Thư thông báo, mời hưởng ứng họp mặt cựu học sinh Thiên ...€¦may mắn. Có...

13
Thư thông báo, mi hưởng ng hp mt cu hc sinh Thiên Hu Huế 14-15 tháng 9, 2013 I – Tình nghĩa đồng môn cu hc sinh Thiên Hu Hc Đường Huế. Huế, Thiên Hu (Thiên Hu) Hc Đường khai ging khóa hc đầu tiên năm 1933 (1) : - 37 năm sau trường Quc Hc (1896, có lúc mang tên « Khi Định ») (2) - 30 năm sau trường Jeanne d’Arc (1903), (3) - 29 năm sau trường Pellerin (1904), (4) - 14 năm sau trường Hai Bà Trưng (1919, có lúc mang tên Đồng Khánh”) (5) Sinh sau đẻ mun, tui thnon (42 năm, 1933-1975), trường Thiên Hu (TH) đã góp phn không nhvào nn giáo dc đào to trung hc đặc thù xHuế, qua nhiu thế hvi hai giáo trình Pháp (t1933) và Vit (t1963-64 ?). Cơ sni trú khang trang trường Thiên Hu (1) mt thi cũng là cái nôi nhcha chan nhiu ít cht thơ hc trò trong Qung ra/vô thi …”. Hc sinh Thiên Hu (TH) không nhiu bng các trường ln như Quc Hc (2), Hai Bà Trưng (5), cu hc sinh nay tn mác trên thế gii vn duy trì, vun xi tình nghĩa huynh đệ đồng môn xuyên “năm châu bn bin”. Không có cu trúc ca tchc hi hè ln lao, cu hc sinh Thiên Hu (TH) cũng noi gương thiên h, biết to nim vui chung thm đậm khi thân tình gp gđông đúc hay tng nhóm nh. Ti Saigon, tcui thp niên 1980 đến đầu thp niên 2000, nhiu bui hp mt cu hc sinh Thiên Hu đã được tchc đơn gin mà thâm tình, da vào stn tâm cvca hai bn Tăng Kim Lân, Trương Minh Tâm. Hai bn nay đã là người thiên c. Kế tiếp, tchng mươi mưòi hai năm nay (tđầu thp niên 2000), mt nhóm cu hc sinh Thiên Hu, gi là thế h“tr” (6) (trđối vi thế hhai bn quá cTăng Kim Lân – Trương Minh Tâm), thường mi năm tchc hp mt bn đồng môn vào tháng 11 dương lch. Đơn gin, thân tình, “ca ít lòng nhiu”, nhng bui hp mt đó hướng vcông ơn thy cô, công ơn cha mclòng ccông bca 1/13

Transcript of Thư thông báo, mời hưởng ứng họp mặt cựu học sinh Thiên ...€¦may mắn. Có...

Thư thông báo, mời hưởng ứng họp mặt cựu học sinh Thiên Hữu Huế 14-15 tháng 9, 2013

I – Tình nghĩa đồng môn cựu học sinh Thiên Hựu Học Đường Huế.

Ở Huế, Thiên Hựu (Thiên Hữu) Học Đường khai giảng khóa học đầu tiên năm 1933 (1) :

- 37 năm sau trường Quốc Học (1896, có lúc mang tên « Khải Định ») (2) - 30 năm sau trường Jeanne d’Arc (1903), (3) - 29 năm sau trường Pellerin (1904), (4) - 14 năm sau trường Hai Bà Trưng (1919, có lúc mang tên “Đồng Khánh”)

(5)

Sinh sau đẻ muộn, tuổi thọ non (42 năm, 1933-1975), trường Thiên Hữu (TH) đã góp phần không nhỏ vào nền giáo dục đào tạo trung học đặc thù xứ Huế, qua nhiều thế hệ với hai giáo trình Pháp (từ 1933) và Việt (từ 1963-64 ?).

