Tam ly dam dong va phan tich cai toi -...

206

Transcript of Tam ly dam dong va phan tich cai toi -...

Page 1: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc
Page 2: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Tâm lí đám đông và Phân tích cáiTôi

Sigmund FreudPhạm Minh Ngọc dịch

Nguồn: internetSoát chính tả: capthoivu (TVE)Chuyển sang ebook: capthoivu (TVE)Ngày hoàn thành: 28/8/2006Nơi hoàn thành: ASEC-Jak1. Lời nói đầu2. Tâm lí đám đông(Theo Gustave Le Bon)3. Những quan điểm khác về tâm lí

Page 3: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đám đông4. Ám thị và Libido5. Giáo hội và quân đội: Hai đám

đông nhân tạo6. Những vấn đề mới và những

hướng tìm tòi mới7. Đồng nhất hoá8. Yêu đương và thôi miên9. Bản năng bầy đàn10. Đám đông và bầy đàn nguyên

thủy11. Các thang bậc của cái Tôi12. Phụ chú

Page 4: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

1. Lời nói đầuMới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá

nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đámđông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩthì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Tuykhoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việcquan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiêncứu các phương thức mà cá nhân theonhằm đáp ứng các dục vọng của mình;nhưng thực ra chỉ trong những trường hợphãn hữu, trong những điều kiện đặc biệtnào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệcủa cá nhân với tha nhân. Trong tâm trícủa cá nhân thì một cá nhân khác luôn luônhoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng,một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy màngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã

Page 5: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩathông dụng nhưng rất đúng này.

Thái độ của cá nhân đối với cha mẹ,anh chị em, người yêu, thày thuốc nghĩa làtất cả các mối liên hệ của cá nhân mà chođến nay đã là các đối tượng nghiên cứuchủ yếu của môn phân tâm học có thể đượccoi là những hiện tượng xã hội đối lập vớimột vài tiến trình khác mà chúng tôi gọi làngã ái (narcissistic) trong đó việc đáp ứngcác dục vọng không dựa vào tha nhân hoặctránh tha nhân. Như vậy, sự đối lập giữahoạt động của tâm thần xã hội và tâm thầnngã ái – Bleuer có lẽ sẽ nói là tâm thần tựkỉ (autistic) - là thuộc lĩnh vực của khoatâm lí cá nhân và không thể là lí do để táchtâm lí cá nhân khỏi tâm lí xã hội hay tâm líđám đông.

Trong các mối quan hệ nêu trên của cá

Page 6: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhân đối với cha mẹ, anh chị em, ngườiyêu, thày thuốc, cá nhân chỉ chịu ảnhhưởng của một người hay của một nhómngười hạn chế, mỗi người trong số họ đềucó tầm quan trọng đặc biệt đối với cá nhânđó. Khi nói đến tâm lí xã hội hay tâm líđám đông người ta thường không để ý đếncác mối liên hệ đó, mà người ta coi đốitượng nghiên cứu là ảnh hưởng đồng thờicủa một số lớn tha nhân đối với một cánhân mà anh ta có quan hệ ở một phươngdiện nào đó trong khi trong những phươngdiện khác anh ta có thể hoàn toàn xa lạ vớihọ. Như vậy nghĩa là môn tâm lí đám đôngnghiên cứu từng cá nhân riêng biệt khi họlà thành viên của một bộ lạc, của dân tộc,đẳng cấp, thể chế xã hội nhất định hay nhưmột nhân tố cấu thành của một đám đông tụtập lại vì một mục đích nào đó, trong một

Page 7: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thời gian nào đó. Sau khi mối liên hệ tựnhiên đó chấm dứt, người ta có thể coinhững hiện tượng xảy ra trong những điềukiện đặc biệt đó là biểu hiện của một dụcvọng đặc biệt, dục vọng xã hội (herdinstinc t- bản năng bầy đàn, group mind -tâm lý nhóm), không thể phân tích được vàkhông xuất hiện trong những điều kiệnkhác. Nhưng chúng tôi phải bác bỏ quanđiểm ấy vì không thể coi số lượng ngườicó mặt lại có ảnh hưởng lớn đến nỗi cánhân có thể đánh thức dậy một dục vọngmới, cho đến lúc đó vẫn còn ngủ yên, chưatừng hoạt động. Chúng ta hãy chú ý đến haikhả năng khác sau đây: dục vọng tập thể cóthể không phải là nguyên thuỷ và có thểphân tích được; có thể tìm thấy nguồn gốccủa dục vọng ấy trong khung cảnh nhỏ hẹphơn, thí dụ như trong gia đình.

Page 8: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Khoa tâm lí đám đông tuy mới ra đờinhưng đã bao gồm rất nhiều vấn đề riêngbiệt và đặt ra cho nhà nghiên cứu hàng loạtbài toán cho đến nay vẫn còn chưa đượctách biệt. Chỉ một việc phân loại các hìnhthức quần chúng khác nhau, và mô tả cáchiện tượng tâm thần mà các khối quầnchúng ấy thể hiện đã đòi hỏi một quá trìnhquan sát lâu dài và ghi chép tỉ mỉ rồi; đãcó nhiều tài liệu về vấn đề này được xuấtbản. Lãnh vực tâm lí đám đông thật làmênh mông, tôi thiết tưởng chẳng cần nóitrước rằng tác phẩm khiêm tốn của tôi chỉđề cập đến một vài lĩnh vực mà thôi. Quảthực ở đây chỉ xem xét một số vấn đề màphân tâm học miền sâu quan tâm.

Page 9: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

2. Tâm lí đám đông

(Theo Gustave LeBon)

Thay vì đưa ra một định nghĩa về tâmlí đám đông, theo tôi tốt hơn hết là nên chỉrõ các biểu hiện của nó và từ đó rút ranhững sự kiện chung nhất và lạ lùng nhấtđể có thể bắt đầu công cuộc khảo cứu vềsau. Cả hai mục tiêu ấy có thể thực hiệnmột cách tốt đẹp nhất bằng cách dựa vàocuốn sách nổi tiếng một cách xứng đángcủa Gustave Le Bon: Tâm lí đám đông(Psychologie des foules) [1] .

Page 10: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Chúng ta hãy trở lại thực chất vấn đềmột lần nữa: giả dụ môn tâm lí học, mà đốitượng nghiên cứu của nó là các xu hướng,dục vọng, động cơ, ý định của cá nhân chođến các hành vi và thái độ của người đóvới những người thân, đã giải quyết đượctoàn bộ vấn đề và tìm ra được toàn bộ cácmối quan hệ thì nó sẽ cảm thấy rất bất ngờkhi đối diện với một vấn đề chưa hề đượcgiải quyết: nó phải lí giải một sự kiện lạlùng là cái cá nhân mà nó tưởng là đã hiểurõ thì trong những điều kiện nhất định bỗngcảm, suy nghĩ và hành động khác hẳn vớinhững gì đã được dự đoán; điều kiện đó làsự hội nhập vào đám đông có tính cáchmột “đám đông tâm lí”. Đám đông là gì,làm sao mà đám đông lại có ảnh to lớnnhư vậy đối với đời sống tinh thần của mộtcá nhân, đám đông làm biến đổi tâm hồn

Page 11: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của cá nhân là biến đổi những gì?Trả lời ba câu hỏi trên là nhiệm vụ của

môn tâm lí lí thuyết. Tốt nhất là nên bắtđầu từ câu hỏi thứ ba. Quan sát phản ứngđã bị biến đổi của cá nhân cung cấp cho tatài liệu để nghiên cứu tâm lí đám đông,muốn giải thích điều gì thì phải mô tả điềuấy trước đã.

Vậy thì tôi xin nhường lời cho ôngGustave Le Bon. Ông viết: (trang 165)“Sự kiện lạ lùng nhất quan sát được trongmột đám đông tâm lí (PsychologischeMasse) là như sau: dù các cá nhân có là aiđi chăng nữa, dù cách sống của họ, côngviệc của họ, tính cách hay trí tuệ của họ cóthế nào đi chăng nữa, chỉ một việc thamgia của họ vào đám đông đã đủ để tạo ramột dạng linh hồn tập thể, buộc họ cảm,suy nghĩ và hành động khác hẳn lúc họ

Page 12: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đứng riêng một mình. Một số tư tưởng vàtình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hànhđộng khi người ta tụ tập thành đám đông.Đám đông tâm lí là một cơ thể lâm thời,được tạo ra từ những thành phần khácnhau, nhất thời gắn kết với nhau giống nhưcác tế bào trong thành phần một cơ thểsống và bằng cách liên kết đó tạo ra mộtthực thể mới có những tính chất hoàn toànkhác với tính chất của các tế bào riêng lẻ.”

Chúng ta hãy tạm ngưng trích dẫn đểbình luận và đưa ra nhận xét như sau: nếucác cá nhân ở trong đám đông đã liên kếtthành một khối thống nhất thì nhất địnhphải có một cái gì đó liên kết họ lại vớinhau và có thể cái mắt xích liên kết đóchính là đặc trưng của đám đông. NhưngLe Bon không trả lời câu hỏi đó; ông chỉnghiên cứu sự thay đổi của cá nhân trong

Page 13: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đám đông và mô tả một cách rất phù hợpvới các luận điểm cơ bản của môn tâm líhọc miền sâu của chúng tôi.

“Người ta dễ dàng nhận thấy cá nhântham dự vào đám đông khác hẳn cá nhânđơn độc, nhưng tìm ra nguyên nhân của sựkhác biệt ấy không phải là dễ. Để có thểhiểu được những nguyên nhân đó chúng taphải nhắc lại một trong những quan điểmcủa khoa tâm lí học hiện đại, mà cụ thể là:những hiện tượng vô thức đóng một vai tròquan trọng không chỉ trong hoạt đông củacơ thể mà cả trong các chức năng trí tuệnữa. Hoạt động hữu thức của trí tuệ chỉ làmột phần nhỏ bé so với hoạt động vô thứccủa nó. Người phân tích tế nhị nhất, ngườiquan sát thấu đáo nhất cũng chỉ có thể nhậnra một phần rất nhỏ các động cơ vô thứcmà anh ta phục tùng mà thôi. Những hành

Page 14: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

động hữu thức của chúng ta xuất phát từnền tảng vô thức, được tạo lập bởi ảnhhưởng di truyền. Nền tảng vô thức đó chứađựng hằng hà sa số các dấu tích di truyềntạo nên chính linh hồn của nòi giống.Ngoài những nguyên nhân điều khiển hànhvi của chúng ta mà chúng ta công nhậncông khai còn có những nguyên nhân bímật mà ta không công nhận, nhưng đằngsau những nguyên nhân bí mật ấy còn cónhững nguyên nhân bí mật hơn vì chínhchúng ta cũng không biết đến sự hiện hữucủa chúng. Phần lớn những hành động hàngngày của chúng ta được điều khiển bởinhững động cơ bí ẩn ngoài tầm quan sátcủa chúng ta” (trang 166).

Le Bon cho rằng trong đám đông, sởđắc của từng cá nhân bị xoá nhoà đi và vìvậy cá tính của từng người cũng biến mất

Page 15: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

theo. Cái vô thức của nòi giống vượt lênhàng đầu, cái dị biệt chìm trong cái tươngđồng. Chúng ta có thể nói: thượng tầngkiến trúc tâm lí phát triển một cách hoàntoàn khác nhau ở những cá thể khác nhauđã bị phá hủy và nhân đó cái nền tảng vôthức đồng đều ở tất cả mọi người mới biểuhiện ra.

Như vậy nghĩa là con người của đámđông là con người có đặc trưng trung bình.Nhưng Le Bon còn nhận thấy con ngườitrong đám đông còn có những phẩm chấtkhác mà trước đây họ không có và ông cắtnghĩa sự xuất hiện của những đặc tính đóbằng ba yếu tố sau đây (trang 168):“Nguyên nhân thứ nhất là cá nhân, nhờ cóđông người, thấy mình có một sức mạnh vôđịch và nhận thức đó cho phép anh ta ngảtheo một số bản năng, mà khi có một mình

Page 16: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

anh ta phải kiềm chế. Người ta giảm hẳnxu hướng chế ngự bản năng còn vì đámđông là vô danh và vì vậy chẳng phải chịutrách nhiệm gì hết. Trong đám đông ý thứctrách nhiệm, vốn luôn luôn là cái cơ chếkìm hãm các cá nhân riêng lẻ, đã biến mấthoàn toàn”.

Theo quan niệm của mình, chúng tôikhông chú trọng nhiều đến việc xuất hiệnnhững phẩm chất mới. Chúng tôi chỉ cầnnói rằng con người trong đám đông là đãnằm trong những điều kiện cho phép anh taloại bỏ mọi đè nén các dục vọng vô thứccủa mình. Những phẩm chất có vẻ mới màcá nhân thể hiện thực ra chỉ là biểu hiệncủa cái vô thức là cái chứa đựng toàn bộnhững điều xấu xa của tâm hồn con người;trong những điều kiện như vậy thì việcđánh mất lương tri hay ý thức trách nhiệm

Page 17: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

là điều dễ hiểu. Chúng tôi đã khẳng định từlâu rằng cốt lõi của cái gọi là lương tâmchính là “nỗi sợ hãi do xã hội ấn định”

Sự khác biệt giữa quan niệm của LeBon và quan niệm của chúng tôi là doquan điểm của ông về vô thức không hoàntoàn phù hợp với quan điểm được thừanhận trong phân tâm học. Vô thức của LeBon bao gồm trước hết những nét đặc thùsâu kín của linh hồn nòi giống vốn nằmngoài khảo cứu của phân tâm học. Thực rachúng tôi công nhận rằng hạt nhân của cái“Tôi” gồm chứa cả “cái di truyền từ xaxưa” của linh hồn nhân loại một cách vôthức; ngoài ra chúng tôi còn phân biệt “vôthức bị dồn nén” như là kết quả của mộtphần của sự di truyền đó. Le Bon không cókhái niệm này.

“Nguyên nhân thứ hai - sự lây nhiễm,

Page 18: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

góp phần tạo ra và quyết định xu hướngcủa những tính cách đặc biệt trong đámđông. Lây nhiễm là hiện tượng dễ nhận ranhưng khó giải thích; phải coi như thuộcvề lĩnh vực các hiện tượng thôi miên màchúng ta sẽ nghiên cứu sau. Trong đámđông mọi tình cảm, mọi hành động đều cótính hay lây, hay lây đến độ cá nhân sẵnsàng hi sinh quyền lợi của mình cho quyềnlợi tập thể. Tuy nhiên hành vi đó là tráivới bản chất của con người và vì vậyngười ta chỉ hành động như vậy khi họ làmột phần tử của đám đông” (trang 168).Câu này là cơ sở của một giả thuyết quantrọng trong tương lai.

“Nguyên nhân thứ ba, nguyên nhânquan trọng nhất, làm xuất hiện những phẩmchất đặc biệt đó ở các cá thể giữa đámđông, những phẩm chất mà cá thể không có

Page 19: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khi đứng một mình, đấy là khả năng dễ bịám thị; sự lây nhiễm mà chúng ta vừa nóichỉ là kết quả của khả năng bị ám thị này.Để hiểu được hiện tượng đó cần phải nhắclại một số phát minh mới nhất của mônsinh lí học. Giờ đây chúng ta đã biết rằngbằng những phương pháp khác nhau có thểđưa một người vào trạng thái mà cá tínhhữu thức của anh ta biến mất và anh ta tuântheo mọi ám thị của ông thày thôi miên,theo lệnh ông thày làm những hành độngthường khi trái ngược hẳn với tính tình vàthói quen của anh ta. Quan sát cũng chỉ rarằng khi cá nhân nằm trong đám đông náođộng một thời gian - do ảnh hưởng củaxung lực của đám đông hay do nhữngnguyên nhân nào khác chưa rõ - cá nhân đósẽ rơi vào trạng thái giống như trạng tháicủa người bị thôi miên... Cá tính hữu thức

Page 20: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cũng như ý chí và lí trí của người bị thôimiên hoàn toàn biến mất; tình cảm và tưtưởng của anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào ýchí của ông thày thôi miên. Tình trạng củamột người như là phần tử tạo thành đámđông tâm lí cũng tương tự như vậy. Anh takhông còn ý thức được hành vi của mìnhnữa, giống như người bị thôi miên, một sốnăng lực của anh ta biến mất, trong khi đómột số khác lại bị kích động đến tột độ.Một người bị thôi miên có thể thực hiệnmột vài hành động với sự phấn khíchkhông gì ngăn cản được; trong đám đôngthì sự phấn khích này còn mãnh liệt hơn vìảnh hưởng của ám thị với mỗi người làgiống nhau, họ hỗ tương ám thị nhau thànhthử làm bội tăng mức độ ám thị (trang169). “Như vậy là sự biến mất của cá tínhhữu thức, vô thức đóng vai trò chủ đạo,

Page 21: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tình cảm và tư tưởng do bị ám thị màhướng về một phía và ước muốn biến ngaynhững tư tưởng do ám thị mà có thành hànhđộng là những đặc trưng chủ yếu của cánhân trong đám đông. Anh ta đã không cònlà mình nữa, anh ta đã thành một ngườimáy, không ý chí” (trang 170).

Tôi trích dẫn hết đoạn này để khẳngđịnh rằng Gustave Le Bon thực sự coi mộtngười trong đám đông là nằm trong tìnhtrạng bị thôi miên chứ không phải là sosánh với người một người như vậy. Chúngtôi không thấy có gì mâu thuẫn ở đây cả,chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng hainguyên nhân sau của sự thay đổi của cánhân trong đám đông, khả năng bị lâynhiễm và khả năng bị thôi miên, chắc chắnlà không có giá trị như nhau bởi vì khảnăng bị lây nhiễm cũng là biểu hiện của

Page 22: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khả năng bị thôi miên. Hình như Le Boncũng không phân biệt rõ ảnh hưởng của hainguyên nhân ấy. Có thể chúng ta sẽ giảithích ý kiến của ông một cách rõ ràng hơnnếu chúng ta coi khả năng bị lây nhiễm làảnh hưởng qua lại của các thành viên trongđám đông với nhau trong khi các biểu hiệnám thị, liên quan đến hiện tượng thôi miênlại có nguồn gốc khác. Nguồn gốc nào?Chúng tôi cảm thấy ở đây có sự thiếu sótvì một trong những thành phần chính củatác động, mà cụ thể là: người đóng vai tròông thày thôi miên quần chúng đã khôngđược Le Bon nhắc tới trong tác phẩm củamình. Tuy nhiên ông đã phân biệt được cáiảnh hưởng ghê gớm còn chưa rõ là gì đóvới tác động của lây nhiễm do người nọtruyền cho người kia và vì vậy mà tácđộng ám thị khởi thủy được tăng cường

Page 23: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hơn lên.Le Bon còn đưa ra một luận điểm quan

trọng để đánh giá về cá nhân tham gia vàođám đông. “Như vậy là khi tham gia vàođám đông có tổ chức mỗi người đã tụtxuống một vài nấc thang của nền văn minh.Khi đứng một mình có thể anh ta là ngườicó văn hóa, nhưng trong đám đông anh talà một gã mọi rợ, nghĩa là một sinh vậthành động theo bản năng. Anh ta có xuhướng dễ bộc phát, hung hãn, độc ácnhưng cũng dễ có những hành động hănghái, anh hùng như những người tiền sử. Dotham gia vào đám đông mà người ta trởnên kém cỏi hẳn trong hoạt động trí tuệ [2].” (trang 170).

Bây giờ chúng ta hãy để cá nhân sangmột bên và quay lại với mô tả tâm hồn tậpthể do Le Bon phác hoạ. Trong lĩnh vực

Page 24: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

này thì một nhà phân tâm học dễ dàng tìmra ra nguồn gốc và xếp loại tất cả các nétđặc thù. Chính Le Bon đã chỉ cho ta đườnglối khi ông nêu rõ sự tương đồng giữa đờisống tinh thần của người tiền sử và trẻ em.“Đám đông bồng bột, bất định và dễ kíchđộng. Lĩnh vực vô thức gần như hoàn toànkiểm soát đám đông [3] . Đám đông tuântheo những kích động, tùy theo hoàn cảnh,cao cả hay độc ác, hào hùng hay hèn nhát,nhưng trong mọi trường hợp những kíchđộng ấy cũng mạnh mẽ đến nỗi chúng luônchiến thắng cá nhân, chiến thắng ngay cảbản năng tự bảo tồn” (trang 176). “Đámđông không làm gì có chủ đích cả. Ngay cảkhi đám đông rất muốn một điều gì đó thìước muốn đó cũng không tồn tại lâu, đámđông không có tính kiên trì. Đám đôngkhông chấp nhận hoãn thực hiện ngay ước

Page 25: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

muốn của mình. Đám đông có cảm giácmình có sức mạnh vô biên, đối với cánhân tham gia vào đám đông thì khái niệm“bất khả” là không tồn tại [4] . Đám đôngrất dễ bị thôi miên, cả tin, và không có khảnăng tự phê phán, đối với đám đông thìkhông có việc gì là không thực hiện được.Đám đông suy nghĩ bằng hình ảnh, hình nọtạo ra hình kia, giống như khi một ngườiđể cho trí tưởng tượng tự do hoạt độngvậy. Những hình ảnh đó không thể nàodùng trí tuệ để so sánh với hiện thực được.Tình cảm của đám đông bao giờ cũng đơngiản và phấn khích mạnh. Như vậy là đámđông không hề biết đến nghi ngờ và daođộng” (trang 193).

Trong việc giải thích giấc mơ nhờ đóchúng ta biết rất nhiều về họat động của vôthức chúng tôi đã theo kĩ thuật sau đây:

Page 26: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chúng tôi không quan tâm đến những mốinghi ngờ, thiếu tự tin trong khi kể lại giấcmơ và coi tất cả các yếu tố của giấc mơbộc lộ đều là yếu tố chắc chắn. Chúng tôicoi sự nghi ngờ, thiếu tự tin là do họatđộng của kiểm duyệt và giả định rằngnhững ý nghĩ khởi thủy của giấc mơ thìchưa có nghi ngờ nghĩa là một hình thứcphê phán. Dĩ nhiên nghi ngờ và thiếu tự tincũng như mọi thứ khác có thể là vết tích từlúc thức và khơi động giấc mơ xuất hiện(xem Giải thích giấc mơ [Traumdeutung] -bản tiếng Nga, in lần thứ 5, 1919, trang386).

“Đám đông tiến ngay đến chỗ cựcđoan nhất, một điều mơ hồ vừa được nóira lập tức trở thành hiển nhiên, một chút áccảm mới nhen nhúm bùng ngay thành lòngcăm thù hung bạo (trang 186). Khuynh

Page 27: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hướng phóng đại, qúa trớn như thế cũngđặc trưng cho những kích động của trẻ con,khuynh hướng đó lặp lại trong giấc mơ.Trong mơ, do sự cách li của các kích độngtình cảm trong vô thức mà một chút bựcdọc lúc ban ngày có thể trở thành ướcmuốn sát hại kẻ có lỗi, còn một ý nghĩ tộilỗi thoáng qua có thể trở thành nguyên cớmột hành động tội lỗi được thể hiện tronggiấc mơ. Bác sĩ Hans Sachs có nhận xétrất hay: “Chúng ta sẽ tìm thấy trong ý thứcnhững điều giấc mơ thông báo cho ta vềquan hệ của ta với thực tại, cũng như tachẳng nên ngạc nhiên nếu dưới kính hiểnvi con sinh vật đơn bào đã biến thành mộtquái vật”. (xem Giải thích giấc mơ[Traumdeutung] bản tiếng Nga, in lần thứ5, 1919).

Đám đông vốn có xu hướng cực đoan

Page 28: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nên chỉ những kích động phóng đại mớigây cho nó phấn khích mà thôi. Kẻ muốncó ảnh hưởng với đám đông chẳng cần lílẽ đúng, hắn chỉ cần tạo ra những bứctranh thật rực rỡ, phóng đại và lặp đi lặplại một chuyện là đủ. “Vì đám đông khôngnghi ngờ vào tính đúng đắn hay sai lầmcủa lí lẽ của nó trong lúc hiểu rõ sức mạnhcủa mình cho nên nó vừa thiếu khoan dungvừa sùng tín đối với thủ lĩnh. Đám đôngtôn thờ sức mạnh, việc thiện đối với nó chỉlà biểu hiện của sự yếu đuối. Đám đôngđòi hỏi các anh hùng của nó phải có sứcmạnh và uy lực. Đám đông muốn bị thốngtrị, muốn bị đè nén. Nó muốn sợ kẻ thốngtrị. Đám đông rất bảo thủ, nó khinh bỉ mọiđiều mới mẻ và tiến bộ, nó sùng kính tuyệtđối truyền thống (trang 189).

