SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP...

68
SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN Mã số:………………………. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Người thực hiện: ĐINH THỊ THÚY VUI Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn

Transcript of SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP...

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

SangKienKinhNghiem.orgTổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN

Mã số:……………………….

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ

TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM

TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: ĐINH THỊ THÚY VUI

Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bộ môn

Phương pháp giáo dục

Lĩnh vực khác

Có đính kèm:

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Năm học: 2011- 2012

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui1

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên : ĐINH THỊ THÚY VUI

2. Ngày tháng năm sinh : 03 – 08 – 1985

3. Nam, Nữ : Nữ

4. Địa chỉ : 90/T – Gia Tân III – Thống Nhất – Đồng Nai

5. Điện thoại : ĐTDĐ 0907 016 909

6. Fax (Email) : [email protected]

7. Chức vụ : Giáo viên.

8. Đơn vị công tác : Trường THPT Kiệm Tân-Thống Nhất-Đồng Nai.

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

1. Học vị : Cử nhân Ngữ văn

2. Năm nhận bằng : 2008.

3. Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn.

III. KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

1. Lĩnh vực chuyên môn: giảng dạy môn Ngữ văn.

2. Số năm giảng dạy kinh nghiệm 4 năm.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui2

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

M C L CỤ Ụ TRANGA.PHẦN MỞ ĐẦU 3I.ĐẶT VẤN ĐỀ 3II.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 4III.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5B.PHẦN NỘI DUNG 5I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 5II.CƠ SỞ THỰC TIỄN6III.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT 71.Về phía giáo viên 72. Về phía học sinh 8IV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ - TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 91.Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề 92.Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề. 10VI.PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ 121.Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề 122.Một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự 133.Nhận xét 21VII.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC THIẾT KẾ GIÁO ÁN VÀ GIẢNG DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (Nguyễn Minh Châu) 21C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ38I.TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 38II.KẾT LUẬN 39D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui3

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ

TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục mang một vị trí quan trọng trong việc xây dựng một xã hôi

phát triển vì vậy việc đổi mới phương pháp giáo dục để không ngừng nâng

cao đổi mới về mọi mặt.

Những năm gần đây, ngành giáo dục đã trải qua sự thay đổi quan trọng.

Từ đó nhiều phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới. Chương trình giáo dục

phổ thông hiện hành đã nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự

giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối

tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp

tự học khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn”. Tài liệu

hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ Văn lớp 12 đã giới thiệu

một số phương pháp dạy học theo định hướng tích cực như: thuyết trình, vấn

đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề………

Ngữ Văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, được coi

là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ thuật

phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp phần

bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp,

ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách. Những năm qua, ngành

giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các

môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung

không chỉ đơn thuần dạy cho học sinh biết về cái hay cái đẹp của tác phẩm,

mà còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khám

phá, phát hiện ra những cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Vì vậy,

việc đổi mới dạy học bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui4

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

nâng cao năng lực tự học cho học sinh để các em cảm nhận được cái hay, cái

đẹp, biết yêu thương chia sẻ với chính cuộc đời từ trong mỗi trang sách là

điều hết sức cần thiết.

Việc dạy học theo định hướng tích cực đã được giáo viên giảng dạy vận

dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề nhằm

phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức giờ đọc hiểu văn bản

tác phẩm tự sự vẫn còn nhiều hạn chế.

Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn đặt ra câu hỏi làm sao để nâng

cao chất lượng của giờ đọc hiểu văn bản, làm sao để học sinh hứng thú hơn

với các tác phẩm tự sự và việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đặc

biệt là phương pháp nêu vấn đề như thế nào cho phù hợp để phát huy tính

tích cực chủ động của học sinh , vừa phù hợp với nội dung bài dạy, với từng

đối tượng học sinh.

Vậy việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào để phát huy

tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học bộ môn Ngữ Văn nói

chung và việc học tác phẩm tự sự nói riêng?

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN

ĐỀ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã mạnh dạn “vận dụng phương pháp nêu

vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác

phẩm tự sự” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học văn và rèn luyện một

số kỹ năng cảm thụ, tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh thông qua việc

phát hiện và giải quyết vấn đề trong tác phẩm tự sự.

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Phương pháp nêu vấn đề có thể vận dụng vào việc giảng dạy tác phẩm tự sự

cũng như trữ tình. Nhưng trong phạm vi tìm hiểu và thực tế giảng dạy.

Chuyên đề sáng kiến giới hạn trong việc “vận dụng phương pháp nêu vấn đề

trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự” trong chương trình Ngữ Văn 12 để phát

huy tính tính cực chủ động của học sinh trong việc học tác phẩm tự sự nói

riêng và học bộ môn Ngữ Văn nói chung.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui5

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

- Do nội dung khuôn khổ của sáng kiến, bản thân tôi không đi sâu vào việc

trình bày chi tiết lí thuyết về phương pháp nêu vấn đề, mà chuyên đề đi vào

nội dung cụ thể của một số tác phẩm, một số cách thức vận dụng phương

pháp nêu vấn đề - câu hỏi nêu vấn đề sao cho hiệu quả trong một số tác phẩm

cụ thể, nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong

việc học môn Ngữ Văn. Qua đó hình thành cho các em biết nhận thức vấn đề,

giải quyết vấn đề từ trong những tác phẩm tự sự, hình thành kỹ năng đọc hiểu

văn bản văn học theo đặc trưng thể loại cho các em học sinh, góp phần nâng

cao chất lượng trong việc dạy học tác phẩm tự sự.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thực hiện đề tài: từ việc thực hiện tìm hiểu đặc điểm chung về

phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên áp dụng vào một số tác phẩm tự

sự cụ thể trong chương trình Ngữ Văn 12 cơ bản.Từ đó thiết kế bài dạy và kết

quả áp dụng đề tài tại các lớp mà giáo viên phụ trách.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Dạy học nêu vấn đề là một phương thức dạy học trong đó giáo viên nêu

lên nghi vấn để hướng sự suy nghĩ tích cực của học sinh nhằm tạo nên tính

huống có vấn đề. Phương pháp nêu vấn đề có tác dụng gợi nên suy nghĩ, tập

trung chú ý và đánh giá phản hồi và tổ chức học tập.

Dạy học nêu vấn đề không phải lấy phương thức truyền thụ làm chính

mà là tổ chức hướng dẫn để học sinh tìm tòi phát hiện. Khi đó học sinh là

chủ thể nhận thức, nhằm phát huy được tính năng động và sáng tạo của học

sinh. Phương pháp dạy học nêu vấn đề còn tạo ra tình huống có vấn đề. Để

tạo ra tình huống vấn đề, nhất thiết phải có những câu hỏi nêu vấn đề. Từ đó

kích thích học sinh tích cực chủ động vận dụng những hiểu biết có sẵn vào

họat động tư duy nhận biết tác phẩm.

Đặt học sinh vào hệ thông câu hỏi có vấn đề trong giờ dạy môn Ngữ

Văn giúp học sinh hình thành thói quen tư duy và phát huy được khả năng

sáng tạo của học sinh. Nhà lí luận dạy học La-Léc-ne nhận định: “Họat động

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui6

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

sáng tạo chỉ nảy sinh khi nào giải quyết được vấn đề, khi nào phải đương đầu

với tình huống có vấn đề”.

Như vậy việc đặt ra tình huống có vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề là cách

thức để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ dạy

văn, giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh được tri thức nội dung cần đạt mà

còn hình thành kĩ năng chiếm lĩnh tri thức mới. Vì vậy việc dạy học nêu vấn

đề và hệ thống câu hỏi nêu vấn đề thích ứng với yêu cầu đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng tích cực hóa họat động của học sinh.

Dạy học nêu vấn đề còn đáp ứng được yêu cầu cải tiến một giờ dạy văn

của Vụ giáo dục phổ thông “Trong giờ giảng văn, giáo viên phải nêu những

vấn đề, dẫn dắt học sinh phát hiện được những cái hay, cái đẹp. Giáo viên

uốn nắn hướng dẫn để các em làm được việc này, không làm thay”. Nhà văn

M.Gróoki đã từng nhận xét “Tác phẩm văn học nào cũng là tác phẩm có vấn

đề”. Thực tế giảng dạy văn cho thấy “vấn đề” chính là điều mà tác giả phản

ánh, lí giải trong tác phẩm.

V. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Việc giảng dạy môn Ngữ Văn là giúp học sinh tìm hiểu về cái hay, cái

đẹp của một tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật,

là một sản phẩm của nhà văn, được lựa chọn để đưa đến với người đọc là giáo

viên và học sinh. Vì vậy mỗi ý kiến của người đọc học sinh đưa ra về tác

phẩm đều đáng quý và đáng trân trọng. Để phát huy tính tích cực của học

sinh trong giờ học tác phẩm tự sự, giáo viên không nên phủ định những vấn

đề học sinh đưa ra mà cần định hướng cho học sinh cách suy nghĩ nhận xét

đúng đắn với mỗi tác phẩm văn chương. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn

học sinh tìm hiểu vào tác phẩm, tự khám phá ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của tác

phẩm. Giáo viên bằng những câu hỏi đặt vấn đề, câu hỏi gợi mở, câu hỏi định

hướng khám phá, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tự cảm nhận về tác

phẩm, tự nhận định về giá trị đích thực của tác phẩm.Việc dạy văn, mà đặc

biệt là việc phân tích tác phẩm văn học, để tạo sự hấp dẫn và hứng thú với học

sinh nhất định phải là việc biến học sinh thành người trong cuộc - để các em

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui7

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

tự phát huy năng lực tư duy của mình, tự khám phá ra những giá trị đích thực

của tác phẩm.

