QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc ·...

279
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ VÙNG 5 HẢI QUÂN (1975 – 2015) NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nội năm - 2015 1

Transcript of QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc ·...

Page 1: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

QUÂN CHỦNG HẢI QUÂNBỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN

LỊCH SỬVÙNG 5 HẢI QUÂN

(1975 – 2015)

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂNHà Nội năm - 2015

1

Page 2: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:

THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY VÀ BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN

- Chuẩn Đô đốc Doãn Văn Sở, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.- Đại tá Đoàn Văn Chiều, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân.- Đại tá Nguyễn Duy Tỷ, Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Vùng 5 Hải quân.- Đại tá Đậu Khải Hoàn, Phó Chính ủy Vùng 5 Hải quân.- Đại tá Lâm Bá Khanh, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 5 Hải quân…

TỔ CHỨC THỰC HIỆN:Phòng Chính trị, Vùng 5 Hải quân

BIÊN SOẠNĐại tá Cao Văn QuýĐại tá Lâm Bá KhanhĐại tá Nguyễn Văn Thanh

Có sự tham gia cúa các đồng chí:

2

Page 3: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

LỜI NÓI ĐẦU

Ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Vùng 5 Hải quân đã trải qua chặng đường lịch sử 40 năm với nhiều thành tích và chiến công xuất sắc góp phần cùng với các lực lượng trong và ngoài Quân chủng hoàn thành thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo,thềm lục địa phía Tây Nam của Tổ quốc, không ngừng phát triểnđể trở thành một bộ phận lực lượng Hải quân hùng mạnh phòng thủ trên một hướng biển chiến lược của đất nước.

Ngay từ ngày đầu mới thành lập, bộ đội Vùng 5 Hải quân trừng trị đích đáng quân Khơ me đỏ xâm lấn chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam. 10 năm (1979 -1989) làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, Vùng 5 Hải quân đã kiên cường,bền bỉ hiệp đồng với các lực lượng tiến công và liên tụctiến công truy quét tàn quân địch, đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, hàng nghìn cuộc truy quét, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3000 tên, thu nhiều vũ khí, trang bị quân sự, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tham gia chiến dịch Tây Nam,quản lý, bảo vệ an toàn vùng biển đảo Cam pu chia,các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự và địa bàn được phân công, giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng Hải quân Cam pu chia. Vùng 5 Hải quân được Nhà nước Cam pu chia tặng thưởng Huân chương Ăng co; Chủ tịch nước ta tặng thưởng Huân chương Quân công Hạng Nhất,Hạng Nhì, Hạng Ba; các đơn vị, Lữ đoàn 101, Tiểu đoàn 563, tàu HQ 232 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; liệt sĩ, thượng sĩ Tống Duy Tụng được truy tặng Anh hùng vũ trang nhân dân cùng hàng trăm tập thể và cá nhân đượng tặng thưởng huân chương quân công, chiến công các hạng.

Bốn mươi năm qua, Vùng 5 Hải quân không ngừng xây dựng phát triển các lực lượng theo cả bề rộng và chiều sâu, nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, phát huy hiệu quả vai trò làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa Tây Nam, trong xây dựng nền quốc phòng - an ninh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.

Với những thành tích và chiến công xuất sắc trong các nhiệm vụ quốc tế, và bảo vệ Tổ quốc,40 năm qua các thế hệ quân nhân, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 Hải quânđã xây đắp nên truyền thống vẻ vang:

Chiến đấu anh dũng.Giúp bạn tận tình.

Đoàn kết hiệp đồng.Làm chủ vùng biển.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 thành lập Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 – 26/10/2015), thực hiện chủ trương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Thường vụ Đảng ủy Vùng đã chỉ đạo tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Vùng 5 Hải quân, 1975 -2015” nhằm làm tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống động viên cổ vũ bộ đội Vùng 5 Hải quân nâng cao niềm vinh dự, tự hào, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu khoa học quân sự Hải quân.

3

Page 4: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Quá trình sưu tầm tài liệu và nghiên cứu biên soạn, Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhận được nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn của Quân chủng, sự đóng ý kiến, cung cấp tư liệu quí của các đồng chí cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị và chỉ huy Vùng qua các thời kỳ và các nhân chứng;sự giúp đỡ của cơ quan lưu trữ Vùng 5 và Quân chủng.

Chúng tôixin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị, các đồng chí đã giúp đỡ hoàn thành bản thảo; cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn sách ra mắt bạn đọc, thiết thực phục vụ kỷ niệm 40 năm thành lập Vùng 5 Hải quân.

Nhân dịp cuốn sách lịch sử hoàn thành và được xuất bản, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vô cùng biết ơn các đồng chí thương binh, liệt sĩ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòngđã chiến đấu, hy sinh, cống hiến trí tuệ, sức mìnhđể làm nên lịch sử truyền thống Vùng 5 Hải quân 40 năm qua.

Mặc dù tập thể biên soạn đã hết sức cố gắng, song do khả năng trình độ thể hiện và tài liệu còn hạn chế, nên cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong sự đóng góp bổ sung của bạn đọc, để Vùng 5 Hải quân tiếp tục hoàn chỉnh hơn khi tái bản.

THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY - BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5HẢI QUÂN

4

Page 5: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Chương một: VÙNG 5 HẢI QUÂN RA ĐỜI LÀM NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÙNG BIỂN ĐẢO PHÍA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC (1975 –1978)

1. Vài nét về đặc điểm vùng biển, đảo Tây Nam Tổ quốcVùng biển Tây Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm

trong khu vực vịnh Thái Lan, ở về phía tây nam biển Đông, giáp với Cam pu chia, Thái Lan và Ma lai xi a. Bờ biển phía Việt Nam từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài khoảng trên 340 ki lô mét chạy theo hướng bắc – nam là chủ yếu, trừ đoạn ngắn từ Rạch giá đến Hà Tiên chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với nhiều sông, lạch lớn nhỏ từ đất liền chảy ra biển, trung bình 3 ki lô mét lại có một cửa sông. Mặt biển có trên 130 đảo lớn nhỏ thuộc 5 quần đảo, An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu cùng một số đảo độc lập.

Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất trong vùng, diện tích khoảng 567 ki lô mét vuông và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam Bộ, cách bờ biển Cam pu chia 12,5 ki lô mét, cách Hà Tiên 45 ki lô mét, cách Rạch Giá 111 ki lô mét. Đảo dài theo hướng bắc nam là 49 ki lô mét, rộng theo hướng đông – tây, ở phía bắc nơi rộng nhất là 27 ki lô mét; 2/3 diện tích đảo là núi rừng. Đảo Phú Quốc là một huyện đảo, thuộc tỉnh Kiên Giang

Quần đảo An Thới nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách mũi nam đảo Phú Quốc khoảng 800 mét, bao gồm 17 hòn đảo lớn nhỏ. Hòn Thơm là đảo lớn nhất quần đảo, diện tích khoảng 3 ki lô mét vuông.Toàn bộ quần đảo này là địa bàn thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc.

Quần đảo Thổ Chu (Thổ Châu) bao gồm 9 đảo lớn nhỏ nằm rải rác theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, trong đó đảo Thổ Chu là đảo lớn nhất, có diện tích 16 ki lô mét vuông. Quần đảo nằm về phía tây bờ biển tỉnh Cà Mau, cách bờ biển Cà Mau khoảng 145 ki lô mét, cách Dương Đông, Phú Quốc ở phía Tây Nam khoảng 115 ki lô mét. Thổ Chu là đảo gần đường hàng hải quốc tế Băng Cốc- Kông pông xom –Sài Gòn – Sin ga po, là đảo tiền tiêu bao quát phần lớn vịnh Thái Lan; Hòn Nhạn thuộc quần đảo là một điểm của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Thổ Chu là xã đảo thuộc huyện Phú Quốc

Quần đảo Nam Du nằm ở Tây, Tây Nam thành phố Rạch Giá, cách thành phố khoảng 45 -50 hải lý, cách bờ biển theo vĩ tuyến khoảng 27 hải lý. Quần đảo gồm 15 đảo đá lớn nhỏ.Đảo Nam Du là đảo lớn nhất, diện tích khoảng 5 ki lô mét vuông.

Quần đảo Bà Lụa có trên 40 đảo đá lớn nhỏ, cách phía nam thị xã Hà Tiên khoảng 12 đến 20 Hải lý. Trên một số đảo lớn có dân sinh sống.

Một số đảo độc lập, như Hòn Rái, nằm ở phía nam mũi Hòn Chông khoảng 20 hải lý, có diện tích 12 ki lô mét vuông; đảo có dân sinh sống làm nghề đánh cá, làm nước mắm. Hòn Tre, cách thành phố Rạch Giá về phía tây khoảng 12 hải lý, có diện tích 3 ki lô mét vuông; đảo có nguồn nước ngọt,có dân sinh sống. Hòn Buông nằm ở Tây Bắc mũi Cà Mau 18 hải lý. Hòn Chuối nằm cách Hòn Buông khoảng 4 hải lý về phía Tây Bắc. Hòn Khoai nằm ở phía Nam mũi Cà Mau khoảng 6,5 hải lý…

5

Page 6: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Vùng biển Tây Nam chủ yếu có hai mùa gió, mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam, không có mùa đông lạnh.Từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành từ Đông Bắc đến Đông.Tháng 3 và tháng 4, hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam.Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành Tây đến Tây Nam.

Trên vùng biển Tây Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc tháng 11, trung bình mỗi tháng có 15 đến 20 ngày mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Khu vực biển này ít có bão, nếu có bão thì thường tập trung vào các tháng 10, 11 hàng năm. Chế độ thủy triều phổ là chế độ bán nhật triều đều đến không đều; biên độ triều không lớn lắm, khoảng 1 mét.

Thềm lục địa Tây Nam có trữ lượng khí đốt lớn, ước tính vào khoảng 123 đến 125 tỷ mét khối, là cơ sở để phát triển công nghiệp khí – điện – đạm và các sản phẩm từ dầu khí. Nằm trong vịnh Thái Lan, vùng biển Tây Nam là vùng biển nông, độ sâu trung bình 20 đến 30 mét, nóng ẩm, có nhiều cửa sông thông ra biển, không có dòng chảy mạnh, phù du, sinh vật biển rất phong phú, có nhiều bãi cá lớn và đặc sản quí, là khu vực có tiềm năng lớn về phát triển nghề cá, chế biến hải sản; có giao thông đường thủy thuận tiện, nối liền với các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước láng giềng trong khu vực Cam pu chia, Thái Lan, Ma lai xia, Sin ga po và In đô nê xi a.

Vùng biển Tây Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế biển, du lịch và dịch vụ. Song, đây cũng là vùng biển những năm trước 1979, luôn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền phức tạp giữa các nước có vùng biển kế cận.Sau năm 1979, Việt Nam cùng các nước liên quan tích cực đẩy mạnh đàm phán để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo, xác lập các đường ranh giới biển.

Ngày 7 tháng 7 năm 1982, hai nước Việt Nam và Cam pu chia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước. Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của Vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thủy chung của hai nước. Ngoài vùng biển này là vùng biển thuộc chủ quyền riêng của mỗi nước. Vùng nước lịch sử của hai nước là vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốcđến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển Kam pốt đến nhóm đảo Pô lô vai của Campu chia.Hai bên thỏa thuận lấy đường Bresvie do toàn quyền Đông Dương vạch ra ngày 31 tháng 1 năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước.

Sau khi ký Hiệp định vùng nước lịch sử, hai bên tiếp tục đàm phán để phân định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài Vùng nước lịch sử. Việc tuần tiễu, kiểm soát trong Vùng nước lịch sử do hai bên cùng tiến hành. Nhân dân hai nước có quyền khai thác nguồn hải sản một cách hợp pháp trong Vùng nước lịch sử.Công dân nước khác không được phép đánh bắt trong vùng nước này.

Ngày 5 tháng 6 năm 1992, tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở thủ đô Kua la Lampur, Việt Nam và Ma lai xi a đã ký thỏa thuận về hợp tác thăm dò khai thác dầu khí chung vùng chồng lấn. Hai bên tạm gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác tay đôi thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực xác định này. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sẽ được tổng công ty dầu khí

6

Page 7: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

của hai nước tiến hành trên cơ sở dàn xếp thương mại sau khi được Chính phủ hai bên phê chuẩn. Đến năm 1997, những thùng dầu đầu tiên khai thác từ vùng chồng lấn đã được xuất khẩu và lợi nhuận bắt đầu chia đều cho hai bên theo đúng thỏa thuật.

Sau 9 vòng đàm phán, ngày 9 tháng 8 năm 1997, Việt Nam và Thái Lan đã ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan, chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan (khoảng 6.074 ki lô mét vuông). Đường phân chia thỏa thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm C ( 7 độ, 49 phút vĩ độ Bắc; 103 độ, 2 phút, 30 giây kinh độ Đông) tới điểm K (8 độ, 46 phút, 54 giây, vĩ độ Bắc; 102 độ 12 phút, 11 giây kinh độ Đông). Đường biên giới biển CK tạo thành biên giới phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan, đồng thời cũng là đường phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Đây là hiệp định phân biển đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan, mở ra một trang mới không chỉ trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Thái Lan mà cả trong lịch sử phân định vịnh Thái Lan.

2. Vùng 5 Hải quân ra đời, làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo Tây Nam; phối hợp với các lực lượng của Quân chủng trừng trị Hải quân Khơ me đỏ xâm phạm gây tội ác, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biển

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh tiền phương Hải quân tiếp tục triển khai một bộ phận lực lượng của Quân chủng xuống miềm Tây tiếp quản các căn cứ, cơ sở hậu cần, kỹ thuật của hải quân ngụy.

Ngày 11 tháng 5 năm 1975, một bộ phận tiếp quản Căn cứ Đồng Tâm, Tiền Giang. Ngày 15 tháng 5 năm 1975, một bộ phận lực lượng hải quân ta tiếp quản Căn cứ hải quân Phú Quốc và tổ chức thành một đơn vị lâm thời Đoàn hải quân Phú Quốc, là lực lượng tiền thân của Vùng 5 Hải quân, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ và khu vực biển, đảo phụ cận.

Cũng trong thời gian này, trên khu vực biển đảo Tây Nam, lợi dụng lúc hải quân ngụy bỏ chạy và tan rã, bọn phản động Cam pu chia- Khơ me đỏ cho quân lên đảo Phú Quốc của ta vào ngày 3 tháng 5 năm 1975. Nhưng trước khí thế và áp lực của các lực lượng cách mạng ở đây, buộc quân khơ me đỏ phải rút khỏi đảo Phú Quốc. Sau đó, ngày 10 tháng 5 năm 1975 chúng lại tiếp tục lén lút đổ bộ chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi và giết hại hàng trăm ngư dân ta đang sinh sống ở đảo và làm ăn khu vực này.

Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương tổ chức hiệp đồng với các lực lượng của Quân khu 9, Quân chủng Phòng không không quân đánh chiếm lại đảo Thổ Chu và tấn công quân khơ me ở đảo Pô lô vai, nhằm kiên quyết trừng trị và đập tan ý đồ, âm mưu xâm lấn biển, đảo Việt Nam của chúng.

Chấp hành chỉ thị của trên, ngày 18 tháng 5 năm 1975, tại Phú Quốc, Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương cùng với Quân khu 9 tổ chức hội nghị quân sự, thảo luận thống nhất kế hoạch hiệp đồng tác chiến giải phóng đảo Thổ Chu. Hội nghị quyết định sử dụng lực lượng hiệp đồng chiến đấu gồm: Tiểu đoàn bộ binh 401,

7

Page 8: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

thuộc Trung đoàn 1, Quân khu 9; 2 tàu tuần tiểu loại 100 tấn cao tốc 217, 219, Trung đoàn 172 hải quân; 2 tàu vận tải 50 tấn 643, 657, Trung đoàn 125 hải quân; một đại đội đặc công nước, Trung đoàn 126 đặc công hải quân; 4 tàu vận tải đổ bộ LCM8, 4 tàu PCF đây là các tàu thu hồi của hải quân ngụy, có sử dụng lại một số sĩ quan, nhân viên cũ, thuộc Đòan hải quân Phú quốc và 1 đại đội du kích huyện đội Phú Quốc.

Từ ngày 23 đến 27 tháng 5 năm 1975, các lực lượng tàu chiến đấu, vận tải Hải quân, bộ binh Quân khu 9 đã phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, chi viện chiến đấu kịp thời, hiệu quả, thực hành đổ bộ vận động tấn công địch mãnh liệt, kết hợp binh vận, loại khỏi vòng chiến đấu 1 tiểu đoàn tăng cường, có hỏa lực mạnh của địch, trong đó bắt 300 tên, diệt 100 tên thu nhiều vũ khí, giải phóng các đảo Thổ Chu, Hòn Cao, Hòn Từ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, thu hồi trọn vẹn các đảo phía Tây Nam của Tổ quốc.

Tiếp sau đó, từ ngày 1 đến 13 tháng 6 năm 1975, bằng chiến thuật hiệp đồng quân binh chủng, có sự chi viện đắc lực của không quân, ta tiếp tục tấn công địch ở Hòn Ông, Hòn Bà thuộc khu vực đảo Pô lô vai. Liên tục 10 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân khơ me đỏ ở 2 đảo này, gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, bắt sống 350 tên, diệt 400 tên, thu toàn bộ vũ khí. 1Các lực lượng hải quân tham gia chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh giải phóng, quân đội ta tổ chức hiệp đồng chiến đấu hải quân, không quân, lục quân đổ bộ đánh chiếm đảo với qui mô cấp chiến dịch.

Ngày 25 tháng 8 năm 1975, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng hai và hạng 3 cho tập thể tàu 101 và 102 thuộc Đoàn hải quân Phú Quốc, do có thành tích xuất sắc trong tham gia chiến đấu giải phóng đảo Thổ Chu và tấn công tiêu diệt địch ở đảo Pô lô vai.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, bờ biển, vùng biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên dài hơn 3260 ki lô mét, với hàng nghìn đảo gần bờ và xa bờ đặt ra những yêu cầu mới về xây dựng và phát triển quân chủng Hải quân đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của nước Việt Nam thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 12 tháng 7 năm 1975, Ban Cán sự Bộ Tư lệnh hải quân tiền phương họp thống nhất đề nghị Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về tổ chức lực Hải quân trong tình hình mới gồm có khối cơ quan Bộ Tư lệnh và khối đơn vị. Khối đơn vị chiến đấu, gồm có: 5 vùng; lữ đoàn tàu chiến đấu; lữ đoàn hải quân đánh bộ và một hạm đội cơ động. Mỗi vùng quản lý, bảo vệ một vùng biển tương ứng với địa bàn trên đất liền của mỗi quân khu có bờ biển. Trong điều chỉnh tổ chức, xây dựng các lực lượng mới của Quân chủng, Ban Cán sự nhấn mạnh, phải đạt được yêu cầu sử dụng và phát huy tốt đội ngũ cán bộ và chiến sĩ có kinh nghiệm, có kiến thức hiện có của quân chủng; phải tiếp tục củng cố và phát huy tốt truyền thống sẵn có của các đơn vị.

Trên cơ sở đề nghị của Quân chủng Hải quân, đầu tháng 9 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập các đơn vị, Hạm đội 171, Lữ đoàn tàu chiến đấu 172, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân

1Năm 1976, Nhà nước ta bàn giao đảo Pô lô vai và trao trả 650 tù binh ta bắt trong các trận này cho Cam pu chia

8

Page 9: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Trước yêu cầu khẩn trương điều chỉnh, tổ chức xây dựng lực lượng để triển khai các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các vùng biển, đảo sau ngày giải phóng, trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 20 tháng 9 năm 1975, Quân chủng ra quyết định lâm thời về tổ chức biên chế 5 vùng duyên hải, đồng thời tập trung chỉ đạo việc điều chỉnh, điều động lực lượng thành lập các đơn vị trực thuộc của các vùng; ra các quyết định thành lập, kiện toàn tổ chức lãnh đạo, điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ trì đơn vị các cấp để từ 30 tháng 10 năm 1975 trở đi Quân chủng trực tiếp chỉ huy các vùng về mọi mặt công tác.

Thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng 5 duyên hải nhanh chóng hình thành, nòng cốt là Đoàn hải quân Phú Quốc và cán bộ trong, ngoài quân chủng được trên điều về xây dựng vùng. Theo quyết định Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Đảng ủy vùng 5 được thành lập gồm 9 đồng chí; đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Lắm nguyên là Chính ủy Trung đoàn 125, cán bộ chỉ huy chính trị Đoàn hải quân Phú Quốc được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Trung tá Nguyễn Thế Trinh nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Hải quân; chỉ huy trưởng Đoàn hải quân Phú Quốc được chỉ định Phó bí thư Đảng ủy. Đảng ủy Vùng tập trung lãnh đạo việc kiện toàn ổn định các tổ chức lãnh đạo mới; chấn chỉnh xây dựng các đơn vị, lực lượng trực thuộc, từng bước củng cố Vùng đi vào thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển phụ trách và khu vực đóng quân…

Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định số141/QĐ- QP thành lập Vùng 5 Duyên hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.

Theo quyết định của Bộ, Vùng 5 Duyên hải tương đương cấp sư đoàn, phụ trách vùng biển từ sông Soài Rạp đến biên giới Cam pu chia dài hơn 800 ki lô mét trải ra đến hết hải phận; cơ cấu tổ chức biên chế của vùng 5 Duyên hải gồm: Khu duyên hải 51 ( K51)- Bình Thủy, Cần Thơ; Khu duyên hải 52 (K52)- Năm Căn, Cà Mau; Khu duyên hải 53 (K53)- Phú Quốc, Kiên Giang; Trung đoàn phòng thủ Côn đảo 150; Trung đoàn Đồng Tâm đóng ở căn cứ Đồng Tâm, Tiền Giang.

Đồng chí Trung tá Nguyễn Thế Trinh được trên bổ nhiệm chức Tư lệnh Vùng 5 Duyên hải; đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Lắm được bộ nhiệm giữ chức Chính ủy Vùng 5 Duyên hải.

Triển khai quyết định của Bộ, công tác xây dựng lực lượng đến đầu tháng 12 năm 1975, Vùng 5 Duyên hải đã cơ bản hình thành 3 khu duyên hải và 2 trung đoàn. Trong đó Khu 51, đã có 1 hải đoàn tàu, gồm 25 chiếc; K52, đã có có cơ quan, 1 phân đội tàu, 8 chiếc và 1 trạm sửa chữa; K53, có 1 hải đoàn, 15 tàu các loại. Trung đoàn phòng thủ Côn đảo, đã có cơ quan trung đoàn, 2 tiểu đoàn pháo binh và cao xạ, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 phân đội tàu 4 chiếc; Trung đoàn Đồng Tâm, có cơ quan, 1 giang đoàn (tàu sông), 20 chiếc, 1 tiểu đoàn huấn luyện và 1 xưởng sửa chữa. Cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng, có Xưởng sửa chữa tàu Bình Thủy và các đơn vị phục vụ, bảo đảm trực thuộc. Cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng 5 lúc này đóng ở Bình Thủy, Cần Thơ.Quân số toàn Vùng lúc này có 2325 người, 253 sĩ quan và 2072 hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Cùng với xây dựng lực lượng, Vùng khẩn trương tổ chức việc tiếp nhận và khôi phục hệ thống quan sát biển gồm các trạm ra đa đối hải Côn đảo, Hòn Khoai

9

Page 10: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Nam Du, An Thới, Hòn Đốc. Trong tháng 11 năm 1975, Vùng tổ chức một bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra, sửa chữa các trạm ra đa này để bảo đảm hoạt động tin cậy cùng với bố trí các trạm quan sát mắt. Đầu tháng 12, ta triển khai xong trạm quan sát mắt ở Đảo Thổ Chu. Riêng trạm ra đa Hòn Đốc, Quân chủng không có chủ trương khôi phục sử dụng lại.

Các xưởng sửa tàu thuyền ở Bình Thủy và ở Phú Quốc nhanh chóng được khôi phục và hoạt động trở lại, có 70 phần trăm cán bộ, công nhân làm việc từ cuối tháng 10 năm năm 1975.

Để bảo đảm cho Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ các tuyến đảo Tây Nam, ngày 30 tháng 12 năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định điều động Trung đoàn 101 và một số đơn đơn vị pháo mặt đất thuộc Quân khu 9, lúc này đang đứng chân ở đảo Phú Quốc và Nam Du làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo phía Tây Nam về trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đầu tháng 1 năm 1976, Bộ Tư lệnh Hải quân điều các đơn vị này về trực thuộc thuộc Vùng 5 Duyên hải.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân chủng, ngày 20 tháng 1 năm 1976, Vùng 5 Duyên hải tiếp nhận bàn giao Trung đoàn bộ binh 101 từ Quân khu 9 gồm, Ban chỉ huy, 4 cơ quan, 17 đại đội, bộ phận trực thuộc chỉ huy và cơ quan trung đoàn2 và 1 tiểu đoàn đặc công; 4 tiểu đoàn bộ binh trực thuộc Trung đoàn; 2 tiểu đoàn pháo binh và pháo cao xạ trực thuộc Quân khu 9 +(3)

Trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ chung của Quân chủng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định nhiệm vụ năm 1976, phải tăng cường công tác phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, đảo phụ trách; tích cực tăng gia sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế cải thiện đời sống của bộ đội và xây dựng Vùng; tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng nâng cao chất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Vùng; đẩy mạnh việc sửa chữa, phục hồi tàu thuyền, vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật thu được của địch. Trong đó, phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển và các đảo phụ trách là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của Vùng.

Sáu tháng đầu năm 1976, Vùng 5 cơ bản triển khai xong lực lượng trên địa bàn hoạt động, bước đầu tạo thế phòng thủ vững chắc bảo vệ các khu vực biển, đảo quan trọng. Cụ thể là:

+ Trung đoàn 101 bảo vệ đảo Phú Quốc, Nam Du đứng chân tại Phú Quốc, Nam Du

+ Căn cứ K52 đóng tại khu vực Năm Căn gồm các phân đội tàu tuần tiễu, vận tải, đánh cá, đơn vị phòng thủ và ra đa Hòn Khoai.

+ K53, chỉ huy và cơ quan đóng tại An Thới gồm có các đơn vị trực thuộc: Cụm phòng thủ quần đảo Thổ Chu đứng chân tại đảo Thổ Chu; Cụm phòng thủ khu vực Hòn Đốc đứng chân tại Hòn Đốc; các trạm ra đa Nam Du, Phú Quốc và Hải đội tàu hỗn hợp.

+ Căn cứ Đồng Tâm làm nhiệm vụ huấn luyện hạ sĩ quan sơ cấp hải quân và sản xuất làm kinh tế.

2Gồm có C15 kỹ thuật, C16 cối 82 ly và vối 120 ly, C18 pháo cao xạ 12, 8 ly, C19 công binh, C20 thông tin, C21 trinh sát, C22 vận tải, C23 quân y, C24 huấn luyện, C25 đặc công nước, C A72 tên lửa, C1 pháo 105 ly, C2 pháo 105ly, C7 pháo 85ly, C11 pháo 85 ly, C28 vệ binh, 2 đội công tác, 3 đội phẫu thuật, trạm khách3D 4, đặc công khô, D bộ binh 5, D bộ binh 6, D bộ binh 7, D bộ binh 8, D13 pháo mặt đất ( 2C pháo 105, 1C pháo 85ly), D17 pháo 23 ly

10

Page 11: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

+ K51, đang xây dựng 1 hải đoàn đóng ở Bình Thủy.Để phù hợp với yêu cầu tổ chức lực lượng phòng thủ đảo Phú Quốc và đảo

Nam Du,Vùng5 tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế Trung đoàn 101 và các đơn vị pháo mới nhận bàn giao từ Quân khu 9, rút gọn các tiểu đoàn pháo mặt đất, pháo cao xạ, giải thể một số đại đội trực thuộc trung đoàn. Tháng 6 năm 1976, chấp hành lệnh của Quân chủng, Vùng tiến hành bàn giao nguyên canh Trung đoàn phòng thủ Côn đảo cho Vùng 4 Duyên hải.

Để bảo đảm khả năng quan sát, kiểm soát, quản lý vùng biển, đặc biệt là quản lý khu vực vịnh Thái Lan- biển Tây Nam, Vùng khẩn trương triển khai việc khảo sát nghiên cứu đặt trạm ra đa đối hải ở đảo Thổ Chu.

Trong điều kiện các đơn vị mới thành lập, đang thời kỳ củng cố, ổn định, Vùng vẫn chủ động tích cực khắc phục khó khăn, bắt tay vào tổ chức các hoạt động tuần tiễu quản lý vùng biển, duy trì thường xuyên từ 5 đến 7 chiếc tàu của các khu duyên hải hoạt động trên vùng biển Cửu Long và vịnh Thái Lan.

Năm 1976, công tác bảo đảm kỹ thuật tiếp tục thực hiện việc thu hồi quản lý, trang bị kỹ thuật, vật tư, vũ khí, phương tiện của hải quân địch bỏ lại. Hai xưởng Bình thủy và An Thới sau khi được khôi phục đưa vào sản xuấtđã ổn định và phát huy tốt hiệu quả, sửa chữa 17 tàu các loại, đảm bảo kịp thời cho các nhiệm vụ của Vùng.

Công tác tăng gia sản xuất và làm kinh tế, Vùng xác định tập trung vào một số hoạt động sản xuất chủ yếu trước mắt là đánh bắt cá và chế biến nước mắm; tham gia thăm dò, khai thác dầu khí; hợp đồng khai thác và thu gỗ của Ty Lâm nghiệp Kiên Giang; chăn nuôi, trồng trọt. Đầu năm 1976, Vùng điều động, đầu tư một số cán bộ làm nhiêm vụ kinh tế cho các khu duyên hải; đồng thời chuẩn bị lực lượng, tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ; tiến hành tổ chức đánh bắt cá thí điểm và chế biến nước mắm, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Vùng ký hợp đồng thăm dò địa chấn trong sông đồng bằng Cửu Long với Tổng công ty dầu khí miền Nam, trong năm 1976 thực hiện được 2 đợt phục vụ hoạt động thăm dò với 14 tàu của vùng tham gia, thu về trị giá gần 700 000 đồng.

Thực hiện “Đề án nhiệm vụ Hải quân tham gia làm kinh tế”, tháng 10 năm 1976, Quân chủng Hải quân triển khai thành lập Cục Xây dựng kinh tế Hải quân. Quân chủng chủ trương, ngoài lực lượng của Cục Xây dựng kinh tế, sẽ tổ chức xây dựng một số hải đoàn đánh cá chuyên nghiệp trực thuộc một số vùng, các khu duyên hải của các vùng tổ chức các hải đội tàu thuyền đánh cá chuyên nghiệp…Trên cơ sở chỉ đạo của Quân chủng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 tích cực nghiên cứu đề xuất các hướng làm kinh tế, các phương án xây dựng các hải đội, tiểu đoàn, trung đoàn đánh bắt, chế biến hải sản, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên và thế mạnh của vùng trong những năm sắp tới.

Cuối tháng 10 năm 1976, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ nhất. Đại hội đã hoàn thành tốt các nội dung thảo luận Dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ 4.

11

Page 12: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ngày 31tháng 12 năm 1976, Tư lệnh Hải quân ra quyết định triển khai thành lập Trung đoàn 150 - khung huấn luyện tân bình trực thuộc Vùng 5 Duyên hải, đóng tại Căn cứ Đồng Tâm, làm nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới cho Vùng 5 và cho Quân chủng theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Những tháng đầu năm 1977, trên biên giới và vùng biển Tây Nam liên tiếp có diễn biến phức tạp, căng thẳng. Ngày 4 tháng 1 năm 1977, bọn phản động khơ me đỏ tấn công đồn số 7 và số 8 ở Búp Răng, Đắc Lắc. Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1977, bọn phản động khơ me đỏ sử dụng 1 sư đoàn bộ binh tấn công vào 13 trên 15 xã biển giới tỉnh An Giang, gây nhiều tội ác man rợ đối với đồng bào ta, giết hại và làm bị thương gần 700 người. Trên biển, tàu hải quân Khơ me đỏ nhiều lần xâm phạm trắng trợn vùng biển của ta ở bắc đảo Phú Quốc, uy hiếp và vây bắt tàu cá của ngư dân ta đang làm ăn trên biển; pháo binh của chúng từ Hòn Keo Ngựa, Kiến Vàng, Tre Mắn hàng ngày khiêu khích bắn vào các đơn vị của ta ở Hòn Đốc.

Trước tình hình trên, ngày 16 tháng 6 năm 1977, Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ thị cho Vùng 5, có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ vùng biển, đảo phía Tây Nam, nhấn mạnh việc phối hợp hiệp đồng với các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, kiên quyết trừng trị mọi hành động xâm phạm hải phận của tàu hải quân khơ me, bảo vệ ngư dân ta làm ăn trên biển, phòng thủ vững chắc các đảo, sẵn sàng đánh trả kịp thời, quyết không để bị đánh bất ngờ.

Ngày 21 tháng 6 năm 1977, Bộ Tư lệnh Quân chủng thông qua kế hoạch phòng thủ vùng biển và hải đảo Tây Nam, trong đó xác định lực lượng ta, chủ yếu là lực lượng tại chỗ của Vùng 5 gồm, Khu duyên hải 53 (K53), có 1 hải đội tàu tuần tiễu, vận tải (19 tàu và 13 thuyền đánh cá); Trung đoàn 101, có 3 tiểu đoàn hỗn hợp. Lực lượng tăng cường của Quân chủng, có phân đội tàu tuần tiễu 100 tấn, 1 biên đội tàu khu trục, hộ vệ của Hạm đội 171; Tiểu đoàn 863 thủy quân lục chiến và 1 đại đội thiết giáp của Lữ đoàn 126;lực lượng Phòng không- Không quân, khi chiến đấu sẽ được tăng cường cho Hải quân 6 đến 8 chiếc HU1; 1 đến 2 chiếc CH 47 của Sư đoàn 372. Tư tưởng chỉ đạo và ý định tác là, không để bị đánh bất ngờ, diệt địch từ xa, kiên quyết phản kích tiêu diệt gọn.

Ngay sau đó, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh cho Vùng 5 khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo, bảo vệ vùng biển Tây Nam; đồng thời điều động Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 863 và Đại đội 14 thiết giáp (loại xe bọc thép bơi nước chở bộ binh), Lữ đoàn 126, từ Cam Ranh vào phối thuộc với Vùng 5 bảo vệ Phú Quốc.

Để thực hiện tốt mệnh lệnh chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, ngày 26 tháng 6 năm 1977, Bộ Tư lệnh Quân chủng ra chỉ thị về một số nhiệm vụ công tác chính trị trong chiến đấu trước mắt đối với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ đảo, vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, nêu rõ, Khơ me đỏ xâm phạm vùng biển, hải đảo và biển giới của Việt Nam “là một hành động cực kỳ nghiêm trọng, xâm phạm trắng trợn lãnh thổ của ta; có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương và sự xúi giục ở bên ngoài…Mục đích của địch là xâm chiếm đất đai, xâm chiếm các đảo và biển của ta, gây hận thù dân tộc, phá hoại tình đoàn kết hữu nghị giữ các nước Đông Dương, phục vụ âm mưu chiến lược lâu dài của nước ngoài…Nhanh chóng

12

Page 13: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quán triệt tình hình, âm mưu của địch, yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của các lực lượng bảo vệ đảo, từ đó bồi dưỡng xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, bảo đảm chiến đấu thắng lợi”4

Quán triệt chỉ thị, mệnh lệnh của trên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 Duyên hải xác định nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đảo, bảo vệ vùng biển trở thành nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm hàng đầu của toàn Vùng lúc này và khẩn trương tổ chức quán triệt âm mưu, thủ đoạn của địch, tình hình nhiệm vụ của Vùng, của từng đơn vị trong tình hình mới; xây dựng phương án phòng thủ mới vàkế hoạch hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng; tăng cường công tác huấn luyện kỹ, chiến thuật; huấn luyện theo các phương án hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng; chấn chỉnh việc chấp hành chế độ sẵn sàng chiến đấu; đồng thời đẩy mạnh xây dựng các công sự, trận địa dã chiến, củng cố hầm hào chiến đấu, nhất là trọng điểm phòng ngự tiền duyên các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Hòn Đốc.

Vùng tiếp tục củng cố hệ thống quan sát biển, các trạm ra đa; xây dựng lắp đặt hoàn chỉnh trạm ra đa mới ở đảo Thổ Chu đưa vào hoạt động cuối năm 1977.

Về công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, từ tháng 4 năm 1977, Vùng chỉ huy tổ chức các biên đội tàu PCF của Hải đội tàu tuần tiễu 511, Khu duyên hải 53 hiệp đồng với biên đội tàu tuần tiễu cao tốc 100 của Hải đội 7, Hạm đội 171 phối thuộc, làm nhiệm vụ trực đợi cơ và tiến hành các hoạt động tiễu nhiều trên những khu vực trọng điểm. Trong quí 3 năm 1977, các tàu của Hải đội 7 và Hải đội 511 đã thực hiện 117 lần chiếc tàu hoạt động, đi được 9.915 hải lý, kiểm tra 6 tàu lạ, bắt 1 tàu cá Thái Lan vi phạm và bắn chìm 1 tàu khác cố tình xâm nhập trái phép. Các trạm ra đa của vùng phát hiện 481 lần chiếc tàu qua lại khu biển Nam Du - Thổ Chu - Phú Quốc.

Cùng với tập trung cho nhiệm vụ cấp bách chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tổ chức lực lượng Vùng 5 tiếp tục được xây dựng và điều chỉnh. Ngày 8 tháng 4 năm 1977, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định triển khai tổ chức chấn chỉnh lực lượng Vùng 5 gồm: Tổ chức phòng Kinh tế, thành lập Tiểu đoàn thông tin, ra đa 551; tách Hải đội 511 tuần tiễu và vận tải thuộc Khu duyên hải 53 thành 2 hải đội tuần tiễu 512 và vận tải 511, chuyển phân đội làm kinh tế 532 chuyển thành hải đội đánh cá chuyên nghiệp; thành lập 1 đại đội xây dựng cơ bản, 2 đại đội nuôi tôm, 1 đại đội công binh 15.

Để nâng cao khả năng đánh địch từ xa, cũng như cơ động chiến đấu phòng thủ bảo vùng biển, đảo Tây Nam, Quân chủng quyết định tăng cường lực lượng pháo binh tầm xa cho Vùng 5. Tháng 10 năm 1977, Vùng tổ chức tiếp nhậnTiểu đoàn 21 pháo 130 lyvà thành lập Tiểu đoàn 22 pháo 105 ly và pháo 85 ly, biên chế 2 tiểu đoàn này về trực thuộc Trung đoàn 101.

Cuối quí 4 năm 1977, lực lượng của Vùng 5 tiếp tục được chấn chỉnh, giải thể Khu duyên hải 51. Khu duyên hải 52 đổi tên Khu duyên hải 51, thành lập tiểu đoàn sản xuất nông ngư nghiệp thuộc K51; giải thể Khu duyên hải 53, thành lập Hải đoàn đánh cá 158 trực thuộc Vùng 5, chuyển 2 hải đội tàu tuần tiễu, vận tải

4Chỉ thị 102/HQ, hồ sơ lưu trữ của BTL HQ

13

Page 14: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

512, 511 và xưởng 58 An Thới và các đơn vị Tiểu đoàn 561 Thổ Chu, Đại đội 2 Nam Du, đơn vị Hòn Đốc về trực thuộc Vùng 5.

Sang năm 1978, chiến sự trên biên giới Tây Nam tiếp tục diễn ra nóng bỏng, 5 sư đoàn bộ binh Khơ me đỏ tấn công tuyến biên giới hai tỉnh Tây Ninh, An Giang gây cho ta nhiều thiệt hại. Trên vùng biển, tàu thuyền của Khơ me đỏ vẫn tiến hành các hoạt động khiêu khích, liều lĩnh xâm nhập vào vùng biển của ta, tập trung ở khu vực biển bắc Phú Quốc.Pháo binh trên đảo của chúng vẫn ngang nhiên bắn phá Hòn Đốc của ta.Chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Hải quânđiều động một bộ phận lực lượng hải quân đánh bộ của Lữ đoàn 126 chi viện bảo vệ biên giới Tây Nam.

Đầu tháng 1 năm 1978, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ hải đảo và vùng biển Tây Nam, nêu rõ, tích cực phòng thủ giữ vững các đảo Hòn Đốc, Thổ Chu, Phú Quốc, không để bị địch tấn công bất ngờ, bảo vệ bằng được tính mạng, tài sản của nhân dân trên đảo, làm ăn trên biển, bảo vệ bằng được từng tấc đảo, sải biển của Tổ Quốc. Chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để phản công, tấn công trừng trị đích đáng bọn đi xâm lược, tiêu diệt các tàu thuyền của địch xâm phạm và gây tội ác với nhân dân ta ở trên vùng biển của ta.

Chấp hành chỉ thị của trên, Vùng 5 đẩy mạnh các hoạt động quan sát, tuần tiễu, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ vùng biển, sẵn sàng chiến đấu giáng trả các hành động xâm lược của địch; tăng cường các lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh việc xây dựng củng cố các công trình công sự, trận địa pháo, hầm hào, đường cơ động chiến đấu trên các đảo, trọng tâm là Phú Quốc và Hòn Đốc.

Đêm ngày 21 tháng 2 năm 1978, đài quan sát hồng ngoại trên đảo Hòn Đốc phát hiện một biên đội thuyền vũ trang 3 chiếc của hải quân Khơ me đỏ xâm nhập vùng biển của ta. Lập tức Ban chỉ huy đảo Hòn Đốc phát lệnh cho biên đội 2 tàu PCF 3875 và 101, Hải 512 đang trực chiến tại khu vực này tổ chức đánh địch. Song, do chủ quan coi thường địch, tổ chức chỉ huy không chặt chẽ, vận dụng chiến thuật dùng tàu đánh thuyền vũ trang của địch ban đêm không đúng, cách đánh không phù hợp, không hiệp đồng chặt chẽ với pháo binh trên đảo, nên ta bị tổn thất lớn, tàu 3875 bị địch bắn chìm, 2 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 7 bị thương; địch bị thương 1 thuyền.

Ngay sau trận này, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 chỉ đạo tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm và khẩn trương chấn chỉnh, củng cố tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành kỷ luật, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của các đơn vị, xác định quyết tâm lãnh đạo chỉ huy hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ của các lực lượng trên đảo, tàu, lực lượng tàu phối thuộc với Vùng 5 tiêu diệt bằng được tàu thuyền địch xâm phạm.

Tối ngày 1 tháng 4 năm 1978, phát hiện một tốp thuyền chiến đấu gồm 3 chiếc của địch vượt qua đường hải biên, tiến vào vùng biển Hòn Long – Hòn Đốc, dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Hòn Đốc, biên đội gồm 2 tàu PGM, số hiệu 601 và 614, Hải đội 811, Hạm đội 171, phối thuộc với Vùng 5, trực chiến đấu tại đảo Hòn Đốc,5 đã thực hiện tốt các chiến thuật và nhanh chóng vận động tiếp cận mục tiêu, bình tĩnh, quyết đoán phối hợp chiến đấu tốt, bắn chìm tại chỗ 2 thuyền chiến đấu

5Tháng 3 năm 1978, Hải đội 811 của Hạm đội 171 thay thế Hải đội 7 tiếp tục phối thuộc với Vùng 5 bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam

14

Page 15: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

của địch, bắn trọng thương chiếc còn lại. Về phía ta, tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.Đây là trận hiệp đồng chiến đấu đạt hiệu quả cao giữa Vùng 5 và lực lượng tàu phối thuộc, nó có ý nghĩa rất lớn, kịp thời cổ vũ tinh thần chiến đấu và quyết thắng của bội đội Vùng 5.

Một tuần sau đó, đêm ngày 8 tháng 4 năm 1978, dưới sự dẫn dắt, chỉ thị mục tiêu của các đài quan sát và ra đa Vùng 5, sự chỉ huy của Sở chỉ huy Hòn Đốc, biên đội 2 tàu 601 và 614 tổ chức phục kích, linh hạt cơ động, chớp thời cơ đúng lúc và kiên quyết tấn công địch. Sau 2 giờ 27 phút chiến đấu, 2 tàu 601, 614 bắn chìm 2 tàu, bắn bị thương 2 chiếc thuyền vũ trang của địch, tiếp tục giành thắng lợi giòn giã.

Cùng với các đơn vị tàu, trong tháng 4 đầu tháng 5 năm 1978, các trung đội pháo binh 105 mi li mét, 85 mi li mét trên đảo Hòn Đốc nêu cao tinh thần đánh trả, trừng trị hành động pháo địch khiêu khích đánh phá đảo của ta, đã thực hiện 9 lần phản pháo mãnh liệt và chính xác, đánh sập 2 lần chiếc cầu ở cảng hòn Keo Ngựa; bắn trúng 1 trận địa ĐKZ ở hòn Kiến Vàng; 1 trận địa pháo ở hòn Tre Mắn và phá hủy một số công sự trên các đảo gây thiệt hại nặng cho địch, khiến chúng sau đó không còn liều lĩnh pháo kích vào đảo Hòn Đốc của ta.

