Sử dụng Microstation v8 căn bản

108
TỰ HỌC MICROSTATION V8 VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD Biên soạn: Huỳnh Văn Trúc

description

Microstation v8 guide

Transcript of Sử dụng Microstation v8 căn bản

Page 1: Sử dụng Microstation v8 căn bản

TỰ HỌC

MICROSTATION V8

VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD

Biên soạn: Huỳnh Văn Trúc

Page 2: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Năm 2010

Phần 1: Căn bản về Microstation V8

Môi trường làm việc của MicroStation

Xem xét môi trường làm việc của MicroStation Hình minh hoạ dưới đây giới thiệu giao diện Microstation V8.

Thanh công cụ thuộc tính (Attributes) – Thanh công cụ Primary – Thanh công cụ chuẩn – Thanh lệnh đơn - Cửa sổ khung nhìn (1 - 8)…..

1.       Lệnh đơn của MicroStation Thanh lệnh đơn được đặt trên cùng trong cửa sổ MicroStation và là một trong các nguồn truy

cập chính cho các tính năng của MicroStation.Khi bạn nhấn vào một lệnh đơn, có một danh sách các mục lựa chọn sẽ xuất hiện. Mỗi mục

trong lệnh đơn sẽ trực tiếp gọi lên một tác vụ hoặc mở một hộp thoại nơi bạn có thể định nghĩa thêm cho tác vụ mong muốn.

Thanh lệnh đơn của MicroStation được tổ chức chặt chẽ và các lệnh được nhóm theo từng nhóm logic.

- Nếu bạn muốn tìm một công cụ để sử dụng trong tập tin thiết kế của mình, hãy tìm đến lệnh đơn và chọn Tool. Danh sách các lệnh thả xuống liệt kê tất cả các công cụ mà bạn có thể sử dụng trong MicroStation.

- Nếu bạn phải hiệu chỉnh các thiết lập cho tập tin thiết kế, hãy chọn Settings từ thanh lệnh đơn rồi nhìn vào danh sách cho Design File.Huỳnh Văn Trúc 1

Page 3: Sử dụng Microstation v8 căn bản

2.       Các hộp thoại và các hộp cảnh báo (Alert Boxes)Một hộp thoại sẽ xuất hiện bất kỳ khi nào bạn chọn một mục lệnh đơn có đi kèm với ba dấu

chấm, ví dụ như Open… Bạn hãy đơn giản nhập vào hộp thoại các thông tin mà chương trình đòi hỏi rồi chọn một hành động, ví dụ OK, Done hoặc Apply.

3.       Các công cụ, các hộp công cụ và khung công cụ.

Chìa khóa để dẫn tới các tác vụ MicroStation thành công là cách sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm. Được tổ chức thành các khung công cụ và các hộp công cụ, các công cụ trong MicroStation cũng tương tự như các hộp đồ nghề mà người thợ sửa xe ô tô sử dụng khi sửa xe cho bạn. Và, cũng giống như một người thợ cơ khí có một hộp đồ nghề chứa đầy các công cụ, được thiết kế dành riêng cho các tác vụ cụ thể, MicroStation cũng cung cấp một bộ sưu tập phong phú các công cụ, được tổ chức theo chức năng.

Khung công cụ Main được sử dụng như một “va li tổng thể” đựng toàn bộ các công cụ, cho bạn con đường truy xuất đến các hộp công cụ liên quan.

Bạn nhận ra khung công cụ Main hoặc qua thanh tựa đề của nó (có chữ Main) hoặc qua 2 cột biểu tượng khi nó được gắn neo trên màn hình, Khi bạn nhấn giữ phím Data Point trỏ vào một công cụ trong khung Main, hộp công cụ liên quan đến công cụ này sẽ xuất hiện. Sử dụng động tác “kéo” để chọn một công cụ xác định từ hộp công cụ đang mở ra. Thậm chí, nếu bạn tiếp tục kéo con trỏ đi xa nữa, bạn sẽ “tách rời” hộp này ra khỏi khung Main. Sau khi đã tách rời hộp công cụ, bạn có thể định vị nó tại một vị trí thuận tiện hơn, bất cứ nơi nào trên màn hình.

Mẹo: Bạn có thể tùy biến các hộp công cụ của MicroStation. Hãy nhấn chuột phải vào một biểu tượng trong hộp để hiển thị danh sách biểu tượng có trong hộp công cụ. Nếu bạn bật lên một biểu tượng đang bị tắt, thì nó sẽ xuất hiện trong hộp công cụ.Khung công cụ Main có chứa một công cụ không liên quan đến hộp công cụ nào. Tất cả các công cụ khác trong khung Main đều đi kèm với một hình tam giác nhỏ màu đen, cho biết nó liên quan đến hộp công cụ tương thích có chứa cả các công cụ khác

Chỉ duy nhất lệnh Delete đứng riêng lẻ một mình trong khung Main. 4.       Lô gợi nhớ (Tool Tips)

Huỳnh Văn Trúc 2

Page 4: Sử dụng Microstation v8 căn bản

MicroStation có một tính năng được gọi là Tool Tips (lô gợi nhớ) để giúp bạn nhận diện một công cụ mà không cần kích hoạt nó. Sau khi bạn dịch chuột lên một biểu tượng hoặc một công cụ, hãy ngưng chuột một chút. Sẽ có một hình chữ nhật nho nhỏ xuất hiện, cho biết tên của công cụ này.

5.       Cửa sổ thiết lập công cụ (Tool Settings Window)

Đa phần công cụ có các mục lựa chọn giúp bạn kiểm soát hoạt động của chúng. Các mục lựa chọn này xuất hiện trong hộp thoại Tool Settings (thiết lập công cụ). Bạn nhập vào hộp thoại Tool Settings những thông tin cần thiết cho từng tham số. Hộp thoại Tool Settings trôi nổi trong cửa sổ MicroStation, bạn không thể gắn neo cho nó.

Theo mặc định, hộp thoại Tool Settings được mở ra ngay từ khi bắt đầu chạy chương trình. Nếu bạn đóng hộp thoại Tool Settings này, thì một hộp thoại Tool Settings mới sẽ tự động xuất hiện khi bạn chọn công cụ tiếp theo.

Minh họa: Để ý rằng công cụ Place Circle (vẽ hình tròn) cần những thiết lập hoàn toàn khác so với Place SmartLine.

6.       Thanh trạng tháiĐây là một thành phần quan trọng trong giao diện người dùng của MicroStation, bởi nó cho

phép chúng ta nhìn vào hoạt động của MicroStation. Khu vực này chứa tất cả những thông tin phổ biến liên quan đến một dòng lệnh, nhưng lại không có một dòng lệnh thật sự. MicroStation liên tục hiển thị các thông tin về trạng thái hoạt động của nó trong thanh trạng thái nằm ở khu vực phía dưới của cửa sổ trình ứng dụng. Thanh trạng thái (Status Bar) hiển thị các thông điệp:

- Công cụ đang được sử dụng.- Đòi hỏi các thông tin bổ sung.- Trạng thái của các tham số chính.Bạn hãy chọn nhiều công cụ khác nhau và theo dõi những thông điệp hiển thị trong thanh trạng

thái. Để ý là khi bạn nhấn giữ con trỏ lên trên một công cụ nào đó (như thể bạn chờ một lô gợi nhớ) thì sẽ có một thông điệp khác xuất hiện so với khi bạn thật sự chọn công cụ này.

7.       Cửa sổ khung nhìnCác cửa sổ thiết kế của MicroStation được gọi là các View (khung nhìn).MicroStation có thể hiển thị đồng thời tối đa 8 khung nhìn. Tất cả đều là khung nhìn ở trạng

thái hoạt động tích cực (Active - sẵn sàng cho nhập liệu), và mang tính độc lập hình họa đối với nhau. Được đặt tên là View 1 cho tới View 8, các cửa sổ này cung cấp sự truy xuất trực tiếp vào thiết kế hình họa. Nguyên nhân cho con số 8 của các cửa sổ này thật đơn giản: Bạn có thể cùng lúc muốn nhìn nhiều khu vực khác nhau, nhiều thành phần khác nhau của thiết kế, với mức độ chi tiết khác nhau.

Huỳnh Văn Trúc 3

Page 5: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Để ý rằng các khung nhìn có thể được thay đổi kích cỡ, được dịch chuyển, được kéo chồng lên nhau và mỗi khung nhìn đều có tất cả các tính năng của một cửa sổ Window chuẩn.

8.       View Controls - điều kiểm khung nhìnĐể giúp bạn ấn định nội dung hiển thị, mỗi khung nhìn của MicroStation có một tổ hợp các

điều kiểm riêng. Các điều kiểm này cho phép bạn thay đổi hướng nhìn và kết quả nhìn thấy trong một khung nhìn, mà không hề ảnh hưởng đến nội dung tất cả các cửa sổ khung nhìn khác. Các điều kiểm khung nhìn nằm trong góc dưới bên trái của mỗi cửa sổ khung nhìn. Mách bảo: Đóng tất cả các cửa sổ thiết kế trong tập tin .dgn của bạn không phải là đóng tập tin. Bạn đóng tất cả các cửa sổ thiết kế, nhưng tập tin vẫn được mở. Thanh tựa đề phía trên của màn hình vẫn chỉ ra tên của tập tin đang mở.

Các chức năng của chuột trong MicroStation

Các chức năng của chuột trong MicroStationVới chuột, bạn có thể thực hiện 3 chức năng chính: 1.    Data Point - Chọn lệnh hoặc các mục của lệnh đơn từ giao diện và định vị điểm, ví dụ như

điểm bắt đầu và kết thúc cho một đoạn thẳng.2.   Reset – Ngưng một quá trình. Reset thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, tùy thuộc vào qui

trình đang được thực hiện 3.   Snap (còn gọi là Tentative point - điểm thử) - Chúng ta sử dụng phím chuột này để định vị

và chọn điểm một cách chính xác, bám vào các phần tử có sẵn, các điểm ví dụ như điểm cuối hoặc điểm giữa của đối tượng.

Trong các chức năng kể trên thì Data Point được sử dụng thường xuyên nhất, tiếp đến Reset.Thiết lập mặc định cho chuột của MicroStation là chuột có 2 phím. Nếu bạn sử dụng chuột 2 phím, thiết lập mặc định cho Tentative Snap là động tác nhấn đồng thời cả 2 phím chuột.Một chuột 3 phím sẽ giúp bạn đạt được hiệu ứng hiệu quả lớn nhất cho việc sử dụng với MicroStation. Với loại chuột này bạn sẽ có một phím cho một trong các dạng phổ biến nhất của việc nhập liệu đồ họa trong MicroStation. Chúng ta sử dụng phím giữa (hay là bánh xe) trên một chuột 3 phím cho Tentative Snap. Để thiết lập cấu hình chuột cho chức năng này, ta phải gán chức năng cho phím giữa hoặc là bánh xe.

Gán chức năng Tentative Snap cho phím chuột giữa1.    Chọn Button Assignments từ lệnh đơn thả xuống Workspace từ thanh lệnh đơn chính của

MicroStation.Hộp thoại Button Assignments xuất hiện.2.     Sử dụng phím Data Point (phím chuột trái) để nhấn vào từ Tentative nằm ở khu trái của

hộp.3.     Đọc thông điệp hiển thị trong khu Button Definition Area.

Huỳnh Văn Trúc 4

Page 6: Sử dụng Microstation v8 căn bản

4.   Nhấn phím chuột giữa (hoặc là kéo bánh xe xuống) vào thanh Button Definition Area.Một khi bạn đã nhấn vào đây, mục Invoked by cho Tentative Button sẽ chuyển thành Middle Button.

5.     Nhấn OK. Sự thay đổi tham số hoạt động này bây giờ sẽ được lưu trữ một cách lâu dài trên đĩa cứng, và lần sau khi bạn mở MicroStation, Tentative đã được thiết lập cho phím chuột giữa

Sử dụng Fence để hiệu chỉnh phần tử

Vẽ và sử dụng Fence hình tròn để tạo hình tríchBạn cần tạo một hình trích của một chi tiết với một tỉ lệ lớn hơn chi tiết sẵn có. Một Fence hình

tròn kết hợp với chế độ Clip sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn.1. Chọn công cụ Place Fence. Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số công cụ:

Fence Type: CircleFence Mode: Clip

2. Tạo Fence bao vòng vị trí cần trích hình, như hình minh họa.

3. Chọn Manipulate Fence Contents. Thiết lập các dữ liệu sau trên cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents:

Operation: ScaleFence Mode: ClipMake Copy: Enabled (bật)X Scale: 2.0Y Scale: 2.0

Huỳnh Văn Trúc 5

Page 7: Sử dụng Microstation v8 căn bản

4. Dịch con trỏ đến vị trí muốn đặt hình trích và nhập một Data Point để vẽ các nội dung của fence đã bị co giãn. Đường fence mới (được co giãn) sẽ dịch chuyển động cùng con trỏ, nhưng theo hướng ngược lại.

5. Nhấn Reset

Sử dụng Fence để co giãn và sao chép các phần tửCó khi bản vẽ của ta nhanh chóng trở thành dày đặc và khó thêm vào bất kỳ một chi tiết nào

khác. Ta hãy thử sử dụng Fence Stretch để xử lý tình huống này, tạo không gian cho các phần tử mới.Ở ví dụ này ta có bản vẽ P&ID có chứa đơn vị xử lý số 1 và số 3. Ta muốn bổ sung đơn vị hoạt

động số 2 vào giữa.1. Chọn công cụ Place Fence. Thiết lập các dữ liệu sau vào cửa sổ Tool Settings:

Fence Type: BlockFence Mode: Inside

2. Nhập một Data Point tại vị trí số 1, Data Point thứ 2 tại vị trí số 2 để vẽ Fence.

3. Chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents.

Operation: StretchFence Mode: Inside

4. Bật lên tính năng AccuDraw, nếu nó chưa được kích hoạt5. Nhập một Data Point tại vị trí số 3.Hàng rào bây giờ sẽ dịch chuyển động theo con trỏ.5. Dùng AccuDraw dịch con trỏ sang trái, nhập số 3.4, sau đó nhập một Data Point.6. Nhấn Reset.

Huỳnh Văn Trúc 6

Page 8: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Đơn vị xử lý được chuyển đến vị trí mới, các đường nối kết qui trình (connecting process lines) được kéo dài để đảm bảo mối liên quan.

Nếu bạn không làm việc cẩn thận và vẽ hàng rào chạm phải một trong các van, bạn sẽ thấy van bị dài cùng với các đường nối kết qui trình.

Đó là phần trình diễn phương cách hoạt động của Fence Stretch. Bất kỳ thứ gì chạm phải hàng rào đều sẽ được kéo dài. Hãy xem phần minh họa dưới đây.

Hoàn tất mạch điện.Bây giờ ta sử dụng Fence copy để hoàn tất bản vẽ P&ID.1. Trong cửa sổ Manipulate Fence Contents, bạn tìm đến mục Operation, đổi Stretch thành

Copy.2. Nhập một Data Point tại vị trí số 1.3. Dịch con trỏ sang phải, nhập vào số 3.2, nhấn một Data Point.4. Nhấn Reset và bỏ đi hàng rào.Bản vẽ của bạn khi hoàn tất trông như sau:

Sử dụng một Fence block để hiệu chỉnh các phần tửGiả sử bạn đã có sẵn một bộ trục vít. Bạn đang cần sao chép chỉ phần trục vít để tạo ra một bộ

trục vít mới. Hãy thử nghiệm Fence sẽ hữu ích như thế nào cho bạn trong việc này.

Huỳnh Văn Trúc 7

Page 9: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Thực hiện theo các bước sau:1. Chọn công cụ Place Fence. Thiết lập các tham số như sau :

Fence Type: BlockFence Mode: Inside (Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence)

2. Tạo Fence bao vòng quanh phần tử định chọn. Trong ví dụ này là phần trục vít, như hình minh họa.

3. Nhấn chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents: Operation: CopyFence Mode: Inside

4. Dịch con trỏ đến bất kỳ vị trí nào trong đường fence và nhập một Data Point. Một đường viền fence sẽ xuất hiện và dịch chuyển động cùng con trỏ, trong khi đường fence

gốc được tô nổi bật vẫn ở nguyên vị trí cũ.5. Dịch chuyển đường viền fence động đến một vị trí còn trống bên phải, nhập Data Point. Đường fence gốc sẽ biến mất khi đường fence mới được định vị.Phần trục vít là đối tượng duy nhất được sao chép, bởi nó là đối tượng duy nhất nằm hòan tòan

phía trong fence.6. Nhấn Reset

Huỳnh Văn Trúc 8

Page 10: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Sử dụng Fence shape để hiệu chỉnh phần tửVí dụ bạn cần tách một bước ren khỏi trục vít sẵn có, để từ bước ren này tạo ra một trục vít có

chiều dài như yêu cầu của bạn. Hãy áp dụng Fence để thực hiện:1. Nhấn chọn Place Fence. Nhập vào thiết lập tham số Place Fence:

Fence Type: ShapeFence Mode: Overlap (Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền

Fence)2. Tạo Fence bao vòng quanh một bước ren, như hình minh họa.

3. Chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập các tham số sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents:

Operation: CopyFence Mode: Overlap

4. Dịch con trỏ đến vị trí nằm gần đường fence và nhập một Data Point. Một đường viền Fence sẽ dịch chuyển động cùng với con trỏ, trong khi đường fence gốc vẫn ở nguyên vị trí cũ.

5. Dịch con trỏ đến vị trí còn trống nằm ở phía trên của đối tượng và nhập một Data Point để định vị nội dung đã được sao chép của đường fence.

Huỳnh Văn Trúc 9

Page 11: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Một bước ren của trục đã được tách rời ra khỏi đối tượng và được sao chép. Lần này thì những phần tử có một phần nào đó nằm phía trong chồng lên đường fence cũng như các phần tử nằm phía trong đường fence đều được sao chép.

6. Nhấn Reset. Mẹo:  Cách duy nhất để xóa đi một fence, ngoài việc thoát ra khỏi tập tin thiết kế, là nhấn chọn

công cụ Place Fence lần nữa.

Làm việc với Fence Một phương cách để nhóm các phần tử lại với nhau là sử dụng công cụ Place Fence. Một Fence

(hàng rào) là một đường viền tạm thời, được vẽ bao chứa một số phần tử nhằm mục đích thực hiện một tác vụ đối với nhóm các phần tử này.

Hộp công cụ Fence bao gồm năm công cụ, công cụ căn bản nhất trong số chúng là Place Fence. Bạn chỉ có thể gọi bốn công cụ kia sau khi đã vẽ một Fence.

Place Fence tạo 6 loại Fence khác nhau và có 6 phương pháp vẽ Fence.Các dạng Fence cũng như các phương pháp bao gồm:

Dạng Fence Miêu tảBlock Hai Data Point đứng chéo nhau tạo một Fence hình chữ nhậtShape Bạn có thể các đọan fence với chiều dài và góc tùy ýCircle Nhập một Data Point cho tâm và vẽ một Fence hình trònElement Nhận diện một phần tử dạng shape (đường viền hình học đóng kín). Bạn sẽ

có một Fence trùng với đường viền phần tử.From View Vẽ một Fence bao quanh chu vi của khung nhìn được chọn.From Dgn File

Vẽ Fence chọn tất cả phần tử trong tập tin thiết kế, bất chấp cửa sổ khung nhìn hiện hành

Fence Mode Hành độngInside Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong FenceOverlap Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền FenceClip Các phần tử và phần của phần tử nằm trong đường viền Fence.Void Các phần tử nằm hòan tòan phía ngoài Fence.Void-Overlap

Các phần tử nằm phía ngoài và chạm vào đường viền Fence.

Void-Clip Các phần tử và phần phần tử nằm phía ngòai Fence.

Hiệu chỉnh nội dung của FenceSử dụng Mannipulate Fence Contents để hiệu chỉnh các phần tử được định nghĩa bởi một

đường Fence. Công cụ Mannipulate Fence Contents có sáu mục lựa chọn khác nhau.Tác vụ Miêu tả

Huỳnh Văn Trúc 10

Page 12: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Copy, Move, Rotate, Scale, và Mirror

Tác vụ đồng nhất với công cụ hiệu chỉnh cùng tên.

Stretch Tất cả các phần tử được chọn bằng đường Fence sẽ được kéo dài.

Hộp công cụ Fence có ba công cụ Fence khác. Tất cả trong số này đều sử dụng cùng các mục những phương pháp vẽ fence được miêu tả bên trên.

Biểu tượng Công cụ Mô tảModify Fence Thay đổi hình dạng một Fence sẵn có hoặc

dịch chuyển một Fence sẵn có.Delete Fence Contents

Xóa các phần tử được chọn bởi Fence.

Drop Fence Contents

Bỏ rơi (Drops) trạng thái của các phần tử được chọn bởi Fence.

Việc sử dụng Fence có liên quan đến các thiết lập công cụ. Bảy trong số các công cụ trong nhóm Manipulate đều có mục lựa chọn Use Fence. Chúng là các công cụ Copy, Move, Scale, Rotate, Mirror, Align Edges, và Construct Array. Bên cạnh đó, cả hai công cụ Change Element Attributes và Change Text Attributes cũng đều có mục Use Fence.

LevelGiờ đây khi bản vẽ của ta đã bắt đầu đạt đến một độ phức tạp mới, đã tới lúc ta tổ chức lại các

thông tin bản vẽ, chia chúng ra thành các phần có tính hữu dụng. Khi một họa viên vẽ nhiều thành phần khác nhau của một tòa nhà thường là các thành phần này sẽ xuất hiện trên nhiều bản giấy can khác nhau. Người ta thường có thói quen vẽ tường ngòai trên một bản, vách ngăn ở một bản khác, cửa sổ trên một bản thứ ba, cứ thế tiếp tục, cho tới khi tòan bộ ngôi nhà được vẽ xong. Khi những bản vẽ đó được chồng lên nhau và được canh chỉnh cho phù hợp, bạn có thể nhìn thấy tòan bộ bản vẽ tòan nhà. Nhưng mặt khác bạn cũng có thể xem từng bản vẽ riêng lẻ hoặc chỉ xem những bản vẽ nào hiển thị các thông tin bạn cần đến.