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn

đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm

cũng được đặt ra. Bản chất của sự đổi mới đó là chuyển từ phương pháp

thông báo tái hiện sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập

của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của

họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Để thực hiện điều đó cần phối hợp

các xu hướng: tích cực hoá, cá biệt hoá, phân hoá hoạt động nhận thức - học

tập của học sinh. Việc dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh, đã và

đang được thực hiện. Tuy nhiên khó khăn nhất là việc vận dụng vào thực tế

giảng dạy sao cho hiệu quả. Một trong những phương pháp quan trọng trong

việc giảng dạy môn Ngữ Văn chính là việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề

và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để nâng cao và phát huy tính tích cực chủ động

của học sinh khi cảm thụ tác phẩm văn học ,vốn là ngôn ngữ hàm ẩn, đa

nghĩa, đa thanh, vì thế dễ tạo ra những tình huống tiếp nhận khác nhau của

học sinh.

III.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ

TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT

1. Về phía giáo viên

- Khi nêu vấn đề, một số câu hỏi chưa định hướng đúng vào những vấn đề

trung tâm cốt lõi của tác phẩm. Câu hỏi không có chủ định từ trước, bộc phát

tức thời, chưa định hướng được trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học, tản

mạn, giữa các câu hỏi chưa có sự hỗ trợ liên kết với nhau, không có tính hệ

thống và bao quát những vấn để tác giả đặt ra trong tác phẩm, hay những câu

hỏi chỉ nhằm tái hiện kiến thức trong tác phẩm vì vậy chưa thể phát huy được

tính tích cực chủ động của học sinh, chưa tạo được tình huống có vấn đề để

học sinh nhận thức, bởi vậy chưa tạo được sự chủ động trong việc tiếp cận tác

phẩm văn chương.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui8

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

- Các câu hỏi nêu vấn đề chưa mang tính hệ thống, rời rạc không liên kết kiến

thức trong bài dạy. Có những câu hỏi nêu vấn đề vụn vặt chưa tạo được sự

hứng thú cho học sinh.

- Một trong những nguyên nhân khiến một giờ học văn nhàm chán, học sinh

không hứng thú là do câu hỏi chưa gây được sự tò mò đối với học sinh, chưa

hướng vào vấn đề chính mà chỉ đi tản mạn vào một số vấn đề nhỏ, tất cả

những yếu tố đó làm giảm sự chủ động và tích cực của việc học văn trong nhà

trường phổ thông hiện nay.

+ Loại câu hỏi thiên về tái hiện kiến thức, ít có câu hỏi có khả năng luyện trí

thông minh và tư duy sáng tạo của học sinh

+ Một số câu hỏi nêu vấn đề ở mức độ khó nhưng chưa có sự gợi ý chi tiết

+ Khi sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên chỉ hỏi mà chưa tổ chức cho học

sinh giải quyết vấn đề

2. Về phía học sinh

Trường THPT Kiệm Tân đa số học sinh có tỉ lệ đầu vào chưa cao, ý

thức trong học tập chưa tốt. Khả năng tự học còn nhiều hạn chế

+ Các em còn thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Học sinh chỉ tái hiện

kiến thức một cách thụ động, chưa biết cách trả lời, hay thậm chí còn lúng

túng trong những câu hỏi khó, chưa biết cách vận dụng vào sáng tạo trong các

tình huống của bài học

+ Học sinh vẫn còn dừng lại ở mức độ nghe và ghi chép, chưa tham gia vào

việc xây dựng bài. Khả năng khái quát , khả năng cảm nhận tác phẩm văn học

của học sinh còn nhiều hạn chế.

+ Học sinh lười xây dựng bài, chưa có ý thức tham gia vào các hoạt động dạy

và học. Như thế giờ văn của thầy và trò sẽ trở nên mệt mỏi dẫn đến kết quả

học tập bộ môn Ngữ Văn chưa đạt hiệu quả cao.

IV. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động

nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của

người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người

dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

9

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Đặc điểm của phương pháp dạy

học tích cực:

+ Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của học sinh.

+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học.

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác.

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Hiện nay giáo dục chú trọng vào phát triển năng lực của học sinh chứ

không đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Mà muốn phát triển năng lực của

học sinh thì trước hết học sinh phải thích môn học đó. Muốn vậy thì giờ học

phải thu hút được học sinh tham gia.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Cần phải sử dụng

kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có thể phát huy những ưu điểm và

hạn chế nhược điểm đó. Mặt khác, trong một bài dạy không thể chỉ dùng một

phương pháp duy nhất là có thể phát huy tính tích cực của học sinh. Nhưng

kết hợp nhiều phương pháp mà không hợp lý sẽ không đạt được kết quả mong

muốn. Sử dụng nhiều phương pháp không chỉ làm bài học hay hơn, học sinh

thích thú học hơn mà còn phát triển nhận thức, kỹ năng của học sinh. Trong

quá trình giảng dạy, GV cần dựa vào nội dung, yêu cầu, thời gian, trình độ

nhận thức của đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để sử dụng các hình thức giảng

dạy thích ứng.

V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG

DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ - TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

1. Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề

Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng

chưa có quy luật sẵn cũng như những tri trức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải

quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Dạy học giải quyết vấn đề dựa

trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức, giải

quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và

nhận thức của con người, tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn

đề. Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng

lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

10

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp

học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dựa

trên quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng

tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của nó là tạo nên

một chuỗi những tình huống vấn đề và điều khiển học sinh giải quyết những

vấn đề đó. Vì vậy mà nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ

sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới

quan khoa học cho học sinh. Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong

những PPDH mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều

khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải

quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt

được mục tiêu dạy học.

2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề.

2.1 Nhận biết vấn đề: trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm

nhận biết được vấn đề. Trong dạy học đó là cần đặt học sinh vào tình huống

có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng.

2.2 Tìm các phương án giải quyết: Nhiệm vụ của bước này là tìm các

phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết

vấn đề cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết vấn đề tương tự đã biết

cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm

ra được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở giai đoạn tiếp theo.

2.3 Quyết định phương án giải quyết: Các phương án giải quyết đã được

tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc

giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì

cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất

chưa giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải

quyết mới.

2.4 Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt

và giải quyết vấn đề thường như sau:

- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thứcGVTH: Đinh Thị Thúy Vui

11

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

+ Tạo tình huống có vấn đề;

+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;

+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết

- Giải quyết vấn đề đặt ra

+ Đề xuất cách giải quyết;

+ Lập kế hoạch giải quyết;

+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.

- Kết luận:

+ Thảo luận kết quả và đánh giá;

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;

+ Phát biểu kết luận;

+ Đề xuất vấn đề mới.

2.5 Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề

Các mức

Đặt vấn đề

Nêu giả thuyết

Lập kế hoạch

Giải quyết vấn đề

Kết luận, đánh giá

1 GV GV GV HS GV

2 GV GV HS HS GV + HS

3 GV + HS HS HS HS GV + HS

4 HS HS HS HS GV + HS

Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa

nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát

triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời

sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

2.6 Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy Ngữ

Văn

- Câu hỏi nêu vấn đề phải tạo ra tình huống có vấn đề - kích thích sự tích cực

nhận thức của học sinh

- Câu hỏi nêu vấn đề phải có sự sáng tạo

- Câu hỏi nêu vấn đề phải có tính hệ thống

- Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát vào văn bản nghệ thuật

- Câu hỏi nêu vấn đề phải căn cứ vào đạc điểm tâm lý tiếp nhận của học sinh

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui12

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

- Câu hỏi nêu vấn đề phải có mối tương quan giữa các phương pháp khác

trong một giờ dạy văn

VI. PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆ

THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC

PHẨM TỰ SỰ

1. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề

- Câu hỏi nêu vấn đề phải được đặt ra từ vấn đề của tác phẩm. Để đặt

được câu hỏi phát hiện trúng vấn đề cần triển khai. Giáo viên phải tìm hiểu

thật thấu đáo tác phẩm và chỉ có hiểu tác phẩm. Giáo viên mới có thể phát

hiện được những chi tiết có khả năng trở thành vấn đề và đó là những vấn đề

thích đáng nhất. Ở tác phẩm văn xuôi, vấn đề hay tình huống tiếp nhận

thường là những nội dung khái quát về tư tưởng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm

hay nghệ thuật của tác phẩm…………

- Giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh mình giảng dạy , hiểu được

khả năng tư duy và nhận thức của các em để từ đó vận dụng phương pháp nêu

vấn đề cho phù hợp. Thực tế tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT thích tìm tòi

khám phá những tri thức mới, thích tham gia giải thích cái mới theo quan

điểm riêng. Hoc sinh lứa tuổi này đã biết suy luận đánh giá trên cơ sở phân

tích các dữ liệu học tập. Một số học sinh thường sa vào diễn đạt lan man mà

không nêu lên được những nội dung sâu sắc của tác phẩm. Vì vậy khi giáo

viên hiểu đối tượng từng lớp mình giảng dạy, giáo viên sẽ đặt ra được những

câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Giáo viên tôn trọng những cảm thụ suy nghĩ của học sinh. Tạo điều kiện

cho học sinh nói lên suy nghĩ của mình do tác phẩm gợi ra chứ không phải chỉ

nói lặp lại theo ý của người khác. Giáo viên nên xem học sinh là chủ thể tích

cực trong họat động cảm thụ tác phẩm. Mục đích lớn nhất của giờ giảng văn

sẽ là “dạy suy nghĩ, dạy tìm tòi” và dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học

sinh tự mình cảm nhận và chiếm lĩnh tác phẩm.

