So 146

20
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta svào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.’’ Khải Huyền 3 :20 CỌP XEM TIVI Một chuyện lạ đã xảy ra tại miền bắc Ấn Độ. Một con cọp đã vào một ngôi nhà đang có hai mẹ con ở. Cọp đã leo lên giường trong phòng ngủ và nằm xem truyền hình gần một tiếng đồng hồ. Theo tường trình của nhật báo Asian Age, con cọp đã vào phòng ngủ trong lúc phòng này có một em bé 4 tuổi đang xem TV. Em bé sợ hãi chạy ra ngoài, trong khi cọp vội vàng nhảy lên giường và nằm xem chương trình truyền hình. Đứa bé trai chạy vào bếp và nói với mẹ rằng có một con cọp trong phòng ngủ. Thế nhưng người mẹ lại tưởng rằng con mình đang xem một chương trình vthế giới loài vật, vì đứa bé mới bập bẹ nói ....cọp trong kia. Mới đầu người mẹ cứ lờ đi, nhưng vì thằng bé nói mãi và tỏ vẻ sợ hãi thật nên người mẹ cũng bằng lòng theo nó nhìn vào phòng ngủ. Thấy con cọp thật nằm ngay trên giường, bà vội vàng bế đứa bé chạy thẳng ra đường cầu cứu. Bản tin cho biết là con cọp đã xem TV khoảng một tiếng đồng hồ, trước khi buồn ngủ và nằm lăn trên giường.Sau đó các chuyên viên bắt thú hoang mới đến, bắn thuốc mê vào con cọp, rồi khiêng nó đến một sở thú trong vùng. Bản tin không cho biết là con cọp này xuất phát từ trong sở thú hay từ một khu rừng gần nhà của hai mẹ con nói trên. Suy gẫm : Câu chuyện con cọp vào phòng ngnằm xem TV nghe rất lạ. Nhưng điểm đáng chú ý là đứa bé thấy cọp thật sự mà nói mẹ nó không tin. Cũng may mà bà mấy chiều con liếc nhìn vào phòng. Nếu không chắc cả hai mẹ con đều gặp nguy với con cọp ấy.

description

Nội san Mùa Gặt số 146 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow

Transcript of So 146

Page 1: So 146

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ

vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.’’

Khải Huyền 3 :20

CỌP XEM TIVI Một chuyện lạ đã xảy ra tại miền bắc Ấn Độ. Một con cọp đã vào một ngôi nhà đang có hai mẹ con ở. Cọp đã leo lên giường trong phòng ngủ và nằm xem truyền hình gần một tiếng đồng hồ. Theo tường trình của nhật báo Asian Age, con cọp đã vào phòng ngủ trong lúc phòng này có một em bé 4 tuổi đang xem TV. Em bé sợ hãi chạy ra ngoài, trong khi cọp vội vàng nhảy lên giường và nằm xem

chương trình truyền hình. Đứa bé trai chạy vào bếp và nói với mẹ rằng có một con cọp trong phòng ngủ. Thế nhưng người mẹ lại tưởng rằng con mình đang xem một chương trình về thế giới loài vật, vì đứa bé mới bập bẹ nói có....cọp trong kia. Mới đầu người mẹ cứ lờ đi, nhưng vì thằng bé nói mãi và tỏ vẻ sợ hãi thật nên người mẹ cũng bằng lòng theo nó nhìn vào phòng ngủ. Thấy con cọp thật nằm ngay trên giường, bà vội vàng bế đứa bé chạy thẳng ra đường cầu cứu. Bản tin cho biết là con cọp đã xem TV khoảng một tiếng đồng hồ, trước khi buồn ngủ và nằm lăn trên giường.Sau đó các chuyên viên bắt thú hoang mới đến, bắn thuốc mê vào con cọp, rồi khiêng nó đến một sở thú trong vùng. Bản tin không cho biết là con cọp này xuất phát từ trong sở thú hay từ một khu rừng gần nhà của hai mẹ con nói trên. Suy gẫm : Câu chuyện con cọp vào phòng ngủ nằm xem TV nghe rất lạ. Nhưng điểm đáng chú ý là đứa bé thấy cọp thật sự mà nói mẹ nó không tin. Cũng may mà bà mẹ ấy chiều con liếc nhìn vào phòng. Nếu không chắc cả hai mẹ con đều gặp nguy với con cọp ấy.

Page 2: So 146

2

Đúng là tai nghe không bằng mắt thấy. Nhưng không phải tất cả mọi thứ trên đời này đều nhìn thấy được. Cũng không phải hễ thấy mới tin được.Ngày xưa Chúa Giê-xu kể chuyện hai người chết xuống âm phủ. Người giàu và phạm nhiều tội ác bị đưa xuống hỏa ngục, còn người ăn mày tên là La-xa-rơ được đặt trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham. Người giàu bị lửa thiêu đốt ngước mắt lên cầu xin Áp-ra-ham sai La-xa-rơ về nói cho năm anh em còn sống trên trần gian biết hỏa ngục khốn khổ như thế nào, để họ ăn năn hối lỗi cho khỏi bị bỏ vào hỏa ngục. Nhưng Áp-ra-ham bảo rằng: dù cho có kẻ chết sống lại bảo cho họ biết hỏa ngục ra sao, họ cũng không tin. Ngày nay nhiều người nghe nói về đạo và về cõi vĩnh hằng với thiên đàng và hỏa ngục vội gạt đi cho rằng đó là mê tín dị đoan. Tuy nhiên sẽ có một lúc mọi người đều phải đối diện với sự thật, và lúc ấy có thể quá trễ. Không tin Chúa nhiều khi cũng là mê tín dị đoan, vì người không tin Chúa là người dễ dàng tin tất cả những sự việc khác và sẵn sàng tôn thờ tất cả mọi thứ thần linh. Như thế còn tệ hại hơn nhiều. Một điểm khác liên quan đến câu chuyện cọp kể trên là lời nói của đứa bé mặc dù không đủ sức thuyết phục bà mẹ, nhưng đó là lời nói đúng sự thật. Ngày nay có người nói về Chúa cho người khác, nhưng bị người ta chê cười, có khi còn bắt tội đem bỏ tù, nhưng điều những người ấy nói là sựthật. Chỉ chịu khó, bình tâm suy xét, người ta có thể nhìn thấy sự thật và gặp Chúa được. Vậy hãy kiên trì làm chứng về tin Lành các bạn nhé!!!! Ban Biên Tập.

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: CHÚA ĐÃ CHỌN VÀ BAN PHƯỚC CHO CHÚNG TA.

Mục sư Nguyễn Quang Hòa.

Đức Chúa Trời khi làm việc Ngài luôn luôn làm

có mục đích. Khi Chúa tạo ra con người thì

Ngài có mục đích cho con người, một trong những mục đích đó là con người nhận được phước hạnh của Ngài. Bởi vậy bạn là người được Chúa chọn và bạn nhận được phước từ Chúa. Trong Sáng thế ký 1:28 có chép: "Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất." Đó là mục đích đầu tiên Ngài tạo ra mỗi chúng ta. Chúa không tạo ra chúng ta với mục đích để gánh chịu những sự rủa sả, đau buồn, khổ cực. Chúa tạo ra chúng ta để chúng ta nhận phước hạnh dư dật từ Ngài.

Trong sách Giăng 15:16-17 có chép: “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: Lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi.” Chính Chúa đã chọn chúng ta và ban phước cho

Page 3: So 146

3

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

chúng. Vậy trong mỗi chúng ta có điều gì mong muốn thì hãy nhân danh Chúa Giê-xu thì mọi sự sẽ được thành. Khi chúng ta chạy đến với Chúa, thì Chúa sẽ ban cho chúng ta điều chúng ta cần như Cha ban cho con vậy.

Khi chúng ta nghĩ tại sao Chúa lại chọn mình giữa biết bao nhiêu con người? Thì hãy nhận biết rằng bởi ân điển mà Chúa đã chọn chúng ta. Chúa muốn cuộc đời của chúng ta được chúc phước. Khi chúng ta ở trong Ngài, chúng ta sẽ được phước.

Trong sách Mác 13:14-15 có chép: "Ngài bèn lập mười hai người, gọi là sứ đồ, để ở cùng Ngài và sai đi giảng đạo, lại ban cho quyền phép đuổi quỉ." Mười hai người được gọi là sứ đồ trước đây không là ai cả, nhưng Chúa đã chọn họ và lập họ. Ngài cũng chọn chúng ta như vậy ở trong Hội thánh này để chúng ta được phước. Sự lựa chọn của Chúa xứng đáng đối với chúng ta. Khi chọn lựa, Ngài không suy xét về chúng ta có xứng đáng hay không. Đức Chúa Trời coi chúng ta là con của Ngài, Ngài đơn giản là yêu chúng ta và chọn chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Tình yêu của Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta qua công việc và sự chết của Chúa Giê-xu. Ngài đã sẵn sàng hi sinh chính sự sống của mình vì chúng ta. Vậy nên, không quan trong chúng ta là ai trước con mắt của người khác, điều quan trọng chúng ta là con yêu thương của Ngài.

