RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH...

35
Phần I: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 2 sử dụng dấu câu qua phân môn Luyện từ và câu. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học phân môn Luyện từ và câu, môn Tiếng Việt lớp 2. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang Ngày, tháng, năm sinh: 24 . 12 . 1984 Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học sư phạm Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Bình Minh, thành phố Hải Dương. Điện thoại: 0168.352.3889 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bình Minh, thành phố Hải Dương. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Học sinh được học chương trình Tiếng Việt mới (do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) - Học sinh được học 2 buổi / ngày trong các nhà trường Tiểu học. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 – 2015 1

Transcript of RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH...

Page 1: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Phần I: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 2 sử dụng dấu câu qua phân

môn Luyện từ và câu.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học phân môn Luyện từ và câu, môn

Tiếng Việt lớp 2.

3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang

Ngày, tháng, năm sinh: 24 . 12 . 1984

Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học sư phạm Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Bình Minh, thành

phố Hải Dương.

Điện thoại: 0168.352.3889

4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bình Minh, thành

phố Hải Dương.

5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Học sinh được học chương trình Tiếng Việt mới (do Nguyễn Minh

Thuyết chủ biên)

- Học sinh được học 2 buổi / ngày trong các nhà trường Tiểu học.

6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 – 2015

Tác giả Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Nguyễn Thị Thuỳ Trang

1

Page 2: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Phần II: TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kĩ năng sử dụng Tiếng

Việt ở bậc Tiểu học là giúp cho học sinh biết dùng dấu câu một cách phù hợp

trong giao tiếp, trong các bài viết; đặc biệt là trong bài tập làm văn. Dùng dấu

câu đúng, phù hợp với nội dung, một mặt giúp các em thể hiện ý sáng sủa, rõ

ràng; mặt khác giúp người đọc theo dõi theo dõi được nội dung bài văn, câu

văn một cách dễ dàng. Hiện nay, các em học sinh nói chung, nhất là học sinh

Tiểu học, tuổi còn nhỏ, vốn từ chưa nhiều nên các em còn tỏ ra lúng túng

trong việc làm quen với các dấu câu và sử dụng dấu câu vào quá trình đọc, viết.

Trăn trở trước những yêu cầu ngày càng cao của thời đại mới, hướng tới mục

tiêu đào tạo một thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên đòi hỏi người giáo viên dày

công, nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp giúp học sinh giải quyết các vấn đề nảy

sinh trong quá trình học tập về dấu câu.

2. Điều kiện, thời gian đối tượng áp dụng sáng kiến:

2.1 Điều kiện:

- Học sinh được học chương trình Tiếng Việt mới (do Nguyễn Minh

Thuyết chủ biên)

- Học sinh được học 2 buổi / ngày trong các nhà trường Tiểu học.

2.2 Thời gian : Sáng kiến được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 2

trong 9 tháng của một năm học.

2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 2

3. Nội dung sáng kiến:

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Đây là vấn đề mới nảy sinh trong quá trình dạy và học chưa có trong các

văn bản hướng dẫn của ngành mà nhiều đồng nghiệp trong khối cũng như

bản thân tôi đang tìm tòi phương án giải quyết giúp cho học sinh khối 2 sử

dụng dấu câu một cách thành thạo.

2

Page 3: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Sáng kiến đã thống kê lại hệ thống kiến thức nội dung, phương pháp dạy

học cũng như các dạng bài tập giúp học sinh luyện kĩ năng sử dụng dấu câu

ở lớp 2.

3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến này mang lại lợi ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình

dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và phần dấu câu lớp 2 nói riêng.

Sáng kiến có khả năng áp dụng đối với các em học sinh lớp 2 trong các nhà

trường. Cũng có thể áp dụng linh hoạt đối với các em học sinh ở các lớp học

cao hơn. Sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên

cũng như hiệu quả học tập của học sinh.

4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Sáng kiến đã góp phần giúp học sinh lớp 2A có kĩ năng sử dụng dấu câu

theo chương trình một cách thành thạo khi làm các bài tập về dấu câu, linh

hoạt trong viết văn…

5. Đề xuất, kiến nghị:

Đề nghị các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để sáng kiến được

khả thi hơn giúp các em học sinh sử dụng dấu câu Tiếng Việt đúng và hay hơn.