- Để phương pháp nêu vấn đề và giảng dạy nêu vấn đề thành công, điều

cần thiết là giáo viên tạo không khí học tập hứng thú, tạo mối quan hệ

thân thiện giữa thầy và trò. Với mục đích là học sinh có thể mạnh dạn trao GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

13

Page 15: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

đổi với lớp với giáo viên về những điều mà học sinh suy nghĩ cảm nhận. Như

thế giáo viên sẽ đóng vai trò làm cầu nối giữa học sinh với tác phẩm văn học.

Giáo viên không áp đặt gò ép học sinh, không chê bai mà khơi gợi dẫn dắt

học sinh để học sinh có cơ hội thể hiện suy nghĩa của mình.

- Thực tế việc vận dụng phương pháp giảng dạy nêu vấn đề trong tác

phẩm luôn là những câu hỏi khó vì nó chứa đựng những nội dung quan

trọng của tác phẩm. Để trả lời được câu hỏi, học sinh phải tổng hợp được

nhiều nguồn kiến thức. Vì vậy trước khi triển khai ở trên lớp cần có hệ thống

câu hỏi phụ để học sinh chuẩn bị bài ở nhà bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng

dẫn học bài trong sách giáo khoa. Từ những câu hỏi cụ thể đó, giúp học sinh

có thể tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến câu hỏi nêu vấn đề, tránh

việc học sinh bị động lúng túng.

2. Một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng

dạy tác phẩm tự sự

2.1 Tình huống và tính cách nhân vật trong tác phẩm tự sự tạo điều kiện

cho việc xây dựng tính nêu vấn đề của câu hỏi giảng văn giúp học sinh

khám phá vai trò của tình huống còn kích thích tâm lý học sinh, giúp các em

tự đặt mình vào giải quyết một tình huống mới. Cốt truyện, nhân vật và

phương thức kể chuyện là ba yếu tố tạo nên đặc trưng của tác phẩm tự sự.

Nói đến cốt truyện là nói đến nhân vật, không thể không nói đến vai trò của

tình huống, tính cách. Để tính cách vận động và phát triển, nhà văn đặt tính

cách nhân vật trong tình huống bởi qua tình huống nhân vật sẽ được thử

thách, từ đó nhân vật bộc lộ lên những tính cách của mình.

Trên thực tế, khi phân tích một truyện ngắn, nhiều bài phân tích không

đề cập đến tình huống hoặc không nhận thức được vai trò của tình huống đối

với tính cách, vì vậy nhiều tình huống có giá trị đã bị bỏ qua. Nếu như hỏi học

sinh tình huống Tràng nhặt được vợ có tác động gì đến tâm trạng bà cụ Tứ thì

không thiếu học sinh sẽ lúng lúng trong việc trả lời. Vì vậy khi giảng dạy tác

phẩm, giáo viên cần chú ý vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn,

để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm .Tình huống của tác phẩm trở thành vấn

đề tiếp nhận của học sinh.GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

14

Page 16: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

VD: Khi đặt câu hỏi nêu ra tình huống trong truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân),

học sinh sẽ thấy được vẻ đẹp của nhân vật Tràng, từ đó cũng thấy được phẩm

chất nhân hậu, niềm tin ý thức hướng tới tương lai của bà cụ Tứ. Học sinh sẽ

thấy tác dụng và vai trò của tình huống truyện. Từ đó giáo viên có thể triển

khai câu hỏi nêu vấn đề:

+ Việc Kim Lân tạo dựng một tình huống như vậy có những ý nghĩa gì? Tại

sao giữa nạn đói năm 1945, ranh giới mong manh giữa cái chết và sự sống,

Tràng lại dám “nhặt” vợ? Việc Tràng nhặt vợ như thế có ý nghĩ như thế nào?

Qua tình huống đó, nhà văn gửi gắm ý nghĩa gì?

Từ cách nêu vấn đề như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu ý

nghĩa của tình huống truyện. Bên cạnh đó, câu hỏi còn kích thích tâm lí học

sinh, gợi ra cho các em những thắc mắc và học sinh vận dụng sự hiểu biết của

mình để giải quyết một vấn đề mới.

Tình huống độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) được gửi gắm

ngay từ cách đặt tên truyện. Một chuyện vốn rất nghiêm túc, vốn được xem là

một trong những công việc trọng đại nhất của đời một con người mà lại diễn

ra như một trò đùa. Một người nghèo túng, lại xấu trai, từ thuở cha sinh mẹ đẻ

đến giờ chưa từng được một người con gái nào thèm để ý đến thế mà bỗng

dưng được một người phụ nữ theo về nhà làm vợ hẳn hoi. Càng lạ hơn nữa là

Tràng nhặt vợ về giữa những ngày đói kém, giữa khi cái chết vì đói đang rập

rình đe dọa. Kim Lân đã đem đến cho người đọc một câu chuyện nên vợ nên

chồng quả là xưa nay chưa từng có. Chính cái đói và chỉ vì cái đói mà người

phụ nữ nọ đành “theo không” Tràng về chứ đâu phải vì yêu hay vì nghĩa. Với

câu chuyện này và với một số chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh, truyện ngắn

“Vợ nhặt” đã tái hiện sinh động những ngày tháng đói khổ trong lịch sử dân

tộc. Chúng ta nhận ra rằng những con người nghèo khổ trong hoàn cảnh ấy

tìm đến nhau, cưu mang nhau như một lẽ tự nhiên. Họ đã cư xử đúng với đạo

lí, tình thương ngàn đời của người Việt. Viết “Vợ nhặt” Kim Lân đã khẳng

định được rằng trong cái đói người ta càng khát khao sự sống, những người

dân lao động, dù trong hoàn cảnh đói khổ đến mấy, vẫn sẵn lòng che chở,

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui15

Page 17: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

đùm bọc nhau, vẫn biết vui với cái gì mình đang có và cứ lấp lánh niềm tin

vào tương lai.

Đặt ra câu hỏi nêu vấn đề là một biện pháp để dẫn dắt học sinh suy

ngẫm, từ đó học sinh sẽ phát hiện được vấn đề sâu sa của tác phẩm. Tình

huống hàm chứa được ý đồ nghệ thuật của các nhà văn và từ đó nó trở thành

vấn đề tiếp nhận của học sinh. Bởi vậy khi gặp phải những tình huống lạ,

phần lớn học sinh chưa phát hiện được ý đồ nghệ thuật của tình huống

truyện. Học sinh thường trình bày lan man vì chưa thực sự nhận thức được.

Từ thực tế đó,để giúp học sinh tìm tòi và khám phá về tác phẩm, giáo viên có

thể sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản là việc làm

cần thiết.

2.2 Kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết tác phẩm tự sự là một khía

cạnh để giáo viên nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản

Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác

phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của

tác phẩm trên cơ sở khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định

Kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp các sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi tiết các lớp

cảnh, chương hồi một cách lôgíc để cốt truyện bộc lộ được nội dung ý nghĩa

tác phẩm, thể hiện ý nghĩa tư tưởng của tác giả

VD 1: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” để định hướng cho học sinh phát

hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm từ hình thức nghệ thuật. Giáo viên

có thể đặt ra câu hỏi nêu vấn đề:

+ Mở đầu truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là

hình ảnh rừng xà nu, kết thúc tác phẩm là hình ảnh rừng xa nu nối tiếp trải dài

đến tận chân trời? Vậy theo em hình ảnh đó lặp lại cuối tác phẩm có ý nghĩa

gì?

+ Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất

hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho anh (chị) ấn tượng gì?

+ Từ những chi tiết vừa phân tích em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả

hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành?

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui16

Page 18: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Câu hỏi trên nhằm mục đích định hướng tiếp nhận cho học sinh, giúp

học sinh phát hiện được hình thức nghệ thuật lặp chi tiết của tác phẩm. Bằng

cách hỏi như thế học sinh từ việc tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng

rừng xà nu. Câu hỏi đó cũng giúp học sinh tìm tòi phát hiện, phát huy được

tính chủ động và khả năng sáng tạo qua họat động tiếp nhận. Từ việc gợi nhắc

cho học sinh tìm hiểu hình thức nghệ thuật bằng câu hỏi nêu vấn đề. Học sinh

sẽ nhận biết được rằng, hình tượng rừng xà nu được tái hiện cuối tác phẩm

không chỉ là biểu tượng con người ở làng Xôman hẻo lánh mà là biểu tượng

của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong thời kì

kháng chiến chống Mĩ, tuy chịu nhiều đau thương nhưng vẫn vươn lên mạnh

mẽ bằng ý chí nghị lực kiên cường. Nhà văn miêu tả hình tượng rừng xà nu

được nói đến như một con người cụ thể. Cây xà nu, nhựa xà nu liên hệ thân

thiết với con người. “Rừng xà nu” với hình ảnh một tấm ngực đang ưỡn ra để

che chở cho dân làng vì vậy mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang

chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống Mĩ

VD 2: Khi dạy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) giáo viên có thể

triển khai phương pháp nêu vấn đề với những câu hỏi nêu vấn đề để học

sinh tìm hiểu kết cấu của tác phẩm:

+ Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật Mị?

+ Cách giới thiệu trên đạt hiệu quả nghệ thuật gì?

Từ sự gợi nhắc của giáo viên, học sinh thảo luận trả lời. HS sẽ nhận

biết được cách vào truyện gợi nên ấn tượng với những đối nghịch:

+ Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các đồ vật vô tri trong khung

cảnh tấp nập của nhà thống lý PáTra.

+ Cô gái ấy là con dâu trong một gia đình quyền thế giàu có “nhiều nương,

nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhưng sao lúc nào cũng cúi mặt nhẫn nhục và

lúc nào mặt cũng “buồn rười rượi”. Tư thế “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với

nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn “lúc nào cũng vậy”.

