thở hơn và nh ứt là không còn kho ảng trời rộng cao u (TGT ... · Đầy tháng...

20
Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dn 2010 101 Mãi nghĩ ngi lung tung, bàn lun đủ mi chuyn trên tri dưới đất, xe đến vùng Ba Si hi nào không hay. Nhà Bác Hai Du (TGT THVB) bên kia cu Ba Si, chúng tôi không còn nhìn ra du vết gì na vì chnhà đã dn đi và hai bên đường nhà dân, quán xá mc đầy bít kín c... Ao Bà Om đây ri ! Đến Vĩnh Bình mà không thăm ao Bà Om thì knhư chưa đến. Đây là mt thng cnh rt nên thơ, hu tình vi nhng hàng cây du, cây sao cthhàng trăm năm, cao vút đâm thng lên nn tri xanh. Đó đây vài cm mây trng lng ltrôi hin hoà như tm lòng chơn cht tht thà ca người Khmer muôn đời vn vy. n hin trong rng cây là nhng mái ngói cong cong ca chùa Miên làm nên vhuyn bí trm mc ca mt vùng đất ni tiếng là an lành. Bcát chy vòng quanh ao, nước trong in bóng hàng cây cao vi vi, vn ginguyên vn cnh sc nên thơ hin hòa ca VB thunào. Ao Bà Om ca chúng tôi vn không thay đổi ... Ao Bà Om (Hiếu, Quan, Lý, Nghĩa, Dĩ) Va ri Ao Bà Om, Trà Vinh đã thay đổi hoàn toàn...Bt đầu tsân bay, vào đến tnh l, qua các đường cây Du, đường smt, shai mà tên đường đã thay đổi lhoc, đến phxá cũng hoàn toàn thay đổi. Trà Vinh đã đô thhóa hoàn toàn vi nhng dãy nhà cao chiếm clđường. Đường Hàng Me, đường Lê Li, nhng quán ăn Lc Viên, Vĩnh Lac không còn li đi rng thênh thang như trước mà cht chi vi nhng kiến trúc hoàn toàn tdo không theo mt kế hoch nào c. (Mà dường như tt cthành phVN ngày nay cũng đều là như vy !). Cthành phrn rp xô b, cng vi dòng xe cvà người, càng thy thêm hn độn, vô trt tvà nham nh. Còn đâu hình nh mt tnh nhêm , thong dong mt chiếc xe lôi đạp nhn nhơ kiếm khách trên đường đầy cây cao bóng mát, còn đâu tiếng ve su rrích gi hè, nay chcòn vang di m tiếng xe c, tiếng còi xe ! Thành phbây gituy có cao hơn, đẹp hơn, đông hơn, nhưng do đó mà cũng trnên hp hơn, cht chi nght thhơn và nht là không còn khong tri rng cao vút, không còn thy được mái ngói chùa Miên cong cong n hin sau hàng cây cth, không còn bóng cò lã lướt bay lượn khung tri để đến chiu ti rnhau vđậu trng ngn cây trong khuôn viên tòa tnh - đất lành chim đậu ! Tính đô thhóa đã làm mt đi cái lãng mn, cái hin hòa ca mt tnh nhmin Nam... Hotel Palaca Trà vinh Ân,B.Ân,B.Lac,Cm,Dĩ,Hiếu,Quan,Bu,Lc,Lý Quán bún nước lèo vĩa hè Trà Vinh Vthăm VB kny tôi hoàn toàn mt phương hướng, không còn kp nhìn ra được nhng đường phsch s, đầy bóng mát và ngôi trường THVB thân thương ngày xưa cũng đã bche lp bi hàng quán bên cnh. Nhưng may mn là Ao Bà Om ca tôi vn còn nguyên vn và cái mà tôi vn còn cm nhn được là tm chân tình, tương tri, tương ái ca các bn (Hunh đạt Bu, Hunh Bá Lc, Thành, Nguyn văn Quan, Trnh văn Dĩ, Nguyn văn Lý, Hunh công Ân, TPhán) đã thân mt tiếp đón chúng tôi ti nhà Hunh Đạt Bu, Hunh bá Lc và ca các người hc trò cũ (Giang minh Châu, Hunh văn Tng, Trn công Hnh, Hunh Hòa, Trình minh Châu, Ngô Tùa Nng, Phượng, Cm...) dù đã xa cách hơn 40 năm, mái tóc đã đim sương cũng đã thp ti quán ca Giang Minh Châu để đón tiếp phái đoàn các thy vthăm Trà Vinh...Xin cm ơn các bn và các em...

Transcript of thở hơn và nh ứt là không còn kho ảng trời rộng cao u (TGT ... · Đầy tháng...

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 101

Mãi nghĩ ngợi lung tung, bàn luận đủ mọi chuyện trên trời dưới đất, xe đến vùng Ba Si hồi nào không hay. Nhà Bác Hai Dậu (TGT THVB) ở bên kia cầu Ba Si, chúng tôi không còn nhìn ra dấu vết gì nữa vì chủ nhà đã dọn đi và hai bên đường nhà dân, quán xá mọc đầy bít kín cả ...

Ao Bà Om đây rồi ! Đến Vĩnh Bình mà không thăm ao Bà Om thì kể như chưa đến. Đây là một thắng cảnh rất nên thơ, hữu tình với những hàng cây dầu, cây sao cổ thụ hàng trăm năm, cao vút đâm thẳng lên nền trời xanh. Đó đây vài cụm mây trắng lững lờ trôi hiền hoà như tấm lòng chơn chất thật thà của người Khmer muôn đời vẫn vậy. Ẩn hiện trong rừng cây là những mái ngói cong cong của chùa Miên làm nên vẻ huyền bí trầm mặc của một vùng đất nổi tiếng là an lành. Bờ cát chạy vòng quanh ao, nước trong in bóng hàng cây cao vời vợi, vẫn giữ nguyên vẹn cảnh sắc nên thơ hiền hòa của VB thuở nào. Ao Bà Om của chúng tôi vẫn không thay đổi ...

Ao Bà Om (Hiếu, Quan, Lý, Nghĩa, Dĩ)

Vừa rời Ao Bà Om, Trà Vinh đã thay đổi hoàn toàn...Bắt đầu từ sân bay, vào đến tỉnh lỵ, qua các đường cây Dầu, đường số một, số hai mà tên đường đã thay đổi lạ hoắc, đến phố xá cũng hoàn toàn thay đổi. Trà Vinh đã đô thị hóa hoàn toàn với những dãy nhà cao chiếm cả lề đường. Đường Hàng Me, đường Lê Lợi, những quán ăn Lạc Viên, Vĩnh Lac không còn lối đi rộng thênh thang như trước mà chật chội với những kiến trúc hoàn toàn tự do không theo một kế hoạch nào cả. (Mà dường như tất cả thành phố ở VN ngày nay cũng đều là như vậy !). Cả thành phố rộn rịp xô bồ, cộng với dòng xe cộ và người, càng thấy thêm hổn độn, vô trật tự và nham nhở. Còn đâu hình ảnh một tỉnh nhỏ êm ả, thong dong một chiếc xe lôi đạp nhởn nhơ kiếm khách trên đường đầy cây cao bóng mát, còn đâu tiếng ve sầu rả rích gọi hè, nay chỉ còn vang dội ầm ỉ tiếng xe cộ, tiếng còi xe ! Thành phố bây giờ tuy có cao hơn, đẹp hơn, đông hơn, nhưng do đó mà cũng trở nên hẹp hơn, chật chội nghẹt

thở hơn và nhứt là không còn khoảng trời rộng cao vút, không còn thấy được mái ngói chùa Miên cong cong ẩn hiện sau hàng cây cổ thụ, không còn bóng cò lã lướt bay lượn khung trời để đến chiều tối rủ nhau về đậu trắng ngọn cây trong khuôn viên tòa tỉnh - đất lành chim đậu ! Tính đô thị hóa đã làm mất đi cái lãng mạn, cái hiền hòa của một tỉnh nhỏ miền Nam...

Hotel Palaca Trà vinh

Ân,B.Ân,B.Lac,Cẩm,Dĩ,Hiếu,Quan,Bữu,Lạc,Lý

Quán bún nước lèo vĩa hè Trà Vinh

Về thăm VB kỳ nầy tôi hoàn toàn mất phương hướng, không còn kịp nhìn ra được những đường phố sạch sẽ, đầy bóng mát và ngôi trường THVB thân thương ngày xưa cũng đã bị che lấp bởi hàng quán bên cạnh. Nhưng may mắn là Ao Bà Om của tôi vẫn còn nguyên vẹn và cái mà tôi vẫn còn cảm nhận được là tấm chân tình, tương tri, tương ái của các bạn (Huỳnh đạt Bữu, Huỳnh Bá Lạc, Thành, Nguyễn văn Quan, Trịnh văn Dĩ, Nguyễn văn Lý, Huỳnh công Ân, Từ Phán) đã thân mật tiếp đón chúng tôi tại nhà Huỳnh Đạt Bữu, Huỳnh bá Lạc và của các người học trò cũ (Giang minh Châu, Huỳnh văn Tảng, Trần công Hạnh, Huỳnh Hòa, Trình minh Châu, Ngô Tùa Nững, Phượng, Cẩm...) dù đã xa cách hơn 40 năm, mái tóc đã điểm sương cũng đã tụ họp tại quán của Giang Minh Châu để đón tiếp phái đoàn các thầy về thăm Trà Vinh...Xin cảm ơn các bạn và các em...

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 102

Hiếu,Ân.Tài,Nhựt (Cựu Hiệu trưởng THVB)

Thầy trò sau 40 năm tóc bạc như nhau

Ñöôïc Tin Em

Được tin em ra đi chiều cuối Hạ, Trời thu buồn gom kết trận mưa ngâu, Cành lá non ngại ngùng hương gió lạ Mưa ướt rồi chim lạc sẽ về đâu? Cánh phượng hồng trong tay còn chưa gởi Tình yêu em vừa chớm giữa tim nầy Nhưng vô tình gió mang mùa thu tới Hơi sương buồn làm tê tái heo may! Có ai về bên kia trời Vĩnh-Bạc? Hái dùm tôi cành phượng đỏ tươi màu Vớt dùm tôi cánh lụt bình tím nhạt Để mang về ngày nắng ấm hôm nao. Ta đứng đây trông gió chiều tơi tả. Lòng ngậm ngùi thương lắm lá me bay Thu xứ người, thu ta đâu xa lạ. Chỉ khác là bên ấy ít đổi thay.

Ngày tháng nào cho ta trời nắng mới? Lá me bay như hoa giấy muôn màu Cài tóc em khi giáo đường lễ cưới. Mơ vẫn còn mà người củ nơi đâu?!

Nhat_Phong

Ngoài Nhôù Baïn Beø

Bạn bè mấy đứa giờ tản mát Đứa chết năm kia ở chiến trường Đứa không buông súng đành tự sát Đứa bước vô cùm « Cải Tạo » xa. Mấy thằng bỏ xác ngoài đất Bắc Mấy đứa vùi thân ở phương Nam

Có đứa lê la đời thương phế Vất dưởng thân sơ chốn bụi hồng Mấy thằng vượt biển đi không tới

Vùi xác ngoài khơi với vợ con Vài thằng còn sống còn gặp lại,

Có đứa ở xa cách đại dương Phân tán nhau đi mùa khánh tận

Bao giờ gặp lại thuở như xưa

Hồi đó bọn mình còn hào khí Chén rượu quan hà theo gió lay Lửa hực bên lòng say chiến trận

Dấn bước theo dòng pháo đạn bay Về hậu cứ vài ngày say khướt Đầu cổ bùi nhùi không gống ai

Lê la nhà thổ qua đêm ngủ Mấy bửa nửa về chiến địa xa

Gặp nhau chè chén chơi cho đã Biết có bửa nào gặp lại nhau ? « Cổ lai chinh chiến quan hà đó Biết có ngày nao kỷ nhân hồi »

Hồi đó !...giờ buồn nơi xứ lạ ?

Đôi lúc nhớ !... bật dậy uống khan ! Vài ly rượu nhỏ,ngồi nhớ bạn

Mỗi đứa phân theo số phận đời! Rượu uống cay xè đôi mắt chạnh Lòng ta dâu bể giống bạn thôi ! Cuộc đổi đời qua cho biết mặt Đứa nào bạn thiết đứa tanh hôi Đứa nào gan mật trong sanh tử Đứa nào hèn mọn sống như dòi !

Tha phương hề ! nhớ bạn Rượu uống hề ! uống khan Đ.M một tiếng… BUỒN!

HtH

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 103

Tình Mẹ dạt dào

“Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau”

Thương con tình mẹ dạt dào Bao nhiêu nhịp sóng ấy bao nhiêu tình

Từ khi con mới tượng hình Uống ăn đi đứng giữ gìn cử kiêng Đêm nằm chẳng được ngủ yên

Vì con cựa quậy, chẳng phiền lại vui Cưu mang chín tháng dần lui

Đến ngày mãn nguyệt con xuôi chào đời Mừng vui khôn tả nên lời

Nâng niu bồng bế không rời phút giây.