Trước khi con người sử dụng máy tính để tạo bản vẽ, dạng hình tổ chức này đã được áp dụng dưới một hệ thống, gọi là hệ thống bản vẽ chồng lớp (overlay drafting).

Tính năng Level của MicroStation Tương tự như khái niệm bản vẽ chồng lớp, MicroStation có một tính năng là Level, cho phép

người sử dụng tổ chức về mặt logic các phần tử trên bản vẽ. Hãy chọn Level > Display từ lệnh đơn Settings hoặc chọn biểu tượng Level Display trên thanh

Primary

Cửa sổ thiết lập tham số Level Display sẽ hiển thị trên màn hình.Bạn có thể bật hoặc tắt một số lượng Level tùy ý từ hộp thoại Level Display bằng cách nhấn

vào Level muốn tắt/ mở. Level được tô đen là Level đang được mở. Bạn không thể tắt Level đang hiện hành.

Huỳnh Văn Trúc 11

Page 13: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Active Level - Lớp hiện hànhKhi ta chọn một Level trong hộp công cụ Attributes, Level này sẽ trở thành Active Level (lớp

hiện hành). MicroStation cho bạn chọn tại một thời điểm chỉ một Level làm lớp hiện hành. Hộp thiết lập View Level sẽ chỉ ra Level hiện hành qua phần text màu trắng trên nền xanh.

Có nhiều cách để thiết lập Level hiện hành:- Nhấn vào danh sách Level trong hộp công cụ Attributes, sau đó chọn Level hiện hành.

- Nhấn đúp vào Level mà bạn muốn ấn định nó thành Level hiện hành trong hộp thoại Level Manager, hộp thoại này sẽ mở ra trong thanh trạng thái khi bạn nhấn chuột vào phần hiển thị Level.

Huỳnh Văn Trúc 12

Page 14: Sử dụng Microstation v8 căn bản

- Nhấn đúp vào số level để khiến nó trở thành Level hiện hành trong hộp thiết lập Level Display.

- Thiết lập Level từ danh sách chọn lựa trong hộp thiết lập Element Attributes.- Sử dụng công cụ SmartMatch để thay đổi active symbology (biểu tượng hiện hành) theo các

thuộc tính của một phần tử tại một level khác.Chú ý : Hộp thiết lập tham số Level Display trên đây có bao gồm một bảng chứa các Level, kể

cả tham số View Number. Sử dụng thiết lập View Number sẽ ảnh hưởng đến nhiều khung nhìn khác nhau. Hoặc khi bạn nhấn chuột vào nút lệnh Apply to All Views nằm ở phía dưới của hộp thoại Level Display thì những thay đổi của bạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khung nhìn đang mở.

Sử dụng LevelTrong các bản vẽ MicroStation phức tạp, ta sẽ sử dụng nhiều level để nhóm các thông tin cùng

loại với nhau. Một bản thiết kế nhà có thể bao gồm các thông tin về cấu trúc, về hệ thống điện, hệ thống ống nước và nó có thể chỉ ra các đồ gỗ hoặc thậm chí sơ đồ trang trí nội thất. Ta có thể tắt đi các level của bản vẽ có chứa những phần tử mà ta không cần xem xét, khiến cho khung nhìn không quá lộn xộn.

Ví dụ sử dụng bản vẽ có nhiều LevelBản vẽ này là một bố cục mặt bằng của một tòa nhà. Nó bao gồm nhiều phần tử được vẽ trên

nhiều level khác nhau, thể hiện các tính năng khác nhau bao gồm cả hệ thống điện, cấu trúc lẫn các hệ thống khác.

Minh họa:  Một ví dụ bản vẽ với tất cả các phần tử đều được hiển thị2. Ta hãy bật lên vài level khác. Chọn lệnh Select Settings > Level > Display.Làm sao ta biết được Level nào được sử dụng trong bản vẽ này? Thật khó mà nói ra nhà thiết

kế đã sử dụng những Level nào.3. Kiểm tra các chấm tròn nằm gần tên các level trong hộp thoại Level Display. Mỗi level có

một chấm tròn là level có chứa phần tử. Những level nào không có chấm tròn là level còn rỗng.

Huỳnh Văn Trúc 13

Page 15: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Minh họa: Level có chấm tròn là level có phần tử 4. Hộp thoại Level Display cũng tương tự như các hộp thoại khác: bạn có thể chọn tựa đề cột

để sắp xếp thông tin trong hộp thoại. Nếu chỉ muốn xem các level có chứa phần tử, bạn nhấn vào phần tựa đề cột Used để khiến cho mũi tên trỏ lên trên. Bây giờ bạn kéo lên phía trên danh sách, bạn sẽ tìm thấy tất cả các level có chứa phần tử, rồi mới tới phần các level rỗng.

Dịch chuyển các phần tử giữa các LevelKhi bạn làm việc trong tập tin thiết kế của mình, có lẽ bạn thấy không phải lúc nào bạn cũng

ngay lập tức tạo ra được các phần tử trên đúng những level thích hợp. Trong quá trình chi tiết hóa một bản vẽ, có lẽ bạn phải chi ra một khỏang thời gian để tổ chức lại bản vẽ và dịch chuyển phần tử giữa các Level. Level được gán cho một phần tử sẽ được coi là một phần thuộc tính của phần tử này. Giống như bạn có thể thay đổi màu sắc hoặc bề dày đường, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi level được gán cho phần tử. Ta đã nhìn thấy một trong những con đường để làm điều này, nhưng đó không phải là con đường hiệu quả nhất nếu bạn phải dịch chuyển giữa nhiều level. Ta hãy sử dụng công cụ Match Element Attributes để thực hiện việc thay đổi chỉnh sửa cho bản vẽ.

Thuộc tính phần tử

Thuộc tính của phần tửTrong một bản vẽ, đôi khi bạn sẽ khó phân biệt phần tử này với phần tử khác. Tác vụ này sẽ trở

nên khó khăn hơn nếu tất cả các phần tử trông giống nhau. MicroStation cho ta định nghĩa thuộc tính, tức các điểm phân biệt, cho các phần tử bản vẽ qua động tác ấn định gía trị khác nhau cho Element Attributes (thuộc tính phần tử). Nhìn chung, các phần tử thuộc tính này được gọi là Element Symbology. Sau đây ta sẽ bàn luận đến các thuộc tính phần tử sau đây:

-Màu sắc (color) -Dạng đường thẳng (line Style) -Bề dày đường thẳng (Line weight) -Tính năng làm đầy (Fill)Và sẽ miêu tả công cụ Change Element Attributes (thay đổi thuộc tính phần tử), bao gồm cả

mục lựa chọn Match/Change (tìm thuộc tính trùng hay thay đổi).

Huỳnh Văn Trúc 14

Page 16: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Thường thì một tổ chức sẽ thiết lập những chuẩn riêng của họ về biểu tượng và thuộc tính để sử dụng cho các dự án của mình. Một dự án về bản đồ có thể yêu cầu các thông tin địa chính phải được vẽ trên level có tên là Cadastral, nhưng những thuộc tính của các phần tử này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lớp thông tin. Ví dụ:Tên level Color     Linestyle Weight Ranh giới tiểu bang 0 – (đen) 0 (gạch liền nét) 6Ranh giới tỉnh 0 – (vàng) 7 (gạch dài vừa, gạch dài cỡ trung) 4Ranh giới thành phố 0 – (đen) 4 (gạch dài, gạch ngắn) 3Ranh giới khu vực 0 – (đen) 6 (2 gạch ngắn, 1 gạch vừa) 2

Các thuộc tính được qua xác định tham số được thiết lập trước. Ví dụ, trong khoảng thời gian Active Color được ấn định là red, thì màu sắc của tất cả các phần tử được vẽ ra trong khoảng thời gian này đều là red (đỏ). Thay đổi thiết lập hiện hành sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử đã được vẽ trước đó. Nhưng mặt khác, bạn có thể thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của một phần tử được vẽ trước đây, chuyển thành giá trị của thuộc tính được thiết lập hiện thời với công cụ Change Element Attributes.

Hộp công cụ AttributesHộp công cụ Attributes thường được gắn neo ở phía trên cửa sổ MicroStation.

Hộp công cụ này hiển thị Level hiện hành, số của màu, số của dạng đoạn (line style), số của bề dày đường (line weight), và một hình ảnh miêu tả kiểu và bề dày đường thẳng. Từ công cụ này bạn có thể thay đổi level hiện hành và Active Symbology. (Level cũng như mục lựa chọn ByLevel sẽ được bàn tới trong một bài sau.)

Color – màu sắcMicroStation cung cấp nhiều màu sắc. Theo mặc định, bạn có thể sử dụng 254 màu khác nhau

cho bản vẽ của mình. Ngòai ra, bạn có thể tạo ra nhiều tổ hợp màu bổ sung cho các màu mặc định này, tạo nên “bảng màu” tùy biến của riêng bạn. Bạn có thể thay đổi màu sắc trong tập tin thiết kế hiện hành qua động tác đính kèm một bảng màu khác vào cho nó. Tất cả 254 màu không có tên riêng, chúng được gán số nhận diện.

Để ấn định Active Color (màu hiện hành) bạn nhấn vào tựa đề được tô màu trong hộp công cụ Attributes. Bảng màu sẽ mở ra. Hãy dịch con trỏ qua bảng màu, đến với màu mong muốn, sau đó nhấn chuột để chọn. Màu hiện hành (Active Color) mới sẽ được hiển thị trong hộp Attributes.

Huỳnh Văn Trúc 15

Page 17: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Line Style (dạng đường)Một thuộc tính có khả năng phân biệt khá lớn khác cho các phần tử là Line Style (dạng đường).

Dù bản vẽ của bạn là bản vẽ màu hay chấm đen. Một điểm gạch rời chắc chắn luôn luôn sẽ khác với một điểm liền. MicroStation cung cấp tám dạng đường căn bản . Cũng như với màu sắc, mỗi một dạng đường chuẩn này được gán một số nhận diện.

Các dạng đường chuẩn của MicroStation chỉ mang tính biểu tượng; chúng không được liên kết với một tỷ lệ xác định nào, khi bạn tăng hay giảm tỷ lệ hiển thị cho khung nhìn dạng đường thẳng luôn xuất hiện như thể nó có cùng một tỷ lệ hoặc “kích cỡ” trên màn hình. Vậy thì chúng sẽ trông ra sao khi được in ra? Đây là một câu hỏi tốt, một câu hỏi mà ta sẽ trả lời sau.

Bên cạnh các dạng đường chuẩn, MicroStation cung cấp nhiều tổ hợp dạng đường tùy biến, bao gồm Dashed, Dot, Hidden, Rail, Tree Line, Batten và nhiều thứ khác nữa. Các dạng đường tùy biến này đều đi kèm với một tỷ lệ hay một kích cỡ, và chúng đáp ứng trực quan đối với các tính năng kiểm sóat khung nhìn. Hãy chọn lệnh Element > Linestyles > Custom từ lệnh đơn chính để mở công cụ tùy biến chúng hoặc định nghĩa các dạng đường tùy biến của riêng bạn.

Line Weight – Bề dày đường MicroStation cho phép bạn sử dụng 32 bề dày đường khác nhau (còn được gọi là trọng lượng

của đường) cho các phần tử. Các bề dày được đánh số từ 0 – 31, 0 là đường mảnh nhất.

Huỳnh Văn Trúc 16

Page 18: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Giống như với dạng đường, bề dày đường chỉ mang tính biểu tượng. Khi bạn tăng hay giảm tỷ lệ hiển thị, bề dày sẽ luôn luôn xuất hiện như thể nó có cùng một kích cỡ điểm ảnh trên màn hình. Thế chúng sẽ dày bao nhiêu khi được in ra? Ta sẽ trả lời câu hỏi này sau.

Fill – Tô đầyThỉnh thoảng, sẽ là một tính năng hữu dụng và mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn tô màu cho một

phần tử đóng kín. Phần lòng sông hồ biển, các đường viền của các công trình xây dựng, cũng như các chi tiết cơ khí là những ví dụ tốt cho loại phần tử mà bạn muốn tô màu. Khi tô màu cho phần tử, ta có ba lựa chọn Fill Type:

None Phần tử sẽ không được tô đầy.Opaque Phần tử được tô với màu sắc của phần tử được chọn.Outline Phần tử được tô với Active Fill Color (màu tô hiện hành)

Một khi phần tử được tô đầy, bạn có thể bật/tắt tính năng hiển thị tô đầy trong hộp thiết lập View Attributes, ta  sẽ bàn đến mục này sau.

Công cụ Change Element Attributes (Thay đổi thuộc tính phần tử)Bạn sử dụng công cụ này để thay đổi ngoại hình của các phần tử sẵn có. Khi sử dụng Change

Element Attributes, ta thay đổi các thuộc tính phần tử riêng lẻ, hoặc theo nhóm, hoặc trong một tổ hợp.

                Để thay đổi thuộc tính của phần tử , hãy thực hiện các bước sau:Chọn công cụ Change Element Attributes.Thiết lập Method là Change.

Huỳnh Văn Trúc 17

Page 19: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Bật mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính của phần tử giống như thuộc tính hiện hành. hoặc Tắt mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính phần tử mà không sử dụng các thiết lập phần tử hiện hành. Sau đó, bật các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi.

Chọn đối tượng cần thay đổi

Thực hiện các đo đạcSau khi đã có thể vẽ các phần tử với kích cỡ chính xác cũng như tại các vị trí chính xác, ta cần

đo đạc kết quả của mình. Điều này sẽ trở nên quan trọng hơn khi ta học được các kỹ thuật thiết kế có bao gồm sự tương tác giữa các phần tử khác nhau cũng như các công cụ khác nhau.

Các bước đo đạc trong MicroStation cũng tương tự như các bước vẽ phần tử. Đầu tiên bạn chọn công cụ, sau đó làm theo yêu cầu của chương trình để chọn phần tử hoặc vị trí cần thiết. Bạn cần thực hành việc sử dụng AccuSnap để nhận diện các điểm chính (Keypoint) của phần tử, khiến cho các công cụ này hoạt động suôn sẻ. Ta hãy xem xét qua các công cụ đo đạc.

Công cụ đo khoảng cách Measure Distance

Measure Distance có nhiều lựa chọn khác nhau. Mục đích chính của nó là đo đạc một khoảng cách tuyến tính giữa hai vị trí. Ta hãy thử dùng nó với một số tham số để đo đạc cho một nhóm văn phòng.

Measure Distance cũng có thể đo đạc khoảng cách dọc theo phần tử. Nếu bạn sử dụng các điểm với mục Along Element, MicroStation có thể tính toán ra khoảng cách có bao chứa nhiều cung tròn hoặc đường cong hoặc các góc, chừng nào mà điểm đầu và điểm cuối còn ở trên cùng một phần tử.

Mục lựa chọn cuối cùng của công cụ Measure Distance là Minimum Between. Sử dụng mục này, MicroStation sẽ chọn đoạn thẳng ngắn nhất nằm giữa hai phần tử mà bạn lựa chọn và hiển thị hình họa khỏang cách đó.

Các công cụ Measure Radius và Measure Angle  Hai công cụ này không có nhiều tham số. Chúng thực hiện các đo đạc đơn giản, chỉ yêu cầu

bạn chọn phần tử để đo đạc.

Công cụ Measure Area (đo diện tích)Một công cụ đo đạc khác là Measure Area, bao gồm các mục lựa chọn cho nhiều tính toán khác

nhau.

Huỳnh Văn Trúc 18

Page 20: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Element Diện tích của một đối tượng đóng.Fence Diện tích được bao bởi đường fence.Intersection Diện tích được giới hạn bởi phần giao của hai hay nhiều đối tượng đóng.Union Diện tích được giới hạn bởi phần hợp của hai hay nhiều đối tượng đóng.Difference Diện tích được giới hạn bởi phần khác nhau của hai hay nhiều đối tượng đóng.Flood Diện tích bao bởi các đối tượng tiếp xúc với nhau tạo thành một vùng hoặc là

các điểm cuối của đối tượng nằm trong phạm vi Max Gap. Points Diện tích mặt phẳng với các đỉnh được xác định bởi một loạt các điểm dữ liệu.

Công cụ Measure Length Hộp công cụ Measure còn bao gồm 2 công cụ khác. Measure Length xác định chiều dài tổng

thể của một phần tử mà bạn chọn.

Kiểm tra Message Center (phần hiển thị thông báo)Khi bạn nhấn Reset, khoảng cách cuối sẽ biến khỏi thanh trạng thái. Nếu bạn nhấn chuột vào

nơi khoảng cách vừa được hiển thị trên thanh Status thì Message Center sẽ xuất hiện.

Minh họa: Cửa sổ Message Center

Huỳnh Văn Trúc 19

Page 21: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Cửa sổ Message Center cho phép bạn xem xét lại các lỗi, các lời cảnh báo cũng như các thông tin đã được hiển thị trước đây trong thanh trạng thái. Số lượng đa mặc định cho các thông điệp được lưu trữ cho mục hiển thị này trong Message Center là 50. Bạn có thể thay đổi con số này. Hãy nhấn chuột phải vào khu vực hiển thị thông báo của thanh trạng thái, chọn Properties từ lệnh đơn thả xuống, thay đổi số lượng các thông điệp được lưu trữ trong trường này.

Các công cụ hiệu chỉnhCác công cụ hiệu chỉnh có mặt trong hộp công cụ Manipulate.

Copy (sao chép)Tính năng copy tạo ra bản sao chép của các phần tử sẵn có mà không ảnh hưởng đến phần tử

gốc. Nhận diện phần tử cần được sao chép với một Data Point rồi bạn nhập một Data Point thứ 2 tại nơi bạn muốn có bản sao chép. Sau đó bạn có thể tạo ra các bản sao chép khác nữa qua việc nhập Data Point. Động tác nhấn phím Reset sẽ thả phần tử được chọn ra khỏi qui trình sao chép.

Ghi chú: Sau khi nhận diện một điểm gốc trong tương quan với phần tử bằng một Data Point, bạn có thể thực hiện Undo Last Data Point (hủy bỏ tác vụ nhập Data Point gần nhất) để thiết lập một điểm gốc tại một nơi khác.

Move (dịch chuyển)

Tính năng Move sẽ đổi vị trí cho một phần tử, đưa nó đến một vị trí mới, sau khi nhận diện phần tử cần được dịch chuyển, bạn nhập một Data Point thứ 2 để định nghĩa vị trí mới cho nó. Bạn có thể tiếp tục tái định vị phần tử được chọn với các Data Point khác. Chỉ tới khi nhấn phím Reset bạn mới thả phần tử này ra khỏi qui trình.

Mirror (soi gương-lấy đối xứng)Tính năng Mirror sẽ đối xứng các phần tử được chọn qua một trong 3 trục : trục nằm ngang,

nằm dọc hay một đoạn thẳng (do người sử dụng định nghĩa). Hãy nhận diện phần tử cần được soi

Huỳnh Văn Trúc 20

Page 22: Sử dụng Microstation v8 căn bản

gương với một Data Point. Nhập vào một Data Point thứ 2 để xác định trục. Thay vì hiệu chỉnh phần tử được chọn, bạn cũng có thể sao chép nó qua động tác bật lên mục Make Copy trong cửa sổ thiết lập tham số.

Để giải thích chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn đối xứng một phần tử, bảng sau đây sẽ chỉ ra các mục lựa chọn cho trục soi gương cũng như kết quả của tác vụ soi gương.

Tùy chọn trục lấy đối xứng

Kết quả

Horizontal Phần tử được soi gương qua trục X. Phần tử được soi gương thay đổi theo chiều dọc, trên xuống dưới hay dưới lên trên

Vertical Phần tử soi gương qua trục Y. Phần tử được soi gương thay đổi theo chiều ngang, trái qua phải hay phải qua trái.

Line Phần tử được soi gương qua một trục do người sử dụng định nghĩa (Data Point thứ 2 và thứ 3). Phần tử kết quả thay đổi dọc theo trục này.

Align Elements By Edge (sắp sếp phần tử theo cạnh)

Align Elements By Edge cung cấp một con đường dễ dàng để sắp xếp 2 hay nhiều phần tử xoay quanh một “cạnh”. Cạnh ở đây có thể là trục X, Y hay trục Z vuông góc với khung nhìn. Bạn có thể chọn cạnh để làm căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử từ cửa sổ Tool Settings. Phần tử thứ nhất được chọn sẽ là căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử khác.

Rotate (Xoay phần tử) Công cụ Rotale Element sẽ xoay một hay nhiều phần tử được chọn.

Tham số Hiệu ứngMethod Thiết lập phương pháp xoay và co giãn phần tử.

- Active Angle (góc hiện hành) – Các phần tử được xoay theo

Huỳnh Văn Trúc 21

Page 23: Sử dụng Microstation v8 căn bản

góc hiện hành, giá trị góc có thể được nhập vào qua bàn phím- 2 Points – góc xoay được định nghĩa qua việc nhập 2 Data Point: một điểm là Pivot (tâm), một điểm định nghĩa hướng xoay- 3 Point – Góc xoay được định nghĩa qua 3 Data Point: một điểm là Pivot Point (tâm), một điểm định nghĩa góc bắt đầu xoay và một điểm định nghĩa bản thân góc xoay.

Make Copy Nếu tính năng này được bật lên thì các phần tử sẽ được sao chép và bản sao chép được xoay; giữ nguyên các phần tử gốc.Khi sao chép và xoay một phần tử có tag (lời ghi chú đính kèm),  phần tử được sao chép và mọi ghi chú liên quan với nó cũng sẽ được xoay với phần tử này.

Use Fence (sử dụng tính năng hàng rào)

Nếu tính năng này được bật lên thì nội dung của hàng rào sẽ được xoay. Mục lựa chọn thiết lập chế độ chọn phần tử là Fence (hàng rào)

Stretch Cells Nếu tính năng này được bật lên và chế độ chọn của Fence là Stretch, thì nội dung hàng rào sẽ được xoay và được co giãn.

