QU¶N TRÞ TµI CHÝNH T¹I C¸C TR¦êNG §¹I HäC TRùC THUéC Bé … · 2019-01-25 · quân...

194
VIN HÀN LÂM KHOA HC Xà HI VIT NAM HC VIN KHOA HC Xà HI NGUYN THMAI LAN QU¶N TRÞ TμI CHÝNH T¹I C¸C TR¦êNG §¹I HäC TRùC THUéC Bé C¤NG TH¦¥NG TRONG §IÒU KIÖN Tù CHñ LUN ÁN TIẾN SĨ KINH THÀ NI - 2019

Transcript of QU¶N TRÞ TµI CHÝNH T¹I C¸C TR¦êNG §¹I HäC TRùC THUéC Bé … · 2019-01-25 · quân...

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MAI LAN

QU¶N TRÞ TµI CHÝNH T¹I C¸C TR¦êNG §¹I HäC

TRùC THUéC Bé C¤NG TH¦¥NG

TRONG §IÒU KIÖN Tù CHñ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MAI LAN

QU¶N TRÞ TµI CHÝNH T¹I C¸C TR¦êNG §¹I HäC

TRùC THUéC Bé C¤NG TH¦¥NG

TRONG §IÒU KIÖN Tù CHñ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phí Mạnh Hồng

2. PGS.TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt

HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận

án là trung thực. Những kết luận khoa học của

luận án chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Mai Lan

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 17

1.3. Khoảng trống nghiên cứu 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 24

2.1. Giáo dục đại học công lập và vấn đề tự chủ đại học 24

2.2. Tự chủ tài chính và quản trị tài chính trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập 37

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tài chính và quản trị tài chính trường

đại học công lập 57

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 69

3.1. Quản trị đại học đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương 69

3.2. Thực tiễn quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương 76

3.3. Đánh giá chung về quản trị tài chính tại các trường đại học tự chủ

trực thuộc Bộ Công Thương 105

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 114

4.1. Bối cảnh, xu thế và định hướng phát triển giáo dục đại học 114

4.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị tài chính tại các trường đại học công

lập trực thuộc Bộ Công Thương 119

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính tại các trường đại học trực

thuộc Bộ Công Thương 121

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDĐH : Giáo dục đại học

GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo

ĐHCL : Đại học công lập

NCKH : Nghiên cứu khoa học

NSNN : Ngân sách nhà nước

QTTC : Quản trị tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

3.1 Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương 69

3.2 Danh sách các trường tự chủ theo Nghị quyết 77 79

3.3 Tổng hợp nội dung chi giai đoạn 2013 - 2017 81

3.4 Chi phí đào tạo 1 sinh viên của Đại học Công nghiệp Hà Nội 85

3.5 Nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ 2017 96

3.6 Các dự án hợp tác quốc tế của các trường đại học thuộc Bộ

Công Thương

96

3.7 Nguồn tài trợ của Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn

2010 - 2017

97

3.8 Mức học phí hệ đại học đại trà một số trường thuộc Bộ Công Thương 100

4.1 Thay đổi trong quản trị chi phí 134

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1 Khung nghiên cứu luận án 5

2.1 Mức độ tự chủ trường đại học Mỹ 35

2.2 Các thành tố tự chủ đại học 35

2.3 Khung đánh giá quản trị tài chính trường đại học 53

3.1 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu 76

3.2 Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ 76

3.3 Cơ cấu chi theo nội dung kinh tế năm 2017 81

3.4 Đánh giá về phương pháp quản lý chi tiêu đang áp dụng 86

3.5 Tổng nguồn thu của các trường năm 2017 90

3.6 Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên và mức độ tự đảm

bảo chi thường xuyên

91

3.7 Cơ cấu nguồn ngân sách cấp cho các trường - so sánh 2013 và 2017 92

3.8 Nguồn thu từ học phí giai đoạn 2013 - 2017 93

3.9 Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 94

3.10 Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017 95

3.11 Các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu học phí 101

3.12 Khó khăn khi xác định giá dịch vụ đào tạo 102

3.13 Cơ chế kiểm soát nguồn thu 103

3.14 Đánh giá hoạt động quản trị nguồn thu 103

3.15 Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và nguồn thu bình

quân đầu người năm 2016

104

4.1 Mô hình QTTC trường đại học công lập 122

4.2 Quy trình lập kế hoạch tài chính có sự tham gia 128

4.3 Mô hình quản trị nguồn thu từ đào tạo 129

4.4 Tư duy chiến lược trong xác định nhu cầu đầu tư 137

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện đại, quá trình sản xuất của cải ngày càng phụ thuộc

vào tri thức. Trong các nguồn lực, tri thức giờ đây đóng vai trò là nguồn lực số một,

dẫn dắt sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khả năng sáng tạo và ứng dụng tri thức

được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc

gia, hay tổ chức. Trong điều kiện đó, sự phát triển của hệ thống giáo dục, đặc biệt là

giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng trở nên quan trọng. Không đơn giản là nơi đào

tạo nhân lực chung cho nhu cầu của nền kinh tế, các trường đại học là cái nôi sản sinh

ra các tri thức khoa học, các phát minh sáng chế, là nơi đào tạo ra một lực lượng lao

động đặc biệt: các nhà khoa học, những nhà sáng chế, các kỹ sư, chuyên gia hay đội

ngũ lao động có trình độ và chất lượng cao, đóng vai trò dường cột trong việc sáng

tạo, phổ biến, lan truyền và áp dụng tri thức trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Sức mạnh của hệ thống đại học chính là nền tảng sức mạnh của một quốc gia.

Với tư cách là một cơ sở đào tạo, trường đại học trước hết là nơi tổ chức

các quá trình dạy và học, giúp sinh viên hoàn thiện và trưởng thành cả về năng lực

và nhân cách trước khi họ chính thức bước vào đời sống kinh tế, xã hội với tư

cách là người lao động. Tuy nhiên, khác với các cơ sở giáo dục phổ thông, trường

đại học về thực chất còn là một cơ sở nghiên cứu khoa học (NCKH) hùng mạnh,

nơi mà người ta xem việc tạo ra tri thức cũng quan trọng như việc truyền thụ tri

thức, do tri thức được giảng dạy luôn phải được cập nhật và đổi mới. Việc coi

trọng các hoạt động NCKH, tổ chức hoạt động dạy, học trên nền tảng NCKH, việc

xem các hoạt động sáng tạo, đổi mới là mang tính chất sống còn khiến cho sự vận

hành của một trường đại học đúng nghĩa, đẳng cấp phải được đặt trên nền tảng tự

chủ, trong đó sự sáng tạo và tự do học thuật luôn được đề cao, sự tự chủ về tổ

chức, nhân sự và tài chính được xem là các điều kiện cần thiết bảo đảm cho tự chủ

về học thuật. Nói cách khác, tính chất đặc thù của hoạt động GDĐH đòi hỏi các cơ

sở đào tạo GDĐH, nếu muốn hoàn thành được sứ mệnh của mình, phải trở thành

các tổ chức tự chủ.

2

Trước đổi mới, hệ thống đại học ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình đại

học công, bao cấp, thiếu tính tự chủ, phù hợp với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập

trung. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi trong

hệ thống giáo dục, trong đó có GDĐH. Song song với việc mở cửa (khá ồ ạt) cho

việc hình thành các trường đại học tư, mạng lưới các trường đại học công cũng

được mở rộng. Sự gia tăng khá nhanh về mặt số lượng các trường đại học chỉ đi

kèm với một số ít thay đổi về mặt tổ chức, cơ chế quản lý áp dụng đối với các cơ sở

giáo dục loại này theo xu hướng: các trường đại học được bộ chủ quản phân quyền

ra quyết định nhiều hơn trong một số khâu hoạt động của mình, đặc biệt là các đại

học quốc gia và đại học vùng. Xu hướng tự chủ đại học diễn ra khá chậm chạp song

cũng đã được triển khai ở những bước đầu tiên và đang ngày càng thu hút sự chú ý

của xã hội.

Trong các nội dung của tự chủ đại học, xu hướng áp dụng cơ chế tự chủ tài

chính được triển khai và có nhiều nội dung đi vào cuộc sống hơn cả. Sau những

bước đi có tính chất thí điểm, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã được ban hành mở

đầu cho việc trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học, đặc biệt là đối với

hoạt động chi ở các cơ sở có khả năng đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường

xuyên. Quyền tự chủ này tiếp tục được mở rộng trong nội dung của Nghị định số

16/2015/NĐ-CP, trong đó các trường được chủ động hơn trong việc khai thác các

nguồn thu để đảm bảo cho hoạt động của mình. Một số trường được thí điểm áp

dụng mô hình tự chủ tài chính cao theo nguyên tắc tự bảo đảm về thu, chi, kể cả các

khoản chi đầu tư phát triển, đồng thời các trường này cũng được trao nhiều quyền tự

chủ hơn trong các lĩnh vực hoạt động khác. Nhìn chung, cơ chế tự chủ tài chính đại

học hiện hành cho phép các trường được tự quyết định nhiều hơn trong lĩnh vực tài

chính, đồng thời nguồn tài chính được xem là "bao cấp" từ nhà nước được cắt giảm.

Trong điều kiện được trao quyền tự chủ nhiều hơn, các trường đại học công

lập (ĐHCL) đã từng bước thay đổi để thích ứng. Với yêu cầu của cơ chế tự chủ theo

tinh thần Nghị định 16/2016/NĐ-CP, các cơ sở GDĐH đang chuyển dịch theo hướng

tiếp cận với thị trường với tư cách một nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu

khách hàng. Các cơ sở GDĐH nói chung và các cơ sở giáo dục - đào tạo (GDĐT)

3

trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng đang nỗ lực từng bước hoàn thiện cơ chế

quản trị tài chính (QTTC) nội bộ theo hướng đa dạng hóa và tăng cường khai thác

nguồn thu, quản lý chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn các khoản chi, quản lý

và sử dụng hiệu quả hơn các tài sản, sử dụng tài chính như một đòn bẩy kích thích

mọi mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, cùng với những chuyển động theo

hướng tích cực, trong thực tế, nhiều trường còn lúng túng trong việc đổi mới hoạt

động QTTC nội bộ phù hợp với yêu cầu của cơ chế tự chủ. Nhiều bất cập vẫn tồn

tại trong nhận thức, trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động và quản trị

nguồn thu, trong việc quản trị chi phí và kiểm soát chi tiêu cũng như trong lĩnh vực

quản trị tài sản và phân phối các kết quả tài chính.

Mặt khác, cơ chế tự chủ tài chính hiện hành đang được áp dụng cho các

trường ĐHCL là một cơ chế chưa hoàn thiện. Nó chưa được xác lập đồng bộ với

các nội dụng tự chủ khác trong hoạt động của các trường đại học. Nhà nước, thông

qua bộ chủ quản vẫn can thiệp với những mức độ khác nhau vào các hoạt động của

nhà trường. Kể cả trong lĩnh vực tài chính, nhiều ràng buộc đối với các cơ sở đào

tạo chưa được tháo gỡ. Trong khi đó, nhân danh việc cắt giảm, hay xóa bỏ cơ chế

tài chính bao cấp, nhà nước dường như có xu hướng thoái thác ở mức độ khác nhau

đối với nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chức năng ‘sửa chữa thất bại" thị

trường trong lĩnh vực GDĐH. Trong điều kiện như vậy, hoạt động QTTC nội bộ

của các trường ĐHCL, bao gồm cả các trường trực thuộc Bộ Công Thương càng trở

nên khó khăn.

Bất chấp những khó khăn như đã nói ở trên, xu hướng mở rộng tự chủ đại

học nói chung và tự chủ chủ tài chính đại học nói riêng đã được khởi động trong

những năm qua ở Việt Nam là không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, với những

đặc thù và yêu cầu cụ thể của mình, hệ thống các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương cần phải thay đổi và hoàn thiện cơ chế QTTC của mình để có thể đáp

ứng yêu cầu tồn tại và phát triển nhằm hoàn thành tốt sứ mệnh được xã hội giao

phó. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: "Quản trị tài

chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ"

làm nội dung nghiên cứu của luận án.

4

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Trong điều kiện Nhà nước ban hành khuôn khổ pháp lý để thực hiện tự chủ đối

với các đơn vị sự nghiệp, các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương cũng không

nằm ngoài dòng chảy này. Nghiên cứu này nhằm phát hiện những điểm bất cập từ phía

chính sách để hoàn thiện, sửa đổi và quan trọng hơn là giúp các trường đại học trực

thuộc Bộ Công Thương nhận rõ những yêu cầu mới và điều chỉnh hoạt động quản trị tài

chính cho phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo.

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QTTC tại các trường ĐHCL trực thuộc

Bộ Công Thương trong bối cảnh cơ chế tự chủ tài chính hiện hành; phân tích kết quả

đạt được, tồn tại, nguyên nhân và xu hướng phát triển; từ đó đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác QTTC tại các cơ sở đào tạo này.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu sau sẽ được giải quyết trong luận án:

- Câu hỏi 1: Nội dung cốt lõi của QTTC ở các trường đại học trong điều

kiện tự chủ là gì?

- Câu hỏi 2: Thực trạng QTTC tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương như thế nào?

- Câu hỏi 3: Trong bối cảnh tự chủ, mô hình và giải pháp QTTC tại các

trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương có thể áp dụng là gì?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QTTC tại các trường ĐHCL trực thuộc

Bộ Công Thương trong bối cảnh cơ chế tự chủ.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu vấn đề QTTC tại các trường đại

học trực thuộc Bộ Công Thương.

+ Về thời gian: Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính thời kỳ từ năm 2006

(năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) đến nay (2017); thu thập số liệu về

thực trạng QTTC tại 5 (năm) trường khảo sát từ năm 2013 đến năm 2017.

5

- Về nội dung, luận án chỉ tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhất của

QTTC trong trường đại học, đó là quản trị nguồn thu; quản trị chi phí; quản trị tài

sản và quản trị kết quả tài chính; thực trạng, xu hướng phát triển và các giải pháp

hoàn thiện QTTC tại các trường ĐHCL trong cơ chế tự chủ.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận: Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, đề

tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống khi nghiên cứu hoạt động QTTC. Theo đó, hoạt

động QTTC của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương được đặt trong hệ

thống các trường ĐHCL của Việt Nam và trong bối cảnh Nhà nước giao tự chủ cho

các trường. Hoạt động QTTC cũng được nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ với

quản trị các hoạt động khác của nhà trường như quản trị đào tạo, quản trị nhân sự…

Đồng thời, QTTC được xem xét trong chu trình từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện

và theo dõi đánh giá.

Tóm lại, trọng tâm của nghiên cứu này là công tác quản trị tài chính (bao

gồm nội dung, quy trình, bộ máy quản trị). Các nội dung này được đặt trong bối

cảnh tự chủ tài chính với khuôn khổ pháp lý mà Nhà nước đã đề ra và các nhà

trường phải thay đổi, điều chỉnh hoạt động quản trị tài chính của mình nhằm thích

nghi với bối cảnh mới.

Cách tiếp cận đó giúp cho việc giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, logic

và có ý nghĩa thực tiễn cao với các trường.

Hình 1: Khung nghiên cứu luận án

6

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên

cứu định tính, trong đó kết hợp cả nghiên cứu tại bàn và khảo sát tại hiện trường.

Nghiên cứu tại bàn

Nghiên cứu tại bàn nhằm giúp xác định những vấn đề chính về QTTC trường

đại học đã được đề cập bởi các nghiên cứu liên quan và các phương tiện thông tin

đại chúng. Ngoài ra, các chính sách, văn bản liên quan của Chính phủ và Bộ GDĐT,

Bộ Công Thương đến các nội dung tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói

chung và các cơ sở đào tạo đại học nói riêng cũng được tổng hợp. Đặc biệt, nghiên

cứu tại bàn cũng phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các trường ĐHCL trực

thuộc Bộ Công Thương để có bức tranh về tình hình QTTC tại các đơn vị này.

Khảo sát tại hiện trường:

Khảo sát được thực hiện đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

thông qua 2 công cụ là Phiếu phỏng vấn (Phụ lục 1) và Phiếu khảo sát (Phụ lục 2).

+ Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn dành cho

các nhà quản lý và giáo viên. Phiếu khảo sát, ngoài các thông tin chung, gồm 5

phần: (i) đánh giá hệ thống văn bản, quy chế QTTC của trường; (ii) đánh giá việc

lập kế hoạch tài chính; (iii) đánh giá cách thức quản trị và hiệu quả quản trị nguồn

thu; (iv) đánh giá cách thức và hiệu quả quản trị chi phí; (v) đánh giá công tác đấu

thầu và quản trị tài sản

Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng từ đối

tượng là cán bộ lãnh đạo các trường, lãnh đạo các phòng ban chức năng của

trường và một số giáo viên. Tổng số phiếu bao gồm 350 cán bộ là đại diện trong

nhóm nói trên. Việc khảo sát được thực hiện qua kênh trực tiếp và qua internet.

Tổng số phiếu thu về là 289 phiếu. Về mặt thống kê, số phiếu này đủ lớn để kết

quả có ý nghĩa thống kê. Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS, chủ

yếu phục vụ thống kê mô tả.

+ Phiếu Phỏng vấn được sử dụng cho phỏng vấn bán cấu trúc, bao gồm các

câu hỏi liên quan đến các nội dung sau: (i) công tác lập kế hoạch tài chính (ii)

nguồn thu và cách thức quản trị nguồn thu; (iii) hoạt động chi tiêu, quản trị chi phí;

(iv) quản trị tài sản và (v) quản trị kết quả tài chính.

7

Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện tại một số trường. Đối tượng phỏng

vấn là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Tài chính, Trưởng/phó phòng Kế

hoạch - Tài chính, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán).

Bên cạnh phương pháp tổng hợp, so sánh, luận án còn áp dụng phương

pháp điển cứu để thực hiện nghiên cứu chuyên sâu với một số nội dung tại một số

trường điển hình trong số các trường trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương.

- Nguồn dữ liệu:

Luận án sẽ sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ mục tiêu

nghiên cứu.

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp là số liệu của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Công

Thương; Vụ Hành chính - Sự nghiệp, Bộ Tài chính; các số liệu do các trường cung

cấp; dữ liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong nước và

trên thế giới về các vấn đề liên quan tới đề tài luận án.

+ Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát bằng Phiếu khảo sát và

Phỏng vấn sâu tại các trường.

6. Tính mới và đóng góp của luận án

6.1. Tính mới của luận án

- Về cách tiếp cận:

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện lên quan đến tự chủ trong lĩnh vực sự

nghiệp nói chung và GDĐT nói riêng hầu hết tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ

chế chính sách nhằm mở rộng tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Các nghiên

cứu này chủ yếu tiếp cận từ góc nhìn của các nhà làm chính sách, các cơ quan quản

lý. Với mục tiêu là vừa khuyến khích tự chủ của các đơn vị, vừa đáp ứng được yêu

cầu quản lý của các cơ quan này, nên các giải pháp đều có góc nhìn từ bên ngoài

đơn vị.

Đề tài mà luận án lựa chọn có cách tiếp cận và góc nhìn ngược lại. Đó là,

trong bối cảnh Nhà nước đã có các chính sách và cơ chế khuyến khích tự chủ như

vậy, các cơ sở GDĐT, với tư cách là người cung cấp dịch vụ, cần phải thay đổi như

thế nào, cần làm gì để vừa nắm bắt được cơ hội của cơ chế tự chủ của Nhà nước

mang lại; đồng thời cũng vượt qua những thách thức mà chính cơ chế này tạo ra. Vì

8

vậy, bên cạnh xử lý các mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ quan quản lý; luận

án tập trung vào các giải pháp QTTC của các trường.

- Về nội dung:

Quản trị tài chính trong các trường ĐHCL không phải là vấn đề mới đối với

các trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước, do nguồn thu chủ yếu của các trường

dựa vào nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp phát, các trường thực hiện nhiệm

vụ đào tạo theo chỉ tiêu Nhà nước giao. Vì vậy, mô hình quản trị tại các trường chủ

yếu là quản trị theo đầu vào. Hoạt động QTTC bị xơ cứng, thụ động và không phát

huy được năng lực của các trường.

Mô hình quản trị theo đầu vào không còn phù hợp khi Nhà nước đã ban

hành cơ chế tự chủ. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, các trường phải hoạt

động giống như doanh nghiệp, muốn vậy phải "lột xác" và tìm kiếm phương thức

quản trị mới. Điều đó khá lạ lẫm và khiến các trường lúng túng và gặp nhiều khó

khăn. Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương cũng không phải là ngoại lệ.

Vì vậy, có thể khẳng định nội dung QTTC của các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương là vấn đề mới chưa được nghiên cứu trước đó.

Đặc biệt là, mô hình Bộ chủ quản đã được áp dụng ở nước ta từ thời kỳ kế

hoạch hóa tập trung nhưng đến nay đã lộ rõ nhiều bất cập. Nghiên cứu này có tính

đột phá khi đề xuất lộ trình xóa bỏ bộ chủ quản đối với các trường ĐHCL như là

một điều kiện cần thiết để các trường tự chủ.

6.2. Những đóng góp của luận án

Luận án đã có những đóng góp sau:

- Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của

QTTC trong các trường ĐHCL, chỉ ra mục tiêu của QTTC các trường ĐHCL. Với

mỗi nội dung QTTC, luận án đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi nhất, làm cơ sở lý luận

để soi chiếu vào thực tiễn, từ đó đánh giá thực tiễn. Mặt khác, các nội dung này

cũng được xem là khung lý thuyết để các trường vận dụng và xây dựng cho riêng

mình một mô hình QTTC nội bộ cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng có của trường.

- Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng các nội dung

QTTC của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, trong đó tập trung vào

9

các nội dung chính từ khâu lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện và đánh giá

tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Qua phân tích, luận án đã đánh giá và chỉ rõ

những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QTTC

của các trường. Dựa vào đó, luận án đưa ra mô hình QTTC trong trường ĐHCL nói

chung trong bối cảnh tự chủ và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTTC

trong các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ

chế tự chủ tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho

các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương mà còn cho các cơ sở GDĐH nói

chung trên toàn quốc.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chương 2: Lý luận cơ bản về quản trị tài chính trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập.

Chương 3: Thực trạng quản trị tài chính trong các trường đại học trực thuộc

Bộ Công Thương.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính trong các trường đại học

trực thuộc Bộ Công Thương.

10

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Các nghiên cứu của nước ngoài về QTTC tại các cơ sở GDĐH trong điều

kiện tự chủ được phân nhóm theo ba nội dung nghiên cứu tài chính và cơ chế quản

lý tài chính đối với trường đại học; tự chủ tài chính và QTTC ĐHCL.

1.1.1. Nghiên cứu về tài chính giáo dục đại học và quản lý tài chính

trường đại học

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài chính GDĐH,

quản lý tài chính trường đại học, tiêu biểu như: "Higher Education Finance: Trends

and Issues" của Arthur M.Hauptman (2006), "Higher Education Financing Policy:

Mechanisms and Effects" của Bryan Cheung (2008), "Financial Management and

Planning in Higher Education institutions" của Tony Holloway (2006), "The

Strategy-Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in The

New Business Environment" của Kaplan, R. S. and Norton, D. P. (2000), "Financial

Management in Education" của J. R. Hough (1994)…

Nghiên cứu của Arthur M. Hauptman (2006) đã chỉ ra rằng, để có thêm

nhiều tiền thì việc tăng học phí là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tài chính của các

trường. Đồng thời, qua đó xem xét các nguồn hỗ trợ từ phía nhà nước cho các trường

vào các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, hoạt động chi thường xuyên. Vấn đề quan

trọng nhất trong quản lý tài chính là các trường phải minh bạch trong sử dụng nguồn tài

chính để đảm bảo chất lượng GDĐH. Đồng thời, việc sử dụng ngân sách cần gắn chặt

với vấn đề trách nhiệm, quyền chủ động trong sử dụng ngân sách [114, tr. 83-106].

Theo Bryan Cheung (2008), các trường đại học có thể tạo lập được các

nguồn thu lớn từ các hợp đồng bên ngoài. Nguồn thu này được kiểm soát như mô

hình công ty để tái khẳng định chi phí đơn vị và thiết lập một lợi nhuận công [117].

Tony Holloway (2006) cho rằng các cơ quan quản lý khi xem xét vấn đề quản lý tài

chính trong các trường đại học không thể cứng nhắc, tuân thủ các thủ tục tài chính,

quy trình truyền thống mà phải có sự mềm dẻo, được điều chỉnh liên tục phù hợp

11

với từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt coi trọng khía cạnh hành vi

của chủ thể sử dụng nguồn lực tài chính đó. Tony Holloway đã nhấn mạnh vào các

quyết định quản lý của người đứng đầu nhà trường trong việc sử dụng nguồn tài

chính cho GDĐH. Trong việc kiểm nghiệm lý thuyết, Tony Holloway xem xét và so

sánh hai lý thuyết của chủ nghĩa duy lý và sự gia tăng để rút ra kết luận về quản lý

tài chính áp dụng trong trường đại học. Tác giả đã đưa dịch vụ y tế vào so sánh với

dịch vụ GDĐH qua khía cạnh hành vi của con người có thể gây ảnh hưởng đến sự

thành công trong quản lý tài chính, và ông khẳng định ở khía cạnh này GDĐH tư

nhân có thể làm tốt hơn khu vực giáo dục công lập. Sự cần thiết cho thành công

trong quản lý tài chính các trường ĐHCL là việc áp dụng một mô hình quản lý tài

chính trong kinh doanh vì hoạt động tài chính trong khu vực này có kỷ luật rất

nghiêm ngặt và minh bạch để hướng tới việc đạt được lợi nhuận [142].

Quản lý tài chính trong các trường ĐHCL phải theo kiểu doanh nghiệp, có

sự kiểm soát của những đối tượng thụ hưởng đó là kết luận của Robert S. Kaplan

(2000). Tác giả cho rằng phần lớn các trường đại học công được chính phủ cung

cấp một phần kinh phí để hoạt động, đây chính là cơ chế quản lý được đặc trưng bởi

một mức độ cao của tập trung và quan liêu. Trong những năm gần đây, xu hướng

tăng quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng lớn, ngân sách của các trường

đại học dần được xem là "ngân sách tự chủ" do người học đóng góp. Trong giới hạn

của ngân sách các trường học có thể tự quyết định việc phân phối các nguồn lực mà

không cần phê duyệt của các bộ có liên quan nhưng cần có sự giám sát của các đối

tượng thụ hưởng nó. Các trường đại học phải hiểu rằng đi đôi với quyền tự chủ là

minh bạch, do vậy các trường đại học phải có các công cụ quản lý hiện đại thay thế

công cụ quan liêu như hiện nay trong việc kiểm soát việc sử dụng các tài sản và tín

dụng. Trong bối cảnh này có nhiều điều để học hỏi từ các công ty hoạt động trong

môi trường kinh tế, vì họ thiết lập ngân sách dựa trên mục tiêu sản xuất và phối hợp

phòng ban ở mức độ tự trị cao. Để việc giám sát sử dụng nguồn lực tài chính của

các đối tượng thụ hưởng có hiệu quả, tác giả cho rằng các trường đại học phải phát

triển hệ thống thông tin minh bạch trong việc tổng hợp và xác định chi phí trong

hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư phát triển. Tác giả tin rằng các trường

12

đại học hoạt động hiệu quả hơn nếu họ sử dụng các công cụ kinh tế này. Mặc dù các

trường ĐHCL là tổ chức phi lợi nhuận nhưng họ có nhiều hoạt động kinh tế nên có

thể áp dụng một phần mô hình quản lý tài chính của công ty. Ngoài ra, tác giả cũng

khẳng định việc quản lý chi phí trong trường đại học cần một hệ thống kế toán minh

bạch, có kỷ luật chặt chẽ và phải được thể hiện bằng dòng tiền, trong đó đặc biệt

phải cho thấy dòng chảy của vốn mà trường nhận được từ nhà nước và các nguồn

khác, đồng thời kết quả quản lý tài chính phải được thể hiện bằng những thay đổi

trong giá trị tài sản ròng theo thời gian mặc dù những chi phí thường thấp không

phải là đối tượng quan tâm đặc biệt. Tóm lại, theo tác giả để đảm bảo được việc

kiểm soát tài chính trong các trường ĐHCL thì yêu cầu hệ thống kế toán của một

trường đại học phải có ba loại thông tin kinh tế: báo cáo dòng tiền, bảng cân đối và

một tuyên bố thay đổi giá trị tài sản. Hệ thống này là công cụ cơ bản được sử dụng

bởi các kiểm toán viên và các nhà chức trách để kiểm tra tính minh bạch trong phân

bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính [115].

J. R. Hough (1994) đưa ra đặc điểm đầy đủ của hệ thống quản lý tài chính

giáo dục là cách thức lập ngân sách và kiểm soát các chi phí. Tác giả cũng đưa ra

một số dự báo như: quản lý tài chính trong các trường ĐHCL phụ thuộc chủ yếu

vào chất lượng nhân viên quản lý chuyên trách, do vậy các trường ĐHCL cần khẩn

trương có các chương trình đào tạo nhân viên tham gia vào việc này; các trường nếu

muốn có chi phí thấp nhất mà tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất thì đặc biệt

phải coi trọng đến sử dụng các nguồn lực sao có hiệu quả nhất để các ngành nghề

đào tạo có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy hiện đại, tương đương

với hoạt động sản xuất ngoài thị trường [135].

Bên cạnh đó, các công trình như: "The School Financial Management

Tools" của Berkhout F., Berkhout S. (1992); "Financial School Management

Explained" của Bisschoff T. (1997); "School business management" của Niemann

G. S. (1997); "Theories of Educational Leadership and Management" của Bush T.

(2004); "A strategic approach to finance and budgeting" của Davies B. (2003);

"Financial accountability: The principal or school governing body" của Mestry R.

(2004); "Efficient Financial Management" của Kruger A. G. (2005); "The

13

Handbook of School Management" của Clarke A. (2007); "The Evaluation of the

Implementation of the Manual for Principals of High Schools Regarding To

Financial Management In The Mafeteng District Of Lesotho" của Motsamai M. J.

(2009); "A Programme to Facilitate Principals Financial Management of Public

Schools" của Ntseto V. E. (2009)… các nghiên cứu này đã cho thấy mối liên hệ

giữa các yếu tố quản lý tài chính với hiệu quả của tổ chức. Cụ thể, Bush (2004) đã

phân loại 6 mô hình với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý các tổ chức

giáo dục với giả định các tổ chức được tổ chức theo mô hình cấp bậc [118]. Clarke

(2007) tiếp tục phát triển các mô hình của Bush và xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến các nhiệm vụ quản lý của đơn vị là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm

soát [119]. Quản lý tài chính của trường là một phần quan trọng để quản lý hiệu quả

trường học (Mestry, 2004 [138], ; và Ntseto, 2009 [141]).

1.1.2. Nghiên cứu về tự chủ đại học

Có nhiều cách hiểu khác nhau về tự chủ đại học. Nội hàm của khái niệm tự

chủ đại học xuất phát từ nhận thức khác nhau về vai trò của Nhà nước đối với giáo

dục nói chung và GDĐH nói riêng.

Anderson and Jonhson, 1998 [122] cho rằng tự chủ đại học được định nghĩa

là "sự tự do của một cơ sở giáo dục trong việc điều hành công việc của mình mà

không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào".

Theo Groof J. D,. Neave G,. Svee J. (1988) thì "Tự chủ đại học là điều kiện

cho phép một trường đại học tự quản mà không có sự can thiệp từ bên ngoài" [133].

Theo Prof. Ulrike Felt, Michaela Glanz (2002), quyền tự chủ của các trường

đại học là một giá trị cơ bản và cũng là một điều kiện cần thiết để đảm bảo thực

hiện "tự do học thuật". Quyền tự chủ của các trường đại học bao hàm việc tự đưa ra

các quyết định, tự thiết lập các hệ thống giá trị, các hình thức liên kết, lĩnh vực hoạt

động trong xã hội nhằm ngày càng nâng cao giá trị khoa học. Trong đó, các trường

cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định cũng như những ảnh hưởng

đối với xã hội [140].

Fielden (2008) đã chỉ ra các mức độ khác nhau từ sự kiểm soát chặt chẽ các

trường công cho đến sự tự chủ và độc lập đầy đủ mà các trường có được, đưa ra 4 mô

14

hình có tính đại diện từ kiểm soát đến tự chủ. Ông cũng nhấn mạnh rằng, bên trong

mô hình kiểm soát nhà nước vẫn có một số sự tự chủ vì một Bộ ở trung ương không

thể nào kiểm soát được mọi thứ. Còn bên trong mô hình độc lập thì Bộ Giáo dục

vẫn được quyền chịu trách nhiệm pháp lý về nhiều mặt [129].

Theo Eurycide (2007), "Tự chủ nhà trường là một hình thức quản lý trong

đó nhà trường được trao quyền tự ra quyết định về hoạt động của nhà trường, bao

gồm sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, huy động+ và sử dụng nguồn kinh phí từ

khu vực tư nhân và xã hội, tuyển dụng và sa thải nhân sự; đánh giá giảng viên và

hoạt động giảng dạy" [128].

Theo quan điểm của Philip Cummin (2012), "Tự chủ của cơ sở giáo dục đại

học không có nghĩa là trao quyền sở hữu nhà trường mà là việc tăng quyền của lãnh

đạo nhà trường khi đưa ra những quyết định quan trọng nhằm mục đích đem lại

những kết quả tốt cho nhiều sinh viên" [120].

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tự chủ trường học bao

gồm: (1) Tự chủ về chương trình và đánh giá học sinh, bao gồm: lựa chọn sách giáo

khoa, xác định nội dung giảng dạy và học tập; xác định các môn học trong nhà

trường; thiết lập các chính sách và đánh giá sinh viên. (2) Tự chủ trong phân bổ

nguồn lực và quản lý nhân sự, bao gồm: lựa chọn, tuyển dụng giảng viên; sa thải

giảng viên; xác định mức lương khởi điểm của giảng viên; tăng lương cho giảng

viên; tính toán ngân sách của nhà trường; xác định cơ chế phân bổ nguồn lực trong

nội bộ nhà trường…

Trong tuyên bố của Hiệp hội đại học Châu Âu (EAU), tự chủ tức là tự quản

lý, tự chịu trách nhiệm về những vấn đề bên trong hệ thống. Tuyên bố chỉ ra 4

nguyên lý tự chủ đại học, đó là: (1) tự chủ học thuật, (2) tự chủ tài chính, (3) tự chủ

tổ chức và (4) tự chủ nhân sự [127]. Quan niệm về các yếu tố cấu thành tự chủ đại

học như vậy được nhiều người chia sẻ.

1.1.3. Nghiên cứu về quản trị tài chính đại học công lập

Theo Robert S. Kaplan (2000), quản lý tài chính trong các trường ĐHCL

phải theo kiểu doanh nghiệp, có sự kiểm soát của đối tượng thụ hưởng. Trong

những năm gần đây, xu hướng tăng quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng

15

lớn, ngân sách của các trường đại học dần được xem là "ngân sách tự chủ" do người

học đóng góp.

Nghiên cứu của Jamil Salmi và Arthur M. Hauptman (2006) cho thấy để có

thêm nhiều tiền thì việc tăng học phí là phương án tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tài

chính của các trường. Đồng thời, phân bổ các nguồn hỗ trợ từ phía nhà nước cho

các trường vào các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, hoạt động chi thường xuyên.

Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tài chính là các trường phải minh bạch trong

sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng GDĐH [136].

Nghiên cứu của Học viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (2016) cho biết, với

sự sụt giảm nhanh chóng về nguồn tài trợ của nhà nước, các trường đại học nghiên

cứu công lập ở Mỹ đã tích cực khám phá những cách mới để tạo ra doanh thu và cắt

giảm chi phí. Trong vài năm qua, nhiều trường đại học nghiên cứu công lập đã cắt

giảm giảng viên, loại bỏ hoặc sắp xếp lại các khóa học, đóng cửa các cơ sở đào tạo

vệ tinh, đóng cửa các phòng máy vi tính và giảm các dịch vụ thư viện. Nhiều trường

ĐHCL cố gắng bảo vệ thành tích của trường bằng cách trì hoãn công việc bảo trì và

giảm thiểu chi phí quản lý. Đồng thời, các trường đại học nghiên cứu công lập cũng

đã đưa ra kế hoạch tiết kiệm chi phí tích cực bao gồm giảm các lớp hành chính, tạo

ra các cuộc hẹn chung giữa các khoa với các bộ phận khác trong trường để chia sẻ

các thông tin và dịch vụ, và bắt tay vào các hợp tác toàn hệ thống. Ví dụ, Hệ thống

Đại học Maryland đã đưa ra Sáng kiến Hiệu suất và Hiệu quả (efficiency &

effectiveness, E&E) mang lại 356 triệu đô la tiền tiết kiệm trong suốt mười năm

đầu. Trường Đại học ở California, Berkeley đã khởi động Chương trình Hoạt động

xuất sắc ba năm trước và thông qua các chương trình liên quan đến mua sắm tiết

kiệm, tiêu chuẩn hóa nó được cung cấp và giấy phép phần mềm rộng khắp trường,

và cơ cấu tổ chức hợp lý - đã đạt được tổng cộng hơn 63 triệu đô la tiền tiết kiệm

tích lũy cho đến nay. Đại học Miami đã đưa ra dự án Mu-Lean trong năm 2009, từ

đó đã xác định hơn 25 triệu đô la tiết kiệm và doanh thu mới. Các tổ chức khác đã

thực hiện gia công phần mềm một số hoạt động, bao gồm quản lý bãi đỗ xe, nhà

nghỉ, và các cơ sở khác của trường.

16

Theo nghiên cứu vào năm 2008 của Hiệp hội Đại học Châu Âu (EUA), quá

trình hướng đến sự bền vững về tài chính đòi hỏi phải xác định chi phí đầy đủ (full

costing) cho tất cả các hoạt động của các trường đại học. Sau đó, các trường đại học

cần tập trung làm thế nào để đa dạng hóa nguồn thu nhập (Eurydice 2008,

Estermann và Nokkala 2009; Estemann và Bennetot 2011). EUA đề nghị thuật ngữ

"chi phí đầy đủ" là khả năng xác định và tính toán tất cả các chi phí trực tiếp và gián

tiếp của các hoạt động trong một trường đại học. Chi phí đầy đủ chính là công cụ

thích hợp để thừa nhận chi phí của các cơ sở GDĐH. EUA cũng đã thừa nhận lợi

ích khác nhau mang lại cho các trường đại học áp dụng phương pháp tính phí đầy

đủ này. Có thể chia thành hai nhóm lợi ích là lợi ích nội bộ và lợi ích bên ngoài.

Những điểm quan trọng nhất trong lợi ích nội bộ là giúp hiểu rõ hơn về những nội

hàm tài chính của các quyết định đầu tư và có được các thông tin cập nhật và nhất

quán cho những quyết định trong quản lý. Lợi ích bên ngoài là tạo ra cơ sở đáng tin

cậy để đàm phán tài trợ với các đối tác nhà nước và tư nhân, và làm khả năng thu

hồi chi phí cao hơn và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Cũng theo EUA, tính Chi

phí dựa vào Hoạt động (Activity Based Costing - ABC), một kỹ thuật thường được

sử dụng để thiết lập các hệ thống tính phí đầy đủ trong GDĐH, đã ảnh hưởng về

mặt định nghĩa nhưng chưa đạt được sự hiểu biết và sử dụng chung trong các cơ sở

GDĐH ở châu Âu như đã đạt được trong lĩnh vực kinh doanh.

Theo Robert S. Kaplan (2000), để việc giám sát sử dụng nguồn lực tài chính

của các đối tượng hưởng lợi có hiệu quả, tác giả cho rằng các trường đại học phải

phát triển hệ thống thông tin minh bạch trong việc tổng hợp và xác định chi phí

trong hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư phát triển. Tác giả tin rằng các

trường đại học hoạt động hiệu quả hơn nếu họ sử dụng các công cụ kinh tế này.

Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định việc quản lý chi phí trong trường đại học cần một

hệ thống kế toán minh bạch, có kỷ luật chặt chẽ và phải được thể hiện bằng dòng

tiền, trong đó đặc biệt phải cho thấy dòng chảy của vốn mà trường nhận được từ nhà

nước và các nguồn khác, đồng thời kết quả quản lý tài chính phải được thể hiện

bằng những thay đổi trong giá trị tài sản ròng theo thời gian mặc dù những chi phí

thường thấp không phải là đối tượng quan tâm đặc biệt. Tóm lại, theo tác giả để

17

đảm bảo được việc kiểm soát tài chính trong các trường ĐHCL thì yêu cầu hệ thống

kế toán của một trường đại học phải có ba loại thông tin kinh tế: báo cáo dòng tiền,

bảng cân đối kế toán và thuyết minh thay đổi giá trị tài sản. Hệ thống này là công cụ

cơ bản được sử dụng bởi các kiểm toán viên và các nhà chức trách để kiểm tra tính

minh bạch trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài có thể tổng

hợp thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về chính sách tài chính cho

GDĐH, tự chủ tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL.

Nhóm thứ hai nghiên cứu về quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL. Nhóm thứ

ba nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh QTTC đối với ĐHCL.

1.2.1. Nghiên cứu về chính sách tài chính, cơ chế quản lý tài chính và tự

chủ tài chính đối với trường đại học công lập

Các nghiên cứu có giá trị trong nhóm này có thể kể đến là:

Các đề tài, dự án, nghiên cứu như Đề tài cấp Bộ: "Hoàn thiện cơ chế, chính

sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học

Việt Nam" do GS.TS Mai Ngọc Cường (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) chủ trì;

Đề tài cấp Bộ: "Đổi mới cơ chế chính sách tài chính trong quá trình xã hội hóa hoạt

động giáo dục đại học Việt Nam", do TS. Vũ Quốc Huy - Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2002; Dự án "Điều tra thực trạng và kiến nghị giải pháp

đổi mới đầu tư tài chính đối với các trường đại học Việt Nam phù hợp với cơ chế thị

trường và hội nhập kinh tế quốc tế’’ do GS.TS Mai Ngọc Cường - Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2005; Dự án "Điều tra thực trạng và khuyến nghị

giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam" do GS.TS. Mai

Ngọc Cường - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2008. Phan Huy

Hùng (năm 2009), đề tài: Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam". Đề tài NCKH cấp Bộ "Hoàn thiện

cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập khối kinh tế ở Việt

Nam" của PGS.TS. Vũ Duy Hào, 2005; Đề tài cấp Bộ "Điều tra thực trạng và

khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam"

18

của GS.TS. Mai Ngọc Cường, 2007; Đề tài NCKH cấp Bộ "Đổi mới cơ chế tài

chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

và định hướng 2020" của PGS.TS. Nguyễn Trường Giang, 2013; Đề tài NCKH cấp

Bộ "Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam giai

đoạn 2014-2020" của TS. Đỗ Thị Thanh Vân, 2015; Đề tài NCKH cấp Bộ "Nghiên

cứu hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng trực

thuộc Bộ Công Thương" của ThS. Tào Thị Kim Vân, 2016.

Các luận án tiến sĩ như: "Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại

học ở Việt Nam" của Lê Phước Minh, 2005; "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính

nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam" của Bùi Tiến Hanh, 2007;

"Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam" của

Nguyễn Anh Thái, 2008; "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học

công lập ở Việt Nam" của Trần Đức Cân, 2012; "Tác động của công tác quản lý tài

chính đến chất lượng giáo dục đại học - nghiên cứu điển hình tại các trường đại

học thuộc Bộ Công thương" của Nguyễn Minh Tuấn, 2015; "Huy động nguồn tài

chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam" của

Trần Trọng Hưng, 2015…

Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề về GDĐH; vai trò

trường ĐHCL trong hệ thống GDĐH; khái niệm, đặc điểm, phân loại các trường

ĐHCL; cơ chế vận hành GDĐH trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu cần đổi mới

toàn diện hệ thống giáo dục, đặc biệt GDĐH để nâng cao chất lượng đào tạo…

Đồng thời hệ thống hóa những vấn đề cơ chế quản lý tài chính, chính sách tài

chính, cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL. Nhiều nghiên cứu làm rõ

những yếu tố tạo nên cơ chế tự chủ tài chính, đó là: tự chủ trong quản lý, khai thác

các khoản thu, tự chủ trong quản lý chi tiêu, tự chủ trong sử dụng tài sản; đưa ra

tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính trên các khía cạnh:

tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc, sự thừa

nhận của cộng đồng; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính, đến cơ chế tự

chủ: chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, hệ thống pháp luật, sự phát

triển thị trường lao động, năng lực quản lý của cơ quan chủ quản, trình độ quản lý

19

của lãnh đạo tại trường, chiến lược phát triển của trường, quy mô và lĩnh vực đào

tạo của trường, tổ chức bộ máy quản lý tài chính, trình độ chuyên môn của đội

ngũ cán bộ giảng dạy… Các tác giả đã tiếp cận nghiên cứu chính sách tài chính

đối với trường ĐHCL theo các bộ phận cấu thành là chính sách khai thác, huy

động nguồn tài chính và chính sách phân phối, sử dụng nguồn tài chính… Nội

dung cơ chế tài chính được khái quát bao gồm cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài

chính và quản lý sử dụng nguồn lực tài chính, cơ chế quản lý tài sản, cơ chế kiểm

tra, kiểm soát tài chính.

Các nghiên cứu trên cũng đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý tài chính,

chính sách tài chính, cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL, những thành

tựu, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập cũng như nguyên nhân của những

hạn chế bất cập. Từ đó đề xuất một số giải pháp như đa dạng hóa các nguồn tài

chính, đảm bảo tính đồng bộ giữa chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong

GDĐH thông qua việc hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình

"giá thị trường" GDĐH; nâng cao hiệu lực quản lý GDĐH chuyển từ quản lý trực

tiếp sang giám sát GDĐH; xu hướng gia tăng trong khai thác, huy động các

nguồn tài chính ngoài NSNN và các chiến lược nhằm tăng nguồn thu từ người học

và các nguồn thu tiềm năng khác; coi học phí là giá cả của dịch vụ GDĐH; tăng

cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính GDĐH; tăng nguồn thu

từ học phí và lệ phí, từ hoạt động đào tạo và NCKH, chuyển giao công nghệ, dịch

vụ, từ đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…; cải tiến phân

bổ NSNN; hoàn thiện việc phân công, phân cấp quản lý tài chính đối với các

trường ĐHCL…

1.2.2. Nghiên cứu về quản lý tài chính trường đại học công lập

Một số luận án của các nghiên cứu sinh trong nước liên quan đến quản lý

tài chính đối với trường ĐHCL có thể kể đến là: Luận án của Vũ Thị Thanh Thủy

(2012) với đề tài: "Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam".

Luận án của Nguyễn Thu Hương, 2014: "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối

với chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt

Nam"; Luận án "Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo

20

dục và Đào tạo ở Việt Nam" của Lương Thị Huyền, 2016; Nguyễn Thị Hương

(2015) với đề tài: "Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh

đổi mới giáo dục đại học"...

Có thể khái quát những nội dung nghiên cứu chính của các công trình trên

như sau:

Các tác giả đã đưa ra khái niệm về quản lý tài chính các trường ĐHCL dưới

góc độ quản lý của Nhà nước, đặc điểm, nguyên tắc, sự cần thiết của quản lý tài

chính các trường ĐHCL. Nội dung quản lý tài chính các trường ĐHCL được các tác

giả khai thác trên các khía cạnh: quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài sản hoặc là

quản lý việc phân phối kết quả hoạt động tài chính. Các tác giả cũng đưa ra các chỉ

tiêu đánh giá quản lý tài chính các trường ĐHCL, nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới

quản lý tài chính các trường ĐHCL, nêu kinh nghiệm quản lý tài chính các trường

ĐHCL một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Các tác giả cũng đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường ĐHCL ở

Việt Nam, các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD-ĐT trên các khía cạnh: quản lý thu,

quản lý chi, quản lý tài sản, phân phối kết quả hoạt động tài chính, quản lý tài chính

theo hướng tự chủ tài chính; những thành tựu, kết quả đạt được và những hạn chế,

bất cập cũng như nguyên nhân của những hạn chế bất cập.

Trên cơ sở dó đã đề xuất một số giải pháp vĩ mô như tăng cường tự chủ tài

chính cho các trường ĐHCL, ứng dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính

gắn với kết quả đầu ra trong thực hiện vai trò của Nhà nước, hoàn thiện chính sách

học phí, chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên, hoàn thiện quản lý thu và sử dụng

học phí, hoàn thiện cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN hướng dần theo kết quả đầu

ra, khắc phục tình trạng bình quân, cào bằng, thực hiện cơ chế giá dịch vụ thay cho

phí dịch vụ… Nhóm giải pháp vi mô như đa dạng hóa các nguồn tài chính, hoàn

thiện, nâng cao hiệu quả chi, hoàn thiện trích lập các quỹ từ kết quả hoạt động tài

chính, tăng cường quản lý tài sản, hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, thông tin,

quy trình quản lý tài chính khoa học, nâng cao chất lượng công tác phục vụ đào tạo,

công khai hóa chất lượng GD-ĐT…

21

1.2.3. Nghiên cứu về các khía cạnh quản trị tài chính đối với đại học

công lập

Các nghiên cứu trong nhóm này tập trung nghiên cứu về vấn đề học phí,

xác định chi phí, giá dịch vụ đào tạo ĐHCL. Tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Thị

Lan Hương (2015), đề tài: "Chính sách chia sẻ chi phí đào tạo giáo dục đại học Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030"; Phan Công Nghĩa và các cộng sự (2015);

đề tài: "Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập".

Trần Quang Hùng (2016); đề tài: "Chính sách học phí đại học của Việt Nam"...

Các nghiên cứu này đã phân tích và làm rõ những hạn chế của chính sách

học phí là mức học phí thấp, chưa dựa trên cơ sở chi phí và chất lượng đào tạo,

chưa đảm bảo cơ chế cạnh tranh giữa các trường. Chế độ học phí đối với các trường

công lập chậm được đổi mới, mức thu học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với mặt

bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Điều này

đã làm hạn chế quyền tự chủ của các trường trong việc quản lý và sử dụng các

nguồn lực tài chính. Qua đó các nghiên cứu khuyến nghị giải pháp tăng học phí theo

hướng chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học,

Đề tài NCKH cấp Bộ "Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam" của

PGS.TS. Nguyễn Văn Áng, 2009. Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước

và các trường đại học trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết cho việc tính toán chi phí

đào tạo thực tế 01 sinh viên cho các trường.

Đề tài "Kết quả nghiên cứu xác định chi phí đào tạo một sinh viên đại học ở

Việt Nam và khuyến nghị về chính sách tài chính giáo dục đại học Việt Nam" của

TS. Phạm Vũ Thắng, đăng trong kỷ yếu hội thảo "Đổi mới cơ chế tài chính đối với

giáo dục đại học" năm 2012. Đề tài tập trung xác định chi phí đào tạo thực tế một

sinh viên đại học Việt Nam năm 2010, xác định chi phí đào tạo hợp lý theo các mức

chất lượng khác nhau cho một sinh viên đại học Việt Nam năm 2010, đề xuất chính

sách học phí.

Đề tài NCKH cấp Bộ "Xác định chi phí hình thành giá dịch vụ và công cụ

quản lý chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế trong điều kiện hiện

nay ở Việt Nam" của TS. Ngô Thanh Hoàng và ThS. Phạm Văn Trường, 2015. Đề

22

tài đã luận giải về giá dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế, luận giải về xác định chi

phí hình thành giá dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế, luận giải cách thức xác định

chi phí hình thành giá dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế, luận giải về hệ thống

công cụ quản lý chi phí hình thành giá dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế.

1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Từ việc nghiên cứu về QTTC nội bộ các trường ĐHCL trên thế giới và

trong nước, một số khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta được

đúc kết như sau:

- Chưa có nhiều nghiên cứu về tự chủ và QTTC trong bối cảnh tự chủ đối

với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương.

- Các nghiên cứu chưa đưa được các giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác mọi

tiềm năng, lợi thế trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam đối với các cơ sở GDĐH nói

chung và các trường đại học trong Bộ Công Thương nói riêng. Các nghiên cứu về

thực hiện việc liên kết giữa trường với doanh nghiệp nhằm cung ứng nguồn nhân

lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp; tăng cường thực hiện việc liên kết đào tạo

với các trường quốc tế, khuyến khích việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà

nước, mở rộng và nâng cao dịch vụ tư vấn đào tạo vẫn chưa đưa ra được các hướng

đi cụ thể và thích hợp.

- Các nghiên cứu về tính toán chi phí cần thiết trong quá trình đào tạo chưa

phản ánh đầy đủ cơ sở khoa học để xác định mức chi phí trong điều kiện tự chủ của

các trường cụ thể cũng như chưa xác định được tất cả chi phí cần thiết để đào tạo

một sinh viên theo ngành học với những tiêu chí chất lượng nhất định. Khi tính

đầy đủ mọi chi phí trong đào tạo đại học mới có thể xác định được giá thành dịch

vụ đào tạo.

- Có một số nghiên cứu về xác định mức thu học phí nhưng vẫn chưa đưa ra

được mức thu học phí cụ thể dựa trên cơ sở ngành, khối ngành đào tạo của từng

trường trong điều kiện tự chủ tài chính. Nguyên nhân từ chỗ chưa xác định được giá

thành dịch vụ đào tạo nên chưa thể xác định học phí thích hợp để có thể biết được

điểm hòa vốn, lãi hoặc lỗ trong đào tạo.

23

Tóm lại, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện chủ trương đổi mới GDĐH,

xã hội hóa và mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các

trường ĐHCL, nhiệm vụ QTTC tại các trường ĐHCL càng trở nên nặng nề, không

còn ỷ lại chờ bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) rót xuống và phân phối

theo những chỉ dẫn của cấp trên, mà năng động sáng tạo tìm kiếm nguồn huy động

thích hợp xác lập cơ chế phân phối hợp lý với tinh thần trách nhiệm cao trước nhà

trường, trước xã hội và trước Nhà nước. Những nghiên cứu về QTTC đối với các

trường ĐHCL trên thế giới và trong nước là những thông tin quý báu và cần thiết

trong nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện quá trình QTTC đối với

các ĐHCL ở nước ta. Những khoảng trống trong nghiên cứu về QTTC trong ĐHCL

được rút ra trong quá trình tổng hợp tài liệu cũng là những trăn trở cần xem xét để

có thể áp dụng phù hợp trong điều kiện thực tiễn ở nước ta đang thực hiện đổi mới

chất lượng GDĐH trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đây cũng là cơ sở để xác định

hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án này.

24

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

2.1. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ VẤN ĐỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

2.1.1. Giáo dục đại học: Khái niệm và loại hình

Giáo dục là quá trình thu nhận, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, giá trị, niềm

tin và thói quen của một người hay một nhóm người thông qua các hoạt động dạy -

học hay nghiên cứu. Nhờ giáo dục, tài sản trí tuệ, kỹ năng, kinh nghiệm... của thế hệ

này có thể trao, truyền cho thế hệ khác. Giáo dục có thể diễn ra thông qua hình thức

tự học - tự giáo dục song thông thường, giáo dục gắn liền với sự hướng dẫn của

người khác. Trong xã hội hiện đại, giáo dục chính thức thường được tổ chức thông

qua hệ thống nhà trường và thường được chia ra thành nhiều giai đoạn như: giáo

dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và GDĐH. Trong trường hợp

này, nhà trường là nơi tổ chức các quá trình dạy và học, giúp người học hình thành,

chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng... cần thiết. Ở góc độ như vậy, người ta có thể nói

nhà trường là người cung cấp các dịch vụ giáo dục.

Trong hệ thống giáo dục, GDĐH là cấp độ giáo dục trình độ cao, trong đó

người học là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Bên cạnh việc trau dồi

phẩm chất và hoàn thiện nhân cách, mục tiêu của GDĐH là giúp người học có kiến

thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về một ngành nghề, khả năng giải quyết những

vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo. Vì thế, GDĐH là nơi rèn luyện trí

tuệ, phát triển phẩm chất đạo đức của người học để họ có thể trở thành những người

công dân có trách nhiệm. GDĐH đóng vai trò là "hệ thống nuôi dưỡng" của mọi

lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế,

đảm bảo nguồn nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch,

thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. GDĐH còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời,

cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu

của xã hội. GDĐH cần phải được thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua các cơ sở

25

GDĐH bao gồm các trường cao đẳng, đại học, học viện - có thể gọi chung là trường

đại học, với các loại hình khác nhau.

Người ta có thể phân loại các trường đại học theo những tiêu chí khác nhau.

Căn cứ theo mục đích hoạt động

Theo tiêu chí này, các trường đại học được phân thành: các trường đại học

theo định hướng nghiên cứu và các trường đại học theo định hướng ứng dụng và các

trường đại học theo định hướng thực hành.

- Các trường đại học theo định hướng nghiên cứu: là các trường có hoạt

động đào tạo, NCKH chuyên sâu về các vấn đề lý thuyết, học thuật trong các lĩnh

vực khoa học và phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có

năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản, có năng lực chủ trì nghiên cứu giải

quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế; thực hiện đào tạo

tinh hoa, triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các tiến bộ khoa học với các hoạt

động chính: phát minh, khám phá, sáng tạo. Với loại hình các trường đại học theo

mô hình nghiên cứu đòi hỏi cần có chi phí đủ lớn và chất lượng của đội ngũ các

nhà khoa học mạnh thực hiện nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng

bậc cao ở quy mô lớn.

- Các trường đại học theo định hướng ứng dụng: là các trường đào tạo đội

ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; NCKH và công nghệ tập trung vào

việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành

các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ

nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những

nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải

quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế. Với các

trường này, chi phí bỏ ra ít hơn, đáp ứng đào tạo được chất lượng khác nhau và các

nhu cầu khác nhau của sinh viên.

- Các trường đại học theo định hướng thực hành: là trường chú trọng đào

tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản

xuất; NCKH và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu

ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến

26

thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng

của các địa phương và các vùng, các tổ chức kinh tế.

Căn cứ vào ngành nghề đào tạo

Theo tiêu chí này, các trường đại học được chia thành các trường đại học

đào tạo chuyên ngành (đào tạo chuyên một ngành nghề nhất định), các trường đào

tạo đa ngành nghề nhằm bao phủ rộng khắp và cung cấp đầy đủ nhu cầu nhân lực

cho xã hội: ngành nông, lâm, thủy sản; ngành kinh tế tài chính, ngành kỹ thuật;

ngành mỹ thuật; thể dục thể thao…

Căn cứ vào hình thức sở hữu

Theo tiêu chí này, các cơ sở GDĐH được chia thành cơ sở GDĐH công lập

và tư thục. Cơ sở GDĐH công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo điều

kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở GDĐH tư thục do nhà đầu tư

thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

Khác biệt lớn nhất giữa hai loại hình này là quyền sở hữu. Cơ sở GDĐH

công lập thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Cơ

sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội tổ chức kinh tế tư nhân hoặc

cá nhân (các nhà đầu tư), do các tổ chức, cá nhân này đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Vì thế dù mô hình và địa vị pháp lý của trường ĐHCL có sự khác nhau

trong hệ thống GDĐH ở mỗi quốc gia, tuy nhiên về mặt khái niệm, trường ĐHCL

có thể được hiểu như sau: Trường ĐHCL là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân được Nhà nước thành lập và đầu tư về kinh phí và cơ sở vật

chất, hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi

nhằm cung cấp các nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo

dục đào tạo và nhu cầu phát triển của đất nước.

Căn cứ vào mức độ tự chủ

Mức độ tự chủ của một trường đại học phản ánh quan hệ giữa nhà nước với

trường đại học. Tùy theo mức độ kiểm soát và chi phối khác nhau của nhà nước đối

với các trường đại học người ta có thể phân chia các trường đại học thành những

dạng khác nhau. Về đại thể, có thể sắp xếp các trường đại học thành ba loại: 1) Các

trường đại học phụ thuộc (tức các trường do nhà nước kiểm soát hoàn toàn và được

27

bao cấp kinh phí ở mức độ cao) 2) Các trường đại học tự chủ một phần (các trường

được tự chủ trong một số khâu, một số mặt hoạt động trong khi nhà nước vẫn can

thiệp vào một số khâu, một số mặt khác); 3) Các trường đại học độc lập, tự chủ

hoàn toàn (mọi hoạt động của trường đại học đều do nhà trường tự quyết định và tự

chịu trách nhiệm trước xã hội, không có sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý

nhà nước). Trên thực tế, người ta cũng có thể chia nhỏ các trường dạng 2 (tự chủ

một phần) thành những kiểu khác nhau để tạo ra sự phân loại chi tiết hơn. Ngoài ra,

người ta cũng có thể phân loại các trường đại học theo mức độ tự chủ của một mặt

riêng biệt (như mức độ tự chủ tài chính chẳng hạn).

2.1.2. Đặc điểm của giáo dục đại học và đại học công lập

Giáo dục ĐHCL vừa có những đặc điểm của GDĐH nói chung, vừa có

những đặc điểm gắn liền với tính chất công lập của cơ sở đào tạo. Vì thế, đối với

loại hình này, có thể kể đến một số đặc điểm nổi trội sau:

Thứ nhất, dịch vụ GDĐH là một loại hàng hóa có tính chất xã hội đặc biệt

Dịch vụ giáo dục chính thức được cung cấp bởi các nhà trường hay cơ sở

đào tạo chuyên nghiệp. Với tư cách là một loại hàng hóa vô hình, dịch vụ giáo dục

về cơ bản có tính chất của một loại hàng hóa tư nhân. Theo kinh tế học, xét theo

tính chất tiêu dùng, các hàng hóa được chia làm hai loại: hàng hóa tư và hàng hóa

công. Một hàng hóa tư thuần túy là một loại hàng hóa có hai đặc tính về mặt tiêu

dùng: tính cạnh tranh (hay kình địch) và tính loại trừ trong khi hàng hóa công thuần

túy lại có tính phi cạnh tranh và tính phi loại trừ. Dịch vụ giáo dục có tính cạnh

tranh vì với cùng một khối lượng dịch vụ được cung cấp, việc sử dụng của người

này thường ảnh hưởng đến cơ hội và khả năng sử dụng của người khác. Nói cách khác,

đối với xã hội, chi phí biên để có thêm một người đi học không phải là bằng 0. Mặt

khác, dịch vụ giáo dục có tính chất loại trừ vì người cung cấp dịch vụ có thể dễ

dàng loại trừ một người nào đó ra khỏi sự tiêu dùng (theo học) nếu người này không

đáp ứng được các tiêu chí nhất định mà bên cung cấp đặt ra (chẳng hạn không đóng

học phí không được học). Do có các tính chất của một loại hàng hóa tư như vậy

(đặc biệt là tính loại trừ) nên dịch vụ giáo dục có thể dễ dàng được cung cấp thông

qua thị trường bởi khu vực tư nhân.

28

Tuy vậy, dịch vụ giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt. Trong xã hội hiện

đại, nó là loại hàng hóa hầu như tất cả mọi người đều phải tiêu dùng. Quá trình

trưởng thành của con người hiện đại cả về năng lực và nhân cách đều không tách rời

quá trình học tập, tu dưỡng trong hệ thống nhà trường, nhờ đó họ có thể tham gia

vào các hoạt động xã hội và nền kinh tế với tư cách là những công dân hay người

lao động. Theo nghĩa đó, giáo dục là dịch vụ thiết yếu đối với hầu hết mọi người,

góp phần đào tạo nên những con người không chỉ có khả năng kiếm sống mà còn là

những thành viên có đạo đức (chằng hạn có tính trung thực) và có trách nhiệm đối

với xã hội. Chính nhìn ở góc độ kết quả này của giáo dục mà nhiều người cho rằng,

nó ít nhiều mang tính chất của một hàng hóa công. Tuy vậy, bất luận sự tranh cãi là

như thế nào thì giáo dục là một loại hàng hóa có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng,

cần được khuyến khích sử dụng (nói cách khác, có thể xem giáo dục là một hàng

hóa khuyến dụng). Vì lý do này cũng như vì mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội,

nhà nước cần can thiệp vào lĩnh vực phát triển giáo dục (thông qua các biện pháp

như trợ cấp, tổ chức trực tiếp hệ thống trường công…), nhằm đảm bảo quyền tiếp

cận dịch vụ giáo dục dễ dàng hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em các gia

đình nghèo.

Tính chất đặc biệt của hàng hóa giáo dục còn là ở chỗ việc tiêu dùng nó có

thể làm phát sinh các ngoại ứng tích cực, do lợi ích cá nhân của người học có được

từ quá trình học tập nhỏ hơn lợi ích xã hội tương ứng (người học không chỉ có kiến

thức, kỹ năng… để kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai mà còn là thành

viên có hiểu biết và trách nhiệm hơn đối với xã hội. Nói cách khác, xã hội thu được

thêm những lợi ích phụ trội từ những người được giáo dục tốt hơn). Theo kinh tế

học, khi có ngoại ứng tích cực, sản lượng thị trường có xu hướng thấp hơn mức sản

lượng hiệu quả. Trong trường hợp này, nhà nước cần thực hiện chính sách trợ cấp

(cho nhà trường hoặc cho người học) để gia tăng hiệu quả của giáo dục, ngay cả khi

dịch vụ này được cung cấp bởi khu vực tư nhân.

Tóm lại, với tính chất của một hàng hóa tư, giáo dục có thể được cung cấp

thông qua thị trường. Tuy nhiên, với tính cách là một loại hàng hóa khuyến dụng, có

thể làm phát sinh ngoại ứng tích cực, thị trường giáo dục, tự nó, không thể hoạt

29

động hiệu quả. Thị trường cũng không thể mở ra cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục

công bằng đối với mọi người dân. Những "thất bại thị trường" kiểu này biện minh

cho sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực giáo dục nói chung, cũng như GDĐH

nói riêng.

Thứ hai, hoạt động đào tạo của trường đại học luôn gắn kết chặt chẽ với

nghiên cứu và các hoạt động khác

Giáo dục đại học không phải là sự nối dài đơn giản giáo dục phổ thông mà

là một cấp học khác biệt về chất so với các cấp học phổ thông. Các trường đại học

không chỉ là nơi truyền thụ tri thức mà còn là nơi sáng tạo tri thức. Vì thế, nhiệm vụ

của giáo viên đại học không chỉ là giảng dạy mà còn tham gia NCKH, tư vấn

chuyển giao tri thức. Nhờ vào hoạt động NCKH mà nội dung kiến thức được giảng

dạy trong các trường đại học luôn luôn được đổi mới, cập nhật, góp phần đào tạo

nên đội ngũ nhân lực có trình độ và khả năng thích ứng cao cho xã hội. Do vậy, chất

lượng đào tạo đại học phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng NCKH được tiến hành

trong nhà trường.

Hoạt động NCKH là một dạng hoạt động đặc thù, đòi hỏi sự tính sáng tạo

cao. Nó cần được nuôi dưỡng và khích lệ trong một môi trường đặc biệt, trong đó

mọi tìm tòi tri thức mới, phương pháp mới hay những kết luận mới, cách nhìn mới

cần được trân trọng, nâng đỡ. Những khác biệt trong quan điểm khoa học cần được

tranh luận, phản biện và kiểm chứng song cần được tôn trọng. Nói cách khác, tự do

học thuật là điều kiện cần thiết làm nên không gian sáng tạo cho hoạt động NCKH ở

các trường đại học.

Hoạt động NCKH là một loại hoạt động tốn kém (cần được đầu tư thích

đáng cả về nguồn lực tài chính lẫn con người), gặp nhiều rủi ro (kết quả nghiên cứu

tìm ra là không chắc chắn), song trong nhiều trường hợp không dễ thu hồi vốn

(những kết quả NCKH cơ bản chẳng hạn tuy có giá trị xã hội cao song hầu như

không thể thương mại hóa được). Vì thế, sự tài trợ cho hoạt động này không thể

thực hiện được một cách đơn giản thông qua thị trường, chẳng hạn thông qua nguồn

thu học phí của người học hoặc nguồn thu từ dịch vụ khoa học. Trong trường hợp

như vậy, nó cần nhà nước, các tổ chức xã hội hay những nhà hảo tâm… tài trợ. Đây

30

là lý do khiến cho các trường đại học có chất lượng, coi hoạt động NCKH là quan

trọng bên cạnh hoạt động giảng dạy, dù là trường công hay tư, thường là các trường

đại học phi lợi nhuận.

Đặc điểm này một mặt nói lên tính đặc thù trong cơ chế thu tài chính của

các trường đại học. Mặt khác, do tính phức tạp đặc thù của hoạt động NCKH, và sự

khác biệt của nó so với hoạt động giảng dạy, đặc điểm trên cũng gây ra không ít khó

khăn trong việc tập hợp chi phí, tính toán giá thành, xác định kết quả cho từng hoạt

động của trường đại học.

Thứ ba, sản phẩm của giáo dục rất khó đo lường chất lượng.

Để đo lường chất lượng và hiệu quả của giáo dục đòi hỏi nhiều thời gian,

đồng thời nó cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác trong quá trình sử dụng người

lao động - sản phẩm của giáo dục. Khác với các sản phẩm cụ thể khác như cái bút,

quyển vở, cái máy tính - những thứ có thể cho thấy ngay chất lượng và hiệu quả sử

dụng nó ngay sau lần sử dụng đầu tiên và suốt quá trình sử dụng sản phẩm, sản

phẩm đầu ra của giáo dục là con người, rất khó đánh giá. Một mặt, kết quả của hoạt

động giáo dục, đào tạo mang tính tổng hợp, rất khó đo lường. Kết quả điểm số thi

cử chỉ phản ánh một phần, một cách gián tiếp và thường không hoàn hảo các kiến

thức, kỹ năng mà người học thu nhận được (người học có thể có kết quả thi cử cao

do gian lận hay do hệ thống đánh giá dễ dãi). Trong khi đó, những khía cạnh khác

như giá trị, niềm tin, thái độ, ý chí... mà người học có thể chiếm lĩnh được từ quá

trình học tập thường không đo được và khó được thể hiện chính xác trong các hồ sơ

sinh viên. Mặt khác, "nguyên liệu" đầu vào của quá trình giáo dục cũng là con

người với tư cách là các cá nhân độc đáo, riêng biệt, có sức khỏe, tư chất, ý chí,

nghị lực, hoàn cảnh gia đình... khác nhau. Do đó cùng trong một môi trường giáo

dục, cùng được hưởng thụ các dịch vụ giáo dục tương tự nhau, kết quả học tập và sự

trưởng thành của các cá nhân khác nhau là không giống nhau.

Người ta cũng có thể căn cứ vào sự thành đạt của các thế hệ cựu sinh viên

để đánh giá kết quả và chất lượng của một trường đại học. Tuy vậy, một mặt, người

ta cần phải có một thời gian dài để có thể thu thập được các thông tin như vậy. Mặt

khác, sự thành đạt (hay các khái niệm tương tự như hạnh phúc...) của một cá nhân

31

sau khi rời ghế nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của nhà

trường, mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: đặc điểm cá nhân và gia đình,

cách thức sử dụng và đối xử của người sử dụng lao động, môi trường làm việc...

Đặc điểm này cho thấy: thứ nhất, khi đánh giá chất lượng đào tạo của một

cơ sở giáo dục cần sử dụng nhiều tham số, nhiều chỉ số, cả những chỉ số trực tiếp và

chỉ số gián tiếp; cần có phương pháp loại trừ tác động của những biến số khác đến

chất lượng nguồn nhân lực để việc đánh giá được chính xác và đầy đủ. Thứ hai, nó

cũng nói lên rằng không dễ để xác lập một tương quan hợp lý giữa giá cả (học phí)

và chất lượng đào tạo giữa các các cơ sở đào tạo. Thứ ba, việc xây dựng uy tín và

thương hiệu của một trường đại học là một quá trình khó khăn, lâu dài, gắn với

công sức của nhiều thế hệ người dạy và người học.

Thứ tư, mô hình và phương thức tài trợ cho GDĐH rất đa dạng

Có nhiều mô hình cung cấp dịch vụ GDĐH ở các quốc gia khác nhau, trong

đó khác nhau bởi nhà cung cấp, nhà tài trợ và phương thức tài trợ. Các nhà cung cấp

dịch vụ này có thể là các tổ chức công lập hay ngoài công lập. Tài trợ cho hoạt động

GDĐH có thể là nguồn NSNN hay nguồn vốn của tư nhân. Như vậy, một trường đại

học có thể được tài trợ bởi NSNN, cũng có thể được tài trợ bởi các nguồn vốn khác

từ khu vực tư. Ngược lại, Nhà nước, với tư cách là người tài trợ, có thể sử dụng

NSNN để tài trợ cho các đơn vị công lập hoặc tư nhân để cung cấp dịch vụ giáo dục

cho xã hội.

Ở Việt Nam trước đây, cũng giống một số nước châu Âu như Anh và Đức

theo mô hình bao cấp cho GDĐH. Nhà nước sử dụng NSNN để tài trợ cho các cơ sở

GDĐH công lập để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, trong

hai thập kỷ gần đây, quá trình xã hội hóa giáo dục cùng với xu hướng chi phí đào tạo

và nghiên cứu tăng cao khiến các trường đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí

của sinh viên để tồn tại. Vả lại, thu nhập vượt trội của người tốt nghiệp đại học so với

người chưa học đại học làm cho việc theo đuổi giáo dục bậc đại học thực sự là một

cuộc đầu tư cho tương lai, và cung cấp GDĐH đã trở thành một thị trường năng động.

Tuy vậy, vì tính chất đặc biệt của dịch vụ giáo dục như đã nói trên nên

không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường mà vẫn cần can thiệp/tài trợ của Nhà

32

nước ở mức độ nhất định. Đối với những ngành học rất cần cho tương lai quốc gia

(như khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, các ngành công nghệ cao…) mà thị

trường không thể đáp ứng đủ (vì mục tiêu lợi nhuận) thì đó chính là nơi cần sự tài

trợ của nhà nước.

So với các cơ sở GDĐH tư thục, các trường ĐHCL có một số điểm khác

biệt sau:

Về quyền sở hữu, cơ sở GDĐH công lập thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà

nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Cơ sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của các tổ

chức xã hội tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân (các nhà đầu tư), do các tổ chức,

cá nhân này đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Đây là khác biệt lớn nhất giữa các

trường ĐHCL và tư thục. Tính chất sở hữu sẽ quyết định mô hình quản trị và các

chính sách tài chính.

Mô hình quản trị của các cơ sở GDĐH tư thục là mô hình tự trị của một tổ

chức độc lập, có thể tổ chức gần giống như mô hình quản trị doanh nghiệp, trong đó

đề cao vai trò của Hội đồng trường (tương tự như Hội đồng quản trị doanh nghiệp).

Trong khi đó, việc quản trị các cơ sở GDĐH công lập khó tránh khỏi bị tác động và

chi phối bởi sự can thiệp ở những mức độ khác nhau của nhà nước.

Về phương diện tài chính, dù vẫn có thể nhận được sự hỗ trợ, tài trợ từ phía

nhà nước do tính chất đặc biệt của hàng hóa giáo dục, song về nguyên tắc, hoạt

động của các trường đại học tư thục là dựa trên nền tảng tự chủ tài chính. Các

trường này có thể vận hành trên cơ sở mô hình đại học vì lợi nhuận hay phi lợi

nhuận. Tuy nhiên, các trường ĐHCL buộc phải thực hiện các mục tiêu và sứ mệnh

xã hội mà nhà nước giao phó, do đó, phải là những trường đại học phi lợi nhuận.

Mức độ tự chủ tài chính của các cơ sở GDĐH công lập là khác nhau, tùy thuộc cách

thức xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học ở mỗi quốc gia. Vì thế, vấn

đề tự chủ tài chính thực chất chỉ được đặt ra đối với các trường ĐHCL.

2.1.3. Tự chủ đại học - điều kiện thiết yếu đối với sự phát triển của giáo

dục đại học

Tự chủ đại học có thể được hiểu và diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

Theo Anderson and Jonhson (1998) tự chủ đại học là "sự tự do của một cơ sở giáo

33

dục trong việc điều hành công việc của mình mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động

từ bất cứ cấp chính quyền nào". Theo nghĩa này, một trường đại học tự chủ có

nghĩa là nó có khả năng và điều kiện để "tự quản mà không có sự can thiệp từ bên

ngoài" (Groof J. D,. Neave G,. Svee J., 1988). Về cơ bản, nó được tự do tổ chức các

hoạt động của mình phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh đã tuyên bố mà không chịu sự

chi phối hay sự can thiệp trực tiếp bởi các cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài đặc tính tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, khi đề cập đến quyền

tự chủ của các trường đại học, Prof. Ulrike Felt và Michaela Glanz (2002), còn nhấn

mạnh đến quyền tự thiết lập các hệ thống giá trị, các hình thức liên kết, các lĩnh vực

hoạt động trong xã hội nhằm gia tăng các giá trị khoa học.

Theo Từ điển tiếng Việt và hiểu theo nghĩa truyền thống, "Tự chủ là tự điều

hành, quản lý một việc của mình, không bị ai chi phối" hay "tự chủ là mức độ tự

quyền và độc lập mà một công việc cho phép người làm được xác định thêm sẽ thực

hiện công việc đó như thế nào". Tự chủ được hiểu là tự mình có quyền và có thể

kiểm soát được những công việc của mình.

Về thực chất, tự chủ đại học phản ánh mối quan hệ giữa trường đại học và

chính phủ, mức độ can thiệp của chính phủ vào những vấn đề khác nhau của trường

đại học. (Phạm Phụ, Quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội, 2006). Quyền tự

chủ của trường đại học càng cao khi sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động

khác nhau của nhà trường càng ít. Vì thế, đo theo mức độ tự chủ, Ngân hàng thế

giới (2008- Báo cáo về xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học) đã xếp các trường

đại học thành 4 mô hình khác nhau: 1) mô hình trường đại học do nhà nước kiểm

soát hoàn toàn; mô hình trường đại học bán tự chủ; 3) mô hình trường đại học bán

độc lập; 4) mô hình trường đại học độc lập. Trong mô hình độc lập, trường đại học

hoạt động như một thực thể hoàn toàn tự chủ, tự quyết định. Tuy vậy, ngay cả trong

trường hợp này, theo Báo cáo trên, nó ít nhiều vẫn chịu sự kiểm soát nhất định của

nhà nước, chẳng hạn như yêu cầu về tính giải trình.

Dù có thể có những cách nhìn nhận khác nhau, song khái quát lại, có thể

hiểu tự chủ đại học là khả năng chủ động, tự ra quyết định của các trường đại học

trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động học thuật, tài chính, tổ chức và nhân

34

sự của mình trên cơ sở sự tự chịu trách nhiệm. Tự chủ là điều kiện cần để giúp các

trường thực hiện tốt sứ mệnh của mình, có tính tương đối và chịu ảnh hưởng bởi

chiến lược điều khiển hệ thống GDĐH của Nhà nước.

Tự chủ đại học được xem là điều kiện thiết yếu đối với sự phát triển của

trường đại học. Như đã trình bày ở trên, với tư cách là một cơ sở tạo ra và truyền bá

tri thức, việc giảng dạy ở trường đại học luôn đòi hỏi phải được song hành với hoạt

động NCKH. Do tính đặc thù của mình, hoạt động này luôn yêu cầu phải được nuôi

dưỡng, khuyến khích trong một môi trường tự do học thuật. Với tư cách là các

chuyên gia, cộng đồng khoa học của trường đại học là người có khả năng am hiểu

nhất về những gì mà mình cần phải nghiên cứu và giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu

của xã hội. Do đó, một trường đại học đẳng cấp phải là nơi được tự chủ về mặt học

thuật. Đến lượt mình, tính tự chủ về học thuật lại cần được yểm trợ bằng các điều

kiện tự chủ khác: tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính.

Nội dung của khái niệm tự chủ đại học được thể hiện trong cách thành tố

cấu thành của nó. Do quan điểm tự chủ khác nhau nên nội dung/các thành tố tự chủ

đại học giữa Mỹ và châu Âu cũng được quan niệm không giống nhau.

Ở Mỹ, người ta cho rằng, tự chủ đại học gắn với tự do học thuật, nên mức

độ tự chủ của các đại học ở Mỹ có phổ khá rộng. Tùy theo mức độ can thiệp của

Nhà nước vào các hoạt động của trường đại học, nội dung tự chủ đại học ở Mỹ được

phân thành 7 vấn đề chính: (1) nghiên cứu và công bố; (2) nhân sự; (3) chương trình và

giảng dạy; (4) chuẩn mực học thuật; (5) sinh viên; (6) quản trị nhà trường và (7) hành

chính và tài chính.

Hình 2.1 cho thấy mức độ can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực hoạt

động của trường đại học ở Mỹ. Trong 7 nội dung trong tự chủ đại học thì Nhà nước

thường can thiệp nhiều nhất vào nội dung Hành chính và Tài chính (A&F) và

Chuẩn mực học thuật (Ac.S), như số lượng sinh viên, mức học phí, đóng cửa hay

sáp nhập, kiểm định chất lượng, kiểm toán tài chính. Mức độ can thiệp trung bình

thường là hoạt động Nghiên cứu và công bố, sinh viên, và chương trình giảng dạy,

như chuẩn mực nhập học, ưu tiên nghiên cứu. Mức độ can thiệp ít nhất thường là

Quản trị và Nhân sự như miễn, bãi nhiệm nhân sự, kiểm soát hoạt động khoa học.

35

Hình 2.1: Mức độ tự chủ trường đại học Mỹ

Phạm Phụ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Một số kinh nghiệm

quốc tế về tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học

Một nghiên cứu (OECD, 2003) cho thấy, ở các quốc gia khác nhau, việc lựa

chọn mức độ tự chủ khác nhau cho từng nội dung nói trên tùy thuộc vào thái độ của

Chính phủ mỗi nước. Ở các nước có mức độ tự chủ cao, sự kiểm soát của Chính

phủ chỉ tập trung vào nội dung 4 (chuẩn mực học thuật) và nội dung 7 (hành chính

và tài chính). Các quốc gia có mức độ tự chủ trung bình thì sự kiểm soát của Nhà

nước có thể tăng thêm ở nội dung 3 (chương trình và giảng dạy) và nội dung 6

(quản trị nhà trường). Trong khi đó, ở các quốc gia có mức độ tự chủ thấp, Chính

phủ có quyền can thiệp vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường đại học.

Còn Châu Âu (và Úc) thì quan niệm tự chủ đại học và tự do học thuật khác

nhau. Tuy nhiên, 4 thành tố chính của tự chủ đại học do Hiệp hội các trường Đại

học Châu Âu (EUA, 2018) đưa ra và được thừa nhận rộng rãi được là: (1) tự chủ về

tổ chức; (2) tự chủ về tài chính; (3) tự chủ về học thuật và (4) tự chủ về nhân sự.

Hình 2.2: Các thành tố tự chủ đại học

Nguồn: EUA, 2018.

Tự do học thuật

Tự chủ

36

- Tự chủ về tổ chức (Organisational autonomy): Là quyền tự chủ của trường

đại học trong việc quyết định cơ cấu tổ chức và cơ chế tự ra quyết định.

Tự chủ về tổ chức được coi là sự chủ động về cách thức quản lý các nguồn

lực khác nhau nhằm mục tiêu phát triển của nhà trường. Với sự tự chủ này, các

trường đại học được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức;

tiến hành thành lập, cơ cấu tổ chức hay giải thể các đơn vị trực thuộc; thực hiện

công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển

trường theo tầm nhìn và định hướng riêng.

- Tự chủ về tài chính (Financial autonomy): Là quyền tự chủ của nhà

trường về quản lý và phân bổ nguồn tài chính một cách độc lập, cho phép trường

huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình.

Với sự tự chủ này, các trường được tự quyết định và chủ động trong hoạt

động khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các nguồn lực tài

chính, tài sản hiện có; thực hiện cân đối thu chi các nguồn tài chính nhằm đảm bảo

tính minh bạch của toàn hệ thống tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính trong đơn

vị tuân thủ đúng pháp luật.

- Tự chủ về học thuật (Academic autonomy): Là quyền tự chủ của các

trường trong việc đưa ra các quyết định về học thuật trong nội bộ trường một cách

độc lập nhằm đạt được những mục tiêu đề ra một cách linh hoạt.

Tự chủ về học thuật là sự chủ động trong công tác đào tạo và NCKH. Thực

hiện tự chủ học thuật, các trường đại học được tự quyết định về các ngành học cũng

như chương trình đào tạo, tự quyết định các tiêu chuẩn học thuật và đảm bảo chất

lượng; tự quyết định phương thức tuyển sinh; tự xác định mục tiêu và vấn đề nghiên

cứu, các hình thức thực hiện cũng như phương thức liên kết trong việc theo đuổi các

mục tiêu khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu phát

triển của từng lĩnh vực học thuật.

- Tự chủ về nhân sự (Staffing autonomy): Là quyền tự chủ của trường trong

việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp nhất theo yêu cầu của trường.

Sự chủ động của các trường đại học về các phương diện tổ chức, học thuật,

tài chính và nhân sự là không thể tách rời. Với những quyền chủ động nói trên, các

37

trường đại học vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa thúc đẩy cạnh tranh

lành mạnh và năng động, đóng góp chung vào sự phát triển hệ thống GDĐH trong

bối cảnh kinh tế thị trường và cạnh tranh toàn cầu.

Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rằng tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai

mặt thống nhất. Tự chủ tồn tại đồng thời với hệ thống tự kiểm soát tin cậy để đảm

bảo thực hiện các quyền tự quyết cũng như trách nhiệm giải trình. Vì vậy, có thể

nói: tự chủ đại học = quyền tự quyết + trách nhiệm giải trình.

Cuối cùng, tự chủ đại học không có nghĩa là trường đại học có sự tự do

hoàn toàn mà tự chủ đại học luôn được giới hạn trong khuôn khổ luật pháp và các

thỏa thuận giữa Nhà nước với khu vực GDĐH và từng trường đại học.

Tóm lại, tự chủ đại học luôn gắn với tự chịu trách nhiệm, yêu cầu công khai

minh bạch và kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước và xã hội. Tự chủ đại học là tự chủ

có điều kiện được xác định bởi quan hệ giữa nhà nước, xã hội và cơ sở GDĐH. Nói

đến tự chủ đại học chính là nói đến khuôn khổ xác định mức độ tự quyết của trường

đại học trong các mối quan hệ nói trên.

2.2. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ

SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.2.1. Tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập

2.2.1.1. Sự cần thiết tự chủ tài chính trong điều kiện tự chủ đại học

Tự chủ tài chính, về bản chất, là sự chủ động trong việc đảm bảo các nguồn

lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH của trường.

Tự chủ tài chính là một nội dung/ thành tố của tự chủ đại học. Vì vậy, nó là

một mặt không thể tách rời khi thực hiện tự chủ đại học. Sự cần thiết của tự chủ tài

chính được lý giải trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, tự chủ tài chính mở rộng khả năng huy động nguồn lực tài chính.

Tài chính là một nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của GDĐH.

Bởi vì, có nguồn lực tài chính mới có cơ sở để phát triển các yếu tố quyết định đến

chất lượng giáo dục như con người, cơ sở vật chất…

Giáo dục đại học đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn, trong khi NSNN dành

cho GDĐH công lập còn rất hạn chế so với nhu cầu, thì tự chủ tài chính là yêu cầu

38

tất yếu. Tự chủ tài chính tạo ra nhiều cơ hội để các trường đại học có thể huy động

các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn. Tự chủ tài chính hạn chế sự phụ

thuộc của các cơ sở GDĐH vào nguồn NSNN, đồng thời cho phép các trường có thể

khai thác các nguồn thu khác từ các hoạt động đào tạo; nghiên cứu; cung cấp dịch

vụ và các nguồn tài trợ khác.

Khi nguồn thu tăng lên, các trường đại học sẽ có nguồn lực tài chính đầu tư

cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… từ đó nâng cao chất lượng GDĐH.

Thứ hai, tự chủ tài chính khuyến khích chủ động và sáng tạo

Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ

sở GDĐH công lập đã mở ra cơ hội cho các đơn vị này nâng cao tính chủ động,

sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.

Thứ ba, tự chủ tài chính tăng hiệu quả sử dụng kinh phí

Tự chủ tài chính tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo có thể chủ động phân bổ và

sử dụng các nguồn lực của mình một cách hợp lý cho các hoạt động khác nhau, xây

dựng các định mức chi tiêu phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Khi được chủ động

quản trị và phân phối các kết quả tài chính của mình, các cơ sở đào tạo sẽ có động

lực để sử dụng nguồn thu, kể cả các nguồn kinh phí do ngân sách cấp một cách tiết

kiệm và hiệu quả.

Thứ tư, tự chủ tài chính thúc đẩy công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Một trong những yêu cầu đối với các đơn vị tự chủ tài chính là cần xây

dựng quy chế chi tiêu nội bộ và phát triển các công cụ quản trị nội bộ khác. Nhờ đó,

quản lý tài chính của các trường được thực hiện công khai, minh bạch hơn. Các nhà

quản trị cũng như các bộ phận chuyên môn phải chịu trách nhiệm giải trình cao hơn

không chỉ về tính tuân thủ mà còn chịu trách nhiệm giải trình về đầu ra và kết quả

của việc sử dụng nguồn lực. Điều đó tạo ra áp lực cho toàn tổ chức nâng cao tính

hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu.

2.2.1.2. Nội dung của tự chủ tài chính đại học

Tự chủ tài chính đại học bao gồm quyền tự chủ của cơ sở đào tạo đại học trong

cả hoạt động thu và chi nhằm thực hiện mục tiêu, sứ mệnh và nhiệm vụ của mình.

39

Tự chủ trong việc khai thác nguồn thu hàm nghĩa các trường đại học có

quyền chủ động, tự quyết trong việc xây dựng chính sách nguồn thu phù hợp, chủ

động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ giảng dạy, NCKH và tư vấn khác

nhau phù hợp với năng lực học thuật của mình để tạo ra các nguồn thu cần thiết.

Các trường đại học được khuyến khích đa dạng hóa nguồn thu, do đó có thể tạo ra

nguồn thu từ học phí, từ việc cung cấp các dịch vụ học thuật khác, từ kinh phí do

ngân sách nhà nước cấp hay hỗ trợ, từ việc huy động các nguồn tài trợ từ các tổ

chức hay các cá nhân hảo tâm... Các trường đại học tự chủ cũng được tự quyết định

trong việc xác định mức học phí, các mức giá dịch vụ trong khuôn khổ quy định

chung của nhà nước cũng như được chủ động lựa chọn các phương thức thu khác nhau.

Các trường đại học tự chủ được quyền chủ động, tự quyết trong việc phân

bổ nguồn lực tài chính cho các nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động khác nhau; tự xác

định các định mức hay phương thức chi tiêu, được tự chủ trong việc mua sắm phục

vụ các hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư tài chính và

trả lương cho đội ngũ lao động của mình. Về nguyên tắc, tự chủ chi tiêu tài chính

hàm nghĩa quyền chủ động và tự quyết của trường đại học trong việc sử dụng mọi

khoản thu mà trường có khả năng cân đối, bao gồm cả nguồn kinh phí do nhà nước

cấp hay tài trợ. Song song với quyền tự chủ, tự quyết định, trường đại học có trách

nhiệm giải trình trước nhà nước và xã hội về các hoạt động tài chính của mình theo

nguyên tắc công khai, minh bạch.

2.2.2. Quản trị tài chính trong điều kiện tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại

học công lập

2.2.2.1. Khái niệm và vai trò quản trị tài chính

Khái niệm quản trị có thể được sử dụng theo những cách khác nhau. Trong

phạm vi luận án này, thuật ngữ quản trị được hiểu là "các hoạt động của tổ chức,

bao gồm tiến trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của

tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra". Như vậy, quản trị bao gồm cả công

việc hoạch định chiến lược, quyết định chính sách, thiết lập quy tắc, đặt ra mục tiêu

của tổ chức; đồng thời, nó cũng bao gồm quá trình tổ chức, điều phối để đạt được

các mục tiêu đã được đặt ra.

40

Quản trị tài chính ở trường ĐHCL là quá trình hoạch định chiến lược/kế

hoạch tài chính, quyết định các chính sách, quy tắc tài chính, tổ chức thực hiện và

kiểm soát quá trình thực thi nhằm giúp nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra.

Các nhà QTTC trường ĐHCL có thể được chia thành hai cấp: QTTC cấp

cao và QTTC cấp cơ sở. Nhà QTTC cấp cao là người chịu trách nhiệm quyết định

chiến lược và chính sách tài chính để phát triển nhà trường trong dài hạn và chịu

trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động tài chính của đơn vị. Các chức danh

QTTC cấp cao bao gồm Hội đồng trường, Hiệu trưởng/Giám đốc, Phó Hiệu trưởng/

Phó Giám đốc. Nhà quản lý tài chính cấp cơ sở là người chịu trách nhiệm xây dựng

các quy tắc, quy chế tài chính; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính

để đạt được mục tiêu. Các chức danh QTTC cấp cơ sở bao gồm Trưởng ban Tài

chính - Kế hoạch, Phó ban Tài chính - Kế hoạch, Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán,

Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Phó phòng Tài chính - Kế toán, Giám đốc, Phó

Giám đốc các đơn vị trực thuộc trường…

2.2.2.2. Mục tiêu quản trị tài chính trường đại học công lập

Mục tiêu tổng thể của QTTC nội bộ các trường ĐHCL là đảm bảo nguồn tài

chính và phân bổ kinh phí thực hiện được các mục tiêu GDĐT đã đề ra. Các mục

tiêu cụ thể của QTTC trường ĐHCL bao gồm:

Một là, đảm bảo tính tuân thủ của các hoạt động tài chính

Tuân thủ chính sách, chế độ của Nhà nước cũng như chính sách, quy định

của nhà trường về thu, chi, quản lý tài sản được xem là mục tiêu đầu tiên của

QTTC. Mặc dù thực hiện tự chủ tài chính, các trường có quyền khai thác nhiều

nguồn thu khác, được xác định giá/phí dịch vụ, xây dựng định mức chi tiêu và phân

phối thu nhập, nhưng các trường vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà

nước. Khi mức độ tự chủ càng tăng thì các chính sách và quy định nội bộ càng có ý

nghĩa. Tuy nhiên, sự vận dụng chính sách chung để xây dựng chính sách nội bộ cần

được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính tuân thủ. Ngoài việc thực hiện thu, chi

đúng đối tượng, đúng định mức, các trường cần thực hiện đúng các quy định về thủ

tục thanh, quyết toán, hạch toán và chế độ báo cáo.

41

Hai là, huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động của trường

Như đã trình bày ở trên, các nguồn tài chính của trường ĐHCL bao gồm

nguồn NSNN và ngoài NSNN. Trong bối cảnh Nhà nước giao tự chủ nhiều hơn cho

các trường ĐHCL cũng đồng nghĩa với nguồn NSNN ngày càng giảm đi, các

trường phải gia tăng các nguồn tài chính khác ngoài NSNN.

Với quan điểm coi nhà trường giống như doanh nghiệp, nguồn thu ổn định

và thường xuyên nhất giúp trường trang trải các chi phí hoạt động phải là nguồn thu

từ việc cung cấp dịch vụ đào tạo của trường. Đây chính là nguồn thu học phí (giá

dịch vụ đào tạo) đến từ khách hàng là các sinh viên của trường. Vì vậy, không

ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo là con đường để các trường ĐHCL

có nguồn thu bền vững. Nhiệm vụ của các nhà QTTC trường ĐHCL là phải có

chính sách tài chính phù hợp thúc đẩy hoạt động đào tạo; đồng thời tính toán, cân

đối và ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính nhằm phát triển hoạt động đào tạo. Bên

cạnh đó, việc tính toán chi phí, xác định giá/phí dịch vụ đào tạo hợp lý cũng tạo ra

lợi thế cạnh tranh cho trường trong việc thỏa mãn nhu cầu và khả năng thanh toán

của các nhóm khách hàng khác nhau.

Bên cạnh nguồn thu từ người học qua cung cấp dịch vụ đào tạo, các trường

ĐHCL cần chú trọng khai thác các nguồn thu từ dịch vụ, hoạt động NCKH, chuyển

giao công nghệ và nguồn thu tài trợ, đóng góp khác của xã hội. Thông qua các mô

hình liên kết đào tạo, nghiên cứu, các trường có thể mở ra nhiều cánh cửa kết nối

nhà trường với doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động để có nguồn thu, đồng

thời gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với yêu cầu thực tiễn.

Ba là, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

Trong điều kiện các nguồn lực giới hạn và nhu cầu chi tiêu vô hạn thì việc

sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu

của quản lý tài chính nội bộ.

Yêu cầu hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tài chính được hiểu trên các khía

cạnh sau:

- Hiệu quả phân bổ: tức là nguồn lực tài chính được phân bổ đúng với nhu

cầu, nói cách khác, tiền chảy đến đúng nơi cần đến. Để đảm bảo điều đó, việc xác

42

định các ưu tiên chiến lược trong hoạt động của nhà trường cần được thực hiện

trước, trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực tài chính theo đúng thứ ưu tiên các hoạt

động để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của trường đã đề ra.

- Hiệu quả hoạt động: tức là nguồn tài chính được sử dụng, chi tiêu một

cách tiết kiệm. "Tiết kiệm" trong chi tiêu được hiểu là để có một hàng hóa, dịch vụ

nhất định thì chi phí bỏ ra là thấp nhất; hoặc ngược lại, với một mức chi phí nhất

định thì mua được một hàng hóa tốt nhất.

Để đảm bảo yêu cầu hiệu quả nói trên, các trường cần xây dựng chiến lược

và kế hoạch chi tiêu cụ thể; tính toán, xác định chi phí; kiểm soát chi tiêu. Phương

thức quản lý theo đầu ra và kết quả, cùng với các yêu cầu về tính tiên liệu, tính

minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia được coi là "tứ trụ" để quản trị tốt

nhà trường.

Bốn là, đảm bảo có tích lũy nhằm phát triển hoạt động GD-ĐT

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh là có lãi. Lợi nhuận là mục tiêu

trước mắt của doanh nghiệp. Mục tiêu lâu dài là doanh nghiệp sẽ mở rộng thị phần,

củng cố uy tín, phát triển hoạt động của mình và đóng góp cho xã hội. Các cơ sở

GDĐH, với quan điểm là nhà cung cấp dịch vụ, mặc dù với mục tiêu phi lợi nhuận,

cũng cần hướng đến mục tiêu thu nhập, có tích lũy. Các hoạt động và dịch vụ mà nhà

trường cung cấp cho khách hàng cũng cần được hạch toán để đảm bảo bù đắp chi

phí, có tích lũy để tăng thu nhập cho nhà trường và cán bộ viên chức. Tuy nhiên, do

đặc thù của hoạt động giáo dục đào tạo, mục tiêu thu nhập cần được cân nhắc và đặt

trong mối quan hệ với việc đảm bảo chất lượng và định hướng giáo dục quốc dân.

2.2.2.3. Nội dung quản trị tài chính trường đại học công lập

Nội dung QTTC trường ĐHCL bao gồm quản trị nguồn thu, quản trị chi

phí, quản trị chi tiêu, quản lý tài sản của đơn vị.

a. Quản trị chi phí

Do sự khác biệt về cơ sở kế toán, nên khái niệm chi tiêu và chi phí không

hoàn toàn đồng nhất với nhau. Nếu dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt, các khoản chi

tiêu của trường ĐHCL đều liên quan đến dòng tiền/ tiền mặt cần để thực hiện các

hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, trên cơ sở kế toán dồn tích, các khoản chi tiêu

43

nói trên có thể được xem xét theo tính chất như chi tiền lương, tiền công; chi khấu

hao; chi mua vật tư… Một khoản tiền chi ra ở kỳ này (chi tiêu phát sinh trong kỳ

này) nhưng có thể được phân bổ vào chi phí kỳ sau. Ngược lại, một khoản chi phí

trích trước vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chi tiêu ở kỳ sau.

Chỉ cần loại bỏ sự khác biệt về cơ sở kế toán và tuân theo nguyên tắc kế

toán dồn tích, và nhìn vào bản chất của các khoản tiền bỏ ra cũng như bản chất hoạt

động của nhà trường thì các khoản chi tiêu thực chất là chi phí nhà trường phải bỏ

ra để có thể hoàn thành việc cung cấp dịch vụ đào tạo và các hoạt động khác của

trường. Đặc biệt, trong điều kiện các trường ĐHCL tự chủ tài chính, cốt lõi của

quản trị chi tiêu là quản trị chi phí. Nó bao hàm việc phân loại, tập hợp, xác định chi

phí, kiểm tra kiểm soát, đánh giá các khoản chi của đơn vị.

b. Phân loại chi phí trong các trường đại học công lập

Để phục vụ mục tiêu quản trị chi phí, chi phí cần được phân loại theo nhiều

cách khác nhau. Các thông tin về chi phí không chỉ là cơ sở tính toán xác định giá

dịch vụ đào tạo, mà còn là cơ sở để nhà trường ra nhiều quyết định QTTC khác.

Các chi phí có thể được phân thành hoặc (i) chi phí trực tiếp và chi phí gián

tiếp hoặc (ii) chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Chi phí trực tiếp là các chi phí có thể ghi nhận một cách dễ dàng và hạch

toán cho một đối tượng chịu phí. Trong các trường đại học thì đối tượng chịu phí có

thể là một khóa học, một chuyên ngành, một tín chỉ, một phòng ban, một đề tài

nghiên cứu, hoạt động giảng dạy, hoạt động phục vụ...

Trong kế toán chi phí người ta sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp đối

với các chi phí trực tiếp. Loại chi phí này dễ nhận biết và hạch toán chính xác, ví dụ

như chi phí tiền lương, tiền công cho giảng viên, cán bộ nhân viên là những người

trực tiếp phục vụ cho hoạt động đào tạo, chi phí cho cơ sở vật chất phục vụ giảng

dạy học tập và những chi phí duy trì hoạt động bình thường của người học…

Chi phí gián tiếp là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng mà không

thể ghi nhận dễ dàng và hạch toán cho đối tượng chịu phí. Vì không thể ghi nhận

44

trực tiếp cho đối tượng chịu phí nên người ta tiến hành phân bổ chi phí gián tiếp cho

các đối tượng tính phí theo một cách thức hợp lý và có hệ thống. Việc lựa chọn cơ

sở phân bổ đúng đắn sẽ giúp cho việc phân bổ chi phí gián tiếp cho các đối tượng

chịu phí được hợp lý. Chi phí gián tiếp có thể kể tới trong các trường đại học là các

chi phí cho đầu tư phát triển như chi học tập nâng cao trình độ chuyên môn của cán

bộ giảng viên, chi hoạt động ngoại khóa, chi quảng bá nâng cao hình ảnh của

trường, chi phí điện nước sử dụng chung cho toàn trường…

Việc phân loại chi phí gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản

lý tài chính trường đại học, cho phép tìm ra các khâu cần cắt giảm chi phí từ đó

giảm chi phí đào tạo một sinh viên.

Chi phí biến đổi và chi phí cố định

Chi phí biến đổi (biến phí) là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự

thay đổi mức độ hoạt động của đơn vị. Chi phí biến đổi trong đào tạo trường đại học

là các khoản chi phí phụ thuộc vào quy mô đào tạo. Ví dụ: chi phí tiền công, tiền

lương, chi phí xăng dầu, chi phí văn phòng phẩm…

Chi phí cố định (định phí) là chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi

quy mô hoạt động của đơn vị thay đổi. Như vậy, dù đơn vị có hoạt động hay không

thì vẫn tồn tại định phí, ngược lại, khi đơn vị gia tăng mức độ hoạt động thì định phí

trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Trong các trường đại học, trong một phạm

vi nhất định, chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm tài sản cố định…có

thể được xem là định phí.

Ngoài ra, có một số khoản chi phí hỗn hợp, vừa mang tính chất của biến phí

và vừa mang tính chất của định phí, ví dụ như chi phí điện thoại. Để có thông tin

phục vụ QTTC, các khoản chi phí hỗn hợp cần được phân tích bằng các phương

pháp phù hợp.

Việc phân loại chi phí theo cách này giúp cho nhà quản trị kiểm soát được

chi phí phục vụ việc đưa ra các quyết định quan trọng về quy mô cung cấp dịch vụ,

xác định giá dịch vụ cũng như xác định thu nhập.

Bên cạnh chi phí kế toán, chi phí cơ hội ẩn là một thông tin quan trọng khác

đối với nhà quản trị chi phí, những người phải ra các quyết định lựa chọn. Chi phí

45

cơ hội ẩn không xuất hiện trong các sổ kế toán nhưng nó lại rất quan trọng khi xem

xét lựa chọn phương án đầu tư phát triển các dịch vụ của trường.

c. Xác định chi phí

Xác định chi phí là hoạt động vô cùng quan trọng đối với nhà QTTC trường

đại học. Chi phí đơn vị sẽ là căn cứ để xác định giá thành, giá bán dịch vụ đào tạo

và các dịch vụ khác do trường cung cấp.

Để đảm bảo xác định đúng chi phí, cần lựa chọn đơn vị tập hợp chi phí/đối

tượng chi phí/đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp xác định chi phí phù hợp.

Đối với trường đại học, đối tượng tập hợp chi phí có thể theo đầu sinh viên, theo tín

chỉ, theo hoạt động… Đối tượng chi phí trong trường đại học chính là một suất đào

tạo theo từng ngành cụ thể đối với bậc học cụ thể (cử nhân/ thạc sĩ/ tiến sĩ).

Tùy theo đặc điểm của hoạt động mà trường ĐH vận dụng một trong các

phương pháp xác định chi phí phù hợp nhất, có thể là phương pháp xác định chi phí

theo công việc; phương pháp xác định chi phí theo quá trình; phương pháp xác định

chi phí theo hoạt động. Việc tính toán, xác định chi phí phụ thuộc rất lớn vào khả

năng tập hợp chi phí và năng lực của bộ phận kế toán.

Thực chất việc xác định chi phí hình thành giá dịch vụ đào tạo đại học là việc

tính toán các chi phí đào tạo cho một đầu sinh viên kể từ khi sinh viên đó nhập trường

cho đến khi sinh viên đó tốt nghiệp ra trường. Như vậy, đối tượng để xác định chi

phí hình thành giá dịch vụ đào tạo là sinh viên. Đối với các trường đại học, mức chi

phí đào tạo bình quân trên đầu một sinh viên được xác định trên cơ sở chi phí thực

tế phát sinh trong một năm học bao gồm: chi phí tuyển sinh, chi phí của quá trình

đào tạo cho đến khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Việc xác định chi phí bình quân

thực tế trên đầu một sinh viên khá phức tạp, nó liên quan đến việc xác định sự tiêu

hao các yếu tố đầu vào và sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nó đòi

hỏi công tác hạch toán kế toán trong nhà trường phải khoa học, khách quan, tính đúng,

tính đủ để bảo đảm mọi chi phí đào tạo phải được phản ánh trong tổng chi phí.

Quản trị chi phí trong nhà trường, ngoài việc kiểm soát tổng chi phí, chi phí

đơn vị, còn đòi hỏi các nhà quản trị phải xác định điểm hòa vốn; xác định được quy

46

mô đào tạo tối ưu trên cơ sở tính toán chi phí biên và doanh thu biên đối với các

hoạt động của nhà trường.

d. Quản trị tài sản

Để phục vụ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ và các

hoạt động khác, các trường đại học cần rất nhiều loại tài sản, máy móc, trang thiết

bị khác nhau. Bên cạnh những tài sản hữu hình đó, các tài sản vô hình cũng góp

phần không nhỏ vào việc xây dựng và củng cố thương hiệu của nhà trường. Tài sản

tại các trường ĐHCL bao gồm tài sản nhà nước mà Nhà nước giao cho các trường

ĐHCL trực tiếp quản lý và sử dụng và các tài sản do các trường tự mua sắm để thực

hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động khác của trường. Các tài sản

này bao gồm:

+ Khuôn viên đất là tổng diện tích đất trường ĐHCL trực tiếp quản lý, sử

dụng được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ

được xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Nhà cửa, vật kiến trúc và công trình xây dựng khác gắn liền với đất thuộc

khuôn viên trụ sở làm việc: nhà làm việc, giảng đường, nhà hội trường, nhà câu lạc

bộ, nhà văn hóa, nhà tập và thi đấu thể thao, nhà xưởng, ký túc xá, trạm xá, nhà

khách, nhà công vụ…

+ Phương tiện đi lại: Xe ô tô, xe máy…

+ Máy móc, thiết bị: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, Máy

hàn, Máy gia công Cơ khí, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thông tin dữ liệu, thiết

bị phòng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, máy móc thiết bị đo lường phân tích, máy

móc thiết bị thí nghiệm...

Việc mua sắm tài sản không chỉ liên quan đến các quyết định đầu tư, từ việc

lựa chọn chủng loại tài sản, thời điểm đầu tư, lựa chọn các nhà cung cấp… mà còn

liên quan đến các quyết định quản lý, sử dụng và khai thác tài sản đó để phát huy

hiệu quả cao nhất của vốn đầu tư. Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố cấu thành

trong chi phí dịch vụ đào tạo. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá dịch vụ, từ đó ảnh

hưởng đến thu nhập của trường. Vì vậy, hoạt động quản trị tài sản của trường cần

47

được quan tâm từ suốt quá trình từ khi hình thành tài sản, sử dụng tài sản đến khi

thanh hủy tài sản đó.

Quản trị quá trình hình thành tài sản

Hình thành tài sản là khâu khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng nhất trong hoạt

động quản trị tài sản của nhà trường. Bởi đây là khâu liên quan đến rất nhiều quyết

định quan trọng như phương thức tạo lập, hình thành tài sản; nguồn vốn tài trợ hoạt

động đầu tư mua sắm tài sản; số lượng, chủng loại, chất lượng tài sản; nhà cung cấp...

Về phương thức tạo lập tài sản: Các trường đại học sẽ phải quyết định tài

sản được hình thành dưới hình thức xây dựng/ mua mới hay đi thuê.

Về nguồn tài trợ: Các trường đại học sẽ phải quyết định tài sản được hình

thành bởi nguồn NSNN, hay vốn tự có; vốn vay hay vốn góp/ cổ phần…

Chủng loại, chất lượng, giá cả cũng là những quyết định quan trọng khác

mà các trường cần quan tâm để có được các tài sản, thiết bị cần thiết phục vụ đúng

nhu cầu và hoạt động của nhà trường và đảm bảo hiệu quả trong quá trình khai thác

sử dụng sau khi đầu tư.

Quá trình hình thành tài sản gồm hai giai đoạn: quyết định phương án đầu

tư và thực hiện đầu tư mua sắm tài sản. Ngay từ giai đoạn quyết định phương án

đầu tư, các nhà QTTC đã phải tính toán cân nhắc để có quyết định "đúng" về

phương thức tạo lập, nguồn tài trợ và lựa chọn số lượng, chất lượng tài sản sẽ được

đầu tư. Quyết định đầu tư "đúng" sẽ đảm bảo nguồn lực tài chính được phân bổ hiệu

quả. Việc thực hiện mua sắm "đúng" sẽ đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng

tiết kiệm. Phân tích doanh thu - chi phí - hiệu quả là một công cụ tốt giúp các nhà

quản trị xây dựng và phân tích các phương án khác nhau để đưa ra được các quyết

định phù hợp nhất khi đầu tư mua sắm tài sản cho nhà trường.

Ngoài việc lựa chọn để đảm bảo hiệu quả phân bổ, hiệu quả hoạt động, quá

trình đầu tư, mua sắm tài sản còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu

thầu mua sắm tài sản và bảo đảm công khai, minh bạch.

Quản trị quá trình sử dụng tài sản

Sau khi hình thành, tài sản được đưa vào sử dụng và khai thác. Quản trị tốt

quá trình sử dụng tài sản giúp các trường tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ và khai

48

thác được tối đa công suất của tài sản. Để tài sản được sử dụng có hiệu quả, các

quyết định quản trị trong giai đoạn này tập trung vào một số nội dung sau: (i) quy

định hướng dẫn sử dụng tài sản; (ii) phân định trách nhiệm các bên liên quan trong

quản lý và sử dụng tài sản; (iii) vận hành và bảo dưỡng; (iv) theo dõi, ghi chép,

hạch toán, kiểm kê, báo cáo.

Mỗi tài sản có đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau, trong khi các hoạt

động của trường gắn kết chặt chẽ, đan xen nhau và rất khó tách bạch. Vì vậy, việc quản

trị và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản rất khó. Để đơn giản hơn trong quản lý vận

hành tài sản, có thể quản lý việc sử dụng tài sản theo công năng, mục đích. Xây dựng

các định mức sử dụng và "khoán" sử dụng tài sản dựa trên định mức, đầu ra và kết quả

là một trong những cách đơn giản để quản trị tài sản của trường một cách hiệu quả.

Quản trị quá trình kết thúc sử dụng tài sản

Tài sản của nhà trường sẽ được kết thúc sử dụng trong các trường hợp tài

sản đó không còn cần thiết cho nhà trường hoặc không còn sử dụng được cho các

hoạt động của trường. Khi đó các trường đại học tiến hành các thủ tục cần thiết kết

thúc quá trình sử dụng tài sản.

Những vấn đề chính cần quan tâm trong quản trị tài sản là: công tác kiểm

kê tài sản; định giá tài sản; quyết định hình thức kết thúc sử dụng tài sản (bán, thanh

lý, điều chuyển…); theo dõi, hạch toán giá trị tài sản của trường. Các phương án kết

thúc tài sản cần phải được cân nhắc yếu tố hiệu quả trên cơ sở so sánh chi phí và thu

nhập từ bán tài sản, chi phí cơ hội của việc sử dụng tài sản lạc hậu so với trang bị các

tài sản hiện đại khác… Các nhà quản trị tài sản cũng cần coi trọng yếu tố công khai

minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình quản trị kết thúc sử dụng tài sản.

e. Quản trị nguồn thu

Nguồn thu hình thành năng lực tài chính của trường ĐHCL, nó cho biết

tổng nguồn lực mà nhà trường có thể huy động được để đáp ứng các nhu cầu chi

tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nguồn lực tài chính của trường ĐHCL có

thể được tổng hợp từ các nguồn sau: (i) nguồn NSNN cấp; (ii) nguồn đóng góp/ chi

trả từ người học; (iii) nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ; (iv) nguồn đóng góp tài

49

trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho nhà trường; và (v) nguồn vay từ

ngân hàng, các tổ chức và cá nhân.

- Nguồn thu từ NSNN cấp bao gồm: Đối với các trường đại học, Nhà nước

vẫn cấp kinh phí để trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Ngân sách nhà nước có thể

cấp cho các nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho các

nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước…

Tùy lĩnh vực đào tạo của trường và khả năng tự chủ, nguồn kinh phí này rất

khác nhau giữa các trường. Trong bối cảnh mở rộng tự chủ cho các trường công lập

thì nguồn lực từ NSNN thường giảm đi, ít nhất là về mặt tương đối. Tuy nhiên, các

trường có thể khai thác nguồn thu này thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ

cũng như năng lực cạnh tranh của mình để có thể thu hút được những khoản tài trợ

của nhà nước cho các dự án NCKH hay đào tạo theo nhiệm vụ đặc biệt…

- Nguồn đóng góp, chi trả từ người học: Đây được xem là khoản tiền mà

người học chi trả cho trường đại học để có được dịch vụ đào tạo. Đối với các trường

đại học tự chủ, đây là nguồn tài chính quan trọng và ngày càng có ý nghĩa trong việc

xác định khả năng nguồn lực tài chính cho GDĐH. Vì thế, các trường tự chủ cần tăng

cường khai thác, huy động nguồn tài chính này để đảm bảo hoạt động của mình.

Khả năng huy động nguồn lực tài chính này phụ thuộc rất lớn vào khả năng

thu hút, tuyển sinh đầu vào; chương trình và chất lượng giảng dạy; cơ sở vật chất,

uy tín cũng như thương hiệu của trường của trường…Vì vậy, để có thể thu hút

người học và có nguồn thu tương ứng, trường đại học cần đặc biệt coi trọng việc

củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, hoàn thiện chương trình giảng dạy,

đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương thức phục vụ, hoàn thiện công tác marketing...

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác: Các trường có thể

tận dụng lợi thế sẵn có của mình để thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với

lĩnh vực chuyên môn và khả năng của trường như thu từ hợp đồng đào tạo với các

tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực

hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công

nghệ; lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ

50

các hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền

thu từ bán giáo trình, dịch vụ giữ xe, nhà ăn, quầy văn phòng phẩm… theo nguyên

tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.

Sự năng động của nhà trường trong việc phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu

cầu thị trường là nhân tố quyết định đến khả năng khai thác nguồn lực tài chính này.

- Nguồn thu từ đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá

nhân: Các trường đại học có thể gây quỹ để kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng các

doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức quà tặng, quỹ từ thiện. Mục

đích của các quỹ từ thiện, quà tặng có thể rất khác nhau như tặng để xây dựng nâng

cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm các thiết bị hiện đại, hỗ trợ nghiên cứu hay quà

tặng để cấp học bổng cho sinh viên.

Ở một số nước, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, đây là nguồn thu lớn, rất quan trọng

đối với các trường đại học phi lợi nhuận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do nhiều nguyên

nhân (mức sống, môi trường văn hóa, pháp luật…), đây vẫn chưa phải là nguồn thu

quan trọng, thường xuyên, ổn định của các trường. Theo đà phát triển chung của xã

hội, dần dần nguồn thu này sẽ có cơ hội để gia tăng, do đó các trường cần thay đổi cách

nhìn nhận về nguồn thu này để khai thác nó tốt hơn, phục vụ cho sứ mệnh của mình.

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay của cán bộ, viên chức trong

đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và

ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thu phải hoàn lại sau một quá

trình sử dụng và phải trả chi phí sử dụng là lãi vay. Vì vậy các trường cần cân nhắc

tính toán các phương án sử dụng vốn vay để đảm bảo tính hiệu quả.

- Xác định mức học phí với tư cách là một loại giá "đặc biệt" về dịch vụ đào

tạo: Đối với trường đại học, đào tạo là hoạt động mang lại nguồn thu quan trọng. Vì

thế, chính sách học phí là một nội dung thiết yếu của hoạt động QTTC nhà trường.

Học phí là số tiền người học, tức người sử dụng dịch vụ đào tạo phải trả cho

đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo. Theo đúng chức năng kinh tế của mình, có thể xem

học phí là giá dịch vụ đào tạo. Nó được xác định dựa trên chi phí cung cấp dịch vụ;

số lượng, chất lượng dịch vụ; mức thu nhập chung và mức độ sẵn sàng chi trả của

51

người sử dụng dịch vụ. Mức học phí của một trường còn phụ thuộc vào mặt bằng

học phí chung hay các mức học phí của các trường cùng loại hình, cùng "đẳng cấp".

Khi xem học phí là giá dịch vụ đào tạo, có ý kiến cho rằng, giống như giá

của các hàng hóa, học phí phải đảm bảo bù đắp chi phí mà trường đại học đã bỏ ra

trong quá trình cung ứng; đồng thời, phải đảm bảo một mức tích lũy nhất định để

nhà trường tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ đó, nhất là trong bối

cảnh nhà nước muốn cắt giảm "bao cấp" cho GDĐH, người ta cho rằng cần tính

đúng, tính đủ chi phí GDĐH trong giá dịch vụ đào tạo.

Thật ra, quan điểm như vậy thường không đúng với "hàng hóa" GDĐH. Như

đã trình bày ở phần trên, dịch vụ GDĐH là một loại "hàng hóa" có ý nghĩa xã hội

đặc biệt, chi phí cung ứng lớn, liên quan nhiều đến các "thất bại thị trường" nên nó

không thể giao dịch trên thị trường như một loại hàng hóa thông thường. Yêu cầu

về tính công bằng, tính chất của một hàng hóa khuyến dụng, gây ngoại ứng tích cực

đều cho thấy nhà nước phải trợ cấp cho hoạt động GDĐH (và giáo dục nói chung)

để khắc phục thất bại thị trường. Vả lại, chi phí NCKH trong hoạt động GDĐH là

rất lớn. Nếu để trường đại học "tự lo" hoàn toàn về mặt tài chính, và buộc phải tính

đúng, tính đủ các loại chi phí của GDĐH để xác định "giá dịch vụ GDĐH" theo

kiểu thị trường thông thường, mức học phí sẽ rất cao, cơ hội học tập đối với đại đa

số con em các gia đình có thu nhập thấp và trung bình sẽ bị chặn lại. Để điều đó

không xảy ra và để thu hút sinh viên, trường đại học sẽ phải cắt giảm mức học phí

bằng cách cắt giảm các khoản chi phí, chẳng hạn, tổ chức các lớp học quy mô lớn

để tiết kiệm chi phí giảng dạy, giảm hoặc không chi đầu tư cho NCKH… Trong

trường hợp này, chất lượng GDĐH sẽ suy giảm và trường đại học sẽ không còn tồn

tại theo đúng nghĩa của nó. Vì thế, trên thế giới, các trường đại học có chất lượng

thường hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, vốn là mô hình cho phép các trường

có thể thu hút được các khoản tài trợ hào phóng từ các tổ chức và cá nhân, bên cạnh

nguồn tài trợ quan trọng và không thể thiếu của nhà nước. Chính nhờ các nguồn tài

trợ này cùng với nguồn thu từ học phí mà trường đại học mới có khả năng bù đắp

được các chi phí hoạt động của mình và duy trì chất lượng đào tạo, NCKH.

52

Vì vậy, trong điều kiện tự chủ, trường đại học phải có chính sách học phí phù

hợp để có thể vừa có thể xóa bỏ tính bao cấp tràn lan của học phí, thu hút sự đóng góp

của người học hợp lý của người học, đồng thời phải có chính sách đa dạng hóa nguồn

thu để bù đắp các chi phí hoạt động (theo mục tiêu, sứ mệnh) của mình. Trong

trường hợp này, việc hỗ trợ từ NSNN dưới các hình thức khác nhau là quan trọng.

f. Quản trị kết quả tài chính

Thu nhập chính là kết quả trực tiếp của quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo

của nhà trường. Việc xác định thu nhập của trường không phức tạp nếu các khâu

quản trị chi phí và nguồn thu được thực hiện tốt, vì cơ bản thu nhập được xác định

dựa vào số liệu thu, chi của trường. Mấu chốt trong quản trị thu nhập nằm ở chỗ xây

dựng cơ chế phân phối thu nhập để đảm bảo công bằng, đồng thời tạo động lực để

các bộ phận chức năng cũng như các cá nhân đóng góp nhiều nhất cho nhà trường.

Để thực hiện được mục tiêu đó, cơ chế phân phối thu nhập cần được xây

dựng theo hướng gắn với đầu ra và kết quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân.

Trước khi thực hiện phân phối thu nhập, cần thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá

kết quả hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân để có cơ sở phân phối. Đồng thời,

cần xây dựng hệ thống tiêu chí gắn với kết quả cùng với cách tính toán, xác định hệ

số phân phối cũng như thu nhập của mỗi cá nhân.

2.2.2.4. Khung đánh giá quản trị tài chính trường đại học công lập

trong điều kiện tự chủ

Đánh giá là một chức năng quan trọng trong quản lý tài chính công. Tương

ứng với các phương thức quản lý cũng có các phương thức đánh giá khác nhau.

Đánh giá theo đầu vào phù hợp với phương thức quản lý theo đầu vào. Đánh giá

theo đầu ra và kết quả được sử dụng trong phương thức quản lý dựa trên đầu ra và

kết quả. Theo phương thức này, nhà quản trị quan tâm không chỉ đến đầu vào, quy

trình mà quan trọng hơn là quan tâm đến kết quả được tạo ra đối với mỗi hoạt động.

Để đánh giá hoạt động quản trị tài chính của các trường, cần xây dựng

khung đánh giá, trong đó xác định logic chuỗi kết quả và các tiêu chí đánh giá

tương ứng.

53

Đánh giá quy

trình/hoạt động Đánh giá đầu ra Đánh giá kết quả

- Tính đầy đủ

- Tính minh bạch

- Tính tuân thủ

- Tổng số thu

- Tốc độ tăng thu

- Cơ cấu thu

- Tổng chi

- Cơ cấu chi

- Chi phí bình quân

- Tỷ trọng vốn vay đầu tư xây

dựng cơ bản

- Số sinh viên tốt nghiệp

- Tỷ lệ sinh viên có việc làm

- Chất lượng đào tạo (mức độ

hài lòng)

- Kết quả tài chính (chênh

lệch thu - chi)

- Thu nhập bình quân

- Thu nhập tăng thêm

Hình 2.3. Khung đánh giá quản trị tài chính trường đại học

Khung đánh giá này được xây dựng trên quan điểm quản lý theo đầu ra và

kết quả, trong đó đặt mức độ quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá các hoạt động,

đầu ra và kết quả.

Đánh giá hoạt động/quy trình tập trung vào các tiêu chí như tính đầy đủ của

quy trình, tính minh bạch và tính tuân thủ các quy trình quản trị tài chính, như quy

chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, quy chế phân phối kết quả và thu nhập...

Đầu ra của hoạt động quản trị tài chính được đánh giá theo từng nội dung

quản trị thu, quản trị chi phí, quản trị tài sản thông qua các tiêu chí như tổng số thu;

tốc độ tăng thu; cơ cấu thu; tổng chi; cơ cấu chi; chi phí bình quân; tỷ trọng vốn tự

có, vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản…

Các tiêu chí đánh giá kết quả quản trị tài chính được xem xét trên một số

góc độ: đối với nhà trường là kết quả tài chính (chênh lệch thu – chi) và thu nhập

tăng thêm cho cán bộ viên chức. Đối với xã hội là chất lượng đào tạo, số sinh viên

tốt nghiệp; tỷ lệ sinh viên có việc làm…

Mặc dù kết quả đào tạo của trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng

quản trị tài chính mà phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác, nhưng có thể sử dụng khung

đánh giá với các tiêu chí nói trên khi đánh giá các nội dung quản trị tài chính.

2.2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính trường đại học

công lập

Quản trị tài chính các trường ĐHCL chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố

khác nhau. Việc nhận biết và đánh giá được tác động của từng yếu tố đến hoạt động

54

QTTC nội bộ sẽ giúp nhà trường phát huy được những mặt mạnh, khắc phục những

mặt yếu, tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức nhằm đạt được

mục tiêu của trường trong hoàn cảnh cụ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến QTTC các trường ĐHCL được chia thành hai

nhóm: Các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

a. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất: Chiến lược phát triển của trường

Chiến lược phát triển được xem là xương sống để thực hành các hoạt động

quản trị nhà trường nói chung và QTTC nói riêng. Bởi lẽ, chiến lược phát triển của

trường thể hiện các mục tiêu dài hạn (mục tiêu tổng quát) mà nhà trường hướng đến,

cùng những định hướng lớn nhằm đạt được mục tiêu. Trên cơ sở chiến lược phát triển,

các trường sẽ xây dựng các kế hoạch hoạt động từng giai đoạn cũng như kế hoạch hoạt

động hàng năm để thực hiện các mục tiêu cụ thể. Kế hoạch tài chính là một bộ phận

của kế hoạch chung, được xây dựng nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính và các phương

án phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Vì vậy, chiến lược phát triển và kế

hoạch hoạt động của trường quyết định trực tiếp đến nội dung của kế hoạch tài

chính, cũng như phương án QTTC của trường. Cụ thể là với mỗi mục tiêu chiến

lược cụ thể sẽ quyết định nhu cầu và khả năng huy động nguồn lực tài chính, cũng

như quyết định ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các nhiệm vụ, hoạt động của trường.

Thứ hai: Tổ chức bộ máy quản trị của trường đại học

Tổ chức bộ máy được hiểu là việc bố trí, sắp xếp các bộ phận chức năng và

cơ chế phối hợp giữa các bộ phận đó để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Việc phân

định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận một cách khoa học và bố trí nhân sự

phù hợp để thực hiện nhiệm vụ đó, cũng như thiết lập cơ chế tương tác hợp lý trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ là những vấn đề mấu chốt của tổ chức bộ máy.

Quản trị tài chính trường ĐHCL, với tư cách là một chức năng của hệ thống

cũng chịu ảnh hưởng bởi tổ chức bộ máy quản trị của trường. Nếu tổ chức bộ máy

quản trị được bố trí khoa học, phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị không chỉ đảm bảo

cung cấp thông tin tin cậy cho công tác QTTC, mà còn tạo điều kiện thực hiện cơ

chế giám sát hiệu quả. Ngược lại, bộ máy cồng kềnh, bất hợp lý không chỉ phát sinh

thêm chi phí mà còn cản trở hoạt động tài chính của toàn đơn vị.

55

Thứ ba: Hệ thống công cụ QTTC được sử dụng

Các công cụ QTTC trong trường ĐHCL thường được sử dụng bao gồm kế

hoạch tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ và hệ

thống theo dõi đánh giá. Hệ thống các công cụ QTTC là yếu tố tác động trực tiếp

đến hiệu quả QTTC của nhà trường. Hệ thống các công cụ QTTC được thiết lập phù

hợp sẽ giúp công tác QTTC thuận lợi, các nhà QTTC phát hiện kịp thời những nút

thắt, những sai sót, gian lận trong các hoạt động thu chi tài chính, đảm bảo tuân thủ

và sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu đơn vị chưa chú

trọng tạo lập hệ thống kiểm soát nội bộ thì công tác QTTC sẽ có nhiều lỗ hổng, kém

hiệu lực, hiệu quả.

Thứ tư: Năng lực quản trị của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn

Lãnh đạo đơn vị, với tư cách là người quản trị cấp cao có tác động trực tiếp

đến hoạt động QTTC của đơn vị. Dưới góc độ QTTC, người lãnh đạo cần có năng lực

định hướng chiến lược, có tầm nhìn và nhạy bén trong việc nắm bắt các xu hướng

mới để quyết định QTTC phù hợp. Các quyết định quan trọng trong QTTC của

trường liên quan đến việc ban hành chính sách, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cùng với yếu tố năng lực quản trị của lãnh đạo đơn vị, năng lực chuyên

môn của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trong đơn vị cũng đóng vai trò quan trọng,

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả QTTC đơn vị. Đội ngũ cán bộ là

người tham mưu và trực tiếp thực thi công việc quản lý. Nếu đội ngũ làm công tác

quản lý trực tiếp hoạt động tài chính của nhà trường có chuyên môn nghiệp vụ giỏi

sẽ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định tài chính hợp lý và

tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách có kết quả. Ngược lại, nếu đội ngũ

này có chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế sẽ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường ra các

quyết định tài chính hạn chế, đồng thời thiếu cách thức tổ chức thực hiện các quyết

định trong thực tế.

Thứ năm: Đặc thù của trường trực thuộc Bộ Công Thương

Ngoài các yếu tố nói trên giống như các trường đại học khác, đặc thù riêng

có của các trường trực thuộc Bộ Công Thương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản

trị tài chính của trường.

56

Mặc dù được hưởng cùng một chính sách và cơ chế tự chủ chung như các

đơn vị sự nghiệp khác, nhưng đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương, những chính sách, quy định và hướng dẫn của ngành cũng ảnh hưởng trực

tiếp đến sự phát triển của Nhà trường nói chung và hoạt động tài chính nói riêng.

Một cơ chế phân cấp và trao quyền hạn chế từ phía Bộ chủ quản sẽ là rào cản đối

với nhà trường trong việc phát huy khả năng tự chủ. Hay việc thiếu những quy định

và hướng dẫn hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành từ phía Bộ chủ

quản sẽ gây khó khăn lúng túng cho các trường trong việc xác định chi phí đơn vị,

quản trị chi phí nói riêng và quản trị tài chính nói chung.

Mặt khác, năng lực quản trị và tiềm lực của các trường trực thuộc Bộ Công

Thương rất khác nhau. Điều đó khiến cho khả năng tự chủ cũng như lộ trình tự chủ

của các trường cũng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình cũng

như kết quả quản trị của các trường.

b. Yếu tố khách quan

Thứ nhất: Khuôn khổ pháp lý của Nhà nước về quản lý tài chính đối với

trường ĐHCL

Các trường ĐHCL được Nhà nước thành lập để thực hiện việc cung cấp

dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT. Vì vậy Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với

các trường đại học, thông qua chức năng nhiệm vụ của mình mà Nhà nước có thể

can thiệp gián tiếp vào các hoạt động của nhà trường. Trong từng thời kỳ cụ thể,

chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển GD-ĐT

nói chung và GDĐH nói riêng sẽ có những thay đổi nhất định cho phù hợp với thực

tiễn nền kinh tế - xã hội. Do đó cơ chế quản lý đối với các trường cũng có những

thay đổi theo cho phù hợp. Cùng với chủ trương của Đảng, cơ chế quản lý tài chính

đối với các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước ban hành cũng ảnh hưởng đến quản lý tài

chính nội bộ các trường ĐHCL. Một cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tạo điều

kiện cho các trường ĐHCL khai thác triệt để nguồn thu, đáp ứng đủ nguồn kinh phí

cho các hoạt động thường xuyên; đồng thời, tránh thất thoát, lãng phí trong quá

trình chi tiêu tài chính, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản lý

tài chính. Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách thu học phí đối với các bậc, hệ

57

đào tạo, chính sách trợ cấp ưu đãi đối với sinh viên của Nhà nước cũng ảnh hưởng

đến công tác quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL, đặc biệt ảnh hưởng đến

nguồn thu của các trường ĐHCL.

Thứ hai: Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GDĐH

Hội nhập quốc tế nói chung sẽ dẫn đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

GD-ĐT. Hội nhập quốc tế càng sâu rộng, hệ thống GDĐH của một quốc gia ngày

càng bị tác động bởi các yếu tố quốc tế. Mọi lĩnh vực trong hoạt động GDĐH buộc

phải tiệm cận dần với "luật chơi" chung, với các chuẩn mực quốc tế (ví dụ, trong

lĩnh vực học thuật, sức ép công bố quốc tế về các kết quả NCKH với các nước đang

phát triển như Việt Nam là minh chứng cho điều này). Hướng đến các chuẩn mực

này, đồng thời cũng để khai thác các nguồn lực quốc tế, góp phần nâng cao chất

lượng GDĐH, công tác QTTC nội bộ của các trường đại học cũng phải đổi mới

theo nguyên tắc hiệu quả, ngày càng công khai, minh bạch, mang tính giải trình cao.

Thứ ba: Mức độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập của người dân

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn

tài chính đầu tư cho GD-ĐT. Phát triển kinh tế như sự gia tăng về sản xuất, dịch

chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và tăng mức sống của người

dân… là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến thực hiện chủ trương "Toàn

xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục" cũng như việc thực hiện xã hội hóa GDĐH.

Nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao sẽ tạo tiền đề tốt thực hiện huy

động toàn xã hội tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển giáo dục. Ngược lại,

nền kinh tế kém phát triển, thu nhập người dân thấp thì việc huy động tham gia đầu

tư cho giáo dục hạn chế.

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ

TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.3.1. Kinh nghiệm Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia nổi tiếng với nền giáo dục phát triển mạnh mẽ cùng

hệ thống các trường đại học chất lượng cao. Một trong những đặc trưng của hệ

thống GDĐH của Hoa Kỳ là mức độ phân quyền rất cao.

Quản lý nhà nước hoạt động GDĐH thuộc về cơ quan quản lý liên bang và

cơ quan quản lý bang.

58

Ở cấp liên bang có Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (United States Department of

Education - USDE). Tuy nhiên, vai trò của Bộ Giáo dục Liên bang khá hạn chế.

Hiện nay, Chính phủ liên bang Hoa Kỳ không trực tiếp quản lý giáo dục quốc gia,

trong đó có GDĐH, trừ trường hợp các học viện quân sự và các trường công vụ

dành cho người Hoa Kỳ bản địa (Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Tóm lược giáo dục Hoa

Kỳ. Ấn phẩm của chương trình Thông tin quốc tế, tháng 9/2008, trang 10). Bộ Giáo

dục Liên bang chỉ có chức năng tạo ra chính sách giáo dục, quản lý và phối hợp với

các Bang, thu thập dữ liệu các trường học cho mục đích nghiên cứu, đảm bảo quyền

riêng tư và dân quyền tại các Bang. Hiến pháp không quy định trách nhiệm giáo dục

của chính phủ liên bang nên tất cả những vấn đề giáo dục đều thuộc về từng bang.

Hay nói cách khác hệ thống giáo dục Hoa kỳ cho phép tất cả các tiểu bang và địa

phương có quyền quyết định chương trình học của mình mà không cần tới chính

quyền liên bang.

Ở cấp bang có Sở Giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động GDĐH tại

địa phương mình. Hiến pháp của từng bang cho phép cộng đồng địa phương kiểm

tra về mặt hành chính đối với các trường công. Sự quản lý của các bang đối với các

trường đại học tại bang mình được thể hiện rõ nét trong nhiệm vụ của những người quản

lý trường học công. Họ phải thể hiện những mong muốn của địa phương và những

quan tâm về giáo dục của chính quyền khi họ được cử vào vị trí lãnh đạo nhà trường.

Như vậy, đối với hệ thống GDĐH của Hoa Kỳ, các cơ quan quản lý nhà

nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động đào tạo và rất tôn trọng sự phát triển

đa dạng, tính dân chủ trong đào tạo đại học.

Chính bởi sự phân quyền mức độ cao này, các trường đại học Hoa Kỳ có

các mô hình quản trị khá đa dạng, tuy nhiên cũng có nhiều nét tương đồng. Mỗi

trường đại học gọi tên tổ chức thực hiện công việc quản trị khác nhau: board,

directors, trustees, governers, regents. Ở Tiếng Việt dịch ra đều mang nghĩa là Hội

đồng quản trị. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng đào tạo, về

sự chính trực trong học thuật, về tài chính và tài sản của nhà trường. Hội đồng quản

trị là người chủ trương đường lối và chính sách, là người biện hộ và bảo vệ cho nhà

trường, và chịu trách nhiệm về tính thống nhất toàn vẹn cũng như chất lượng hoạt

59

động của toàn bộ nhà trường. Tuy vậy, nó không can thiệp vào những hoạt động

hàng ngày, những công việc ở tầm quản lý vi mô của nhà trường.

Thông thường, chức năng của Hội đồng quản trị là giám sát những chính

sách bảo đảm chất lượng dạy và học, phê chuẩn các chương trình đào tạo, xây dựng

cơ chế tổ chức nhân sự trong đó có các quy định về thang bậc lương bổng, quy chế

bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ chủ chốt. Về mặt tài chính, vai trò của Hội

đồng quản trị là thiết lập cơ chế và chính sách, giúp cho hoạt động tài chính của nhà

trường diễn ra lành mạnh, kiểm soát chi phí nhằm bảo đảm ngân sách của nhà

trường được sử dụng một cách đúng đắn và tìm kiếm các cơ hội giúp ổn định cán

cân tài chính của nhà trường.

Cách thức bầu ra Hội đồng quản trị của trường đại học ở Mỹ khá đa dạng,

tuy nhiên dù được bổ nhiệm theo phương thức nào cũng phải chịu trách nhiệm cơ

bản đối với nhà trường và không để chính trị hay những ảnh hưởng khác can thiệp

vào bổn phận của họ với tư cách thành viên Hội đồng quản trị của nhà trường.

Thành viên Hội đồng quản trị nhiều ít khác nhau tuy từng trường và tùy từng thời

điểm cụ thể, nhưng dao động trong khoảng từ 12 đến 24 người. Trong điều lệ thành

lập trường có thể có quy định về thành phần và cách thức bổ nhiệm thành viên Hội

đồng quản trị. Cách thức bầu chọn và bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị mỗi

trường mỗi khác, nhưng nhìn chung, các trường công lập, chính quyền tiêu bang hoặc

liên bang sẽ bổ nhiệm phần lớn thành viên Hội đồng quản trị, thường là những người

có tên tuổi, uy tín, phần lớn là các tỉ phú, cựu sinh viên trường, và là những người

có đóng góp tài chính cho nhà trường. Họ cũng chính là những người sẽ tiến hành các

hoạt động gây quỹ cho nhà trường sau này, và không thu về một lợi ích tài chính

nào cho bản thân trong các hoạt động đó. Ngược lại, ở trường tư, Hội đồng quản trị

ban đầu là những người sáng lập, những người đầu tư tiền của xây dựng nhà trường

và những người được mời tham gia vào Hội đồng quản trị. Sau này Hội đồng quản

trị sẽ có toàn quyền bầu chọn những thành viên mới để bổ sung khi có yêu cầu.

Hội đồng quản trị nhà trường là những người thường không có quyền lợi gì

về tài chính ở trong trường, thậm chí ngược lại, là những người ủng hộ tài chính cho

nhà trường. Tiền thù lao nếu có phải được bảo đảm không vượt quá so với bổn phận

60

của họ là bảo đảm cho sự thống nhất toàn vẹn và sự an toàn tài chính của nhà trường.

Phần lớn các trường không chi trả khoản thù lao này cho thành viên Hội đồng quản

trị, mặc dù một khoản bù đắp cho chi phí lao động này vẫn có thể được coi là thích

hợp, nhất là khi công việc này đòi hỏi họ phải dành thời gian cho nó, và nhiệm vụ

thành viên Hội đồng quản trị đòi hỏi một mức độ kiến thức ở cấp chuyên gia.

2.2.1.3. Vai trò của Nhà nước trong thực hiện tự chủ tài chính đại học

Đối với các trường ĐHCL, tự chủ tài chính cũng như các nội dung khác của

tự chủ đại học phản ánh quan hệ giữa nhà nước với trường đại học, do đó sự phân

quyền và can thiệp khác nhau của nhà nước vào các hoạt động của nhà trường đều

có khả năng ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính của trường đại học. Nói cách

khác, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tự chủ tài chính đại học.

Vai trò này được thể hiện ở một số điểm sau:

Nhà nước quy định và xác lập một khuôn khổ pháp lý cần thiết để các

trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đảm bảo cho nó có thể được triển khai trơn

tru, minh bạch và hiệu quả. Các quy định pháp lý khác nhau có thể dẫn đến các mức

độ tự chủ tài chính khác nhau. Chẳng hạn, các quy định có tính ràng buộc cao đối

với các mức thu, các khoản chi và định mức chi của nhà nước đối với trường đại

học có thể giới hạn quyền tự chủ tài chính của cơ sở đại học trong phạm vi tự chủ

thủ tục (procedural autonomy), trong đó nhà trường chỉ có quyền "tự chủ" trong

việc thực hiện các quy định được áp đặt từ bên ngoài (trong trường hợp này là các

quy định của nhà nước nói chung hay cơ quan chủ quản nói riêng, ở những nơi vẫn

thực hiện cơ chế chủ quản). Trong khi đó, quyền tự chủ tài chính thực chất

(substantive autonomy) đòi hỏi trường đại học phải được trao quyền đầy đủ trong

việc ra các quyết định thu, chi tài chính phục vụ cho các hoạt động của mình theo

mục tiêu, sứ mệnh đã được tuyên bố. Do đó, để thực hiện tự chủ tài chính đại học

thực chất, việc xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý tương ứng là cần

thiết, nhằm tạo ra hành lang pháp lý chắc chắn để các trường đại học được trao

quyền dễ vận hành, ngăn chặn những sự lạm dụng hay can thiệp có tính chất vô

hiệu hóa tính tự chủ trong lĩnh vực tài chính của trường đại học từ phía các cơ quan

quản lý nhà nước.

61

Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các

trường đại học tự chủ. Dù được trao quyền tự chủ thực chất, toàn diện, tính tự chủ

của trường đại học không hàm nghĩa trường đại học được hoàn toàn tự do trong

việc tổ chức các hoạt động của mình, bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực tài

chính. Ở đây, hoạt động của nhà trường vẫn phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám

sát của nhà nước. Sự kiểm tra, giám sát này một mặt buộc các hoạt động thu chi của

trường đại học phải có tính minh bạch và giải trình cao, đồng thời nó cho phép cơ

quan quản lý có thể ngăn chặn và trừng trị những hành vi lạm dụng, tham ô trong

lĩnh vực tài chính ở trường đại học. Cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính đối với

trường đại học được trao quyền tự chủ thực chất chủ yếu được vận hành trên cơ sở

các quy tắc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước (và xã hội) theo các chỉ số kết

quả đầu ra cơ bản mà trường đại học đã cam kết thay vì sự kiểm tra và can thiệp

trực tiếp của các cơ quan nhà nước vào các quá trình hoạt động có tính chất "đầu

vào" của nhà trường.

Tự chủ tài chính không có nghĩa nhà nước từ bỏ trách nhiệm cung cấp tài

chính cho các trường, buộc các trường hoạt động hoàn toàn như một doanh nghiệp

thông thường, biến giáo dục thành một hoạt động kinh doanh thuần túy. Có nhiều lý

do để lý giải việc nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp tài chính cho các trường đại

học, đặc biệt là các trường ĐHCL, dù cho đó trường đại học được trao quyền tự

chủ. Thứ nhất, vì mục tiêu công bằng xã hội, nhà nước có nghĩa vụ cung cấp cơ hội

tiếp cận dịch vụ một cách công bằng cho mọi người học. Điều đó có nghĩa là nhà

nước cần có sự hỗ trợ, trợ cấp cần thiết cho con em các gia đình nghèo hay các đối

tượng yếu thế khác trong xã hội. Việc nhà nước cung cấp tài chính cho các trường

đại học sẽ cho phép các trường dễ dàng thực hiện các chính sách miễn, giảm học

phí và các trợ giúp khác cho các đối tượng này. Thứ hai, với tính chất là một loại

hàng hóa khuyến dụng, có ý nghĩa xã hội cực kỳ quan trọng, đồng thời việc tiêu

dùng nó lại làm phát sinh các ngoại ứng tích cực, giáo dục nói chung và GDĐH nói

riêng cần được nhà nước khuyến khích thông qua chính sách trợ cấp. Trong trường

hợp này, nghĩa vụ cung cấp một phần tài chính nhà nước cho các trường đại học là

một giải pháp "sửa chữa thất bại thị trường" trong lĩnh vực giáo dục.

62

2.3.2. Kinh nghiệm Thái Lan

Quản lý nhà nước về GDĐH ở Thái Lan đã có sự cải cách đáng kể nếu sau

một thế kỉ. Từ việc quản lý giáo dục theo kiểu nặng tính tập trung, quan liêu và độc

quyền của Nhà nước, quản lý giáo dục đã dần phát huy vai trò tự chủ của cơ sở

GDĐH và những chủ thể thực sự có liên quan đối với hoạt động GDĐH. Có sự thay

đổi ấy chính là nhờ vào sự thay đổi nhận thức về mối quan hệ "tam giác phối hợp"

giữa Nhà nước, thị trường và cơ sở đào tạo. Từ đầu thế kỉ 19 đến những năm 1970,

vai trò độc quyền của Nhà nước thể hiện ở việc kiểm soát và xây dựng chính sách

GDĐH không có sự tham gia của giới học thuật và các cơ sở GDĐH. Bộ Giáo dục

với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng

độc quyền trong việc hoạch định chính sách GDĐH, thiết lập chương trình đào tạo

cho các cơ sở GDĐH và phân phối, quản trị nguồn lực cho GDĐH.

Từ năm 1937 đến những năm 1960 có thêm nhiều trường đại học được

thành lập ở trung tâm Bangkok và mỗi trường lại trực thuộc một bộ khác nhau, như

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp... Ngoài ra một số trường chuyên ngành tùy thuộc vào

ngành đào tạo trực thuộc các bộ khác như Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ nông nghiệp.

Như vậy cơ quan chủ quản của các cơ sở GDĐH này lại là các bộ chuyên môn khác

chứ không phải là Bộ Giáo dục. Mối quan hệ giữa các trường đại học với các bộ

này bao gồm sự trao đổi nhân sự, phân bổ kinh phí và hoặc định nhân lực. Các

trường đại học này thực chất chỉ có chức năng đào tạo cán bộ cho các bộ chủ quản.

Quy mô tuyển sinh của các trường này do đó phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của

bộ chủ quản và không có sự đa dạng về chuyên ngành đào tạo và sự tự do học thuật.

Hệ thống quản trị đại học này gây ra nhiều vấn đề như: chính sách GDĐH

thiếu gắn kết và thiếu phương hướng do việc thiếu tự chủ; sự phát triển của mỗi

trường đại học trở nên thiếu bình đẳng vì các nguồn lực dành cho mỗi trường đại

học lại phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị của bộ chủ quản với bộ máy chính

quyền; sự thiếu thống nhất về quản lý GDĐH và chính sách đối với GDĐH giữa Bộ

Giáo dục và Bộ chủ quản... Vì sự ràng buộc giữa trường đại học và bộ chủ quản,

những cơ sở GDĐH trở thành những kiểu trường đào tạo nghề cho giới quý tộc

Thái Lan. Các trường đại học không thể trở thành những cơ sở giáo dục và nghiên

63

cứu bậc cao theo các chuẩn mực quốc tế, bởi vì những hiệu trưởng và trưởng khoa

của các trường này phải là những nhà quản lý của các bộ. Chức năng và cơ cấu của

các trường này làm cho chúng không khác gì một đơn vị hành chính (bộ máy quan

liêu) điển hình và điều đó làm cản trở sự phát triển một môi trường tri thức trong

những cơ sở GDĐH này.

Trước những vấn đề đó, Hội đồng Đại học Quốc gia (National University

Council) đã được thành lập vào năm 1956 trên cơ sở Luật về Hội đồng Đại học

Quốc gia với trách nhiệm thống nhất hoạch định chính sách, quản lý và thu chi ngân

sách, thông qua chương trình đào tạo, cơ cấu và bằng cấp; giúp cho việc đạt được

chuẩn mực chung trong các cơ sở GDĐH; giúp việc hoạch định chính sách GDĐH

giữa các bộ có liên quan. Tuy nhiên đến thời điểm này quản trị GDĐH vẫn là nhiệm

vụ độc quyền của cơ quan nhà nước.

Tiếp theo đó từ năm 1959 Thái Lan đã thành lập Văn phòng Hội đồng Giáo

dục Quốc gia (the Office of National Education Council - ONEC), trực thuộc Văn

phòng Thủ tướng, với mục đích tập trung hóa các chiến lược và kế hoạch GDĐH.

Sự ra đời của ONEC tạo ra những chính sách và yêu cầu về học thuật có tính chuẩn

mực hơn, tạo ra một hệ thống tập trung cho kì thi tuyển sinh quốc gia, thông qua

những khóa học và chương trình học mới. Quan trọng hơn, ONEC được kì vọng tạo

ra sự hài hòa giữa những mục tiêu giáo dục với sự phát triển bền vững của quốc gia.

Các mục tiêu khác của ONEC bao gồm: tăng quyền tự chủ của các trường đại học

về nguồn lực và củng cố tầm nhìn và sứ mệnh của họ, thu hẹp khoảng cách giữa các

trường đại học ở Bangkok và ở các vùng miền khác. Tuy có những điểm tích cực

như vậy về GDĐH ở giai đoạn này nhưng lại có một điểm hạn chế khác là Thủ

tướng lại trở thành trung tâm của hệ thống GDĐH khi đồng thời là Chủ tịch của Hội

đồng đại học quốc gia, của Hội đồng giáo dục quốc gia và nhiều thành viên của

Chính phủ trở thành chủ tịch của các trường đại học. Điều này khiến Chính phủ có

quá nhiều quyền hạn và sự can thiệp vào quản trị nội bộ của các trường đại học.

Hơn nữa thực tế cho thấy sự thiếu hợp tác giữa ONEC và các cơ sở GDĐH, thiếu

việc hoạch định chính sách mang tính gắn kết với nhu cầu xã hội, năng lực của cơ

sở đào tạo và thiếu tự do học thuật.

64

Năm 1972, vì quá nhiều tranh cãi giữa giới học giả và các nhà hoạch định

chính sách GDĐH về cơ chế chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng, một cơ quan quản

lý chuyên trách về GDĐH đã ra đời, đó là Bộ Đại học (Ministry of University

Affairs). Bộ có chức năng thực hiện việc kiểm soát tập trung đối với vấn đề chính

sách, tài chính và quản lý GDĐH. Bộ có vai trò hỗ trợ và điều phối mối quan hệ

giữa các cơ sở đào tạo thay vì kiểm soát việc quản trị nội bộ của họ. Điều quan

trọng nhất là Bộ nỗ lực phát huy những giá trị căn bản của các trường đại học là tự

chủ và tự do học thuật. Trách nhiệm của Bộ là bổ nhiệm các hiệu trường và trưởng

khoa của các trường ĐHCL, thông qua các chương trình đào tạo và giám sát việc

tuyển sinh chung trong các cơ sở GDĐH. Bộ cũng chịu trách nhiệm đối với hơn

80% thu nhập của trường đại học. Với việc xác định tầm quan trọng của Bộ, năm

1977 Chính phủ đã đổi tên Bộ thành Bộ Đại học Quốc gia (Ministry of State

University Affairs), đồng thời để Bộ chịu trách nhiệm thêm về nhánh các trường đại

học tư thục. Vai trò quản lý chuyên biệt nhưng không quá can thiệp của Bộ Đại học

Quốc gia đã giúp tăng cường tự chủ trong các cơ sở GDĐH.

Sau khi Luật Giáo dục Quốc gia (National Education Act) được ban hành

năm 1999 (Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002 và 2007), vai trò quản lý

giáo dục nói chung trong đó có GDĐH được giao cho Bộ Giáo dục. Bộ Đại học Quốc

gia được hợp nhất để trở thành một bộ phận của Bộ Giáo dục, vì theo Luật này Bộ

Giáo dục sẽ giám sát toàn bộ việc hoạch định chính sách giáo dục để bảo đảm tính

đồng bộ và phối hợp của chính sách. Bộ Giáo dục đã thành lập 5 Ủy ban chuyên trách

trong đó có Ủy ban GDĐH (Higher Education Commission) mà đại diện là Văn phòng

Ủy ban GDĐH (OHEC - thành lập năm 2000). Mục đích của việc tái cơ cấu cơ quan

quản lý GDĐH là muốn có một hệ thống giáo dục toàn diện với chính sách giáo dục

hợp nhất. Như vậy là từ năm 2000 đến nay OHEC đã thực hiện việc quản trị GDĐH

thống nhất và đồng bộ, trong đó có cả việc kiểm soát khối các trường đại học tư thục.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH ở

Thái Lan là Bộ Giáo dục, Hội đồng Quốc gia về Giáo dục, Tôn giáo và Văn hóa

(The National Council for Education, Religion and Culture) và Ủy ban GDĐH

(trong đó có Văn phòng Ủy ban GDĐH (Office of Higher Education Commission -

65

OHEC). Ủy ban Giáo dục quốc gia chịu trách nhiệm về các chính sách đối với

ngành giáo dục, các kế hoạch và nghiên cứu giáo dục cấp quốc gia. Bộ Giáo dục

chịu trách nhiệm về việc phân chia cấp học, các hình thức đào tạo khác nhau trên cả

nước. OHEC ra đời theo quy định của Luật Giáo dục 1999 và thực chất là sự thay

thế cho vai trò của Bộ Đại học trước đây.

Nội dung quản lý nhà nước về GDĐH (trong đó có thành lập, cho phép thành

lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh...).

2.3.3. Kinh nghiệm Pháp

Theo quy định của Bộ luật giáo dục và luật ngân sách, trong khuôn khổ các

định hướng và hoạch định về đào tạo, Bộ GDĐH và nghiên cứu quyết định phân bổ

sử dụng tài chính cho các cơ sở đào tạo căn cứ vào chương trình của cơ sở đào tạo

cũng như hợp đồng mà trường đã ký kết với Bộ. Hàng năm, Bộ cũng dành nhiều

suất học bổng khuyến khích những sinh viên đại học có thành tích tốt. Trong quan

hệ phối hợp giữa trung ương và các đơn vị hành chính địa phương đối với hoạt động

của các cơ sở đào tạo đại học, các cơ sở đào tạo ĐHCL về khoa học, văn hóa và

nghề nghiệp nhận được nguồn kinh phí về mua sắm thiết bị và vận hành hoạt động

từ các địa phương có liên quan.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ sở đào tạo có quyền quyết

định về trang thiết bị, nhân sự và tài chính; quyết định về các nguồn có được từ việc

bán tài sản, được tặng cho, từ các quỹ, quyền sở hữu trí tuệ và các nguồn trợ cấp

khác. Cơ sở đào tạo được tiếp nhận những trợ cấp trang thiết bị và hoạt động của

trường từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác, xã, tỉnh, vùng…

Về vấn đề học phí, ở Pháp sinh viên không phải đóng học phí đối với cả ba

bậc học (cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ). Họ chỉ phải đóng một khoản tiền đăng ký đầu

năm học, với cùng mức áp dụng chung cho tất cả các cơ sở đào tạo ĐHCL. Số tiền

này khác nhau theo bậc học, chẳng hạn, năm 2017-2018, mức thu đối với các bậc cử

nhân, thạc sĩ, tiến sĩ lần lượt là: 181, 256 và 391 euro. Số tiền này do cơ sở đào tạo

giữ để sử dụng cho những chi phí về thư viện, khám dự phòng.

Các cơ sở đào tạo công lập về khoa học, văn hóa và nghề nghiệp thông qua

ngân quỹ của mình và phải công khai. Bảng sử dụng ngân sách được cấp và tài liệu

66

mô tả các nguồn tài chính mà cơ sở đào tạo được hưởng ngoài ngân sách được liệt

kê trong ngân quỹ. Hàng năm, chi tiêu tài chính của năm trước được cơ sở đào tạo

công bố sau khi có sự phê chuẩn của Hội đồng cơ sở đào tạo.

Đặc biệt, với quyền tự chủ về quỹ lương tổng thể, trường đại học có thể bỏ

bớt những mảng nhân công không cần thiết để tập trung cho chính sách đào tạo của

trường. Hội đồng quản trị có thể quy định về chính sách trả lương khác biệt trong

đó có khoản lương thưởng cho những vị trí có trình độ cao. Một số trường thực tế

đã thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với những nghiên cứu viên nước ngoài có

chất lượng cao (Đại học Paris VII đã mời giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel vật lý

về làm việc, Đại học Aix-Marseille II thực hiện chính sách thu hút các nhà nghiên

cứu trẻ tiềm năng…).

Ngoài ra, cơ chế tự chủ cho phép cơ sở đào tạo đại học xây dựng các quỹ.

Các quỹ của cơ sở đào tạo được tổ chức và hoạt động theo Nghị quyết của Hội đồng

quản trị. Các nguồn quỹ này cho phép cơ sở đào tạo thực hiện các hoạt động như

trao học bổng, tổ chức các diễn đàn, hỗ trợ cho các trung tâm NCKH, hỗ trợ thành

viên các trung tâm tham dự hội thảo quốc tế hoặc trong nước…

Đồng thời, với chương trình đào tạo có sự tham gia của một số nhà quản lý,

những người hoạt động thực tiễn, hầu hết các cơ sở đào tạo đại học, nhất là trong

lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ký được những hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp,

nhận được nguồn học bổng từ doanh nghiệp, một số tổ chức, vùng, địa phương. Đây

là nguồn hỗ trợ tài chính giúp cơ sở đào tạo tự chủ hơn, tăng cường hiệu quả trong

những hoạt động đào tạo, NCKH của mình.

Việc thực hiện các quyền tự chủ về tài chính của các trường đại học được

kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan theo quy định của luật.

2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm QTTC nội bộ các trường ĐHCL trên thế

giới, một số bài học kinh nghiệm được rút ra như sau:

Thứ nhất, vai trò quản lý nhà nước đối với GDĐH.

Các cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động đào

tạo và tôn trọng sự phát triển đa dạng, tính dân chủ trong đào tạo đại học. Bộ giáo

67

dục có chức năng thực hiện việc kiểm soát tập trung đối với vấn đề chính sách, tài

chính và quản lý GDDH. Bộ có vai trò hỗ trợ và điều phối mối quan hệ giữa các cơ sở

đào tạo thay vì kiểm soát việc quản trị nội bộ của họ. Điều quan trọng nhất là Bộ nỗ lực

phát huy những giá trị căn bản của các trường đại học là tự chủ và tự do học thuật.

Thứ hai, trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập.

Việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập là xu hướng chung

ở nhiều quốc gia khi vai trò quản lý nhà nước với GDĐH thay đổi. Các trường có

quyền nhiều hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Các cơ sở đào tạo cũng

có quyền quyết định về trang thiết bị, nhân sự và tài chính; quyết định về các nguồn

có được từ việc bán tài sản, được tặng cho, từ các quỹ, quyền sở hữu trí tuệ và các

nguồn trợ cấp khác. Cơ sở đào tạo được tiếp nhận những trợ cấp trang thiết bị và

hoạt động của trường từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác, xã, tỉnh, vùng…

Điều đó vừa tạo ra cơ hội cho các trường, đồng thời các trường cũng cần củng cố

năng lực để có thể quản trị tốt nguồn lực của mình.

Thứ ba, xây dựng thiết chế quản trị và trao thực quyền cho Hội đồng trường

Hội đồng quản trị trường là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng

đào tạo, về sự chính trực trong học thuật, về tài chính và tài sản của nhà trường. Hội

đồng quản trị là người chủ trương đường lối và chính sách, là người biện hộ và bảo vệ

cho nhà trường. Hội đồng trường phải chịu trách nhiệm giải trình trước Nhà nước và xã

hội về kết quả hoạt động của trường. Việc xác định số lượng, thành phần hội đồng theo

hướng tăng cường số lượng người ngoài trường để đại diện cộng đồng có thể tham

gia quản trị cơ sở GDĐH. Trao thực quyền cho Hội đồng trường được quyết định

những vấn đề quan trọng nhất của cơ sở GDĐH. Hội đồng trường có trách nhiệm và

thẩm quyền trong việc tổ chức các hoạt động huy động tài trợ và phân phối tài chính

và các nguồn lực cho cơ sở; cũng như xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn cho

cơ sở đào tạo. Hội đồng trường có quyền bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự cho bộ

máy quản lý của các cơ sở GDĐH, trong đó có quyền được bổ nhiệm Hiệu trưởng.

Thứ tư, các trường đại học chuyển sang tư duy quản trị

Các trường đại học cần đổi mới quản lý tài chính nội bộ theo hướng quản

trị, chuyển sang tư duy quản trị theo kiểu "Đại học - Doanh nghiệp", phân định rạch

68

ròi giữa những người làm khoa học chuyên môn và những người làm công tác quản

lý. Hiệu trưởng các trường đại học không nhất thiết phải là giáo sư hay tiến sĩ, mà

phải là những người quản lý giỏi.

Trường ĐHCL cần đa dạng hóa nguồn thu nhằm tăng thu nhập cho trường.

Xác định chi phí đào tạo đại học cần phản ánh đủ mọi chi phí cần thiết để đào tạo một

sinh viên theo ngành học với những tiêu chí chất lượng nhất định. Khi tính đầy đủ

mọi chi phí trong chi phí đào tạo đại học mới xác định được giá thành dịch vụ đào

tạo. Từ đó mới xác định mức thu học phí phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quản trị tài chính nội bộ các trường ĐHCL là một vấn đề khá mới mẻ ở

Việt Nam, khi chủ yếu các trường đại học là các trường công lập sử dụng kinh phí

từ NSNN. Vì vậy, nhận thức, quan điểm cũng như phương thức quản trị trường

ĐHCL nói chung và QTTC nói riêng không theo kịp khi các trường ĐHCL chuyển

sang cơ chế tự chủ.

Với việc nghiên cứu về lý thuyết QTTC trường đại học qua chương này, tác

giả đã làm rõ được một số vấn đề sau:

- Làm rõ những đặc điểm cơ bản của GDĐH công lập, trong đó tập trung

vào các đặc điểm ảnh hưởng lớn đến công tác QTTC nhà trường.

- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về QTTC, đưa ra quan điểm về QTTC

trường ĐHCL cũng như mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến QTTC. Đồng thời

chỉ rõ yêu cầu QTTC trong bối cảnh các trường ĐHCL được giao tự chủ.

- Hệ thống hóa các nội dung QTTC các trường ĐHCL, trong đó tập trung

vào một số nội dung chính như quản trị chi phí, quản trị nguồn thu, quản trị tài sản

và quản trị thu nhập.

- Tìm hiểu và đúc rút những kinh nghiệm về QTTC đối với các trường

ĐHCL trên thế giới.

Hệ thống cơ sở lý luận này sẽ giúp định hướng đưa ra khung đánh giá hoạt

động QTTC của các trường và những giải pháp hoàn thiện công tác QTTC trong các

trường đại học nói chung và các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng.

69

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

3.1. QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC

THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

3.1.1. Đặc điểm các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

Tính đến đầu năm 2018, Bộ Công Thương có 48 cơ sở đào tạo công lập

trực thuộc hoạt động trên cả hai lĩnh vực: đào tạo và bồi dưỡng thuộc nhóm GDĐH

và giáo dục nghề nghiệp, triển khai đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng (nhóm

giáo dục nghề nghiệp) và trình độ đại học, sau đại học (nhóm giáo dục bậc cao).

Trong số đó có 11 trường đại học (trong đó có 2 trường trực thuộc tập đoàn; 9 trường

trực thuộc Bộ Công Thương). Đến nay đã có 5 trường đại học đang thực hiện tự chủ

theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động

đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 và giai đoạn 2017-2019.

Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương được phân bố trên tỉnh,

thành phố thuộc các vùng kinh tế khác nhau trong cả nước. Trong đó có 01 trường

đóng tại vùng trung du miền núi phía Bắc, 06 trường tại vùng đồng bằng sông

Hồng, 02 trường còn lại đóng tại vùng Đông Nam Bộ.

Bảng 3.1: Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

Tên cơ sở đào tạo Khu vực

địa lý

Thí điểm tự chủ

chi thường xuyên

và chi đầu tư

Tự chủ một phần

chi thường xuyên

và chi đầu tư

1. ĐH Công nghiệp Việt Trì Phú Thọ x

2. ĐH Công nghiệp Hà Nội Hà Nội x

3. ĐH CN Việt - Hung Hà Nội x

4. ĐH Điện lực Hà Nội x

5. ĐH CN Quảng Ninh Quảng Ninh x

6. ĐH Sao Đỏ Hải Dương x

7. ĐH KT-KT Công nghiệp Nam Định x

8. ĐH CN thực phẩm TP HCM TP HCM x

9. ĐH Công nghiệp TP HCM TP HCM x

Nguồn: Bộ Công Thương

70

3.1.2. Mô hình quản trị đại học áp dụng đối với các trường đại học công

lập trực thuộc Bộ Công Thương

3.1.2.1. Tự chủ đại học và mô hình quản trị đại học ở Việt Nam

Vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam được bàn thảo nhiều trong khoảng hơn

10 năm trở lại đây và ngày càng thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Tự chủ đại học

được đề cập từ sau khi Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành. Văn bản này thừa

nhận GDĐH được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau: 1/ xây dựng chương trình, giáo

trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; 2/ xây

dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận

tốt nghiệp và cấp văn bằng; 3/ tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử

dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4/ huy động, quản lý, sử dụng các nguồn

lực; 5/ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ

(Điều 60, Luật Giáo dục năm 2005).

Bước ngoặt này tạo ra sự chuyển biến to lớn trong vấn đề tự chủ GDĐH.

Từ chỗ toàn hệ thống GDĐH Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý

nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ GD-ĐT; các trường ĐHCL dần được

trao quyền tự chủ. Tuy nhiên, tự chủ GDĐH ở Việt Nam khác với mô hình tự chủ

tại các nước phát triển. Tại các nước phát triển, các trường đại học thường có quyền

tự chủ rất cao. Nhà nước tuy có ảnh hưởng đối với trường đại học, nhưng trường đại

học không hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước. Còn đối với Việt Nam, Nhà nước

can thiệp khá trực tiếp, sâu và toàn diện đối với trường ĐHCL, từ đầu tư, tổ chức bộ

máy và nhân sự đến chương trình, nội dung đào tạo. Phương thức quản lý này đã

làm triệt tiêu sự sáng tạo, cạnh tranh giữa các trường đại học, khó thực hiện tự chủ

một cách thực chất.

Năm 2012, Luật GDĐH được ban hành. Quyền tự chủ đại học được tái

khẳng định, với các quy định đầy đủ và cụ thể hơn về mức độ trao quyền cho các

trường đại học. Các cơ sở GDĐH được tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc

các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công

nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH. Mức độ tự chủ của cơ sở GDĐH

71

được xác định phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất

lượng giáo dục (Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012). Tuy vậy, khác với nhiều

nước, ở Việt Nam, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào

tạo vẫn là nơi ban hành quy chế tuyển sinh, xác định chương trình khung, thậm chí

kiểm soát quá sâu vào hoạt động của các trường, kể cả các trường được trao quyền

tự chủ (chẳng hạn, bổ nhiệm hay phê chuẩn lãnh đạo trường, duyệt chỉ tiêu tuyển

sinh của từng trường hàng năm).

3.1.2.2. Mô hình quản trị đối với các trường trực thuộc Bộ Công Thương

Các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ Công Thương là các trường ĐHCL. Các

trường này vừa chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn của Bộ GD-ĐT, đồng thời

chịu sự quản lý về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của Bộ Công Thương.

Cơ chế Bộ chủ quản đối với các trường ĐHCL đã tồn tại ở nước ta từ thời

kỳ kế hoạch hóa tập trung. Bộ Công Thương cũng không là ngoại lệ. Theo cơ chế

này, Bộ chủ quản phê duyệt chiến lược phát triển của các trường ĐHCL trực thuộc.

Bộ chủ quản quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của trường (bổ nhiệm hiệu trưởng,

phó hiệu trưởng, kế toán trưởng, số lượng biên chế); đồng thời quản lý, kiểm tra,

giám sát, đánh giá hoạt động của trường. Trong lĩnh vực tài chính, Bộ chủ quản trực

tiếp phân bổ và quản lý ngân sách, quyết định đầu tư cơ sở vật chất (xây dựng và

mua sắm). Cơ chế Bộ chủ quản thể hiện sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước

vào các vấn đề mà trường lẽ ra được tự chủ, đặc biệt là bộ máy quản lý, nhân sự và

đầu tư của trường.

Việc duy trì cơ chế bộ chủ quản và chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước

về GDĐH giữa Bộ GD-ĐT với các bộ ngành chủ quản khác đã làm cho việc quản lý

nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, không thống nhất. Đến lượt mình,

Bộ Công Thương với tư cách là bộ chủ quản lại chưa ban hành các văn bản quy

định quản lý tài chính cần thiết để hướng dẫn các trường trực thuộc Bộ thực hiện thí

điểm tự chủ theo Nghị quyết 77.

Quan hệ giữa Bộ chủ quản với các trường ĐHCL tự chủ và không tự chủ

trong việc phân bổ ngân sách là giống nhau. Cơ chế phân bổ ngân sách hàng năm

được vận hành theo kiểu cào bằng, không theo nhiệm vụ đào tạo (tuyển sinh được

72

nhiều hay ít đều như nhau). Các trường có quy mô đào tạo lớn và nhỏ đều được cấp

ngân sách như nhau. Cách làm này cho thấy hiệu quả phân bổ ngân sách thấp,

không khuyến khích tự chủ và không công bằng.

Mặt khác, Bộ chủ quản tham gia quá sâu vào hoạt động của các cơ sở

ĐHCL. Ngay cả các trường đã tự chủ, thực chất cũng chưa được Nhà nước giao tài

sản cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Các trường không

được quyền tự quyết định mà còn phải gánh chịu nhiều thủ tục hành chính nhiêu

khê khi cần đấu thầu, mua sắm tài sản.

Nghị quyết 77 với tinh thần chủ đạo là tăng cường vai trò của Hội đồng

trường và giảm mạnh sự can thiệp của Bộ chủ quản. Tuy nhiên, đối với các trường

công lập, mặc dù theo quy định Hội đồng trường được trao quyền rất lớn, nhưng lại

không có quyền bầu và miễn nhiệm hiệu trưởng hay Chủ tịch Hội đồng trường. Các

chức danh này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm. Vì vậy, về nguyên

tắc hiệu trưởng không phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng trường mà chỉ chịu

trách nhiệm trước cấp trên, giống người đứng đầu tổ chức thuộc hệ thống hành

chính hơn là người đứng đầu tổ chức tự quản.

Mặt khác, thực tế ở các trường cho thấy, Hội đồng trường chỉ mang tính

hình thức, không có thực quyền. Cho đến thời điểm này, chỉ có 2 trong số 9 trường

ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương có Hội đồng trường. Và trên thực tế, các Hội

đồng này hoạt động không hiệu quả. Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng giữa

trường đại học tư thục với trường đại học công lập.

Bối cảnh trên cho thấy, hoạt động quản trị đại học tại các cơ sở GDĐH

công lập nói chung và được trao quyền tự chủ nói riêng vẫn chi phối nhiều bởi các

cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản.

3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của các trường đại học trực thuộc

Bộ Công Thương

Nhiệm vụ mang tính sứ mệnh của các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương là đào tạo nhân lực cho Bộ Công Thương và đào tạo nhân lực cho cả nước

theo nhu cầu của thị trường.

73

3.1.3.1. Ngành nghề đào tạo

Các trường thuộc Bộ Công Thương đăng ký đào tạo 366 ngành, nghề thuộc

các nhóm ngành, nghề kỹ thuật công nghệ, kinh tế, thương mại dịch vụ… Trong đó,

thực tế đào tạo 61 ngành, tuy nhiên có tới 16 ngành không tuyển sinh được (chiếm 26%).

Theo quy hoạch tại Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng tới

2020, các ngành nghề cần ưu tiên đào tạo là một số ngành trong lĩnh vực khoa học

tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công nghệ thông tin; công nghệ cơ điện tử

và tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số ngành, nghề kỹ

thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; đào tạo giáo

viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ.

Trong số các ngành đào tạo của các trường đại học, có sự mất cân đối giữa các

khối ngành tuyển sinh và so với định hướng ưu tiên đào tạo. Quy mô sinh viên được

tuyển vào khối ngành kinh tế, thương mại và dịch vụ là 14.161 (chiếm 66%), trong khi

đó các của các khối công nghệ kỹ thuật chỉ tuyển được 7.383 người (chiếm 34%) (Bộ

Công Thương, 2013). Tuy nhiên trong 03 năm gần đây xu hướng người học lại có sự

thay đổi, tỷ lệ sinh viên khối kỹ thuật tăng và sinh viên các khối ngành kinh tế giảm đi.

3.1.3.2. Qui mô và chất lượng đào tạo

• Tình hình tuyển sinh

Trong nhiều năm gần đây tình hình tuyển sinh của các trường đại học cũng

như các hệ đào tạo khác có sự phân hóa rõ nét do tâm lý lựa chọn ngành nghề, địa

điểm học của thí sinh. Trong năm học 2016-2017, các trường đại học của Bộ Công

Thương đã tuyển sinh được 26.587 sinh viên, trong đó 25.741 là sinh viên của các

trường trực thuộc Bộ và 846 sinh viên thuộc các trường thuộc các Tổng công ty.

Thống kê tuyển sinh qua các năm cho thấy xu thế khá ổn định ở bậc đại học, giảm

rõ rệt tại bậc cao đẳng và giảm dần tại bậc trung cấp.

Một số trường đại học lớn trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh tình hình tuyển sinh dễ dàng hơn, tuy nhiên các trường

cũng chỉ hoàn thành chỉ tiêu được giao đối với hệ đại học, các hệ khác tuyển không

đủ chi tiêu (Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí

74

Minh, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Công nghiệp Thực phẩm

Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Điện lực). Các trường còn lại tuyển sinh rất khó

khăn, đặc biệt có trường số sinh viên nhập học rất thấp, chỉ đạt 14,5% so với kế

hoạch. (Kết quả tuyển sinh của các trường được trình bày trong Phụ lục 3).

• Qui mô đào tạo

Các trường đại học thuộc Bộ Công Thương ngoài đào tạo bậc đại học, còn

thực hiện đào tạo các bậc học khác như đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ), cao

đẳng. Với kết quả tuyển sinh trên, quy mô sinh viên năm học 2016-2017 của các

trường đại học thuộc Bộ Công Thương là 203.024 sinh viên, trong đó đào tạo đại

học chiếm 51% bao gồm cả hệ chính quy, vừa làm vừa học và liên thông.

3.1.3.3. Khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học - công nghệ của các trường chủ yếu tập trung vào các

dự án hay đề tài NCKH do nhà nước cấp kinh phí, với nguồn kinh phí khá hạn hẹp

và thường được quản lý, phân bổ theo kiểu hành chính, bao cấp cũ. Tỷ lệ giảng viên

tham gia đề tài còn thấp; số lượng đề tài ít (chỉ có 9 công trình/100 giảng viên); chất

lượng thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ chưa cao.

3.1.3.4. Đội ngũ cán bộ

Năm 2017 tổng số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của các trường là

6.167 người, trong đó giảng viên, giáo viên là 4.470 người, chiếm tỷ lệ 72% trong

đó giáo viên cơ hữu là 4.337 người, chiếm 97,5 % tổng số giáo viên (trích nguồn Báo

cáo Bộ Công Thương). Ngoài số giáo viên cơ hữu, các trường đã ký hợp đồng mời 133

giáo viên thỉnh giảng là giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao ở các

trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia giảng dạy nhằm tăng cường số

lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên. Số lượng cán bộ nhân viên là 1.891 người

chiếm 29% tổng số cán bộ, nhân viên, giảng viên và bằng 40% số lực lượng giảng viên.

Trong số đội ngũ các cán bộ giảng viên cơ hữu, có 3 giáo sư và 42 phó giáo

sư. Lực lượng giảng dạy có trình độ tiến sĩ là 506 người, chiếm 12%. Trình độ thạc

sĩ chiếm tỷ lệ cao 77%. Đến nay vẫn còn 21% số cán bộ giảng dạy chưa đạt trình độ

sau đại học. (Số liệu chi tiết về đội ngũ cán bộ, viên chức các trường được trình bày

trong Phụ lục 4).

75

Số liệu trên cho thấy, cơ cấu cán bộ giảng viên các trường đại học trực thuộc

Bộ chưa hợp lý. Số lượng cán bộ nhân viên và giảng viên theo tỷ lệ hơn 2,5 giảng

viên có 01 nhân viên, cán bộ nhân viên, cao hơn rất nhiều lần so với trung bình

chung của thế giới (tỷ lệ 9/1). Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trung bình còn

thấp so với quy định (đại học thực hành phải đạt trên 10%; đại học ứng dụng phải

đạt trên 20% và đại học nghiên cứu phải đạt trên 40%);

Với lực lượng đội ngũ như hiện có, việc đảm bảo chất lượng đào tạo và

nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình mới của hệ thống trường thuộc Bộ

Công Thương sẽ gặp nhiều khó khăn.

3.1.3.5. Cơ sở vật chất

Qua nhiều năm được đầu tư từ nguồn NSNN và các nguồn huy động khác,

các trường trực thuộc Bộ Công Thương đã có tích lũy được nguồn lực vật chất khá

tốt để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhân lực của ngành và đất nước. Cụ thể:

tổng diện tích mặt bằng hiện có là 199,6 ha, với diện tích xây dựng là 754.101 m2.

Tổng số phòng học là 4.488 phòng với diện tích 525.769 m2.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất hiện tại chủ yếu tập trung vào các hạng mục xây

dựng, trong khi trang thiết bị đào tạo như: thiết bị thực hành, thực tập; thiết bị thí

nghiệm, nghiên cứu lạc hậu, không đồng bộ; hệ thống cơ sở dữ liệu (sách và giáo trình

các loại; tạp chí khoa học chuyên ngành…) chủ yếu ở dạng truyền thống, thiếu cập

nhật. Sự mất cân đối trong nguồn lực vật chất dẫn đến tính thực hành, ứng dụng của

sản phẩm đào tạo thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo đại học theo định hướng

ứng dụng. (Tình hình cơ sở vật chất của các trường được trình bày trong Phụ lục 5).

3.1.3.6. Đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên

Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT quy định tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ

hữu xác định theo ngành đào tạo đảm bảo không quá 10 sinh viên/giảng viên đối

với nhóm ngành nghệ thuật, thể dục thể thao; 15 sinh viên/giảng viên đối với nhóm

ngành y-dược và 20 sinh viên/giảng viên đối với các nhóm ngành khác. Nhiều

trường, bao gồm Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học

Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp và Đại học Điện lực, không đạt tiêu chí này.

76

- Giảng viên cơ hữu và nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ

Theo quy định, tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu ít nhất phải chiếm

40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đối với cơ sở GDĐH định hướng

nghiên cứu, 25% đối với cơ sở GDĐH định hướng ứng dụng và 10% đối với cơ sở

GDĐH định hướng thực hành. Riêng đối với ngành, chuyên ngành đào tạo theo

định hướng nghiên cứu của các cơ sở GDĐH theo định hướng nghiên cứu tỷ lệ này

không thấp hơn 50%. Về tiêu chí này, tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ

tiến sĩ của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương thường thấp, trong đó ở 3

trường, tỷ lệ Tiến sĩ/Giảng viên cơ hữu chỉ đạt dưới 10%.

Hình 3.1: Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017,

Bộ Công Thương

Hình 3.2: Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017,

Bộ Công Thương

3.2. THỰC TIỄN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

3.2.1. Quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính đối với các

trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương là các cơ sở GDĐH công lập.

Vì vậy, các hoạt động đào tạo nói chung và QTTC nói riêng của trường tuân thủ theo

các quy định của Nhà nước và của ngành (Bộ Công Thương). Việc thực hiện tự chủ tài

chính tại các trường này cũng song hành với tiến trình tự chủ đại học ở Việt Nam.

77

Văn bản pháp lý có tính chất mở đường cho hoạt động tự chủ tài chính của

các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường ĐHCL là Nghị định 10/NĐ-CP

năm 2002 về Thí điểm tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiếp đó,

cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số

14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam

giai đoạn 2006-2020, trong đó khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính

sách phát triển GDĐH theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của

cơ sở GDĐH, đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của

xã hội đối với GDĐH.

Để chính thức hóa cơ chế tự chủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

43/2006/NĐ-CP năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên trao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ; tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế và

tự chủ tài chính. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP mở đường cho các đơn vị sự nghiệp

phát triển các dịch vụ phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn, được quyết

định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.

Để cụ thể hóa hơn nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của

trường đại học trong khuôn khổ pháp lý được quy định, đồng thời để thúc đẩy hoạt

động tự chủ đại học ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP

ngày 24/10/2014 về Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDDH

công lập giai đoạn 2014-2017. Theo Nghị quyết 77, các cơ sở GDĐH công lập khi

cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư được

thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về các mặt: thực hiện nhiệm vụ đào

tạo và NCKH; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí

đối với đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm. Đồng thời, ngày 14/2/2015, Chính

phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL. Ngoài ba

loại đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định cũ, Nghị định 16/2015/NĐ-CP bổ

sung thêm loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi

đầu tư. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ mở rộng tinh thần tự chủ của

78

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP với những quy định mới liên quan đến lộ trình

chuyển từ thu phí dịch vụ sang giá dịch vụ công được tính đầy đủ chi phí. Theo đó,

đến năm 2020 mức giá dịch vụ công sẽ được tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực

tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Trong bối cảnh trên, quá trình chuyển đổi của các trường trực thuộc Bộ Công

Thương diễn ra từ năm 2006 đến nay. Quá trình đó có thể chia thành hai giai đoạn với

dấu mốc năm 2006 - thực hiện tự chủ theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

và dấu mốc năm 2015 - bắt đầu tự chủ theo Nghị quyết 77. Cụ thể như sau:

Từ năm 2006-2015:

Giai đoạn này các trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định

số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Trong đó các trường trực thuộc

Bộ Công Thương đều thuộc dạng các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.

Các trường được tự chủ theo từng nguồn thu, bao gồm nguồn ngân sách nhà

nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp. Với nguồn NSNN cấp (thường xuyên hay

không thường xuyên), trường đại học được tự chủ quản lý, sử dụng (theo kiểu tự

chủ thủ tục), qua kiểm soát của Kho bạc Nhà nước.

Đối với nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu học phí, lệ phí: Nhà trường được tự

chủ thu và quản lý sử dụng qua kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, song mức thu phải

tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Mức thu học phí từ năm 2006 đến năm 2009 được

áp dụng theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998. Từ năm 2010 đến năm

2015, mức thu học phí của các trường được điều chỉnh theo Nghị định số 49/2010/NĐ-

CP. Về các nguồn thu hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết: Các trường được quyền

quyết định mức thu trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. Ngoài ra các

trường còn được khai thác các nguồn thu khác như vốn vay, tài trợ, viện trợ...

Về chi phí: Các trường được tự chủ trong chi hoạt động thường xuyên, các

khoản chi hoạt động dịch vụ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường. Bộ Công

Thương quản lý một số nội dung chưa giao tự chủ cho các trường như: tiêu chuẩn,

định mức sử dụng xe ô tô; định mức về nhà làm việc; định mức trang bị điện thoại

công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ

tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sử dụng kinh

phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ

79

đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên

chế; chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân

sách nhà nước và chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí

mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Về sử dụng kết quả tải chính: Các trường đều được tự chủ quyết định sử

dụng chênh lệch thu chi để chi thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập

các quỹ cơ quan, bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng,

Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Trong đó mức trích quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp tối thiếu 25%; quỹ thu nhập tăng thêm không vượt quá 3 (ba)

lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ.

Từ năm 2015 đến nay:

Đây là giai đoạn thực hiện thí điểm đổi mới toàn diện hoạt động theo Nghị

quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.

Năm 2015 có 3 trong số 9 trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

được chọn thí điểm tự chủ là Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

(theo Quyết định số 902/QĐ-TTg ngày 23/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ),

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số

901/QĐ-TTg ngày 23/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Trường Đại học Điện

lực (theo Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 1/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Năm 2017, có thêm 2 trường là Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công

nghiệp (Quyết định số 618/QĐ-TTg ngày 08/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Quyết định số 945/QĐ - TTg ngày 04/7/2017

của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77. Đến thời điểm

này có 5 trong số 9 trường thực hiện thí điểm tự chủ.

Bảng 3.2: Danh sách các trường tự chủ theo Nghị quyết 77

TT Tên trường đại học Năm thành lập Thời điểm tự chủ

1 Đại học Công nghiệp TP HCM 1956 6/2015

2 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM 1982 6/2015

3 Đại học Điện lực 2006 9/2015

4 Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 1956 05/2017

5 Đại học Công nghiệp Hà Nội 1898 7/2017

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

80

Bốn (4) trường còn lại thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định

16/2015/NĐ-CP ngày 14 /2/ 2015 Chính phủ và đều thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp

công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

Đối nguồn thu sự nghiệp: Các trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP

không còn được ngân sách nhà nước cấp chi đầu tư và chi thường xuyên, các trường

thu học phí theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các trường còn lại

được NSNN cấp một phần chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí các trường thu

theo mức quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Việc thí điểm tự chủ tại các trường hướng đến mục tiêu đổi mới toàn diện

quản trị đại học, nâng cao tính tự chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, góp phần

giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Các nội dung tự chủ được đề cập trong đề án thí

điểm bao gồm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ đào tạo; tự chủ trong NCKH; tự chủ về

tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ tài chính; tự chủ đầu tư phát triển. Dựa trên đề

án, các trường tính toán chi phí, xác định nguồn thu để đạt được các mục tiêu phát

triển của trường. Theo Đề án thí điểm, các trường được trao cơ chế thoáng rộng hơn

về mọi mặt để có thể vận hành theo định hướng "đại học doanh nghiệp".

Về mặt quản lý nhà nước, so với trước khi tự chủ, sự thay đổi đáng kể nhất

trong quản lý nhà nước về công tác tài chính ở các trường ĐHCL trực thuộc Bộ

Công Thương là các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ- CP được tự

quyết định mức học phí cao hơn theo Đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được chủ động cân đối nguồn thu và huy

động các nguồn hợp pháp khác để quyết định và chịu trách nhiệm về chủ trương, kế

hoạch, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.

3.2.2. Quản trị chi phí tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

3.2.2.1. Nội dung chi phí của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP, tất cả các trường đại học trực thuộc

Bộ Công Thương đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là văn bản pháp quan

trọng hướng dẫn các hoạt động quản trị của nhà trường hiện nay.

Nội dung chi phí của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương bao

gồm 3 nhóm chi cho con người, chi hoạt động và chi trích lập quỹ.

81

Bảng 3.3: Tổng hợp nội dung chi giai đoạn 2013 - 2017

Nội dung chi

2013 2014 2015 2016 2017

Số tiền

(Tr. Đ)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(Tr. Đ)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(Tr. Đ)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(Tr. Đ)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(Tr. Đ)

Tỷ lệ

(%)

Chi TT cá nhân 765.101 39 624.958 44 621.272 42 765.101 39 870.849 37

Chi mua sắm

HH, DV 147.560 8 125.550 9 131.873 9 147.560 8 455.509 19

Chi nghiệp vụ CM 104.572 5 98.668 7 96.966 7 104.572 5 155.977 7

Chi MSTB, cải

tạo SC TSCĐ 256.316 13 134.359 10 222.942 15 256.358 13 278.891 12

Chi khác 62.559 3 56.747 4 50.508 3 62.517 3 69.183 3

Chi trích lập quỹ 629.979 32 374.365 26 363.304 24 629.980 32 519.780 22

Tổng cộng 1.966.087 100 1.414.647 100 1.486.865 100 1.975.088 100 2.350.188 100

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Bộ Công Thương

Qua phân tích cơ cấu chi của các trường nhận thấy: Chi cho con người là

nhóm mục chi chiếm tỷ lệ cao nhất, luôn chiếm từ 37% - 44% tổng chi trong cả giai

đoạn. Cụ thể theo báo cáo tài chính năm 2017, có sự khác biệt rõ nét trong cơ cấu

chi của các trường đại học. Nếu phân chia theo mức độ tự chủ, nhóm các trường có

mức độ tự chủ cao, gồm 5 trường, nhóm chi cho con người (chi thanh toán cá nhân)

chiếm trung bình 38% trong tổng chi của đơn vị, nhưng với các trường có mức độ

tự chủ thấp, nhóm chi cho con người này trung bình lên tới 46,3% tổng chi

Hình 3.3: Cơ cấu chi theo nội dung kinh tế năm 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính các trường

82

Ở khối các trường có mức độ tự chủ thấp, mặc dù tỷ lệ chi cho con người

cao, tuy nhiên nếu nhìn con số tuyệt đối thì mức thu nhập ở các trường này rất thấp.

Hai trường có tỷ lệ cao nhất là Đại học Công nghiệp Việt Trì và Đại học Công

nghiệp Quảng Ninh tương ứng 58% và 47%/ tổng chi thường xuyên, nhưng cũng

chỉ đạt 7 triệu đồng/ người/ tháng và 6 triệu đồng/ người/ tháng. Điều đó cho thấy

thực tế sự mất cân đối và chưa hợp lý trong cơ cấu chi tiêu. Các trường nhóm này

đang phải dành chủ yếu nguồn lực để duy trì bộ máy mà không có nguồn để đầu tư

thỏa đáng cho phát triển hoạt động chuyên môn (viết giáo trình giảng dạy, NCKH,

vật tư thực hành thực tập…).

Mặt khác, cơ cấu chi tiêu cho thấy chiến lược và năng lực quản trị của các

trường khác nhau. Đại học Điện lực và Đại học Công nghiệp Việt Trì là hai trường có

cơ cấu chi tiêu khá đặc biệt. Đối với trường Đại học Điện lực, một trường có nguồn thu

khá lớn, nhà trường đã dành 41% chi cho con người, nhưng chi nghiệp vụ chuyên môn

gần như không có và chi sửa chữa mua sắm 6% (thấp nhất trong số các trường). Đây là

cơ cấu chi tiêu bất hợp lý vì trường chỉ dạy "chay" mà gần như không đầu tư kinh phí

cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

của trường. Còn đối với Đại học Công nghiệp Việt Trì, một trường có nguồn thu thấp

thì nguồn NSNN cấp và nguồn thu của trường dành chi tiêu để duy trì hoạt động bộ

máy là chủ yếu (chi con người lên đến 58%), trong khi chi nghiệp vụ chỉ có 5%.

3.2.2.2. Quản trị chi phí tại các trường thực hiện thí điểm tự chủ

Trong số các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, đến nay mới chỉ

có 5 trường đại học đang thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP. Với các

trường này, ý tưởng về quản trị doanh thu, chi phí còn rất mới mẻ với trường và hầu

như chưa được áp dụng. Vì vậy, mục này tập trung trình bày nội dung quản trị chi

phí tại các trường đang thực hiện thí điểm.

Đối với các trường thí điểm tự chủ, tư tưởng quản trị doanh nghiệp đã bắt

đầu được áp dụng trong nhà trường để quản trị chi phí. Cụ thể là, các trường đã tính

toán suất đầu tư - định mức chi phí cho 1 sinh viên - làm cơ sở xác định mức giá

dịch vụ đào tạo. Dưới đây là cách tính chi phí bình quân của một số trường thuộc

Bộ đang thực hiện thí điểm tự chủ:

83

Đại học Điện lực:

Căn cứ để xây dựng định mức chi phí là định biên lao động; chi phí lao

động, vật tư kỹ thuật/ 01 sinh viên; chi phí khấu hao ước tính phải đưa vào học phí;

số liệu báo cáo định mức của một số trường đại học để tham khảo.

Trên cơ sở đó, chi phí đào tạo/ 01 sinh viên được xác định theo công thức sau:

Kin = (ĐMcbgdin x Sbqgvn) + (ĐMcbpvin x Sbqpvn) + (ĐMcbqlin x Sbqpln) + ĐMmvtktin

Trong đó:

Kin: Chi phí đào tạo/01 sinh viên theo định mức kinh tế kỹ thuật của ngành i

năm n;

ĐMcbgdin: Định mức giảng viên/01 sinh viên ngành i năm n;

ĐMcbpvin: Định mức cán bộ phục vụ hành chính và chuyên môn nghiệp vụ/

01 sinh viên ngành i năm n;

ĐMcbqlin: Định mức cán bộ quản lý/01 sinh viên ngành i năm n;

ĐMvtktin: Hao phí vật tư kỹ thuật/01 sinh viên n;

Sbqgvn: Lương bình quân của giảng viên năm n;

Sbqpvn: Lương bình quân của cán bộ phục vụ hành chính và chuyên môn

nghiệp vụ năm n;

Sbqqln: Lương bình quân cán bộ quản lý năm n;

Chẳng hạn, với phương pháp như trên, chi phí bình quân năm 2013 của Đại

học Điện lực cho khối ngành kỹ thuật bậc Đại học được xác định như sau:

ĐMcbgdi2013 = 259gv/13.814SV x 12 tháng = 0.225

ĐMcbpvi2013 = 83CBPV,CM/13.814SV x 12tháng =0.072

ĐMcbqli2013 = 45CBQL/13.814SV x12 tháng = 0.039

Sbqgv2013 = 11.437.792đ/ tháng

Sbqpv2013 = 8.483.769đ/ tháng

Sbqql2013 = 12.938.436đ/tháng

ĐMmvtkti2013 = 5.346.520đ

ĐMkh,lv = 362.255đ

Kkt2013 = (0.225x 11.437.792) + (0.072 x 8.483.769) + (0.039 x 12.938.436)

+ 5.346.520 + 362.255 = 9.397.708 đồng

84

Tương tự, chi phí bình quân năm 2013 cho khối ngành kinh tế bậc Đại học

được xác định là 8.394.789 đồng.

Đối với bậc đào tạo khác, phí bình quân theo từng nhóm ngành được xác

định theo hệ số dựa trên chi phí bình quân của ngành đó ở bậc đại học. Hệ số tính

cho bậc trung cấp là 0,7; bậc cao đẳng là 0,8 và cho đào tạo thạc sĩ là 1,5.

Đại học Công nghiệp Hà Nội:

So với Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp Hà Nội tính toán chi phí

bình quân/1 sinh viên theo cách khác như sau:

+ Chi phí bình quân/1 sinh viên/1 năm = (Tổng chi thường xuyên + Khấu

hao)/Tổng số sinh viên có mặt.

+ Chi phí bình quân/1 sinh viên/ khóa = Chi phí bình quân/1 tín chỉ x Tổng

số tín chỉ cả khóa học.

Từ chi phí bình quân/1 tín chỉ được xác định theo cách trên, trường xác

định chi phí bình quân/1 tín chỉ theo từng môn học. Kết quả trên tương ứng với hệ

số 1 áp dụng cho các môn cơ bản (như kinh tế chính trị…). Hệ số 1,2 được áp dụng

cho các môn có giờ thực hành (cơ khí, ô tô…). Đối với thực tập và đồ án tốt nghiệp

thì áp dụng hệ số 1,5. Trên cơ sở chi phí bình quân/1 tín chỉ, trường sẽ tiến hành thu

học phí theo từng kỳ, tương ứng với các môn học và số tín chỉ mà sinh viên đăng ký

trong kỳ đó.

Việc xác định chi phí bình quân đối với hoạt động đào tạo là bước đầu

trong quản trị chi phí của các trường tự chủ. Chi phí bình quân là căn cứ để các nhà

quản trị nhà trường ra các quyết định quan trọng về giá dịch vụ đào tạo, quy mô đào

tạo tối ưu…

Vào thời điểm hiện tại, việc xác định chi phí bình quân theo phương pháp

trên trước mắt đã theo hướng tính toán đủ hơn các yếu tố chi phí. Tuy nhiên, mức

chi phí bình quân xác định được đang được tính toán dựa trên một số giả định chưa

chắc chuẩn xác, đó chính là các định mức kinh tế kỹ thuật. Hiện tại, ngoài định mức

giáo viên và định mức phòng học là Bộ có hướng dẫn và đang giả định là phù hợp

(tuy định mức này quá lạc hậu); tất cả các định mức khác (như nhân viên phục vụ;

cán bộ quản lý; định mức vật tư, máy móc, thiết bị…) đều chưa có hướng dẫn, các

85

trường đang tự xây dựng. Điều đó khiến cho kết quả tính toán thiếu chính xác và

không đồng nhất giữa các trường. Mặt khác, tính chính xác trong kết quả xác định

chi phí bình quân còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình hạch toán, tập hợp chi phí của

kế toán.

Bảng 3.4: Chi phí đào tạo 1 sinh viên của Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung chi Năm học

2014-2015 2015-2016 2016-2017

SỐ LƯỢNG SINH VIÊN 41.506 38.441 36.861

I Chi thanh toán cá nhân 3,2 3,4 4,1

1 Tiền lương, tiền công 2,0 2,5 3,2

2 Phụ cấp lương 0,4 0,4 0,4

3 Các khoản đóng góp 0,3 0,3 0,3

4 Học bổng sinh viên 0,5 0,1 0,1

II Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 2,2 2,7 3,0

1 Chi thanh toán dịch vụ công cộng 0,3 0,2 0,3

2 Vật tư văn phòng 0,3 0,7 0,2

3 Thông tin, tuyên truyền liên lạc 0,1 0,1 0,1

4 Hội nghị, Công tác phí 0,1 0,1 0,2

5 Chi phí thuê mướn 0,2 0,2 0,3

6 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành 0,6 0,8 1,0

7 Chi khác 0,6 0,7 0,8

III Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định 2,5 3,8 3,4

1 Sửa chữa tài sản từ kinh phí thường xuyên 0,5 0,5 0,5

2 Mua sắm tài sản cho công tác chuyên môn 0,9 2,1 1,4

3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 1,1 1,2 1,5

Tổng chi phí đào tạo một sinh viên 7,9 9,9 10,4

Mức thu học phí theo NĐ 49, NĐ 86 6,5 7,2 7,9

Nguồn: Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Hiện tại, các trường này đang trong giai đoạn thí điểm và chuyển dần sang

tự chủ, vì thế các hoạt động quản trị chi phí cũng mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh

định hướng tính chi phí đầy đủ, các trường cũng bắt đầu đổi mới phương thức quản

86

lý chi tiêu hướng đến kết quả. Ví dụ quản lý chi tiêu theo kết quả đối với khoản chi

NCKH tại Đại học Điện lực được thể hiện trong hộp 3.1.

Hộp 3.1: Quản trị chi phí NCKH tại Đại học điện lực

Với quan điểm "Mình không thể bỏ tiền ra để làm những thứ không có hiệu quả cho

trường", Đại học Điện lực đã thay đổi tiêu chí lựa chọn và phương thức phân bổ, giải

ngân kinh phí cho NCKH. Tiêu chí ưu tiên lựa chọn là các đề tài có tính ứng dụng thực

tiễn cho nhà trường. Đầu tiên, các cá nhân đăng ký đề tài và thuyết minh. Hội đồng khoa

học trường sẽ lựa chọn dựa trên các đề xuất tốt. Đây là cơ sở để trường phân bổ kinh phí

cho NCKH. Kinh phí cho NCKH của 1 đề tài không bị giới hạn, cũng không phân bổ

bình quân, miễn là không vượt trần kinh phí cho NCKH và đúng quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, kinh phí chưa được giải ngân từ đầu mà phải đến cuối năm, khi đề tài được

nghiệm thu và ứng dụng thì nhà trường mới thanh toán kinh phí. Những đề tài nào không

ứng dụng được thì tác giả phải bỏ tiền tự thực hiện. Đề tài chỉ được ghi nhận vào kết quả

NCKH hàng năm của giáo viên.

Nguồn: Phỏng vấn Cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính - Đại học Điện lực

Những tư tưởng quản lý theo kết quả hoạt động/kết quả thực hiện nhiệm vụ

cũng đã được thể hiện trong Luật NSNN 2015. Tuy vậy, việc ứng dụng vào công

tác QTTC trường ĐH vẫn mới chỉ ở giai đoạn manh nha. Kết quả khảo sát tại các

trường cũng cho thấy điều đó.

Hình 3.4: Đánh giá về phương pháp quản lý chi tiêu đang áp dụng

Nguồn: Kết quả khảo sát

87

Qua khảo sát cho thấy 45% số người được hỏi xác nhận hiện tại các trường

quản lý chi tiêu thông qua việc xây dựng các định mức chi tiêu và quản lý theo định

mức (quản lý theo đầu vào). 23% ý kiến cho biết trường kết hợp quản lý theo đầu

vào và quản lý theo kết quả. Chỉ có 15% số người được hỏi xác nhận trường quản lý

theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 17% số người được hỏi không biết về phương thức

quản lý chi tiêu mà trường đang áp dụng.

3.2.3. Quản trị tài sản tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

Việc mua sắm tài sản không chỉ liên quan đến các quyết định đầu tư, từ việc

lựa chọn chủng loại tài sản, thời điểm đầu tư, lựa chọn các nhà cung cấp… mà còn liên

quan đến các quyết định quản lý, sử dụng và khai thác tài sản đó để phát huy hiệu quả

cao nhất của vốn đầu tư. Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố cấu thành trong chi phí

dịch vụ đào tạo. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập

của trường. Vì vậy, hoạt động quản trị tài sản của trường cần được quan tâm từ suốt

quá trình từ khi hình thành tài sản, sử dụng tài sản đến khi thanh hủy tài sản đó.

So với các trường chưa tự chủ, các trường thí điểm tự chủ là các trường có

nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp lớn nên mức độ phụ thuộc vào NSNN ít hơn.

Chính vì vậy, trong hoạt động đầu tư mua sắm tài sản, thẩm quyền của trường, với

tư cách là chủ đầu tư lớn hơn.

Các trường chưa tự chủ sử dụng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

hoặc mua sắm tài sản từ nguồn NSNN. Vì vậy, trong quá trình quyết định đầu tư,

mua sắm tài sản, trường hầu như không có thẩm quyền quyết định. Các trường chỉ

có quyền đề xuất danh mục ưu tiên để Bộ Công Thương phê duyệt. Dựa vào quyết

định đầu tư, trường xây dựng kế hoạch đấu thầu trình Bộ Công Thương phê duyệt

và ra quyết định. Sau khi các trường thực hiện xong các thủ tục đấu thầu theo quy

định của Luật Đấu thầu, Bộ Công Thương là người thẩm định kết quả đầu thầu.

Đối với các trường tự chủ, trường là chủ đầu tư và có quyền quyết định đầu

tư, quyết định kế hoạch đấu thầu, phê duyệt và quyết định kết quả đấu thầu; chỉ cần

báo cáo với Bộ chủ quản trước và sau khi thực hiện. Điều đó một mặt tạo điều kiện

thuận lợi và chủ động cho các trường trong quá trình hình thành và sử dụng tài sản,

mặt khác đặt ra yêu cầu đối với các trường trong việc quản trị tốt để nâng cao hiệu

88

quả sử dụng tài sản. Do không còn chế độ "xin" cấp NSNN đầu tư mua sắm tài sản

nên ở các trường tự chủ đã hạn chế tình trạng đầu tư mua sắm những tài sản chưa

phải là nhu cầu cấp thiết. Không có tình trạng tài sản "đắp chiếu" không được sử

dụng. Hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản cũng được cải thiện rõ rệt.

3.2.3.1. Quản trị quá trình hình thành tài sản

Hiện tại, đối với các trường thí điểm tự chủ, nguồn vốn NSNN chỉ còn cấp

cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang thực hiện. Các trường chủ yếu sử dụng

các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản. Nhà trường phải

đối mặt với quyết định dùng nguồn nào tài trợ cho đầu tư tài sản. Tùy thuộc nhu cầu

tài sản phục vụ đào tạo mà mỗi trường có thể lựa chọn nguồn vốn tự có, vốn vay

hay vốn tài trợ để đầu tư tài sản, mua sắm máy móc thiết bị. Các trường này hầu

như không áp dụng hình thức thuê tài sản, ngoại trừ việc thuê phòng học, với lý do

mức học phí thu thấp, không trả đủ chi phí thuê.

Trên thực tế, việc các trường tự chủ sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư xây

dựng cơ bản hoặc mua sắm máy móc thiết bị là khá phổ biến. Để có được nguồn

vốn vay từ các ngân hàng thương mại hay vay ưu đãi của các nhà tài trợ, các trường

phải lên phương án vay để hoàn tất hồ sơ vay vốn. Phương án vay là tài liệu thể

hiện rõ nét tư tưởng quản trị tài sản, khi trường phải tính toán chi phí sử dụng vốn,

doanh thu từ hoạt động đầu tư, thời gian thu hồi, nguồn trả nợ. (Có thể tham khảo

phương án vay của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ở Phụ lục 6).

3.2.3.2. Quản trị quá trình sử dụng tài sản

Để hướng dẫn sử dụng tài sản, căn cứ vào các quy định hướng dẫn Luật

quản lý tài sản công, các trường ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài sản của nhà

trường. Quy chế hướng dẫn cách theo dõi, quản lý tài sản; phân định trách nhiệm

các bên liên quan trong quản lý và sử dụng tài sản; hướng dẫn quy trình bảo trì, bảo

dưỡng tài sản; chế độ theo dõi, ghi chép, hạch toán, kiểm kê, báo cáo. Quy định này

giúp các trường thực hiện việc khai thác, sử dụng tài sản mang lại hiệu quả. Cũng

giống như các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ, trong thời gian trước đây, các

trường chỉ theo dõi hao mòn tài sản mà không tính toán và trích khấu hao tính vào

chi phí đào tạo. Hiện tại, các trường tự chủ bắt đầu tính và đưa dần một phần khấu

89

hao tài sản vào chi phí. Tuy nhiên, do những giới hạn trong việc xác định mức thu

học phí nên khấu hao chưa được tính đầy đủ mà được thực hiện theo lộ trình cùng

với lộ trình xác định giá dịch vụ công theo Nghị định 16/2015/ NĐ-CP.

Việc duy tu, bảo dưỡng tài sản cũng chưa được các trường quan tâm thỏa

đáng. Mặc dù có quy trình bảo dưỡng, nhưng các trường không có kế hoạch bảo

dưỡng tổng thể. Hoạt động bảo dưỡng được các đơn vị sử dụng tài sản tự thực hiện

và tính chi phí nhân công làm thêm giờ. Tài sản trong quá trình sử dụng nếu hư

hỏng sẽ thực hiện sửa chữa nhỏ từ nguồn chi thường xuyên.

Hàng năm, các trường thực hiện việc kiểm kê, báo cáo theo đúng quy định

của Nhà nước. Dữ liệu được nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản quốc gia.

Khi tài sản không còn sử dụng được, chủ yếu là đã hết thời gian sử dụng,

các trường thực hiện thanh lý tài sản theo đúng quy định. Thông thường, các trường

thuê cơ quan thẩm định giá và chào bán thanh lý tài sản.

3.2.4. Quản trị nguồn thu tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

3.2.4.1. Huy động nguồn thu

Xét theo quy mô tổng nguồn thu thì các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: là các trường có nguồn thu lớn, bao gồm 2 trường: Đại học Công

nghiệp Hà Nội và Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhóm 2: là các trường có nguồn thu trung bình, bao gồm 3 trường: Đại

học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp; Đại học Điện lực; Đại học Công nghiệp Thực

phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhóm 3: là các trường có nguồn thu thấp, bao gồm 4 trường: Đại học Sao

đỏ, Đại học Công nghiệp Việt Hung; Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và Đại học

Công nghiệp Việt Trì.

(Số liệu nguồn thu của các trường giai đoạn 2013-2017 được trình bày

trong Phụ lục 7).

Hình 3.5 cho thấy tổng thu của các trường năm 2017. Số thu của nhóm

trường cao nhất gấp hơn 2 lần so với nhóm tiếp theo và gấp hơn 10 lần so với nhóm

thấp nhất. Sở dĩ có sự phân hóa rõ nét về tổng nguồn thu là do quy mô và ngành

90

nghề đào tạo khác nhau giữa các trường. Số liệu thực tế tính đến thời điểm năm

2017 cho thấy, tổng nguồn thu của một số trường đại học giảm (như Trường Đại

học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Điện lực, Đại học Kinh tế Kỹ

thuật Công nghiệp). Đây là những trường bị giảm mạnh quy mô đào tạo. Trong khi

đó, một số trường lại có tổng thu tăng (như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học

Sao đỏ, Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với các

trường này, tổng thu tăng là do duy trì được chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo,

hoặc quy mô đào tạo có giảm sút nhưng mức học phí tăng theo Nghị định

86/2015/NĐ-CP. Việc tăng nguồn thu từ các chương trình tiên tiến, chất lượng cao

và tiến sĩ cũng bù đắp sự giảm sút nguồn thu từ các hệ đào tạo không chính quy.

Hình 3.5: Tổng nguồn thu của các trường năm 2017

Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2017, Bộ Công Thương

Xét theo mức độ khai thác nguồn thu để tự đảm bảo kinh phí, các trường

đại học trực thuộc Bộ Công Thương được chia thành 2 nhóm: (1) Nhóm có mức độ

tự chủ cao - thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 và (2) Nhóm chưa tự chủ - tự đảm

bảo một phần chi phí và phụ thuộc NSNN.

- Nhóm các trường có mức độ tự chủ cao bao gồm Đại học Điện lực, Đại

học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh; Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Kinh tế - Kỹ thuật

Công nghiệp.

91

- Nhóm 2 trường có mức độ tự chủ thấp bao gồm Đại học Công nghiệp

Quảng Ninh; Đại học Sao đỏ; Đại học Công nghiệp Việt Hung và Đại học Công

nghiệp Việt Trì.

Hiện tại, nguồn thu của các trường Đại học trực thuộc Bộ Công Thương có

4 nguồn chính: (i) Nguồn NSNN; (ii) Học phí, lệ phí; (iii) NCKH và chuyển giao

công nghệ và (iv) Thu dịch vụ và sự nghiệp khác.

Đối với nguồn NSNN:

Nguồn kinh phí do NSNN cấp cho các trường bao gồm:

- Kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên (lương và các khoản trích theo

lương, vật tư thực hành thực tập, điện nước...) và không thường xuyên (mua sắm,

sửa chữa thiết bị phục vụ đào tạo).

- Kinh phí NSNN cấp cho đào tạo và bồi dưỡng và NCKH.

- Miễn giảm học phí theo Nghị định 86 và hỗ trợ theo Quyết định 66.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khác theo đặt hàng của Nhà nước.

Hiện nay, trong số các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương chỉ có

các trường chưa thí điểm tự chủ được hưởng nguồn NSNN. Hình 3.6 cho thấy

nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên và mức độ trung bình tự đảm bảo

chi thường xuyên của các trường giai đoạn 2013-2017.

Hình 3.6: NSNN cấp chi thường xuyên và mức độ tự đảm bảo chi thường xuyên

Nguồn: Báo cáo của Bộ Công Thương

92

Các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77, theo đề án tự chủ thì các

trường tự đảm bảo chi thường xuyên, NSNN cam kết hỗ trợ chi đầu tư 3 năm đầu thực

hiện tự chủ. Tuy nhiên trên thực tế, từ năm 2018 các trường này không còn được

cấp NSNN (bị cắt toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên). Nguồn NSNN hiện nay

chỉ còn cấp cho các công trình xây dựng cơ bản đang thực hiện dở dang. Điều đó

cũng gây ra những khó khăn cho các trường ở giai đoạn đầu thí điểm tự chủ.

Đối với các trường không tự chủ, hàng năm NSNN vẫn cấp đều đặn nhưng

theo kiểu cào bằng, vì vậy số tuyệt đối kinh phí NSNN không đổi. Nhưng do các

trường này không tuyển sinh được, số lượng sinh viên rất ít nên nguồn thu học phí

giảm qua các năm. Do đó, nhìn cơ cấu nguồn thu về mặt hình thức thì tỷ trọng nguồn

NSNN tăng trong tổng thu. Nhưng thực chất là NSNN cấp để nuôi bộ máy. Đây là

một bất cập khá lớn trong phân bổ NSNN, đồng thời đặt ra bài toán về quản trị tại

các trường này cần giải quyết trước áp lực để trường tồn tại, phát triển hoặc giải thể.

Nếu so sánh cả giai đoạn thì thấy, nguồn NSNN cấp chi thường xuyên cho

các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã giảm đáng kể qua các năm. Số liệu ở

hình So sánh số liệu năm trước và sau tự chủ thì thấy, NSNN cấp năm 2017 của tất

cả các trường thuộc nhóm tự chủ đều thấp hơn so với năm 2013. Lý do là các

trường tự chủ đã bị cắt NSNN, trong khi NSNN cấp cho các trường chưa tự chủ vẫn

ổn định qua các năm.

Hình 3.7: Cơ cấu nguồn ngân sách cấp cho các trường - so sánh 2013 và 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính các trường.

93

Nguồn thu từ học phí, lệ phí:

Các nguồn này chủ yếu từ các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa,

liên kết đào tạo… Nguồn thu học phí của các trường trong giai đoạn 2013-2017

được thể hiện trong hình 3.8.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.8: Nguồn thu từ học phí giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính các trường

Đây là nguồn thu sự nghiệp chủ yếu của các trường. Biểu đồ cho thấy có sự

khác biệt tương đối lớn về quy mô: số thu học phí của nhóm 5 trường tự chủ lớn

hơn rất nhiều lần so với nhóm 4 trường chưa tự chủ. Mức tăng trưởng số thu học phí

của các trường thuộc nhóm 1 và nhóm 2 có xu hướng tăng theo thời gian, trong khi

các trường thuộc nhóm 3 đang có xu hướng giảm xuống.

Về cơ cấu, hình 3.9 phản ánh cơ cấu nguồn thu học phí trong tổng nguồn

thu sự nghiệp của các trường đại học tính trung bình trong 5 năm từ 2013 đến 2017.

Nguồn thu từ học phí của các trường đều có chỉ số trung bình nằm trong ngưỡng từ

72% đến 95% trong tổng nguồn thu sự nghiệp.

94

Hình 3.9: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2013 - 2017*

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Bộ Công Thương

Ghi chú: *: Số liệu trên là số trung bình trong 5 năm

Thu hoạt động dịch vụ và sự nghiệp khác:

Do khả năng khai thác dịch vụ của các trường khác nhau nên nguồn thu này

không đồng đều giữa các trường. Vì vậy, số thu và cơ cấu nguồn thu này trong tổng

thu sự nghiệp phản ánh sự năng động của các trường. Hình 3.10 phản ánh nguồn thu

từ hoạt động dịch vụ của các trường giai đoạn 2013-2017. Đại học Công nghiệp Hà

Nội là trường có nguồn thu dịch vụ lớn nhất. Nguồn thu này ở các trường tự chủ

đều thì có xu hướng tăng cả số tuyệt đối và tỷ trọng. Đây là biểu hiện tích cực khi

các trường ngày càng tự chủ hơn trong việc khai thác nguồn thu này. Tuy nhiên, so

với tổng nguồn thu sự nghiệp thì con số này còn nhỏ. Vì vậy, đây vẫn là nguồn thu

tiềm năng cho các trường trong thời gian tới.

95

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.10: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Bộ Công Thương

Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Nguồn tài trợ cho NCKH và chuyển giao công nghệ của các trường đại học

từ hai hoạt động chủ yếu là: i) Nguồn thu từ dịch vụ NCKH và chuyển giao công

nghệ do các trường tự khai thác; ii) Nguồn kinh phí cấp cho NCKH cho các trường

từ nguồn kinh phí không thường xuyên từ NSNN.

Nguồn thu từ khai thác dịch vụ NCKH và chuyển giao công vẫn đang còn

rất khiêm tốn. 6 trong số 9 trường (trong đó bao gồm cả những trường có tiềm lực

nghiên cứu mạnh như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh…) có nguồn thu này với tỷ trọng dưới 1% tổng thu. Trong bối

cảnh tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu

và thương mại hóa kết quả NCKH, liên kết thực hiện hoạt động khoa học và chuyển

giao công nghệ đối với các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy vậy, hoạt động này

chưa được thực sự chú trọng.

96

Bảng 3.5: Nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ 2017

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên trường

Dịch vụ

NCKH &

CGCN

NSNN cấp

cho NCKH

Tổng thu từ

NCKH

%/tổng

nguồn thu

1 Đại học Công nghiệp Hà Nội 1.625 3.434 5.060 0,85%

2 Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 3.898 424 4.322 7,48%

3 Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

Chí Minh - 300 300 0,06%

4 Đại học Công nghiệp Thực phẩm

Thành phố Hồ Chí Minh 376 880 1.256 0,67%

5 Đại học Công nghiệp Việt - Hung - 360 360 0,54%

6 Đại học Công nghiệp Việt Trì 1.605 0 1.605 3,11%

7 Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp - 140 140 0,05%

8 Đại học Sao Đỏ - 270 270 0,29%

9 Đại học Điện lực 19.647 - 19.647 8,54%

Tổng số 27.150 5.809 32.959 1,56%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ

2017-2018, Bộ Công Thương

Đối với nguồn tài chính từ các dự án hợp tác quốc tế:

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã hỗ trợ các trường triển khai một

số dự án chủ yếu từ nguồn vốn vay ODA, như dự án ADB, Dự án ngân hàng KfW,

Dự án Phát triển Nguồn nhân lực Ngành công nghiệp nặng - công nghiệp hóa chất

JICA IUH tại Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh… Để được lựa chọn ưu tiên

đầu tư, các trường tham gia thường được lựa chọn trên cơ sở có uy tín trong đào tạo,

đội ngũ cán bộ chất lượng, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới và được Bộ

Công Thương lựa chọn, ưu tiên đầu tư.

Bảng 3.6: Các dự án hợp tác quốc tế của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

TT Tên Trường ADB KfW AIG JICA-

IUH

KOICA-

LOTTE WB Tổng số

1 ĐHCN Việt Hung • • 2

2 ĐHCN Việt Trì • • 2

3 ĐH Điện lực • • • • 4

4 ĐH Sao đỏ • • 2

5 ĐHCN Hà Nội • 1

6 ĐHCN Dệt may HN • 1

7 ĐHCN Tp. HCM • • • 3

Số trường hưởng lợi 4 5 2 2 1 1

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ

2017-2018, Bộ Công Thương

97

Trong hệ thống các trường đại học trực thuộc Bộ, một số trường năng động,

có khả năng phát triển hoạt động đào tạo đã nhận được nguồn tài trợ, hỗ trợ khá lớn

(Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại

học Điện lực), trong khi một số trường khác thì nguồn vốn này còn hạn chế. Tuy

nhiên, nếu xét về tỷ trọng nguồn tài trợ trong tổng thu thì con số này còn nhỏ.

Do nguồn tài trợ cho các trường chủ yếu bằng hiện vật (máy móc thiết bị,

nhà xưởng…) nên các trường chỉ làm thủ tục tiếp nhận tài trợ, theo dõi riêng trên sổ

sách ngoài bảng, ghi tăng tài sản và tăng nguồn hình thành tài sản.

Bảng 3.7: Nguồn tài trợ của Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017

TT Tên dự án/nhà tài trợ Kinh phí tài

trợ (USD)

Thời gian

thực hiện Kết quả

1 Hợp tác với Tập đoàn Hồng Hải 5.000.000 2008-2023 Tiếp nhận thiết bị hiện đại

chuyên ngành cơ khí chính xác

2 Hợp tác với công ty TNHH

Modasoft (Trung quốc) 350.000 2010-2012

Tiếp nhận thiết bị, phần mềm phục

vụ nghề may, thiết kế thời trang.

3 Hợp tác với Siemens Việt Nam 22.000 2012 Tiếp nhận Phòng Thí nghiệm gồm

20 biến tần và 20 động cơ Siemens

4 Công ty TNHH Nissan Techno

Việt Nam 10.000 2013

Tiếp nhận thiết bị và dụng cụ

Thực hành CN ôtô

5

Dự án Phát triển nguồn nhân

lực Kỹ thuật tại trường ĐHCN

Hà Nội, JICA tài trợ

2.300.000 2010-2013 Tiếp nhận thiết bị, đào tạo giáo viên

6 Công ty Huawei (Trung quốc) 100.000 2011-2013 Tiếp nhận thiết bị và phần mềm

cho đào tạo ICT

7 Công ty DENSO Việt Nam 14.000 2013-2016 Tiếp nhận tài trợ sách kỹ thuật

8 Công ty TOYOTA Việt Nam 65.000 2010-2014 Tài trợ dụng cụ, vật tư cho đào

tạo nghề ô tô

9

Dự án Tăng cường năng lực

đào tạo GV KTDN tại trường

ĐHCNHN, JICA tài trợ

2.100.000 2013-2016 Tiếp nhận thiết bị, đào tạo giáo

viên kỹ thuật

10 Công ty Lectra (CH Pháp) 572.000 2014-2016 Tiếp nhận Phần mềm thiết kế,

giác sơ đồ ngành May

11 Tập đoàn Samsung 30.000 2015 Tiếp nhận Phòng thực hành Lập

trình thiết bị di động

12 Tập đoàn GM Việt Nam 50.000 2016 Tiếp nhận một ôtô đa dụng 7 chỗ

phục vụ đào tạo Công nghệ ôtô.

13 Công ty Toyota Việt Nam 31.000 2017 Động cơ xe ô tô phục vụ đào tạo

Công nghệ Ô tô

14 Công ty TNHH LG Việt Nam 5.000 2017 Cục nóng, lạnh điều hòa phục vụ

đào tạo ngành Nhiệt

Tổng 10.649.000 USD (tương đương 240 tỷ VNĐ)

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

98

Nhìn chung, cơ cấu nguồn thu của các trường chủ yếu gồm thu học phí, thu

ngân sách cấp. Nguồn thu hoạt động dịch vụ, đặc biệt thu từ các hoạt động khoa học

công nghệ, chuyển giao công nghệ các hoạt động kết nối doanh nghiệp còn rất

khiêm tốn. Các nguồn thu chính phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo, mức thu học

phí và ngân sách của nhà nước. Nếu Nhà nước cắt giảm kinh phí hoặc chỉ tiêu/khả

năng tuyển sinh thấp thì sẽ rất rủi ro cho các trường đại học.

3.2.4.2. Học phí và chính sách giá dịch vụ

Theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP, hàng năm Bộ Tài chính giao

dự toán thu học phí cho Bộ Công Thương để phân bổ cho các cơ sở GDĐH thuộc

Bộ. Đối với các cơ sở giáo dục công lập nói chung và các cơ sở GDĐH, mức thu học

phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước (theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP

ngày 14/5/2010 và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2/10/2015 của Chính phủ).

Nhìn chung, các quy định này cũng đã phần nào khắc phục hạn chế về mức học phí

không phù hợp với mặt bằng giá cả. Chính sách học phí đã được thiết lập trên cơ sở

chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Mặc dù vậy, mức học phí này

mới chỉ dừng lại ở việc bù đắp một phần chi phí trong cung cấp dịch vụ đào tạo.

Mức này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo

một sinh viên, kể cả khi các trường đại học chưa thực sự chi nhiều cho hoạt động

NCKH như hiện nay.

Để đẩy mạnh tự chủ, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, việc

xác định học phí/giá dịch vụ giáo dục sử dụng NSNN được thực hiện theo lộ trình sau:

- Đến năm 2015, mức giá được tính đủ chi phí tiền lương của toàn bộ cán bộ,

giảng viên, viên chức của đơn vị; chi phí trực tiếp trực tiếp phục vụ giảng dạy, học tập

hoặc cung cấp dịch vụ (vật tư, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ… phục vụ giảng

dạy hoặc cung cấp dịch vụ). Mức giá này chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định.

- Đến năm 2016, ngoài các chi phí được tính như năm 2015, giá dịch vụ

giáo dục sử dụng NSNN tính thêm chi phí quản lý chung của đơn vị vật tư, văn

phòng phẩm, công cụ dụng cụ… phục vụ ban giám đốc, các phòng ban của bộ phận

quản lý hành chính trong đơn vị) và cũng chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định.

99

- Đến năm 2018, mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý.

Trong đó đối với dịch vụ GDĐT sử dụng NSNN, giá dịch vụ được xác định

trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền

ban hành và lộ trình tính đủ chi phí; Nhà nước quy định mức giá cụ thể hoặc khung

giá phù hợp từng loại dịch vụ GDĐT sử dụng kinh phí NSNN.

Đối với dịch vụ GDĐT không sử dụng NSNN, các đơn vị được xác định giá

dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá. Đối với dịch vụ GDĐT thuộc danh mục

phí, lệ phí do Nhà nước quy định thì theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Trong các Nghị định trên, chi phí có liên quan đến các khoản đầu tư cho

hoạt động NCKH của các trường đại học hầu như không được đề cập. Có lẽ đó là

cách để mức học phí của các trường, dù được coi là "tính đúng, tính đủ" không bị

nâng lên quá cao, vượt quá sức chịu đựng của xã hội.

Đối với các đơn vị GDĐT tự chủ ngoài một số khoản thu về dịch vụ

GDĐT, đào tạo đặt hàng theo số lượng, chỉ tiêu mà NSNN trả, Nhà nước sẽ cấp cho

các nhiệm vụ không thường xuyên gồm kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và

công nghệ; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chính trình, dự án, đề án

khác; Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án; Vốn đầu tư phát triển, kinh phí mua

sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được phê duyệt; kinh phí

thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Trong đó, giá dịch

vụ sẽ được xác định trong phạm vi khung giá dịch vụ GD-ĐT do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định, đơn vị sự nghiệp giáo dục quyết định mức giá cụ thể cho

từng loại hình dịch vụ.

Như vậy cơ chế xác định giá sẽ phân chia ra theo hai nhóm trường: thực hiện

tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP và nhóm các trường chưa thực hiện thí điểm tự chủ.

Xác định mức học phí của các trường chưa thuộc diện thực hiện Nghị

quyết 77/ NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục

đại học công lập giai đoạn 2014-2017

Căn cứ để các trường thu học phí là Nghị định 49 và Nghị định 86. Vì

khung học phí trong Nghị định này thấp nên các cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ

Công Thương đều xây dựng mức học phí bằng mức trần quy định của Nhà nước.

100

Theo quy định, NSNN sẽ cấp bù phần kinh phí chưa kết cấu trong giá, phí

dịch vụ và dựa trên quy mô sinh viên đào tạo và số cán bộ viên chức. Tuy nhiên, do

NSNN hạn chế nên việc phân bổ hiện nay vẫn theo cách cào bằng. Theo tinh thần tự

chủ của Nghị định 16/ NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp sẽ phải thực hiện lộ trình xác

định giá dịch vụ công. Đây sẽ là khó khăn lớn đối với các trường này khi không còn

hỗ trợ từ NSNN.

Xác định mức học phí đối với các trường thực hiện thí điểm tự chủ theo

Nghị quyết 77/NQ- CP

Các trường trong diện thí điểm tự chủ xây dựng mức giá dịch vụ căn cứ vào

chi phí đào tạo, chủ động xây dựng mức thu học phí cho các nhóm ngành theo

nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo về Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội trước khi thực hiện.

Mức học phí của các trường đều ở mức cao hơn so với khung giá trần quy

định trong Nghị định (trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có mức

phí cao hơn 2 lần so với mức phí trần đối với hệ đại học đại trà, cao hơn 4 lần đối

với chương trình đào tạo đại học chất lượng cao) tuy nhiên đều thấp hơn mức trần

trong Đề án thí điểm tự chủ.

Bảng 3.8: Mức học phí hệ đại học đại trà một số trường thuộc Bộ Công Thương

Cơ sở đào tạo 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

ĐH Công nghiệp TP HCM 5,65 12,5 12,5 14,8 15,4

ĐH Điện lực Hà Nội 5,65 11 12,7 14,5 15

Đại học Công nghiệp Hà Nội 5,65 6,5 7,2 10,4 12,6

Đại học Thực phẩm TP HCM 5,65 12,5 13,8 15,4 17,5

Đại học Công nghiệp Việt trì 5,65 6,5 7,2 7,9 8,7

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Số liệu trên cho thấy mức thu các trường tự chủ cao hơn nhiều so với

trường chưa tự chủ. Đối với các trường chưa tự chủ, mức thu thấp là nguyên nhân

khó đảm bảo chất lượng đào tạo của trường, điều đó dẫn đến khó khăn tuyển sinh

và lại càng làm cho các trường khó khăn trong đảm bảo nguồn thu.

101

Đối với các trường tự chủ, so sánh với trước khi thực hiện thí điểm, tổng

thu học phí, lệ phí của các trường này tăng lên khoảng 12%. Trong khi với các

trường chưa tự chủ thì có xu hướng ngược lại.

Theo ý kiến khảo sát, hai yếu tố quan trọng nhất mà các trường căn cứ vào

đó để xác định mức thu học phí là (1) điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống

phục vụ học tập của nhà trường với 69% người được hỏi chọn yếu tố này và (2) là

Chất lượng giảng dạy, đào tạo của trường với tỷ lệ 66% người lựa chọn. 2 yếu tố có

ảnh hưởng quan trọng tiếp theo là ngành nghề đang được đào tạo (48% ý kiến lựa

chọn) và danh tiếng, thương hiệu của trường (39% ý kiến lựa chọn). Mức thu của

của các cơ sở đào tạo khác và địa điểm cũng là yếu tố tham khảo với tỷ lệ người hỏi

lựa chọn tương ứng là 28% và 20%. Ý muốn của chủ quan của Ban lãnh đạo nhà

trường không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn (chỉ 10% ý kiến đồng tình).

Hình 3.11: Các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu học phí

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đánh giá về những khó khăn trong việc xác định giá (mức thu học phí), hai

khó khăn lớn nhất đối với các trường khả năng cạnh tranh so với giá của đối thủ

cạnh tranh (với 74% số người được hỏi lựa chọn) và việc xây dựng chính sách giá

(với 61% số ý kiến lựa chọn). Có 59% số người được hỏi cho rằng nhà trường gặp

khó khăn trong việc tập hợp và tính toán chi phí khi xác định giá.

102

Hình 3.12: Khó khăn khi xác định giá dịch vụ đào tạo

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.4.3. Đánh giá về quản trị nguồn thu

Trong quản trị nguồn thu, bên cạnh các yêu cầu chung về công khai, minh

bạch và trách nhiệm giải trình; cần xây dựng hệ thống chính sách, quy chế để bộ

phận chuyên môn có thể tác nghiệp cũng như quản trị nguồn thu. Về chính sách và

quy chế, cùng với những quy định hướng dẫn thực hiện chế độ thu của Nhà nước;

văn bản do trường ban hành có tác động trực tiếp nhất đến quản trị thu, chi trong

các trường đại học là Quy chế chi tiêu nội bộ.

Liên quan đến quản trị nguồn thu, quy chế chi tiêu nội bộ quy định các nguồn

thu của trường; quy định mức thu của từng khoản, chỉ rõ thẩm quyền quyết định khoản

thu, đối tượng và mức thu; phân cấp và thẩm quyền chịu trách nhiệm về từng khoản

thu; quy định hình thức tổ chức thu và quy định việc sử dụng chứng từ, theo dõi, ghi

chép, hạch toán các khoản thu. Những quy định này về cơ bản hướng dẫn công tác

thu tại trường, nhưng cơ chế kiểm soát, giám sát nguồn thu còn chưa chặt chẽ.

Về hệ thống văn bản phục vụ công tác quản trị thu, kết quả khảo sát cho

thấy việc xây dựng chính sách, quy chế thu được đánh giá khá cao (với tỷ lệ 72%

người được hỏi xác nhận). Về các công cụ phục vụ tác nghiệp chuyên môn, các

trường cũng được đánh giá cao về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ đầy đủ (với 67%

ý kiến đồng tình); có bộ phận kiểm tra, đối chiếu (với 60% ý kiến đồng tình) và

thực hiện việc báo cáo tình hình và kết quả thu (với 55% ý kiến khảo sát).

103

Hình 3.13: Cơ chế kiểm soát nguồn thu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản trị thu hiện nay tại các trường,

các ý kiến khảo sát cho thấy: Yếu tố được đánh giá cao nhất là chính sách thu rõ

ràng, minh bạch và xác định mức thu có căn cứ khoa học và thực tiễn với kết quả

80% số người được hỏi cho là tốt. Tiếp theo là khả năng khai thác nguồn thu với kết

quả 77% số người được hỏi xếp hạng tốt (bao gồm tốt và rất tốt). Yếu tố được đánh

giá thấp nhất là kiểm soát nguồn thu chặt chẽ, với kết quả 68% số người được hỏi cho

là tốt. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 14-26% số ý kiến khảo sát đánh giá hoạt động quản

trị nguồn thu ở mức trung bình. Tỷ lệ đánh giá ở mức yếu kém là rất thấp (3-6%).

Điều đó cho thấy công tác quản trị nguồn thu vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện, nhất

là hoạt động kiểm soát nguồn thu.

Hình 3.14: Đánh giá hoạt động quản trị nguồn thu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

104

3.2.5. Quản trị kết quả tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương

Một trong các mục tiêu của cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lực

là có thu bù đắp chi phí và có tích lũy, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị.

Kết quả hoạt động tài chính của các trường đại học được xác định là chênh

lệch thu - chi. Trong số các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương, giai đoạn

2013-2017; trường có kết quả hoạt động tài chính lớn nhất là Đại học Công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có kết quả thấp nhất.

Kết quả tài chính hàng năm (chênh lệch thu chi) được sử dụng để trích lập

các quỹ và phân phối thu nhập tăng thêm cho người lao động. (Phụ lục 8).

Đối với các trường ĐHCL, cơ chế phân phối thu nhập được xem là một nội

dung quan trọng của quản trị kết quả tài chính. Cơ chế phân phối giống một công cụ

tạo động lực làm việc và cống hiến của cán bộ viên chức nhà trường.

Theo quy định của cơ chế tự chủ tài chính, các trường được chủ động xây

dựng cơ chế phân phối thu nhập của trường, được thể hiện trong quy chế chi tiêu

nội bộ. Cơ chế phân phối thu nhập bao gồm các quy định về thu nhập tăng thêm và

trích lập các quỹ sau khi cân đối thu chi trong năm.

Trong các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, vì mức độ tự chủ, nguồn thu khác

nhau nên cũng có sự khác nhau khá lớn về mức thu nhập. Các trường có mức độ tự

chủ càng cao thì hệ số thu nhập tăng thêm càng lớn. Hệ số thu nhập của trường cao

nhất (trường Đại học Điện lực) là 3 lần với thu nhập bình quân năm 2016 là 15 triệu/

người/ tháng), trong khi trường thấp nhất trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh,

Đại học Công nghiệp Việt Trì đạt 1,1-1,2 lần.

Hình 3.15: Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức

và nguồn thu bình quân đầu người năm 2016

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

105

Theo quy chế chi tiêu nội bộ, việc phân phối thu nhập tăng thêm cho cá

nhân hiện nay vẫn được các trường thực hiện chủ yếu theo cách phân phối bình

quân, hoặc dựa vào các tiêu chí đầu vào. Các tiêu chí phân phối thu nhập được các

trường sử dụng thường là hệ số lương, học vị. Các tiêu chí gắn với kết quả thực hiện

nhiệm vụ của cá nhân ít được sử dụng.

Nguồn tăng thu thấp cùng với cơ chế phân phối hiện nay chưa tạo động lực

tích cực cho các cán bộ, giảng viên nhà trường làm việc và sáng tạo.

Nguyên nhân sâu xa là do hệ thống đánh giá, phân loại cán bộ hiện nay vẫn

chủ yếu dựa vào mẫu đánh giá của Bộ Nội vụ.

Trong phiếu đánh giá hiện hành, các tiêu chí đánh giá cán bộ viên chức chủ

yếu và tiêu chí đầu vào. Vì vậy, việc đánh giá rất chung chung, hình thức, chủ yếu

đánh giá sự tuân thủ các quy định mà không phản ánh được đóng góp của viên chức

với kết quả đào tạo của nhà trường. Điều đó dẫn đến các cá nhân đều có mức độ

hoàn thành và xếp loại tương tự nhau. Kết quả này được sử dụng là căn cứ để phân

phối thu nhập. Vì vậy, việc phân phối trở thành bình quân và không tạo ra động lực

làm việc.

Mặt khác, với cơ chế phân phối hiện hành thì hoạt động kiểm soát của

trường khá khó khăn và tốn chi phí, đồng thời chủ yếu là kiểm soát việc cán bộ viên

chức tuân thủ quy định.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TỰ CHỦ TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

3.3.1. Kết quả đạt được

Dựa vào các thông tin thu thập được từ các đơn vị thực hiện thí điểm tự chủ

và Bộ Công Thương cho thấy, tình hình tuân thủ các quy định tự chủ tài chính của

các đơn vị khá tốt. 100% các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng và

phố biến công khai quy chế chi tiêu nội bộ, cũng như các quy định về tự chủ, tự

chịu trách nhiệm đến toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị để biết, thực

hiện và giám sát thực hiện. Các nội dung chi và định mức chi tiêu được xây dựng và

tuân thủ theo quy định.

106

Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các đơn vị chủ động trong quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh

phí được giao (bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn

NSNN đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí được để lại chi và nguồn thu hợp pháp

khác theo quy định để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động thường xuyên và từng

bước đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm không ngừng nâng cao

hơn nữa chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời tiếp tục cải thiện thu nhập

cho người lao động.

Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương đang trong quá trình dịch

chuyển theo định hướng ngày càng tự chủ hơn. Các tư tưởng ưu tiên phân bổ nguồn

lực trong quá trình lập kế hoạch tài chính, quản trị tài sản, quản trị chi phí, nguồn

thu cũng như quản lý ngân sách theo đầu ra và kết quả bắt đầu được áp dụng trong

nhà trường. Điều đó khiến cho nguồn lực tài chính được quản trị tốt hơn, phân bổ và

sử dụng hiệu quả hơn. Cụ thể là:

Về việc mở rộng hoạt động, phát triển nguồn thu sự nghiệp: Trong lĩnh vực

đào tạo các trường đã tổ chức các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, liên kết

đào tạo… Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt

động thường xuyên ngân sách nhà nước giao, đã góp phần bảo đảm bù đắp một

phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Chính phủ.

Nhiều trường đã có những bước thay đổi tích cực trong việc huy động, khai

thác các khoản thu. Một số trường đã tự chủ hoàn toàn, đã sử dụng nguồn vốn vay

tín dụng, đồng thời huy động nhiều nguồn tài trợ nước ngoài để đầu tư phát triển.

Về tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động:

+ Về tiết kiệm chi: Đồng thời với việc khai thác nguồn thu, các cơ sở đào tạo

đã xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, như: xây dựng các tiêu

chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu... Nhiều đơn vị sự

nghiệp tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.

+ Về thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức trong các đơn vị: Thực hiện

cơ chế tự chủ tài chính, từ kết quả hoạt động sự nghiệp, đổi mới phương thức hoạt

động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các đơn vị sự nghiệp đã tạo nguồn tăng

107

thu nhập cho cán bộ, viên chức của đơn vị. Theo báo cáo của các đơn vị, thu nhập

của người lao động trong các cơ sở đào tạo đã từng bước được nâng cao.

+ Ngoài ra thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các trường đã tăng nguồn thu

dịch vụ, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng thu nhập công chức, viên chức; trích lập

được các quỹ cho đơn vị (Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng,

Quỹ phúc lợi).

Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương đều đã xây dựng các giải

pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, như xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi

phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây

dựng các quy trình cung cấp dịch vụ..., do vậy nhiều trường đã tiết kiệm chi thường

xuyên và nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp, tăng thêm thu nhập.

Về áp dụng các tư tưởng QTTC

Các trường đã bước đầu thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính gắn với đầu

ra và kết quả.

Việc phân tích, tính toán chi phí bắt đầu được áp dụng, làm cơ sở để các

trường xác định mức học phí/giá dịch vụ đào tạo phù hợp hơn.

Trong quản trị tài sản, các trường ĐHCL về cơ bản đã tuân thủ và thực hiện

đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản. Việc đầu tư,

mua sắm nhìn chung tuân thủ đúng quy định, chấp hành các chế độ quản lý đầu tư

xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản của trường.

Các trường đã thực hiện việc báo cáo thống kê hàng năm, quản lý, theo dõi, ghi

chép đầy đủ trên sổ sách, tính giá trị hao mòn tài sản theo quy định, quy trình quản

lý, theo dõi và xử lý tài sản theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

3.3.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, đến nay công tác QTTC của

trường vẫn còn một số hạn chế, trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, việc chi tiêu chưa gắn với ưu tiên chiến lược của trường.

Sự mất cân đối và chưa hợp lý trong cơ cấu chi tiêu có thể dễ nhận thấy qua

việc chi nghiệp vụ chuyên môn luôn là mục chi có tỷ trọng nhỏ nhất. Trong khi

108

nguồn lực dành cho bộ máy chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều đó dẫn đến các trường

không có nguồn để đầu tư thỏa đáng cho phát triển hoạt động chuyên môn. Vì vậy,

các trường khó thực hiện được những ưu tiên chiến lược của mình. Điều đó cho

thấy, dù được trao quyền tự chủ nhiều hơn, mức học phí được thu cao hơn, song với

việc nhà nước cắt giảm ngân sách chi cho GDĐH, nguồn thu học phí hiện hành vẫn

chỉ đủ để các trường duy trì bộ máy và các hoạt động thường nhật của mình chứ

không có đủ nguồn lực để chi cho các hoạt động chuyên môn, học thuật dài hạn, đặc

biệt là hoạt động NCKH, vốn là lĩnh vực đặc trưng của GDĐH so với các loại hình

giáo dục khác.

Thứ hai, khả năng mở rộng và quản trị nguồn thu của trường còn hạn chế

Trong cơ cấu nguồn thu của các trường chủ yếu là thu học phí, thu ngân

sách cấp. Nguồn thu hoạt động dịch vụ, đặc biệt thu từ các hoạt động khoa học công

nghệ, chuyển giao công nghệ, các hoạt động kết nối doanh nghiệp và nguồn thu từ

các khoản hiến tặng, tài trợ từ xã hội còn rất khiêm tốn. Điều đó hạn chế việc thực

hiện các hoạt động đào tạo của Nhà trường.

Thứ ba, các hoạt động quản trị chi phí còn rất hạn chế

Với các trường chưa tự chủ, do không chủ động được về nguồn kinh phí và

cơ bản là phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp, nên hiện tại chủ yếu đang thực hiện chi

tiêu theo dự toán. Quá trình xây dựng và chấp hành dự toán ngân sách chủ yếu dựa

vào hệ thống định mức chi tiêu của Nhà nước và định mức chi tiêu của trường xây

dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ. Các ý tưởng về quản trị doanh thu, chi phí còn

rất mới mẻ với trường và hầu như chưa được áp dụng.

