T vva ppgdtvotieuhoc14

1

Click here to load reader

Transcript of T vva ppgdtvotieuhoc14

Page 1: T vva ppgdtvotieuhoc14

14

hóa trước hết về mặt âm đọc, sau đó về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Có một

số từ Hán vào tiếng Việt qua con đường khẩu ngữ ở một thời điểm xa xưa, dưới

các vỏ ngữ âm cổ và dần dần đã hòa đồng vào vốn từ vựng tiếng Việt khiến

người ta khó nhận ra đó là từ Việt gốc Hán như: đầu, gan, ghế, cưới…

Từ thế kỷ XI về sau, Nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Một

nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển. Nhờ

vậy, con đường Việt hóa văn tự Hán được đẩy mạnh và tiếng Việt ngày càng

thêm phong phú, đa dạng, tinh tế, uyển chuyển.

Chữ Nôm ra đời bằng cách vay mượn một số yếu tố văn tự Hán (hoặc từng bộ

phận chữ, hoặc cả chữ trọn vẹn) để ghi lại tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết.

Chữ Nôm góp phần phản ánh diện mạo hệ thống ngôn ngữ văn học của tiếng

Việt lúc bấy giờ (qua những bài phú Nôm thời Trần, thơ Nôm và truyện Nôm

thời Lê, Nguyễn…).

- Tiếng Việt thời thuộc Pháp: Thời kỳ này, chữ quốc ngữ trở nên thông dụng

cùng với sự ảnh hưởng của ngôn ngữ - văn hóa Pháp, làm cho tiếng Việt được

phát triển thêm một bước. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời

ngày càng nhiều. Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là

từ Hán Việt. Nhiều hoạt động văn chương, báo chí sôi nổi cùng với sự hình

thành nhiều thể loại mới làm cho tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế,

đa dạng.

- Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay: Với bản “Tuyên ngôn độc

lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế

giới vào ngày 2.9.1945, tiếng Việt thực sự đã giành lại địa vị độc tôn.

Chức năng xã hội của tiếng Việt ngày càng được mở rộng, được sử dụng trong

các lĩnh vực giao tiếp khác nhau của xã hội (từ sáng tác văn học đến giao soạn

thảo công văn hành chính; từ lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục đến giao

tiếp thông tin đại chúng…).

Tiếng Việt còn có vai trò là ngôn ngữ quốc gia, dùng chung cho cả khối cộng

đồng nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Câu 13: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc?

Gợi ý:

- Cũng như mọi đối tượng trong hiện thực, ngôn ngữ là một thực thể bao gồm

các yếu tố, các bộ phận bên trong và các mối quan hệ giữa các yếu tố, các bộ

phận ấy. Chỉ có điều các đối tượng trong hiện thực là các đối tượng vật chất, cụ