THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

22
THÖ NGOÕ Các bạn đọc thiếu niên nhi đồng thân mến! Một mùa hè nữa lại đi qua và một năm học mới lại bắt đầu, các bạn đã đón chào năm học mới (2015-2016) trong không khí cả nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày llớn, các skiện chính trtrọng đại: kniệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội tỉnh Đảng blần thứ XIII, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thXII. Đây là những mốc son lịch schói lọi, rất đỗi thào của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp đón chào năm học mới 2015-2016, Ban biên tập Tập san Bút non thân chúc quý thầy cô giáo và các bạn học sinh dồi dào sức khỏe, có nhiều phương pháp dạy và học tốt, vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích trong năm học này. BBT chân thành cảm ơn các bạn Cộng tác viên đã tích cực gửi bài để tập san số 56 của chúng ta tiếp tục được ra mắt các bạn đọc gần xa. Theo kế hoạch của đơn vị sẽ đưa tập san số này lên Website của Thư viện tỉnh Ninh Thuận để được phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc nhở khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là món quà tinh thần nho nhỏ dành tặng cho các bạn. Hy vọng rằng trong thời gian tới, BBT Tập san Bút non sẽ đón nhận nhiều bài viết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống tuổi học trò, những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước, ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè của các bạn để nội dung Tập san ngày càng phong phú hơn. Cuối cùng, BBT Tập san kính chúc các anh chị đồng nghiệp, các bạn đọc nhí thật nhiều sức khỏe, đạt thành tích cao hơn mọi năm. Chào thân ái! BBT tập san Bút non

Transcript of THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

Page 1: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THÖ NGOÕ

Các bạn đọc thiếu niên nhi đồng thân mến! Một mùa hè nữa lại đi qua và một năm học mới lại bắt đầu, các

bạn đã đón chào năm học mới (2015-2016) trong không khí cả nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại: kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đây là những mốc son lịch sử chói lọi, rất đỗi tự hào của dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp đón chào năm học mới 2015-2016, Ban biên tập Tập san Bút non thân chúc quý thầy cô giáo và các bạn học sinh dồi dào sức khỏe, có nhiều phương pháp dạy và học tốt, vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích trong năm học này. BBT chân thành cảm ơn các bạn Cộng tác viên đã tích cực gửi bài để tập san số 56 của chúng ta tiếp tục được ra mắt các bạn đọc gần xa. Theo kế hoạch của đơn vị sẽ đưa tập san số này lên Website của Thư viện tỉnh Ninh Thuận để được phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ ở khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là món quà tinh thần nho nhỏ dành tặng cho các bạn. Hy vọng rằng trong thời gian tới, BBT Tập san Bút non sẽ đón nhận nhiều bài viết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống tuổi học trò, những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước, ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè của các bạn để nội dung Tập san ngày càng phong phú hơn.

Cuối cùng, BBT Tập san kính chúc các anh chị đồng nghiệp, các bạn đọc nhí thật nhiều sức khỏe, đạt thành tích cao hơn mọi năm.

Chào thân ái! BBT tập san Bút non

Page 2: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC DẠY VỚI CÂU CHUYỆN:

“Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền”

ầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử

bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – là nơi Bác Hồ ra ứng cử- có 118 Chủ tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị: “ Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “ Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới”. Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: “Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.

(Theo Nguyễn Dung - Trong Bác Hồ với chiến sĩ - Tập 1 - NXBQĐ 2001)

Đ

Page 3: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

TRANG THƠ

TÌNH BÁC Đất nước em đẹp lắm Có Bác Hồ Chí Minh. Bác là ngọn đuốc sáng Soi, dắt đường cháu con Qua đêm trường tăm tối. Lòng Bác là sông rộng Ôm các cháu vào lòng Tình Bác là biển cả Trải giữa dòng mênh mông. Nguyễn Thị Khánh Duyên-Lớp10-Trường THPT Nguyễn Trãi

KHÔNG ĐỀ

Chúng ta hôm nay Sống đời độc lập Chẳng có đạn bom Chỉ còn tiếng hát.

Ngày xưa đất nước Đạn vãi, bom rơi Bộ đội khắp nơi, Cùng dân đánh giặc, Quyết chiến hy sinh Giữ nền độc lập…

Ngày nay toàn thắng Cố gắng dựng xây Đất nước đẹp giàu Giang sơn hùng mạnh Đưa nước Việt Nam, Ngang tầm thế giới Sánh vai cùng với Cường quốc năm châu Thực hiện ước mơ Suốt đời của Bác Và của toàn dân.

NHƯ TRÚC

Page 4: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

QEÂ HÖÔNG Quê hương tôi hai mùa mưa nắng Bóng mẹ già níu kéo thời gian Tóc điểm sương theo gió mây ngàn Bao năm tháng nuôi con cực khổ. Quê hương! Hãy luôn ghi nhớ Kỷ niệm xưa nhỏ bé đong đầy Hàng dừa xưa năm ấy- còn đây Mái tóc mẹ già theo năm tháng. Đêm mùa thu trăng tròn sáng tỏ Chú cuội nằm cạnh gốc cây đa Đêm nay sao không thấy Hằng Nga? Chuyện cổ tích ngày xưa bà kể. Quê hương! Sao thân thương đến thế! Con lớn theo hơi ấm mẹ hiền Dù mai đây xa mấy dặm trường Con vẫn nhớ quê hương và mẹ. Nguyễn Khắc Khải-Lớp 10B2-Trường THPT Nguyễn Trãi

GỞI BỐ Con gửi bố lá thư Từ đất liền xa tít Ra tận đảo Trường Sa. Trong thư con gửi bố Cả tình thương bao la Con dành cho bố hết. Con gửi bố điểm Mười Đỏ thắm trong trang vở. Bước qua thời thơ dại Nay con đã lớn rồi, Bố không biết đó thôi, Con đã thành thiếu nữ Bậc Trung học cơ sở. Ngôi trường mới thân yêu

Có thầy cô, bạn mới.

Bố ở ngoài đảo xa Luôn nhớ con bố nhé Con ở tận nơi này Ngóng hoài ra ngoài đảo Nơi đảo xa có bố Cùng các chú Hải quân Đang ngày đêm canh giữ, Cho đất nước thanh bình. Con mong ngày gần nhất Bố sẽ về với con Để cùng con vui đùa Để cùng con ca hát.

Phạm Thị Thúy Hồng- Lớp 9/5-Trường THCS Lê Đình Chinh

Page 5: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

Q uyeån Saùch Cuûa Toâi Xếp vào một góc Quyển sách của tôi Vì hè đến rồi Tạm thời không học Chẳng người buồn đọc Sách nằm lặng im Trông sách buồn phiền Xếp vào một góc.

