có quy mô vừa (20 - 49con) cũng chiếm 34,90%; nhóm hộ quy mô khá (50-99 con) là 7,16% và

21

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 38: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nhóm nuôi quy mô lớn chiếm 3,24%. ĐBSCL đứng thứ tư về số hộnuôi gà trong cả nước lại là vùng có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất(67,32%). Hai vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ítnhất cả nước song lại có nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượtkhoảng 62,15% và 51,81%. Đối với nhóm hộ quy mô vừa (20 - 49 con),thì có xu hướng ngược lại, ĐBSH và BTBDHMT có tỷ lệ cao hơn cácvùng khác, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,42% và 37,32%. ĐBSCL thấp nhấtso với các vùng khác với khoảng 26,64%). Đối với nhóm hộ quy môlớn (từ 1000 con trở lên), tập trung chủ yếu ở ĐBSH (0,38%) và ĐôngNam Bộ (0,31%).

Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011

Xu hướng chăn nuôi gà ở Việt Nam là tăng ở nhóm hộ có quy môlớn và giảm đối với nhóm hộ có quy mô nhỏ. Cụ thể, số hộ chăn nuôigà cả nước năm 2011 tăng nhẹ với khoảng 0,8% so với năm 2006. Sốhộ nuôi có quy mô từ 100 con trở lên năm 2011 cả nước tăng 145% sovới năm 2006 và tăng đều ở tất cả 6 vùng. Đây là nhóm hộ gia đình

22

NGUYỄN VĂN GIÁP

Tổng số(nghìn

hộ)

Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%)

1 - 19 con

20 - 49con

50 - 99con

100 - 999con

Từ 1000con

trở lênĐBSH 1.785 46,48 40,42 8,41 4,32 0,38Trung du MNphía Bắc 1.726 49,36 37,32 9,18 3,93 0,21

Bắc Trung Bộ& Duyên hảimiền Trung

2.243 57,45 34,02 6,38 2,10 0,05

Tây Nguyên 527 62,15 29,43 5,95 2,32 0,14Đông Nam Bộ 398 51,81 36,49 8,33 3,07 0,31ĐBSCL 1.184 67,32 26,64 3,93 1,84 0,27Cả nước 7.865 54,70 34,90 7,16 3,03 0,21

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011

Page 39: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nuôi gà quy mô lớn, cận trang trại và trang trại chủ yếu nuôi theo loạihình nuôi gà công nghiệp, có hiệu quả kinh tế khá cao nên đã pháttriển mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2011 cả nước cótrên 16,6 nghìn hộ nuôi gà quy mô rất lớn (trên 1000 con), tăng 4,32lần so với năm 2006. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo mô hình trang trạinên tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (0,21%) trong cơ cấu tổng hộchăn nuôi gà, việc tăng nhanh so với năm 2006 của nhóm hộ này làđáng ghi nhận. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã có xu hướnggiảm rõ nét. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo loại hình chăn nuôi nônghộ nhỏ lẻ, thả vườn, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịchcúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là hợp lý (Agrocensus, 2006và 2011).

III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi

3.1.1. Cơ cấu nguồn giống

Giống lợn: Ngành chăn nuôi lợn của Việt nam hiện nay sử dụngnguồn giống lợn ngoại là chủ yếu (chiếm 74% trong tổng đàn lợn),

23

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011

Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011

Page 40: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

trong đó bao gồm cả giống lợn ngoại thuần (52,83%) và giống ngoạilai (47,17%).

Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)*

Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giống lợn nội và lợn nội lai vẫncòn chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 7% so với tổng đànlợn của cả nước. Trong đó, giống lợn được sử dụng phổ biến nhất vẫnlà giống lai giữa lợn Móng Cái và giống lợn ngoại nhập. Theo thốngkê của Viện Chăn nuôi (2014), cả nước hiện có khoảng 195 cơ sở sảnxuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bàthuộc quyền quản lý của Bộ NN & PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GPcủa cả nước). Hệ thống sản xuất giống lợn hiện nay được quản lý theohai hình thức: Sơ đồ hình tháp 4 cấp, và Sơ đồ hình tháp 3 cấp.

Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp: là hình thức chănnuôi hướng tới sản phẩm đảm bảo ATTP từ khâu giống - nuôi dưỡng- chế biến - thị trường. Từ 1 trại cụ kị (GGP) thường có 5 - 6 giống gốcban đầu, theo phả hệ ghép đôi giao phối, nhân tiếp 5 - 7 trại giống cấp

24

NGUYỄN VĂN GIÁP

Chủng loại giống Tỷ lệ so với chủng loại

Tỷ lệ so với tổng đàn

Lợn ngoại 100,00 92,93Ngoại thuần 52,83 49,09Ngoại lai (ngoai lai với ngoại) 47,17 43,83Lợn lai (nội lai ngoại) 100,00 5,62Móng Cái lai Ngoại 97,10 5,46Nội lai Ngoại khác 2,90 0,16Lợn nội 100,00 1,45Móng Cái 83,43 1,21Nội khác 16,57 0,24

*Ghi chú: Cơ cấu giống không bao gồm lợn giống được sản xuất trong các nông hộ.Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014

Page 41: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

ông bà (GP) - và tiếp đến nhân giống sang cấp giống bố mẹ (PS). Trạilợn để nuôi thương phẩm là cấp cuối cùng đang hình thành và pháttriển nhanh. Trong trường hợp sản xuất ổn định, lợn nái GGP thườngduy trì ở mức 10% số lợn nái GP, và tương tự lợn nái GP duy trì mức10% lợn nái PS. Lợn thịt thương phẩm của hệ thống chăn nuôi này cóđặc điểm chất lượng đồng nhất, tích hợp tối ưu công thức lai 4 - 5 máutừ giống cụ kị ban đầu. Hiện nay, ở Việt Nam đã có khoảng 4 chuỗisản xuất theo mô hình 4 cấp này, trong đó Công ty CP. Group có 2chuỗi, Japfa Hypor và Choice Genetic (của Grimaud-GuyomarchINVIVO) mỗi công ty có 1 chuỗi. Ngoài ra còn có một số trang trạigiống cụ kị (GGP) chưa khép kín theo chuỗi hoàn chỉnh 4 cấp nhưViện Chăn nuôi, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công tyChăn nuôi Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm ĐồngNai (DOFICO) và một số trại GGP của các doanh nghiệp tư nhân vớiqui mô nhỏ hơn. Hình thức chăn nuôi theo 4 cấp này mới được ápdụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt.

Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp

Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp: Hiện nay do khảnăng tài chính còn nhỏ, cũng như năng lực quản lý yếu, nên các trangtrại, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập giống ông bà từ nướcngoài về sản xuất ra lợn bố mẹ để bán cho các hộ chăn nuôi khác về

25

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 42: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

sản xuất lợn giống thương phẩm. Chăn nuôi lợn 3 cấp này không trựctiếp quản lý theo chuỗi 3 cấp. Quy mô thị trường loại hình nàykhoảng 7,5 triệu con lợn thịt thương phẩm, chiếm 22% thị trường thịtlợn. Các con nái loại hình này sản xuất lợn sinh sản sau cai sữa đạtkhoảng 17 - 20 con/nái/năm.

Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp

Giống gà: Hiện nay, trên 90% các giống gà ở Việt Nam là gà ngoạinhập, giống gà nội và gà nội lai chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổngđàn trên cả nước, khoảng gần 7%.

Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*

26

NGUYỄN VĂN GIÁP

*Ghi chú: Cơ cấu của giống gà nêu trên không bao gồm gà giống được sản xuất ởcác nông hộ

Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014

Page 43: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Gà thịt lông màu đang là giống gà chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổngđàn của cả nước (35%), được khai thác ưu thế lai chủ yếu từ côngđoạn bố mẹ, rất ít ở công đoạn ông bà. Nuôi từ 56 - 70 ngày tuổi đạt1,8 - 2,1 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/kg tăng trọng cơ thể. Giáthành sản phẩm khoảng 42.000 - 44.000 đồng/kg. Giống gà thịt côngnghiệp lông màu được quản lý theo hệ thống giống 3 cấp mới đápứng khoảng 10% thị trường, 2 cấp bố mẹ và thương phẩm mới đápứng được 25% thị trường.

Chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 trong tổng đàn cả nước là giống gà thịtlông trắng (33%). Nuôi từ 30 - 42 ngày đạt 2,5 - 2,7 kg/con, tiêu tốn1,9 - 2,0 kg thức ăn/kg tăng trọng cơ thể; nuôi từ 45 - 49 ngày sẽ đạt3,0 - 3,3 kg/con, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thànhsản phẩm khoảng 31.000 - 32.000 đồng/kg thịt hơi. Với công nghệgiống gà thịt lông trắng này, các công ty nước ngoài có vốn đầu tưFDI chiếm khoảng 80% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ vàông bà để sản xuất ra con giống thương phẩm 1 ngày tuổi. Ở côngđoạn nuôi gà thịt thương phẩm thì công ty FDI nước ngoài cũngchiếm tỷ lệ cao, theo phương thức nuôi gia công hoặc bán trực tiếptới người chăn nuôi.

Chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong tổng đàn của cả nước là gà chuyêntrứng (25%). Các giống gà chuyên trứng đang được nuôi trong nướclà ISA Brown, Brown Nick, Hisex Brown, Babcock B380, Hyline,Lohmann Brown. Thị trường của loại giống này sản xuất ra khoảng16 - 17 triệu gà con 1 ngày tuổi/năm, khoảng 13 - 14 triệu gà vào đẻ,năng suất trứng 300 - 310 quả/mái/76 tuần tuổi, tiêu tốn 1,4 - 1,5 kgthức ăn/10 quả trứng. Các giống gà này sản xuất khoảng 3,3 - 3,5 tỷquả trứng/năm. Giá thành trứng khoảng 1.650 - 1.800 đồng/quả.Nguồn cung gà giống dùng để đẻ trứng ở Việt Nam hiện nay đượccung cấp chủ yếu là từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như CP.Group, Japfa và Emivest. Thị phần của các đơn vị này chiếm đến hơn

27

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 44: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

90% so với tổng nguồn cung của cả nước. Mỗi tháng ba đơn vị nàycung cấp ra thị trường khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống, riêng gà lôngtrắng thì phụ thuộc 100% vào doanh nghiệp nước ngoài (theo ông LêBá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam).

Tỷ lệ giống gà còn lại là gà nội và gà nội lai (7%). Đối với giốnggà nội (gà địa phương) thường gọi là gà ta, ước tính có khoảng trên150 triệu con thương phẩm/năm, sản lượng thịt khoảng 280 ngàntấn, giá trị thị trường khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, vẫn được chănnuôi theo phương thức truyền thống. Đối với giống gà lai, gà trốngMía, trống gà chọi, trống Hơ Mông, trống Ri lai với gà mái lôngmàu nhập ngoại như Lương Phượng, Sasso... đang phổ biến vàphát triển tốt. Hình thức này chủ yếu là nuôi gà bố mẹ để sản xuấtcon thương phẩm. Gà nuôi khoảng 90 - 110 ngày cho năng suất 1,5- 1,9 kg/con, tiêu tốn 3,0 - 3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thànhsản phẩm khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Chủ yếu nuôi theo hìnhthức bán chăn thả. Thị trường này có khoảng 60 - 65 triệu con, sảnphẩm thịt khoảng 105 - 110 ngàn tấn/năm, giá trị khoảng 7.000 -7.500 tỷ đồng/năm.

3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống

Mặc dù là nước nông nghiệp, Việt Nam vẫn phải tốn hàng trămtriệu USD hàng năm để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giốngheo, gà, bò... cho đến hạt giống lúa, cà chua... đều phải nhập và phụthuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại ViệtNam. Điều này đã và đang làm gia tăng chi phí sản xuất, dẫn đếnnhững thiệt hại lớn cho nông dân lẫn doanh nghiệp nếu nhập nguồngiống kém chất lượng.

- Nhập khẩu giống lợn:

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT, trong 8 thángđầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu1.686 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.

28

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 45: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (Code 010310)

Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ các nước Canada, Thái Lan,Mỹ, Đan Mạch..., trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống năm 2012). Giánhập khẩu lợn giống trung bình khoảng 899 USD/con. Lợn đực giốngnhập khẩu chiếm 7,6% so với tổng đàn, nhiều nhất là giống Landrace(chiếm 44,5%).

Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu

29

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014

Nguồn: Trademap, 2014

Page 46: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Giống Yorkshire hiện đang là giống được nhập khẩu nhiều nhất ởthị trường Việt Nam, chiếm khoảng 76% so với tổng đàn hiện có, ngoàira còn có các giống khác cũng được nhập và sử dụng phổ biến làLandrace (11%), Pietrain (7%) và Duroc (6%). Nguyên nhân nhập lợngiống ngày càng tăng là vì năng suất và chất lượng các giống ngoại tốthơn hẳn so với các giống ở các cơ sở trong nước; một con lợn nái giốngngoại đẻ được 28 con/năm, trong khi đó con giống trong nước chỉ có 18con/năm. Chưa kể nuôi con giống nội địa tiêu tốn nhiều thức ăn hơn,để được 1 kg thịt, lợn giống nội cần tới 2,8 kg thức ăn, trong khi giốnglợn ngoại chỉ cần 2,4 kg thức ăn (Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, 2014).

Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sởnhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trongnước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy cầu vềcon giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trườnggiống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.

- Nhập khẩu giống gà:

Trong những năm qua, Việt Nam đã nhập khoảng 14 giống gà,chủ yếu là nhập giống ông bà (GP) hoặc bố mẹ (PS) về để sản xuất racon thương phẩm (C). Do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nênnăng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85- 90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống gà ngoạinhập được chăn nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam là AA (Arbor Acres),ISA, Ross, Avian, Lohmann, Cobb. Các giống nhập khẩu được nuôi tạicác cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài và các côngty nội địa. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giốnggà nhập nội như sau:

- Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần;

- Các doanh nghiệp nước ngoài (3 công ty lớn nhất là CP. Group,Japfa Comfeed và Topmill);

30

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 47: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

- Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà;

- Các trang trại gà tư nhân

Cả nước hiện có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gàgiống gốc. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI,hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trangtrại tư nhân. Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ítgiống ông bà, không giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sởnày phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toànlệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao.

Theo số liệu thống kê của FAO (2013) Việt Nam nhập khẩukhoảng 1,539 triệu con gà giống bố mẹ để sản xuất giống thươngphẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước năm 2011. Tuy nhiên, sốlượng nhập khẩu gà giống trong thời gian qua biến động liên tục theotình hình dịch cúm gia cầm diễn ra trong nước. Trong giai đoạn 2000- 2011, số lượng gà giống nhập tăng lên khoảng 739 nghìn con với tốcđộ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,6%/năm.

Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011 (Ngàn con)

31

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: FAOSTAT, 2013

Page 48: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đếntháng 8 năm 2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam làgần 1 triệu con, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2013, với tổng kimngạch nhập khẩu đạt 3,92 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bìnhkhoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái.Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu

Hiện gà giống Ross là loại giống được nhập khẩu nhiều nhất(36%), tiếp đến là Cobb và Indian River Meat (chiếm 21%), còn lại mộtsố giống khác với tỷ lệ nhỏ hơn là Isa Brown, Hisex Browm, trong đóbao gồm một tỷ lệ rất nhỏ giống vịt được nhập khẩu (0,4%). Lượnggia cầm sống được nhập khẩu qua cửa khẩu của TP. HCM (chiếm55%) và Hà Nội (chiếm 45%). Nhìn chung do ảnh hưởng của thịtrường gà trong nước, lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam giảmkhoảng 24,8% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng nhập khẩu giảm chủyếu vào tháng 6, 7 và 8. Dự báo lượng gà giống nhập khẩu sẽ tiếp tụcgiảm trong tương lai.

32

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014

Page 49: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Nhập khẩu gà giống theo đường tiểu ngạch và nhập lậu thì đangdiễn biến hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Theo Cục Hải quan, tìnhhình nhập lậu gà giống đang có xu hướng tăng tại cửa khẩu cảng VạnGia - Quảng Ninh. Theo thông tin của Cục Hải quan tỉnh QuảngNinh, tháng 9/2014 vừa qua đã bắt giữ hơn 11.000 con gà giống nhậplậu, trị giá lên đến hơn 70 triệu đồng. Toàn bộ lượng nhập lậu trên đềucó nguồn gốc từ Trung Quốc và chưa xác định được chủ sở hữu. Loạisản phẩm nhập lậu này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đếnATVSTP, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước. Việcnhập khẩu giống vật nuôi là cần thiết, tuy nhiên cần phải khai thác vàsử dụng có hiệu quả các giống vật nuôi ngoại, tránh tình trạng nhậpkhẩu giống vật nuôi kém chất lượng hoặc nhập khẩu ồ ạt nhiềunguồn gen không được chọn lọc, đồng thời tăng cường kiểm soát tìnhtrạng nhậu lậu giống không rõ nguồn gốc vào thị trường nội địa.

3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi

Để phát triển khâu sản xuất giống vật nuôi, Chính phủ đã banhành nhiều chính sách như:

Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP, ngày 30/3/2001 về Ban hànhquy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộcngành trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể trong lĩnh vực giống vật nuôigồm các nội dung chính:

- Giống phải có tên trong danh mục tuyển chọn được Bộ NN công bố.

- Có diện tích mặt bằng, chuồng trại phù hợp yêu cầu kỹ thuật.

- Người làm kỹ thuật phải có trình độ đại học chăn nuôi (đối vớigiống gốc, giống ông bà), trình độ trung cấp chăn nuôi (đối với giốngbố mẹ).

- Phải có hệ thống sổ sách, chương trình vi tính, ghi chép rõ ràngquá trình sản xuất, kinh doanh.

- Người kinh doanh giống chăn nuôi phải công bố chất lượng congiống; khi bán ra, con giống phải đảm bảo đúng chất lượng đã công bố.

33

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 50: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy Ban Thường VụQuốc Hội ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi. Nội dung của pháp lệnhxoay quanh 5 vấn đề chính:

- Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi

- Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm và công nhận giống vậtnuôi mới

- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi

- Quản lý chất lượng giống vật nuôi

- Thành tra và giải quyết tranh chấp

Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2008 do Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT)biên soạn về Giống vật nuôi - thuật ngữ di truyền giống. Nội dungchính liệt kê và giải thích các thuật ngữ liên quan đến di truyền giống.

Căn cứ Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11, ngày 7/6/2011 BộNNPTNT đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT về Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.Ban hành kèm theo là 4 QCVN, trong đó có QCVN 01-46:2011/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảonghiệm, kiểm định gà giống và QCVN -1 - 148: 2013/BNNPTNT vềQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống.Các quy chuẩn này đưa ra hai nội dung chính:

- Quy định về kỹ thuật: Trong đó nêu rõ quy định cho việc lấy mẫu;Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định; Chăm sóc, nuôi dưỡng; Định mứccác chỉ tiêu kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định gà giống (ông bà, bố mẹ,thương phẩm); Thời gian khảo nghiệm, kiểm định gà giống; Phươngpháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của gà giống.

- Quy định về quản lý: nêu các quy định về Chứng nhận hợp quy;Công bố hợp quy; Giám sát, xử lý vi phạm; Tổ chức thực hiện.

Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi,

34

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 51: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

thức ăn chăn nuôi. Nội dung chính Nghị định đưa ra riêng cho lĩnhvực giống vật nuôi bao gồm các cách xử phạt khi vi phạm về quảnlý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn; Về khai thácvà bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; Về trao đổi quốc tế nguồngen vật nuôi quý hiếm; Về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôimới; Về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; Về sản xuất, kinhdoanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng; Về nhập khẩu giống vậtnuôi; Về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh; Về các viphạm khác trong lĩnh vực thủy sản; Về giấy chứng nhận, văn bảncho phép, giấy phép về giống vật nuôi; Về quy định an toàn sinhhọc trong chăn nuôi.

3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi ởViệt Nam

Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng quyết địnhđến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đềquan trọng này vẫn chưa được coi trọng, sản phẩm không đồng đều,việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống còn hạn chế (ViệnChăn nuôi, 2014). Những trở ngại hiện nay về giống mà ngành chănnuôi đang phải đối mặt:

- Hộ nông dân chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế laitrong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Và do đó cũng lànguyên nhân quan trọng để họ chưa liên kết với nhau, phân côngtrách nhiệm trong thị trường hình tháp giống 4 cấp, 3 cấp tạo ra. Hìnhthức sản xuất giống của nông dân vẫn chưa đảm bảo chất lượng.

- Hộ nông dân chưa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác đểcùng nhau điều tiết thị trường giống. Hiện nay vẫn sản xuất tự phát,manh mún, nhiều nơi còn bị ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” gâyra những thiệt hại đáng kể.

- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong một số trường hợp phảnứng không đồng bộ và kịp thời.

35

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 52: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

- Cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm được đầu tư, hệthống chuồng nuôi tại hộ cá thể và gia đình chưa đồng bộ.

- Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn, đơn giản, chưađáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao, nguồn kinhphí cho các đề tài nghiên cứu giống còn hạn chế.

3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam

3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN

Ngành sản xuất TACN trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồnnguyên liệu nhập khẩu, trung bình Việt Nam nhập khoảng 8 triệunguyên liệu tấn/năm . Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm nhưkhô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cáViệt Nam phải nhập tới90%; và khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%.

Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng TACN công nghiệp cho gia súc,gia cầm quy đổi năm 2012 đạt khoảng 12,7 triệu tấn, tăng xấp xỉ 7,9%so với năm 2011 (11,5 triệu tấn). Trong đó, thức ăn chăn nuôi cho gàsản xuất năm 2012 là 2,7 triệu tấn chiếm 21,45% tổng sản lượng thứcăn chăn nuôi sản xuất năm 2012, kế đến thức ăn cho vịt chiếm 12,42%và cao nhất là thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 64,04%.

Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012

36

NGUYỄN VĂN GIÁP

Tổng sốTACN**

Thức ăn gia cầmThức ăn cho lợn

Tỷ trọng chủngloại thức ăn

Gà Vịt Gia cầm(%) Lợn (%)

Thức ăn hỗn hợp(ngàn tấn) 10.569,50 2.430,40 1.426,8 6.464,00 36,49 61,16

Thức ăn đậm đặc(ngàn tấn) 681,7 79,9 40,9 557,5

Quy đổi sang hỗn hợp 2.135,1 295,1* 151,5* 1.672,50

Tổng số TA sauquy đổi (ngàn tấn) 12.704,60 2.725,50 1.578,3 8.136,50 33,88 64,04

Nguồn: Cục Chăn nuôi. Không tính 5 nhà máy chế biến Premix.

Page 53: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam

Theo thống kê của Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước cókhoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho giasúc và gia cầm, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% trongnước khoảng 180 nhà máy; các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốnnước ngoài có khoảng 59 nhà máy. Sản lượng TACN công nghiệpđược sản xuất tại Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng là tương đươngnhau và lớn nhất nước (39,5% - 39,6%).

Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm 2013

Doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty Cổphần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) với 19,42% trongtổng sản lượng sản xuất ra thị trường; đứng sau là Công ty TNHHCargill Việt Nam (gọi tắt là Công ty Cargill) 8,11%; Proconco 7,51%;ANT; Greenfeed; Anco; Japfa.

Công ty CP đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gàcông nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp và 18 - 20% thị phầnngành TACN tại Việt Nam. Công ty còn nắm giữ 5% trong tổng sảnlượng chăn nuôi lợn của cả nước. Trong tổng doanh thu của công tythì doanh thu từ sản xuất TACN là nguồn doanh thu lớn nhất (chiếm62,2% trong tổng doanh thu). Mặc dù hiện tại công ty đã có khoảng

37

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2014

Page 54: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.000 đại lý cung cấp thức ăn trên địa bàn cả nước, tuy nhiên dự kiếnsẽ còn mở thêm 10.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và sẽ xây dựngthêm 6 nhà máy xay xát TACN ở Việt Nam trong năm 2014. Hiện tạiCông ty CP có 5 chi nhánh: tại Hà Nội có quy mô sản xuất lớn nhất(chiếm 27,12% trong tổng sản lượng nguồn thức ăn được sản xuất); tạiBình Dương (chiếm 23,33%); tại Đồng Nai (chiếm 23,23%), tại TiềnGiang (chiếm 13,19%) và tại Hải Dương (chiếm 13,14%).

Tính đến năm 2013, Công ty Cargill có tổng cộng 6 nhà máy chếbiến TACN, nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Các chi nhánh củaCông ty Cargill được đặt tại Hưng Yên, với tỷ trọng lớn nhất về sảnlượng sản xuất ra 28,21%; chi nhánh tại Đồng Nai 24,99%; chi nhánhtại Long An 19,40%; chi nhánh tại Hà Nam 11,84%; chi nhánh tại BìnhĐịnh 7,99% và chi nhánh cuối cùng được đặt tại Cần Thơ 7,57%. Côngty Proconco hiện đang có 4 công ty tại Việt Nam, trụ sở lớn nhất đặttại Đồng Nai chiếm 54,14% tổng sản lượng thành phẩm được sản xuấtra; chi nhánh thứ hai được đặt tại Hải Phòng với tỷ trọng chiếm24,74%; chi nhánh đặt tại Hà Nội (13,86%) và chi nhánh tại Cần Thơ(7,25%). ANT Group hiện cũng đang là một trong những đối thủ cạnhtranh của các công ty chế biến TACN lớn tại Việt Nam. Đến nay ANTđã xây dựng được 3 nhà máy, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai chiếm50,70% tổng sản lượng sản xuất ra; chi nhánh thứ hai đặt tại HảiDương (35,31%) và chi nhánh còn lại đặt tại Long An (13,98%).Greenfeed là nhà máy chế biến TACN đứng thứ 5 tại Việt Nam. Tínhđến nay công ty này đã xây dựng được 4 nhà máy, nhà máy đầu tiênđặt tại Long An (33,99% tổng sản lượng sản xuất), các chi nhánh cònlại được đặt tại Hưng Yên, Đồng Nai và Bình Định. Ngoài ra, còn cóCông ty Anco (3 chi nhánh tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Hà Nam),Japfa (5 chi nhánh tại Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Long An, Thái Bình vàHòa Bình) cũng là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực chếbiến TACN phục vụ cho gia súc và gia cầm trên địa bàn cả nước.

38

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 55: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Mặc dù số lượng nhà máy của các doanh nghiệp liên doanh và 100%vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn vềsản lượng, chiếm 60 - 65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra. Ngược lại,khối tư nhân và khối nhà nước có số lượng nhà máy lớn nhất nhưng lạichỉ chiếm 35 - 40% trong tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ rằng nănglực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn rấtkém so với các doanh nghiệp liên doanh hay có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.3. Tình hình nhập khẩu TACN

Ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vàonguồn thức ăn nhập khẩu trực tiếp cũng như các nguyên liệu dùngtrong chế biến TACN từ nước ngoài. Trong số các nguyên liệu sảnxuất TACN thì Việt Nam mới chủ động được cám gạo còn các nguyênliệu khác phần lớn vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2013, sảnlượng TACN nhập khẩu trực tiếp là 13 triệu tấn tăng 0,4 triệu tấn sovới năm 2012 và 6,8 triệu tấn so với năm 2006. Trong 3 năm trở lại đây,lượng nguyên liệu nhập khẩu sử dụng trong chế biến TACN cũng kháổn định với 8,6 triệu tấn năm 2011, 8 triệu tấn năm 2012 và đến năm2013 cũng chỉ giao động ở mức 8,5 triệu tấn.

Hình 18. Khối lượng nhập khẩu TACN và nguyên liệu giai đoạn 2006 - 2013 (triệu tấn)

39

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Page 56: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan (2013), Việt Nam đã chihơn 3 tỷ USD để nhập khẩu TACN và nguyên liệu, tăng 25,32% so vớinăm 2012 và 41,64% so với năm 2010.

Hình 19. Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu (Triệu USD)

Các thị trường chính cung cấp TACN và nguyên liệu cho ViệtNam là Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Ý; khu vực Châu Á là TháiLan và Trung Quốc. Trong đó, Argentina là thị trường nhập khẩuchủ yếu của Việt Nam với khoảng 958 triệu USD (tính đến tháng11/2013), chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng47,25% so với cùng kỳ năm 2012. Đứng sau Argentina là Mỹ vớikim ngạch nhập khẩu từ thị trường này là 357 triệu USD, chiếm13% thị phần, tăng 46,59% so với cùng kỳ năm 2012. Đứng thứ bavề kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu là Ấn Độ với giá trịkhoảng 305,3 triệu USD, chiếm 10,8% thị phần, tăng 31,61% so vớicùng kỳ năm ngoái. Ngoài ba thị trường trên, Việt Nam còn nhậpTACN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như Brazil, Ý,Thái Lan, Trung Quốc với kim ngạch đạt lần lượt là 235 triệu USD;181 triệu USD; 124,7 triệu USD và 124,2 triệu USD.

40

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Page 57: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 20. Thị phần các nhà cung cấp TACN và nguyên liệu cho thị trường Việt Nam

Tính đến tháng 11/2013, Việt Nam đã chi gần 1,58 tỷ USD chonhập khẩu khô dầu đậu nành (HS code 2304), tăng 41% so với cùngkỳ năm 2012, chiếm thị phần lớn nhất trong tổng các sản phẩm đượcnhập về làm nguyên liệu cho TACN (55,7%). Nhà cung cấp chính loạisản phẩm này là Argentina (60%), Brazil (14%) và Ấn Độ (12,8%). Bộtthịt/cá (HS code 2301) đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu, giá trịnhập khoảng 397 triệu USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm ngoái,chiếm thị phần khoảng 14%. Ý là nhà cung cấp chính cho Việt Namloại sản phẩm bột thịt (gần 45%) và Peru là nhà cung cấp bột cá chínhcho Việt Nam (65,3%).

Những sản phẩm nhập khẩu khác có kim ngạch nhập đạt 236,9triệu USD, tăng 18,8% và chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩunguyên liệu; kim ngạch nhập khẩu cám gạo (code 2302) đạt khoảng138,2 triệu USD, tăng 29,4%, chiếm tỷ trọng khoảng 5%; nhóm nguyênliệu tinh bột (code 2302) kim ngạch nhập khẩu đạt 143 triệu USD,chiếm 5,1%.

41

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Page 58: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 21. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn theo sản phẩm

Số liệu mới nhất theo Bộ NN và PTNT, Việt Nam đã chi gần 2,21tỷ USD cho nhập khẩu TACN và nguyên liệu tính đến tháng 8/2014,tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường được nhập khẩuchính là Argentina (35,6%), Hoa Kỳ (13%), Trung Quốc (9,9%), Brazil(8,1%), Ý (6,7%), Ấn Độ (4,6%), Thái Lan (3,3%), Đài Loan (2,4%),Indonesia (2,4%). Lượng ngô nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2014là 2,9 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 758 triệu USD. Cácthị trường cung cấp chính là Brazil (46,6%), Ấn Độ (20,2%), Thái Lan(6,2%), Argentia (5,7%), Campuchia (0,8%) và Lào (0,3%). Lượng đậutương được nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 1,1 triệu tấn,với tổng kim ngạch nhập khoảng 661 triệu USD. Việc phụ thuộc nhậpkhẩu là do Việt Nam chưa sản xuất được những loại thức ăn bổ sung,trong khi đó hai thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn là ngô và các sản phẩmđỗ tương ở Việt Nam hiện vẫn chưa thể đáp ứng được. Cụ thể hàngnăm theo ước tính, với sản xuất trong nước cung cấp khoảng 3,5 - 4triệu tấn ngô, 1 triệu tấn cám và 1,5 triệu tấn khoai mì cho sản xuấtthức TACN thì sản lượng này chỉ đáp ứng 45 - 50% nhu cầu, phần cònlại buộc phải nhập khẩu.

42

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2014

Page 59: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.2.4. Biến động giá cả TACN

Theo đánh giá của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, ngành sản xuất thứcăn chăn nuôi của Việt Nam phụ thuộc nhập khẩu tới 50% nên giá thứcăn chăn nuôithế giớiquyết định giá thành sản phẩm chế biến ở Việt Nam.

Hình 22. Biến động giá nhập khẩu ngũ cốc (USD/tấn)

Theo số liệu của IMF, giá ngô giảm đáng kể từ 300 USD/tấn vàotháng 7/2013 xuống 200 USD/tấn vào tháng 9/2013 do nguồn cung tăngnhờ sản xuất ngô của mỹ tăng trên 30%/năm và cung cấp 355,3 triệutấn ra thị trường. Mặc dù không thể hiện sự giảm rõ nét như giá ngônhưng giá lúa mì trung bình thế giới cũng giảm từ 350 - 360 USD/tấnvào quý 4 năm 2012 xuống còn 300 - 310 USD/tấn vào năm 2013.

Hình 23. Biến động giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi(USD/tấn)

43

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: IMF, 2014

Nguồn: IMF, 2014

Page 60: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Giá đậu tương có xu hướng tăng vào giữa năm 2013 từ 456USD/tấn vào tháng 6/2013 lên gần 530 USD/tấn vào tháng 7/2013. Tuynhiên giá của nguyên liệu này lại giảm còn 460 USD vào tháng 10 -12/2013. Giá bột cá cũng có xu hướng giảm từ đầu năm 2013, với mứctừ 2.100 USD/tấn vào tháng 1 xuống còn 1.500 USD/tấn vào tháng 9và giữ ở mức trung bình khoảng 1.500 - 1550 USD/tấn vào 3 thángcuối năm.

Hình 24. Biến động giá thức ăn chăn nuôi trong nước (VND/kg)

Giá TACN trong nước năm 2013 vẫn tăng so với năm 2013 nhưngkhông cao lắm chỉ cao hơn ở mức 2 - 3%. Nguyên nhân là do (1) giáthế giới có xu hướng giảm trong năm 2013 và cung TACN nội địađược nâng cao, (2) năm 2013 vẫn là năm khó khăn đối với ngành chănnuôi và một số nhà chăn nuôi chính của Việt Nam phải cắt giảm chănnuôi vì chi phí cao (trong đó chi phí thức ăn chiếm tới 60 - 70%). Điềunày đã tác động đến nhu cầu về TACN.

3.2.5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến TACN

Ngoài một số chính sách chung hỗ trợ cho việc phát triển ngànhchăn nuôi, Chính phủ còn ban hành một số chính sách riêng có liênquan đến ngành TACN, cụ thể:

44

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: AgroInfo, 2014

Page 61: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN được ban hành ngày 2/10/2006về Danh mục TACN, nguyên liệu TACN được nhập khẩu vào ViệtNam. Theo nội dung của quyết định, có đến 2182 loại sản phẩm đượcphép nhập khẩu vào Việt Nam, với mỗi loại đều được nêu công dụng,dạng bao gói và hang sản xuất.

Quyết định số 168/QĐ-CN-TACN ngày 4/8/2009 về việc Chỉđịnh phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng TACN. Theo đó Trungtâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 - Tổng Cục Tiêuchuẩn đo lường chất lượng được chỉ định thực hiện việc kiểm trachất lượng TACN.

Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 về Quản lý TACNvới các nội dung như sau:

- Đầu tư vào nghiên cứu, đào tạo cho lĩnh vực khuyến nông;chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và chế biếnTACN.

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu dùng làm TACN; khuyếnkhích việc khai thác và chế biến thức ăn bổ sung từ nguyên liệu trongnước để giảm nhập khẩu.

- Hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm phân tích để phục vụ choviệc giám định TACN, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh.

- Áp dụng công nghệ sau thu hoạch để sơ chế, bảo quản nguyênliệu TACN trong nước.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngânhàng để đầu tư trang thiết bị phân tích và kiểm tra chất lượng TACNvà diện tích đất để xây dựng kho chuyện dụng và các cảng xuất nhậpkhẩu TACN.

Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/1/2011 về Quy định xửphạt hành chính về TACN. Theo đó, các hành vi bị xử phạt khi viphạm quy định về: Điều kiện sản xuất, gia công TACN; Về sản xuất,gia công TACN; Về điều kiện kinh doanh TACN; Về kinh doanh

45

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 62: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

TACN; Về sản xuất, gia công TACN giả; Về kinh doanh TACN giả; Vềsản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng chất cấm sử dụng trong chănnuôi; Về nhập khẩu TACN; Về khảo nghiệm TACN; Cản trở hoạtđộng của Nhà nước về TACN.

Quyết định số 419/QĐ-CN-TACN ngày 27/12/2012 về Ủy quyềnkiểm tra và xác nhận chất lượng TACN gia súc, gia cầm nhập khẩu.Theo đó, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp được ủy quyền là Đơn vịkiểm tra xác nhận chất lượng (Cơ quan kiểm tra) TACN gia súc và giacầm nhập khẩu.

Quy chuẩn Việt Nam số 01 - 103: 2012/BNNPTNT do Cục Chănnuôi biên soạn về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểmđịnh TACN gà và Quy chuẩn Việt Nam số 01 - 104:2012/BNNPTNT vềQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định TACN lợn.Quy chuẩn nêu rõ nội dung, điều kiện cơ sở và thời gian để thực hiệnkhảo nghiệm, kiểm định TACN trên gà. Ngoài ra còn nêu rõ các quyđịnh về quản lý trong giám sát và tổ chức thực hiện.

Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thứcăn chăn nuôi (ban hành kèm theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP).Nội dung có bổ sung và sửa đổi Nghị định số 08/2011/NĐ-CP.

3.2.6. Những vấn đề tồn tại trong thị trường TACN ở Việt Nam

Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện tại ngành sản xuất TACNcủa Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề khó khăn:

- Thiếu nguồn nguyên liệu: Hàng năm giá trị nhập khẩu trêndưới 2 tỷ USD TACN và nguyên liệu. Trong đó, gần 3 triệu tấn ngô,hơn 1 triệu tấn dầu đậu tương, hàng trăm nghìn tấn bột cá, bột xươngthịt, ngoài ra còn nhập thêm các chất phụ gia bổ sung thức ăn, cácloại vi khoáng.

- Thiếu công nghệ sản xuất: Hiện tại chưa có kết quả nghiêncứu nào về công nghệ có thể phổ biến đại trà ứng dụng vào sản

46

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 63: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

xuất TACN ở Việt Nam. Premix là một loại sản phẩm bổ sung rấtquan trọng trong ngành TACN, tuy nhiên doanh nghiệp ở ViệtNam có thể sản xuất loại sản phẩm này còn quá ít và qui mô rấtnhỏ, chưa có tên tuổi hay thứ hạng trên thị trường kể cả tại cácViện nghiên cứu, trường đại học. Các công ty nước ngoài sản xuấthàng trăm ngàn tấn premix bán trên thị trường Việt Nam màkhông có đối thủ cạnh tranh. Họ nắm thị trường, khống chế giá cả(công ty ROSS, BAYER, BIOMIN). Trong khi đó ngành chăn nuôinước ta chưa có một kết quả nghiên cứu về lĩnh vực phụ gia thứcăn để phổ biến vào sản xuất giúp cho các doanh nghiệp kinhdoanh, chủ động hạ giá TACN.

- Thiếu thiết bị: Hiện tại các nhà máy có thiết bị với công suất 10- 20 - 40 tấn/giờ chưa được sản xuất, doanh nghiệp phải nhập khẩutừ Châu Âu và Trung Quốc với chi phí đắt đỏ. Các doanh nghiệp ViệtNam không đủ sức cạnh tranh với các công ty có vốn mạnh.

- Tổ chức quản lý ngành thiếu chặt chẽ: Mạng lưới cấp tỉnh,huyện còn hạn chế trong việc quản lý ngành sản xuất TACN. Thậmchí có nơi chưa có tổ chức chăn nuôi giao cho Thú y quản lý màkhông có cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm soát, không được huấn luyệnnghiệp vụ, kiến thức mới, cũng gây ra nhiều khó khăn cho doanhnghiệp.

3.3. Đặc điểm cấu trúc thị trường dịch vụ thú y

3.3.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y

Theo thông tư Số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của BộNN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủtục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày15/12/2010, từ 1/1/2014, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc phải tuân thủtheo tiêu chuẩn GMP. Trước đây, có 87 doanh nghiệp sản xuất thuốcthú y, nhưng 37 doanh nghiệp không sản xuất nữa do không đủ điềukiện. Hiện chỉ còn 50 công ty đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo

47

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 64: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

GMP. Giá thuốc thú y cũng đã tăng lên, vì theo tiêu chuẩn này, mỗicông ty phải đầu tư tới 20-30 tỷ đồng để bảo đảm đáp ứng đủ các yêucầu của GMP1

Theo ước tính, tổng giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam (baogồm thuốc, vắc xin, các loại hóa chất, chế phẩm sinh học,... sử dụngtrong chăn nuôi) vào khoảng 3.280 tỷ đồng, trong đó thuốc thú y chogia cầm khoảng 920 tỷ, cho lợn khoảng 2.140 tỷ, và cho bò khoảng220 tỷ.

Bảng 5. Ước tính giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam năm 2013

Thị trường thuốc thú y hiện nay có khoảng 4.000 loại thuốc đượccông phép lưu hành tại Việt Nam theo thông tư Số 28/2013/ TT-

48

NGUYỄN VĂN GIÁP

____________________1. Quản lý chặt cửa hàng thuốc thú y. Báo Tin tức.Đăng ngày 29/07/2014. Theođường dẫn http://baotintuc.vn/kinh-te/quan-ly-chat-cua-hang-thuoc-thu-y-20140728231242898.htm truy cập lúc 11:08 sáng ngày 22/10/2014.

Số lượng(con)

Chi phívắc xin(đồng)

Tổng chi phí vắcxin* (đồng)

Chi phíthú y

(đồng/con)

Tổng chi phíthú y (đồng)

Gia cầm 314.755.000 1.596 326.526.837.000 3.000 920.658.375.000

Lợn 26.261.400 51.753 883.419.052.230 68.000 2.147.394.678.000

Trâu/Bò 5.156.000 17.178 86.156.774.340 35.000 216.053.600.000

Tổng 1.296.102.663.570 3.284.106.653.000

* Ghi chú: - Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin được ước tính đạt 65% đàn; Đối với giacầm có 50% tổng đàn là nuôi lấy thịt và lợn có 85% tổng đàn là nuôi thịt nênchi phí vắc xin và thú y sẽ được tính cho 2 vòng sản xuất (trung bình); Các loạivắc xin chính đối với gia cầm là Newcastle, Gumboro, Đậu gà, Cúm gia cầm (x2);Các loại vắc xin chính đối với gia súc là LMLM, tụ huyết trùng, tai xanh, và dịchtả (lợn);

Nguồn: SCAP tính toán từ số liệu chăn nuôi của Tổng cục thống kê và số liệu điều tra thực địa, 2014.

Page 65: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

BNNPTNT2 (trong đó có 57 loại thuốc là đóng gói lại), chưa kể các loạithuốc nhập ngoại. Các loại thuốc này chủ yếu chữa đường phổi (cácbệnh có liên quan đến hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, viêm phếquản, sổ mũi,...), đường ruột (viêm dạ dày-ruột, bệnh đường tiêuhóa,..) thuốc bồi bổ và vắcxin cho vật nuôi. Trong các loại thuốc này,các loại thuốc bồi bổ (vitamin, khoáng chất, các loại thuốc hỗ trợphòng trị bệnh,...) và vắcxin được sử dụng khá phổ biến. Mỗi loạithuốc đều có vài công ty cung cấp với giá bán khác nhau tùy theo làsản xuất trong nước hay nhập khẩu.