Để có thể đánh giá đúng về tư cách

Page 29: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của đám đông ta phải chú ý đến sự kiệnsau: trong đám đông các cơ chế ngăn chặncủa từng người biến mất trong khi tất cảnhững bản năng dữ tợn, tàn bạo, phá hoại,vết tích của thời tiền sử vẫn mơ màngtrong người ta bỗng bừng tỉnh và đòi đượctự do thoả mãn dục vọng của mình. Nhưngdưới ảnh hưởng của ám thị đám đông cũngcó thể có những hành vi cao thượng: vịtha, tận tụy với lí tưởng, bất vụ lợi. Lợilộc gần như là cái lò xo duy nhất thúc đẩycá nhân thì đối với đám đông ít khi nó làđộng cơ số một. Người ta có thể nói về tácđộng giáo hóa của đám đông đối với cánhân (trang 192). Trong khi trí tuệ của đámđông bao giờ cũng thấp hơn trí tuệ của mộtcá nhân thì về phương diện đạo đức nó cóthể: hoặc là cao hơn rất nhiều hoặc là thuaxa một cá nhân riêng lẻ.

Page 30: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Một số nét đặc trưng khác được LeBon mô tả cũng cho thấy sự đúng đắn củaviệc đồng nhất tâm hồn đám đông với tâmhồn của người tiền sử. Trong đám đông cóthể có những ý tưởng hoàn toàn trái ngượcnhau cùng tồn tại mà không hề tạo ra xungđột vì mâu thuẫn. Phân tâm học đã chứngminh có những trường hợp như thế trongvô thức của một số người, của trẻ em vàcủa người suy nhược thần kinh. Thí dụ ởtrẻ em có thể tồn tại trong một thời giandài những tình cảm trái ngược nhau đốivới người thân cận nhất mà không hề gâybất kì trở ngại nào. Nếu cuối cùng mà cóxảy ra xung đột giữa các khía cạnh tìnhcảm trái ngược nhau đó thì xung đột sẽđược giải quyết bằng cách đổi đối tượng,đứa trẻ sẽ chuyển một trong hai tình cảmmâu thuẫn đó sang một người khác. Nghiên

Page 31: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cứu lịch sử phát triển bệnh thần kinh ởngười lớn, thường khi ta cũng thấy rằngmột tình cảm bị đè nén có thể tồn tại rấtlâu trong những tưởng tượng vô thức vàngay cả hữu thức, mà nội dung của nó dĩnhiên là ngược với xu hứơng chủ đạo,nhưng dù có mâu thuẫn như vậy vẫn khôngxuất hiện cái “Tôi” phản kháng, chống lạicái mà nó bác bỏ. Trí tưởng tượng đượcdung thứ trong một thời gian dài cho đếnkhi, do sự tăng cao quá mức của tình trạngkích động một cách bất thình lình mà xảyra xung đột với cái “Tôi”, với tất cả nhữnghậu quả kèm theo. Khi đứa trẻ phát triểnthành người lớn cá tính của nó trở nênngày càng thống nhất, thành sự hợp nhấtcác dục vọng và ước nguyện, đã từng pháttriển độc lập với nhau. Chúng ta cũng đãbiết một qúa trình tương tự như vậy trong

Page 32: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đời sống tình dục dưới dạng hợp nhất cácxu hướng dục tính thành cái mà chúng tagọi là tổ chức tính dục Nhiều thí dụ màchúng tôi biết lại chứng tỏ rằng sự hợpnhất của cái “Tôi” cũng như sự hợp nhấtcủa tính dục (libido) có thể gặp thất bại:thí dụ như các nhà tự nhiên học tiếp tục tônsùng kinh thánh v.v…

Ngoài ra, đám đông còn bị mê hoặcbởi ma lực của ngôn từ, ngôn từ có thể tạora trong lòng đám đông những cơn bãokinh hoàng cũng như có thể trấn an đượcnó. “Lí lẽ và sự thuyết phục không thể nàochống lại được một số từ ngữ, một vàicông thức có sẵn. Chỉ cần nói những từ đóhay những công thức đó trước đám đôngvới một thái độ sùng tín thì lập tức ngườita sẽ cúi đầu và nét mặt sẽ đầy thành kính”(trang 235). Ta hãy nghĩ đến các huý kị

Page 33: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của người tiền sử và sức mạnh ma thuậtmà họ gắn cho danh từ và tên gọi [5] . Sauhết: đám đông không bao giờ khao khátchân lý. Họ đòi hỏi ảo tưởng mà họ khôngthể nào thoát ra được. Đối với đám đôngcái phi thực lại ưu việt hơn cái thực, cáikhông hiện hữu cũng có ảnh hưởng mạnhnhư cái hiện hữu. Đám đông có xu hướngkhông phân biệt giữa có và không (trang203).

Chúng tôi đã chứng minh rằng óctưởng tượng và ảo tưởng quá mức do hammuốn không được thoả mãn là bước khởiđầu quyết định tạo ra các chứng suy nhượcthần kinh. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằngđối với người bị suy nhược thần kinh thìcái có giá trị không phải là hiện thựckhách quan bình thường, mà chính là hiệnthực do tâm lí của họ tạo ra. Triệu chứng

Page 34: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

loạn thần kinh phát sinh chỉ do tưởngtượng chứ không tái tạo một cảm xúc cóthật; một cảm tưởng tội lỗi ám ảnh mộtngười nào đó thực ra chỉ căn cứ trên cơ sởmột dự định độc ác mà chưa bao giờ đượcthực hiện. Cũng như trong giấc mơ và thôimiên, trong tâm lí đám đông nguyên tắcthực tiễn bị sức mạnh của các ước muốnphấn khích đẩy xuống hàng thứ yếu.

Những điều mà Le Bon nói về lãnh tụcủa đám đông không được đầy đủ lắm,không cho phép ta tìm ra qui luật nhất địnhnào. Ông giả định rằng ngay khi các convật tụ tập lại, không kể đấy là đàn gia súchay một nhóm người, thì chúng đều theobản năng mà phục tùng uy lực của lãnh tụ.Đám đông là một bầy đàn dễ sai khiến vàkhông thể sống thiếu chúa tể. Đám đôngkhao khát phục tòng đến nỗi nó sẽ theo bản

Page 35: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

năng mà tuân phục ngay kẻ nào tuyên bố làchúa tể của nó. Nếu đám đông cần mộtlãnh tụ thì lãnh tụ cũng phải có một sốphẩm chất cá nhân phù hợp. Chính hắnphải tin tưởng một cách cuồng nhiệt (vàomột lí tưởng) để có thể đánh thức niềm tinấy trong quần chúng; hắn phải có một ý chíđáng khâm phục để có thể truyền ý chí nàycho đám đông nhu nhược (trang 247).

Tiếp theo Le Bon thảo luận những kiểulãnh tụ khác nhau và những thủ thuật màcác lãnh tụ dùng để gây ảnh hưởng vớiquần chúng. Nói chung thì Le Bon chorằng các lãnh tụ gây ảnh hưởng bằng các lítưởng mà chính các lãnh tụ cũng tin mộtcách cuồng nhiệt. Le Bon gán cho các lítưởng này cũng như cho các lãnh tụ mộtsức mạnh vô địch và bí hiểm mà ông gọilà “uy tín”. Uy tín là một dạng thống trị của

Page 36: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

một cá nhân, một tác phẩm hay một lítưởng đối với chúng ta. Sự thống trị nàylàm tê liệt tất cả những khả năng phê pháncủa cá nhân và làm cho cá nhân chỉ cònbiết ngạc nhiên và kính phục. Sự thống trịđó có thể tạo ra những tình cảm giống nhưkhi bị thôi miên (trang 259). Ông còn chiara uy tín tự giành được hay uy tín giả tạovà uy tín cá nhân. Uy tín giành được do têntuổi, tài sản, tiếng tăm; uy tín của dư luận,của tác phẩm nghệ thuật tạo ra bằng conđường truyền thống. Trong mọi trường hợpuy tín đều có gốc gác từ trong quá khứ nênnó không cho ta nhiều tư liệu để có thểnghiên cứu ảnh hưởng bí hiểm này. Chỉmột ít người có uy tín cá nhân mà nhờ thếhọ trở thành lãnh tụ; mọi người khuất phụchọ như có ma thuật vậy. Nhưng uy tín phụthuộc vào thành công và có thể biến mất

Page 37: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nếu thất bại (trang 268). Chúng tôi có cảmtưởng rằng Le Bon chưa đưa được vai tròcủa lãnh tụ và ảnh hưởng của uy tín vàomột mối liên hệ đúng đắn với điều đượcông mô tả tuyệt vời là tâm lí đám đông.

Page 38: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

3. Những quanđiểm khác về tâm líđám đông

Chúng tôi dùng cuốn sách của Le Bonlàm phần đề dẫn vì ông nhấn mạnh đến vaitrò của hoạt động vô thức trùng hợp vớiquan niệm về tâm lí của chính chúng tôi.Tuy nhiên chúng tôi phải nói rằng khôngcó luận điểm nào của ông là mới mẻ cả.Tất cả những biểu hiện vô trách nhiệm vànhục nhã của tâm lí đám đông mà ông nóitới cũng đã được các tác giả khác trướcông nói với cùng một mức xác quyết vàthù địch như vậy; tất cả những điều đó đãđược các nhà văn, nhà thơ, các nhà tư

Page 39: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tưởng, các chính trị gia từ thời cổ đại nóiđến nhiều lần [1] . Hai luận điểm quantrọng nhất của Le Bon là luận điểm về sựức chế tập thể trong hoạt động trí tuệ vàphóng đại cảm xúc của đám đông cũng đãđược Sighele đưa ra gần đây [2] . Cái đặcsắc của Le Bon chỉ còn là hai ý kiến về vôthức và so sánh với đời sống tinh thần củangười tiền sử. Tuy nhiên hai điểm nàycũng đã được nói đến trước ông rồi.

Hơn thế nữa: việc mô tả và đánh giátâm lí đám đông như ta thấy trong tác phẩmcủa Le Bon và của những người kháckhông phải là hoàn toàn vững chắc. Khôngnghi ngờ gì rằng tất cả những hiện tượngcủa tâm lí đám đông đã được mô tả trướcđây là đúng, nhưng có thể nói rằng một sốbiểu hiện khác ngược lại hoàn toàn chophép ta đánh giá tâm lí quần chúng cao

Page 40: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hơn rất nhiều.Ngay Le Bon cũng sẵn sàng nhận rằng

trong một số hoàn cảnh đạo đức của đámđông có thể cao hơn đạo đức của từng cánhân hợp thành và chỉ có đám đông mới cókhả năng làm những hành động bất vụ lợivà hi sinh cao cả. “Lợi ích cá nhân hiếmkhi là động lực mạnh mẽ của đám đông,trong khi nó chiếm vị thế quan trọng nhấtđối với từng cá nhân riêng rẽ” (trang 193).

Một số người khác thì cho rằng nóichung chỉ có xã hôi mới có thể đặt ra cácqui phạm đạo đức cho cá nhân theo, trongkhi trong một số lĩnh vực từng cá nhânriêng lẻ không thể vươn tới những đòi hỏicao đó hay trong một vài trường hợp đặcbiệt trong đám đông có thể bùng lên nhữnghiện tượng hứng khởi nhờ đó quần chúngcó thể làm được những hành vi cao thượng

Page 41: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhất.Đúng là trong lĩnh vực hoạt động trí

tuệ thì ta phải nhận rằng những kết quảquan trọng nhất của hoạt động tư tưởng,những phát minh kéo theo hệ quả to lớn,việc giải quyết các vấn đề phức tạp chỉdành cho các cá nhân làm việc trong môitrường đơn độc. Nhưng linh hồn quầnchúng cũng có sức sáng tạo tinh thần to lớnmà minh chứng trước hết là ngôn ngữ, saunữa là dân ca, folklore… Ngoài ra chúngta không thể biết có bao nhiêu nhà tư tưởnghay nhà thơ đã từng lấy cảm hứng từ chínhđám quần chúng mà họ là thành viên; màcó thể họ chỉ là những người thực hiện cáisự nghiệp mà trong đó đồng thời có cảnhững người khác tham dự nữa.

Do những mâu thuẫn rõ ràng như vậy tadễ có cảm tưởng rằng môn tâm lí đám

Page 42: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đông là môn học vô bổ. Nhưng chúng ta cóthể tìm được một lối ra cho phép hi vọngtìm được giải đáp khả quan. Danh từ đámđông được nhiều người gán cho những tậphợp khác nhau mà đúng ra cần phải táchbiệt. Tác phẩm của Sighele, Le Bon vànhiều người khác liên quan đến những đámđông không bền vững, được tạo ra mộtcách nhanh chóng từ những cá nhân kháchẳn nhau, chỉ liên kết với nhau bởi nhữngmối quan tâm nhất thời. Không nghi ngờ gìrằng đặc điểm của các đám đông quầnchúng cách mạng mà cụ thể là cuộc Cáchmạng Pháp (1789 – 1799, ND) đã có ảnhhưởng đến các tác phẩm của họ. Nhữngkhẳng định ngược lại dựa trên cơ sở đánhgiá các khối quần chúng ổn định hay nhữngcộng đồng mà ở đó con người sống suốtđời, những cộng đồng đã thể hiện thành

Page 43: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

các định chế xã hội. Đám đông loại thứnhất đối với đám đông loại thứ hai cũngnhư các đợt sóng ngắn nhưng cao đối vớicác con sóng dài trong những vùng nướcnông vậy.

Mc Dougal trong tác phẩm The GroupMind [3] , xuất phát từ mâu thuẫn nêu trênđã tìm được lời giải cho nó bằng cách đưathêm vào yếu tố tổ chức. Ông nói rằngtrong trường hợp đơn giản nhất, đám đông(group) hoàn toàn vô tổ chức hoặc là có tổchức sơ sài không đáng kể. Ông gọi khốiquần chúng ấy là đám đông (crowd).Nhưng ông công nhận rằng thật khó tậphợp được một đám đông như vậy nếu nhưtrong đó không hình thành ít nhất là nhữngcơ sở ban đầu của một tổ chức, và chínhtrong cái khối quần chúng đơn giản ấy đặcbiệt dễ dàng nhận ra một số sự kiện chủ

Page 44: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

yếu của tâm lí đám đông. Nhóm người tụhọp một cách tình cờ chỉ có thể trở thànhkhối quần chúng về mặt tâm lí với điềukiện là họ có cùng một điểm chung nào đó:cùng quan tâm đến một đối tượng, cảm xúcnhư nhau trong một hoàn cảnh nhất định và(nếu là tôi thì tôi nói là: vì vậy mà) có khảnăng ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thànhviên trong nhóm (trang 23). Điểm chungmà càng mạnh thì họ càng dễ họp thànhđám đông tâm lí và biểu hiện của tâm líđám đông càng rõ rệt. Hiện tượng đặc biệthơn cả đồng thời cũng quan trọng hơn cảcủa đám đông là sự phóng đại xúc cảm củatừng cá nhân (trang 24).

Theo ý kiến của Mc Dougall thì khó cóđiều kiện nào mà cảm xúc của người ta lạiđạt đến mức như khi nằm trong đám đôngvà như thế từng người một đều cảm thấy

Page 45: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khoan khoái, không còn cảm giác cô đơn,họ để cho dục vọng vô giới hạn của mìnhdẫn dắt và cùng với nó tan vào đám đông.Mc Dougall giải thích cái nhiệt huyết đócủa cá nhân bằng nguyên tắc cảm ứng trựctiếp thông qua giao cảm nguyên thủy, nghĩalà hiện tượng truyền nhiễm tình cảm mà tađã biết (trang 25). Thực chất là những dấuhiệu rõ ràng của trạng thái phấn khích cókhả năng tự động tạo ra những phấn khíchnhư thế ở người quan sát. Càng có nhiềungười cùng phấn khích một lúc thì cái cơchế tự động ấy càng mạnh mẽ thêm. Cánhân mất khả năng phê phán, anh ta bị lôikéo vào tình trạng phấn khích. Khi đã phấnkhích thì anh ta lại gia tăng phấn khích ởnhững người từng có ảnh hưởng đến anh tavà như vậy là bằng hỗ tương cảm ứng màmức độ phấn khích của từng cá nhân gia

Page 46: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tăng thêm lên. Không nghi ngờ gì rằng cómột cái gì đó như là tư tưởng thi đua vớinhững người khác, cùng hành động nhưnhững người khác thúc đẩy. Trong đámđông, xúc động càng thô lậu và đơn sơcàng có nhiều khả năng lan truyền (trang39).

Một số ảnh hưởng có nguồn gốc từđám đông cũng tạo điều kiện thuận lợi chocơ chế gia tăng phấn khích. Đám đông tạocho cá nhân cảm giác sức mạnh vô hạn vàmối nguy không cùng. Phút chốc đám đôngthế chỗ cho toàn thể xã hội loài người, vốnlà đại diện cho uy quyền mà hình phạt củanó thì người ta sợ và để chiều theo nó màngười ta buộc phải tự kiềm chế. Đôi khithật là nguy hiểm nếu ta phản đối nó,ngược lại ta sẽ được an toàn nếu làm theonhư những người khác và nếu cần thì “tru

Page 47: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

lên như chó sói”. Khi đã tuân phục uyquyền mới này rồi thì cần phải dẹp yêntiếng nói “lương tâm” của mình đi, phảingả theo viễn cảnh có được khoái lạc dođã loại bỏ được mọi kiềm chế. Bởi vậy,nói chung không có gì lạ khi có người nóivới ta rằng một cá nhân trong đám đông cóthể làm những việc mà trong những điềukiện bình thường hắn sẽ quay mặt đi vàbằng cách đó chúng ta có hy vọng rằng đãsoi tỏ được một lĩnh vực còn mờ mịt vẫnđược người ta gọi dưới cái tên “ám thị”.

Mc Dougall cũng không phản đối luậnđiểm về sự đình trệ tập thể trong hoạt độngtrí tuệ của đám đông (trang 41). Ông bảorằng kẻ ngu kéo người khôn hơn xuốngngang tầm với mình, người thông minh trởnên trì trệ vì sự khích động cao không tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động trí tuệ,

Page 48: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

vì họ bị đám đông đe dọa, và vì nhận thứctrách nhiệm của từng cá nhân đã giảm đi.

Ý kiến chung của Mc Dougall về hoạtđộng tâm thần của đám đông đơn giản “vôtổ chức” nghe cũng không thân thiện gì hơný kiến của Gustave Le Bon (trang 45): dễkhích động, bồng bột, đam mê, thiếu kiênđịnh, bất nhất, thiếu kiên quyết và rất dễcực đoan; đám đông chỉ có thể lãnh hộinhững dục vọng thô lậu và những cảm xúcđơn sơ; nó dễ bị ám thị, nông nổi trong suynghĩ, dễ thay đổi ý kiến; nó chỉ chấp nhậnnhững lí lẽ và kết luận đơn giản nhất. Đámđông dễ bị điều khiển và đe dọa, đámđông không có nhận thức về tội lỗi, vềlòng tự trọng và trách nhiệm; nhưng do ýthức được sức mạnh của mình, nó sẵn sàngthực hiện mọi tội ác mà chỉ có những lựclượng tuyệt đối vô trách nhiệm cũng như

Page 49: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

có sức mạnh tuyệt đối mới dám làm. Nghĩalà nó hành động giống như một đứa trẻthiếu giáo dục hoặc như một tên mọi mêmuội được để xổng ra môi trường xa lạvới nó; trong những trường hợp tồi tệ nhấthành động của đám đông giống với hànhđộng của bầy thú hoang chứ không còn làcủa đám người nữa.

Vì Mc Dougall so sánh hành vi củađám đông có tổ chức với hành vi vừađược mô tả nên chúng ta sẽ đặc biệt thú vịkhi tìm hiểu xem đám đông có tổ chức làthế nào, cái gì tạo ra tổ chức ấy. Ông đưara năm “điều kiện cơ bản” để đưa hoạtđộng tinh thần của đám đông lên một mứccao hơn.

Điều kiện căn bản thứ nhất là một mứcđộ ổn định nhất định trong thành phần đámđông. Sự ổn định này có thể mang tính vật

Page 50: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chất hay hình thức; loại thứ nhất là khi cómột số người nhất định tham gia vào đámđông trong một thời gian tương đối dài,loại thứ hai là khi trong đám đông có mộtsố vai trò do một số người luân phiên nắmgiữ.

Điều kiện thứ hai: cá nhân tham gia cómột số hiểu biết nhất định về bản chất,chức năng, họat động và đòi hỏi của đámđông và vì vậy mà họ có tình cảm với toànthể đám đông đó.

Điều kiện thứ ba: Đám đông có liên hệvới những đám đông tương tự, nhưng vẫnkhác với nó ở một số điểm để tạo ra sựcạnh tranh.

Điều kiện thứ tư: đám đông có một sốtruyền thống, phong tục, định chế áp dụngcho quan hệ giữa các thành viên cấu thành.

Điều kiện thứ năm: trong đám đông có

Page 51: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

sự phân công, thể hiện trong việc phânthành nhóm và chia công việc cho từngngười.

Khi hội đủ những điều kiện đó thì theoMc Dougall sẽ tránh được các khiếmkhuyết tâm lí của đám đông. Những hạnchế trong hoạt động trí tuệ của đám đôngcó thể tránh được bằng cách không cho nógiải quyết các vấn đề đòi hỏi trí năng màsẽ giao việc ấy cho một số cá nhân thànhviên.

Chúng tôi có cảm tưởng rằng nhữngđiều kiện mà Mc Dougall gọi là “tổ chức”của đám đông hoàn toàn có thể mô tả theomột cách khác. Vấn đề là tạo cho đámđông chính những phẩm chất đặc trưng củacá nhân, những phẩm chất đã bị san bằngkhi ở trong đám đông. Khi ở bên ngoàiđám đông mông muội, cá nhân đã từng có

Page 52: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

những đức tính như sự nhất quán, tự tri,những truyền thống và thói quen của mình,khả năng làm việc, phong cách sống củamình; hắn từng cách biệt với những cánhân khác cạnh tranh với hắn. Hắn đánhmất tính đặc thù của mình khi tham gia vàođám đông “vô tổ chức”. Nếu mục đích làtạo cho đám đông những phẩm chất của cánhân thì cần phải nhớ lại nhận xét rất chínhxác của W. Trotter [4] , người đã pháthiện ra trong xu hướng thành lập đám đôngcái sự tiếp tục tạo ra cơ thể đa bào củamọi sinh vật cấp cao.

Page 53: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

4. Ám thị và LibidoChúng tôi bắt đầu từ sự kiện chủ yếu là

trong đám đông, do ảnh hưởng của nó, cánhân đã phải chịu những thay đổi thườngkhi rất sâu sắc trong đời sống tinh thần củamình. Sự khích động bị phóng đại quámức, hoạt động trí tuệ giảm thiểu đáng kể,rõ ràng là cả hai quá trình đó xảy ra theohướng đánh đồng mình với những thànhviên khác của đám đông, các quá trình ấychỉ có thể thực hiện được bằng cách loạibỏ sự tự kiềm chế, vốn là đặc trưng củatừng cá thể và từ bỏ những dục vọng đặcthù của nó.

Chúng ta cũng đã được nghe nói rằngcó thể tránh được (ít ra là một phần) nhữngảnh hưởng không tốt ấy bằng cách tạo ra

Page 54: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đám đông “có tổ chức”, nhưng điều đócũng không hề mâu thuẫn với sự kiện chủyếu, với hai luận điểm về khích độngphóng đại và giảm thiểu trí tuệ của đámđông. Ở đây chúng tôi cố gắng tìm cáchgiải thích về mặt tâm lí sự thay đổi đó củacá nhân.

Yếu tố thực dụng đại loại như sự sợhãi của cá nhân và do đó biểu hiện của bảnnăng tự bảo tồn rõ ràng là không thể giảithích được toàn bộ hiện tượng quan sátđược. Các tác giả, các nhà xã hội học haynhà tâm lí học, nghiên cứu đám đông đềuđưa ra cho chúng ta một lời giải thích dùbằng những thuật ngữ khác nhau: đấy là từám thị đầy ma lực. Tarde gọi đấy là bắtchước, nhưng chúng tôi phải nói rằng tácgiả có lí khi chỉ ra rằng bắt chước cũng làám thị, rằng nó là kết quả của ám thị [5] .