Nguyễn Lâm Trường Giang – Lớp 8- Trường THCS Lê Đình Chinh

Bầu trời đang trong xanh Mây đen ùa kéo đến Mưa trút xuống thật nhanh Xối xả nghìn tia nước.

Cây cối rung rinh lá Vẫy chào đón cơn mưa Lá xòe ra hứng nước Như đợi tự bao giờ.

Em nhìn ra khung cửa Người người đứng trú mưa Dưới mái hiên ngóng đợi Mưa khi nào thôi rơi?

Lộp bộp trên mái lá Hơi gió thốc lạnh căm Con đường mờ xa xăm Mẹ gánh hàng nhỡ bước…

Mưa ơi, ngừng rơi nhé! Cho mẹ em về nhà Đường về còn xa quá Mưa đừng làm ướt mẹ!

Nguyễn Quang Huy-Lớp 5A- Trường TH Phú Quý I- Ninh Phước-Ninh Thuận

Tiếng trống trường rộn rã Báo năm học đến rồi Những chú ve vương lại Trên vòm cây xinh tươi.

Mùa Thu đến đẹp quá! Làm tâm hồn xao xuyến Trong tiếng trống tựu trường Trong tiếng hát mùa Thu.

Mùa Thu ơi! Mùa Thu Đến đây xây ước mơ Tung bay màu khăn đỏ Rực rỡ trên vai em.

Mùa Thu ơi! Mùa Thu Mùa thơm trang sách mới Tiếng trống ngày khai trường Trong sáng như trời Thu. Dương Lý Minh Thoa- Lớp 8/2-

Trường THCS Lý Tự Trọng

Page 6: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

GÖÛI QUEÂ MÌNH Sẽ có ngày, anh lại về quê mình Với dòng sông chảy nặng tình thương Với mái trường ngày xưa ta học Mỗi chiều về lại hái phượng đầy tay.

Yêu quê hương, yêu những luống cày Cánh đồng làng, hương lúa tỏa ngất ngây Yêu chú bé lòng nuôi bao mơ ước Trên cánh đồng chiều, thả những cánh diều bay.

Anh yêu lắm con đò quê hương ấy Bao năm rồi thương mãi một bến sông Như quê mình trong những mùa giông bão Xóm làng luôn đầy ắp những tấm lòng.

Anh sẽ về Về với dòng sông Với với em thơ, những cánh đồng Với hương lúa và cánh diều mơ ước Thả hồn mình theo gió lộng quê hương.

Q.Sứ-Lớp 11A3-Trường THPT Chu Văn An

Page 7: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN: Truyền đơn “vũ khí” lợi hại của cách mạng

Truyền đơn là một trong những hình thức tuyên truyền đặc biệt mà Đảng ta đã sử dụng để tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng và đoàn kết toàn dân. Cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trong suốt 15 năm ( 1930-1945), cùng với báo chí bí mật, truyền đơn cách mạng giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng theo Đảng, đấu tranh chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến tay sai, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc. Truyền đơn là cách thức tuyên truyền chính trị được tổ chức từ thời xưa, nhưng chỉ có những chiến sĩ cộng sản, những người sử dụng nhiều, biết phát huy hiệu quả nhất thứ “ vũ khí” lợi hại này.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia đang lưu giữ, bảo quản khoảng 150 loại truyền đơn cách mạng trước tháng 9-1945. Một phần trong khối tư liệu truyền đơn cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa là những tờ truyền đơn giai đoạn 1941 đến trước tháng 9-1945. Thời kỳ này gắn với sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Trung đội Cứu quốc quân tiến tới thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân-lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cao trào kháng Nhật cứu nước…Phần lớn những tờ truyền đơn này được sưu tầm từ trong các hồ sơ theo dõi của mật thám Pháp hoặc trong các hồ sơ,

các bản án của các chiến sĩ cách mạng.

Ngôn ngữ biểu đạt trên truyền đơn thường rất ngắn gọn, lời văn mộc mạc, chân thành, những khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu… nhưng sức mạnh truyền cảm của nó vô cùng to lớn mà chỉ có đặt vào hoàn cảnh lịch sử đương thời chúng ta mới cảm nhận được hết. Những tờ truyền đơn có lúc như lời tâm tình vận động, có lúc như lời thuyết phục đanh thép, lại có lúc như hồi kèn xung trận hay một mồi lửa thả vào giữa một đồng cỏ khô…Những tờ truyền đơn với hình thức khiêm nhường là một tờ giấy bé nhỏ, đôi khi thô ráp, những dòng chữ còn nguêch ngoạc được in thạch, in li tô trên giấy nến hoặc chép tay mà thời gian đã làm phai mờ, hoặc đã cũ sờn. Nhưng để làm ra nó, truyền bá nó, các nhà cách mạng tiền bối không chỉ dốc tâm trí mà còn phải đổ máu hay đánh đổi bằng những năm tháng tù đày, thậm chí có người chỉ vì liên quan đến những truyền đơn nhỏ bé ấy mà phải hy sinh cả mạng sống của mình… Những tờ truyền đơn như thắp lên ngọn lửa, thắp lên khát vọng tự do đã thực sự đi vào mọi tầng lớp nhân dân, có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền, tập hợp quần chúng thành khối sức mạnh đoàn kết, theo Đảng làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

(Trích Báo Nhi đồng số tháng Tám -2015)

Page 8: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

TRANG VĂN

NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ PHAI TRONG CUỘC ĐỜI HỌC TRÒ

hắc trong cuộc đời này, ai đã

từng đi học sẽ mãi mãi không quên ngày đầu tiên đến trường. Tôi cũng thế. Cái cảnh ngày 20/11 nhộn nhịp làm tôi gợi nhớ mơn man một kỷ niệm lần đầu tiên gặp được cô giáo, người đầu tiên dạy dỗ khi tôi cắp sách vào lớp Một, người đã dạy cho tôi biết được những chữ cái đầu tiên.

Nhớ hồi ấy, tôi thật là nhỏng nhẻo, lì lợm hết chỗ nói. Tôi rất ham chơi nhưng thấy các bạn đi học tôi cũng ham nên đòi mẹ đưa đi học cho bằng được. Thế là mẹ tôi đồng ý. Mẹ bảo với ba tôi rằng: “Cho nó đi học để khỏi phá phách, với lại con cũng đủ tuổi vào lớp một rồi!” Ba tôi gật gù đồng ý. Tôi mừng rỡ, náo nức trong lòng. Tôi đem chuyện này khoe với nội, các cô, các chú… rồi chạy khắp xóm để khoe khoang với các bạn là mình được đi học. Đến ngày khai giảng năm học mới, Mẹ chở tôi đến trường và giao cho cô giáo. Mẹ dẫn tôi đến bậc tam cấp để bước vào lớp, lúc ấy cô giáo đang bận nên không chú ý gì đến tôi. Mẹ để tôi ở lại rồi ra về. Trước khi về mẹ tôi dặn: “Con ở lại đây học, đi làm về mẹ đến đón nghe không?” Tôi tỏ vẻ không

