SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

10
1 SNÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ***

Transcript of SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

Page 1: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

1

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

***

Page 2: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

2

KỸ THUẬT NUÔI BA BA THƢƠNG PHẨM

I. Đặc điểm sinh học của ba ba

1.Tập tính sống

- Ba ba là động vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể ba ba thường thay đổi chậm và

theo sau sự thay đổi nhiệt độ không khí.

- Chúng thường sống ở đáy các sông, suối, ao đầm,… có thể bơi trong nước nhiều giờ

nhờ có nhiều mạch máu ở vùng cổ họng; đồng thời ba ba cũng có thể sống và hoạt động ở

trên cạn.

- Ba ba thở bằng phổi, sống dưới nước là chính và thích chui rúc vào các hang hốc;

tập trung ở những vùng cửa sông, kênh rạch.

- Vào ban đêm khi yên tĩnh, ba ba thường hay ngoi lên bờ; ban ngày chúng thường

nhô đầu lên khỏi mặt nước để thở hoặc bò lên bờ.

- Ba ba có tính hung dữ nhưng lại nhút nhát và thường tìm nơi ẩn nấp khi có tiếng

động hoặc bóng người, súc vật qua lại; khi đói, ba ba có thể ăn thịt lẫn nhau.

2.Tính ăn

- Ba ba có tính ăn tạp, chúng chủ yếu ăn thức ăn có nguồn gốc động vật; ở ngoài tự

nhiên ba ba thường ăn các loại côn trùng, tôm, tép, cá, cua ốc,… nhất là xác động vật thối

rữa.

- Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba con có thể tìm mồi để ăn và thức ăn chính trong

giai đoạn này là động vật nổi và động vật đáy cỡ nhỏ.

- Lúc ăn mồi, chúng thường tranh mồi rất quyết liệt; trong quá trình nuôi ba ba, có

thể sử dụng tốt thức ăn tự chế biến từ các nguyên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp và

thức ăn viên công nghiệp.

3. Sinh trƣởng

- Tốc độ tăng trưởng của ba ba phụ thuộc vào loài nuôi, kỹ thuật chăm sóc, chất lượng

thức ăn,…và điều kiện môi trường nuôi nhất là yếu tố nhiệt độ.

- Ba ba trơn (ba ba hoa), lúc mới nở có trọng lượng khoảng từ 3 - 6 gram/con; ba gai

và ba ba Nam bộ có kích cỡ lớn hơn, lúc mới có trọng lượng từ 6,5 - 18 gram/con.

- Ba ba gai thường lớn nhanh gấp 2 - 3 lần so với ba ba trơn, ba ba cái lớn nhanh hơn

so với ba ba đực trong cùng điều kiện nuôi.

- Cỡ ba ba giống từ 100 - 150 gram/con, sau 1 năm nuôi đạt khoảng 0,8 - 1,2 kg/con;

nuôi 2 năm đạt trọng lượng khoảng từ 2 - 2,5 kg/con; trong điều kiện cung cấp thức ăn đủ

chất lượng và chăm sóc tốt, có thể đạt 3 - 3,5 kg/con sau 2 năm nuôi.

Hình 1: Một số loài ba ba thƣờng gặp

Page 3: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

3

II. Kỹ thuật nuôi ba ba

1. Chọn địa điểm

- Địa điểm xây dựng ao, bể nuôi ba ba phải yên tĩnh, thông thoáng, cao ráo, nhiều ánh

nắng.

- Địa điểm nuôi phải đảm bảo chủ động được nguồn nước ngọt và thuận tiện trong

việc cấp và thoát nước

- Nên chọn những khu vực gần với hệ thống sông, kênh rạch,… gần nhà để tiện quản

lý, chăm sóc.

2. Xây dựng ao, bể nuôi

2.1. Xây bể ƣơng ba ba giống - Vị trí: Yên tĩnh, không cớm rợp, có điều kiện cấp - tiêu thuận lợi. Ao nuôi tốt nhất

nên có hình chữ nhất.

- Diện tích bể ương: khoảng 10 m2 đổ lại cho ba ba cỡ một tháng tuổi, với cao khoảng

80 - 100 cm, nước trong ao lúc nào cũng phải có trung bình khoảng 20 - 40 cm. Cho tàu

dừa, lục bình vào bể nuôi làm nơi trú ẩn.

2.2 Bể, ao nuôi thƣơng phẩm

* Diện tích bể nuôi:

- Diện tích bể nuôi ba ba từ 10 - 30 m2; tùy theo điều kiện nhất định, mỗi trại nuôi nên

xây dựng từ 2 ô bể trở lên để phục vụ cho mục đích ương ba ba giống hoặc san thưa, phân

cỡ,… theo giai đoạn phát triển của ba ba.