Page 55: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Le Bon thì qui mọi sự bất thường tronghiện tượng xã hội đó vào hai yếu tố: hỗtương ám thị và uy tín của lãnh tụ. Nhưnguy tín cũng chỉ là biểu hiện của khả năngtạo ra ảnh hưởng. Đối với Mc Dougall thìcó một lúc chúng tôi có cảm tưởng rằngtrong nguyên tắc cảm ứng trực tiếp của ôngkhông còn chỗ cho ám thị. Nhưng sau khinghiên cứu kĩ thì chúng tôi buộc lòng phảicông nhận rằng nguyên tắc này cũng chỉ thểhiện cái luận điểm đã biết là “bắt chước”hay “lây nhiễm”, ông chỉ nhấn mạnh thêmyếu tố khích động mà thôi. Không nghi ngờgì rằng chúng ta có xu hướng rơi vào trạngthái khích động khi thấy dấu hiệu khíchđộng như thế ở một người khác, nhưngchúng ta cũng thường thắng được xu hướngđó, chúng ta đè nén khích động và thườngphản ứng hoàn toàn ngược lại để đối phó.

Page 56: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Thế thì tại sao trong đám đông ta lại luônluôn bị nhiễm khích động? Một lần nữacần phải nói rằng ảnh hưởng có tính ám thịcủa đám đông buộc ta tuân theo xu hướngbắt chước và tạo trong ta sự khích động.Trước đây chúng ta cũng đã thấy rằng McDougall phải sử dụng khái niệm ám thị,chúng ta được ông, cũng như những tác giảkhác bảo cho biết rằng: đám đông rất dễ bịám thị.

Như vậy là chúng ta đã được chuẩn bịđể chấp nhận rằng ám thị (đúng hơn: khảnăng bị ám thị) là hiện tượng khởi thủy, sựkiện nền tảng, không còn phân tích nhỏ rađược nữa, của đời sống tinh thần. Đấycũng là ý kiến của Bernheim, tôi từngchứng kiến tài nghệ đặc biệt của ông vàonăm 1889. Nhưng tôi cũng từng âm thầmchống đối sự ám thị cưỡng ép. Khi người

Page 57: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ta gắt với một con bệnh cứng đầu cứng cổ,không bị thôi miên: “Ông làm cái gì vậy?Ông chống cự hả?”, thì tôi tự nhủ rằng đấylà sự bất công, sự cưỡng ép. Dĩ nhiên khicó kẻ định thôi miên người ta, định khuấtphục người ta bằng cách đó thì người taphải có quyền chống lại chứ. Sự chống đốicủa tôi sau này đi theo xu hướng chống lạiviệc dùng ám thị để giải thích mọi sự trongkhi chính nó lại không được giải thích. Nóiđến ám thị tôi thường đọc đoạn thơ hàihước sau đây [6] : «Thánh Christopheđứng đỡ Christ và chúa Christ đứng đỡ thếgian, vậy tôi xin hỏi ông thánh Christophebiết để chân vào đâu mà đứng”.

Ngày nay, ba mươi năm đã qua, tôi lạiquay về với câu đố của ám thị thì thấy vẫnchưa có gì thay đổi cả. Tôi có thể khẳngđịnh điều đó, ngoại trừ một việc duy nhất

Page 58: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

là ảnh hưởng của phân tâm học. Tôi thấyrằng tất cả mọi cố gắng đều nhằm để địnhnghĩa đúng khái niệm ám thị nghĩa là xácđịnh điều kiện sử dụng thuật ngữ [7] , việcđó dĩ nhiên không thừa vì từ đó càng ngàycàng bị sử dụng một cách sai lạc và chẳngbao lâu nữa người ta sẽ dùng để chỉ bất kìảnh hưởng nào cũng được. Nhưng một sựgiải thích thực chất hiện tượng ám thị,nghĩa là những điều kiện trong đó ảnhhưởng có thể xảy ra mà không cần lí lẽ hữulí cần thiết thì chưa có. Tôi sẵn sàng khẳngđịnh điều đó bằng việc phân tích các tàiliệu trong vòng 30 năm qua, nhưng tôikhông làm vì biết rằng hiện nay đã có mộtcông trình nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đềnày đang được tiến hành rồi. Thay vào đótôi sẽ cố gắng áp dụng khái niệm libido,một khái niệm đã giúp chúng tôi rất nhiều

Page 59: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trong quá trình nghiên cứu bệnh tâm thần(Psychoneurose), để giải thích tâm lí đámđông.

Libido là danh từ mượn của lí thuyếtvề tình cảm. Chúng tôi dùng danh từ ấy(libido) để chỉ năng lượng của tất cảnhững dục vọng mà từ tình yêu bao hàm.Năng lượng ấy có thể được xem như thuộcloại định tính mặc dù hiện tại thì chưa đolường được. Cốt lõi của khái niệm màchúng ta gọi là tình yêu là cái nói chungvẫn được người ta gọi là tình yêu, là cáiđược các nhà thơ ca ngợi nghĩa là tình yêunam nữ, có mục đích là sự liên kết giớitính. Nhưng chúng tôi không tách khỏi kháiniệm đó tất cả những gì liên quan đến từyêu: một đằng là yêu chính mình, một đằnglà tình yêu cha mẹ, con cái, tình bạn vàtình yêu nhân loại nói chung cũng như lòng

Page 60: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trung thành với một đồ vật cụ thể hay mộtlí tưởng trừu tượng nào đó. Biện minh chocách làm như vậy là những kết quả củamôn nghiên cứu phân tâm học, nghiên cứuchỉ rõ rằng tất cả những ái lực đó đều làbiểu hiện của một loại dục vọng hướngđến liên kết giới tính giữa các giới khácnhau, mặc dù trong một số trường hợp dụcvọng này có thể không nhằm mục đích làgiao hợp hay là người ta có thể kiềm chếchuyện đó, nhưng những ái lực đó vẫn luônluôn giữ được một phần thực chất nguyênthủy đủ để bảo tồn tính tương đồng (sự hysinh, ước muốn gần gũi).

Như vậy là chúng tôi cho rằng ngônngữ đã thiết lập được trong những ứngdụng cực kì đa dạng của từ “yêu” một mốiliên hệ hoàn toàn đúng và rằng không gì tốthơn là lấy mối liên hệ đó làm cơ sở cho

Page 61: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

những cuộc thảo luận khoa học và mô tảcủa chúng tôi. Làm như thế phân tâm họcđã tạo ra nhiều bất bình, tuồng như nó làtội nhân của một sáng kiến đầy tội lỗi vậy.Phân tâm học gán cho cách hiểu từ yêu“rộng” như vậy, không có nghĩa là nó đãtạo ra một cái gì đó độc đáo. Từ Eros củanhà triết học Platon hoàn toàn trùng hợp cảvề mặt nguồn gốc, tác động và quan hệ vớihành vi giao hợp, với năng lượng tình yêu,với libido của phân tâm học, như hai ôngNachmansohn và Pfister đã chỉ rõ [8] , vàtrong bức thư nổi tiếng “Thư gửi người xứCorinth” [9] Thánh Paul đã ca ngợi tìnhyêu và đặt tình yêu lên trên hết thì hẳn rằngNgài đã hiểu từ đó theo nghĩa “rộng”. Từđó có thể kết luận rằng người đời khôngphải lúc nào cũng thực sự hiểu những nhàtư tưởng vĩ đại của mình ngay cả khi họ

Page 62: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

làm ra vẻ tôn sùng các bậc vĩ nhân ấy.Những ham muốn tình ái đó trong phân

tâm học gọi là a potiori và về mặt nguồngốc thì chính là ham muốn nhục dục. Nhiều“nhà trí thức” cho rằng gọi như vậy là mộtsự thoá mạ và để báo thù, họ trách cứ mônphân tâm học là “loạn dâm”. Người nàocho rằng dục tính là một cái gì đó xấu xa,đê tiện đối với con người thì người đóhoàn toàn có quyền dùng những từ thanhnhã hơn như Eros chẳng hạn. Tôi cũng cóthể làm như thế ngay từ đầu và như vậy tôicó thể tránh được nhiều sự phản bác,nhưng tôi không làm thế vì tôi không phảilà kẻ nhu nhược. Không thể biết được điềuđó sẽ đưa đến đâu: đầu tiên là nhượng bộvề ngôn từ, sau đó sẽ dần dần nhượng bộtrong thực tế. Tôi cho rằng chẳng có gìphải xấu hổ chuyện dục tính, người ta cho

Page 63: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

rằng dùng từ Eros trong tiếng Hy lạp thìbớt ngượng, nhưng từ ấy có khác gì từ yêucủa ta và cuối cùng người nào có thể chờđợi thì người đó không cần phải nhượngbộ.

Như vậy là chúng tôi giả định rằng cácmối liên hệ tình ái (diễn đạt một cách trungtính: những liên hệ tình cảm) là bản chấtcủa linh hồn tập thể. Xin nhớ rằng các tácgiả mà chúng tôi nói đến ở trên không đảđộng gì đến khái niệm ấy cả. Có lẽ nhữngđiều phù hợp với quan hệ tình ái đã bị chedấu sau bức bình phong là ám thị. Hai suynghĩ sau đây củng cố thêm giả thuyết củachúng tôi: thứ nhất, đám đông được liênkết bằng một lực nào đó. Nhưng ngoài cáiEros ấy thì còn lực nào có cái sức mạnhliên kết mọi người trên thế gian? Thứ haicó cảm tưởng rằng trong đám đông cá nhân

Page 64: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

từ bỏ cá tính độc đáo của mình và ngả theoám thị của đám đông là do anh ta có nhucầu đồng thuận với đám đông chứ khôngphải là mâu thuẫn với họ, anh ta làm thế làđể “chiều lòng họ”.

Page 65: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

5. Giáo hội và quânđội: Hai đám đôngnhân tạo

Như chúng ta còn nhớ, về mặt hình tháihọc có thể chia ra rất nhiều loại đám đôngkhác nhau và có những xu hướng hoàn toàntrái ngược nhau trong nguyên tắc phân loạiđám đông. Có những đám đông tồn tạitrong một thời gian ngắn, có đám đông tồntại trong một thời gian dài; có những đámđông gồm những thành viên tương đồng, cóđám đông gồm những thành viên tương dị;có đám đông tự nhiên, có những đám đôngnhân tạo chỉ tụ tập vì bị thúc bách; cónhững đám đông đơn giản, có những đám

Page 66: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đông đã được phân công, có tổ chức cao.Vì những lí do sẽ được đề cập sau, chúngtôi muốn nhấn mạnh một điểm mà các tácgiả khác ít chú ý: đám đông không cóngười cầm đầu và đám đông có người cầmđầu. Ngược lại với thói thường, nghiêncứu của chúng tôi không bắt đầu bằng mộtđám đông đơn giản mà bắt đầu từ nhữngđám đông có tổ chức cao, tồn tại lâu dài,tụ tập do bị thúc bách. Hai nhóm đáng chúý hơn cả là giáo hội, tập hợp của các tínđồ, và quân đội.

Giáo hội và quân đội thực chất lànhững đám đông nhân tạo, hình thành do bịthúc bách; để bảo đảm cho chúng không bịtan rã và ngăn chặn những thay đổi trong tổchức của chúng người ta phải áp dụng mộtsố cưỡng bách từ bên ngoài. Người takhông được hỏi và cũng không được tự ý

Page 67: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

gia nhập những tổ chức như thế. Việc rútra khỏi tổ chức như thế thường bị đàn áphoặc phải có một số điều kiện nhất định.Hiện thời chúng ta không quan tâm đếnviệc là tại sao các tổ chức xã hội ấy lạicần các biện pháp đảm bảo như vậy.Chúng ta chỉ quan tâm đến một tình tiết:trong những đám đông có tổ chức cao nhưthế, những đám đông được bảo vệ khỏi tanrã như vậy ta có thể dễ dàng nhận ra mộtsố đặc điểm mà ở những đám đông kháckhó nhận ra hơn.

Trong giáo hội (tốt nhất nên chọn giáohội Công giáo làm mẫu) cũng như trongquân đội (mặc dù hai tổ chức này khácnhau) vẫn tồn tại một niềm tin sai lầm (ảotưởng) rằng người cầm đầu - trong giáohội là Jesus-Christ, còn trong quân đội làvị Tổng tư lệnh - yêu thương tất cả các

Page 68: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thành viên trong đoàn thể như nhau. Mọiđiều khác phụ thuộc vào ảo tưởng này, nếuảo tưởng này biến mất thì cả quân đội vàgiáo hội đều tan rã, hoàn cảnh bên ngoàichỉ làm cho việc tan rã xảy ra lâu hay mauhơn mà thôi. Jesus-Christ yêu thương tấtcả mọi người như nhau, ý ấy diễn đạt rõràng trong câu sau đây: «Quả thật, ta nóicùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việcđó cho một người trong những anh em ta,dầu là kẻ nhỏ mọn hơn hết, tức là làm chochính ta vậy” [10] . Ngài là một người anhnhân từ, người đóng vai trò người cha củamọi tín hữu. Mọi yêu cầu đối với các đạohữu đều phát sinh nhân danh tình yêu này.Giáo hội khác với các tổ chức khác ở tínhdân chủ chính vì trước Jesus-Christ mọingười đều bình đẳng, mọi người đều đượcNgài yêu thương như nhau. Không phải là

Page 69: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

không có lí khi người ta so sánh sự tươngđồng của cộng đồng Công giáo với một giađình, và các tín đồ gọi nhau là anh emtrong Thiên Chúa, nghĩa là anh em trongtình thương yêu mà Jesus-Christ dành chohọ. Không nghi ngờ gì rằng mối liên hệ củamỗi người với Jesus-Christ cũng là nguyênnhân ràng buộc giữa họ với nhau. Trongquân đội cũng như vậy, Tổng tư lệnh làngười cha yêu thương tất cả các chiến sĩnhư nhau và vì vậy mà mọi quân nhân ràngbuộc với nhau trong tình đồng đội. Về cơcấu, quân đội khác giáo hội ở điểm đẳngcấp, mỗi vị chỉ huy là thủ trưởng và chacủa đơn vị mình. Thực ra các cấp bậc nhưthế được thiết lập cả trong giáo hội nữa,nhưng thang bậc không đóng vai trò nhưtrong quân đội vì người ta gán cho Jesus-Christ nhiều sự cảm thông và quan tâm đến

Page 70: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

từng cá nhân hơn là một vị tư lệnh có thậtdưới trần gian.

Quan niệm một cơ cấu quân đội trênnền tảng dục tính (libido) như vậy có thểbị chỉ trích, người ta có thể chỉ trích rằngchúng tôi không kể đến những khái niệmnhư tổ quốc, lòng tự hào dân tộc v.v. lànhững nhân tố cố kết quan trọng đối vớimột đội quân. Nhưng đây là trường hợpkhác, không phải trường hợp đám đôngđơn thuần và nếu xét đến các đạo binh củaCesar, Wallenstein hay Napoleon thì ta sẽthấy những nhân tố ấy không cần thiết chosự thiết lập và duy trì quân đội. Sau nàychúng tôi sẽ xét khả năng thay thế lãnh tụbằng một lí tưởng chủ đạo và quan hệ giữalãnh tụ và lí tưởng.

Việc coi thường yếu tố libido trongquân đội (ngay cả trong trường hợp nó

Page 71: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

không phải là yếu tố duy nhất đóng vai tròtổ chức) không chỉ là sai lầm có tính líthuyết mà còn nguy hiểm trong thực tiễn.Khoa học Đức cũng như chủ nghĩa quânphiệt Phổ không biết đến khía cạnh tâm líchắc chắn đã học được bài học trong cuộcthế chiến vừa qua (Thế chiến I - ND). Nhưta biết bệnh suy nhược thần kinh của binhsĩ làm tan rã quân đội Đức chính là lờiphản kháng của từng cá nhân đối với vaitrò của họ trong quân ngũ và theo báo cáocủa E. Simmel [11] thì ta có thể khẳngđịnh rằng nguyên nhân bệnh hoạn chủ yếucủa binh sĩ chính là thái độ nhẫn tâm củacác cấp chỉ huy. Nếu người ta đánh giácao hơn hấp lực libido đó thì có thể lànhững lời hứa viển vông 14 điểm củaTổng thống Mỹ đã không giành được sự tincậy dễ dàng như thế và các nhà chiến lược

Page 72: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Đức đã không bị đánh bật khỏi tay mộtcông cụ đáng tin cậy như thế.

Chúng ta phải ghi nhận rằng trong cảhai loại đám đông nhân tạo ấy mỗi cá nhânđều có mối liên hệ libido, một mặt vớilãnh tụ (Jesus-Christ, Tổng tư lệnh) và mặtkhác với những người khác trong đámđông. Hai mối liên hệ ấy có quan hệ vớinhau ra sao, chúng có tương đồng về bảnchất và cùng giá trị hay không, về mặt tâmlí chúng phải được mô tả ra sao, tất cảnhững điều đó sẽ được nghiên cứu sau.Nhưng ngay từ bây giờ ta đã có thể tráchcứ các tác giả đi trước là họ không đánhgiá đúng mức vai trò của lãnh tụ đối vớitâm lí quần chúng trong khi chúng tôi chọnnó làm đối tượng nghiên cứu đầu tiên và vìvậy mà giành được vị trí thuận lợi. Chúngtôi có cảm tưởng rằng chúng tôi đã đi đúng

Page 73: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hướng trong việc cắt nghĩa hiện tượng nềntảng của tâm lí đám đông, đó là: sự gắn bócủa cá nhân trong đám đông. Nếu mỗi cánhân đều cảm thấy một mối liên kết tìnhcảm mạnh mẽ như vậy trong cả hai hướngthì từ quan hệ đó sẽ dễ dàng giải thíchnhững thay đổi và hạn chế của cá nhântrong đám đông mà ta quan sát được.

Bản chất của đám đông nằm trong cácmối liên kết libido hiện hữu bên trong nócó thể được tìm thấy trong hiện tượnghoảng loạn trong quân đội là hiện tượng cólẽ đã được nghiên cứu kĩ nhất. Sự hoảngloạn phát sinh khi có sự tan rã. Đặc điểmchủ yếu của nó là người ta không còn tuântheo mệnh lệnh của cấp chỉ huy nữa, aicũng chỉ lo cho mình, bỏ mặc người khác.Không còn mối ràng buộc nào nữa, mộtnỗi hoảng loạn khủng khiếp và vô nghĩa

Page 74: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

xâm chiếm lòng người. Dĩ nhiên ở đâyngười ta cũng có thể cãi rằng: ngược lại,chính vì nỗi sợ hãi quá lớn, nó đè bẹp mọisuy luận và ràng buộc. Mc Dougall (trang24) còn coi hoảng loạn (tuy không phải làquân đội) là thí dụ về phóng đại khíchđộng là do cảm ứng nguyên thuỷ (primaryinduction). Nhưng sự giải thích thuần lí đóhoàn toàn sai. Chúng ta phải giải thích tạisao nỗi hoảng loạn lại khủng khiếp đếnnhư thế. Mức độ hiểm nguy không phải lànguyên nhân vì chính đạo quân đang hoảngloạn đó đã từng đương đầu được vớinhững mối hiểm nguy như vậy mà có thể làcòn hiểm nguy hơn, và đối với nỗi hoảngloạn thì điều đặc biệt là nó không nằmtrong mối tương quan nào với hiểm nguyđang đe dọa cả, thường khi nó xuất hiệnchỉ vì những lí do chẳng đáng kể gì. Khi

Page 75: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

một cá nhân hoảng loạn thì hắn chỉ lo chobản thân, điều đó chứng tỏ rằng mọi mốiliên hệ tình cảm của hắn, những mối liênhệ từng giúp giảm thiểu nỗi sợ hãi, đãchấm dứt. Vì hắn phải một mình, đơn độc,đối diện với hiểm nguy thì dĩ nhiên là hắnphóng đại thêm mối nguy hiểm. Như vậynghĩa là hoảng loạn xảy ra do sự tan rã cơcấu libido của đám đông và là phản ứngphải có đối với sự tan rã ấy, chứ khôngphải ngược lại là những liên hệ libido củađám đông bị tan ra là do hoảng loạn trướchiểm nguy.

Nhận định trên đây không mâu thuẫnvới khẳng định rằng trong đám đông docảm ứng nguyên thủy (truyền nhiễm) màhoảng loạn trở thành khủng khiếp hơn. Lígiải của Mc Dougall hoàn toàn đúng chonhững trường hợp khi mối nguy hiểm quả

Page 76: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thật là to lớn cũng như khi trong đám đôngkhông có những mối liên kết tình cảm sâusắc. Đấy là khi trong rạp hát hay rạp xiếcxảy ra hỏa hoạn chẳng hạn. Nhưng trườnghợp đáng quan tâm và có ích cho mục đíchcủa chúng ta là sự hoảng loạn trong mộtđạo quân khi mà mối nguy hiểm khôngvượt quá mức bình thường, mức mà trướcđây không hề gây ra nỗi hoảng loạn nào.Vả chăng từ “hoảng loạn” không có mộtnghĩa chuẩn xác và nhất định. Trong mộtsố trường hợp thì nó dùng để chỉ mọi sựsợ hãi của đám đông, trong một số trườnghợp khác thì của một người, nếu nỗi sợ đólà quá lớn, nhiều khi nó được dùng để chỉsự bùng phát sợ hãi do những lí do khôngđáng kể. Nếu chúng ta dùng từ “hoảngloạn” theo nghĩa nỗi sợ hãi của đám đôngthì ta có thể tiến hành so sánh. Cá nhân sợ

Page 77: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hãi là do có nguy hiểm lớn hay do bị mấtcác liên hệ libido; trường hợp sau là dosuy nhược thần kinh (xin xem Phân tâmhọc nhập môn, chương 25, Freud). Hoảngloạn xảy ra khi có mối nguy hiểm to lớn đedoạ mọi người hay khi những mối dây liênkết tình cảm của đám đông không còn,trường hợp sau cũng tương tự như sợ hãido suy nhược thần kinh.

Nếu mô tả sự hoảng loạn (như McDougal làm) như là biểu hiện rõ rệt củatâm lí đám đông thì sẽ có nghịch lí sauđây: tâm lí đám đông tự hủy diệt ngaytrong một biểu hiện rõ rệt nhất của mình.Không còn nghi ngờ gì rằng hoảng loạn làsự tan rã đám đông, kết quả của sự tan rađó là sự tiêu vong mọi ràng buộc giữa cáccá nhân làm thành đám đông.

Nguyên cớ điển hình cho việc xuất

Page 78: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hiện hoảng loạn rất giống với điều đượcmô tả trong đoạn văn của Nestroy nhại vởkịch của Hebbel (Judith và Holopherne).Trong đoạn văn này một người lính hô:“Chủ tướng bị chặt đầu rồi”, thế là toàn bộquân lính Assyrie bỏ chạy. Việc mất ngườicầm đầu trong bất cứ ý nghĩa nào của từnày, hay sự thất vọng đối với ông ta cũngđều tạo ra hoảng loạn dù rằng nguy hiểmkhông tăng. Liên kết hỗ tương giữa nhữngcá nhân lập thành đám đông sẽ tan rã cùngvới sự tan rã liên kết với người chỉ huy.Đám đông tan rã như tuyết gặp ánh nắngmặt trời.

Sự tan rã của đám đông tôn giáo khóthấy hơn. Mới đây tôi có được đọc mộtcuốn tiểu thuyết của Anh về đề tài Cônggiáo nhan đề Đêm đen (When it was dark)do một giám mục địa hạt London giới

Page 79: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thiệu. Theo tôi cuốn tiểu thuyết đã mô tảrất hay và rất đúng khả năng và những hậuquả của sự tan rã của đám đông tôn giáo.Tác giả tưởng tượng ra một hành độngdường như xảy ra trong thời hiện tại: cómột âm mưu chống lại Jesus-Christ vànhững lời rao giảng của Ngài. Những kẻâm mưu phao tin chúng đã tìm thấy ởJesusalem một hầm mộ, trong đó có mộttấm bia nói rằng một người tên làArimathie thú nhận là ông ta, vì lòng kínhChúa, đã bí mật lấy trộm xác Ngài sau khiNgài chết được ba ngày và đem giấu ở cáihầm ấy. Bằng cách đó, những kẻ âm mưuđã làm sụp đổ niềm tin vào sự tái sinh vànguồn gốc thần thánh của Jesus-Christ. Vụphát hiện khảo cổ học ấy đã làm rungchuyển cả nền văn hóa Âu Châu và hậuquả là tội ác và bạo hành gia tăng đến mức

Page 80: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

báo động. Tình trạng gia tăng tội ác chỉchấm dứt khi người ta khám phá ra âmmưu của những kẻ giả mạo.