About Element Center

Nếu tính năng này được bật lên, thì phần tử được chọn sẽ được xoay quanh điểm tâm của nó, thay vì quanh một điểm được chọn

Scale Element (co giãn phần tử)

Tính năng Scale Element sẽ giãn các phần tử được chọn theo một tỷ lệ do người dùng nhập vào hoặc theo hướng x hoặc theo hướng y hoặc theo 2 hướng, xoay quanh một Data Point xác định. Nếu bạn chọn nhiều phần tử, thì tất cả những phần tử này sẽ được co giãn xoay quanh một Data Point. Nếu bạn chọn Scale About Center (sử dụng  lệnh đơn thả xuống của hộp thoại Tool Settings) thì mỗi phần tử sẽ được co giãn xoay quanh điểm tâm của chính nó.

Dịch chuyển song song Move Parallel sẽ đưa phần tử được chọn đến một vị trí mới qua việc dịch chuyển các đỉnh của

phần tử gốc đồng thời gìn giữ quan hệ song song với phần tử gốc. Nếu bạn chọn Make copy từ cửa sổ thiết lập tham số thì Move Parallel sẽ trở thành copy parallel. Công cụ copy parallel sẽ tạo ra một bản đúp của một phần tử có sẵn, đưa nó vào một vị trí song song với phần tử gốc.

Huỳnh Văn Trúc 22

Page 24: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Khi bạn sao chép song song các đường SmartLine Shapes hoặc các đoạn của SmartLine thì mục Miter hoặc Rounded sẽ làm đầy các khoảng trống được tạo giữa các phần tử kết quả   bằng một miter (góc nhọn)  hay một cung tròn.

Một tính năng mạnh mẽ của công cụ này là bạn có thể nhập vào một khoảng cách xác định để dịch chuyển hay sao chép: Hãy nhập khoảng cách vào cửa sổ thiết lập tham số. Sau khi bạn nhận diện phần tử cần dịch chuyển hay sao chép song song, bạn có thể ấn định hướng từ cạnh tới cạnh của việc dịch chuyển phần tử mới bằng con chuột.

Khi bạn sử dụng Move hoặc Copy Parallel đối với các SmartLine shape, các đoạn SmartLine, các đường đa giác, hoặc các hình tròn, hãy để ý là toàn bộ hình dạng đó có thể trở nên to ra hay nhỏ đi, nhận được các góc điền hay bo tròn, trong khi phần dài nhất của từng đoạn sẽ vẫn giữ quan hệ song song.

Construct Array - Tạo mẫu sắp xếpConstruct Array tạo ra nhiều bản copy của một hoặc một nhóm phần tử và định vị chúng theo

một mẫu sắp xếp hình chữ nhật hoặc hình tròn với những khoảng cách đều đặn.

Một mẫu sắp xếp hình chữ nhật sẽ sao chép và tạo nên một ma trận phần tử có số lượng cột và hàng xác định. Khoảng cách giữa các phần tử có thể được ấn định riêng cho từng hướng. Khoảng cách được đo từ tâm của phần tử này đến tâm của phần tử tiếp theo.

Một mẫu sắp xếp tròn sẽ sao chép các phần tử xoay quanh một điểm có thật hoặc một điểm ảo, một đường tròn hay cung tròn, khoảng cách giữa các phần tử được tính trong độ xoay.

Vẽ cùng MicroStation

Nhiều công cụ trong hộp Main được sử dụng để bổ sung phần tử mới vào thiết kế. Các phần tử khác nhau về loại và độ phức tạp và thường tuân theo cùng một qui trình thực hiện như sau:

- Chọn công cụ thích hợp để tạo ra phần tử mong muốn.- Nhập các tham số mong muốn vào cửa sổ thiết lập tham số.- Ấn định vị trí cho phần tử mớiTrong một số trường hợp, qui trình các bước này có thay đổi chút ít. Một số phần tử đòi hỏi

bạn phải nhập nhiều hơn một vị trí để định vị chúng, một số lại đòi hỏi các thông tin đầu vào bổ sung, Huỳnh Văn Trúc 23

Page 25: Sử dụng Microstation v8 căn bản

còn một số lại đòi bạn phải sử dụng một công cụ bổ sung để ấn định vị trí cho phần tử. Ta hãy xem xét kỹ hơn một số công cụ của MicroStation.

1.Nhóm công cụ vẽ đối tượng tuyến tính1.1 Công cụ Place Line (vẽ đoạn thẳng) đơn giản.

Place Line nằm trong hộp công cụ Linear Elements, bạn có thể tìm thấy nó trong hộp Main. Công cụ này giúp bạn vẽ một đoạn thẳng đơn giản vào trong bản thiết kế.Place Line là một công cụ vẽ đoạn thẳng đơn giản. Mỗi lần sử dụng tạo ra một đoạn thẳng -

chứ không phải là chuỗi đoạn thẳng hoặc là các đoạn được nối với nhau. Place SmartLine là một công cụ vẽ đoạn thẳng phức hợp hơn, ta sẽ bàn tới trong đoạn sau.

Place Line đòi hỏi 2 tham số, Length (chiều dài) và Angle (góc). Length cho bạn nhập vào giá trị chiều dài của đoạn thẳng. Angle cho bạn nhập góc xác định vị thế của đoạn thẳng.

Các tham số này không mang tính bắt buộc: Bạn không cần sử dụng cả 2 tham số, hoặc thậm chí chả cần sử dụng tham số nào. Khi bạn sử dụng chỉ 1 tham số hoặc không nhập tham số nào, Place Line sẽ yêu cầu bạn nhập 2 Data Point để định vị đoạn thẳng. Nếu bạn sử dụng (hay khóa) cả 2 tham số, thì bạn chỉ cần nhập 1 Data Point để định vị đoạn thẳng.

1.2 Công cụ Place SmartLineGiá trị của một công cụ nằm trong mức độ tăng năng suất mà nó mang lại cho người sử dụng.

Place SmartLine thật sự có thể tăng năng suất tạo bản vẽ. Công cụ này kết hợp các hàm của nhiều công cụ khác nhau vào trong một tác vụ. Hãy sử dụng nó để vẽ một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng, đường hình học, cung tròn hoặc bất kỳ một tổ hợp nào của các phần tử này.

Độ thông minh của SmartLine.Theo mặc định, khi ta sử dụng SmartLine để vẽ nhiều phần tử nối tiếp nhau (ví dụ, một đoạn

thẳng, một cung tròn, rồi đến một đoạn thẳng khác), MicroStation sẽ tự động nối kết phần c1 hình họa kết quả lại thành một chuỗi phức hợp (complex chain).

Nếu bạn kết thúc ở nơi bạn bắt đầu (tức là “đóng” hình hình học), công cụ SmartLine sẽ tạo ra một hình hình học phức hợp. Mặt khác, nếu bạn chỉ nhập 2 Data Point để tạo một đoạn thẳng thôi thì bạn sẽ nhận được chỉ một đoạn thẳng này. Tương tự như vậy cho chỉ một cung tròn. SmartLine sẽ tiếp tục giữ gìn phần tử kết quả dưới dạng đơn giản như có thể.

Minh họa: Các tham số liên quan đến công cụ SmartLine.Cửa sổ Tool Settings chứa những lựa chọn mạnh mẽ khiến SmartLine trở thành tiện dụng. Đầu

tiên, bạn hãy chọn giữa 2 loại đoạn phần tử: Lines (đoạn thẳng) hay Arc (cung tròn). Khi bạn định vị các đoạn thẳng thì dạng của đỉnh là một mục lựa chọn bổ sung. Có 3 loại đỉnh khác nhau liên quan đến tính năng SmartLine: Sharp (nhọn), Rounded (làm tròn) hoặc Chamfered (vạt góc). Bạn có thể kiểm soát bán kính bo tròn và độ dài góc vạt qua các trường Rounding Radius và Chamfer Offset.

Join Elements là tính năng kết hợp thông minh của SmartLine, tạo ra các chuỗi và các đường viền phức hợp. Bạn cũng có thể tắt tính năng này ở những nơi thích hợp.

Huỳnh Văn Trúc 24

Page 26: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Các tham số thiết lập cho SmartLine bao gồm: Segment Type (dạng đoạn)

Lines (đoạn thẳng) Vẽ một phần tử tuyến tính qua cách định nghĩa điểm đầu và điểm cuối của nó.  

Arc (cung tròn) 

Vẽ một phần tử mang tính cung tròn qua định nghĩa đỉnh bắt đầu, một điểm tâm và góc quét.  

   Vertex Type (dạng đỉnh)

Sharp (sắc) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ vào trong bản vẽ, không hề có hiệu chỉnh, sửa đổi.  

Rounded (làm tròn) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng bo tròn dựa trên giá trị của trường Rounding Radius (bán kính bo tròn)

 

Chamfered (vạt góc) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng một góc vát dựa trên giá trị trong trường Chamfered Offset.

 

Rounding Radius (bán kính bo tròn)

(Với Vertex Type được ấn định là Rounded)

Nếu tính năng này được bật lên, nó sẽ ấn định bán kính cho một đỉnh bo tròn.  

Chamfer Offset (với Vertex Type được ấn định là Chamfered)

Ấn định 2 khoảng cách cần thiết để định nghĩa một góc vát Chamfer.  

Join Elements (kết hợp phần tử)

Nếu tính năng này bị tắt đi, thì các đoạn sẽ được vẽ dưới dạng các phần tử riêng lẻ, tính năng đóng chuỗi (Close Element - bắt vào điểm đầu tiên) cũng bị tắt theo.

 Smartline Placement Setttings (các tham số vẽ SmartLine)

Rotate AccuDraw to segments (xoay AccuDraw đến các đoạn)

Nếu tính năng này được bật lên, sau khi bạn nhập vào một đoạn thẳng, AccuDraw sẽ xoay la bàn của nó sao cho trục X nằm trùng với đoạn thẳng mà bạn vừa mới vẽ nên. Nếu tính năng này bị tắt đi, chương trình sẽ tắt tính năng định hướng của AccuDraw đối với SmartLine.

Always start in line mode (luôn luôn bắt đầu bằng một đoạn thẳng)

Nếu tính năng này được bật lên thì dạng đoạn của SmartLine bình thường sẽ được ấn định mặc định là Lines (đoạn thẳng), bất chấp dạng đoạn thẳng cuối cùng được sử dụng. Nếu tính năng này bị tắt, AccuDraw sử dụng loại dạng mà bạn vừa sử dụng gần đây nhất.

2. Nhóm công cụ vẽ đối tượng polygonHình vuông, hình tam giác, và hình lục giác (6 cạnh) là các đường viền hình học hữu dụng

trong công việc tạo bản vẽ và thiết kế. Chúng ta gọi các đường viền hình học đó là Polygons. MicroStation gọi tất cả các đường viền hình học bao kín quanh một khu vực là các phần tử đóng kín (closed element). Khác với những phần tử tuyến tính, một tính năng mạnh mẽ của các phần tử đa giác là chúng có thể được tô đầy hoặc bằng màu sắc hoặc bằng mẫu vật liệu.

2.1 Công cụ Place Block (vẽ hình chữ nhật)Công cụ Polygon đơn giản nhất là Place Block. Công cụ này tạo ra một hình chữ nhật hay một

hình vuông.  Khi bạn chọn công cụ này, bạn có thể quyết định giữa 2 phương pháp vẽ Block – orthogonal (vuông góc) hay rotated (xoay).

Huỳnh Văn Trúc 25

Page 27: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Phương pháp Place Block

Kết quả

Orthogonal (vuông góc)

- Các cạnh của Block này sẽ tạo thành góc vuông đối với trục X và trục Y. - 2 Data Point nằm theo đường chéo định nghĩa nên Block.- Data Point thứ nhất “gắn neo” (định vị) cho Block. - Block sẽ thay đổi động khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 2.

Rotated (xoay) – Các cạnh của Block này sẽ tạo góc vuông với các trục do người sử dụng định nghĩa.- Block được định nghĩa bởi 3 Data Point.- Data Point thứ nhất gắn neo cho Block.- Data Point thứ 2 định nghĩa trục xoay cho Block.- Block sẽ thay đổi động trên màn hình khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 3.

Các mục khác có trong cửa sổ Tool Settings của công cụ này bao gồm Area (khu vực), Fill Type (kiểu làm đầy) và Fill Color (màu sắc làm đầy).

2.2 Công cụ Place ShapePlace Shape cho phép bạn tạo ra một đường viền hình học có hình dạng tự do. Bạn ấn định

chiều dài và góc cho mỗi đoạn của đa giác bằng cách nhập cả 2 giá trị này vào cửa sổ AccuDraw. Chiều dài hoặc góc của đoạn đa giác cũng có thể được vẽ một cách tùy ý bằng chuột. Nếu chiều dài và góc của đoạn shape đã được ấn định rồi thì đoạn đa giác mới sẽ được hiển thị gắn kèm vào con trỏ khi bạn dịch chuyển nó vào vị trí.

Có 2 phương pháp để đóng một shape:- Nhấn vào nút lệnh Close Element trong cửa sổ Tool Settings sẽ khiến cho đường shape tự

động đóng lại.- Nhập điểm Data Point cuối cùng của đoạn cuối cùng trùng với vị trí của điểm đầu tiên của

đoạn đầu tiên.2.3 Công cụ Place Orthogonal Shape

Khi sử dụng công cụ này, động tác định vị 2 Data Point đầu tiên sẽ ấn định trục cho shape. Tất cả các đoạn của shape sau đó sẽ hoặc tạo góc vuông hoặc nằm song song với trục này. Đóng lại một shape vuông góc qua động tác nhập điểm cuối của đoạn cuối vào cùng vị trí như điểm đầu của đoạn đầu. Enter shape vertex (nhập đỉnh cho đường viền hình học) là lời yêu cầu duy nhất mà bạn nhận được từ thanh trạng thái trong suốt thời gian sử dụng công cụ này. Thông điệp này yêu cầu bạn dịch con trỏ và nhập vào các Data Point, tiếp tục vẽ các đoạn khác cho tới khi shape hoàn tất.

2.4 Công cụ Place Regular Polygon

Huỳnh Văn Trúc 26

Page 28: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Place Regular Polygon là một công cụ vẽ shape mạnh mẽ. Nó cho phép bạn tạo ra các đa giác đều, chứa từ 3 tới 100 cạnh. Có 3 chế độ vẽ Polygon, tất cả đều định nghĩa kích cỡ của Polygon.

Chế độ vẽ Polygon Placement

Miêu tả

Inscribed (nội tiếp) Các đỉnh  của đa giác sẽ nằm trên đường tròn đa giác. Data Point thứ nhất định nghĩa tâm điểm của đa giác, Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới các đỉnh.

Circumscribed (ngoại tiếp)

Các cạnh của đa giác sẽ tiếp tuyến từ phía ngoài với đường tròn đa giác. Data Point thứ nhất nhận diện tâm của đa giác và Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới điểm tiếp tuyến nằm giữa cạnh đa giác.

By Edge (theo cạnh) Cũng cần 2 Data Point nhưng chẳng có điểm nào trong số này định nghĩa tâm của Polygon. 2 điểm này sẽ định nghĩa chiều dài và góc của một cạnh Polygon, làm căn cứ xác định tâm Polygon cũng như khoảng cách bán kính.

3. Nhóm công cụ vẽ cung tròn3.1 Công cụ Place Arc (vẽ cung tròn)

Place Arc có trong hộp công cụ Main. Bạn hãy sử dụng công cụ này để tạo ra một phần tử cung tròn trong tập tin thiết kế. Place Arc cũng xuất hiện trong hộp công cụ Arc. Ta hãy xem xét tính năng này.

3.2 Công cụ Place CirclePlace Circle sẽ vẽ một phần tử tròn đóng kín vào tập tin thiết kế. Công cụ này có mặt trong

khung công cụ Main. Place Circle cũng có mặt cả trong hộp công cụ Ellipses.

Huỳnh Văn Trúc 27

Page 29: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Hãy vẽ các đường tròn theo các phương pháp sau.Center (tâm) Các đường tròn sẽ được vẽ qua động tác định nghĩa một điểm

tâm và một điểm nằm trên đường tròn. Nếu các tham số Diameter (đường kính) hoặc Radius (bán kính) đã được định nghĩa thì bạn chỉ cần định nghĩa điểm tâm mà thôi

Diameter (Đường kính)

Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa một điểm trên đường tròn và điểm đối diện tạo với điểm đầu thành một đường kính.

Edge Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa 3 điểm nằm trên đường tròn. Nếu mục Diameter hoặc Radius được xác định rồi, thì ta chỉ cần nhập 2 điểm. Phương pháp này thường được sử dụng để vẽ các đường tròn tiếp tuyến với các phần tử khác.

Giới thiệu AccuSnapKhi thực hiện các tác vụ liên quan đến cấu trúc hình học trên một bản vẽ, nhiều khi bạn muốn

định nghĩa một mối quan hệ đặc biệt giữa tác vụ của công cụ hiện hành và một phần tử có sẵn trong thiết kế. MicroStation cho phép bạn làm việc chính xác với một hệ thống tìm ra vị trí của các phần tử hoặc của nhiều điểm khác nhau trên phần tử. Bạn cũng có thể định nghĩa điểm trong mối liên quan với các điểm khác. Bạn có thể làm tất cả những điều đó bằng cách sử dụng AccuSnap hoặc bắt điểm Tentative với phím chuột giữa. Chế độ bắt điểm hiện hành Active Snap Mode (hoặc là tham số có độ ưu tiên cao hơn) quyết định cung cách một điểm bắt vào một phần tử.

Truy cập chế độ bắt điểm Snap Mode1.Tìm xuống Status bar, nhấn vào biểu tượng của Active Snap Mode, sau đó chọn tiếp Button

Bar trong lệnh đơn.

2. Lệnh Settings > Snaps > Button Bar của MicroStation

Huỳnh Văn Trúc 28

Page 30: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Minh họa: Snaps Button BarTheo mặc định thì thanh công cụ Snap Mode không chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm của

chương trình. Để truy cập vào các biểu tượng đang bị che dấu, bạn hãy nhấn chuột phải vào bất kỳ một nút lệnh nào. Danh sách thả xuống sẽ xuất hiện, với những dấu check marks nằm sát bên cạnh các chế độ đang được bật lên. Để bật thêm các chế độ khác, bạn nhấn vào hộp kiểm nằm sát chế độ bạn muốn chọn cho thanh công cụ. Hình minh họa dưới đây chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm.

Minh họa: Nút lệnh Snap Button với tất cả các chế độ bắt điểm.Khả năng bắt điểm tùy thuộc vào công cụ đang được sử dụng. (Nếu công cụ hiện hành không

hỗ trợ một chế độ bắt điểm thì tên của chế độ bắt điểm sẽ bị đưa về trạng thái xám mờ).Giống như các hộp công cụ khác của MicroStation, thanh Snap Mode hiển thị lô gợi nhớ khi bạn trỏ chuột vào một nút lệnh nào đó và giữ yên chuột vài giây đồng hồ.

Một lần nhấn chuột vào một nút lệnh sẽ khiến cho mục được chọn có độ ưu tiên cao hơn và tạm thời “viết đè lên” chế độ bắt điểm hiện hành trong một tác vụ. Nhấn đúp chuột vào một chế độ tức là ấn định lại chế độ bắt điểm hiện hành (Active Snap Mode). Nền màu xám thẫm cho biết chế độ bắt điểm hiện hành.

Nút lệnh đầu tiên trên thanh Snap Mode dùng để bật/tắt tính năng AccuSnap.

Các chế độ bắt điểm (Snap Modes)

Chế độ Biểu tượng

Điểm Tentative sẽ bắt vào :

Nearest hoặc Near Snap Point

Điểm nằm trên phần tử, gần nhất với con trỏ.

Keypoint hoặc Keypoint Snap

  Điểm gần nhất trong tất cả các điểm chính (Keypoint) nằm trên phần tử. Thường thì đây là chế độ bắt điểm hữu dụng nhất.

Midpoint hoặc Midpoint Snap

  Điểm giữa của một đoạn thuộc phần tử, nằm gần với con trỏ nhất. (Đối với cung tròn ê-líp, chương trình sẽ bắt vào điểm nằm trên cung tròn, tại vị trí một nửa góc quét, khác với điểm nằm tại một nửa khoảng cách cung.)

Center Snap   Bắt vào tâm của các phần tử (hình tròn, cung tròn, đoạn text), những thứ có điểm tâm.

Huỳnh Văn Trúc 29

Page 31: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Tâm điểm của các phần tử khác (đa giác đóng kín, chuỗi đoạn thẳng hoặc đường B-Splines).

Origin Snap   Điểm gốc của một ô hoặc một phần tử text, tâm điểm (centroid) của B-spline, Data Point thứ nhất trong một phần tử đo đạc, đỉnh thứ nhất của một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng hoặc shape.

Bisector Snap   Điểm giữa của toàn bộ một chuỗi đoạn thẳng, của một phần tử đa đoạn thẳng, của một chuỗi phức hợp (chứ không phải điểm giữa của đoạn nằm gần con trỏ nhất). Điểm giữa của một đoạn thẳng hay một cung tròn. (Cho một phần của hình ê líp, điểm tentative sẽ bắt vào điểm nằm trên đường cong tại phần nửa của khoảng cách cung, khác với điểm tại phần nửa của góc quét.)

Intersection Snap hoặc Intersect Snap

  Điểm giao của hai phần tử. (Khi thực hiện bạn cần bắt ít nhất 2 điểm tentative). Điểm tentative thứ nhất sẽ bắt vào một phần tử và khiến cho phần tử này được tô nổi bật. Điểm tentative thứ hai bắt vào phần tử thứ 2 và cả 2 đoạn này được chương trình sử dụng để tìm ra giao điểm của chúng, được hiển thị dưới dạng các đoạn thẳng gạch chấm chấm (nếu 2 phần tử này không thật sự cắt nhau, nhưng phần hình chiếu của 2 phần tử này cắt nhau, thì đoạn này sẽ bao gồm cả phần hình chiếu của phần tử để tìm đến điểm cắt.) Cứ tiếp tục bắt điểm cho tới khi bạn tìm được giao điểm mong muốn. Hai điểm tentative cuối cùng sẽ định nghĩa vị trí của động tác bắt giao điểm.

Tangent Snap   Tiếp tuyến với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Khi bạn dịch chuyển con trỏ trong tác vụ vẽ phần tử, điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để bảo toàn tính tiếp tuyến.  

