Tập san số 7

36

description

Tập san số 7 là ấn phẩm hàng quý của Tập san The AEP World - kênh truyền thông chính thức của Trung tâm đào tạo TT, CLC và POHE. Với chủ đề Chào K56, tập san số 7 mang lại nhiều điều mới mẻ và thú vị cho cuộc sống năm nhất của các bạn K56 - AEP.NEU

Transcript of Tập san số 7

t

4

8

20

32

28

TIN AEP Lễ khai giảng K56 - Trung tâm đào

tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE Tin các hoạt động

CHÀO K56

Lời nhắn gửi các tân sinh viên Học tập ở năm nhất ko hề khó Định hướng K56 – Sôi nổi nhưng

không kém phần bổ ích 3 tổ đội tiêu biểu của sinh viên AEP Gặp mặt “Con nhà người ta” K56

TRUYỆN NGẮN Và thầy và trò, và mùa hè

TIPs...TIPs... Du học tại chỗ với Coursera và edX Tạo sự khác biệt trong thuyết trình

KÍNH VẠN HOA “Để thành công ở trường đại học”

– Cẩm nang kỳ diệu cho tân sinh viên

3The AEP World

AEP’S GOT TALENT

AEP’S DIARY Hồi ức Minh Trí Nhật ký Humans of AEP

16

24 GÓC HỌC TẬP Nghiên cứu khoa học, khó hay dễ? Chứng chỉ “vàng” CFA

Sinh viên khởi nghiệp, tại sao không?

14

10

22

16

0406

29

22 CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA AEP-ers đã có những giao viên chủ

nhiệm như thế đấy!

The AEP World4

TIN AEP

Trong không khí Hà Nội tưng bừng kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô và náo nức đón

chào năm học mới, TT ĐT Tiên tiến, CLC và POHE long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới cho hơn 700 sinh viên chương trình Tiên tiến, chất lượng cao & POHE khóa 56 (2014 - 2015).

Tới dự Lễ khai giảng có PGS.TS Đặng Quang Việt – Phó vụ trưởng vụ GD ĐH; PGS.TS Nguyễn Thế Hùng – GĐ trung tâm đào tạo phát triển Quốc tế - ĐH Nông lâm Thái Nguyên; TS. Helen Huntley – GĐ chương trình đào tạo quốc tế ĐH California San Ber-nardino tại VN; GS.TS Phan Công Nghĩa – Phó hiệu trưởng; GS.TS Phạm Quang Trung – Phó hiệu trưởng, trưởng BQL chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE; các nhà tài trợ cùng đại diện lãnh đạo các Phòng, Khoa, Viện, Trung tâm, Bộ môn trong trường.

Mở đầu lễ khai giảng, PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Giám đốc TT ĐTTT, CLC & POHE đã công bố quyết định trúng tuyển của Hiệu trưởng tới hơn 700 sinh viên chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE.

Thay mặt lãnh đạo Nhà trường, GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng đã đọc diễn văn khai giảng năm học mới. Thầy Phó Hiệu trưởng đã biểu dương và ghi nhận những kết quả toàn trường đã đạt được trong năm học 2013-2014. Trong đó nhấn mạnh, sinh viên chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE là những sinh viên được đào tạo theo phương

pháp và điều kiện tiên tiến nhất. Thầy cũng nhắc nhở các tân sinh viên chương trình cần phải xác định rõ ràng và đặt ra những phương hướng học tập cụ thể trong năm học mới 2014 – 2015 để chứng tỏ tài năng của các sinh viên chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao. Xứng đáng với khẩu hiệu của chương trình “AEP – Nơi tài năng tỏa sáng”. Cũng trong bài phát biểu, thầy GS.TS Phạm Quang Trung đã gửi đến các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các nhà tài trợ lời cảm ơn sâu sắc, những người đã quan tâm và ủng hộ nhiệt tình đến sự phát triển của chương trình.

Để tuyên dương những sinh viên có thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển vào chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao, thầy Hiệu trưởng đã quyết định khen thưởng cho 3 sinh viên xuất sắc nhất. Đó là các sinh viên: Tạ Khánh Duy đạt giải 3 Quốc Gia môn tin học, sinh viên Trần Hiếu Hưng đạt giải 3 quốc gia trong cuộc thi khoa học kỹ thuật của BGD&ĐT và sinh viên Nguyễn Hoàng Hà thủ khoa kỳ thi tuyển.

Cũng trong lễ khai giảng K56, những sinh viên xuất sắc của chương trình cũng đã nhận được rất nhiều phần học bổng đến từ các nhà tài trợ (hai Giáo sư Hoa Kỳ, cựu sinh viên ĐH KTQD công tác trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế, Ngân hàng Viettinbank, Ngân hàng Shinhan Bank Việt Nam, Cty CP xi măng Xuân Thành).

Một nghi lễ rất thiêng liêng trong lễ khai giảng đó

LỄ KHAI GIẢNG CHƯƠNG TÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE KHÓA 56

K56 và những con số:

4: số lớp thuộc Chương trình Tiên tiến

167: lượng sinh viên thuộc 3 lớp Tài chính TT.

65: số sinh viên của lớp Kế toán Tiên tiến duy nhất.

343: lượng sinh viên đến từ 6 lớp chương trình Chất lượng cao.

17: số tân sinh viên cũng đã trúng tuyển vào chương trình 2+2.

Tiên Trần

5The AEP World

là Nghi lễ trao cờ truyền thống để các em K56 kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống của Chương trình. Đại diện sinh viên tốt nghiệp khóa 52 Chương trình Tiên tiến Ngô Hoàng Phong trao lại lá cờ truyền thống của chương trình cho các tân sinh viên K56.

Sinh viên Nguyễn Hoàng Hà – Lớp Tài chính tiên tiến K56A đại diện cho hơn 700 sinh viên của chương trình đã tặng hoa cho lãnh đạo nhà trường và phát biểu cảm tưởng trong ngày đầu tiên của năm học mới. Sinh viên Nguyễn Hoàng Hà cũng thay mặt cho các bạn sinh viên hứa sẽ cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành những sinh viên giỏi, xứng đáng với truyền thống của sinh viên chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao.

Buổi khai giảng khép lại trong không khí vui mừng, phấn khởi với quyết tâm đạt các thành tích cao hơn nữa trong năm học mới của các sinh viên Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE.

The AEP World6

TIN AEP

Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đã phối hợp với khoa Đầu tư mang tới một buổi khảo sát doanh nghiệp cho lớp sinh viên Lớp Đầu tư Chất Lượng Cao K53 tới Công ty Ford Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương và Ban Quản lý khu công nghiệp Hải Dương. Chuyến đi này đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường doanh nghiệp thực tế. Cũng nhờ đó, sinh viên có cơ hội trang bị kĩ càng hơn về mặt tâm lý cũng như các kĩ năng cần thiết trước khi tham gia vào thị trường lao động đầy thách thức hiện nay.

Ngày 23/09/2014 vừa qua, Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE đã tổ chức chuyến đi dã ngoại kết hợp đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên chương trình 2+2 khóa 2 và 3 tại Khu du lịch Khoang Xanh, Ba Vì. Tham gia cùng sinh viên ABD 2@2 còn có các thành viên của BCH Liên chi đoàn của Chương trình, tập san The AEP World và câu lạc bộ GYC. Với nhiều hoạt động thú vị như team building, văn nghệ, tìm hiểu về văn hóa Mỹ cũng như về trường Đại học California, San Bernardino, chuyến đi định hướng đã để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc và đáng nhớ cho các bạn sinh viên.

Trong 5 ngày từ 27/10/2014 đến 31/10/2014, 217 sinh viên thuộc bốn lớp TCTT 55A, TCTT55B, KTT-T55A, KTTT55B và sinh viên các lớp K55 và K56 thuộc chương trình liên kết đào tạo ABD 2+2 đã có một chuyến tập huấn quân sự tại Học viên Hậu Cần (Sơn Tây, Hà Nội). Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng của Trung tâm đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng chuyến đi thực sự là một trải nghiệm mới mẻ với các bạn sinh viên. Các bạn đã được làm quen với kỷ luật và tác phong trong môi trường quân đội và được sinh hoạt tập thể với các bạn cùng khoa. Hy vọng rằng các niên khóa tới cũng sẽ có những chuyến tập huấn thành công và đáng nhớ!

Giải bóng đá truyền thống năm 2014 là hoạt động thường niên nằm trong chương trình hoạt động thể thao hàng năm của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm nay giải bóng đá truyền thống diễn ra từ ngày 08/10/2014 đến ngày 29/10/2014, thu hút được 39 đội, trong đó có 20 đội Nam và 19 đội Nữ đến từ các Viện, Khoa, Trung tâm của trường. Trải qua nhiều trận đấu đầy hồi hộp và kịch tính, đội bóng đá nữ AEP đã giành giải Tư và đội bóng đá nam giành giải Ba. Giải bóng

đã diễn ra thành công tốt đẹp, tiếp nối truyền thi đấu hết mình để mang lại vinh quang cho Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE !

Tối ngày 18 tháng 9, Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE đã tổ chức Dạ hội chia tay

7The AEP World

Đêm dạ hội chia tay sinh viên Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE khóa 52 với chủ đề “A journey to success” tổ chức tại Hội trường A vào 19/8 vừa qua đã đánh dấu hoạt động thường niên của TT ĐTTT, CLC & POHE tổ chức cho các khóa sinh viên tốt nghiệp để ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp của hơn 4 năm học tập dưới “mái nhà chung AEP”. Đến dự với buổi dạ hội có sự hiện diện của GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng, Trưởng BQL Chương trình Tiên tiến, CLC & POHE; PGS.TS Phạm Thị Bích Chi,

mang tên California Dreamin để nhìn lại chặng đường học tập và rèn luyện đã qua của các sinh viên Chương trình 2@2 khóa 2. Đến dự buổi lễ có sự hiện diện của GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Giám đốc Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE, Ths. Đinh Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE và Giám đốc Chương trình 2@2 tại Việt Nam - GS.TS Helen Huntley cùng toàn thể các thầy cô đại diện cho các Phòng, Ban, Viện, Khoa trong trường, bên cạnh bạn sinh viên cùng phụ huynh thuộc Chương trình 2@2. Hòa chung bầu không khí của The Farewell Night Party với các tiết mục văn nghệ với giai điệu vô cùng phong phú và hấp dẫn, mục quan trọng nhất đêm: Trao giải ẤN TƯỢNG 2@2 đã được PGS.TS Bùi Huy Nhượng và GS.TS Helen công bố và trao giải cho các bạn sinh viên 2@2 khóa 2. Đêm chia tay kết thúc, các bạn sinh viên Chương trình 2@2 khóa 1 đã lên đường đi đến trường Đại học Cali-fornia, San Bernardino để tiếp nối chặng đường 2 năm còn lại với những trải nghiệm thú vị và bất ngờ bên nửa bán cầu.

Tiếp nối sự thành công của mùa CSV K55, năm nay CLB Thế hệ trẻ AEP – GYC tiếp tục tổ chức chuỗi sự kiện thường niên “Chào sinh viên K56 AEP” (CSV K56). Chuỗi sự kịên gồm 2 ngày: ngày năng động “Chasing the sun” 2/11 và đêm dạ hội “Dancing with the Moon” 9/11 tổ chức tại sân Kí túc xá, ĐH KTQD. CSV K56 với chủ đề Wonderland với thông điệp: Mỗi sinh viên khi đến với Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE là đến với xứ sở thần tiên với nhiều những điều kì diệu và huyền bí phía trước. Sự kiện mở ra cho các em cánh cửa đầu tiên bước vào xứ sở thần tiên ấy, để từ đó các em có thêm nhiều những trải nghiệm cũng như có điều kiện được thể hiện hết khả năng của mình. “Chào sinh viên K56” đã tổ thức thành công, thu hút được 2000 sinh viên K55 và K56 tham dự, phát huy đúng mục đích kết nối sinh viên trong AEP, cũng như tiếp sức cho nỗ lực thành công với những dự định tương lai của mỗi chúng ta khi bước vào “ngôi nhà chung AEP”.

Trưởng Phòng TCKT; ThS Trần Quý Long, Phó bí thư Đoàn thanh niên; Đồng chí Lâm Tùng, Chủ tịch hội sinh viên; PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE; Các thầy cô thuộc các phòng ban cùng đông đảo sinh viên trong trường. Những tình tiết xuất hiện trong vở nhạc kịch đều là những khó khăn mà mỗi sinh viên của Trung tâm phải trải qua, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, và nổi bật lên trên tất cả là tinh thần đoàn kết cũng như sự biết ơn của các em sinh viên đối với thầy cô và Trung tâm. Đêm dạ hội đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem không chỉ ở tài năng, trí tuệ của sinh viên mà còn cả về một chương trình đào tạo năng động, sáng tạo của Nhà trường hiện nay.

The AEP World8

CHÀO K56

Nhà văn Longfellow (Mỹ) từng nói:

”Tuổi trẻ đẹp biết bao! Tỏa ánh sáng và sức nóng, tràn ngập màu sắc và mộng ảo, là một chương của cuốn sách, là một câu chuyện không bao

giờ kết thúc.”

Đúng vậy, và đại học cũng gắn với tuổi trẻ, là khởi đầu, là mốc đánh dấu sự trưởng thành đầy kiêu hãnh của mỗi cá nhân. Năm nhất luôn đi

liền với chút bối rối, cảm giác lạ lẫm và khờ dại. Bài viết là những chia sẻ chân thành rút ra từ kinh nghiệm và hiểu biết, đại diện cho lớp người đi trước cũng từng trải qua năm đầu Đại học, mong nó là một trong số các

hành trang giúp đỡ các em bước đầu tiên vào trường.