Để bảo đảm sức mạnh phòng thủ vững chắc vùng biển, đảo Tây Nam, từ đầu năm 1978, Quân chủng điều động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị của các vùng bổ sung biên chế cho Vùng 5 để xây dựng các đơn vị mới. Ngày 29 tháng 3 năm 1978, Quân chủng điều toàn bộ khung Tiểu đoàn huấn luyện 473 từ trực thuộc Vùng 4 về trực thuộc Vùng 5 để chấn chỉnh thành tiểu đoàn cơ động của Vùng 5; Tiểu đoàn huấn luyện 372 thuộc Vùng 3 về trực thuộc Trung đoàn 101 để chấn chỉnh thành thành 1 tiểu đoàn chiến đấu bộ binh…

Ngày 22 tháng 4 năm 1978, Bộ Tổng Tham ra quyết định số 87/QĐ-TM nâng Trung đoàn 101 thành Lữ đoàn 101 phòng thủ đảo Phú Quốc trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Duyên hải. Lực lượng bộ binh của Lữ đoàn 101 từ 5 tiểu đoàn bộ binh đến cuối năm 1978 phát triển lên 8 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh, pháo cao xạ. Đó là các tiểu đoàn bộ binh 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và tiểu đoàn pháo 21, 22.

Ngày 27 tháng 5 năm 1978, Bộ Quốc phòng tiếp tục ra quyết định số 414/ QĐ- QP thành lập Hải đoàn 127 trực thuộc Vùng 5 Duyên hải. Hải đoàn 127 gồm khối cơ quan hải đoàn bộ và các hải đội tàu tuần tiễu trực thuộc. Lúc đầu mới thành lập, hải đoàn có Hải đội 513 tàu PGM,WPB; Hải đội 512 tàu PCF. Cuối năm 1978, Hải đoàn 127 tiếp tục được bổ sung Hải đội tàu 514 vận tải đổ bộ LCU, LCM8. Hải đội tàu 511 vận tải đổ bộ LCM6, tàu vận tải 50 tấn, lúc này trực thuộc phòng Hậu cần làm nhiệm vụ vận tải bảo đảm hậu cần.

Thực hiện phương án bỏ các khung trung đoàn huấn luyện chiến sĩ mới trực thuộc các vùng để thành lập 2 trung tâm huấn luyện 402 và 403, cấp sư đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 8 tháng 7 năm 1978, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định triển khai điều động Trung đoàn huấn luyện 150, thuộc Vùng 5 Duyên hải về Sư đoàn huấn luyện 403 hải quân (trừ phân đội tàu).

Ngày 15 tháng 8 năm 1978, Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục ra quyết định điều động Hải đoàn đánh cá 158 thuộc Vùng 5 Duyên hải về trực thuộc Cục xây dựng

15

Page 16: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Kinh tế Hải quân để chấn chỉnh xây dựng thành Hải đoàn đánh cá chuyên nghiệp 133 của Cục xây dựng Kinh tế.

Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm số 1 của Vùng 5 Duyên hải lúc này là tập trung cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các đảo và vùng biển Tây Nam. Toàn bộ lực lượng của Vùng 5 chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Trong thời gian này, Vùng 5 tiếp tục kiện toàn tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy đơn vị các cấp, các lực lượng cho phù hợp với yêu cầu chiến đấu; đẩy mạnh công tác huấn luyện chiến đấu, phát động phong trào thi đua quyết thắng tập trung vào các chủ đề về học tập rèn luyện nâng cao chất lượng huấn luyện quân sự, xây dựng ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh, nếp sống chiến đấu chính qui…

Để lãnh đạo, chỉ huy công tác chuẩn bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, đơn vị bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả, bám sát được chiến trường sát, tháng 8 năm 1978, Sở chỉ huy Vùng 5 cùng cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng được di chuyển từ Bình Thủy, Cần Thơ ra đóng tại Phú Quốc, Kiên Giang.

Tháng 10 năm 1978, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân, các lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu của vùng tiến hành cuộc diễn tập T10 thực binh hiệp đồng binh chủng đổ bộ đường biển đánh chiếm mục tiêu, tại Hòn Rái. Cuộc diễn tập đã thành công, đạt được mục đích yêu cầu đề ra.Qua diễn tập T10, khả năng và trình độ thuần thục hiệp động chiến đấu của các lực lượng chiến đấu của vùng tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên một bước.

Xuất phát từ tình hình, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo Tổ quốc; phương hướng tổ chức, xây dựng lực lượng và phát triển quân chủng Hải quân, ngày 27 tháng 10 năm 1978, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 781/QĐ –QP chấn chỉnh 5 vùng duyên hải và Căn cứ Cam ranh thành 4 vùng hải quân trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân; giải thể Vùng 2 Duyên hải. Quyết định qui định phạm vi đảm nhiệm vùng biển của Vùng 1 Hải quân từ biên giới Việt – Trung đến đèo Ngang, phụ trách cả căn cứ Hải Phòng – Hạ Long; Vùng 3 Hải quân, từ đèo Ngang đến vịnh Xuân Đài, phụ trách cả Căn cứ Đà Nẵng; Vùng 4 Hải quân từ vịnh Xuân Đài đến cửa sông Thạch Phú ( Bến Tre), phụ trách cả Căn cứ Cam Ranh; Vùng 5 Hải quân, từ cửa sông Thạch Phú đến biên giới Việt Nam – Cam pu chia, phụ trách cả Căn cứ An Thới ( Phú Quốc).

Quyết định của Bộ Quốc phòng nêu rõ 5 nhiệm vụ cơ bản của các vùng hải quân là: Phòng thủ vững chắc các đảo được giao; Chống địch phong tỏa vùng biển, bảo vệ giao thông trên biển; Tham gia đánh địch đổ bộ đường biển, chi viện cho các lực lượng quân khu giữ đảo và bờ biển; Hiệp đồng với các lực lượng vũ trang khác bảo vệ chủ quyền và trật tự an ninh trên biển, bảo vệ sản xuất trên biển; Bảo đảm vật chất kỹ thuật cho các lực lượng trong Quân chủng Hải quân đến hoạt động trong vùng.

Việc chấn chỉnh 5 vùng duyên hải và căn cứ Cam Ranh thành 4 vùng hải quân đánh dấu một bước phát triển mới cả về trình độ tổ chức, xây dựng lực lượng và khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của quân chủng Hải quân nói chung và của Vùng 5 Duyên hải nói riêng.

16

Page 17: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Vùng 5 Hải quân lúc này về tổ chức biên chế không có gì thay đổi. Lực lượng chiến đấu trực thuộc Vùng gồm có Lữ đoàn 101; Hải đoàn 127; 4 tiểu đoàn ( Tiểu đoàn Thổ Chu 561; Tiểu đoàn Hòn Đốc; Tiểu đoàn bộ binh 1 cơ động; Tiểu đoàn pháo binh, cao xạ ; K51, có 1 phân đội tàu tuần tiễu và vận tải; Đại đội 2 Nam Du.

Những tháng cuối năm 1978, chấp hành chỉ thị về nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu ở mặt trận Tây Nam của Quân chủng, toàn Vùng tập trung cao độ vào tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu về mọi mặt, xây dựng quyết tâm kiên quyết đánh bại các cuộc tấn công của địch.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng chỉ đạo, tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục cho bộ đội quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội, quân chủng, của Vùng, nhận rõ tính chất phản động, âm mưu thủ đoạn thâm độc, nham hiểm của thế lực thù địch và tội ác dã man tàn bạo của tập đoàn phản động Pôn pốt –Iêng-xa ri, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đầu tháng 12 năm 1978, toàn Vùng 5 Hải quân đã trong tư thế sẵn sàng bước vào những thử thách mới.

** *

Có thể nói ba năm (1975- 1978), làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển đảo phía Tây Nam của Tổ quốc, Vùng 5 Hải quân luôn luôn phải trực diện với một kiểu chiến tranh xâm lấn biển, đảo. Bộ đội tiền thân Vùng 5 Hải quân đã tham gia cùng với các lực lượng của Quân chủng, Quân khu 9 chiến đấu giành lại đảo Thổ Chu, tấn công trừng trị đích đáng quân xâm lược, xứng đáng được Nhà nước tặng thưởng tấm huân chương đầu tiên về chiến công bảo vệ Tổ quốc sau ngày Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 và hoàn thành tốt nhiệm vụ ngăn chặn, giáng trả các hành động xâm nhập, khiêu khích phá hoại của hải quân Khơ me đỏ.

Ba năm, vừa nỗ lực xây dựng lực lượng, vừa khẩn trương chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam,Vùng 5 Hải quân trở thành một bộ phận lực lượng phòng thủ, tấn công mạnh của Quân chủng Hải quân trên một hướng biển, đảo có tầm quan trọng chiến lược và đủ sức sẵn sàng đảm nhiệm các nhiệm vụ mới của quân đội, Quân chủng giao cho.

Chương hai: THAM GIA CHIẾN DỊCH TÂY NAM; PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO PHỤ TRÁCH VÀ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VẺ VANG Ở CAM PU CHIA (1979 – 1989)

1. Tham gia chiến dịch Tây Nam năm 1979Trên biên giới Tây Nam, từ tháng 6 năm 1978, tập đoàn phản động Pôn pốt

– Yêng –xa ri đẩy mạnh chiến tranh xâm lấn và chuyển sang thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược với mức độ ngày càng quyết liệt, qui mô nhiều sư đoàn tham gia tấn công trên toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam – Cam pu chia.

17

Page 18: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Kiên quyết trừng trị quân xâm lược, ngày 19 tháng 7 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu làm nhiệm vụ chỉ huy thống nhất mọi hoạt động tác chiến của các quân khu, quân binh chủng ở phía Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc khu vực biên giới Tây Nam.

Đầu tháng 12 năm 1978, ba trung đoàn bộ binh của các sư đoàn 703, 201, 340 Khơ me đỏ mở cuộc tấn công lớn sang đất Việt Nam chiếm một số khu vực biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh. Các lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng cơ động của Bộ tích cực chiến đấu ngăn chặn.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, quyết tâm tiêu diệt địch để hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam, đồng thời đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam pu chia, sẵn sàng giúp đỡ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Cam pu chia đánh đổ chế độ độc tài, diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân, cuối tháng 12 năm 1978, ta tổ chức phản công tiêu diệt địch trên toàn tuyến biên giới, giành lại các khu vực bị quân Khơ me đỏ xâm chiếm, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của chúng ở biên giới Tây Nam. Ngay sau đó, một bộ phận lực lượng của quân khu 5, 7, 9, quân đoàn 2, 3, 4, quân chủng không quân, hải quân, các binh chủng… được giao nhiệm vụ tiến hành chiến dịch Tây Nam tiến công lực lượng quân Khơ me đỏ, giúp lực lượng cách mạng Cam pu chia dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Cam pu chia đập tan bộ máy cai trị độc tài phát xít của bè lũ Pôn pốt- Yêng- xa ri, giải phóng nhân dân Cam pu chia thoát khỏi họa diệt chủng.

Ngày 27 tháng 12 năm 1978, tại Sở chỉ huy của Quân chủng ở thành phố Hồ Chí Minh, Vùng 5 Hải quân được Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ phối hợp hiệp đồng với các lực lượng của Quân chủng tiến công địch trên hướng biển tây nam, giải phóng đất đai khu vực Kông pông xom, Kô kông, vùng biển và hải đảo Cam pu chia.

Quán triệt nhiệm vụ được giao, ngày 29 tháng 12 năm 1978, Sở chỉ huy Vùng 5 ra mệnh lệnh chiến đấu chiến dịch Tây Nam - T15, nêu rõ nhiệm vụ và ý định của Vùng là:

1, Giữ vững tuyến đảo phụ trách trong mọi tình huống.2, Chiến đấu bảo vệ đội hình đổ bộ của Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 trên

vùng biển đông đảo Phú Dự - Hòn Nước- Kông pông Smếch cho tới Cam pốt, Kếp, An Tây, quần đảo Hải Tặc.

3, Dùng pháo binh yểm trợ cho bộ đội Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 đổ bộ theo yêu cầu của lữ đoàn; Chế áp ngăn chặn quân địch trên các đảo Hòn Nước, Phú Dự, ngã ba Pô kô đến cửa sông Cam pốt và trên các đảo Tre mắn, Kiến vàng, Keo ngựa…

4, Pháo binh hiệp đồng chiến đấu với biên đội Hạm đội 171, đánh ngăn chặn tiêu diệt tàu địch trên vùng biển tây Phú Dự, Hòn Nước, nam Ream.

5, Với sự yểm trợ của biên đội tàu, tạo thời cơ đổ bộ phân đội nhỏ trên đoạn bờ biển đông nam cảng Ream, thạo sâu đánh phá phía sau Ream

6, Đổ bộ lực lượng thay Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 chiến đấu giữ vững bãi độ bộ từ cửa sông Pret kdát đến Co co nút

18

Page 19: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

7, Bảo vệ khu tập kết của bộ đội.Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Vùng 5 huy động hầu hết lực lượng

chiến đấu, phục vụ chiến đấu hiện có tham gia chiến dịch gồm: Hải đoàn 127, Lữ đoàn 101, Tiểu đoàn bộ binh 1, Tiểu đoàn Hòn Đốc, Đại đội 2 đảoNam Du; Tiểu đoàn ra đa 551, hải đội tàu vận tải 514, xưởng 58- An Thới, Xưởng 55- Bình Thủy. Ngoài ra, Vùng vận động 15 thuyền vận tải của ngư dân Phú Quốc tham gia chiến dịch. Theo lệnh của Quân chủng, Vùng 5 điều động 10 tàu vận tải đổ bộ LCM8 và 1 tàu LCU phối thuộc Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126, chở lực lượng đổ bộ chiến đấu.

Về tình hình hải quân khơ me đỏ và lực lượng bảo vệ ven biển Cam pu chia, lúc này chúng có Sư đoàn hải quân 164 và Trung đoàn biên phòng 17, được bố trí như sau:

Sư đoàn Hải quân khơ me 164 gồm: Sư đoàn bộ và một số đơn vị phục vụ đóng ở Kông pông xom. Trung đoàn140 hải quân khơ me, đóng ở Reamm, có 172 tàu thuyền các loại, trong đó có 8 tàu tuần tiễu 100 tấn, 2 tàu săn ngầm, 8 tàu phóng lôi, 8 tàu PCF, hoạt động khắp các vùng biển Cam pu chia. Trung đoàn hải quân khơ me 61 phụ trách khu biển từ đảo Kô rông đến đảo Kô kông. Sở chỉ huy cơ bản và 1 tiểu đoàn ở bắc Sở Dầu, Kông pông xom; sở chỉ huy tiền phương ở bắc đảo Kô kông. Trung đoàn hải quân khơ me 62 phụ trách khu biển từ đảo Kô tang đến đảo Pô lô vai. Sở chỉ huy và 1 tiểu đoàn đóng ở đảo Kô tang. Trung đoàn hải quân khơ me 63 đóng quân ở các đảo Phú Dự, Hòn Nước, An Tây, Tre Mắn, Kiến Vàng, Keo Ngựa phụ trách khu biển từ đảo Kô rông đến đảo Kô kông; Sở chỉ huy đóng ở ngã ba Phun ang.

Trung đoàn biên phòng 17, sở chỉ huy đóng ở thị xã Kô kông, các tiểu đoàn đóng ngay thị xã và ven biển từ đảo Kô kông lên ven biên giới Thái Lan.

Căn cứ Ream, địch bố trí quân số trên bờ có khoảng 1100 tên; hỏa khí, có 8 khẩu 37mili mét; dưới nước có 500 tên với 4 tàu tuần tiễu 100 tấn, 8 tàu phóng lôi, 2 tàu săn ngầm, 4 tàu PCF. Ở Kông pông xom, trên bờ có 2400 tên, với 45 súng cao xạ các loại từ 37 mili mét đến 100 mi li met, 1 đài ra đa đối không ở điểm cao 140; dưới nước có 300 tên với 4 tàu phóng lôi, 4 tàu PCF và 4 tàu tuần tiễu 100 tấn bố trí ở đảo Kô rông Sa lem.

Hệ thống quan sát biển, hải quân khơ me có 4 trạm ra đa đối hải, bố trí ở đỉnh núi Pô kô, đảo Kô tang, Pô lô vai và Kô kông.

Có thể thấy, lực lượng phòng thủ của địch có thực lực khá mạnh, nhất là hai khu vực trọng điểm Ream và Kông pông xom, địch xây dựng nhiều công sự hầm hào kiên cố, tập trung số lượng lớn lực lượng phòng thủ ở đây.

Các lực lượng của Vùng 5 tham gia chiến dịch Tây Nam từ ngày 6 tháng 1 năm 1979, kết thúc vào ngày 20 tháng 4 năm 1979, trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tấn công giải phóng đất đai; giai đoạn 2, tấn công truy quét giữ vững địa bàn mới giải phóng.

Giai đoạn 1, từ ngày 6 tháng 1 đến 18 tháng 1 năm 1979, giai đoạn này nhiệm vụ của Vùng 5 là bảo vệ đội hình hành quân đổ bộ của Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 lên bãi Tà Lơn, bảo vệ khu vực đổ bộ và khu biển tác chiến; độc lập

19

Page 20: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

và hiệp đồng với các lực lượng của Quân chủng tấn công đánh chiếm các mục tiêu cảng quân sự Ream, cảng Kông pông som, đảo Kô kông và một số đảo phụ cận.

Diễn biến như sau, ngày 5 tháng 1 năm 1979, Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng chính thức giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị tham gia chiến dịch Tây Nam.

10 giờ 30 phút, ngày 6 tháng 1 năm 1979, Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng phát lệnh báo động chiến đấu, mở màn chiến dịch Tây Nam trên hướng biển. Lực lượng đổ bộ của Lữ đoàn 126 được lệnh xuất phát.

16 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1979, các lực lượng Vùng 5 tham gia chiến dịch được lệnh xuất phát tiến về bãi đổ bộ Tà lơn.

21 giờ 37 phút ngày 6 tháng 1 năm 1979, pháo binh Vùng 5 bắt đầu khai hỏa, bắn chi viện và bảo vệ cho lực lượng Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 863, 864 và Tiểu đoàn xe tăng 867 của Lữ đoàn 126 triển khai thực hành đổ bộ. Cụm pháo tầm xa 130 ly và 105 ly của Tiểu đoàn 21, tiểu đoàn 22, bố trí ở Ghềnh Dầu trên đảo Phú Quốc và Bãi Thơm, Hòn Một, bắn chế áp các mục tiêu xung quanh bãi đổ bộ, đảo Hòn Nước, Phú Dự, ngã 3 Pô kô, ngã ba Kô ki. Pháo binh Hòn Đốc bắn chế áp các đảo Kiến Vàng, Keo Ngựa, Tre Mắn, An Tây.

1 giờ ngày 7 tháng 1 năm 1979, Cụm pháo Gềnh Dầu bắn vào cửa nam cảng Ream chặn tàu địch, chi viện cho Hạm đội 171 bắn cháy 1 tàu địch, loại tuần tiễu 100 tấn; đánh bị thương 1 tàu vận tải cao tốc. Tiếp tục trong ngày 7 tháng 1, Cụm pháo Gềnh Dầu và Bãi Thơm bắn cầm canh chế áp địch chi viện cho các lực lượng của ta tiếp tục đổ bộ vào bãi Tà Lơn và phát triển chiến đấu.

Lực lượng bộ binh Vùng 5, theo lệnh của Sở chỉ huy, 9 giờ ngày 7 tháng 1 năm 1979, Tiểu đoàn 6 của Lữ đoàn 101 đổ bộ vào Tà Lơn thay cho Tiểu đoàn 863 của Lữ đoàn 126 chiến đấu bảo vệ đầu cầu khu vực đổ bộ. 19 giờ 30 phút cùng ngày, Tiểu đoàn 8, Lữ 101 đổ bộ vào Tà Lơn làm nhiệm vụ hiệp đồng với Lữ đoàn 126 chiến đấu chiếm giữ ngã 3 Ream và khi có điều kiện tấn công giải phòng cảng Ream. Trưa ngày 8 tháng 1, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho Tiểu đoàn 8, Lữ đoàn 101 bỏ lại tất cả đồ đạc nặng, khẩn trương tổ chức hành quân bộ theo đường số 4 tiến vào ngã 3 Ream thay thế cho cho tiểu đoàn 863, Lữ đoàn 126 chốt giữ và bảo vệ khu vực Ngã 3 Ream. 20 giờ ngày 9 tháng 1, Tiểu đoàn 8, Lữ 101 có mặt tại ngã 3 Ream triển khai nhiêm vụ.

Lữ đoàn 126 tổ chức các đợt tấn công đập tan cao điểm 144, tiêu diệt các ổ đề kháng của địch tiến về cảng Kông pông som. Sáng ngày 10 tháng 1, phối hợp với một mũi tiến công của Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, Lữ đoàn 126 tiến vào giải phóng cảng Kông pông som lúc 8 giờ 15 phút.

Trên hướng biển, ngày 7 tháng 1 năm 1979, các tàu chiến đấu của Hải đoàn 127, Vùng 5 hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ sườn phía đông đội hình đổ bộ của Lữ đoàn 126 vào bãi Tà Lơn. Ngày 8 tháng 1, chấp hành lệnh của Sở chỉ huy Quân chủng, Vùng 5 điều động 6 tàu PGM 602, 603, 605, 606, 607, 615 của Hải đoàn 127 tăng cường cho Hạm đội 171 tổ chức thành hai tốp đột kích làm nhiệm vụ trinh sát, đánh phá các mục tiêu trên bờ, dọn bãi đổ bộ đánh chiếm cảng Ream. Tốp 1 gồm, tàu HQ-01, 203,199, 607, 605, 606.Tốp 2 gồm, HQ -03, 197, 205, 603, 615.

20

Page 21: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Sáng ngày 9 tháng 1, hai tốp đột kích của Hạm đội 171 đến vị trí triển khai đội hình, nhính dần lên về phía mục tiêu. Hai tàu phóng lôi của địch từ đảo Kô rông Sa lem tấn công tàu HQ 03. Phối hợp với biên đội tàu 197 – 205, biên đội tàu 603- 615 đánh bật 2 tàu phóng lôi của địch, buộc chúng phải tháo chạy, bảo vệ an toàn tàu HQ 03.

Trưa ngày 9 tháng 1, Sở chỉ huy Quân chủng thông báo lực lượng địch ở Ream đang tháo chạy và sau đó chỉ thị cho các đơn vị chuẩn bị cuộc tổng công kích lần cuối vào hai cảng Ream và Kông pông som. Quân chủng ra lệnh:

Tốp đột kích 1 có nhiệm vụ đánh chiếm Ream. Tàu HQ 01 sẽ chiếm lĩnh vị trí cách cảng 8 ki lô mét dùng pháo lớn công kích, 2 tàu 199- 203 trực tiếp yểm trợ, 3 tàu PGM 605, 606, 607 đột kích vào Ream.

Tốp đột kích 2, đánh chiếm Kông pông som Tàu HQ 03 sẽ chiếm lĩnh vị trí cách cảng 8 ki lô mét dùng pháo lớn công kích, 2 tàu 197- 205 trực tiếp yểm trợ, 3 tàu PGM 602, 603, 615 đột kích vào Kông pông som.

Chiều ngày 9 tháng 1, cả 2 tốp xuất kích theo kế hoạch, 17 giờ 10 phút, trong khi tốp 2 còn trên đường hành tiến, tốp đột kích 1 bắt đầu pháo kích vào cảng Ream trong 10 phút và tàu 203 được lệnh đi trinh sát. Trên đường đi trinh sát, địch ở Hòn Tây Nam bắn ra tàu ta. Trước tình hình địch còn phản ứng, chống đỡ mạnh, để tập trung dứt điểm từng cảng một, Hạm đội 171 chỉ thị tốp 2 dừng lại, tổ chức phòng ngự.

Biên đội tàu PGM 605, 606,607 tốp 1 được lệnh tiến vào cảng Ream. Biên đội thành đội hình hàng dọc tiến vào, khi cách cảng 2 hải lý thì bị súng 12,7 mi li mét ở bắc Hòn Bãi bắn ra và cối 81 mi li mét từ trên cảng bắn xuống. Biên đội chuyển thành hàng ngang, dùng H12 bắn vào các hỏa điểm địch, sau đó tiếp cận dùng pháo 37 mi li mét bắn nhanh. Bọn địch trên bờ ngoan cố chống trả mãnh liệt.Trong khi trời sắp tối và xét thấy khả năng ta chưa thể vào cảng được, Chỉ huy Hạm đội quyết định cho biên đội tàu PGM dừng lại và lùi ra xa thả trôi.

Tối ngày 9 tháng 1, chấp hành chỉ thị của Quân chủng, Sở chỉ huy Vùng 5 điều 6 tàu PCF của Hải đoàn 127 tăng cường cho 2 tốp đột kích và sử dụng Đại đội 5, Tiểu đoàn 4, Lữ 101 và đại đội 3, Tiểu đoàn bộ binh 1 trực thuộc Vùng 5 đổ bộ đánh chiếm cảng Ream. Chỉ huy của Vùng 5 và Hạm đội thống nhất kế hoạch tấn công vào hai cảng như sau:

Mũi tấn công vào Ream gồm 4 tàu PGM 603, 605, 606, 607; 4 tàu PCF 102, 103, 104, 107 và 2 đại đội bộ binh do đồng chí phó tư lệnh Vùng 5 chỉ huy tiến vào cảng Ream dưới sự chi viện, bảo vệ của tàu 05, 07, Hạm đội 171. Thời gian thực hiện vào 6 giờ ngày 10 tháng 1.

Mũi tấn công vào Kông pông som gồm các tàu : HQ01, HQ03, 197, 199, 203, 205 của Hạm đội 171 và 2 tàu PGM 602, 615; 2 tàu PCF 101, 3826 của Vùng 5.

Ở mũi tiến vào Kông pông som, lúc 2 giờ 30 phút, ngày 10 tháng 1, tàu 101, 3826 và 615 đi trinh sát cảng Kông pông som, tình hình cảng yên ắng, nhận định có thể lực lượng trên bờ của ta đã chiếm được cảng. Các tàu trinh sát tiếp tục cơ động bên ngoài và khi trời sáng sẽ vào cảng. 6 giờ sáng ngày 10 tháng 1, biên đội lớn xuất phát tiến về Kông pông som. 7 giờ sáng, tốp tàu trinh sát phát hiện kho dầu đã bốc cháy, chỉ huy biên đội nhận định khả năng địch đã bỏ chạy, đốt kho

21

Page 22: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

dầu, nên lệnh cho 3 tàu trinh sát lập tức cặp cảng. 8 giờ lực lượng tàu vào cảng liên lạc được với lực lượng của Lữ đoàn 126. Tiếp theo 3 tàu trinh đi đầu, toàn biên đội đến nơi và triển khai đội hình theo kế hoạch phòng thủ bảo vệ cảng.

Tại mũi tấn công vào Ream, 9 giờ 30 phút ngày 10 tháng 1, biên đội đến vị trí triển khai đội hình thì bị địch ở Hòn Bãi và bờ bắn ra quyết liệt vào đội hình. Biên đội vừa cơ động vừa đánh trả địch để tạo thế đổ bộ, nhưng đến 12 giờ vẫn chưa vào cảng được.

13 giờ, toàn biên đội triển khai xong đội hình chiến đấu. Theo hiệp đồng 2 tàu 05, 07 bắt đầu bắn mạnh vào các hỏa điểm của địch; các tàu 602, 605, 606, 607 đồng loạt bắn H12 vào các mục tiêu trên cảng Ream. Bọn địch trong bờ ngoan cố chống trả điên cuồng, nhưng chúng bị toàn bộ hỏa lực của biên đội áp đảo. Lợi dụng thời cơ có lợi, 13 giờ 50 phút, 2 tàu PCF 102, 107 chở Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 tăng tốc vượt lên trước đội hình xông vào cảng Ream, dùng súng súng 12,7 bắn quét vào khu vực cảng. Địch vẫn chống cự quyết liệt, tàu 107 bị trúng 1 quả đạn M79, 1 chiến sĩ hy sinh, 6 đồng chí khác bị thương. Dù bị thương vong, tàu 107 vẫn dũng cảm, vừa bắn chế áp địch vừa cơ động tiến vào cảng. 14 giờ 15 phút, 2 tàu 107, 102 cập cảng, bộ binh nhanh chóng đổ bộ lên bờ chiếm lĩnh trận địa, vận động tiêu diệt các ổ đề kháng làm bàn đạp cho lực lượng đổ bộ tiếp theo.

16 giờ, biên đội gồm 2 tàu PCF 108, 3825; 5 tàu PBR bảo vệ các tàu thuyền vận tải gồm 1 LCM6 và 15 thuyền máy của dân chở đại đội 5, Tiểu đoàn 4 tiến vào cặp cảng Ream 6.Bộ binh Vùng 5 đổ bộ lên cảng phối hợp với bộ binh cơ giới Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào từ phía bắc đánh chiếm và làm chủ toàn bộ cảng Ream. Cùng ngày, Tiểu đoàn 8, Lữ đoàn 101 từ ngã 3 Ream cũng kịp thời tiến vào cảng, cùng với các đơn vị triển khai đội hình phòng thủ bảo vệ các mục tiêu. Tại cảng Ream, ta thu được 2 tàu cá Thái Lan trọng tải lớn, 1 tàu LCU, 2 ca nô, 1 đốc nổi; 10 thuyền vũ trang đang trên sửa chữa trên đốc; 1 kho đạn, 21 quả ngư lôi; 6 khẩu pháo.

Ngày 11 tháng 1 năm 1979, đợt 1 của chiến dịch kết thúc. Sau 4 ngày hiệp đồng cũng như độc lập chiến đấu, các lực lượng pháo binh, tàu chiến đấu, tàu vận tải và bộ binh của Vùng 5 đã nêu cao tinh thần tiến công, nhanh chóng khẩn trương vượt qua những lúc khó khăn, ác liệt, dũng cảm chiến đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng Quân chủng hoàn thành thắng lợi mục tiêu giải phóng cảng Kông pông som và quân cảng Ream.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu đợt 1, Quân chủng Hải quân khẩn trương triển khai tổ chức lực lượng giải phóng thị xã Kô kông, đảo Kô kông.

Lúc này địch vẫn còn hai lực lượng chủ yếu là tàn quân của sư đoàn 164 hải quân và sư đoàn 101 biên phòng.Hai lực lượng này phân tán nằm rải rác từ Kông pông som đến Kô kông.Quân chủng chủ trương đánh đảo trước, tạo điều kiện để phát triển đánh thị xã Kô kông. Lực lượng chiến đấu đợt 2 gồm có các đơn vị Lữ đoàn 126, Vùng 5 Hải quân, Hạm đội 171 và Hải đoàn 125. Ngoài ra, Bộ Tổng Tham mưu tăng cường cho Trung đoàn 66 ( thiếu) của Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 làm lực lượng dự bị.

Lực lượng tham gia chiến đấu của Vùng 5 được sử dụng như sau:

6Các tàu chiến đấu và các tàu, thuyền vận tải này này xuất phát hành quân từ Bãi Dài, Phú Quốc

22

Page 23: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Lữ đoàn 101 có 4 tiểu đoàn 5, 6, 7, 8 và đại đội 5 của Tiểu đoàn 4. Quân chủng tăng cường cho Lữ đoàn 101, bốn xe tăng làm nhiệm vụ đột kích đổ bộ tấn công. Hải đoàn 127 có 14 tàu chiến đấu ( 6 tàu PGM, 8 tàu PCF); 18 tàu vận tải đổ bộ và 15 tàu xi măng (tàu của Quân chủng tăng cường).

Sau 4 ngày chuẩn bị các mặt công tác và củng cố các lực lượng chiến đấu, 16 giờ ngày 15 tháng 1 năm 1979, Sở chỉ huy Quân chủng báo động hành quân chiến đấu. 18 giờ cùng ngày toàn bộ lực lượng tham gia chiến đấu đợt 2 của Vùng 5 xuất phát rời cảng Kông pông som nhằm hướng Kô kông. Đội hình hành quân, tuyến phía trước và hai bên là các tàu chiến của hạm đội, tuyến trong và phía sau là lực lượng tàu đổ bộ và tàu bảo vệ của vùng 5 và Lữ đoàn 126.Sau cùng là tàu 501 đặt Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng.Dọc đường hành quân từ Kông pông som đến vị trí tập kết ở Kô kông lúc 7 giờ, ngày 16 tháng 1, ta không hề gặp địch.

Sau các đợt đánh phá, dội bom của các biên đội máy bay F5E của không quân ta và của pháo tàu, hỏa tiễn của Hạm đội 171, Hải đoàn 127 lên phía bắc đảo Kô kông, 11 giờ 35 phút ngày 16 tháng 1 năm 1979, Sở chỉ huy phát lệnh đổ bộ chiến đấu. Tiểu đoàn 6 đánh chiếm, bảo vệ bãi đổ bộ để các tiểu đoàn tiến vào. 13 giờ 30 phút, ba tiểu đoàn 5, 7, 8, Lữ đoàn 101 hoàn thành đổ bộ, phát triển thành 4 mũi cắt ngang đảo, tấn công lên phía bắc. Trước sức tấn công ào ạt của quân ta, địch chống cự yếu ớt, rồi bỏ chạy. Sở chỉ huy Vùng lệnh cho Lữ đoàn 101 chớp thời cơ, động viên bộ đội vận động, phát triển chiến đấu nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ càng sớm càng tốt. Tiểu đoàn 8 cơ động chiếm điểm cao 418; Tiểu đoàn 7 nhanh chóng chiếm điểm cao 100 và 337, đặt hỏa lực khống chế khu vực đất liền phía bắc đảo; Tiểu đoàn 5 kiểm soát tuyến ven biển khu vực từ tây nam đến điểm cao 273.

Sở chỉ huy Quân chủng nhận định, địch ở khu vực từ mũi Lăm dăm đến nam sông Kasaốp đã bỏ chạy, lệnh cho Lữ đoàn 101 sử dụng 2 đại đội bộ binh tấn công chiếm giữ khu vực này để tạo bàn đạp hỗ trợ cho Lữ đoàn 126 tấn công thị xã Kô kông ngày hôm sau. Chấp hành lệnh, Đại đội 9, Tiểu đoàn 6 và Đại đội 5, Tiểu đoàn 4, cùng với sự chi viện của pháo tàu Hải đoàn 127 đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đổ bộ đánh chiếm đảo Móc câu và nam cửa sông Kasaốp lúc 19 giờ cùng ngày.

Sau một ngày chiến đấu, các lực lượng Vùng 5 đã thành nhiệm vụ giải phóng bắc đảo Kô kông và nam cửa sông Kasaốp đến hòn Móc Câu.

Ngày 17 tháng 1 năm 1979, Quân chủng triển khai lực lượng Hạm đội 171 và Lữ đoàn 126 tấn công giải phóng hoàn toàn thị xã Kô kông và vùng xung quanh thị xã.

Sau khi giải phóng phía bắc đảo Kô kông, ngày 17 và 18 tháng 1, Vùng 5 tiếp tục tổ chức cho Lữ đoàn 101 quay xuống truy quét địch ở phía nam đảo. Đến 18 giờ ngày 18 tháng 1, ta hoàn toàn làm chủ đảo Kô kông.

Trong quá trình tham gia chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trên đất liền và đảo Kô kông, Vùng 5 bám sát tình hình địch, nắm thời cơ tổ chức lực lượng bộ binh và tàu kịp thời giải phóng các đảo nhỏ lẻ ở gần bờ và xa bờ của Bạn.

23

Page 24: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ngày 7, 8 tháng 1 năm 1979, lực lượng hải quân Khơ me ở đảo Phú Dự, Hòn Nước bắt đầu rút chạy, sau đó là lực lượng ở các đảo Kiến Vàng, Keo Ngựa, Tre Mắn, An Tây bỏ chạy cùng với tàu thuyền.

Nắm chăc tình hình địch, ngày 10 tháng 1, Tiểu đoàn Hòn Đốc đổ bộ giải phóng 3 đảo Kiến Vàng, Keo Ngựa, Tre Mắn; ngày 11 tháng 1, giải phóng tiếp đảo An Tây. Ngày 17 tháng 1, biên đội 3 tàu PGM 603, 607, 615 của Hải đoàn 127 chở lực lượng bộ binh của Tiểu đoàn Hòn Đốc thực hành đổ bộ giải phóng đảo Pô lô vai. Cũng ngày 17 tháng 1, biên đội 2 tàu PGM, Hải đoàn 127 hiệp đồng với một số thuyền dân của huyện đội Phú Quốc chở Đại đội 2 đảo Nam Du tiến đánh giải phóng đảo Kô tang. Tiếp đến ngày 18 và 21 tháng 1, Tiểu đoàn 4 đổ bộ giải phóng đảo Hòn nước và Phú Dự. Trong trận đánh giải phóng Hòn nước, do sự khinh suất, chủ quan coi thường địch, nên cán bộ, chiến sĩ ta vấp mìn địch gài bẫy bị thương vong khá lớn.

Giai đoạn 1 kết thúc thắng lợi, Vùng 5 hải quân tham gia chiến đấu cùng với các lực lượng của Quân chủng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng thành phố cảng Kông pông xom, thị xã Kô kông, quân cảng Ream và toàn bộ vùng biển đảo của Bạn từ Kông pông xom đến Kô kông.

Bước sang giai đoạn 2, Quân chủng Hải quân được Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ, tiếp tục tấn công truy quét tàn quân địch, thu kho tàng cơ sở vật chất kỹ thuật của địch, giải phóng dân, mở rộng phạm vi hoạt động và vùng kiểm soát của ta. Địa bàn hoạt động trên giao cho Quân chủng dài 200 ki lô mét từ Kông pông xom tới thị xã Kô kông, có chiều rộng từ 30 đến 40 ki lô mét, ngoài ra còn có các đảo, vùng biển, địa hình phức tạp, nhiều sông ngòi, rừng núi, dân cư hầu như không có, phương tiện, vật chất tiếp tế khó khăn. Về tình hình địch trên địa bàn, lúc này ta nắm được chúng còn khoảng hai trung đoàn tập trung ở các khu vực đông, đông bắc thị xã Kô kông, ở đông sông Kép và dọc sông Vai.Địch vẫn còn khá lớn cơ sở vật chất kỹ thuật và kho tàng.Sau khi nghiên cứu tình hình địch, đặc điểm địa hình địa bàn hoạt động, Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương xác định chủ trương, truy quét địch giữ vững địa bàn chiến lược đã được giải phóng, giữ vững đường giao thông vận chuyển trên biển, trên bộ; sử dụng lực lượng hợp lý và tìm cách thích hợp; tập trung truy quét có trọng điểm ở hai khu vực Kông pông xom và Kô kông. Về lực lượng chiến đấu, Quân chủng tiếp tục sử dụng Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126; Hạm đội 171 và Vùng 5 Hải quân. Để thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2, Vùng 5 tổ chức Sở chỉ huy phía trước đóng tại thành phố Kông pông xom.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương, trên hướng Kông pông xom, để giữ vững tuyến giao thông đường biển Kông pông xom đi Kô kông, Vùng 5 hiệp đồng với Hạm đội 171 truy quét địch ở các đảo Kôpô, Kôrông, Kômanô và cụm đảo Smít, Smách. Từ ngày18 tháng 1 đến 15 tháng 2 năm 1979, dưới sự chi viện hỏa lực bắn dọn băi của Biên đội 1, Hạm đội 171, các tàu vận tải của Hải đoàn 127 chở bộ đội Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5, Lữ đoàn 101 đổ bộ vào các đảo trên, cơ động lùng sục, truy quét địch, đồng thời tổ chức lực lượng đóng giữ 3 đảo Kô pô, Kôrông và Kômanô.

24

Page 25: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Cùng thời gian trên, trên đất liền Kông pông xom, Tiểu đoàn 8, Lữ 101 tiến hành nhiều đợt truy quét tại các khu đông bắc Sở Dầu, hai bên bờ sông Thamarông; khu vực rừng cao su đến ngã 3 Ream kéo sang đường sắt và khu cao điểm 144 ( nam đường số 4) tiến sát ra biển. Tại các khu vực trên,tàn quân địch hoạt động nhỏ lẻ, từng nhóm từ ba đến năm tên, khi gặp ta truy quét, chúng nổ súng rồi bỏ chạy. Kết quả truy quét, Tiểu đoàn 8 đã giải phóng được 160 dân bị địch truy bức chạy vào rừng, tổ chức đưa họ về Kông pông xom.

Trên hướng Kôkông, để ngăn chặn địch đi lại phía ngã 3 sông Kép, tạo thế tấn công vào đất liền, ngày 1 tháng 2 năm 1979, dưới sự yểm trợ hỏa lực của đại đội pháo 85 mi li mét và pháo 37 mi li mét của phân đội tàu PGM, Hải đoàn 127, Đại đội 11, Tiểu đoàn 6 đổ bộ tấn công truy quét đánh điểm cao 27. Sau 8 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch phòng ngự ở đây, làm chủ trận địa này và ngay sau đó ta đưa đại đội pháo 85 lên bố trí tại điểm cao 27 khống chế địch trên địa bàn rộng. Đây là trận đánh hiệu quả nhất của Vùng kể từ đầu chiến dịch cho đến lúc này, ta tiêu diệt tại chỗ 23 tên địch, thu một số súng và máy thông tin.

Cũng trong ngày 1 tháng 2, theo lệnh của Vùng, hai tiểu đoàn 7 và 6 bí mật đổ bộ lên lên tây cao điểm 202 và phát triển về phía cao điểm 43 đến bắc cao điểm 109 hình thành thế bao vây địch ở cao điểm 78 và 109. Ngày 12 tháng 2, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 6 đồng loạt nổ súng tấn công từ hai hướng, tập trung tiêu diệt địch ở cao điểm 78 và 109. Ở cao điểm 78 và 79, địch bố trí công sự vững chắc, nhưng bị ta đánh bất ngờ với hỏa lực mạnh, bọn chúng nhanh chóng tan rã. Ta tiêu diệt một số tên, một số bỏ chạy để lại nhiều vũ khí, trang bị quân sự.Bị mất các cao điểm quan trọng ở phía tây sông Kép, địch cay cú tổ chức liên tục các đợt phản công hòng chiếm lại các cao điểm đã mất nhưng đều bị lực lượng chốt giữ của hai tiểu đoàn đánh lui. Ta tiêu diệt nhiều địch, giữ vững trận địa, nhiều trận đánh hiệu quả cao. Tiêu biểu trận đánh ngày 3 tháng 3 năm 1979, địch tập trung đông lực lượng sử dụng hỏa lực cối 81, ĐKZ, pháo 12,7 ly vượt qua sông Kép tấn công vào trận địa chốt của Đại đội 9, Tiểu đoàn 6. Bộ đội ta đã kiên trì, bình tĩnh chờ địch ra tới giữa sông mới đồng loạt nổ súng mãnh liệt, tiêu diệt 62 tên.

Kết quả hoạt động truy quét từ 1 tháng 2 đến 9 tháng 3 năm 1979, Vùng 5 tiêu diệt 148 tên, thu 30 súng bộ binh các loại; phá hủy 2 súng cối, hai pháo 12, 7 mi li mét, một kho thóc và nhiều phương tiện chiến tranh. Vùng 5 hoàn thành tốt nhiệm vụ đẩy lùi địch sang phía đông sông Kép; hiệp đồng chiến đấu ngày càng chặt chẽ, hiệu suất chiến đấu ngày càng cao; cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, liên tục cơ động chiến đấu dài ngày trong điều kiện rừng núi phức tạp và kiện cường bám trụ giữ chốt đánh địch đến cùng để giữ vững trận địa, góp phần tạo điều kiện cho Lữ đoàn 126 của Quân chủng phát triển sang phía đông sông Kép đánh địch giành thắng lợi.

Mặc dù bị ta truy quét, bám đuổi, bị tiêu hao nhiều lực lượng và bị phá hủy nhiều cơ sở bảo đảm hậu cần, song với bản chất phản động ngoan cố, kẻ địch luôn tìm mọi sơ hở của ta để phản kích lại bằng lối đánh du kích hoạt động nhỏ lẻ. Nửa đêm về sáng ngày 21 tháng 2 năm 1979, địch bí mật vượt biển đổ bộ vào đảo Kô

25

Page 26: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

manô,(một đảo ở gần bờ, khi thủy triều xuống có thể từ bờ lội ra đảo được) tiếp cận bao vây, tập kích vào các chốt giữ đảo của Đại đội 2, Tiểu đoàn 5, Lữ đoàn 101. Bị tấn công bất ngờ, cán bộ, chiến sĩ bảo vệ đảo Kômanô vẫn ngoan cường đánh trả, giữ vững trận địa, trong đó nổi lên gương chiến đấu của đồng chí tiểu đội trưởng, thượng sĩ Tống Duy Tụng, trong tình thế bất lợi đã bình tĩnh chỉ huy anh em trong tiểu đội cơ động đánh địch, cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm đến viên đạn cuối cùng và đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chốt, bảo vệ đảo.7

Sau khi tấn công truy quét địch và chiếm giữ hệ thống cao điểm tây sông Kép, thực hiện ý định của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu, để phối hợp tấn công với các lực lượng trên toàn chiến trường Cam pu chia, Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương quyết định sử dụng các lực lượng Vùng 5 và Lữ đoàn 126 tiếp tục truy quét địch mở rộng khu vực giải phóng. Hướng của Lữ đoàn 126, vượt sông Kép xuống Trêbăngrung; hướng của Vùng 5, theo ven biển xuống tới sông Dăm băng.Ý định chiến đấu của Vùng 5, sử dụng hai tiểu đoàn 7 và 8 của Lữ đoàn 101 phối hợp với biên đội tàu chiến đấu và vận tải đổ bộ của Lữ đoàn 127 8 làm nhiệm vụ tấn công truy quét địch ven biển phía đông đảo Kôkông từ nam sông Vai đến Dămbăng, tiêu diệt lực lượng đề kháng ở khu vực này, tịch thu và phá hủy các cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật của chúng làm mất chỗ dựa để kéo dài chiến tranh.

7 giờ 30 phút ngày 21 tháng 3 năm 1979, Tiểu đoàn 7 và 8 trên các tàu vận tải của Lữ đoàn 127 đổ bộ lên mõn đất liền Phaprek phnoe ở nam sông Vai. Địa hình đổ bộ trong sông lầy lội, bãi đổ bộ dài gần một ki lô mét, bộ đội phải rất vất vả và mất nhiều thời gian mới vượt qua được.11 giờ, cuộc đổ bộ hoàn thành. Tiểu đoàn 8 triển khai đội hình truy quét địch ven theo sông Vai đến cách tây Trê băng rung khoảng 10 ki lô mét thì chuyển hướng xuống phía nam. Ngày 24 tháng 3, Tiểu đoàn 8 bí mật tổ chức xây dựng trận địa phục kích đón lõng ở Prek Tham gô, đông cao điểm 41.

Hiệp đồng chiến đấu với Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 7 phát triển tấn công truy quét địch theo hướng ven biển để xua đuổi, dồn địch vào trận địa phục kích của tiểu đoàn 8. Trên đường truy quét bao vây địch, tiểu đoàn đã tấn công 4 chốt của chúng, tiêu diệt 30 tên, phá hai trận địa cối.

19 giờ ngày 24 tháng 3, tàn quân địch bị truy đuổi lọt vào trận địa phục kích đón lõng. Tiểu đoàn 8 nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ chạy tán loạn, bỏ lại một số vũ khí và lương thực, ta tiêu diệt gọn 50 tên.

Từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 1979, hai tiểu đoàn tiếp tục phối hợp tấn công truy quét địch đến nam sông Dăm băng.Trên đường hành quân gặp địch, ta tiêu diệt hơn trăm tên, thu hàng chục vũ khí, phá hủy nhiều trang bị quân sự, kho tàng hậu cần của chúng.

Kết thúc đợt truy quét, Vùng 5 đã giải phóng một khu vực ven biển từ nam sông Vai đến nam sông Dămbăng, tiêu diệt 208 tên địch, bắt sống 2 tên; thu 47 súng các loại, 41 tấn gạo, phá hủy 25 thuyền, ca nô.

7Ngày 25 tháng 1 năm 1985, đồng chí thượng sĩ, liệt sĩ Tống Duy Tụng, được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Ạnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc. Đồng chí Tống Duy Tụng, sinh năm 1956; quê, thôn Thượng Phú, xã Đông Phong, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974, trình độ văn hóa 10/10, tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam từ tháng 2 năm 1975

8Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Hải đoàn 127 được nâng cấp thành Lữ đoàn 127

26

Page 27: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Sau những đợt truy quét liên tục và quyết liệt, lúc này ở Kông pông xom về cơ bản địch đã tan rã, chỉ còn lại những tổ nhỏ hoạt động lẻ tẻ ở bán đảo Thamasô, Trê băng rung, đông sông Kép. Tuy lực lượng địch vẫn còn nhưng tinh thần của chúng đã sa sút, thiếu lương thực, súng đạn. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân tiền phương quyết định mở cuộc tấn công truy quét giải phóng ven biển từ sông Dăm băng đến cửa sông Pi phốt và giải phóng vùng đông sông Kép đến Trê băng rung để ổn định khu vực Kông pông xom, Kô kông, các đảo phía tây và vùng ven biển Cam pu chia.

Chấp hành chỉ thị của Quân chủng, Vùng 5 sử dụng các lực lượng ba tiểu đoàn 5, 6, 8 của Lữ đoàn 101; Tiểu đoàn 1 trực thuộc Vùng và hai hải đội tàu vận tải đổ bộ của Lữ đoàn 127 phối hợp hiệp đồng tấn công truy quét địch ven biển từ nam sông Dăm băng đến cửa sông Pi phốt tiêu diệt tàn quân.

Dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Vùng 5, ngày 9 tháng 4 năm 1979, tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 1, đổ bộ lên nam, bắc sông Dăm băng nhanh chóng triển khai đến vị trí qui định và ngày hôm sau phát triển tấn công theo kế hoạch. Ngày 12 tháng 4, Tiểu đoàn 5 truy quét đến Phprekhyâng gặp địch khoảng gần một đại đội, ta lập tức tổ chức tấn công tiêu diệt 20 tên, bắt sống 1 tên và thu 4 súng.Ngày 13 tháng 4, Tiểu đoàn 6 và tiểu đoàn 8 đổ bộ lên mũi bán đảo Thama sô cùng với Tiểu đoàn 1 phối hợp phát triển truy quét lên phía bắc theo kế hoạch. Lúc này những trận mưa đầu mùa đã đến, để thực hiện đúng kế hoạch thời gian, Sở chỉ huy Vùng lệnh cho các đơn vị cấp tốc hành quân, chỉ huy các cấp phải tích cực động viên bộ đội đoàn kết giúp đỡ tương trợ, khắc phục khó khăn về thời tiết, sức khỏe sút kém để bám đội hình hành quân truy quét địch. Tiểu đoàn 8 nhanh chóng đánh chiếm làm chủ khu vực Thamasô. Tiểu đoàn 6 phối hợp với Tiểu đoàn 1 vận động vượt sông Taak, sông Phrung tiến về Pi phốt, vừa hành quân vừa đánh địch. Ngày 20 tháng 4, Tiểu đoàn 1 và 6 truy quét địch đến tây bến phà Pi phốt gặp bộ đội Quân khu 9 đang qua phà theo đường 18 tiến về Trê băng rung. Đến đây, Vùng 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đợt hoạt động truy quét, giải phóng và làm chủ vùng ven biển từ sông Dăm băng đến giáp giới sông Pi phốt, tiêu diệt 36 tên địch, thu 24 súng, 25 tấn lúa, phá hủy hai kho vật tư và nhiều cơ sở vật chất khác; giải phóng 46 dân.

Kết thúc đợt truy quét ngày 20 tháng 4 năm 1979, cũng là mốc kết thúc các hoạt động chiến đấu của bộ đội Vùng 5 Hải quân trong chiến dịch Tây Nam. Qua hơn 4 tháng chiến đấu liên tục, trong đội hình hiệp đồng các lực lượng quân binh chủng, cũng như trong độc lập chiến đấu, Vùng 5 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ bảo vệ đội hình đổ bộ, vận chuyển đổ bộ; đánh chiếm các mục tiêu được phân công, giải phóng đất đai, giải phóng 21 đảo và tấn công truy quét tàn quân địch cùng các lực lượng của quân chủng giữ vững địa bàn chiến lược và vùng biển, đảo của bạn sau khi được giải phóng.

Kết quả tham gia chiến dịch Tây Nam, Vùng 5 đã tiêu diệt 479 tên địch, bắt sống 11 tên, thu 196 súng các loại, (trong đó có 15 pháo 105 mi li mét, 12 pháo 100 mi li mét, 3 sơn pháo 75 mi li mét, 31 pháo 37 mi li mét, 21 súng 14,4 mi li mét), thu 86 tấn đạn, 547 tấn lúa, 10 thuyền đang sửa chữa trên đà, tàu kéo, 1 đốc nổi, 70 máy tàu, 16 tấn phụ tùng, 24 xe các loại; phá hủy 40 thuyền, ca nô, 25 lán

27

Page 28: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trại, bắn cháy 1 chiếc khác; giải phóng 363 dân. Về ta, hy sinh 83 cán bộ, chiến sĩ, bị thương 233 đồng chí; 2 tàu bị thương.

Quá trình tham gia chiến dịch, trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng của cán bộ các cấp và trình độ thực hành chiến đấu của bộ đội trên các địa bàn phức tạp ngày càng tiến bộ, đã khắc phục những khó khăn, vận dụng được nhiều cách đánh sáng tạo, thích hợp với đối tượng, với điều kiện chiến trường, làm cơ sở thực tế cho Vùng tổng kết áp dụng vào chiến đấu sắp tới.

2. Phối hợp với các lực lượng của Quân chủng và Quân khu 9 bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chiaNgày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc chiến tranh xâm

lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, quân và dân các tỉnh biên giới kiên cường chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Song, cuộc chiến tranh xâm lấn ở qui mô nhỏ, cục bộ vẫn tiếp diễn trên biên giới phía Bắc. Trước tình hình mới, Quân chủng có bước điều chỉnh và phát triển lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu hải quân, tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ vùng biển, đảo ở hai đầu đất nước và quần đảo Trường Sa

Cùng với tập trung cao độ cho nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Nam, Vùng 5 Hải quân tiếp tục được điều chỉnh và phát triển lực lượng để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Vùng cũng như của Quân chủng. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Hải đoàn 127 trực thuộc Vùng 5 được nâng cấp lên Lữ đoàn 127; ngày 25 tháng 2 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn 953 thay thế Lữ đoàn 101 phòng thủ đảo Phú Quốc và 4 tiểu đoàn phòng thủ bảo vệ các đảo Tây Nam trực thuộc Vùng 5. Giữa tháng 3 năm 1979, Tư lệnh Hải quân điều Tiểu đoàn 21 pháo 130 mi li mét thuộc Lữ đoàn 101, Vùng 5 về trực thuộc Vùng 1 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo Đông Bắc.

Chiến dịch Tây Nam mùa xuân 1979, các lực lượng vũ trang nhân dân ta phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cách mạng chân chính và nhân dân Cam pu chia đã đánh đổ tập đoàn phản động Pôn pốt- Yêng xa ri, giành chính quyền về tay nhân dân, cách mạng Cam pu chia đã chuyển sang thời kỳ mới. Nhưng trước mắt lúc này, nhiệm vụ tiếp tục tiến công truy quét tàn quân địch, nhanh chóng xây dựng lực lượng cách mạng toàn diện cho Bạn đủ sức bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã giành được, đủ sức quản lý đất nước và tổ chức đời sống, thực sự làm chủ vận mệnh của mình là vấn đề hết sức cấp bách và to lớn.

Chế độ phản động của Pôn pốt - Yêng xa ri đã đưa đất nước Cam pu chia đi tới thảm họa diệt chủng, toàn bộ xã hội bị xáo trộn, nhân dân cả nước bị đọa đầy, lực lượng cách mạng chân chính bị tổn thất nghiêm trọng. Bộ máy thống trị quân phiệt, phát xít đã bị tan rã nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng còn âm mưu kéo dài chiến tranh du kích hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cam pu chia, phá hoại mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết hai nước Việt nam, Cam pu chia.

Đáp ứng nguyện vọng của Đảng nhân dân cách mạng Cam pu chia và nhân dân Cam pu chia, một bộ phận lực lượng quân đội ta được Đảng, Nhà nước ta giao nhiệm vụ ở lại Cam pu chia tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp Bạn tiến công truy quét tàn quân địch, xây dựng lực lượng cách mạng, lực lượng vũ trang,

28

Page 29: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và giúp đỡ nhân dân bạn khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Cuối tháng 4 năm 1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Nam, Vùng 5 Hải quân tiếp tục được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Cam pu chia. Mọi hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia và nhiệm vụ giúp Bạn của Vùng 5 đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu.

Đầu tháng 5 năm 1979, Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân xác định nhiệm vụ quốc tế của Vùng 5 Hải quân, bao gồm:

1, Đảm nhiệm giúp Bạn bảo vệ toàn bộ vùng biển Cam pu chia tính từ đường hải biên Việt Nam – Cam pu chia đến đường hải biên Cam pu chia – Thái Lan bao gồm cả các đảo xa bờ

2, Bảo vệ thương cảng Công pông som, quân cảng Rean; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các tàu ra vào cảng và trong quá trình neo đậu, hoạt động tại cảng Công pông som; Bảo vệ thành phố Công pông xom, nhà máy lọc dầu, tuyến đường sắt từ nhà ga Công pông xom ( từ cây số 263 đến cây số 247), tuyến đường bộ số 4 từ cảng Công pông som đến cầu số 8.

3, Hiệp đồng chặt chẽ với các đợn vị bạn, với các lực lượng vũ trang địa phương tổ chức phòng thủ vững chắc địa bàn địa bàn được phân công phụ trách; giúp bạn bảo vệ cả phần trên bờ, trên biển và các đảo.

4, Thường xuyên tổ chức lực lượng truy quét tàn quân địch hoạt động lén lút trong rừng, truy quét trên biển; đồng thời cùng với địa phương phát động quần chúng đánh bọn địch ngầm cài cắm trong dân, không cho chúng móc nối xây dựng cơ sở hoạt động chống phá cách mạng. Trực tiếp giúp bạn Cam pu chia về mọi mặt xây dựng chính quyền cách mạng và cơ sở quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

5, Luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu phá hoại của địch như tổ chức gây bạo loạn, tập kích, phục kích hoặc tấn công bất ngờ vào ta.

Quán triệt nhiệm vụ mới, trong tháng 5 năm 1979, Vùng 5 nhanh chóng triển khai lực lượng Lữ đoàn 101 chốt giữ bảo vệ các khu vực được phân công, trọng điểm tập trung vào khu vực bán đảo Thamasô; Kông pông som và Ream. Tiểu đoàn 22 pháo binh, cao xạ, Lữ đoàn 101 ở Phú Quốc được đưa sang bố trí bảo vệ thành phố Kông pông xom. Lữ đoàn 127 tổ chức đứng chân tại cảng Kông pông som. Vùng tiếp tục củng cố các Tiểu đoàn 563 phòng thủ, bảo vệ đảo Pô lô vai, Tiểu đoàn 562 phòng thủ, bảo vệ đảo Kôtang sau khi được thành lập từ tháng 3 năm 1979; củng cố trạm ra đa 615 ở đảo Kô tang sau khi được khôi phục sử dụng từ tháng 2 năm 1979 và triển khai xây dựng trạm ra đa 620 Kô kông. Sở chỉ huy cơ bản Vùng cùng đại bộ phận cơ quan Bô Tư lệnh Vùng 5 chuyển sang đóng tại thành phố Kông pông xom (gần điểm cao 108). Về tổ chức công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, Vùng thành lập Đội trị 78 trực thuộc Vùng; thành lập Cảng vụ Kông pông som trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 gồm có cảng bộ, hai đại đội cảnh vệ, đại

29

Page 30: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

đội vận tải, bốc xếp, đại đội quản lý kho, phân đội tàu, trạm sửa chữa xe, bộ phận ngoại vụ và trại giam cải tạo các quân nhân vi phạm kỷ luật.

Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Nam, đầu tháng 6 năm 1979, toàn bộ lực lượng Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 trực thuộc Quân chủng rút về nước, chuyển ra Hải Phòng làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu bảo vệ vùng biển, đảo phía Bắc. Vùng 5 Hải quân được trên giao nhiệm vụ tiếp nhận bàn giao địa bàn phụ trách của Lữ đoàn 126. Như vậy, địa bàn Vùng 5 đảm nhiệm bảo vệ lúc này gồm vùng biển, hải đảo, ven biển và một phần tuyến biên giới của Cam pu chia, phạm vi dài gần 300 ki lô mét, từ Kông pông som đến cao điểm 322, (biên giới Cam pu chia – Thái Lan) và chiều sâu từ 15 đến 25 ki lô mét.

Cũng thời gian này, chấp hành chỉ thị của trên, Vùng 5 gấp rút thành lập thêm Lữ đoàn bộ binh 950 trực thuộc Vùng để thay thế cho Lữ đoàn 126 bảo vệ khu vực Kô kông bao gồm cả thị xã Kô kông; triển khai thành lập Trung đoàn 953 bảo vệ Phú Quốc; tiếp nhận bàn giao Trung đoàn 6 công an biên phòng đang làm nhiệm vụ bảo vệ Kô kông và khu vực tây bắc bán đảo Tha ma sô phối thuộc với Vùng, khẩn trương triển khai lực lượng lên phía bắc truy quét địch, khóa tuyến biên giới Cam pu chia – Thái Lan, từ cao điểm 322 đến cao điểm 199.

Để nhanh chóng thành lập các đơn vị mới, Vùng điều động các tiểu đoàn bộ binh 2, 4, 6, 9 và một số đại đội pháo thuộc Lữ đoàn 101 về xây dựng các đơn vị này, đồng thời Bộ Tổng Tham mưu bổ sung cho Vùng 1886 quân của Quân khu 4 và của tỉnh Hà Sơn Bình; Vùng tiếp tục tuyển thêm 2000 tân binh của Quân khu 9.Vừa khẩn trương thành lập lực lượng mới, tổ chức phòng thủ các khu vực được giao, trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1979, Vùng 5 tiếp tục tổ chức lực lượng mở các đợt hoạt động truy quét, phục kích, trinh sát phát hiện, tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các căn cứ của chúng ở 4 khu vực: Dọc tuyến biên giới; thị xã Kô kông; bán đảo Tha ma sô và Kông pông xom, Ream.

Ở khu vực dọc tuyến biên giới Cam pu chia – Thái Lan, chủ yếu là phía tây, đông sông Mêtock bắc cao điểm 322 đến nam cao điểm 199, khu vực do Trung đoàn 6 công an vũ trang đảm nhiệm, ta thường xuyên truy quét, tuần tra, phục kích, đón lỏng, trinh sát dọc biên giới, nhất là các cửa khẩu, các tuyến đường quan trọng địch đi lại, hoạt động móc nối, vận chuyển tiếp tế vào nội địa. Kết quả, thực hiện truy quét 2339 lần, có 12 lần cấp tiểu đoàn, 144 lần cấp đại đội, 2083 lần cấp trung đội và tiểu đội; diệt 2 tên, bắt sống 99 tên, thu 6 súng.

Ở Khu vực Kô kông, ta tập trung truy quét trên hai hướng trọng điểm, đông đảm nhiệm, là địa hình rừng núi, có nhiều sình lầy, việc cơ động đánh địch khó khăn. Tuy mới thành lập, Lữ đoàn 950 đã nhanh chóng tổ chức lực lượng truy quét kịp thời và hiệu quả, bảo vệ an toàn thị xã Kô kông và khu vực phụ trách. 3 tháng mùa mưa, Lữ đoàn 950 tổ chức 229 lần hoạt động truy quét, phục kích, tiêu diệt 74 tên địch, bắt sống 16 tên, thu 32 súng các loại, giải phóng 260 dân; phân đội tàu tuần tiễu của lữ đoàn 127 phối thuộc với lữ đoàn 950 hiệp đồng với Bạn bắt 53 tàu cá Thái Lan xam phạm trái phép vùng biển.

Ở bán đảo Tha ma sô, do Tiễu đoàn 5, Lữ 101 đảm nhiệm, là khu vực địch hoạt động bu bám nhiều, thỉnh thoảng tập kích, phục kích lại ta, nên ta tập trung phòng thủ và lực lượng tại chỗ thường xuyên truy quét, cùng 2 lần kết hợp với lực

30

Page 31: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

lượng Tiểu đoàn 8 của lữ đoàn tăng cường truy quét sâu vào một số khu vực phát hiện nhiều dấu vết và hoạt động của địch, tiêu diệt 44 tên, bắt sống 16 tên, thu 35 súng.

Ở Khu vực Kông pông xom và Ream, do Lữ đoàn 101 phụ trách, ta hoạt động chủ yếu tập trung ở khu vực đông, đông bắc cảng Ream; ngã ba Phâng, ven sông Kép; đông, đông bắc cảng Dầu 10 -15 ki lô mét, đã bảo vệ an toàn cho các mục tiêu quan trọng được phân công, tiêu diệt 86 tên địch, bắt 12 tên, phá 5 xuồng , thu 32 súng các loại

Về tổ chức chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu phòng thủ tại chỗ bảo vệ các khu vực đảm nhiệm, trong mùa mưa năm 1979, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Vùng, các đơn vị hoàn thành cơ bản các phương án chiến đấu phòng thủ từ lữ đoàn, trung đoàn đến các đại đội; triển khai bố trí lực lượng, điều chỉnh quân số, trang bị, xây dựng kế hoạch hỏa lực, kế hoạch trinh sát nắm địch, tổ chức thông tin liên lạc, tổ chức chỉ huy và thường xuyên luyên tập theo phương án; tích cực chuẩn công sự chiến đấu, hoàn thành một số công sự hầm chỉ huy, trận địa pháo, chốt chiến đấu; đào hàng vạn mét giao thông hào, làm hàng nghìn mét đường cơ động tuần tra.

Trên vùng biển Campu chia, thời gian này việc quản lý còn rất hạn chế do thiếu phương tiện, tàu thuyền hư hỏng nhiều sau chiến dịch. Vùng tập trung cố gắng sửa chữa tận dụng một số tàu thuyền hiện có để luân phiên đợi cơ, cánh giới các đảo ven biển ở những nơi trọng điểm, phục vụ truy quét, tuần tiễu, ngăn chặn các hoạt động bu bám của địch; bảo vệ các tàu ra vào cảng Kông pông som.

Kết thúc hoạt động chiến đấu mùa mưa năm 1979, Vùng chỉ ra một số vấn đề rút kinh nghiệm như, ta sử dụng lực lượng còn phân tán, mỏng; cách đánh chưa táo bạo, mạnh dạn, nắm địch chưa chắc, chưa kết hợp tốt công tác binh vận, nên hiệu suất chiến đấu thấp, ta còn bị thương vong nhiều; công tác chuẩn bị chiến đấu cho bộ đội thiếu tỉ mỉ, trang bị chưa thật phù hợp, mang vác còn nặng, phát triển chiến đấu chậm… Về địch, chúng xâm nhập móc nối thường không mang vũ khí, để tạo thế hợp pháp, không đi theo đường mòn cũ, mở đường mới qua các khu vực hiểm trở để tạo thế bất ngờ. Thủ đoạn của chúng khi gặp ta, thường tránh né, luồn lách về phía sau, phục kích, tập kích bất ngờ khi ta dừng lại, gài mìn trên đường ta đã đi qua; táo bạo hơn, có lúc chúng vào gần vị trí chốt của ta để phục kích.

Sang mùa khô 1979, quyết tâm của Vùng 5 là: Tích cực chủ động tấn công liên tục; tập trung ưu thế lực lượng, từng thời gian, từng khu vực, từng đợt hoạt động, đánh dứt điểm triệt để, trọng tâm là đông, đông bắc thị xã Kô kông, bán đảo Tha ma sô và vùng biển từ hải biên xuống Kô kông; Điều chỉnh lại đội hình chiến đấu ở những nơi rút bớt lực lượng, chốt giữ có trọng điểm, truy quét liên tục, bảo vệ vững chắc các mục tiêu được phân công.

Nhiệm vụ cụ thể giao cho các đơn vị là:Lữ đoàn 101, có nhiệm vụ: 1, cùng với Quân khu 9 đánh địch ở tây bán đảo Tha ma sô, từ đông nam

điểm cao 48 (00-01) đến nam sông Vai, dài 60-70 ki lô mét; từ mép biển chạy vào giữa bán đảo, khoảng 20 ki lô mét; lực lượng sử dụng gồm ba tiểu đoàn bộ binh 3, 5, 8.

31

Page 32: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

2, điều chỉnh đội hình bố trí, Tiểu đoàn bộ binh 8 lực lượng cơ động của lữ phòng thủ phía bắc cảng Kông pông som, chốt chặt quốc lộ số 4; Tiểu đoàn 7, phòng thủ phía đông nam thành phố Kông pông xom; Tiểu đoàn 10 phòng thủ phía bắc, đông bắc Kông pông xom và nhà máy lọc dầu; Tiểu đoàn 3 phòng thủ khu vực từ ngã ba Phâng đến cảng Ream; Tiểu đoàn 5 phòng thủ ven biển phía nam bán đảo Tha ma sô và đảo Kô rông, Kôrông Sa lem, tây nam cao điểm 48, mõn tây nam Tha ma sô; Tiểu đoàn pháo binh, cao xạ 22 (có 3 đại đội pháo 105 mi li mét, C9, C10, C11, 1 đại đội pháo 85 mi li mét C82, 2 đại đội pháo cao xạ 37 mi li mét) bảo vệ cảng Kông pông som và thành phố Kông pông xom.

3, giúp đỡ Bạn xây dựng Tiểu đoàn bộ binh 12.Lữ đoàn 950, được tăng cường 1 tàu LCM8, 1 tàu PCF, 3 tàu PGM có

nhiệm vụ: 1, Cùng lữ đoàn 127 và lực lượng vũ trang bạn tuần tiễu, kiểm soát chặt chẽ

vùng biển đoạn từ bắc đảo Kô kông đến hải biên Cam pu chia – Thái Lan; tổ chức phục kích (trọng tâm là cửa sông Pao, Kasaốp, sông Vai, bắn chìm, bắt sống mọi tàu thuyền địch từ ngoài xâm nhập vào hoặc chạy chốn từ trong ra.

2, Cùng Trung đoàn 6 công an biên phòng khóa chặt biên giới, đoạn từ cao điểm 199 đến Khlongyai; cùng Quân khu 9 và Quân đoàn 4 truy quét địch ở đông bắc, đông đông nam thị xã Kô kông, từ bắc sông Vai theo đường ranh giới của Vùng lên đến X26 và Giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang.

Lữ đoàn 127, lực lượng sử dụng gồm 2 đến 3 tàu PGM, 4 đến 6 tàu PCF, 1 tàu LCU, 5 đến 6 tàu LCM8. 1 tàu UB100, 1 tàu vận tải chậm, 2 đến 3 tàu gỗ, có nhiệm vụ:

1, Cùng phân đội 127 phối thuộc của Lữ đoàn 950 và lực lượng vũ trang Bạn tuần tiễu, phục kích trên biển, cửa sông trong vịnh từ Ream đến hải biên Cam pu chia – Thái Lan, trọng tâm là từ đảo Kô rông đến hải biên.

2, Vận chuyển bộ đội lữ đoàn 101 từ Ream, Kông Pông som đến bán đảo Tha ma sô, thị xã Kô kông và 1 tiểu đoàn của Quân khu 9; Hộ tống tàu thuyền đi lại hoạt động; Vận chuyển bảo đảm hậu cần cho vùng, quân khu.

3, Tuần tiễu bảo vệ an toàn cho cảng, cho tàu nước ngoài và của ta ra vào cảng Kông pông som.

Trung đoàn 6 công an biên phòng, có nhiệm vụ: 1, Nhanh chóng điều chuyển một phần ba lực lượng phía đông sông Mê tô

ka sang phía tây bảo đảm khóa chặt biên giới, chống địch thâm nhập từ phía Thái Lan qua.

2, Cùng với Lữ đoàn 950 khóa chặt tuyến biên giới phụ trách.Trung đoàn 953 và các tiểu đoàn 561, 562, 563 có nhiệm vụ tích cực huấn

luyện bộ đội theo các phương án chiến đấu, củng cố hầm hào, xây dựng lực lượng mọi mặt vững mạnh; bảo vệ vững chắc đảo.

Thực hiện kế hoạch hoạt động mùa khô, cuối năm 1979, Vùng 5 hiệp đồng với Quân khu 9 liên tục tổ chức các đợt truy quét lớn, dài ngày qui mô cấp lữ đoàn ở các khu vực trọng điểm tây bán đảo Thama sô và tỉnh Kô kông, phát hiện và tiêu diệt, bắt sống được nhiều địch, triệt phá nhiều cơ sở kinh tế, bảo đảm hậu cần của chúng.

32

Page 33: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Kết quả hoạt động chiến đấu cả năm 1979, Vùng 5 đã loại khỏi vòng chiến đấu 3099 tên địch, trong đó diệt 904 tên, bắt 2135 tên, đầu thú 60 tên, giải phóng 2483 dân; đã xóa căn bản lực lượng nòng cốt và căn cứ tàn quân ở hướng tây nam, đập tan một phần quan trọng kế hoạch đưa lực lượng lên biên giới để củng cố và xây dựng phục hồi các đơn vị chiến đấu của địch. Về ta, 201 đồng chí hy sinh; 352 đồng chí bị thương.

Ngày 14 và 15 tháng 10 năm 1979, Đảng bộ Vùng 5 tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ hai. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Đảng ủy Vùng; thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1979 – 1981 gồm 11 đồng chí. Đảng ủy Vùng 5 đã bầu Thường vụ Đảng ủy gồm 5 đồng chí, đồng chí Chính ủy, Thượng tá Phạm Xuân Trường làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Tư lệnh, Thượng tá Nguyễn Dưỡng, làm Phó bí thư.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ II nhấn mạnh phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1979 – 1981 là,:“Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu gắn nhiệm vụ dân tộc với nhiệm vụ quốc tế; kiên quyết đánh bại mọi âm mưu thâm độc và hành động quân sự liều lĩnh của địch trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc biên giới, vùng biển, hải đảo, các mục tiêu được phân công cả trên đất ta và đất Bạn. Đồng thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng mọi mặt, ổn định đời sống nhân dân, góp phần đưa cách mạng Cam pu chia đến thắng lợi triệt để. Tích cực xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng về mọi mặt theo hướng chính qui, hiện đại, tinh nhuệ, thiện chiến. Tăng cường xây dựng Đảng bộ vững mạnh về mọi mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo.”9

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ II,nhanh chóng được quán triệt sâu rộng đến các chi bộ, cơ quan đơn vị trong toàn Vùng.

Về thực hiện nhiệm vụ giúp Bạn, trong quá trình tham gia chiến dịch, Vùng 5 bám sát chỉ thị của trên, khẩn trương triển khai các mặt công tác giúp Bạn phát động quần chúng xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và giúp nhân dân bạn trên địa bàn phụ trách xây dựng cuộc sống hồi sinh.

Các khu vực địa bàn Vùng 5 được phân công phụ trách từ Kông pông xom đến Kô kông trước ngày giải phóng, các cơ sở kinh tế, sản xuất ở địa phương bị tàn phá nặng nề, đời sống của nhân dân cơ cực, thiếu thốn, lại bị chính quyền cũ cưỡng bức, lùa chạy vào rừng. Khi ta đánh chiếm, các khu vực này hầu như không có dân.Thành phố, thị xã, công sở, các nhà máy, cảng biển, kho tàng tan hoang, vắng bóng người.

Sau ngày 10 tháng 1 năm 1979, Vùng 5 thành lập Ban Quân quản phối hợp cùng với ban quân quản Quân khu 9 làm nhiệm vụ kiểm tra, quản lý, giữ gìn an ninh trật tự thị xã Kông pông xom và cảng Kông pông som. Từ tháng 3 năm 1979, theo lệnh của trên, Vùng 5 tiếp nhận giữ gìn bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của thị xã Kông pông xom và cảng Kông pông som do các đơn vị Quân đoàn 2, Quân khu 9, Tổng cục Kỹ thuật vào tiếp quản, thu hồi từ ngày giải phóng bàn giao lại. Đây là một khối lượng tài sản rất lớn. Sau khi tiếp nhận bàn giao Vùng 5

9Trích Nghị quyết Đại hội, Hồ sơ lưu trữ số 48, BTL Hải quân

33

Page 34: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

đã tổ chức quản lý chặt chẽ và bảo vệ an toàn chọn vẹn toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của thị xã và của thương cảng.

Thực hiện chỉ thị của trên, từ ngày 17 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10 năm 1979, Vùng 5 tiến hành bàn giao đầy đủ, rõ ràng, rành mạnh toàn bộ tài sản thu hồi cho Bộ Kinh tế và Đời sống, Chính phủ Cam phu chia gồm: Các kho hàng bách hóa thu gom trong thị xã; các kho hàng số 1, 2, 3, 4, 5 của cảng Kông pông som. Kết thúc bàn giao ngày 21 tháng 10 năm 1979, đồng chí Rua xa may, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Đời sống, Chính phủ Cam pu chia phát biểu “ tôi rất phấn khởi và cảm ơn các đồng chí Vùng 5 đã quan tâm, có trách nhiệm tốt và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong việc quản lý, giữ gìn bảo quản tài sản thu hồi. Trong thời gian dài, các đồng chí đã khắc phục mọi khó khăn, bảo vệ giữ gìn tài sản như thế này, thật là một việc tôi không ngờ tới và quá trình bàn giao và nhận bàn giao lại được đầy đủ rõ ràng. Tôi xin cảm ơn anh em Hải quân và nhiệt nhiệt hoan nghênh việc làm tốt đẹp của các đồng chí”10.Trong giai đoạn tấn công truy quét, tháng 2 và tháng 3 năm 1979, Lữ đoàn 101, Vùng 5 giải phóng 545 người dân ở khu vực Keo phô và Tha ma sô đưa về thị xã Kông pông xom. Sau đó dân ở các nơi lần lượt kéo về quê cũ trong một tình trạng rất thảm thương, đói rách, ốm đau, kinh hoàng, hoảng sợ như sau một cơn ác mộng. Vùng 5 đã tổ chức đón nhân dân từ rừng trở về, giúp đỡ ổn định nơi ăn ở, cứu tế nhường cơm sẻ áo, khám chữa bệnh, cung cấp thuốc men; tiếp nhận 7000 dân từ tỉnh Kô kông về, đưa tổng số dân lên 3555 gia đình với 15 363 nhân khẩu. Tháng 5 năm 1979, Vùng bàn giao số dân Kô kông trở về, tổ chức đưa họ về quê cũ ở 16 trên 19 tỉnh của Cam pu chia. Số dân còn lại 1688 gia đình với 9 025 nhân khẩu, Vùng 5 cùng với Bạn sắp xếp ở xung quanh khu vực Kông pông som và thành lập các xã Ream, Bát trang, Thmoriếp. Tháng 6 năm 1979, hai mươi năm gia đình đánh cá cũ được Vùng 5 lựa chọn đưa về gần cảng Kông pông som để thành lập phum Cá. Thời gian này, thị xã Kông pông xom, cán bộ, công nhân và gia đình cán bộ, công nhân và nhân dân từ các nơi đã trở về ở.

Tháng 8 năm 1979, Vùng thành lập Ban chỉ đạo công tác giúp Bạn và 4 đội công tác, 25 đồng chí cùng với 4 đội công tác của Bạn có 16 đồng chí do Đoàn 978, Quân khu 9 tăng cường cho Vùng 5 từ tháng 2 năm 1979.11(

Vùng 5 cùng với Bạn khẩn trương phát động toàn dân xây dựng chính quyền cách mạng ở cấp cơ sở, tổ chức bầu ủy ban nhân dân tự quản ở các phun, xã, còn chính quyền cấp thành phố do Trung ương Cam pu chia chỉ định. Việc chọn người vào chính quyền do dân bình xét và quyết định, số lượng ủy viên, ủy ban nhân dân tự quản xã có từ 7 đến 9 người, thôn có từ 5 đến 7 người. Tiêu chuẩn chọn người vào chính quyền cơ sở là những người có thù, bị khổ với chế độ cũ, không dính líu vào bộ máy cai trị của chế độ cũ, thương dân và được dân tin, đoàn kết với Việt Nam.

Cùng với tổ chức thành lập chính quyền xã, ta và bạn nhanh chóng tổ chức thành lập lực lượng vũ trang cách mạng của quần chúng để kịp thời bảo vệ chính

10Trích Biên bản bàn giao, Hồ sơ lưu trữ số 61, phông Vùng 5, Văn phòng BTL Hải quân

11Đội công tác của Bạn, thành phần là dân, học sinh, lính Pôn pốt trốn khỏi Cam pu chia chạy sang Việt Nam từ năm 1978 được Quân khu 9 cho

học tập từ 1 đến 3 tháng, rồi tổ chức thành các đội công tác đưa trở lại Cam pu chia đi cùng với bộ đội ta năm 1979)

34

Page 35: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quyền và bảo vệ quần chúng. Mỗi xã tổ chức một trung đội dân quân du kích do ủy ban nhân dân tự quản xã lựa chọn và được nhân dân đồng ý. Hết tháng 10 năm 1979, ta thành lập được 5 trung đội dân quân du kích xã gồm 14 tiểu đội, 146 người; 4 trung đội dân quân du kích phum gồm 12 tiểu đội, 132 người; tổng cộng trang bị 118 súng bộ binh các loại. Các trung đội dân quân du kích nhanh chóng được huấn luyện và phối hợp với bộ đội tình nguyện Việt Nam triển khai các hoạt động tuần tra, canh phòng, chiến đấu bảo vệ phum, xã, đánh địch tại chỗ một số trận khi chúng xâm nhập vào địa bàn, diệt 2 tên, bị thương 3 tên, bắt sống 2 tên.

Ta tiến hành lực chọn người phụ trách công tác an ninh phum, xã và xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân, tổ chức kêu gọi địch đã về trong dân ra đầu thú cách mạng. Các tháng cuối năm 1979, có 51 tên địch ra trình diện và nhân dân phát giác 26 tên ẩn náu trong dân. Vùng tiếp nhận giáo dục, cải tạo trên một ngàn tên địch thuộc tổ chức thanh niên của Pôn pốt ra hàng, sau khi học tập chính trị và được phóng thích, có 12 người xung phong dẫn đường cho bộ đội truy kích địch; 51 người tình nguyện ở lại cảng Kông pông som làm bốc vác.

Về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đầu năm 1979, tham gia chiến dịch Tây Nam, Vùng giúp Bạn xây dựng Binh đoàn 3, Kông pông xom gồm ba tiểu đoàn bộ binh 12, 13, 14. Ngày 24 tháng 4 năm 1979, Vùng bàn giao cho Quân khu 9: Tiểu đoàn 13, Tiểu đoàn 14; ngày 5 tháng 5 năm 1979, bàn giao cho Quân khu 7 10 đồng chí cán bộ cơ quan binh đoàn.

Vùng 5 tiếp tục được giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn xây dựng toàn diện Tiểu đoàn bộ binh 12, quân số là 112 người; tháng 9 năm 1979, tuyển mới bổ sung 95 tân binh. Vùng bố trí 12 đồng chí cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 101 làm chuyên gia Tiểu đoàn 12 ở cấp đại đội, tiểu đoàn và cơ quan, giúp bạn tổ chức huấn luyện quân sự, học tập chính trị và hiệp đồng với bộ đội tình nguyện Việt Nam tham gia truy quét địch trên địa bàn khu vực Kông pông xom.

Đi đôi với xây dựng xây dựng củng cố chính quyền và các lực lượng cách mạng ở cơ sở, Vùng 5 cùng với chuyên gia Nhà nước tập trung giúp đỡ nhân dân bạn ổn định đời sống và đưa nhân dân nhanh chóng bắt tay vào sản xuất, khôi phục đời sống gia đình và quan hệ sản xuất tập thể trong các phun, xã; khôi phục hoạt động các trạm xá, bệnh viện, trường học, nhà máy, hoạt động giao thông vận tải…là vấn đề cấp bách lúc này.

Ngay từ tháng 2 và tháng 3 năm 1979, Vùng 5 tổ chức giúp nhân dân thu gom được hơn 1000 tấn lúa cấp cho nhân dân Kông pông xom và tỉnh Cam pốt làm lúa giống và cấp cho nhân dân ăn được hơn 5 tháng; tháng 6, tháng 7 thành lập được 45 đội sản xuất nông nghiệp, bắt về 592 con trâu, bò, tổ chức 2 lò rèn sản xuất nông cụ cày, bừa, cuốc, liềm, dao ... Ruộng cấy lúa ở ngoại thành Kông pông xom có 1530 héc ta, nhân dân cấy được 1150 héc ta. Tháng 11 năm 1979, nhân dân các xã thu hoạch 21 héc ta lúa sớm, đội công tác của Vùng giúp chỉ đạo các xã thực hiện tốt kế hoạch ăn chia sản phẩm sau thu hoạch.

Sau khi thành lập phum Cá, Vùng 5 tổ chức thu gom và khôi phục hoạt động được 12 tàu đánh cá trang bị cho các tổ sản xuất ngư nghiệp, 4 tháng cuối năm 1979, đánh bắt được gần 50 tấn cá, hơn 300 ki lô gam tôm, bán và trao đổi hàng hóa kịp thời phục vụ đời sống ngư dân, công nhân và bộ đội. Cũng trong thời gian

35

Page 36: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

này, Vùng tổ chức thành lập một phum công nhân và một xưởng sửa chữa xe máy gồm 33 thợ; đồng thời tuyển chọn đưa về cảng 120 công nhân bốc vác.

Tháng 6 năm 1979, Hội nghị chuyên gia toàn Cam pu chia quyết định gấp rút mở cảng biển Kông pông som nối thông với quốc tế để tiếp nhận hàng hóa. Ngày 2 tháng 9 năm 1979, dưới sự hộ tống bảo vệ của các tàu của Lữ đoàn 127, chiếc tàu vận tải Việt Nam – Sông Chu, trọng tải 1 vạn tấn chở hàng viện trợ của nhân dân Việt Nam cặp cảng Kông pong som đầu tiên an toàn, khai thông giao thương với thế giới; cùng với chuyến hỏa xa đầu tiên nối liền Nông pênh và Kông pông som do chuyên gia Việt Nam giúp đỡ khôi phục và sự bảo vệ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, trong sự hân hoan vui mừng chào đón của nhân dân Bạn, báo hiệu bắt đầu một giai đoạn mới xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước Cam pu chia. Sau chiếc tàu Việt Nam vào cảng đầu tiên, là tàu Ô Khốt của Liên Xô cặp cảng Kông pông som an toàn.

Trong các tháng giáp hạt 9, 10, 11 năm 1979 dân bị thiếu đói nhiều, Vùng 5 tổ chức cứu trợ lấy hàng viện trợ của Việt Nam, lấy tiêu chuẩn của đơn vị cấp gạo cứu đói cho 16.600 người dân ngoại thành Kông pông xom; tổ chức cho nhiều dân tỉnh Cam pốt ra Kô kông lấy sắn, tạm thời giải quyết khó khăn trước mắt.

Về công tác văn hóa giáo dục, y tế, trong năm 1979, cùng với Bạn và chuyên gia, Vùng tổ chức 5 trường học cấp I, gồm 30 lớp, 1550 học sinh, 26 giáo viên giảng dạy, hầu hết các em nhỏ đã được đi học và chuẩn bị triển khai các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.Trong khi chưa thành lập được các bệnh xá, ta tiến hành biện pháp lựa chọn sử dụng 11 y tá ở các phum, xã, quân y Vùng cấp thuốc cho họ để điều trị bệnh thông thường cho dân; y tá của đội công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn giúp họ vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe để sản xuất tốt. Đồng thời, Đội điều trị 78 của Vùng cử 2 tổ quân y đi các phum, xã khám chữa bệnh và tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc tại Bệnh xá. Trong năm 1979, Đội điều trị 78 đã khám bệnh cấp thuốc cho 1500 người, chủ yếu là bệnh suy dinh dưỡng, sốt rét, đường ruột và bị vết thương; nhận cấp cứu và điều trị 438 cán bộ, bộ đội và nhân dân bạn.

Có thể nói trong gần một năm ngắn ngủi sau ngày giải phóng, kết hợp với đoàn chuyên gia Nhà nước, Vùng 5 đã hết sức khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giúp Bạn một cách toàn diện, hiệu quả và thiết thực, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân bạn và niềm tin tưởng của Bạn đối với bộ đội Hải quân tình nguyện Việt Nam.

Sau thất bại nặng nề mùa mưa năm 1979, sang năm 1980 trên toàn chiến trường Cam pu chia, địch đã rút hầu hết qua biên giới Thái Lan – Cam pu chia. Chúng còn để lại trên biên giới khoảng trên dưới 5 nghìn tên tổ chức thành 3 sư đoàn để chuẩn bị đưa vào nội địa hoạt động.Ở phía bên ngoài biên giới, địch còn khoảng 1 vạn tên tổ chức thành 9 khung sư đoàn.

Về âm mưu thủ đoạn của địch, ta nhận định, bọn Pôn pốt tiếp tục củng cố các sư đoàn trên biên giới Thái Lan; tổ chức phản động Srâyka phát triển lực lượng, tạo thời cơ đưa lực lượng vào các tỉnh biên giới xây dựng căn cứ lõm, tổ chức xây dựng chính quyền hai mặt, tạo ra vùng giải phóng mập mờ của Pôn Pốt, Srây ka trên tuyến biên giới, tạo bàn đạp xâm nhập và tiếp tế hậu cần cho bọn còn

36

Page 37: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

lại trong nội địa. Bọn địch trong nội địa cố bám địa bàn còn lại ở rừng núi để hoạt động, móc nối với bọn cài cắm trong dân, trong lực lượng vũ trang bạn và chính quyền hai mặt, móc nối lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang phản động đánh du kích lâu dài tiêu hao lực lượng ta, chuẩn bị gây bạo loạn, chờ thời cơ phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào. Nếu ta sơ hở, địch có thể tập trung lực lượng bất ngờ tập kích đánh nhanh từng đoạn biên giới rồi rút và một số mục tiêu quan trọng có ý nghĩa về chính trị gây tiếng vang đối với thế giới.

Tình hình địch trên khu vực địa bàn Vùng 5 Hải quân đảm nhiệm, sau các đợt truy quét của ta, sang năm 1980, chúng không còn khả năng bám vào những căn cứ của chúng ở sâu trong nội địa. Phần lớn chúng bỏ chạy lên biên giới, sang Thái Lan với âm mưu củng cố lại lực lượng để rồi trở lại chống phá ta, nổi lên ở hai khu vực:

Khu vực biên giới Thái Lan – Cam pu chia, chủ yếu lực lượng của Sư đoàn 164 từ bán đảo Tha ma sô và Đông bắc thị xã Kô kông rút chạy qua Thái Lan để củng cố lại. Dựa vào đất thánh Thái Lan, chúng thường xuyên trinh sát dùng hỏa lực khống chế dọc tuyến biên giới do Trung đoàn 6 công an vũ trang phối thuộc Vùng 5 đảm nhiệm, khi có điều kiện tập trung lực lượng tập kích vào các chốt của ta, rồi nhanh chóng rút về đất Thái nhằm gây căng thẳng, tiêu hao lực lượng ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hành lang qua lại để xâm nhập và tiếp tế vào nội địa.

Khu vực Công pông som và Rean, do tính chất quan trọng của cảng Công pông som và các tuyến đường vận chuyển chính đi các tỉnh, địch thường xuyên dùng lực lượng nhỏ lẻ lén lút cài mìn, phục kích đánh giao thông gây cản trở cho việc vận chuyển hàng viện trợ của Bạn. Mặt khác, với ý đồ lâu dài cố bám giữ địa bàn, tìm cách cài lực lượng vào trong dân, nắm và bám dân hoạt động hợp pháp cùng với bọn phản động trong các phun, xã tiến hành xây dựng cơ sở, chờ thời cơ lợi dụng sơ hở của ta tuyên truyền kích động quần chúng gây bạo loạn hoặc ngấm ngầm chống đối cách mạng.

Còn trên vùng biển, do ta thiếu phương tiện, việc tuần tiễu, kiểm tra, quản lý còn sơ hở, hơn nữa đây là vùng biển nhiều hải sản nên các tàu thuyền đánh cá Thái Lan xâm nhập nhiều và sâu vào vùng biển thuộc Vùng 5 phụ trách. Có tháng thời tiết thuận lợi, có thể có hàng nghìn lần chiếc tàu cá Thái Lan xâm nhập đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển của ta.

Về tình hình lực lượng của Vùng 5 Hải quân, sang năm 1980, tổ chức biên chế luôn trong tình trạng không ổn định, nếu tính cả số anh em thương vong, ốm đau mất sức trong chiến đấu chưa phục hồi thì quân số của vùng vẫn còn thiếu gần 2000 quân. Phương tiện tàu thuyền, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho chiến đấu ngày càng thiếu. Số lượng tàu thuyền lớn nhưng tình trạng kỹ thuật xuống cấp, hư hỏng nhiều, thực tế chỉ bảo đảm hoạt động từ 30% đến 40% tàu chiến đấu, 40% đến 50% tàu vận tải, tàu phục vụ. Bộ đội ta, trong một bộ phận không nhỏ xuất hiện tư tưởng ngại chiến đấu lâu dài, ngại gian khổ thiếu thốn, tinh thần chiến đấu có phần giảm sút.

Hội nghị Đảng ủy Vùng 5 họp đầu tháng 1 năm 1980, trên cơ sở quán triệt tình hình địch và nhiệm vụ của trên giao, đánh giá tình hình của đơn vị, Đảng ủy

37

Page 38: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định phương hướng năm 1980 phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Cam pu chia; phòng thủ bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, các mục tiêu quan trọng được phân công phụ trách. Tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu, tích cực chủ động và liên tục tiến công truy quét và gọi hàng địch còn lại ngoài địa hình kết hợp đánh địch ẩn náu trong dân; phong tỏa chặt chẽ bờ biển, vùng biển trọng điểm, không để địch xâm nhập tiếp tế từ bên ngoài vào, chạy từ trong ra, quản lý chặt chẽ vùng biển, đặc biệt là vùng biển từ đảo Thổ Chu đến đảo Kô kông. Bảo vệ an toàn tuyến giao thông đường biển, đường sắt, đường bộ được phân công và hải cảng Công pông som, cảng Rean. Nâng cao khả năng chiến đấu ở các đảo, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công tập kích từ bên ngoài vào và âm mưu hoạt động du kích kéo dài của địch.

Tích cực giúp Bạn xây dựng về mọi mặt, nhất là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang thực sự trong sạch vững mạnh, bảo đảm được an ninh chính trị, trật tự địa phương, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng mối đoàn kế giữa ta và Bạn ngày càng chặt chẽ.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh, nhấn mạnh các chủ trương biện pháp trong chiến đấu, đó là tiếp tục điều chỉnh lực lượng, củng cố tổ chức biên chế, trang bị cho các đơn vị lữ đoàn bộ binh 101, lữ đoàn tàu 127, Trung đoàn 953 và các tiểu đoàn 561, 562, 563. Tổ chức phòng thủ vững chắc các đảo, các vùng biển cho phù hợp; tổ chức thành các điểm tựa, cụm điểm tựa phòng ngự trên các đảo, hải cảng Kông pông som và cảng Rean.

Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Quân khu 9 tiếp tục đẩy mạnh truy quét và gọi hàng quân địch còn lại ngoài địa hình kết hợp đánh địch “xảm” trong dân ở khu vực phụ trách, trọng điểm là khu vực Công pông xom. Tổ chức tuần tiễu phong tỏa khóa chặt và chặn mọi đường xâm nhập của địch, triệt phá hành lang tiếp tế bằng đường biển và bọn trốn ra nước ngoài theo đường biển. Đối với nhiệm vụ giúp bạn, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng nêu rõ, phải tập trung xây dựng chính quyền các cấp và đoàn thể quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương Bạn; đẩy mạnh khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân Cam pu chia; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đập tan âm mưu của địch trong việc sử dụng chính quyền hai mặt, phần tử hai mặt trà trộn trong dân phá hoại cách mạng; hết sức coi trọng xây dựng tổ chức nòng cốt ở phum, xã, trong lực lượng vũ trang địa phương 12. Khẩn trương xây dựng Tiểu đoàn 12 Cam pu chia thực sự vững mạnh về mọi mặt, tích cực giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, kèm cặp trong chiến đấu để bạn trưởng thành nhanh chóng.Cùng với chính quyền địa phương vận động nhân dân đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp; khẩn trương củng cố tổ đoàn kết sản xuất ở các phum, xã, phấn đấu sản xuất nông nghiệp đạt bình quân đầu người 250 ki lô gam đến 300 ki lô gam thóc theo đầu. Đẩy mạnh sản xuất hoa màu, đánh bắt cá cung cấp tại chỗ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

12Đây là lực lượng cốt cán tin cậy, trung thành với cách mạng làm nòng cốt để xây dựng, củng cố tổ chức chính quyền các cấp, đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương

38

Page 39: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về công tác bảo đảm hậu cần, tập trung bảo đảm vật chất cho chiến đấu, chuẩn bị chiến đấu, trọng điểm là các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia, các đảo, đài trạm ra đa. Đẩy mạnh thực hiện tăng gia tự túc và tiết kiệm, tạo nguồn của cải, vật chất tại chỗ và hết sức tranh thủ sự chi viện giúp đỡ của cấp trên và địa phương để bảo đảm tốt cho yêu cầu chiến đấu của các đơn vị và các lực lượng.

Công tác bảo đảm kỹ thuật và sản xuất công nghiệp phấn đấu cố gắng cao nhất khai thác mọi khả năng phương tiện, trang bị, vũ khí hiện có của vùng; tích cực chủ động khắc phục khó khăn hạn chế thấp nhất sự xuống cấp kỹ thuật, hư hỏng máy móc để nâng hệ số sử dụng tàu thuyền, vũ khí nói chung từ 50 phần trăm đến 60 phần trăm.

Công tác đảng, công tác chính trị phải làm tốt việc quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng; nhiệm vụ của Quân đội, Quân chủng và của Vùng 5 Hải quân; quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quốc tế “ giúp bạn là tự cứu mình”, phải xây dựng mỗi người trong Vùng vừa là chiến sĩ chiến đấu, phục vụ chiến đấu giỏi, vừa là chiến sĩ công tác dân vận quần chúng giỏi. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu phải là những tấm gương trong sáng mẫu mực trong quan hệ quốc tế đối với Bạn; khắc phục mọi biểu hiện đánh giá địch không đúng, mơ hồ ảo tưởng, kém cảnh giác, hoài nghi, thiếu tin tưởng, ngại khó khăn, gian khổ, ngại giúp bạn lâu dài, giảm sút ý chí chiến đấu.

Quán triệt chủ trương, nhiệm vụ và ý định tác chiến của trên và của Đảng ủy Vùng; thực hiện kế hoạch hoạt động chiến đấu mùa khô 1979 -1980, những tháng đầu năm 1980, mặc dù trong tình hình sức khỏe bộ đội giảm sút do chiến đấu liên tục, thời gian dài, nhất là do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, môi trường địa hình phức tạp, bệnh sốt rét phát triển ở khắp các đơn vị, có tiểu đoàn hai phần ba quân số bị sốt rét, Vùng vẫn giữ vững quyết tâm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị chấp hành nghiêm mệnh lệnh, nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh truy quét địch trên các khu vực địa bàn trọng điểm.

Vùng tập trung lớn lực lượng của các lữ đoàn 950, Lữ đoàn 101, Trung đoàn 6 Công an vũ trang phối thuộc, hiệp động chặt chẽ với các đơn vị bạn, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng ta và địa phương liên tục tấn công địch ở khu vực bán đảo Tham ma sô, đông và đông bắc thị xã Cô công, tuyến biên giới và khu vực bán đảo Công pông som; kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến đấu khóa chặt biên giới với hoạt động phong tỏa vùng biển chống địch xâm nhập.

Nổi bật là trong tháng 1 năm 1980, trên tuyến biên giới, Vùng 5 sử dụng 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 6 Công an vũ trang tiến hành truy quét kết hợp tổ chức chốt giữ, mai phục, đón lỏng đánh địch từ cao điểm 322 đến tọa độ X02.

Cùng với Trung đoàn 6 công an vũ trang, tại khu vực trọng điểm ở bắc và đông bắc thị xã Kô kông, Vùng sử dụng toàn bộ 4 tiểu đoàn của Lữ đoàn 950 liên tục hoạt động truy quét, bí mật mai phục, kết hợp nhiều mũi lùng sục sâu, bám nắm tiêu diệt địch, khóa chặt đoạn biên giới phụ trách từ tọa độ X02 đến cao điểm 199.

Để tiếp tục bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh địch khóa chặt biên giới khu vực phụ trách, cuối tháng 1 năm 1980, Sở chỉ huy Vùng điều chỉnh lực

39

Page 40: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

lượng đưa 2 đại đội của tiểu đoàn 573, Lữ đoàn 10113tăng cường cho Lữ đoàn 950 và Trung đoàn 6 công an vũ trang làm nhiệm vụ truy quét.

Cũng trong tháng 1 năm 1980, phát hiện địch rút chạy từ bán đảo Tha ma sô lên biên giới, ta nhanh chóng triển khai lực lượng, huy động 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 hiệp đồng với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 18, Quân khu 9 xuất phát ở hướng đông bán đảo, tập trung truy quyét kỹ ở 2 khu vực phía tây, từ Nam sông Dăm Băng đến Tây bán đảo và từ sông Kô ki đến Nam sông Khlang yai tiêu diệt và phá các căn cứ của địch, chủ yếu là tàn quân của Sư đoàn hải quân khơ me đỏ164 ở khu vực này.

Kết quả, hơn 1 tháng truy quét, ta nổ súng đánh địch 46 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 183 tên, trong đó diệt 156 tên, bị thương 10 tên, bắt sống 17 tên, thu 104 súng các loại; 732 ki lô gam sắn, phá 2 xuồng, đốt 25 lán trại 14. Ta bị thương vong, 10 đồng chí hy sinh, 14 đồng chí bị thương

Đối với các đơn vị phía sau, Lữ đoàn 101 thường xuyên tổ chức qui mô cấp phân đội đến tiểu đội truy quét kết hợp phục kích đánh địch khu vực Công pông som và Rean, bảo vệ an toàn tuyến giao thông đường sắt, đường bộ số 4. Kết hợp với truy quét địch ở ngoài địa hình, ta tổ chức chặt chẽ đánh địch ẩn náu trong dân phá chính quyền hai mặt.

Trên biển, trong tháng 1 và tháng 2 năm 1980, ta tận dụng các loại tàu thuyền hiện có của lữ đoàn 127, tiến hành các hoạt động tuần tiễu bảo vệ cảng Công pông som, đợi cơ, cảnh giới các đảo và hoạt động phục vụ truy quét đánh địch. Ta thường xuyên sử dụng 2 đến 4 tàu PGM tập trung tuần tiễu tuyến từ đảo Kô kông đến đảo Sa mít; từ hải biên Cam pu chia – Thái Lan đến quần đảo Sa mít Sa mách để kiểm tra ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, xua đuổi và bắt giữ tàu cá Thái Lan xâm phạm.

Kết quả đánh địch hết quí 1 năm 1980 là thời kỳ cao điểm của mùa khô, ta loại khỏi vòng chiến 329 tên, trong đó tiêu diệt 226 tên, bị thương 10 tên, bắt sống 74 tên, gọi hàng 19 tên, thu 128 súng các loại, 925 kg lương thực, 5 tấn muối, phá 4 xuồng và 25 lán trại của địch. Ta hy sinh 33 đồng chí, bị thương 29 đồng chí.

Đến thời điểm này, Vùng 5 phối hợp với Quân khu 9 và lực lượng Bạn đã tiêu diệt và làm tan rã cơ bản Sư đoàn 164 của địch, phá các lực lượng nòng cốt, các căn cứ ở nội địa, các hành lang tiếp tế từ bên ngoài vào, làm cho địch mất chỗ dựa, buộc phải phân tán và rút lực lượng chạy qua biên giới Thái Lan, số còn lại phải tránh né, liên tục bị động đối phó. Ta đã phá tan âm mưu của địch trụ bám tiến công thị xã Kô công và thực hiện chiến tranh du kích, Đồng thời, phá một số tổ chức phản động của địch, bắt một số tên đầu sỏ, làm tan rã một bước lực lượng địch cài cắm trong dân, trong chính quyền, hạn chế việc xâm nhập tiếp tế qua biên giới, ven biển vào nội địa nhằm chống phá lâu dài cách mạng Cam pu chia.

Nhằm thống nhất lực lượng, sự lãnh đạo, chỉ huy trên một chiến trường trong phạm vị địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, phù hợp với tình hình và yêu cầu chiến đấu của chiến trường, ngày 25 tháng 2 năm 1980, Bộ Tổng Tham mưu ra

13Cuối năm 1979, Vùng 5 đổi phiên hiệu các tiểu đoàn của Lữ đoàn 101: Tiểu đoàn bộ binh 3 thành Tiểu đoàn 573;tiểu đoàn bộ binh 5 thành Tiểu đoàn 572 Tiểu đoàn bộ binh 7 thành Tiểu đoàn 574; Tiểu đoàn bộ binh 8 thành Tiểu đoàn 575; Tiểu đoàn bộ binh 10 thành Tiểu đoàn 57114E 6, diệt 55 tên, bắt sống 8 tên, thu 32 súng; Lữ đoàn 950 diệt 54 tên, bắt sống 6 tên, thu 47 súng; Lữ đoàn 101, diệt 47 tên, thu 18 súng, phá 2 xuồng, đốt 25 lán trại

40

Page 41: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quyết định bàn giao Lữ đoàn bộ binh 950 và Trung đoàn 6 bộ đội biên phòng phối thuộc, trực thuộc Vùng 5 Hải quân về trực thuộc Quân khu 9.

Chấp hành quyết định của trên, cuối tháng 3 năm 1980, Vùng 5 tiến hành khẩn trương hoàn thành bàn giao 2 đơn vị này cùng địa bàn phụ trách về Quân khu 9. Như vậy, địa bàn Vùng 5 phụ trách từ lúc này trở đi tập trung trọng tâm vào khu vực Công pông xom và Ream

Tháng 4 và tháng 5 năm 1980, Vùng 5 phối hợp hiệp đồng với Sư đoàn 8, Quân khu 9, sử dụng lực lượng thích hợp tập trung truy quét đánh địch ở khu vực Công pông xom - Phrây nốp diệt và phá một số căn cứ của địch, buộc địch phải tiếp tục phân tán, bị động đối phó, ta bảo vệ an toàn vị trí đứng chân, các tuyến giao thông và khu vực cảng.

Để tăng cường bảo vệ khu vực trọng điểm bán đảo Công pông som và vịnh Công pông som, trong tháng 5 năm 1980, Vùng điều chỉnh bố trí một số đơn vị, đưa đại đội 11 pháo 105 mi li mét thuộc tiểu đoàn pháo binh 22, lữ đoàn 101 ra phòng thủ đảo Kô rông Sa lem; đại đội 10 pháo 105 mi li mét, tiểu đoàn pháo binh 22 và 1 trung đội bộ binh thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 572, lữ đoàn 101 ra phòng thủ đảo Russey; đưa 1 trung đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 562 trực thuộc Vùng ra bảo vệ đảo Kap rin và điều đại đội 8 pháo cao xạ 37 mi li mét, thuộc Tiểu đoàn pháo binh 22 về cao điểm 108 bảo vệ Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Vùng 5 cùng một số cơ quan của thành phố Công pông xom.

Chấp hành chỉ thị của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu về truy quét địch trong mùa mưa, ngày 5 tháng 6 năm 1980, Bộ Tư lệnh Vùng khẩn trương thông qua kế hoạch hoạt động chiến đấu.. Quyết tâm của Vùng là tích cực chủ động tìm diệt đánh thắng địch trước khi địch chưa kịp củng cố chuẩn bị lực lượng đánh ta. Bất cứ trường hợp nào cũng phải bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng trên địa bàn phụ trách, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước và hết sức chú ý công tác binh vận làm tan rã hàng ngũ địch.

Ý định sử dụng lực lượng truy quét của Vùng là:1, bất kể trong điều kiện hoàn cảnh nào, thường xuyên liên tục, mỗi đơn vị

bộ binh có một phần ba lực lượng lùng sục quanh vị trí đứng chân từ 4 đến 5 ki lô mét.

2, trong trường hợp cần thiết huy động lực lượng truy quét trên một khu vực lớn hoặc toàn bộ địa bàn của Vùng phụ trách thì đơn vị bộ binh để lại một phần ba lực lượng chốt giữ khu vực đóng quân và các điểm chốt qui định, còn hai phần ba lực lượng tập trung truy quét theo kế hoạch cụ thể của từng đợt hoạt động.

3, trong các đợt truy quét sử dụng một phần ba lực lượng của tiểu đoàn bộ binh 12 của Bạn phối hợp với Lữ đoàn 101vừa chiến đấu vừa kết hợp xây dựng đơn vị.

4, trên các đảo Hòn Nước, Phú Dự, Kôrông, Kôrông Sa lem…chủ yếu dùng lực lượng tại chỗ của các đơn vị đóng chốt giữ để tiến hành truy quét. Đồng thời, Lữ đoàn 101, Trung đoàn 953 phải sẵn sàng lực lượng để chi viện cho các đảo khi cần thiết.

5, Lữ đoàn 127, hàng đêm tổ chức tàu chiến đấu tuần tiễu khu trong vịnh Kông pông som từ 2 đến 3 lần chiếc. Tùy theo tình hình và điều kiện thời tiết để

41

Page 42: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quyết định khu vực, phạm vi và thời gian tuần tiễu cho phù hợp. Còn các tuyến tuần tiễu từ Kông pông som – Sa mít – Kô kông và từ Kông pông som – Rean – bắc đảo Phú Quốc, dùng tàu PGM có thể kết hợp tàu gỗ Thái Lan tổ chức tuần tiễu không định kỳ, nhưng khi ta mở các đợt truy quét trên đất liền sẽ sử dụng biện đội này tuần tiễu thường xuyên trên hai tuyến đó.

Thực hiện kế hoạch chiến đấu, các tháng mùa mưa năm 1980, Vùng 5 sử dụng từ 30% đến 70 % lực lượng các tiểu đoàn 571, 572, 573, 574, 575 của lữ đoàn 101 và 2 đại đội của tiểu đoàn 564, trung đoàn 953 liên tục mở các đợt truy quét nhằm tiêu diệt lực lượng địch còn lại đang bám trên địa bàn hoạt động, triệt phá các căn cứ của chúng. Trọng điểm là các khu vực đông, đông nam Sở Dầu, đông, đông bắc rừng Cao su, bắc xã Bát Trang, đông Rean đến bờ tây sông Sáp, khu rừng dừa Cheng heng; truy quét dọc theo các đường giao thông sắt, bộ, ven sông Sáp… và toàn bộ các đảo Phú Dự, Kôrông, Kôrông Sa lem, Kômanô.Ta thường xuyên sử dụng 1 tiểu đoàn cảnh vệ làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ngày đêm bảo vệ cảng Kông pôngsom.

Dưới nước, ta sử dụng hai phần ba tàu thuyền hoạt động được của Lữ đoàn 127 gồm: 2 tàu PGM, 2tàu PCF, 2 tàu gỗ và 2 tàu LCM8 tuần tiễu liên tục ngày đêm xung quanh cảng và vịnh Công pông som. Thời gian cao điểm tháng 9 và tháng 10 năm 1980, Vùng huy động toàn bộ số lượng tàu thuyền sử dụng được gồm 3 tàu PGM, 3 tàu PCF, 3 tàu gỗ và 2 tàu LCM8 tăng cường hoạt động bảo vệ cảng, phá âm mưu đánh cảng gây tiếng vang chính trị của địch.

Kết quả mùa mưa năm 1980, ta loại khỏi vòng chiến đấu 17 tên (diệt 9 tên, bắt sống 6 tên, gọi hàng 2 tên, bảo đảm an toàn cho các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, khu vực đứng chân của đơn vị và bảo vệ an toàn cho Bạn mở chiến dịch vận chuyển hàng viện trợ giải tỏa cảng Kông pông som.

Trên biển, trong suốt mùa mưa năm 1980, ta sử dụng 49 lần chiếc tàu ( không kể các tàu bảo vệ cảng Kông pông som) tuần tiễu, vây bắt tàu cá Thái Lan xâm nhập trái phép vùng biển Cam pu chia, bắn chìm 9 tàu, bắt 5 tàu, xua đuổi 243 chiếc, dùng pháo trên đảo Pô lô Vai 2 lần bắn xua đuổi 30 chiếc khác.

Để ngăn chặn và truy quét hiệu quả tàu cá Thái Lan xâm nhập trái phép đánh bắt trộm hải sản ngày càng nhiều trên vùng biển Tây Nam kết hợp chặt chẽ với truy quét địch trên bờ trong mùa khô 1980, 1981, chấp hành chỉ thị của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 2 tháng 10 năm 1980, tại Sở chỉ huy Vùng 5 Hải quân ở Phú Quốc, đồng chí Chỉ huy huy trưởng Vùng 5, Đại tá Bùi Lê Tuấn chủ trì Hội nghị thông qua Kế hoạch hiệp đồng truy quét trên vùng biển Tây Nam giữa các lực lượng trực thuộc: Lữ đoàn 127, Hải đội 511, Vùng 5 với các lực lượng phối thuộc: Hải đoàn 133, Cục Xây dựng Kinh tế Hải quân; Hải đoàn 2, Hạm đội 171; Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng; Trung đoàn 917, Sư đoàn 376 không quân và huyện đội Phú Quốc.

Hội nghị thống nhất kế hoạch hiệp đồng sử dụng lực lượng trực thuộc và phối thuộc với Vùng 5 bảo đảm duy trì một bộ phận lực lượng thường xuyên hoạt động truy quét trên khu vực biển từ đảo Thổ Chu – Pô lô vai và Kô tang; Thổ Chu– Hòn Chuối– Phú Quốc.

42

Page 43: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Từ cuối tháng 10 năm 1980 đến tháng 2 năm 1981, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động truy quét địch trên đất liền và nội địa, Vùng 5 Hải quân cùng với các lực lượng tham gia tổ chức nhiều đợt hoạt động truy quét trên các khu vực đã được xác định theo kế hoạch. Trong đó, Vùng 5 tổ chức 4 lần truy quét lớn cùng với kết hợp hoạt động vận chuyển với tuần tiễu, phục kích và sử dụng lực lượng ra đa trên các đảo quan sát, thông báo vây bắt bọn buôn bán, chạy trốn ra nước ngoài trôi dạt vào đảo; Hải đoàn 133 kết hợp sản xuất tham gia đuổi bắt và thông báo tình hình mặt biển; Hạm đội 171 duy trì 2 tàu hộ vệ 05, 07 tham gia truy quét từ đầu đến cuối các đợt truy quét; bộ đội biên phòng sử dụng 3 tàu cao tốc thực hiện 3 lần hoạt động truy quét; Sư đoàn 376 không quân duy trì đều các chuyến bay trinh sát theo yêu cầu của Vùng 5, tổ chức 14 lần bay trinh sát phát hiện mục tiêu trên biển; huyện đội đảo Phú Quốc tổ chức nhiều lần vây bắt tàu cá Thái Lan ở khu vực An Thới. Kết quả các hoạt động này, ta bắt được 16 tàu xuồng các loại vi phạm chủ quyền vùng biển.

Việc tăng cường kiểm soát, quản lý vùng biển của các lực lượng hiệp đồng truy quét đã làm cho tình hình vi phạm của tàu cá nước ngoài giảm dần từ 1279 lần chiếc tàu trong tháng 7 năm 1980 xuống còn 192 lần chiếc trong tháng 12 năm 1980, khu vực An Thới giảm đến 90% tàu vi phạm. Ta giữ vững chủ quyền, bảo vệ được quyền lợi, giữ gìn được trật tự an ninh trên biển, củng cố được lòng tin của ngư dân ta.

Về công tác giúp Bạn, đầu năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cam pu chia ra quyết định thành lập thành phố Kông pông xom trực thuộc Trung ương. Để tạo cho thành phố có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế toàn diện, Bộ Tư lệnh Vùng 5 cùng Đoàn chuyên gia Nhà nước thảo luận nhất trí và thống nhất với Bạn đề nghị Trung ương cắt huyện Prây núp thuộc tỉnh Cam pốt về cho thành phố Kông pông xom và được trên chấp thuận. Tháng 6 năm 1980, thành phố Kông pông xom trở thành một thành phố công, nông, ngư nghiệp, với nền kinh tế đa dạng vừa có kinh tế Trung ương và vừa có kinh tế địa phương. Thành phố có 1 huyện, 3 xã và 1 thị xã có 4 tiểu khu, dân số lên tới tới 54 000 người, bước vào xây dựng chính quyền các cấp, củng cố quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 1980, ở Cam pu chia nhiều tổ chức phản động mọc lên khắp nơi, theo nhiều kiểu đảng phái chính trị, như tổ chức Mon ni ca của Si ha nuk, tổ chức “ linh hồn Khơ me”, “ Voi trắng ngà xanh”, “Sư tử 4 mặt” của Son san; tổ chức “Mặt trận đoàn kết Cam pu chia”của Pôn pốt …Các tổ chức này ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả và trong sáng của Việt Nam, xuyên tạc quân đội tình nguyện Việt Nam, đưa người vào chính quyền biến thành chính quyền hai mặt để chống phá cách mạng Cam pu chia.

Sáu tháng đầu năm 1980, Vùng 5 cùng Đoàn chuyên gia Nhà nước, đội công tác và chính quyền 3 xã ngoại thành, Ream, Bát Trang, Tha mo riếp và thị xã Kông pông xom tổ chức 55 buổi với 21500 lượt người dân bạn tham gia học tập chính trị về các chủ trương, chính sách của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam pu chia, đường lối xây dựng đất nước của chính phủ cách mạng Cam pu chia;

43

Page 44: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tuyên truyền làm rõ âm mưu thủ đoạn của các tổ chức đảng phái phản động, tố cáo tội ác diệt chủng của bọn Pôn pốt; làm rõ bạn và thù của nhân dân Cam pu chia, đề cao tình đoàn kết với quân tình nguyện Việt Nam, cùng với in, rãi 8000 tờ truyền đơn bằng tiếng Khơ me.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng mồng 7 tháng 1, ngày giành Độc lập 17 tháng 4 của nhân dân Cam pu chia và ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5, ta phối hợp với Bạn tổ chức mít tinh biểu dương các lực lượng của quần chúng, ủng hộ, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, xây dựng cuộc sống mới; tổ chức chiếu phim 35 buổi, 15 buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ hàng vạn lượt nhân dân bạn, kết hợp tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước cho nhân dân bạn.

Trên cơ sở học tập chính trị nâng cao giác ngộ cách mạng, ta phát động phong trào quần chúng ở các phun, xã tố cáo tội ác của địch, phát hiện những phần tử phản động hoạt động trong chính quyền, trong các tổ chức sản xuất và tích cực xây dựng các tổ nòng cốt trong các cơ sở chính trị. Tháng 1 và tháng 2 năm 1980, được sự phát hiện và giúp đỡ của quần chúng, ta phá được chính quyền hai mặt ở xã Tha mo riếp, bắt 22 tên, gọi cảnh cáo 23 tên. Trong năm này, ta còn phát hiện cho Bạn bắt 4 tên của tổ chức Xê rây ka chui vào Ty Thương nghiệp Nông pênh và qua tổ chức học tập chính trị ở các phun, xã, có 218 người ra trình diện, tự thú đã tham gia các đảng phái phản động và khai thêm 87 người khác, ta thu 39 súng các loại, 11 quả lưu đạn.

Ta cùng với bạn tích cực mở các lớp học cấp tốc ngắn hạn, thời gian từ 7 ngày đến 30 ngày bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện của thành phố; tiếp tục thành lập củng cố các tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; các đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Đến hết năm 1980, ta mở được 13 lớp học bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã, huyện với 2730 người; tổ chức học tập chính trị cho 122.662 lượt cán bộ, công nhân, nông dân; ta kịp thời tổ chức cho nhân dân bầu chủ tịch, phó chủ tịch củng cố lại chính quyền xã Thmo riếp; thành lập 520 tổ đoàn sản xuất nông nghiệp, 22 tổ đoàn kế sản xuất ngư nghiệp. Chính quyền của bạn từ cơ sở đến tỉnh đã được củng cố một bước, hoạt động thường xuyên và đi dần vào nề nếp.

Đi đôi với phát động quần chúng xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, ta tiếp tục giúp đỡ Bạn khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. Sản xuất nông nghiệp, năm 1980 các xã ngoại thành Kông pông xom cày cấy được 8845 ha lúa, đạt 102% kế hoạch, thu hoạch 290 ha lúa vụ mùa, năng suất bình quân đạt 2 tấn trên một ha; trồng được 534 ha rau màu. Song, sau 1 năm khôi phục sản xuất, do đất đai bạc màu, năng suất thấp, thu hoạch lúa không đủ ăn trong cả năm. Nhân dân xã Thmo riếp chỉ đủ ăn trong 3 tháng, sang tháng 4 năm 1980, ta phải lo cứu trợ dân; 2 xã Ream, Bát trăng chỉ đủ ăn trong 8 tháng, từ tháng 9 trở đi phải cứu trợ. Nguồn cứu trợ, một phần từ bộ đội tình nguyện Việt Nam và từ nguồn viện trợ nước ngoài cho Nhà nước Cam pu chia. Nắm chắc tình hình khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân, Vùng 5 cùng với Bạn đã cấp phát kịp thời hàng viện trợ cứu đói cho các xã. Được sự trợ cấp và cứu trợ, nhân dân các xã ngoại thành tiếp tục ổn định cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, hăng hái lao động sản xuất làm vụ mùa 1980, 1981.

44

Page 45: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Sản xuất ngư nghiệp, năm 1980, Vùng tiếp tục xây dựng và giúp đỡ 22 tổ đoàn kết sản xuất ngư nghiệp ở phun Cá sửa chữa tàu thuyền, vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất, tổ chức khai thác tốt phương tiện, đánh bắt được 373 tấn tôm cá, giải quyết được một phần quan trọng nguồn thực phẩm cho nhân dân địa phương và thành phố Kông pông xom.

Công tác giáo dục, y tế, ta cùng với bạn mở 10 trường tiểu học với 60 lớp, có 61 giáo viên, 2806 học sinh và 1 trại trẻ mồ côi; tiến hành xây dựng mạng lưới y tế, bước đầu có 1 bệnh viện thành phố, 1 bệnh xá công nhân cảng Công pông som và 4 bệnh xá xã, có 32 y sĩ, y tá, tổ chức khám, chữa bệnh cho hơn 2 vạn lượt người và tiêm phòng cho hơn 1 vạn người. Cùng với hoạt động của hệ thống y tế của Bạn, Bệnh xá của Vùng 5 đặt tại Công pông xom luôn làm tốt công tác hỗ trợ và tận tình cứu chữa nhân dân bạn, trong năm 1980, cấp cứu, điều trị 87 người dân khỏi bệnh

Về xây dựng lực lượng vũ trang cho bạn, năm 1980, Vùng tập trung xây dựng củng cố Tiểu đoàn bộ binh 12, triển khai các chương trình giáo dục chính, học tập quân sự, tổ chức tốt việc kèm cặp giúp đỡ thông qua các đợt phối hợp với bộ đội ta đi truy quét để thử thách rèn luyện bạn trưởng thành. Trong năm này, ta sử dụng lực lượng tiểu đoàn bộ binh 12 tham gia 3 đợt truy quét cấp b, a; 2 lần phục kích cấp b, diệt và bắt 3 tên địch; tổ chức báo động luyện tập phương án chiến đấu từ cấp trung đội đến tiểu đoàn được 9 lần. Qua huấn luyện và vận dụng trong thực tế chiến đấu, trình độ về mọi mặt của cán bộ, chiên sĩ tiểu đoàn 12 tiến bộ lên rất nhiều. Bạn đã kết hợp xây dựng đơn vị với tăng gia sản xuất trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi để cải thiện đời sống, khắc phục những khó khăn trước mắt. Ta tiếp tục giúp bạn phát triển lực lượng mới sau khi thành phố Kông pông xom được thành lập, cuối năm 1980, Vùng tổ chức tiếp nhận, xây dựng Tiểu đoàn pháo cao xạ 82 và cùng với Bạn thành lập cơ quan quân sự thành phố Công pông xom (Thành đội Công pong xom) làm chức năng, nhiệm vụ giúp thành phố chỉ đạo xây dựng các lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự của thành phố. Thành đội Công pông xom lúc này hầu hết là cán bộ của Vùng 5 được cử sang làm chuyên gia giúp Bạn xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quân sự của địa phương.

Cùng với xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, bám sát chỉ đạo của trên, Vùng 5 chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích, tự vệ ở các phun, xã và các tiểu khu; tập trung học tập chính trị nâng cao giác ngộ, huấn luyện quân sự và chỉ đạo các hoạt động phối hợp với bộ đội, đội công tác tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh, trật tự địa phương. Đến cuối năm 1980, trên địa bàn phụ trách Vùng tổ chức xây dựng và củng cố được 3 trung đội du kích với 16 tiểu đội, 164 người tham gia .

Đến lúc này, sau gần 2 năm nỗ lực thực hiện làm nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn, ta đã thu được kết quả ban đầu hết sức quan trọng, mối quan hệ trên các mặt công tác giữa bộ đội Vùng 5 với chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Bạn không ngừng được củng cố, gắn kết. Nhân dân bạn ngày càng tin tưởng vào bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Sang năm 1981, trên toàn chiến trường Cam pu chia, bọn Khơ me đỏ - Pôn pốt chủ trương tiếp tục chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang, cài cắm,

45

Page 46: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

xây dựng cơ sở trong các phun, xã. Chúng đẩy mạnh hoạt động quân sự, nhưng vẫn chú trọng bảo toàn lực lượng, mở rộng hành lang biên giới, tìm cách đưa người, vũ khí xâm nhập nội địa Căm pu chia.

Về những thủ đoạn hoạt động, chúng tổ chức đánh nhanh, đánh bất ngờ vào các nơi đóng quân của bộ đội, đánh vận chuyển trên quốc lộ 4, lộ 3, cắt đường giao thông gây khó khăn cho ta; tiếp tục củng cố, xây dựng, bảo tồn lực lượng, luồn tránh các mũi truy quét của ta, co cụm về nơi đứng chân; tích cực xây dựng lực lượng vũ trang ngầm, cài người vào chính quyền, vào quân đội của Bạn, đồng thời tiến hành chiến tranh tâm lý, kích động tinh thần dân tộc, móc nối xây dựng cơ sở, gây chia rẽ giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam với nhân dân Cam pu chia.

Trên khu vực địa bàn nội địa Vùng 5 đảm nhiệm, hoạt động chủ yếu của địch là phân tán nhỏ lẻ, bí mật xây dựng lực lượng chờ thời cơ, theo dõi các hoạt động truy quét của ta để tránh, đồng thời tìm những chỗ sơ hở để tập kích, phục kích, gài mìn gây tổn thất cho ta. Mặt khác, chúng tích cực xây dựng lực lượng ngầm, móc nối xây dựng cơ sở trong dân, cài cắm xây dựng chính quyền hai mặt; tổ chức tuyên truyền trong dân bằng truyền đơn, rĩ tai, phao tin đồn nhảm, phát động quần chúng chống đối chính quyền cách mạng, nói xấu Việt Nam.

Tình hình trên biển Cam pu chia, năm 1981, ngoài tàu thuyền Thái Lan xâm nhập đánh cá trái phép, còn có tàu thuyền của dân Cam pu chia trước đây chạy sang Thái Lan lúc này trở về đánh cá và bán bán ở khu vực đảo Kô rông và vịnh Công pông som, rất phức tap, địch có thể lợi dụng trà trộn hoạt động tiếp tế, móc nối, trinh sát, đưa bọn tàn quân trở về.

Rút kinh nghiệm hoạt động chiến đấu năm 1980 về điều chỉnh và sử dụng lực lượng thích hợp, kết hợp nhiều hình thức đánh địch linh hoạt, vận dụng phương châm tích cực chủ động, khẩn trương, táo bạo,15 năm 1981, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo tác chiến, phải nắm chắc địa bàn, tích cực chủ động trinh sát nắm địch, bám chắc dân, bí mật luồn sâu, kiên trì truy quét, phục kích tìm diệt địch, làm sạch địch trên địa bàn phụ trách; đồng thời tổ chức chốt giữ bảo vệ các mục tiêu và vị trí đứng chân ngày càng vững chắc; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với Quân khu 9, lực lượng Bạn đẩy mạnh tiến công truy quét với binh địch vận làm sạch địch ngoài địa hình.

Về xây dựng lực lượng, xuất phát từ thực tế hoạt động chiến đấu, năm 1981 Vùng 5 chủ trương tiến hành chấn chỉnh, mạnh dạn rút bớt quân số và một số tổ chức, trang bị ít phát huy tác dụng, thực hiện biên chế quân số chặt chẽ, tiết kiệm, tập trung cho các đơn vị phòng thủ, các tàu thực sự hoạt động chiến đấu được, các đơn vị trinh sát, ra đa, thông tin, cơ sở bảo đảm kỹ thuật phục vụ cho chiến đấu. Cụ thể lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu của Vùng 5 bao gồm:

1, Lực lượng phòng thủ đảo, có 1 trung đoàn và 4 tiểu đoàn :+ Trung đoàn 953 phòng thủ đảo Phú Quốc (1 tiểu đoàn bộ binh có 4 đại đội đủ quân, 1 tiểu đoàn huấn luyện tân binh gồm 4 đại đội, 1 khung rèn luyện chiến sĩ yếu kém của Vùng, 1 tiểu đoàn pháo binh, cao xạ có 2 đại đội đủ quân số).

15Kết quả đánh địch năm 1980, loại khỏi vòng chiến đấu 369 tên, trong đó diệt 251 tên, bắn bị thương 13 tên, bắt sống 86 tên, gọi hàng 19 tên; thu 146 súng các loại, 45 lựu đạn, 1 máy thông tin PR25, 10 tấn lương thực, phá gỡ 98 quả mìn + đạn cối; phá 1 xuồng, đốt 25 lán trại. Ta, hy sinh 62 đồng chí, bị thương 76 ( trong đó trực tiếp chiến đấu hy sinh 20 đồng chí, bị thương 16 đồng chí, ngoài ra do vấp phải mìn của địch)

46

Page 47: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

+ Tiểu đoàn 561 bộ binh phòng thủ đảo Thổ Chu, có 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo 85 mi li mét, 1 đại đội pháo105 mi li mét, 1 đại đội cao xạ 2 nòng, 37 mi li mét. + Tiểu đoàn 562 bộ binh phòng thủ đảo Kô tang, có 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo 105ly, 1 đại đội pháo cao xạ 37 mi li mét, 1 đại đội bộ binh thiếu+ Tiểu đoàn 563 bộ binh phòng thủ đảo Pô lô vai, có 3 đại đội pháo binh, cao xạ, bộ binh hỗn hợp 105 ly, cao xạ 37 ly, 1 đại đội bộ binh cơ động.

2, Lữ đoàn bộ binh 101:+ có 4 tiểu đoàn bộ binh 571, 573, 574, 575, mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội ( 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội hỏa lực đủ quân số, 1 đại đội bộ binh thiếu quân số)+ Tiểu đoàn bộ binh 572, lữ đoàn 101, phòng thủ các đảo Kô rông, Kô rông Sa lem, Kô ma nô, có 4 đại đội hỗn hợp.+ Tiểu đoàn pháo binh cao xạ 22, có 3 đại đội pháo mặt đất, 2 đại đội pháo cao xạ, 1 trung đội pháo 5 7 (2 đại đội pháo mặt đất phối thuộc với tiểu đoàn 572 và Tiểu đoàn 573) đủ quân + 5 đại đội phục vụ, bảo đảm trực thuộc

3, Lữ doàn 127 tàu chiến đấu có 4 hải đội, (511 tàu vận tải, 512 tàu PCF, 513 tàu PGM, 514 tàu LCU, LCM8, vận tải);1 tiểu đoàn pháo cao xạ thiếu ( 1 đội pháo 85. 1 đại đội pháo 37

4, Tiểu đoàn cảnh vệ bảo vệ cảng Công pông som5, Tiểu đoàn ra đa 551 có 5 trạm ra đa (605, Phú Quốc; 695,Hòn chuối;

610,Thổ Chu; 615,Kô tang; 620, Kô kông)6, Xưởng 55 và xưởng 58).7, Khu Duyên hải 51

Tổng quân số toàn Vùng là 7872 ngườiVề hoat động chiến đấu, từ 15 tháng 12 năm 1980 đến 17 tháng 3 năm 1981,

Vùng 5 tiến hành liên tục 4 đợt truy quét, trong đó có 1 đợt hiệp đồng truy quét với Trung đoàn 1, Sư đoàn 8, Quân khu 9 và với Tiểu đoàn 12 của Bạn. Mỗi đợt ta sử dụng qui mô lực lượng chủ yếu là cấp trung đội đến đại đội bộ binh, tổ chức thành phân đội nhỏ từ 1 tiểu đội đến trung đội truy quét kết hợp luồn sâu trinh sát, bí mật phục kích ở ven biển, ven sông, ven suối, hai bên đường giao thông, xung quanh các phun, xã ... trọng điểm là các khu vực đông Rean đến sông Sáp; đông bắc Rean; đông bắc rừng Cao su đến ngã ba Suối; đông nam Sở dầu; đông nam thị xã Công pông xom; khu vực rừng dừa Cheng heng và các đảo Kô rông và phú Dự.Kết quả, ta không gặp địch, gỡ được 2 quả mìn của địch gài.Về ta, vấp mìn, 1 đồng chí hy sinh, 3 đồng chí bị thương.

Song song với các đợt hoạt động truy quét ngoài địa hình, ta duy trì thường xuyên lực lượng trên bờ và dưới nước làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu cảng Công pông som, đường sắt, đường số 4. Thời gian này, ta bảo vệ an toàn các ngày Lễ, ngày bầu cử hội đồng nhân dân xã của Bạn và 2 tàu quân sự của Liên Xô đến thăm cảng Công pông som từ ngày 27 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 1981, giữ nghiêm an ninh, trật tự thị xã Công pông xom .

Phối hợp với truy quét đánh địch bảo vệ các mục tiêu trên đất liền, trên biển, Vùng 5 tổ chức 20 lần tàu tuần tiễu kết hợp vận chuyển tíếp tế đảo, xua đuổi 38 lần

47

Page 48: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chiếc tàu cá, tàu buôn, bắt 1 tàu vượt biên, bảo vệ an toàn vùng biển của ta và của Bạn ở 2 khu vực: Phú Quốc – Thổ Chu – Pô lô vai – Kô tang; Công pông som – Kô rông – Kô kông.

Quí 2 năm 1981, Vùng tiếp tục sử dụng qui mô lực lượng chủ yếu cấp trung đội, tiểu đội mở 4 đợt truy quét địch ngoài địa hình, tuần tra, chốt chặn bảo vệ các khu vực trọng điểm và kết hợp với các đội công tác phát động quần chúng nắm địch và đánh địch trong dân, phục kích đón lỏng bên ngoài các xã Smanh Deng, Bất Trang, Thmo riếp.

Như vậy, 6 tháng đầu năm 1981, Vùng đã liên tục mở 8 đợt truy quét với 8 lần cấp đại đội, 186 lần cấp trung đội, 430 lần cấp tiểu đội; 201 lần phục kích.. Song, hầu như không gặp địch, chúng luôn chủ động luồn tránh các mũi truy quét của ta, tổ chức gài bẩy mìn nhằm gây thương vong cho bộ đội ta.

Kết quả, ta tiêu diệt 2 tên, ra hàng 2 tên có mang theo vũ khí, bắt 6 tên cải dạng; phối hợp với an ninh của Bạn và đội công tác bắt 15 tên sĩ quan quân Pôn pốt và 8 tên khác. Về ta, trong các đợt truy quét, bị vấp mìn, hy sinh 5 đồng chí và bị thương 5 đồng chí.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam pu chia, ngày 6 tháng 6 năm 1981, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ – QP thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campu chia trực thuộc Bộ Quốc phòng lấy phiên hiệu 719, là cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng trên hướng Tây Nam, do đồng chí Thượng tướng, Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh; đồng chí Thiếu tướng Lê Hai, làm Phó tư lệnh Chính trị. Từ lúc này, Vùng 5 Hải quân đồng thời đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban cán sự và Bộ Tư lệnh 719 về các hoạt động chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia và dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Hải quân.