Từ cách đặt câu hỏi trên. Học sinh sẽ phần nào hiểu được cách phác

hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri,

không cảm giác. Từ cách giới thiệu đó như hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

17

Page 19: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

éo le của nhân vật. Nhà văn đã chọn cách dẫn dắt khéo léo điểm nhìn từ xa,

bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu

thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ… cô

ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra). Đây là thủ pháp tạo tình huống có vấn

đề từ trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lỗi dẫn người đọc

cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.

Trong tác phẩm văn xuôi, hình thức lạ hóa kết cấu, lặp chi tiết như một

điểm sáng nghệ thuật độc đáo có tính hiệu quả cao. Từ những biện pháp

nghệ thuật này học sinh có thể nắm bắt được tư tưởng và chủ đề của tác

phẩm. Nhưng trong quá trình giảng dạy, phần lớn học sinh chưa chú ý đến

kết cấu và những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Phần nhiều do các em

còn hạn chế về trình độ nhận thức, vốn sống, năng lực; các em chỉ có thể

nắm được nội dung cốt truyện mà chưa thể phát hiện được các hình thức

nghệ thuật của tác phẩm. Từ cơ sở đó giáo viên có thể sử dụng câu hỏi nêu

vấn đề vào những hình thức nghệ thuật, để định hướng tiếp nhận cho học

sinh, khơi gợi được hứng thú cho học sinh khi giảng dạy tác phẩm tự sự

2.3 Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự

Trong tác phẩm tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm

nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó. Xác định điểm nhìn trần thuật nghĩa

là chỉ ra vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật, tường thuật

câu chuyện trong tác phẩm. Nó chính là cách kể, phương thức kể, là tình

huống diễn ngôn. Như thế, điểm nhìn trần thuật có mối quan hệ mật thiết với

cấu trúc nghệ thuật, giọng điệu của tác phẩm, với cách cảm thụ thế giới, thái

độ của nhà văn. Nếu kể ở ngôi thứ nhất, tác giả hoặc vai trần thuật xưng tôi,

còn kể ở ngôi thứ ba xưng “hắn”, “nó”. Trong ngôi thứ nhất, tác giả và vai

trần thuật là nhân vật chính, trực tiếp tham gia vào các sự kiện hoặc kể lại câu

chuyện của mình. Ở ngôi thứ ba, người kể giấu mặt, đứng ngoài câu truyện

nhưng lại biết tất cả câu chuyện, biết những nỗi niềm sâu kín của nhân vật.

Trong thể tự sự, có nhiều ngôi kể, lời kể mà còn có nhiều cách kể: có

khi tác giả tách ra khỏi nhân vật để kể về nhân vật hay để vai trần thuật hoặc

nhân vật cùng tham gia kể; khi tác giả hòa vào nhân vật, kể bằng ngôn ngữ GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

18

Page 20: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

của nhân vật…Cách tác giả không tham gia kể mà để cho vai kể và nhân vật

kể lại câu chuyện là một hình thức nghệ thuật nhằm thu hẹp lại lời kể, mở

rộng tính khách quan và tăng tính thuyết phục của đối tượng được miêu tả.

Lắm khi, nhà văn “trao bút” cho nhân vật, để nhân vật tự kể, tự nói về mình.

Ở đây, nội dung nghệ thuật không chỉ được truyền đạt duy nhất từ người kể

chuyện mà còn bởi các nhân vật khác, bằng cả những tiếng nói bên trong

mang nhận thức, tình cảm của nhân vật.

VD 1: Trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) thể hiện nghệ thuật trần

thuật uyển chuyển linh họat mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy

sáng tạo. Nhà văn vẫn tuân theo lối trần thuật sự kiện theo trình tự thời gian,

tạo nên một dòng chảy liền mạch nhưng có lúc đan xen các hồi ức một cách

tự nhiên, có lúc pha trộn giữa quá khứ và hiện tại. Có những đoạn nhà văn Tô

Hoài không kể mà để cho nhân vật tự ý thức. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong

lòng đột nhiên vui sướng ….Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”.

Lời nhà văn hay lời nhân vật? Không thể phân định rạch ròi. Tô Hoài

không đứng bên ngoài mà tả, mà kể nữa, lại nhập thân vào Mị, thổn thức cùng

Mị ở thời khắc ấy để từ trong đó viết ra. Như thế nhà văn đã trao ngòi bút của

mình để cho nhân vật tự viết ra những dòng tâm tư là một biện pháp để khai

thác chiều sâu nội tâm tính cách đồng thời giảm bớt phần miêu tả, nhận xét,

đánh giá từ người trần thuật. Ngoài ra hình thức để nhân vật tự bộc lộ còn mở

rộng ý nghĩa khách quan cho tác phẩm.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ chính câu hỏi

về điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật.

VD 2: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã

không đóng vai người kể chuyện mà dựng lại lịch sử bi hùng của làng Xô

Man. Nếu làm thế, giữa người kể và câu chuyện được kể sẽ có một khoảng

cách. Nhà văn đã trao quyền kể cho nhân vật cụ Mết – một già làng, một

người trong cuộc. Cụ Mết là người từng chứng kiến bao biến cố trọng đại của

làng Xô Man, là người phát động, tổ chức cuộc khởi nghĩa bất khuất đầu tiên

của làng. Hơn nữa, chính cụ là người trực tiếp trừng trị thằng Dục ác ôn. Có

thể xem cụ Mết là cây xà nu cổ thụ vững chãi của đất rừng Tây Nguyên. Cụ GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

19

Page 21: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Mết như chiếc gạch nối giữa truyền thống bất khuất tự ngàn xưa với hiện tại

đau thương, hùng tráng. Chỉ con người như thế mới đủ uy tín, uy quyền dựng

lại lịch sử quê hương và răn dạy con cháu. Việc chọn cụ Mết làm nhân vật

người kể chuyện đã tạo nên giọng điệu sử thi trang trọng, thiêng liêng đặc biệt

cho thiên truyện. Giọng nói của cụ trầm ấm, vang vọng như tiếng nói của núi

rừng. Từ khía cạnh đó. Giáo viên cần nêu vấn đề để hỏi học sinh:

+ Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nhà

văn đã trao quyền cho nhân vật nào để kể về cuộc đời của Tnú- cuộc đời bi

tráng gắn liền với trang sử vẻ vang của dân làng?

+ Từ điểm nhìn trần thuật đó, câu chuyện đã đem lại ấn tượng gì và có tác

dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề?

Với cách thức như trên, học sinh sẽ nhận biết được giọng điệu trần

thuật của tác phẩm. Từ giọng điệu trần thuật này, người kể chuyện đã tạo nên

giọng điệu sử thi trang trọng, thiêng liêng đặc biệt cho thiên truyện

VD 3: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), nhà

văn chủ yếu dùng thủ pháp hồi tưởng của chính người trong cuộc, đã trao

quyền trần thuật cho nhân vật Việt.

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch

hồi ức của Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên

tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và

thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cài của những câu chuyện

kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng

nhiều chiều. Tạo tình huống này, chọn điểm nhìn trần thuật này, Nguyễn Thi

có thể tổ chức kết cấu tác phẩm khá thoải mái, linh hoạt theo ý đồ của mình.

Câu chuyện không cần kể, cần nhớ theo trình tự thời gian. Những hồi tưởng

của Việt cứ đứt nối, tưởng chừng rời rạc, nhưng kì thực lại được chọn lọc, sắp

xếp theo ý đồ của nhà văn. Từ cách trần thuật đó giáo viên vận dụng câu

hỏi nêu vấn đề từ chính lời kể, cách kể (phương thức trần thuật)

Giáo viên hỏi học sinh: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Hãy nêu tác dụng của

cách trần thuật đó đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật?GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

20

Page 22: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

GV có thể gợi ý:

- Có ba phương thức trần thuật trong nghệ thuật viết truyện:

+ Phương thức thứ nhất: Nhân vật truyện là đối tượng thuật, kể nên thuộc

ngôi thứ ba.

+ Phương thức thứ hai: Nhân vật tự kể chuyện mình nên thuộc ngôi thứ nhất.

+ Phương thức thứ ba: Người trần thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng lời kể lại

phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật

HS thảo luận trả lời.

Gv định hướng: Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật theo

phương thức thứ ba. Nghĩa là của người trần thuật tự giấu mình nhưng cách

nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật. Truyện được trần thuật chủ

yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng

thương nằm ở chiến trường. Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân

vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.

GV đặt câu hỏi nêu vân đề: Cách trần thuật này đem lại tác dụng gì

cho tác phẩm? Tại sao nhà văn lại không chọn cách trần thuật - kể lại câu

chuyện mà lại trao ngòi bút cho nhân vật- phỏng theo quan điểm và ngôn

ngữ cho nhân vật.

Từ sự phát hiện và so sánh hai cách kể học sinh sẽ nhận ra được nét

riêng trong nghệ thuật trần thuật. Qua đó học sinh thấy được bút pháp

nghiêm ngặt, năng lực phân tích tâm lí, diễn tả tâm lí sắc sảo, tinh tế của

Nguyễn Thi. Bằng những câu hỏi trên giúp học sinh khám phá hình thức trần

thuật của tác phẩm. Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi giả thiết (nếu tác

giả kể lại hay chọn một phương thức khác thì tác phẩm sẽ trở nên như thế

nào?)