9The AEP World

Hãy tập quen với những điều mới

Đại học không giống với khi chúng ta học phổ thông. Ở đó có không ít điều mới, vô vàn những thứ xa lạ. Đừng buồn khi lúc đầu cảm thấy ngột ngạt và quá khó khăn với một guồng quay khác, rồi mọi thứ sẽ đi vào đúng quỹ đạo.

Lớp mới là những người bạn mới. Ai cũng lớn hơn một chút, họ đều có cái tôi bền vững nên mọi quan hệ đều trở nên phức tạp và thực tế hơn. Đại học là nơi ta sẽ gặp nhiều người với nhiều hoàn cảnh. Ngoài kiến thức trên lớp, mỗi cá nhân còn có những kĩ năng sống cũng như khả năng học tập riêng biệt. Tiếp xúc với các bạn sẽ khiến em học hỏi rất nhiều điều bổ ích.

Ở lớp, nhiệm vụ chính của thầy cô là định hướng bài giảng, không còn đọc chép nữa. Nếu muốn hiểu rõ vấn đề, mỗi sinh viên phải tự mình đào sâu tìm hiểu. Dù vậy, có gì khúc mắc, các em có thể hỏi lại, giảng viên luôn giải đáp vô cùng tận tình. Đại học còn gắn liền với những giáo trình dày cộp dễ khiến các tân sinh viên choáng ngợp, phải tập quen thôi, nó là một kho tàng tri thức đấy.

Lên đại học, các em còn thấy xung quanh mình vô vàn cám dỗ. Bởi lẽ đây là lúc cho sự tự chủ, tinh thần quyết đoán. Năm nhất chỉ mới lớn, là bỡ ngỡ và nhẹ dạ. Đó là lúc mê chơi điện tử, mải miết với bộ phim Hàn Quốc đang nổi tiếng mà quên học bài. Đó là khi các em bị cám dỗ bởi đồng tiền, nghe theo lời dụ dỗ của một người xa lạ, vì cái lợi trước mà quên đi nhiệm vụ chính của mình. Dù vậy, luôn tỉnh táo và đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân, K56 nhé!

Hãy không ngừng học hỏi và trải nghiệm

Đại học là quãng thời gian gắn liền với 2 chữ “trải nghiệm”. Đây là lúc ta đã bước qua ngưỡng cửa tuổi 18, khi xa dần vòng tay bảo vệ của cha mẹ để đối diện với những thử thách mới mẻ của cuộc đời.

Hãy lựa chọn rồi tham gia vào một tổ chức nào đó! Cảm thấy yêu, muốn gắn bó với màu áo xanh, đem sức mình giúp ích cho đời, hãy tham gia tình nguyện; mong ước nuôi dưỡng đam mê bản thân hay có định hướng đúng đắn cho tương lai, rất nhiều câu lạc bộ học thuật - tổ đội mở rộng cửa chào đón các em. Nguyện vọng thử sức mình với âm nhạc, học một thứ

tiếng mới, một phần mềm bổ ích hoặc tìm hiểu một bộ môn hay ho, đừng ngại bắt đầu luôn trong năm nhất. Ước mơ khám phá một vùng đất xa lạ, tại sao không rủ bạn bè, hay tự mình xách balo lên và đi? Hoặc, đi làm thêm, dám bắt tay vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó, sẽ khiến các em học được cách quý trọng đồng tiền.

Nhưng, hãy luôn nhớ phải luôn cân bằng mọi thứ. Đừng vì mải mê hoạt động ngoại khóa mà quên bẵng nhiệm vụ học tập, đừng vì vài đồng tiền mới kiếm mà quên hết định hướng tương lai, cũng đừng vì sức hút từ vài đối tượng phù phiếm bên ngoài mà bỏ lại tất cả.

Dám thử những điều lạ để có thêm hiểu biết, đây là thời điểm cho các sự kiện mới mẻ trong đời, K56 ạ.

Hãy luôn biết nuôi dưỡng khát vọng

“Tôi sống với sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ nhưng lại ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành”- Albert Einstein

Tuổi trẻ luôn là thời điểm ta có nhiều hoài bão, còn đủ nhiệt huyết, tận tình và lửa nóng nhất. Tuy năm nhất có khi chưa đủ trưởng thành, các em hãy biết ước mơ, biết nuôi dưỡng khát vọng và để nó dẫn đường. Đừng ngại thử thách, vấp ngã, hãy dám làm để khẳng định bản thân.

Có thể trước kia, cái đích mà hầu hết học sinh muốn hướng đến là ĐỖ ĐẠI HỌC. Giờ đây, các em đã với tới nó, vinh quang này đã thuộc về quá khứ, đừng làm bản thân tụt dốc bằng sự dễ dãi, hãy dành chỗ cho những khát vọng mới lớn lao và tầm cỡ. Các anh chị lớn rất ghen tị vì quãng thời gian mà năm nhất có, các em biết không? Dù vậy, đừng cho cái gọi là “xả hơi” sau nhiều đêm dài đèn sách, ngày tháng mệt nhoài chạy đua học hành mà thay thế khát vọng cho những thú vui tầm thường, giết chết quãng thời gian quý báu mình có. Xốc lại tinh thần và vào cuộc thôi các em, đại học là một cuộc chiến thực sự cam go đấy!

Năm nhất là tuổi trẻ, là mơ mộng pha chút thực tế, là trải qua khờ dại. Vì điều đó, hãy dám làm những gì muốn, biết dấn thân. Tân sinh viên ạ, các em là khởi đầu, hãy sử dụng nhiệt huyết, đam mê, và sự sáng tạo để khẳng định bản thân mình.

Hải Nghi

The AEP World10

CHÀO K56

Bước chân vào đại học, bên cạnh sự bỡ ngỡ, niềm hân hoan, chắc hẳn các em không khỏi lo lắng khi phải tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới. Trên chặng đường giúp bản thân hòa nhập về mọi mặt, đừng quên trang bị cho mình những phương pháp học tập tốt nhất để ổn định kiến thức. Hãy làm quen với chương trình học mới mẻ qua những gợi ý của các anh chị đi trước nhé!

Vào cấp học mới, năm nhất có lượng kiến thức khá nhẹ, số môn học không nhiều và áp lực không quá lớn. Các em có thể tham khảo, ghi nhớ một số phương pháp dưới đây, để việc học hành đạt được kết quả tốt nhất.

Các môn lí luận chính trị: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; và Pháp luật đại cương. Do có lượng lí thuyết đồ sộ, thi dưới hình thức trắc nghiệm, trong quá trình học tập, các em nên chú ý vào các phần trọng tâm thầy cô đã định hướng, gạch lại trong sách. Nên mua thêm tài liệu trắc nghiệm tổng hợp bên ngoài để ôn tập, chú ý những câu hay sai, rồi tra cứu lại cho chắc chắn.

Các kĩ năng tiếng Anh: do đặc thù của chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao (TT-CLC) đòi hỏi cao về ngoại ngữ, nên khóa đào tạo tiếng Anh này không có ở lớp thường. Khóa học bao gồm: nghe, nói, đọc, viết, ngữ âm, thực hành tổng hợp (TT). Vì là ngôn ngữ, hãy học theo phương pháp nào phù hợp với bản thân nhất, học một cách thoải mái và thử làm theo những mẹo hay mà thầy cô gợi ý: tìm đọc đọc sách ngoại Văn, xem thật nhiều phim Mĩ, có thể lập nhóm để luyện nói và viết sau đó sửa lỗi cho nhau.

Kinh tế vi mô (TT): là nền tảng cho các môn chuyên ngành. Khi cầm trong tay quyển giáo trình bằng tiếng Anh dày cộp, chắc hẳn các em không khỏi ngỡ ngàng. Vì vậy, hãy đọc trước bài ở nhà, đảm bảo hiểu được thuật ngữ chuyên ngành mới, tập trung hiểu

bài gắn liền với dùng đồ thị, luôn nhớ các quy luật, công thức cũng như bản chất của từng phần học. Nếu thấy quá khó khăn, hãy dùng song song giáo trình và sách bài tập bằng tiếng Việt. Bộ môn này sẽ được học gói gọn trong 3 tuần, nếu không chuẩn bị trước, các em sẽ rất khó theo kịp bài ở lớp.

Toán cao cấp (CLC): cũng như cách học Toán cũ ở phổ thông, khác là vì “cao cấp” nên độ khó sẽ tăng: có thêm ma trận chằng chịt các dãy số, những bậc cao hơn của giải tích,... Hãy đọc lý thuyết, củng cố chúng bằng cách làm bài tập, sau đó trao đổi kết quả với các bạn trong lớp hoặc hỏi trực tiếp giảng viên để nhớ lâu, hiểu rõ vấn đề.

Tin học đại cương (CLC): xem kĩ các ví dụ, làm đủ bài tập, trả lời các câu hỏi ôn tập, luôn ghi lại những gì quan trọng rồi về tập làm theo. Nếu có thể, hãy mang lap đến để dễ dàng học song song thực hành tại lớp.

Mỗi môn học sẽ có những đặc thù cùng cách tiếp thu khác nhau. Kết quả học tập cao hay không đều phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Quan trọng là, các em hãy tìm cho mình định hướng đúng đắn, luôn chăm chỉ, có ý chí quyết tâm cao độ để hoàn thàn tốt nhiệm vụ này!

Hải Nghi

11The AEP World

Trong không khí Hà Nội tưng bừng kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô và náo nức đón chào năm học mới, Trung tâm Đào tạo (TTĐT) Tiên tiến, Chất lượng cao (CLC) và POHE đã đón chào hơn 700 tân sinh viên Khóa 56 (K56) đến với ngôi nhà mới – AEP. Một phần không thể thiếu mỗi kỳ nhập học của các sinh viên mới, đó là tuần lễ định hướng mở đầu năm học. Hãy cùng với AEP World Magazine khám phá những hoạt động vui vẻ, thú vị và không kém phần bổ ích này nhé.

1. Chương trình hướng dẫn lái xe an toàn cho sinh viên do Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE phối hợp với Honda tổ chức

Với mục đích góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thanh niên, sinh viên, ngày 13/10, TTĐT Tiên tiến, CLC và POHE đã phối hợp cùng Ủy ban ATGT Quốc gia và công ty Honda Việt Nam (ủy quyền là HEAD Hồng Hạnh) tổ chức chương

trình “Tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn. Tại khóa tập huấn, học viên được chia sẻ những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông, đồng thời được trải nghiệm thực hành các tình huống giao thông thực tế một cách an toàn trên máy tập lái xe của Honda. Ngoài ra, các bạn còn được tham gia các phần thi lái xe an toàn và có cơ hội nhận được nhiều phần quà hấp dẫn từ công ty Honda VN và được kiểm tra và thay dầu xe miễn phí.

2. Liên hoan Văn nghệ sinh viên đầu khóa K56 chủ đề “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam”

Được sự đồng ý của Đảng ủy - Ban Giám hiệu Nhà trường, Liên hoan văn nghệ sinh viên đầu khóa K56 đã được khai mạc vào tối ngày 21/10 tại Nhà Văn hóa trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Liên hoan văn nghệ sinh viên đầu khóa K56 diễn ra trong ba đêm với hai đêm Sơ khảo vào ngày 21 và 22 tháng 10, thu hút

sự tham gia của toàn bộ 23 đơn vị khoa, viện, trung tâm có đào tạo sinh viên chính quy với tổng số gần 80 tiết mục, thu hút hàng nghìn tân sinh viên tham gia biểu diễn cũng như cổ vũ cho Liên hoan.

Đội văn nghệ của TTĐT Tiên tiến, CLC và POHE vẫn tiếp tục truyền thống hàng năm, khi tiếp tục giành được những giải thưởng rất cao trong Liên hoan năm nay. Cụ thể, TT đã giành được giải Nhất đơn ca nữ (Thảo Ly – Lớp Ngân hàng CLC – Tiết mục “Mái đình làng biển”), giải Nhất tốp ca (Tiết mục “Tát nước đầu đình”), giải Nhì nhảy hiện đại và giải Ba hợp xướng. Trên hết, đội văn nghệ TTĐT Tiên tiến, CLC và POHE đã giành được giải thưởng cao quý nhất đêm Liên hoan: Đơn vị xuất sắc nhất.

3. Ngày định hướng K56

Tiếp nối thành công của các chương trình trong tuần định hướng, tân sinh viên các lớp Chương trình Tiên tiến, CLC và POHE đã được tham gia hoạt động ngoại khóa tại các điểm du lịch hấp dẫn như khu du lịch Ao vua, Yên Bài, Khoang Xanh (Hà Nội).

Những trải nghiệm của buổi định hướng là cực kỳ thiết thực khi các bạn sinh viên được tiếp xúc với kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng, khai thác thông tin trên Trang chủ của trung tâm và được phổ biến về hệ thống mới toanh: Cổng thông tin sinh viên. Rất nhiều các tiết mục văn nghệ đa sắc màu của các bạn tân sinh viên thể hiện những mầm tài năng văn nghệ của chương trình, tiếp nối các thế hệ anh chị đi trước đã được diễn ra.

Xuyên suốt tuần định hướng, những tân sinh viên Chương trình Tiên tiến, CLC và POHE đã trở thành những người bạn mới của nhau, cùng hào hứng hòa mình vào không khí náo động của các hoạt động tập thể hấp dẫn kể trên. Đây là tiền đề để tạo nên những tập thể đoàn kết và vững mạnh trong suốt những năm học sắp tới của chương trình.