3

Page 4: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Phần III: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên cũng đã chú ý đến dấu câu. .

Và ngay đầu học kì 1 ở lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu

phẩy. Đến cuối bậc tiểu học, 10 loại dấu câu cơ bản này, học sinh đã có kĩ

năng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh có năng khiếu. Tuy vậy, nhiều

học sinh, nhất là học sinh chưa hoàn thành vẫn chưa có ý thức sử dụng đúng

nơi, đúng chỗ. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng dấu câu ở học sinh tiểu học còn

rất tuỳ tiện. Vì thế, tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 2 sử dụng dấu

câu với mong muốn góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng đúng

những dấu câu trong chương trình Luyện từ và câu lớp 2. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề dạy dấu câu cho học sinh lớp 2:

Trong chương trình tiểu học đang hiện hành, nội dung về dấu câu được học

từ lớp 2. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những

ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục

đích nói khác nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc, người

nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các

loại dấu câu là yêu cầu quan trọng của giáo viên Tiểu học.

3. Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh về cách sử

dụng dấu câu

3.1 . Thực trạng việc dạy học của GV:

Do quan điểm biên soạn sách giáo khoa mới, coi trọng thực hành luyện tập

và thông qua luyện tập thực hành để rèn kĩ năng nên việc giảng dạy của giáo

viên còn mắc phải các hạn chế sau đây:

* Không chốt lại được kiến thức vì không có phần bài học về cách sử

dụng dấu câu.

* Khi sửa bài tập làm văn , giáo viên ít chú ý sửa dấu câu sử dụng sai

cho HS.

4

Page 5: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

* Chưa chú ý hướng dẫn cách đọc thể hiện dấu câu đặc biệt là ngữ

điệu câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu khiến.

* Hệ thống bài tập chuẩn bị để rèn kĩ năng sử dụng dấu còn khô khan,

sơ sài thiếu trọng tâm.

* Quy trình dạy các bài tập điền dấu chưa phát huy được tính sáng tạo

của học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học chưa hoàn thành mà

không chú ý đến đối tượng học sinh có năng khiếu đã có khả năng sử dụng

dấu câu thành thạo.

3.2. Thực trạng về việc học của học sinh:

Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau

đây:

* Lỗi không dùng dấu câu : Là những câu sai do không dùng dấu

câu ở chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ

viết mà không có bất kì một dấu phẩy, dấu chấm nào được sử dụng. Học

sinh đã không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các

thành phần trong câu. Như vậy, học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu

câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không thể nhanh

chóng hiểu được nội dung truyền đạt, thậm chí không xác định được ý

muốn diễn tả.

* Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu học sinh sử dụng

dấu không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng

dấu khác, phải đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.

3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu dấu nhiều chứng

tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung

và chưa nắm được cách sử dụng chúng. Nói chung các em còn ngại sử dụng

dấu câu, chưa có ý thức sử dụng đúng dấu câu. Một nguyên nhân khác cùng

quan trọng không kém đó là tác động từ phía giáo viên.

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:

4.1 Tổng quan về dấu câu trong Tiếng Việt:

5

Page 6: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là

làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các

câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu

tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn,

câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ

pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu,

về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết. Dấu câu dùng thích hợp thì

bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể

gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp,

sai nghĩa.

Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có

tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới

cũng đã rõ, và không gây ra lầm lẫn.

Hiện nay, Tiếng Việt dùng mười dấu câu là:

1. Dấu chấm  .

2. Dấu hỏi  ?

3. Dấu cảm !

4. Dấu ba chấm …

5. Dấu phẩy ,

6. Dấu chấm phẩy ;

7. Dấu hai chấm :

8. Dấu ngang –

9. Dấu ngoặc đơn ( )

10. Dấu ngoặc kép “ ”

4.2. Mục tiêu phân môn Luyện từ và câu lớp 2:

Nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 trong

chương trình Tiểu học mới, phân môn Luyện từ và câu tập trung rèn luyện

cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng

6

Page 7: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học Tiếng

Việt.

4.3 Nội dung phần kiến thức dấu câu trong chương trình Luyện từ và

câu, môn Tiếng Việt lớp 2:

Trong đó, ở chương trình lớp 2, các em được học 4 dấu câu: Dấu chấm, dấu

chấm hỏi, dấu chấm than và dấu phẩy.