Môi-se là phạm tội giết người để được phước. Phi-e-rơ không biết chữ được Chúa kêu gọi. Ghê-đê-ôn là người run sợ đã được Chúa chon để lãnh đạo quân đội. Chúng ta

dường như chẳng là ai cả, nhưng Ngài sẽ chọn thậm chí những người không có gì cả để làm vinh hiển danh Ngài. Bởi vậy, hãy gọi mình là người được phước! Trong Sáng thế ký 1:28 có chép: "Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất." Chúa đặt chúng ta cao hơn hết tất cả, chỉ dưới Ngài mà thôi. Vậy mà nhiều khi chúng ta lại tự hạ thấp mình, chúng ta lại thờ phượng những con vật.

Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành, nhưng chúng ta lại thắc mắc rằng tại sao Chúa tốt lành như vậy mà thế giới ngày hôm nay có nhiều sự gian ác, khổ cực. Bởi vì, A-đam và E-va đã phạm tội nên bị rủa sả và đánh mất đi phước hạnh từ Chúa. Nhưng khi Chúa Giê-xu đến thế gian này, Ngài đã mang lại sự giảng hòa cho chúng ta với Đức Chúa Trời và qua Ngài chúng ta nhận được phước hạnh. Ngài đã ban cho chúng ta ân điển! Chúng ta cần tiếp nhận và vận dụng ân điển quyền năng này cho đời sống của mình. Chúa ban cho chúng ta phước hạnh, uy quyền. Vậy nên, chúng ta là người được phước và qua chúng ta

Page 4: So 146

4

phước hạnh có thể đến với người khác. Trong sách Sáng thế ký 12:1-3 có chép:

" 1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. 2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." Khi Áp-ra-ham là người duy nhất yêu mến Chúa giữa dân không kính sợ Chúa thì Chúa kêu gọi ông ra khỏi nơi đó và ban phước cho ông. Chúng ta là dòng dõi của Áp-ra-ham bởi vậy những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham thì cũng dành cho chúng ta. Vậy nên, khi chúng ta đi theo Chúa đừng thỏa mãn, chấp nhận những gì đang diễn ra nhưng hãy vươn xa hơn nữa và vượt qua tất cả. Bởi vì, Chúa là Đấng tốt lành và Ngài muốn ban cho chúng nhiều hơn nữa để chúng ta là những nguồn phước cho những con người khác.

Giô-sép cũng là người được Chúa chọn cũng giống như chúng ta. Giô-sép đã nhận được những khải tượng, lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho mình cũng giống như chúng ta. Nhưng khi Giô-sép chia sẻ điều đó ra thì mười người anh của Giô-sép đã bán ông làm nô lệ. Một lần khác khi Giô-sép đã dường như vượt qua cuộc đời nô lệ thì lại bị vu khống tội hiếp dâm và ông ta bị bắt vào tù. Ở trong tù Giô-sép đã giúp đỡ hai người quan của vua nhưng vị quan khi đã thành công thì lại quên Giô-sép. Nhưng Đức Chúa Trời

không quên, Ngài đã làm thành lời hứa của Ngài với Giô-sép. Giô-sép đã trở thành người đứng thứ hai trong vương quốc thời bấy giờ. Vậy nên, chắc chắn những gì mà Chúa hứa với chúng ta sẽ được thành và những khó khăn chúng ta đang gặp phải chỉ là tạm thời mà thôi!

Trong sách Giô-suê 28:1-3 có chép: " 1 Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cách

trung thành, cẩn thận làm theo mọi điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi sự trổi hơn mọi dân trên đất. 2 Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước lành sẽ giáng xuống trên

mình ngươi:" Để nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời chúng ta cần làm theo lời của Ngài. Khi chúng ta tin Chúa và làm theo lời của Ngài thì chúng ta sẽ được phước. Chúa không thể chúc phước cho chúng ta khi chúng ta cố sống trong tội lỗi của mình và không từ bỏ nó. Khi Chúa ban lời của Ngài dạy dỗ chúng ta thì Ngài ví điều đó như là một người Cha dạy dỗ con mình. Chúa biết tất cả, Ngài biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta. Vậy nên, hãy đặt chính bản thân mình vào trong cánh tay của Chúa để được phước. Chúa muốn chúng ta là những người được phước và chúng ta sẽ là những người được phước. Hoàn cảnh dù có khó khăn đến đâu đi nữa thì chúng ta luôn vượt qua được vì Chúa ở cùng và ban phước cho chúng ta. Chúng ta là những người thành công, hạnh phúc và vui mừng luôn luôn vì Chúa ở cùng và ban phước cho chúng ta.

Ghi lại lời giảng Vũ Việt Tiến.

Page 5: So 146

5

CƠ ĐỐC NHÂN NƠI LÀM VIỆC

Bằng Cách Nào Để Đem Đời Sống Thuộc Linh Vào Nơi Công Sở. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 20:22,23 Đức Giê-su đáp: “Các con không hiểu điều mình xin. Các con có thể uống chén mà Ta sắp uống không?” Họ thưa: “Dạ được.” 23 Ngài nói: “Các con sẽ uống chén của Ta, còn ngồi bên phải, bên trái thì Ta không cho được, địa vị này dành cho những người mà Cha Ta đã chuẩn bị.” Diễn giả: Tiến sĩ Arthur Caliandro Cách đây vài năm, trên một tờ nhật báo nước Anh đã đăng tải một tin tức rộng rãi một câu chuyện về công việc kinh doanh đang bị điều tra những vấn đề sai trái về thuế. Khi phóng viên của những tờ báo trên phỏng vấn nhân viên đang làm việc cho công ty này, tất cả mọi người đều có chung một ý nói về người chủ công ty này. Mọi người nói rằng: ông ấy rất khó chịu, keo kiệt, thô lỗ, thô bạo, ích kỷ và hẹp hòi. Ông ấy có cách cư xử như là một người chủ xấu xa.

Nhưng những bài báo này cũng đăng tin về người chủ của công ty này đi nhà thờ vào mỗi sáng Chúa Nhật. Ông ấy có đời sống đức tin tận hiến. Ông ấy dâng phần mười cho hội thánh về những khoảng thu nhập đáng kể của ông mình. Thậm chí, vài năm trước đó, ông ấy đã mua một toà nhà cho nhà thờ của ông ấy nữa, và xây dựng toà nhà đó cho mục đích sử dụng của công việc nhà thờ. Nhưng người chủ này không bao giờ muốn đem đạo giáo của ông ấy vào trong nơi sở làm.Khi tôi kể câu chuyện này, tôi chắc chắn một điều là một số người trong

các bạn đang suy nghĩ về một người mà bạn biết và giống như người chủ đó. Bạn đang nghĩ về ai đó mà bạn biết, họ đang đi nhóm ở một hội thánh, ở một nhà hội của Do Thái giáo, hay ở một đền thờ của Hồi giáo, nhưng người này không bao giờ đem tinh thần đạo giáo mình vào chỗ làm việc.

Xin các bạn suy nghĩ về người chủ này trong giây phút, tôi cũng suy nghĩ nữa, bởi vì tôi sẽ yêu cầu các bạn làm một điều này với tôi. Trong suy nghĩ, chúng ta hãy quay lại một chút và hãy xem xét kỷ về chính chúng ta. Chúng ta không giống người chủ này phải không? Tôi biết tôi là người thế

nào. Tôi đã làm một vài điều gì nơi sở làm mà tôi không có tự hào, kiêu hãnh. Và

tôi cũng hình dung bạn cũng có điều đó. Vì thế, làm thế nào tốt hơn cho

mọi người, nếu bạn và tôi đã học và áp dụng tinh thần đạo giáo vào những nơi mà chúng ta đang làm việc?

Nhiều năm qua, vài người trong các bạn đã nói với tôi chỉ về một vấn đề. Bạn

ấy đã diễn tả những tính cách không chút tình cảm tại nơi làm việc. Bạn đã kể tôi nghe về những người chủ và những đồng nghiệp đã lạm dụng quyền lực, người có tâm hẹp hòi, người thiếu mất đi tính đạo đức và lòng chân thật. Bạn ấy nói với tôi rằng bạn không nhìn thấy có cách nào để mang sự thuộc linh hơn vào trong nơi làm việc.

Đây là một vấn đề rất lớn. Điều này nhắc tôi nhớ lại câu chuyện xưa về một thầy dạy luật yêu thương và uyên bác, đã dành cả cuộc đời của ông ấy để cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Một ngày nọ, một trong những tín đồ của ông đến thăm người thầy dạy luật này và nói rằng: “Tôi cần sự giúp đỡ! Tôi không biết làm sao để sống bày tỏ đức tin mình trong nơi thương trường là nơi mà tôi đang làm việc?”.

