T vva ppgdtvotieuhoc13

1

Click here to load reader

Transcript of T vva ppgdtvotieuhoc13

Page 1: T vva ppgdtvotieuhoc13

13

đời. “Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người

bắt đầu thống trị giới tự nhiên và sự thống trị đó, cứ mỗi lần tiến lên một bước

và nó mở rộng thêm tầm mắt của con người” [3,60]. Như vậy, theo Ăng ghen, sự

phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối

quan hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để

con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau và làm cho mỗi cá nhân ngày càng

có ý thức rõ rệt đối với lợi ích của sự hợp tác ấy. Tóm lại, những con người đang

được hình thành đó đạt đến mức độ với nhau là họ có những điều kiện cần phải

nói mới được. Như vậy, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết phải

giao tiếp. Nhưng nhu cầu giao tiếp ấy của con người cũng lại do lao động quyết

định.

Câu 11: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các

mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ?

Gợi ý:

- Trong ba bộ phận tạo thành một ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) thì

bộ phận từ vựng biến đổi và phát triển nhanh nhất và nhiều nhất, sau đó bộ phận

ngữ âm và cuối cùng là bộ phận ngữ pháp.

- Bộ phận từ vựng biến đổi nhanh nhất và nhiều nhất vì từ vựng trực tiếp phản

ánh đời sống xã hội. Mọi biến đổi trong xã hội đều được ngôn ngữ trực tiếp

phản ánh. Cũng cần phân biệt từ vựng nói chung và từ vựng cơ bản. Từ vựng

nói chung biến đổi không ngừng, ngày càng phong phú. Những từ gốc, từ vựng

cơ bản ổn định, có tính bất biến.

- Bộ phận ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều vì nếu biến đổi

nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngữ

âm biến đổi dẫn đến tồn tại các cách phát âm địa phương.

- Bộ phận ngữ pháp biến đổi chậm nhất, vì cùng với bộ phận từ vựng cơ bản,

ngữ pháp là cơ sở của ngôn ngữ. Sự biến đổi nhanh của quy tắc ngữ pháp sẽ dẫn

đến khó khăn trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, trong thời gian dài, hệ thống ngữ

pháp cũng có biến đổi, cải tiến, bổ sung thêm các quy tắc mới.

Câu 12: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ

phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

Gợi ý:

- Tiếng Việt thời phong kiến: Do tiếng Việt và tiếng Hán gần nhau về mặt loại

hình, nghĩa là cả hai đều thuộc loại ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính, nên tiếng

Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ tiếng Hán theo chiều hướng chủ đạo là Việt