Song Voi Nguoi Viet

59
SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (1) Tác giả: Philippe Papin Laurent Passicousset Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

description

Song Voi Nguoi Viet

Transcript of Song Voi Nguoi Viet

Page 1: Song Voi Nguoi Viet

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (1)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Page 2: Song Voi Nguoi Viet

CÙNG MỘT BỘ SÁCH

François Clemenceau, Vivre avec les Américains (Sống với người Mỹ), 2009. Philippe Rochot,

Vivre avec les Chinois (Sống với người Hoa), 2008. Antoine Sfeir và Théo Klein, Israël

survivra-t-il ? (Israel sẽ tiếp tục tồn tại ?), 2008. Randa Habib, Hussein, père et fils (Hussein,

cha và con), 2008. Antoine Sfeir, Tunisie, terre de paradoxes (Tuynidi, mảnh đất của những

điều nghịch lý), 2006. Bộ sách “Des hommes et des pays” (Con người và đất nước). Chủ biên:

Antoine Sfeir.

CÁC TÁC PHẨM KHÁC CỦA PHILIPPE PAPIN : Ở Paris trong những cuộc chiến tôn giáo,

NXB Arléa, 2007. Lịch sử Hà Nội, NXB Fayard, 2001. Việt Nam, chặng đường của một quốc

gia, NXB Belin/La Documentation française, 2003. Một vùng thôn quê ở Bắc Kỳ, tái bản phê

bình Charles Édouard Hocquard, NXB Arléa, 1999.

PHILIPPE PAPIN

LAURENT PASSICOUSSET

Mục lục

Lời tựa………………………………………………………………tr 13

Đề dẫn…………………………………………………………………..tr 17

Lần đầu đi chơi tỉnh………………………………………………tr 21

Đường kẻ đỏ chói tai…………………………………………………tr 21

Đảo cán bộ……………………………………………………………tr 25

Thời luận nhỏ về một âm mưu lớn…………………………………tr 29

Ngoại ô cuối cùng, giới hạn đầu tiên………………………………tr 34

Đất cũ, thách thức mới……………………………………………..tr 37

Sống giữa hai cơn bão………………………………………….tr 43

Cơn bão chết người tầm thường………………………………….. tr 44

Hội An: ngập lụt hàng thế kỷ…………………………………….. tr 52

Quảng Ngãi: tàn phá bên bờ biển…………………………………tr 57

Mái trường thân yêu………………………………………….. tr 63

Page 3: Song Voi Nguoi Viet

Trường tư nơi “hổng” trường công……………………………… tr 64

Trường công: thu chính, thu phụ……………………………….. tr 74

“Hối lộ hợp pháp”………………………………………………. tr 79

Ở bậc học cơ sở thế tốt rồi, lên trung học có thể làm tốt hơn…… tr 83

Công-Tư: trò ảo thuật cũ rích………………………………… tr 89

Thăng trầm một gia đình doanh nhân…………………………… tr 90

1975: Hà Nội gặp thị trường……………………………………. tr 95

Muốn cứu chế độ, phải cứu Nhà nước!…………………………………. tr 101

Công-Tư: tù mù………………………………………………… tr 104

Nền y tế thiếu đồng bộ ……………………………………. tr 111

Đời sống hai mặt của Hùng, một bác sĩ giỏi………………….. tr 112

Đau đớn và giải thoát…………………………………………. tr 116

“Bàn tay nhờn mỡ của công chức”………………………… tr 123

Những chân gỗ khó tránh và tốn kém…………………………. tr 124

Tuân thuyết phục các bạn ra sao?……………………………….tr 128

Nhà công vụ và bất động sản…………………………………..tr 134

Các yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình: tản quyền và mua chuộc cán

bộ………………………………………………………………tr 137

Người ta cảm thấy gì và nghĩ gì?……………………………….tr 144

Trò chơi phong bì, ai được ai mất?……………………………..tr 149

Hiên, một trường hợp kết nạp đảng điển hình……………..tr 153

Tiếp cận và vận động kết nạp………………………………………tr 154

Kiểm tra và kết nạp………………………………………………..tr 158

Chi bộ đảng hoạt động như thế nào?……………………………….tr 165

Page 4: Song Voi Nguoi Viet

Càng trong đảng, càng ít làm chính trị……………………………..tr 171

Quân đội: Nhà nước trong Nhà nước, Đảng trong Đảng……….. tr 179

Cán bộ dân sự học quân sự………………………………………….tr 179

Dịch vụ cho người nghèo và người “không nơi nương tựa”………..tr 184

Giải ngũ, tái vũ trang……………………………………………..tr 189

Lực lượng dân quân trong công sở, nhà máy…………………….tr 192

Tự chủ và làm ăn trong quân đội…………………………………tr 195

Tư nhân hoá một phần rất nhỏ các doanh nghiệp quân đội………tr 199

Rắc rối những đối tượng bất đồng chính kiến…………………….tr 202

Bạn của người có thể “xin lại cái quần đùi”………………………tr 205

Việc làm: “Tay làm hàm nhai”…………………………………tr 211

Chim non tìm tổ……………………………………………………tr 211

Kinh tế tư nhân hay phi chính thức?………………………………..tr 215

Việt Nam cũng có thất nghiệp………………………………………tr 223

Sống chui trong thành phố………………………………………….tr 226

Xuất khẩu lao động ư? Vay nợ đi trước đã!……………………………… tr 235

Mất đất!…………………………………………………………tr 243

Tam Đảo, nông dân rời ruộng……………………………………..tr 245

Một thày bói thạo tin giải toả………………………………………tr 250

Nông dân: một gương mặt điển hình, vinh quang và quen thuộc….tr 253

“Bỏ” nhà được đền bao nhiêu?…………………………………………………..tr 258

Nhà ở xã hội thành đối tượng đầu cơ……………………………….tr 261

Đất xanh bóng trắng…………………………………………………tr 265

Page 5: Song Voi Nguoi Viet

Chiến lược vét đồ rơi vãi……………………………………………tr 271

Nhà đầu cơ dễ mến………………………………………………tr 275

Hệ thống chia phần: ăn mồi có tổ chức……………………………..tr 277

Hà Nội, sào huyệt của giới đầu cơ………………………………….tr 283

Tôn giáo: Trời hay đất?………………………………………………………tr 287

Một câu chuyện tôn giáo với hai nhát bào………………………..tr 288

Công giáo: Thoả hiệp và kháng cự………………………………..tr 292

Nhà thờ được người ngoại đạo ủng hộ…………………………….tr 296

Đạo phật bị chia nhỏ……………………………………………….tr 298

Sự quan liêu hoá thận trọng của các tôn giáo………………………tr 302

Thánh hoá chính trị…………………………………………………tr 305

Đầu óc phê phán và chế giễu dưới chế độ độc đảng……………tr 307

Giới trí thức mưu mẹo……………………………………………..tr 308

Ngôn từ nước đôi và trở mặt……………………………………….tr 313

Khi nhà báo muốn đưa tin………………………………………….tr 316

Khi tự kiểm duyệt làm tê liệt……………………………………….tr 323

Bà Anastasie trong những bộ đồ nhàu nát………………………… tr 328

Những kẻ chế nhạo………………………………………………… tr 333

“Người buôn gió”…………………………………………………..tr 338

Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: khi chính quyền thấy

sợ……………………………………………………………… tr 343

Blog, “thông tấn xã vỉa hè”……………………………………….tr 344

Blog và Bloc (khối): sự kết hợp bất đồng chính kiến…………….tr 349

Những phiên toà bất công để sân khấu hoá sự bất công……………tr 353

Page 6: Song Voi Nguoi Viet

Trên Internet, các “thế lực thù địch xúi giục bất ổn”………………tr 357

Bóng đen Trung Hoa, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc………………….tr 360

Sợ vết dầu loang……………………………………………………tr 364

Sao cho 100 hình ảnh này lan xa!…………………………………..tr 369

Lời tựa

Lời kết mỉa mai của cuốn sách thật hay này chính là chìa khoá. Ban đầu tôi cũng tự hỏi không

hiểu cái cảm giác về một sự rõ ràng, tươi mát, “mới mẻ” hoàn toàn khi đọc cuốn sách tìm hiểu

thực tế Việt Nam này ở đâu ra. Câu trả lời hoá ra lại đơn giản: đó là do các tác giả đã hoàn toàn

bỏ qua các định kiến, mà suy cho cùng các định kiến ấy là do tính chuộng ngoại lai mà ra.

Chuộng ngoại lai hiểu cho đúng cũng là một dạng dối trá. Bao giờ cũng dối trá. Chính nó ve vãn

và làm khách du lịch lạc lối.

Chúng ta hãy cùng nhớ tới những lời quảng cáo năm này qua năm khác mời gọi ta lên đường.

Phần lớn những lời quảng cáo này đều có một tính hai mặt đáng ngờ. Đó chính là nghịch lý căn

bản của mỗi chuyến đi, mỗi khám phá (rởm). Có thể tóm lại trong vài từ. Thứ mà chúng ta đi tận

chân trời góc bể để kiếm tìm, thứ “ngoại lai” rởm ấy chẳng qua cũng chỉ là “đồ sơn” mà thôi. Cái

cứ tưởng là “nơi khác” ấy khiến chúng ta bỏ tiền ra mua lời hứa hẹn trong các ca ta lô của các

hãng lữ hành chuyên nghiệp, nó là một trò dối trá thô thiển nhằm đáp ứng một nhu cầu mà ta có

thể tạm coi là chủ nghĩa tiêu thụ.

Cái chúng ta tìm kiếm một cách bản năng khi rời khỏi quê hương, khỏi thường nhật, khỏi môi

trường quen thuộc, đó không chỉ là vẻ đẹp đặc thù của phong cảnh hay công trình. Chúng ta còn

hy vọng sẽ có thêm chút gì thật là khác thường, một sự lạ nước lạ cái hoàn toàn, một sự “khác

biệt” càng lớn càng tốt. Đi thăm chợ ả rập, phố Ấn độ hay đường mòn châu Phi, chúng ta muốn

được sửng sốt trước những người đàn ông và đàn bà có cách sống khác, truyền thống khác và thế

giới quan khác. Khác tuyệt đối.

Tất cả những sản phẩm báo chí nói về lữ hành chẳng qua cũng chỉ nhằm tụng ca một cách ít

nhiều khéo léo về sự “khác biệt” này. Phụ nữ cao cổ ở Myanmar, thầy tu khổ hạnh ở Bénarès,

người Inuit ở Groenland, nông dân còng lưng dưới ruộng ở Việt Nam: đó là sự lạ mà các hãng lữ

hành mời chúng ta tận hưởng.

Vậy mà, cách nhìn thế giới như vậy là ngược lại với sự thật. Trước hết, cái mà chúng ta cho là

đẹp như tranh thường là do tác động của nghèo đói. Cái mà chúng ta cho là thú vị (những đám

đông chân trần lê bước ở châu Phi, những thành phố lúc nhúc loè loẹt, những bà nông dân còng

lưng gánh củi, .v.v.), lại chính là nỗi khốn cùng của người trong cuộc. Trong cái cách mà khách

du lịch lượn quanh các chợ nhòm ngó, máy ảnh nháy lia lịa, có chút gì đó hơi dã man.

Sau đó, phải thấy là cả thế giới đã thay đổi, nhất thể hoá, đô thị hoá và phát triển. Những cô

bé chăn dê ở châu Phi ngày nay nghe nhạc techno bằng máy kỹ thuật số; sư sãi ở Việt Nam đi

taxi và học vi tính; các dân tộc trên thế giới cũng, giống như chúng ta, muốn tham gia vào tất cả

Page 7: Song Voi Nguoi Viet

những gì gọi là toàn cầu và sự đơn điệu của nó. Sự tầm thường hoá hành tinh đương nhiên làm

chúng ta không thoả được cơn khát ngoại lai. Nó làm ta bực bội. Nên ta cứ có xu hướng muốn

giữ lại sự hư cấu về cái đẹp đẽ đã qua, nhốt người dân các xứ sở xa xôi trong nhà tù của sự khác

biệt. Để đạt được mục đích ấy, ta sẽ lại sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng, còn giả hơn cả đề

co sân khấu; ta sẽ quay phim như thể đó là một vườn bách thú màu sắc khổng lồ. Ta sẽ đòi các

dân tộc phải giống y hệt ý ta.

Tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện được nghe ở châu Đại dương. Ở quốc đảo Fidji, chính phủ

năm nào cũng yêu cầu nhân dân không mặc quần áo kiểu phương Tây trong mùa du lịch để khỏi

làm khách thất vọng. Nói thế là đủ hiểu.

Thực ra nước nào cũng có nét ngoại lai đặc thù của mình và cả một bộ sưu tập các hình ảnh

mà người ta thường quen gán cho nơi ấy. Đối với trường hợp Việt Nam, các hình ảnh định sẵn

ấy trong đầu óc chúng ta có nhiều tầng nghĩa. Tất nhiên trong đó có những hình ảnh về vẻ đẹp

rực rỡ của phong cảnh. Ngay cuối thế kỷ XIX, những người đầu tiên phát hiện ra Việt Nam đã

mê đắm kể về những ruộng lúa bát ngát bao quanh là những rặng núi ẩn hiện trong mây. Họ tả về

những ruộng lúa sắp xếp khéo léo như những tổ ong, phân cách đất và nước từng xăng ti mét

một, tới tận chân trời; những ô bờ đê bằng đất sét bao lấy những người đàn bà oằn vai dưới sức

nặng của chiếc đòn gánh; những động tác và nhịp điệu ấy – những chiếc gầu tưới mà hai người

đàn ông đứng đối mặt cùng nhịp nhàng kéo nước, những con trâu bì bõm trong nước ngập tới

nửa ống chân.

Bổ sung vào những tụng ca dai dẳng về vẻ đẹp địa lý – quả thật là không thể chối cãi -, qua

thời gian còn có thêm những kỷ niệm về thời thực dân và các cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra

sau đó. Lính Pháp, những cựu binh Đông Dương, đã góp phần lớn vào việc làm cho đất nước này

có một sự “mê hoặc” đặc biệt. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ, vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, đã

phát triển, và làm lan truyền, một nỗi nhớ Việt Nam lạ lùng và da diết. Thậm chí họ còn chế ra từ

“namstalgie” để chỉ nỗi nhớ này. Qua bao năm lắng lại, tất cả những hình ảnh này cuối cùng đã

tạo ra một Việt Nam tưởng tượng, một Việt Nam ảo trong đó đời sống của nhân dân ra sao, xã

hội (thực) biến chuyển thế nào ít ai quan tâm. Phần lớn sách báo và sách hướng dẫn du lịch ở các

nước phương Tây đều nói tới nước Việt Nam tưởng tượng này.

Trong khi đó, nước Việt Nam thật lại rất ít được biết đến – giống như phía kia của mặt trăng.

Philippe Papin và Laurent Passicousset sẽ giúp chúng ta khám phá “mặt khuất” này. Để làm

được như vậy họ có một thái độ bình tĩnh – thậm chí hài hước nhẹ nhàng – mà chỉ những người

hiểu tường tận đất nước và ngôn ngữ này mới có được, mà những người như vậy đâu có nhiều.

Với tất cả những ai, giống như người viết những dòng này, yêu mến Việt Nam từ lâu nay, với

những ai tưởng rằng mình có chút hiểu biết về đất nước này, có được cuốn sách này quả là duyên

trời định, tuy nghe có vẻ nghịch lý. Khách quan nhưng uyên bác, xây dựng nhưng phê phán,

những trang sách đưa ta thẳng đến thực tế, một thực tế trần trụi nhưng đáng say mê của một đất

nước.

Jean-Claude Guillebaud

Đề dẫn

Page 8: Song Voi Nguoi Viet

Với số dân 90 triệu và nằm ở giữa Đông Nam Á và Đông Á, có thể nói Việt Nam là một đất

nước có vị thế quan trọng. Ấy thế mà còn nhiều điều về đất nước này mọi người vẫn chưa được

biết. Nguyên nhân là do cách trở xa xôi, hẳn là vậy rồi, nhưng còn bởi những biến cố lịch sử gần

đây đã dựng lên trước đất nước này một tấm màn chiếu phẳng không góc cạnh. Và người xem bị

hút vào những hình ảnh nối tiếp nhau trên cái khuôn hình đó: nào là Đông Dương, nào là Điện

Biên Phủ, nào là chiến tranh và bom na-pan, nào là những cảnh trực thăng Mỹ lượn đi lượn lại

hay sự sụp đổ của chế độ Sài gòn. Tất nhiên người ta có thể làm cho cái màn hình này dịch

chuyển, nhưng khi đó người ta lại thấy những hình ảnh khác hiện ra: một Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, chủ nghĩa cộng sản dân tộc, hay những tấm áp phích tuyên truyền, và hình ảnh búa liềm.

Khi những hình ảnh này trôi qua, một loạt những hình ảnh mới mẻ hơn, song chẳng kém phần

biểu trưng và loá mắt lại xuất hiện.

Đằng sau tấm màn đó mới là một đất nước thực sự đang cựa mình. Dường như nó không thể

được tiếp cận. Khi ta không biết ngôn ngữ của người dân bản địa thì đương nhiên việc giao tiếp

với họ bị hạn chế. Còn những tiếp xúc nghề nghiệp mang tính hình thức xã giao, chỉ trừ những

trường hợp đặc biệt mà thôi. Khi chỉ đi lướt qua thì tất nhiên chẳng thể nào thấy được gì nhiều.

Nhưng khi ta lưu lại đây lâu thì lại thấy quá nhiều điều đang diễn ra. Quả vậy, giờ nếu ta đặt câu

hỏi đâu là xứ sở đang chuyển động, đang sôi lên sùng sục, đang đổi thay liên tục đến nỗi chẳng

một ai có thể đưa ra được một nhận định chắc chắn, thì câu trả lời chính là Việt Nam. Từ khi

Việt Nam mở cửa ra thế giới vào năm 1994, đất nước này chưa hề vượt qua được một chặng

đường dài kì tích như người ta vẫn thường được nghe đi nghe lại quá nhiều. Mọi người đã quá

quen với lề lối cũ, đến mức một thay đổi nhỏ nhất dù là trước đây hay bây giờ đều được xem như

một sự đảo lộn. Điều đó cũng đúng ngay cả với những điều giản đơn nhất, chẳng hạn như: từ bỏ

chiếc áo bông trấn thủ, chiếc mũ cối xanh hay đôi dép cao su Bác Hồ; việc thay chiếc mũ nồi xứ

bas-kơ bằng chiếc mũ lưỡi trai kiểu Mỹ; việc mặc quần tất; sự xuất hiện của những chiếc váy in

hoa hay những hoạ tiết nữ tính; và cả việc hạ những chiếc loa phóng thanh công cộng hay việc

lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư đường; cuối cùng là quyền phát ngôn, quyền đi lại

trong nước và ra nước ngoài…

Sự đồng nhất cách ăn mặc và lối nghĩ vốn đã làm người ta bối rối cách đây hai mươi năm giờ

đây đã nhường chỗ cho những sắc thái và quan điểm đa dạng mà ngày nào cũng đập vào mắt ta.

Quả thực là xã hội Việt Nam đã trở thành một cơ cấu phức hợp, góc cạnh hơn, nhất là trên

phương diện kinh tế hay văn hoá, duy chỉ có hệ thống chính trị dường như có phần biến đổi

chậm hơn. Xã hội Việt Nam đã lật qua một số trang cũ và đã viết thêm vài trang mới. Xã hội đó

đã trở lại là một quần thể được cấu thành từ vô số những cá thể mà không dễ để ai đó làm phẳng

đi. Nó khởi phát từ thành thị, từ nông thôn, từ bắc chí nam, cho tới miền trung, từ những miền

đồng bằng và miền núi, từ những người giàu và người nghèo, từ lớp người trung lưu mới nổi, từ

giới trẻ, từ người già, từ những cán bộ chính trị, những doanh nhân, rồi dân ghiền Internet. Hơn

bao giờ hết, Việt Nam và người Việt Nam giờ đây đang chuyển hoá từ đơn thể sang đa thể. Khi

ta chối bỏ sự đa dạng này, khi ta nhìn cuộc sống qua mặt phẳng được bào nhẵn và xem xét con

người bằng những chiếc thước đo, ta sẽ không tránh khỏi sa vào cái mớ những sự khái quát và

những lối nghĩ rập khuôn vốn đã được nghe đi nghe lại quá nhiều rồi: chúng tôi đã tập hợp tất cả

những thứ đó, để thay lời kết luận cuốn sách này.

Ngay khi đọc những chương đầu của cuốn sách, độc giả sẽ hiểu ra rằng mục đích của chúng tôi

không phải là chỉ ra phần nổi – bởi lẽ đó là những thứ chẳng mấy chốc sẽ được coi là chuyện dân

Page 9: Song Voi Nguoi Viet

gian ở những xứ sở xã hội chủ nghĩa nhiệt đới -, mà là thực sự giới thiệu những gì ở đằng sau

tấm rèm. Những chuyện đó lại không hề xa lạ với chúng tôi. Chúng tôi đã lục lọi ở những chốn

đó từ hai mươi năm nay và chúng tôi thậm chí nắm giữ cả chìa chính và chìa phụ để mở một vài

cánh cửa (chúng tôi không có chìa để mở mọi cánh cửa). Việc chúng tôi tìm cách tìm hiểu và

miêu tả mọi người sống như thế nào giải thích những nỗ lực của chúng tôi để định lượng, để

đếm, sắp xếp lại những thông tin mà chúng tôi đã thu thập trên thực tế, thuật lại những tình

huống xác thực và những trải nghiệm cụ thể. Mối bận tâm đó của chúng tôi cũng minh chứng

một điểu rằng tiêu chí duy nhất mà chúng tôi đã theo đuổi là nói những gì có thực dù ở mức độ

nào đi nữa.

Dẫu sao, xét ở một góc độ khác thì đất nước này vẫn là một cơ cấu đơn nhất, một bức tường chắn

vững chắc, một chiếc mỏ neo bám chặt vào đất và không lay chuyển: đó là chính thể một Đảng

duy nhất. Đảng đó chưa bao giờ bị những xu hướng khác thẩm thấu, chưa bao giờ bị chia rẽ hay

rạn nứt; và dù bản thân chính Đảng đó đang đứng trước nhu cầu phải thay đổi thì điều đó cũng

không ngăn cản Đảng vạch ra cái vòng tròn để giới hạn những gì người ta có thể nói và có thể

làm. Và thế là quyền lực tuyệt đối của Đảng đã thống nhất những sự khác nhau, từ cực này cho

tới cực kia của đất nước, người ta không có sự lựa chọn nào khác là phải qui thuận theo. Người

ta cũng không thể không tính đến sự tồn tại của Đảng, bởi lẽ sự ảnh hưởng của nó lan toả trong

mọi lĩnh vực của đời sống thường ngày dù ở những mức độ khác nhau. Bởi vì con người ta

không phải là những cỗ máy, cho nên mục đích thực sự của cuốn sách này là miêu tả chi tiết mối

quan hệ, sự không tương thích cũng như nguyên lí giải thích tại sao cái cuộc sống hàng ngày

này lại không hề diễn ra hoàn toàn đúng theo những gì mà ý chí chính trị mong muốn.

Ngay khi ta đề cập tới các vấn đề về chính trị, về nhà nước, về hệ thống kinh tế được tầng lớp

lãnh đạo xã hội tạo dựng nhằm đảm bảo lợi ích lớn nhất cho mình, tất yếu ta sẽ nghe thấy những

lời phê phán. Chúng tôi đã không hề né tránh những chỉ trích đó, bởi vốn dĩ chúng tôi luôn trung

thành với nguyên tắc của mình là luôn theo sát những gì con người đã trải nghiệm, nhất là những

ai ít được phát biểu nhất. Đó không chỉ là những lời bàn tán giễu cợt đâu đó vốn đã luôn tồn tại,

mà là một luồng dư luận trái chiều thực sự, một luồng dư luận đang hình thành và đang có xu

hướng tách ra thành nhóm. Nhóm này đang bị xử lí nghiêm khắc. Chúng ta lại không thể nhắm

mắt làm ngơ và hành động như thể tất cả mọi người đều đồng tình với những diễn biến mới đây

liên quan tới chính quyền.

Những lời chỉ trích chúng tôi đưa ra chẳng hề làm giảm đi chút nào những cảm mến của chúng

tôi với Việt Nam. Đúng hơn, những ý kiến đó của chúng tôi đã minh chứng một điều rằng chúng

tôi không hề coi thường những người dân của đất nước này. Cuối cùng chúng tôi cũng phải thú

nhận rằng chúng tôi đã đắn đo rất nhiều khi viết ra những lời đó. Những do dự của chúng tôi có

hai loại. Đối với loại thứ nhất, chúng tôi đã không nói ra, bằng cách thay đổi họ và tên, vì chúng

liên quan tới sự bình yên của những người đã kể cho chúng tôi những chuyện nhạy cảm. Thế còn

loại do dự thứ hai thì sao? Nói ra điều không hay hẳn không phải lúc nào cũng dễ nghe, dù là

trong lĩnh vực chính trị. Chính lời nhận xét thẳng thắn sau đây của một người bạn gái Việt Nam

– người mà chúng tôi đã tâm sự nói ra những e ngại của mình (cô cũng là người hiểu rõ mức độ

kiểm duyệt cũng như cái giá của việc kiểm duyệt nội bộ ) – , đã giúp chúng tôi dẹp đi những do

dự này: “Nếu các bạn không nói ra những điều đó, vậy ai sẽ nói ra đây ?”.

Philippe Papin và Laurent Passicousset

Page 10: Song Voi Nguoi Viet

Posted by basamnews on 10/09/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (2)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Tiếp theo 340. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (1)

BLOG, BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, TRUNG QUỐC:

KHI CHẾ ĐỘ LO SỢ

Thật là sáo rỗng khi nói rằng Internet đã thay đổi tất cả. Ở Việt

Nam cũng như ở Iran và Trung Quốc, điều khẳng định đó có điểm nổi bật riêng: thế giới thông

tin, sự kiểm soát và tiếp cận hoàn toàn thay đổi. Đất nước được kết nối theo chiều hướng tốt hơn.

Tính đến năm 2010, có tới 25 triệu người ở Việt Nam vào mạng thường xuyên và điều cốt yếu là

phải nói rằng người ta có thể tìm thấy một hàng Internet tại bất kỳ một thị trấn nào ở tất cả các

tỉnh. Chắc chắn ở những cửa hàng đó, trang thiết bị đều không mới cũng chẳng chạy nhanh,

nhưng tất cả các quán net đều đông nghịt thanh thiếu niên đang giao tiếp với thế giới mà chỉ cần

dùng đầu ngón tay. Do vậy, chỉ trong vài năm, các tờ báo truyền thống dưới dạng báo in, vốn rất

nhiều song cũng đều bị kiểm duyệt, đã phải thành lập thêm báo mạng như các cơ quan báo chí

quốc tế, các trang web nước ngoài bằng tiếng Việt, thậm chí có cả những tờ báo mới của Việt

Nam chỉ tồn tại trên Internet và có phong cách khá tự do kiểu như Vietnamnet. Mặt khác, mạng

Internet cho phép mọi cá nhân đều có thể tiếp xúc với những người truy cập khác trên toàn thế

giới, trong đó đặc biệt có cả cộng đồng kiều bào ở nước ngoài, thông qua các trang báo điện tử,

các trang web cá nhân, các diễn đàn và trang blog.

Chính những trang blog này khiến chúng tôi quan tâm. Ít ra cũng là những trang blog chính trị

hơi thiếu tôn kính một chút, bởi với những trang blog khác phải nói thật là chán ngắt, chỉ thoả

mãn với việc đăng tải những chuyện tình cảm thầm kín, những kết quả thi đấu thể thao và những

lời khuyên về các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp (ngay cả khi những trang blog đó thể hiện tính đa

dạng và chủ nghĩa cá nhân trong một đất nước cộng sản giống như các dạng tạp chí đã tận dụng

những phương tiện này). Những người dám đề cập đến lĩnh vực chính trị và thời sự là những

người có nhiệt huyết và có rất nhiều trang blog như vậy.

Page 11: Song Voi Nguoi Viet

Các trang blog, “những thông tấn xã vỉa hè”

Blog Osin nêu những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội hiện tại nhạy cảm nhất. Huy Đức, người

quản trị trang blog này, không hề lùi bước trước bất cứ thứ gì khi lưu trữ các bản tin hài hước mà

ông đã đăng tải gần như hàng ngày. Người ta tìm thấy ở đó những bản tin về Đảng, về các quan

chức, về Trung Quốc, bất động sản, giải phóng mặt bằng, mức sống sa sút và tình trạng thất

nghiệp bị che giấu, nạn tham nhũng, buôn lậu, sự thông đồng trong hệ thống thể chế: tất cả

những gì mà ở Việt Nam phải nói thầm. Là một người rõ ràng có nguồn tin rất nhanh nhạy chứ

không phải một người Việt Nam bình thường, nhưng ông không tiết lộ nguồn tin riêng, cũng

không chạy theo những chuyện ngồi lê đôi mách. Chiến lược của ông tinh tế hơn nhiều, chỉ thể

hiện suy nghĩ của mình về những sự việc hoặc thông tin đơn giản được cung cấp từ nguồn báo

chí chính thống mà bất cứ ai cũng có thể đọc được. Chính lời bình của ông mới đáng chú ý và

ông trình bày như một lời kết luận logic về những điều ông vừa đọc được trên báo chí.

Khi bình luận về những số liệu thống kê chính thức được Viện Kiểm sát công bố, trong đó nhấn

mạnh việc giảm được 12% các vụ tham nhũng và 18,7% lượng can phạm trong sáu tháng vừa

qua, trước hết ông nhận định rằng những kết quả khả quan này phù hợp về mặt thời gian với việc

đưa vào áp dụng “Luật phòng chống tham nhũng” như một sự ngẫu nhiên, nhưng sau đó lại dẫn

chứng một cuộc thăm dò của một văn phòng phương Tây cho thấy hơn 80% số doanh nghiệp

phải đối mặt với vấn đề này. Từ đó, ông khiến người đọc thắc mắc cả về tính xác thực của các số

liệu chính thức, hiệu quả của luật quy định các cán bộ phải kê khai tài sản cũng như tỷ lệ tham

nhũng thực tế ở Việt Nam; ông tiếp tục đưa ra lưu ý rằng những kẻ bị kết án chỉ thuộc những cấp

thấp trong hệ thống chính quyền chứ không bao giờ ở những cấp gần tới trung ương. Theo quan

niệm của ông, chiến lược Osin rất tốt bởi nó dựa trên việc diễn giải, vốn không bị cấm, chứ

không tiết lộ thông tin vì điều này có thể sẽ không được phép.

Một trang blog khác cũng rất có tên tuổi là Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, 37 tuổi, hiện sống tại

Hà Nội. Ngoài việc cáo buộc thẳng thừng cách xử sự của Hà Nội với Bắc Kinh, ông cũng đề cập

thẳng thắn đến những vấn đề chính trị, đặc biệt phê phán cách điều hành của chính phủ trong

việc xung đột với Giáo hội Thiên chúa giáo mà ông rõ ràng cũng là thành viên. Trong bản tin gần

đây nhất của mình, ông đã đăng tải những bức ảnh cho thấy sự đàn áp cộng đồng giáo dân Đồng

Chiêm, phá bỏ thánh giá, hai phụ nữ bị công an đánh đập, những bộ quần áo đầy máu me nằm

trên một đống gạch. Trong số những trang blog táo bạo này cũng cần phải kể đến các trang Điều

Cầy ở Thành phố Hồ Chí Minh bài xích ngọn đuốc Olympic và chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc;

“Trang the Ridiculous” quan tâm sát sao tới lĩnh vực kinh tế và cũng tự cho phép mình chỉ trích

vai trò của Trung Quốc trong lịch sử gần đây của Việt Nam; Mẹ Nấm ở Nha Trang cũng nổi

khùng trước những mưu đồ chiến lược của Trung Quốc; Quê Choa có lượng người xem rất đông;

Anh Ba Sàm do một cựu công an lập ra đã có được 2 triệu lượt người xem và có hàng trăm

đường link cho phép chuyển sang những trang web và blog khác ở Việt Nam cũng như ở nước

ngoài.

