Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

22
Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh Thalassemia Bs. VõTáSơn BV Phụsản–NhiĐàNẵng

Transcript of Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Page 1: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh

bệnh Thalassemia

Bs. Võ Tá SơnBV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Page 2: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Định nghĩa

• Thường gọi là bệnh thiếu máu Địa Trung Hải (Thalassa: biểnĐịa Trung Hải, aemia: thiếu máu)

• Là bệnh HST do giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗiglobin.

Page 3: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Tổng quan

• Mỗi người bình thường sẽ có tất cả 4 gen α nằm trên 2 NST 16 và 2 gen β nằm trên 2 NST 11.

• Hồng cầu người bình thường có khoảng 98% hemoglobin A (α2β2), 2% hemoglobin A2 (α2δ2) và rất ít hemoglobin F (α2γ2).

• Có nhiều loại bệnh thalassemia khác nhau, phổ biến tại Việt Nam là α thalassemia và β thalassemia.

• Bệnh thalassemia được di truyền theo kiểu gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Page 4: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

β thalassemia• Giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi β. Gen globin β

nằm trên NST 11 chịu trách nhiệm tổng hợp chuỗi β. MỗiNST 11 có 1 gen β.

Page 5: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

α thalassemia

• Giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗiglobin α. Gen α nằm trên NST 16. Mỗi NST 16 có 2 gen α.

Page 6: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Sơ đồ di truyền

Page 7: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Biến chứng của bệnh Thalassemia

• Ứ đọng sắt: do vỡ hồng cầu.• Nhiễm trùng: tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt ở

bệnh nhân cắt lách.• Biến dạng xương: do tủy xương là cơ quan tạo máu

phải tăng cường sản xuất hồng cầu bù vào → tăng sảntủy xương -> biến dạng xương, xốp, dễ gãy.

• Lách to: do phải làm việc quá sức để phá hủy một lượng lớn hồng cầu có hemoglobin bất thường.

• Chậm phát triển: do thiếu máu• Các bệnh lý về tim: thường gặp ở thể nặng. Thường do

ứ đọng quá mức sắt ở trong cơ tim dẫn đến suy tim sung huyết và loạn nhịp tim.

Page 8: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Dự phòng

• Bệnh thalassemia hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách sàng lọc và chẩn đoán xác định những người lành mang gen bệnh để tư vấn trong hôn nhân, trước và trong khi mang thai.

Page 9: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Đối tượng sàng lọc

• Tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai.

• Đặc biệt nếu đã biết có người họ hàng của chồng hoặc vợ, con mắc bệnh thalassemia hoặc đã được xác định là người lành mang gen bệnh thalassemia thì cả hai vợ chồng cần phải được xét nghiệm sàng lọc.

• Đặc biệt là hôn nhân cận huyết, đồng huyết (làm tăng nguy cơ sinh con mắc các bệnh di truyền do gen lặn)

Page 10: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Xét nghiệm sàng lọc người lành mang gen bệnh

• Đếm số lượng hồng cầu (CBC: Complete Blood Count): được thực hiện chủ yếu trên các máy tự động khi phân tích huyết đồ. Dấuhiệu gợi ý người lành mang gen bệnh thalassemia là tình trạng thiếu máu nhẹ.

• Đo lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH) và thể tích trung bình hồng cầu (MCV): Dấu hiệu gợi ý người lành mang gen bệnh thalassemia là lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu nếu nhỏ hơn 27 pg HOẶC thể tích trung bình hồng cầunhỏ hơn 80 fL.

• Đánh giá hình dạng và kích thước hồng cầu dưới kính hiển vi: Dấu hiệu gợi ý người lành mang gen bệnh thalassemia là hồng cầunhỏ, nhợt nhạt so với người bình thường.

• Đo nồng độ Ferritin trong máu: Dấu hiệu gợi ý người lành mang gen bệnh thalassemia là lượng ferritin vẫn nằm trong giới hạn bìnhthường(nam 30 - 400 ng/mL và nữ 15 - 150 ng/mL) trong khi đó MCH giảm dưới 27pg hoặc MCV giảm dưới 80fL.

Page 11: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Xét nghiệm chẩn đoán xác định người lànhmang gen bệnh

• Xác định các loại hemoglobin và tỷ lệ phần trăm từng loại trong hồng cầu.

Ở người lớn bình thường

Hb A: 95% to 98% Hb A2: 2% to 3%Hb F: 0.8% to 2% Hb S: 0% Hb C: 0%

Ở trẻ nhỏ bình thường

Hb F (sơ sinh): 50% to 80% Hb F (6 tháng): 8% Hb F (trên 6 tháng): 1% to 2%

Page 12: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Phương pháp• Lấy máu tĩnh mạch hoặc mẫu máu khô

• Điện di hemoglobin trên gel (gel electrophoresis) hoặc trên giấy cellulose acetate:

Page 13: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Phương pháp• Điện di mao quản (capillary electrophoresis)

hemoglobin.