Sự kiện bộc lộ trước tiên trong vụ tanrã tôn giáo giả định nói tới ở đây khôngphải là nỗi sợ hãi (không có lí do nào cả)mà là các xung lực ích kỉ và thù địch đốivới tha nhân. Những xung lực này trướcđây không thể biểu lộ ra được chính vì tìnhyêu đồng đều mà Jesus-Christ dành chomọi người [12] . Ngay thời Chúa còn tạithế vẫn có những cá nhân nằm ngoài mốiliên kết tình cảm ấy; đó là những ngườikhông thuộc cộng đồng Công giáo, họkhông yêu Chúa mà Chúa cũng không yêuhọ; vì thế một tôn giáo - dù nó có tự gọi làtôn giáo của tình thương đi nữa - cũng phảitàn bạo và không nương tay với kẻ ngoạiđạo. Tại căn để, mọi tôn giáo đều là tôn

Page 81: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

giáo của tình thương đối với những ngườicùng bổn đạo, và tôn giáo nào cũng tàn ácvà không khoan dung với người không chịutheo nó. Vì vậy dù có bị tổn thương đếnđâu ta cũng chớ nên nặng lời với nhữngngười sùng tín. Xét về mặt tâm lí thì nhữngngười vô thần và những kẻ thờ ơ là nhữngngười gặp may mắn hơn. Nếu lòng hẹp hòi,cố chấp ngày nay không còn mãnh liệt nhưxưa thì ta cũng không thể nói rằng đấy làdo tính khí người ta nay đã dịu hơn xưa.Nguyên do là việc giảm sút không chối cãiđược của tình cảm tôn giáo và cùng với nólà những liên kết libido. Nếu có một đámđông khác thay thế cho đám đông tôn giáo(hiện nay dường như đám đông theo họcthuyết xã hội chủ nghĩa đã làm được nhưthế) thì kết quả cũng vẫn là lòng hẹp hòi,cố chấp như thế với người không thuộc

Page 82: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đoàn thể ấy như thời các cuộc chiến tôngiáo mà thôi và nếu những khác biệt vềquan điểm khoa học có ý nghĩa lớn vớiquần chúng thì kết quả tương tự cũng xảyra ngay cả trong lĩnh vực này nữa.

------------------------[1]Die Psychologie der

Kollektivitäten của B. Kraskovic Jun.,1915.

[2]Walter Moede, Die Massen- undSozialpsychologie im kritischenÜberlick, Zeitschrift für pädagogischePsychologie und experimentellePädagogik von Meumann und Scheibner,XVI, 1915.

[3]Cambridge, 1920.[4]Instinct of the Herd in Peace and

War. London, 1916.[5]Brugeilles, "L’essence du

Page 83: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

phenomene social: la suggestion”. Revuephilosophique XXV. 1913

[6]Christoph trug Christum.Christum trug die ganze Welt. Sag wohat Christoph hin den Fuss gestellt?Christophorus Christum, sed Chistussustulit orbem: Constiterit pedibus dieubi Christophorus?

[7]Mc Dougall trong tạp chí“Journal of Neurology andPsychopathology”. Vol.1, No 1, May1920. “A note on suggestion”.

[8]Nachmansohn, “FreudsLibidotheorie verglichen mit derEroslehre Platos”. Intern. Zeitschr. f.Psychoanalyse III, 1915; Pfister ebd.VII. 1921

[9]Xem Thơ thứ nhất của Phao Lôgửi cho người Cô-Rin-Tô, bản dịch của

Page 84: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Hội Ghi-Đê-Ôn. (Ghi chú của ngườidịch)

[10]Tin lành theo Ma-thi-ơ (25:40),bản dịch của Hội Ghi-Đê-Ôn. (Ghi chúcủa người dịch)

[11]Kriegsneurosen und psychischesTrauma, München 1918

[12]Trong cuốn Die vaterloseGesellschaft của Federn, Vienne 1919,có giải thích những hiện tượng tương tựxảy ra khi sụp đổ quyền tộc trưởng.

Page 85: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

6. Những vấn đềmới và nhữnghướng tìm tòi mới

Chúng ta đã nghiên cứu hai đám đôngnhân tạo và thấy rằng có những ràng buộctình cảm lưỡng phân ngự trị trong các đámđông đó, một mặt là ràng buộc với lãnh tụ,có tính quyết định hơn và mặt khác là vớinhững cá nhân tham gia đám đông.

Nhiều vấn đề về cơ cấu đám đông vẫnchưa được khảo sát và mô tả. Cần phảixuất phát từ luận điểm là nếu trong mộtnhóm người tụ tập mà chưa hình thành cácràng buộc nêu trên thì nhóm người đó chưaphải là đám đông, đồng thời phải công

Page 86: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhận rằng trong bất kì nhóm người tụ hộinào cũng rất dễ xuất hiện xu hướng tạo lậpmột đám đông tâm lí. Phải xem xét cácđám đông tự tụ hội ít nhiều có tính cáchthường kì, theo nguyện vọng của mình; cầnphải nghiên cứu điều kiện hình thành vàtan rã của chúng. Trước hết chúng ta quantâm đến sự khác nhau của đám đông cóngười cầm đầu và không có người cầmđầu. Liệu có phải là đám đông có ngườicầm đầu là cổ xưa hơn và hoàn thiện hơnhay không? Liệu người cầm đầu có thểđược thay thế bằng một lý tưởng, bằng mộtcái gì đó trừu tượng là bước chuyển tiếpmà các đám đông tôn giáo tạo nên cùngvới người cầm đầu vô hình hay không?Liệu một xu hướng, một ước vọng chungcó thể thay thế vai trò người cầm đầu haykhông? Cái giá trị trừu tượng đó có thể thể

Page 87: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhập vào một cá nhân đóng vai trò lãnh tụthứ hai và từ quan hệ của người cầm đầuvà lý tưởng có thể xuất hiện những biếntướng đáng quan tâm. Người cầm đầu haytư tưởng chủ đạo cũng có thể thành tiêucực, lòng căm thù một người nào đó haythể chế nào đó có thể có khả năng tập hợpvà tạo ra những mối liên kết tình cảmgiống như những cảm xúc tích cực vậy.Sau đó có thể hỏi rằng có thực sự cầnngười cầm đầu để tạo ra đám đông haykhông v.v.

Nhưng tất cả những câu hỏi đó, mộtphần đã được thảo luận trong sách báo vềtâm lí đám đông, không thể làm chúng tasao lãng khỏi những vấn đề tâm lí màchúng ta cho là cơ bản trong cơ cấu đámđông. Trước hết chúng ta xem xét luận cứchỉ cho ta con đường ngắn nhất dẫn đến

Page 88: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

việc chứng minh rằng những mối liên kếtđặc trưng cho đám đông có nguồn gốclibido.

Chúng ta hãy nhớ lại xem người đờiđối xử với nhau như thế nào trong lĩnh vựctình cảm. Schopenhauer đã có một so sánhnổi tiếng với những con nhím mùa đông đểgợi rằng không một người nào có thể chịunổi sự gần gũi quá mức của người khác.“Mùa đông lạnh giá, đàn nhím ép sát vàonhau cho ấm. Nhưng ngay lúc ấy chúngcảm thấy đau vì lông con nọ chọc vào conkia, chúng phải lùi xa nhau ra. Thấy rétchúng lại xích vào nhau và cứ thế chúngluẩn quẩn giữa hai nghịch cảnh đó cho đếnkhi tìm được một khoảng cách vừa phảithoải mái nhất” [1] . Phân tâm học khẳngđịnh rằng mọi liên hệ tình cảm gần gũitrong khoảng thời gian đủ lâu nào đó (quan

Page 89: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hệ vợ chồng, tình bạn, cha con) [2] đều đểlại cảm giác khó chịu mang tính thù nghịchchỉ có thể được loại bỏ bằng cách đẩynhau đi. Ta thấy rõ điều đó khi hai bênthường gây gổ với nhau hay khi thấy cácnhân viên ta thán chống lại cấp trên. Khingười ta tụ tập thành đám đông hơn thìcũng xảy ra những chuyện hệt như vậy. Khicó hai gia đình thông gia với nhau thì bênnào cũng cho rằng mình tốt hơn và cao quíhơn bên kia. Hai tỉnh cạnh nhau ghen tị vớinhau, tổng nọ khinh thường tổng kia. Giốngngười cùng nguồn gốc ganh ghét nhau:người Đức miền Nam không chịu nổingười Đức miền Bắc, người Anh ghétngười Scotland, người Tây Ban Nha khinhngười Bồ Đào Nha. Còn sự khác biệt lớngây ra mối căm thù: người Pháp thù ngườiĐức, người Arien ghét dân Do Thái, da

Page 90: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trắng thù da đen; chuyện đó đã từ lâuchẳng làm ta ngạc nhiên nữa.

Nếu xuất hiện sự ác cảm chống lạingười mà ta từng yêu mến thì ta gọi đó làthái độ nước đôi (ambivalent) và ta tự giảithích một cách quá duy lí bằng những lí dodẫn đến xung đột về quyền lợi, những lí doluôn luôn hiện hữu trong các quan hệ thântình kiểu đó. Trong trường hợp khi sự áccảm, thù địch biểu lộ công khai với thanhân thì ta có thể nhận thấy đấy là biểuhiện của tính ích kỉ, ngã ái, cái ngã áimuốn tự khẳng định, cái ngã ái hành độngtheo kiểu dường như sự hiện hữu những gìkhác với đặc điểm cá nhân của nó đều kèmtheo sự chỉ trích và đòi hỏi phải biến cải.Chúng ta không biết vì sao người ta lạinhậy cảm với những tiểu tiết đến như thế,nhưng chắc chắn rằng trong hành vi đó

Page 91: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hiển lộ rõ ràng tính dễ xung đột, dễ gâyhấn mà chúng ta không rõ nguồn gốc vàchúng ta coi là đặc điểm nguyên thủy.Trong cuốn sách Vượt qua nguyên tắckhoái lạc xuất bản năm 1920, tôi đã thửqui hai thái cực yêu ghét với sự đối lậpgiữa bản năng sống và bản năng chết vàcoi khuynh hướng tính dục như là một thứthay thế thuần khiết nhất của cái thứ nhất,nghĩa là bản năng sống. Nhưng toàn bộ sựbất dung sẽ biến mất tạm thời hay lâu dàikhi xuất hiện đám đông hay ngay trong đámđông. Khi còn đám đông thì cá nhân hànhđộng trong khuôn khổ của nó như nhữngngười giống nhau hoàn toàn, họ chấp nhậncá tính của tha nhân, coi mình ngang hàngvới tha nhân và không thấy có sự căm ghétnào.

Sự hạn chế ngã ái đó, theo lí luận của

Page 92: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chúng tôi, là do một một yếu tố duy nhất:liên kết libido với người khác. Tính ích kỉchỉ bị hạn chế khi có tình yêu đối vớingười khác, khi có tình yêu với các đốitượng [3] . Một câu hỏi lập tức xuất hiện,tự thân quyền lợi chung mà không cần bấtcứ liên kết libido nào thì có dẫn đến sựkhoan dung và tôn trọng đối tác haykhông? Có thể đáp rằng sự hạn chế ngã áitrong trường hợp này không bền vững vìsự khoan dung sẽ mất ngay khi mối lợi dosự cùng tham gia của tha nhân không còn.Nhưng giá trị thực tế của vấn đề đangtranh luận này nhỏ hơn người ta nghĩ lúcđầu vì kinh nghiệm dạy chúng ta rằng trongquá trình cộng tác thì giữa các đối tác sẽphát sinh các điều kiện libido giúp củngcố quan hệ của họ kể cả sau khi lợi lộc đãhết.

Page 93: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Trong quan hệ xã hội của con ngườicũng xảy ra hiện tượng giống hệt như vậymà phân tâm học phát hiện ra khi nghiêncứu quá trình phát triển libido của cá nhân.Libido hướng vào việc đáp ứng các nhucầu sống còn và lựa chọn những người cóthể đáp ứng những nhu cầu đó làm nhữngđối tượng đầu tiên. Trong quá trình tiếnhoá của nhân loại cũng như của cá nhân,chỉ có tình yêu mới có thể đóng vai trò nhưlà nhân tố văn hóa trong quá trình chuyểntừ chủ nghĩa vị kỉ sang chủ nghĩa vị tha. Vàthực tế là vì tình yêu với một người đànbà, cho dù nó có gây ra những hạn chế, tasẵn sàng chịu đựng mọi thứ miễn là ngườiyêu ta được hạnh phúc; tương tự như vậykhi có một tình yêu đồng giới thăng hoa,phi dục tính sinh ra trong quá trình cộngtác với một người đàn ông. Như vậy là nếu

Page 94: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trong đám đông có sự giới hạn lòng ích kỉngã ái thì đấy là bằng chứng không thểchối cãi rằng thực chất của đám đôngchính là những liên kết mới được xác lậpgiữa các thành viên của nó với nhau.

Nhưng bây giờ chúng ta lại phải hỏirằng những mối liên kết trong đám đông ấylà loại liên kết gì? Trong lí thuyết phântâm học về bệnh tâm thần cho đến naychúng tôi mới chỉ nghiên cứu về các khátkhao yêu đương với các đối tượng nhằmmục đích dục tính trực tiếp. Trong đámđông thì hiển nhiên không thể nói đếnchuyện dục tính rồi. Ở đây chúng ta gặpphải khát khao yêu đương tuy đã rẽ khỏimục đích ban đầu nhưng vẫn giữ nguyênảnh hưởng đối với đám đông. Trong khuônkhổ của sự chiếm đoạt đối tượng về mặtdục tính chúng tôi cũng đã nhận thấy những

Page 95: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

biểu hiện của sự chuyển hướng ham muốnkhỏi mục đích dục tính. Chúng tôi đã mô tảchúng như là một mức độ yêu đương nhấtđịnh và nhận xét rằng chúng đã hạn chếmột phần cái “Tôi”. Bây giờ chúng ta sẽnghiên cứu kĩ lưỡng những biểu hiện tìnhái đó với hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm racác quan hệ có thể đem áp dụng vàotrường hợp các mối liên kết trong đámđông. Ngoài ra chúng ta còn muốn biếtliệu phương pháp chiếm đoạt đối tượng,như chúng ta đã biết trong đời sống tìnhdục, có phải là hình thức liên kết tình cảmduy nhất đối với người khác hay chúng tacòn phải lưu ý đến những cơ chế khác nữa.Phân tâm học cho chúng ta biết rằng còncó những cơ chế liên kết tình cảm khácnữa: đó là hiện tượng đồng nhất hóa, mộthiện tượng chưa được nghiên cứu kĩ, rất

Page 96: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khó mô tả, chúng ta hãy tạm gác vấn đềtâm lí đám đông để xem xét vấn đề đồngnhất hoá.

Page 97: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

7. Đồng nhất hoáPhân tâm học cho rằng đồng nhất hoá

là biểu hiện sớm nhất của liên kết tình cảmvới người khác. Đồng nhất hoá đóng vaitrò nhất định trong việc phát triển mặc cảmƠđíp. Đứa bé trai rất thích cha nó, nómuốn được trở thành như bố nó, nó muốnthay thế bố nó trong mọi hoàn cảnh. Ta cóthể nói: người cha là nhân vật lí tưởng củanó. Thái độ đó không phải là thụ động haynữ tính đối với bố (hay với đàn ông nóichung) mà ngược lại đấy hoàn toàn là namtính. Thái độ ấy hoàn toàn dung hoà vớimặc cảm Ơđíp và góp phần thúc đẩy mặccảm này.

Đồng thời với quá trình đồng nhất hoávới cha, đứa bé bắt đầu coi mẹ là đối

Page 98: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tượng libido. Như vậy là đứa bé bộc lộhai liên kết khác nhau về mặt tâm lí: vớimẹ là khao khát dục tính còn với cha là sựđồng nhất hoá với nhân vật lí tưởng. Cảhai mối liên kết cùng tồn tại bên cạnh nhaumột thời gian mà không ảnh hưởng đếnnhau, không gây xáo trộn gì cho nhau.Nhưng dần dần hoạt động tinh thần đi đếnchỗ thống nhất, hai mối liên kết va chạmnhau và nhờ sự qui tụ đó mà xuất hiện hộichứng Ơđíp. Đứa trẻ nhận thấy rằng bâygiờ ông bố đã cản trở nó trên đường đếnvới mẹ; sự đồng nhất với cha có pha chútác cảm và trở thành đồng nhất với ướcmuốn thay thế cha kể cả trong quan hệ vớimẹ. Đồng nhất hoá có tính cách nước đôingay từ đầu [4] , nó vừa là biểu hiện tìnhcảm âu yếm vừa là ước muốn loại trừ cha.Nó thể hiện ra như là nhánh của giai đoạn

Page 99: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đầu, giai đoạn “miệng” trong việc hìnhthành libido, trong giai đoạn đó đứa trẻhấp thu đối tượng yêu quí bằng cách ăn vàbằng cách đó hủy diệt ngay chính đốitượng. Như ta đã biết thì mọi ăn thịt ngườidừng lại ở giai đoạn phát triển này: hắnchén cả người hắn ghét lẫn người hắn yêu..

Việc đồng nhất hoá với cha sẽ khôngđể lại dấu vết gì. Có thể xảy ra hiện tượngsau đây: khi đứa trẻ mang nữ tính thì ngườicha sẽ bị coi là đối tượng đáp ứng dục tínhvà khi đó sự đồng hoá với bố trở thành sơkì của liên kết đối tượng. Đứa con gáicũng có thái độ tương tự như vậy với mẹnó. Sự khác nhau chỉ là một đằng thì đồngnhất hoá với cha còn đằng khác thì coi chalà đối tượng. Trong trường hợp thứ nhấtngười cha là đối tượng để trở thành,trường hợp thứ hai thì người cha là đối

Page 100: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tượng chiếm hữu. Như vậy, sự khác nhaulà mối liên kết tình cảm này liên quan đếnchủ thể hay khách thể của cái “Tôi”. Vìvậy mối liên kết thứ nhất có thể tồn tạitrước khi có sự lựa chọn đối tượng dụctính. Rất khó mô tả sự khác biệt đó bằngtâm lí siêu hình. Ở đây chỉ cần ghi nhậnrằng sự đồng nhất hoá dẫn đến việc tạo lậpcái “Tôi” của mình theo hình mẫu củangười khác, người được coi là “lí tưởng”.

Chúng tôi phân biệt một sự đồng nhấthoá khỏi những mối liên hệ phức tạp trongtrường hợp suy nhược thần kinh như sau.Một bé gái mà chúng tôi quan sát có cùngmột triệu chứng bệnh lí như người mẹ, thídụ cùng bị những cơn ho dai dẳng. Chuyệnđó có thể xảy ra bằng những cách khácnhau: đấy có thể là sự đồng nhất hoá vớimẹ, sinh ra bởi mặc cảm Ơđíp, nghĩa là

Page 101: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ước muốn thế chỗ của mẹ; triệu chứng nàycũng có thể là biểu hiện của tình yêu đốivới cha, nó thực hiện chính việc thay thếmẹ, đứa bé bị ảnh hưởng bởi cảm giác tộilỗi: mày muốn là mẹ ư, thì mày được rồiđó, mày ho như mẹ đó. Đấy là toàn bộ cơchế hình thành chứng loạn thần kinh(hysterie). Có cả triệu chứng tương tự vớitriệu chứng của người mà đứa trẻ yêu (vídụ cô bé Dora trong Bruchstück einerHysterieanalyse bắt chước chứng ho củacha); trong trường hợp này ta có thể mô tảthực chất vấn đề như sau: đồng nhất hoáchiếm chỗ của lựa chọn đối tượng, còn lựachọn đối tượng thoái hoá thành đồng nhấthoá. Chúng ta đã nghe rằng đồng nhất hoálà hình thức sớm nhất, hình thức đầu tiêncủa mối liên kết tình cảm; khi có dấu hiệutriệu chứng, nghĩa là sự dồn nén và khi các

Page 102: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cơ chế vô thức chiếm ưu thế thì thườngđáng lẽ lựa chọn đối tượng thì người ta lạiđồng nhất hóa với đối tượng, nghĩa là“Tôi” nhận những phẩm chất của đốitượng.

Chúng ta nên để ý rằng trong đồng nhấthóa, cái “Tôi” đôi khi sao chép người nóyêu, đôi khi sao chép người nó ghét.Chúng ta cũng phải nhớ rằng trong cả haitrường hợp, đồng nhất hoá cũng chỉ làphần nào, rất hạn chế, nó chỉ mượn một nétnào đó của người mà nó nhận làm đốitượng mà thôi. Trường hợp thứ ba, hay xảyra và quan trọng là trường hợp sự đồngnhất hóa không tùy thuộc vào quan hệlibido với đối với người mà nó sao chép.Ví dụ một cô nữ sinh nội trú nhận được từngười yêu bí mật một bức thư gợi lòngghen, cô ta phản ứng bằng cách nổi cơn

Page 103: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

loạn thần kinh, thì một vài cô bạn của cô tabiết chuyện và bị lây cơn loạn đó, chúngtôi gọi đó là truyền nhiễm tâm thần. Ở đâycơ chế đồng nhất hoá, trên cơ sở một ướcmuốn được ở hoặc một khả năng ở cùnghoàn cảnh, đã được kích hoạt. Các cô họctrò khác cũng muốn có một mối tình bí mậtvà do ảnh hưởng của nhận thức tội lỗi củamình họ chấp nhận sự đau khổ do tội lỗiđó mang lại [5] . Sẽ là sai lầm nếu khẳngđịnh rằng họ rước vào mình triệu chứng đólà do lòng xót thương. Ngược lại, xótthương sinh ra từ đồng nhất hóa, bằngchứng là sự truyền nhiễm hay bắt chước cóthể xảy ra trong trường hợp sự cảm thôngtrước đó còn ít hơn sự cảm thông giữa cáccô học trò trong trường nội trú như vừanói. Một cái “Tôi” cảm nhận được trongcái “Tôi” khác một tương đồng quan trọng

Page 104: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ở một khía cạnh nào đó, trong thí dụ củachúng ta thì đấy là sự sẵn sàng có cảmxúc; trên cơ sở đó mà xảy ra sự đồng nhấthoá ở khía cạnh đó và do ảnh hưởng củatình trạng bệnh hoạn mà đồng nhất chuyểnthành triệu chứng do cái “Tôi” cảm ứngđược. Nghĩa là đồng nhất hoá thông quatriệu chứng là dấu hiệu chứng tỏ hai cái“Tôi” có chung một điểm bị dồn nén.

Chúng ta có thể tập hợp những điềuvừa nghiên cứu vào ba nguồn gốc: thứnhất, đồng nhất hóa là hình thức liên kếttình cảm đầu tiên với đối tượng; thứ hai,do thoái hoá mà nó trở thành cái thay thếcho liên kết tình cảm với đối tượng giốngnhư phóng chiếu đối tượng vào cái “Tôi”;thứ ba, nó có thể xuất hiện khi có một cáichung với một người không phải là đốitượng dục tính. Cái chung càng lớn thì sự

Page 105: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đồng nhất hoá từng phần này càng dễ xảyra và bằng cách đó mà nó tạo ra một liênkết mới. Chúng ta đoán ra là sự liên kếtvới nhau của các cá nhân tạo thành đámđông về thực chất là sự đồng nhất hoá trêncơ sở một cái chung quan trọng, và chúngta có thể giả định rằng cái chung này chínhlà mối liên kết với người cầm đầu. Dĩnhiên chúng ta không coi là vấn đề đồngnhất hoá đã được trình bày một cách toàndiện; chúng ta mới ở ngưỡng cửa của cáimà tâm lí học gọi là nội nhập tình cảm(Einfühlung - tiếp thụ tình cảm của ngườikhác), là cái đóng vai trò chủ yếu trong sựhiểu biết của chúng ta về cái “Tôi” của kẻkhác. Nhưng chúng ta giới hạn sự tìm hiểubằng việc khảo sát những biểu hiện tìnhcảm trực tiếp nhất của hiện tượng đồngnhất hoá và tạm gác sang bên ảnh hưởng

Page 106: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của nó đối với hoạt động trí tuệ.Nghiên cứu phân tâm học đề cập một

cách sơ lược cả những vấn đề phức tạphơn của bệnh tâm thần biến thái có thể chỉcho chúng ta hiện tượng đồng nhất hoá cảtrong một số trường hợp mà chúng ta chưahoàn toàn hiểu rõ. Tôi xin phân tích kĩ haitrường hợp sau đây để tiện cho việc nhậnđịnh về sau.