Thông qua những cách kể trên, ta thấy cách kể trong tác phẩm tự sự là

hình thức nghệ thuật mang lại giá trị nhiều mặt cho tác phẩm.Trong thực tế

giảng dạy phần lớn các em chưa nhận thức được giá trị của các thủ pháp

nghệ thuật đó. Học sinh chỉ chú trọng đến từ ngữ, hình ảnh và các nghệ

thuật quen thuộc, còn lời kể, cách kể, chỉ phân tích qua loa hời hợt. Vì vậy

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui21

Page 23: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

việc đặt câu hỏi nêu ra phương thức kể chuyện là một biện pháp tích cực để

học sinh tự mình tiếp cận tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

3. Nhận xét

- Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một giờ dạy nào cũng có sự phối hợp, kết

hợp một vài phương pháp. Hơn nữa, bản thân các phương pháp dạy học đều

thâm nhập vào nhau để thể hiện tác động giữa giáo viên và học sinh. Giáo

viên không chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà còn phải kết hợp với

các phương pháp dạy học khác.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề sử dụng trong sự phối hợp đa dạng các

phương pháp khác như diễn giảng, đọc diễn cảm, trực quan…… Các câu hỏi

nêu vấn đề được đặt trong một hệ thống và thống nhất với mục tiêu bài học.

Trong quá trình học sinh tư duy đôi khi giáo viên phải dẫn dắt gợi ý cho học

sinh suy nghĩ tìm tòi để nhận ra những điều cần làm sáng tỏ.

- Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong thực tế giảng dạy, hình thức

diễn đạt hay nội dung câu trả lời có thể khác đi vì vậy giáo viên phải chú ý

lắng nghe và phân tích câu trả lời của học sinh để có hành động cho phù hợp.

Câu hỏi được nêu ra ở từng mức độ hướng tới số đông học sinh.

- Giáo viên sử dụng linh họat các hình thức tổ chức cho học sinh nắm bắt vấn

đề như: thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng vai.........Đối với giờ dạy học vận

dung theo phương pháp nêu vấn đề không khí lớp học nhẹ nhàng thoải mái.

Câu hỏi đa dạng theo từng mức độ khiến học sinh hào hứng trước vấn đề đưa

ra, như thế mục tiêu và kiến thức của bài học học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn rất

nhiều.

VI. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC THIẾT

KẾ GIÁO ÁN VÀ GIẢNG DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI

XA” (Nguyễn Minh Châu)

Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề để hướng dẫn học sinh tìm

hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cấu trúc của tình huống có

vấn đề được biểu hiện qua hai họat động: tạo lập bối cảnh vấn đề chính là đưa

ra những điều mới chưa được biết (họat động nêu vấn đề của giáo viên) và

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui22

Page 24: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

quá trình tích cực tư duy để nhận thức khám phá sáng tạo cái mới (họat động

giải quyết vấn đề của học sinh)

- Họat động nêu vấn đề của giáo viên (có khi học sinh nêu vấn đề)

+ Giáo viên tổ chức, xây dựng và tạo ra những giả thiết, những dữ kiện và yêu

cầu giải pháp để người đọc đi tìm lời giải. Nghĩa là giáo viên làm xuất hiện

bên trong ý thức của học sinh một mâu thuẫn, một nhu cầu muốn giải quyết

mâu thuẫn

+ Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học

sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên

đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Học sinh thực hiện cách giải quyết

vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh

giá.

+ Nêu vấn đề được cụ thể qua những câu hỏi. Các câu hỏi nêu vấn đề phải

được đặt trong một hệ thống và thống nhất với mục tiêu cần đạt

+ Câu hỏi nêu vấn đề có nhiều mức độ: yêu cầu học sinh tái hiện, yêu cầu học

sinh phải tư duy, yêu cầu học sinh vận dụng nhiều năng lực khác nhau để giải

quyết vấn đề.

- Họat động giải quyết vấn đề của học sinh:

+ HS thể hiện sự chủ động tích cực của mình

+ HS thông qua việc đối thọai với giáo viên, đối thoại với nhau (khi thảo luận

nhóm, khi thuyết trình) mà học sinh có sự nhận thức sâu sắc về bài học.

+ Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn mình và đưa ra ý kiến cũng như cách

hiểu vấn đề khác nhau

- Để vận dụng phương pháp nêu vấn đề đạt hiệu quả cao, học sinh phải tổng

hợp được nhiều nguồn kiến thức. Vì vậy trước khi triển khai ở trên lớp cần có

hệ thống câu hỏi phụ để giúp học sinh bước đầu tìm hiểu về truyện

“Chiếc thuyền ngoài xa” để học sinh chuẩn bị bài ở nhà bên cạnh hệ thống

câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.

Thiết kế giáo án:

Tiết: 70 – 71

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAGVTH: Đinh Thị Thúy Vui

23

Page 25: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

(Nguyễn Minh Châu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ

thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống;

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bắt đầu nhận diện

được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975.

1/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải

nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính

luôn gắn liền với cuộc đời, vì cuộc đời.

- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống.

Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc.

2/ TRỌNG TÂM KĨ NĂNG: Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại.

B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Sách giáo khoa Ngữ Văn 12- HKII; sách giáo viên Ngữ Văn 12 HKII;

sách tham khảo, bảng phụ, tranh ảnh ……..

C/ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ học bằng cách sử dụng phương pháp nêu vấn đề

phối kết hợp với các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học khác

như: đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, thuyết trình …

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tính cách nhân vật Việt được Nguyễn Thi miêu tả qua những chi tiết nào?

- Nêu ý nghĩa văn bản của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn luôn đi tìm

hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người, cả trong thời chiến và cả

cuộc sống đời thường. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm

phong cách tự sự triết lí. Đến với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn GVTH: Đinh Thị Thúy Vui

24

Page 26: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Minh Châu đem đến cho người đọc cách nhìn nhận về cuộc sống và con

người từ những phát hiện về nghệ thuật, về hiện thực đời sống. Chúng ta hãy

cùng tìm hiểu?

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Tổ chức đọc hiểu tiểu dẫn.

GV yêu cầu học sinh:

Đọc mục tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về

tác giả và tác phẩm.

Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước

lớp?

GV định hướng.

HS chuẩn bị ở nhà. Tóm tắt truyện trên lớp.

Gv hỏi học sinh:

Câu chuyện ấy đã thể hiện đề tài và cảm hứng

sáng tác của Nguyễn Minh Châu như thế nào?

Học sinh thảo luận. Trình bày trước lớp.

GV định hướng diễn giảng thêm, giúp học sinh

nhận thức vấn đề: chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu

cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của

nhà văn…………

I.Tìm hiểu chung

1/Tác giả

- Nguyễn Minh Châu

(1930-1989)

- Ông "thuộc trong những

nhà văn mở đường tinh

anh và tài năng nhất của

văn học ta hiện nay"

-Trước 1975, Nguyễn

Minh Châu là ngòi bút sử

thi có thiên hướng trữ tình

lãng mạn.

- Từ sau thập kỉ 80, đi sâu

khám phá sự thật đời sống

ở bình diện đạo đức thế sự

và triết lí nhân sinh, khám

phá con người trong cuộc

mưu sinh, trong hành trình

nhọc nhằn tìm kiếm hạnh

phúc và hoàn thiện nhân

cách.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui25

Page 27: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

GV tổ chức cho học sinh đọc văn bản

Giọng đọc diễn cảm

Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà. HS

tóm tắt cốt truyện tại lớp và chia bố cục ?

Hs trả lời.

Gv định hướng:

+ Đoạn 1: Hai phát hiện của người nghệ sĩ

+ Đoạn 2: Câu chuyện của người đàn bà làng

chài tại tòa án huyện

2/ Tác phẩm

a/Xuất xứ

-Viết năm 1983 in trong

tập truyện cùng tên 1987

b/ Đánh giá chung

“Chiếc thuyền ngoài xa”

tiêu biểu cho xu hướng

chung của văn học Việt

Nam thời kì đổi mới:

hướng nội, khai thác sâu

sắc số phận cá nhân và

thân phận con người trong

cuộc sống đời thường.

II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

GV nêu vấn đề: Anh chị hiểu như thế nào về

tình huống truyện?.

GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm tình

huống truyện đã học ở bài Vợ Nhặt …để bắt vào

tìm hiểu tình huống trong truyện “Chiếc thuyền

ngoài xa”

HS trả lời.

GV diễn giảng và bổ sung kiến thức: Tình huống

truyện là cái hoàn cảnh sảy ra câu chuyện, hoàn

cảnh cho nhân vật họat động, gồm các yếu tố

không gian và thời gian…..nhằm bộc lộ tính cách

nhân vật, thúc đẩy câu chuyện phát triển. Có ba

loại tình huống:

+ Tình huống hành động

+ Tình huống tâm trạng

+ Tình huống nhận thức

1/ Tình huống truyện

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui26

Page 28: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

GV nêu vấn đề: Từ khái niệm về tình huống

truyện và căn cứ vào chi tiết trong truyện. Anh

chị hãy phân tích tình huống truyện trong truyện

ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh

Châu?

GV gợi ý:

+ Thuộc loại tình huống nào trong ba khái niệm

trên?

+ Có những chi tiết nào tạo nên tình huống?

+ Từ tình huống đó, các nhân vật được khắc họa

như thế nào?

+ Hiệu quả của tình huống đó trong việc bộc lộ

tính cách nhân vật, phát triển cốt truyện?

+ Chủ đề tác phẩm được thể hiện như thế nào

qua tình huống truyện?

GV tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng

hình thức thảo luận nhóm.

Hs thảo luận trả lời: Tình huống truyện trong

“Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc

phát hiện của Phùng ………

Gv định hướng: Truyện được trần thuật theo

quá trình tự nhận thức, cũng có thể gọi là quá

trình giác ngộ về hiện thực và con người của hai

nhân vật đầy thiện ý nhưng chủ quan, đại diện

cho công lí và nghệ thuật. Truyện ngắn “Chiếc

thuyền ngoài xa” được tổ chức xung quanh một

“tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và

Đẩu đã trải qua”………………….