Page 6: So 146

6

Người thầy dạy luật đã hỏi lại: “Vậy bạn có thể nói cho tôi biết về cách sống của bạn ở nơi đó ra sao?”.

Và người tín đồ này nói: “Có sự nói xấu, nói sau lưng, cãi vã, và lừa dối”. Và sao đó anh ấy tiếp tục kể về một loạt những hành động rất tiêu cực.

Và rồi bạn có biết thầy dạy luật này làm gì không? Bởi vì ông ấy không có câu trả lời, và tất cả việc mà ông có thể làm được là ông oà khóc lên. Nhưng bằng cách đáp lại điều này, người thầy dạy luật đã trả lời câu hỏi đó. Bởi vì việc khóc, ông đã đưa ra câu trả lời về lòng thương xót. Tôi có thể thông cảm với ông ấy, bởi vì tôi cũng cảm nhận được sự thất vọng mà người thầy dạy đạo này cảm thấy khi mọi người nói với tôi rằng: “Này ông Arthur, chỗ làm việc của tôi chẳng có chút sức sống nào cả và thật kinh khiếp. Tôi có thể làm gì đây?”. Giống như người thầy dạy luật đó, thường thì tôi có thể bày tỏ sự thông cảm và cổ vũ bạn.

Nhưng hoàn cảnh đó thì thật vọng không? Tôi xin thưa là: không thể như vậy được.Vì tôi tin rằng nếu chúng ta có thể tìm thấy chính mình đang làm việc ở một môi trường ảm đạm và không có sức sống, thì cũng có những điều mà chúng ta có thể làm được. Là những người có đức tin, chúng có một nguồn thật dồi dào. Chúng ta có ân tứ, chúng ta có lửa nóng cháy, chúng ta có ánh sáng. Chúng ta một điều gì đó để ban cho. Chúng ta đã được ban tặng một nguồn mà chúng ta có thể dùng để thay đổi môi trường bên trong lẫn bên ngoài xung quanh chúng ta. Bởi vì nguồn sức đó ở trong mỗi chúng ta, trong các bạn và trong tôi. Có một nơi thánh bên trong tâm hồn của chúng ta. Đó là một nơi thật yên lặng, thật thiêng liêng, nơi đó là sức mạnh thật của chúng ta.

Chúa Giê-xu đã nói về nơi đó, khi Ngài nói rằng:

Nước Đức Chúa Trời đang ở trong chính đời sống mình.

Mọi nơi nào bạn đi đến, mọi việc làm mà bạn đang làm, Đức Chúa Trời luôn ở nơi đó với bạn. Ngài ở cùng với bạn, bất kể mọi hoàn cảnh. Dù trong hoàn cảnh quá hỗn độn, xung đột trong việc làm, bạn vẫn có thể ứng dụng sự hiện diện của Chúa trong bạn. Bạn có thể cầu nguyện.

Có thể bạn biết về một nhân vật đã sống trong thế kỷ 18, một người tu sĩ tên Lawrence. Hiện tại, anh Lawrence sống trong một dòng tu của nước Pháp. Vì anh ấy

được giao cho nhiệm vụ làm việc trong nhà bếp, vì thế anh ấy có nói nhiều điều để nói về cách thức nào chúng ta có thể hợp nhất tâm linh và đức tin tại nơi sở làm việc.

Anh ấy đã viết như sau: “Đối với tôi, thời gian dành cho công

việc không có khác hơn thời gian dành cho sự cầu nguyện. Những tiếng ồn ào và chặt thịt trong nhà bếp của tôi, trong khi có vài người cùng lúc một lúc gọi những thứ khác nhau, tôi để Đức Chúa Trời bên trong tôi là một sự yên tĩnh như lúc tôi đang quỳ gối cầu nguyện”.

Anh ấy muốn nói với chúng ta biết rằng: bằng sự trò chuyện với Chúa, chúng ta có thể thiết lập trong chính chúng ta một sự cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể vẫn còn làm điều này trong ngày hôm nay.

Có lẽ, vài người trong chúng ta biết Rick Hamlin, là một anh em rất tốt trong hội thánh này, là người biện tập của tờ tập chí Guideposts. Rick sống và lớn lên gần cây cầu George Washington, mỗi ngày anh đi bằng xe điện ngầm đến văn phòng của anh ấy ở Midtown. Điều đặc biệt, anh đã khám

Page 7: So 146

7

phá ra một phương cách đồng công với Chúa ngay trên chuyến đi trên xe điện ngầm đó. Mặc dù anh ấy chỉ viết về điều này trong quyển sách nhỏ, nhưng rất hấp dẫn có đề tựa là “Tìm thấy Đức Chúa Trời trên chuyến xe lửa điện”.

Anh ấy đã viết: “Cứ mỗi buổi sáng, tôi đi đến một chỗ

trong thế giới đầy sự bối rối, và tôi đã cầu nguyện. Tôi không giam mình lại, nhưng tôi đã dùng những trạm ngừng của xe điện ngầm như là những người ghi nhận, và hướng dẫn thứ tự nghi lễ của tôi. Thường thường, tôi đã đọc Kinh Thánh từ trạm ga của đường thứ 181 đến trạm ga của đường thứ 125, thỉnh thoảng tôi cũng đọc một quyển sách mà vợ tôi gọi đó là “Quyển sách của Đức Chúa Trời”, là tác phẩm do vài nhà hiền triết ảo tưởng thực hiện một là thời gian gần đây hoặc cũng không lâu lắm. Tại con đường thứ 125, tôi nhắm mắt lại. Vì đó là chuyến xe lửa tốc hành, không có trạm ngừng từ chỗ đó cho đến con đường thứ 59. Điều này có nghĩa tôi có ít nhất 5 phút liên tục. Đó là thì giờ của tôi dành cho Đức Chúa Trời”.

Vào một sáng Chúa Nhật, trên tờ tạp chí The New York Times, có đăng một bài viết rất quan trọng nói về việc tìm thấy Thượng đế và kèm theo tấm hình của Rick trên chuyến xe điện ngầm này, với quyển Kinh Thánh trên tay và anh ấy đang cầu nguyện. Cho nên, chúng ta thấy rằng chúng ta có thể tìm thấy Chúa ngay cả trong giữa lúc bận rộn và căng thẳng của cuộc sống.

Làm thế nào bạn có thể bày tỏ Thượng đế, niềm tin và đời sống thuộc linh của bạn tại nơi bạn làm việc?

Có một cách rất quan trọng là trở thành người đầy tớ để phục vụ người khác. Chúng

ta biết rõ, hình ảnh này là hình ảnh của Chúa Giê-xu đã chọn cho chính Ngài. Ngài đã chọn là một đầy tớ, là một người sẵn sàng có mặt để phục vụ người khác. Ngài đã quyết định là người giúp đỡ, người có thể là người khích lệ, là người thương yêu, là người tha thứ và là người nâng đỡ. Chúa Giê-xu là một đầy tớ và điều đó là mức thấp tận cùng nhất.

Quyết định của Chúa Giê-xu trở thành một người đầy tớ dường như trái ngược lại rất nhiều đến những gì đang diễn ra trong nền văn hoá của chúng ta ngày nay. Chúng ta không phải là một nền văn hoá nô lệ, tôi

mọi. Chúng ta được dạy dỗ là vương lên trong cách cạnh tranh. Vì chúng ta tin rằng: đồng tiền đô-la là điểm cốt yếu, và mọi thứ phải thực hiện với lợi nhuận của nó. Chúng ta chỉ để ý và tìm đến quyển sách con số 1 như là

một quyển sách nhiều người biết đến để khích lệ chúng ta làm việc.

Chúa Giê-xu có chủ trương hoàn toàn trái ngược lại. Và nếu bạn nghĩ rằng Ngài làm sai trái, xin hãy để tôi nói cho bạn điều này, và xin hãy bạn kiểm tra điều này lại trong tâm trí của chính bạn:

Những người hạnh phúc nhất, mãn nguyện nhất là khi họ đang làm một điều khác biệt nhất trong cuộc sống của họ. Người tràn đầy niềm vui nhất là người chọn cho chính mình một vai trò là một người đầy tớ.

Có một câu chuyện được ghi chép trong các sách Phúc âm đã kể rất nhiều điều về vai trò người đầy tớ mà Chúa Giê-xu mang lấy trong chính Ngài. Một ngày nọ, mẹ của Gia-cơ và Giăng, cùng với hai trong các môn đồ của Ngài đến với Chúa Giê-xu. Ngay lúc đó, người phụ nữ này là một người mẹ điển hình là luôn luôn tìm cơ hội cho những đứa con của bà. Theo lời của tôi diễn giải, cuộc nói

Page 8: So 146

8

chuyện này đã xảy ra giữa người đàn bà này và Chúa Giê-xu như sau:

Bà nói: “Thưa Chúa Giê-xu, tôi muốn thưa chuyện với Ngài về các con trai của tôi”.