Sự phát sinh đồng tính luyến ái của đànông thường xảy ra như sau: người thanhniên ràng buộc với mẹ, hiểu theo nghĩamặc cảm Ơđíp, một cách mạnh mẽ vàtrong một thời gian dài. Nhưng cuối cùng,sau giai đoạn trưởng thành về mặt giới tínhthì cần phải tìm một đối tượng tình dụckhác để thay cho mẹ. Khi đó xảy ra mộtbước ngoặt không ai ngờ được: trong khirời bỏ mẹ chàng trai đã đồng nhất hoá

Page 107: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

mình với mẹ, trở thành người mẹ và đi tìmđối tượng có thể thay thế cái “Tôi” củachàng ta, đối tượng mà anh ta có thể yêu,có thể âu yếm, như người mẹ đã từng yêu,đã từng âu yếm anh ta vậy. Đây là quátrình thường gặp, có thể được khẳng địnhtrong mọi trường hợp và dĩ nhiên là khôngphụ thuộc vào giả thuyết về duyên cớ vàđộng cơ của sự thay đổi bất thần đó. Điềuđáng chú ý là mức độ rộng lớn của trườnghợp đồng hoá này: nó thay đổi cái “Tôi”của con người trong một lĩnh vực quantrọng nhất, trong lĩnh vực dục tình, theomẫu của người mà cho đến lúc đó vẫn làđối tượng libido của nó. Chính đối tượngthì bị từ bỏ: sự từ bỏ là hoàn toàn hay làđược giữ trong vô thức - nhưng đấy khôngphải là đề tài của cuộc thảo luận của chúngta. Sự đồng nhất hoá với đối tượng mà

Page 108: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

người ta bỏ hay người ta bị mất với mụcđích thay thế nó, việc nhập nội(introjection) đối tượng vào trong cái“Tôi” dĩ nhiên không phải là mới đối vớichúng tôi. Đôi khi có thể quan sát trực tiếpquá trình này ở một đứa trẻ. Gần đây trêntờ “Internationale Zeitschrift fürPsychoananlyse” có tường thuật sự kiệnsau: một đứa nhỏ cảm thấy đau khổ vì mấtmột chú mèo con và bất thình lình giảithích rằng bây giờ nó chính là con mèo ấy,nó cũng bò bằng bốn chân và không chịungồi vào bàn ăn v. v. [6]

Phân tích hiện tượng trầm cảm(Melancholie) cho ta một thí dụ khác vềhiện tuợng nhập nội đối tượng; nguyênnhân chủ yếu của hiện tượng này là mất,mất thật sự hay mất về phương diện tìnhcảm, đối tượng tình ái. Đặc trưng chủ yếu

Page 109: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của các trường hợp này là con bệnh tự hạthấp quá mức cái “Tôi” của mình bằngcách tự phê phán và tự oán trách khôngthương tiếc. Sự phân tích cho hay rằngthực ra những lời tự phê phán và tự chỉtrích đó là nhằm vào đối tượng, là sự trảthù cái “Tôi” của chính đối tượng. Như tôiđã từng nói ở một chỗ khác, đấy là cáibóng của đối tượng đã phủ lên “Tôi”.Trong trường hợp này ta có thể thấy rõhiện tượng nhập nội đối tượng một cách rõràng, không còn nghi ngờ gì nữa.

Nhưng chứng trầm cảm còn cho ta mộtđiều nữa có thể quan trọng cho những khảosát sau này. Nó chỉ cho chúng ta thấy mộtcái “Tôi” bị chia chẻ, một cái “Tôi” vỡlàm hai phần, phần này kịch liệt chống lạiphần kia. Mảnh kia tức nửa cái tôi bị biếnđổi bởi sự nhập nội, nửa ấy chứa đựng đối

Page 110: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tượng đã bị mất. Nhưng cái nửa tự thể hiệnmột cách hung bạo cũng không xa lạ vớichúng ta: nó đưa lương tâm, đưa thẩmquyền phê phán vào “Tôi”; tuy lúc bìnhthường nó cũng phê phán “Tôi” nhưngkhông bao giờ tỏ ra bất công và mãnh liệtnhư vậy. Trước đây chúng ta cũng đã cócớ (hiện tượng ngã ái, buồn bã và trầmcảm) để giả định rằng trong cái “Tôi” củachúng ta có một thẩm quyền như thế, mộtnửa cái “Tôi” có thể tách riêng ra và xungđột với phần còn lại. Chúng tôi gọi phầnđó là “Tôi”- lí tưởng và gán cho nó chứcnăng tự quan sát, ý thức đạo đức, kiểmduyệt giấc mơ và vai trò chủ yếu trongviệc dồn nén. Chúng tôi đã nói rằng nó làhậu duệ của ngã ái khởi thủy nhất, trong đócái “Tôi” của đứa trẻ tìm được sự tự thoảmãn. Dần dần nó hiểu được những yêu cầu

Page 111: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

mà môi trường xung quanh đặt ra với cái“Tôi”, nhưng không phải lúc nào “Tôi”cũng thực hiện được, và người ta trong khibất mãn với cái “Tôi” của mình vẫn có thểtìm được sự thoả mãn trong “Tôi”- lítưởng đã tách rời khỏi “Tôi”. Ngoài rachúng tôi còn xác định được rằng trong sựđiên khùng vì tự soi mói đó(Beobachtungswahn) sự tan rã của “Tôi”-lí tưởng cũng trở nên rõ ràng và trong khitan rã, nó lại chỉ cho ta thấy nguồn gốc củanó là từ ảnh hưởng của những người có uytín mà trước hết là bố mẹ [7] . Chúng tôicũng không quên chỉ rõ rằng đối với từngngười thì mức độ tách biệt giữa “Tôi”- lítưởng và “Tôi” thực tế là rất khác nhau vàở một số người thì sự phân hóa bên trongcái “Tôi” không vượt quá mức độ của mộtđứa trẻ.

Page 112: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Nhưng trước khi có thể sử dụng tàiliệu này để giải thích tổ chức libido củađám đông, chúng ta cần chú ý đến một sốquan hệ qua lại giữa “Tôi” và đối tượng.Chúng tôi hiểu rõ rằng bằng những thí dụlấy từ môn bệnh lí học chúng tôi không thểnói hết về hiện tượng đồng nhất hóa và nhưvậy là phải bỏ qua không nói tới một vàiphần bí mật của đám đông. Ở đây đáng lẽra phải có một cuộc phân tích tâm lí mộtcách sâu sắc và đầy đủ hơn. Từ đồng nhấthóa qua bắt chước đến nội nhập tình cảmnghĩa là hiểu được cái cơ chế nhờ đóchúng ta có thể tiếp xúc với tâm hồn củatha nhân. Trong những biểu hiện của đồngnhất hóa cũng còn nhiều điều phải tìmhiểu. Hậu quả của đồng nhất hóa là ngườita không có thái độ thù nghịch với ngườimà ta đồng nhất, người ta bảo vệ, người ta

Page 113: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

giúp đỡ nữa. Robertson Smith khi nghiêncứu những sự đồng nhất hóa là cơ sở sựthống nhất của các bộ lạc đã phát hiện ramột kết quả là sự đồng nhất hóa dựa vàosự cùng công nhận một cái chung (Kinshipand Marriage, 1885) và vì vậy có thểđược thiết lập bằng một bữa ăn chung. Đặcđiểm ấy cho phép liên kết sự đồng nhấthóa với lịch sử nguyên thủy của gia đìnhmà tôi phác họa trong cuốn “Vật tổ và cấmkị”.

Page 114: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

8. Yêu đương vàthôi miên

Ngôn ngữ dù có đỏng đảnh vẫn trungthành với một thực tế nào đó. Nó gọinhững quan hệ tình cảm rất khác nhau là“yêu” và chúng ta gom về mặt lí thuyết tấtcả những quan hệ đó dưới danh từ “yêu”,nhưng sau đó lại nghi ngờ rằng không hiểuđấy có phải là tình yêu thực sự, đúng đắn,chân thành hay không; nó cũng chỉ ra mộtloạt cấp bậc trong hiện tượng tình yêu.Quan sát những cấp bậc ấy không phải làviệc khó.

Trong nhiều trường hợp yêu chính làviệc tìm kiếm đối tượng dục tình nhằmthoả mãn nhục dục một cách trực tiếp, và

Page 115: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khi đạt được mục đích thì tình yêu cũng tắt;đấy là tình yêu bất chính, tình yêu sắc dục.Nhưng, như chúng ta đã biết, tình trạnglibido thường không giản đơn như vậy. Tinchắc rằng nhu cầu vừa chợt tắt sẽ lại bừngdậy dĩ nhiên phải là lí do chính để ngườita ấp ủ niềm say mê với đối tượng trongmột thời gian dài, phải “yêu” đối tượng cảkhi không bị lửa tình thiêu đốt.

Từ trong lịch sử phát triển tình ái củacon người ta lại có thể thấy một khía cạnhkhác. Trong giai đoạn đầu, thường chấmdứt vào năm lên năm tuổi, đứa trẻ chọncha hay mẹ làm đối tượng tình ái đầu tiênvà tập trung mọi ham muốn dục tính đòiđược thoả mãn vào đó. Sau đó sẽ đến giaiđoạn dồn nén buộc đứa trẻ phải từ bỏ phầnlớn mục tiêu dục tính trẻ con và đứa trẻthay đổi thái độ đối với cha mẹ một cách

Page 116: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

sâu sắc. Đứa trẻ vẫn còn gắn bó với chamẹ, nhưng những ham muốn của nó thì phảinói “về mặt mục đích đã bị ngăn chặn”.Tình cảm của nó với những người thân yêuđược gọi là “âu yếm”. Nhưng như ta đãbiết, trong vô thức khao khát “sắc dục” lúctrước vẫn còn được giữ ở một mức độ nàođó, cho nên theo một nghĩa nào đó thìnhánh dục lạc đó vẫn còn tồn tại [8] .

Đến tuổi dậy thì bỗng phát triển một xuhướng mới, mạnh mẽ nhằm đạt mục tiêudục tính trực tiếp. Trong những trường hợpbất lợi thì các khao khát mãnh liệt mới đósẽ vẫn là luồng sắc dục tách rời khỏi luồngtình cảm “âu yếm” tồn tại từ lâu. Chúng tacó một bức tranh mà có những xu hướngvăn chương nhất định sẵn sàng lí tưởnghóa cả hai mặt. Người đàn ông thể hiệnlòng say mê viển vông những người đàn bà

Page 117: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đáng kính, những người không hề hấp dẫnanh ta về mặt tình dục, anh ta chỉ động tìnhkhi đứng trước những người đàn bà khác,những người anh ta không “yêu”, không tôntrọng, thậm chí coi khinh [9] . Nhưngthường thì chàng trai trẻ có thể thực hiệnviệc kết hợp giữa ái tình cao thượng phidục tính với ái tình nhục dục thế gian vàquan hệ của anh ta với đối tượng dục tínhlà đồng tác dụng của khao khát không bịcản trở và khao khát bị cản trở. Có thểtheo số lượng ham muốn âu yếm bị cản trởmà đánh giá sức mạnh tình yêu của họ sovới những ước muốn nhục dục.

Trong phạm vi tình ái này ngay từ đầuta đã thấy đập vào mắt hiện tượng lí tưởnghóa đối tượng, đối tượng dục tình ở mộtmức độ nào đó đã tránh được sư phê phán,tính nết của đối tượng được đánh giá cao

Page 118: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hơn những người họ không yêu hoặc caohơn chính đối tượng đó trước khi đượcyêu. Khi những khao khát nhục dục bị dồnnén hay đàn áp quá mức thì người ta có ảotưởng rằng nhờ những ưu việt tinh thần màđối tượng được yêu về nhục dục, trong khithực ra thì chính tình yêu nhục dục đã gáncho đối tượng các ưu việt tinh thần đó.Khao khát đã tạo ra trong trường hợp nàyphán đoán sai lạc gọi là lí tưởng hoá. Nhờthế mà chúng ta dễ định hướng. Chúng tathấy rõ rằng đối tượng được coi là chính“Tôi” và như vậy là trong tình yêu phầnlớn ngã ái libido được rót sang đối tượng.Trong một vài hình thức chọn lựa ngườiyêu ta còn thấy rõ ràng hiện tượng đốitượng được dùng để thay thế cho cái“Tôi”- lí tưởng chưa thành tựu của chínhmình. Người ta yêu đối tượng vì cho rằng

Page 119: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đối tượng có những điểm tận thiện tận mỹmà cái “Tôi” của người ta chưa vươn tớivà giờ đây người ta thoả mãn ngã ái củamình bằng con đường vòng đó. Đối tượngcàng được đánh giá cao, mức độ yêuđương càng lớn thì bức tranh càng trở nênrõ ràng. Những ham muốn đòi thoả mãnnhục dục trực tiếp bây giờ có thể bị gạt bỏhoàn toàn như trong trường hợp tình yêuthơ mộng; “Tôi” càng ít hấp dẫn hơn, càngkhiêm tốn hơn; đối tượng càng quí giá hơn,càng lộng lẫy hơn. Cuối cùng thì đối tượnglàm chủ toàn bộ tình yêu mà cái “Tôi” cóthể có với chính nó và như vậy sự hy sinh“Tôi” là hậu quả tự nhiên. Có thể nói đốitượng đã nuốt chửng “Tôi”. Trong mọitrường hợp yêu đương đều nổi rõ nhữngđặc điểm như nhún nhường, hạn chế ngãái, quên mình. Trong trường hợp cực đoan

Page 120: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

những đặc điểm ấy được khuyếch đại lênvà do các ham muốn nhục dục đã bị gạt bỏmà chúng trở thành quan trọng hàng đầu.Điều này đặc biệt dễ xảy ra trong nhữngmối tình bất hạnh, bất thành vì mỗi lầnnhục dục được thỏa mãn thì mức độ lítưởng hoá đối tượng lại giảm sút phần nào.Đồng thời với việc hi sinh cái “Tôi” chođối tượng (sự hi sinh này không khác gì hisinh thăng hóa cho một lí tưởng trừutượng), những chức năng của “Tôi”- lítưởng không còn. Chức năng phê phán xuấtphát từ “Tôi”- lí tưởng đã không còn lêntiếng nữa thì dù đối tượng có làm gì, cóđòi hỏi gì cũng đều là đúng, cũng là khôngchê vào đâu được. Lương tâm không cònchỗ trong những việc người ta làm vì đốitượng. Mù quáng vì tình, người ta có thểphạm cả tội ác mà không hề hối hận. Tình

Page 121: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trạng ấy có thể thâu tóm vào công thứcsau: đối tượng đã chiếm chỗ của “Tôi”- lítưởng.

Rất dễ dàng mô tả sự khác nhau giữađồng nhất hóa và yêu đương trong nhữngbiểu hiện cực đoan nhất của nó, được gọilà mê mẩn hay phục tùng nô lệ. Trongtrường hợp thứ nhất “Tôi” được làm giàuthêm bằng các phẩm chất của đối tượng,theo cách nói của Ferenczi thì nó “nhậpnội” đối tượng; trong trường hợp thứ hainó nghèo đi, nó hi sinh mình cho đốitượng, nó lấy đối tượng thay vào thànhphần quan trọng nhất của mình. Tuy nhiênkhi xem xét thật kĩ thì có thể thấy cách môtả như vậy tạo ra những điểm đối lập màthực ra là không có. Đứng về phương diệnlợi ích thì đấy không phải là vấn đề giầulên hay nghèo đi, tình trạng yêu thương

Page 122: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cùng cực cũng có thể mô tả như là cái“Tôi” nhập nội đối tượng. Có lẽ sự phânbiệt sau đây bao quát được thực chất vấnđề. Trong trường hợp đồng nhất hóa, đốitượng biến mất hoặc người ta từ bỏ đốitượng, sau đó nó được tái sinh vào “Tôi”;“Tôi” thay đổi phần nào theo nguyên mẫucủa đối tượng đã mất. Trong trường hợpkia đối tượng vẫn còn, và được đánh giácao hơn và bằng cách hạ thấp chính “Tôi”.Nhưng sự phân biệt như thế cũng có chỗđáng thắc mắc. Có phải đã xác định rõràng rằng đồng nhất hoá là từ bỏ ham muốnđối với đối tượng? Có thể có từ bỏ trongkhi đối tượng vẫn còn hay không? Trướckhi chúng ta đi sâu vào những vấn đề phứctạp ấy, chúng ta đã thấy xuất hiện một ýnghĩ bao hàm thực chất của vấn đề, đấy là:đối tượng chiếm chỗ của cái “Tôi” hay

Page 123: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của cái “Tôi”- lí tưởng.Rõ ràng là từ trạng thái yêu đương đến

trạng thái thôi miên khoảng cách không xalắm. Những điểm giống nhau là rất rõràng: khiêm tốn phục tùng, nhu thuận,không có thái độ phê phán với ông thầythôi miên cũng như với người yêu dấu,không còn sáng kiến riêng. Không còn nghingờ gì rằng ông thầy thôi miên đã chiếmchỗ của cái “Tôi”- lí tưởng. Nhưng trongtình trạng thôi miên những trạng thái ấyhiện ra rõ ràng hơn, nổi bật hơn cho nênđúng ra là phải dùng thôi miên để cắtnghĩa yêu thương chứ không phải là ngượclại. Ông thày thôi miên là đối tượng duynhất bên cạnh kẻ bị thôi miên, ngoài rakhông còn ai khác. Trong trạng thái thôimiên “Tôi” tuân theo tất cả những gì ôngthày đòi hỏi và ra lệnh và sự kiện này nhắc

Page 124: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chúng ta rằng chúng ta đã quên không nóiđến một chức năng của cái “Tôi”- lítưởng, đấy là chức năng kiểm nghiệm thựctế [10] . Không có gì đáng ngạc nhiên là“Tôi” coi mọi cảm giác là thực nếu thẩmquyền tâm thần làm nhiệm vụ kiểm nghiệmthực tế (“Tôi”- lí tưởng) đã công nhận cáithực tế đó. Vì không có khao khát đưa đếnnhững mục tiêu dục tính không bị cản trởcho nên việc thể hiện là rất hoàn hảo.Quan hệ trong thôi miên là sự xả thân hoàntoàn mà không có thoả mãn nhục dục, còntrong tình yêu thì sự thoả mãn được tạmthời gác lại, được coi là mục đích đếntrong tương lai.

Nhưng mặt khác ta cũng có thể nóirằng thôi miên là một sự hình thành đámđông (nếu có thể nói như thế) gồm haingười. Thôi miên không phải là đối tượng

Page 125: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

phù hợp để so sánh với đám đông vì chúngy hệt nhau. Thôi miên tách riêng từ cấutrúc phức tạp của đám đông ra còn mộtthành phần: quan hệ với lãnh tụ. Thôi miênkhác đám đông ở giới hạn người tham gia,còn khác yêu đương ở chỗ không có khaokhát dục tính trực tiếp. Thôi miên giữ vị trítrung gian giữa đám đông và tình yêu.

Chúng ta nên để ý rằng chính các khaokhát bị ngăn chặn hiểu theo nghĩa mục đíchdục tính tạo ra những mối liên kết lâu dàigiữa người với người. Điều đó thật dễhiểu vì các khao khát này không thể đượcthoả mãn hoàn toàn trong khi các khao khátdục tính không bị ngăn chặn bị yếu đinhiều sau mỗi lần thoả mãn mục đích nhụcdục. Tình yêu nhục dục nhất định tắt ngaysau khi được thoả mãn; muốn dài lâu thìngay từ đầu nó phải hoà quyện với tình âu

Page 126: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

yếm nghĩa là bị ngăn chặn hiểu theo nghĩamục đích hay nhất định sẽ xảy ra sự hoàquyện như vậy.

Hiện tượng thôi miên có thể giải đượccâu đố về cấu trúc libido, nếu như chínhnó không chứa đựng các đặc điểm của tìnhyêu không có khao khát dục tính trực tiếpvốn chưa được giải thích trong khuôn khổsuy lí vừa nêu. Thôi miên vẫn còn chứađựng nhiều điều khó hiểu, thần bí. Mộttrong những đặc điểm ấy là sự tê liệt do kẻmạnh gây ra với kẻ yếu, kẻ bất lực; rất gầnvới trạng thái thôi miên do hoảng loạn củacác loài động vật. Phương pháp gây thôimiên cũng như quan hệ của nó với giấc ngủcũng chưa rõ, tại sao một số người dễ bịthôi miên, còn số khác thì không, cho tathấy một điều bí ẩn được thực hiện trongkhi thôi miên, đấy có thể là giữ cho thái độ

Page 127: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

libido được hoàn hảo. Một sự kiện kháccũng đáng chú ý là lương tâm của người bịthôi miên có thể vẫn còn cứng cỏi ngay cảkhi đã nhu thuận hoàn toàn trong nhữnglĩnh vực khác. Nhưng điều đó có thể xảyra vì trong đa số trường hợp thôi miênđược thực hiện như hiện nay có thể ngườibị thôi miên vẫn còn nhận thức được rằngđấy chỉ là một trò chơi, đấy chỉ là tái tạomột cách giả tạo một tình huống quan trọnghơn trong cuộc sống.

Những điều trình bày ở trên đã giúpchúng ta lập ra công thức cấu trúc libidocủa đám đông, ít nhất là của cái đám đôngmà chúng ta xem xét hiện giờ, đấy là đámđông có người cầm đầu nhưng chưa được“tổ chức hoàn bị” để tái thu nhận đượcnhững phẩm chất của một cá nhân riêng lẻ.Đám đông đó là tập hợp của những cá

Page 128: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhân đã đặt một đối tượng vào “Tôi”-lítưởng của chính mình và vì vậy mà tựđồng hóa với nhau trong cái “Tôi” củamình. Quan hệ đó có thể được mô tả bằngbiểu đồ như sau: (Trong bản tiếng Ngadownload được không có biểu đồ, rấtmong được bạn đọc bổ sung –ND).

________________________________________[1]Parerga und Paralipomena, II.

Teil, XXXI, Gleichnisse und Parabeln[2]Có thể loại trừ quan hệ giữa mẹ

và con trai, vốn được đặt nền tảng trênsự ngã ái, sẽ không bị phá vỡ do sựtương tranh về sau mà sẽ được tăngcường do tham gia vào việc lựa chọn đốitượng tình dục.

[3]Zur Einführung des Narzißmus.1914

[4]Freud: Ba cuộc khảo cứu về lí

Page 129: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thuyết dục tính và Abraham -Untersuchungen über die frühesteprägenitale Enrwicklungsstufe derLibido (Internat. Zeitschr. f.Psychoanal., IX 1916) cũng nhưKlinische Beiträge zur Psychoanalyse(Internat. Psychoanalyst. Bibliothek, Bd.10.1921).

[5]Ở đây là trừơng hợp các trườngnội trú cuối thế kỉ XIX còn rất nhiều cấmđoán khắt khe nên mới có hiện tượng vàcác hậu quả như được trình bày trong thídụ này (chú thích của người dịch)

[6]Markuszewicz, Beitrag zumautistischen Denken bei Kindern,Internat. Zeitsch. f. Psychoanalyse, VI,1923

[7]Zur Einführung des Narzißmus.[8]Sexualtheorie

Page 130: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

[9]Über die Allgemeine Erniedrigungdes Liebeslebens: Sammlung, 1918

[10]Xem „MetapsychologischeErgänzungen zur Traumlehre“,Sammlung kleiner Schriften zurNeurosenlehre, Vierte Folge, 1918.

Page 131: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

9. Bản năng bầyđàn

Chúng ta sẽ chẳng hài lòng được lâuvới cách giải quyết huyễn hoặc bí mật vềđám đông bằng công thức trên. Ý nghĩ rằngthực ra chúng ta đã dựa vào bí ẩn của thôimiên, mà thôi miên thì cũng còn biết baođiều chưa rõ lại làm chúng ta không yên.Và như vậy là lại xuất hiện vấn đề đòi hỏiphải nghiên cứu tiếp.