Bảng 6. Bảng giá một số loại thuốc thú y chính

Theo số liệu thống kê nhập khẩu vaccine dùng cho thú y của ViệtNam gia tăng một cách mạnh mẽ về cả lượng và giá trị. Trong giai

49

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Số liệu tổng hợp giá thuốc thú y tại một số địa phương tháng 9/2013.

____________________2. Thông tư số 28/2013/ TT-BNNPTNT ban hành ngày 31/05/2013 về việc Ban hànhDanh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc xin, chế phẩmsinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Loại thuốc Giá tiền(đồng) Loại thuốc Giá tiền

(đồng)I. Các loại vắc xin (đồng/liều) II. Các loại kháng sinh (đồng/lọ)VX LMLM typ O 13,650 Oxytetracyclin 0,5g/Lọ 1,350VX LMLM 3 typ 20,160 Ampicillin 2,800VX THT trâu bò 3,528 Tylosin ống 5ml 1,800VX Tai xanh lợn 33,000 Enrofloxacin 500 viên/Lọ 82,000VX Dịch tả lợn 2,520 Fe Detran 20ml 10,800VX THT lợn 2,583 Colistin 6,000VX Tam liên 4,830 Streptomycin 1g 1,920VX Newcastle 315 Anagin 100ml 24,000VX Gumboro 210 Glucoza 500g 11,500VX Đậu gà 210 III. Các loại hóa chất (đồng/lít)VX Cúm gia cầm 357 Bencocid 130,200VX Dịch tả vịt 147 Han Iodin 130,000

Chlorin Indonecia 35,000

Page 66: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

đoạn từ năm 2002 - 2013, giá trị nhập khẩu vắc xin dùng cho thú ytăng từ hơn 6 triệu USD lên gần 60 triệu USD, tăng gần gấp 10 lần.Có thể thấy được rằng, khi chăn nuôi phát triển nhu cầu vắc xin vàcác loại thuốc thú y tăng theo nhưng hệ thống cung cấp thuốc thú yđang chuyển đổi dần từ số đông các nhà sản xuất sang tập trung ởmột vài công ty có tiềm lực mạnh, đáp ứng các yêu cầu của cơ quancó thẩm quyền.

Hình 25. Nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2013

Thị trường vắc xin cho chăn nuôi ở Việt Nam tăng trưởng mạnhmẽ đặc biệt sau dịch cúm gia cầm năm 2003 - 2004. Sau năm 2004, giátrị lượng vắc xin nhập của Việt Nam tăng hơn 2 lần từ dưới 100 tấnlên hơn 300 tấn. Vào những năm sau đó, liên tiếp các loại bệnh kháccũng xuất hiện nhiều hơn như bệnh lở mồm long móng bùng phátnăm 2005 sau đó giảm dần, và bệnh tai xanh bùng phát năm 2010.Giá vắc xin tai xanh cũng là loại vắc xin có giá cao nhất trong số cácloại vắc xin thông thường sử dụng trong chăn nuôi cho các loại bệnhphổ biến.

50

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: UNComtrade, 2014

Page 67: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Số liệu nhập khẩu vắc xin ở trên được khẳng định qua cơ cấunguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành tai Việt Nam. Hiệnnay, tại Việt Nam có khoảng 530 loại vắc xin sử dụng trong chăn nuôivới khoảng 51 đơn vị sản xuất và nhập khẩu. Một điều đáng lưu ý là80% loại vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốcnhập khẩu từ khoảng 17 quốc gia.

Hình 26. Cơ cấu nguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam

Đứng đầu các nước có các loại vắc xin được phép lưu hành tại ViệtNam là Hà Lan với hơn 80 loại vắc xin, đứng ngay sau là Mỹ và Phápvới số lượng vắc xin được cấp phép lần lượt là 77 và 69. Tuy nhiên,với Hà Lan chỉ có một duy nhất một công ty nhập khẩu là công tyInterVet, trong khi ở Pháp là 2 (Công ty Merial (Rhône Merlieux-Rhône Poulenc) và Cevasante Animale), Mỹ là 5 công ty (Fort DodgeAnimal Health, Lohmann Animal Health, Embrex - Inc, Zoetis,Shering-Plough Animal Health). Nhìn chung, thị trường thuốc thú ykhá cạnh tranh, không có dấu hiệu của sự tập trung cao vì có nhiềuloại thuốc (cùng phòng/trị một bệnh) và có khá nhiều công ty sảnxuất/nhập khẩu.

51

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tính toán của SCAP, 2014

Page 68: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Công ty sản xuất và phân phối vắc xin nhập khẩu trong nước đángkể nhất là Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương (VAVETCO) tại Hà Nộivà Công ty TNHH MTV thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) tại Tp.Hồ Chí Minh với lần lượt số vắc xin sản xuất là 38 và 23 loại. Đây cũnglà hai công ty chủ lực của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc sản xuấtvà cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh, dược phẩm và các chế phẩmsinh học cho gia súc - gia cầm - thủy sản. Tuy nhiên, doanh thu từ việcsản xuất vắc xin trong nước hiện nay chỉ chiếm chưa tới 5% thị phầnvacxin trên thị trường, còn lại 95% thị phần là vacxin nhập khẩu3.

Hình 27. Năng lực cung ứng vắc xin của công ty NAVETCO (ĐVT: triệu liều)

3.3.2. Mạng lưới và dịch vụ thú y ở Việt Nam

Hệ thống dịch vụ thú y Việt Nam được chia làm 2 loại: dịch vụ thúy công được cung cấp bởi các cơ quan Nhà nước và dịch vụ thú y tư

52

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Trang chủ công ty CP thuốc TY Trung ương (NAVETCO), 2014

____________________3. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Sản xuất vacxin nội địa: Việt Nam làm được tới đâu?.Đăng ngày 01/8/2014 theo đường dẫn http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/129018/khuyen-nong/san-xuat-vacxin-noi-dia-viet-nam-lam-duoc-toi-dau.html truy cập lúc 14:00 ngày 27/10/2014.

Page 69: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nhân được cung cấp bởi các đối tượng sản xuất - nhập khẩu - phânphối thuốc thú y.

Đối với hệ thống thú y Nhà nước, đây là một hệ thống lớn đảmnhiệm nhiều chức năng nhiệm vụ, trong đó có hai mảng lớn là phòngtrừ - kiểm soát dịch bệnh và quản lý - sản xuất các loại thuốc thú y.Hệ thống quản lý ngành dọc từ Bộ NN&PTNT - Cục Thú y, xuống cácChi cục thú y các tỉnh thành. Dưới các Chi cục thú y tỉnh sẽ là Trạmthú y huyện và Ban thú y xã.Về cơ bản, Ban thú y xã hay còn gọi làthú ý cơ sở là đơn vị chuyên trách quản lý, giám sát, và thực hiện cáchoạt động bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi tại địa bànnhư tiêm vắc-xin, tiêu độc khử trùng.

Mặc dù, hệ thống cung cấp dịch vụ thú y công rất lớn từ Trungương đến địa phương nhưng phần lớn dịch vụ thú y và thuốc thú ycủa người chăn nuôi được cung cấp bởi các đại lý thuốc thú y tại địaphương. Hệ thống cung cấp dịch vụ công được đầu tư tiền từ ngânsách nhưng chỉ mới đạt được một số kết quả nhất định.

Hình 28. Sơ đồ tổ chức hệ thống thú y công Việt Nam

53

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 70: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hầu hết những người chăn nuôi được hỏi trong quá trình khảosát đều cho rằng thú y công của Nhà nước có 2 hoạt động chính làtiêm phòng (miễn phí hoặc theo dịch vụ), cung cấp thuốc tiêu độckhử trùng, và giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương. Tuynhiên, việc đăng ký để nhận được tiêm phòng và cung cấp thuốc tiêuđộc khử trùng miễn phí thì rất khó, có khi phải có mối quan hệ thânquen. Chính vì vậy, khi có nhu cầu tiêm vắc xin hay mua hóa chấttiêu độc khử trung hay thậm chí là chẩn đoán bệnh cho vật nuôingười chăn nuôi thường tìm đến các đại lý thuốc thú y trên địa bànđể mua thuốc, vắc xin, hay các hóa chất tiêu độc khử trùng hơn làliên hệ với thú y. Một lợi ích được nông dân nhiều địa phương đề cậpđối với hệ thống thú y công đó là các lớp sơ cấp thú y được tổ chứctại địa phương giúp người chăn nuôi biết cách tiêu độc khử trùngbảo vệ chuồng trại, cách thức sử dụng thuốc.

Ngược lại, các đại lý cung cấp thuốc thú y tư nhân vừa là ngườibán thuốc cũng là người tư vấn kỹ thuật và loại thuốc sử dụng chongười chăn nuôi. Trong khi hệ thống thú y công không phát huy đượchiệu quả, thì các Công ty cung cấp thuốc thú y rất năng động trongviệc tổ chức các cuộc hội thảo tập huấn kỹ thuật, cách phòng trị bệnh,và giới thiệu sản phẩm cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc mất cânbằng về thông tin giữa người chăn nuôi và các đơn vị cung cấp thuốcthú y làm cho người nông dân có xu hướng dễ gặp rủi ro hơn do cáccông ty tập huấn để bán sản phẩm nên thông tin được cung cấp có thểthiên lệch.

Lợi thế của hệ thống đại lý thuốc thú y là số lượng lớn, có mặt tạihầu hết các khu vực có hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên, các đại lýnày hoạt động với mục đích chính là bán hàng và lợi nhuận chứkhông phải là đảm bảo chất lượng sản phẩm khi có rủi ro như dịchbệnh xảy ra.

54

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 71: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

55

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Hộp 1: Hệ thống phân phối và kinh doanh: Trường hợp công tycó thị phần nhỏ

Các công ty có thị phần nhỏ, danh tiếng hạn chế về nguồn vốnthường có các chiến lược phân phối riêng để hạn chế những điểm yếucủa mình. Trường hợp công ty Gấu Vàng là điển hình cho các công tynày. Công ty này có số lượng thuốc thú y được phép cung cấp ra thịtrường là 54, các chế phẩm sinh học là 17. Công ty có nhà máy tạiLong An và trụ sở chính đặt tại Tp. HCM. Khu vực thị trường chínhcủa công ty là Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, vàTây Nguyên. Kênh phân phối chính của công ty là sử dụng lực lượngnhân viên bán hàng trực tiếp chào bán sản phẩm với các đại lý và cácđơn vị, cá nhân chăn nuôi lớn là khách hàng mở rộng.

Chiến lược phân phối chính của công ty này là khuyến mãi haychiết khấu thật cao cho các đại lý cấp 1 với các hình thức chiết khẩu như:

- Chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn từ 12 - 16%.

- Chiết khấu tiền mặt trong tháng đối với khách hàng ký hợpđồng thì doanh thu ở mức 2 triệu đồng sẽ được hưởng chiến khầu2%, 10 triệu đồng trở lên là 3%, 20 triệu đồng trở lên là 4%, và 40triệu đồng trở lên là 5%.

Khác với các công ty sản xuất thuốc thú y lớn, công ty này khôngtiến hành các hoạt động quảng cáo trên phương tiện thông tin đạichúng, ngoài trời, mà tiến hành quảng cáo qua các trang vàng, áp phích,báo Sài Gòn Tiếp Thị, hay tặng bảng hiệu cho các đại lý, khách hàng.

Đối với chiến lược phân phối này, chiết khấu là cao hay ưu đãi đặcbiệt (mua 6 tặng 1, mua 30 tặng 6) cho các đại lý là nhân tố chính giúpcông ty có thể có được thị phần trên thị trường hơn là các hoạt độngquảng cáo khác, yếu tố chất lượng sản phẩm cũng không được đề cao.Việc tư vấn sử dụng thuốc, vì thế, chủ yếu do các đại lý tiến hành vàhọ sẽ có xu hướng “nói tốt” cho các sản phẩm họ phân phối chính.

Page 72: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.3.3. Thị phần, mức độ tập trung thị trường, và chiến lược cạnhtranh của các công ty thuốc thú y

Các số liệu về mức độ tập trung thị trường thuốc thú y đangrất hạn chế nhưng sau khi Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN ngày10/02/2006 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT ra đời, mức độ tậptrung thị trường đã được thể hiện rõ nét khi phần lớn các doanhnghiệp đạt tiêu chuẩn tiếp tục sản xuất là các công ty có vốn nướcngoài, các tập đoàn đa quốc gia,... Hiện tổng doanh thu thị trườngthuốc thú y mỗi năm ước đạt 1.000 tỉ đồng, mỗi doanh nghiệp sảnxuất thuốc thú y đạt mức doanh thu trung bình 100 tỉ đồng/năm,trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 20% thị phần,80% còn lại nằm trong tay các tập đoàn đa quốc gia đang hoạtđộng tại Việt Nam4.

Chiến lược cạnh tranh của các công ty thuốc thú y cũng khákhác biệt tùy thuộc vào quy mô của công ty. Đối với các công tythuốc lớn bên cạnh các chương trình marketing giới thiệu sảnphẩm trên các phương tiện truyền thông, panel,... thì chiến lượcchiết khấu và ưu đãi cho các đại lý được các công ty sử dụng triệtđể để có thể có được nguồn đầu ra ổn định như chiết khấu, hoahồng trên tổng doanh số, hay các chương trình ưu đãi, du lịch,... đểxây dựng kênh phân phối ở các khu vực sản xuất chăn nuôi lớn.Đối với các công ty nhỏ (thường là công ty trong nước) với nguồntài chính hạn chế hơn thường chọn cách tiếp cận trực tiếp vào cáckhu vực nhất định và cũng có các giải pháp như chiết khấu haythưởng theo doanh số...

56

NGUYỄN VĂN GIÁP

____________________4. Sản xuất thuốc thú y theo GMP: Không thể trì hoãn. Thời báo Kinh tế Sài Gònonline.Đăng ngày 15/11/2011. Theo đường dẫn http://www.thesaigontimes.vn/65333/San-xuat-thuoc-thu-y-theo-chuan-GMP-Khong-the-tri-hoan.html truy cập lúc 14:00ngày 23/10/2014.

Page 73: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

57

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Hộp 2: Hệ thống phân phối và kinh doanh: Trường hợp công tycó thị phần lớn

Đối với các công ty thuốc thú y lớn, có uy tín trên thị trường thìchiến lược phân phối của họ cũng hoàn toàn khác. Giá thuốc của cáccông ty này có thể cao hơn so với các công ty khác nhưng họ luôn cóchiến lược để giúp khách hàng hiểu chất lượng thuốc cao nên giáthuốc cao. Trường hợp công ty liên doanh Bio-Pharmachemie là điểnhình cho các công ty lớn có thị phần cao tại Việt Nam. Chính thức đivào hoạt động từ năm 1996, Bio-Pharmachemie đã không ngừng pháttriển mạnh mẽ. Công ty được phép sản xuất và cung ứng ra thịtrường 223 loại thuốc thú y và 20 loại chế phẩm sinh học, đây là côngty có số lượng sản phẩm được cấp phép nhiều thứ 2 tại Việt Nam.

Khách hàng chính của công ty là các đại lý thuốc thú y và các trangtrại chăn nuôi lớn. Trong đó, các chương trình ưu đãi và hỗ trợ đại lýbán sản phẩm cũng được công ty rất quan tâm. Công ty tổ chức nhiềucuộc thăm quan nhà máy công ty cho các đại lý và khách hàng của đạilý để họ tận mắt thấy được công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn chất lượngsản phẩm của công ty để người chăn nuôi yên tâm về sản phẩm.

Hiện tại, công ty có hơn 140 đại lý cấp 1 lớn trên toàn quốc. Đốivới các đại lý cấp 1 này, ngoài các biện pháp chiết khấu thông thườngcông ty còn có các chương trình tài trợ lớn như tài trợ xe tải, tổ chứcHội nghị khách hàng kết hợp tham quan du lịch hay các chương trìnhrút thăm trúng thưởng với giải thưởng lên đến nhiều tỷ đồng. Đây làcác chiến lược để

Ngoài các chiến lược về phân phối như sử dụng nhân viên kinhdoanh/tiếp thị để phát triển thị trường và tìm kiếm khách hàng, việctổ chức các chuyến thăm quan nhà máy cho các khách hàng tiềmnăng hay các đơn vị như trường đại học, các cơ sở thú y,... cũng làmột giải pháp để nâng cao vị thế và quảng bá hình ảnh công ty racông chúng.

Page 74: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

58

NGUYỄN VĂN GIÁP

Công ty luôn đề cao chất lượng sản phẩm của mình bằng hệthống cơ sở vật chất như dây chuyền thuốc tiêm tiêu chuẩn WHO-GMP, phòng kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn GLP, và kho thànhphẩm theo tiêu chuẩn GSP. Công ty có đường dây nóng hỗ trợ Tư vấnkỹ thuật về kỹ thuật chăn nuôi cung như sử dụng các loại thuốc thúy cho người chăn nuôi.

Hộp 3: Thị trường thuốc thú y có những dấu hiệu tập trung thịtrường gia tăng: trường hợp Tập đoàn Anova

Tập đoàn được phát triển từ mô hình công ty TNHH vào năm1992 chú trọng vào việc phân phối nguyên liệu, sản phẩm và chất phụgia cho thức ăn thuộc ngành thú y. Thời điểm này, tập đoàn cũng có 1đơn vị sản xuất thuốc thú y là công ty Saigon Vet trực thuộc. Năm1994, công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie được thành lập với sựhợp tác giữa Anova, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và đối tácPhilippine với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y.Giai đoạn sau đó, từ 2002 - 2004 lần lượt các Công ty Liên doanhTNHH Anova (ANOVA JV) chuyên sản xuất và phân phối thuốc thúy được thành lập. Sự phát triển của Anova JV đã góp phần đẩy mạnhhơn nữa việc sản xuất và phân phối thuốc thú y ở thị trường Việt Namvà Công ty Cổ phần Phân phối Kỹ thuật Anova (ANOVA TECH)được thành lập ở miền Bắc, nhằm phân phối thuốc thú y của các côngty thành viên từ thị trường miền Trung ra đến miền Bắc, đáp ứng nhucầu ngày càng cao của thị trường phía Bắc. Năm 2010, Tập đoànAnova (ANOVA CORPORATION) được thành lập. Tháng 10/2012,Công ty Cổ phần Saigon Vet được đầu tư trên 100 tỷ đồng để xâydựng nhà máy mới đạt tiêu chuẩn WHO-GMP và chính thức đổi tênthành Công ty Cổ phần Dược Thú Y Anova (ANOVA PHARMA).

Cuối tháng 8/2013, Anova Corp đã hoàn tất các thủ tục mua cổphần và chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Công ty TNHH

Page 75: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.3.4. Các chính sách của nhà nước liên quan đến thuốc thú y

Đối với lĩnh vực thuốc thú y, chính sách quan trọng nhất là Quyếtđịnh số 10/2006/QĐ-BNN ngày 10/02/2006 của Bộ trưởng Bộ NN vàPTNT về việc ban hành quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhậpkhẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩmsinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, có hiệu lực kể từ ngày13/3/2006. Sau đó, Quyết định này đã được bổ sung và hoàn thiện hơnbằng 2 văn bản là Quyết định số 99/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 vàThông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010 của Bộ trưởng BộNN&PTNT với các nội dung quan trọng như quy định về các điềukiện đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y trong và ngoài Việt Nam đềuphải đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices); đối với cáccơ sở kinh doanh nhập khẩu thuốc phải có Giấy chứng nhận.

Các quy định này là đúng đắn để kiểm soát chất lượng sản phẩmthuốc thú y. Tuy nhiên nó ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất thuốc

59

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

MTV thuốc thú y Trung ương (Navetco) và Xí nghiệp thuốc thú yTrung ương (Vetvaco). Đây là hai công ty chủ lực của Bộ NN&PTNTtrong việc sản xuất và cung ứng các loại vắc xin phòng bệnh, dượcphẩm và chế phẩm sinh học cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

Như vậy, sau quá trình phát triển cùng với các hoạt động mua bán& sát nhập, hiện nay tập đoàn Anova đang nắm giữ một số công ty cóthị phần lớn trong lĩnh vực sản xuất và phấn phối các sản phẩm thuốcthú y, vắc xin, và các chế phẩm sinh học phục vụ trong chăn nuôi.

Page 76: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

trong nước, đặc biệt là các đơn vị nhỏ. Từ năm 2011 khi chính sách nàychính thức được thực hiện với quy định là doanh nghiệp sản xuấtkhông đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP sẽ bị đóng cửa và rútgiấy phép đến ngày 31/12/2011, số lượng doanh nghiệp giảm từ 150xuống khoảng 50 doanh nghiệp vì chi phí để đáp ứng yêu cầu của GMPlà rất lớn. Như vậy, thị trường thuốc thú y hiện nay chỉ còn là cuộc cạnhtranh giữa của các doanh nghiệp lớn có nguồn tài chính mạnh.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y đã đạt tiêu chuẩnGMP, nhưng các đại lý bán thuốc lại không đạt tiêu chuẩn này.Thuốcđược sản xuất ra từ các nhà máy thì rất tốt nhưng điều kiện bảo quảntại các đại lý bán lẻ không tốt, nên thuốc không còn đạt chuẩn GMPnữa. Do vậy, để quản lý chất lượng thuốc thú y tốt hơn thì không chỉnhà sản xuất - phân phối mà cả hệ thống phân phối từ nhà máy đếnngười chăn nuôi qua các đại lý điểm bán hàng cũng phải có các điềukiện quy định tối thiểu để đảm bảo chất lượng thuốc được bảo quảntốt giữ đúng chất lượng trước khi sử dụng.