Ôm bầu sữa mẹ trong tay Là con ôm cả trời mây bềnh bồng

Bú no con ngủ say nồng Trong vòng tay mẹ ấm lòng trẻ thơ

Ngọt ngào tiếng mẹ ầu ơ Ru con vào những giấc mơ tuyệt vời...

Đầy tháng rồi đến thôi nôi Mẹ mua hoa quả, cúng xôi cúng chè,

Đem mời quyến thuộc bạn bè, Mừng con khỏe mạnh cha me thỏa lòng.

Tập đi mẹ phải bỏ công Hồi còn chập chững, ngó trông, dỗ dành,

Đến chừng đi đã thật rành Không ngồi yên chỗ, chạy quanh sân nhà

Buổi trưa trốn ngủ la cà, Chơi bi, vọc đất, hái hoa, đánh cầu.

Có lần vấp ngã u đầu, Xuýt xoa mẹ vội xức dầu cho con.

Có lần phá quá bị đòn, Ba roi, khẽ một, hai còn để sau.

Có lần chui kẹt hàng rào, Trầy da, xước thịt, gai cào đứt tay,

Sống đời mẹ vội hái ngay, Rửa sạch, vo nhuyễn đắp thay thuốc cồn.

Phát ban, lên sởi, dập dồn, Con đau mẹ rất bồn chồn lo âu. Canh chừng con suốt đêm thâu, Đến khi con mạnh lo rầu mới tan.

Mùa Hè nắng đổ chang chang Mía lau mẹ nấu lửa than để phần

Thu về lá rụng đầy sân, Tuổi thơ ngây dại dần dần trôi êm...

Đông tàn, Xuân đến bên thềm Mẹ may áo mới, con thêm lớn rồi

Vào trường ham học, bớt chơi, Mẹ mừng con biết vâng lời, siêng năng. Đua cùng chúng bạn chuyên chăm

Văn ôn, toán luyện, kỹ năng trau giồi Ước mơ nẩy lộc đâm chồi,

Mẹ luôn khuyến khích, vun bồi, đắp xây... Những mùa thi tuyển đến ngày,

Con thi mẹ cũng ôn bài cùng con.

Ra trường như cánh chim non, Tung mây lướt gió, vượt non băng ngàn,

Rời xa tổ ấm xóm làng, Xông pha đất khách tìm đường sinh nhai,

Mộng vàng xây đắp tương lai, Thế nhân góp mặt đua tài an bang...

Nuôi con khôn lớn vững vàng Tốn trăm công khó, vượt ngàn nỗi lo

Hy sinh vui thú tự do Để con được hưởng ấm no đủ đầy

Tuổi xuân năm tháng dần phai Tuổi trời chồng chất mỗi ngày thêm cao

Suốt đời tận tụy cần lao Ân tình của mẹ sánh sao cho vừa....

Bakewell, tháng 8, 1999 Anh Nhi

Đong đầy Hạnh phúc. Gói tròn Lộc tài. Giữ mãi An Khang. Thắt chặt Phú quý.

Chúc nhau Như ý, Hứng trọn An Khang, Năm mới Bình An. Cả nhà Sung túc.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 104

THƠ ĐƯỜNG LUẬT Võ Văn Diệu

(thân gởi các bạn cùng lớp TTT)

Đường Thi hay Thơ Đường gồm có Ngủ Ngôn và Thất Ngôn, về Thất Ngôn có Tứ Tuyệt , Thất Ngôn Cổ Phong, và Thất Ngôn Luật. Thơ Thất Ngôn Luật hay Thơ Đường Luật xuất từ Trung Hoa thời Nhà Đường (618-907) và du nhập vào Việt Nam cũng bằng chữ Trung Hoa hay Hán văn, và sau đó được danh sĩ Việt Nam là Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên đem vào Văn Nôm nên còn gọi là Thơ Hàn Luật. Thơ Đường Luật giữ vai trò độc tôn trong văn học từ thời Nhà Trần đến thế kỹ 20.Trong bài nầy tôi chỉ nói về Thất Ngôn Luật hay là Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú tức là bài thơ có tám câu và mỗi câu có bảy chữ, như vậy bài thơ chỉ có 56 chữ nhưng được sắp xếp theo một qui luật nhứt định về âm bằng trắc tùy theo bài thơ ấy là Luật Trắc hay Luật Bằng. THÀNH PHÂN BÀI THƠ

Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú có bốn phần sau đây : 1- Đề : câu thứ nhứt và câu thứ nhì. Đề được chia ra

- Phá đề : Câu thứ nhứt, phần nhập đề. - Thừa đề : Câu thứ nhì, phần chuyển đề tài.

2- Thực hay là Trạng : câu thứ ba và câu thứ tư: phần chánh. Hai câu nầy phải đối nhau. 3- Luận : câu thứ năm và thứ sáu, bàn thêm về chánh đề. Hai câu nầy cũng phải đối nhau ( sẽ nói về nguyên tắc đối nhau ) 4- Kết : câu thứ bảy và câu thứ tám, phần tóm lược và kết luận Hai câu nầy không cần thiết phải đối nhau.

Để xác định bài thơ thuộc Luật Trắc hay Luật Bằng xin xác định Âm trước.

Những chữ không có dấu hay những chữ có dấu huyền thuộc Âm Bằng ( B )

Những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng thuôc Âm Trắc ( T ) LUẬT VÀ VẦN

Nhìn vào chữ thứ NHÌ trong câu Phá Đề tức câu đầu bài thơ, nếu chữ đó có Âm Bằng thì bài thơ ấy là bài Luật Bằng, trái lại chữ thứ nhì có Âm Trắc thì bài thơ thuộc Luật Trắc.

Nếu CHỮ CUỐI của câu Phá là Âm Bằng thì bài thơ thuộc Vần Bằng, trái lại chữ cuối có Âm Trắc thì bài thơ thuộc Vần Trắc.

Thông thuờng các thi sĩ hay làm Thơ Đường Luật Trắc Vần Bằng hay Luật Bằng Vần Bằng. Sau

đây chỉ nói về cấu trúc của bài thơ Đường Luật Bằng Vần Bằng và Luật Trắc Vần Bằng mà thôi.

Hai bài thơ tiêu biểu sau đây của Bà Huyện Thanh Quan sẽ dẫn đến Luật , Niêm cũng như Nguyên Tắc Đối trong bài thơ. Mỗi bài sau đây được đặt trong khuôn 56 chữ với hai âm bằng và trắc, nhưng mỗi âm bằng ( B ) hoặc trắc ( T ) phải ở một vị trí cố định để tạo thành Bài Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú. Bài thứ 1 : Qua đèo ngang

Trong bài nầy, chữ thứ NHÌ của câu đầu có âm TRẮC ( tới) và chữ cuối có âm bằng ( tà), vậy bài nầy là Thơ Đường Luật Trắc Vần Bằng.

1 2 3 4 5 6 7 T T B B T T B Bước tới đèo ngang bóng xế tà B B T T T B B Cỏ cây chen đá lá chen hoa B B T T B B T Lom khom dưới núi tiều vài chú T T B B T T B Lác đác bên sông rợ mấy nhà T T B B B T T Nhớ nước đau lòng con quốc quốc B B T T T B B Thương nhà mỏi miệng cái gia gia B B T T B B T Dừng chân đứng lại trời non nước T T B B T T B Một mảnh tình riêng ta với ta

Bài thứ 2 : Chiều hôm nhớ nhà

Bài nầy là Thơ Đường Luật Bằng Vần Bằng, vì chữ thứ NHÌ của câu đầu có âm BẰNG ( chiều ), và chữ cuối có âm bằng ( hôn )

1 2 3 4 5 6 7 B B T T T B B Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn T T B B T T B Tiếng ốc xa đua lẩn trống dồn T T B B B T T Gác mái ngư ông về viễn phố B B T T T B B Gỏ sừng mục tữ lại cô thôn B B T T B B T Ngàn mai gío cuốn chim bay mỏi

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 105

T T B B T T B Dậm liễu sương sa khách bước dồn T T B B B T T Kẻ chốn chương đài người lữ thứ B B T T T B B Biết ai mà tỏ nỗi hàn ôn

Nhìn vào hai bài thơ trên, các chữ thứ nhứt, thứ ba, và thứ năm trong tám câu đôi khi không đúng âm trắc ( T) hay âm bằng (B) trong khuôn 56 chữ, vì nằm trong ngoại lệ : Nhứt Tam Ngủ Bất Luận. Nghĩa là các chữ số 1, 3, và 5 trong tám câu có thể không theo rập khuôn, như các chữ in đậm nét trong bài 1 : cỏ - chen – ta, và trong bài 2 như : gỏ - biểt – mà . Nhì Tứ Lục Phân Minh : nghĩa là các chữ số 2, 4, và 6 bắt buột phải theo đúng âm bằng hay âm trắc trong khuôn. Nếu : Nhì, Tứ, Lục không phân minh thì bài thơ sẽ Thất Niêm. Vậy Niêm là gì ? Sẽ nói sau. Xin phép nói về Nguyên tắc Đối trứơc.

NGUYÊN TẮC ĐỐI : Như trên đã nói hai câu THỰC ( câu ba và câu bốn) phải đối nhau, và hai câu LUẬN ( câu năm và sáu) cũng phải đối nhau. Có nghĩa là trắc ( T) đối với bằng (B) và ngược lại. Nhưng những chữ đối cũng phải cùng loại từ với nhau : danh từ đối với danh từ, tĩnh từ đối với tĩnh từ, động từ đôí với động từ, trạng từ đối với trạng từ, mạo từ đối với mạo từ. . .

Hai câu THỰC ( ba và bốn) đối nhau : Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Hay : Gác mái ngư ông về viễn phố Gỏ sừng mục tữ lại cô thôn

Hai câu LUẬN ( năm và sáu) đối nhau : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Hay: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dậm liễu sương sa khách bước dồn

NIÊM : Như trên đã nói Nhì, Tứ, Lục, KHÔNG phân

minh thì bài thơ sẽ thất niêm. Vậy Niêm là gì ? Niêm là điều thiết yếu trong bài thơ Đường Luật chính gốc. Niêm là đóng khít nhau hay là từng cặp câu ôm nhau, nói rõ hơn từng cặp câu có cùng luật bằng trắc. Cặp câu 1 + 8 , cặp 2 + 3 , cặp 4 + 5 , cặp 6 + 7 . Cặp Niêm nầy phải đối nghịch với cặp niêm kia về luật bằng trắc.Nếu phá đề ( câu 1) theo luật trắc (chữ TỚI ) thì thừa đề (câu 2) phải theo luật bằng (chữ CÂY). Nếu phá đề theo luật bằng (chữ CHIỀU) thì thừa đề phải theo luật trắc (chữ ỐC)

Xét Bài Qua Đèo Ngang (Luật Trắc Vần Bằng)

Câu Một và Tám phải giống nhau về cấu trúc. Căp câu 1+8 :

T T B B T T B Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà T T B B T T B Một mảnh tình riêng ta với ta

Cặp câu 2+3 :

B B T T T B B Cỏ cây chen đá lá chen hoa B B T T B B T lom khom dưới núi tiều vài chú

Cặp câu 4+5 : T T B B T T B Lác đác bên sông rợ mấy nhà T T B B B T T Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Cặp câu 6+7 : B B T T T B B Thương nhà mỏi miệng cái gia gia B B T T B B T Dừng chân đứng lại trời non nước

Những chữ in đậm nét trong cặp 1+8 hoàn

toàn đối nghịch với cặp 2+3 về luật bằng trắc. Căp 2+3 đối nghịch với cặp 4+5. Cặp 4+5 đối

nghịch với cặp 6+7.

Xét Bài Chiều Hôm Nhớ Nhà (Luật Bằng Vần Bằng): Câu Một và Câu Tám cũng giống nhau về cấu trúc. Cặp 1+8 :

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Biết ai mà tỏ nỗi hàn ôn

Cặp 2+3: Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn Gác máy ngư ông về viễn phố

Cặp 4+5: Gỏ sừng mục tữ lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Cặp 6+7 Dậm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn chương đài người lữ thứ GHI CHÚ : Những chữ thứ 2, 4, và 6 in đậm

nét trong từng cặp phải đúng luật bằng trắc thì cặp mới ôm nhau. Trường hợp nầy trở lại : Nhì Tứ Lục Phân Minh.

GIEO VẦN : Các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải vần nhau. Thí dụ : tà, hoa, nhà, gia , ta trong bài Qua Đèo Ngang. Và: hôn, dồn, thôn, dồn, ôn trong bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Nếu không thì bài thơ sẽ lạc vận.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 106

XƯỚNG HỌA THƠ : Xướng Họa thơ là một thú chơi văn chương tao nhã của các bậc nho gia ngày trước. Bài Họa phải giữ đúng vần của Bài Xướng.

Tôn Phu Nhơn Qui Thục (Bài Xướng)- Luật trắc

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông Lìa Ngô bịn rịn chòm bây bạc Về Hớn trao tria mảnh má hồng Son phấn đành cam dày gío bụi Đá vàng chi để thẹn non sông Ai về nhắn với Châu Công Cẩn Thà mất lòng anh đặng bụng chồng.

Tôn Thọ Tường

Bài Họa - Luật Bằng Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cõi Đông Khói tỏa trời Ngô ùn sắc trắng Duyên về đất Thục đượm màu hồng Hai vai tơ tóc bền trời đất Một gánh cương thường nặng núi sông Anh hởi Tôn Quyền, anh có biết Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.

Phan Văn Trị

Đó là Xướng Họa ngày xưa. Ngày nay cũng còn Xướng Hoạ :

Mộng Chiều Xuân

(Bài Xướng)-Luật Trắc Ấp ủ bao năm giấc mộng vàng Quay về xứ Việt lúc Xuân sang Xem rừng mai đẹp đường bên ấp Ngắm cảnh đồng xinh ngõ cuối làng Đất khách chờ hoa, hoa chẳng nở Quê người đón pháo, pháo không vang Hồi hương vui Tết hằng mong ước Bến cũ đò xưa khỏi ngỡ ngàng.

Minh Cần

Bài Họa - Luật Trắc Mộng trở về quê tuổi chín vàng Thăm hàng thân hữu tám mươi sang Nổi trôi vận nước lìa thôn ấp Phiêu bạt tha hương bỏ xóm làng Mỗi bận Xuân về lòng khắc khoải Bao lần Tết đến dạ sầu vang Cố hương chừ đã nhiều thay đổi Hội ngộ người xưa ắt ngỡ ngàng !

Chu Tiểu Trà (trích trong Đặc San Trà Vinh 2009 )

Phần trình bày trên chỉ là nhịp cầu nối tiếp tình bạn thuỡ học sinh năm nào mà chúng ta đã một lần học qua Thơ Đường Luật, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quí học giả, thi sĩ và giáo sư chỉ giáo cho. Và cũng mong rằng Thơ Đường Luật sẽ sống mải trong Văn Học Việt Nam. Võ Văn Diệu / tháng 3-2009

( học sinh Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên 1957-1961)

PHỤ TRANG ĐỌC CHO VUI

Vịnh Bác Sĩ (Bài Xướng )- Luật Trắc

Sáng xách kim đi tối xách về Kim dài kim ngắn chích ai chê Tay nâng kim nhọn đâm ngay hướng Tay mở dây thun vứt cạnh lề Ưởn ngực bệnh nhân rên nhức nhối Thẳng người bác sĩ nạp đê mê Chích mau chích chậm tùy theo lúc Một chỗ chích hoài chẳng thấy ê !

Tú Rệu

Bài Họa - Luật Bằng Đi thăm bác sĩ thiếp vừa về Bác sĩ như vầy thật đáng chê Kim chích trên tay đâm lạc hướng Ống nghe ở ngực đặt sai lề Kim đâm chửa tới nên còn nhức Thuốc đổ bên ngoài vẫn cứ tê Bác sĩ ra toa chưa đúng lúc Thôi đành phận ẩm với duyên ê !

Trần thị Kim Hoàng

VÀI CÂU ĐỐI TUYỆT TÁC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Năm thì mười hoạ chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công

( Làm Lẻ) Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nẩy nét ngang

( Không Chồng Mà Chửa) Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một mạch đào nguyên suối chửa thông

( Thiếu Nữ) Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

(Chùa Quán Sứ)

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 107

Tiếu Ngạo Trà Vinh Lính Pháo Binh

Phái đoàn chị em hậu phương đi thăm các thương bệnh binh ở quân Y viện. Đến bên giường bệnh một thương binh, một cô hỏi:

- Anh thuộc binh chủng nào vậy? - Lục quân. - Vậy thì em hôn lên "đôi chân gang thép"

của anh. Nói xong, cô hôn lên bàn chân của anh

thương binh. Tiếp đó, cô tiến đến giường bên cạnh: - Còn anh, Anh ở quân binh chủng nào ? - Sĩ quan tham mưu. - Ôi, cho em hôn "bộ tổng tham mưu" của

anh! Hôn lên trán chàng sĩ quan xong, bước sang

giường kế tiếp cô nhẹ nhàng hỏi: - Còn anh, thuộc binh chủng nào?

Cậu lính trẻ hoảng hốt, co đầu gối lên, lắp bắp: - Em xin chị... em ở bên... pháo binh!

Em xin rút lui Trong một cuộc thi tuyển chọn Nữ Quân Nhân phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến về kiến thức & nhanh trí để ứng phó trong công việc, Một vị Sĩ Quan tuyển mộ phỏng vấn 3 cô thí sinh. Vị Sĩ Quan hỏi mỗi cô thí sinh một câu, nếu đáp đúng thì sẽ được tuyển dụng. Câu thứ nhất: Người đàn bà thích cầm cái gì của chồng minh nhất ? Cô thứ nhất sau một phút suy nghĩ trả lời: Người đàn bà thích cầm cái “check” lương của chồng mình nhất. Đúng! Cô được tuyển dụng. Câu hỏi thứ nhì: Cái gì của người đàn ông mà người đàn bà được quyền dùng chung sau khi hai người đã làm lể hôn phối, cái đó của Ông Thủ Tướng Nhật thì ngắn, của ông Tổng Thống Mỹ thì dài ?

Sau một hồi lâu suy nghĩ cô thứ Hai trả lời: Thưa đó là cái Tên của người Chồng ạ. Đúng ! Cô được tuyển dụng. Sau hết ông Sĩ quan phỏng vấn định hỏi tới cô thứ Ba thì cô trả lời ngay. - Thưa Đại Úy, Em xin rút lui ạ !. - Sao vậy Cô ? - Vì nảy giờ Em có nghe và thử trả lời hai câu hỏi trước nhưng đều trật hết ạ ! ! !

SỢ MA Một cô gái rất sợ ma phải đi học thêm vào

buổi tối, đường đi học có một đoạn rất vắng vẻ. Cô luôn hi vọng có người nào đó đi cùng đường với mình cho đỡ sợ.

Một hôm cô thấy có một chàng trai đạp cùng chiều với mình. Mừng quá, cô chạy lên để đi cùng, sau một lúc trò chuyện, cô gái nói

- Em sợ ma lắm, đi một mình đoạn đường này em sợ lắm, cảm ơn vì đã có anh đi cùng !

Chàng trai mỉm cười nhìn cô gái, trìu mến : - Hồi còn sống anh cũng thế….

Cắt cỏ

Anh Tư goá vợ, qua Mỹ theo diện HO. Tới xứ lạ nhưng chí thú làm ăn, nên chẳng bao lâu Anh dành dụm đủ tiền mua một căn nhà trả góp, trong khu người Việt. Hàng xóm là một thiếu phụ trung niên, ra vào lủi thủi một mình. Thông cảm hoàn cảnh đơn chiếc, những khi cắt cỏ nhà mình, Anh Tư cắt luôn cả hai bên, với sự hoan nghênh của cô chủ nhà. Một buổi chiều kia, sau khi cắt cỏ xong, anh được giữ lại dùng bữa cơm cảm tạ và…nghỉ” qua đêm luôn.

Thời gian đầu, mỗi tháng hai lần, anh Tư qua hàng xóm cắt cỏ. Mỗi lần cắt xong, Anh đươc giữ lại để…cảm tạ. Được trớn, Anh cắt mỗi tuần một lần, rồi hai lần, ba lần…lần nào cũng được “cảm tạ” một cách hăng hái nồng nhiệt. Nhưng sau một thời gian, thì con người dù có khoẻ như trâu đi chăng nữa mà kiêm cái dốp “vất vả” như vậy, cũng phải thấm mệt, trở nên lười biếng, thậm chí cả mấy tháng liền không rớ tới dụng cụ.

Một hôm, Anh nhận được bức thơ có vài dòng như sau:

Lâu nay thấp thỏm nhớ lân bang Cỏ dại xum xuê lấn mọc tràn Nhín chút thời gian qua cắt tưới Kẻo lâu thiếu nước cỏ rui tàn.

Anh Tư mỉm cười, uể oải trả lời : Lâu nay máy cũ rịch cà tang Ủ rũ chèo queo nép dưới sàng Nhín đợi vài hôm tu bổ tốt Cỏ kia cắt tưới thoả tâm can.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 108

Nai và sư tử: Hai người bạn gặp nhau sau một năm xa cách.

Tuấn hỏi Toàn: - Mối tình đẹp của cậu và "con nai vàng ngơ

ngác" ra sao rồi ? - Hết rồi cậu ơi! Chẳng còn bóng dáng nai

vàng ngơ ngác đâu cả nữa! - Sao vậy ? - Chẳng còn thấy nai vàng đâu cả mà chỉ thấy

con sư tử Hà Đông sau khi cưới nàng về !!!

Nuï Cöôøi Treû Thô Người Nhát Nhất

- Mẹ à, té ra người nhát nhất lại là mẹ Cậu bé nói với mẹ như vậy sau khi được bà

dẫn đi chơi phố về. - Sao thế con? - Mẹ cậu hỏi - Cứ mỗi khi qua đường là mẹ lại phải nắm

chặt lấy tay con

“Tu Huýt” không kêu: Bé Jenifer hỏi: "Mẹ ơi, sao thằng John có cái

gì ở chổ nầy (chỉ vào), mà con không có". Me trả lời: "Là cái tu huýt đó con ạ". Jenifer: "Mẹ ơi, sao thằng John có cái tu huýt,

mà con không có ? " Mẹ: "Khi lớn lên con sẽ có một cái tu huýt, lo

gì !" Jenifer chạy đi chơi một lúc chạy lại hỏi:

"Mẹ ơi, cái tu huýt của thằng John sao con thổi hoài mà nó không kêu vậy Mẹ : ????????

Em Chỉ muốn công bằng thôi Tèo đứng ở ngưỡng cửa nói với chàng trai đến

tán tỉnh chị gái. - Em nhìn thấy anh ôm hôn chị em. - Nói khẻ thôi, cho em 10.000 đồng nè. - Cảm ơn anh, trả lại anh 5.000 đồng. - Thằng này ngoan thật. - Không, em chỉ muốn công bằng, các anh

khác cũng chỉ trả em có 5.000 đồng hà.

THẰNG CON HƯ (phỏng theo ý của hiền đạo ĐCD: lớn bảo nhỏ không nghe)

Thằng nhỏ ngày nay thấy phát rầu Bảo hoài, dạy mãi có nghe đâu Bảo khi cúi xuống, không so gối Bảo lúc quỳ lên, chẳng gật đầu Bảo chiếm mục tiêu thì rút cổ Bảo ra trận mạc lại co đầu Bao lần nhận lệnh không tuân lệnh Thằng nhỏ ngày nay thật thảm sầu.

Tú Rệu

Cái gì to ra Ðứa bé hỏi bố : - Chơi thể thao có ích lợi gì

hả bố ? - Thể thao làm cho mọi cái đều to ra. Thí dụ : Bóng đá làm cho đùi to ra. Quyền anh làm cho tay to ra, cử tạ làm cho ngực to ra ...

Bà vợ thấy thế hỏi luôn : - Còn ông chơi cờ tướng suốt ngày, thì cái gì to ra ? Ông chồng bí quá : - Thì cái mồm bà to ra, chứ còn cái gì nữa ! Ước gì

Trên xe buýt có cô gái đang âu yếm một chú chó Nhật có chiều thái quá. Có anh thanh niên muốn đùa một tí cho vui đoạn đường liền nói:

- Ước gì mình là chú chó kia nhỉ ??? Cô gái nhanh nhảu :

- Không sung sướng gì đâu anh ạ ! Sắp sửa mang đi thiến đấy.

!!! Kinh nghiệm

Một chàng trẻ tuổi hỏi một người có kinh nghiệm đường đời: - Làm sao để phân biệt được một cặp tình nhân, một cặp vợ chồng mới cưới và một cặp vợ chồng đã có con?

Người kia đáp: Lúc còn là nhân tình, khi vào quán ăn, chàng

gắp thức ăn cho nàng. Cưới nhau xong, nàng gắp thức ăn cho chàng. Ðến khi có con, mạnh ai nấy gắp. Chỗ này dành cho đàn ông

Mùa hè, chị nọ đến một bể bơi thấy vắng vẻ liền cởi hết quần áo nhảy ào xuống tắm. Đang tắm thì có một đám đàn ông đi tới, họ cũng chuẩn bị xuống tắm. Sợ quá, chị vội vơ lấy cái biển đang cắm ở đấy che chỗ kín của mình đi lên. Vừa che vào thì toán đàn ông cười rộ lên, chị vội nhìn xuống thấy ngay dòng chữ: "Chỗ này sâu 1.5 mét".

Ngượng quá, chị vội vã quay mặt chữ vào phía trong. Lạ quá, vừa quay tấm biển xong thì toán đàn ông lại càng cười dữ hơn. Chị cuối xuống, thấy ngay dòng chữ: "Chỗ này dành cho đàn ông" Phụ nữ khó hiểu thật

John trở về ký túc xá với hai con mắt bầm tím. Anh bạn cùng phòng hỏi:

Cậu làm sao vậy? Thật tình, tớ thấy phụ nữ khó hiểu quá. Tớ

đang đi phía sau cô gái thì thấy một con sâu rơi trên cổ cô ta, tớ liền đưa tay gỡ nó xuống, cô ta quay lại và ngay lập tức một con mắt của tớ đổi màu!

Thế còn con mắt còn lại? - Cũng chính là cô ta, sau khi bị đánh, tớ nghĩ

là cô ta không thích bèn đặt con sâu vào chỗ cũ.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 109

Gương Hiếu Học Của Một Đồng Hương Trà Vinh

GIAÁC MÔ THAØNH TÖÏU Lucky Nguyễn

Biến cố năm 1975 xảy ra bất ngờ cho mọi người dân miền Nam Việt Nam, gia đình chị Vanessa Trương phải di tản khỏi Việt Nam, sau đó được vào Hoa Kỳ và được định cư tại Orange County thuộc tiểu bang California đến ngày hôm nay.

Bước đầu cuộc sống tị nạn trên xứ người xa lạ, ai cũng

phải trải qua giai đoạn có được người bảo trợ, gia đình chị cũng không tránh khỏi thông lệ đó, sau hơn sáu tháng được một nhà thờ bảo trợ, chị được học Anh Ngữ, trong khi các con của chi cấp sách đến trường, rồi chị cố gắng tìm việc làm và chị chấp nhận làm với bất cứ ngành nghề, có công việc lao động chân tay nặng nhọc, hoặc đôi khi nhàn nhã ở văn phòng... Song song với công việc hàng ngày đó, chị còn ghi danh học lớp Cán Sự Điện Tử (Electronic Technician) và tiếp theo đó, chị có được công việc làm tốt với hãng Hughes Aircraft tại thành phố Fullerton thuộc miền Nam California.

Cuộc sống của gia đình chị rất hạnh phúc, các con của chị đã khôn lớn thành công trên đường học vấn, công việc làm của chị được đều đặn cho được 15 năm sau chị bị cho nghỉ việc, do nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng trong cuộc suy thoái toàn cầu.

Khi đứa con nhỏ nhứt đã xong High School, chị phải chia tay với người chồng đã chung sống nhau 20 năm. Gia đình bị đổ vở, một nhà còn lại một mẹ với 3 con cùng nương tựa trong tình thương yêu đùm bọc nhau mà sống, và chị cùng ước nguyện không để các con bỏ dở dang việc học của chúng, chị thường xuyên khuyến khích chúng bằng cách :” Mẹ sẽ tiếp tục đi học cho đến ngày mẹ vinh quang ra trường”.

Sau đó, các con của chị lần lượt tốt nghiệp, đứa con trưởng của chị là Dennis Nguyễn ra trường luật ở tiểu bang Minnesota với Law Degree; đứa con gái kế là Jannet Nguyễn tốt nghiệp bằng Cao Học Accounting trường Đại Học USC ở California; người con gái út của chị, Suzanne Nguyễn tốt nghiệp bằng BA về Business Administration.

Đến đây, chị cho là nhiệm vụ của chị với các con đã xong, rồi chị nói thêm: “Ý quên, chưa hết!”. Còn đến khi các con lập gia đình, lúc chị phải đi nuôi con dâu, con gái sanh đẻ nữa... Tổng kết chị có được 7 cháu, gồm có 4 cháu ngoại và 3 cháu nội. Cuộc sống của chị rất hạnh phúc với các con cháu, nhất là sau khi

tái giá với đấng phu quân tên Trương Lực, một cựu quân nhân binh chủng Công Binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chị cho biết là anh Lực rất thông cảm và thương yêu chị; khi thấy chị buồn vào những lúc rảnh rỗi, anh khuyến khích chị nên ghi danh đi học lại. Chị cho biết:” Việc học hành sao mà nó khó khăn thế, thấy giới trẻ học hành như là trò chơi, nhưng với người lớn tuổi mà còn đi học là cả một sự khó khăn nan giải, bài học nó khó chi chị nhớ mà lại rất mau quên... Nhiều phen thi rớt, phải lấy lại lớp đến khi đậu... cho đủ credit ra trường”. Những lúc gặp khó khăn trong việc học thì chị cho biết là những lúc chị biết ơn ông xã đã khuyến khích và an ủi chị rất nhiều.

Vanessa Trương và Phu quân Trương Lực

Ngoài việc bận rộn học hành ở trường, chị còn tham gia làm việc thiện nguyện trong cộng đồng, chị thường xuyên đi xem lễ ở nhà thờ. Chị hăng say tham dự những cuộc “Fund Rasing” còn cho nhà thờ Tam Biên khi cần đến. Động lực thúc đẩy chị hăn say phục vụ thiện nguyện bởi chị rất cảm kích thành tích và cá tánh đặc biệt của bác sĩ Huỳnh Kiều với tinh thần phục vụ cho người nghèo trên quê hương và câu nói bất hủ của vị nữ bác sĩ nầy: “ Chúa đâu cấm chúng ta giúp đỡ người khác giúp người khác đạo”. Với tinh thần ấy, chị cũng thường làm bánh khoai mì nướng dâng hiến cho nhà thờ trong những buổi lễ thường xuyên, và chị còn đến làm công quả ở chùa Bát Nhã mỗi chủ nhật với công việc rất khiêm nhường như rửa chén, nấu ăn hay dọn dẹp cho chùa như bao nhiêu phật tử thuần hành đến chùa làm công quả ...Sau nữa, chị Vanessa và đấng phu quân còn là hội viên của Hội Ái Hữu Trà Vinh, anh chi rất vui vẻ đóng góp nhiều công sức cho hội mỗi khi họp mặt .

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 110

Trên đây là chỉ vài dòng tóm lược các hoạt động hàng ngày của chị Vanessa Trương, một con người có tinh thần hăn say hoạt động không ngừng nghỉ ở thiên chức làm người nội trợ trong gia đình, làm mẹ làm cho các cháu nội cháu ngoại, mà chị còn tham gia công việc thiện nguyện trong cộng đồng, mà còn hoàn tất “Giấc Mơ Thành Tựu” là chị đã vinh quang nhận bằng tốt nghiệp ra trường 2 năm “General Studies” của trường Coastline College với hơn 200 sinh viên tốt nghiệp đủ mọi ngành, lễ tốt nghiệp được tổ chức tại Weistin Hotel, thành phố Costa Mesa ngày 17 tháng 5 năm 2009.

Hội Ái Hữu Đồng Hương Trà Vinh rất hân hoan chúc mừng chị Vanessa Trương đã ra trường ở Coastline College, Chúc Mừng “Giấc Mơ Thành Tựu “ của chị. Sự thành công trên đường học vấn của chị là điểm son “GƯƠNG HIẾU HỌC” đáng là gương sáng cho tất cả đồng hương Trà Vinh của chúng ta noi theo để làm “Vẻ Vang Dân Việt” nơi xứ người.

Lucky Nguyễn/ hè 2009

Veà Queâ Cuõ Nước chẳng còn, tôi rời quê cũ Trốn mẹ già, lặng lội giữa đêm Bỏ đàng sau: vợ hiền, con nhỏ Trùng dương, giông bảo biết về đâu !

*

Lạc chốn quê người: bao xa lạ ! Vất vả đêm ngày chẳng thở than Chắc chiu từng món quà: thân gửi Lòng luôn mong đợi một ngày về

*

Không trung nhìn xuống Việt Nam đây Bao năm mong mỏi phút giây nầy Ngổn ngang trăm mối: ngăn dòng lệ Năm tháng hao mòn: nước mắt khô

*

Trà Vinh yêu dấu giờ xa lạ Vắng bóng Mẹ hiền, dạ ngẩn ngơ

Đầu nay tóc bạc ngở còn thơ Vẫn kêu Mẹ hởi, Mẹ phương nào ?

*

Tiếng kêu lạc lõng giữa trời mây Mẹ có còn đâu để trông chờ Xem con có khác ngày thơ ấu Xa tầm tay Mẹ qúa dài lâu

*

Bạn thân bao đứa lìa quê cũ Lưu lạc phương trời để mưu sinh Có Bạn vội sang miền Tiên Cảnh Xuôi tay phó mặt chuyện trần ai

*

Còn lại đôi Thằng, thân còm cỏi Da nhăn, má hóp, sức hơi mòn Mượn rượu cố quên đời lận đận Ngôn từ mải nhắc chuyện ngày xưa

*

Phố xá tưởng quên, không biết lối Hỏi người xóm cũ, chẳng ai quen Đi giữa quê xưa, lòng uất nghẹn Cắn môi ngăn lệ - Vẫn tuôn trào.

Nguyễn Thái Lai

BÀI THƠ CHO EM

“ Trà Vinh Thương Nhớ “ người yêu hởi Anh hát bài tình khúc năm xưa Nào ngờ đâu nắng sớm ban trưa Em bỏ lại tình anh nơi đất lạ

“ Em Gái Trà Vinh “ anh hợp ca Thương mải người xưa phải xa nhà Mạ non hương tóc xuyên trong gió Ba Động nắng chiều đẹp thướt tha

Quê hương tre vòng quanh xóm nhỏ Gái trai cùng hát điệu “ Lầm Thôn” “ Tiểu Cần Quê Tôi” ngàn năm nhớ Tiếng cười vui khắp mải trong hồn

Hoa đào năm ngoái cười gío đông Bài thơ Thôi Hộ má vẫn hồng Anh càng tha thiết khi ngâm lại Tình khúc ‘ Yêu Hoa “ vuơng vấn lòng

“ Chút Nắng Quê Hương “ở xứ nầy Phương trời góc biển chốn heo mây Tìm em nào biết nơi em sống ? Để cuộc tình ta mải dâng đầy

Xa cách phương trời anh ở đâu ? “ Nhớ Về Anh “ thấy dạ u sầu Cố hương rau đắng ươm đồng nội Nuí biển sông hồ hẹn kiếp sau

TRẦN SINH 9/9/09

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 111

NỒNG ẤM XỨ KANGAROOS *Thân tặng đồng hương Trà Vinh ở Úc Châu

Huỳnh Văn LuậnChiếc máy bay lượn trên bầu trời ÚC. Từ trên

cao tôi thấy trùng trùng đồi núi lẩn mây mù và cây xanh ở phía dưới.Tôi thực sự nhìn đất ÚC như hình cái nấm tay đặt trên mặt biển rộng giữa trùng dương bao quanh sóng vổ. Chiếc máy bay hạ dần khoãng cách và đôi bánh lăn chạy trên đường băng. Tôi đến đất ÚC vào cuối thu, mây trời một vùng trong vắt, cái êm ả và nồng ấm của những vạt nắng buổi sớm mai, cái hơi se se lạnh của buổi hừng đông làm tôi mang cái cảm giác rất lạ khi đặt chân xuống phi trường Sysdney.

Tôi có những đứa em đi vượt biển từ năm 1979, một khoảng cách từ đó đến nay 30 năm, ba chục năm cách biệt rất dài và rất nhớ nhung. Tôi ao ước đến đây để gặp lại những đứa em của tôi mà trước đây khi đưa các em xuống ghe rời quê hương là vào muôn trùng hiểm nguy chực chờ ngoài biển khơi, là cách xa miên viễn ngoài tầm uớc ao gặp lại…! Bây giờ chúng tôi gặp lại nhau, cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt chảy ròng vì bao nhiêu cảm xúc ùa vào tim, tràn lên vòng mắt. Ôi những đứa em ngày xưa ra đi chỉ là những cậu bé, cô bé nay đã có vợ, có chồng, có con. Tôi lại có thêm em dâu, em rể, có thêm mấy đứa cháu trai, gái ngoan hiền. Tôi đứng giữa đàn em cháu nghe lòng mình chứa chan hạnh phúc, cái hạnh phúc thật tuyệt diệu! Ân sủng nầy như một nhiệm mầu mà Phật Trời ban cho chúng tôi! Chúng tôi cám ơn ba má ngày xưa đã quyết định, đã cắt lòng chia xa để anh em chúng tôi có được cuộc sống thăng hoa tốt đẹp như ngày hôm nay.

Tôi có những ngày đi đó, đi đây trên đất Úc hiền hòa êm ả. Tôi gặp lại những người thân, những bạn bè, những người ngoài phố. Tất cả mọi người mà tôi gặp gặp gỡ đều rất thân tình nồng ấm. Tôi có cảm giác tất cả mọi người ở đây là bà con ruột rà với nhau. Các cháu nhỏ gặp tôi khoanh tay cuối đầu dạ thưa kính cẩn như ở quê nhà, khác với nơi tôi ở ít thấy các cháu chào hỏi người lớn như ở đây. Tôi nghĩ có lẽ đời sống đất Úc được bảo đảm hơn, cộng đồng không lớn lắm và mọi người Việt sống gần nhau, cho nên thân tình gắn bó nhau hơn, gìn giữ tập quán quê nhà dễ hơn.