Tất cả những trang blog này đều có một lợi ích lớn cả về mặt cung cấp thông tin ngay từ gốc,

được rút ra từ những trải nghiệm cá nhân được mô tả một cách tự do, cũng như về nội dung bình

luận. Ở đó người ta được hít thở mùi hương của không khí thời cuộc, đó là sự thật, sự thật từ

phát ngôn của người dân. Tất cả những thông tin ở đó chắc chắn không nhất thiết phải chính xác,

Page 12: Song Voi Nguoi Viet

cũng chẳng tô vẽ, thậm chí chẳng thiếu những ẩn ý, song tất cả đều là những cái hộp cộng hưởng

nho nhỏ của những điều mà người Việt Nam trao đổi với nhau.

Trang chủ trên blog của Nguyễn Hữu Vinh (tức Ba Sàm) nhại lại câu của một cơ quan thông tấn

với hàng chữ đậm: “Cơ quan của Thông tấn xã Vỉa Hè”. Không thể bỏ qua những trang blog này

bởi dù sao đó cũng là nơi duy nhất thực sự có tự do ngôn luận và ngoài việc bàn luận không đâu

vào đâu thì đây là phương tiện duy nhất để biết được điều mà mọi người muốn nói. Vả lại đó

cũng là một việc thực hành rất bổ ích khi so sánh những điều được đăng tải trên báo chí với

những điều mà các bloger thể hiện trên các trang Yahoo-360 hay Multiply mỗi khi xảy ra những

sự kiện lớn. Trong những năm 2008 và 2009, khi báo chí chỉ trích những người Thiên chúa giáo

biểu tình ở Hà Nội thì các bloger tỏ ra dè dặt hơn, có thái độ nghi ngờ trước sự thống nhất của

các phương tiện truyền thông chính thống, tỏ ra bối rối khi một bloger tiết lộ rằng cảnh sát đã cài

những thành phần lưu manh vào nhóm biểu tình để gây rối loạn, kinh tởm khi bloger “Buôn gió”

đăng tải những bức ảnh người bị thương. Người ta có thể suy nghĩ những gì mình muốn về vấn

đề Thiên chúa giáo, nhưng không thể nói rằng về chủ đề này, người Việt Nam rất ngây thơ hay

chỉ biết theo đuôi.

Mặt khác, người ta cũng không còn thờ ơ khi đọc tin về sự phẫn nộ của một phụ nữ trẻ trước việc

bắt giam hai nhà báo đã tiết lộ tin tức về vụ bê bối tham nhũng PMU 18. Trong lĩnh vực kinh tế,

đây đó đều có những phân tích không chính thống và đặc biệt gây khó chịu bởi nó xuất phát từ

những môi trường mà không bao giờ được phép phát ngôn, chẳng hạn từ khu vực kinh tế tư nhân

phàn nàn về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của khu vực kinh tế Nhà nước. Có thể dẫn ra

vô vàn ví dụ song ý tưởng vẫn hết sức đơn giản: nếu không đọc những trang blog này, làm sao

người ta có thể nghe được những tiếng nói cá nhân và đôi khi là không hoà hợp của Việt Nam?

Vì vậy hãy lắng nghe những tiếng nói đó, dù nó mang lại sự bực bội (hay niềm vui) khi phải đọc

những nội dung như vậy, trực tiếp bằng ngôn ngữ của họ, những trang blog của khoảng 2,5 triệu

đồng bào hải ngoại ở Mỹ, Canađa, Úc, Pháp hay Nga.

Quả thực những trang blog của người Việt ở nước ngoài được đọc rất nhiều. Đối với thanh niên

cũng như nhiều đối tượng khác, đó là một khung cửa rộng mở và càng dễ dàng truy cập hơn khi

không còn rào cản ngôn ngữ. Tất nhiên vẫn có những trang web chính trị rất cay nghiệt, nhất là

trong cộng đồng người Việt ở California, nhưng chúng ta đừng quên rằng theo kênh này, tất cả

các cuộc tranh luận có thể kết nối với tầng lớp trí thức cũ đã rời khỏi Việt Nam từ năm 1954 hay

1975. Trong số hàng ngàn ví dụ này có thể kể đến những trang viết được đánh giá rất cao của

Trần Hữu Dũng, giáo sư kinh tế tại Đại học Wright thuộc bang Ohio, hiện đang trở thành một địa

chỉ tham khảo về thông tin. Quả thực những người Việt đang sống ở Việt Nam có thể tìm thấy

trên trang này những phân tích kinh tế có chất lượng cao dưới ngòi bút của Trần Hữu Dũng cũng

như của cây bút xuất sắc Vũ Quang Việt, bên cạnh đó là những bài viết có tính chính trị hơn

hoặc hướng vào thời sự trong nước và quốc tế kèm theo những tài liệu tham khảo được dịch sang

tiếng Việt từ những ấn phẩm tiếng Anh và tiếng Pháp.

Chỉ với một cái nhấp chuột, dân mạng đã có thể có ngay những tạp chí và sách chưa được biết

tới hay bị cấm ở Việt Nam, ví dụ như tập hồi ký của luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Mạnh

Tường; nhấp thêm một cái nữa, họ có thể vào được hồ sơ đầy đủ của những trí thức hàng đầu

Việt Nam như triết gia Trần Đức Thảo, học tại Đại học sư phạm Paris, tốt nghiệp thạc sĩ triết học

năm 1944, chuyên gia hàng đầu về Husserl và tác giả công trình nghiên cứu nổi tiếng về hiện

Page 13: Song Voi Nguoi Viet

tượng học. Con người này, dù đã tham gia chiến khu Việt Minh từ năm 1951, về sau vẫn bị gạt

bỏ, đến mức phải xuống làm sếp một ga nhỏ ở tỉnh, chỉ bởi vì ông có đầu óc phê phán không

chịu chấp nhận những khẩu hiệu chính trị thời bấy giờ. Con người vĩ đại này ít được giới trẻ Việt

Nam biết đến: nếu họ qua các blog và trang mạng mà biết hơn tí chút về ông thì là điều tốt. Điều

này cũng đúng với tất cả những người lớn tuổi đang sống ở nước ngoài, những người đã được

hưởng một nền đào tạo cổ điển, là những chuyên gia và là những người yêu nước, nhưng bị lịch

sử nghiền nát, họ phải ra đi và tạo thành một đội ngũ song song với các cụ cẩn trọng còn ở lại

trong nước.

Thế giới mạng về bản chất là mở, nên các blogger Việt Nam học được ở các bạn nước ngoài bao

nhiêu thì cũng cấp nhiều thông tin cho họ bấy nhiêu. Ở khắp nơi trên đất nước, núp dưới những

cái tên giả nhiều khi nghe rất bí ẩn, có hàng trăm ngàn người đang đẩy cánh cửa tham gia vào thế

giới này. Số lượng và bí mật làm nên sức mạnh, chống lại những kẻ mạnh nhưng bị cô lập, ý

tưởng này chính là khẩu hiệu của blog Osin: “Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao/Ngọn cỏ tìm sự

đông đảo ở dưới đất”. Cũng chẳng sao nếu đôi khi cũng có những blog lộn xộn và những cuộc

trao đổi lằng nhằng. Diễn đàn X-café minh họa cho sự lộn xộn vui vẻ này: mọi người tha hồ trình

bày, cảm thán, chê trách mà không ai biết được họ là ai, viết từ đâu, họ tin vào ai. Về toàn cục là

bát nháo, phải biết chọn lựa, nhưng phải công nhận rằng nhờ có blog và các forum, người Việt

trên toàn thế giới nói chuyện được với nhau. Đứng trên quan điểm nhà cầm quyền Hà Nội, đó là

cái hay nhưng đồng thời cũng là cả một vấn đề.

Blog và Bloc (khối): kết nối bất đồng chính kiến

Những người bất đồng chính kiến quả thật đã tận dụng những phương tiện truyền thông này.

Khởi đầu là năm 2006. Không muốn nói quá chi tiết, nhưng chúng ta hãy nhớ lại năm đó như có

một cơn cuồng tự do đột nhiên xâm chiếm lấy giới lãnh đạo chóp bu; họ mở van cho khai thông

ngôn luận, phản biện, làm cho đất nước được hưởng một luồng gió nhẹ tự do. Cả bộ máy của

đảng, lúc đó đang chuẩn bị đại hội, cũng bị ảnh hưởng. Báo cáo truyền thống của Bộ Chính trị,

bao giờ cũng được viết trước nhưng thường được giữ kín, nay được truyền tay trong giới trí thức

và báo chí. Dần dà, một cuộc tranh luận nổ ra. Rất nhanh chóng, nó vượt khỏi những khuôn khổ

cho phép và đi vào các blog và trang mạng, ở đây chủ đề tranh luận chuyển thành đa đảng, bầu

cử đại biểu đại hội đảng, lựa chọn các ứng cử viên vào các bộ ngành, và không tránh né cả vấn

đề tham nhũng nội bộ.

Khi đại hội khai mạc vào tháng 4, các đại biểu không tin nổi vào mắt mình. Họ đạt được việc cho

phép đảng viên được “làm kinh tế tư nhân không giới hạn quy mô”, như bên Trung Quốc; họ có

tiếng nói trong việc bầu khoảng ba chục trong số 160 vị trung ương ủy viên, mà trước đây việc

bầu bán toàn là trò vờ vịt; và, một điều phi thường, họ được phép đánh dấu vào tên của vị trung

ương ủy viên mà họ muốn bầu vào chức tổng bí thư. Cũng trên tinh thần ấy, danh sách 14 vị từ

Ban chấp hành trung ương đảng được bầu vào Bộ chính trị được công bố không phải theo thứ tự

chức vụ đảng như mọi khi mà, lần đầu tiên, theo số lượng phiếu bầu mỗi ứng viên nhận được.

Sự thay đổi không chỉ về mặt hình thức. Các vị ủy viên Ban chấp hành trung ương và Bộ chính

trị được trẻ hóa, đổi mới, và có nhiều vị từ cán bộ hạng hai ở tỉnh lên. Tháng sau, tháng 5, chính

phủ được cải tổ, khẳng định thêm rõ ràng đã có sự thay đổi quan trọng.

Page 14: Song Voi Nguoi Viet

Bây giờ ta đã biết đó chỉ là một điều kiện trong quá trình đàm phán khó khăn để Việt Nam được

gia nhập Tổ chức thương mại thế giới-WTO. Dưới sự quan sát liên tục và cảnh giác của nước

ngoài, đặc biệt là Mỹ, chính quyền buộc phải đưa ra các đảm bảo, trưng ra bộ mặt đẹp nhất, và

trên thực tế phải giảm bớt sự kiểm soát chính trị và xã hội. Mọi việc cốt chỉ để đưa ra ấn tượng

tốt nhất, và nhất là, để tránh cho các vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận khỏi nổi lên: tai nạn

đã đến rõ nhanh. Cho nên chính quyền để yên cho mà làm, trong khi ký một loạt các hiệp ước,

hiệp định xếp Việt Nam vào chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Rồi, sau khi đã vào được WTO tháng giêng năm 2007, người ta đậy lại vung nồi và mọi thứ trở

lại như xưa, thậm chí còn tốt hơn vì những kẻ to đầu bây giờ đã được xác định. Ngay tháng 3,

đòn trấn áp giáng xuống đầu Bloc (khối) 8406, có tên như vậy vì bản “tuyên ngôn vì tự do chính

trị” đầu tiên của khối, do 178 người bất đồng chính kiến ký tên, được công bố ngày 8/4/06. Hơn

một tá thành viên của khối bị tống vào tù và xử vội vã, như luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị

Công Nhân hay cha Nguyễn Văn Lý (người trước đó chịu án 14 năm tù và vừa bị kết án 8 năm

bổ sung trong một phiên tòa giả tạo). Một hình ảnh trứ danh, chụp từ máy điện thoại di động,

được truyền đi trên Internet và được lên trang bìa của một tác phẩm khoa học xã hội tại

Australia: người ta thấy một cảnh sát mặc thường phục ngăn không cho cha Lý nói tại tòa bằng

cách dùng tay bịt miệng cha. Vậy là sự kiểm duyệt không những được nối lại mà còn bị siết chặt

hơn, để lấy lại thời gian đã mất.

Khác với thời điểm trước 2006, một số trí thức, nhà báo, nhà văn, luật sư, giáo sư đã thấy nghiện

tranh luận. Họ không muốn dừng nữa. Tận dụng tình hình lúc đó, họ tổ chức lại thành một hệ

thống chặt chẽ, thay vì chỉ dừng ở những hoạt động cá nhân đơn lẻ. Khối 8406 nhanh chóng

nhận thêm những người trước đây là đảng viên Đảng dân chủ Việt Nam, đột nhiên sống dậy từ

đống tro tàn, rồi thêm các linh mục và sư sãi trong một liên minh phức tạp. Khối được mở rộng,

cho ra một tờ báo bí mật. Đặc biệt, các thành viên đều sử dụng tài nguyên công nghệ mới. Blog,

nhắn tin trên Yahoo Messenger và MSN, các đường link dấu trên các trang mạng, hội thoại qua

IP và Skype, đưa video lên Youtube trở thành các phương tiện để trao đổi ý kiến, kiến nghị, yêu

sách mà vẫn qua mặt được công an.

Sự kết nối giữa Internet và giới bất đồng chính kiến làm thay đổi thế cờ. Cho đến thời điểm đó,

mạng được mở rộng, tự do hơn Trung Quốc, với những lỗ hổng lớn, đơn giản là vì không ai để ý

mấy và vì khách quan mà nói thì số trang web phản đối chính quyền còn ít, hoặc là quá khích

đến mức tự làm mất uy tín của mình. Thư điện tử bị kiểm soát nhờ một phần mềm lọc password-

tần số của việc giám sát tùy thuộc vào chỉ số nguy hiểm do công an thiết lập, chủ yếu là đối với

người nước ngoài. Những tư tưởng hơi tự do một chút, hoặc phản đối chỉ trích, sớm bị nhận diện

ngay, bản thân họ và gia đình họ bị “nhẹ nhàng” thúc bách để lại đi đúng đường. Phải nhắc lại là

tất cả những điều này chỉ liên quan đến các cá nhân đơn lẻ.

Sau vụ “mở cửa giả hiệu” năm 2006 và sự xuất hiện của khối 8406, tình hình không còn như

trước nữa. Từ nay, giới bất đồng chính kiến được tổ chức hẳn hoi, và lần đầu tiên có hẳn một

chính cương mang đến một lựa chọn chính trị khác ngoài sự cai trị của đảng, và phe bất đồng

chính kiến này phát triển đồng hành với sự phát triển của các phương tiện trên Internet. Món

cocktail trở nên dễ nổ, vì thời gian này đúng là lúc các blog trong giới trẻ đang nở rộ, vì những lý

do chẳng liên quan gì tới chính trị. Chỉ đơn giản là đã đến lúc. Khổ nỗi là lúc này không hợp,

Internet đã bị nghi ngờ đến nỗi trong các bộ cũng có bộ phận theo dõi. Nhưng khác với thư điện

Page 15: Song Voi Nguoi Viet

tử, blog rất khó nắm bắt. Tất nhiên là có thể biết tác giả ở đâu, khó nhưng vẫn làm được, nhưng

không thể biết độc giả là ai, ở đâu, nhất là khi những người này rất khoái chí khi lướt mạng theo

cách vô danh, chẳng thể nào xác định được.

Luồng thông tin cứ thế mà đi ra, đi vô, lặp lại, bật lên, gây tiếng vang, rẽ ra các nhánh nhờ vào

các đường link, chuyển ra nước ngoài, phong phú thêm với các bình luận và lời nhắn, cho phép

người Việt ở trong nước không chỉ đọc, mà còn có thể viết và phát biểu. Blogger, độc giả và

nước ngoài cùng phát ngôn, một cách tự do: còn gì nguy hiểm hơn? Nhất là khi việc phải đến đã

đến rất nhanh: blog của các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài có người vào đọc, và tệ hơn

nữa, là lây nhiễm tư tưởng cho các blog trong nước, không rõ vì tin tưởng hay vì cắt/dán dễ quá

mà cũng chia sẻ những chỉ trích của họ, ít ra là những chỉ trích dễ chấp nhận nhất. Người ta bắt

đầu đọc những lời phản loạn liên quan tới đời sống hàng ngày của người dân, ví dụ như chuyện

giải tỏa đất đai hay chuyện đút lót trong giáo dục. Qua các thông điệp có thể đưa lên blog, thanh

niên, sinh viên, con cái nông dân kể chuyện mình, chuyện bố mẹ mình và đối thoại với những

người đang đi làm, giáo sư, công nhân, hưu trí, những người này trả lời lại họ và thế là thực sự

có trao đổi bàn luận.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted by basamnews on 11/09/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (3)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Tiếp theo 340. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (1); 341. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (2)

BLOG, BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, TRUNG QUỐC:

KHI CHẾ ĐỘ LO SỢ

Những phiên tòa bất công để sân khấu hóa bất công

Ngay giữa thời điểm công an đang siết lại vòng kiểm soát, xảo trá thay, chính trị lại đang thoát ra

khỏi những kẻ vốn nắm độc quyền về lĩnh vực này. Bản chất họ không muốn dân can dự vào

chính trị làm gì; trong bối cảnh này, họ sợ sẽ có thêm người gia nhập đội ngũ bất đồng chính

kiến. Kinh nghiệm của Trung Quốc đã thuyết phục họ: bản kiến nghị tung lên mạng năm 2008

bởi nhóm tác giả bản tuyên ngôn 08 (tương đương khối 8406 của Việt Nam) đã thu được một

vạn chữ ký trong 2 tháng từ mọi tầng lớp trong xã hội, cả ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài.

Ở Việt Nam, từ 2008, chính quyền lồng lên: một mặt tiếp tục loại bỏ các lãnh tụ tư tưởng của

Page 16: Song Voi Nguoi Viet

nhóm 8406, mặt khác nhắm bắn cả hệ thống mạng Internet. Đến năm 2010 tình trạng này vẫn

còn, với việc cố tình đánh đồng giữa những nhà bất đồng chính kiến viết blog và những người

viết blog có thể trở thành bất đồng chính kiến.

Nhớ lại hồi tháng 10/2009, có 9 nhà bất đồng chính kiến bị kết án từ 2 đến 6 năm tù. Tháng

1/2010, Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, bị tòa án tỉnh Thái Bình kết án 5 năm rưỡi tù giam kèm

thêm 3 năm quản thúc. Cùng tháng đó, tại Hải Phòng, Nguyễn Xuân Nghĩa và 5 người khác bị

tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án từ 2 đến 6 năm tù. Tất cả đều bị kết án với các tội danh “tuyên

truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “đe dọa an ninh Nhà nước xã hội

chủ nghĩa”, hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” (mức án cao nhất có thể là tử hình, theo

điều 79 Bộ luật hình sự).

Phạm Thanh Nghiên, 37 tuổi, nhà văn, được tặng thưởng giải Human Rights Watch, thành viên

nhóm 8406, ngày 29/1/2010 bị tòa án Hải Phòng kết án 4 năm tù, cộng thêm 3 năm quản thúc, vì

tội “tuyên truyền chống Nhà nước, câu kết với các phần tử phản động, và phát tán truyền đơn vu

khống trên Internet”. Là một phần tử đối lập đã bị tố cáo lên chính quyền, cô bị quấy rối ngay từ

tháng 9/2008 (từ đó đến giờ, sau khi đã bị một số tay chân của công an hành hạ, cô bị tống giam

vì có ý định tổ chức tại Thanh Hóa một cuộc biểu tình ủng hộ gia đình những ngư dân Việt Nam

đã bị hải quân Trung Quốc bắn hạ).

Một tuần sau khi Nghiêm bị kết án, ngày 5/2/2010, đến lượt Trần Khải Thanh Thủy ra trước

vành móng ngựa. Nhà văn, 49 tuổi, cũng được giải của Human Rights Watch, thành viên danh

dự của Pen Club, thỉnh thoảng viết blog, bà đã từng bị tù 9 tháng năm 2009 vì ủng hộ nông dân

mất đất. Lần này bà bị xử 3 năm rưỡi tù, chồng bị 2 năm, và bị quản thúc. Trường hợp của cặp

vợ chồng này rất có ý nghĩa. Thanh Thủy bị bắt ngày 8/10/2009, khi đang định đi Hải Phòng ủng

hộ một số nhà hoạt động sau này cũng bị kết án nốt. Tối hôm đó, công an cho du côn đến nhà vợ

chồng chị ở phố Khâm Thiên, Hà Nội và đánh đập họ không ghê tay; họ đi bệnh viện và bị công

an chính quy bắt ngay ở đó. Ngay ngày hôm sau, một chiến dịch tuyên truyền trên báo chí được

dựng lên chống lại họ. Báo chí theo lệnh trên kết tội họ đã đánh đập hai người qua đường ở chợ

Khâm Thiên, khi hai người này trách người chồng dựng xe không đúng chỗ; sau một hồi cãi

nhau, Thanh Thủy vì muốn giúp chồng đã ném hai viên gạch vào mặt một công dân lương thiện

và dùng một tấm ván đánh người kia.

Báo chí đăng ảnh người bị thương ; không may các bloggers lại thạo tin học nên chỉ ra ngay

được chỗ nào là ảnh ghép. Có sao đâu : cặp vợ chồng này bị khép tội phá hoại trật tự công cộng

(chẳng liên quan gì tới quan điểm chính trị của họ, tất nhiên) và bị kết án vào tháng 2, tức là 4

tháng sau đó.

Ngày 20/1/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra phiên xử 4 người bị công khai khép tội có

âm mưu và tiến hành các hoạt động phản động. Họ bị kết án từ 5 đến 16 năm tù giam. Trong số

các bị can có luật sư Lê Công Định, được đào tạo ở Mỹ về, chuyên gia về các hồ sơ dính dáng

đến nhân quyền (nhưng cũng là người đã đứng ra bảo vệ cho quyền lợi kinh tế của Việt Nam

trước Hoa Kỳ), cựu phó chủ tịch đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt từ tháng 6/2009,

đến tháng 8 thì bị buộc phải đọc một bản công khai nhận tội thảm hại trước các máy quay truyền

hình, sau đó thì bị kết tội « câu kết với những phần tử Việt kiều phản động và các thế lực thù

địch sống lưu vong » : kết án 5 năm tù giam. Nguyễn Tiến Trung, sinh viên tin học đã từng học ở

Page 17: Song Voi Nguoi Viet

Rennes, Pháp, bị giam từ tháng 7/2009, lãnh án 7 năm tù. Lê Thăng Long, thuộc « nhóm nghiên

cứu chấn hưng nước Việt», lãnh án 5 năm. Còn Trần Huỳnh Duy Thức, đảng viên Đảng dân chủ

Việt Nam, không chịu nhận tội trước toà nên phải chịu bóc lịch 16 năm.

Phiên xử những người bất đồng chính kiến này diễn ra nhanh chóng và được báo chí đưa tin rất

có mức độ nhưng cũng đủ để thể hiện đúng bản chất của nó : một đòn cảnh cáo. Ngay ngày đầu

tiên của phiên toà, đài truyền hình trung ương đã phát một trích đoạn chọn rất chuẩn lời khai của

2 trong số các bị can mặt mày căng thẳng đọc bài học của mình, thì thầm nói họ đã vi phạm luật

pháp Việt Nam (bài học được phần lớn các báo trích lại khi đặt tít nhỏ « Họ công nhận đã phạm

pháp » ). Ngày hôm sau, đến phần cuối cùng của chương trình thời sự, đài truyền hình dành hẳn

6 phút cho đề tài này ; phát thanh viên nhấn mạnh đến tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” của tội

phạm có mục đích lật đổ chính quyền. Khán giả được nghe lời khai của Lê Công Định và

Nguyễn Tiến Trung, công nhận hoạt động cho Đảng dân chủ và Liên đoàn thanh niên dân chủ

Việt Nam; đài đem tách riêng phần Lê Công Định nói có nhận được sự ủng hộ từ nước ngoài,

sau đó phóng sự đến phần phỏng vấn một nữ luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi một đồng

nghiệp ở Hà Nội đã phát biểu, cô này mặt mày nghiêm túc khẳng định rằng “quá trình xét xử đã

diễn ra đúng luật và bản án là khách quan”. Cuối cùng, như ai cũng biết, là phần phỏng vấn

nhanh một loạt người để chứng tỏ với khán giả rằng nhân dân đồng tình với phán quyết của tòa

án…

Giới quan sát viên ngoại quốc, vốn được xếp ngồi phòng kế bên phòng xử án, nơi diễn biến

phiên tòa được truyền một phần qua màn ảnh nhỏ (tiếng tắt, hình đứt đoạn), được một phen cười

gần chết trước trò nhại công lý này. Tất nhiên họ không nhầm. Tuy nhiên phải hiểu mục đích của

phiên tòa bất công này chính là dàn dựng ra sự bất công: đây chính là một vở kịch được trình

diễn; một sự chứng minh người thật việc thật để răn đe chớ có kẻ nào dại dột mà đi theo vết xe

đổ của 4 bị can kia. Cuối cùng, phiên tòa theo kiểu Stalin này không chứng tỏ chính quyền đã rắn

hơn, vì thực ra chính quyền luôn cư xử như vậy, mà cho thấy một sự bất mãn phổ biến trong xã

hội, sự bất mãn ấy buộc chính quyền phải đe dọa nhân dân, đi xa hơn việc mọi khi vẫn làm là vô

hiệu hóa những phần tử bất đồng chính kiến.

Khán giả cũng như độc giả chẳng ai tin các bị can có tội. Cứ hỏi thử xung quanh mà xem. Ngay

ngày hôm sau trên blog của mình, Ba Sàm viết Lê Công Định đã không trình bày quan điểm của

mình mà chỉ đọc bài đã được học, và để độc giả của blog thấy được vụ xử này đã gây căm phẫn

trong dư luận quốc tế đến như thế nào, blogger này cấp luôn một loạt đường link đến các báo

quốc tế. Trong lúc đó, một số người bạn Việt Nam tâm sự với chúng tôi rằng họ thấy tởm lợm

trước trò diễn thảm hại này, vì “dù lên án việc gì đi chăng nữa, trò diễn này cũng kéo lùi lịch sử

nước nhà đến 30 năm và càng làm xấu đi hình ảnh đất nước”. Tuy thế, hiện nay, việc bày tỏ ý

kiến của nhân dân cũng không vượt qua mức độ tâm sự riêng; mà đấy là còn phải khuyến khích

mãi: sự chán nản và e sợ làm mọi vận động như ngưng trệ.

“Trên Internet, các thế lực thù địch xúi giục bất ổn”

Không hiểu là tin thế thật hay giả vờ tin, chính quyền lại hâm nóng chuyện kẻ thù từ bên ngoài

và âm mưu quốc tế. Chỉ thị số 34 Ban chấp hành TƯ Đảng, một văn kiện lạ lùng được ban hành

từ tháng 12/2009, khẳng định: “các thế lực thù địch lợi dụng công nghệ mới, Internet và blog để

in các tài liệu xấu, thông tin sai lạc, quan điểm sai trái, khuyến khích mọi người thu thập và trao

Page 18: Song Voi Nguoi Viet

đổi thông tin trên Internet, báo mạng để biến những vấn đề Việt Nam đang gặp phải thành những

vấn đề thời sự, gây bất bình trong dân chúng và xúi giục bất ổn, làm loạn”. Trong một bài phát

biểu, tháng 2/2010, Tổng bí thư Đảng trích dẫn nguyên văn một số đoạn trong chỉ thị này, chứng

tỏ nó đã trở thành kinh thánh.

Quân đội cũng cùng lập trường với Đảng, như vẫn luôn như vậy. Trên báo quân đội, tướng

Hoàng Minh Thảo viết: “thế lực thù địch”, trung thành với âm mưu thâm độc “diễn biến hòa

bình” (nghĩa là gây bất ổn ở Việt Nam mà không cần chiến tranh), đang lén lút cuốn hút các “trí

thức trẻ Việt Nam”, thậm chí mua chuộc họ, để họ phản đối chế độ và đòi đa đảng. Trước mối

hiểm họa này, theo ông, phải cấp bách tăng cường giáo dục chủ nghĩa mác xít-lê nin nít và “lòng

yêu nước chân chính”.

Thế lực thù địch, âm mưu từ bên ngoài, xúi giục thanh niên: mục tiêu được nhắm tới sau tất cả

những từ cũ kỹ từ thời chiến này chính là Internet. Với bản chất quốc tế, vô danh, đặc biệt là khi

truy cập từ các tiệm café, mạng Internet làm cho giới canh gác cổ hủ càng thêm tin rằng mối họa

núp dưới vỏ bọc của sự hiện đại đến từ nước ngoài. Cho nên phải kiểm soát mạng, cũng như tất

cả những thứ khác. Kỹ thuật cho phép làm điều chính trị yêu cầu. Thế nên mới có chuyện khó

truy cập, tăng cường thêm phần lọc bằng cách sử dụng từ khoá và chặn một số trang và mạng (ví

dụ như Facebook, bị khóa tháng 9/2009: đại sứ Mỹ phản đối, hai chúng tôi cũng vậy). Cũng

giống như người Trung Quốc và với sự giúp đỡ ra mặt của họ, Việt Nam tỏ ra có hỏa lực cỡ tuần

dương hạm khi tiến hành tấn công mạng. Cuộc tấn công lớn nhất, tháng 4/2010, nhằm vào

Google. Họ cũng tiến đánh có trọng điểm, như vụ đánh mạng X-café đầu năm 2010; tháng 2,

trang này không truy cập được từ Việt Nam, và từ Pháp, một ghi chép cho hay: “Trang này

thường xuyên bị tấn công từ 19/1”. Sau khi đã gõ mã bảo vệ và vào được trang, các quản trị viên

cho biết các cuộc tấn công xuất phát từ các máy chủ đặt ở Việt Nam và Trung Quốc.

Bây giờ chẳng ai lạ gì việc các tiệm café Internet ngày nay bị theo dõi chặt chẽ và người phụ

trách các diễn đàn phải chịu vô vàn phiền toái. Một số thành viên quen thuộc của mạng X-café bị

công an truy hỏi mấy ngày liền vì tội “nói xấu Đảng”. Một trong số họ, Phạm Hùng Vĩ, đã phản

ứng ngay lập tức bằng cách tung lên mạng một bài viết lên án chuyện công an không ngừng can

thiệp để anh bị đuổi việc (cũng giống như blogger Osin): “Hôm qua, ông chủ bảo tôi là công an

cách đây 2 ngày đã đến gặp ông, để hỏi vì sao ông lại thuê tôi, và dọa nếu còn giữ tôi thì sẽ phải

đóng cửa doanh nghiệp! Mối nguy này liên quan đến bài viết “Khủng hoảng và các giải pháp có

thể cho Việt Nam” của tôi được đăng lại trên BBC. Đây không phải lần đầu người ta tìm cách

dọa tôi bằng đủ mọi cách, nhưng lần này tôi quyết định không để yên nữa. Lần đầu tiên, năm

2006, họ bắt tôi trên đường mà không có lệnh bằng văn bản. Năm 2007, khi tôi định ra ứng cử kỳ

bầu cử địa phương, công an đã tìm mọi cách để ngăn cản. Sau đó, dưới sức ép của họ, gia đình

tôi buộc tôi quay lại làm việc ở Phú Yên, nơi trước đây tôi làm tiếp thị cho một nhà máy bia.

Ngay cả ở đó, mọi tiếp xúc của tôi với khách hàng cũng đều bị theo dõi. Vì không muốn ảnh

hưởng đến công ty, tôi xin thôi việc, mà tôi làm thế là đúng vì giám đốc nhà máy cho tôi biết

công an đã hứa trả một khoản tiền hậu hĩnh để ông tố tôi tội biển thủ công quỹ. Thế nên tôi lên

Hà Nội tìm việc. Ngay cả đến giờ, hễ cứ tìm được việc nào là công an lại can thiệp để tôi bị

đuổi!”.

Bối cảnh hiện tại và tình hình đàn áp các bloggers và forum là thế. Tổ chức Phóng viên không

biên giới trước đây xếp Việt Nam vào vị trí thứ 168/173 trong số các nước khảo sát về tự do báo

Page 19: Song Voi Nguoi Viet

chí lại vừa cho nước này vào trong nhóm 12 nước là “kẻ thù của Internet”. Về phần mình, Ủy

ban bảo vệ nhà báo (CPJ, New York) xếp nước này vào vị trí thứ 6/10 nước khó khăn nhất cho

các bloggers. Đối với chính quyền, coi như canh bạc này thua chắc. Người dân càng thấy rõ hơn

mình bị tước đoạt quyền được tự do và thông tin như thế nào. Phe bất đồng chính kiến xoa tay.