Chúng ta phải nói ngay rằng những mốiliên kết tình cảm của đám đông mà chúngta đã nói tới cũng đủ để để giải thích mộttrong các đặc điểm của nó: cá nhân thiếuđộc lập và sáng kiến, hành động a dua, cóthể nói là sự thoái hoá cá nhân thành một

Page 132: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đơn vị của đám đông. Nhưng đám đông,nếu xét tổng thể, còn thể hiện những đặcđiểm như: họat động trí tuệ thấp, dễ khíchđộng, không có khả năng tự chế và trìhoãn, có xu hướng vượt giới hạn trongbiểu lộ tình cảm và chuyển những tình cảmnày thành hành động - tất cả những đặcđiểm ấy và cả những đặc điểm khác nữađã được Le Bon mô tả rất rõ ràng - cho tamột bức tranh về sự thoái hoá tinh thần trởlại thang bậc thấp hơn như ta ta thườngthấy ở trẻ con và người tiền sử. Sự thoáihoá đặc biệt rõ ở những đám đông bìnhthường, còn ở những đám đông nhân tạo,có tổ chức cao thì sự thoái hoá không đếnmức sâu sắc như vậy.

Như vậy là chúng ta có cảm giác rằngđấy là trạng thái mà những kích thích tìnhcảm và hoạt động trí tuệ của từng cá nhân

Page 133: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

quá yếu, không thể tự thể hiện một cáchriêng rẽ được mà nhất định phải chờ tiếpứng dưới dạng lặp lại một cách đồng loạtở những người khác. Ta phải nhớ rằngtrong xã hội loài người có quá nhiều hiệntượng phụ thuộc như vậy, có quá ít sự độcđáo và lòng can đảm riêng, và mỗi ngườiđều bị tâm lí đám đông chi phối rất mạnh,biểu hiện trong đặc điểm về chủng tộc,trong các thành kiến giai cấp, dư luận xãhội v.v. Bí mật của ảnh hưởng ám thị càngtăng lên khi chúng ta khẳng định rằng ảnhhưởng ấy không chỉ tác động từ người cầmđầu mà còn do từng người tác động lẫnnhau, thì chúng ta phải tự trách mình vì đãnhấn mạnh một chiều quan hệ với ngườicầm đầu mà không chú ý gì đến tác nhânkhác là hỗ tương ám thị.

Chúng ta hãy khiêm tốn lắng nghe một

Page 134: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

giọng nói khác, giọng nói sẽ đưa ra chochúng ta lời giải thích trên một cơ sở đơngiản hơn. Tôi xin mựơn lời giải thích từcuốn sách viết về bản năng bầy đàn củaông W. Trotter [1] , chỉ tiếc là cuốn sáchđã không hoàn toàn tránh được mối ác cảmdo cuộc Đại chiến vừa rồi gây ra (Cuộcđại chiến thế giới thứ nhất 1914-1918 –ND).

Trotter cho rằng những hiện tượng tinhthần vừa mô tả là sản phẩm của bản năngbầy đàn (gregariousness) bẩm sinh củacon người cũng như các loài động vậtkhác. Về mặt sinh học thì tính chất bầy đànđó có thể coi là sự tiếp tục của cơ chế đabào, còn trong lý thuyết libido thì nó làbiểu hiện của một khuynh hướng củalibido, khuynh hướng tập hợp tất cả cácsinh vật sống giống nhau thành một đơn vị

Page 135: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

to lớn hơn [2] . Mỗi cá thể đều cảm thấymình chưa toàn vẹn (incomplete) khi đứngmột mình. Nỗi sợ hãi của đứa trẻ là biểuhiện của bản năng bầy đàn này. Chống lạibầy cũng có nghĩa là bị chia lìa khỏi bầynên việc chống đối thường bị né tránh vìsợ hãi. Nhưng bầy đàn lại phủ nhận bất cứcái gì là mới mẻ, chưa quen. Bản năng bầyđàn là bản năng nguyên thuỷ, không cònphân tích ra nhỏ hơn được nữa (it cannotbe split up).

Trotter dẫn ra một một loạt dục vọng(hay là bản năng) mà ông coi là nguyênthuỷ: bản năng bảo tồn, bản năng dinhdữơng, bản năng tính dục và bản năng bầyđàn. Bản năng bầy đàn thường đối lập vớicác bản năng khác. Ý thức về tội lỗi vàtrách nhiệm là tài sản đặc trưng của convật sống thành bày (gregarious animal).

Page 136: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Theo quan niệm của Trotter thì sức mạnhdồn nén mà phân tâm học phát hiện đượctrong cái “Tôi”, nghĩa là sự chống cự màthày thuốc gặp phải khi thực hiện chữa trịbằng phân tâm là xuất phát từ bản năng bầyđàn. Tiếng nói có tầm quan trọng vì nógiúp những cá nhân trong đoàn hiểu lẫnnhau, dựa vào nó mà có sự đồng nhất hoácác cá nhân trong đoàn với nhau.

Le Bon tập trung chú ý vào các đámđông nhất thời, Mc Dougall thì quan tâmđến các cộng đồng ổn định, Trotter khảosát những đoàn thể phổ biến nhất trong đócon người, cái được gọi là sinh vật chínhtrị (zwou politikou), đang sống và xác lậpcơ sở tâm lí của chúng. Trotter không cầnphải tìm cội nguồn của bản năng bầy đànvì ông cho rằng nó là nguyên thuỷ, khôngcòn phân tích ra nhỏ hơn được nữa. Lời

Page 137: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

bình của ông rằng Boris Sidis cho rằngbản năng bầy đàn là sản phẩm của ám thịcũng may là thừa đối với ông; lời giảithích này là theo một mẫu quen thuộc, sailầm và lời khẳng định ngược lại rằng ámthị là sản phẩm của bản năng bầy đàn theotôi là đúng hơn.

Nhưng chúng ta còn có nhiều lí do đểphản đối ông Trotter hơn là những ngườikhác vì ông gần như không để ý đến vai tròcủa người cầm đầu trong đám đông, trongkhi chúng tôi lại ngả sang ý kiến ngược lạirằng nếu bỏ qua người cầm đầu thì khônglàm sao hiểu được thực chất của đámđông. Bản năng bầy đàn không dành chỗcho người cầm đầu, người cầm đầu đượcđưa vào bầy một cách ngẫu nhiên và vìvậy rất cần chú ý đến sự kiện là: bản năngbầy đàn không dẫn đến nhu cầu có thượng

Page 138: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đế, nhưng bầy cừu lại cần một người chănchiên. Ngoài ra còn có thể bác bỏ quanđiểm của Trotter về mặt tâm lí nữa, nghĩalà có thể giả định rằng bản năng bầy đàncó thể chia tách được, nó không phải lànguyên thuỷ như bản năng tự bảo tồn haybản năng tính dục.

Dĩ nhiên là rất khó theo dõi quá trìnhphát triển của bản năng bầy đàn trong từngcá thể. Nỗi sợ hãi của đứa nhỏ bị bỏ mộtmình (Trotter giải thích đấy là biểu hiệncủa bản năng) có thể được giải thích hoàntoàn khác. Nỗi sợ hãi ấy liên quan đến mẹnó, sau này là liên quan đến những ngườithân yêu khác và là biểu hiện của một ướcmuốn không thực hiện được, đứa trẻ khôngthể làm gì với ước muốn [3] đó ngoài việcbiến nó thành nỗi sợ hãi. Nỗi hoảng sợkhông hết dù có người thuộc “bầy” tới gần,

Page 139: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ngược lại, người lạ chỉ làm cho nó hoảngsợ hơn mà thôi. Trong một thời gian khádài người ta không tìm thấy biểu hiện gìcủa đứa trẻ chứng tỏ bản năng bày đàn hayý thức tập thể. Tình cảm đó hình thànhtrong các nhà trẻ, nơi có nhiều trẻ em và từmối quan hệ với cha mẹ mà cụ thể là: sựghen tị khởi thủy mà đứa con lớn dành chođứa nhỏ hơn. Dĩ nhiên là đứa lớn muốn gạtbỏ đứa nhỏ, đẩy đứa nhỏ khỏi cha mẹ,tước mọi quyền lợi của đứa nhỏ, nhưng vìcha mẹ thương yêu đồng đều các con, đứalớn hơn sẽ không thể giữ mãi thái độ thùđịch với em mà không bị trừng phạt nên nóbuộc phải đồng nhất hóa mình với nhữngđứa con khác; còn trong nhà trẻ thì xuấthiện ý thức tập thể hay cộng đồng, ý thứcấy sẽ phát triển thêm trong nhà trường.Yêu cầu đầu tiên của sự hình thành phản

Page 140: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ứng này là sự công bằng, là cách đối xửgiống nhau với mọi người. Chúng ta hẳnđếu thấy rằng ở nhà trường yêu cầu côngbằng mạnh mẽ đến mức nào. Nếu tôi khôngphải là “cục cưng” thì ít ra cũng đừng aiđược “cưng” nhé. Có thể cho rằng sựchuyển hóa và thay tính ghen tị bằng tinhthần tập thể trong nhà trẻ và trường học đólà chuyện khó tin nếu như chúng ta khôngthấy chính quá trình đó trong những quanhệ khác. Chỉ cần nhớ lại một đám đông cácbà và các cô mơ mộng cùng yêu một chàngca sĩ hay nghệ sĩ dương cầm, đang xúm xítchen nhau quanh chàng ta sau buổi biểudiễn thì sẽ rõ. Hẳn là trong thâm tâm cônào cũng muốn ghen với cô khác, nhưng vìhọ đông quá và vì thế mà không cô nào cóthể một mình chiếm đọat được thần tượngnên họ đành bỏ ý nghĩ ấy và thay vì lao

Page 141: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

vào cấu xé nhau, họ hành động như một tậpthể thống nhất, hoan hô thần tượng và lấylàm sung sướng mà chia nhau lọn tóc củachàng ta. Ban đầu vốn là những tình địch,nhưng vì tình yêu với một đối tượng nênhọ đã có thể đồng nhất hoá với nhau.Thường thường nếu một tình trạng có thểđược giải quyết bằng nhiều cách thì khôngcó gì phải ngạc nhiên là giải pháp đượcthực hiện là giải pháp mang lại một phầnthoả mãn trong khi các giải pháp khác, dùthích đáng hơn, lại không được sử dụng vìhoàn cảnh thực tế không cho phép đạt mụctiêu.

Tinh thần tập thể, tình đoàn kết v.v. cóhiệu năng trong đời sống xã hội đều là dolòng ghen tị ban đầu này mà ra. Không aiđược vượt lên, ai cũng như ai, mọi ngườiđều phải có những giá trị như nhau. Công

Page 142: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

bằng xã hội nghĩa là một người phải tự từbỏ một số thứ để người khác cũng từ bỏnhững cái đó, hay nói khác hơn, khôngđược đòi những thứ đó. Chính sự đòi hỏicông bằng ấy là cội rễ của lương tâm vàtinh thần trách nhiệm. Chúng tôi vô tình đãtìm thấy và nhờ phân tâm học mà hiểuđược biểu hiện của đòi hỏi công bằng ấytrong nỗi sợ truyền bệnh cho người kháccủa những người mắc bệnh giang mai. Nỗisợ hãi của người bệnh là biểu hiện việcchống lại cái ước muốn vô thức đổ bệnhcho kẻ khác. Bởi vì tại sao chỉ có họ bịbệnh và chịu thiệt thòi đủ thứ, trong khingười khác thì không? Câu chuyện tuyệtvời về vụ xử kiện của Solomon cũng cócùng một cội rễ như vậy: nếu con của mộtbà chết thì những bà khác cũng không đượccó con sống. Căn cứ vào ước muốn đó mà

Page 143: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhà vua tìm được người bị nạn.Như vậy là ý thức xã hội được đặt nền

móng trên sự chuyển hóa một tình cảm màkhởi thủy là thù địch thành tình cảm tíchcực mang đặc điểm của đồng nhất hoá. Vìchúng tôi theo dõi quá trình đó cho đếnnay cho nên chúng tôi nhận thấy là quátrình ấy diễn ra do ảnh hưởng của tình cảmtrìu mến với một người khác ở bên ngoàinhóm ấy. Chúng tôi cũng tự thấy sự phântích về đồng nhất hoá của mình là chưahoàn hảo, nhưng đối với mục đích củachúng ta hiện nay thì cần phải quay lại vớiluận điểm rằng đám đông đòi hỏi một sựcông bằng triệt để. Như chúng ta đã thấykhi bàn về hai loại đám đông nhân tạo lànhà thờ và quân đội thì điều kiện tiênquyết để chúng tồn tại là tình thương đồngđều của người cầm đầu đối với mọi thành

Page 144: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

viên của tập thể đó. Nhưng chúng ta cũngkhông được quên rằng đòi hỏi công bằngtrong đám đông ấy chỉ áp dụng cho cácthành viên của nó chứ không liên quan đếnngười cầm đầu. Mọi thành viên của đámđông phải ngang nhau, nhưng họ đều muốncó một người cầm đầu thống trị tất cả.Nhiều người giống nhau, có thể đồng nhấthóa với nhau, và một người, một ngườiduy nhất, cao hơn tất cả - đấy là tình trạngcủa một đám đông có sức sống. Bởi vậycho nên chúng tôi mạn phép sửa lại quanđiểm của Trotter: người là con vật sốngthành bầy, người là con vật thuộc bầy,thành viên của bầy, do một chúa chòm dẫndắt.

Page 145: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

10. Đám đông vàbầy đàn nguyênthủy

Năm 1912 tôi đã chấp nhận giả thuyếtcủa Ch. Darwin rằng hình thức nguyên thủycủa tổ chức xã hội loài người là một bầy ôhợp chịu sự thống trị độc đoán của mộtngười đàn ông có uy lực. Tôi đã cố gắngchứng minh rằng bầy đàn đó đã để lạinhững dấu vết không phai mờ trong lịch sửnhân loại, thí dụ như sự phát triển của chếđộ tôn thờ vật tổ (totemism) là khởi đầucủa tôn giáo, đạo đức và phân hoá xã hộiliên quan đến việc thủ tiêu người cầm đầuvà biến bày ô hợp phụ hệ thành cộng đồng

Page 146: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

huynh đệ [4] . Thực ra đây chỉ là một giảthuyết cũng như nhiều giả thuyết khác màcác nhà nghiên cứu về thời tiền sử dùng đểsoi rọi bức màn bí mật thời nguyên thủy -một nhà phê bình người Anh, ông Kroeger,gọi đây là một câu chuyện (just a story) -nhưng tôi cho rằng giả thuyết này rất đángđược quan tâm nếu có thể dùng nó để thiếtlập các mối liên kết và giải thích trongnhững lĩnh vực khoa học khác.

Đám đông cho chúng ta một bức tranhquen thuộc: một người đàn ông đầy uy lựcgiữa đám người bình đẳng với nhau, mộtbức tranh có sẵn trong tưởng tượng củachúng ta về bầy ô hợp nguyên thủy. Tâm lícủa đám đông đó như chúng ta đọc thấytrong các mô tả đã trích dẫn: biến mất ýthức cá nhân, hướng ý nghĩ và tình cảmtheo một chiều duy nhất, lĩnh vực tình cảm

Page 147: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

và vô thức trỗi dậy, khuynh hướng muốnthực hiện ngay những ý định vừa xuất hiện- tương ứng với sự thoái hoá về một đờisống tinh thần sơ khai có thể gán cho bầyđàn nguyên thủy.

Những điều chúng tôi mô tả trước đâyvề đặc điểm chung của đám đông đặc biệtphù hợp với bầy ô hợp nguyên thủy. Ý chícủa từng cá nhân quá yếu, hắn không dámhành động. Chỉ có những xung lực tập thểlà được thực hiện, chỉ tồn tại ý chí tập thể,không còn ý chí cá nhân, ý niệm không thểbiến thành ý chí nếu người ta không thấyrằng nó đã được tăng cường nhờ phổ biếnkhắp mọi người. Sự yếu ớt của ý niệm làdo liên lạc tình cảm rất mạnh giữa mọingười với nhau; điều kiện sống giống nhauvà không có tài sản riêng cũng tạo ranhững hành động giống nhau của các cá

Page 148: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhân riêng lẻ. Người ta có nhu cầu chungngay cả trong việc đi đại tiện như ta cònthấy ở trẻ con và trong trại lính. Một ngoạilệ duy nhất là hành vi tính dục vì sự có mặtcủa người thứ ba là thừa nếu không nói làrất khó chịu khi phải chờ đợi. Sau này sẽnói tới phản ứng của hành vi tính dục vớinhu cầu bầy đàn.

Như vậy ta có cảm giác dường nhưđám đông là một bầy nguyên thủy tái sinh.Giống như một người nguyên thủy có thểtái sinh trong mỗi cá nhân, từ mỗi đámđông có thể tái tạo bày ô hợp nguyên thủy.Vì đám đông thường thống trị các cá nhâncho nên chúng ta nhận ra nó chính là hậuduệ của bày đàn nguyên thuỷ. Bởi vậychúng ta phải kết luận rằng tâm lí đámđông là tâm lí cổ xưa nhất của loài người.Tâm lí cá nhân mà chúng tôi đưa ra, vượt

Page 149: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

qua những biểu hiện đám đông còn rơi rớtlại, chỉ sau này mới xuất hiện và phát triểndần dần, có thể nói là tách ra một phần từtâm lí cổ xưa của đám đông. Chúng tôi sẽcố thử tìm điểm khởi đầu của quá trìnhphát triển đó.

Trước hết chúng ta thấy rằng điềukhẳng định trên phải được đính chính. Tâmlí cá nhân cũng phải lâu đời như tâm líđám đông vì ngay từ khởi thủy đã có hailoại tâm lí: tâm lí của các thành viên củađám đông và tâm lí của người cha, ngườichỉ huy, lãnh tụ. Các cá nhân tạo thành đámđông cũng bị ràng buộc như ngày nay tacòn thấy, nhưng người cha của bầy nguyênthủy thì tự do. Hoạt động trí tuệ của hắn rấtmạnh mẽ và độc lập ngay cả khi phải ởmột mình; ý chí của y cũng không cần phảiđược tăng cường bằng ý chí của kẻ khác.

Page 150: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Để được nhất quán chúng ta phải giả địnhrằng cái “Tôi” của hắn không bị ràng buộctrong quan hệ libido, hắn không yêu ai, hắnchỉ yêu mình, hắn yêu người khác chỉ vìnhững người ấy phục vụ cho nhu cầu củahắn. Cái “Tôi” của hắn không cho các đốitượng bất cứ cái gì quá mức cần thiết.Trong buổi bình minh của lịch sử nhânloại hắn là một siêu nhân mà Nietzche chờđợi sẽ xuất hiện trong tương lai. Ngày naycác thành viên của đám đông vẫn cần mộtảo tưởng rằng họ được người cầm đầu yêuthương như nhau, nhưng chính người cầmđầu lại không cần phải yêu ai, hắn phảithuộc vào dòng giống cai trị, phải hoàntoàn ngã ái, tự tin và tự chủ. Chúng ta biếtrằng tình yêu hạn chế ngã ái và chúng ta cóthể chứng minh rằng nhờ ảnh hưởng đó mànó đã trở thành một nhân tố của nền văn

Page 151: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

minh.Bấy giờ người cha của bầy chưa phải

là nhân vật bất tử, mãi sau này mới có sựthần thánh hoá như thế. Khi hắn chết thìphải có người thay, chắc là đứa con út củahắn, một kẻ cho đến lúc ấy chỉ là thànhviên của đám đông như những người khác,sẽ thay thế hắn. Như vậy là phải có khảnăng biến tâm lí đám đông thành tâm lí cánhân, phải có những điều kiện thực hiện sựbiến đổi ấy cũng như bày ong có khả năng,trong trường hợp cần thiết, biến một cáitrứng thành ong chúa chứ không phải ongthợ. Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng nhưsau: Người cha tiền sử ấy ngăn chặn khôngcho các con hắn được thoả mãn các khaokhát dục tính trực tiếp, hắn buộc chúngphải tiết chế và kết quả là tạo ra sự ràngbuộc tình cảm với mình và giữa chúng với

Page 152: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

nhau; những mối ràng buộc có thể xuấtphát từ những khao khát dục tính bị ngănchặn. Có thể nói hắn ép các con vào tìnhtrạng phát triển tâm lí đám đông. Chínhlòng ghen tuông dục tính và sự thiếu khoandung của hắn là nguyên nhân của tâm líđám đông. Có thể giả định rằng những đứacon bị xua đuổi, khi tách rời khỏi ngườicha đã lợi dụng kết quả đồng nhất hóa vớinhau mà thực hiện đồng tính luyến ái vàbằng cách đó đã giành được tự do nên đãdám giết cha.

Kẻ kế vị cũng giành được khả năngthoả mãn dục tính và bằng cách đó thoátkhỏi các điều kiện của tâm lí đám đông.Sự tập trung libido vào một người đàn bà,khả năng được thoả mãn ngay lập tức,không trì hoãn, đã đặt dấu chấm hết chonhững ham muốn dục tính bị ngăn chặn và

Page 153: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cho phép lòng ngã ái luôn luôn giữ ở mứccố định. Trong chương cuối chúng ta sẽbàn đến quan hệ giữa tình yêu và việc hìnhthành tính cách.

Xin nhấn mạnh một lần nữa những mốiliên hệ đáng chú ý giữa cấu trúc của bầy ôhợp nguyên thủy và các điều kiện giữ chođám đông nhân tạo khỏi tan rã. Qua thí dụcủa quân đội và nhà thờ chúng ta đã thấyrằng điều kiện đó là ảo tưởng về một tìnhyêu đồng đều của người cầm đầu đối vớitất cả các thành viên của đám đông. Nhưngđó chỉ là lí tưởng hoá các quan hệ đã cótrong bầy ô hợp nguyên thủy, trong đó tấtcả các con đều bị cha săn đuổi và đều sợcha như nhau. Hình thức tổ chức kế tiếpcủa xã hội loài người là bộ lạc tôn thờ vậttổ đã đòi hỏi một sự chuyển đổi như thế(từ sợ hãi sang tình thương - ND), mọi bổn

Page 154: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

phận xã hội đều được xây dựng trên cơ sởchuyển đổi đó. Sự bền vững không gì laychuyển được của gia đình, một tập thể tựnhiên, bắt nguồn từ một tiền đề là tìnhthương đồng đều của ông bố với mọi thànhviên trong gia đình đã được thực tế chứngminh.

Nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ cònthu được kết quả lớn hơn qua đánh giáđám đông từ quan điểm bày ô hợp nguyênthủy. Sự đánh giá đó sẽ giúp chúng ta hiểunhững điều còn là bí mật, chưa rõ đằng saunhững từ ngữ bí hiểm như: thôi miên và ámthị. Xin nhắc lại rằng thôi miên là một cáigì đó khủng khiếp, tính chất khủng khiếpchứng tỏ sự trấn áp những cái già cỗi vàràng buộc chân thành [5] . Xin nhắc lạicách tiến hành thôi miên. Ông thày khẳngđịnh rằng ông ta có sức mạnh bí ẩn có thể

Page 155: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

làm tê liệt ý chí người bị thôi miên, haynói cách khác, kẻ bị thôi miên tin rằng ôngthày có sức mạnh như thế. Dân gian gọisức mạnh đó là nhân điện; chắc chắn đấycũng là sức mạnh nguồn gốc của tục cấm kị(tabu) của các dân tộc thời tiền sử, nghĩalà thần khí (mana) phát ra từ các vua chúa,đến gần họ quả là nguy hiểm. Ông thày thôimiên cũng muốn có sức mạnh đó; họ thểhiện nó như thế nào? Họ bắt đối tượngnhìn vào mắt và thường thường thì họ dùngmắt để thôi miên. Người tiền sử sợ vàkhông chịu nổi ánh mắt của thủ lĩnh và saunày người dân thường cũng sợ ánh mắt củathần thánh vậy. Moise phải làm trung giangiữa dân chúng và Jehova vì dân chúngkhông chịu nổi con mắt của thần linh vàkhi Moise trở về mặt ông toả hào quang,một phần thần khí (mana) đã nhập vào ông

Page 156: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ta - kẻ môi giới của người tiền sử [6] .Dĩ nhiên có thể thôi miên bằng những

cách khác. Chuyện đó đã đưa đến nhữnglầm lẫn và tạo cớ để người ta đưa ra nhiềulí thuyết sinh lí học vô căn cứ, thí dụ nhưthôi miên bằng cách nhìn vào một vật sángchói hay nghe tiếng động đều đều. Thực racác biện pháp này chỉ nhằm đánh lạchướng và vô hiệu hóa chú ý hữu thức củađối tượng. Tình trạng cũng giống như khiông thày thôi miên nói: ”Bây giờ hãy chỉchú ý đến ta, ngoài ra không có gì đángkể”. Tất nhiên, về mặt kĩ thuật thì nói thếsẽ không có hiệu quả mong muốn vì ngườibị thôi miên sẽ bị lôi ra khỏi tình trạng vôthức và sẽ xuất hiện thái độ chống đối. Vàmặc dù ông thày cố gắng làm cho sự chú ýhữu thức của đối tượng không để ý đến chủđích của ông ta và mặc dù đối tượng rơi

Page 157: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

vào trạng thái khi toàn bộ thế giới trở nênvô nghĩa thì đối tượng bị thôi miên tậptrung một cách hoàn toàn vô thức toàn bộsự chú ý của mình vào ông thày, tạo ra mốiliên hệ chuyển di sang ông thày. Phươngpháp thôi miên gián tiếp như nói nhữngcâu ý vị, khôi hài cũng có kết quả là mộtsự phân bố năng lượng tinh thần xác địnhbởi vì một sự phân bố khác đi sẽ phá vỡquá trình vô thức; các phương pháp nàycuối cùng cũng đưa đến mục đích nhưphương pháp trực tiếp bằng cách nhìnchăm chú. Khi bị thôi miên ý thức vô thứctập trung vào ông thày còn ý thức hữu thứcthì tập trung vào các cảm thọ không có giátrị và thay đổi liên tục. Trong khi thực hiệnchữa bệnh bằng tâm phân thì tình hình hoàntoàn ngược lại. Trong khi thực hiện tâmphân, ít nhất đã có một lần con bệnh cả

Page 158: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

quyết rằng không có một tí ý tưởng nàohiện lên trong trí não cả. Sự liên tưởng tựdo ngừng hẳn, những khích động thườngngày vẫn điều động sự liên tưởng ấy bâygiờ trở nên vô hiệu. Nếu kiên trì hỏi thìngười bệnh sẽ thú nhận rằng anh ta đangnghĩ về phong cảnh bên ngoài cửa sổphòng bệnh hay tấm giấy bồi tường hoặcchiếc đèn treo trước mặt. Điều đó có nghĩalà người bệnh đã bị mối liên hệ chuyển divà những ý tưởng vô thức của ông thày tâmphân chi phối. Nếu giải thích cho ngườibệnh tình trạng của họ thì các liên tưởng tựdo lại được phục hồi.

Ông Ferenzi hoàn toàn có lí khi nóirằng khi ông thày thôi miên bảo đối tượngngủ đi trước khi thôi miên thì ông thày đãđóng vai trò cha mẹ đối tượng. Ông chorằng có hai loại thôi miên: loại êm ái và

Page 159: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

loại đe dọa; loại thứ nhất là mẫu tính, loạithứ hai là phụ tính [7] . Ra lệnh ngủ khithôi miên cũng chẳng khác gì yêu cầukhông được chú ý vào thế giới bên ngoàimà tập trung vào ông thày. Người bị thôimiên cũng hiểu như vậy bởi vì quên thếgiới bên ngoài chính là đặc điểm tâm lícủa giấc ngủ và chính vì thế mà ngủ gầnvới trạng thái thôi miên.

Như vậy là ông thày thôi miên đã dùngcác biện pháp của mình để đánh thức mộtphần các tàn tích của quá khứ xa xăm, cáitàn tích còn thể hiện trong quan hệ với chamẹ, nhất là với cha; ông thày đã đánh thứchình ảnh một cá nhân đầy uy lực, người taphải mất hết ý chí khi có mặt người đó; ởcạnh người đó hay để hắn trông thấy là cảmột mối hiểm nguy. Chúng ta chỉ có thểtưởng tượng thái độ của một cá nhân trong

Page 160: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

bầy ô hợp nguyên thủy với người cha tiềnsử dưới dạng như vậy. Khi nghiên cứu cácphản ứng khác chúng tôi nhận thấy rằng tùythuộc vào đặc điểm riêng của từng cá nhânmà mức độ tái lập các hoàn cảnh quá khứcủa từng người là không giống nhau. Nhậnthức rằng thôi miên chỉ là một trò chơi,rằng đây chỉ là làm sống lại một cách giảtạo những ấn tượng cũ có thể vẫn còn vàđiều đó làm cho người bị thôi miên đủ sứckháng cự lại những hậu quả nghiêm trọngcủa việc triệt tiêu ý thức bằng thôi miên.

Đặc điểm đáng sợ, đầy ám ảnh củađám đông mà ta thấy trong các biểu hiệndo ám thị có thể được coi là có xuất xứ từbầy ô hợp nguyên thủy. Lãnh tụ của đámđông vẫn là người cha tiền sử, người ta sợhắn; đám đông muốn được điều khiển bởimột quyền lực vô giới hạn; đám đông khao

Page 161: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

khát một người có quyền uy; đám đôngkhao khát, theo lời của Le Bon, được phụctùng. Người cha tiền sử là lí tưởng củađám đông, nhân vật lí tưởng ấy thay vìchiếm hữu cái “Tôi”-lí tưởng lại thì lạichiếm hữu chính cái “Tôi”. Thôi miên cóthể được coi là đám đông có hai người,còn ám thị là niềm tin đặt cơ sở khôngphải trên sự tri giác và suy luận mà trên cơsở liên kết Eros. Cần phải nói rằng nhữngquan điểm trình bày trong chương này chophép chúng ta đi từ quan điểm củaBernheim ngược về những lối giải thíchmột cách thô sơ và xưa cũ hơn về thôimiên. Theo Bernheim thì mọi hiện tượngthôi miên đều là sản phẩm của ám thị, cònám thị là nguyên thể bất khả phân. Chúngtôi lại đi đến kết luận rằng ám thị là biểuhiện của trạng thái thôi miên, còn thôi

Page 162: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

miên lại có nguồn gốc bẩm sinh còn giữlại một cách vô thức từ cội nguồn xa xưacủa gia đình loài người.________________________________________

[1]W. Trotter. Instinct of the Herd inPeace and in War, London 1916

[2]Xem tác phẩm của tôi: Jenseitsdes Lustprinzips, 1920

[3]Xem Freud. Phân tâm học nhậpmôn. Chương XXV

[4]Vật tổ và cấm kị, Sigmund Freud[5]Das Unheimliche, Imago, V, 1919.[6]Vật tổ và cấm kị, Sigmund Freud[7]Introjection und Übertragung,

“Jahrbuch der Psychoanalyse”, I, 1909.

Page 163: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

11. Các thang bậccủa cái Tôi

Nếu chúng ta có ý định làm một bảntổng quan về đời sống tinh thần của conngười ngày nay trên cơ sở các tài liệu bổxung lẫn nhau về tâm lí đám đông do nhiềutác giả đưa ra thì ta sẽ dễ dàng bị mấtphương hướng và có khi mất luôn cả hivọng tạo ra một tác phẩm hoàn bị. Mỗimột cá thể là thành viên của nhiều đámđông khác nhau; hắn chịu những mối ràngbuộc đủ mọi loại sinh ra do đồng nhất hóa;hắn xây dựng cho mình những cái “Tôi”-lítưởng theo những nguyên mẫu hoàn toànkhác nhau. Như vậy là mỗi cá nhân thamgia vào nhiều đám đông tâm lí khác nhau,

Page 164: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tâm lí của chủng tộc, của đẳng cấp, của tôngiáo, của quốc gia v.v., ngoài ra, ở mộtmức độ nào đó hắn còn là người tự chủ vàcó cá tính riêng. Những đoàn thể ổn địnhvà vững chắc nêu trên do ít thay đổi nênkhông thu hút nhiều sự chú ý như nhữngđám đông tụ hội nhất thời mà dựa vào đóLe Bon đã ghi lại được cái đặc trưng nổibật nhất của linh hồn đám đông và cũngtrong đám đông ồn ào, mau tan rã đó, cóthể nói trong cái đám đông bao trùm lêncác đám đông khác đó đã xảy ra một hiệntượng lạ lùng: cái mà chúng ta vẫn gọi làcá tính đã biến mất (dù là tạm thời) khôngđể lại chút dấu vết nào. Chúng ta cho đó làdo cá nhân đã từ bỏ lí tưởng của mình vàchấp nhận lí tưởng của đám đông, thể hiệntrong người cầm đầu. Đúng ra phải nóirằng không phải trong mọi trường hợp điều

Page 165: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

lạ lùng đó đều xảy ra với cùng một mứcđộ như nhau. Sự chia tách cái “Tôi” khỏi“Tôi”-lí tưởng ở một số cá nhân chưa đủrõ; cả hai còn dễ dàng cùng hiện diện,“Tôi” vẫn còn giữ được một phần ngã áicủa mình. Nhờ đó mà sự lựa chọn ngườicầm đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thườngthường thì người cầm đầu chỉ cần cónhững tính cách điển hình nhưng thể hiệnđược một cách rõ ràng và sắc nét của cáccá nhân hợp thành đám đông, hắn ta phảitạo được cảm giác có uy và không bị ràngbuộc về mặt tình cảm (libido), nhu cầu vềmột thủ trưởng đầy sức mạnh sẽ tự tìm đếnvới hắn, cái nhu cầu đó sẽ trao cho hắnmột siêu quyền lực mà trước đó có thể hắncũng không hề kì vọng tới. Bằng cách tựđiều chỉnh, “Tôi”-lí tưởng của các cá nhânkhác sẽ thể nhập vào bản ngã của hắn và

Page 166: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

các cá nhân đó do ám thị, nghĩa là đồngnhất hóa, mà cuốn hút theo hắn.

Tóm lại, lời giải thích mà chúng tôiđưa ra về cơ cấu libido của đám đông cóthể rút gọn vào trong sự chia tách cái“Tôi” khỏi “Tôi”-lí tưởng và vì vậy mà cóhai loại ràng buộc: đồng nhất hóa và thaythế “Tôi”-lí tưởng bằng đối tượng. Giảthiết về thang bậc đó trong cái “Tôi” nhưlà bước đầu trong việc phân tích cái “Tôi”của con người phải dần dần tìm thấy sựkhẳng định trong các lĩnh vực khác củatâm lí học. Trong bài báo Zur Einführungdes Narzißmus [1] tôi đã thu thập tất cảcác dữ kiện về mặt bệnh lí học làm cơ sởcho việc phân biệt đó. Chắc chắn là khinghiên cứu sâu vào tâm lí học của bệnhloạn thần kinh (Psychose) ta sẽ thấy vai tròlớn hơn của ngã ái. Chúng ta phải nhớ rằng

Page 167: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cái “Tôi” đóng vai trò của đối tượng trongquan hệ với “Tôi”-lí tưởng và có thể toànbộ những quan hệ mà chúng tôi đã nghiêncứu trong lí thuyết về bệnh suy nhược thầnkinh giữa đối tượng bên ngoài và toàn thểcái “Tôi” cũng sẽ lặp lại trên bình diệnmới này trong cái “Tôi”.

Tôi muốn từ quan điểm ấy tiếp tục thảoluận một trong những hậu quả có thể xảy ravà như vậy là thảo luận một vấn đề mà tôichưa giải quyết ở một chỗ khác [2] . Mỗimột sự phân hóa tâm thần mà ta đã làmquen lại gây thêm khó khăn cho chức năngtâm thần, làm nó thêm mất ổn định và cóthể là khởi điểm của sự đình chỉ hoạtđộng, của bệnh tật. Chúng ta khi vừa sinhra là ngay lập tức bước từ tình trạng ngã áitự túc tụ mãn sang tình trạng tri giác thếgiới luôn luôn biến đổi bên ngoài và bắt

Page 168: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đầu quá trình tìm kiếm đối tượng; và kếtquả là chúng ta không thể ở trong trạng tháinày trong một thời gian lâu, chúng ta phảithường xuyên rời bỏ nó và trở về tình trạngkhông có kích thích như trước đây và lẩntránh đối tượng trong giấc ngủ. Tất nhiênlà chúng ta tuân theo chỉ dẫn của thế giớibên ngoài, cái thế giới tạm thời giải phóngchúng ta khỏi nhiều tác nhân bằng cáchthay đổi theo chu kì ngày và đêm.

Trong quá trình phát triển từ bé tới lớnchúng ta chia toàn bộ thế giới nội tâm củata thành cái “Tôi” nhất quán và cái vô thứcnằm ngoài “Tôi”, bị chèn ép và chúng tabiết rằng sự ổn định của những thành phầnmới được thiết lập này luôn luôn bị đedọa. Trong giấc mơ và trong bệnh suynhược thần kinh cái tôi vô thức vốn bị đẩyra khỏi nhận thức của chúng ta tìm mọi

Page 169: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

cách phá cánh cửa được bảo vệ cẩn thậnđể đi vào tâm thức, còn trong khi tỉnh táothì chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, đánhlừa sức kháng cự để đưa phần bị dồn nénvào “Tôi” và giành được khoan khoái. Sựhóm hỉnh, hài hước và phần nào nghệ thuậtkhôi hài nói chung phải được xem xét từquan điểm này. Những người có hiểu biếtvề tâm lí bệnh suy nhược thần kinh đều cóthể tìm được những thí dụ tương tự dù rằngở mức độ nhỏ hơn, nhưng tôi xin phépquay trở lại mục đích của chúng ta.

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng sựphân li “Tôi”-lí tưởng khỏi “Tôi” khôngthể nào kéo dài lâu được mà đôi khi nhấtđịnh phải xảy ra quá trình ngược lại. Dùcó đủ loại cấm đoán và hạn chế áp đặt lên“Tôi”, theo chu kì thường vẫn xảy ra sựchọc thủng những điều cấm đoán, các buổi

Page 170: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

hội hè lúc đầu chỉ là sự hỗn loạn mà phápluật cấm và nhờ tính chất vui vẻ của ngàyhội mà người ta tạm thời được giải phóngkhỏi những cấm đoán thường nhật [3] .Những ngày hội của người La mã cổ cũngnhư những hội hóa trang ngày nay giốngvới hội hè của người tiền sử ở điểm chínhyếu ở chỗ kết hợp giữa những chuyện trụylạc và vi phạm những điều cấm kị thiêngliêng nhất. Nhưng “Tôi”-lí tưởng là tổngthể tất cả những hạn chế mà “Tôi” phảituân theo vì vậy hủy bỏ lí tưởng là ngàyhội lớn nhất của “Tôi” và khi đó “Tôi” sẽcảm thấy tự hài lòng với chính mình.

Khi nào trong “Tôi” có một điều gì đótrùng với “Tôi”-lí tưởng thì ta có đượccảm giác đắc thắng. Cảm giác tội lỗi (haytự ti) có thể hiểu là sự thiếu nhất trí giữa“Tôi” với “Tôi”- lí tưởng. Trotter cho

Page 171: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

rằng dồn nén là sản phẩm của bản năngbầy đàn. Cũng một ý đó nhưng thể hiện hơikhác đi chứ hoàn toàn không mâu thuẫn khitôi nói: thành lập lí tưởng là điều kiệnthuận lợi cho dồn nén (Einführung desNarzißmus).

Như chúng ta đã biết, có những ngườimà tâm trạng dao động theo chu kì từ trầmcảm quá độ qua mức vừa phải rồi sang vuivẻ thái quá và trong thực tế thì sự daođộng ấy lúc mạnh lúc yếu, có khi không rõrệt nhưng có lúc lại quá mạnh; thể hiệndưới dạng trầm uất hay cuồng điên gây đaukhổ và tàn phá cuộc đời người bệnh.Trong những trường hợp điển hình củahiện tượng rối loạn theo chu kì như thếdường như các nguyên cớ bên ngoài khôngđóng vai trò quan trọng, những nguyênnhân bên trong cũng không có gì khác biệt

Page 172: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

với những người khác. Bởi vậy người tacho rằng đấy không phải là bệnh tâm thần.Những trường hợp rối loạn theo chu kì cóthể dễ dàng qui cho có nguyên nhân thươngtổn thần kinh sẽ được nói đến sau. Chúngta chưa biết căn nguyên của những daođộng tâm trạng bộc phát đó. Chúng takhông biết cơ chế chuyển từ trầm uất sangcuồng điên. Đối với những người này cóthể giả thiết của chúng tôi về việc “Tôi”-lí tưởng tan vào “Tôi” trong khi trước đónó lại quá khắt khe với “Tôi” có thể đượcáp dụng.

Để tránh mọi sự mơ hồ xin nhớ: trêncơ sở phân tích cái “Tôi” không còn nghingờ gì rằng ở người điên (maniaque)“Tôi” nhập làm một với “Tôi”- lí tưởng,người đó cảm thấy sung sướng vì khôngcòn gì ngăn cản, e ngại, tự trách cứ và

Page 173: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

người đó ở trong trạng thái đắc thắng, tựthỏa mãn mà không bị bất kì sự tự chỉ tríchnào phá quấy cả. Tuy không rõ như vậynhưng hoàn toàn có thể là sự đau khổ củangười trầm cảm là do sự chống đối kịchlệt giữa hai phần của cái “Tôi”. Trong sựchống đối này phần lí tưởng nhậy cảm lênán một cách quá khắt khe cái “Tôi” làmcho người bệnh tự hạ mình và tự hạ nhục.Chỉ còn một vấn đề chưa được giải quyết,đấy là có cần tìm nguyên nhân thay đổiquan hệ giữa “Tôi”- lí tưởng trong nhữngphản kháng chu kì nêu trên hay là nguyênnhân nằm ở chỗ khác.

Việc chuyển sang tình trạng điên cuồngkhông phải là triệu chứng bắt buộc trongquá trình phát triển bệnh trầm cảm. Cónhững trường hợp trầm cảm đơn giản, mộtlần, cũng như có những trường hợp lặp lại

Page 174: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

theo chu kì nhưng không chuyển thành điêncuồng. Mặt khác có những trường hợp trầmcảm mà nguyên nhân bên ngoài là lí do gâyra bệnh. Đấy là những trường hợp trầmcảm do mất người thân, do bị chết hay dohoàn cảnh mà xảy ra quá trình thu hồi lạilibido đã dành cho đối tượng. Các chứngtrầm cảm tâm thần ấy cũng có thể chuyểnthành điên cuồng và chu kì ấy lặp lại nhiềulần giống như tình trạng trầm cảm tự phátvậy. Như vậy là tình hình còn chưa rõ, hơnnữa cho đến nay phân tâm học mới chỉphân tích một vài hình thức và một vàitrường hợp trầm cảm [4] .

Cho đến nay chúng tôi mới hiểu rõnhững trường hợp mà đối tượng bị từ bỏ vìtỏ ra không xứng đáng với tình yêu, sau đócái “Tôi” tái tạo lại nó bằng cách đồnghóa còn “Tôi”-lí tưởng thì lại lên án gay

Page 175: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

gắt đối tượng. Những lời chỉ trích và tháiđộ thù địch với đối tượng được thể hiệndưới dạng tự chỉ trích theo kiểu trầm cảm.Nói đúng hơn: những lời chỉ trích ẩn sausự chỉ trích chính cái “Tôi” của mình làmcho những chỉ trích ấy thành ra dai dẳng,không thể chối cãi và đấy là đặc trưng sựtự chỉ trích của người mắc bệnh trầm cảm.Hiện tượng chuyển sang điên cuồng có thểxảy ra ngay sau trạng thái trầm cảm đó,cho nên sự chuyển hóa này là dấu hiệu độclập với những đặc trưng chủ yếu khác củacăn bệnh.

Nhưng tôi không thấy có trở ngại gì khichú ý đến chu kì phản kháng của cái “Tôi”chống lại cái “Tôi”-lí tưởng cho cả haitrường hợp trầm cảm, trầm cảm tâm thầnvà tự phát. Trong trường hợp trầm cảm tựphát có thể giả định rằng “Tôi”-lí tưởng

Page 176: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

quá nghiêm khắc với “Tôi”, kết quả là sauđó nó bị tạm thời thủ tiêu một cách tựđộng. Trong trường hợp trầm cảm tâm thầnthì “Tôi” nổi loạn vì “Tôi”-lí tưởng coithường nó, mà sự coi thường này là kếtquả của việc đồng nhất hóa “Tôi” với đốitượng đã bị phủ nhận.

Page 177: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

12. Phụ chúQuá trình nghiên cứu mà nay chúng ta

có thể tổng kết đã dẫn chúng ta đến mộtvài nhánh phụ trước đây chúng ta đã bỏqua một bên nhưng cũng có liên hệ mậtthiết với chúng ta. Ở đây chúng tôi muốnquay trở lại một vài điểm đã bỏ lại đó.

ASự khác nhau giữa “Tôi”- đồng nhất

hóa và thay thế “Tôi”-lí tưởng bằng đốitượng sẽ tìm được lí giải tuyệt vời tronghai đám đông nhân tạo mà chúng ta đãnghiên cứu ngay đầu cuốn sách: quân độivà nhà thờ Công giáo.

Hẳn là người lính coi vị tổng chỉ huycủa mình là nhân vật lí tưởng đồng thờiđồng nhất mình với những người lính khác

Page 178: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

và từ cái “Tôi” chung đó xuất hiện tráchnhiệm của những người đồng ngũ nghĩa làsự tương trợ và chia sẻ. Nhưng chàng ta sẽtrở thành trò cười cho thiên hạ nếu tự đồngnhất mình với vị tổng tư lệnh. Có một binhnhì trong trại Wallenstein đã chế giễu viêntiểu đội trưởng như sau: ”Ông ta có nhổhay chùi mũi thì anh cũng bắt chước theo”.

Trong giáo hội Công giáo thì khác.Mọi con chiên đều yêu Jesus-Christ nhưyêu nhân vật lí tưởng của chính mình; dođồng nhất hóa mà hắn ta cảm thấy ràngbuộc với những người đồng đạo khác.Ngoài ra hắn phải đồng nhất hóa với Jeus-Christ và yêu các đồng đạo vì Chúa cũngyêu họ. Như vậy là nhà thờ công giáo đòihỏi trong cả hai trường hợp sự bổ túclibido sinh ra nhờ đám đông: đồng nhấthóa phải kèm theo lựa chọn đối tượng, còn

Page 179: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tình yêu đối tượng phải kèm theo đồng nhấthóa. Điều này dĩ nhiên là vượt khỏi cơ cấuđám đông; người ta có thể là một conchiên ngoan đạo nhưng đồng thời không cóý đặt mình vào vị trí của Chúa và yêu mọicon chiên khác như Chúa đã làm. Một kẻhữu sinh hữu tử bình thường không bao giờdám gán cho mình sự cao thượng và sứcmạnh của tình yêu của Chúa Cứu Thế. Nhàthờ công giáo kì vọng tạo ra nền luân lícao cả nhờ khuyến khích sự phát triển tìnhcảm đó.

BChúng ta đã nói rằng có thể chỉ ra thời

kì phát triển từ tâm lí đám đông đến tâm lícá nhân trong quá trình phát triển tâm hồnnhân lọai.

Những điều trình bày dưới đây là kếtquả trao đổi với ông Rank.

Page 180: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Bây giờ xin trở về huyền thoại vềngười cha của bày ô hợp nguyên thủy.Người cha đó sau này được phong làngười tạo ra thế giới, điều đó cũng đúng,vì hắn tạo ra tất cả bày con lập thành đámđông thứ nhất. Hắn là nhân vật lí tưởng củatất cả các con, chúng vừa kính trọng vừasợ hắn, đó là nguồn gốc của khái niệm cấmkị (tabu) sau này. Một ngày kia đám conxúm lại giết cha, hành hạ cha mình. Khôngmột kẻ nào trong đám đông chiến thắng cóthể chiếm được địa vị của cha, mà nếu cókẻ làm được điều đó thì cuộc chiến sẽ lặplại cho đến khi bọn chúng hiểu rằng chúngphải đoạn tuyệt với di sản của cha. Họthành lập cộng đồng huynh đệ vật tổ(totem) liên kết bằng quyền lợi và nhữngđiều cấm kị như nhau, những cấm kị đó lưulại kí ức về tội ác và và họ phải ăn năn

Page 181: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chuộc tội. Nhưng sự bất mãn với tình trạngvừa được tạo ra vẫn còn và đấy là nguồngốc của những thay đổi về sau. Nhữngngười liên kết vào cộng đồng huynh đệ tiếndần đến việc thiết lập tình trạng cũ theomột lối mới, đàn ông trở thành chủ giađình và không còn công nhận uy quyền củangười đàn bà được thiết lập trong giaiđoạn vắng cha nữa. Để bù lại đàn ôngcông nhận thần linh mẫu hệ, nhằm bảo vệmẹ mà các thày tư tế thờ phụng thần linhđã bị hoạn. Họ theo gương người changuyên thủy, nhưng gia đình mới này chỉ làcái bóng của gia đình cũ vì bây giờ cónhiều cha quá và quyền của người này bịhạn chế bởi quyền của người khác.

