SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ … che... · Web viewCỘNG HOÀ XÃ...

102
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ - CĐSL Sơn La, ngày tháng năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành Quy định về công tác chuyên môn đối với giảng viên HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Căn cứ vào Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Thông tư số 36/1999/TT-BGD & ÐT ngày 27/9/1999 và công văn số 9169/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần; Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chế độ làm việc đối với giảng viên và quy định hiện hành của nhà trường; Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo; Theo đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH:

Transcript of SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ … che... · Web viewCỘNG HOÀ XÃ...

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ - CĐSL Sơn La, ngày tháng năm 2012

QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành Quy định về công tác chuyên môn đối với giảng viên

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Căn cứ vào Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 36/1999/TT-BGD & ÐT ngày 27/9/1999 và công văn số 9169/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần;

Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chế độ làm việc đối với giảng viên và quy định hiện hành của nhà trường;

Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác chuyên môn (gọi tắt là Quy chế chuyên môn) đối với giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La.

Điều 2. Quy định về công tác chuyên môn đối với giảng viên được áp dụng đối với mọi hoạt động chuyên môn của Trường bắt đầu từ năm học 2011 – 2012.

Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; Trưởng các đơn vị; Các đồng chí giảng viên trong Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.Nơi nhận: - Như Điều 3 (thực hiện); - Lưu: ĐT, VT.

HIỆU TRƯỞNG

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN (Đính kèm Quyết định số /QĐ-CĐSL, ngày /2012 của Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng Sơn Lai

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Quy định về công tác chuyên môn của các khoa, bộ môn và giảng viên.2. Quy định này áp dụng đối với các khoa, bộ môn trực thuộc, bộ môn trực

thuộc khoa và giảng viên thuộc các khoa, bộ môn trường Cao đẳng Sơn La.Điều 2. Mục đích

Quy định về công tác chuyên môn là cơ sở để:- Trưởng các đơn vị tổ chức các hoạt động chuyên môn của đơn vị, thiết lập

hồ sơ chuyên môn của đơn vị;- Lãnh đạo nhà trường kiểm tra, giám sát qúa trình tổ chức hoạt động chuyên

môn của đơn vị, của giảng viên;- Giảng viên xây dựng kế hoạch hàng năm, thiết lập hồ sơ, thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn được giao;- Trên cơ sở tự đánh giá hàng tháng của giảng viên về kết quả thực hiện

nhiệm vụ được giao, đơn vị và nhà trường xếp loại A, B, C sát với thực tế.

Chương IIĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

Điều 3. Phẩm chất chính trị1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.Điều 5. Lối sống, tác phong

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi

không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Chương IIINHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN

Điều 7: Nhiệm vụ giảng dạy1. Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình,

phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học.

4. Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ).

5. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.6. Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên

phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học.

7. Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

8. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác.9. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến

nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.10. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công

tác đào tạo, bồi dưỡng.11. Tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành.

Điều 8: Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ1. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án,

dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào

tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.

3. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước.

5. Tổ chức và tham gia cỏc hội thảo khoa học của khoa, bộ mụn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.

6. Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

7. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.

8. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ.

9. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ.

10. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.Điều 9. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Tham gia công tác tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học.2. Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng

dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ.3. Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và chất lượng chính trị tư

tưởng của người học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở giáo dục đại học.

4. Tham gia các công tác kiêm nhiệm, như: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, công tác đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban,… thuộc cơ sở giáo dục đại học.

5. Tham gia các công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác khi được cấp có thẩm quyền giao.Điều 10. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

1. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo quy định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân công đảm nhiệm.

2. Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm vào các chức danh của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

3. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học.

4. Học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.Điều 11. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh giảng viên

Nhiệm vụ của giảng viên quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Văn bản này được xác định cụ thể như sau:

1. Đối với giảng viên: đảm nhiệm việc giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học thuộc một ngành đào tạo; tham gia giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy đáp ứng yêu cầu phần chương trình, nội dung môn học theo kế hoạch đã được duyệt; chấm thi tốt nghiệp đại học, cao đẳng; hướng dẫn và đánh giá, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, cao đẳng;

b) Giảng viên có bằng tiến sĩ tham gia giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ, phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ;

c) Biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm;d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khoa học

và công nghệ khác. Giảng viên có bằng tiến sĩ có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp các giảng viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

đ) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, thực tập và tham gia các công tác quản lý đào tạo khác;

e) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.

2. Đối với phó giáo sư và giảng viên chính: đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của ngành đào tạo cao đẳng, đại học theo kế hoạch đã được duyệt; chủ trì hướng dẫn, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, chấm thi tốt nghiệp cao đẳng, đại học;

b) Giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên chính khi thực hiện nhiệm vụ này phải có bằng tiến sĩ);

c) Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;

d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đề xuất định hướng phát triển chuyên ngành và bộ môn;

đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình môn học, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;

e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác; định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tham gia và trình bày các báo cáo khoa học tại cá hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước;

g) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;

h) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.

3. Đối với giáo sư và giảng viên cao cấp: đảm nhiệm vai trò chủ trì, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảng dạy các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của ngành đào tạo cao đẳng, đại học theo đúng kế hoạch đã được duyệt ở bộ môn; giảng dạy một số môn học, chuyên đề chính của chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và giáo trình mới;

b) Chủ trì hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ;

c) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và đề xuất các chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành, chuyên ngành;

d) Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giảng viên chính và phó giáo sư theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;

đ) Chủ trì biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo của bộ môn và ngành học phục vụ giảng dạy, học tập;

e) Tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy, đào tạo theo ngành, chuyên ngành; chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế;

g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ các cấp;

h) Định hướng nghiên cứu, tập hợp tổ chức giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và người học cùng tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

i) Xây dựng, tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

k) Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban… thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;

l) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.

Chương IVNHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 12. Quy định về hồ sơ của khoa, bộ môn trực thuộc1) Kế hoạch hoạt động chuyên môn của khoa (Tư tưởng, chuyên môn, rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm hoặc kỹ năng nghề nghiệp, trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học, cải tiến phương pháp giảng dạy, giám sát chuyên môn định kỳ, thi giảng viên giỏi hàng năm, thi sinh viên với tay nghề giỏi hàng năm, các nhiệm vụ khác). Trong kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung cho từng hoạt động; thời gian và thời điểm tổ chức các hoạt động đó, phân công trách nhiệm và kết quả minh chứng cho các hoạt động;

2) Bảng tổng hợp phân công giảng dạy trong đơn vị;3) Thời khóa biểu các lớp khoa quản lý theo kỳ;4) Bảng tổng hợp và biên bản xem xét phê duyệt đề cương chi tiết các học

phần khoa được phân công thực hiện hàng kỳ;5) Bảng tổng hợp đăng ký đổi mới, cải tiến PPGD và kế hoạch triển khai của

đơn vị;

6) Báo cáo kiểm soát chất lượng dạy học của các lớp theo tuần; của đơn vị hàng tháng;

7) Biên bản họp Hội đồng khoa học của đơn vị và chương trình, nội dung cần điều chỉnh các ngành đào tạo hàng năm;

8) Biên bản các cuộc họp xét duyệt đề cương nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học của đơn vị;

9) Bảng điểm học phần, bảng tổng hợp điểm học kỳ, năm học của lớp do đơn vị quản lý;

10) Phiếu báo nghỉ và đăng ký dạy bù của giảng viên do đơn vị quản lý;11) Các văn bản chỉ đạo đào tạo: Kế hoạch đào tạo của nhà trường, chương

trình đào tạo các ngành được giao quản lý; các quy chế chuyên môn; quy định về chế độ giảng viên, quy chế chuyên môn, các quy định, quy trình giải quyết học vụ...

12) Bảng tổng hợp và báo cao tăng giảm HSSV hàng tháng.Điều 13. Quy định về hồ sơ của bộ môn trực thuộc khoa

1) Kế hoạch hoạt động chuyên môn của bộ môn (Tư tưởng, chuyên môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hoặc kỹ năng nghề nghiệp gắn với bộ môn, trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học, cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra chuyên môn định kỳ, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hàng tháng, các nhiệm vụ khác). Trong kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung cho từng hoạt động; thời gian và thời điểm tổ chức các hoạt động đó, phân công trách nhiệm và kết quả minh chứng cho các hoạt động;

2) Bảng tổng hợp phân công giảng dạy trong bộ môn;3) Bảng tổng hợp và biên bản xem xét phê duyệt đề cương chi tiết các học

phần bộ môn được phân công thực hiện hàng kỳ;4) Bảng tổng hợp đăng ký đổi mới, cải tiến PPGD và kế hoạch dự giờ của bộ

môn;5) Biên bản họp bộ môn và chương trình, nội dung cần điều chỉnh các ngành

đào tạo do bộ môn đề xuất;6) Sổ nhật ký sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hàng tháng;7) Bảng theo dõi giảng dạy và dạy bù.

Điều 14. Quy định về hồ sơ của giảng viênHồ sơ chuyên môn giảng viên bao gồm một số loại trong các loại sau đây: Kế

hoạch chuyên môn cá nhân; Kế hoạch bài học (giáo án ); Sổ tay giảng viên; Sổ chủ nhiệm; Sổ dự giờ, rút kinh nghiệm; Sổ sinh hoạt chuyên môn; Sổ Cố vấn học tập; Đề cương chi tiết; Phiếu đăng ký đổi mới phương pháp giảng dạy. Tùy thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên mà các loại hồ sơ được quy định cụ thể theo thâm niên giảng dạy.

1) Kế hoạch chuyên môn cá nhân

- Kế hoạch chuyên môn cá nhân thể hiện: mục đích yêu cầu đối với từng nội dung chuyên môn do cá nhân đảm nhiệm; những cơ sở làm căn cứ để cá nhân xây

dựng kế hoạch; cụ thể hóa các hoạt động chuyên môn do cá nhân đảm nhiệm như: Thông tin đầy đủ về những học phần được phân công giảng dạy theo kỳ, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên đề, tự học nâng cao trình độ, nghiệp vụ, trải nghiệm thực tế, tham gia thi giảng viên giỏi, tham gia luyện thi SV giỏi, SV với tay nghề giỏi... (không yêu cầu cụ thể hóa lịch trình giảng dạy từng học phần).

- Kế hoạch chuyên môn phải cụ thể hóa thời điểm, thời gian và những điểm cơ bản nhất để tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân và dự kiến kết quả, minh chứng cho hoạt động của bản thân theo từng tháng đảm bảo đơn vị có thể lượng hóa và đánh giá được kết quả thực hiện của cá nhân từng tháng.