Họ đã thành công, dịp Tết Nguyên đán 2010, trong việc cho dán lên tường và đè lên các áp phích

tuyên truyền của Đảng, tại nhiều thành phố, một loạt truyền đơn trả thù kêu gọi dân chúng nổi

dậy chống lại “bọn phản quốc, hại dân và bọn xâm lược Trung Quốc”. Theo như chúng tôi được

biết thì đây là lần đầu tiên có chuyện này.

Bóng đen Trung Quốc, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc

Cùng thời gian đó dấy lên một cuộc đàn áp đối với các bloggers trước đây chưa hề phải lo lắng

gì. Điếu Cày bị bắt tháng 4/2008 thì đến tháng 12 bị kết án 2 năm rưỡi tù giam theo kiểu rất

mafia về tội trốn thuế từ 10 năm nay. Vào tháng 9, khoảng 15 bloggers khác ít nổi tiếng hơn

cũng bị bắt. Tháng 7/2009, khoảng 40 người ra trước vành móng ngựa vì tội “lạm dụng tự do dân

chủ”. Khi dư luận đã chuẩn bị xong (một kỹ thuật địa phương) là đến lượt những bloggers có

nhiều người đọc nhất.

“Người buôn gió” bị bắt ngày 27/8, hôm sau đến lượt “Trang the Ridiculous” (Phạm Đoan

Trang), rồi “Mẹ Nấm” (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 30 tuổi) ngày 2/9. Tất cả đều bị giam 1, 2

tuần, trong điều kiện nghe nói là cũng tử tế. Osin hình như chỉ bị báo mình cho thôi việc, vì dám

nói quá tự do về bức tường Berlin, nhưng các thông tin liên quan đến người này còn nhiều mâu

thuẫn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của giới nhà báo và trí thức chỉ có thể biết được rằng đợt trấn áp

này cực kỳ mạnh trong quý 1 năm 2010 đối với thế giới nhỏ bé của các bloggers Việt Nam và

gia đình họ (lại một kỹ thuật địa phương nữa).

Người ta có thể tưởng rằng nguyên nhân của những vụ bắt bớ này là nỗi sợ đối với tranh luận

chính trị, hay tự do ngôn luận với một đề tài nào đó, nhưng không hẳn như vậy. Một số người bất

mãn khác, dù là bloggers, nhà báo hay trí thức tên tuổi, thỉnh thoảng vẫn có thể phát biểu về

những chủ đề này một cách khá dễ dàng mà không bị đem ra xử chính thức. Nhiều blogs mạnh

bạo vẫn tiếp tục hoạt động, các blogs của Osin, Trang the Ridiculous hay Người buôn gió lại mở

cửa trở lại. Rút cục, người ta chỉ đánh động vài người, kiểm tra xem họ có nằm trong nhóm bất

đồng chính kiến không, tống họ vào tù 10 ngày, và tất nhiên, nói đôi ba câu tử tế với gia đình họ.

Chẳng qua chỉ là cảnh cáo. Cảnh cáo về cái gì? Và tại sao lại nhằm vào các bloggers này mà

không phải những người khác? Trên thực tế, đó là vì họ đã dám chỉ trích Trung Quốc và chính

sách hòa hoãn của Việt Nam với nước này.

Điểm chung của tất cả các bloggers đã bị xét xử này (những người khác “nản chí” không dám

làm tiếp nữa) đúng là việc họ đã lên tiếng phản đối những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc

đối với biển Đông và về chuyện Hà Nội nhượng cho Trung Quốc các mỏ bô xít ở Tây Nguyên.

Mấy vụ phiền hà của Trang the Ridiculous và Mẹ Nấm bắt đầu khi họ mặc áo phông in chữ “No

China. The Spratleys and Paracels belong to Vietnam”, cùng lúc với cuộc biểu tình hơn một ngàn

thanh niên trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, tháng 12/2007. Phiền nhiễu lại tăng

lên khi hai cô này tham gia phong trào phản đối rộng rãi chống công ty Chinalco của Trung

Quốc khai thác mỏ bô xít và nhân đó xuất khẩu lao động tới Việt Nam.

Page 20: Song Voi Nguoi Viet

Việc khai thác lộ thiên quặng bô xít để sản xuất nhôm gây rất nhiều ô nhiễm vì tạo ra loại bùn

độc hại, tốn nước và tốn điện trong khi Việt Nam đang rất cần những tài nguyên này, và việc

khai thác lại diễn ra trong một khu vực chiến lược và nhạy cảm, nơi có nhiều dân tộc ít người

sinh sống, mà những người này đã từng nổi dậy trước việc mọi trật tự bị đảo lộn, một phần là do

trồng café tràn lan, một phần là do Tin lành nhiệt tình lôi kéo. Việt Nam, nhà sản xuất bô xít thứ

3 trên thế giới, không có nổi 15 tỷ euros để tạo ra một nền công nghiệp chiết xuất quặng hiện đại:

nên Trung Quốc đứng ra lo, cho dù Trung Quốc đã đóng cửa các nhà máy bô xít ở chính nước

mình. Và dự án được triển khai mặc dù vấp phải sự phản đối của những người dân thường, các

bloggers, những người chống Trung Quốc đủ loại (số này đông), và thậm chí cả tướng Giáp,

người chiến thắng đầy uy tín tại Điện Biên Phủ, với 2 bức thư ngỏ gửi tới chính quyền. Cũng

trong thời điểm này, một báo cáo của các chuyên gia Liên xô đánh giá làm bô xít ở đây không

thuận lợi từ thời còn Hội đồng tương trợ kinh tế được nhắc lại. Các blogs và trang mạng dày đặc

tin về chủ đề này, có hẳn một trang hoàn toàn dành cho bô xít.

Người ta hoàn toàn có thể chỉ trích việc đẩy nông dân ra đường và việc công chức tham nhũng,

chế nhạo nhẹ nhàng các lãnh đạo, kêu ca nền giáo dục tệ hại, nhưng Trung Quốc là đề tài cấm

kỵ. Về bản chất là cấm kỵ và đề tài này còn đưa ra điểm chung cho 3 nguồn bất mãn chủ yếu:

bloggers, bất đồng chính kiến và đường phố. Nói cách khác, nếu chính quyền điên lên đến mức

bỏ tù các bloggers và cho bên ngoài thấy hình ảnh tồi tệ của mình, làm hỏng cả những nỗ lực đã

bỏ ra bao năm trời, thì đó là vì chính quyền sợ sẽ có một mặt trận chung chống Trung Quốc hình

thành.

Tình cảm này trước đây có lợi vì nó ve vuốt bản sắc dân tộc. Nhưng bây giờ chính quyền cho

rằng Việt Nam không được phép có sự xa xỉ ấy nữa: nước này phụ thuộc không những về mặt cơ

cấu thương mại với Trung Quốc (60% số hàng nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc), mà

còn cả về tài chính (thậm chí cả tiền tệ). Người ta biết, dù không có bằng chứng chính thức, rằng

Việt Nam đã bí mật sang xin tiền Trung Quốc để khỏi phải bỉ mặt công khai đi vay Quỹ tiền tệ

quốc tế IMF. Nhưng tiền vay thì phải trả, nhất là vay bí mật. Cho nên với Trung Quốc đã có thỏa

thuận, trao đổi, mặc cả. Ta thấy chính quyền Hà Nội làm mọi thứ để bịt miệng những kẻ phản

đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trên biển Trung Hoa (biển Đông theo tiếng Việt),

thậm chí cả khi chính sách này làm hại đến mình (như chuyện liên quan đến Hoàng Sa, Trường

Sa), và bịt miệng những người chỉ trích những điều kiện quá ưu đãi mà chính quyền dành cho

các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nếu phải phân biệt giữa bloggers và các nhà bất đồng chính kiến, thì cũng phải phân biệt giữa

các blogs chỉ trích thông thường và các blogs động chạm đến quan hệ Việt-Trung. Loại thứ nhất

bị quấy rối, thỉnh thoảng lại bị công an gọi lên (như các tác giả của blog boxite đã trở thành tiếng

nói của giới trí thức Việt Nam) và, một cách ma mãnh hơn, là bị nhân bản bằng những blog cá

nhân giả danh thực ra là do người của chính quyền nắm; loại thứ 2 bị thẳng tưng coi là mục tiêu

trấn áp. Phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên cần nói rõ: phản đối chính quyền yếu đuối trước Trung

Quốc là một việc dũng cảm, nhưng điều đó không có nghĩa là cởi mở dân chủ. Chỉ cần đọc qua

một số blogs là thấy chủ nhân của chúng đôi khi có những lập luận kiểu nước lớn, dân tộc cực

đoan.

Page 21: Song Voi Nguoi Viet

Ngại vết dầu loang

Đối với chính quyền, việc dân chỉ trích chính sách đối ngoại của họ là nguy hiểm, vì dân Việt

vốn đã chẳng mấy ưa Trung Quốc. Vấn đề lãnh thổ cực kỳ nhạy cảm, còn hơn cả chuyện bô xít,

vì nó biểu trưng cho việc Việt Nam lùi bước trên đường biển sau khi đã lùi bước trên đường bộ.

Năm 1999, người Việt đã rất khó chịu khi mất 227 cây số vuông vào tay anh bạn láng giềng, đặc

biệt là thác Bản Giốc và ải Nam Quan nổi tiếng, nơi trước đây hai bên sứ thần vẫn tiến hành trao

đổi. Người Việt nổi giận, vào cuối năm 2007, khi được tin Hoàng Sa đã bị biến thành một đơn vị

hành chính của Trung Quốc: thành phố Tam Sa (Sansha). Xung đột liên tục diễn ra đặc biệt là

giữa dân chài hai nước, nhưng vẫn không ngăn được việc Hoàng Sa đã mất.

Và thế là dân chúng suy nghĩ và tự đặt câu hỏi. Chưa bao giờ chỉ trích xã hội lại đi xa đến thế.

Tình cờ nói chuyện với bà chủ một quán café bình thường ở Vinh, chúng tôi ngạc nhiên thấy tự

nhiên bà này hăng tiết rồi cao giọng nói dù chế độ Sài Gòn ngày xưa có là bù nhìn của Mỹ đi

chăng nữa, những người lính của chế độ ấy vẫn chiến đấu kiên cường năm 1974 để lấy lại những

hòn đảo đã bị chính quyền cộng sản ngoài Bắc để cho Trung Quốc chiếm giữ: “Hơn 100 người

đã bỏ mạng, trong đó có nhiều sĩ quan, nhưng đảo đã lấy lại được. Ngày nay, những người còn

sống sót sau chiến công anh hùng đó thậm chí còn không được coi là thương binh. Thật là thảm

hại!”. Ở Việt Nam này, rất ít khi thấy ai ca ngợi chính quyền miền Nam, đặc biệt là ở miền

Trung và miền Bắc, nên lời nói của người đàn bà này càng thêm sức nặng. Cuối cùng, bà kết

luận: “ Hai anh tôi đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam, tôi khổ tâm

lắm, thế mà tôi buộc phải công nhận với các anh là kẻ thù ngày xưa còn bảo vệ lãnh thổ quốc gia

tốt hơn chúng tôi bây giờ.”

Trong không khí căng thẳng ấy, cái gì cũng nổi lên hết. Từ biển đảo đến bô xít, người ta tiến tới

lật lại hồ sơ chủ nghĩa Mao, cải cách ruộng đất, sự phản bội của Trung Quốc trong kháng chiến

chống Mỹ; rồi chẳng chóng thì chầy người ta sẽ nhắc tới các mỏ apatit ở miền Bắc vốn cũng

trong cùng tình trạng với các mỏ bô xít ở miền Trung. Rồi người ta lại tự hỏi sức nặng kinh tế

thực sự của Trung Quốc là gì, bao nhiêu công ty Việt Nam đã bị mua chuộc, tại sao Trung Quốc

lại được hưởng đối xử ngoại giao khác với các nước khác. Nhiều tin đồn điên rồ đang lan tràn về

việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Việt Nam, như một minh chứng rõ ràng cho nỗi bức

xúc của nhân dân.

Cần phải hiểu rõ diễn biến tình hình từ năm 2008. Cho tới thời điểm đó, chính sách ngoại giao,

cũng như chính sách nói chung, chỉ là việc của chính quyền. Dân chúng tự hài lòng với việc lơ

đãng nhìn TV một tí khi bản tin thời sự hầu như chỉ là một chuỗi các hình ảnh chán ngắt về các

chuyến thăm viếng chính thức, các đoàn ngoại giao và các vị khách mời nước ngoài uy tín. Dân

chúng không những không tham gia vào chính sách mà nói cho đúng ra là không quan tâm. Và

trong các trường hợp gai góc thì thông tin bị giấu nhẹm: thời đó chẳng ai biết gì về việc xử lý bí

mật việc phân chia đường biên giới trên bộ. Cũng như chẳng biết gì việc Việt Nam bảo hộ chính

trị với Lào và cái cách mà Việt Nam đã mất đi sự bảo hộ ấy. Từ bấy tới giờ mọi thứ đã thay đổi,

công luận tham gia ngày càng tích cực và mạnh mẽ hơn vào các cuộc bàn luận về chính sách đối

ngoại. Nguồn cơn của sự thay đổi ấy chính là vấn đề Trung Quốc đã động phải một sợi dây vô

cùng nhạy cảm của lòng tự hào dân tộc. Hơn cả vấn đề tự do ngôn luận, chính những sự sỉ nhục

liên tiếp này mới là lý do khiến các công dân không còn có thể mãi e dè nữa.

Page 22: Song Voi Nguoi Viet

Việc ý thức dân tộc đang được thức tỉnh mạnh mẽ chính là mối nguy to lớn nhất đối với đảng

cộng sản từ nhiều năm nay. Đảng bị tấn công dữ dội trên mặt trận dân tộc chủ nghĩa, vốn là thế

mạnh của mình. Nếu như làm mất uy tín phe đối lập gồm có lèo tèo vài người bất đồng chính

kiến và các tổ chức đến từ nước ngoài là dễ dàng, thì đối phó với sự tức giận của dân chúng

trước việc thể diện quốc gia bị xúc phạm là không đơn giản chút nào. Đảng bị thua ngay trên sân

nhà là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Trong suốt bao nhiêu thập kỷ, Đảng đã xây dựng Việt Nam

thành một huyền thoại, ca ngợi truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm và tinh thần thượng

võ của dân tộc. Thế mà giờ đây ai cũng bảo đảng chịu uốn mình chỉ vì vài lý do kinh tế tài chính

tầm thường…

Trong bối cảnh ấy, khi Đảng chuẩn bị đại hội XI cũng là lúc người ta bắt đầu lo lắng. Đất nước

mở cửa chính là dịp để chơi một trò ảo thuật chính trị, lén lút chuyển cái chính danh do đã chiến

thắng về mặt quân sự thành cái chính danh do đã mang lại tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Bản

thân Đảng cũng đưa yếu tố chính trị xuống hàng thứ hai mà đặt cược tất cả vào phát triển kinh tế.

Nguy cơ quả thật là lớn. Hóa đơn sẽ nặng. Nếu kinh tế khó khăn, uy tín Việt Nam giảm sút, như

từ khi bắt đầu khủng hoảng năm 2008, thì không gì có thể thay thế được những lý lẽ hay ho thời

xưa đã từng gắn chặt Đảng với lịch sử dân tộc. Đứng trên quan điểm của mình, chính quyền có

lý khi lo ngại sự kết nối giữa nỗi bức xúc của những người dân thường, các bloggers và cả phe

bất đồng chính kiến. Và thế là, một kết quả không lường trước của việc Trung Quốc lăng nhục

Việt Nam là dân chúng lại bắt đầu làm chính trị, trong khi Đảng 10 năm nay không còn làm nữa.

Trang sử phi chính trị hóa quần chúng đã được lật qua.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Page 23: Song Voi Nguoi Viet

Posted by basamnews on 13/09/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (4)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

CÔNG, TƯ: NHỮNG MÁNH KHÓE LỪA ĐẢO CŨ RÍCH

Sau cơn bão Ketsana, chúng tôi đi tàu hỏa đến Đà Nẵng, thành phố khôn ngoan không để lộ ngay

hết nét duyên thầm của mình. Nếu đến bằng đường quốc lộ, dù điểm vào thành phố là ở đâu thì

cũng thấy đầy rẫy các loại xe tải và xe chở công ten nơ. Ầm ĩ và bụi bặm. Đâu đâu cũng thấy vận

chuyển hàng hóa. Thành phố sống theo nhịp của cảng. Thành Tourane ngày xưa, trở thành căn

cứ quân sự Mỹ trong chiến tranh, một thời gian dài sống nhờ vào cảng biển. Mới năm 2010 đây

thôi, nhờ một địa điểm đặc biệt nằm lọt trong một vịnh vòng cung ba phần tư khép kín, thành

phố thu hút rất nhiều tàu du lịch hạng sang, bổ sung thêm cho lượng khách du lịch đông đảo vẫn

đổ xô đến bảo tàng Chàm, thánh địa Mỹ Sơn, Ngũ Hành Sơn và khu thương cảng cổ Hội An. Bãi

biển Mỹ Khê tuyệt đẹp, nơi trong chiến tranh lính thủy đánh bộ Mỹ vẫn về nghỉ phép, cũng

không hề tỏ ra thờ ơ với khách vãng lai. Tiếc thay, chúng tôi đến Đà Nẵng đâu phải để du lịch,

càng không phải để đi tắm biển.

Thăng trầm một gia đình doanh nhân

Chúng tôi đến thăm vợ chồng ông bà Luân-Ngọc, hầu chuyện họ có rất nhiều điều thú vị. Ông bà

sống trong một căn nhà nhỏ nơi trung tâm thành phố, giống như ở Hà Nội hay Hải Phòng, những

căn nhà như vậy được xây sau năm 1954 trong vườn của những tòa biệt thự mặt phố của thực

dân ngày xưa. Cho nên cứ phải đi một vòng mới tìm lại được căn nhà lớn nay đã xuống cấp, nơi

23 người là con cháu của những người chủ xưa hiện nay đang sinh sống. Nhà chủ xưa không

phải người Pháp. (Người ta thường hay quên rằng những người Việt giàu có cũng sở hữu các biệt

thự kiểu thực dân như thế này). Với 3 tầng gác, ban công chấn song và mái bằng nơi quần áo

phơi cạnh bàn thờ tổ tiên, căn nhà của ông bà Luân-Ngọc gần như không có gì đặc biệt, có chăng

là ở chỗ ông bà không tận dụng khoảng không gian giữa phố và phòng khách để mở cửa hàng.

Họ có đủ tiền để không cần phải bán đồ ngũ kim, quần áo hay bàn ghế Trung Quốc, nhưng vẫn

luôn mở rộng cửa suốt cả ngày, làm việc của mình mà không ngại thiên hạ dòm ngó. Để thế cho

thoáng, cho đỡ buồn và cho giống ở quê. Vả lại, trong các khu chung cư hiện đại người ta vẫn

sống như thế. Cửa vào các căn hộ được đánh dấu bởi đủ kiểu giày dép các loại nhưng hàng xóm

vẫn có thể vào được.

Ngôi nhà của ông bà Luân-Ngọc đang lâm nguy. Từ vài năm nay, số lượng các dự án bất động

sản tăng nhanh, làm thay đổi bộ mặt thành phố. Nhà cao tầng thương mại mọc lên trong trung

tâm thành phố, chung cư ở ngoại vi, biến Đà Nẵng thành một công trường khổng lồ không lúc

Page 24: Song Voi Nguoi Viet

nào ngơi nghỉ, mật độ nhà ở không tăng nhưng nhà cổ bị phá đi không thương tiếc. Tuy thế, ông

bà bạn chúng tôi không tỏ ra lo lắng mấy.

Ông Luân nhận xét tuy khoảng hơn 20 dự án lớn đã triển khai, phần lớn các khu nhà vẫn còn

nằm trong giai đoạn áp phích quảng cáo và những pa nô tuyên truyền về một khu đô thị mới sắp

ra đời “giàu, đẹp, văn minh, hiện đại”. Từ thiết kế đến thực tế còn xa. Vả lại, phản đối để mà làm

gì? Như ông Luân, con người của vận động và nghị lực phi thường, vẫn nói: “Hướng của lịch sử

là như thế. Không thể cứ mãi là một cảng công nghiệp trong suốt hàng thế kỷ được!”.

Người thấp, đậm, khoảng ngoài 60, cực kỳ thân mật, ông Luân không chịu ngồi yên. Từ lúc

chúng tôi tới đến giờ khoảng 10 phút, ông đã gọi đến 3 cuộc điện thoại, mời trà, tưới cây và đi

200 mét qua phòng khách, nhà bếp, ra phố, vào phòng ngủ. Năng lượng của người đàn ông này

thật không tưởng. Vợ ông giữ kẽ bao nhiêu thì ông lại nói nhiều và hăng bấy nhiêu về tất cả

những gì đang vận động và thay đổi. Không gì làm ông chán bằng sự lặp đi lặp lại, thói quen hay

truyền thống. Đời sống nghề nghiệp của ông là minh chứng cho khả năng thích nghi vốn làm nên

sức mạnh của nhiều người Việt Nam. Sự trải nghiệm của ông ở thời điểm bản lề giữa hai chế độ

chính trị cho chúng tôi hiểu thêm về giới kinh doanh và về sự ảnh hưởng của những thói quen

năm xưa đến cách làm ngày nay.

Ông Luân cưới vợ năm 1965, khi những người lính Mỹ đầu tiên tới Việt Nam. Lúc đó ông bà là

chủ một doanh nghiệp nhỏ chuyên vận tải đường bộ. Họ có 3 xe tải, lấy được từ kho quân đội

Pháp, và một nhà kho phía bắc thành phố, không xa ga xe lửa và cảng biển là mấy. Nhờ nguồn

cầu lớn từ quân đội chính quyền miền Nam Việt Nam được Mỹ thành lập và tài trợ, doanh

nghiệp của ông bà phát triển nhanh chóng. Tham dự tất cả các đợt đấu thầu, hết hợp đồng này

đến đặt hàng khác, doanh nghiệp trở thành số một của thành phố, rồi của cả vùng, đến mức mở

rộng ra cả Sài Gòn, vốn là đất riêng của giới mafia địa phương và Hoa kiều.

Khi đã có trong tay 4 chiếc xe tải cũ, năm 1967, ông Luân tậu thêm 8 tiếng Ford mới coóng vài

năm liền sau này sẽ ngược xuôi trên khắp các tuyến đường phía Nam. Ông thú nhận thời đó ông

bà giàu lên trông thấy. Vợ ông ngồi đó và không có vẻ gì là muốn cải chính lời chồng. Tiền vào

như nước, tỷ lệ thuận với việc Mỹ ngày càng can dự sâu hơn vào chiến trường miền Nam, và với

mức gia tăng nguy hiểm cho các chuyến xe. Chính trị không phải là vấn đề. Như tất cả mọi

người, một mặt ông Luân trao phong bì cho các công chức miền Nam, mặt khác ông lại trả thuế

cách mạng cho những người thân cộng sản (thậm chí có lần, năm 1972, ông còn vận chuyển

nhiều thùng súng máy kalachnikov giấu dưới các bao xi măng).

Khi quân đội miền Bắc chiếm được Đà Nẵng tháng 3 năm 1975, mọi thứ đột nhiên sụp đổ hết. Vì

có quan hệ với những người chiến thắng nên ông thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất là phải vào trại

cải tạo. Nhưng những quan hệ ấy không đủ để giúp ông giữ việc kinh doanh: từ hôm trước đến

hôm sau, doanh nghiệp của ông bị quốc hữu hóa, tài sản bị tịch biên. Ông bà Luân-Ngọc hoàn

toàn trắng tay, sống khép mình lại và không dám thử hối lộ các cán bộ chính quyền mới nhằm

giữ lại chút gì, có chăng chỉ là ngôi nhà ngày nay ông bà vẫn đang ở. 15 năm sau đó, ông bà sống

cũng không cực khổ lắm, vì có mấy cây vàng như tất cả các gia đình Việt Nam thời đó vẫn dùng

để bảo quản tài sản ngay trước thời điểm tháng 4/1975. Tuy sống không cực, nhưng ông bà phải

rất dè chừng, không để ai thấy mình sống không khổ bằng họ: “Cái xa xỉ nhất lúc đó là ăn thịt gà

nhờ người ta mua hộ, mà cắt gà phải cắt bằng kéo chứ nếu chặt bằng dao thì sợ hàng xóm nghe

Page 25: Song Voi Nguoi Viet

thấy mất, nhỡ họ lại đi tố cáo thì chết”. Đến đây thì chuyện chẳng có gì lạ, vì ai chẳng thế. Phần

tiếp theo mới cho chúng ta thấy mọi chuyện ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa diễn ra như thế nào.

Đầu tiên là doanh nghiệp của ông bà Luân-Ngọc không biến mất. Nó chính thức được nhập vào

sở Giao thông vận tải tỉnh, dưới cái tên bí hiểm “công ty 28”, đặt dưới sự quản lý của cán bộ ủy

ban nhân dân thành phố, và họ nhanh chóng hiểu rằng cần phải làm gì để khai thác nó cho hiệu

quả nhất. Mấy chiếc Ford được vội vã gắn thêm xi téc vào khung xe để chở xăng từ các kho

miền Bắc đến các kho miền Nam. Việc chọn mặt hàng này là đúng sách vì xăng là mặt hàng duy

nhất được mua bán tự do, chỉ đơn giản là vì miền Nam quá cần và việc trao đổi trái ngược hẳn

với những gì diễn ra ở chợ đen khổng lồ và nhục nhã vẫn chuyển hàng hóa tiêu dùng từ phía

Nam ra phía Bắc. Việc làm ăn này của doanh nghiệp vừa kín đáo, hợp pháp lại có lãi, đến nỗi

cuối cùng các cán bộ thành phố coi đó là tài sản của mình. Họ lập ra sổ kế toán kép và chia lãi

với nhau, sự vi phạm nhỏ này đối với chủ nghĩa xã hội không làm ai thấy phải lăn tăn gì, chẳng

qua nó chỉ như một sự đền bù thích đáng cho những thiếu thốn họ đã phải trải qua suốt những

năm chiến tranh. Đó chính là sự xuất hiện, ngay năm 1975, của một thực tế sau này sẽ còn kéo

dài: tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ngay trong lòng của nó.

Vài tháng sau, cán bộ đến nhà nhờ ông Luân giúp. Tổ chức các chuyến xe, quản lý các kho nhiên

liệu, tìm lái xe giỏi và thợ máy đáng tin cậy: đâu phải tự nhiên mà làm được. Thế là ông lại đi

làm. Thời gian đầu là làm tư vấn ở nhà, sau đó ông được mời đến giúp việc cho sở Giao thông,

một vị trí thuận lợi để các sếp trên có thể nhờ đến những lời khuyên của ông. Ông không phải

công chức, cũng chẳng phải đảng viên, nhưng đã tìm được chỗ đứng trong xã hội mới và nhờ thế

mà có cách xóa đi quá khứ doanh nhân tư bản của mình. Về mặt chính thức thì lương ông chỉ ba

cọc ba đồng, nhưng thực tế ông kiếm được nhờ việc thỉnh thoảng tham gia chở lậu xà bông, dầu

gội đầu, quần áo, ti vi, máy điều hòa Mỹ giấu trong xi téc chở xăng. Ông cựu chủ doanh nghiệp

sống lay lắt trong cái doanh nghiệp nửa nhà nước nửa mafia đang đi những bước chập chững đầu

tiên này.

Thập kỷ đầu tiên sau mở cửa, từ 1986 đến 1995, ông bà Luân-Ngọc tận hưởng tối đa sự tiếp tay

của các quan chức thành phố, trong đó một số đã trở thành bạn bè. Chính họ đứng ra bảo trợ cho

ông vào đảng năm 1994, bất chấp những hoạt động ông đã làm trong chiến tranh và lý lịch có

vấn đề của ông (cha ông làm cho bưu điện thời thực dân). Vậy là ông có thẻ đảng, thứ không

phải là thực sự thiết yếu nhưng, như ông vẫn nói đùa là “cái mà không có nó thì”.

Về phần mình, bà Ngọc cũng tham gia cuộc chơi. Bà gia nhập hội phụ nữ và hoạt động “nhiệt

tình như gái đôi mươi”, theo lời bà. Được bảo vệ trên phương diện chính trị, năm 1996, ông bà

thành lập một doanh nghiệp vận tải mới và ngay lập tức liên doanh với “công ty 28” vì chẳng thể

khác được, làm ăn với một doanh nghiệp về mặt chính thức vẫn là doanh nghiệp nhà nước thì dễ

có lãi hơn nhiều. Phải ghi nhận điều này: doanh nghiệp năm 1996 khác hẳn với doanh nghiệp đã

từng hoạt động trong chiến tranh. Không phải là quay lại với cách kinh doanh tự do kiểu cũ mà

là một hình thức kinh tế mới, một cách kinh doanh chưa từng có và sự thực là đặc biệt hợp với

bối cảnh bấy giờ. Nghe có vẻ trái khoáy. Vào thời điểm mà chủ nghĩa xã hội như vầng trăng đã

cũ, các doanh nghiệp nhà nước sa thải hàng loạt, đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào và biên giới được

mở ra, những người bạn của chúng tôi lại chọn cách núp bóng Nhà nước. Cách đấy hóa ra lại

hay: doanh nghiệp của họ không ngừng ăn nên làm ra trong cả chục năm.

Page 26: Song Voi Nguoi Viet

1975: Hà Nội gặp thị trường

Đến lúc này, câu chuyện của ông bà Luân-Ngọc đã rất bổ ích vì nó cho thấy cú sốc của sự thống

nhất năm 1976, sau suốt 30 năm chiến tranh, thực tế đã phức tạp hơn vẻ ngoài của nó rất nhiều.

Về mặt chính trị, chiến thắng áp đảo của chế độ Hà Nội và những người thân cộng sản đã trói

buộc miền Nam, nơi dân chúng bị buộc phải lưu vong, giới tinh hoa địa phương bị đi cải tạo,

cộng sản trở thành ông chủ và, trong khi bầu không khí nói chung chuyển sang màu đỏ Mạc-Tư-

Khoa, kinh tế bị đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước từ nay sẽ lo tuốt mọi việc. Cái khó thấy

hơn, ngoài những câu chuyện đời cá nhân, chính là sức mạnh của cú sốc ngược lại.

Ở Sài gòn, thành phố phản bội và đồi bại, mà người ta đã vẽ ra cho họ bức tranh khủng khiếp

nhất có thể, các anh du kích và bộ đội gốc nông dân mở to đôi mắt ngây ngô trước những quầy

đầy hàng họ chưa từng thấy bao giờ. Lang thang trong các chợ ngoài trời, họ phát hiện ra có

những con rô bốt làm việc nhà, búp bê nhựa, mỳ ăn liền, máy sưởi, máy lạnh và ti vi màu. 20

năm sau khi chiếm được Hà Nội, ngày 10/10/1954, sự kiện đã làm cha anh của họ bối rối đến

mức khi vào dinh thự thực dân phải lịch sự bỏ dép cao su ở ngoài mới dám bước lên thảm trải

sàn, sự sửng sốt lần này quả là kinh khủng. Sài Gòn đầy những người khốn khổ, nghiện ngập, đĩ

điếm, nhưng cũng có những thứ giúp sống tốt hơn và làm dịu đi nỗi đau của cuộc chiến tranh tàn

bạo nhất. Đó không chỉ là một chiến lợi phẩm: miền Nam có tất cả, miền Bắc chẳng có gì, họ

nghĩ rằng đó là vì miền Bắc đã làm sai. Ý tưởng về sự thay đổi bắt đầu. Nền kinh tế tự do của

miền Nam, được minh họa bởi sự giàu có mà người Mỹ bỏ lại, gieo vào đầu người ta ý tưởng

rằng có thể có một cách làm khác. Sự li dị với chủ nghĩa xã hội, hay nói đúng hơn là vụ xung đột

gia đình đầu tiên diễn ra tại đây, ngay thời điểm chiến thắng vẻ vang.

