T vva ppgdtvotieuhoc23

1

Click here to load reader

Transcript of T vva ppgdtvotieuhoc23

Page 1: T vva ppgdtvotieuhoc23

23

Bậc II: lưỡng phân lần thứ hai trong thành phần chiết đoạn giữa âm đầu và

phần vần.

Bậc III: lưỡng phân trong cấu tạo phần vần giữa âm đệm và vần cái (vần chứa

âm chính và âm cuối) bậc lưỡng phân cuối cùng trong phần vần cái giữa âm

chính và âm cuối. Có thể hình dung như sau:

Âm tiết

Siêu đoạn chiết đoạn

Âm đầu vần

Âm điệu vần cái

Âm chính âm cuối

Ở bậc đầu tiên là bậc quan hệ giữa các thành tố lỏng lẻo nhất. Ở bậc lưỡng

phân cuối cùng là bậc của hai thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 4: Dựa vào cách kết thúc âm tiết có thể phân loại âm tiết như thế nào?

Hãy thử phân loại các âm tiết trong đoạn thơ sau đây:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

(Trích “Nói với em”-Vũ Quần Phương)

Gợi ý:

Có 4 loại âm tiết:

- Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm (âm tiết không có âm cuối). Ví dụ: lá,

nghe, vừa…

- Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng các bán âm (-w và –j). Ví dụ: nếu, nhiều,

hay,…

- Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng các phụ âm vang (m, n, η). Ví dụ: nhắm,

vườn,…

- Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh (p, t, k,…). Ví dụ: mắt, hót,

lích rích,… (các ví dụ lấy từ đoạn thơ).