3.4. Đặc điểm cấu trúc thị trường giết mổ- phân phối

3.4.1. Hiện trạng giết mổ gia súc - gia cầm và các nhà giết mổ chính

Theo Cục Thú y, hiện trên cả nước có 28.285 điểm GMGS, GC nhỏlẻ. Trong đó, 12 tỉnh trọng điểm phía bắc (tổng cộng 11.544 cơ sở,điểm giết mổ), mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung (chiếm 0,51%)5.Cơ sở giết mổ lợn ở Việt Nam thường thuộc một trong ba loại sau: (i)giết mổ và bán thịt xẻ cho cả người bán buôn và bán lẻ (chiếm 70%);(ii) giết mổ và chỉ bán thịt xẻ cho người bán buôn (24%); (iii) giết mổvà chỉ bán thịt xẻ cho người tiêu dùng (6%)6. Hiện nay có rất nhiều

60

NGUYỄN VĂN GIÁP

____________________5. Khắc phục những yếu kém trong quản lý giết mổ gia súc - gia cầm. Cục thú y ViệtNam. Theo đường dẫn http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/ news_detail.aspx?NewsId=205 truy cập lúc 15:00 ngày 29/10/2014.6. Báo cáo chuỗi giá trị heo và gia cầm. Dự án Cạnh tranh ngành Chăn nuôi và Antoàn thực phẩm. 2013.

Page 77: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

cơ sở giết mổ lợn rải rác khắp cả nước song hầu hết là giết mổ thủcông cuả tư nhân, quy mô nhỏ, cơ sở trang thiết bị sơ sài, và vệ sinhkhông đảm bảo.

Các cơ sở giết mổ hoạt động chủ yếu theo 2 hình thức chính là (1)cung cấp dịch vụ giết mổ cho thương lái với chi phí được tính theosản phẩm và (2) lò mổ đóng cả vai trò thương lái thu gom lợn từ cáccơ sở/hộ/trang trại chăn nuôi và phân phối thịt lợn đã giết mổ đến khuvực tiêu thụ. Đối với trường hợp 1, chi phí giết mổ lợn dao động trongkhoảng 30.000 - 80.000 đồng/con và gia cầm từ 1.000 - 2.000 đồng/contùy vào loại hình thủ công hay công nghiệp. Còn trường hợp chủ lòmổ đóng vai trò là thương lái thu mua và phân phối sản phẩm saugiết mổ, thì giá lợn móc hàm (lợn đã qua giết mổ) được bán với giácao hơn khoảng 20 - 26% so với giá lợn hơi (Ví dụ giá lợn hơi khoảng50.000 đồng/kg thì giá lợn móc hàm sẽ từ 63.000 - 65.000 đồng/kg),chưa bao gồm các chi phí phát sinh. Hệ số quy đổi giá thịt lợn xẻ muavào từ các điểm bán lẻ về giá thịt lợn hơi sẽ là 1,54 (tức là 1,54 kg thịtlợn hơi bằng 1 kg thịt lợn đã xẻ).

Hình 29. Các loại hình giết mổ chính tại Việt Nam

Mặc dù người nông dân là người đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo ra sản phẩm nhưng lại là đối tượng chịu rủi ro lớn nhất trong

61

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Báo cáo chuỗi giá trị heo và gia cầm (LIPSAF), 2013

Page 78: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

chuỗi. Trong khi chi phí đầu vào của nông dân chịu sự tác động mạnhmẽ của các yếu tố như giá thức ăn, thuốc thú y, tình hình dịch bệnh,...giá trị gia tăng họ nhận được chỉ là khoảng 15% tổng giá trị gia tăngđược tạo ra từ chăn nuôi - bán lẻ. Trong khi đó, người giết mổ vàngười bán lẻ đóng vai trò là người đưa sản phẩm đến với người tiêudùng nhưng đang nhận được tỷ lệ giá trị gia tăng hơn 40%.

Hình 30. Giá trị gia tăng từng tác nhân và phân bổ trong chuỗi

Hà Nội, mặc dù là thành phố đông dân thứ hai Việt Nam, nhu cầutiêu thụ thịt gia súc gia cầm khoảng 745 tấn mỗi ngày, trong đó thịt trâubò khoảng 84 tấn, thịt heo khoảng 492 tấn, và thịt gia cầm các loạikhoảng 169 tấn. Tuy nhiên, có đến 70% lượng thịt đang được tiêu dùngcó nguồn gốc từ các điểm giết mổ thủ công7 (hộ cá thể nhỏ lẻ, cung cấpcho các điểm chợ bán lẻ truyền thống,...) không đảm bảo Vệ sinh an toànthực phẩm, thậm chí không kiểm soát thú y.

62

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Báo cáo chuỗi giá trị heo và gia cầm (LIPSAF), 2013

____________________7. Xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: vướng từ chính sách. Radiovietnamonline. Đăng ngày 12/08/2014 theo đường dẫn http://radiovietnam.vn/ ArticleMobile/xa-hoi/2014/08/xay-dung-lo-giet-mo-gia-suc-gia-cam-tap-trung-vuong-tu-chinh-sach/.Truy cập lúc 14:00 ngày 24/10/2014.

Page 79: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Như vậy, tại khu vực phía Bắc, hầu như không có sự chi phối đángkể từ công ty hay đơn vị nào đối với các sản phẩm chăn nuôi. Thịtrường vận động tự do và thông qua hệ thống truyền thống, từ nôngdân qua các thương lái thu gom, cơ sở giết mổ nhỏ và cung cấp chocác điểm bán lẻ.

Hình 31. Nguồn gốc thịt giết mổ đang được tiêu thụ tại Hà Nội

Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, sau dịch cúm gia cầm năm 2003 - 2004,từ cuối năm 2005, Tp đã quy hoạch 58 điểm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thành3 điểm giết mổ tập trung: An Nhơn, Phú An Sinh, Huỳnh Gia HuynhĐệ. Ngoài ra, tại các tỉnh xung quanh Tp.HCM như Long An, BìnhDương, Đồng Nai, Vũng Tàu, đều có các nhà máy giết mổ tư nhânđảm nhiệm việc thu mua - giết mổ và cung cấp cho thị trường Tp. HồChí Minh.

Đặc biệt, tại Tp. Hồ Chí Minh, do hệ thống kênh phân phối hiệnđại phát triển nên cũng có nhiều công ty đang hoạt động có ảnhhưởng nhất định đến thị trường như công ty TNHH MTV Việt Nam

63

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tính toán của SCAP theo số liệu thu thập được, 2014

Page 80: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là đơn vị chăn nuôi - thu mua - giết mổ -cung cấp thịt tươi sống cho thị trường Tp. HCM thông qua hệ thốnghơn 50 cửa hàng tiện lợi và hàng chục siêu thị.

Ngoài ra, đối với sản phẩm thịt gà còn có công ty CP chủ yếu kinhdoanh sản phẩm gà công nghiệp và công ty San Hà với thương hiệugà thả vườn Gò Công được phân phối rộng rãi trong các hệ thốngsiêu thị.

3.4.2. Khái quát về thương mại và tiêu thụ sản phẩm thịt ở Việt Nam

Tiêu dùng thịt lợn nói riêng và cac loại thịt khác nói chung củaViệt Nam đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Tronggiai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng tiêu dùng đạt khoảng 2,1%/năm, sảnxuất trong nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước (99%sản lượng sản xuất trong nước).

Hình 32. Sản xuất trong nước và tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam qua các năm (ĐVT: 1000 tấn quy ra thịt xẻ)

Tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như thịt vàtrứng đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2002 - 2012.

64

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: USDA, 2014

Page 81: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trung bình, tiêu dùng thịt/người/tháng tăng từ 1,3 kg năm 2002 lên1,8 kg năm 2012. Sự gia tăng tiêu dùng thịt chủ yếu đến từ khu vựcnông thôn khi lượng tiêu dùng tăng khoảng 0,6 kg/người/tháng,trong khi tại thành thị tăng khoảng 0,2 kg/người/tháng trong giaiđoạn 10 năm từ 2002 - 2012. Đối với trứng gia cầm, tiêu thụ bìnhquân đầu người/tháng tăng khoảng 1,4 quả trong giai đoạn 2002 -2012, cụ thê từ 2,2 quả/người/tháng lên 3,6 quả/người/tháng. Tronggiai đoạn này, cả 2 nhóm người tiêu dùng tại thành thị và nôngthôn đều có xu hướng tiêu dùng tăng lên khoảng 0,5quả/người/tháng.

Một chi tiết đáng lưu ý, giai đoạn 2002 - 2004, đây là giai đoạn xảyra dịch cúm gia cầm, trong khi người thành thị giảm tiêu thụ trứnggia cầm từ 3,4 quả/người/tháng xuống còn 3,1 quả/người/tháng, thìngười dân nông thôn lại tiêu thụ tăng từ 1,9 quả/người/tháng lên 2,2quả/người/tháng. Tiêu thụ thịt trong giai đoạn này cũng giữ nguyênđối với người thành thị ở mức 1,8 kg/người/tháng, trong khi ngườitiêu dùng nông thôn lại tăng tiêu dùng từ 1,1 kg/người/tháng lên 1,3kg/người/tháng.

Hình 33. Tiêu thụ thịt và trứng bình quân đầu người/tháng

65

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tính toán từ số liệu VLHSS của Tổng cục thống kê, 2014

Page 82: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Có thể thấy được rằng, người tiêu dùng thành thị trong giai đoạnxảy ra cúm gia cầm 2002 - 2004 đã giảm tiêu thụ các sản phẩm gia cầmvà chuyển sang các loại thịt khác, trong khi người dân nông thônkhông bán được sản phẩm nên tiêu thụ nhiều hơn. Sau đó, giai đoạn2006 - 2012, do mức sống ngày càng được nâng cao nên mọi người cóxu hướng tiêu dùng thịt và trứng nhiều hơn.

Hai khu vực tiêu thụ thịt và trứng nhiều nhất cả nước đó là Đồngbằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, đây là hai khu vực có 2 thành phốlớn có dân cư tập trung đông lần lượt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mức tiêu thụ thịt và trứng giacầm ở mức thấp nhất cả nước khoảng 1,5 kg thịt/người/tháng và 2,9quả trứng/người/tháng năm 2012.

Đối với Tp. Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày nhu cầu tiêu thụcác sản phẩm động vật của thành phố khoảng 800-875 tấn thịt xẻ/ngàytương đương với 11.000 con heo, 1.200 con trâu bỏ, 225.000 con giacầm và 110 con dê cừu, trong đó thịt heo, thịt trâu bò khoảng 600-675tấn thịt xẻ/ngày, thịt gia cầm khoảng 200 tấn/ngày và 3-4 triệu quảtrứng/ngày. Nguồn cung ứng tại thành phố mới chỉ đáp ứng đượckhoảng 18%-20% tổng nhu cầu, phần còn lại được cung ứng từ cáctỉnh và nhập khẩu8.

Trong trường hợp Hà Nội, theo số liệu của Sở Công thương thànhphố Hà Nội, trung bình mỗi ngày thành phố tiêu thụ lượng thịt giasúc gia cầm khoảng 745 tấn, trong đó thịt trâu bò khoảng 84 tấn, thịtheo khoảng 492 tấn, và thịt gia cầm các loại khoảng 169 tấn9.

66

NGUYỄN VĂN GIÁP

____________________8. Báo cáo chuỗi giá trị heo và gia cầm. Dự án Cạnh tranh ngành Chăn nuôi và Antoàn thực phẩm. 2013.9. Xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: vướng từ chính sách.Radiovietnam online. Đăng ngày 12/08/2014 theo đường dẫnhttp://radiovietnam.vn/ArticleMobile/xa-hoi/2014/08/xay-dung-lo-giet-mo-gia-suc-gia-cam-tap-trung-vuong-tu-chinh-sach/. Truy cập lúc 14:00 ngày 24/10/2014.

Page 83: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 34. Tiêu thụ bình quân đầu người/tháng đối với thịt các loại vàtrứng gia cầm tại 6 khu vực

Tiêu dùng thịt nói chung tại Việt Nam vẫn chủ yếu qua các kênhphân phối truyền thống như các chợ tạm và chợ cố định (chiếm hơn90%) vì thói quen đi chợ hằng ngày hay tiêu dùng thịt tươi sống. Đặcbiệt, đối với gia cầm (gà và vịt) người tiêu dùng tại nhiều nơi vẫnthích được lựa chọn những con gia cầm còn sống và được giết mỗngay tại chợ thay vì tiêu dùng sản phẩm đã được giết mổ sẵn. Chínhvì vậy, nên mặc dù đang chiếm khoáng 5% thị trường thịt lợn và 30%thị trường thịt gà Việt Nam10 nhưng sản phẩm của CP vẫn chỉ có mặttrong các siêu thị lớn hay các cửa hàng của công ty, còn thị trường bênngoài các kênh phân phối hiện đại này vẫn rất khó tiếp cận.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt sau dịch cúm giacầm, tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, thói quen tiêu dùng đang dầndần chuyển từ việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm chưa qua giết mỗ sangsản phẩm được giết mỗ tại cả chợ cố định, chợ tạm, và siêu thị.

67

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tính toán từ số liệu VLHSS của Tổng cục thống kê , 2014

____________________10. Cp - Massan - Vissan và cuộc đua từ trang trại đến bàn ăn. Trang tin tài chínhcafef theo đường dẫn http://s.cafef.vn/msn-95560/cp-masan-vissan-va-cuoc-dua-tu-trang-trai-dua-ve-ban-an.chn truy cập lúc 16:49 ngày 29/10/2014.

Page 84: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 35. Kênh phân phối thịt tại Việt Nam

Có một sự khác biệt rất lớn về kênh phân phối thực phẩm tại 2thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, số lượngchợ truyền thống là hơn 400 và có xu hướng tăng lên, trong khi cácsiêu thị và trung tâm thương mại lại tăng chậm hoặc có xu hướnggiảm vào khoảng trên dưới 100 siêu thị và 16 trung tâm thương mại.Ngược lại, tại Tp. Hồ Chí Minh, số lượng chợ truyền thống giảm từ255 chợ năm 2010 xuống còn 243 chợ năm 2013, hệ thống siêu thị lại

68

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tính toán từ số liệu VLHSS của Tổng cục thống kê , 2014.

Hình 36. Sự phát triển của các kênh bán hàng hiện đại tại Tp HCM thay cho chợ truyền thống

Nguồn: Tính toán từ điều tra của CAP-ILRI, 2008

Page 85: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

gia tăng mạnh mẽ từ 82 vào năm 2008 lên 185 siêu thị năm 2013, sốtrung tâm thương mại cũng tăng khoảng gần 50% từ 18 lên 31 tronggiai đoạn 2008 - 2013.

Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam chỉ thực sự thay đổi khi cóthông tin dịch bệnh xảy ra. Ví dụ trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh ởheo và gà, người tiêu dùng phần lớn sẽ ngưng tiêu dùng các loại sảnphẩm ấy và chuyển sang các loại sản phẩm thay thế, hoặc chuyển quamua sản phẩm tại các kênh phân phối có uy tin như siêu thị hay cửahàng tiện lợi, chỉ một số ít không thay đổi hành vi.

Hình 37. Thay đổi hành vi tiêu dùng khi xảy ra dịch bệnh trên heo và gia cầm

69

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Điều tra của CAP-ILRI, 2008.

Page 86: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

3.4.3. Thị phần và chiến lược của các nhà giết mổ - phân phối

Một cách rõ ràng, tại Việt Nam các nhà giết mổ chỉ có thể chiếmlĩnh được các kênh phân phối hiện đại như các cửa hàng tiên lợi, cácsiêu thị, còn khu vực chợ truyền thống vẫn chủ yếu giết mổ qua cáchộ cá thể nhỏ lẻ. Tại khu vực phía Bắc, thói quen tiêu dùng thịt tươisống tại chợ truyền thống (thậm chí phải được giết mổ tại chổ) vẫnđang chiếm ưu thế.

Còn khu vực phía Nam, chỉ có thị trường Tp Hồ Chí Minh có sựcạnh tranh giữa các đơn vị giết mổ - phân phối cho các hệ thống siêuthị. Chiến lược của các đơn vị này là sản phẩm chất lượng đáp ứngyêu cầu người tiêu dùng và có các sản phẩm chế biến như gà cắt đôi,gà phi lê, đùi gà, chân gà,... hay thu mua các sản phẩm có trọng lượngvừa phải đáp ứng như cầu của người tiêu dùng.

Đối với các nhà phân phối, hệ thống siêu thị Co.op Mart có thịphần lớn nhất với 72 siêu thị bao gồm 29 siêu thị tại Tp. HCM và 43siêu thị ở các địa phương khác. Ngoài ra, đơn vị này còn có hệ thốngcửa hàng tiện lợi cung cấp sản phẩm thịt tươi sống cho khoảng 8 triệudân Tp. Hồ Chí Minh.

Chiến lược của Co.opmart là sản phẩm chất lượng với nguồnhàng chủ yếu được lấy từ công ty Vissan (thịt lợn và thịt bò) còn cácsản phẩm gia cầm được lấy từ các công ty giết mổ uy tín với các đảmbảo về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như gàcông nghiệp của CP hay các công ty tư nhân khác, gà thả vườn củacông ty San Hà.

Đặc biệt, tại Tp. Hồ Chí Minh, do hệ thống kênh phân phối hiệnđại phát triển nên cũng có nhiều công ty đang hoạt động có ảnhhưởng nhất định đến thị trường như công ty TNHH MTV Việt NamKỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là đơn vị chăn nuôi - thu mua - giết mổ -cung cấp thịt tươi sống cho thị trường Tp. HCM thông qua hệ thốnghơn 50 cửa hàng tiện lợi và hàng chục siêu thị.

70

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 87: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

IV. ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC NGÀNH ĐẾN LỢI ÍCH HỘCHĂN NUÔI NHỎ

4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi nhỏ

4.1.1. Hộ chăn nuôi gà

Quy mô chăn nuôi

Tính chung cả nước, năm 2011 nhóm nuôi nhỏ lẻ từ 1 - 99 conchiếm 96,8% trong đó quy mô 1 đến 19 con chiếm gần 55% tổng số hộnuôi gà; nhóm có qui mô 20 đến 49 con cũng chiếm đến gần 35%;nhóm qui mô 50 đến 99 con chiếm 7,2%. Nhóm quy mô vừa từ 100 conđến 999 con chiếm tỷ lệ 3%, trong khi nhóm quy mô lớn từ 1000 contrở lên chỉ chiếm 0,2%

ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà trong cả nước lại là vùng có tỷlệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất (97,9%). Hai vùng ĐBSCL và TN có số hộ nuôigà ít nhất cả nước song lại có nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ (từ 1 - 99 con) chiếmtỷ lệ lớn (lần lượt trên 97,9% và 97,5%). Xu hướng này cũng diễn ra đốivới 2 nhóm có quy mô lớn. Tuy nhiên, cùng với Đồng Bằng sông Hồng,ĐBSCL và Đông Nam Bộ lại là các vùng có tỷ lệ hộ chăn nuôi lớn (hơn1000 con) cao nhất trong cả nước với tỷ lệ lần lượt là 0,4%, 0,3% và 0,3%.

Hình 38. Cơ cấu quy mô chăn nuôi gà phân theo các vùng

71

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản , 2011

Page 88: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

So với năm 2006, số hộ chăn nuôi gà cả nước năm 2011 tăng nhẹ(0,8%), song xét giữa các nhóm hộ theo quy mô đầu con thì xu hướngtăng chủ yếu ở nhóm có quy mô lớn và giảm đối với các nhóm hộ cóquy mô nhỏ. Số hộ nuôi có quy mô từ 100 con trở lên cả nước tăng 145%so với năm 2006 và tăng đều tất cả 6 vùng. Đây là nhóm hộ gia đìnhnuôi gà quy mô lớn, cận trang trại và trang trại, chủ yếu theo phươngpháp nuôi gà công nghiệp, có hiệu quả kinh tế khá cao nên đã phát triểnmạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, hiện cả nước có trên 16,6nghìn hộ nuôi gà quy mô rất lớn (trên 1000 con), tăng 4,32 lần so vớinăm 2006. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo mô hình trang trại nên tuy chỉchiếm một tỷ lệ khiêm tốn (0,21%) trong cơ cấu tổng hộ chăn nuôi gà,việc tăng nhanh so với năm 2006 của nhóm hộ này là đáng ghi nhận.

Trong 3 năm trở lại đây, theo nhận định của các hộ chăn nuôi tạivùng điều tra, số hộ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi trên hộ trong vùngvẫn đang tiếp tục tăng lên. Đối với số hộ chăn nuôi gà tại địa phương,78% số hộ nhận định rằng số hộ chăn nuôi có xu hướng tăng do giá đầura đã dần ổn định trở lại, cụ thể tại miền Bắc là 95% và tại miền Nam là64%. 20% số hộ còn lại cho rằng số hộ chăn nuôi trong khu vực giảm do

72

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Hình 39. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây

Page 89: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

dịch bệnh và giá đầu ra biến động thất thường. Đối với quy mô chănnuôi, 82% số hộ nhận định rằng quy mô chăn nuôi trên hộ có xu hướngtăng, trong đó, tại miềm Bắc là 95% và tại miền Nam là 72%. 18% cònlại cho rằng quy mô chăn nuôi đang thu hẹp dần do giá bán giảm liêntục, người chăn nuôi bắt buộc giảm quy mô để giữ đàn.