Cơ sở nội trú khang trang trường Thiên Hữu (1) một thời cũng là cái nôi nhỏ chứa chan nhiều ít chất thơ “học trò trong Quảng ra/vô thi …”.

Học sinh Thiên Hữu (TH) không nhiều bằng các trường lớn như Quốc Học (2), Hai Bà Trưng (5), cựu học sinh nay tản mác trên thế giới vẫn duy trì, vun xới tình nghĩa huynh đệ đồng môn xuyên “năm châu bốn biển”. Không có cấu trúc của tổ chức hội hè lớn lao, cựu học sinh Thiên Hữu (TH) cũng noi gương thiên hạ, biết tạo niềm vui chung thấm đậm khi thân tình gặp gở đông đúc hay từng nhóm nhỏ.

Tại Saigon, từ cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000, nhiều buổi họp mặt

cựu học sinh Thiên Hữu đã được tổ chức đơn giản mà thâm tình, dựa vào sự tận tâm cổ vỏ của hai bạn Tăng Kim Lân, Trương Minh Tâm. Hai bạn nay đã là người thiên cổ.

Kế tiếp, từ chừng mươi mưòi hai năm nay (từ đầu thập niên 2000), một nhóm cựu học sinh Thiên Hữu, gọi là thế hệ “trẻ” (6) (trẻ đối với thế hệ hai bạn quá cố Tăng Kim Lân – Trương Minh Tâm), thường mỗi năm tổ chức họp mặt bạn đồng môn vào tháng 11 dương lịch. Đơn giản, thân tình, “của ít lòng nhiều”, những buổi họp mặt đó hướng về công ơn thầy cô, công ơn cha mẹ cố lòng cố công bỏ của

1/13  

2/13  

“cho con cắp sách đến trường”, hướng về vong linh bạn đồng môn bên kia thế giới, chia sẻ chút chút các khó khăn cuộc sống hiện tại với những bạn đồng môn thiếu may mắn. Có khi trong dịp vui họp mặt, như ở Cali tháng 9 năm 2011 cùng với cựu học sinh trường Jeanne d’Arc Huế, cựu học sinh TH chân thành và khiêm tốn chia sẻ niềm vui với những ai trẻ già xấu số nghèo khó hơn mình suốt đời.

Năm ngoái (2012), ngay tại Huế, một nhóm cựu học sinh cùng lứa tuổi với nhóm “trẻ” Saigon (6), đã tổ chức một buổi họp mặt ấm áp tình nghĩa với gần trăm anh chị (7) em TH tham dự.

Năm nay 2013, tháng 9, trong hai ngày 14-15, nhóm cựu học sinh TH “trẻ” ở Huế sẽ tổ chức họp mặt với sự đóng góp của nhóm TH “trẻ” Saigon ; anh Kiều Công Thuận đại diện nhóm TH Huế và anh Hồ Đắc Hương nhóm Saigon.

Cuộc họp mặt cựu học sinh TH ở Huế năm nay, tháng 9, hai ngày 14-15, là

một tin vui lớn, chúng tôi xin thông báo các bạn cựu TH khắp nơi, mời các bạn nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ. II - Mục đích cuộc họp mặt cựu học sinh Thiên Hữu tại Huế, 14-15 tháng 9, 2013 : tạo niềm vui bạn bè đồng môn cùng thế hệ hoặc từ nhiều thế hệ có dịp gần gủi nhau, chia sẻ tâm tình học trò cùng trường, cùng thầy cô … Mục đích thông thường, như bao nhiêu cuộc họp mặt cựu học sinh đó đây, Huế, Hà Nội, Quảng Trị, Cần Thơ, Qui Nhơn, Paris, Cali ….

Tất cả các cuộc họp mặt cựu học sinh là những nhịp cầu thế hệ. Theo dòng lịch sử, trường Thiên Hữu Huế đã có hai học trình : Pháp từ lúc

thành lập 1933 và Việt từ 1963-1964. Nhịp cầu thế hệ của cuộc họp mặt cựu học sinh Thiên Hữu năm nay, 14-15

tháng 9, cũng là nhịp cầu văn hóa.