Tuy nhiên, ở lớp 2, không có bài học lí thuyết. Các kiến thức ngữ pháp liên

quan đến dấu câu được thể hiện thông qua các bài tập thực hành.

4.4 Các kiến thức liên quan: Giáo viên cần nắm vững kiến thức về các

loại dấu câu để hướng dẫn học sinh sử dụng dấu câu cho đúng.

a. Dấu chấm.

1. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật.

Ví dụ: Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên

cao, đêm đã khuya lắm.

(Nguyễn Đình Thi)

2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương

đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

b. Dấu hỏi ?

1. Dấu hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn.

2. Thường gặp là trường hợp dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối thoại, có người

hỏi, có người đáp.

Ví dụ:

- Anh ốm, sao lại đi làm? 

- Ốm xoàng thôi.

Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, trong lời đối thoại nghệ thuật.

Ví dụ:

- Chồng ai chết trong tố cộng? 

- Chồng tôi. 

- Con ai chết trong dinh điền? 

7

Page 8: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

- Con tôi.

(Tế Hanh)

Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu nghi vấn

nhưng không phải để hỏi mà để nêu lên tiền đề; trong trường hợp này không

dùng dấu hỏi.

Ví dụ: Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.

(Phạm Văn Đồng)

3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hỏi, và nói chung, có lên giọng.

4. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài

nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (hay tương đương) ngắt câu ở

cùng chỗ, thì dấu này đặt sau dấu chấm.

Ví dụ: Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng

không hề biết gì. (?)

(Báo Nhân dân)

c. Dấu cảm !

1. Dấu cảm dùng: - Ở cuối câu cảm xúc.

Ví dụ: Hỡi anh 

Người đồng chí quang vinh!

(Sóng Hồng)

- Hay ở cuối câu cầu khiến.

Ví dụ: Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ trẻ!

(Tạp chí Học tập)

2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu cảm và có thể hoặc lên hoặc xuống

giọng, tuỳ hoàn cảnh.

3. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn: (!), để biểu thị thái độ mỉa

mai; hay dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc đơn: (!?), để biểu thị

thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi. Những dấu này cũng thường đặt sau dấu

chấm, nếu có dấm chấm (hay tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.

8

Page 9: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Ví dụ: Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ “hợp tác” với Mĩ để giải quyết cả

vấn đề dầu mỏ lẫn vấn đề lương thực (!)

(Báo Nhân dân)

AFP đưa tin theo cách ỡm ờ của AFP. 

“…họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy…” (!?)

(Nguyễn Tuân)

d. Dấu phẩy ,

1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần

ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.

Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển

tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.

Ví dụ:

Mẹ ơi, có khách đấy! 

Cuối cùng, Mỹ đã thua to. 

Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi. 

Thong thả, anh ấy bước ra. 

Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.

  Đáng chú ý là:

Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt,

nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian,

nơi chốn.

Ví dụ: Lúc ấy, Mai cũng về tới bản Đảy.

(Tô Hoài)

- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu

thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.

Ví dụ:

Lời trăn trối mang hồn người sắp chết 

Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.

(Nguyễn Dân Trung)

9

Page 10: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là

liên hợp qua lại.

Ví dụ:Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất

định thắng lợi.

(Hồ Chí Minh)

Đáng chú ý là:

- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường

lược bớt dấu phẩy.

Ví dụ: Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong

gương mẫu trong sản xuất và công tác.

- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu

phẩy cũng thường được lược bớt.

Ví dụ:Hầm chông, hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng

giặc chẳng biết đâu mà mò.

(Anh Đức)

5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay

qua lại).

Ví dụ: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến

đấu, quét sạch nó đi.

(Hồ Chí Minh)

 

Đáng chú ý là:

Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược

bớt dấu phẩy giữa các vế.

Ví dụ:

Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương

và chú còn đi những chân trời góc bể đâu khác.

(Tô Hoài)

Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau

10

Page 11: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.

(Hồ Chí Minh)

4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong

những trường hợp sau đây:

- Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.

Ví dụ: Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng

cao dân trí.

(Hồ Chí Minh)

- Khi lược bớt động từ là trong câu luận.

Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi

sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.

(Thép Mới)

- Khi phần thuyết được đặt trước phần đề

Ví dụ: Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến

tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn

xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược

hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số

người.