Chúa Giê-xu hỏi: “Có chuyện gì về các con của bà?”.

“À, chúng nó là những đức con rất ngoan, rất tốt. Nhưng tôi muốn Ngài hứa với tôi. Thưa Chúa Giê-xu, khi Ngài vào vương quốc của Ngài, tôi muốn Ngài cho một đứa được ngồi bên hữu và một đứa ngồi bên tả của Ngài. Vì tôi muốn cả hai đứa nó trở thành những con người quan trọng nhất.”

Có lẽ Chúa Giê-xu suy nghĩ rằng: “Đây là một việc bày tỏ ý muốn thật hấp dẫn”. Khi những môn đồ khác tình cờ nghe được cuộc nói chuyện này và lấy làm giận dữ.

Họ muốn biết rằng: “Cả Gia-cơ và Giăng suy nghĩ họ là ai?”. “Chúng ta cũng muốn các vị trí đó cho chính chúng ta! Nhưng tại sao hai con người đó là những người được quý mến?”.

Các môn đồ cũng giống như những người còn lại trong chúng ta. Họ muốn được quý mến hơn người khác. Khi Chúa Giê-xu thấy sự xung đột, mâu thuẫn đang ngấm ngầm sẽ xảy ra. Ngài đã gọi hết thảy các môn đồ của Ngài đến và đặt những câu hỏi thật khó: “Các ngươi có thể uống chén mà Ta sắp uống không? Các ngươi có đủ sức để đối diện nổi với những gì sắp xảy ra ở phía trước trong cuộc đời của Ta không? Các ngươi có thể đương đầu với những sự thử thách này không?”.

Các môn đồ này là những con người nam nhi đại trượng phu. Tất cả họ đều nói lớn tiếng: “Ồ, lẽ dĩ nhiên là chúng tôi có thể làm được!”. Nhưng họ không biết họ đang nói về điều gì.

Sau đó, Chúa Giê-xu đã nói: “Việc này không phải là do ta quyết định. Đức Chúa Cha sẽ quyết định ai sẽ đi về đâu.” Chúa Giê-xu bày tỏ sự hiểu biết sâu sắc về bản tánh của con người. Ngài hiểu rõ mọi người cần trở thành là người quan trọng. Mọi người muốn cuộc đời của mình được xem là có một giá trị nào đó. Tuy nhiên, Ngài đã phán rằng: “Hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; và nếu ai muốn làm đầu, thì phải làm tôi tớ mọi người”.

Và Ngài lại nói thêm nữa: Vì Con Người (Ngài về chính Ngài) đến

không phải để người hầu việc mình, song để hầu việc người ta.

Có lẽ cách đây vài năm, bạn cũng đã nghe câu chuyện kể về người tài-xế xe buýt tại thành phố Nữu Ước. Vào một ngày rất lạnh, chuyến xe buýt này

đang chạy vào buổi chiều trời gần tối. Mọi người tức giận bởi vì thời tiết xấu và chuyến xe đã bị trì hoãn lại. Khi mọi người đều vào trong xe buýt, vì quá đông nên họ đã giành với nhau bất cứ chỗ nào mà họ có thể ngồi được. Đó là một đám đông hằn học với nhau.

Người tài-xế xe buýt thấy thái độ của những người này, ông ấy lấy mic-rô và thông báo trên hệ thống âm thanh:

“Tôi có một đề nghị với quí vị. Điều đầu tiên, tôi nói lời xin lỗi vì xe đến trễ. Đây là chuyến xe thứ 46 mà chiếc xe buýt này đã chạy trong ngày hôm nay. Và điều tốt nhất mà tôi có thể làm là hy vọng quí vị cho phép tôi làm. Tôi biết quí vị đang thất vọng. Quí vị sẽ về đến nhà, khi bạn đi đến đó. Quí vị sẽ không phải là những người đi trại vui vẽ. Nhưng đây chỉ là lời đề nghị của tôi. Khi quí vị rời khỏi xe buýt, bất cứ sự giận dữ, hay sự thất vọng và mọi vấn đề khó chịu của quí vị, xin hãy cho tôi tất cả những điều đó. Tôi

Page 9: So 146

9

đang trên đường đến con sông Hudson, khi tôi đến đó, tôi sẽ ném mọi thứ mọi thứ khó chịu xuống sông cho quí vị.”

Với những lời nói đó, anh ấy đã làm thay đổi không khí trên chuyến xe buýt và mọi việc hoàn toàn thay đổi. Mọi người xuống xe với cãm giác nhẹ nhàng hơn, thật là có ích. Họ rất cãm động bởi một người đang làm công việc dường như là vai trò của một người đầy tớ và còn chúc phước những hành khách này bằng cách lấy đi khỏi họ những sự nặng nề và hứa hẹn sẽ giúp đỡ họ nữa.

Hiện nay, mọi người muốn trở thành quan trọng. Mọi người muốn mình là “số một”. Mọi người muốn mình là người quan trọng, bởi vì tất cả chúng ta có mong muốn cho cuộc đời mình phải được xem là một điều gì đó. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu cho chúng ta những lời dạy rất đơn giản. Nếu chúng ta cố gắng làm lớn, thì trước nhất hãy làm đầy tớ. Nếu chúng ta muốn làm đầu, thì trước nhất hãy làm tôi mọi.

Có thể quí vị là ai, quí vị đang làm gì, hay đang sống nơi nào, hãy áp dụng lời dạy này và khẳng định với chính mình với vai trò là một người đầy tớ. Tôi bảo đảm cuộc sống của quí vị sẽ thật sự thay đổi thật lớn mà quí vị không thể nào tin được. Và quí vị sẽ chắc chắn đem sự hiện diện của Đức Chúa Trời vào nơi làm việc của quí vị.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Bởi món quà của Đấng Christ, vai trò

Ngài là một đầy tớ, điều này Ngài đã làm cho chúng con trước đây, và Ngài đang làm cho chúng con trong ngày hôm nay. Đức Chúa Trời ôi, chúng con tạ ơn Ngài. Ngay giờ phút này, xin Ngài hãy ở cùng mỗi một người chúng con như chúng con có sự thay đổi bên trong lòng và thái độ để chúng con có thể là những đầy tớ để đi ra trong thế gian này và yêu thương mọi người.

Amen. Chuyển ngữ bởi H.P (www.denlinh.com)

BÍ ẨN VỀ KHỞI NGUYÊN SỰ SỐNG

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Cuộc sống đã khởi đầu trên trái đất như thế nào? Các nhà khoa học và các triết gia đã suy gẫm câu hỏi này suốt nhiều thế kỷ. GIÁO SƯ: Trong hơn 40

năm, một số nhà sinh hóa đã nghĩ họ đã biết câu trả lời cho câu hỏi lâu đời về khởi nguyên sự sống này. Nhưng gần đây một cuốn sách đã chất vấn mạnh mẽ câu trả lời mà các nhà sinh hóa đã nghĩ ra vào những năm 1950. Thật vậy, các bằng chứng được đưa ra trong cuốn sách này quá mạnh mẽ đến nỗi một nhà khoa học từng viết một cuốn sách giáo khoa vào năm 1969 ủng hộ thuyết tiến hóa sinh hóa, giờ đây lại viết để chống lại nó. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong chương trình trước chúng ta đã nói về một vị giáo sư gặp rắc rối. Tiến sĩ Dean Kenyon dạy cho sinh viên những điều ông tin là đúng. Nhưng đó lại không phải là điều các cấp lãnh đạo của trường đại học nghĩ sinh viên nên nghe. Các cấp quản lý của ông không nói ông dạy điều sai. Nhưng họ nghĩ các sinh viên năm nhất chưa sẵn sàng để nghe phần sự thật đó. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu tôi nhớ không lầm, vài năm trước vị giáo sư này đã viết một cuốn sách thuyết phục hầu hết giới khoa học về một giả thuyết. Giờ đây giả thuyết đó không còn thuyết phục được ông! GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Tiến sĩ Dean Kenyon [KEN-yun] là giáo sư môn Sinh