Những ngày ở Úc, xứ sở của Kangaroos, tôi được các em tôi chở đi thăm các nơi. Cái mà tôi mong ước đầu tiên là muốn được nhìn tận mắt con Kangaroos. Đi thăm Featherdale Wildlife Park,chúng tôi sờ đầu con Kangoroos hiền hoà, đứng chụp hình bên cạnh con cù lần Koala đang nhai lá bạch đàn. Khung sở thú không lớn lắm nhưng cũng đủ để nhìn

những giống vật mà chỉ có ở nước Úc. Chúng tôi ăn cơm tại chỗ với mùi khâm khẩm của giống vật ở đây.

Mùa thu đã tàn trên vùng Canberra, nhưng mây trời còn trong vắt, cơn mưa nhẹ từng hồi chợt đến rồi đi qua. Một chút nắng vàng ửng lên cho ngày đi bộ quanh bờ hồ với nhiều cây lá vàng bao quanh thật thú vị. Một cặp thiên nga đang âu yếm ven hồ. Tôi cặp tay vợ tôi nhờ đứa em chụp một bức ảnh lưu niệm với đôi chim. Mọi người đồng tình với tôi cùng chụp hình với đôi thiên nga thân thiện bên bờ hồ, có vài con hải âu vờn bay ngoài xa.

Khi tôi đến mùa thu vừa mới hết Lá rụng đầy đường vắng gió se da Nắng lung linh vài chiếc rớt ven hồ Bầy chim trắng vờn bay là mặt nước Hình như hồn tôi không giữ được Nhẹ bay theo cánh chim nhỏ lên trời

Chúng tôi đến Brisban, đi chân trần trên bãi biển Goldcoast. Bờ biền cát trắng pha một ít vàng chạy dài xa tít đến bờ núi mù mù. Nước trong xanh từng hồi sóng cuộn cuốn vào bờ. Tôi hít thật mạnh, thật sâu mùi gió biển trong lành và nhìn những cô gái bản xứ đẹp xinh đang đùa với sóng nước hay đi từng cặp trên bờ biển, hoặc nằm phơi nắng trên bãi cát nắng chói chan. Tôi đang bình yên sảng khoái với bờ biển Goldcoast mong ước từ lâu.

Sau một vòng đi Brisban, chúng tôi trở lại Sysney tránh được cơn bão vừa kéo đến ở đó. Xe chạy lên cao, lên cao: Blue Mountain. Tôi nhìn dãy mây trời xanh xanh trên cao, vòng quanh đồi núi và xuống vực thẳm sâu, nghe tiếng gió và tiếng con suối chảy rì rào đâu đó không thấy. Hình núi ba cô gái chơ vơ một

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 112

góc, trờ ra ngoài như muốn níu rừng mây. Chiếc cầu treo chở chúng tôi ra giữa rừng bạt xanh phía dưới và dừng lại ở giữa. Bây giờ tôi mới thấy dòng suối đổ từ trên cao chạy xuống triền trắng xoá ở một vài đoạn, nghe rào rào dưới lũng sâu bên phải. Một ngọn núi mọc nhô cao bên trái, chơ vơ giữa màu xanh cây lá, gần đó cũng ở phái triền núi, một toa tàu leo từ từ phía rừng cây xanh đi lên như con rắn trườn quấn thân cây. Đứng giữa cái hùng vĩ bao quanh, tôi chợt thấy mình nhỏ như con kiến đang trên sợi dây đu đưa. Chiếc lòng rướng vào bờ bên, chúng tôi đi lên và men theo con đường từng bậc thấp dần và quanh co trong khu rừng cây không cao lắm nhưng cũng đủ cho tôi cảm nhận mình đi sâu và ẩn vào cây xanh bao quanh, có lúc đi ra, nhìn bờ thẳm sâu, ở dưới rất sâu. Tôi có gần một giờ với bạn bè lẩn vào rừng vắng với vài tiếng chim, tiếng gió vi vu. Tôi thấy mình hòa vào thiên nhiên như một thời nào đó của tuổi nhỏ ở quê nhà đi trong rừng đước, rừng tràm.

Điểm thứ hai mà chúng tôi không thể bỏ qua được là nhà con sò Opera House. Ảnh hưởng cơn bão ở Brisban, hôm đến nơi đây trời mờ áng mây mưa. Được một chút nắng chợt đến, chúng tôi chụp ảnh, quay phim, mọi người đi du lịch đổ ùa ra ngoài, đi lên từng bực dóc nhà Operahouse. Đứng trên cao nhìn về phố lầu cao tráng lệ, nhìn vòm cầu Harbour bắt vòng hùng vĩ, có một vài đoạn trên cầu nhô lên cổ tháp nóc hình mủi tên chỉa thẳng lên khoảng không mù mù mưa nhẹ.

Lên tàu đi Manly, tàu lướt biển trong vùng vịnh gió lộng, tàu ngang Operahouse, tàu xa xa và xa dần phố biển. Đến vùng giáp nước, mưa đổ ào, sóng đưa con tàu ngã nghiêng.Tàu ghé bến, tàu lại ra đi, cuối cùng tàu đậu bến Manly. Chúng đi tản bộ ra biển. Biển sóng ầm ào, mưa rơi nặng hạt. Tôi ngồi trong căn nhà bên bờ biển nhìn sóng vổ trắng vào bờ . Bầy hải âu bay trắng như màu bọt sóng vỡ trên một góc mõm núi nhô ra ngoài biển.

Trời như chiều khách phương xa, mưa thôi rớt hạt, trời ửng màu hồng dễ thương. Chúng tôi đáp chuyến tàu đi về phía City. Lên bờ, đánh vòng ven bờ nước, nhìn cây cầu bắt ngang sông và dọc bờ sông nhiều cờ màu phất phới bay. Hôm nay ngày sinh nhựt thứ 21 trùng tu phố biển? Laị chụp hình, quay phim lưu niệm. Buổi tối hối hả về trạm xe điện với mớ đồ mua ở phố Tàu (Market City có từ năm1909) .

Những ngày sau đó là những ngày anh em bạn hữu mời tới nhà dùng cơm trưa, cơm tối. Ở đâu cũng rộn rã tiếng cười, cụng ly chúc tụng, ngày ngày nối nhau không dứt

“Rượu uống trùng phùng ly rót cạn muôn giọt ân tình ngấm lòng say”. Ngày cuối trước khi về lại Mỹ, tôi được mời

tham dự bửa cơm Tình Nghĩa do nhóm thân hữu

Thiện Nguyện Trà Vinh tổ chức tại nhà hàng Hòa Bình nhằm mục đích chia xẻ với Hội Từ Thiện Úc đã có thiện tâm giúp đở Cháu Khang, một em bé bị phỏng nặng đến 80% từ Việt Nam sang Úc, hiện cháu đang điều trị tại Pert. Buổi cơm được bảo trợ bởi bán tuần báo Việt Luận, Công ty du lịch PT.Mini Bus tua. Nhân dịp nầy tôi rất vui sướng được đóng góp cho buổi gây quỹ hơn 50 tập thơ trong 100 tập thơ Nỗi Buồn Còn Đó mà tôi mang từ Hoa Kỳ sang. Sách được đồng hương Trà Vinh mua ủng hộ chỉ trong vòng vài phút là hết, có một số bạn hỏi để mua ủng hộ thêm, nhưng rất tiếc sách đã hết, vì trước đó tôi đã tặng cho gia đình các em tôi và thân hửu. Kết quả cuộc quyên góp sau khi trừ phí tổn,số tiền thu được hơn 6,000 Úc kim.Một sự thành công ngoài dự đoán của ban tồ chức.

Tác giả và anh Lưu Tả Hùng (MC) của buổi tiệc

Buổi tiệc diễn ra trong tinh thần thân hữu đầm ấm của những đồng hương Trà Vinh và một số bạn hữu xa gần quen biết với người Trà Vinh. Tôi được gặp lại các bạn tôi lúc còn học với nhau từ tiểu học, trung học. Tôi gặp lại nhiều đồng hương thân thương Trà Vinh, ai ai cũng nồng ấm chuyện trò, nói hoài không hết chuyện. Bất ngờ nhứt là tôi gặp lại người bạn sĩ quan trong binh chủng nhảy dù mà trước đây tôi nghe tin anh đã chết: Anh Trần Đức Nhuận, người bạn học hồi đó ở trường Trần Trung Tiên, cũng là một chiến hửu trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị thương trong trận Hạ Lào năm xưa.

Gặp mầy tao tưởng như mơ Người từ cõi chết bất ngờ còn đây! Gặp mầy, như gặp lại tao Mấy năm hào khí thuở nào binh đao Mầy thằng mũ lệch đỏ ao Tao thằng lính bộ, kéo nhau mấy chầu Rượu vào máu nóng hừng đầu Nghênh ngang ngoài phố, mệt đừ động đêm

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 113

Sáng ra hai đứa còn hăng Rủ vài đứa nửa uống thêm say nhừ Mai đi bỏ phố lên rừng Đứa còn đứa mất trong tầm đạn reo!

Anh Nhuận,tác giả và anh Thái Lai

Hồi đó là vậy, bây giờ ra nước ngoài được ung dung với cuộc sống mới. Hai đứa gặp nhau mầy mầy, tao tao ở cái tuổi hơn lục tuần con cháu đầy đàn vẩn nghe ấm làm sao đó! Cám ơn nước Úc, cám ơn người đông hương ở đây đã cho tôi có một dịp hội ngộ KỲ DIỆU!

California, một ngày sau từ Úc về 05/24/2009

* * * Bản Tin từ Sydney, Úc Châu

Hậu Quả của Thảm cảnh Đói Nghèo: MỘT ĐỨA BÉ Ở TRÀ VINH

BỊ CHA THIÊU SỐNG Theo dõi báo chí Việt ngữ trong thời gian qua,

chúng ta thấy ở Việt Nam hiện nay thường hay xảy ra những chuyện vô cùng thương tâm mà kẻ nạn nhân xấu số phần lớn là những đứa bé ngây thơ vô tội phải gánh chịu. Đặc biệt qua lọat bài phóng sự của bán tuần báo Việt Luận, Sydney, trong thời gian gần đây, một đứa bé tên Phạm Trường An Khang sinh quán tai ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo khó. Tuy nhiên vẫn được cha mẹ thương yêu cho đến trường ăn học đàng hòang. Chẳng may tình cảnh gia đình em càng ngày càng sa sút, sự đói nghèo càng làm cho cha mẹ em lục đục xào xáo. Cha em tên là Phạm Thành Niên lại không có việc làm, thường hay quạo quọ và uống rượu say sưa. Sự túng quẩn càng làm cho anh thêm bực bội và gây gắt với mọi người trong nhà. Vợ con anh vô cùng đau khổ và thường hay khuyên lơn anh. Chẳng những anh không biết phục thiện mà còn đánh đập vợ con một cách tàn nhẫn.

Một hôm sự thất vọng tột cùng đã làm cho anh mất hết trí khôn. Vào tháng 8 năm 2005, anh nhẫn tâm bắt đứa con trai ruột 12 tuổi của mình buộc lại rồi đổ xăng vào mình con để chăm lửa thiêu sống, mặc cho đứa bé dãy dụa kêu la. May mắn lúc đó mẹ em về kịp la lên cầu cứu. Lối xóm hay tin chạy đến dập tắt ngọn lửa và chở em đến bệnh viện để cấp cứu. Mặc dầu tính mạng được bảo tòan, nhưng bé Khang đã trở thành người dị tật và tàn phế.

Sau khi chữa khỏi, lớp da mặt của em đã cháy hết nên không còn tính đàn hồi. Xương quai hàm của em không mở ra khép vào một cách tự nhiên như trước nữa. Em không thể ăn uống mà phải dùng cái ống để hút thức ăn được nấu lỏng đưa qua khỏi miệng rất khó khăn. Hơn nữa hai cánh tay bây giờ đã dính liền vào thân thể, không giơ lên cao được nên không tự tắm gội được một mình. Sự kiện này đã làm cho nhiều người trông thấy vô cùng xúc động. Tuy nhiên vì tình trạng nghèo đói tại quê nhà hiện thời làm cho nhiều người dù có từ tâm bao la cũng chỉ có thương hại mà không biết làm sao để giúp đỡ.

Bé Phạm Trường An Khang

May mắn thay, vào năm 2006, một nhà từ thiện người Úc tên là Lyn Annandale có qua Việt Nam để nghiên cứu trong thời gian ba tháng hầu hòan tất luận án cao học về môn Phát Triển Xã Hội Quốc Tế (International Social Development), nghe thấy sự kiện thương tâm này, nên muốn đem cháu Khang về Úc để giúp đỡ chạy chữa. Bà Lyn là hội trưởng Hội Connecting Communities Vietnamese (CCV). Hội này đã liên lạc với giáo sư Fionna Wood nổi tiếng trên thế giới về khoa chữa bỏng, hiện cư ngụ tại Perth ở Western Australia. Họ đồng ý đi đến giải pháp là giáo sư Wood và bệnh viện Royal Perth Hospital chữa bệnh miễn phí cho cháu Khang. Riêng chi phí di chuyển và ăn ở của mẹ cháu khang thì do hội CCV tài trợ, nên hội đã kêu gọi Cộng Đồng Người Việt Tự Do ở Úc đặc biệt là người đồng hương Trà Vinh tiếp tay giúp đỡ.