- Đáy bể được đúc bằng bê tông, thành bể xây dựng bằng gạch - xi măng cao từ 1 -

1,2 m; đảm bảo duy trì mực nước trong bể sâu từ 0,5 - 0,7 m.

- Bể nuôi được lắp đặt ống xả nước ở đáy bể (cách đáy bể 0,1 - 0,2 m) để tiện trong

việc thay nước và ống xả tràn ở cách mặt bể 0,2 - 0,3 m để đề phòng nước ngập thành bể,

ba ba thoát ra ngoài (hình 2).

Hình 2: Bể ƣơng và nuôi ba ba

* Diện tích ao nuôi

- Diện tích ao nuôi ba ba từ 100 - 1.000 m2; ao nuôi rộng, ba ba nuôi nhanh lớn nhưng

khó khăn trong quản lý do đó không nên xây dựng ao nuôi có diện tích quá lớn.

- Ao được đào sâu khoảng 1,2 - 1,5 m; đảm bảo duy trì mực nước từ 0,7 - 1 m; ao

nuôi có dạng hình chữ nhật; ao chìm hoặc ao dạng bán nổi.

- Tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho ba ba bằng cách để khu bãi đất trống bên cạnh

ao hoặc ở giữa ao (cù lao) để ba ba lên phơi mình (tắm nắng).

- Quanh bờ ao xây tường bằng gạch - bê tông hoặc dùng tấm lợp Fibro (tấm tole xi

măng) để chắn, nhằm tránh ba ba thoát ra ngoài (hình 3).

Page 4: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

4

Hình 3: Xây dựng ao nuôi ba ba

3. Chuẩn bị ao, bể nuôi

- Ao nuôi: cần phải được tát cạn; sên vét bớt (để lại 10 - 20 cm) bùn đáy ao hoặc dùng

máy bơm hút bùn lỏng chuyển sang khu chứa bùn (hình 4).

Hình 4: Cải tạo ao nuôi ba ba

- Bể nuôi: Bể ương ba ba con hoặc nuôi ba ba thương phẩm cần đ- Xử lý bể trước khi

thả giống bằng cách cấp nước vào đầy bể sau đó pha thuốc tím (KMnO4) vào nước trong

bể với liều lượng 10 gram/m3, ngâm khoảng 1 - 2 ngày, xả hết nước trong bể và rửa lại bể

nuôi bằng nước sạch. Dùng cát mịn đổ vào bể ương, nuôi để ba ba vùi mình; lớp cát dày

khoảng 3 - 5 cm đối với trường hợp ương ba ba con và khoảng 6 - 12 cm đối với trường

hợp nuôi thương phẩm, tùy theo kích cỡ ba ba (hình 5).

- Xử lý nước: Nước cấp vào ao hay bể chứa để lắng ít nhất 1 ngày sau đó diệt khuẩn

dùng thuốc tím (KMnO4) vào nước trong bể với liều lượng 10 gram/m3, ngâm khoảng 1 -

2 ngày cấp sang bể nuôi.

- Cấp nước đã qua xử lý ở bể chứa vào bể ương, nuôi đạt độ cao khoảng 0,3 - 0,5 m

đối với trường hợp ương ba ba con và khoảng 0,6 - 1 m đối với trường hợp nuôi thương

phẩm tùy theo giai đoạn phát triển của ba ba; đảm bảo mực nước trong bể thấp hơn đỉnh

thành bể tối thiểu 0,3 m để tránh ba ba thoát ra ngoài.

Page 5: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

5

Hình 5: Chuẩn bị bể ƣơng, nuôi ba ba

- Bể ương, nuôi được đặt vỉ sạp (kệ) rộng 20 - 30 cm, dài 1,5 m trên mặt nước để

làm chỗ cho ba ba ăn hoặc leo lên để phơi nắng,…

- Kết hợp thả lục bình vào bể (chiếm 1/3 - 1/2 diện tích bể) hoặc một số loại giá

thể khác phù hợp để ba ba trú ẩn (hình 5).

4. Chọn giống và thả giống - Chọn ba ba giống có ngoại hình hoàn chỉnh, kích cỡ đồng đều để thả nuôi chung;

con giống khỏe mạnh không bị sây sát, dị tật; có thân dẹt, diềm mai rộng, da bóng,

hoạt động nhanh nhẹn (lật ngửa ba ba giống, chúng úp lại ngay),… và được cung

cấp bởi cơ sở sản xuất giống có uy tín.