Page 14: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Phương pháp

• Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): cho kết quả nhanh, chính xác.

• Trong một số trường hợp các xét nghiệm di truyền (phân tích ADN) được thực hiện để xác định người lành mang gen bệnh thalassemia. Các kỹ thuật được thực hiện dựa trên nguyên tắc phát hiện các đột biến gen trên gen alpha và beta bằng kỹ thuật giải trình tự hoặc các kỹ thuật PCR với các đoạn mồi đặc hiệu.

Page 15: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Beta Thalassemia : Xét nghiệm

Triệu chứng Điện dilâm sàng Genotype Hb (g/dl) huyết sắc tố

Thể nhẹ (Trait) β/β+ or β/β° 10-13 ↑ Hb A2, ↑ Hb F

Thể trung bình β+/β+ 7-10 ↑ Hb A2, ↑↑ HbF

Thể nặng(Cooleys) β+/β° or β°/β° < 7 ↑HgbA2,↑↑↑HgbF

Page 16: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Điện diChuỗi α Hgb (g/dl) MCV (fl) huyết sắc tố

αα/αα BT BT BT

αα/-α 12-14 75-85 BT

α-/α- or 11-13 70-75 BT với Hgb Barts (γ4);--/αα Hgb H (β4) - nhỏ

--/-α 7-10 50-60 BT với Hgb Barts (γ4);Hgb H (β4) - lớn

--/-- - - Chết sớm

Alpha Thalassemia: Xét nghiệm

Page 17: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Chẩn đoán trước sinh

• Các cặp vợ chồng nếu có nguy cơ sinh con mắc bệnh thalassemia (những người đã được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và được chẩn đoán xác định là người lành mang gen bệnh thalassemia).

• Xác định khả năng mắc bệnh của thai nhi.

• Biện pháp can thiệp.

Page 18: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Phương pháp

• Phân tích gai nhau: 11-14 tuần → phân tíchAND xác định đoạn gen đột biến. Cho kết quảsớm.

• Chọc ối: >15 tuần.

• Phân tích máu dây rốn: >18 tuần.• Cả ba phương pháp trên đều có nguy cơ gây

sẩy thai sau khi thực hiện thủ thuật do đó các sản phụ cần được tư vấn đầy đủ về khả năng gây sẩy thai của thủ thuật trước khi họ quyết định tham gia.

Page 19: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH • Sau khi đã có kết quả sàng lọc và chẩn đoán xác định bố mẹ là

những người mang gen bệnh thalassemia việc chẩn đoán trước sinh được thực hiện theo trình tự sau:

• 1. Phân tích các đột biến gây bệnh thalassemia (α hoặc β

thalassemia) ở bố và mẹ.

• 2. Trên cơ sở đã xác định đột biến của bố và mẹ để định hướng phát hiện đột biến ở thai nhi qua mẫu nước ối hoặc gai nhau hoặc tế bào máu dây rốn.

• 3. Căn cứ trên kết quả phân tích gen đột biến của thai nhi sẽ có một trong số 3 tình huống sau đây xảy ra:

• - Thai nhi mang các đột biến cho thấy sẽ biểu hiện thành bệnh thalassemia thể nặng.

• - Thai nhi sẽ là người lành mang gen bệnh thalassemia.

• - Thai nhi hoàn toàn không mang gen bệnh thalassemia

• Sản phụ sẽ được tư vấn di truyền để lựa chọn quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh.

Page 20: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

BV Từ Dũ 2011

Page 21: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Chẩn đoán tiền làm tổ để dự phòng và điều trị

(Pre-implantation Genetic Diagnosis)

• Phôi trước khi được cấy vào trong tử cung của mẹ sẽ được chọn lọc trong phòng thí nghiệm để đảm bảo không những không mắc bệnh thalassemia như cách mà phương pháp chẩn đoán di truyền trước khi làm tổ thực hiện mà còn có sự tương hợp kháng nguyên bạch cầu giống như người anh hoặc chị mắc bệnh.

• Máu cuống rốn của đứa trẻ này được lấy khi sinh và các tế bào tách ra từ máu cuống rốn sẽ được sử dụng để ghép cho bệnh nhân.

• Kỹ thuật phức tạp và đặt ra nhiều vấn đề về y đức.• Phương án hiệu quả để tránh phải có quyết định đình

thai khi chẩn đoán trước sinh cho thấy thai nhi mắc phải một rối loạn hemoglobin nghiêm trọng nào đó.

Page 22: Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia

Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!!!