Trong khi chờ đợi, luồng khí được tạo ra giữa sự trống rỗng của miền Bắc và sự thừa mứa của

miền Nam đã làm đảo lộn mọi thông lệ. Giao thương được phép và buôn lậu dần xói mòn cấu

trúc đẹp đẽ của chủ nghĩa xã hội. Dân thường nhảy bước ngắn, cán bộ nhảy bước dài, một hệ

thống trao đổi khổng lồ chuyển ra Bắc nào thuốc, tủ lạnh, đài, máy lạnh và xe đạp, và chở vô

Nam nào xăng, đồng và ni ken. Dễ hiểu tại sao ở Đà Nẵng, bản lề của đất nước, cán bộ thành phố

không mất mấy thời gian chần chừ để lấy lại doanh nghiệp của ông bà Luân-Ngọc. Để có thể có

một cái nhìn chính xác về Việt Nam ngày nay, cần phải hiểu rằng năm 1975 đã làm đảo lộn cả hệ

thống, về ngắn hạn là tạo ra những thị trường song song, về dài hạn là làm lung lay lòng tin chắc

chắn vào chủ nghĩa tập thể.

Thế mà, khác với vẻ bên ngoài, tác động của cú đánh kép này còn tăng lên trong những năm sau.

Về mặt ý thức hệ, việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và bước vào vùng ảnh hưởng của Liên

Xô cho phép Việt Nam thoát khỏi Mao và lâu lâu sau đó là Stalin. Về mặt thực tiễn, việc hội

nhập kinh tế với các nước anh em được thể hiện qua sự mở cửa đón chào những kinh nghiệm

khác (Hung-ga-ri hay Tiệp khắc), qua những trao đổi hàng hóa trong khuôn khổ Hội đồng tương

trợ kinh tế Comecon, và một cách rất cụ thể là qua việc gửi hàng ngàn công nhân Việt Nam ra

nước ngoài. Khi hết hợp đồng, những người này mang về nước những công ten nơ đầy bàn ghế

tủ giường, linh kiện cơ khí, đồ gia dụng và dụng cụ bằng sắt tây, tất cả đều để bán lại, được hợp

pháp hóa bởi một con dấu chả mấy khi vô tư. Tủ lạnh Saratov và xe máy Babetta, với một núi

bàn là và thùng đá, bổ sung cho nguồn dự trữ Sài Gòn. Còn siêu hơn nữa: người ta đã tìm cách

bán lại được sang các nước Đông Âu số son môi và đồng hồ mà người Mỹ đã bỏ lại. Anh

Nguyễn Văn Bình, công nhân về hưu trước làm cho mỏ than ven vịnh Hạ Long kể chúng tôi

Page 27: Song Voi Nguoi Viet

nghe anh đã bán được sang tận vùng Silesie của Ba Lan cả một va li đầy đồng hồ và nước hoa

made in USA mà trước đó anh đã rắp tâm mua bằng được ở Hà Nội. Tiền lời anh chuyển ngay

thành 25 chiếc quạt Liên xô (gọi là quạt tai voi) và 100 chậu sắt tây to đùng sau đó mang về Việt

Nam nấu chảy ra để sản xuất những xô chậu bé hơn cho dễ bán…

Vào thời ấy, chợ đen, hay nói đúng hơn là chợ xám, trở thành chuẩn mực. Cán bộ công chức tất

nhiên là những người hưởng đầu tiên nhưng do mối quan hệ gia đình dây mơ rễ má nên tất cả

mọi người đều chịu ảnh hưởng, kể cả nông dân. Phần kiếm thêm nhờ chợ đen là nguồn thu nhập

chủ yếu, hơi giống như có mảnh đất riêng ở quê, bởi vì không phải ai cũng may mắn như ông bà

Luân-Ngọc có của để dành để mà làm cho nó sinh lời. Chính nhờ buôn lậu mà dân chúng sống

sót qua được giai đoạn 1975-1990 mà lẽ ra trên nhiều phương diện đã có thể là một thảm họa

(thảm họa thật sự năm 1988, với nạn đói chết người ở nhiều nơi). Chúng ta thử nghĩ xem vào

thời gian đó, khi mà tư thương bị chính thức cấm đoán, các quầy hàng Nhà nước vẫn được lén lút

đem cho tư nhân thuê, mà người đem cho thuê lại chính là người nhà các quan chức quản lý

chúng.

Đó chính là trường hợp của đại siêu thị xã hội chủ nghĩa trên phố Tràng Tiền, Hà Nội, nơi có

không khí đúng như kiểu Bắc Triều Tiên (đèn đóm tù mù, thiếu hàng thường xuyên, mậu dịch

viên đanh đá) nhưng về mặt tài chính đã ít chính thống hơn. Thời nay vẫn còn sót lại đôi chút hơi

hướng thời đó khi nhân viên bưu điện hay hỏa xa lúc thối lại tiền thừa cho khách cứ phải lục mãi

trong ví mình.

Chính trị thì không đi nhanh đến thế. Dù chính quyền để yên cho làm – mà đôi khi cũng lồng lên

tí chút – chính quyền không chịu công nhận thời thế nay đã khác. Về mặt chính thức, không gì

được phép cả. Tại sao? Ngoài sức ỳ quan liêu, lý do chính là tình hình quan hệ quốc tế thời bấy

giờ. Việc Khmer đỏ tay sai của Bắc Kinh xâm lược Cam pu chia (1978) rồi cuộc chiến với Trung

Quốc sau đó (bắt đầu tháng 2-3/1979 và còn dây dưa mãi đến 1989) làm cho về mặt chính trị là

không thể bắt chước cải cách kinh tế mà đích thân Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào chính thời

điểm đó (đại hội XI Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 12/1978). Không lấy kẻ thù làm hình mẫu

được. Hình mẫu Trung Quốc trước đây được ca ngợi hết lời nay không còn hợp thời nữa. Cho

nên có thể nói căng thẳng với Trung Quốc làm chậm lại không phải bản thân sự thay đổi mà là

việc hợp thức hóa sự thay đổi ấy. Việt Nam mở cửa, qua miền Nam và khối các nước Đông Âu,

nhưng chiến lược của nước này trong phe xã hội chủ nghĩa là thân Xô ghét Trung đã không cho

phép Việt Nam nói ra điều đó. Cải cách chỉ đến 10-15 năm sau đó, chính thức là năm 1986, trên

thực tế là năm 1992. Sự chênh lệch này chính là nguyên nhân của tình hình 2010.

Trong suốt gần hai thập kỷ, tự do hóa được dung thứ nhưng không được công nhận, không có

một khuôn khổ pháp luật và chính trị chung có thể cho phép nó vươn tới những cơ cấu hợp pháp

của nền kinh tế, ví dụ như công nghiệp, ngân hàng, ngoại thương hay quản trị doanh nghiệp nhà

nước, như ở Trung Quốc. Tác động kéo theo các lĩnh vực khác coi như bằng không. Buôn bán

nhỏ giúp dân sống được qua ngày, nhưng không có tác dụng gì tích cực lên sự vận hành của các

thể chế Nhà nước. Không nắm được tình hình đang thay đổi, các thể chế này vẫn tiếp tục vận

hành theo lối cũ. Nếp hằn ấy sâu đến nỗi bây giờ vẫn còn. Ví dụ, mặc cho kinh tế biến chuyển

nhanh chóng, khủng hoảng ngân hàng, đầu tư nước ngoài giảm sút và lạm phát tăng trở lại năm

2008, một vài bộ vẫn hoạt động theo kiểu kế hoạch hóa và thi đua xã hội chủ nghĩa, y như ngày

xưa, dựng lên những bảng biểu thống kê để mà đưa ra những kết quả dự đoán phải đạt được, mà

Page 28: Song Voi Nguoi Viet

chẳng thèm đếm xỉa tới bối cảnh thực tế hay những kết quả thực tế đã đạt. Con số, kế hoạch, chỉ

tiêu vẫn là những giá trị cơ bản. Từ đó đến phủ nhận thực tế không còn xa. Khi tháng 9/2008,

Thủ tướng công bố lạm phát đã được kiềm chế ở mức 1,6%, như dự đoán, không một người Việt

Nam nào không biết trên thực tế nó đã ở mức 25%, thậm chí 40% đối với lương thực thực phẩm.

Trong khi chờ đợi, giữa 1975 và 1992, vì không thể cải tổ thể chế, hoạt động tư nhân vẫn tiếp tục

phát triển, nhưng không có sự thay đổi về bản chất cũng như về quy mô: bơi giữa dòng nước đục

và kiếm chác trên chợ đen, như ngày xưa. Cái lẽ ra chỉ là tạm thời, là một đòn bẩy cho sự phát

triển lại trở thành quy tắc. Vì thế nếu muốn tồn tại, chỉ còn cách là lại cậy nhờ đến quen thân.

Làm sao khác được? Nếu không có gì được cho phép thì có nghĩa là làm gì cũng được. Ông bà

Luân-Ngọc nói đã giàu lên được mà không thấy áy náy gì nhờ chi phong bì để kiếm hợp đồng,

nhậu nhẹt với ủy ban nhân dân và trốn thuế. Từ việc kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp vận tải

của ông bà, canh ty với quan chức địa phương, chuyển sang buôn đủ loại: vài năm sau khi

chuyển hàng từ Sài Gòn ra Bắc, doanh nghiệp quay sang vận chuyển những thùng đồ mà hải

quân Liên Xô đã “bỏ quên” tại các bến cảng Đà Nẵng và Cam Ranh (vải và gạo đổi lấy đồng hồ

Boctok và vodka Smirnoff). Cũng giống như doanh nghiệp của ông bà, toàn bộ khối tư nhân

chuyển sang lén lút, lách luật và hối lộ.

Khi cuối cùng đã đến thời điểm mở cửa chính thức, những thói quen xấu này đã trở nên vô cùng

tệ hại. Các khái niệm như đối tác, hợp đồng, tôn trọng cam kết xa lạ đến nỗi việc hợp tác với

doanh nghiệp nước ngoài là vô cùng phức tạp. Nếu có thể lách là lách ngay. Nhân công không

phải lúc nào cũng được khai đầy đủ; có hai sổ kế toán (một sổ thật và một sổ dởm); thuế hàng

năm nộp trao tay và hóa đơn tiền điện có thể đàm phán. Trong giới làm ăn, theo như một vài tạp

chí quốc tế đánh giá thì uy tín của Việt Nam ở vị trí thấp chưa từng có. Nhớ lại một số tạp chí

Kinh tế viễn đông khi đánh giá môi trường kinh doanh đã xếp Việt Nam hạng bét châu Á trong

hầu hết các lĩnh vực (số báo này có thể tìm thấy ở Việt Nam, nhưng bị kiểm duyệt dùng bút dạ

đen gạch hết những chỗ nhạy cảm). Tóm lại, đến thời điểm thuận lợi, khối tư nhân vốn đã chìm

đắm trong thói quen lén lút và phi pháp, trước đây là những cách làm duy nhất có thể làm được

và có thể sinh lời, nay hoàn toàn không đủ tầm với thời cuộc. Không có doanh nghiệp địa

phương nào có khả năng giúp doanh nghiệp nước ngoài triển khai các dự án kinh tế lớn. Chính

quyền quá đỗi ngạc nhiên, họ vẫn tưởng mở cửa là để doanh nghiệp tư nhân phải bì bõm trong sự

không chính thức và để tăng cường vai trò của Nhà nước và quan chức Nhà nước.

1986: muốn cứu chế độ, hãy cứu Nhà nước!

Việt Nam, đất nước vốn sống nhờ viện trợ Liên Xô, hoàn toàn bất ổn trước perestroika. Tự nhiên

1/5 thu nhập quốc gia bay mất tiêu, thị trường chắc chắn bên các nước anh em (70% giá trị xuất

khẩu và 85% giá trị nhập khẩu), sự gia hạn nợ của những năm chiến tranh mà Liên Xô dành cho

cũng mất luôn. Đất nước mất khả năng đảm bảo những chi trả hàng ngày, chưa nói đến những

khoản chi bất thường do sự kiện 1979 gây ra (lưu 200 ngàn quân ở Cam pu chia, 400 ngàn quân

ở biên giới Trung Hoa, Mỹ cấm vận, quốc tế ngừng viện trợ). Nhà nước cạn vốn, đành phải in

thêm tiền và tiến hành một cuộc cải cách tiền tệ tai hại. Năm 1986, lạm phát đạt 480% (1000%

năm 1988, năm có người chết đói), các sản phẩm cơ bản phải mua theo tem phiếu.

Chế độ đành phải mở cửa để tự cứu mình, chứ không phải vì đó là một sự lựa chọn có cân nhắc.

Và họ làm điều này cẩn trọng, từ từ, với vô số biện pháp đề phòng, chỉ đơn giản là để tránh xảy

Page 29: Song Voi Nguoi Viet

ra trường hợp mọi việc diễn biến theo kiểu Nga. Do phá sản kinh tế mà ra, nhưng mở cửa vẫn

được coi như một chiến lược chính trị. Lúc đầu là để thay thế tiền của Liên Xô bằng tiền của các

doanh nghiệp nước ngoài, của Việt kiều và các nhà tài trợ quốc tế, sau đó là để tận dụng thời cơ

mà nắm lấy khu vực kinh tế thực sự vốn lâu nay bị lấp trong sự lén lút khiến cho chính quyền

không thể kiểm soát 15 năm nay. Cách tính này tốt, với điều kiện là nối thẳng nguồn vốn nước

ngoài tới các cơ quan Nhà nước: mọi việc diễn ra đúng như thế, với trò cấp phép đầu tư và vai

trò cực lớn của bộ Kế hoạch đầu tư lúc đó trở thành một dạng bộ tài chính đứng ra chia lộc. Hệ

thống ấy vận hành suốt 20 năm. Đến năm 2010, tiền nước ngoài vẫn còn chiếm 1/3 tài sản quốc

gia.

Sự chậm trễ này so với Trung Quốc cuối cùng cũng bắt Hà Nội phải trả giá đắt. Ở bên đó, ngay

từ đầu những năm 1980, cải cách kinh tế đã buộc các doanh nghiệp nhà nước phải có trách

nhiệm hơn, sử dụng hợp đồng lao động thay vì chế độ làm việc đến hết đời, và nhất là, tinh giảm

biên chế triệt để. Do số lao động liên quan chiếm đến 20% tổng số lao động, chương trình cải

cách đã vấp phải những sự kháng cự đông người, từ rất sớm, bạo lực và kéo dài. Sự phản đối của

công nhân khối quốc doanh đã khơi mào cho sự kiện Thiên An Môn 1989, rồi đến các vụ đình

công lớn ở tỉnh Tứ xuyên 8 năm sau. Vậy là Trung Quốc tinh giảm biên chế, nhưng vô cùng khó

khăn.

Việt Nam cũng triển khai như thế, bằng cách xóa bỏ một nửa số doanh nghiệp nhà nước, nhưng

sau Trung Quốc 10 năm, làm ngay một lúc nhưng dễ dàng hơn vì cả ngành công nghiệp Nhà

nước chỉ chiếm 5% số tài sản quốc gia và 2% số công nhân. Sự khác biệt trong cách tiến hành và

nhịp độ tiến hành cải cách thay đổi tất cả. Ở Trung Quốc, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh

sa thải khó khăn và mất thời gian giải quyết xung đột và trì trệ, khối doanh nghiệp tư nhân đã kịp

tận dụng thời cơ để lột xác: trở nên nhẹ nhõm hơn, trang bị tốt hơn, hiện đại hơn, hướng về xuất

khẩu để đối phó với việc sản xuất thừa mứa, và thắng khu vực Nhà nước nay đã hoàn toàn không

thể cạnh tranh nổi. Ở Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân không có may mắn đó (hay là các doanh

nghiệp Nhà nước không bị cái hạn đó). Khối tư nhân đã không biết cách tận dụng thời cơ doanh

nghiệp quốc doanh chậm tinh giảm bộ máy, và cũng không lao ngay vào cuộc cạnh tranh vì bản

thân họ cũng chẳng có gì để bán.

Sự tự do hóa kinh tế, nói chữ là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vì thế đã gây

ra những hậu quả hoàn toàn trái ngược. Ở Trung Quốc, từ 1978 đến 2000, phần đóng góp của

Nhà nước trong GDP đã giảm từ 1/3 xuống còn 1/10, buộc chính phủ, với sự hỗ trợ của phái “tân

tả”, phải can thiệp để đưa con số này lên 20% (mục tiêu đã đạt được năm 2007). Giới lãnh đạo

Việt Nam không gặp phải vấn đề này. Phần của Nhà nước đã tăng, từ 1/3 lên đến ½ GDP, rồi ổn

định ở mức 40%, gấp đôi so với Trung Quốc. Đứng trên phương diện này, việc mở cửa đã thành

công. Khối quốc doanh, đặt cược sự sống còn của mình, trong vòng 10 năm đã trở thành động

lực của nền kinh tế và là nhân tố chủ đạo.

Bối cảnh này lý giải tại sao, cũng trong năm 1996, ông bà Luân-Ngọc thấy nên có quan hệ đối

tác với một doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến ủy ban nhân dân thành phố. Họ làm như thế vì

không thể phát triển mà không núp bóng Nhà nước và có sự trợ giúp của công chức Nhà nước.

Bà Ngọc cho biết: “Trước khi mở cửa, ông Luân đã làm cho “công ty 28”, công ty trước năm

1975 còn thuộc về chúng tôi. Sau khi mở cửa thì có gì khác? Lúc đầu là không có gì, phải mất 10

năm chúng tôi mới lại lập thêm được một công ty mới. Sau đó kiếm tiền có khá hơn, nhưng điều

Page 30: Song Voi Nguoi Viet

kiện kinh doanh và khách hàng vẫn thế. Trừ một hợp đồng công ten nơ béo bở mà chúng tôi tự

kiếm được với một công ty nước ngoài, thì vẫn là việc vận tải cho tỉnh và các thành phố lớn,

thông qua các doanh nghiệp quốc doanh, tức là việc làm thuê cho Nhà nước, đi kèm với đó là

móc nối, là hoa hồng. Nếu không có quan hệ với ủy ban nhân dân thì doanh nghiệp đã phải đóng

cửa rồi. Mà quan hệ chính là cái “công ty 28” ấy. Chúng tôi làm hết, nhưng họ ký: thế là đáng

một nửa số lãi của chúng tôi rồi.”

Công-Tư: tù mù

Hệ thống không thay đổi. Ở Việt Nam, sáng kiến cá nhân thì có nhưng muốn thành công thì phải

vào trong khuôn khổ Nhà nước. Một nhúm các doanh nghiệp quốc doanh lớn, do nhóm đặc

quyền đặc lợi trong đảng lãnh đạo, thực sự nắm độc quyền nhiều lĩnh vực kinh tế. Xây dựng và

các công trình công cộng nằm trong tay khoảng 5-6 công ty, trong đó có 2 công ty bao trùm đấu

thầu lần nào cũng thắng. Nói rằng chỉ có mỗi họ là đủ tầm và tiềm lực kinh tế để tiến hành dự án

là đúng nhưng không đủ: họ lớn thế chính là bởi họ được đặc quyền đặc lợi. Nhà nước cấp lại

cho họ, dưới dạng hợp đồng, một phần tiền mình nhận được qua viện trợ quốc tế hay vay lãi xuất

thấp. Vòng tròn khép kín từ Nhà nước đến doanh nghiệp quốc doanh này làm họ mạnh lên ngay

trước thời điểm tư nhân hóa hàng loạt. Trong khi chờ đợi, chẳng gặp nguy hiểm cũng như khó

khăn gì, họ đóng góp 45% giá trị sản xuất công nghiệp (tư nhân: 32%), hơn 1/3 GDP, chiếm một

nửa số đầu tư và tín dụng mà ¾ số tín dụng này nằm trong tay của 4 ngân hàng Nhà nước. Các

doanh nghiệp tư nhân không có cách nào lọt vào được vòng quay này. Hoặc chỉ có một số trước

đây vốn là doanh nghiệp Nhà nước bị tư nhân hóa, nay nhờ các mối quan hệ cánh hẩu mà thỉnh

thoảng được chia cho suất thầu phụ hay được hưởng tí nước từ vòi tín dụng chảy ra.

Trong cái vẫn gọi là khối doanh nghiệp tư nhân, cần phân biệt rõ 3 loại kinh doanh: doanh

nghiệp gia đình giỏi lắm là kiếm được hợp đồng thầu phụ; các công ty, lớn hay nhỏ, phần nhiều

trong đó trước là công ty Nhà nước được tư nhân hóa 80/100 và sống nhờ hợp đồng Nhà nước;

và cuối cùng là khoảng 100 tập đoàn lớn của Nhà nước chiếm độc quyền trong các lĩnh vực sinh

lợi và tiến hành chính sách đa dạng hóa đủ loại, tùy theo cơ hội.

Doanh nghiệp đã tư nhân hóa và các tập đoàn khổng lồ của Nhà nước có gắn kết với tầng lớp

lãnh đạo, hay nói cho đúng hơn là với gia đình của lãnh đạo. Quỹ đầu tư VietCapital thuộc về

Nguyễn Thanh Phương, ái nữ của Thủ tướng, có bằng master ở Đại học tổng hợp Genève, và lấy

chồng là doanh nhân Mỹ gốc Việt. Anh trai Nguyễn Thanh Nghị là một doanh nhân lớn nắm

phần lớn cổ phần trong công ty bất động sản cao cấp Bitexco. Trong lĩnh vực bất động sản còn

có con gái một phó Thủ tướng và phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp trong đảng. Tập đoàn

khổng lồ về viễn thông FPT được đặt dưới sự lãnh đạo của cựu con rể đại tướng Võ Nguyên

Giáp, người chiến thắng ở Điện Biên Phủ; và công ty Galaxy (điện ảnh, nhà hàng Tây phương,

truyền thông) được điều hành bởi con gái một cựu bộ trưởng Ngoại giao. Cũng trong lĩnh vực

này, có thể kể ra cả vị con rể ông Đỗ Mười (cựu Tổng bí thư), con trai ông Phan Văn Khải (cựu

Thủ tướng) và tướng Nguyễn Chí Vịnh (con trai ông Nguyễn Chí Thanh, người đã tham gia

thành lập quân đội nhân dân).

Ở cấp thấp hơn, người ta biết rằng các vụ trưởng thuộc bộ Xây dựng vị nào cũng có doanh

nghiệp riêng đủ mạnh để có được các hợp đồng Nhà nước. Một số trong các doanh nghiệp này

còn đóng trụ sở ngay tại bộ (có hơn 200 công ty xây dựng đặt dưới sự chủ quản của bộ này đã

Page 31: Song Voi Nguoi Viet

được chuyển thành công ty cổ phần, ai chả đoán được là có lợi cho ai). Ưu tiên, nhượng bộ, thậm

chí là cả độc quyền là những yếu tố đảm bảo thành công cho những doanh nghiệp này. Nhưng đó

chỉ là phần dễ thấy của một hệ thống được thu nhỏ, nhưng vẫn y nguyên, ở các tầng thấp hơn của

chính quyền, cụ thể là ở các ủy ban nhân dân, tỉnh uỷ và thành uỷ. Ở đây chúng tôi ít thông tin

hơn nhiều, vì vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa được chia cho các cổ đông mà chúng tôi

không nắm được hết. Tuy nhiên, điều này minh họa cho một thực tế là giới tinh hoa chính trị

theo kiểu xưa đang dần trở thành tinh hoa kinh tế xã hội của nước Việt Nam ngày mai. Trong khi

chờ có bằng chứng, chúng ta vẫn có thể tiến hành điều tra hiện trường và lắng nghe những lời

tâm sự.

Nhiều, thậm chí có thể nói là đa số các doanh nghiệp vừa và lớn của tư nhân đều do cán bộ, công

chức đương quyền bí mật nắm giữ thông qua vợ, hoặc người thân của họ, điều này xảy ra ở khắp

mọi cấp chính quyền. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần như vậy. Rất nhiều công ty chính

thức thuộc về các cựu quan chức (Đảng và Nhà nước) hay cựu nhân viên doanh nghiệp Nhà

nước: theo một điều tra của Malesky và Taussig (đăng năm 2008 trên Journal of Law,

Economics and Organization), số này chiếm 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho nên phải thận

trọng khi nói tới “khu vực tư nhân” ở Việt Nam.

Nói về “khu vực Nhà nước” cũng cần đề phòng y như vậy. Những doanh nghiệp chúng tôi vừa

đề cập trên đây, thường là ăn nên làm ra và ít bị cạnh tranh, có cách ứng xử không khác gì doanh

nghiệp tư nhân. Lương của lãnh đạo, cách làm việc, cách phân chia lợi nhuận không có gì giống

với nhận định của chúng tôi về một doanh nghiệp Nhà nước cả. Các quan chức cao cấp thích lợi

nhuận có thể làm ăn một cách thuận lợi nhất ngay trong lòng Nhà nước. Việc biến đổi các doanh

nghiệp Nhà nước không phải là một điều xấu về mặt bản chất. Tuy thế điều đó không hẳn là điều

kiện để có dịch vụ tốt hơn. Giống như trường hợp một ngân hàng Nhà nước ở thành phố Hồ Chí

Minh, về mặt lý thuyết thì phải dành cho việc cải tạo nhà ở cho vùng nông thôn đồng bằng sông

Cửu Long, nhưng trên thực tế thì không chăm lo gì việc này mà lại đi đầu tư chứng khoán, tín

dụng và những thứ khác sinh lời nhanh hơn. Trong lĩnh vực bất động sản thì ta còn thấy rõ hơn:

rất ít nỗ lực được bỏ ra cho những chỗ không mang lại lợi lộc gì, ví dụ như việc cấp nước, về mặt

cơ cấu đương nhiên là lỗ bởi việc thu phí là do Nhà nước quyết định, hay việc xây vỉa hè.

Cho nên, hệ thống kinh tế hiện nay dựa trên một nghịch lý: khu vực tư nhân có dây dưa đến khu

vực Nhà nước, trong khi khu vực Nhà nước lại hành xử như tư nhân. Tất cả những cái đó dẫn

đến sự tù mù về tư cách. Đâu là tư? Đâu là công? Chia chác ở đâu? Như thế nào? Người ta cứ cố

sức gắn cái mác pháp lý chung chung cho một thực tế vốn phức tạp hơn rất nhiều. Nguyên nhân

là do cách đánh giá của phương Tây, nhất là của các tổ chức lớn, khi so sánh các quốc gia với

nhau, chỉ chăm chăm soi vào mỗi tư cách pháp lý và dựa theo cách phân loại thống kê mà họ tự

hào coi là có giá trị phổ quát của họ. Một yếu tố khác là do chiến lược của chính quyền muốn giữ

sự tù mù để không ai biết được bản chất hoạt động của nó là gì.

Ở trong nước, qua báo chí, ta thấy nước Việt Nam chính thống tự khen đã tăng cường được kinh

tế Nhà nước, nền kinh tế thuộc về nhân dân, nghĩa là đất nước vẫn là nước xã hội chủ nghĩa và

rằng nền kinh tế Nhà nước không ngừng gia tăng đóng góp vào kinh tế quốc dân, điều này đúng;

nhưng khi nói chuyện với các tổ chức quốc tế vốn chỉ thích nghe những lập luận mang tính tự do

kinh tế, chính quyền lại nhắc đi nhắc lại rằng số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đi và cùng lúc

đó, số doanh nghiệp tư nhân tăng lên, điều này cũng không sai. Trong cả hai trường hợp, chính

Page 32: Song Voi Nguoi Viet

quyền chơi với các con số và tính đa nghĩa của khái niệm Nhà nước (ở Việt Nam cũng như ở nơi

khác). Sự lẫn lộn này phục vụ những lợi ích rất cụ thể. Nếu những vụ kinh doanh nhỏ của tư

nhân chỉ tồn tại được nhờ vào các cấu trúc của Nhà nước và các công chức, nếu những tập đoàn

lớn của Nhà nước được bí mật tư nhân hóa làm lợi cho chính những người đó, thì người ta có thể

thắc mắc cuối cùng ai là người được hưởng lợi nhất từ sự tăng trưởng 20 năm nay, và đang tiếp

tục được hưởng lợi.

Một giai đoạn mới sắp được vượt qua: Công không chỉ đang hành xử như Tư, mà là sắp trở

thành Tư. Thực vậy, phần lớn các thành phố và ủy ban nhân dân tỉnh đang là sân khấu của một

trò ảo thuật siêu đẳng được diễn trong ba hồi. Đầu tiên, các lĩnh vực của doanh nghiệp công được

nhóm lại, cho phép phân chia rõ ra một bên là những hoạt động không bao giờ sinh lời, một bên

là những hoạt động có thể sinh lời. Tiếp theo, nhóm các doanh nghiệp có khả năng sinh lời được

tách ra thành các doanh nghiệp độc lập, vẫn trực thuộc Nhà nước nhưng có nhiều quyền tự chủ

hơn nhờ tư cách “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” (thành viên ấy chính là Nhà

nước). Cuối cùng, nguồn vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn này được mở ra cho các đối

tác bên ngoài dưới hình thức phân chia theo cổ phần. Tài sản công bị tư nhân hóa lúc nào không

hay. Ai cũng có thể đoán được việc này có lợi nhất cho những tên bịp ở vị trí tốt để nắm giữ cổ

phần. Tiến trình ấy đang diễn ra. Ở đâu cũng thế. Chỉ có nhịp độ là khác nhau giữa địa phương

này với địa phương khác, vì nó phụ thuộc vào đặc điểm hệ thống chính trị địa phương (nội bộ

lãnh đạo phải hiệp thương bàn bạc) và tình hình phát triển (tư nhân hóa chỉ có lợi khi có khách

hàng tương lai có khả năng chi trả). Lối sống ăn mồi của doanh nghiệp công ở địa phương là bộ

mặt hợp pháp và kín đáo của cả một sự vận động nhằm chiếm lấy tài sản công của tầng lớp cán

bộ, công chức. Nó khó được nhận diện hơn là việc biển thủ công quỹ hay mua đất phi pháp, đuổi

nông dân khỏi đất của họ hay chiếm nhà công vụ. Tuy nhiên, đó chính là dấu hiệu rõ nhất của

hướng đi mà chính quyền, hay nói đúng hơn là người của chính quyền, lựa chọn: để cứu mình,

hãy cùng tư nhân hóa Nhà nước…

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted by basamnews on 26/09/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (5)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

“BÀN TAY NHỚP NHÁP CỦA QUAN CHỨC”

Sớm hay muộn, mọi cuộc nói chuyện chân tình với người Việt bao giờ cũng đề cập đến chủ đề

hối lộ hàng ngày. Việc cấp giấy tờ, xin giấy phép, đăng ký cho con đi học, đăng ký biển số xe

máy : tất thảy đều phải qua khâu này. Hối lộ lặt vặt phổ biến đến nỗi được đặt tên là “nền văn

minh phong bì”. Phong bì cho phép làm tất cả : mở rộng vườn nhà ra tận mặt phố, xây ban công

chòi ra ngoài, đổi hướng hệ thống ống dẫn, mua với giá rẻ bèo khu đất của hợp tác xã vừa giải

thể, lên chức lên quyền, đi học trái tuyến…vv…

Page 33: Song Voi Nguoi Viet

Phong bì loại nhỏ phải dùng thường xuyên thì người ta dùng tiền túi của mình để chi trả, nhưng

khi phải đi cấp cứu hay mua một chân công chức, tóm lại là khi phải bỏ một khoản tiền lớn có

thể tương đương với 20 năm làm việc (một nông dân chúng tôi quen đã phải trả khoản tiền như

thế ở bệnh viện công), thì phải chấp nhận hy sinh, bắt cả nhà đóng góp và vay nặng lãi tứ

phương. Muốn trả nợ thì làm việc thôi không đủ. Người đi vay và gia đình anh ta không có cách

nào khác là hành xử y như thế, làm dăm ba điều khiếm nhã trong khả năng của mình để kiếm

tiền. Kể cả những người lương thiện nhất cũng không tránh khỏi bị hút vào vòng xoáy của tham

ô. Tham nhũng nuôi tham nhũng, tất nhiên, nhưng cái chính là nó mở rộng ra đến mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội thông qua trò chơi chia một khoản tiền lớn thành nhiều món nợ nhỏ. Nguy

hiểm hơn cả những khoản hối lộ kếch sù mà tầng lớp trên trao đổi với nhau, (những khoản này ta

không thấy được, mà chỉ có thể đoán và chặc lưỡi mà rằng ngày xưa quan lại cũng nhận đồ lễ

đấy thôi), tham nhũng làm băng hoại đời sống xã hội hàng ngày, đến mức đôi khi ảnh hưởng cả

đến những quan hệ thông thường, có những quan hệ lẽ ra chỉ là bạn bè mà dần dà lại thành ra vụ

lợi.