- Con giống ba ba có trọng lượng 50 - 100 gram/con, thường được chọn để thả

nuôi thương phẩm trong ao; trường hợp nuôi trong bể có thể thả nuôi từ con giống cỡ nhỏ

hơn, khoảng từ 30 gram/con trở lên (hình 6).

- Thời điểm thả giống trong năm, nên tập trung vào khoảng từ tháng 1 - 4 dương

lịch.

Hình 6: Chọn giống ba ba thả nuôi

- Mật độ thả nuôi thương phẩm từ 3 - 5 con/m2

+ Ba ba giống cỡ 50 - 100 gram/con, thả với mật độ từ 10 - 15 con/m2.

+ Ba ba giống cỡ trên 100 - 200 gram/con, thả nuôi với mật độ từ 5 - 10 con/m2.

+ Ương ba ba con trong bể thời gian ương từ 2 - 3 tháng; sau đó chuyển sang nuôi

thương phẩm trong ao hoặc bể nuôi có diện tích lớn hơn.

5. Thức ăn và cách cho ăn

- Thức ăn cho ba ba là thức ăn tươi sống, chủ yếu là các động vật thủy sản còn sống

hay chết nhưng còn tươi (cá tạp, ốc); thức ăn tự chế biến từ các nguyên liệu (bột cá lạt,

bột đậu nành, cám) hoặc thức ăn viên tổng hợp (thức ăn công nghiệp).

- Cá, tép tạp, ốc,… cần được rửa sạch, để ráo nước cắt khúc hay băm nhỏ,… vừa với

cỡ miệng ba ba để cho ăn (hình 7).

Page 6: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

6

- Thức ăn tự chế biến cần phối hợp các nguyên liệu đảm bảo hàm lượng chất đạm thô

(protein) từ 40 - 45% hoặc sử dụng thức ăn viên công nghiệp để nuôi ba ba.

- Nếu cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp cần làm khung bằng ống nhựa đặt trên

mặt nước để giữ thức ăn, tránh bị phân tán khắp ao, bể nuôi (hình 8).

- Lượng thức ăn hàng ngày chiếm khoảng 5 - 7% so với tổng lượng ba ba hiện có

trong ao, bể nuôi; mỗi ngày cho ba ba ăn 2 lần, trước khi cho ăn cần phải vệ sinh bệ hoặc

sàn ăn.

- Không nên cho ba ba ăn các loại thức ăn có độ mặn như bột cá mặn hoặc cá tạp ướp

muối,… có thể làm chết ba ba.

- Cho ba ba ăn ở một số vị trí cố định để tiện theo dõi sức ăn của ba ba và vệ sinh khu

vực cho ăn.

Hình 7: Thức ăn nuôi ba ba

6. Chăm sóc và quản lý

* Quản lý sức khỏe:

- Bố trí các vật nổi ở ao, bể như các bó tre, tấm ván, tấm phên,… hoặc đắp ụ hay xây

bệ nổi trên mặt nước để cho ba ba ngoi lên tắm nắng (hình 8).

- Giữ yên tĩnh cho khu vực nuôi, tránh gây hoảng sợ cho ba ba; chú ý đề phòng khi có

mưa lớn ba ba thoát ra ngoài.

- Ao, bể nuôi được thả lục bình khoảng 1/3 - 1/2 diện tích mặt nước để hấp thu bớt

dinh dưỡng trong nước, giúp môi trường nước tốt hơn; làm khung để giữ cố định, tránh

cho lục bình lan rộng khắp ao, bể nuôi.

* Quản Lý Nƣớc:

- Đối với ao nuôi có diện tích rộng, khối lượng nước nhiều, cần định kỳ khoảng 20 -

30 ngày thay nước ao nuôi (xả nước cũ ở tầng đáy) một lần; mỗi lần thay khoảng từ 15 -

20% lượng nước hiện có trong ao.

- Đối với bể nuôi, do lượng nước ít và mật độ nuôi dày nên nước trong bể nuôi rất

nhanh bị ô nhiễm; do đó cần theo dõi và thay nước thường xuyên hơn.

Page 7: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

7

Hình 8: Bố trí lục bình và vật nổi vào ao, bể nuôi

* Quản lý thức ăn:

- Vào thời điểm nhiệt độ không khí thấp, cần nâng cao mực nước trong ao, bể nuôi;

kết hợp hạ thấp sàn ăn và điều chỉnh giảm bớt lượng thức ăn cho ba ba ăn.

