Thị trƣờng sản phẩm nông...

33
Thtrƣờng sn phm nông nghip Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng Stháng 01/2017 31/01/2017 TRONG SNÀY: Tng quan ngành Thông tin thtrường ni địa Di n bi ến thtrường nông, lâm, thy sn trong k Xây dựng thương hiệu cho nông sn còn nhi u gian nan Thông tin thtrường xut khu Kim ngch xut khu nông, thy sn năm 2017 dbáo tăng trưởng tt Xut khu nông thy sn sang Trung Quc dbáo ti ếp tc tăng khá Năm 2017: Kim ngch xut khu nông, thy sn ti Australia dbáo đạt 445 tri u USD Thông tin xúc tiến thương mại 93 t đồng xúc ti ến thương mại quc gia năm 2017 2- 4/3/2017: Đăng ký tham dhi chChè và Cà Phê Quc tế năm 2017 ti Singapore 24- 25/9/2017: Hi chTrà & Cà phê Canada 2017 Giao thương Thông tin chính sách Đề xut bchế độ cp Gi y phép nhp khu t động vi phân bón Tin vn Thông tin cnh báo Mduy trì thuế đối vi tôm Vi t Nam trong đợt xem xét hoàng hôn 5 năm l n thhai 2 3 3 4 6 6 18 23 28 28 28 29 30 31 31 32 32 32 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG THÔNG TIN XUT NHP KHU 655 Phạm Văn Đồng Bc TLiêm - Hà Ni Bphn phát hành: (04) 37150521/(04) 37150490 Fax: (04) 37152574

Transcript of Thị trƣờng sản phẩm nông...

Page 1: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng

Số tháng 01/2017 31/01/2017

TRONG SỐ NÀY:

Tổng quan ngành

Thông tin thị trường nội địa

Diễn biến thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ

Xây dựng thương hiệu cho nông sản còn nhiều gian nan

Thông tin thị trường xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản năm 2017 dự báo tăng trưởng tốt

Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng khá

Năm 2017: Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản tới Australia dự báo đạt 445 triệu

USD

Thông tin xúc tiến thương mại

93 tỷ đồng xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017

2- 4/3/2017: Đăng ký tham dự hội chợ Chè và Cà Phê Quốc tế năm 2017 tại

Singapore

24- 25/9/2017: Hội chợ Trà & Cà phê Canada 2017

Giao thương

Thông tin chính sách

Đề xuất bỏ chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động với phân bón

Tin vắn

Thông tin cảnh báo

Mỹ duy trì thuế đối với tôm Việt Nam trong đợt xem xét hoàng hôn 5 năm lần thứ

hai

2

3

3

4

6

6

18

23

28

28

28

29

30

31

31

32

32

32

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Bộ phận phát hành: (04) 37150521/(04) 37150490 Fax: (04) 37152574

Page 2: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 2

TỔNG QUAN NGÀNH Năm 2016, toàn ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được

những kết quả tích cực; tình hình sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh chóng với những “bứt phá ngoạn mục”. Ba điểm sáng lớn mà ngành đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét. Sự tiến bộ vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam là trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất về thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu đen, cao su và sắn.

Năm 2017, ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 2,5-2,8%, giá trị sản xuất tăng 3,0-3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 32,0 – 32,5 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,4%, tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới từ 28-30%.

Ngành nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung của Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt. Tuy đã gặt hái nhiều thành công và đứng trước vận hội lớn cả trong và ngoài nước nhưng ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về dân số, kinh tế và môi trường.

Trong năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam là ngành chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng... Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và cần nắm lấy điều này để biến thách thức, thành cơ hội để phát triển nền nông nghiệp. Những tác động của tự nhiên đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giống mới, cây mới thay thế cho những cây trồng không phù hợp. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hàng hóa

Ngành nông nghiệp hướng đến áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên trong năm 2017, lãnh đạo ngành nông nghiệp sẽ tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 nhóm sản phẩm gồm nhóm sản phẩm quốc gia, nhóm sản chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm vùng miền.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, năm 2016 mặc dù là năm thứ 5 liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn trong xuất khẩu hàng nông sản, nhưng nhờ những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam vẫn gặt hái không ít thành công.

Về triển vọng xuất khẩu nông, thủy sản trong năm 2017, mặc dù vẫn có khó khăn ở một số thị trường lớn, khi các tiêu chuẩn và hàng rào về kỹ thuật ngày càng khắt khe (tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh, các hàng rào về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá…), nhưng nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn tiếp tục tăng cao.

Theo dự kiến, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt nam trong năm 2017 được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 9% so với năm 2016, ước đạt 24,13 tỷ USD.

Một số thông tin đáng chú ý:

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang Trung Quốc trong năm 2016 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm trước Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2016 chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2017, dự báo Trung Quốc vẫn là thị trường lớn tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản của nước ta, đặc biệt là các mặt hàng rau quả, cao su, hàng thủy sản, hạt điều, cà phê và chè…

Năm 2016, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt 392,2 triệu USD, tăng 9,2% so với năm 2015. Đây là thị trường khó tính, đòi hỏi quy định cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó, nếu ta tuân thủ tốt các yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ thị trường này đưa ra thì xuất khẩu nông thủy sản của nước tới Australia sẽ tiếp tục đạt kết quả tốt hơn nữa. Dự báo, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt 445,5 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2016.

Page 3: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

3

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA

Diễn biến thị trƣờng nông, lâm, thủy sản trong tháng

Trong tháng 1/2017, giá hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản có xu hướng tăng so với tháng cuối năm 2016 do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Giá nông, thủy sản trong tháng 01/2017 có xu hướng giảm ở mặt hàng gạo, hạt điều song lại tăng ở hầu hết các mặt hàng nông sản khác.

Cụ thể:

+ Giá lúa tại khu vực ĐBSCL tăng từ 300 – 500 đ/kg so với tháng 12/2016. Trong đó, giá gạo thành phẩm loại 5% tấm không bao bì tại mạn tăng 500 đ/kg, đạt 7.800 đ/kg, gạo 15% tấm tăng 400 đ/kg, đạt 7.500 đ/kg; gạo 25% tấm tăng 300 đ/kg, đạt khoảng 7.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

+ Giá chè trong nước tháng 1/2017 cũng tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng cuối năm 2016 nhờ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Cụ thể, giá chè cành chất lượng cao tại Thái Nguyên tăng 5.000 đồng lên 190.000 đồng/kg. Với mức tăng tương tự, chè xanh búp khô và chè xanh búp khô đã sơ chế loại 1 lên lần lượt 140.000 đồng/kg và 105.000 đồng/kg.

Cùng thời điểm, tại Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 tăng 1.000 đồng lên 8.000 đồng/kg; giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen tăng 500 đồng lên 4.000 đồng/kg.

+ Trên thị trường cà phê, trong khi giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng 2,7% so với tháng trước thì giá xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh lại ổn định ở mức 1.976 USD/tấn (FOB). Hiện vụ thu hoạch cà phê đã kết thúc và các nông dân đang đẩy mạnh bán ra trước Tết nguyên đán.

+ Trong tháng 1/2017, cao su là mặt hàng tăng giá mạnh nhất, tăng 12% - 16% đối với giá chào bán và tăng 8% - 11% đổi với giá thu mua trong nước. Nguyên nhân khiến giá cao su tăng mạnh là do cây cao su sắp bước vào giai đoạn cho năng suất thấp. Bên cạnh đó, lo ngại nguồn cung giảm do lũ lụt tại Thái Lan cũng giúp giá tăng cao.

+ Tại Bình Phước, trong tháng 1/2017 điều hạt khô có một số ít giao dịch được thực hiện với mức giá thu mua là 53.000 đ/kg. Mặc dù giá đã giảm 1.000 đ/kg so với mức giá đỉnh cao đạt được vào hai tháng cuối năm 2016, đây vẫn là mức giá cao đạt được vào thời điểm này nhờ thị trường xuất khẩu đang tốt.

Hiện hạt điều Việt Nam luôn có chất lượng và mẫu mã tốt, đạt yêu cầu của những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật... Hiện đã có đến 80 nước nhập khẩu hạt điều sơ chế của Việt Nam, nhiều nhất là Mỹ với 30%, một số nước châu Âu 25%, Trung Quốc 18% thị phần...

Page 4: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 4

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải nhập khẩu tới 65% điều nguyên liệu từ Ấn Độ, các nước châu Phi để phục vụ cho việc chế biến điều nhân xuất khẩu. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro khi giá điều nguyên liệu tăng cao, giảm lợi nhuận từ hoạt động chế biến. Cùng với đó là thách thức trong việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn trong việc bảo vệ uy tín thương hiệu của hạt điều Việt Nam... Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng, tăng chất lượng nhân điều và chế biến sâu trở nên cấp bách.

+ Thị trường hạt tiêu trong nước gần đến Tết Nguyên đán hoạt động chậm lại với mức giá trung bình giảm 10.000 đ/kg so với tháng 12/2016 dao động ở mức 125.000 đ/kg - 129.000 đ/kg.

Giá hồ tiêu giảm trong thời gian qua chủ yếu là do áp lực dư cung. Thời điểm này, loại cây cho thu nhập bạc tỷ này đã đạt diện tích gấp đôi mục tiêu năm 2020.

Dự báo: Với triển vọng tăng trở lại của thị trường dầu thô thế giới trong năm 2017, thị trường nông, thủy sản cũng được dự báo sẽ có mặt bằng giá cao hơn trong năm nay.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc nhẹ khi giá dầu và giá hàng hóa phục hồi, giảm bớt áp lực lên các nhà xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường mới nổi và Brazil và Nga sẽ phục hồi trở lại sau thời gian suy thoái.

Tham khảo giá nông, thủy sản tại thị trường trong nước (ĐVT: 1.000 đ/kg)

Tên hàng 29/1/2017 So 31/12/2016

(%) So T01/2016

(%)

Lúa khô loại thường (kg) 5.150 -1,0 -3,7

Lúa khô loại dài (kg) 5.450 0,9 -1,8

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm (kg) 7.100 6,0 2,2

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm (kg) 6.600 1,5 -2,9

Giá gạo thành phẩm 5% tấm (kg) 7.800 6,8 -2,5

Giá gạo thành phẩm 15% tấm (kg) 7.500 5,6 -3,8

Giá gạo thành phẩm 25% tấm (kg) 7.300 4,3 -3,9

Giá chào bán gạo trắng 5% tấm (USD) 340 0,0 -12,8

Giá chào bán gạo trắng 25% tấm (USD) 330 0,0 -10,8

Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên (tấn) 45.100 2,7 38,3

Giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh (USD) 1.976 -0,1 30,3

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (kg) 105.000 5,0 -12,5

Chè cành Thái Nguyên chất lượng cao (kg) 190.000 2,7 -5,0

Chè xanh Thái Nguyênbúp khô (loại 1) (kg) 140.000 3,7 -12,5

Chè xanh nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 8.000 14,3 -11,1

Chè đen nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 4.000 14,3 -11,1

Giá nhân điều tại Bình Phước (kg) 53.000 -1,9 32,5

Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ (kg) 127.000 -7,3 -25,3

Cao su SVR 3L (kg) 50.500 8,1 102,8

SVR 10 (kg) 48.600 11,2 98,4

SVR CV (USD/kg) 58.307 16,1 116,5

SVR 10 (USD/kg) 48515 13,2 103,1

SVR 20 (USD/kg) 48.000 12,2 101,8

Cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp 25.500 4,1 18,6

Cá tra thịt trắng loại 2 tại Đồng Tháp 23.500 4,4 20,5

Tôm càng xanh (100 con/kg) Đồng Tháp 220.000 -8,3 -12,0

Xây dựng thƣơng hiệu cho nông sản còn nhiều gian nan Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hạng cao trên thế giới, xuất khẩu

tôm đứng hàng thứ 3 thế giới nhưng trong bối cảnh chưa có một thương hiệu nào của hai sản phẩm chủ lực này thì việc xuất khẩu đứng top dẫn đầu chưa có ý nghĩa nhiều.Thực trạng này cần được khắc phục và xây dựng thương hiệu cũng là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện tại.

Page 5: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

5

Cụm từ “Xây dựng thương hiệu cho nông sản” đã được lặp đi lặp lại với tần suất cao ở các cuộc hội nghị, hội thảo nhưng cho đến nay kết quả vẫn là một con số 0.

Theo lý thuyết muốn hàng nông sản được tin dùng thì phải xây dựng được những thương hiệu uy tín, và để có thương hiệu uy tín thì phải tổ chức chuỗi sản xuất “sạch” khép kín từ cây con giống, gieo trồng đến bàn ăn. Tuy nhiên trong thực tế, việc “làm thương hiệu” có lẽ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cho đến nay nông sản Việt vẫn chưa có được một thương hiệu nào để thế giới biết đến.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã tham gia vào chuỗi xuất khẩu gạo của thế giới 28 năm. Gạo Việt Nam đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới góp phần cứu đói cho hàng triệu người, nhưng thực tế là ít người biết hạt gạo mình ăn là do nông dân Việt Nam làm ra. Nguyên nhân là vì Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo, nên phải xuất khẩu với bao bì nhãn mác mang tên của một doanh nghiệp ở quốc gia nhập khẩu. Cũng vì không có thương hiệu mà những loại gạo ngon nhất của Việt Nam nhiều năm liền giá bán chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu gạo của Thái Lan.