Tâm Long

The AEP World12 The AEP World12

Bước chân vào giảng đường đại học, mỗi sinh viên sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập mới. Bên cạnh thời gian lên lớp, chúng ta cần trau dồi cho mình nhiều kỹ năng trong giao tiếp, nghiên cứu, hoạt động xã hội, v.v…Và các tổ đội, câu lạc bộ (CLB) sinh viên chính là nơi để chúng ta phát triển những kỹ năng quý giá ấy. Trong ngôi nhà AEP cũng có những tổ đội, CLB giúp các bạn sinh viên thể hiện được tài năng và trau dồi

nhiều kỹ năng bổ ích như Tập san The AEP World, CLB Thế hệ trẻ AEP - GYC và CLB Tranh biện DES. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về 3 tổ đội tiêu biểu này nhé !

Tập san The AEP World (The AEP World Maga-zine) - bản tin chính thức của Trung tâm Đào

tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE (AEP) - Đại học Kinh tế Quốc dân, được thành lập vào năm 2012. Tập san hoạt động thông qua hai kênh thông tin là báo in (phát hành định kỳ 3-4 tháng một lần) và báo mạng (trang fanpage AEP World Magazine). Ngoài hai ban báo in và báo mạng, cơ cấu Tập san còn có ba tiểu ban gồm: tiểu ban Truyền thông, tiểu ban Nhân sự và tiểu ban IT. Với niềm đam mê và nhiệt huyết của những cây bút tài năng - những AEPers là thành viên của Tập san, The AEP World luôn mang đến cho các bạn sinh viên những tin tức, sự kiện nóng hổi, những gương mặt AEPers tiêu biểu, những dòng cảm xúc, sẻ chia và tips học tập hiệu quả,…The AEP World luôn chào đón những AEPers yêu thích, đam mê với báo chí, mong muốn dùng ngòi bút của mình để mang đến cho bạn

Email: [email protected] Fanpage: facebook.com/aepworld

đọc những trang viết hay và bổ ích. Trở thành thành viên của Ban biên tập Tập san The AEP World, các bạn sinh viên AEP sẽ được thể hiện tài năng và được phát triển các kỹ năng cơ bản liên quan đến báo chí như kỹ năng viết bài, truyền thông, thiết kế,…

Mỗi số báo được phát hành luôn mang đến cho bạn đọc một chủ đề hấp dẫn, gần gũi và bổ ích. The AEP World hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành trong quãng đời sinh viên đáng nhớ và trên con đường sự nghiệp thành công sau này của các thế hệ sinh viên AEP.

CHÀO K56

13The AEP World

CLB Thế hệ trẻ AEP - GYC (AEP's Generation of Youth Club), ra đời vào ngày 23/06/2012,

nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho sinh viên AEP. CLB hoạt động dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE. Cơ cấu GYC bao gồm 3 ban: Ban Đối ngoại, ban Sự kiện và ban Nhân sự. Hiện nay, CLB đang hoạt động với hơn 50 thành viên đến từ hầu hết các lớp AEP khóa 54 và 55.

Sinh viên tham gia CLB GYC sẽ được phát triển bản thân trong môi trường năng động và thân thiện. CLB luôn tạo cơ hội cho thành viên trau dồi các kỹ năng lãnh đạo, tổ chức sự kiện, các kỹ năng về đối ngoại và nhân sự. GYC đã tham gia tổ chức chuỗi sự kiện Chào sinh viên khóa mới với 3 ngày: ngày năng động, ngày hội thông tin và đêm dạ hội. Bên cạnh đó, nhiều buổi hội thảo đã được CLB tổ chức nhằm đem đến cho sinh viên những thông tin về học tập cũng như

tuyển dụng. Trong thời gian tới, CLB Thế hệ trẻ AEP - GYC sẽ tiếp tục đem đến cho sinh viên AEP nhiều sự kiện bổ ích và đa dạng hơn nữa.

CLB Debate Empowering Sociality (DES) - (tên chính thức là CLB Tranh biện AEP mở rộng) được thành lập vào ngày 16/02/2014, nhằm xây dựng lên một cộng đồng yêu thích, đam mê và muốn tìm hiểu hoạt động tư duy tranh biện cho sinh viên nói chung và tại Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng. CLB Tranh biện AEP mở rộng hoạt động dưới sự bảo trợ chính thức của Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE và bảo trợ Chuyên môn của Y2d - Youth to Debate. Cơ cấu hoạt động của CLB gồm 4 ban: ban Chuyên môn, ban Nhân sự, ban Truyền thông và ban Sự kiện.

Đối tượng chủ yếu của DES là sinh viên AEP và sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi trở thành thành viên, các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều lợi ích. CLB sẽ: tạo môi trường chuyên biệt về các kĩ năng tư duy, thể hiện bằng tiếng Anh; đưa một sân chơi mới thú vị và lành mạnh cho sinh viên - bộ môn và thi đấu tranh biện; ứng dụng các kĩ năng thiết thực và cần thiết với sinh viên trong môi trường học tập hiện tại và làm việc sau này như xử lý thông tin, tiếp cận vấn đề, xử lý vấn đề, nói trước đám đông, thuyết trình, thuyết phục, đàm phán,…; xây dựng một môi trường hoạt động năng động, bổ ích, thông qua thi đấu tranh biện để kết nối các thành viên và các tổ đội CLB có quan tâm trong trường.

Mai Ly.

Fanpage: facebook.com/gyc.aep

Email: [email protected]: facebook.com/debate.neu

The AEP World14

Chắc hẳn các bạn ai cũng đã từng bị so sánh với những chàng trai hay cô gái hàng xóm – những

người vô cùng giỏi giang và đáng ngưỡng mộ. Hôm nay hãy cùng Tập san The AEP World gõ cửa nhà

hàng xóm và xem những tên “con nhà người ta” đó là ai nhé!

...

Các bạn thấy thế nào về những chàng trai, cô gái “con nhà người ta” khoá 56? Mình thì thấy họ thật dễ gần và đáng mến. Hi vọng Duy, Hà và Hưng sẽ đạt được thật nhiều thành công trong quãng thời gian học tại Khoa Tiên tiến, Chất lượng cao và

POHE. Còn bạn, bạn có muốn được trở thành “con nhà người ta” không?

Nguyễn Hoàng Hà- DOB: 26/2/1996- Lớp: tài chính tiên tiến 56A- Thành tích học tập: 26 điểm thi đại học khối A1

Người đầu tiên góp mặt trong số báo lần này chính là cô bạn đến từ trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng với số điểm 26 – một số điểm rất ấn tượng, Chia sẻ về việc được là thủ khoa đầu vào của khoa Tiên Tiến, Chất lượng cao và POHE, Hà cười khiêm tốn: “Mình không nghĩ mình giỏi hơn người khác mà chỉ là mình may mắn hơn thôi. Mình nghĩ bản thân vẫn cần phải cố gắng thật nhiều và không ngừng nghỉ. Đặc biệt là không được tự thoả mãn với thành công trong quá khứ.”.

Khi được hỏi về câu châm ngôn ưa thích của bản thân, Hà trầm ngâm: “Mình rất tâm niệm với câu “Keep moving forward” và câu “Cứ đi là có đường”. Mình thấy hai câu châm ngôn trên rất phù hợp với những người trẻ tuổi, đặc biệt là với những tân sinh viên như chúng mình. Mình luôn lấy đó làm kim chỉ nam để không bị nao lòng và luôn tiếp tục cố gắng khi gặp khó khăn, thử thách”.

Cô bạn của chúng ta cũng là một người rất có chí tiến thủ. Hà chia sẻ ước mơ lớn nhất của Hà là được đi du học, được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến ở phương Tây. Cô bạn cũng mong muốn được học cao học tại Phần Lan – một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Hà tự đặt mục tiêu cho bốn năm Đại học: học thật giỏi tiếng Anh, tích cực tham gia vào Câu lạc bộ trong và ngoài trường hoặc có công việc làm thêm để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bản thân.

Trâm Anh

CHÀO K56

15The AEP World

Tạ Khánh Duy - DOB: 13/10/1996- Lớp: Kiểm toán CLC- Trường cấp 3: THPT chuyên Phan Bội Châu- Thành tích nổi bật: Giải 3 Học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm lớp 11, giải nhì Học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm lớp 12.

Chia sẻ suy nghĩ về việc được giải quốc gia và được tuyển thẳng, Duy vô cùng khiêm tốn: “Thực sự là một điều may mắn khi Trung tâm đào tạo TT, CLC & POHE tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia, bởi mình thấy áp lực và độ khó của kì thi quốc gia và thi đại học là tương đương, thậm chí việc thi đại học còn áp lực hơn khi đó là cơ hội cuối cùng của học sinh trong năm đó. Mình thực sự không thấy bản thân giỏi hơn các bạn cùng khoa dù được nhà trường ưu tiên xét vào học ở đây và nếu thi thì chưa chắc mình đã có thành tích tốt như rất nhiều bạn khoa mình. Nhưng giờ đã là thành viên của AEP, mình sẽ cố gắng phấn đấu và học tập thật tốt để xứng đáng với slogan "Nơi tài năng tỏa sáng".”

Về việc học, Khánh Duy chia sẻ rằng cậu bạn thường thích đi học nhóm cùng các bạn hơn là ngồi ở nhà nghiền ngẫm lý thuyết. Duy có một cách “thôi miên” tâm trí để kiến thức “dễ vào” hơn, đó là thay vì nghĩ làm thế để học giỏi thì cậu bạn thường cố nghĩ xem làm thế nào để thấy thích thú trong việc học. Bằng cách này, kiến thức cứ thế tự “chui” vào đầu Duy, tiếp thu theo một cách chủ động và thoải mái thì bao giờ cũng dễ nhớ và nhớ lâu hơn đó!

Duy rất tâm đắc với câu châm ngôn: "Một con chim đậu trên cành cây không bao giờ sợ cành cây gãy,bởi vì niềm tin của con chim nằm ở đôi cánh chứ không phải cành cây". Duy cho rằng chúng ta không nên đặt niềm tin quá lớn vào một ai đó hay cái gì vô định, tuy nhiên, phải luôn tin vào bản thân mình. Tự tin chính là chìa khoá mở mọi cánh cửa. Và để có được niềm tin vào chính mình, Duy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân bằng cách nâng cao học vấn và các kĩ năng cần thiết.

Trần Hiếu Hưng- DOB: 09/11/1996- Lớp: Ngân hàng Chất lượng cao- Trường cấp 3: THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình

Anh chàng “con nhà người ta” thứ hai là một đại diện rất giỏi kĩ thuật nhé! Cậu bạn đoạt giải Ba Quốc gia cuộc thi Khoa học Kĩ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ngoài ra còn từng giành giải Robocon do trường cấp ba tổ chức. Để đạt được những thành tích này, Hưng luôn chăm chú nghe giảng trên lớp vì đây là nguồn kiến thức chính của cậu. Ngoài ra, Hưng còn nghiên cứu những đề tài khoa học trong thời gian rảnh rỗi để tăng kiến thức thực tế cho bản thân. do trường cấp ba tổ chức. Để đạt được những thành tích này, Hưng luôn chăm chú nghe giảng trên lớp vì đây là nguồn kiến thức chính của cậu. Ngoài ra, Hưng còn nghiên cứu những đề tài khoa học trong thời gian rảnh rỗi để tăng kiến thức thực tế cho bản thân.

Cũng giống như hai bạn Duy và Hà, Hưng cũng rất khiêm tốn. Cậu bạn cho biết mình cũng rất bất ngờ và cảm thấy vô cùng may mắn khi được tuyển thẳng vào Khoa Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE. “Đây là một cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn đối với mình. Mình thấy bản thân cần phải cố gắng hơn nữa để không bị tụt lùi so với những thành tích trong quá khứ và so với các bạn khác.” – Hưng chia sẻ.

Hưng còn cho biết, dù theo học khối ngành Kinh tế nhưng với niềm đam mê với Khoa học Kĩ thuật, cậu bạn vẫn ngày đêm đọc các sách báo về khoa học. Hưng rất hứng thú với các cách chế tạo máy móc, thích tìm hiểu cơ chế vận hành và mày mò sửa chữa các đồ điện tử và gia dụng trong nhà. Cậu bạn quả là một tấm gương về sự ham học hỏi phải không nào?

16 The AEP World

AEP’s DIARY

The AEP World16

“Toàn bộ đại đội ăn mặc tác phong, sắp đặt nội vụ vệ sinh gọn gàng rồi xuống sân tập trung “. Giọng thầy Hùng văng vẳng qua cái loa rè rè mà những đứa ở dãy nhà A3 như chúng tôi chẳng bao giờ có thể nghe rõ, chỉ biết bật dậy theo phản xạ tự nhiên. 5 giờ sáng. Tôi choàng tỉnh, đảo mắt nhìn quanh, chút hụt hẫng dâng lên trong lòng. Xung quanh tôi không phải là căn phòng tập thể rộng chưa đến 30 mét vuông với 4 chiếc giường tầng cũ kỹ, không phải là những người anh em đồng đội, tiếng loa kia càng không phải thực mà chỉ vọng lại từ trong mơ. Rời xa Minh Trí, rời xa nếp sống quân đội, nhưng kỷ niệm và thương nhớ vẫn còn mãi.

23 ngày học Giáo dục quốc phòng (07/08/14 - 30/08/14) ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng III - Minh Trí là những kỷ niệm không thể nào quên với mỗi sinh viên Chất lượng cao & POHE K55 chúng tôi. Trước khi đi, ai cũng nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày hành xác gian khổ, nhưng về rồi mới thấy đó thực sự là “món quà“ quý báu, là những trải nghiệm không thể nào quên được của quãng đời sinh viên.