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện

cụ thể của tình huống truyện

a/ Phát hiện thứ nhất

đầy thơ mộng của người

nghệ sĩ.

- Đó là cảnh thuyền và

biển vào lúc bình minh-

một cảnh đắt trời cho “đẹp

như bức tranh mực tàu của

một danh họa thời cổ”

- Người nghệ sĩ cảm thấy

rung động “bối rối trong

trái tim như cái gì bóp thắt

vào”

=>khám phá thấy cái chân

lí của sự hoàn thiện

- Anh đã cảm nhận cái đẹp

toàn bích, hài hoà, lãng

mạn của cuộc đời, thấy

tâm hồn mình được thanh

lọc và anh nghĩ, cái đẹp

chính là cái thiện.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui27

Page 29: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

+ Nhóm 1: Phát hiện thứ nhất

+ Nhóm 2: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ

nhiếp ảnh chứa đựng nhiều nghịch lí? Nghịch lí

đó là gì?

+Nhóm 3: So sánh thái độ của Phùng khi chứng

kiến hai phát hiện. Hãy hóa thân vào nhân vật

Phùng để nói lên cảm xúc của người nghệ sĩ khi

chứng kiến cảnh bạo hành?

+ Nhóm 4: Ý nghĩa hai phát hiện

*Câu hỏi gợi ý thảo luận cho từng nhóm cụ

thể:

+ Nhóm 1: Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của

người nghệ sĩ nhiếp ảnh, là phát hiện đầy thơ

mộng. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp

của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù

sương mà người nghệ sĩ chụp được?

+ Nhóm 2: Khi chiếc thuyền tiến vào bờ, cảnh

tượng nào diễn ra? Nhận xét về cảnh tượng đó?

+ Nhóm 3: Cảm xúc của Phùng khi phát hiện ra

vẻ đẹp của chiếc thuyền lưới vó vào lúc bình

minh và hành động thái độ khi chứng kiến cảnh

người đàn ông đánh đập người đàn bà?

+ Nhóm 4: Qua hai phát hiện, nhà văn gửi gắm ý

nghĩa gì? (Về cách nhìn cuộc đời, về mối quan

hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.)

Hs thảo luận làm việc.

Cử đại diện trình bày.

Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

b/ Phát hiện thứ hai về

hiện thực cuộc sống.

- Khi chiếc thuyền vào bờ,

Anh chứng kiến cảnh

người chồng đánh vợ

=>Phùng không ngờ sau

cảnh đẹp như mơ là bao

ngang trái, nghịch lý của

đời thường.

 =>Hình ảnh xấu xí, sù sì,

trần trụi, thô mộc, gai góc

của đời sống, đối lập với

vẻ lãng mạn của khung

cảnh thiên nhiên trong bức

ảnh nghệ thuật.

=> Phát hiện về một hiện

thực gồ ghề, gai góc,

ngang trái, phức tạp,

không dễ lí giải, đối lập

với vẻ đẹp bình yên của

tác phẩm nhiếp ảnh.

- Thái độ của người nghệ

sĩ: “kinh ngạc đến mức,

trong mấy phút đầu…vứt

chiếc máy ảnh xuống đất,

chạy nhào tới”.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui28

Page 30: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

GV định hướng: Đời sống con người vốn bề bộn,

phức tạp. Hiện thực không đơn chiều, giản đơn,

toàn màu hồng mà đa chiều, phân tranh nhiều

mảng sáng tối chưa dễ lí giải. Nhà văn nếu đứng

ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực

mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng ngoài biển

khơi. Từ đó đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn sâu

sắc, suy tư hơn nữa về cuộc sống và con người.

Học sinh cử đại diện trình bày.

Gv định hướng:

+ Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình

huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ

khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách,

tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm

và cả trong cuộc đời nhân vật. Qua tình huống

này người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện

ra chân lí nghệ thuật mà còn khám phá ra nhiều

điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã

hiểu hơn về cuộc sống của con người lao động,

về bản thân, về chánh án Đẩu.

+ Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu, mới là cái

nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn

đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất

thật về cuộc sống và con người. Người nghệ sĩ

cần có một khoảng cách nhất định để khám phá

và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât

nhưng cũng cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra

những sự thật của cuộc sống.

+ Ý nghĩa:

- Cuộc đời không đơn

giản một chiều mà chứa

đựng nhiều nghịch lí.

Cuộc sống luôn tồn tại

những mặt đối lập, những

mâu thuẫn.

- Không nên đánh giá con

người, sự vật ở dáng vẻ bề

ngoài, phải phát hiện ra

bản chất thực đằng sau vẻ

ngoài đẹp đẽ ấn tượng,

phải có cái nhìn sâu sắc

hơn.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui29

Page 31: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

GV chuyển ý: Tại tòa án huyện, câu chuyện về

cuộc đời của người đàn bà tại tòa án huyện đã

giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ”

ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc

đời. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh

Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn

nữa để phát hiện tính cách con người, vẻ đẹp

cuộc đời.

2/ Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.

GV nêu vấn đề cho học sinh thuyết trình theo hệ

thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn ở nhà:

+ Người đàn bà làng chài được khắc họa qua chi

tiết nào, trong hoàn cảnh cụ thể nào?

+ Từ ngoại hình hé mở số phận của người đàn

bà? Cách ứng xử của người đàn bà như thế nào

khi bị chồng đánh? Động thái của người đàn bà

trước hành vi của Phác nói lên điều gì về tính

cách của chị?

+ Điều gì khiến người đàn bà khốn khổ ấy tha

thiết bám víu cuộc sống địa ngục kinh hoàng với

người chồng hung bạo kia?

+ Qua câu chuyện mà người đàn bà tự kể, cho

thấy được điều gì về tính cách và phẩm chất của

chị

+ Nhận xét khái quát về tình cách và phẩm chất

của người đàn bà làng chài? Từ nhân vật này tác

giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

GV tổ chức cho học sinh thuyết trình. GV chia

nhóm thảo luận. Nhóm khác phản biện.Trong

a/ Người đàn bà làng

chài

- Số phận: bất hạnh

- Câu chuyện cuộc đời

người đàn bà làng chài:

câu chuyện về sự thực

cuộc đời

- Lí do bà không bỏ gã

đàn ông vũ phu:

+ Chị hiểu cơ cực của của

cuộc sống mưu sinh trên

biển không có người đàn

ông “Cần có người đàn

ông làm chỗ dựa, để chèo

chống khi phong ba bão

táp, cùng nuôi dạy các

con”

+ Tự nhận lỗi về mình “lỗi

là do đám đàn bà đẻ

nhiều”

+ Yêu thương con tha

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui30

Page 32: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

quá trình trao đổi học sinh có thể có những thắc

mắc.

VD: Tại sao người đàn bà lại cam chịu chấp

nhận người đàn ông đánh “ba ngày một trận nhẹ,

năm ngày một trận nặng”

……………….

GV lấy đó làm tình huống và từ đó đặt ra những

câu hỏi nêu vấn đề để học sinh bàn luận để đi

đến nhận thức theo mục tiêu cần đạt.

Hs trình bày những ý cơ bản.

GV khái quát: Qua câu chuyện của người đàn bà

làng chài, nhà văn thể hiện cái nhìn nhân hậu của

mình. Đằng sau câu chuyện buồn của người đàn

bà là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và

đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn

giấu trong đời thường mà Nguyễn Minh Châu

trân trọng…..

GV có thể nêu vấn đề để khắc sâu nhận thức

của học sinh:

+ Chúng ta đã hiểu vì sao bà không thể bỏ lão

đàn ông vũ phu (vì tình thương, lòng nhân hậu,

cam chịu….)

+ Đặt giả thiết nếu là em trong trường hợp đó,

em sẽ giải quyết như thế nào? Từ cách giải quyết

của bản thân? Em có nhận xét gì về thái độ cam

chịu nhẫn nhục của người đàn bà? (đúng /sai)

Hs thảo luận trả lời để khắc sâu kiến thức.

HS có nhiều cách hiểu từ việc đặt giả thuyết trên.

Gv khái quát.(diễn giảng)

thiết "người đàn bà trên

thuyền phải sống cho con

chứ không thể sống cho

mình" và “vui nhất là khi

chúng nó được ăn no”.

+Trong mắt người đàn bà,

người đàn ông vũ phu kia

chính là nạn nhân của

hoàn cảnh, đáng cảm

thông chia sẻ

+ Bà luôn biết chắt chiu

những khoảnh khắc đầm

ấm hạnh phúc.

=>Người đàn bà làng chài

ẩn sau vẻ xấu xí thô kệch

là tấm lòng yêu thương

bao la, nhân hậu, bao

dung, đức hi sinh vô bờ

bến của người mẹ.

=>Qua câu chuyện của

người đàn bà làng chài, ta

càng thấy rõ, không thể dễ

dãi đơn giản trong việc

nhìn nhận mọi sự việc

hiện tượng.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui31

Page 33: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chánh án Đẩu:

+ Đẩu mời người đàn bà đến tòa án huyện nhằm

mục đích gì?

+ Đẩu có thái độ như thế nào trước và sau khi

nghe câu chuyện của người đàn bà?

+ Thử đặt mình là chánh án Đẩu khi chứng kiến

cảnh bạo hành nơi gia đình người đàn bà- em sẽ

khuyên người đàn bà điều gì?

+ Vậy khi nghe xong câu chuyện của người đàn

bà, nhà văn miêu tả “trông Đẩu rất nghiêm nghị

và đầy suy nghĩ”. Anh chị thử phán đoán, Đẩu

đang suy nghĩ điều gì và đã nhận ra điều gì khi

nghe câu chuyện của người đàn bà?