Hai năm gần đây một quốc gia được xem là có nền nông nghiệp chậm phát triển như Campuchia cũng đã âm thầm xây dựng vùng sản xuất, xây dựng thương hiệu và kết quả là họ đã có đến 8 thương hiệu gạo ngon nổi tiếng, đặc biệt là gạo thơm Romduol liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới sánh ngang với Jasmine, Hom Mali của Thái Lan, Basmati của Ấn Độ, Paw San của Myanmar…

Tương tự như vậy, nước ta có gần 1 triệu ha vườn cây ăn trái, chỉ riêng khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chiếm 1/3 diện tích của cả nước, tổng sản lượng hằng năm gần 5 triệu tấn quả các loại, trong đó không thiếu những chủng loại thuộc hàng đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, Vĩnh Kim, măng cụt, sầu riêng, bưởi Năm Roi… nhưng cũng vì không có thương hiệu nên cũng chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Bên cạnh đó, với tâm lý lo ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi trái cây ngoại có nhiều ưu điểm như lạ, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp ... nên nhiều mặt hàng trái cây Việt vẫn còn chịu sự lép vế ngay tại thị trường nội địa.

Hay việc cá tra Việt Nam được xuất khẩu đi khắp thế giới, nắm giữ 99% thị phần với sản lượng xuất khẩu hàng triệu tấn mỗi năm nhưng qua hơn 10 năm xuất khẩu vẫn chịu cảnh phải mượn thương hiệu như các sản phẩm nông sản khác. Tương tự như vậy đối với hàng loạt mặt hàng nông sản khác như chè, cà phê ...…

Dẫu biết rằng sự chậm trễ trong quá trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt thời gian qua cũng đối mặt với không ít thách thức. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan là những yếu tố khách quan như: đất đai canh tác manh mún, khó sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; công tác nghiên cứu khoa học về giống, cây trồng chưa theo kịp các nước tiên tiến, trình độ sản xuất, chế biến còn hạn chế…

Đối với sản xuất lúa gạo: do nước ta có diện tích canh tác ít nhưng dân số đông nên chịu áp lực rất lớn về an ninh lương thực đó là lý do lâu nay ta phải chọn giải pháp sản xuất các giống lúa ngắn ngày để làm được nhiều vụ đảm bảo đủ gạo ăn trong năm.

Theo quy luật, những giống lúa ngắn ngày thì chất lượng dinh dưỡng chắc chắn không bằng các giống dài ngày. Trong khi Thái Lan và Campuchia có điều kiện tốt hơn vì đất rộng mà người thưa, làm một năm một vụ cũng không lo đói nên họ thoải mái chọn những giống lúa dài ngày chất lượng tốt hơn để sản xuất, đây cũng là nguyên nhân chính khiến gạo Việt thua gạo Thái và Campuchia.

Thế nhưng dẫu có khó khăn gì đi nữa, một khi chúng ta đã tham gia “sân chơi” toàn cầu thì phải chấp nhận luật của cuộc chơi. Trong một thị trường thương mại toàn cầu hóa thì người tiêu dùng càng có nhiều sự chọn lựa để tìm kiếm sản phẩm tốt nhất, giá cả hợp lý nhất cho mình. Việc tổ chức sản xuất theo quy trình tốt nhất và sự khẳng định niềm tin uy tín chất lượng thông qua sự cam kết của thương hiệu là con đường duy nhất nếu chúng ta muốn bán được sản phẩm của mình với giá trị cao trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Page 6: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 6

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản năm 2017 dự báo tăng

trƣởng tốt Trong năm 2016, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do giá giảm và ảnh

hưởng của thời tiết đến sản lượng, nhưng nhờ những nỗ lực vượt bậc, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn gặt hái không ít thành công. Kim ngạch xuất khẩu nhóm “nông, thủy sản” trong năm 2016 ước tính tăng 7,6% so với năm 2015, đạt 22,2 tỷ USD. Trong đó, ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của một số mặt hàng chủ lực như rau quả, cà phê hay hạt điều.

Về triển vọng xuất khẩu nông, thủy sản trong năm 2017, mặc dù vẫn có khó khăn ở một số thị trường lớn, khi các tiêu chuẩn và hàng rào về kỹ thuật ngày càng khắt khe (tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh, các hàng rào về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá…), nhưng nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn tiếp tục tăng cao.

Xuất khẩu hàng nông sản năm 2016 (Lượng: tấn, Trị giá: nghìn USD)

Mặt hàng Tháng 12/16 So T11 (%) Năm 2016 So 2015 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Hàng thủy sản 656.595 -3,1 7.053.126 7,4

Cà phê 148.074 329.577 29,1 32,5 1.781.642 3.335.508 32,8 24,9

Hạt điều 26.518 243.102 -11,2 -9,5 346.844 2.842.576 5,7 18,5

Hàng rau quả 253.493 32,7 2.457.665 33,6

Gạo 390.053 174.764 21,9 23,4 4.835.718 2.171.813 -26,5 -22,4

Cao su 132.075 223.868 3,4 19,2 1.254.248 1.671.713 10,3 9,2

Hạt tiêu 9.152 69.841 -5,4 -2,6 177.893 1.429.351 35,3 13,5

Sắn và sp từ sắn 351.061 92.450 5,7 5,1 3.693.311 998.689 -10,3 -24,2

Sắn 95.664 12.174 14,3 1,1 1.505.441 256.208 -18,8 -35,5

Chè 14.871 25.841 15,2 15,6 130.904 217.210 5,1 2,1

1. Hàng rau quả

Trong năm vừa qua, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là mặt hàng rau quả với mức tăng lên tới 33,6% so với năm 2015, đạt 2,46 tỷ USD. Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong năm vừa qua là do trái cây Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính. Cụ thể, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều đã được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời, trái vải và xoài của Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Australia. .

Rau quả Việt Nam đã xuất khẩu đi 40 nước trên thế giới. Đây là kết quả ấn tượng sau nhiều năm nỗ lực cải thiện chất lượng, hình ảnh của mặt hàng rau quả Việt Nam. Tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất trái cây theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được đặc biệt quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP đã được thực hiện và chứng nhận trên chôm chôm, bưởi da xanh ở Bến Tre, bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long, vú sữa Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc, khóm (dứa) Tiền Giang, xoài Đồng Tháp...

Trong năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ đã chính thức cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cho 17 hộ trồng nhãn với khoảng 30ha ở huyện Châu Thành. Như vậy, sau nhiều nỗ lực sản xuất theo những tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, trái nhãn của nhà vườn ở Đồng Tháp đã tìm được hướng đi đúng. Hiện tại, trung bình mỗi tuần, HTX nhãn Châu Thành cung ứng 10 tấn nhãn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đi Hoa Kỳ.

Dự kiến tháng 3/2017, những lô xoài đầu tiên của Đồng Nai từ HTX Suối Lớn sẽ vào thị trường Australia với sản lượng khoảng 18 tấn/ngày. Ngoài thị trường Australia, hàng

Page 7: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

7

năm, HTX xoài Suối Lớn đang xuất khẩu khoảng 2.000 tấn xoài cấp đông vào thị trường Nhật Bản. Sự kiên trì vận động các hộ dân thành lập HTX xoài Suối Lớn, tạo thành vùng chuyên canh hơn 150ha và động viên các xã viên sản xuất theo quy trình VietGAP đã giúp trái xoài vươn tới các thị trường xuất khẩu lớn.

Kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả qua các tháng từ năm 2014– 2016 (Đvt: triệu USD)

0

50

100

150

200

250

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015

Về thị trường xuất khẩu:

Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016, đạt 1,738 tỷ USD, tăng mạnh 45,5% so với năm 2015. Tính riêng tháng 12/2016 đạt 186,83 triệu USD, tăng 45,8% so với tháng 11/2016 và tăng 68,1% so với tháng 12/2015.

Đáng chú ý, khu vực châu Âu hiện nhu cầu đối với rau các loại rất lớn do nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh. Yếu tố thời tiết không thuận lợi ở các nước phía Nam, tại Bỉ và Hà Lan, các kệ rau trong siêu thị hầu như trống rỗng. Tính hình tương tự cũng xảy ra tại Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác.

Hiện Anh đang phải nhập khẩu rau diếp từ Mỹ, nhu cầu đối với các loại rau khác như cà tím, cà chua, bông cải xanh và ớt chuông …, trong khi đó giá tăng từ 25 – 40%. Đặc biệt, bí xanh đang khan hiếm trầm trọng. Giá bí xanh tại Tây Ban Nha ở mức 24 euro/thùng; Cà tím ở mức 22 – 24 Euro/thùng; Dưa chuột ở mức 8 – 9 Euro/thùng và giá ớt cũng tăng nhảy vọt. Tại Bỉ, giá rau diếp lên tới 18 Euro/thùng.

EU – thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, tuy nhiên doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa khai thác được lợi thế của mình. Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới EU trong năm 2016 đạt con số rất khiêm tốn 93,24 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2015.

Thị trường xuất khẩu hàng rau quả năm 2016 (ĐVT: 1.000 USD)

Thị trường T12/2016 So với

T11/2016 (%) So với

T12/2015 (%) Năm 2016

So với năm 2015

(%)

Tỷ trọng (%)

Tổng 253.493 32,7 48,2 2.457.665 33,6 100

Khu vực châu Á 219.534 36,6 56,8 2.111.775 38,3 85,9

Trung Quốc 186.834 45,8 68,1 1.738.907 45,5 70,8

Nhật Bản 6.716 8,5 21,5 75.122 1,5 3,1

Hàn Quốc 5.399 -10,7 -2,3 82.637 23,4 3,4

Đài Loan 3.923 -24,3 3,8 45.437 12,6 1,8

UAE 2.353 16,4 27,3 22.726 39,5 0,9

Hồng Kông 1.899 -11,6 78,8 13.294 -24,4 0,5

Khu vực Asean 12.410 13,5 11,4 133.651 14,3 5,4

Malaysia 4.689 12,9 44,6 48.054 29,7 2,0

Thái Lan 3.750 6,1 -8,0 40.031 23,7 1,6

Singapore 2.968 21,1 43,1 28.546 15,5 1,2

Lào 639 2,5 12,4 5.950 -16,0 0,2

Page 8: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 8

Thị trường T12/2016 So với

T11/2016 (%) So với

T12/2015 (%) Năm 2016

So với năm 2015

(%)

Tỷ trọng (%)

Inđônêxia 308 161,6 -42,5 8.979 7,9 0,4

Campuchia 56 -7,3 -91,3 2.091 -71,9 0,1

Khu vực EU 8.866 17,4 -13,2 93.249 22,1 3,8

Hà Lan 4.406 1,3 -23,4 54.722 29,6 2,2

Pháp 2.297 91,1 21,0 13.425 24,1 0,5

Đức 1.268 24,8 18,0 11.438 -7,4 0,5

Anh 505 -11,0 -42,7 8.643 34,7 0,4

Italia 390 -6,7 -35,7 5.022 10,5 0,2

Thị trường khác 15.019 -2,4 18,0 153.939 26,2 6,3

Mỹ 8.135 -5,0 12,9 84.491 44,2 3,4

Nga 2.895 62,0 154,8 23.461 2,5 1,0

Ôxtrâylia 2.158 -38,2 -10,3 26.045 32,8 1,1

Canada 1.566 15,6 -0,4 17.002 8,3 0,7

Ukraina 164 -12,1 -10,7 1.116 2,5 0,0

Côoét 102 -54,1 1.824 -55,1 0,1

Về chủng loại xuất khẩu:

Năm 2016, xuất khẩu nhóm trái cây đạt 1,78 tỷ USD, tăng 94,7% so với năm 2015. Tính riêng tháng 12/2016 đạt 196,76 triệu USD, tăng 43,2% so với tháng 11/2016 và tăng 59,6% so với năm 2015.

Chủng loại thanh long – mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây trong năm 2016, đạt 895,7 triệu USD, tăng 70% so với năm 2015. Tính riêng tháng 12/2016 đạt 99,15 triệu USD, tăng 26,9% so với tháng trước và tăng 42,4% so với tháng 12/2015.

Chủng loại Dưa hấu: Năm 2016, xuất khẩu dưa hấu đạt 238.363 tấn, kim ngạch đạt 106,32 triệu USD, tăng 651,1% về lượng và tăng 543,1% về kim ngạch năm 2015. Tính riêng tháng 12/2016 đạt 20.136 tấn, kim ngạch đạt 8,67 triệu USD, tăng 244,9% về lượng và tăng 240,9% về kim ngạch so với tháng trước; giảm 17,7% về lượng và giảm 23,2% về kim ngạch so với tháng 12/2015.

Về giá: Giá xuất khẩu bình quân chủng loại dưa hấu của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt mức 431 USD/tấn, giảm 5,1 USD/tấn (-1,2%) so với tháng trước; giảm 30,7 USD/tấn (-6,7%) so với tháng 12/2015; lũy kế năm 2016 đạt mức 446 USD/tấn, giảm mạnh 74,9 USD/tấn (-14,4%) so với năm 2015.

Sau khi đạt kim ngạch xuất khẩu 2,457 tỷ USD trong năm 2016, xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu cán mốc 3 tỷ USD trong năm 2017.

Yếu tố thuận lợi:

+) Nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả của Trung Quốc tăng mạnh về sản lượng và chủng loại. Tháng cuối năm 2016, xuất hiện thêm chủng loại trái cây Lê Ki ma xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho thấy tín hiệu rất lạc quan. Bên cạnh đó, nhu cầu rau củ tại khu vực châu Âu rất lớn. Nếu khai thác tốt thị trường này, năm 2017 xuất khẩu hàng rau củ của Việt Nam vào EU sẽ có một bước tiến vượt bậc.