Tangent Point Snap

  Tiếp tuyến đối với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Điểm tentative không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà bị khóa tại vị trí.

Perpendicular Point Snap

  Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với một phần tử có sẵn - điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để gìn giữ tính vuông góc khi bạn dịch con trỏ trong công đoạn kết thúc việc vẽ phần tử mới.

Perpendicular Point Snap

  Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với phần tử có sẵn tại điểm tentative. Điểm tentative sẽ không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà nó bị khóa tại vị trí.

Parallel Snap   Song song với một phần tử có sẵn, nhưng không định nghĩa một điểm mà đoạn thẳng mới sẽ phải đi qua. Thay vào đó, sau khi bạn chấp nhận điểm tentative, đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ chạy song song với đoạn thẳng bị điểm tentative bắt được.

Point Through Snap hoặc Thru Point Snap  

  Bắt vào điểm chính (Keypoint)  của một phần tử và định nghĩa một điểm mà phần tử bạn vẽ mới sẽ phải đi qua (hay một phần kéo dài của phần tử này sẽ phải đi qua).

Point On Snap   Bắt vào phần tử gần nhất theo quy định sau:Bắt điểm khi bạn nhập từ điểm Data Point thứ 2 trở đi: bạn hạn chế rằng điểm Data Point tiếp theo sẽ phải nằm trên phần tử này (nếu nó là một phần tử đóng kín) hoặc ở trên một đường thẳng đi qua phần

Huỳnh Văn Trúc 30

Page 32: Sử dụng Microstation v8 căn bản

tử  này (nếu đó là một phần tử tuyến tính).Bắt điểm khi bạn nhập Data Point đầu tiên: bạn hạn chế phần tử mới (hoặc phần kéo dài của nó) sẽ phải đi qua phần tử này (hoặc đoạn thẳng đi qua phần tử này) từ điểm Data Point thứ 2.

Thiết lập cho AccuSnapAccuSnap cung cấp những tính năng bắt điểm căn bản và một sự trợ giúp hình họa cho việc bắt

điểm vào phần tử. Trong chế độ AccuSnap, bạn chỉ cần chọn một công cụ và dịch con trỏ lên trên phần tử đó, để AccuSnap tìm và hiển thị điểm bắt gần nhất cho bạn. Khi nhìn thấy điểm bắt đúng đắn, bạn hãy nhập một Data Point để chấp nhận điểm này.

Thiết lập cho AccuSnap Bạn có thể bật/tắt AccuSnap qua thanh công cụ Snap Mode hoặc qua hộp thoại AccuSnap

Settings. Hãy chọn lệnh Settings > Snap > AccuSnap từ lệnh đơn chính để truy cập vào hộp thoại thiết lập tham số này.

Bạn cũng có thể truy cập hộp thoại AccuSnap Settings qua động tác chọn nút lệnh Active Snap Mode trên thanh trạng thái, sau đó nhấn AccuSnap trong lệnh đơn Active Snap Mode.

Các tham số được thiết lập trong hộp thoại AccuSnap được chia ra thành 3 thẻ.

General – các tham số chungEnable AccuSnap Bật/tắt tính năng AccuSnapShow Tentative Hint (hiển thị lời mách bảo)

khi bạn dịch con trỏ lên trên phần tử, AccuSnap sẽ tìm thấy điểm bắt gần nhất và hiển thị vị trí của nó bằng một hình dấu + hoặc là một chữ X tô đậm, cho bạn biết điểm bắt thử tentative.

Display Icon (hiển thị biểu tượng)

Biểu tượng của chế độ bắt điểm hiện thời sẽ được hiển thị tại điểm bắt, đi kèm với lời mách bảo lẫn bản thân điểm thử

Fixed point for Perp/Tan. from

- Với chế độ bắt điểm Perpendicular, AccuSnap sẽ thiết lập chế độ bắt điểm này viết đè lên Perpendicular From.- Với chế độ bắt điểm Tangent, AccuSnap sẽ viết đề chế độ này lên Tangent from.

Update Status Bar Coordinates

Mỗi lần AccuSnap bắt vào một điểm trên một phần tử, hoặc bất kỳ khi nào bạn nhấn phím tentative, thì tọa độ của điểm bắt được sẽ xuất hiện trên thanh trạng thái.

Play Sound on Snap Một chuỗi âm thanh sẽ phát lên khi bạn bắt vào một phần tử.

Huỳnh Văn Trúc 31

Page 33: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Highlight Active Element Các phần tử sẽ được tô nổi bật ngay khi AccuSnap nằm trong ranh giới của sai số bắt điểm Snap Tolerance

Identify Elements Automatically

Tự động định vị phần tử khi bạn dịch con trỏ lên trên chúng.

Pop-up info Khi bạn trỏ con trỏ vào một phần tử hoặc nhập một điểm tentative vào một phần tử, MicroStation sẽ hiển thị một lô gợi nhớ, chỉ ra dạng phần tử cũng như level của phần tử này.

Elements - Phần thiết lập cho phần tử.Bật/tắt tính năng bắt điểm cho các đường cong, các phần tử đo đạc và/các phần tử textFeel – hiệu chỉnh độ chính xácKeypoint sensitivity Hiệu chỉnh xem con trỏ phải gần điểm cần bắt tới mức nào thì

AccuSnap mới bắt vào điểm đóStickynes Hiệu chỉnh độ nhạy cảm của AccuSnap đối với phần tử hiện hành.

Bạn càng ấn định Stickyness sang phía phải (dấu +) thì AccuSnap càng bắt vào những phần tử nằm xa.  

Snap Tolerance (sai số bắt điểm)

Hiệu chỉnh con trỏ phải nằm gần một phần tử tới mức nào thì chương trình mới có thể bắt được một điểm tentative vào phần tử đó

Giới thiệu AccuDrawTrong một số trường hợp, chúng ta vẽ một loạt đoạn thẳng qua việc nhập các điểm Data Point

tại các vị trí gần đúng. Trong đa phần trường hợp, bạn cần một độ chính xác cao hơn để hoàn tất bản vẽ. AccuDraw là công cụ hỗ trợ cho bạn nhập dữ liệu một cách chính xác.

Nói một cách đơn giản nhất, AccuDraw cho phép bạn nhập tọa độ bằng bàn phím rồi áp dụng dữ liệu đầu vào đó cho tác vụ MicroStation hiện hành. Nếu bạn định tạo một đoạn thẳng mới hoặc xử lý các phần tử sẵn có, AccuDraw cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào với một độ chính xác mà bạn không thể nào đạt tới khi dùng chuột.

AccuDraw là một công cụ trợ giúp vẽ, tính toán các tham số như:- Vị trí hiện thời của con trỏ- Data Point được nhập trước đó- Hướng tọa độ gần nhất - Những tham số mà công cụ hiện hành cần tới.- Mọi hướng mà bạn đã nhập vào sử dụng bàn phím hoặc các mục lựa chọn AccuDraw Sau khi thực hiện các tính toán này, AccuDraw sẽ tạo nên tọa độ với mức chính xác tương

thích và áp dụng chúng cho công cụ hiện hành.

Kích hoạt AccuDraw Khi AccuDraw được bật lên, sẽ có một cửa sổ nhỏ có 2 trường X và Y xuất hiện trên màn hình

của bạn. Theo giá trị mặc định, AccuDraw được bật lên trong lần đầu bạn mở một tập tin thiết kế. Nếu nó chưa được bật lên, bạn có thể bật AccuDraw qua động tác nhấn vào biểu tượng của nó trong thanh công cụ Primary Tools (xem hình dưới). Để nhập tọa độ chính xác trong khi sử dụng một công cụ vẽ, hãy nhập giá trị số mong muốn vào các trường X và Y tương thích của cửa sổ AccuDraw.

Mặc dầu vậy, AccuDraw không có nghĩa chỉ là trường X và Y.

Bạn có thể gắn neo cho hộp nhập dữ liệu đầu vào AccuDraw. Khác với đa phần các hộp công cụ, AccuDraw chỉ có thể được gắn neo vào đường viền phía trên hay phía dưới của màn hình.

Huỳnh Văn Trúc 32

Page 34: Sử dụng Microstation v8 căn bản

La bàn của AccuDraw.Một tính năng khác của AccuDraw sẽ tự động xuất hiện khi bạn nhập một Data Point. Tính

năng này gọi là AccuDraw compass, nó kết hợp với các trường X, Y của cửa sổ AccuDraw  để cung cấp một hiệu ứng trực quan dựa trên tác vụ MicroStation hiện hành.

Minh họa: với AccuDraw được bật lên, AccuDraw compass sẽ xuất hiện sau khi bạn nhập một Data Point.

Khi dịch con trỏ trên màn hình, bạn hãy để ý rằng giá trị của AccuDraw X và Y thay đổi theo. Các giá trị này thể hiện khoảng cách từ Data Point gần nhất tới vị trí hiện thời của con trỏ.Bạn có thể viết đè lên các giá trị tọa độ động này bằng cách nhập tọa độ qua bàn phím. Hãy sử dụng tiêu điểm nhập liệu tự động của AccuDraw, hoặc nhấp chuột vào trường mà bạn muốn ấn định giá trị.

Input Focus – tiêu điểm nhập liệu.Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, AccuDraw sẽ liên tục thay đổi giá trị trong trường hiện

hành của nó.  Trường hiện hành là trường có hộp thoại được tô nổi bật và có con trỏ chèn dữ liệu.Nhưng AccuDraw chọn trường hiện hành ra sao? Nếu bước dịch con trỏ từ Data Point gần nhất

có giá trị X lớn hơn giá trị Y thì Input Focus (tiêu điểm nhập liệu) sẽ xuất hiện trong trường X. Nếu hướng dịch chuyển của con trỏ cho thấy một sự chênh lệch giá trị Y lớn hơn giá trị X thì trường Y sẽ nhận được tiêu điểm.

Ý thức được điều này, bạn sẽ thấy tất cả những gì bạn cần làm để hướng AccuDraw vào một trường cụ thể là kéo chuột theo hướng đó. Bạn không cần nhấp chuột vào trong hộp để tô nổi bật một trường nhập liệu trong cửa sổ thiết lập. AccuDraw có một tính năng giúp cho việc dịch chuyển vào hộp này trở nên hoàn toàn không cần thiết. Sau đây ta sẽ trình diễn tính năng này qua một ví dụ.Trong ví dụ này, bạn hãy để ý rằng giá trị X lớn hơn Y. Kết quả là tiêu điểm nhập liệu chuyển vào trường X, thể hiện qua đường viền đen cũng như dấu chèn dữ liệu trong trường X.

AccuDraw Indexing – Tham chiếu AccuDraw Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, để ý là khi có một đoạn thẳng cắt ngang qua một điểm

đánh dấu trục, (các điểm đánh dấu màu đỏ, màu xanh và 2 điểm đánh dấu màu trắng được định vị cách nhau một góc 900 trên la bàn), thì đoạn thẳng kia sẽ chuyển thành dày hơn. Khi đoạn thẳng trở thành dày hơn như thế có nghĩa là nó đang ở trong trạng thái được tham chiếu.Tính năng này tỏ ra hữu dụng khi bạn muốn ấn định một đoạn thẳng nằm vuông góc với một đoạn thẳng khác. Nó cũng hữu dụng cho việc vẽ các đoạn thẳng nằm theo chiều ngang hay chiều dọc. Điều này có nghĩa là chúng ta không cần gọi nên tính năng khóa các trục, và nó tiết kiệm cho chúng ta 1 hoặc 2 bước thực hiện.

Huỳnh Văn Trúc 33

Page 35: Sử dụng Microstation v8 căn bản

AccuDraw làm việc với công cụ của bạnKhi bạn bắt đầu sử dụng AccuDraw, bạn sẽ thấy nó làm việc với nhiều công cụ vẽ khác nhau

theo những cung cách hết sức đặc biệt. Ví dụ, khi bạn làm việc với đường tròn và đường cong, AccuDraw sẽ cung cấp khoảng cách và góc đối diện (angle face) thay vì các giá trị X và Y được chỉ trong đoạn trên đây. Bạn cũng có thể bật chế độ tọa độ góc này lên bằng động tác nhấn Space bar. Chế độ tọa độ này sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong đoạn dưới.

Minh họa: Ở đây, công cụ Place Cirele (vẽ đường tròn) đã được chọn và một Data Point đã được nhập. Hãy để ý đến sự thay đổi trong la bàn AccuDraw. Nó cho thấy bạn cần nhập giá trị trong dạng

tọa độ góc (khoảng cách và góc) thay vì trong tọa độ hình chữ nhật (X/Y).

Tắt tính năng AccuDraw Mặc dù có lẽ bạn muốn sử dụng AccuDraw trong đa phần thời gian thiết kế, thỉnh thoảng bạn

vẫn muốn tắt nó đi. Để làm điều này hãy chọn biểu tượng AccuDraw trên thanh công cụ Primary Tools. Khi nào muốn bật lại tính năng AccuDraw, bạn chọn lại biểu tượng AccuDraw trên thanh công cụ Primary Tools lần nữa.

Các chế độ vẽ của AccuDrawỞ đây mặc định thiết lập cho phím chuột như sau:Data Point = phím chuột tráiReset = phím chuột phảiĐể hiểu AccuDraw tốt hơn, ta phải xem xét các phương pháp khác nhau cho việc định vị Data

Point trên mặt phẳng vẽ của tính năng này. Ta  sẽ xem xét lại 2 chế độ vẽ chuẩn, Rectangular (tọa độ vuông góc) và Polar (tọa độ cực), sau đó ta sẽ bàn luận tiếp đến cách tạo độ chính xác trong mỗi phương pháp này.

A. Phương pháp vẽ tọa độ vuông góc Chế độ vẽ Rectangular là phương pháp chính của MicroStation cho việc nhập vào một vị trí.

Trong chế độ này, ta sử dụng các giá trị tọa độ X và Y để định vị điểm. Khi AccuDraw ở chế độ Rectangular, la bàn của nó sẽ xuất hiện dưới dạng một hình vuông. Sử dụng chế độ Rectangular bạn có thể tạo đoạn thẳng dưới đây qua việc xác định một điểm cuối của nó, sau đó, sử dụng dụng tính năng dịch chuyển song song như chỉ trong hình, bạn nhập vào điểm cuối đối diện.

Huỳnh Văn Trúc 34

Page 36: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Minh họa: Làm việc trong chế độ vẽ RectangularGiờ ta  hãy sử dụng AccuDraw để vẽ đoạn thẳng trên.Vẽ một đoạn thẳng với độ chính xác X/Y (chế độ Rectangular)1. Chọn công cụ Place SmartLine 2. Nhập một Data Point tại một điểm bất kỳ trên khung nhìn.Bạn sẽ không nhìn thấy hình chữ X của AccuSnap. Bởi đây chỉ là một điểm trong không gian

mà thôi.

Minh họa: Cửa sổ AccuDraw – AccuDraw trong chế độ hình chữ nhật.Cửa sổ AccuDraw chỉ ra các giá trị 0 là giá trị khởi đầu cho X và Y. Tiêu điểm nhập liệu bây

giờ ở một trong hai trường của AccuDraw. Nếu bạn dịch con trỏ, bạn sẽ thấy một sự thay đổi.3. Dịch con trỏ sang phải (dọc theo trục X dương)Tiêu điểm bây giờ ở trong trường X.Khi trường này được tô nổi bật, là tiêu điểm của AccuDraw đang ở trong trường này.4. Nhập số 2.75 (qua bàn phím), sau đó dịch con trỏ lên trên.

Tính năng hiển thị động của đoạn thẳng phản ánh giá trị bạn vừa nhập vào. Cụ thể hơn, trường X tự động khóa để bảo tồn giá trị bạn vừa nhập vào và tiêu điểm nhập liệu nhảy sang trường Y. Đoạn thẳng được hiển thị động, thể hiện khoảng dịch chuyển song song 2.75 tính theo trục X. Bạn cũng nên để ý rằng bạn có thể bấm phím Tab, phím Enter, phím để dịch chuyển giữa các trường X và Y.

Khi bạn nhập vào số 2.75, đoạn thẳng sẽ thay đổi động với mỗi chữ số được nhập qua bàn phím. Khả năng thay đổi động theo mỗi động tác bấm phím này cung cấp cho bạn sự phản hồi trực quan từ quá trình thiết kế và giúp cho bạn tóm bắt các lỗi lầm trước khi chúng có cơ hội xảy ra (ví dụ như việc nhập vào số 275 thay vì số 2.75).

Dịch con trỏ lên phía trên của màn hình (theo trục Y dương). Đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, chỉ được hạn chế để tuân thủ giá trị bạn đã nhập vào. Tiêu điểm nhập liệu key-in tự động chuyển sang trường Y, sẵn sàng chấp nhận giá trị nhập tiếp theo.

5. Nhập vào giá trị Y là 1.5

Huỳnh Văn Trúc 35

Page 37: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Đoạn thẳng bây giờ được hiển thị động với giá trị X là 2.75 và giá trị Y là 1.5.Thêm một lần nữa, xin nhắc lại rằng đoạn thẳng vẫn chưa được vẽ thực sự, mặc dù nó bây giờ

đã được hạn chế một cách hoàn hảo bởi cặp giá trị X/Y vừa được đưa vào. Nếu muốn, bạn vẫn có thể thay đổi các giá trị này, mở khóa cho các trường, v.v…

6. Nhập một Data Point để hoàn tất quá trình vẽ đoạn thẳng.

Minh họa: Hoàn tất đoạn thẳng7. Nhấn Reset.Mặc dù các bước bài tập trên đây lấy đi của bạn một chút thời gian qua các tranh minh họa,

nhưng bình thường khi thiết kế, công việc này sẽ được thực hiện rất nhanh chóng – Data Point, 2.75, 1.5, Data Point.

Hãy tự bạn kiểm tra lại, gắng thực hiện công đoạn trên cho nhanh chóng bằng cách lặp lại qui trình và chuỗi lệnh nhiều lần.

B. Chế độ vẽ Polar (tọa độ cực)Chế độ vẽ Polar (dành cho việc ấn định một khoảng cách của một góc tương đối đối với điểm

gốc) là phương pháp thứ 2 của MicroStation cho việc nhập vị trí. Chế độ này cũng tương tự như việc sử dụng tọa độ góc trong hình học phẳng. Bạn làm việc trong chế độ này, la bàn AccuDraw sẽ xuất hiện dưới dạng hình tròn.

Ta  sử dụng chế độ này để vẽ các điểm tại các khoảng cách xác định và tạo thành các góc xác định kể từ điểm gốc. Bạn có thể sử dụng AccuDraw trong chế độ này để vẽ kể cả đoạn thẳng lẫn cung tròn.

Minh họa: Làm việc trong chế độ vẽ PolarTa hãy sử dụng AccuDraw để vẽ đoạn thẳng.Vẽ một đoạn thẳng với khoảng cách/góc (chế độ Polar)1. Sử dụng tiếp tục công cụ Place SmartLine, nhập vào điểm thứ nhất tại vị trí.2. Nhấn Space bar (phím cách) để chuyển sang chế độ vẽ Polar.

Huỳnh Văn Trúc 36

Page 38: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Minh họa: La bàn của AccuDraw trong chế độ Polar – Cửa sổ AccuDrawCửa sổ AccuDraw phản ánh lại và hiển thị giá trị của khoảng cách/Angle là 0. Tiêu điểm nhập

liệu đứng trong trường Distance (khoảng cách), vì AccuDraw cho rằng bạn muốn nhập một khoảng cách qua bàn phím.

Nếu tiêu điểm nhập liệu không ở trong trường Distance, hãy nhấn Tab hoặc để chuyển.3. Nhập giá trị 3.5 cho Distance.

Minh họa: La bàn AccuDraw trong chế độ Polar – Cửa sổ AccuDrawTính năng hiển thị động của đoạn thẳng thay đổi để phản ánh giá trị vừa nhập được. Bên cạnh

đó, trường khoảng cách tự động khóa lại để bảo toàn giá trị vừa nhập.Đoạn thẳng được hiển thị động với chiều dài 3.5Đoạn thẳng chưa được vẽ, nó chỉ được hạn chế để thỏa mãn giá trị vừa nhập. Tiêu điểm nhập

liệu không tự động chuyển sang trường Angle. Bạn cần nhấn phím A hoặc phím Tab hoặc để thay đổi tiêu điểm nhập liệu sang trường Angle.

4. Nhấn phím hoặc Tab.Tiêu điểm nhập liệu chuyển sang trường Angle.5. Nhập giá trị góc 15.5

Đoạn thẳng bây giờ được tự động hiển thị với chiều dài 3.5 và góc 15.5.Chúng tôi xin nhắc lại rằng đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, mặc dù nó đã được hạn chế hoàn

toàn qua những giá trị xác định. Nếu muốn, bạn vẫn có thể thay đổi các giá trị này.

Huỳnh Văn Trúc 37

Page 39: Sử dụng Microstation v8 căn bản

6. Nhập một Data Point để hoàn tất việc vẽ đoạn thẳng.

Minh họa: Hoàn tất đoạn thẳng.7. Nhấn ResetViệc vẽ đoạn thẳng trong thực tế thật ra rất nhanh chóng và dễ dàng. Chúng tôi xin nhắc tóm

tắt: Data Point, 3.5, hoặc Tab, 15.5, Data Point. Hãy tự thử nghiệm lại.

Liệt kê tất cả các phím tắt của AccuDrawBảng sau đây sẽ miêu tả các phím tắt mặc định của MicroStation

Phím Hiệu ứng

Các phím phổ biến? Mở ra cửa sổ AccuDraw Shortcuts

Enter

Smart LockTrong hệ tọa độ hình chữ nhật, nó sẽ khóa X thành 0 nếu con trỏ trỏ vào trục Y của mặt phẳng vẽ hay khóa Y bằng 0 nếu con trỏ trỏ vào trục X.Trong hệ tọa độ góc (Polar), nó sẽ khóa góc thành 00, 900, -900 hoặc 1800 nếu con trỏ đang trỏ lên các trục của mặt phẳng vẽ hoặc nếu không thì nó sẽ khóa Distance vào với giá trị được nhập gần đây nhất.