Với các trường đã thí điểm tự chủ, hoạt động quản trị chi phí mới bước đầu

được áp dụng nên chưa phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Các trường này mới thí

điểm xác định chi phí đào tạo bình quân theo hướng tính toán đủ các yếu tố chi phí.

Tuy nhiên, mức chi phí bình quân xác định được đang được tính toán dựa trên một

số giả định chưa chắc chuẩn xác, đó chính là các định mức kinh tế kỹ thuật.

Thứ tư, quản trị tài sản còn bất cập

Năng lực quản trị tài sản của các trường còn hạn chế, thể hiện qua việc ưu

tiên đầu tư mua sắm chưa phù hợp, triển khai và tuân thủ các thủ tục đấu thầu mua

109

sắm, khai thác và sử dụng tài sản. Có thể nói, hoạt động quản trị tài sản tại các

trường này mới chỉ dừng lại ở việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài sản của

trường. Nhà trường thực hiện quản lý tài sản đảm bảo tuân thủ đúng quy định của

Luật quản lý tài sản công và Quy chế của trường từ khâu mua sắm, sử dụng và

thanh lý mà ít phải đưa ra các quyết định quản trị.

Bên cạnh đó, khấu hao chưa được tính đầy đủ, việc duy tu, bảo dưỡng tài

sản cũng chưa được các trường quan tâm thỏa đáng. Mặc dù có quy trình bảo

dưỡng, nhưng các trường không có kế hoạch bảo dưỡng tổng thể.

Thứ năm, quản trị kết quả tài chính chưa hiệu quả

Đối với tất cả các trường, hiện nay đã có quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó

có quy định phân phối kết quả tài chính (trích lập quỹ và phân phối thu nhập tăng

thêm). Tuy nhiên, ở đa số các trường (kể cả các trường tự chủ), việc phân phối thu

nhập tăng thêm cho cá nhân hiện nay vẫn được các trường thực hiện chủ yếu theo

cách phân phối bình quân, hoặc dựa vào các tiêu chí đầu vào như hệ số lương, học

vị. Các tiêu chí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân ít được sử dụng.

Cách phân phối đó chưa khuyến khích cán bộ viên chức lao động và cống hiến.

3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại

3.3.3.1. Nguyên nhân từ hoạt động quản lý nhà nước

Một là, khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ.

Trong những năm qua, Nhà nước đã nhiều đổi mới cơ chế tự chủ đối với

các trường đại học; quyền tự chủ của các trường được nâng cao, điều đó đã tạo

điều kiện cho các trường ĐHCL chủ động hơn và nâng cao trách nhiệm hơn trong

hoạt động. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý và hệ thống chính sách trên thực tiễn

vẫn còn bất cập, điều đó đã hạn chế sự chủ động, sáng tạo và hạn chế sự phát triển

của Nhà trường.

Nghị định 16/2015 của Chính phủ đã ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý

để các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là Nghị định

khung cho tất cả các lĩnh vực sự nghiệp mà chưa có văn bản hướng dẫn riêng cho

các đơn vị sự nghiệp giáo dục và GDĐH. Vì vậy chưa bao quát và chưa phù hợp với

hoạt động của các trường. Mặt khác, một số nội dung quan trọng liên quan đến tự

110

chủ tài chính như quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ đào

tạo; tính đầy đủ chi phí vào giá dịch vụ đào tạo… chưa được hướng dẫn cụ thể. Bộ

GD-ĐT và Bộ Công Thương chưa xây dựng và hướng dẫn hệ thống định mức kinh

tế kỹ thuật, làm cơ sở để các trường xác định giá dịch vụ đào tạo. Hiện tại, ngoài

định mức giáo viên và định mức phòng học là Bộ có hướng dẫn và đang giả định là

phù hợp (tuy định mức này quá lạc hậu); tất cả các định mức khác (như nhân viên

phục vụ; cán bộ quản lý; định mức vật tư, máy móc, thiết bị…) đều chưa có hướng

dẫn, các trường đang tự xây dựng. Điều đó khiến cho kết quả tính toán thiếu chính

xác và không đồng nhất giữa các trường.

Các quy định về tự chủ tài chính và tự chủ về nhân sự, biên chế chưa đồng

bộ và nhất quán, còn cho phép các cơ quan quản lý nhà nước có thể can thiệp sâu

vào hoạt động của các trường. Điều đó khiến cho quyền tự chủ của các trường

không thực chất, hạn chế tính chủ động của trường trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Việc ràng buộc bởi cơ chế thu học phí khiến các trường chưa xác định được giá

dịch vụ một cách khoa học và dựa trên chi phí cũng như cung cầu thị trường.

Thời gian thực hiện đề án thí điểm Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014

của Chính phủ quá ngắn, chưa đủ để thực hiện kế hoạch dài hạn. Một số quy định

tại Nghị quyết số 77/NQ-CP chưa rõ, đồng thời chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể

nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, đặc biệt quyền tự chủ của các trường còn

chưa đồng bộ giữa các văn bản, dẫn đến còn nhiều quan điểm khác nhau giữa

trường và các cơ quan quản lý, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hai là, hoạt động quản lý nhà nước còn chồng chéo và bất cập.

Giống nhiều trường ĐHCL khác, các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương vẫn chịu sự quản lý và can thiệp quá sâu của Bộ chủ quản. Bộ quản quản

lý, kiểm tra các trường trong việc thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự, học thuật.

Các trường chỉ triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Bộ chủ quản giao cho.

Ngay cả các trường đã tự chủ, thực chất cũng chưa được Nhà nước giao tài sản cho

đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, do đó còn lệ thuộc nhiều vào

các cơ quan quản lý nhà nước và bị khống chế bởi nhiều thủ tục hành chính trong

việc mua sắm và quản lý tài sản.

111

Mô hình bộ chủ quản không còn phù hợp trong bối cảnh Nhà nước trao

quyền tự chủ cho các trường đại học. Việc duy trì cơ chế bộ chủ quản và chia cắt

các nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDĐH giữa Bộ GD-ĐT với các bộ ngành chủ

quản khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo,

không thống nhất.

3.3.3.2. Nguyên nhân từ phía các trường

Một là, hạn chế trong công tác lập kế hoạch

Một trong các nguyên nhân của việc chi tiêu chưa gắn với ưu tiên chiến

lược của trường là do kế hoạch tài chính chưa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát

triển của nhà trường, chưa trở thành công cụ thực sự và hữu ích trong quá trình điều

hành và QTTC nhà trường. Phương pháp lập kế hoạch dựa vào quá khứ đã hạn chế

nhà trường trong việc thực hiện các sáng kiến mới trong chi tiêu để đạt được mục

tiêu của nhà trường. Sự lạc hậu của kế hoạch tài chính khiến hoạt động của nhà

trường dễ xơ cứng trước điều kiện thực tế có những thay đổi nhanh chóng.

Quá trình xây dựng chiến lược phát triển cũng như kế hoạch hoạt động của

trường còn chưa khoa học, mang tính chủ quan. Điều đó dẫn đến việc ưu tiên phân

bổ nguồn lực cũng phụ thuộc vào định hướng của người quản lý, thiếu sự tham gia

thực chất và hiệu quả của các bên liên quan. Các quyết định ưu tiên vì thế chưa phù

hợp với thực tế, dẫn đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả. Phương

pháp dự báo của trường chưa phù hợp, còn dựa nhiều vào cảm tính nên việc dự toán

nguồn thu cũng như nhu cầu chi tiêu thiếu chính xác.

Hai là, nhận thức và năng lực quản trị của các trường còn hạn chế

Do trong cả một thời kỳ dài, các trường đều sử dụng chủ yếu nguồn NSNN

cho các hoạt động của trường. Vì vậy, thói quen trông chờ và phụ thuộc vào nguồn

ngân sách cấp, cùng với tâm lý ngại sự thay đổi của lãnh đạo và cả cán bộ viên chức

của nhà trường khiến các trường trở nên thụ động, bị động với điều kiện mới. Hơn

nữa, tư tưởng quản lý theo đầu vào đã ăn sâu nên nhiều trường lúng túng chưa tìm

ra cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện tự chủ. Tư duy QTTC, tài sản còn rất hạn

chế, mang nặng tính tuân thủ mà ít tính đến kết quả đầu ra.

112

Một số trường khó khăn trong việc tuyển sinh và mở rộng các dịch vụ đào

tạo khác. Nguồn lực hạn chế lại là rào cản rất lớn khiến nhà trường không có điều

kiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc đầu tư, tạo bước đột phá mới nhằm phát

triển hoạt động đào tạo của mình. Nguồn lực - chất lượng - thương hiệu của trường

hiện vẫn đang tạo thành một cái vòng luẩn quẩn mà các trường này rất khó để tự

thoát ra, cho dù Nhà nước có mở rộng cơ chế tự chủ cho họ. Mặt khác, chương trình

đào tạo của trường không cập nhật với doanh nghiệp cũng là một rào cản để doanh

nghiệp không tin tưởng và không chủ động tìm đến với trường.

Ba là, mô hình quản trị trường đại học kém hiệu lực

Các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ Công Thương vừa chịu sự quản lý nhà

nước về chuyên môn của Bộ GD-ĐT, đồng thời chịu sự quản lý về tổ chức bộ máy,

nhân sự và tài chính của Bộ Công Thương. Cơ chế Bộ chủ quản làm cho việc quản

lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, không thống nhất. Mặt khác, Bộ

chủ quản tham gia quá sâu vào hoạt động của các cơ sở ĐHCL. Các trường không

được quyền quyết định mà còn nặng về mặt thủ tục hành chính, mất thời gian phê

duyệt, báo cáo…

Mô hình nói trên thể hiện rõ vai trò quyết định và chi phối của Nhà nước

thông qua Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản. Mặc dù theo quy định Hội đồng trường được

trao quyền rất lớn, nhưng thực tế chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền và

hoạt động không hiệu quả. Tất cả điều đó đã hạn chế sự chủ động và sáng tạo của

trường trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, các công cụ QTTC nội bộ chưa phát huy tác dụng

Một nguyên nhân chung làm hạn chế hiệu quả công tác QTTC nói chung là

các công cụ QTTC nội bộ chưa phát huy tác dụng. Các văn bản về QTTC hiện tại

chủ yếu vẫn là những quy định chung của Nhà nước. Các văn bản nội bộ của trường

vẫn là các quy định rời rạc và có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ cho từng nội dung

QTTC. Các trường chưa có chính sách chung nhất quán mang tính bao quát về

QTTC nội bộ. Hệ thống kế toán quản trị và kiểm toán nội bộ chưa được các trường

chú trọng và sử dụng như các công cụ kiểm soát nội bộ giúp cho việc ra các quyết

định QTTC.

113

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, chương 3 thực hiện việc phân tích,

đánh giá các nội dung QTTC ở các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương, bao

gồm công tác lập kế hoạch tài chính; quản trị chi phí; quản trị tài sản; quản trị

nguồn thu và quản trị kết quả tài chính.

Việc phân tích, đánh giá chủ yếu dựa trên dữ liệu thứ cấp là bộ số liệu từ

báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các báo cáo tài chính, quy

chế của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương trong 5 năm (2013-2017).

Trong đó tác giả đã phân nhóm các trường theo mức độ tự chủ để nghiên cứu, so

sánh giữa các nhóm trường và tập trung phân tích một số trường đặc thù. Ngoài ra,

trong chương 3 còn sử dụng dữ liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát tại các trường đại

học trực thuộc Bộ Công Thương, chủ yếu là những đánh giá chuyên sâu về công tác

QTTC của các trường.

Các kết quả chính đã được nghiên cứu trong chương này bao gồm:

- Thực trạng công tác QTTC tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương.

- Đánh giá từng nội dung và chỉ ra những điểm còn tồn tại và nguyên nhân

của những tồn tại, cụ thể là: (1) việc chi tiêu chưa gắn với ưu tiên chiến lược của

trường; (2) khả năng mở rộng và quản trị nguồn thu của trường còn hạn chế; (3)

công tác quản trị chi phí còn hạn chế và chưa hiệu quả; (4) công tác quản trị tài sản

còn bất cập; (5) quản trị kết quả tài chính chưa hiệu quả. Các nguyên nhân bao gồm

nguyên nhân từ hoạt động quản lý nhà nước và nguyên nhân từ chính nhà trường.

Đây sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp ở chương 4.

114

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

4.1. BỐI CẢNH, XU THẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC

4.1.1. Bối cảnh

Kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập ngày

càng sâu vào kinh tế thế giới. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, chính trị ổn định, đời

sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, tốc

độ tăng trưởng có xu hướng chững lại cùng với những bất ổn trong nền kinh tế (hiệu

quả và chất lượng tăng trưởng thấp; bội chi ngân sách kéo dài, tỷ lệ nợ công cao, nợ

xấu trong hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết...) cho thấy Việt Nam cần

nhanh chóng xử lý các "điểm nghẽn" về thể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng đang là

rào cản đối với sự phát triển của đất nước.

Mặt khác, thế giới bên ngoài vẫn đang biến đổi rất nhanh. Cuộc cách mạng

khoa học, công nghệ vẫn diễn ra sôi động. Những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực

công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác đang đưa nền kinh tế

thế giới đi đến bước ngoặt phát triển mới dựa trên nền tảng phát triển mới mà người

ta hay gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dù vẫn có nhiều trắc trở, song xu

hướng toàn cầu hóa vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, và sự kết nối của các nền kinh tế

quốc gia với phần còn lại của thế giới vẫn là tiền đề quan trọng của sự phát triển,

nhất là đối với các nền kinh tế nhỏ, đi sau.

Trong bối cảnh đó, để phát triển Việt Nam không thể không tiếp tục tăng

cường nội lực, trong đó khâu quan trọng là cần phát triển nhanh nguồn nhân lực,

nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó tạo ra yêu cầu và áp lực to lớn đối

với việc phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống GDĐH.

Rõ ràng bối cảnh trên tạo ra nhiều thuận lợi, song không ít khó khăn đối với

ngành giáo dục.

115

Thuận lợi:

- Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển cho giáo dục là quốc sách

hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu,

vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu về kinh tế - xã hội

trong 10 năm qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với yêu cầu

tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với chiến lược và quy

hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo

dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.

- Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và

truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung,

phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một

nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.

- Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô

toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô

hình giáo dục hiện đại, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo

dục. Hội nhập quốc tế về giáo dục, trước hết nó đặt cho giáo dục Việt Nam bức

tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới, để từ đó giáo dục Việt Nam nhận

ra mình đang đứng ở đâu. Trong bối cảnh hội nhập, giáo dục Việt Nam sẽ du nhập

được kinh nghiệm của các nền giáo dục phát triển, điều đó sẽ tạo ra cú huých cần

thiết để phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ, lạc hậu, từ triết lý giáo dục, nội dung

chương trình đến phương pháp giảng dạy, tổ chức… Những kinh nghiệm tiến tiến

ấy sẽ góp phần hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam, kết nối giáo dục Việt Nam với

giáo dục các nước trên thế giới, mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị vượt ra biên

giới quốc gia và dân tộc, hướng tới những chuẩn mực chung, có tính chất toàn nhân

loại, từ đó tạo nên những con người không bị bó hẹp trong lối suy nghĩ cục bộ mà

biết tư duy có tính chất toàn cầu, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác, có thể

làm việc trong môi trường quốc tế. Tiếp theo, toàn cầu hóa giáo dục đã đưa vào

Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến, điều đó đã lôi cuốn các

nhà quản lý giáo dục, làm cho họ thấy cần phải đổi mới giáo dục Việt Nam.

116

Khó khăn:

Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng

cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền

ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục,

gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và cho các đối

tượng người học.

Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công

nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, với hy vọng bắt chước các nước tiên tiến, muốn

nhanh chóng thực thi quan niệm xem giáo dục như một hoạt động dịch vụ, có tính

chất thị trường mà quên rằng giáo dục ở các nước đó đã phát triển trước chúng ta

hàng trăm năm, đồng thời cũng quên rằng văn hóa giáo dục là những thứ hình thành

dần dần, không phải muốn là có ngay một lúc, trong khi nguồn lực đầu tư cho giáo

dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.

- Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục

giữa Việt nam và các nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh

tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và

lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất

lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục, vì vậy cần đặt ra yêu cầu cần đổi

mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển giáo dục.

4.1.2. Xu thế phát triển của giáo dục đại học

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ,

toàn cầu hóa diễn ra ngày càng càng sâu và rộng, GDĐH thế giới nói chung và Việt

Nam nói riêng đang phát triển theo những xu thế chủ đạo sau:

* Đa dạng hóa các mô hình nhà trường và phương thức đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng xã hội học

tập, các nước đã phát triển GDĐH theo hướng đa dạng hóa mô hình nhà trường và

phương thức đào tạo.

Về mô hình nhà trường, bên cạnh ĐHCL, một loại hình trường phổ biến

được tổ chức và vận hành dưới sự quản lí của nhà nước, còn có các trường tư thục,

117

bán công, trường liên doanh với nước ngoài, với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,

trường cao đẳng cộng đồng…

Về phương thức đào tạo đại học hiện nay ở các nước cũng hết sức linh hoạt

và mềm dẻo theo hướng xây dựng một xã hội học tập. Ngoài hình thức đào tạo chính

quy còn có rất nhiều hình thức khác như đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo trực tuyến,

đào tạo theo địa chỉ,… Tuy nhiên, đào tạo chính quy vẫn là hình thức đào tạo cơ bản

nhất để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó chính là sự kết hợp giữa quan

điểm đào tạo tinh hoa và đào tạo đại chúng, đào tạo vì nhu cầu nguồn nhân lực.

* Gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh

Các trường đại học ngày nay không chỉ có chức năng đào tạo mà còn có

nhiều chức năng khác như NCKH, chuyển giao công nghệ, tham gia vào quá trình

sản xuất, kinh doanh, tham gia đào tạo lại nhân lực cho doanh nghiệp...

Các trường đại học có đội ngũ giảng viên là những nhà khoa học có trình độ

cao nên có thể tổ chức NCKH có hiệu quả và chất lượng. Ngoài giảng viên, trường

đại học còn có đông đảo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh có thể tham

gia các hoạt động NCKH. Thực tiễn cho thấy các trường đại học trên thế giới là cái

nôi của các phát minh khoa học, công nghệ. Ngoài lợi ích phát triển khoa học, hoạt

động NCKH còn có còn là kênh có ý nghĩa quyết định để các trường đại học nâng cao

trình độ giảng viên, chất lượng đào tạo. Hoạt động đào tạo và NCKH hỗ trợ lẫn nhau,

tương tác với nhau để nâng cao vai trò, vị thế của trường đại học trong xã hội, nhất

là vai trò phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật, công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội.

Việc gắn kết quá trình đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã

hội là một xu hướng tiên tiến GDĐH hiện nay. Việc liên kết này vừa làm cho quá

trình đào tạo gắn với thực tiễn, cập nhật kịp thời những tiến bộ của sản xuất xã hội,

vừa khai thác hiệu quả những lợi thế về chuyên gia và công nghệ của các cơ sở sản

xuất, kinh doanh vào quá trình đào tạo. Sự gắn kết nhà trường với doanh nghiệp

mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía: Đào tạo của trường đại học chất lượng và

hiệu quả, sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội, và doanh nghiệp có thể

tuyển dụng, sử dụng lao động chất lượng cao.

118

* Quốc tế hóa giáo dục đại học

Trong thời đại toàn cầu hóa, hoạt động GDĐT ngày càng bị tác động bởi

yếu tố quốc tế. Sự toàn cầu hóa về lực lượng lao động đòi hỏi các nước phải điều

chỉnh chính sách về GDĐH để đào tạo ra những người có thể tham gia vào quá trình

sản xuất, kinh doanh của khu vực và thế giới. Quá trình thực hiện quốc tế hóa ở các

nước rất đa dạng như liên kết đào tạo với những đại học nổi tiếng, trao đổi giảng

viên, trao đổi sinh viên, mời giáo sư thỉnh giảng, nhập khẩu nội dung, chương trình

đào tạo, kiểm định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế, tự

đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế,… Việc quốc tế hóa GDĐH đang buộc các trường

một số trong nước phải nỗ lực nhiều hơn để tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế

trong các hoạt động của mình.

4.1.3. Định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam

Giáo dục đại học Việt Nam là một phần của GDĐH thế giới nên cũng

không tránh khỏi những xu thế phát triển chung của GDĐH thế giới. Nắm bắt

những xu thế đó, năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị quyết về đổi

mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu là tạo

chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu

học tập của nhân dân. Nghị quyết cũng đề ra những mục tiêu cụ thể để định hướng

phát triển GDĐH Việt Nam đến 2020 như: Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở GDĐH

trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm

hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ

trương xã hội hóa giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả

nước và của các địa phương; Mở rộng quy mô đào tạo; Phát triển các chương trình

GDĐH theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; Xây

dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định

GDĐH; Xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế; Nâng cao quy mô và

hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH: các trường đại

học lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước, nguồn thu từ các hoạt động

khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 25% vào năm 2020; Hoàn

119

thiện chính sách phát triển GDĐH theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách

nhiệm xã hội của cơ sở GDĐH, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh

giá của xã hội đối với GDĐH.

Những định hướng lớn về đổi mới GDĐH là: Đổi mới vai trò của Nhà nước

trong GDĐH từ kiểm soát trực tiếp sang kiến tạo, giám sát; Đẩy mạnh thực hiện cơ chế

tự chủ, trách nhiệm giải trình cao đối với cơ sở GDĐH; và Đổi mới quản trị đại học

theo hướng hội nhập với thế giới. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI vào tháng 11 năm

2013 đã thông qua Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây được coi là kim chỉ nam trong xây

dựng và thực thi các chính sách về phát triển GDĐH trong thời gian tới ở nước ta.

4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

Quan điểm 1: Hoàn thiện QTTC phải được đặt trong bối cảnh đổi mới

toàn diện hoạt động quản trị đại học

Trước yêu cầu đổi mới toàn diện GDĐH, vai trò quản lý của Nhà nước

cũng như quản trị cơ sở GDĐH cần phải thay đổi.

Về phía Nhà nước, Chính phủ chỉ tập trung vào quản lý vĩ mô, với trọng

tâm nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, hoạt động quản lý

nhà nước đối với giáo dục thể hiện qua việc nâng cao khả năng dự báo, xác định

tầm nhìn và chiến lược hướng đến sự thay đổi. Mặt khác, Chính phủ phát huy vai

trò huy động và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự và thị trường tham gia

phát triển giáo dục. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp và trao quyền, đi đôi với trách

nhiệm giải trình, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tin cậy trong các thông tin về

giáo dục. Tách chức năng quản lý nhà nước với quản trị cơ sở giáo dục.

Đối với các cơ sở GDĐH, vai trò quản trị GDĐH cũng thay đổi. Người

đứng đầu cơ sở GDĐH được trao quyền tự chủ nhiều hơn trong các quyết định về

chuyên môn, tổ chức, nhân sự và tài chính. Người đứng đầu vừa có động lực nhiều

hơn trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý; vừa phải chịu trách nhiệm giải trình cao

hơn về hiệu quả chi phí, về chất lượng giáo dục, về đầu ra và kết quả của cơ sở GDĐH.

120

Những yêu cầu trên đòi hỏi phải đổi mới quản trị GDĐH nói chung và

QTTC nói riêng. QTTC vốn chỉ là một mặt hoạt động và có mối liên hệ, tương tác

với toàn bộ các hoạt động khác trong nhà trường. Vì thế, những đổi mới trong

QTTC (tư duy, phương pháp, công cụ…) cần được đặt trong bối cảnh chung của

nhà trường và cần có những điều kiện để thực hiện. Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới

toàn diện hoạt động quản trị của trường đại học, từ tổ chức bộ máy, nhân sự, học

thuật và thực hiện nhiệm vụ. Trong đó tư duy của lãnh đạo; tư tưởng quản lý; tổ

chức bộ máy, nhân sự và hành lang pháp lý thực hiện quản trị nội bộ là những yếu

tố cốt lõi, đột phá và chi phối trực tiếp đến hoạt động QTTC của trường. Các yếu tố

này phải được đổi mới và song hành với việc đổi mới và hoàn thiện hoạt động

QTTC để tạo ra những tác động thuận chiều và cộng hưởng.

Quan điểm 2: Quản trị tài chính trường đại học dựa trên quản lý đầu ra

và kết quả mang tính linh hoạt theo mô hình "cận" doanh nghiệp

Hoạt động GDĐH ngày nay ngày càng mang tính cạnh tranh trên phạm vi

toàn cầu. Sản phẩm đào tạo về cơ bản mang tính chất của một loại hàng hóa tư, có

thể thu phí. Trong khi đó, các trường ĐHCL hiện đang phải đối mặt với thách thức

nguồn tài trợ của Chính phủ giảm, chi phí giáo dục tăng ảnh hưởng đến thu nhập và

tích lũy của trường, nhiều loại hình giáo dục mới có tính cạnh tranh cao… Đối mặt với

tình hình đó, các trường ĐHCL cần phải xây dựng chiến lược có tầm nhìn xa, chuyển

dịch sang phương thức quản trị linh hoạt gần giống như (chứ không phải hoàn toàn

giống) hoạt động quản trị DN, hạch toán chí phí đầy đủ để có tích lũy và phát triển.

Môi trường tự chủ yêu cầu các trường đại học phải chuyển dịch dần sang mô

hình hoạt động gần giống như doanh nghiệp (tạm gọi là mô hình cận doanh nghiệp).

Vì vậy, quan điểm quản lý theo kết quả đầu ra là quan điểm bao trùm và xuyên suốt

toàn bộ các hoạt động quản trị trường đại học nói chung và QTTC trường đại học

nói riêng, ngay cả với những trường còn sử dụng NSNN. Luật NSNN 2015 với

những yêu cầu quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được coi là hành

lang pháp lý quan trọng nhất để mở đường cho tư tưởng quản trị này.

Quan điểm này cần được quán triệt đối với các cơ quan quản lý trong quá

trình phân bổ nguồn lực NSNN cho các trường dựa vào kết quả hoạt động, hoặc

thông qua cơ chế đặt hàng…

121

Quan điểm này cũng cần các trường vận dụng để thực hiện các hoạt động

hạch toán doanh thu, chi phí, phân phối kết quả tài chính cũng như kiểm soát nội bộ

và theo dõi, đánh giá.

Quan điểm 3: Hoàn thiện QTTC trường đại học phải được thực hiện

theo lộ trình

Mặc dù yêu cầu tự chủ được áp dụng chung cho tất cả các trường đại học,

nhưng những tư tưởng quản trị theo định hướng doanh nghiệp khá mới mẻ đối với

khu vực công nên các trường ĐHCL khó có thể thích nghi ngay. Hơn nữa, điều kiện

và năng lực của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương rất khác nhau nên

để đảm bảo tính khả thi và sự thành công trong quá trình thực hiện cần có lộ trình

cụ thể.

Các bước trong lộ trình này được bắt đầu bằng sự thí điểm đối với một số

trường, trên cơ sở đó có thể mở rộng cho các trường khác. Các điều kiện, yêu cầu tự

chủ trong quá trình thí điểm cần tạo thuận lợi cho các trường để có những bước đi

có tính chất "mở đường", để các trường "tập dượt" trong môi trường quản trị mới.

Những hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (cả văn bản pháp lý lẫn nghiệp vụ

chuyên môn) cũng là những yêu cầu cần thiết để hình thành quỹ đạo cho các trường

hoạt động. Kết quả thí điểm cần được nghiên cứu và được coi là cơ sở quan trọng

để ban hành chính sách và đi đến các quyết định triển khai đại trà.

4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

4.3.1. Nhóm giải pháp cho các trường

4.3.1.1. Xây dựng mô hình quản trị tài chính tại các trường đại học công

lập trực thuộc

Trong bối cảnh tự chủ, các trường ĐHCL muốn phát triển và thực hiện

được sứ mệnh của mình cần phải hoạt động linh hoạt theo phong cách của doanh

nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, thích ứng được với cơ chế thị trường mà vẫn

không bị thương mại hóa một cách tuyệt đối, trước sự kiểm tra, giám sát của nhà

nước và xã hội.

122

Mô hình QTTC tại các trường ĐHCL vì thế cần được điều chỉnh lại tương tự

mô hình QTTC của doanh nghiệp, phù hợp với đặc thù của trường ĐHCL. Mô hình

QTTC cho biết các bộ phận liên quan tới hoạt động QTTC của trường, chức năng nhiệm

vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận đó trong hoạt động quản trị.

Các bộ phận chủ chốt trong bộ máy của trường ĐHCL bao gồm:

- Hội đồng trường.

- Ban Giám đốc/Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng).

- Hội đồng khoa học và đào tạo.

- Các Khoa, bộ môn và các phòng, ban chức năng (bao gồm Phòng tài chính -

Kế toán).

Hình 4.1: Mô hình QTTC trường đại học công lập

Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ phối hợp

Báo cáo trực tiếp

Nguồn: Tác giả luận án

Quản trị

cấp cao

Điều hành

Tác nghiệp

Kiểm soát Kiểm

toán nội

bộ

Ban

giám hiệu

Các

khoa

Phòng

ban năng

Hội

đồng

hình

QTTC

trường

đại học

công

lậpà ĐT

HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG

NHÀ NƯỚC Giám sát

123

Cơ cấu tổ chức bộ máy trong mô hình QTTC hiện tại trong các trường

ĐHCL về cơ bản đều bao gồm những bộ phận trên. Riêng đối với Hội đồng trường,

theo Điều lệ trường đại học, các trường ĐHCL cũng được phép thành lập Hội đồng

trường. Tuy nhiên, chức năng, quyền hạn và hiệu lực hoạt động của Hội đồng

trường còn rất hạn chế. Ở một số trường ĐHCL, Hội đồng trường đã được thành lập

với nhân sự do chính hiệu trưởng giới thiệu. Kết quả là, Hội đồng trường hoạt động

chiếu lệ, hình thức và không có khả năng giám sát hiệu trưởng mà trái lại chỉ tồn tại

như là cơ quan tư vấn của hiệu trưởng. Hội đồng trường cũng không có nguồn kinh

phí hoạt động và không có bộ máy thừa hành độc lập. Vì vậy, sự tồn tại cũng như

vai trò của Hội đồng trường rất mờ nhạt và không thực chất.

Trong mô hình được đề xuất trên, cơ cấu các bộ phận cơ bản không thay

đổi, nhưng điểm khác biệt lớn nhất là chức năng quản trị và điều hành hoạt động

của trường được phân định rõ ràng. Chức năng quản trị cơ sở giáo dục ĐHCL thuộc

về Hội đồng trường, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng trường. Chức năng quản lý, điều

hành thuộc về Ban giám đốc/Ban giám hiệu, đứng đầu là Giám đốc/Hiệu trưởng.

- Hội đồng trường:

Hội đồng trường là bộ phận quản trị cấp cao, có thẩm quyền cao nhất trong

trường ĐHCL. Hội đồng trường của cơ sở GDĐH công lập là cơ quan đại diện sở

hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan. Hội đồng trường có sứ mệnh phê

duyệt chiến lược xây dựng, phát triển trường, thông qua các chính sách lớn về tuyển

sinh, đào tạo cũng như các quyết định quản trị quan trọng về nhân sự, tài chính. Hội

đồng trường sẽ có quyền lựa chọn và tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cấp cao như

Giám đốc/Hiệu trưởng. Hội đồng trường còn thực hiện chức năng giám sát việc

thực hiện các quyết định của mình và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng.

Như vậy, trong lĩnh vực tài chính, các quyết định QTTC đều thuộc quyền

hạn của Hội đồng trường. Hội đồng trường thông qua quy chế tài chính; chính sách

thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường; chính sách học phí, học bổng cho

sinh viên; phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hằng năm; giám sát việc quản lý

124

sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hàng năm

của trường.

- Ban giám đốc/Ban giám hiệu:

Đây là bộ máy điều hành, có nhiệm vụ thi hành các quyết nghị của Hội đồng

trường, có trách nhiệm thực hiện tốt nhất các chính sách và kế hoạch tổng thể do

Hội đồng trường đề ra. Giám đốc/Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật, chịu

trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở GDĐH. Nhiệm vụ của Hiệu

trưởng là thiết kế công việc, lãnh đạo và tạo động lực cho các bộ phận thực hiện chiến

lược. Hiệu trưởng là cầu nối giữa Hội đồng trường với cán bộ giảng viên, sinh viên.

Đồng thời, Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng

trường về kết quả hoạt động của trường. Trên cơ sở những định hướng, quyết sách

của Hội đồng trường, bộ máy quản lý do Hiệu trưởng đứng đầu sẽ đảm nhiệm chức

năng quản lí, điều hành các hoạt động của trường theo các quy định của pháp luật, các

quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường và theo quyết định của Hội đồng trường.

Mối quan hệ giữa Hội đồng trường với Hiệu trưởng và bộ máy điều hành

cần theo nguyên tắc: Hội đồng trường lãnh đạo và Ban giám đốc quản lý; quan hệ

Hội đồng trường với Ban giám đốc là quan hệ trên dưới; Hội đồng trường quản trị

cơ sở giáo dục thông qua nghị quyết của Hội đồng.

Trên nguyên tắc đó, Hội đồng trường phải giao quyền đầy đủ cho Hiệu

trưởng và không can thiệp vào việc điều hành của Ban giám đốc/Ban giám hiệu.

- Hội đồng khoa học đào tạo:

Hội đồng khoa học và đào tạo là bộ phận chức năng đặc biệt, có nhiệm vụ

tư vấn về cho Hiệu trưởng việc xây dựng quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động

khoa học và công nghệ; định hướng và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ

và phát triển đội ngũ NCKH và công nghệ.

- Phòng tài chính - Kế toán:

Phòng tài chính là một bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý, có nhiệm

vụ tham mưu cho Hiệu trưởng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động

125

QTTC theo quyết nghị của Hội đồng trường, đồng thời chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng về kết quả thực hiện hoạt động tài chính.

- Các Phòng ban chức năng và các Khoa:

Đây là các bộ phận tham mưu trong bộ máy điều hành nhà trường trong lĩnh

vực đào tạo, nhân sự hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo và NCKH (các

khoa/bộ môn).

Ở khía cạnh QTTC, các bộ phận này vừa là đối tượng gián tiếp thực hiện

các chính sách tài chính, vừa là đối tượng thụ hưởng kết quả tài chính, đồng thời

cũng là đối tượng giám sát các hoạt động QTTC của trường. Quan hệ của các bộ

phận này với bộ phận Tài chính Kế toán là quan hệ cung cấp thông tin, phối hợp

hoạt động.

- Kiểm toán nội bộ:

Kiểm toán bộ bộ là bộ phận độc lập, trực thuộc Hội đồng trường. Giống

như một quan sát viên độc lập, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo hoạt động của nhà

trường tuân thủ các quy định pháp luật và quy chế hoạt động của trường.

Kiểm toán nội bộ ngoài chức năng kiểm toán báo cáo tài chính (theo nghĩa

hẹp) thì còn có chức năng kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động

cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán

nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động QTTC nói riêng và

hoạt động của trường nói chung; tư vấn và định hướng cho Ban giám đốc và Hội

đồng trường về kiểm soát rủi ro.

Trong quá trình triển khai mô hình QTTC nói trên, cần chú ý là bên cạnh

việc trao cho Hội đồng trường các quyền lực tối cao đối như vậy, cũng rất cần thiết

bổ sung các quy định về nguyên tắc làm việc, quy chế hoạt động và các điều kiện

ràng buộc khác về trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng trường để nâng cao hiệu

lực, hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro khi tập trung quyền lực. Mặt khác, cần cân

đối hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng để chủ động trong điều

hành và gắn với trách nhiệm giải trình.

126

Cũng cần lưu ý rằng, dựa trên mô hình QTTC nói trên, các trường ĐHCL sẽ

phân tích các yếu tố nội tại cũng như các điều kiện riêng có của mình để xây dựng

bộ máy QTTC cho trường mình cho phù hợp và khả thi của các hoạt động QTTC.

Đồng thời, cần chú trọng việc nâng cao năng lực bộ máy QTTC để đảm bảo có đủ

năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành

nhiệm vụ.

4.3.1.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính tốt là căn cứ để các trường triển khai thực hiện và mang

lại kết quả tốt. Vì vậy, lập kế hoạch tài chính là khâu đầu tiên nhằm đảm bảo hiệu

quả hoạt động QTTC của trường.

Quan điểm xuyên suốt để hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính là cần

có sự chuyển dịch mạnh mẽ công tác quản lý nhà trường nói chung và QTTC nói

riêng từ quản lý theo đầu vào sang quản lý theo đầu ra và kết quả. Đồng thời, làm

tốt công tác xây dựng kế hoạch tài chính gắn với mục tiêu đào tạo, thực hành tốt

việc ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính và giải quyết cân đối thu chi.

Yêu cầu lập kế hoạch tài chính:

- Cân đối thu, chi một cách tích cực trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn

thu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu.

- Kế hoạch tài chính gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển và kế hoạch

hoạt động của trường để các mục tiêu kế hoạch được đảm bảo bằng các nguồn lực

tài chính trong quá trình thực hiện.

- Kế hoạch tài chính thể hiện rõ ưu tiên phân bổ nguồn lực theo đúng thứ tự

ưu tiên các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động của trường.

- Đảm bảo tính chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài

chính. Kế hoạch tài chính cần được lập trong khuôn khổ trung hạn/dài hạn (3-5

năm). Trên cơ sở đó, kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng nhằm cụ thể hóa

hoạt động thu, chi trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các mục tiêu cụ thể.

127

Để đáp ứng các yêu cầu trên, các kế hoạch tài chính cần xây dựng trên cơ

sở dữ liệu tin cậy, khoa học và có sự tham gia của các bên liên quan.

Cơ sở lập kế hoạch tài chính:

Cơ sở xác đáng để lập kế hoạch tài chính vừa đòi hỏi các thông tin về môi

trường vĩ mô và vi mô. Các thông tin về môi trường vĩ mô bao gồm chính sách của

Nhà nước, thông tin dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, định

hướng và chiến lược phát triển ngành từ Bộ chủ quản… Các thông tin về môi

trường vi mô bao gồm chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động của trường với các

mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình hành động cụ thể; các thông tin về nguồn lực

(nhân, tài, vật lực)…

Ngoài ra, để kế hoạch mang tính chiến lược và sát thực tế thì cần nguồn dữ

liệu tin cậy làm cơ sở dự báo cũng như có phương pháp dự báo khoa học và phù

hợp. Các phương pháp và mô hình định lượng nên được sử dụng để dự báo nguồn

thu cũng như nhu cầu chi tiêu. Trên cơ sở tổng nguồn thu dự kiến, các nhu cầu chi

tiêu được ưu tiên phân bổ theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động

của trường.

Phương pháp và quy trình lập kế hoạch tài chính:

Như đã trình bày ở trên, phương pháp lập kế hoạch dựa vào quá khứ mà đa

số các trường đang sử dụng đã hạn chế nhà trường trong việc thực hiện các sáng

kiến mới trong chi tiêu để đạt được mục tiêu của nhà trường. Ngoài ra, việc lập kế

hoạch dựa vào kinh nghiệm dẫn đến việc phân bổ nguồn lực thiếu khách quan, thiên

lệch theo các ý kiến của người quản lý.

Để khắc phục nhược điểm trên, cần áp dụng phương pháp lập kế hoạch có

sự tham gia của các bên có liên quan. Với phương pháp này, quy trình xây dựng kế

hoạch là sự kết hợp các hoạt động/luồng thông tin "từ trên xuống" với "từ dưới lên".

Quy trình lập kế hoạch tài chính của trường được thể hiện trong sơ đồ 4.2 (quy trình

"hai xuống một lên", trong đó có sự phối hợp và phản hồi thông tin chặt chẽ giữa

Phòng Tài chính kế hoạch và các bộ phận chức năng của trường.

128

1

Hình 4.2: Quy trình lập kế hoạch tài chính có sự tham gia

Nguồn: Tác giả

Quy trình được mô tả trong hình 4.2 về cơ bản phù hợp với quy trình hiện

hành. Điểm mới trong quy trình này là có sự tham gia một cách thực chất và ngay từ

đầu của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch tài chính, trong đó nổi rõ vai

trò hướng dẫn của cấp trên và sự tham gia của các bộ phận cấp dưới.

4.3.1.3. Khai thác và quản trị tốt nguồn thu của trường

Trong điều kiện NSNN ngày càng hạn hẹp, các trường ĐHCL trực thuộc

Bộ Công Thương cần có các giải pháp nhằm khai thác tốt các nguồn thu ngoài ngân

sách để có nguồn lực tài chính phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động.

Trong bối cảnh tự chủ, các trường nên tiếp cận các nguồn thu dưới góc nhìn

của doanh nghiệp. Theo đó, các nguồn thu của nhà trường có thể được chia thành

hai nhóm chính: nguồn thu từ hoạt động đào tạo (tương tự doanh thu từ hoạt động

sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp) và nguồn thu từ các hoạt động khác

(doanh thu khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp).

Việc phân loại các nguồn thu như trên sẽ hình thành định hướng trong việc khai

thác và quản trị nguồn thu.

Thông tin môi trường vĩ mô Thông tin môi trường vi mô

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bộ phận

chức năng 1

Bộ phận

chức năng 2

Bộ phận

chức năng...

(1) (2) (3)

129

Quản trị nguồn thu từ hoạt động đào tạo của nhà trường

Với một trường đại học tự chủ thì thu từ hoạt động đào tạo là một trong các

nguồn thu chính, thường xuyên và bền vững của trường, gắn liền với nhiệm vụ và

hoạt động chính của trường là đào tạo. Nguồn thu này phụ thuộc vào số lượng sinh

viên tuyển sinh được và mức học phí của nhà trường. Vì vậy, các giải pháp để mở

rộng và quản trị tốt nguồn thu từ đào tạo cần tác động vào hai yếu tố nói trên.

Hình 4.3: Mô hình quản trị nguồn thu từ đào tạo

Nguồn: Tác giả

Hình 4.3 là việc mở rộng phân tích 2 yếu tố cơ bản tác động đến nguồn thu

đã nói đến ở trên (số lượng sinh viên tuyển sinh và học phí/giá dịch vụ đào tạo).

Bằng việc phân tích mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố, có thể nhận thấy hai yếu

tố thực sự tác động đến nguồn thu từ đào tạo là chất lượng đào tạo và học phí/giá

dịch vụ đào tạo.

(a) Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo của trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chương trình đào

tạo và các yếu tố đầu vào (con người và cơ sở vật chất) và một số các yếu tố khác.

Số lượng

sinh viên

tuyển sinh

Giá dịch vụ

đào tạo

Nguồn thu

từ đào tạo

Chương trình

đào tạo

Chất lượng

đào tạo

Giảng

viên

Cơ sở

vât chất

Chi phí đào tạo

Kết quả ĐT

- Việc làm

- Thu nhập

- Cơ hội phát

triển

130

Với định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo của mỗi

trường cần được xây dựng tiên tiến và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng

lao động trong lĩnh vực, ngành nghề mà trường đào tạo. Chương trình cần chuyển

tải các kiến thức nền tảng, được cập nhật với các nội dung mới nhất, đồng thời phải

phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trong điều kiện các trường đại học được tự chủ về học thuật và để đáp ứng

các yêu cầu mới trong đào tạo, các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương cần

nghiên cứu áp dụng chương trình CDIO (mô hình khởi nguồn từ Viện Công nghệ

MIT (Hoa Kỳ), viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Conceive - Design - Implement -

Operate, có nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành).

Bởi đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên

cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một

cách hiệu quả. Mục tiêu đào tạo theo CDIO là hướng tới việc giúp sinh viên có

được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi

của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn

đời sống xã hội.

Để thu hút và đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, các trường

nên đa dạng hóa chương trình đào tạo theo hướng thiết kế nhiều chương trình (gói

dịch vụ đào tạo) khác nhau, chẳng hạn gói cơ bản, gói tự chọn và gói nâng cao.

Với gói cơ bản, chương trình đào tạo phải cung cấp các kiến thức cơ bản,

đáp ứng mục tiêu đào tạo nền tảng của trường theo từng ngành. Với gói tự chọn,

chương trình đào tạo chỉ cung cấp các kiến thức, kỹ năng bổ trợ theo từng

ngành/chuyên ngành đào tạo. Với gói nâng cao, chương trình đào tạo chỉ cung cấp

các kiến thức chuyên sâu. Nội dung các chương trình này được công khai, minh

bạch để người học được lựa chọn và có cơ sở theo dõi, đánh giá chất lượng đào tạo

của nhà trường.

Yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhà trường chính là đội ngũ giảng viên,

cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp và thái độ phục

vụ chuyên nghiệp. Để phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của trường đại

học, nhà trường cần ưu tiên các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

131

cho đội ngũ này. Ngoài ra, cần tạo dựng môi trường làm việc tốt trong nhà trường,

nơi mà sự hợp tác, chia sẻ được đề cao hơn là cạnh tranh; áp dụng cơ chế khuyến

khích hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, việc đánh giá cán bộ giảng viên cũng như cơ

chế đãi ngộ theo kết quả công việc cần được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt

động của nhà trường.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất như phòng học, phòng thực hành, máy

móc, trang thiết bị phục vụ dạy và học… là những đầu vào khác đảm bảo chất

lượng đào tạo. Trong điều kiện cách mạng 4.0, việc tận dụng yếu tố công nghệ cũng

như liên kết mạng lưới giữa các trường, các trường với doanh nghiệp sẽ là một giải

pháp cho trường để giảm thiểu và kiểm soát chi phí đào tạo.

(b) Học phí/Giá dịch vụ đào tạo

Khi đã trao quyền tự chủ cho các trường đại học, Nhà nước cần từ bỏ quyền

định mức học phí của các trường. Các trường đại học, với tư cách là người cung cấp

dịch vụ là người có quyền định ra mức học phí dựa vào chất lượng các sản phẩm

đào tạo, uy tín và thương hiệu của trường, khả năng cung cấp và các yếu tố khác,

phù hợp với khả năng thanh toán chung của xã hội.

Quá trình xác định mức học phí với tư cách như một loại giá dịch vụ đào

tạo, các trường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Mức học phí phải được xây dựng dựa trên việc tính toán và phân bổ hợp

lý các chi phí đào tạo, phù hợp với chất lượng đào tạo. Đối với các chương trình đào

tạo được đầu tư cao hơn, tốn kém hơn, có cùng độ hấp dẫn đối với người học, về

nguyên tắc cần có mức học phí cao hơn.

- Mức học phí phải giúp nhà trường bù đắp được một phần chi phí quan

trọng, đặc biệt là các chi phí tác nghiệp thường xuyên của hoạt động đào tạo, đảm

bảo cho các trường thực hiện tốt hơn các yêu cầu tự chủ tài chính. Nguyên tắc chia

sẻ gánh nặng chi phí giữa người học và nhà nước, xóa bỏ tính bao cấp tràn lan trong

học phí cần được quán triệt.

- Trong bối cảnh hiện nay, mức học phí phải được điều chỉnh theo lộ trình

mà Nghị định 16 của Chính phủ quy định.

132

- Mức học phí cần được công bố công khai, minh bạch cùng với chất lượng

đào tạo người học có thể dễ dàng lựa chọn (do tính chất thông tin không cân xứng

trong thị trường giáo dục đào tạo).

Một điều cần lưu ý việc chuyển sang cơ chế các trường tự xác định mức

học phí không có nghĩa nhà nước "thả nổi" học phí theo cơ chế thị trường. Một mặt,

nhà nước cần thực hiện đúng chức năng ‘sửa chữa thất bại thị trường" của mình để

có những tài trợ cần thiết cho trường đại học tự chủ, giúp các trường không bị áp

lực tăng học phí bằng mọi giá, kể cả bằng cách "trá hình" thông qua việc cắt giảm

chất lượng đào tạo. Mặt khác, nhà nước có thể đưa ra một khung học phí đủ rộng

mà các trường công lập cần tuân thủ để vừa không trói buộc các trường, vừa không

cho phép mức học phí bị đẩy lên quá cao.

Mở rộng nguồn thu từ các hoạt động liên kết với doanh nghiệp

Để tăng nguồn thu phục vụ các hoạt động của trường, bên cạnh nguồn thu

từ hoạt động đào tạo, các trường đại học cần tăng cường huy động nguồn thu từ các

hoạt động khác. Các trường nên coi trọng hoạt động liên kết với doanh nghiệp bởi

đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả đôi bên trong dài hạn.

Tùy khả năng của từng trường, các hoạt động liên kết hợp tác doanh nghiệp

được triển khai đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Các trường đại học trực

thuộc Bộ Công Thương có thể khai thác và huy động nguồn thu từ các hoạt động

sau đây:

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu ứng dụng vào

thực tiễn.

- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo hợp đồng với doanh nghiệp.

- Bán sản phẩm (theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp) do sinh viên sản xuất

ra trong quá trình thực tập.

- Gửi sinh viên tham gia trực tiếp vào chu trình sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Tiếp nhận đơn hàng và hợp tác nghiên cứu, sản xuất với doanh nghiệp.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trực thuộc trường đại học

133

- Xuất khẩu lao động, khép kín quá trình đào tạo: Đây là hoạt động mà các

trường có thể hợp tác với doanh nghiệp để tuyển chọn và đưa sinh viên làm việc tại

nước ngoài, nâng cao trình độ.

- Thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của doanh

nghiệp. Hoạt động này giúp giảng viên nhà trường cọ xát với thực tế, nâng cao năng

lực, hình thành mối quan hệ với doanh nghiệp đồng thời góp phần cải tiến chương

trình đào tạo sát với thực tiễn.

- Phối hợp đào tạo với doanh nghiệp: Đây là hoạt động mà nhà trường phối

hợp với doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình đào tạo trước tuyển dụng.

Hai bên phối hợp lựa chọn và đào tạo sinh viên (thường sinh viên năm 3 hoặc 4)

theo hướng bổ sung kiến thức và kỹ năng thực tế vào chương trình đào tạo. Doanh

nghiệp tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ hoạt động đào tạo của nhà trường thông qua

việc cử chuyên gia, kỹ sư giảng dạy, hướng dẫn thực hành…

Các hoạt động nói trên giúp giảng viên cập nhật công nghệ thực tiễn, sinh

viên nâng cao kiến thức, kỹ năng, rèn luyện ý thức, tác phong công nghiệp, giúp

nhà trường có thêm nguồn thu.

Ngoài các hoạt động có tính chất hợp tác nói trên, các trường có thể huy

động các nguồn lực từ doanh nghiệp thông qua các chương trình tài trợ hoạt động

đào tạo, NCKH cho nhà trường, trao tặng học bổng, hỗ trợ học phí, kinh phí thực

tập cho sinh viên…

Để thực hiện các hoạt động nói trên, điều cốt lõi nhất vẫn là các trường cần

tạo dựng uy tín của mình qua việc đảm bảo chất lượng đào tạo và NCKH để khẳng

định mình và được các doanh nghiệp tin tưởng. Các trường nên thành lập Trung tâm

đào tạo và hợp tác doanh nghiệp để triển khai các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp.

4.3.1.4. Quản trị chi phí

Trong quá trình thực hiện tự chủ và quản trị trường đại học theo mô hình

doanh nghiệp, quản trị chi phí là nội dung phức tạp nhất. Lý do là trước đây, các

trường ĐHCL được sử dụng NSNN và chi tiêu theo chế độ, dự toán đã được duyệt.

Thói quen "tuân thủ" các định mức chi tiêu và phương thức "tiêu tiền theo dự toán"

134

đã làm xơ cứng tư duy quản trị chi phí. Vì vậy, các giải pháp để các trường quản trị

tốt chi phí cần được thực hiện đồng bộ.

(i) Chuyển đổi tư duy quản lý chi tiêu sang quản trị chi phí

Quản trị chi phí bao gồm việc nhận diện các hoạt động làm phát sinh chi

phí; phân loại chi phí; tính toán, xác định chi phí; phân tích và kiểm soát chi phí

nhằm đạt được các mục tiêu.

Nhà quản trị cũng cần nhận biết sự khác biệt và những thay đổi khi chuyển

dịch từ quản lý chi tiêu sang quản trị chi phí. Từ đó xác định những nội dung trọng

tâm trong quản trị chi phí của trường.

Bảng 4.1: Thay đổi trong quản trị chi phí

Tiêu thức

so sánh Quản lý chi tiêu Quản trị chi phí

Đối tượng Chi tiêu Chi phí

Mục tiêu - Chi tiêu theo đúng dự toán

- Ưu tiên cân đối thu - chi

Tối ưu hóa doanh thu - chi phí - kết quả

Hành động - Xây dựng dự toán chi tiêu

- Tuân thủ định mức chi tiêu

- Xác định chi phí đào tạo

- Phân tích, kiểm soát tổng chi phí, chi phí

đơn vị

- Ra các quyết định quản trị

Nguồn: Tác giả

(ii) Tính toán, xác định chi phí đầy đủ và chính xác

Bên cạnh việc xác định tổng chi phí đào tạo, thì chi phí đào tạo đơn vị là chỉ

tiêu có ý nghĩa hơn đối với các trường trong quản trị chi phí. Chi phí đơn vị là cơ sở

trực tiếp để trường xác định mức học phí hay giá dịch vụ đào tạo. Chi phí đơn vị

còn được sử dụng trong các mô hình phân tích chi phí…

Để có cơ sở tính toán và xác định chi phí đầy đủ, chính xác, trước hết các

trường cần mô tả đầu ra của hoạt động đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống

định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình đào tạo, làm căn cứ xác định chi phí đào

tạo đơn vị. Đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương, các ngành nghề

đào tạo của trường rất khác nhau nên chuẩn đầu ra và định mức kinh tế kỹ thuật

135

cũng khác nhau trong từng ngành. Do đó, chi phí đào tạo đơn vị cũng nên được tính

toán cho từng ngành.

Chi phí đơn vị có thể tính trên đầu sinh viên, cũng có thể tính theo tín chỉ,

có thể tính theo gói chương trình đào tạo.

(iii) Sử dụng các công cụ quản trị chi phí

Trong chế độ quản lý dự toán chi tiêu, các trường hầu như chỉ dừng lại ở

việc phân tích cơ cấu chi tiêu, so sánh dự toán và quyết toán, đánh giá sự tuân thủ

định mức, chế độ chi tiêu. Điều đó hạn chế việc kiểm soát chi phí và công tác đánh

giá hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Để quản trị chi phí và cung cấp các thông tin hữu ích trong việc ra quyết

định thì yêu cầu phân loại, hạch toán, tính toán và phân tích chi phí hết sức cần

thiết. Một số công cụ sau đây thường được sử dụng trong quản trị chi phí:

- Kế toán quản trị: Đây là công cụ tốt giúp ghi chép, phân loại, hạch toán

các khoản chi phí của trường. Tùy theo mục tiêu phân tích có thể hạch toán chi phí

theo hoạt động, theo từng loại chi phí, từng loại đối tượng…

Tính chính xác trong kết quả tính toán, xác định chi phí đào tạo bình quân

phụ thuộc rất lớn vào quá trình hạch toán, tập hợp chi phí của kế toán. Nhưng hiện

tại, kế toán quản trị của các trường chưa phát huy vai trò của một công cụ trong việc

ra quyết định quản trị các nguồn lực tài chính. Vì vậy, tổ chức và hoàn thiện công

tác kế toán quản trị là điều kiện tiên quyết để các trường thực hiện quản trị chi phí.

Tổ chức hệ thống kế toán quản trị chi phí trong trường đại học cần chú ý

các nội dung cụ thể như: Phân loại chi phí đào tạo, xác định đối tượng tập hợp chi

phí đào tạo, phương pháp tính chi phí đào tạo, kỳ tính chi phí đào tạo.

Về đối tượng tập hợp chi phí: Các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương đào tạo nhiều ngành, nhiều bậc. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí cần tập

hợp theo từng ngành của từng bậc đào tạo (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sỹ). Đối

tượng tính chi phí nên xác định là sinh viên của từng bậc và từng hệ đào tạo. Kỳ

tính chi phí đào tạo phù hợp với các trường là năm học. Phương pháp tính chi phí

đào tạo ưu việt nhất là phương pháp tỷ lệ dựa vào hệ thống định mức kinh tế kỹ

thuật cho một sinh viên. Các trường cần chủ động phối hợp với Bộ nghiên cứu xây

136

dựng định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi phí theo từng dịch vụ đào tạo nhằm

quản lý thu- chi phí hiệu quả hơn.

- Mô hình phân tích điểm hòa vốn, phân tích CVP có thể được vận dụng khi

nhà quản trị cần xác định quy mô đào tạo tối ưu đáp ứng được mục tiêu tài chính

nhất định. Nhìn chung, phân tích chi phí là nội dung quan trọng của quản trị chi phí,

nhất là đối với các trường đại học chuyển sang tự chủ, vì hiện tại các mô hình phân

tích chi phí không được các trường sử dụng do phương thức chi tiêu ngân sách.

Phân tích chi phí giúp các nhà quản trị ra các quyết định quản trị hiệu quả hơn, như

nên đào tạo ngành nào, hệ nào phù hợp; cảnh báo được những hạng mục chi phí bất

hợp lý để điều chỉnh kịp thời.

Các trường cũng cần tận dụng công nghệ trong thời đại cách mạng 4.0 để

tiết kiệm chi phí đào tạo. Việc áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến đối với các môn

đại cương và cơ bản cho các đối tượng trước khi vào đại học là cách làm hay mà

các trường có thể vận dụng. Học sinh cấp 3 (lớp 11, lớp 12) có thể theo học trước

các môn học này để tích lũy tín chỉ và không cần học khi theo học tại các trường đại

học. Cách làm này vừa giảm chi phí cho cả học sinh và nhà trường (khi giảm bớt

hoặc không cần giáo viên các bộ môn này), vừa rút ngắn thời gian đào tạo tại trường.

4.3.1.5. Tăng cường hiệu quả vốn đầu tư tài sản của trường

Đối với đa số các trường ĐHCL hiện nay, tài sản là do NSNN đầu tư, Nhà

trường thực hiện quản lý tài sản nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật

quản lý tài sản công và Quy chế của trường từ khâu mua sắm, sử dụng và thanh lý

mà ít phải đưa ra các quyết định quản trị. Vì vậy, năng lực quản trị tài sản của các

trường còn hạn chế. Chuyển sang chế độ tự chủ, các trường phải tự đảm bảo nguồn

lực để đầu tư mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu đào tạo của trường; tự quản lý, sử

dụng tài sản. Vấn đề quan trọng nhất, cũng là khó khăn nhất đối với nhà trường hiện

nay là đảm bảo nguồn vốn đầu tư tài sản để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Để giải quyết vấn đề trên, nhà trường cần phải trả lời 3 câu hỏi:

1. Nên đầu tư tài sản nào?

2. Tài trợ bằng hình thức nào? Nguồn vốn nào?

3. Thực hiện đầu tư như thế nào?

137

(i) Xác định nhu cầu đầu tư tài sản

Đây là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định hiệu

quả đầu tư. Quyết định đầu tư "đúng" sẽ đảm bảo nguồn lực tài chính được phân bổ

hiệu quả. Bản chất của hoạt động này là xác định đúng trật tự ưu tiên trong đầu tư.

Về nguyên tắc, bài toán "ưu tiên" cần được giải theo các nguyên tắc, tiêu

chí rõ ràng, hợp lý, dựa phương pháp và quy trình khoa học và minh bạch.

Để có căn cứ lựa chọn nhu cầu đầu tư tài sản, trước hết cần xuất phát từ

chiến lược phát triển nhà trường trong dài hạn, cũng như các kế hoạch trung hạn và

hàng năm của trường. Danh mục nhu cầu đầu tư được xác định trên cơ sở định

hướng phát triển, các mục tiêu cần đạt tới và yêu cầu đào tạo cụ thể.

HÌnh 4.4: Tư duy chiến lược trong xác định nhu cầu đầu tư

Nguồn: Tác giả

Sơ đồ 4.4 đã khái quát hóa tư duy chiến lược của nhà quản trị khi xác định

nhu cầu đầu tư. Tư duy này khác với tư duy quản lý hiện nay vẫn được nhiều đơn vị

áp dụng, đó là trên cơ sở nguồn lực mình có để xác định đầu tư cái gì, quy mô và

hình thức đầu tư như thế nào. Cũng với 3 câu hỏi Có bao nhiêu tiền? Mua gì? Mua

như thế nào? Nhưng thứ tự trả lời khác nhau trong 2 cách tư duy:

- Tư duy thông thường: (1) Có bao nhiêu tiền? (2) Mua gì? (3) Mua

như thế nào?

- Tư duy chiến lược: (1) Mục tiêu cần đạt được là gì (2) Cần đầu ra như thế

nào (3) Cần thực hiện hoạt động gì để có đầu ra đó (4) Cần nguồn lực bao nhiêu?

138

Rõ ràng là, với cách tư duy thứ nhất, hoạt động đầu tư có thể đạt được mục

tiêu của trường nhưng không chắc chắn. Nhưng trong cách tư duy thứ hai, vì hoạt

động đầu tư được xuất phát từ mục tiêu, nên khả năng đạt được mục tiêu chắc chắn

hơn nhiều. Hơn nữa, việc luôn coi trọng và tính đến cả các mục tiêu trung và dài

hạn là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Việc xác định nhu cầu đầu tư dựa trên tư duy chiến lược có thể được thực

hiện một cách không quá khó. Tuy nhiên, danh mục nhu cầu đầu tư thường rất dài.

Trong giới hạn nguồn lực, nhà trường buộc phải xác định thứ tự ưu tiên trong đầu

tư. Có 4 tiêu chí lựa chọn ưu tiên thường được xem xét là Tính phù hợp, tính hiệu

quả, tính hiệu lực và tính bền vững (đây cũng là bộ tiêu chí mà OECD thường sử

dụng để đánh giá dự án đầu tư. Vì vậy, có thể sử dụng để lựa chọn ưu tiên đầu tư).

- Tính phù hợp (relevance): Xem xét nhu cầu đầu tư có phù hợp với các ưu

tiên trong chiến lược, kế hoạch của trường hay không.

- Tính hiệu quả (efficiency): Xem xét tính hiệu quả kinh tế (tỷ suất đầu tư,

tỷ suất sinh lợi, thời gian hoàn vốn…), và hiệu quả xã hội (vấn đề công bằng, các

tác động xã hội khác).

- Tính hiệu suất (effectiveness): Xem xét khả năng đạt được mục tiêu/kết

quả mong đợi của trường.

- Tính bền vững (sustainable): Xem xét khả năng duy trì liên tục đầu ra/kết

quả của dự án đầu tư; liệu có rủi ro gì trong quá trình vận hành, sử dụng? Có

phương án dự phòng gì? Chú ý các yếu tố Kinh phí vận hành sau đầu tư; Đội ngũ

nhân sự và năng lực tiếp nhận, khai thác sử dụng; Các rủi ro đặc thù khác…

Về phương pháp và quy trình lựa chọn nhu cầu ưu tiên đầu tư, các trường

cần thực hiện quy trình có sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó chú ý việc

đề xuất các nhu cầu "từ dưới lên" của các bộ phận chức năng trong trường. Việc

thảo luận, đưa ý kiến đề xuất cần được tổ chức để đảm bảo sự tham gia một cách

thực chất của tất cả cán bộ viên chức nhà trường.

(ii) Quyết định phương thức và nguồn tài trợ

Sau khi đã xác định được ưu tiên đầu tư, việc quyết định phương thức tạo

lập tài sản và nguồn tài trợ là những công việc khó khăn và phức tạp nhất.

139

Về phương thức tạo lập tài sản, các trường đại học sẽ phải quyết định tài

sản được hình thành dưới hình thức xây dựng/mua mới hay đi thuê. Quyết định này

phụ thuộc vào việc tính toán và phân tích chi phí - lợi ích từng phương án. Đây là

hoạt động có tính chất kỹ thuật cao, phụ thuộc vào năng lực của cán bộ phân tích.

Ngoài việc tính toán, phân tích dựa trên chi phí và lợi nhuận kế toán; nhà quản trị

cần phân tích chi phí kinh tế và lợi nhuận kinh tế (tính đến chi phí cơ hội).

Về nguồn tài trợ, các trường sẽ phải quyết định tài sản được hình thành bởi

nguồn NSNN, hay vốn tự có; vốn vay hay vốn góp/cổ phần hoặc nguồn tài trợ khác.

Cho dù có tài trợ từ nguồn nào thì khả năng nguồn lực của trường là có hạn

và luôn nhỏ hơn nhu cầu. Vì vậy, các quyết định tài trợ cần được đưa ra trên cơ sở

nhà trường có bức tranh đầy đủ về khả năng nguồn lực của mình, tính toán chi phí

sử dụng vốn và các phương án lồng ghép nguồn lực.

Trong cơ chế tự chủ, nguồn vốn NSNN dành đầu tư cho các trường ngày càng

hạn chế và tương lai các trường phải tự đảm bảo cả chi đầu tư và chi thường xuyên.

Nguồn tự có mặc dù có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, nhưng bị giới hạn và thường

khó đáp ứng nhu cầu đầu tư. Do đó, nguồn vốn tín dụng, vốn cổ phần và các nguồn

tài trợ khác là những nguồn vốn khả thi hơn trong việc tiếp cận để đáp ứng nhu cầu

đầu tư của trường. Tuy nhiên, nhà quản trị cần tính toán chi phí - lợi ích trong việc

sử dụng các nguồn vốn này đối với 1 dự án đầu tư cụ thể để ra quyết định phù hợp.

Để tạo điều kiện cho các trường trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho

đầu tư phục vụ đào tạo, Nhà nước cần thể hiện vai trò hỗ trợ của mình.

Trước hết, trực tiếp hỗ trợ nguồn lực từ NSNN: Cần nhận thức rõ rằng

không phải tự chủ là NSNN "hết trách nhiệm". Ngược lại, Nhà nước nên nhìn rõ

trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất ngay cả

khi các trường được trao quyền tự chủ.

Thứ hai, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thông qua các chính sách hỗ trợ

(tín dụng, thuế…) để các trường đại học tiếp cận được các nguồn vốn hoặc giảm chi

phí đầu tư.

Thứ ba, vai trò hợp tác quốc tế để thu hút các nguồn tài trợ nước ngoài. Nhà

nước, các Bộ ngành, các tổ chức khác (các Hiệp hội) đóng vai trò cầu nối vô cùng

quan trọng để các trường tiếp cận được với các nguồn tài trợ nước ngoài.

140

(iii) Xây dựng phương án và thực hiện đầu tư

Chuẩn bị phương án đầu tư và thực hiện đầu tư là khâu quan trọng để hiện

thực hóa quyết định đầu tư. Các quyết định quản trị quan trọng nhất ở giai đoạn này

nhằm trả lời câu hỏi Mua như thế nào? Thiết kế, thiết bị, chủng loại, chất lượng, giá

cả là những vấn đề mà các trường cần quan tâm để có được các tài sản, thiết bị cần

thiết phục vụ đúng nhu cầu và hoạt động của nhà trường và đảm bảo hiệu quả trong

quá trình khai thác sử dụng sau khi đầu tư. Việc thực hiện đầu tư mua sắm "đúng"

sẽ đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng tiết kiệm.

Trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, trước hết cần tuân thủ

Luật đấu thầu và các quy định khác trong đầu tư, mua sắm tài sản và bảo đảm công

khai, minh bạch. Bên cạnh đó, nhà QTTC cần xây dựng và phân tích các phương án

khác nhau, sử dụng các công cụ phân tích doanh thu - chi phí - hiệu quả để đưa ra

được các quyết định phù hợp nhất khi đầu tư mua sắm tài sản cho nhà trường.

Ngoài ra, quản lý nhà thầu cũng là yêu cầu quan trọng để đảm bảo chất

lượng đầu tư cũng như tránh lãng phí nguồn lực.

4.3.1.6. Phân phối dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ

Quản trị kết quả tài chính thực chất là việc quản trị quá trình phân phối kết

quả, bao gồm việc trích lập, sử dụng các quỹ của đơn vị và phân phối thu nhập cho

cán bộ viên chức. Trong các quỹ của đơn vị, đáng quan tâm nhất là Quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp của trường, bởi đây là hình thức tái đầu tư mở rộng các hoạt

động đào tạo của trường. Các quỹ còn lại (Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng…) thực

chất cũng để sử dụng cho người lao động. Vì vậy, bản chất của quản trị kết quả là

nhà quản trị phải đưa ra quyết định đánh đổi giữa việc ưu tiên đầu tư (qua việc trích

lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) và ưu tiên tiêu dùng (qua việc phân phối thu

nhập cho cán bộ viên chức và trích lập các quỹ phúc lợi). Thực chất là giải quyết

mối quan hệ giữa mục tiêu hiệu quả và công bằng trong phân phối.

(i) Trích lập và sử dụng quỹ

Tỷ lệ trích lập quỹ, ngoài việc dựa vào kết quả tài chính của trường (chênh

lệch thu chi nhiều hay ít) thì chủ yếu phụ thuộc vào chính sách và ưu tiên của từng

trường trong việc mở rộng hoạt động của đơn vị, cũng như chính sách khuyến

141

khích, động viên người lao động. Nếu một trường ưu tiên cho phát triển, thì đồng

nghĩa với việc kém ưu tiên cho các hoạt động phúc lợi. Nhà QTTC sẽ phải cân nhắc

khả năng và mục tiêu của trường để xác định tỷ lệ trích lập phù hợp.

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng quỹ, trước hết cần có quy định cụ thể, rõ ràng

và minh bạch về nguyên tắc sử dụng, đối tượng và định mức sử dụng cho từng loại

quỹ. Đồng thời, cần có cơ chế công khai quá trình sử dụng quỹ một cách định kỳ để

toàn bộ cán bộ, viên chức Nhà trường có thể giám sát quá trình thực hiện.

(ii) Phân phối thu nhập

Cơ chế phân phối thu nhập cho người lao động được xem là một nội dung

quan trọng của quản trị kết quả tài chính. Cơ chế phân phối là một công cụ tạo động

lực làm việc và cống hiến của cán bộ viên chức nhà trường. Cơ chế phân phối thu

nhập cần đảm bảo sao cho mọi cán bộ, viên chức đều cảm nhận được sự công bằng và

được đánh giá đúng với sự đóng góp của mình cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Theo quy định hiện hành của cơ chế tự chủ tài chính, các trường được chủ

động xây dựng cơ chế phân phối thu nhập của trường, được thể hiện trong quy chế

chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, các trường hiện nay chủ yếu áp dụng phương thức phân

phối bình quân, hoặc dựa vào các tiêu chí đầu vào như hệ số lương, học vị. Các tiêu

chí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân ít được sử dụng. Cách phân

phối đó chưa khuyến khích cán bộ viên chức lao động và cống hiến. Nguyên nhân

sâu xa của tình trạng trên là do hệ thống đánh giá, phân loại cán bộ hiện nay vẫn

chủ yếu dựa vào mẫu đánh giá của Bộ Nội vụ, trong đó chủ yếu dựa vào các tiêu chí

đầu vào. Các trường chưa có cơ sở xác đáng để đánh giá và phân loại viên chức.

Để có cơ sở xây dựng cơ chế phân phối thu nhập tốt, trước mắt cần làm tốt

việc đánh giá, phân loại viên chức. Mỗi trường cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh

giá cán bộ viên chức dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các tiêu chí này cần phù

hợp, cụ thể, có thể đo lường được. Với bộ tiêu chí đó, trường có thể xác định trọng

số khi cho điểm và phân loại. Đây là cơ sở để thực hiện chính sách phân phối.

Về lâu dài, để đảm bảo giải quyết căn cơ và triệt để vấn đề phân phối thu

nhập, các trường cần có thay đổi cơ bản trong việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ

viên chức, giải quyết tốt vấn đề biên chế, vốn vẫn là điểm yếu trong quản trị nhân

142

sự hiện nay. Theo đó, số lượng, chất lượng lao động sẽ được quyết định bởi nhà

trường thông qua tuyển dụng. Việc sử dụng, đánh giá cán bộ viên chức được dựa

vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ và nhu cầu sử dụng lao động của nhà trường.

4.3.1.7. Tăng cường các công cụ kiểm soát nội bộ

Các công cụ cơ bản cần thiết và phục vụ trực tiếp cho công tác QTTC của

trường là hệ thống chính sách tài chính nội bộ, kế toán quản trị và kiểm toán nội bộ.

(i) Hệ thống chính sách tài chính nội bộ

Hệ thống chính sách nội bộ chính là cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện

quản trị nội bộ. Các chính sách nội bộ cần tuân thủ các quy định chung của Nhà

nước, của ngành, nhưng được vận dụng và cụ thể hóa cho mỗi trường tùy thuộc vào

chính sách phát triển và mục tiêu quản trị của từng trường. Các chính sách cần quan

tâm đặc biệt là quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế kiểm soát, chế độ báo cáo… Hệ

thống chính sách tài chính nội bộ cần được xây dựng và kiện toàn để đảm bảo tính

hệ thống, nhất quán và minh bạch.

Quy chế chi tiêu nội bộ là hệ thống các quy phạm nội bộ của đơn vị, bao

gồm các nguyên tắc, các quy định về nội dung thu, mức thu và các nội dung chi,

mức chi mang tính bắt buộc chung trong trường đại học và trong từng lĩnh vực hoạt

động. Đây được xem là văn bản pháp quy rất quan trọng, là công cụ hữu hiệu để

nhà trường điều hành công việc một cách có kế hoạch, đảm bảo cân đối nguồn lực,

phát triển đơn vị bền vững.

Trong cơ chế tự chủ tài chính, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của quy

chế chi tiêu nội bộ, cần chú ý một số nội dung sau:

- Cần tuyên truyền để tất cả cán bộ viên chức của trường để có nhận thức

đúng về vai trò của quy chế chi tiêu nội bộ cũng như có ý thức chấp hành quy chế.

Đây không chỉ là hệ thống các quy định có tính pháp quy cao mà còn là công cụ để

điều hành, giám sát tất cả các hoạt động của nhà trường

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần được thực hiện đúng quy trình

trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch.

- Thường xuyên đánh giá, bổ sung, cập nhật quy chế cho phù hợp khi chính

sách của Nhà nước hoặc điều kiện của trường thay đổi.

143

(ii) Kế toán quản trị

Với một trường ĐHCL tự chủ, hệ thống kế toán quản trị tốt được coi là chìa

khóa của sự thành công. Tuy nhiên trên thực tế, công tác Kế toán quản trị ở các

trường ĐHCL nói chung và ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng hiện nay

vẫn còn nhiều điểm yếu, làm giảm hiệu quả QTTC nội bộ đơn vị. Do vậy, hoàn

thiện tổ chức công tác Kế toán quản trị ở các trường ĐHCL là rất cần thiết.

Để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị ở các trường ĐHCL cần chú ý cả

việc tổ chức công tác kế toán quản trị, tổ chức bộ máy kế toán quản trị và chuyên

môn nghiệp vụ.

- Tổ chức công tác kế toán quản trị trước hết nên tập trung vào quản lý chi

phí, trong đó tập trung vào việc nhận diện, phân loại, định mức và phân bổ, kiểm

soát và phân tích các khoản mục chi phí để tính đúng, tính đủ chi phí cho suất đào

tạo theo ngành đào tạo, bậc đào tạo, hệ đào tạo, hình thức đào tạo... Đồng thời, cần

tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo, khả năng tiếp nhận của xã hội đối với

sinh viên mới tốt nghiệp... để phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định nội bộ.

- Cùng với tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán quản trị cần được hoàn

thiện theo hướng đảm bảo hoạt động tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức bộ máy kế toán

của trường cần được kiện toàn để đảm bảo hoạt động song hành của cả hai bộ phận

kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đảm bảo tổ chức bộ máy kế toán vừa chuyên

môn hóa theo chức năng, đồng thời tổ chức được hệ thống thông tin kế toán quản trị

có hệ thống phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà trường. Bên cạnh đó, việc

nâng cao năng lực của các nhân viên kế toán, hay tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác kế toán quản trị cũng cần được chú trọng.

- Ngoài tổ chức bộ máy, cần hoàn thiện hệ thống chứng từ, xây dựng hệ

thống tài khoản chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị trong nhà trường và xây dựng hệ

thống báo cáo kế toán quản trị. Trên cơ sở nhu cầu thông tin của nhà quản lý, báo

cáo kế toán quản trị phải được thiết kế phù hợp với đối tượng chi phí, mục đích sử

dụng của nhà quản lý.

(iii) Kiểm toán nội bộ

Trong cơ chế tự chủ tài chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải

trình là các yếu tố trụ cột đảm bảo hiệu quả QTTC của đơn vị. Với chức năng kiểm

144

tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp và tin cậy của các số liệu tài chính,

kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy

các trụ cột nói trên.

Tuy nhiên, trong môi trường tự chủ và yêu cầu quản trị theo mô hình doanh

nghiệp thì kiểm toán nội bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trong hoạt

động QTTC. Nó được coi là một công cụ hiệu lực giúp các nhà quản trị cấp cao

(Hội đồng trường) trong việc QTTC bởi tính độc lập, khách quan và tin cậy. Kiểm

toán nội bộ kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro,

giúp nhà trường nắm bắt được một cách kịp thời các nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro, mức

độ hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, xác định và phân bổ nguồn lực, hoạch định chính

sách và định hướng chiến lược cho mọi hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, khi thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ, người quản lý phải cân

nhắc giữa chi phí và lợi ích mà kiểm toán nội bộ đem lại. Các trường ĐHCL cần

căn cứ vào đặc điểm hoạt động và quy mô của nhà trường để thiết lập một hệ thống

kiểm toán nội bộ đảm bảo tính hiệu quả.

Một số nguyên tắc quan trọng để kiểm toán nội bộ phát huy hiệu quả QTTC là:

- Tính độc lập của kiểm toán nội bộ: chức năng kiểm toán nội bộ phải độc

lập với hoạt động quản lý thường nhật của nhà trường. Kiểm toán nội bộ phải liên

hệ trực tiếp với Hội đồng trường để các phát hiện và kiến nghị của kiểm toán nội bộ

được cân nhắc thực hiện.

- Tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ: Bên cạnh chức năng kiểm soát tuân

thủ, kiểm toán nội bộ cần tập trung vào chức năng kiểm soát hiệu quả, hiệu lực sử

dụng các nguồn lực cũng như hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo của trường.

- Tính thông lệ: Hoạt động kiểm toán nội bộ phải được thực hiện trên cơ sở

áp dụng và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

4.3.2. Các kiến nghị với Nhà nước

4.3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thực hiện tự chủ trong lĩnh vực

giáo dục đại học

Nghị định 16/2015 của Chính phủ đã ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý

để các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là Nghị định

khung cho tất cả các lĩnh vực sự nghiệp.

145

Đối với lĩnh vực GD-ĐT, do những đặc thù riêng nên cần một nghị định

riêng về cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và các văn bản hướng dẫn

cụ thể. Chính phủ cần tiếp tục rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến quản

lý hoạt động của các cơ sở đào tạo công lập để ban hành các Nghị định mới đồng bộ

với Nghị định 16/2015.

Về mặt tổ chức Chính phủ cần thống nhất quy hoạch mạng lưới các trường

của cả nước một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn, gắn với chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước, gắn với chủ trương đặt hàng của nhà nước về dịch vụ công và tính

đầy đủ chi phí trong giá dịch vụ theo cơ chế thị trường. Chính phủ cần có quy hoạch

tổng thể về việc đầu tư và duy trì một số trường công nhất định. Đồng thời, Nhà

nước thực hiện phương thức hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho các đối tượng chính sách

xã hội, người nghèo để "mua" dịch vụ sự nghiệp công từ thị trường, thay vì chế độ

miễn, giảm giá dịch vụ thông qua các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lý,

sử dụng đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, đặc biệt là quy

định về hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của đội ngũ viên chức làm việc

trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế quản lý viên chức cần đồng bộ và phù hợp

với định hướng, lộ trình thực hiện tự chủ tài chính quy định tại Nghị định số

16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị

sự nghiệp công lập.

Đối với các trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và đầu tư theo Nghị

quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế

hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, do giai

đoạn thí điểm đã kết thúc năm 2017, nhà nước cần có định hướng để tất cả các

Trường đã và đang thí điểm có căn cứ pháp lý để triển khai tiếp. Mặt khác, việc thí

điểm cần được tổng kết, đánh giá nhằm xây dựng cơ chế tự chủ chính thức.

Ngoài ra, nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy

về tự chủ tài chính đại học, trong đó cần tập trung vào một số nội dung như quy chế

đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ đào tạo; hướng dẫn tính đầy đủ

chi phí vào giá dịch vụ đào tạo…

146

4.3.2.2. Xây dựng lộ trình tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản đối với các

trường đại học

Cơ chế Bộ chủ quản đối với các trường đại học hiện tại đang áp dụng ở

nước ta xuất phát từ mô hình của Liên Xô trước đây. Với mô hình này, các Bộ quản

lý, kiểm tra các trường trong việc thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự, học thuật.

Các trường chỉ triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Bộ chủ quản giao cho.

Mô hình này chỉ phù hợp trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, song không còn thích

hợp trong bối cảnh mà nhà nước trao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Có nhiều luận cứ cả về lý luận và thực tiễn để Nhà nước cần xây dựng lộ

trình và nhanh chóng xóa bỏ mô hình bộ chủ quản hiện nay.

Về lý thuyết, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý một ngành,

một lĩnh vực, trong đó tập trung vào việc hoạch định chiến lược, định hướng, quy

hoạch, kế hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tạo hành lang pháp lý trong

lĩnh vực mà mình quản lý. Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐH

thuộc Bộ GD-ĐT, chứ không thuộc Bộ Công Thương.

Bộ GD-ĐT cũng không thể là Bộ chủ quản của các trường đại học, vì điều

đó sẽ cho phép Bộ can thiệp vào nhiều mặt hoạt động của trường, làm cho việc tự

chủ đại học trở nên không thực chất, không hiệu quả. Bộ chỉ nên thực hiện chức

năng quản lý chung về GDĐT (như quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH (theo

quy định của Luật quy hoạch và Nghị quyết số 19-NQ/TW); quy định việc phân

loại, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của

Việt Nam; quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo; thực hiện tốt

việc quản lý chất lượng đào tạo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát,

xử lý vi phạm trong GDĐH).

Về kinh nghiệm quốc tế, hiện nay các nước đều thực hiện theo mô hình

trường đại học tự trị, không có nước nào có mô hình Bộ chủ quản.

Ở nước ta hiện nay, cơ chế bộ chủ quản đang cản trở tiến trình thực hiện tự

chủ đại học nói chung, tự chủ tài chính đại học nói riêng. Do đó, để tạo điều kiện

thuận lợi cho các trường tự chủ, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý ngành phù hợp,

Nhà nước cần nhanh chóng xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản đối với các trường đại học.

147

4.3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội đồng trường

Trong bối cảnh cần đổi mới công tác QTTC nhà trường theo hướng tự chủ,

thì Hội đồng trường là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Theo Luật GDĐH, Hội đồng

trường có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của trường

đại học. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay hầu hết các trường chưa có Hội đồng

trường. Trong số 23 trường đại học tự chủ thí điểm mới chỉ có 1/3 số trường có Hội

đồng trường. Ngay tại các trường có hội đồng trường thì Hội đồng trường vẫn chưa

có thực quyền, vai trò quản trị của nó thể hiện rất mờ nhạt. Đối với Bộ Công

Thương, mới chỉ có 2 trong số 9 trường đại học trực thuộc có Hội đồng trường, đó

là Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Điện lực và hoạt động của Hội đồng

trường cũng không khác với trường hợp trên.

Vì vậy, để nâng cao hiệu lực QTTC của các trường đại học, cần nâng cao

vai trò của Hội đồng trường với các quy định khẳng định quyền lực thực sự của Hội

đồng trường trong các quyết định quản trị, kể cả QTTC. Những quy định này phải

được làm rõ, bổ sung và quy định trong Luật GDĐH (hiện tại Luật GDĐH đang

trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và lấy ý kiến trước khi trình Quốc hội thông

qua trong kỳ họp thứ V năm 2018).

Theo đó, cần phân định giữa chức năng quản trị và quản lý nhà trường.

Chức năng quản trị cơ sở GDĐH thuộc về Hội đồng trường, đứng đầu là Chủ tịch

Hội đồng trường. Chức năng quản lý thì thuộc về bộ máy quản lý của nhà trường,

đứng đầu là Hiệu trưởng.

Hội đồng trường là cơ quan đại diện sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích

liên quan, có sứ mệnh phê duyệt chiến lược xây dựng, phát triển trường, thông qua

các chính sách lớn về tuyển sinh, đào tạo cũng như các quyết định quản trị quan

trọng về nhân sự, tài chính. Hội đồng trường sẽ có quyền lựa chọn và tuyển dụng,

bổ nhiệm nhân sự cấp cao như Hiệu trưởng.

Trên cơ sở những định hướng, quyết sách đó, bộ máy quản lý do Hiệu

trưởng đứng đầu sẽ đảm nhiệm chức năng quản lí, điều hành các hoạt động của

trường theo các quy định của pháp luật, các quy chế tổ chức hoạt động của nhà

trường và theo quyết định của Hội đồng trường. Hội đồng trường còn thực hiện

148

chức năng giám sát việc thực hiện các quyết định của mình và trách nhiệm giải trình

của hiệu trưởng.

Bên cạnh việc trao cho Hội đồng trường các quyền lực tối cao đối với

trường đại học như vậy, cũng rất cần thiết bổ sung các quy định về nguyên tắc làm

việc, quy chế hoạt động và các điều kiện ràng buộc khác về trách nhiệm và nghĩa vụ

của Hội đồng trường để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro khi

tập trung quyền lực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng QTTC của các trường đại

học trực thuộc Bộ Công Thương, chương 4 của luận án tập trung phân tích bối cảnh

và chiến lược phát triển giáo dục quốc gia để từ đó đề xuất quan điểm, các giải pháp

và điều kiện để hoàn thiện công tác QTTC tại các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương trong bối cảnh các trường được trao quyền tự chủ theo tinh thần đổi

mới tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

Có 3 quan điểm chính cần quán triệt khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện

QTTC của trường đại học là: (1) Hoàn thiện QTTC phải được đặt trong bối cảnh

đổi mới toàn diện hoạt động quản trị đại học; (2) QTTC trường đại học dựa trên

quản lý đầu ra và kết quả; và (3) Hoàn thiện QTTC trường đại học phải được thực

hiện theo lộ trình.

Các giải pháp hoàn thiện QTTC bao gồm nhóm giải pháp cho các trường và

các giải pháp/kiến nghị với Nhà nước. Nhóm giải pháp cho các trường tập trung vào

việc xây dựng mô hình QTTC; hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính; tập trung

quản trị các nguồn thu từ hoạt động đào tạo và từ các hoạt động liên kết với doanh

nghiệp; tăng cường quản trị chi phí và tăng cường hiệu quả vốn đầu tư của trường;

đồng thời quản trị tốt kết quả tài chính.

Nhóm giải pháp/kiến nghị với Nhà nước bao gồm hoàn thiện khuôn khổ

pháp lý thực hiện tự chủ đại học; xây dựng lộ trình tiến tới xóa bỏ Bộ chủ quản và

nâng cao vai trò của Hội đồng trường,

149

KẾT LUẬN

Luận án "Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công

Thương trong điều kiện tự chủ" tập trung xem xét các vấn đề QTTC tại một số

trường đại học có nét đặc thù trong bối cảnh cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam đang

định hình song chưa hoàn thiện.

Xuất phát từ việc lý giải các đặc điểm của hoạt động GDĐH, luận án đã góp

phần làm rõ sự cần thiết của tự chủ đại học, trong đó có tự chủ tài chính như một

điều kiện thiết yếu để phát triển một hệ thống GDĐH đẳng cấp và chất lượng. Mặt

khác, luận án nhấn mạnh tự chủ tài chính không đồng nghĩa với việc nhà nước để

các trường tự xoay xở toàn bộ vấn đề tài chính của mình.

Từ luận giải trên, luận án cũng đã hệ thống hóa và xây dựng khung lý

thuyết về công tác QTTC các trường đại học. Theo đó, 4 nội dung của QTTC được

nghiên cứu trong luận án là quản trị chi phí, quản trị nguồn thu, quản trị tài sản và

quản trị kết quả tài chính. Hoạt động QTTC cũng được nghiên cứu trong mối quan

hệ hữu cơ với quản trị các hoạt động khác của nhà trường như quản trị đào tạo, quản

trị nhân sự… Đồng thời, QTTC được xem xét trong chu trình từ lập kế hoạch, tổ

chức thực hiện và theo dõi đánh giá.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận QTTC, tác giả đã nghiên cứu

kinh nghiệm tại một số quốc gia, từ đó rút ra các bài học đối với QTTC tại các

trường ĐHCL ở Việt Nam. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn

thiện công tác QTTC tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương.

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng QTTC tại 9 trường ĐHCL trực

thuộc Bộ Công Thương thông qua việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp (số liệu từ báo

cáo tài chính) và dữ liệu sơ cấp (kết quả khảo sát tại các trường). Tác giả đã tổng

hợp, phân tích và đánh giá thực trạng công tác QTTC của các trường đại học trực

thuộc Bộ Công Thương trong giai đoạn 2013-2017 về các khía cạnh quản trị chi

phí, tài sản, quản trị nguồn thu và kết quả tài chính.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án đã chỉ ra những tồn tại lớn trong

QTTC tại các trường, đó là: việc chi tiêu chưa gắn với ưu tiên chiến lược của

150

trường; khả năng mở rộng và quản trị nguồn thu của trường còn hạn chế; công tác

quản trị chi phí còn hạn chế và chưa hiệu quả; công tác quản trị tài sản còn bất cập;

quản trị kết quả tài chính chưa hiệu quả. Luận án cũng phân tích các nguyên nhân

của những tồn tại trên, làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QTTC.

Luận án đã phân tích bối cảnh và chiến lược phát triển giáo dục quốc gia để

từ đó đề xuất quan điểm, các giải pháp và điều kiện để hoàn thiện công tác QTTC

tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh các trường được

trao quyền tự chủ theo tinh thần đổi mới tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Giải

pháp đầu tiên là hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính theo hướng gắn kế hoạch

tài chính với chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của nhà trường. Giải pháp

thứ hai là tập trung quản trị các nguồn thu chính từ hoạt động đào tạo và mở rộng

nguồn thu từ các hoạt động liên kết với doanh nghiệp. Các giải pháp tiếp theo nhằm

quản trị chi phí và tăng cường hiệu quả vốn đầu tư của trường. Giải pháp cuối cùng

tập trung vào quản trị kết quả tài chính, trong đó phân phối thu nhập theo kết quả phải

trở thành công cụ hiệu lực trong việc tạo ra động lực làm việc cho cán bộ, viên chức.

Luận án cũng chỉ ra các điều kiện để hoàn thiện QTTC tại các trường.

Trong đó có các đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong

việc hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho trường tự chủ tài chính. Bên

cạnh đó là các điều kiện hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự và các điều kiện khác

để thực hiện các giải pháp đã nêu.

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa tham khảo đối với các trường

đại học trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng và các cơ sở GDĐH nói chung cũng

như đối với các nhà hoạch định chính sách.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Hương (2018), "Quản lý tài chính trong

điều kiện tự chủ tại các trường đại học công lập: cơ chế và các nhân tố ảnh

hưởng", Tạp chí quản lý giáo dục, (2).

2. Nguyễn Thị Mai Lan (2018), "Cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục đại

học Việt Nam: Thách thức, cơ hội và chiến lược tiếp cận", Tạp chí Kinh tế

châu Á - Thái Bình Dương, (4).

3. Nguyễn Thị Mai Lan (2018), "Quản trị tài chính trường đại học công lập trong

điều kiện tự chủ : Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", Tạp chí

Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (5).

4. Nguyễn Thị Mai Lan (2018), "Quản trị tài chính trường đại học công lập trong

điều kiện tự chủ", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (8).

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải

pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Công Thương (2013-2017), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách nhà

nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

3. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm

học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016, Hà Nội.

4. Bộ Công Thương (2016), Quyết định số 1498/QĐ-BTC ngày 29/6/2016 về việc

giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2016 đối với đơn vị sự

nghiệp công lập (Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính), Hà Nội.

5. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo tình hình thực hiện quyền tự chủ tự chịu

trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP, Hà Nội.

6. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm

học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017, Hà Nội.

7. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo đánh giá cơ chế quản lý, cơ chế tài chính,

hệ thống tổ chức các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương giai đoạn

2011-2016, Hà Nội.

8. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm

học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018, Hà Nội.

9. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm

học 2017-2018 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009

ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống

giáo dục quốc dân, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai

đoạn 2014-2017 đối với 4 trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện

Nghị quyết số 77 /NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ

sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, Hà Nội.

153

13. Bộ Nội vụ (2017), Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại

hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

14. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc

ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có

sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, Hà Nội.

15. Bộ Tài chính (2016), Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/02/2016 về đẩy

nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,

Quyết định số 695/2015/QĐ-TTg; giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị

sự nghiệp công lập năm 2016, Hà Nội.

16. Bob Tricker (2012), Kiểm soát quản trị, Nxb Thời đại, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. CERA (2015), Các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Báo cáo

thường niên giáo dục Việt Nam 2015, Hà Nội.

18. Chính phủ (1998), Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc thu

và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân, Hà Nội.

19. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học

công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

20. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ

tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

21. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới

căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.

22. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 qui định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên

chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

23. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về việc quy

định miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí

đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -

2011 đến năm học 2014 - 2015, Hà Nội.

154

24. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 ban hành Chương

trình hành động thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về đề án đổi

mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa

một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công, Hà Nội.

25. Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, Hà Nội.

26. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi

mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn

2014-2017, Hà Nội.

27. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ

chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, Hà Nội.

28. Chính phủ (2015), Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,

Hà Nội.

29. Chính phủ (2015), Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 8/9/2015 quy định tiêu

chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại

học, Hà Nội.

30. Chính phủ (2015), Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ

tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần, Hà Nội.

31. Chính phủ (2015), Quyết định số 901/QĐ-TTg ngày 23/6/2015 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Chính phủ (2015), Quyết định số 902/QĐ-TTg ngày 23/6/2015 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Chính phủ (2015), Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 1/9/2015 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của

Trường Đại học Điện lực, Hà Nội.

34. Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về

cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

155

quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học

2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, Hà Nội.

35. Chính phủ (2017), Quyết định số 618/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội.

36. Chính phủ (2017), Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 04/7/2017 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

37. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 về chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017

của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và

quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

công lập, Hà Nội.

38. Vũ Thanh Chương (2013), Quản lý tài chính trong giáo dục đại học, Nxb

Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

39. Lê Văn Dụng (2017), Quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành

y ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013

của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo Kết luận số 242-BT/TW ngày

15/4/2009 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII) về

phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của

Bộ Chính trị về Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017

của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng

cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

156

44. Nguyễn Tiến Đạt (2005), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào

tạo trên thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Vũ Trường Giang (2011), "Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên

thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam", http://www.tapchicongsan.org.vn,

ngày 01/9/2011.

46. Nguyễn Trường Giang (2013), Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo

dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà Nội.

47. Nguyễn Phú Giang, Nguyễn Trúc Lê (2015), Kiểm toán nội bộ, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

48. Trần Thu Hà (2001), "Định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường

đại học và cao đẳng", Kỷ yếu Hội thảo: Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính

trong các trường đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

49. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

50. Bùi Tiến Hanh (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã

hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài

chính, Hà Nội.

51. Hồng Hạnh (2018), "Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Đã “cởi trói” hết cỡ cho

các trường tự chủ", http://dantri.com.vn, ngày 29/5/2018.

52. Harold Koontz, Cyric O’Donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt

yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

53. Trương Thị Hiền (2017), Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

trong điều kiện tự chủ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

54. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Hội đồng quốc gia giáo dục

và phát triển nhân lực - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2016), Tự chủ

đại học - cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

55. Nhật Hồng (2018), "Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ

chế, chính sách", http://dantri.com.vn, ngày 17/5/2018.

157

56. Nhật Hồng (2018), "Sửa đổi Luật Giáo dục Đại học: Xóa bỏ quyền lực "hờ"

của Hội đồng trường", http://dantri.com.vn, ngày 20/5/2018.

57. Đặng Văn Huấn (2011), "Giao đại học quyền tự chủ: kinh nghiệm từ Hàn

Quốc" http://vietnamnet.vn, ngày 02/12/2011.

58. Ngô Thanh Hoàng, Phạm Văn Trường (2015), Xác định chi phí hình thành giá

dịch vụ và công cụ quản lý chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh

tế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,

Bộ Tài chính, Hà Nội.

59. Trần Trọng Hưng (2015), Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà

nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học

viện Tài chính, Hà Nội.

60. Nguyễn Thị Hương (2015), Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội

trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

61. Lương Thị Huyền (2016), Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực

thuộc Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học

viện Tài chính, Hà Nội.

62. Nguyễn Thị Yến Nam (2013), "Bước đầu tìm hiểu về quản lý tài chính trong

giáo dục đại học theo hướng tự chủ", Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh, (54), tr. 155-164.

63. Ngân hàng thế giới - Viện Ngân hàng thế giới (2002), Phân tích kinh tế các

hoạt động đầu tư, công cụ phân tích và ứng dụng thực tế, Nxb Văn hóa thông

tin Hà Nội.

64. Lê Đức Ngọc (2001), "Đổi mới công tác quản lý tài chính trong các trường đại

học để làm đòn bẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo", Kỷ

yếu Hội thảo: Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học,

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

65. Phùng Xuân Nhạ (2012), "Đổi mới cơ chế tài chính hướng tới nền giáo dục đại

học tiên tiến, tự chủ", Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo

dục đại học, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Bộ Tài chính và UNDP

tổ chức, Hà Nội.