+) Giá xuất khẩu hàng rau hoa quả năm 2017 sẽ tăng theo xu hướng tăng chung của giá hàng hóa toàn cầu. Đầu năm 2017, giá nhiều chủng loại rau củ tại khu vực EU tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm.

+) Theo kế hoạch trong năm 2017 và những năm tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán, mở cửa thêm đối với một số loại trái cây khác như xoài, vú sữa vào Hoa Kỳ, thanh long ruột đỏ, nhãn và vải vào Nhật Bản (dự kiến đầu năm 2017 phía Nhật Bản sẽ chính thức cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ)… Ngoài ra một số thị trường khác cũng đang trong quá trình đàm phán như Chi Lê (cho vải, nhãn, bưởi); Australia (cho

Page 9: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

9

nhãn, chanh leo, thanh long); Brazil, Argentina, Peru (với các loại quả chôm chôm, nhãn, vải, bưởi, thanh long)…

Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng rau hoa quả lớn nhất năm 2016 (ĐVT: 1.000 USD)

Doanh nghiệp Năm 2016 So 2015 (%)

Cty CP Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát 66.634 385,7

Cty Cổ Phần Bích Thị 53.299 238,1

Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Hoàng Đại 50.946 99,0

Tổng Cty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Vạn Xuân 42.189 -9,0

DN tư nhân Phạm Thuỳ Dương 37.309 26.107,9

DN tư nhân Dằn Văn Dầu 37.256 261,2

Cty TNHH Kinh Doanh Và Dịch Vụ Xnk 31.973 -21,7

Cty TNHH Hợp Mạnh 31.082 109,3

Cty TNHH Mtv Bách Việt Lạng Sơn 29.895 90,2

Cty TNHH AGRIVINA 27.944 11,2

Cty TNHH Thương Mại Giao Nhận Vận Tải Hnt 26.475 -12,7

DN tư nhân Nguyễn Bá Toản 26.268 619,7

Cty TNHH Mtv Xnk Minh Phong 21.240

DN tư nhân Vũ Duy ba 21.067 202,9

Cty TNHH Thực Phẩm Quốc Tế GIAVICO 19.712 9,7

Cty TNHH Vận Tải Biển Toàn Nguyên 17.974 105,4

Cty TNHH Xnk Asean Hm 17.939 343,4

DN tư nhân Vũ Huân 17.763 1.537,0

Cty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu 17.741 4,4

Cty TNHH Pca 17.355 61,9

Cty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Song Đạt 17.183 4,0

Cty TNHH Tiếp Vận Chí Minh 16.891 -29,7

Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Y.K. Vina 15.404 15,9

Cty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xaxa 15.319 82,4

Cty CP Nafoods Group 15.146 4,3

Cty TNHH Ngọc Diệp 14.964 45,7

DN tư nhân Vũ Mạnh Đại 14.645

Cty TNHH OLAM Việt Nam 14.586 302,1

Cty TNHH Thực Phẩm YERGAT 14.213 27,0

Cty CP Rau Quả Thực Phẩm An Giang 14.141 20,0

2. Mặt hàng cà phê

Năm 2016, được coi là một năm thành công đối với ngành cà phê khi xuất khẩu mặt hàng này bứt phá mạnh, với mức tăng trưởng lên tới 32,8% về lượng và 24,9% về trị giá so với năm 2015, đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 3,33 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặt bằng giá cà phê liên tục tăng từ tháng 4/2016 đến nay, giá xuất khẩu cao su của Việt Nam bình quân trong tháng 12/2016 đạt 2.226 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 11/2016 và tăng tới 21,6% so với tháng 12/2015. Tuy vậy, so với năm 2015 giá xuất khẩu bình quân năm 2016 vẫn giảm nhẹ 6%, đạt bình quân 1.872 USD/tấn. Ở trong nước, giá thu mua cà phê nhân xô đã có thời điểm lên đến 46.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Về thị trường: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2016 vẫn chủ yếu tập trung ở một số thị trường trọng điểm như EU, Mỹ và một số nước châu Á. Nhìn chung xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng cao so với năm 2015. Cụ thể:

Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016 với khối lượng đạt 275,67 nghìn tấn, tăng mạnh 43,8% so với năm 2015. Lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường này chiếm 15,47% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2016.

Page 10: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 10

Đứng thứ hai về tiêu thụ cà phê của Việt Nam năm 2016 là thị trường Mỹ, đạt 237,19 nghìn tấn, tăng mạnh 51% so với năm 2015 và chiếm 13,3% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta.

Ngoài ra, lượng cà phê xuất khẩu sang Italia tăng mạnh 29% so với năm 2015, Nhật Bản tăng 24,1%, Bỉ tăng 41,1%, Angiêri tăng 74,1%... Đáng chú ý, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Mêhicô tăng đột biến 208% trong năm 2016.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2016 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Năm 2016 So 2015 (%) Tháng 12/2016

So T11/2016 (%)

So T12/2015 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Đức 275.679 493.812 43,8 37,6 16.993 36.429 -6,2 -4,3 -22,8 -3,7

Mỹ 237.195 449.915 51,0 43,6 24.603 55.675 77,2 77,4 -11,3 14,0

Italia 136.223 245.437 29,0 23,6 9.928 21.133 3,2 2,9 11,8 36,2

Tây Ban Nha 115.466 211.421 -1,8 -8,3 8.758 18.820 55,1 58,8 -22,3 -7,9

Nhật Bản 104.450 202.984 24,1 19,7 8.646 19.458 26,5 29,3 39,0 57,5

Bỉ 86.747 165.387 41,1 33,1 19.826 40.427 102,3 96,7 232,1 262,1

Angiêri 64.050 112.963 74,1 64,5 4.538 9.626 86,4 95,1 14,9 37,0

Nga 59.812 118.467 29,6 14,0 4.422 10.592 32,4 34,0 -22,1 -4,4

Philipine 59.025 111.108 86,5 63,6 3.556 7.282 -26,0 -20,7 -41,7 -35,5

Mêhicô 52.093 89.522 208,0 194,1 1.860 3.788 -35,4 -34,6 -12,6 3,1

Trung Quốc 46.204 106.688 57,3 45,0 3.098 8.874 -4,6 -1,5 -11,6 9,3

Ấn Độ 45.790 79.437 67,1 63,2 4.534 9.609 22,1 35,9 99,3 154,1

Anh 43.035 77.347 34,1 18,5 2.018 5.014 71,3 97,5 -44,6 -27,6

Pháp 40.030 70.624 22,7 15,1 3.702 7.820 44,5 50,1 13,7 28,2

Thái Lan 38.912 74.085 70,3 36,5 153 762 -96,0 -90,7 30,8 41,1

Hàn Quốc 33.150 64.273 16,5 15,1 3.849 8.914 51,7 54,8 51,4 91,6

Malaysia 29.404 56.367 51,5 41,0 1.705 4.196 -21,2 -9,8 -24,1 14,5

Inđônêxia 17.443 29.949 28,9 -5,3 168 676 784,2 1.600,4 -94,0 -85,8

Hà Lan 17.227 33.180 26,8 22,1 1.710 3.917 -6,2 0,9 104,5 128,1

Ôxtrâylia 16.193 31.766 28,1 18,7 1.612 3.817 115,5 121,2 48,3 78,9

Ba Lan 14.754 31.170 -1,7 -9,6 1.022 2.506 19,5 21,9 -41,3 -19,2

Ai Cập 13.139 20.352 66,2 46,8 478 935 33,1 35,9 -53,7 -42,4

Bồ Đào Nha 12.178 21.809 2,1 -3,6 562 1.243 -10,2 -10,5 -42,5 -25,1

Nam Phi 9.773 16.472 67,6 59,8 304 692 101,3 119,8 18,3 74,4

Ixraen 8.644 21.832 8,1 5,8 1.321 4.081 400,4 618,9 24,4 8,9

Hy Lạp 7.387 13.610 43,7 39,0 621 1.288 53,3 41,7 -2,2 24,4

Canada 7.011 13.759 23,9 19,3 538 1.396 0,2 19,7 49,4 82,7

Rumani 5.039 10.796 -1,0 -15,4 406 1.045 -2,4 8,8 -31,0 -34,7

Thụy Sỹ 3.875 6.852 69,7 52,2

Singapore 2.380 8.503 -30,9 -22,6 211 945 -22,4 0,2 -8,7 43,0

Đan Mạch 1.782 3.090 28,4 19,0 148 336 134,9 129,9 39,6 54,5

New Zealand 817 1.463 -62,0 -62,8 192 468 0,0 0,0 0,0 0,0

Campuchia 328 1.450 6,1 4,9 6 23 -89,5 -91,7 -81,8 -82,4

Về chủng loại:

Hiện nay, trong cơ cấu các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì chiếm phần lớn vẫn là cà phê nhân với mặt hàng trọng điểm là cà phê Robusta. Theo đó, xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,6 triệu tấn, trị giá 2,79 tỷ USD, tăng mạnh 40% về lượng và 33,4% về trị giá so với năm 2015. Chỉ riêng mặt hàng này đã chiếm 94% tổng khối lượng các mặt hàng cà phê xuất khẩu của nước ta.

Cùng với đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu cũng tăng khá mạnh 13,4% so với năm 2015, đạt 78,65 nghìn tấn.

Page 11: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

11

25 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam năm 2016 (ĐVT: nghìn USD) Tên doanh nghiệp Năm 2016 So 2015 (%)

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex 378.908 32,9

Công Ty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 189.435 47,9

Tổng Công Ty Tín Nghĩa Công Ty TNHH 173.600 31,7

Công Ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk 171.317 20,7

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang 142.246 98,2

Công ty TNHH VOLCAFE Việt Nam 132.635 229,9

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Olam Việt Nam 126.143 15,4

Công ty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam 118.695 52,5

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam 118.304 -12,0

Công Ty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam) 115.895 17,1

Công Ty Cổ Phần Intimex Bình Dương 91.028 108,2

Công ty TNHH Armajaro Việt Nam 89.447 -5,3

Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh 86.725 29,8

Công ty TNHH LOUIS DREYFUS COMMODITIES Việt Nam 85.346 118,1

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế 83.314 40,1

Công Ty Cổ Phần Intimex Đắk Nông 79.157 70,5

Công Ty TNHH Dakman Việt Nam 77.379 24,5

Công Ty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam 76.772 -5,8

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 72.982 13,3

Công ty cổ phần ĐTK 70.132 -15,3

Công Ty TNHH Cà Phê OUTSPAN Việt Nam 68.958 4,0

Chi Nhánh Công Ty CP Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột 68.072 128,6

CN Công ty TNHH Cà Phê Vĩnh An Tại Đồng Nai 67.691 118,4

Doanh Nghiệp Tư Nhân Cà Phê Minh Tiến 50.993 11,8

Công Ty TNHH Comercial Exportadora Việt Nam 48.885 761,8

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

3. Mặt hàng gạo

Theo số liệu thống kê chính thức, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 thực tế đạt 4,8 triệu tấn tương đương với trị giá gần 2,2 tỷ USD (mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua), giảm 26,5% về lượng và giảm 22,4% về trị giá so với năm 2015.

Năm 2016, xuất khẩu gạo giảm mạnh cả về lượng, giá trị và thị trường và hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do các thị trường nhập khẩu giảm nhập khẩu gạo, trong đó Trung Quốc siết chặt nhập khẩu gạo tiểu ngạch, Philippines, Indonesia và Ghana những thị trường gạo Việt Nam luôn có sự cạnh tranh về giá nay chịu thất thiệt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia với giá rẻ tương đương.

Mặt khác, gạo xuất khẩu giảm mạnh trong bối cảnh nền nông nghiệp sản xuất gạo đang rơi vào trạng thái biến động khi vấn đề biến đổi khí hậu, năng lực sản xuất đang đặt ra yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc toàn diện ngành này. Nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, xây dựng kênh phân phối đa dạng hóa hơn là cách thức để Việt Nam cạnh tranh được với lúa gạo các nước khác.

Kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2017 của nước dự kiến đạt 2,3 tỷ USD, tăng nhẹ 5% so với năm 2016.

- Giá xuất khẩu: Giá gạo xuất khẩu bình quân trong cả năm 2016 đạt 449,1 USD/tấn, so với năm 2015 tăng 5,5%. Trong tháng 12/2016, giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ trở lại, với 488 USD/tấn, tăng 1,1% (+5,1 USD/tấn) so với tháng trước và tăng 5,4% (+23,1 USD/tấn) so với tháng 12/2015.

- Thị trường xuất khẩu: Trong năm 2016, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng 18 thị trường so với năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất vào nước ta trong năm 2016.

