Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng...

5
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23238 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 5/7/2020 • Số 491 Chúa Nhật 14 Thường Niên - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org [email protected] Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước xu hướng bạo lực của xã hội, xin giúp chúng con biết sống hiền lành và bao dung theo gương Chúa; vì quả thật: “Nếu ai không có Thần Khí của Đức Kitô, kẻ ấy không thuộc về Người”. Amen (x.Rm 8,9) Phụng vụ tháng Bảy Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Cầu cho các gia đình Chúng ta cầu xin cho các thành viên trong gia đình ngày nay luôn thương yêu, tôn trọng nhau và sống theo sự hướng dẫn của Chúa. Trọng tâm của Phụng vụ tháng Bảy Toàn bộ tháng Bảy nằm trong Mùa Thường Niên, được thể hiện bằng màu xanh lá cây phụng vụ - màu của hạt giống nảy mầm, biểu tượng của niềm hy vọng đạt được trong mùa gặt vĩnh cửu. Nằm trong năm A, chu kỳ 2, các bài đọc Tin Mừng Chúa nhật của tháng Bảy được trích từ Phúc âm theo Thánh Matthêu. Nhiều nơi vẫn theo truyền thống từ xa xưa, dành cả tháng Bảy để chiêm ngắm Máu thánh châu báu của Chúa Giêsu đã đổ ra trong cuộc Thương Khó. Tháng Bảy thường nóng và là thời gian để thư giãn, nghỉ Hè. Đó cũng là thời điểm cây cối trưởng thành và phát triển. Giống như mùa màng phụ thuộc vào những cơn mưa mùa Hè - không chỉ để phát triển mà còn để tồn tại, sự phát triển tâm linh của chúng ta cũng phụ thuộc vào việc chúng ta thường xuyên lãnh nhận mưa ân sủng từ các bí tích và Mình Máu Chúa Kitô. Máu thánh ấy tuôn đổ trên Thập giá để cứu độ chúng ta, và sinh ra Giáo hội khi chảy ra từ cạnh sườn của Chúa. Máu châu báu của Chúa Kitô - hiện đang lưu chuyển trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa là Giáo Hội - tiếp tục công việc cứu độ, bảo tồn và thanh thẩy, cứu chữa và cung cấp dinh dưỡng để tái sinh và đổi mới các thành viên của Giáo Hội. Các ngày lễ chính của tháng này là các lễ kính: Thánh Tôma Tông đồ (3-7), Thánh Maria Goret- ti, (6-7), Thánh Bênêđictô (11-7), Thánh Maria Madalena (22-7), Thánh Giacôbê (25-7), Thánh Gioakim và Thánh Anna (26-7), Thánh Ignatio Loyola (31-7). L ịch P hụng V Thứ Hai, ngày 6 tháng 7 Thánh Ma-ri-a Goretti, trinh nữ, tử đạo. Bài đọc: Hs 2,16.17b-18.21-22; Mt 9,18-26. Thứ Ba, ngày 7 tháng 7 Bài đọc: Hs 8,4-7.11-13; Mt 9,32-38. Thứ Tư, ngày 8 tháng 7 Bài đọc: Hs 10,1-3.7-8.12; Mt 10,1-7. Thứ Năm, ngày 9 tháng 7 Bài đọc:Hs 11,1-4.5c.8ac-9; Mt 10,6-15. Thứ Sáu, ngày 10 tháng 7 Bài đọc:Hs 14,2-10; Mt 10,16-23. Thứ Bảy, ngày 11 tháng 7 Thánh Bê-nê-đíc-tô, viện phụ, lễ nhớ. Bài đọc: Is 6,1-8; Mt 10,24-33. Chúa Nhật Xv Thường Niên, Năm A Ngày 12 tháng 7 Bài đọc: Is 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23

Transcript of Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng...

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23238 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am5/7/2020 • Số 491

Chúa Nhật 14 Thường Niên - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước xu hướng bạo lực của xã hội, xin giúp chúng con biết sống hiền lành và bao dung theo gương Chúa; vì quả thật: “Nếu ai không có Thần Khí của Đức Kitô, kẻ ấy không thuộc về Người”. Amen (x.Rm 8,9)

Phụng vụ tháng BảyÝ cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Cầu cho các gia đìnhChúng ta cầu xin cho các thành viên trong gia đình ngày nay luôn thương yêu, tôn trọng nhau và sống theo sự hướng dẫn của Chúa.