chịu nhưng mẹ đã quyết nên tôi nhăn nhó, đứng lì ra đó không chịu vào lớp. Mẹ đi về nhưng vẫn ngoái lại nhìn, tôi mếu máo muốn khóc. Tôi nhìn xung quanh toàn người lạ, bắt đầu trong lòng cảm thấy lo sợ. Đưa mắt nhìn quanh một vòng để hy vọng tìm ra được một bạn cùng xóm nhưng không thấy ai cả. Lúc này, tôi cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Cố nén để không khóc, thường ngày tôi gan lì nhưng hôm nay thì

khác, tôi thấy mình thật nhỏ bé. Cổ họng tôi tưng tức, nấc lên từng tiếng nhỏ rồi khóc và gọi thật to: “ Mẹ…mẹ…ơi, mẹ ở đâu? Tôi hét thật to, mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp. Nước mắt giàn giụa , mặt tôi đỏ gay, nước miếng, nước mũi chảy ra, khóc nức nở mà miệng vẫn gọi mẹ. Bỗng nhiên, một bàn tay nhẹ nhàng êm ái, nhấc bổng tôi lên, với những tiếng dỗ dành thật ngọt ngào như mẹ ru lúc còn nhỏ: “ Nín đi con, nín đi, cô thương, trưa mẹ đi làm về

C

Page 9: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

sẽ đón con, đừng khóc nữa mà!” Trong lòng tôi dâng lên niềm cảm xúc khó tả, tôi cảm thấy hơi ấm được truyền qua cơ thể mình, mùi thơm nồng nàn lan tỏa giống mẹ tôi. Cô ẵm tôi vào lớp, đặt tôi xuống ghế cùng bàn với một người bạn khác. Cô nhẹ nhàng lấy khăn lau nước mắt, nước mũi cho tôi. Tôi nghĩ mà ghét mẹ tôi: “ Tại sao mẹ lại bỏ con về chứ?” Tôi vẫn còn ấm ức, khóc thút thít, không nói gì. Trong mắt tôi hiện giờ là hình ảnh cô thật đẹp với chiếc áo dài thiên thanh, mái tóc dài mượt mà, dáng thon thả như một cô tiên giáng trần mà tôi từng gặp trong mơ. Từ hôm đó, cô dạy cho tôi biết nhiều điều như là học chữ cái, tập đếm, tập hát, tập múa… Tôi có nhiều niềm vui… Nhưng có lúc, tôi rất ghét cô khi bị cô đánh vào mông vì có chỗ cô giảng hoài mà không hiểu, những lúc ấy tôi trở nên bướng bỉnh, khó bảo lạ thường. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thương cô nhiều hơn. Cô giờ này

chắc không còn trẻ nữa vì đã qua mười lăm năm rồi. Tôi tự nói với lòng mình : Nhân dịp 20/11 năm nay, tôi sẽ đến thăm cô, để biết cuộc sống của cô hiện giờ ra sao? Cô lập gia đình chưa? Không biết cô có nhớ cô học trò bé nhỏ, bướng bỉnh ngày xưa này của cô không? Nhưng tôi thì sẽ nhớ mãi không bao giờ quên, người cô đầu tiên đã dạy dỗ tôi.

Tôi cảm ơn cô vì cô là người đã cho tôi thấy được tương lai rộng mở đón chào tôi vào đời. Dù trên đường đời của tôi sau này thành công hay thất bại thì tôi sẽ mãi mãi không quên ơn cô. Ông cha ta dạy rằng : “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều, Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy” để nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến công ơn thầy cô như trời biển, là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mình.

Dương Ngọc Trang Uyên-Lớp 9/1-Trường THCS Trần Hưng Đạo-Ninh Sơn

ồi học lớp Năm, có một lần tôi đã vô

tình làm một điều mà trước giờ tôi vẫn không dám làm. Đó là ghi bậy lên áo một bạn nữ ngồi bàn trước tôi và đã bị cô giáo trách phạt. Lúc đó, tôi rất buồn và ân hận. Bây giờ nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi chợt cảm thấy những ký ức thời thơ ấu lại tràn về.

Đó là một ngày đẹp trời, một ngày khác hẳn bao ngày khác. Trời trong xanh và có nắng đẹp, những

H

Page 10: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

đám mây trôi lơ lững và đi về phía chân trời, tôi cắp sách đến trường như mọi ngày. Sau ba tiết học đầy căng thẳng, tiếng kẻng báo nghỉ giải lao mười lăm phút, tôi không ra chơi như các bạn mà lấy vở ra ôn bài. Hồi trống vang lên, báo hiệu giờ ra chơi đã hết, các bạn học sinh trở vào lớp và đó cũng là lúc mọi chuyện bắt đầu. Nhân lúc cô giáo chưa vào lớp, tôi đã viết bậy lên áo một bạn nữ ngồi trước tôi và tất nhiên việc làm đó đã bị phát hiện bởi người ngồi bên cạnh tôi đã báo cho cô giáo biết. Khi biết tin, cô giáo rất giận và cho gọi tôi và bạn gái ấy lên bảng. Lúc đó, tôi rất lo sợ, mặt tôi đỏ bừng lên. Bỗng tôi có một suy nghĩ thật điên rồ là xin cô và bạn ấy đừng báo cho ba mẹ biết vì tôi sợ sẽ bị đánh đòn như những khi bị lỗi.

Lúc đó nhìn vẻ mặt nóng giận của cô, tôi thật sự lo sợ nhưng không phải như tôi nghĩ, cô không la mắng hay đánh đòn mà khuyên nhủ tôi giống như một người mẹ dạy bảo con mình rồi quay sang nới với bạn gái: “Em có thể đến nhà cô để cô giặt hộ áo, cô mong em có thể tha thứ cho những việc làm của bạn, chắc bạn ấy không cố ý làm như vậy đâu?” Những câu nói của cô đã làm cho tôi thật sự

cảm động và ân hận về những việc làm sai trái của mình.

Lòng tôi hồi hộp chờ câu trả lời của bạn gái ấy nhưng bạn ấy không nói gì chỉ khẽ gật đầu. Cô quay về phía tôi nhẹ nhàng nói: “Lần sau em không nên làm như vậy, cô hy vọng đây cũng là một bài học để em rút kinh nghiệm cho mình”. Những lời cô nói thật ấm áp và tha thiết biết bao, nó đã khắc sâu trong lòng tôi. Lúc đó, tôi đã muốn khóc nhưng đã kiềm chế lại được, chỉ biết gật đầu và trong lòng vô cùng ân hận.Tôi ước gì mình lúc ấy đừng làm như vậy để cho cô khỏi phiền lòng và chỉ muốn thốt lên: “ Cô ơi, em thành thật xin lỗi cô!”