(Trường Chinh)

Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng

cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.

5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có

tác dụng biểu cảm.

Ví dụ:

Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm 

Những mái đầu trắng xoá 

Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.

(Tố Hữu)

6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu

phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.

11

Page 12: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

4.5 Quan điểm dạy học phần kiến thức dấu câu cho học sinh lớp 2:

a. Quan điểm dạy học giao tiếp: Khi dạy học phần dấu câu, giáo viên luôn

luôn đưa ra các ngữ liệu để học sinh thực hành điền dấu. Ngữ liệu ở đây là

những câu nói, câu văn câu thơ đơn giản để học sinh vận dụng trong khi nói

và viết. Từ những tình huống cụ thể, sinh dộng trong giao tiếp, học sinh luyện

kĩ năng sử dụng dấu câu và nắm được vững vàng cách dùng từng loại dấu câu

cụ thể.

a. Quan điểm tích hợp: Việc dạy và học về dấu câu được tích hợp rất rõ

trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập Viết,

Chính tả và đặc biệt là phân môn Tập Làm Văn đều hướng tới kĩ năng sử

dụng thành thạo từ, câu và dấu câu. Các môn học khác như Toán, Tự nhiên và

Xã hội, Nghệ thuật, ... cũng góp phần giúp học sinh sử dụng câu và dấu câu

thành thạo hơn.

a. Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh: Học sinh là

trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng

dẫn các em làm việc trong các tình huống có vấn đề để phát hiện, tìm hiểu và

chiểm lĩnh tri thức một các chủ động. Trong việc học dấu câu cũng vậy, các

em cũng sẽ được hoạt động một cách tích cực, được bộc lộ mình và chiếm

lĩnh kiến thức để phát triển lời nói với dấu câu phù hợp.

4.6 Biện pháp dạy học rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.

a/ Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu câu.

Như ta đã biết, thông qua luyện tập thực hành, học sinh lĩnh hội kiến

thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế , đối với nội

dung dạy học về dấu câu, tôi cũng chú trọng đến việc đưa ra những bài tập

để giúp học sinh luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo.

+ Các dạng bài tập có thể sử dụng là :

1. Điền dấu (có thể là dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi....) vào câu văn

hay đoạn văn cho đúng (Dấu điền có yêu cầu cụ thể)

Ví dụ: * Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng:

a. Mùa xuân hoa đào hoa mai thi nhau nở rộ.

12

Page 13: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

b. Xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.

c. Cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả.

d. Su hào xà lách bắp cải cũng mơn mởn xanh.

e.Hà Nội Hải Phòng Huế thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố

lớn của Việt Nam.

* Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi vào

đoạn văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng

chính tả :

Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi :

- Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây

Bà mẹ trả lời:

- Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi

2. Điền dấu vào ô trống (dấu điền có yêu cầu cụ thể )

Ví dụ: Điền dấu phẩy , dấu chấm vào ô trống cho đúng :

Tôi tròn xoe mắt Nhưng rồi vui vẻ nhận lời vì đó là việc

làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng: (dấu không được yêu

cầu cụ thể)

Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa

Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ

cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua chao lại Sẻ Non cố

đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ

Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng

- Ôi đẹp quá Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia

3. Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả :

Ví dụ: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với

những Suối Hai đồng Mô Ao Vua .... nổi tiếng vẫy gọi mướt mát rừng keo

những đảo Hồ đảo Sếu xanh ngắt bạch đàn những đồi Măng đồi Hòn rừng ấu

thơ rừng thanh xuân...

4. Đoạn văn đã sử dụng sai dấu câu, hãy sửa và trình bày lại cho đúng:

13

Page 14: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Ví dụ : Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận, những hàng tre

xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống.

Em lại ra sông hóng mát, trong sự yên tĩnh của dòng sông . Em nghe rõ cả

tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô

cùng.

Ví dụ : Trình bày đoạn văn sau dưới dạng hội thoại và sử dụng dấu

câu cho phù hợp :

Thấy rùa tập chạy Thỏ mỉa mai mày mà cũng đòi tập chạy à anh đừng

vội coi thường tôi anh với tôi cùng chạy thi xem ai hơn ai được được thi thì

thi sợ gì...

b. Dùng bài viết sai của học sinh để sửa chung cho cả lớp.