Page 12: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 12

Lượng và giá gạo xuất khẩu trung bình từ năm 2015 – 2016

0

100.000

200.000

300.000

400.000

500.000

600.000

700.000

800.000

900.000

1.000.000

T1/15 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

t10

T11 T12

T1/20

16 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9T10 T11 T12

360

380

400

420

440

460

480

500

Lượng (tấn) GXKTB (USD/tấn)

Một số thị trường xuất khẩu gạo đạt trị giá cao trong năm 2016 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Năm 2016 % so năm 2015

Thị trường Năm 2016 % so năm 2015

Lượng Trị giá Lượng Lượng Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 1.738.169 782.307 -17,5 -8,6 Qata 5.293 3. 457 -25,2 -25,4

Gana 503.673 248.905 38,9 34,5 Reunion 5.012 2.419 -3,1 -5,3

Philipine 395.802 167.430 -65,3 -64,1 Micronesia 5.008 2.643 529,2 388,8

Cuba 403.819 164.336 16,8 15,4 Qatar 4.987 3.169

Inđônêxia 324.388 128.571 -51,8 -51,8 Ucraina 4.843 1.921

Malaysia 269.721 117.079 -47,3 -45,5 Thái Lan 4.642 2.386 2,3 27,6

Singapore 85.963 43.090 -31,3 -30,8 Ixraen 4.634 2.308 29,1 22,5

Bờ Biển Ngà 190.961 91.150 -25,4 -21,1 Benin 4.560 2.126 -46,4 -42,5

Hồng Kông 98.578 49.121 -16,7 -20,4 Xu Đăng 4.378 2.176 1.165,3 1.351,8

Papua New Guinea 94.365 40.020 -9,0 -13,2 Nhật Bản 4.206 2.438 -18,8 11,5

Đông Timo 93.507 33.450 27,2 29,8 Mông Cổ 4.018 2.159 94,7 62,8

Đảo Solomon 45.776 24.901 1.768,0 1.784,8 Mayotte 3.767 1.930 -7,7 -12,8

Angiêri 40.097 15.360 6,7 3,4 Mêhicô 3.527 1.364 -4,4 -2,8

UAE 38.867 20.205 12,3 3,9 Ba Lan 3.247 1.561 3,0 -6,6

Mỹ 33.872 18.404 -31,3 -33,9 Marshall 3.222 1.696 46,3 26,5

Đài Loan 32.298 15.618 -5,2 -11,3 Thổ Nhĩ Kỳ 3.204 1.419 27,3 8,8

Brunei 29.250 12.756 115,4 85,8 Montenegro 2.870 1.067 82,1 77,6

Phigi 32.004 13.432 26,1 24,0 Samoa 2.775 1.500

Môdambic 31.798 14.989 33,7 25,1 Na Uy 2.285 1.456 3,6 -4,6

Nga 24.530 9.514 -49,7 -50,3 Northern Mariana 2.269 1.383 -95,5 -95,1

Đức 25.970 13.756 1.849,5 1.818,2 Albania 2.154 969 -29,2 -18,6

Angôla 36.938 14.811 188,8 132,2 Côoét 2.001 1.051

Nam Phi 23.692 9.365 -47,5 -45,1 British Virgin 2.000 1.026

Irắc 16.069 6.787 15.809,9 7.624,9 New Zealand 1.984 1.192 45,1 48,3

Haiti 18.520 8.987 -48,8 -45,9 Camêrun 1.868 1.103 -95,7 -93,2

Hàn Quốc 18.305 8.412 -59,7 -47,8 Croatia 1.800 692 -26,5 -29,0

Ả Rập Xê út 16.044 8.423 -34,3 -34,3 Italy 1.780 819

Vanuatu 15.975 8.622 702,6 594,0 Tây Ban Nha 1.771 742 74,8 49,9

Ăngôla 12.945 5.449 0,5 -15,1 Bồ Đào Nha 1.712 737 310,7 298,6

Tanzania 12.179 5.864 -37,4 -36,1 Guam 1.638 979 -12,3 -15,8

Australia 11.853 6.729 30,5 22,6 Braxin 1.597 902 83,4 64,3

Gabông 11.739 6.149 15,4 14,0 Hunggary 1.565 717 -36,8 -23,8

Kiribati 10.225 5.551 558,5 443,7 Madagatxca 1.523 537 298,6 152,3

Lituania 7.810 3.079

Syrian Arab 1.340 666

Canada 7.765 4.670 33,4 30,5 Baren 1.314 737 17,9 11,6

Hà Lan 6.440 2.998 2,2 -1,1 Triều Tiên 1.200 374 -61,0 -66,3

Arập Xêut 7.156 3.814

Nigiêria 1.181 767 256,9 230,5

Page 13: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

13

Thị trường Năm 2016 % so năm 2015

Thị trường Năm 2016 % so năm 2015

Lượng Trị giá Lượng Lượng Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Bỉ 5.979 2.660 -26,3 -27,1 Gioocdani 1.170 528 -60,5 -65,8

Chilê 5.252 2.122 52,6 51,5 Libyan Arab Jamahiriya 1.128 613

Cônggô 5.636 2.104 364,6 166,8 French Polinesia 1.078 611

Tôgô 5.388 2.904 70,5 58,0

25 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trị giá cao nhất năm 2016 (ĐVT: nghìn USD) Doanh nghiệp Năm 2016 % so 2015

Công ty TNHH MTV - Tổng Công tyLương Thực Miền Nam 292.271 -56,3

Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc 189.448 -25,2

Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang 114.061 6,9

Công ty TNHH Tân Thạnh An 113.669 91,4

Công ty CP Tân Đồng Tiến 106.234 -3,2

Công ty CPQuốc Tế Gia 71.801 -23,1

Công ty CPThương Mại Đầu Tư Tín Thương 62.061 -16,8

Công ty CP Nông Sản Vinacam 56.022 20,6

Công ty Lương thực Long An 55.327 -9,8

Công ty TNHH Lương Thực Tấn Vương 53.976 315,6

Công ty CPTập Đoàn Intimex 53.538 -11,7

Công ty TNHH Dương Vũ 50.538 23,2

Công ty CP Tập Đoàn Lộc Trời 37.477 -34,6

Công ty CPXuất Nhập Khẩu Thuận Minh 37.106 3,8

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Hưng 36.657 -12,3

Công ty CP Gentraco 36.227 -18,1

Công ty TNHH Một Thành Viên Taydoshin 29.207 181,7

Công ty TNHH Lương Thực Phương Đông 29.169 -4,5

Công ty CP Xuất Nhập Khẩu An Giang 28.361 -17,6

Công ty CPXuất Nhập Khẩu Và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim 26.979 14,4

Công ty TNHH Lương Thực - Thực Phẩm Long An 26.977 7,0

Công ty TNHH MTV Du Lịch - Thương mại Kiên Giang 26.378 -37,4

Doanh Nghiệp TN Trung Thạnh 25.985 17,9

Công ty CP Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trung An 25.319 -48,5

Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tường Lân 25.311 1,8

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

4. Mặt hàng cao su

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá bán cao su trên thế giới giảm, hạn hán ở nhiều tỉnh đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh nhưng ngành cao su đã nỗ lực cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt 132 nghìn tấn, trị giá 223,86 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và 19,2% về trị giá so với tháng 11/2016.

Như vậy, tính chung năm 2016 xuất khẩu cao su của nước ta đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 10,3% về lượng và 9,2% về trị giá so với năm 2015. Cao su tiếp tục có mặt trong danh sách 10 mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt kết quả khả quan trong năm vừa qua chủ yếu là do tăng mạnh khối lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Về giá xuất khẩu: Trong năm 2016, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam biến động khá thất thường. Giá có xu hướng tăng trong 5 tháng đầu năm sau đó quay đầu giảm trong quý 3 và tăng giá mạnh trở lại trong quý 4/2016. Tính đến tháng 12/2016, giá xuất khẩu cao su của nước ta đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2014 đến nay, đạt bình quân 1.695 USD/tấn, tăng 15,4% so với tháng 11/2016 và tăng mạnh 49,5% so với tháng 12/2015.

Page 14: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 14

Mặc dù tăng rất mạnh trong những tháng cuối năm nhưng tính bình quân cả năm 2016 giá xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn giảm nhẹ 1%, đạt 1.333 USD/tấn.

Về thị trường: Trong năm 2016, cao su của Việt Nam được xuất khẩu tới 80 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam với 743,26 nghìn tấn, trị giá 994,09 triệu USD, tăng 29,8% về lượng và 30,2% về trị giá so với năm 2015. Đồng thời, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 59,3% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của nước ta, tăng 8,9% thị phần so với năm 2015.

Trong khi đó, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Đức cũng tăng mạnh 29,2% và 20,4% so với năm 2015. Ngoài ra, lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan… cũng tăng so với năm 2015. Trái lại, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ cao su lớn thứ 2 của Việt Nam là Malaysia giảm mạnh 40,5% so với năm 2015. Tương tự, lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ giảm nhẹ 2,6%.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2016 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá, nghìn USD)

Thị trường Năm 2016 So 2015 (%)

Thị trường Năm 2016 So 2015 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 743.267 994.098 29,8 30,2 Tây Ban Nha 13.527 17.840 20,6 15,8

Malaysia 101.269 128.863 -40,5 -42,5 Italia 12.260 14.970 -13,3 -20,2

Ấn Độ 86.941 116.651 -2,6 -8,2 Inđônêxia 11.946 15.958 15,9 19,8

Hàn Quốc 38.252 53.937 29,2 28,4 Hà Lan 11.589 16.032 -2,9 -4

Mỹ 36.114 45.406 -7,6 -6,8 Nhật Bản 11.050 17.084 4,5 -0,7

Đức 36.060 48.607 20,4 13,1 Nga 7.775 10.650 53,2 53,3

Đài Loan 28.118 40.082 4,9 1,8 Bỉ 6.344 6.866 -6,2 -10,8

Thổ Nhĩ Kỳ 21.877 28.576 3,5 2,4 Bănglađet 5.502 8.495 77,1 75,3

Xri Lanca 14.939 20.106 -24,3 -24,9 Pakixtan 4.880 6.391 -12,7 -11,9

Braxin 13.935 15.768 10,2 2,4 Canada 4.315 6.269 8,7 8,1

Về chủng loại: Trong năm 2016, cao su tổng hợp đã vượt qua cao su SVR 3L để đứng đầu về chủng loại cao su xuất khẩu của nước ta với khối lượng đạt 559,86 nghìn tấn, tăng mạnh 228,8% so với năm 2015. Đáng chú ý, mặt hàng này chiếm tới 44,3% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016. Nguyên nhân khiến xuất khẩu cao su tổng hợp tăng mạnh đột biến trong năm qua được nhận định là do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc (nhà tiêu dùng cao su lớn nhất của Việt Nam) sau khi Chính phủ nước này có chính sách ưu đãi về thuế đối với cao su tổng hợp.

Trái lại, lượng cao su SVR 3L và SVR 10 xuất khẩu lại giảm mạnh lần lượt là 22,4%, 10,9% so với năm 2015, đạt 222,83 nghìn tấn và 191,6 nghìn tấn.

Về doanh nghiệp: Năm 2016, số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2016 theo thống kê đạt 246 doanh nghiệp, tiếp tục giảm 13 đơn vị so với năm 2015.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cao su tiêu biểu trong năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp Năm 2016 Tỷ trọng

(%) So 2015

(%)

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Bình Phước 223.586 13,3 22,7

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi 119.534 7,1 136,9

Công Ty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên Anh 105.620 6,3 17,2

Công Ty TNHH Thương Mại Hòa Thuận 80.023 4,8 44,3

Công Ty TNHH Cao Su Thuận Lợi 58.326 3,5 99,1

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Long 52.562 3,1 63,9

Công Ty Cổ Phần Cao Su Việt Phú Thịnh 51.464 3,1 -13,3

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hoa Sen Vàng 48.877 2,9 -3,8

Công Ty TNHH Mai Thảo 46.029 2,7 13,1

Page 15: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

15

Tên doanh nghiệp Năm 2016 Tỷ trọng

(%) So 2015

(%)

Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng 45.431 2,7 0,8

Công Ty TNHH Thương Mại Hoàng Dũng 42.629 2,5 -36,0

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Mai Vĩnh 40.225 2,4 -5,2

Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Dịch Vụ Hiệp Thành 38.481 2,3 78,8

Công Ty TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân 34.793 2,1 17,8

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Cao Su Việt Nam 31.700 1,9 3,1

HTX cao su Nhật Hưng 30.706 1,8 69,1

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Thiện Hưng 28.945 1,7 22,3

Công Ty TNHH Một Thành Viên Thắng Thắng Lợi 28.309 1,7 88,6

Cty TNHH TIMATEX (Việt Nam) 23.541 1,4 -69,1

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Khẩu Cao Su Phú An 20.331 1,2 201,1

Công Ty TNHH 1tv Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai 19.835 1,2 3,4

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hưng Thịnh 19.808 1,2 0,9

Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam 18.147 1,1 13,1

Công Ty TNHH Tiến Thành 17.875 1,1 10,9

Công Ty TNHH Cao Su Đông Nam Á 17.844 1,1 -28,1

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Dự báo: Tiếp tục những kết quả khả quan trong năm 2016 và triển vọng phục hồi của thị trường cao su thế giới năm 2017, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2017 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015. Trong số các thị trường chính của Việt Nam, xuất khẩu cao su có triển vọng tăng tại thị trường Trung Quốc do sản phẩm cao su của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh cao tại thị trường này, đặc biệt là cao su tổng hợp. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này dẫn đến rủi ro hiện hữu là chỉ cần Trung Quốc ngừng hoặc hạn chế thu mua là ngay lập tức các sản phẩm rơi vào cảnh lao đao. Ngoài ra, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng dễ rơi vào tình trạng bị o ép về giá cả…

Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng, song cáo doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng, những mặt hàng nông sản khác nói chung cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hướng tới các thị trường tiềm năng nhưng ổn định khác.

Trong năm 2017, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ cũng thuận lợi nhờ nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước này gần đây tăng lên rất cao, do sản xuất trong nước quá ít so với nhu cầu mặc dù thực tế sản lượng đã gia tăng trở lại. Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam như Hàn Quốc, EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) cũng có triển vọng tăng trong năm 2017.

5. Hàng thủy sản

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016 đạt 1,89 triệu tấn với kim ngạch đạt 7,05 tỷ USD, tăng 12,1% về lượng và 7,3% về kim ngạch so với năm 2015. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2017 sẽ tăng 1,6% về lượng và 6,5% về kim ngạch so với năm 2016, đạt 1,9 triệu tấn với kim ngạch đạt 7,5 tỷ USD.