Những tháng quí 3 năm 1981, trong điều kiện thời tiết mưa triền miên, gây khó khăn cho các hoạt động đánh địch, Vùng vẫn kiên trì bám sát tình hình, tiến hành 6 đợt truy quét, chủ yếu sử dụng lực lượng trinh sát, bộ binh cấp trung đội của Lữ đoàn 101 tổ chức thành các phân đội nhỏ, lẻ luồn sâu trinh sát nắm và đánh địch ở các khu vực trọng điểm, đông bắc Rean, đông bắc cảng Dầu, ven sông Túc Sáp và tam giác ngã 3 Suối, đông bắc cánh đồng lúa Bất Trang. Kết quả, ta không gặp địch chỉ phát hiện dấu vết và thu một số tang vật là xuồng nhỏ, đạn súng AK, súng M79, máy thông tin PR25…

Về hoạt động đánh địch trong dân, phối hợp với an ninh và đội công tác của bạn, ta bắt 19 tên phản động ẩn náu hoạt động, tiêu diệt 1 tên, ra hàng 2 tên. Ta hy sinh 1 đồng chí, bị thương 9 đồng chí (chủ yếu là do vấp phải mìn của địch).

Cùng với truy quét làm sạch địch ở ngoài địa hình, trong quí 3 năm 1981 ta tổ chức tốt hoạt động bảo vệ các mục tiêu phụ trách, kiểm tra 110 lần chiếc tàu thuyền khả nghi ra vào cảng Công pông som, tăng cường lực lượng canh gác, chốt phục bảo vệ an toàn ngày bầu cử Hội đồng nhân dân của các xã còn lại trên địa bàn. Đặc biệt, từ ngày 29 tháng 8 đến 31 tháng 8 năm 1981, Vùng 5 hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt của Bạn vận chuyển từ Công pông som về Nông pênh và từ 12 tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 1981, Vùng huy động 30 phần trăm

48

Page 49: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quân số của Lữ đoàn 101 và lực lượng Tiểu đoàn Cảnh vệ tăng cường tuần tra trên 2 tuyến giao thông đường sắt, đường bộ cùng với sử dụng 1 đến 2 tàu của lữ đoàn 127 tuần tiễu dưới nước, bảo vệ an toàn cho Bạn vận chuyển giải tỏa hàng hóa viện trợ tại cảng Công pông som.

Ngay sau mùa mưa, ngày 21 tháng 10 năm 1981, tại Sở chỉ huy Vùng đóng tại Công pông som, đồng chí Thiếu tướng Lê Hai, Phó Tư lệnh Chính trị, Bộ Tư lệnh 719 phê chuẩn nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982 và năm 1982 của Vùng 5 Hải quân.

Sau khi nghe báo cáo phương hướng, kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982 và năm 1982 của Chỉ huy trưởng Vùng 5, thay mặt Bộ Quốc phòng, đồng chí Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 719 cho ý kiến nêu rõ, Công pông xom là một trọng yếu về chiến lược cả về quân sự, chính trị và kinh tế, chỉ sau Nông pênh, là một mục tiêu quan trọng địch đang tranh chấp quyết liệt với ta. Các lực lượng phản động của Cam pu chia đều đã xuất hiện rõ ở Công pông xom. Chúng xâm nhập vào Công pông xom bằng 4 con đường chính: Bằng đường biển, từ Thái Lan và từ tàu buôn vào Công pông xom; từ biên giới Cô công qua bán đảo Tham ma xô vào Công pông xom; Từ Nông pênh, Ta keo, Căm pốt xuống Công pông xom theo quốc lộ 4, quốc lộ 3 và từ Việt Nam sang Công pông xom. Điều đó nói lên tính phức tạp của địa bàn Vùng 5 Hải quân phụ trách, từ đó có thể khảng định mùa khô tới và năm 1982, địch sẽ tăng cường đánh phá Công pông xom. Cần làm cho cán bộ, chiến sĩ thấy rõ âm mưu của địch, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ nặng nề của ta; đồng thời làm cho Bạn thấy rõ tính chất phức tạp của địa bàn để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Công pông xom.

Đồng chí nhấn mạnh, trọng tâm nhiệm vụ của Vùng 5 Hải quân là bảo vệ vững chắc cảng Công pông som, là công tác trọng tâm trước mắt và lâu dài; Phải có kế hoạch chủ động đối phó với các tình huống xảy ra, đề phòng có biến động lớn và bảo vệ một phần đường sắt và đường số 4 trên địa bàn phụ trách. Về phương thức hoạt động, phải lập Bộ chỉ huy thống nhất có Vùng, có Bạn, có chuyên gia, phải thấy đây là một tổ chức để thực hiện liên minh chiến lược lâu dài giữa ta và Bạn…

Thực hiện chỉ thị của trên, Vùng 5 khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến, đẩy mạnh các hoạt động tuần tiễu trên biển, truy quét trên các đảo và trên đất liền. Từ 25 tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1981, cùng với truy quét trên đất liền ở các khu vực đông nam thị xã Công pông xom, đông bắc Rean, ven sông Sáp, Vùng sử dụng toàn bộ lực lượng của Tiểu đoàn 572, lữ đoàn 101, một đại đội của tiểu đoàn 564, trung đoàn 953 và lực lượng trinh sát Vùng, có sự phối hợp với 3 trung đội, tiểu đoàn 12 của bạn tiến hành truy quét, kiểm tra toàn bộ các đảo quanh vịnh Kông pông som gồm, Kô ma nô, Kô tang, Phú Dự,Cô rông,Cô rông Sa lem, Kô pô nô để tìm và diệt các căn cứ của địch, không cho chúng dựa vào các đảo để làm bàn đạp đánh phá cảng Công pông som..

Kết thúc đợt 1 hoạt động chiến đấu mùa khô năm 1981- 1982, từ 25 tháng 10 năm 1981 đến 20 tháng 1 năm 1982, ta tổ chức tổng số 7 đợt truy quét trên đất liền và trên các đảo, với lực lượng tham gia từ 30 % đến 40% quân số của vùng trên đất bạn, có sự phối hợp hiệp đồng hoặc thông báo với Trung doàn 1, Quân khu

49

Page 50: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

9. Kết quả, ta tiêu diệt 2 tên, thu 3 quả đạn B40. Đặc biệt, trong đợt hoạt động này ta chú trọng kèm cặp, dìu dắt Tiểu đoàn bộ binh 12, Tiểu đoàn pháo binh 82 của Bạn tiến hành 3 đợt truy quét cấp trung đội; giao cho bạn phụ trách địa bàn khu rừng dừa Cheng Heng và từ 11 tháng 1đến 23 tháng 1 năm 1982, Bạn đã triển khai 1 đại đội độc lập hoạt động truy quét địch ở khu vực này theo đúng kế hoạch và giữ được bí mật.

Trên biển, ta sử dụng 1 tàu PGM, 2 tàu PCF, 1 đến 2 tàu gỗ, 2 tàu LCM8 của lữ đoàn 127, tăng cường tuần tiễu, neo phục khu vực vịnh Kông pông som bảo vệ an toàn cho cảng và các hoạt động của cảng. Có thể nói năm 1981, với quyết tâm cao, ta luôn tích cực chủ động, sử dụng lực lượng thích hợp, thực hiện thường xuyên, liên tục các hoạt động hiệp đồng, phối hợp truy quét toàn diện trên đất liền, trên đảo, trên biển.

Trong nội địa và các đảo, các đợt truy quét tuy ít gặp địch nhưng ta không chủ quan, kiên trì bám nắm địch, tăng cường hoạt động kiểm tra ngoài địa hình ở các khu vực trọng điểm đã làm cho địch luôn bị động phân tán, mất thế ổn định, không gây dựng được căn cứ lõm để tổ chức đánh phá ta. Các mục tiêu cảng, kho tàng, đường giao thông được bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Vùng 5 đã kết hợp tốt việc đánh địch ngoài địa hình và đánh địch trong dân, nhân dân bạn ngày càng tin tưởng vào cách mạng Cam pu chia, đoàn kết với bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Trên biển, trong điều kiện tàu thuyền ít, tình trạng máy móc kém, ngày càng xuống cấp, Vùng hết sức cố gắng khai thác khả năng phương tiện hiện có bảo đảm cho các hoạt động tuần tiễu, neo phục, chốt chặn trên các khu vực trọng điểm, thực hiện tốt việc kết hợp vận chuyển chi viện đảo với tuần tiễu bảo vệ vùng biển đã hạn chế được một phần tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vào vùng biển của ta và của bạn, ngăn chặn được hoạt động xâm nhập của địch bằng đường biển vào Công pông som.

Công tác giúp Bạn,chấp hành chỉ thị của trên, năm 1981, Vùng 5 cùng với Bạn và Đoàn Chuyên gia của Nhà nước hướng trọng tâmvào tiến hành một bước căn bản xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở và trung ương tập trung chỉ đạo tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các xã và 4 tiểu khu của thành phố Công pông xom. Trong đó, tổ chức tốt các đợt tuyên truyền trong nhân dân về các chủ trương, chính sách của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước, hiến pháp của Nhà nước Cam pu chia; các luật lệ bầu cử; tiêu chuẩn chọn người bầu vào chính quyền xã. Quí 1 năm 1981, ta giúp đỡ bạn tổ chức và bảo vệ an toàn cho các cử tri ở 2 xã Thmo riếp và Bất trăng bầu cử hội đồng nhân dân, với 91% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 10 ủy viên, có 5 người cũ và 5 người mới. Rút kinh nghiệm từ tổ chức bầu cử ở 2 xã trên, sang quí 2, ta tiếp tục tổ chức thành công bầu cử hội đồng nhân dân ở 6 xã và bầu cử Quốc hội mới với số cử tri đi bỏ phiếu đạt trên 90 phần trăm. Cho đến cuối tháng 8 năm 1981, ta giúp Bạn hoàn thành bầu cử hội đồng nhân dân xong ở 100 phần trăm xã và tiểu khu của thành phố Công pông xom (15 xã và 4 tiểu khu). Số cử tri đi bỏ phiếu đạt 91phần trăm, số ủy viên được bầu là 103 người, có 16 nữ, số uỷ viên cũ là 32 người, ủy viên mới 71.

50

Page 51: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 1981, ta tiếp tục giúp Bạn từng bước xây dựng và ổn định các cơ sở chính trị trong dân, kiện toàn củng cố 520 tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp, 22 tổ đoàn kết đánh cá, 99 tổ dân phố, củng cố và phát triển 7 tổ nòng cốt ở các cơ quan và đơn vị, 16 đội công tác vũ trang với 152 đội viên.

Trong năm 1981, ta đẩy mạnh đánh địch cài cắm trong dân. Hầu hết các tháng trong năm, ta tổ chức các lớp học tập chính trị cho nhân dân, công nhân ở các xã, các tiểu khu, cơ quan nhà nước và cảng Công pông som với hàng vạn lượt người tham gia, đồng thời phát động quần chúng tố cáo tội ác của địch, tố giác, phát hiện địch hoạt động. Cả năm này, nhân dân phát hiện địch báo cho chính quyền 65 vụ; ta bắt 10 tên, phát hiện 14 tổ chức ngầm của địch; thông qua tổ chức học tập, tuyên truyền trong dân, có 331 người ra tự thú trước đây làm việc cho Pôn pốt và các đảng phái phản động.

Tháng 10, 11 năm 1981, theo yêu cầu của thành phố Công pông xom, Vùng 5 cử 16 cán bộ tham gia giúp Bạn làm công tác điều tra dân số, kết hợp nắm địch trong dân. Qua kiểm tra dân số, ta phát hiện được ở Tiểu khu 3 và phun Đánh cá tăng 207 hộ với 1432 nhân khẩu là dân cư trú bất hợp pháp, giúp bạn nắm và quản lý tốt hơn tình kình kinh tế, xã hội và an ninh, trật tự của thành phố.

Về xây dựng lực lượng vũ trang bạn, ta tập trung kiện toàn, củng cố số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Thành đội, từng bước đưa cơ quan này vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ ( lúc này Thành đội có 53 cán bộ, nhân viên); đồng thờikhẩn trương giúp bạn tuyển 3 đợt tân binh với 301 người bổ sung vào biên chế của tiểu đoàn pháo binh 82 và Tiểu đoàn bộ binh 12; chỉ đạo triển khai các chương trình huấn luyện kỹ chiến thuật, học tập chính trị, học tập thêm văn hóa cho bộ đội.

Do những hạn chế, yếu kém trong chỉ huy, quản lý bộ đội của cán bộ, tháng 9 năm 1981, ở Tiểu đoàn 12 và Tiểu đoàn 82 của Bạn xảy ra hiện tượng hàng loạt quân nhân đảo ngũ,171 người trốn khỏi đơn vị.Thành đội Công pông xom đã nhanh chóng tổ chức về địa phương triệt đểthu quân, chấn chỉnh lại đội ngũ, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác tổ chức. Tình hình tư tưởng của bộ đội ở hai tiểu đoàn này dần đi vào ổn định. Những tháng cuối năm 1981, dưới sự giúp đỡ, kém cặp của Vùng 5, Tiểu đoàn 12 và Tiểu đoàn 82 đẩy mạnh huấn luyện kết hợp với tổ chức 3 đợt chiến đấu cấp trung đội tham gia truy quét địch ngoài thực địa cùng bộ đội Việt Nam. Qua thực tiễn chiến đấu, bạn có nhiều tiến bộ, có thể độc lập xây dựng và triển khai được các kế hoạch chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu cấp tiểu đội, trung đội.

Để tăng cường công tác đánh địch trong dân và công tác địch vận, trên cơ sở tham mưu của Vùng 5 Hải quân, ngày 4 tháng 11 năm 1981, Bộ Tư lệnh 719 ra quyết định chuyển Tiểu đoàn 574 thuộc Lữ đoàn 101, Vùng 5 về Đoàn quân sự giúp bạn trực thuộc Thành đội Công pông xom làm nhiệm vụ địa bàn, đứng chân ở các xã, tiểu khu trọng điểm.

Cũng trong tháng 11 năm 1981, Vùng 5 chủ động đề nghị với Bạn và chuyên gia của Nhà nước tiến hành thành lập Ban chỉ huy thống gồm cán bộ chủ trì của các lực lượng vũ trang, an ninh, dân chính của bạn và ta ( Vùng 5 Hải quân và Quân khu 9) để tạo được sự hiệp đồng thống nhất cao trong các hoạt động phối

51

Page 52: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

của các lực lượng ta và bạn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Vùng giải quyết được nhiều khó khăn do địch gây ra.

Cùng với xây dựng, phát triển bộ đội địa phương, ta tiếp tục xây dựng củng cố 15 trung đội và 1 tiểu đội dân quân du kích ở 15 xã với 272 người, trang bị 272 súng các loại. Các trung đội dân quân du kích này thường xuyên cùng các đội công tác vũ trang và bộ đội tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn phun, xã.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự, trong năm 1981, Vùng phối hợp với Bạn, tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn, thời gian từ 6 ngày đến 23 ngày, gồm cán bộ cấp tiểu đội, trung đội, tiểu đoàn, xã đội trưởng và cán bộ là trợ lý của cơ quan Thành đội, với 187 người tham gia học tập.

Về sản xuất và chăm lo đời sống nhân dân bạn, 6 tháng đầu năm 1981, ta chỉ đạo Bạn hoàn thành tốt thu hoạch vụ mùa năm 1980 – 1981 và tổ chức thành công Hội nghị phát triển sản xuất và kế hoạch năm 1981của thành phố Công pông xom, nhân dân các phun, xã hăng hái tăng gia, lao động sản xuất. Đến hết quí 3 năm 1981, các xã gieo cấy được 12 402 ha lúa, vượt chỉ tiêu 1003 ha ; trồng 31 ha rau màu; đã thu hoạch được 115 ha lúa, năng xuất đạt 1,5 đến 3 tấn trên một ha.

Tuy đời sống của nhân dân bạn năm 1981 có bước ổn định hơn, song thời kỳ giáp hạt ở một số vùng trồng trọt khó khăn, nông dân vẫn bị thiếu ăn, Vùng 5 cùng với Bạn theo sát, nắm chắc tình hình, chủ động chỉ đạo việc cứu đói cho gần 7000 dân với số gạo là 43 tấn.

Công tác giáo dục và y tế của thành phố tiếp tục có bước ổn định và phát triển, năm 1981 đã có 32 trường phổ thông cấp 1 với 270 lớp với 11243 học sinh đi học; mở 25 lớp bổ túc văn hóa cho 364 học viên; làm thêm 1 trạm xá xã, tổ chức tiêm phòng cho 861 người, khám và điều trị, phát thuốc cho hơn 3 vạn lượt người.

Sau gần 3 năm thực hiện nhiệm vụ quốc tế, Vùng 5 cùng với chuyên gia của nhà nước nỗ lực giúp Bạn và đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên các mặt công tác đánh địch; xây dựng củng cố chính quyền cách mạng; xây dựng lực lượng vũ trang; khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân Cam pu chia trên địa bàn thành phố Công pông xom, song vẫn còn vô vàn khó khăn, thử thách đặt ra từ phía Bạn. Tại Hội nghị Tổng kết năm 1981 vào đầu tháng 12, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 chỉ ra nhược điểm nổi bật của Bạn là chưa phân biệt sâu sắc được bạn và thù, chưa hiểu rõ đầy đủ nhiệm vụ của cách mạng Cam pu chia hiện nay, biểu hiện là chính quyền Bạn còn yếu, chưa phát huy được chức năng tổ chức xây dựng đời sống cho nhân dân, buông lỏng việc nắm và quản lý dân, chưa thật sự trong sạch, còn bị địch móc nối. Có một số cán bộ kém phẩm chất đạo đức, dễ bị tác động chiến tranh tâm lý, nên bị dân kêu ca và thiếu tin tưởng vào chính quyền. Nhất là chính quyền xã, tuy đã được củng cố nhưng chưa bảo đảm sự ổn định chắc chắn. Việc xác định đánh giá chính quyền xã chất lượng khá chưa thật tin cậy, thực tế xảy ra có xã nay là khá, mai thành xã kém... Đối với dân, nói chung là tốt, nhưng chưa thực sự có lòng tin tuyệt đối vào cách mạng, lo sợ Pôn pốt trở lại, sợ Việt Nam rút quân. Các tổ chức nòng cốt cách mạng để ta dựa vào còn mỏng manh. Nhiều người dân tốt nhưng còn bị địch khống chế, không dám tố giác, sợ bị bức hại, dân chưa làm chủ được xã hội, dẫn đến xảy ra nhiều hiện tượng mất trật tự trị an xã hội.Bộ đội và các đội công tác vũ trang của bạn tuy

52

Page 53: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

có sàng lọc về mặt tổ chức nhưng xây dựng bản chất cách mạng còn yếu, phân biệt bạn thù thì mơ hồ, quan hệ với chính quyền, với dân chưa tốt, còn dọa nạt dân, lấy của dân, có một số móc nối với địch; bảo đảm độ tin cậy về chính trị chưa chắc chắn, nạn đảo ngũ còn nhiều. Cán bộ Bạn quản lý bộ đội còn rất lỏng lẻo, một số sa ngã về đạo đức, dễ dẫn đến biến chất về chính trị. Các đội công tác vũ trang trình độ yếu, chưa phát huy được tác dụng, còn làm trở ngại đến chính quyền, có đến 27 cán bộ trên tổng số 32 cán bộ đội công tác có biểu hiện “hai mặt”… Những vấn đề nhược điểm tồn này, Vùng tiếp tục nghiên cứu đề xuất với trên và Bạn tìm các biện pháp để từng bước khắc phục, trong đó tập trung vào công tác giáo dục chính trị, đẩy mạnh đánh địch trong dân và địch vận, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phun, xã, huyện; phát huy sức mạnh tổng hợp của Ban chỉ huy thống nhất…

Để nâng cao sức mạnh và khả năng tổ chức, chỉ huy chiến đấu và công tác phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, chấp hành chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, từ năm 1981, Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện chế độ một người chỉ huy từ cấp Vùng xuống đến đại đội theo tinh thần Nghị quyết 172/QUTW-TCCT ngày 29 tháng 5 năm 1979 của Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Chế độ một người chỉ huy qui định thủ trưởng là người đại diện cho cấp trên, cho tập thể của cấp mình, là người chỉ huy cao nhất trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước tập thể đơn vị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật của đơn vị. 16Nó đòi hỏi cao trình độ, năng lực toàn diện của người chỉ huy cấp trưởng và trình độ, năng lực chuyên sâu của những người cấp phó giúp việc cho cấp trưởng. Song, trong thực tế xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của Vùng 5 phần lớn trưởng thành từ cơ sở qua thực tiễn công tác và chiến đấu, chưa được đào tạo cơ bản, nên còn gặp nhiều lúng túng trong quan hệ công tác giữa cấp trưởng và cấp phó. Chỉ huy trưởng, phó các cấp đơn vị trong Vùng có nhiều mặt còn hạn chế, còn yếu. Nhận rõ những mâu thuẫn đó, trong năm 1981, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng tiến hành nhiều biện pháp bố trí cán bộ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, củng cố đội ngũ cán bộ, trọng tâm là cán bộ cấp tiểu đoàn, đại đội và trung đội để phát huy hiệu quả chế độ một người chỉ huy trong công tác và chiến đấu của Vùng.

Chấp hành chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng Hải quân, từ ngày 18 đến 21 tháng 12 năm 1981, Đảng bộ Vùng 5 Hải quân tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ 3. Đại hội đã tiến hành quán triệt, thảo luận tham gia ý kiến bổ sung vào dự thảo Báo cáo Chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng, bổ sung Điều lệ Đảng sửa đổi của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và ra Nghị quyết về củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng năm 1980 – 1981, phương hướng, chỉ tiêu, biện pháp tiếp tục củng cố xây dựng tổ chức Đảng năm 1982- 1983.

Nghị quyết của đại hội nêu rõ, năm 1980, 1981, Đảng bộ Vùng 5 đã chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên bảo đảm thường xuyên ổn định, giữ vững tỉ lệ lãnh đạo chung của toàn vùng là 17%, tăng từ 7% đến 8% so với năm 1978 – 1979; đã coi trọng cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh

16Cấp sư đoàn trở lên gọi là Tư lệnh, cấp tỉnh gọi Chỉ huy trưởng

53

Page 54: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

đạo của chi bộ, gắn xây dựng chi bộ với xây dựng đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; đã thường xuyên kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng đảng ủy các cấp phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ được giao.

Về phương hướng nhiệm kỳ năm 1982 – 1983, Nghị quyết nhấn mạnh, tập trung xây dựng đội ngũ đảng viên có số lượng thích hợp, chất lượng cao; củng cố xây dựng chi bộ vững mạnh trong sạch thực sự là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết, pháo đài chiến đấu kiên cường của Đảng ở đơn vị; củng cố xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy cơ sở, củng cố chế độ một người chỉ huy và các tổ chức quần chúng.

Kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 3 đã tạo lên sự đoàn kết nhất trí cao, niềm tin tưởng sâu sắc của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đối với đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng. Đảng bộ Vùng 5 xác định tiếp tục củng cố quyết tâm xây dựng Đảng bộ vững mạnh, vượt qua mọi khó khăn lãnh đạo Vùng hoàn thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và quân đội, Quân chủng giao cho.

Sang năm 1982, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh 719, của Quân chủng và tình hình của chiến trường, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của vùng là giúp Bạn và cùng Bạn vận động quần chúng nắm dân, phát động dân thực hiện thực hiện 3 phong trào cách mạng, đó là phong trào đánh địch và địch vận; phong trào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và phong trào đẩy mạnh sản xuất, phá các tổ chức phản động và các lực lượng địch cài ém trong dân, trong chính quyền cơ sở, củng cố và xây dựng thực lực cách mạng ở huyện và xã ngày càng vững mạnh. Chặn đứng các đường hành lang của địch từ biên giới vào nội địa và từ nội địa ra biên giới một cách kiên trì và hiệu quả, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, triệt phá và thu nguồn tiếp tế vũ khí, lương thực của địch, tạo điều kiện cho nhiệm vụ vận động quần chúng nắm dân trong nội địa…

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định, công tác vận động quần chúng gắn với thực hiện 3 phong trào cách mạng là vấn đề chiến lược, lâu dài quyết định sự lớn mạnh và thắng lợi của cách mạng Cam pu chia.

Nắm chắc nhiệm vụ quân sự trọng tâm, những tháng đầu năm 1982, Vùng chỉ đạo công tác giáo dục quán triệt tình hình nhiệm vụ, làm cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan và đơn vị nhận rõ ý nghĩa nhiệm vụ giúp Bạn, đặc biệt là công tác vận động quần chúng nắm dân đánh địch. Vùng phối hợp với chuyên gia Nhà nước và chính quyền thành phố Công pông xom tổ chức các hoạt động nắm và điều tra tình hình nhân dân ở các phun, xã, tiểu khu, trên cơ sở đó phân loại đối tượng để quản lý; tổ chức tốt các lớp học tập chính trị cho 132 cán bộ các ngành của thành phố, huyện và 92 cán bộ cơ sở ở phun, xã. Nội dung học tập gồm, Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng nhân dân Cam pu chia, công tác địch vận và bài nói chuyện của đồng chí Hênh som rin, Chủ tịch đảng Cam pu chia tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cam pu chia. Đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố tổ nòng cốt trong các xã và cơ quan và lực lượng vũ trang.

Ta cùng với bạn tăng cường tổ chức các đợt học tập chính trị trong nhân dân, hết sức chú trọng việc tranh thủ vận động tầng lớp tăng ni tham gia học tập chính trị và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho dân về các thủ đoạn âm mưu

54

Page 55: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

phản động của địch. Qua đó, ta phát động phong trào phát hiện, tố cáo địch, phong trào tự thú của các phần tử phản động tiếp tế cho địch, hoặc trước đây là lính Pôn pốt, tham gia các đảng phái phản động hoặc có người nhà có con em đi theo địch; phát động phong trào tổ chức xây dựng phun, xã chiến đấu.

Tiểu đoàn 574 thuộc Thành đội đứng chân tại các xã trọng điểm triển khai các hoạt động bảo vệ địa bàn, thâm nhập nắm dân, quản lý dân, các kế hoạch đánh địch và địch vận.

Kết quả 5 tháng đầu năm 1982, ta cùng với bạn tổ chức học tập chính trị cho 7648 lượt người; vận động được 221 người của địch ra trình diện, tự thú, nộp 8 súng; phát hiện được 3 tổ chức phản động của địch là các tổ chức Sê rây ka, Sư tử 4 mặt và tổ chức Voi trắng, bắt 22 tên. Xây dựng xã chiến đấu, có 6 xã khá, tiểu khu đạt khá 17; 7 xã đạt trung bình và 6 xã, tiểu khu yếu kém 18. Vận động nhân dân bạn với bộ đội Việt Nam phát quang hai bên đường sắt, đường số 4 và đường 45 đi Rêan được 12 ki lô mét vuông.

Về xây dựng lực lượng vũ trang Bạn, ta tiếp tục tập trung công tác củng cố tư tưởng, tổ chức và trang bị mọi mặt cho cơ quan Thành đội Công pông xom, tiểu đoàn 12, Tiểu đoàn 82 và các đội vũ trang.

Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Bạn, ngày 13 tháng 3 năm 1982, ta tổ chức đưa Tiểu đoàn 12 đi chiến đấu ở Cô công (tuyến 1) với quân số 152 quân nhân. Đội ngũ cán bộ có 3 cán bộ tiểu đoàn, 11cán bộ đại đội, 15 cán bộ trung đội và 3 trợ lý tiểu đoàn. Sau khi bàn giao tiểu đoàn này đi Cô công chiến đấu, ta tiếp tục cùng với bạn xây dựng Tiểu đoàn 12 B làm nhiệm vụ huấn luyện để bổ sung quân cho Thành đội và huyện Prâynúp. Ban chỉ huy thống nhất sau khi được thành lập bước đầu phát huy được sức mạnh tổng hợp, tạo cho bạn nắm và giải quyết tốt hơn công việc của bạn. 19

Phối hợp chặt chẽ với công tác vận động quần chúng, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1982, Vùng 5 tích cực chủ động tiến hành đợt 2 kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982, tổ chức 4 đợt truy quét địch. Trong đợt 2 này, ta chú trọng phương thức hoạt động giữ bí mật, tăng cường trinh sát phát hiện địch, tập trung truy quét các khu vực trọng điểm của Công pông xom; sử dụng lực lượng nhỏ cấp đại đội, trung đội, phân đội phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 18, Sư 8, Quân khu 9 tổ chức hoạt động liên tục, dài ngày làm cho địch không có điều kiện móc nối, hoạt động tiếp tế, lấy tin tức và phá hành lang tiếp tế của địch. Trong truy quét, ta thường xuyên rút kinh nghiệm từng đợt để chỉ đạo đợt tiếp theo.

Kết quả cả mùa khô 1981 -1982, ta diệt 4 tên, bắt 13 tên, bị thương 5 tên, thu 4 súng,( 2 khẩu M79, 2 AR15), gỡ 6 quả mìn. Ta hy sinh 7 đồng chí, bị thương 6 đồng chí, chủ yếu do vấp mìn của địch gài.

Trên biển, 5 tháng đầu năm 1982, ta duy trì thường xuyên tổ chức tàu thuyền neo phục, chốt chặn, trọng điểm là vịnh Công pông som, tuyến bờ biển từ nam đảo Kô rông xuống cảng Rean và định kỳ tổ chức tuần tiễu kết hợp vận chuyển tiếp tế cho các đảo. Kết quả, ta đã sử dụng 166 lần chiếc tàu đi 508 hải lý xua đuổi 35 lần

17Xã Pre núp, Ôn đây thmo, Tưng tơ rung , xã Rean, tiểu khu 1, và tiểu khu 218Xã Tức léo, Sa ma khi, Tung tà rưng , Bát thơ trăng, tiểu khu 3 và tiểu khu 419Ban chỉ huy thống nhất lúc này gồm Ủy ban Công pông xom: 2 đồng chí; chuyên gia: 2 đồng chí; Vùng 5: 1 đồng chí; An ninh: 1 đồng chí; Trung đoàn 18,Quân khu 9: 1 đồng chí; Thành đội : 1 đồng chí

55

Page 56: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chiếc tàu của nước ngoài xâm nhập trái phép, bắt giữ giao cho bạn 6 tàu và 7 thuyền gỗ và xuồng nhựa.

Để ngăn chặn, xua đuổi hiệu quả tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển biển Tây Nam, đặc biệt là khu vực Hòn Chuối, thực hiện lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1982, Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường phân đội tàu 201M, HQ 272, HQ 276 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối thuộc với Vùng 5 trực tại đảo Nam Du và một bộ phân sở chỉ huy Vùng 5 bên cạnh Quân khu 9 để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh địch xâm nhập khu vực Hòn Chuối theo kế hoạch hiệp đồng với Quân khu 9 cuối năm 1981.

Về công tác bảo đảm vật chất đời sống, sinh hoạt cho bộ đội, thời gian này Vùng 5 luôn tập trung cố gắng cao nhất bảo đảm theo yêu cầu hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị, bảo đảm lượng dự trữ chiến đấu cho các đảo và bộ đội hoạt động trên chiến trường Cam pu chia. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí đóng quân và hoạt động chiến đấu, công tác của các lực lượng Vùng 5 bố trí trên vùng biển đảo, đất liền rộng lớn, phức tạp, xa hậu phương; điều kiện tăng gia sản xuất chưa đạt yêu cầu mức cần thiết; khả năng cung cấp của trên và địa phương còn nhiều mặt hạn chế, nên công tác bảo đảm gặp nhiều khó khăn. Lúc này hầu hết các vật phẩm dự trữ đều thiếu, nếu tính cả lượng bảo đảm thường xuyên thì càng thiếu nhiều. Các đơn vị ở Công pông xom và Phú quốc thường xuyên thiếu gạo và dầu; Ở Phú Quốc, Vùng chỉ bảo đảm ăn thường xuyên, không có dự trữ, chất lượng gạo rất xấu. Nên đời sống sinh hoạt của bộ đội thấp, chất lượng bữa ăn kém, mặc rách; đời sống tinh thần thiếu sách báo, đài hư hỏng nhiều, thiếu pin, thiếu phim ảnh… Do điều kiện sống kham khổ, hoạt động căng thẳng, liện tục làm cho sức khỏe của bộ đội giảm sút, tỉ lệ bộ đội ốm ở đơn vị chiếm tới 32%.

Ngày 5 tháng 6 năm 1982, Đảng ủy Vùng họp xác định phương kế hoạch hoạt động mùa mưa và 6 tháng cuối năm 1982. Về đánh giá, nhận định tình hình về địch, Đảng ủy nhấn mạnh, trên toàn chiến trường Cam pu chia, địch tuy bị thất bại lớn về quân sự trong mùa khô nhưng vẫn tiếp tục ý định đẩy mạnh hoạt động trong mùa mưa để phục vụ cho ý đồ quân sự, chính trị, ngoại giao của chúng. Trên bán đảo Công pông som, dựa vào một số lực lượng của chúng đã qua lại, bám trụ ngoài rừng và một số cơ sở lực lượng “ngầm” trong dân, trong công nhân cảng và có thể trong một số bộ phận cơ quan, lực lượng vũ trang của thành phố mà chúng đã móc nối được, xây dựng được, thời gian tới địch sẽ duy trì đẩy mạnh hoạt động gây rối, phá họai trên nhiều mặt, tập trung vào một số khu vực yếu như đông bắc Sở Dầu, dẫy núi cao điểm 119, xã Bat tho trăng, khu vực cao điểm 84 đến thượng nguồn sông Sáp và khu vực đông Rean ven sông Sáp về phía tây; các đảo phía tây Công pong som, phía tây Rean và đảo Hòn Nước, Phú Dự. Đồng thời, kết hợp với việc giành dân quyết liệt với ta và tiếp tục móc nối tổ chức “đội quân ngầm” để hỗ trợ cho việc mở rộng đánh du kích ở ngoài rừng .

Về ta, các đơn vị trong Vùng 5 hoạt động ở Cam pu chia, sau nhiều năm chiến đấu và công tác liên tục, chưa hoạt động xong mùa này lại đã phải khẩn trương chuẩn bị bước vào hoạt động mùa, nhiều nhược điểm, khuyết điểm bộc lộ trong chiến đấu và trong công tác chưa có điều kiện củng cố và chưa được chỉ đạo

56

Page 57: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

giải quyết kịp thời. Các đơn vị vũ trang Bạn và chuyên gia của ta trong điều kiện chiến đấu khác trước cũng bộc lộ nhiều thiếu sót cần phải sớm khắc phục.

Đảng ủy Vùng nhấn mạnh chủ trương, khẩn trương nâng cao chất lượng toàn diện của các đơn vị đang chiến đấu và công tác ở chiến trường. Coi đây là nhiệm vụ trung tâm để tạo lên khí thế mới, năng lực mới, chuyển biến mới để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mùa mưa và những nhiệm vụ tiếp theo. Phải tích cực, chủ động tiến công địch bằng phương thức và lực lượng thích hợp, không để địch gượng dậy, không để địch làm tổn thất ta, tạo điều kiện nâng cao chất lượng bộ đội ta và các đơn vị bạn.

Đảng ủy nêu rõ một số biện pháp, đó là phải quán triệt sâu rộng từ trên xuống dưới các nghị quyết, chỉ thị của Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh 719 về hoạt động mùa mưa năm 1982 và 6 tháng cuối năm 1982; tăng cường giáo dục quản lý bộ đội, làm chuyển biến mạnh mẽ vế ý chí, trách nhiệm và kỷ luật, phong cách và lối sống; chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực toàn diện của cán bộ các cấp cả quân sự, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội; củng cố tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ; nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng. Phải nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của bộ đội; nâng cao sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ.Đẩy mạnh công tác giúp Bạn vận động quần chúng, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng toàn diện các lực lượng vũ trang Bạn.

Thực hiện kế hoạch hoạt động chiến đấu trong mùa mưa và 6 tháng cuối năm, từ tháng 7 đến hết tháng 9 năm 1982, Vùng tổ chức 5 đợt truy quét tập trung dài ngày bằng lực lượng thích hợp phân đội nhỏ (cỡ tiểu đội tăng cường đến trung đội thiếu) tại các khu vực trọng điểm đã được xác định ở bán đảo Công pông som và ở các đảo Kô rông, đảo Phú Dự. Kết quả, ta không gặp địch, phát hiện và tháo 2 qua mìn.

Cùng với truy quét xa, Vùng sử dụng 10% đến 15 % quân số của lữ đoàn 101, tiểu đoàn 574 và tiểu đoàn cảnh vệ truy quét gần xung quanh các doanh trại đóng quân từ 2 đến 3 ki lô mét; chốt phục ở nơi trọng yếu bảo vệ an toàn đường sắt, đường số 4, cầu cảng Công pông som.Để bảo đảm cho việc tổ chức chỉ huy chiến đấu và tiến hành quản lý bờ biển vùng biển và các đảo của Cam pu chia chặt chẽ, sau khi thỏa thuận với Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cam pu chia Chăn xi ký quyết định số 164/QP về việc thành lập Ban chỉ huy thống nhất bảo vệ bờ biển và đảo của nước Công hòa nhân dân Cam pu chia

Quyết định nêu rõ, trước mắt giao quyền cho Ban chỉ huy Vùng 5 là lực lượng Hải quân Việt Nam thống nhất chỉ huy các lực trang vũ trang, lực lượng công an Cam pu chia thuộc các tỉnh Kô công, Kông pông xom, Căm pốt để hoạt động; Ở vùng biển thành phố Công pông xom tổ chức thành lập Ban chỉ huy thống nhất vùng biển Công pông som gồm các thành phần: Đồng chí Tuấn, Tư lệnh Hải quân Vùng 5 làm Trưởng ban; đồng chí Đót, Thành đội trưởng Công pông xom làm Chỉ huy phó và các đồng chí giám đốc công an thành phố Công pông xom, giám đốc cảng Công pông som làm Ủy viên Ban chỉ huy.

57

Page 58: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ban chỉ huy thống nhất vùng biển Công pông som chịu chỉ đạo của Ban chỉ huy thống nhất thành phố Công pông xom, có nhiệm vụ thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, lực lượng công an và lực lượng dân quân du kích đóng quân trong vùng sông, vùng biển và đảo Công pông som, hoạt động đánh địch bảo vệ kho tàng, cầu cảng và các tài sản trong cảng; quản lý chặt chẽ vùng biển và đảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội trong toàn vùng.

Đến tháng 8 năm 1982, sau hơn 3 năm Quân tình nguyên Việt Nam giúp Đảng nhân dân và dân tộc Cam pu chia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn pốt, hồi sinh xây dựng chế độ mới, lực lượng cách mạng và quân đội Cam pu chia từng bước trưởng thành, đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Thực hiện thỏa thuận của Chính phủ hai nước Cam pu chia và Việt Nam, Việt Nam sẽ rút dần các lực lượng quân tình nguyện về nước theo với sự lớn mạnh của quân đội Cam pu chia.20Cuối quí 3 năm 1982, một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia được rút về nước. Đây là đợt rút quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên ở Cam pu chia về nước, đánh dấu một sự phát triển thắng lợi của cách mạng Cam pu chia.

Trong thời gian này,Ủy ban nhân dân thành phố Công Pông xom tổ chức nhiều cuộc mít tinh của các tầng lớp nhân dân địa phương hưởng ứng thắng lợi của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trương Cam pu chia sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang rút về nước. Cùng với Bạn, Vùng 5 tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các buổi mít tinh của nhân dân.

Trong tháng tháng 8 và tháng 9 năm 1982, Vùng có bước điều chỉnh lực lượng hỏa lực, bộ binh để phù hợp với yêu cầu chiến đấu bảo vệ các mục tiêu khu vực trọng điểm. Ta bố trí 2 khẩu 37 ly 2 nòng của Đại đội 7, Tiểu đoàn 22, Lữ 101 ra đập chắn sóng cảng Cá tăng cường cho hải đội hỗn hợp của lữ đoàn 127 làm nhiệm vụ hiệp đồng với pháo tàu bảo vệ cảng và cửa Âu tàu, không để địch bịt cửa khi tàu ta cơ động ra ngoài; đưa dàn H12 ở đảo Kô rông sang đảo Kô ma nô và tổ chức bắn đạn thật kiểm nghiệm trong phòng thủ đảo. Chuyển Đại đội 2, Tiểu đoàn 574 từ xã Thmo riếp về Ô ta re làm nhiệm vụ địa bàn ở xã mới và đánh địch ở đông nam thành phố Công pông xom; đồng thời triển khai xong đài quan sát ở mũi Gềnh Dầu, đảo Phú Quốc để tăng cường quan sát, quản lý vùng biển ở bắc Phú Quốc.

Căn cứ vào tình hình chiến trường Cam pu chia, ngày 4 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định Vùng 5 Hải quân chuyển nhiệm vụ và bàn giao địa bàn Công pông xom cho Quân khu 9. Đây là bước điều chỉnh căn bản để nhằm thống nhất chiến trường, hợp lý hóa tổ chức lực lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của từng khu vực, của từng đơn vị, tạo điều kiện cho Vùng 5 Hải quân tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo và nhiệm vụ giúp Bạn trong phạm vi phụ trách.

Chấp hành mệnh lệnh của trên, ngày 9 tháng 11 năm 1982, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân họp quyết nghị như sau: Khẩn trương tổ chức bàn giao địa bàn Công pông xom cho Đoàn quân sự 950, Bộ Tư lệnh 979, Quân khu 9 về nhiệm vụ chiến đấu, địa bàn hoạt động ở từng khu vực, kế hoạch tác chiến, phương án bố trí 20Đến năm 1982, quân tình nguyện Việt Nam giúp Bạn xây dựng 2 binh đoàn, 2 sư đoàn chủ lực, 33 tiểu đoàn đoàn bộ binh tỉnh, 135 đại đội bộ đội huyện, 13 trường đào tạo cán bộ cơ sở sơ cấp, trung cấp, tổng quân số 52 224 người

58

Page 59: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

lực lượng đã được xác định và nhiệm vụ giúp Bạn ở địa bàn Công pông xom. Bàn giao một số lực lượng về Đoàn quân sự 950 gồm: Tiểu đoàn 574, cơ quan chuyên gia quân sự Thành đội Công pông xom, lực lượng phái viên công tác giúp bạn và Đại đội 3, thuộc tiểu đoàn cảnh vệ. Tổ chức di chuyển lực lượng Lữ đoàn 101 về đảo Phú Quốc cùng Trung đoàn 953 để củng cố tổ chức; giữ nguyên 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy Lữ 101 làm nhiệm vụ giúp Bạn chiến đấu bảo vệ khu vực cảng Rean; giữ nguyên tiểu đoàn phòng thủ đảo khu vực vịnh Công pông som thuộc lực lượng Lữ đoàn 101. Sở chỉ huy của Vùng vẫn tiếp tục ở Công pông xom được tổ chức lại cho phù hợp, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

Ngày 25 tháng 11 năm 1982, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Bộ Tư lệnh 979 tổ chức xong Hội nghị bàn giao các nội dung theo mệnh lệnh của trên. Hai bên xác định từ không giờ ngày 1 tháng 12 năm 1982, Bộ Tư lệnh 979 giúp Bạn bảo vệ toàn bộ phần địa bàn, nhiệm vụ, các mục tiêu quan trọng của Vùng 5 đã bàn giao lại. Vùng 5 Hải quân không chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ đó nữa.

Lúc này, năm 1982, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Cam pu chia được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ các địa bàn như sau: Bộ Tư lệnh 479 trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý 2 tỉnh Xiêm Riệp và Bát tam bang; Bộ Tư lệnh 579 trực thuộc Quân khu 5 quản lý 4 tỉnh Môn đôn kiri, Rátnakiri, Stung treng, Prêt vi hia; Bộ Tư lệnh 779 trực thuộc Quân khu 7 quản lý 5 tỉnh Công pông thom, Công pông chàm, Svâyriêng, Ka rachie (ở phía đông nam Campu chia) ; Bộ Tư lệnh 979 trực thuộc Quân khu 9 quản lý 8 tỉnh Công pông Spư, Kông pông chnăng, Puốc Xát, Kang đan, Cam pốt, Kông pông xom, Kô công (phía nam, tây nam Campu chia); Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, thuộc Quân chủng Hải quân quản toàn bộ ven biển, vùng biển, các đảo gần bờ, xa bờ và khu vực cảng Rean của Campu chia. Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu.

Kết quả Vùng 5 Hải quân giúp Bạn từ tháng 5 năm 1979 đến hết tháng 11 năm 1982 về các mặt đạt được như sau:

I. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh:1, Bộ đội chủ lực, xây dựng 3 tiểu đoàn gồm Tiểu đoàn bộ binh 12A thành lập năm 1979, đến 13 tháng 3

năm 1982 bàn giao tiểu đoàn này đi Kô công chiến đấu ở tuyến 1, quân số: 151 người, trong đó có 3 cán bộ tiểu đoàn, 11 cán bộ đại đội, 15 cán bộ trung đội và 3 trợ lý tiểu đoàn; Tiểu đoàn 12 B huấn luyện tân binh, có 148 người; Tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, quân số: 159 người, vũ khí: 12 khẩu cao xạ 37 ly, 7 xe kéo pháo, khí tài: 8 máy 2w, P109 và 1 máy thu phát 102.Xây dựng Thành đội Công pông xom gồm Ban chỉ huy thành đội và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, quân số có 121 người ( trong đó đội công tác trực thuộc Thành đội có 33 người).

2, Dân quân du kích: giúp thành lập 19 đội du kích của 4 tiểu khu và 15 xã thuộc thành phố Kông pông xom.. Đội du kích đông nhất là xã Đánh cá, 22 người.

3, Lực lượng Vùng 5 giúp bạn: Gồm Thành đội, 15 đồng (7 đồng chí cán bộ quân sự, 6 đồng chí cán bộ chính trị, 11 đồng chí cán bộ hành chính,1 đồng chí phiên dịch (trong số này có 3 đồng chí của Đoàn chuyên gia 478); Tiểu đoàn bộ binh 574, có 219 đồng chí cán bộ, chiến sĩ ( 27 cán bộ; 8 phái viên đội công tác).