Theo đánh giá của các cán bộ quản lý tại vùng điều tra, số hộ chănnuôi gà, cụ thể là các hộ nuôi với quy mô trung bình trở lên, có xuhướng tăng. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dưới 100 con thu hẹp dần, sảnphẩm chăn nuôi chủ yếu được sử dụng làm thức ăn trong nông hộvào những ngày Lễ, Tết, cúng giỗ hoặc phần ít được bán lại cho cáchộ xung quanh. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi gà có quy mô từ 100con đến 999 con có tốc độ gia tăng rõ rệt do các hộ chăn nuôi có quymô nhỏ tăng quy mô để gia tăng thu nhập và việc cạn kiệt của nguồnthức ăn tận dụng trong nông hộ.

Việc gia tăng cả về số hộ chăn nuôi lẫn quy mô chăn nuôi trên hộkhông ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chăn nuôi của các hộ do quymô chăn nuôi nhỏ. Chỉ có 27% số hộ nhận định xu hướng gia tăng trênsẽ làm cho hộ gặp cạnh tranh trong khâu bán sản phẩm, cụ thể là giábán sẽ bị giảm.

Hình 40. Ảnh hưởng từ việc tăng số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây đến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

73

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 90: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Nhìn chung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã có xu hướng giảm rõ nét.Đây là nhóm hộ nuôi gà theo phương thức thả vườn, quy mô nhỏ, tựsản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xuhướng giảm dần là hợp lý. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khíchchăn nuôi tập trung quy mô lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuhướng này.

Cơ cấu giống

Trong cả nước 3 năm trở lại đây, giống gà công nghiệp lông màucó xu hướng tăng (theo nhận định của các hộ trong vùng điề tra vớitỷ lệ đánh giá đạt 51%) do sức tăng trọng nhanh (2kg/con) và thời giannuôi được rút ngắn (3-4 tháng) trong khi vẫn đảm bảo chất lượng thịtthơm ngon phù hợp thị hiếu tiêu dùng, kế đến là giống gà côngnghiệp lông trắng (27%). Theo đánh giá của các hộ chăn nuôi, tại miềnBắc, các giống gà thả vườn/ địa phương (45%) và giống gà côngnghiệp lông trắng (40%) có xu hướng gia tăng. Theo nhận định củacác cán bộ quản lý địa phương, gà lông trắng có xu hướng gia tăng ởcác đối tượng chăn nuôi có quy mô trung bình trở lên (do có vòng đờingắn, khả năng thu hồi vốn mau) và không ảnh hưởng đến hoạt độngchọn giống tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong khi tại miền Nam,người chăn nuôi lại đang có xu hướng chuyển sang sử dụng giống gàcông nghiệp lông màu là chủ yếu (với tỷ lệ đánh giá đạt 80%)

Hình 41. Đánh giá về thay đổi giống gà nuôi trong 3 năm gần đây

74

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 91: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Theo số liệu khảo sát, có khác biệt trong cơ cấu giống giữa 2 vùngmiền, miền Nam với xu hướng chuyển dần sang sử dụng gà côngnghiệp lông màu, chỉ còn 50% số hộ sử dụng giống gà địa phươngtrong hoạt động chăn nuôi, còn lại là các hộ sử dụng giống gà côngnghiệp lông màu (46%) và giống gà công nghiệp lông trắng (4%).Trong khi đó, các hộ chăn nuôi gà tại miền Bắc vẫn còn sử dụng giốnggà công nghiệp lông trắng, số hộ sử dụng giống gà ta địa phươngchiếm 48%, giống gà công nghiệp lông màu chiếm 22%, giống gà côngnghiệp lông trắng (30%).

Hình 42. Cơ cấu giống gà theo quy mô chăn nuôi phân theo miền

Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô từ 1 - 99 con, giống gàđịa phương vẫn chiếm thế với tỷ lệ 75% tại miềm Bắc và 65% tại miềnNam. Nguồn giống hiện nay phần lớn mua bán trao tay từ các láibuôn trong khu vực, các hộ chăn nuôi khác, chỉ số ít mua từ các cơ sởlai tạo giống tư nhân.

Các hộ chăn nuôi lớn hơn (từ 100 con trở lên) lại sử dụng giống gàcông nghiệp (lông trắng và lông màu) trong chăn nuôi do khả năngtăng trọng nhanh và vòng đời lớn nhằm tối ưu lợi nhuận với nguồngiống được mua trực tiếp từ các cơ sở lai tạo giống.

Thức ăn chăn nuôi

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thức ăn công

75

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 92: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nghiệp trong chăn nuôi gà quy mô nhỏ ngày càng tăng. Theo đánh giácủa các hộ chăn nuôi, có 64% nhận định việc sử dụng thức ăn côngnghiệp trong chăn nuôi gà ngày càng gia tăng do tiết kiệm thời gianvà công lao động trong quá trình chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc nuôi gàbằng thức ăn công nghiệp sẽ giúp gà tăng trọng nhanh hơn. Tại miềnBắc, hầu hết các hộ đều cho rằng việc sử dụng thức ăn công nghiệptrong chăn nuôi nhỏ lẻ đang được phổ cập hóa. Trong khi tại miềnNam, có đến 52% số hộ nhận định việc sử dụng thức ăn công nghiệptrong những năm gần đây ổn định không có biến động lớn.

Song song với xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp trong chănnuôi ngày càng gia tăng thì việc sử dụng thức ăn tận dụng trong hộchăn nuôi đang có xu hướng giảm do không còn phù hợp trong điềukiện chăn nuôi hiện nay (tốn thời gian, gà chậm lớn,...). Theo đánh giácủa các hộ chăn nuôi, 49% số hộ cho rằng việc sử dụng thức ăn tậndụng đang giảm. Trong đó, tại miềm Bắc, có 80% số hộ có cùng nhậnđịnh này. Trong khi các hộ chăn nuôi miền Nam lại cho rằng xu hướngsử dụng thức ăn tận dụng vẫn không thay đổi (với 56% ý kiến cùngquan điểm).

Hình 43. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi gà trong 3 năm gần đây

76

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 93: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Tóm lại, việc gia tăng sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi côngnghiệp và giảm dần nguồn thức ăn tận dụng trong hộ chăn nuôi quymô nhỏ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển chăn nuôihiện nay.

4.1.2. Hộ chăn nuôi lợn

Quy mô chăn nuôi

Theo tổng cục thống kê năm 2011, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có quymô từ 1 - 9 con chiếm tỷ lệ 86,4% trong đó quy mô từ 1 - 5 con chiếmmột tỷ lệ 77,5% lớn nhất trong tổng số hộ chăn nuôi lợn. Vùng có hộchăn nuôi quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao là BTBDHMT có đến 92,7% hộchăn nuôi từ 1 - 9 con. ĐNB vẫn tiếp tục là vùng trọng điểm về chănnuôi lợn với tỷ trọng nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn cao hơn hẳncác vùng khác.

Hình 44. Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn phân theo các vùng

So với năm 2006, số hộ chăn nuôi lợn năm 2011 giảm rất mạnh (2,2triệu hộ gần 35%). Hộ chăn nuôi lợn giảm ở tất cả các vùng, trong đóĐBSH giảm nhiều nhất đến 52%, kể đến là ĐBSCL giảm gần 37%,BTBDHNTB giảm gần 34%, ĐNB giảm hơn 1/3, TDMNPB và TN cũnggiảm trong phạm vi từ 16 - 18%. Số hộ chăn nuôi lợn giảm chủ yếu ở

77

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tông điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản, 2011

Page 94: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nhóm hộ quy mô nhỏ nuôi dưới 10 con. Cụ thể cả nước có 3,6 triệu hộnuôi dưới 10 con - giảm 2,2 triệu hộ (-38,5%) so với năm 2006. Số nuôitừ 10 - 49 con tăng 3,4%, đặc biệt đã có trên 32 ngàn hộ nuôi từ 50 contrở lên tăng gần 80% so với năm 2006.

Trong 3 năm trở lại đây, theo nhận định của các hộ chăn nuôi tạivùng điều tra, số hộ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi trên hộ trongvùng vẫn đã có xu hướng tăng trở lại. Đối với số hộ chăn nuôi lợn tạiđịa phương, 66% số hộ nhận định rằng số hộ chăn nuôi có xu hướngtăng do giá đầu ra đã dần ổn định trở lại, cụ thể tại miền Bắc là 56%và tại miền Nam là 70%; khoảng 18% số hộ còn lại cho rằng số hộ chănnuôi trong khu vực giảm do dịch bệnh và giá đầu ra biến động thấtthường. Đối với quy mô chăn nuôi, 86% số hộ nhận định rằng quy môchăn nuôi trên hộ có xu hướng tăng, trong đó, tại miềm Bắc là 94% vàtại miền Nam là 83%; khoảng 8% còn lại cho rằng quy mô chăn nuôiđang thu hẹp dần do giá bán giảm liên tục, người chăn nuôi bắt buộcgiảm quy mô để giữ đàn.

Hình 45. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây

Theo đánh giá của các cán bộ quản lý tại vùng điều tra, số hộ chănnuôi lợn, cụ thể là các hộ nuôi với quy mô trung bình trở lên, có xu

78

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 95: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

hướng tăng. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dưới 10 con thu hẹp dần. Trongkhi đó, các hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ 10 con trở lên có tốc độ giatăng rõ rệt do các hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ tăng quy mô để giatăng thu nhập và việc cạn kiệt của nguồn thức ăn tận dụng trong nônghộ. Việc gia tăng cả về số hộ chăn nuôi lẫn quy mô chăn nuôi trên hộkhông ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chăn nuôi của các hộ do quymô chăn nuôi nhỏ.

Nhìn chung, chăn nuôi lợn ở nước ta đang có xu hướng chuyểndịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Đây là xu hướng tất yếu đểthích ứng với phương pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa họcvà kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như khả năngphòng trừ sâu dịch bệnh. Cũng giống như gà, các chính sách khuyếnkhích chăn nuôi tập trung quy mô lớn cũng ảnh hưởng không nhỏđến xu hướng này.

Cơ cấu giống

Trong cả nước 3 năm trở lại đây, theo đánh giá của các hộ chănnuôi, giống lợn siêu nạc (38%) và lợn lai (35%) có xu hướng gia tăngdo tốc độ tăng trọng nhanh và đáp ứng các yêu cầu thị trường. Tạimiền Bắc, giống lợn lai được đánh giá có xu hướng tăng nhanh (72%)trong khi tại miền Nam hiện nay lại chuộng giống lợn siêu nạc.

Hình 46. Đánh giá về thay đổi giống lợn nuôi trong 3 năm gần đây

79

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 96: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Theo số liệu khảo sát, có khác biệt trong cơ cấu giống giữa 2 vùngmiền, miền Nam với xu hướng sử dụng phần lớn lợn siêu nạc (39%)và lợn địa phương (37%) trong hoạt động chăn nuôi. Trong khi đó, cáchộ chăn nuôi lợn tại miền Bắc đã chuyển hẳn sang sử dụng các giốnglợn lai (61%) và lợn siêu nạc (33%).

Hình 47. Cơ cấu giống lợn theo quy mô chăn nuôi phân theo miền

Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô từ 1 - 9 con, giống lợnlai vẫn chiếm thế với tỷ lệ 50% tại miềm Bắc và 80% tại miền Nam.Nguồn giống hiện nay phần lớn tự sản xuất, chỉ một số ít mua trựctiếp từ các công ty sản xuất giống. Tại miền Bắc, các hộ chăn nuôi lớnhơn (từ 50 con trở lên) vẫn sử dụng chủ yếu giống lợn lai trong khingược lại tại miền Nam các hộ này lại sử dụng giống lợn siêu nạc. Sựkhác biệt trong cơ cấu giống chủ yếu do tập quán chăn nuôi và thịhiếu tiêu dùng của thị trường.

Thức ăn chăn nuôi

Trên cả nước, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chănnuôi lợn có xu hướng ổn định. Theo đánh giá của các hộ chăn nuôi,

80

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 97: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

có 50% nhận định việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chănnuôi lợn hiện nay vẫn giữ. Tuy nhiên, tại miền Bắc, hầu hết các hộđều cho rằng việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chănnuôiblợn nhỏ lẻ đang tăng nhanh (với 83% số hộ cùng ý kiến).Trong khi tại miền Nam, có đến 62% số hộ nhận định việc sử dụngthức ăn công nghiệp trong những năm gần đây ổn định không cóbiến động lớn.

Hình 48. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi lợn trong 3 năm gần đây

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn thức ăn tận dụng trong chănnuôi lợn quy mô nhỏ vẫn đang ổn định với 63% số hộ đồng ý kiến;tại miền Nam số hộ này là 77%. Trong khi tại miền Bắc, các hộ chănnuôi lại cho rằng tập quán sử dụng thức ăn tận dụng trong chănnuôi lợn quy mô nhỏ đang dần mất đi với tỷ lệ số người đồng quanđiểm lên đến 67%

Qua đó ta thấy, tại miền Bắc, việc sử dụng thức ăn công nghiệptrong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh. Còntại miền Nam, xu hướng này không có gì thay đổi trong những nămgần đây.

81

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Khảo sát thực địa 2014

Page 98: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

4.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi nhỏ

4.2.1. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi gà

Chi phí cho hoạt động chăn nuôi gà

Cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi của hộ chăn nuôi gà bao gồm:chi phí con giống, chi phí thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn muavà thức ăn tự túc), chi phí thuốc thú y, chi phí nhiên liệu, khấu hao,thuê đất, thuê tài sản, thuê lao động, lãi vay và các chi phí hoạt độngchăn nuôi khác.

Từ năm 2006 đến năm 2012, chi phí cho hoạt động chăn nuôi củacác hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ không không ngừng tăng lên.Nguyên nhân chính là do giá thức ăn chăn nuôi và giá con gống tăng.Các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ tại miền Bắc có chi phí bình quântrên 1 kg thịt gà cao nhất nước 17.400 đồng/kg vào năm 2006 tăng lênđến 52.200 đồng/kg vào năm 2012. Thấp nhất là các hộ nuôi gà quymô nhỏ tại miền Nam với 11.500 đồng/kg năm 2006 tăng lên đến35.600 đồng/kg vào năm 2012.

Hình 49. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền

82

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 99: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trong cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi, chi phí thức ăn và congiống chiếm hơn 90% tổng chi phí chăn nuôi của hộ. Cơ cấu này hầunhư không thay đổi (chỉ dao động rất ít khoảng 1% - 2%) trong suốtgiai đoạn 2006 - 2012.

So với các hộ có quy mô chăn nuôi từ 100 con trở lên, trong giaiđoạn 2006 - 2008, hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ có có chi phí thấp hơnnhờ lợi thế về nguồn thức ăn tự túc trong nông hộ. Tuy nhiên, từ năm2010 đến 2012, thì xu hướng này ngược lại, các hộ chăn nuôi gà quymô nhỏ lại là các hộ có chi phí chăn nuôi cao nhất do chậm chuyển đổiqua con giống mới dẫn đến tỷ lệ tiêu tốn thức ăn và thời gian quayvòng vốn chậm hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn với cácloại giống gà công nghiệp năng suất cao. Trong cả giai đoạn 2006 -2012, cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi cũng không có biến độngđáng kể với chi phí thức ăn chăn nuôi và chi phí con giống chiếm hơn90% chi phí của hộ trừ năm 2008. Năm 2008, có sự biến động lớn vềchi phí thức ăn chăn nuôi trong cơ cấu chi phí ở các hộ có quy mô lớntừ 1000 con do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong năm này, nhưngqua các năm sau chi phí này đã được điều chỉnh ổn định trở lại qua

83

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Hình 50. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi theo quy mô

Page 100: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

các biện pháp chuyển đổi kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp lẫn thứcăn tự trộn của các hộ có quy mô lớn.

Doanh thu và lợi nhuận từ chăn nuôi gà

Doanh thu qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2012 tăng nhanh dogiá bán đầu ra tăng. Miền Bắc và miền Trung có doanh thu bình quântrên 1 kg thịt gà cao hơn miền Nam với doanh thu bình quân trongnăm 2006 lần lượt là 36.600 đồng/kg và 33.700 đồng/kg tăng lên đến88.700 đồng/kg và 91.4 đồng/kg vào năm 2012. Riêng miền Nam,doanh thu bình quân tăng từ 32.900 đồng/kg lên 76.000 đồng/kg vàonăm 2012. Việc doanh thu bình quân giữa các vùng khác nhau là dothị hiếu tiêu dùng và giống gà nuôi thả tại mỗi vùng quyết định.

Hình 51. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền

Các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ tại miền Bắc mặc dù có doanhthu bình quân cao nhưng chi phí chăn nuôi cũng lớn nhất so với 2vùng còn lại, do đó, đây là vùng đạt giá trị lợi nhuận thấp nhất trongcả nước. Lợi nhuận bình quân của các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ tạimiền Bắc là 16.300 đồng/kg năm 2006 tăng lên 36.400 đồng/kg năm

84

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 101: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

2012. Trong khi đó, miền Nam có doanh thu bình quân thấp, tuynhiên chi phí trong quá trình chăn nuôi cũng thấp dẫn đến lợi nhuậnđạt được khá cao, năm 2006 lợi nhuận bình quân đạt 21.400 đồng/kgđến năm 2012 lợi nhuận này đạt 40.400 đồng/kg cao hơn hẳn so vớimiền Bắc.

So với các hộ chăn nuôi vừa và lớn, các hộ chăn nuôi gà quy mônhỏ có doanh thu bình quân cao hơn hẳn so với hộ quy mô vừa và hộquy mô lớn do thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gà thả vườn ngày càngtăng trong thời gian qua. Doanh thu bình quân tăng từ 33.500 đồng/kgnăm 2006 lên đến 84.800 đồng/kg vào năm 2012. Với doanh thu bìnhquân rất cao nên lợi nhuận của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng caohơn so với các quy mô còn lại. Trong năm 2012, mặc dù chi phí chochăn nuôi của hộ quy mô nhỏ cao hơn hẳn các quy mô khác nhưng dodoanh thu bình quân cao nên lợi nhuận bình quân hộ thu về cũng caonhất trong 3 quy mô chăn nuôi. Lợi nhuận bình quân năm 2006 đạt

85

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Hình 52. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi phân theo quy mô

Page 102: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

18.000 đồng/kg tăng lên đến 39.500 đồng/kg vào năm 2012. Hộ chănnuôi quy mô lớn có lợi nhuận bình quân thấp nhất do sử dụng giốnggà công nghiệp lông trắng với năng suất cao, vòng đời ngắn nhưnggiá thành lại rẻ do không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thịt gà củangười Việt.

Hiệu quả kinh tế các hộ nuôi gà quy mô nhỏ

Các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ tại miền Nam có chỉ số thunhập trên chi phí (BCR) cao nhất, nói cách khác, các hộ chăn nuôinày có hiệu quả hơn so với hộ tại các vùng miền khác. Tuy nhiên,hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang giảm dầnqua các năm do chi phí chăn nuôi tăng nhanh hơn giá bán sản phẩmđầu ra của hộ.

Hình 53. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi gà phân theo vùng miền và quy mô chăn nuôi

So với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn, hộ chăn nuôi quy mônhỏ có hiệu quả kinh tế hơn. Năm 2012, chỉ số thu nhập trên chi phí(BCR) của các hộ quy mô nhỏ là 1,87; có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra

86

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 103: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

sẽ đem về 1,87 đồng doanh thu, cao hơn so với các hộ chăn nuôi quymô vừa là 1,64 và quy mô lớn là 1,29. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế củacác hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang có xu hướng giảm trong khi hiệuquả kinh tế của hộ quy mô vừa và lớn đang có xu hướng tăng tronggiai đoạn 2006 - 2012. Việc chuyển sang sử dụng các giống gà côngnghiệp lai tạo (gà công nghiệp lông màu) cho sản phẩm chất lượngkhông thua kém mấy so với gà truyền thống với vòng đời ngắn và hệsố chuyển đổi thức ăn thấp cùng với việc kết hợp giữa cám côngnghiệp mua sẵn và cám tự phối trộn đã làm giảm chi phí chăn nuôitrong hộ quy mô vừa và quy mô lớn. Để đánh giá và có cái nhìn chínhxác hơn, trong phần sau, nhóm tư vấn sẽ tập trung đánh giá tác độngcủa biến động giá TACN và giá sản phẩm thịt đến hiệu quả kinh tếcủa hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ.

Ảnh hưởng biến động giá TACN, giá bán sản phẩm

Các yếu tố đầu vào đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi và giá bánsản phẩm luôn biến động do ảnh hưởng từ mặt thị trường và cả quátrình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tình hình dịch bệnh do chănnuôi tập trung cũng tác động gián tiếp đến giá bán sản phẩm gây rủiro rất lớn cho hộ chăn nuôi. Để đánh giá khả năng chống chịu và tồntại của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trong điều kiện bất lợi về giáthức ăn chăn nuôi (giá tăng) và giá bán sản phẩm (giá giảm), nhóm tưvấn sẽ sử dụng phân tích độ nhạy để đánh giá tác động của các yếutố trên đến cả 3 quy mô chăn nuôi: quy mô nhỏ (từ 1 - 99 con), quy môvừa (từ 100 đến 999 con) và quy mô lớn (từ 1000 con trở lên).

Trên thực tế, phần lớn các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ đều sửdụng 2 nguồn thức ăn chính: thức ăn công nghiệp và thức ăn tậndụng. Tùy theo điều kiện sinh sống và kinh tế gia đình mà hộ chănnuôi quyết định lựa chọn tỷ lệ phối hợp giữa 2 nguồn thức ăn này saocho hợp lý và hiệu quả. Do đó, để đánh giá một cách khách quan, mộtsố tình huống giả định được đặt ra như sau:

87

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 104: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Giả thiết 1: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 75% thức ăn tận dụngvà 25% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 50% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 90% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 1). Khi chi phí thức ăn chănnuôi tăng lên đến 90% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏmới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác khôngđổi: Khi giá bán giảm 25% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô lớnkhông còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách khác hoạt động nàykhông còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 40% thì hoạtđộng chăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR =0,99 <1). Khi giá bán tiếp tục giảm đến mứd 50% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinh lợi được (BCR = 0,94 <1).