Page 10: So 146

10

học của Đại học San Francisco tại California. Ông nổi tiếng ở tầm quốc tế chủ yếu nhờ tác phẩm có tựa đề Biochemical Predestination (Tiền Định Sinh Học) của mình. Trong đó ông giải thích một giả thuyết của mình về cách mà ông nghĩ các chất hóa học vô tri đã tự kết hợp để tạo thành các sinh thể. Nhưng vài năm trước tiến sĩ Kenyon có đọc qua bản thảo của cuốn sách The Mystery of Life's Origin: Reassessing Current Theories, nghĩa là Bí Ẩn Về Khởi Nguyên Sự Sống: Đánh Giá Lại Các Giả Thuyết Hiện Nay. Những điều viết trong đó đối lập với giả thuyết của ông cũng như những giả thuyết tương tự khác. Giáo sư Kenyon đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình đến nỗi ông đã viết một phần lời tựa ngắn cho cuốn sách này đi ngược lại giả thuyết của chính mình. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi có đọc một bài phê bình nói rằng tiến sĩ Kenyon đã chính thức thừa nhận rằng những lý giải trước đó của ông đã dựa trên điều mà bây giờ ông gọi là “một sai lầm căn bản.” GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Kenyon mô tả cuốn sách mới: “…có sức thuyết phục, độc đáo, và hấp dẫn.” Ông phủ định giả thuyết trước đây của mình bằng những lời như sau: “Các đồng tác giả…tin, và BÂY GIỜ TÔI THỪA NHẬN, rằng có một SAI LẦM CĂN BẢN trong tất cả các giả thuyết hiện nay về khởi nguyên hóa học của sự sống.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ý ông ấy là sự sống không phát nguyên từ các chất hóa học? GIÁO SƯ: Không hẳn như vậy. Ý ông ấy là sự sống không phát nguyên từ các chất

hóa học VÔ TÌNH TỰ KẾT HỢP VỚI NHAU. Ý ông ấy là các chất hóa học cần có sự hướng dẫn thông minh mới kết hợp thành các sinh thể. Ông thừa nhận rằng, mặc dù danh tiếng học thuật ông có được phần lớn là nhờ trước đó ông đã viết những điều hoàn toàn ngược lại. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư làm tôi tò mò quá. Xin hãy nói chi tiết hơn. GIÁO SƯ: Rất sẵn lòng. Giáo sư Kenyon viết rằng những nghiên cứu thông qua thí nghiệm về khởi nguyên sự sống trên trái đất bắt đầu bằng nghiên cứu của Stanley Miller [STAN-lee MIL-ur] vào đầu những năm 1950. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải

Stanley Miller chính là người đã cho điện chạy qua các hợp chất vô cơ khác nhau sao? GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông bắt đầu với a-mô-ni-ắc (NH3), mê-tan (CH4), và các chất đơn giản khác, đưa ra giả thuyết là năng lượng

điện có thể khiến chúng kết hợp thành các hợp chất phức tạp hơn – kể cả các chất hữu cơ. Theo lời của Kenyon: “Mục đích của công trình là tìm ra các cơ chế quân biến hợp lý cho quá trình phát sinh tự nhiên lâu dài của các vật chất sống từ các phân tử tương đối đơn giản trở nên phong phú trên khắp bề mặt trái đất nguyên thủy.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi thật ngưỡng mộ vốn từ của con người này, nhưng xin giáo sư hãy định nghĩa một số từ. “Cơ chế quân biến hợp lý” là gì? GIÁO SƯ: “Hợp lý” có nghĩa là “Có vẻ đúng, nhưng vẫn còn nghi ngờ. Xét bên ngoài có vẻ đáng tin cậy.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, là những điều đáng tin, nhưng chưa chắc đã chính xác. Một giả thuyết “hợp lý” chưa

Page 11: So 146

11

hẳn đã đúng, nhưng ít nhất nó không hoàn toàn nực cười. Nó nghe có thể đúng. GIÁO SƯ: Đúng vậy. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy “cơ chế quân biến hợp lý” là gì? GIÁO SƯ: Thuyết quân biến là niềm tin rằng, nếu chúng ta quan sát cách vận hành hiện nay của tự nhiên, thì chúng ta có thể phỏng đoán rằng từ trước đến giờ tự nhiên vẫn luôn vận hành như vậy. Các LỰC và HIỆN TƯỢNG của tự nhiên được cho là tồn tại gần như y nguyên, có cùng cường độ và tốc độ trong hiện tại cũng như trong quá khứ. Thuyết quân biến là một giả thuyết phổ biến, nhưng đó không phải là quan niệm được hoàn toàn tán thành trong giới khoa học. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nghĩ tôi biết “cơ chế quân biến hợp lý” đồng thuận với các giả thuyết về khởi thủy của sự sống ở điểm nào. Tôi cho rằng các cơ chế này là các lực của tự nhiên có khả năng đã tạo nên sinh thể đầu tiên, mà không tương khắc với quan điểm của thuyết quân biến. GIÁO SƯ: Anh giả định đúng lắm. Theo nguyên văn nghiên cứu của Miller và một số nhà khoa học khác là: “Mục đích của công trình là tìm ra các cơ chế quân biến hợp lý cho quá trình phát sinh tự nhiên lâu dài của các vật chất sống…” NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẮT LỜI) Làm sao một ai đó lại có thể chứng minh quá trình phát sinh tự nhiên là hợp lý? Chẳng phải Pasteur đã bác bỏ giả thuyết này một lần đủ cả rồi sao? GIÁO SƯ: Pasteur đã chứng minh bằng nhiều thí nghiệm lặp lại rằng sự sống không tự phát sinh từ chất vô cơ trong khí quyển ngày nay. Chính vì thế Miller và

một số nhà khoa học khác đưa ra giả thuyết là trái đất đã từng có một BẦU KHÍ QUYỂN KHÁC VỚI HIỆN NAY. Họ tiến hành các thí nghiệm với một môi trường mà họ gọi là “khí quyển nguyên thủy,” bao gồm các chất khí mà họ cho rằng đã từng bao quanh trái đất khi mới hình thành. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó có “hợp lý” không? GIÁO SƯ: Không, vì hai lý do. Thứ nhất, chưa ai từng chứng minh rõ ràng rằng trái đất từng có một bầu khí quyển như vậy – có chứa mê-tan, a-mô-ni-ắc, và một số hợp chất đơn giản khác, và sự thiếu ô-xy khiến

các hợp chất hữu cơ phân hủy. Thứ hai, các thí nghiệm đó cũng chưa hề chứng minh được bầu khí quyển đó có thể tạo ra SỰ SỐNG dù ở đạng đơn giản nhất, là sinh

vật đơn bào. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi không được học điều đó trong sách giáo khoa. Để xem tôi có hiểu đúng điều này không nhé. Thứ nhất, chưa ai từng chứng minh rằng trái đất từng có một bầu khí quyển bao gồm các thành tố như Miller giả định. GIÁO SƯ: Đúng vậy. Thật ra, một số khám phá gần đây khiến điều đó càng đáng nghi ngờ hơn. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Và thứ hai, các thí nghiệm đó cũng cho thấy dù là một bầu khí quyển lý tưởng như vậy cũng không thể tự phát sinh ra một điều gì có thể được gọi chính xác là sự sống. GIÁO SƯ: Đúng vậy. Do đó tiến sĩ Kenyon chỉ ra toàn bộ quan niệm này chẳng qua là một giả thuyết mà thôi.

Page 12: So 146

12

Ông tiếp: “…có những lý do đáng kể để chúng ta phải nghi ngờ. Trong những năm sau khi xuất bản cuốn Tiền định Sinh học, tôi đã dần bị thuyết phục bởi một điểm đặc biệt trong nhiều thí nghiệm được công bố trong cùng lĩnh vực. …Trong hầu hết các trường hợp, các điều kiện thí nghiệm…đã bị đơn giản hóa một cách quá giả tạo đến mức hầu như không còn liên hệ gì đến những tiến trình thực sự đã diễn ra trên trái đất nguyên thủy.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các điều kiện được tạo ra trong phòng thí nghiệm được đơn giản hóa quá mức đến nỗi không đại dương nguyên thủy nào lại có thể đơn giản như vậy phải không? GIÁO SƯ: Chính xác. Tiến sĩ Kenyon nói thêm: “Các khía cạnh khác của nghiên cứu về khởi thủy sự sống đã góp phần vào sự băn khoăn ngày càng lớn của tôi về thuyết tiến hóa hóa học. Một trong số đó là KHOẢNG CÁCH quá lớn giữa hệ thống mẫu ‘tế bào nguyên thủy’ phức tạp nhất được tạo ra trong phòng thí nghiệm với tế bào sống đơn giản nhất.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Tế bào nguyên thủy” là gì? GIÁO SƯ: Đó là một khách thể nằm trong giả thuyết: một hệ thống có tổ chức của các vật chất vô tri được một số nhà khoa học cho rằng có thể là một bước tiến hóa để tiến tới tế bào sống đầu tiên. Giáo sư Kenyon viết về: “…KHOẢNG CÁCH quá lớn giữa hệ thống mẫu ‘tế bào nguyên thủy’ phức tạp nhất…và các tế bào sống đơn giản nhất.” Rồi ông tiếp: “Chẳng hạn, bất cứ ai quen thuộc với sự phức tạp về cấu trúc và sinh hóa của khuẩn gây bệnh về đường hô hấp Mycoplasma [MY-koh-