- Thức ăn dư thừa sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, cho ba ba nuôi bị nhiễm bệnh

hoặc thiếu oxy khiến ba ba ngạt thở, kém ăn, chặm lớn…

- Định kỳ 2 - 3 ngày một lần, phối trộn thức ăn với vitamine C và men tiêu hóa xen kẽ

nhau với liều lượng từ 1 - 2 gram/kg thức ăn, để giúp ba ba tiêu hóa tốt thức ăn, tăng

cường sức đề kháng và nhanh lớn.

- Trong quá trình nuôi, cần theo dõi và phân cỡ, tách đàn để nuôi riêng những con

đồng cỡ; hoặc sau 6 - 8 tháng nuôi có thể tách ba ba đực và cái đem nuôi riêng nhằm hạn

chế cắn nhau gây hội chứng lở loét; phân biệt ba ba đực, cái dựa theo những dấu hiệu sau

(hình 9):

+ Ba ba đực: Sống mai hơi lõm, sau mai có dạng hình tròn, đuôi dài (nhú khỏi mai) và

cuống đuôi dầy hơn; cổ vươn dài (có thể vươn đến tận cuống đuôi).

+ Ba ba cái: Sống mai hơi gờ, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn; yếm phía dưới

có hình vòng cung; đuôi và cổ ngắn và to hơn con đực; khoảng cách giữa 2 chân sau rộng

hơn con đực, nhưng khi thành thục thì khoảng cách giữa 2 chân sau của con đực rộng

hơn.

Hình 9: Phân biệt ba ba đực và ba ba cái

- Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý đáy ao, bể nuôi, tránh để lớp bùn cát đáy bị

nhiễm bẩn, giúp phòng ngừa được một số bệnh ở ba ba.

Page 8: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

8

7. Thu hoạch

- Tùy theo điều kiện nuôi cụ thể như cỡ giống thả nuôi, loài, mật độ nuôi,…thời gian

ba ba thường kéo dài khoảng 2 năm hoặc lâu hơn.

- Ba ba thương phẩm thu hoạch thường có trọng lượng khoảng từ 0,8 - 1,2 kg/con, có

thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

- Thu tỉa bằng cách mò bắt, chọn những con đạt kích cỡ thương phẩm thu hoạch.

- Thu toàn bộ bằng cách tát ao để bắt (trường hợp nuôi trong ao).

- Nuôi trong bể thường thu bằng cách dùng vợt hoặc tháo cạn nước bể nuôi để bắt.

Hình 10: Thu hoạch ba ba thƣơng phẩm

- Khi thu hoạch ba ba cần phải bắt nhẹ nhàng, không làm sây sát da, không dẫm lên

lưng ba ba, không nhốt ba ba quá dày để tránh chúng cắn nhau hoặc cào bới dẫn đến bị

tổn thương, làm giảm giá trị thương phẩm.

III. Một số bệnh thƣờng gặp ở ba ba và cách phòng trị

1. Phòng bệnh trên baba

- Chọn giống tốt, không nhiễm mầm bệnh, kích cỡ đồng đều

- Mật độ nuôi phù hợp không nên nuôi mật độ quá dày

- Định kỳ thay 30% nước đối với ao ương baba con và baba thương phẩm

- Không cho thức ăn dư thừa trách ô nhiễm nguồn nước

- Thường xuyên phân cỡ baba, tránh babab cắn lẫn nhau

2. Một số bệnh thƣờng gặp ở ba ba

2.1. Bệnh sƣng cổ (đỏ cổ)

- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

+ Là bệnh rất nguy hiểm, mức độ lây lan rất nhanh; nguyên nhân do vi khuẩn.

+ Ba ba bị nhiễm bệnh thường hoạt động chậm chạp hoặc nổi lên mặt nước hay bò lên

bờ; giảm ăn hoặc bỏ ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ; bụng ba ba cũng xung

huyết và có những đốm loét đỏ... Gan, tụy phù nề, miệng hay mũi bị xuất huyết; mắt bị

đục, mờ; khi bệnh nặng, ba ba không thể rụt cổ vào phía trong mai được.

- Cách phòng và trị bệnh:

+ Giữ môi trường nước đảm bảo tốt cho trong quá trình nuôi; tránh gây sốc cho ba ba.

+ Định kỳ 10 - 15 ngày, dùng vôi nung (CaO) để xử lý nước ao, bể nuôi với liều

lượng 15 - 20 gram/m3 nước.

+ Khi phát hiện những con bị bệnh, cần cách ly riêng để hạn chế lây lan; thay nước ao,

bể nuôi bằng nước sạch và dùng thuốc kháng sinh Sulfamid hoặc Oxytetracyline trộn với

thức ăn với liều lượng 0,2 - 0,3g/kg thức ăn, cho ba ba ăn liên tục từ 3 - 5 ngày.