1. Những khó khăn gian khổ…Khó khăn gian khổ là điều đã được dự báo, đến nỗi

mỗi đứa chúng tôi đều đọc thuộc lòng cẩm nang sinh tồn quân sự từ trước, trang bị đồ đạc tới tận chân tơ kẽ tóc. Nhưng “người tính không bằng trời tính“, lên tới nơi rồi mới biết điều kiện sống khắc nghiệt như nào. Chỗ ở cho 400 sinh viên là 4 khu nhà 2 tầng, mỗi phòng rộng chưa tới 30 mét vuông với 4 chiếc giường tầng cũ kỹ kê san sát nhau và 1 cái phản để đồ. Những đứa thấp bé nhẹ cân sẽ được ưu tiên lên tầng trên để đảm bảo an toàn tính mạng cho những đứa ở dưới khi mà cái giường có thể sập bất kỳ lúc nào. Vấn đề lớn nhất có lẽ là chuyện … vệ sinh. Các bạn nữ khá được ưu ái khi ở 2 khu A1, A2 có nhà vệ sinh khép kín trong phòng, còn lũ con trai chúng tôi phải sử dụng nhà vệ sinh chung với bể tắm lộ thiên mà mỗi lần bước vào là phải nhắm mắt nhắm mũi đi ra. Nước ở bể thì không cần bàn về độ “sạch“, với váng loang lổ, rác thải vứt ngổn ngang và rêu bám đầy dưới đáy. Giải pháp duy nhất chính là … tắm thuê, giặt thuê khi nước sạch không được đáp ứng đủ. Mỗi sáng thức dậy, câu hỏi trong đầu bạn không phải là “Hôm nay làm gì?“ mà là “Hôm nay tắm chỗ nào, đi vệ sinh ở đâu, lấy nước đâu đánh răng rửa mặt…“.

Điều kiện sống là vậy nhưng điều làm nhiều người nản lòng lại chính là kỷ luật quân đội nghiêm khắc. 5h sáng dậy tập thể dục, 10h tối giới nghiêm tắt đèn đi ngủ, phòng ốc luôn phải được sắp đặt gọn gàng, không cẩn thận một chút sẽ dễ dàng bị phạt theo hình thức “một người làm, cả lớp cùng chịu“. Không ít lần lũ chúng tôi phải đối mặt với hai thầy chỉ huy và chịu những hình phạt “trời ơi đất hỡi“ như viết 20 bản kiểm điểm, nhổ cỏ giữa trưa nắng, dọn vệ sinh nhà A3…

17The AEP World

2. … chẳng là gì mà càng khiến chúng tôi thêm yêu nơi này hơn

Khổ là vậy nhưng khi mọi thứ dần trở nên quen thuộc, cuộc sống của chúng tôi trên Minh Trí chỉ còn lại niềm vui và sự sung sướng. Khác hẳn với hồi ở Hà Nội, lên đây sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, lại không phải lo nghĩ gì nên tinh thần và sức khỏe được cải thiện đáng kể. Chuyện học hành lại càng thoải mái, nhàn nhã, lên lớp ngồi nghe giảng làm việc riêng thoải mái, không phải học hành gì mà chỉ cần chép vở đầy đủ, cuối kỳ cứ thi là qua hết, không dễ trượt như học quân sự ở trường.

Chuyện học nhàn như vậy nên chúng tôi tìm đủ trò để giải trí, tiêu khiển cho qua ngày. Phổ biến nhất có lẽ là “xòe quạt“, nhiều khi hăng say tới mức qua giờ giới nghiêm rồi vẫn bật đèn pin lên đánh trong bóng tối. Lành mạnh hơn thì con gái thêu thùa, con trai đá bóng, đá cầu, chơi những trò chơi tập thể dưới sân mỗi tối, gợi lại những ký ức trẻ thơ như bịt mắt bắt dê, đồ cứu, vòng quanh socola… Cứ tối đến là lũ lượt các lớp kéo nhau ra canteen tụ tập, ăn uống, đàn hát, từng tốp một tụ lại chơi trò chơi, cười nói vang cả góc trời. Những đôi tình nhân thì kín đáo hơn, nắm tay nhau đi dạo trong khuôn viên trường, ngồi ghế đá dưới hàng nhãn hoặc cùng nhau tô tượng...

Điều vui nhất chính là sự đoàn kết và gắn bó hơn rõ rệt giữa những thành viên trong lớp. Dù học theo hình thức niên khóa nhưng cả năm nhất học chủ yếu với lớp tiếng anh nên lớp chính chúng tôi chẳng có cơ hội gặp nhau nhiều. Nhưng nhờ dịp này, cả lớp như xích lại gần nhau, cùng đi ăn, đi chơi, cùng nhau chịu phạt, đồng cam cộng khổ, từ đấy mà hiểu hơn về từng đứa trong lớp. Đứa nào tốt tính, đứa nào chơi được, đứa nào có tài lẻ gì… đều được bộc lộ. Tình bạn đẹp

có lẽ là món quà đáng quý nhất mà Minh Trí trao tặng chúng tôi.

3. Nơi tình yêu bắt đầu…“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén“, nên nói Minh Trí

là “nơi tình yêu bắt đầu“ quả cũng không sai. Thằng bạn tôi từng nói một câu mà tôi vẫn nhớ mãi: “Lên đây rồi thì kể cả đã có người yêu hay chưa cũng phải có một mảnh tình vắt vai cho thỏa“. Tiếp xúc, giáp mặt nhau nhiều, gần gũi như vậy nên chuyện nảy sinh tình cảm là không thể tránh khỏi. Quá trình của một mối tình trên Minh Trí có lẽ vì thế cũng chóng vánh hơn bình thường: “soi“ đối tượng, lân la dò hỏi qua mạng lưới bạn bè dây mơ rễ má đến không ngờ (lên trên này thì lạ cũng thành quen), nhắn tin inbox làm quen, rủ đi dạo mỗi tối… theo đúng phương châm “nhất cự ly, nhì tốc độ“. Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều cặp đôi mới đã nên duyên từ những chuyến đi quân sự như

vậy đấy. Dù thành hay không, dù tương lai như thế nào thì những mối tình ấy mãi là kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi người.

4. Đôi lời tới K56 Có lẽ khi nghe tới đi quân sự, các em cũng sẽ thấy

ngại như bọn anh lúc đầu. Nhưng hãy thấy may mắn vì AEP-ers chúng ta được đi. Khổ đấy, bẩn đấy, bất tiện đấy, nhưng không phải ai cũng được trải qua những tháng ngày ấy, được sống những giây phút hồn nhiên, vô tư, đầy cảm xúc của đời sinh viên. Nơi ấy là thiên đường hay địa ngục, do chính các em quyết định.

Anh Tuấn

The AEP World18

Khởi đầuĐó là một ngày không nắng, không mưa, thời tiết

dễ chịu khiến lòng người khoan khoái và dễ dàng đưa ra những quyết định to lớn ngay cả khi người đó là điển hình của sự nhút nhát và chỉ thích dành cả ngày quanh phòng của mình... như tôi chẳng hạn. Và quyết định to lớn ấy, hẳn đọc đến đây ai cũng biết, đó là tham gia vào dự án Humans of AEP - hay còn gọi tắt với cái tên “mỹ miều”: HOA - của tập san The AEP World. Lần đầu khi cụm từ này đập vào tai tôi, từng chữ đưa qua màng nhĩ, truyền lên não bộ xử lý thông tin, kích thích trí tưởng tượng của tôi về những thứ to lớn, vĩ đại được thực hiện bởi những con người to lớn, vĩ đại không kém. “Mà những thứ như thế chẳng bao giờ đến lượt mình.” - tôi từng thầm nhủ. Vậy mà, dường như có một bàn tay vô hình nào đó đẩy tôi đến với HOA - khiến tôi đăng kí tham gia với chị leader dự án để rồi sau đó lại thấy trong lòng dấy lên một sự lo lắng.

Khó khăn ban đầuTôi lo lắng bởi nhiệm vụ chính của tôi là đi tác

nghiệp - nghĩa là xin phỏng vấn và chụp ảnh mọi người, nó đồng nghĩa đòi hỏi tôi phải không ngại ngần giao tiếp với người lạ - việc mà khá là ác mộng đối

với những người hay thu mình trong vỏ ốc, như tôi. Do vậy, trước khi tiếp cận đối tượng của mình, tôi cũng phải làm công tác tư tưởng, gạt bỏ sợ hãi và lấy tinh thần “yolo” làm kim chỉ nam, hít một hơi thật sâu rồi làm một tràng giới thiệu HOA đến đối tượng. Dù đã lên tinh thần trước nhưng sự sợ hãi và hồi hộp vẫn không tha cho tinh thần yếu ớt của tôi trong những lần phỏng vấn. Vậy mà dần dà, tôi làm quen được với việc tiếp xúc nhiều người, sợ hãi tuy vẫn còn nhưng đã được kiểm soát. Nhưng cũng từ đó, tôi nhận thấy nhiều trở ngại trong công việc này.

Chắc hẳn vì lối tư duy của người châu Á nên khi mới tiếp cận, ai cũng ngại ngần, dè dặt và không được cởi mở lắm, bởi vậy nên tôi ít hoặc thậm chí không khai thác được ở họ câu chuyện nào. Đôi khi có bạn cảm thấy mình không có gì đặc biệt hay nổi bật nên từ chối làm nhân vật cho HOA.

Vì mục đích đưa mọi người trong AEP gần nhau hơn, tôi chọn đối tượng ngẫu nhiên bất kể là ai, nổi trội hay chưa nổi trội. Vậy nên bắt buộc tinh thần với tư thế lúc nào cũng phải sẵn sàng, cả người đi phỏng vấn như tôi lẫn anh phó nháy. Khi kiếm được đối tượng, tôi dùng đủ mọi ngôn ngữ cơ thể mà từ bé đến giờ học được đem ra làm dấu với anh. Đùa vui chút vậy thôi, nhưng quả thực hồi hộp không kém gì phim hành động

AEP’s DIARY

19The AEP World

đâu nhé. Nhưng có hôm, chúng tôi đến trường chẳng tìm được ai. Chỉ thấy tội cho anh “tay bấm máy” đồng nghiệp của tôi, đến trường tốn tiền xăng với vài lít mồ hôi và giấc ngủ trưa vàng ngọc anh đáng được hưởng vậy mà không có thu hoạch gì. Nhưng anh không than lấy một câu. Và lần nào cũng vậy, cho dù không chắc sẽ kiếm được bài nhưng anh vẫn xuất hiện với dáng đi ngộ nghĩnh mà khí chất nghệ thuật phải nhìn lâu mới thấy.

Có lần tôi và chị leader tập tành làm phó nháy vào buổi trưa hè thứ 7 quý giá cuối tuần. Trời nắng gió, tôi cùng chị lang thang khắp khu giảng đường D2, lên lên rồi xuống xuống, khăn giấy lau mồ hôi đã nát từ lúc nào. Nếu lúc ấy mà đem áo chúng tôi đi vắt thì chắc cũng phải được một cốc nước. Những lúc trưa hè mà lướt qua phòng nghỉ ngơi của giảng viên là thèm được xông ngay vào tận hưởng không khí mát lạnh phả ra từ cái máy điều hòa. Khó khăn là thế nên thu hoạch được bài nào là bọn tôi vui như bắt được vàng vậy.

Nhiệm vụ thứ hai của tôi là biên tập bài phỏng vấn. Công việc này khá tốn thời gian. Tôi nghe đi nghe lại bài phỏng vấn khá nhiều lần để chọn ra được điểm nhấn hay nhất. Biên tập lại rồi dịch ra thành tiếng Anh. Công đoạn dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng khiến tôi chật vật. Ví dụ, nếu bản tiếng Việt có nét hài hước, dí dỏm thì tôi phải làm sao đem được cái nét hài hước, dí dỏm ấy vào trong từng câu chữ khi dịch sang tiếng Anh. Và sau cùng là cần một chút kĩ năng văn bản, đăng lên và đợi ngày được “post” trên trang chính của AEP World Magazine.

Hơn cả kỳ vọng và bên cạnh thực tếTham gia HOA thực sự là một trải nghiệm hơn cả

kỳ vọng và nó là mặt khác - một mặt tích cực - bên cạnh những thực tế gian khổ. Đánh đổi những giấc ngủ nướng trưa hè, những thời gian rảnh rỗi mà tôi

không phải ì ạch đến trường, dõi đôi mắt nặng nề lên giảng đường để học, tôi đã thu thập được những shot hình ưng ý và những mấu chuyện đáng để chia sẻ. Cũng chính những lần đi tác nghiệp như thế, tôi có được những cơ hội trò chuyện nhiều hơn với những con người tôi không quen và cả quen nhưng chưa có cơ hội hiểu rõ. Những nhân vật tôi quen đem đến cho tôi một cái nhìn khác, một góc nhìn sâu hơn về con người họ, khiến tôi hiểu và quý họ nhiều hơn, muốn quan tâm đến họ nhiều hơn. Chẳng nói đâu xa, những nhân vật ấy nhiều khi là những giảng viên của AEP. Trên lớp các thầy cô luôn tỏ ra nghiêm nghị và khá xa cách nhưng khi trò chuyện với họ ở khoảng cách gần như vậy, họ như một con người khác, vui vẻ, cởi mở và cũng “xì tin” như ai. Những nhân vật tôi không quen thì mang đến cho tôi một sự kiên nhẫn kì lạ. Tôi chỉ muốn trò chuyện thêm với họ, khai thác thêm những góc nhìn mới, câu chuyện mới, hay chỉ là những chia sẻ ngộ nghĩnh trong cuộc sống hằng ngày nhưng tôi rất trân trọng. Tôi tin rằng trong mỗi người đều có điểm gì đó đặc biệt, và nhiệm vụ của tôi là lôi điều đó ra bằng được.

