QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH...

63
1 QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

Transcript of QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH...

Page 1: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

1

QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

Page 2: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

2

I. GIỚI THIỆU

1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong các mối quan hệ luyến ái Có thể hiểu một cách cơ bản nhất, quyền lực trong mối quan hệ luyến ái là khả năng mà một người có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người còn lại (Wolfe, 1960). Quyền lực trong quan hệ thể hiện thông qua sự chiếm thế trong việc ra quyết đinh, khả năng thực hiện những hành vi không theo mong muốn của bạn đời/người yêu, hoặc khả năng chi phối các hoạt động của bạn đời/người yêu (Julie Pulerwitz, 2000). Sự bất cân bằng quyền lực được biểu lộ khi một trong hai người có tiếng nói hơn về mối quan hệ của họ hay trong việc ra những quyết định chung của cặp đôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra quyền lực này dựa trên một vài nhân tố cơ bản như: sự phụ thuộc của một người vào người còn lại trong mối quan hệ, hay sự chênh lệch về giá trị của các nguồn lực khi so sánh giữa hai người (ví dụ như nguồn lực về kinh tế, hoặc nguồn lực về tình cảm), hoặc khả năng tìm kiếm những lựa chọn khác bên ngoài mối quan hệ. Cụ thể là, người nắm nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ tình cảm là người kiểm soát được việc ra quyết định giữa cặp đôi, kiểm soát được hành vi của cả bản thân và của người yêu/bạn đời, là người ít phụ thuộc vào mối quan hệ đó, sở hữu nhiều nguồn lực hơn, và nhận thức rằng họ có những lựa chọn khác ngoài mối quan hệ này (Julie Pulerwitz, 2000) Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới phát triển và áp dụng những phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường về cân bằng quyền lực giữa hai cá nhân trong mối quan hệ luyến ái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn điểm luận hai công cụ được áp dụng phổ biến và thích hợp hơn cả. Công cụ đo lường thứ nhất được Caldwell và Peplau sử dụng trong cuộc điều tra năm 1984 tại Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu sực cân bằng về quyền lực trong các mối quan hệ đồng tính nữ và những nhân tố tác động đến nó. Nghiên cứu này sau đó đã chứng minh rằng mặc dù cộng đồng đồng tính nữ luôn ủng hộ mạnh mẽ mô hình tình yêu lý tưởng dựa trên sự bình đẳng, có đến 40% người tham gia nghiên cứu cho thấy họ đang ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng. Những người nắm giữ nhiều nguồn lực hơn thường có quyền nhiều hơn. Những người hiện có quan hệ bất bình đẳng thường không cảm thấy thoả mãn và thường gặp nhiều trục trặc hơn trong quan hệ của mình. Về mặt phương pháp, Caldwell và Peplau xây dựng công cụ đo lường quyền lực của quan hệ dựa theo những biến số được lấy ra từ lý thuyết về trao đổi xã hội (social exchange theory) (Blau, 1964; Rollins & Bahr, 1976, Thibaut & Kelley 1959)- những biến số thể hiện về sự phụ thuộc giữa hai người và quan hệ nguồn lực giữa họ. Cụ thể như: mức độ tình cảm của người này với người kia, những chênh lệch về trình độ học vấn, thu nhập, vị trí xã hội, hoặc những nguồn lực mà một người chu cấp cho người còn lại. Bên cạnh đó, Caldwell và Peplau đưa thêm vào thang đo quyền lực những biến số không thuộc lý thuyết trao đổi xã hội. Cụ thể là: Vai trò tính dục, những thái độ quan điểm về vai trò giới và thể hiện giới. Kết quả phân tích thang đo trong nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý, bao gồm (i) phụ nữ dễ bị rơi vào trạng thái thiệt thòi về quyền lực trong tình cảm khi họ dành nhiều tình cảm hơn trong mối quan hệ hoặc khi họ có học vấn thấp hơn người yêu/bạn đời; (ii) mức độ cân bằng về quyền lực liên hệ mật thiết với thái độ về vai trò tính dục; (iii) cân bằng về quyền lực liên hệ mật thiết với sự thoả mãn trong quan hệ đó, cụ thể là những người đang ở trong một mối quan hệ bình đẳng sẽ trải nghiệm thoả mãn cá nhân, sự gần gũi nhiều hơn, và ít gặp trục trặc trong tình cảm hơn so với những người đang ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng (Caldwell, 1984) Phương pháp đo lường thứ hai nhóm nghiên cứu lựa chọn điểm luận là bộ công cụ mang tên Thang đo Quyền lực trong Quan hệ tình dục (Sexual relationship power scale - SRPS) được xây dựng và sử dụng bởi Pulerwitz và cộng sự trong nghiên cứu của họ vào năm 2000. Nhóm tác giả này tổng hợp và

Page 3: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

3

thiết kế các hạng mục đánh giá cho thang đo quyền lực dựa trên các cuộc thảo luận nhóm, từ đó thiết lập bộ hạng mục đánh giá bao gồm 40 câu hỏi, bao gồm các nội dung: ưu thế trong việc ra quyết định, kiểm soát trong mối quan hệ, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tình cảm, những lựa chọn khác ngoài mối quan hệ hiện tại, và sự phụ thuộc vào mối quan hệ. Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng dựa trên SRPS bao gồm 23 hạng mục, được phân thành hai thang đo thứ cấp: Kiểm soát trong mối quan hệ, và ưu thế trong việc ra quyết định trong mối quan hệ. Đúng như những giả thuyết về quan hệ quyền lực, kết quả phân tích cho thấy SRPS biến thiên ngược chiều với trải nghiệm bạo hành thân thể, cưỡng ép tình dục. Những người có chỉ số SRPS cao, đặc biệt là phụ nữ, thường có được thoả mãn trong quan hệ hơn. SRPS còn quan hệ mật thiết với học vấn hay việc sử dụng bao cao su thường xuyên (Julie Pulerwitz, 2000)

1.2. Quan hệ tình dục đồng giới nam và nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục Các nghiên cứu về quan hệ tình dục giữa đồng giới nam tại Việt Nam đã chỉ ra rất nhiều nguy cơ về sức khoẻ, đặc biệt là lây nhiễm HIV và các bệnh STIs. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào hành vi tình dục đồng giới nam hơn là xác định bản chất mối quan hệ hay bản dạng tính dục của những người tham gia hành vi tình dục này. Tuy nhiên, kết quả phân tích của nhiều nghiên cứu đã phần nào cho thấy có những mối quan hệ nam đồng tính luyến ái trong mẫu nghiên cứu. Vì không tách bạch được nên chúng tôi vẫn sử dụng cụm từ “cộng đồng MSM” (nam quan hệ tình dục với nam) để điểm lược một số kết quả quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu định lượng tìm hiểu và xác định tỉ lệ nhiễm HIV ở cộng đồng MSM tại Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ nhiễm HIV dao động tùy theo địa bàn và đặc điểm nhóm đối tượng, tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ nhiễm HIV ở cộng đồng MSM cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của dân số Việt Nam. Ví dụ, Ngô Đức Anh và các đồng nghiệp (2009) khảo sát các cộng đồng MSM trên khắp Việt Nam và xác định được tỉ lệ nhiễm HIV dao động từ 5%-33% tùy vào từng nhóm MSM. Trong khi đó, tỷ lệ này trong nhóm MSM ở TP Hồ Chí Minh là 14.8% (Lê Thị Mỹ Dung và cộng sự, 2016). Nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở cộng đồng MSM trên cả nước liên quan trực tiếp đến nơi sinh sống (nông thôn hay thành thị), cơ hội tiếp cận thông tin về sức khỏe tình dục, số lượng bạn tình, cách tìm kiếm bạn tình, mức độ thân thiết với cộng đồng MSM địa phương, và tần số sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, và sử dụng các chất kích thích. Nhiều MSM xác nhận rằng họ có nhiều bạn tình cùng một thời điểm (Ngô Đức Anh và cộng sự, 2009). Những người này thường có tần suất quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn cao hơn cho mỗi bạn tình. Trong khảo sát của Lê Minh Giang và cộng sự (2012), nhóm HIV âm tính có trung bình 9 bạn tình trong năm qua, trong khi nhóm HIV dương tính có trung bình 14 bạn tình. Khi được hỏi về lý do không sử dụng BCS khi quan hệ qua đường hậu môn, đối tượng khảo sát bộc lộ ba nguyên nhân/trở ngại chính: (1) thảo luận/đàm phán về việc sử dụng BCS ảnh hưởng đến cảm xúc và niềm tin trong các mối quan hệ nghiếm túc và lâu dài, (2) yêu cầu sử dụng bao cao sử bởi một trong hai có thể được coi là một biểu hiện không tin tưởng/không chung thủy, (3) và MSM trẻ thường sẽ không sử dụng BCS khi quan hệ với người mà họ cho là “đàng hoàng”, người họ thích hoặc yêu, và những người đàn ông đẹp trai (hay còn được gọi là “hàng ngon”) (Ngô Đức Anh và cộng sự, 2009). Theo Bengtsson và các đồng nghiệp (2013), mối quan hệ tình dục chịu nhiều tác động, bao gồm tình cảm gắn bó, cam kết, niềm tin, lý tưởng cho một mối quan hệ, sự hài lòng/thoã mãn về mặt tình dục, và trao đổi tiền/quà tặng. Những người tham gia khảo sát của Bengtsson và các đồng nghiệp đề cao sự chung thủy trong một mối quan hệ, nhưng bản thân họ lại nhận định rằng sự chung thủy rất hiếm và khó có được. Phần lớn họ đều có những bạn tình một đêm và/hoặc mại dâm cùng thời điểm mà họ đang có một bạn tình nghiêm túc.

Page 4: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

4

Berry và các đồng nghiệp (2013) khảo sát nhóm MSM ở Hà Nội và Thái Nguyên, và cho rằng hành vi tình dục và nguy cơ không chỉ đơn giản liên quan đến hành vi và suy nghĩ cá nhân, mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp từ những hạn chế lựa chọn mà họ gặp phải để đáp ứng nhu cầu tình dục, tình yêu, kinh tế, và các mục tiêu xã hội khác. Những nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm HIV ở cộng đồng MSM tại Việt Nam tập trung vào tìm hiểu và phân tích các hành vi nguy cơ thông qua tìm hiểu những giá trị cá nhân, kiến thức về HIV, số lượng bạn tình, tần suất sử dụng BCS, mức độ kết nối với cộng đồng MSM, tình trạng sử dụng các chất kích thích và gây nghiện. Tất cả các yếu tố này đều được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng hay làm giảm các hành vi nguy cơ. Trong số các yếu tố này, giá trị cá nhân và xã hội được đặt nặng nhiều nhất khi lý giải quyết định không sử dụng BCS ở cộng đồng MSM.

1.3. Giới hạn nghiên cứu Điểm luận các nghiên cứu hành vi tình dục đồng giới nam cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố liên quan và tác động của các yếu tố này lại phụ thuộc vào bối cảnh của mối quan hệ mà tâm điểm là sự tương tác để đưa ra quyết định giữa hai cá nhân tham gia mối quan hệ. Để có thể giúp đưa ra các can thiệp hiệu quả nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục trong nhóm nam đồng tính, yêu cầu đặt ra là cần hiểu sâu hơn về tương tác giữa các cá nhân hay quyền lực trong mối quan hệ. Cụ thể các câu hỏi bao gồm mức độ cân bằng quyền lực giữa các cá nhân như thế nào? các cá nhân đặt ra mục đích gì cho mối quan hệ và trong giới hạn các lựa chọn, họ đã tạo ra các không gian nào để các cá nhân có thể tương tác dựa trên các nguồn lực sẵn có? mục đích của mối quan hệ và quá trình tương tác liệu có tác động đến việc mở ra hay làm thay đổi các không gian tương tác quyền lực giữa hai bên. Chúng tôi sẽ phần nào trả lời các câu hỏi trên trong nghiên cứu về quyền lực trong quan hệ nam đồng tính luyến ái. Để lượng hoá quan hệ quyền lực, chúng tôi lựa chọn những hạng mục đánh giá dựa trên các câu hỏi được sử dụng trong hai thang đo kể trên của Caldwell-Peplau và Pulerwitz theo tiêu chí thích hợp với bối cảnh văn hoá và mục đích nghiên cứu. Phương pháp định tính được áp dụng để phân tích bối cảnh và không gian tương tác quyền lực. Các vấn đề được tập trung tìm hiểu sâu trong bối cảnh mối quan hệ luyến ái lâu dài.

II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá mức độ cân bằng quyền lực trong các mối quan hệ luyến ái của những người đồng tính và chuyển giới

2. Đánh giá mối tương quan giữa quan hệ quyền lực và hành vi tình dục không an toàn trong nhóm nam đồng tính

3. Tìm hiểu các không gian, bối cảnh của mối quan hệ quyền lực và lựa chọn của các cá nhân trong các tương tác quyền lực khác nhau trong mối quan hệ nam đồng tính luyến ái và chuyển giới nữ luyến ái

III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp điều tra trực tuyến, nhằm tìm hiểu về các trải nghiệm liên quan tới mức độ cân bằng quyền lực giữa các cá nhân trong quan hệ luyến ái. Do thông tin định lượng được thu thập trực tuyến, chúng tôi mời toàn bộ những người xác định bản dạng tính dục là đồng tính và chuyển giới để có thể đưa ra kết quả đo lường mức độ cân bằng quyền lực giữa các nhóm. Các phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa cân bằng quyền lực và hành vi sử

Page 5: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

5

dụng bao cao su được thực hiện cho nhóm có khả năng quan hệ tình dục xâm nhập, bao gồm nhóm nam đồng tính và chuyển giới. Phương pháp định tính bao gồm phỏng vấn sâu nam đồng tính và chuyển giới nữ để tìm hiểu sâu về bối cảnh chi phối mối quan hệ quyền lực, về ý nghĩa của các mối quan hệ quyền lực này và lựa chọn của các cá nhân trong các tương tác quyền lực khác nhau.

3.1.Điều tra trực tuyến Để có được một mẫu nghiên cứu bao phủ toàn quốc và đảm bảo được tính đa dạng về giới tính, bản dạng giới và xu hướng tính dục của người tham gia, nhóm nghiên cứu quyết định áp dụng phương pháp nghiên cứu thông qua bảng hỏi trực tuyến, do việc phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp khó có thể đảm bảo được yêu cầu này. Bảng câu hỏi trực tuyến được thiết kế và thực hiện thu thập thông tin thông qua dịch vụ chuyên hỗ trợ nghiên cứu điều tra trực tuyến Surveymonkey (surveymonkey.com). Thông báo giới thiệu và thư mời tham gia nghiên cứu được đăng trên trang tin chính thức của iSEE, ICS và hầu hết các trang tin, diễn đàn, trang cộng đồng (Facebook) của các nhóm LGBT trên cả nước. Thời gian thu thập thông tin định lượng là 10 ngày, từ 24/11/2016 đến 4/12/2016. Sau khi chính thức ngừng nhận thêm trả lời, tổng số có 7.339 người tham gia trả lời bộ câu hỏi. Việc làm sạch số liệu được tiến hành ngay sau đó. Các bản ghi có phần trả lời mâu thuẫn về logic và các bản ghi có nhiều thông tin bỏ trống đều bị loại ra khỏi bộ số liệu phân tích cuối cùng. Bộ số liệu sau khi được làm sạch và đưa vào phân tích chính thức bao gồm 7.151 bản ghi. Phân tích số liệu định lượng được thực hiện với phần mềm SPSS, chủ yếu sử dụng thống kê mô tả. Việc tham gia vào trả lời bộ câu hỏi trực tuyến hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện của người trả lời. Trước khi bắt đầu vào nội dung câu hỏi, chúng tôi cung cấp thông tin giới thiệu nghiên cứu và lời mời tham gia, bao gồm đầy đủ mục đích của cuộc điều tra cũng như giới thiệu về những chủ đề mà cuộc điều tra này sẽ tìm hiểu đến. Người trả lời sau đó sẽ lựa chọn giữa việc đồng ý và không đồng ý với việc tham gia vào cuộc điều tra này. Với những người không đồng ý tham gia, bộ câu hỏi lập tức chuyển đến phần kết thúc. Chỉ với những người đã đồng ý tham gia, bộ câu hỏi trực tuyến mới chính thức được hiển thị. Do việc tham gia vào cuộc điều tra là hoàn toàn trực tuyến và khuyết danh, để đảm bảo tính chính xác của thông tin thu được, chúng tôi đặt chế độ lọc IP (mỗi một địa chỉ IP chỉ có thể tham gia trả lời một lần), đồng thời trong bộ câu hỏi có một số câu mang tính logic nhằm kiểm định lại độ tin cậy của thông tin được cung cấp trong quá trình phân tích về sau.

3.2.Nghiên cứu định tính Bản giới thiệu và đăng ký tham gia nghiên cứu đã được đăng trên trang cộng đồng của iSEE và được chia sẻ rộng rãi thông qua ICS và các nhóm LGBT tại các tỉnh và thành phố khác nhau. Tiêu chí lựa chọn người tham gia vào nghiên cứu cụ thể là tình nguyện tham gia phỏng vấn sâu và: (i) tự xác định là nam đồng tính đã có quan hệ luyến ái với nam đồng tính khác, đại diện cho các nhóm tuổi từ 20 trở lên; hoặc (ii) tự xác định là chuyển giới nữ đã có quan hệ luyến ái với nam giới, có thể là nam dị tính hoặc nam đồng tính, đại diện cho các nhóm tuổi từ 20 trở lên. Tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu thực địa, mẫu nghiên cứu định tính bao gồm 18 người đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh (7) và Hà Nội (11).

Nhóm tuổi Nam đồng tính Chuyển giới nữ

20 đến 30 6 2 31 đến 40 3 2

Page 6: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

6

Trên 40 5 Phần thu thập số liệu tính được tiến hành theo các nguyên tắc tự nguyện và bảo mật theo nguyên tắc đạo đức nghiên cứu chuẩn mực (tự nguyện tham gia nghiên cứu, đảm bảo tính khuyết danh của người tham gia, chỉ có nhóm nghiên cứu được tiếp cận dữ liệu thô, bảo mật file dữ liệu thô)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu định lượng

4.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn hiện đang sống của người trả lời 7.151 người tham gia đến từ hầu khắp các tỉnh thành cả nước, tuy nhiên phần đông người trả lời tập trung tại hai địa bàn lớn là TP Hồ Chí Minh (35,4%) và Hà Nội (13,1%). Tỷ lệ tham gia theo khu vực địa bàn được tổng hợp ở Bảng 4.1.1. Việc số lượng người tham gia ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cao hơn hẳn tại các địa bàn khác có thể do tiếp cận đến Internet tại những địa bàn này sẵn có hơn và đồng thời tại hai địa bàn này các nhóm LGBT cởi mở, sẵn sàng tham gia chia sẻ chủ đề này và về bản thân hơn. Bảng 4.1.1. Phân bố mẫu theo địa bàn hiện đang sống

Nữ Nam Chung

N=4345 N=2806 N=7151

Hà Nội 13.% 13.1% 13.1%

TP Hồ Chí Minh 35.1% 35.9% 35.4%

Các tỉnh/tp Miền Nam 28.4% 28.9% 28.6%

Các tỉnh/tp Miền Trung 15.2% 15.1% 15.1%

Các tỉnh/tp Miền Bắc 8.2% 7.1% 7.8%

4.1.2.Đặc điểm Nhân khẩu - Xã hội của mẫu nghiên cứu Đa phần người tham gia vào điều tra đều thuộc những nhóm tuổi trẻ, với độ tuổi trung bình là 19,5 tuổi, tập trung chủ yếu là nhóm dưới 24 tuổi (chiếm đến 83,5% tổng số mẫu nghiên cứu). Cũng chính vì vậy, có đến 69,7% người tham gia hiện đang đi học toàn thời gian. Đa phần sinh sống tại các thành phố, hoặc các khu vực đô thị (72,4%). Bảng 4.1.2. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của mẫu nghiên cứu

Nữ Nam Chung

Nhóm tuổi 4360 2809 7169

Dưới 24 86.4% 83.5% 85.3%

Từ 25 đến 34 12.6% 14.9% 13.5%

Từ 35 đến 49 0.9% 1.5% 1.2%

50 trở lên 0.1% 0.1% 0.1%

Tuổi trung bình 19.2 20.0 19.5

Đặc điểm nơi cư trú 4369 2811 7180

Đô thị /thành phố 73.4% 70.7% 72.4%

Ngoại ô, thị trấn, thị xã 18.2% 20.2% 19.0%

Page 7: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

7

Nông thôn 8.4% 9.0% 8.6%

Trình độ học vấn 4365 2810 7175

Tiểu học và thấp hơn 5.6% 2.5% 4.4%

Trung học cơ sở 28.2% 21.1% 25.4%

Phổ thông Trung học 32.9% 35.3% 33.8%

Trung cấp/cao đẳng 10.2% 9.8% 10.1%

Đại học và cao hơn 23.1% 31.4% 26.3%

Tình trạng việc làm 4345 2800 7145

Hiện đang đi học toàn thời gian 70.2% 68.9% 69.7%

Đang đi làm hoặc vừa học vừa làm 29.2% 30.6% 29.7%

Không đi làm, thất nghiệp 0.6% 0.5% 0.5%

Với những người hiện đang có việc làm 1268 857 2125

Nhân viên văn phòng 23.5% 24.6% 24.0%

Nhân viên kinh doanh 13.6% 16.5% 14.8%

Kỹ thuật viên 3.8% 5.8% 4.6%

Dịch vụ cá nhân (cắt tóc, thợ may, vv) 4.9% 4.2% 4.6%

Dịch vụ xã hội (giáo viên, bác sỹ, vv) 8.2% 10.7% 9.2%

Hoạt động nghệ thuật, văn hoá, thể thao 5.6% 5.8% 5.7%

Buôn bán nhỏ 10.1% 6.9% 8.8%

Kinh doanh, buốn bán lớn 3.0% 1.5% 2.4%

Công nhân 12.1% 6.9% 10.0%

Quản lý 3.7% 5.5% 4.4%

Quân đội, công an 0.6% 2.3% 1.3%

Lao động giản đơn và các công việc khác 9.9% 8.5% 9.4%

Thu nhập trung bình một tháng1 1215 815 2030

Dưới 500 nghìn đồng 1.3% 1.0% 1.2%

Từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu đồng 2.0% 1.2% 1.7%

Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng 4.0% 2.8% 3.5%

Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng 10.6% 7.5% 9.4%

Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng 33.8% 28.6% 31.7%

Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng 34.2% 33.4% 33.8%

từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng 10.0% 16.4% 12.6%

Từ 20 đến dưới 50 triẹu đồng 2.7% 6.5% 4.2%

Trên 50 triệu đồng 1.5% 2.6% 1.9%

Dân tộc 4369 2810 7179

Kinh 93.6% 92.2% 93.1%

Hoa 3.6% 4.9% 4.1%

Các dân tộc thiểu số khác 2.7% 2.9% 2.8%

Page 8: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

8

Tình trạng di cư 4359 2806 7165

Không di cư 61.7% 56.9% 59.8%

Có di cư (nơi sinh sống hiện nay khác nơi sinh ra) 38.3% 43.1% 40.2% 1 Không phân tích với nhóm hiện đi học toàn thời gian.

4.1.3.Đặc điểm về giới, tính dục và thái độ về tính dục của mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1.3. Bản dạng giới và xu hướng tính dục theo giới tính

Nữ Nam Chung

Bản dạng giới tự nhận 4369 2811 7180

Nữ 54.5% 2.7% 34.2%

Nam 6.5% 78.8% 34.8%

Chuyển giới nữ sang nam 18.6% - 11.4%

Chuyển giới nam sang nữ - 4.6% 1.8%

Không theo chuẩn về giới nào 20.4% 13.8% 17.7%

Xu hướng tính dục 4353 2795 7148

Dị tính 12.1% 5.5% 9.5%

Đồng tính 41.7% 67.9% 52.0%

Song tính 34.1% 19.6% 28.5%

Không biết 9.9% 6.2% 8.5%

Khác 2.1% 0.8% 1.6%

54,5% người trả lời giới tính nữ và gần 79% người trả lời giới tính nam có bản dạng giới tự nhận trùng với giới tính. Có 6,5% giới tính nữ tự nhận mình là nam và 2,7% giới tính nam tự nhận mình là nữ. 18,6% giới tính nữ tự nhận là FTM (chuyển giới từ nữ sang nam) trong khi 4,6% giới tính nam tự nhận là MTF (chuyển giới từ nữ sang nam). Tỷ lệ người trả lời cho biết không thuộc chuẩn giới tính nào ở nhóm nữ là 20,4% trong khi ở nhóm nam là gần 14%. Ở cả hai nhóm giới tính, tỷ lệ cho biết họ có xu hướng đồng tính đều cao nhất (gần 42% nữ, gần 68% nam). Tỷ lệ người cho biết mình là người song tính trong nhóm nữ cao hơn hẳn so với trong nhóm nam (hơn 34% nữ so với 19,6% nam).

4.1.4. Mức độ công khai về tính dục Mức độ công khai về xu hướng tính dục được đo bằng 5 câu hỏi đánh giá về hiện trạng công khai của người trả lời trong các bối cảnh gia đình, họ hàng, người thân, bạn bè, bạn học, đồng nghiệp, và những người quen khác (Xem phụ lục 1). Kết quả của 5 câu hỏi đánh giá này được tổng hợp lại thành một biến số đánh giá mức độ công khai từ mức rất cởi mở đến mức hoàn toàn giữ kín (kiểm tra độ tin cậy cho kết quả chỉ số Cronbach's Alpha là 0,82). Cuối cùng, thang đo này được sử dụng để tạo ra biến số về mức độ công khai, bao gồm ba giá trị: nhóm công khai cởi mở, nhóm công khai hạn chế, và nhóm khép kín. Biểu đồ 4.1.4 mô tả về mức độ công khai tính dục của mẫu nghiên cứu.

Page 9: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

9

Biều đồ 4.1.4. Mức độ công khai xu hướng tính dục theo giới tính***

***Chi bình phương p<0.001

Có thể thấy rằng nhóm giới tính nam có tỷ lệ công khai và cởi mở về xu hướng tính dục thấp hơn hẳn so với nhóm giới tính nữ. Cụ thể là chỉ có 12,7% nam công khai trong khi tỷ lệ này ở nhóm nữ là 18%, có đến 57,1% thuộc nhóm nam cho biết họ giấu kín về xu hướng tính dục so với gần 51% ở nhóm nữ.

4.1.5.Trải nghiệm với phân biệt đối xử liên quan đến tính dục Người tham gia được hỏi về mức độ thường xuyên mà họ gặp phải những hành vi hoặc lời nói mang tính phân biệt đối xử (PBĐX) liên quan đến tính dục tại 6 bối cảnh không gian, gồm gia đình, trường học, nơi làm việc, các cơ sở y tế, dịch vụ công, và các địa điểm công cộng. Kết quả điều tra về mức độ thường xuyên gặp phải phân biệt đối xử được thể hiện thông qua biến số tổng hợp từ 6 biến số kể trên (với chỉ số tin cậy Cronbach's Alpha là 0,85) và được phân thành 3 nhóm: Nhóm không hoặc ít bị PBĐX, nhóm thỉnh thoảng bị PBĐX, và nhóm thường xuyên bị PBĐX (Xem phụ lục 02). Biểu đồ 4.1.5a,b,c trình bày kết quả phân tích cho biến số này ở nhóm giới tính nữ và nam tương ứng. Biều đồ 4.1.5a. Trải nghiệm phân biệt đối xử theo bản dạng giới tự nhận của nhóm giới tính nữ***

18.00%

12.70%15.90%

31.1% 30.2% 30.8%

50.9%

57.1%53.3%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Nữ (n=3348) Nam (n=2191) Chung (n=5539)

Công khai, cởi mở Công khai hạn chế Khép kín

81.8%

56.3% 53.8%

78.4%

16.6%

38.0% 42.4%

19.7%

1.6% 5.7% 3.7% 1.9%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nữ (n=1709) Nam (n=245) FTM (n=721) Không theo chuản (n=726)

Không hoặc ít bị PBĐX Thỉnh thoảng trải nghiệm PBĐX Thường xuyên bị PBĐX

Page 10: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

10

*** Chi bình phương p<0.001

Khi xét theo bản dạng giới mà người trả lời tự nhận, có thể nhận thấy trong nhóm giới tính nữ, những người tự nhận bản dạng giới của mình là nam và là người chuyển giới từ nữ sang nam trải nghiệm với PBĐX liên quan đến tính dục nhiều nhất. Cụ thể là nhóm nữ FTM có đến 42,4% thỉnh thoảng và gần 4% thường xuyên bị PBĐX, nhóm tự nhận bản dạng giới là nam có 38% thỉnh thoảng và gần 6% thường xuyên bị PBĐX. Khi so sánh tỷ lệ này với hai nhóm tự nhận bản dạng giới là nữ và nhóm không theo chuẩn giới có thể nhận thấy những khác biệt đáng kể. Biều đồ 4.1.5b. Trải nghiệm phân biệt đối xử theo xu hướng tính dục của nhóm giới tính nữ***

*** Chi bình phương p<0.001

Kết quả bảng 4.1.5b cho thấy nhóm tự nhận xu hướng tính dục dị tính có tỷ lệ bị PBĐX cao hơn các nhóm khác. Đây là nhóm có tỷ lệ người chuyển giới cao và có thể họ chịu PBĐX do thể hiện giới bên ngoài của họ. Biều đồ 4.1.5c. Trải nghiệm phân biệt đối xử theo bản dạng giới tự nhận của nhóm giới tính nam***

***: Chi bình phương p<0.001

Trong nhóm giới tính nam, những người tự xác định bản dạng chuyển giới từ nam sang nữ là những người chịu nhiều PBBĐX nhất, cụ thể là có đến gần 41% thỉnh thoảng và 5,5% thường xuyên trải nghiệm điều này.