Trọng tâm của Phụng vụ tháng BảyToàn bộ tháng Bảy nằm trong Mùa Thường Niên, được thể hiện bằng màu xanh lá cây phụng vụ - màu của hạt giống nảy mầm, biểu tượng của niềm hy vọng đạt được trong mùa gặt vĩnh cửu.Nằm trong năm A, chu kỳ 2, các bài đọc Tin Mừng Chúa nhật của tháng Bảy được trích từ Phúc âm theo Thánh Matthêu.Nhiều nơi vẫn theo truyền thống từ xa xưa,

dành cả tháng Bảy để chiêm ngắm Máu thánh châu báu của Chúa Giêsu đã đổ ra trong cuộc Thương Khó.Tháng Bảy thường nóng và là thời gian để thư giãn, nghỉ Hè. Đó cũng là thời điểm cây cối trưởng thành và phát triển. Giống như mùa màng phụ thuộc vào những cơn mưa mùa Hè - không chỉ để phát triển mà còn để tồn tại, sự phát triển tâm linh của chúng ta cũng phụ thuộc vào việc chúng ta thường xuyên lãnh nhận mưa ân sủng từ các bí tích và Mình Máu Chúa Kitô. Máu thánh ấy tuôn đổ trên Thập giá để cứu độ chúng ta, và sinh ra Giáo hội khi chảy ra từ cạnh sườn của Chúa. Máu châu báu của Chúa Kitô - hiện đang lưu chuyển trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa là Giáo Hội - tiếp tục công việc cứu độ, bảo tồn và thanh thẩy, cứu chữa và cung cấp dinh dưỡng để tái sinh và đổi mới các thành viên của Giáo Hội.Các ngày lễ chính của tháng này là các lễ kính: Thánh Tôma Tông đồ (3-7), Thánh Maria Goret-ti, (6-7), Thánh Bênêđictô (11-7), Thánh Maria Madalena (22-7), Thánh Giacôbê (25-7), Thánh Gioakim và Thánh Anna (26-7), Thánh Ignatio

Loyola (31-7).

Lịch Phụng Vụ

• Thứ Hai, ngày 6 tháng 7Thánh Ma-ri-a Goretti, trinh nữ, tử đạo.Bài đọc: Hs 2,16.17b-18.21-22; Mt 9,18-26.

• Thứ Ba, ngày 7 tháng 7Bài đọc: Hs 8,4-7.11-13; Mt 9,32-38.

• Thứ Tư, ngày 8 tháng 7Bài đọc: Hs 10,1-3.7-8.12; Mt 10,1-7.

• Thứ Năm, ngày 9 tháng 7Bài đọc:Hs 11,1-4.5c.8ac-9; Mt 10,6-15.

• Thứ Sáu, ngày 10 tháng 7Bài đọc:Hs 14,2-10; Mt 10,16-23.

• Thứ Bảy, ngày 11 tháng 7Thánh Bê-nê-đíc-tô, viện phụ, lễ nhớ.Bài đọc: Is 6,1-8; Mt 10,24-33.

• Chúa Nhật Xv Thường Niên, Năm A Ngày 12 tháng 7Bài đọc: Is 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23

“�Anh�em�hãy�mang� lấy� ách�của� tôi,� và�hãy�học�với�tôi,�vì�tôi�có�lòng�hiền�hậu�và�khiêm�nhường.�Tâm�hồn�anh�em�sẽ�được�nghỉ�ngơi�bồi�dưỡng.”�(Mt�11:29)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

Thu nhập Giáo xứ:Qua các rổ dâng cúng trước cung thánh và cuối Nhà Thờ cũng như thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ. Cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn luôn nhớ đến Giáo xứ. Nếu vì điều kiện sức khỏe không thể đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ cuối tuần, xin anh chị em gửi đóng góp về:Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238

Tâm Tình mục Tử

“Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11: 29)