Bảng 7. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1

88

NGUYỄN VĂN GIÁP

Quy mô hộChi phí TACN tăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+50% +90% +490% -25% -40% -50% (+20%;-15%)

(+50%;-20%)

(+70%;-40%)

Hộ quy mônhỏ 1,72 1,61 1 1,40 1,12 0,94 1,53 1,37 0,99

Hộ quy môvừa 1,21 1 0,36 1,24 0,99 0,82 1,22 0,97 0,66

Hộ quy môlớn 0,97 0,81 0,3 0,97 0,78 0,65 0,97 0,78 0,53

Nguồn: SCAP, 2014

Page 105: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 20% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 50% đồng thời giá bán giảm đi 20% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97<1). Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 70% và giá bán giảmđi 40% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không cònsinh lợi được (BCR = 0,99 <1). Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cóđộ co giãn, khả năng chống chịu cao khi thị trường biến động (giáthức ăn chăn nuôi và giá bán) so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn;trong đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn dễ bị rủi ro khi thị trường biếnđộng nhất.

Giả thiết 2: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 50% thức ăn tận dụngvà 50% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 50% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 90% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 1). Khi chi phí thức ăn chănnuôi tăng lên đến 300% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏmới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác khôngđổi: Khi giá bán giảm 25% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy môlớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách khác hoạt độngnày không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 40% thìhoạt động chăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả

89

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 106: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

(BCR = 0,99 <1). Khi giá bán tiếp tục giảm đến mứd 50% thì hoạtđộng chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinh lợi được(BCR = 0,94 <1).

Bảng 8. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 2

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 20% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 50% đồng thời giá bán giảm đi 20% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 60% và giá bán giảm đi35% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn; trong đó, hộ chăn nuôi quymô lớn dễ bị rủi ro khi thị trường biến động nhất.

Giả thiết 3: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 25% thức ăn tận dụngvà 75% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

90

NGUYỄN VĂN GIÁP

Quy mô hộ

Chi phí TACNtăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+50% +90% +300% -25% -40% -50% (+20%;

-15%)(+50%;-20%)

(60%;-35%)

Hộ quy mô nhỏ 1,59 1,41 0,99 1,40 1,12 0,94 1,48 1,26 1

Hộ quy mô vừa 1,21 1 0,59 1,24 0,99 0,82 1,22 0,97 0,74

Hộ quy mô lớn 0,97 0,81 0,49 0,97 0,78 0,65 0,97 0,78 0,60

Nguồn: SCAP, 2014

Page 107: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 50% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 90% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 1). Khi chi phí thức ăn chănnuôi tăng lên đến 270% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏmới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác khôngđổi: Khi giá bán giảm 25% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy môlớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách khác hoạt độngnày không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 40% thìhoạt động chăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả(BCR = 0,99 <1). Khi giá bán tiếp tục giảm đến mứd 50% thì hoạtđộng chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinh lợi được(BCR = 0,94 <1).

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 20% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôi

91

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Quy mô hộChi phí TACN tăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+50% +90% +270% -25% -40% -50% (+20%;-15%)

(+50%;-20%)

(+50%;-35%)

Hộ quy mônhỏ 1,47 1,26 0,98 1,40 1,12 0,94 1,43 1,17 0,95

Hộ quy môvừa 1,21 1 0,74 1,24 0,99 0,82 1,22 0,97 0,78

Hộ quy môlớn 0,97 0,81 0,61 0,97 0,78 0,65 0,97 0,78 0,63

Nguồn: SCAP, 2014

Bảng 9. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3

Page 108: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 50% đồng thời giá bán giảm đi 20% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 50% và giá bán giảm đi35% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,95 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn; trong đó, hộ chăn nuôi quymô lớn dễ bị rủi ro khi thị trường biến động nhất.

Giả thiết 4: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 100% thức ăn côngnghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp làm thức ănchăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 50% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 90% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 1). Khi chi phí thức ăn chănnuôi tăng lên đến 230% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏmới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác khôngđổi: Khi giá bán giảm 25% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy môlớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách khác hoạt độngnày không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 40% thìhoạt động chăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả(BCR = 0,99 <1). Khi giá bán tiếp tục giảm đến mứd 50% thì hoạtđộng chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinh lợi được(BCR = 0,94 <1).

92

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 109: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Bảng 10. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 20% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 50% đồng thời giá bán giảm đi 20% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 50% và giá bán giảm đi30% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,96 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn; trong đó, hộ chăn nuôi quymô lớn dễ bị rủi ro khi thị trường biến động nhất.

Tóm lại, dù có sử dụng hay không sử dụng nguồn thức ăn tậndụng thì hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chống chịu các tác động từ thịtrường tốt hơn các hộ quy mô khác.

93

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Quy mô hộChi phí TACN tăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+50% +90% +230% -25% -40% -50% (+20%;-15%)

(+50%;-20%)

(+50%;-30%)

Hộ quy mônhỏ 1,38 1,14 0,97 1,40 1,12 0,94 1,39 1,10 0,96

Hộ quy môvừa 1,21 1 0,85 1,24 0,99 0,82 1,22 0,97 0,84

Hộ quy môlớn 0,97 0,81 0,69 0,97 0,78 0,65 0,97 0,78 0,68

Nguồn: SCAP, 2014

Page 110: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

4.2.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi lợn

Chi phí cho hoạt động chăn nuôi lợn

Cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi của hộ chăn nuôi lợn baogồm: chi phí con giống, chi phí thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thứcăn mua và thức ăn tự túc), chi phí thuốc thú y, chi phí nhiên liệu, khấuhao, thuê đất, thuê tài sản, thuê lao động, lãi vay và các chi phí hoạtđộng chăn nuôi khác.

Từ năm 2006 đến năm 2012, chi phí cho hoạt động chăn nuôi củacác hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ không không ngừng tăng lên.Nguyên nhân chính là do giá thức ăn chăn nuôi và giá con giống tăng.Các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại miền Nam có chi phí bình quântrên 1 kg thịt lợn (11.000 đồng/kg năm 2006) cao hơn so với miền Bắc(10.100 đồng/kg) và miền Trung (9.400 đồng/kg). Tuy nhiên, sự chênhlệch chi phí chăn nuôi giữa miền Nam và miền Bắc được rút ngắntrong các năm tiếp theo và cho đến năm 2012 chi phí chăn nuôi lợncủa hộ quy mô nhỏ tại hai miền này không có sự chênh lệch lớn(33.900 đồng/kg đối với miền Bắc và 33.800 đồng/kg đối với miềnNam). Miền Trung vẫn là khu vực có chi phí chăn nuôi lợn thấp nhấttrong cả nước, 29.900 đồng/kg vào năm 2012.

Hình 54. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền

94

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 111: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Trong cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi, chi phí thức ăn và congiống chiếm khoảng 80% tổng chi phí chăn nuôi của hộ. Cơ cấu nàyhầu như không thay đổi (chỉ dao động rất ít khoảng 1% - 3%) trongsuốt giai đoạn 2006 - 2012.

Hình 55. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi theo quy mô

So với các hộ có quy mô chăn nuôi từ 10 con trở lên, trong giaiđoạn 2006 - 2008, hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ có có chi phí thấp hơnnhờ lợi thế về nguồn thức ăn tự túc trong nông hộ. Tuy nhiên, từ năm2010 đến 2012, thì xu hướng này ngược lại, các hộ chăn nuôi lợn quymô nhỏ và quy mô vừa (từ 10 đến 49 con) có chi phí chăn nuôi caohơn các hộ chăn nuôi quy mô lớn do chậm chuyển đổi qua con giốngmới dẫn đến tỷ lệ tiêu tốn thức ăn và thời gian quay vòng vốn chậmhơn so với các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Trong cả giai đoạn 2006 -2012, cơ cấu chi phí hoạt động chăn nuôi cũng không có biến độngđáng kể với chi phí thức ăn chăn nuôi và chi phí con giống chiếmkhoảng 80% chi phí của hộ.

95

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 112: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi lợn

Doanh thu qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2012 tăng nhanhdo giá bán đầu ra tăng. Miền Nam và miền Bắc có doanh thu bìnhquân trên 1 kg thịt lợn cao hơn miền Trung với doanh thu bình quântrong năm 2006 lần lượt là 14.800 đồng/kg và 13.900 đồng/kg tăng lênđến 45.400 đồng/kg và 47.700 đồng/kg vào năm 2012. Riêng miềnTrung, doanh thu bình quân tăng từ 13.300 đồng/kg lên 45.000đồng/kg vào năm 2012. Việc doanh thu bình quân giữa các vùng khácnhau là do thị hiếu tiêu dùng và giống lợn nuôi thả, việc kết hợp giữathức ăn tự có, thức ăn công nghiệp và thức ăn phối trộn tại mỗi vùngquyết định.

Các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại miền Nam mặc dù códoanh thu bình quân cao nhưng chi phí chăn nuôi cũng lớn nhất sovới 2 vùng còn lại, do đó lợi nhuận thu về cũng không cao. Lợinhuận bình quân của các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại miền

96

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Hình 56. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền

Page 113: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Nam là 3.800 đồng/kg năm 2006 tăng lên 11.700 đồng/kg năm 2012.Trong khi đó, miền Trung có doanh thu bình quân thấp, tuy nhiênchi phí trong quá trình chăn nuôi cũng thấp dẫn đến lợi nhuận đạtđược khá cao, năm 2006 lợi nhuận bình quân đạt 3.900 đồng/kg đếnnăm 2012 lợi nhuận này đạt 15.100 đồng/kg cao hơn hẳn so với miềnBắc và miền Nam.

Hình 57. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà phân theo quy mô

So với các hộ chăn nuôi vừa và lớn, các hộ chăn nuôi lợn quy mônhỏ có doanh thu bình quân thấp hơn so với hộ quy mô vừa và hộquy mô lớn trong giai đoạn 2006 - 2010. Doanh thu bình quân tăng từ13.900 đồng/kg năm 2006 lên đến 46.600 đồng/kg vào năm 2012, caohơn so với 2 quy mô còn lại. Với chi phí thấp nên lợi nhuận của cáchộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng cao hơn so với các quy mô khác. Lợinhuận bình quân năm 2006 đạt 3.800 đồng/kg tăng lên đến 13.700đồng/kg vào năm 2012. Hộ chăn nuôi quy mô lớn có lợi nhuận bìnhquân thấp nhất do sử dụng phần lớn thức ăn công nghiệp trong chăn

97

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 114: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nuôi và dễ bị thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, điều này vẫnchưa thể kết luận được là hộ chăn nuôi quy mô lớn kém hiệu quả hơnso với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Để đánh giá và có cái nhìn chính xáchơn, nhóm tư vấn sẽ tập trung phân tích thêm về hiệu quả kinh tế củatừng loại quy mô và đánh giá tác động của các rủi ro đến hiệu quảkinh tế hộ.

Hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn quy mô nhỏ

Các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại miền Trung có chỉ số thunhập trên chi phí (BCR) cao nhất, nói cách khác, các hộ chăn nuôi nàycó hiệu quả hơn so với hộ tại các vùng miền khác. Đồng thời, hiệu quảkinh tế của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang tăng dần qua các năm.

Hình 58. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi lợn phân theo vùng miềnvà quy mô chăn nuôi

So với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn, hộ chăn nuôi quy mônhỏ có hiệu quả kinh tế hơn. Năm 2012, chỉ số thu nhập trên chi phí(BCR) của các hộ quy mô nhỏ là 1,41; có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ rasẽ đem về 1,41 đồng doanh thu, cao hơn so với các hộ chăn nuôi quy

98

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012

Page 115: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

mô vừa là 1,34 và quy mô lớn là 1,22. Hiệu quả kinh tế của các hộ chănnuôi quy mô nhỏ và vừa đang có xu hướng tăng trong khi hiệu quảkinh tế của hộ quy mô lớn trong năm 2012 bị giảm đột ngột, do ảnhhưởng của các đợt dịch bệnh trong năm.

Tác động của biến động giá TACN, giá bán sản phẩm đến lợi ích hộchăn nuôi

Các yếu tố đầu vào đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi và giá bánsản phẩm luôn biến động do ảnh hưởng từ mặt thị trường và cả quátrình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tình hình dịch bệnh dochăn nuôi tập trung cũng tác động gián tiếp đến giá bán sản phẩmgây rủi ro rất lớn cho hộ chăn nuôi. Để đánh giá khả năng chốngchịu và tồn tại của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trong điều kiện bấtlợi về giá thức ăn chăn nuôi (giá tăng) và giá bán sản phẩm (giágiảm), nhóm tư vấn sẽ sử dụng phân tích độ nhạy để đánh giá tácđộng của các yếu tố trên đến cả 3 quy mô chăn nuôi: quy mô nhỏ (từ1 - 9 con), quy mô vừa (từ 10 đến 49 con) và quy mô lớn (từ 49 contrở lên).

Trên thực tế, phần lớn các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ đều sửdụng 2 nguồn thức ăn chính: thức ăn công nghiệp và thức ăn tậndụng. Tùy theo điều kiện sinh sống và kinh tế gia đình mà hộ chănnuôi quyết định lựa chọn tỷ lệ phối hợp giữa 2 nguồn thức ăn này saocho hợp lý và hiệu quả. Do đó, để đánh giá một cách khách quan, mộtsố tình huống giả định được đặt ra như sau:

Giả thiết 1: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 75% thức ăn tận dụngvà 25% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 40% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí

99

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 116: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

thức ăn chăn nuôi tăng lên 60% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97<1). Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên đến 400% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mônhỏ mới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Khi giá bán giảm 20% thì hoạt động chăn nuôi của hộquy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,98 <1), nói cách khác hoạtđộng này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm30% thì hoạt động chăn nuôi của cả hộ quy mô vừa lẫn hộ chănnuôi quy mô nhỏ không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,94 <1 và BCR =0,99 <1).

Bảng 11. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 10% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 30% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động

100

NGUYỄN VĂN GIÁP

Quy mô hộChi phí TACN tăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+40% +60% +400% -20% -30% - (+10%;-15%)

(+30%;-15%)

(+50%;-25%)

Hộ quy mônhỏ 1,34 1,31 1 1,13 0,99 - 1,18 1,15 0,99

Hộ quy môvừa 1,07 0,97 0,46 1,08 0,94 - 1,01 0,96 0,75

Hộ quy môlớn 0,97 0,88 0,41 0,98 0,86 - 0,97 0,86 0,69

Nguồn: SCAP, 2014

Page 117: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

chăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,96 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 50% và giá bán giảm đi25% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,99 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)kế đến là hộ chăn nuôi quy mô vừa. Hộ chăn nuôi quy mô lớn dễ bịrủi ro khi thị trường biến động nhất.

Giả thiết 2: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 50% thức ăn tận dụngvà 50% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 40% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 60% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97<1). Khi chi phí thức ăn

101

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Quy mô hộChi phí TACN tăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+40% +60% +250% -20% -30% - (+10%;-15%)

(+30%;-15%)

(+50%;-20%)

Hộ quy mônhỏ 1,28 1,21 1 1,13 0,99 - 1,17 1,11 0,99

Hộ quy môvừa 1,07 0,97 0,69 1,08 0,94 - 1,01 0,96 0,81

Hộ quy môlớn 0,97 0,88 0,62 0,98 0,86 - 0,97 0,86 0,73

Nguồn: SCAP, 2014

Bảng 12. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong-giả thiết 2

Page 118: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

chăn nuôi tăng lên đến 250% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mônhỏ mới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Khi giá bán giảm 20% thì hoạt động chăn nuôi của hộquy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,98 <1), nói cách khác hoạtđộng này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm30% thì hoạt động chăn nuôi của cả hộ quy mô vừa lẫn hộ chănnuôi quy mô nhỏ không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,94 <1 và BCR =0,99 <1).

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 10% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 30% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,96 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 50% và giá bán giảm đi20% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,99 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)kế đến là hộ chăn nuôi quy mô vừa. Hộ chăn nuôi quy mô lớn dễ bịrủi ro khi thị trường biến động nhất.

Giả thiết 3: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 25% thức ăn tận dụngvà 75% thức ăn công nghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn côngnghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 40% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí

102

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 119: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

thức ăn chăn nuôi tăng lên 60% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97<1). Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên đến 250% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mônhỏ mới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác khôngđổi: Khi giá bán giảm 20% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô lớnkhông còn hiệu quả (BCR = 0,98 <1), nói cách khác hoạt động nàykhông còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 30% thì hoạtđộng chăn nuôi của cả hộ quy mô vừa lẫn hộ chăn nuôi quy mô nhỏkhông còn đạt hiệu quả (BCR = 0,94 <1 và BCR = 0,99 <1).

Bảng 13. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 10% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 30% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,96 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 50% và giá bán giảm đi

103

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Quy mô hộ

Chi phí TACNtăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+40% +60% +200% -20% -30% - (+10%;

-15%)(+30%;-15%)

(50%;-15%)

Hộ quy mô nhỏ 1,21 1,13 1 1,13 0,99 - 1,15 1,07 0,99

Hộ quy mô vừa 1,07 0,97 0,82 1,08 0,94 - 1,01 0,96 0,86

Hộ quy mô lớn 0,97 0,88 0,74 0,98 0,86 - 0,97 0,86 0,78

Nguồn: SCAP, 2014

Page 120: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

20% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,99 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năng chốngchịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi và giá bán)kế đến là hộ chăn nuôi quy mô vừa. Hộ chăn nuôi quy mô lớn dễ bịrủi ro khi thị trường biến động nhất.

Giả thiết 4: Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng 100% thức ăn côngnghiệp; các hộ còn lại chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp làm thức ănchăn nuôi.

Trường hợp chi phí thức ăn tăng trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi: Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên 40% thì hoạt động chănnuôi của hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cáchkhác hoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phíthức ăn chăn nuôi tăng lên 60% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quymô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,97<1). Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên đến 80% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mônhỏ mới không còn sinh lợi được.

Trường hợp giá bán giảm trong điều kiện các yếu tố khác không

104

NGUYỄN VĂN GIÁP

Quy mô hộ

Chi phí TACNtăng Giá bán giảm Chi phí TA CN và giá

bán biến động

+40% +60% +80% -20% -30% - (+10%;

-15%)(+30%;-15%)

(40%;-15%)

Hộ quy mô nhỏ 1,16 1,06 0,98 1,13 0,99 - 1,14 1,03 0,98

Hộ quy mô vừa 1,07 0,97 0,89 1,08 0,94 - 1,01 0,96 0,91

Hộ quy mô lớn 0,97 0,88 0,80 0,98 0,86 - 0,97 0,86 0,82

Nguồn: SCAP, 2014

Bảng 14. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4

Page 121: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

đổi: Khi giá bán giảm 20% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô lớnkhông còn hiệu quả (BCR = 0,98 <1), nói cách khác hoạt động nàykhông còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi giá bán giảm 30% thì hoạtđộng chăn nuôi của cả hộ quy mô vừa lẫn hộ chăn nuôi quy mô nhỏkhông còn đạt hiệu quả (BCR = 0,94 <1 và BCR = 0,99 <1).

Trường hợp chi phí thức ăn chăn nuôi và giá bán biến động trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi: Khi chi phí thức ăn chăn nuôităng lên 10% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt động chăn nuôicủa hộ quy mô lớn không còn hiệu quả (BCR = 0,97 <1), nói cách kháchoạt động này không còn đem lại lợi nhuận nữa. Khi chi phí thức ănchăn nuôi tăng lên 30% đồng thời giá bán giảm đi 15% thì hoạt độngchăn nuôi của hộ quy mô vừa không còn đạt hiệu quả (BCR = 0,96 <1).Khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên đến 40% và giá bán giảm đi15% thì hoạt động chăn nuôi của hộ quy mô nhỏ mới không còn sinhlợi được (BCR = 0,98 <1).

Như vậy, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có độ co giãn, khả năngchống chịu cao khi thị trường biến động (giá thức ăn chăn nuôi vàgiá bán) kế đến là hộ chăn nuôi quy mô vừa. Hộ chăn nuôi quy môlớn dễ bị rủi ro khi thị trường biến động nhất. Tóm lại, dù có sửdụng hay không sử dụng nguồn thức ăn tận dụng thì hộ chăn nuôiquy mô nhỏ chống chịu các tác động từ thị trường tốt hơn các hộquy mô khác.

4.3. Phân tích ảnh hưởng của thị trường đến lợi ích hộ chăn nuôi

4.3.1. Thị trường trang trại/bán sản phẩm chăn nuôi:

Tại thị trường mua bán sản phẩm chăn nuôi của nông dân, do sốlượng người chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn nên họ rất cạnh tranh vớinhau trong việc bán sản phẩm. Trong khi đó nông dân thường bánsản phẩm cho các thương lái, các thương lái có thông tin thị trường vàcó khả năng độc quyền mua (oligopsony power) tại các vùng nuôinhất định.

105

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 122: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Độc quyền mua (oligopsony power), thương lái sẽ ép giá nông dânvà trả giá thấp hơn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi nhỏ mất mộtkhoản lợi ích kinh tế (ΔPSf), khoản lợi ích kinh tế mất đi bằng với diệntích (A + B + C) ở hình trên. Công thức tính khoản lợi ích mất đi là:

ΔPSf = ½ (Pf0 - Pf)*(Qf + Qf0),

Trong đó, Pf và Qf là giá bán và lượng sản phẩm thịt bán thưc tếtại thị trường nông trại. Pf0 và Qf0 là giá bán sản phẩm và lượng sảnphẩm mà nông dân bán ra nếu thị trường cạnh tranh và không có độcquyền mua từ thương lái. Công thức tính Pf0 và Qf0 là:

Pf0 = (1 + Θ/ε)Pf, và

Qf0 = (1 + Θ)Qf.