Khi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu

câu sai của học sinh và khi trả bài, khi dạy các tiết tăng cường, phải lấy đó

làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế, các em mới thấy

được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn.

c. Tự viết một đoạn văn có sử dụng tất cả các dấu câu đã học.

Bài tập này, dành cho đối tượng học sinh có năng khiếu học tập môn

học. giáo viên cần dày công nghiên cứu, sưu tầm để có được tuyển tập dạng

đề bài nâng cao và có kế hoạch áp dụng với từng đối tượng học sinh của

lớp mình cho phù hợp..

Ví dụ : Hãy cho biết ý kiến của em về sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm

khi đi xe máy tham gia giao thông, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.

d/ Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi

trường hợp sử dụng.

Ví dụ : Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút

mực cặp vở sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày sách Đạo đức thì mỏng

vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !

Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu câu

và có nêu cảm nhận của các em, cách hiểu của các em về các dùng mỗi dẫu

câu cụ thể .

14

Page 15: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Cách trình bày bài làm có thể như sau:

Hôm qua, (1) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút,

(2) mực, (3) cặp, (4) vở, (5) sách giáo khoa . Sách Tiếng Việt rất dày (6)

sách Đạo đức thì mỏng, (7) vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích

quá!

(1) : Dấu phẩy ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? (Hôm qua)

đứng đầu câu với các bộ phận khác trong câu

(2, 3, 4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ cùng chỉ sự vật đứng cạnh

nhau, có ý liệt kê. (Bút, mực, cặp, vở, sách giáo khoa)

(7, 8) : Dấu phẩy ngăn cách các ý (vế của câu ghép: Sách Tiếng Việt rất

dày, sách Đạo đức thì mỏng, vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt.)

e, Bài tập hoàn thành câu:

a. Những chú chim bói cá…, …

b. Dòng sông quê tôi …, …

c. Các bạn học sinh lớp 2A …, …

d. Ngày nào đi làm về, mẹ cũng đi chợ, …, …

e. Mùa xuân đến, từng đàn chim én từ dãy núi đàng xa bay tới, lượn vòng trên

những bến đò, …

g. Thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu.

Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình giảng

dạy môn Tiếng Việt, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng

các loại dấu câu thông thường. Có thể các em mới chỉ làm quen với dấu câu

trong những bài Tập đọc, nhưng giáo viên cũng gợi mở để các em thấm dần

và nhớ lâu. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói

quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ sảo khi viết .

Dấu chấm : Đặt cuối câu kể. Khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được

gọi là dấu chấm xuống dòng.

Dấu chấm hỏi : Đặt cuối câu hỏi.

Dấu chấm cảm : Đặt cuối câu cảm và câu khiến.

15

Page 16: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Dấu hai chấm : - Báo hiệu dùng kèm dấu dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang

để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích thuyết minh .

Dấu gạch ngang : Đặt trước câu hội thoại, trước bộ phận liệt kê, tách rời

phần giải thích với các bộ phận khác của câu, đặt giữa các tên riêng hoặc

các con số để chỉ sự liên kết.

Dấu ngoặc đơn : Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích .

Dấu ngoặc kép : Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, đánh dấu tên gọi một tác

phẩm, báo hiệu từ ở trong ngoặc được dùng theo nghĩ khác.

Dấu ba chấm : Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm

thanh, chỉ ra người nói chưa nói hết ...

Dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có

ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép.

Giáo viên không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc cách sử dụng

mà chỉ thông qua bài tập, vừa thực hành vừa buộc học sinh giải thích vì sao

lại sử dụng dấu câu này ở đó ? Như vậy, nghĩa là giáo viên đã giúp học sinh

rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng

Việt.

4.2. Phương pháp giảng dạy các bài tập sử dụng dấu câu.

Song song với nội dung ôn luyện, tôi đã tích cực sử dụng các

phương pháp dạy học về dấu câu phù hợp với trình độ học sinh tiểu học.

Phương pháp giảng dạy tốt sẽ góp phần giúp ta phát huy năng lực sáng tạo

cho học sinh, kích thích được khả năng tự học , tự rèn luyện của các em. Do

đó tôi, đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các

nhóm đối tượng học sinh của lớp :

a/ Phương pháp động não, tự suy nghĩ.