Anh chị em thân mến,Hôm nay bắt đầu tháng 7, Thiên Chúa trao tặng một thời gian mới như yến bạc quý giá, để mỗi người sống và thi hành những gì Ngài mong muốn. Để đạt được mục đích này, chúng ta cùng nhau đến học nơi Chúa Giêsu. Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 14 Thường Niên tuần này ghi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, trong tâm tình vui mừng và cảm tạ, vì Cha đã đặc biệt yêu thương những người bé mọn, đơn sơ, và mạc khải cho họ những điều sâu nhiệm. Tiếp đến, Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến với Ngài để tìm sự nghỉ ngơi. Chỉ nơi Chúa, chúng ta mới tìm lại sức mạnh, an vui và thanh thản cho tâm hồn. Nhưng để được như vậy, chúng ta hãy mang lấy “ách” và “gánh” của Chúa, nghĩa là học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm nhường.Trước hết, hiền lành là thái độ dịu dàng và bao dung đối với mọi người. nhưng không yếu nhược hay nhát đảm. Chúa Giêsu hiền hậu nhưng Ngài đã lên án gắt gao thói giả hình của nhóm biệt phái, đã xô đuổi con buôn ra khỏi đền thờ, dám vì sự thật mà chịu thiệt thân. Hơn thế nữa, lòng hiền hậu của Chúa Giêsu còn là sự cảm thông sâu xa với người tội lỗi. Ngài đến gặp gỡ, đối thoại, và đồng bàn với họ. Ngài mở cho họ một con đường để tiến tới sự sống mới. Ngài giúp họ làm lại cuộc đời như Madalena, như Giakêu, hay như người thiếu phụ bên bờ giếng Giacóp.Thứ đến, khiêm nhường là thái độ biết mình thế nào thì sống như thế, không tự ti cũng không tự tôn. Người khiêm nhường luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận, học hỏi và thay đổi, không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Tuy nhiên, bài học khiêm nhường ở đây không chỉ theo nghĩa từ ngữ hoặc là tính cách cao đẹp của

các hiền nhân, mà còn là tấm gương của Chúa Giêsu, Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế… (Pl 2,6-10). Ngoài ra, khiêm nhường còn cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng, tự mãn. Sách Châm Ngôn cho biết: “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào” (16,18). Đức Gioan Phaolô I nói rằng: “Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”. Chỉ trong sự khiêm nhường, chúng ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình.Thưa anh chị em,Thế gian coi sự hiền lành và khiêm nhường là một thái độ sống yếu nhược. Thế nhưng sự thật nơi họ lại ẩn chứa một nội lực thâm sâu, một tính khí anh hùng, vì dám nhẫn nhục và kiên trì đến cùng trước mọi nghịch cảnh. Người hiền lành và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những lối sống phô trương và loại trừ, họ biết sống âm thầm lặng lẽ và chia sẻ với người khác. Họ giống như những tia sáng nhỏ trong bóng tối mênh mông, nhưng đủ để làm sáng lên một dấu chỉ nhiệm mầu. Trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn sống an vui, là dấu chỉ của niềm hy vọng vào Chúa. Đó cũng là những ý nghĩa tuyệt vời của đời Kitô hữu, khi mỗi người biết sống hiền lành và khiêm nhường như Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.Thân mến chào anh chị em,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thông báo

1/ Thánh Lễ mừng 200 Năm thành lập Giáo phậnNgày 11/7/1820, Đức Giáo Hoàng Piô VII đã công bố thiết lập Giáo phận Richmond, trở thành giáo phận thứ 6 lâu năm nhất tại Hoa Kỳ. Để mừng kỷ niệm 200 năm lịch sử này: Tất cả các tín hữu trong Giáo phận được mời tham dự Thánh Lễ Trực Tuyến vào lúc 10:30am Thứ Bẩy ngày 11/7/2020. Trong Thánh Lễ này sẽ Truyền Chức Phó Tế cho một Thầy và hai Thầy sẽ được Truyền Chức Linh Mục. Chi tiết Thánh Lễ có tại trang nhà Giáo phận www.richmonddiocese.org. Cũng trong cuối tuần 11 và 12/7/2020, tất cả các Nhà Thờ và các Cộng đoàn trong Giáo phận sẽ cử hành Thánh Lễ mừng 200 năm, để cùng với Giáo phận Tạ ơn Thiên Chúa trong dịp hồng phúc này.

