Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu...

145
Cây lúa Hướng dn thc hành qun lý dinh dưỡng Qun lý dinh dưỡng Thiếu cht dinh dưỡng Ngđộc khoáng Công cvà thông tin

Transcript of Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu...

Page 1: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Cây lúa Hướng dẫn thực hành quản lý dinh dưỡng

Quản lý dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng

Ngộ độc khoáng

Công cụ và thông tin

Page 2: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

i

Lời nói đầu

An ninh lương thực ở Châu Á phần lớn dựa vào thâm canh lúa trong hệ thống được tưới tiêu thuận lợi. Tăng khả năng sản xuất hơn nữa là điều cần thiết bởi vì áp lực tăng dân số và giảm diện tích đất đai và nguồn nước tưới. Tăng năng suất trong tương lai đòi hỏi chăm sóc cây trồng tốt hơn, phương pháp quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên và có các chiến lược thâm canh cao cho việc sử dụng hiệu quả tất cả đầu vào, bao gồm dinh dưỡng phân bón.

Những khái niệm về quản lý dinh dưỡng cho những vùng (SSNM) đã được phát triển trong những năm gần đây như sự lựa chọn các khuyến cáo phân bón cho vùng rộng lớn. Những tiếp cận mới này nhằm đạt được hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn. Bón phân cân đối làm tăng lợi nhuận cho người nông dân là do năng suất cây trồng cao hơn trên một đơn vị phân bón sử dụng và bảo vệ được môi trường thông qua việc ngăn chặn bón quá mức. Chiến lược của SSNM được đánh giá là thành công trên đồng ruộng nông dân Châu Á và hiện giờ có chỗ đứng rộng rãi và được nông dân Châu Á chấp nhận.

Quyển sách này là một hướng dẫn thực hành để tìm ra biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hướng dẫn này tiếp nối xuất bản trước đây của IRRI/PPI- PPIC, Cây lúa: Các rối loạn dinh dưỡng và quản lý dinh dưỡng và đã được thiết kế để biên dịch và xuất bản bằng các ngôn ngữ khác.

Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn hướng dẫn này sẽ được phổ biến rộng rãi và đóng góp chiến lược quản lý dinh dưỡng hợp lý cho những nhà trồng lúa của Châu Á.

Ronald P. Cantrell Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

Thomas Fairhurst Giám đốc Các chươngtrình PPI-PPIC Đông Nam Châu Á và Đông Á

Page 3: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

ii

Lời nói đầu cho lần biên tập lần thứ 2

Trong năm năm qua, quản lý dinh dưỡng theo vùng cho cây lúa đã trở thành một phần không thể thiếu trong những đổi mới về cải tiến quản lý dinh dưỡng ở nhiều nước Châu Á. Những khuyến cáo về dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cụ thể ở địa phương, được người trồng lúa cùng đánh giá và được khuyến khích qua các đối tác tập thể và cá nhân trên quy mô lớn. Lần xuất bản đầu tiên về cây lúa: Hướng dẫn thực hành quản lý dinh dưỡng cây lúa được xuất bản năm 2002 đã một cách nhanh chóng trở thành tư liệu cho những tài liệu đã in ấn về SSNM. Cuốn hướng dẫn này có nhu cầu cao, đến bây giờ 2000 bản đã được phân phối và bán.

Qua nhiều năm, SSNM đã được tiếp tục cải tiến qua nghiên cứu và đánh giá và coi là bộ phận của Ban nghiên cứu lúa tổng hợp. Các cải tiến về khái niệm và sự đơn giản hóa đã được đưa ra, đặc biệt trong quản lý đạm. Thang so màu lá lúa đã chuẩn hóa có 4 mức độ màu (LCC) được chế tạo và khuyến khích sử dụng LCC mới được tiếp tục và đến cuối năm 2006 đã có hơn 250000 chiếc được phân phối. Có một trang web của SSNM mới được ra đời (www.irri.org/irrc/ssnm) để cung cấp thông tin cập nhập và các khuyến cáo của địa phương cho các vùng trồng lúa chính ở Châu Á. Do vậy lần xuất bản cuốn Hướng dẫn thực này được chỉnh sửa trở nên cần thiết cho phù hợp với thông tin mới nhất, được cung cấp trên trang web của SSNM và trong các tài liệu tập huấn ở địa phương. Chúng tôi rất hài lòng vì lần xuất bản thứ hai này sẽ biên dịch sang một số ngôn ngữ như tiếng Bangladesh, Trung Quốc, tiếng Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn Hướng dẫn này sẽ tiếp tục làm lợi cho người trồng lúa ở Châu Á bằng những nỗ lực của mình để nâng cao năng suất và thu nhập qua việc quản lý dinh dưỡng hợp lý.

Robert S. Zeigler Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

Christian Witt Giám đốc các Chươngtrình INPI-IPI Đông Nam Á

Page 4: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

iii

Lời cảm ơn

Chúng tôi chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân sau đây:

J.K. Ladha, David Dawe and Mark Bell với nhiều nhận xét và gợi ý hữu ích, cô đọng và súc tích cho cuốn sách.

Các cựu thành viên của IRRI, đặc biệt Kenneth G.Cassman và John E.Sheety có những đóng góp mang tính chất khái niệm cho sự phát triển quản lý cây trồng dựa vào đạm và phân tích tiềm năng năng suất trên cây lúa.; và Heinz-Ulrich Neue và sau này là Dharmawansa Senadhira đóng góp những bức ảnh và những tài liệu chưa được công bố về sự thiếu hụt và ngộ độc dinh dưỡng.

Tất cả các nhà khoa học, nhà khuyến nông và nông dân tham gia vào hội thảo nghiên cứu lúa tổng hợp với nhiều gợi ý và nhận xét có giá trị.

Tất cả các nhà khoa học đã đóng góp cho cuốn Hướng dẫn này thông qua những cuốn xuất bản của họ. Cuốn Hướng dẫn này không được trích dẫn như đã thiết kế mà được đề cập trong lời nói đầu.

Bill Hardy (IRRI) có sự giúp đỡ để chuẩn bị cuốn Hướng dẫn này.

Elsevier Science đã cho phép tái in ấn một bức ảnh trong cuốn Bảo vệ cây trồng Tập 16 (Datnoff L, bón phân Silic để quản lý bệnh trên lúa ở Florida); Helmut von Uexküiill và Jose Espinosa (IPNI); Pedro Sánchez (ICRAF); Mathias Becker (Trường Đại học Bonn, CHLB Đức); Frank Mussgnug (ZEF, CHLB Đức); Lawrence Datnoff (Trường Đại học Florida, Hoa Kỳ); và Takeshi Shimizu (Trung tâm Nghiên cứu Nông, Lâm nghiệp Osaka, Nhật Bản) đã cung cấp những âm bản và các bức ảnh cho sách.

Cơ quan vì Sự hợp tác và phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Hiệp hội Công nghiệp phân bón quốc tế (IFA), Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế (IPNI), Viện Kali quốc tế (IPI) và IRRI cung cấp ngân sách dài hạn cho sự phát triển và phổ biến SSNM, bao gồm hỗ trợ tài chính cho việc xuất bản cuốn Hướng dẫn này.

Page 5: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

iv

Mục lục

Lời nói đầu ................................................................................... i Lời nói đầu cho lần biên tập lần thứ 2 ........................................ ii Lời cảm ơn ................................................................................ iii 1. Quản lý dinh dưỡng............................................................... 1

1.1 Sự liên quan và nguyên nhân gây nên chênh lệch năng suất ................................................ 1

1.2 Những khái niệm cơ bản về quản lý cân đối N, P và K .............................................................. 4

1.3 Hiệu quả sử dụng phân bón ...................................... 7 1.4 Quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù

(SSNM) ...................................................................... 8 1.5 Phát triển chương trình phân bón .............................. 9 1.6 Đánh giá nhu cầu và cơ hội ..................................... 10 1.7 Phạm vi khuyến cáo ................................................ 14 1.8 Xây dựng khuyến cáo phân bón N, P và K ............. 14 Bước 1. Lựa chọn năng suất kinh tế dự

kiến .................................................................... 18 Bước 2. Đánh giá khả năng cung cấp dinh

dưỡng của đất ................................................... 18 Bước 3. Tính lượng N và sử dụng cách

quản lý N dựa theo nhu cầu của cây...................................................................... 21

Bước 4. Tính toán lượng phân P2O5 ................................ 32 Bước 5. Tính lượng K2O .................................................. 34

1.9 Quản lý phân hữu cơ, rơm rạ và phân xanh ......................................................................... 39

1.10 Đánh giá chiến lược nhân rộng ............................... 43

Page 6: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

v

1.11 Những con số hữu ích ............................................. 44 2. Sự thiếu hụt và ngộ độc khoáng ........................................ 47

2.1 Thiếu hụt Đạm ......................................................... 47 2.2 Thiếu Lân ................................................................. 48 2.3 Thiếu Kali ................................................................. 51 2.4 Thiếu Kẽm ............................................................... 54 2.5 Thiếu Lưu huỳnh ...................................................... 57 2.6 Thiếu Silic ................................................................ 59 2.7 Thiếu Magiê ............................................................. 62 2.8 Thiếu Canxi .............................................................. 64 2.9 Thiếu Sắt ................................................................. 67 2.10 Thiếu hụt Mangan .................................................... 69 2.11 Thiếu Đồng .............................................................. 71 2.12 Thiếu Bo (B) ............................................................. 73 2.13 Ngộ độc Sắt ............................................................. 75 2.14 Ngộ độc Sunphua .................................................... 78 2.15 Ngộ độc Bo (B) ........................................................ 81 2.16 Ngộ độc Mangan ..................................................... 83 2.17 Ngộ độc Nhôm ......................................................... 85 2.18 Độ mặn .................................................................... 87

Page 7: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

vi

Phụ lục

Quản lý ruộng lúa ................................................................... A-2 Công cụ quản lý dinh dưỡng: Các ô đối chứng ..................... A-4 Công cụ quản lý dinh dưỡng: Bảng so màu lá (LCC) ........... A-6 Các giai đoạn sinh trưởng ...................................................... A-8 Chìa khóa chẩn đoán để xác định thiếu dinh dưỡng ở lúa ..................................................................................... A-10 Biểu hiện thiếu Đạm ............................................................. A-12 Biểu hiện thiếu Lân .............................................................. A-14 Biểu hiện thiếu Kali .............................................................. A-16 Biểu hiện thiếu Kẽm ............................................................ A-18 Biểu hiện thiếu Lưu huỳnh .................................................. A-20 Biểu hiện thiếu Silic ............................................................. A-22 Biểu hiện thiếu Magiê .......................................................... A-24 Biểu hiện thiếu Canxi .......................................................... A-26 Biểu hiện thiếu Sắt .............................................................. A-28 Biểu hiện thiếu Mangan ....................................................... A-30 Biểu hiện thiếu Đồng ........................................................... A-32 Chìa khóa chẩn đoán để xác định ngộ độc dinh dưỡng trên cây lúa ............................................................... A-35 Biểu hiện ngộ độc Sắt ......................................................... A-36 Biểu hiện ngộ độc Sunphua ................................................ A-38 Biểu hiện ngộ độc Bo .......................................................... A-40 Biểu hiện ngộ độc Mangan .................................................. A-42 Biểu hiện ngộ độc Nhôm ..................................................... A-44 Biểu hiện bị mặn .................................................................. A-46

Page 8: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

1

1. Quản lý dinh dưỡng C.Witt1, R.J.Buresh2 S.Peng2, V.Balasubramanian2, A.Dobermann2

1.1 Sự liên quan và nguyên nhân gây nên chênh lệch năng suất

Phần lớn người trồng lúa chỉ đạt được dưới 60% năng suất tiềm năng của giống và khí hậu. Một mô hình giản đơn thường được sử dụng để minh hoạ về các yếu tố gây ra “chênh lệch năng suất” (Sơ đồ 1). Năng suất tiềm năng hay năng suất tối đa (Ymax) chỉ bị hạn chế bởi khí hậu và giống lúa, trong khi tất cả các yếu tố khác đều ở mức tối ưu. Ymax dao động trên dưới 10% qua các năm là do khí hậu.

N¨ ng suÊt gi¶m do mÊt c©n ®èi dinh

d- ì ng vµ qu¶n lý kÐm

N¨ ng suÊt gi¶m do mÊt c©n

®èi dinh d- ì ng

N¨ ng suÊt kinh tÕ

môc tiª u

N¨ ng suÊt tiª m n¨ ng cña mét gièng lóa

ë vï ng khÝ hËu nhÊt ®Þnh

ThiÕu hôt n¨ ng suÊt 3

20%

ThiÕu hôt n¨ ng suÊt 2

20%

ThiÕu hôt n¨ ng suÊt 1

20%

100

80

60

40

20

0Ymax Ytarget Ya Y

N¨ ng suÊtt- ¬ng ®èi (%)

Sơ đồ 1. Ví dụ về quản lý cây trồng và chất dinh dưỡng đối với năng suất tiềm năng hay năng suất tối đa (Ymax), năng suất dự kiến (Ytarget), năng suất có thể đạt được (Ya) và năng suất thực tế (Y)

1 Chương trình IPNI - IPI Đông Nam Á, Singapore 2 Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, Los Baños, Philipin.

Page 9: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

2

Đối với hầu hết các vùng trồng lúa ở vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, Ymax của giống lúa năng suất cao đang được trồng hiện nay khoảng 10 tấn/ha trong vụ có năng suất cao (HYS) và 7 - 8 tấn/ha trong vụ có năng suất thấp (LYS).

Năng suất có thể đạt được (Ya) là năng suất "bị giới hạn về dinh dưỡng" mà có thể đạt được bằng kỹ thuật quản lý dinh dưỡng của nông dân, trong khi các điều kiện về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh và các điều kiện khác cho cây trồng là tối ưu. Ya tối đa thu được của nông dân giỏi nhất khoảng 75 - 80% Ymax (Ví dụ: 7 - 8 tấn/ha ở HYS và 5 - 6,5 tấn/ha ở LYS). Năng suất kinh tế dự kiến (Ytarget, Sơ đồ 1) thấp hơn khoảng 20 - 25% Ymax. Trong đa số các trường hợp, thu hẹp khoảng cách này (gần tới năng suất tiềm năng) là không kinh tế vì cần đầu tư lớn, trong khi rủi ro mất mùa cao do bị đổ hoặc sâu bệnh. Trong thực tế, Ya về cơ bản thấp hơn trên hầu hết các vùng bởi nông dân sử dụng phân đạm không có hiệu quả hoặc không cân đối dinh dưỡng, dẫn đến chênh lệch về năng suất lớn hơn (Chênh lệch năng suất 2) (Sơ đồ 1).

Trên đồng ruộng, năng suất thực tế (Y) lại thường thấp hơn Ya do những hạn chế khác ngoài khí hậu và dinh dưỡng, như chất lượng hạt giống, cỏ dại, sâu bệnh, ngộ độc khoáng và tưới tiêu (Chênh lệch năng suất 3).

Hiểu được “Chênh lệch năng suất" là rất quan trọng bởi vì chúng là nguyên nhân dẫn đến:

Lợi nhuận của nông dân giảm,

Giảm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (như thiết bị tưới), và

Sản lượng thóc giảm, dẫn đến mất an ninh lương thực và yêu cầu nhập khẩu gạo tăng.

Quản lý dinh dưỡng cải tiến có thể làm giảm "sự chênh lệch năng suất 2" và cải thiện lợi ích của nông dân và quốc gia. Tuy nhiên, mức lợi nhuận lớn nhất do quản lý dinh dưỡng cải tiến thường thấy ở những trang trại quản lý cây trồng tốt và ít các vấn đề về sâu bệnh. Người nông dân cần biết yếu tố nào có thể được thay đổi để tăng khả năng sản xuất của cây lúa (quản lý dựa trên kiến thức)

Page 10: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

3

và năng suất chỉ có thể tăng cao hơn khi phần lớn các yếu tố hạn chế (ví dụ: sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng không hợp lý) đồng thời được khắc phục.

Quản lý cây trồng

Kỹ thuật quản lý cây trồng nói chung có ảnh hưởng đến phản ứng của cây đối với sự quản lý dinh dưỡng cải tiến.

Cần lưu ý những điểm sau:

Sử dụng hạt giống chất lượng cao của giống năng suất cao và thích hợp.

Cấy mạ non (10 - 20 ngày tuổi).

Làm phẳng ruộng và duy trì mức nước hợp lý trên toàn ruộng lúa để đạt được sự đồng đều cho cây trồng. Nhìn chung, điều này sẽ làm giảm nhu cầu về nước.

Lựa chọn mật độ gieo trồng thích hợp để thiết lập một tán lá hiệu quả (ví dụ 20 - 40 khóm/m2 và 1 - 3 dảnh/khóm đối với lúa cấy và 80 - 120 kg hạt giống/ha đối với lúa gieo).

Không để cỏ dại cạnh tranh với cây lúa về khoảng không, nước, ánh sáng và dinh dưỡng.

Tiềm năng quản lý dinh dưỡng cải tiến đầy đủ chỉ có thể đạt được bằng quản lý cây trồng tốt.

Sâu và bệnh

Sâu và bệnh ảnh hưởng đến quản lý dinh dưỡng của cây do chúng phá hoại lá, thân cây và hạt. Các loại dịch hại thông thường trên cây lúa nước là bạc lá, bạc lá vi khuẩn, thối thân, sâu đục thân, tungro, rầy nâu, chuột và chim.

Cần lưu ý những điểm sau:

Dùng các loại giống kháng sâu, bệnh phổ biến

Tránh bón thừa phân đạm để ngăn cản sự phát triển lá quá xanh, hấp dẫn các loại sâu, bệnh.

Page 11: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

4

Trước khi bón đạm thì xem xét độ đứng của cây lúa, màu lá (dùng thang so màu lá lúa) và tỷ lệ sâu bệnh.

Lúa bị hại nhiều hơn do bệnh (ví dụ: đốm nâu, bạc lá vi khuẩn, thối thân và đạo ôn) ở những nơi thừa đạm, thiếu kali.

Thực hành phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cùng với các hộ nông dân khác.

Sử dụng phân đạm hiệu quả và cân đối dinh dưỡng sẽ làm giảm rủi ro về đổ, sâu và bệnh.

Quản lý dinh dưỡng

Năng suất dự kiến sẽ chỉ đạt được khi dinh dưỡng được cung cấp đúng về liều lượng, đúng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng.

Chiến lược quản lý dinh dưỡng có hiệu quả phải nhằm mục đích:

Tối đa hóa sự hút dinh dưỡng của cây từ phân bón và nguồn dinh dưỡng vốn có trong đất thông qua thực hành quản lý cây trồng tốt,

Giúp cây sử dụng toàn bộ dinh dưỡng của rơm rạ, tàn dư thực vật khác và chất thải chăn nuôi,

Sử dụng phân khoáng để khắc phục các hạn chế dinh dưỡng đặc biệt khi cần thiết,

Tối thiểu hóa rủi ro mất mùa dựa vào việc lựa chọn năng suất kinh tế, phù hợp thông qua sử dụng phân bón hiệu quả và sự dinh dưỡng cân đối, và

Tối đa hóa thu nhập thông qua sự quan tâm đến chi phí đầu vào, kể cả lao động, phân hữu cơ và phân khoáng.

1.2 Những khái niệm cơ bản về quản lý cân đối N, P và K

Đầu vào - đầu ra của chất dinh dưỡng

Page 12: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

5

Kho chứa chất dinh dưỡng (B) của ruộng lúa có thể được ước tính như sau (kg chất dinh dưỡng/ha):

B = M + A + W + N2 - C - PS - G

Trong đó:

Đầu vào: M là nguồn dinh dưỡng bón vào (vô cơ và hữu cơ); A là chất dinh dưỡng từ khí quyển (có trong hạt mưa và bụi); W là chất dinh dưỡng từ nước tưới, nước lũ, phù sa (ở dạng hoà tan và huyền phù); và N2 là đạm được cố định sinh học.

Đầu ra: C là phần dinh dưỡng lấy đi thuần tuý theo hạt và rơm rạ (là tổng lượng dinh dưỡng cây hút trừ đi lượng dinh dưỡng trả lại cho đất có trong tàn dư thực vật); PS là lượng dinh dưỡng mất đi do rửa trôi; G là N dạng khí bị mất đi trong quá trình phản đạm hóa và bốc hơi ở dạng NH3.

Cung cấp chất dinh dưỡng của đất và cân bằng dinh dưỡng

Cung cấp dinh dưỡng nội tại của đất là lượng chất dinh dưỡng từ tất cả các nguồn trừ phân khoáng (ví dụ: đất, tàn dư thực vật, nước tưới) mà cây trồng có thể sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng.

Chỉ số đo thực tế và tin cậy khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất là năng suất lúa trong ô khuyết (ví dụ: năng suất bị hạn chế do N sẽ đo ở ô chỉ bón P và K, không bón N; xem Bước 2 trong Mục 1.8)

Bón phân cân đối nghĩa là cung cấp cho cây trồng đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà đất không đáp ứng (Hình 2).

Trong những năm đầu của cuộc Cách mạng Xanh, năng suất tăng lên chủ yếu nhờ sử dụng phân đạm được Chính phủ trợ giá, kết hợp với sử dụng giống lúa thuần mới.

Page 13: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

6

N¨ ng suÊt (t¹ /ha)

0

1

2

3

4

5

6

7

0N 0P 0K

N¨ ng suÊt dù kiÕn mí i

N¨ ng suÊt dù kiÕn cò

¤ khuyÕt:

Bãn: +PK +NK

Hình 2. Ví dụ về hạn chế của N, P, K trong đất được đánh giá qua năng suất lúa ở ô khuyết. Đối với năng suất dự kiến cũ, đất thiếu N nhưng không thiếu P và K; trong khi với năng suất dự kiến mới đất bị thiếu cả 3 chất dinh dưỡng theo thứ tự tầm quan trọng N > K > P.

Do năng suất tăng, nông dân đã tăng lượng bón phân N quá mức, trong khi lại không bón đủ P và K. Điều này dẫn đến việc mất cân đối dinh dưỡng cho cây. Hơn nữa, lúc đầu các chất dinh dưỡng không bị hạn chế sẽ trở thành yếu tố hạn chế khi năng suất tăng lên (Hình 2).

Thâm canh 2 - 3 vụ/năm với năng suất cao hơn dẫn đến làm cạn kiệt P và K trong đất bởi vì:

Các chất dinh dưỡng bị lấy đi theo hạt có thể không được thay thế bằng các chất dinh dưỡng có trong tàn dư thực vật, phân hữu cơ và phân khoáng,

Nông dân lấy rơm rạ (có hàm lượng K cao) khỏi đồng ruộng để dùng độn chuồng, làm chất đốt hay sử dụng trong công nghiệp, và

Page 14: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

7

Lượng P và K cây lấy đi nhiều hơn do tăng năng suất.

Lưu ý rằng, tỷ lệ N : P : K tối thích tùy theo vùng vì nó phụ thuộc vào năng suất dự kiến và khả năng cung cấp của từng chất dinh dưỡng có trong đất.

Nếu sinh trưởng của cây trồng chỉ bị hạn chế do chất dinh dưỡng thì cân bằng dinh dưỡng tối thích có thể đạt được khi cây lúa hút khoảng 15kg N, 2,6 kg P và 15 kg K/tấn thóc (Bảng 1).

Bảng 1. Lượng hút N, P, K tối thích của cây khi thu hoạch của các giống lúa mới hiện nay

Bộ phận của cây N P K

(Lượng hút dinh dưỡng, kg/tấn hạt)

Hạt 9 1,8 2 Rơm rạ 6 0,8 13 Hạt + rơm rạ 15 2,6 15

1.3 Hiệu quả sử dụng phân bón Phân bón sử dụng có hiệu quả khi:

Phần lớn phân bón vào được cây hút (Hiệu quả thu hồi, RE), và

Năng suất tăng do mỗi kg phân bón vào (Hiệu quả nông học, AE).

Dưới đây là ví dụ tính RE và AE cho phân đạm

RE (%) =

Lượng N cây hút của ô có bón N - Lượng N cây hút từ ô không bón N, tính bằng kg/ha

x 100Lượng N bón (kg/ha)

AE (kg/kg) = Năng suất hạt thu được từ ô có bón N - Năng suất hạt

thu được từ ô không bón N, tính bằng kg/ha

Lượng N bón (kg/ha)

Hiệu quả nông học và hiệu quả thu hồi đạt tối đa khi:

Lượng chất dinh dưỡng bón vào bổ sung đầy đủ sự thiếu hụt của đất,

Page 15: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

8

Cây lúa được bón cân đối tất cả các dinh dưỡng cần thiết,

Phân được bón đúng vị trí mà cây hút được nhiều nhất (ví dụ: bón sâu phân urê),

Phân N được bón theo trạng thái của cây trong suốt thời vụ bằng cách sử dụng bảng thang màu lá lúa,

Hạt chất lượng cao của giống thích hợp được sử dụng,

Chăm sóc cây trồng được tiến hành ở mức tốt nhất (ví dụ: quản lý cỏ dại, mật độ, mạ, nước,..) và

Kiểm soát sâu bệnh bằng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp (IPM).

1.4 Quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM)

Chiến lược quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù được trình bày ở đây nhằm đạt được năng suất kinh tế cao và bền vững thông qua quản lý cây trồng và dinh dưỡng hợp lý, đó là:

Sử dụng hiệu quả tất cả nguồn dinh dưỡng sẵn có, bao gồm phân hữu cơ, tàn dư thực vật, phân khoáng theo khả năng và giá cả,

Quản lý nhu cầu N của cây bằng sử dụng thang màu lá lúa (LCC),

Sử dụng ô khuyết dinh dưỡng để xác định khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất (đặc biệt là đối với P và K),

Cung cấp cho cây trồng lượng dinh dưỡng cân đối (N, P, K và các nguyên tố vi lượng),

Bổ sung các chất dinh dưỡng (đặc biệt là P và K) bị hạt và rơm rạ lấy đi để tránh cạn kiệt kho dinh dưỡng trong đất,

Lựa chọn sự kết hợp các loại phân bón có chi phí rẻ nhất,

Page 16: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

9

Sử dụng hạt giống chất lượng cao, mật độ gieo trồng tối thích, phòng trừ dịch hại tổng hợp, quản lý tốt cây trồng để khai thác tối đa lợi ích của SSNM, và

Điều chỉnh SSNM theo thực tế của từng địa phương (ví dụ: đánh giá năng suất và lợi nhuận với sự tham gia của nông dân).

1.5 Phát triển chương trình phân bón

Chương trình phân bón dựa vào SSNM có thể được phát triển bởi :

Nông dân cho từng mảnh ruộng của mình, hoặc

Các nhà lập kế hoạch chương trình khuyến nông cho các vùng rộng lớn hơn và tương đối đồng đều, có khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất là giống nhau (Mục 1.7).

Chiến lược phân bón hợp lý được xây dựng thông qua sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia, gồm nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân. Những khuyến cáo mới phải được đánh giá bằng các mô hình trình diễn ít nhất 1 đến 2 vụ trước khi thực hiện trên diện rộng. Bảng 2 cho biết khung thời gian gợi ý cho mở rộng chương trình phân bón.

Chú ý:

Sắp xếp thứ tự ưu tiên các yếu tố hạn chế sản xuất: Công nghệ nào có khả năng tăng năng suất nhiều nhất?

Cố gắng không đưa ra quá nhiều những khuyến cáo mới trong cùng một thời gian. Tập trung vào 2 - 3 kỹ thuật (ví dụ: cải thiện chất lượng giống và chương trình bón NPK cải tiến).

Sử dụng phương pháp có sự tham gia của người dân để thử nghiệm những khuyến cáo mới trên một số lượng giới hạn các hộ nông dân trong 1 hoặc 2 vụ, sau đó điều chỉnh các khuyến cáo dựa trên sự phản hồi của người dân.

Page 17: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

10

Thiếu hụt dinh dưỡng đối với lúa thường xảy ra với N, P và K nhưng cũng có thể gồm cả các nguyên tố dinh dưỡng khác như Zn và S, nhất là khi thâm canh tăng vụ.

Bảng 2. Khung thời gian đề xuất cho thử nghiệm kỹ thuật quản lý dinh dưỡng cải tiến có sự tham gia của người dân

Mùa vụ Hoạt động

Trước vụ 1

Chọn vùng dự kiến. Họp với các đối tác. Thực hiện một số vấn đề cần thiết và đánh giá thời cơ (NOA). Lựa chọn lĩnh vực khuyến cáo. Phát triển chiến lược phân N cải tiến lần đầu dựa trên nguyên tắc của NOA và SSNM.

Vụ 1a

Thử nghiệm chiến lược phân N được phát triển mới ở một số khu ruộng với sự tham gia tích cực của nông dân. Đánh giá sự cung cấp N, P, K của đất. Kiểm tra căn cứ của các lĩnh vực khuyến cáo đã chọn.

Trước vụ 2 Xây dựng khuyến cáo phân bón phối hợp với nông dân và chuyên gia khuyến nông.

Vụ 2 và 3

Thử nghiệm và điều chỉnh những khuyến cáo mới trong các mô hình trình diễn trên đồng ruộng của người dân. Thẩm tra các đánh giá về sự cung cấp N, P, K của đất ở vụ 2 và/hoặc 3.

Vụ 4 và 5 Phổ biến khuyến cáo phân bón trên phạm vi rộng hơn trong những lĩnh vực đã lựa chọn. Theo dõi và đánh giá.

a Là mùa vụ có năng suất cao lý tưởng với điều kiện khí hậu thuận lợi và áp lực sâu bệnh ít.

1.6 Đánh giá nhu cầu và cơ hội Ở mức sản xuất và giá cả phân bón hiện nay, phần lớn lợi nhuận tăng lên trong canh tác lúa ở Châu Á chỉ có thể đạt được nhờ tăng năng suất và giảm chi phí. Chi phí phân bón có thể giảm đến tối thiểu bằng cách lựa chọn kết hợp các nguồn phân bón sẵn có rẻ nhất ở địa phương và sử dụng

Page 18: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

11

phân bón cân đối có hiệu quả (ví dụ: tăng đầu tư cho yếu tố dinh dưỡng hạn chế nhất đồng thời giảm đầu tư cho yếu tố dinh dưỡng hạn chế ít hơn).

Hiểu biết về những yếu tố hạn chế sản xuất của nông dân cả về mặt sinh học và kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển chiến lược khuyến nông và điều này có thể đạt được tốt nhất qua đánh giá nhu cầu và cơ hội (NOA):

Đánh giá kỹ thuật quản lý cây trồng, dinh dưỡng và sâu bệnh của các hộ nông dân để xác định yếu tố hạn chế liên quan,

Đánh giá sự nhận thức của người dân về những yếu tố hạn chế sản xuất đã được xác định trong quá trình điều tra,

Đánh giá xem liệu có đủ cơ hội để nâng cao khả năng sản xuất liên quan đến lợi ích của nông dân (và “chi phí cơ hội” về thời gian của nông dân) và khả năng của tất cả các đối tác (nông dân, các tổ chức phi chính phủ, cán bộ khuyến nông, đại diện chính quyền địa phương …) để thực hiện chương trình.

Lựa chọn các vùng dự kiến thích hợp

Chọn vùng dự kiến dựa vào kết quả NOA, tham quan đồng ruộng, thảo luận với đối tác và các ranh giới hành chính. Vùng dự kiến hợp lý để đưa ra chiến lược quản lý dinh dưỡng cải tiến sẽ có một hoặc nhiều hơn những đặc điểm sau:

Sử dụng phân bón không đầy đủ hay không cân đối, dẫn đến năng suất đạt được thấp mặc dù năng suất tiềm năng cao (Mục 1.1). Tìm ra cách sử dụng phân bón của nông dân địa phương, các nhà cung cấp phân bón bón và những người làm công tác khuyến nông.

Xuất hiện biểu hiện thiếu dinh dưỡng (Mục 2). Xuất hiện các vấn đề sâu bệnh liên quan đến bón mất cân đối

hoặc sử dụng quá nhiều phân N (ví dụ: bệnh bạc lá). Tìm ra cách sử dụng phân bón của nông dân địa phương, các nhà

cung cấp phân bón bón và những người làm công tác khuyến nông.

Xuất hiện biểu hiện thiếu dinh dưỡng (Mục 2).

Page 19: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

12

Xuất hiện các vấn đề sâu bệnh liên quan đến bón mất cân đối hoặc sử dụng quá nhiều phân N (ví dụ: bệnh bạc lá).

Sử dụng phân N không hiệu quả vì lượng bón N cao hoặc bón không đúng lúc, phân chia liều lượng cho các thời kỳ không phù hợp, khi nông dân:

Bón phân N với liều lượng trên 175 kg/ha, Bón nhiều phân N vào thời kỳ đầu sinh trưởng (trên 50

kg/ha trong 10 ngày đầu sau khi cấy/gieo (DAT/DAS) hoặc trên 75kg N/ha trong vòng 20 DAT/DAS),

Bón thúc trên 50 kg N/ha trong mỗi lần bón, Phải bón trên 55 kg N/ha (120 kg Urea/ha) cho 1 tấn hạt

tăng thêm so với năng suất tại ô không bón phân N và Gặp phải những vấn đề như cây bị đổ.

Có dấu hiệu của việc cây hút nhiều P và K trong đất, như khi nông dân trồng từ hai vụ một năm trở lên với năng suất từ trung bình đến cao và trong 5 năm qua đã:

Bón ít hơn 20 kg P2O5/ha/vụ hoặc Bón ít hơn 10 kg K2O/ha/vụ và lấy đi hầu hết rơm rạ.

Giá cả, khả năng sẵn có và chất lượng của các nguồn dinh dưỡng Kỹ thuật bón phân cải tiến sẽ chỉ được nông dân chấp nhận khi:

Kỹ thuật đề xuất mang lại thu nhập kinh tế cao hơn cho nông dân, và

Có đủ các loại phân khoáng chất lượng cao tại địa phương. Việc kiểm tra chéo về giá và chất lượng phân bón nên được gộp vào một phần của NOA

Phân tích tổng lợi nhuận

Trước khi thử nghiệm những khuyến cáo mới trên đồng ruộng, thì cần hoàn thành việc phân tích tổng lợi nhuận để xác định:

Chi phí của tất cả các yếu tố đầu vào biểu diễn dưới dạng năng suất hạt (thí dụ: năng suất hòa vốn),

Page 20: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

13

Chi phí bổ sung do yêu cầu của các kỹ thuật mới,

Chi phí bổ sung (ví dụ: lao động) cần thiết để thực hiện kỹ thuật bón phân mới, và

Lợi nhuận ròng tăng lên so với kỹ thuật cũ.

Mong muốn thay đổi

Nông dân là đối tác quan trọng nhất trong sự phát triển những khuyến cáo phân bón cải tiến và nên được tư vấn đúng ngay từ đầu qua NOA và những tiếp cận có tham gia của người dân trong khi phê chuẩn những chiến lược mới.

Các nhà điều tra phải khẳng định rằng đất đai, lao động và vốn có đủ để cho phép tiếp nhận công nghệ mới. Điều tra nguồn tín dụng và tỷ lệ lãi suất áp dụng cho nơi mà nguời nông dân cần vay vốn để trả chi phí đầu vào.

Người nông dân sẽ dễ chấp nhận chương trình phân bón mới nếu:

Làm tăng năng suất ít nhất 0,5 tấn/ha ("trăm nghe không bằng một thấy")

Làm tăng lợi nhuận đáng kể và

Có thể kết hợp với các kỹ thuật mà người nông dân đang thực hiện (kể cả yêu cầu về lao động).

Page 21: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

14

1.7 Phạm vi khuyến cáo Mở rộng phạm vi khuyến cáo phân bón trong vùng dự kiến dựa trên phạm vi khuyến cáo đã xác định. Khuyến cáo có thể được xây dựng bằng cách sử dụng tập hợp tối thiểu các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và hiệu lực của phân bón trong khuyến cáo đó. Phạm vi khuyến cáo được xác định là một vùng có:

Một ranh giới lưu vực,

Hệ thống cây trồng phổ biến và lịch mùa vụ,

Cơ hội giống nhau về tiếp cận nguồn nước tưới,

Độ phì nhiêu đất tương tự (dựa vào thông tin đã có về độ phì nhiêu kể cả bản đồ về thành phần cơ giới, địa hình và các tính chất khác của đất, kiến thức của nông dân địa phương và cán bộ khuyến nông) và

Vùng có khả năng bao gồm nhiều đơn vị hành chính.

Thực trạng độ phì nhiêu được kiểm tra bằng cách đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất ở các ô khuyết (xem Phần 1.8). Diện tích khuyến cáo có thể dao động lớn phụ thuộc vào sự biến động của các thông số đã được đề cập ở trên.

Khuyến cáo

Các khuyến cáo sau đó được phát triển cùng với sự tham gia của nông dân. Những khuyến cáo riêng rẽ có thể được tiến hành cho:

Năng suất dự kiến (hay mức đầu tư),

Phương pháp bố trí cây trồng,

Giống và

Kỹ thuật quản lý tàn dư thực vật/phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật hiện hành, nhu cầu và lợi ích của nông dân trong phạm vi khuyến cáo.

1.8 Xây dựng khuyến cáo phân bón N, P và K

Page 22: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

15

Mục này hướng dẫn cách tính lượng phân N, P, K cân đối để đạt được năng suất dự kiến và đưa ra những gợi ý về thời gian và số lần bón phân N và K (Bảng 3). Phương pháp này có thể sử dụng cho cán bộ khuyến nông để phát triển khuyến cáo ở qui mô lớn hơn (Mục 1.7) hoặc cho những người nông dân để xây dựng khuyến cáo phân bón cho chính thửa ruộng của mình.

Việc tính lượng phân bón cho một chương trình bón phân hoàn chỉnh gồm những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn năng suất kinh tế dự kiến.

Bước 2: Đánh giá sự cung cấp dinh dưỡng của đất.

Bước 3: Tính lượng phân N căn cứ vào nhu cầu về phân N của cây.

Bước 4: Tính lượng phân Lân (P2O5).

Bước 5: Tính lượng phân Kali (K2O).

Các phương pháp để tính toán lượng phân bón trình bày trong chương này dựa trên những giả định chung sau đây:

Các giống lúa năng suất cao có chỉ số thu hoạch là 0,5,

Năng suất kinh tế dự kiến không lớn hơn 75 - 80% năng suất tiềm năng,

Bón phân N, P và K cân đối,

Lượng phân N tối thích và bón đúng lúc thông qua sử dụng thang màu lá (LCC),

Thực hành quản lý cây trồng tốt và

Những hạn chế khác như cung cấp nước, ảnh hưởng của cỏ dại và sâu bệnh đến sinh trưởng của cây trồng không nghiêm trọng.

Page 23: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

16

Bảng 3. Ma trận cho việc xây dựng khuyến cáo phân bón N, P và K

Đơn vị Mùa khô Mùa mưa Bước 1. Chọn năng suất kinh tế dự kiến

Năng suất tiềm năng t/ha

Năng suất thực tế ở ruộng của nông dân (trung bình) t/ha

Năng suất dự kiến t/ha

Bước 2. Ước tính khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất từ ô khuyết

Năng suất bị giới hạn bởi N (năng suất ở ô không bón N) t/ha

Năng suất bị giới hạn bởi P (năng suất ở ô không bón P) t/ha

Năng suất bị giới hạn bởi K (năng suất ở ô không bón K) t/ha

Bước 3. Tính lượng phân N dựa theo nhu cầu của cây

Tăng năng suất mong muốn (năng suất dự kiến trừ năng suất ở ô không bón N) t/ha

Tổng lượng N ước tính kg/ha

Bón đạm sớm (trong vòng 14 ngày sau cấy-DAT hoặc 21 ngày sau sạ-DAS) kg/ha

Lựa chọn 1: Tiếp cận thời gian bón chính xác

Lượng đạm cả vụ (__ đến __ DAT/DAS) kg/ha

Trị số LCC tới hạn thang số

Khoảng thời gian đo LCC ngày

16

Page 24: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

17

Đơn vị Mùa khô Mùa mưa

Lựa chọn 1: Tiếp cận sự bón phân theo thời kỳ sinh trưởng

Bón thúc 1 phân N vào giai đoạn đẻ nhánh rộ kg/ha

Bón thúc 2 phân N vào giai đoạn phân hóa đòng kg/ha

Bón thúc thêm phân N và trước khi trổ đòng kg/ha

Trị số LCC tới hạn thang số

Bước 4. Tính lượng phân P2O5

Duy trì lượng phân P2O5 kg/ha

Bước 5. Tính lượng phân K2O

Tổng lượng rơm rạ trả lại cho đất trước mùa vụ L/M/Ha

Duy trì lượng phân K2O kg/ha

Bón thúc 1 lúc __ DAT/DAS (__ %) kg/ha

Bón thúc 2 lúc __ DAT/DAS (__ %) kg/ha

a L = thấp, M = trung bình, H = cao

17

Page 25: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

18

Bước 1. Lựa chọn năng suất kinh tế dự kiến

Lựa chọn năng suất mục tiêu cần đạt dựa trên năng suất bình quân đạt được trong 3 - 5 vụ trước đó (cùng mùa vụ), được quản lý theo qui trình mà nông dân đang áp dụng và khắc phục được các yếu tố hạn chế có liên quan đến dinh dưỡng (xem các ô NPK Hình 3).

Năng suất mục tiêu phản ánh tổng lượng dinh dưỡng cây trồng hút được. Trong một địa phương và mùa vụ cụ thể thì yếu tố này phụ thuộc vào nhiệt độ, giống và kỹ thuật quản lý cây trồng.

Lựa chọn năng suất mục tiêu không vượt quá 75 - 80% năng suất tiềm năng (Ymax) được tính toán thông qua mô hình mô phỏng. Nếu năng suất mục tiêu đưa ra quá gần với năng suất tiềm năng thì sẽ cần tăng lượng phân bón rất lớn và làm tăng rủi ro mất mùa và giảm lợi nhuận.

Có thể lựa chọn năng suất mục tiêu cao hơn trong vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi và chỉ nên dự kiến năng suất mục tiêu vừa phải khi có điều kiện thời tiết ít thuận lợi hơn và rủi ro mất mùa nhiều hơn do bị đổ hoặc sâu bệnh.

Bước 2. Đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất

Dùng năng suất lúa trong những ô khuyết (trong điều kiện thời tiết thuận lợi và điều kiện canh tác tốt) như là một chỉ số để nhận biết khả năng cung cấp N, P, K của đất trong một vụ gieo trồng (Sơ đồ 3). Sử dụng hạt giống chất lượng tốt và tuân thủ quản lý mùa vụ hợp lý, kể cả nước và kiểm soát sâu bệnh.

Chọn 10 - 20 đám ruộng đại diện cho vùng khuyến cáo và thiết kế ô có kích thước 20 m x 5 m trong mỗi thửa ruộng của nông dân. Chia ô đó ra thành 4 ô khuyết có kích thước 5 m x 5 m (các bờ ngăn phải cao 25 cm và rộng 25 cm để ngăn cản sự di chuyển dinh dưỡng từ ô này sang ô khác):

Page 26: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

19

0 N Năng suất bị hạn chế bởi N được xác định trong ô khuyết, trong đó chỉ bón phân P và K nhưng không bón phân N. Đắp bờ là để ngăn cản sự dịch chuyển N vào các ô thí nghiệm khi nông dân bón phân N cho phần còn lại của đám ruộng.

0 P Năng suất bị hạn chế bởi P trong các ô chỉ bón N và K nhưng không bón P. Cung cấp lượng N và K đầy đủ để đạt năng suất mục tiêu.

0 K Năng suất bị hạn chế bởi K trong các ô chỉ bón N và P. Cung cấp đầy đủ lượng N và P để đạt năng suất mục tiêu.

NPK Năng suất mục tiêu cần đạt, được xác định trong ô bón đầy đủ N, P và K với lượng bón đủ lớn để đạt tới năng suất mục tiêu cho vùng khuyến cáo.

Trong các ô 0 P, 0 K và NPK cần tuân thủ phương pháp và số lần bón hợp lý đối với N để tránh đổ. Bón đủ Zn và các dinh dưỡng vi lượng cho tất cả các ô nếu bị thiếu.

Ruéng cña n«ng d©n

M- ¬ng t- í i

NPK +N, +P, +K

0 N +P, +K

0 P +N, +K

0 K +N +P

5m 5m 5m 5m

5m

Page 27: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

20

Hình 3. Thiết kế toàn bộ ô NPK và các ô khuyết trên đồng ruộng. Tránh bố trí ô gần bờ, nơi nông dân quay máy/trâu khi cày.

Khi lúa chín, gặt một ô có kích thước 2 m x 2,5 m ở giữa ô khuyết. Cắt tất cả các bông cho vào túi nilon hay túi lưới để tránh mất mát. Loại bỏ hạt lép và phơi hạt dưới nắng 1 ngày đến khi hạt có độ ẩm 12 - 16%. Vào mùa mưa có thể phải phơi 2 - 3 ngày. Năng suất lúa (GY) tính bằng tấn/ha.

Ước tính bình quân năng suất trong mỗi ô khuyết của 10 - 20 hộ để biết:

Năng suất trung bình bị hạn chế bởi N (năng suất ở các ô 0 N),

Năng suất trung bình hạn chế bởi P (năng suất ở các ô 0 P),

Năng suất trung bình hạn chế bởi K (năng suất ở các ô 0 K),

Năng suất có thể đạt được (năng suất ở các ô NPK) cho các vùng khuyến cáo.

Nếu năng suất thu được ở các ô khuyết cho thấy có sự khác biệt lớn về khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất trong vùng khuyến cáo thì nên chia vùng đó thành nhiều tiểu vùng. Có một nguyên tắc là chỉ khi năng suất trung bình của các ô khuyết chênh lệch nhau từ 1 tấn/ha trở lên thì mới chia làm 2 tiểu vùng.

Chú ý:

Cần thiết phải chấp nhận chiến lược quản lý N thích hợp đối với những ô 0 P, 0 K và NPK vì sự hút P và K của cây lúa chịu ảnh hưởng lớn bởi kỹ thuật quản lý N, một yếu tố hạn chế phổ biến nhất. Lượng phân N nên đủ cao, thời gian và số lần bón thích hợp để đạt được 75 - 80% năng suất tiềm năng (Bước 3). Không được theo kỹ

Page 28: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

21

thuật quản lý N của nông dân hiện nay đối với các ô 0 P, 0 K và NPK của nông dân.

Căn cứ vào năng suất và mùa vụ, cần bón ít nhất 30 - 45 kg P2O5/ha ở ô 0 K và 50 - 100 kg K2O/ha ở các ô 0 P.

GY chỉ được sử dụng như một chỉ thị có giá trị về sự cung cấp dinh dưỡng tiềm năng nếu GY được đo trong mùa vụ mà điều kiện khí hậu thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc cây trồng phù hợp và không bị hạn chế bởi việc cung cấp các yếu tố dinh dưỡng khác, cũng như quản lý nước và sâu bệnh tốt. Không dùng số liệu nếu mất năng suất do bị đổ, chuột phá và sâu bệnh.

Khả năng cung cấp dinh dưỡng được xác định thông qua GY ở lúa gieo thẳng (sạ) thường thấp hơn lúa cấy vì các số đo dựa vào lượng dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi từ đất cũng bị ảnh hưởng bởi giống, cách thức gieo trồng. Do vậy, cần thiết xác định sự cung cấp dinh dưỡng của đất ngay trên ruộng của nông dân với phương thức gieo trồng của chính họ.

Nếu nông dân sử dụng phân hữu cơ (như phân chuồng) bón cùng với phân khoáng thì cũng cần bón cùng lượng phân hữu cơ đó cho các ô khuyết.

Bước 3. Tính lượng N và sử dụng cách quản lý N dựa theo nhu cầu của cây

Có hai phương pháp tiếp cận (theo thời kỳ đã xác định trước và theo điều kiện thực tế-bón đúng lúc) được sử dụng thành công trên đồng ruộng của nông dân để quản lý phân N có hiệu quả. Bảng 3 cho biết những nét chính của 2 cách tiếp cận này. Chúng tôi khuyến cáo thử nghiệm cả 2 phương pháp cùng một lúc trên ruộng của nông dân và dùng chính người dân để đánh giá hiệu quả của từng phương pháp trước khi phổ biến ra diện rộng. Cần lưu ý đến các yếu tố kinh tế, xã hội khi xây dựng chiến lược quản lý phân N (nguồn nhân lực và chi phí,

Page 29: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

22

giá lúa và phân bón, nguồn cung ứng phân bón và kỹ thuật bón phân hiện hành).

Lựa chọn N1: Tiếp cận cách bón đúng lúc

Người nông dân thường dùng màu lá lúa trong cả vụ như là một chỉ thị nhận biết bằng mắt trạng thái đạm trong cây để xem có cần bón hay không. Bảng thang màu lá (LCC) là một công cụ chẩn đoán không đắt và dễ sử dụng để theo dõi trạng thái N của cây lúa trong cả mùa vụ để hỗ trợ cho việc quyết định kế hoạch bón thúc phân N. Phân N cần bón khi chỉ số đo LCC cho thấy đã dưới ngưỡng tới hạn thiếu N trong cây. Điều này giúp cho nông dân điều chỉnh thời kỳ bón phân tuỳ theo điều kiện khí hậu của từng vùng. Sử dụng N đúng lúc sẽ làm giảm lượng N cần bón, tăng hiệu quả sử dụng N và làm giảm sự mẫn cảm của cây trồng đối với sâu và bệnh.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp tiếp cận bón đúng lúc

Bảng LCC được chuẩn hóa (xem ảnh ở bìa trước) đã được IRRI phát triển và cung cấp từ năm 2003 có 4 thang màu từ xanh vàmg (số 2) đến xanh đậm (số 5). Dưới ngưỡng xanh giá trị LCC tới hạn thì nên bón phân N, ngưỡng này dao động từ 2 - 4 tùy theo giống và kỹ thuật quản lý cây trồng. Trị số LCC tới hạn được biểu thị trong Bảng 4.

Bảng 4. Ví dụ về trị số LCC tới hạn tùy theo giống và kỹ thuật quản lý cây trồng

Giống Kỹ thuật quản lýcây trồng

Giá trị LCCtới hạn

Lúa thơm - 2

Lúa cao trung bình (indica) Gieo thẳng 3

Page 30: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

23

Lúa cao trung bình (indica) Cấy 3,5

Lúa lai Cấy 3,5

Hướng dẫn cách sử dụng bảng thang màu lá

Kể từ ngày thứ 14 sau khi cấy (đối với lúa cấy-TPR) hoặc ngày thứ 21 sau khi gieo (với lúa gieo thẳng-WSR) thì tiến hành so LCC với khoảng cách 7 - 10 ngày 1 lần. Lần so cuối cùng là khi lúa bắt đầu trỗ bông (trổ bông đầu tiên). Nếu nông dân muốn so ít lần hơn thì khuyên họ so theo thời gian quy định bón phân (lựa chọn N2), so LCC vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và phân hóa đòng (xem A - 9).

Chọn lá trên cùng đã phát triển hoàn chỉnh (lá Y) để so màu bởi vì lá đó cho chỉ thị tốt nhất trạng thái N trong cây lúa. So màu phần giữa của lá. Nếu màu lá nằm giữa 2 trị số của thang màu lá thì lấy trị trung bình. Thí dụ: nếu màu lá có trị số giữa 3 và 4 thì lấy trị số là 3,5.

Trong khi so màu, luôn lấy người che ánh nắng mặt trời chiếu lên lá. Nên quy định so màu lá lúa cùng 1 người, cùng thời điểm trong ngày.

Chọn ngẫu nhiên các khóm lúa trên thửa ruộng để so, chỉ so 10 lá của các khóm đã chọn. Nếu từ 6 lá trở lên có trị số dưới ngưỡng tới hạn thì bón N ngay.

Lượng bón N cho các giống lúa cao trung bình được biểu thị ở Bảng 5.

Hướng dẫn thử nghiệm thang so màu lá

Thử nghiệm LCC được tiến hành ở các trại thí nghiệm và ở ruộng của nông dân. Chọn 3 - 4 giống lúa phổ biến nhất ở địa phương và so sánh sự phát triển của lúa bằng cách dùng trị số ngưỡng tới hạn khác nhau (thí dụ: 3, 3,5 và 4). Bón phân N bằng cách sử dụng LCC như đã trình bày ở trên. Ngoài việc sử dụng phân bón, cũng nên ghi chép năng suất hạt và các yếu tố cấu

Page 31: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

24

thành năng suất (nếu có), sự xuất hiện sâu bệnh và số cây đổ.

Bảng 5. Lượng phân N đề xuất bón cho các giống lúa cao trung bình vào mỗi thời điểm màu lá ở dưới ngưỡng tới hạn theo LCC.

Tăng năng suất mong đợi ở ô 0 N

(tấn/ha)

Lượng bón trong thời gian 14 DAT hoặc 21 DAS cho đến thời kỳ phân

hóa đòng (kg N/ha)a

1 - 2 25

2 - 3 35

3 - 4 45

a Bón khoảng 25 kg N/ha sau khi phân hóa đòng đến lúc trổ bông đầu tiên

Chọn thiết kế thí nghiệm nhiều yếu tố cho các thí nghiệm ở trạm, chẳng hạn bố trí công thức ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 4 lần nhắc với 3 giống lúa và 3 trị số tới hạn của LCC.

Mỗi hộ là một lần nhắc lại nếu quyết định tiến hành thử nghiệm ở ruộng của nông dân, chọn ít nhất 4 thửa ruộng, mỗi giống là một lần nhắc và thử 2 - 3 trị số LCC trong mỗi ruộng.

Bố trí 1 ô không bón phân để tính toán hiệu quả nông học (AE, kg thóc tăng/1 kg phân N bón vào, (Mục 1.3) cho các công thức khác nhau.

Trị số LCC tới hạn chủ yếu dựa vào giống và cách gieo trồng (Bảng 4), trong khi đó lượng phân N cho mỗi lần bón tùy theo mùa vụ, chủ yếu dựa vào tăng năng suất mong đợi do ảnh hưởng của khí hậu (Bảng 5).

Chú ý:

Page 32: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

25

Bởi vì LCC là cách tiếp cận quản lý N dựa vào cây trồng cho nên việc đánh giá năng suất bị hạn chế bởi N chỉ là ước tính một cách tương đối để quyết định nhu cầu bón N sớm, 14 ngày sau cấy. Nếu không bón N sớm có thể làm giảm khả năng đẻ nhánh của lúa trên những đất có khả năng cung cấp N thấp. Vì thế, quyết định có bón sớm hay không thì xem lựa chọn N2 (trình bày dưới đây) và dùng LCC để quyết định số lần bón thúc N.

Quản lý N dựa vào LCC sẽ thành công hơn khi được sử dụng như một phần trong chiến lược quản lý dinh dưỡng theo vùng. Để thu được phản ứng tối thích đối với phân N thì các chất dinh dưỡng khác (P, K, S, Zn) phải được cung cấp để đảm bảo chúng không phải là yếu tố hạn chế. Việc bón P và K (xem Bước 4 và 5) và các nguyên tố trung, vi lượng khác (S, Zn) dựa trên cơ sở phân tích đất hoặc các khuyến cáo của địa phương.

Thiếu P (Mục 2.2) có thể gây nên màu lá sẫm hơn, điều này dẫn đến không so màu được với bảng thang màu lá.

Một bảng hướng dẫn đơn giản bằng tiếng địa phương nên được đính kèm với thang màu lá này và giải thích cho nông dân cách xác định thời gian và lượng bón N thích hợp cho cây lúa trong một mùa vụ cụ thể.

Sự lựa chọn N2: Tiếp cận bón phân theo thời gian cố định

Cách tiếp cận này đưa ra khuyến cáo căn cứ vào tổng nhu cầu phân N (kg/ha) và kế hoạch số lần và thời gian bón theo các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, mùa vụ, giống và cách gieo trồng.

Nguyên tắc cơ bản của tiếp cận bón phân theo thời gian cố định:

Page 33: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

26

Ước tính tổng lượng phân N cần thiết và lên lịch các đợt bón. Sử dụng LCC theo các giai đoạn sinh trưởng tới hạn để điều chỉnh lượng phân N trước khi bón

Bảng 6. Phản ứng của năng suất có thể đạt được với lượng phân N theo (năng suất dự kiến - năng suất ở ô 0 N) và hiệu quả nông học của N (AEN, kg thóc tăng lên/kg phân N).

Hiệu quả nông học của N (∆kg thóc/kg phân N) → 16,7 20 25

Phản ứng năng suất đối với bón N (tấn/ha)↓ Lượng phân N (kg/ha)

1 60 50 40

2 120 100 80

3 180 150 120

4 200 160

5 200

Chỉ ra dự kiến năng suất không thực tế.

Dùng Bảng 6 để tìm tổng lượng phân N dựa vào:

Phản ứng năng suất đối với phân N được tính từ sự khác biệt giữa năng suất dự kiến và năng suất ở các ô 0 N (Bước 1 và 2) và

Hiệu quả nông học của N có thể đạt được (AEN, xem trang 7 - 8).

Nguyên tắc ngón tay cái: Bón 40 - 60 kg phân N/ha cho mỗi tấn thóc dự kiến đạt được.

Bón N ít hơn cho lúa trong mùa mưa (nắng ít hơn, phản ứng năng suất thấp hơn) và bón N nhiều hơn cho lúa trong mùa khô (nắng nhiều hơn, phản ứng của năng suất với phân N cao hơn).

Page 34: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

27

Chọn phản ứng của năng suất mong muốn ≥ 4 tấn/ha cho ô 0 N ở vụ cho năng suất cao, là vụ có điều kiện khí hậu thuận lợi.

Kinh nghiệm ở các nước Châu Á nhiệt đới cho thấy rằng AEN thường là 25 khi được quản lý cây trồng tốt ở vụ cho năng suất cao và 16,7 hoặc 20 ở vụ cho năng suất thấp.

Chú ý rằng AEN thường cao hơn khi bón lượng N thấp hơn. Mục tiêu quản lý N có hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường ở các vùng nhiệt đới là làm sao để đạt được năng suất cao và kinh tế với AEN tối ưu biến động từ 16,7 - 25 kg thóc tăng lên/kg phân N. Ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, phản ứng năng suất có thể trên 5 tấn/ha thì AEN trên 25 kg/kg, trong trường hợp này lượng phân N được đưa ra ở Bảng 6 cần phải điều chỉnh lại.

Chia tổng lượng phân N khuyến cáo làm 2 - 4 lần bón. Sử dụng nhiều lần bón hơn cho các giống dài ngày ở vụ cho năng suất cao. Khi nhu cầu N của cây lớn thì bón nhiều N hơn (ví dụ, giữa thời kỳ đẻ nhánh và bắt đầu trổ bông). Lượng phân N bón trên 45 kg/ha/lần chỉ khi thời tiết rất thuận lợi và phản ứng của cây đối với N cao.

Sử dụng Bảng 7 - 9 để xác định liều lượng cho mỗi lần bón phân N. Các giai đoạn sinh trưởng được xác định nhưng ngày bón thực tế thì phụ thuộc vào giống (suốt mùa vụ). Đối với cây lúa vùng nhiệt đới, giai đoạn phân hóa đòng là khoảng 60 ngày trước khi gặt, còn giai đoạn đẻ nhánh rộ sẽ nằm giữa khoảng 14 ngày sau cấy hoặc 21 ngày sau sạ và lúc phân hóa đòng.

Sử dụng hướng dẫn sau đây để xác định yêu cầu bón N sớm cho cây lúa non (14 ngày sau cấy hoặc 21 ngày sau sạ) :

Không bón sớm khi phản ứng của năng suất thấp hơn hoặc bằng 1 tấn/ha. Ở mức phản ứng năng suất từ 1 - 3 tấn/ha thì bón khoảng 20 - 30 kg N/ha. Ở

Page 35: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

28

mức phản ứng năng suất trên 3 tấn/ha thì bón khoảng 25 - 30% tổng lượng N.

Bón ít hơn hoặc không bón N sớm khi đã bón các nguyên liệu hữu cơ hoặc các phân ủ có chất lượng cao.

Tránh bón nhiều phân N sớm (trên 50 kg N/ha) cho lúa cấy vì sinh trưởng và khả năng hút N kém trong 3 tuần đầu sau khi cấy.

Nên bón tăng N sớm trong các trường hợp sau: Giống đẻ nhánh ít nhưng có bông to; mạ già (trên 24 ngày tuổi); giống ngắn ngày, cấy mật độ thưa để làm tăng khả năng đẻ nhánh. Bón N sớm cũng nên tiến hành ở vùng khi cấy hoặc sạ mà có nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước thấp (ví dụ: ở vùng núi cao).

Vùi phân N vào đất trước khi cấy hoặc bón thúc phân N trong vòng 14 ngày sau khi cấy hoặc 21 ngày sau khi sạ. Sử dụng phân đạm dạng amôn (NH4-N) và không dùng đạm dạng nitrat (NO3-N) để bón sớm. Không cần sử dụng LCC cho việc bón sớm.

Sử dụng LCC để đánh giá trạng thái N của lá và nhu cầu N của cây giai đoạn 14 ngày sau khi cấy hoặc 21 ngày sau khi sạ. Tăng thêm lượng phân N khi lá hơi vàng và giảm khi lá xanh.

Bón lượng N muộn (ví dụ: lúc bắt đầu trổ bông) để làm chậm quá trình già hóa của lá và tăng độ chắc hạt, nhưng chỉ đối với cây trồng khỏe mạnh, có tiềm năng suất cao. Giống lúa lai và giống có bông to ở vụ cho năng suất cao thường yêu cầu bón thêm N lúc bắt đầu trổ bông. Để giảm rủi ro lốp, đổ và bệnh thì không bón quá nhiều N giữa giai đoạn phân hóa đòng và trổ bông, đặc biệt trong vụ có năng suất thấp.

Page 36: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

29

Đối với LCC đã tiêu chuẩn hóa của IRRI cho đại đa số các giống lúa, màu lá đã được đề cập trong Bảng 7 - 9 tương ứng với các trị số LCC như sau:

Xanh vàng nhạt: LCC = 3,

Xanh vừa: LCC = 3,5 (giữa 3 và 4), và

Xanh: LCC = 4.

Lượng phân bón ở Bảng 7 - 9 cho biết hiệu quả sử dụng N tương đối cao (hiệu quả nông học của N hay AEN), đạt khoảng 16,7 - 20 kg thóc/1 kg phân N trong vụ có phản ứng với phân N là 1 - 2 tấn/ha và tăng 25 kg thóc trong mùa có phản ứng phân N là 3 - 4 tấn/ha (xem Bảng 6).

Sử dụng LCC để theo dõi trạng thái N trong cây để tối ưu hóa lượng phân mỗi lần bón trong mối quan hệ giữa nhu cầu của cây và khả năng cung cấp N của đất. Lượng N bón ứng với mỗi cấp độ màu lá được nêu trong các Bảng 7 - 9 nhằm cung cấp những hướng dẫn linh hoạt cho việc bón phân N khi phản ứng của cây đối với phân bón ở địa điểm và mùa vụ cụ thể khác so với việc tăng năng suất dự kiến do bón phân N.

Lượng N trong Bảng 7 - 9 cần được điều chỉnh phù hợp cho điều kiện sinh trưởng từng vùng và loại giống lúa.

1. Lúa cấy (giống thường) (xem Bảng 7)

Giống lúa thường năng suất cao, để ngập nước liên tục hoặc tưới xen kẽ, với mật độ 20 - 40 khóm/m2. Lúa cấy phát triển diện tích lá, tích lũy chất khô và hút N chậm hơn trong thời kỳ đầu, nhưng sinh trưởng và lượng hút N tăng nhanh từ giữa thời kỳ đẻ nhánh đến thời kỳ chắc hạt.

2. Lúa gieo thẳng (lúa sạ), (xem Bảng 7)

Gieo vãi 80 - 150 kg/ha đối với giống lúa thường năng suất cao, để nước ngập liên tục sau khi nảy mầm. Gieo vãi sẽ làm cho sự phát triển diện tích lá, tích luỹ chất khô

Page 37: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

30

và hút N trong thời kỳ sinh trưởng ban đầu nhanh hơn nhưng tốc độ sinh trưởng và hút N sau khi phân hóa đòng đặc biệt trong thời kỳ chắc hạt lại chậm hơn. Tuy nhiên với lúa gieo thẳng, lá bị già nhanh hơn và dễ đổ hơn so với lúa cấy. Lúa gieo thẳng yêu cầu bón ít hoặc không bón N ở giai đoạn sau.

3. Lúa cấy (lúa lai) (xem Bảng 8)

Giống lúa lai năng suất cao thường cấy với mật độ 20 - 40 khóm/m2, để ngập nước liên tục hoặc tưới ngập, khô xen kẽ. Lúa lai cấy thường có nhu cầu bón N muộn trong vụ có năng suất cao.

Bảng 7. Số lần bón phân N cho lúa gieo và lúa cấy đối với các giống thường, song có hiệu quả sử dụng N cao

Tăng năng suất mong muốn so với ô 0 N →

1 tấn/ha

2 tấn/ha

3 tấn/ha

4 tấn/ha

Giai đoạn sinh trưởng Màu láa Lượng phân N (kg/ha)

Từ khi trồng đến 14 ngày sau cấy hoặc 21 ngày sau sạ - 20 30 45

Đẻ nhánh rộ Xanh vàng 35 45 45 60 Xanh vừa 25 35 35 45 Xanh - - 25 25

Phân hóa đòng

Xanh vàng 35 45 60 60 Xanh vừa 25 35 45 45 Xanh - 25 25 35

a Xem nội dung ở trang A-6, phần phụ lục.

Bảng 8. Số lần bón phân N cho giống lúa lai cấy có hiệu quả sử dụng N cao

Tăng năng suất mong muốn so với ô 0 N →

1 tấn/ha

2 tấn/ha

3 tấn/ha

4 tấn/ha

Giai đoạn sinh trưởng Màu láa Lượng phân N (kg/ha)

Từ khi cấy đến 14 DAT - 20 30 45 Đẻ nhánh rộ Xanh vàng 35 45 45 60

Page 38: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

31

Xanh vừa 25 35 35 45 Xanh - - 25 25

Phân hóa đòng

Xanh vàng 35 45 60 60 Xanh vừa 25 35 45 45 Xanh - 25 25 35

Bắt đầu trổ Xanh vàng - - 20 20 a Xem nội dung ở trang A-6, phần phụ lục.

4. Lúa cấy (loại bông to) (xem Bảng 9)

Lúa cho năng suất cao, bông to song tỉ lệ đẻ nhánh tương đối thấp, chống đổ tốt. Loại này bao gồm giống lúa thuần “kiểu hình mới” và các giống siêu lúa lai của Trung Quốc.

Bảng 9. Số lần bón phân N cho giống lúa kiểu bông to

Tăng năng suất mong muốn so với ô 0 N →

1 tấn/ha

2 tấn/ha

3 tấn/ha

4 tấn/ha

Giai đoạn sinh

trưởng Màu láa Lượng phân N (kg/ha)

Từ khi cấy đến 14 DAT 25 30 40 50

Đẻ nhánh rộ

Xanh vàng - 35 45 45

Xanh vừa - 25 35 35

Xanh - - 25 25

Phân hóa đòng

Xanh vàng 45 45 45 60

Xanh vừa 35 35 35 45

Xanh 25 25 25 35

Bắt đầu trổ - - 25b 25b a Xem nội dung ở trang A-6 phần phụ lục. b Bón N không cần LCC.

Chú ý

Không bón thúc N khi dự báo có mưa to.

Page 39: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

32

Bước 4. Tính toán lượng phân P2O5

Mục tiêu chủ yếu của quản lý P là để phòng ngừa thiếu hụt P thay vì đến khi có biểu hiện thiếu P mới xử lý. Nếu cung cấp P của đất thấp là lý do không đạt được năng suất mục tiêu thì việc quản lý phải tập trung vào việc bổ sung và duy trì mức P dễ tiêu của đất đủ để bảo đảm rằng P không hạn chế sự sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đạm.

P không dễ mất khỏi đất nhưng nguồn cung cấp từ nước tưới, rơm rạ thì rất ít. Hiệu quả tồn dư của phân P có thể kéo dài nhiều năm và do vậy, việc duy trì khả năng cung cấp P của đất đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng trên cơ sở xem xét tới P từ tất cả các nguồn.

Quản lý P bền vững đòi hỏi sự bổ sung cho nguồn P của đất, đặc biệt ở những vùng năng suất lúa cao và lại gieo trồng 2 hay 3 vụ, ngay cả khi hiệu lực trực tiếp của phân P với cây trồng không có.

Nguyên tắc vận dụng: Vùng đất có khả năng cung cấp P thấp thì bón 20 kg P2O5/ha cho mỗi tấn thóc tăng thêm (mức chênh lệch giữa năng suất dự kiến và năng suất ở ô 0 P).

Duy trì lượng P ở Bảng 10 được tính toán để bù đắp lại lượng P mà hạt và rơm rạ lấy đi trong trường hợp tàn dư trả lại cho đất là ở mức thấp đến trung bình. Tra cứu lượng P2O5 dựa vào:

Năng suất dự kiến (Bước 1), và

Ước tính khả năng cung cấp P của đất thông qua năng suất ở ô 0 P (Bước 2).

Về lý thuyết, không nên bón P nếu tăng năng suất không đạt như mong muốn (thí dụ: năng suất dự kiến bằng

Page 40: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

33

năng suất ở ô 0 P). Không bón P sẽ dẫn đến “kho dự trữ” P trong đất bị khai thác và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trung đến dài hạn, nhất là khi các nguồn dinh dưỡng khác như rơm rạ hoặc phân chuồng không được sử dụng.

Bảng 10. Lượng phân lân (P2O5) dựa vào năng suất dự kiến và năng suất ở ô 0 P

Năng suất dự kiến (tấn/ha) →

4 5 6 7 8

Năng suất ở ô 0 P, tấn/ha ↓ Lượng P2O5 (kg/ha)

3 20 40 60

4 15 25 40 60

5 0 20 30 40 60

6 0 0 25 35 45

7 0 0 0 30 40

8 0 0 0 0 35

Là năng suất dự kiến không có thực.

Chú ý:

Sử dụng năng suất dự kiến thấp hơn ở Bảng 10 cho vùng năng suất tăng hơn 3 tấn/ha so với ô 0 P. Để đạt được mức tăng năng suất cao như vậy thì trước hết đòi hỏi phải ổn định độ phì nhiêu đất qua nhiều vụ.

Phòng ngừa sự khai thác “kho dự trữ” P trong đất thì áp dụng quy tắc:

Nếu hầu hết rơm rạ để lại ngoài ruộng (Thí dụ: sau khi thu hoạch bằng máy hoặc chỉ cắt lấy bông) và bón ít phân chuồng thì bón ít nhất 4 kg P2O5/ha cho mỗi tấn thóc thu hoạch (Thí dụ: 20 kg P2O5 khi năng suất 5 tấn/ha) để bù đắp lượng P mà hạt lấy đi.

Page 41: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

34

Nếu rơm rạ lấy đi hết và bón ít các nguồn dinh dưỡng khác (phân chuồng, phù sa) thì bón ít nhất 6 kg P2O5/ha cho mỗi tấn sản phẩm (Thí dụ: 30 kg P2O5 khi năng suất 5 tấn/ha) để bù đắp lượng P mà hạt và rơm rạ lấy đi.

Lượng P ở Bảng 10 có thể giảm xuống nếu:

Đất được bổ sung hữu cơ như phân chuồng (xem Bảng 13). Vật liệu hữu cơ về cơ bản góp phần ổn định và duy trì kho dự trữ P trong đất tùy thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng và lượng hữu cơ bón vào. Bón bổ sung hữu cơ cho các ô khuyết để đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng trong từ đất và vật liệu hữu cơ bón vào.

Đất bị ngập định kỳ bởi nước phù sa giàu chất dinh dưỡng (ví dụ: vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam).

P được bón cho cả lúa hoặc lúa mỳ đều có hiệu lực tồn tại cho vụ sau, song việc bón trực tiếp vẫn mang lại hiệu quả cao hơn. Phân lân nên được bón vùi trong đất 14 ngày trước khi cấy hoặc 21 ngày trước khi sạ.

Không khuyến cáo bón P nếu năng suất ở ô 0 P cao hơn năng suất dự kiến.

Nên đánh giá lại khả năng cung cấp P của đất sau 8 - 10 vụ.

Bước 5. Tính lượng K2O

Chiến lược chung đối với quản lý K cũng giống các nguyên tắc đối với P (Bước 4) nhưng nhu cầu hút K của lúa lớn hơn nhiều so với hút P (Bảng 1 ). Hơn nữa, trên 80% lượng K được cây lúa hút lên được giữ lại trong

Page 42: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

35

rơm rạ sau khi thu hoạch, do vậy rơm rạ là nguồn cung cấp K quan trọng nên cần lưu ý khi tính nhu cầu K (Bảng 11).

Nguyên tắc vận dụng: Vùng đất cung cấp ít K thì bón 30 kg K2O/ha/tấn hạt bội thu (năng suất dự kiến trừ đi năng suất ở ô 0 K (ô không Kali).

Lượng K ở Bảng 12 được tính toán để bổ sung lượng K mà hạt và rơm rạ lấy đi căn cứ vào lượng rơm rạ để lại từ vụ trước.

Tra cứu lượng K2O yêu cầu ở Bảng 12 dựa vào:

Năng suất dự kiến (Bước 1),

Đánh giá lượng K do đất cung cấp thông qua năng suất ở ô 0 K (Bước 2), và

Lượng K được tái cung cấp từ rơm rạ và mức độ trả lại rơm rạ từ vụ trước (Bảng 11).

Khai thác nhiều K từ kho dự trữ trong đất sẽ ảnh hưởng đến năng suất trung và dài hạn, đặc biệt nếu hầu hết rơm rạ bị lấy đi. Ít nhất, lượng K bón vào phải đủ bù đắp lại lượng K mà hạt và rơm rạ lấy đi.

Chú ý:

Lượng K ở Bảng 12 có thể giảm xuống nếu:

Đất được bổ sung thêm hữu cơ như phân chuồng (xem Bảng 13, hàm lượng K trong nguyên liệu hữu cơ). Nguyên liệu hữu cơ về cơ bản góp phần ổn định và duy trì kho dự trữ K trong đất tùy theo hàm lượng chất dinh dưỡng và lượng bón vào. Bón bổ sung hữu cơ cho ô khuyết để đánh giá khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất và nguyên liệu hữu cơ bón vào.

Page 43: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

36

Đất bị ngập định kỳ bởi nước phù sa giàu chất dinh dưỡng (thí dụ, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam).

Nên sử dụng năng suất dự kiến thấp hơn trong Bảng 12 đối với vùng có bội thu năng suất lớn hơn 3 tấn/ha so với ô 0 K. Để đạt được mức tăng năng suất cao như vậy thì trước hết đòi hỏi phải ổn định độ phì nhiêu đất qua một thời kỳ dài.

Page 44: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

37

Bảng 11. Lượng K được trả lại cho đất căn cứ vào quản lý rơm rạ trong vụ trước

Quản lý rơm rạ Vụ trước

Vụ cho năng suất thấp 4 - 5 tấn/ha

Vụ cho năng suất cao 6 - 7 tấn/ha

Cắt sát gốc và chuyển hết rơm rạ Chỉ để lại gốc rạ dưới 10% tổng lượng rơm rạ, phổ biến tại các nước như: Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, miền Bắc Việt Nam.

K được trả lại qua rơm rạ: Thấp

(0 - 1 tấn rơm rạ trả lại)

K được trả lại qua rơm rạ: Thấp

(0 - 1 tấn rơm rạ trả lại)

Cắt thấp Gốc rạ ngắn, 25 - 30 cm, để lại ruộng nhưng không đốt, phổ biến tại Philippin

K được trả lại qua rơm rạ: Trung bình

(2 - 3 tấn rơm rạ trả lại)

K được trả lại qua rơm rạ: Trung bình đến cao

(3 - 5 tấn rơm rạ trả lại)

Cắt cao: Gốc rạ dài (> 30 cm) để lại ruộng nhưng không đốt, phổ biến tại Philippin, Indonesia

K được trả lại qua rơm rạ: Trung bình đến cao

(3 - 4 tấn rơm rạ trả lại)

K được trả lại qua rơm rạ: Cao

(5 - 7 tấn rơm rạ trả lại)

Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, cắt cao: Gốc rạ dài và rơm để lại ruộng sau tuốt, song đốt toàn bộ, phổ biến tại Thái Lan, miền Nam Việt Nam, miền Bắc Ấn Độ

K được trả lại qua rơm rạ: Cao

(4 - 5 tấn rơm rạ trả lại, nhưng 20 - 25% P và K mất đi do đốt (P) và

rửa trôi (K)

K được trả lại qua rơm rạ: Cao

(6 - 8 tấn rơm rạ trả lại, nhưng 20 - 25% P và K mất đi do đốt (P) và

rửa trôi (K)

36

Page 45: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

38

Bảng 12. Lượng K2O bón theo năng suất dự kiến, lượng rơm rạ trả lại và năng suất ở ô 0 K

Năng suất dự kiến, tấn/ha → 4 5 6 7 8

Rơm rạ trả lại Năng suất ở ô 0 K (tấn/ha) ↓ Lượng K2O (kg/ha)

Thấp (< 1 tấn/ha)

3 45 75 105

4 30 60 90 120

5 45 75 105 135

6 60 90 120

7 75 105

8 90

Trung bình (2 - 3 tấn/ha)

3 30 60 90

4 0 35 65 95

5 20 50 80 110

6 35 65 95

7 50 80

8 65

Cao (4 - 5 tấn/ha)

3 30 60 90

4 0 30 60 90

5 0 30 60 90

6 10 35 70

7 25 55

8 40

Năng suất dự kiến không thực tế.

Chú ý nguyên tắc vận dụng như sau:

Nếu hầu hết rơm rạ để lại ngoài ruộng (thí dụ: gặt bằng máy) và bón ít phân chuồng thì bón ít nhất 3,5 kg K2O/ha cho mỗi tấn thóc thu hoạch (thí dụ: bón 17,5 kg K2O khi năng suất 5 tấn/ha) để bù đắp lại lượng K mà hạt lấy đi.

Page 46: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

39

Nếu toàn bộ rơm rạ bị lấy đi khỏi ruộng và bón ít các nguồn dinh dưỡng khác (phân chuồng, nước phù sa) thì bón ít nhất 12 kg K2O/ha cho mỗi tấn thóc thu hoạch (ví dụ: bón 60 kg K2O khi năng suất 5 tấn/ha) để bù đắp lại lượng K mà hạt và rơm rạ lấy đi.

Về lý thuyết có thể trong một thời gian ngắn không có yêu cầu bón K nếu năng suất tăng không như mong muốn so với năng suất dự kiến (thí dụ: năng suất dự kiến bằng năng suất ở ô 0K). Không bón K sẽ dẫn đến “kho dự trữ” K trong đất bị khai thác và ảnh hưởng đến năng suất trung và dài hạn, đặc biệt nếu không bón các nguồn dinh dưỡng khác như rơm rạ hoặc phân chuồng.

Lượng phân kali thấp có thể bón trước 14 ngày sau cấy hoặc 21 ngày sau sạ. Lượng bón cao hơn (40 - 120 kg K2O/ha) nên chia ra 2 lần bón (50% bón sớm và 50% bón khi phân hóa đòng). Lượng bón cao (> 120 kg K2O/ha) nên chia 3 lần bón (1/3 bón sớm, 1/3 bón khi phân hóa đòng và 1/3 bón khi bắt đầu trỗ).

1.9 Quản lý phân hữu cơ, rơm rạ và phân xanh

Vùng nào có phân chuồng, rơm rạ và phân xanh thì nên sử dụng kết hợp với phân khoáng để cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây và để duy trì độ phì nhiêu đất lâu dài. Rơm rạ là hữu cơ chính sẵn có ở vùng trồng lúa. Khoảng 40% N, 30 - 35% P, 80 - 85% K và 40 - 50% S mà cây trồng hút chứa trong rơm rạ. Tuy nhiên, ở nhiều vùng không có đủ lượng phân hữu cơ để cân đối đủ lượng dinh dưỡng bị cây trồng lấy đi và khi sử dụng phân hữu cơ thì đắt hơn so với sử dụng lượng phân khoáng tương ứng.

Page 47: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

40

Hiểu được sự khác biệt cơ bản về thành phần dinh dưỡng của các loại phân hữu cơ và vai trò của chất hữu cơ (OM) trong cơ cấu có lúa khác nhau là rất quan trọng:

Trong cơ cấu lúa - cây khác (ví dụ: luân canh lúa - lúa mỳ) hay cơ cấu lúa nhờ nước trời vùng thấp hoặc lúa nương: thời kỳ hảo khí dài hơn dẫn đến phân giải chất hữu cơ hoàn toàn và nhanh hơn. Điều này có thể làm giảm hàm lượng OM trong đất và kéo theo ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất vật lý đất trên vùng đất cao (ví dụ: khả năng giữ nước kém, cấu trúc đất xấu đi, khả năng thấm nước, hoạt động sinh học và cung cấp P bị giảm).

Trong hệ thống thâm canh 2 hoặc 3 vụ lúa: Các tàn dư thực vật được phân huỷ chủ yếu trong điều kiện yếm khí, chất hữu cơ khó bị phân hủy dẫn đến bền vững hơn. Duy trì tính chất vật lý đất không quá quan trọng nữa vì cấu trúc đất chỉ bị phá hủy từ từ trong quá trình làm đất. Chất hữu cơ giảm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đôi khi chất hữu cơ ảnh hưởng "tiêu cực" tới sự sinh trưởng của cây, tạo ra thiếu hụt dinh dưỡng khoáng (ví dụ: Zn) hoặc gây ngộ độc (ví dụ: Fe, H2S) và làm cho rễ bị yếu đi.

Quản lý rơm rạ và làm đất

Vùi rơm rạ và gốc rạ cho đất sẽ trả lại hầu hết chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi (xem Bảng 14) và giúp cho việc bảo quản kho dự trữ chất dinh dưỡng của đất lâu dài. ảnh hưởng của rơm rạ đến năng suất lúa trong một thời gian ngắn thường thấp (khi so sánh với việc đốt hoặc lấy rơm rạ đi đốt) nhưng lại có lợi ích lâu dài. Những vùng bón phân khoáng và vùi rơm rạ thì kho dự trữ N, P, K và Si của đất được duy trì, thậm chí còn tăng lên. Vùi toàn bộ rơm rạ vào đất sẽ dẫn đến N tạm thời không di động được, do vậy nên cấy lúa sau vùi rạ khoảng 2 - 3 tuần và bón phân đạm urê.

Page 48: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

41

Đốt rạ sẽ làm mất hết lượng N, mất khoảng 25% P, mất gián tiếp 20% K do rửa trôi và mất từ 5 - 60% S. Những vùng bón phân khoáng không có S thì rơm rạ là nguồn S quan trọng do vậy không nên đốt rơm rạ. Ngược lại, nếu đốt rơm rạ thì làm biến đổi K trong rơm rạ thành dạng khoáng một cách hiệu quả và chỉ có một ít K bị mất đi trong qúa trình này. Rải rơm rạ đều trên mặt ruộng để tránh sinh ra “những điểm nóng dinh dưỡng".

Ảnh hưởng của việc lấy mất rơm rạ khỏi đồng ruộng đến độ phì nhiêu đất về lâu dài đối với K hơn P rất nhiều (Bảng 1).

Tuy nhiên, rải và vùi rơm rạ vào đất sẽ tốn nhiều công lao động nên nông dân quan tâm tới việc đốt là thiết thực hơn. Rơm rạ cũng là một nguồn vi lượng quan trọng (Zn) và ảnh hưởng quan trọng nhất tới việc cân đối Si tích lũy trong cây lúa (Mục 2.6).

Cày khô và nông (5 - 10 cm) để vùi tàn dư thực vật và tăng thoáng khí đất trong thời gian đất nghỉ làm tăng khả năng hữu hiệu N cho thời kỳ sinh trưởng cho vụ lúa tiếp theo. Cày nông khi đất khô yêu cầu máy cày 4 bánh và nên tiến hành 2 - 3 tuần sau khi thu hoạch đối với vùng khoảng thời gian nghỉ giữa 2 vụ ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, cần phải tính toán giá trị kinh tế của chi phí lao động và nhiên liệu tăng thêm.

Tăng cường sức cung cấp N nội tại ở loại đất bị ngập thường xuyên bằng cách tháo và làm khô nước định kỳ. Thí dụ: tiêu nước giữa vụ 5 - 7 ngày vào cuối kỳ đẻ nhánh (khoảng 35 ngày sau khi cấy).

Quản lý các nguyên liệu hữu cơ khác

Các phân hữu cơ có khác biệt rất lớn về thành phần, mức độ ảnh hưởng, khả năng cung cấp dinh dưỡng và đến độ phì nhiêu đất (Bảng 13). Vùng nào sẵn có các nguyên liệu hữu cơ thì bón 2 - 10 tấn/ha (hoặc hơn) phân chuồng hoặc các vật liệu hữu cơ khác (tàn dư thực vật, phân ủ...) cho các loại đất nghèo hữu cơ, đặc biệt là những vùng trồng lúa và cây trồng

Page 49: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

42

cạn như lúa mỳ và ngô mà nhờ vào nước mưa. Tránh bón nhiều chất hữu cơ ngay trước khi trồng.

Nhiều cây họ đậu làm phân xanh chẳng hạn như cây điền thanh (Sesbania rostrata) sinh trưởng nhanh, ngắn ngày, có nốt sần trên thân có khả năng tích luỹ N nhanh (80 - 100 kg N/ha trong khoảng thời gian 45 - 60 ngày). Hầu hết lượng N (khoảng 80%) là nguồn N2 cố định sinh học. Các loại phân xanh phân giải nhanh nếu được vùi vào đất có thể cung cấp lượng N thay cho bón N khoáng, đặc biệt trong thời kỳ sinh trưởng. Sử dụng thang màu lá để xác định nhu cầu cần bón N bổ sung. Các loại phân xanh cải thiện tính chất vật lý đất nhưng ít làm tăng chất hữu cơ trong thời gian dài. Bón phân xanh giúp cải tạo đất mặn và đất nhiều natri nhanh và hiệu quả hơn.

Bảng 13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng đặc trưng có trong một số nguyên liệu hữu cơ

Nguyên liệu hữu cơ a Nước(%)

C N P K Ca

(% nguyên liệu tươi)

Phân người 1,0 0,2 0,3

Phân đại gia súc 0,3 0,1 0,1

Phân lợn (rắn) 0,5 0,2 0,4

Phân đại gia súc tươi 60 8 - 10 0,4 - 0,6 0,1 - 0,2 0,4 - 0,6 0,2 - 0,4

Phân đại gia súc ủ 35 30 - 35 1,5 1,2 2,1 2,0

Phân lợn (rắn + lỏng) 80 5 - 10 0,7 - 1,0 0,2 - 0,3 0,5 - 0,7 1,2

Phân gia cầm 55 15 1,4 - 1,6 0,5 - 0,8 0,7 - 0,8 2,3

Rác ủ 40 16 0,6 0,2 0,3 1,1

Nước thải công nghiệp 50 17 1,6 0,8 0,2 1,6

Bọt mía 75 - 80 8 0,3 0,2 0,1 0,5

Khô dầu cây thầu dầu 10 45 4,5 0,7 1,1 1,8 a kg dinh dưỡng /1tấn phân tươi = % hàm lượng dinh dưỡng x 10

Trồng loài cây cải tạo đất (cây họ đậu, cây phân xanh khác, các cây cỏ) trong thời kỳ đất nghỉ của cơ cấu luân canh lúa -

Page 50: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

43

cây trồng khác. Nếu độ ẩm đất và điều kiện kinh tế cho phép để bảo vệ N, tạo thêm chất hữu cơ và thu nhập (nhờ thu hạt của cây họ đậu).

1.10 Đánh giá chiến lược nhân rộng

Đánh giá mỗi chiến lược quản lý dinh dưỡng nhân rộng một cách hoàn toàn mới trên thửa ruộng có diện tích ít nhất 500 – 1000 m2.

Lưu tâm đến 2 mô hình trình diễn nếu có hơn 2 yếu tố biến đổi để trình diễn sự đóng góp của mỗi yếu tố tới năng suất (thí dụ: một thửa thì trình diễn ảnh hưởng của chất lượng hạt giống và trên một thửa khác thì trình diễn quản lý dinh dưỡng).

Xác định năng suất và giám sát việc sử dụng phân bón.

Chọn lọc các khuyến cáo sau khi đánh giá có sự tham gia của nông dân và phân tích năng suất cận biên trước khi phổ biến trên diện rộng. Xác định những hạn chế gặp phải do dinh dưỡng trong khi thực hiện.

Sử dụng các tài liệu cho công tác khuyến nông như hình ảnh hoặc là các tờ bướm cho nông dân và cán bộ khuyến nông trên từng vùng theo “quy tắc vàng” về quản lý dinh dưỡng và cây trồng (thí dụ: giống, tuổi mạ, mật độ cấy, san bằng ruộng, khuyến cáo N, P, K và sử dụng LCC...)

Điều gì sẽ xảy ra nếu không đạt năng suất dự kiến?

Nếu không đạt được năng suất dự kiến (năng suất thực tế < 80% năng suất dự kiến) thì thử loại bỏ các yếu tố hạn chế khác. Quản lý dinh dưỡng theo vùng dùng để chứng minh sự tăng năng suất, thậm chí ở vùng có hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng thấp do những khó khăn về quản lý cây trồng nói chung (nước, cỏ dại…). Hạ thấp

Page 51: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

44

năng suất dự kiến và giảm đầu tư để làm tăng hiệu quả chất dinh dưỡng trong các điều kiện như trên sẽ dẫn đến sự giảm lợi nhuận và năng suất thực tế hơn nữa. Để tăng năng suất và lợi nhuận thì trước hết phải xác định và loại bỏ những yếu tố hạn chế khác .

Khuyến cáo hạ thấp năng suất dự kiến (và giảm đầu tư) nếu mức độ đầu tư dinh dưỡng cao (chủ yếu N) gắn liền với rủi ro mất mùa cao do sâu bệnh và cây bị đổ.

1.11 Những con số hữu ích Những con số hữu ích (Bảng 14) thể hiện lượng dinh dưỡng bình quân có trong thóc và rơm rạ. Hệ số chuyển đổi các chất dinh dưỡng cũng được đưa ra (Bảng 15).

Bảng 14. Lượng dinh dưỡng bình quân bị lấy đi có trong các giống lúa được tưới tiêu chủ động và hàm lượng khoáng có trong thóc và rơm rạ.

N P K Zn S Si Lượng dinh dưỡng lấy đi theo thóc và rơm rạ (kg/tấn thóc)

17,5 3,0 17,0 0,05 1,8 80

Lượng dinh dưỡng lấy đi theo thóc (kg/1tấn thóc)

10,5 2,0 2,5 0,02 1,0 15

Lượng dinh dưỡng lấy đi theo rơm rạ (kg/1tấn rơm rạ)

7,0 1,0 14,5 0,03 0,8 65

Hàm lượng khoáng trong thóc (%)

1,10 0,20 0,29 0,002 0,100 2,0

Hàm lượng khoáng trong rơm rạ (%)

0,65 0,10 1,40 0,003 0,075 5,5

Bảng 14 (tiếp theo)

Mg Ca Fe Mn Cu Bo Lượng dinh dưỡng lấy đi theo thóc và rơm rạ (kg/tấn thóc)

Page 52: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

45

3,5 4,0 0,50 0,50 0,012 0,015 Lượng dinh dưỡng lấy đi theo thóc (kg/1tấn thóc)

1,5 0,5 0,20 0,05 0,009 0,005 Lượng dinh dưỡng lấy đi theo rơm rạ (kg/ 1tấn rơm rạ)

2,0 3,5 0,30 0,45 0,003 0,010 Hàm lượng khoáng trong thóc (%)

0,15 0,05 0,025 0,005 0,0010 0,005 Hàm lượng khoáng trong rơm rạ (%)

0,20 0,30 0,035 0,045 0,0003 0,0010

Bảng 15. Hệ số chuyển đổi các chất dinh dưỡng

Từ Nhân với Được/Từ Nhân với Được NO3

0,226 N 4,426 NO3-

NH3 0,823 N 1,216 NH3 NH4

+ 0,777 N 1,288 NH4+

CO(NH2)2 - urê 0,467 N 2,143 CO(NH2)2 - urê(NH4)2SO4 0,212 N 4,716 (NH4)2SO4

NH4NO3 0,350 N 2,857 NH4NO3 P2O5 0,436 P 2,292 P2O5

Ca3(PO4)2 0,458 P2O5 2,185 Ca3(PO4)2

K2O 0,830 K 1,205 K2O KCl 0,632 K2O 1,583 KCl KCl 0,524 K 1,907 KCl

ZnSO4.H2O 0,364 Zn 2,745 ZnSO4.H2O ZnSO4.7H2O 0,227 Zn 4,398 ZnSO4.7H2O

SO2 0,500 S 1,998 SO2 SO4

2- 0,334 S 2,996 SO42-

Bảng 15 (tiếp theo)

Từ Nhân với Được/Từ Nhân với

Được

MgSO4 0,266 S 3,754 MgSO4

Page 53: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

46

MgSO4.H2O 0,232 S 4,316 MgSO4.H2O

MgSO4.7H2O 0,130 S 7,688 MgSO4.7H2O

(NH4)2SO4 0,243 S 4,121 (NH4)2SO4

SiO2 0,468 Si 2,139 SiO2

CaSiO3 0,242 Si 4,135 CaSiO3

MgSiO3 0,280 Si 3,574 MgSiO3

MgO 0,603 Mg 1,658 MgO

MgO 2,987 MgSO4 0,355 MgO

MgO 3,434 MgSO4.H2O 0,291 MgO

MgO 6,116 MgSO4.7H2O 0,164 MgO

MgO 2,092 MgCO3 0,478 MgO

CaO 0,715 Ca 1,399 CaO

CaCO3 0,560 CaO 1,785 CaCO3

CaCl2 0,358 Ca 2,794 CaCl2

CaSO4 0,294 Ca 3,397 CaSO4

Ca3(PO4)2 0,388 Ca 2,580 Ca3(PO4)2

FeSO4 0,368 Fe 2,720 FeSO4

MnSO4 0,364 Mn 2,748 MnSO4

MnCl2 0,437 Mn 2,090 MnCl2

MnCO3 0,478 Mn 2,092 MnCO3

MnO2 0,632 Mn 1,582 MnO2

CuSO4.H2O 0,358 Cu 2,795 CuSO4.H2O

CuSO4.5H2O 0,255 Cu 3,939 CuSO4.5H2O

Na2B4O7.5H2O 0,138 B 7,246 Na2B4O7.5H2O

Na2B4O7.7H2O 0,123 B 8,130 Na2B4O7.7H2O

B 3,230 B2O2 0,310 B

Page 54: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

47

2. Sự thiếu hụt và ngộ độc khoáng T. Fairhurst1 . A. Dobermann2. C. Quijano- Guerta2 và V. Balasubramanian2

2.1 Thiếu hụt Đạm

Chức năng và khả năng di chuyển của N

Đạm khích thích sinh trưởng nhanh và làm tăng kích thước lá và số hạt trên bông. N có ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Màu lá là biểu hiện trạng thái N trong cây, có liên quan chặt chẽ đến khả năng quang hợp của lá và sản lượng của cây trồng. Khi bón đủ đạm cho cây thì nhu cầu các chất dinh dưỡng khác như P và K tăng lên.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu N đến sinh trưởng của cây

Cây lùn, vàng. Lá già hoặc cả cây thường xanh hơi vàng (phụ lục A-7, A-10, A-13).

Nguyên nhân thiếu N

Khả năng cung cấp N của đất thấp.

Bón không đủ lượng N khoáng.

Hiệu quả sử dụng N thấp (do bốc hơi, phản đạm hoá, bón không đúng lúc, không đúng chỗ, hoặc rửa trôi)

Sự cung cấp N của đất thường không đủ để đạt được năng suất cao hơn của các giống mới vì vậy thiếu N thường xảy ra ở hầu hết các vùng trồng lúa chủ yếu. Phản ứng năng suất đối với N có ý nghĩa trong tất cả đất trồng lúa nước.

1 CTP Holding Pte Ltd., Singapore 2 Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, Los Baños, Philipin.

Page 55: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

48

Xuất hiện thiếu đạm ở

Các loại đất có hàm lượng hữu cơ rất thấp (< 0,5% OC, đất chua có kết cấu thô).

Các loại đất có khả năng cung cấp N nội tại thấp (đất phèn, đất mặn, đất thiếu P, đất tiêu nước kém).

Các loại đất kiềm và đá vôi nghèo chất hữu cơ.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng N trong đất và sức hút N của cây

Nếu phân NH4 -N (urê) được vùi vào tầng khử sau khi ngập nước thì NH4

+ được hấp phụ vào keo đất, tạm thời không di động bởi các loại vi khuẩn, hoặc liên kết thành chất hữu cơ đất như các hợp chất phenol. Mất N do thấm sâu thường nhỏ, trừ các loại đất có kết cấu rất thô.

Urê bón thúc thì tan nhanh (trong vòng 2 - 4 ngày) và dễ bị bay hơi dưới dạng NH3. Cuối thời kỳ đẻ nhánh, lúc này lúa có bộ rễ dày đặc, mức độ hút N của cây trồng rất lớn (≤ 10 kg/ha/ngày), như vậy lượng NH3 bị bốc hơi nhỏ.

Quản lý N

Xử lý thiếu N dễ và phản ứng của cây đối với N rất nhanh. Phản ứng này có thể nhìn thấy sau 2 - 3 ngày (lá xanh lên, sinh trưởng khá hơn). Để tối ưu hiệu quả sử dụng N thì cần quản lý dựa theo động thái của cây và đất (xem Mục 1.8).

2.2 Thiếu Lân

Chức năng và khả năng di chuyển của P

Page 56: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

49

Lân cần thiết cho việc dự trữ và vận chuyển năng lượng. P di chuyển trong cây và thúc đẩy đẻ nhánh, phát triển rễ, trỗ và chín sớm. P đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu sinh trưởng.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu P đến sinh trưởng của cây

Cây lùn, xanh tối, lá dựng đứng và đẻ nhánh kém (Phụ lục A - 10; A - 15).

Đất thiếu P

Đối với đất lúa nước có ít hoặc không có CaCO3 tự do, kết quả thử P bằng phương pháp Olsen hoặc Bray-1 được phân loại như sau:

Phản ứng với P P (Olsen) mg P/kg đất

P theo (Bray-1) mg P/kg đất

Cao < 5 < 7

Thích hợp 5 - 10 7 - 20

Chỉ khi năng suất cao > 10 > 20

Nguyên nhân thiếu P

Khả năng cung cấp P của đất thấp.

Bón không đủ lượng P khoáng cho đất.

Hiệu quả sử dụng phân P thấp do khả năng cố định P cao hoặc do xói mòn (chỉ với lúa nương).

Bón thừa N nhưng thiếu P.

Độ mẫn cảm của cây khi thiếu P và mức độ phản ứng với phân P.

Cách trồng lúa (thiếu P thường xảy ra ở ruộng lúa gieo (sạ) thẳng, vì mật độ lúa cao và bộ rễ nông).

Các loại đất có khuynh hướng thiếu P

Page 57: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

50

Các loại đất có kết cấu thô, ít hữu cơ, lượng P dự trữ thấp.

Các loại đất cácbonat, đất mặn và đất giàu natri.

Các loại đất núi lửa (cố định P mạnh), than bùn và đất phèn.

Xuất hiện thiếu P

Do bón thừa N hoặc N + K nhưng bón thiếu P.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng P trong đất và sức hút P của cây

Làm ngập nước đất khô (đổ ải) sẽ làm tăng độ hữu hiệu của P trong đất.

Quản lý P

P đòi hỏi có một chiến lược quản lý dài hạn. Bón phân P tạo ra hiệu lực tồn dư kéo dài trong nhiều năm. Quản lý P phải nhấn mạnh vào việc ổn định và duy trì mức P dễ tiêu đủ để đảm bảo rằng sự cung cấp P không hạn chế sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sử dụng N (xem Mục 1.8).

Page 58: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

51

2.3 Thiếu Kali

Chức năng và khả năng di chuyển của K

K có chức năng cần thiết trong các tế bào và làm nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm quang hợp. K đảm bảo sức khỏe cho thành tế bào thực vật và thúc đẩy sự quang hợp của cây. Khác với N và P, K không ảnh hưởng lớn đến sự đẻ nhánh song làm tăng số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu K đến sinh trưởng của cây

Cây có màu xanh tối, mép lá có màu nâu hơi vàng hoặc những đốm màu nâu tối xuất hiện trước hết ở đỉnh của các lá già (phụ lục A - 10, A - 17).

Dấu hiệu bị bệnh (đốm lá màu nâu, đốm lá Cercospora, thối lá, thối thân và thối bẹ lá do vi khuẩn …) thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng bón thừa N nhưng không đủ K.

Thiếu K trong đất

Hàm lượng K trao đổi trong đất lúa nước:

Phản ứng với K K trao đổi (cmolc/kg đất)

Cao < 0,15

Thích hợp 0,15 – 0,45

Chỉ khi năng suất cao > 0,45

Trên đất lúa nước K bị "giữ" chặt, lượng K chiết bằng 1N NH4OAc thường rất nhỏ (< 0,2 cmolc/kg) và không đáng tin cậy để đánh giá việc cung cấp K của đất.

Page 59: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

52

Nguyên nhân thiếu hụt K:

Khả năng cung cấp K của đất thấp.

Bón không đủ K khoáng.

Lấy hết K theo rơm, rạ.

Lượng K có trong nước tưới ít.

Hiệu quả bù đắp của việc bón K thấp bởi vì khả năng cố định K của đất cao hoặc mất đi do bị rửa trôi.

Sự có mặt của các chất khử quá nhiều trong đất tiêu nước kém (thí dụ: H2S, axít hữu cơ, Fe2+) hạn chế sinh trưởng và sự hút K của cây.

Tỷ lệ Na : K, Mg : K hoặc Ca : K trong đất lớn và trong các môi trường đất mặn/nhiều Na. Thừa Mg trong các loại đất phát sinh trên đá kiềm. Nồng độ bicácbonat trong nước tưới lớn.

Xuất hiện sự thiếu K

Bón phân có thừa N hoặc N + P nhưng không đủ K.

Gieo dày, rễ nông.

Các giống lúa lai yêu cầu nhiều K hơn.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu K

Đất có cấu tượng thô, dung tích hấp thụ thấp và K dự trữ ít.

Đất chua, phong hoá mạnh, CEC thấp, dự trữ K ít.

Đất sét có cố định K cao vì có mặt nhiều khoáng sét 2 : 1.

Đất có hàm lượng K lớn và tỷ lệ (Ca + Mg) : K cũng rất lớn.

Bị rửa trôi ở đất phèn “cổ”.

Đất tiêu nước kém và khử mạnh.

Đất hữu cơ.

Page 60: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

53

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng K và sức hút K

Ngập nước dẫn đến tăng hàm lượng K hoà tan và sự khuếch tán K cho rễ lúa, đặc biệt trên các loại đất có khả năng cố định K nhỏ (thí dụ: đất có hàm lượng khoáng sét kaolinit 1 : 1 chiếm ưu thế).

Làm ngập đất lúa sau phơi ải có chứa khoáng 2:1 làm tăng khả năng cố định K và làm giảm hàm lượng K hoà tan do vậy cây lúa phụ thuộc nguồn dự trữ K không trao đổi.

Quản lý K

Quản lý K cần được quan tâm như một phần của quản lý độ phì nhiêu đất lâu dài bởi vì K không dễ dàng bị mất đi hoặc bổ sung thêm cho vùng rễ bằng những quá trình hoá học và sinh học.

Quản lý K phải đảm bảo rằng hiệu quả sử dụng N không bị hạn chế do thiếu K (Mục 1.8).

Page 61: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

54

2.4 Thiếu Kẽm

Chức năng và khả năng di động của Zn

Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng loạt quá trình sinh hoá trong cây lúa. Zn tích luỹ ở rễ nhưng có thể được chuyển đến các bộ phận khác của cây. Bởi vì Zn di chuyển trong tán lá ít, đặc biệt những cây thiếu N nên hiện tượng thiếu Zn thường xuất hiện ở các lá non.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Zn đến sinh trưởng của cây

Những chấm màu nâu bẩn ở những lá trên, cây lùn xuất hiện 2 - 4 tuần sau khi cấy (Phụ lục A - 10, A - 19).

Sinh trưởng không đều và cây còi cọc.

Thiếu Zn trong đất

Mức tới hạn thiếu Zn trong đất:

0,6 mg Zn/1kg: Chiết bằng 1N NH4- acetat, pH 4,8.

1,0 mg Zn/1kg: Chiết bằng 0,05N HCl.

2,0 mg Zn/1kg: Chiết bằng 0,1N HCl.

Nguyên nhân thiếu Zn

Lượng Zn dễ tiêu trong đất thấp.

Các giống lúa rất mẫn cảm với thiếu Zn (thí dụ: giống lúa IR26).

pH cao (≥ 7 trong môi trường yếm khí).

Hàm lượng HCO3- cao trong các đất đá vôi có hàm lượng

chất hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3- trong nước tưới cao.

Sức hút Zn giảm vì tăng sự hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P sau khi ngập nước.

Page 62: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

55

Sự cố định Zn do bón nhiều P (thiếu Zn do P).

Hàm lượng P trong nước tưới cao (chỉ những vùng nước bị ô nhiễm).

Bón nhiều phân hữu cơ và tàn dư thực vật.

Bón quá nhiều vôi.

Xuất hiện thiếu Zn

Đất trước đây được bón nhiều N, P, K (không chứa Zn).

Trồng 3 vụ lúa trong 1 năm.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Zn

Các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hoá mạnh, đất chua, đất có cấu tượng thô.

Các loại đất có P và Si cao.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Zn

Trong điều kiện ngập nước, lượng Zn hữu hiệu giảm đi do pH tăng lên làm giảm khả năng hòa tan Zn.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Zn

Giống : Chọn các giống có hiệu quả khi dùng Zn.

Cách trồng: Nhúng mạ hoặc ngâm hạt giống vào dung dịch 2 - 4% ZnO (20 - 40 g ZnO/1 lít nước).

Quản lý phân bón: Bón phân hữu cơ. Bón 5 - 10 kg Zn/ha dạng ZnSO4, ZnO, ZnCl2, vùi vào đất trước khi gieo, cấy hoặc bón cho mạ ít ngày trước khi cấy. Đối với hầu hết các loại đất thì sau 2 - 8 vụ nên bón ZnSO4 một lần.

Page 63: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

56

Quản lý nước: Tiêu nước định kỳ đối với đất 3 vụ. Không dùng nước tưới có độ pH cao (> 8).

Xử lý thiếu Zn

Cách khắc phục thiếu Zn hiệu quả nhất là bón Zn cho đất. Bón trên bề mặt thì có hiệu quả hơn so với vùi ở những đất có độ pH cao. Nguồn nguyên liệu Zn thông dụng nhất là ZnSO4 (nhưng ZnO rẻ hơn). Sử dụng các giải pháp sau đây, riêng rẽ hoặc kết hợp đều có hiệu quả nhưng phải thực hiện ngay khi bắt đầu có hiện tượng thiếu Zn.

Nếu quan sát thấy thiếu Zn thì bón vãi trên mặt đất 10 - 25 kg ZnSO4.H2O hoặc 20 - 100 kg ZnSO4.7H2O/ha. Trộn 25% ZnSO4 với 75% cát để bón cho đều hơn.

Phun qua lá 0,5 - 1,5 kg Zn/ha (sử dụng dung dịch 0,5% ZnSO4 với khoảng 200 lít nước cho 1 ha) để xử lý khi thiếu Zn khẩn cấp trong giai đoạn sinh trưởng.

Page 64: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

57

2.5 Thiếu Lưu huỳnh

Chức năng và khả năng di chuyển của S Lưu huỳnh cần thiết cho tổng hợp protein. Lưu huỳnh cũng tham gia vào quá trình trao đổi hydratcacbon. S ít di động hơn so với N do vậy sự thiếu S có xu hướng xuất hiện trước hết trên các lá non.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu S đến sinh trưởng của cây

Cây xanh nhạt, lá non có màu xanh nhạt (Phụ lục A - 10, A - 21).

Thiếu S trong đất

Thiếu S thường giống với hiện tượng thiếu N. Kiểm tra S trong đất không đáng tin cậy nếu không tính cả S vô cơ cũng như lượng S hữu cơ có khả năng khoáng hoá (thí dụ: este sunfat).

Mức tới hạn thiếu S trong đất:

< 5 mg/kg: Chiết bằng 0,05 M HCl,

< 6 mg/kg: Chiết bằng 0,25 M KCl, đun nóng ở 400C trong 3 giờ và

< 9 mg/kg: Chiết bằng 0,01 M Ca(H2PO4)2

Nguyên nhân thiếu S

Hàm lượng S hữu hiệu trong đất thấp.

Sự cạn kiệt S trong đất do thâm canh.

Page 65: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

58

Sử dụng phân bón không có S (ví dụ: urê thay cho amônsunfat, superphotphat 3 thay thế cho super phosphat đơn, kali clorua thay thế cho sunphat kali).

Ở nhiều vùng nông thôn của các nước đang phát triển, lượng S trong nước mưa rất nhỏ do khí thải công nghiệp ít.

Tuy nhiên, nồng độ lưu huỳnh trong nước ngầm có sự khác biệt lớn. Nước tưới chỉ chứa một lượng nhỏ SO4

2- .

S có trong tàn dư thực vật hữu cơ mất đi trong lúc bị đốt.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu S

Đất chứa alophan (thí dụ: đất andisols).

Đất có hàm lượng hữu cơ thấp.

Đất phong hóa mạnh có hàm lượng ôxit sắt lớn.

Đất cát dễ bị rửa trôi.

Xuất hiện thiếu S

Thiếu S ít phổ biến hơn trong các vùng sản xuất lúa ở gần các trung tâm công nghiệp có lượng khí thải ra lớn.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút S

Lượng S hữu hiệu giảm trong điều kiện ngập nước.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý S

Ở hầu hết đất lúa nước, khả năng cung cấp S từ thiên nhiên hoặc phân bón có S là tương tự giống nhau hoặc mất quá nhiều lượng S theo hạt.

Điều chỉnh hoặc ngăn ngừa thiếu S rất dễ dàng bằng cách sử dụng phân bón chứa S.

Page 66: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

59

Các đầu vào tự nhiên: Ước lượng S có trong khí quyển.

Ruộng mạ: Dùng phân bón chứa S bón cho mạ (sunfat amôn và superphotphat đơn).

Quản lý phân bón: Bổ sung S bị cây trồng lấy đi bằng cách bón phân N và phân P có chứa S (ví dụ: Sunfat amôn 24% S, superphotphat đơn 12% S). Điều này có thể tiến hành bất kỳ khi nào cần thiết.

Quản lý rơm rạ: Vùi rơm, rạ thay cho mang đi hoặc đốt. Khoảng 40 - 60% S chứa trong rơm rạ bị mất khi đốt.

Quản lý đất: Cải thiện và quản lý đất để nâng cao sức hút S của cây.

Duy trì độ thấm đầy đủ (5 mm/ngày) để tránh xảy ra quá trình khử trong đất quá lớn, hoặc

Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch để tăng tốc độ ôxy hóa sulphit trong thời kỳ bỏ hoá.

Xử lý thiếu S

Nếu xác định được thiếu S trong thời kỳ sinh trưởng sớm thì phản ứng của cây đối với S rất nhanh và cây có thể phục hồi trong vòng 5 ngày sau khi bón phân có S.

Những vùng thiếu S trung bình thì bón 10 kg/ha,

Ở những đất thiếu S nghiêm trọng thì bón 20 - 40kg S/ha.

2.6 Thiếu Silic

Chức năng và khả năng di chuyển của Si

Page 67: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

60

Si là chất dinh dưỡng có ích cho lúa. Nó giúp cho sự phát triển mạnh lá, thân và rễ. Hiệu quả dùng nước bị giảm trong cây thiếu Si bởi vì sự thoát nước tăng lên.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Si đến sinh trưởng của cây

Lá mềm, rũ xuống (Phụ lục A-11, A-23).

Cây thiếu Si thường dễ bị đổ.

Thiếu Si trong đất

Hàm lượng Si trong đất ở mức báo động là 40 mg/1 kg (chiết bằng 1M acetat natri, pH 4).

Nguyên nhân thiếu Si

Khả năng cung cấp Si của đất thấp bởi vì đất rất "cổ" và phong hoá mạnh.

Đá mẹ chứa lượng Si ít.

Lấy rơm rạ đi trong thời gian dài dẫn đến cạn kiệt Si dễ tiêu trong đất.

Xuất hiện thiếu Si

Thiếu Si chưa xảy ra phổ biến ở vùng đất trồng lúa có tưới tiêu ở Châu Á nhiệt đới.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Si

Các loại đất bạc màu được trồng lúa lâu đời ở vùng khí hậu ôn đới và bán nhiệt đới.

Các loại đất hữu cơ có hàm lượng dự trữ Si khoáng ít.

Các loại đất phong hoá và rửa trôi mạnh.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Si

Hàm lượng Si dễ tiêu tăng lên sau khi ngập nước.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Si

Page 68: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

61

Các đầu vào tự nhiên: Có một lượng Si đáng kể từ nguồn nước tưới ở một vài vùng, đặc biệt tại những nơi sử dụng nước ngầm của vùng núi lửa để tưới.

Quản lý rơm rạ: Về lâu dài, thiếu Si được ngăn chặn bằng cách không đem rơm rạ khỏi đồng ruộng sau thu hoạch. Rơm rạ có 5 - 6% Si và vỏ trấu có khoảng 10% Si.

Quản lý phân bón : Tránh bón thừa N nhưng lại thiếu P + K.

Xử lý sự thiếu hụt Si

Bón xỉ silicat canxi đều đặn cho đất bạc màu hoặc đất than bùn với lượng 1 - 3 tấn/ha.

Bón phân bột silicat để điều chỉnh lượng Si thiếu một cách nhanh hơn:

Silicat canxi: 120 - 200 kg/ha.

Silicat kali: 40 - 60 kg/ha

Page 69: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

62

2.7 Thiếu Magiê

Chức năng và khả năng di chuyển của Mg

Magiê là một thành phần của diệp lục, tham gia vào quá trình quang hợp. Mg rất dễ bị di chuyển và là nguyên tố vận chuyển nhanh chóng các chất từ lá già đến lá non. Biểu hiện thiếu Mg xuất hiện đầu tiên trên các lá già.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Mg đến sinh trưởng của cây

Lá bị mất màu, vàng da cam trên những lá già (Phụ lục A - 10, A - 25).

Thiếu Mg trong đất

Hàm lượng < 1cmolc Mg/1 kg đất cho thấy trạng thái Mg trong đất rất thấp. Hàm lượng > 3cmolc Mg/kg đất thường vừa đủ cho lúa.

Nguyên nhân thiếu Mg

Mg trong đất thấp.

Sức hút Mg giảm bởi vì tỷ lệ K : Mg trao đổi lớn (thí dụ: > 1 : 1).

Xuất hiện thiếu Mg

Thiếu Mg thường ít thấy trên đồng ruộng bởi vì nguồn nước tưới đã cung cấp một lượng khá đủ. Thiếu hụt Mg thường thấy ở đất lúa nhờ nước trời và lúa nương, là những vùng Mg trong đất bị cạn kiệt do liên tục bị các sản phẩm cây trồng lấy đi.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Mg

Các loại đất chua, CEC thấp.

Các loại đất cát có cấu tượng thô, độ thấm và rửa trôi cao.

Các loại đất phèn cổ, bị rửa trôi có hàm lượng bazơ thấp.

Page 70: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

63

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Mg

Hàm lượng Mg trong dung dịch đất có xu hướng tăng lên sau khi bị ngập nước.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Mg

Quản lý cây trồng: Bón đủ lượng phân khoáng có chứa Mg, phân chuồng hoặc các nguyên liệu khác để cân bằng Mg bị lấy đi theo sản phẩm cây trồng và rơm rạ.

Quản lý nước: Giảm tối thiểu tốc độ thấm (rửa trôi) trên các loại đất có kết cấu thô bằng cách làm chặt lớp đất dưới tầng mặt trong khi làm đất.

Quản lý đất: Giảm tối thiểu sự mất đi do xói mòn và rửa trôi bề mặt trong hệ thống đất đồi, nương bằng cách dùng các phương pháp bảo vệ đất thích hợp.

Xử lý thiếu Mg

Thiếu Mg cần phải xử lý như sau:

Bón phân chứa Mg. Khắc phục nhanh chóng biểu hiện thiếu Mg bằng cách bón các nguồn Mg hoà tan như kieserite, hoặc MgCl2.

Phun qua lá phân lỏng có chứa Mg (ví dụ: MgCl2).

Trên đất đồi chua thì bón đôlômite để vừa cung cấp Mg vừa nâng độ pH (để giảm độc hại Al, (Mục 2.17).

Page 71: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

64

2.8 Thiếu Canxi

Chức năng và khả năng di chuyển của Ca

Biểu hiện thiếu Ca thường xuất hiện trước tiên trên lá non. Thiếu Ca cũng dẫn đến làm tổn thương chức năng của rễ và có thể gây ngộ độc Fe cho lúa (Mục 2.13).

Cung cấp đầy đủ Ca làm tăng sức kháng bệnh như bệnh bạc lá do vi khuẩn hoặc đốm nâu.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Ca đến sinh trưởng của cây

Những bệnh bạc và thối lá, hoặc đầu lá non bị xoăn lại (Phụ lục A - 11, A -27).

Thiếu Ca trong đất

Thiếu Ca xảy ra khi Ca trao đổi < 1cmolc/1kg đất hoặc khi độ bão hoà Ca < 8% trong CEC, trong khi đảm bảo sự sinh trưởng tối ưu của cây trồng, mức độ bão hoà Ca của CEC phải > 20% và tỷ lệ Ca : Mg là 3 - 4 : 1.

Nguyên nhân thiếu Ca

Lượng Ca hữu hiệu trong đất thấp (đất cát, đất chua, đất bạc màu).

pH kiềm, tỷ lệ Na : Ca trao đổi lớn dẫn đến sức hút Ca bị giảm.

Tỷ lệ Fe : Ca hoặc Mg : Ca của đất lớn dẫn đến sức hút Ca cũng bị giảm.

Bón thừa N và K dẫn đến tỷ lệ NH4 : Ca hoặc K : Ca lớn và sức hút Ca cũng giảm.

Page 72: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

65

Bón thừa P có thể làm giảm sút lượng Ca (vì sự hình thành photphat canxi trong đất kiềm).

Xuất hiện thiếu Ca

Thiếu Ca không xảy ra phổ biến trên đất lúa nước bởi vì thường có đủ Ca trong đất nhờ bón phân khoáng và nước tưới.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Ca

Các loại đất chua, rửa trôi mạnh, CEC thấp.

Các loại đất được hình thành từ đá serpentine.

Các loại đất cát, có tốc độ thấm và rửa trôi lớn.

Các loại đất phèn cổ, có hàm lượng bazơ thấp.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Ca

Hàm lượng Ca trong dung dịch có xu hướng tăng sau khi đất bị ngập nước.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Ca

Quản lý cây trồng: Bón phân chuồng hoặc rơm rạ (vùi hoặc đốt) để cân bằng lượng Ca bị mất đi trong các loại đất có hàm lượng Ca nhỏ.

Quản lý phân bón: Dùng superphotphat đơn (13-20% Ca) hoặc superphotphat 3 (9 - 14% Ca) để bón.

Xử lý thiếu Ca

Thiếu Ca cần được xử lý như sau:

Bón CaCl2 (dạng rắn hoặc dung dịch) hoặc phun qua lá loại phân có chứa Ca để xử lý nhanh thiếu Ca trầm trọng.

Bón thạch cao cho đất có pH cao, thiếu Ca (ví dụ: đất có nhiều natri và đất có lượng K cao).

Bón vôi cho đất chua để nâng cao pH và hàm lượng Ca.

Bón Mg hoặc K kết hợp với Ca bởi vì Ca có thể làm giảm sự thiếu hụt các dinh dưỡng này.

Page 73: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

66

Bón pyrit để hạn chế ảnh hưởng ức chế của nước giàu NaHCO3 đến việc hút Ca của cây.

Page 74: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

67

2.9 Thiếu Sắt

Chức năng và khả năng di chuyển của Fe

Sắt cần cho quang hợp. Thiếu Fe hạn chế sự hấp thụ K bởi vì Fe không di chuyển trong cây lúa nên các lá non bị ảnh hưởng trước tiên.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Fe đến sinh trưởng của cây

Bệnh vàng gân lá (Phụ lục A - 11, A - 29)

Thiếu Fe trong đất

Thiếu Fe khi nồng độ Fe trong đất: < 2 mg Fe/kg: Chiết bằng amonacetat, pH 4,8, hoặc < 4 - 5 mg Fe/kg: Chiết bằng DTPA-CaCl2, pH 7,3.

Nguyên nhân thiếu Fe

Nồng độ Fe2+ hoà tan trong vùng đất cạn thấp. Bị khử trong điều kiện ngập nước (ví dụ: đất có hàm lượng

chất hữu cơ thấp). Các loại đất kiềm hay đá vôi có pH cao sau khi ngập nước (ví

dụ: độ hoà tan và sức hút Fe của cây bị giảm vì nồng độ bicacbonat lớn).

Tỷ lệ P : Fe trong đất lớn (thí dụ: Fe bị liên kết thành dạng Fe phosphat do bón phân có quá nhiều phân lân).

Xuất hiện thiếu Fe

Các loại đất cạn trung tính, đá vôi và kiềm. Các loại đất lúa nước kiềm và đá vôi có hàm lượng chất hữu

cơ thấp. Các loại đất lúa nước mà chủ động tưới tiêu với nguồn nước

có tính kiềm. Các loại đất có cấu tượng thô hình thành trên đá granit.

Page 75: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

68

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Fe

Lượng sắt hữu hiệu tăng sau khi ngập nước. Độ hoà tan Fe tăng khi Fe3+ bị khử thành Fe2+ hoà tan nhiều hơn trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Trong các loại đất ngập nước, xuất hiện thiếu sắt do quá trình phân hủy chất hữu cơ không đủ để khử Fe3+ thành Fe2+.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý Fe

Giống: Chọn những giống lúa có yêu cầu Fe lớn nhằm cải thiện dinh dưỡng Fe cho con người.

Quản lý đất: Bón hữu cơ (ví dụ: tàn dư thực vật, phân động vật).

Quản lý phân bón: Sử dụng các loại phân bón sinh lý chua (ví dụ: sử dụng sunfat amôn thay cho urê) trên đất có pH cao. Sử dụng phân chứa Fe như là nguyên tố vi lượng.

Xử lý khi thiếu Fe

Khắc phục thiếu Fe là khó khăn và tốn kém nhất. Bón các nguồn Fe vô cơ thường không có hiệu quả khi khắc phục sự thiếu Fe, trừ khi lượng bón lớn. Thiếu Fe cần được xử lý như sau:

Bón FeSO4 rắn (khoảng 30 kg Fe/ha) cạnh hàng lúa hoặc bón vãi (cần lượng bón lớn hơn).

Phun qua lá FeSO4 (dung dịch 2 - 3%) hoặc các chelate Fe. Bởi vì khả năng di chuyển Fe trong cây kém nên bón 2 - 3 lần, 2 tuần/lần (bắt đầu từ lúc lúa đẻ nhánh) để kích thích sự sinh trưởng của cây.

Page 76: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

69

2.10 Thiếu hụt Mangan

Chức năng và khả năng di chuyển của Mn

Mn cần thiết cho quá trình quang hợp. Mn tích luỹ trong rễ lúa trước khi chuyển lên các nhánh trên mặt đất. Có một ít Mn di chuyển từ lá già đến lá non.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Mn đến sinh trưởng của cây

Bệnh vàng gân lá trên đầu các lá non (Phụ lục A - 11, A - 31).

Thiếu Mn trong đất

Ngưỡng tới hạn xuất hiện thiếu Mn:

1 mg Mn/kg: Chiết bằng axít terephthalic + CaCl2, pH 7,3.

12 mg Mn/kg: Chiết bằng 1N NH4-acetat + 0,2 % hyđroquinon, pH = 7.

Nguyên nhân thiếu Mn

Hàm lượng Mn dễ tiêu trong đất ít.

Thiếu Mn do nồng độ Fe trong đất lớn.

Sức hút Mn của cây giảm vì nồng độ Ca2+, Mg2+, Zn2+ hoặc NH+

4 trong dung dịch đất lớn.

Bón vôi cho đất chua quá nhiều.

Sức hút Mn giảm vì có sự tích lũy H2S.

Xuất hiện thiếu Mn

Thiếu Mn xuất hiện trên lúa nương nhưng không phổ biến trên đất lúa nước bởi vì trong điều kiện ngập nước thì độ hoà tan của Mn tăng.

Page 77: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

70

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Mn

Các loại đất cạn, chua (ultisols, oxisols).

Các loại đất kiềm và đá vôi có hàm lượng chất hữu cơ thấp và một lượng nhỏ Mn có thể bị khử.

Các loại đất bạc màu chứa hàm lượng Fe hoạt tính cao.

Các loại đất cát, dễ bị rửa trôi mà chứa ít Mn.

Các loại đất phèn cổ, dễ bị rửa trôi có hàm lượng bazơ thấp.

Các loại đất hữu cơ, canxi và kiềm (histosols).

Các loại đất phong hoá mạnh có lượng Mn tổng số nhỏ.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Mn

Lượng Mn tăng khi đất ngập nước vì Mn4+ bị khử thành Mn2+

dễ tiêu cho cây trồng hơn.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý Mn

Quản lý cây trồng: Bón phân chuồng hoặc rơm rạ (vùi hoặc đốt).

Quản lý phân bón: Sử dụng các loại phân sinh lý chua như sunfat amôn để thay cho urê.

Xử lý thiếu Mn

Khắc phục thiếu Mn bằng cách phun qua lá hoặc bón Mn. Thiếu Mn có thể xử lý như sau:

Bón MnSO4 hoặc bột MnO (5 - 20 kgMn/ha) theo hàng lúa.

Phun MnSO4 qua lá để xử lý nhanh sự thiếu Mn (pha 1 - 5 kg Mn trong 200 lít nước cho 1 ha).

Dùng chelat kém hiệu quả hơn do Fe và Cu thế chỗ Mn.

Page 78: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

71

2.11 Thiếu Đồng

Chức năng và khả năng di chuyển của Cu

Đồng đóng vai trò then chốt trong các quá trình sau:

Chuyển hoá N, protein và hormone.

Quang hợp và hô hấp.

Hình thành hạt phấn và thụ tinh.

Sự di chuyển của Cu trong cây lúa phụ thuộc một phần vào trạng thái N của lá; trong cây thiếu N thì xuất hiện một ít Cu di chuyển ngược. Biểu hiện thiếu Cu phổ biến nhiều hơn trên lá non.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Cu đến sinh trưởng của cây

Sọc lá vàng, lá xanh màu da trời nhạt chuyển dần sang màu vàng tới đỉnh lá (Phụ lục A - 11, A - 33).

Thiếu Cu trong đất

Ngưỡng tới hạn xuất hiện thiếu Cu:

0,1 mg Cu/kg đất: Chiết bằng 0,05N HCl, hoặc

0,2 - 0,3 mg Cu/kg đất: Chiết bằng DTPA + CaCl2, pH 7,3.

Nguyên nhân thiếu Cu

Lượng Cu dễ tiêu trong đất thấp.

Sự hấp phụ Cu trên axít humic và fulvic mạnh (đất than bùn).

Lượng Cu trong đá mẹ thấp (đất cát phát triển trên quartz).

Bón NPK nhiều dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây nhanh và làm cạn kiệt Cu trong dung dịch đất.

Bón quá nhiều vôi cho đất chua.

Thừa Zn trong đất hạn chế sự hút Cu của cây.

Page 79: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

72

Xuất hiện thiếu Cu

Đất có lượng chất hữu cơ cao (histosols, tro núi lửa, than bùn).

Đất phong hoá mạnh, có đá ong (ultisols, oxisols).

Đất có nguồn gốc từ cặn của biển (đá vôi).

Đất cát có cấu tượng thô và đất nhiều Ca.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Cu

Lượng Cu hữu hiệu giảm khi đất ngập nước.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý Cu

Quản lý cây trồng: Nhúng rễ mạ vào dung dịch 1% CuSO4 trong 1 giờ trước khi cấy.

Quản lý đất : Tránh bón quá nhiều vôi cho đất chua bởi vì nó làm giảm sức hút Cu của cây trồng.

Quản lý phân bón: Trên những đất thiếu Cu thì bón CuO hoặc CuSO4 (5 – 10 kg Cu/ha, 5 năm 1 lần) để duy trì lâu dài lượng Cu trong đất (vãi hoặc vùi vào trong đất).

Xử lý thiếu Cu

Bón CuSO4 (rắn hoặc lỏng) để xử lý nhanh thiếu Cu (khoảng 1 - 5 kg Cu/ha). Bột CuSO4 có thể bón lót bằng cách vãi (hoặc bón theo hàng) hoặc vùi vào trong đất.

Phun Cu qua lá trong thời kỳ từ đẻ nhánh đến phân hoá đòng, nhưng có thể gây ra cháy lá ở các mô sinh trưởng.

Tránh bón thừa Cu bởi vì ranh giới giữa thiếu và ngộ độc Cu là rất hẹp.

Page 80: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

73

2.12 Thiếu Bo (B)

Chức năng và khả năng di chuyển của B

Bo là thành phần quan trọng của thành tế bào. Thiếu B dẫn đến sức sống của hạt phấn bị giảm.

Do B không di chuyển ngược nên biểu hiện thiếu B thường xuất hiện trước tiên trên các lá non.

Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu B đến sinh trưởng của cây

Đầu lá của các lá non bị bạc và xoăn lại (Phụ lục A - 11).

Thiếu B trong đất

Ngưỡng tới hạn đối với sự thiếu B là 0,5 mg B/kg đất khi chiết bằng nước nóng.

Nguyên nhân thiếu B

Lượng B dễ tiêu trong đất ít.

Sự hấp phụ B trên các chất hữu cơ, khoáng sét và secquioxit.

Giảm B di động do hạn hán.

Thừa vôi.

Xuất hiện thiếu B

Các loại đất đỏ, chua phong hóa mạnh và đất cát.

Các loại đất chua có nguồn gốc từ đá nham thạch.

Các loại đất có nhiều hữu cơ.

Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút B

Khi pH < 6 thì B hầu hết ở dạng axit boric không bị phân ly - B(OH)3 và sự hút B của cây dựa vào sự dịch chuyển của dung dịch (mass flow). Khi pH > 6 thì B(OH)3 thủy phân

Page 81: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

74

thành B(OH)4- và sự hút B được điều hòa một cách chủ

động bởi cây trồng.

Hấp phụ B trên chất hữu cơ, secquioxit và các khoáng sét tăng khi pH tăng lên. Vì vậy, sau khi ngập nước lượng B hữu hiệu giảm đi ở đất chua và tăng lên ở đất kiềm.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý B

Quản lý nước: Tránh rửa trôi (thấm) quá mức. B rất dễ di động trong đất lúa ngập nước.

Quản lý phân bón : Trên các đất thiếu B thì bón các phân chứa B chậm tan (thí dụ: colemanite) 2 - 3 năm 1 lần.

Xử lý thiếu B

Bón B dạng hoà tan (borax) để xử lý nhanh thiếu B (0,5 - 3 kg B/ha), vãi và vùi trước khi trồng, bón thúc, hoặc phun qua lá trong thời kỳ sinh trưởng.

Borax và phân borate không nên trộn với phân amôn vì NH3 bị bốc hơi.

Page 82: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

75

2.13 Ngộ độc Sắt

Cơ chế ngộ độc Fe

Ngộ độc sắt ban đầu là do ảnh hưởng của việc cây hút Fe quá mức vì trong dung dịch đất nồng độ Fe cao. Lúa mới cấy sẽ bị ảnh hưởng do lượng Fe2+ tích lũy lớn ngay sau khi ngập nước. Các giai đoạn sinh trưởng sau đó, cây lúa bị ảnh hưởng do hút Fe2+ quá nhiều bởi vì khả năng thấm lọc Fe qua rễ tăng và sự khử Fe do các vi khuẩn ở các vùng rễ cũng tăng lên. Hút Fe quá nhiều dẫn đến lá có màu đồng hun. Lượng Fe lớn trong cây trồng có thể gây ra ngộ độc. Ngộ độc Fe có liên quan tới sự rối loạn dinh dưỡng ở nhiều bộ phận cây, dẫn đến giảm sức oxi hoá của rễ. Vết đen của sunfit Fe (một chỉ thị chẩn đoán môi trường khử quá mức và ngộ độc Fe) có thể hình thành trên bề mặt rễ.

Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc Fe đến sinh trưởng của cây trồng

Các chấm màu nâu nhỏ ở trên các lá ở phía dưới kể từ ngọn lá hoặc toàn bộ lá có màu vàng da cam đến màu nâu. Bề mặt rễ có một lớp váng đen (Phụ lục A -35).

Cây bị ngộ độc Fe

Hàm lượng Fe trong các cây bị ngộ độc thường cao (300 - 2000 mg Fe/kg) nhưng hàm lượng Fe tới hạn phụ thuộc vào tuổi cây và trạng thái dinh dưỡng. Ngưỡng tới hạn này thấp hơn trên các loại đất có độ phì nhiêu thấp do khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối.

Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Fe

Ở hầu hết các đất khoáng nồng độ Fe2+ cao nhất trong giai đoạn 2 – 4 tuần sau khi ngập nước. Nồng độ Fe2+ trong đất lớn có thể hạn chế sức hút K và P của cây. Trong môi trường khử mạnh thì sinh ra H2S và FeS góp phần gây ngộ độc sắt do giảm sự oxi hoá ở rễ. Sự ôxi hoá Fe2+ thành Fe3+ do rễ giải

Page 83: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

76

phóng ra ôxi làm chua hoá vùng rễ lúa và hình thành lớp váng màu nâu nhạt trên bề mặt rễ.

Nguyên nhân của ngộ độc Fe

Nồng độ Fe2+ trong dung dịch đất cao bởi vì môi trường khử mạnh và pH thấp.

Trạng thái chất dinh dưỡng của cây thấp và không cân đối. Ôxy hoá rễ và sự giải phóng Fe2+ kém do thiếu P, Ca, Mg hoặc K.

Sự giải phóng Fe2+ kém bởi vì có sự tích luỹ quanh vùng rễ các chất hạn chế hô hấp của rễ như các axit chất hữu cơ, H2S và FeS (Mục 2.14).

Bón nhiều tàn dư hữu cơ chưa được phân huỷ.

Cung cấp liên tục Fe vào đất từ nguồn nước ngầm hoặc rò rỉ của các nơi chứa chất thải.

Bón chất thải công nghiệp, đô thị có hàm lượng Fe cao.

Xuất hiện ngộ độc Fe

Ngộ độc Fe xuất hiện ở nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất ruộng thường xuyên ngập nước trong thời kỳ sinh trưởng. Đặc trưng của vùng ngộ độc Fe là tiêu nước kém, CEC và các nguyên tố đa lượng thấp nhưng ngộ độc Fe xuất hiện trong phạm vi pH đất rộng (pH 4 - 7).

Các loại đất có xu hướng ngộ độc Fe

Các loại đất tiêu nước kém (aquents, aquepts, aquults) ở các thung lũng nhận các dòng chảy vào từ đất đồi chua.

Các loại đất kaolinit có CEC thấp, ít P và K dễ tiêu.

Các loại đất phù sa hoặc đất sét, phù sa chua.

Các loại đất phèn trẻ.

Các loại đất lúa nước chua hoặc đất than bùn cao nguyên.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc Fe

Page 84: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

77

Giống lúa: Trồng các loại giống lúa chịu được độc Fe (ví dụ: IR 8192-200; IR9764-45, Kuatik Putih, Mahsuri).

Xử lý hạt giống: Ở vùng khí hậu ôn đới gieo trực tiếp thì nên bọc hạt bằng các chất ôxi hóa (như bọc peroxit Ca với lượng bằng 50 - 100% trọng lượng hạt) để cải thiện sự nảy mầm.

Quản lý cây trồng: Trồng chậm lại cho đến khi nồng độ Fe2+ trong đất cao nhất đã qua (ví dụ: không dưới 10 - 20 ngày sau khi ngập nước).

Quản lý nước: Tưới nước thành các giai đoạn. Tránh để nước ngập liên tục trên đất thoát nước kém có chứa nồng độ Fe và lượng hữu cơ lớn.

Quản lý phân bón: Bón phân cân đối (NPK hoặc NPK + Vôi) để tránh khủng hoảng về dinh dưỡng. Bón vôi cho đất chua. Không bón quá nhiều chất hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ) cho đất chứa hàm lượng Fe và chất hữu cơ lớn hoặc vùng thoát nước kém.

Quản lý đất: Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch lúa để làm tăng khả năng ôxi hoá trong thời kỳ đất nghỉ.

Xử lý ngộ độc Fe

Do xử lý ngộ độc Fe trong thời kỳ sinh trưởng của cây rất khó khăn nên các chiến lược quản lý phòng ngừa ngộ độc cần tuân theo các lựa chọn sau:

Bón bổ sung các loại phân chứa K, P và Mg.

Vùi vôi vào lớp đất mặt để nâng pH ở đất chua.

Vùi 100 - 200 kg MnO2/ha vào lớp đất mặt để giảm sự khử Fe3+.

Tiến hành rút nước giữa mùa vụ để loại các Fe2+ đã được tích lũy. Vào giữa thời kỳ đẻ nhánh 25 - 30 DAT/DAS thì tháo hết nước và giữ ẩm khoảng 7 - 10 ngày để cải thiện việc cung cấp ôxi trong thời kỳ đẻ nhánh.

Page 85: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

78

2.14 Ngộ độc Sunphua

Cơ chế ngộ độc sunphua

Nồng độ H2S trong đất dư thừa dẫn đến sự hút dinh dưỡng bị giảm bởi quá trình hô hấp của rễ giảm. H2S có ảnh hưởng bất lợi tới quá trình chuyển hóa nếu cây lúa hút một lượng quá mức.

Rễ lúa giải phóng O2 để ôxi hóa H2S trong vùng rễ. Do vậy, ngộ độc H2S phụ thuộc vào khả năng ôxi hoá của rễ, nồng độ H2S trong dung dịch đất và sức khoẻ của rễ. Những cây lúa non đặc biệt mẫn cảm với H2S trước khi có điều kiện phát triển khả năng ôxi hóa ở vùng rễ. Sự rối loạn sinh lý đối với ngộ độc H2S kể cả giống lúa Akiochi ở Nhật Bản và giống lúa cây cứng ở vùng Nam Hoa Kỳ.

Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc H2S đến sinh trưởng của cây trồng

Vàng giữa gân lá mới. Rễ thô, ít và bị đen (Phụ lục A - 37).

Biểu hiện ngộ độc H2S ở lá tương tự như bệnh vàng úa lá do thiếu Fe (Mục 2.9). Tiêu chuẩn chẩn đoán khác tương tự như ngộ độc Fe (nhưng khi nhìn qua lá thì ngộ độc sắt có biểu hiện khác hơn so với ngộ độc H2S, (Mục 2.13):

Bộ rễ thô, ít, có màu nâu tối đến đen. Các khóm lúa vừa nhổ lên thường có bộ rễ phát triển kém với nhiều rễ đen (vết đen của H2S). Ngược lại, những rễ khỏe được phủ một lớp màu nâu da cam đều và nhẵn của oxit và hyđroxit Fe3+.

Hàm lượng K, Mg, Ca, Mn và Si trong mô thực vật nhỏ.

Biên độ bình thường và mức tới hạn xuất hiện ngộ độc sunphua

Page 86: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

79

Chưa xác định được mức tới hạn H2S. Ngộ độc H2S phụ thuộc vào nồng độ sunphua trong dung dịch đất có liên quan tới khả năng ôxi hoá của rễ lúa. Ngộ độc H2S có thể xuất hiện khi nồng độ H2S > 0,07 mg/lít trong dung dịch đất.

Ảnh hưởng của ngập nước đến ngộ độc H2S

Quá trình khử sulfat thành sunphua trong đất ngập nước trong canh tác lúa có thể liên quan tới 3 vấn đề sau:

Có thể thiếu S,

Có thể Fe, Zn và Cu trở nên khó di động và

Ngộ độc H2S có thể xuất hiện ở các loại đất chứa ít Fe.

Ở đất ngập nước, sunfat bị khử thành H2S ở điện thế ôxi hoá khử thấp (< - 50 mV ở pH 7), sau đó hình thành các sunphua không tan như FeS.

FeS không độc với lúa nhưng làm giảm sự hút dinh dưỡng (Mục 2.13).

Nguyên nhân ngộ độc sunphua

Nồng độ H2S trong dung dịch lớn (vì các điều kiện khử mạnh và kết tủa FeS nhỏ).

Trạng thái dinh dưỡng cây trồng nghèo và không cân đối gây ra khả năng ôxi hoá của rễ bị giảm (đặc biệt khi thiếu K, nhưng cũng thiếu cả P, Ca hoặc Mg).

Bón quá nhiều phân chứa sunfat hoặc nước thải công nghiệp, đô thị cho những đất có tính khử mạnh và thoát nước kém.

Các loại đất có xu hướng ngộ độc H2S

Đất cát, tiêu nước tốt, có ít Fe hoạt tính.

Đất lúa bạc màu, có ít Fe hoạt tính.

Đất hữu cơ tiêu nước kém.

Đất phèn.

Page 87: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

80

Các loại đất có xu hướng ngộ độc sunphua và Fe tương tự như các loại đất chứa lượng Fe hoạt tính lớn, CEC nhỏ và hàm lượng bazơ trao đổi nhỏ.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc sunphua

Giống: Trồng các loại giống chịu được H2S bởi vì khả năng giải phóng O2 của rễ lớn hơn.

Xử lý hạt giống: Ở vùng ôn đới, bọc hạt bằng chất ôxi hóa (ví dụ: Ca peroxide) để làm tăng sự cung cấp O2 lúc hạt nảy mầm.

Quản lý nước: Tránh để nước ngập liên tục và tưới xen kẽ cho các loại đất có hàm lượng S lớn, giàu hữu cơ và tiêu nước kém.

Quản lý phân bón: Bón cân đối các chất dinh dưỡng (NPK hặc NPK + vôi) để tránh áp lực về chất dinh dưỡng và để cải thiện sự ôxi hoá của rễ. Bón đủ K (Mục 2.3). Tránh bón quá nhiều tàn dư hữu cơ (phân, rơm rạ) cho các loại đất có hàm lượng Fe, chất hữu cơ cao và các loại đất thoát nước kém.

Quản lý đất: Tiến hành làm đất khô sau thu hoạch để làm tăng sự ôxi hoá S và Fe trong thời gian đất nghỉ.

Xử lý ngộ độc sunphua

Bón phân chứa K, P và Mg.

Bón Fe (muối và ôxít) cho đất nghèo Fe để làm tăng H2S không di động như FeS.

Tiến hành tiêu nước giữa vụ để loại Fe2+ và H2S tích luỹ trong đất. Tháo nước giữa kỳ đẻ nhánh (25 - 30 DAT/DAS) và giữ ẩm khoảng 7 - 10 ngày để cải thiện sự cung cấp O2 trong thời kỳ đẻ nhánh.

Page 88: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

81

2.15 Ngộ độc Bo (B)

Cơ chế ngộ độc B

Khi nồng độ B trong dung dịch đất cao thì B phân bố khắp cây trồng theo sự thoát hơi nước, gây ra tích lũy B trên mép và đầu ngọn lá. Thừa B hạn chế sự hình thành tinh bột hoặc các phức carbohyđrat-B, hạn chế làm chắc hạt nhưng cây sinh trưởng bình thường.

Biểu hiện và ảnh hưởng của ngộ độc B tới sinh trưởng của cây trồng

Các ngọn lá có màu nâu nhạt và có những đốm trên lá màu nâu tối, hình elip (Phụ lục A - 39).

Cây trồng bị ngộ độc B

Có nồng độ B cao trong phiến lá, ít ở gốc lá và nhiều ở ngọn lá.

Ngưỡng ngộ độc đối với lúa ở ngoài đồng thấp hơn trong nhà lưới bởi vì B bị rửa trôi khỏi lá khi mưa.

Ảnh hưởng đến năng suất khác nhau có ý nghĩa giữa các giống lúa.

Đất bị ngộ độc B

Giới hạn ngộ độc B trong đất:

> 4 mg B/1kg đất: Chiết bằng 0,05N HCl.

> 5 mg B/1kg đất: Hòa tan trong nước nóng.

> 2,5 mg B/lít dung dịch đất.

Nước tưới ngộ độc B

Nồng độ B > 2 mg B/lít có thể gây ngộ độc B.

Page 89: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

82

Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc B

Đất chua ngập nước làm giảm lượng B hữu hiệu.

Đất kiềm ngập nước làm tăng lượng B hữu hiệu.

Nguyên nhân ngộ độc B

Nồng độ B trong dung dịch đất lớn bởi vì sử dụng nước ngầm giàu B và có nhiệt độ cao.

Nồng độ B trong dung dịch đất cao bởi vì đất mẹ giàu B. Hàm lượng B lớn trong cặn biển, đá plutonic và vật liệu núi lửa.

Bón quá nhiều borat hoặc phế thải đô thị.

Xuất hiện ngộ độc B

Ngộ độc B thường phổ biến ở các vùng khô và bán khô hạn, nhưng các vùng trồng lúa khác cũng xuất hiện.

Các loại đất có khuynh hướng ngộ độc B

Đất được hình thành trên vật liệu của núi lửa, khi lấy nước ở các giếng sâu có hàm lượng B lớn để tưới.

Đất mặn ven biển.

Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý ngộ độc B

Giống: Trồng các loại giống chịu được B (thí dụ: IR42, IR46, IR48, IR54, IR 9884-54).

Quản lý nước: Dùng nước mặt có hàm lượng B thấp để tưới. Nếu sử dụng nước ngầm để tưới thì phải thường xuyên giám sát. Nếu nồng độ B quá lớn cần hòa loãng với nước không bị nhiễm B.

Quản lý đất: Cày khi đất còn khô để B tích luỹ trên tầng đất mặt, sau đó rửa bằng nước chứa lượng B ít.

Xử lý ngộ độc B

Lọc, rửa bằng nước tưới có hàm lượng B thấp nếu đất thoát nước tốt và có nguồn nước tưới thích hợp.

Page 90: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

83

2.16 Ngộ độc Mangan

Cơ chế ngộ độc Mn

Nồng độ Mn trong dung dịch đất có thể tăng lên khi pH đất thấp hoặc khi hiệu thế ôxi hoá thấp sau khi ngập nước. Lượng Mn trong dung dịch đất quá nhiều có thể dẫn đến cây hút Mn quá mức khi cơ chế chống chịu và thoát khí của rễ không làm đầy đủ các chức năng. Nồng độ Mn cao trong các mô của cây sẽ thay đổi quá trình chuyển hoá (thí dụ: hoạt động enzym và các hợp chất hữu cơ) dẫn đến hiện tượng ngộ độc Mn có thể nhìn thấy được như bệnh vàng lá hoặc chết thối.

Biểu hiện và ảnh hưởng của ngộ độc Mn tới sinh trưởng của cây trồng

Các đốm màu nâu vàng nhạt giữa các gân lá rồi phát triển ra toàn bộ vùng giữa các gân lá (Phụ lục A - 41).

Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Mn

Ngập nước ảnh hưởng đến ngộ độc Mn bởi vì:

Khả năng hòa tan Mn tăng lên do giảm điện thế ôxi hoá khử.

Ôxi hóa Mn ở rễ giảm do thiếu ôxi.

Nguyên nhân ngộ độc Mn

Nguyên nhân gây ngộ độc Mn:

Nồng độ Mn trong dung dịch đất cao do pH đất thấp (< 5,5) và điện thế ôxi hóa khử thấp.

Tình trạng dinh dưỡng của cây trồng nghèo và không cân đối.

Ôxi hoá của rễ và khả năng giải phóng Fe2+ kém bởi vì:

Thiếu Si, K, P, Ca hoặc Mg, và

Các chất hạn chế hô hấp của rễ (axit hữu cơ, H2S và FeS) (Mục 2.14).

Bón phế thải thành phố hoặc công nghiệp có hàm lượng Mn lớn.

Page 91: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

84

Xuất hiện ngộ độc Mn

Ngộ độc Mn hiếm khi xuất hiện ở đất lúa nước. Mặc dù nồng độ Mn trong dung dich đất lớn nhưng ngộ độc Mn không phổ biến bởi vì cây lúa có khả năng chịu được nồng độ Mn lớn. Rễ lúa có khả năng giải phóng Mn và cây lúa có khả năng chống chịu cao đối với nồng độ Mn trong mô lớn. Các loại đất bị ngộ độc Mn có thể là:

Các loại đất cạn, chua (pH < 5,5) thì ngộ độc Mn thường xuất hiện cùng với ngộ độc Al (Mục 2.17); ở đất lúa nước chứa lượng lớn Mn dễ bị khử; và ở đất phèn.

Những vùng bị ảnh hưởng khai thác mỏ Mn (thí dụ: ở Nhật Bản).

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc Mn

Xử lý hạt giống: Trong vùng khí hậu ôn đới, bọc hạt giống bằng các chất ôxi hóa (như Ca peroxide) để cải thiện sự nảy mầm.

Quản lý nước: Hấp phụ Mn có thể được tăng lên khi bề mặt được tiêu nước.

Quản lý phân bón: Bón phân cân đối (NPK hoặc NPK + vôi) để tránh sức ép dinh dưỡng như là nguồn ngộ độc Mn. Bón vôi cho đất chua để làm giảm nồng độ Mn hoạt tính. Không bón quá nhiều chất hữu cơ (phân, rơm rạ) cho đất chứa hàm lượng Mn, đất chứa chất hữu cơ lớn và tiêu nước kém.

Quản lý rơm rạ: Tái sử dụng rơm rạ hoặc tro bếp để bù đắp Si và K bị lấy đi khỏi đồng ruộng. Cung cấp đủ Si để ngăn ngừa ngộ độc Mn do giảm sức hút Mn của cây (sự ôxi hóa của rễ tăng lên) và tăng sức chống chịu với lượng Mn quá nhiều trong mô thực vật.

Xử lý ngộ độc Mn

Bón vôi để giảm độ chua trên đất cạn.

Bón xỉ silic (1,5 - 3 tấn/ha) để làm giảm sự thiếu Si (Mục 2.6).

Page 92: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

85

2.17 Ngộ độc Nhôm

Cơ chế ngộ độc Al

Biểu hiện quan trọng nhất của ngộ độc nhôm là hạn chế sinh trưởng của rễ. Cây trồng tiếp xúc với nhôm lâu ngày cũng hạn chế sự sinh trưởng của chồi do thiếu dinh dưỡng (Mg, Ca, P) và áp lực hạn hán.

Biểu hiện và ảnh hưởng của ngộ độc Al tới sinh trưởng của cây trồng

Vàng úa giữa gân lá. Sinh trưởng của rễ kém, cây còi cọc (Phụ lục A - 43).

Đất bị ngộ độc Al

Ngộ độc Al khi: Bão hoà Al > 30%; pH(H2O) < 5,0 và > 1 - 2 mg Al/lít dung dịch đất.

Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Al

Ngộ độc Al là một hạn chế chủ yếu đối với đất cạn trong điều kiện hảo khí và chua. Đất ngập nước thì pH tăng và nồng độ Al trong dung dịch đất giảm và thường giảm xuống dưới mức tới hạn ngộ độc Al. Trong điều kiện như vậy, ngộ độc Fe (Mục 2.13) thường xuất hiện nhiều hơn so với ngộ độc Al.

Nguyên nhân bị ngộ độc Al

Nồng độ Al3+ trong dung dịch đất quá nhiều là do pH đất thấp (< 5,0). Nồng độ Al trong dung dịch đất phụ thuộc vào pH đất cũng như hàm lượng các hợp chất vụ cơ, hữu cơ mà tạo ra các phức chất của Al.

Xuất hiện ngộ độc Al

Ngộ độc Al hiếm khi xảy ra ở đất lúa nước ngoại trừ một số loại đất quá trình khử xảy ra rất chậm sau khi bị ngập nước. Ngộ độc Al xuất hiện trên các loại đất sau:

Page 93: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

86

Đất cạn, chua (ultisols, oxisols) có hàm lượng Al trao đổi lớn. Ngộ độc Al thường xảy ra cùng với ngộ độc Mn (Mục 2.16),

Đất phèn, đặc biệt đối với lúa gieo sạ được vài tuần trước khi đưa nước vào, và

Đất ngập nước có pH < 4 trước khi xuất hiện biểu hiện ngộ độc Fe.

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc Al

Giống: Trồng các loại giống chịu được Al như IR43, CO37, Basmati 370 (Ấn Độ), Agulha Arroz, Vermelho và IAC3 (Braxin), IRAT109 (Côte d’lvoire) và Dinorado (Philippin).

Quản lý cây trồng: Trồng chậm lại cho đến khi pH tăng lên sau khi bị ngập nước (để cố định Al).

Quản lý nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây để duy trì môi trường khử. Không để lớp đất mặt bị khô.

Quản lý phân bón. Đối với đất trồng cạn, chua, bị ngộ độc Al thì chú ý đặc biệt bón phân có chứa Mg (Mục 2.7). Bón CaCO3 thì không đủ Mg, do vậy cần bón dolomite thay cho CaCO3 để không chỉ nâng pH lên mà còn cung cấp Mg cho cây. Một lượng nhỏ kieserite (MgSO4) và langbeinite (50 kg/ha) có thể có hiệu quả tương tự như bón 1000 kg CaCO3/ha.

Xử lý ngộ độc Al

Bón 1 - 3 tấn vôi/ha để nâng pH.

Cải tạo độ chua cho lớp đất bên dưới để cải thiện sự sinh trưởng của rễ dưới lớp đất cày nhờ Ca rửa trôi vào lớp đất này khi vãi vôi trên mặt đất.

Trên đất cạn, chua thì tạo các bẫy xói mòn và vùi đá photphat 1 tấn/ha để làm giảm sự thiếu hụt P (Mục 2.2).

Page 94: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

87

2.18 Độ mặn

Cơ chế tổn thương do độ mặn

Độ mặn là sự có mặt quá nhiều của các muối hòa tan trong đất. Na+, Ca2+, Mg2+, Cl- và SO4

2- là các ion chủ yếu. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của lúa gồm có:

Hiệu ứng thẩm thấu (cây bị thiếu nước),

Cây hút quá nhiều các ion Na+ và Cl-, và

Giảm hút chất dinh dưỡng (K, Ca) do ảnh hưởng các ion đối kháng.

Cây lúa chịu mặn trong thời kỳ nảy mầm, rất nhạy cảm trong thời kỳ sinh trưởng ban đầu (giai đoạn 1 - 2 lá), chịu mặn trong thời kỳ để nhánh và vươn cao, nhưng nhạy cảm trở lại trong thời kỳ trổ bông.

Biểu hiện và ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cây

Các đầu lá bạc, cây sinh trưởng không đều, còi cọc (Phụ lục A - 45).

Ngoài ra, còn có những ảnh hưởng khác:

Tỷ lệ nảy mầm giảm,

Chiều cao cây và đẻ nhánh giảm,

Sinh trưởng kém, và

Các nhánh vô hiệu tăng.

Đất bị mặn

Đối với lúa nước, EC được đo ở trong dung dịch đất hoặc trong dịch chiết bão hoà (ECe). Đối với lúa nương, EC trong

Page 95: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

88

dung dịch đất gấp khoảng 2 lần ECe. Sự giảm năng suất tương đối do độ mặn là:

ECe < 2 dS/m: Tối ưu, không làm giảm năng suất.

ECe > 4 dS/m: Năng suất giảm ít (10 - 15%).

ECe > 6 dS/m: Sinh trưởng và năng suất giảm vừa (20 - 50%).

ECe >10 dS/m: Năng suất giảm > 50% .

Phần trăm natri trao đổi (ESP):

ESP < 20%: Năng suất giảm không có ý nghĩa.

ESP > 20 - 40%: Năng suất giảm ít (10%).

ESP > 80%: Năng suất giảm 50% .

Tỷ lệ hấp thụ natri (SAR):

SAR > 15: Đất nhiều natri (cation được đo trong dung dịch chiết bão hòa)

Nước tưới

pH 6,5 - 8; EC < 0,5 dS/m: Chất lượng cao.

pH 8 - 8,4; EC 0,5 - 2,0 dS/m: Trung bình đến kém.

pH > 8,4; EC > 2 dS/m: Không thích hợp.

SAR < 15: Chất lượng cao, Na thấp.

SAR 15 – 25: Chất lượng trung bình đến kém, Na cao.

SAR > 25: Không thích hợp, Na rất cao.

Ảnh hưởng của ngập nước tới độ mặn

Ngập nước có 2 ảnh hưởng tới độ mặn:

EC tăng là do độ hoà tan muối lớn hơn và Fe, Mn giảm là vì các hợp chất kém hoà tan hơn.

Page 96: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

89

Sự thấm liên tục do tưới nước. Nếu EC trong nước tưới vượt quá EC của dung dịch đất thì nồng độ muối trong đất tăng lên.

Nguyên nhân bị mặn

Sự sinh trưởng của cây trên đất mặn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi lượng các muối hoà tan cao (NaCl) gây ra ngộ độc ion, mất cân bằng ion và cân bằng nước bị suy yếu. Trên các loại đất nhiều natri, sinh trưởng của cây chủ yếu bị ảnh hưởng bởi pH và nồng độ HCO3

- cao. Những nguyên nhân chính gây mặn:

Tưới nước kém hoặc tưới nước không đủ trong từng mùa vụ/năm mà có lượng mưa thấp.

Bốc hơi cao.

Độ mặn nước ngầm tăng.

Sự xâm nhập của nước biển ở các vùng ven biển.

Đất mặn xảy ra khi

Đất bị nhiễm mặn có thể được nhóm thành:

Đất mặn (EC > 4 dS/m, ESP < 15%, pH < 8,5),

Đất mặn do natri (EC 4 dS/m, ESP > 15%, pH khoảng 8,5), và

Đất nhiều natri (EC < 4 dS/m, ESP > 5%, pH > 8,5, SAR >15).

Một số ví dụ về đất bị ảnh hưởng của muối:

Đất mặn ven biển (dọc theo bờ biển ở nhiều nước),

Đất phèn mặn (đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam),

Đất mặn trung tính đến kiềm, đất mặn do natri và đất trong lục địa mà có nhiều natri (Ấn Độ, Pakistan; Bangladesh), và

Đất mặn, cát, chua (vùng Korat Đông Bắc Thái Lan).

Page 97: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

90

Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý độ mặn

Quản lý đất mặn phải kết hợp các cách làm sau:

Hệ thống cây trồng: Trong hệ thống trồng lúa cạn nên làm 2 vụ lúa nếu có đủ nước và khí hậu cho phép. Sau khi rửa mặn thì nên đưa vào hệ thống cây trồng là lúa và các cây trồng chịu mặn khác (thí dụ: cây họ đậu như cỏ 3 lá, cây điền thanh) kéo dài vài năm.

Giống: Trồng các loại giống chịu mặn (như Pobbeli (Indonesia); IR2151 (Việt Nam); AC69-1 (Sri Lanka); IR6 (Pakistan); CSR10 (Ấn Độ) và Bicol (Philippin).

Quản lý nước: Ngâm ruộng 2 – 4 tuần trước khi trồng. Không sử dụng nước tưới có nhiều natri hoặc không để lẫn nước tưới không có và có nhiều natri. Rửa mặn sau khi trồng định kỳ. Dự trữ nước mưa để tưới cho cây mùa khô (xây dựng các hồ chứa). Ở vùng ven biển ngăn ngừa sự thâm nhập của nước mặn.

Quản lý phân bón: Bón Zn (5 - 10 kg Zn/ha) để làm giảm sự thiếu Zn (Mục 2.4). Bón đủ N, P và K. Bón K (Mục 2.3) là quan trọng bởi vì sẽ giúp cải thiện tỷ lệ K : Na, K : Mg và K : Ca trong cây trồng. Bón thúc sunfat amôn như là nguồn N trong giai đoạn sinh trưởng tới hạn của cây (Mục 2.1) (Bón lót N trên đất mặn và đất mặn nhiều natri hiệu quả ít hơn). Trong đất có nhiều natri, thay Na bằng Ca (bón thạch cao) có thể giảm lượng P hữu hiệu và tăng nhu cầu P.

Quản lý chất hữu cơ: Bổ sung chất hữu cơ giúp cải tạo đất nhiều natri nhờ tăng lượng CO2 và giảm pH. Bón rơm rạ để tái tạo K. Bón phân chuồng cho đất.

Page 98: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

91

Xử lý độ mặn

Các lựa chọn xử lý độ mặn:

Đất mặn: Giảm độ mặn bằng cách dùng nước ngọt không có muối là tốt nhất, bởi vì lúa có bộ rễ nông nên chỉ cần rửa tầng đất mặt 0 - 20 cm. Dựa vào chi phí, nguồn nước, máy móc để xác định tính khả thi cho việc rửa mặn. Để giảm độ mặn cho đất thì phải dùng nước tưới có độ dẫn điện nhỏ hơn 0,5 dS/m. Sử dụng nước mặt có chất lượng cao (EC khoảng 0) thì lượng nước cần thiết để giảm từ ECe nào đó đến ECc tới hạn được tính như sau:

Aiw = Asat [(ECe/ECc) + 1]

Trong đó, Aiw là lượng nước tưới cần thiết (cm) và Asat lượng nước tưới trong đất ở điều kiện bão hoà (cm).

Thí dụ: để hạ ECe ban đầu giảm từ 16 dS/m xuống 4 dS/m ở lớp đất 20 cm, đất thịt sét (Asat = 8 - 9 cm) thì cần khoảng 40 cm nước ngọt. Thoát nước tầng dưới là cần thiết để rửa các muối trên các loại đất sét.

Đất nhiều natri: Bón thạch cao (CaSO4) để làm giảm sự bão hòa Na của đất.

Phun K qua lá ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và phân hóa đòng, đặc biệt các loại giống chịu mặn kém./.

Page 99: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 1

Phụ lục

Page 100: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 2

Quản lý ruộng lúa Quản lý cây trồng chất lượng cao là cần thiết để thu được lợi nhuận tối đa do quản lý theo vùng.

Chú giải ảnh (a) Làm ruộng phẳng giảm nhu cầu nước và đảm bảo sự sinh trưởng

đồng đều trong suốt thời kỳ sinh trửơng ban đầu.

(b) Hạt giống chất lượng tốt có tỷ lệ nảy mầm cao, cần ít lượng hạt và dẫn đến cây mạ khoẻ mạnh.

(c) Đối với lúa cấy, tuổi mạ tối thích là 14 - 18 ngày, cấy 1 - 2 dảnh/khóm, những nơi mạ già ≥ 21 ngày thì cấy 2 - 3 dảnh/khóm.

(d) Sự phát triển tán lá tối thích đạt được khi mật độ cấy thích hợp, khoảng cách giữa các khóm 16 - 23cm đối với lúa cấy, 80 – 120 kg hạt /ha đối với lúa gieo thẳng.

(e) Cỏ dại cạnh tranh với lúa về không gian, nước, dinh dưỡng và dẫn đến làm giảm năng suất lúa.

(f) Theo dõi sâu, bệnh để tiết kiệm tiền vì phun thuốc trừ sâu giảm đi bằng các phương pháp phòng trừ tổng hợp.

(g) Có thể tránh được đổ bằng cách quản lý N đúng lúc qua việc sử dụng bảng thang màu lá lúa để điều khiển sự cung cấp N theo nhu cầu của cây và quản lý dinh dưỡng cân đối, do vậy làm tăng sức chống đổ của cây.

(h) Thu lúa chín khi hạt đã cứng và chắc để đạt được năng suất cao nhất.

Page 101: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 3

Page 102: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 4

Công cụ quản lý dinh dưỡng: Ô khuyết Xác định chất dinh dưỡng N, P và K của đất thông qua năng suất thóc của các ô khuyết: 0 N, 0 P và 0 K.

Chú giải ảnh (a) Thiết kế các ô khuyết 5m x 5m dọc theo ruộng, không được đặt ở

góc ruộng.

(b) Đắp các bờ cao 25 cm để tránh lan nhiễm phân bón từ ô này sang ô khác.

(c) Đắp bờ đôi để giảm lan nhiễm phân bón một cách có hiệu quả và để bờ như vậy cả mùa vụ.

(d) Đưa nước vào từng ô riêng rẽ, tránh nước chảy tràn qua các ô, gây ra lan nhiễm phân bón giữa các ô.

(e) Ô 0 N được thiết kế tốt ở ruộng của nông dân vào giữa vụ.

(f) Bón thúc N đầy đủ và đúng lúc là quan trọng cho các ô 0 P và 0 K để kiểm tra N không hạn chế sinh trưởng của cây.

(g) Ô khuyết thiết kế xuất sắc có sự khác biệt rõ về sinh trưởng nếu so sánh với ruộng của nông dân bên cạnh.

(h) Lúc lúa chín hoàn toàn, thu 5 m2 ở giữa ô và tránh cắt những hàng lúa ở gần bờ. Tuốt hết hạt và phơi khô, sau đó cân trọng lượng.

Page 103: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 5

Page 104: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 6

Công cụ quản lý dinh dưỡng: Thang màu lá (LCC)

Thời gian bón phân N trong vụ có thể được cải thiện qua đánh giá tình trạng N trong cây lúa nhờ sử dụng LCC.

Chú ý: Thang màu lá mới, có 4 ô được đánh số 2, 3, 4 và 5.

Đối với LCC của IRRI đã được chuẩn hóa cho các giống lúa thì các màu lá đã được đề cập trong Bảng 7 - 9 tương ứng với các trị số:

Xanh vàng nhạt: LCC = 3,

Trung bình: LCC = 3,5 (trung bình của 3 và 4), và

Xanh: LCC = 4.

Chú giải ảnh (a) Cây lúa thiếu N do không bón phân.

(b) Đây là cách so LCC, lá vàng nhạt tương ứng với màu ô thứ 2 và 3 của LCC.

(c), (d) Lượng bón N thấp, bề ngoài cây đẹp hơn (a), nhưng trị số LCC thấp chỉ ra vẫn thiếu đạm.

(e), (f) Lúa trông thấy phát triển tốt, các tán lá gần giao nhau do bón lượng N cao hơn so với (c, d), so vào LCC màu lá nằm giữa trị số 3 và 4, đây là giá trị tới hạn đối với lúa cấy. Quản lý N đúng lúc, cần bón phân chứa N ngay khi màu lá dưới 3,5 đối với lúa cấy và 3 đối với lúa gieo. Quản lý N theo định kỳ, cần bón lượng phân N tương đối cao hơn khi màu lá xấp xỉ 3 đối với lúa cấy và dưới 3 đối với lúa gieo.

Page 105: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 7

(g), (h) Lúa trông rất xanh vì lượng N bón cao. Màu lá xanh sẫm và sẫm hơn so với ô số 4 của LCC chỉ ra không thiếu N.

Thang màu lá: 2 3 4 5

Page 106: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 8

Các giai đoạn sinh trưởng Cán bộ khuyến nông và nông dân cùng làm việc thống nhất tên địa phương cho các giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất của cây lúa để tổ chức bón phân đúng lúc.

Chú giải ảnh Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của các giống khác nhau từ 30 - 80 ngày đối với các giống mới, năng suất cao. Giai đọan sinh thực và chín là 30 - 35 ngày đối với hầu hết các giống. Sử dụng LCC, hầu hết phân N cần được bón 2 - 4 lần từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến khi phân hóa đòng. Trong vụ cho năng suất cao hoặc giống lúa lai thì có thể bón phân N muộn vào lúc đòng già đến khi bắt đầu trổ bông đầu tiên. Từ lúc trổ bông đến thu hoặch là khoảng 30 ngày. Do vậy, Từ lúc gieo hạt đến thu hoạch có thể từ 90 đến 160 ngày đối với lúa được tưới tiêu, tùy thuộc vào giống.

Page 107: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 9

Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng

Gieo mạ Cây Số nhánh

tối đa

Phân hóa đòng

Trỗ bông Thu hoạch

Thời kỳ sinh dưỡng của các giống khác nhau.

Hầu hết các giống có thời kỳ sinh thực và chín gần giống nhau.

Từ khi hình thành đòng đến trỗ bông khoảng 35 ngày Từ khi trỗ bông đến thu hoạch khoảng 30 ngày Từ khi gieo hạt đến thu hoạch từ 90 - 200 ngày hoặc hơn.

Thời kỳ sinh dưỡng

Thay đổi

Thời kỳ sinh thực

35 ngày

Thời kỳ chín

30 ngày

A-9

Page 108: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 10

Chìa khóa chẩn đoán để xác định thiếu dinh dưỡng của cây lúa

Xuất hiện trước hết trên các lá già Xuất hiện trước hết trên các lá non

Lá xanh nhạt, nhỏ, ngắn

Lá xanh tối, nhỏ, dựng đứng

Lá xanh đến xanh tối

Mép lá vàng, hoại tử

Các đốm rỉ nâu, hoại tử

Sọc xanh và vàng chạy song song

Xoăn lá

Đốm, vàng úa, giữa các gâm lá có màu vàng da

cam

Toàn bộ lá có màu xanh xám

Các đốm màu xanh (không có sọc)

Lá và cọng lá mềm, gục xuống

Lá xanh nhạt, xanh xám.

Lá phía trên bị vàng úa

Toàn bộ cây bị ảnh hưởng, nhưng lá phía trên bị trước

tiên.

Cây còi cọc

Đẻ nhánh kém

Cây còi cọc

Đẻ nhánh kém

Cây thấp hơn Cây còi cọc

Đẻ nhánh kém

Cây còi cọc

Đẻ nhánh giảm

Toàn bộ ruộng xuất hiện màu

vàng nhạt

Chín sớm

Chín muộn Héo và chín sớm.

Bộ rễ không khỏe

æ bệnh tăng

Bộ rễ không khỏe Ruộng lúa sinh trưởng không đều,

lốm đốm

Chín chậm

N P K Mg Zn S Xảy ra trước tiên ở lá non Không xác định vị trí biểu hiện

Chìa khóa chẩn đoán để xác định thiếu dinh dưỡng của cây lúa

A-10

Page 109: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 11

Đầu lá bị xoăn vàng úa

Biểu hiện có thể thấy chỉ khi thiếu

nhiều

Lá mới trồi ra bị vàng giữa các

gân lá

Hàm lượng diệp lục trong lá bị

giảm

Sau đó, toàn bộ lá vàng hoặc

trắng nhạt

Vàng úa giữa các gân lá ở đầu

lá non

Đốm hoại tử

Sọc vàng úa

Lá màu xanh da trời nhạt

Lá non bị héo

Đầu các lá non bạc, xoăn

Có thể chết nếu thiếu nhiều

Lá mềm, gục xuống

Cây thấp hơn

Đẻ nhánh giảm Chiều cao cây giảm

Bộ rễ không khỏe

Rất hiếm xảy ra trên lúa được

tưới nước

Chỉ ở đất khô

Rất hiếm xảy ra trên lúa được

tưới nước

Chỉ ở đất khô

Rất hiếm xảy ra trên lúa được

tưới nước

Tăng các bông vô hiệu Trỗ bông giảm xuống

Rất hiếm xảy ra trên lúa được tưới

nước

Đổ

Ổ bệnh tăng lên

Ca Fe Mn Cu B Si

Thiếu chất dinh dưỡ

ng

A -

11

Page 110: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 12

Biểu hiện thiếu Đạm Cây còi cọc, vàng nhạt. Các lá già hoặc toàn bộ cây có màu xanh vàng nhạt..

Lá già và có khi tất cả các lá trở nên xanh nhạt và vàng úa đầu ngọn lá. Lá bị chết nếu thiếu N trầm trọng. Ngoại trừ các lá non thì xanh hơn, nhỏ, ngắn, dựng đứng, xanh vàng chanh. Cả ruộng có thể xuất hiện màu vàng nhạt. Thiếu N thường xuất hiện vào các giai đoạn sinh trưởng tới hạn như lúc đẻ nhánh và phân hóa đòng, là lúc yêu cầu lượng N lớn. Thiếu N dẫn đến đẻ nhánh giảm, lá nhỏ, cây thấp. Số hạt bị giảm. Biểu hiện thiếu N có thể nhìn thấy dễ bị nhầm với thiếu S (Mục 2.5), nhưng thiếu S ít phổ biến hơn và thường ảnh hưởng đầu tiên trên các lá non hoặc tất cả các lá trên cây.

Chú giải ảnh (a) Lá màu xanh vàng nhạt ở trong ô 0 N vì không bón phân.

(b) Lá của cây thiếu N thường xanh nhạt, hẹp và nhỏ hơn.

(c) Đẻ nhánh giảm vì thiếu N

(d) Đẻ nhánh nhiều hơn do bón phân N.

Page 111: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 13

Đạm

Page 112: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 14

Biểu hiện thiếu Lân Cây xanh tối, còi cọc, lá dựng đứng và đẻ nhánh giảm

Cây thiếu P thì còi cọc, đẻ nhánh giảm đáng kể. Lá hẹp, ngắn, dựng đứng và có mầu xanh tối “bẩn”. Thân cây mảnh mai, phát triển bị hạn chế. Số lá, số bông, số hạt/bông cũng bị giảm. Những lá non trông khoẻ mạnh, nhưng những lá già đổi thành nâu và chết. Chín chậm (thường chậm hơn 1 tuần). Khi thiếu P nghiêm trọng thì lúa không thể trổ bông. Phát sinh màu đỏ và hồng trên lá nếu nếu giống lúa có xu hướng sản xuất sắc tố Anthocyanin. Lá xuất hiện màu xanh nhợt khi thiếu P và N (Mục 2.1) xẩy ra cùng lúc. Thiếu P vừa thì khó phát hiện trên ruộng. Thiếu P thường gắn liền với những rối loạn các dinh dưỡng khác như ngộ độc Fe ở pH thấp (Mục 2.13), thiếu Zn (Mục 2.4), thiếu Fe (Mục 2.9) và bị mặn (Mục 2.18) trên đất kiềm.

Chú giải ảnh (a) Đẻ nhánh giảm do thiếu P.

(b) Thân mảnh, cao và phát triển bị hạn chế dù chỉ thiếu ít P.

(c), (d) Cây còi cọc, nhỏ, dựng đứng so với cây bình thường.

Page 113: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 15

n

Page 114: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 16

Biểu hiện thiếu Kali Cây xanh tối có mép lá màu nâu vàng nhạt hoặc xuất hiện những đốm hoại tử màu nâu tối đầu tiên trên các lá già.

Khi thiếu K nghiêm trọng thì ngọn lá có màu nâu vàng nhạt. Biểu hiện thiếu K xuất hiện trước tiên ở những lá già, rồi dọc theo mép lá và cuối cùng lan đến gốc lá. Các lá phía trên bị ngắn, gục xuống và có màu xanh tối “bẩn”. Các lá già biến đổi từ màu vàng sang màu nâu và nếu không khắc phục thiếu K thì các lá non mất màu từ từ. Đầu và mép lá có thể bị khô. Các sọc màu vàng có thể xuất hiện theo các gân lá và những lá dưới bị héo rũ xuống. Biểu hiện lá bị thiếu (đặc biệt xuất hiện màu nâu vàng ở trên mép lá) gần giống với bệnh virút tungro. Khác với thiếu K, bệnh virút Tungro xuất hiện theo các vệt trong ruộng lúa, ảnh hưởng đến từng khóm riêng rẽ nhưng không phát triển trên toàn ruộng. Khi thiếu K trầm trọng, các đốm rỉ màu nâu xuất hiện ở trên ngọn lá già, rồi lan ra cả lá, sau đó trở thành màu nâu và bị khô. Những đốm hoại tử bất thường cũng có thể xuất hiện trên bông.

Chú giải ảnh (a), (b), (c) Ngọn và mép lá màu nâu vàng và khô khi thiếu K.

(d) Cây mẫn cảm với sâu, bệnh hơn và bị tái nhiễm phổ biến.

(e) Có thể xuất hiện lá xoăn.

(f) Lúa lai có sinh khối lớn hơn vì thế có nhu cầu K lớn hơn so với lúa thuần do vậy biểu hiện thiếu K ở lúa lai (trái) xuất hiện sớm hơn lúa thuần (phải).

(g) Sinh trưởng bị hạn chế khi thiếu K.

Page 115: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 17

Kal

i

Page 116: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 18

Biểu hiện thiếu Kẽm Cây cằn cỗi, lá ở dưới rũ xuống và khô có các đốm và sọc rỉ màu nâu xuất hiện 2 – 4 tuần sau khi cấy.

Biểu hiện thiếu Zn xuất hiện 2-4 tuần sau khi cấy, sinh trưởng không đều, khóm lúa phát triển kém nhưng cây có thể phục hồi mà không cần sự can thiệp. Khi thiếu Zn trầm trọng đẻ nhánh kém và có thể ngừng hoàn toàn, thời gian chín có thể bị kéo dài. Thiếu Zn cũng có thể tăng số bông vô hiệu. Sống lá, đặc biệt ở gần gốc lá của những lá non bị vàng úa. Lá mất sức cương (đóng mở khí khổng) và trở thành màu nâu vì các vết và sọc màu nâu xuất hiện ở các lá dưới, to ra và tạo thành một khối. Thỉnh thoảng có vạch trắng xuất hiện dọc theo sống lá. Sinh trưởng cằn cỗi và phiến lá thu hẹp. ở Nhật Bản, thiếu Zn là nguyên nhân của rối loạn “Akagare Type II” trên cây lúa.

Chú giải ảnh (a) Ruộng không đồng đều, sinh trưởng của cây còi cọc.

(b) Đẻ nhánh giảm, lá bị rũ xuống và khô.

(c), (d) Xuất hiện các đốm rỉ và sọc màu nâu.

Page 117: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 19

Kẽm

Page 118: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 20

Biểu hiện thiếu Lưu huỳnh Cây xanh nhợt, lá non có màu xanh sáng.

Ngược với thiếu N (Mục 2.1), lá già bị ảnh hưởng trước, thiếu S dẫn đến vàng toàn cây và bệnh úa vàng rõ hơn ở những lá non, ngọn lá bị hoại tử. Tuy nhiên, hoại tử không xảy ra ở các lá dưới như trường hợp cây thiếu N. So với thiếu N, thiếu S lá có màu vàng nhợt hơn. Bởi vì ảnh hưởng của thiếu S tới năng suất rõ hơn trong suốt giai đoạn sinh trưởng nên biểu hiện thiếu S cần được phát hiện và khắc phục sớm. Thiếu S thường chưa được chẩn đoán đúng vì biểu hiện ở lá thỉnh thoảng nhầm lẫn với thiếu N.

Các biểu hiện và ảnh hưởng tới sinh trưởng là:

Chiều cao cây bị giảm, sinh trưởng còi cọc.

Số dảnh bị giảm.

Thời gian sinh trưởng sinh thực và chín chậm khoảng 1- 2 tuần.

Chú giải ảnh (a), (b) Tán lá xuất hiện màu vàng nhợt bởi vì lá non bị vàng

và chiều cao cây và số dảnh bị giảm.

(c), (d) Bệnh vàng úa rõ hơn trên lá non – các ngọn lá có thể bị hoại tử.

Page 119: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 21

Lưu

huỳn

h

Page 120: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 22

Biểu hiện thiếu Silic Lá và cọng mềm, rủ xuống.

Lá mềm, rủ xuống dẫn đến sự che bóng lẫn nhau và làm giảm hoạt động quang hợp nên giảm năng suất hạt. Sự xuất hiện của bệnh tăng, như bệnh héo (do Pyricularia oryzae gây ra) hoặc đốm nâu (do Helminthosporium oryzae gây ra). Thiếu Si trầm trọng giảm số bông/m2 và số gié chắc/bông. Cây lúa thiếu Si rất mẫn cảm với sự đổ cây.

Chú giải ảnh

(a) Sức kháng bệnh giảm như Bipolaris oryzae.

(b) Lá rũ xuống (trái) so với lá bình thường (phải).

(c) Có các đốm nâu trên lá.

(d) Đất hữu cơ ở Florida, lúa được xử lý bằng cách bổ sung thêm Si thì sức kháng bệnh Bipolaris oryzae và Pyricularia grisea tốt hơn (ruộng lúa có màu sáng hơn) so với ruộng không được xử lý (ruộng lúa có màu tối hơn) © Elsevier sience 1997.

Page 121: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 23

Silic

Page 122: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 24

Biểu hiện thiếu Magiê Gữa các gân lá có màu vàng da cam ở các lá già.

Cây thiếu Mg có màu vàng nhạt, xuất hiện trước tiên ở giữa các gân lá trên lá già và sau đó sang lá non nếu thiếu Mg trầm trọng. Chuyển thành màu xanh như “sợi dây xâu chuỗi hạt” so với thiếu K, khi đó những sọc màu xanh và vàng chạy dọc theo lá (Mục 2.3). Trong một số trường hợp, bệnh úa vàng biến đổi thành vàng và cuối cùng bị hoại tử trên các lá già.

Các biểu hiện và ảnh hưởng khác của thiếu Mg là:

Số gié và trọng lượng 1000 hạt giảm.

Chất lượng hạt (% hạt nghiền, hàm lượng protein và tinh bột) giảm.

Ngộ độc Fe có thể thấy rõ hơn ở vùng Mg là một phần sức ép do thiếu nhiều dinh dưỡng như K, P, Ca và Mg.

Chú giải ảnh (a) Bệnh úa vàng giữa các gân lá có màu vàng da cam

thường xuất hiện trước tiên trên lá già.

(b) Bệnh úa vàng cũng có thể xuất hiện trên lá cờ (lá ôm đòng).

Page 123: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 25

(c) Thiếu Mg cũng có thể do bón nhiều K cho đất có hàm lượng Mg thấp.

Mag

Page 124: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 26

Biểu hiện thiếu Canxi Hoại tử do úa vàng rải rác hoặc ngọn lá non bị xoăn lại.

Biểu hiện thường thấy được chỉ khi thiếu Ca nghiêm trọng (thí dụ: các thí nghiệm trong chậu và trên đất nghèo dinh dưỡng). Ngọn lá non nhất có màu trắng và xoắn lại. Mô hoại tử có thể phát triển dọc theo mép lá và cuối cùng các lá già biến đổi thành màu nâu và chết. Thiếu Ca tương tự với thiếu B (Mục 2.12), do vậy cần phân tích mô thực vật để phân biệt nguyên nhân của các biểu hiện này. Có ít sự thay đổi hình thái bên ngoài của cây trừ các trường hợp thiếu Ca nghiêm trọng. Thiếu Ca đến tột đỉnh sẽ dẫn đến cây cằn cỗi và chết.

Chú giải ảnh (a), (b) Biểu hiện thiếu Ca nghiêm trọng, các ngọn lá non nhất

trở nên bạc, vàng úa.

Page 125: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 27

Can

xi

Page 126: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 28

Biểu hiện thiếu Sắt Bệnh úa vàng và vàng giữa các gân lá của lá mới ra.

Toàn bộ lá trở nên úa vàng và rất nhợt nhạt. Toàn bộ cây lúa trở nên úa vàng và chết nếu thiếu Fe nghiêm trọng. Thiếu Fe là rất quan trọng đối với đất trồng cạn nhưng thường biến mất một tháng sau khi trồng lúa. Thiếu Fe dẫn đến lượng chất khô giảm, hàm lượng chất diệp lục trong lá bị giảm và hoạt động của các enzym có liên quan đến chuyển hóa đường cũng bị giảm.

Chú giải ảnh

(a) Thiếu Fe là vấn đề chủ yếu ở đất trồng cạn.

(b) Vàng giữa các gân lá của lá mới ra.

(c) Cây còi cọc, phiến lá nhỏ (trái) nếu thiếu Fe nghiêm trọng.

Page 127: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 29

Sắt

Page 128: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 30

Biểu hiện thiếu Mangan Bệnh úa vàng giữa các gân lá bắt đầu trên ngọn các lá non.

Bệnh úa vàng giữa cácgân lá có màu xanh xám nhạt lan ra từ ngọn đến gốc lá. Sau đó các đốm hoại tử màu nâu phát triển và lá trở nên nâu tối. Những lá mới ra thì ngắn, hẹp và có màu xanh nhạt. Lúc đẻ nhánh, cây thiếu Mn thì thấp hơn, có ít lá hơn, nhẹ hơn và có bộ rễ nhỏ hơn so với cây trồng được cung cấp đủ Mn. Cây thì còi cọc nhưng đẻ nhánh không bị ảnh hưởng. Những cây bị thiếu Mn mẫn cảm hơn với các bệnh đốm nâu (do Helminthosporium oryzae gây ra). Cây lúa thiếu Mn thường do thiếu P. Trong các loại đất thiếu Mn và ngộ độc Fe thì cây lúa thiếu Mn chứa hàm lượng Fe lớn và có thể cho thấy qua biểu hiện màu đồng của lá lúa (Mục 2.13).

Chú giải ảnh

(a) Thiếu Mn trên lúa là một vấn đề chủ yếu của đất trồng cạn và đất hữu cơ có hàm lượng Mn thấp.

(b), (c) Lá bị ảnh hưởng bởi bệnh úa vàng giữa các gân lá xuất hiện ở ngọn của những lá non.

Page 129: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 31

Man

gan

Page 130: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 32

Biểu hiện thiếu Đồng (Cu) Sọc úa vàng, lá xanh da trời nhạt, trở thành bệnh úa vàng gần các ngọn lá.

Lá lúa thiếu Cu phát triển các sọc trên cả hai phía sống lá, tiếp theo xuất hiện tổn thương do hoại tử có màu nâu tối trên ngọn lá. Những lá mới ra không xoăn và đỉnh lá có dạng giống như hình kim, trong khi gốc lá biểu hiện bình thường. Đẻ nhánh giảm. Khả năng thụ phấn bị giảm do thiếu Cu, dẫn đến tăng bông vô hiệu và nhiều hạt lép (qua phân tích các yếu tố cấu thành năng suất). Hấp thu Cu của cây từ dung dịch đất bị hạn chế bởi Zn và ngược lại.

Chú giải ảnh (a) Thiếu Cu xảy ra chủ yếu ở đất hữu cơ.

(b) Các sọc úa vàng và hoại tử màu nâu tối phát triển trên ngọn các lá non.

(c) Lá mới ra đỉnh lá có dạng giống như đầu mũi kim khâu.

Page 131: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Thiếu chất dinh dưỡng A - 33

Đồn

g

Page 132: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 34

Xuất hiện trước tiên trên lá già Xuất hiện trước tiên trên lá non

Bệnh úa vàng giữa các gân lá trên các lá mới ra Biểu hiện trên lá giống như thiếu Fe

Ngọn lá trắng Các đốm giữa các gân lá ở đầu ngọn lá có màu vàng đến trắng Ngọn lá chết Cháy mép lá Giữa các gân lá có màu vàng da cam

Đốm nâu nhỏ ở những lá dưới bắt đầu từ ngọn lá Các đồm liên kết giữa các gân lá Lá chuyển từ da cam sang nâu Lá chết Lá hẹp

Ngọn lá khô, có màu nâu nhạt Các đốm hình elip có màu nâu tối

Đốm màu nâu trên gân của các bẹ và phiến lá dưới Ngọn lá khô 8 tuần sau khi trồng Các lá non có biểu hiện tương tự như thiếu Fe

Sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm Ruộng lúa sinh trưởng không đều

Sinh trưởng còi cọc, nhưng đẻ nhánh thỉnh thoảng vẫn bình thường

Sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm

Sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm Không kết hạt

Rễ đen Bộ rễ yếu Bệnh tăng Chỉ có trên đất ít Fe

Đất mặn ven biển Đất phèn mặn Đất lục địa có nhiều natri và đất mặn có natri Đất cát, mặn, chua

Rễ còi cọc, biến dạng của các giống mẫn cảm Chủ yếu ở đất cạn chua Đất ngập nước, pH < 4

Màng đen phủ trên bề mặt rễ Ngập nước liên tục Thường đi với thiếu các chất dinh dưỡng khác

Vùng khô và bán khô hạn Nước tưới giàu B Một số đất mặn ven biển

Đất cạn chua Đất phèn Rất hiếm xảy ra trên ruộng lúa được tưới

Sunphua Mặn Al Fe B Mn

Chìa khóa chẩn đoán xác định ngộ độc dinh dư

ỡng trên lúa

Ngộ độc chất dinh dư

ỡng

A - 35

A - 88

Page 133: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 35

Biểu hiện ngộ độc Sắt Các đốm nhỏ màu nâu ở các lá phía dưới bắt đầu từ ngọn lá hoặc toàn bộ lá có màu vàng da cam đến màu nâu. Màng đen phủ lên bề mặt rễ.

Biểu hiện xuất hiện lần đầu tiên khi lúa được 1 – 2 tuần tuổi (nhưng có khi > 2 tháng) sau khi cấy. Trước tiên các đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở các lá phía dưới, bắt đầu từ ngọn lá rồi lan rộng đến gốc lá. Sau đó các đốm này liên kết với nhau trên vùng giữa các gân lá và lá trở thành màu nâu da cam rồi chết. Lá có phiến nhỏ nhưng giữ được màu xanh. Những nơi lúa bị độc Fe trầm trọng lá xuất hiện màu nâu đồng. Trong một vài giống, ngọn lá xuất hiện màu vàng da cam sau đó bị khô. Cây lúa rất mẫn cảm hơn với ngộ độc Fe trong các giai đoạn sinh trưởng ban đầu, khi khả năng oxy hoá của rễ kém.

Những ảnh hưởng khác của ngộ độc Fe bao gồm:

Sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm đáng kể.

Bộ rễ bị phá huỷ, ít, thô, có màu nâu tối đến màu đen bao quanh bề mặt rễ và nhiều rễ chết. Khóm lúa vừa được nhổ lên có bộ rễ yếu, nhiều rễ đen (ảnh hưởng của sunphua Fe). Ngược lại, những rễ khỏe được bao quanh một lớp ôxít Fe3+ và hyđrôxít màu nâu da cam, nhẵn, đồng nhất.

Chú giải ảnh (a) Các đốm nhỏ màu nâu nhỏ phát triển trên ngọn lá và lan ra đến gốc

lá.

(b) Lá chuyển thành màu nâu da cam và chết.

(c) Biểu hiện trước tiên trên lá già.

(a), (d) Nếu ngộ độc Fe trầm trọng thì toàn bộ mặt lá bị ảnh hưởng.

(e) Lá có màu nâu đồng (trái) so với lá khoẻ (phải).

Page 134: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 36

Sắt

Page 135: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 37

Biểu hiện ngộ độc Sunphua Bệnh úa vàng giữa các gân lá trên lá mới ra. Rễ đen, ít, thô.

Biểu hiện của ngộ độc sunphua trên lá tương tự như bệnh úa vàng do thiếu Fe (Mục 2.9). Các tiêu chuẩn chẩn đoán khác tương tự như ngộ độc Fe (nhưng ngộ độc Fe có biểu hiện khác so với thiếu Fe, (Mục 2.13):

Bộ rễ có màu nâu tối đến đen, ít, thô. Khóm lúa vừa nhổ lên thường có bộ rễ phát triển kém, nhiều rễ đen (bị bẩn do sunphua Fe). Ngược lại, những rễ khỏe được bao quanh một lớp ôxít Fe3+ và hyđrôxít màu nâu da cam, nhẵn, đồng nhất.

Hàm lượng K, Mg, Ca, Mn và Si mô thực vật ít.

Chú giải ảnh Rễ của cây lúa bị ảnh hưởng thường đen, ít và thô.

Page 136: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 38

Sunp

hua

Page 137: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 39

Biểu hiện ngộ độc Bo (B) Ngọn lá màu nâu nhạt và các đốm hình elip có màu nâu tối trên lá.

Ngộ độc B xuất hiện trước tiên như bệnh úa vàng trên ngọn và mép lá già. Hai đến bốn tuần sau, những đốm hình elip màu nâu tối xuất hiện trên các vùng lá đã bị mất màu, sau đó chuyển thành màu nâu và khô. Các đốm hoại tử nổi trội vào lúc phân hoá đòng. Một vài giống lúa chỉ biểu hiện sự mất màu lá ở ngọn và mép lá. Thời gian sinh trưởng không bị giảm đáng kể.

Chú giải ảnh

(a) Ngọn lá màu nâu nhạt là một đặc tính điển hình của ngộ độc B, xuất hiện trước tiên như là bệnh vàng úa ở mép lá trên ngọn các lá già.

(b), (c), (d) 2 - 4 tuần sau, các đốm hình elip màu nâu phát triển ra các vùng lá bị mất màu.

Page 138: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 40

Bo

Page 139: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 41

Biểu hiện ngộ độc Mangan Các đốm màu vàng nhạt giữa các gân lá, lan rộng đến toàn bộ vùng giữa các gân lá.

Các đốm màu nâu phát triển trên các gân của phiến lá dưới và bẹ lá. 8 tuần sau khi cấy thì ngọn lá bị khô. Ngộ độc Mn cũng có thể gây ra bệnh úa vàng của các lá non ở phía trên, có biểu hiện giống như bệnh vàng úa do thiếu Fe (Mục 2.9). Cây trồng còi cọc, đẻ nhánh giảm. Nhánh vô hiệu làm năng suất bị giảm. Cây lúa hút quá nhiều Mn giảm hút Si, P và Fe và giảm sự di chuyển của P tới bông.

Chú giải ảnh

(a), (b), (c) Các đốm màu nâu vàng nhạt giữa các gân lá phát triển ở phiến lá dưới và bẹ lá.

Page 140: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 42

Man

gan

Page 141: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 43

Biểu hiện ngộ độc Nhôm Bệnh úa vàng giữa các gân lá có màu vàng da cam ở trên lá. Cây còi cọc, sinh trưởng kém. Rễ biến dạng, ít.

Các đốm có màu từ vàng đến trắng ở giữa các gân lá tiếp đến các ngọn lá bị chết và các mép lá bị cháy. Hoại tử ở các vùng có bệnh úa vàng xảy ra khi ngộ độc Al trầm trọng. Ngộ độc Al làm giảm sinh trưởng của rễ và nhánh non. Các giống có sức chịu được độc Al rất khác nhau. Các cây mẫn cảm, rễ còi cọc và biến dạng. Sinh trưởng còi cọc nhưng đẻ nhánh có thể bình thường. Sinh trưởng của rễ bị hạn chế dẫn đến hút dinh dưỡng bị giảm và sức chịu hạn kém hơn.

Chú giải ảnh (a) Ngộ độc Al là vấn đề chủ yếu đối với đất trồng cạn, chua. Nhưng

các giống lúa có sự khác nhau về mức độ mẫn cảm.

(b) Các đốm có màu vàng đến trắng của gân lá tiếp đến ngọn lá bị chết.

(c) Mép lá bị cháy.

(d) Cây dương xỷ nhiệt đới (Dicranopteris linearis), cây đỗ quyên (Melastoma malabathricum) và cỏ tranh (Imperata cylindrica) là những cây chỉ thị cho vùng đất chua và ít P.

(e) Máy đo pH bỏ túi dùng cho việc đo pH đất có thể tin dùng được.

Page 142: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 44

Nhô

m

Page 143: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 45

Biểu hiện mặn Ngọn lá màu trắng, sinh trưởng bị còi cọc và không đều.

Ngọn của các lá bị ảnh hưởng có màu trắng và các đám loang lổ do bệnh úa vàng xuất hiện trên một vài lá. Đất bị mặn dẫn đến lúa sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm. Sinh trưởng ngoài đồng ruộng rất không đều. Biểu hiện này xuất hiện ở lá đầu sau đó lá thứ hai tiếp theo là các lá đang sinh trưởng. Lúa chịu được độ mặn hơn lúc nảy mầm nhưng cây có thể bị ảnh hưởng lúc cấy, mạ non và giai đoạn trổ bông. Mặn hoặc nhiều natri có thể đồng hành với thiếu P (Mục 2.2), thiếu Zn (Mục 2.4), thiếu Fe (Mục 2.9 ) hoặc ngộ độc B (Mục 2.15).

Chú giải ảnh (a) Sinh trưởng không đều một cách đặc trưng.

(b) Những vùng dùng nước mặn để tưới, xuất hiện rải rác một số cây bị nhiễm mặn tại chỗ dẫn nước vào.

(c), (d) Cây còi cọc, đầu lá bạc.

Page 144: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

A - 46

Mặn

Page 145: Rice Management A5 - vaas.org.vn Management.pdf · hiện thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện ngộ độc và quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được trồng

Ngộ độc chất dinh dưỡng A - 47

Trang Web mới về SSNM

Khái niệm SSNM ban đầu đã được thay đổi một cách hệ thống để cung cấp cho nông dân và cán bộ khuyến nông có cách tiếp cận về quản lý dinh dưỡng. SSNM nay đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý cây trồng mà nhiều nước ở châu Á đang tham gia vào Chương trình Nghiên cứu Lúa có Nước tưới (Irrigated Rice Research Consortium, IRRC) (www.irri.org/irrc). IRRC mở trang Web mới về SSNM (www.irri.org/irrc/ssnm) để cung cấp cho cộng đồng người trồng lúa những thông tin cập nhật về nguyên tắc và thực hành SSNM cho hệ thống lúa có nước tưới và nhờ nước trời.

www.irri.org/irrc/ssnm