Space bar Chuyển đổi giữa 2 chế độ Rectangular và Polar

O Dịch chuyển điểm gốc của Drawing Plane (mặt phẳng vẽ) đến vị trí con trỏ hiện thời.

Các phím đặc biệt

~Xử lý một mục trong hộp thoại thiết lập tham số. Nó đi tìm mục đầu tiên thuộc dạng bật/tắt hoặc option button (nút lệnh tùy chọn), rồi bật/tắt hoặc đưa option button nhảy đến giá trị đúng luật tiếp theo

L

Khóa trạng thái index hiện hành. Nếu một trục hay một khoảng cách không bị khóa, L sẽ tắt đi tính năng khóa. Mặt khác, nếu một trục hay một khoảng cách được khóa, thì L sẽ khóa tính năng khóa này lại. Hiệu ứng mang tính tạm thời, nó sẽ kéo dài cho tới khi bạn nhập một Data Point khác hoặc chạy phím tắt lần nữa

XYZX Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị XY Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị YZ Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Z

Khoảng cách/gócD Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị DistanceA Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Angle (góc)

Snaps (bắt điểm)N Kích hoạt chế độ bắt điểm Nearest (điểm gần nhất)C Kích hoạt chế độ bắt điểm Center (điểm tâm)Huỳnh Văn Trúc 38

Page 40: Sử dụng Microstation v8 căn bản

I Kích hoạt chế độ Intersect (giao điểm)

K Mở ra hộp thoại thiết lập tham số Keypoint Snap Divisor, để ấn định Snap Divisor cho chế độ bắt điểm Keypoint

Các phím thường gặpR, Q Sử dụng để nhanh chóng xoay mặt phẳng vẽ một cách tạm thời.

R, A Sử dụng để xoay mặt phẳng vẽ một cách lâu dài. Vì nó xoay cả ACS hiện hành nên động tác xoay này vẫn được kích hoạt sau khi lệnh hiện hành kết thúc

Các phím khácR, X Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục XR, Y Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục XR, Z Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục Z

Khung nhìn

BXoay mặt phẳng vẽ về tới góc xoay non-content (không nội dung) cuối cùng, cụ thể là: Top, Front, Side, View hay là Auxiliary. Hãy chọn phím tắt lần nữa để tắt đi tính năng và đưa mặt phẳng vẽ về với góc xoay trước đó của nó

E

Xoay giữa 3 mặt phẳng chính: Top, Front và Side (chỉ khi làm việc 3D). Tính năng này cũng hoạt động khi mặt phẳng gốc của bạn là một ACS hoặc một góc xoay theo ngữ cảnh (context rotation), thế nên bạn không cần sử dụng RX, RY để xoay mặt phẳng vẽ đi một góc 900

F Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Front chuẩnS Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Right chuẩnT Xoay các mặt phẳng theo một khung nhìn Top chuẩnV Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của khung nhìn  W, A Lưu trữ các thiết lập tham số sắp xếp mặt phẳng vẽ dưới dạng ACSG, A Gọi lại một ACS đã được lưu trữ

Những lệnh ít gặpP Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập một Data Point M Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập nhiều Data Point

G, K Mở ra (hay là chuyển tiêu điểm đến) cửa sổ Key-in (cho cùng kết quả như khi chọn Key-in từ lệnh đơn Utilities)

G, S Mở ra (hay chuyển tiêu điểm đến) hộp thoại AccuDraw Settings (cùng kết quả như khi chọn lệnh AccuDraw từ lệnh đơn Settings)

G, T Dịch chuyển tiêu điểm đến cửa sổ thiết lập tham số công cụ

Operators (Tác vụ chính)Q Tắt AccuDrawU Tạm thời ngưng AccuSnapJ Bật/tắt AccuSnap

Thiết lập AccuDrawCửa sổ AccuDraw Settings cung cấp sự truy cập đến các tham số cho Operation (hoạt động),

Display (hiển thị) và Coordinates (tọa độ) của AccuDraw. Bình thường, cửa sổ AccuDraw Settings không cần được hiển thị trên màn hình. Rất nhiều tính năng kiểm soát và thiết lập trong AccuDraw Settings cũng có thể được truy cập qua phím tắt.

Huỳnh Văn Trúc 39

Page 41: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Gọi cửa sổ AccuDraw Settings:Khi AccuDraw đang ở thể kích hoạt, Nhấn phím ? , chương trình sẽ

hiển thị danh sách tất cả các phím tắt AccuDraw. Các phím tắt này chỉ hoạt động khi cửa sổ AccuDraw có tiêu điểm.

1. Nhấn vào dòng GS go to Settings. 2. Nhấn Run.Cửa sổ AccuDraw Settings xuất hiện.Lưu ý:  Ngay cả khi cửa sổ chứa các phím tắt không hiển thị trên

màn hình bạn vẫn có thể sử dụng phím tắt. Hay đơn giản nhập vào tổ hợp phím tương thích để chạy phím tắt.

Thẻ Display:

Như bạn thấy, các tham số trong phần Display cho phép bạn thay đổi cung cách mà AccuDraw xuất hiện trên màn hình. Bạn có thể thay đổi màu sắc của la bàn AccuDraw, bạn có thể bật/tắt các mục lựa chọn hiển thị khác và bạn có thể truy cập các phím tắt.

Thẻ Coordinates:

Thẻ Coordinates chỉ cho bạn hệ thống xoay nào đang được kích hoạt (bạn có thể thay đổi hệ thống xoay ở đây, nhưng sử dụng phím tắt spacebar (phím cách) khi đang làm việc sẽ là một phương pháp nhanh hơn). Bạn có thể bật/tắt các đơn vị roundoff, và các mục indexing trong cửa sổ này.

Thẻ Operation:

Một loạt các tham số cao cấp hơn đề cập đến các chi tiết cụ thể, được thể hiện trong thẻ Operation. Ở đây ta sẽ xem xét 2 tham số của thẻ Operation, rất quan trọng đối với hoạt động của AccuDraw: Tham số Floating Origin và Context Sensitivity.

Huỳnh Văn Trúc 40

Page 42: Sử dụng Microstation v8 căn bản

1. Tham số Floating OriginAccuDraw thay đổi điểm gốc của mặt phẳng vẽ của nó sau mỗi lần bạn nhập một Data Point: la

bàn AccuDraw dịch chuyển đến Data Point được nhập cuối cùng. Ta có thể tắt tính năng này qua động tác tắt hộp kiểm Floating Origin trong hộp thoại AccuDraw Settings.

Bạn hãy tự thử tính năng này. Hãy chọn công cụ Place SmartLine và vẽ một số phần tử. Với công cụ Place SmartLine vẫn trong trạng thái kích hoạt, bạn quay trở lại hộp thoại AccuDraw Settings, tắt tính năng Floating Origin. Giờ bạn vẽ thêm một số đoạn thẳng khác. La bàn bây giờ không còn đi theo con trỏ khi bạn nhập các Data Point.

Việc tắt đi này có thể tỏ ra hữu dụng trong một số trường hợp, đặc biệt khi bạn có một loạt các offsets (sao chép và dịch chuyển song song) từ một điểm tham chiếu duy nhất.

2. Tham số Context SensitivityContext Sensitivity là một tính năng khác của AccuDraw, cho phép bạn bật tắt trong cửa sổ

AccuDraw Settings. Tính năng này được bật theo mặc định. Context Sensitivity ép  AccuDraw định hướng mặt phẳng vẽ của nó sao cho nó nằm dọc theo trục X của phần tử được tạo nên gần đây nhất.Sử dụng Place SmartLine, ta hãy xem một chút tính năng này. Với Context Sensitivity được bật lên, bạn sẽ thấy la bàn xoay sao cho phù hợp với Data Point cuối cùng bạn vừa nhập vào. Khi tắt đi tính năng Context Sensitivity, la bàn sẽ được định hướng theo khung nhìn

View Attributes (Thuộc tính của khung nhìn)

Thay đổi View Attributes (thuộc tính khung nhìn)Hình bên dưới là bản vẽ mặt bằng chỉ ra kích thước, nhãn, biểu tượng cùng các thành phần của

ngôi nhà cao tầng ví dụ như tường, cầu thang, cửa ra vào, v.v… - nhiều thông tin đến mức nếu hiển thị tất cả, bản vẽ sẽ trở thành khó đọc.

MicroStation cho phép bạn sử dụng View Attributes (thuộc tính của khung nhìn) để thay đổi cách xem xét bản vẽ, qua động tác ấn định những loại phần tử sẽ được hiển thị và cung cách xuất hiện cũng như ngoại hình của các phần tử khác. Ta hãy thử nghiệm với View Attributes.

1. Bạn chọn lệnh View Attributes từ lệnh đơn Settings.Hộp thoại View Attributes xuất hiện.

Huỳnh Văn Trúc 41

Page 43: Sử dụng Microstation v8 căn bản

2. Đổi mục View Number thành 3.Chúng ta sẽ thay đổi thuộc tính khung nhìn của View 3. Ta hãy tắt đi các thông tin về kích

thước (dimension), lời chú giải (text) cũng như bề dày đoạn thẳng (line weight).3. Nhấn vào hộp kề bên Dimensions để bỏ đi dấu checkmark trong hộp và tắt tính năng này.4. Tương tự, bỏ chọn mục Text.5. Bỏ chọn mục Line Weights.6. Nhấn Apply, nút lệnh nằm trong góc dưới cửa sổ thiết lập tham số View Attributes.Mách bảo: Chỉ khi bạn nhấn Apply thì những thay đổi mới bắt đầu có hiệu lực! View 3 cập

nhật để phản ánh những thay đổi đó. Bây giờ kết quả khung nhìn của bạn đã rõ ràng và dễ đọc hơn.

7. Nhấn vào mục All trong cửa sổ thiết lập View AttributesMicroStation cập nhật tất cả các cửa sổ khung nhìn đang được mở với cùng các thuộc tính

khung nhìn vừa được thay đổi8. Đóng cửa sổ View Attributes.

Các phím tắt để gọi View AtributesPhím tắt #1 1. Trỏ chuột vào biểu tượng chữ B của Bentley nằm trong góc trên bên trái của khung nhìn.2. Nhấn phím chuột trái một lần để hiển thị lệnh đơn. Chọn lệnh View Attributes từ lệnh đơn

này. Hộp thoại View Attributes xuất hiện.

Huỳnh Văn Trúc 42

Page 44: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Phím tắt #2 Nhấn giữ phím "Ctrl" , nhấn phím B.Hộp thoại View Attributes xuất hiện.

Pop Set và cửa sổ Tool Settings

Pop Set và cửa sổ Tool SettingsCửa sổ Tool Settings xuất hiện bất cứ khi nào bạn chọn một công cụ MicroStation. Cửa sổ này

có chứa các thiết lập, ấn định cách thức hoạt động của công cụ được chọn, và tên của công cụ sẽ xuất hiện trong thanh tựa đề của cửa sổ. Nút lệnh Pot Set sẽ ấn định cửa sổ này xuất hiện tại vị trí nào trên màn hình.

Nếu bạn bật lên mục lựa chọn PopSet trong thanh công cụ Primary, thì cửa sổ Tool Settings sẽ xuất hiện gần lệnh đơn Main rồi biến mất, để rồi chỉ xuất hiện trở lại khi bạn cần tới nó.

Nếu bạn bật lên mục lựa chọn PopSet trong thanh công cụ Primary, thì cửa sổ Tool Settings sẽ xuất hiện gần lệnh đơn Main rồi biến mất, để rồi chỉ xuất hiện trở lại khi bạn cần tới nó. 

Huỳnh Văn Trúc 43

Page 45: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Phần 2: Giới thiệu tất cả các Menu và các công cụ

MenusFile:

New – Tạo và mở Design File mớiOpen – Mở Design File đã có. Save As... - Lưu design file với tên mới. Close - Đóng design file hiện thời. Compress Design - Nén dữ liệu trong design file / vĩnh viễn xóa bỏ các phần tửSave Settings – Lưu đơn vị làm việc, lưới, vị tyris cửa sổ, v.v. -. Reference - gán design files tham chiếu. Drawing Composition – Tiện ích tạo plot layouts Import – Nhập file định dạng khác. Export – Xuất file hiện thời tới định dạng khác. Print/Plot – Tạo bản in của cửa sổ hoặc vùng fence design file. Page Setup – Thiết đặt kích thước giấy. 1,2,3,4,etc. – Trình bày danh sách các file sau cùng đã mở trong Microstation. Exit – Thoát MicroStation.

Edit: Undo – Hoàn tác lệnh cuối. Undo Other – Hoàn tác thao tác bỡi các tham số khác. Redo – Làm lại thao tác đã undo lần cuối. Set Mark – Thiết đặt một đánh dấu để hoàn tác. Cut – cắt phần tử vào Clipboard. Copy - Copies từ Clipboard. Paste - Pastes từ Clipboard. Show Clipboard – trình bày nội dung của Clipboard. Group – Tạo nhóm đối tượng đồ họa. Ungroup – Loại bỏ nhóm. Lock - Khóa phần tử riêng biệt, ngăn chặn các thao tácUnlock - Mở các phần tử cho thao tác. Find/Replace Text – Thay thế text. Select All – chọn tất cả các phần tử trên tất các levels. Select By Attributes -Thiết lập và thực hiện lựa chọn bỡi lọc phần tử tiêu chuẩn

Element: Attributes – Hộp thoại để thiết đặt thuộc tính phần tử. B-splines -Hộp thoại cho thiết lập đường cong b-spline và các bề mặt Cells – Mở cell library. Dimensions –Tiện ích đặt và biên tập kích thước. Multilines – Tiện ích để xác định kiểu multi-line. Tags – Tiện ích để sử dụng liên kết tag data tới phần tử. Text – Thiết đặt Font và đặc tính text. Information – Hộp thoại trình bày thông tin đối tượng chọn.

Settings: Manage – Thiết lập quản lý/chọn nhóm. AccuDraw – Tiện ích thiết lập cho tọa độ AccuDraw. Color Table – Tiện ích chọn và biên tập bảng màu. Database -Tiện ích cho việc kết nối và duy trì mối liên kết cơ sở dữ liệu

Huỳnh Văn Trúc 44

Page 46: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Design File - Cài đặt cho nhiều khía cạnh của design file, bao gồm các đơn vị, tỷ lệ, tài liệu tham chiếu, vv

Level – Trình bày levels, định nghĩa tên levels, ký hiệu, v.v. Locks -Hộp thoại để thiết lập và điều chỉnh các khóa bắt buộtCamera - Set up the camera for perspective viewing. Rendering -Cài đặt và tiện ích thiết lập cho việc vẽ và ánh sáng Snaps -Lựa chọn và cài đặt cho bộ lọc vị tríView Attributes -Các thiết lập chuyển đổi cho mỗi hiển thị khung nhìn

Tools: Gồm một số công cụ sau:Tool Boxes... – Chọn bất kỳ hộp công cụ nào của MicroStation Tool Settings -Công cụ cài đặt Floating Dialog, hiển thị các tùy chọn cho công cụ hiện

hànhPrimary – Công cụ chính bao gồm color, layer, style, weight, information, và

accudraw. Standard - New, Open, Close, Print file, Cut, Copy, Paste, Undo, Redo, Help. Main – Công cụ vẽ và biên tập chính. 3D – Tạo và biên tập đối tượng 3D, và điều khiển khung nhìn đặc biệt. Annotate – Cho chú thích bản vẽ. Auxiliary Coordinates - Tạo và quản lý hệ thống tọa độCurves – Tạo, biên tập, và điều khiển curves phức tạp, B-Splines, và NURBS. Database -Kết nối và liên kết phần tử đến tập tin cơ sở dữ liệu DD Design - Điều khiển kích thước (tham số) các thực thể thiết kếDrop -Các yếu tố Phức tạp tới thành phần bộ phậnFillets – Vát, bo tròn và chỉnh sửa khác cho góc Isometric – Công cụ soạn thảo góc tiêu chuẩn (2D) Match -Chọn các thuộc tính cho cáccác phần tử hiện có và thiết lập để hoạt động. Multiline Joints - nối lineRedline - công cụ Redline để đánh dấu và sửa đổi bản vẽ. Reference Files - Quản lý file Vector và Raster tham chiếu View Control – Điều khiển khung nhìn trong floating toolbox. Visualizaion Tools - Render và smooth đối tượng 3D. Close Tool Boxes... – Đóng tất cả floating toolboxes.

Utilities: Key-in – nhập text dòng lệnh. Cell Selector – Thư viện biểu tượng của cells đối tượng. Text Glossary – Đối tượng text đặc biệt và trường dữ liệu. Image - Utilitites cho hiển thị, lưu, và chỉnh sửa hình ảnh. Render - Render khung nhìn 3D . Auxilliary Coordinates -Một thư viện lưu hệ thống tọa độ phụ Saved - Một thư viện lưu các cài đặt và hướng khung nhìnArchive - Lưu và nén tất cả các file liên quan đến dự án. Generate Section –Cắt mục 2D và 3D của đối tượng 3D. Install Fonts - Sử dụng bất kỳ font Windows trong bản vẽ của bạnMDL Applications – Chạy ứng dụng mở rộng cho MicroStation. User Command - Người sử dụng tạo ra các tập tin script để tự động hóa hàng loạt. Create Macro - Ghi lại các sự kiện và tạo một chương trình. Macros - Chương trình cơ sở cung cấp chức năng plug-in tới MicroStation.

Workspace: Preferences – Thiết đặt tham chiếu. Configuration - Biến cấu hình cho chương trình hoạt động. Customize - Tạo cái nhìn của riêng bạn.

Huỳnh Văn Trúc 45

Page 47: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Function Keys – Gán lệnh tới phím chức năng (F-keys). Button Assignments - Gán nút chuột tới kiểu trỏ . Digitizing – Thiết đặt và sử dụng bàn số hóa. About Workspace - Thông tin về cấu hình không gian làm việc hiện tại

Window: Open/Close – Mở hoặc đóng một khung nhìn, hoặc chọn hộp thoại. Cascade - Align all open views in a cascading down the screen. Căn tất cả các khung

nhìn mở trong dạng xếp tầngTile - Căn tất cả các khung nhìn mở trong dạng xếp lớp. Arrange -Làm khít tất cả các cửa sổ để chúng có thể nhìn thấy trên màn hìnhGroups – Nhóm các cửa sổ vào trong một tập hợp. Scroll Bars - Làm cửa sổ có thanh cuộn và nhúng điều khiển khung nhìn vào biên1,2,3,4 – Mở cửa sổ và hộp công cụ.

Công cụ và hộp công cụHộp công cụ chính

Chọn phần tử

Đặt Fence Chỉnh sửa Fence Điều khiển Nội dung Fence Xóa nội dung fence Thả trạng thái phức tạp của nội dung Fence

Đặt Point Xây dựng các điểm giữa các dữ liệu điểm

(chia) Dự án điểm đang hoạt động vào phần tử Xây dựng điểm hoạt động tại các giao điểm Xây dựng các điểm dọc theo phần tử(chia) Xây dựng điểm hoạt động theo khoảng cách

dọc phần tử

Đặt Smartline Đặt Line Đặt Multi-line Đặt Stream Line String Đặt Point hoặc Stream Curve Xây dựng phân giác góc Xây dựng khoang cách tối thiểu Line Xây dựng Line tại góc hoạt động từ điểm

Tạo hatch đường chéo Hatch dduwowdng chéo vuông góc Hoa văn Hoa văn dạng tuyến Trình bày thuộc tính hoa văn Phù hợp thuộc tính Pattern Xóa hoa văn

Huỳnh Văn Trúc 46

Page 48: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Đặt Block (cữ nhật) Đặt Shape Đặt Shape vuông góc Đặt Polygon thường

Đặt Arc Đặt Half Ellipse Đặt phần tư Ellipse Chỉnh sửa bán kính đường cong Chỉnh sửa góc cung Chỉnh sửa trục cung

Đặt Circle Đặt Ellipse

Gắn Tags Chỉnh sửa Tags Xem lại Tags

Đặt Text Đặt Note Chỉnh sửaText Hiển thị thuộc tính Text Làm phù hợp thuộc tính Text Thay đổi Text tới thuộc tính hoạt động Đặt nút Text Copy và gia tăng Text Copy trường dữ liệu nhập Copy và gia tăng trường dữ liệu nhập lấp đầy vào các trường dữ liệu đơn

(database) Tự động lấp đầy trường dữ liệu (database)

Drop phần tử Tạo chuỗi phức tạp Tạo hình phức tạp Tạo Region Thêm vào nhóm đồ họa Drop từ nhóm đồ họa Nhóm các lỗ

Đặt Cell hoạt động Đặt ma trận cell Chọn cell trên màn hình để đặt Định nghĩa lại gốc cell Xác định Cell Đặt cell với line chọn Thay đổi Cell

Huỳnh Văn Trúc 47

Page 49: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Đo khoảng cách Đo bán kích Đo góc kẹp Đo độ dài Đo diện tích Đo thể tích

Gióng kích thước phần tử Gióng kích thước kiểu mũi tên Gióng kích thước kiểu nét gạch Gióng kích thước liên tục Gióng kích thước xếp chồng (Stacked) Gióng kích thước vuông góc tới điểm Gióng kích thước vuông góc tới đối tượng Gióng kích thước phối hợp Gióng kích thước góc liên tục Gióng kích thước góc xếp chồng Góc kẹp giữa 2 line Góc so trục X Góc so trục Y Đường kính Cập nhật kích thước Dung sai hình học

Thay đổi thuộc tính phần tử Thay đổi phần tử tới vùng hoạt động

(Solid/Hole) Thay đổi phần tử tới kiểu tô đầy Sửa đổi thuộc tính kiểu đường Thay đổi Multiline tới Định nghĩa hoạt động Phù hợp thuộc tính phần tử Phù hợp mọi thuộc tính

Copy Move Move/Copy Parallel Scale Rotate Mirror (đối xứng) Construct Array (cấu trúc mảng)

Xóa phần tử

Chỉnh sửa phần tử Xóa một phần Kéo dài Line Kéo dài hai phần tử tới điểm giao Kéo dài phần tử tới điển giao Cắt phần tử Chèn đỉnh Xóa đỉnh Bo góc Vạt góc