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 114

Hay được tin trên, một nhóm đồng hương tại Sydney đã họp mặt với nhau thành lập nhóm Thân Hữu Thiện Nguyện Trà Vinh gồm có chị Trần Anh Kiệt, chị Lương Hiền Tài, chị Lê văn Công, chị Hàng Thức Thời, cô Trịnh Tuyết Lan, cô Hùynh thị Oanh, cô Hùynh thị Ánh.... Mục đích để gây quỹ giúp đõ cháu Khang trong cơn ngặt nghèo, bằng cách mời đồng hương tham dự bữa cơm tình nghĩa tổ chức tại nhà hàng Hòa Bình (Monte Carlo Reception) tại đường Spencer, Fairfield vào tối thứ Sáu ngày 22 tháng 5 năm 2009. Được biết chủ nhân nhà hàng này là cô Bạch Trúc, cũng là người cùng quê Trà Vinh.

Trong dịp này, anh chị Hùynh văn Luận (tức nhà thơ Hùynh Tâm Hòai), anh chị Nguyễn Thái Lai cùng một số đồng hương Trà Vinh khác định cư tại Mỹ sang Úc du lịch hay được tin này cũng hưởng ứng tham gia buổi họp mặt để gây quỹ. Anh Luận, trên đường qua Úc có mang theo một số tập thơ “Nỗi Buồn còn đó” do anh sáng tác yêu cầu ban tổ chức cho phép được ra mắt trình làng. Hơn 50 tập thơ của anh đã được đồng hương mình hưởng ứng một cách nồng nhiệt, chỉ trong vòng khỏanh khắc đã bán hết không còn sót một quyển. Tòan bộ tiền bán các tập thơ gồm cả vốn lẫn lời kể cả tiền ủng hộ, tác giả đã thành tâm cống hiến cho ban tổ chức để gây quỹ từ thiện. Sau lời tuyên bố đó, một tràng pháo tay dài vô cùng tận nổ rền vang khắp hội trường. (Hoan hô tinh thần cao đẹp của anh Huỳnh văn Luận).

Trước ngày tổ chức bữa cơm tình nghĩa, nhóm thiện nguyện đã được hai tờ báo Việt Luận và Dân Việt đăng quảng cáo miễn phí. Ngòai ra trong phần văn nghệ giúp vui, ban nhạc Đặng Hữu Hiếu, nữ nghệ sĩ Thanh Hằng cùng một số nam nữ nghệ sĩ khác, chẳng những không nhận thù lao mà còn góp tiền

thêm vào quỹ từ thiện. Thật là một nghĩa cử cao đẹp vô cùng và hiếm có.

Gần đây, chúng tôi được hội CCV cho biết cháu Phạm Trường An Khang đã được chánh phủ Úc cấp học bổng và được ở lại Úc trong thời hạn 6 năm để chữa bịnh và ăn học. Còn mẹ của cháu là chị Nguyễn thị Huệ cũng được Bộ Di Trú Úc cho triển hạn chiếu khán để ở lại săn sóc cháu.

(Bản tin do nhóm Thân Hữu Thiện Nguyện Trà Vinh tường trình từ Sydney)

ĂN CHAY

Ăn chay ý nghĩa sâu xa Làm cho mạnh khỏe thân ta tốt lành

Chỉ vì không muốn sát sanh Lòng thương nẩy nở ngay trong thân người

Thiện tâm tăng trưởng vui tươi Lòng từ tích lũy, giúp người mọi nơi

Ăn sao để được thảnh thơi Lòng ta không chấp, tùy nơi thực hành

Làm sao uyển chuyển tốt lành Dù ăn chay đụng, miển ăn với lòng

Ăn chay cho được hòa đồng Miển sao nuôi dưởng được lòng từ bi

Bên ngoài hình thức khó chi Lòng ta quyết chí thi hành ăn chay

Nghiêm trì giới luật tháng ngày Đường tu vững tiến vào tòa Như Lai.

March 22, 2009 NVT

Nhóm Thân Hữu Thiện Nguyện Trà Vinh tại Sydney Australia

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 115

Mỹ Quý, Nơi Phát Tích Nhân Tài Của Xã Hiệp Mỹ

Xã Hiệp Mỹ nằm trên trục lộ nối liền hai quận Cầu Ngang- Long Toàn. Lịch sử xác định từ khởi thủy, người Khmer đã sống trên vùng Thủy Chân Lạp. Nhưng vào thời xa xưa, đất rộng người thưa, người Khmer chỉ sống từng chòm, từng sóc theo những con giồng, không thích sống ven bờ biển. Điển hình tỉnh Trà Vinh, gồm các xã như Mỹ Long( những ấp sát biển), Bến Giá, Cồn Ngao, Ba Động, Long Toàn, Long Khánh, Long Vĩnh…không có sóc của người Khmer. Nhưng vào sâu trong nội địa, như Hiệp Mỹ chẳng hạn, Hiệp Mỹ là tên mới của xã Ôlắc, được sửa đổi vào những năm đầu của nền Đệ nhất Cộng hoà. Dù ngày nay không phải là sóc, nhưng hai chữ Ôlắc tự xác định được thế địa, nguồn gốc của nó. Đó là âm ngữ của người Khmer, có nghĩa là vùng đất thấp, có nhiều ao, vũng. Quả vậy, đã trải qua bao thế kỷ, hiện nay vẫn còn rất nhiều bàu, dù đã cạn. Không biết người Việt đã lấn chiếm vùng cư dân này của người Khmer từ bao giờ.

Vị trí Ô lắc - Mỹ Qúy

Xã Hiệp Mỹ gồm sáu ấp. Ba ấp liền nhau, trong đó có ấp Chợ, tạm gọi là ba ấp Trung tâm. Ba ấp nọ nằm rời rạc nhau phía bên kia con sông về hướng Đông Bắc, Đông và Đông Nam. Là một xã nghèo, dù nằm trên trục lộ nối liền hai quận, nhưng người và sản vật chỉ vận chuyển xuyên qua mà không ghé lại… Trong quá khứ, khi Tây đặt Trà Vinh thành tỉnh, Ôlắc là một trong những huyện mới được thành lập, nhưng vì họ thấy vị trí, địa thế không đủ tiềm năng để phát triển đúng tầm vóc của một huyện, nên khoảng 26 năm sau, huyện lỵ Ôlắc dời về Cầu Ngang. Huyện Cầu Ngang được thành lập(1926).

Lúc nhỏ tôi thường nghe các cụ nói Hiệp Mỹ dù rằng không phải là địa linh để cho ra nhân kiệt, nhưng cũng là một vượng địa và Mỹ Quý là nơi sản sinh ra nhân tài cho xã. Đây là cả một quan niệm, một niềm tin của các cụ. Xin trở về quá khứ để tìm một lý giải, xem niềm tin này có hợp lý và xác đáng hay không?

Vào khoảng năm 1870 có một vị Tú tài, không biết từ phương nào, do dòng máu giang hồ lãng tử hay nản chí qua mấy kỳ thi Hương không gặp may, chỉ đỗ Tú tài rồi lưu lạc tới đây với mấy quyển sách chữ nho và vài ba quyển sách thuốc. Do một thuận duyên nào đó, ông trụ lại và che một mái lá để mở trường dạy học. Chỉ là một mái lá, vài ba chiếc bàn ghế thô sơ, ọp ẹp, nhưng dân làng vẫn gọi là „Trường học“. Vì từ trước, trên thực tế, chưa có ông „Thầy“ để dạy học. Trong làng, những ai có chút chữ nghĩa, tự dạy con cháu mình, hoặc kèm thêm vài ba đứa trong xóm. Để đền công dạy, phụ huynh các trẻ mang tới vài cặp vịt, vài thúng gạo, biếu xén vào những ngày Tết để tỏ rõ nghĩa thầy trò… Ngay cả chữ Quốc ngữ cũng vậy, ai có chút đỉnh tiền bạc, cho con lên tỉnh du học, tức tỉnh lỵ Trà Vinh – Ngày xưa, ai cặp sách ra khỏi làng gọi là Du Học Sanh. Từ lúc ông Tú về làng mở trường, trong xóm đêm đêm dưới ánh sáng lù mù của ngọn đèn dầu u hay dầu cá, có tiếng trẻ ngâm nga :“Học giả hảo, bất học giả hảo. Học giả như hòa như đạo. Bất học giả như cảo như thảo. Học là tốt hay chẳng học là tốt. Có học thì biết điều hoà ái, đạo lý. Không học, thiếu hiểu biết, mù mờ trơ trơ, người đời coi như cỏ rác.

Tôi muốn đánh dấu thời gian và sự kiện khi vị Tú tài, vị khoa bảng đầu tiên về xã Ôlắc. Ngoài ra, dân gian được truyền đời câu chuyện như sau:

Xưa có thầy địa lý đi ngang qua Ôlắc, lúc nghỉ chân trong quán nước bên vệ đường, ông hỏi người chung quanh:

- Làng này có dòng nước ngầm, ngọt đặc biệt phải không?

Mọi người đều xác định có một mạch nước ngầm rất ngọt, phát khởi từ gò đất gọi là Giồng Son, xuôi theo con giồng về hướng Đông, xuyên qua cuộc đất của đình làng, xuống Bến Cát, hoà nhập vào nhánh của dòng sông Ôlắc. Sau khi thu thập những hiểu biết của dân làng , ông tuyên bố:

- Nếu xét theo phong thủy. Phong là gió, thuộc thể khí, luôn chuyển động. Nếu không có gì cản trở, hoặc không có tác động nào để tạo sự biến

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 116

chuyển, luồn khí dù đã đi qua, nhưng dường như không có gì, không ai cảm nhận được. Nghĩa là có cũng như không. Xã Ôlắc- ba ấp trung tâm- nằm cheo leo giữa cánh đồng nước mặn, dù ngọn gió thổi từ hướng nào, tiền không có thế che, hậu không vật chắn, nên không có thế „tụ phong“. Đó là phần dương trạch không thể hưng vượng.

Thủy là dòng nước, người xưa tin rằng „Sơn bất cầu cao, hữu tiên tất linh. Giang bất cầu thâm, hữu long tất thiêng“. Ôlắc có hai nhánh sông gần như bao bọc lấy ba ấp trung tâm, sau đó hợp lưu cạnh khu chợ và chảy xuôi ra biển. Xét về khoa địa lý thiên nhiên, dòng sông Ôlắc không rút hết nước phèn trên những cánh đồng của xã, nhứt là cặp theo hai bên con lộ, vì thế đất quằn, không độ triền dốc. Tin về khoa phong thủy, hai nguồn nước này phân chia ba ấp còn lại theo thế cách ly, không có thế liên hoàn, hỗ tương. Lại nữa, nhìn từ trên cao chỗ hợp lưu sẽ thấy, khi nước lớn, dòng nước xoáy thẳng vào hướng khu chợ, tức „tâm điểm“ của xã.

Quê nghèo

Như vậy, dòng sông không đem lại triều hưng mà làm xoáy mòn phần linh khí của cuộc đất. Xét theo quẻ dịch, nếu cho rằng ngả ba sông Ôlắc là điểm „Chủ họa“ thì khu chợ nằm về hướng Tây Bắc- thuộc cung Càn- thuộc dương Kim là Tây trù, đối với Tốn( Đông Nam, ngả ba sông) là hình khắc, biến sanh họa tai, ngũ quỷ đại hung, tuyệt mệnh. Nhưng theo luật bù trừ, sự quân bình tự nhiên của đất trời, vũ trụ, làng có mạch nước ngầm, đó là „phúc mạch“. Ở lãnh vực nào đó, mạch nước này là yếu tố tác động mạnh mẽ lên phần „âm trạch“ của dân làng. Nhưng nó còn tùy thuộc vào cái thế biến thiên của vũ trụ, sự phế hưng của tạo hóa và còn phải coi dân làng có cái „phước“ để hưởng được „âm đức“ từ phúc mạch này hay không!

`Khi nghe thầy địa lý hé lộ lẽ huyền bí, dân làng tranh nhau đem hài cốt của ông bà, cha mẹ, người thân đến gò đất Giồng Son, thậm chí còn đón hướng

của mạch nước ngầm mà an táng. Tôi xin tạm sơ lược về thế đất gọi là Giồng Son.

Có phải đây là một tấu xảo của lẽ huyền vi với hiện tượng địa chất tự nhiên hay là sự trùng hợp giữa hiện tượng và niềm tin? Trên gò này, đất cát pha lẫn những khối đất gọi là „sa thạch“ và „chu sa“. Sa thạch là những hạt tinh thể, màu đỏ đậm, trong suốt, được kết thành khối, lớn bằng nắm tay, nhỏ bằng ngón tay. Chu sa, dưới dạng đá bùn còn non, màu son nhạt. Bọn trẻ chăn trâu chúng tôi ngày xưa thường lấy „chu sa“ này vẽ bàn cờ lên thềm mả ximăng. Chu sa là loại đất mà tương truyền người xưa dùng làm bình trà rất quí, „Thứ nhứt Thái Đức chu sa…“. Đây là hiện tượng địa chất rất đặc biệt, vì chung quanh kể cả những làng lân cận, người ta không tìm thấy loại đất này. Chính vì vậy dân làng càng tin đây là cuộc đất“ thiêng“.