Và bây giờ, ngồi đây kể lại cho các bạn nghe về những kỷ niệm xưa mà lòng tôi vẫn thấy ân hận vô cùng. Ước gì trở lại thời gian ấy, tôi sẽ xin lỗi cô và giúp cô giặt áo cho bạn ấy, nhưng đó chỉ là điều ước. Bây giờ không biết cô còn dạy trường cũ hay đã chuyển sang trường khác rồi. Tôi muốn gặp lại cô để cảm ơn về những năm tháng đã qua.

Qua câu chuyện trên, tôi lại càng thấm về tình thầy trò và công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo và càng thấm thía câu tục ngữ: “ Ăn quả nhớ người trồng cây.”

Hoàng Chung-Lớp 9/1-Trường THCS Trần Hưng Đạo-Ninh Sơn

Page 11: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Ai cũng cần có sự đùm bọc, che chở của gia đình. Gia đình tôi tuy không là gia đình mẫu cho mọi người nhưng nó là một chỗ dựa tinh thần lớn cho tôi.

Nhà tôi có năm người. Bác nông dân “ dãi nắng dầm mưa” của nhà tôi là người ba kính yêu. Tuy đã năm mươi tuổi nhưng sáng nào, khi tiếng gà gáy là ba tôi vội vã cầm cuốc và đội nón lá ra đồng. Mỗi khi học bài xong, tôi cũng ra đồng để phụ giúp cho ba. Giữa trời nắng chang chang, mồ hôi ba tuôn ra nhễ nhại ướt đẫm lưng áo. Bàn tay ba chai ráp, lưng như còng đi. Hình ảnh này sẽ mãi khắc ghi trong tâm khảm tôi. Đang miên man trong những dòng suy nghĩ, chợt nghe tiếng ba tôi gọi : “ Nhi ơi! Rót cho ba miếng nước”. Tôi nhanh nhảu bước chân trên một lối nhỏ của bờ ruộng mang nước đến cho ba. Đưa ly nước cho ba mà lòng tôi trào dâng một tình thương vô tận. Bởi vì do phải nuôi anh em tôi ăn học mà ba tôi phải vất vả như vậy. Hai cha con tôi thường ngồi nghỉ giải lao, uống nước dưới gốc cây đa ngoài đồng. Những lúc này, ba thường kể về những câu chuyện hồi xưa khi nước ta còn chiến tranh, về sự hy sinh mất mát của các chú bộ đội cụ Hồ. Sau một ngày lao động, tôi cùng ba trở về nhà trên con đường làng ngoằn ngoèo. Công việc đồng áng tuy vất vả nhưng đã cho tôi biết nhiều kinh nghiệm trồng trọt, biết quý trọng đồng tiền và hơn cả là tôi cảm thấy thương ba nhiều hơn. Ba tôi là người rất nghiêm khắc, mỗi lần tôi không nghe lời mẹ là ba la mắng, dạy dỗ tôi đến nơi, đến chốn thậm chí có lúc tôi còn bị ba đánh đòn. Tuy nghiêm khắc như thế nhưng ba rất hiểu và cưng chiều tôi. Ba để ý tôi từng tý một, thấy đồ dùng học tập của tôi không bằng chúng bạn, ba liền dẫn tôi ra hiệu sách mua cho tôi. Ba nói : “ Ba mẹ vất vả nhiều rồi, con cố gắng học lấy cái chữ để có kiến thức, hiểu biết sau này không phải lam lũ, vất vả như ba mẹ con nhé!”.

Nói đến mẹ, trong tôi lại trào dâng những cảm xúc đong đầy. Mẹ tôi là người phải chịu mang nặng đẻ đau để sinh ra ba anh em tôi. Năm nay mẹ đã 46 tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ đẹp. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả gia đình. Mẹ đảm việc nước, cả việc nhà. Mẹ tôi làm việc ở Hội phụ nữ xã. Công việc ở xã, mẹ tôi được rất nhiều người tin yêu. Còn ở nhà thì mẹ là vua đầu bếp số 1. Mỗi lần đi học về nghe mùi thơm nức mũi từ trong bếp tỏa ra là tôi muốn chạy vào bếp ngay tức khắc. Vào dịp nghỉ cuối tuần, mẹ thường làm những món ăn cải thiện

Page 12: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

cho cả nhà. Món khoái khẩu của gia đình tôi là bánh bột lọc do đầu bếp mẹ đảm nhiệm chính. Nếu ai đã từng được thưởng thức món bánh bột lọc do mẹ tôi làm thì chắc sẽ thật khó quên. Cái vị ngọt thanh của nước chấm, mùi thơm đặc trưng của tôm, thịt và gia vị tạo cho món bánh thật hấp dẫn. Hàng ngày, thức dậy mẹ tất bật với việc dọn dẹp nhà của, bếp núc chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà. Đến giờ, mẹ lên xã tiếp tục làm việc. Trưa, chiều trở về nhà mẹ lại bận rộn với công việc của một bà nội trợ đảm đang. Bây giờ nhìn mẹ, tôi bỗng thấy trán mẹ xuất hiện những nếp nhăn, đôi môi nhợt nhạt, bàn tay chai sạn đi, da dẻ không còn hồng hào như trước nữa, trong lòng tôi thấy xót xa, thương mẹ vô cùng. Đối với tôi, mẹ là nhất, những chuyện trên lớp thường khiến tôi buồn vui lẫn lộn. Lúc vui thì mẹ là người để tôi chia sẻ đầu tiện, còn lúc buồn thì bờ vai của mẹ trở thành chỗ dựa chắc chắn cho tôi nương tựa. Cho dù tôi có phạm lỗi gì thì mẹ cũng từ từ khuyên bảo, dạy cho tôi đạo lý làm người…Mẹ tôi là thế đó, độ lượng và bao dung.

Còn các anh, chị tôi thì sao? Phải nói họ là những người để tôi ngưỡng mộ, tự hào và tin tưởng để sẻ chia. Mỗi lần ai bắt nạt làm tôi buồn, giận, cãi nhau thì anh chị lại là người giải tỏa cho tôi. Họ đưa ra lời khuyên, phân tích ai sai, ai đúng và bài học tôi rút ra được là phải luôn bình tĩnh, không vì một chuyện chẳng ra gì mà phải cãi vã, đôi co. Sau những lần nói chuyện cùng anh chị lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

Ngày chủ nhật là ngày của gia đình, cả nhà tôi cùng đi thăm nội, ngoại, tổ chức ăn uống nhẹ ở nhà và điều đặc biệt nhất là cùng nhau xem chương trình “ Đường lên đỉnh Olympia” và ngồi bên ấm trà kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện.