158

66. Mai Trọng Nhuận (2005), "Đổi mới giáo dục đại học ở Singapore", http://tuoitre.vn.

67. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi

mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011

đến năm học 2014-2015, Hà Nội.

68. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, Hà Nội.

69. Quốc hội (2015), Luận Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

70. Phan Đăng Sơn (2014), "Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam", http://isos.gov.vn.

71. Trịnh Xuân Thắng (2015), "Tự chủ đại học nhìn từ góc độ tự chủ tài chính ở

các trường công lập", http://giaoduc.net.vn.

72. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự

nghiệp công ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

73. Lâm Quang Thiệp, D. Bruce Johnstone và Philip G. Altbach (2007), Giáo dục

đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

74. Trần Thị Hoa Thơm (2011), Sử dụng công cụ kế toán và kiểm toán để nâng

cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường đại học công lập Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

75. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở

Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

76. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2017), Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt

động tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.

77. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quy định quản

lý và sử dụng tài sản công trong Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

78. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (2018), Quy chế quản lý và sử

dụng tài sản công của Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Hà Nội.

79. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2013-2017), Báo cáo dự toán thu, chi

ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

80. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2013-2017), Báo cáo quyết toán ngân

sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

159

81. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội bộ các

năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

82. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2018), Quy chế mua sắm, quản lý và sử

dụng tài sản công của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

83. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (2013-2017), Báo cáo dự toán thu,

chi ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Quảng Ninh.

84. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội

bộ các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Quảng Ninh.

85. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (2013-2017), Báo cáo quyết toán

ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Quảng Ninh.

86. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2017), Báo cáo

dự toán thu, chi ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017,

Thành phố Hồ Chí Minh.

87. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2017), Báo cáo

quyết toán ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Thành

phố Hồ Chí Minh.

88. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2017), Quy chế

chi tiêu nội bộ các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

89. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2017),

Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm

2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

90. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2017),

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017,

Thành phố Hồ Chí Minh.

91. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (2013-

2017), Quy chế chi tiêu nội bộ các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Thành

phố Hồ Chí Minh.

92. Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (2013-2017), Báo cáo dự toán thu,

chi ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

93. Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (2013-2017), Báo cáo quyết toán

ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

160

94. Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội

bộ các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

95. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (2013-2017), Báo cáo dự toán thu, chi

ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Phú Thọ.

96. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (2013-2017), Báo cáo quyết toán ngân

sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Phú Thọ.

97. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội bộ

các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Phú Thọ.

98. Trường Đại học Điện lực (2013-2017), Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách

nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

99. Trường Đại học Điện lực (2013-2017), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà

nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

100. Trường Đại học Điện lực (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội bộ các năm từ

năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

101. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (2013-2017), Báo cáo dự toán

thu, chi ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

102. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (2013-2017), Báo cáo quyết

toán ngân sách nhà nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

103. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (2013-2017), Quy chế chi tiêu

nội bộ các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hà Nội.

104. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng và Mạng lưới các trường

Đại học khối Kinh tế (VNEUS) (2012), Đổi mới mô hình quản trị của các

Trường Đại học khối Kinh tế tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế,

Hà Nội.

105. Trường Đại học Sao Đỏ (2013-2017), Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách nhà

nước các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hải Dương.

106. Trường Đại học Sao Đỏ (2013-2017), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Hải Dương.

107. Trường Đại học Sao Đỏ (2013-2017), Quy chế chi tiêu nội bộ các năm từ năm

2013 đến năm 2017, Hải Dương.

161

108. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng

giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công

Thương, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

109. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính (2012), Đổi mới

cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.

110. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo dục đại học -

Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,

111. Tào Thị Kim Vân (2016), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính

đối với các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương, Đề tài khoa học

cấp Bộ, Bộ Công Thương, Hà Nội.

112. Phạm Thị Thanh Vân (2017), Quản lý tài chính nội bộ các trường đại học

công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

113. Nguyễn Thị Hồng Yến (2001), "Phương pháp cấp phát ngân sách đầu tư cho

giáo dục đại học - Kinh nghiệm của Dự án Ngân hàng Thế giới", Kỷ yếu Hội

thảo: Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học, Trường

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

114. Arthur M.Hauptman (2006), "Higher education finance: Trends anh Issues",

International Handbook of Higher Education, Spring, pp. 83-106.

115. Behn, D.R. (2003), Why measure Performance? Different Purposes Require

Different Measures.

116. Blocher, E.J. Chen, K.H (2002), Cost management, A strategic emphasis, 2nd

Edition, New York: McGraw Hill International.

117. Bryan Cheung (2008), Higher Education Financing Policy: Mechanisms and

Effects, University of South Australia.

118. Bush T. (2004), Theories of Educational Leadership and Management,

London: Sage Publications.

119. Clarke A. (2007), The Handbook of School Management, Cape Town: Kate

McCallum.

162

120. Cummin, P. (2012), Autonomous school in Australia: not "if" but "how",

Occasional Paper, 124; February.

121. Curristine, T. (2005). Performance information in the budget process: Result

of OECD 2005 questionnaire. OECD journal on Budgeting, 5(2), 87-131.

122. Don Anderson Richard Johnson (1998), University Autonomy in Twenty

Countries, ISBN 0 642 23759 X, page 8.

123. Drury, C. (2006), Cost and Management Accounting 6th Edition, pages 422-471.

124. Dundar, H. & Lewis, D. R. (1999). Equity, quality and efficiency effects of

reform in Turkish higher education. Higher Education Policy. 12, 343-366.

125. Estermann, T. and Nokkala, T. (2009), University Autonomy in Europe I.

European University Association.

126. EUA (2008). Financially Sustainable Universities. Towards Full Costing in

European Universities. An Eua Report. Bruxelles: European University

Associations.

127. European University Association (2009), Autonomy & governance in

European University.

128. Eurycide (2007), School Autonomy in Europe: Policy and Measure, Brussels:

European Unit.

129. Fielden J. (2008), Global trends in university governance, WB, Washington D.C.

130. Gamble, J., Strickland, A., Thompson, A. (2007), Crafting and Executing

Strategy. 15th Ed. New York, McGraw-Hill.

131. Garsombke, H. P. & Schrad, J. (1999). Performance measurement systems:

Results from a city and state survey. Government Finance Review, 15, 9-12.

132. Gregory, J.N. (2005), "The End of Traditional Budgeting", Performance

Management Vol. 18, Issue 1, pp.27-39.

133. Groof J. D,. Neave G,. Svee J. (1988), Democracy and Governance in HE,

Kluwer law international, The Hague/London/Boston, p. 76.

134. Havens, H. (2000), Management Controls, Audit, and Evaluation. Available

at: http://www.adb.org/documents/manuals/govt_expenditure/Chap9.PDF.

135. Hough, J. R. (1994), Financial Management in Education, Loughborough

University, U.K.

163

136. John Fielden (2008), Global trends in university governance, Working Paper

Series, No.9, World Bank, Washington,D.C USA.

137. Jamil Salmi and Arthur M. Hauptman (2006), Innovations in Tertiary

Education Financing: A Comparative Evaluation of Allocation Mechanisms,

Worldbank, September.

138. Mestry R. (2004), "Financial accountability: The principal or school governing

body", South African Journal of Education, 24: pp. 126-132.

139. Merchant, K.A. and Stede V.D (2003). "Management control system:

Performance Measurement, Evaluation and Incentives" 3rd Edition.

University of Southern California. Prentice Hall.

140. Michaela Glanz (2002), University Autonomy in Europe: Changing Paradigms

in Higher Education Policy - Prof, Ulrike Felt.

141. Ntseto V. E. (2009), A Programme to Facilitate Principals’ Financial

Management of Public Schools, Ph.D. Thesis, Unpublished, Bloemfontein:

University of the Free State.

142. Tony Holloway (2006), Financial Management and Planning in Higher

Education institutions, Brunel University.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU PHỎNG VẤN

Dùng cho cán bộ quản lý tại các trường

I. Câu hỏi phỏng vấn

Thông tin chung về người được phỏng vấn:

Đơn vị công tác: Trường ..............................................................................................

Vị trí công việc/Chức vụ: .............................................................................................

Nội dung:

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và vai trò của Hội đồng trường trong đơn vị

2. Công tác lập kế hoạch tài chính của trường: Căn cứ, phương pháp, những điểm

mạnh, điểm yếu, tồn tại, nguyên nhân và hướng khắc phục?

Chú ý các quyết định ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính; việc gắn kết với mục tiêu

của trường.

3. Các nguồn thu của trường (xin báo cáo các năm 2013-2017).

- Phương thức ứng phó của nhà trường khi chuyển sang tự chủ, nguồn NSNN cấp

bị thu hẹp/cắt giảm?

- Các nguồn thu tiềm năng và khả năng huy động?

- Khó khăn trong việc huy động nguồn thu, nguyên nhân và giải pháp?

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng như thế nào? Có khó khăn vướng mắc

gì? Nguyên nhân?

4. Nguồn thu học phí: những bất cập trong chính sách và thực tiễn thu học phí của

trường? Các vấn đề bất cập và khó khăn khi trường chuyển từ học phí sang giá dịch

vụ công? Cần điều kiện gì? Các định hướng của trường khi thực hiện xác định chi

phí và tính giá dịch vụ đào tạo?

5. Nhà trường quản trị tài sản như thế nào? Việc đưa ra các quyết định đầu tư mua

sắm được thực hiện như thế nào? Quá trình đấu thầu mua sắm ra sao? Việc đầu tư

hiện nay có hiệu quả không? Vì sao?

Cơ chế quản lý tài sản trong quá trình sử dụng?

Các vấn đề khác phát sinh trong quá trình tạo lập, sử dụng và thanh lý tài sản.

6. Việc trích lập quỹ và phân phối thu nhập được thực hiện như thế nào?

Các vấn đề cần cân nhắc khi trích lập các quỹ?

Các tiêu chí phân phối thu nhập cho cán bộ viên chức là gì? Căn cứ vào đâu để

quyết định các phương án phân phối thu nhập?

Cơ chế phân phối hiện tại có ưu điểm, nhược điểm gì? Nguyên nhân?

Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

II. Danh sách người phỏng vấn

TT Họ tên Chức vụ, đơn vị công tác

1 Vũ Đình Tuấn Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính- Kế toán,

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2 Phạm Xuân Đông Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học

Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

3 Phạm Quế Minh Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại

học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

4 Nguyễn Thị Minh Hằng Trưởng phòng Tài chính- Kế toán, Trường Đại học

Công nghiệp Việt Trì

5 Đặng Thị Hồng Yến Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính- Kế toán,

Trường Đại học Sao Đỏ

6 Cát Thu Hường Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính- Kế toán,

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

7 Lê Thị Ánh Tuyết Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính- Kế toán,

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

8 Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng phòng Tài chính- Kế toán, Trường Đại học

Kinh tế, Kỹ thuật Công nghiệp

9 Ngô Thị Lệ Thu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính- Kế toán,

Trường Đại học Điện Lực

Phụ lục 2

PHIẾU KHẢO SÁT

Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên tại các trường

Kính thưa Quý vị!

Để có cơ sở thực hiện đề tài nghiên cứu: "Quản trị tài chính trong các

trường Đại học trực thuộc Bộ Công thương trong điều kiện tự chủ" tôi xin gửi

tới Quý vị phiếu khảo sát này và rất mong nhận được phiếu trả lời từ Quý vị. (Các

thông tin thu thập là khuyết danh và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu).

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Thông tin chung về người trả lời:

Đơn vị công tác: Trường ..............................................................................................

Vị trí công việc: Lãnh đạo trường Cán bộ quản lý Giảng viên

Nội dung:

1. Trường anh/chị tự chủ tài chính ở mức độ nào: (chỉ 1 lựa chọn)

a) Tự chủ toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên

b) Tự chủ toàn bộ chi thường xuyên

c) Tự chủ một phần chi thường xuyên

d) Ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo toàn bộ chi phí

e) Không biết

2. Trường có các văn bản, quy định về quản lý tài chính nội bộ của trường không:

a) Không có văn bản

b) Có văn bản nhưng không được thực thi nghiêm minh

c) Có văn bản và được thực thi nghiêm minh

3. Đánh giá Hệ thống văn bản, quy định quản trị tài chính nội bộ của trường bằng

cách cho điểm từ 1 đến 5 cho từng nội dung sau (1 là kém nhất, 5 là tốt nhất):

Nội dung Cho điểm

a. Tính đầy đủ

b. Tính rõ ràng, minh bạch

c. Tính hợp lý

d. Tính đồng bộ, nhất quán

e. Tính công khai

4. Kế hoạch tài chính của trường là (có thể nhiều lựa chọn):

a) KH hàng năm

b) KH cho 1 giai đoạn

c) KH thu và KH chi riêng biệt

d) KH thu và KH chi được lập chung trong 1 bản KH tài chính

e) Dự toán thu, chi NSNN

f) Được lập chung tất cả các nguồn tài chính

g) Không có KH tài chính

h) Không biết

5. Kế hoạch tài chính của trường được lập theo phương pháp nào (chỉ 1 lựa chọn):

a) Điều chỉnh dựa vào kết quả thực hiện kế hoạch của năm trước

b) Lập kế hoạch tài chính dựa trên mục tiêu

c) Phương pháp khác (chỉ rõ).......................................................

d) Không biết

6. Cách thức huy động/các hình thức góp vốn từ doanh nghiệp (có thể nhiều lựa chọn):

a) Cổ phần

b) Liên doanh, liên kết trong NC và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

c) Tài trợ

c) Hình thức khác (chỉ rõ):.............................................................................

d) Không có nguồn vốn này

e) Không biết

6. Hiện tại, giá dịch vụ (mức thu học phí) của trường được xác định thế nào:

a) Tính đủ tiền lương và chi phí trực tiếp

b) Tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý

c) Tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ

d) Chưa tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp

e) Không biết

7. Việc xác định giá dịch vụ (mức thu học phí) của trường dựa vào những yếu tố

nào (có thể nhiều lựa chọn):

a) Danh tiếng và thương hiệu của trường

b) Địa điểm học tập

c) Chất lượng giảng dạy, đào tạo của trường

d) Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống phục vụ học tập

đ) Ngành nghề đang được đào tạo

e) Ý muốn chủ quan của Ban lãnh đạo nhà trường

f) Tham khảo mức thu của các cơ sở đào tạo khác

g) Yếu tố khác (nêu rõ): ………………...................................

8. Những khó khăn trong việc xác định giá dịch vụ của trường (có thể nhiều lựa chọn):

a) Tập hợp và tính toán chi phí

b) Xây dựng chính sách giá

c) Khả năng cạnh tranh so với giá của đối thủ cạnh tranh

d) Khó khăn khác (nêu rõ): ………………………………

9. Cơ chế kiểm soát nguồn thu của trường đang áp dụng là (có thể nhiều lựa chọn):

a) Có chính sách/quy chế thu rõ ràng/quy chế chi tiêu nội bộ

b) Sử dụng hóa đơn chứng từ (biên lai) thu đầy đủ

d) Có bộ phận kiểm tra, đối chiếu

c) Báo cáo tình hình và kết quả thu

e) Cơ chế khác (xin nêu rõ):......................................................

f) Không có cơ chế kiểm soát thu minh bạch

g) Không biết

10. Đánh giá hiệu quả quản trị các khoản thu của trường bằng cách cho điểm từ 1

đến 5 cho từng nội dung sau (1 là kém nhất, 5 là tốt nhất):

Nội dung Cho điểm

a. Chính sách thu rõ ràng, minh bạch

b. Xác định mức thu có căn cứ khoa học và thực tiễn

c. Khả năng khai thác nguồn thu

d. Kiểm soát nguồn thu chặt chẽ

11. Phương pháp chính mà trường đang áp dụng để xác định chi phí là (chỉ 1 lựa chọn):

a) Xác định chi phí theo công việc

b) Xác định chi phí theo quá trình

c) Xác định chi phí theo hoạt động

d) Phương pháp khác:...............................................................

e) Trường không tổng hợp và xác định chi phí

f) Không biết

12. Phương pháp quản lý chi tiêu mà trường áp dụng là (chỉ 1 lựa chọn):

a) Xây dựng định mức chi tiêu và quản lý theo định mức (theo đầu vào)

b) Quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ

c) Kết hợp quản lý theo đầu vào và quản lý theo kết quả

d) Phương pháp khác (xin nêu rõ)

e) Không biết

13. Trường có thực hiện phân tích chi phí, sản lượng, lợi nhuận (theo cách của

doanh nghiệp) để phục vụ cho việc ra các quyết định không:

Có Không Không biết

14. Đánh giá hiệu quả quản trị chi phí của trường bằng cách cho điểm từ 1 đến 5

cho từng nội dung sau (1 là kém nhất, 5 là tốt nhất):

Nội dung Cho điểm

a. Chính sách chi tiêu rõ ràng, minh bạch

b. Xác định mức chi tiêu có căn cứ khoa học và thực tiễn

c. Áp dụng phân tích chi phí phục vụ quản trị

d. Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ

15. Quyết định mua sắm tài sản của trường căn cứ vào (có thể nhiều lựa chọn):

a) Nhu cầu sử dụng tài sản của trường

b) Nguồn kinh phí

c) Tiêu chí mua sắm

d) Căn cứ khác (nêu rõ):.......................

e) Không biết

16. Trường có quy chế về mua sắm tài sản và đấu thầu xây dựng không:

Có Không Không biết

17. Hình thức đấu thầu đang được áp dụng trong mua sắm tài sản và đấu thầu xây

dựng của trường:

Hình thức Tỷ trọng % (trên tổng giá trị các gói thầu mua sắm)

a. Chỉ định thầu

b. Đấu thầu hạn chế

c. Đấu thầu rộng rãi

d. Chào hàng cạnh tranh

e. Hình thức khác (chỉ rõ)

18. Đánh giá hiệu quả đấu thầu mua sắm tài sản của trường bằng cách cho điểm từ

1 đến 5 cho từng nội dung sau (1 là kém nhất, 5 là tốt nhất):

Nội dung Cho điểm

a. Tuân thủ quy định đấu thầu mua sắm

b. Áp dụng các hình thức đấu thầu cạnh tranh cao

c. Tiết kiệm chi phí qua đấu thầu

19. Tài sản của trường được theo dõi và quản lý thế nào (có thể nhiều lựa chọn):

a) Có quy chế quản lý tài sản

b) Sổ/ phần mềm quản lý tài sản

b) Kiểm kê định kỳ tài sản

c) Báo cáo tài sản hàng năm

d) Phương án khác (nêu rõ):...............................................................

e) Không biết

20. Việc thực hiện hoạt động duy tu, bảo dưỡng tài sản của trường đang được thực

hiện như thế nào (chỉ 1 lựa chọn):

a) Không có kế hoạch duy tu hàng năm, khi nào hỏng thì sửa

b) Xây dựng kế hoạch duy tu hàng năm nhưng không có kinh phí

c) Xây dựng kế hoạch duy tu hàng năm và đảm bảo kinh phí

d) Hình thức khác (nêu rõ):................................................................

e) Không biết

21. Việc tính khấu hao tài sản trong đơn giá học phí và dịch vụ của trường đang

được thực hiện như thế nào (chỉ 1 lựa chọn):

a) Không tính khấu hao tài sản khi xác định giá dịch vụ

b) Tính 1 phần khấu hao tài sản vào giá dịch vụ

c) Tính đầy đủ khấu hao tài sản vào giá dịch vụ

d) Phương án khác (xin nêu rõ):................................................ .......

e) Không biết

22. Các ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính mà trường đang áp

dụng (có thể nhiều lựa chọn):

a) Sử dụng các phần mềm quản lý tài chính

b) Thực hiện các giao dịch điện tử

c) Ứng dụng khác (nêu rõ):................................................................

d) Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính

e) Không biết

23. Đánh giá hiệu quả quản lý tài sản của trường bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 cho

từng nội dung sau (1 là kém nhất, 5 là tốt nhất):

Nội dung Cho điểm

a. Có chính sách quản lý tài sản rõ ràng, minh bạch

b. Tuân thủ chính sách quản lý tài sản

c. Sử dụng tài sản hiệu quả

d. Kiểm soát tài sản chặt chẽ

24. Kiểm toán nội bộ của Trường được thực hiện thế nào (chỉ 1 lựa chọn):

a) Định kỳ hàng năm

b) Định kỳ 2 năm 1 lần

c) Chỉ kiểm toán khi có nhu cầu thông tin quản trị nội bộ

d) Chưa thực hiện kiểm toán nội bộ

e) Không biết

25. Kiểm toán nội bộ sai phải chịu trách nhiệm gì (chỉ 1 lựa chọn):

a) Nhân viên bị sa thải

b) Nhân viên bị cắt lương

c) Khác (xin chỉ rõ):……………………..........................................

d) Không phải chịu trách nhiệm

e) Không biết

26. Báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi cho ai (có thể nhiều lựa chọn):

a) Hội đồng trường

b) Giám đốc/Hiệu trưởng nhà trường

c) Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế hoạch- tài chính)

d) Toàn thể cán bộ, viên chức

d) Chỉ được gửi cho đối tượng nào yêu cầu

e) Không biết

27. Hệ thống theo dõi, đánh giá của trường là (chỉ 1 lựa chọn):

a) Hệ thống theo dõi, đánh giá tuân thủ

b) Hệ thống theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động

c) Không có hệ thống theo dõi đánh giá

d) Ý kiến khác (xin nêu rõ):…………………………......................

e) Không biết

28. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định để quản lý tài chính của trường hiệu quả:

a) Quyết tâm của người lãnh đạo

b) Sự giám sát chặt chẽ của cán bộ viên chức trường

c) Sự giám sát của các cơ quan quản lý, thanh tra, kiểm toán

d) Yếu tố khác (nêu rõ)

29. Đâu là nội dung trường quan tâm nhất:

a) Quản trị nhân sự

b) Quản trị hoạt động

c) Quản trị tài chính

d) Nội dung khác (nêu rõ)

30. Trường anh chị đang ưu tiên vấn đề nào trước trong 2 vấn đề sau:

a) Tăng nguồn thu

b) Quản lý chi tiêu hợp lý

c) Vấn đề khác (nêu rõ)

31. Để tăng nguồn thu, trường sẽ ưu tiên thực hiện giải pháp nào:

a) Xin cấp ngân sách nhiều hơn

b) Xin được thu học phí cao hơn

c) Tăng quy mô sinh viên

d) Vay tín dụng

e) Huy động tài trợ

f) Giải pháp khác (nêu rõ)

32. Định hướng của trường trong năm tới:

a) Giữ mức tự chủ tài chính như hiện tại

b) Chuyển sang mức tự chủ tài chính cao hơn

c) Tính đủ tất cả các loại phí phí (cả chi phí KH TSCĐ) vào giá dịch vụ

33. Nêu 3 điểm quan trọng nhất để cải thiện công tác quản lý tài chính của trường:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!

Phụ lục 3

TÌNH HÌNH TUYỂN SINH NĂM HỌC 2016 - 2017

Tên trường

Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

Chỉ

tiêu TS

Thực

tuyển

Số sinh viên Tỷ lệ (%) Số sinh viên Tỷ lệ (%)

Chỉ

tiêu TS

Đã

tuyển

2016

Đã

tuyển

2017

So chỉ

tiêu TS

So với

năm

trước

Chỉ

tiêu TS

Đã

tuyển

2016

Đã

tuyển

2017

So chỉ

tiêu TS

So với

năm

trước

Tổng số 920 562 32.700 29.220 25.741 79 88 4.000 4.284 2.859 71 67

ĐH CN Hà Nội 320 253 6.500 7.240 6.359 98 88 1.400 2.000 1.311 94 66

ĐH CN Q.Ninh 50 18 2.370 635 344 15 54 330 93 38 12 41

ĐH CN Tp HCM 550 291 6.900 8.753 6.175 89 71 - 163 -

ĐH CN T. phẩm Tp HCM 2.560 2.906 2.643 103 91 640 613 705 110 115

ĐH CN Việt-Hung 2.200 1.125 611 28 54 200 10 10 5 100

ĐH CN Việt Trì 2.180 727 1.067 49 147 200 16 11 6 69

ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN 5.000 5.145 5.036 101 98 500 953 505 101 53

ĐH Sao Đỏ 2.160 619 862 40 139 500 97 148 30 153

ĐH Điện lực 2.830 2.070 2.644 93 128 230 339 131 57 39

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 - Bộ Công Thương.

Phụ lục 4

ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2017

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

TT Tên đơn vị

sự nghiệp

Số lượng người làm việc Trình độ

Tổng

số

Trong

biên chế

Hợp

đồng Giáo sư PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

Cao

đẳng Khác

1 ĐH CN Hà Nội 1.469 1.380 151 - 16 171 983 270 10 35

2 ĐH CN Quảng Ninh 333 311 22 - - 23 214 69 - 27

3 ĐH CN Tp. HCM 1.477 1.470 7 - 18 162 839 282 32 144

4 ĐH CN Th phẩm Tp. HCM 692 612 80 2 11 63 402 128 10 76

5 ĐH CN Việt - Hung 308 308 20 - - 25 217 41 5 19

6 ĐH CN Việt Trì 334 322 12 - - 31 201 71 1 30

7 ĐH KT - Kỹ thuật CN 728 700 28 - - 41 493 165 4 25

8 ĐH Sao Đỏ 348 347 1 - - 20 261 54 - 12

9 ĐH Điện lực 478 408 70 1 18 85 263 74 5 32

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 - Bộ Công Thương

Phụ lục 5

CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2017.

TT Trường

Tổng

diện

tích

mặt

bằng

(ha)

Số

sở

đào

tạo

Diện

tích xây

dựng

(m2)

Phòng học Phòng máy

tính Phòng học NN

Thư

viện

(m2)

Phòng

thí

nghiệm

(m2)

Xưởng

(m2) Số

phòng

Diện

tích

(m2)

Diện

tích

(m2)

Số

máy

tính

Số

phòng

Diện

tích

(m2)

Tổng số 199,6 28,0 754.101 1.973 138.032 12.739 3.628 50 5.405 7.757 32.053 79.593

1 ĐH CN Hà Nội 46,6 3 139.631 494 51.545 8.007 2.556 5.992 4.800 30.125

2 ĐH CN Quảng Ninh 29,1 2 113.278 135 5.847 426 4 273 2673 1.312 3.854

3 ĐH CN Tp. Hồ Chí Minh 148.2 3 199.208 398 4154 8919 3858 12 1056 8898 9.848 33717

4 ĐH CN Th. phẩm Tp. HCM 19,3 6 39.264 120 10859 1037 898 4 574.2 485 2.138 3.305

5 ĐH CN Việt - Hung 10,1 2 45.147 103 22177 936 590 8 936 4134 684 2.484

6 ĐH CN Việt Trì 7,9 2 23.982 99 15323 320 530 3 120 1012 2.900 540

7 ĐH KT Kỹ thuật CN 28,9 3 56.021 297 382 2500 190 6 600 1800 2.000 3.000

8 ĐH Sao Đỏ 26,8 2 40.500 122 12604 1.780 640 2 170 620 2.768 11.938

9 ĐH Điện lực 9,9 2 55.489 98 13697 290 140 0 0 1176 2.663 8.993

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, Bộ Công Thương

Phụ lục 6

SỬ DỤNG VỐN VAY ĐỂ ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Nguồn vốn tín dụng là một trong các kênh quan trọng giúp nhà trường đáp ứng nhu

cầu đầu tư xây dựng lớn. Nội dung dưới đây được trích trong phương án vay của trường

cho thấy rõ quan điểm và phương thức quản trị nguồn lực, quản trị tài sản của trường.

Trên cơ sở nhu cầu vốn và kế hoạch thu chi tài chính, Nhà Trường có kế hoạch

vay vốn, giải ngân và trả nợ ngân hàng như sau:

1. Kế hoạch vay và rút vốn

a) Kế hoạch vay vốn

- Số tiền xin vay: 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng)

- Thời gian vay vốn: 05 năm (từ …/04/2013 đến … /04/2018), trong đó thời gian

rút vốn 24 tháng, thời gian ân hạn 18 tháng, thời gian trả nợ 42 tháng.

- Lãi vay: theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng

thời kỳ.

b) Kế hoạch rút vốn

- Số tiền xin vay là 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng), thời gian rút vốn

trong 02 năm, số tiền đề nghị rút vốn từng năm như sau:

- Năm 2013 là: 40.000.000.000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng)

- Năm 2014 là: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)

2. Kế hoạch trả nợ:

a) Trả lãi tiền vay: Lãi trả hàng tháng vào ngày cuối tháng.

b) Trả nợ gốc: Số tiền vay được trả nợ thành 8 kỳ hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả

nợ mỗi kỳ hạn như sau:

Kỳ hạn Ngày, tháng năm trả Số tiền (đồng)

1 31/10/2014 2.000.000.000

2 31/05/2015 2.000.000.000

3 31/10/2015 2.000.000.000

4 31/05/2016 8.000.000.000

5 31/10/2016 8.000.000.000

6 31/05/2017 14.000.000.000

7 31/10/2017 14.000.000.000

8 … 04/2018 10.000.000.000

Tổng 60.000.000.000

Nguồn trả vốn và lãi vay của ngân hàng trường sẽ lấy từ nguồn thu hợp pháp hàng

năm (Phần chênh lệch thu - chi) được phản ánh trong phần báo cáo thu - chi tài chính trên.

Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Phụ lục 7

TÌNH HÌNH CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CỦA CÁC TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

Trường

Nguồn thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng số

NSNN cấp

Nguồn

thu của

trường

NSNN

Nguồn

thu của

trường Cộng

NSNN

cấp chi

thường

xuyên

NSNN

cấp chi

không

thường

xuyên

1. ĐH Công nghiệp TP HCM

Năm 2013 577.688 21.523 17.200 4.323 556.165 4 96

Năm 2014 495.330 - - - 495.330 0 100

Năm 2015 482.859 2.590 - 2.590 480.269 1 99

Năm 2016 561.615 3.393 - 3.393 558.222 1 99

Năm 2017 645.857 - 645.857 0 100

ĐH Công nghiệp Hà Nội

Năm 2013 426.740 23.576 17.190 6.386 403.164 6 94

Năm 2014 440.204 24.836 17.190 7.646 415.368 6 94

Năm 2015 522.875 24.982 15.000 9.982 497.893 5 95

Năm 2016 533.001 27.130 15.000 12.130 505.871 5 95

Năm 2017 602.584 22.305 12.000 10.305 580.279 4 96

ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

Năm 2013 178.529 22.340 17.000 5.340 156.189 13 87

Năm 2014 186.885 22.040 17.000 5.040 164.845 12 88

Năm 2015 197.606 20.600 15.000 5.600 177.006 10 90

Năm 2016 236.314 20.595 15.000 5.595 215.719 9 91

Năm 2017 271.761 21.000 15.000 6.000 250.761 8 92

ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Năm 2013 63.793 19.380 14.100 5.280 44.413 30 70

Năm 2014 66.685 19.090 14.100 4.990 47.595 29 71

Năm 2015 60.776 18.115 14.100 4.015 42.661 30 70

Năm 2016 52.686 19.485 14.500 4.985 33.201 37 63

Năm 2017 60.715 19.700 14.500 5.200 41.015 32 68

Trường

Nguồn thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng số

NSNN cấp

Nguồn

thu của

trường

NSNN

Nguồn

thu của

trường Cộng

NSNN

cấp chi

thường

xuyên

NSNN

cấp chi

không

thường

xuyên

ĐH Sao Đỏ

Năm 2013 88.050 18.720 13.300 5.420 69.330 21 79

Năm 2014 84.453 17.980 13.300 4.680 66.473 21 79

Năm 2015 67.699 20.174 13.300 6.874 47.525 30 70

Năm 2016 64.062 23.570 13.800 9.770 40.492 37 63

Năm 2017 67.265 23.800 13.800 10.000 43.465 35 65

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

Năm 2013 216.470 18.020 12.700 5.320 198.450 8 92

Năm 2014 223.165 18.030 12.700 5.330 205.135 8 92

Năm 2015 220.890 16.550 12.000 4.550 204.340 7 93

Năm 2016 257.290 3.172 3.172 254.118 1 99

Năm 2017 270.155 - 270.155 0 100

ĐH Công nghiệp Việt trì

Năm 2013 46.159 17.960 14.700 3.260 28.199 39 61

Năm 2014 55.593 18.440 14.700 3.740 37.153 33 67

Năm 2015 48.398 20.079 14.700 5.379 28.319 41 59

Năm 2016 51.148 23.424 15.000 8.424 27.724 46 54

Năm 2017 53.705 24.500 15.000 9.500 29.205 46 54

ĐH Công nghiệp Việt Hung

Năm 2013 54.028 21.640 13.300 8.340 32.388 40 60

Năm 2014 58.356 18.180 13.300 4.880 40.176 31 69

Năm 2015 69.536 19.491 13.300 6.191 50.045 28 72

Năm 2016 58.663 18.555 13.300 5.255 40.108 32 68

Năm 2017 61.596 18.600 13.300 5.300 42.996 30 70

ĐH Điện lực

Năm 2013 211.107 - - - 211.107 0 100

Năm 2014 274.633 - - - 274.633 0 100

Năm 2015 229.639 4.604 - 4.604 225.035 2 98

Năm 2016 258.972 1.125 - 1.125 257.847 0 100

Năm 2017 255.848 1.707 - 1.707 254.141 1 99

Nguồn: Báo cáo tài chính các Trường.

Phụ lục 8

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN

TRƯỚC VÀ SAU TỰ CHỦ

Năm 2013 Năm 2017 Chênh lệch

ĐH Công nghiệp Hà Nội 17.190 12.000 (5.190)

ĐH Công nghiệp Quảng Ninh 14.100 14.500 400

ĐH Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh 17.200 - (17.200)

ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM 12.700 - (12.700)

ĐH Công nghiệp Việt - Hung 13.300 13.300 0

ĐH Công nghiệp Việt Trì 14.700 15.000 300

ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 17.000 15.000 (2.000)

ĐH Sao Đỏ 13.300 13.800 500

Tổng 119.490 83.600 -30%

Nguồn: Báo cáo tài chính các Trường.

Phụ lục 9

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

CỦA CÁC TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

Trường Thu Chi

Kết quả hoạt động tài chính

Chênh lệch Trích

lập quỹ

Thu nhập

tăng thêm

ĐH Công nghiệp TP HCM

Năm 2013 577.688 475.688 102.000 - 102.000

Năm 2014 495.330 306.441 188.889 87.673 101.216

Năm 2015 482.859 269.357 213.502 124.452 89.050

Năm 2016 561.615 330.919 230.696 128.696 102.000

Năm 2017 645.857 373.475 272.383 165.283 107.100

ĐH Công nghiệp Hà Nội

Năm 2013 426.740 363.881 62.859 - 62.859

Năm 2014 440.204 297.438 142.766 117.310 25.456

Năm 2015 522.875 381.131 141.744 101.966 39.778

Năm 2016 533.001 377.739 155.262 98.978 56.284

Năm 2017 602.585 489.595 112.990 59.287 53.703

ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

Năm 2013 178.529 157.551 20.978 - 20.978

Năm 2014 186.885 106.296 80.589 64.122 16.467

Năm 2015 197.606 104.692 92.914 75.412 17.502

Năm 2016 236.314 109.098 127.216 106.238 20.978

Năm 2017 271.761 129.726 142.035 116.862 25.174

ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Năm 2013 63.793 63.793 - - -

Năm 2014 66.685 56.218 10.467 10.467 -

Năm 2015 60.776 51.439 9.337 9.337

Năm 2016 52.686 42.691 9.995 9.995

Năm 2017 60.715 49.721 10.995 10.995

ĐH Sao Đỏ

Năm 2013 88.050 76.509 11.541 - 11.541

Năm 2014 84.453 62.658 21.795 16.185 5.610

Năm 2015 67.699 50.007 17.692 15.383 2.309

Năm 2016 64.062 47.292 16.770 15.616 1.154

Năm 2017 67.265 47.717 19.548 18.279 1.269

Trường Thu Chi

Kết quả hoạt động tài chính

Chênh lệch Trích

lập quỹ

Thu nhập

tăng thêm

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

Năm 2013 216.470 159.218 57.252 - 57.252

Năm 2014 223.165 135.340 87.825 52.619 35.206

Năm 2015 220.890 163.578 57.312 10.335 46.977

Năm 2016 257.290 161.800 95.490 38.238 57.252

Năm 2017 270.155 159.390 110.764 42.062 68.702

ĐH Công nghiệp Việt trì

Năm 2013 46.159 41.694 4.465 - 4.465

Năm 2014 55.593 46.368 9.225 6.021 3.204

Năm 2015 48.398 40.795 7.603 4.052 3.551

Năm 2016 51.148 43.904 7.244 2.779 4.465

Năm 2017 53.705 46.139 7.567 3.057 4.510

ĐH Công nghiệp Việt Hung

Năm 2013 54.028 52.558 1.470 - 1.470

Năm 2014 58.356 36.496 21.860 19.966 1.894

Năm 2015 69.536 45.156 24.380 22.365 2.015

Năm 2016 58.663 46.317 12.346 10.876 1.470

Năm 2017 61.596 48.147 13.449 11.965 1.485

ĐH Điện lực

Năm 2013 211.107 119.243 91.864 70.025 21.839

Năm 2014 274.633 169.260 105.373 60.923 44.450

Năm 2015 229.639 34.293 195.346 154.659 40.687

Năm 2016 258.972 116.853 142.119 103.021 39.098

Năm 2017 255.848 125.503 130.345 91.992 38.353

Nguồn: Báo cáo tài chính các Trường.

Phụ lục 10

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2017

TT Trường Tổng

số

Hình thức tuyển dụng Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu

Chức danh Trình độ đào tạo

Tuyển dụng

trước NĐ 116

và tuyển dụng

theo NĐ 116

(Cơ hữu)

Các HĐ

khác (vụ

việc, thỉnh

giảng, HĐ

theo NĐ 68)

Giáo

Phó

Giáo

Tiến sĩ Thạc

Đại

học

Cao

đẳng

Trình

độ

khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

1 ĐH CN Hà Nội 1.289 1.227 62 12 163 941 123

2 ĐH CN Quảng Ninh 214 214 16 169 29

3 ĐH CN Tp. HCM 1.010 1.003 7 8 129 756 106 5 6

4 ĐH CN Th phẩm Tp. HCM 455 443 12 2 8 56 343 46

5 ĐH CN Việt - Hung 225 212 13 22 174 16

6 ĐH CN Việt Trì 213 213 24 163 26

7 ĐH KT - Kỹ thuật CN 575 575 33 436 106

8 ĐH Sao Đỏ 205 204 1 7 185 12

9 ĐH Điện lực 284 246 38 1 14 56 198 15

Tổng số 4.470 4.337 133 3 42 506 3.365 479 5 6

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, Bộ Công Thương

Phụ lục 11

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGUỒN THU SỰ NGHIỆP CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM 2013 ĐẾN 2017

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thực

hiện Tỷ lệ

Thực

hiện Tỷ lệ

Thực

hiện Tỷ lệ

Thực

hiện Tỷ lệ

Thực

hiện Tỷ lệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

TP HCM 556.165 100% 495.330 100% 480.269 100% 558.222 100% 645.857 100%

- Nguồn thu học phí 374.986 67% 404.216 82% 410.973 86% 461.485 83% 544.557 84%

- Nguồn thu khác 137.323 25% 57.118 12% 43.804 9% 54.161 10% 56.100 9%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 43.856 8% 33.996 7% 25.492 5% 42.576 8% 45.200 7%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI 403.164 100% 415.367 100% 497.893 100% 505.871 100% 580.280 100%

- Nguồn thu học phí 314.755 78% 317.582 76% 386.280 78% 399.884 79% 461.767 80%

- Nguồn thu khác 10.772 3% 12.383 3% 10.491 2% 14.376 3% 10.955 2%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 77.637 19% 85.402 21% 101.122 20% 91.611 18% 107.558 19%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ

THUẬT CÔNG NGHIỆP 156.189 100% 164.845 100% 177.005 100% 215.719 100% 250.761 100%

- Nguồn thu học phí 108.271 69% 135.846 82% 159.474 90% 197.975 92% 231.641 92%

- Nguồn thu khác 114 0,1% 3.291 2,0% 1.642 0,9% 1.093 0,5% 1.320 1%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 47.804 31% 25.708 16% 15.889 9% 16.651 8% 17.800 7%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

QUẢNG NINH 44.412 100% 47.596 100% 42.662 100% 33.201 100% 41.015 100%

- Nguồn thu học phí 34.819 78% 35.687 75% 31.072 73% 27.699 83% 29.700 72%

- Nguồn thu khác 1.069 2,41% 639 1,34% 276 0,65% 106 0,32% 320 1%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 8.524 19% 11.270 24% 11.314 27% 5.396 16% 10.995 27%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THỰC PHẨM TP HCM 198.450 100% 205.134 100% 204.340 100% 254.118 100% 270.155 100%

- Nguồn thu học phí 164.923 83,11% 165.982 80,91% 168.622 82,52% 216.988 85,39% 230.235 85%

- Nguồn thu khác 0,00% 1.524 0,74% 3.030 1,48% 3.115 1,23% 3.720 1%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 33.528 16,89% 37.628 18,34% 32.688 16,00% 34.015 13,39% 36.200 13%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

SAO ĐỎ 69.691 100% 66.474 100% 47.525 100% 40.492 100% 43.465 100%

- Nguồn thu học phí 45.813 65,7% 42.469 63,9% 34.486 72,6% 32.281 79,7% 35.215 81%

- Nguồn thu khác 736 1,1% 192 0,3% 6.840 14,4% 616 1,5% 1100 3%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 23.142 33,2% 23.813 35,8% 6.199 13,0% 7.595 18,8% 7150 16%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

VIỆT TRÌ 28.199 100% 37.153 100% 28.319 100% 27.722 100% 29.205 100%

- Nguồn thu học phí 21.368 75,8% 27.999 75,4% 24.370 86,1% 25.165 90,8% 26.025 89%

- Nguồn thu khác 998 3,5% 342 0,9% 945 3,3% 346 1,2% 730 2%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 5.833 20,7% 8.812 23,7% 3.004 10,6% 2.211 8,0% 2.450 8%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

VIỆT HUNG 32.387 100% 40.175 100% 50.046 100% 40.128 100% 42.996 100%

- Nguồn thu học phí 27.583 85,2% 35.522 88,4% 44.041 88,0% 32.607 81,3% 36.086 84%

- Nguồn thu khác 2.624 8,1% 1.300 3,2% 1.388 2,8% 1.388 3,5% 1.540 4%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 2.180 6,7% 3.353 8,3% 4.617 9,2% 6.133 15,3% 5.370 12%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 211.107 100% 274.633 100% 225.036 100% 257.847 100% 254.141 100%

- Nguồn thu học phí 140.391 66,5% 173.610 63,2% 175.059 77,8% 152.635 59,2% 149.241 59%

- Nguồn thu khác 36.203 17,1% 51.719 18,8% 10.203 4,5% 51.285 19,9% 49.800 20%

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo 34.513 16,3% 49.304 18,0% 39.774 17,7% 53.927 20,9% 55.100 22%

Nguồn: Báo cáo tài chính các trường

Phụ lục 12

TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM 2013-2017

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nguồn vốn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

TP HCM 646.730 100 460.643 100 458.494 100 547.499 100 645.857 100

1. Chi con người: 299.700 46 239.302 52 214.557 47 223.847 41 257.424 40

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 59.697 9 46.231 10 59.366 13 123.940 23 142.531 22

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 20.001 3 56.438 12 42.828 9 40.821 7 46.944 7

4. Chi hoạt động dịch vụ 12.527 2 15.468 3 8.681 2 6.465 1 15.500 2

5. Chi khác 24.780 4 15.531 3 8.610 2 8.702 2 18.175 3

6. Chi trích lập quỹ 230.025 36 87.673 19 124.452 27 143.724 26 165.283 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI 547.497 100 455.628 100 525.016 100 532.069 100 568.980 100

1. Chi con người: 149.067 27 122.639 27 132.868 25 158.683 30 172.111 30

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 157.134 29 95.061 21 152.294 29 130.178 24 137.996 24

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 63.469 12 24.081 5 30.170 6 38.681 7 81.119 14

4. Chi hoạt động dịch vụ 68.978 13 75.441 17 88.865 17 79.819 15 93.393 16

5. Chi khác 24.454 4 21.096 5 18.853 4 25.730 5 25.074 4

6. Chi trích lập quỹ 84.395 15 117.310 26 101.966 19 98.978 19 59.287 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ

THUẬT CÔNG NGHIỆP 136.423 100 169.542 100 188.886 100 229.182 100 271.761 100

1. Chi con người: 62.993 46 65.308 39 68.788 36 75.410 33 98.033 36

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 24.618 18 25.959 15 28.331 15 31.036 14 37.243 14

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 7.288 5 5.016 3 8.995 5 8.805 4 9.686 4

Nguồn vốn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%)

4. Chi hoạt động dịch vụ 6.518 5 4.796 3 3.796 2 3.815 2 4.960 2

5. Chi khác 615 0,5 4.341 2,6 3.564 1,9 3.878 1,7 4.978 1,8

6. Chi trích lập quỹ 34.391 25 64.122 38 75.412 40 106.238 46 116.862 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

QUẢNG NINH 54.609 100 57.365 100 50.541 100 46.724 100 60.715 100

1. Chi con người: 33.479 61 31.017 54 28.827 57 26.006 56 28.607 47

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 10.659 20 10.070 18 8.210 16 7.646 16 9.175 15

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 6.720 12 4.163 7 2.608 5 2.667 6 2.934 5

4. Chi hoạt động dịch vụ - - - - - - - -

5. Chi khác 606 1,1 1.648 2,9 1.559 3,1 410 0,9 9.005 14,8

6. Chi trích lập quỹ 3.145 5,8 10.467 18,2 9.337 18,5 9.995 21 10.995 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THỰC PHẨM TP HCM 196.474 100 204.386 100 196.035 100 231.712 100 270.155 100

1. Chi con người: 76.250 39 76.829 38 93.334 48 103.207 45 123.848 46

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 44.787 23 54.564 27 72.216 37 63.005 27 75.606 28

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 3.906 2 2.718 1 4.166 2 6.742 3 7.416 3

4. Chi hoạt động dịch vụ 14.130 7 12.359 6 11.257 6 9.702 4 12.613 5

5. Chi khác 1.049 1 5.297 3 4.726 2 10.818 5 8.610 3

6. Chi trích lập quỹ 56.352 29 52.619 26 10.336 5 38.238 17 42.062 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

SAO ĐỎ 87.641 100 89.260 100 69.159 100 64.625 100 67.265 100

1. Chi con người: 43.707 50 35.634 40 26.449 38 22.300 35 23.415 35

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 11.267 13 7.284 8 13.247 19 11.472 18 13.766 20

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 2.386 3 1.623 2 3.692 5 1.813 3 1.994 3

4. Chi hoạt động dịch vụ 22.942 26 23.812 27 6.199 9 7.319 11 6.950 10

5. Chi khác 3.891 4 4.722 5 4.188 6 5.104 8 2.861 4

Nguồn vốn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%)

6. Chi trích lập quỹ 3.448 4 16.185 18 15.384 22 16.617 26 18.279 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

VIỆT TRÌ 45.732 100 55.010 100 50.226 100 52.160 100 53.705 100

1. Chi con người: 26.350 58 28.668 52 28.764 57 29.416 56 30.887 58

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 9.771 21 13.727 25 9.822 20 12.791 25 14.070 26

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 3.878 8 2.948 5 2.367 5 2.575 5 2.704 5

4. Chi hoạt động dịch vụ 1.660 4 2.516 5 1.264 3 894 2 987 2

5. Chi khác 936 2 1.129 2 3.957 8 3.705 7 2.001 4

6. Chi trích lập quỹ 3.137 7 6.022 11 4.052 8 2.779 5 3.057 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

VIỆT HUNG 49.394 100 60.556 100 71.697 100 52.896 100 61.596 100

1. Chi con người: 24.358 49 25.560 42 27.684 39 26.540 50 31.848 52

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 6.450 13 7.014 12 11.329 16 9.921 19 10.913 18

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn 1.978 4 1.682 3 2.140 3 1.738 3 2.086 3

4. Chi hoạt động dịch vụ 2.180 4 3.353 6 3.128 4 1.047 2 1.578 3

5. Chi khác 1.156 2 2.981 5 5.051 7 2.773 5 3.207 5

6. Chi trích lập quỹ 13.272 27 19.966 33 22.365 31 10.877 21 11.965 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 181.968 100 194.617 100 290.451 100 264.003 100 255.848 100

1. Chi con người: 72.675 40 80.751 41 89.723 31 99.692 38 104.677 41

2. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên 9.026 5 10.029 5 11.143 4 13.929 5 14.208 6

3. Chi hoạt động nhiệm vụ chuyên môn - - - 730 0 1.095 0

4. Chi hoạt động dịch vụ 29.336 16 41.908 22 33.808 12 45.234 17 40.711 16

5. Chi khác 905 0,5 1.006 0,5 1.118 0,4 1.397 0,5 3.166 1,2

6. Chi trích lập quỹ 70.025 38 60.923 31 154.659 53 103.021 39 91.992 36

Nguồn: Báo cáo tài chính các trường