2/ Thánh Lễ Trực Tuyến Chúa Nhật hằng tuầnVới hoàn cảnh hiện nay, kể từ ngày 5/7/2020: Giáo xứ chỉ thực hiện một Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến vào lúc 8:00am phục vụ cho các Nhà Dưỡng Lão và những người được Đức Giám Mục Giáo phận chuẩn miễn. Còn các trường hợp khác, những anh chị em khỏe mạnh vẫn đi làm đều đặn cần đến Nhà Thờ cùng với Cộng đoàn Giáo xứ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.

3/ Ghi danh và đến tham dự Thánh LễCuối tuần Giáo xứ vẫn có 3 Thánh Lễ cuối tuần: Thứ Bẩy 8:00pm; Chúa Nhật 8:00am và 10:30am như thường lệ. Để sắp xếp phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ và tránh đi những phiền phức về y tế sức khỏe có thể xảy ra, nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc https://ghidanh.chungnhan.orgLưu ý:(1) Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ: Đều

phải ghi danh(2) Những ai đã ghi danh nhưng thay đổi giờ

tham dự Thánh Lễ: Cần ghi danh lại.(3) Những ai đã ghi danh và muốn tham dự

Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là không cần vào trang nhà của Giáo xứ nữa.

(4) Ghế trong Nhà Thờ có chỗ dành cho các gia đình. Do đó, những gia đình nào muốn ngồi chung với nhau, xin báo cho ban hướng dẫn biết tại bàn tiếp đón.

4/ Có bao nhiêu người tham dự Thánh Lễ cuối tuần vừa qua?Chúa Nhật ngày 27 và 28/6/2020 vừa qua có 367 người tham dự trong ba Thánh Lễ cuối tuần: Lễ 8:00pm là 115 người; Lễ 8:00am là 116 người và Lễ 10:30am là 136 người. Như thế, với số người đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật mới được một nửa tổng số tham dự trước đại dịch Covid-19. Tiểu Bang Virginia đã vào giai đoạn ba, nghĩa là an toàn về môi trường khá bảo đảm cho các sinh hoạt Cộng đồng. Nhất là những ai không được Đức Giám mục chuẩn miễn và đi làm đều đặn cần sắp xếp đến Nhà Thờ cuối tuần để cùng với Giáo xứ cử hành Thánh Lễ.

5/ Giai đoạn 3 (Phase 3) tiến trình bình thường hóa các sinh hoạtKể từ ngày 1/7/2020, Tiểu Bang Virginia đã bắt đầu giai đoạn 3 (phase 3) bước tới “Forward Virginia” . Tuy nhiên, Đức Giám Mục giáo phận cho biết: Các Giáo xứ, trường học … sẽ không

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là

chứng nhân Số 491

đi vào giai đoạn 3 trước ngày 10/7/2020. Các Linh mục, Phó tế, và các anh chị em phụ trách mục vụ trong Giáo phận sẽ có buổi học hỏi về giai đoạn 3 vào Thứ Năm, ngày 9/10/2020.

6/ Cử hành Chúa Nhật XIV Thường Niên(1) Đường nối kết trực tuyến: Lễ 8:00am: https://youtu.be/mpdSFe5dvJ8

(2) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/mpdSFe5dvJ8

(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/491.pdf

7/ Trường Thánh Vinh Sơn LiêmTrong buổi họp ban điều hành Trường Thánh Vinh Sơn Liêm cùng với cha xứ ngày 23/6/2020, vì đại dịch Covid-19 có nhiều giới hạn nên chương trình Giáo lý năm học 2020-2021 được sắp xếp như sau:(1) Không có lớp mẫu giáo (kindergarten)

(2) Các lớp sẽ học Online ngày Chúa Nhật- Lớp 1 đến lớp 6: Học từ 3:00pm - 3:45pm- Lớp 7 đến lớp 12: Học từ 4:00pm - 4:45pm

(3) Hai lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu và Thêm sức:- Học kỳ 1 (Tháng 9 -12/2020): Học Online- Học kỳ 2 (Tháng 1- đến ngày lãnh nhận bí tích):

Học tại Hội TrườngLớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu: Học trước Thánh Lễ. sau đó tham dự Thánh Lễ 2 (10:30am) tại Nhà Thờ và Lớp Thêm Sức học sau Thánh Lễ.(4) Các lớp ghi danh tại trang nhà của Giáo xứ bắt đầu từ 3/8/2020

(5) Các Giảng viên tham dự ngày học hỏi chuẩn bị cho Năm học mới 2020-2021 vào Chúa Nhật ngày 30/8/2020 tại Hội Trường.