Và điều tôi nhận được không thể không kể đến những sự giúp đỡ và những lần kề vai, sát cánh thực hiện dự án HOA này của mọi người trong nhóm.

Kỳ vọng mớiVì dự án Humans of AEP mới được thành lập, còn

rất non trẻ, có những bỡ ngỡ và sai sót mà những người trong nhóm bắt buộc phải mò mẫm đi tìm hướng đi đúng. HOA chẳng khác nào búp non mới nhú. Nhưng tôi hy vọng rằng, trong quãng thời gian đại học còn lại, tôi và mọi người trong dự án cùng với những con người AEP sẽ làm Humans of AEP trở thành một loài hoa thực thụ, nở rộ và tỏa hương. Để ai có ghé qua hay những cựu AEP có nhìn lại cũng thấy tự hào và thấy con người AEP thật gần gũi và thân thiện.

Khánh Linh

20 The AEP World

Là sinh viên kinh tế, hẳn rất nhiều người trong chúng ta đang ấp ủ cho mình những dự định để

thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó ngay từ khi còn ngồi

trên ghế giảng đường đại học như cô bạn Ngô Mai Phương - lớp Kinh doanh Quốc tế Chất lượng cao K53, hiện đang là chủ chuỗi cửa hàng thời trang Eck store được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Hãy

cùng lắng nghe cô bạn sinh viên năm cuối này chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình nhé.

1. Đừng chờ cơ hội đến mà hãy tự tạo thời cơ cho chính mình

Với những người làm kinh doanh, cơ hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả sẽ thành hay bại. Không tự nhận mình là người luôn biết nắm bắt, nhưng Phương luôn biết cách tận dụng rất tốt những cơ hội đến với mình.

Ngay từ những ngày sau khi thi Đại học, trong khi bạn bè mình đang nóng lòng chờ kết quả thi thì Ngô Mai Phương đã dành quãng thời gian đó để mở quán ăn vặt Ếck 1.5 của riêng mình. Cô chủ nhỏ tận dụng vỉa hè trước nhà mình để phục vụ cho các bạn học sinh những món ăn vừa ngon miệng vừa phù hợp túi tiền và nhanh chóng được các bạn trẻ yêu thích. Tuy chỉ hoạt động được hơn 3 tháng vì sau đó Phương phải lên Hà Nội học, nhưng công việc kinh doanh này là một thành tích ấn tượng giúp cô bạn dễ dàng trở thành thành viên của câu lạc bộ nhà Kinh tế trẻ YEC. Đây là nơi Phương đã học rất nhiều kiến thức, kĩ năng kinh tế và nhận được dìu dắt, giúp đỡ từ các anh chị đi trước. Cũng từ đây, Phương nắm bắt được nhiều thông tin, trải nghiệm thực tế các doanh nghiệp, có cơ hội tham gia và giành thành tích cao trong nhiều cuộc thi như giải ba “Bản Lĩnh Marketer 2012”, tham gia “YESE

2012 – chương trình doanh nhân trẻ và phát triển bền vững”, là 1 trong 5 đại diện của Việt Nam tham dự “Hostelling for Peace and International Understand-ing” tại Malaysia 2012…

Có thể nói rằng, những mối quan hệ, kỹ năng và kinh nghiệm học hỏi được suốt hai năm đại học chính là thời cơ mà Ngô Mai Phương đã tự tạo ra cho chính mình để đi đến quyết định khởi nghiệp với Eck Store hôm nay.

2. Khó khăn là một món quà!

Khởi nghiệp ở tuổi 20, khi đang là sinh viên đại học chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn phải đối mặt. Phương chia sẻ, khó khăn lớn nhất trước khi bắt tay vào thực hiện chính là nỗi sợ hãi của bản thân mình. Không dễ dàng gì để có thể đưa ra quyết định bỏ một số tiền lớn đầu tư vào một lĩnh vực nhiều cạnh tranh trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Cô bạn đã phải tìm hiểu rất nhiều để có thể xác định được thị trường ngách mà mình hướng đến, cũng như

AEP’s GOT TALENT

4. Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Hiện nay, Eck Store đang được biết đến với phong cách đơn giản, chất lượng tốt, giá cả phù hợp và phong cách phục vụ cực kỳ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rất

thú vị trên các trang mạng xã hội mà Eck Store đang rất được các bạn trẻ yêu thích và quan tâm. Phương tiết lộ, tuy các cửa hàng không lớn và hoành tráng, cũng chỉ mới mở được một thời gian chưa quá dài, nhưng lượng khách hàng và doanh thu vượt xa mong đợi ban đầu. Nhận thấy được thành công bước đầu của mình, Phương đang nỗ lực với những chiến lược kinh doanh mới mẻ để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn và thỏa mãn đam mê của bản thân. Trong tương lai, cô bạn hi vọng sẽ mở thêm các chi nhánh lớn hơn, xây dựng Eck store thành một thương hiệu uy tín về thời trang. Chúc Phương thành công với những dự định của mình!

Qua câu chuyện nhỏ về cô chủ Eck Store, The AEP World hi vọng sẽ tiếp thêm cảm hứng cho những ai đam mê và mong muốn khởi nghiệp. Và, nếu bạn yêu thích kinh doanh, nếu bạn có ước mơ khởi nghiệp, thì “Tại sao không?”.

Dung Nguyễn

21The AEP World

làm thế nào để khác biệt hóa cửa hàng của mình.

Sau đó là sự đồng ý của gia đình. Phương phải mất rất nhiều công sức để tìm cách thuyết phục, chứng tỏ cho mẹ thấy quyết tâm của mình bằng những kế hoạch kinh doanh cụ thể, dự định rõ ràng và chi tiết. Vì là một người làm kinh doanh, hiểu được đam mê của con gái, cuối cùng mẹ cũng đã đồng ý giúp đỡ Phương về mặt tài chính, cũng như thường xuyên động viên, chia sẻ với con những kinh nghiệm của mình.

Những công việc đầu tiên để điều hành một cửa hàng với một cô bạn không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng đặt ra vô vàn thử thách. Từ thuê mặt bằng, bài trí không gian, cách quản lý hàng, đến vấn đề nhân sự, marketing… đều đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng. Với Phương, tự mình đối mặt và trải qua những khó khăn chính là cách tốt nhất để trưởng thành. Nó giúp bản thân biết chịu trách nhiệm, cứng cáp và tự tin hơn trên con đường đã chọn.

3. Học và làm – Có cần lựa chọn?

Câu trả lời là có. Phương kể lại rằng, vì dành rất nhiều thời gian cho công việc kinh doanh của riêng mình nên có những môn học không thể tham gia được đầy đủ. Vì thế, cô bạn đã phải tự học ở nhà rất nhiều trước mỗi kỳ thi để có thể theo kịp kiến thức ở lớp. Đặc biệt, Phương vẫn giành được học bổng và không hề tỏ ra thua kém với kết quả học tập của mình đâu nhé!

“Không chỉ có cơ hội áp dụng những kiến thức ở lớp vào công việc, mà những kinh nghiệm thực tế cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các môn học của mình.” - Phương chia sẻ. Có những môn Phương tiếp thu rất nhanh vì đã được tự mình trải qua thực tế. Việc lựa chọn giữa đi học - đi làm nghe qua có vẻ như một sự đánh đổi, nhưng trong nhiều trường hợp lại bổ sung rất tốt cho nhau.

Các AEP-ers ơi, hãy thử đếm xem mỗi năm học chúng mình được gặp các thầy cô chủ nhiệm bao nhiêu lần? Để các thầy cô chủ nhiệm và toàn thể sinh viên AEP sát lại gần thật gần hơn nữa, nhóm phóng viên của AEP World Magazine quyết định "đột nhập" vào văn phòng CTTT, CLC&POHE tại nhà 11 để thu thập những chia sẻ chân thực nhất của thầy cô chủ nhiệm về sinh viên AEP.

ĐẦU TIÊN, HÃY CÙNG XEM THẦY CÔ CHỦ NHIỆM CHẤM SINH VIÊN CHÚNG MÌNH BAO NHIÊU ĐIỂM NHÉ! ĐỂ THỰC SỰ KHÁCH QUAN, ĐIỂM SẼ ĐƯỢC CHẤM CHẶT CHẼ THEO 4 TIÊU CHÍ: TÀI NĂNG - Ý THỨC HỌC TẬP - QUAN HỆ VỚI BẠN BÈ, THẦY CÔ - KHẢ NĂNG TIẾP CẬN XÃ HỘI.

CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA

Cô Đoàn Thị Hoài PhươngChủ nhiệm lớp chuyên

ngành Kiểm toán và Quản trị Doanh Nghiệp CLCNgày sinh: 18/9/1985

Tốt nghiệp ĐH Quốc Gia

Đã lập gia đìnhCâu nói yêu thích: Sự

khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức

mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.89/100

Về mối quan hệ với thầy cô thì có cán bộ lớp hay trực tiếp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, còn lại thì chỉ thông qua lớp trưởng thôi chứ các bạn vẫn chưa thực sự chủ động. Tuy nhiên, cũng rất đáng khen ở

điểm là sinh viên AEP rất năng nổ, và đã có nhiều chủ động đề xuất. Điển hình trong năm vừa qua, các bạn AEP đã tự đề xuất để CLB Tranh Biện AEP Mở Rộng rất thú vị ra đời. Còn về vấn đề việc làm, tính đến thời điểm đầu tháng 8 - 2014, hơn 50% sinh viên Chất Lượng Cao K52 của cô có việc làm ngay lập tức rồi nhé.

Cô Đặng Thị Thu HằngChủ nhiệm các chuyên ngành Ngân Hàng, Tài

Chính, Kinh Tế Đầu Tư, Kinh Doanh Quốc Tế, Marketing CLC

Ngày sinh: 5/1/1983Tốt nghiệp ĐH Bách

KhoaĐã lập gia đìnhCâu nói yêu thích:

"Thời gian của bạn không còn nhiều. Đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác". Steve Jobs

96/100Khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn là

hai lợi thế lớn của sinh viên khoa mình. Tuy nhiên chỉ có một điểm trừ lớn là về ý thức học tập của một số sinh viên thôi: vẫn còn một số bạn chưa chăm. Tất cả các thầy cô trong Trung tâm đang cố gắng tìm nhiều cách để giúp các bạn tiến bộ hơn ví dụ như thông qua những Câu Lạc Bộ Học Tập. Mặt khác, nếu lớp có đội ngũ cán bộ lớp tốt thì sẽ có cơ sở, nền tảng hơn để đưa phong trào của lớp đi lên.

Cô Nguyễn Thanh QuyênChủ nhiệm các lớp Tài Chính và Kế Toán Tiên Tiến

K52, K54, K56Ngày sinh: 7/10/1984Tốt nghiệp ĐH Kinh tế

Quốc dânĐã lập gia đìnhCâu nói yêu thích:

Người bi quan luôn nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn thấy những cơ hội trong từng khó khăn.

22 The AEP World

23The AEP World

90/100Sinh viên AEP khá năng động nhanh nhẹn, rất

nhiều bạn có tài năng. Những chương trình của khoa do chính tay các bạn sinh viên dàn dựng, cô rất thích và để lại cho cô rất nhiều kỉ niệm khó phai. Đáng nhớ nhất là những lần vinh dự trở thành nhân vật được các bạn nhập vai trong các vở kịch Chia tay khóa cuối K50, K51, K52. Tuy nhiên, quan hệ với bạn bè thầy cô vẫn có một số điều cần điều chỉnh. Ví dụ như có một số bạn gặp thầy cô ở ngoài mà không chào hỏi. Về vấn đề bạn bè hỗ trợ nhau thì bên cạnh một số lớp rất có tinh thần đoàn kết và tương trợ, vẫn còn những lớp chia nhóm để chơi riêng.

Thầy Phạm Đan KhánhChủ nhiệm các lớp Tài Chính và Kế Toán Tiên Tiến

K53, K55Ngày sinh: 16/06/1988Tốt nghiệp: ĐH Kinh tế

Quốc dânĐộc thânCâu nói yêu thích: Cố

gắng hết sức để một khi thất bại cũng không phải nuối tiếc vì mình đã làm hết sức có thể rồi.

95/100Qua các sự kiện thầy

thấy tinh thần giúp đỡ nhau giữa các sinh viên, làm việc nhóm và sự nhiệt tình, năng nổ hỗ trợ trung tâm. Mặc dù đa số sinh viên rất năng động, tuy nhiên vẫn còn một số ít (rất nhỏ) sinh viên khi gia nhập chương trình chưa phát huy hết khả năng. Các cuộc thi, sân chơi mà trung tâm, nhà trường phát động chưa có nhiều sinh viên đăng ký, hoặc các bạn tham gia những chương trình bên ngoài nhiều hơn. Theo thầy, nên tham gia hoạt động từ nơi mình gắn bó trước thì sẽ giúp rèn luyện bản thân mình và xây dựng được tập thể đoàn kết tốt hơn.

GÓC CHIA SẺ - KỈ NIỆMCô Phương: “Công việc giáo viên chủ nhiệm ở

trường rất bận rộn, nhiều hôm đi sớm về muộn, bận hơn rất nhiều so với công việc kế toán trước kia của cô. Đó cũng là lí do vì sao tủ lạnh nhà cô đầy ắp thức ăn sẵn. Tuy nhiên, cô tự nhận thấy mình cần phải cố

gắng hơn nữa vì còn rất nhiều vấn đề của sinh viên vẫn chưa được xử lý kịp thời.