II.Cùng với chuyên gia Nhà nước giúp Bạn xây dựng đảng, xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, cơ quan, xí nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của thành phố Kông pông xom:

+ Xây dựng củng cố chính quyền 15 xã ; 4 tiểu khu, 58 phun, xây dựng củng cố 546 tổ đoàn kết sản xuất nông, ngư nhiệp; 18 cơ quan địa phương, 10 cơ quan Trung ương; 13 xí nghiệp địa phương, 5 xí nghiệp Trung ương.

+ Dân số sản xuất nông ngư nghiệp: 33 700 người, phi nông nghiệp: 18 300 người. Cán bộ ủy ban xã có 103 người (16 nữ); phụ trách phun: 159 người, không có nữ; tổ đoàn kết: 819 người, (có 270 nữ).

+ Hội viên các đoàn thể : nghiệp đoàn 2843 hội viên trên 3825 người; Phụ nữ: 2178 hội viên trên 25190 người; Thanh nên có 3 870 hội viên trên 9600 người. Hội thanh niên, phụ nữ có ở khắp các xã và tiểu khu.

59

Page 60: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

+ Xây dựng Đảng và tổ nòng cốt: có 11 chi bộ ( quân đội: 2 ; công an: 3 , Cảng: 3; các cơ quan thành phố: 3)

+ Xây dựng tổ nòng cốt: 16 tổ nòng cốt, 97 tổ viên( các ngành của tỉnh có 8 tổ, 53 tổ viên; các ngành của huyện: 2 tổ, 15 tổ viên; 7 xã có 2 tổ,10 tổ viên; 3 xí nghiệp có 1 tổ, 7 tổ viên; bộ đội địa phương có 3 tổ, 12 tổ viên.

III. Giúp chăm lo xây dựng ổn định đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục cho nhân dân:+ Khai hoang phục hóa: 12 402 ha+ Khôi phục hệ thống y tế các cấp, xây dựng 4 trạm xá xã, 1 bệnh viện thành phố; khám bệnh phát thuộc

cho hàng vạn lượt người và điều trị hàng nghìn lượt người+ Phát triển giáo dục: 32 trường cấp I, 10400 học sinh; mở 25 lớp bổ túc văn hóa, 364 học viên

Trước đó, ngày 20 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định sát nhập Trung đoàn 953 vào Lữ đoàn 101 lấy phiên hiệu Lữ đoàn 101. Biên chế Lữ đoàn 101 lúc này có: Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573 làm nhiệm vụ ở Cam pu chia; Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 và Tiểu đoàn 564; Tiểu đoàn 566 sẽ sâp nhập với Tiểu đoàn 22, lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 22.

Lực lượng của Vùng 5 tiếp tục ở lại Cam pu chia làm nhiệm vụ giúp Bạn gồm, cơ quan vùng bộ Vùng 5; Tiểu đoàn 572, tiểu đoàn 573 và Sở chỉ huy phía trước của Lữ đoàn 101; lực lượng tàu Lữ đoàn 127.

Lực lượng rút về Phú Quốc làm nhiệm vụ xây dựng và phòng thủ gồm, Sở chỉ huy cơ bản của lữ đoàn 101, Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 , Tiểu đoàn pháo binh cao xạ 22 của Lữ đoàn 101.

Từ sáng ngày 1 tháng 12 năm 1982, các đơn vị về nước bắt đầu triển khai thứ tự xuống tàu hành quân trở về Phú Quốc. Đây là đợt rút quân về nước đầu tiên của Hải quân tình nguyện việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam puchia.21

Những tháng đầu năm 1983, tình hình trên vùng biển Tây nam nói chung và vùng biển Cam pu chia nói riêng, các loại tàu thuyền hoạt động ngày càng nhiều, hoạt động dưới nhiều hình thức phức tạp hơn trước. Đáng chú ý là các loại tàu chiến Thái Lan thường xuyên tuần tiễu dọc theo tuyến hải biên Cam pu chia – Thái Lan. Ngoài việc tăng cường tuần tiễu trên tuyến giáp ranh, tàu chiến Thái Lan từ 2 đến 3 chiếc luân phiên tuần tiễu ở khu vực đảo Mát và đảo Kô kút nhằm làm chỗ dựa cho các loại tàu thuyền đánh cá của Thái Lan sang khu biển Cam pu chia hoạt động trái phép; đồng thời cũng để hỗ trợ cho bọn phản động nội địa Cam pu chia hoạt động, hòng gây sức ép về quân sự đối với các lực lượng Cam pu chia ở tuyến ven biển sát biên giới lục địa.

Trên nội địa và các đảo Cam pu chia, địch hoạt động táo bạo, trắng trợn hơn, tăng cường gài mìn, phá giao thông, tổ chức lực lượng trinh sát điều tra những nơi trọng yếu. Đặc biệt chúng tìm mọi cách bu bám khu vực cảng Rean khi tàu Liên xô đưa lực lượng vào giúp Bạn. Một số đảo đông dân, ngoài làm ăn bất chính, quấy nhiễu, bọn phản động tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt, phá hoại về kinh

21Kết quả hoạt động chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia năm 1982, Vùng 5 tổ chức 41 đợt truy quét, mỗi đợt sử dụng từ 5 đến 12 trung đội

bộ binh, thời gian mỗi đợt từ 10 đến 15 ngày. Riêng tháng 5 năm 1982, ta chủ động tổ chức đợt truy quét dài ngày từ 1 tháng 5 đến 30 tháng 5.Các đợt truy quét đều tập trung vào các khu vực trọng điểm và khu vực ta phát hiện dấu vết của địch. Đó là đông và đông bắc Sở Dầu, đông bắc rừng Cao su, toàn bộ khu vực Rean, đông nam thị xã Kông pông xom, từ đông bắc rừng Cao su đến điểm cao 84, tây dẫycao điểm 119 đến cao điểm 203. Ngoài ra, ta truy quét toàn bộ các đảo gần bán đảo Kông pông som từ 3 đến 4 lần, không để địch đưa người lên đảo hoạt động, làm cơ sở xâm nhập vào đất liền. Cả năm, ta truy quét 3 lần cấp tiểu đoàn, 18 lần cấp đại đội, 70 lần cấp trung đội cộng tiểu đội’; lùng sục 127 lần cấp trung đội, 3968 lần cấp trung đội cộng tiểu đội; phục kích 47 lần cấp trung đội, 1693 lần cấp trung đội cộng tiểu đội. Kết quả ta diệt 13 tên, bắt 16 tên, bị thương 5 tên, thu 5 súng, tháo gỡ 8 quả mìn và một số đạn M79. Ta hy sinh 8 đồng chí, bị thường 16 đồng chí do vấp phải mìn địch gài.

60

Page 61: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tế, quân sự, tuyên truyền kích động, gây chia rẽ trong lực lượng vũ trang, mua chuộc dụ dỗ phàn tử xấu.

Sang năm 1983, nhiệm vụ đảm nhiệm giúp Bạn toàn diện trên đất liền Cam pu chia của Vùng đã được bàn giao một phần cho đơn vị thuộc Quân khu 9, nên Vùng 5 có điều kiện tập trung khả năng nâng cao chất lượng bộ đội để tiến hành phòng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển. Song, vừa phải làm nhiệm vụ trên đất nước mình, vừa phải làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Bạn, cho nên nhiệm vụ của Vùng 5 Hải quân vẫn rất nặng nề, còn đầy khó khăn, gian khổ và phức tạp.

Ngày 1 tháng 2 năm 1983, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh giao nhiệm vụ quân sự cho Vùng 5 Hải quân, nhấn mạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, phải hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng của Quân khu 9, bộ đội biên phòng, phối thuộc của Quân chủng và kết hợp với Bạn để quản lý, bảo vệ vùng biển phụ trách, trọng điểm là khu vực Thổ Chu, Phú Quốc và khu vực vào cảng Rean, cảng Kông pông som. Tăng cường khả năng phòng thủ các đảo và các vùng biển; xây dựng và bổ sung các kế hoạch phòng thủ. Những đơn vị làm nhiệm vụ ở Cam pu chia, thường xuyên tổ chức lực lượng tiến hành tuần tiễu, truy quét bảo vệ khu vực trú quân, luôn có ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến ðấu cao, không ðể bị tập kích bất ngờ, bảo ðảm an toàn lực lýợng ta, trong chiến ðấu ðạt hiệu suất chiến ðấu cao.

Tư lệnh nêu rõ công tác quan hệ quốc tế, ngoài nhiệm vụ giúp bạn Cam pu chia quản lý bảo vệ vùng biển, bảo vệ căn cứ, cần phải tích cực giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân cả về huấn luyện, tổ chức hoạt động và bảo đảm kỹ thuật.

Quán triệt mệnh lệnh quân sự của Tư lệnh Hải quân, chỉ thị nhiệm vụ chiến đấu của Tư lệnh mặt trận 719 giao cho, Đảng ủy và Bộ Tư lệnhVùng 5 xác định, tổ chức bảo vệ vững chắc khu vực căn cứ Ream, cảng Kông pông som, các đảo gần bờ, xa bờ và kiểm tra chặt chẽ khu vực biển gần bờ, đường vào cảng Rean, cảng Kông pông som là trọng tâm của nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; coi đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài của vùng. Căn cứ vào tình hình và khả năng trang bị hiện có, từng bước tổ chức lực lượng, kết hợp giữa lực lượng phòng thủ trên các đảo và lực lượng tàu mặt nước hoạt động kiểm soát tiến hành ngăn chặn các loại tàu thuyền xâm nhập trái phép và làm ăn phi pháp trên các vùng biển và vịnh; phải chủ động có kế hoạch cụ thể cho từng đảo, từng khu vực biển với dự kiến các tình huống có thể xảy ra, đề phòng những biến động bất ngờ. Trong công tác giúp bạn,tập trung mọi khả năng giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân và căn cứ Hải quân Ream.

Thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới,đầu năm 1983, Vùng 5 tiếp tục triển khai nhiệm vụ truy quét theo kế hoạch hoạt động mùa khô năm 1982 - 1983. Dưới sự chỉ huy của Vùng, hai tiểu đoàn 572, 573 thường xuyên sử dụng lực lượng nhỏ từ 20 đến 25 phần trăm quân số, truy quét, phục kích ngoài địa hình, bám nắm địch ở những nơi trọng yếu, những tuyến giáp ranh giữa hai đơn vị với địa bàn của Đoàn 950. Trong từng đợt hoạt động, căn cứ vào tình hình địch, Vùng kết hợp với Bạn và Đoàn 950 mở rộng phạm vi truy quét, trinh sát để nắm và phát hiện địch trụ bám địa hình hoạt động phá hoại, hỗ trợ cho Bạn phát động quần chúng nắm tình hình, bắt bọn cài cắm, bọn hoạt động ngầm, trọng tâm là khu vực cảng Ream và các đảo gần bờ, gần vịnh Kông pông som.

61

Page 62: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Cụ thể là từ tháng 1 đến tháng cuối tháng 5 năm 1983, Tiểu đoàn 573 tổ chức 13 đợt truy quét. Các đợt truy quét này tập trung chủ yếu ở đông và đông bắc Ream, trong đó thực hiện 2 lần cấp đại đội, 65 lần cấp trung đội, 245 lần cấp tiểu đội; phục kích 35 lần cấp tiểu đội; 132 lần hoạt động dưới hình thức tổ nhóm và 209 lần hoạt động tuần tra bảo vệ giao thông. Kết quả các đợt hoạt động, chỉ phát hiện dấu vết và một số nơi có mìn địch gài lại. Ta tổ chức tháo gỡ và phục kích đón lỏng nhưng không gặp địch.

Phối hợp với truy quét trong nội địa, trên tuyến đảo, Tiểu đoàn 572 sử dụng lực lượng từ 6 đến 25 đồng chí tổ chức 15 lần lùng sục, tuần tra tìm dấu vết khả nghi ở các đảo Kô rông, Kô rông Sa lem, Kô ma nô. Đại đội 3, Tiểu đoàn 564 tổ chức lùng sục, truy quét bắc đảo Phú Dự. Kết quả, ta không gặp địch hoặc phát hiện dấu vết.

Về hoạt động trên biển, 6 tháng đầu năm 1983, Vùng tận dụng mọi phương tiện hiện có tập trung kiểm soát, quản lý vùng biển các tuyến Phú Quốc – Thổ Chu – Kô tang – Kông pông som. Trong từng thời gian của các tháng, Vùng tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng ra đa, tàu thuyền vận tải, tàu chiến đấu, lực lượng đảo hợp đồng với Trung đoàn 18 bộ đội biên phòng, Hải đoàn 133, Cục Kinh tế và Bạn tiến hành xua đuổi, kiểm tra các tàu thuyền làm ăn bất chính, buôn bán, vây bắt các tàu nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển đánh bắt hải sản. Đồng thời, duy trì lực lượng tàu thường xuyên tuần tiễu, neo phục trên 2 khu vực trọng điểm Phú Quốc và Kông pông som, nhằm ngăn chặn âm mưu tập kích, phục kích, gây rối trên biển, bảo vệ tàu thuyền nước ngoài ra vào cảng Kông pông som và cảng Rean, bảo vệ các hoạt động làm ăn của nhân dân trên biển. Kết quả, Vùng thực hiện 15 lần chiếc tàu tuần tiễu kết hợp làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo, đi trên 1000 hải lý, xua đuổi hàng trăm tàu thuyền Thái Lan xâm phạm lãnh hải và kiểm tra nhiều tàu thuyền nghi làm ăn phi pháp trên biển; Vùng tham gia cùng bộ đội Biên phòng và bộ đội Cam pu chia bắt 22 tàu cá Thái Lan xâm phạm vùng biển Tây Nam; Lữ đoàn 127 trực tiếp bắt 1 tàu, kết hợp cùng các đảo bắt 8 vụ vượt biên, có 241 người giao cho địa phương…

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ,năm 1983, Vùng 5 tiến hànhmột bước chấn chỉnh các đầu mối đơn vị, củng cố các lực lượng cả về số lượng, chất lượng, cả ở phía trước và phía sau theo hướng giảm quân số để nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1983, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết chuyển Trạm sửa chữa 58 thuộc Lữ đoàn 127 về trực thuộc Phòng Kỹ thuật Vùng; giải thể Đại đội 5 xây dựng cơ bản thuộc Phòng Hậu Cần; chuyển nguyên canh quân số, trang bị Đại đội 82 pháo 85 mi li mét thuộc Tiểu đoàn pháo binh 22, Lữ 101 về trực thuộc Lữ đoàn 127.

Ngày 25 tháng 5 năm 1983, thừa lệnh Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định giải thể Tiểu đoàn bộ binh 564, Tiểu đoàn pháo binh 22, thuộc Lữ đoàn 101. Số chiến sĩ nhập ngũ từ năm 1979 về trước của hai đơn vị này, được giải quyết theo chế độ ra quân, số chiến sĩ còn lại tập trung ưu tiên bổ sung cho Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573; đồng thời chuyển đại đội 3 bộ binh của Tiểu đoàn 564 và Đại đội 7 pháo cao xạ của Tiểu đoàn 22 về thuộc Tiểu đoàn 573.

62

Page 63: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Để bảo đảm cho hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ khu vực căn cứ Ream, cảng Kông pông som, ngày 30 tháng 5 năm 1983, thừa lệnh Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ra quyết định lâm thời thành lập Căn cứ Rean trực thuộc Vùng 5 Hải quân.

Tổ chức biên chế Căn cứ Rean được xác định, có khối cơ quan gồm các ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; khối đơn vị trực thuộc gồm có 4 tiểu đoàn hỗn hợp và các đại đội công binh, thông tin, trinh sát, vận tải, quân y trực thuộc.

Ngày 14 tháng 6 năm 1983, Vùng 5 Hải quân công bố thực hiện Quyết định số 101/QĐ –QP ngày 22 tháng 1 năm 1983 của Bộ trưởng Quốc phòng về giải thể Lữ đoàn 101 thuộc Vùng 5 Hải quân. Vùng quyết định chuyển Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573 và các đại đội phục vụ trực thuộc gồm đại đội 19 công binh, đại đội 20 thông tin, đại đội 21 trinh sát, đại đội 22 vận tải, đại đội 23 quân y về trực thuộc Căn cứ Rean; Chuyển Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 về trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5.

Từ 7 tháng 6 đến 30 tháng 7 năm 1983, Căn cứ Rean hoàn thành việc tiếp nhận và kiện toàn các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và 2 tiểu đoàn cùng 5 đại đội trực thuộc của Lữ đoàn 101 đã giải thể chuyển về, khẩn trương bắt tay vào triển khai các nhiệm vụ.

Sau khi hoàn thành một bước chấn chỉnh, điều chuyển các lực lượng của Vùng, ngày 10 tháng 7 năm 1983, tại Sở chỉ huy ở Kông pông xom, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 thông qua điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ khu biển và các hải đảo Cam pu chia.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình vùng biển, đảo của Cam pu chia; nhiệm vụ và khả năng hiện có của Vùng, Kế hoạch phòng thủ nêu rõ, về bố trí và sử dụng lực lượng như sau:

+ Ở trên bờ, khu vực Rean gồm có: Căn cứ bộ Rean và 1 tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp – Tiểu đoàn 573; 1 đại đội pháo 37 ly – Đại đội 7 pháo 37 ly đứng chân trên khu vực cảng Ream. Cơ quan căn cứ và các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực đứng chân và cầu cảng, giúp Bạn xây dựng Căn cứ hải quân về các mặt của lực lượng hải quân Cam pu chia.

+ Trên tuyến đảo: Tiểu đoàn bộ binh 571 bố trí phòng thủ 2 đảo Phú Dự và Hòn nước; Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 572 bố trí phòng thủ 3 đảo Kôrông, Kô rông Sa lem và Kôma nô;Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 562 và 1 đại đội ra đa bố trí phòng thủ đảo Kôtang; Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 563 bố trí phòng thủ đảo Pô lô vai ( Hòn Ông và Hòn Bà); 2 đại đội pháo 105 ly, bố trí 1 đại đội ở đảo Hòn Dừa, 1 đại đội ở đảo Kôrông Sa lem;1 đại đội ra đa bố trí ở đảo Kô công.

Nhiệm vụ của các tiểu đoàn bố trí trên các đảo là tổ chức lực lượng tiến hành phòng ngự vững chắc, độc lập tác chiến bảo vệ đảo, không để bị địch đánh bất ngờ, tập kích đánh chiếm đảo hoặc địch lợi dụng thâm nhập vào đảo làm nơi ẩn náu thâm nhập vào đất liền (nội địa). Riêng Tiểu đoàn 571 ở đảo Phú Dự và Tiểu đoàn 573 ở Căn cứ Rean, ngoài nhiệm vụ phòng thủ đảo và bờ, còn phải chuẩn bị lực lượng cơ động, lúc cần thiết theo lệnh của Vùng trực tiếp chi viện cho các đảo phía trước. Các đại đội pháo ở đảo Dừa, đảo Kôrông Sa lem, ngoài nhiệm vụ chủ

63

Page 64: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

yếu là dùng hỏa lực bảo vệ các cửa ra vào cảng Kông pông som, phải tổ chức chiến đấu phòng thủ khu vực đứng chân.

+ Lực lượng tàu chiến đấu các loại, có 2 hải đội thuộc Lữ đoàn 127 neo đậu ở cảng Kông pông som hoặc cảng Rean.

Về tổ chức hoạt động phòng thủ trên khu biển và trên hải đảo Cam pu chia như sau:

+ Trên bờ và trên hải đảo, phải thường xuyên tỏ chức trinh sát, tăng cường tuần tra, canh gác ngày cũng như đêm. Dùng lực lượng nhỏ, lẻ luân phiên truy quét, phục kích, không để địch bu bám. Những nới có dân, cùng với địa phương phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, không để bọn địch lợi dụng móc nối, lôi kéo, lừa bịp dân; nắm chắc địch, chủ động đánh địch khi chúng chưa kịp hành động.

+ Trên biển, các tàu thuyền mặt nước tổ chức luân phiên nhau tuần tiễu định kỳ, không định kỳ trên các khu biển trọng điểm gồm:Tuyến tuần tiễu gần bờ: Tuyến 1, từ đông, đông nam đảo Kô rông Sa lem đến đông nam, nam đảo Dừa cách bờ 10 đến 15 hải lý; Tuyến 2, từ phía tây nam đảo Sa mát đến tây nam đảo Kô rông Sa lem cách bờ 6 đến 8 hải lý; Tuyến 3, từ tây nam đảo Kô rông đến tây nam đảo Sa mát, cách bờ từ 7 đến 10 hải lý.

Tuyến tuần tiễu xa bờ: Tuyến 1, từ tây nam đảo Kô công đến tây nam đảo Sa mát, cách bờ từ 20 đến 27 hải lý; Tuyến 2, từ tây Hòn Đá nổi đến tây đảo Ka pơ rin, cách bờ từ 20 đến 25 hải lý; Tuyến 3, từ tây đảo Kô tang, cách đảo 20 đến 25 hải lý( từ vị trí Vĩ độ bắc:10độ, 1 phút, 48 giây; Kinh độ đông: 102 độ, 50 phút,6 giây đến vị trị tọa độ Vĩ độbắc: 10độ,16 phút; Kinh độ đông: 102 độ 45 phút, 36 giây): Tuyến 4, từ tây nam cảng Reean đến Kông pông som, cách bờ 25 đến 30 hải lý.

Về tổ chức chỉ huy, Sở chỉ huy cơ bản của Vùng 5 Hải quân đặt ở Kông pông xom, Sở chỉ huy dự bị đặt ở cao điểm 211, Ream.Sở chỉ huy phía sau đặt ở Phú Quốc.

Về bảo đảm quan sát và trinh sát, ngoài 3 trạm ra đa đặt các đảo tuyến xa bờ: Thổ Chu, Kô tang, Kô công, trên các đảo đều có tổ chức trạm quan sát mắt, từ 1 đến 2 vị trí trên mỗi đảo bằng khí tài TZK. Ngoài các đài quan sát cố định trên đảo, trên bờ, còn kết hợp với các loại tàu hoạt động trên biển để tiến hành quan sát, trinh sát.

Về bảo đảm kỹ thuật cho tàu chiến đấu và tàu vận tải, xe máy, phấn đấu hệ số kỹ thuật đạt 70 đến 80 phần trăm. Cụ thể, duy trì sử dụng thường xuyên: 4 – 5 tàu PGM; 5 - 6 tàu PCF; 2 tàu vận tải 50 tấn; 7-8 tàu LCM8; 2 tàu LCU; 4 - 5 tàu gỗ có lắp súng và 9 - 10 chiếc xe ô tô.

Về công tác hậu cần, bảo đảm lượng dự trữ lương thực, thực phẩm thường xuyên trên đảo là 4 tháng; trên đất liền là 3 tháng; trên tàu từ 10 đến 12 ngày.

Trên cơ sở điều chỉnh kế hoạch phòng thủ, Vùng tiếp tục tiến hành bổ sung lượng dự trữ cho sẵn sàng chiến đấu, bổ sung quân số cho các đơn vị phía trước và các đảo, củng cố tổ chức chỉ huy Căn cứ Rean và các cấp tiểu đoàn, đaị đội.

Cùng với tập trung cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vùng triển khai thực hiện huấn luyện theo nội dung, thời gian qui định của trên và kết hợp với

64

Page 65: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

hoạt động chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu để nâng cao trình độ chiến đấu. Đặc biệt trong tháng 4 năm 1983, chấp hành mệnh lệnh của trên, toàn Vùng thực hiện “tháng điều lệnh” đều khắp từ cơ quan đến các đơn vị, kết hợp việc rèn luyện chấp hành kỷ luật với huấn luyện kỹ, chiến thuật, huấn luyện chiến sĩ mới, đã làm cho tình hình vi phạm kỷ luật trong các đơn vị có chuyển biến tích cực.

Để đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất làm kinh tế, từng bước khắc phục khó khăn, góp phần cải thiện nâng cao đời sống của bộ đội, đầu năm 1983, Đảng ủy Vùng ra nghị quyết chuyên đề về công tác tăng gia sản xuất làm kinh tế, nêu rõ phương hướng và các biện pháp tiến hành. Trong năm 1983, các đơn vị tích cực chuẩn bị vốn, mua sắm dụng cụ triển khai một bước làm kinh tế, mở mang trồng rau màu, trồng đào lộn hột, trồng hồ tiêu; tổ chức chăn nuôi, đánh cá, khai thác gỗ, kết hợp vận chuyển hai chiều; khẩn trương triển khai bộ phận sản xuất nước mắn và xưởng gỗ của Vùng.

Trong công tác bảo đảm hậu cần, Vùng động viên các đơn vị cùng với vùng chủ động khắc phục khó khăn, hỗ trợ giải quyết bảo đảm đời sống của bộ đội. Năm 1983, một số đảo: Thổ Chu, Pô lô vai, Kô tang nêu cao tinh thần tự lực tự cường, khai thác khả năng điều kiện tự nhiên tại chỗ, phát triển tăng gia sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, củng cố doanh trại, đã làm cho đời sống của bộ đội được cải thiện một phần. Song, hầu hết các đơn vị trên bờ và đảo Phú Quốc chủ yếu dựa vào nguồn bảo đảm của trên, luôn luôn bị thiếu, chất lượng kém, không kịp thời, nên đời sống của bộ đội rất kham khổ, đặc biệt là Tiểu đoàn 573 và Căn cứ Rean đứng chân trên địa bàn phức tạp, xa hậu cứ. Việc khôi phục ăn ở, giải quyết nguồn nước sạch ăn uống, sinh hoạt cho cơ quan Vùng và các đơn vị sau khi rút về Phú Quốc đến thời điểm cuối năm 1983 còn rất lúng túng, doanh trại chưa làm được nhà cửa; nơi ăn nghỉ, điều trị của Đội điều trị 78 cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công tác khám, cấp cứu, điều trị thương binh, bệnh binh.

Năm 1984, Vùng 5 tiếp tục chấn chỉnh, củng cố nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm quản lý, bảo vệ vùng biển Tây Nam, vùng biển Cam pu chia, các mục tiêu quan trọng và giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân.

Để phối hợp với hoạt động chiến đấu của các mặt trận 479, 579 và mặt trận 979 trên hướng tây, tây bắc và tây nam chiến trường Cam pu chia, đầu năm 1984, Bộ Tư lệnh 719, Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Vùng 5 Hải quân mở đợt hoạt động tập trung vây bắt tàu cá hoạt động trái phép trên các khu biển Cam pu chia, cách đảo, cách bờ từ 12 đến 15 hải lý trở vào, xua đuổi và giải tán chợ trời trên biển; kiên quyết tiêu diệt, vây bắt các tàu thuyền gián điệp, biệt kích, tàu thuyền chở hàng hóa, vũ khí xâm nhập vào bờ biển tiếp tế cho bọn phản động, bọn tàn quân nằm trong đất liền. ( Kế hoạch H3-84).

Tham gia Kế hoạch H3- 84, ngoài 3 tàu PGM của Vùng là lực lượng tại chỗ, Vùng 5 còn được tăng cường phối thuộc 1 phi đội máy bay vũ trang của quân chủng Không quân; biên đội tàu săn ngầm 2 tàu 201M của Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân; 2 tàu cao tốc của Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng; 4 tàu cá 400CV của Hải đoàn 128, Hải đoàn 133, Cục xây dựng Kinh tế Hải quân.

65

Page 66: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Từ cuối tháng 3 sang đầu tháng 4 năm 1984, dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Vùng 5, các trạm ra đa và trạm quan sát mắt trên các đảo xa bờ và gần bờ liên tục quan sát nắm chắc hoạt động của các loại tàu thuyền trên các khu biển, thông báo kịp thời cho Sở chỉ huy lựa chọn đúng thời cơ xuất kích và kiên quyết chỉ huy truy kích, phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia. Kết quả, ta vây bắt được 12 tàu cá Thái Lan hoạt động trái phép với 218 người và bắt 1 tàu vượt biên có 13 người, vượt chỉ tiêu đề ra 2 tàu.

Tháng 5 và tháng 6 năm 1984, ta tiếp tục thực hiện đợt 2 theo kế hoạch, vây bắt được 6 tàu cá Thái Lan xâm phạm. Các tháng quí 3 năm 1984, Vùng tổ chức đợt 3 vây bắt tàu cá, đồng thời kết hợp tuần tiễu không định kỳ trên các tuyến Kô tang – Pô lô vai; Pô lô vai – Thổ Chu – Hòn Chuối và tuyến ven bờ Rean – vịnh Kông pông som; Rean - Kôkông. Đợt này ta bắt 10 tàu Cam pu chia thuộc loại nghi ngờ hoạt động buôn bán, móc nối tiếp tế cho địch.

Kết thúc Kế hoạch H3- 84, ta bắt 28 tàu, có 18 tàu cá Thái Lan và 10 tàu của Cam pu chia, đã hỗ trợ và phối hợp kịp thời với các hoạt động tấn công truy kích địch của các mặt trận trên chiến trường nội địa Cam pu chia. Sau các đợt hoạt động này, tàu cá nước ngoài hoạt động phi pháp trên các khu biển Cam pu chia giảm dần, hạn chế được sự lợi dụng xâm nhập vào nội địa bằng đường biển của địch.

Tham gia chiến dịch vây bắt tàu cá xâm phạm đợt này, Hải đội 512, lữ đoàn 127, Vùng 5 có nhiều tiến bộ trong sẵn sàng chiến đấu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Điển hình là tàu HQ 232, bất cứ trong điều kiện nào khi có lệnh, chỉ sau 15 đến 20 phút là tàu có thể xuất phát được ngay và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Tiểu đoàn ra đa 551 luôn chủ động tích cực khắc phục tình trạng máy móc kém chất lượng, chú trọng huấn luyện nâng cao trình độ của chiến sĩ chắc thủ và của cán bộ các trạm; duy trì thường xuyên 75 phần trăm số trạm hoạt động, kết hợp tốt giữa quan sát khí tài điện tử với quan sát mắt, nhiều trạm phát hiện mục tiêu chính xác cả ban ngày và ban đêm. Tiêu biểu là trạm ra đa 605, 615; trạm quan sát mắt của tiểu đoàn 563, tiểu đoàn 562; đài quan sát ở đảo Kô rông Sa lem, ở cao điểm 108…

Cùng với tăng cường quản lý kiểm soát mặt biển, trong nội địa và các đảo năm 1984, Vùng chỉ đạo Căn cứ Rean, Tiểu đoàn 573, thường xuyên sử dụng 15phần trăm quân số liên tục lùng sục, phục kích trên địa bàn phụ trách, không để địch ém sát trinh sát, tập kích. Vùng hiệp đồng với Đoàn quân sự 950 tổ chức lực lượng hoạt động dài ngày xa vị trí đứng chân như tây cửa sông Túc Sáp, bắc đảo Phú Dự và dùng lực lượng trinh sát hoạt động kiểm tra các đảo không có lực lượng chốt giữ ở nam cảng Rean như Hòn Nước, Kôrau, Kôxa môn… và ở tây cảng Kông pông som như đảo Kô cang, Kô rung, Kôen…Kết quả trong năm này, ta tiến hành 750 lần truy quét từ cấp từ tổ đến cấp tiểu đội, trung đội; 149 lần hoạt động xa địa hình cấp trung đội và đại đội, diệt được 1 tên địch, bắt 2 tên; ta không bị thương vong, kiểm soát được địa hình và hạn chế được hoạt động của địch.

Năm 1984, Vùng tiếp tục có bước điều chỉnh sắp xếp lại một số lực lượng, đơn vị cho phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của Vùng và của từng đơn vị.

66

Page 67: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Tháng 2 năm 1984, Vùng điều chuyển Tiểu đoàn 572 bảo vệ đảo thuộc Căn cứ Rean ( mật danh là Căn cứ 505) về trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng.

Trong tháng 4 năm 1984, Vùng ra các quyết định, điều chuyển Tiểu đoàn ra đa 551 từ trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 về trực thuộc Phòng Tham mưu; điều động Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 571 về trực thuộc Tiểu đoàn 561 đảo Thổ Chu; chuyển Đội 567 rèn luyện kỷ luật trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 thành Đội sản xuất làm kinh tế trực thuộc Phòng Hậu cần; thành lập Trạm sửa chữa trực thuộc Lữ đoàn 127; giải thể Hải đội 513 và bệnh xá thuộc Lữ đoàn 127; giải thể Ban Ra đa thuộc Phòng Tham mưu; giải thể Tiểu đoàn bộ Thông tin, quân số bổ sung cho Đại đội 2, Đại đội 3 chuyển về trực thuộc Phòng Tham mưu.

Ngày 20 tháng 6 năm 1984, Chỉ huy trưởng Vùng ra quyết định giải thể Tiểu đoàn 571, chuyển 1 đại đội bộ binh tăng cường cho Tiểu đoàn 561, các đại đội giải thể còn lại lấy quân số bổ sung cho Căn cứ Rean - 505 và một số đơn vị khác của Vùng.

Trên cơ sở chấn chỉnh lực lượng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch phòng thủ, các phương án chiến đấu của các đơn vị đảo, trong năm 1984, Vùng tập trung tu sửa, xây dựng gia cố các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Trong điều kiện ở đảo, ở địa bàn rừng núi, các đơn vị đã cố gắng tận dụng nguyên liệu tại chỗ để thiết chế các công trình công sự bằng gỗ, đất ngày thêm vững chắc.Năm 1984, Vùng đã hoàn thành cơ bản hệ thống trận địa trên các đảo và Căn cứ Rean. Hệ thống đường cơ động trên các đảo Thổ Chu, Pô lô vai, Kô tang, có thể đảm bảo cơ động đánh địch cả ngày lẫn đêm một cách dễ dàng, thuận tiện. Các Tiểu đoàn 561, Đại đội 3, thuộc Tiểu đoàn 572, Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn 573 đã thiết bị hoàn chỉnh hệ thống hàng rào kẽm gai và mìn chống bộ binh ở các điểm tựa của đảo Thổ Chu, Kô ma nô, điểm tựa phòng ngự căn cứ Ream. Trong năm này, Vùng tiếp tục sửa chữa gia cố 3 cảng dã chiến bằng gỗ và bê tông ở đảo Kô tang, Pô lô vai và đảo Kô rông, để phục vụ cho chiến đấu và các hoạt động trước mắt.

Công tác hậu cần của Vùng năm 1984, ngành doanh trại đã xây dựng mới 1173 mét vuông nhà ở, nhà bếp, hội trường và sửa chữa hàng trăm gian nhà khác phục vụ bộ đội ( nhà cấp 4); tích cực khai thác gỗ đóng bàn, ghế, tủ bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị.

Công tác tăng gia sản xuất, năm 1984 thu hoạch 57 000 lít nước mắm, gần 5 tạ tiêu, 16 911 ki lô gam thịt heo và gia cầm, 28 467 ki lô gam cá, 32 159 ki lô gam rau xanh, 8 587 ki lô gam sắn khoai.

Các tiểu đoàn 561, 562, 563 là những đơn vị có phong trào tăng gia sản xuất phát triển và phong trào văn nghệ quần chúng khá sôi nổi, anh em tự chế tạo ra các loại nhạc cụ và tự biên tự diễn nhiều tiết mục văn nghệ động viên tinh thần thi đua của đơn vị, đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội thường xuyên được cải thiện, sức khỏe chiến đấu được củng cố, anh em phấn khởi hăng hái công tác.

Về công tác giúp Bạn, ngày 14 tháng 12 năm 1983, Bộ trưởng Quốc phòng Cam pu chia gửi thư đề nghị Bộ Quốc phòng Việt Nam giúp đỡ xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia.

Đáp ứng yêu cầu của Bạn ngay cuối năm 1983, Bộ Tổng Tham mưu giao cho Quân chủng Hải quân nhiệm vụ: “1, Giúp Bạn và cùng Bạn kiểm soát quản lý

67

Page 68: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

vùng biển của bạn. Trọng điểm là làm chủ vịnh Kông pông som, chống mọi hoạt động xâm nhập biệt kích, gián điệp, phá hoại kinh tế, các cuộc tiếp tế đường biển; ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép, chuẩn bị giúp Bạn ban hành qui chế vùng biển Cam pu chia. 2, Phòng thủ các đảo Kô rông, Kô tang, Pô lô vai của bạn và các đảo khác. 3,Giúp Bạn xây dựng từng bước những đơn vị hải quân trên biển, hải thuyền trên sông. Trước mắt xây dựng 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên biển, 1 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên sông – biển Hồ…”+(Kế hoạch giúp Bạn xây dựng 1 số đơn vị hải quân để tuần tiễu, kiểm soát vùng biển Cam pu chia, hồ sơ lưu trữ của QCHQ)

Ngày 8 tháng 1 năm 1984, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định số 134/QP-QĐ thành lập Căn cứ Rean - 505 trực thuộc Vùng 5 Hải quân, tương đương cấp trung đoàn làm nhiệm vụ giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia, trên nguyên tắc hiệp định lấy khung Hải quân Việt Nam làm nòng cốt, từng bước xây dựng lực lượng hải quân Bạn trưởng thành đảm nhiệm được nhiệm vụ, ta rút dần lực lượng ta về nước.

Căn cứ vào mệnh lệnh, quyết định của trên, đầu năm 1984, Bộ Tư lệnh Hải quân thông qua Kế hoạchgiúp Bạn xây dựng một số đơn vị hải quân để tuần tiễu, kiểm soát vùng biển Cam pu chia, trong đó xác định quan điểm và cách giải quyết cụ thể là: 2 năm 1984, 1985 xây dựng giúp Bạn 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên biển để kiểm soát, bảo vệ vùng biển, hải đảo, bảo vệ quyền làm chủ về tài nguyên trên biển của bạn; xây dựng 1 tiểu đoàn ca nô, xuồng máy vũ trang để cùng với lục quân truy quét kiểm soát Biển Hồ. Các đơn vị này là những phân đội nhỏ, nhưng hoạt động có hiệu lực, đủ sức chống lại các cuộc xâm nhập, phá hoại nhỏ lẻ có tính độc lập.22

Bộ Tư lệnh nêu rõ, vì hiện nay và trong một thời gian dài nữa, Hải quân Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam pu chia, nên khi xây dựng các đơn vị tàu cho bạn sẽ hoạt động thì phải bảo đảm sự tập trung thống nhất chỉ huy và sử dụng lực lượng rất chặt chẽ cho cả ta và Bạn vào một đầu mối chỉ huy chung là Vùng 5 Hải quân.Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Vùng 5 Hải quân làm đại diện cho Quân chủng Hải quân trực tiếp giúp đỡ Bạn về tổ chức xây dựng lực lượng và chỉ huy thống nhất các hoạt động trên biển.

Bộ Tư lệnh nhấn mạnh, phải cố gắng giúp Bạn xây dựng đơn vị hải quân đầu tiên có chất lượng và tương đối vững chắc.Cho nên vấn đề kèm cặp giúp bạn là rất quan trọng.Đối với lực lượng tàu trên biển, khi học tập tại bến thì bố trí kèm cặp giúp Bạn, ta 1, bạn 1.Nhưng khi đi biển, ta 3, bạn 1.Đối với lực lượng tàu trong sông thì biên chế chủ yếu là người của Bạn, ta làm chuyên gia cấp tiểu đoàn, đại đội. Đối với đội ngũ chuyên gia, Hải quân Việt Nam chọn cán bộ có chất lượng, năng lực đi làm chuyên gia và kiện toàn tổ chức chuyên gia từ trên xuống dưới, chủ yếu chuyên gia về xây dựng, kỹ thuật, quân sự, chính trị. Số chuyên gia này tổ chức thành một đoàn công tác trực thuộc chỉ huy Vùng 5 Hải quân quản lý, chỉ đạo công tác.

Chấp hành chỉ thị của Quân chủng Hải quân, những tháng đầu năm 1984 Vùng 5 khẩn trương triển khai xây dựng kiện toàn khung cơ quan và đơn vị của

22Theo kế hoạch của Bạn, trong 2 năm 1984, 1985, Bạn sẽ thành lập 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu loại nhỏ do Liên xô viện trợ, số lượng 14 chiếc gồm 12 tàu chiến đấu và 2 tàu phục vụ (1 tàu 206M, 4 tàu 205, 5 tàu 1204, 2 tàu 1400, 2 tàu K11 kiểu tăng kít). Ngoài đơn vị tàu nói trên, Bạn còn xây dựng 3 trạm ra đa đối hải.

68

Page 69: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Căn cứ 505 trên cơ sở chấn chỉnh tổ chức biên chế của Căn cứ Ream tạm thời trước đó (năm 1983) và để tập trung cho nhiệm vụ giúp Bạn, Vùng chuyển Tiểu đoàn 572 phòng thủ đảo về trực thuộc Vùng, đồng thời điều động bổ sung một số cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị khác về Căn cứ. Thời gian này Vùng tích cực làm việc bàn bạc thống nhất với Bộ Quốc phòng Bạn, với Đoàn chuyên gia 480 về các mặt tổ chức và kế hoạch từng bước tiến hành xây dựng lực lượng hải quân Cam pu chia. Căn cứ vào ý định của trên và của Bộ Quốc phòng Bạn, ta bước đầu xây dựng xong dự thảo về tổ chức biên chế cán bộ, nhân viên và trang bị cho 2 tiểu đoàn tàu mặt nước, 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn pháo 130 ly và 1 tiểu đoàn ra đa.

Trong quí 1 năm 1984, Căn cứ 505 chủ động tổ chức bố trí các bộ phận tập trung giúp khung Tiểu đoàn tàu 88 của Bạn mới thành lập ổn định nơi ăn ở, làm 4 nhà ở, mỗi nhà 60 mét vuông, đồng thời tổ chức cho cán bộ, nhân viên học tập một số nội dung kỹ chiến thuật bộ binh, để có thể tiến hành tác chiến tại chỗ bảo vệ đơn vị và bảo vệ Căn cứ.

Trên cơ sở tổ chức biên chế, Vùng 5 chỉ đạo việc tổ chức lực lượng tiếp nhận phương tiện, vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật viện trợ của Liên xô theo kế hoạch đã xác định. Trong quí 2, ta cùng bạn tổ chức khung tiếp nhận xong 3 tàu tuần tiễu theo kế hoạch và ngay sau đó bắt tay vào thực hiện chương trình huấn luyện K1, đến cuối tháng 6 năm 1984 chuyển sang chương trình huấn luyện K2 và thực hành thực tế hoạt động chiến đấu.

Trong quí 3 năm 1984, Vùng tiếp tục xin chuyên gia cán bộ thuyền, chuyên gia nghiệp vụ trên tàu đủ cho Tiêủ đoàn tàu 88 và một số chuyên gia của Tiểu đoàn ca nô 87 ở Nông pênh, chuyên gia đại đội pháo 130 ly đồng thời tổ chức lực lượng tiếp nhận tàu và vũ khí theo kế hoạch.

Các tháng cuối năm 1984, ta giúp Bạn hoàn thành tiếp nhận 1 tàu; 8 khẩu pháo 130 ly, 300 viên đạn đưa vào huấn luyện; xắp sếp hệ chuyên gia cấp tiểu đoàn và cán bộ thuyền trưởng để tập trung giúp Tiểu đòan 88 huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 11 năm 1984, Tiểu đoàn tàu 88 hoàn thành chương trình huấn luyện K1 và K2. Kiểm tra lý thuyết 3 tàu, có 2 tàu đạt giỏi, 1 tàu đạt yêu cầu; kiểm tra bắn đạn thật pháo 76, 2 mi li mét, pháo 25 mi li mét và đặt mìn, có 1 tàu đạt giỏi, 2 tàu đạt khá. Tháng 12 năm 1984, Tiểu đoàn tàu 88 chuyển sang tổ chức huấn luyện chương trình K3 và tập tiếp cận mục tiêu trên biển cho 2 tàu. Qua đánh giá kết quả huấn luyện cho thấy, các tàu này có thể độc lập tổ chức đi hoạt động tuần tiễu trong phạm khu biển nhất định.

Cũng trong năm này, ta giúp Bạn tổ chức xong việc thành lập khung Căn cứ Rean của Hải quân Cam pu chia với đầy đủ cán bộ chỉ huy và cơ quan giúp việc.

Như vậy, sau 1 năm nỗ lực khẩn trương giúp Bạn xây dựng các đơn vị hải quân đầu tiên của Cam pu chia, ta đã xây dựng được mối quan hệ tổ chức chỉ huy giữa ta và bạn, cũng như mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa ta và bạn ngày càng gắn bó. Lực lượng Hải quân Cam pu chia có Cục Hải quân, Căn cứ Hải quân Rean, 3 tiểu đoàn tàu trên biển, trên sông hồ và các đơn vị phục vụ bước đầu được xây dựng và định hình; cán bộ, thủy thủ hải quân Cam pu chia được dìu dắt, kèm cặp

69

Page 70: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

huấn luyện, từng bước làm chủ phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật và thông thạo chiến thuật. 23

Trong năm 1984, theo chỉ đạo Đảng ủy Quân chủng, Vùng 5 triển khai thực hiện cơ chế lãnh đạo mới của Đảng đối với quân đội và chế độ một người chỉ huy trong quân đội theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, đầu tháng 5, Đảng ủy Vùng 5 tuyên bố tự giải thể và thành lập Hội đồng chính trị Vùng 5, làm chức năng giúp Hội đồng quân sự Vùng về các mặt công tác đảng, công tác chính trị trong lãnh đạo, chỉ huy Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ.