Huỳnh Văn Trúc 48

Page 50: Sử dụng Microstation v8 căn bản

3D

Khối chữ nhật Khối cầu Hình trụ Nón cụt Hình xuyến Hình cái nêm

Trích xuất đường bề mặt Trích xuất đường cắt ranh giới Line giao nhau với bề mặt

Xây dựng bề mặt hoặc Solid của hình chiếu Xây dựng bề mặt hoặc Solid của trục xoay Đặt Form bề mặt tự do Xây dựng bề mặt bằng mục hoặc mạng lưới Xây dựng bề mặt bằng cạnh Xây dựng bề mặt hình ống Xây dựng bề mặt skin Xây dựng Offset Surface

Công cụ khác

Ghi chú Đặt cờ Trình bày và chỉnh sửa cờ Cập nhật cờ

Định nghĩa ACS (Canh với phần tử) Định nghĩa ACS (bỡi Points) Định nghĩa ACS (Canh với khung nhìn) Quay ACS Di chuyển ACS Chọn ACS

Đặt đường cong B-Spline Đặt đường cong hỗn hợp Nội suy bởi cung Đặt hình nón Đường xoắn ốc Đường ló xo Thay đổi tới thiết lập đường cong hoajt động Giảm dữ liệu đường cong Kéo dài đường cong Thay đổi hướng phần tử Chuyển đổi phần tử tới B-Spline Offset Element Blend Curves Chỉnh sửa B-Spline Curve Tính toán Curve

Huỳnh Văn Trúc 49

Page 51: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Gán thực thể hoạt động Hiển thị phương thức Liên kết Trình bày thực thể hoạt động Xác định các thực thể đồ họa hoạt động Xem lại cơ sở dữ liệu thuộc tính của các

phần tử Tháo kết nối cơ sở dữ liệu Đính kèm thuộc tính hiển thị Load thuộc tính hiển thị Tạo bảng báo cáo

Đính kèm phần tử Pen Đính kèm Arc Đính kèm Ellipse Đính kèm tới Point Canh chỉnh phần tử Đính kèm tới Line String hoặc Shape

Drop phần tử Drop tình trạng phức tạp Drop trạng thái Line String/Shape Drop Text Drop hỗn hợp Drop từ nhóm Drop Line Style Drop hoa văn hỗn hợp Drop Multiline Drop phần tử kích thước Drop B-Spline Curve

Bo tròn góc theo bán kính Bo tròn góc theo độ dài đay cung Tạo vạt góc

Block Isometric

Circle Isometric

(Match: làm cho phù hợp)

Smart Element Attributes Text Attributes Multi-line Dimension Active Pattern Curve Settings

Surface Settings

chữ thâp kín (không tách rời multi line) Chữ thâp hở (không tách rời multi line) Chữ thâp (không tách rời multi line) Cắt thành phần Line đơn (không tách rời

multi line)Huỳnh Văn Trúc 50

Page 52: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Chỉ áp dụng với multi line

Cắt tất cả Lines (không tách rời multi line) Cắt bỏ một “nhánh” chữ thập Cắt bỏ một “nhánh” chữ thập Cắt bỏ một “nhánh” chữ thập Cắt bỏ 2 “nhánh” Uncut bộ phận Lines Căt rời Multi-line Di chuyển một nét của Multi-line Chỉnh sửa phần “bịt đầu” của Multi-line

Redline On Redline Off

Gắn File tham chiếu Clip File tham chiếu Đánh dấu File tham chiếu Xóa đánh dấu Thiết lập file tham chếu ra sau mặt phẳng

Clip Thiết lập file tham chếu ra trước mặt phẳng

Clip Reload File tham chiếu Di chuyển File tham chiếu Tỷ lệ File tham chiếu Quay File tham chiếu Đối xứng file tham chiếu theo trục ngang Đối xứng file tham chiếu theo trục dọc Gỡ File tham chiếu

Cập nhật khung nhìn Phóng to Thu nhỏ Xem vùng cử sổ Xem toàn bộ Quay khung nhìn Pan Trở về khung nhìn trước đó Khung nhìn tiếp theo

Copy khung nhìn

Huỳnh Văn Trúc 51

Page 53: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Phần 3: MicroStation với người sử dụng AutoCADTrước hết phải xác định là hai gói CAD không giống nhau. Nhưng khi công nghệ tiến bộ (và

các giao diện "Windows" xâm nhập mọi ứng dụng), MicroStation và AutoCAD có nhiều sự tương đồng với mỗi phiên bản mới. Tuy nhiên, MicroStation và AutoCAD vẫn còn khác nhau trong một số cách, đặc biệt trong thiết kế và cách sử dụng. Mục tiêu của bạn là làm cho quá trình chuyển đổi này là hoàn hảo nhất. Tìm hiểu các khả năng, những hạn chế, và quan trọng nhất là tìm hiểu sự khác biệt và làm việc với chúng.

Quan hệ giữa AutoCAD và MicrostationPhần này được thiết kế để giúp người dùng AutoCAD tiếp cận với MicroStation. Nó bao gồm

các thủ tục thông thường để người dùng chuyển đổi, thảo luận một số khác biệt về khái niệm giữa hai ứng dụng, và danh sách thứ tự chữ cái cho MicroStation tương đương các mục và lệnh của AutoCAD.

Để nhận được trợ giúp về sự tương ứng MicroStation với một lệnh AutoCAD:1. Từ Help menu, choọn Search For Help on...2. Chọn "tên lệnh AutoCAD " từ danh sách.3. Click Display.Để đưa các khối vào một thư viện cell của MicroStation. Nhập tại dấu nhắc hệ thống:msbatch dwgin input:<drawing_file> createlibDrawing_file là file bản vẽ có chứa các khối được đặt trong thư viện cell. Các ký tự đại diện

"*" và "?" có thể được sử dụng để chỉ định nhiều fileMột thư viện cell mới được tạo ra cùng tên tập tin như drawing_file nhưng với hậu tố "cel;."

Nếu một thư viện cùng tên tập tin tồn tại, nó được ghi đè.Ví dụ:msbatch dwgin input:c:\blocks\*.dwg createlib

Giữ nguyên tọa độ trong các tập tin bản vẽ:AutoCAD và MicroStation lưu trữ tọa độ khác nhau: · AutoCAD giữ tọa độ là những giá trị điểm trong một số lượng vô hạn · MicroStation giữ tọa độ là số nguyên 32-bit - trong 2D, trên một thiết kế phẳng hữu hạn hoặc

3D, hoặc trong một khối lập phươngKhi bạn mở một tập tin ". Dwg" trong MicroStation, cần phải làm một trong những điều sau

đây:· Chuyển bản vẽ để nó phù hợp trong thiết kế phẳng hoặc khối lập phương.· Sử dụng một design file với thiết lập các đơn vị một giá trị thích hợp hơnSeed files được thiết kế mẫu với các thiết lập, bao gồm các đơn vị làm việc, thiết lập các giá trị

thích hợp cho các ngành như kiến trúc, bản đồ, cơ khí. Seed files tương tự như file nguyên mẫu AutoCAD.

Canh giữa một bản vẽ:

Huỳnh Văn Trúc 52

Page 54: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Khi bạn mở một file bản vẽ dwg, nếu các bản vẽ không phù hợp trong mặt phẳng thiết kế (hình khối), nó được canh giữa

· Nếu bạn mở file bản vẽ bằng cách chọn Import> DWG hoặc DXF ... từ menu File, một cảnh báo và gốc tọa độ mới được hiển thị trong khu vực Status trong hộp thoại Import Drawing File.

Nếu Shift Global Origin là ON, gốc tọa độ của file thiết kế được thay đổi để phù hợp với gốc tọa độ của file bản vẽ. Các tọa độ của các thực thể trong tập tin vẽ giữ nguyên, nhưng tọa độ của các yếu tố trong file thiết kế được thay đổi

· Nếu bạn mở file bản vẽ bằng cách nhập lệnh tại dấu nhắc hệ thống hoặc bằng cách chọn Open ... từ menu File, gốc sẽ chuyển nếu một file thiết kế mới được tạo ra.

Nếu file bản vẽ không phù hợp trong các mặt phẳng thiết kế hoặc lập phương sau khi được căn giữa, cảnh báo hiển thị trong một hộp cảnh báo và trong tập tin Đăng nhập. Nếu điều này xảy ra, sử dụng một file thiết kế được tạo ra từ một tập tin với thiết lập đơn vị một giá trị thích hợp.

Các khái niệm khác nhauPhần này bao gồm một số mục MicroStation và AutoCAD làm việc khác nhau

Hộp thoại phương thức và không phương thức:Hộp thoại phương thức yêu cầu tất cả các tương tác người dùng tập trung trong hộp thoại. Hộp

thoại phương thức thường có một nút OK và Cancel. Chúng thường được sử dụng trong các tình huống sau:

· Khi một ứng dụng phải có một số thông tin trước khi nó có thể tiếp tục. Một ví dụ là tên tập tin cho một tập tin được tạo ra

· Một tập hợp đầy đủ các thông tin phải được nhập trước khi hành động khác có thể được thực hiện.

· Để cung cấp tin nhắn, đặc biệt là những cảnh báo Hộp thoại phương thức phải được đóng trước khi bất kỳ hành động nào khác có thể được thực

hiệnHộp thoại không phương thức cho bạn tương tác với các hộp thoại khác hoặc các bộ phận khác

của một ứng dụng, ví dụ, các công cụ vẽ. Trong MicroStation, hầu hết các hộp thoại là không phương thức.

MicroStation giới hạn sử dụng hộp thoại phương thức chủ yếu để thao tác file, chẳng hạn như New và Open, hộp cảnh báo,

Thiết lập hoạt động trong MicroStation:· AutoCAD sẽ nhắc người sử dụng nhập thông tin mỗi khi lệnh được yêu cầu. Các thông tin đã

nhập vào là giá trị mặc định, nhưng người dùng vẫn phải trả lời cho tất cả các lần nhắc mỗi khi một lệnh được yêu cầu.

· Trong MicroStation, thiết đặt áp dụng cho hầu hết các hoạt động đầu vào hoặc chỉnh sửa được gọi là các thiết lập hoạt động - bạn có thể thay đổi bất kỳ các thiết lập (hoặc không ) bất kỳ lúc nào.

Các mục MicroStation tương đương với AutoCAD :Bảng này liệt kê các thuật ngữ thông dụng của AutoCAD và tương ứng MicroStation.

AutoCAD: MicroStation: Chú giải (hoặc thông tin thêm): ADS MDL xem phần "The MDL Alternative" trong help. attributes tags Xem Tagging Elements . block cell Cell MicroStation được lưu trữ trong một tập tin

đặc biệt được gọi là thư viện cell Cancel Nút Reset command key-in Xem Key-ins. Vùng nhắc lệnh Cữa sổ lệnh Xem Using MicroStation Manager. drawing ".dwg" file design ".dgn" file

Huỳnh Văn Trúc 53

Page 55: Sử dụng Microstation v8 căn bản

elevation Active Depth Xem Active Depth. entity (thực thể) element (đối tượng) entity properties element attributes Xem Setting the Active Element Attributes. erase delete Công cụ xóa trong thanh công cụ chính. explode drop status Công cụ Drop trong nhóm công cụ. grips handles Xem Selecting Elements. layer Level Trong AutoCAD không giới hạn các lớp phải

được thiết lập, MicroStation có sẵn 63 lớp linetype line style Xem Line Style. osnap tentative Xem Using Tentative Points. pick identify Xem Manipulating and Modifying Elements. pick button Data button pick point data point Xem Data points. pop-down menus pull-down menus xem Using MicroStation Manager. prototype file seed file Xem Seed files. purge compress Từ File menu, chọn Compress Design. redraw update rubberbanding dynamic update style font Xenm Text Labels. units working units Xem Working units. viewport view Xem Viewing Designs. window fence Xref reference file Xem Using Reference Design Files.

Trong các tài liệu MicroStation, định dạng nhị phân DWG và định dạng DXF cơ bản là giống nhau, thuật ngữ " drawing file " được sử dụng trong tài liệu MicroStation để chỉ file "dwg." hoặc là một file ". Dxf"

Tương quan MicroStation với lệnh AutoCAD Phần này giới thiệu danh sách thứ tự chữ cái của các lệnh AutoCAD và danh sách công cụ

MicroStation tương đương, Sử dụng tiện ích Alias Manager (SE) được cung cấp với MicroStation SE, bạn sẽ có lệnh bí

danh AutoCAD tới công cụ MicroStation tương ứng.

Alias Manager (SE):Các ứng dụng Alias Manager giúp bạn trong việc chuyển đổi từ các gói phần mềm khác tới

MicroStation bằng cách thiết lập một lệnh bí danh khác

AccuDraw Keyboard Shortcuts:Bạn có thể tùy chỉnh các phím tắt AccuDraw bằng cách sử dụng cửa sổ AccuDraw Shortcuts>> Để mở cửa sổ AccuDraw Shortcuts:1.Từ Settings menu, chọn AccuDraw.2.Click nút Shortcut Key-ins.>> Để chỉnh sửa một phím tắt:1.Trong list box, chọn phím tắt cần chỉnh sửa.2.Trong cửa sổ AccuDraw Shortcuts, click nút Edit .3. Làm thay đổi theo mong muốn - bạn có thể thay đổi các phím tắt, mô tả, hoặc các mục nhập

lệnh MicroStation4.Kích OK.>> Để tạo một phím tắt:1.Trong cửa sổ AccuDraw Shortcuts, kích nút New.2.Nhập phím tắt trong shortcut , mô tả.

Huỳnh Văn Trúc 54

Page 56: Sử dụng Microstation v8 căn bản

3.Kích OK .các phím tắt AccuDraw được lưu trữ trong một file văn bản có thể được chỉnh sửa bằng cách sử

dụng bất kỳ trình xử lý hay soạn thảo văn bản cũng như bằng cách sử dụng cửa sổ phím tắt AccuDraw. Chỉnh sửa thủ công file phím tắt là cách duy nhất để xóa một phím tắt, xác định một phím tắt là

2D hoặc 3D , hoặc sắp xếp lại thứ tự các phím tắt.

Sử dụng Alias Manager (SE):Một khi bạn hiểu thiết lập quản lý bí danh để gán bí danh cho một lệnh khác, bạn có thể nhập

lệnh và kích hoạt công cụ "tương đương" trong MicroStationBạn có thể tải các ứng dụng MDL Alias Manager từ trình đơn Utilities của MicroStation, hoặc

bạn có thể gõ vào một key-in. Key-in: MDL LOAD ALIASMGR [filename]>> Để tạo một file dữ liệu Alias Manager trong MicroStation:1.Từ hộp thoại Alias Manager, chọn File > Open để mở file Alias Manager hiện thời.2. Thêm mục mới vào danh sách các bí danh khi cần thiết. 3.trong trường Command , nhập lệnh bạn muốn tạo bí danh. Bất cứ lúc nào, bạn có thể nhấn thanh <Space> hoặc phím Enter để hoàn thành các lệnh. Ví dụ:Lệnh Keyin kết quảline<Enter> Line đặt line z<space>w<space> Zoom window mở rộng vùng cửa sổ 4.. Trong mục đầu vào, gõ phím bí danh.Các đầu vào tương ứng bí danh được hiển thị trong lĩnh vực văn bản thích hợp. Bất kỳ lệnh nào

mà không phải là bí danh trong các tập tin văn bản, tạo ra hai tiếng bípNgười dùng chuyển từ AutoCAD có thể sử dụng ALIASMGR để thêm bí danh trong tập tin

ACAD.ALM cho file hiện đang được nạp. Các thủ tục sau đây mô tả các bước liên quan >> Để tạo alias file:1.trong hộp thoại Alias Manager, chọn File > Open.2.Chọn thư mục chứa file ACAD.ALM muốn sử dụng. 3.Trong trường Filter , nhập ACAD.ALMỨng dụng cố gắng mở các tập tin và sau đó đọc nội dung của nó vào bộ nhớ. MicroStation hiển

thị thông tin về nhiều lệnh bí danh được xử lý thành côngTất cả các bí danh được tìm thấy trong tập tin ACAD.ALM có thể không được gán, hoặc vì

lệnh rút ngắn có thể là đã có trong danh sách các lệnh, hoặc vì tên lệnh đầy đủ không thể được tìm thấy trong danh sách các bí danh hiện tại

Các bí danh được thêm vào qua quá trình này chỉ tồn tại cho phiên làm việc hiện tại của MicroStation, hoặc cho đến khi bạn mở một tập tin dữ liệu Alias Manager

Bạn phải thực hiện File> Save (hoặc File> Save As ...) để những bổ sung trở thành vĩnh viễn

Lệnh AutoCAD tương ứng với công cụ MicroStation: ABOUT Help menu/About MicroStation... APPLOAD sử dụng menu/MDL Applications ARC công cụ đặt Arc trong hộp công cụ Arcs AREA công cụ Measure Area ARRAY công cụ Construct Array ATTDEF Element menu/Tags > Define ATTEDIT công cụ Edit Tags ATTEXT Element menu/Tags > Generate Reports... AUDIT Các tiện ích EdG cho phép bạn kiểm tra một design file để xem nếu nó

là hợp lệ, và tùy chọn sửa lỗi. Xem "EdG" trong chương 10 Hướng dẫncủa microstation.

BHATCH công cụ Hatch Area

Huỳnh Văn Trúc 55

Page 57: Sử dụng Microstation v8 căn bản

BLOCK xem phần tạo một cell BPOLY công cụ Create Region tool BREAK công cụ xóa một phần đối tượng hoặc công cụ chèn đỉnh trong hộp

công cụ Modify.CHAMFER công cụ Construct Chamfer trong hộp công cụ Modify CHANGE để thay đổi level (layer), color, line style (linetype), hoặc line weight CHPROP (thickness), sử dụng công cụ thay đổi thuộc tính đối tượng.

Để di chuyển điểm cuối một line hoặc thay đổi chu vi đường tròn, sử dụng công cụ Modify Element . Để di chuyển text hoặc một cell (block), sử dụng công cụ Move. Để chỉnh sửa text, sử dụng công cụ Edit Text l. Để thay đổi font, height, và width của một text , sử dụng công cụ thay đổi thuộc tính Text .

CIRCLE Công cụ đặt đường tròn trong hộp công cụ Ellipses COLOR kích hoạt Color · BYLAYER · Settings menu/Level > Symbology... · BYBLOCK · không có công cụ tương ứng COMPILE Utilities menu/Install Fonts... CONFIG (DOS only) tiện ích cấu hình USCONFIGCOORDS Tọa độ được hiển thị khi bạn di chuyển con trỏ trong cửa sổ AccuDrawCOPY công cụ Copy DBLIST xem "EdG" trong chương 10 phần trợ giúp DDATTDEF Element menu/Text or

Element menu/Tags > Define DDATTE công cụ chỉnh sửa Tags tool trong hộp công cụ Tags DDATTEXT Element menu/Tags > Generate Templates DDCHPROP Element menu/Information DDEDIT công cụ chỉnh sửa Text DDEMODES Element menu/Attributes DDINSERT công cụ đặt Cell hoạt động trong hộp công cụ Cells DDLMODES Settings menu/Level > Display or Settings menu/

Level > Symbology... DDMODIFY Element menu/Information DDOSNAP xem Using Tentative Points. DDPTYPE công cụ đặt Point hoạt động trong Points tool box . DDRENAME hầu hết các công cụ (Settings menu/Cells, Settings menu/Level Names,

v.v.) có khả năng thay đổi tên tương ứngDDRMODES Settings menu/Locks > Full hoặc Workspace menu/Preferences... DDSELECT xemSelecting Elements DDUCS Settings menu/Auxiliary Coordinates DDUSCP Settings menu/Auxiliary Coordinates DDVIEW Utilities menu/Saved Views DDVPOINT Rotate View view control DIM hộp công cụ kích thước DIST công cụ đo khoảng cách trong Measure tool box DIVIDE Points tool box DONUT công cụ đặt hình xuyến trong 3D Primitives tool box DRAG User menu/Preferences... (Input Category) DTEXT công cụ đặt Text và Text Node DVIEW 3D View Control tool box /Camera Settings DXBIN không có công cụ tương ứngDXFIN File menu/Import > DWG or DXF...

Huỳnh Văn Trúc 56

Page 58: Sử dụng Microstation v8 căn bản

DXFOUT File menu/Import > DWG or DXF...EDGESURF Xây dựng bề mặt bằng công cụ Edges trong hộp công cụ 3D của hộp

công cụ SurfacesEDIT xem Selecting Elements ELEV thiếp đặt điều khiển xem độ sâu trong hộp công cụ 3D View Control ELLIPSE công cụ đặt Ellipse trong Ellipses tool box END File menu/Exit ERASE công cụ xóa đối tượng trong Main tool box . EXPLODE công cụ Drop đối tượng trong Groups tool box. EXTEND công cụ kéo dài Line , công cụ mở rộng hai đối tượng đến điểm giao

và công cụ khác trong Modify tool box EXTRUDE công cụ đặt sàn trong 3D Primitives tool boxFILES File menu/Open... FILL Thiết đặt tô đầy trong View Attributes settings box -- Settings menu/

View Attributes FILLET công cụ đặt SmartLine và công cụ Fillets FILTER Edit menu/Select By AttributesGRID kiểu lưới trong hộp thoại Design File Settings (Settings menu/Design File) GRIPS tương tự như handles (xem Selecting Elements)HANDLES không có công cụ tương ứng HATCH công cụ Hatch Area hoặc Crosshatch Area trong Patterning tool box HELP Help Menu HIDE View menu/Render > Wiremesh ID không có lệnh tương ứng (xem Using Tentative Points) IGESIN File menu/Import > IGES... IGESOUT File menu/Import > IGES... INSERT công cụ đặt Cell ISOPLANE mặt phẳng Isometric trong mục Isometric của hộp Locks settings

(Settings menu/Locks > Dialog)LAYER View menu/Level > Display LIMITS thiết kế mặt phẳng hoặc không gian LINE công cụ đặt Line LINETYPE Line Style > Custom trong thanh công cụ Primary LIST Element menu/Information LOAD Utilities menu/Install Fonts...MANUALS Help Menu MEASURE không có công cụ tương ứng MENU phím trong ATTACH MENU (AM=) MINSERT công cụ đặt ma trận Cell (CEL Matrix ) trong Cells tool box MIRROR công cụ Mirror trong Manipulate tool box MIRROR3D MOVE công cụ Move hoặc Move Parallel trong Manipulate tool box MSLIDE Utilities menu/Image > Save... MSPACE không có công cụ tương ứng MULTIPLE Công cụ vẫn hoạt động cho đến khi thiết lập lại hoặc công cụ khác

kích hoạtMVIEW Window menu/Open/Close > DialogNEW File menu/New...OFFSET công cụ Move Parallel trong Manipulate tool box và công cụ

Offset Element trong Curves tool box OPEN File menu/Open...