4.1.6. Lòng tự tôn (self-esteem) của LGBT

61.2% 67.2%83.9% 76.8%

35.9% 29.3%15.2% 20.6%

2.9% 3.5% 0.9% 2.6%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Dị tính (n=276) Đồng tính (n=1562) Song tính (n=1218) Không biết (n=272)

Không hoặc ít bị PBĐX Thỉnh thoảng trải nghiệm PBĐX Thường xuyên bị PBĐX

79.4% 76.6%

53.6%71.0%

17.6% 21.8%

40.9%25.6%

2.9% 1.6% 5.5% 3.4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nữ (n=68) nam (n=1799) MTF (n=110) Không theo chuẩn (n=328)

Không hoặc ít bị PBĐX Thỉnh thoảng trải nghiệm PBĐX Thường xuyên bị PBĐX

Page 11: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

11

Biến số thể hiện lòng tự tôn của người thuộc các nhóm tính dục đa dạng được tổng hợp từ 5 câu hỏi đánh giá cảm giác về bản thân và tính dục của mình, với kết quả kiểm tra độ tin cậy cho chỉ số Cronbach's alpha là 0,6 (chấp nhận được). Biến số lòng tự tôn tổng hợp thể hiện lòng tự tôn phân theo 3 nhóm giá trị: người có lòng tự tôn cao, nhóm trung bình, và nhóm người có lòng tự tôn thấp (Xem phụ lục 03). Biểu đồ 4.1.6a,b,c,d thể hiện kết quả tổng hợp về lòng tự tôn liên quan đến tính dục của người tham gia nghiên cứu theo nhóm giới tính, giới tính tự nhận, và xu hướng tính dục của họ. Biều đồ 4.1.6a. Tự tôn theo bản dạng giới tự nhận trong nhóm giới tính nữ **

**: Chi bình phương p<0.01

Khi phân tích theo bản dạng giới tự nhận, có thể nhận thấy nhóm chuyển giới từ nữ sang nam (FTM) và nhóm không theo chuẩn giới có xu hướng rơi vào nhóm kém tự tin hơn hai nhóm còn lại. Biều đồ 4.1.6b. Tự tôn theo xu hướng tính dục trong nhóm giới tính nữ***

***: Chi bình phương p<0.001, những nhóm xu hướng tính dục có số trả lời nhỏ không được đưa vào phân tích.

Nhóm giới tính nữ có khuynh hướng tính dục đồng tính (31,9%) và song tính (29,1%) có xu hướng thể hiện tinh thần tự tôn cao hơn so với nhóm không biết rõ về xu hướng tính dục của mình (19,3%). Biều đồ 4.1.6c. Tự tôn theo bản dạng giới tự nhận trong nhóm giới tính nam **

32.1% 30.1% 29.3% 24.4%

64.2% 67.5% 64.9% 70.2%

3.8% 2.4% 5.8% 5.4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nữ (n=1794) Nam (n=246) FTM (n=727) Không theo chuẩn giới (n=745)

Tự tôn cao Trung bình Kém tự tin

29.70% 31.90% 29.10% 19.30%

63.00% 64.40% 66.60%75.40%

7.30% 3.60% 4.30% 5.40%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Dị tính (n=300) Đồng tính (n=1603) Song tính (n=1253) Không biết (n=280)

Tinh thần tự tôn cao Trung bình Kém tự tin

Page 12: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

12

***: Chi bình phương p<0.001

Nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) và nhóm không theo chuẩn về giới có xu hướng ít tự tôn hơn. Cụ thể chỉ có 23,2% MTF và 21,2% không theo chuẩn cho biết họ có tự tôn cao, so với hai nhóm còn lại là nam (33,3%) và nữ (37,9%). Biều đồ 4.1.6d. Tự tôn theo xu hướng tính dục trong nhóm giới tính nam **

**: Chi bình phương p<0.01, những nhóm xu hướng tính dục có số trả lời nhỏ không được đưa vào phân tích.

Nhóm xu hướng đồng tính thể hiện lòng tự tôn cao nhất (33,4% tự tôn cao), trong khi nhóm không rõ xu hướng của mình có tỷ lệ này chỉ là 18%.

4.1.7. Tham gia hội nhóm về LGBT Biều đồ 4.1.7. Tham gia hội nhóm/tổ chức về LGBT theo giới tính

***: Chi bình phương p<0.001

37.9% 33.3%23.2% 21.2%

56.1% 62.6%69.6% 71.8%

6.1% 4.1% 7.1% 7.0%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nữ (n=66) Nam (n=1805) MTF (n=112) Không theo chuẩn về giới (n=330)

Tự tôn cao Trung bình Kém tự tin

33.40% 28.20%18.00%

62.00% 67.40%74.80%

4.60% 4.40% 7.20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Đồng tính (n=1675) Song tính (n=454) Không biết (n=111)

Tinh thần tự tôn cao Trung bình Kém tự tin

26.10%

17.40%

22.70%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

Nữ (n=3609) Nam (n=2365) Chung (n=5974)

Page 13: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

13

22,7% người trả lời hiện có tham gia vào các hội nhóm hoặc tổ chức về LGBT, tỷ lệ tham gia của nhóm giới tính nữ (26,1%) cao hơn đáng kể so với nhóm nam (17,4%).

4.1.8.Tình dục và sức khoẻ tình dục Bảng 4.1.8a. Quan hệ tình dục và khám sức khoẻ tình dục theo giới tính

Đã có quan hệ tình dục *** Nữ

n=3569 Nam

n=2376 Chung

n=5945

Chưa bao giờ có QHTD 41.2% 57.8% 47.9%

Đã có QHTD 58.8% 42.2% 52.1%

Thói quen khám sức khoẻ tình dục *** n=3588 n=2380 n=5968

Chưa bao giờ đi khám 82.4% 76.8% 80.2%

Định kỳ 3.5% 7.6% 5.1%

Chỉ khám khi có dấu hiệu bệnh 14.1% 15.7% 14.7% ***: Chi bình phương p<0.001

Do đặc thù mẫu nghiên cứu có độ tuổi tương đối trẻ, hơn 52% số người trả lời cho biết họ đã từng có quan hệ tình dục. Tỷ lệ này ở nhóm giới tính nữ là gần 59% và ở nhóm nam là 42,2%. Với nhóm giới tính nữ, độ tuổi trung bình khi quan hệ tình dục lần đầu tiên là hơn 21 tuổi, với nhóm nam là gần 18 tuổi, độ tuổi này tính chung cả mẫu nghiên cứu là gần 17. Hơn 53% cho biết hiện họ đang trong một mối quan hệ luyến ái lâu dài hay nghiêm túc. Tỷ lệ này ở nhóm giới tính nữ (58,4%) cao hơn hẳn ở nhóm nam (45,1%). Hơn 80% người trả lời chưa từng khám sức khoẻ tình dục (STIs, HIV). Tuy nhiên, thói quen khám sức khoẻ tình dục ở nhóm giới tính nam cao hơn hẳn so với nhóm nữ, cụ thể là có 7,6% nam cho biết họ đi khám định kỳ trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ là 3,5%. 15,7% nam đi khám khi phát hiện dấu hiệu bệnh, trong khi nữ chỉ 14% đi khám khi phát hiện dấu hiệu. Bảng 4.1.8b. Xét nghiệm HIV và tình trạng nhiễm HIV theo giới tính

Nữ Nam Chung

Lần cuối cùng xét nghiệm HIV*** n=2738 n=1999 n=4737

Trong 1 tháng trở lại 2.4% 4.5% 3.3%

Từ 1 đến dưới 3 tháng 1.8% 4.4% 2.9%

từ 3 đến dưới 6 tháng 2.0% 5.3% 3.4%

từ 6 tháng đến 1 năm trước 1.9% 4.5% 3.0%

Hơn 1 năm trước 3.7% 6.9% 5.1%

Chưa bao giờ xét nghiệm 88.2% 74.5% 82.4%

Tình trạng HIV của người trả lời n=2601 n=1947 n=4548

Âm tính 52.0% 51.5% 51.8%

Dương tính 4.6% 4.5% 4.6%

Không rõ, không biết 43.4% 44.0% 43.7% ***: Chi bình phương p<0.001

Page 14: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

14

Có 4,6% người trả lời cho biết hiện họ đang sống chung với HIV, gần 44% không biết tình trạng HIV của mình. Nhóm giới tính nam có tỷ lệ đã từng làm xét nghiệm HIV cao hơn đáng kể so với nhóm nữ.

4.2.Thang đo chỉ số quyền lực cá nhân Chỉ số quyền lực trong nghiên cứu này được thực hiện dựa theo thang đo quyền lực mà Pulerwitz và cộng sự đã áp dụng cho nghiên cứu về đo lường quyền lực trong quan hệ luyến ái (Pulerwitz, 2000). 08 câu hỏi đánh giá về sự phân chia quyền lực trong việc ra quyết định đối với các vấn đề về tình cảm và tình dục được sử dụng trong bộ chỉ số này, bao gồm những quyết định về công khai, sinh hoạt hàng ngày, chu cấp kinh tế, bao bọc che chở, quản lý cuộc sống và các mối quan hệ, lựa chọn các kiểu quan hệ tình dục, chủ động trong quan hệ tình dục, và trách nhiệm với tình dục an toàn. Xuyên suốt nghiên cứu, bộ câu hỏi thang đo quyền lực được hỏi 3 lần, tương ứng với chỉ số quyền lực của cá nhân (thể hiện thái độ, mong muốn sở hữu quyền lực của người trả lời trong quan hệ tình cảm, bất kể họ hiện có đang có người yêu/bạn đời hay không), chỉ số quyền lực của họ trong mối quan hệ lâu dài hiện tại (thể hiện mức cân bằng về quyền của họ so với người yêu trong mối quan hệ nghiêm túc hiện tại), và chỉ số quyền lực của họ trong các mối quan hệ ngắn hạn (chỉ số này chỉ thể hiện quyền lực với các quyết định liên quan đến tình dục). Với cả ba bộ thang đo quyền lực, biến số cuối cùng đưa vào phân tích đều thể hiện tình trạng (hoặc mong muốn) về quyền lực trong mối quan hệ của người trả lời là: 1, người trả lời có nhiều quyền lực hơn; hoặc 2, người trả lời và người yêu có quyền ngang nhau; hoặc 3, người trả lời có ít quyền lực hơn. Dưới đây là kết quả phân tích mô tả thang đo quyền lực cá nhân của mẫu nghiên cứu (chỉ số độ tin cậy Alpha Cronbach là 0,65). Biều đồ 4.2. Chỉ số quyền lực cá nhân theo giới tính***

***: Chi bình phương p<0.001

Có thể nhận thấy, đa phần người trả lời có mong muốn mình nằm trong nhóm những người kỳ vọng vào mối quan hệ bình quyền (73,9%). Tuy nhiên, nhóm giới tính nữ thể hiện mong muốn bình quyền quan hệ cao hơn hẳn nhóm giới tính nam (78,6% so với 67,1%). Trong hợp phần nghiên cứu định tính, những người thể hiện sức mạnh quyền lực với bản thân và trong các mối quan hệ luyến ái đều cho thấy họ có sự tự chủ trong các mối quan hệ, việc ra quyết định cho bản thân cũng như cho người yêu, lựa chọn về hành vi an toàn tình dục và các khía cạnh khác trong đời sống tình cảm. Ở những phần kế tiếp trong hợp phần định lượng, báo cáo sẽ đưa ra các phân tích về mối liên hệ giữa thang đo quyền lực với những trải nghiệm kể trên.

7.5% 4.5% 6.3%

78.6%67.1%

73.9%

13.8%28.4%

19.7%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nữ (n=3408) Nam (n=2319) Chung (n=5727)

Mong muốn bản thân có quyền hơn

Mong muốn hai người có quyền ngang nhau

Mong muốn người yêu/bạn tình có quyền hơn

Page 15: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

15

4.3. Trải nghiệm quan hệ luyến ái và tình dục trong quan hệ luyến ái Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ hiện có quan hệ luyến ái trong 12 tháng qua theo giới tính

53,1% số người trả lời trong nghiên cứu này hiện nay (12 tháng qua) đang có và duy trì quan hệ luyến ái nghiêm túc. Phần dưới đây trình bày những kết quả phát hiện liên quan đến trải nghiệm của họ đối với quan hệ tình cảm này. Những trường hợp hiện không có quan hệ tình cảm nghiêm túc không được đưa vào phần phân tích này.

4.3.1.Đặc điểm của quan hệ nghiêm túc và lâu dài Bảng 4.3.1. Một số đặc điểm mối quan hệ luyến ái theo giới

Nữ Nam Chung

Mối quan hệ dài bao lâu? *** n=1860 n=971 n=2831

Dưới 3 tháng 15.5% 29.7% 20.3%

từ 3 đến dưới 6 tháng 15.9% 17.6% 16.5%

từ 6 tháng đến dưới 1 năm 20.9% 15.9% 19.1%

từ 1 năm đến dưới 2 năm 22.4% 15.4% 20.0%

từ 2 năm đến dưới 5 năm 19.6% 15.9% 18.3%

từ 5 năm đến dưới 10 năm 5.0% 4.5% 4.8%

từ 10 năm đến dưới 20 năm 0.3% 0.5% 0.4%

20 năm trở lên 0.5% 0.5% 0.5%

Tình trạng sống chung n=1871 n=977 n=2848

Sống chung 20.8% 18.1% 19.9%

Không sống chung 79.2% 81.9% 80.1%

Chênh lệch tuổi *** n=1866 n=977 n=2843

Yêu người hơn tuổi 37.5% 49.6% 41.6%

Yêu người bằng tuổi 34.9% 22.4% 30.6%

Yêu người kém tuổi 27.3% 27.7% 27.5%

Không biết 0.3% 0.2% 0.3%

Chênh lệch trình độ học vấn n=1862 n=972 n=2834

NTL có trình độ học vấn thấp hơn 30.3% 35.4% 32.0%

58.4%

45.1%

53.1%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Nữ (n=3597)

Nam (n=2382)

Chung (n=5979)

Page 16: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

16

Trình độ học vấn ngang bằng 48.6% 44.0% 47.0%

NTL có trình độ học vấn cao hơn 18.0% 18.6% 18.2%

Không biết 3.1% 2.0% 2.7%

Chênh lệch thu nhập *** n=1843 n=974 n=2817

NTL có thu nhập thấp hơn 31.4% 42.2% 35.1%

Hai người có thu nhập ngang nhau 28.7% 25.9% 27.7%

NTL có thu nhập cao hơn 15.0% 16.3% 15.5%

Không biết 24.9% 15.6% 21.7%

Mức độ công khai của người yêu (a) n=1351 n=643 n=1994

Công khai, cởi mở 13.80% 10.60% 12.70%

Công khai hạn chế 35.50% 33.40% 34.80%

Khép kín 50.80% 56.00% 52.50% a: Không phân tích các trường hợp không biết mức độ công khai của người yêu. ***: Chi bình phương p<0.001

Có thể nhận thấy, không có nhiều người tham gia trong nghiên cứu này hiện có một mối quan hệ tình cảm lâu năm (chỉ có hơn 5% tổng số mẫu nghiên cứu cho biết họ có tình yêu hơn 5 năm). Điều này có thể dễ hiểu khi độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là rất trẻ. Tuy nhiên, khi so sánh giữa nhóm giới tính nam và nữ, có thể thấy một vài khác biệt thú vị, nhóm giới tính nữ dường như có tỷ lệ đang trong mối quan hệ từ 1 đến 5 năm cao hơn hẳn so với nhóm nam, trong khi nhóm nam có tỷ lệ đang có mối quan hệ dưới 1 năm cao hơn hẳn nhóm nữ. Nhóm nữ có tỷ lệ yêu người cùng độ tuổi cao hơn đáng kể so với nhóm nam (34,9% so với 22,4%). Có khoảng 20% số người trả lời cho biết hiện họ đang sống chung với người yêu. Tỷ lệ này ở nhóm nữ nhỉnh hơn một chút so với nhóm nam, tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (20,8% nữ và 18,1% nam) . Tỷ lệ nữ có người yêu bằng tuổi (34,9%) cao hơn hẳn với tỷ lệ này ở nhóm nam (22,4%).

4.3.2.Đặc điểm về đời sống tình dục trong quan hệ lâu dài Bảng 4.3.2. Đặc điểm về đời sống tình dục trong mối quan hệ luyến ái lâu dài theo giới tính

Nữ Nam Chung

Vai trò trong quan hệ tình dục *** (a) n=1173 n=776 n=1949

Luôn là người xâm nhập (top) 23.3% 23.7% 23.4%

Đa phần là người xâm nhập (vers top) 16.8% 8.6% 13.5%

Linh hoạt 22.2% 12.8% 18.4%

Đa phần là người nhận (Vers bottom) 11.9% 12.5% 12.2%

Là người nhận (Bottom) 11.5% 37.0% 21.7%

Không xác định vai trò 14.3% 5.4% 10.8%

Mức độ thường xuyên sử dụng bao cao su (b)

n=765 Luôn luôn

36.7%

Page 17: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

17

Thỉnh thoảng

34.9% Không bao giờ

28.4%

Ai là người quyết định sử dụng bao cao su (b)

n=545 Người trả lời

28.40%

Bạn tình của ngườ trả lời

46.10% Cả hai

25.50%

Người trả lời bị ép QHTD trong 12 tháng qua *** n=1155 n=744 n=1899

Không lần nào 82.9% 72.3% 78.7%

Hiếm khi 11.3% 16.0% 13.2%

Thỉnh thoảng 4.9% 10.5% 7.1%

Thường xuyên 0.6% 0.5% 0.6%

Luôn luôn 0.3% 0.7% 0.4%

Người trả lời ép bạn tình QHTD trong 12 tháng qua *** n=1153 n=741 n=1894

Không lần nào 79.4% 73.1% 76.9%

Hiếm khi 12.5% 15.4% 13.6%

Thỉnh thoảng 7.3% 9.9% 8.3%

Thường xuyên 0.7% 0.9% 0.8%

Luôn luôn 0.2% 0.7% 0.4%

Sử dụng BCS khi QHTD cưỡng ép (b)

n=717 Không

30.0%

Lúc có lúc không

23.8% Luôn có

35.8%

Không có quan hệ xâm nhập khi cưỡng ép 10.3% a: Với nhóm giới tính nữ, được hiểu theo mức độ chủ động, dẫn dắt trong quan hệ tình dục. b: Không phân tích với nhóm giới tính nữ do không phù hợp. ***: Chi bình phương p<0.001

Trong quan hệ tình dục, tỷ lệ người nữ đóng vai trò linh hoạt (22,2%) cao hơn hẳn tỷ lệ này của nhóm giới tính nam (12,8%). Với nhóm giới tính nam, chỉ 36,7% cho biết họ luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với người yêu, 28,4% không bao giờ sử dụng. Khi xảy ra quan hệ tình dục cưỡng ép (không theo mong muốn của một trong hai người), có đến 53,8% cho biết họ không hoặc lúc có lúc không sử dụng bao cao su. Do đặc thù quan hệ tình dục xâm nhập phổ biến hơn trong nhóm giới tính nam, nhóm nghiên cứu lựa chọn phân tích cụ thể hơn về hành vi tình dục an toàn riêng trong nhóm này. Với nhóm giới tính nam, khi tìm hiểu về đặc điểm của quan hệ nghiêm túc hiện tại theo bản dạng giới, có thể nhận thấy sự khác biệt thể hiện rõ nét nhất trong việc quyết định sử dụng bao cao su khi so sánh giữa các nhóm. Cụ thể là những người có bản dạng giới tự nhận là nữ và chuyển giới nữ là những người ít có

Page 18: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

18

tiếng nói trong việc sử dụng bao cao su nhất, chỉ có 7,1% là người quyết định sử dụng BCS trong quan hệ tình dục với người yêu lâu dài. (Bảng 4.3.2.a) Một số phân tích so sánh khác giữa các nhóm bản dạng giới khác tuy không tìm được sự khác biệt đáng kể, tuy nhiên cũng đưa ra một số gợi ý về các nhân tố liên hệ với đời sống tình dục của các nhóm bản dạng giới khác nhau. Ví dụ như nhóm không theo chuẩn về giới là nhóm cho biết họ có quan hệ bình đẳng về quyền hơn khi so với nhóm nam và nhóm nữ hoặc chuyển giới nữ. Quan hệ tình dục không theo mong muốn xảy ra phổ biến với nhóm nữ và chuyển giới nữ hơn so với ở hai nhóm còn lại. Bảng 4.3.2.a Sử dụng BCS trong quan hệ luyến ái lâu dài với nóm giới tính nam

*: Chi bình phương p<0.05 Nhóm song tính cũng là nhóm cho biết họ chủ động quyết định sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với người yêu cao hơn hẳn so với nhóm đồng tính ( 45,9% so với 23,7%). Những kết quả này không tính đên nhóm những người tự nhận là người dị tính do số trường hợp không đủ để đưa vào phân tích. Biểu đồ 4.3.2.a Quyết định sử dụng BCS theo xu hướng tính dục trong nhóm giới tính nam***

***: Chi bình phương p<0.001

23.7%

51.7%

24.6%

45.9%

23.5%

30.6%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

NTL

Bạn tình

Cả hai

Quyết định sử dụng BCS theo xu hướng tính dục ***

Song tính (n=85) Đồng tính (n=435)

Bản dạng giới tự nhận Nam Nữ hoặc MTF

Không theo chuẩn giới Chung

Thường xuyên sử dụng BCS 635 40 65 740

Luôn luôn 37.3% 25.0% 41.5% 37.0%

thỉnh thoảng 34.2% 45.0% 33.8% 34.7%

Không bao giờ 28.5% 30.0% 24.6% 28.2%

Người quyết định sử dụng bcs * 451 28 49 528

NTL 29.5% 7.1% 24.5% 27.8%

Bạn tình của NTL 45.5% 75.0% 42.9% 46.8%

Cả hai 25.1% 17.9% 32.7% 25.4%

Page 19: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

19

4.3.3. Ngoại tình Biểu đồ 4.3.3. Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu có QHTD với người không phải là người yêu chính thức***

Có 17,6 % số người trả lời hiện đang trong quan hệ lâu dài cho biết họ có quan hệ tình dục với người không phải là người yêu chính thức trong 12 tháng trở lại. Tỷ lệ này ở nhóm giới tính nam là 34,1%, cao hơn nhiều so với nhóm giới tính nữ (8,7%). Bảng 4.3.3. Tỷ lệ biết về khả năng ngoại tình của người yêu***

Nữ (n=1676)

Nam (n=899)

Chung (n=2575)

Chắc chắn có 6.6% 13.7% 9.0%

Có thể có 6.8% 16.0% 10.0%

Có thể không 5.1% 6.9% 5.7%

Chắc chắn không 61.4% 32.9% 51.5%

Không biết 20.2% 30.5% 23.8%

Khi được hỏi về dự đoán khả năng ngoại tình của người yêu, 19% người trả lời cho biết họ nghĩ người yêu mình có thể hoặc chắc chắn có ngoại tình. Khi so sánh giữa hai nhóm giới tính nam và nữ, tỷ lệ nghi ngờ người yêu ngoại tình ở nhóm nam cao hơn hẳn so với nhóm nữ. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ quan hệ tình dục ngoài mối quan hệ luyến ái của nhóm nam giới. Tỷ lệ nữ tin rằng người yêu của họ chung thuỷ là 61,4%, cao hơn hẳn tỷ lện này ở nhóm nam (32,9%). Ngoại tình trong nhóm giới tính nam và việc sử dụng bao cao su Với nhóm giới tính nam, có thể nhận thấy dự đoán về khả năng ngoại tình của người yêu có mối liên hệ mật thiết đến việc sử dụng bao cao su trong đời sống tình dục của họ. Những người tin vào sự chung thuỷ của người yêu là nhóm có tỷ lệ không sử dụng bao cao su cao nhất (34,2% so với 21,5% không sử dụng bao cao su ở nhóm nghi ngờ hoặc tin rằng bạn tình có ngoại tình, và 28,7% ở nhóm không biết).

8.70%

34.10%

17.60%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Nữ (n=1688)

Nam (n=902)

Chung (n=2590)

Page 20: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

20

4.3.4.Sự hài lòng với quan hệ lâu dài Biều đồ 4.3.4a. Mức độ thoả mãn trong quan hệ tình dục theo giới tính

Khi được hỏi về mức độ hài lòng về đời sống tình dục với người yêu, 26,9% người trả lời cho biết họ rất thoả mãn, 40,3% cho biết họ thoả mãn với quan hệ tình dục trong mối quan hệ lâu dài hiện tại. Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa hai nhóm giới tính nam và nữ. Biều đồ 4.3.4b. Cảm nhận về tình trạng tình cảm cá nhân dành cho mối quan hệ luyến ái

38.8% 33.1% 38.7%

39.7%32.7%

32.6%

21.5%34.2% 28.7%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Có hoặc có thể có (n=237) không hoặc có thể không (n=284) Không biết (n=181)

Việc sử dụng bao cao su theo dự đoán ngoại tình của người yêu trong nhóm giới tính nam*

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

27.5%

25.8%

26.9%

39.3%

42.0%

40.3%

28.2%

27.6%

28.0%

4.1%

3.6%

3.9%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nữ (n=1576)

Nam (n=877)

Chung (n=2453)

Rất thoả mãn Thoả mãn Bình thường Không thoả mãn Rất không thoả mãn

36.2% 39.2% 37.2%

40.4% 38.0% 39.5%

23.5% 22.8% 23.2%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

nữ (n=1709) Nam (n=903) Chung (n=2612)

NTL dành nhiều tình cảm hơn Hai người dành tình cảm ngang bằng nhau

NTL dành ít tình cảm hơn

Page 21: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

21

Hơn 37% người trả lời cảm thấy rằng họ dành nhiều tình cảm cho người yêu hiện tại của mình hơn là tình cảm họ nhận lại. Gần 40% thấy rằng tình cảm của họ với người yêu dành cho nhau là tương đương. Khi so sánh giữa nhóm giới tính nam và nữ, cũng không có sự khác biệt nào đáng kể được tìm thấy.

4.3.5. Quyền lực trong quan hệ luyến ái Phần này phân tích sự phân chia quyền lực, cụ thể là quyền quyết định và tiếng nói trong các vấn đề về tình cảm và tình dục trong quan hệ luyến ái nghiêm túc hiện nay của người trả lời. Thang đo quyền lực được thực hiện dựa trên 10 câu hỏi đánh giá (với chỉ số kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0,75, phương pháp thực hiện tạo biến thang đo giống như được trình bày trong phần Phụ lục 04). Để thuận tiện hơn cho người đọc, có thể hiểu thang đo quyền lực là một biến số có giá trị chạy từ 10 điểm đến 30 điểm, với ý nghĩa đầu mốc 10 là người trả lời có quyền lực cao nhất trong mối quan hệ hiện nay, và mốc 30 có nghĩa người trả lời có ít quyền nhất trong mối quan hệ của họ. Hiểu theo cách khác, điểm quyền lực càng cao, người trả lời càng nắm ít quyền, và ngược lại. Bảng 4.3.5. Chỉ số quyền lực trong quan hệ luyến ái theo một số đặc điểm

Chỉ số quyền lực Số quan sát Độ lệch chuẩn

Giới tính *** Nữ 19.21 1673 2.81

Nam 19.78 914 3.11

Bản dạng giới tự nhận *** Nữ 20.08 852 2.71

Nam 19.51 916 3.06

FTM 17.79 428 2.66

MTF 20.52 29 3.70

Không theo chuẩn về giới 19.42 362 2.62

Tình trạng việc làm ** Đi học toàn thời gian 19.59 1469 3.05

Đi làm, hoặc vừa học vừa làm 19.19 1087 2.75

Hiện không đi làm 18.89 18 2.83

Mức độ công khai của NTL *** Công khai cởi mở 18.88 561 2.92

Công khai hạn chế 19.31 864 2.86

Khép kín 19.82 1009 2.91

Trải nghiệm phân biệt đối xử Không hoặc ít bị PBĐX 19.49 1722 2.93

Thỉnh thoảng bị PBĐX 19.23 723 2.80

Page 22: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

22

Thường xuyên bị PBĐX 19.06 67 3.93

Đánh giá mức độ nam nữ tính *** Nữ tính hoặc nghiêng về nữ tính 20.89 382 2.61

Trung tính 19.69 1201 2.75

Nam tính hoặc nghiêng về nam tính 18.50 1000 2.96

Tình trạng STIs Có 20.11 57 2.95

Không 19.44 2074 2.92

Không biết 19.19 450 3.02

Chênh lệch tuổi *** Người yêu nhiều tuối hơn 20.13 1084 2.92

Người yêu cùng tuổi 19.22 768 2.91

Người yêu kém tuổi 18.54 728 2.71

Trình độ học vấn *** Người yêu có trình độ học vấn cao hơn 19.88 823 3.05

Trình độ ngang nhau 19.29 1221 2.73

Người yêu có trình độ học vấn thấp hơn 18.88 471 3.12

Thu nhập *** Người yêu thu nhập cao hơn 20.15 923 3.04

Hai người thu nhập tương đương 19.30 722 2.61

Người yêu thu nhập thấp hơn 18.36 406 2.73

Vai trò trong QHTD *** (a) Top (luôn xâm nhập ) 17.41 435 2.71

Vers top (đa phần là người xâm nhập) 18.34 250 2.41

Vers/Cent/Versatile/Center (linh hoạt ) 19.74 345 2.01

Vers bottom (đa phần là người nhận) 20.90 233 2.19

Bottom (luôn là người nhận xâm nhập ) 21.10 396 2.98 a: Với nhóm giới tính nữ, được hiểu theo mức độ chủ động, dẫn dắt trong quan hệ tình dục. b: Không phân tích với nhóm giới tính nữ do không phù hợp. Kiểm định F, ANNOVA **: p<0.01; ***: p<0.001

Biểu đồ 4.3.5a. Chỉ số quyền lực của người tham gia nghiên cứu theo bản dạng giới tự nhận

Page 23: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

23

Giá trị chỉ số quyền lực cho thấy nhóm chuyển giới từ nữ sang nam thể hiện quyền lực trong quan hệ nhiều nhất, tiếp đó đến nhóm không theo chuẩn, rồi đến nhóm nam, nhóm nữ, cuối cùng là nhóm chuyển giới từ nam sang nữ thể hiện quyền trong quan hệ thấp nhất. Kết quả này gợi ý đến quan niệm về nam tính và nữ tính, khi những người trả lời dường như vẫn tin và thể hiện theo những 'chuẩn mực giới' thuộc quan hệ dị tính luyến ái. Những nhóm gắn liền với nam tính (Nam, FTM) dường như sẽ có quyền cao hơn những nhóm gắn liền với nữ tính (Nữ, MTF). Biểu đồ 4.3.5b. Chỉ số quyền lực của người tham gia nghiên cứu theo mức độ công khai

Càng công khai cởi mở về tinh dục, người trả lời càng thể hiện quyền của mình nhiều hơn trong mối quan hệ luyến ái. Biều đồ 4.3.5c. Chỉ số quyền lực trong quan hệ luyến ái theo vài trò tình dục

Những người càng nắm vai trò chủ động trong quan hệ tình dục (hoặc giữ vai trò xâm nhập) nắm quyền nhiều hơn trong quan hệ. Một số đặc điểm khác liên quan đến quyền lực trong quan hệ được trình bày tại Bảng 4.3.5. Những người hiện đang đi làm hoặc vừa học vừa làm cho thấy có quyền lực

20.08

19.51

17.79

20.52

19.42

16

17

18

19

20

21

Nữ (n=852) Nam (n=916) FTM (n=428) MTF (n=29) Không theo chuẩn (n=362)

18.88

19.31

19.82

18

19

19

20

20

Công khai cởi mở (n=561) Công khai hạn chế (n=864) Khép kín (n=1009)

17.41

18.34

19.74

20.9021.10

17

18

18

19

19

20

20

21

21

22

Page 24: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

24

cao hơn những người hiện chỉ đi học. Những người cho rằng mình nữ tính là những người ít có quyền lực trong quan hệ tình cảm nhất khi so với những người trung tính và nam tính.

4.3.6.Bình đẳng quyền lực trong quan hệ lâu dài Quay trở lại với chỉ số quyền lực trong quan hệ, sự biến thiên từ giá trị thấp đến cao thể hiện quyền lực dịch chuyển từ người trả lời đến người yêu của họ. Chúng tôi nhóm gộp kết quả chỉ số quyền lực trong quan hệ thành 3 nhóm, tương đương với: nhóm người trả lời nắm nhiều quyền lực hơn (điểm số từ 10 đến 16), nhóm người trả lời và người yêu có quyền lực ngang nhau (điểm số từ 17 đến 22), và nhóm người trả lời có ít quyền lực hơn người yêu (điểm số từ 23 đến 30). Như vậy, hai nhóm điểm số quyền lực cao và thấp có thể được hiểu là nhóm hiện đang trong mối quan hệ bất bình đẳng về quyền, và nhóm còn lại là nhóm có quan hệ bình quyền. Những phân tích sau đây sẽ cho thấy mối liên hệ giữa bất bình đẳng quyền lực với một số đặc điểm của quan hệ Điều này có nghĩa, những giá trị nằm ở khoảng giữa của dãy chỉ số thể hiện sự bình quyền giữa hai người. Dưới đây là những phân tích các đặc điểm liên quan đến những người trả lời thuộc nhóm bình quyền trong quan hệ lâu dài. Biểu đồ 4.3.6a. Quan hệ bất bình đẳng theo mức chênh lệch thu nhập

**: Chi bình phương p<0.01; ***: p<0.001

Có thể nhận thấy, thu nhập là một yếu tố có liên hệ đáng kể với sự chênh lệch về quyền trong mối quan hệ. Điều này thể hiện đặc biệt rõ rệt trong nhóm giới tính nam, những người cho biết họ có thu nhập thấp hơn hoặc cao hơn người yêu chính là nhóm những người có xu hướng hiện đang trong một mối quan hệ bất bình đẳng về quyền nhiều hơn. Điều này một lần nữa khẳng định lại những lý thuyết về bất bình đẳng trong quan hệ tình cảm cũng như những phát hiện trong nghiên cứu định tính. Biểu đồ 4.3.6b. Quan hệ bất bình đẳng theo vai trò tình dục

26.5% 28.9% 27.5%22.8%

18.2%21.3%

28.9%31.4% 29.8%

0%

10%

20%

30%

40%

Nữ Nam ** Chung ***

NTL thu nhập thấp hơn Ngang nhau NTL thu nhập cao hơn

Page 25: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

25

***: Chi bình phương p<0.001

Ở cả nhóm nam và nữ, bất bình đẳng quyền càng cao ở những cặp đôi mà vai trò tình dục được phân chia rõ rệt cho từng bên. Khi vai trò tình dục bị xoá bỏ hoặc linh hoạt, tỷ lệ người trả lời có quan hệ quyền lực bất bình đẳng giảm xuống chỉ còn 13% (8,4% với nhóm nam, 14,8% với nhóm nữ). Biểu đồ 4.3.6c. Quan hệ bất bình đẳng theo mức độ tình cảm

Tình cảm cũng là một nhân tố liên hệ mật thiết với quyền lực. Mối quan hệ luyến ái có sự bất cân bằng về tình cảm giữa hai cá nhân dành cho nhau cũng là mối quan hệ có sự bất bình đẳng tương quan quyền lực giữa hai cá nhân hơn mối quan hệ có tình cảm cân bằng. Kết quả phân tích Bảng 4.3.6 cho thấy một số nhân tố khác liên quan đến mối quan hệ bất bình đẳng về quyền này. Ví dụ như, ở nhóm giới tính nam, những người lựa chọn khép kín, không bộc lộ về tính dục là những người hiện có tỷ lệ đang ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng cao nhất. Những người thường xuyên có trải nghiệm với phân biệt đối xử liên quan đến bản dạng giới và tính dục là những người có tỷ lệ có quan hệ bất bình đẳng nhất. Xét theo vai trò trong quan hệ tình dục, có thể nhận thấy, ở cả hai nhóm nam và nữ, những người có vai trò linh hoạt trong tình dục là những người ít có mối quan hệ bất bình đẳng hơn khi so với nhóm những người có vai trò tính dục cố định hơn (chủ động hay bị động). Bảng 4.3.6. Tỷ lệ quan hệ bất bình đẳng theo giới tính Tỷ lệ quan hệ bất bình đẳng về quyền Nữ Nam Chung

Mức độ công khai của NTL * Cởi mở 25.4% 22.0% 24.4%

Hạn chế 27.1% 22.3% 25.3%

33.7%

23.9%

14.8%

31.9%

37.7%

19.0%

38.6%

19.7%

8.4%

14.7%

31.4%

21.1%

35.6%

22.8%

13.0%

24.9%

33.3%

19.5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Top Vers top Cen Vers bot Bot Không xác định

Nữ *** Nam *** Chung ***

30.9% 30.0% 30.6%

20.4% 20.5% 20.4%25.1%

28.2% 26.2%

0%

10%

20%

30%

40%

nữ *** nam ** chung ***

NTL dành nhiều tình cảm hơn Ngang nhau NTL dành ít tình cảm hơn

Page 26: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

26

Khép kín 22.7% 30.0% 25.5%

Trải nghiệm với PBĐX

*

Không hoặc ít 24.5% 26.7% 25.3%

Thinh thoảng 24.2% 23.4% 23.9%

Thường xuyên 37.0% 47.6% 40.3%

Chênh lệch về học vấn NTL có học vấn thấp hơn 24.9% 25.6% 25.2%

Ngang nhau 24.4% 21.7% 23.5%

NTL có học vấn cao hơn 26.7% 38.1% 30.8%

Chênh lệch về thu nhập

**

NTL thu nhập thấp hơn 26.5% 28.9% 27.5%

Ngang nhau 22.8% 18.2% 21.3%

NTL thu nhập cao hơn 28.9% 31.4% 29.8%

Vai trò tình dục (a) *** *** ***

Top 33.7% 38.6% 35.6%

Vers top 23.9% 19.7% 22.8%

Cen 14.8% 8.4% 13.0%

Vers bot 31.9% 14.7% 24.9%

Bot 37.7% 31.4% 33.3%

Không xác định 19.0% 21.1% 19.5%

Ngoại tình ** ** ***

Có 35.5% 31.5% 32.8%

Không 24.3% 23.3% 24.0%

Cảm nhận tình cảm *** ** ***

NTL dành nhiều tình cảm hơn 30.9% 30.0% 30.6%

Ngang nhau 20.4% 20.5% 20.4%

NTL dành ít tình cảm hơn 25.1% 28.2% 26.2% a: Với nhóm giới tính nữ, được hiểu theo mức độ chủ động, dẫn dắt trong quan hệ tình dục. Chi bình phương *: p<0,05, **: p<0,01, ***: p<0,001

Có thể nhận thấy, ở nhóm giới tính nam, những người hiện đang trong mối quan hệ bình quyền có xu hướng là những người cởi mở bộc lộ về xu hướng tính dục, chịu ít hoặc không bị phân biệt đối xử, có thu nhập tương đương với người yêu, linh hoạt trong vai trò tình dục, không quan hệ tình dục với người không phải người yêu, và cảm nhận người yêu dành tình cảm giống như tình cảm họ dành cho người yêu. Với nhóm nữ, mối quan hệ bình quyền chỉ được tìm thấy khác biệt khi cảm nhận tình cảm với người yêu thay đổi, trải nghiệm với ngoại tình, và vai trò tình dục.

Page 27: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

27

4.3.7.Tình dục không theo mong muốn trong quan hệ luyến ái Dưới đây là kết quả phân tích về trải nghiệm của người trả lời bị ép quan hệ tình dục không mong muốn hoặc là người chủ động ép người yêu quan hệ tình dục theo một số đặc điểm của họ và mối quan hệ của họ.

Khi người trả lời bị người yêu ép quan hệ tình dục không theo mong muốn Bảng 4.3.7a. Tỷ lệ người trả lời bị người yêu ép quan hệ tình dục không mong muốn

Tỷ lệ đã từng bị người yêu ép QHTD Nữ Nam Chung

Tình trạng sống chung *** *** ***

Có sống chung 25.2% 40.9% 30.3%

Không sống chung 14.0% 24.1% 18.2%

Mức độ công khai của người yêu ** * ***

Công khai 26.4% 37.9% 30.2%

Úp mở 17.4% 27.8% 21.1%

Khép kín 14.0% 22.9% 17.4%

Quyền lực trong quan hệ * NTL có quyền cao hơn 15.1% 27.5% 19.5%

Hai người ngang nhau 16.8% 26.7% 20.7%

NTL có ít quyền hơn 25.4% 29.9% 27.4%

Ngoại tình * *** ***

Có 23.8% 36.1% 32.3%

Không 16.6% 22.2% 18.3%

Thoả mãn tình dục

*** ***

Thoả mãn tình dục 16.4% 25.5% 19.9%

Bình thường 20.3% 31.1% 25.1%

Không thoả mãn 23.1% 50.0% 32.5%

Tình trạng tình cảm

* *

NTL dành nhiều tình cảm hơn 19.1% 23.4% 20.8%

Ngang nhau 14.8% 26.4% 19.1%

NTL dành ít tình cảm hơn 19.0% 35.9% 25.8%

Chi bình phương *: p<0.05 **: p<0.01, ***: p<0.001

Page 28: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

28

Biểu đồ 4.3.7a. Tỷ lệ người trả lời bị ép QHTD trong quan hệ luyến ái theo tình trạng ngoại tình

Trong nhóm những người cho biết họ đã từng ngoại tình trong 12 tháng qua, có hơn 32% đã từng bị người yêu ép quan hệ tình dục không theo mong muốn, trong khi tỷ lệ này của nhóm cho biết họ luôn chung thuỷ chỉ là hơn 18%. Khi phân tích riêng với nhóm giới tính nam, tỷ lệ người đã từng bị ép quan hệ tình dục trong quan hệ lâu dài ở cả hai nhóm đều tăng lên. Cụ thể, với nhóm nam có ngoại tình, hơn 36% cho biết họ đã từng bị ép quan hệ bởi người yêu; còn với nhóm nam chung thuỷ, tỷ lệ này là 22.2%. Một số phân tích theo các đặc điểm khác (Bảng 4.3.7a) cho thấy những người hiện sống chung với người yêu là những người có xu hướng bị ép quan hệ tình dục không theo mong muốn nhiều hơn (30,3% người sống chung so với 18,2% người không sống chung cho biêt đã từng bị ép QHTD). Với nhóm giới tính nữ, quyền của người trả lời thấp hơn đồng nghĩa với việc người đó có nhiều nguy cơ bị ép QHTD hơn, cụ thể là 25,4% người trả lời thuộc nhóm có quyền thấp hơn người yêu cho biết đã từng bị ép QHTD, trong khi tỷ lệ này ở nhóm quyền ngang nhau là 16,8% và ở nhóm có quyền cao hơn người yêu chỉ là 15,1%. Với nhóm giới tính nam, sự không thoả mãn với đời sống tình dục trong quan hệ lâu dài có liên hệ với trải nghiệm tình dục không mong muốn, có đến 50% số người không thoả mãn với đời sống tình dục cho biết họ đã từng bị ép quan hệ, trong khi tỷ lệ này với nhóm thoả mãn với đời sống tình dục giảm đi một nửa.

Khi người trả lời là người ép người yêu quan hệ tình dục không theo mong muốn Bảng 4.3.7b. Tỷ lệ người trả lời ép người yêu quan hệ tình dục không mong muốn

Ép người yêu QHTD Nữ Nam Chung

Trải nghiệm với phân biệt đối xử * ** ***

Không khoặc ít khi bị PBĐX 18.5% 23.9% 20.7%

Thỉnh thoảng bị PBĐX 25.4% 33.0% 28.0%

Thường xuyên bị PBĐX 27.6% 50.0% 35.6%

Thang đo quyền lực cá nhân NTL ** *** ***

Bản thân mong muốn nhiều quyền hơn 31.6% 54.3% 37.6%

Hai người phải bình đẳng 20.4% 26.9% 22.9%

Người yêu phải nắm nhiều quyền hơn 14.6% 20.4% 17.6%

23.8%

36.1%32.3%

16.6%

22.2%18.3%

0%

10%

20%

30%

40%

Nữ * Nam *** Chung ***

Có ngoại tình Không

Page 29: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

29

Tình trạng sống chung ** ** **

Có sống chung 25.2% 34.0% 28.1%

Không sống chung 18.8% 24.9% 21.3%

Mức độ công khai của người yêu *

*

Công khai cởi mở 11.6% 25.9% 21.7%

Công khai hạn chế 20.1% 30.7% 24.2%

Khép kín 22.8% 23.0% 28.1%

Thang đo quyền lực giữa cặp đôi *** *** ***

NTL có quyền cao hơn 34.5% 42.2% 37.3%

Hai người ngang nhau 18.8% 26.0% 21.6%

NTL có ít quyền hơn 16.2% 18.8% 17.4%

Ngoại tình *** * ***

NTL có quan hệ ngoại tình 37.5% 31.1% 33.0%

NTL không ngoại tình 18.7% 24.2% 20.4%

Thoả mãn tình dục Thoả mãn tình dục 22.1% 26.2% 23.6%

Bình thường 17.3% 29.1% 22.4%

Không thoả mãn 23.5% 32.1% 26.6%

Tình trạng tình cảm **

***

NTL dành nhiều tình cảm hơn 25.8% 31.5% 28.1%

Ngang nhau 17.6% 23.4% 19.8%

NTL dành ít tình cảm hơn 18.7% 26.0% 21.7% Chi bình phương *: p<0.05 **: p<0.01, ***: p<0.001

Những người đã từng bị PBĐX dường như có tỷ lệ ép người yêu quan hệ tình dục cao hơn so với những người chưa bao giờ bị PBĐX. Những người càng mong muốn mình nắm nhiều quyền hơn trong quan hệ tình cảm thì càng có xu hướng ép người yêu quan hệ tình dục. Riêng với nhóm nữ, những người dành tình cảm cho người yêu nhiều hơn lại chính là những người có tỷ lệ ép người yêu quan hệ tình dục nhiều hơn. Biểu đồ 4.3.7b. Tỷ lệ người trả lời ép người yêu QHTD theo tình trạng ngoại tình

Page 30: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

30

Có thể nhận thấy sự chênh lệch về quyền trong mối quan hệ có liên quan mật thiết với việc ép quan hệ tình dục. Những người cho biết họ có quyền nhiều hơn trong quan hệ tình cảm của họ chính là những người có xu hướng ép người yêu quan hệ tình dục hơn cả.

4.4. Quan hệ ngắn hạn Bên cạnh trải nghiệm với những mối quan hệ luyến ái lâu dài và nghiêm túc, nghiên cứu này cũng tìm hiểu về những mối quan hệ ngắn hạn, được hiểu là những quan hệ có thời gian dưới 3 tháng.

4.4.1.Mức độ phổ biến Biểu đồ 4.4.1. Tỷ lệ có quan hệ ngắn hạn trong 12 tháng qua theo giới tính

Những kết quả phân tích trình bày tiếp sau đây mô tả về trải nghiệm tình dục trong các mối quan hệ ngắn hạn, các trường hợp không có trải nghiệm này đã được loại khỏi phân tích.

4.4.2.Bạn tình ngắn hạn là ai? Biểu đồ 4.4.2. Bạn tình ngắn hạn

Chi bình phương *: p<0.05 **: p<0.01, ***: p<0.001

34.5%

42.2%37.3%

18.8%

26.0%21.6%

16.2% 18.8% 17.4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Nữ *** Nam *** Chung***

NTL có quyền cao hơn Hai người ngang nhau NTL có ít quyền hơn

5.1%

21.1%

11.6%

0% 5% 10% 15% 20% 25%

Nữ (n=3171)

Nam (n=2190)

Chung (n=5361)

49.7%

1.2%

0.6%

1.9%

2.5%

24.2%

2.5%

38.9%

3.7%

0.6%

6.0%

2.4%

65.9%

1.7%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

bạn bè, người quen, đồng nghiệp *

Mại dâm tại các cơ sở dịch vụ

Mại dâm đường phố

Mại dâm trên mạng *

Mại dâm quen biết

Người quen trên mạng ***

Người yêu cũ

Nam (n=463) Nữ (n=161)

Page 31: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

31

Nhóm nam có tỷ lệ bạn tình ngắn hạn là người quen trên mạng (các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, hay các forum, hoặc các ứng dụng hẹn hò) là 65,9%, cao hơn hẳn so với nhóm nữ (24,2%). Bạn tình ngắn hạn của nhóm nữ dường như có khả năng là bạn bè, người quen hoặc đồng nghiệp (49,7%) hơn so với tỷ lệ này ở nhóm nam (38,9%) Tỷ lệ nam tìm kiếm bạn tình ngắn hạn tại các cơ sở dịch vụ mại dâm (3,7%) cao hơn hẳn so với nữ (1,2%), hay mại dâm trên mạng cũng vậy (6% nam so với 1,9% nữ).

4.4.3.Trải nghiệm tình dục và an toàn tình dục trong quan hệ ngắn hạn Tình dục xâm nhập phổ biến hơn hẳn trong nhóm giới tính nam khi so sánh với nhóm giới tính nữ. Khi xét về vai trò trong quan hệ tình dục, nhóm nam có tỉ lệ người linh hoạt trong vai trò tình dục cao hơn đáng kể so với nhóm nữ (19.5% so với 11.4% vai trò linh hoạt). Một số đặc điểm khác xem thêm trong bảng 4.4.3. Bảng 4.4.3. Một số đặc điểm của QHTD trong mối quan hệ ngắn hạn

Quan hệ ngắn hạn trong 12 tháng vừa qua Nữ Nam Chung

Mức độ thường xuyên quan hệ có xâm nhập *** n=129 n=444 n=573

Không bao giờ quan hệ xâm nhập 31.0% 9.0% 14.0%

Hiếm khi hoặc chỉ quan hệ một lần duy nhất 34.1% 43.0% 41.0%

Dưới 1 lần trong 1 tuần (dưới 4 lần/tháng) 13.2% 25.9% 23.0%

1 lần 1 tuần 8.5% 11.5% 10.8%

2-3 lần 1 tuần 8.5% 7.0% 7.3%

4-5 lần 1 tuần 3.9% 1.4% 1.9%

6-7 lần 1 tuần 0.8% 0.7% 0.7%

Hơn 7 lần 1 tuần 0.0% 1.6% 1.2%

Vai trò khi QHTD với bạn tình ngắn hạn *** (a) n=88 n=406 n=494

Luôn là người xâm nhập (top) 31.8% 18.2% 20.6%

Đa phần là người xâm nhập (vers top) 19.3% 8.6% 10.5%

Linh hoạt 11.4% 19.5% 18.0%

Đa phần là người nhận (Vers bottom) 6.8% 15.0% 13.6%

Là người nhận (Bottom) 21.6% 32.5% 30.6%

Không xác định vai trò 9.1% 6.2% 6.7%

Sử dụng bao cao su ***(b) n=405

Luôn luôn 59.3%

Thỉnh thoảng

28.4% Không bao giờ

12.3%

Ai là người sử dụng bcs (b)

n=355 NTL

24.2%

Bạn tình

42.8% Cả hai

33.0%

Page 32: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

32

Bị bạn tình ép không sử dụng bcs***(b)

n=404 Không bao giờ

47.3%

Thỉnh thoảng

48.0% Thường xuyên

4.7%

NTL ép bạn tình không sử dụng bcs(b)

n=402 Không bao giờ

74.4%

Thỉnh thoảng

22.4% Thường xuyên

3.2%

a: Với nhóm giới tính nữ, được hiểu theo mức độ chủ động, dẫn dắt trong quan hệ tình dục. b: Không phân tích với nhóm giới tính nữ do không phù hợp. Chi bình phương *: p<0.05 **: p<0.01, ***: p<0.001

Biểu đồ 4.4.3a. Thói quen sử dụng BCS trong QHTD ở mối quan hệ ngắn hạn theo mức chênh lệch quyền***

Có thể nhận thấy, trong nhóm giới tính nam, quyền lực của bản thân người trả lời trong mối quan hệ ngắn hạn có liên hệ mật thiết đến việc sử dụng bao cao su. Những người nắm giữ quyền lực trong quan hệ ngắn hạn là những người có xu hướng sử dụng bao cao su thường xuyên cao hơn hẳn, trong khi những người cho biết họ ít nắm quyền trong loại quan hệ này là những người có xu hướng có quan hệ tình dục ngắn hạn không được bảo vệ thường xuyên hơn hẳn. (Biểu đồ 4.4.3b) Biểu đồ 4.4.3b. Bạn tình mối quan hệ ngắn hạn ép QHTD theo mức chênh lệch quyền ở nhóm nam*

V. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

69.20% 65.80%

37.10%

19.20% 24.50%

48.50%

11.50% 9.70% 14.40%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

NTL có quyền hơn (n=104) Ngang nhau (n=196) NTL ít quyền hơn (n=97)

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

63.20%50.00% 43.60%

33.10%46.20%

49.10%

3.80% 3.80% 7.30%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

NTL có quyền hơn (n=133) Ngang nhau (n=236) NTL ít quyền hơn (n=110)

Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

Page 33: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

33

Như phần tổng quan tài liệu nghiên cứu và phần nghiên cứu định lượng đã phân tích, có rất nhiều định nghĩa về quyền lực trong mối quan hệ đồng tính luyến ái1 và và kết quả hay hậu quả mà mối quan hệ quyền lực đem lại cho các cá nhân trong mối quan hệ đó. Nhìn chung, khái niệm về quyền lực trong quan hệ luyến ái được đánh giá dựa trên khả năng đưa ra quyết định về các khía cạnh trong mối quan hệ của từng cá nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra mặc dù các cặp đôi đồng tính về mặt lý thuyết không có sự khác biệt giới nhưng họ được sinh và và lớn lên trong một xã hội dị tính, nơi duy trì rất nhiều giá trị và khuôn mẫu giới, bao gồm ai là người có tiếng nói và trong vấn đề gì đã dẫn tới sự tiếp thu và thực hành các giá trị này trong các mối quan hệ đồng tính luyến ái (Poon, 2010). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy không có sự phân chia vai trò giới rõ rệt mà vai trò giới lại được thay đổi rất uyển chuyển giữa các cặp đôi đồng tính, và các cặp đôi này thường đạt mối quan hệ bình đẳng (Sarantakos, 1998). Nhìn từ góc độ tiếp cận nguồn lực, rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ dị tính và đồng tính chỉ ra mức độ quyền lực cao ở những cá nhân có nguồn lực nhiều (Xem phần định lượng). Số liệu định lượng của nghiên cứu này cũng khẳng định một số giả thiết về quyền lực ở các nghiên cứu khác đó là người có thu nhập cao hơn, có học vấn cao hơn,v.v, sẽ là người nắm giữ quyền lực cao hơn so với bạn tình/bạn đời của mình. Tương tự như phân tích một số cuộc điều tra về tỷ lệ thuận giữa thời gian ổn định của mối quan hệ luyến ái với mức độ bình đẳng trong thu nhập và vai trò tham gia thị trường lao động, nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ quan hệ bình quyền cao nhất ở nhóm mà hai người tương đồng ở trình độ học vấn, thu nhập, tuổi và vai trò tình dục. Tuy nhiên một câu hỏi về tương quan quyền lực trong cặp đôi đồng tính luyến ái là ở mức bất bình đẳng quyền lực nào thì mối quan hệ luyến ái không còn mang lại sự thoả mãn cho các cá nhân? Câu hỏi này được đặt ra vì trên thực tế không phải cặp đôi nào cũng tương đồng về các đặc điểm nguồn lực. Thậm chí nguồn lực là những thứ có thể thay đổi tương đối giữa hai cá nhân theo thời gian của mối quan hệ. Vậy quyền lực ra quyết định mang lại ý nghĩa gì trong tổng thể chiến lược mà cá nhân muốn đạt được ở mối quan hệ của mình? Đó là câu hỏi chung của phần số liệu định tính trong nghiên cứu này. Để tìm hiểu ý nghĩa này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích những không gian được kiến tạo trong mối quan hệ luyến ái, nơi tương tác quyền lực và thương thuyết được diễn ra. Ở phần kết quả phân tích định tính tiếp theo, một số phần chúng tôi sẽ phân tách riêng kết quả số liệu của các bạn chuyển giới từ nam sang nữ (bao gồm của những người đã phẫu thuật và chưa phẫu thuật) vì những mong đợi vào mối quan hệ luyến ái rất khác so với nhóm đồng tính nam.

5.1. Tự do hay ràng buộc - Ranh giới nào cho mối quan hệ lâu dài? Câu chuyện của Hoàng: Hoàng, 32 tuổi, là người thành phố, gia đình khá giả. Hoàng thích sống độc lập từ nhỏ và lựa chọn tách khỏi gia đình để có cuộc sống riêng từ năm 17 tuổi. Một phần quyết định có cuộc sống riêng cũng do Hoàng nhận thấy có những vấn đề về giới tính của bản thân và không muốn ba mẹ can thiệp sâu. Bằng cách sống tự lập, Hoàng tạo cho mình ranh giới của sự tự do bản thân và tự đưa ra quyết định liên quan đến cuộc sống cá nhân. Từ 17 đến 25 tuổi là khoảng thời gian Hoàng xác định xu hướng tính dục cho mình. Trong khoảng thời gian đó, Hoàng chỉ yêu con gái dù thỉnh thoảng nghĩ đến con trai nhưng Hoàng vẫn luôn khẳng định “nhất định tôi là con trai” và luôn hướng tới hình tượng một người đàn ông mạnh mẽ. Đồng

1 Trong phần phân tích này, cụm từ “đồng tính luyến ái” bao gồm cả những mối quan hệ giữa người chuyển

giới từ nam sang nữ và hiện đang có quan hệ luyến ái với nam giới.

Page 34: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

34

điệu với những quan điểm cuộc sống được chia sẻ trên một trang mạng, Hoàng tình cờ quen Minh, kém Hoàng 8 tuổi. Minh là con trai độc nhất của dòng họ dưới quê “từ nhỏ đã chịu áp lực của gia đình, dòng họ dồn vô, giống như là một người phải gánh trách nhiệm vậy, trông cậu ấy cũng hơi ốm yếu kiểu áp lực trách nhiệm mà cậu không muốn nhận nó. Hai anh em cùng đồng cảm, muốn tự lập và thoát khỏi những trách nhiệm vì cũng hiểu rằng nếu ở với gia đình thì chắc chắn đến một tuổi nào đó phải kết hôn”. Mối tình dần nảy nở giữa Hoàng và Minh một cách rất tự nhiên. Với Minh, Hoàng lần đầu trải nghiệm sự khác biệt về cảm xúc và hành vi khi thể hiện mối quan hệ luyến ái “cậu ấy thì tự nhiên, giống như là đi ra đường thì có thể chụp tay mình mà dắt qua đường luôn, còn mình thì rất là ngại kiểu là tại sao mà nắm tay đi như vậy, hoặc là trên xe, nếu mà hai đứa có những chuyến đi mà đi về quê hay là đi đâu dịp ngày lễ tết, thì có thể nằm gục trên vai mình rất thoải mái, coi không có cái chuyện gì. Nhưng mình thì “trời ơi không sợ người ta nhìn à”, mình thì cứ vậy”. Theo thời gian, Hoàng hiểu rằng chính Minh là người đã đem đến hạnh phúc và lấp đầy những khao khát trong cuộc sống của mình. Hoàng càng trân trọng và gìn giữ mối quan hệ với Minh. Mỗi lần Hoàng hỏi Minh về mong muốn gắn bó lâu dài giữa hai người, Minh thường để ngỏ câu trả lời. Hoàng tin Minh cần có không gian tự do, giống như chính bản thân mình đã mong muốn khi sống tách khỏi gia đình. Hoàng đặt ra cho mình nguyên tắc giữ khoảng cách với các quyết định của Minh và coi đó là việc mình tôn trọng tự do của Minh. Hoàng và Minh đã có cuộc sống chung hạnh phúc và hoà hợp trong suốt 6 năm, nhưng cuối cùng hai người vẫn chia tay: “đến một cái thời điểm mình nghĩ là bắt đầu người ta lớn lên đấy, bắt đầu người ta e dè, bắt đầu nhìn nhận về thế giới xung quanh này đánh giá sao? nếu tiếp tục thì sẽ làm sao? hoặc là cái xã hội này không có cho mình được tự do. Cuối cùng thì cậu ấy quyết định tìm cách ra nước ngoài, đến những cái nơi thoải mái hơn để mà sống”. Rất nhiều tài liệu về quan hệ dị tính luyến ái đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự ràng buộc trong duy trì tính ổn định của mối quan hệ này. Sự ràng buộc nghiễm nhiên đem lại cho mối quan hệ dị tính luyến ái thể hiện ở tất cả các cấp độ và tuỳ vào sự lựa chọn của từng cặp đôi – hình thức gia đình truyền thống hay gia đình bố mẹ sống chung không đăng ký. Từ thừa nhận của luật pháp về hôn thú, tới quyết định có con chung với những trách nhiệm của hai bên và các quyết định sở hữu chung tài sản. Mối ràng buộc trong quan hệ dị tính luyến ái còn thể hiện ở sự thừa nhận của người thân, họ hàng và cộng đồng về sự hình thành và tồn tại gia đình dựa trên mối quan hệ dị tính luyến ái đó. Do đó, tương tác quyền lực giữa hai người, nam và nữ, trong mối quan hệ này chịu nhiều tác động của các mức độ ràng buộc, trong đó quyền lực của mỗi người nam hay nữ được hỗ trợ và bảo vệ khi họ làm đúng vai trò giới của mình (tham khảo tài liệu tổng hợp về giới của tác giả Khuất Thu Hồng, Population Council, 1998). Tuy nhiên, khi pháp luật cũng như xã hội chưa thừa nhận gia đình đồng tính, các cặp đôi đồng tính sẽ tự lựa chọn sự tự do hay ràng buộc cho mối quan hệ lâu dài của mình, cho dù ràng buộc chỉ dừng ở mức độ cá nhân. Quyết định ràng buộc ở phạm vi nào thể hiện ở cách từng bên lựa chọn can thiệp hay tham gia không gian riêng của người yêu, người bạn đời, cũng như tạo không gian chung của cả hai. Sự lựa chọn này đôi khi đến từ khao khát cuộc sống của chính bản thân cá nhân đó, khi trong quá khứ họ phải đối mặt với những kỳ vọng về vai trò của con trai, người nối dõi hay bộ mặt của gia đình... Đó là khao khát được tự do và hoàn toàn quyết định cuộc đời mình như Hoàng. Tuy nhiên có thể động lực này quá lớn và trở thành cách sống của họ, cách họ nhìn nhận mọi mối quan hệ và khiến cho họ tự tạo ra giới hạn cho các mối quan hệ luyến ái – đó là không vi phạm không gian tự do của nhau, giữ khoảng cách và tôn trọng tất cả mọi quyết định cá nhân. Chia sẻ của Hoàng là một ví dụ điển hình.

Page 35: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

35

“Dạ đầu tiên mà nói về cái tính chủ động hoặc là ra quyết định thì mình luôn giữ và mình luôn trân trọng cái người kế bên mình đấy. Mình luôn nói với người khác là cái sự gần gũi [can thiệp vào các quyết định của nhau] nhau đấy nó làm mất đi sự tôn trọng, cho nên mình luôn giữ cái sự tôn trọng với người này… Đôi khi mình nghĩ cái này là một dạng giống như ngày xưa của mình vậy đó. Vào cái thời điểm bằng tuổi cậu ấy thì mình cũng có khao khát tự do, rất là tự do, hễ mà ai quan tâm tới cũng ghét người đó nữa. Đó, để hiểu người mình yêu, đôi khi mình phải như hiểu mình. Một tảng băng thì nhiều người chỉ nhìn trên cái bề mặt của tảng băng thôi, còn để hiểu cậu ấy thì mình phải tập theo cái kiểu mình là đại dương để hiểu được cái phần này [phần chìm ]thì mới được.

Nhưng dường như việc áp dụng một cách tuyệt đối về phương châm cuộc sống cá nhân của Hoàng vào cuộc sống đôi lứa có thể không đem lại hạnh phúc như Hoàng mong muốn. Xét cho cùng nếu mối quan hệ luyến ái không có sự ràng buộc với các nguyên tắc chung mà các bên tham gia đã đặt ra cho nó thì bản chất mối quan hệ sẽ lỏng lẻo và không khác với các mối quan hệ mà các cặp đôi vẫn gọi là “qua đường”. Các phân tích mô hình đã chỉ ra rằng khi một cá nhân trong mối quan hệ luyến ái có càng nhiều cơ hội bên ngoài (các mối quan hệ và hoạt động ngoài gia đình, ngoài cặp đôi của mình) thì họ càng kém cam kết với mối quan hệ luyến ái đang có (Le & Agnew, 2003). Khi Hoàng tin vào giá trị của sự tự do, độc lập của từng cá nhân và tin rằng mình đã đem lại điều tốt nhất cho Minh và cho mối quan hệ của đôi bên thì cũng chính là lúc Hoàng lại tạo ra sự lệ thuộc về tình cảm khi Minh không còn duy trì chung nhịp sự đam mê và lãng mạn. Cho dù sự lệ thuộc này không tạo ra những dạng bạo lực rõ ràng nhưng Hoàng lại dần trở thành nạn nhân của chính những đau khổ tinh thần. Hoàng tự lý giải:

Mình hiểu trong mối quan hệ, khi một người mà đầu tư quá nhiều, mình biết chính mình là cái người đầu tư quá nhiều cho nên là mình hay kỳ vọng hoặc là mình hay trông chờ. Nhưng cái người mà người ta được đấy thì người ta không có suy nghĩ đó, đôi khi mình nghĩ là vậy. Có thể lỗi của mình là mình quá nuông chiều, mình chiều cậu ta giống như là em muốn gì là được hết, trong cái khả năng của anh thì anh đều có thể giúp em, đến mức mà mình nghĩ là có lẽ giống như là cứ hễ muốn là được, muốn là được. Mình hay nói một điều với cậu ấy mà cậu ấy cũng chắc chắn phải hiểu là người nào mà quan tâm trong tình yêu nhiều hơn thì kẻ đó chắc chắn là kẻ thua cuộc rồi. Mình là người đầu tư vào mối quan hệ này và mình có cảm giác là mình đầu tư vào nó nhiều hơn. Có thể mình đã quá chủ động, quá quan tâm cho mối quan hệ. Mình nghĩ là người ta sẽ thương yêu mình, nhưng ngược lại là không. Mình cũng nói thẳng với người đó luôn “ừ anh trên thế gian này đôi khi anh cũng không mong muốn gì nhiều hơn là cái điều mà em còn tồn tại là anh đã vui rồi”, đó, đôi khi như vậy đó. Trong lòng mình vẫn nghĩ là chỉ cần người đó còn tồn tại, người đó được vui vẻ, chứ không phải là họ phải làm cái gì đó cho mình. Thật sự cái tình cảm mà mình dành cho người đó nó rất là trân trọng.

Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hiện tượng “đầu tư quá nhiều”, không tương xứng giữa hai cá nhân trong mối quan hệ như Hoàng lý giải và như một số kết quả nghiên cứu đưa ra là chưa đủ. Mong muốn quan hệ tình dục, tình cảm hay mong muốn hạnh phúc nói chung lúc này trở thành một thứ ngẫu nhiên mà họ có thể có được hoặc không. Sự lý giải về bất cân bằng không xem xét đến tính chủ thể của từng cá nhân và sẽ là không thoả đáng nếu kết cục đổ vỡ hay bất bình đẳng quyền lực là mẫu số chung cho tất cả các mối quan hệ. Mackenzie và Stoljar đã đưa ra khái niệm tự chủ tương đối (relational autonomy) (Mackenzie & Stoljar, 1999). Có thể hiểu rằng tính tự quyết trong các quyết định của mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của bối cảnh, không gian nơi họ sống và không thể có quyết định nào được gọi là độc lập tuyệt đối. Chỉ khi xác định được điều mong muốn nào là “hợp lý” thì cá nhân mới có thể áp dụng quyền lực thông qua chuyên chế hay thương thuyết để đạt được nó. Dĩ nhiên các cá nhân đều có giải pháp cho vấn đề của mình. Chắc chắn đầu tư nhiều tình cảm cho mối quan hệ lâu dài và nghiêm túc là điều rất nhiều người thực hiện và ở cùng

Page 36: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

36

hoàn cảnh đó, mỗi cá nhân đều có khả năng tự quyết, lựa chọn những phương thức để đạt mục đích cho mối quan hệ. Trong câu chuyện của Hoàng, các quyết định hay cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống chưa hề tính đến không gian cuộc sống chung của hai người. Đề xuất của Hoàng về nguyên tắc tự do trong mọi quyết định cá nhân cùng với sự chấp thuận của Minh đã không tạo được tương tác giữa các nhân vật của mối quan hệ này. Vẫn là những hành động trong lãnh địa riêng với quan niệm đó là sự tôn trọng. Sự lựa chọn này đã tước bỏ quyền của mỗi cá nhân trong việc tham gia tạo không gian tự do chung, đẩy hai người đến vị trí không thể đưa ra quyết định chung để cùng xác định tương lai cho mối quan hệ. Hoàng dường như đã tự đặt ra cái bẫy về sự tự chủ, độc lập. Có lẽ họ đã không nhận thức được rằng cuộc sống của họ trong mối quan hệ luyến ái không còn là cuộc sống độc thân. Cuộc sống cá nhân được đặt trong mối quan hệ và bất cứ quyết định nào, dù mang tính cá nhân cũng ảnh hưởng đến không gian, đến cuộc sống của chính mối quan hệ. Trong mối quan hệ của Hoàng và Minh, quyền lực thông qua chuyên chế lẫn thương thuyết đều vắng bóng. Hoàng đã đẩy bản thân đến vị trí không quyền lực hay tự tước bỏ quyền lực. Điều này không có nghĩa Minh là người có quyền lực đối với Hoàng như sự dịch chuyển vị trí quyền lực trong thang đo ở phần định lượng đã nêu. Cuối cùng mỗi người vẫn bị giới hạn ở không gian cá nhân như khi họ muốn tự do tách khỏi gia đình. Có thể chính điều này đã khiến Minh cảm thấy mình không có tự do thực sự và dẫn tới kết cục chia tay. Những định kiến, phân biệt đối xử của xã hội với người đồng tính hay đồng tính luyến ái đã khiến cho mong muốn về tự do của Hoàng và Minh lớn đến mức họ không thể nhận ra hoặc tin rằng bản thân từng người chính là những chủ thể đem lại tự do cho chính bản thân và cho mối quan hệ chung.

5.2. Tạo mối ràng buộc – quá trình trao quyền trong mối quan hệ Phân tích số liệu định lượng cho thấy những người chịu sự phân biệt đối xử trên cơ sở tính dục là nhóm có chỉ số quyền lực trong mối quan hệ thấp hơn ở nhóm không chịu trải nghiệm này. Phỏng vấn định tính còn chỉ ra rằng những người nhận được hỗ trợ từ gia đình trong quá trình bộc lộ xu hướng tính dục có tác động thúc đẩy lòng tự tôn bản thân, tăng tính chủ thể với các ứng xử tích cực với thái độ xã hội và quyền lực mà cá nhân có được trong mối quan hệ đồng tính luyến ái sau này. Một số cặp đôi trong nghiên cứu lựa chọn comeout hay công khai mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Mong muốn này được quan sát thấy ở những người mà quá trình bộc lộ xu hướng tính dục và xác định bản dạng giới của họ là quá trình tích cực. Quá trình tích cực này bao gồm sự thông hiểu của chuyên gia tư vấn, sự thừa nhận của gia đình về xu hướng tính dục của con cái.

Em thích nghĩ về bản chất hơn, có nghĩa là cái chuyện tự hào như là nói loa loa với tất cả mọi người là tôi vui lắm, tôi thích lắm vì tôi như thế này, nhưng em không thế. Em chỉ đơn giản là ok, bây giờ tao là A, tao là màu đỏ thì tao sẽ hành động như thế, tao sẽ suy nghĩ như thế và tao không có gì tao phải che giấu cả. Đó là việc thật thà với bản thân, thật thà với chính mình như thế thì em mới có bạn thật sự được….Bản thân em thì em cũng là cái đứa hay đùa, như kiểu hồi trước em đi với người yêu kiểu vào rạp chiếu phim chẳng hạn, xong rồi kiểu như có những cái hành động thân mật đấy, rồi nhân viên cứ nhìn nhìn nhìn, thế em quay ra bảo “Sao thế em? chưa nhìn thấy pê đê bao giờ à?”, kiểu cũng vui đấy. Hay kiểu nhân viên nó nhầm bảo “Chúc anh chị xem phim vui vẻ!”, em bảo khoan đã, dừng hình, ai là chị? kiểu thế, khi mà mình cợt nhả về cái đấy thì nó không còn là điều quan trọng nữa, đấy là câu chuyện. (Linh, đồng tính nam, 32 tuổi)

Mẹ Linh là người chủ động nói chuyện khi bà quan sát Linh có những mối quan hệ thân thiết với con trai. Linh thậm chí nhớ từng chi tiết về sự chuẩn bị của mẹ cho buổi tối hai mẹ con nói chuyện, về món ăn, về không gian và những điều mẹ đã cân nhắc tìm hiểu.

Mẹ em phỏng vấn, mẹ em hỏi em mày có ra [xuất tinh] được không? mẹ em hỏi mày có ra được không? con ra bình thường! Mẹ em hỏi là thế mày nhìn vào mặt nó mày ra hay mày nhắm mắt lại mày nghĩ đến chuyện khác mày ra, có nghĩa là ok hay có nghĩa là

Page 37: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

37

mình cố để là mình bị dụ hay thực sự mình ham muốn chuyện đấy. Em bảo là con nhìn thẳng mặt luôn. Thế xong rồi hỏi là thế chúng mày gặp nhau ở đâu, thế chúng mày có hôn nhau ở public không, rồi hỏi rất kỹ… Câu chuyện là sau khi phỏng vấn xong đêm đấy thì mẹ em tỏ ra rất thông cảm, mẹ bảo ok đây sẽ là bí mật giữa hai mẹ con, mẹ sẽ kéo phéc- mơ-tuya mồm mẹ lại các thứ… nhưng một tuần sau cả nhà em biết.

Mặc dù họ hàng Linh sau đó có phản ứng tiêu cực như “bác em còn cấm trẻ con chơi với em vì sợ lây bệnh”, nhưng cách thức mẹ Linh chuẩn bị cho vấn đề này, kể cả thái độ đồng minh, đã giúp tạo sự tự tin cho Linh. Sau Linh chủ động comeout với người thân thiết và với bạn bè. Tương tự như Linh, sự thấu hiểu của mẹ đã tạo tâm thế rất tích cực cho Thực để xác định con đường đi của mình sau này:

…lúc đó anh mới bắt đầu ào ra “con là như thế, con có bất bình thường so với người bình thường”. Thế là mẹ anh khóc mẹ anh bảo là “ừ thế thì thôi thì là con là như thế con vẫn là con của mẹ chứ”, anh có người mẹ như thế anh cũng cảm động lắm, như người khác thì người ta thế này thế nọ… Anh không rõ mẹ có nói cho bố không, nhưng mà bố anh từ hồi đấy không giục anh lấy vợ nữa, bố anh bảo anh có yêu ai thì yêu cho tử tế, lúc nào cũng nói như thế nhưng bố nhưng anh nghĩ là bố anh biết… Cái hồi xưa anh gầy lắm, kinh khủng luôn đấy, không ăn uống được em ạ, không kiểu cảm thấy bất bình thường luôn đấy, trong đầu mình luôn luôn văng vẳng cái điều đấy đâm ra là mà mình gầy còm. Mọi người không hiểu thằng này bị làm sao, bị nghiện hay bị làm sao, gầy đến mức thế mà em. Lúc mình giải tỏa tâm lý tự dưng mình ăn uống được, mình ăn ngủ được tự khắc nó béo lên thôi, tức là cái tinh thần mình thoải mái lắm…Nhà anh có mỗi mình anh là con trai thôi, nhà anh cũng rất tinh tế như thế, tức là người ta cứ cảm nhận thế người ta không nói không can thiệp vào đời sống con cái gì cả, mẹ anh cũng không can thiệp mà cứ nhẹ nhàng theo dõi… như thế thì mình phải sống như thế nào cho bố mẹ cảm động, mình phải yêu, mình tử tế mình dám đưa về giới thiệu (Thực, đồng tính nam, 45 tuổi)

Sự thừa nhận của gia đình khiến những người trong cuộc cảm nhận được gắn kết, chia sẻ của người thân và họ cũng mong muốn mối quan hệ luyến ái của mình được đặt trong bối cảnh đó. Khác với Hoàng, Thực đã chủ động đặt ra nguyên tắc cho việc tạo ra sự ràng buộc, tạo ra không gian chung cho mình và người yêu:

Bạn anh không công khai, lúc mà hứa yêu anh đấy thì anh bảo anh phải thứ nhất là thế này này…ý là anh thích cuộc sống kiểu như bình thường đấy, không lén lút. Bạn anh có kiểu muốn cuộc sống chỉ có hai người thôi, vì anh ấy làm sếp của công ty đấy thì đấy, không muốn nhân viên của anh ấy coi thường vì cái chuyện như thế. Anh bảo không, khi mà đến với anh, anh bảo là tình yêu của chúng ta cũng chia thành giai đoạn a-b-c, giai đoạn này chúng ta sẽ tìm hiểu, giai đoạn này thì thế kia, nhưng đến một giai đoạn nào đấy chúng ta phải công khai hoặc nhận con nuôi thế nào đấy hoặc đưa một đường lối chứ không phải chỉ thế này… Anh còn có mười điều [khi hai người tiến tới quan hệ luyến ái] đấy, tức là trong mười điều có cả những điều như là anh không bao giờ xin lỗi, còn nếu mà anh mà yêu em thì kể cả em sai cũng xin lỗi cứ giả vờ xin lỗi, thế sau khi mà anh dịu rồi thì muốn làm gì thì làm, đấy kiểu dạng như thế. Trong cái điều kiện cuối cùng đấy là sau đấy thì sẽ đính hôn hoặc là cưới nhưng mà bữa tiệc nhẹ nhẹ gì đấy chẳng hạn.

Hiểu mong muốn bản thân và hướng tới mối quan hệ bền vững, nguyên tắc này được Thực áp dụng với cả hai mối quan hệ lâu dài đã từng có. Trong suốt những sống cùng nhau, Thực và người yêu đã thu xếp cuộc sống với không gian chung đó. Lúc này quyền lực không còn tách bạch riêng ở từng khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày mà được đôi bên đặt vào sự “hài hoà”, đó không phải là thứ quyền lực áp đặt và cứng nhắc theo ý muốn của từng cá nhân mà uyển chuyển trong quá trình tương tác.

…Trong mười điều, ví dụ xin lỗi chẳng hạn đấy, bình thường anh bướng mà, mọi người phải xin lỗi trước xong thì anh mới xin lỗi, tại vì anh con trai một nên được chiều quen rồi, còn không nếu mà anh lỳ, anh lỳ lợm kinh khủng lắm, không ai lỳ bằng anh đâu. Nhưng mà có nhiều khi mình cũng suy nghĩ, mình bảo “ừ mình lỳ nhiều khi sẽ mất những

Page 38: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

38

cái mà mình xây dựng”, thế tự mình tự khắc mình phải điều chỉnh bản thân, mình tự xin lỗi người ta trước. … Bình thường anh bảo là “ừ sau một năm tìm hiểu mình phải thế này thế kia”, nhưng đã từng đấy năm mình chờ đợi để người ta thay đổi [công khai mối quan hệ], để người ta có sự vững vàng tư tưởng. Mình cần tạo niềm tin vững bền, kiểu anh như thế, chứ anh có bắt công khai ngay đâu. … anh làm đêm mệt lắm, buổi chiều đến ban ngày có thể ngủ thoải mái đến chín mười giờ nhưng mười một mười hai giờ làm tình thì chắc mình chết mất đấy. Mình phải nghỉ một lúc đã thì cũng gần sáng rồi, trong khi anh ấy là một công chức, nhịp sinh học nó tầm vào giờ kia, nó không rơi vào sáng mai… kiểu sinh học của đàn ông thì nó như thế, khi đấy thì khó điều chỉnh. Nó cũng là một vấn đề cản trở… (các anh điều chỉnh thế nào?) kiểu không phải ngày nào cũng làm tình, tần số là cứ hai ngày một lần ví dụ thế, nhưng có những ngày ba bốn lần đấy, ví dụ thứ bảy anh ấy được nghỉ chẳng hạn thì thứ sáu có thể làm kiểu kia được, làm gần sáng được, chẳng phải phân chia. Đôi khi mình thích, nhưng phải nhịn đi, ví dụ chủ nhật mình hứng nhưng đầu tuần anh đi làm thì mình cũng phải tự kìm cái cơn của mình đi đấy.

Không gian chung này chính là quá trình giúp các cá nhân hiểu về khả năng cũng như hạn chế của tính chủ thể ở mỗi người và để quyết định tiến đến cam kết bền vững hơn. Thực đã có được lễ cưới như mong đợi. Trên thực tế, mong muốn sự ràng buộc có ở khá nhiều cặp đôi mặc dù họ nhấn mạnh vào bản chất mối quan hệ là tình yêu tự nguyện. Tình yêu và sự đam mê luôn là điều kiện để dẫn tới mối quan hệ gắn bó lâu dài. Nhưng ở tất cả các cặp đôi khi nói về kết cục chia tay lại thường là những xung đột khiến họ không thể duy trì tình yêu hay mối quan hệ. Và họ thường chỉ ra sự thiếu vắng cơ chế ổn định để duy trì mối quan hệ này. Quan sát cuộc sống gia đình dị tính đã cho thấy sự ràng buộc là một cơ chế hỗ trợ hữu hiệu để các cặp đôi giải quyết khủng hoảng. Nhưng đa phần cho rằng nếu cặp đôi đồng tính nỗ lực để có sự ràng buộc thì sự ràng buộc này cũng chỉ hỗ trợ ở mức độ “niềm tin”:

[bộc lộ mối quan hệ] không phải là việc quan trọng nhất nhưng mà cái này nó sẽ tạo ra một cái sự ràng buộc nào đấy, cảm thấy có sự gắn kết giữa hai con người, và hiểu về gia đình của họ thì cũng hiểu về họ nhiều hơn ... Khó có thể nói mối quan hệ giữa hai người nam có cái sự ràng buộc gì quá mạnh mẽ, nó chỉ ở dừng lại ở mức niềm tin, niềm tin về cái việc là hai người sẽ ở như thế, cứ như thế, không có một cái ràng buộc gì lớn hơn kể cả mai này (Thuỷ, đồng tính nam, 22 tuổi) Khi mà có một sự công khai được mọi người công nhận, công nhận cái hạnh phúc này nó là có thật… kiểu họ thấy vững tin hơn đấy, thì mình “ừ có một cái đám cưới thì mình cũng tin hơn” và gia đình mình cũng đỡ thắc mắc về mình, cũng đỡ kiểu như là đỡ lo lắng về mình là hôm nay cặp với thằng này mai cặp với thằng khác chẳng hạn, rồi nó thì tụi nó đã xác định với nhau, rồi thì chắc là bền vững (Chinh, 22 tuổi, đồng tính nam)

Có thể sự so sánh về khả năng có thể và không thể tạo ra ràng buộc ở mức cao giữa các cặp đôi dị tính và đồng tính, bao gồm sự ràng buộc về pháp lý và khi có con chung, đã khiến rất nhiều người tham gia nghiên cứu tin rằng chỉ những ràng buộc này mới là cơ chế duy nhất duy trì mối quan hệ luyến ái. Tuy nhiên có thể chính quan niệm về tính bất khả này cũng là cái bẫy khiến cho các cặp đôi sớm từ bỏ tính chủ thể và nỗ lực thương thuyết trong giải quyết các mâu thuẫn, khủng hoảng của quan hệ.

Em nghĩ là ở mối quan hệ dị tính thì vẫn còn có áp lực về hai phía và kể cả pháp luật có sự can thiệp thì họ có sẽ ràng buộc lớn hơn. Trong khi mà ở một người đồng tính thì em nghĩ là nó không có một cái ràng buộc gì về pháp luật hay là về con cái hay là về gia đình hai phía để có thể tạo ra được một cái mối quan hệ, sợi dây liên kết nó mảnh, tức là chỉ

Page 39: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

39

cần một cái xảy ra một cái mâu thuẫn nhỏ cũng có thể chia tay mà không thể đi xa hơn nên em bị mất niềm tin.

Trên thực tế, niềm tin vào mối quan hệ bản thân nó đã là một cơ chế thực tế giúp từng cá nhân trong mối quan hệ tìm các nguồn lực khác nhau để tăng quyền và khả năng lựa chọn giải pháp. Có những mâu thuẫn chỉ thuộc phạm vi giữa hai cá nhân, nhưng cũng có những khủng hoảng liên quan tới các mối quan hệ và tác động quan trọng và mật thiết tới cuộc sống đôi lứa như sự phản đối của gia đình, mong đợi của bố mẹ về việc lấy vợ, sinh con. Cho dù là mâu thuẫn ở không gian nào thì quyền lực của và giữa hai cá nhân trong mối quan hệ và bối cảnh của mối quan hệ cũng có tác động qua lại với nhau. Nhưng trong mối quan hệ đồng tính luyến ái, hầu hết các yếu tố bối cảnh thường được coi là yếu tố cản trở. Do đó để giải quyết những khủng hoảng liên quan đến các mối quan hệ xung quanh cuộc sống cặp đôi còn đòi hỏi nhiều hơn tới khả năng thuyết phục, trao quyền và quyết định cho chiến lược duy trì mối quan hệ giữa những cá nhân trong cuộc - “bền vững hay không là do cả hai bản thân đúng không, đấy cả hai tự với nhau”. Đa số các cặp đôi trong nghiên cứu này đều chưa thể hiện khả năng quyền lực này, hoặc chỉ ở mức độ thấp. Phân tích câu chuyện của các cá nhân trong nghiên cứu không nhằm tách bạch sự nguyên nhân của sự đổ vỡ của mối quan hệ đồng tính luyến ái. Nhưng khi xem xét ở khía cạnh quyền lực, có thể thấy rằng kết quả mối quan hệ luyến ái tương quan chặt chẽ tới quyền lực của các cá nhân trong mối quan hệ, từ việc xác định mong muốn, tìm các nguồn lực hỗ trợ cho tới việc đưa ra quyết định. Bộ lộ hay comeout mối quan hệ với gia đình có thể được coi là một bước đi để các cá nhân mở rộng không gian tương tác với yếu tố bối cảnh. Mục đích comeout với một số người là mong muốn sự thừa nhận của người thân về những thứ giá trị với bản thân họ. Với một số khác, comeout khi đang trong mối quan hệ luyến ái là ngẫu nhiên và họ cũng không muốn tránh điều đó. Mối quan hệ luyến ái đã cho họ trải nghiệm mình có khả năng lựa chọn cũng như được chọn lựa. Do đó, họ cũng muốn để người thân biết và lựa chọn chấp nhận một người đồng tính và mối quan hệ luyến ái trong gia đình. Chấp nhận của gia đình là yếu tố quan trọng nhất của bối cảnh tác động tới quan hệ đồng tính luyến ái. Trong trường hợp của Đăng, nam đồng tính 39 tuổi, mặc dù Đăng và người yêu hay gặp phải thái độ kỳ thị khi bản dạng giới và mối quan hệ của họ được thể hiện ngoài không gian riêng tư, nhưng những phản ứng này dường như tác động rất ít tới mối quan hệ luyến ái của Đăng. Khi mẹ vô tình biết được mối quan hệ của Đăng, mẹ đã chấp Đăng và còn khuyên con cần chọn lựa người yêu tử tế, thậm chí khuyên không nên bộc lộ ở làng quê vì còn nhiều dị nghị. Với rất nhiều bạn trẻ, comeout không phải là quá trình dễ dàng như Thực, Linh hay Đăng khi được gia đình thông hiểu và giúp đỡ.