Về nhân sự Vùng 5, tháng 3 năm 1984, đồng chí Đại tá Bùi Lê Tuấn, Chỉ huy trưởng Vùng 5 nghỉ hưu theo chế độ, đồng chí Đại tá, Nguyễn Huy Lý, Tham mưu trưởng, Phó chỉ huy trưởng Vùng được trên bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Vùng 5.

Sang năm 1985, để tiếp tục phối hợp với chiến dịch đánh địch mùa khô 1984-1985 của các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và Bạn trên dọc tuyến biên giới Cam pu chia – Thái Lan, đầu tháng 11 năm 1984, Bộ Tư lệnh 719, Bộ Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh giao cho Cụm lực lượng số 5 Hải quân thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, vây quét tàu thuyền xâm phạm trái phép, bảo vệ vùng biển Tây nam và vùng biển Cam pu chia, mùa khô 1984, 1985 do Chỉ huy trưởng Vùng 5 trực tiếp chỉ huy.

Cụm lực lượng số 5 lúc này gồm có các đơn vị: + Vùng 5 hải quân: Lữ đoàn 127 có 3 tàu và lực lượng của Bạn: Tiểu đoàn

88, (Căn cứ Rean) có 3 tàu tuần tiễu. + Lực lượng phối thuộc Vùng 5: Lữ đoàn 171,(Vùng 4 Hải quân), có 3 tàu

( 2 tàu 159A,1 tàu pháo); Hải đoàn 129 (Cục Kinh tế) có 2 tàu cá; Hải đoàn 133 (Cục Kinh tế) có 6 tàu cá.

+ Lực lượng tăng cường: Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng có 3 tàu tuần tiễu. Số lượng tàu sử dụng trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ truy quét và tuần tiễu là 20 tàu các loại.Quán triệt mệnh lệnh của trên, Vùng 5 xác định quyết tâm chiến đấu là: tích cực chủ động khắc phục mọi hạn chế trước mắt, tổ chức tốt quan sát, trinh sát và nắm chắc tình hình, chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu không bỏ lỡ thời cơ; mưu trí sáng tạo, bí mật bất ngờ, vận dụng mọi thủ đoạn chiến thuật thích hợp; phấn đấu đợt hoạt động này vây bắt được từ 20 đến 30 tàu nước ngoài xâm phạm trái phép.Về khu vực hoạt động vây bắt tàu cá xâm phạm trái phép,Vùng xác định 4 khu vực cụ thể như sau:+ Khu vực 1, là tuyến ven bờ biển Cam pu chia, từ nam đảo Kô công kéo xuống nam Hòn Nước, cách bờ, cách đảo từ 10 đến 12 hải lý.+ Khu vực 2, từ đảo Hòn Nước đến đảo Kaprin kéo dài đến đông nam đảo Pôlô vai 25 hải lý, kéo đến mũi An Thới ( đảo Phú Quốc).+ Khu vực 3, từ An Thới đến đảo Pô lô vai qua đông nam đảo Thổ Chu 13 hải lý về đến đảo Nam Du.+ Khu vực 4, từ đảo Thổ Chu kéo đến đảo Hòn Khoai.

23Ngày 13 tháng 1 năm 1984, thành lập Cục Hải quân Cam puchia

70

Page 71: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Trong đó, Khu vực 1 là trọng điểm theo dõi, phục kích, bắt sống hoặc tiêu diệt các phương tiện xâm phạm đưa người, vũ khí vào nội địa. Khu vực 2, 3, 4 là trọng điểm vây bắt tàu thuyền đánh cá nước ngoài xâm phạm vào nội thủy nước ta và Bạn.Thực hiện kế hoạch, từ 28 tháng 12 năm 1984 đến 14 tháng 4 năm 1985, dưới sự chỉ huy của Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân, các lực lượng hải quân tham gia phối hợp tiến hành 3 đợt vây bắt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Tây Nam và vùng biển Cam phu chia, bắt 25 tàu cá Thái Lan. Trong đó, đêm ngày 8 và sáng ngày 9 tháng 1 năm 1985, vây bắt tàu cá Thái Lan đang đánh bắt hải sản trái phép tại vùng nước lịch sử và nội thủy của tỉnh Kiên Giang ở tọa độ( 09độ, 1 phút Vĩ độ Bắc – 103 độ, 1 phút Kinh độ Đông), cách đông bắc đảo Thổ Chu 8 đến 10 hải lý. Ta dùng loa kêu gọi tàu cá Thái Lan có khoảng 30 chiếc, dừng lại để kiểm tra, nhưng các tàu này vẫn cố tình chạy trốn. Ta buộc nổ súng cảnh cáo, chúng mới dừng. Ta bắt giữ 11 tàu cùng với 228 ngư phủ, quốc tịch Thái Lan. Các tàu và người bị bắt, sau đó được bàn giao cho tỉnh Kiên Giang theo qui định của pháp luật. Trong hoạt động mùa khô 1984, 1985, cùng với các đợt vây bắt tập trung tàu cá Thái Lan vào đánh bắt trộm hải sản, các biên đội tàu thường xuyên hoạt động tuần tiễu trên các tuyến gần bờ và xa bờ, kiểm tra 109 lần chiếc tàu khả nghi hoạt động phi pháp, bắt giữ 5 tàu buôn lậu của Cam pu chia (ở chợ trời trên biển) và 1 tàu vượt biên. 5 tàu buôn lậu này ta bàn giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kông pông xom; 1 tàu vượt biên cùng với người bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc. Trong mùa khô này tàu của Cụm lực lượng số 5 Hải quân hoạt động, hành trình 20 000 hải lý an toàn, tiêu thụ hết 2000 viên đạn đại liên, 12,7mili mét và 37mi li mét.Sau các đợt vây bắt này, hoạt động xâm nhập của các loại tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển Tây nam và khu vực biển Kông pông som giảm rõ rệt, chúng chủ yếu hoạt động ở ngoài đường cơ sở. Riêng khu vực biển phía tây đảo Kô công và phía tây bán đảo Tha ma xô thuộc vùng biển tỉnh Kô công số lượng tàu cá Thái Lan xâm nhập không giảm mà ngày càng tăng so với trước, đặt ra cho Vùng cần có biện pháp hiệu quả hơn để quản lý tốt vùng biển này.Trên đất liền, trong năm 1985, các đơn vị trên bờ, đảo, nhất là Căn cứ Rean, Tiểu đoàn 573, liên tục tổ chức lực lượng nhỏ từ tổ đến trung đội tiến hành truy quét, lùng sục, kiểm tra và tổ chức phục kích những nơi trọng điểm địch có thể xâm nhập, kể cả các đảo không có lực lượng ta chốt giữ. Kết quả, không phát hiện được địch xâm nhập, ta quản lý và kiểm soát được mọi tình hình ở các khu vực này.Sau một thời gian toàn quân thực hiện “cơ chế 07” đã bộc lộ những hạn chế về vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội, ngày 4 tháng 7 năm 1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 27, tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo mới của Đảng đối với quân đội, để thực sự bảo đảm Đảng lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt” đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Triển khai thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hệ thống tổ chức đảng ủy cấp trên cơ sở trở lên trong Đảng bộ Quân đội được tái thành lập. Ngày 4 tháng 11 năm 1985, Đảng ủy Quân chủng ra quyết định thành lập Đảng ủy Vùng 5 Hải quân

71

Page 72: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

và chỉ định 8 đồng chí vào Đảng ủy Vùng 5, gồm: Đồng chí Trần Khoái, Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Huy Lý, Phó Bí thư; đồng chí Trịnh Khắc Thuyết, Ủy viên Thường vụ; đồng chí Lê Nam Tiến, Đảng ủy viên; đồng chí Trần Sĩ Kịch, Đảng ủy viên; đồng chí Trương Đăng Thái, Đảng ủy viên; đồng chí Nguyễn Văn Lai, Đảng ủy viên; đồng chí Lưu Văn Khảm, Đảng ủy viên. Ngày 27 tháng 11 năm 1985, tại Sở chỉ huy Vùng 5, Bộ Tư lệnh Hải quân phê chuẩn Kế hoạch hoạt động mùa khô 1985, 1986 của Vùng 5 Hải quân, đồng chí Phó Tư lệnh, Chuẩn đô đốc Hoàng Hữu Thái đã cho ý kiến nhấn mạnh một số vấn đề: Về địch, phần biên giới nội địa Cam pu chia – Thái Lan, sau chiến dịch mùa khô 1984, 1985, ta và bạn đã tổ chức các điểm chốt dọc biên giới chặt chẽ. Do đó, địch cũng hạn chế xâm nhập và tiếp tế vũ khí, lương thực cho bọn tàn quân trong nội địa. Vì vậy, chỉ còn phía biển, từ đảo Kô công dọc bờ biển đến đảo Sa mứt, các cửa vào vịnh Kông pông som là địch có khả năng tăng cường xâm nhập, tiếp tế vũ khí, khí tài, lương thực cho bọn tàn quân trong nội địa. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng cho tàu thuyền trà trộn xâm nhập, đánh bắt hải sản kết hợp trinh sát, họp chợ trời gây rối loạn trật tự an ninh trên biển, hoạt động chiến tranh tâm lý, chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Nếu ta sơ hở mất cảnh giác, cũng không loại trừ khả năng địch có thể tập kích phá hoại hay đổ bộ lên các đảo làm bàn đạp xâm nhập vào đất liền.Dù tình hình trên biển diễn biến thế nào, chúng ta cũng phải tích cực chủ động tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tiễu, cảnh giới, quản lý vững chắc vùng biển của ta và của bạn. Trước mắt đợt 1, tập trung hoạt động ở Khu vực 1, tiến hành trong tháng 12 năm 1985, bằng tất cả tàu của Lữ đoàn 127 và Căn cứ Rean -505, tổ chức hoạt động tập trung chủ yếu là khu vực ven bờ từ Kông pông som –Kô rông Sa lem – Kô rông – Sa mứt lên Kô công. Tiếp theo là đợt 2 và 3. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Hải quân vàkế hoạch hoạt động đề ra, từ ngày 8 tháng 12 năm 1985 đến 14 tháng 4 năm 1986, trên khu vực 1, tuyến ven bờ từ Kô công đến Căm pốt, Vùng 5 sử dụng lực lượng tàu của Lữ đoàn 127 và Căn cứ Rean ( Bạn) hoạt động liên tục, thường xuyên dưới các hình thức vừa tuần tiễu, vừa thả trôi, phục kích hoặc dùng tàu gỗ giả dạng đánh cá để quan sát nắm tình hình, bất ngờ kiểm tra các tàu thuyền khả nghi. Trong đó, có 4 đợt Vùng sử dụng các biên đội tàu từ 2 đến 4 chiếc hoạt động tập trung, đó là đợt 1, từ 8 tháng 12 đến 25 tháng 12 năm 1985; đợt 2, từ 14 đến 18 tháng 1 năm 1986; đợt 3, từ 18 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 1986; đợt 4, từ 8 đến 14 tháng 4 năm 1986. Tổng số tàu hoạt động 121 lần chiếc, đi 8312 hải lý ( tàu của ta hoạt động 75 lần chiếc, đi 6711 hải lý; tàu của bạn hoạt động 46 lần chiếc, đi 1740 hải lý)Kết quả, ta bắt 1 thuyền địch, có 2 tên, giao cho Bộ Quốc phòng Bạn; Bắt 8 tàu Cam pu chia, có 25 người vì buôn bán trái phép, giấy tờ không hợp lệ, trang bị súng phi pháp, thu 20 súng AK và CKC, toàn bộ số tàu và người này ta bàn giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kông pông xom, còn súng thì Căn cứ Rean của bạn giữ chờ lệnh xử lý; Bắt 6 tàu cá Thái Lan với 116 ngư phủ, thu 2 bộ ra đa, ta giao 2 tàu và người cho thành phố Kông pông xom, còn 4 tàu và 2 bộ ra đa theo lệnh của Bộ Quốc phòng Cam pu chia bàn giao cho Căn cứ Rean của bạn giữ lại sử dụng; Bắt 2 tàu vượt biên Việt Nam có 37 người, bàn giao cho địa phương.

72

Page 73: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Trên khu vực 2, 3, vùng biển từ Phú Quốc đến đảo Pô lô vai, Kô tang, Thổ Chu, tàu của Lữ đoàn 127 xuất phát từ Phú Quốc hoặc từ Kông pông som, thường xuyên không định kỳ vừa làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho các đảo, đưa đón cán bộ, chiến sĩ, vừa tổ chức tuần tiễu xua đuổi các tốp tàu cá Thái Lan vào sâu nội thủy, đồng thời quan sát phát hiện và vây bắt tàu giả dạng đánh cá để thông tin, tiếp tế vũ khí xâm nhập vào nội địa Cam pu chia và Việt Nam. 6 tháng đầu năm 1986 ta thực hiện được 8 chuyến hoạt động trên khu vực này.Trên bờ, 6 tháng đấu năm 1986, Vùng 5 thường xuyên sử dụng lực lượng từ 10 đến 15 phần trăm quân số của tiểu đoàn 573 và Căn cứ 505 phối hợp với đơn vị Bạn truy quét, lùng sục, tuần tra, phục kích, có 3 lần gặp địch ở bắc cảng Rean, nổ súng nhưng không tiêu diệt được địch. .Cuối tháng 6 năm 1986, theo sự phân công và chỉ đạo của Ban chỉ huy thống nhất thành phố Kông pông som, Vùng 5 Hải quân chủ trì tổ chức thành công Hội nghị hiệp đồng chiến đấu bảo vệ cảng Kông pông som của Cụm lực lượng 2. Hôi nghị đã thống nhất được các phương án phối hợp chiến đấu bảo vệ cảng Kông pông som giữa cơ quan Sở chỉ huy Vùng 5 với các lực lượng thuộc Cụm 2 trong các tình huống bạo loạn, tập kích của bọn phản động và địch.24Những tháng cuối năm 1986, Vùng 5 duy trì tổ chức các đợt hoạt động tập trung, mỗi đợt từ 3 đến 5 tàu, nhưng chủ yếu là tàu gỗ kết hợp với các đơn vị phòng thủ trên bờ và trên đảo tiến hành đồng loạt các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tuần tiễu, truy quét trên toàn bộ tuyến ven bờ biển từ đảo Kô công đến quần đảo Kô sa mít; từ cảng Kông pông som đến đảo Phú Dự và trong khu vực vịnh Kông pông som. Trong các đợt hoạt động này đều có lực lượng tàu đánh cá vũ trang của Công an vũ trang và Thành đội Kông pông som tham gia. Kết quả, ta kiểm tra bắt giữ hàng chục tàu của nước ngoài và của Cam pu chia làm ăn phi pháp, kiểm soát quản lý ngày càng chặt chẽ các khu vực biển gần bờ của Bạn.Tổng cộng cả năm 1986, Vùng 5 sử dụng 18 tàu trên tổng số 31 tàu các loại, với 224 lần chiếc tàu hoạt động, đi 15 946 hải lý, kiểm tra, xua đuổi hàng trăm lần chiếc tàu thuyền xâm phạm vùng biển, bắt giữ 48 tàu thuyền các loại (1 thuyền gỗ và 2 tên địch, 7 tàu đánh cá Thái Lan; 7 tàu vượt biên cả việt Nam và Cam pu chia với 183 người; 4 xuồng chèo tay; 5 thuyền gỗ khả nghi và 24 tàu cá Cam pu chia buôn bán phi pháp). Trên đất liền và đảo, ta tổ chức truy quét, lùng sục hàng trăm lần từ cấp tổ đến cấp đại đội.Về tổn thất của ta, năm 1986 ở Căn cứ 505 bị 2 lần địch phục kích xe vận tải chở bộ đội đang trên đường đi làm nhiệm vụ, làm hy sinh 7 đồng chí, bị thương 10 đồng chí, bị hỏng 2 xe vận tải. Về công tác giúp Bạn, ngày 27 tháng 9 năm năm 1985, Ban Cán sự Bộ Tư lệnh 719 ra Nghị quyết 229A về đẩy mạnh nhiệm vụ giúp Bạn, nhấn mạnh, trên cơ sở thế và lực cách mạng Cam pu chia đã chuyển sang một bước mới, cần tập trung sự nỗ lực của ta và bạn cao hơn nữa, giúp bạn và cùng bạn quyết tâm thực hiện 3 mục

24Cụm lực lượng 2 gồm có: Cơ quan Sở chỉ huy Vùng 5 Hải quân làm Cụm trưởng; lực lượng công an bảo vệ cảng Kông pông som; lực lượng

hải quan cảng Kông pông som; lực lượng tự vệ của công nhân Nhà máy điện Kông pông som; lực lượng tự vệ của cảng Kông pông som và lực lượng chuyên gia Nhà nước của thành phố Kông pông som.

73

Page 74: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tiêu chiến lược 25 với chất lượng cao hơn trong thời gian đã định, làm cho Bạn đủ mạnh, tự đảm đương được cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ thành quả cách mạng. Năm 1986 có ý nghĩa rất to lớn, đòi hỏi chất lượng giúp bạn của ta phải tốt hơn và sự nỗ lực rất cao của bạn nhất là về ý chí bảo vệ Tổ quốc và bản chất Quân đội nhân dân cách mạng Cam pu chia. Đầu tháng 12 năm 1985, họp quán triệt và triển khai Nghị quyết 229 của Ban Cán sự Bộ Tư lệnh 719, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 xác định, phải tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu chiến lược, trong đó mục tiêu quyết định nhất là giúp bạn mạnh lên về các mặt, để bạn có đủ điều kiện tự đảm đương việc bảo vệ vùng biển, hải đảo và căn cứ của bạn. Trong năm 1986, về mặt hoạt động chiến đấu, Bạn phải từng bước triển khai kế hoạch chống xâm nhập bằng đường biển.Phấn đấu đến cuối năm 1986, bạn đủ khả năng đảm nhiệm được việc bảo vệ phần lớn vùng biển của Bạn.Đảng ủy và Chỉ huy Vùng nêu rõ, về xây dựng nâng cao chất lượng, phải giúp bạn xây dựng toàn diện, nhưng đặc biệt chú trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cụ thể là, mặt tổ chức biên chế, trên cơ sở lực lượng và phương tiện của bạn đã có, cần tiếp tục củng cố và ổn định về mặt tổ chức, từ cơ cấu chỉ huy, lãnh đạo đến các bộ phận cơ quan và đơn vị cơ sở, từng tàu, từng phân đội. Hướng cho Bạn hiểu được và làm được về chức trách nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của từng người, từng cấp, từng bộ phận. Căn cứ vào đó để thực hiện nhiệm vụ và xây dựng nề nếp. Để giúp bạn về mặt tổ chức hiệu quả hơn, ta cần có sự phân công cho từng người, từng bộ phận chuyên trách trực tiếp làm chuyên gia cho Bạn.Trong xây dựng về mặt chính trị tư tưởng, việc trước tiên và là khâu then chốt nhất phải giúp bạn hiểu cho được chức trách nhiệm vụ, trách nhiệm và phẩm chất cách mạng và bản chất của quân đội nhân dân. Trên cơ sở nhận thức về quan điểm lập trường, để phân biệt rõ bạn, thù, biết vì dân mà chiến đấu, biết tôn trọng nhân dân, tôn trọng chính quyền, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, đặc biệt là nghĩa tình sâu năng đối với Việt Nam, mà trực tiếp là quân tình nguyện và chuyên gia Việt nam. Giúp bạn tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng và xây dựng cơ sở đảng từng bước vững chắc, từng tàu, từng bộ phận đều có đảng viên, hoặc tổ đảng, từng tiểu đoàn có chi bộ, trong công tác lãnh đạo của Đảng phải hướng cho bạn nâng được chất lượng về khả năng chỉ huy, quản lý, nuôi dưỡng và huấn luyện bộ đội. Về huấn luyện, các tàu và pháo, bạn mới nhận năm 1985, sau khi chuyên gia Liên xô đã huấn luyện xong cho bạn bước cơ bản, ta sẽ tiếp tục huấn luyện theo chương trình và nội dung của ta. Các tàu huấn luyện xong năm 1985, tiếp tục huấn luyện cơ bản ngành, đơn tàu, kết hợp huấn luyện biên đội 2 tàu; vừa huấn luyện vừa kết hợp hoạt động chiến đấu và luân phiên đi sửa chữa ở các xưởng. Năm 1986, ta sẽ tiếp tục tổ chức giúp bạn tiếp nhận phương tiện, vật tư viện trợ của Liên Xô; thành lập các đơn vị mới; đồng thời có kế hoạch đề nghị với bạn tiếp tục cho các tàu đi sửa chữa, bảo quản định kỳ và giải quyết khâu nhiên liệu dự trữ chiến đấu và lượng tiêu thụ hoạt động thường xuyên bảo đảm cho huấn luyện và hoạt động chiến đấu. Trong công tác bảo đảm, giúp bạn có kế hoạch cải thiện từng bước về đời sống; có kế hoạch chỉ tiêu tăng gia sản xuất cho từng người, từng bộ phận. Tổ chức và củng 25Về nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia, năm 1983, Bộ Chính trị Đảng ta đề ra thực hiện cho được 3 mục tiêu chiến lược trong khoảng thời gian 5 năm tới, trên cơ sở đó quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút về nước. 3 mục tiêu chiến lược đó là: 1, Làm cho tàn quân Pôn pôt liên tục suy sụp không gượng dậy được; 2, Lực lượng cách mạng Cam pu chia trưởng thành đáp ứng yêu cầu tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng; 3, Củng cố và tăng cường đoàn kết liên minh đặc biệt Việt Nam – Cam pu chia

74

Page 75: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

cố lại nề nếp, quản lý ăn uống để bảo đảm quyền lợi và tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sĩ ngày càng tốt hơn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch công tác giúp Bạn đã đề ra, ngay đầu năm 1986, Vùng tổ chức quán triệt Nghị quyết 229A của Ban Cán sự 719 từ cơ quan đến các đơn vị, nhằm xây dựng, củng cố quan điểm, thái độ và trách nhiệm giúp Bạn cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia. Đảng ủy Căn cứ 505 ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác giúp Bạn, triển khai các kế hoạch, biện pháp để thực hiện từng bước theo ý định của trên.Trong quí 1 năm 1986, Vùng chỉ đạo Căn cứ 505 cử hẳn một bộ chỉ huy và cơ quan căn cứ cùng bộ phận chuyên gia chuyên trách công tác giúp bạn, cùng ăn, ở, sinh hoạt, làm việc với bạn theo từng cấp; đồng thời củng cố lại đội ngũ chuyên gia, giảm bớt số chuyên gia không đáp ứng được yêu cầu năng lực chuyên môn.

Về tiến hành các mặt công tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, ta giúp bạn tập trung giáo dục về bản chất, truyền thống quân đội cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản; tổ chức học tập nghiệp vụ công tác kiểm tra Đảng, nghiệp vụ công tác cán bộ; chức trách cán bộ chung, cán bộ chính trị, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên quân đội đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc... Nhằm tạo khí thế thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, trong tháng 3 năm 1986, ta giúp bạn tổ chức tốt Lễ kết nghĩa giữa Căn cứ Rean với thành phố Kông pông xom.

Sáu tháng đầu năm 1986, ta tiếp tục kiện toàn các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, đến thời điểm này Đảng ủy Căn cứ Rean đã có 7 chi bộ đảng trực thuộc, với 53 đảng viên; tổ chức đoàn thanh niên có 223 đoàn viên.

Về xây dựng lực lượng, tháng 4 và tháng 5 năm 1986, ta giúp bạn tiếp nhận 2 tàu tuần tiễu trang bị cho Hải đội tàu 89 đưa vào huấn luyện, tổ chức thành lập Tiểu đoàn bộ binh 1 phòng thủ đảo. Như vậy, đến tháng 6 năm 1986, Hải quân Cam pu chia do Liên Xô viện trợ phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật và ta cùng giúp đỡ xây dựng đã cơ bản có các thành phần lực lượng trên bờ, dưới nước, phòng thủ đảo, gồm Hải đội tàu chiến đấu 88, Hải đội tàu chiến đấu 89; Tiểu đoàn 82 pháo cao xạ 37; Tiểu đoàn 4 pháo mặt đất 130 ly; Tiểu đoàn bộ binh 1 phòng thủ đảo với số lượng chuyên gia tương đối đầy đủ đến cấp đại đội và đang khẩn trương xây dựng lực lượng ra đa quan sát.

Về huấn luyện, ta giúp bạn làm tốt các kế hoạch huấn luyện cho các lực lượng trên bờ, dưới nước và tổ chức lễ ra quân huấn luyện vào ngày 1 tháng 3 năm 1986. Trong huấn luyện, tiếp tục thực hiện tốt phương châm kết hợp giữa học tập lý thuyết với thực hành, giữa huấn luyện với thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu của căn cứ và của đơn vị.

Trong tháng 3, ta đưa Tiểu đoàn 4 pháo 130ly của bạn về bố trí ở phía bắc, đông bắc Căn cứ để xây dựng doanh trại cố định làm nhiệm vụ vừa tham gia phòng thủ căn cứ, vừa tiến hành công tác huấn luyện.

Thực hiện kế hoạch truy quét tàu cá nước ngoài và tuần tiễu trên biển mùa khô 1985, 1986, Bạn sử dụng 1 đến 3 tàu tập trung hoạt động trên tuyến từ tây đảo Kô tang đến Kô rông và Kô sa mứt. Trong các hoạt động này, ta đều giúp đỡ bạn lập kế hoạch và chuyên gia ta trực tiếp hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,

75

Page 76: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

bảo đảm an toàn, chấp hành nghiêm đối sách, chính sách và kỷ luật công tác. Kết quả, bắt được 6 tàu cá Thái Lan xâm phạm trái phép và 9 tàu Cam pu chia làm ăn phi pháp, kiểm tra hàng chục lần chiếc tàu thuyền trên biển và xua đuổi nhiều tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển nội thủy.

Trong quí 3 năm 1986, ta tổ chức thành công diễn tập hiệp đồng bảo vệ Căn cứ, có bắn đạn thật. Tham gia diễn tập có Căn cứ 505 và bạn, gồm các lực lượng tàu, phòng thủ và pháo cao xạ. Trên cơ sở kết quả diễn tập, ta tiếp tục điều chỉnh bổ sung các nội dung huấn luyện để đáp ứng yêu cầu cầu nâng cao chất lượng hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng.

Về công tác bảo đảm kỹ thuật, năm 1986, ta giúp bạn hoàn thành sửa chữa 1 tàu 1206 ở nhà máy Ba Son và sửa chữa 2 tàu ở Xưởng X55 và đưa về cảng Renan an toàn. Đặc biệt trong năm này, Nhà máy Ba son sửa chữa khôi phục thành công một đốc nổi cho bạn, đã đưa 4 tàu lên đốc sửa chữa phần thân vỏ; đồng thời, khẩn trương đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng dẫn khai thác sử dụng đốc nổi để phục vụ tốt cho công tác bảo đảm kỹ thuât của Căn cứ.

Về công tác hậu cần, ta tổ chức đưa Bạn đi tham quan các đơn vị điển hình của ta có phong trào tăng gia tự túc nuôi quân tốt, để bạn học tập, để từng bước giúp bạn tổ chức tốt đời sống cho bộ đội.

Sau hơn hai năm tích cực chủ động giúp Bạn, các lực lượng hải quân của Campu chia đã trưởng thành về mọi mặt, Bạn đã đảm nhiệm được từng bước công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và hoạt động chiến đấu bảo vệ vùng biển và hải đảo của bạn. Từ tháng 6 năm 1986, khung cơ quan Căn cứ 505 của ta chủ yếu bảo đảm cho lực lượng của ta, chỉ có một số cán bộ chủ trì, trợ lý chủ chốt làm nhiệm vụ giúp bạn. Xét thấy khung cơ quan Căn cứ 505 không phù hợp nữa, trên cơ sở đề nghị của quân chủng Hải quân, ngày 7 tháng 8 năm 1986, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định số 1083/QP- QĐ giải thể Căn cứ 505 Hải quân tổ chức thành Đoàn chuyên gia giúp Bạn tại Căn cứ Rean. Tiểu đoàn 573, 2 đại đội pháo 105 mi li mét, 37 mi li mét; 1 đại đội cảnh vệ chuyển về trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Song, trên thực tế lúc này, tình hình nội địa, lực lượng bạn vẫn chưa ổn, khả năng tự đảm đương bảo vệ vòng ngoài Căn cứ Ream của bạn vẫn còn rất hạn chế. Cho nên, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng chủ trương chưa triển khai ngay quyết định trên, đến khi nào Bạn đảm nhiệm được, ta sẽ thực hiện giải thể.

Để chuẩn bị cho việc từng bước bàn giao đảo cho Bạn quản lý bảo vệ, cuối năm 1986, Vùng 5 điều Đại đội 2, (ở đảo Kô công) và đại đội 7 ở đảo Kô rông thuộc Tiểu đoàn 572 về trực thuộc Vùng; chuyển tiểu đoàn bộ và Đại đội 1, Tiểu đoàn 572 từ Kô rông sang đảo Kô rông Sa lem để tiến tới bàn giao đảo Kô rông cho Tiểu đoàn bộ binh 1 của bạn.

Về công tác Đảng, thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, Đảng ủy Vùng tiếp tục được kiện toàn, ngày 1 tháng 2 năm 1986, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng ra quyết định chỉ định các đồng chí Cao Xuân Liễn, Phó lữ đoàn trưởng về chính trị 127, Cao Bá Thoại, Chỉ huy trưởng Căn cứ 505 vào Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; chỉ định các đồng chí Lê Nam Tiến, Trần Sĩ Kịch là Đảng ủy viên vào Ban Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân.

76

Page 77: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Chấp hành chỉ thị của Đảng ủy Quân chủng, cuối tháng 8 năm 1986, Đảng ủy Vùng 5 tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 4. Đại hội đã tiến hành thảo luận và thông qua dự thảo Báo cáo Chính trị, Bổ sung Điều lệ Đảng trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6; Đề án của Đảng ủy Quân chủng trình Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ 6; Đề án của Đảng ủy Vùng 5 và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ 6.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ IV đã xác định 4 phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1986 – 1990, đó là:

“1, Tập trung sức lãnh đạo của toàn Đảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo đảm có hiệu quả trên địa bàn được xác định; kiên quyết đánh bại mọi âm mưu hành động của địch trong khu vực đảm nhiệm; quản lý từng bước vững chắc vùng biển, mục tiêu được giao cả của ta và bạn.

2, Giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân từng bước vững mạnh, trên cơ sở nắm vững 3 mục tiêu chiến lược, đưa công tác giúp bạn thực sự có hiệu quả, để bạn nhanh chóng đủ sức đảm đương thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển.

3, Tích cực xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng về mọi mặt, coi trọng công tác huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ chiến thuật theo hướng cơ bản, toàn diện, từng bước vững chắc.

4, Tích cực tăng gia sản xuất làm kinh tế với tinh thần tự lực tự cường, trên dưới cùng làm; trên cơ sở thế mạnh hiện có thực hiện tốt 2 khâu chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bố trí người, đầu tư phương tiện, tiền vốn hợp lý…”26

Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ IV thành công tốt đẹp, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Vùng tiếp tục được củng cố và tăng cường, nhất là sự khởi sướng đổi mới tư duy trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta đã làm cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ có sự nhìn nhận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cùng với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ 4, năm 1987, Vùng 5 chủ trương huy động mọi khả năng hiện có của vùng, kết hợp với lực lượng hải quân Cam pu chia, lực lượng vũ trang Công pông xom và công an biên phòng phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam phu chia. Vùng xác định, lấy hoạt động thường xuyên là chủ yếu để kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền trên biển, trọng tâm là hoạt động tuyến ven bờ và các khu vực trọng điểm như bắc, nam đảo Kô kông, cửa vào vịnh Công pông som và khu vực sông Túc Sáp, bắc đảo Phú Dự.

Trong quí 1 năm 1987, trên vùng biển Cam pu chia, ta tập trung lực lượng cuả Lữ đoàn 127, Căn cứ Rêam kết hợp với tàu của Thành đội và công an thành phố Công pông xom tuần tiễu chốt chặt các khu ven bờ từ đảo Kô sa mứt đến bắc đảo Kô kông, vịnh Công pông som, Căn cứ Ream, đảo Phú Dự, cảng Công pông som, cảng dầu.

Ta mạnh dạn tổ chức đưa các tàu của bạn ra hoạt động tuyến xa bờ, đảo Kô tang, Pô lô vai. Kết quả, 3 lần tổ chức phối hợp, Căn cứ Ream bắt 5 tàu cá Thái Lan với 95 ngư phủ ở nam và tây bắc đảo Kô tang 8 đến 10 hải lý; bắt 9 tàu Cam

26Trích Báo cáo của Đảng ủy Vùng 5 tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ 4; hồ sơ lưu trữ của Vùng 5

77

Page 78: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

pu chia buôn bán trái phép; bắt giữ 5 tàu thuyền vào các khu vực cấm, đồng thời kiểm tra hàng chục lần các tàu thuyền trên biển.

Cả năm 1987, ta và bạn sử dụng 118 lần chiếc tàu đi 12 020 hải lý, kiểm ta và xua đuổi hàng trăm lần tàu thuyên xâm phẩm khỏi vùng biển của Cam pu chia; bắt 19 tàu cá Thái Lan, 340 ngư phủ.

Ở vùng biển Việt Nam, các trạm ra đa của Vùng 5 quan sát theo dõi, dẫn dắt chỉ thị mục cho các biên đội tàu của Hải đoàn 18 bộ đội biên phòng tập trung tuần tiễu, kiểm tra khu vực tây nam đảo Phú Quốc 35 đến 40 hải lý bắt nhiều tàu cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép, xua đuổi hàng chục lần chiếc tàu xâm phạm lãnh hải.

Qua hoạt động thường xuyên của ta, tình hình an ninh trật tự trên các khu vực biển Vùng 5 phụ trách tiếp tục được củng cố tốt, các vụ trấn lột, cướp bóc trên biển giảm hẳn so với trước. Hoạt động tàu thuyền đánh cá của nhân dân hai nước từng bước được tổ chức có qui củ, số lượng ngày càng phát triển, phạm vi đánh bắt hải sản ngày càng được mở rộng.

Hoạt động trên bờ và đảo, năm 1987, ta thường xuyên sử dụng 15 phần trăm quân số của Căn cứ 505 và các đơn vị ở đảo thường xuyên liên tục truy quét, tuần tra, phục kích các khu vực trọng điểm địch có thể xâm nhập ở đông, bắc Ream, đảo Kô công, Kô rông, Kô rông Sa lem, bắc đảo Phú Dự, kiên quyết không để địch tập kích vào khu vực đóng quân, xâm nhập vào ven bờ biển, vào đảo. Kết quả, tiêu diệt 5 tên, thu 1 súng AK, bắt 3 tên nghi tiếp tế cho địch.

Năm 1987, Vùng tiếp tục tập trung vào xây dựng nâng cao chất lượng hải quân Bạn, chủ động tích cực triển khai các chương trình huấn luyện quân sự, chuyên môn hậu cần, kỹ thuật, chính trị, kèm cặp đưa bạn vào phối hợp các hoạt động thực tế trên hiện trường. Trong công tác chính trị, chú trọng xây dựng bản chất giai cấp công nhân, lấy xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là trung tâm; tiếp tục kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở Đảng từ chi bộ đến đảng bộ Căn cứ, trọng tâm là các đảng bộ tiểu đoàn 1 phòng thủ đảo, tiểu đoàn 4 pháo binh, tiểu đoàn 88 tàu chiến đấu. Sáu tháng đầu năm 1987, trong phối hợp với ta tham gia tuần tiễu, quản lý, kiểm soát các vùng biển gần bờ và xa bờ, Bạn đã độc lập vây bắt, xử lý 11 tàu thuyền hoạt động trái phép, trong đó có 6 tàu cá Thái Lan và kiểm tra hàng chục lần chiếc tàu khác.

Đồng thời với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, ta khẩn trương giúp bạn xây dựng các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, các đài ra đa, 3 cầu cảng gỗ sơ tán tàu và một bệnh xá.

Với sự nỗ lực tích cực giúp đỡ của Vùng 5, đến cuối năm 1987, lực lượng hải quân Cam pu chia thực sự đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đầu tháng 10 năm 1987, Vùng 5 công bố thực hiện giải thể Căn cứ 505, bàn giao lại cho Đoàn chuyên gia, chuyển tiểu đoàn 573 về trực thuộc Vùng.

Để làm tốt nhiệm vụ chuyên gia giúp Bạn xây dựng lực lượng hải quân, ngày 24 tháng 10 năm 1987, Bộ Quốc phòng ra quyết định điều 18 cán bộ thuộc quân chủng Hải quân (chủ yếu là cán bộ của Vùng 5 Hải quân) về Đoàn chuyên gia 478, Bộ Quốc phòng nhận công tác theo các chức vụ, cương vị chuyên gia.27

27Gồm các chuyên gia: Chuyên gia Chỉ huy trưởng Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Chính trị viên Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Chỉ huy trưởng Căn cứ Sông Hồ Cam pu chia; chuyên gia Chủ nhiệm kỹ thuật, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Chỉ huy trưởng Căn cứ

78

Page 79: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 1987, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng với Bạn tiếp tục giành được những thắng lợi lớn trong thực hiện 3 mục tiêu chiến lược của nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Cam pu chia, tạo đà cho năm 1988 giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Ngày 16 tháng 10 năm 1987, Ban Cán sự, Bộ Tư lệnh 719, ra nghị quyết về phương hướng công tác năm 1988 của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia quân sự Việt Nam trên chiến trường Cam pu chia, nhấn mạnh năm 1988 là năm phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ để Bạn vươn lên nắm chọn vẹn ngọn cờ độc lập dân tộc, tự đảm đương về cơ bản nhiệm vụ và vững vàng trong mọi tình huống; giúp Bạn và tạo điều kiện để Bạn tự đảm đương được nhiệm vụ trên cả hai mặt trận biên giới và nội địa; giúp Bạn tổ chức phòng thủ bờ biển, hải đảo bằng lực lượng địa phương và dân quân cùng phối hợp với Hải quân.

Nắm vững sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, ngày 22 tháng 10 năm 1987, Đảng ủy và chỉ huy Vùng 5 Hải quân họp thống nhất nhận định, năm 1987, lực lượng của Bạn trên địa bàn đứng chân từng bước được củng cố, đã và đang độc lập hoạt động có hiệu quả. Căn cứ Hải quân Ream của bạn sau nhiều năm được Vùng xây dựng, giúp đỡ và chỉ đạo nay đã dần kiện toàn về tổ chức; khả năng phòng thủ trên bờ, trên đảo, xung quanh căn cứ, khả năng truy quét ngoài địa hình có thể bảo đảm nhiệm vụ tốt. Khả năng hoạt động của lực lượng hải quân trên biển có kết quả, có thể tổ chức biên đội tuần tiễu bảo vệ từng khu vực biển của mình; trình độ của cán bộ hải quân bạn ngày càng được nâng lên, đã có thể độc lập hoạt động trên biển gần.

Trên cơ sở nhận định tình hình, Đảng ủy và chỉ huy Vùng xác định kế hoạch hoạt động chiến đấu năm 1988 của Vùng 5 như sau:

Trên biển, tập trung hoạt động vào 2 khu vực lớn, khu vực 1 ở phía Bắc, là khu vực địch hoạt động, từ tây đảo Kô kông cách 11 hải lý kéo dài tới tây nam đảo Pô lô vai cách 15 hải lý đến mũi nam Hòn Nước về đến cửa sông Căm Pốt. Khu vực 2 ở phía Nam, là khu vực tàu cá nước ngoài thường xâm nhập đánh bắt trộm hải sản, từ mũi nam Hòn Nước đến tây nam đảo Thổ Chu 4 hải lý – nam Hòn Khoai – Nam Du đến nam đảo Phú quốc.

Trên đất liền, khu vực Ream và khu vực thành phố Kông pông xom đều là trọng điểm bảo vệ, song khu vực Ream là quan trọng hơn đối với nhiệm vụ của Vùng.

Về sử dụng lực lượng, khu vực 1, huy động toàn bộ số tàu tốt của Hải quân bạn cùng với 2 đến 3 tàu của Lữ đoàn 127 tổ chức luân phiên hoặc phối hợp hoạt động thường xuyên. Khu vực 2, sử dụng lực lượng còn lại của Lữ đoàn 127, từ 4 đến 5 tàu, có 2 tàu vận tải cao tốc luân phiên, thường xuyên tuần tiễu xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập, khi có thời cơ thì tổ chức các đợt vây bắt.

Sông Hồ Cam pu chia; chuyên gia Hải đội trưởng Hải đội 89, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Trạm trưởng Trạm 3 ra đa, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 87 Căn cứ Sông Hồ Cam pu chia; chuyên gia tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 14, Căn cứ Sông Hồ Cam pu chia; chuyên gia Hải đội trưởng, Hải đội 88, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 82 pháo cao xạ, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 4 pháo 130 ly, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 1 bộ binh, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Chính trị viên Tiểu đoàn 1 bộ binh, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Trạm trưởng ra đa, trạm 1 ra đa, Căn cứ Ream Cam pu chia; chuyên gia Thuyền trưởng, Hải đội 89, Căn cứ Ream, Cam pu chia; chuyên gia phụ trách Hành chính – Hậu cần, Căn cứ Ream Cam pu chia.

79

Page 80: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Các đơn vị bảo vệ đảo và căn cứ, thường xuyên tổ chức tốt hệ thống quan sát và trinh sát nắm địch, tổ chức định kỳ và không định kỳ truy quét, lùng sục, phục kích kiên quyết không để địch bu bám gần vị trí đứng chân, nắm chắc tình hình quyết không cho địch tập kích bất ngờ vào đơn vị, nắm chắc và tạo thời cơ tiêu diệt địch với hiệu quả cao nhất.

Về tổ chức chỉ huy, Sở Chỉ huy cơ bản của Vùng 5 đóng ở Kông pông xom trực tiếp và thống nhất chỉ huy toàn bộ các hoạt động ở khu vực 1, khu vực 2 và điều động lực lượng hoạt động đột xuất theo nhiệm vụ trên giao. Lực lượng hải quân ở Ream hoạt động trên khu vực 1, do Chỉ huy trưởng Căn cứ chỉ huy. Hải đội hỗn hợp của Lữ 127 ở Kông pông xom do đồng chí phó lữ đoàn trưởng, tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 chỉ huy. Ở khu vực 2, đồng chí lữ đoàn trưởng lữ đoàn 127 chỉ huy các lực lượng còn lại của lữ đoàn hoạt động ở đây.

Đảng ủy và chỉ huy Vùng nhấn mạnh chủ trương, năm 1988 phải mở rộng phạm vị hoạt động, phát huy hết khả năng lực lượng Hải quân Cam pu chia, nâng cao trình độ thực tế của cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm từ năm 1989 đến 1990, hải quân Bạn có thể đủ sức tự đảm nhiệm toàn bộ nhiệm vụ trên vùng biển, đảo của Cam pu chia.

Những tháng mùa khô cuối năm 1987, đầu năm 1988, thời tiết trên địa bàn đứng chân của Vùng ở đất Bạn nắng mưa, độ ẩm lên xuống thất thường, bệnh sốt xuất huyết phát triển, hoành hành, bộ đội ta ốm đau nhiều, nhất là các đảo, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức chiến đấu của các đơn vị. Phương tiện tàu thuyền của ta và của bạn liên tục hư hỏng, nhiện liệu bảo đảm cho các hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thiếu trầm trọng, số lượng tàu thuyền hoạt động được không đáp ứng yêu cầu của kế hoạch đề ra. Tình hình kinh tế ở miền Bắc gặp khó khăn, một số vùng nhân dân thiếu đói nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, hiệu xuất công tác của hầu hết cán bộ từ cơ quan đến đơn vị. Anh em cán bộ của Vùng đa phần quê hương ở miền Bắc, công tác ở cuối đất nước, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn không có điều kiện chăm sóc, giúp đỡ gia đình, vợ con trong lúc gặp hoàn cảnh kinh tế sa sút.

Sau khi giải thể Căn cứ 505, sang năm 1988, kể từ ngày 1 tháng 1 hải quân Bạn không thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Vùng 5 Hải quân, nhưng về mặt chiến đấu Vùng 5 vẫn phải tiếp tục đi sát theo dõi, vừa hiệp đồng chiến đấu, vừa giúp bạn xây dựng, tổ chức các lực lượng chiến đấu.

Thực hiện chỉ đạo của trên và kế hoạch hoạt động đề ra của vùng, trong quí 1 năm 1988, Vùng 5 tích cực giúp bạn làm kế hoạch và tổ chức các biên đội tàu tập trung hoạt động trên các khu vực biển Kô kông, Kô tang, trong vịnh Kông pông som có kết quả, bảo đảm an toàn; Tiếp tục giúp bạn triển khai các trận địa pháo 76,2 mi li mét phòng thủ đảo Kô rông28; bố trí lực lượng pháo 130 milimét ở hòn Tây Nam và pháo cao xạ 37 ly ở hòn Kô ta kiêu. Tháng 4, tháng 5 năm 1988, Bạn nhận thêm 3 tàu chiến đấu 205.

Như vậy, đến tháng 5 năm 1988, Bạn đã có 14 tàu, trong đó có 12 tàu chiến đấu, 2 tàu đổ bộ K74. Với số lượng tàu này, Hải quân Bạn có đủ điều kiện và khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển của Bạn. Đánh giá thực lực hải quân hiện có của

28Từ khi ta bàn giao địa bàn đảo Kô rông cho Bạn cuối năm 1987, Tiểu đoàn bộ binh 1 của bạn đã đứng vững và bảo vệ an toàn đảo này

80

Page 81: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Bạn và tình hình chung trên chiến trường, Vùng nhận thấy từ cuối năm 1988 có thể từng bước bàn giao vùng biển, tuyến đảo cho Hải quân Bạn quản lý và hoạt động bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam pu chia.