Hs thảo luận trả lời theo từng nhóm nhỏ.

GV định hướng và khắc sâu kiến thức.

GV hỏi học sinh:

Từ đó em nhận thấy Đẩu là con người như thế

nào? Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu là gì?

Hs trả lời.

GV định hướng và diễn giảng: Người đàn bà đau

khổ đã từ chối việc li hôn theo lời khuyên của

Đẩu. Anh từng không hiểu "thế nào là nỗi vất vả

của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có

đàn ông", không hiểu cái lí của sự cam chịu ở

những con người sống trong vòng vây của đói

nghèo và lạc hậu, cũng không hiểu sự đan cài rối

rắm giữa tình thương và hành động tàn nhẫn,

giữa niềm vui và nỗi buồn trong một gia đình...

Việc nghe chuyện của người đàn bà thuyền chài

b/ Chánh án Đẩu

- Khuyên người đàn bà

“chị không sống nổi với

người đàn ông vũ phu ấy

đâu”→giải pháp tốt nhất

cho người đàn bà.

- Khi nghe câu chuyện của

người đàn bà, trong đầu có

“một cái gì vừa mới vỡ

ra”, “lúc này trông Đẩu

rất nghiêm nghị và đầy

suy nghĩ”

=> Vị chánh án hiểu ra

rằng cuộc đời người đàn

bà không hề đơn giản và

giải pháp bỏ chồng là

không ổn. Đẩu hiểu ra

cuộc sống nhọc nhằn khó

khăn lam lũ khiến họ phải

chấp nhận những nghịch

cảnh

=>Đẩu cũng nhận thức

được chính mình, để từ bỏ

cái nhìn đơn giản về cuộc

sống và con người

→ Đẩu là người tốt, sẵn

sàng bảo vệ công lí nhưng

chưa thấu hiểu bản chất

sâu xa uẩn khuất của cuộc

đời.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui32

Page 34: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

đã khơi lên trong anh cuộc đối thoại gay gắt giữa

thói quen suy nghĩ một chiều và thái độ chấp

nhận tính phức tạp muôn thuở của cuộc sống.

Cuối cùng "một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị

Bao Công của cái phố huyện vùng biển". Rồi

Đẩu có đưa ra được giải pháp mới nào không để

giải quyết "sự vụ" của gia đình thuyền chài ấy?

Hs trả lời.

GV khái quát: Lòng tốt thì đáng quý nhưng chưa

đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng phải đi sâu vào

đời sống. Không thể có cách nghĩ giản đơn dễ dãi

trong cái nhìn về đời sống vì cuộc đời thì đa đoan

và con người thì đa sự, luôn luôn có những

nghịch lí. Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu: con

người cần phải từ bỏ lối nghĩ đơn giản dễ dãi, để

nhìn thấu cái phức tạp của hiện thực cuộc

đời…….

GV dẫn dắt học sinh:

Từ phát hiện cảnh thuyền và biển vào lúc bình

minh. Cảm nhận của Phùng như thế nào? Em hãy

so sánh thái độ và cảm xúc của Phùng khi chứng

kiến người đàn ông đánh đập người đàn bà làng

chài. Phùng đã có hành động nào?

Hs trả lời.

Gv định hướng.

GV khái quát qua câu hỏi:

Khi nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài.

Phùng đã có sự nhận thức như thế nào? Tác giả

gửi đến thông điệp gì từ nhận thức của Phùng?

c/ Nhận thức của Phùng

+ Hiểu về người đàn bà

làng chài và hiểu vì sao bà

cam chịu nhẫn nhục sống

với người chồng vũ phu.

+ Hiểu về người đàn ông

lúc còn trẻ cục tính nhưng

hiền lành không bao giờ

đánh vợ. Do cuộc sống

khó khăn, giải tỏa những

khổ cực lên người đàn bà.

Cần cảm thông, chia sẻ

nhưng cũng phải lên án tố

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui33

Page 35: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Hs thảo luận trả lời.

Gv định hướng: Câu chuyện của người đàn bà ở

tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong

cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài.

Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính

mình…….

cáo.

+ Phùng như thấy chiếc

thuyền nghệ thuật thì ở

ngoài xa, còn sự thật cuộc

đời lại ở rất gần.

+ Hiểu về chánh án Đẩu…

*Tiểu kết: Qua câu

chuyện của người đàn bà,

ta càng thấy rõ: Không thể

dễ dãi, đơn giản trong

việc nhìn nhận mọi sự vật,

hiện tượng của cuộc sống,

không thể có cái nhìn một

chiều, phiến diện với con

người và cuộc sống.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về

hình ảnh người đàn ông.

+ Em có nhận xét như thế nào về người đàn ông?

+ Người đàn ông hàng chài xuất hiện như thế

nào? Ngoại hình, hành vi?

+ Tính cách của người đàn ông được khắc họa

qua những điểm nhìn nào?

GV gợi ý: Cách nhìn nhận người đàn ông vũ phu

của người đàn bà có gì khác so với cách nhìn

nhận của Phùng và Đẩu?

HS trình bày sự cảm nhận của mình

GV định hướng:

+ Đẩu và Phùng đều cho rằng người đàn ông này

là thủ phạm gây ra bao đau khổ cho vợ con, cần

d/ Người đàn ông

- Ông vừa là nạn nhân vừa

là thủ phạm…Do cuộc

sống mưu sinh khó khăn,

ông trút những khó khăn

bằng cách đánh đập người

đàn bà…………

- Ông là người trụ cột

trong gia đình nhưng

không thể lo cho gia đình

cuộc sống ấm no, gánh

nặng trên vai mỗi ngày

một nhiều, công việc làm

ăn càng ngày càng khó….

=>Cách giải tỏa của ông

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui34

Page 36: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

lên án. Thái độ đối với lão đàn ông là cần phản

đối, lên án.

+ Trong khi đó người đàn bà nhìn nhận người

chồng của mình một cách toàn diện hơn. Người

đàn bà hàng chài lại cho rằng người đàn ông có

hoàn cảnh, đáng cảm thông, và chia sẻ. Có lẽ cứ

khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ như để giải

tỏa uất ức. Trong đời vẫn có những kẻ như thế.

Nói như nhà văn Nam Cao “chúng tự cho mình

cái quyền được hành hạ người khác để giải tỏa

những bực dọc trong lòng”.

-Trong quá trình đàm thoại, học sinh có thể

đưa ra ý kiến:

+ Tại sao người đàn ông không dùng cách nào

khác để giải quyết bi kịch của mình mà trút nỗi

bực dọc vào việc đánh vợ một cách tàn nhẫn?

GV dùng chính tình huống này để hỏi lại học

sinh: Nếu là người đàn ông anh chị sẽ hành xử

và cư xử như thế nào?

GV đặt tình huống giả định: Nếu người chồng

vũ phu ấy được sống trong môi trường khác

thuận lợi và tốt đẹp hơn thì liệu người chồng ấy

sẽ hành động ra sao?

HS nêu lên suy nghĩ và cảm nhận riêng.

HS có thể trả lời từ những vấn đề giả định:

Nếu cuộc sống của người đàn ông không nghèo

khó, không bị những lo toan về cuộc sống bủa

vây, thì có lẽ người đàn ông ấy không phải là

một người chồng tha hóa về nhân cách và đạo

đức. Ông sẽ trở thành một con người đúng nghĩa,

là tiêu cực, đáng bị lên án

nhưng cũng cần được cảm

thông chia sẻ.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui35

Page 37: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

sống đúng với phẩm chất và tính cách của chính

mình

( Phần này tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của

học sinh mà giáo viên có cách dẫn ý phù hợp)

GV định hướng .

+ GV nêu vấn đề: Từ sự khác biệt trong hai

điểm nhìn, đặc biệt là cách nhìn nhận của người

đàn bà hàng chài giúp ta hiểu rõ thêm điều gì?

Thông điệp tác giả gửi tới người đọc từ hình ảnh

người đàn ông?

HS nêu lên suy nghĩ của mình.

GV định hướng.

=>Tác giả đặt ra vấn đề là

không thể nhìn đời, nhìn

người một phía, phải tìm

hiểu những nguyên nhân

sâu sa dẫn đến hành vi của

con người và làm sao cải

thiện cái phần người trong

những kẻ thô bạo ấy.

Gv hướng dẫn học sinh nhận thức vấn đề bằng hệ

thống câu hỏi:

+ Nêu cảm nghĩ về hành vi của Phác đối với Bố?

+ Hãy hóa thân vào nhân vật để thấy được cảm

xúc và suy nghĩ của Phác khi thấy mẹ bị bố đánh

đập?

+ Suy nghĩ của anh chị về nạn bạo hành gia

đình?

Hs tiến hành thảo luận, thuyết trình. Nhóm khác

phản biện

Gv định hướng.

GV chuyển ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Tấm

ảnh trong bộ lịch năm ấy.

GV nêu vấn đề: Khi nhìn lại bức ảnh được chọn,

nghệ sĩ Phùng đã nhìn thấy gì sau bức ảnh đó? Ý

nghĩa biểu tượng của hình ảnh ấy và phát biểu tư

tưởng nghệ thuật của nhà văn? Những hình ảnh

e/ Nhân vật Phác

- Phác đáng mến ở tình

thương đối với mẹ, đáng

trách ở hành vi đối với bố,

nhưng cũng rất thương

cảm khi Phác phải chịu

cảnh bạo hành gia đình.