Em không biết, có thể là nó, nó chưa đủ mạnh để làm như thế, nó chưa đủ cứng nó chưa đủ lý lẽ để mà nói chuyện, tại vì thực ra nói chuyện với người lớn là cực khó, người ta có năm tháng, người ta có trải nghiệm, người ta có phương pháp luận, người ta có dẫn chứng, người ta có bề dày về cái việc nói chuyện, thế những cái đứa mà mới vào đời tầm khoảng hai mươi hai ba đấy chưa đủ để nói đâu, đến ngay cái chuyện ẩm thực nhẹ nhàng nhất ngày nào cũng ăn đấy còn thể nói chuyện, nói chuyện với người lớn là một quá trình.

Tuy nhiên không phải ai cũng muốn mối quan hệ công khai vì nhiều lý do mà chủ yếu vẫn là e ngại phân biệt đối xử khi bộ lộ xu hướng tính dục của cá nhân. Những người khác thì quan niệm tình yêu cần về đúng vị trí, đó là tình yêu thuần khiết giữa hai người mà không chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Lúc này các cá nhân chỉ tương tác trong không gian của sự “chung thuỷ” – một không gian hạn hẹp hơn, chủ yếu giữa hai nhân vật trong mối quan hệ luyến ái.

5.3. Chung thuỷ

Page 40: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

40

Quan niệm thuỷ chung được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau với sự tham gia tương tác quyền lực của các cá nhân về cam kết trong mối quan hệ luyến ái khác nhau. Ở một số ít người, khái niệm về chung thuỷ gần như không có trong mối quan hệ luyến ái. Tình dục được tách bạch là nhu cầu sinh lý và ở các không gian khác nhau, hoặc là ở mối quan hệ luyến ái lâu dài hoặc ở các mối quan hệ quen biết hay mại dâm. Trong quan hệ tình cảm, khi hết tình yêu với một người và bắt đầu yêu người khác thì đó chỉ đơn thuần là chấm dứt tình yêu, không thể gọi là không chung thuỷ.

Có thể có người người ta nghĩ rằng em thoáng, có người sẽ bảo là quái đản, nói chung em không quan tâm đến vấn đề đấy. Cộng đồng này không thể tránh là yêu xa và vấn đề về cái chuyện người ta có nhu cầu kia thì không thể tránh khỏi, nhất là con trai nữa, con gái nó còn đỡ, ví dụ con gái nó theo chu kỳ, còn cái người con trai thì nó không có theo chu kỳ nào cả. Đó là cái nhu cầu bình thường, họ giải quyết bằng cách họ tự xử. Nhưng mà nếu ham muốn người ta lên mà bây giờ mình không ở cạnh thì chuyện mà người ta đi ngoài thực sự là không tránh khỏi. Mình chỉ là giải quyết vấn đề về này nọ thôi, đừng có để nhau phát hiện ra là thế này thế kia, em nghĩ thoải mái. Còn nếu mà đến lúc thấy hết tình cảm, ok hết tình cảm là thôi, em thì yêu là yêu, hết yêu thì bảo hết yêu thôi. Người ta hết yêu mình không thể nào ép người ta có tình cảm với mình được, ngay cả bản thân em cũng thế thôi (Mạnh, đồng tính nam, 25 tuổi)

Kể cả khi đang trong quan hệ luyến ái, khoảng một nửa số phỏng vấn chấp nhận có thêm mối quan hệ tình dục với người khác:

Vì ở trong giới này đấy, thứ nhất là nó luôn luôn tìm cái mới, nó thay đổi cuộc tình như thế, hay đi tán tỉnh, hay đi ve vãn một người mới nên bao giờ nó cũng hấp dẫn người khác hơn những người cũ. Cho nên là tại sao mà người ta nói “một cái lạ bằng tạ cái quen” chẳng hạn. Một khi họ muốn tìm cái mới, họ phải quan hệ tình dục với người đấy. Nó không có thường xuyên liên tục khi họ đã có người yêu rồi, mức độ nó ít đi. Còn khi không có người yêu mức độ nó sẽ dày lên (Hoàng, 32 tuổi, nam đồng tính).

Khái niệm lăng nhăng thường chỉ sự nhận diện bên ngoài “body đẹp”, “đẹp trai”… gắn với từng cá nhân hơn là chất lượng của mối quan hệ. Ở những người chấp nhận quan hệ tình dục ngoài tình yêu, họ quan niệm tình dục thoáng hơn, tình dục là yếu tố cần nhưng không phải quá quan trọng trong thúc đẩy mối quan hệ luyến ái. Mặc dù thừa nhận khả năng bản thân mình hoặc người yêu có thể quan hệ tình dục với người khác, nhưng khả năng đó dường như không có bất cứ ảnh hưởng nào đến mối quan hệ hay hành vi của cả hai, trừ khi quan hệ tình dục bên ngoài này được “vô tình” biết đến. Quan niệm này mâu thuẫn ở chỗ tình dục vừa được coi là nhu cầu sinh lý cần được tự do giải phóng nhưng đồng vẫn là chỉ báo về khả năng cam kết của từng người trong mối quan hệ luyến ái. Thậm chí thuỷ chung lúc này có thể hiểu với nghĩa rộng là chấp nhận những thứ mình chưa biết. Hay nói cách khác, một phần mối quan hệ luyến ái được xây dựng trên nền tảng bất định, ngẫu nhiên. Ở mối quan hệ kiểu này, cam kết có thể bị vi phạm và phần lớn tuỳ thuộc vào quyết định của một cá nhân chứ không phải là tương tác, trao đổi của đôi bên, mặc dù có thể từng người sẽ thúc đẩy các phương thức riêng để hạn chế rủi ro vi phạm từ phía người yêu. Điều này hoàn toàn khác với mối quan hệ mà ở đó các cá nhân đặt ra nguyên tắc cho sự cam kết về tình dục, tình yêu cho dù họ không chắc chắn liệu người yêu có vi phạm. Với nhiều người khác, chung thuỷ được coi là yếu tố nuôi dưỡng mối quan hệ, thể hiện sự tin cậy và cam kết của các cá nhân trong mối quan hệ.

Em nghĩ cái đấy là quan trọng, phải có một cái gì đấy làm keo, có một cái gì đấy yên tâm, khi mà mình yên tâm rồi nó là chuyện đầu xuôi đuôi lọt, ghét nhau dưa muối hóa dòi, nhưng một khi đã yên tâm rồi thì cái gì cũng dễ, cái gì cũng có thể đến được với nhau. Em nghĩ nó [cam kết chung thuỷ] là cái dung môi để nuôi cái đó, chung thủy nó là cái dinh dưỡng rất là tốt. Cho dù thằng này nó hơi khác người khác một tí, nó sẽ thế này thế

Page 41: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

41

nọ một tí, nhưng mà nó chưa bao giờ nó phản bội tao, và lúc nào tao cần cũng có nó bên cạnh, thì cái đấy nó là cái rất tốt (Linh, 32 tuổi, đồng tính nam)

Với những người nâng niu giá trị tình cảm hơn tình dục thì chung thuỷ cũng có nghĩa chung thuỷ cả trong tư tưởng. Điều đặc biệt, chung thuỷ cũng đồng nghĩa với sự nghiêm túc trong mối quan hệ, cho dù là ở giai đoạn tìm hiểu.

Sự chung thủy mình không rõ người khác quan niệm thế nào về sự chung thủy, tại vì cái ngôn từ của con người nó luôn luôn hạn chế là cái điều thứ nhất, còn điều thứ hai là nó bị định kiến. Quan niệm trong một cái xã hội đối với người này có thể đây là chung thủy, đối với nước kia thì có thể đây là cái việc không chung thủy. Với riêng cá nhân mình chung thủy nó chỉ đơn giản là khi mà mình quen hoặc là mình đã trong tình cảm với một ai đó thì mình không có đùa. Vì khi mà bạn đùa trong đó thì chắc chắn là bạn không chung thủy, chỉ cần đùa thôi chứ không cần làm tới những cái việc khác. Đùa là như muốn trêu ghẹo một ai đó khác nữa khi mà đang quen với một người. Đó đã là không chung thủy rồi, người ta gọi người ta vẫn gọi đó là ngoại tình tư tưởng chẳng hạn. Chung thủy đối với mình nó chỉ đơn giản là đang trong cái mối quan hệ mình tôn trọng cái mối quan hệ đó (Hùng, 34 tuổi, đồng tính nam)

Tuy nhiên ở đa số người phỏng vấn, chung thuỷ trong mối quan hệ đồng tính nam được đánh giá là thấp và chính bản thân họ cũng có quan niệm chung thuỷ tương đối mở. Chung thuỷ không nhất thiết chỉ được nghĩ đến một người, chỉ được quan hệ tình dục với một người mà là giới hạn tình cảm hay quan hệ tình dục với người khác:

Chung thủy thì không nhất thiết là mối quan hệ đấy một-một. Em nghĩ cũng có những luồng gió lạ đấy, nhưng mà nó chỉ đi qua thôi chứ nó đừng ở lại. Nó dừng lại ở mức có thể chỉ là gọi điện, nói chuyện cảm thấy vui... Có thể đi xa hơn, có thể đi xa hơn. Đó là có thể có phát sinh quan hệ nhưng mà nó chỉ là một hai lần thôi, nó chỉ dừng lại ở con số một, một lần hoặc hai lần với nhau. Đến con số thứ ba thì em nghĩ cái đấy không còn là cơn gió lạ nữa rồi, cái đấy nó sẽ phải dừng lại. Hay là nói chung, đối với em cần phải biết điểm dừng là được (Chinh, 22 tuổi, đồng tính nam)

Những cặp đôi này lựa chọn cách cởi mở thông tin với người yêu, bạn đời để bản thân có không gian tự do riêng. Lúc này giới hạn của các mối quan hệ bên ngoài hay không gian tự do của mỗi cá nhân trong mối quan hệ đều đạt được sự đồng thuận.

Mình rất là clear với các partner là mỗi người cần có một sự tự do của riêng mình. Trước đây mình không dám đi đâu, bạn bè ví dụ mời đi nhậu cuối tuần, nhưng mà ví dụ ngày đó thì mình đi chơi với bạn mình không thể nói với bạn là anh đi nhậu hoặc đi chơi với người khác…Mình thấy mình bị gò bó hoặc là đi chơi đâu đó một tí là cũng phải giải thích là đi đây đi đó, khoảng mấy giờ về, cái chuyện đó là bị tâm lý không thoải mái. Hoặc là mình có thể mình đi uống cà phê với người yêu cũ của mình, nhưng không bao giờ dám nói cái việc đó… Bây giờ mình rất là thoải mái, mình đi uống, ví dụ như sáng mình mới đi uống về, uống với các bạn mà hai năm trước mình không dám, “hôm nay anh đi uống cà phê với người yêu cũ nghe người yêu mới”. Mình cởi mở việc đó, mình come out từ đầu, mình chia sẻ từ đầu thì sau thời gian sống với nhau, bạn ấy còn gặp và chơi với người yêu trước của mình đấy (Cử, 29 tuổi, nam đồng tính) …cũng có ghen tuông lồng lộn dữ lắm, nhưng mà càng về sau thì mình biết cách, tụi em nói chuyện ngay từ ban đầu với nhau, em là người chủ động nói với bạn này rằng là “anh là một người không thuộc típ người chung thủy, anh biết sống tình cảm cho nên là mình dễ dàng có một cái tình cảm với một cái người nào đó khi họ quan tâm họ để ý đến mình, cho nên là mình dễ bị lạc lòng”. Em nói chuyện với bạn em là “nếu như khi anh lạc lòng thì em hãy kéo anh về”. Em đi công tác nhiều nơi, lúc đó em đi nhiều dữ lắm, gặp gỡ nhiều người. Nếu mà nói rằng là mình không có cái chuyện léng phéng ở bên ngoài là không đúng. Em nghĩ cái đó [chia sẻ thông tin] nó giúp gắn bó với nhau nhiều hơn. Còn

Page 42: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

42

hơn là để mình phát hiện ra hoặc là bạn mình phát hiện ra, tại vì chắc chắn là cũng phát hiện ra thôi, cho nên là tốt nhất là về mình nên nói, mình nên chia sẻ, và khi mà người ta hiểu rồi người ta thông cảm mình cũng thấy vui (Vũ, 40 tuổi, nam đồng tính)

5.4. Không gian quyền lực và vai trò giới trong cuộc sống lứa đôi Trong các mối quan hệ dị tính luyến ái, giới và sự phân chia vai trò giới bao giờ cũng là một quá trình tương tác quyền lực được cho là gắn liền với từng giới. Vậy liệu sự phân chia, đóng khung về giới với những quyền tự thân có diễn ra ở các cặp đồng tính luyến ái? Câu chuyện của Giang Giang, 55 tuổi, tự nhận mình là đồng tính nam, đã từng có cả mối quan hệ với đàn ông dị tính và đồng tính. Thông tin và quan niệm về đồng tính luyến ái rất ít vào thời điểm Giang trải nghiệm cảm xúc về giới và hiểu về xu hướng tính dục của mình. Giang đã nảy nở tình cảm và phát triển mối quan hệ với nam dị tính mà Giang gọi là “đàn ông”. Để thoả mãn nhu cầu yêu người cùng giới, Giang chấp nhận mình là người “chiều” theo các quyết định của người yêu để duy trì được những mối quan hệ này, cho dù chưa mối quan hệ nào với “đàn ông” là quan hệ luyến ái theo đúng nghĩa. Mặc dù luôn cố gắng nhưng chưa bao giờ Giang cảm nhận thấy mình thoả mãn và được yêu. Theo thời gian, Giang dần tìm được những người bạn, mở rộng mạng lưới xã hội và bắt đầu có quan hệ luyến ái với những người đồng tính mà Giang gọi là “bóng”. Và chỉ khi ở mối quan hệ với bóng, Giang mới có cảm giác được yêu lại. Giang đóng vai trò giới khác nhau ở các không gian khác nhau của quan hệ đồng tính luyến ái. Trong quan hệ với nam dị tính, Giang luôn thừa nhận vai trò bất biến của họ – là “đàn ông”. Trong quan hệ tình dục, Giang luôn chiều và thoả mãn tình dục cho người yêu. Trong quan hệ cuộc sống hàng ngày, Giang thường giữ vai trò là phụ nữ, chăm lo cho người đàn ông của mình. Ở tất cả các mối quan hệ với nam dị tính, ngay từ đầu Giang đã chấp nhận mối quan hệ bất bình đẳng để đổi lại cảm giác được yêu và sở hữu một người đàn ông.

Vai nữ là âm thầm, chọn thì ai tự chọn đâu, ví dụ trong đời sống sinh hoạt là nó cứ vin vào cái cớ đấy thì anh yêu thì anh phải chiều. Anh phải chịu nó, thí dụ như ăn cơm xong nó cứ lười chôn thây ra là một đống bát đũa là anh phải đi rửa. Vì anh yếu thế, anh đã ở trong một cái nhóm thiểu số, nhóm yếu thế, và trong cái mối quan hệ đấy bắt buộc anh phải yếu thế, thì cái việc mà anh bị lép vế anh bị yếu thế là hiển nhiên. …yêu đàn ông khổ thế đấy, về sau không yêu đàn ông, nhưng sướng nhất là lúc nằm bên cạnh nó đấy, cái bờ vai cảm nhận cái hơi thở cái mùi đàn ông thích lắm. Về sau yêu bóng thì anh mới biết cái va đập tình cảm của mình được thăng hoa, mình được tôn trọng, thậm chí có lúc được hai ba đứa thích... Yêu đàn ông thì có cái hạnh phúc của nó nhưng mà nó cũng đi đôi với đau khổ, yêu bóng hơn, yêu bóng mới là trọn vẹn cái nghĩa hạnh phúc của nó.

Giang chấp nhận những mối quan hệ mà anh không thể có vị thế ngang bằng, đó là tình yêu với nam dị tính. Như vậy việc lựa chọn yêu ai, yêu người dị tính hay người đồng tính, ngay từ đầu đã phản ánh vị thế quyền lực trong mối quan hệ của từng bên. Nhưng trên thực tế, không chỉ có Giang là người yếu thế mà cả người yêu của Giang. Anh vẫn coi mình là người có tiếng nói hơn trong hầu hết các mối quan hệ vì Giang là người cung cấp nguồn lực kinh tế cho cuộc sống đôi bên cũng như cho các nhu cầu cá nhân của người yêu. Giang đã sử dụng lợi thế này để ép buộc và thu nhỏ mạng lưới quan hệ xã hội của người yêu. Chấp nhận mong muốn được thoả mãn ở khía cạnh nào đó của mối quan hệ cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân chấp nhận vị thế thấp hơn của họ ở khía cạnh đó. Rất ít hay thậm chí là không có sự thương thuyết để tạo bình quyền vì mỗi cá nhân tham gia mối quan hệ với lợi ích và mong muốn khác nhau, không có mục đích chung cho mối quan hệ. Lúc này sự bất cân bằng quyền lực ở các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đôi lứa chính là điều kiện để duy trì mối

Page 43: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

43

quan hệ lợi ích cho cả hai bên. Đồng thời sự bất bình quyền này cũng thường xuyên gây ra các xung đột. Những mối quan hệ kiểu này không dựa nhiều vào nền tảng là tình yêu, trong khi đó các cá nhân đều có thể đạt được những lợi ích tương tự, bao gồm thoả mãn tình dục, cảm giác được yêu hay hỗ trợ kinh tế…, ở các mối quan hệ với người khác. Vì vậy khi các xung đột xảy ra đến một mức nào đó, khi người này phải chịu áp đặt quyền lực của người kia trong một thời gian, mối quan hệ thường đổ vỡ. Ở một trường hợp khác, thương thuyết cân bằng quyền lực diễn ra một cách uyển chuyển ở những ranh giới khác nhau, ở không gian đóng khung theo vai trò giới trong câu chuyện của Hợp, 45 tuổi, đã có vợ và hai con. Mặc dù tự nhận mình là người đồng tính, Hợp vẫn yêu vợ và thoả mãn với cuộc sống gia đình. Ở từng không gian của mối quan hệ - dị tính hay đồng tính luyến ái - Hợp chia rõ trách nhiệm và vai trò của người chồng, người vợ và thực hành đúng vai trò đó:

Về tình yêu đấy, nếu tình yêu đối với người con gái thì mình chấp nhận mình phải là người chồng, mình phải biết là mình là một người chồng, người chồng thì phải chu toàn, chu cấp nuôi dạy con, bản thân mình phải đúng nghĩa yêu vợ. Còn đối với người đồng giới thì mình là vợ, mình lại để cho người kia họ chu toàn, tức là họ quan tâm đến mình hơn, họ sẽ chủ động hơn, nhưng đối với vợ mình kia thì mình phải chủ động hơn, còn đối với đồng giới thì họ tự chủ động với mình, ví dụ hôm nay ăn uống cái gì bảo hôm nay anh ăn cái gì, hay em ăn cái gì anh mua cho ví dụ thế, đối với vợ mình mình hỏi thế… (Hợp, 45 tuổi, đồng giới nam)

Dĩ nhiên các mối quan hệ này được duy trì ở những không gian, địa điểm khác nhau để Hợp có thể hài hoà được cuộc sống.

Em vẫn thăm nhà liên tục, cuối tuần về hoặc 1-2 lần trong tháng nếu bận… Không có gì là phiền toái, vợ em thoải mái lắm, nó đi nói chuyện coi như bình thường mà, hai vợ chồng nhắn tin, trêu nhau bình thường lắm, vẫn thoải mái. Vợ em làm ở huyện khác, ở quê thì cái nếp sống nó cũng khác nên vợ em nó cũng tốt… vợ em cũng biết, vẫn nói chuyện bình thường với vợ. Lúc đầu thì cũng ba máu sáu cơn nhưng về sau mọi người khuyên can lại bình thường. Bây giờ thì cũng tốt, vợ thì cũng hiểu mà hai nữa là cũng biết cách sống của chồng như vậy… Em nhiều bạn bè thế mà, vợ con họ cũng thoải mái, ủng hộ chồng, không phải một mình em, em thấy nhiều cặp đôi bạn bè em nói thế.

Tuy nhiên, nỗ lực hay mục đích của Hợp dành cho hai không gian này hoàn toàn khác nhau. Cho dù anh luôn nhắc đến sự thật về tính tạm thời, ngắn hạn của các mối quan hệ đồng tính luyến ái và coi đó là điều tất yếu không thể làm khác được. Quan niệm này có thể được phân tích trong bối cảnh chính câu chuyện về cuộc sống của Hợp. Qua trải nghiệm từ khi biết yêu, anh hiểu rằng những rung cảm có thể qua đi theo thời gian và một mối quan hệ luyến ái lâu dài còn cần những cam kết, ràng buộc và thoả thuận khác. Có thể quyết định cưới vợ, lập gia đình của Hợp do nhiều nguyên nhân, nhưng chính từ việc so sánh mối quan hệ với vợ, giới gia đình và việc thể hiện trách nhiệm của người chồng với bạn bè đồng nghiệp của vợ… khiến anh nhận ra khác biệt rất rõ ràng về sự ràng buộc của mối quan hệ dị tính và cảm nhận được những thứ thực sự mình nắm giữ và thuộc về mình. Trong câu chuyện của mình, gia đình chưa bao giờ được Hợp đặt ra để so sánh hay cân nhắc cùng các mối quan hệ đồng tính luyến ái. Anh chọn cách đặt ra ranh giới và làm tròn từng vai trò trong các mối quan hệ đó. Từ quan hệ với đồng nghiệp, cộng đồng nhỏ xung quanh gia đình, đến vai trò làm chồng, làm cha trong gia đình và làm vợ trong mối quan hệ đồng tính luyến ái. Có thể Hợp đã có một gia đình và có tất cả vị trí của một người đàn ông trong xã hội và đó là thứ tài sản hữu hình mà anh có được. Trong khi đó tình yêu đồng tính chỉ mang ý nghĩa “hương vị”, làm đầy đủ thêm cho cuộc sống của bản thân mặc dù đây mới là mối quan hệ đem lại sự đam mê cho Hợp. Dường như mong muốn có tình yêu đồng giới quan trọng hơn là giữ người tình đồng giới.

Thực ra đối với em thì tình yêu đồng giới là khoảng khắc mà nên duyên thôi, chứ nó không nặng nề lắm, nên là tình yêu có đến với em thì em xác định là nó sẽ không bao giờ được bền chặt, em cũng chẳng hy vọng là họ đến họ sống lâu với em... Vẫn suy nghĩ là

Page 44: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

44

em không có cái gì đó ràng buộc, nó không có cái gì đó mang tính tồn tại, nó chỉ có một thời điểm nhất định nào đó thôi.

Với tâm thế này, Hợp và người yêu đồng giới thực sự gắn bó với nhau trên nền tảng tình cảm. Sắp xếp và thoả thuận cuộc sống hàng ngày của Hợp và người yêu không phải là điều khó khăn cho đến khi ranh giới không gian này bị phá vỡ như gia đình người yêu muốn con trai họ lấy vợ, khi người yêu Hợp muốn tiến tới mối quan hệ ràng buộc. Mối quan hệ được chấm dứt mà không hề có bất cứ nỗ lực nào để thay đổi hay vượt qua trở ngại. Ở hầu hết các mối quan hệ luyến ái giữa hai người đồng tính, vai trò và vị trí quyền lực của từng bên thay đổi ở từng mối quan hệ cụ thể. Khi hai người xác lập quan hệ dựa trên tình cảm, cuộc sống hàng ngày của họ là quá trình thương thuyết cho sự hoà hợp giữa sở thích và lựa chọn của từng người, từ các các quyết định nhỏ về sinh hoạt cho tới các quyết định liên quan tới vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ. Có thể gọi đây là quá trình tương quan động. Thể hiện giới trong nhiều mối quan hệ đồng tính luyến ái cũng phụ thuộc vào sự ưa thích vai trò của từng cá nhân.

Em có cái sự thích thú kỳ lạ với các việc đấy, kể cả không phải em sống chung với ai đó mà kể cả em sống với anh chị em em, sống với bất cứ người nào đó, thì kể từ nấu ăn dọn nhà, dọn dẹp nhà cửa nấu ăn thì đều là em, đại đa số là em sẽ đảm nhận, tức là đối với em việc đó không thành vấn đề. Em sẽ đảm nhận cái vai trò như kiểu như một người vợ, tất nhiên em sẽ thích thú với việc đấy hơn nên em chắc chắn em sẽ đảm nhận. (Chinh, 22 tuổi, nam đồng tính)

Bản chất quyền lực trong sự ưa thích vai trò giới này khác so với phân chia giới của xã hội dị tính. Ở mối quan hệ dị tính, đó là sự tiếp thu những giá trị trông đợi của xã hội đối với từng cá nhân dựa trên bản dạng sinh học của họ mà họ không thể lựa chọn. Đây là thứ quyền lực qui định ai được làm gì và bản thân từng cá nhân không thể vượt khỏi những khuôn khổ đó. Hay quyền của mỗi người chỉ được giới hạn trong đúng lãnh địa của họ. Ngược lại, với mối quan hệ đồng tính luyến ái, các cá nhân không chịu tác động mong đợi về vai trò giới của xã hội. Họ có thể lựa chọn vai trò được cho là phù hợp với mình và trong suốt mối quan hệ luyến ái là quá trình tương tác giữa hai cá thể để thay đổi và đạt được những vai trò, vị trí trong mối quan hệ phù hợp cho từng cặp đôi. Nói cách khác là không có mẫu số chung nào cho vai trò giới và tương tác quyền lực trong quan hệ đồng tính luyến ái. Nó phụ thuộc nhiều vào mong đợi của từng cá nhân thay vì xã hội. Do vậy thế bị động, làm vợ hay thế chủ động, làm chồng mang tính lựa chọn cá nhân nhiều hơn và việc phân chia vị trí này - bị động hay chủ động - không gắn với việc người nào có quyền hơn trong ra quyết định.

Thực ra thường thì em không phải là người chủ động, em sẽ là người bị động, nhưng mà em hay dùng từ là bị động trong chủ động, em nhằm đối tượng đó rồi nhưng mà em sẽ luôn luôn ở thế bị động… (còn việc sử dụng bao cao su?) em chủ động. Có nghĩa là nếu họ không sử dụng thì em sẽ chủ động, bảo họ, em nhắc nhở thôi, còn nếu mà từ chối thì mình sẽ không tiếp tục nữa. (Chinh, 22 tuổi, nam đồng tính)

Như phân tích định lượng đã chỉ ra, nguồn lực cá nhân cũng là yếu tố tác động tới tương quan quyền lực trong mối quan hệ. Trong quan hệ tình dục với nam đồng tính, Giang vẫn thường cho mình ở vị thế cao hơn nhờ nguồn lực kinh tế hỗ trợ cho người yêu: “ai có tiền thì người kia phải nghe theo”. Tuy nhiên ở đa số các cặp đôi tham gia phỏng vấn, thu nhập cá nhân dường không tác động trực tiếp tới cân bằng quyền lực. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc xác lập sự bình đẳng trong chi tiêu chung. Thường khi cặp đôi quyết định chung sống, họ sẽ thoả thuận ai đến sống với ai khi cân nhắc điều kiện sống nào tốt nhất cho mối quan hệ của họ. Khá nhiều đôi đồng tính luyến ái không đóng tiền hay có quỹ chi tiêu chung. Với các mục chi tiêu lớn như tiền thuê nhà, họ sẽ thoả thuận mỗi người lần lượt đóng theo từng lần thu. Các cá nhân tự sắp xếp chi tiêu ăn uống, mua sắm hàng ngày mà không có trở ngại gì nhiều. Đóng góp cho các chi tiêu này chỉ mang tính bình đẳng tương đối. Thông thường họ đều có thời gian tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến tới mối quan hệ gắn kết lâu dài

Page 45: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

45

hay chung sống với nhau, trong đó bao gồm cả cách từng người thể hiện “trách nhiệm” của họ ở những lần chi trả tiền cho ăn uống, đi chơi… Ở một trường hợp, mâu thuẫn xảy ra trong đóng góp chi tiêu nhưng cá nhân lựa chọn không giải quyết:

Thu nhập của mình cao hơn bạn đó, thời gian đầu thì mình cũng open lắm, những cái ăn vặt nhỏ nhỏ như xem phim thì mình sẽ là người trả, hoặc là đi ăn đi uống cà phê những cái khoảng trăm ngàn đổ lại thì mình cũng là người trả thôi. Mặc dù mình trả những cái đó nhưng mà trong thâm tâm mình cũng muốn là người ta phải biết khôn ngoan một chút là cũng phải trả, mình nghĩ phải có qua có lại chứ. Thực ra mình cũng không muốn ai phụ thuộc ai hết. Một thời gian lâu dài mình cảm thấy là cái việc đó không cân bằng đấy. Nhiều lúc muốn mở miệng nói anh trả đi, kiểu như vậy, nhưng cũng cảm thấy nó hơi bị nhạy cảm, ý là bị xúc phạm đấy, trả thì trả, kiểu như vậy. Nó không phải là vấn đề quá lớn. (Kiên, 34 tuổi, nam đồng tính)

Thậm chí ở một số đôi, đóng góp chi tiêu cũng không tác động nhiều đến mối quan hệ khi những đóng góp đó chỉ được coi là dùng cho sinh hoạt hàng ngày mà không phải là vật chất, của cải chung, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự gắn kết, cũng như là tài sản hữu hình cần giải quyết khi mối quan hệ đổ vỡ.

Nếu có liên quan tài chính thì một khi chia tay rất là lằng nhằng. Bây giờ không có gì, anh đi thì đi, ở thì ở tôi chẳng lấy tiền của anh, anh cũng chẳng lấy tiền của tôi, rất thoải mái, nó chẳng có gì ràng buộc nhiều. Nếu còn tình cảm, anh ở chỗ tôi, hôm nay anh mua thì mai tôi mua cùng anh, mấy đồng lẻ tẻ chẳng đáng bao nhiêu, mua thì hai người cùng ăn, như kiểu mình khao bạn bè thế thôi đúng không, nếu có thì ăn không có thì thôi quan trọng gì đâu. (Thái, 31 tuổi, nam đồng tính)

Ngoài những nguồn lực này, mỗi cá nhân đều có cách riêng để tạo không gian cho các quyết định cá nhân. Điều này thể hiện rất rõ khi chia sẻ quan điểm về cách thương thuyết trong các vấn đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày. Hoặc đó là việc thực hiện quyền lực cá nhân trong vỏ bọc trao đổi thông tin giữa hai người khi cá nhân ý thức rất rõ về vị thế, nguồn lực mình có:

Anh biết dừng lại ở cái mức độ đó nó đừng quá, nó đừng quá thì nó sẽ hay hơn, về sau anh hiểu được là quan tâm quá người ta như bị cầm đồ, khó chịu, đấy, cái gì đừng có quá, nó giống như là kiểm soát, giám sát, bực bội lắm, đúng không em. Với cả thích được cái vai trò là nữ thì phải khôn ngoan, ngay từ hồi đấy phải khôn ngoan là đừng có tự quyết, đừng có quyết đoán, đừng có độc đoán, thì anh lại có cả ba cái đấy. Anh thích gì thì anh làm, nhiều cái tiền trảm hậu tấu, đáng lẽ anh phải hỏi ý kiến thì anh giả vờ, mặc dù anh quyết trong đầu rồi, thế khéo, nghệ thuật sống là ở chỗ đấy. Anh cứ giả vờ anh hỏi về cái thằng đấy, anh bảo theo ý là nên như thế này, thì họ lại cho một lời khuyên hoặc là nên làm như thế nào. Anh là cứ giả vờ xin ý kiến của nó nhưng không, anh quyết định, đấy, thì nhiều khi cái quyết định đấy nó cũng có lợi thế nhưng mà nó mang tính áp đặt…thằng đàn ông không có nhưng nhiếc gì cả, thằng đàn ông mà không có cái tính quyết đoán như thế là lỡ cơ hội là không làm được cái trò trống gì đâu, rồi là thành thằng về sau cãi nhau là thằng bất tài, thế là làm tổn thương người ta. (Giang, 55 tuổi, đồng tính nam)

Hoặc đó là sự tương tác, trao đổi thông tin trong các quyết định. Đây là phương thức được nhiều cặp đôi áp dụng. Trên thực tế, mỗi cá nhân đều có lợi thế và do đó là quyền lực áp đảo ở từng khía cạnh cụ thể trong cuộc sống. Nhưng cân bằng quyền lực nói chung được duy trì khi họ lựa chọn cách tương tác, thương thuyết để lợi thế của từng cá nhân trở thành thứ quyền lực mang tính trao đổi. Điều này chỉ được thực hiện khi các cá nhân cùng tin rằng tình yêu là mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng mà không không phụ thuộc vào vị trí trên hay dưới trong quan hệ tình dục và vị trí giới tương đối trong quan hệ thường ngày.

Anh cũng bị người yêu anh chi phối nhiều lắm. Ti vi máy lạnh rồi các thứ gần như là anh ấy mua, anh không góp được bao nhiêu cả, cái điện thoại anh đang dùng cũng là người yêu anh tặng, thành ra là anh bị chi phối về tiền bạc. Giả sử là anh có muốn mua cái gì

Page 46: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

46

anh cũng đều phải hỏi ý kiến người yêu anh. Ngược lại, bởi vì anh ấy có tiền mà, thích mua cái gì, thường là quần áo, anh ấy không mấy khi hỏi ý kiến. Nhưng nếu là vật đồ chung giả sử như là cái tủ lạnh hay cái ti vi anh ấy chắc chắn là hỏi ý kiến của anh. Về cái kinh nghiệm sống nhá, anh ấy đối nhân xử thế không bằng anh, bởi vì anh có sự trải nghiệm rất là lớn. Anh hoạt động đoàn, bố mẹ anh ly dị, anh tiếp xúc với nhiều thể loại người hơn, tiếp xúc với nhiều người trong giới hơn, tiếp xúc với những người come out nhiều hơn, thế là cái trải nghiệm sống của anh là nhiều hơn so với anh ấy. Nên những cái chuyện đối nhân xử thế anh ấy sẽ hỏi ý kiến anh nhiều hơn. …Thế này nhá, nếu mà hai người yêu nhau thật lòng thì họ sẽ tôn trọng người kia, họ sẽ nghe lắng nghe người kia góp ý rồi họ mới quyết định… khi mà bọn anh đưa ra quyết định hay không thì thường là bọn anh hay hỏi ý kiến của nhau. Mặc dù anh ấy thấy hợp lý rồi nhưng vẫn phải hỏi “anh thấy thế nào?”, anh ấy đưa ra ý kiến, bắt đầu anh ấy phân tích ra bảo là “em thấy như thế này này, thì anh thấy thế nào là hợp lý hơn?”.. tức là trên nền tảng là bọn anh tôn trọng nhau để đưa ra quyết định thì đều hỏi ý kiến nhau cả, không quan trọng vấn đề là dù là bot hay là top. (Sáng, 28 tuổi, đồng tính nam)

Một số người tham gia nghiên cứu cảm thấy an toàn và chủ động lựa chọn người yêu, người bạn đời có năng lực ra quyết định. Quyền lực không chỉ được thể hiện ở hiện tượng ai là người ra quyết định. Các yếu tố như tuổi, học vấn hoặc là người thành đạt là các tiêu chí thể hiện cho sự chín chắn trong việc ra quyết định. Ở những mối quan hệ với người yêu có năng lực như thế này, quyền lực của cá nhân chính là cách họ lựa chọn và trao quyền cho người yêu ngay từ ban đầu để đưa ra các quyết định chung. Họ thường chấp nhận các quyết định dù không phải lúc nào cũng hài lòng và chỉ đến khi “gây ra ảnh hưởng rất tiêu cực” đến họ, họ mới bắt đầu thương thuyết để đưa ra thoả thuận.

Thực ra thì em luôn lựa chọn những người có địa vị xã hội và tuổi tác hơn em, họ sẽ có đủ độ chín chắn để ra quyết định, nhưng mà thường những cái quyết định của bọn em thì nó không gây, nó không quá lớn đến mức có thể ảnh hưởng tới tương lai của một ai, nó chỉ có ở những cái quyết định nhỏ liên quan đến hai người thôi, ví dụ như là đi chơi hay là đi làm ở đâu đó, nhưng mà những cái quyết định liên quan đến công việc thì thường không nhắc tới ở đây… Đó là người có yếu tố để ra quyết định. (Chinh, 22 tuổi, đồng tính nam)

Đây là cách lựa chọn khiến họ cảm thấy an toàn khi ở bên những người có thể suy nghĩ và đưa ra các quyết định chín chắn, có trách nhiệm. Lúc này tình yêu hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng nhau chứ không phải là ràng buộc. Thậm chí, cách thức này còn mang lại quyền lực cho cá nhân đó khi họ cảm thấy mình “chiều người yêu”, và dĩ nhiên trong phạm vi được cho là an toàn. Việc trao quyền này cũng chỉ ở các quyết định về sinh hoạt chung hàng ngày mà không phải là các quyết định mang tính kế hoạch hay quan trọng.

5.5. Không gian quyền lực trong mối quan hệ của người chuyển giới Tham gia nghiên cứu có bốn bạn tự nhận là chuyển giới nữ, trong đó hai người đã tiến hành phẫu thuật bộ phận sinh dục trước thời điểm nghiên cứu 3 tháng. Tú, 20 tuổi, đã trải nhiệm qua một mối quan hệ tìm hiểu bạn trai và bản chất mối quan hệ là dị tính. Khi tình cảm tiến triển thành tình yêu, Tú đã chủ động chấm dứt mối quan hệ vì mặc cảm cơ thể. Từ nhỏ Tú luôn nhận thức mình là con gái và bạn luôn ăn mặc như con gái. Chỉ đến tuổi dậy thì, khi được tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về giới tính, Tú mới biết mình có cơ thể sinh học là con trai. Từ đó, Tú rất mặc cảm về bản thân và chưa sẵn sàng cho bất cứ mối quan hệ luyến ái nào. Ngược lại, Ngọc, 28 tuổi, đã trải qua mối quan hệ luyến ái với một người đàn ông và chính đỉnh điểm của tình cảm, mong muốn gắn kết lâu dài và trọn vẹn đã thúc đẩy Ngọc đi phẫu thuật chuyển giới.

Page 47: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

47

Ngọc đã sống chung với một người đàn ông trong vòng hai năm và tình cảm được phát triển dần theo năm tháng. Hai năm sống chung được mô tả như cuộc sống vợ chồng với những vai trò giới rất rõ ràng cho từng cá nhân

Giống như vợ chồng đấy, cảm thấy hạnh phúc lắm, thì em cũng nấu cơm rồi đến tối ríu rít với nhau nữa. Mỗi lần anh ấy đi về quê hay gì là em đều chuẩn bị hết, mua các đồ em vẫn chu toàn, cái bổn phận của mình, mình cứ nghĩ như vậy đó, còn nhà em thì tới tết anh cũng mua tặng quà. Anh ấy lo hết mọi chuyện trong nhà, mọi vấn đề công việc để cho em nghỉ ngơi. Có cái gì trong nhà cần sửa chữa là anh lo hết, em chỉ cần nói anh ơi hư cái này, hư cái kia là tự động sửa thôi….Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà anh lo hết, nghĩa là tiền anh ấy kiếm được thì em giữ.

Điều đặc biệt là cách sắp xếp cuộc sống chung tự diễn ra với đúng mong đợi xã hội về vai trò giới vẫn được mô tả mà chưa từng có bất cứ xung đột nào xảy ra. Trong câu chuyện của Ngọc, thực hiện các bổn phận và vai trò của người phụ nữ trong gia đình là điều mong muốn của cô. Khó có thể tách biệt liệu Ngọc có thực sự thích tất cả các vai trò đó, liệu có lúc nào Ngọc muốn thay đổi một vài vị trí hay phân công giữa hai người. Nhưng một điều rõ ràng là mục đích muốn được công nhận như một người phụ nữ là điều tối hậu và có thể càng có sự phân chia vai trò, trách nhiệm giới trong mối quan hệ lại càng giúp Ngọc xác định dễ dàng hơn cách thể hiện giới của mình. Theo cô, tất cả khách quen đến cửa hàng đều coi cô và bạn trai là một cặp vợ chồng. Khác với các mối quan hệ đồng tính luyến ái, Ngọc và bạn trai không giấu diếm mối quan hệ này với gia đình. Thực tế chỉ có bà nội, người nuôi Ngọc là biết cơ thể sinh học của Ngọc, còn trong tất cả các mối quan hệ xã hội ở không gian công cộng như trường học, nơi làm việc... Ngọc luôn là một người phụ nữ. Đây là mối quan hệ tình cảm của một chàng trai và cô gái tách khỏi gia đình để lập nghiệp. Giống như Tú, Ngọc mới chỉ có 1 lần quan hệ tình dục với một người đồng tính với bản chất “tò mò” của tuổi dậy thì, sau đó thì không bao giờ có quan hệ tình dục nữa vì cảm thấy “cơ thể không phải của mình”. Và đến năm 26 tuổi, Ngọc mới bắt đầu mối quan hệ luyến ái đầu tiên của mình. Trong hai năm sống chung, hai người luôn chăm sóc và âu yếm nhau, nhưng Ngọc luôn là người chủ động thoái thác tình huống tiến tới tình dục xâm nhập. Cùng quan điểm đánh giá với những bạn tham gia nghiên cứu, Ngọc cho rằng tình dục là một phần thiết yếu để đảm bảo mối quan hệ bền vững:

Hay là vì em thế cho nên anh ấy giận, tại em nghĩ là nếu mà không quan hệ tình dục thì nó không bền vững, em cũng đắn đo lắm. Em cảm thấy mọi thứ đều ổn hết, chỉ trừ cái vấn đề mà nó không ổn là vấn đề đấy (tình dục) nó không có thì không thể nào bền vững hết…. Em thấy càng về sau anh càng ít trao đổi với em luôn, lúc trước thì nói chuyện với em mỗi ngày, còn càng về sau càng ít nói, em mới lo sợ là chắc tại vì không có cái vấn đề tình dục cho nên không có kéo dài được, em suy nghĩ như thế

Từ khi nhận ra sự thay đổi trong thái độ chia sẻ, Ngọc và bạn trai vẫn thực hiện các vai trò giới và chăm sóc nhau như trước. Cuộc sống chung không có xung khắc mà chỉ dần xa cách. Điều này càng khiến Ngọc tin chắc vào kết cục bế tắc nếu cô không phẫu thuật chuyển giới để thoả mãn tình dục cho bạn trai, mặc dù vấn đề tình dục hay giới tính sinh học chưa bao giờ được nói ra giữa hai người.

Cũng có khoảng thời gian vui vẻ lại, rồi lại cứ như vậy đó, cho nên em nói không thể là kéo dài. Em mới quyết định đi phẫu thuật, em quyết định trong lòng chỉ có vài ngày là em đi luôn đấy, chứ không có suy nghĩ lâu. Thực ra trước đó em chưa phẫu thuật vì em muốn cái tiền phẫu thuật này phải là tiền của chính em đó, để cho sau này không ai nói được em gì hết. Nhưng khi mà em hết đường rồi em không thể nào mà đợi được em quyết định đi luôn, cái số tiền đấy (tiền chi trả cho phẫu thuật chuyển giới) là tiền chung chứ không phải là tiền riêng của em. Hai đứa xài tiền thì chung của nhau thôi không có phân định của ai hết, trong cái lúc mà ở chung với nhau.… Cái quyết định chuyển giới em đã nói với anh ấy hồi đầu năm rồi, em nói tết này em đi nằm viện Thái Lan khoảng nửa tháng, em chỉ nói như thế thôi, thì anh ấy mới hỏi là tốn bao nhiêu nghìn đô. Em chỉ nói

Page 48: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

48

như thế thôi thì anh hiểu như vậy, em không biết là anh có hiểu ý em không, thường thường anh ấy ít tiếp cận thông tin với những LGBT, anh ấy không có quan tâm. Sau phẫu thuật về thì anh chăm sóc em đàng hoàng lắm, em nằm nghỉ ngơi một tuần không đi được, anh ấy vẫn lo cơm nước cho em đầy đủ.

Chỉ đến khi đề cập vấn đề phẫu thuật, dù không nói là phẫu thuật gì, Ngọc mới biết chắc bạn trai đã biết giới tính sinh học của cô. Trong suốt thời gian chung sống, họ tự điều chỉnh hành vi theo vai trò giới của vợ-chồng và những sắp xếp cuộc sống hàng ngày mà không cần phải có sự trao đổi, thương thuyết. Phân chia rạch ròi vai trò theo giới của từng bên trong cuộc sống chung được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển (neoclassical economic) và khung “thực hành giới” (Doing gender) nó được coi là một cơ chế duy trì tính ổn định của mối quan hệ (Weisshaar, 2014). Tuy nhiên, điều đáng nói trong mối quan hệ của Ngọc chính là mong muốn thực hiện vai trò giới của từng bên và nó đã khiến cho quá trình tương tác, thể hiện tính chủ thể của mỗi bên diễn ra rất yên ả. Tuy nhiên, cho dù phẫu thuật chuyển giới được Ngọc xem như là phương thức giúp cuộc sống đôi lứa hội tụ đủ các yếu tố thoả mãn để thúc đẩy cam kết lâu dài, đó cũng chính là lúc mà cả đôi bên không thể vượt qua hàng rào cuối cùng của xã hội, đó là hôn nhân với mục đích duy trì nòi giống. Câu chuyện của Ngọc thể hiện rất rõ tính chủ thể tương đối và nghịch lý của cấu trúc xã hội trong việc tạo ra tự do và quyền lực cho mỗi cá nhân trong quan hệ luyến ái. Mối quan hệ luyến ái giữa các bạn nam đồng tính thấy trong nghiên cứu này là những mối quan hệ mà ở đó các nhân vật luôn tương tác, thương thuyết và đưa ra quyết định cho những vấn đề trong mối quan hệ chung giữa hai người. Họ là những người gần như hoàn toàn tự do với không gian riêng của mình để đưa ra chiến lược nhằm đạt được nhu cầu và mong muốn trong mối quan hệ, dù đó là nhu cầu vật chất hay tình cảm… Đôi khi để đạt đến mục đích của từng cá nhân hay thoả thuận chung của hai bên, các mâu thuẫn và xung đột nảy sinh mà đòi hỏi mỗi cá nhân hoặc áp đặt hoặc chịu áp đặt bởi các quyết định của từng bên nếu sự đồng thuận không đạt được. Họ tự lựa chọn các vị thế quyền lực với người yêu trong mối quan hệ. Như đã phân tích, có thể ở một số mối quan hệ, sự bất bình đẳng theo khái niệm quyền lực tĩnh thể hiện rõ ở việc ai là người ra quyết định, nhưng trên thực tế đôi khi đó lại là cả quá trình xác định mong muốn và trao quyền giữa cả hai người. Sự thay đổi vị trí, vai trò của từng bên trong mối quan hệ đồng tính luyến ái chỉ do chính các cá nhân tự quyết định. Ngược với các mối quan hệ đồng tính luyến ái, quan hệ giữa người chuyển giới và nam dị tính về bản chất là quan hệ luyến ái dị tính, là mối quan hệ được xã hội công nhận và do đó có can thiệp rất sâu vào vai trò, vị trí của từng cá nhân cũng như cách sắp xếp cuộc sống chung thông qua quan niệm đạo đức, tập quán văn hoá và cả những qui định mang tính ước lệ lẫn tính tổ chức rõ ràng (ví dụ như của Hội phụ nữ). Ở một khía cạnh nào đó, mỗi cá nhân được trao quyền và tự do quyết định những vấn đề được cho là thuộc về vị trí và vai trò của họ. Hay có thể coi họ có lãnh địa quyền lực riêng, ví dụ trong chi tiêu gia đình đối với Ngọc hay quyết định nhà cửa, buôn bán làm ăn đối với bạn trai của Ngọc. Khi hai cá nhân càng chấp nhận và tôn trọng những lãnh địa quyền lực riêng đó, cả hai càng có không gian tự do riêng và khả năng xảy ra các bất đồng, xung khắc rất ít. Tuy nhiên nếu cá nhân nào không thể đáp ứng bất cứ năng lực được gán cho vai trò của họ, mối quan hệ sẽ đi đến hồi kết mà khó có khả năng thương thuyết để đưa ra lựa chọn mới. Trong câu chuyện của Ngọc, đó là quyết định phẫu thuật chuyển giới để Ngọc mang lại sự thoả mãn cho người đàn ông của mình, chưa nói đến chính mong muốn của Ngọc được chuyển giới để là một người phụ nữ hoàn toàn: “em thấy thích lắm, em cảm thấy đúng như là gia đình cho nên em muốn tiến tới, muốn được chính thức (kết hôn) luôn”. Có thể mong muốn được xã hội công nhận như một phụ nữ đã thôi thúc những người chuyển giới nữ tìm giải pháp toàn diện, lâu dài cho cuộc sống và quan hệ luyến ái của mình, đó là phẫu thuật chuyển giới tính như Tú, Ngọc và Dương.

Page 49: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

49

Khi chị đã thành một người con gái rồi, không phải mình theo cái khắt khe phong tục tập quán xưa, một người con gái phải công dung ngôn hạnh, không phải thế, nhưng chúng ta cần có những đức tính tốt của một người con gái. Với chị trở thành một người con gái rồi thì chúng ta phải tìm một tương lai tốt hơn, một cái gì đó nó chắc chắn hơn, nó dài hạn chứ không phải chớp nhoáng (Dương, 45 tuổi, chuyển giới nữ)

Tuy nhiên, ngay sau phẫu thuật chuyển giới, Ngọc đã chấp nhận chia tay bạn trai vì Ngọc không thể sinh con:

Dạ sẵn sàng (phẫu thuật chuyển giới) cho bản thân em, tại vì em nghĩ sắp tới Việt Nam mình cho đổi giấy tờ chuyển giới thì có thể đăng ký kết hôn luôn, tự tin lắm, thì anh đó cũng có về, nói với ba mẹ đó làm sao thì em không biết, anh nói với gia đình thì cũng có khóc lóc, nói là không thể, tại vì họ hàng người ta nói là không có đẻ được.

Cả hai người đều không chọn cách thương thuyết để đưa ra giải pháp cho dù Ngọc rất cởi mở nếu người yêu muốn có con riêng để đảm bảo nối dõi. Vấn đề cuối cùng vẫn là Ngọc không đủ năng lực để làm một người phụ nữ hoàn chỉnh, một người vợ, người mẹ trong gia đình như mong đợi của xã hội. Càng chấp nhận sự phân chia vai trò giới bao nhiêu, cả Ngọc và bạn trai càng dễ đầu hàng trước hình tượng mô hình đôi lứa, gia đình hạnh phúc của xã hội, mà không phải là sự đấu tranh cho tình yêu giữa hai người. Khi nhìn lại mối tình, Ngọc vẫn thấy “lúc chia tay rồi thì hoàn toàn không có gì phàn nàn hết” Khác với Ngọc, Mẫn, 40 tuổi, là một người không comeout hoàn toàn mà chỉ để người thân trong gia đình tự hiểu. Nhưng Mẫn quyết định comeout với tất cả bạn bè với lý do đơn giản là cho dù mất đi nhiều bạn bè nhưng ai còn ở bên mình và yêu mình là những người yêu thương thật lòng. Mẫn có quan hệ tình dục và tình cảm với cả nam đồng tính và nam dị tính. Mẫn lý giải do cô chưa phẫu thuật sinh dục mà mới chỉ phẫu thuật ngực, do đó nam đồng tính vẫn quan hệ tình dục với Mẫn như hai người nam giới, còn nam dị tính thì luôn nhìn vào các yếu tố nữ ở vẻ bề ngoài và các hành vi của Mẫn nên họ vẫn chấp nhận. Trong mối quan hệ luyến ái dù với nam dị tính hay nam đồng tính, Mẫn vẫn luôn ở vị trí phụ nữ. Với những người chuyển giới tham gia nghiên cứu, họ đều tiếp nhận vai trò giới điển hình trong xã hội dị tính, cho dù Mẫn có cả quan hệ với đồng tính nam và có thể những người yêu của Mẫn chưa chắc đã suy nghĩ như Mẫn. Với Mẫn, sự phân chia này rất rõ trong quan hệ tình dục “Thường là họ (chủ động) chứ không phải là chị, bởi vì chị mặc định là thế, có thể là hơi định kiến một tí nhưng mà chị vẫn là người không chủ động, mặc dù mình rất là thích nhưng lại không chủ động” Dù vẫn được coi là phụ nữ trong các mối quan hệ luyến ái, Mẫn luôn ý thức được sức mạnh của mình trong các mối quan hệ đó. Vị thế này được mang lại bởi kiến thức, tài chính độc lập, sự nổi tiếng trong các hoạt động và có tiếng nói với cộng đồng và thậm chí là sự hiểu biết về vẻ đẹp của bản thân. Khác với Ngọc, việc chấp nhận cả quan hệ dị tính và đồng tính luyến ái đã mang lại nhiều lựa chọn cho Mẫn. Tất cả những trải nghiệm này càng giúp Mẫn tự tin và hiểu về vị thế của mình trong các mối quan hệ. Bản thân Mẫn cũng là người muốn thể hiện tiếng nói và đấu tranh cho nhóm yếu thế:

Thật ra có rất nhiều lúc là chị cảm thấy là nếu mà, nếu mà mình ẩn một chút thì cuộc sống của mình nó sẽ có nhiều thuận lợi hơn, mình ẩn tức là mình không công khai, bởi vì chắc em cũng biết là có rất nhiều bạn chuyển giới không công khai, thậm chí đến bản thân chị nhá, chị là chị tiếp xúc rất nhiều rồi, nhưng mà cho đến bây giờ chị vẫn biết là cộng đồng không biết đến các bạn ấy, bởi vì nhìn họ quá nữ. Họ đã phẫu thuật từ bé luôn và họ sống ẩn luôn thành một người con gái. Chỉ khi họ nói với chị họ là người chuyển giới thì lúc đấy thì chị mới bắt đầu để ý thì chị mới cảm nhận và mới nhận ra, còn trước đây họ không nói thì mình cũng không biết. Nhưng mà chị nghĩ rằng nếu mà ai mà cũng trở nên xinh đẹp và nữ tính hơn và sống ẩn như thế thì chắc là những cái bạn chuyển giới không có ngoại hình sẽ rất là thua thiệt, bởi vì thực sự là chuyển giới thì ai cũng thế, cũng có người xấu người đẹp, nếu mà họ đã là chuyển giới rồi mà còn không

Page 50: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

50

được ngoại hình thì sẽ bị kỳ thị rất là lớn, chính vì vậy lúc nào mình có một cái cơ hội lợi thế hơn người khác thì mình sẽ tận dụng cái cơ hội đấy để mình tìm cái tiếng nói cho những người giống mình.

Phân tích định lượng cũng như các nghiên cứu khác cho thấy nguồn lực được coi là yếu tố dẫn đến vị thế quyền lực khác nhau, bao gồm thu nhập, tuổi tác… Tuy nhiên, nguồn lực này cũng nên được lý giải đến điểm cốt lõi là năng lực của các cá nhân trong đóng góp giải quyết các xung đột. Như đã nêu ở phần trên, một số người tham gia nghiên cứu chọn cách trao quyền cho người yêu, người được coi là có đủ năng lực để ra quyết định chung cho cả hai người. Mẫn và Dương cũng cùng chung quan điểm về năng lực ra quyết định của các cá nhân:

Khi mà người đấy họ lớn tuổi hơn thì mình cảm nhận được cái kinh nghiệm của họ. Họ dày dặn hơn trong cái suy nghĩ, giống kiểu là họ đã từng trải, sẽ suy nghĩ một cách chín chắn hơn, và những cái quyết định của họ cũng sẽ có sự suy nghĩ và sàng lọc ở trong đó…. người kiếm được nhiều tiền mà mình kiếm được rất là ít tiền thì rõ ràng là mình phải đặt một câu hỏi rất là lớn là tại sao người ta lại giỏi như thế mà mình lại không, mình lại không được như người ta. Nên khi đưa ra một vấn đề quyết định nào đấy thì mình cũng sẽ phân vân, bởi vì có thể là chính cái sự cái quyết định của họ lại là quyết định đúng hơn, vì nếu họ không đúng thì họ đã không thành công bởi vì như thế.

Nhưng Mẫn và Dương lại cho rằng nguồn lực đó chỉ là điều kiện để đưa ra quyết định đúng đắn, còn bản thân quan hệ luyến ái thực sự đã tạo vị thế cân bằng về quyền lực giữa hai người khi mở ra không gian bình đẳng cho sự thương thuyết:

Với chị thì hai người đã xác định yêu nhau rồi thì sẽ công bằng, còn tất nhiên là mình sẽ phải luôn để cho họ ở một cái vai trò nhất định, chứ mình cũng không thể ấy quá được, nhưng mà mình vẫn biết, vẫn phải biết là làm thế nào để cho cả hai hòa hợp và đôi khi những cái vấn đề gặp phải thì mình sẽ phải thuyết phục, nếu mà thấy họ sai thì mình sẽ phải tìm cách thuyết phục được mới được.

Cách nhìn này giúp đạt được sự đồng thuận khi cả hai cùng cân nhắc khả năng ra quyết định của từng người để lựa chọn giải pháp cho những xung đột tạm thời. Không gian có sự thương thuyết, có tham gia của hai bên còn giúp các cá nhân giải quyết vấn đề một cách linh hoạt về vai trò giới. Đó là ví dụ về việc Mẫn luôn thuyết phục được người yêu sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục xâm nhập.

Chị vẫn thuyết phục được. Thực ra có một vài lần thì cái lúc đầu đấy họ cho vào, sau đó là cuối cùng chị vẫn cứ cho ra để đeo bao. Chị biết là cái đấy nó vẫn có nguy cơ, bởi vì thực ra là nếu mà sử dụng là sử dụng ngay từ đầu. Nhưng nhiều khi họ cũng đang kiểu thể hiện một cái uy của người đàn ông đấy, kiểu đấy, nên đôi lúc không thích đấy nhưng mà kiểu tự nhiên họ, họ thể hiện chả vui, nếu mà không ấy thì thôi chả thích, thì tự nhiên lúc đấy mình lại hơi yếu mềm một chút. Sau đó thì chỉ vài phút thôi, xong tự nhiên mình giống như kiểu mình là có kiến thức rồi nên là mình phản kháng được... Chị thuyết phục như vậy “nếu mà ok có thể không dùng, nhưng bây giờ cứ dùng tạm thử, nếu mà muốn, mà không thích thì có thể tháo ra”, nhưng chị chỉ dụ thế thôi để cho người ta quen thì sẽ thấy là bình thường. Thực ra nếu mà quan hệ thì phải nói thật là cái người vợ không thích sử dụng bao cao su chứ không phải là người chồng. Người nam ở vị trí bottom khi không sử dụng bao cao su sẽ không bị đau, khi sử dụng bao cao su vào thì nó sẽ bị rát luôn, thế nên nhiều khi cũng không thích thật, không thích dùng, thế nhưng mà mình an toàn thì mình phải sử dụng.

5.6. Quan hệ tình dục Đa số người tham gia nghiên cứu đều nhấn mạnh tình dục là như một yếu tố sống còn để mối quan hệ luyến ái được duy trì “tình dục là chìa khóa để gắn kết hai người, nếu như mình yêu nhau mà tình dục nó không hòa nhịp vào nhau, nó không đồng bộ thì nó sớm muộn gì nó sẽ tan vỡ, cũng giống

Page 51: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

51

như cặp dị tính vợ chồng mà người ta sống với nhau không có tình dục thì sớm muộn cũng chia tay” (Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính). Mặc dù ở một vài trường hợp, quan hệ luyến ái có thể ở những giai đoạn không có tình dục hoặc tình dục không xâm nhập. Ở những người này tình dục được đặt trong bối cảnh mối quan hệ gắn chặt với tình cảm. Tuy nhiên, bản thân tình dục được xem là nhu cầu cá nhân, do vậy đa số đều tìm đến quan hệ tình dục bên ngoài khi tình dục với người yêu không được thoả mãn. Trong các cặp nam đồng tính, nhiều người có quan hệ tình dục với người quen, bàn bè hay người lạ thông qua các ứng dụng smart phone, diễn đàn...Phân tích định lượng chỉ ra gần 66% số người có quan hệ tình dục ngắn hạn đã tìm bạn tình qua mạng internet và các ứng dụng này. Đây là không gian vừa mở, vừa đóng nên rất thích hợp cho mọi nhu cầu. Không gian mở vì người dùng có thể tìm bạn để thoả mãn nhu cầu tình dục, tìm bạn để có người tâm sự, v.v, bất cứ lúc nào. Ngược lại, đó cũng là không gian đóng vì người sử dụng thường không dùng tên thật và hình ảnh thật cho đến khi họ quyết định muốn gặp gỡ ngoài đời thật với ai đó. Nó mang đến sự an toàn cho người dùng và có lẽ đó là yếu tố quan trọng đầu tiên khiến hầu hết các bạn tham gia nghiên cứu đều biết đến các ứng dụng này. Một số bạn nam đồng tính cho rằng họ luôn nói chuyện để có được sự tin tưởng giữa hai bên trước khi có quan hệ tình dục và thậm chí là để duy trì mối quen biết. Nhưng số liệu nghiên cứu không rõ thông tin liệu có bao nhiêu cặp đôi phát triển thành mối quan hệ luyến ái sau khi họ thấy hài lòng với nhau về tình dục.

Nhiều bạn bây giờ coi tình dục là quan trọng nhất và họ dùng cái đó để test cho mối quan hệ trước khi tính chuyện gì lâu dài. Họ thấy hợp nhau rồi mới tiến tới là làm bạn hay là làm người yêu, nếu như không hợp là làm bạn hoặc là coi như là không quen biết nhau, còn nếu như mà hợp nhau thì có thể tính đường dài gọi là bạn tình lâu năm, hoặc cũng có thể là người yêu. Nói chung là đó là cái bước mà để người ta phân loại cái đối tượng của mình. (Sáng, 28 tuổi, nam đồng tính)

Tình dục được xem như là một trong những cơ chế để duy trì quan hệ luyến ái khi có xung đột. Mặc dù bản thân tình dục không mang lại sự cân bằng trong tương tác quyền lực giữa hai bên nhưng lại là cách hữu hiệu để tạo lập cân bằng cho mỗi cá nhân, để xung đột có thể được xoá nhoà hoặc được giải quyết một cách dễ dàng hơn.

Còn khi mà anh được giải tỏa đi, anh được thỏa mãn được cái vấn đề tình dục thì anh thề với em là kiểu như là hay có cái câu là thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn đấy, tức là hai vợ chồng chỉ cần hòa hợp trong cái chuyện đấy thôi mọi chuyện khác đều ok hết. Bọn anh chỉ cần mỗi lần cãi nhau lôi nhau ra abc xong là coi như bọn anh giải quyết được vấn đề đấy. Anh nghĩ rằng là cái mấu chốt của bất kỳ một cặp vợ chồng hay là một gay-gay hay là một les-les gì đó đều liên quan đến quan hệ. Em chỉ cần là đáp ứng với người chồng của em trong chuyện quan hệ là cùng đạt lên đỉnh, cả hai cùng thoải mái thì có muốn làm gì cũng được. Đây là một cái kinh nghiệm của anh chia sẻ với em, cái lý do mà bố mẹ anh ly dị nhau cũng như vậy, vì là bố mẹ anh không quan hệ với nhau được ok cho nên dẫn đến cái chuyện ly dị không sớm thì muộn thôi…Còn anh với người yêu anh mặc dù đã trải qua rất nhiều chuyện như là anh lăng nhăng, người yêu anh bị HIV, bọn anh bức xúc xong rồi là thậm chí là người yêu anh còn phải lấy vợ, thế nhưng mà bọn anh đều trải qua được hết bởi vì bọn anh thống nhất được với nhau trong cái chuyện quan hệ. (Sáng, 28 tuổi, nam đồng giới)

Tư thế hay vị trí trong quan hệ tình dục vừa phản ánh sở thích tình dục nhưng cũng vừa phản ánh vị thế quyền lực của từng cá nhân trong mối quan hệ. Với các quan hệ giữa chuyển giới với đồng tính hoặc người dị tính, và giữa người đồng tính với dị tính, vai trò giới được phân chia khá rõ trong quan hệ tình dục và thường thuận theo vai trò giới trong mối quan hệ hàng ngày: “Đứa nào là vai trò đàn ông thì bao giờ cũng chủ động, phụ nữ hoặc là bạn tình mà nằm dưới thì bao giờ cũng là thụ động”. Thương thuyết về việc thay đổi vị trí hay vai trò trong các mối quan hệ này dường như không có. Kể cả những điều tạo nên vị thế hay đặc quyền cho cá nhân nào đó trong quan hệ tình dục với người đồng tính đều trở thành vô giá trị trong quan hệ tình dục với người dị tính. Lúc này vị trí, hành vi, hay

Page 52: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

52

kiểu quan hệ đều chỉ phụ thuộc vào quyền được coi là tự nhiên của người dị tính. Đây là sự so sánh vị thế của một người tham gia nghiên cứu giữa quan hệ tình dục với đàn ông đồng tính và đàn ông dị tính:

Khi mà lên trên giường nhá, đứa nào hàng to hơn, người đẹp hơn, hàng đẹp hơn nó không phải làm cho đứa kia đâu, nó thích thì nó mới làm, nó được quyền là đứa kia là phải chiều chuộng nó…Còn với đàn ông [nam dị tính] thì mình phải chiều thôi. (Giang, 55 tuổi, nam đồng tính)

Điều này cho thấy quan điểm và ý nghĩa giới của xã hội dị tính được áp dụng và gán cho từng cá nhân, trong đó người đồng tính hoặc chuyển giới thường ở vị thế của nữ giới. Trong khi đó, ở mối quan hệ giữa những người đồng tính, phân chia vai trò giới trong tình dục rất đa dạng, không theo bất cứ khuôn mẫu nào và cũng không nhất thiết liên quan tới vai trò giới trong mối quan hệ thường ngày. Đặc biệt, bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của quan hệ có thể thấy được ở cặp đồng tính luyến ái, lúc này vị trí, vai trò và quyền lực giới giới dường như không hiện hữu.

Mối quan hệ của em, thì đôi khi thì em cũng cần người ta che chở, nhiều lúc mình cũng yếu đuối thì mình cần, đối với em thì lúc đấy thì họ sẽ là người quan tâm chăm em và ngược lại cũng như thế… mối quan hệ của em là mối quan hệ hai người yêu nhau, hai người đều là xen [central] hết. (Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính) À thế này nhá, ngày xưa thì là anh là bot, sau khi mà quen anh này xong thì bắt đầu là bọn anh trao đổi vị trí cho nhau. Thực sự chuyện top và bot nó không quan trọng lắm bằng cái việc như thế này- mặc dù anh là bot trước khi anh gặp người yêu anh, anh không có thể xuất tinh được, thành ra là anh gần như chỉ đáp ứng nhu cầu cho bạn tình họ xuất tinh. Nhưng trong cái lần quan hệ với người yêu anh, lúc đấy chưa yêu nhau nhá thì anh có thử cho anh đâm được vào đấy là cái lần đầu tiên anh quan hệ mà anh có ra được. Cũng có rất là nhiều lý do khác nữa cho nên là từ đấy trở đi bắt đầu bọn anh thay phiên nhau cả bot và top. Quan trọng là, không biết là các đôi khác yêu nhau như thế nào, nhưng bọn anh thấy rằng là cả hai bên đều đáp ứng được cho nhau, bọn anh đều là center. (Sáng, 28 tuổi, nam đồng tính)

Với nhiều cặp đôi, sở thích tình dục được coi là cố định “phân chia rõ ràng chứ không lung tung qua lại, tức là chỉ một người đóng vai trò một người, đây là xu hướng rất rõ ràng về nhau”. Tuy nhiên sự cố định chỉ mang tính tương đối trong một mối quan hệ và vị trí có thể thay đổi khi chuyển sang mối quan hệ với người khác. Thể hiện rõ nhất ở câu chuyện của Hợp, người đã lập gia đình, anh có khả năng linh hoạt khi tráo đổi vị trí và vai trò giới trong quan hệ tình dục ở các không gian khác nhau:

Vẫn bình thường, em thì rất hay thế này này, tức là đối với con gái thì em vẫn làm tình tốt, cực kỳ tốt, nhưng đối với con trai em lại làm vợ tốt, em thích nghi kiểu đấy. Đối với vợ chồng em, vợ em rất thỏa mãn về chuyện đấy. Đối với con trai em vẫn làm vợ được mà đối với con gái em vẫn làm chồng được, chuyện đó nó rất bình thường mà. (Hợp, 45 tuổi, nam đồng tính)

Ở những người tin vào tính cố định này, quan hệ tình dục lại là điều kiện quan trọng ban đầu để đánh giá sự phù hợp của người đang tìm hiểu cho mối quan hệ lâu dài

Anh là người chủ động quan hệ như thế, còn người ta cũng chủ động theo cái cách của người ta, ví dụ bạn ấy thích là mình phải đi vào trong hậu môn của bạn ấy, nhưng mà mình lại không nghe theo cái chủ động của bạn đấy, thế là đứt [chấm dứt quan hệ]. (Thái, 31 tuổi, nam đồng giới)

Vị trí ưa thích trong quan hệ tình dục đôi khi lại là điểm qui chiếu để gọi tên vị trí giới trong mối quan hệ. Điển hình người nào là top, người nào là bottom thì sẽ được gọi với tên tương ứng như cặp dị tính – chồng và vợ. Tuy nhiên, vị trí giới này không mang tính đặc thù như xã hội dị tính, tức là người chồng phải mạnh mẽ và người vợ phải yếu đuối. Mà ngược lại, người chồng có thể yếu đuối hơn vợ.

Page 53: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

53

Cách gọi tên giới này chỉ được xem như hình thức bên ngoài, cùng chung ngôn ngữ về các nhân vật trong cuộc sống lứa đôi và thể hiện ra với cộng đồng và xã hội. Còn về bản chất, đó không phải là sự phân chia giới.

Nhiều cặp em biết là người mạnh mẽ là người đóng vai trò là vợ còn người yếu đuối là người đóng vai trò là chồng. Bạn em cũng có nhiều cặp như thế, thì cái thể hiện, em nghĩ đấy chỉ là cái thể hiện giới của người ta, còn sâu thẳm của người ta thì nó lại không như thế.(Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính)

Có đặc quyền được coi là nghiễm nhiên trong mối quan hệ tình dục đồng tính:

Đứa nào mà yêu nhiều hơn đứa đấy phải ngậm cho đứa kia, đứa nào hàng to hơn thì lại có quyền nằm dài ra, hàng to nằm ườn ra như ông hoàng đấy, đứa nào hàng bé hơn phải nô lệ tình dục… Giống như anh cũng thế, có đứa hàng bé lắm, cầm lên nó bé như thế thì mình động vào làm cái gì, thôi tốt nhất mình cứ nhắm mắt lại mình tưởng tượng, nó phải yêu mình, em hiểu không, cái quyền lực ở chỗ đấy nữa. (Giang, 55 tuổi, nam đồng giới)

5.7. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục Như đã nêu ở phần trên, quan hệ tình dục đóng vai trò rất quan trọng và mang rất nhiều ý nghĩa trong mối quan hệ luyến ái. Đó là sự thể hiện mối gắn kết, tin tưởng của hai cá nhân, và đồng thời cũng thoả mãn nhu cầu sinh lý cho từng bên, thậm chí là một cơ chế hoà giải xung đột khi có đời sống tình dục thoả mãn. Chính vì vậy các hành vi tình dục cũng là sự kết hợp giữa sở thích cá nhân và tính biểu tượng của nó trong mối quan hệ luyến ái. Bên cạnh đó, kiến thức về tình dục an toàn và các kỹ năng trao đổi, thương thuyết được coi là yếu tố tác động tới hành vi tình dục trong mối quan hệ này. Kiến thức tình dục an toàn tác động cụ thể tới hành vi sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, kiến thức này chỉ có tác dụng rõ ràng trong bối cảnh các cá nhân chấp nhận tình dục tự do, chấp nhận tình dục ngoài mối quan hệ luyến ái, hay nói cách khác, đó là khi tình dục chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý. Số liệu định lượng của nghiên cứu này cho thấy cứ 3 nam giới tham gia, có 1 người trả lời có quan hệ tình dục với người không phải là người yêu chính thức và cứ 3 nam giới thì chỉ có 1 người biết chắc người yêu mình không có tình dục bên ngoài. Như vậy tình dục ngoài quan hệ luyến ái tương đối phổ biến và được chấp nhận. Như đã nêu, phần mềm làm quen qua mạng được ứng dụng rất rộng rãi trong cộng đồng nam đồng tính để tìm bạn cho mọi mục đích, trong đó có cả mục đích giúp cá nhân thoả mãn tình dục và đa số là tình dục đồng thuận khi hai người đã biết nhau sơ qua. Mục tiêu cuối cùng là cá nhân có tình dục an toàn, đảm bảo sức khoẻ. Lúc này tình dục là một nhu cầu có tính thời điểm và duy nhất chỉ có sức khoẻ, hay cụ thể hơn là tình trạng nhiễm STIs, là kết quả mật thiết mà họ cần cân nhắc, lựa chọn hành vi an toàn.

Tính theo cái khoảng từ tính 9x không tính 8x nhá, theo cái chương trình bên em, theo với bạn bè em, rồi em quen cũng nhiều, thì đến bây giờ phải đến chín mươi phần trăm, chín mươi đến chín lăm phần trăm là không có bao không quan hệ đâu. Họ là những người đầu tiên đưa LGBT ra ngoài xã hội cho mọi người biết đến nhiều hơn, họ cũng có trải nghiệm và kiến thức của họ cũng đủ, họ biết rằng là không đeo bao sẽ như thế nào rồi, vì thế hầu hết là mọi người đeo bao. Nói chung là đứa nào cũng tư tưởng là “chả ngu gì tao không dùng bao”, [không dùng bao cao su] nó vừa đau, lại nhỡ đâu có gì thì lúc đấy chả ai thương mình. Kiểu như vấn đề bạn hiểu biết, ăn sâu vào trong, đấy là cái vũ khí để phòng thân cho mình… em có quan điểm là không có [bao cao su] là em không quan hệ, có nhiều lần tối nó ở khu vực mà mình đi mua nó cũng khó đấy, em nhất quyết em không, họ thích làm thì làm nhưng đến đoạn đấy thì dừng. (Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính)

Page 54: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

54

Tuy nhiên, trong quan hệ tình dục đồng thuận bất chợt, vị trí là người nhận trong quan hệ cũng có thể mang đến rủi ro. Thảo, nam đồng tính 30 tuổi, cho biết dù rất chủ động để có tình dục an toàn khi tìm bạn tình qua mạng, nhưng không phải lúc nào Thảo cũng kiểm soát được:

khi với đối tác của mình thì mình là người chủ động trong chuyện đó [dùng bao cao su]. Mình thì mình sẽ hỏi là có mang không? trong cái ví hoặc là cốp xe của mình luôn thủ sẵn bao cao su, đó là cái căn bản để bảo vệ mình. Khi mình hỏi thì có thể là họ có, cũng có người nói là không, anh không mang bao. Lúc đó mình mới nói là “ok mình có”. Đó là cách để mà backup cuộc tình của mình nó an toàn thôi. Có nhiều người thì họ lại thích không xài, giống như là họ nhìn mình thì họ tin tưởng, nhưng mà mình thì không tin tưởng người ta lắm, nói chung là an toàn là trên hết. Mình khuyên cứ xài đi. Nhưng mà cũng có gặp một hai trường hợp họ chơi xấu đấy. Có nghĩa là họ cũng xài nhưng mà trong những cái tư thế mình không có đối mặt, mình không kiểm soát được cái họ làm gì thì họ lại rút cái đó ra họ lại không xài, và khi mà xong hết rồi mình phát hiện ra “ô nãy giờ sao thấy nó không xài”, mình chửi một tăng xong mình không muốn gặp người đó nữa.

Quyết định dùng bao cao su được thấy rất rõ ở mối quan hệ mại dâm hay callboy. Khách hàng thường được đánh giá là người có “nhiều thứ để mất” và họ càng cân nhắc giữa việc thoả mãn nhu cầu tình dục và bảo vệ sức khoẻ bản thân. Linh, nam đồng tính 32 tuổi, nói về tình dục của người yêu đã từng là callboy:

Em nhớ có lần em đã hỏi thế những lúc mà đi khách như thế có dùng bao không, bảo là khách bắt mình dùng bao. (Khách bắt?) Bắt, thì em nghĩ chuyện đấy nó logic thôi, bỏ năm triệu cho cái cuộc mây mưa như thế và tất cả mọi thứ như thế, chị thử kiểm soát về hình ảnh có được không, hình ảnh ô kê như thế là tao ưng nhưng mà không biết là bên trong nó như thế nào, dùng bao thôi, chả hơn cái gì, mà tâm lý đi với callboy bao giờ chả dùng bao.

Theo số liệu định lượng, trong quan hệ tình dục bất chợt, tỷ lệ sử dụng không thường xuyên bao cao su là 28%, không bao giờ sử dụng là 12%. Đáng lưu ý là một số người tham gia phỏng vấn định tính cho rằng sauna, spa là một dịch vụ được nam đồng tính rất ưa thích và thường đi kèm tình dục bất chợt giữa những người quen hoặc mại dâm. Trước đây, các cơ sở dịch vụ luôn để sẵn bao cao su khi khách hàng cần dùng. Nhưng hiện nay không cơ sở nào còn cung cấp bao cao su nữa vì e ngại chính quyền coi đó là một bằng chứng cho các hoạt động mại dâm tại cơ sở và đây là một nguy cơ rất cao cho cộng đồng. Sáng, nam đồng tính 28 tuổi, có người yêu bị mắc HIV trong khi hai người đang yêu nhau: “Ông ấy nói thật là cũng không hiểu vì sao mà bị (nhiễm HIV) được, ông ấy bảo là chắc chắn là do quan hệ rồi nhá, cũng đành nói thật có thể là do ông ấy đi spa, đi spa có quan hệ với nhau xong bắt đầu là đến tình trạng bị như thế”. Nếu quan hệ bất chợt ở bối cảnh sẵn có bao cao su, số liệu định lượng cũng cho thấy gần 53% do bạn tình ép không sử dụng bao cao su và 26% bản thân người trả lời ép bạn tình không dùng. Trong quan hệ mại dâm đó là khi người mua dâm ép buộc bằng việc trả nhiều tiền: “mình thấy các bạn hơi hướng về tiền nhiều lắm, có nhiều người sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền với điều kiện là không mang bao thì mình nghĩ chắc họ cũng đồng ý, nói chung tiền bạc là chính” Thừa nhận tình trạng quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, cả khi đang trong mối quan hệ luyến ái, của nam đồng tính là một nguyên nhân khiến đa số người tham gia phỏng vấn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Đặc biệt những người đã tham gia các hoạt động cộng đồng càng hiểu rõ nguy cơ và rủi ro trong quan hệ tình dục:

Em đã làm về cái dự án đấy rồi, quan điểm của em rõ ràng, không có [bao cao su] là em không [quan hệ tình dục]. Không phải mình không tin tưởng người ta mà cái nguy cơ rất là cao, không những về HIV mà vấn đề là còn nhiều bệnh khác như viêm gan B rồi lậu, giang mai, nhiều nhiều nhiều. Em làm cái này em biết rất nhiều bệnh nó lây qua cái đường đấy, mình đã biết rồi mà mình không tránh thì khổ cho mình chứ chả khổ ai cả,

Page 55: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

55

nên em quan điểm là rõ ràng không có là không có chuyện quan hệ. (Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính).

Thậm chí Mạnh còn test nhanh cho tất cả những người từng có mối quan hệ luyến ái. Sử dụng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ tình dục với người yêu cũng thể hiện rõ ở mối quan hệ mà cá nhân tách bạch tình dục là nhu cầu sinh lý. Như đã nêu ở trên, đây cũng thường là những người có quan hệ tình dục với người khác ngoài người yêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức và kỹ năng để chủ động lựa chọn hành vi phù hợp, đặc biệt là những người trẻ. Mặc dù nghiên cứu này không tập trung vào hành vi quan hệ tình dục, thông tin phỏng vấn tiếp tục khẳng định nhu cầu giáo dục giới tính và tình dục an toàn cho vị thành niên và thanh niên trẻ.

Mình rất sợ bị nhiễm HIV, lúc đấy rất là sợ, nhưng mà mình cũng sợ đi xét nghiệm, mãi về sau này khi đi làm về các chương trình phòng chống HIV thì lúc đấy mình mới dám đi xét nghiệm. Trước đấy thì cũng có thể là do mình trẻ con quá, hồi đấy khoảng lớp mười một thôi, mười một, thế nên mình cũng chẳng biết định nghĩa nhiều về cái an toàn… Có nhiều bạn mình gặp mà các bạn còn chả biết là nói thế nào để cho người yêu sử dụng được, nhiều khi có bạn chỉ biết bảo là phải sử dụng bao cao su đấy, phải dùng không thì bị nhiễm HIV đấy, nhưng người kia bảo là “anh không bị nhiễm HIV đâu” thì các bạn cũng thôi chứ các bạn cũng chả biết thuyết phục họ, các bạn cũng không biết nói, có thể là do họ ít được tiếp xúc (Mẫn, 40 tuổi, chuyển giới nữ)

Trong quan hệ luyến ái, lòng tin được xem là một phẩm chất để gắn kết hai cá nhân trong mối quan hệ. Ở một số cặp đôi, “tin tưởng” bao trùm tất cả mọi khía cạnh liên quan giữa hai người, bao gồm cả hành vi tình dục. Sử dụng bao cao su và hỏi về tình trạng sức khoẻ hay STIs được coi là sự thiếu tin tưởng vào người yêu. Do vậy, dù có là người hiểu biết đến đâu thì việc sức khoẻ vẫn đảm bảo không hoàn toàn do cá nhân đó luôn có tình dục an toàn mà lại là yếu tố ngẫu nhiên.

Công nhận những cái đó [yêu cầu bạn tình sử dụng bao cao su hoặc hỏi về tình trạng sức khoẻ] em hơi ngần ngại. Nhưng mà em có một cái yếu tố may mắn là hầu như tất cả ba người trong cái mối quan hệ dài hạn của em đều là du học sinh và Việt kiều. Khi họ sang nước ngoài họ sẽ có một cái test sức khỏe định kỳ nho nhỏ, có nghĩa nếu họ đã về hay họ đã qua chắc chắn là cái test đấy họ đã làm. Nếu mà có vấn đề gì thì họ sẽ không được cấp visa hay thị thực nên em cũng không lo vấn đề đấy lắm, em thấy em hiểu người ta và em tin tưởng, có nghĩa em không cần phải trực tiếp nhưng mà gián tiếp em cũng có thể hiểu được. (Chinh, 22 tuổi, nam đồng tính)

Cho dù trong trường hợp này, Chinh cho rằng mình có khả năng đánh giá gián tiếp tình trạng sức khoẻ của người yêu, nhưng bản chất vẫn là sự ngại ngần khi phải đặt câu hỏi hay trao đổi về tình trạng sức khoẻ của nhau. Điều này phản ánh tính chủ thể và khả năng ra quyết định của Chinh hơn là tương quan quyền lực giữa Chinh và người yêu. Chinh chưa từng thử trao đổi với người yêu về vấn đề này. Có thể bản thân Chinh đã tự xây dựng hình tượng về mối quan hệ luyến ái dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Ví dụ trường hợp của Dương, một người chuyển giới nữ, luôn tìm cho mình một mối quan hệ lâu dài và thuỷ chung, do vậy tất cả các khía cạnh của mối quan hệ luôn đặt trong quan điểm này “Chị sẽ tin tưởng, chị tin người yêu của mình bởi vì hai người gắn kết với nhau lâu dài thì cần phải tin tưởng. Chị nghĩ việc dùng bao cao su là không cần thiết”. Bản thân tình yêu được coi là không gian hợp lý để đặt niềm tin: “Em luôn luôn dùng bao. Em không dùng bao với người yêu khi mà yêu nhau một thời gian độ khoảng từ ba đến bốn tháng. Lúc đó nếu người yêu đòi thì em sẽ ok không dùng bao, yêu là phải tin chứ, làm sao mà ở bên cạnh suốt được, yêu thì phải tin chứ, làm sao mà không tin được (Thái, 31 tuổi, nam đồng tính). Một điều nghịch lý ở đây chính là lòng tin lại được xây dựng dựa trên tính không chắc chắn, cho dù Chinh cho rằng mình có thể đánh giá gián tiếp tình trạng sức khoẻ của người yêu hay Thái thừa nhận không thể ở suốt cạnh người yêu nên cần đến lòng tin để duy trì quan hệ. Trong mối quan hệ luyến ái, lòng tin có xu hướng mang tính tuyệt đối và trên mọi khía cạnh liên quan tới cá nhân. Có thể lòng tin được dần xây dựng trong quá trình tìm hiểu

Page 56: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

56

nhau để dẫn tới quan hệ luyến ái, nhưng không phải tất cả mọi thông tin, mọi khía cạnh trong cuộc sống cá nhân của từng người được chia sẻ trong quá trình tìm hiểu này. Đôi khi lòng tin chỉ đơn giản là tin vào tình yêu, không phải là những đánh giá lý tính mà bằng cảm tính về tình yêu mà họ cảm nhận được, ví dụ thông qua sự chăm sóc nhỏ hàng ngày:

Thực ra em chỉ cảm nhận là họ có nghiêm túc với mối quan hệ này hay không thôi, chứ không phải thể hiện bằng hành động. Cái cảm xúc của họ đem lại cho mình mình cảm thấy đủ niềm tin để nghĩ là họ đang thực sự cần cái mối quan hệ này không thế thôi. Có những cử chỉ rất là nhỏ ví dụ như người đấy nửa đêm đi mua đồ ăn hoặc là nhắc phải ăn mặc cái gì trước khi ra đường, em nghĩ đấy chỉ rất là nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. (Linh, 32 tuổi, nam đồng tính)

Điều đáng nói là một khi lòng tin được hình thành trên đánh giá hay cảm nhận về một hay một nhóm khía cạnh nào đó thì lòng tin ở các khía cạnh khác cũng nghiễm nhiên được thừa nhận. Và trong nghiên cứu này đó là khả năng tin rằng tình dục với người yêu trong mối quan hệ nghiêm túc không cần dùng bao cao su. Bên cạnh đó, tình yêu cũng được coi là một không gian để các cá nhân thoả mãn và tận hưởng khoái cảm. Một số người cho biết về tình trạng bạn bè luôn muốn thoải mái với người yêu cho dù họ không chắc về sự chung thuỷ của người yêu. Câu hỏi đặt ra là khi đã ở trong mối quan hệ nghiêm túc với sự tin tưởng thì có nên nghĩ đến những rủi ro? Liệu đặt ra các biện pháp để hạn chế rủi ro có phá huỷ hay ảnh hưởng đến niềm tin vào tình yêu? Dữ liệu phỏng vấn trong nghiên cứu không đủ để tiếp tục khai thác khía cạnh này. Tuy nhiên một điều có thể thấy là quan điểm về lòng tin kiểu này không tạo ra không gian cho sự tương tác, trao đổi và thoả thuận giữa các cá nhân. Mỗi người đều có thể tự đặt mình vào nguy cơ bị lây nhiễm STIs hoặc tổn thương tinh thần nếu lòng tin bị phá vỡ. Một trường hợp cho biết đã nhiễm STIs khi có tình dục không bao cao su trong mối quan hệ luyến ái mà mình tin tưởng. Điều này đã vô tình phá huỷ toàn bộ mối quan hệ với các khía cạnh tốt đẹp khác.