Page 9: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

9

+ Dùng Povidone Iodine xử lý nước với liều lượng khoảng 1,5 - 2 ml/m3 nước hoặc

bôi trực tiếp lên vết loét ở cổ ba ba bị bệnh.

+ Dùng nước muối có nồ ng độ 3 - 5%, ngâm ba ba bệnh trong khoảng thời gian 20 -

30 phút; hoặc ngâm ba ba bệnh với dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng khoàng

từ 5 - 7 gram/m3 nước trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ.

2.2. Bệnh nấm thủy mi và ký sinh đơn bào

- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

+ Nấm thủy mi (nấm nước) và ký sinh đơn bào (có hình phễu hoặc chuông lật ngược)

thường ký sinh trên da, cổ, kẽ chân của ba ba ở các giai đoạn (hình 23).

Hình 11: Nấm thủy mi và các ký sinh đơn bào ở ba ba

+ Khi ba ba mới bị bệnh, trên da, cổ chân xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có

các sợi nấm mềm hoặc ký sinh đơn bào sau đó các sợi nấm phát triển thành búi trắng như

bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để ba ba ở nước trong thường thấy rõ các sợi tua

tủa).

+ Khi ba ba bị viêm loét, nấm thủy mi hoặc ký sinh đơn bào thường bám trên vết loét,

phát triển nhanh làm bệnh thêm nặng hơn và có thể làm ba ba chết hàng loạt (nhất là bệnh

do ký sinh đơn bào).

- Cách phòng và trị bệnh:

+ Định kỳ 10 - 15 ngày, dùng vôi nung để xử lý nước ao, bể nuôi với liều lượng 15 -

20 gram/m3 để phòng ngừa bệnh.

+ Thường xuyên bổ sung vitamne C vào thức ăn (liều lượng 1 - 2 gram vitamine C/kg

thức ăn) để cho ba ba ăn và tạo điều kiện cho ba ba bò lên phơi nắng có tác dụng phòng

ngừa bệnh.

+ Ngâm ba ba bệnh trong dung dịch nước muối có nồng độ khoảng 3 - 5% trong thời

gian 20 - 30 phút hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 5 - 7 gram/m3 ngâm ba ba

bệnh trong khoảng 1 - 2 giờ phút mỗi ngày, thực hiện liên tục 5 - 7 ngày để trị bệnh.

+ Sử dụng hóa chất TCCA (Trichloroisocyanuric Acid) dạng viên sủi rải xuống ao, bể

nuôi với liều lượng 1gram/m3 nước ao, bể nuôi để trị bệnh.

2.3. Bệnh loét da (bệnh bã đậu)

- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

+ Bệnh thường xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung chủ yếu vào các thời

điểm giao mùa (tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11 dương lịch).

Page 10: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG

10

+ Ao, bể nuôi có chất đáy dơ bẩn và nước bị ô nhiễm do không được cải tạo kỹ hoặc

thường xuyên thay nước,…ba ba thường bị nhiễm bệnh.

+ Tác nhân gây bệnh chủ yếu là những vi khuẩn thuộc giống Aeromonas thường

sống trong bùn và nước bẩn như: Aeromonas hydrophyla, A. caviae, A. sobria hoặc vi

khuẩn Pseudomonas sp,…

+ Khi ba ba bị nhiễm bệnh, trên thân xuất hiện các vết loét xuất huyết, không có hình

dạng nhất định ở xung quanh và trên mai lưng; phần bụng, chân có thể cụt móng (hình

24).

+ Bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không

tự lật sấp lại được.

+ Ba ba giảm ăn hoặc bỏ ăn, sau 1 - 2 tuần chúng bò lên cạn và chết, tỷ lệ chết tới 30 -

40%; phổi ba ba có màu đen sẫm, gan, thận, lá lách bị xuất huyết và có những đốm nhỏ li

ti màu đen (hình 20).

Hình 12: Ba ba bị bệnh loét da do vi khuẩn

- Cách phòng và trị bệnh:

+ Giữ môi trường nuôi đảm bảo tốt cho ba ba phát triển, cải tạo kỹ nền đáy trước vụ

nuôi; bổ sung thêm lượng vitamine C cho vào thức ăn trức thời điểm giao mùa và định kỳ

10 - 15 ngày, dùng vôi nung xử lý nước ao, bể nuôi với liều lượng 15 - 20 gram/m3

nước,… để phòng bệnh.

+ Trị bệnh bằng cách dùng thuốc kháng sinh Sulfamid trộn với thức ăn, cho ba ba ăn

liên tục từ 5 - 7 ngày với liều lượng 1,5 - 2 gram thuốc cho 1 kg ba ba bệnh ăn/ngày.