Những khâu trung gian tốn kém mà không tránh được

Ở Việt Nam, ta buộc phải thỏa hiệp với nền hành chính “siêu cường”. Phải phục tùng mọi thủ tục

hành chính quan liêu, mọi loại giấy tờ, và cả chuỗi đủ loại con dấu mà làm việc dù nhỏ đến mấy

cũng vẫn phải cần. Những phiền nhiễu này thực ra cũng chẳng sao ( chuyện hành chính rườm rà

hoàn toàn không phải riêng Việt Nam mới có), nếu ta chỉ thỉnh thoảng phải gặp chúng thôi, khi

có việc cần, và nếu thủ tục là miễn phí. Tuy nhiên, vì không có xã hội dân sự và những cơ quan

trung gian, nên các thiết chế Nhà nước chỗ nào cũng có mặt để quản lý toàn bộ mọi lĩnh vực xã

hội. Ở thành phố thì điều này quá rõ. Ở nông thôn cũng chẳng kém. Mỗi xã có đến cả trăm người

đại diện cho chính quyền, dân sự và chính trị, việc gì họ cũng tham gia, kể cả chuyện hội hè lễ

lạt. Không ai phủ định việc họ có thể làm được việc, nhưng thực tế là thế này: dù ta có làm gì đi

chăng nữa thì cũng không thể thoát khỏi mấy người này, vì mọi việc đều phụ thuộc vào họ, và

thiện chí của họ.

Số công chức viên chức ít nhất là 10 triệu. Con số này không đáng kể so với tổng dân số, nhưng

gấp đôi số lượng cần thiết để quản lý các cơ quan Nhà nước, nhất là ở cấp cơ sở, nơi tập trung

nhiều công chức, trong khi dịch vụ công lại kém phát triển. Trái với những gì nhiều người lầm

tưởng, sự “lạm phát” việc làm trong lĩnh vực công này không phải do lịch sử để lại. Thời phong

kiến, chưa đến 4 000 người cai trị Việt Nam, trong số đó chỉ có 1 000 người là quan lại triều

đình; thời thực dân, số lượng công chức cả nước còn ít hơn so với một tỉnh lớn của Việt Nam

bây giờ. Giáo dục chỉ là một lý do nhỏ, vì chỉ có 800 000 giáo viên bậc tiểu học và trung học,

nghĩa là ít hơn 1/10 tổng số công chức và viên chức. Sở dĩ số lượng này quá đông là vì cơ quan

Nhà nước được nhân bản từ cao xuống thấp trong hệ thống hành chính, từ thủ đô xuống tỉnh, từ

tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống các xã, thôn, mà chẳng để làm gì ngoài việc khẳng định sự có

mặt của chính quyền trung ương. Quan liêu chính là kết quả của việc chế độ xã hội chủ nghĩa

gắng sức để tham gia trực tiếp vào công việc của cấp làng xã, nơi trước đây người dân vẫn tự

xoay xở được.

Việc có quá nhiều công chức với đồng lương bèo bọt chính là nguyên nhân của nạn tham nhũng.

Phải qua họ vì họ làm ở đấy, phải đền bù cho họ vì họ nghèo – chính thức là từ 100 đến 200

EUR/tháng đối với công chức tầm trung. Trong lĩnh vực kinh doanh, bắt buộc phải cấu kết với

Page 34: Song Voi Nguoi Viet

hành chính mới có thể hoàn thành đủ thủ tục, như ở những lĩnh vực khác, nhưng nhất là để có cơ

may lượm được vài mẩu bánh thừa từ các hợp đồng Nhà nước, mà trong đại bộ phận các trường

hợp thì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh kiếm được mà thôi. Những thủ tục đấu thầu mới, chặt

chẽ hơn, vẫn có thể dễ dàng được giải quyết trên tinh thần địa phương, chung chung và rộng

lượng hơn, cốt sao cho hợp thời là được.

Lấy ví dụ một công chức ủy ban nhân dân có một doanh nghiệp nhỏ, hay có cổ phần trong công

ty của ông anh họ. Anh này hẳn sẽ tạo điều kiện cho hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp nào cam kết

sẽ không quên anh. Có người nói với chúng tôi : “Mở thầu chẳng qua cũng chỉ là mở phong bì

mà thôi.” Và, ngay cả nếu không có phong bì, thì cũng có những mạng lưới bạn bè mang màu

sắc chính trị. Ở đây, lợi ích của việc phát triển địa phương cũng có thể được tính đến. Trong mọi

trường hợp, phải biết cách xoay xở, đàm phán ngay từ ngọn, tranh thủ sự ủng hộ của đảng ủy,

kiếm một chỗ trong đơn đặt hàng Nhà nước dựa vào những ơn huệ nho nhỏ và những ơn huệ ấy

sẽ dẫn đến các ngoại lệ. Những vi phạm “lành mạnh” đó sẽ đem lại bổng lộc hậu hĩnh. Trong

những điều kiện như thế, không có gì là chắc chắn, có chăng là việc nếu lỡ không canh ty với

người chính quyền thì chắc chắn hỏng việc.

Làm sao khác được? Trên thực tế, không có hay chưa có những trường hợp thành công hoàn toàn

tự thân, mà không phải ít nhiều dây dưa với guồng máy Nhà nước. Thực tế đó đúng ở cấp địa

phương, với các doanh nghiệp nhỏ của tư nhân ở thị xã, và cũng đúng cả với các thành phố lớn.

Nó đặc biệt rõ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vốn cần giấy phép, các dự án du lịch có liên quan

đến công chính và cần đất nằm ở vị trí đẹp. Xây dựng một khu khách sạn, khai thác và đảm bảo

yên tĩnh cho nó, hay đơn giản là hợp đồng xây dựng đường ống cấp nước, tất cả đều nằm trong

tay bộ, trong tay công an và chính quyền địa phương : họ sẽ không từ chối điều gì, nếu ta không

từ chối họ điều gì. Thế nên chớ ngạc nhiên khi thấy Việt Nam xếp thứ 120/180 về chỉ số tham

nhũng theo tiêu chí của Transparency International.

Ông bạn Luân của chúng tôi ở Đà Nẵng có thể nói cả ngày không hết về đề tài này. Ông kể

chúng tôi nghe chuyện Tình, con rể út của ông. Nhờ các mối quan hệ của bố vợ, anh này lập một

tuyến vận tải xe buýt đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau khi kiếm đủ tiền rồi thì anh lại

muốn đầu tư vào những con đường mới đi về phía Tây, hướng Cam-pu-chia và Lào. Ý tưởng của

anh là đúng vì những tuyến giao thông chạy ngang đất nước hiện còn ít được khai thác và chắc

chắn sẽ là tương lai của Việt Nam. Để được cấp phép, và nếu có thể thì được độc quyền, Tình đã

phải chạy vạy nhiều hơn. Vậy là anh chơi trò lobby dài hơi, từ hành lang đến văn phòng, từ tâm

sự đến đòi hỏi, cuối cùng anh leo đến tận cấp cao nhất của các ủy ban nhân dân và cả một bộ nọ.

Làm sao khác được? Hợp đồng đã được thông qua, giấy phép đã được cấp.

6 tháng sau, Tình rơi vào vòng xoáy địa ngục. Ông bố vợ không nhẹ nhàng với anh chút nào:

“Nó thích độc lập, thích chơi trò ma lanh, rút bớt phong bì, thậm chí còn cắt không đưa cho cả

mấy người. Tôi ấy à, trước đổi mới, tôi để cả nửa phần lãi của mình cho cán bộ ủy ban nhân dân,

không nhiều hơn cũng không ít hơn, chưa bao giờ tôi cắt bớt phần của họ cả. Đấy là cái giá phải

trả để người ta để yên cho tôi làm ăn. Giá bây giờ rẻ hơn chút rồi, nhưng họ vẫn ở đó, và họ vẫn

có tay trái mà. Tình đã mua được những chỗ dựa rất cao ở tỉnh và ở thủ đô, nó làm thế là đúng;

khổ nỗi, nó không hiểu phong bì là để thay cho thuế, ít ra một phần là thế, nên phải nộp thường

xuyên. Nó thích tiết kiệm, thì đấy, hậu quả đấy.” Thực vậy, Tình Bủn xỉn đã mất hết. Bị dính

một vụ xì căng đan được dàn dựng liên quan đến chuyện lạm dụng của công, anh bị báo chí vu

Page 35: Song Voi Nguoi Viet

khống, kết tội tham nhũng và bị ra tòa. Anh đã phải ngồi tù suốt năm 2004, một phần năm 2005,

và đến năm 2010 vẫn chưa được phục hồi. Tên tuổi anh bị ảnh hưởng nặng bởi vụ này, không ai

muốn làm việc cùng nữa. Giống như mẹ vợ anh, bà Ngọc, đã nói, tuy với giọng đỡ gay gắt hơn

chồng mình: “Nó gặp hạn thôi!”.

Đúng là những người ít tằn tiện hơn thì cũng may mắn hơn thật. Muốn hiểu mọi việc ở đây diễn

ra thế nào thì không có cách nào khác là nghe tâm sự của những người hàng ngày vẫn làm việc

trên thực địa, họ hiểu biết hơn nhiều những tay ba hoa ngồi sa lông. Đó là trường hợp của người

đàn ông mà chúng tôi tạm gọi là Tuân này. Chúng tôi ăn tối cùng anh tại nhà một cô bạn. Cô ấy

cho rằng vị cai thầu này – nhân viên của một công ty tư nhân là chi nhánh của một doanh nghiệp

quốc doanh lớn trong lĩnh vực xây dựng – sẽ khiến chúng tôi quan tâm. Cô ấy còn báo trước là

chúng tôi sẽ không thất vọng đâu. Quả thế thật !

Ngồi xếp bằng dưới chiếu, quần soóc, áo may ô vén lên tận ngực, bụng phệ hết cả ra, Tuân ra

dáng một tay anh chị ở Nam Định. Đầu tiên anh biểu lộ sự ngạc nhiên một cách rất ồn ào trước

những câu hỏi ngây thơ của chúng tôi: (“Thế mà mất bao nhiêu năm dặt dẹo ở Việt Nam !”).

Anh không tin ở tai mình, đang ăn lạc mà suýt nữa thì nghẹn. Chính trị á ? Là cái quái gì đâu, chỉ

là một trở ngại kỹ thuật phải vượt qua, giống hệt như nối cáp điện 3 pha thôi. Và anh kể chúng

tôi nghe các doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào, vẫn bằng cái giọng hiển nhiên như thế, và với

một bề dày kinh nghiệm khó làm ai có thể nghi ngờ.

Tuân thuyết phục các đồng chí của mình như thế nào ?

“Khi muốn lập một dự án, anh nói, việc đầu tiên phải làm là đến gặp bí thư đảng ủy địa phương.

May quá, chính ông ấy gọi chúng tôi lên ! Thế là chúng tôi đến nhà ông ấy, làm một hai chén, rồi

trình bày tại sao công ty chúng tôi lại là công ty tốt nhất để xây đường, xây cầu hay xây trạm xá.

Thường thì ông ấy lắc đầu quầy quậy, nói lòng vòng, làm bộ khó khăn, rồi bảo trên thị trường có

phải mỗi chúng tôi đâu. Đến lúc đó thì có hai cách, tùy theo tính cách của vị bí thư. Cách thứ

nhất là cách xưa rồi, áp dụng đối với loại nửa nạc nửa mỡ, rất hiệu quả đối với vùng sâu vùng xa,

là xì tiền luôn, kèm lời đảm bảo là sẽ còn đưa thêm, tháng trước tôi cũng vừa làm thế với một

ông bí thư huyện ủy miền núi. Bao nhiêu à? Dự án ấy cụ thể là 40 tỷ đồng (tương đương với 1,6

triệu EUR), tôi chồng luôn 6%, hứa là sẽ thêm 2% trong khi tiến hành dự án, tổng cộng là 3,2 tỷ

đồng (tương đương 128.000 EUR). Nhiều quá hả? Không đâu, trước khủng hoảng phải là 18-

20% giá trị dự án cơ, 15% cho địa phương, phần còn lại cho cấp trên; bây giờ là khoảng 10-12%.

Làm thế thì mất bớt lãi rồi, nhưng đó là giải pháp duy nhất. Cách thứ hai áp dụng với những

người hay tự ái, có đạo đức, hay sợ, ở thành phố và dưới xuôi, đó là phương pháp “lại quả”. Ví

dụ, ông bí thư tỉnh nọ đã nháy ông bạn tôi làm ở một nhà máy gỗ mang đến tặng 3 khối gỗ lim to

tướng, ông ta thản nhiên mang vào vườn coi như để trang trí; 15 ngày sau ông ta đem bán lại cho

một tay cớm làm ra bộ tình cờ ghé qua nhà, giống như đã thỏa thuận với bạn tôi. Trò mèo thôi,

nhưng lịch sự.”

Tuân làm chúng tôi buồn cười. Anh nói như một tên lưu manh nhưng thực ra anh không phải thế

: anh chỉ làm như tất cả mọi người trong nghề. Anh khẳng định lại cho chúng tôi con đường mà

mọi nguồn vốn đầu tư phải đi qua ở một tỉnh của Việt Nam : một khi bí thư đã bật đèn xanh cho

dự án, mọi thứ đều trở nên đơn giản. Công chức địa phương đều nghe lời ông. Chủ tịch ủy ban

nhân dân, tương đương với thị trưởng, chỉ là nhân vật số hai trong đảng ủy, và tất cả lãnh đạo sở

Page 36: Song Voi Nguoi Viet

cũng đều nằm trong bộ máy. Trật tự ngôi thứ bí mật này trong đảng quan trọng hơn so với thứ

bậc chính thức của Nhà nước. Như Tuân nói, chỉ cần bí thư trình bày ngắn gọn sự quan tâm của

mình đến một dự án trong cuộc họp đảng uỷ là mọi người đều hiểu… bản chất sự quan tâm này

là gì. Thế là cả guồng máy hành chính địa phương bắt đầu chạy theo. Càng hiệu quả hơn khi dự

án ấy không những được ưu tiên lại còn được trực tiếp xử lý bởi các kiểu ban thường trực (đảng

ủy, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân…) là những nơi nắm quyền lực thực sự. “Ở tỉnh hay

thành phố cỡ trung bình thì có khoảng chục người có quyền quyết định; cấp huyện chỉ có 3. Bí

thư có nhiệm vụ phải đốc thúc họ. Chúng tôi trả tiền để ông ta làm thế. Nên giấy phép có rất

nhanh, đấu thầu hay không cũng thế.” Kéo lại áo may ô, Tuân chìa cho chúng tôi xem tấm thẻ ép

plastic rồi kết luận : “Mọi việc là thế đấy ! Phải được gì tôi mới vào đảng chứ !”.

Khi một vụ việc vỡ lở, ai cũng biết đó là hậu quả của việc thanh toán lẫn nhau, đấu đá nội bộ,

chia chác không sòng phẳng. Tháng 2 năm 2010, khi được tin một phó giám đốc Ngân hàng Đầu

tư Phát triển Việt Nam bị kết án vì tội nhận hối lộ 40 ngàn EUR, dân Việt cười ngất : ở cấp ấy thì

đương nhiên ông ta phải nhận gấp 100 lần số đó. Ai cũng hiểu đó chỉ là chuyện đấu đá nội bộ, và

là một lời cảnh cáo : việc tố cáo một tội nhỏ, đưa đến một án phạt nhỏ, sẽ làm kẻ bị kết án biết

điều hơn. Ông chủ tịch tỉnh Hà Giang bị dính vào một vụ bán đặc quyền cho một doanh nghiệp

tháng 11/2009; chủ tịch tỉnh Bình Thuận bị cảnh cáo tháng 1/2010 vì tội cấp đất trái luật và xây

nhà riêng bằng tiền của doanh nghiệp được ông tạo điều kiện. Những tay trùm sò ở Hà Nội

không bao giờ bị làm sao cả.

Tiền của doanh nghiệp bị mất vào phong bì thì lấy lại được ở chỗ khác. Người ta cắt xén, tiết

kiệm mọi thứ. Lương công nhân được giữ ở mức thấp nhất, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư

nhân không bị khống chế mức lương tối thiểu (chỉ áp dụng cho lĩnh vực quốc doanh và các

doanh nghiệp nước ngoài) ; nhân công tuyển theo thời vụ, ở các làng xã lân cận, lương thấp và

không có bảo hiểm gì hết ; việc đầu tư không được quan tâm, đặc biệt là đầu tư cho thiết bị làm

việc, thế cho nên mới có thảm cảnh kéo dài từ năm này qua năm khác những phụ nữ rải nhựa

đường chỉ bằng bình tưới. Bị mất tiền từ đầu, nhà thầu không thể giữ báo giá như cũ, nên phải

điều chỉnh trong quá trình tiến hành dự án bằng cách chi thêm phong bì : nhiều khu chung cư cao

tầng ở Hà Nội không có chỗ đỗ xe dưới tầng hầm như trong thiết kế. Cuối cùng, phải nói rõ là

chất lượng các công trình không phải là không có vấn đề. Trong lĩnh vực xây dựng, tỉ lệ xi măng

trộn với cát không được tuân thủ, bê tông không phải lúc nào cũng đủ cốt thép và hậu quả đôi khi

thật khủng khiếp. Một chiếc cầu ở Hải Phòng bị sập, và tháng 12/2009, năm người chết và 4

người bị thương nặng trong một vụ sập nhà 5 tầng ở Bình Dương. Tất cả những việc đó không

phải là hậu quả của việc thi công ẩu, mà chính là hậu quả không tránh khỏi của nạn tham nhũng

vì tham nhũng hút mất lãi của nhà thầu, nên buộc họ phải tìm mọi cách hòng kiếm lại ở nơi khác.

Sự khánh kiệt của Nhà nước là hậu quả thứ hai vì, suy cho cùng, các cá nhân đã đứng ra thu thuế

thay Nhà nước. Chỉ trừ việc không hề có phân chia lại : cái gì đã vào túi cá nhân thì ở lại, hoặc

chạy sang túi cá nhân khác, và tiền tham nhũng chạy từ túi này sang túi khác thành một mạch

điện song song làm chảy máu Nhà nước. Trong hàng ngàn thí dụ, có thể kể ra việc thông quan

hàng hóa ở cảng rốt cuộc chỉ còn lại một tẹo cho Nhà nước, kể cả lúc đi cũng như lúc đến ; thuế

doanh thu, các loại thuế và phí khác đều có thể thương lượng với nhân viên thuế vụ ; thuế thu

nhập đất đai biến mất trong những vụ miễn trừ đáng ngờ và trong các hợp đồng cho thuê đúp

(tiền cho thuê nhà là 100, thì chỉ khai 30, rồi nộp cho nhân viên thuế vụ 10). Ngược lại, tiền vào

két Nhà nước thì khó nhưng ra thì dễ. Ví dụ, người ta mua xe ô tô miễn thuế (rồi đem bán lại trên

Page 37: Song Voi Nguoi Viet

thị trường tự do) ; hoặc là, như đang là mốt hiện nay, người ta tăng số hộ cần giải tỏa để triển

khai công trình công ích lên để bỏ túi số tiền đền bù : 180 ngàn EUR đã bị biển thủ tháng 9/2009

tại một khu dân cư ở Hà Nội, cùng lúc đó người ta phát hiện ra số hộ được đền bù nhiều gấp 7

lần số hộ có thực tại một xã miền Trung.

Tất nhiên ta không thể biết hết, nhưng số vụ xì-căng-đan nhỏ lẻ bị phát giác ở địa phương cũng

cho ta một ý tưởng về hiện tượng này. Ở tỉnh Đồng Nai, 6 công chức bị điều tra vì tội nhận hối lộ

dẫn đến việc thất thu 1,2 triệu EUR thuế doanh nghiệp và vụ việc lại nổi lên vì lương tâm quan

tòa cuối cùng cũng bị mua chuộc. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Bưu điện bé tí lại phụ

thuộc một cách rất lạ lùng vào một công ty viễn thông quốc doanh, trốn trả 40 ngàn EUR tiền

thuế, một nửa khoản này đã biến mất và nửa còn lại đem cho tư nhân vay lấy lãi.

Tại Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long, bà Trần Ngọc Sương, giám đốc nông trường Sông Hậu,

nổi tiếng cả nước, tháng 8/2009 bị kết án 8 năm tù vì tội tổ chức biển thủ công quỹ 230 ngàn

EUR, với sự đồng phạm của cấp phó và kế toán trưởng. Sau khi lén lút bán một số mảnh đất của

nông trường, tức là của Nhà nước, bà đã dùng một phần tiền để mua đất dưới tên mình, mua sắm

tài sản, du lịch nước ngoài, v.v… Trong quá trình điều tra, người ta không chỉ biết được rằng bà

đã “thừa kế” vị trí của mình từ người cha, người sáng lập nông trường, mà còn biết được rằng

việc duy trì quỹ đen, mà bà đang mưu toan rũ bỏ, đã có từ những năm 1980.

Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ người đàn bà này không phải người tầm thường. Được vinh danh

“anh hùng lao động” và “người phụ nữ ấn tượng châu Á”, bà là nhân vật chính trong cuốn tiểu

thuyết rất nổi tiếng của nhà văn Chu Lai (tiểu thuyết thời hậu chiến không được lòng dân miền

Nam cho lắm). Mùa hè 2009 vụ việc là như vậy. Nhưng bà Sương quen biết rộng, và hình như

các mối quen biết của bà không thích người ta xét xử, thông qua bà, cả các anh hùng giải phóng

lẫn những vụ dàn xếp nhỏ ở địa phương. Công nhân và sinh viên nông trường gửi đi các bản kiến

nghị rất đúng lúc, nhiều nhân vật cao cấp đứng ra bảo vệ bà, một số đại biểu quốc hội cũng vào

cuộc và báo chí tràn ngập các bài viết ít nhiều được định hướng từ xa. Dần dà qua những thông

tin được hé lộ, ta nhận thấy một trò chơi phức tạp giữa đảng, có vẻ như là kẻ chủ mưu kết tội bà,

và thành phố Cần Thơ, có vẻ như có dự định lấy lại đất của nông trường để xây khu công nghiệp

và đường cao tốc đi Cam-pu-chia. Đó là một trận đấu chính trị và tài chính đang diễn ra, làm cho

một vụ tham ô nhỏ, quá đỗi bình thường, lại trở thành một xì căng đan công cộng.

Tất cả những trò gian xảo này làm Nhà nước nghèo đi, khi lần lượt từng nguồn thu thuế và đất

đai vốn không thể thiếu cho việc duy trì các dịch vụ công cứ mất dần. Nên dịch vụ công đành

phải tư hữu hóa vì thiếu tiền, bắt đầu bằng giáo dục và y tế. Theo nguồn chính thức, người ta ước

tính trong lĩnh vực xây dựng chẳng hạn, Nhà nước chỉ thu được ít hơn 1/10 số thuế lẽ ra phải có.

Nhà nước không còn khả năng kiểm soát : với diện tích và dân số tương đương với Đức, nguồn

thu ngân sách của Việt Nam ít hơn 15 lần.

Nhà công vụ và bất động sản

Có thể nói mà không sợ nhầm rằng sự giàu có của công chức, hay của bất cứ ai cũng vậy, thể

hiện qua nơi ở và số đất đai anh ta sở hữu. Trong một đất nước không có sản phẩm ngân hàng

cũng như tài chính nào đáng để đầu tư, nơi thị trường chứng khoán chỉ như trò sổ xố dễ chết vì

lạm phát, tài sản bẩn nếu không tuồn ra nước ngoài thì ắt sẽ phải đầu tư vào bất động sản. Phần

Page 38: Song Voi Nguoi Viet

lớn cán bộ bậc trung đầu tư luôn vào nơi mình đang ở. Họ trả bằng tiền mặt, như những người

khác, dù giá một căn nhà loại trung bình cũng tương đương với lương của cả một cặp vợ chồng

công chức trong 15 năm nếu sống ở ngoại ô xa tít của Hà Nội, 60 năm nếu sống ở trung tâm

thành phố. Chỉ vài năm là gia đình có thể mua nhà, trong khi lương của cả hai vợ chồng không

đủ để tiết kiệm : 200 EUR, cộng thêm làm thêm là 400 EUR, số này đã chi hết cho tiền ăn (250

EUR), phí các loại (80 EUR), tiền học cho con cái (50 EUR), y tế, giải trí, v.v… Những công

chức ở vị trí cao hơn, do vậy giàu hơn, thì mua nhiều căn hộ hay nhà cửa mà họ cẩn thận để anh

em họ hàng đứng tên. Trong cả hai trường hợp, giá trị gia tăng đều ổn vì bong bóng đầu cơ bất

động sản vẫn không ngừng phồng to từ giữa thập kỷ 1990 đến nay. Một bí mật mà toàn dân đều

biết ở Việt Nam là việc giá bất động sản tăng lên ở các thành phố lớn chính là bởi đó là nơi đồng

tiền tham nhũng được tái chế. Thùng nấu bất động sản xử lý tiền bản địa và nhất là xử lý tiền từ

các tỉnh lân cận kín đáo chuyển về.

Ai cũng biết rằng những ngôi nhà đẹp nhất đều thuộc sở hữu của công chức, ví dụ như những tòa

biệt thự ven hồ Tây, Hà Nội vẫn dành cho Tây thuê. Chúng tôi quen một công chức có đến 4

ngôi nhà cực lớn cho người nước ngoài thuê theo hợp đồng đúp. Một trong số những ngôi nhà đó

chỉ khai giá 550 USD/tháng, nộp thuế 140 USD nhờ đã lót tay 100 USD, còn lại đút túi 1 760

USD trên tổng số tiền cho thuê thực tế là 2 000 USD. Đem nhân với bốn thì cũng được một

khoản khá. Ông này cũng hiểu thế nên cứ an nhàn mà hưởng thụ cuộc đời tại một căn hộ ông

mua lại ngay giữa quận 6 Paris. Mỗi cuối tháng, một người nhà của ông, ăn mặc rất bình thường,

đi dép xăng đan kín đáo, đi một vòng thu tiền nhà rồi gửi sang cho ông theo những mạng lưới

chuyển tiền siêu đẳng của người Việt : tiền được chia làm nhiều phong bì nhỏ được nhiều hành

khách mang sang theo tuyến bay Hà Nội-Paris, sang đến nơi thì được gộp lại rồi chuyển đến

đúng địa chỉ.

Với những khoản lớn hơn, thì có những ngân hàng song song bí mật được đặt trong những ngôi

nhà trông hết sức bình thường cuối ngõ (ví dụ gần đường sắt Hà Nội), nơi người ta có thể mang

đến những túi nhựa kín đáo đựng từng xấp đô la, ngay cùng lúc đó bên Paris, tiền mặt được

chuyển cho người nhận tại một căn hộ quận 13, chỉ cần xác minh qua số điện thoại đóng vai trò

như mật mã ngân hàng : không cần giấy tờ, thời hạn, không thuế chuyển giao ngoại tệ. Rất tiện

cho cả hai bên, mạng lưới này hoạt động được ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu.

Việc chiếm nhà công vụ làm của riêng cũng rất phổ biến. Ở đây xin phép mở ngoặc để nói rõ

rằng trong phần lớn trường hợp, điều này là hợp pháp : một quyết định của chính phủ cách đây

10 năm cho phép mua lại những căn nhà nhỏ được Nhà nước cấp trong thời xã hội chủ nghĩa chỉ

với giá tượng trưng vài trăm EUR. Sự chuyển nhượng này cũng không phải là không có lý vì

công chức thông thường sống khổ và nhà do Nhà nước cấp cho họ cũng chẳng mấy tiện nghi đẹp

đẽ gì cho cam ; nên việc Nhà nước cho họ căn nhà ấy, trị giá trung bình khoảng 60 ngàn EUR,

cũng coi như là đền bù cho mức lương rẻ mạt mà họ vẫn phải chịu. Đến đây xin đóng ngoặc đơn,

vì đối với tầng lớp trên trong giới công chức thì khoản tiền và diện tích họ được hưởng lớn hơn

rất nhiều.

Đó là những ngôi nhà tuyệt đẹp từ thời Pháp trị giá đến cả một gia tài. Trò ảo thuật tỏ ra cực kỳ

hiệu quả và nếu so về tài chính, thì cũng tương đương với việc các công chức cao cấp Pháp

chiếm được cả một khách sạn hay một dinh thự cộng hòa. Cho nên, một ngôi biệt thự từ những

năm 1930 ngay giữa trung tâm Hà Nội được bảo quản bởi người vợ góa của một cựu bộ trưởng,

Page 39: Song Voi Nguoi Viet

rồi được bán lại cho một tay buôn bất động sản vốn là con của một cán bộ cấp cao, tay này đem

phá luôn biệt thự đi để xây một toà tháp văn phòng; chúng tôi không biết toà tháp này giá bao

nhiêu, nhưng ngôi biệt thự đã mang lại cho gia đình ông bộ trưởng quá cố nhiều triệu EUR. Dễ

hiểu sự bất bình của rất nhiều người Việt Nam bình thường – một thùng cộng hưởng phi thường

có thể cho ta biết, nếu ta quan tâm điều tra, về cuộc sống của cả một khu phố. Nhưng để làm gì

nhỉ ? Khi sự bất công quá lớn, hoặc quá dễ thấy, họ bức xúc, tụ tập lại, rồi nhanh chóng bị công

an giải tán, một cách nhẹ nhàng thôi, giống như ở Hà Nội năm 2006 khi ông chủ tịch mãn nhiệm

của ủy ban nhân dân và cấp phó của mình lập hồ sơ định mua lại với giá bèo hai căn nhà cổ công

vụ của mình. Một căn, giá trên thị trường là một triệu EUR, lẽ ra đã có thể mua lại với giá 40

000, căn kia có giá thị trường là 350 000, lẽ ra có thể mua lại với giá 10 000. Vụ xì-căng-đan

được báo chí đăng tải, nên âm mưu này đã không thành. Còn bao nhiêu trường hợp, kín đáo hơn,

không được biết đến ?

Các yếu tố làm tình hình thêm trầm trọng : phân quyền và mua quan bán chức

Công chức là những người được lợi nhất từ việc mở cửa đã biến đổi đất nước kể từ năm 1990, ở

vị trí càng cao thì lợi càng lớn. Nếu là vụ trưởng một bộ thì rất ổn ; chủ tịch ủy ban nhân dân thì

không có gì phải phàn nàn ; nhưng nhân viên địa phương hay cán bộ huyện thì còn phải nhăn

nhó nhiều. Việc làm giàu cá nhân phụ thuộc vào mức độ gần xa với ngân sách công, vốn được

nuôi dưỡng từ bên ngoài bằng tiền đi vay hoặc viện trợ quốc tế, và được duy trì ở đỉnh cao Nhà

nước nhờ hiệu quả của tập trung dân chủ, làm cho những công chức bậc thấp cảm thấy mình bị

lừa. Từ khi đất nước mở cửa, họ mới chỉ được tiếp cận với miệng ống ngân sách chứ chưa tới

được cái đường ống khổng lồ cấp cho nó. Ở địa phương, họ không thể trông chờ vào sự hào

phóng của những người dân mà họ quản lý vì bản thân những người này đâu giàu có gì cho cam.

Vì thế, sự bất mãn gia tăng và ý tưởng đòi tự trị địa phương trở nên mãnh liệt. Một số tỉnh ra

những quyết định mà họ không được phép ra, không đóng xu nào cho ngân sách Nhà nước, tự ký

hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài, tự định ra luật lệ riêng, và lập nên một hệ thống thuế địa

phương mà Nhà nước không kiểm soát nổi.

Ý thức được nguy cơ chính trị từ sự bất mãn này, đặc biệt là đối với các tỉnh phía Nam, các vị

lãnh đạo ở Hà Nội từ vài năm nay cố gắng đáp ứng những đòi hỏi của những người bà con nghèo

khó của mình từ các tỉnh, thành, huyện lị. Họ làm được vì Nhà nước kiểm soát nền kinh tế ngày

càng nhiều hơn. Được nối với bên ngoài, “đường ống khổng lồ” có tốc độ chảy đủ lớn để họ có

thể mở thêm van cho vốn chạy tới cả hàng ngàn đường nhánh của hệ thống ống ngân sách địa

phương. Sau đó, vấn đề chỉ còn là điều chỉnh, định lượng, chia chác.