- Kế hoạch chuyên môn cá nhân được cá nhân xây dựng, thực hiện cho học kỳ I, được bộ môn và trưởng đơn vị phê duyệt trong tuần thứ 2 khi cá nhân bắt đầu giảng dạy. Kế hoạch cá nhânđối với học kỳ II được xây dựng bổ sung vào tuần thứ nhất học kỳ II khi giảng viên bắt đầu giảng dạy.

- Kế hoạch chuyên môn cá nhân xây dựng theo mẫu chung trong toàn trường.- Kế hoạch chuyên môn cá nhân phải được trưởng bộ môn và trưởng đơn vị

phê duyệt. Kế hoạch của cấp trưởng thì cấp phó phê duyệt.2) Kế hoạch bài học (giáo án)- Kế hoạch bài học (KHBH) thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp,

trình tự giảng viên tổ chức thực hiện các bước của một tiết giảng dạy, thời gian cho từng nội dung hoặc cho các hoạt động chính.

- Mục tiêu của tiết học phải viết rõ ràng, định lượng được, phù hợp với mục tiêu chung của học phần đồng thời góp phần hình thành chuẩn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ứng với ngành, nghề đào tạo.

- Nội dung tiết học gồm những kiến thức được giảng viên lựa chọn từ tài liệu chính thống hoặc những tài liệu đã được giảng viên giới thiệu cho học sinh, sinh viên. Việc lựa chọn nội dung học tập phải gắn với mục tiêu tiết học đã đặt ra.

- Phương pháp trong KHBH mà giảng viên sử dụng phải chú trọng việc hướng dẫn cách học bộ môn cho người học, việc tổ chức các hoạt động để huy động sự hiểu biết đã có, chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, phát hiện ra kiến thức đáp ứng được mục tiêu đề ra. Việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động phải đáp ứng thang bậc nhận thức đối với mục tiêu tiết học, đồng thời trong KHBH phải thể hiện được con đường hình thành kiến thức, kỹ năng gắn với trình tự tổ chức các hoạt động nhận thức.

- Thời gian của tiết học thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành, thời gian phải được giảng viên dự kiến phân bổ phù hợp đồng thời chú trọng đến các kiến thức trọng tâm, thời gian để đánh giá nhận thức của người học và thời gian dành cho hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học ở nhà.

- KHBH được giảng viên chuẩn bị trên giấy hoặc trên máy tính, một mục tiêu ứng với tối đa 3 tiết lên lớp, một KHBH được áp dụng cho tối đa 3 khóa học (không có sự thay đổi lớn) có sự điều chỉnh, bổ sung thường xuyên đối với từng khóa.

- KHBH được thực hiện thống nhất trong toàn trường đối với từng loại tiết học.

- Kế hoạch bài học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên có thâm niên dưới 5 năm tính từ ngày hết tập sự. Giảng viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm yêu cầu khi lên lớp phải có kế hoạch vắn tắt thể hiện mục tiêu và nội dung cốt lõi của tiết dạy, hoạt động chủ đạo trong tiết dạy và biện pháp đánh giá hiệu quả tiết dạy. Giảng viên có thâm niên trên 10 năm không yêu cầu bắt buộc. Riêng đối với các lớp dạy nghề, tất cả giảng viên khi lên lớp đều phải chuẩn bị KHBH (giáo án).

3) Sổ tay giảng viên - Sổ tay giảng viên (STGV) thể hiện: những thông tin cơ bản đối với từng lớp

mà giảng viên tham gia giảng dạy; thông tin về kết quả học tập của học sinh, sinh viên; thông tin về số giờ nghỉ của từng học sinh, sinh viên; thông tin theo dõi đối với học sinh, sinh viên cá biệt và việc đánh giá của bộ môn về chương trình, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, về quá trình quản lý lớp, quá trình giảng viên thực hiện chương trình, tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên của học sinh, sinh viên (nếu có) xếp loại giảng viên.

- Giảng viên phải thiết lập STGV và cập nhật đầy đủ các thông tin quy định, giảng viên có thể lập chung hoặc riêng đối với từng học phần, môn học , mô đun mà cá nhân tham gia giảng dạy. STGV phải được in và được bộ môn quản lý.

- STGV thực hiện theo mẫu quy định chung trong toàn trường.4) Sổ chủ nhiệm (áp dụng đối với giảng viên là giáo viên chủ nhiệm) - Sổ chủ nhiệm thể hiện: tóm tắt sơ yếu lý lịch của học sinh, sinh viên lớp chủ

nhiệm; danh sách đội ngũ cán bộ lớp, đoàn (theo từng thời kỳ thay đổi); thời khóa biểu của lớp theo từng học kỳ, bản phương hướng, chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ của lớp theo từng năm học; bảng tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo học kỳ, năm học; thông tin theo dõi hàng ngày về học sinh, sinh viên (sinh viên nội hay ngoại trú, địa chỉ, các ngày nghỉ có phép và không phép, thời gian cấp, trả phép, những hành vi vi phạm quy chế, những lưu ý đối với sinh viên, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên theo từng kỳ, từng năm học, những môn học, học phần, mô đun phải thi lại, học lại, chế độ học bổng, học phí của sinh viên...); kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp (phổ biến nội quy, quy chế; giáo dục học sinh, sinh viên...); tóm tắt nội dung các buổi sinh hoạt lớp theo kế hoạch.

- Giảng viên kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, thiết lập sổ chủ nhiệm với tối thiểu những thông tin được mô tả như trên, đồng thời cập nhật đầy đủ các thông tin trong sổ chủ nhiệm.

- Khi có sự thay đổi về công tác chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm cũ phải bàn giao lại sổ chủ nhiệm cho giảng viên đảm nhiệm mới.

- Sổ chủ nhiệm của giảng viên được khoa, bộ môn quản lý sinh viên theo dõi, xác nhận tính khối lượng công việc đối với giảng viên.

- Sổ chủ nhiệm được lập theo mẫu hướng dẫn trong toàn trường.5) Sổ dự giờ rút kinh nghiệm- Sổ dự giờ rút kinh nghiệm thể hiện: nội dung các tiết dự giờ, nội dung nhận

xét góp ý của cá nhân, của đồng nghiệp đối với từng tiết dạy, kinh nghiệm có được sau khi dự giờ.

- Sổ dự giờ do giảng viên lập, cập nhật các nội dung cần thiết cho việc rút kinh nghiệm, đánh giá giảng viên.

- Sổ dự giờ của cá nhân do bộ môn theo dõi, xác nhận để tính khối lượng công việc đối với từng giảng viên.

6) Sổ sinh hoạt chuyên môn - Sổ sinh hoạt chuyên môn được giảng viên lập ghi lại nội dung các buổi sinh

hoạt chuyên môn của bộ môn.- Sổ sinh hoạt chuyên môn được giảng viên cập nhật thường xuyên theo kế

hoạch của bộ môn hoặc của khoa và được bộ môn xác nhận làm căn cứ tính khối lượng công việc đối với giảng viên.

7) Sổ cố vấn học tập: Áp dụng cho đào tạo theo học chế tín chỉ, giảng viên kiêm nhiệm cố vấn học tập và theo mẫu thống nhất của nhà trường cung cấp hàng năm.

8) Đề cương chi tiết- Đề cương chi tiết môn học/ học phần là tài liệu do giảng viên xây dựng để

cập nhật hóa nội dung, phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng HSSV khác nhau. Đề cương chi tiết môn học/học phần là căn cứ quan trọng để HSSV lập kế hoạch học tập cho mình, để HSSV chủ động trong học tập và rèn luyện tính tự học cho HSSV.

- Đề cương chi tiết được lập theo mẫu và quy định thống nhất trong thủ tục quy trình TT/7.5.1B/P.ĐT.

9) Phiếu đăng ký đổi mới PPGD- Là tài liệu do giảng viên lập để đăng ký nội dung đổi mới, thời gian tiến hành

cải tiến phương pháp dạy học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học. - Mẫu và nội dung đăng ký được quy định trong TT/7.5.1I/P.ĐT.

Điều 15. Quy định chuẩn bị trước khi trên lớp- Nghiên cứu mục tiêu đào tạo của chương trình, của học phần, của tiết dạy

để xác lập mục tiêu, lựa chọn nội dung, lựa chọn phương pháp, lựa chọn môi trường để tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất;

- Chuẩn bị đầy đủ các yều cầu về: Đề cương chi tiết, kế hoạch bài học (nếu có), học liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ tiết dạy;

- Soạn thảo, biên tập hoặc biên tập lại giáo trình, tập bài giảng để giảng dạy khi chưa có tài liệu chính thống;

- Tiến hành đăng ký kế hoạch sử dụng phòng thực hành và các thiết bị dùng chung theo đúng quy định;

- Nghiên cứu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để kịp thời bổ sung cập nhật trong tiết dạy;

- Soạn thảo các câu hỏi, đề kiểm tra, các nội dung yêu cầu HSSV chuẩn bị ở nhà.Điều 16. Quy định trên lớp

1) Thực hiện công việc giảng dạy- Giảng viên lên lớp phải có tác phong mẫu mực quy định tại Điều 5, thực hiện

nghiêm túc những điều không được làm đối với giảng viên quy định tại Điều 6 của văn bản này.

- Công bố đề cương, kế hoạch bài dạy trong buổi học đầu tiên, giới thiệu nguồn các học liệu với người học.

- Giảng viên phải có mặt ở lớp trước tiếng chuông báo giờ học; kết thúc giờ học phải ký số theo dõi đầu bài theo đúng quy định (chỉ ghi tên học sinh, sinh viên nghỉ, vi phạm Quy chế, nhận xét buổi học, ký xác nhận, tuyệt đối không tự ý ghi tên bài dạy vào sổ đầu bài, không ký trước khi tiết dạy kết thúc).

- Giảng viên đi muộn, về sớm từ 5 phút trở lên thì tiết học đó không được tính là đã thực hiện và phải tiến hành dạy bù.

- Thời gian biểu giảng dạy thực hiện theo quy định hiện hành trong từng thời kỳ của năm, khi có sự thay đổi về giờ học nhà trường sẽ thông báo cụ thể. Giảng viên không tự ý thay đổi phòng học, mọi sự điều chỉnh khi không báo cáo về phòng chức năng đều bị coi là chưa thực hiện tiết học đó.

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung theo quy định, song song với việc hướng dẫn hình thành kiến thức mới phải tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá nhận thức đối với người học đúng quy chế để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

- Ngoài việc đảm bảo mục tiêu của học phần, giảng viên phải có trách nhiệm góp phần đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo được quy định trong chuẩn đầu ra của từng ngành.