plas-muh], đều sẽ có những nghi ngờ sâu sắc về tính thực tiễn của bất cứ loại nào trong số rất nhiều các loại ‘tế bào nguyên thủy’ khác nhau được tạo nên trong phòng thí nghiệm so với thực tiễn lịch sử của tế bào.” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư Kenyon có nói rằng ông ấy không còn tin rằng sự sống đã tự hình thành không? GIÁO SƯ: Có. Ông ấy nói các hóa chất vô tri hoàn toàn không thể nào tự kết hợp

với nhau thành những hợp chất đủ phức tạp để trở thành một vật chất sống… NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẮT LỜI) …cũng như cách đây hai chương trình, giáo sư Polanyi đã bày tỏ những nghi ngờ về việc mực tự bắn tung tóe lên các trang giấy để hình thành những cuốn sách đáng cho

chúng ta đọc. GIÁO SƯ: Đúng lắm! Các vật thể vô tri không có trí thông minh hoàn toàn không thể nào tự kết hợp với nhau thành những hợp thể thông minh. Đó là độc quyền của các sinh vật có NÃO BỘ. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục khám phá ngày càng sâu sắc hơn SỰ PHỨC TẠP ở mức độ di truyền học và sinh hóa học của từng loài vật sống. Mỗi khám phá mới càng khiến chúng ta khó tin hơn rằng các chất hóa học trong khí quyển và sấm chớp đã tự động tạo ra sự phức tạp đó. Và càng dễ tin hơn rằng Một Trí Khôn Ngoan Vô Hạn đã tạo dựng nên tất cả. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Quan điểm về một Đức Chúa Trời tạo hóa thông thái trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.

Theo dptxtg.com

Page 13: So 146

13

VUA MUÔN VUA Nữ Hoàng Anh Elizabeth II là một trong những người ngồi trên ngai lâu nhất trong thời đại chúng ta. Những ngày đầu tuần qua, dân chúng Anh quốc kỷ niệm 60 năm ngày nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi với những lễ hội thật tưng bừng. Tại Á châu, quốc vương Thái lan cũng là một trong những người ngồi trên ngai rất lâu. Nhà vua lên ngôi từ năm 1946 mặc dầu cho đến năm 1950 mới có lễ đăng quang. Như vậy quốc vương Thái Lan đã làm vua lâu hơn nữ hoàng Anh 6 năm. Trong lịch sử hiện đại thì nhà vua Sobhuza II của Swaziland (Phi châu) Là người làm vua lâu nhất, từ năm 1899 đến 1992 tức là làm vua đến 82 năm. Trong lịch sử nước ta thì hai vị vua cai trị lâu nhất là Triệu Vũ Vương trị vì 71 năm và Lý Nhân Tông 55 năm. Dù là vị vua nào, trị vì bao lâu thì triều đại nào rồi cũng đến lúc chấm dứt, không còn nữa. Trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay, tôi muốn nói với quý vị về một vị vua cai trị đời đời và triều đại của Ngài không bao giờ chấm dứt. Đó là vua Giê-xu, vua trên muôn vua, Chúa trên muôn Chúa.

Phúc Âm có một quan hệ vô cùng mật thiết với vương quốc của Chúa. Nói đúng hơn, nói đến Phúc Âm là nói đến vương quốc của Thiên Chúa. Sách Phúc Âm đầu tiên là Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi lại lời giảng đầu tiên của Chúa Giê-xu như sau:

Các ngươi hãy ăn năn vì nước thiên đàng đã đến gần (Phúc Âm Ma-thi-ơ 4:17) “Nước thiên đàng” hay “Nước Trời” là nói đến vương quốc của Thiên Chúa, đất nước do Đức Chúa Trời cai trị. Nước Trời nói đến thẩm quyền cai trị của Chúa. Người ở trong Nước Chúa là người sống dưới quyền cai trị của Ngài. Lời giảng của Chúa Giê-xu luôn luôn liên quan đến vương quốc nầy. Lời giảng đầu tiên, Chúa kêu gọi: Các ngươi hãy ăn năn vì nước thiên đàng đã đến gần (Phúc Âm Ma-thi-ơ 4:17) Tiếp theo trong Bài Giảng Trên Núi,

Chúa phán: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài (Phúc Âm Ma-thi-ơ 6:33) Trong những lời giảng dạy

bằng ẩn dụ, Chúa Giê-xu thường bắt đầu với câu: “Nước thiên đàng giống như.” Giống như người gieo giống, giống như hạt cải, giống như men, v.v… Như vậy ý niệm về vương quốc hay nước hay quyền cai trị của Chúa là điều quan trọng trong Phúc Âm. Phúc Âm chẳng những nói đến tin mừng cứu rỗi nhưng cũng nói đến tin mừng thần phục. Hay nói khác đi, tin Chúa Giê-xu cứu rỗi cũng là để cho Chúa Giê-xu làm vua của đời sống. Nói đến Chúa Giê-xu là Đấng cứu chuộc đời sống thì dễ nhưng nói đến Chúa là vua, là chủ đời sống, chúng ta ngần ngại, không muốn. Nói như vậy nghĩa là khi chúng ta kêu gọi một người đặt lòng tin nơi Chúa để được cứu rỗi, người ấy có thể chấp nhận. Nhưng rồi nói rằng khi đã tin nhận Chúa, chúng ta phải

Page 14: So 146

14

để cho Chúa cầm quyền cai trị đời sống, phải để cho Ngài hướng dẫn, phải vâng phục Chúa, nhiều người thấy khó chấp nhận. Tuy nhiên, đây là tinh túy của Phúc Âm, tin Chúa là Đấng cứu chuộc, chúng ta cũng phải để cho Ngài làm Chủ đời sống. Tin Mừng của Nước Trời là như vậy: tin mừng cứu rỗi và tin mừng thuận phục, hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa chủ trị. Chúa Giê-xu là vua của đời sống là như vậy. Khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập giá, thống đốc Phi-lát của chính quyền La-mã viết bản án của Ngài trên thập giá với hàng chữ: “Giê-xu người Na-xa-rét là vua Dân Do-thái.” Đây là bản án mang tính cách phỉ báng. Hàng chữ nầy hàm ý người nào xưng vương là chống lại La-mã cho nên phải bị tử hình. Nhưng hàng chữ cũng ngụ ý vua của Do-thái là người phải chết thảm thương, nhục nhã như thế đó. Trước đó, quân lính đã chế nhạo Chúa, họ nói Chúa là vua nên cho Ngài đội vương miện. Và họ đã dùng gai nhọn kết thành cái mão cho Ngài đội. Người ta chế nhạo, phỉ báng tước vị vua của Ngài, nhưng Chúa Giê-xu thật sự là vua vì Ngài là Đức Chúa Trời, cầm quyền trên toàn cõi vũ trụ. Chúa Giê-xu là vua, nhưng chỉ những ai thần phục Ngài, tôn thờ Ngài mới ở trong Nước của Chúa, là thần dân của Ngài. Đó là ý nghĩa của lời dạy: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài (Phúc Âm Ma-thi-ơ 6:33) Ưu tiên của đời sống con người là đeo đuổi tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời tức

là chúng ta phải tìm kiếm Chúa và để cho Ngài cai trị đời sống. Tin Chúa Giê-xu chẳng những là tin rằng Chúa đã chết vì tội của mình nhưng cũng để cho Chúa cai trị đời sống của mình, để cho Ngài làm vua đời sống. Chúa Giê-xu là Vua và Nước Trời đến gần là như vậy. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều thể chế, từ quân chủ đến dân chủ, từ thần quyền, đến giáo quyền, đến vương quyền, đến độc tài chuyên chế. Điều quan trọng trong tất cả mọi quyền cai trị và mọi thể chế là phúc lợi của người dân. Có những chính quyền mệnh danh là dân chủ nhưng người dân chỉ là những con cờ bị lợi dụng, không một chút quyền hành hay

quyền lợi. Ngược lại, trong nhiều nước quân chủ nhưng người dân sống trong an hòa hạnh phúc vì có những vị vua cai trị biết thương dân, lo tưởng cho dân. Chúng ta gọi đó là những vị minh quân, những nhà vua sáng suốt, thương dân, hết lòng vì dân.