Nhận Định(1) Giáo lý là một hoạt động không thể thiếu trong Giáo xứ: Tông Huấn Catechesi Traden-dae của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về Dạy Giáo Lý Trong Thời Đại Chúng Ta xác định: “Giáo xứ phải tái khám phá ơn gọi của mình, là một gia đình trong tình huynh đệ và hiếu khách, là nơi mà những người đã được Rửa Tội và Thêm Sức ý thức được rằng mình hợp thành Dân Thiên Chúa. Trong căn nhà ấy, bánh Giáo Lý chân chính và Bánh Thánh Thể được bẻ ra cho họ cách dư dật, trong khung cảnh của một hành vi phụng tự duy nhất;và mỗi ngày họ được sai đi từ căn nhà này để thi hành sứ vụ tông đồ truyền giáo của họ trong tất cả các trung tâm sinh hoạt của đời sống thế gian.”

(2) Trách nhiệm của cha mẹ trong năm học 2020-2021: Khác với những năm học Giáo lý trước đây. Trong năm học 2020-2021 trách nhiệm Giáo dục Đức Tin của cha mẹ thật quan trọng, không ai thay thế, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết. “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc tân Phúc m hóa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo hội và từng người chúng ta”. (x. Thư Mục vụ năm Đức Tin 2012 của HĐGMVN số 9)

(3) Đây là trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho tất cả chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 19-20). Hiện nay Trường Thánh Vinh Sơn Liêm đang cần thêm các giảng viên Giáo lý và Việt ngữ. Giáo xứ tha thiết mời anh chị em tham gia và liên hệ với cha xứ sau các Thánh Lễ cuối tuần hoặc anh Nguyễn Duy Vượng.(4) Thời khóa biểu học cũng như các hướng dẫn khác sẽ được thông báo sau.(5) Trường Thánh Vinh Sơn Liêm sẽ tiếp tục nghiên cứu về chương trình Việt Ngữ vào Tháng 7/2020.

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật 15 Thường Niên, Năm AMt 13:1-23

Thánh sử Matthêu chú trọng đặc biệt đến bốn mảnh đất mà Lời Chúa được gieo vào. Chúa Giêsu đã cắt nghĩa rõ ràng ý nghĩa của dụ ngôn, chúng ta chỉ cần chú ý đến khía cạnh thực tế của đời sống của các tín hữu.1/ Vệ đường: là những người nghe qua mà không hiểu nên quỷ dữ đến cướp đi cũng như hạt giống bị chim trời ăn mất. Để Lời Chúa sinh ích lợi, con người cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi nghe: thời gian để tâm hồn lắng đọng, cầu nguyện với Thánh Thần để xin ơn soi sáng cho hiểu được ý nghĩa thực sự của Lời Chúa.