Huỳnh Văn Trúc 57

Page 59: Sử dụng Microstation v8 căn bản

ORTHO Settings menu/Locks > Full OSNAP Snaps menu, sử dụng kết hợp với công cụ chọnPAN đè phím <Shift> và nhấn nút Data (xem Dynamic panning)

Hoặc sử dụng điều khiển Pan View trong view control bar. PCXIN File menu/Import > Image... PEDIT công cụ thay đổi thuộc tính đối tượng trong Change Attributes tool box.

Công cụ chèn , xóa điỉnh trong Modify tool box. Công cụ tạo chuỗi phức tập trong Groups tool box.

PFACE công cụ trong 3D toolPLAN điều khiển Rotate View trong view control bar PLINE công cụ đặt SmartLine trong Linear Elements tool box POLYLINE PLOT File menu/Print/Plot POINT công cụ đặt Point trong Points tool box POLYGON công cụ đặt Polygon trong Polygons tool box POPUPS Hộp thoại là một phần cơ bản của MicroStationPSPACE File menu/Drawing Composition PURGE File menu/Compress Design (conceptual difference)QSAVE See SAVE QTEXT Fast Font trong hộp View Attributes settings -- Settings menu/QTEXTMODE xem thuộc tínhRECOVER MicroStation nỗ lực để sửa chữa các tập tin bị hỏng khi chúng được mởREDO Edit menu/Redo REDRAW điều khiển Update View REGEN không có lệnh tương ứng RENAME xem DDRENAME RESUME không có công cụ tương ứngREVSURF công cụ xây dựng bề mặt Surface hoặc Solid trong 3D tool ROTATE, ROTATE3D công cụ Rotate trong Main tool RULESURF công cụ trong 3D tool SAVE thay đổi hoặc lưu design file SAVEAS File menu/Save As... SCALE Scale tool trong Manipulate tool SELECT công cụ chọn đối tượng SETVAR Workspace menu/Configuration...

Workspace menu/Preferences... Settings menu/Locks > Full Settings menu/View Attributes

SHADE xem phần Rendering Methods SHAPE xem phần To add a ".shx" shape file(s) to a MicroStation font library: SHELL Key in ! SKETCH công cụ đặt Stream Line String trong Main tool hoặc đặt Point, công cụ

Stream Curve trong Linear Elements tool SNAP Settings menu/Locks > Full Grid category trong hộp Design File

Settings (Settings menu/Design File) SOLID công cụ đặt Shape hoặc Orthogonal Shape trong Main tool SORTENTS không có công cụ tương ứng STATUS không có công cụ tương ứng STRETCH công cụ thao tác nội dung fence trong hộp công cụ Fence, với thiết lập

hoạt động StretchSTYLE Font trong hộp thoại Text settings (Element menu/Text)

Huỳnh Văn Trúc 58

Page 60: Sử dụng Microstation v8 căn bản

SURFU,SURFV công cụ trong 3D tool TABLET Settings menu/Digitizing TABSURF công cụ trong 3D tool TEXT Element menu/Text, công cụ Text TEXTSCR giao diện đồ họa người dùng thường được kích hoạt trong MicroStation 3DFACE công cụ đặt Shape Polygon trong Polygons tool 3DMESH công cụ đặt bề mặt trong 3D tool 3DPOLY công cụ đặt Stream Line String trong hộp công cụ Main hoặc công cụ

đặt point hoặc Stream Curve trong hộp công cụ Linear Elements TIFFIN File menu/Import > Image... TIME không có công cụ tương ứng TRACE làm đầy multi-lines TRIM công cụ cắt đối tượng trong Main tool UCS Utilities menu/Auxiliary Coordinates UNDO Edit menu/Undo (action) UNITS Settings menu/Working UnitsVIEW Utilities menu/Saved Views VIEWPORTS Window menu/Open/Close > Dialog. VPORTS same time. VPLAYER Settings menu/Level > Display VPOINT điều khiển Rotate View trong control bar VSLIDE Utilities menu/Image > MoviesWBLOCK FENCE FILE key-in XREF File menu/ReferenceZOOM Fit View view control trong view control bar

Zoom In view control trong view control bar Zoom Out view control trong view control bar Window Area view control trong view control bar

Tìm hiểu về “ngôn ngữ” của chúngMột trong những rào cản đầu tiên cho người sử dụng MicroStation và AutoCAD là rào cản

ngôn ngữ. Bảng dưới đây cho thấy một số thuật ngữ có thể dẫn đến vô số hiểu lầm về cả hai phía. Do vậy cần phải “học” để giảm thiểu những hiểu lầm và đơn giản hóa toàn bộ quá trìnhMicroStation AutoCAD

Elements Objects hoặc EntitiesLevels LayersAttributes PropertiesCells Blocks hoặc WBlocksActive Design File Drawing File hoặc Drawing DatabaseReference Files Xrefs hoặc Reference FilesSeed File Prototype hoặc Template FileDrop Explode Active CurrentTags AttributesFit Zoom ExtentsWindow Area Zoom Window

Huỳnh Văn Trúc 59

Page 61: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Fence N/A – phù hợp với chọn Window/Crossing

Pattern HatchSolid Fill 2D Solid hoặc Solid HatchSelection Handles GripsFence hoặc Selection INSIDEHoặc Polygon Selection (SE/J PowerSelector)

Cửa sổ chọn

Line Selection (SE/J PowerSelector) Fence chọnFence or Selection OVERLAPHoặc Polygon Selection (SE/J PowerSelector)

Selection Crossing

Fence hoặc Selection CLIP VOIDVOID OVERLAPVOID CLIP

N/AEXCLUDE Window (chỉ Express Tools)EXCLUDE Crossing (chỉ Express Tools)N/A

BYLEVEL or BYCELL BYLAYER hoặc BYBLOCKDEFAULT level LEVEL 0 (zero)ModelSpace/PaperSpace ModelsLayout Sheet

Làm thế nào để So sánh DWG và DGN?Bảng này trình bày các phần tử tương ứng trong MicroStation và AutoCAD

MicroStation - DGN AutoCAD - DWGLine LineLine (Zero Length) (DL=0), Point PointOpen SmartlineLine String

Polyline hoặc LWPolyline

Closed Smartline - Shape / Complex Chain Polyline hoặc LWPolyline1Text TextText Nodes MTextEnter Data Fields N/A (tương tự Attributes)Shape (< 4 vertices) Polyline, Face, Polyline Mesh, SolidShape (> 4 vertices) Polyline, Polyline MeshShape / Hatch Polyline / Lines, HatchShape / Xhatch Polyline / Lines, HatchShape / Pattern Polyline / HatchShape / Opaque Fill Polyline / Solid Fill HatchCell Block hoặc WBlockShared Cell Block hoặc WBlockCell Library N/A hoặc DesignCenter - Single block stored per file

Huỳnh Văn Trúc 60

Page 62: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Circle CircleEllipse Ellipse ( > R13), Polyline (< R13)Arc ArcCurve SplineCurve Stream SplineDimension DimensionEllipse Ellipse ( > R13), Polyline (< R13)Multi-line Polyline(s) hoặc Multi-lineTag Attribute hoặc TextEllipse Ellipse ( > R13), Polyline (< R13)Reference File (design file) XrefSelf-Referenced File N/AReference File (sheet file) ViewportB-Spline SplineN/A FieldsN/A Tables

Hộp công cụ và thanh công cụCó thể nói là chúng giống nhau tuy không hoàn toàn MICROSTATION: Hộp công cụ Draw và Modify

AUTOCAD: Thanh công cụ Draw và Modify

Huỳnh Văn Trúc 61

Page 63: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Giao diện người dùng mới Hai nhóm lệnh MICROSTATION: Trong MicroStation, không phải tất cả các lệnh là như nhau. Về cơ bản có

hai loại lệnh: PRIMARY và VIEW.Lệnh PRIMARY bao gồm những lệnh vẽ, chỉnh sửa và "thao tác dữ liệu" .Lệnh VIEW bao gồm phóng to, xoay và di chuyển.Về cơ bản, các lệnh VIEW là “transparently”, nghĩa là sẽ chạy trong các lệnh PRIMARY mà

không cần dừng lệnh PRIMARY. Một khi các lệnh VIEW hoàn tất, lệnh PRIMARY sẽ tiếp tụcAUTOCAD: Trong AutoCAD, có,một số lệnh có thể chạy " transparently", nhưng rất ítCác chức năng của các lệnh thao tác view là tương tự. Sự khác biệt tập trung chủ yếu là "có bao

nhiêu khung nhìn" bạn nhận được và bao nhiêu nhấp chuột nó cần để thực hiện.MICROSTATION: MicroStation sẽ thu phóng bỡi nhắp chuột tráiAUTOCAD: ZOOM không làm việc như nhau trong AutoCAD. Trước tiên, các ZOOM IN và

ZOOM OUT luôn zoom về trung tâm của khung nhìn, bạn không thể nhắp chuột trái và và zoom về một điểm cụ thể.

Lưu ý: Bạn có thể làm cho AutoCAD ZOOM giống như một MicroStation. Sửa đổi các nút trong AutoCAD để chạy các lệnh sau đây

ZOOM CENTER .5 : zoom 0,5 x khi nhắp chuột trái

Zoom tự doCả hai đều cung cấp một số tùy chọn zoom tự doMICROSTATION: pan tự do có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp:- sử dụng tổ hợp <SHIFT> + giữ chuột trái và kéo .-Sử dụng <CTRL> + lăn bánh xe chuột. Vào Workspace > Preferences> Mouse sửa đổi bất kỳ các mặc định chức năng "bánh xe".

Liên tục lệnh và nhắp phảiLiên tục lệnh làm cho MicroStation nhớ câu lệnh cuối cùng Ví dụ, nếu bạn chọn lệnh PLACE

LINE thì nó luôn kích hoạt cho đến khi bạn chọn lệnh khác. AutoCAD không hỗ trợ "kéo dài" lệnh. Điều này có thể là một trong những sự khác biệt khó chịu nhất khi chuyển đổi qua lại giữa hai ứng dụng. Trong MICROSTATION, liên tục lệnh là mặc định. Nếu bạn thực sự muốn, bạn có thể tắt chức năng này bằng cách:

Bước 1: chọn Workspaces \ PreferencesBước 2: chọn LOOK and FEEL và định vị thiết lập cho Single ClickBước 3: Sửa đổi tùy chọn Single-Click tới Single-Shot

UNDO không giống nhauMICROSTATION: lệnh UNDO trong MicroStation sẽ chỉ UNDO các lệnh PRIMARY.

Để UNDO một lệnh VIEW bạn cần phải sử dụng lệnh VIEW UNDO nằm ở scroll bar phía dưới màn hình.

AUTOCAD: UNDO trong AutoCAD nhận ra tất cả các lệnh, bao gồm cả UNDO, ZOOM, PAN, vv

Huỳnh Văn Trúc 62

Page 64: Sử dụng Microstation v8 căn bản

REDO không giống nhauMICROSTATION: Lệnh REDO trong MicroStation sẽ REDO nhiều lần nếu muốnAUTOCAD: Release <2004: Lệnh REDO trong AutoCAD sẽ chỉ Làm lại các UNDO cuối

cùng. Release 2004 - 2005 : Các phiên bản mới nhất của AutoCAD bây giờ hỗ trợ không giới hạn

KEYIN và COMMAND LINECả hai ứng dụng cho phép đối với hầu hết các lệnh với key vào bởi người sử dụngMICROSTATION: MicroStation đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc trong việc cho phép người

dùng lựa chọn phương pháp đầu vào; keyins, các nút, pulldowns,

AUTOCAD: AutoCAD vẫn dựa khá nhiều vào dòng lệnh .

DL= và @X,YPhần này bao gồm các keyin tương đương với các lệnh trước đó được sử dụng trong cả hai

MicroStation và AutoCAD. Một khác biệt đáng kể xảy ra ở đây do các đơn vị làm việc so với các đơn vị tập tin MICROSTATION: Khi nhập giá trị "1" đơn vị chiều dài trong MicroStation, mà thực sự là 1

MASTER UNIT."1" đơn vị cho một kỹ sư dân dụng trong AutoCAD có thể là 1 foot, trong khi "1" đơn vị cho

một kỹ sư cơ khí trong AutoCAD có thể là 1 inch, và các tập tin được thiết lập hầu như giống nhau. Bạn cần phải biết điều này từ người sử dụng AutoCAD. Tuy nhiên, trong MicroStation "1" đơn vị thường 1 ft ... và ":1" đơn vị là 1 in.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất cho các lỗi "hệ số 12" nhận được khi sử dụng các tập tin thay thế ứng dụng.

Tọa độ tuyệt đối: XY = X, YGia số khoảng cách : DL=X,YKhoảng cách và hướng: DI=khoảng cách,hướng

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng “,” thay cho “:” để tăng tốc độ nhập chính xác.AUTOCAD: các keyins cũng tương tự, nhưng khác nhau về cú phápTọa độ tuyệt đối: X,YTọa độ tương đối: @X,YTọa độ cực: @length<angle

ACCUDRAW và hướng khoảng cáchMICROSTATION: AccuDraw cho phép người dùng vẽ các yếu tố chính xác mà không có tất cả

các keyins không cần thiết. Đây là một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của MicroStation

Huỳnh Văn Trúc 63

Page 65: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Một số phím tắt AccuDraw cho người dùng AutoCAD:- O - định nghĩa một gốc "tạm thời" tương tự như một OSNAP trong AutoCAD- V, T - quay compass trở lại định hướng VIEW hoặc TOPAUTOCAD: Khoảng cách trực tiếp cho phép người dùng AutoCAD vẽ các đối tượng chính xác

mà không cần phải sử dụng những keyins @. Công cụ này thường được sử dụng với Ortho ON. Ortho ON tương đương với MicroStation thiết lập AXIS LOCK đến 90.

Khoảng cách trực tiếp đã được đưa đến một cấp độ mới trong 200x với sự bổ sung của POLAR TRACKING và OBJECT TRACKING.

Đây là cách làm việc của OBJECT TRACKING

Đây là cách làm việc của POLAR TRACKING

Phím tắt và lệnh tắtCả hai ứng dụng cung cấp cho bạn keyins "tắt", hay lệnh "bí danh" để cho thao tác nhanh hơnMICROSTATION: Hầu hết các lệnh MicroStation là 3 ký tự cụ thể vì vậy chỉ cần keyin trong 3

chữ cái đầu tiên của lệnh và bạn có thể bỏ qua phần còn lại. AUTOCAD: Tương tự như vậy, bạn có thể thực hiện trong AutoCAD. AutoCAD cung cấp một

tập tin ACAD.PGP trong đó liệt kê tất cả các lệnh tắt cho AutoCAD. Nếu bạn là một người sử dụng MicroStation, chỉ cần chỉnh sửa tập tin này khi cần thiết.

R, *RedrawRa, *RedrawallRe, *RegenRea, *RegenallRec, *RectangleReg, *Region

Huỳnh Văn Trúc 64

Page 66: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Lưu ý: Có một giao diện hộp thoại có sẵn để đơn giản hóa việc chỉnh sửa tập tin này. Tiện ích này có sẵn với EXPRESS TOOLS.

Sử dụng ACAD.PGPMICROSTATION: Bạn có thể sử dụng tập tin ACAD.PGP của bạn trong MicroStation bằng

cách thiết lập các biến cấu hình sau đây.MS_DWG_PGPFILE=c:\Program Files\AutoCAD 2002\support\acad.pgpCác biến cấu hình tiếp theo mà bạn có thể muốn thay đổi là thiết đặt " tiền tố lệnh " để sử dụng

keyins từ tập tin ACAD.PGP. Mặc định là thiết lập "\".MS_DWG_COMMANDPREFIX=”\”Ví dụ: Bạn muốn keyin E để xóa? Chỉ cần keyin \ E và ELEMENT DELETE được thực thiThực hành sử dụng SHORTCUT ALIAS trong MicroStationThực hành này sẽ giúp bạn thiết lập MicroStation để sử dụng lệnh AutoCAD bạn đã biết. Bước 1: Mở file .DGN Bước 2: Chọn Workspace > ConfigurationBước 3: Chọn DWG/DXF và bật sáng mục PGP Command Alias File

Bước 4: Để thay đổi cài đặt này chọn nút SELECT và điều hướng đến tập tin ACAD.PGP. Thực hiện thay đổi

Bước 5: Pick OK và YES để lưu thay đổiLưu ý: Đừng quên rằng bạn cũng có thể sử dụng tiền tố DWG

VIEW và VIEWPORTMICROSTATION: Cho phép nhiều cửa sổ và màn hình kép.. MicroStation thậm chí làm việc với hai cửa sổ ứng dụng trên một hệ thống màn hình đơn, đây

là cách tuyệt vời để có được tất cả các hộp thoại trong khu vực bản vẽ của bạn!

Huỳnh Văn Trúc 65

Page 67: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Một tính năng khác là nhiều cửa sổ có sẵn trong MicroStation

AUTOCAD: Bạn có thể có nhiều viewports trong AutoCAD, nhưng trọng tâm là chỉ được cho phép trong "1" khung nhìn tại một thời điểm. Hầu hết người dùng AutoCAD không sử dụng nhiều viewports trong modelspace. Tuy nhiên, có một số sắp xếp khung nhìn được xác định trước, bạn có thể lựa chọn.

SEED File và TEMPLATE/PROTOTYPECả hai hệ thống sử dụng các tập tin "cơ sở" để tạo ra các tập tin mới.MICROSTATION: các SEED file lưu trữ các cài đặt mong muốn cho các design files "tương

lai". SEED file có phần mở rộng DGN.AUTOCAD: các tập tin TEMPLATE hoặc PROTOTYPE lưu trữ các cài đặt cho các tập tin

thiết kế "tương lai". tập tin TEMPLATES có phần mở rộng DWT, PROTOTYPES có phần mở rộng DWG.

TENTATIVE SNAP và OBJECT SNAPĐể đạt được độ chính xác yêu cầu người dùng "chụp" các yếu tố trong khi vẽ.MICROSTATION: MicroStation có hai phương pháp snap đến các yếu tố Thứ nhất, TENTATIVE SNAP sử dụng một sự kết hợp của các nút chuột để làm nổi bật và bắt

dính tới các yếu tố. Các snap “mạnh” có sẵn trong MicroStation:Keypoint (multiple keypoints…tương đương ACAD center;endpoint;midpoint;and quadrant)Perpendicular FROM Tangent FROM BisectorThrough Point (tương tự như OBJECT TRACKING trong 2000)Point On (tương tự như OBJECT TRACKING in 2000)Thứ hai, các ACCUSNAP mới làm việc rất giống với những gì người dùng AutoCAD sử dụng.

Công cụ này sẽ hiển thị SNAP ICON đại diện cho các thiết lập snap hoạt động. Bạn có một số thiết đặt ACCUSNAP cho phép bạn "tinh chỉnh" cách làm việc công cụ này như thế nào. Nó cũng hiển thị thêm thông tin về phần tử, bao gồm các kiểu [level] Huỳnh Văn Trúc 66

Page 68: Sử dụng Microstation v8 căn bản

AUTOCAD: Snaps đối tượng của AutoCAD là cách "chụp" các đối tượng. AutoCAD cho phép bạn nhiều thiết đặt snap đối tượng.

Các lệnh VIEW và lệnh TRANSPARENT MICROSTATION: Khi chạy một lệnh chính (lệnh vẽ hoặc thao tác). MicroStation cho phép bạn

sử dụng lệnh phụ hoặc lệnh VIEW (xem hoặc phóng to) mà không cần dừng lệnh chính AUTOCAD: Khi chạy bất kỳ lệnh AutoCAD, không có sự phân biệt lệnh "chính" hoặc "phụ".

Tuy nhiên, AutoCAD không cho phép bạn chạy một số lệnh trong chế độ " TRANSPARENT ". Điều này cho phép người sử dụng AutoCAD chạy một lệnh ZOOM trong khi ở một lệnh LINE. Để thực hiện bất kỳ lệnh nào trong chế độ TRANSPARENT chỉ cần đặt một dấu ' trước lệnh.

HANDLE và GRIPHầu hết người dùng chọn lệnh trước, sau đó chọn các phần tử hoặc đối tượng mà họ muốn thao

tác. Tuy nhiên, cả hai ứng dụng cho phép thực hiện theo cách khác.MICROSTATION: Sử dụng các công cụ SELECTION trong MicroStation ... Khuyến cáo nên

sử dụng POWERSELECTOR trong SE/J/V8 ... Hầu hết người dùng AutoCAD sẽ đánh giá cao công cụ này vì nó thực hiện một số phương pháp lựa chọn được sử dụng tới.

Dưới đây là một số ví dụ bạn có thể làm với POWERSELECTOR

Huỳnh Văn Trúc 67

Page 69: Sử dụng Microstation v8 căn bản

AUTOCAD: Sử dụng GRIPS trong AutoCAD rất đơn giản

Cơ sở của LEVEL và LAYERMột trong những khía cạnh cơ bản nhất của bất kỳ gói phần mềm CAD nào là "lớp" được sử

dụng để kiểm soát việc hiển thị đồ họa. V8 "không giới hạn" số level. Các phiên bản cũ giới hạn đến 63 level cho mỗi tập tin. Level có

thể làm việc tương tự như AutoCAD 200x. Bạn có thể sử dụng hoặc thiết đặt BYLEVEL hoặc BYCELL để cho phép dễ dàng trao đổi dữ liệu với người dùng AutoCAD. Tên level có thể từ 1-511 ký tự, và bạn có thể nhóm một số level lại với nhau.