- Thực hiện giảng dạy đúng số giờ theo chương trình, đề cương chí tiết hoặc kế hoạch bài học và thời khóa biểu (không tự ý tăng, giảm số tiết so với thời khóa

biểu khi không có kế hoạch điều chỉnh, không tự ý thay đổi thời khóa biểu), đảm bảo tiến độ và nội dung quy định trong chương trình đào tạo.

- Giảng viên có lý do chính đáng xin nghỉ tiết dạy của một buổi phải báo cáo với trưởng đơn vị trực tiếp quản lý chậm nhất là 04 giờ làm việc trước khi buổi học đó bắt đầu (trường hợp đặc biệt trưởng đơn vị quyết định). Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm bố trí giảng viên dạy thay hoặc dạy bù (phải viết phiếu báo nghỉ và phiếu đăng ký dạy bù) và thông báo kịp thời cho học sinh, sinh viên biết, đồng thời báo cáo Phòng Đào tạo bằng văn bản để theo dõi.

- Giảng viên có lý do chính đáng xin nghỉ dạy 02 buổi liên tiếp trở lên phải có đơn xin phép, có sự xác nhận của trưởng đơn vị và phê duyệt của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách. Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp giảng viên bố trí dạy thay hoặc lên kế hoạch dạy bù và báo cho học sinh, sinh viên biết đồng thời báo cáo với Phòng Đào tạo trước ít nhất 1 ngày để theo dõi.

- Trong quá trình giảng dạy, một giảng viên tổ chức để giảng viên trong bộ môn dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm ít nhất là 2 giờ/học kỳ; tham gia dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm của các thành viên trong bộ môn;

- Những tiết không có giảng viên lên lớp đơn vị quản lý ngành đào tạo cử giáo vụ hoặc trợ lý khoa (nếu có) trực tiếp quản lý lớp hoặc giao cho ban cán sự lớp quản lý lớp học để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.

2) Quản lý học sinh, sinh viên- Điểm danh học sinh, sinh viên đầu giờ, thường xuyên quản lý chặt chẽ học

sinh ra - vào lớp, cuối buổi phải kiểm tra lại sĩ số học sinh, sinh viên, ghi vào sổ tay giảng viên và sổ đầu bài.

- Học sinh đến muộn sau khi chuông báo vào lớp học 5 phút nếu không có lý do chính đáng thì giảng viên không cho dự học tiết đó.

- Mời học sinh ra khỏi lớp và ghi vào sổ đầu bài trong những trường hợp: không mặc đồng phục theo quy định; không đeo thẻ sinh viên; không mang đúng trang phục học bộ môn (khi có quy định); vô lễ với giáo viên; ngủ gật, làm việc riêng, mất trật tự trong lớp (nói chuyện, nghe điện thoại,...) khi giảng viên nhắc nhở lần thứ 2 vẫn tiếp diễn.

- Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm để kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, nghiêm khắc xử lý những học sinh, sinh viên vi phạm theo đúng quy chế công tác học sinh, sinh viên.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ số tiết nghỉ học của học sinh, sinh viên (ghi trong sổ đầu bài), số lần không thực hiện các quy định (mặc đồng phục, đeo thẻ học sinh, sinh viên), số lần không nộp báo cáo thống kê hàng tuần (từ phòng các khoa), số lần ban cán sự lớp không ghi đủ các thông tin quy định trong sổ đầu bài hoặc để giảng viên tự ghi những nội dung không thuộc quyền của giảng viên (kiểm tra trong sổ đầu bài), số tiết vi phạm giờ tự quản (bỏ giờ, mất trật tự) trừ điểm rèn luyện đối với học sinh, sinh viên theo quy định.Điều 17. Quy định sau giơ lên lớp

- Thực hiện công tác đánh giá HSSV (coi, chấm thi, lên điểm);- Tham gia công tác dự giờ, đánh giá công tác của đồng nghiệp (dự ít nhất 2

giờ x 1/3 số thành viên trong bộ môn/học kỳ);- Tham gia sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề do bộ môn, khoa tổ

chức đảm bảo tối thiếu 1 buổi/ tháng; - Tham gia nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo của nhà

trường;- Tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do nhà

trường, khoa, bộ môn hoặc cá nhân đề xuất;- Tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên;- Tham gia hoạt động rèn nghề, rèn nghiệp vụ cho người học, tham gia chỉ đạo

công tác thực hành, thực tập;- Tham gia thi giảng viên giỏi, luyện thi HSSV giỏi, HSSV với tay nghề giỏi;- Tham gia các hoạt động chuyên môn, các hoạt động đoàn thể khác do nhà

trường, các khoa, các tổ chức đoàn thể tổ chức.

Chương VTIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ XẾP LOẠI GIẢNG VIÊN

Điều 18. Xếp loại giảng viên hàng thángXếp loại theo 3 tiêu chuẩn, 12 tiêu chí, tối đa 100 điểm cụ thể như sau:Tiêu chuẩn 1. Thực hiện đạo đức của nhà giáo Tiêu chí 1. Có phẩm chất chính trị tốt (tối đa 4 điểm) căn cứ theo Điều 3 của

văn bản này.Tiêu chí 2. Gương mẫu thể hiện đạo đức nhà giáo (tối đa 6 điểm) căn cứ theo

Điều 4 của văn bản này.Tiêu chí 3. Có lối sống, tác phong mẫu mực (tối đa 10 điểm) căn cứ theo

Điều 5 của văn bản này.Quy định về trừ điểm (khi không có lý do chính đáng) - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, phiền hà đối với người học và

nhân dân trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (căn cứ vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh được xác minh của P.TTPC nhà trường);

- Gian lận trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục HSSV trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (vi phạm quy chế thi cử; bỏ học trên 20% khối lượng của chương trình đào tạo, bồi dưỡng được nhà trường cử đi học; sử dụng, trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác đã công bố không minh bạch; cắt bớt chương trình dạy theo quy định, bỏ dạy từ 5 tiết trở lên đối với một học phần được giao giảng dạy)

- Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh có xác minh của P.TTPC);

- Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh có xác minh của P.TTPC);

- Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào sự tự phát giác của đơn vị quản lý);

- Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi trừ 05 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào sự tự phát giác của đơn vị quản lý);

- Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng trừ 05 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh có xác minh của P.TTPC);

- Tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trừ 05 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh có xác minh của P.TTPC);

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường trừ 10 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (không thực hiện nhiệm vụ do nhà trường, trưởng các đơn vị quản lý giao; tự ý bỏ học, bỏ công tác không báo cáo từ 3 ngày trở lên, tổ chức dạy học không theo chương trình quy định hoặc thay đổi nhưng không báo cáo);

- Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại trừ 05 điểm/lượt vi phạm, trừ vào tháng vi phạm (dựa vào đơn, thư hoặc văn bản phản ánh có xác minh của P.TTPC).

Tiêu chuẩn 2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụTiêu chí 1. Hoàn thành khối lượng giảng dạy của tháng đúng theo kế hoạch

(tối đa 10 điểm)Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu hoàn thành 100% khối lượng theo kế

hoạch hoặc đề cương chi tiết. Trừ 01 điểm/05% không hoàn thành kế hoạch hoặc đề cương chi tiết.

Tiêu chí 2. Chu đáo trong quá trình chuẩn bị giảng dạy, hồ sơ cá nhân chuẩn bị đầy đủ (tối đa 10 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ 01 điểm/01 tiết dạy nếu không chuẩn bị đồ dùng thiết bị theo đề cương hoặc trừ điểm theo quy định trừ điểm đối với hồ sơ.

Tiêu chí 3. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả quá trình giảng dạy (tối đa 10 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ điểm theo quy định trừ điểm đối với công tác giảng dạy.

Tiêu chí 4. Đăng ký và thực hiện việc đổi mới, cải tiến PPGD đúng kế hoạch (tối đa 10 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ điểm theo quy định trừ điểm đối với công tác cải tiến phương pháp giảng dạy.

Tiêu chí 5. Nộp đề thi đúng hạn, coi, chấm thi, lên điểm đúng thời gian quy định (tối đa 05 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ điểm theo quy định trừ điểm đối với công tác ra đề thi, nộp đề, coi, chấm thi, lên điểm. Nộp bảng điểm.

Tiêu chí 6. Hoàn thành khối lượng NCKH theo đúng kế hoạch đối với từng tháng, có sản phẩm để minh chứng. Trường hợp không NCKH thì hoàn thành khối lượng lao động thay thế do Hiệu trưởng giao theo kế hoạch được giảng viên lập (tối đa 10 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ điểm theo quy định trừ điểm đối với công tác đăng ký và tổ chức nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 7. Hoàn thành khối lượng lao động chuyên môn khác theo đúng kế hoạch đã đặt ra (tối đa 05 điểm)

Cách tính điểm: Lấy số điểm tối đa nếu đảm bảo được tiêu chí. Trừ 05 điểm/01 hoạt động lao động không hoàn thành theo kế hoạch đã đăng ký.

Quy định về trừ điểm (khi không có lý do chính đáng)- Bỏ dạy không báo cáo trừ 10 điểm/tiết;- Không viết phiếu báo nghỉ và dạy bù trừ 05 điểm/lượt;- Có từ 30% đến 49% số HSSV học phần giảng dạy có điểm tổng kết dưới

5,0 trừ 05 điểm/học phần/lớp;- Có trên 50% số HSSV học phần giảng dạy có điểm tổng kết dưới 5,0 trừ 10

điểm/học phần/lớp;- Vào muộn, ra sớm trên 5 phút trừ 05 điểm/tiết;- Nộp đề cương chi tiết muộn trừ 05 điểm/ngày;- Đề cương chi tiết phải duyệt lại lần thứ 3 trừ 05 điểm/đề cương;

- Đăng ký đổi mới PPDH muộn trừ 05 điểm/ngày;- Không thực hiện cải tiến PPGD theo kế hoạch đề ra trừ 05 điểm/tiết;- Không đeo thẻ khi lên lớp trừ 05 điểm/lượt;- Nộp đề thi chậm so với kế hoạch trừ 05 điểm/ngày (tính vào tháng yêu cầu

nộp đề thi);- Chấm thi không đúng hạn trừ 05 điểm/ngày;- Bỏ coi thi trừ 05 điểm/lượt;- Nộp bảng điểm muộn trừ 05 điểm/ngày;- Không cập nhật đầy đủ dữ liệu trong hồ sơ chuyên môn của tháng trừ 05

điểm/loại;- Thiếu một loại trong hồ sơ cá nhân trừ 10 điểm;- Không tham gia một buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, họp đơn vị trừ