Đằng sau những bài diễn văn về hiệu quả quản lý và dân chủ cơ sở chính là chính sách phân

quyền hành chính cho địa phương mà Đảng áp dụng từ 2006. Đưa quyền quyết định kinh tế,

quản trị tài chính xuống dưới địa phương, nới lỏng kiểm tra ngân sách địa phương và kiểm tra

việc sử dụng tài sản công : đó là các mục tiêu và trong một chừng mực nào đó, là những thông lệ

mới. Tranh luận về phân quyền và “dân chủ đại diện” không phải là một tranh luận kỹ thuật mà

là một sự nhượng bộ, theo nghĩa kinh tế của từ này, mà đỉnh hình tháp dành cho phần đáy để làm

cho nó hài lòng và giữ cho nó ổn định.

Như đã lường trước, quan chức địa phương ngay lập tức sử dụng những phương tiện này để kín

đáo tiến hành tư hữu hóa tài sản Nhà nước, hiện tượng này diễn ra ở khắp nơi. Vì những vụ lạm

Page 40: Song Voi Nguoi Viet

dụng có nhiều, mà báo chí lại đưa tin, nên Nhà nước còn đang đắn đo giữa việc nên mở hay đóng

van lại tí chút. Chính sách bình ổn này cũng có phần khôn ngoan khi Nhà nước tiến hành thử

nghiệm từng chút một, theo từng địa điểm và hoàn cảnh, theo cả tình hình công luận nữa, vì

không gì cho thấy sự phân quyền này về lâu dài là có lợi cả. Không thể yên tâm khi soi kỹ vào

từng địa phương và thấy ở đó cả tệ quan liêu, gian lận thuế, trộm cắp, lối sống ăn mồi của doanh

nghiệp quốc doanh, đất nông nghiệp mất dần, sự xuất hiện của những “sứ quân”, những bè phái

lộng quyền, đấy là còn chưa kể đến “thái độ hống hách” của một số công chức, theo lời lẽ của

báo chí chính thống, khi các vụ xì-căng-đan đi xa đến nỗi đương sự phải chịu hình phạt, có khi

còn bị khởi tố. Việc quyền lực trung ương giảm đi một chút khiến cấp cơ sở hài lòng mà vẫn giữ

được sự bảo trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, đứng từ góc độ người dân, phương thuốc này có thể

còn tệ hơn cả tệ : thay đổi tiêu cự không có nghĩa là thay đổi chế độ, mà còn làm nó mạnh hơn.

Hơn nữa, tham nhũng đã mở rộng ra đến cả việc tuyển chọn công chức : phải chi một khoản lớn

mới có được một chân trong bộ máy Nhà nước. Nói cách khác, một số vị trí là hoàn toàn do mua

bán. Điều này không phải bí mật Nhà nước : ở Việt Nam ai cũng nói tới hiện tượng này và các

báo miền Nam, bao giờ cũng táo bạo hơn, còn đăng những bức biếm hoạ xuất sắc về đề tài này.

Một bức trong số đó cho thấy một chánh văn phòng gạt bỏ những hồ sơ xin việc ghi chữ “năng

lực và bằng cấp” mà chỉ lấy hồ sơ chứa đầy đô la ; một bức khác vẽ một chiếc ghế ở tít trên cao

một cầu thang làm bằng các phong bì chồng lên nhau.

Thông lệ này phổ biến nhanh chóng và từ đầu năm 2009 đến giờ, người ta nói về đề tài này khá

thoải mái. Báo chí, lấy cớ ca ngợi các hình phạt do nhà chức trách ban ra, tha hồ kể chi tiết các

trường hợp mua quan bán chức. Dần dà, độc giả hiểu ra rằng tính chất mua bán đã hằn sâu trong

cả bộ máy Nhà nước, từ trên xuống dưới. Các nhà chức trách không thể không hành động. Hồi

mùa thu 2010, một đại biểu quốc hội đã đặt câu hỏi về vấn đề này (nếu không được cho phép thì

ông đã không thể liều mạng như vậy). Ngay trước hôm ông phát biểu, nguyên phó trưởng ban Tổ

chức Đảng đầy quyền uy đã lên án tính chất mua bán đang gạt bỏ các nhân tài. Hai ngày sau, Bộ

trưởng bộ Công Thương công khai chỉ trích căn bệnh mua quan bán chức đang “di căn”. Chính

quyền chính thức công nhận hiện tượng này. Dưới sức ép dư luận, người ta bắt đầu nghe thấy nói

về việc công khai tài sản mà các Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải làm trước khi

nhậm chức, nhưng trên thực tế họ không bao giờ làm.

Việc mua quan bán chức này không hẳn là mới. Nó tồn tại từ giữa thập niên 1990. Người ta biết

chuyện ông bộ trưởng nọ vừa mới được bổ nhiệm đã phải đợi 6 tháng để có đủ tiền trả cho cái

ghế của mình trước khi được ngồi vào đó. Gần đây hơn, năm 2007, một nữ chủ doanh nghiệp

một thành phố lớn phía Bắc đã đề xuất chi 80 ngàn EUR để được một chân đại biểu quốc hội : ít

quá, nếu so với những đề xuất khác, nên bà này đã bị loại từ vòng sơ tuyển do Mặt trận tổ quốc

tổ chức, mà lọt qua vòng này thì coi như được bầu. Trái lại, năm 2009, cũng khoản tiền ấy đã đủ

để mua chức phó giám đốc một doanh nghiệp lớn của Nhà nước mà chúng tôi tránh không nói

tên. Năm 2010, nghe nói ngay cả Ban chấp hành trung ương Đảng cũng không thoát khỏi hiện

tượng này…

Khu vực đại học đặc biệt bại hoại từ năm 2009 khi Nhà nước triển khai đề án đào tạo hơn 2 vạn

công chức trở thành tiến sĩ. Năm 2010, giá một luận án kinh tế là 12 000 EUR : 4.000 cho sinh

viên viết thuê cho tiến sĩ tương lai (nếu cần thì dịch từ một khóa luận Liên xô từ đời nảo đời

nào), 8.000 cho ông thầy hướng dẫn luận án rởm, thế là viên công chức nhà ta có được tấm bằng

Page 41: Song Voi Nguoi Viet

danh giá (dù sẽ chóng mất giá thôi) hanh thông quan lộ. Chúng ta hãy xem số tiền đó khủng

khiếp đến mức nào : 8.000 EUR là ba năm dạy học của một giáo sư Việt Nam đổi lấy một con

dấu. Để so sánh, có thể tưởng tượng một giáo sư Pháp nhận một vali 100 000 EUR miễn thuế…

Từ năm 2005, tệ mua quan bán chức lan nhanh đến cả những vị trí bình thường. Một nữ hiệu

trưởng, một trưởng phòng bưu điện, một nhân viên địa chính, một công an hay một lái xe đều

phải trả những khoản tiền lớn mới được nhận vào làm. Một vị trí trung bình ở bộ Ngoại giao, ít

bổng lộc, được thương lượng với giá 15 000 EUR, nếu là vị trí có thể được cử sang các sứ quán

Việt Nam ở nước ngoài thì còn cao hơn nhiều. Một chân công nhân doanh nghiệp Nhà nước ở

Hà Nội có giá từ 600 đến 800 EUR. Một chân giáo viên tỉnh lỵ giá trung bình 3 000 EUR.

Chúng ta cùng lấy một thí dụ cụ thể : cô gái tên Phương chấp nhận nói chuyện với chúng tôi vì

chúng tôi quen gia đình cô. Năm nay (2010), Phương 23 tuổi, tốt nghiệp marketing và tài chính

tháng 6/2009. Cô mong tìm được việc làm trong cơ quan Nhà nước, ổn định hơn, có nhiều phúc

lợi xã hội, được tổ chức cho đi nghỉ mát, giờ làm thoải mái hơn, và, cô nói với một sự ngây thơ

đáng ngưỡng mộ : “có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn trong tương lai vì ngân hàng quốc doanh kiểm

soát tất cả”. Không do dự, tháng 1/2010, cô mua một chân nhân viên thường trong một ngân

hàng quốc doanh ở Hà Nội, với khoản tiền còm là 16 000 EUR, cô trả bằng tờ xanh đô la Mỹ. Cô

kể chúng tôi nghe điều này với giọng vô cùng tự nhiên, như thể đương nhiên là phải thế.

Khi cô kể chuyện gia đình cô bàn bạc quyết định chuyện mua chỗ làm như thế nào (vì bố mẹ cô

mới là người trả tiền chứ cô chẳng có xu nào), chúng tôi hiểu là vấn đề không phải là việc mua

chỗ làm ấy, mà là việc đầu tư vào đấy có tốt không, có hiệu quả không, chỗ ấy có đảm bảo

không. Nếu bỏ ra 16 000 EUR, thì bao lâu mới thu lại được ? Liệu vài năm sau con bé có bị đuổi

vì một lý do trời ơi nào đấy để dành chỗ cho một đứa khác cũng chấp nhận trả tiền không ?

Còn về đường đi của đồng tiền, chúng tôi không biết chính xác số tiền trong phong bì được chia

chác như thế nào, dù đương nhiên là nó sẽ được chia nhỏ cho tất cả mọi mắt xích trong “đường

dây tuyển dụng”, một đường dây dài và lên rất cao. Trái lại, chúng tôi biết đích xác một phó

giám đốc chi nhánh quận của một ngân hàng quốc doanh ở Hà Nội kiếm được 40 ngàn EUR hối

lộ mỗi năm, chủ yếu là từ các món quà nhỏ anh ta nhận được để dựng hồ sơ vay vốn ưu đãi. Dù

Phương không phải là phó giám đốc, nhưng nhẩm nhanh thì cũng thấy số đầu tư ban đầu của cô

sẽ chóng hoàn vốn thôi, cùng lắm cũng chỉ 2 năm. Cô chỉ có mỗi việc là làm sao đừng để bị sa

thải trong hai năm ấy, nếu không thì mất hết. Nên thể nào cô cũng ngoan với các sếp, rất ngoan.

Chu trình tham nhũng tạo ra kỷ luật…

Dù sao, trong khu vực công (khu vực tư có vẻ ít bị ảnh hưởng hơn), thường là một người mang

nợ mới được đi làm. Để hoàn vốn, làm sao mà không rơi vào vòng xoáy tham nhũng cho được ?

Một khi đã mua được chỗ làm rồi thì phải làm sao kiếm lại đủ số tiền ấy, trả cho bố mẹ, và trong

nhiều trường hợp (không phải của Phương) thì còn phải trả nợ những người mình đã vay. Khách

quan mà nói, làm sao tránh khỏi cám dỗ kiếm tiền bù lại số mình đã bỏ ra bằng cách tuyển cấp

phó theo đúng cách ngày xưa mình đã được tuyển ? Bán dịch vụ của mình với giá cao ? Phổ biến

thông lệ hối lộ để kiếm lại tiền một cách nhanh nhất ? Theo hệ thống, nạn hối lộ lây truyền ra

khắp nơi, đến tất cả mọi người : vòng tròn đã khép kín.

Page 42: Song Voi Nguoi Viet

Đầu tiên là tìm cách lấy lại tiền ; sau đó thành nếp rồi thì chuyển sang giai đoạn kiếm lời. Về chủ

đề này, chúng tôi cảm thấy có một sự mỉa mai chua chát và đau khổ, rất đau khổ, trong những lời

lẽ chán chường của một người bạn bác sĩ : “Suy cho cùng thì đây là một hệ thống tốt để tự gây tê

sự liêm khiết của bản thân : giai đoạn lo kiếm đủ tiền bù lại số đã bỏ ra làm ta tỉnh táo mà làm

quen dần với giai đoạn sau khi ta sẽ thu lời.” Việc hoàn vốn trở thành bước đệm để đến với nạn

hối lộ trên diện rộng hơn. Tuy nhiên, không phải ai mua chỗ làm cũng nằm trong hoàn cảnh này.

Một tỉ lệ lớn con em cán bộ và công chức cao cấp ở tỉnh lấy tiền của bố mẹ mà mua chỗ làm ở

thành phố ; họ chẳng phải lo kiếm tiền trả lại gì cả, chỉ việc ngoan ngoãn mà phát đạt, mà ăn ở

tiện nghi tại căn hộ gia đình đã đầu tư cho.

Lạm dụng quyền lực địa phương, bán chức bán quyền và tham ô lặt vặt hàng ngày : thách thức là

to lớn và muôn hình muôn trạng. Việt Nam, một trong những nước thụ hưởng nhiều nhất viện trợ

phát triển và hợp tác quốc tế, nằm trong một vùng cực kỳ cạnh tranh, ngay bên cạnh người hàng

xóm khổng lồ Trung Quốc, hiểu rằng mình cần vượt qua bằng được thách thức này nếu không

muốn làm xấu hình ảnh đất nước. Hơn cả những lời tuyên bố đức hạnh chả mấy người thấy lọt

tai, lối thoát chính là ở chỗ phải xây dựng một hệ thống thu thuế hiệu quả và phát triển các giao

dịch ngân hàng thay cho giao dịch bằng tiền mặt. Những thử nghiệm đầu tiên đã đem lại kết quả

tích cực, thu được nhiều thuế hơn và kết thúc xì-căng-đan biển thủ tiền lương đã kéo dài suốt bao

lâu. Một chương trình áp dụng rộng rãi thuế thu nhập đang được triển khai, có thể thấy phía sau

các xe taxi ở thành phố Hồ Chí Minh đều có dán tờ tuyên truyền động viên các gia đình khai

thuế. Trong lĩnh vực thương mại cũng vậy, việc chuẩn hóa và tự động hóa các thủ tục đã giúp

mang lại cho nền kinh tế chính thống một phần những hoạt động trước đây không được khai báo.

Người ta cảm thấy gì và suy nghĩ ra sao?

Báo chí đóng vai trò chủ yếu trong việc tố giác hối lộ. Tất nhiên, ở Việt Nam cũng như ở nơi

khác, đại đa số các trường hợp là các nhân vật hạng hai bị đưa ra cho thiên hạ đàm tiếu, sỉ nhục,

chứ mấy khi là các vị lãnh đạo chóp bu, và việc kết tội nhận hối lộ là một thứ vũ khí thuận tiện

để hạ gục một kẻ thù chính trị hay loại bỏ một đối thủ cạnh tranh. Dù sao vẫn phải công nhận

rằng những nhà báo dám tố giác tệ nạn này là rất dũng cảm.

Hè 2009, họ cho đăng một loạt biếm họa khiến người ta phải bàng hoàng. Một trong số đó vẽ

cảnh một vị sếp hỉ hả đứng ngắm lực lượng chống tham nhũng mới của mình : trên một cái két

sắt đầy tiền bẩn, hai con vẹt không ngừng hô khẩu hiệu chính thức chẳng có tính cam kết nào

“Chống tham nhũng ! Chống tham nhũng ! Chống tham nhũng !”. Biện pháp này thật quyết liệt,

nhân viên của ông ta tung hô ; dù sao thì với họ, chống tham nhũng như thế là đủ và việc làm ăn

cứ thế tiến triển. Một số biếm họa khác vẽ cảnh những phong bì dày cộp đang nhảy múa, những

chiếc áo bác sĩ túi sâu hoắm, những cây xăng ăn gian, những tòa biệt thự được mua với giá bèo,

viên chức Nhà nước làm việc cho tư nhân, tay công chức điền kinh đẩy tài sản công đến điểm

đến tư nhân, v.v… Báo chí và blogs sử dụng nhiều cách diễn đạt dân dã nhưng rất chuẩn như “xà

xẻo công quỹ”, “ăn chặn”, hay hình ảnh hơn là “bàn tay nhớp nháp của quan chức”. Gõ từ “xà

xẻo” trên Internet, bạn sẽ thấy hàng trăm tài liệu tham khảo, bài báo, thư độc giả, forums, blogs

và bình luận bất bình việc xà xẻo tiền đền bù giải tỏa, gạo cứu trợ khẩn cấp sau lũ, tiền chính phủ

cấp cho dân nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán.

Page 43: Song Voi Nguoi Viet

Có thể thấy người dân khó chịu với nạn tham nhũng có mặt mọi lúc mọi nơi. Giới thanh niên,

mơ tưởng sự hiện đại mà lại đối mặt với thất nghiệp, bức xúc. Lứa trung niên tìm cách xoay sở,

giống như trường hợp người bạn chúng tôi đã nhắc đến ở trên, vì quá chán cảnh suốt ngày phải

đưa phong bì nên đã quyết định rút con gái ra khỏi trường công (chương 3). Còn những người

lớn tuổi hơn, những người từng chiến đấu hy sinh, nếu nói họ thất vọng thì e là chưa đủ : họ cảm

thấy bị sỉ nhục, lòng tự hào dân tộc bị tổn thương sâu sắc đến nỗi họ cảm thấy nhớ tiếc thời xã

hội chủ nghĩa liêm khiết, thời nghèo đói nhưng đạo đức. Một trong các tác giả cuốn sách này nhớ

về một cựu chiến sĩ, một trí thức vỡ mộng, chán ngán chế độ nhưng yêu nước đến tận cùng : mắt

ông nhòa lệ khi đọc số tháng 2/2009 của tạp chí Time phản ánh chuyện quan chức Việt Nam xà

xẻo tiền xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Tính ô nhục của sự việc, sự phản bội lý

tưởng, nỗi xấu hổ khi bị người Mỹ quở trách : tất cả những cái đó là một đòn nặng đối với ông.

Nhân đây, cũng phải nói rằng chủ nghĩa dân tộc có phần thái quá của người Việt, nỗi rung động

mỗi khi nghe ai đó nhắc đến tên nước họ, cũng là cội nguồn của một phẩm cách lớn. Hàng trăm,

hàng ngàn lần, nhất là sau vụ PMU 18 – biển thủ với số lượng lớn tiền đi vay Nhật Bản -, chúng

tôi được nghe nói rằng tham nhũng và biển thủ công quỹ làm xấu hình ảnh Việt Nam ở nước

ngoài, làm cho chính phủ nước này bị liệt vào hạng “chuối” (vẻ ngoài là theo chính thể cộng hòa

nhưng thực chất là chính phủ độc tài, tham nhũng – chú thích của người dịch). Vậy mà, chắc

chắn đất nước này và nhân dân đất nước này xứng đáng được hơn thế rất nhiều.

Nhưng chớ có ngây thơ : với số lượng lớn công chức như thế, phần lớn các gia đình đều có ít

nhiều tham gia vào hệ thống. Cái mà người này đem nộp cho công an hay cô giáo, người kia đã

lấy từ một trong số những người dân mà mình cai trị ; bán giấy phép lái xe thì có tiền trả viện phí

cho mẹ. Một viên chức quèn có thể tăng thêm hai, ba lần thu nhập, nhưng lại phải chia nó ra hai,

ba lần ngay lập tức, vì anh ta cũng phải bôi trơn hệ thống. Tiền kiếm được do khai sai thuế kinh

doanh hằng năm lại đi ngay vào túi người đến thu tiền điện. Tham nhũng tốn kém hay mang lại

lợi ích là còn tùy trường hợp. Một hệ thống kế toán phức tạp, cả bên có cũng như bên nợ, làm

cho việc tính toán mức sống thật của người dân là không thể, trừ phi phải điều tra từng trường

hợp một.

Trước sự cần thiết phải kiếm vài ba xu để trang trải cho những khoản chi thường xuyên, làm việc

cho Nhà nước suy cho cùng cũng không đến nỗi tệ lắm, dù có phải bỏ tiền ra mua chỗ. Làm ở đó

coi như có bảo đảm về thu nhập, hay tối thiểu là đảm bảo có các phương tiện để kiếm thu nhập.

Trong điều kiện đó, người ta sẽ bớt ngạc nhiên hơn khi thấy vài năm trở lại đây, có vẻ như làm

việc cho Nhà nước lại trở nên hấp dẫn với nhiều người. Thời mới mở cửa, giới trẻ chỉ mê làm

cho tư nhân, lương càng cao càng tốt, trong một doanh nghiệp nước ngoài, chứ Nhà nước hồi đó

chỉ như vầng trăng đã cũ. Ngày nay thì khác : người ta chen nhau vào làm cho Nhà nước, nên

mới có chuyện mua quan bán chức.

Đương nhiên, sự an toàn từ việc làm cho Nhà nước và sự teo tóp của khu vực tư nhân là những

lý do chính. Tuy nhiên, còn phải tính đến những nguồn lợi tức “ngoài lương” trong khu vực

công. Không phải khoản nào cũng phi pháp vì Nhà nước tặng cho nhân viên của mình một dạng

độc quyền trong việc tham gia các dự án quốc tế với mức thù lao hậu hĩnh. Dù sao, có hợp pháp

hay không thì cơ hội kiếm tiền trong lĩnh vực công cũng nhiều hơn so với làm ở doanh nghiệp tư

nhân, trừ khi là được lãnh đạo doanh nghiệp. Vào biên chế chính thức và có thẻ Đảng là một, có

đầu óc kinh doanh và có mạng lưới chắc chắn là hai, tất cả lại được cài trên một vị trí béo bở như

Page 44: Song Voi Nguoi Viet

một tấm đệm đỡ, đó chính là điều kiện lý tưởng để đối mặt với tương lai. Sự tù mù này không

phải là tình cờ. Đó chính là trò chơi có tính toán của Đảng, hay của chính quyền nói chung. Nay

họ chỉ còn việc để những người đã quá mệt mỏi đi tìm việc đến với mình, những người này cũng

chỉ cần kiếm đủ sống thôi : trong khi thắt chặt lĩnh vực tư nhân, họ thu hút, sáp nhập và biến lĩnh

vực tư thành đồng phạm.

Về tham nhũng, cũng như về những thứ khác, ta thấy ở Việt Nam có nhiều ý kiến trái ngược, bất

ngờ, phản loạn và gây khó chịu. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không. Nhưng chúng ta thấy rõ

ràng là nghịch nhĩ. Có một điều mà nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần cũng không đủ : Việt Nam có

thể là đủ thứ, nhưng quyết không phải là một tảng đá liền khối. Quả vậy, một số những người nói

chuyện cùng chúng tôi có cách lập luận về tham nhũng thoạt tiên gây tò mò, nhưng sau đó khiến

chúng tôi suy nghĩ. Họ không đồng ý coi tham nhũng là do lương công chức quá mạt hạng. Họ

nói rằng phần lớn người Việt cũng chẳng kiếm hơn được bao nhiêu, nông dân thì còn tệ hơn

trong khi công việc lại nặng nhọc. Hơn nữa, những kẻ đã tham nhũng thì trước hay sau khi giàu

lên cũng vẫn cứ tham nhũng như thế, có khi lại còn hơn vì họ có nhu cầu mới ; nếu tham nhũng

chỉ để nâng đỡ tầng lớp công chức nghèo khó, thì lý lẽ vì lương công chức quá mạt hạng mới

sinh tham nhũng còn có thể đứng được, nhưng thực ra không phải vậy. Phân tích của họ vượt

qua giới hạn những cá nhân để nghiên cứu cả cấu trúc hệ thống : họ nhấn mạnh rằng tham nhũng

làm mềm đi một hệ thống về bản chất là không thể vận hành được. Các quy tắc của nó hiện nay

không thể áp dụng được, trừ khi trở lại với sự ỳ trệ bảo thủ của những năm 1970-1980, mà hệ

thống ấy đúng là được thiết kế ra để mà ỳ trệ bảo thủ, mãi đến bây giờ vẫn vậy, chỉ có điều

không ai muốn quay lại thời kỳ đó nữa.

Nạn quan liêu nặng nề, chậm chạp, đầy giấy tờ phiền phức, không thể giải quyết những phức tạp

mới nảy sinh và đòi hỏi sự nhanh nhậy của thời cuộc. Dưới 1/3 số công chức huyện có trình độ

đại học, ở cấp làng xã là dưới 4%. Nên không có cái gì làm bộ máy chạy nhanh hơn, hiện đại hóa

nó, cải tiến nó, nên nó cứ tiếp tục kêu ro ro như cũ, sa lầy trong những cách thức quản lý của thời

xa xưa. Mỗi mình Đảng quyết định, làm cho Nhà nước ở dưới chỉ còn là một đám những nhân

viên không phân biệt nổi bị tê liệt vì không ai trong số họ có được tiếng nói cuối cùng. Quản lý

lạc hậu và hành động tê liệt : tham nhũng chính là để bôi trơn cho những bánh xe cũ kỹ ấy. Hay,

như một phép ẩn dụ lạ lùng mà một người Việt đã sử dụng, “tham nhũng chia ba số bánh răng

làm chạy cỗ máy Việt Nam”. Cách nhìn kiểu cơ khí này, theo nghĩa đen, không sai. Đứng ở góc

độ người đi hối lộ, một tờ tiền khéo léo nhét vào đúng chỗ làm đỡ tốn mấy ngày vô ích, thủ tục

rườm rà, chẳng được việc gì mà cứ áp đặt người ta phải theo. Hối lộ làm cuộc sống khó khăn,

nhưng nếu không có nó thì không sống nổi. Một ngày nào đó, nó sẽ lại vấp phải một trong số các

bánh răng nhỏ vẫn cưỡng lại áp lực, mà điển hình nhất trong số đó từ lâu nay vẫn là : “Không hộ

chiếu thì khỏi visa, không visa thì khỏi hộ chiếu”.

Trò chơi phong bao, mất là được

Tuy nhiên sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng trò chơi này là bình đẳng với tất cả mọi người. Không

phải ai cũng có khả năng xoa dầu vào tay, hay nói theo kiểu thế kỷ XVII, là “tra mỡ cho búa”

(lót tiền cho người gác cổng). Tháng 11/2009, Hiệu Minh đã viết trên blog của mình một bài

chua xót nhẹ nhàng nhan đề “Phép số học phong bì”, mở đầu như sau : “Ai đưa cũng thắng, ai

nhận cũng thắng. Chắc chắn phải có người thua : họ là ai?”.

Page 45: Song Voi Nguoi Viet

Để biết được điều này, tay blogger học sâu hiểu rộng này giải thích cho chúng ta rằng trước hết

phải hiểu được nguyên lí của tham nhũng. Nó gần giống như “trò chơi phong bao” của các quý

tộc, quan lại ngày xưa : hai người chơi mỗi người bỏ vào phong bao một khoản tiền nhất định.

Nếu khoản tiền bằng nhau thì coi như ván ấy hòa ; nếu không thì người bỏ số tiền ít hơn sẽ thắng

và được luôn cả phần của người kia. Nghe có vẻ lạ đời. Người ta có thể tự nhủ thôi thì cứ bỏ số

tiền ít nhất vào là sẽ thắng, và rằng trò này thật vô nghĩa vì đối phương cũng có thể làm y như

vậy. Nếu để ngược lại thì nghe có vẻ hợp lý hơn: tiền to hơn sẽ thắng. Tuy nhiên, trò chơi cổ xưa

này có cái logic của nó, một thứ logic cũng cổ xưa, làm cái được thua bị đảo ngược : kẻ thắng

nhục nhã khi nhận tiền, người thua tự hào vì đã không thèm đếm tiền. Kẻ nhét được phong bao

vào túi có chiến thắng của kẻ bòn từng xu, trong khi người hào phóng nhường chiến thắng lại

làm cho kẻ đó hiểu rằng anh ta cũng chẳng thèm. Kẻ được đồng tiền, người được danh dự, và trò

chơi phong bao mà người ta cứ tưởng là trò cờ bạc này lại là một trò chơi danh giá vì những bậc

trí nhân quân tử đều không muốn bị coi là đồ keo bẩn. Một cách tinh tế, thách thức biến thất bại

thành chiến thắng và chiến thắng thành điều nhục nhã. Tính chất “chơi” chuyển sang hướng

khác: giành lấy danh dự bằng cách bỏ vào phong bao khoản tiền vừa đủ để chỉ vượt qua đối thủ

một chút xíu.

Trong trò “mất là được” này, blogger của chúng ta viết tiếp, kẻ tham nhũng luôn mất. Vì suy cho

cùng, khi đến kì kiểm tra, sinh viên có thể mua được kiến thức và danh dự của thầy với giá rẻ ;

nông dân giàu có thể mua được phẩm giá của bác sĩ ở thành phố lớn ; và mỗi người đều có thể

sắm với giá bèo đạo đức của Nhà nước bằng cách mua chuộc một quan chức hay mua một chỗ

làm. Có sự thích thú của người chơi, nhưng là người chơi theo lối cổ, trong ý tưởng tinh tế là hạ

thấp uy thế của kẻ đang thống trị. Cho nên, vượt lên những mục đích trước mắt, trên cả việc

được điểm tốt trong kỳ kiểm tra, được chăm sóc tốt hay được hưởng các đặc ân, hành động

nhường phong bao thể hiện sự thâm thúy của một sự phục thù xã hội, gần như là chính trị, từ

phía kẻ được thật sự đối với kẻ chiến thắng giả.

Phân tích của Hiệu Minh không nhằm mục đích biện minh cho tham nhũng. Nó chỉ cố gắng, theo

phép loại suy, nắm được những động lực tâm lý để giải thích cho những cách hành xử chúng tôi

đã nhiều lần quan sát được ở Việt Nam. Trò chơi, cũng như tham nhũng, không đòi hỏi phải có

khoản tiền cược lớn. Chỉ cần 100 ngàn đồng (4 EUR) nhét vào túi áo công an. Phần lớn người

Việt Nam dị ứng với điều này (chúng tôi đã nói ở trên); những người khác không khó chịu với

những chiến thắng nho nhỏ qua đó họ cho thấy họ không để cho người khác muốn làm gì thì

làm. Tay công an tưởng trúng quả, nhưng anh thanh niên đi xe máy mới là kẻ cười khẩy khi thấy

mình bỏ có mấy xu mà cũng được cái sướng là làm sa đọa lực lượng kiểm tra, nghĩa là làm cho

họ yếu đi. Vả lại, anh ta ngay sau đó sẽ đi kể cho các bạn mình nghe và trong câu chuyện của

anh ta sẽ có nửa phần cười cợt, một phần tư bức xúc và một phần tư khinh bỉ. Cảm giác cũng y

như vậy với nhà văn bỏ tiền ra mua lòng khoan dung của kẻ kiểm duyệt, người cha chạy cho con

thoát nghĩa vụ quân sự, bà bán hàng rong hối lộ công an, nhà báo hay nghe lời bỗng dưng phá

lệnh, vị đại biểu quốc hội tự nhiên thành kẻ phản nghịch, hay những người miền Nam không

thấy khó chịu khi được phục thù đối với miền Bắc bằng cách sỉ nhục họ với những vali đầy tiền.

Còn những người mất thật sự, vì kiểu gì cũng phải có người mất, thì, trái khoái thay, đó chính là

những người không tham gia vào cuộc chơi : những người nghèo, những người không xu dính

túi, những người tay trắng không có đủ tiền nhét vào phong bì. Tiền cược ban đầu, dù ít đến đâu,

cũng quá sức họ. Họ dành thú vui phạm luật cho những kẻ có điều kiện, những kẻ nổi được,

Page 46: Song Voi Nguoi Viet

những kẻ khôn khéo, ma lanh, ở thành phố hay thị xã. Tờ tiền 100.000 đồng, với họ, đã là tương

đương với 4 ngày quần quật dưới bùn nơi đồng ruộng hay trong đống xi măng nơi công trường :

nếu đặt cược gấp 8 lần, họ sẽ mất hết. Cho nên ta không thấy họ, họ ở xa cuộc chơi và không ai

nhắc đến họ cả. Không gì cho thấy họ sẽ còn chịu đựng lâu được việc mãi không được hưởng sự

bình đẳng bề ngoài này, sự bình đẳng an ủi người ta và giúp người ta chịu đựng bất công. Trong

khi kẻ có của, dù ít, chơi trò “mất là được”, những kẻ khố rách chỉ biết lăn lưng ra mà làm.

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (6)

Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Tiếp theo 377. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (5)

Hiền, một người được kết nạp vào Đảng như nhiều người

khác

Đảng là một thế giới bí ẩn, không gì lộ ra được bên ngoài, người ta nói những điều đầy trái

ngược về thế giới đó. Một số người nhìn thấy Đảng hiện diện ở khắp nơi, một số khác chẳng thấy

nó ở đâu cả. Không ai thực sự biết Đảng là gì và hoạt động ra sao trong đời sống hàng ngày.