Thật ra mạch nước ngầm có ảnh hưởng về phần âm trạch, nhưng âm trạch không phải chỉ có nghĩa thuộc về phần mộ của người chết và đem đến phúc lợi cho thân nhân còn tại thế hay hậu thế mà nó còn hàm lý tính siêu nhiên, vô hình, thuộc về lãnh vực hình nhi thượng, nếu không muốn nói dị đoan, mê tín. Ví dù cho đúng là „long mạch“ đi nữa, thì sự an táng hài cốt cần phải đúng huyệt vị và giờ giấc nhứt định. Nếu sai lệch chẳng những không đắt lợi mà còn gặp họa, hoặc làm cho long mạch bị triệt. Dân làng không thông thạo khoa địa lý, họ nghĩ thật đơn giản, mọi mạch nước ngầm, dù có phải là long mạch hay không, cứ an táng thi thể người thân vào đó, họ hy vọng có chuyển cơ. Họ không biết đây chỉ là phúc mạch, nó chỉ đem lại phúc vượng cho dân làng, không khả năng hưng phát Công Hầu Khanh Tướng. Vô tình những thây thi này làm mạch nước ngầm bị tụ, tán, nhiễu loạn phương hướng – lệch mạch vị - và uế nhiễm thủy chất. .. Chính vì vậy, hậu nhân khẳn định đó là nguyên nhân xã Ôlắc trải qua gần trăm năm không hưng phát.

Đua ghe Ngo ở Trà Vinh

Nếu nói Ôlắc là hãm trạch trong thế phong thủy, thì Mỹ Quý là ấp thoát khỏi thế „kiền“ trong cung Càn. Mỹ Quý nằm về hướng Đông Nam của điểm Chủ họa (ngả ba sông Ôlắc) thuộc cung Tốn, âm

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 117

mộc đông trù, biến sanh Phục vi, Diên niên(thịnh vượng lâu dài). Nơi đây dân không nhiều, nhưng đời sống sung túc. Từ nhiều thế hệ đi qua, những trọng nhiệm, những chức vụ trong ban Hội tề của làng như Hương chủ, Hương cả, Hương quản đa số đều do dân Mỹ Quý đảm trách, trong khi người ở tại ba ấp trung tâm chỉ giữ những chức như Hương hào (lo giấy tờ, thuế má), Hương thân (gần như là chức phụ tá cho Hương quản) Hương sư, Hương nhạc, Hương lễ, những chức sự này chỉ lo việc lễ nghi, cúng tế trong đình.

Ngay từ những năm đầu bậc Tiểu học, tôi thường nghe thầy Trưởng giáo Hoằng hết lời khen ngợi mấy anh chị lớp Nhứt mà trọng điểm là học sinh Mỹ Quý. Thầy có nhận xét, nếu tính theo tỷ lệ học sinh giỏi, Mỹ Quý đạt tỷ lệ cao nhứt… Tôi đã sớm nghe danh bậc đàn anh xuất sắc như: anh Khâm, anh Phu, anh Phẩm, anh Đạo… Ấp Giồng nghánh thì có anh Nhơn, anh Đạo (tức Mười Một), anh Nhựt, anh Lộc. Nhưng chỉ có những anh ở Mỹ Quý tiếp tục lên Trung học. Phải công nhận anh Khâm, anh Phu dù ở Tiểu học hay Trung học đều là học sinh giỏi…

Bắt nghêu trên bãi biển Mỹ Long

Mỹ Quý có những họ nổi bật như họ Đỗ, rất nhiều nhân vật trong họ Đỗ này được mọi người trọng vọng, kiêng nể, đến độ không dám gọi tên, thậm chí người cháu gọi ông bằng cậu (cậu bà con, không phải cậu ruột) không biết ông tên chi, chỉ biết là ông Cả Sáu, mặc dù lúc ông Cả qua đời, người cháu này đã 16 tuổi. Trong dòng họ Đỗ, có chi Đỗ Thành, ít nhứt cũng ba thế hệ liên tiếp có tiếng tăm, dân làng nể trọng. Qua đến thế hệ thứ tư, tức thế hệ đương đại, những người con trong dòng họ Đỗ Thành đã có nhiều bậc tài ba phụng sự cho đất nước dưới chế độ Đệ nhị

Cộng hòa! Rất tiếc những tài năng này bị mai một vì thế sự đảo điên, đất nước thay đổi.

Một trong những dòng họ Nguyễn ở Mỹ Quý, có một họ Nguyễn kỳ cựu ở đây với gia phả 6-7 đời. Tương truyền tổ tiên họ Nguyễn này trước khi về đây lập nghiệp, đã lập nhiều chiến công hiển hách dưới triều Nguyễn… Sau này hậu duệ của họ Nguyễn có người du học tận Mỹ Tho. Sau đó cụ đem tài năng, sở học của mình lên Sàigòn lập nghiệp. Ngót nghét ba phần tư thế kỷ, tính từ khi ông Tú về cư ngụ trong làng, có thể nói cụ là người đầu tiên có trình độ học thức cao nhứt của xã Hiệp Mỹ - bấy giờ xã Ôlắc được đổi tên. Cụ là người tài ba, đạo đức, trọng nghĩa, trọng tình đồng hương. Không phân biệt bà con thân sơ, chỉ biết là người từ Hiệp Mỹ, Mỹ Quý lên là cụ tiếp đãi trọng hậu, nếu cần giúp đỡ như tìm công ăn việc làm, cụ sẵn sàng với tận khả năng.

Có nhiều trường hợp họ là cán bộ Việt Minh nằm vùng sau 54, bị chính quyền địa phương lùng bắt, chạy lên nhà cụ để tạm trốn tránh, nghĩ tình đồng hương, không ngại ảnh hưởng tới tương lai, sự nghiệp, không từ nan đem uy tín, chức nghiệp của cụ để bao che cho đương sự. Nghe đâu trong số những người này có một vị sau 75 giữ chức vụ gần như tối cao của tỉnh Trà Vinh. Những ai gốc ở Hiệp Mỹ, Mỹ Quý vào thế hệ thứ hai, thứ ba hiện còn ngụ tại Đakao, Thị Nghè, Hàng Sanh sẽ chứng thực những dòng suy nghĩ này của tôi. Người xưa nói: Tích kim dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ. Tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tât năng độc. Bất như tích âm đức ư minh minh chi trung,dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế. Để vàng lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ được, để sách lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã đọc, không như để lại âm đức trong cỏi mờ mịt, để làm kế sách lâu dàicho con cháu.

Không biết cụ có để lại vàng bạc, sách vở cho những người con Nguyễn Ngọc của cụ hay không, nhưng chắc chắn cụ có tích âm, trữ đức cho họ, vì nhìn vào sự thành đạt, nghề nghiệp và cuộc sống của những người con, dâu, rể ngay cả cháu dù ở quốc nội hay hải ngoại, người người ai cũng thầm mơ ước, ngưỡng mộ. Cây xanh thì lá cũng xanh. Ăn ở hiền lành để đức cho con là như vậy.

Nếu nói rằng ba ấp trung tâm của xã Hiệp Mỹ không có người thành đạt thì không đúng. Có, tuy hiếm hoi, muộn màng nhưng rất đặc biệt.

Gia đình chú Bảy ở ấp Lồ Ồ, chú chỉ là một nông dân với số ruộng ít ỏi, không đủ nuôi con ăn học, chú chuyển nghề, làm công chức trong nghành Cảnh sát. Với số lương ba cọc ba đồng nhưng những người con của chú, người con trai lớn là giáo sư Đại học ở Sàigòn vào giữa thập niên 60 – Tôi xin ghi lại với sự dè dặt, vì anh đi học xa từ nhỏ - Cô em gái kế, một nữ

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 118

sinh xuất sắc và là hoa khôi của trường Trung học Vĩnh Bình. Có dạo tiệm chụp hình Anh Hà chụp ảnh của cô, phóng lớn làm hình mẫu. Cô là nữ Dược sĩ sau này. Người em trai nối gót theo cô là Bác sĩ và những người em kế tiếp nữa, nếu không tốt nghiệp Đại học cũng Cao đẳng, nhưng sau 75…. Có thể nói vào thời điểm này, đây là gia đình duy nhứt ở Hiệp Mỹ có con đỗ đạt cao và nhiều!

Tôi xin trở lại Mỹ Quý với nhân vật thật độc đáo, lừng danh: Bác Bảy.

Vì muốn nhân đây minh định và đính chánh những câu chuyện được hậu thế nhắc đi, nhắc lại như một truyền thuyết, dù sự kiện chỉ xảy ra cách đây độ 50-60 năm thôi và truyền thuyết này bị xuyên tạc một cách thậm tệ, trắng trợn, thiếu lương thiện của những cán bộ Việt Minh thời đó.

Để nắm trọn quyền lực, Việt Minh dùng thủ đoạn“diệt tiềm lực“: Tức là tiêu diệt tất cả những đoàn thể, đảng phái, kể cả những cá nhân nào họ thấy có khả năng, nhưng không theo họ và có thể nguy hiểm khi trở thành đối thủ. Khi cần thủ tiêu đối phương, họ kết tội Việt gian. Họ còn có chủ trương „Thà giết lầm hơn bỏ sót“, chưa kể trường hợp tư thù cá nhân. Những sự kiện này sách sử viết quá nhiều. Riêng tôi muốn ghi lại trường hợp điển hình, cá thể của làng Ôlắc mà nạn nhân là bác Bảy.

Khi Pháp theo chân quân đội Anh, tái chiếm niền Nam, vì tình hình chánh trị thay đổi, Pháp phải giải kết Hòa ước bảo hộ năm 1884. Trên pháp lý Việt Nam lúc bấy giờ được thống nhất, nhưng trên thực tế Việt Nam có hai chánh phủ: Ở thành phố và vùng phụ cận thuộc chính phủ Quốc gia Việt Nam, ở rừng núi, bưng biền thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Dù vậy, khu vực cai trị của hai chính phủ không có lằn ranh. Từ thôn quê tới thành thị đều mất an ninh, giặc cướp nổi lên như ong. Là phạm nhân ở khu chợ, chỉ cần lội qua con sông, khu vực bên kia trở thành lương dân… . Nơi nào cũng thấy xuất hiện nếu không „giang hồ“ thì cũng dân „tứ chiếng“. Bác Bảy xuất hiện trong giới này và thời điểm này!

Những người dễ tính cho rằng nhóm Lương Sơn Bạc là „tụ nghĩa“ là Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Những người sống mẫu mực, cho đó là Cường sơn thảo khấu. Tùy theo quan niệm mỗi người. Trường hợp bác Bảy, khi Việt Minh thấy không còn lợi dụng bác được nữa, họ kết tội bác là“ Việt gian“. Xử tội chết.

Người ta đồn bác có khả năng phi thân từ dưới đất lên nóc nhà, hoặc phi thân từ mái nhà này sang mái nhà khác. Sự thật không hẳn như vậy, nhưng thực sự bác có khả năng vào những nơi cực kỳ hiểm nghèo: Vào lấy súng trong đồn Tây, khách hàng quen thuộc tiêu thụ những thứ này là cán bộ Việt Minh trong

vùng. Họ có thể đặt trước, những món nhỏ như lựu đạn, súng sáu, lớn như súng trường, súng tiểu liên…

Ngày xưa tôi được nghe bác Ba ở cạnh nhà thuật lại câu chuyện có liên quan tới bác Bảy. Bác Ba là người hiền lương, ăn nói thật thà, từ tốn, trên được mọi người vị nể, dưới người người kính phục, cho nên chuyện bác kể có nhiều khả tín:

Một hôm bác Bảy tới nhà bác Ba, nói là đi thăm, nhưng thực ra tới để hỏi cho „ra lẽ“. Sau vài câu xã giao, bác Bảy hỏi:

- Tôi hỏi thiệt anh Ba, anh có nói rằng ngọn cước của tôi chưa phải là vô song, vì ngoại thiên hữu thiên! Như vậy là anh thách đấu với tôi phải không? Bác Ba từ tốn hỏi lại:

- Những lời này chính anh nghe từ miệng tôi nói hay nghe ai nói lại?

- Tôi chỉ nghe người ta đồn thôi. Bác Ba hỏi thêm:

- Có phải anh nói, dù tôi được chân truyền của tổ phụ, nhưng song quyền của tôi sẽ bị lạc bại dưới ngọn cước của anh? Bác Bảy khẳng khái trả lời:

- Tôi chưa hề nói câu đó! Anh nghe ai nói? Bác Ba cười bao dung:

- Anh thấy chưa? Những lời anh không hề nói mà tôi và mọi người đều nghe, còn những lời anh và mọi người nghe được, tôi có nói đâu! Đó chẳng qua là sự thêu dệt của thiên hạ, họ muốn tôi và anh ấu đả để họ coi, đồng thời có dịp gièm pha, thị phi. Chúng ta lại mang tiếng“gà ghét nhau vì tiếng gáy“….