Trong năm 2016, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của nước ta đã đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2015, dẫn đầu là tôm đông lạnh chiếm 17,3% về lượng và 43,1% về kim ngạch; cá tra, basa chiếm 46,2% về lượng và 24% về kim ngạch; cá đông lạnh chiếm 14,2% về lượng và 14% về kim ngạch; chả cá chiếm 7% về lượng và 3,6% về kim ngạch; cá đóng hộp chiếm 4,1% về lượng và 3,1% về kim ngạch; mực đông lạnh chiếm 1,6% về lượng và 2,5% về kim ngạch; cá khô chiếm 2,7% về lượng và 1,9% về kim ngạch; các mặt hàng khác chiếm 4,5% về lượng và 5,7% về kim ngạch so với năm 2015.

Năm 2016, các thị trường thủy sản dẫn đầu của Việt Nam là Mỹ chiếm 14,1% về lượng và 20,5% về kim ngạch; EU chiếm 15,4% về lượng và 17% về kim ngạch; Nhật Bản chiếm 8% về lượng và 15,6% về kim ngạch; Trung Quốc chiếm 12,4% về lượng và 9,8% về kim ngạch; Hàn Quốc chiếm 7,6% về lượng và 8,7% về kim ngạch; ASEAN chiếm

Page 16: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 16

13,2% về lượng và 7,4% về kim ngạch; các thị trường khác chiếm 28,8% về lượng và 21,1% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2016.

Năm 2016 là năm nỗ lực của thủy sản Việt Nam khi hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng ở nhiều nơi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi thủy sản, giá tôm và cá tra đều tăng cao nhưng người dân không có hàng để bán, trong khi các nhà máy lo thiếu nguyên liệu hoạt động sẽ gây khó khăn cho việc gia tăng xuất khẩu…nhưng thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng trong khó khăn ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ôxtrâylia…

Một số thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam năm 2016

Thị trường Tỷ trọng (%) Năm 2016

Năm 2016 so với năm 2015 (%)

Lượng Trị giá Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá

Tổng 100 100 1.895.257 7.053.126 12,1 7,3

Mỹ 14,1 20,5 267.905 1.445.213 13,8 8,9

EU 15,4 17 291.472 1.202.224 3 2

Nhật Bản 8 15,6 150.894 1.098.183 3,7 4,8

Trung Quốc 12,4 9,8 235.456 694.613 87,6 50,6

Hàn Quốc 7,6 8,7 144.957 612.193 2,5 4,4

ASEAN 13,2 7,4 250.899 520.837 12,2 4,4

Ôxtrâylia 1,9 2,7 35.699 189.176 5,8 5,3

Canada 1,7 2,6 32.673 184.809 6,4 -5,5

Hồng Kông 1,7 2,1 32.069 150.727 0,3 -1,4

Đài Loan 2 1,5 37.196 105.544 -3,2 -11,5

Nga 1,6 1,4 30.640 96.495 36,4 17,3

Mêhicô 3 1,4 57.087 95.933 -0,2 -12,8

Braxin 2,3 1 43.381 68.292 -1,8 -12,9

A-rập Xêút 2 0,9 38.634 61.642 -1,4 -12,2

Côlômbia 2,2 0,8 40.993 58.257 10,1 -10,1

UAE 1,1 0,7 20.261 50.806 6 -5,6

Israel 0,6 0,7 10.447 48.469 16,5 23,5

Ai Cập 1,1 0,7 21.066 46.385 -12,7 -30,5

Thuỵ Sỹ 0,2 0,5 3.338 37.731 -3,1 -1,3

Pakistan 0,6 0,3 12.056 23.473 0,8 1

New Zealand 0,2 0,3 3.555 21.313 7 -6,3

Ấn Độ 0,7 0,3 13.634 20.337 15,2 1,9

Li Băng 0,3 0,3 5.668 18.393 9,3 3

6. Hạt điều:

Điều cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao trong năm qua với giá trị kim ngạch đạt trên dưới 2,84 tỷ USD, chiếm tới 50% tổng giá trị thương mại điều trên toàn cầu. Giá thu mua điều thô nguyên liệu năm 2016 tăng khoảng 10% so với năm trước nhưng bù lại, giá xuất khẩu cũng tăng, trung bình đạt hơn 8.000 USD/tấn nên lợi nhuận doanh nghiệp cũng khả quan hơn. Dự kiến, năm 2017, đơn hàng của các đối tác nhập khẩu sẽ tăng cao hơn. Do đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh thu mua nguyên liệu của nông dân các tỉnh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Trong số rất nhiều thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, có 6 thị trường đạt trên 100 triệu USD, đó là: Hoa Kỳ 970 triệu USD (chiếm 34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước; tăng 17,6% so với năm 2015); Trung Quốc 422,6 triệu USD (chiếm 15%, tăng 19,8%); Hà Lan 382,7 triệu USD (chiếm 13,5%, tăng 24%); Anh 118,8 triêu USD (chiếm 4,2%, tăng 17%); Australia 120,8 triệu USD (chiếm 4,3%, tăng 3,7%); Đức 103,4 triệu USD (chiếm 3,6%, tăng 50%).

Nhìn chung, trong năm 2016 xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị trường đều đạt mức tăng trưởng cao về kim ngạch so với năm 2015; trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Pakistan (+93%); Ucraina (+80,4%); Ấn Độ (+71,7%); Israel (+49,4%); Đức (+50%).

Page 17: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

17

Hiện tại, nhân điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam, sau cà phê và gạo, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Đây cũng là năm thứ 11 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu.

Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng hạt điều gia tăng khoảng 10%/năm trên toàn cầu. Trong khi khả năng tăng diện tích cũng như sản lượng của hạt điều chỉ ở mức 5%, thấp hơn nhiều so với sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, do đó dư địa của thị trường thế giới vẫn còn khá lớn cho hạt điều. Nếu như nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc hay một vài thị trường lớn, thì đầu ra của hạt điều không phụ thuộc vào một thị trường nào.

Bên cạnh việc gia tăng sản lượng điều trong nước, để giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, ngành điều Việt Nam đang nỗ lực nâng cao giá trị cho hạt điều, cùng với đó là cam kết 100% sản phẩm đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Hạt tiêu

Năm 2016 là một năm khởi sắc của ngành sản xuất hạt tiêu khi xuất khẩu tiêu tăng mạnh cả về lượng và giá trị, đạt 178 nghìn tấn, kim ngạch 1,43 tỷ USD. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 8.028 USD/tấn, giảm 16% so với năm 2015. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016 là Hoa Kỳ (342,4 triệu USD, chiếm 24,1% tổng kim ngạch), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất 92,6 triệu USD, chiếm 6,7%), Ấn Độ (84,2 triệu USD, chiếm 6%) và Đức (65,9 triệu USD, chiếm 4,7%). Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Pakistan (tăng 213,9% so cùng kỳ), Philippin (198%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 40%), Nam Phi (tăng 36%), Hoa Kỳ (31,3%).

Tại thị trường trong nước, tính trung bình trong tháng 12/2016, giá thu mua tiêu đen xô tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai lần lượt ở mức 138.600 đồng/kg, 142.000 đồng/kg, 138.900 đồng/kg, 139.600 đồng/kg.

Kể từ đầu năm đến nay, thị trường hồ tiêu trong nước trải qua nhiều biến động, có lúc giảm mạnh xuống chỉ còn 130.000 đồng/kg (giữa tháng 3/2016) và tăng lên 180.000 đồng/kg (tháng 5/2016), nhưng từ tháng 8 đến nay, giá có xu hướng giảm dần. Thực tế cho thấy đến thời điểm này, dù giá tiêu giảm so với cùng kỳ năm 2015 từ 30-40 ngàn đồng/kg nhưng đa phần nông dân cho rằng trồng tiêu vẫn thu lợi nhuận cao. Hiện nay, phần lớn các hộ trồng vẫn còn trữ tiêu với kỳ vọng giá tiêu tăng so với đầu vụ. Tuy nhiên, hiện tại giá tiêu lại đang đi xuống, chỉ khoảng 139.000 đồng/kg tiêu đen (giá cổng trại) nên khá nhiều nông dân vẫn tiếp tục găm hàng và chưa bán ra.

Do ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất cây hồ tiêu vùng này giảm 6,4% so với năm 2015, nhưng do diện tích tăng mạnh (diện tích gieo trồng tăng 22,5%, diện tích cho sản phẩm tăng 30,7%) nên sản lượng hồ tiêu tăng 9,4% so cùng kỳ 11%.

7. Mặt hàng chè

Kim ngạch xuất khẩu chè năm 2016 đạt 217,2 triệu USD, tăng 2,1% với tỉ lệ chè xanh đạt khoảng 46%, chè đen 53%, còn lại là loại khác. Trong đó, Pakixtan là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 28%; Đứng thứ hai là thị trường Indonesia chiếm 12,6%...

Hiện nay, xu hướng uống trà đang phát triển mạnh ở Bắc Mỹ. Thị trường chè Mỹ cũng đang ngày càng ưa chuộng các loại trà đặc sản như chè đen hay chè xanh có hương hay chè thảo mộc.

Hiệp hội dự đoán sản lượng chè xuất khẩu trong năm 2017 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2016. Tuy nhiên, theo Vitas, để đạt được con số kỳ vọng này cần có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trung ương và địa phương như quy hoạch đất trồng chè và cơ sở chế biến trên từng địa bàn với công suất phù hợp... Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất chè an toàn, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong quá trì sản xuất, đầu tư và thu mua nguyên liệu...

Page 18: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 18

Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng

khá Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt

hàng nông thủy sản sang Trung Quốc trong năm 2016 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm trước Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2016 chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tính riêng trong tháng 12/2016, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc của nước ta đạt 595,6 triệu USD, tăng 17,2% so với tháng 11/2016 và tăng 32,9% so với tháng 12/2015.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc năm 2015-2016 (ĐVT: triệu USD)

0

100

200

300

400

500

600

700

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12Năm 2015 Năm 2016

Về chủng loại xuất khẩu: Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc như hàng rau quả, cao su, hàng thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cà phê và chè đều đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước; duy chỉ có kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, gạo là giảm, cụ thể:

Năm 2016, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng rau hoa quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 1,74 tỷ USD, tăng 45,5% so với năm trước.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc hiện nay vẫn còn gặp nhiều rủi ro khi chủ yếu mua bán qua đường tiểu ngạch. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp Trung quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải cung cấp các chứng từ xác nhận doanh nghiệp nằm trong danh sách đã được Bộ NN&PTNT đăng ký gửi cho Trung Quốc mới được thông quan.

Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, cần phải giải quyết tốt hơn nữa bài toán về chất lượng các mặt hàng rau quả xuất khẩu để có những sản phẩm tốt hơn, chất lượng ổn định, đồng nhất và đặc biệt là an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Về lâu dài, hàng rau quả cần phải được sản xuất theo mô hình những hợp tác xã kiểu mới như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... để hướng tới xuất khẩu theo đường chính ngạch để tránh những rủi ro khi xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.

Cao su là mặt hàng nông sản đứng thứ hai của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2016, chiếm 59,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 994,1 triệu USD, tăng 30,2% so với năm trước. Hai điều kiện giao hàng sang Trung Quốc hiện nay là FOB và CIF. Giá xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc trong năm 2016 đạt 1.337 USD/tấn, tăng nhẹ 0,3% so với năm trước.

Page 19: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

19

Nguyên nhân giá cao su tăng là do một số nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn đã giảm sản lượng khai thác vì giá mủ thời gian qua quá rẻ, có lúc chỉ bằng 2/3 giá hiện tại. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu ổn định, vì nhu cầu sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc đang đà tăng nhẹ.

Dự báo quý 1 năm 2017, sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng trải dài đến tháng 3/2017, do nguồn cung cấp mủ nguyên liệu cho khâu sơ chế sản phẩm đang tăng đáng kể. Và nhu cầu từ phía đối tác vẫn tăng cao.

Ngoài ra, trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 51,9% so với năm trước. Là siêu cường quốc sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu thủy sản từ các nước khác trên thế giới bởi dân số đông, nhu cầu tiêu thụ cao, nhất là đối với các loài thủy sản cao cấp. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là một thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam bởi khá dễ tính, yêu cầu không cao…

Tuy nhiện hiện nay xuất khẩu tôm sang thị trường này vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn: thứ nhất, rủi ro trong thanh toán do không thực hiện theo phương thức L/C (phương thức ký quỹ giữa người mua và người bán) như các thị trường khác. Trong khi đó, vấn đề an toàn phải luôn được quan tâm. Thứ hai, phương thức xuất khẩu cũng rất đa dạng nên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi các địa phương giáp giới thay đổi chính sách, siết chặt quy định thì có khi lại làm gián đoạn đơn hàng, thiếu chủ động. Thứ ba, nhu cầu chủ yếu của nhà nhập khẩu là sản phẩm nguyên con, sơ chế nên thực tế cũng khó phát triển hàng cao cấp, chất lượng.