Thiên Hữu Huế tháng 9, 2013 : nhịp cầu thế hệ, nhịp cầu văn hóa

III – Các hoạt động cuộc họp mặt cựu học sinh Thiên Hữu tại Huế, 14-15 tháng 9, 2013.

Qua nhiều lần bàn luận với ACE TH Saigon, Huế, các hoạt động và chương trình cuộc họp mặt được dự định như sau với 3 mục chính :

- họp mặt - chia sẻ niềm vui - kỷ niệm III - A/- Họp mặt trong hai ngày 14 – 15 tháng 9, 2013 Cuộc họp mặt chính sẽ tổ chức vào buổi trưa ngày Chủ Nhật 15 tháng 9

(thường ngày xưa 15 tháng 9 là ngày nhập học). Từ đây đến ngày họp mặt chương

3/13  

trình có thể thay đổi đôi chút. Các thay đổi, nếu có, sẽ được nhanh chóng thông báo vào giửa tháng 8, một tháng trước ngày họp mặt.

1. Ngày 14 tháng 9 :

- buổi sáng : thánh lễ ở nhà thờ công giáo, lễ cầu kinh ở chùa, tưởng niệm các thầy cô, các đấng cha mẹ đã cố công cho “con em cắp sách đến trường”, bạn bè quá cố. Phí tổn : chung “quỹ tiệc họp mặt”.

- trưa - chiều- tối : họp mặt từng nhóm, theo thế hệ, theo lớp … cùng nhau du ngoạn, hàn huyên … Mỗi nhóm tự tổ chức kêu gọi bạn bè cùng nhóm. Trong buổi họp mặt chung ngày hôm sau 15 tháng 9, vì số người tham dự sẽ đông, không khí vui nhộn, văn nghệ, hát hò … không thể hàn huyên tâm sự từng nhóm được. Phi tổn : cá nhân (do từng nhóm đảm trách).

2. Ngày 15 tháng 9 : buổi trưa : “đại tiệc họp mặt”.

- Địa điểm – Theo kinh nghiệm các cuộc họp mặt cựu học sinh nhiều trường ở Huế, nhóm TH Huế đảm trách việc tổ chức sẽ thuê phòng và đặc tiệc ở một địa điểm thường được dùng cho các sự kiện tương tợ (đám cưới, liên hoan hội đòan, liên hoan gia đình, mừng thọ, sinh nhật …) không mang tính cách tôn giáo.

- Tiếp tân - Cuộc họp mặt TH quan trọng cho bạn bè đồng môn TH, không có phần quan trọng nào đối với “thiên hạ”. Vì vậy không có diễn văn diễn thuyết phát biểu gì hết trong buổi tiệc họp mặt. Chỉ có vài lời khai mạc thân tình chào mừng các bạn đồng môn đến gặp gở nhau.

- Khách mời - Cựu học sinh TH có mặt hay không trong buổi tiệc có thể mời thân nhân hoặc bạn bè dự tiệc chia vui, phí tổn do người mời hoặc khách được mời đảm nhận. Như vậy cựu học sinh TH ở xa không có mặt tại Huế có thể mời thân nhân đại diện mang tâm tình mình đến chung vui với “dân TH”.

- Ẩm thực : gọi là “đại tiệc” nhưng phần ẩm thực sẽ hướng về “ẩm thực bình dân Huế”, vừa ngon, đậm đà hương vị Huế mà … rẻ (Vâng, ở VN, ở Huế vẫn có thể có món ăn ngon mà rẻ) ! Sẽ cố gắng đặt phần ăn mỗi người từ 150.000$VN ( 7.50 $US) đến tối đa 200.000 $US (10$US, có nước uống). Phí tổn : cá nhân

- Văn nghệ : “cây nhà lá vườn” – Phí tổn : 0 $VN - Thuê phòng, trang hoàng, âm thanh, chụp hình, video, chi phí linh tinh

Phí tổn : chung “quỹ tiệc họp mặt”

4/13  

III – B/- Chia sẻ niềm vui. Xin nhắc lại từ lâu nay mỗi lần anh chị em TH gặp nhau vui nhộn thường cố

gắng noi theo lời Cha Lefas - một vị linh mục nhưng trước hết là một con người đã sống hết mình với nghiệp vụ nhà giáo - : “niềm vui chân chính là niềm vui mình chia sẻ được” – “la vraie joie est celle qu’on peut partager”.

Chia sẻ niềm vui qua vài hoạt động chia sẻ quà cáp chút đỉnh (chút đỉnh thôi) cho những ai thiếu may mắn cùng đứng giửa Trời Đất mà không nhận được đũ hồng ân của Trời Đất : trước tiên là trẻ em nghèo khó không những không đũ tiền cắp sách đến trường mà có khi không đũ ăn.

Phí tổn : chung “quỹ chia sẻ niềm vui” (từ thiện).

III - C/- Kỷ niệm. Họp mặt cựu TH ở HUế 14-15 tháng 9, 2013, là một cuộc họp mặt hy hữu trong

tình nghĩa anh chị em đồng môn. Cần phải lưu lại kỷ niệm. Sau dịp họp mặt TH 14-15 tháng 9, 2013, cựu học sinh TH sẽ cùng nhau cố gắng in ấn và phát hành nội bộ một đặc san kỷ niệm ngày gặp gở, kỷ niệm thời học trò xa xưa, kỷ niệm xứ Huế, kỷ niệm những điều học hỏi được ở “nhà trường trung học” đưa đến các nghiên cứu, bàn luận văn chương chữ nghĩa ngày nay … với những bài viết vượt chính trị. Đặc san kỷ niệm họp mặt TH 2013 ở Huế sẽ hoàn toàn “phi chính trị”, vì chuyện chính trị không thiếu diễn đàn, không cần dựa vào đặc san kỷ niệm học trò xưa gặp nhau (học trò xưa : học trò …”lớn tuổi”).

Một số bạn TH (8) sẽ cố gắng đảm nhận công việc biên tập thu gom các bài viết, tìm cách in ấn ít tốn kém rồi phát hành nội bộ vào cuối năm 2013 (9).

Nếu tài chính không cho phép in ấn phát hành nội bộ Đặc San thì các bài viết sẽ đưa lên website ThiênHữu. Vậy xin các tác giả bắt đầu viết bài ngay.

Phí tổn : chung “quỹ lưu niệm”. IV – Phương thức hưởng ứng và ủng hộ họp mặt TH Huế 2013 Nhiều cách hưởng ứng cuộc họp mặt TH tháng 9, 2013.

IV - 1/ về tận Huế tham dự.

IV - 2/ ủng hộ tài chánh : 1 đồng đô (20.000 $VN), 10 đồng, vài chục, 100, vài trăm, hay bạc nghìn cũng như nhau. Xin dẫn lời cha mẹ thầy cô ngày xưa (vẫn có giá trị sâu đậm ngày nay) : của ít lòng nhiều. Cử chỉ đóng góp là tấm lòng : không ai “đong” tấm lòng bằng tờ giấy bạc.

IV - 3/ ủng hộ tinh thần : gởi thư chúc mừng TH họp mặt ở Huế, soạn bài viết dự đăng đặc san kỷ niệm. In ấn và phát hành đặc san “giấy” không quan trọng vì còn tùy tài chánh. Quan trọng là có bài để sẳn, có thể dùng cho website Thiên Hữu nếu cần. Xin nhắc lại bài viết không có nội dung chính trị. Kỷ niệm trường, thầy cô, bạn bè đồng môn, khảo cứu văn chương nghệ thuật xưa nay … Bao nhiêu

5/13  

đề tài để làm kỷ vật cho dịp họp mặt TH 2013, các vấn đề chính trị cao vời vợi quá nhiều phức tạp xin để dùng cho các diễn đàn khác.

IV - 4/ “dự cuộc họp mặt TH Huế 2013” từ mỗi nơi “trên thế giới”. Ở xa, dù chỉ có 5, 3 người, hay vài chục người, vào week end 14-15 tháng 9, các bạn TH có thể tổ chức họp mặt trong một bửa tiệc thân tình hướng về ACE TH ở Huế. Họp mặt nho nhỏ như vầy cứ gọi là “mini đại hội TH” cho vui ! Ngoài 4 hình thức nầy còn cách nào hưởng ứng cuộc họp mặt TH ở Huế ? Chỉ cần biết tin nầy và vào thời điểm đó để lòng mình nhớ tới ACE TH ở Huế, ở khắp 5 châu 4 biển, ở bên ni hay ở bên kia thế giới. V – Tài chính - Thủ quỹ

V -1/ Phát biểu của cựu học sinh TH (1950-1958) Nguyễn Xuân Hồng.

Tháng 5 năm 2001 tôi có diễm phúc tháp tùng Cha/Thầy Georges Lefas hành hương về xứ Huế. Tôi hân hạnh được các bạn TH giao trọng trách quản lý ngân quỹ do các bạn đóng góp cho chuyến hành hương ấy. Với kinh nghiệm thâu nhập được dịp ấy, và nếu các bạn đồng ý, tôi xin tình nguyện đảm trách “tổng thủ quỹ” quỹ ủng hộ cuộc họp mặt TH ở Huế năm nay, do các bạn TH đóng góp. Vì sao “tổng thủ quỹ” ? Vì ở hải ngoại cần có “thủ quỹ” địa phương gom nhận các số tiền đóng góp, rồi chuyển lại cho “tổng thủ quỹ”. Nguyên tắt quản lý quỹ đóng góp của các bạn TH cũng không có gì lạ : a/ Tất cả đóng góp đều ghi sổ “thu” và có “biên nhận” gởi qua email. b/ Tất cả chi tiêu đều có hoá đơn. Nếu tình cờ có những chi tiêu không có hóa đơn thì không tính vào mục “chi” và “tổng thủ quỹ” chịu trách nhiệm giải quyết với người đã dùng tiền. c/ Một bản kế toán đầy đũ chi tiết sẽ phổ biến đến các bạn hảo tâm đóng góp d/ Nếu vì lý do ngoài ý muốn cuộc họp mặt không tổ chức được mọi đóng góp sẽ được hoàn trả lại y nguyên.

V -2/ Các quỹ đóng góp và chi tiêu. Như trình bày trên đây, cuộc họp mặt TH 2013 gồm 3 mục chính, cần 3 ngân sách rõ rệt để tiện việc đóng góp và tính toán chi – thu :

V – 2 - a/ Quỹ “tiệc họp mặt”. V – 2 - b/ Quỹ “chia sẻ niềm vui” (từ thiện) V – 2 - c/ Quỹ “lưu niệm” (đặc san, quà kỷ niệm …)

6/13  

Các bạn đóng góp có thể lựa chọn đóng cho cả 3, hoặc 2 trong 3, hoặc 1 trong 3 quỹ hoạt động của cuộc họp mặt. Ai muốn đóng chung thì chỉ ghi “đóng ủng hộ quỹ họp mặt TH Huế”. Ai chỉ muốn đóng cho việc chia sẻ niềm vui (từ thiện) mà không muốn đóng cho tiệc họp mặt thì ghi “đóng cho quỹ chia sẻ niềm vui”. Ai muốn đóng cho việc chia sẻ niềm vui và in ấn đặc san kỷ niệm thì ghi “đóng cho quỹ chia sẻ niềm vui và quỹ lưu niệm”. … v… v… Chia làm 3 quỹ như vầy chắc chắn có bạn sẽ thấy lôi thôi lếch kếch. Rất dể vượt qua “lôi thôi lếch kếch” : chỉ cần ghi như trên “đóng ủng hộ quỹ họp mặt TH Huế” và bỏ qua việc chia quỹ. Những ai không muốn đóng cho việc tiệc tùng thì sẽ hiểu cách chia đóng góp làm 3 mục rất là hữu ích : chỉ cần lựa và ghi mình đóng cho mục nào trong chi tiêu của cuộc họp mặt. Đóng góp riêng rẽ thì có thể mục nầy dư (cứ tưởng tượng cho đời lên hương !) và mục kia thiếu. Dể giải quyết : bù qua bù lại ! Bù qua bù lại thì phân chia làm chi ? Không bù qua bù lại bừa bải : chỉ dùng số dư thừa nếu có của “quỹ tiệc họp mặt” bù cho “quỹ chia sẽ niềm vui”, hoặc “quỹ lưu niệm”; không làm ngược lại ! “Chia sẻ niềm vui” với bao nhiêu trẻ em nghèo khó không những không có phương tiện cắp sách đến trường mà còn thiếu ăn thiếu mặc …thì cả nghìn đời kêu gọi đóng góp cũng không thể nào dư được ! Chúng tôi hy vọng nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ rộng rãi của toàn ACE TH khắp nơi. Việc thực hiện cuộc họp mặt nầy cũng phải theo luật “liệu cơm gắp mắm”. Hiện nay quỹ mới gom được khoảng 1.100 $US. Gởi lời kêu gọi sự ủng hộ của các bạn là cùng gởi lời cảm ơn các bạn trước. VI – Lời kết : Bà Huyện Thanh Quan và Phi Châu da đen. Với những ai được học hành qua đũ 3 cấp tiểu, trung và đại học, cấp đại học chiếm phần quan trọng nhất cho “sự nghiệp” đời mình : thành quả đại học thường là nghề nghiệp của mình. Tiểu học chỉ là thời “nhân chi sơ tính bổn thiện”, mới hết “sờ vú mẹ” . Trung học là chốt điểm đào tạo cuộc sống tâm linh, là thời bao nhiêu cảm giác được tạo dựng thành cảm xúc, qua các kiến thức còn sơ sài mà ấn tượng sâu đậm của thuở ban đầu, thâu nhận từ cô, thầy. Cuộc sống tâm linh học trò xứ Huế, chớm nở trong một khung cảnh đặc biệt, chứa chan nét đặc thù của Huế.

Một chính trị gia, một nhà giáo, một trí thức lớn của xứ Sénégal, cũng là tiêu biểu trí thức vùng Phi Châu da đen Pháp thoại (Afrique Noire Francophone) ông Amadou-Mahtar M’Bow, đã giử chức Tổng Giám Đốc Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trong 14 năm, 1974-1987, khi ghé thăm Huế năm 1981, đã thấm ngay nét đẹp của Huế, tặng cho Huế danh hiệu “Huế là một bài thơ đô thị tuyệt tác” – un chef-d’oeuvre de poésie urbaine – a masterpiece of urban poetry.

 Photo  Internet

Năm nay ông M’Bow đã 92 tuổi. Có thể trong tâm trí ông có khi còn xao động kỷ niệm về “bài thơ đô thị tuyệt tác” xa xôi mà ông đã chiêm ngưỡng trong đời ông. Tài trí ông M’Bow cao mấy, khi hướng về Huế vẫn … thua học trò xứ Huế như cựu học trò Thiên Hữu ! Cựu học trò Thiên Hữu hưởng ứng và ủng hộ cuộc họp mặt 14 – 15 tháng 9, 2013 ở Huế là tự chứng tỏ với mình rằng tâm trí mình thấm đậm với Huế hơn ông M’Bow. Vì tâm hồn mình miên man “hồn thu thảo” của đất Thần Kinh hơn ông cựu Tồng Giám Đốc UNESCO. Vì cựu học trò TH hưởng ứng và ủng hộ cuộc họp mặt năm nầy tại Huế là để cho quãng đời niên thiếu - rộn rã ngựa xe - đã thành “cỏ mùa thu” khô vàng có dịp nhuốm màu xanh tươi chốc lát trong tâm trí mình. Thân kính, 31 tháng 5, 2013. Kiều Công Thuận (Thiên Hữu 1968-1975, chương trình Việt) Nguyễn Xuân Hồng (Thiên Hữu 1950-1958, chương trình Pháp)

7/13  

8/13  

Chú thích. (1) - Nay là cơ sở Đại Học Khoa Học Huế (2) – Wikipedia : tóm tắc trường Quốc Học Huế ngày nay đã tuần tự mang tên : - Ecole Primaire Supérieure (cấp Cao Đẳng Tiểu Học, 1896 - 1915) (tên

Việt còn gọi là “Pháp Tự Quốc Học Đường” ?) - Collège Quốc Học (1915-1936) - Trường Khải Định (1936-1955) - Trường Ngô Đình Diệm (1955-1956) - Trường Quốc Học (từ 1956) (3) - Nay là trường trung học Nguyễn Trường Tộ (4) - Nay là Viện Âm Nhạc Huế (5) – Khởi xây 1917. Theo Wikipedia, trường Hai Bà Trưng Huế ngày nay đã

tuần tự mang tên : - Trường Đồng Khánh (1919-1975) - Trường Trưng Trắc (1975-1981) - Trường Hai Bà Trưng (từ 1981) (6) - Trong thư nầy danh từ lớp “trẻ” , thế hệ “trẻ” chỉ các cựu học sinh TH

tuổi khoảng 60, thua thế hệ hai bạn quá cố Tăng Kim Lân, Trương Minh Tâm chừng “1 con giáp”. Thế hệ “trẻ” nầy học Tú Tài khoảng 1970-1972.

(7) - Từ 1963-1964 (?) trường Thiên Hữu mở lớp chương trình Việt và chính thức thâu nạp nữ sinh (không đông lắm).

(8) - Hiện nay có thể nhắm ở VN : Trấn Văn Thuấn (Saigon), Kiều Công Thuận (Huế), ở hải ngoại : Phạm Nguyên Hanh, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Mạnh, Lê Đình Thương, Trương Hữu Lượng, Nguyễn Xuân Hồng … Danh sách nầy chỉ là danh sách « gợi ý ».

(9) - Dự định 1 tháng (15 tháng 10), hay trể lắm là 2 tháng (15 tháng 11) sau ngày gặp gở ở Huế sẽ hoàn thành Đặc San.

     

VII - PHỤ BẢN VII – A/- Sân trường TH : một chiều thu cuối thập niên 60.

Tư liệu của Cha Lefas trao lại, với di bút của Cha : giờ tan học một ngày tháng 10 (Octobre) cuối thập niên 60

VII – B/ - Một lời văn xưa Việt ngữ

TÔI ĐI HỌC

Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc; lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buồi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hối ấy tôi không biết ghi, và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần dầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buỏi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học. ……………………….

9/13  

Thanh Tịnh – Trích « Tôi Đi Học » - Tập truyện « Quê Mẹ » Nguồn : bài viết của Hoàng Yên Linh - Mạn Đàm Văn Học Posted on Tháng Mười 27, 2012 http://tunhan.wordpress.com/2012/10/27/toi‐di‐hoc‐va‐thanh‐tinh/   

 Cậu ấm đi học trong tay mẹ !

Lê Đình Thương (nay là BS vẫn hành nghề ở New Jersey) và thân mẫu “Cô Tuân”, nhũ danh Công Tôn Nữ Anh Lạc (nay đã là người thiên cổ)

.  

 Bé tan trường về đường đi đất đỏ … trên đảo Phú Quốc ! (2003)

10/13  

VII – C/ - Một lời văn xưa Pháp ngữ. (Xem bản dịch Việt ngữ cuối bài). « Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l'automne et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent, je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d'octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais, car c'est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois dans ce jardin, c'est un petit bonhomme qui, les mains dans ses poches et sa gibecière au dos, s'en va au collège en sautillant comme un oiseau. Ma pensée seule le voit, car ce petit bonhomme est une ombre : c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt cinq ans. ...Maintenant qu'il n'est plus, je l'aime bien. Il était bien étourdi, mais il n'était pas méchant et je dois lui rendre cette justice qu'il ne m'a pas laissé un seul mauvais souvenir. Il est bien naturel que je le regrette ... et que mon esprit s'amuse à en ranimer son souvenir. Il y a vingt cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le coeur un peu serré : c'était la rentrée. …………………. » Anatole France – « Le livre de mon ami » Source :: http://passionsetbilletsactu.over‐blog.com/article‐la‐rentree‐extrait‐de‐le‐livre‐de‐mon‐ami‐d‐anatole‐france‐1844‐1924‐lien‐luxembour‐et‐lien‐vers‐une‐ecole‐d‐autrefois‐56117939.html 

 Nắng Thu trong Vườn Lục Xâm Bảo

Hai cựu học sinh TH – Hoàng Đức Thạc, Nguyễn Xuân Hồng – (năm ?)

11/13  

 Tiết Đông hàn trong Vườn Lục Xâm Bảo

Cựu học sinh TH Nguyễn Xuân Hồng – Tháng 2,1963. Lâu đài trong Vườn Lục Xâm Bảo nay là cơ sở của Thượng Viện (Sénat) Pháp.

 

 Cuối hè sang thu trong Vườn Lục Xâm Bảo

Lại hai cựu học sinh TH – Dương Quang Lạc, Nguyễn Xuân Hồng - 2010  

12/13  

 Xuân trong Vườn Lục Xâm Bảo

Lần nữa hai cựu học sinh TH : Trương Hữu Lượng, Nguyễn Xuân Hồng – 2013 (Cựu học sinh TH NX Hồng xem ra là thổ công Vườn Lục Xâm Bảo !)

             *  

« Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi trong trí nhớ, năm nào cũng vậy, khi trời thu giao động, những bữa cơm đèn đầu tiên và lá nhuốm vàng trong ngàn cây nhẹ rung. Tôi sẽ kể lại những gì tôi trông thấy, khi băng qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, lúc vườn vương vấn chút buồn và đẹp hơn bao giờ hết; vì lúc đó lá rơi từng chiếc lên vai trắng của các pho tượng. Hình ảnh tôi trông thấy ở trong vườn lúc đó, là một chú bé, hai tay bỏ túi và xắc đeo trên lưng, nhảy nhót tới trường như một con chim sẻ. Chỉ có tâm trí tôi thấy nó; vì nó chỉ là một cái bong; cái bóng của chính tôi, hai mươi lăm năm về trước. Thực ra, ngày ấy tôi có quan tâm gì tới nó đâu nhưng giờ đây nó không còn nữa tôi lại tràn đầy tiếc nuối. Chú bé rất khờ dại; nhưng không hề tai ác, và tôi phải công bằng thừa nhận là nó đã không để lại cho tôi một kỷ niệm nào xấu cả. Hình bóng ngây thơ ở tôi không còn nữa. Tôi thương tiếc nó và chỉ thấy nó trong tâm tưởng là điều tự nhiên. Lòng tôi hân hoan sống lại kỷ niệm về nó. Đã hai mươi lăm năm, cũng dạo này, trước tám giờ sáng, chú bé đi qua công viên đẹp này để đến lớp học. Lòng nó hơi se lại: hôm ấy là ngày khai trường. ……………………… » Hoàng Yên Linh lược dịch. Nguồn : bài viết của Hoàng Yên Linh - Mạn Đàm Văn Học Posted on Tháng Mười 27, 2012 http://tunhan.wordpress.com/2012/10/27/toi‐di‐hoc‐va‐thanh‐tinh/  

13/13