Nghề chài lưới ở biển Ba Động

Nghe những lời giải thích ôn tồn, hữu lý. Bác Bảy tuồng như bị xúc động mạnh trong lòng. Bác nói luôn một mạch với lời lẽ thật chân thành, hàm ý xin lỗi:

- Tôi và anh cùng nghe những lời đồn đầy kích bác lẫn nhau, nhưng anh thì bình chân như vại, tôi thì hồ đồ xung động. Nay nhờ cuộc tiếp xúc này với anh, tôi mới biết thế nào là công phu hàm dưỡng võ đức của người học võ. Trên võ đài, chỉ cần nhìn phong thái của đối phương, một võ sĩ nhiều kinh nghiệm có thể xác định được 20 – 30 phần trăm thắng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 119

hay bại, phần trăm còn lại tùy vào tài năng và may rủi. Tôi và anh chưa hề động thủ, nhưng với phong cách, cử chỉ và lời nói của anh làm cho tôi“Tâm phục, khẩu phục“. Tôi đã bị rơi đài!

Qua câu chuyện trên cho ta thấy, dù bác Bảy là người sống ngoài vòng cương tỏa, nhưng rất phân minh, phải trái, tỏ lộ khí độ hào hùng.

Vào lúc đương thời bác thường nói câu khẩu khí „Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả. Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng“. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là người có sức mạnh. Thấy người lâm cảnh nguy hiểm, không cứu, không phải anh hùng. Qua hành vi, lối sống của bác, người đối thoại hay người chung quanh nghĩ như thế nào khi nghe bác nói những câu nghĩa khí tương tự như vậy. Sự thật người dân Mỹ Quý đã nhiều lần chứng kiến cái nghĩa khí của bác.

Sau khi Pháp trở lại Việt Nam, họ có ý đồ đô hộ lần nữa. Họ dùng một trong những thủ đoạn để áp dụng cho khu vực miền Tây Nam phần là khuấy động mối „hờn vong quốc“ vốn đã lắng dịu từ lâu trong lòng người Khmer, hãy nổi dậy, cướp phá, làm mất an ninh, trật tự xã hội để họ dễ bề thôn tính.

Mỗi khi người Tây mở cuộc ruồng bố, họ thường thúc đẩy những người mà họ tin có thể lợi dụng được đi đầu, khi tới đầu ngã ba Mỹ Quý, gặp ngay bác Bảy, tay chống nạnh, tay chống lên chuôi mã tấu, mặt đằng đằng sát khí tợ như Trương Phi đứng trên Trường Bản kiều ngăn chận quân Tào để Triệu Tử Long ẵm ấu chúa thoát vòng nguy khổn, làm cho nhóm người này dội ngược, mãi lúc sau, vài ba tên lính Tây và lính An Nam với súng ống rập rình từ Ôlắc đi qua, trong thời gian trì hoãn đó, đàn bà, con nít, áo quần tế nhuyễn đã di tản khỏi ấp, bấy giờ bác mới vác mã tấu rút lui. Xin nói rõ, trong những trường hợp như vậy, người ta không thấy ông Việt Minh nào cả!

Trên phương diện nào đó, bác là người có công, nhưng cán bộ Việt Minh cho rằng có công thì thưởng, có tội thì trừng, trường hợp của bác công không bằng tội. Xử án Chết!

Xin trở lại đôi dòng về quan niệm và lòng tin của các cụ ngày xưa qua Phong thủy của cuộc đất Ôlắc. Ai cũng tin thế đất Hiệp Mỹ không phát, nhưng phải biết rằng, về khoa Phong thủy, Dịch lý chỉ có thể ẢNH HƯỞNG, dù rất mạnh đến vận mạng cho cá nhân, đoàn thể, thậm chí cả dân tộc, nhưng không thể THAY ĐỔI được vận mạng, vả lại không gì Bất Biến Với Thời Gian, khoa Dịch lý nói „Cùng tất thông“. Nếu có người hỏi: Bỉ vận của xã Hiệp Mỹ đã qua chưa? Phải nói chính người dân ở đây tự chiêm nghiệm lấy qua cuộc sống của mình.

Huệ Tường

Anh Coøn Nhôù ?

Anh còn nhớ vì sao anh bỏ xứ ra đi? Bằng đường bộ xuyên qua Cambốt

Hay vượt đại dương muôn dậm biển khơi Có người vùi thây nơi rừng rậm Có người chìm xuống đại dương Có người mới ra tới cửa biển Bị Công An biên phòng bắn đuổi Người trôi trong biển lửa Mẹ nắm tay con Chồng bơi dìu vợ… Người chết lềnh bềnh trôi dạt sóng xô Người sống bị đày ải lao nô Vì tội danh “ Vượt biên Phản quốc!?”

Tại sao trước bao hiễm nguy anh đoán biết Mà cũng quyết ra đi Anh hảy trả lời chân thật Vì sao….? Khi đặt chân lên đất Tự Do Cho dù bao khó khăn chưa hết Cho dù nơi tạm dung cơ cực Anh vẩn ngẩng mặt với trời cao

Trại Panathtikon, Galang, Pidong, Hồng kông. Qua bao lần thanh lọc Anh đã nói những gì? Anh hảy nhớ lại cho rỏ

Anh đã trả lời thế nào để Cao ủy tị nạn cho anh đi? Hơn ba mươi năm Đời anh rủng rỉnh Con cái đổ đạt huy hoàng Anh quên mình là người tị nạn Quên nổi oán hờn Quên nhục nhằng đau đớn Anh hoá thành “Khúc ruột nối dài?” Anh ngẩng mặt mĩm cười Xênh xang dù lộng Anh trở về nơi chốn

Mà tủi nhục còn in trên từng cọng cỏ, ngọn rau! Anh nuốt nọc độc Nên anh ngu ngơ… Anh hảy trả lời chân thật! Anh đâu cần có Tự Do…?!

Huỳnh Long Hiệp

Thịt gà nấu với măng le Tây đi anh lại chạy te lên rừng Cá trê chấm nước mắm gừng

Tây về Anh lại ăn mừng chiến công Ca dao tiền chiến

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 120

TRUNG HỌC TRẦN TRUNG TIÊN và TÔI Văn Tường, Cựu Hiệu Trưởng Trần Trung Tiên

I. Mối liên hệ khó quên Năm 11 tuổi tôi rời trường Nguyễn Văn

Chưởng với bằng tiểu học và nộp đơn thi vào trường trung học.Vào thời buổi nầy, ở tại tỉnh nhà lớp đệ thất, đệ lục rất là hiếm hoi. Bác Ba Nguyễn Văn Tích cố gắng mở hai lớp cấp nầy với tính cách thu học phí hòan tòan tư nhân. Bên nhà nước , Ty Tiểu Học vận động mở kỳ thi tuyển lớp đệ thất thành lập trường Bán công Trần Trung Tiên cho học sinh lớp tiếp liên và học sinh có bằng tiểu học ông Vương Hảo Thuận làm trưởng ty kiêm hiệu trưởng. Địa điểm là dãy lớp bên cạnh nhà của Trưởng Ty, nằm sát sân vận động. Tôi được trúng tuyển vào trường nầy thuộc năm thứ hai nghĩa là khi vào học thì trường mở lớp đệ lục, có các anh chị khóa đàn anh rồi. Đi học thì mặc đồng phục áo trắng quần xanh và có mang phù hiệu hình tam giác màu xanh, bằng kim loại.Hằng tháng đóng tiền học phí bằng ½ trường tư ( so với trường Bác Ba Tích, trường Nguyễn Quan Anh, trường Long Đức) Tôi học đến lớp đệ tứ thì đi lên tỉnh Vĩnh Long dự thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp do Thấy Úy hướng dẫn. Năm đó tôi đậu với hạng Bình Thứ nên được xin vào học lớp Đệ Tam trường công lập Nguyễn Thông khỏi đóng tiền. Xa nhà, buồn tình, ban ngày học chương trình lớp đệ tam, ban đêm tôi đi học lớp Đệ Nhị trường Tư Long Hồ ( Lớp nầy Bác Ký và Ông Giác mở để dành cho công chức học thi đậu để lên lương) Kỳ thi tú tài I năm đó, may mắn tôi được đậu với hạng thứ. Rồi lên Sài Gòn xin học lớp đệ nhứt ở các trường công như Pétrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục...nơi nào cũng đòi hỏi bằng tú tài I phải có mention nghĩa là hạng Bình Thứ trở lên; ngoại trừ trường duy nhứt là trường Chu Văn An, nhận học sinh có bằng Tú Tài I hạng thứ nhưng tuổi nhỏ. Tôi lại may mắn, nhờ học nhảy, mới 16 tuổi nên được vào học đệ nhứt Chu Văn An. Tôi nhớ lớp đệ nhứt A5 của tôi chỉ có hai người miền Nam là Tôi và Ngô Minh Đa. Cuối năm học, tôi đi thi mang số Ký Danh 2300 và đậu Tú Tài II cũng tại hội đồng thi Chu Văn An. Sau đó tôi trở về trường cũ là Trần Trung Tiên, trường bây giờ đã có tời lớp đệ nhị, thấy có một số các bạn học thời đệ nhứt cấp đang học. Lúc nầy ông Văng Công Thơm làm hiệu trưởng, tôi có nộp đơn xin dạy giờ, tuy nhiên sau đó tôi thi đậu Đại học sư phạm nên chọn đi học và đến năm 1967 lúc ông Huỳnh Đạt Bửu làm Hiệu trưởng tôi mới vào dạy quốc văn lớp 10 và 11 vào hai ngày áp cuối tuần thứ năm , thứ sáu vì các ngày khác tôi phải ở quận Tiểu Cần quản đốc và phát triển trường Trung Học Tiệu Cần..

....Thời gian cứ thế êm đềm trôi qua, kịp sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, tôi bị động viên vào quân ngũ, sau đó biết phái về trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình ( trường Nguyễn Viên Kiều) lúc bấy giờ hiệu trưởng là Nguyễn Bình Tưởng. Sau 12 giờ bắt buộc day ở trường công, cộng thêm 6 giờ dạy phụ trội do Ông giám học Nguyễn Xuân Nhựt xếp giờ, tôi còn được giám học Trần Trung Tiên là Hứa Văn Bửu xếp thêm 12 giờ dạy cũng lớp 10 và 11. ...Tình hình chính trị sôi động, hậu trường giáo dục Trà Vinh có bàn tay trong bóng tối giựt dây, học sinh rãi truyền đơn, biểu tình. Nhiều khẩu hiệu đả phá, ủng hộ..., thư khiếu nại gởi về Bộ kiện vấn đề kỳ thị Bắc Nam...ban giám đốc cả hai trường bắt buộc phải thay thế. Bộ giáo dục cử ông Trần Thanh Liêm, đang dạy ở Vĩnh Long về làm Hiệu trưởng thay cho Nguyễn Bình Tưởng. Ông Nguyễn Văn Quan , day công lập và Trần Trung Tiên thay thế cho Hùynh Đat Bửu. Phe chống đối có vẻ đồng ý với sự bổ nhiệm bên trường công lập, riêng bên Trường Trần Trung Tiên họ vẫn khiếu nại vì không đồng ý với ông Nguyễn Văn Quan. Cuối cùng, tất cả đồng ý một giải pháp dân chủ là Hội đồng giáo sư bỏ phiếu kín chọn người , Bộ sẽ bổ nhiệm theo kết quả nầy. Sau đó tôi chính thức giữ chức vụ hiệu trưởng từ năm 1970 cho đến năm 1975. Trong phần nầy, có điều khó quên là như một ngẫu hiên tình cờ, tôi học tại trường nầy, dạy tại trường và điều khiển ngôi trường. II.Ký ức về ngôi trường 1. Khi tôi học, thì trường còn là đệ nhứt cấp, các thầy cô là: - Dạy quốc văn: Cô Mai Thị Đẹp, Thầy Truy Phong, Thầy Lam Giang, Thầy Nguyễn Tinh Tú (Thầy Tú kiêm tổng giám thị), Tô Văn Đáng - Dạy Pháp Văn: Thầy Nguyễn Văn Dạn, Nguyễn Thị Cúc ( Cô Tám Ý) - Dạy Anh Văn: Thầy Hòang Hoa Lê, Thầy Quốc Mỹ - Dạy Tóan: Thầy Phan Quán, Thầy Loan, Trần Bá Phước - Dạy Lý Hóa: Thầy Võ Văn Bé, Thầy Trí (phu quân Cô Kim Ngôn) - Dạy Vạn Vật: Thầy Quới (Bác Chín) Thầy Quang ( Rể Cô Tám Ý) - Dạy Sử Địa: Thầy Sắt (ông ngọai) Thầy Lâm Văn Bé - Dạy Công Dân: Thầy Phụng (ông nội) Trương Hữu Chí - Dạy Vẽ-Âm Nhạc: Thầy Võ Văn Hợi, Thầy Phụng dạy vẽ Tóan.