Năm 2010, lần đầu tiên được làm chủ nhiệm khóa K52 có lẽ là kỉ niệm mà cô chẳng bao giờ quên được. Rất nhiều ấn tượng, rất nhiều điều để nhớ. Đặc biệt là, lúc ấy cô vẫn xưng với các bạn sinh viên là Chị - Em và đến tận bây giờ vẫn thế. Mãi các khóa mới sau này mới đổi thành Cô - Trò được. “

Cô Hằng: “Lớp để lại nhiều ấn tượng với cô nhất là đại gia đình Kinh doanh Quốc tế K53 CLC. Đó là một tập thể phải nói là vô cùng đoàn kết. Cả lớp chơi với nhau rất “trẻ con”, hồn nhiên - như những học sinh cấp 2 vậy.”

LỜI KHUYÊN TỪ CÁC THẦY CÔ:Cô Quyên: “Năm thứ nhất và hai, hãy tập trung

học Tiếng Anh và tham gia các hoạt động. Năm thứ ba hãy tập trung cho học tập vì đây là thời gian học chuyên ngành rồi. Tập trung học để cải thiện điểm số, để có chuyên môn cho Nghiên cứu Khoa học cũng như chuyên môn cho công việc của các em sau này. Năm cuối, hãy tập trung đi thực tập, cố gắng lĩnh hội những điều mà các thầy cô chuyên môn hướng dẫn, và hoàn thiện các hạng mục đúng như thời gian Trung Tâm đưa ra. Thường trong thời gian đi thực tập các bạn rất dễ xin được việc làm, tuy nhiên các bạn không nên chú tâm quá vào công việc mà bỏ bê học hành, rất dễ bị ở lại trường. Riêng chuyên ngành Kế toán, hãy nghiên cứu trước cách ghi sổ kế toán Việt Nam để tránh bỡ ngỡ khi đi thực tập. “

Quan trọng hơn nữa là hãy cố gắng xây dựng lớp mình thành một tập thể đoàn kết. Và ngày càng tích cực đưa ra thật nhiều những sáng kiến và đề xuất lên cho các thầy cô ở Trung tâm nhé.

Thầy Khánh: “Hãy học tập và hoạt động theo niềm đam mê! Hãy thật chủ động và không ngừng đặt câu hỏi! AEP là môi trường rất tuyệt để nuôi nấng tài năng của các em, hãy tận dụng hết mình nhé. Có bất cứ khó khăn khúc mắc gì, hãy tìm đến thầy cô, thầy cô sẵn sàng giải đáp, ủng hộ, khuyến khích và giúp đỡ các em.“

Giáo viên chủ nhiệm của các bạn có tuyệt vời như giáo viên chủ nhiệm của AEP chúng mình không?

Hoàng Thảo

The AEP World24

Thời điểm bạn đang cầm trên tay số báo này cũng chính là lúc sinh viên (SV) AEP đang rục rịch chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Tại sao SV nên làm NCKH? Chọn đề tài như thế nào cho phù hợp, cách thức triển khai và trình bày công trình nghiên cứu của mình ra sao? Bài viết sẽ đưa ra một số gợi ý nhằm trợ giúp các bạn SV của khoa, đặc biệt là SV năm nhất, thực hiện NCKH tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Quang Dong trao thưởng cho các nhóm nghiên cứu đạt giải nhất NCKH cấp Chương trình

1) Tại sao sinh viên nên nghiên cứu khoa học?

Với SV nói riêng, NCKH không chỉ có íchtrong việc nâng cao kiến thức, mà còn phát triển khả năng tư duy phân tích, kĩ năng viết và trình bày ý tưởng cho một luận văn. Điều này có thể sẽ trở nênhữu ích khi bạn làm báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp sau này. Bên cạnh đó, sau khi nộp đề tài, SV sẽ được phát giấy chứng nhận tham gia NCKH cấp trường. Nếu bạn có ý định nộp đơn xin học bổng mọi bậc học ở nước ngoài, tờ giấy chứng nhận này sẽ trở nên rất có ích đấy!

2) Năm bước cơ bản trong thực hiện nghiên cứu khoa học

1/ Chọn đề tài – bước “khoai” nhất

Đề tài có thể được coi như linh hồn trong bài viết của bạn. Việc chọn một lĩnh vực nghiên cứu và chọn ra một đề tài có vẻ đơn giản đối với một cá nhân. Thế nhưng, đa phần sinh viên thường lập nhóm NCKH gồm ba đến năm người để công việc trở nên bớt nặng gánh, dẫn đến việc chọn đề tài trở thành một thử thách do các thành viên thường theo đuổi lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số gợi ý giúp các bạn thống nhất đề tài:

Tự đặt những câu hỏi quan trọng. Tài liệu trong lĩnh vực nhóm định chọn có phổ biến không? Đề tài có giới thiệu những tri thức, khái niệm mới, hay mang ý tưởng độc đáo? Việc thực hiện nghiên cứu này giúp ích cho việc học tập hay công việc yêu thích của các thành viên như thế nào?

Tìm lời khuyên. Mỗi nhóm có thể tự tìm, hoặc được khoa giúp đỡ trong việc chọn giáo viên hướng dẫn. Chắc hẳn các bạn đều biết phải làm gì, đúng không?

Đừng sợ thay đổi đề tài. Nếu nhóm đã bắt tay vào nghiên cứu và nhận ra đề tài này không phải là một lựa chọn đúng đắn, đừng buồn phiền! Mỗi nhóm có đến năm tháng để cho ra đời “tác phẩm” hoàn chỉnh cơ mà. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại.

Cuối cùng, hãy yêu đề tài của mình! Để tinh thần làm việc chung không giảm sút cũng như tránh việc cả nhóm đi vào ngõ cụt, tìm cách khơi dậy tình yêu trong mỗi thành viên đối với đứa con tinh thần của mình là một nhiệm vụ quan trọng của nhóm trưởng.

GÓC HỌC TẬP

25The AEP World

2/ Lập mốc thời gian nghiên cứu

Đừng chủ quan vì có nhiều thời gian để nghiên cứu. Bạn hãy suy tính đến thời gian nghỉ Tết dài ngày và các kì thi áp lực; và chưa kể đến việc nếu đề tài yêu cầu khảo sát trực tiếp để lấy số liệu, nhóm sẽ phải sắp xếp thêm thời gian.

3/ Tìm tài liệu nghiên cứu

Hãy trích dẫn từ ít nhất năm nguồn cung cấp tài liệu để đa dạng hóa thông tin bài viết. Ngoài các trang web, tạp chí, sách… các bạn đã biết đến Google Scholar chưa? Anh bạn đến từ gia đình Google này cung cấp một phương pháp đơn giản để tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành: luận án, bản tóm tắt và bài viết từ các nhà xuất bản danh tiếng, giới chuyên môn, và các tổ chức học thuật khác. (Link: scholar.google.com.vn)

4/ Xây dựng khung bài viết

Tổng hợp chú thích: Hãy kẹp những mẩu giấy nhớ, hay ghi ngắn gọn ý tưởng, hướng phân tích vào tài liệu tham khảo, để sau này khi cần dẫn nguồn trong bài, bạn sẽ dễ dàng bắt vào mạch bài viết hơn. Đừng quên tổng hợp tên tác giả, tài liệu… vào một file khác nhé để làm References – Nguồn tham khảo nhé.

Xác định mục tiêu: Ở bậc học cử nhân, SV được khuyến khích chọn mục tiêu nghiên cứu vừa sức của mình, tập trung vào các vấn đề “giải pháp”, “ứng dụng”, “phân tích”.

Một số đề tài đạt giải NCKH của SV AEP: “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của SV Chương trình Tiên tiến và Chất lượng

cao trường ĐH KTQD”; “Ứng dụng nguyên tắc sóng Elliott trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Triển khai luận điểm: Hãy đặt những câu hỏi nhỏ mà mỗi luận điểm sẽ có khả năng trả lời.Ví dụ:

- Luận điểm: Để phát triển công nghiệp sản xuất ô tô, Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

- Câu hỏi: Công nghiệp phụ trợ là gì? Tình hình phát triển ngành này ở Việt Nam? Phát triển công nghiệp phụ trợ đem lại lợi ích gì cho sản xuất ô tô?

Tạo lợi thế cạnh tranh ra sao?5/ Hoàn thiện bài viết

Một số gợi ý:

* Bạn nên viết thân bài, rồi đến kết luận và mở bài. Nghe có vẻ hơi ngược nhưng việc tổng kết thường khá dễ dàng khi bạn vừa hoàn thiện phần thân bài. Mở bài lại giống như một biển chỉ dẫn đường trong thành phố, bạn nên “vẽ” sau cùng khi những phần việc khác đã xong.

* Nên viết lại theo ý hiểu của mình thay vì trích dẫn một đoạn dài trong ngoặc kép.

* Định dạng văn bản. Hãy google “MLA format” hay “APA format”. Đây là hai mẫu định dạng luận văn khá phổ biến trong giới học thuật.

Vi Nguyễn (Bài viết có sự tham khảo từ WikiHow)

GS.TS. Phạm Quang trung trao giải cho các nhóm SV đạt giải NCKH cấp Trường

PGS.TS Bùi Huy Nhượng trao giải cho các nhóm NCKH đạt giải Nhì NCKH cấp Chương trình

The AEP World26

GÓC HỌC TẬP

CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là một bằng nghề nghiệp được xem như một tiêu chuẩn vàng đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư, một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Chứng chỉ này được đánh giá rất cao bởi các công ty, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới.

Lợi ích của việc tham gia chương trình CFA?

- Mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với thu nhập cao- Được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và Việt Nam. - Mang đến sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp.- Là một lợi thế cạnh tranh.- Kiến thức mang tầm quốc tế và khả năng ứng dụng cao.- Mang lại nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư.

Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến với CFA:

CFA charterholder thường khởi nghiệp và thăng tiến trong các lĩnh vực sau:

Làm việc trong ngành công nghiệp đầu tư và tài chính là mơ ước của rất nhiều sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, tính cạnh tranh khốc liệt và nhiều đòi hỏi khắt khe lại là những thử thách cho nhiều bạn trẻ khi gia nhập lĩnh vực này. Trước hàng trăm sự lựa chọn khác nhau, nhiều bạn trẻ đã tìm đến chứng chỉ CFA như là một điểm khởi đầu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và tạo lập nền tảng cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.

• Công ty đầu tư và quản lý quỹ• Môi giới• Ngân hàng đầu tư• Quản lý tài sản khách hàng cá nhân• Quỹ phòng ngừa rủi ro• Công ty bảo hiểm

Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhưng…cũng rất khó!

Ngày nay, cơ hội việc làm cho những người có trong tay Chứng chỉ CFA là rất lớn, với mức lương khá cao ở các trung tâm tài chính trên toàn thế giới. Lấy ví dụ cho mức thu nhập chính thức trung bình của CFA ở Mỹ khoảng hơn 300 ngàn USD, so với mức thu nhập trung bình của 1 người bình thường ở Mỹ khoảng 30 ngàn.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có Ngân hàng đầu tư để cho các CFA có đất dụng võ. Tuy nhiên, trong sự phát triển của thị trường tài chính thì chắc chắn Việt Nam cũng sẽ tiến tới những chuẩn mực đó. Và khi đó, việc có CFA hoàn toàn là lợi thế với bạn.

Tuy nhiên, đây là một kỳ thi rất khó và chương trình đào tạo về tài chính của các trường đại học đều khác nhiều so với nội dung của CFA nên thí sinh Việt Nam cũng gặp phải nhiều bất lợi. Hơn nữa, tiếng Anh là một vấn đề mà không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua được để tham gia vào các kỳ thi này.

Sinh viên AEP nói về CFA?

“Sinh viên có ý định theo đuổi lĩnh vực tài chính - đầu tư rất nên tự học chương trình này để tiết kiệm”- bạn Nguyễn Lê Tùng - lớp TCTT 53A chia sẻ, “Đối với người học mới trong lĩnh vực tài chính, vượt qua Level 1 cũng là một thử thách không nhỏ và sinh viên năm 2 thì bắt đầu nên học.”

Bạn Lê Bảo Long - lớp TCTT 53A cho rằng: “Bên cạnh việc tự học thì việc được rèn luyện tại các trung tâm như FTMS (với mức phí tương đối “chát”) cũng thực sự là một lợi thế. Bên cạnh thời gian học ở trung tâm, bạn cần phải lập một nhóm, đưa ra lịch học cụ thể và tụ tập nhau cùng đọc, cùng trao đổi.”

27The AEP World

Tóm lại, 5 điều nên nhớ khi bắt tay vào tự học CFA:

1. Xác định mục tiêu và phương pháp học:

Một khi đã vạch ra được con đường và đích đến, mình sẽ đặt việc học và vượt qua CFA lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Từ đó, việc tụ tập bạn bè, tiệc tùng, du lịch, hay thậm chí công tác... sẽ được sắp xếp xuống hàng dưới. Đó cũng là lý do vì sao những anh chị đi trước thường khuyên chúng ta nên đăng ký thi và đóng tiền từ sớm, vì sau đó bạn chỉ có thể bước tới mà thôi.

2. Tìm tài liệu:

Tài liệu khuyến khích nên dùng là bộ Schweser của Kaplan gồm Bộ sách, Bộ audio bài giảng và Bộ Video và slide bài giảng của Giáo sư mà bạn có thể tải trên mạng hoặc mua giá rẻ.