Trong đó Θ là độ co giãn phản hồi thị trường mua lợn thịt củathương lái; ε là đọ co giãn cung của các hộ chăn nuôi. Như vậy chúngta có thể tính thiệt hại kinh tế của hộ chăn nuôi khi bị thương lái épgiá mua là:

ΔPSf = ½ Pf*Qf*(Θ/ε)*(2 + Θ)

Thương lái khi ép giá nông dân sẽ thu được một khoản lợi ích(ΔCSf) bằng với diện tích (A + B - D) ở hình trên; Công thức tính lợiích của thương lái là:

106

NGUYỄN VĂN GIÁP

DPf’

D

B C A Pf

Pf0

Pf S MFC

Qf Qf Qf0

Page 123: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

ΔCSf = ½ Pf*Qf*(Θ/ε) + ½ Pf*Qf*Θ2*(1 + Θ/ε)/{(1 + Θ)*ηf}

Trong đó: çf là độ co giãn cầu của thương lái theo giá khi mua lợnthịt thương phẩm từ người chăn nuôi. Như vậy khi thương lái có khảnăng ép giá người chăn nuôi, thì người chăn nuôi chịu thiệt, vàthương lái được lợi; tuy nhiên về tổng thể thì thị trường bị thiệt hại,tổng thiệt hại được tính bởi công thức:

ΔTSf = ΔPSf - ΔCSf = (C + D)

Số liệu cơ bản về thị trường lợn thịt và gà được dùng để tính toánthiệt hại của người chăn nuôi, và tính lợi ích của thương lái được trìnhbầy ở bảng dưới đây.

Bảng 15. Giá và lượng thị trường lợn thịt và gà 2010 - 2013

Trong các năm gần đây tuy gặp khó khăn về thị trường, giá bán(P) biến động và giảm, nhưng sản lượng thị trường (Q) vẫn tăng liêntục trong các năm vừa qua, chứng tỏ nhu cầu tiều dùng thịt của ViệtNam vẫn tăng.

Các hệ số (thông số) thị trường như hệ số co giãn cung hộ chănnuôi, hệ số co giãn cầu của thương lái, và hệ số co giãn phản hồi củathương lái khi mua lợn thịt được dùng dựa trên các thông số của cácnghiên cứu trước đây, trình bầy ở bảng dưới:

107

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Chỉ số Đơn vị2010 2011 2012 2013

Lợn

P đồng/kg 38.255 43.337 42.953 41.519

Q 1000 tấn 3.036 3.099 3.160 3.218

P đồng/kg 40.569 54.280 39.523 44.533

Q 1000 tấn 615 696 729 747

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 124: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Bảng 16. Các thông số thị trường lợn thịt và gà

Hệ số co giãn cung của gà lớn hơn của lợn thể hiện sự biến độnglượng cung của gà nhậy với giá cả hơn so với của lợn; cả hai hệ số đềunhỏ: 0,3 cho lợn và 0,5 cho gà thể hiện thực tế sản xuất nông nghiệpvà chăn nuôi thường có hệ số đang hồi cung không co giãn nhiều. Hệsố co giãn phản hồi ngành cũng rất nhỏ thể hiện có sự độc quyền rấtnhỏ. Kết quả tính toán thiệt hại và lợi ích của việc thương lái ép giákhi mua lợn thịt từ nông dân được thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 17. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép giá của thương lái

Tổng thiệt hại của nông dân (ΔPSf) dao động từ 19,8 nghìn tỷ đến22,8 nghìn tỷ, tương đương với khoảng 1 tỷ đô la Mỹ hàng năm.

108

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Thị trường Hệ sốLợn GàChú thích Chú thích

Nông trại

Θ 0,05 Sẽ thử các giá trị: 0,03 và 0,01 0,03 Sẽ thử các giá trị:

0,01 và 0,005

ε 0,3 Sẽ thử các giá trị: 0,2 và 0,1 0,5 Sẽ thử các giá trị:

0,4 và 0,2

ηf -0,5 Sẽ thử các giá trị: -0,7 và -0,3 -0,5 Sẽ thử các giá trị:

-0,7 và -0,3

Chỉ tiêu Đơn vịLợn

2010 2011 2012 2013

ΔPSf Tỷ đồng 19.843 22.942 23.187 22.824

ΔCSf Tỷ đồng 9.357 10.818 10.933 10.762

ΔTSf Tỷ đồng 10.486 12.123 12.253 12.061

Tổng giá trị thị trường Tỷ đồng 116.156 134.295 133.604 135.730

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 125: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Thương lái được hưởng lợi (ΔCSf) khoảng 9,4 đến 10,7 nghìn tỷ đồngmột năm khi có khả năng ép giá mua từ nông dân. Theo số liệu tínhtoán cho năm 2013, tổng giá trị thị trường của thịt lợn là 133,6 nghìntỷ đồng. Trong khi đó tổng các hô nuôi lợn bị thiệt hại do thương láiép giá khoảng 22,8 nghìn tỷ đồng. Thương lái được hưởng lợi khoảng10,7 nghìn tỷ đồng. Và thiệt hại chung cho xã hội là khoàng 12 nghìntỷ đồng tương đương với gần 9% giá trị thị trường thịt lợn hơi củaViệt Nam năm 2013.

Bảng 18. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua gà thịt và ép gia của thương lái

Đối với thị trường gà hơi, tổng giá trị thị trường là 33,2 nghìntỷ đồng năm 2013. Khi thương lái ép giá mua thịt gà hơi của nôngdân thì sẽ gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi gà là khoảng 2nghìn tỷ đồng năm 2013; đem lại lợi ích kinh tế gia tăng là 967 tỷđồng cho thương lái. Thiệt hại chung cho toàn xã hội khi khâu thumua thịt gà hơi không cạnh tranh lành mạnh là khoảng 1 nghìn tỷđồng năm 2013.

Với các giả định thông số thị trường khác nhau thể hiện mức độkhác nhau về khả năng độc quyền mua của thương lái, khi hệ số Ègiảm, thì thiệt hại cho người nuôi lợn và gà cũng đều giảm, lợi íchtăng thêm của thương lái cũng giảm đi, và thiệt hại xã hội sẽ ít hơn.

109

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Chỉ tiêu Đơn vịGà

2010 2011 2012 2013

ΔPSf Tỷ đồng 1.519 2.300 1.755 2.025

ΔCSf Tỷ đồng 725 1.098 838 967

ΔTSf Tỷ đồng 794 1.202 917 1.058

Tổng giá trị thị trường Tỷ đồng 24.958 37.778 28.828 33.261

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 126: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

4.3.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi:

Tại thị trường thức ăn chăn nuôi, có hiện tượng các công ty nhỏquan sát động thái giá của 2 - 3 công ty thức ăn lớn nhất trên thị trườngvà định giá theo giá của các công ty lớn. Như vậy thị trường thức ănchăn nuôi có một sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cungcấp thức ăn chăn nuôi để định giá bán thức ăn cao hơn cho người chănnuôi, và tạo ra một sự độc quyền bán lỏng lẻo (oligopoly power). Khiđó các nhà sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi có thể áp đặt giá vàhưởng lợi trong khi người chăn nuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại. Thiệt hại củangười chăn nuôi khi phải mua thức ăn chăn nuôi giá cao hơn (ΔCSw)bằng diện tích (E + F + G) ở hình dưới, và được tính bằng công thức:

ΔCSw = - ½ Pw*Qw*(ψ/η)*(2 + ψ)

Trong đó: Pw và Qw are giá và lượng thức ăn chăn nuôi bán trênthị trường. η là độ co giãn cầu thức ăn của hộ chăn nuôi, và ψ là độco giãn phản hồi của các nhà sản xuất và cung cấp thức ăn. Các nhà

110

NGUYỄN VĂN GIÁP

Bảng 19. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép gia của thương lái với các thông số thị trường khác nhau

Θ 0,05 0,03 0,01

ε 0,3 0,2 0,1

ηf -0,5 -0,7 -0,3

Thị trường Đơn vị Lợn Gà Lợn Gà Lợn Gà

ΔPSf Tỷ đồng 22.824 2.025 20.341 835 13.427 833

ΔCSf Tỷ đồng 10.762 967 9.924 413 6.655 414

ΔTSf Tỷ đồng 12.061 1.058 10.416 422 6.771 419

Tổng giátrị thịtrường

Tỷ đồng 133.604 33.261 133.604 33.261 133.604 33.261

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 127: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

sản xuất thức ăn chăn nuôi được lợi khi có thể phối hợp bán giá caohơn cho nông dân. Lợi ích (ΔPSw) này bằng với diện tích (E + F - H) ởhình trên, và được tính bằng công thức:

ΔPSw = ½ Pw*Qw*(- ψ/η) + ½ Pw*Qw* ψ2*(1 + ψ/η)/{(1 + ψ)*εw}

Trong đó, εw là độ co giãn cung thức ăn chăn nuôi. Tổng thiệt hạicho xã hội khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết đẩy giá lênlà: ΔTSw = ΔCSw - ΔPSw = (G + H).

Các thông số về thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam được thểhiện ở bảng dưới đây. Giá thức ăn chăn nuôi dao động từ 9.500đồng/kg năm 2010 tăng lên đến 12.000 đồng/kg năm 2013. Sản lượngthức ăn chăn nuôi cũng tăng liên tục từ 10.599 nghìn tấn năm 2010 lênđến 13.376 nghìn tấn năm 2013.

Bảng 20. Giá và sản lượng thị trường thức ăn chăn nuôi 2010-2013

111

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Pw’

G

H

F

D

E Pw Pw0

Pw S

MR

Qw Qw Qw0

Chỉ số Đơn vị2010 2011 2012 2013

Thức ăn chăn nuôi

P đồng/kg 9.500 10.500 11.500 12.000Q 1000 tấn 10.599 11.504 12.707 13.376

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 128: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Các hệ số mức độ tập trung của thị trường thức ăn chăn nuôiđược tham khảo theo các nghiên cứu tương tự. Hệ số phản hồi thịtrường ψ dao động từ 0,02 đến 0,06 thể hiện mức độ độc quyền kháhạn chế của các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi. Mức độ độc quyềncủa các nhà cung cấp thức ăn còn phụ thuộc hệ số đàn hồi cung vàcầu ở các thị trường cung thức ăn và cầu thức ăn chăn nuôi. Khi cáchệ số co dãn càng lớn thì khả năng độc quyền của nhà cung cấp thứcăn càng giảm.

Bảng 21. Các thông số thị trường thức ăn chăn nuôi

Giá trị thị trường thức ăn chăn nuôi tăng nhanh trong giai đoạn2010 đến 2013, giá trị tăng từ khoảng 100 nghìn tỷ đồng lên đến160,5 nghìn tỷ đồng. Theo kết quả tính toán, khi có độc quyền, cácnhà cung cấp thức ăn chăn nuôi (ΔPSw) sẽ tăng giá bán để hưởng lợiđộc quyền, ước tính là 9,87 nghìn tỷ đồng năm 2013, tuy nhiên sẽgây hại cho người chăn nuôi (ΔCSw) khoảng 19,84 nghìn tỷ đồng.Thiêt hại chung cho toàn xã hội (ΔTSw) vào khoảng 9,97 nghìn tỷđồng do khả năng độc quyền bán của các nhà cung cấp thức ăn chănnuôi (Bảng 22).

112

NGUYỄN VĂN GIÁP

Thị trường Hệ sốLợn Gà

Chú thích Chú thích

Thức ănchăn nuôi

Ψ 0,06 Sẽ thử các giá trị: 0,04 và 0,02 0,06 Sẽ thử các giá trị:

0,04 và 0,02

εw 1 Sẽ thử các giá trị: 1,5 và 1,2 1 Sẽ thử các giá trị:

1,5 và 1,2

η -0,5 Sẽ thử các giá trị: -0,7 và -0,3 -0,5 Sẽ thử các giá trị:

-0,7 và -0,3

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 129: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Bảng 22. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi

Với các giả định mức độ độc quyền khác nhau thiệt hại cho ngườinuôi và cho xã hội khác nhau; thiệt hại sẽ giảm dần khi mức độ độcquyền của các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm với các thông số thịtrường khác nhau (Bảng 23). Khi ψ = 0,06 thiệt hại xã hội là 9.968 tỷ đồng,nhưng khi ψ = 0,02 thì thiệt hại xã hội giảm xuống còn 3.254 tỷ đồng.

Bảng 23. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi với các mức độ độc quyền thị trường khác nhau

Lợi ích và thiệt hại cho các tác nhân trong thị trường chăn nuôi khithị trường cạnh tranh không lành mạnh được tính toán cho các tácnhân và tính trên một đơn vị trọng lượng, thể hiện ở Bảng 24 dưới đây.

113

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Đơn vị Thị trường thức ăn chăn nuôi

Ψ - 0,06 0,04 0,02

εw - 1 1,2 1,5

η - -0,5 -0,7 -0,3

ΔPSw Tỷ đồng 9.870 6.515 3.230

ΔCSw Tỷ đồng 19.839 13.097 6.484

ΔTSw Tỷ đồng 9.968 6.582 3.254

Tổng giá trịthị trường Tỷ đồng 160.514 160.514 160.514

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Chỉ tiêu Đơn vịThức ăn chăn nuôi

2010 2011 2012 2013

ΔPSw Tỷ đồng 6.191 7.428 8.985 9.870

ΔCSw Tỷ đồng 12.444 14.930 18.061 19.839

ΔTSw Tỷ đồng 6.253 7.502 9.075 9.968

Tổng giá trị thị trường Tỷ đồng 100.686 120.795 146.127 160.514

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 130: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Bảng 24. Lợi ích và thiệt hại tính trên một đơn vị trọng lượng (kg) lợn, gàvà thức ăn chăn nuôi khi có độc quyền thị trường

Theo tính toán cho năm 2013, trên mỗi kg thịt lợn và gà bán chothương lái hộ nuôi lợn chịu thiệt 7.093 đồng trên 1 kg thịt lợn và hộnuôi gà chịu thiệt 2.712 đồng trên 1 kg thịt gà. Tương tự, trên mỗi kgthức ăn chăn nuôi hộ chăn nuôi sử dụng phải trả 1.483 đồng trên 1 kgcao hơn giá thức ăn khi thị trường hoạt động hiệu quả. Như vậy hộchăn nuôi chịu thiệt cả hai đầu của quá trình sản suất là đầu vào vàđầu ra.

4.4. Tác động của chính sách ngành đến người chăn nuôi nhỏ

4.4.1. Rà soát chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi Việt Nam

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích pháttriển chăn nuôi tập trung vào 4 lĩnh vực chính đó là: (1) Chính sách

114

NGUYỄN VĂN GIÁP

Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013

Thị trường lợn thịt

Thiệt hại của hộ nuôi lợn (ΔPSf) đ/kg 6.535 7.403 7.338 7.093

Lợi ích của thương lái (ΔCSf) đ/kg 3.082 3.491 3.460 3.345

Tổng thiệt hại XH (ΔTSf) đ/kg 3.454 3.912 3.878 3.748

Thị trường gà thịt

Thiệt hại của hộ nuôi gà (ΔPSf) đ/kg 2.471 3.306 2.407 2.712

Lợi ích của thương lái (ΔCSf) đ/kg 1.179 1.578 1.149 1.295

Tổng thiệt hại XH (ΔTSf) đ/kg 1.291 1.728 1.258 1.417

Thị trường TACN

Lợi ích của nhà cung cấp TACN(ΔPSw) đ/kg 584 646 707 738

Thiệt hại của hộ CN (ΔCSw) đ/kg 1.174 1.298 1.421 1.483

Tổng thiệt hại XH (ΔTSw) đ/kg 590 652 714 745

Nguồn: SCAP tính toán và tổng hợp, 2014

Page 131: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

phát triển giống vật nuôi thời kỳ 2000-2010 (Quyết định số225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 và Quyết định số17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006); (2) Chính sách pháttriển chăn nuôi lợn xuất khẩu (Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ); (3) Chính sáchkhuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biếngia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp(Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướngChính phủ); (4) Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đãđược phê duyệt năm 2008 theo quyết định sô 10/2008/ QĐ-TTgngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ: (i)Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, côngnghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môitrường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợnđặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của mộtsố vùng; (ii) Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.Như vậy, chính sách ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2010 tập trunggiải quyết cả 3 lĩnh vực: i) sản xuất (giống, chăn nuôi bò sữa, quyhoạch chăn nuôi tập trung), ii) thị trường (chính sách hỗ trợ xuấtkhẩu lợn) và iii) chế biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với bốicảnh mới về sản xuất, thị trường thì chính sách hiện hành khôngcòn phù hợp, đó là:

- Đối với chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn xuất khẩu: sựthay đổi thị trường thịt lợn của các nước thuộc Liên Xô cũ, vấn đề dịchbệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễnbiến phức tạp dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thểđi vào thực tiễn. Vấn đề quan trọng là ngành chăn nuôi nước ta nóichung và chăn nuôi lợn nói riêng kém cạnh tranh và chưa mang tínhchuyên nghiệp, chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôitrang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu

115

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 132: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai,tín dụng và thị trường, năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quảnlý chất lượng và ATVSTP kém.

- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sởgiết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung,công nghiệp chưa đạt hiệu quả còn hạn chế, do: đối tượng và lĩnh vựcđề cập trong chính sách chỉ giới hạn chủ yếu là chăn nuôi theo hướngtập trung, công nghiệp; thời gian hỗ trợ tín dụng 2 năm đối với các cơsở giết mổ tập trung công nghiệp là quá ngắn; thói quen tiêu dùngthực phẩm của người dân đối với những sản phẩm qua giết mổ, chếbiến công nghiệp chưa có sự thay đổi đáng kể. Quyết định này đếnnay không còn hiệu lực.

- Chính sách phát triển giống vật nuôi thời kỳ 2000 - 2010: duy trìđược nhiều loại giống gốc vật nuôi có giá trị phục vụ công tác cải tạovà nhân giống phục vụ sản xuất; hệ thống các cơ sở giống vật nuôi cònduy trì và phát triển đến ngày nay; tăng cường, củng cố và từng bướchiện đại hoá hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống ở các cơ sở giốngTrung ương và một số địa phương; đã chọn tạo và nhập bổ sung mộtkhối lượng giống vật nuôi lớn nhất từ trước tới nay, chăn nuôi ViệtNam có được tập đoàn giống phong phú về chủng loại và cấp loại.Tuy vậy, các giống tốt vẫn chưa được phổ biến rộng: Một trong nhữngnguyên nhân là chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao, người nông dânkhông có thông tin để quan tâm đến chất lượng con giống, trong khimạng lưới các trạm trại vệ tinh nhân giống và cung ứng giống của cácđịa phương còn kém phát triển, hiệu quả của công tác quản lý chấtlượng giống vật nuôi nói riêng và vật tư chăn nuôi nói chung vẫn cònnhiều bất cập.

Chính sách đất đai và quy hoạch:

Chỉ những vùng có quy hoạch chăn nuôi, buôn bán, chế biến, giếtmổ tập trung mới có thể tiếp nhận hỗ trợ đầu tư và xử lý môi trường.

116

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 133: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Các địa phương cần tiến hành quy hoạch các vùng chăn nuôi, giết mổ,chế biến tập trung, công nghiệp; giải quyết các thủ tục đền bù, thu hồiđất, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giaohoặc cho thuê đối với tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng cơsở chăn nuôi tập trung, công nghiệp.

Chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư:

Nhà nước dùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước...tới các khu chăn nuôi tập trung, công nghiệp thông qua Nghị định thihành Luật Đầu tư (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2006), trong đó quyđịnh ngành chăn nuôi, chế biến, giết mổ gia cầm được hưởng các ưuđãi đầu tư (như Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999)

Chính sách tín dụng:

Nhà nước vay vốn ưu đãi (ODA) từ các tổ chức quốc tế và nhà tàitrợ cho ngành chăn nuôi gia cầm, giết mổ, chế biến vay ưu đãi để tạonguồn lực đổi mới. Chính phủ cần ban hành Nghị định sửa đổi, bổsung Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụng pháttriển trong đó cho phép ngành chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại,ngành chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp được vay vốnTín dụng phát triển từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầutư, xây dựng và đổi mới ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến,giết mổ.

Chính sách hỗ trợ giết mổ tập trung:

Để hỗ trợ việc giết mổ chế biến tập trung, Thủ tướng chính phủđã ban hành quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 13/12/2005 về việc hỗtrợ giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm gia cầm. Để khuyến khích,hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, xây dựng công nghiệp giết mổ, chếbiến gia cầm, ngày 13/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyếtđịnh số 394/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chănnuôi gia cầm, ngành chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung,

117

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 134: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

công nghiệp. Trong đó, nội dung cơ bản là ưu đãi cao nhất về cáclọai thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suấtvốn vay đầu tư.

Chính sách phát triển thị trường:

Quy định việc (i) nghiêm cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống tạicác thành phố, thị xã, khu đông dân cư, (ii) tăng cường kiểm tra,kiểm dịch các chợ buôn bán, các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm đểđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, (iii)kiểm tra chặt chẽ việc nhậplậu gia cầm qua biên giới, kiên quyết tiêu hủy, xử lý nặng các trườnghợp nhập khẩu gia cầm trái phép qua biên giới, Bộ NN và PTNT đãban hành Quyết định 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 về điềukiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm vàsản phẩm gia cầm và Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005về Quy trình kiểm sóat giết mổ động vật, Quyết định số3535/QĐ/BNN-CB ngày 16/12/2005 về việc ban hành Qui định tạmthời về quản lý thu mua giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanhthịt, trứng gia cầm.