Mối tình gần đây nhất của em là với một người tương đối là hoàn hảo, bạn ấy đẹp trai cao ráo, nói chung là về ảnh là rất đẹp, nhà cửa đàng hoàng tử tế, bố mẹ rồi cũng đi làm công chức, kém em vài tuổi thôi nhưng mà không ngờ thì em chia tay với bạn ấy. Bạn bè của em cũng không hiểu sao và em cũng không có nhu cầu giải thích. Chuyện đấy thật sự nó rất là riêng tư, em không quan hệ với ai khác ở ngoài cả, em ở với bạn ấy thì đương nhiên chỉ có hai người cho nên là em không dùng bao. Sau đó bất ngờ đến một ngày đẹp trời thì em có dấu hiệu bị bệnh. Em tương đối nghe ngóng vì em làm ăn công nghiệp thì chị biết, một chút thời gian một chút sức khỏe nó là rất nhiều, nó là vàng. Em khám có giấy bác sĩ đàng hoàng, xét nghiệm đàng hoàng, thế xong rồi uống thuốc chữa đàng hoàng. Rồi em bảo “đây này anh không ở với ai khác, cái chuyện đấy anh không thể giải thích được, không thể có cái camera đi cùng em hai mươi tư giờ, anh chỉ ở với em mà anh bị như thế này là như thế nào”, bạn ấy không cho em câu trả lời, dễ hiểu theo cách logic nhất đúng không. Em chủ động em chia tay, cái chuyện đấy rất là tiếc…thật ra nó thiên về cái chuyện lòng tin, em muốn mọi thứ nó rõ ràng. Người ta mang bệnh về cho mình thì mình phải chịu thôi đặt hết vào cửa này rồi, thua thì mất hết.(Linh, 32 tuổi, nam đồng tính)

Ở giai đoạn đầu của mối quan hệ luyến ái, một số người lại cho rằng các quan hệ tình dục lần đầu bao giờ cũng có bản chất là nhu cầu quan hệ dù được đặt trong bối cảnh một mối quan hệ luyến ái. Cũng do mối quan hệ đang hình thành nên lòng tin hay sự bền chặt tình cảm chưa đủ lớn để các cá nhân loại bỏ đi sự cân nhắc giữa quan hệ tình dục tự do và sức khoẻ. Do vậy đa số đều sử dụng bao cao su với những cách thương thuyết riêng.

…phải bảo là “cái này hay nhỉ”, buổi gặp lần sau nói câu thứ hai là “ơ làm thế này không biết cảm giác thế nào nhỉ, chắc là nó sẽ thích lắm em nhỉ”, kiểu như thế, nó ngấm ngầm

Page 57: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

57

dần, lúc đấy bạn sẽ ok một cách dễ dàng hơn, chứ không phải là ngay lập tức kiểu cửa trên thì nó không phải là cách, không phải là người áp đặt (Thái, 31 tuổi, nam đồng tính)

Tuy nhiên, hành vi sử dụng bao cao su trong giai đoạn đầu của mối quan hệ luyến ái ở người trẻ tuổi có thể khác. Người tham gia nghiên cứu cho rằng do thiếu kiến thức về tình dục an toàn cũng như kinh nghiệm sống khiến một số thanh niên trẻ không sử dụng bao cao su trong những lần mới làm quen với quan hệ tình dục hay trong mối tình đầu: “nhiều khi mình yêu vào thì cái cảm xúc nó khác, thì lúc đấy cảm xúc dâng trào, người yêu thì thỏ thẻ vào tai vài câu cái thì ok bỏ qua ngay cái đấy. Sau này có thể mình lý trí hơn, mà nó cũng tùy, gần như là vào cái độ tuổi của mình bây giờ, tuổi nó đủ trưởng thành thì mình sẽ có suy nghĩ nó khác, còn chưa trưởng thành thì suy nghĩ nó khác, kiểu như các bạn trẻ bây giờ tuổi như từ 97, 98 mà yêu vào lúc đấy yêu mãnh liệt lắm người yêu bảo gì mà chả nghe” (Linh, 32 tuổi, nam đồng tính). Tham gia phỏng vấn, Sáng, nam đồng tính 28 tuổi, là trường hợp duy nhất có quan hệ không dùng bao cao su với tất cả bạn tình, kể cả tình dục mại dâm. Quyết định không sử dụng bao cao su được hình thành và củng cố từ trải nghiệm: “cái lần đầu tiên anh quan hệ không dùng bao cao su anh chả thấy làm sao cả, bẵng thời gian sau cũng không thấy làm sao cả, lên đại học xong cũng quan hệ thì cũng không thấy làm sao cả… Anh làm bot đâm bao cao su vào khó chịu lắm”. Khi người yêu báo bị nhiễm HIV, quyết định không sử dụng bao cao su với lý do “mình nghĩ rằng là tại sao lại ông trời lại bất công như vậy, một người lăng nhăng như mình, quan hệ không dùng bao cao su từ xưa tới nay với bất kỳ một người đàn ông nào luôn, lại không bị dính một tí nào… Anh thất vọng buồn với anh ấy bởi vì là mình nghĩ là tại sao lúc đấy mình không bị, kiểu anh có bị đi chăng nữa anh cũng bằng lòng vì mình là người không chung thủy, mà anh ấy lại là người không phải như thế. Anh không thất vọng rằng là cái chuyện anh ấy đi quan hệ với người bên ngoài, bởi vì anh nói thật với em nhá chuyện quan hệ bên ngoài rất khó để tránh”. Người yêu của Sáng được điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV và họ tiếp tục quan hệ tình dục được hơn 1 năm không dùng bao cao su. Kết quả xét nghiệm của Sáng cách đây gần nửa năm vẫn âm tính và Sáng tiếp tục quan hệ tình dục không bao cao su với người yêu và bạn tình khác.

5.8. Không gian xã hội của các mối quan hệ đồng tính luyến ái Phần này sẽ nêu ra một số phân tích và bàn luận dựa trên tổng hợp các bằng chứng từ đầu báo cáo về bối cảnh và các yếu tố cá nhân tác động tới khả năng quyền lực của cá nhân đó trong mối quan hệ đồng tính luyến ái. Với thay đổi về quan niệm đa dạng tính dục của xã hội trong những năm gần đây, các cặp đôi tham gia nghiên cứu đều cởi mở hơn về bản dạng tính dục với bạn bè đồng nghiệp và những người thân xung quanh. Họ cảm thấy không còn phải chịu áp lực dấu diếm mối quan hệ hay chịu kỳ thị từ những người thân xung quanh. Có thể kỳ thị và phân biệt đối xử chưa phải đã được xoá bỏ, nhưng ít nhất với những người tham gia nghiên cứu, mối quan hệ luyến ái của họ không còn chịu nhiều tác động này nữa một khi các nhân vật đã ở trong mối quan hệ. Có chăng chỉ là hạn chế về việc thể hiện mối quan hệ đó ở nơi công cộng. Áp lực làm người dị tính từ gia đình là một yếu tố bên ngoài duy nhất liên quan trực tiếp đến trao đổi, thương thảo hay tương tác quyền lực giữa hai bên để có thể đưa ra quyết định về mối quan hệ luyến ái của họ. Qua các câu chuyện của người tham gia nghiên cứu, người yêu phải đi lấy vợ khá nhiều, nhưng khó có thể xác định việc chia tay để một trong hai người đi lấy vợ là do sức ép của gia đình mà cả hai không thể đưa ra giải pháp khác cho họ, hay người lấy vợ vừa thuận theo gia đình và vừa yêu được phụ nữ.

…các cụ ở quê muốn các con cái là phải đầy đủ cả vợ cả chồng thì mới yên tâm nhắm mắt xuôi tay. Vừa rồi là bác giai mới mất, bác gái tạo áp lực cho anh ấy kinh khủng luôn, bảo “mày là thằng cuối cùng rồi, mày lấy vợ cho tao yên tâm tao còn đi nhắm mắt”. Hai

Page 58: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

58

bác bị nhiễm bệnh không chữa được, ung thư và để anh kia có thể báo hiếu được thì anh ấy phải lấy vợ. Bác giai áp lực nhưng mà không thành công, bây giờ đến bác gái thì bác gái phải mổ thì mới sống lâu hơn. ..Trước đây anh ấy có nói là anh ấy sẽ lấy vợ bằng cách là cùng một cái cô les nào đó ở trên mạng về che mắt gia đình, một năm xong chia tay các thứ. Khi mà anh nghe câu đấy xong thì nói chung là mình buồn vô cùng, tại sao không phải mình là cái người đấy, tại sao mình không phải là người lấy anh ấy, tại sao mình không phải là người được công khai các thứ...Thế là mình cũng phản đối, mình bảo em không muốn đâu em không thích đâu này nọ. Nhưng mình cũng thôi vì biết anh ấy đã hy sinh cho mình. Không biết sao lại thôi cô les. Bây giờ đến lượt mẹ anh ấy bị áp lực như vậy và đang sinh ra cái chuyện là lấy vợ. (Linh, 32 tuổi, nam đồng tính).

Tuy nhiên, 17 người tham gia phỏng vấn sâu đều là những người tách ra khỏi gia đình và sống khá độc lập. Một số người còn được gia đình thông hiểu và chưa ai phải chịu áp lực cưới vợ từ bố mẹ. Thậm chí với một số người, sự thấu hiểu của gia đình còn giúp họ tự tin để xác định cái đích cho mối quan hệ đồng tính luyến ái.

nhà anh là đẻ có mỗi mình anh là con trai thôi. Nhà anh là cũng rất tinh tế, tức là người ta cứ cảm nhận thế người ta không nói, không can thiệp vào đời sống con cái gì cả, mẹ anh cũng không can thiệp mà cứ nhẹ nhàng theo dõi, theo dõi thế này thế kia, như thế thì mình phải sống như thế nào cho bố mẹ cảm động mình phải yêu mình tử tế mình dám đưa về giới thiệu, thế sau đấy thì mẹ anh bị mất, mẹ anh bị mất, thì bị kiểu như ung thư đấy, đấy, thì anh cũng không biết là mẹ anh có nói chuyện này cho bố, trước khi mất mẹ anh có nói không thì anh cũng không rõ, ừ tức là mình cứ đoán giá đoán non thế thôi nhưng mà bố anh từ hồi đấy không giục anh lấy vợ nữa, bố anh bảo anh có yêu ai thì yêu cho tử tế, lúc nào cũng nói như thế nhưng bố nhưng anh nghĩ là bố anh biết. (Thực, 45 tuổi, nam đồng tính)

Bên cạnh bối cảnh tác động từ gia đình, yếu tố cá nhân liên quan tới mục đích về mối quan hệ luyến ái và cuộc sống chung tác động rất nhiều tới cách thức cá nhân đó lựa chọn và quyết định các không gian cho tương tác quyền lực. Những bạn xác định được mong muốn của cá nhân trong cuộc sống, biết được khả năng để đạt được những mong muốn đó thường là những bạn đã tự giải phóng cho chính mình khỏi những khả năng đặt mình vào các vị trí cần đánh đổi. Ví dụ trường hợp của Thực khi anh rất cởi mở với người yêu về mong muốn của bản thân, về 10 điều hạn chế của bản thân mà người yêu cần biết để tôn trọng và vể thoả thuận từng bước xây dựng mối quan hệ ràng buộc lâu dài. Những cá nhân này đều hiểu rõ vị trí của mình trong mối quan hệ luyến ái và chính họ là những người có được quyền lực trong việc ra quyết định, thương thuyết để quyết định được thực hiện. Các mong muốn của những người này thường có tính lâu dài, ổn định và cân bằng. Do đó nó cũng thúc đẩy các cá nhân đặt ra mục tiêu, mong muốn về mối quan hệ luyến ái trong bối cảnh bình đẳng hơn giữa hai người trong hầu hết các khía cạnh của mối quan hệ. Và đây cũng là mối quan hệ luyến ái mà các nhân vật trong đó có mối quan hệ quyền lực bình đẳng hơn. “đúng như thế, em biết mình muốn gì em biết mình có gì, em biết là làm thế nào để em đạt được cái đấy, đúng mà, nếu mà không nghĩ được như thế thì làm sao mà mình vui được đúng không. Ai cũng có phần yếu, ai cũng có phần mạnh, thế nên là em nghĩ đấy là cái sự bù đắp, có nghĩa em không chủ động chọn (Mạnh, 25 tuổi, nam đồng tính) Trong khi một số cá nhân khác không thực sự muốn đầu tư cho mối quan hệ, dễ dàng chấp nhận các cuộc tình “đến rồi đi” hoặc “cho đi tất cả” để mong một tình yêu lâu dài, chung thuỷ. Với mục đích đầu, đam mê là động lực chính để nuôi dưỡng và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ. Tuy nhiên, theo thời gian, có lẽ mối quan hệ đồng tính hay dị tính đều trải qua những cung bậc mà sự nuôi dưỡng bằng đam mê là chưa đủ. Vì vậy các mối quan hệ kiểu này thường không kéo dài. Với mục đích thứ hai, mối quan hệ về sau thường bị đẩy xa khỏi những thoả thuận, sắp xếp ban đầu. Tương tác quyền lực thường bị đẩy từ sự cân bằng ban đầu sang những cực khác nhau khi một trong hai cá nhân cố níu kéo mối quan hệ hay đúng hơn là hình tượng và cảm xúc về mối quan hệ tốt đẹp mà họ từng

Page 59: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

59

được hưởng trước đó. Ví dụ như câu chuyện của Hoàng từ phần đầu của phân tích định tính. Cho dù là mối quan hệ với mục đích nào, cuối cùng thì các cá nhân đều quyết định từ bỏ, từ bỏ khả năng sử dụng quyền lực của bản thân trong mối tương tác và từ bỏ mối quan hệ. Với một số mối quan hệ luyến ái, vị thế quyền lực giữa các nhân vật trong mối quan hệ được xác định tương đối ngay từ đầu. Đó là những mối quan hệ có tính phụ thuộc tương đối, có thể là phụ thuộc về kinh tế, điều kiện vật chất hoặc và phụ thuộc về tinh thần, tình cảm. Vị thế quyền lực ở đây xuất phát từ bản chất hạn chế lựa chọn. Điều này thể hiện rõ nhất là mối quan hệ luyến ái giữa người đồng tính hay chuyển giới với người dị tính. Khó xác định được người được gọi là dị tính có phản ánh thật xu hướng tính dục họ không, tuy nhiên cách phân loại này cho thấy rằng người tham gia nghiên cứu đã thừa nhận người yêu của họ hoàn toàn có khả năng yêu và cưới vợ. Thậm chí khả năng này là chắc chắn xảy ra khi việc yêu và cưới một người phụ nữ không những là lựa chọn, mong muốn của người đàn ông được cho là dị tính mà còn đáp ứng mong đợi của gia đình và xã hội đối với họ. Vì vậy, người chuyển giới nữ đều có chiến lược giữ người đàn ông dị tính ở bên mình trong thời gian lâu nhất có thể. Mục đích này chi phối các cân nhắc và lựa chọn quyết định, hành vi phù hợp. Nếu quyền lực chỉ được xem như là một khái niệm tĩnh về việc ra quyết định trong mối quan hệ chung thì sẽ khó thấy rõ vai trò và ý nghĩa của thứ quyền lực này đối với tất cả các cá nhân. Xét cho cùng, đối với mỗi cá nhân các quyết định, lựa chọn đã mang lại điều gì cho họ? Giúp họ đạt ngay được mục tiêu mong muốn trước mắt hay giúp họ có thêm các khả năng và lựa chọn cho các mục đích lâu dài hơn? Điều này chính là tính tương đối của mối quan hệ quyền lực giữa các nhân vật. Bản thân những cá nhân ở vị thế yếu hơn do mối quan hệ phụ thuộc cũng đã có những chiến lược để mang lại cân bằng trong cuộc sống. Đó là những thương thuyết, trao đổi hàng ngày để có được sự sắp xếp ổn thoả với họ... Trong nghiên cứu này, các cặp đôi đều chung quan niệm những mối tình đi qua đều đẹp, đều là quãng thời gian hạnh phúc mà họ có được và họ vẫn là bạn tốt. Có vẻ như các nhân vật đều có khả năng quyết định về mối quan hệ của họ, duy trì hay chấm dứt luyến ái ngay khi họ biết rõ điều mong muốn. Rõ ràng các cặp đôi đồng tính hiện có được một không gian tương đối tự do mà chất lượng mối quan hệ (các quyết định và thoả thuận trong quan hệ giữa hai người) quyết định về kết quả tồn tại của mối quan hệ đó chứ không phải những ảnh hưởng ràng buộc hay áp lực khác như vẫn thấy cặp đôi dị tính, như gia đình, người thân, bạn bè… Tuy nhiên khó có thể nói liệu môi trường này có thật sự mang lại tự do cho tương tác quyền lực giữa các nhân vật trong mối quan hệ. Bởi vì chính môi trường dị tính hiện nay đang hạn chế những lựa chọn cho người đồng tính.

KẾT LUẬN Các khía cạnh liên quan tới quyền lực và thương thuyết trong mối quan hệ nam đồng tính luyến ái đã được đề cập rải rác trong các nghiên cứu về hành vi nguy cơ tới sức khoẻ tình dục và sức khoẻ nói chung. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về cân bằng quyền lực trong mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo chỉ số quyền lực trong mối quan hệ luyến ái của Pulerwitz và Caldwell điều chỉnh dựa trên bối cảnh văn hoá xã hội tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp để đánh giá mức độ cân bằng quyền lực và mối tương quan với các yếu tố, khía cạnh khác nhau trong quan hệ luyến ái. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định những nhân tố tác động đến quyền lực của một cá nhân và tác động của nó đến trải nghiệm của họ trong các mối quan hệ tình cảm và tình dục, cả lâu dài và ngắn hạn. Việc một người có nhiều hay ít quyền trong đời sống tình cảm có liên hệ mật thiết đến giới tính cũng như bản dạng giới của họ, mức động công khai cởi mở về tính dục, cũng như trải nghiệm với

Page 60: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

60

phân biệt đối xử liên quan đến bản dạng giới và tính dục. Cụ thể là, những đặc điểm gắn liền với nam tính (vai trò chủ động trong tình dục, bản dạng giới nam hoặc FTM, có thu nhập cao hơn) thường đi cùng với việc một người nắm giữ quyền lực cao hơn trong quan hệ; trong khi đó, những đặc điểm gắn liền với nữ tính (vai trò thụ động trong tình dục, bản dạng giới nữ hoặc MTF, dành nhiều tình yêu cho người yêu hơn được nhận lại) thường đi cùng với việc người đó có ít quyền lực hơn trong quan hệ của mình. Sự công khai cởi mở về xu hướng tính dục mang lại nhiều quyền cho một cá nhân trong mối quan hệ của họ hơn, đồng nghĩa với sự khép kín không bộc lộ có thể khiến một người trở nên thiệt thòi, yếu thế trong mối quan hệ. Đa phần người tham gia đều thể hiện mong muốn có một mối quan hệ tình cảm mang tính bình đẳng về quyền (74%). Những người này đa phần là những người có xu hướng cởi mở bộc lộ về tính dục, ít bị phân biệt đối xử, có thu nhập và học vấn tương đương với người yêu, linh hoạt trong vai trò tình dục, duy trì quan hệ chung thuỷ, và cảm nhận tình cảm cân bằng với người yêu của mình. Khoảng 20.6% mẫu nghiên cứu cho biết hiện tại đang trong một mối quan hệ bất bình đẳng về quyền. Trong nhóm này, tỷ lệ xảy ra quan hệ tình dục ép buộc cao hơn đáng kể, theo xu hướng người có nhiều quyền lực hơn (hoặc người trả lời hoặc bạn tình) là người ép buộc người yêu quan hệ. Bên cạnh đó, bất bình đẳng về quyền cũng gắn liền với tỷ lệ ngoại tình, tỷ lệ ngoại tình và nghi ngờ người yêu ngoại tình trong nhóm này cao hơn hẳn so với nhóm bình đẳng về quyền. Nhóm giới tính nam có tỷ lệ hiện có hoặc duy trì những mối quan hệ tình cảm và tình dục ngắn hạn nhiều hơn đáng kể sovới nhóm giới tính nữ (21.1% so với 5.1%). Trong khi những quan hệ ngắn hạn ở nhóm nam xảy ra phổ biến thông qua những quan hệ trên mạng (Mạng xã hội như Facebook, Zalo, hoặc các ứng dụng, website, forum hẹn hò kết bạn), thì nhóm nữ có những mối quan hệ này thông qua các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hoặc người quen nhiều hơn. Trong các mối quan hệ ngắn hạn, bao gồm cả quan hệ mại dâm, những người có chỉ số quyền lực cho thấy họ có ít quyền lực hơn là những người bị ép quan hệ tình dục không theo mong muốn nhiều hơn, cụ thể là 56% người có quyền lực ít hơn bạn tình đã từng bị ép quan hệ tình dục, trong khi tỷ lệ này trong nhóm người có quyền lực cao hơn bạn tình chỉ là 37%. Tỷ lệ luôn sử dụng bao cao su trong các mối quan hệ ngắn hạn là 59%. Những người nắm giữ quyền lực trong quan hệ ngắn hạn là những người có xu hướng sử dụng bao cao su thường xuyên cao hơn hẳn, trong khi những người cho biết họ ít nắm quyền trong loại quan hệ này là những người có xu hướng có quan hệ tình dục ngắn hạn không được bảo vệ thường xuyên hơn. Phân tích định tính trong nghiên cứu đã chỉ ra những không gian khác nhau, nơi các cá nhân trong mối quan hệ luyến ái của nam đồng tính và chuyển giới nữ lựa chọn để quyền lực được thể hiện và thương thuyết. Có thể thấy rằng trong mối quan hệ luyến ái, quyền lực của từng cá nhân hay mối tương quan quyền lực rất uyển chuyển và khó có thể có công cụ đo lường nào có thể phản ánh hoàn toàn chính xác. Thang đo quyền lực được áp dụng rộng rãi hiện nay và ở phần định lượng của nghiên cứu này cũng chỉ dựa trên quan điểm người có quyền là người có thể đưa ra quyết định và ở một số khía cạnh, không gian chính của mối quan hệ. Trong khi đó, quyền lực có thể là vị trí thống trị trong kiểm soát các mối quan hệ của người yêu. Nó cũng có thể là việc tạo ảnh hưởng tới suy nghĩ và quyết định của người yêu, người bạn đời. Và cũng có thể là cách chọn người có đủ năng lực để đưa ra quyết định chung. Thậm chí tương quan quyền lực còn phụ thuộc vào mục đích tối hậu mà mỗi cá nhân mong muốn ở mối quan hệ khi họ chọn lựa hay chấp nhận không gian mà ở đó không có mối tương tác quyền lực như trường hợp quyết định về hôn nhân của cặp đôi chuyển giới hay lựa chọn để người yêu tự do

Page 61: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

61

khi cá nhân quá trân trọng tự do và cơ hội họ tìm được người yêu. Nếu chỉ dừng ở lối mòn tư duy về lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm hay thiếu hiểu biết trong thực hành bảo vệ sức khoẻ để xem xét hành vi không dùng bao cao su khi biết người yêu nhiễm HIV như một trường hợp trong nghiên cứu này thì sẽ không thể có các can thiệp gốc rễ. Quyết định này là cân nhắc lựa chọn dựa trên sự khan hiếm của cơ hội, khi người đồng tính đã phải bỏ rất nhiều nỗ lực vượt qua các rào cản xã hội để có được quan hệ luyến ái với người tâm đầu ý hợp, khi họ chỉ nhìn thấy không gian hạn hẹp của việc tìm bạn trên các ứng dụng mạng hay điểm sauna, nơi mà mối quan hệ thiết lập được thường được nhắc đến với mục đích thoả mãn nhu cầu sinh lý. Để đạt được mục đích cuối cùng của mối quan hệ luyến ái, ngoài năng lực để đưa ra quyết định hay thương thuyết giữa hai người và trong phạm vi của mối quan hệ, các cấu trúc xã hội có tác động rất nhiều tới mối quan hệ. Quyết định của từng cá nhân lúc này không chỉ dựa trên sự tương quan về nguồn lực và khả năng giữa hai người mà còn dựa trên các cơ hội sẵn có với họ để có được tình yêu như mong muốn. Điều đó có nghĩa rằng nếu xã hội không thừa nhận sự bình đẳng của quan hệ và hôn nhân đồng tính luyến ái thì các không gian bất bình đẳng về cơ hội cho những người đồng tính không bao giờ được giải quyết.

Page 62: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

62

Tài liệu tham khảo Caldwell, M. &. (1984). The balance of power in lesbian relationships. Sex Roles , 10 (7). Julie Pulerwitz, S. L. (2000). Measuring Sexual Relationship Power in HIV/STD Research. Sex Roles , 42 (7/8). Pulerwitz, J. G. (2000). Measuring Sexual Relationship Power in HIV/STD Research. Sex Roles, 42(7) , 637–660. Wolfe, B. &. (1960). HUSBANDS AND WIVES: THE DYNAMICS OF MARRIED LIVING. Glencoe, Ill.: Free Press , 314. Bengtsson, Linus, Thorson A., Thanh V.P., Allbeck P., and Popenoe R. (2013). Sexual relationships among men who have sex with men in Hanoi, Vietnam: a qualitative interview study. BMC Public Health 13:108. Bengtsson, Linus. Xin Lu, Fredrik Liljeros, Hoang Huy Thanh, and Anna Thorson. (2014). Strong propensity for HIV transmission among men who have sex with men in Vietnam: behavioural data and sexual network modelling. BMJ Open 4(1). Colby, Donn J. (2003). HIV Knowledge and Risk Factors Among Men who have sex with Men in Ho Chi Minh City, Viet Nam. JAIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes 32(1): 80-85. Colby, Donn J., Nghia Huu Cao, and Serge Doussantousse. (2004). Men Who have Sex with Men and HIV in Vietnam. AIDS Education and Prevention 16(1): 45-54. Colby, Donn J., T. Tan Minh, T. T. Toan. (2008). Down on the farm: homosexual behavior, HIV risk and HIV prevalence in rural communities in Khanh Hoa Province, Vietnam. Sex Transm Infect 84: 439-443. Le, Minh Giang, Vu Duc Viet, and Bui Thi Minh Hao. (2012). Sexual Health and Men Who Have Sex with Men in Vietnam: An Integrated Approach to Preventive Health Care. Advances in Preventive Medicine. Ngo, Duc Anh, Ross M.W., Phan H., Ratliff E.A., Trinh T., and Sherburne L. (2009). Male homosexual identities, relationships, and practices among young men who have sex with men in Vietnam: implications for HIV prevention. AIDS Educ Prev 21(3): 251-65.

Maurice Kwong-Lai Poon. (2010). THE SOCIAL CONSTRUCTION OF GAY MALE PARTNER ABUSE:

POWER, DISCOURSE AND LIVED EXPEREINCE. Factor-Inwentash Faculty of Social Work University of

Toronto.

Sarantakos, Sotirios. (1998). Sex and Power in Same-Sex Couples. The Australian Journal of Social Issues; Feb 1, 1998; 33

Khuat Thu Hong (1998). Study on sexuality in Vietnam: The known and unknown issues (Regional Working Papers, No. 11). Hanoi, Vietnam: Population Council.

Le, B., & Agnew, C. R. (2003). Commitment and its theorized determinants: A meta-analysis of the

investment model. Personal Relationships, 10, 37-57.

Page 63: QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/07/LGBT_-2016_VI...2 I. GIỚI THIỆU 1.1.Quyền lực và đo lường quyền lực trong

63

Mackenzie, C. and N. Stoljar (eds.), 2000, Relational Autonomy Feminist Perspectives on Autonomy,

Agency and the Social Self, New York: Oxford University Press.