3. Lên lịch học cụ thể:

Lên hạn đọc cụ thể cho từng “topic review” giữa những người trong nhóm, lên lịch gặp và trao đổi lẫn nhau (ít nhất 1-2 buổi 1 tuần). Mỗi “topic review” này nên được đọc đi đọc lại ít nhất 2 lần. Nên có hình phạt cho những bạn đi muộn, vắng hoặc không đọc hết phần đã hẹn trước.

4. Cần phải có người dò bài:

Một người trong nhóm hoặc từng người thay nhau dò bài: đưa ra các câu hỏi cho cả nhóm trả lời theo các nội dung trong từng “Topic review”. Trong quá trình học và trao đổi, bạn nên sử dụng tiếng Anh hoàn toàn để quen với các thuật ngữ đồng thời để chỉnh phát âm tiếng Anh của mình.

5. Đừng nản lòng!

Sau khi cặm cụi để đọc hết toàn bộ Level 1 (5 quyển) bạn sẽ buồn bã, sợ hãi và không kém phần háo hức nhận ra rằng bạn chẳng còn nhớ quyển 1, 2, 3, 4 học cái gì. Đừng nản lòng! Bạn hãy bắt đầu đọc lại từ đầu. Và bạn hãy đọc từ đầu đến cuối như vậy ít nhất 4 lần. Và càng đọc thì càng vỡ lẽ ra nhiều điều hay đấy!

100% tin tưởng rằng nếu bạn nỗ lực ở mức vừa phải, bạn sẽ có được nền tảng kiến thức tài chính vững vàng khi ra trường, đủ tự tin đứng trước nhà tuyển dụng.Hơn nữa, bạn cũng sẽ trở nên khiêm tốn và chừng mực hơn khi tự mình trải nghiệm sự mênh mông của biển cả tri thức.Lời cuối cùng, nếu đã sẵn sàng cho việc học chương trình này, hãy nhanh chóng lập một nhóm người chunglý tưởng để cùng nhau giành lấy những chứng chỉ “vàng” CFA đầy quý giá các bạn nhé!”

Đỗ Phương

- Site: www.coursera.org- 7.1 triệu người dùng- Sáng lập: Andrew Ngô Ân Đạt và Daphne Koller (ĐH Stanford)

- Site: www.edx.org- 2.1 triệu người dùng- Sáng lập: ĐH Harvard và Viện Công nghệ Massa-chusetts (MIT)

The AEP World28

TIPs...TIPs...

Các khóa học trực tuyến từ lâu đã không còn xa lạ với học sinh, sinh viên Việt Nam. Thế nhưng, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc chỉ cần bỏ ra 3 – 4 tiếng mỗi tuần, ngồi ôm laptop ở nhà hay quán café, và nhận được sự hướng dẫn từ các giáo sư đầu ngành tại Đại học (ĐH) Stanford, ĐH Harvard, ĐH Washington…

chưa? Coursera và edX sẽ dẫn đường cho bạn.

Coursera và edX là gì? Có thể nói đây là hai trang web học ĐH trực tuyến miễn phí nổi tiếng nhất hiện nay. Nếu Coursera cung cấp các khóa học vô cùng đa dạng từ Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Sư phạm đến Thiết kế đồ họa,… thì edX lại có thiên hướng nghiên về các ngành: Khoa học máy tính, Kĩ thuật (Cơ điện tử, Vật liệu), Địa chất, Luật… Hiện Coursera có 108 đối tác là các trường ĐH hàng đầu Hoa Kì, và edX có 47 đối tác là các ĐH, doanh nghiệp, và các tổ chức quốc tế.

Học như thế nào? Cả hai trang web chỉ yêu cầu học viên đăng kí tài khoản (thủ tục đơn giản, miễn phí). Bạn chọn một hay nhiều khóa học mình yêu thích và đăng kí học. Một khóa thường kéo dài trong 6 – 8 tuần, với môn yêu cầu kiến thức chuyên ngành nâng cao là 12 – 15 tuần. Mỗi tuần, giảng viên sẽ đăng tải video bài giảng cùng các tài liệu liên quan; bạn có thể tải về để tự học khi bạn muốn. Vậy tương tác ra sao? Ngoài việc tham gia thảo luận trong forum riêng của lớp hay nhận phản hồi từ giáo viên, bạn có thể tham gia những buổi giải đáp thắc mắc trực tuyến qua

Google Hangout với các giảng viên.

Cơ hội dành cho bạn. Nếu thực sự quyết tâm, bạn có thể hoàn thành bài tập mỗi tuần, bài kiểm tra giữa kì và cuối kì nhằm củng cố kiến thức. Đến cuối khóa nếu hoàn thành bài tập và bài kiểm tra với kết quả tốt, học viên Coursera sẽ nhận được một chứng nhận (Verified Certificate) từ trường ĐH cung cấp khóa học (mức phí 30 – 100 USD phụ thuộc từng khóa). Trên thực tế, nhờ danh tiếng của các ĐH đối tác mà rất nhiều học viên đã đính kèm chứng nhận này vào hồ sơ xin việc hoặc xin học bổng thạc sĩ, và khiến giá trị bộ hồ sơ được nâng lên đáng kể.

Bên cạnh những môn học chuyên ngành ở trường ĐH, học online có thể nói là 1 trải nghiệm thú vị với những người muốn tìm hiểu về các lĩnh vực, ngành học khác. Nếu bạn là người có động lực học tập cũng như tính độc lập tốt, tại sao không thử sức ở một môi trường giáo dục quốc tế miễn phí nhỉ?

Vi Nguyễn

29The AEP World

của mình trên phông ảnh đó theo mạch dẫn truyện của riêng bạn và sự chuyển đổi giữa các slides cũng sẽ sống động hơn.

Prezi hoàn toàn miễn phí với điều kiện các slide show của bạn phải được công khai và giới hạn 100MB trên tài khoản online Prezi. Nếu muốn bảo mật các thông tin này,cũng như cung cấp thêm bộ nhớ và các theme độcđáo, bạn sẽ phải trả tiền thành viên cho Prezi.

Một điểm nổi trội của Prezi so với PowerPoint là sự truy cập cũng như chia sẻ rất nhanh gọn. Không chỉ làm việc trực tiếp trên webisite, bạn còn có thể chia sẻ bài thuyết trình bằng các đường link liên kết thay vì tập tin đính kèm.

Điểm trừ lớn nhất của Prezi là sự mất thời gian để phát triển ý tưởng sao cho thật logic cho bài thuyết trình, cách thức sắp xếp thông tin để Prezi phát huy tốt nhất chức năng của mình. Thêm vào đó, với người mới dùng, Prezi có thể khó sử dụng và không đơn giản như PowerPoint.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sản phẩm thuyết trình của mình gây ấn tượng với người xem và có dư dả thời gian để chuẩn bị, Prezi thực sự là một lựa chọn không nên bỏ qua.

SlideRocket

PowerPoint là một công cụ rất mạnh mẽ cho việc trình bày slides thuyết trình. Nhưng vì nhiều lý do, như tài nguyên hệ thống hạn chế, chi phí bản quyền… nên không phải lúc nào cũng có sẵn PowerPoint để sử dụng. Vì vậy, Sliderocket chính là một giải pháp thay thế hiệu quả.

Để tạo sự khác biệt, đã đến lúc AEP-ers tìm hiểu những phần mềm trình bày khác. The AEP World kì này sẽ mang đến cho bạn đọc ba ứng dụng nổi bật về thuyết trình, nhằm giúp bạn ghi điểm trong mắt người nghe, bất kể là trong một bài giảng, một cuộc họp hay là một buổi trình bày ý tưởng.

Prezi

Ra mắt vào năm 2009, tính đến nay, Prezi đã có hơn 26 triệu người sử dụng. Khác với công cụ thuyết trình truyền thống, Prezi mang đến trải nghiệm mới lạ với các hiệu ứng: phóng to, thu nhỏ và xoay các nội dung củabạn. Bạn có thể thiết kế và trình bày ý tưởng của mình trên một bức hình lớn và có khả năng zoom vào từng điểm nhỏ trong slide của bạn. Và hơn thế nữa, bạn có thể thoải mái sắp xếp các nội dung

The AEP World30

TIPs...TIPs...

Với sinh viên AEP chúng mình, những tiết học cần phải thuyết trình đã không còn quá xa lạ. Hầu hết các bạn đều chỉ biết đến phần mềm PowerPoint trong bộ Microsoft Office. Đã khi nào bạn cảm thấy bài thuyết trình không đủ sức thuyết phục với người nghe, dù nội dung

hấp dẫn và được bạn đầu tư công phu? Bạn đã bao giờ nghĩ một trong những nguyên nhân đó là vì công cụ Microsoft PowerPoint không đủ

khả năng làm nổi bật bài thuyết trình của bạn?

(Tiếp theo trang 34)

Đại học không phải là cánh cửa duy nhất để dẫn tới thành công nhưng rõ ràng đó là một bước khởi động thẳng và ngắn nhất giúp một tân sinh viên hiện thực hóa những giấc mơ thành công của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai có một bước khởi động tốt tại một trường đại học thì sau đó có thể tăng tốc và về đích “thành công” khi bước ra trường đời.

Vậy làm thế nào để các tân sinh viên vượt qua những bỡ ngỡ, thử thách tại một môi trường hoàn toàn mới theo cách hiệu quả và thông minh nhất? Đặc biệt là không cần tốn nhiều kinh phí cho những trải nghiệm thực tế hay thời gian cho những bài học kinh nghiệm, những điều mà đáng nhẽ ra các bạn phải dành ra cả mấy năm học mới có thể phát hiện ra.

Câu trả lời hoàn hảo mà ngắn gọn súc tích nhất cho các tân sinh viên đó là cuốn sách “Để thành công ở trường đại học” của hai đồng tác giả người Anh Bob Smale và Julie Fowlie.

Cuốn sách là cẩm nang đầy đủ về những công việc một sinh viên cần làm để thành công khi học đại học, giúp các bạn sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng; trong đó bao gồm kỹ năng cá nhân, kỹ năng học thuật, kỹ năng tìm kiếm việc làm và xây dựng nghề nghiệp

trong cùng một khung kế hoạch phát triển cá nhân.

Phần 1 trình bày về các kỹ năng cá nhân, cuốn sách đưa ra những lời khuyên cho việc giải toả stress, quản lý thời gian và phát triển các kỹ năng giao tiếp.

Phần 2 nói về các kỹ năng học thuật tập trung vào các kỹ năng quan trọng phục vụ cho việc học tập hiệu quả, thực hiện các bài nghiên cứu, viết luận và thi cử. Đặc biệt, cuốn sách chú trọng đề cập tới kỹ năng tìm kiếm việc làm và xây dựng nghề nghiệp. Tôi tin rằng đây là kỹ năng mà hiện nay rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ và khúc mắc, nhất là trong thời điểm hiện tại, thị trường việc làm ngày càng khó khăn, cạnh tranh; hơn nữa yêu cầu của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp ngày càng nâng cao. Những chia sẻ rất thực tế trong phần 3 của cuốn sách sẽ giúp các bạn nhận ra nghề nghiệp phù hợp với mình nhất, và cách làm thế nào để trở thành một ứng viên nổi bật trong con mắt nhà tuyển dụng.

Do đó, nếu bạn thật sự mong muốn thành công và nhanh chóng đạt được mục tiêu trong cuộc đời một cách khoa học và tiết kiệm thời gian thì “Để thành cổng ở trường đại học” là một lựa chọn tuyệt vời. Dù ngành học bạn lựa chọn là gì đi nữa, thì cuốn sách này chắc chắn sẽ là người đồng hành tin cậy và thân thiết của bạn, đặc biệt là các tân sinh viên K56. Tôi tin chắc rằng các bạn hẳn đang ấp ủ quyết tâm chinh phục những thử thách khó khăn nhưng cũng đầy vinh quang tại đại học phải không? Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy lật giở từng trang sách để khám phá những điều kỳ diệu đầy bất ngờ mà “Để thành công ở trường đại học” mang lại. Chắc chắn cuốn sách sẽ không làm các bạn thất vọng.

Đôi điều về tác giả: Ông Bob Smale và Bà Julie Fowlie là hai giảng viên cao cấp của trường kinh doanh thuộc đại học tổng hợp Brighton.Trong khi ông Bob Smale là người dày dặn kinh nghiệm trong ngành ngân hàng và quản trị nhân sự trong công ty, thì bà Julie Fowlie quan tâm tới nghiên cứu trí thông minh cảm xúc và phương pháp giáo dục. Trước đây, Julie từng làm việc trong ngành tài chính ở những vị trí cao cấp và cũng từng kinh doanh trái phiếu. Hai ông bà cũng từng tham gia giảng dạy bậc đại học gần 20 năm và điều hành công ty đào tạo của riêng mình, gần đây bà Julie đã thiết kế và áp dụng chương trình phát triển kĩ năng cho một số tổ chức tư nhân.

31The AEP World

KÍNH VẠN HOA

Trần Thu Hà

Thưa thầy!

Học trò chào như vậy. Chào mà hất đầu kênh kênh ngổ ngáo. Ngổ nhưng dễ thương. Cái chào ra mắt với hàm ý: học trò này không dễ cai trị đâu, đừng tưởng bở thầy ạ!

Thầy ngỡ ngàng một chút, rồi gật đầu đáp lễ với một vẻ nghiêm trang đạo mạo rất chi là... anh thầy. Anh thầy chứ không phải là ông thầy. Nghĩa là nửa thầy nửa anh. Huỵch toẹt ra là sinh viên sư phạm.