4.4.2. Phân tích tác động của chiến lược phát triển chăn nuôi

Ngày 09 tháng 5 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số984/QĐ-BNN-CN với mục tiêu là phát huy lợi thế về khả năng sảnxuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khảnăng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảmbảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Đề án hướng đến tăng tỷtrọng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyển dịch dần chăn nuôitrang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độdân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi antoàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư. Trong từng địa phươnghình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã,

118

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 135: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lựcđể tập trung đầu tư.

Cụ thể, chăn nuôi lợn sẽ giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồngtừ 25,74% năm 2013 xuống 15% năm 2020 và Đông Nam Bộ từ 10,51%xuống 5% trong cùng giai đoạn. Bên cạnh đó, sẽ tăng đàn lợn tại khuvực Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, và Tây Nguyên lênlần lượt là 30%, 24%, và 15% trong năm 2020.

Hình 59. Thay đổi tỷ trọng đàn lợn tại các khu vực đến năm 2020

Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu sản xuất tại các khu vực cho thấy tại cáckhu vực được quy hoạch để tăng sản lượng chăn nuôi lại là nơi có quymô sản xuất manh mún nhất. Để có thể vừa gia tăng quy mô hộ lênmức trang trại vừa đạt được sản lượng tăng thêm thì một lượng lớnhộ chăn nuôi nhỏ sẽ bị mất đi: cụ thể, khu vực Trung du miền núi phíaBăc đang có khoảng 1 triệu hô nông dân và khoảng 1,05 triệu hộ taikhu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đang chăn nuôi ít hơn5 con lợn.

119

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT, 2014

Page 136: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Hình 60. Cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi lợn theo khu vực

Chăn nuôi lợn có thể không phải là nguồn thu nhập chính của cáchộ này nhưng cũng là một khoản tiết kiệm cho gia đình trong lúc khókhăn. Chính vì vậy, việc thay đổi chính sách phát triển giảm chăn nuôinhỏ cần phải tính đến các chính sách đi kèm để giúp người nông dântại các khu vực này cải thiện sinh kế. Trong Đề án tái cơ cấu ngànhchăn nuôi đưa ra các giải pháp để phát triển như:

- Đất đai: Dành quỹ đất quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung,kéo dài thời gian cho thuê đất để người chăn nuôi có điều kiện đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi.

- Thuế: Có ưu đãi về thuế với các đơn vị nhập khẩu nguyênliệu thức ăn chăn nuôi; miễn thuế VAT đối với sản phẩm thức ănchăn nuôi.

- Tín dụng: Đa dạng các hình thức và phương thức tín dụng theohướng tạo điều kiện dễ tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ,chế biến dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi.

120

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tông điều tra nông thôn, nông ngiệp, thủy sản 2011

Page 137: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

121

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

66Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2004

Hình 61. Dịch chuyển chăn nuôi Việt Nam từ khu vực có mật độ dân sốcao (đồng bằng) sang khu vực có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi)

Page 138: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

- Thương mại: Đơn giản hóa thủ tục hành chính để các tổ chức vàcá nhân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hoànthiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm soát chất lượng, an toàn thựcphẩm với hàng hóa nhập khẩu.

Bên cạnh đó, phương thức chăn nuôi được chú trọng là chuyểndần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Xác định quy môtrang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng, địa phương,nhất là chăn nuôi lợn, vịt và gà lông màu; Phát triển chăn nuôi nônghộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộkỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có thểthấy được rằng, chính sách phát triển chăn nuôi trong tương lai đangthiếu các giải pháp để giúp các hộ chăn nuôi nhỏ này có thể cải thiệnsinh kế của mình.

Thực tế, trong ngắn hạn rất khó để có thể chuyển đổi một cáchhoàn toàn từ chăn nuôi nông hộ sang hình thức trang trại lớn vì hạnchế về vốn, đất đai cạnh tranh với các khu công nghiệp, đô thị hóa,lao động ở nông thôn ít. Các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ là những hộ sảnxuất tận dụng lao động nhàn rỗi của gia đình, có thể quản lý 5 - 10 conlợn, hay nuôi từ 200 - 500 con gà, đa số các hộ này không thuê laođộng. Hiện nay, họ đang cung cấp khoảng 60 - 70% sản lượng thịt chotiêu dùng trong nước

Hình 62. Định hướng phát triển đến 2020 của Việt Nam

122

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 và Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi”, 2014

Page 139: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Ngoài những bất lợi trên, các hộ chăn nuôi nhỏ là đối tượng dễ bịtổn thương nhất khi dịch bệnh xảy ra. Ví dụ, năm 2010 bệnh tai xanhtrên lợn và bệnh lỡ mồm long móng bùng phát dữ dội làm hơn 1 triệucon lợn bị nhiễm bệnh (chiếm khoảng 5% tổng đàn), trong đó khoảng0,4 triệu con bị chết hoặc bị tiêu hủy. Tuy nhiên, sản lượng vẫn chỉgiảm khoảng 1% từ mức 23,33 triệu con xuống 23,1 triệu con.

Hình 63. Dịch bệnh trên gia súc chính trong những năm qua (ĐVT: ngàn con)

Đến năm 2011, do ảnh hưởng của dịch bệnh và một số lý do khác,số lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm mạnh so với năm 2006 từ 3,5 triệu hộxuống 2,1 triệu hộ (giảm 1,4 triệu hộ) chăn nuôi từ 1 - 2 con, và giảmtừ 1,8 triệu hộ xuống hơn 1 triệu hộ (giảm 0,8 triệu hộ) chăn nuôi từ 3- 5 con. Số hộ này là những hộ chăn nuôi nhỏ tận dụng thức ăn củagia đình để chăn nuôi. Các hộ này có thể không chịu tác động nhiềubởi giá thức ăn chăn nuôi nhưng lại ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh vìthường chăn nuôi ngay trong khu dân cư, các hộ nuôi sát nhau việcsát trùng chuồng trại hay thực hiện tiêm phòng cũng không được

123

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tông cục thống kê và Cục thú y Việt Nam, 2014.

Page 140: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

đồng loạt và đầy đủ nên khi dịch bệnh xảy ra là nguồn để phát tándịch sang các hộ lân cận. Đề các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ có thể tồntại, cần thiết phải có các giải pháp về liên kết để giải quyết nhiều vấnđề: (i) Quy mô nhỏ lẻ trong sản xuất; (ii) Kiểm soát dịch bệnh vàVSATTP trong chăn nuôi và vận chuyển; (iii) Hạ giá thành sản xuấtnhờ liên kết trực tiếp với nhà máy, nguồn cung ứng giống, thuốc thúy để tăng thêm lợi nhuận nhận được do giảm bớt các khâu trung gian;(iv) Áp dụng KHKT mới, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm được xácnhận để nâng cao chất lượng và giá trị chăn nuôi.

Hình 64. Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu quy mộ hộ chăn nuôi lợn qua các năm

Có thể thấy được rằng, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướngngày càng giảm do nhiều lý do mà dịch bệnh có thể là một lý dochính. Tuy nhiên, trong ngắn hạn các hộ này sẽ không thể mất đi mộtcách hoàn toàn mà vẫn còn là một nguồn cung cấp thực phẩm quantrọng cho thị trường trong nước đối với cả thịt lợn và gà. Khi thay đổiđịnh hướng phát triển cần có các giải pháo đi kèm để không chỉ thúcđẩy sản xuất mà còn phải giải quyết vấn đề an sinh xã hội, sinh kế chocác hộ chăn nuôi nhỏ này.

124

NGUYỄN VĂN GIÁP

Nguồn: Tông điều tra nông thôn, nông ngiệp, thủy sản 2011

Page 141: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Phát hiện và nhận định chính

Kết luận 1: Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyểntừ quy mô chăn nuôi nhỏ sang các hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn.Chăn nuôi tăng liên tục về sản lượng, đầu con không tăng nhưngtrọng lượng/con tăng thể hiện quá trình chuyển dịch từ giống truyềnthống sang giống nhập ngoại. Số lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảmnhanh, nguyên nhân là do gặp rủi ro dịch bệnh, kém cạnh tranh về giáso với trang trại quy mô lớn, không được sự hỗ trợ từ chính sáchngành hiện nay của nhà nước.

Kết luận 2: Ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụ thuộc hơn vàothị trường nước ngoài: nhập khẩu giống, nhập khẩu thức ăn và thuốcthú ý ngày càng tăng. Ngoài ra sản phẩm thịt chịu sự canh tranh ngàycàng gay gắt của thịt nhập khẩu, và sản phẩm thịt tiêu thụ trong cáchệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng,khách sạn). Giống lợn ngoại chiếm đến 49%, giống lai 43%, còn lạigiống nội địa; Gà ngoại 33%, gà lai 35%, gà nội 7%, còn lại gà chuyêntrứng. Nhập khẩu giống ngoại, nhập khẩu thức ăn và thuốc thú ycũng tăng theo thời gian.

Kết luận 3: Rủi ro đối với hộ chăn nuôi nhỏ ngày một tăng: rủido đến từ giá thức ăn, dịch bệnh, và giá bán. Các hộ chăn nuôi quymô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại hơn so với các hộ chăn nuôiquy mô lớn. Hộ chăn nuôi nhỏ chịu rủi ro và thiệt dịch bệnh nhiềuhơn hộ chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi quy môsiêu nhỏ ít chịu ảnh hưởng của biến động giá thức ăn chăn nuôicông nghiệp.

Kết luận 4: Thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị điều khiểnbởi một số công ty lớn. Các công ty thức ăn nước ngoài FDI chiếm thị

125

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 142: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

phần lớn, tỷ lệ tập trung thị trường tăng trong các năm gần đây, cóhiện tượng liên kết định giá lỏng lẻo khi các công ty nhỏ định giá theocác công ty lớn, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khi sửdụng hệ thống phân phối đại lý độc quyền và chiết khấu lớn, chi phínghiên cứu và phát triển cao. Từ đó các công ty thức ăn chăn nuôiđịnh giá bán TACN cao hơn mức giá cạnh tranh gây thiệt hại chongười chăn nuôi và người tiêu dùng.

Kết luận 5: Hệ thống dịch vụ thú y công kém hiệu quả và dịch vụ thúy do các công ty tư nhân kiểm soát. Dịch vụ thú ý bị chi phối bởi cáccông ty tư nhân từ khâu cung cấp tư vấn thông tin, đào tạo, và bánthuốc, dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch, tạo ra quá nhiều loạithuốc, giá đắt và gây thiệt hại nông dân nhỏ. Trong giai đoạn 2002 -2013, giá trị nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y tăng từ hơn 6 triệuUSD lên gần 60 triệu USD, tăng gần gấp 10 lần. Thị trường thuốc thúy và vắc xin chăn nuôi có giá trị ước tính hơn 3.280 tỷ, trong đó chogia cầm chiếm khoảng 920 tỷ, lợn khoảng 2.150 tỷ, và trâu bò khoảng210 tỷ. Thị trường thuốc thú y hiện nay có khoảng 4.000 loại thuốcđược công phép lưu hành tại Việt Nam.

Kết luận 6: Hệ thống giết mổ, phân phối thịt tạo ra thế độc quyền địaphương, các lò mổ và kênh phân phối địa phương lấy phần lớn giá trịgia tăng trong chuỗi giá trị, khiến người chăn nuôi chịu thiệt. Hiện naycó rất nhiều cơ sở giết mổ lợn rải rác khắp cả nước song hầu hết là giếtmổ thủ công của tư nhân, quy mô nhỏ, cơ sở trang thiết bị sơ sài, và vệsinh không đảm bảo. Theo điều tra tại một số địa phương các cơ sở giếtmổ được hưởng hơn 40% giá trị gia tăng trong chuỗi thịt lợn.

Kết luận 7: Nhập lậu sản phẩm thịt chất lượng kém, thịt bẩn quađường tiểu ngạch là mối đe dọa rất lớn đến ngành chăn nuôi ViệtNam, đến người chăn nuôi nhỏ, và đến người tiêu dùng. Có bằngchứng cho thấy khi nhập tiểu ngạch bị kiểm soát chặt thì lợi ích ngườichăn nuôi nhỏ tăng cao và ổn định.

126

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 143: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

Kết luận 8: TPP sẽ ảnh hưởng đến người chăn nuôi nhỏ nhiều hơn sovới người chăn nuôi quy mô lớn. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớnsẽ không bị ảnh hưởng, mà còn phát triển thêm để thay thế cho các hộchăn nuôi quy nhỏ bị mất đi. Như vậy TPP sẽ làm lợi cho các hộ chănnuôi lớn, và về tổng thể ngành chăn nuôi sẽ không bị sụt giảm nhiềuvề sản lượng, tuy giá sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm đôi chút.

Kết luận 9: Các chính sách hiện hành thúc đẩy và hỗ trợ chăn nuôiquy mô lớn, không có tác động nhiều đến người chăn nuôi nhỏ. Các chínhsách hiện hành không khuyến khích cũng không hạn chế và thắt chặtđối với chăn nuôi quy mô nhỏ. Các chính sách chủ yếu hướng tới thúcđẩy quy mô chăn nuôi lớn và chăn nuôi tập trung. Như vậy chínhsách còn bỏ ngỏ một đối tương chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo trongngành chăn nuôi.

Kết luận 10: Hệ thống thông tin bất đối xứng (thiếu và yếu trongtoàn bộ các khâu của ngành) dẫn đến tình trạng chọn lọc ngược(adverse selection) khiến các sản phẩn bẩn, sản phẩm không ATVSTPchiếm ưu thế và được lựa chọn đưa vào thị trường.

5.2. Kiến nghị chính sách

Kiến nghị chính sách 1: Xây dựng chiến lược và quy hoạch chănnuôi hoàn chỉnh cho cả nước. Hiện nay chiến lược chăn nuôi chưa xácđịnh được vùng địa lý, quy mô nào phù hợp, giống nào sẽ phát triển,các dịch vụ công nào cần thiết. Đặc biệt xác định được vị trí và quanhệ giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn.

Chiến lược chăn nuôi cần linh hoạt, và đi vào thực chất hướng tớimực tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững, ổn định, cung cấp sảnphẩm thịt chất lượng sạch với giá chấp nhận được cho người tiêudùng. Hướng tới cải thiện và nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe ngườitiêu dùng Việt Nam.

Kiến nghị chính sách 2: Kiểm soát nhập lậu sản phẩm thịt. Nếukhông kiểm soát được nhập khẩu thịt qua đường tiểu ngạch thì chăn

127

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 144: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

nuôi Việt Nam sẽ không thể phát triển ngay ngắn và phát triển theohướng chất lượng trong dài hạn. Kiểm soát chặt nhập lậu thịt qua biêngiới, nhất là thịt bẩn và chất lượng xấu.

Đối với nhập khẩu thịt chính ngạch cần xây dựng hàng rào kỹthuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượng thấp, có dư lượng thuốc, hóachất trong thịt. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn nhập khẩu theothông lệ quốc tế để bảo hộ người chăn nuôi trong nước.

Kiến nghị chính sách 3: Kiểm soát độc quyền và nâng cao tínhcạnh tranh lành mạnh trong thị trường TACN. Cần có biện pháp phávỡ thế độc quyền và khả năng kiểm soát thị trường của một số côngty TACN.

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận vai trò của các công ty TACN FDItrong việc thay đổi phương thức kinh doanh, tạo dựng thị trườngmới, giới thiệu khoa học công nghệ và phát triển thị trường chăn nuôitrong nước.

Kiến nghị chính sách 4: Siết chặt khâu kiểm soát vệ sinh môitrường chăn nuôi. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn về VSMT cho các hôchăn nuôi. Phổ biến và áp dụng GAHP như là yêu cầu bắt buộc. Hạnchế chăn nuôi quy mô vừa và lớn trong các khu dân cư. Chỉ cho phépquy mô chăn nuôi siêu nhỏ trong khu dân cư, những cũng dần phảiloại bỏ.

Hiện nay việc kiểm soát môi trường chăn nuôi tuy có một số quyđịnh, nhưng hầu như chưa được áp dụng mạnh ở cấp địa phươngdo địa phương né tránh những va chạm và mâu thuẫn tại cộngđô#ng. Cần sử dựng sức ép cộng đồng, và bảo vệ sức khỏe cộngđồng để áp dụng nghiêm các quy định và tiêu chuẩn môi trường chocác hộ chăn nuôi.

Kiến nghị chính sách 5: Kiểm soát hiệu quả thị trường thuốc thú y.Rà soát và loại bỏ thuốc thú y chất lượng kém. Nâng cao vai trò thôngtin và phổ biến kiến thức của hệ thống dịch vụ thú y công. Thắt chặt

128

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 145: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

khâu đăng ký và kiểm soát việc giới thiệu các loại thuốc thú y mới.Kiểm soát nội dung tập huấn, hội thảo của các công ty thuốc vớingười dân. Nội dung nên tập trung nâng cao hiểu biết, cơ chế chữabệnh động vật hơn là quảng cáo, giới thiệu thuốc.

Kiến nghị chính sách 6: Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệsinh thực phẩm (ATVSTP) cho hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dầnloại bỏ các cơ sở giết mỏ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảovệ sinh thực phẩm. Loại bỏ có lộ trình bằng các quy định khắt khehơn về tiêu chuẩn cơ sở giết mổ. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho cácđiểm bán thịt lẻ. Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói, bàn inox, vàtiến đến phải có liên kêt hợp đồng với các điểm giết mổ đạt tiêuchuẩn mới được hành nghề. Hướng tới mục tiêu 100% thịt được tiêuthụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻ phải là thịt có xác nhận (GAHP)và có nguồn gốc.

Kiến nghị chính sách 7: Hỗ trợ hình thành hiệp hội người tiêu dùngthịt là cơ quan đấu tranh cho quyền lợi của người tiêu khi có tranhchấp xẩy ra. Cơ quan này còn có chức năng kiểm tra, xác nhận tiêuchuẩn và uy tín của các hệ thống cung cấp và phân phối thịt nhằm bảovệ quyền lợi người tiêu dùng.

129

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Page 146: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ACIAR (2010). Tóm tắt chính sách. Dự án "Nâng cao năng lựccạnh tranh cho người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong điều kiệnthị trường Việt Nam chuyển đổi".

2. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được phê duyệtnăm 2008 theo quyết định sô 10/2008/ QĐ-TTg ngày 16 tháng 1năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được phê duyệtnăm 2008 theo quyết định sô 10/2008/ QĐ-TTg ngày 16 tháng 1năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sởgiết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tậptrung, công nghiệp (Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

5. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu (Quyết định166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ)

6. Cục Chăn nuôi. Tình hình chăn nuôi gà giai đoạn 2001-2005 vàphương hướng phát triển giai đoạn 2006-2015.

7. Dự án LIFSAR (2014). Báo cáo dự án “Dự án Cạnh tranh ngànhChăn nuôi và An toàn thực phẩm”.

8. Nguyễn Văn Đang (2012). Thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho giacầm và sản lượng thịt trứng gia cầm năm 2012.

9. Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 vàQuyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006

10. Tổng Cục thống kê (2006). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nôngnghiệp và thủy sản năm 2006.

130

NGUYỄN VĂN GIÁP

Page 147: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

11. Tổng Cục thống kê (2011). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nôngnghiệp và thủy sản năm 2011.

12. Tổng Cục thống kê. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam(VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012)

13. Trần Công Xuân (2007). Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vữngtrong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

14. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn -Agroinfo (2013). Báo cáo thường niên ngành thức ăn chăn nuôi.

15. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn -Agroinfo (2012). Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng thực phẩm tạimột số tỉnh, thành phố của Việt Nam

16. Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - CAP (2010). Đánhgiá hiện trạng cung cầu thịt lợn khu vực phía Bắc nhằm xây dựngkênh phân phối hiệu quả.

17. TS. Lê Bá Lịch - Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam (2014).Thức ăn chăn nuôi - thách thức đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

18. TS. Nguyễn Đăng Vang - Hội Chăn nuôi Việt Nam (2014). Chínhsách trong ngành chăn nuôi và tác động đến người chăn nuôi quymô nhỏ.

19. TS. Nguyễn Thanh Sơn - Viện Chăn nuôi (2014). Thực trạng vàmột số giải pháp phát triển giống vật nuôi ở nước ta.

20. Viện kinh tế nông nghiệp (2005). Báo cáo tổng quan các nghiêncứu về ngành chăn nuôi Việt Nam.

21. Võ Trọng Thành (2010). Chăn nuôi lợn Việt Nam: Thực trạng,thách thức và triển vọng.

22. Vũ Trọng Bình và cộng sự. Chính sách phát triển chăn nuôi ở ViệtNam: Thực trạng, thách thức và chiến lược đến 2020.

131

Page 148: THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ … · thỊ trƯỜng chĂn nuÔi viỆt nam - thay ĐỔi cẤu trÚc ĐỂ nÂng cao cẠnh tranh nhÀ xuẤt

132

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAMNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Địa chỉ: 65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031_____________________________________

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc

BÙI VIỆT BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung

Tổng biên tập

LÝ BÁ TOÀN

Biên tập:

TS. KHUẤT DUY KIM HẢI

Trình bày, minh họa:

DUY NỘI

Sửa bản in:

LINH KHANH

_____________________________________________________________In: 500 cuốn, khổ: 16 x 24, tại: Công ty CP in Sách Việt Nam

Địa chỉ: 22B Hai Bà Trưng, Hà NộiSố XNĐKXB: 2821-2015/CXBIPH/41 - 62/HĐ. Số QĐXB của NXB: 198/QĐ-NXB HĐ.

Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-7288-1In xong và nộp lưu chiểu năm 2015