2/ Đá sỏi: là những kẻ nghe qua thì vui vẻ đón nhận; nhưng không để cho Lời Chúa thấm sâu vào đời sống, giống như hạt giống rơi vào đá sỏi không thể đâm rễ sâu vì ít đất. Những kẻ này khi gặp gian nan khốn khó vì Lời Chúa sẽ vấp ngã ngay cũng như hạt giống sẽ bị khô héo khi mặt trời nóng lên. Để Lời Chúa sinh lợi ích không phải chỉ lắng nghe, nhưng còn đòi một người phải để tâm suy niệm và mang ra áp dụng trong đời sống. Lời Chúa có sức để làm cho đức tin tăng trưởng. Nếu đức tin không vững mạnh, làm sao một người có thể đứng vững trước những phong ba của cuộc đời!3/ Bụi gai: những kẻ cũng để cho Lời Chúa lớn lên nhưng không sinh hoa kết quả được vì bị gai góc bóp nghẹt. Gai góc đây là những lo lắng ưu tư về cuộc đời phải ăn gì, uống gì và có gì. Lời Chúa đòi con người phải chọn lựa: hoặc hạnh phúc đời này hoặc hạnh phúc đời sau, chứ không thể bắt cá hai tay.4/ Đất tốt: những kẻ nghe và hiểu Lời Chúa, đồng thời để cho Lời Chúa hướng dẫn cuộc đời họ; tùy theo mức độ tốt, họ sẽ sinh lời 30, 60, hay 100. Thửa ruộng tốt là những người biết bỏ nhiều thời gian để dọn dẹp tâm hồn cho Lời Chúa được gieo vào, không để những giá trị hào nhoáng của thế gian làm xao lãng việc học hỏi Lời Chúa, dành nhiều thời gian ưu tiên cho việc học hỏi Lời Chúa vì “vô tri bất mộ,” suy niệm Lời Chúa đêm ngày, và tìm mọi dịp áp dụng Lời Chúa trong cuộc đời.Sau đây là kinh nghiệm sống của một chứng nhân trong Vietcatholic: Thật Chúa đã để cho hạt của tôi có lúc thì như:(1) Kẻ thuộc hạng gieo dọc đường: Đây là thời gian tôi còn ở tuổi vị thành niên ham chơi và ưa tìm những thú vui vật chất. Chúa lúc này vắng bóng trong cuộc đời tôi vì tôi chưa biết Ngài.(2) Kẻ thuộc hạng rơi trên đá sỏi: Đây là khoảng thời gian tôi còn bôn ba và rất vất vả để tự lực cánh sinh lo cho thân phận của tôi để đi vào đời trong cùng những lạc lõng, bơ vơ, vật vã lo toan cho hiện tại và tương lai của mình. Thời gian này tôi có cảm nhận được có Chúa trong đời nhưng tôi không có thời giờ dành cho Chúa.(3) Kẻ thuộc hạng gieo trên đất tốt: Cách đây được vài năm cho đến bây giờ mới là khoảng thời gian mà thân tôi mới bớt gian khổ. Giờ thì cây tôi cũng ở được nửa đoạn đời và cũng bao mùa có cống hiến được cho đời trái ngon trái ngọt tuy không nhiều nhưng cũng tạm đủ để dâng lên cho Chúa tôi làm của Lễ Tạ Ơn.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Trở nên tốt và hữu ích là một tiến trình giống

như tiến trình của hạt giống trước khi thành

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là

cây và sinh hoa kết quả. Hãy để cho Lời Chúa liên tục thấm nhập vào lòng mỗi ngày một chút cho tới khi thành thửa ruộng phì nhiêu.

- Tiến trình này đòi hỏi liên tục rất nhiều ơn thánh và Lời Chúa mỗi ngày cũng như sự cộng tác cá nhân.

- Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể đều quan trọng như nhau. Lời Chúa chuẩn bị tâm hồn chúng ta để lãnh nhận chính Ngài. Nếu không biết chuẩn bị tâm hồn, Chúa có vào cũng chẳng sinh ích lợi gì. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ đi lễ trễ, sau khi Lời Chúa đã bắt đầu công bố.

15th Sunday in Ordinary TimeMatthew 13:1-23

“The one who received the seed in rich soil is the [one] who hears the word and understands it… the one who yields a harvest.”

IllustrationFaith is a mysterious thing. Many devout par-ents have to bear the sorrow of knowing that the faith that they love and cherish has not passed down the generations. Despite their having done everything possible, their chil-dren have chosen not to embrace the faith in which they were raised. It’s easy for people in such circumstances to blame themselves: maybe we should have tried harder, maybe we should have set a better example, sent them to a better school or had a more effective parish catechetical programme. It’s often said that faith is caught, not taught. This may be true in many cases, but families where a vibrant and healthy faith is the norm and prayer a reg-ular practice can still produce atheist children, whereas families where there is not an ounce of obvious faith can produce children who grow to be ardent Christians. Ultimately, it’s a mystery known only to God.Yet we need not despair, even if we have a certain sense of regret or failure. One of our Eucharistic Prayers reminds us that we not only pray for the shepherds of our Church, whose faith sustains that of the whole community, but we also pray for those whose faith is known to God alone. The many millions of people in the world who can be described as “people of good will” have that good will because of God’s grace. A modern theologian spoke of “anony-mous Christians”, those who live by the gifts of the Holy Spirit even if they don’t acknowledge Jesus. However little room anyone makes for God in their life, God will always occupy that space and make it fruitful.

Gospel TeachingIn today’s Gospel Jesus preaches in parables and his disciples question why he does this:

would it not be better to speak plainly, in black and white? Yet faith does not offer easy solu-tions to complex questions, and the “grey ar-eas” of life are often precisely where there is room for faith to grow and mature.We also hear echoes in this Gospel of the diffi-culties facing the early Church. Jesus’ first dis-ciples were all Jews, and they had to come to terms over time with the painful truth that many of their fellow Jews did not become believers. The evangelisation of the pagan world emerged from the conflicts and failures encountered by the first generation of disciples. In Jesus’ words we hear reflected their explanation to themselves of how the rejection of Jesus’ min-istry could have happened. There is room for caution here, however. There have been tragic and terrible consequences in history of a too-easy blaming of the Jewish people as a race for not accepting the teaching of Jesus. In the Gospel Jesus blesses those who never had the advantage of being exposed to the teachings of the prophets and yet believe. This is an ac-knowledgement by the Gospel writers, a gen-eration later, of the faith of the pagans. Yet his warnings about closed eyes and hard hearts are not intended just for the Jewish people. They challenge every person who resists God’s grace, for the reasons Jesus goes on to give.Jesus does not focus on any particular group of people but on the thwarted tendency to good that lies in every human heart. God’s good news, in whatever form it comes, is thwarted by superficiality, complacency, lack of confi-dence and the desire for a security based on consumption and status. These are universal human dilemmas. Our response to grace is part of the freedom given to us from the beginning of creation. God is a God of surprises, but is also ready to be surprised by us.

ApplicationIt is a great blessing to us to have heard the message of Jesus and responded to it in faith. This is not the result of our virtue but of God’s mercy. Why some people believe and others don’t is a mystery known only to God. It is not our place to judge, but we are invited to do what we can to make the faith attractive to oth-ers. For some people, we are the only Gospel that they will ever hear. We are the only letter from God that they will ever read. Each of us is called to be a disciple and an evangelist in our own way. Even if we never see the fruits of our labours, we can trust that the closer we come to Jesus, the more like him we will become.

Ý Lễ

Thánh Lễ 8:00 Tối• Xin cho gia đình được bình an qua khỏi nạn

dịch (Vũ Huy Đính)• LH Maria Lan và các LH người thân đã về với

Chúa (Vũ Huy Đính)• LH Vicente Liêm và Đôminicô Lưu Lễ giỗ

(Sơn Thảo)• LH Giuse (Một người xin)• Tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse, xin

ơn như ý (Sơn Thảo)• LH Giuse Nguyễn Văn Yết Lễ giỗ (Sơn Thảo)• LH Giuse Lễ giỗ (Alisha)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Ô Chấn)• Cầu cho mau khỏi bệnh và mạnh khỏe (Một

người xin)• Xin bình an, tạ ơn và như ý (Thanh Hùng)• LH Phanxico và Maria (Thanh Hùng)

Thánh Lễ 8: 00 Sáng• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng Linh

hồn (Anh Thư)• Xin ơn bình an (Một người xin)• LH Anna và các LH mồ côi (Một người xin)• LH Maria Phạm Thị Hồng (Bà Phương)• LH Giuse Trần Thế (Bà Phương)• LH Phêrô Liễu mới qua đời (Sỹ Bùi)

Thánh Lễ 10:30 Sáng• LH Phêrô Nguyễn Thanh Hùng, LH Maria

Phạm Thị Kiếng và xin cho gia đình bình an (Nguyễn Thị Thúy Hằng)

• LH Phêrô Nguyễn Văn Gẫm lễ giỗ 7 năm (Gđ Tuyết Nguyễn)

• Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ (Một người xin)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng Linh

hồn (Hoan)• Cầu bình an cho gia đình (Một người xin)• Các linh hồn mồ côi (Một người xin)• LH Phêrô Đặng Bảng (Bạch T Quyên)• Cầu cho mau khỏi bệnh và mạnh khỏe (Một

người xin)• LH ông ngoại Giuse Trịnh Văn Phú (Thanh

Long)• LH ông ngoại Giuse Trịnh Văn Phú (Thiên

Minh)• LH Giuse Trịnh Văn Phú Lễ giỗ 6 năm (Gđ

Vinh & Thùy Dương)• LH Giuse Trịnh Văn Phú Lễ giỗ 6 năm (Bà

Thúy Vũ Trần)• LH Giuse Trịnh Văn Phú Lễ giỗ 6 năm (Các

con cháu gia đình Trịnh Trần)

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là