Lần đầu nhận dạy kèm, anh thầy lo lo, lo nhiều nỗi: dạy làm sao cho ăn được đồng tiền thân chủ, làm sao giữ uy đúng như lời thằng bạn thổ công đã ưu ái giới thiệu, học trò là phái nữ, đụng phải học trò ngang, bướng, lì lì thì chắc đến là gặm xương, vân vân và vân vân. Mà chả sao, anh thầy tự nhủ, ta đây cũng oanh liệt ngang dọc một thời, cao nhân ắt có cao nhân trị. Lấy độc trị độc. Lo chi!

Buổi “khai giảng” chính thức vào ngày hôm sau, thầy gặp ngay sự chống đối của trò. Chống ngấm ngầm. Chống chừng bốn lăm phẩy năm phần trăm. Chống theo kiểu con gái mười bảy.

Mười bảy bẻ gãy tùm lum. Cô bé mới lớn nào chả vậy, chả có gì để cô chịu tất. Cô ngang ngạnh, cô bất cần. Thầy tỉnh bơ, tỉnh bơ công bố một số “nội quy giản yếu về học và dạy”, tỉnh bơ ra bài kiểm tra năng lực học trò. Khá và thông

The AEP World32

TRUYỆN NGẮN

minh lắm lắm. Nghe nói cô bé thuộc dạng “khủng”.

Thầy ra về, học trò khinh khỉnh hỏi lời phê. Khen à? Không được, với cái loại có tí chút chất xám mà kiêu căng một cây xanh rờn này phải cho gặm bánh mì ngay trận phủ đầu:

- Tàm tạm. Nhưng muốn giỏi cần phải cố gắng nhiều!

Những buổi tiếp theo, thầy và trò vẫn lầm lầm lì lì. Thầy nghiêm nghị mô phạm ông giáo già thâm niên. Trò thờ ơ, cố tình trình diện một bộ mặt đưa đám quá ư “những người khốn khổ”. Tuy nhiên, số phần trăm chống đối giảm dần đều. Học trò chạy đằng trời cũng phải thua thầy. Thua là cái chắc. Nhưng thầy nhầm. Học trò đâu dễ ngã ngựa đến thế. Sau giai đoạn im lặng là vàng là giai đoạn “hỏi xoáy đáp xoay”. Hàng loạt câu hỏi lắt léo hóc búa được trò đặt ra. Hệ thức này, phương trình nọ, dời hình này, biến hình kia. Chứng minh xuôi, rồi chứng minh ngược. Giải thích, biện luận đủ các kiểu. Đến đây thầy mới thắng. Chiến thắng tốn cả ngàn lít mồ hôi và hàng tấn noron thần kinh. Chả làm sao, chiến thắng không gian khổ thì chiến thắng cóc vinh quang.

Sự thua của học trò biểu hiện qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu bằng một cơn mưa. Học trò không chịu học cắn bút

nhìn trời. Thầy thoáng thấy trong mắt học trò một nỗi gì đó, một nỗi gì “Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Nỗi buồn vô cớ của con gái dậy thì chăng? Thầy giục học trò học. Trò lắc đầu:

- Hổng học đâu!- Sao?- Mưa. Buồn quá!- Mưa có bổn phận của mưa.

Học trò lo bổn phận học trò đi.- Mà học để làm gì?- Để giỏi, để sang năm thi đậu.- Thi đậu để làm gì?- Để...ơ... Thôi đừng có làm

biếng, học đi.

Trò òa khóc. Khóc ngon lành. Anh thầy đâm cuống, bèn hạ giọng xuống một quãng tám quan tâm dỗ dành. Trò vẫn không chịu nín. Nước mắt nước mũi như mưa.

- Vậy trò ưng gì? – Mặt anh thầy méo méo kiểu van lơn.

- Kể chuyện về thầy đi. Nước mắt trò bỗng dưng ráo hoảnh.

- Tôi chẳng có gì để kể, chỉ chuyện tích phân, vi phân các thứ thôi.

- Xạo! Ai chẳng có chuyện.- Không có mà, có cái gì để kể

đâu.Mặt trò méo xẹo, nước mắt lại

chực trào. Thầy đành nhượng bộ:- Chiều một lần này thôi nha!- Dạ! – Trò cười toe.

Thầy đốt một điếu thuốc, rồi thong dong kể về mảnh đất chôn

33The AEP World

nhau cắt rốn. Huế xinh. Huế mộng. Huế thi ca. Huế những chiều mưa lòng xốn xang da diết. Huế tím trời bằng lăng bỗng buông rơi. Hứng khởi, thầy còn minh họa bằng thơ Hàn Mặc Tử (có tự ý cải biên mấy chữ cho hợp cảnh hợp tình):

Sao em không về chơi thôn VỹNhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLà trúc che ngang mặt chữ điền...

Trò xuýt xoa:- Thầy ca ngợi Huế duyên quá

trời, học trờ nghe bắt ham về Huế luôn í!

- Về làm chi?- Cắn Huế một miếng!

Giai đoạn hai. Thầy bị một cơn đau nhẹ. Thầy nhắn tin cho trò: “Thầy mắc cảm, học trò được bãi khóa. Sướng nhé!”.

Vậy mà học trò buồn, học trò nhớ, học trò lò dò đi thăm thầy.

- Đem đồ đến cho thầy tẩm bổ, mau lành.

- Lành để làm gì.- Để dạy học trò cho giỏi.- Giỏi để làm gì?- Để năm sau thi đậu.- Đậu để làm gì?Trò cười, thầy cười, vui vẻ vô

cùng. Chợt trò hỏi:- Thầy cảm nặng lắm hông?- Sơ sơ. Chừng... ba lăm kí lô.- Cảm ai dậy?- Hỏi chi?- Giết!

Học trò về. Bạn bè nháo nhào hỏi “gấu” hả. Anh thầy cười cười bảo “Đâu có, học trò tao dạy kèm” – “Kèm thì kẹp luôn” – “Làm gì có chuyện đó” – “ Sao lại không?”. Thầy im lặng không thèm cãi, chỉ nằm quay mặt vào tường. Oái oăm

thay, thầy bắt gặp ngay câu hỏi của chính mình: Sao lại không?

Ngày hôm sau, thầy ho lụ khụ vẫn gắng gượng đi dạy, đúng hơn là thầy thèm được đi dạy. Giai đoạn cuối cùng bắt đầu từ đấy.

- Trò hổng muốn học.- Lại gì nữa dậy, nay trời đâu có

mưa!- Trò nhờ thầy cái này nhé – Trò

đáp chẳng xí liên quan.- Giải toán hả?- Cũng đúng nhưng mà hổng

khó gì ráo trọi.Rồi trò hăm hở cầm phấn lên

bảng viết: “HT2MTDCF=?”- Cái gì thế này?- Thầy nghĩ sao?- Học thiệt miệt mài thi đậu

chắc phau?- Nghe dở hơi, sai bét.- Học trò ma mãnh thầy đau

cũng phải.- Trật lất.- Chịu chịu, trò giải đi thôi.- Học trò ghi vào mảnh giấy

tím tím “Học trò muốn mời thầy đi café”

- Bậy bạ! Học trò không được đi uống café với thầy giáo!

- Sao lại không?

Thầy bối rối bắt gặp câu hỏi của chính mình. Ừ nhỉ? Sao lại không?. Thầy lưỡng lự:

- Ba má biết không hay.- Không sao đâu, ba má trò cưng

trò lắm. Đi đi, thầy.

Đi đi. Đi uống café. Đi uống âm nhạc. Đi uống sự thú vị. Đi ngắm ánh mắt tròn xoe “Buồn ơi xa vắng”, để nhìn cánh tay hồng măng lông sữa, để kể tiếp chuyện Huế mộng Huế mơ. Cánh cửa thiên đàng đã hé mở, sao không đẩy cửa mà bước vào?

Đi. Ừ thì đi. Một lần. Hai lần. Năm sáu lần. Thành quen. Thành thèm. Thành kỷ niệm.

Mùa hè.

Thầy về Huế thăm nhà. Trò ra tận ga tiễn. Hai thầy trò vào một quán café. Hai phin đen. Trò vẫn khư khư ôm túi hành lý của thầy mà lắc lắc như lắc một mối sầu. Thầy phì phèo điếu thuốc mà những sợi tơ dài những vấn vương. Sài Gòn trưa hè rực nắng. Thầy bông đùa:

- Có khi nào đây là tách café cuối cùng không?

- Sức mấy. Cầu hả? Thầy liệu đó nghen. – Học trò giãy nảy véo thầy một cái thật đau.

Thầy lên tàu, trò dặn dò đủ thứ: nào là nhớ viết thư, nhớ mau trở lại, nhớ ăn no ngủ kỹ, nhớ không được đi café với một ai. Nhớ nhớ, và nhớ. Tàu chạy. Thầy nhoài người thò tay vẫy vẫy. Trò đứng lặng, hai giọt nước mắt thật đẹp ứa ra khỏi rèm mi, từ từ lăn xuống.

Ra đến Huế, một tuần sau thầy nhận được thư trò. Bức thư hai cặp giấy học trò đầy những nhớ và nhớ. Thầy vội vàng hồi âm. Nhưng ít lâu sau thư bị trả lại: “Người nhận thư không có ở địa chỉ này”. Bức thư tiếp theo cũng như vậy.

Hết hè. Thầy trở lại Sài Gòn. Nơi đầu tiên thầy đến là nhà trò. Cửa đóng im ỉm. Thế này là thế nào?!. Thầy liền tìm thằng bạn để hỏi. Hắn đáp: “Đi rồi!”.

Thầy ngơ ngác một lúc lâu, rồi một mình bỏ đi tìm một quán café.

Hai phin đen.Chiều xuống. Mưa.

Quỳnh Mai

The AEP World34

Hòm thư bạn đọcMọi ý kiến đóng góp cho The AEP World xin gửi về địa chỉ e-mail: [email protected]. Trong thư vui lòng để lại thông tin cá nhân của bạn để chúng tôi liên hệ lại. Chúng tôi sẽ cố gắng có câu trả lời sớm cho bạn.

The AEP WorldBản tin của Trung tâm ĐTTT, CLC & POHE

Chịu trách nhiệm xuất bảnPGS.TS. Bùi Huy Nhượng

Hội đồng cố vấnGS.TS. Phạm Quang TrungGS.TS. Nguyễn Quang DongTh.S. Đinh Tuấn Dũng

Nhóm Biên tậpTrần Thuỷ Tiên, Phan Trâm Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phùng Tú Oanh, Trần Thị Trinh, Mai Diệu Ly, Hoàng Phương Thảo, Ngô Minh Thư, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thảo Vi, Phạm Nguyên Hạnh, Phạm Tâm Long, Nguyễn Hải Nghi, Nguyễn Thị Kiều Khanh, Đào Nguyễn Quỳnh Mai, Nguyễn Khánh Huyền, Trần Thu Hà.

Nhóm Thiết kếNgô Hoàng Phong, Trịnh Thái Sơn, Nguyễn Thành Long, Hà Huy Tuấn, Nguyễn Mỹ Hoa

E-mail: [email protected]

Facebook: www.facebook.com/aepworld

Phát hành Quý I – 2015

Do Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE xuất bản

Số báo gồm 36 trang tính cả bìa.

Lưu hành nội bộ.

Giữ phong cách truyền thống, SlideRocket là một nền tảng giúp bạn thiết kế và quản lí tất cả những slide show của bạn. Nó hỗ trợ chức năng nhập dữ liệu từ PowerPoint và Google Docs. Không dừng lại ở đó, SlideRocket hỗ trợ thêm rất nhiều chức năng quản lí các thành phần trong slide show của bạn như là biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… SlideRocket hỗ trợ HD video, âm thanh cũng như nhiều thành phần cần thiết cho một slide show.

Bạn có thể chia sẻ đường link bài thuyết trình với đầy đủ hình ảnh và video trên các trang web nhanh chóng, và dễ dàng cập nhật chúng bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, SlideRocket có khả năng kết nối rất sáng tạo. Nếu bạn đang làm việc với một nhóm và các buổi họp mặt trao đổi không được diễn ra thường xuyên, hãy tiến một bước xa hơn. Đó là cả hai bên đều có quyền truy cập và thay đổi tất cả các hình ảnh cùng một video đặt trong slide của bạn. Từ đó, các bạn trong nhóm có thể cùng nhau tạo ra những bài thuyết trình dựa trên nguồn thư viện phong phú của website. Đó là điều PowerPoint chưa làm được.

OomfoOomfo không hoàn toàn là một

chương trình thuyết trình nhưng nó

đặc biệt hỗ trợ việc thiết kế biểu đồ. Bởi biểu đồ là phần không thể thiếu trong bài trình bày của một sinh viên như bạn. Với sự trợ giúp của Oomfo, trình chiếu biểu đồ sẽ có hiệu ứng động thể hiện sự biên đổi các số liệu rất chuyên nghiệp.

File Flash của biểu đồ được nhúng vào file PowerPoint nên bạn có thể đem chiếu trên mọi máy tính có cài sẵn Flash Player rất dễ dàng. Điểm đáng chú ý là Oomfo có thể cập nhật dữ liệu từ bộ lưu trữ đám mây hoặc là nhiều file Excel khác nhau, hỗ trợ Microsoft Office 2003 trở lên.

Kết lại, không hoàn toàn thay thế ứng dụng PowerPoint, nhưng 3 ứng dụng hữu ích vừa rồi chắc chắn nên được bổ sung vào kho tàng công cụ của bạn. Giờ đây, với từng mục đích và nội dung khác nhau, sinh viên AEP có thể chọn được phần mềm phù hợp, sẵn sàng thỏa sức sáng tạo và thổi bay người nghe của mình bằng sự ấn tượng rồi nhé!

Tiên Trần

(Tiếp theo trang 30)

Lễ ra mắt Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE