Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường...

20
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghip trong các trường dy nghđáp ứng yêu cầu ca thtrường lao động Bùi Văn Hưng Trường Đại học Giáo dục. Đại hc Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục hc: 62 14 05 01 Người hướng dn : GS.TS. Phm Tt Dong, GS.TS. Nguyn ThMLc Năm bảo v: 2013 250 tr . Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận vquản lý hoạt động giáo dục hướng nghip (GDHN) trong các trường dy ngh. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý GDHN trong các trường dy nghề, làm rõ hiệu quca GDHN trong quá trình dạy nghtrong thời gian qua. Đề xut mt sgiải pháp nhằm quản lý hoạt động GDHN trong các trường dy nghđáp ứng yêu cầu ca thtrường lao động (TTLĐ). Tổ chc kim nghiệm đánh giá các giải pháp đã đề xut. Keywords. Quản lý giáo dục; Giáo dục hướng nghip; Trường dy nghContent. 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thập kthhai ca thế kXXI, nhân dân ta đón chào một skin lch squan trng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ln thXI. Tiếp tục đổi mới và đổi mi hơn nữa vẫn là vấn đề xuyên suốt trong đường lối chính trị và trong mọi chính sách của Đảng. Đối với giáo dục, Nghquyết của Đại hi XI khẳng định rằng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chhóa và hi nhp quc tế, phc vđắc lc snghiệp xây dựng và bảo vTquc[31]. Đẩy mạnh xây dựng xã hội hc tập và tạo điều kin cho mọi công dân được hc tp sut đời”.

Transcript of Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường...

Page 1: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu

của thị trường lao động

Bùi Văn Hưng

Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS. Giáo dục học: 62 14 05 01

Người hướng dẫn : GS.TS. Phạm Tất Dong, GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Năm bảo vệ: 2013 250 tr .

Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN)

trong các trường dạy nghề. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý GDHN

trong các trường dạy nghề, làm rõ hiệu quả của GDHN trong quá trình dạy nghề trong

thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hoạt động GDHN trong các

trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (TTLĐ). Tổ chức kiểm

nghiệm đánh giá các giải pháp đã đề xuất.

Keywords. Quản lý giáo dục; Giáo dục hướng nghiệp; Trường dạy nghề

Content.

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, nhân dân ta đón chào một sự kiện lịch sử

quan trọng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI. Tiếp tục đổi

mới và đổi mới hơn nữa vẫn là vấn đề xuyên suốt trong đường lối chính trị và trong mọi

chính sách của Đảng. Đối với giáo dục, Nghị quyết của Đại hội XI khẳng định rằng: “Đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân

chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[31].

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt

đời”.

Page 2: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

GDHN là một bộ phận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, đương nhiên

GDHN cũng phải đổi mới căn bản và toàn diện. Theo logic đó, có thể hiểu đổi mới căn

bản GDHN là đổi mới về các phương diện nội dung, chương trình, sách giáo khoa,

sách tham khảo, phương pháp HN và cả quản lý HN khi hệ thống GDHN không còn

nguyên dạng trước đây nữa. Còn đổi mới toàn diện GDHN là phải thay đổi các hoạt

động thuộc lĩnh vực như định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, thích ứng nghề

nghiệp, tuyển chọn nghề nghiệp trong cả 4 con đường HN quy định trong Quyết định

126/CP.

Ngày 19-3-1981, Chính phủ ban hành Quyết định số 126/CP “về công tác HN

trong trường phổ thông và việc sử dụng HS phổ thông các cấp tốt nghiệp ra trường. Tại

Quyết định này, có 4 hình thức (4 con đường HN) được khẳng định được thể hiện ở

trường phổ thông. Đó là:

- HN qua các tiết học về sinh hoạt HN;

- HN qua dạy học các môn học (Toán, Lý, Hóa, Sinh, v.v…);

- HN qua lao động sản xuất và dạy nghề trong trường phổ thông;

- HN qua hoạt động ngoại khóa.

Tính từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 126/CP đến nay, đã qua 31 năm phát

triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông có nhiều thay đổi, nhất là sau

khi Đảng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung theo cơ chế bao cấp sang nền KT hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Đến nay, Quyết định 126/CP đã bộc lộ nhiều bất cập với điều kiện sản xuất và

những thay đổi lớn lao của hệ thống nghề nghiệp trong xã hội ta trong điều kiện phát

triển công nghiệp và từng bước đi vào kinh tế thị trường, thể hiện cụ thể như sau:

- Rất nhiều nghề ở nước ta đã được hiện đại hóa thông qua việc được trang bị

những kỹ thuật mới và những công nghệ mới. Những bản họa đồ nghề

Page 3: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

(propesiogrames) được biên soạn trước đây không thể sử dụng được nữa vì nội dung

đã tỏ ra quá lạc hậu.

- Việc đào tạo HS ở các bậc học phổ thông hiện nay không hướng vào việc tạo

điều kiện để các em được tiếp nhận hết vào biên chế nhà nước, mà vấn đề đặt ra là,

giáo dục phải giúp cho thanh niên có năng lực kỹ thuật – nghề nghiệp, có khả năng tìm

việc làm hoặc tự tạo ra việc làm.

- Quyết định 126/CP chỉ xác định nhiệm vụ GDHN ở trường phổ thông, trong khi

đó, GDHN tại các trường đào tạo chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngày càng tỏ ra

là cần thiết. Ở những cơ sở đào tạo này, GDHN có những yêu cầu riêng mà GDHN ở

trường phổ thông không thể thay thế được.

GDHN ở trường dạy nghề được triển khai từ năm 1998 đến năm 2004 trong 15

trường nghề trọng điểm thuộc dự án GDKT&DN. Song, cho đến nay GDHN ở trường

dạy nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được các cấp quan tâm đúng mức, đã tác động

đến quá trình học tập và hành nghề của HS sau khi tốt nghiệp.

Trên thực tế, việc phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa đòi hỏi phải

coi trọng công tác HN. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, vấn đề HN

đặt ra rõ ràng: “Coi trọng công tác HN và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho

thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu KT trong

cả nước và từng địa phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức

kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính”.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, công việc tăng quy mô đào tạo nghề được

nhấn mạnh, đồng thời, Đảng cũng chỉ ra những địa bàn phát triển nghề nghiệp mà công

tác GDHN phải thật sự chú trọng: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp,

tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp,

các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở

dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất

lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã

Page 4: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy ngoài

công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, v.v…; tạo điều kiện thuận lợi để người lao

động học nghề, lập nghề….”.

Trong quá trình quản lý công tác dạy nghề và tổ chức HN ở trường cao đẳng

nghề, chúng tôi đã nhiều lần tiến hành khảo sát chất lượng đào tạo nghề và tổ chức lấy

ý kiến của một số chuyên gia về hiệu quả đào tạo lao động của trường cao đẳng nghề.

Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến của chuyên gia đã làm rõ mấy vấn đề sau:

- Nhiều HS đã được tuyển vào trường nghề rồi mà vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa,

vị trí của nghề mình chọn trong hệ thống nghề được đào tạo;

- Việc đào tạo nghề của nhà trường chưa bám sát xu thế chuyển dịch cơ cấu KT

và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa;

- Tuy HN được tổ chức trong nhà trường nhưng hầu hết cán bộ, nhân viên, GV và HS

trong trường chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của GDHN;

- Do thiếu nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò, vị trí của GDHN trong quá trình dạy

nghề nên quản lý công tác này rất lỏng lẻo.

Từ thực tế trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Quản lý hoạt động

giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao

động” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các giải

pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo nghề đáp ứng những yêu cầu về nhân lực của TTLĐ trong nước.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau

đây:

Page 5: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề;

3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý GDHN trong các trường dạy nghề,

làm rõ hiệu quả của GDHN trong quá trình dạy nghề trong thời gian qua;

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy

nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ;

3.4. Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá các giải pháp đã đề xuất.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung vào giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Có cần GDHN trong trường dạy nghề? (Tại sao cần tổ chức GDHN trong trường dạy

nghề?)?

- Công tác GDHN trong trường dạy nghề có những nét đặc thù nào?

- Thực trạng GDHN và quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề ở Việt

Nam hiện nay như thế nào?

- Công tác quản lý hoạt động GDHN cần có những nội dung gì để phù hợp với đặc điểm

của việc tổ chức HN trong trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ?

- Những giải pháp quản lý hoạt động GDHN nào cần thực hiện trong các trường dạy

nghề, để đáp ứng yêu cầu của TTLĐ?

4.2. Giả thuyết khoa học

Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải gắn liền với mục tiêu phát triển KT. Nhu cầu

nhân lực của TTLĐ là biểu hiện cụ thể và sinh động của sự phát triển KT, phát triển

sản xuất của từng giai đoạn. Do vậy, công tác quản lý GDHN không chỉ là một công

việc hành chính – sự vụ của nhà quản lý trường học mà là một hoạt động điều chỉnh

liên tục việc đào tạo nghề luôn gắn với những yêu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm

Page 6: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

việc cung ứng sản phẩm giáo dục đáp ứng được nhu cầu của thực tế lao động. Quy luật

cung – cầu không được tôn trọng thì việc đào tạo nghề sẽ thiếu hiệu quả cần thiết.

Nếu công tác quản lý hoạt động GDHN trong các trường nghề được triển khai

một cách khoa học và hợp lý theo các giải pháp quản lý hoạt động GDHN trong các

trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo

nghề đáp ứng những yêu cầu về nhân lực của TTLĐ trong nước.

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề hiện nay

ở nước ta.

- Đối tượng nghiên cứu: Yêu cầu về nguồn nhân lực của TTLĐ; Nội dung của các

giải pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của

TTLĐ.

6. Giới hạn nghiên cứu

Luận án chỉ nghiên cứu một số trường cao đẳng nghề có hệ đào tạo như sau: Sơ

cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Luận án xác định yêu cầu của TTLĐ là yêu cầu của các nhà tuyển dụng (doanh

nghiệp, tổ chức cung ứng lao động). Do vậy, đáp ứng yêu cầu của TTLĐ chính là đáp

ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng (doanh nghiệp, tổ chức cung ứng lao động).

Việc khảo sát thực tiễn GDHN và quản lý hoạt động GDHN chỉ tiến hành trong

một số trường dạy nghề ở Việt Nam: Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

TpHCM, Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai, Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao

Đồng An, Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận, Trường Cao đẳng nghề Phú Yên, Trường

Cao đẳng Nghề Bách nghệ Hải phòng, Trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc.

Tổ chức thư nghiêm tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TpHCM.

Page 7: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Cách tiếp cận

7.1.1. Cách tiếp cận thị trường: Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong xã hội

phản ánh trực tiếp yêu cầu phát triển của TTLĐ. Do vậy, quản lý hoạt động GDHN

phải tinh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực sẽ đưa ra TTLĐ vơi qui luật cung

– cầu, qui luât gia tri.

7.1.2. Cách tiếp cận hê thông : GDHN là môt hê thông phưc h ợp. Chất lượng và hiệu

quả của công tác quản lý hoạt động GDHN phu thuôc vao tưng khâu trong hê thông .

Mặt khác, cần phải xây dựng một hê thông quản lý hoạt động GDHN theo cơ chê hoat

đông, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của các trường dạy nghề ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay.

7.1.3. Cách tiếp cận lịch sử: GDHN của nước ta đã có từ lâu. Trong tình hình sản xuất

hiện nay, công tác GDHN cần kế thừa những kinh nghiệm đã từng có, trong từng giai

đoạn lịch sử phát triển của nó.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDHN,

các tư liệu GDHN đã có , làm rõ tác dụng của chúng trong TTLĐ. Tổng hợp các tài

liệu, văn bản có liên quan đến đề tài để làm rõ cơ sở lý luận cho công tác quản lý hoạt

động GDHN.

7.21. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra khảo sát: Tiên hanh điêu tra băng cac bang hoi (phát phiếu,

phỏng vấn trực tiếp HS, GV, cán bộ quản lý) về thực tiễn quản lý hoạt động GDHN

trong các trường dạy nghề, đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN hiện đang thực

hiện trong các trường dạy nghề.

- Phương pháp chuyên gia: Hội thảo, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục, GV và các

nhà khoa học về quản lý hoạt động GDHN tại các nước công nghiệp, ở một số địa

phương lam tôt công tac này.

Page 8: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

- Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê, phần mềm SPSS để xử lý

các số liệu thử nghiệm.

- Phương pháp thử nghiệm: Tiên hanh thử nghiêm nhưng giai phap qu ản lý hoạt động

GDHN tại một trường dạy nghề. Kết quả thử nghiệm được tổng kết, nhận định về mức

độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. Càng đi vào nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường, thì công tác GDHN cần

phải đặt ra một cách bức thiết không chỉ cho trường phổ thông mà cho chính trường

dạy nghề.

8.2. GDHN có vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững của các trường dạy nghề.

Hiện nay, hoạt động này trong trường dạy nghề chưa phát huy được vai trò quan trọng

đó. Vì vậy cần đổi mới quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề.

8.3. Hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề chỉ có thể có hiệu quả khi các trường

dạy nghề tổ chức, quản lý hoạt động GDHN trong mối quan hệ chặt chẽ với các trường

phổ thông, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất sử dụng HS tốt nghiệp của nhà

trường.

9. Đóng góp mới của đề tài

9.1. Về lý luận

- Phát triển các khái niệm về HN trong trường dạy nghề; quản lý hoạt động

GDHN.

- Làm rõ mối quan hệ giữa HN và thị trường lao động; những khác biệt giữa HN

trong trường phổ thông, HN trong trường dạy nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

hoạt động giáo dục HN.

- Đề xuất nội dung các giải pháp quản lý hoạt động GDHN đáp ứng yêu cầu của

TTLĐ.

9.2. Về thực tiễn

Page 9: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

- Đánh giá thực trạng GDHN, quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy

nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.

- Tổ chức kiểm nghiệm thành công các giải pháp quản lý hoạt động GDHN đáp

ứng yêu cầu của TTLĐ tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tp. HCM.

10. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục,

nội dung chính của luận án được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

trong các trường dạy nghề.

Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các

trường dạy nghề

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong

các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

2. Đặng Danh Ánh (2002), “Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp”, Tạp chí Giáo

dục ( 38), tr.36-37.

3. Đặng Danh Ánh, Bùi Văn Ngợi, Đoàn Mạnh Phương (2003), Những nẻo đường

lập nghiệp. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Đặng Danh Ánh (2008), Mô tả nghề nghiệp ở Việt Nam. Tài liệu dùng cho học viên

cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 10: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

5. Đặng Danh Ánh (2007), Giáo dục hướng nghiệp. Tài liệu dùng cho học viên cao

học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Xuân Bách (2009), Đánh giá giảng viên Đại học theo hướng chuẩn hóa trong

giai đoạn hiện nay, (Luận án Tiến sĩ), Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đặng Quốc Bảo (2011), “Những góc nhìn sư phạm – Văn hóa với người thầy”, Tạp

chí Quản lý Giáo dục (30), tr.1-3.

8. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt nam thời cận đại. Nxb Khoa học Xã Hội,

Hà Nội.

9. Hoàng Văn Bình (2009), phương phap va công cu hư ớng nghiệp đ ể giúp học sinh

khám phá nghề may công nghi ệp trong kỹ thuật trải vải và cắt phôi tại Trường trung

Cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc, (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà

Nội.

10. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực

Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội

11. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (2010), Chỉ thị số 02/CT- BLĐTBXH

ngày 1/10/2010 về việc “Thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh, sinh viên năm học

2010 – 2011”.

12. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2008), Định hướng nghề nghiệp và việc

làm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. Đỗ Xuân Canh (2009), phương phap va công cu hương nghiêp đ ể giúp học sinh

khám phá nghề may công nghi ệp trong kỹ thuật may cổ áo tại Trường trung Cấp kỹ

thuật Vĩnh Phúc, (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 11: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

14. Nguyễn Phúc Châu (5/2010), Tiếp cận và sử dụng các thuật ngữ quản lý “giải

pháp quản lý” và “biện pháp quản lý” trong nghiên cứu khoa học quản lý, Tạp chí

Giáo dục (238), tr.18-20

15. Nguyễn Quốc Chí –Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), Quyết định số 773/QĐ-TTg về phê duyệt

Dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”.

17. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), Quyết định số 773/QĐ-TTg về phê duyệt

Dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”.

18. Chính phủ nước CHXHCN VN (2006), Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật giáo dục 2005.

19. Chính phủ nước CHXHCN VN (2009), Nghị định 70/2009/NĐ-CP quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Điều 84 của Luật Dạy nghề về trách nhiệm quản lý Nhà

nước về dạy nghề.

20. Chính phủ nước CHXHCN VN (2009), Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án “Đao tao nghê cho lao đông nông thôn đên năm 2020”

21. Chính phủ nước CHXHCN VN (2011), Quyết định 1216/QĐ-TTg “Quy hoạch

phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”

22. Phạm Khắc Chương (2008), Đại cương quản lí giáo dục. Nxb Đại học sư phạm

Hà Nội.

23. Phạm Tất Dong, Trần Mai Thu, Phạm Thị Thanh (2005), Tài liệu bồi dưỡng

giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24. Phạm Tất Dong, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Hùng,

Nguyễn Đăng Cúc (2007), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở. Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Page 12: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

25. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho

thanh niên. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

26. Dự Án Giáo Dục Kỹ Thuật và Dạy Nghề (2008), Hướng dẫn nghiên cứu thị

trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Nxb Lao động - Xã hội,

Hà Nội.

27. Dự Án Phát Triển Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Và Trung Học Chuyên

Nghiệp – Cục Nhà Giáo Và Cán Bộ Quản Lý Cơ Sở Giáo Dục – Vụ Giáo Dục Chuyên

Nghiệp (2010), Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường trung cấp chuyên

nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-

2020, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Tiến Đạt (2002), Giáo dục học so sánh. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo Nhân Lực.

Nxb Giáo dục , Hà Nội.

35. Trần Khánh Đức (2007), Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Thế Giới.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 13: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

36. Trần Khánh Đức (2008), Cơ cấu hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam. Tài liệu

dùng cho học viên cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

37. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21.

Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

38. Trần Khánh Đức (2010), Phát triển giáo dục Việt Nam và Thế Giới. Nxb Giáo

dục Việt Nam , Hà Nội.

39. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu

CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình Khoa học Quản

lý – Tập 1. Nxb khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học Quản

lý – Tập 2. Nxb khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

42. Đặng Xuân Hải (2007), Hệ thống Giáo dục Việt Nam. Khoa Sư phạm – Đại học

Quốc gia Hà Nội.

43. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những

năm đầu thế kỷ 21 ( Việt Nam và Thế giới). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Phạm Minh Hiền (2011), Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Xã hội, (Luận

án Tiến sĩ), Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.

45. Hội Thảo Khoa Học (2003), Giáo dục nghề nghiệp thực trạng và giải pháp, Hà

Nội.

46. Dương Thị Diệu Hoa, Đỗ Mộng Tuấn (2005), Giáo trình Tâm lí học xã hội trong

quản lí. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

Page 14: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

47. Hội Thảo Khoa Học (2008), Đào tạo cán bộ tư vấn học đường, một số lý luận và

thực tiễn. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Kỹ Yếu Hội Thảo Khoa Học (2008), Đào tạo nhân lực, Nghiên cứu khoa học và công

nghệ gắn với nhu cầu Xã Hội. Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

49. Hội nghị Giáo dục Việt Nam – Vương quốc Anh (2011), Nâng cao khả năng

tuyển dụng cho sinh viên tốt nghiệp, TpHCM.

50. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học Giáo dục. Nxb lý luận chính trị Hà Nội.

51. Nguyễn Hùng (2007), Hướng nghiệp học đường và chính sách quốc gia về hướng

nghiệp. Tài liệu dùng cho học viên cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa

Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

52. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn, Tổ chức và quản lý hoạt

động giáo dục trong nhà trường. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

53. Nguyễn Quang Huỳnh (2003), Cơ sở kinh tế - Xã hội và một số vấn đề giáo dục

Đại học và Chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ 21. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

54. Bùi Văn Hưng (2009), Các phương phap va công cu sư dung trong hương nghiêp

để tạo điều kiện cho việc khám phá nghề đi ện tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công

nghệ TpHCM, (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

55. Nguyễn Mai Hương (2011), Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ

trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, (Luận án Tiến sĩ), Đại học

Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

56. Phạn Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

57. Đặng Cảnh Khanh (2006), Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số những phân

tích xã hội học. Nxb thanh niên, Hà Nội.

Page 15: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

58. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội. Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

59. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục. Nxb Đại học sư

phạm Hà Nội.

60. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Nxb Đại

học sư phạm Hà Nội.

61. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục. Nxb Đại học sư

phạm Hà Nội.

62. Kỷ Yếu Hội Thảo Hướng Nghiệp (2011), Đào tạo gắn với nhu cầu Xã Hội. Đại

học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

63. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc Tế (2005), Đối thoại Pháp – Á: Vấn đề và hướng đi cho giáo

dục hướng nghiệp tại Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

64. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý. Nxb Đại học Sư phạm.

65. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Phát triển và quản lý nguồn nhân lực. Tài liệu dùng

cho học viên cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

66. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, Lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21. Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

67. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý thuyết tổ chức và quản lý, (Tập bài giảng chuyên

đề NCS), Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

68. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo – quản lý và sự

vận dụng vào trường TCCN, Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường TCCN.

Dự Án Phát Triển Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Và Trung Học Chuyên Nghiệp,

Hà Nội.

Page 16: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

69. Đặng Hoàng Minh (2008), Xây dựng kế hoạch cuộc đời ở tuổi vị thành niên. Tài

liệu dùng cho học viên cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm -

Đại học Quốc gia Hà Nội.

70. Nguyễn Lê Minh (2008), Hướng nghiệp và dịch vụ việc làm, tài liệu khóa tập

huấn. Hội Dạy nghề Việt Nam, Hà Nội.

71. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng: Nhập môn xác xuất thống kê trong đo lường và

đánh giá giáo dục, Hà Nội.

72. Nguyễn Thị Nhung (2008), Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

cho học sinh trung học phổ thông miền núi Tây Bắc, (Luận án Tiến sĩ), Đại học Sư

phạm Hà Nội.

73. Bùi Viết Phú (2009), Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ

thông theo tinh thần Xã Hội hóa, (Luận án Tiến sĩ), Đại học Giáo dục – Đại học Quốc

gia Hà Nội.

74. Trần Phương (2009), Phương pháp và công cụ hướng nghiệp nhằm trợ giúp sự

khám phá nghề thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình cầu đường bộ trong Trường

Cao đẳng giao thông vận tải, (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

75. Trương An Quốc (2008), Xã hội học lao động. Tài liệu dùng cho học viên cao học

tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

76. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục,

Hà Nội.

77. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề,

Hà Nội.

78. Nguyễn Kim Quý- Nguyễn Xuân Thức (2008), Tâm lý học lao động. Nxb Đại

học sư phạm Hà Nội.

Page 17: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

79. Cao Văn Sâm (2010 ), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hướng nghiệp trong

cơ sở dạy nghề. Tổng cục Dạy nghề, Hà Nội.

80. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản. Nxb Lao Động, Hà Nội.

81. Mạc Văn Tiến (2005), Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề. Nxb Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

82. Tổng Cục Dạy Nghề (2008), Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào

tạo nghề. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

83. Tổng cục Dạy nghề - tài liệu tập huấn (2002), Kỹ năng thực hiện công tác hướng

nghiệp và sắp xếp việc làm.

84. Trung Tâm Lao Động, Hướng Nghiệp (2007), Báo cáo tình hình triển khai

nhiệm vụ giáo dục lao động – hướng nghiệp năm 2006 – 2007 và phương hướng năm

2007 – 2008 của các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Hà Nội.

85. Nguyễn Đức Trí (2011), Giáo dục học nghề nghiệp. Nxb Giáo dục Việt Nam.

86. Nguyễn Đức Trí (2010), Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường. Nxb Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

87. Nguyễn Đức Trí – Phan chính thức (2010), Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy

nghề. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

88. Trung Tâm Lao Động – Hướng Nghiệp (2006), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ tư

vấn hướng nghiệp, Hà Nội.

89. Đặng Văn Thành (2009), Phương pháp đào tạo nghề gắn với thị trường lao động,

(Luận án Tiến sĩ), Đại học Sư phạm Hà Nội.

90. Vũ Thiếu (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà

Nội.

Page 18: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

91. Đinh Thị Kim Thoa (2007), Tâm lý học vị thành niên. Tài liệu dùng cho học viên

cao học tâm lý và thực hành hướng nghiệp, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

92. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần

đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, (Luận án Tiến sĩ), Đại học Sư

phạm Hà Nội.

93. Hoàng Ngọc Vinh (2010), Chương trình quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu

Xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

94. Nguyễn Thành Vinh-Nguyễn Thị Tình (2007), Giáo trình Tổ chức bộ máy quản

lý giáo dục và đào tạo. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

95. Armstrong, M. (1998), A Handbook of Personnel Management Practice, 6th

Edition, Kogan Page, p.171.

96. Atlanta, GA (1985), The Tao of leadership.

97. Gary Yukl (1998), Leadership in Organizations.

98. Guest, D. E., (1987), Human Resource Management and Industrial Relations,

Journal of Management Studies.

99. Ivancevich, J.M. (2007), Human Resource Management, McGraw-Hill, New

York, p. 8.

100. Michael Fullan (2001), Leading in a culture of change.

101. Schermerhorn, J. R., (1984), Management for Productivity, John Wiley and

Sons, NY, p. 138.

102. Stone, R. J., (1998), Human Resource Management, 3th edition, Jacaranda Wiley

Ltd, p.23.

103. Terrence E. Deal, Lee G. Bolman, (2003), Reframing Organizations.

Page 19: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

104. Zaleznik, A., (1977), Managers and Leaders: Are They Different? Harvard

Business Review.

C. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP

105. Pouliot . M (2008), Psychologie des groupes et des organisations, M1

“Psychologie et pratiques de l’orientartion

106. Pouyaud . J (2007), Psychologie l’orientation, M1 “Psychologie et pratiques de

l’orientartion.

107. Prot .B (2008), Psychologie du travail, M1 “Psychologie et pratiques de

l’orientartion.

108. Prot .B (2009), Relations diplômes- emplois, M1 “Psychologie et pratiques de

l’orientartion.

109. Prot .B (2009), Bilan de compe1tences et e1tudes de cas, M1 “Psychologie et

pratiques de l’orientartion.

110. Soidet . I (2008), Psychologie des acquistions et formation professionnelle, M1

“Psychologie et pratiques de l’orientartion.

111. Steinbrukner . ML(2009), Psychologie e1ducation et formation, M1

“Psychologie et pratiques de l’orientartion.

112. Thienot . L (à confirmer) (2007), Me1thodes et outils d’e1valuation, M1

“Psychologie et pratiques de l’orientartion

D. TRANG WEB THAM KHẢO

113. http://cnx.org/content/m26473/latest/

114.http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100607/giai-phap-han-che-hoc-sinh-

truong-nghe-bo-hoc.aspx

Page 20: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8225/1/00050002585.pdf · Đối với giáo dục, Nghị

115.http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Giao-duc-va-dinh-huong-gia-tri-nghe-nghiep-

xa-hoi-trong-nha-truong/55181934/412/

116.http://www.tinmoi.vn/Moi-doanh-nghiep-nen-la-mot-don-vi-huong-nghiep-

1155251.html

117. http://www.sggp.org.vn/xahoi/2010/6/227470/

118. http://tcdn.gov.vn/

119.http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/246955p0c1017/lo-hong-trong-giao-duc-

huong-nghiep.htm

120.http://www.ddth.com/showthread.php/321902-Th%E1%BB%B1c-

tr%E1%BA%A1ng-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-gi%E1%BA%A3i-

ph%C3%A1p-H%C6%AF%E1%BB%9ANG-NGHI%E1%BB%86P

121.http://khamphabanthanvala.com/index.php/chuyen-de-huong-nghiep/danh-cho-

hoc-sinh/136-ket-qua-dieu-tra-ve-van-de-huong-nghiep-cua-hoc-sinh

122.http://gdtd.vn/channel/2741/201304/Phan-luong-hoc-sinh-sau-trung-hoc-Yeu-cau-

buc-thiet-tu-thuc-tien-1968131/

123.http://baonamdinh.com.vn/channel/5086/201306/can-nhin-nhan-va-thuc-hien-tot-

hon-cong-tac-phan-luong-hoc-sinh-2248036/