Mặt khác, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu vẫn đang đi theo đường tiểu ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch thì không có sự ổn định về mặt thị trường, doanh nghiệp dễ gặp những rủi ro trong vấn đề thanh toán. Mặt khác, khi đi đường tiểu ngạch, chúng ta không thể tiếp cận được với những khách hàng lớn ở Trung Quốc. Vì vậy, muốn tạo được một thị trường ổn định và lâu dài thì phải hướng tới xuất khẩu chính ngạch. Theo đó, trước hết, các doanh nghiệp cần khơi thông đường xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của thị trường Trung Quốc, không thể đòi hỏi chỉ đi đường chính ngạch như với những thị trường khác, mà phải kết hợp cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Do đó, Chính phủ cần phải tiếp tục cải cách các quy định và thủ tục hành chính cho các hoạt động chế biến thủy sản và xuất khẩu. Bao gồm một số quy định về kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu và các quy định về ghi nhãn.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc năm 2016 cũng tăng 20,4%, đạt 422,6 triệu USD; với giá xuất khẩu trung bình đạt 8.156 USD/tấn, tăng 15,9% so với năm 2015. Và kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng 45%, đạt 106,7 triệu USD; giá xuất khẩu trung bình đạt 2.309 USD/tấn, giảm 7,8%.

Đáng chú ý, trong năm 2016 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè của nước ta sang thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất 122,6%, đạt gần 26 triệu USD.

Năm 2016, ngoài những mặt hàng nông thủy sản đạt mức tăng trưởng cao trên thì xuất khẩu săn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc giảm 25,7%, đạt 868,4 triệu USD. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm tới hơn 85% thị phần sắn xuất khẩu của Việt Nam.

Và kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc trong năm 2016 cũng giảm 8,6% so với năm trước, đạt 782,3 triệu USD; đạt giá xuất khẩu bình quân trong năm 2016 là 450 USD/tấn, tăng 10,8%.

Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm trong năm 2016 là do phía Trung Quốc siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo qua biên giới đất liền phía Bắc, chống buôn lậu gạo khiến việc xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch không thuận lợi. Ngoài ra, gạo trong nước còn bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu trong khu vực ở các thị trường chính về giá cũng như chất lượng.

Page 20: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 20

Hiện tại, Việt Nam chỉ có 22 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc; tuy vậy các doanh nghiệp này để xuất khẩu gạo sang thị trường này phải kèm theo nhiều yêu cầu khắt khe về vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Năm 2017, dự báo xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi xu hướng tự do hóa trong thương mại gạo ngày càng phổ biến khiến các hợp đồng tập trung tiếp tục suy giảm. Sản lượng lúa gạo vẫn tăng cao, chuẩn bị thu hoạch vụ Đông Xuân trong khi nhu cầu yếu, nhiều khả năng giá lúa gạo sẽ sụt giảm và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12 và năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

Chủng loại Năm 2016 % so năm

2015 Tháng

12/2016 % so tháng

11/2016 % so tháng

12/2015

Tổng 5.624.082 15,5 595.578 16,7 35,4

Hàng rau quả 1.738.907 45,5 186.834 45,8 68,1

Cao su 994.098 30,2 145.508 22,5 74,4

Sắn và các sản phẩm từ sắn 868.395 -25,7 84.734 8,0 -18,5

Gạo 782.307 -8,6 60.394 38,8 60,1

Hàng thủy sản 685.095 51,9 71.276 -2,1 53,6

Hạt điều 422.612 20,4 35.110 -39,1 -27,6

Cà phê 106.688 45,0 8.874 -1,5 9,3

Chè 25.980 122,6 2.848 16,1 373,5

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Trị giá

1 Công ty CP Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát 66.634

2 Công ty CPBích Thị 53.299

3 Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Đại 50.946

4 Tổng Công ty XNK Tổng Hợp Vạn Xuân - CN TP HCM 41.150

5 Công ty TNHH Hợp Mạnh 30.491

6 Công ty TNHH Mtv Bách Việt Lạng Sơn 29.891

7 Công ty TNHH Kinh Doanh Và Dịch Vụ Xnk 26.357

8 Công ty TNHH Thương Mại Giao Nhận Vận Tải Hnt 25.803

9 Công ty TNHH Mtv Xnk Minh Phong 21.240

10 Công ty TNHH Xnk Asean Hm 17.939

11 Công ty TNHH Vận Tải Biển Toàn Nguyên 16.308

12 Công ty TNHH Pca 16.089

13 Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Song Đạt 15.100

14 Công ty TNHH Tiếp Vận Chí Minh 14.734

15 Công ty TNHH Ngọc Diệp 14.324

16 Công ty CPQc Hưng Yên 13.120

17 Công ty TNHH Mtv Nguyễn Hoàng Gia Khánh 12.933

18 Công ty CPXuất Nhập Khẩu Tỉnh Lào Cai 11.642

19 Công ty TNHH Nông Sản Thuận Thiên 9.472

20 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Đại Phát 8.902

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cao su đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc

năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Trị giá

1 Công ty CPXNK Tổng Hợp Bình Phước 213.924

2 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi 96.964

3 Công ty TNHH Thương Mại Hòa Thuận 58.373

4 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Long 43.035

5 Công ty TNHH Cao Su Thuận Lợi 39.026

Page 21: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

21

STT Doanh nghiệp Trị giá

6 Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Mai Vĩnh 38.554

7 Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Dũng 38.406

8 Công ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Dịch Vụ Hiệp Thành 36.423

9 Công ty TNHH Mai Thảo 33.135

10 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Cao Su Liên Anh 31.177

11 Công ty TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân 25.680

12 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Thiện Hưng 24.819

13 HTX cao su Nhật Hưng 22.499

14 Cty TNHH TIMATEX (Việt Nam) 20.395

15 Công ty CPSản Xuất Và Xuất Khẩu Cao Su Phú An 20.331

16 Công ty CPCao Su Việt Phú Thịnh 16.748

17 Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hoa Sen Vàng 16.699

18 Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vạn Năng 15.721

19 Công ty TNHH Công nghiệp cao su An Cố 13.908

20 Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị 11.280

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Trị giá

1 Công ty TNHH Tân Thạnh An 104.029

2 Công ty CP Tân Đồng Tiến 91.580

3 Công ty CP Thương Mại Đầu Tư Tín Thương 59.586

4 Công ty CP Tập Đoàn Intimex 41.778

5 Công ty TNHH Dương Vũ 41.011

6 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Hưng 32.738

7 Công ty Lương thực Long An 23.932

8 Công ty CP Nông Sản Vinacam 20.152

9 Công ty TNHH Lương Thực - Thực Phẩm Long An 18.839

10 Công ty TNHH MTV Kinh Doanh và Xay Xát Lúa Gạo Cẩm Nguyên 15.757

11 Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh 14.746

12 Công ty CP Tập Đoàn Lộc Trời 14.557

13 Công ty TNHH Thành Phát 14.503

14 Công ty CP Gavi 14.319

15 Công ty TNHH XNK và Chế Biến Lương Thực Cần Thơ 14.244

16 Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín 12.466

17 Công ty TNHH Việt Thanh 12.148

18 Công ty TNHH Tân Thạnh An 12.121

19 Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim 12.110

20 Doanh Nghiệp Tư Nhân Năm Điều 11.575

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Trị giá

1 Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản và XNK Trang Khanh 113.337

2 Công ty TNHH Vạn Đạt 43.720

3 Công ty TNHH Anh Khoa 42.715

4 Công ty CPTôm Miền Nam 27.767

5 Công ty CP Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I 23.280

6 Công ty CP Chế Biến Thủy Sản út Xi 23.181

7 Công ty TNHH Một Thành Viên Sản Xuất Thương Mại Anh Nhân 20.361

8 Công ty CP Thủy Sản Trường Giang 19.498

9 Công ty TNHH Việt Hiếu Nghĩa 19.349

10 Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản XNK Bạch Linh 18.991

11 Công ty CP Chế Biến và XNK Thủy Sản Cadovimex Ii 17.825

12 Công ty CPChế Biến Thủy Sản XNK Âu Vững I 15.977

13 Công ty CP Vĩnh Hoàn 15.614

14 Công ty CPHùng Vương 12.632

Page 22: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 22

15 Công ty CP Chế Biến Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Hòa Trung 12.363

16 Công ty TNHH Thuỷ Sản Minh Giang 12.350

17 Công ty TNHH Thực Phẩm Thủy Sản Minh Bạch 10.271

18 Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long 9.839

19 Công ty CP Thủy Sản Sài Gòn- Cao Lãnh 8.358

20 Công ty TNHH Bảo Ngọc 7.001

3. Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất hầu hết các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường này các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều thách thức, cụ thể:

Thuận lợi:

Thứ nhất với dân số đứng đầu thế giời và vị trí địa lý giữa 2 nước có đường biên giới đất liền dài 1.406km, tiếp giáp 7 tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh) với 2 tỉnh khu vực Tây Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây).

Thứ hai, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện có trên 20 cửa khẩu chính thức cùng rất nhiều cửa khẩu phụ và lối mở, tạo thuận lợi cho thương mại biên giới 2 nước.

Thứ ba, với đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua tại 2 nước, hoạt động xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc (trong đó có giao thương qua biên giới) đã phát triển mạnh mẽ.

Thứ tư, các tỉnh khu vực Tây Nam của Trung Quốc giáp giới Việt Nam có địa hình phần lớn đồi núi, nên sản xuất nông nghiệp cung không đáp ứng đủ cầu, do đó nhu cầu nhập khẩu nông sản, thủy sản rất lớn. Trong khi đó, nông sản, thủy sản là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Với những điều kiện thuận lợi trên, thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc giúp tiêu thụ một lượng lớn nông sản của Việt Nam. Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam, như sắn (chiếm 90%), gạo (40%), cao su (50%).. Các mặt hàng tạm nhập- tái xuất chủ yếu là hàng thủy hải sản đông lạnh.

+ Thách thức và khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc cũng gặp rất nhiều thách thức và khó khăn như:

Thứ nhất, hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng thuế suất ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (CAFTA). Nhưng Trung Quốc hiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 13-17%, điều này vô hình trung làm giảm mức độ cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu khi tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc ban hành Luật An toàn thực phẩm mới. Theo đó, tất cả các sản phẩm thực phẩm khi xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải có chứng thư đi kèm do cơ quan chủ quản nước xuất khẩu cấp.

Thứ ba, sản phẩm nông thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN.

Thứ tư, trao đổi, mua bán hàng hóa theo hình thức thương mại biên giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ năm, việc xác minh năng lực doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế.

Page 23: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

23

+ Giải pháp: Với những khó khăn trên, lưu ý doanh nghiệp, khi giao dịch, kinh doanh tại Trung Quốc, cần xác minh thực lực và uy tín của các doanh nghiệp Trung Quốc nhất là các đối tác được tìm kiếm qua mạng.

Mọi giao dịch đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ và có tính ràng buộc cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu về các quy định nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc với các hàng hóa mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch với đối tác Trung Quốc nhất là những sản phẩm như thực phẩm, nông sản, thủy sản vì đây là những sản phẩm chịu kiểm soát ngặt nghèo về kiểm dịch.

Điểm cuối cùng song rất quan trọng là về lâu dài cần chuyển từ xuất tiểu ngạch sang chính ngạch. Hiện tại hình thức xuất tiểu ngạch vẫn rất phổ biến, đặc biệt đối với nông sản. Nguyên nhân do hình thức xuất tiểu ngạch thủ tục đơn giản, ít chịu các biện pháp kiểm dịch khắt khe, không bị áp thuế nhập khẩu mà chỉ chịu các loại phí biên mậu, nên chi phí thấp. Do đó vì lợi nhuận trước mắt đồng thời do tập quán buôn bán kiểu du kích, nhiều tư thương vẫn lựa chọn hình thức xuất khẩu này.

Tuy nhiên, hình thức xuất tiểu ngạch không chỉ rất rủi ro mà còn khiến chất lượng hàng hóa Việt Nam không có động lực để cải thiện, từ đó năng lực cạnh tranh của nhiều hàng hóa xuất khẩu không được nâng cao. Do vậy cần có chính sách phù hợp để hạn chế dần xuất tiểu ngạch và tăng cường xuất chính ngạch.

Năm 2017: Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản tới Australia

dự báo đạt 445 triệu USD Năm 2016, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt 392,2 triệu

USD, tăng 9,2% so với năm 2015.

Đây là thị trường khó tính, đòi hỏi quy định cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó, nếu ta tuân thủ tốt các yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ thị trường này đưa ra thì xuất khẩu nông thủy sản của nước tới Australia sẽ tiếp tục đạt kết quả tốt hơn nữa. Dự báo, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt 445,5 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2016.

1.Tình hình xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam tới Australia năm 2016

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Australia 2015-2016

Năm 2016, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt kết quả khá, do sự đóng góp của các mặt hàng xuất khẩu tới thị trường này đều tăng trưởng như hàng thủy sản tăng 8,8%; hạt điều tăng 3,6%; cà phê tăng 18,6%; hàng rau quả tăng mạnh nhất với 32,4%; hạt tiêu tăng 6,4% và gạo tăng 17% so với năm 2015.

Page 24: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 24

Nông thủy sản của Việt Nam xuất khẩu tới Australia năm 2016

Mặt hàng Năm 2016 So năm 2016 với năm

2015 (%) Tỷ trọng (%)

Tổng 392.237 9,2 100

Hàng thủy sản 186.403 8,8 47,5

Hạt điều 120.831 3,6 30,8

Cà phê 31.766 18,6 8,1

Hàng rau quả 26.045 32,4 6,6

Hạt tiêu 20.832 6,4 5,3

Gạo 6.361 17,0 1,6

Hàng thủy sản là mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu lớn nhất tới Australia với kim ngạch trong năm 2016 đạt 186,4 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2015; chiếm 47,5% trong tổng xuất khẩu hàng nông thủy sản của nước ta tới Australia năm 2016.

Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Australia (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand). Trong các mặt hàng thủy sản thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Lượng tiêu thụ tôm hàng năm lên tới 50.000-60.000 tấn. Trong 5 năm vừa qua, Australia nhập khẩu trung bình khoảng 30.000 tấn/năm và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương. Tôm nuôi chỉ khoảng 4.000 tấn còn lại là đánh bắt tự nhiên. Xuất khẩu luôn chiếm khoảng 49% giá trị và 22% tổng khối lượng thủy sản của Australia. Nhập khẩu thủy sản của Australia luôn lớn hơn xuất khẩu. Hàng năm, Australia phải nhập khẩu khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nhu cầu thủy sản ở Australia tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua và có xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản giá rẻ, chủ yếu là từ châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Dân số Australia cũng đang gia tăng (hiện 24 triệu dân và dự kiến sẽ tăng lên 40 triệu dân vào giữa thế kỷ này) đồng nghĩa với tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới.

Tin vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tới Australia: mới đây, Australia đã bỏ lệnh cấm nhập khẩu tôm với một số sản phẩm cụ thể gồm: Tôm khô và thực phẩm bảo quản lâu dài – tức sản phẩm được cất giữ trong thùng, ngăn, tủ lạnh để sử dụng lâu dài, mồi ăn sử dụng trong ngành thủy sản đã được chiếu xạ, thức ăn cho vật nuôi được chế biến từ thủy sản và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, tôm chưa luộc chín hoặc nấu chín được khai thác từ Vùng đặc quyền kinh tế của Australia (theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982), nhưng không bao gồm tôm từ Vùng này đã được xuất khẩu và được nhập khẩu trở lại Australia sau khi đã được chế biến cũng được hủy lệnh cấm.

Nguyên nhân nước này “nới lỏng” lệnh cấm là do Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia cho rằng, nguy cơ lây lan virus đốm trắng từ các sản phẩm này là thấp hoặc không có nguy cơ gây nên lây lan.

Đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, trong khi người tiêu dùng Australia lại khá ưa chuộng tôm sú to. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn nhất tôm cho thị trường Australia, chiếm 32% tổng giá trị nhập khẩu tôm vào thị trường này, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 28%, Thái Lan 23% và Malaysia 11%, còn lại là các nước khác.

Trong khi đó, tôm là mặt hàng thủy sản được tiêu thụ lớn nhất tại Australia, ước tính hơn 50.000 tấn/năm. Và hơn một nửa số này (hơn 25.000 tấn) là tôm nhập khẩu, do vậy lệnh cấm nhập khẩu này sẽ có tác động đáng kể đối với nguồn cung. Trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản tới Australia sẽ đạt kết quả tốt hơn nữa.

20 DN xuất khẩu thủy sản tới Australia trong năm 2016

Page 25: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

25

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 21.084

2 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Quốc Việt 18.776

3 Cty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang 16.935

4 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 10.867

5 Cty CP Vĩnh Hoàn 10.394

6 Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Trang Khanh 7.023

7 Cty CP Chăn Nuôi C.P. Việt Nam - Chi Nhánh Đông Lạnh Thừa Thiên Huế 4.329

8 Cty CP Seavina 4.199

9 Cty Cổ Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa 3.874

10 Cty CP Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thanh Đoàn 3.717

11 Cty CP Thủy Sản Trường Giang 3.259

12 Cty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang 3.160

13 Cty TNHH Thủy sản Trọng Nhân 3.089

14 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thực Phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang 3.060

15 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thủy Sản Và XNK Ngọc Trinh Bạc Liêu 2.653

16 Cty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam 2.550

17 Cty TNHH MTV Nông Thuỷ Sản Minh Anh 2.443

18 Cty TNHH Thực Phẩm Vạn Đức 2.388

19 Cty TNHH Thủy Sản Camimex 2.147

20 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Agrex Saigon 2.118

(số liệu thống kê, chỉ dùng để tham khảo)

Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, chiếm 30,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản tới Australia: năm 2016 kim ngạch xuất khẩu hạt điều tới Australia đạt 120,8 triệu USD, tăng 3,6% so với năm 2015.

Không chỉ đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, hạt điều Việt Nam còn được bạn bè quốc tế đánh giá cao về chất lượng. Sức hút và nhu cầu ngày càng lớn cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn cho hạt điều Việt Nam.

Việt Nam đứng đầu trong các nước có chất lượng hạt điều thơm ngon nhất thế giới là Việt Nam, Indonesia và Tanzania. Không chỉ thơm ngon về chất lượng mà còn đạt yêu cầu cao về màu sắc, kích cỡ nên nhu cầu của thế giới nói chung và thị trường trường Australia nói riêng về hạt điều Việt Nam mấy năm gần đây tăng rất mạnh, năm sau luôn tăng hơn năm trước.

Vì vậy, để tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tới Australia, các doanh nghiệp điều cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm …

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2016 tới Australia đạt 8.219 USD/tấn, tăng 13,1% so với năm 2015.

Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba tới Australia là cà phê, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới thị trường này đạt 31,7 triệu USD, tăng 18,6% so với năm 2015.

Cà phê chưa rang chủ yếu là nhập khẩu từ các nước trồng cà phê như Braxin, Việt Nam, Côlômbia, Inđônêxia, Pa-pua Niu Ghi-nê, Ấn Độ, Êtiôpia, Cô-xta Ri-ca và Honđurat, trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp thứ 2; trong khi cà phê đã rang thì chủ yếu nhập khẩu từ Thụy Sỹ, Italia và Đức là các quốc gia có các thương hiệu nổi tiếng lại có công nghệ thiết bị rang, xay tiên tiến, uy tín đã được khẳng định trên thị trường quốc tế.

Trong thời gian tới để đẩy mạnh lượng xuất khẩu cà phê tới Australia, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần đảm bảo nguồn cung thật tốt cùng với nâng cao chất lượng mặt hàng này.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong năm 2016 tới Australia đạt 1.961 USD/tấn, giảm 7,3% so với năm 2015.

20 DN xuất khẩu cà phê lớn tới Australia trong năm 2016

Page 26: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 26

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty TNHH VOLCAFE Việt Nam 12.626

2 Cty TNHH Nestlé Việt Nam 5.116

3 Cty TNHH Dakman Việt Nam 3.901

4 Cty TNHH Olam Việt Nam 2.780

5 Cty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam 1.719

6 Cty TNHH Cà Phê OUTSPAN Việt Nam 1.109

7 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoa Trang - Gia Lai 904

8 CN Cty CP Tập Đoàn Trung Nguyên - Nhà Máy Cà Phê Sài Gòn 686

9 Cty TNHH Vĩnh Hiệp 592

10 Cty TNHH LOUIS DREYFUS COMMODITIES Việt Nam 507

11 Cty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 499

12 Cty Cổ Phần Quốc Tế Thực Phẩm Lựa Chọn Đỉnh 395

13 Cty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex 361

14 Cty Cổ Phần Intimex Đắk Nông 341

15 Cty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phượng Hoàng 245

16 Cty Cổ Phần Cà Phê Hòa Tan Trung Nguyên 241

17 Doanh Nghiệp Tư Nhân Cà Phê Minh Tiến 226

18 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang 215

19 Cty TNHH Juree Coffee Việt Nam 185

20 Tổng Cty Tín Nghĩa Cty TNHH 166

(số liệu thống kê, chỉ dùng để tham khảo) Rau quả là mặt hàng duy nhất trong số sáu mặt hàng nông thủy sản của nước ta

xuất khẩu tới Australia trong năm 2016 đạt mức tăng trưởng tốt nhất, tăng 32,4% so với năm 2015, với kim ngạch đạt 26,04 triệu USD; rau quả chiếm 6,6% trong tổng xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia.

Australia bắt đầu quá trình xem xét việc nhập khẩu thanh long tươi của Việt Nam vào Australia từ tháng 4/2016. Các cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã đến thăm các vùng sản xuất thanh long chính của Việt Nam vào tháng 6/2016 để trực tiếp quan sát các hệ thống sản xuất và đóng gói. Việc thực hiện tham vấn công chúng rộng rãi đối với bản dự thảo Báo cáo phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam đã được hoàn tất vào giữa tháng 11/2016.

Australia cũng đang tiến hành việc xem xét nhập khẩu một số loại quả khác của Việt Nam. Những lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Australia vào tháng 5/2015 và lô xoài Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường này vào tháng 9/2016. Để thêm những mặt hàng trái cây khác xuất khẩu tới Australia, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam cần đảm bảo tốt những điều kiện mà thị trường này đưa ra.

20 DN xuất khẩu rau quả lớn tới Australia trong năm 2016 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty TNHH Olam Việt Nam 5.551

2 Cty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai 3.813

3 Cty TNHH Long Uyên 3.338

4 Cty TNHH AGRIVINA 2.098

5 Cty Cổ Phần Lavifood 969

6 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Toàn Nam 910

7 Cty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Phú Thịnh 904

8 Cty TNHH Thái Bình Gia 761

9 Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng 695

10 Cty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát 595

11 Cty TNHH The Fruit Republic 579

12 Cty TNHH Thực Phẩm Quốc Tế GIAVICO 528

13 Cty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây 402

14 Cty TNHH Thái Thuận Bình 334

15 Cty CP Nafoods Group 318

16 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre 315

Page 27: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

27

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

17 Cty TNHH Mt 261

18 Cty TNHH Quốc Thảo 249

19 Cty Cổ Phần Hưng Phát 244

20 Cty TNHH Chế Biến Nông Hải Sản Nam Hải 241

(số liệu thống kê, chỉ dùng để tham khảo)

Gạo tuy là mặt hàng nông thủy sản cuối cùng xuất khẩu của nước ta trong năm 2016 tới Australia nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá, tăng 17% so với năm 2015; gạo chiếm 1,6% trong tổng các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam trong năm 2016.

Việt Nam đứng ở ví trí là nhà cung cấp lớn thứ 5 tới Australia với kim ngạch trong năm 2016 đạt 6,3 triệu USD, chiếm thị phần 4,54% và đã tăng gần 1% so với năm 2015. Do đó, để tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta tới Australia, cần nâng cao chất lượng mặt hàng này cùng với đẩy mạnh xAustralia tiến thương mại, đưa mặt hàng gạo của nước ta tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng Australia.

Giá bình quân gạo nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2016 tới Australia đạt 577 USD/tấn, giảm 4,48% so với năm 2015.

15 DN xuất khẩu gạo tới Australia trong năm 2016 (ĐVT: nghìn USD)

STT Tên doanh nghiệp Trị giá

1 CN Cty TNHH Highland Dragon- CN Long An 1.384

2 Cty CP Tập Đoàn Lộc Trời 1.167

3 Cty TNHH Đầu tư và phát triển công nghệ An Đình 864

4 Cty TNHH ANGIMEX-KITOKU 480

5 Cty TNHH Lương Thực Ngọc Đồng 344

6 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đại Dương Xanh 312

7 Cty TNHH Một Thành Viên Kinh Doanh Và Xay Xát Lúa Gạo Cẩm Nguyên 273

8 Cty Lương thực Long An 226

9 Doanh Nghiệp TN Trung Thạnh 212

10 Cty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tường Lân 157

11 Cty TNHH Vận Chuyển Và Giao Nhận Toàn Cầu Việt 144

12 Cty CP Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trung An 136

13 Cty Lương ThưÊC Sông HâÊU 95

14 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đại Dương Xanh 83

15 Cty CP Tập Đoàn Lộc Trời 80

2. Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất hàng nông thủy sản tới Australia

Dự báo, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia sẽ đạt 445,5 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2016. Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Australia trong năm 2017 và đặc biệt là hàng rau quả là mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt nhất tới Australia do đó các doanh nghiệp rau quả nước cần đảm bảo tốt các yêu cầu của thị trường này đưa ra: Australia là một trong những quốc gia có các quy định về kiểm dịch gắt gao nhất trên thế giới. Việc đưa trái vải và xoài vào được thị trường Australia là một thành công lớn của Việt Nam.

Theo quy định của Australia, để xuất trái vải và xoài tươi của Việt Nam vào thị trường Australia phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Đối với trái vải tươi, phải đáp ứng 5 yêu cầu:

- Về vùng trồng: Cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Vải để xuất khẩu phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng (hộp) được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Vải phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh;

Page 28: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 28

- Về cơ sở đóng gói vải: Cơ sở đóng gói vải phải đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Australia;

- Về bao bì và ghi nhãn: Bao bì đóng gói vải xuất khẩu tới Australia phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6 mm. Thùng các tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng Anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)” và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các tông;

- Về xử lý chiếu xạ: Vải xuất khẩu đi Australia phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ Thực vật công nhận (gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội - Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ) theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

- Về kiểm dịch lô vải xuất khẩu: Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Australia và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Giấy chứng nhận) do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp, trên đó ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Australia và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Australia”. Trong mục biện pháp xử lý trên giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI

93 tỷ đồng xúc tiến thƣơng mại quốc gia năm 2017 Bộ Công thương vừa có quyết định phê duyệt 199 đề án cho Chương trình Xúc tiến

thương mại quốc gia năm 2017 với tổng kinh phí là 93 tỷ đồng.

Theo đó chương trình bao gồm rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, khả thi, có kế hoạch triển khai ngay từ đầu năm nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, mặt hàng xuất khẩu.

Đặc biệt, chương trình chú trọng đến các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại (FTA) như Nhật Bản, Hàn Quốc; các thị trường thuộc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) như Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Balan; thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như Lào, Campuchia, Myanmar và thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu; Trung Quốc – ASEAN FTA, thị trường Hoa Kỳ...