Chúa Giê-xu chính là vị vua như vậy, người dân của Chúa, sống trong vương quốc của Chúa tận hưởng mọi ân phúc của Nước Chúa và sẽ đến một ngày, Chúa Giê-xu sẽ từ trời trở lại làm vua trên toàn thế giới nầy và con dân của Chúa sẽ được cùng Chúa cai trị muôn đời, sẽ không qua đi như những triều đại ở trần gian nầy. Kinh Thánh cho biết, sẽ đến một lúc: Tất cả đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất đều quỳ xuống và mọi lưỡi sẽ xưng Chúa Giê-xu là Chúa (Thư Phi-líp 2:10-11) Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai gần, khi Chúa Giê-xu sẽ từ trời tái lâm để làm vua. Lúc đó, dù muốn, dù

Page 15: So 146

15

không mọi người đều sẽ phải thần phục Chúa. Thần phục Chúa hôm nay, chúng ta là thần dân của Ngài, là con dân Nước Chúa, sẽ tận hưởng ân phúc Chúa trong ngày đó. Nếu không tin nhận Chúa, không tôn thờ Chúa hôm nay, lúc đó chúng ta bị bắt buộc phải thần phục và chịu xét xử trước mặt Chúa là vị vua yêu thương nhưng cũng là vị quan tòa nghiêm minh. Mở đầu của Phúc Âm là: Các ngươi hãy ăn năn vì nước thiên đàng đã đến gần (Phúc Âm Ma-thi-ơ 4:17) Và kết thúc của Phúc Âm là: Nầy, Ta đến mau chóng và đem phần thưởng theo với Ta để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm (Khải Huyền 22:12) Đức Chúa Giê-xu phán: Ai tin Con thì được sự sống đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó (Phúc Âm Giăng 3:36) Quý vị sẽ tin nhận Chúa, tôn Ngài là Vua của đời sống mình hôm nay hay đợi đến lúc quá muộn?

CHUYỆN ĐI TẮM Thường thì một số trẻ con rất sợ tắm, và nêu đủ lý do để mẹ cho khỏi tắm. Những người không muốn đi nhà thờ cũng vậy, họ thường hay đưa ra nhiều lý cớ khá hay để bào chữa. Để chứng minh những lý do đưa ra là không hợp lý có người đã viết một bài mang tính chất khôi hài, có đề tựa là Mười Lý Do Tại Sao Tôi Không Tắm như sau: 1. Tôi bị bắt buộc phải đi tắm khi còn nhỏ.

2. Những người đi tắm là những kẻ giả hình - họ cho họ là sạch hơn những người khác. 3. Nhiều loại xà bông lắm, tôi chẳng biết loại nào là đúng cả. 4. Tôi cũng có đi tắm chứ, nhưng thấy chán quá, chẳng có gì thích thú cả. 5. Tôi chỉ tắm vào Giáng Sinh hay là Phục

Sinh mà thôi. 6. Bạn tôi có ai tắm gì đâu. 7. Tôi sẽ bắt đầu tắm khi nào tôi lớn tuổi đã. 8. Thực ra tôi không có thì giờ tắm. 9. Phòng tắm lạnh quá, chịu không

nổi. 10. Những người chế tạo xà bông là tùy theo tiền bạc anh đóng góp mà thôi. Cứ thay chuyện đi tắm bằng chuyện đi nhà thờ, ta cũng thấy 10 lý do kể trên có thể áp dụng cho cả hai được. Nhiều người thoái thác không đi nhà thờ vì yếu mệt. Những người không chịu để tâm suy nghĩ về vấn đề tâm linh cũng vậy, ngay những người chưa chịu tin Chúa cũng thế thôi. Mặc dù thiên nhiên tự chứng là có đấng Tạo Hóa, và biết bao nhiêu bằng chứng về những gì Chúa Giê-xu đã làm trên trần gian này, người ta vẫn đưa ra những lý cớ thoái thác không tin thật là lạ lùng. Nhưng Phao-lô ngày xưa đã viết: Họ không thể thoái thác được, nghĩa là không ai có lý do chính đáng nào để không tin nhận Chúa, mà tất cả mọi người nên sớm tin nhận Ngài để hưởng phúc đời này và đời đời. Kinh Thánh cũng bày tỏ : chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy Hê-bơ-rơ 10 :25 Hãy đến với Hội Thánh Chúa để Chúa có thể làm mới đời sống bạn.

Page 16: So 146

16

SỰ SỐNG MỚI Các bạn thân mến, Chúa chết để chuộc lỗi cho chúng ta, đó là điều mà ai trong chúng ta cũng biết, nhưng khi chúng ta suy nghĩ về những điều Chúa Jêsus nói về mục đích sự chết và sự sống lại của Ngài thì Ngài không chỉ chết để chuộc lỗi cho chúng ta mà Chúa còn ban cho chúng ta một cuộc sống mới, một sự sống mới, hoàn toàn khác với cuộc sống cũ trước kia. Giăng đoạn 1:12. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,13. là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Ðức Chúa Trời vậy. Khi mỗi một người ăn năn tin nhận Chúa là bắt đầu bước vào một cuộc sống mới, vất bỏ cuộc sống cũ . Nhiều người trong chúng ta không nhận thức được điều này nên vẫn loanh quanh với cuộc sống cũ, thói quen cũ, và lỗi lầm cũ. Chúng ta lại vấp ngã, và điều đáng buồn là rất nhiều anh chị em chúng ta sau khi tin Chúa đã không nhận thức đúng về cuộc sống mới trong Chúa Nếu chưa nhận thức ra được điều này, thì chúng ta còn chưa thực sự bắt đầu được cuộc sống mới với quyền năng của sự sống lại.Khi một con người nào sinh ra là một đứa bé để bắt đầu một cuộc sống mới, với cả một tương lai mới, và biết bao nhiêu tiềm năng chưa khám phá. Còn chưa ai có thể biết đứa trẻ này sẽ thành bác sĩ, giáo sư, hay là nhà doanh nghiệp thành công. Cũng như vậy, khi một người tin Chúa , con người đó cũng được sinh lại,bắt đầu một cuộc đời mới như một đứa trẻ, nếu chúng ta không thấy cuộc đời của mình thay đổi, không thấy có điều gì mới, chúng ta vẫn thấy cuộc sống cũ của mình tồn tại thì đó không phải là lỗi của Đức Chúa Trời , cũng không phải vì Kinh Thánh nói sai mà vấn đề là ở chúng ta, vì chúng ta chưa thực sự khám phá ra cuộc đời mới của mình mà thôi. Với một đứa trẻ chưa có gì là quá khứ thất bại để mà níu

kéo nó lại, cũng không có thể nói rằng – “điều này điều kia mày sẽ không làm được”, càng không thể cấm nó ước mơ lớn lên sẽ trở thành những con người có ích. Tôi hi vọng những điều chia xẻ dưới đây có thể giúp các bạn bứt phá ra khỏi cuộc đời cũ, chúng ta cần phải đột phá ra khỏi vỏ bọc của những nếp nghĩ sai lệch, lỗi lầm, thất bại, của đời sống cũ. Cũng giống như một con gà, nó phải ra khỏi cái vỏ trứng của nó, (hay con bướm muốn lột xác từ một sâu), phải ra khỏi lớp vỏ bọc cũ của nó, nếu không nó sẽ chết. Con người mới chúng ta cũng vậy, khi chúng ta được tái sinh là được tái sinh khi vẫn còn ở trong lốt người cũ: Ê-phê-sô đoạn 4:21. vì anh em đã nghe đạo

Ngài, và được dạy dỗ trong Ngài (y theo lẽ thật trong Ðức Chúa Jêsus)22. rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành,23. mà phải làm nên mới trong tâm chí mình,. và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Ðức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.

Trong cái lốt cũ của con người cũ, tư tưởng cũ… tất cả đều theo một nếp nghĩ và thói quen cũ, chúng ràng buộc chúng ta, có rất nhiều cơ đốc nhân đã được tái sinh rồi nhưng vẫn sống theo cái lốt cũ, chúng ta không thấy quyền năng của Chúa, không thấy sự hiện diện của Chúa, đôi lúc chúng ta cầu nguyện và thấy cũng nhận được một số điều nhưng đó cũng chỉ giống như chú gà con ngồi trong vỏ trứng, đục được một cái lỗ nhỏ và bằng lòng ngồi hít không khí, ngắm “thế giới” qua cái lỗ đó, nhưng ý muốn của Chúa cho chúng ta thì khác, Chúa muốn chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, với những khả năng mới , 2 Cô-rinh-tô 5:17. Vậy, nếu ai ở trong Ðấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới. Hãy để ý đến từ “mọi sự”, Kinh thánh nói là “mọi sự” - Ô – Ha-le-lu-ja! Mọi sự đều đã trở nên mới ! Trong câu Kinh Thánh này chúng ta thấy Chúa nói mọi sự đều trở nên mới nhưng các bạn đã