05 điểm/lượt;- Thực hiện nhiệm vụ NCKH không đúng tiến độ trừ 10 điểm;- Không đăng ký NCKH khi số tiết dạy không vượt quy định 200 giờ trừ 10

điểm (tính vào tháng kết thúc đăng ký);*) Riêng đối với giáo viên chủ nhiệm- Duyệt, nộp chế độ chính sách HSSV muộn trừ 05 điểm/ngày;- Có HSSV vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên trừ 10 điểm/HSSV (tính

vào tháng HSSV vi phạm);- Lớp chủ nhiệm nộp báo cáo muộn trừ 05 điểm/lượt/ngày;- Nộp sổ đầu bài về P.ĐT muộn trừ 05 điểm/ngày (tính vào tháng P.ĐT yêu

cầu nộp).*) Riêng đối với Cố vấn học tập- Không hướng dẫn SV đăng ký lịch trình học tập trừ 05 điểm/SV;*) Riêng đối với lãnh đạo đơn vị (nôi dung liên quan đến trưởng hoăc pho bô

môn trưc thuôc thi trư điêm ca đối với các đối tương đo)- Không đạt mục tiêu chất lượng của đơn vị trừ 05 điểm/mục tiêu;- Không phê duyệt các nội dung (kế hoạch, đề cương, phiếu đăng ký đổi mới

PPGD, phiếu đăng ký nghiên cứu khoa học, đề thi, danh sách, bảng tổng hợp chế độ chính sách đối với người học...) đúng hạn trừ 05 điểm/nội dung;

- Có 30% giảng viên giảng dạy trực tiếp trong tháng xếp loại C trừ 10 điểm;- Báo cáo muộn đối với các TTQT, yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc lãnh đạo

nhà trường trừ 05 điểm/TTQT-yêu cầu/ngày.Quy định về điểm thưởng

- Áp dụng, cập nhật kịp thời những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới vào giảng dạy (có minh chứng) cộng 10 điểm (tính vào tháng áp dụng);

- Có sáng kiến trong đổi mới PPGD được đơn vị chấp nhận cộng 10 điểm (tính vào tháng cá nhân báo cáo trước đơn vị);

- Chủ trì một đề tài NCKH cấp tỉnh trở lên cộng 20 điểm (tính vào tháng đề tài được phê duyệt);

- Tham gia một đề tài NCKH từ cấp tỉnh trở lên cộng 10 điểm (tính vào tháng chuyên đề được nghiệm thu);

- Được phê duyệt tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường cộng 10 điểm (tính vào tháng có quyết định được nghiên cứu);

- Có phát minh, sáng chế được công nhận cộng 30 điểm (tính vào tháng được công nhận);

- Có công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí có uy tin cộng 10 điểm/lượt (tính vào tháng được đăng);

- Tham gia biên soạn một giáo trình cộng 20 điểm (tính vào tháng được xuất bản);

- Việt một tập bài giảng được nghiệm thu cộng 20 điểm (tính vào tháng được nghiệm thu);

Tiêu chuẩn 3. Mức độ đong gop đối với đơn vịTiêu chí 1. Tham gia đầy đủ, đúng hạn, có trách nhiệm đối với các công việc,

các hoạt động của khoa, của bộ môn (tối đa 10 điểm);Cách đánh giá: căn cứ vào các hoạt động của bộ môn, khoa trong tháng và số

lần tham gia/tổng số; số lần đúng hạn/tổng số để đánh giá.Tiêu chí 2. Có đóng góp trực tiếp để xây dựng đơn vị (tối đa 10 điểm).Cách đánh giá: tính theo điểm cộng quy định như sau:- Có bài viết, chủ trì một buổi sinh hoạt chuyên đề: cộng 03 điểm cho tháng

thực hiện;- Đạt giải giảng viên giỏi từ cấp khoa trở lên cộng: 03 điểm cho tháng dự thi

có kết quả;- Có sinh viên đạt học sinh giỏi, SV với tay nghề giỏi từ cấp khoa trở lên,

mỗi SV cộng: 03 điểm cho các tháng bồi dưỡng theo kế hoạch được duyệt đến tháng có kết quả;

- Tham gia xây dựng chương trình đào tạo mới, mỗi chương trình cộng: 03 điểm cho các tháng từ khi được giao xây dựng đến tháng phải hoàn thành theo kế hoạch. Những tháng tự kéo dài do cá nhân không được cộng điểm;

- Tham gia ôn thi HS giỏi các kỳ thi Olimpic cộng: 03 điểm cho các tháng bồi dưỡng theo kế hoạch được duyệt đến tháng có kết quả;

- Tham gia một hoạt động vì cộng đồng tại địa phương cộng 03 điểm cho tháng tham gia;

- Những cống hiến khác có tác dụng cho sự phát triển đơn vị, mỗi cống hiến cộng: 02 điểm (đơn vị thống nhất quyết định).

Lưu ý: Những nội dung cộng hoặc trừ điểm chỉ tính một lần/tháng nếu nội dung đó không được thực hiện ở các tháng tiếp theo.

Quy định về đánh giá và xếp loại*) Cách thức tổ chức đánh giá: Vào ngày 25 hàng tháng cá nhân từng giảng

viên nộp bản tự đánh giá về khoa, bộ môn. Khoa, bộ môn tiến hành đánh giá từng thành viên (trường hợp cần xem xét yêu cầu cá nhân nộp minh chứng hoặc giải trình trước Hội đồng xét của đơn vị). Ngày cuối tháng đơn vị nộp bẳng tổng hợp phân loại về phòng THHC.

*) Xếp loại: Căn cứ kết quả đơn vị họp xét, đơn vị tiến hành xếp loại theo thang bậc sau:

- Từ 80 đến 100 điểm xếp loại A;- TỪ 65 đến 79 điểm xếp loại B;- Từ 50 đến 64 điểm xếp loại C;- Dưới 50 điểm không xếp loại.

Điều 19. Xếp loại giảng viên cuối nămXếp loại theo 5 tiêu chuẩn, 12 tiêu chí, tối đa 20 điểm cụ thể như sau:Tiêu chuẩn 1. Mức độ hài lòng của người học tối đa 5 điểm;Tiêu chuẩn 2. Thực hiện công tác giảng dạy tối đa 9 điểm;Tiêu chuẩn 3. Đánh giá năng lực chuyên môn tối đa 18 điểm;Tiêu chuẩn 4. Phục vụ xã hội, cộng đồng tối đa 3 điểm;Tiêu chuẩn 5. Xếp loại giờ dạy tối đa 5 điểm.

Quy định cụ thể của từng tiêu chuẩn trong Phiếu tự đánh giá của giảng viên.Điều 20. Khen thưởng, ky luật

Thực hiện theo quy định hiện hành đối với viên chức và nhà giáo. Một giảng viên được coi là vi phạm quy chế chuyên môn nếu tháng đó bị

trừ điểm từ 25 điểm trở lên.

Chương VITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Đối với các đơn vị

Trưởng các đơn vị căn cứ vào Quy định này để tổ chức thực hiện; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động chuyên môn của đơn vị, đề xuất tuyên dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá nhân vi phạm quy chế chuyên môn; định kỳ hàng tháng và cuối năm tổ chức đánh giá xếp loại giảng viên trong đơn vị, báo cáo bảng tổng hợp kết quả phân loại hàng tháng và cả năm về thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường.Điều 22. Đối với giảng viên

Nghiêm túc thực hiện các quy đinh trong hoạt động chuyên môn, định kỳ tự đánh giá xếp loại bản thân. Căn cứ và quy chế, các tiêu chuẩn đánh giá để không ngừng hoàn thiện bản thân.

HIỆU TRƯỞNG

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC CỦA QUY CHẾ1. Bảng theo dõi giảng dạy và dạy bù;2. Phiếu báo nghỉ và dạy bù;3. Kế hoạch cá nhân;4. Mẫu giáo án (kế hoạch bài dạy);5. Phiếu đánh giá giờ dạy, phiếu đánh giá đổi mới PPGD (mới);6. Sổ tay giảng viên;7. Sổ chủ nhiệm;8. Mẫu đề cương chi tiết;9. Mẫu phiếu đăng ký cải tiến PPGD (mới);10. Phiếu tự đánh giá, xếp loại giảng viên hàng tháng;11. Phiếu tự đánh giá, xếp loại cả năm.

PHU LUC 1KHOA/BỘ MÔN.............................. BẢNG THEO DÕI GIẢNG DẠY VÀ DẠY BÙ

Tuần thứ:...........TÊN BỘ MÔN TRỰC THUỘC

TT Họ và tên GVTheo dõi thực hiện trong tuần

Ghi chúThứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ngày nghỉSáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Hướng dẫn tổ chức theo dõi và ghi sổ- Trưởng bộ môn trực tiếp theo dõi hoặc phân công luân phiên các thành viên của bộ môn theo dõi với sự giám sát của lãnh đạo khoa bộ môn;- Việc theo dõi và ghi số phải được tiến hành hàng ngày.- Cách ghi số như sau: dùng các ký hiệu để ghi vào ô tương ứng việc lên lớp của từng giảng viên, từng ngày và từng buổi với các ký hiệu quy định như sau:+ DCK – Ký hiệu khi giảng viên đó có lên lớp trong tiết dạy chính khóa;+ KCK – Ký hiệu khi giảng viên đó không lên lớp trong tiết dạy chính khóa;+ DB – Ký hiệu khi giảng viên đó có lên lớp trong tiết dạy bù theo kế hoạch đã đăng ký;+ KB – Ký hiệu khi giảng viên đó không lên lớp trong tiết dạy bù theo kế hoạch đã đăng ký.

PHU LUC 2PHIẾU BÁO NGHỈ VÀ DẠY BÙ

HỌC KỲ .... - NĂM HỌC ..... - .....

Họ và tên giảng viên: .............................................……………....Đơn vị sinh hoạt chuyên môn: ......................................................Học phần nghỉ và dạy bù:………………………………………..Lớp được phân công giảng dạy:…………………………………

TT TÊN BÀI DẠY GIỜ KẾ HOẠCH LÝ DO NGHỈ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM DẠY BÙ GHI CHÚLT BT BTL

Giảng viên nghỉ dạy phải nêu rõ lý do nghỉ, thời gian và địa điểm dự kiến tổ chức dạy bù cần ghi rõ buổi nào, những tiết nào, phòng học và nhà tiến hành dạy bù.

Giảng viên dạy bù tự liên hệ và bố trí phòng học. Trợ lý K/BM hàng kỳ có trách nhiệm đối chiếu phiếu báo nghỉ và dạy bù so với sổ tay giảng viên, sổ theo dõi chất

lượng và sổ ghi đầu bài. Báo cáo đến trưởng các Đơn vị quản lý giảng viên. Trưởng K/BM quản lý lớp ký duyệt và theo dõi thực hiện vào Phiếu báo nghỉ và dạy bù của giảng viên

KÝ DUYỆT CỦA TRƯỞNG K/BM Ngày .... tháng .... năm ..........NGƯỜI BÁO NGHỈ VÀ DẠY BÙ

PHU LUC 3MÂU KÊ HOACH CA NHÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LATRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Năm học: 201... - 201...

Người lập kế hoạch:Đơn vị công tác:

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

I/. Phần chung1. Mục đích yêu cầu (nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc lập kế hoạch)2. Những cơ sở để xây dựng kế hoạch2.1. Cơ sở lý luận2.2. Cơ sở thực tiễn2.2.1. Kế hoạch thời gian

Biên chế năm học của từng khóa có lớp tham gia giảng dạy2.2.2. Phân phối chương trình của các học phần được phân công giảng dạy

STT Tên học phần Số ĐVHT Số tiết lý thuyết Số tiết thực hành Số tiết quy đổi12 34

II/. Phần cụ thểLiệt kế toàn bộ dự kiến các hoạt động cá nhân sẽ tiến hành trong năm học hoặc học kỳ theo từng tháng đảm bảo sản phẩm

dự kiến phải đánh giá được (NCKH, trải nghiệm thực tế; thi giảng viên giỏi; rèn kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV; tự học tự, bồi dưỡng; hoạt động vì cộng đồng; luyện thi HSSV giỏi; bồi dưỡng HSSV yếu kém; đổi mới, cải tiến PPGD; sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề; cố vấn học tập…) theo thứ tự sau:

1. Tên hoạt động2. Kế hoạch thực hiện (nêu rõ thời gian, thời điểm tổ chức hoạt động, trong mỗi thời gian và thời điểm đó nêu rõ nội dung

của hoạt động. Có thể lập thành bảng)

STT Thời gian Thời gian điều chỉnh Nội dung thực hiện Dự kiến kết quả (sản phẩm) Ghi chú

3. Đánh giá kết quả thực hiện, những kinh nghiệm cho hoạt động lần sau (sau khi thực hiện xong)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày........ tháng năm......NGƯỜI LẬP DUYỆT BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

(TRƯỞNG BỘ MÔN TRỰC THUỘC)

PHU LUC 4

MẪU GIÁO ÁN - KẾ HOẠCH BÀI HỌC

1. MẪU KẾ HOẠCH BÀI HỌC LÝ THUYẾT

TÊN BÀI:

I. MUC TIÊU CỦA BÀI

I.1. Về kiến thức

I.2. Về kỹ năng

I.3. Về thái độ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (Liệt kê các phương pháp sử dụng trong bài học)

III. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU (Cần nêu rõ sử dụng những phương tiện nào? Người học phải đọc tài liệu gì, từ trang nào đến trang nào, tài liệu đó có ở đâu...)

III.1. Đối với giảng viên

III.2. Đối với người học

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

V.1. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:..............................

.................................................................................................................................

V.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Hướng dẫn: Liệt kê lần lượt các hoạt động theo mạch logic của kiến thức bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Thể hiện rõ phương pháp dạy học áp dụng trong từng hoạt động. (luận chứng hay con đường hình thành kiến thức cho hoạt động đó, hệ thống các hoạt động thành phần của giảng viên và người học để hình thành kiến thức tương ứng đối với phương pháp giảng dạy sử dụng...)

- Thời gian dự kiến cho hoạt động đó.

- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá, điều chỉnh nhận thức cho người học.

Thời gian dạy tri thức trong mỗi hoạt động đối với kiến thức cốt lõi không quá 60% của thời gian sử dụng trong hoạt động; thời gian hướng dẫn tự học không ít hơn 30% thời gian của hoạt động; thời gian "tương tác” với người học (cả dạy tri

thức và hướng dẫn tự học) không ít hơn 20% thời gian của hoạt động; thời gian “kiểm chứng” mức độ người học nắm được mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động không ít hơn 10% thời lượng của hoạt động.

Tùy thuộc vào Nội dung, quy mô bài học mà một khái niệm có thể bao gồm các hoạt động như trên hoặc các hoạt động đó là các hoạt động thành phần cấu thành nên một hoạt động.

TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIANHOẠT ĐỘNG CỦA

GIẢNG VÊNHOẠT ĐỘNG CỦA

NGƯỜI HỌC1 Dẫn nhập

(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)............................................................................................................................

2 Giảng bài mới(Nêu đầy đủ các hoạt động thành phần theo thiết kế. Trong mỗi hoạt động nêu đầy đủ những nội dung phải biết)Hoạt động 1..........................................Hoạt động 2..........................................

3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài(Các câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả bài học).........................................................................................................................

4 Hướng dẫn tự học ........................................................................................................................................................................................................................

Nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................................................................................................................................................................................................

2. MẪU KẾ HOẠCH BÀI HỌC THỰC HÀNH

TÊN BÀI:

I. MUC TIÊU CỦA BÀI

I.1. Về kiến thức

I.2. Về kỹ năng

I.3. Về thái độ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (Liệt kê các phương pháp sử dụng trong bài học)

III. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU (Cần nêu rõ sử dụng những phương tiện nào? Người học phải đọc tài liệu gì, từ trang nào đến trang nào, tài liệu đó có ở đâu...)

III.1. Đối với giảng viên

III.2. Đối với người học

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

V.1. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:..............................

.................................................................................................................................

V.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

TT NỘI DUNGHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI

GIANHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Dẫn nhập(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)..................................................................................

2 Hướng dẫn ban đầu(Hướng dẫn thực hiện công nghệ; Phân công vị trí luyện tập)..................................................................................

3 Hướng dẫn thương

xuyên(Hướng dẫn người học rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng)............................................................................

4 Hướng dẫn kết thúc(Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo)............................................................................

5 Hướng dẫn tự rèn luyện ............................................................................................................................................................................................................

IV. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

……...................................................................................................................................................................................................................................................................

3. MẪU KẾ HOẠCH BÀI HỌC TÍCH HỢP

TÊN BÀI:

I. MUC TIÊU CỦA BÀI

I.1. Về kiến thức

I.2. Về kỹ năng

I.3. Về thái độ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (Liệt kê các phương pháp sử dụng trong bài học)

III. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU (Cần nêu rõ sử dụng những phương tiện nào? Người học phải đọc tài liệu gì, từ trang nào đến trang nào, tài liệu đó có ở đâu...)

III.1. Đối với giảng viên

III.2. Đối với người học

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

V.1. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:..............................

.................................................................................................................................

V.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

TT NỘI DUNGHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI

GIANHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Dẫn nhập(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)............................................................................................................................

2 Giới thiêu chủ đề (Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết: yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng).............................................................................................................................

3 Giải quyết vấn đề(Hướng dẫn người học rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy)..........................................................................................................................

4 Kết thúc vấn đề- Củng cố kiến thức....................................................................................................................- Củng cố kỹ năng rèn luyện(Sử dụng các câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả, nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và

cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo)........................................................................................................................

5 Hướng dẫn tự học ............................................................................................................................................................................................................

VI. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................

4. MẪU KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT

TÊN BÀI:

I. MUC TIÊU CỦA BÀI

I.1. Về kiến thức

I.2. Về kỹ năng

I.3. Về thái độ

I.4. Yêu cầu kiến thức của người học

a) Kiến thức về CNTT

b) Kiến thức chung đối với học phần

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (Liệt kê các phương pháp sử dụng trong bài học)

III. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU (Cần nêu rõ sử dụng những phương tiện nào? Người học phải đọc tài liệu gì, từ trang nào đến trang nào, tài liệu đó có ở đâu...)

III.1. Đối với giảng viên

III.2. Đối với người học

III.3. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:

a. Phần cứngb. Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản)

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

V.1. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:..............................

.................................................................................................................................

V.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIANHOẠT ĐỘNG CỦA

GIẢNG VÊNHOẠT ĐỘNG CỦA

NGƯỜI HỌC1 Dẫn nhập

(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)............................................................................................................................

2 Giảng bài mới(Nêu đầy đủ các hoạt động thành phần theo thiết kế. Trong mỗi hoạt động nêu đầy đủ những nội dung phải biết)Hoạt động 1..........................................Hoạt động 2..........................................

...3 Củng cố kiến thức và

kết thúc bài(Các câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả bài học).........................................................................................................................

4 Hướng dẫn tự học ................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................................................................................................................................................................................................

Lợi ích của việc ứng dụng (Chỉ ra được: CNTT đã hỗ trợ/cải thiện việc dạy

CNTT cho bài dạy này người học như thế nào? Hoặc những lợi ích khác như là tiết kiệm thời gian, người học thích và hứng thú tham gia vào bài học, . . .)........................................................................................................................................................................

Lưu ý: Giáo viên cần cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận về việc nên ứng dụng CNTT cho phần nào là phù hợp. Chỉ ứng dụng CNTT nếu thấy thật sự có lợi và tăng giá trị việc dạy và học!

5. MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY SƠ BỘ (áp dụng đối với giảng viên có thâm niên từ 5 đến dưới 10 năm công tác)

TÊN BÀI:

I. MUC TIÊU CỦA BÀI

I.1. Về kiến thức

I.2. Về kỹ năng

I.3. Về thái độ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (Liệt kê các phương pháp sử dụng trong bài học)

III. NỘI DUNG CỐT LÕI (liệt kê các nội dung cốt lõi cần hình thành cho người học)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG TIẾT DẠY

(Giảng viên có thể chuẩn bị trên giấy A4 cho từng buổi dạy, không yêu cầu lưu hồ sơ)

PHU LUC 5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIẢNG DẠY

1. Giáo án thường-kế hoạch dạy học Nội dung Tiêu chí Điểm

Hinh thứcgiáo án

Thể hiện rõ các mục: Tên bài học, vị trí bài học trong chương trình, mục tiêu bài học (có mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ xác định rõ định lượng), Phương pháp dạy học, Các phương tiện hỗ trợ dạy học, tài liệu tham khảo cho bài học, môi trường học tập, tiến trình bài học, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

0.5

Bố cục của giáo án

- Phân bố thời gian hợp lí, nhấn mạnh trọng tâm bài giảng;

- Trình bày mạch lạc, súc tích, ngắn gọn.1

Nôi dung của giáo án

- Dẫn nhập hợp lý tạo tâm thế hứng khởi cho người học, liên kết giữa các nội dung kiến thức, nhấn mạnh những điểm mấu chốt kiến thức;

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đề ra với các hoạt động dạy và học;

- Thể hiện rõ ý đồ triển khai PPDH, sử dụng PTCN dạy học trong từng hoạt động.

2

Thiết kế hoạt động của GV và HS: - Mức độ đảm bảo các hoạt động phù hợp nhằm đạt cấp

độ của mục tiêu;- Thể hiện được các bước cơ bản của từng hoạt động; - Mức độ rèn kỹ năng (Dạy cách học như thế nào?)- Tính sáng tạo trong triển khai hoạt động;- Tính hợp lí, khả thi, logic của các hoạt động dạy học.

4

Thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá sau bài học: - Đánh giá được mức độ nắm kiến thức đối với mục

tiêu đã đặt ra.- Đánh giá được kỹ năng kiến thức tùy theo thang bậc

(nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).

1

Hướng dẫn tư học

- Hướng dẫn học và chuẩn bị các nội dung rõ ràng, kích thích được nhu cầu tìm hiểu của người học;

- Chỉ rõ các nội dung, các tài liệu cần đọc (trang nào và ở đâu)

- Chỉ rõ tiêu chí đánh giá phần tự học

1.5

Tổng số: 102. Giáo án có ứng dụng CNTT

Nội dung Tiêu chí Điểm

Hinh thứcgiáo án

Thể hiện rõ các mục: Tên bài học, tên người dạy, Mục tiêu bài học, Nội dung trình bày.Trang trí nhã nhặn, sáng sủa; Khổ chữ hợp lý; Số lượng chữ trong mỗi slide hợp lý; Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề, nội dung

0.5

Bố cục của giáo án

Số lượng slide hợp lí, thống nhất với ý đồ triển khai nội dung (tối thiểu 10 slide, tối đa 30 slide) 1

Nôi dung của giáo án

Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đề ra, nội dung dạy học với việc gắn hiệu ứng trình bày (effect) 2

- Nội dung được chi tiết hoá và minh hoạ tốt, đảm bảo đa giác quan hoá

- Có các hiệu ứng (effects) phù hợp: Animation, Sound, Clips (Video/Movie), Link...

4

Thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá sau bài học sáng tạo, sinh động : - Đánh giá được mức độ nắm kiến thức đối với mục

tiêu đã đặt ra.- Đánh giá được kỹ năng kiến thức tùy theo thang bậc

(nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).

1.5

Hướng dẫn tư học

- Hướng dẫn học và chuẩn bị các nội dung rõ ràng, kích thích được nhu cầu tìm hiểu của người học;

- Chỉ rõ các nội dung, các tài liệu cần đọc (trang nào và ở đâu)

- Chỉ rõ tiêu chí đánh giá phần tự học

1

Tổng số: 103. Đánh giá tiết dạy

TT Nội dung đánh giá Điểm Ghi chú1 Chuẩn bị 2

1.1 Mục tiêu bài học định lượng đúng 0.51.2 Phân bố thời gian hợp lý, phương pháp phù hợp 0.5

1.3 Phương tiện dạy học phù hợp với nội dung và phương pháp 0.5

1.4 Tài liệu học tập được trích dẫn đầy đủ 0.52 Nội dung 5.5

2.1 Mức độ kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ người học 1.0

2.2 Khối lượng kiến thức phù hợp với thời gian từng hoạt động, tập chung chủ yếu vào nội dung phải biết 1.0

2.3 Chỉ rõ nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu đối 1.0

với nội dung nên biết và có thể biết 2.4 Đảm bảo tính chuẩn xác, khoa học 1.0

2.5 Liên hệ được với thực tế thực tế hoặc làm rõ ý nghĩa vận dụng của các kiến thức 1.0

2.6 Cấu trúc bài giảng logic 0.53 Phương pháp 11.5

3.1 Phong thái và nghệ thuật sư phạm 3.53.1.1

Phong thái đĩnh đạc, tự tin 0.5

3.1.2

Ngôn từ chính xác, diễn đạt rõ ràng, súc tích. 0.5

3.1.3

Dẫn nhập, chuyển tiếp vấn đề hợp lý, gây hứng thú cho học sinh. 0.5

3.1.4

Trình bày bảng hợp lý, phối hợp hài hòa giữa giảng dạy và ghi chép bài của người học hoặc trình diễn các slide (bố cục, nội dung chính phải được viết trên bảng)

1.5

3.1.5

Xử lý các tình huống sư phạm có tính thuyết phục. 0.5

3.2 Phương pháp giảng dạy 73.2.1

Giảng đúng nội dung trọng tâm 1

3.2.2

Kết hợp hài hòa các phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm 1

3.2.3

Phát huy tính tích cực của người học 1.5

3.2.4

Sử dụng thành thạo, khai thác hiệu quả phương tiện dạy học 0.5

3.2.5

Tổ chức các hoạt động phù hợp đáp ứng được mục tiêu đề ra 1

3.2.6

Nhấn mạnh những điểm chốt của kiến thức 0.5

3.2.7

Đánh giá, điều chỉnh việc tiếp thu kiến thức của người học 1

3.2.8

Hướng dẫn tự học hợp lý 0.5

3.3 Tổ chức hoạt động lớp học 13.3.1

Thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, bao quát và điều khiển lớp học 0.5

3.3.2

Phối hợp hài hòa hoạt động dạy và học 0.5

4 Thơi gian thực hiện 14.1 Sớm hoặc muộn dưới 1 phút 1.04.2 Sớm hoặc muộn từ 1 đến dưới 3 phút 0.54.3 Sớm hoặc muộn từ 3 đến 5 phút 0

Điểm tổng cộng 20

Ghi chú :

- Xếp loại: + Xuất sắc nếu đạt từ 19 điểm trở lên;+ Giỏi nếu đạt từ 17 đến dưới 19 điểm;+ Khá nếu đạt từ 15 đến dưới 17 điểm;+ Trung bình tử 10 đến dưới 15 điểm;+ Yếu nếu dưới 10 điểm.

- Bài giảng sớm hoặc muộn trên 5 phút không được đánh giá.- Bài giảng mục tiêu không định lượng được không đánh giá;- Bài giảng xác định sai mục tiêu hoặc sai nội dung xếp loại yếu.

4. Đánh giá tiết đổi mới phương pháp giảng dạyPHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỔI MỚI PPGD

Họ và tên GV giảng bài: ............………………….Đơn vị:………………………Tên bài giảng:Học phần:.................................................................................................................Hệ/ngành học/lớp/nhóm:..........................................................................................

Thời gian: Từ………………. đến …………… (chậm: ………………phút) Điểm 3: Tốt, Điểm 2; Khá, Điểm 1: Trung bình

TT Nội dung gop ý Thang điểm3 2 1

1 Việc đáp ứng mục tiêu

2 Sự phù hợp của cách thức tổ chức (mới) PPGD được giảng viên áp dụng

3 Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với việc đổi mới PPGD của giảng viên

4 Mức độ đạt được những yêu cầu về tác dụng dự kiến mà giảng viên đã đặt ra

5 Đánh giá của bản thân về tính cần thiết thực hiện đổi mới PPGD với nội dung giảng viên đã áp dụng

Điểm tổng cộng

Ý kiến nhận xét khác: (nêu những điêm còn hạn chế, chưa phù hơp trong quá trinh giang viên áp dụng, đề xuất phương pháp hoăch cách thức tổ chức phù hơp hơn)........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Mức chất lượng = x 100 = ……%

Mức độ đạt nếu mức chất lượng đạt từ 65% trở lên. Ngày … tháng … năm 201…

Ngươi dự giơ(ký, ghi họ tên)

3 x 5 (5 câu tiêu chí)

Số điểm đánh giá

PHU LUC 6SỔ TAY GIẢNG VIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LATRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

SỔ TAY GIẢNG VIÊN

Học phần, môn học/mô - đun :................................Lớp:.................. Khoá:............................................Họ và tên giảng viên:..............................................

Năm học:

THÔNG TIN VỀ LỚP HỌC/KHOÁ HỌC

1. Tên ngành, nghề đào tạo......................................................................................2. Trình độ đào tạo nghề:.........................................................................................3. Học phần, môn học/mô đun giảng dạy:...............................................................4. Trình độ đầu vào và hình thức đánh giá đầu vào:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. Tổ chức lớp họca) Sĩ số lớp học:.......................................................................................................b) Bộ máy quản lý lớp:- Giáo viên chủ nhiệm: ...........................................................................................- Lớp trưởng: ..........................................................................................................- Lớp phó và các tổ trưởng: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................c) Phương thức tổ chức đào tạo:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾT QUẢ HỌC TẬP

SỐ TT

HỌ VÀ TÊN HỌC

SINH/SINH VIÊN

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MH/MĐ KIỂM TRA KẾT

THÚC

ĐIỂM TỔNG KẾTĐ1 Đ2 Đ3 Đ4

L1 L2 L1 L2 L1 L2 L1 L2 L1 L2

Ghi chú: - Đ1, Đ2...: là điểm kiểm tra định kỳ thứ 1, 2... Số cột điểm kiểm tra định kỳ có thể thay đổi tùy theo từng môn học, mô-đun- L1, L2: là điểm kiểm tra lần 1, lần 2

SỐ GIỜ NGHỈ TRONG THÁNG:........

SỐ TT

HỌ VÀ TÊNHỌC

SINH/SINH VIÊN

NGÀYTỔNG

SỐ1 2 3 4 5 ........ 27 28 29 30 31

Ghi chú:

- Giáo viên tự bổ sung các cột cho đủ 31 ngày, các tháng trong học kỳ, năm học

TỔNG HỢP SỐ GIỜ NGHỈ CHO HỌC PHẦN, MÔN HỌC/MÔ - ĐUN

SỐ TT

HỌ VÀ TÊNHỌC

SINH/SINH VIÊN

THÁNGTỔNG

SỐ

QUẢN LÝ HỌC SINH/SINH VIÊN CÁ BIỆT(Tên học sinh, đăc điêm, hinh thức quan lý giáo dục, đánh giá phát triên)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN HỌC/MÔ-ĐUN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Sổ tay giảng viên là sổ ghi chép của giảng viên trong quá trình quản lý giảng dạy trên lớp học. Nội dung phản ánh kế hoạch học tập và các quá trình diễn ra trong triển khai kế hoạch học tập của học phần, môn học/mô-đun mà giảng viên tham gia giảng dạy.

Phương pháp ghi:1. Thông tin lớp học và thời khoá biểu được xác định khi bắt đầu tổ chức

giảng dạy từng học phần, môn học/mô-đun.- Phần trình độ đầu vào và hình thức đánh giá đầu vào ghi yêu cầu trình độ

đầu vào quy định chung của học sinh tham gia học tập học phần, môn học/mô-đun hoặc yêu cầu các học phần, môn học/mô-đun học sinh phải phải tham gia trước khi học tập học phần, môn học/mô-đun đó; hình thức đánh giá đầu vào là hình thức tuyển sinh hoặc đánh giá kết quả các học phần, môn học/mô-đun học sinh đã học làm tiền đề cho việc học tập học phần, môn học/mô-đun.

- Phần phương thức tổ chức đào tạo ghi dự kiến những nét cơ bản của phương thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập trong giảng dạy học phần, môn học/mô-đun.

2. Kết quả học tập ghi kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc của học phần, môn học/mô-đun theo quy định.

3. Đánh giá quá trình giảng dạy học phần, môn học/mô-đun ghi đặc điểm chung các hoạt động của lớp học, các phương thức tổ chức đào tạo đã đưa ra, đánh giá tác động của các phương thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo đến kết quả học tập chung của lớp học.

4. Theo dõi giờ lên lớp của học sinh/sinh viên.5. Ghi học sinh/sinh viên cá biệt.6. Đánh giá quá trình giảng dạy ghi nhận xét, đánh giá của bộ môn về chương

trình, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, về quá trình quản lý lớp, quá trình giảng viên thực hiện chương trình, tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên của học sinh, sinh viên (nếu có) xếp loại giảng viên.

PHU LUC 7MẪU SỔ CHỦ NHIỆM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LATRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

SỔ CHỦ NHIỆM

Lớp:.................. Khoá:............................................Họ và tên giảng viên:..............................................

Năm học:

DANH SÁCH LỚP, CÁN BỘ LỚP1. Danh sách lớp

TT HỌ VÀ TÊN NGÀY THÁNG NĂM SINH

QUÊ QUÁN GHI CHÚ

2. Danh sách cán bộ lớp

CÁN BỘ LỚP & ĐOÀNHỌ VÀ TÊN NHIỆM VU

Lớp trưởngBí thư chi đoàn.....

CÁC NHIỆM VỤ ĐOÀN THỂ KHÁCHỌ VÀ TÊN NHIỆM VU

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TẬP THỂ LỚP

HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ THỜI ĐIỂM THAY ĐỔI

TÓM TẮT SƠ YẾU LÝ LỊCH(Theo mẫu yêu cầu của phòng Công tác học sinh sinh viên)

Liệt kê lần lượt theo danh sác lớp

DANH SÁCH SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁNỮ NAM

STT HỌ TÊN SỐ PHÒNG STT HỌ TÊN SỐ PHÒNG

DANH SÁCH SINH VIÊN NGOẠI TRÚNỮ NAM

STT HỌ TÊN ĐỊA CHỈ STT HỌ TÊN ĐỊA CHỈ

THỜI KHOÁ BIỂU CỦA LỚP (liệt kê đối với lớp ổn định trước sau đó đến lớp độc lập)

Từ ……… đến ……….

2 3 4 5 6 7

12345

Từ ……… đến ……….

2 3 4 5 6 7

TiếtThứ

TiếtThứ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM......(TÊN ĐƠN VỊ) Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN PHƯƠNG HƯỚNG Nhiệm vụ công tác, chỉ tiêu thực hiện năm học 201… - 201...

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP1. Thuận lợi2. Kho khănB. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHO NĂM HỌC 201 - 201 ...1. Về công tác tư tưởng chính trị* Mục tiêu* Biện pháp thực hiện* Chỉ tiêu phấn đấu2. Về công tác học tập* Mục tiêu* Biện pháp thực hiện* Chỉ tiêu phấn đấu3. Về công tác vệ sinh môi trương* Mục tiêu* Biện pháp* Chỉ tiểu phấn đấu4. Công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đoàn thể* Mục tiêu* Biện pháp* Chỉ tiêu phấn đấu5. Công tác văn - thể – mỹ* Mục tiêu* Biện pháp* Chỉ tiêu phấn đấu

THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC SINH, SINH VIÊN(Theo dõi tình hình học sinh, sinh viên theo thứ tự lớp)

1. NGUYỄN VĂN ATheo dõi và ghi các nội dung theo điều 6 của Quy định

2. NGUYỄN VĂN BTheo dõi và ghi các nội dung theo điều 6 của Quy định

...KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THEO TỪNG HỌC KỲ

(Giảng viên chủ nhiệm lập kế hoạch công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh, sinh viên theo từng kỳ)

NỘI DUNG CHÍNH CÁC BUỔI SINH HOẠT LỚP(Giảng viên chủ nhiệm liệt kê nội dung chính các buổi sinh hoạt lớp)

PHU LUC 8ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

HỌC PHẦN :…………………(Ghi tên học phần/môn học/mô đun)

1. Thông tin chung về học phần (môn học/mô đun)- Mã học phần (môn học/mô đun):- Áp dụng cho các lớp:- Số ĐVHT/tín chỉ:- Học phần thuộc loại:

Bắt buộc: Lựa chọn:

- Các học phần (môn học/mô đun) học trước:- Các học phần (môn học/mô đun) kế tiếp:- Các yêu cầu đối với học phần (môn học/mô đun) (nếu có):- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Nghe giảng lý thuyết: Làm bài tập trên lớp: Thảo luận: Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): Hoạt động theo nhóm: Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần (môn học/mô đun): 2. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Chức danh, học hàm, học vị: Thời gian, địa điểm làm việc: Địa chỉ liên hệ: Điện thoại, email: Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin về trợ giảng (nếu có; họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-

mail):3. Mục tiêu của học phần (môn học/mô đun)3.1. Mục tiêu chung

- Kiến thức:- Kỹ năng:- Thái độ, chuyên cần:

3.2. Mục tiêu nhận thức chi tiếtPhân cấp thành 3 cấp bậc

Bậc 1: Mục tiêu gắn với nội dung cốt lõi (Phải biết)Bậc 2: Mục tiêu gắn với nội dung liên quan gần (Nên biết)Bậc 3: Mục tiêu gắn với nội dung liên quan xa (Có thể biết)Bảng tổng hợp mục tiêu:

Mục tiêu của nội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Các mục tiêu khác

Nội dung 1 ... ... ... ...Nội dung 2 ... ... ... ...Nội dung 3 ... ... ... ...

...4. Tom tắt nội dung học phần (môn học/mô đun) (khoang 150 tư)5. Nội dung chi tiết học phần (môn học/mô đun) (tên các chương, mục, tiêu mục)6. Học liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học

6.1. Học liệu (tối thiểu có 3 tài liệu tham khảo)- Học liệu bắt buộc ghi theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất

bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này).- Học liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất

bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này).6.2. Đồ dùng, phương tiện dạy học

- Liệt kê các đồ dùng cần thiết sử dụng trong giảng dạy học phần ngoài phấn, đề cương, giáo trình, giáo án (bản đồ, tranh ảnh, băng hình....)

- Liệt kê các phương tiện dạy học cần sử dụng (máy chiếu projector, Overhead, phần mềm dạy học...)

7. Hình thức tổ chức dạy học7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

TổngLên lớp Thực hành,

thí nghiệm, thực tập,

rèn nghề,...

Tự học, tự nghiên

cứuLý thuyết Bài tập Thảo

luận

Nội dung 1Nội dung 2Nội dung 3

...7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể7.2.1. Ap dụng đối với lớp:…………….(ghi tên lớp thứ nhất)

Hình thức tổ chứcdạy học

Thơi gian, địa điểm

Nội dung chính Chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyếtBài tậpThảo luận Thực hành, thí nghiệm, thực tập, rèn nghề…Tự học, tự nghiên cứu7.2.2. Áp dụng đối với lớp:…………….(ghi tên lớp thứ hai)

Lưu ý:

- Bảng này được thiết kế cho từng nội dung ứng với 1 tuần học, cho đến hết học phần (15 tuần).

- Nếu học phần được áp dụng cho nhiều lớp học trong cùng một thời điểm thì giảng viên lập riêng nội dung này áp dung cho từng lớp học.

- Trong cột chuẩn bị giảng viên ghi rõ SV cần chuẩn bị những nội dung gì liên quan đến bài dạy, giảng viên cần những đồ dùng, phương tiện dạy học nào.8. Chính sách đối với học phần (môn học/mô đun) và các yêu cầu khác của giảng viên

Yêu cầu và cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các qui định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra, tiểu luận…9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì:

Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Trưởng bộ môn thông qua): - Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo

luận,…);- Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng

viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm / tháng; bài tập cá nhân/ học kì,…);

- Hoạt động theo nhóm;- Kiểm tra - đánh giá giữa kì;- Kiểm tra - đánh giá cuối kì;- Các kiểm tra khác.

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại nếu có)

Phê duyệtNgày … tháng … năm…

Trưởng khoa(ký, ghi họ tên)

Xác nhậnNgày …tháng… năm …

Trưởng bộ môn(ký, ghi họ tên)

Ngày…. tháng …. năm…Giảng viên

(ký, ghi họ tên)

PHU LUC 9PHIẾU ĐĂNG KÝ CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: ............................................Thâm niên: ..................................... (năm)Học hàm, học vị: .................................Chức danh:.............................................Bộ môn: ...............................................Khoa: .....................................................II. KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI PPGD

1. PPGD dự kiến đổi mới:

- Tên PPGD:- Mô tả tón tắt nội dung và cách thức thực hiện của PPGD:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Tên tài liệu, giáo trình giảng viên đã trích dẫn nội dung:………………………………………………………………………………(Người đăng ký phô tô phần nôi dung tài liệu, giáo trinh đã trích dẫn nôp kèm ban đăng ký)

2. Phạm vi, mức độ áp dụng đổi mới PPGD:- Tên các học phần và lớp dự kiến áp dụng

+ Học phần:……………………………, Lớp:…………………………+ Học phần:……………………………, Lớp:………………………...+ Học phần:……………………………, Lớp:…………………………

- Mức độ áp dụng: (liệt kê tên chương hoăc bài dư kiến áp dụng đổi mới PPGD đối với tưng học phần)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Thời điểm áp dụng: (liệt kê thời điêm áp dụng đối với tưng học phần, tưng lớp và tưng nôi dung dư kiến đổi mới PPGD. Nếu trong quá trinh thưc hiện co điều chỉnh về thời điêm thi giang viên thưc hiện phai viết phiếu báo thay đổi gửi đến bô môn và khoa quan lý chuyên môn)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tự đánh giá mức độ dự kiến cải tiến của bản thân đạt: ………% khối lượng được phân công giảng dạy. (về số tiết áp dụng đổi mới so với tổng số tiết đươc phân công thưc hiện)

3. Nội dung đổi mới: (mô ta vắn tắt nôi dung, cách thức dư kiến đổi mới, tác dụng chủ yếu đối với người học, làm rõ sư khác biệt của nôi dung đổi mới so với yêu cầu của PPGD lưa chọn đổi mới)……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

III. NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN

1. Tính phù hợp: phù hợp ; không phù hợp (Trưởng bô môn so sánh việc mô ta dư kiến đổi mới PPGD của giang viên và tác dụng của việc đổi mới với yêu cầu cơ ban của PPGD đê xác định việc đổi mới như vậy là phù hơp hay không phù hơp với học phần và PPGD giang viên đã đăng ký)2. Tính khả thi: khả thi ; không khả thi (Trưởng bô môn căn cứ vào phạm vi , mức đô áp dụng của PPGD giang viên đã đăng ký đê xác định dư kiến đổi mới đối với PPGD đo của giang viên co thưc hiện đươc hay không)3. Yêu cầu bổ sung, điều chỉnh:4. Kiến nghị với Nhà trường:

Hỗ trợ củaTrưởng khoa

(Ký, ghi họ tên)

Xác nhận của Trưởng Bộ môn(Ký, ghi họ tên)

Ngày…tháng…năm 20…

GV đăng ký(Ký, ghi họ tên)

Ghi chú: Đối với các Bộ môn trực thuộc, Trưởng bộ môn ký xác nhận và cam kết hỗ trợ

không cần có chữ ký Trưởng khoa Đối với các khoa chưa có đủ các Trưởng bộ môn chuyên ngành, thì Trưởng

khoa ký cam kết hỗ trợ đồng thời cũng xác nhận sự cam kết của GV.

PHU LUC 10PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIẢNG VIÊN HÀNG THÁNG

TT Nội dung đánh giá Số điểm tối đa

Số điểm tự đánh gia Ghi chú

1 Tiêu chuẩn 1. Thực hiện đạo đức của nhà giáo 20 = 1.1 + 1.2

+ 1.3 – 1.4

1.1 Tiêu chí 1. Có phẩm chất chính trị tốt 4

1.2 Tiêu chí 2. Gương mẫu thể hiện đạo đức nhà giáo 6

1.3 Tiêu chí 3. Có lối sống, tác phong mẫu mực 10

1.4 Tổng số điểm trừ của tiêu chuẩn 1

2 Tiêu chuẩn 2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ 60 = (2.1 + ...

+2.8) – 2.9

2.1Tiêu chí 1. Hoàn thành khối lượng giảng dạy của tháng đúng theo kế hoạch hoặc đề cương chi tiết

10

2.2Tiêu chí 2. Chu đáo trong quá trình chuẩn bị giảng dạy, hồ sơ cá nhân chuẩn bị đầy đủ

10

2.3 Tiêu chí 3. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả quá trình giảng dạy 10

2.4Tiêu chí 4. Đăng ký và thực hiện việc đổi mới, cải tiến PPGD đúng kế hoạch

10

2.5Tiêu chí 5. Nộp đề thi đúng hạn, coi, chấm thi, lên điểm đúng thời gian quy định

05

2.6 Tiêu chí 6. Hoàn thành khối lượng NCKH theo đúng kế hoạch đối với từng tháng, có sản phẩm để minh chứng. Trường hợp không NCKH thì hoàn thành khối lượng lao động thay thế do Hiệu trưởng giao theo

10

kế hoạch được giảng viên lập

2.7Tiêu chí 7. Hoàn thành khối lượng lao động chuyên môn khác theo đúng kế hoạch đã đặt ra

05

2.8 Tổng số điểm thưởng của Tiêu chuẩn 2

2.9 Tổng số điểm trừ của Tiêu chuẩn 2

3 Tiêu chuẩn 3. Mức độ đong gop đối với đơn vị 20 = 3.1 + 3.2

3.1

Tiêu chí 1. Tham gia đầy đủ, đúng hạn, có trách nhiệm đối với các công việc, các hoạt động của khoa, của bộ môn

10

3.2 Tiêu chí 2. Có đóng góp trực tiếp để xây dựng đơn vị 10

4 Tổng cộng 100 = 1+2+3

5 Tự xếp loại A (B, C, không xếp loại)

Hướng dẫn xếp loại- Từ 80 đến 100 điểm xếp loại A;- TỪ 65 đến 79 điểm xếp loại B;- Từ 50 đến 64 điểm xếp loại C;- Dưới 50 điểm không xếp loại.

PHU LUC 11PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CẢ NĂM

Họ và tên giảng viên:Các học phần tham gia giảng dạy trong học kỳ:1. ..........................................................................; Lớp: ........................................2. ..........................................................................; Lớp: ........................................3. ..........................................................................; Lớp: ........................................

Nội dung Điểm tối đa

Điểm tự chấm

1. Mức độ hài lòng của người học – Tối đa 5đTổng hợp mức độ hài lòng của người học từ phòng Khảo thí &

ĐBCL. Lấy điểm trung bình cộng (TBC = ; trong đó là

điểm của tiêu chí thứ i; một giảng viên được đánh giá nhiều học phần thí lấy điểm TBC của các học phần đó). Cách tính điểm:- TBC 4,5 - 3,5 TBC < 4,5 - 2,5 TBC < 3,5 - 1,5 TBC < 2,5 - TBC < 1,5

5

54321

2. Giảng dạya. Thành tích trong giảng dạy (trong năm gần nhất) – Tối đa 3đ- Có ấn phẩm về giáo dục được đăng trong các tạp chí uy tín trong nước; tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các trường đại học, cao đẳng khác.- Tác giả của báo cáo đề cập đến sự phát triển giáo dục của tỉnh trong 2 năm gần nhất; có sáng kiến đổi mới trong giảng dạy (báo cáo kinh nghiệm tại hội nghị đổi mới PPGD; sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPGD được HĐKH nghiệm thu); áp dụng thường xuyên phương tiện hiện đại, đồ dùng, dụng cụ dạy học (P7 > 60%).- Đăng ký, thực hiện đổi mới PPGD hàng năm đúng hạn.

9

3

2

1b. Hồ sơ giảng dạy – Tối đa 3đ- Đầy đủ hồ sơ giảng dạy như quy định, đề cương chi tiết được cập nhật các kiến thức, tài liệu mới; có kế hoạch phụ đạo cho học sinh, sinh viên yếu kém; kế hoạch cho các hoạt động chuyên môn khác của cá nhân được khoa/bộ môn phê duyệt.- Đầy đủ hồ sơ giảng dạy như quy định, đề cương chi tiết được cập nhật các kiến thức, tài liệu mới.- Đầy đủ hồ sơ giảng dạy.

3

2

1c. Hiệu quả giảng dạy – Tối đa 3đ

- Kết quả môn học có số học sinh, sinh viên đạt 75% trong đó 30% đạt từ 7,0 trở lên; có khả năng giảng dạy nhiều môn học, học phần khác nhau (tối thiểu đã tham gia 3 học phần).- Số học sinh, sinh viên đạt từ 50% đến dưới 75% trong đó có 15% đạt từ 7,0 trở lên.- Số học sinh, sinh viên đạt từ 45% đến dưới 50%.

3

2

13. Đánh giá năng lực chuyên môna. Trình độ đào tạo – Tối đa 3đ- Tiến sĩ- Thạc sĩ- Cử nhân đại học

18

321

b. Nghiệp vụ chuyên môn – Tối đa 3đ- Nghiệp vụ sư phạm chính qui (TN đại học Sư phạm) hoặc có chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dạy học bậc đại học (QĐ 61).- TN cao đẳng sư phạm và học nâng cao trình độ, nghiệp vụ dạy nghề.- Các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ khác (có chứng chỉ kèm theo làm minh chứng)

3

2

1

c. Tham gia xây dựng chương trình – Tối đa 3đ- Chủ trì xây dựng một chương trình đào tạo, dạy nghề (trình độ CĐ, TC)- Tham gia hội đồng đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo- Tham gia xây dựng chương trình đào tạo

321

d. Tham gia nghiên cứu khoa học – Tối đa 3đ- Hoàn thành từ 75% đến100% khối lượng NCKH theo kế hoạch- Hoàn thành từ 45% đến dưới 75% khối lượng NCKH theo kế hoạch- Có đăng ký tham gia NCKH đúng hạn

321

e. Tham gia vào các hội đồng, hội thảo chuyên môn – Tối đa 3đ- Chủ trì hội đồng, hội thảo chuyên môn (từ cấp bộ môn)- Tham gia và có báo cáo tham luận tại Hội nghị hoặc được đăng trong kỷ yếu của nhà trường- Có tham gia

32

1

f. Sử dụng ngoại ngữ, tin học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lí – Tối đa 3đ- Thường xuyên sử dụng; kết hợp kĩ năng (ngoại ngữ, tin học) của bản thân vào giảng dạy- Tham khảo chương trình, tài liệu từ nước ngoài; cập nhật kiến thức từ internet- Sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao

3

2

14. Phục vụ xã hội, cộng đồng – Tối đa 3đ 3

- Đầu tư thời gian, trí tuệ cho các hoạt động của các tổ chức xã hội - Tham gia tích cực các tổ chức xã hội- Có tham gia nhưng đóng góp chưa nhiều

3

21

5. Xếp loại giờ dạy - tối đa 5 điểm- Xếp loại giờ dạy của học kỳ loại xuất sắc- Xếp loại giờ dạy của học kỳ loại giỏi- Xếp loại giờ dạy của học kỳ loại khá- Xếp loại giờ dạy của học kỳ loại trung bình

55432

Cộng: 40Tự xếp loại

*) Đối với khối lượng NCKH nếu được giao thực hiện nhiệm vụ khác thì mức độ hoàn thành nhiệm vụ đó là mức độ hoàn thành khối lượng NCKH.*) Mức điểm có thể chia nhỏ tối thiểu là 0,5 điểm.

Ngày tháng năm.....GIẢNG VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

(ký và ghi rõ họ tên)

Điểm xếp loại = (điểm ND 1 + điểm ND 5) x 2 + điểm ND 2 + điểm ND 3 + điểm ND 4

(trong đó ND j là nội dung thứ j)- Loại xuất sắc đạt từ 43 đến 50 điểm (A + Khen thưởng)- Loại giỏi đạt từ 35 đến 42 điểm (A)- Loại khá đạt từ 27 đến 34 điểm (B)- Loại trung bình đạt từ 19 đến 26 điểm (C)- Loại yếu dưới 19 điểm. (không xếp loại)