Phương pháp này dùng cho học sinh có năng khiếu. Cứ mỗi bài tập

về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu

tiên, giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu

nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh có năng khiếu, khi đã hiểu nội

dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không

16

Page 17: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây

là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất

có hiệu quả khi sử dụng để dạy về dấu câu cho học sinh có năng khiếu.

b/ Phương pháp phân tích thành phần câu.

Đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, hay với những chỗ khó

thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác

việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền

dấu đúng.

Ví dụ : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây:

Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây

quần trên boong tàu ca hát thổi sao bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có

ai đang tập bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô.

Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên phải thực hiện các

bước :

- Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp (dành cho học sinh có

năng khiếu)

- Sau 1, 2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt,

giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau:

- Đoạn văn nói về việc gì ?

- Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu ? Câu hai...v..v..

- Câu nào là lời của nhân vật ? Cần phải sử dụng dấu câu nào ?

- Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào ? Vì sao ?

Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền

được dấu câu vào đoạn văn.

b/ Phương pháp đọc mẫu

Cuối cùng, nếu trong lớp còn vài học sinh chưa hoàn thành, chưa

thể điền đúng hết được thì giáo viên sử dụng phương pháp cuối cùng. Đó

là đọc, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng chỗ để thông qua việc nghe đọc, học sinh

điền dấu. Và đây cũng là bước để học sinh có năng khiếu tự kiểm tra bài

làm của mình, xem đúng hay chưa đúng, trước khi chữa bài trước lớp.

17

Page 18: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

4.3 Các dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.

Như vậy, thông qua các hệ thống bài tập, chúng ta có thể rèn kĩ năng sử

dụng dấu câu cho học sinh từ lớp 2 tuỳ theo mức độ và kiến thức về dấu câu

các em đã học. Có thể thống kê các dạng bài tập đó như sau :

a. Điền dấu vào câu văn hay đoạn văn cho đúng.

b. Điền dấu vào ô trống.

c. Đoạn văn đã sử dụng dấu câu sai, hãy sửa lại cho đúng.

d. Tập viết đoạn văn theo chủ đề có sử dụng các dấu câu đã học.

e. Điền dấu và giải thích tác dụng sử dụng của dấu câu đó trong câu .

g. Tập phát hiện dấu câu dùng sai và sửa lại trong các bài làm văn của

học sinh.

h. Thay thế dấu câu được dùng bằng dấu câu khác cho đúng.

i. Đặt câu và sử dụng dấu câu theo yêu cầu cho trước.

g. Hoàn thiện câu còn khuyết một số thành phần.

h. Sắp xếp các cụm từ cho trước tạo thành câu (điền dấu câu hợp lí)

Yêu cầu khi soạn bài tập thực hành về dấu câu :

* Phải dùng những ngữ liệu các em đã được học trong nội dung

chương trình. Chỉ với đối tượng học sinh có năng khiếu mới tìm ngữ liệu ở

ngoài.

* Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng

chuẩn mực, không đưa những đoạn ngữ liệu dùng dấu câu với hàm ý ẩn dụ

khác, không phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.

* Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, giáo viên phải chép

đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để học sinh theo dõi và làm. Không

buộc các em chép đề rồi mới làm bài, làm tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc

ôn luyện các kiến thức khác.

* Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với hoạt động đọc của

học sinh. Thông qua việc đọc các văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh

ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng

18

Page 19: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho công tác rèn kĩ năng nghe,

đọc, nói, viết cho học sinh tiểu học.

5. Kết quả đạt được.

Tôi và các đồng nghiệp trong tổ đã tiến hành áp dụng những kinh nghiệm

có được vào việc dạy học cho học sinh ngay từ đầu năm học. Kết quả thu lại

sau từng tháng đã thể hiện sự tiến bộ của học sinh.