Nỗi buồn vắng cha có thể thúc đẩy cánhân giải thoát khỏi đám đông và chiếmchỗ của cha. Đấy là thi sĩ anh hùng ca, hắn

Page 182: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

làm được điều đó trong trí tưởng tượngcủa mình. Thi nhân biến đổi thực tại theoước muốn của y. Y tạo ra người anh hùnghuyền thoại. Người anh hùng là kẻ tự giếtcha, một người cha đóng vai quỉ sứ vật tổtrong huyền thoại. Nếu người cha là nhânvật lí tưởng của đứa trẻ thì thi nhân tạo ratrong người anh hùng cái “Tôi”-lí tưởngđầu tiên thế chỗ cho cha. Đứa con út, kẻđược mẹ yêu mến và bảo vệ khỏi sự ghenghét của cha, kẻ kế vị cha trong thời tiềnsử có thể là một người hùng. Trong sự thivị hóa sai lầm thời tiền sử thì người đànbà vốn chỉ là sự cám dỗ và phần thưởngsau cuộc chém giết đã trở thành nguyênnhân và kẻ xúi giục của tội ác.

Huyền thoại gán cho người anh hùnghành động mà dĩ nhiên là chỉ có toàn bộbầy đàn mới thực hiện nổi. Theo Rank thì

Page 183: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

huyền thoại dù sao vẫn giữ được các dấutích của các sự kiện đã bị che khuất. Thídụ huyền thoại thường kể rằng người anhhùng phải làm một việc cực kì khó khăn(đa số trường hợp thì đấy là người con út,hắn thường giả vờ khờ khạo nghĩa là làmra vẻ không nguy hiểm đối với bố) và hắnchỉ hoàn thành nhiệm vụ nhờ sự trợ giúpcủa các con vật nhỏ như ong, kiến. Đấychính là những người anh em trong bầy ôhợp nguyên thủy, cũng giống như trongbiểu tượng của giấc mơ, sâu bọ, côn trùngtượng trưng cho anh chị em (khinh bỉ nhưtrẻ con). Ngoài ra, có thể nhận ra một cáchdễ dàng những hành vi trong truyện cổ tíchvà huyền thoại tượng trưng cho hành độnganh hùng.

Như vậy là huyền thoại là bước đi mànhờ nó con người thoát khỏi tâm lí đám

Page 184: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đông. Huyền thoại đầu tiên chắc chắn phảilà huyền thoại tâm lí, huyền thoại anh hùngca; huyền thoại về vũ trụ phải xuất hiện saurất nhiều. Cũng theo Rank thì người thi sĩ,sau khi làm được bước đó, nghĩa là giảiphóng khỏi đám đông trong trí tưởng tượngcủa mình lại biết cách quay về với đámđông đó. Y quay về với đám đông và kểcho họ nghe về những chiến công củangười anh hùng do y sáng tạo ra. Ngườianh hùng ấy chẳng phải ai khác mà chínhlà thi nhân.

Như vậy là thi nhân hạ xuống ngangtầm thực tại và nâng người nghe lên ngangtầm trí tưởng tượng. Còn người nghe lạihiểu thi sĩ, họ có thể tự đồng hóa vớingười anh hùng trên cơ sở quan hệ cuồngnhiệt với người cha nguyên thủy [5] .

Sự giả dối của huyền thoại đạt đến cực

Page 185: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

điểm trong việc thần thánh hóa người anhhùng. Có thể người anh hùng được thầnthánh hóa có trước cả người cha thầnthánh, và báo trước ngày trở về của ngườicha thần thánh. Các thần được xếp theo thứtự thời gian như sau: Nữ thần-mẹ, anhhùng, ông trời-cha. Chỉ với sự trở về củangười cha nguyên thủy mà loài ngườikhông bao giờ quên thì ông trời mới cónhững nét đặc trưng mà chúng ta còn thấyngày nay.

Trong tác phẩm ngắn này chúng tôiđành phải bỏ qua nhiều tài liệu có tronghuyền thoại, truyện cổ tích, lịch sử phongtục… mà có thể sử dụng làm căn cứ chogiả thuyết trên.

CChúng tôi đã nói nhiều về khao khát

dục tính trực tiếp và khao khát dục tính bị

Page 186: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

ngăn chặn hiểu theo nghĩa mục đích và hivọng rằng không gặp quá nhiều chống đối.Nhưng thảo luận một cách chi tiết vấn đềnày cũng không phải là vô ích dù có lặplại một vài điều đã được nói tới ở trên.

Thí dụ đầu tiên và cũng là rõ nhất vềkhao khát dục tính bị ngăn chặn hiểu theonghĩa mục đích là sự phát triển libido củađứa trẻ. Tất cả những tình cảm mà đứa trẻdành cho cha mẹ hay người chăm nom nóchỉ là những ước muốn cho phép khao khátdục tính bộc lộ ngay tức thời. Đứa trẻ đòihỏi người thân mọi hình thức âu yếm mànó biết: nó muốn hôn họ, đụng chạm vàohọ, nhìn ngắm họ, nó thích nhìn bộ phậnsinh dục của họ và muốn có mặt khi họ bàitiết, nó hứa sẽ cưới mẹ nó hay cưới bà vú,nó dự định tặng cho cha nó một đứa conv.v. Sự quan sát trực tiếp cũng như các

Page 187: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

phân tích gần đây về các vết tích tuổi thơcho chúng tôi biết chắc rằng có sự hòatrộn giữa những tình cảm như âu yếm vàghen tuông với những khao khát dục tính.Sự quan sát và phân tích ấy chứng tỏ rằngđứa trẻ lấy người thân của nó làm đốitượng của các ham muốn dục tính vẫn cònchưa định hình hoàn toàn (xemSexualtheorie).

Hình thức yêu đương đầu tiên của đứatrẻ liên hệ mật thiết với mặc cảm Ơđíp,sau này, vào giai đoạn tiềm ẩn sẽ bị dồnnén. Theo chúng tôi thì sau khi bị dồn nén,tình cảm với những người thân chỉ còn lạilà lòng trìu mến, và tình cảm đó không thểnào gọi là dục tính được nữa. Môn phântâm học nghiên cứu chỗ sâu kín của tâmhồn con người có thể dễ dàng chứng minhrằng các mối liên hệ dục tính của những

Page 188: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

năm thơ ấu vẫn tiếp tục tồn tại, nhưngchúng bị dồn nén và trở thành vô thức.Phân tâm học cũng cho ta sự dũng cảm đểkhẳng định rằng ở mọi nơi tình âu yếm chỉlà sự tiếp nối của mối liên kết dục tính đốivới cá nhân tương ứng hoặc với nguyênmẫu của người đó (imago). Phân tâm học,dĩ nhiên là phải cần một cuộc khảo sát đặcbiệt, cũng cho chúng ta biết rằng trongtrường hợp cụ thể nào đó thì khao khát dụctính trực tiếp cũ đang ở trong tình trạng bịdồn nén hay đã bị triệt tiêu hẳn. Nói mộtcách rõ hơn: đã xác định một cách chắcchắn rằng nhân một sự thoái lui nào đó thìnó lại có thể được kích hoạt; vấn đề(không phải lúc nào cũng dễ giải quyết)chỉ còn là trong hiện tại hoạt độ và sứcmạnh của nó đến đâu. Ở đây cần phải tránhcả hai sai lầm; đấy là đánh gía thấp cái vô

Page 189: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thức bị dồn nén và xu hướng dùng thướcđo bệnh lí để đánh giá các trường hợpbình thường.

Môn tâm lí học không muốn và khôngthể thâm nhập vào các tầng sâu của nhữngcái bị dồn nén, cho rằng trong mọi trườnghợp tình âu yếm là biểu hiện của nhữngham muốn không có màu sắc dục tính mặcdù chúng xuất phát từ các mối ràng buộcmang mầu sắc dục tính. Thái độ thù địchtuy có cơ cấu phức tạp hơn nhưng cũngkhông nằm ngoài thông lệ này.

Chúng ta có quyền nói rằng các hammuốn đó đã chệch khỏi mục tiêu dục tínhtrực tiếp tuy khó mà mô tả sự lệch hướngấy cho phù hợp với đòi hỏi của môn tâm lísiêu hình. Tuy nhiên các ham muốn tínhdục bị ngăn chặn hiểu theo nghĩa mục đíchvẫn còn giữ được một số mục tiêu ban

Page 190: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đầu. Người ta vẫn tìm sự gần gũi xác thịtvới người mà mình yêu mến, với bạn bè vàvới thần tượng, người ta muốn được nhìnthấy người mà mình yêu mến “theo tinhthần tình yêu thương của Thánh Paul”.Chúng ta có thể coi sự cải đổi mục tiêunày là sự thăng hoa của ham muốn dục tínhhay sự mở rộng phạm vi của nó. Đứng vềphương diện chức năng thì ham muốn dụctính bị cản trở có lợi hơn ham muốn khôngbị cản trở, vì ham muốn bị cản trở khôngthể được thỏa mãn hoàn toàn nên có thểtạo ra những mối ràng buộc lâu bền trongkhi các ham muốn dục tính trực tiếp mấtđộng lực sau mỗi lần thỏa mãn và phải chờmột thời gian cho sự tích tụ libido dụctình, trong thời gian đó đối tượng có thể bịthay đổi. Ham muốn dục tính bị cản trở cóthể hòa trộn với ham muốn không bị cản

Page 191: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

trở theo mọi tỉ lệ, có thể biến đổi ngượclại thành ham muốn không bị cản trở nhưnó đã từng thoát thai từ ham muốn này. Aicũng biết những trường hợp chuyển từquan hệ thân ái dựa trên cơ sở của lòngkính trọng và ngưỡng mộ thành quan hệtình ái như giữa thày và trò, giữa nghệ sỹvà người hâm mộ, đặc biệt là ở phái nữ.Sự xuất hiện các mối liên hệ đó, nhữngmối liên hệ mà khởi kì thủy không có mụcđích dục tính cho ta thấy một cách trựctiếp phương pháp quen thuộc trong việclựa chọn đối tượng dục tình. Trong bàibáo “Lòng mộ đạo của hầu tướcZizendorf”, Pfister đã đưa ra thí dụ tuyệtvời và dĩ nhiên là không phải đơn lẻ rằngngay cả sự ràng buộc mạnh mẽ về mặt tôngiáo cũng dễ trở thành ham muốn dục tínhbồng bột đến mức nào. Mặt khác, sự

Page 192: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

chuyển từ ham muốn dục tính trực tiếpngắn hạn thành sự cảm mến thuần túy bềnbỉ là hiện tượng thường thấy và sự chuyểnđổi đó chính là nền tảng cố kết các cuộchôn nhân trên cơ sở một mối tình cuồngnhiệt, đắm say.

Dĩ nhiên chúng ta cũng không ngạcnhiên khi thấy những ham muốn dục tínhtrực tiếp biến thành các ham muốn bị cảntrở hiểu theo nghĩa mục đích trong trườnghợp có các cản trở bên trong hoặc bênngoài ngăn chặn việc đạt mục tiêu. Sự dồnnén trong giai đoạn tiềm ẩn là cản trở bêntrong hay nói đúng hơn trở thành bên trong.Khi nói về người cha của bầy ô hợpnguyên thủy chúng tôi đã giả định rằng hắnđã buộc các con mình phải tiết chế vàbằng cách đó tạo ra sự ràng buộc bị ngănchặn hiểu theo nghĩa mục đích, trong khi

Page 193: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đó chính hắn vẫn được tự do thỏa mãnnhục dục và như vậy là không bị ràngbuộc. Tất cả các mối ràng buộc của cánhân trong đám đông cũng có đặc trưngcủa các ham muốn bị ngăn chặn hiểu theonghĩa mục đích. Như vậy là chúng ta đãtiến gần đến việc thảo luận một đề tài vềham muốn dục tính trực tiếp trong đámđông.

Hai nhận xét trên đây cho chúng ta thấyrằng khao khát dục tính trực tiếp bất lợicho đám đông. Mặc dù trong lịch sử pháttriển gia đình đã từng tồn tại hiện tượngquần hôn, nhưng tình yêu giới tính càng cóý nghĩa với cái “Tôi” nó càng đòi hỏi giớihạn giữa hai người – una cum uno, - đượcthiên nhiên chỉ định cho mục tiêu sinh sản.Xu hướng đa hôn khi đó đành phải đượcthỏa mãn bằng việc thay thế thường xuyên

Page 194: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

đối tượng dục tình.Hai người tìm đến với nhau để cùng

được thỏa mãn dục tình thể hiện sự chốnglại bản năng bầy đàn, chống lại ý thức tậpthể: họ tìm đến nơi cô tịch. Hai người càngyêu nhau càng làm cho nhau thỏa mãnnhiều hơn. Sự chống lại ảnh hưởng củađám đông được biểu lộ dưới hình thức xấuhổ. Những xúc động mãnh liệt gây ra bởilòng ghen là để bảo vệ người mình lựachọn khỏi sự những sự xúc phạm do nhữngràng buộc với đám đông mang lại. Quan hệtình dục của một cặp này trước mặt cặpkhác hay là việc làm tình tập thể (gọi làhội phóng dục “orgie”) chỉ có thể xảy rakhi yếu tố cá nhân tức tình thương mến đãbị yếu tố nhục dục đẩy xuống hàng thứ yếu.Nhưng đây chính là sự thoái hóa trở vềtình trạng quan hệ tính dục cổ sơ, khi ái

Page 195: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tình không có tí ý nghĩa gì, mọi đối tượngdục tình đều được coi ngang nhau hay gầnngang nhau, như Bernard Show đã nói mộtcách độc địa: “yêu nghĩa là phóng đại vôchừng sự khác biệt giữa người đàn bà nàyvới người đàn bà khác”.

Có nhiều chỉ dấu cho thấy rằng mãi saunày ái tình mới thâm nhập vào quan hệ dụctình giữa đàn ông và đàn bà, như vậy nghĩalà sự đối lập giữa tình yêu trai gái và ràngbuộc với đám đông cũng xuất hiện muộn.Có thể có cảm giác rằng giả thiết trênkhông phù hợp với với huyền thoại về giađình nguyên thủy của chúng tôi. Tình yêuvới mẹ và các chị em gái là nguyên độnglực thúc đẩy bày anh em trai xúm lại giếtcha mình và thật khó mà tưởng tượng đượcrằng đấy không phải là tình yêu nguyênthủy nghĩa là nó phải hàm chứa cả lòng

Page 196: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thương yêu trìu mến và ham muốn xác thịt.Nhưng phân tích kĩ thì thấy rằng điều giảđịnh trên đây chính là sự khẳng định. Mộttrong những phản ứng dẫn đến việc giếtcha là thiết lập chế độ ngoại hôn, nghĩa làcấm mọi quan hệ tình dục với những ngườiđàn bà trong cùng một gia đình, nhữngngười mà đứa bé trai từng yêu thương trìumến ngay từ thuở ấu thơ. Bằng cách đó,người ta đã tách khía cạnh thương mến rakhỏi những ham muốn nhục dục và sự chiatách đó còn tồn tại vững chắc cho đến ngàynay [6] . Kết quả của tục ngoại hôn là nhucầu nhục dục của người đàn ông phải đượcthỏa mãn bằng những người đàn bà xa lạ,chưa từng được họ yêu thương.

Trong phần lớn các đám đông nhântạo, như trong quân đội và nhà thờ, khôngcó chỗ cho đàn bà như là đối tượng dục

Page 197: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

tình. Quan hệ yêu đương nam nữ nằmngoài các tổ chức đó. Ngay cả trong các tổchức gồm cả đàn ông và đàn bà thì sự khácbiệt về giới tính cũng không có vai trò gì.Không có vấn đề tìm hiểu xem cái libidoduy trì sự đoàn kết đám đông mang bảnchất đồng tính ái hay lưỡng tính ái vì nókhông phân chia theo giới cũng không phảiám chỉ cơ cấu giới tính của libido.

Những khao khát dục tính trực tiếp vẫngiữ được ở mức độ nào đó tính cách cánhân ở cả những người đã bị tan trong đámđông. Nơi nào mà các khao khát này pháttriển mạnh lên thì chúng có thể làm đámđông tan rã. Giáo hội công giáo có nhữnglí do xác đáng khi khuyên răn đạo hữusống độc thân và buộc thày tu chay tịnh,nhưng ái tình thường là động lực đưa tu sĩđến chỗ phá giới. Tương tự như vậy, tình

Page 198: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

yêu với người đàn bà có thể phá vỡ nhữngràng buộc về chủng tộc, biên giới quốcgia, phân chia giai cấp và nhờ vậy đã cóđóng góp quan trọng vào nền văn minh.Không nghi ngờ gì rằng đồng tính ái dễdàng dung hợp với các ràng buộc với đámđông ngay cả khi nó thể hiện như nhữngkhao khát không bị ngăn chặn. Đó là mộtsự kiện dị thường, nhưng không thể giảithích được ở đây vì nó sẽ dẫn chúng ta điquá xa.

Nghiên cứu tâm lí các trường hợp suynhược thần kinh đã cho chúng tôi nhậnthức rằng triệu chứng bệnh bắt nguồn từcác khao khát bị dồn nén nhưng vẫn cònsức hoạt động. Công thức này có thể đượcbổ túc thêm: các triệu chứng là sản phẩmcủa những khao khát bị cản trở theo nghĩamục đích nhưng cản trở đã không thành

Page 199: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

công và xảy ra hiện tượng quay trở lại vớimục tiêu dục tính đã bị dồn nén.

Điều đó cắt nghĩa tại sao chứng suynhược thần kinh làm cho người ta ác cảmvới xã hội và tách khỏi những tập thể quenthuộc của họ. Có thể nói rằng giống nhưtình yêu, chứng suy nhược thần kinh là yếutố làm tan rã đám đông. Bởi vậy có thểthấy bất cứ nơi mà có tác nhân tạo lập đámđông mạnh thì nơi đó chứng suy nhượcthần kinh giảm hay tạm thời biến mất trongmột thời gian. Đã có một số thử nghiệm,không phải không có cơ sở, lợi dụng sựxung khắc giữa bệnh suy nhược thần kinhvà đám đông như một phương tiện để chữabệnh. Ngay cả những người không hề lấylàm tiếc về việc biến mất các ảo tưởng tôngiáo khỏi nền văn minh hiện đại cũng phảicông nhận rằng các ảo tưởng đó là một

Page 200: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

phương tiện bảo vệ hữu hiệu những ngườigắn kết với tôn giáo khỏi bệnh suy nhượcthần kinh. Dễ dàng nhận thấy rằng việc gianhập những tổ chức tôn giáo thần bí haytriết lí thần bí cũng là một cách chữa giántiếp các chứng suy nhược thần kinh. Tất cảnhững điều đó đều liên quan đến sự đốilập giữa những khao khát dục tính trực tiếpvà khao khát bị ngăn chặn theo nghĩa mụcđích.

Người suy nhược thần kinh bị tách rakhỏi đám đông sẽ phải dùng các triệuchứng bệnh hoạn để thay thế cho nhữngđám đông ấy. Họ tưởng tượng ra một thếgiới huyễn hoặc của riêng mình, một tôngiáo riêng, một hệ thống đầy hoang tưởngvà như vậy là họ tạo ra những định chế củaxã hội loài người dưới dạng méo mó,chứng tỏ sự tham gia một cách mạnh mẽ

Page 201: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

của các khao khát dục tính trực tiếp [7] .D

Để kết thúc chúng ta sẽ đưa ra cácđánh giá xét từ quan điểm lí thuyết libidonhững trạng thái mà chúng ta đã nghiêncứu: trạng thái ái tình, thôi miên, đám đôngvà suy nhược thần kinh.

Ái tình là đồng thời tồn tại khao khátdục tính trực tiếp và khao khát bị ngănchặn hiểu theo nghĩa mục đích, trong đóđối tượng thu hút một phần libido ngã áicủa cái “Tôi”. Trong tình yêu chỉ tồn tại“Tôi” và đối tượng.

Thôi miên giống ái tình ở điểm giớihạn trong hai người, nhưng nó hoàn toàndựa trên những khao khát dục tính bị ngănchặn hiểu theo nghĩa mục đích và đặt đốitượng vào “Tôi”- lí tưởng.

Đám đông khuyếch đại quá trình đó; nó

Page 202: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

giống thôi miên ở bản chất các ham muốnđóng vai trò cố kết và thay thế “Tôi”-lítưởng bằng đối tượng, nhưng trong đámđông còn có thêm sự đồng nhất hóa vớicác cá nhân khác, sự đồng nhất hóa nàyxảy ra là do mọi người có cùng thái độ vớiđối tượng.

Cả hai trạng thái, thôi miên và đámđông, đều là dấu vết di truyền của cáilibido nhân loại khởi từ uyên nguyên củanó; thôi miên là xu hướng tự nhiên cònđám đông là tàn dư trực tiếp. Trong cả haitrường hợp việc thay thế các khao khát dụctính trực tiếp bằng các khao khát bị ngănchặn hiểu theo nghĩa mục đích đều tạo điềukiện thuận lợi cho việc tách “Tôi” khỏi“Tôi”- lí tưởng; sự phân tách đó đã bắtđầu từ trạng thái ái tình.

Bệnh suy nhược thần kinh nằm ngoài

Page 203: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

các hiện tượng kể trên. Suy nhược thầnkinh phát xuất từ đặc thù của sự phát triểncủa cái libido nhân loại, phát xuất từ sựđứt quãng của khởi điểm kép, trong giaiđoạn tiềm ẩn, của chức năng dục tính trựctiếp [8] . Về khía cạnh này thì suy nhượcthần kinh có chung tính chất thoái hóa vớitrạng thái thôi miên và đám đông, một tínhchất mà ái tình không có. Suy nhược xảy rakhi sự chuyển đổi từ các khao khát dụctính trực tiếp sang các khao khát bị ngănchặn hiểu theo nghĩa mục đích không thựchiện được hoàn hảo, nó là kết quả củacuộc xung đột giữa những ham muốn đãnhập vào cái “tôi” và tạo ra sự phát triểnnêu trên và những phần của các ham muốnthoát ra từ vô thức và đòi hỏi thỏa mãntrực tiếp (cũng như các ham muốn đã bịdồn nén hoàn toàn khác). Bệnh suy nhược

Page 204: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

thần kinh có nội dung vô cùng phong phúvì nó bao gồm tất cả các mối quan hệ giữa“Tôi” và đối tượng: các quan hệ trong đóđối tượng được giữ nguyên vẹn, cũng nhưcác quan hệ mà đối tượng đã không cònhay trong đó đối tượng chính là “Tôi”, ởđây còn bao gồm cả những quan hệ xungđột giữa “Tôi” và “Tôi”-lí tưởng.

________________________________________[1]Jahrbuch der Psychoanalyse, VI

1914 - Sammlung kleiner Schriften zurNeurosenlehre, IV.

[2]Trauer und Melancholie, Internat.Zeischr. f. Psychoanalyse” IV 1916-1918, Sammlung kleiner Schriffen zurNeurosenlehre, IV.

[3]Vật tổ và cấm kị, Sigmund Freud[4]Abraham: Ansätze zur

pychoanalytischen Erforschung und

Page 205: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Behandlung des manisch-depressivenIrreseins, 1912 trong “KlinischeBeiträge zur Psychoanalyse”, 1921.

[5]Hans Sachs: GemeinsameTagträume. Autoreferat eines Vortragsauf dem VI psychoanalytischen Kongreßin Haag, 1920. “Internat. Zeitsch. fürPsychoanalyse”, VI, 1920.

[6]Über die allgemeinsteErniedrigung des Liebeslebens, 1912.“Sammlung Kleiner Schiften zurNeurosenlehre” IV.

[7]Vật tổ và cấm kị, Sigmund Freud[8]Sexualtheorie

Page 206: Tam ly dam dong va phan tich cai toi - Ebooksebook79.com/public/front/images/file/7266942pic03_12...Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc

Dịch từ nguyên tác“Massenpsychologie und Ich-Analyse”