- Qua nhân vật Phác, nhà

văn bày tỏ nỗi lo âu đầy

trách nhiệm về tương lai

của trẻ em trong nạn bạo

hành gia đình

3/ Tấm ảnh được chọn

trong bộ lịch năm ấy:

+ Tấm ảnh “hiện lên cái

màu hồng của ánh sương

mai” → đó chính là chất

thơ, là vẻ đẹp lãng mạn

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui36

Page 38: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

ấy có ý nghĩa tượng trưng như thế nào? Từ đó tác

giả khái quát lên điều gì?

Hs suy nghĩ trả lời.

GV có thể dùng phiếu học tập yêu cầu học sinh

khái quát (theo từng nhóm học tập)

GV định hướng.

của cuộc đời, là biểu

tượng của nghệ thuật

+ Khi nhìn lâu hơn “bao

giờ anh cũng thấy người

đàn bà ấy đang bước ra

khỏi tấm ảnh”→ hiện thân

cho những lam lũ, khốn

khó và cũng là sự thật trần

trụi của cuộc đời.

+ Ý nghĩa:

- Đừng vì nghệ thuật mà

quên cuộc đời vì nghệ

thuật chân chính luôn

hướng tới cuộc đời. Nghệ

thuật chính là cuộc đời và

phải vì cuộc đời.

- Trước khi là một nghệ sĩ

biết rung động trước cái

đẹp, hãy là một con người

sẵn sàng khám phá để thấu

hiểu, biết yêu ghét vui

buồn trước mọi lẽ đời

thường tình, biết hành

động để có một cuộc sống

xứng đáng với con người.

III/Tổng kết1/ Nghệ thuật

GV hướng dẫn học sinh khái quát phần tổng kết.

Anh chị có nhận xét như thế nào về nghệ thuật

xây dựng cốt truyện? Trong truyện, tác giả đã

chọn người kể chuyện là nhân vật Phùng, xưng

- Tình huống truyện độc

đáo mang ý nghĩa khám

phá và phát hiện về đời

sống

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui37

Page 39: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

“tôi”. Có ý kiến cho rằng tác giả nên là người kể

chuyện thì ý nghĩa câu chuyện sẽ hay hơn. Ý

kiến của anh chị như thế nào?

Hs trình bày.

GV vừa kiểm tra kiến thức của học sinh, vừa

khái quát giúp học sinh hiểu chính xác nội dung

bài học.

Từ những phân tích ở trên. Anh chị hãy phát biểu

ý nghĩa tác phẩm?

Hs phát biểu.

Gv định hướng

GV hướng dẫn học sinh hiểu thêm về giá trị hiện

thực và nhân đạo của tác phẩm

+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu

tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia

đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả

dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc

đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người

còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của

cách mạng, của cộng đồng

+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác

giả với những số phận đau khổ tủi nhục của

những người lao động vô danh đông đảo trong xã

hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn

tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca

những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể,

điểm nhìn thích hợp nên

câu chuyện trở nên gần

gũi, khách quan, chân

thực, có sức thuyết phục

hơn.

- Ngôn ngữ của nhân vật

sinh động, phù hợp với

tính cách, lời văn giản dị

mà sâu sắc, đa nghĩa.

- Nhan đề mang tính biểu

tượng.

2/ Ý nghĩa văn bản

- Thể hiện những chiêm

nghiệm sâu sắc của nhà

văn về nghệ thuật và cuộc

đời: nghệ thuật chân chính

phải luôn gắn với cuộc

đời, vì cuộc đời.

- Người nghệ sĩ cần phải

nhìn nhận cuộc sống và

con người một cách toàn

diện.

- Tác phẩm cũng rung lên

hồi chuông báo động về

tình trạng bạo lực gia đình

và hậu quả khôn lường

của nó.

Hướng dẫn tự học:

1/ Nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui38

Page 40: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

nhất?

2/ Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”

4. Củng cố: Cần nắm vững những nội dung kiến thức cơ bản đã nêu thành đề

mục trong phần đọc - hiểu văn bản.

5. Dặn dò:

+ Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất về một nhân vật trong

tác phẩm.

+ Tìm đọc tác phẩm "Bức tranh" của Nguyễn Minh Châu và tìm hiểu quan

niệm nghệ thuật của nhà văn qua hai tác phẩm.

+ Tiết sau học Tiếng Việt.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

I. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

- Quá trình ứng dụng đề tài vào dạy học trong năm học 2011 – 2012 cho các

lớp: 12S2; 12S4; 12S6 đạt một số hiệu quả sau:

Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực.

Tạo được hứng thú, phản ứng nhanh nhạy cho học sinh hiểu rõ, hiểu

sâu, hiểu đúng về tác phẩm tự sự

Học sinh hứng thú trong quá trình học tập. Nhận thức được vấn đề theo

từng mức độ. Khắc sâu kiến thức kĩ năng bài học qua việc giáo viên sử dụng

phương pháp nêu vấn đề, với những câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với năng lực

của học sinh.

Giáo viên phát huy tích cực vai trò của mình như: là người hướng dẫn

học sinh nắm bắt tác phẩm

Từ những hiệu quả của đề tài mang lại, bản thân tôi đạt một số kết quả

trong năm học 2011 – 2012 như sau:

- Thống kê kết quả làm bài thi học kì II trong hai đợt thi kiểm tra chung

của toàn trường. Có thể nói rằng, cách thực hiện như trên đã phần nào cải

thiện được chất lượng học tập của học sinh.

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui39

Page 41: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

Năm học 2011-2012HỌC KÌ II

Lớp 12S2

Lớp 12S4

Lớp 12S6

Toàn trường

KIỂM TRA GIỮA KÌ II

> 5 25 30 30Tỉ

lệ(%)59,5 73,2 66,6 42,4

< 5 17 11 15Tỉ

lệ(%)40,6 26,8 34 57,6

KIỂM TRA HỌC KÌ II

> 5 28 31 32Tỉ

lệ(%)66,6 75,6 71,1 37,9

< 5 10 10 13Tỉ

lệ(%)33,4 24,4 28,9 62,1

VII. KẾT LUẬN

Phương pháp nêu vấn đề có ưu thế trong việc giảng văn giúp học sinh

bộc lộ vai trò chủ động tích cực, tự mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên,

tham gia vào quá trình cảm thụ tác phẩm văn học. Như vậy càng thấy rõ hơn

tầm quan trọng cũng như vai trò hướng dẫn của người thầy trong giờ giảng

văn, giúp học sinh tích cực chủ động trong việc học. Để làm được việc này

đòi hỏi kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Phương pháp này đã xây dựng cho

các em khả năng tự học, đánh thức tư duy nghiên cứu độc lập, tạo dựng khả

năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ năng thuyết trình vấn đề……

Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Để có thể dạy - học văn

một cách hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau.

Thật không dễ dàng để có một phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất

cả các học sinh, các yêu cầu dạy và học môn Ngữ Văn. Điều quan trọng là

giáo viên phải biết lựa chọn, kết hợp các phương pháp để phát huy những thế

mạnh của từng phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy.

Tuy nhiên việc định hướng, gợi mở và tôn trọng những tìm tòi sáng tạo

của học sinh là cách thức hữu hiệu nhất tạo ra cho các em niềm say mê với

thế giới văn chương phong phú, nhiều màu sắc. Muốn được như vậy, người

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui40

Page 42: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

thầy phải có “nghệ thuật đổi chỗ”. Thầy “đổi chỗ” vào vị trí của học sinh,

đọc tác phẩm với con mắt của học trò, suy nghĩ và cảm xúc bằng cảm xúc của

học trò...Từ đó tiên liệu trước những chi tiết khó hiểu, nhàm chán mà học sinh

vướng mắc và vận dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Người thầy sẽ

tìm ra cách thuyết phục học sinh cái hay, cái đẹp của tác phẩm từ những câu

hỏi nêu vấn đề. Và quan trọng hơn, trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hình thành

trong nhận thức của học sinh một phương pháp luận cảm nhận, đánh giá khoa

học khi đứng trước bất cứ một tác phẩm văn học nào. Điều đó cũng có nghĩa

là, dạy cho học sinh biết cách “câu cá” thay vì đưa “con cá”.

Tôi đưa ra chuyên đề này cũng chỉ mang tính chất chủ quan từ kinh

nghiệm và cách nhìn nhận đánh giá của bản thân và rất mong nhận được sự

góp ý của bạn bè, đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui41

Page 43: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - … · Web viewIV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) NXBGD

2. Sách giáo viên Ngữ Văn 12 Nâng cao (tập 1,2)

3. Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) NXBGD

4. Phan Trọng Luận -Thiết kế bài học Ngữ Văn 12 NXBGD

5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 12,

NXBGD

6. Phan Thiều dịch , Phương pháp luận dạy học văn học ( NXBGD)

7. Phan Trọng Luận –Nguyễn Than Hùng (1988) Phương pháp dạy học

văn tập 1 NXBGD

8. Nguyễn Kì (1995) Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm

trung tâm NXBGDHN

9. Lê Nguyên Long (1998) Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu

quả , XNBGD

10.Vũ Nho (1999) Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trường

THCS , NXB GD

11.Nguyễn Thị Ngân (2001) Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn ở trường

THPT

12.Carl Rogers, Phương pháp dạy và học hiệu quả, NXB Trẻ, 2001.

13.Nguyễn Viết Chữ (2003)Vấn đề câu hỏi trong dạy học văn

14.Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Tài liệu đổi mới về phương pháp dạy

học môn Ngữ Văn

15.Nguyễn Viết Chữ (2006) Phương pháp dạy học tác phẩm theo đặc

trưng loại thể NXBĐHSP

16.Hồ Ngọc Đại (2007) Tâm lí học dạy học NXBGD

GVTH: Đinh Thị Thúy Vui42