Ba, mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng tôi từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành. Trên bước đường trưởng thành của chúng tôi không phải không có những uẩn khúc, quanh co, có những lúc còn bị vấp ngã tưởng chừng như không đứng dậy nổi. Ba mẹ luôn dang rộng cánh tay để đón chúng tôi trở về, tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi tiếp tục sống, trưởng thành và cống hiến nhiều hơn. Xin cảm ơn người cha, người mẹ mẫu mực đã dạy dỗ chúng tôi. Tôi nguyện cố gắng sẽ học tập thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ, đồng thời tôi cũng sẽ phụ giúp ba mẹ công việc nhà để bù đắp lại công ơn sinh thành to lớn ấy.

Hồ Thị Ý Nhi –Lớp 9/2- Trường THCS Trần Hưng Đạo-Ninh Sơn

Page 13: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

NÓN LÁ VIỆT NAM

ã bao đời nay, nón lá là nét đặc trưng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Nó tô điểm thêm sự yêu kiều và trang nhã cho người thiếu nữ. Không những thế, nó còn gắn bó với người

dân nông thôn khi đi làm đồng, đi chợ, đi ra đường... Và trong những buổi lễ hội mặc áo dài truyền thống của Việt Nam cũng xuất hiện những chiếc nón lá xinh xắn. Cái đẹp, cái hay, cái duyên của chiếc nón lá có lẽ khó có ai mà hiểu thấu và cảm nhận hết được.

Chiếc nón lá có hình chóp, màu trắng ngà, được làm bằng lá cọ, khuôn nón làm bằng tre. Để làm ra một chiếc nón, những người thợ làm nón phải khéo léo chọn những mảnh lá dày, chắc chắn và phải qua hai công đoạn. Đầu tiên là làm lá: lấy lá cọ về phơi nắng để có màu trắng ngà và dẻo dai. Tiếp đến là sấy khô, cuối cùng ủi cho thẳng để bề ngoài nhìn chiếc nón đẹp hơn. Công đoạn thứ hai là chằm nón vào khuôn : đầu tiên xâu lá thành từng tép rồi gắn vào cây nhọn trên khung gỗ, bên ngoài khung là những gân lá dừa để giữ nón thành vòng tròn cứng. Xoay lá phủ đều trên khung và cuối cùng là may cẩn thận từ chóp xuống vành nón, phần lá còn thừa thì cắt bỏ. Đến giai đoạn phụ là phủ một lớp sơn bóng bên ngoài, khi đội ra nắng lớp sơn giúp cho nón bền, đẹp.

Ngoài chiếc nón bình thường của người dân nông thôn dùng để đội ra đồng cày cấy, che nắng, che mưa, còn có những chiếc nón bài thơ mỏng manh, duyên dáng, nhưng nó không thể đội lên nương được vì nó rất mỏng. Nó cũng được làm như nón bình thường chỉ khác là số lớp lá ít hơn và bên trong nó có những bài thơ của xứ Huế thơ mộng. Chúng ta có thể nhìn thấy những bài thơ đó khi nhìn xuyên qua ánh sáng.

Những chiếc nón lá khi mới làm ra nguyên vẹn và mùi lá cọ thơm tho mới mẻ, cùng con người trải qua bao mưa nắng. Những chiếc nón lá đã góp phần làm đẹp hơn, thướt tha hơn cho người phụ nữ khi đi kèm với bộ quần áo bà ba xinh xắn và những chiếc áo dài truyền thống trong các buổi lễ hội cổ truyền của dân tộc ta.

Chiếc nón bài thơ cũng được các nhà thơ, nhà văn làm đề tài để viết bài hát “ Chiếc nón bài thơ”…

Những người khách ở nước ngoài sang Việt Nam du lịch, thăm viếng xong khi về mua những chiếc nón bài thơ làm kỷ niệm để đánh dấu rằng: mình đã đến Việt Nam.

Chiếc nón lá không chỉ giúp người Việt Nam che nắng, che mưa, tăng thêm nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nó đơn sơ nhưng đó là nét đặc trưng truyền thống và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Đoàn Thị Ngọc Nhung-Lớp 9/3-Trường THCS Trần Hưng Đạo

Đ

Page 14: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

Thấy Tèo đi dự khai giảng năm học mới về, bác hàng xóm vui vẻ hỏi: -Thế nào, cháu thấy không khí năm học mới thế nào? Có vui không? - Cháu thấy rất vui bác ạ! So với các bạn, cháu còn có niềm vui nhân đôi!-Tèo vẻ hớn hở khoe. - Chà! Niềm vui gì thế? - Dạ, niềm vui về bạn bè bác ạ! Năm nay, ngoài bạn bè cũ, cháu phải học lại một năm nên có thêm rất nhiều bạn mới ạ! !?!!

LAØ GÌ Giờ Văn, cô hỏi một nam học sinh đang ngồi lơ đễnh: - Em hãy cho biết, khi nói “ giới thượng lưu” là ý nói đến lớp người nào? - Em thưa cô, đó là nói đến những người sống ở đầu nguồn một con sông ạ! -!?!

COÙ HÌNH DAÏNG THEÁ NAØO? Giờ địa lý, Tuấn “tâm hồn treo ngược cành cây” thì bất ngờ cô giáo gọi: - Tuấn, em hãy cho cả lớp biết, nước Italia có hình dạng như thế nào? (ý nói giống chiếc ủng) -Dạ thưa cô…( Tuấn đang bí thì thấy Tý ngồi bên cạnh, đưa tay chỉ xuống dưỡi chân, nhắc bài), cậu ta thấy vậy đáp luôn: - Nước Italia có hình giống cái…dép tổ ong ạ! (Nghe xong, cả lớp được bữa cười no nê).

PHEÙP CHIA Trong lớp học, cô giáo nói: - Hôm nay chúng ta sẽ làm vài bài tập thực hành về phép chia. Ví dụ cả nhà ăn tối xong, chị em mang ra một chiếc bánh kem mứt táo và chuẩn bị cắt để mỗi người được một phần bằng nhau. Vậy chị sẽ phải cắt ra mấy phần? -Thưa cô, 4 phần ạ. -Tốt, đúng lúc đó, chú em, cô em và hai đứa em họ của em đến. Chị em làm thế nào? -Chị em cất ngay chiếc bánh đi, và chỉ mang ra khi mấy người kia đã ra về ạ! -!!!!

Page 15: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

Trên đường đi học về Tít bảo Mít: - Cậu có “bí quyết” học Toán để nhớ lâu không, chỉ cho mình với? - Dễ thôi! Cậu chịu khó “ sưu tầm” là được… - Sưu tầm thế nào? - Phải tìm vật thật, ví dụ: Hình tròn thì tìm: cam, nho, bưởi, táo… còn hình vuông, hình chữ nhật thì tìm: bánh trung thu, kẹo cao su… Các thứ ấy luôn ở bên mình mọi lúc, mọi nơi thì cậu sẽ nhớ lâu thôi! - Hay thật! Thế còn đoạn thẳng chắc phải nhờ đến “roi mây” của bố mẹ và “thước kẻ” của cô giáo, đúng không? -!?!!

NHAÂN TAØI Giờ sinh hoạt, thầy giáo tủm tỉm nói: - Trong lớp mình, thầy thấy nhiều bạn phải nói là “nhân tài” đó các em ạ! Linh “lém” (nhanh nhảu hỏi ngay): Thật thế hả thầy? Chúng em muốn biết nhân tài ấy là gì ạ? Thầy giáo: À, tại vì khi chấm bài, thầy phát hiện thấy nhiều bạn làm bài… sai giống hệt nhau đến cả dấu chấm, dấu phẩy… tài đến thế là cùng! Cả lớp : Híc híc…

KHOÂNG YEÂN TAÂM Bình nói với Toàn: - Nhiều hôm ở nhà một mình, tớ luôn cảm thấy “không an tâm” cậu ạ! - Cậu không yên tâm về điều gì? Sợ trộm, cướp… đột nhập vào à?! - Không phải! Tớ chỉ sợ đang say sưa… chơi game, bố tớ đi làm về đột xuất thì… gay go to đấy! - Trời!

Trần Thị Bích Liên- Lớp 8-Trường THCS Trần Phú ( ST)

Page 16: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

GÓC NỘI TRỢ

CÁNH GÀ XỐT ME Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 1kg cánh gà cắt khúc theo khớp xương hoặc cắt khúc vừa ăn - Cà chua, hành khô, me chua hoặc me khô, ớt tươi hoặc ớt bột - Đường, mắm, hạt nêm, giấm, hạt tiêu - Rau thơm hoặc dưa chuột ăn kèm

Thực hiện: Bước 1: - Cà chua thái múi cau hoặc băm nhỏ. - Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Bước 2: Cánh gà rửa sạch, ướp với 2 thìa cà phê hạt nêm, tiêu, ớt tươi (hoặc ớt

bột). Nếu nhà có trẻ không ăn được cay thì bạn ướp ít hạt tiêu hơn và không ướp cùng ớt.

Bước 3: - Làm nóng dầu ăn trong nồi nhỏ, cho cánh gà vào chiên vàng. - Khi cánh gà vàng đều 2 mặt bạn vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Bước 4: Nếu dùng me khô thì bạn ngâm me cùng ít nước nóng rồi lọc lấy nước cốt

me, Còn nếu dùng me tươi thì bạn đun sôi ít nước, cho me vào luộc chín rồi dầm nát. Lọc xác me qua rây.

Bước 5: Pha hỗn hợp xốt me chua ngọt gồm: nước cốt me, đường, mắm, hạt nêm,

tương ớt và giấm, nêm có vị chua cay mặn ngọt vừa ăn. Bước 6: Phi thơm hành khô trong nồi với chút dầu ăn. Cho cà chua vào xào mềm. Bước 7: Đổ gà và hỗn hợp xốt me chua ngọt vào nồi, đun nhỏ lửa tới khi nước xốt

sánh lại thì tắt bếp. Bày cánh gà xốt me ra đĩa cùng rau thơm hoặc dưa chuột, dùng làm món

nhậu hoặc ăn kèm cơm nóng có vị chua ngọt rất đưa cơm. Cánh gà xốt me có vị chua ngọt đậm đà vừa ăn, bởi được chiên trước nên

thịt gà chắc và có phần da giòn ngon hấp dẫn và màu sắc đẹp mắt khiến ai cũng muốn thử ngay!

Chúc các bạn thành công nhé!

Page 17: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

VITAMINE: LỢI VÀ HẠI

itamine là một trong 6 loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cũng chính vì lý do này mà một số người quan niệm vitamine là thuốc bổ, hấp thụ càng nhiều càng tốt. Thực chất, lạm dụng quá nhiều

vitamine sẽ có hại cho sức khỏe. 1.Vitamine A: Có tác dụng duy trì phản ứng thị giác, chức năng và hình dạng bình thường của tổ chức thượng bì. Vitamine A có chủ yếu trong sữa bò, dầu gan cá, gan, rau màu xanh thẫm, rau màu vàng thẫm và trái cây…Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều sẽ bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, chậm chạp, da đỏ ửng, ngứa ngáy…hoặc ngộ độc mãn tính với các biểu hiện đau đầu, nôn ọe, giảm cân, chán ăn, rụng tóc, sưng lợi và thiếu máu…Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên hấp thụ quá nhiều vitamine A vì thai nhi sẽ bị dị dạng. 2.Vitamine B1: Vitamine B1 tham gia vào hoạt động trao đổi chất, tạo ra hồng cầu và các hoạt động thần kinh, tim, cơ bắp và chuyển hóa năng lượng của đường huyết. Thiếu vitamine B1 dễ bị cảm cúm, viêm dạ dày, chuột rút, trí nhớ giảm sút, ra mồ hôi chân. Vitamine B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc, sữa bò, gan, các loại đậu và thịt bò…Không nên hấp thụ quá nhiều vitamine B1 vì sẽ dẫn đến nguy cơ đau đầu, hoa mắt, nóng giận, tim đập mạnh và suy nhược thần kinh… 3.Vitamine C: Vitamine C có tác dụng duy trì sự đàn hồi của làn da, trì hoãn lão hóa và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, ngăn sự tổng hợp của nitrosamine gây ra bệnh ung thư. Vitamine C có nhiều trong các loại dưa, ớt xanh, bưởi, cà chua…Không nên hấp thụ nhiều vitamine C, nếu không sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn ọe, thiếu máu, đau khớp, tiêu hóa kém… 4.Vitamine D: Vitamine D có tác dụng làm cho cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nguồn cung cấp chính vitamne D cho cơ thể là ánh nắng mặt trời vào buổi sớm, dầu gan cá, gan, lòng đỏ trứng gà, sữa bò…Cần chú ý không nên hấp thụ nhiều Vitamine D, bà mẹ hấp thụ nhiều Vitamine D sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của não và thận thai nhi. Người bình thường nếu hấp thu quá nhiều vitamine D có thể bị suy nhược, chán ăn, nôn ọe và tiêu chảy… 5.Vitamine E: Loại vitamine này có liên quan trực tiếp tới chức năng sinh sản, có tác dụng làm cho cơ thể chống lại oxy hóa, giảm bớt sự lão hóa của các tế bào. Nguồn cung cấp vitamnie E chính cho cơ thể là dầu thực vật, các loại rau màu xanh, gan, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà, các loại quả dưa, thịt nạc thăn và lạc…Không nên hấp thụ nhiều vitamine E, nếu không sẽ bị buồn nôn, viêm loét miệng, chốc mép, viêm dạ dày, mệt mỏi, đối với phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt… 6.Vitamine K: Có liên quan trực tiếp đến sự đông kết máu. Nguồn cung cấp vitamine K chính cho cơ thể là các loại rau xanh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không nên hấp thụ nhiều vitamine K, nếu không sẽ bị viêm da dị ứng, thiếu máu…

(Theo tạp chí Hers) CÔ KHÉO TAY

V

Page 18: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THIEÁU NIEÂN NHI ÑOÀNG REØN LUYEÄN KYÕ NAÊNG: ÑOÏC SAÙCH

ác bạn đọc thiếu niên nhi đồng thân mến!

Đọc sách thì ai cũng biết. Nhưng đọc thế nào cho hiệu quả thì không phải bạn nhỏ chúng mình ai cũng biết đâu nhé. Giống như nhân vật Đô-rê-mon mà các bạn yêu thích có chiếc túi thần kỳ với những báu vật vô cùng lợi hại, chúng mình sẽ biến các chỉ dẫn dưới đây thành những bảo bối vạn năng, hỗ trợ tốt nhất cho việc đọc nha các bạn! Bảo bối ấy như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

Thứ nhất là Tập trung: Để việc đọc sách có hiệu quả và tiết kiệm thời gian, các bạn hãy cố gắng tập trung khi đọc sách nhé. Có thể sử dụng ngón tay như cờ hiệu dẫn đường. Nó giữ cho mắt luôn hướng đúng trọng tâm, không rẽ trái rẽ phải hay đánh cua, và tránh cả trường hợp “đi đường tắt”, bỏ qua nội dung.

Thứ hai là Từ chốt: Trong một trang chỉ có một vài từ chốt, còn lại là những từ không quan trọng mà nếu xóa đi, bạn vẫn có thể hiểu được nội dung chính. Chúng có mặt ở đó để làm nhiệm vụ liên kết lại các TỪ CHỐT. Luyện tập phát hiện và nhớ được những từ chốt này, tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên đáng kể đó.

Thứ ba là Trang tai chó (tức là gấp mép sách lại thành hình tai chó). Một cách để ghi nhớ những trang quan trọng trong một cuốn sách. Trong 250 trang của một quyển sách

sẽ có khoảng 25 tai chó. Tai càng lớn, trang đó càng quan trọng. Nhưng các bạn nhớ là sách mượn ở Thư viện không nên gấp như thế nhé!

Thứ tư là Tra cứu: Lần đầu gặp một khái niệm mới, bạn đừng nên bỏ qua mà hãy tìm hiều kĩ. Đọc giúp trau dồi vốn từ của bạn- Bạn không chỉ phong phú về vốn từ mà còn biết rõ sắc thái nghĩa của từng từ. Tra cứu cũng giúp bạn hình thành thói quen liên tưởng nhanh để nắm bắt dụng ý của người viết.

Thứ năm là Chủ động: Có đoạn chỉ cần đọc lướt qua cũng có thể hiểu nội dung của nó, nhưng cũng có đoạn phải nghiền ngẫm, suy nghĩ thì mới thấy được “cái hồn” và những điều ý nghĩa nhất. Nếu chưa hiểu, bạn có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu rõ.

Thứ sáu là Ghi lại bản tóm tắt: Đọc xong rồi, nhưng đừng vội đóng sách đi chơi ngay, bạn nhé. Hãy chịu khó ghi lại vắn tắt những nội dung chính đã đọc, hoặc dùng sơ đồ, hình vẽ… Không cần nhớ từng câu từng chữ, nhưng phải nhớ được nội dung chính của cuốn sách. Bởi bạn biết không, mục đích cuối cùng của việc đọc là để nhớ, thu nạp kiến thức cho mình mà.

Cuối cùng dành 15 phút mỗi ngày: Chỉ cần dành 15 phút đọc sách là bạn có thể hoàn thành 7 trang sách mỗi ngày. Như thế là mỗi tháng bạn đọc được 200 trang, một năm bạn

C

Page 19: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

nạp xong 12 cuốn sách. Và sau 10 năm, bạn sẽ sở hữu tri thức của 120 cuốn sách. Thử tưởng tượng xem, nếu tăng gấp đôi thời gian đọc sách lên 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ có trí tuệ của 240 cuốn sách sau 10 năm đấy.

Các bạn thân mến! Hãy để những bảo bối đọc sách trên đồng

hành cùng bạn trên con đường chinh phục kho báu tri thức vô tận của nhân loại, các bạn nhé! Mặc dù vào năm học mới rồi, nhưng nếu ta biết sử dụng bảo bối này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập của các bạn và sẽ không sợ ba mẹ la rày vì chuyện ham đọc sách đâu nhé!

BBT (Có Tham khảo Tài liệu)

REØN LUYEÄN KYÕ NAÊNG SOÁNG

Trong thực tế cuộc sống hiện nay, trong giao tiếp đa số trong chúng ta thường hay hỏi trống không đối với người đối diện mình. Qua câu chuyện sau đây, các bạn thử kiểm tra lại mình có giống như nhân vật trong câu chuyện này không! Nếu có thì chúng ta cùng điều chỉnh để hoàn thiện mình hơn nhé! Bên bờ sông có một người đang câu cá. Một lúc sau có người đàn ông đội mũ mềm bước tới bên gốc cây liền đấy có treo một túi ni-lông đựng nước và cá. Người ấy dừng chân, ngó người câu cá và hỏi:

- Câu cá à? Người câu cá ngồi im, không trả lời. Người đội mũ hỏi tiếp: - Cá có bán không? Người câu cá vẫn lẳng lặng ngồi yên. Người đội mũ lại lên tiếng, nói to hơn: - Này anh! Tôi hỏi anh đấy! Bấy giờ người câu cá mới quay lại, ngửng đẩu lên cười vẻ ngạc nhiên,

thân thiện: - Thế à? Tôi cứ tưởng anh hỏi cái cây kia! Nghe vậy, người đội mũ ngẩn ra, nói vội: - A!...Chào anh! Tôi xin lỗi vì đã hỏi trống không vô ý quá! Người câu cá đứng lên chìa tay ra. Hai người bắt tay nhau. Người đội

mũ nhìn túi cá nói: “ Anh sát cá quá đấy!” ( cứ đi câu là được cá, gọi là “ sát cá”) rồi cả hai cùng ngồi xuống nói chuyện câu cá như thể đã quen nhau từ lâu.

Nói, có nhiều cách nói lắm. Khi nói với ai, hỏi ai, người nói cần lựa tuổi tác, thứ bậc người đối diện mà gọi là bạn, anh, chị, cô, bác, ông, bà, rồi mới nói mới hỏi. Là người trên ( từ anh, chị trở lên) thì thưa, vâng, dạ...cho lễ phép, lịch sự...

Nếu chúng ta thường xuyên rèn luyện kỹ năng trong giao tiếp, biết cách nói thì nói được những lời hay, ý đẹp đó các bạn ạ!

BBT ( Theo Báo TNTP số 52-2013)

Page 20: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

DANH NGOÂN VEÀ SAÙCH

*Tôi mở cuốn sách ra đọc… và cũng như người đi tìm bạc, mà đôi khi lại thấy vàng. Tôi muốn tìm ở sách một nguồn an ủi cho tâm hồn tôi thư thái, mà tôi còn học được nhiều điều bổ ích nữa.

A.Đăng-Tơ Nhà thơ Ý ( 1205-1321) *Sách là người bạn tốt nhất. Gặp khó khăn thì trong cuộc sống ta cũng có

thể nhờ cậy sách. Sách không bao giờ phản bội. A.ĐÔ-ĐÊ Nhà văn Pháp ( 1840-1897)

*Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú.

Môngtexkiơ *Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một

điều hay. Gustavơlebon

*Sách không nên giữ gìn quá cẩn thận như bộ sách mới, không nên để lạnh cứng như hồ dán. Sách phải được sử dụng như một dụng cụ cầm tay vậy.

X.ÂYDENXTAN ( Nhà điện ảnh Xô viết 1898-1948) *Nhiệm vụ đầu tiên khi đọc sách là hiểu và nắm lấy điều đã đọc. Nhiệm vụ thứ hai là suy nghĩ điều đã đọc Nhiệm vụ thứ ba là ghi chép lại những điều cần nhớ. Và cuối cùng, nhiệm vụ thứ tư là thấy được cuốn sách cho ta điều gì mới

không. Nó có dạy cho ta một số thủ thuật quan sát, làm việc, học tập mới không, nó có thức tỉnh những tâm trạng và nguyện vọng đặc biệt.

N.CRUP-XCAI-A *Đừng có gặp sách gì cũng đọc. Hãy tập trung vào một vấn đề gì đó.

Đừng có huênh hoang về trí nhớ của mình như tôi. Bây giờ tôi rất tiếc là đã chạy hết cuốn này đến cuốn khác. Nếu tôi có thể làm lại mọi chuyện từ đầu, tôi sẽ thay đổi phương pháp của tôi. Đó là phương pháp không biết một điều gì sâu sắc cả.

P.BÂY LƠ ( Nhà triết học Pháp 1647-1705) *Người nào chỉ đọc đôi chút cũng đã ở mức cao hơn nhiều so với người

không đọc gì cả. V.BÊ LIN XKI ( Nhà phê bình văn học Nga 1811-1848)

* Cuốn sách hay là cuốn sách được lật ra với niềm háo hức, kỳ vọng và đóng lại với niềm hân hoan và điều lợi ích.

L.M.ALOTT ( 1832-1888, Nhà văn Mỹ) *Người không đọc sách sẽ không có điểm ưu việt nào so với người không

thể đọc sách. G.ELIOT ( 1919-1880, Nhà văn Anh)

*Sách là người bạn lặng lẽ và trung thành nhất, là người tham vấn thông thái, dễ tiếp cận. F.BACON ( 1561-1626, Nhà văn Anh)

HT (ST)

Page 21: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THÖ GÖÛI ÑAÛO XA

Ninh Thuận, ngày tháng năm

Các Chú Bộ đội nơi đảo xa thân mến !

Hôm nay các bạn học sinh lớp 7/4, Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu chúng cháu học về các chú bộ đội ở đảo Trường Sa. Chúng cháu rất xúc động khi nghe cô giáo nói về những hoạt động của các chú bộ đội. Bây giờ, cháu viết những dòng thư này gửi đến các chú.

Các chú bộ đội kính mến! Qua bài học trong sách vở cũng như tự tìm hiểu qua các phương

tiện truyền thông, cháu nhận thấy rằng các chú thật vất vả ngày đêm với cây súng trên vai để tuần tra, canh giữ biển đảo quê hương. Cuộc sống các chú nơi đảo xa thiếu thốn trăm bề: thiếu tình cảm gia đình, quê hương, thiếu rau xanh, nước sạch,… Vậy mà các chú đã vượt lên tất cả, hy sinh những nỗi niềm riêng tư để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển cho chúng cháu có cuộc sống bình yên. Các chú phải chắt chiu từng ca nước ngọt, từng nắm đất nơi đất liền gửi đến để tự trồng lên những luống rau xanh để phục vụ bữa ăn hàng ngày, đồng thời khoác lên đảo những tấm áo màu xanh như đất liền. Giờ này chắc hẳn các chú rất nhớ những bữa cơm của những người mẹ, nguời vợ nấu đậm đà hương vị quê hương, nhớ lắm những kỷ niệm tuổi thơ bên gia đình nhưng tất cả nỗi nhớ nhung đó các chú đều tạm gác lại để làm nhiệm vụ thiêng liêng của những người con dân nước Việt.

Chúng cháu không biết nói gì nhiều, chỉ biết ngàn lần cảm ơn các chú đã hy sinh tất cả những lợi ích riêng của mình để bảo vệ vững chắc biển đảo, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho những người dân ở đất liền như chúng cháu. Cháu ước gì không có tranh chấp nơi biển đảo để các chú có thể về nhà được đoàn tụ gia đình và người thân. Thôi cháu dừng bút tại đây! Cuối thư cháu chúc các chú ở ngoài đó luôn mạnh khỏe, học tập, rèn luyện tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Cháu hứa sẽ chăm ngoan học giỏi, siêng năng, kiên trì, để có thể góp một phần sức nhỏ cùng xây dựng đất nước hùng mạnh, giàu đẹp, sánh vai cùng các cường quốc năm Châu.

Mong các chú nhận được lá thư này! Cháu yêu các chú

Nghi Lê Nguyễn Hoàng Nghi

Page 22: THÖ NGOÕ C - sobn.ninhthuan.gov.vn

THÖ CAÛM ÔN

an chủ nhiệm CLBBĐ Thiếu nhi Thư viện tỉnh Ninh Thuận chân thành cảm ơn 188 bạn đọc thiếu nhi trong 9 tháng đầu năm 2015 rất nhiệt tình, tham gia phong trào “

góp một quyển sách để đọc được nhiều quyển sách hơn” do CLBBĐTN. Thư viện tỉnh Ninh Thuận phát động. Với 753 tên/767 bản sách các loại, trị giá 9.792.800 đồng của các bạn đã góp phần tăng vốn tài liệu cho Phòng Đọc Thiếu nhi Thư viện Tỉnh. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn nhiều hơn nữa trong thời gian tới nhé!

Chân thành cảm ơn!

BCNCLBBĐ Thiếu nhi

Tập san Buùt Non SỐ 54 - 2014

Chịu trách nhiệm nội dung:

PHẠM THỊ THƠM Ban biên tập:

HƯƠNG THƠM - HUỲNH THỊ TÁM Trình bày:

NGUYỄN KIM HẢI

B

Tập san Buùt Non SỐ 56 - 2015

Chịu trách nhiệm nội dung:

PHẠM THỊ THƠM Ban biên tập:

HƯƠNG THƠM - HUỲNH THỊ TÁM Trình bày:

NGUYỄN KIM HẢI