Nhưng dù sao một chút ít thông tin nhỏ nhoi về Đảng có lẽ sẽ được người ta biết, bởi vì từ những

năm 2000, chúng ta được chứng kiến một sự khuyếch trương mở rộng của Đảng trên diện rộng.

Các cơ sở Đảng khác nhau ở các cấp độ khác nhau lần lượt kết nạp thành viên. Đảng phát động

một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp, trên đường phố, trên báo chí và trên truyền hình. Và nếu

nhìn với con mắt nghề nghiệp hơn thì thấy rằng Đảng đang ở mọi cấp độ công khai chiếm lĩnh

các cơ quan lập pháp và hành pháp địa phương. Ta không thể biết mọi điều sẽ tiến triển ra sao,

nhưng ít ra cần phải cố gắng hiểu chúng.

Để làm điều này, tốt hơn hết là hãy lắng nghe một chứng nhân, một trong số hàng triệu thanh

niên Việt Nam đến một thời điểm bước ngoặt trong sự nghiệp của mình bỗng nhiên đứng trước

tình huống gia nhập hay không gia nhập tổ chức Đảng. Đó chính là trường hợp của Hiền. Cô 36

tuổi, thích vui sống, chế nhạo chuyện chính trị, nhưng đã gia nhập hàng ngũ của Đảng cộng sản

và vừa nhận tấm thẻ Đảng viên. Câu chuyện của cô cho ta biết vì sao và làm thế nào những con

người bình thường gia nhập tổ chức Đảng, hay vì sao và làm thế nào mà họ không thể làm khác

thế, cho ta biết cả cách thức mà những “chi bộ” huyền thoại vốn định hình đất nước này vận

hành, cũng như là thái độ ngày càng thờ ơ của người Việt Nam đối với đời sống chính trị của đất

nước mình.

Page 47: Song Voi Nguoi Viet

Cách thức và sự gia nhập Đảng

Hiền là mẹ của một cô con gái chín tuổi và sống tại một khu tập thể chung cư phía Nam Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh vào năm 1995, cô làm việc cho một số công ty nước ngoài tới

năm 2002. Trong thời gian này, cô hưởng một mức lương cao: trung bình là 230 euro mỗi tháng.

Cô khi đó thuộc lớp thanh niên Việt Nam giỏi dang biết thích ứng với một nền kinh tế đang tăng

trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên vào năm 2002, cô thôi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài để

chấp nhận một vị trí khiêm nhường tại bộ phận thông tin-tư liệu của bộ nông nghiệp. Việc

chuyển đổi diễn ra dễ dàng.

Được một người họ hàng chỉ bảo, cô đã vượt qua kì thi viết một cách dễ dàng, còn tại kì thi

phỏng vấn, cô đã biết chứng tỏ kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực quốc tế của mình.

Lương cô nhận chỉ còn là 45 euro, nhưng bù lại cô đạt được cái mình từng mơ ước: một công

việc ổn định và có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con gái khi đó mới một tuổi. Khi đó, cô thấy

bằng lòng và không hề tiếc về sự lựa chọn này của mình. Cô có thời gian, có nhiều thời gian là

đằng khác. Chắc chắn mức lương của cô mà cô có thể kiếm đước khi đó ở một văn phòng nước

ngoài là 700 euro nếu như cô không có quyết định thay đổi đó: song thực tế cô chỉ còn kiếm

được gần một nửa so với mức đó nếu cộng them khoảng 200 euro cô kiếm thêm được nhờ công

việc dịch thuật làm ngoài giờ.

Trong hai năm đầu, công việc của Hiền diễn ra bình thường. Giờ giấc làm việc ở cơ quan linh

động, thỉnh thoảng có thể vắng mặt một ít không sao, bầu không khí làm việc thân thiện. Đồng

nghiệp của cô thích bàn đủ chuyện trên đời, thích bông đùa, bình luận chuyện thời sự, thổi phồng

những chuyện bàn tán đó đây trong thành phố. Cô hoà đồng với mọi người, đặc biệt có quan hệ

tốt với sếp của mình – một người có cá tính nhu hiền biết tế nhị tìm hiểu về gia đình, sở thích và

suy nghĩ của cô. Anh ta tỏ ra rất quan tâm: Hiền không biết tại sao, nhưng cô để ý thấy thế. Vào

một ngày đẹp trời, anh cho gọi cô lên gặp và với vẻ mặt quan trọng đặt vấn đề tạo điều kiện giúp

đỡ cô vào Đảng. Chẳng có gì là chắc chắn cả, bởi vì quyết định lại không phụ thuộc vào cô cũng

chẳng vào anh ta, chỉ có điều anh ta cho rằng khả năng cô được vào Đảng chắc chắn và do vậy

anh ta thấy có trách nhiệm khuyên nhủ cô. Cô đã cảm ơn anh ta đã quan tâm tới cô và nói rằng

cô sẽ suy nghĩ về đề nghị này, rồi trở về nhà trong tâm trạng rất rối bời.

Hiền đâu có muốn dính dáng gì đến chính trị đâu. Những điều cô biết về chính trị làm cô càng do

dự thêm. Từ bé cô đã được tắm trong những bài ca yêu nước, đã từng đeo chiếc khăn quàng đỏ

của đội viên, đã từng trong suốt nhiều năm nghe đi nghe lại một bài diễn văn ở nhà, ở trường và

ở trên ti-vi, đã từng học quân sự, đã từng theo học những giờ giảng về chủ nghĩa Mác-Lênin bắt

buộc ở trường Đại học. Cô đã biết những cụm từ về đấu tranh giai cấp, tích tụ vốn tư bản nguyên

thuỷ, thực dân khát máu, đế quốc Mĩ, chế độ nguỵ quyền miền Nam, bình minh rạng rỡ, những

ngày mai huy hoàng và tương lai nhuốm màu đỏ. Trong số tất cả những thứ đó, chẳng thứ gì lạ

lẫm với cô, nhưng cũng chẳng thứ gì làm cô quan tâm cả.

Cô đã có gia đình, có cuộc sống độc lập, cô chỉ muốn giải phóng mình, ấy thế mà giờ đây người

ta lại đề nghị cô quay lại phía sau…Chưa kể là điều kiện làm việc việc của cô sẽ vất vả hơn, vì

như mọi người đều biết rồi, một Đảng viên phải đến cơ quan đúng giờ và không được về trước 3

giờ chiều. “Là Đảng viên tạo ra một kiểu kiểm tra thứ hai đối với nhân viên, và đó là một kiểu

kiểm tra chặt chẽ vì lẽ nó xuất phát từ cơ sở Đảng bộ mà nhân viên đó trực thuộc; mọi việc có

Page 48: Song Voi Nguoi Viet

thể biến chuyển không có lợi, nhất là vào kì kiểm điểm cuối năm, lúc mà Đảng viên không được

giấu giếm gì. Cuối cùng, Hiền không muốn mất thời gian; cô đã bỏ làm công ty tư nhân cũng chỉ

vì điều này, chứ không phải để mất nhiều giờ họp hành vô bổ. Ngày hôm sau, cô gặp sếp với bộ

dạng ra vẻ tiu nghỉu, từ chối đề nghị vào Đảng, với cái cớ hợp lí là phải dành thời gian dậy dỗ

con gái.

Một năm sau, đó là vào cuối năm 2005, Thọ lại nhắc lại lời đề nghị. Hiền cố gắng khoái thác

nhưng lúc này tình thế của cô đã khác: con gái cô đã bốn tuổi và đi lớp mẫu giáo. Lí do hoàn

cảnh gia đình không còn giá trị. Hơn nữa, không ai có thể từ chối vào Đảng nếu không có một lí

do chính đáng, vì lẽ vào Đảng là một niềm vinh dự và do vậy phải được đón nhận một cách nhiệt

tình. Thọ – một người tử tế và vồn vã – không cần phải nhắc lại điều này với Hiền, và thế là cô

ấp úng chấp thuận sẽ thực hiện những bước đầu tiên trên con đường gia nhập Đảng. Vài tháng

sau, tên cô xuất hiện trên danh sách những người được đề cử vào lớp cảm tình Đảng. Thế là mỗi

người trong cơ quan lúc này biết cô đang trong giai đoạn thử thách để được kết nạp.

Cô theo lớp học này vào tháng tư năm 2006 cùng với hàng trăm người khác như cô được tập hợp

từ nhiều phòng ban khác của cơ quan tại phòng hội trường lớn của Bộ Y tế tại khu Giảng Võ.

Lớp học chia thành hai giai đoạn: ba ngày học, hai ngày dành cho soạn một bản ghi nhớ tại nhà.

Vàọ buổi sáng ngày học đầu tiên, các học viên lớp cảm tình Đảng phải mua ngay tại lớp học một

tập sách chính trị chứa nội dung chính của khoá đào tạo, hay đúng hơn đó là nội dung duy nhất

vì lẽ những giờ giảng chẳng qua cũng chỉ là những lần đọc nội dung đó trước đông đảo mọi

người mà thôi.

Tập kinh nhật tụng lí tưởng đối với những môn đệ theo chủ nghĩa Mác-xít chưa từng đọc tư

tưởng của Mác đáng được biết đến. Nó được phân thành nhiều chương nói về lịch sử Đảng, xây

dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh, qui chế nội bộ Đảng với

những nghị quyết mới đây, và cuối cùng là những điều kiện cần phải thực hiện để được kết nạp

vào hàng ngũ của Đảng. Tất cả được nhồi vào trong những câu chữ hoàn chỉnh, những lời trích

dẫn chung chung và những lời kêu gọi củng cố chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Rõ ràng đây

là chủ nghĩa Xta-lin của đầu những năm 1940. Và vì bởi đây là một cuốn giáo trình dành cho

những kẻ thô lỗ, cho nên sau những trang dài phân tích là 4-5 dòng in nghiêng tóm lại những gì

cần phải thuộc lòng. Và cũng để giúp đỡ học viên, một cuốn sách phụ lục thực sự hữu dụng bao

gồm với mọi câu hỏi và trả lời về các chủ đề được cuốn giáo trình phân tích. Thực là một kiểu

tổng kết chủ nghĩa Mác-xít phức tạp, một kiểu tóm lược sơ sài các khái niệm và qui luật, một học

thuyết được gom nhặt và biến thành những công thức, một kiểu thánh hoá một con người và một

kiểu định nghĩa một đường lối: đó quả chẳng khác gì một cuốn sách kinh lễ. Trong ba ngày lải

nhải này, Hiền chẳng hề chú ý nghe những gì được nói trên bục, bởi đó hoàn toàn là những gì có

trong sách, không một giáo viên nào dám mạo hiểm đi xa nội dung trong đó. Và thế là như

những học viên khác, Hiền ngủ và viết thư. Cuối cùng điều mà mọi người chờ đợi diễn ra: giáo

viên viết lên bảng ba câu hỏi mà các học viên sẽ phải trả lời trong bản ghi nhớ của mình. Trong

ba câu hỏi thì có hai câu hoàn toàn có trong cuốn sách phụ lục hữu dụng, còn câu hỏi thứ ba xem

ra có phần cá nhân hơn: “Theo bạn, thế nào là một Đảng viên tốt ?”. Khoá học kết thúc.

Ở nhà, Hiền soạn bản ghi nhớ. Đối với hai câu hỏi đầu tiên, cô chép y nguyên các câu trả lời có

trong cuốn kinh thánh mà không thay đổi một dấu phẩy nào, tới mức cô có thể yên tâm mang nó

tới một cửa hàng dịch vụ tin học nhờ đánh trên máy vi tính. Chỉ thế thôi mà cũng chiếm tới mười

Page 49: Song Voi Nguoi Viet

tám trang trên tổng số hai mươi trang theo yêu cầu. Có nghĩa là cô còn hai trang cho phần trả lời

cho câu hỏi về suy nghĩ cá nhân. Trong có 30 mươi phút cô đã soạn xong câu trả lời, cô chỉ việc

lôi ra những câu từ sáo đã có sẵn về đức tính cần có của một người Đảng viên, về tinh thần đoàn

kết với nhân dân, về tình yêu vô bờ bến với Bác Hồ, về nỗi lo không ngơi của Bác đối với việc

bảo vệ Tổ Quốc. Cuối cùng cô nở một nụ cười mãn nguyện khi chỉ tay vào bản ghi nhớ của

mình: “Dù sao mình không tồi khi tự mình viết câu trả lời cá nhân ! Đa số những người khác chỉ

việc làm thao tác “cắt-dán” những mẫu sẵn có được gởi qua thư mail !”. Để kết thúc chuyện này,

cô thốt lên một từ mà ở Việt Nam người ta vẫn hay dùng mỗi khi họ chế riễu những lối nói sáo:

“Bốc phét!”

Một tháng sau, Hiền nhận từ tay Thọ một tờ giấy chứng nhận cô đã hoàn thành những điều kiện

đối với những người cảm tình Đảng. Trên tờ chứng chỉ này, chỉ có thời gian ngày tháng năm ghi

trên đó là quan trọng vì nó chỉ có giá trị một năm. Vẫn còn phải có thêm một bước tiến nữa phải

thực hiện, vì trước đó nó không có giá trị quá sáu tháng, làm sao cho người ta phải học lại khoá

học cảm tình Đảng nếu như việc kết nạp vào Đảng diễn ra quá muộn; Hiền biết nhiều người đã

từng phải học lớp này tới năm lần. Dù sao đi nữa thì đối với cô, quá trình xét kết nạp Đảng đã

khởi động rồi. Quá trình này sẽ chỉ hoàn thành sau khi đã trải qua những cửa quan liêu sính giấy

tờ xen với những sự kiểm tra chính trị chẳng đơn giản chút nào.

Kiểm tra và kết nạp

Thời kì đầu tiên là giai đoạn thử thách. Hiền được hai người “nâng đỡ” (đỡ đầu ) cũng là Đảng

viên chi bộ cơ quan trong đó có Thọ. Cô vẫn nói chuyện vui với họ bởi họ vẫn là những đồng

nghiệp bình thường của cô, chỉ có điều cô thận trọng hơn trước kia. Cô tránh nói tới những

chuyện chính trị, để khỏi bị rơi vào tình trạng chênh vênh nguy hiểm, thậm chí đôi khi bị nhắc

nhở với một nụ cười gượng gạo rằng cần phải nghiêm túc hơn trong mọi chuyện. Không khí

trong cơ quan không thay đổi: chỉ có Hiền thôi là đang phải học cách thận trọng. Nhưng cô vẫn

không biết gì về chi bộ Đảng mà cô sẽ gia nhập: cô chưa là thành viên trong đó, không biết

những chuyện diễn ra, được nói, được làm ở bên trong đó. Chi bộ ư ? Một từ xa lạ, gắn với một

nơi mà lại không chỉ là một nơi mà thôi, vì lẽ chi bộ họp trong những phòng thông thường. Các

thành viên chi bộ vừa ở trong vừa ở ngoài; họ vừa ở cơ quan, vừa ở ngoài cơ quan. Còn đối với

Hiền thì lúc này cô chẳng ở đâu cả: cô chẳng là gì hơn ngoài là một viên chức bình thường, cô

đâu đã là Đảng viên. Cô đang cảm thấy tư cách của mình thay đổi. Chẳng hề biết tại sao và vì ai,

cô có cảm tưởng rằng hành động và lời nói của mình đang được dò xét qua kính lúp. Cô không

hề sai: sau này khi đã là Đảng viên cô sẽ biết rằng trường hợp của cô đã luôn được theo dõi sát

sao và đã có nhiều bản báo cáo về cô được viết. Nếu cô biết được điều đó thì không phải vì mọi

người nói cho cô biết điều đó, mà bởi vì giờ đây chính cô là người thực hiện vai trò này đối với

những Đảng viên dự bị mới.

Tính đáng tin cậy của một Đảng viên dự bị không hề là một chuyện đơn giản. Nó là một đòi hỏi,

nó được kiểm chứng. Để làm điều này, Đảng sử dụng một công cụ xưa như tôn giáo: phương

pháp phê bình và tự phê bình, nói một cách khác đi chính là lời tố giác và bằng chứng có khả

năng phát hiện kẻ thù trong chính mình và kẻ thù xung quanh mình. Phần tiếp theo làm rõ điều

này.

Page 50: Song Voi Nguoi Viet

Vào mùa xuân năm 2007, chi bộ trao cho Hiền một bản còn nguyên của cuốn “sổ gia đình của

Đảng”(?) huyền thoại cho phép điều tra về đảng viên dự bị và người thân của người này, và mục

đích thứ yếu là để lôi kéo quần chúng. Lần này, “bài tập đưa ra cho cô không hề vớ vẩn tí nào và

không thể hoàn thành trong nửa tiếng đồng hồ thôi”. Thực tế là cô đã cần tới hơn sáu tháng cho

nhiệm vụ này. Cô phải ghi chép lại những thông tin về ông bà cô và những người thân thích, về

bố mẹ, về cô gì chú bác, về anh chị em, về chồng, con cái, và tương tự như trên về phía chồng

của cô. Đối với từng người một, cô ghi tên, ngày và nơi sinh, nơi ở, dân tộc, tôn giáo, nghề

nghiệp, trình độ học vấn và chính trị, hoạt động tại các tổ chức đại chúng, có là Đảng viên hay

Đoàn viên hay không, có dự định ra nước ngoài hay không, tài sản và “thái độ chính trị”. Liên

quan đến bố mẹ và ông bà, bản mẫu kê khai yêu cầu ghi rõ những người này liệu đã “làm việc

cho kẻ thù” hay không ( Pháp hoặc Mỹ ), liệu đã từng bị xử lí trong cuộc cải cách ruộng đất (

1951-1956 ) hay không, hoặc liệu đã bị kết án tại các trại cải tạo sau 1975 hay không. Đó là một

công việc chán nản với 26 phần phân theo thành viên gia đình. Tất nhiên, như tất cả mọi người,

Hiền không chần chừ trước một ô trắng nào. Cô nói dối đôi chút về tình trạng gia đình vì không

biết, nói dối nhiều về họ hàng cũ và xa xôi, nói dối nhiều hơn về mong muốn và thái độ chính trị

của người này người kia vì không biết và không muốn biết. Nhưng cô cần phải thận trọng: những

cuốn sổ được đối chiếu với nhau và cuốn của cô không được nói ngược với cuốn mà bác cô vốn

cũng là Đảng viên từ hơn hai mười năm nay đã kê khai.

Thủ tục này có thể sẽ chỉ mang tính hình thức ở đất nước Việt Nam đương đại như biết bao nhiêu

điều khác. Thực tế không phải vậy. Những lời khai của Hiền sẽ được kiểm chứng một cách kĩ

lưỡng. Công không hề biết làm cách nào việc kiểm tra về mặt giấy tờ đã được thực hiện, mặc dầu

cô không chắc chắn rằng đã có một cuộc tìm kiếm trong hồ sơ của Đảng, nhưng cô biết rằng chi

bộ đã cử hai người đi kiểm tra sổ gia đình của cô. Bởi vì họ hang gần của cô sống tại Hà Nội nên

trường hợp của cô dễ dàng được xử lí và chính những người “nâng đỡ” cô đảm trách công việc

này: họ sẽ không phải đi xa lắm. Nếu cần phải về quê thì họ có lẽ đã cử những người ít bận rộn

hơn và có lẽ cô đã phải đi cùng, thuê xe ô tô và trả mọi chi phí rồi. Hai thanh tra sẽ kiểm tra tại

khu dân cư nơi Hiền sinh sống, rồi tại khu bố mẹ cô sống, cuối cùng là tại nơi làm việc của

chồng cô, và mỗi lần như thế họ lại hỏi thông tin cảnh sát khu vực và các chi bộ Đảng cơ sở. Họ

kiểm chứng những lời khai của cô, và nói theo một cách chung chung hơn là họ muốn biết cô cố

được mọi người biết không, có được nể trọng yêu quí hay không, có xích mích với hàng xóm hay

không hay có bị lời qua tiếng lại nào hay không. Họ cùng lúc thực hiện kiểm tra trên giấy tờ và

điều tra về đạo đức. Cha mẹ, gia đình, chồng không bao giờ được trực tiếp hỏi; như thế chẳng

giúp ích gì, bởi vì nhiều nhân viên nhà nước được gọi với cái tên “công an phường” nắm thật rõ

tình hình từng nóc nhà của khu vực mình phụ trách được huy động tại chỗ cho vào công việc vốn

là của cảnh sát này.

Về phần mình, Hiền viết một đơn xin vào Đảng đầy tình tiết. Trong bản tuyên bố công khai này,

cô nói hết về bản than, trình bày lí do cô xin vào Đảng và hứa nếu được kết nạp sẽ hành động sao

cho xứng đáng với sự mong đợi của lãnh đạo Đảng. Hồ sơ của cô giờ có thể được đánh giá sơ

qua trong nội bộ. Ngoài những mối quan hệ với hai người “nâng đỡ” tất nhiên ủng hộ cô, cô còn

cần phải nhận được sự ủng hộ của quần chúng Quần chúng chính là những người khác, những

người ngoại đạo, có nghĩa họ không là Đảng viên nhưng lại được Đảng hỏi ý kiến và sử dụng

nhằm gia tăng ảnh hưởng. Họ tạo thành một lớp người đặc biệt, có họp hành chính thức, và khi

cần phát biểu cho ý kiến. Hiền được đánh giá tốt, là một đồng nghiệp dễ chịu và ý tứ: cô được sự

ủng hộ của tất cả mọi người.

Page 51: Song Voi Nguoi Viet

Hồ sơ của cô khi lần đầu tiên vượt ra khỏi phạm vi chi bộ giờ đây sẽ được đưa lên cấp lãnh đạo

cao hơn ( nơi mà như một bài hát đã nói, “Đảng là một ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì

sao” ). Quả vậy, hồ sơ được chi bộ chuyển lên cho Đảng bộ, rồi được Đảng bộ chuyển lên cho tổ

chức, điều này có nghĩa là nó chuyển từ một chi bộ nhỏ qua Đảng bộ để tới cấp lãnh đạo cao

nhất của bộ, vì lẽ Đảng nằm trong Nhà nước. Hiền không biết liệu hồ sơ của cô đã được chuyển

tới đó chưa, liệu nó đã được xem xét một lần nữa chưa hay được xếp vào kho lữu trữ hồ sơ,

nhưng vào đầu năm 2008, cô nhận được quyết định chính thức cho phép cô được vào Đảng.

Việc kết nạp chưa mang tính đầy đủ và trọn vẹn, vì mãi một năm sau nó mới diễn ra. Dù sao đó

cũng là lúc quan trọng nhất. Tất cả bắt đầu bằng một nghi lễ kết nạp tổ chức tại cơ quan. Vào

một buổi sang, cô được Thọ – sếp và người cố vấn của cô đón tiếp và dẫn cô tới căn phòng họp,

nơi các thành viên chi bộ Đảng, những đại diện của Đảng bộ và những người thay mặt quần

chúng ngồi nhóm họp xung quanh một cái bục có cắm hoa và được những chiếc đèn ha-lo-gien

chiếu sang. Chúng tôi đếm có mươi hai người trên bức ảnh mà cô giữ. “Không khí buổi họp

trang nghiêm tới mức không ai có thể đùa cợt được” – Hiền nói vẫn với điệu bộ thoải mái thường

ngày của mình. “Tất cả đã được sắp đặt dàn dựng, để tạo ra cái vẻ nghi thức và quan trọng.

Không có nụ cười nào, những vẻ mặt nghiêm túc, những câu chào ngắn gọn khô cứng. Tóm lại là

tất cả mọi thứ được thực hiện để tạo cho nghi lễ kết nạp một cái vẻ đặc biệt trang trọng. Hiền tới

ngồi vào chỗ của mình, dưới một tấm ảnh chân dung Bác Hồ bằng sơn mài. Cô cảm thấy mình

sao lung túng thế. Rồi đột nhiên tất cả những người đến dự đứng cả dậy: quốc ca nổi lên. Sau

quốc ca là bài “Quốc tế ca”, rồi sau đó là lễ chào cờ, hay đúng hơn là có hai lá cờ, vì ngoài lá cờ

của Đảng còn có là cờ Việt Nam. Phương – bí thư chi bộ – lên phát biểu. Cô đọc tuyên bố chính

thức của Đảng bộ cơ quan về việc kết nạp Hiền vào Đảng. Sau đó, hai người “nâng đỡ” Hiền đọc

báo cáo của mình và nói thêm vài lời nhấn mạnh giây phút quan trọng của buổi lễ kết nạp và sự

tin tưởng của Đảng đối với người được thu nhận; một trong hai người đã không quên hô khẩu

hiệu: “Đỏ như màu của sự tin tưởng, đỏ như màu máu của chúng ta”.

Đến lúc Hiền phải lên phát biểu. Cô không tỏ ra lúng túng bởi tất cả đã được sắp xếp từ trước rồi.

Trước hết cô đọc lá đơn xin vào Đảng và lời tuyên thệ của mình, một cách để nhấn mạnh rằng

hành động của cô là tình nguyện và lời hứa của cô là công khai. Sau đó là giây phút quan trọng

nhất. Sau một phút ngừng phát biểu rất được tính toán, cô đọc chậm rãi từng từ một “Bản tuyên

thệ của Đảng viên”. Bản tuyên thệ mà cô đã học thuôc long này là một đoạn văn dài nửa trang

với bốn điều: 1) Trung thành với Đảng, với chỉ thị và nhiệm vụ Đảng giao. 2) Trau dồi phẩm

chất cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan lieu, lãng phí và tham nhũng. 3)

Liên hệ với nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, tuyên truyền trong nhân dân tư

tưởng của Đảng, nhất là tại gia đình và tại nơi làm việc. 4) Tuân theo kỉ luật của Đảng, giữ gìn sự

thống nhất của Đảng, thực hiện phê bình và tự phê bình, tham gia vào hoạt động chính trị… và

đóng góp lệ phí sinh hoạt Đảng. Mỗi khi đọc xong một điều, Hiền lại tuyên “tôi xin thề”; và khi

đọc xong toàn bộ nội dung bản tuyên thệ, Hiền nhắc lại ba lần liền câu này.

Phương – bí thư chi bộ phát biểu vài lời biểu dương, sau đó đến lượt người thay mặt “quần

chúng” ( xin mở ngoặc nói rằng đây chính là một Đảng viên dự bị chờ kết nạp mới ). Lễ kết nạp

kết thúc với việc đại diên chi bộ, công đoàn và quân chúng lần lượt lên tặng ba bó hoa cho Đảng

viên mới. Nhưng điều này cũng chẳng làm cho không khí nghi lễ bớt trang nghiêm hơn, đây là

một điều hiếm có ở Việt Nam, bởi lẽ mọi lối hình thức chủ nghĩa may thay không bao giờ tồn tại

được lâu. Nhưng ở đây lại là điều bình thường: một lễ cầu kinh đã được đọc, một lễ ban thánh

Page 52: Song Voi Nguoi Viet

thể đầu tiên đã diễn ra, và cần phải chờ đợi lúc ra ngoài sân, cụ thể là lúc chụp ảnh chung, thì

mới được nghe một câu nói đùa về bộ mặt buồn cười của Hồ Chí Minh mà người nghệ nhân sơn

mài đã tạo ra .

Hiền sẽ phải đợi thêm một năm trước khi được chính thức kết nạp. Trong thời gian này, cô

không phải làm gì nhiều, có chăng là theo học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới gần giống với lớp

cảm tình Đảng: lại một tập sách kinh mà chẳng ai đọc, những giờ giảng cứng nhắc mà tất cả học

viên ngủ gật, một bài ghi nhớ cá nhân làm qua quit cho xong. Một vài tuần sau lớp học này, Hiền

nhận được cái quan trọng nhất và cũng là thứ duy nhất: tờ chứng nhận thành công có giá trị một

năm. Và vào tháng 11 năm 2008, cô được công nhận là Đảng viên đầy đủ tư cách. Sự thừa nhận

này chỉ là một thủ tục; chẳng có nghi lễ nào diễn ra cả. Cô đơn giản được mời tới cuộc họp thông

thường của chi bộ, và tại đây thư kí chi bộ đọc to “quyết định công nhận chính thức” kết thúc với

một tràng vỗ tay. Chẳng có bài diễn văn nào, cũng chẳng có bó hoa nào. Hiền vượt qua chặng

đường cuối cùng vào tháng Mười năm 2009: nhận thẻ Đảng viên, với hình búa liềm ở phía trên

hình chân dung Hồ Chí Minh ở mặt sau tấm thẻ. Tấm thẻ này quan trọng, bởi vì thời gian gần

đây phải xuất trình nó khi giơ tay biểu quyết. Trái lại, cần phải giấu nó đi mỗi khi bị cảnh sát

giao thông chặn: đối với một Đảng viên, dúi tiền vào tay cảnh sát sẽ bị phạt cao hơn hai lần vì lỗi

của Đảng viên nặng gấp hai lần.

Gần ba năm rưỡi đã trôi đi kể từ cái ngày sếp cô thuyết phục cô vào Đảng tới cái ngày cô được

công nhận là Đảng viên với tư cách đầy đủ, hai năm rưỡi nếu chỉ tính quá trình kết nạp mà thôi.

Trong hành trình chẳng khác cuộc chinh phục thử thách dài hơi này, đâu chỉ có một mình Hiền

mà thôi. Thực vậy, vì từ năm nay, Đảng tăng cường tuyển mộ Đảng viên mới. Năm 2007, 9.500

người đã được kết nạp tại Hà Nội và con số kết nạp mới trong cả nước là 186.000 người. Trong

số những Đảng viên mới này, 37 % là phụ nữ, 66 % trong độ tuổi 18-30, 44% là viên chức, 22 %

là nông dân và 19 % là quân nhân. Những lớp người mới vốn trẻ tuổi và có học thức cao này

(trung bình 26 tuổi và một phần ba có bằng đại học ) được thu nhận vào khoảng 56.000 chi bộ

Đảng trên khắp đất nước làm con số Đảng viên tăng lên tới gần 3,7 triệu vào năm 2010 ( 2 triệu

vào năm 1996), có nghĩa tương đương với gần 5% dân số Việt Nam.

Một chi bộ Đảng hoạt động như thế nào ?

Viện nơi Hiền làm việc sử dụng 316 công-viên chức. Một trăm người là đảng viên. Các đảng

viên phân bổ tại 17 chi bộ, không chi bộ nào có nhiều hơn 10 đảng viên ( 3 đảng viên đã đủ để

lập một chi bộ ). Chi bộ của Hiền có 6 đảng viên. Người ta chẳng làm gì cả để sát nhập các chi

bộ to nhỏ khác nhau này, chỉ bởi vì sự phân nhỏ ở cơ sở là nguyên tắc tổ chức hệ thống ( trái lại

mức độ rất tập trung ở cấp cao nhất ). Bằng cách tăng số lượng chi bộ, Đảng chia nhỏ và bén rễ

khắp nơi. Chi bộ này có ba thành viên, chi bộ kia có năm thành viên, các chi bộ khác có tám hay

bốn thành viên, như thế cho phép Đảng phủ rộng nhiều hơn cả về mặt địa lí và về mặt xã hội so

với một đơn vị lớn hơn gồm hai mươi thành viên. Người ta cảm thấy có bàn tay đang loại trừ phe

đối lập. Chi bộ nhỏ của Hiền được gọi với cái tên “tổ” với sáu Đảng viên chẳng thể làm được gì

khác ngoài nhiệm vụ thuộc chức năng ban đầu của nó: phát đi những thông điệp từ cấp trên

xuống, tạo ra một môi trường và lôi kéo những thành phần có tư tưởng hoài nghi. Người ta

không đòi hỏi gì thêm.

Page 53: Song Voi Nguoi Viet

Các chi bộ Đảng được tập hợp thành Đảng bộ, các Đảng bộ lại cấu thành các tổ chức Đảng, và

cứ thế càng lên cao ta có Trung ương Đảng, rồi Bộ chính trị ở cấp cao nhất với mười năm thành

viên. Đó là con đường trực tiếp. Tuy nhiên bất chấp ưu điểm của chế độ tập trung quyền lực, con

đường này bị một nhược điểm có tính phổ quát: mệnh lệnh đi xuống nhanh hơn nhiều so với

những yêu cầu đi ngược từ dưới lên. Khi đi từ trên xuống, tức từ đỉnh cao xuống cơ sở, sự tuân

lệnh tạo thành hình chóp nón, rồi cứ thế như dòng thác nước lan toả xuống tới tận các chi bộ cơ

sở ở dưới cùng. Theo chiều đi lên, có nghĩa từ nhân dân tới cấp lãnh đạo cao nhất, thông tin chỉ

có thể leo lên được với điều kiện đi qua các “ban thường vụ” – đầu mối đảm bảo kết nối hệ thống

từ cấp nọ tới cấp kia. Đảng là một hệ thống có trên có dưới và nguyên tắc tổ chức của nó là sự

khép kín, sự vận hành của nó mang tính quân sự. Người ta sẽ bổ sung thêm rằng đó là một điều

bí mât.

Đây là một di sản của thời kì hoạt động không công khai, của thời kì kháng chiến và chiến tranh,

khi đảng viên được kết nạp trong rừng trong một buổi lễ gần như bí hiểm, có nghĩa rằng tính chất

bí mật là một qui tắc không được vi phạm, điều này làm cho Đảng khó nắm bắt. Hiền nhắc lại

với chúng tôi bằng cách nhấn mạnh rằng cô đã chẳng hề biết gì cả về chi bộ mà sau này là chi bộ

của mình trước khi được kết nạp vào đó; cô đã biết rõ ai là thành viên trong đó, các buổi họp

được thông tin trên bảng, nhưng các hoạt động cụ thể và các cơ chế bên trong thì cô không được

biết. Sau khi cô đã được kết nạp rồi thì Phương và Thọ vẫn không quên nhắc cô một yêu cầu:

không để bất cứ điều gì được nói trong buổi họp lọt ra ngoài, kể cả những gì không quan trọng.

Cô vẫn còn nhớ lời nhắc nhở này được đưa ra đúng vào ngày cô được kết nạp. Khi cô ngồi ở chỗ

của mình, một chỗ hơi lệch về bên trái, cô đã ngay lập tức cảm nhận được rằng chi bộ Đảng là

một tổ chức kín. Cô cũng cảm thấy được sức nặng của sự kiểm tra đối với mình. Phương, bí thư

chi bộ, là phó giám đốc văn phòng; những người lãnh đạo cấp cao trong công việc là những

người lãnh đạo cấp cao của Đảng, và ngược lại, nói một cách tế nhị, những người lãnh đạo cấp

cao của tổ chức Đảng là những người lãnh đạo cấp cao trong công việc. Đối với Hiền, họ là hai

song thực tế là bốn. Dù ở bên này hay ở bên kia thì sẽ luôn có « một mắt nhìn cô, một tai nghe

cô ».

Tuy nhiên, cô thốt lên, « tôi có may mắn bởi vì chi bộ của tôi còn trên cả mức thân thiện ! ».

Khác với những chi bộ khác có thể cứng nhắc, nhất là ở nông thông, chi bộ của cô tập hợp những

người có học thức, có thông tin (đó là nghề của họ ), luôn có khả năng tương đối hoá những vấn

đề và dàn xếp với lãnh đạo cấp cao. Họ có những sở thích và những cách sống gần giống nhau,

một lối sống đô thị tạo ra cách suy nghĩ nhìn nhận cởi mở. Không có xung đột, không có căng

thẳng, không có sự đố kị. Ngay cả Phương được bầu lại thêm một nhiệm kì hai năm (dưới sự

kiểm tra của Đảng bộ ), là một phụ nữ tử tế, « cầu tiến nhưng tốt bụng » : cô phải vậy nếu cô

muốn dành được sự ưu ái của chúng tôi, tiến bộ trong cơ quan và nhận được một vị trí quản lí

cao hơn ».. Hiền vừa nói không hay lắm về bí thư chi bộ mình. Cô không sai. Giữa Đảng và Nhà

nước, các con đường tiến thân được trải nhựa êm : thăng tiến trong quản lí nhà nước phụ thuộc

vào vị trí quản lí trong chi bộ. Đó chẳng phải là lí do tại sao chủ nghĩa xã hội trở lên đáng

yêu hay sao ? Hiền trả lời câu hỏi tinh nghịch của tôi bằng một câu trả lời tinh nghịch : « Đúng

thế, nhưng chỉ đáng yêu với những Đảng viên khác mà thôi ! ». Dù sao đi nữa, tại văn phòng,

mọi điều diễn ra suôn sẽ hơn với Phương còn bởi chẳng ai dòm ngó tới vị trí của cô ; vào đợt bầu

vừa rồi, Hiền thậm chí còn nhớ là một Đảng viên chi bộ cô đã lôi cô ra gặp riêng trong hành lang

và khẩn khoản xin cô đừng bầu cho người đó.

Page 54: Song Voi Nguoi Viet

Hàng tháng, Hiền dự họp chi bộ tại căn phòng bình thường của bí thư- buổi họp không kéo dài

quá một giờ. Vì cô đã từ chối vị trí kế toán, mọi người đã giao cho cô soạn biên bản các buổi

họp. Sau khi điểm lại tình hình, mọi người phải thông báo những tin mới và những chỉ đạo từ

trên. Những thứ này không phải diễn ra thường diễn ra và cũng chẳng khó giải thích cho lắm, và

vì vốn là những người làm việc trong lĩnh vực thông tin-tư liệu cho nên mỗi người trong họ cũng

đã biết điều gì diễn ra, điều gì cần phải nghĩ và điều mình cần nghĩ thực sự. Tất cả không quá

mười phút. Rồi, mọi người thảo luận kĩ về công việc thường ngày, rồi mười năm phút cuối biến

thành lúc nói chuyện phiếm. Mọi người uống và vui đùa. Không khí của những buổi họp này là

tất cả trừ nghiêm túc. Như để thanh minh, Hiền kết luận : « Chi bộ của tôi có thể không thật

nghiêm túc cho lắm. Nó chắc hẳn khác với những nơi khác, nhất là so với những nơi hẻo lánh,

nơi mà người ta thực sự nói chuyện về tình trạng đất nước và của thế giới… ». Một chi bộ không

thật nghiêm túc ư ? Dù sao nó ít nghiêm khắc tới mức nhiều lần nó đã bị quên, hoặc bị chán ghét

tới mức chưa bao giờ diễn ra, tới mức phải làm giả sổ ghi chép và lập một biên bản họp

giả… Nhiều trường hợp ở những nơi khác chỉ ra rằng trò họp giả này đã trở thành rất phổ biến,

và cuối cùng cái kiểu vừa rập khuôn và vừa vô lối này đã trở thành một nét khá tiêu biểu cho xã

hội Việt Nam đời thường ngày hôm nay.

Mặc dầu vậy, vẫn tồn tại nhiều ràng buộc. Trước hết phải nói tới những lần triệu tập họp bất

thường khi lãnh đạo Đảng tuyên một nghị quyết. Cần phải ngừng mọi công việc để có mặt. Tổ

chức hình kim tự tháp từ trên cao hả hê huy động năm mươi ngàn chi bộ phía dưới. Hiền đã ba

lần tới những buổi họp kiểu thế được một phái viên của ban Tuyên giáo TƯ Đảng triệu tập tại

một hội trường lớn của bộ. « Tôi đã chẳng nghe gì hết » – Hiền đã nói thế – « Nhưng tôi đã mất

cả nửa ngày, và tôi đã một lần lỡ một cuộc hẹn quan trọng ».

Còn một ràng buộc nữa nhàm chán hơn, đó là qui định bắt buộc đảng viên phải tham gia cả cuộc

họp của chi bộ Đảng tổ dân phố nơi Đảng viên cư tru, ngoài cuộc họp của chi bộ cơ quan, và nếu

có thể tham gia cả vào hoạt động do chi bộ Đảng tổ dân phố tổ chức, điều này càng làm mất

thêm nhiều thời gian. Ta có thể nói dối, nghĩ ra một lí do vắng mặt nào đó, nhưng theo Hiền dẫu

sao thỉnh thoảng cũng phải có mặt để tránh bị lôi ra khiển trách. Chỉ khi về hưu thì Đảng viên

mới được thôi không phải thực hiện nghĩa vụ này. Những Đảng viên nghỉ hưu ai cũng biết mánh

khoé sau : họ quên chuyển hồ sơ Đảng viên từ chi bộ cơ quan nơi họ thôi làm việc tới chi bộ

Đảng tổ dân phố nơi họ sống, nơi mà về lí thuyết họ sẽ phải tiếp tục tham gia sinh hoạt Đảng…

Liên quan tới những điều bắt buộc, chắc chắn phải nói tới cuộc họp cuối năm dưới hình thức là

cuộc họp kiểm điểm cá nhân đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với mọi Đảng viên. Từng người

một phải đọc một bản kiểm điểm, cho ý kiến về bản kiểm điểm của các Đảng viên khác, và mỗi

lần như thế họ phải điền nghiêm túc vào một tờ kê khai. Rồi trước những con mắt giả bộ thơ

ngây – thực tế đây chẳng khác gì một trò trẻ con kinh khủng – từng người một phải tự kiểm điểm

mình trước người khác,và để lời kiểm điểm được hoàn chỉnh, cần phải đề nghị người khác nhận

xét về mình. Thực là một phép biện chứng giống trò ném đá nẩy trên mặt nước : quả vậy nếu bản

tự kiểm điểm của tôi bao gồm ý kiến phê bình của người khác, thì bản kiểm điểm ( tự phê bình )

của người khác cũng bao gồm ý kiến phê bình của tôi, và chỉ như thế thì việc phê bình mới có ý

nghĩa đầy đủ ( phê bình nhau để giúp đỡ nhau ). Ngay cả khi không có ý kiến gì, cũng phải cố

tìm ra điểm nào đó còn chưa hoàn thiện cho lắm ở mình hay ở người khác để có gì đó phát biểu

trong khoảng thời gian dành cho mình và có gì đó để điền vào bản kê khai của mình. Càng nói

Page 55: Song Voi Nguoi Viet

được điểm thực sự còn yếu kém của mình hoặc của người khác, thì lời tự phê bình và phê mình

mới được cho là thành thật và tử tế. Và thế là người ta chẳng thiếu chuyện để có thể toả sáng.

Chẳng hạn người ta điểm lại những sự kiện đã xảy ra trong năm, nhắc lại chuyện ngưòi này hút

thuốc cả ngày trong văn phòng, người kia không bao giờ đóng cửa khi ra ngoài, hay người khác

hay quên chào, đi quán cà phê và sao nhãng việc gia đình, không đi đổ rác, đi làm muộn, mua

cho mình một chiếc xe máy đẹp ( lấy tiền từ đâu ? ) vân vân. Thậm chí không cần phải coi đây là

dịp trả thù để làm cho cuộc họp biến thành chuyện không hay ; chỉ cần một phút bực bội, một

thoáng tỏ ra mệt mỏi, một cá tính dễ tự ái, hay tỏ ra là một người rất tỉ mỉ là đủ rồi ( giống như

người luôn cầm trên tay cuốn sổ để ghi chép lỗi của người khác ). Bởi vì cuộc sống xã hội đôi

khi đòi hỏi người ta phải biết im lặng, cho nên tất cả những gì bình thường lẽ ra không nên bao

giờ nói ra có thể gây ra xung đột và cãi vã để lại tổn thương

Bản thân cái cách thức này tạo ra xung đột. Nó buộc mỗi người phải đặt lên bàn ( nói ra ) những

lí do gây bất hoà, những mầm mồng gây mâu thuẫn, những chiếc ngòi được nối nhân tạo với

những chiếc thùng thuốc thực tế không tồn tại hoặc dẫu sao không nhất thiết tồn tại. Ta hiểu ra

mục đích của cái cách thức cổ xưa theo kiểu Lê-nin này : kiểm soát thông qua mâu thuẫn. Sự bất

đồng được tạo ra từ vô số chuyện là cách tốt nhất để tránh những sự liên kết ở cơ sở vốn luôn

nguy hiểm. Nó là phương thuốc chưa căn bệnh tế bào con trẻ này : tòng phạm. Ta ngỡ mình đang

ở trong phòng khách của Rousseau, ta đang ở dưới chiếc mũ nồi của Lê-nin. Thật kinh ngạc khi

vẫn còn thấy ở Việt Nam ngày nay những gì mà người ta chỉ tìm thấy trong những cuốn sách lịch

sử về chủ nghĩa cộng sản và những cuốn sách nhỏ của quân nhân. Ta thấy ở đây một tính chất

bảo tàng học nào đó không phải là không thú vị. Chỉ có điều đó là một bảo tàng đã vươn ra khỏi

những bức tường của nó bởi vì cái nghi thức kiểm điểm giờ đây đã lan toả ra « đại chúng ». Dù

là Đảng viên hay không là Đảng viên, mọi viên chức phải làm theo. Trong bộ máy chính quyền

Việt Nam, ngay cả những kẻ nghịch đạo cũng thú tội cơ mà.

Hiền bình thường vốn điềm tĩnh cũng nổi sung lên : « Trong vô số trường hợp, buổi họp kiểm

điểm cuối năm là một thách thức. Tôi đã được nghe kể nó diễn ra như thế nào tại nông thôn,

trong bầu không khí toàn là những sự gièm pha chỉ trích và tư thù. « Chúng tôi rất muốn tin vào

những gì họ nói, nhưng ngoài những chuyện nọ chuyện kia về những xung đột giữa những người

nông dân, chúng tôi đã không thể có những bằng chứng hay thông tin cụ thể đáng tin cậy nào về

việc kiểm điểm ở nông thôn. Dù sao thì chuyện kiểm điểm ở chi bộ Đảng của Hiền diễn ra suôn

sẻ, rất suôn sẻ là khác. Các Đảng viên chi bộ của cô là những người có học thức vốn hiểu rất rõ

những cái bẫy để tránh né : trước tiên là ngay từ trước cuộc họp họ đã thoả hiệp trước với nhau

về mối liên hệ giữa phê bình và tự phê bình (« mình trách cậu cái này, cậu chỉ trích mình cái kia,

chúng ta sẽ diễn xong vở kịch », sau đó bằng cách trích tiền quĩ đi nhà hàng.. Cách thức tránh né

này tỏ ra hiệu quả. Nhờ đó mà Hiền đã có thể tiếp tục tự do phát ngôn và nói với chúng tôi về

buổi tổng kết cuối năm này. Là người được may mắn, cô đo sự khác nhau với điều mà người ta

kể cho cô về những chi bộ ở những nơi khác. Nhận định này cũng còn giúp ích cho toàn bộ cuộc

nói chuyện của chúng tôi : quả vậy, nếu như chi bộ của cô quả là một địa ngục thì cô đâu đã có

thể phá bỏ luật giữ bí mật để kể với chúng tôi câu chuyện này về Đảng cơ chứ.

Càng vào Đảng càng ít làm chính trị

Page 56: Song Voi Nguoi Viet

Hiền thuộc lớp thanh niên đô thị trung lưu không quan tâm tới chuyện chính trị. Lớp người này

nhìn về tương lai và có khả năng chịu đựng cao, miễn sao họ không phải chịu nhiều gò bó quá và

đời sống kinh tế khá lên. Điều quan trọng đối với họ là tăng trưởng kinh tế, chứ không phải

chuyện chính trị theo kiểu ngày xưa. Bởi xét cho cùng thì liệu đã có gì thay đổi đối với Hiền kể

từ khi cô vào Đảng hay chưa ? Chẳng gì cả. Cô đã trải nghiệm quá trình kết nạp Đảng như thể đó

là giai đoạn có phần gò bó, và xét cho cùng thì cũng chẳng quan trọng lắm. Đó chẳng qua là một

thủ tục bắt buộc, là điều tất yếu cô phải làm một khi cô đã tự mình quyết định vào làm việc cho

nhà nước, vả lại cô đã làm thuận theo một cách thật dễ dàng là bởi vì điều đó chẳng đòi hỏi ở cô

điều gì về hệ tư tưởng, cũng chẳng gây ra hậu quả gì đối với đời sống hàng ngày của cô, có

chăng nó cho cô khả năng được thăng tiến vì lẽ là Đảng viên là một trong những tiêu chí chính

thức để được đề bạt đối với viên chức nhà nước. Cần phải làm thế và cô đã làm thế.

Đâu có cần phải là người theo hệ tư tưởng cộng sản hay phải trở thành như vậy đâu để vào Đảng

cơ chứ : từ hơn năm mươi năm nay, Đảng đã là một phần của Việt Nam, không phải với tư cách

là một hệ tư tưởng, mà là xét ở góc độ thể chế và xã hội. Đó là một bộ máy gần như những bộ

máy khác. Một người Việt Nam được cuốn vào hàng ngũ của Đảng có ít sự dấn thân chính trị

hơn so với một người Pháp gia nhập Đảng xã hội hay Đảng UMP. Nếu táo bạo hơn, ta có thể so

sánh việc vào Đảng gần giống như việc nhận một tấm huân chương Bắc đẩu bội tinh ở Pháp :

một kiểu lễ nghi cộng hoà, vốn ngày xưa mang tính chính trị, « đánh dấu » một sự phục tùng,

nhưng theo thời gian bị tan chảy để trở thành một kiểu nghi thức của các cơ quan tới mức hoàn

toàn mất đi tính chính trị. Ta cảm thấy lúng túng hoặc tỏ ra như vậy, nhưng ta đón nhận tấm ru-

băng đeo lên mình, thế thôi.

Hiền chẳng ủng hộ cũng chẳng không ủng hộ Đảng. Cô ở trong hàng ngũ đó. Cô vào Đảng một

cách không ồn ào, bình lặng, vào Đảng mà niềm tin không bị thay đổi vì cô đâu có niềm tin nào

đâu. Cô có tấm thẻ, nhưng cô đầu phải là người cộng sản đáng giá một su. Và người ta còn

không tin là cô không có có đầu óc của một người lính cấp thấp. Một trong những người bạn

thân nhất của cô thời trung học không bao giờ quên đưa nhanh tay lên che miệng mỗi khi nói

xong một câu chỉ trích chế độ, như thể anh ta đột nhiên câm miệng lại trước một thành viên có

thế lực trong Đảng…Lời chế riễu không có hiệu lực: Hiền phá lên cười, và để thanh minh theo

một cách cũng hài ước như thế, cô chêm vào một câu tự chế riễu mà tất cả moi người ở Việt

Nam đều biết: “Vì tất cả mọi người đều bẩn cả, cho nên tôi vào Đảng để tất “quần chúng” được

sạch !” Hiền biết nói bông đùa về chính trị, nhưng đó không phải chủ đề ưa thích của cô. Bản

chất của Đảng cộng sản Việt Nam, cơ chế vận hành thực tế của nó, nguồn gốc tư tưởng Lê-nin

của Đảng, lịch sử thực sự của nó, sự kiểm soát hoàn toàn đối với bộ máy nhà nước, tất cả những

thứ đó đâu có làm cô bận tâm để ý, hoặc nói đúng hơn là cô không nhìn thấy. Đó là văn hoá của

cô và của cha mẹ cô, là thế giới của cô, là những gì cô nghĩ tới là đời sống thường ngày của cô.

Và giống như nhiều thanh niên Việt Nam hoặc đơn giản đối với nhiều người Việt Nam nói

chung, cô chỉ biết về lịch sử chính trị đương đại thông qua những gì sách tuyên truyền nói.

Trong hoàn cảnh như thế, mọi điều mới mẻ gây ra sự kinh ngạc, nhất là khi chỉ với một cái clich

chuột, Hiền nhẩy từ thông tin này sang thông tin khác để tiếp cận được những sự thật mà cô chưa

từng bao giờ hoài nghi. Khi làm việc, cô muốn kiểm tra lại ngày tháng Hồ Chí Minh đặt chân

đến nước Pháp và cô bất ngờ thấy một bản sao hợp đồng hôn nhân của ông …??? ( thiếu chữ ở

trang 172 trong sách, do scan) từ kho hồ sơ của KGB: Như vậy là Hồ Chí Minh có vợ, và không

chỉ với dân tộc. Một số người bạn của cô nói với cô về một “mối nguy Trung Quốc”, và trên máy

Page 57: Song Voi Nguoi Viet

tính cá nhân của mình, cô khám phá ra trên những trang blog cả một thế giới toàn những lời phản

đối và những sự tố cáo chế độ mà cô đã trở thành một thiết bị trong đó. Cô không thoát ra được !

Khi mở mắt ra, cô ngạt thở khi thấy trên báo chính thống xuất hiện trở lại những lời kêu gọi của

cái thời Mao Trạch Đông: “Việt Nam là em, Trung Quốc là anh”. Cô bàng hoàng như từ trên trời

rơi xuống khi chúng tôi đọc cho cô trường hợp của hàng chục người trong tù, bị quản thúc hoặc

luôn bị đe doạ gây tai nạn giao thông chết người đối với con cái họ khi đi học. Cô ngay lập tức

tìm thong tin trên mạng: “Tôi biết được những điều không thể tin nổi”.

Cô kín đáo kể những chuyện này với bạn bè than, nói với họ về sự theo dõi của cảnh sát và công

lí mệnh lệnh, tâm sự những nghi ngờ và thu lượm những lời bày tỏ: cô quay trở lại chuyện chính

trị mà không hề biết, cô cuốn theo dòng thời sự, theo những hồ sơ cụ thể, những tiết lộ bất ngờ,

những sự mở lòng nói ra sự thật, những trang web phơi bày. Cô đã từng biết những người không

được ai ưa, đã bị mất việc làm, thậm chí cả tự do. Ấy vậy mà cô đã từng nhìn nhận rằng đó là

một môi trường bình thường, một quyết định của công lí, một luật chơi mà tất cả mọi người đã

tham gia. Giờ đây, Hiền bắt đầu hoài nghi và tự nhủ rằng cái chi bộ Đảng nhỏ nhoi tử tế và chỉ

hơi không được nghiêm túc cho lắm chẳng có gì liên quan đến những trò chơi chính trị thực tế

cả, hay với vai trò giám sát được trao cho nó. Chẳng phải cô hơi bị hụt hẫng hay sao ? Cô lại

cười, nhưng có phần ít hơn so với trước kia. Cô tự hỏi không biết những người chịu những đòn

trời giáng từ Đảng duy nhất đó có nhiều hay không: thế là chuyện trở lên bớt buồn cười hơn rất

nhiều. Giữa sự riễu cợt vô duyên và lời chỉ trích từ đáy long là cả một vực thẳm đang được cô

nhìn thấy, giống như hang trăm ngàn thanh niên Việt Nam.

Sự bất an mà họ cảm nhận thấy cũng tương đương với những nỗ lực của Đảng để ăn sâu bén rễ

chắc hơn vào trong xã hội đương đại. Thách thức thực sự giờ đây không phải là làm sao thu hút

những viên chức trong cơ quan nhà nước nữa, bởi vì như Hiền đã cho ta biết, việc họ vào Đảng

đã trở thành điều bắt buộc. Vấn đề hiện này là làm sao vươn tới những học sinh trung học, đại đa

số người làm công, tới 80-90 % người Việt Nam đang làm việc trong khu vực tư nhân. Vào năm

1999, chỉ thị 07 của Bộ chính trị đã dự kiến tăng cường mở rộng thu hút lực lượng này, nhưng

những nỗ lực kết nạp đã luôn vấp phải thái độ thụ động, nếu không nói là sự phản đối của người

lao động ở khu vực tư nhân.

Cuối năm 2009, tức mười năm sau, ngươi ta thống kê có 2.200 chi bộ Đảng và 36.000 Đảng viên

tại các doanh nghiệp tư nhân, của Việt Nam hoặc có vốn nước ngoài. Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ

chức TƯ Đảng cho biết vào tháng Giêng năm 2010 rằng kết quả này vẫn còn quá khiêm nhường

và nguyên nhân duy nhất là do thiếu tuyên truyền vận động không thể chấp nhận được: “Lao

động tại doanh nghiệp tư nhân không được thông tin tốt và giới chủ doanh các doanh nghiệp này

không ưa chấp nhận cho một tổ chức Đảng tồn tại trong doanh nghiệp của mình. “Sẽ tăng cường

tuyên truyền, và một chương trình đang được triển khai theo hướng trả them khoản lương cho

Đảng viên làm việc tại khu vực tư nhân ! Để đạt mục tiêu của mình và thuyết phục được các chủ

doanh nghiệp đón nhận các cơ sở Đảng, Đảng đưa ra lập luận về tăng cường kỉ luật: một công

nhân sẽ càng làm việc tốt hơn khi là Đảng viên, và khi đó sẽ trở thành tấm gương cho người khác

học theo, và theo định nghĩa là người có tinh thần tuân thủ kỉ luật, trung thực và trách nhiệm.

Người ta tỏ ra vui mừng khi trích dẫn những minh chứng cụ thể chỉ ra rằng không hề có phản đối

nào đối với chương trình này, mà trái lại chỉ có sự đồng nhất quyền lợi giữa giới doanh nghiệp và

giới chính trị. Đầu tiên phải kể đến ông Lê Như Ái, chủ một nhà máy nước khoáng ở thành phố

Page 58: Song Voi Nguoi Viet

Hồ Chí Minh, người đã công khai khen ngợi tinh thần làm việc siêng năng mà mười tám Đảng

viên trong xí nghiệp của ông đã thể hiện. Còn bà Trần Thi Lê, tổng giám đốc một công ty lương

thực tuyển dụng mười ba Đảng viên thì tuyên bố không hề chuẩn bị trước: “Ban đầu tôi lo lắng

vì không biết, nhưng tôi đã thấy mình sai bởi vì việc tồn tại một tổ chức Đảng tại doanh nghiệp

nhắc nhở chúng tôi thường xuyên phải tỏ trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với

Nhà nước và công nhân. Và khi nảy sinh một vấn đề, chính chi bộ Đảng giúp giải quyết vấn đề

đó; chi bộ Đảng nắm rõ suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của công nhân; chi bộ Đảng cho phép

phản ứng kịp thời trong trường hợp xảy ra bất đồng, và do đó tránh được xung đột xảy ra.

Còn đây là một lĩnh vực mở rộng hoạt đông khác của Đảng: điều hành hoạt động thường ngày

của đất nước. Không chỉ giật giây, đứng đằng sau hoặc biệt phái người vào hầu hết các cơ quan,

Đảng đang ra khỏi hậu trường để công khai lộ mặt trên sân khấu. Quả vậy, một dự án cải cách

đang được tiến hành nhằm sát nhập chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân ( người đứng đầu cơ

quan hành pháp địa phương ) với vị trí bí thư Đảng. Có nghĩa là hợp pháp cho phép bí thư Đảng

có thể nắm mọi quyền điều hành. Quyền lực của bí thư sẽ càng ít bị hạn chế hơn khi các hội

đồng nhân dân đang bị bỏ đi, điều này cũng sẽ xoá bỏ những kì bầu cử địa phương duy nhất ở

Việt Nam: Bí thư Đảng trở thành người đứng đầu cơ quan hành pháp giờ đây không còn bị bất

cứ hội đồng nhân dân nào kiểm soát. Chúng ta hãy biết rằng những cải cách này không hề làm

thay đổi cách thực vận hành thực tế của mọi chuyện, bởi vì ở địa phương từ lâu nay, bí thư vẫn

luôn là nhân vật quyền lực nhất; chúng chỉ thay đổi bề ngoài mà thôi, và do đó chỉ để phát đi một

thông điệp chính trị mới, đó là: kết thúc huyền thoại về một chính quyền địa phương tự chủ,

tuyên bố công khai rằng Đảng từ đây tăng cường chi phối bộ máy nhà nước. Ở cấp TƯ cũng diễn

ra thay đổi tương tự, dẫn tới việc sát nhập vị trí tổng bí thư với vị trí chủ tịch nước, giống như ở

Trung Quốc. Người ta kháo nhau rằng đây là điều dự kiến sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011.

Cuối cùng lien quan đến đời sống thường ngày, sự tuyên truyền của Đảng đã được tăng cường và

mạnh nhất vào những năm 2009-2010 kể từ thời kì mở cửa vào cuối những năm 1980. Chỉ cần

đọc báo, không chỉ của những cơ quan báo chí chính thức, hoặc xem ti-vi, chẳng hạn chương

trình Câu hỏi cho nhà vô địch thu hút nhiều khán giả về nội dung liên quan đến Đảng cộng sản,

trong đó Julien Lepers của Việt Nam ra câu hỏi: “Ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương là

ngày nào ?”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên:“Chúng ta hãy đứng dậy để dành lại đất đai của

ông cha ta để lại!” vào dịp nào ?”, “Từ viết tắt Việt Minh có ý nghĩa gì?”. Ở khắp mọi nơi và mỗi

khi có dịp, người ta lại nói tới lịch sử hào hùng của Đảng cộng sản, kết quả lớn lao mà Đảng đã

giành được, những công trình tầm cỡ sắp thực hiện, và “tư tưởng Hồ Chí Minh” đầy mơ hồ -

chủ đề của nhiều lời bàn tán thay vì nói về chủ nghĩa Mác-xít-Lê-nin dường như đã phần nào bị

xếp vào trong góc.

Sự tôn thờ thần tượng Bác Hồ được xây dựng ngay từ Hồ Chí Minh còn sống với sự đồng ý của

ông đã có nền tảng vững chắc ngay từ khi ông qua đời vào năm 1969; lăng của ông vẫn tiếp tục

được nhiều đoàn học sinh và những người dần từ các tỉnh thăm viếng khi thăm quan thủ đô.

Những câu chuyện tô hồng về Hồ Chí Minh đã được đưa vào nội dung giảng dạy trong sách giáo

khoa. Sự tôn thờ một nhà chính trị dần dần trở thành một sự tôn thờ một bậc thánh[1]. Ta có thể

không ít lần nhìn thấy tượng nửa thân của Hồ Chí Minh bằng thạch cao trắng hoặc sơn son thiếp

vàng đặt tại các ngôi chùa làng ở đồng bằng sông Hồng, bên cạnh tượng Phật, tượng Quan Thế

Âm Bồ Tát, hoặc những bức thực sự đẹp và uy nghi được đặt riêng một mình, với một bát nhang

Page 59: Song Voi Nguoi Viet

được cắm nhiều nén hương thành kính. Đảng sử dụng mọi khả năng có thể và những bức tượng

nửa thân này được đặt ở đó để nuôi dưỡng và khích lệ lòng thành kính chính trị. Vào tháng

Giêng năm 2010, khi thăm một ngôi chùa đang được xây dựng tại một tỉnh miền Trung Việt

Nam, chúng tôi đã ngạc nhiên khi đọc câu sau ở phía trên trán tường: “Được xây dựng dưới sự

chỉ đạo của Đảng, để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.” Rõ ràng là Đảng đang công khai sát

nhập vào cả đời sống tôn giáo.

Những đòi hỏi của Đảng trở nên cấp thiết. Việc kết nạp đang mở rộng. Tuy nhiên, lối giao giảng

đạo bắt buộc này chỉ tạo ra những kẻ giả đạo và những kẻ qui theo giả nhân giả nghĩa mà thôi.

Cho nên có thể nói là tình hình chính trị Việt Nam chứa đựng khá nhiều nghịch lí. Một mặt,

Đảng ra khỏi ốc đảo, tuyên truyền để kết nạp, công khai can thiệp vào quản lí hoạt động thường

ngày của đất nước mà trước đây Đảng vốn thận trọng giữ một độ lùi nhất định, và Đảng nỗ lực

sử dụng mọi khả năng để lôi kéo quần chúng ở làng mạc xa xôi hẻo lánh nhất. Mặt khác, giới trẻ

Việt Nam, nhất là giới trẻ thành thị, không ngớt lời chế riễu chính trị, hoặc nói chẳng ra gì về vai

trò của Đảng và hình ảnh của Đảng với tư cách là bộ mặt của đất nước ở nước ngoài. Đảng càng

lộ diện bao nhiêu thì giới trẻ càng tránh xa bấy nhiêu. Dường như ta thấy mờ mờ hiện ra ở bên

trong một cuộc xung đột thế hệ âm thầm. Giới trẻ ngày càng nóng long chờ đợi tới lúc những

nhà cách mạng già và cha mẹ họ nhường chỗ cho mình và để họ có quyền lo chuyện tăng trưởng

kinh tế, về những thứ họ tiêu dùng và về chính ước mơ mang “Mỹ” của họ: giới trẻ đang ngộ ra

rằng họ còn phải chờ đợi lâu nữa.