Đồng thời, chương trình cũng tập trung phát triển thị trường nội địa, nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

2- 4/3/2017: Đăng ký tham dự hội chợ Chè và Cà Phê

Quốc tế năm 2017 tại Singapore Hội chợ COFFEE AND TEA ASIA 2016 chuyên về chè, cà phê và các sản phẩm,

thực phẩm, đồ uống có liên quan được tổ chức thường niên tại Singapore. Là một trong những hội chợ triển lãm chuyên ngành lớn nhất Châu Á, Năm 2016, hội chợ được tổ chức tại Singapore đã thu hút hơn 10.000 lượt khách thăm quan trong 3 ngày diễn ra hội chợ, hầu hết khách tham quan là các doanh nghiệp, thương nhân, đơn vị chế biến của Singapore và các nước trong khu vực tham dự nhằm tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu, hợp tác trồng trọt, chế biến và kinh doanh Cà phê, Chè và các sản phẩm liên quan, tiếp nhận và tìm hiểu về các dây chuyền công nghệ hiện đại nhât về chế biến, bảo quản chè, cà phê và các sản phẩm đồ uống liên quan.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã tổ chức một gian hàng giới thiệu các sản phẩm chè, cà phê của Việt Nam và đã tạo được ấn tượng tốt cho các đối tác và

Page 29: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

29

khách tham quan, thu hút quan tâm của người tiêu dùng Singapore không chỉ nhờ hương vị mà còn ở các phương pháp trình diễn pha chế cà phê và chè độc đáo của Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng xuất khẩu trong và sau hội chợ (tham khảo website hội chợ tạihttp://www.cafeasia.com.sg/).

Trong khuôn khổ của ICT 2017 diễn ra từ 02 đến 04/03/2017, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia Hội chợ, Thương vụ đã đàm phán với Ban tổ chức HC và đã đăng ký thuê gian hàng với diện tích 24m2. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh, trưng bày, giới thiệu, bày bán tại hội chợ sẽ được Thương vụ hỗ trợ tham gia với chi tiết dưới đây:

- Phương án tham gia và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia trưng bày tại hội chợ:

+ Thuê 1 block gồm 03 gian (3 mặt trưng bày), Ban Tổ chức hỗ trợ giảm 50% chi phí thuê gian hàng.

+ Thương vụ hỗ trợ khoảng 60% trên tổng chi phí thuê gian hàng còn lại. Số còn lại, các doanh nghiệp đăng ký tham gia trực tiếp tại Hội chợ tự đóng góp.

+ Số doanh nghiệp trưng bày dự kiến: 4 – 6 doanh nghiệp.

+ Trường hợp có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia hoặc nhiều sản phẩm trưng bày Thương vụ sẽ lựa chọn số doanh nghiệp/sản phẩm tham gia hoặc phương án trưng bày, giới thiệu thích hợp nhất.

Đề nghị các doanh nghiệp quan tâm, đăng ký tham gia với Thương vụ trong thời gian sớm nhất để Thương vụ có đủ thời gian lên phương án chuẩn bị cho doanh nghiệp, sản phẩm tham gia hoặc phương án trưng bày, giới thiệu thích hợp nhất.

Thư đăng ký tham gia đề nghị gửi về về địa chỉ dưới đây chậm nhất hết ngày 28/02/2017.

Regards,

Nguyen Hoang Ha (Mr.)

Second Secretary

Trade Office - Viet Nam Embassy in Singapore

No. 10 Leedon Park Singapore 267887

Mail: [email protected]

Phone: +6597657945

24- 25/9/2017: Hội chợ Trà & Cà phê Canada 2017 Thương vụ Việt nam tại Canada xin giới thiệu Hội chợ Trà & Cà phê Canada 2017

(Canadian Coffee & Tea Show 2017).

*** Thời gian : 24-25/09/2017

*** Địa điểm : Toronto Congress Center, 650 Dixon Rd, Etobicoke, ON M9W 1J1

Đây là Hội chợ quốc tế lớn nhất về ngành trà và cà phê tại Canada. Các doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây

Hoặc liên hệ với ban tổ chức theo địa chỉ sau :

Ms. Jacquie Rankin

Toll free : +1 877 687 7321 Ext. 1022

Direct : +1 647 946 9216

Email : [email protected]

Ngày 10/12 đƣợc chọn là Ngày Cà phê Việt Nam Thông tin được Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) đưa ra tại buổi họp báo

về lễ hội “Ngày cà phê Việt Nam lần thứ III năm 2016” và công bố quyết định của Thủ tướng về Ngày cà phê Việt Nam.

Đại diện Vicofa cho biết, trong nhiều năm, cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản quan trọng của quốc gia. Ngành cà phê góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao

Page 30: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 30

động, thu về cho đất nước hàng tỷ đô la thông qua việc xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân và số 1 thế giới về sản lượng cà phê Robusta.

Bên cạnh đó, tiêu thụ cà phê nội địa cũng không ngừng được mở rộng. Thưởng thức cà phê đã trở thành nét văn hóa ẩm thực sâu đậm trong các tầng lớp dân cư. Hiện tại, ngành cà phê Việt Nam với đề án tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam với phương châm năng suất - chất lượng - giá trị - gia tăng đang chuyển sang thời kỳ nâng cao giá trị hạt cà phê, tập trung vào khâu chế biến rang, xay, hòa tan và các sản phẩm khác để xuất khẩu nâng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 lên 5-6 tỷ USD, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người trồng cà phê.

Để đạt được những kết quả và mục tiêu nêu trên, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, nông dân trên cả nước còn có đóng góp của Vicofa trong việc tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, trong đó có việc thường niên tổ chức Lễ hội quảng bá và thưởng thức cà phê .

Theo đó, Lễ hội “Ngày cà phê Việt Nam lần thứ III năm 2016” sẽ được tổ từ ngày 8-11/12 tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn cho cả doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước. Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu, thưởng thức các loại cà phê trong nước; các hoạt động giao lưu, xúc tiến thương mại; tôn vinh những tập thể, cá nhân có những đóng góp cho ngành cà phê Việt Nam; công bố danh sách các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê uy tín.. còn có Hội thảo chuyên ngành về tương lai phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2030.

Đặc biệt trong khuôn khổ lễ hội, Hiệp hội Vicofa sẽ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 10/12 là Ngày Cà phê Việt Nam.

Cũng theo Vicofa, sự kiện này là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cà phê thành công, tìm kiếm đối tác kinh doanh và quảng bá sản phẩm của mình với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đồng thời giúp người tiêu dùng trong nước có thêm thông tin về các nhãn hiệu cà phê chất lượng, an toàn cũng như kiến thức về tác dụng của cà phê với sức khỏe của cộng đồng.

Đặc biệt, người tiêu dùng sẽ được thưởng thức miễn phí và được mua những sản phẩm cà phê chất lượng, an toàn với giá siêu khuyến mại mà các doanh nghiệp chỉ dành tặng cho khách hàng tham gia ngày hội.

Giao thương:

+ Doanh nghiệp LB Nga cần tìm đối tác Việt Nam sản

xuất và xuất khẩu rau quả Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại LB Nga, công ty OOO “Torgovyi dom

SMT” hiện đang có nhu cầu tìm kiếm các đối tác Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam nhằm mục đích cung cấp tới các siêu thị lớn của LB Nga như Perekrestok, Ashan, Metro….

Các doanh nghiệp có quan tâm và mong muốn hợp tác với công ty OOO “Torgovyi dom SMT” có thể liên hệ trực tiếp với ông Kuliev I.A. (Công ty OOO “Torgovyi dom SMT”, địa chỉ: 119021, Moscow, Zubovskii Vylvar, Bld. 27/6, tel: +8 499 245 77 79) hoặc Thương vụ Việt Nam tại LB Nga (email:[email protected]; tel: +7495250 2422; fax: +7495 250 0534) để được hướng dẫn.

+ Doanh nghiệp Đài Loan có nhu cầu nhập khẩu vỏ đỗ

xanh Một doanh nghiệp Đài Loan vừa có thư gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại

Đài Bắc đề nghị giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu vỏ đỗ xanh của Việt Nam để nhập khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam cần xuất khẩu sản phẩm trên có thể chào bán với đối tác theo phương thức sau:

Page 31: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

31

Ms. Jessica Major BSc MCom許靜宜

Công ty hữu hạn cổ phần khoa học sinh vật Kinh Quan (京冠生物科技股份有限公司)

Địa chỉ: Số 3, đường Kiện Bang, khu công nghiệp Nội Bộ, xã Nội Bộ, 91252, huyện

Bình Đông ((屏東縣 91252內埔鄉內埔工業區建邦路 3號)

Email: [email protected]

Website: http://www.kgbio.com.tw

Điện thoại:: +886-8-778-8899

+ Doanh nghiệp Đài Loan có nhu cầu nhập khẩu đậu

nành đông lạnh Thông tin liên hệ:

Người liên hệ: Annie Lin 林音利

Tên Công ty: Công ty hữu hạn cổ phần công nghiệp thực phẩm Chen Hsiang (Chen Hsiang Foods Industrial Co.,Ltd)

Địa chỉ: No.1-3, Chu Tsun Li, Poh-Tzu City, Chia-I Hsien, Taiwan.

Điện thoại: +886 5 369 2211 ext. 279

Fax: +886 5 369 2692

Di động: +886 916837714

Website: http://www.chenhsiang.com

Skype: annie31520

+ Doanh nghiệp Hàn Quốc cần tìm nhập gạo nếp đồ, bôt

gạo nếp và tinh bột khoai tây Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc thông báo các doanh nghiệp Việt Nam có một

doanh nghiệp Hàn Quốc cần tìm nhập gạo nếp đẻo (steamed glutinuous rice), bôt gạo nếp (glutinuous rice powder) và tinh bột khoai tây (potato starch) với số lượng khoảng 20 container 40 ft một năm, cảng đến Incheon, thanh toán L/C. Đối tác sẽ sang Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 19/12/2016.

Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đề nghị liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc:

Embassy of Viet Nam in the Republic of Korea, Trade Office

Add: 6th Floor, Golden Bridge Build., Chungjeongno 3-ga, No.222, Seodaemun-Gu, Seoul, 120-708

Tel: (82-2) 364-3661; Fax: (82-2) 364-3664;

HP: 82-10-4342-6868; Email: [email protected]; [email protected]

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

Đề xuất bỏ chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động với

phân bón Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của Bộ

Công Thương liên quan việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón Ure, Phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành nitơ, phospho và kali.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tinh thần Nghị quyết số 19-2006/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ và phù hợp với Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Page 32: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 1/2017 ra ngày 31/1/2017 32

Do vậy, Bộ Nông nghiệp đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc bãi bỏ chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động và không quy định cửa nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón Ure, Phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành nitơ, phospho và kali (phương án 2).

Theo Thông tư, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tự động phải tuân thủ các nội dung như: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động tới địa chỉ Cơ quan cấp phép theo đường bưu điện. Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến. Thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu tự động là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động cho thương nhân; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Giấy phép nhập khẩu tự động được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký.

Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải nộp cho Cơ quan hải quan Giấy phép nhập khẩu tự động đã được cấp cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành và phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.

TIN VẮN Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ Công Thương và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, vừa qua, Bản Thỏa thuận thương mại gạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippines năm 2010 đã chính thức được gia hạn cho giai đoạn tiếp theo từ 31/12/2016 đến hết 31/12/2018.

Chính phủ Indonesia bày tỏ sự lạc quan về triển vọng sản xuất lúa gạo năm 2017 của nước này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Cơ quan hậu cần quốc gia nước này (Bulog), được giao chức năng ổn định giá gạo, không phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2017. Năm 2016, Indonesia đã nhập khẩu 1,2 triệu tấn gạo nhưng là lượng gạo đã đặt hàng từ năm 2015 và không có đơn hàng nhập khẩu gạo được đặt trong năm 2016.

Sản lượng cà phê của Brazil năm 2017 có thể giảm xuống mức thấp tương đương năm chịu hạn hán là 2015. Conab, cơ quan phụ trách trồng trọt chính thức của Brazil, trong dự báo đầu tiên về sản lượng cà phê nội địa cho rằng sản lượng cà phê Brazil năm 2017 sẽ ở mức 43,7 – 47,5 triệu bao, giảm ít nhất 3,9 triệu bao so với sản lượng năm 2016. Ở mức dự báo thấp nhất cho sản lượng năm 2017 chỉ cao hơn khoảng 400.000 bao so với năm 2015, là năm sản lượng cà phê Brazil thấp nhất trong vòn 6 năm. Hạn hán đã đẩy giá cà phê Arabica tương lai trên thị trường New York lên trên 200 cents/pound.

THÔNG TIN CẢNH BÁO

Mỹ duy trì thuế đối với tôm Việt Nam trong đợt xem xét

hoàng hôn 5 năm lần thứ hai Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết tôm nhập khẩu (NK) vào Mỹ sẽ tiếp tục bị áp thuế

chống bán phá giá (CBPG) trên thị trường Mỹ. Đây là kết luận của DOC trong đợt xem xét hoàng hôn 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh NK từ các nhà cung cấp Việt Nam.

Theo kết quả phân tích của DOC, DOC nhận thấy rằng việc xóa bỏ lệnh CBPG có thể dẫn tới việc bán phá giá tiếp tục tái diễn. Theo quyết định này, một số nhà xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá.

Page 33: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan...Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 01/2017 ra ngày 31/01/2017

33

Mức thuế trong lần thứ 11 được quyết định trong vòng 90 ngày sau khi công bố trừ khi có yêu cầu gia hạn thêm. Điều này có nghĩa DOC có thể công bố mức thuế cuối cùng cuối tuần này (tuần đầu tiên của tháng 2/2017).