Qua việc quan sát các em đọc trong giờ Tập đọc, thực hành các bài tập

Luyện từ và câu, viết Chính tả cũng như viết văn, tôi nhận thấy các em đã sử

dụng đúng dấu câu, khắc phục được nhiều nhược điểm mà trước kia các em

còn nhầm lẫn. Các em diễn đạt mạch lạc, rõ nghĩa, chân thật và biểu cảm

hơn rất nhiều. Việc áp dụng những kinh nghiệm này cũng được chúng tôi

trao đổi và áp dụng với học sinh ở các lớp học khác trong khối 2 và thu

được những kết quả khả quan như sau:

LớpSĩ

số

Tháng 8

Khảo sátTháng 9

Tháng 10, 11,

12, 1

Điểm

5, 6

Điểm

7, 8

Điểm

9, 10

Điểm

7, 8

Điểm

9, 10

tiến

bộ

Hoàn

thành

tốt

2A 35 3 22 10 20 15 10 25

2B 34 5 21 8 18 16 14 20

2C 33 8 20 5 19 14 12 21

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

Để sáng kiến được nhân rộng, các nhà trường có chương trình rèn kĩ năng

sử dụng dấu câu cho học sinh theo kế hoạch (bố trí xen các tiết học chính và

vào các tiết tăng).

Giáo viên giảng dạy cần nắm vững kiến thức chuyên môn, nội dung dạy

học và tích cực rèn luyện học sinh.

Học sinh tích cực học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh kiến thức về dấu câu

một cách tích cực.

19

Page 20: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Dạy học là cả một quá trình lao động vừa thực hiện những điều đã

biết trong giảng dạy vừa phải tìm tòi thêm cái mới, nghiên cứu thêm kiến

thức cũ để có kiến thức chuyên sâu về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung

và phương pháp dạy học. Có như thế, việc dạy học mới trở nên hứng thú,

tránh được sự lặp lại, sáo mòn, hiệu quả kém.

Thông qua việc tiến hành áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào

dạy học phần dấu câu, tôi đã giúp học sinh có kĩ năng sử dụng dấu câu.

Những bài học ngấm vào học sinh từng ngày giúp cho các em sử dụng dấu

câu tự nhiên và chính xác, làm đẹp thêm Tiếng Việt trong sáng của chúng

ta.

2. Kiến nghị:

- Đối với nhà trường :

Tạo điều kiện cho đội ngũ GV làm tốt công tác giảng dạy.

Quan tâm đến việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh thông qua

việc bố trí thời khoá biểu, lên chương trình dạy học; tổ chức sinh hoạt tổ

chuyên môn theo hướng nghiên cứu từng bài học cụ thể… để việc dạy học

của giáo viên có định hướng, có hiệu quả tốt hơn.

Đối với lãnh đạo cấp trên: Tổ chức thêm những hội thảo về các mảng kiến

thức khó dạy trong đội ngũ giáo viên để giúp GV sớm khắc phục hững tồn tại

trong quá trình giảng dạy. Nghiên cứu sách giáo khoa để có chương trình hợp

lí hơn về thời lượng dạy kiến thức phần dấu câu cho học sinh.

Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đánh giá, góp ý từ lãnh đạo cấp

trên, từ phía các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện thêm kho kiến thức, kinh

nghiệm dạy học của ngành giáo dục.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải Dương, ngày 24 tháng 2 năm 2015

20

Page 21: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

PHẦN PHỤ LỤC

1. Giáo án minh hoạ

21

Page 22: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

22

Page 23: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

2. Danh mục tài liệu tham khảo:

* Dạy học ngữ pháp ở tiểu học của tác giả Lê Phương Nga.

* Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt bậc tiểu học.

* Sách giáo khoa môn Tiếng Việt khối lớp 2

* Mấy vấn đề về dạy và học ngữ pháp của Tác giả Đặng Hồng Phúc.

* 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu Tiếng Việt (dành cho học

sinh Tiểu học). Tác giả Nguyễn Quang Ninh. Nguyễn Thị Ban

* Từ ngữ, ngữ pháp. Tác giả Đặng Mạnh Thường

23

Page 24: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH …hd-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/03_SK... · Web viewKhi kiểm tra, nhận xét bài tập làm văn, giáo

3. MỤC LỤC

STT Nội dung Trang

I Phần I: Thông tin chung về sáng kiến 1

II Phần II: Tóm tắt sáng kiến 2

II Phần III: Mô tả sáng kiến 4

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4

2 Cơ sở lí luận của vấn đề dạy dấu câu cho học sinh lớp 2 4

3 Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh về cách sử

dụng dấu câu

4

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện 5

5 Kết quả đạt được 19

6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 19

IV Phần IV: Kết luận và khuyến nghị 20

V Phần V: Phụ lục 21

1 Giáo án minh hoạ 21

2 Danh mục tài liệu tham khảo 23

3 Mục lục 24

24