Để thay đổi level hoạt động, sử dụng PRIMARY TOOL BOX, Hoặc keyin: LV=# hoặc LV=nameĐể quản lý hầu hết các thuộc tính level, sử dụng hộp thoại LEVEL MANAGER. Hoặc keyin:OF=# hoặc OF=nameON=# hoặc ON=name

Huỳnh Văn Trúc 68

Page 70: Sử dụng Microstation v8 căn bản

AUTOCAD: Sử dụng tối đa 32.000 lớp. Tên lớp có thể từ 1-255 ký tự. Những lớp này thường được đặt tên, nhưng bạn có thể sử dụng các số, hầu hết người dùng sẽ sử dụng tên LayerĐể thay đổi lớp hiện thời sử dụng LAYER CONTROL trên thanh công cụ Object Properties:hoặc keyin LAYER OFF , LAYER ON

AutoCAD cũng bao gồm một "lớp 0" trong file. Lớp này là cần thiết và được sử dụng cho mục đích đặc biệt, chẳng hạn như khối.

Một lớp "khác" được tìm thấy trong AutoCAD là lớp DEFPOINTS. Lớp này là tương tự như "Construction Elements " trong MicroStation. Bất cứ điều gì được tìm thấy trên lớp DEFPOINTS trong AutoCAD sẽ không in bất kể hiển thị trên màn hình. Lớp này được tạo ra tự động khi đặt một kích thước liên quan. (Nó là "điểm định nghĩa " hoặc "điểm snap" trên đối tượng)

Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất và hầu hết thường bị hiểu lầm giữa MicroStation và AutoCAD. Lớp là cần thiết trong cả hai MicroStation và AutoCAD, nhưng việc sử dụng các lớp trong AutoCAD là QUAN TRỌNG!

AutoCAD dựa trên cấu trúc lớp để kiểm soát quản lý dữ liệu, kiểm soát bản vẽ, và lực nét, màu, kiểu đường. Người sử dụng AutoCAD phân biệt các đặc tính khác nhau giữa các đối tượng dựa chủ yếu vào lớp. Do đó, ý nghĩa và mục đích của các BYLAYER là thiết lập cho màu và linetype.

ENTER DATA FIELDS và ATTRIBUTE TAGSMICROSTATION: ENTER DATA FIELDS thường được sử dụng cho chỉnh sửa văn bản trong

các cell. Ví dụ: thẻ một thiết bị, hoặc số phòng. Những cell này có sự thay đổi dữ liệu văn bản mỗi khi chúng được sử dụng.

Huỳnh Văn Trúc 69

Page 71: Sử dụng Microstation v8 căn bản

AUTOCAD: Thuộc tính tương tự nhập trường dữ liệu trong MicroStation. Chúng cho phép

người sử dụng AutoCAD để chỉnh sửa văn bản bên trong của một khối mà không cần phải bung khối.

Line WEIGHT và COLORMICROSTATION: Line weight luôn luôn tồn tại trong MicroStation là một thuộc tính phần tử.

Điều này cho phép bạn xem lực nét trên màn hình trong khi làm việc. Bạn có thể tắt hiển thị Line weight bằng cách sử dụng lệnh VIEW ATTRIBUTES

LineWeights-OFF LineWeights-ON

AUTOCAD: hiển thị lực nét không có trong AutoCAD phiên bản cũ (cho đến 200x). Để có được line weight người sử dụng AutoCAD gán "màu sắc" cho một đối tượng dựa trên lớp, và sau đó màu chỉ định cho một line weight cụ thể trong quá trình in.

Huỳnh Văn Trúc 70

Page 72: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Line Weights – ON Line Weights - OFF

Reference Files và XrefsMICROSTATION: MicroStation hỗ trợ các lệnh tham chiếu tập tin sau đây. Các mục in đậm là

chỉ có trong MicroStationATTACHDETACHRELOADREF AGENT –duy trì bản sao cục bộ của các tập tin tham chiếu đính kèm từ webEXCHANGE – Mở file tham chiếu để biên tậpMOVESCALEROTATECOPY ATTACHMENT – copy file tham chiếuMERGE TO MASTER –hợp nhất các tập tin tham chiếu vào tập tin đang hoạt động hoặc tập

tin chungMIRROR HORIZONTALMIRROR VERTICALCLIP BOUNDARYCLIP MASK – ẩn một phần của tập tin tham chiếuCLIP MASK DELETE –Loại bỏ các ranh giới cắt từ file tham chiếuNEST DEPTH LOGICAL NAMES –cung cấp một tên người dùng thân thiện cho các công cụ tập tin tham

chiếu khácHILITE MODE –kiểm soát cách các tập tin tham chiếu được xác định là trực quan trong

khung nhìn đồ họa DISPLAY – Kiểm soát việc hiển thị các tập tin tham chiếuLOCATE – Kiểm soát việc tiếp cận các thành phần trong file tham chiếuSNAP –Kiểm soát snap các yếu tố trong file tham chiếuAUTOCAD: các lệnh sau hỗ trợ tập tin tham chiếu . Các mục in đậm là chỉ có trong AutoCAD

ATTACHDETACHRELOADUNLOADMOVESCALEROTATEMIRRORCLIPBINDCLIPFRAMEXREF EDITCOPY NESTED OBJECTSTRIM TO XREFEXTEND TO XREFLIST XREFEDIT XREFS PATHS

Huỳnh Văn Trúc 71

Page 73: Sử dụng Microstation v8 căn bản

XREF MANAGER

Cell Libraries – DesignCenterViệc lưu trữ các biểu tượng tiêu chuẩn là rất quan trọng cho cả hai ứng dụng. MICROSTATION: cell library là phương pháp chính để lưu trữ các biểu tượng trong

MicroStation. Tuy nhiên, với V8, bạn có thể lưu trữ các biểu tượng trong các mô hình Định dạng tập tin .CELL giống như một file DGN. Một tính năng mới là cho phép người dùng

biên tập cell trong khi ở các "thư viện".

Nó trông giống như các tập tin nếu bạn nhìn vào nó từ một quan điểm mới. Bạn có thể chỉnh sửa các cell và cập nhật tự động "thư viện".

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ MicroStation CELL SELECTOR đó là rất giống với

DESIGN CENTERCác công cụ CELL SELECTOR cho phép bạn tạo ra một "bảng công cụ" từ các cell để bạn có

thể trực tiếp chọn các cell một cách dễ dàng. CELL SELECTOR cũng cho phép bạn điều khiển các thiết lập và tính tự động trong đặt phần tử

Bài thực hành sử dụng CELL SELECTORBước 1: Mở file .DGNBước 2: Chọn Utilities> Cell SelectorBước 3: Chọn bất kỳ cell nào từ hộp thoại và đặt nó trong design file

Huỳnh Văn Trúc 72

Page 74: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Bước 4: Từ hộp thoại CELL SELECTOR chọn Edit> Button SizeBước 5: Sửa đổi BUTTON SIZE và GAP SIZEBước 6: Pick OK để lưuBước 7: Từ hộp thoại CELL SELECTOR chọn Edit DefaultsBạn có thể sửa đổi một số thiết lập ở đây để quản lý và kiểm soát các vị trí cell

.

AUTOCAD: AutoCAD cũng cung cấp ba phương pháp chính để chèn các biểu tượng tiêu chuẩn: WBLOCKS Design Center Tool Palettes

Trước tiên, bạn có thể chèn các khối từ file WBLOCK, nơi mỗi khối được lưu trữ trong một tập tin DWG riêng biệt hoặc từ tập tin DWG chứa một số khối bằng cách sử dụng DESIGN CENTER

Multiple SNAP và OSNAPMICROSTATION: MicroStation V8 2004 giới thiệu khả năng snap tương tự như trong

AutoCAD.

AUTOCAD: AutoCAD cung cấp khả năng osnaps đồng thời tại một thời điểm như hình dưới đây.

Huỳnh Văn Trúc 73

Page 75: Sử dụng Microstation v8 căn bản

DGN Compress và PurgeMicroStation V8 2004 cung cấp tùy chọn nén tập tin tương tự như lệnh Purge trong AutoCAD.

Text Editor và MText EditorMICROSTATION: biên tập text trong V8 tương tự như các Editor MText trong AutoCAD

Huỳnh Văn Trúc 74

Page 76: Sử dụng Microstation v8 căn bản

<Double-Click> Bạn sẽ có thể <Double-Click> trên phần tử văn bản để chỉnh sửa chúng trong V8.

ESC để hủy lệnhMicroStation V8 2004 cung cấp một sở thích cho người sử dụng là cho phép người dùng

AutoCAD thiết lập phím ESC để huỷ bỏ bất kỳ lệnh nào trong MicroStation.

Huỳnh Văn Trúc 75

Page 77: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Phụ lục: DANH SÁCH CÁC LỆNH TẮT (accudraw Shortcuts)Phím

tắt Mô tả MicroStation Keyin

? Hiển thị Shortcuts AccuDraw Dialog ShortcutsA0 Góc hoạt động 0 AA=0A2 Góc bỡi 2 điểm active angle pt2A9 Góc hoạt động 90 AA=90AA Góc hoạt động macro scalangAC Arcs place arc icon;dialog toolsettingsAE Canh biên aligne;dialog toolsettingsAL Khóa góc AccuDraw Lock AngleAN Đo góc measure angle;dialog toolsettingsAR Array array icon;dialog toolsettingsAS Tỷ lệ hoạt động macro scalangBB Snap giữa macro tweentwoBD Xây dựng sự khác biệt tfboolean difference;dialog toolsettingsBI Xây dựng Giao điểm tfboolean intersect;dialog toolsettingsBL Blocks place block icon;dialog toolsettingsBU Hợp nhất tfboolean union;dialog toolsettingsCC Center snap snap centerCF Vạt góc chamfer icon;dialog toolsettingsCH Thay đổi phần tử change icon;dialog toolsettingsCI Circles place circle icon;dialog toolsettingsCL Fence Clip lock fence clipCN Chuỗi phần tử create chain icon;dialog toolsettingsCO Copy copy ext;dialog toolsettingsCP Copy song song move parallel icon;dialog toolsettingsCT Thay đổiText modify text;dialog toolsettings

D1 Chỉ mở rộng đầu tiên dimension extension left on;dimension extension right off

D2 Chỉ mở rộng thứ hai dimension extension left off;dimension extension right on

DA Thiết đặt Dimension Style macro setdim

DB Mở rộng cả hai dimension extension left on;dimension extension right on

DC Bật tắt mở rộng Lines change dimension extensionDD Trường dữ liệu edit single dialogDE Xóa phần tử delete

DI Kích thước văn bản bên trong mdl load calculat;calc tcb->ad4.ext_dimflg.arrowOut=2

DL Khóa khoảng cách AccuDraw Lock DistanceDM Linear Dimension dimension size arrow

DN Không kéo dài Lines dimension extension left off;dimension extension right off

DO Kích thước văn bản bên ngoài mdl load calculat;calc tcb->ad4.ext_dimflg.arrowOut=3

DS Dimension Scale macro dimscale

Huỳnh Văn Trúc 76

Page 78: Sử dụng Microstation v8 căn bản

DV Xóa điỉnh delete vertex;dialog toolsettingsE2 Kéo dài 2 Lines extend line 2ED Edit Text editEK Nhập Line mở rộng extend line key;dialog toolsettingEnter Khóa thông minh AccuDraw Lock SmartET Kéo dài Lines tới giao điểm extend line interEU Tạo điểm nhô bề mặt construct surface projectionEX Kéo dài khoảng cách Line extend line disFA Kéo giãn bề mặt stetch face;dialog toolsettingsFD Xóa Fence fence deleteFE Đặt Fence place fence icon;dialog toolsettingsFI Bo góc fillet icon;dialog toolsettingsFM Chỉnh sửa fence modify fence icon;dialog toolsettingsFR Chuyển lên phía trước AccuDraw Rotate Front ToggleFT Fence Tools fence icon;dialog toolsettingsG Tool Settings Window dialog toolsettingsHA Hatching macro qpatternII Intersect Snap Snap IntersectIN Fence Inside lock fence inIS Cô lập level mdl silentload lvlmangr;lvlmangr offexceptelemIV Chèn đỉnh insert vertex;dialog toolsettingsK Nhập điểm (Single) point keyin singleLD Chú giải LV=26;LC=0;WT=1;CO=4;place noteLI Lines place line con;dialog toolsettingsLL RPP Levels macro levelsLF Tắt tất cả Levels of=1-63LN Bật tất cả Levels on=1-63LO Line Offset construct curve offset;dialog toolsettingsLP Tắt Level bằng cách pick mdl silentload lvlmangr;lvlmangr offbyelemLV Level Manager mdl load lvlmangrMA Thiết lập sự phù hợp macro matchME Match Elements match element;dialog toolsettingsMH Mirror Horizontal accudraw rotate x;accudraw rotate xMI Mirror mirror icon;dialog toolsettingsMM Modify modify;dialog toolsettingsMO Move move ext;dialog toolsettingsMR Đo bán kính measure radius;dialog toolsettingsMT Multi Trim trim multi;dialog toolsettingsMV Mirror Vertical accudraw rotate y;accudraw rotate yMX Đo diện tích measure area;dialog toolsettingsNN Snap gần Snap NearestO Thiết đặt điểm gốc AccuDraw SetOriginPD Xóa một phần delete parPL Quick Plots macro qplotPO Polygons place polygon;dialog toolsettingsPP ClipBoard clipboard paste;dialog toolsettingsQQ Quit AccuDraw Accudraw Quit

Huỳnh Văn Trúc 77

Page 79: Sử dụng Microstation v8 căn bản

RA Rotate ACS AccuDraw Rotate ACSRE Xoay phần tử accudraw rotate elementRF Tham chiếu Files mdl keyin ref dialog referenceRO Xoay phần tử rotate icon;dialog toolsettingsRQ Xoay nhanh AccuDraw Rotate QuickRV Quay khung nhìn phần tử rotate view elementRX Quay theo trục X AccuDraw Rotate XRY Quay theo trục Y AccuDraw Rotate YRZ Quay theo trục Z AccuDraw Rotate ZSB Steel Beams stfplace form beams;dialog toolsettingsSC Co giãn phần tử scale icon;dialog toolsettingsSD Snap Divisor (chia) accudraw dialog snapdivSE Đặt ống stfplace form tubulars;dialog toolsettingsSG Dầm thép stfplace form girders;dialog toolsettingsSH Shapes place shape icon;dialog toolsettingsSI Side Rotation AccuDraw Rotate Side ToggleSL Slice Solid construct cut;dialog toolsettingsSM SmartLines place smartline icon;dialog toolsettingsSP Xà gồ thép stfplace form purlins;dialog toolsettingsSpace Change Mode AccuDraw ModeSQ Steel HHS stfplace form rhs;dialog toolsettingsSR Lưới thép stfplace form girts;dialog toolsettingsSS Cột thép stfplace form columns;dialog toolsettingsST Stretch macro qstretchSV Steel VertBracing stfplace form vertbracing;dialog toolsettingsSW Steel Windcolumns stfplace form windcolumns;dialog toolsettingsSZ Steel HorizBracings stfplace form horbracing;dialog toolsettingsTC TF Copy tfcopy form;dialog toolsettingsTD TF Delete tfdelete icon;dialog toolsettingsTE TF Move Opening tfmove openingTG Biên tập Tags edit tags;dialog toolsettingsTI TF Mirror tfmirror form;dialog toolsettingsTM TF Move tfmove form;dialog toolsettingsTO Top Rotation AccuDraw Rotate Top ToggleTP TpModes macro tpmodeTR Trim trimTS Text Sizes macro settextTT TF Rotate tfrotate form;dialog toolsettingsTX ĐặtText place dialogtextTY TF Copy Opening tfcopy openingV9 Xoay khung nhìn 90 rv=-90VL Chồng fence lock fence overVS Thiết đặt khung nhìn vset viewVV Xoay khung nhìn accudraw rotate viewX Lock X AccuDraw Lock XDP Drop Elements drop element;dialog toolsettingsY Lock Y AccuDraw Lock Y

Huỳnh Văn Trúc 78

Page 80: Sử dụng Microstation v8 căn bản

ZZ Lựa chọn powersel;powersel single;dialog toolsettings

MỤC LỤC:

PHẦN 1: CĂN BẢN VỀ MICROSTATION V8..................................................................................2

Huỳnh Văn Trúc 79

Page 81: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Xem xét môi trường làm việc của MicroStation..................................................................................2Các chức năng của chuột trong MicroStation......................................................................................5Gán chức năng Tentative Snap cho phím chuột giữa..........................................................................5Vẽ và sử dụng Fence hình tròn để tạo hình trích.................................................................................6Sử dụng Fence để co giãn và sao chép các phần tử..............................................................................7Sử dụng một Fence block để hiệu chỉnh các phần tử...........................................................................8Tính năng Level của MicroStation......................................................................................................12Active Level - Lớp hiện hành...............................................................................................................13Sử dụng Level........................................................................................................................................14Thuộc tính của phần tử.........................................................................................................................15Hộp công cụ Attributes.........................................................................................................................16Color – màu sắc.....................................................................................................................................16Line Style (dạng đường).......................................................................................................................17Line Weight – Bề dày đường................................................................................................................17Fill – Tô đầy...........................................................................................................................................18Công cụ Change Element Attributes (Thay đổi thuộc tính phần tử)...............................................18Công cụ đo khoảng cách Measure Distance.......................................................................................19Công cụ Measure Area (đo diện tích)..................................................................................................19Công cụ Measure Length.....................................................................................................................20Kiểm tra Message Center (phần hiển thị thông báo).........................................................................20Copy (sao chép).....................................................................................................................................21Move (dịch chuyển)...............................................................................................................................21Mirror (soi gương-lấy đối xứng)..........................................................................................................21Align Elements By Edge (sắp sếp phần tử theo cạnh).......................................................................22Rotate (Xoay phần tử)..........................................................................................................................22Scale Element (co giãn phần tử)..........................................................................................................23Dịch chuyển song song..........................................................................................................................23Construct Array - Tạo mẫu sắp xếp....................................................................................................24Nhóm công cụ vẽ đối tượng tuyến tính................................................................................................25 Nhóm công cụ vẽ đối tượng polygon..................................................................................................26Nhóm công cụ vẽ cung tròn..................................................................................................................28GIỚI THỊÊU ACCUSNAP..................................................................................................................29Truy cập chế độ bắt điểm Snap Mode.................................................................................................29Thiết lập cho AccuSnap........................................................................................................................32Elements - Phần thiết lập cho phần tử................................................................................................33Kích hoạt AccuDraw.............................................................................................................................33La bàn của AccuDraw..........................................................................................................................34Input Focus – tiêu điểm nhập liệu.......................................................................................................34AccuDraw Indexing – Tham chiếu AccuDraw...................................................................................34AccuDraw làm việc với công cụ của bạn.............................................................................................35Tắt tính năng AccuDraw......................................................................................................................35A. Phương pháp vẽ tọa độ vuông góc..................................................................................................35B. Chế độ vẽ Polar (tọa độ cực)............................................................................................................37Các phím phổ biến................................................................................................................................39Các phím đặc biệt..................................................................................................................................39XYZ........................................................................................................................................................39Khoảng cách/góc...................................................................................................................................39Snaps (bắt điểm)....................................................................................................................................39Các phím thường gặp............................................................................................................................40Các phím khác.......................................................................................................................................40Khung nhìn............................................................................................................................................40

Huỳnh Văn Trúc 80

Page 82: Sử dụng Microstation v8 căn bản

Những lệnh ít gặp..................................................................................................................................40Operators (Tác vụ chính).....................................................................................................................40Gọi cửa sổ AccuDraw Settings:............................................................................................................41Thay đổi View Attributes (thuộc tính khung nhìn)...........................................................................42Các phím tắt để gọi View Atributes....................................................................................................43Pop Set và cửa sổ Tool Settings............................................................................................................44PHẦN 2: GIỚI THIỆU TẤT CẢ CÁC MENU VÀ CÁC CÔNG CỤ..............................................45PHẦN 3: MICROSTATION VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD................................................53QUAN HỆ GIỮA AUTOCAD VÀ MICROSTATION.....................................................................53Hộp thoại phương thức và không phương thức:................................................................................54Thiết lập hoạt động trong MicroStation:............................................................................................54CÁC MỤC MICROSTATION TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI AUTOCAD :............................................54TƯƠNG QUAN MICROSTATION VỚI LỆNH AUTOCAD..........................................................55Alias Manager (SE):..............................................................................................................................55AccuDraw Keyboard Shortcuts:..........................................................................................................55Sử dụng Alias Manager (SE):..............................................................................................................56Lệnh AutoCAD tương ứng với công cụ MicroStation:......................................................................56Tìm hiểu về “ngôn ngữ” của chúng.....................................................................................................60Làm thế nào để So sánh DWG và DGN?...........................................................................................61Hộp công cụ và thanh công cụ.............................................................................................................62Giao diện người dùng mới....................................................................................................................63Zoom tự do.............................................................................................................................................63Liên tục lệnh và nhắp phải...................................................................................................................63UNDO không giống nhau.....................................................................................................................64REDO không giống nhau.....................................................................................................................64KEYIN và COMMAND LINE.............................................................................................................64DL= và @X,Y........................................................................................................................................64ACCUDRAW và hướng khoảng cách.................................................................................................65Phím tắt và lệnh tắt...............................................................................................................................65Sử dụng ACAD.PGP.............................................................................................................................66VIEW và VIEWPORT.........................................................................................................................67SEED File và TEMPLATE/PROTOTYPE........................................................................................67TENTATIVE SNAP và OBJECT SNAP...........................................................................................67Các lệnh VIEW và lệnh TRANSPARENT.........................................................................................68HANDLE và GRIP................................................................................................................................68Cơ sở của LEVEL và LAYER.............................................................................................................69ENTER DATA FIELDS và ATTRIBUTE TAGS..............................................................................71Line WEIGHT và COLOR..................................................................................................................71Reference Files và Xrefs.......................................................................................................................72Cell Libraries – DesignCenter.............................................................................................................73Multiple SNAP và OSNAP...................................................................................................................74DGN Compress và Purge.....................................................................................................................75Text Editor và MText Editor...............................................................................................................75<Double-Click>.....................................................................................................................................76ESC để hủy lệnh......................................................................................................................................76

Huỳnh Văn Trúc 81