Page 17: So 146

17

bao giờ tự hỏi trong các bạn tất cả đã trở nên mới chưa? mới được bao nhiêu phần? những cái gì đã được mới? Hay tất cả vẫn còn cũ? Cái cần phải mới ở đây là gì? Có thể khi tin Chúa rồi nhưng ngày hôm qua chúng ta vẫn sống với con ngưòi cũ làm những điều cũ, nhưng vì chúng ta chưa nhận thức được mà thôi, và chúng ta có thể bắt đầu lại từ đầu, ngay lúc này, ngay ngày hôm nay, không nhất thiết phải có đủ vốn liếng (tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, ơn tứ), không nhất thiết cần phải có cơ sở kinh tế ban đầu, nhưng mà là nhờ sức mới Chúa (tức là nhờ những khả năng mới từ Ngài), nhờ Chúa dìu dắt, có Chúa đi cùng con người mới của mình, khi đó chúng ta sẽ có mọi sự đều mới cả. Bất kì một ai khi sinh ra đều có một khả năng, và để khả năng đó phát triển thì còn phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta, anh chi em phải nhớ khi chúng ta đã tin Chúa rồi thì chúng ta không chỉ có cuộc sống mới mà còn có những khả năng mới, ngày hôm qua chúng ta có thể thất bại, nhưng giờ chúng ta biết mình có khả năng mới, vậy hãy cầu nguyện, nài xin Chúa, trông cậy Chúa hết mình, nài xin Chúa hết lòng, chắc chắn Chúa sẽ mở những cơ hội cho cho các bạn . Khi một con người mới sinh ra thì không nghĩ về quá khứ nữa mà chỉ hướng lên những gì mới, đối với những đứa trẻ, mỗi ngày là một ngày mới đối với nó, chúng ta cũng phải như vậy, chúng ta phải để lòng của mình hướng lên Chúa liên tục để Chúa làm cho tâm linh của chúng ta luôn tươi mới, có rất nhiều Cơ Đốc Nhân đến với Chúa như một thói quen, thói quen đi nhóm, thói quen cầu nguyện, và không đổi mới điều gì cả,nếu cứ như vậy thì Chúa không thể hành động được, bạn có chắc rằng bạn đã khám phá hết mọi điều chưa? Nếu chúng ta có những thói quen cũ mà chúng ta cho rằng cuộc sống của chúng ta đã vậy rồi, chúng ta chỉ có thế thôi thì hãy vứt bỏ những ý nghĩ đó đi, hãy để cuộc sống cũ trôi đi và xin Chúa bắt đầu một cuộc sống mới .

Những con người mới trong Chúa đôi lúc không biết mình có những khả năng mới, cũng giống như khi các bạn chuyển đến một vùng đất mới ,nếu các bạn không đi khám phá, không tìm hiểu thì các bạn không bao giờ biết cuộc sống của mình sẽ đi theo hướng nào, các bạn sẽ không biết cuộc sống xung quanh bạn như thế nào và bạn cần phải làm gì cho cuộc sống mới của mình. Ở trong Chúa cũng vậy, nếu bạn không khám phá bạn sẽ không biết cuộc sống mới của mình có những điều gì, có những khả năng gì, nó giống như bạn quay về và chui vào cái vỏ trứng cũ (nếu chúng ta nghĩ mình chỉ có

thế thôi) thì sự chết (sự tha tội) của Chúa đối với chúng ta cũng chỉ được một phần, nhưng còn một cuộc sống mới mà ai nhận thức rõ được điều đó thì sẽ được giải phóng khỏi mọi điều, chúng ta có hai cơ hội: sinh ra và bắt đầu cuộc sống mới trong Chúa, với

quyền năng của Chúa, có Chúa ở cùng và sự tha thứ của Chúa… nếu chúng ta nghĩ rằng mình phải thế này phải thế kia thì chúng ta mới nghĩ bằng cái đầu của mình chứ chưa trông cậy vào Chúa, có ai trong chúng ta đã giống như vậy chưa ? Có thể lấy một câu chuyện để minh hoạ như sau Tại một sân chim kia có nhiều loài chim gia cầm sống chung nhau, gà, ngan, vịt ... Chúng cùng chung sống và cùng ăn gạo, thóc, và tìm giun bắt dế. Trong số các con gà con mới nở có một con gà con trông hình dáng khác với những con gà khác. Mỏ của nó thì quặp lại khó khăn mỗi khi mổ từng hạt gạo, cánh của nó thì dài và vướng víu khi đi lại, và nói chung là hình dáng bên ngoài thật sự là một con gà xấu xí. Lũ gà con thường cười diễu nó rằng nó là một con gà không bình thường, một con gà quái dị... Và nó cũng thấy cuộc sống thật là vất vả vướng víu, và cũng lại không biết bon chen nhanh nhạy trong việc tìm giun dế như mọi con gà bình thường khác. Nhưng nó cũng đành xếp mọi suy nghĩ lại mà vật lộn với cuộc sống hàng ngày... Cho đến một ngày kia, bỗng nó nghe thấy từ phía trên, từ trời cao trên đầu một tiếng kêu khác thường. Một tiếng kêu, như là tiếng gọi,

Page 18: So 146

18

động thẳng vào trong lòng nó. Và lần đầu tiên trong đời, nó ngẩng đầu khỏi mặt đất, để ngước mắt nhìn lên trời cao. Nó nhìn thấy một chấm đen chuyển động, nhìn kỹ thì đó là một con chim, đang xoè cánh bay. Và cũng là lần đầu tiên trong đời – nó nhìn thấy một sinh vật giống như nó. Được tiếng gọi thôi thúc, con gà khác thường liền cố gắng bật lên, và chợt nhận thấy mình đang đập đôi cánh. Đôi cánh mà trước đây làm nó vướng víu – thì bây giờ giúp nó dựa vào không khí mà vươn mình bay lên. Con chim ưng non (các thợ săn sau một lần leo núi bắt gặp tổ chim đã đem quả trứng về) cuống cuồng đập cánh và kêu lên những tiếng lớn. Cuối cùng con chim ưng mẹ nhìn thấy mọi điều, liền xè xuống và cắp con chim con của mình cùng bay lên. Cuộc sống theo Chúa của chúng ta có phải có một cái gì đó giống như câu chuyện này không? Có phải đời sống cơ-đốc nhân chúng ta chỉ là sống như mọi người thế gian và chỉ để tìm kiếm mọi sự thế gian? Loanh quanh trong cái sân chim để tìm giun bắt dế - hay là còn có thể cất cánh bay đến những chân trời mới? Làm thế nào bạn có thể nói là mình sẽ không đạt được gì thêm nữa đâu – khi mà Thánh Linh của Đấng Tạo dựng ra cả thế gian này ở cùng bạn? Có phải Lời Chúa đôi lúc khiến bạn thấy bị vướng víu cản trở? Nhưng cũng Lời đó sẽ giúp chúng ta bay - tức là làm được những điều người khác không thể làm được. Sức mạnh của đức tin dựa theo các định luật Thánh Linh sự sống sẽ giúp chúng ta bay lên cao, bất chấp mọi sự níu kéo của các luật tội lỗi và sự chết (xem Rô-ma 8). Cũng như luật khí động học giúp loài chim bay, vượt trên sức mạnh kéo xuống đất của lực vạn vật hấp dẫn... Nếu chúng ta đã được tái sinh lại làm con cái Đức Chúa Trời – có nghĩa là chúng ta có thể bắt đầu học sống một cuộc sống mới - với địa vị là con cái Đức Chúa Trời. Một cuộc sống sống bởi đức tin... không phải ngay một lúc, nhưng cùng với sự luyện tập – chúng ta mới có thể học bước đi bởi đức tin mình.

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2012: - Hàng tuần có 100 người trung tín thờ phượng Chúa. IV. Mục tiêu Hội thánh tháng 11/ 2012: - 20 nhóm tế bào thường xuyên hoạt động. - Mỗi một vùng có 1 đội truyền giáo.

Page 19: So 146

19

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 22/10 đến ngày 28/10

22. Thi-thiên 113, 1Phi-e-rơ 5, Ê-xê-chi-ên 31-32 23. Thi-thiên 114, 2Phi-e-rơ 1, Ê-xê-chi-ên 33-34 24. Thi-thiên 115, 2Phi-e-rơ 2, Ê-xê-chi-ên 35-36 25. Thi-thiên 116, 2Phi-e-rơ 3, Ê-xê-chi-ên 37-38 26. Thi-thiên 117, 1Giăng 1, Ê-xê-chi-ên 39-40 27. Thi-thiên 118, 1Giăng 2, Ê-xê-chi-ên 41-42 28. Thi-thiên 119*, 1Giăng 3, Ê-xê-chi-ên 43-44

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 22/10 – 28/10

Ngày CHƯƠNG TRÌNH 22/10 23/10 Cầu nguyện kiêng ăn

Ca đoàn (18h30-20h30) 24/10 NHÓM TẾ BÀO 25/10 BUỔI NHÓM CHỮA LÀNH 26/10 NHÓM THANH NIÊN 27/10 NHÂN SỰ 28/10 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam TIỆC THÁNH

THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 20: So 146

20

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