Đi đôi với tập trung chỉ đạo giúp Bạn và phối hợp với bạn đẩy mạnh các hoạt quản lý bảo vệ vùng biển và hải đảo, 6 tháng đầu năm 1988, các đơn vị trên bờ và đảo của Vùng chủ động khắc phục khó khăn tổ chức các đợt truy quét, phục kích, trinh sát, kiểm tra, không để địch áp sát, thâm nhập địa bàn.

Trong lúc Vùng 5 đang dồn sức vào giúp lực lượng hải quân Cam pu chia trưởng thành, càng nhanh, càng tốt, để bạn có thể sớm độc lập đảm đương bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước mình, thì ngày 31 tháng 1 năm 1988, Trung Quốc đưa lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa ngang nhiên chiếm đóng bãi đá ngầm Chữ Thập của Việt Nam. Sau họ đó ra sức xây dựng củng cố bãi đá ngầm Chữ thập thành căn cứ và tiếp tục dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm các bãi đá ngầm Châu Viên, Gơ Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Xu Bi. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến của hải quân Trung Quốc nổ súng bắn vào các tàu vận tải HQ 604, HQ605 và HQ 505 của Hải quân ta khi đang làm nhiệm vụ tại các bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin; pháo trên tàu chiến Trung quốc bắn thẳng vào đội hình công binh của ta đang triển khai xây dựng công trình trên bãi đá ngầm Gạc Ma, gây cho ta tổn thất lớn, 2 tàu bị chìm, 1 tàu bị cháy, 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và mất tích.

Trước các hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển, quần đảo Trường Sa trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế của hải quân Trung Quốc, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương lãnh đạo tập trung cao nhất khả năng lực lượng của toàn Quân chủng vào cuộc đấu tranh bảo chủ quyền vùng biển, quần đảo Trường Sa, đồng thời đề xuất với Đảng, Chính phủ chỉ đạo việc huy động sức mạnh của cả nước vào chi viện xây dựng và bảo vệ chủ quyền Trường Sa, phát động phong trào “ Cả nước vì Trường Sa”.

Ngày 18 tháng 2 năm 1988, Tư lệnh Hải quân ra lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho các đơn vị Vùng 1, Vùng 3, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, Lữ đoàn 125 (bộ phận ở Hải Phòng); chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao cho các đơn vị Vùng 4, Lữ đoàn 125 ( bộ phận ở Sài Gòn), Lữ đoàn 162 của Vùng 3, Hải đội tàu tên lửa 131của Lữ đoàn 172.

Toàn Quân chủng bước vào chiến dịch đấu tranh bảo vệ chủ quyền mạng tên “CQ 88”.

Góp sức cùng với Quân chủng, đầu tháng 3 năm 1988, thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân, Vùng 5 điều 30 chiến sĩ kỹ thuật và 2 tàu LCM8, HQ 462, HQ 463 và 1 tàu LCU, HQ 555 tăng cường cho Vùng 4 tham gia chiến dịch CQ 88 và ngày 9 tháng 4 năm 1988, chấp hành lệnh của Quân chủng, Vùng 5 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường. Các cơ quan, đơn vị của vùng ở trong nước thực hiện nghiêm các chế độ trực và bảo đảm sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Trên chiến trường Cam pu chia, từ cuối năm 1987 đến tháng 5 năm 1988, Đảng và Nhà nước Cam pu chia có sự nỗ lực mới trong quyết tâm làm chủ đất

81

Page 82: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

nước, tích cực phát triển lực lượng vũ trang, đảm nhiệm thêm nhiều địa bàn. Hầu hết tuyến 1 trên biên giới do Bạn đảm đương.

Trước sự trưởng thành mạnh mẽ của cách mạng Cam pu chia, thực hiện thỏa thuận của hai Nhà nước Việt Nam và Cam pu chia, Bộ Quốc phòng quyết định rút quân tình nguyện đợt thứ 7 ở Cam pu chia về nước vào nửa năm cuối 1988. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chính trị to lớn của đại bộ phận các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn của mình. Đợt rút quân lần này, quân số đông, nhiều phiên hiệu đơn vị, có cơ quan, đơn vị chiến đấu, các binh chủng kỹ thuật, trạm xưởng, các nhà trường, bệnh viện, kho tàng, trang bị kỹ thuật, vật tư, súng đạn…

Trong dịp này, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta đã gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Cam pu chia, động viên, biểu dương chiến công mới của quân đội ta trong nhiệm vụ giúp Bạn 10 năm qua, đồng thời cũng chỉ thị cho quân tình nguyện Việt Nam, các lực lượng giúp bạn, cũng như các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nỗ lực giúp cách mạng Cam pu chia trong thời điểm lịch sử để giành thắng lợi quyết định, trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia. Bộ Chính trị khảng định, “chúng ta đã giúp Bạn một cách vô tư, trong sáng, giúp toàn diện, từ việc nhỏ đến việc lớn. Hiệu quả giúp đỡ Bạn thể hiện ở chỗ ta đã đưa một dân tộc có nguy cơ bị diệt chủng vươn lên cuộc sống hồi sinh và phát triển một cách kỳ diệu” + Hồ sơ lưu trữ của Vùng 5 Hải quân

Thực hiện kế hoạch rút quân lần thứ 7, ngày 18 tháng 6 năm 1988, tại cuộc họp về Rút quân tình nguyện Hải quân ở Cam pu chia về nước trong năm 1988, có các đồng chí Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 719, Phó Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân và đồng chí Nuôn Sóc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân Cam pu chia, Bộ Tư lệnh Hải quân đề nghị Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng: Các chuyên gia Hải quân ở Cam pu chia rút hết về nước; các tàu của Hải quân Việt Nam hiện đang ở Cam pu chia rút về Phú Quốc, việc bảo vệ vùng biển giao lại cho Hải quân Cam pu chia; rút lực lượng bảo vệ một số đảo, bàn giao nhiệm vụ bảo vệ đảo cùng pháo 105, pháo 37 ly cho phía Cam pu chia…

Chấp hành mệnh lệnh của trên, ngày 22 tháng 7 năm 1988, Đại đội 2 bộ binh và Trạm ra đa 620 tiến hành bàn giao địa bàn đảo Kôkông cho Cục Hải quân Cam pu chia. Đến dự Lễ bàn giao, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, có đồng chí Thiếu tướng Ba Khuê; đại diện Bộ Quốc phòng Cam pu chia, có đồng chí Nươn Sóc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam pu chia và đại diện Vùng 5 Hải quân. Bạn tiếp nhận đầy đủ địa bàn, khí tài, vật chất, trang bị kỹ thuật và nhanh chóng triển khai kế hoạch quan sát vùng biển và bảo vệ đảo.

Sau khi bàn giao địa bàn Kô kông cho Bạn, Đại đội 2 bộ binh được biên chế thành 3 trung đội hỗn hợp làm nhiệm vụ cơ động của Vùng; quân số chuyên môn kỹ thuật thuộc Trạm ra đa 620 và của Đại đội 2 bộ binh được điều động về các đơn vị.

Để phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, trong năm 1988, Vùng 5 giải thể các đơn vị, Đại đội 7 pháo cao xạ, Đại đội 10 pháo binh thuộc Tiểu đoàn 573;

82

Page 83: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Đại đội 1 bộ binh, Đại đội 4 pháo binh thuộc Tiểu đoàn 561; Đại đội 7 bộ binh hỗn hợp thuộc Tiểu đoàn 562.

Chấp hành nghị quyết về tổ chức Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ 5 của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân, từ ngày 2 đến 3 tháng 11 năm 1988, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ 5, có 90 đại biểu tham dự. Đại hội đã xem xét thông qua Báo cáo chính trị của Đảng ủy Vùng nhiệm kỳ 1986, 1988; thảo luận và quyết nghị các chủ trương nhiệm vụ của Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1988, 1991 và bầu Ban chấp hành mới.

Đánh giá về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 1986, 1988, Đại hội nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân chủng, Ban Cán sự 719, sự giúp đỡ của đơn vị bạn và chính quyền địa phương, Đảng bộ Vùng 5 đã có nhiều biện pháp đúng đắn, kịp thời động viên được tinh thần tích cực của bộ đội, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên thống nhất ý chí và hành động, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, địa bàn đảm nhiệm; xây dựng nâng cao chất lượng có nhiều tiến bộ; giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân và hoạt động bảo vệ vùng biển, căn cứ ngày càng hiệu quả.

Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1988, 1991, Đại hội nêu rõ 3 chủ trương công tác lớn, đó là: “1, Đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, không để địch đánh bất ngờ; chủ động trước mọi âm mưu, thủ đoạn mới của địch, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, địa bàn phân công, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2, Nhanh chóng ổn định tổ chức các đơn vị cả ở phía trước và phía sau, chỉ huy và lãnh đạo, nâng cao chất lượng toàn diện cả quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và làm kinh tế; chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước, chấm dứt vụ việc nghiêm trọng xảy ra, hạn chế thấp nhất kỷ luật thông thường, xây dựng Vùng vững mạnh về mọi mặt. 3, Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, có sức chiến đấu cao, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình; Tăng cường đoàn kết giữ vững kỷ cương của Đảng; gắn chặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng” 29Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1988- 1991, bầu đồng chí Phó chỉ huy Chính trị Vùng, Đại tá Nguyễn Huy Thăng làm Bí thư Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết làm Phó Bí thư Đảng ủy.

Đầu năm 1989, phần lớn vùng biển Cam pu chia, Vùng 5 giao cho hải quân Bạn quản lý, bảo vệ và tiến hành các hoạt động tuần tiễu, kiểm tra, kiểm soát. Lực lượng tàu của Vùng tổ chức các hoạt động trên biển, đảo vòng ngoài, từ Thổ Chu – đảo Pô lô vai – đảo Kô tang và khu biển giáp gianh Bắc đảo Phú Quốc.

Thời gian này, lực lượng tàu chiến đấu của vùng rất mỏng, có 3 tàu PGM nhưng chỉ có 1 tàu hoạt động được, khả năng hoạt động lại rất hạn chế, nên ta phải tổ chức cho các tàu vận tải đi làm nhiệm vụ quản lý vùng biển. Với những cố gắng khắc phục khó khăn, ta và Bạn vẫn giữ cơ bản được an ninh, trật tự vùng biển của

29Trích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 5, hồ sơ lưu trữ của Vùng 5 HQ

83

Page 84: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

bạn và vùng biển của ta, nắm được tình hình, ngăn chặn đáng kể tàu thuyền nước ngoài xâm nhập.

Ở khu vực Ream, Tiểu đoàn 573 hai lần phối hợp với Bạn truy quét toàn bộ bán đảo Ream, bảo vệ an toàn địa bàn đảm nhiệm.

Lực lượng đứng chân trên các đảo duy trì thường xuyên các hoạt động tuần tra, kiểm tra theo kế hoạch. Các đảo không có lực lượng đứng chân, như Kô kô, Kô kang, Hòn Én, Hòn Rung và Hòn Ruồi, hàng tháng Vùng vẫn thực hiện nghiêm kế koạch kiểm tra.

Đầu năm 1989, Vùng tiếp tục bàn giao các đảo cho Bạn theo kế hoạch. Ngày 19 tháng 3, Đại đội 3, Tiểu đoàn 572 bàn giao địa bàn đảo Kô ma nô cho Tiểu đoàn 3, Tỉnh đội Kô kông. Ngày 20 tháng 3, Đại đội 3, Tiểu đoàn 573 bàn giao địa bàn đảo Phú Dự cho tỉnh đội Căm Pốt; sau đó là Đại đội 1, Tiểu đoàn 572 bàn giao địa bàn đảo Kông rông Sa lem cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Bàn giao xong 3 đảo cho Bạn, các đơn vị trên trở về Phú Quốc theo tàu vận tải của Lữ đoàn 127.

Thực hiện thỏa thuận của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam pu chia, ngày 24 tháng 5 năm 1989, Bộ Tổng Tham mưu, ra mệnh lệnh số 05/ML- TM về việc rút toàn bộ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Cam pu chia về nước, trước ngày 25 tháng 9 năm 1989.

Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam rút về nước bằng cả 3 phương tiện đường bộ, đường thủy và đường không. Cụ thể là, về đường bộ, mặt trận 579 sẽ rút theo đường 19 về qua cửa khẩu Đức Cơ; mặt trận 479 sẽ rút đại bộ phận theo đường số 5, một bộ phận theo đường số 6 qua Nông pênh rồi qua đường số 1 về cửa khẩu Mộc Bài; mặt trận 779 theo đường số 7 Cam pu chia về qua cửa khẩu Sa Mát; mặt trận 979 sẽ theo đường số 5 qua Nông pênh, rồi theo đường số 2 Cam pu chia qua Ta keo về cửa khẩu Tịnh Biên, một bộ phận qua cửa khẩu Hà Tiên…Về đường thủy, các bộ phận nặng của mặt trận 479, mặt trận 779 rút theo đường sông Mê kông từ Công pông chàm qua Nông pênh rồi về nước theo sông Tiền. Bộ phận lực lượng thuộc mặt trận 979 sẽ theo đường sông Tông lê sáp, từ Pređam qua Nông pênh rồi về nước theo sông Hậu. Vùng 5 Hải quân sẽ rút về nước theo đường biển.Các bộ phận sở chỉ huy các mặt trận sẽ rút về nước bằng đường không.

Chấp hành mệnh của trên, Vùng 5 khẩn trương thống nhất với Bạn về kế hoạch bàn giao các đảo và các địa bàn đứng chân trên bờ; đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức rút quân về nước.

Ngày 24 tháng 6 năm 1989, tại đảo Kô tang, Trạm ra đa 615, Tiểu đoàn 551 bàn giao kho tàng, phương tiện, trang bị, khí tài cho đơn vị ra đa thuộc Cục Hải quân Cam pu chia; ngay sau đó, ngày 25 tháng 6, Tiểu đoàn 562 tiến hành bàn giao địa bàn đảo Kô tang cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Tiếp đến, ngày 7 tháng 9 năm 1989, Tiểu đoàn 563 bàn giao địa bàn đảo Pô lô vai cho Tiểu đoàn 5, Quân đội Cam pu chia. Ngày 18 tháng 9 năm 1989, Tiểu đoàn 573 bàn giao địa bàn đứng chân ở Căn cứ Ream cho Cục Hải quân Cam pu chia và cuối cùng ngày 22 tháng 9 năm 1989, cơ quan Vùng 5 Hải quân tiến hành

84

Page 85: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

bàn giao nhà và khu vực chỉ huy, cảng quân sự của Vùng 5 Hải quân đang đứng chân tại thành phố Kông pông xom cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Trước các ngày tổ chức bàn giao địa bàn cho Bạn, các đơn vị của vùng chấp hành nghiêm mệnh lệnh, kiên trì tổ chức các đợt truy quét, lùng sục địch, kiểm tra bảo đảm các địa bàn đứng chân an toàn, kiên quyết không để địch đánh phá các khu vực bàn giao.

Sau khi bàn giao xong địa bàn cho Bạn, các đơn vị ở đảo rút về Phú Quốc theo tàu của Lữ đoàn 127. Còn lực lượng trong đất liền gồm: toàn bộ các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật thuộc cơ quan vùng; đơn vị bảo đảm cho chỉ huy, đại đội cảnh vệ, Đại đội 2 bộ binh bảo vệ Sở chỉ huy, phân trạm ra đa, Đại đội 3 thông tin, trung đội trinh sát; Tiểu đoàn bộ binh 573trực thuộc Vùng; Sở chỉ huy nhẹ của Lữ đoàn 127 và phân đội tàu chiến đấu, phục vụ, Lữ đoàn 127 với quân số gần 700 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút về Phú Quốc từ cảng Kông pông som vào ngày 23 tháng 9 năm 1989 theo tàu HQ 511, HQ501 của Quân chủng.

Trước khi rút toàn bộ lực lượng còn lại của vùng tại Cam pu chia về nước, ngày 22 tháng 9 năm 1989, Vùng 5 tổ chức các cuộc gặp gỡ với đại diện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Kong pông xom, các đoàn thể của thành phố, với Cục Hải quân Cam pu chia, Căn cứ Ream. Tại các cuộc gặp thắm tình đoàn kết hữu nghị này, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết, Chỉ huy trưởng Vùng báo cáo quá trình Vùng 5 Hải quân làm nhiệm vụ quốc tế cùng với Bạn chiến đấu bảo vệ chính quyền địa phương, bảo vệ toàn bộ vùng biển, hải đảo Cam pu chia; giúp đỡ nhân dân bạn hồi sinh xây dựng cuộc sống mới, giúp bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia trong 10 năm qua, nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và chân thành xin lỗi Bạn về các khuyết điểm, thiếu xót của cán bộ, chiến sĩ ta.

Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1989, Ủy ban nhân dân thành phố Kông pông xom tổ chức long trọng Lễ tiễn đưa bộ đội hải quân tình nguyện Việt Nam tại Cam pu chia về nước, có đại diện của Nhà nước Cam pu chia, Việt Nam; Khu vực 3 Cam pu chia và quan sát viên quốc tế đến dự và chứng kiến. Tại lễ mít tinh, đại diện Chính phủ Cam pu chia trao tặng Huân chương Ăng co, phần thưởng cao quí nhất của Nhà nước Cam phu chia cho Vùng 5 Hải quân Việt Nam; đại diện Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân Kông pông xom phát biểu đánh giá cao và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những công lao to lớn và sự hy sinh cao cả, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của bộ đội Vùng 5 Hải quân đối với nhân dân Cam pu chia nói chung và địa phương nói riêng trong 10 năm qua.

Cuộc chia tay với bộ đội Vùng 5 Hải quân diễn ra vô cùng lưu luyến và xúc động. Gần một vạn người dân Kông pông xom, đủ các tầng lớp trong y phục đẹp nhất đứng hai bên đường từ trung tâm thành phố dẫn xuống cảng, tặng hoa, trao quà lưu niệm, vẫy chào thắm thiết bộ đội hải quân tình nguyện Việt Nam xuống tàu trở về Tổ quốc sau những năm tháng gian khổ, chiến đấu, hy sinh làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Tại xã An thới, huyện Phú Quốc, ngày 24 tháng 9 năm 1989, Ủy ban đón tiếp bộ đội Vùng 5 Hải quân trở về Tổ quốc của tỉnh Kiên Giang và của huyện Phú Quốc cùng các đoàn thể nhân dân trong tỉnh phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ

85

Page 86: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chức trọng thể lễ mít tinh chào đón bộ đội Vùng 5 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế trở về Tổ quốc.

Đúng 8 giờ sáng ngày 24 tháng 9 năm 1989, trong không khí lắng đọng, trang nghiêm, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết, Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân cùng tổ vệ binh dương cao quân kỳ Quyết chiến Quyết thắng đỏ thắm tung bay đi trước hàng quân, từ cầu cảng An Thới hùng dũng tiến vào lễ đài. Đón đoàn quân chiến thắng trở về có các đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Đô đốc Giáp Văn Cương, Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh hải quân; Chuẩn đô đốc Lê Văn Xuân, Phó bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh Chính trị Hải quân cùng hàng ngàn đồng bào đại diện cho hơn một triệu nhân dân tỉnh Kiên Giang. Chỉ huy trưởng Vùng 5 báo cáo đồng chí Chủ tịch tỉnh Kiên Giang và Tư lệnh Hải quân, Vùng 5 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn Cam pu chia mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, Quân đội, và Quân chủng Hải quân giao cho, nay trở về Tổ quốc an toàn. Tay bắt mặt mừng, cuộc tiếp đón nồng đượm trong tình cảm thân thương trìu mến của đồng bào trên quê hương. Những giọt nước mắt lăn trên gò má các mẹ, các chị, các em, còn hàng trăm người con thân yêu của Tổ quốc ra đi mà mãi mãi không bao giờ trở về; có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trên người mang đầy thương tật.

Ngày 24 tháng 9 năm 1989, ghi dấu kết thúc 10 năm (1979 – 1989) Vùng 5 liên tục chiến đấu tham gia chiến dịch Tây nam và gánh vác trách nhiệm nặng nề làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia, có thể nói đó là những năm tháng gian khổ nhưng hết sức vinh quang của bộ đội Vùng 5 Hải quân; là một mốc son trong lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam. Vùng 5 Hải quân đã góp phần cùng các lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hoàn thành thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế cao cả giúp bạn Cam pu chia.

Kết quả 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia của Vùng 5 Hải quân.1. Về chiến đấu, địch:

- Bị loại khỏi vòng chiến đấu gần 3000 tên địch, trong đó diệt và làm bị thương 933 tên, bắt sống 2145 tên, có nhiều tên đầu sỏ, nợ máu với nhân dân.

- Thu 837 súng các loại, 102 tấn đạn; 10 tàu gỗ; 24 xe ô tô các loại; 70máy tàu,- Bắt 160 tàu cá Thái lan xâm phạm vùng biển Cam pu chia- Chỉ huy an ninh bắt 621 tên hoạt động chính quyền 2 mặt;; 70 tên tội phạm; phát hiện gần 3000 tên là

lính và là nhân viên của Pôn pốt cùng nhiều tổ chức phản động.- Đập tan 5 cuộc bạo động và gây rối an ninh trật tự; giải phóng hàng ngàn người dân, trong đánh địch

giành lại 2500 dân ở biên giới Kô kông, tổ chức đưa về quê cũ- Giải phóng 21 đảo lớn nhỏ và toàn bộ tuyến ven biển thuộc 3 tỉnh Kô kông; Kông pông xom và Cam

pốt.Về ta: hy sinh 673 đồng chí; bị thương 114 đồng chí, mất tích 13 quân nhân

2. Giúp Ban xây lực lượng vũ trang:- Xây dựng 15 tổ nòng cốt với 107 người; 22 đội du kích- Xây dựng Tiểu đoàn bộ binh 12, Tiểu đoàn pháo binh 82; thành lập Thành đội Kông pông xom; thành

lập 1 tiểu đoàn cơ động làm nhiêm vụ địa bàn thuộc Thành đội Kông pông xom ( Tiểu đoàn 574)

86

Page 87: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

- Thành lập Căn cứ Ream Hải quân; xây dựng 2 hải đội tàu chiến đấu ( Hải đội 88, Hải đội 89), 1 tiểu đoàn pháo 130 ly ( tiểu đoàn 4), 1 tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đảo và căn cứ ( Tiểu đoàn bộ binh 1); 3 trạm ra đa đối hải.

- Về tổ chức Đảng, quần chúng: Phát triển 150 đảng viên; 2 đảng ủy với 17 chi bộ; 12 liên chi đoàn, 34 chi đoàn với 700 đoàn viên

Những phần thưởng cao quí cho tập thể và cá nhâ1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

- Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm1983- Đại đội 2, Tiểu đoàn 574, Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983- Đại đội 3 Tiểu đoàn 571, Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983- Tàu HQ 232, Lữ đoàn 127 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983- Tiểu đoàn 563, tuyên dương ngày 30 tháng 8 năm 1989- Liệt sĩ Tống Duy Tụng, Thượng sĩ, tiểu đội trưởng, Đại đội 2, Tiểu đoàn 573, Lữ đoàn 101tuyên

dương ngày 25 tháng 1 năm 19852, Vùng 5 Hải quân được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhất; 1 Huân chương Quân công hạng ba; 1 Huân chương Chiến công hạng nhì; 1 Huân chương Ăng co của Nhà nước Cam pu chia tặng.3, có 410 lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương chiến công các hạng

Chương ba:CỦNG CỐ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO PHỤ TRÁCH (1990 -2000)

1. Chấn chỉnh củng cố, xây dựng lực lượng, tập trung thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý bảo vệ vùng biển, đảo thềm lục địa Tây Nam của Tổ quốc trong tình hình mới.Sau khi hoàn thành 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia, rút

toàn bộ lực lượng về nước, sau ngày 24 tháng 9 năm 1989, cơ quan Vùng 5 và các đơn vị trực thuộc khẩn trương ổn định tổ chức, củng cố lại các hệ thống trực chiến đấu, chuyển từ Sở chỉ huy hành quân sang Sở chỉ huy cơ bản ở Phú Quốc để kịp thời nắm, theo dõi chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Quân chủng, Vùng 5 tiến hành chấn chỉnh lực lượng, giải thể các tiểu đoàn 562, 572, 563, 573; đồng thời triển khai quyết định ngày 12 tháng 7 năm 1989, của Tư lệnh Hải quân, thành lập tiểu đoàn bộ binh cơ động của Vùng dùng phiên hiệu của Tiểu đoàn 563. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được giải quyết theo các chế độ chính sách ra quân trở về quê hương tiếp tục học tập, công tác trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của đất nước; một số cán bộ được bố trí thuyên chuyển đơn vị công tác để tiếp tục góp sức xây dựng Quân chủng tiến lên.

Tình hình cán bộ Vùng 5 Hải quân lúc này, đa số cán bộ chủ trì từ đại đội đến vùng đã tham gia chiến đấu chống Mỹ, công tác ở Vùng từ sau năm 1975 hoặc ít nhất đã 9 đến 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế, tinh thần mệt mỏi nhiều, sức khỏe giảm sút có yêu cầu nguyện vọng muốn ra quân, muốn chuyển vùng công tác, song về yêu cầu của tổ chức, Vùng và Quân chủng không có điều kiện giải quyết. Đảng ủy và chỉ huy Vùng động viên tư tưởng cán bộ khắc phục khó khăn, gắn bó với đơn vị tiếp tục công tác góp sức mình củng cố, xây dựng Vùng 5 vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ở Cam pu chia sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước, từ ngày 25 tháng 9 năm 1989 đến đầu tháng 11 năm 1989, không quân Thái lan tăng

87

Page 88: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

cường hoạt động trinh sát, uy hiếp vùng biển, tuyến đảo của bạn. Ngày 30 tháng 10 năm 1989, không quân Thái Lan ném bom vào đảo Kô rông Sa lem.Trên vùng biển từ Kô kông đến hải biên Việt Nam – Cam pu chia, hải quân Thái Lan sử dụng tàu chiến phối hợp với tàu cá hoạt động khiêu khích các đảo Kô kông, Pô lô vai, Kô tang của Bạn. Khơ me đỏ lợi dụng các thuyền của dân làm ăn trên biển trà trộn đưa lực lượng, vũ khí vào các địa bàn ven biển của bạn. Ở bán đảo Tha ma sô, Bạn đã tìm được vũ khí của địch đưa từ ngoài vào chôn dấu.Trong khi đó, khẳ năng quản lý, làm chủ vùng biển của Bạn có hạn và còn nhiều khó khăn.Trong nội địa Cam pu chia, địch đã tập kích vào một số phum, xã ở Kông pông xom và Kăm pốt.

Chấp hành chỉ thị của Quân chủng về sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong tình hình mới của Vùng 5 Hải quân, ngày 23 tháng 11 năm 1989, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết xác định nhiệm vụ trong tình hình mới của vùng là “tiếp tục chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có sức chiến đấu cao, bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo, địa bàn được giao; phối hợp chặt chẽ với địa phương, các lực lượng vũ trang bạn, giữ vững an ninh trật tự trên biển, trên đảo, đoàn kết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta và Bạn; sẵn sàng đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào khi có lệnh bằng biện pháp mới thích hợp”30 ( trích nghị quyết Đảng ủy, tài liệu lưu trữ Vùng 5 Hải quân)

Ngày 25 tháng 11 năm 1989, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra mệnh lệnh hoạt động chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ quốc tế của Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563 . Ngày 28 tháng 11 năm 1989, Vùng thông qua kế hoạch đặt đài quan sát khu vực bắc đảo Phú Quốc tại mũi Gềnh Dầu để nắm địch kịp thời phục vụ cho chỉ huy và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chung; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng Trạm ra đa 595 Hòn Khoai đã triển khai từ tháng trước đó. Vùng duy trì giữ nghiêm chế độ trực chiến các cấp theo qui định; duy trì lực lượng trực chiến gồm 4 tàu (loại LCU. LCM8, K702, vận tải 50 tấn Quảng Châu ). Tiểu đoàn 563 vừa làm công tác sẵn sàng chiến đấu, vừa tiến hành huấn luyện theo chương trình bổ sung cấp tốc do phòng Huấn luyện Quân chủng trực tiếp chỉ đạo và giúp đỡ huấn luyện cùng với Lữ đoàn 127.

Sang năm 1990, tình hình vùng biển, quần đảo Trường Sa và khu vực DKI vẫn là khu vực có diễn biến phức tạp và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quân chủng Hải quân rất nặng nề, khó khăn. Quân chủng tập trung vào đấu tranh giữ vững nguyên trạng quần đảo Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa phía Nam; bảo vệ tài nguyên, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển và địa bàn đóng quân; đẩy mạnh nhiệm vụ làm kinh tế có hiệu quả tốt hơn.

Ngày 5 tháng 1 năm 1990, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh nêu rõ 5 nhiệm vụ năm 1990 của Vùng 5 Hải quân như sau:

1, Phòng thủ vững chắc các đảo được phân công phụ trách2, Thường xuyên tổ chức quan sát nắm chắc tình hình mặt biển. Độc lập và

hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn các mục tiêu của ta trên vùng biển phụ trách.

30Trạm này, tháng 2 năm 1979 ta bỏ ra đa điện tử thành lập trạm quan sát mắt TZK

88

Page 89: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

3, Hiệp đồng với các đơn vị của quân khu, quân binh chủng bảo vệ vững chắc các căn cứ hải quân đơn vị phụ trách và hiệp đồng với các lực lượng địa phương bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi đóng quân.

4, Ra sức xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, quan trọng là nâng cao trình độ chính trị, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội, xây dựng nếp chính qui, chấp hành kỷ luật.Chăm lo giữ gìn trang bị, cơ sở bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm đời sống bộ đội.

5, Hiệp đồng với bạn Cam pu chia bảo vệ vùng biển Tây Nam và sẵn sàng lực lượng giúp Bạn bảo vệ vùng biển, hải đảo của bạn, sau khi có lệnh.

Quán nhiệm vụ được giao, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 xác định quyết tâm, thường xuyên duy trì chặt chẽ các chế độ sẵn sàng chiến đấu, sử dụng các trang bị, phương tiện, lực lượng hiện có của vùng bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, thềm lục địa từ Hòn Khoai đến biên giới Việt Nam Cam pu chia.

Với thực lực lực lượng tàu chiến đấu của Vùng hiện có, trước mắt lấy nhiệm vụ chính là ngăn chặn xâm nhập từ ngoài vào theo đường biển và vượt biên ra nước ngoài, cùng các loại tàu buôn bán lậu thuế, mất an ninh trật tự trên biển; bảo vệ sự làm ăn của nhân dân trong khu vực. Trong khi thiếu phương tiện, phải tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các nhiệm vụ vận tải, tuần tiễu, huấn luyện… trên các tuyến hoạt động thường, Phú Quốc – Kông pông som – Thổ Chu – Phú Quốc; Phú Quốc – Rach Giá; Phú Quốc Hòn Khoai – Cửa Định An – và Tây Phú Quốc; An Thới - Gềnh Dầu.

Lực lượng tại chỗ bảo vệ đảo Thổ Chu, phối hợp với trạm ra đa phòng thủ vững chắc, dài ngày đảo Thổ Chu và một số đảo phụ cận; thường xuyên củng cố trạm quan sát mắt quản lý tình hình khu vực, chủ động không cho tàu lạ vào gần đảo; định kỳ và không định kỳ tổ chức lực lượng tuần tra trên đảo và kiểm tra các đảo phụ cận không đóng quân.

Lực lượng cơ động, tập trung nhiệm vụ cơ động chiến đấu trong khu vực Vùng 5 đảm nhiệm lấy trọng tâm là chiến đấu chi viện đảo và bờ.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Vùng 5 trong tình hình mới, năm 1990, các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tiếp tục được xây dựng và điều chỉnh. Tổ chức biên chế của Vùng được Quân chủng qui định, gồm: Lữ đoàn 127 (Hải đội 511 tàu phục vụ; Hải đội 512 tàu tuần tiễu); Tiễu đoàn 561 đảo Thổ Chu; Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563; Tiểu đoàn 565 huấn luyện; Khu Duyên hải 51(Căn cứ Năm Căn); Tiểu đoàn ra đa 551(Trực thuộc phòng Tham mưu); cơ quan vùng và các đơn vị trực thuộc cơ quan. Về trang bị, có 25 tàu gồm 17 tàu chiến đấu ( 2 PGM. 2 LCU, 11 LCM8, 2 tầu tuần tiễu K702 số 152, 155); 1 tàu vận tải Quảng Châu số 673; 6 tàu bổ trợ; 4 pháo 105 mi li mét, 10 pháo 85 mi li mét, 4 pháo cáo xạ 37 mi li mét; 58 xe ô tô các loại.

Trong năm 1990, thực hiện quyết định của Quân chủng, Vùng tổ chức thành lập Đại đội ra đa 595, Hòn Khoai thuộc Tiểu đoàn ra đa 551; tiếp nhận 1 đại đội xe tăng của Vùng 4 Hải quân về xây dựng Tiểu đoàn bộ binnh cơ động 563; tiếp nhận 3 tàu loại LCM8 của Vùng 4 Hải quân, 3 tàu LCM8 của Lữ đoàn 125; nhận bàn giao xưởng 58 của Hải đoàn 133, Cục Xây dựng kinh tế; bàn giao tàu HQ 232 hải đội 512, Lữ đoàn 127 về Trường đào tạo kỹ thuật Hải quân Cát Lái.

89

Page 90: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Tháng 4 năm 1990, Vùng hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng Trạm quan sát ở bắc Phú Quốc và Trạm ra đa 595 Hòn Khoai; duy trì 3 trên 3 trạm ra đa hoạt động, kết hợp chặt chẽ với quan sát mắt phát hiện các mục tiêu trên biển. Sáu tháng đầu năm 1990, các trạm ra đa phát hiện 9.447 chiếc tàu thuyền các loại, trong đó có 747 tàu buôn nước ngoài.

Sáu tháng đầu năm 1990, Vùng sử dụng 73 lần chiếc tàu vận chuyển kết hợp tuần tiễu đi 6471 hải lý, xua đuổi 7 tàu cá Thái Lan xâm phạm vùng biển; kiểm tra bổ sung các phương án chiến đấu, tập trung huấn luyện gấp rút cho hai đơn vị cơ động chiến đấu Tiểu đoàn bộ binh 563 và Lữ đoàn 127 theo chỉ thị của Quân chủng. Vùng quan hệ hiệp đồng chặt chẽ với địa phương và hải quân Campu chia, hàng tháng hai bên đều có qua lại. Hải quân Bạn sang Việt Nam tháng lẻ, Vùng 5 sang Bạn vào tháng chẵn để trao đổi nắm tình và thống nhất xử lý các tình huống khi xảy ra. Vùng tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc với Bạn qua trạm quan sát bắc Phú Quốc.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác dân vận, công tác quân sự địa phương; từ những đặc điểm khu vực đóng quân của vùng trên địa bàn hoàn toàn đảo thuộc vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, ngay sau khi rút quân về nước, Vùng đã nhanh chóng triển khai các nội dung công việc của công tác này. Cuối tháng 11 năm 1989, Vùng xây dựng Qui chế 10 điểm quan hệ với đảng bộ, chính quyền và nhân dân khu vực đóng quân của đơn vị, chỉ rõ việc phân cấp các đơn vị trong từng thời gian, chủ động quan hệ với đảng bộ, chính quyền và nhân dân khu vực đóng quân để hiểu rõ tình hình mọi mặt của địa phương, những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đơn vị như, tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an, các phương án chiến đấu bảo vệ các lực lượng đứng chân trên địa bàn, tình hình kinh tế đời sống, phong tục tập quán của nhân dân…Các đơn vị có kế hoạch bàn bạc thống nhất với địa phương đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực phối hợp hoạt động.

Đầu năm 1990, Vùng tổ chức biên chế trợ lý chuyên trách theo dõi, chỉ đạo công tác quân sự địa phương, gồm hai đồng chí, triển khai xuống tỉnh đội Kiên Giang, địa phương thuộc Quân khu 9 liên hệ công tác,đặt vấn đề nắm tình hình lực lượng, điều kiện thực tế và tính chất hoạt động trên biển của từng đối tượng tham gia tự vệ biển; giúp đỡ các cơ sở tổ chức biên chế lực lượng và nắm tình hình cụ thể của từng địa bàn, xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện và giúp đỡ địa phương tổ chức thực hiện. Vùng 5 xác định lấy huyện đảo Phú Quốc là trung tâm xây dựng, huấn luyện tự vệ biển.

Trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Vùng 5, huyện đội Phú Quốc quyết định thành lập 4 hải đội tự vệ biển, chủ yếu là các tàu cá có sức chở từ 10 mã lực trở lên. Hải đội 1, 2, 3 thuộc thị trấn Dương Đông; Hải đội 4 thuộc xã An Thới. Trong tháng 5 và tháng 8 năm 1990, Vùng 5 cử các đồng chí trợ lý xuống trực tiếp huấn luyện các hải đội này. Nội dung huấn luyện tập trung vào các vấn đề về phương pháp quan sát phát hiện mục tiêu và báo cáo; nguyên lý và sử dụng binh khí; phương pháp bắn mục tiêu trên biển; một số vấn đề luật biển quốc tế và công tác tác chiến trên biển; tổ chức bắn đạn thật bia bập bềnh cho Hải đội 4, kết quả, 97% đạt yêu cầu, có 62% giỏi.

90

Page 91: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về công tác hậu cần, năm 1990, Vùng tập trung vào củng cố nơi ăn ở, sinh hoạt của các đơn vị, giải quyết nguồn nước sinh hoạt, tổ chức khai thác gỗ, đá nung vôi, đóng gạch, làm nhà ăn cơ quan vùng, sửa chữa các nhà ở của đơn vị, cơ quan và hội trường vùng; khoan giếng lấy nước ngọt phục vụ cho Tiểu đoàn 563 và cơ quan... Song điều kiện ăn ở của bộ đội còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhà ở, thiếu điện và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô; giá cả lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng đắt đỏ, khan hiếm.

Thực hiện nhiêm vụ làm kinh tế, ngày 13 tháng 4 năm 1990, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ tăng gia lao động sản xuất làm kinh tế. Nghi quyết nêu rõ, trong tình hình kinh tế của đất nước gặp khó khăn, khả năng cung cấp của Nhà nước và nhân dân hạn hẹp; trong hoàn cảnh Vùng 5 mới rút quân ra khỏi Cam pu chia, đứng chân trên đảo xa bờ, việc lao động tăng gia sản xuất làm kinh tế tạo ra của cải vật chất, kinh phí để cải thiện và ổn định đời sống bộ đội, là một vấn đề cấp bách và thiết thực đối với toàn Vùng vào lúc này. Nghị quyết xác định lao động tăng gia sản xuất làm kinh tế của Vùng theo các hướng: Tận dụng đất đai trong doanh trại và sức lao động của bộ đội để tăng gia sản xuất trồng rau xanh, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá, câu cá, trồng cây ăn quả; Làm kinh tế công nghiệp; làm ngư nghiệp và làm dịch vụ. Nghị quyết cũng nêu rõ tăng gia sản xuất làm kinh tế cần nắm vững quan điểm kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng; làm kinh tế nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiêm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Vùng; đạt được hiệu quả, chất lượng và năng suất, lấy thu bù chi, tự trang trải về tài chính; sản phẩm làm ra trước hết phục vụ đời sống sinh hoạt của bộ đội, góp một phần kinh phí cho Quân chủng.

Thực hiện nghị quyết làm kinh tế của Đảng ủy, 6 tháng cuối năm 1990 Vùng thu được một số kết quả bước đầu trong tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, trên cơ sở đó tiếp tục rút kinh nghiệm cho năm sau.

Tháng 12 năm 1990, Vùng 5 tiếp tục được chấn chỉnh rút gọn và giải thể một số đơn vị theo hướng chỉ đạo giảm biên chế của Quân chủng: Rút gọn các đơn vị Đại đội 4 công binh thành Đội công binh, Đại đội vệ binh thành Đội vệ binh trực thuộc phòng Tham mưu; giải thể Trung đội trinh sát thuộc phòng Tham mưu, Đại đội 8 khung huấn luyện tân binh thuộc Tiểu đoàn 565, Đại đội 3 bộ binh Tiểu đoàn 563 và Đại đội 2 bộ binh thuộc Tiểu đoàn 561.

Trong năm 1990, Vùng 5 hoàn thành việc tổ chức tổng kết 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia trên các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần và kỹ thuật. Các tổng kết đã hệ thống, đánh giá nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và rút ra được các bài học kinh nghiệm quí trên các mặt công tác của vùng qua 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế 1979 -1989.

Năm 1991, Vùng 5 tiếp tục củng cố hệ thống thông tin ra đa, kết hợp chặt chẽ giữa quan sát mắt và quan sát kỹ thuật và các tàu tuần tiễu, vận tải trên biển để quan sát, quản lý vùng biển; tập trung củng cố lực lượng cơ động chiến đấu, Tiểu đoàn 563, Lữ đoàn 127 và lực lượng phòng thủ đảo Thổ Chu; điều chỉnh, bổ sung các phương án chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với tình hình biên chế tổ chức của Vùng; tiến hành luyện tập các phương án chiến đấu từ cấp trung đội đến cấp vùng, 161 lần, trong đó cấp vùng và lữ đoàn là 12 lần; sử dụng 54 lần

91

Page 92: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chiếc tàu hoạt động xa bờ vận chuyển hàng chi viện cho các đảo Thổ Chu, Hòn Chuối kết hợp tuần tiễu quan sát quản lý vùng biển. Vùng hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội biên phòng, Quân khu 9 qua thông báo hàng ngày để nắm tình hình vùng biển phụ trách và địa bàn đóng quân.

Trong quí 2 năm 1991, Vùng tổ chức hiệp đồng 3 lần dẫn dắt tàu Cam pu chia từ sài Gòn đi An Thới và từ An Thới đi Nông pênh bảo đảm an toàn tuyệt đối

Để thực hiện tốt việc quản lý, điều hành chung công việc hàng ngày của toàn Vùng một cách chặt chẽ, ngày 30 thàng 7 năm 1991, Vùng tổ chức Sở chỉ huy phía sau của Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ở khu vực Bình Thủy, Cần Thơ, do một đồng chí phó tham mưu trưởng phụ trách, thực hiện các nhiệm vụ của Sở chỉ huy phía trước ở Phú Quốc giao cho, tổ chức mạng thông tin hiệp với Quân khu 9 và các tỉnh, tiểu đoàn bảo đảm sân bay Trà Nóc báo cáo về Vùng…

Trong huấn luyện nâng cao chất lượng, năm 1991, Vùng tập trung huấn luyện cán bộ chỉ huy, nghiệp vụ từ cơ quan đến đơn vị, chú trọng đội ngũ cán bộ cơ sở đại đội, trung đội; kết hợp giữa huấn luyện chuyên môn với rèn luyện chấp hành điều lệnh kỷ luật quân đội, các qui định của đơn vị và giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng của bộ đội.

Mặc dù Vùng tích cực tiến hành các biện pháp rèn luyện và giáo dục, song năm 1991, vẫn còn một bộ phận bộ đội ngại học tập, rèn luyện, chấp hành chế độ, điều lệnh, lễ tiết tác phong không nghiêm; tình hình chấp hành kỷ luật tuy có giảm nhưng chuyển biến chậm. Trong năm này, đã xảy ra 128 vụ vi phạm kỷ luật, chiếm 10 % quân số toàn Vùng, trong đó đảng viên chiếm 5,5phần trăm, cán bộ chiếm 4,7phần trăm.

Với phương châm trên dưới cùng làm, vừa xin kinh phí, vật tư của trên, vừa sử dụng lao động của bộ đội và kinh phí tự có của đơn vị, năm 1991, Vùng tập trung sửa chữa và xây dựng mới doanh trại đơn vị, cơ quan vùng được 3143 mét vuông nhà và bảo đảm điện nước cho đơn vị; đầu tư 80 triệu đồng xây dựng 10 gian nhà, 420 mét vuông cấp 4 cho khu gia đình cán bộ ở Phú quốc. Quân y của vùng làm tốt công tác phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, đặc biệt là đảo Thổ Chu, đã bảo đảm quân số khỏe đạt 98,5 phần trăm

Thực hiện các quyết định của trên, tháng 5 năm 1991, Vùng bàn giao đảo Hòn Khoai cho tỉnh Minh Hải quản lý về lãnh thổ, chỉ giữ lại vừa đủ diện tích bố trí 1 trạm ra đa đối hải và bến cập tàu để làm công tác bảo đảm hậu cần ở đảo; bàn giao một phần đất đai doạnh trại của căn cứ Rạch Sỏi thuộc tỉnh Kiên Giang và một phần trạm khách Vùng 5 cho Quân khu 9 quản lý, phần còn lại sử dụng làm cơ sở hậu cần cho Vùng.

Năm 1991, Vùng củng cố xưởng 55 và xưởng 58 đi vào hoạt động sửa chữa tàu, xe phục vụ cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm hệ số kỹ thuật tàu vận tải đổ bộ đạt 60 phần trăm, tàu phục vụ đạt 60 phần trăm, tàu chiến đấu đạt 35 phần trăm.

Hoạt động tăng gia sản xuất làm kinh tế,năm 1991, Vùng sản xuất nước mắn bán thu được gần 80 triệu đồng; duy trì công tác chăn nuôi, trồng rau xanh của các đơn vị và cơ quan; 2 xưởng 55, 58 kết hợp vừa làm nhiệm vụ sửa chữa theo kế

92

Page 93: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

hoạch vừa kết hợp với các sơ sở kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang lắp đặt máy làm nước đá có công suất lớn 3 tấn ngày và 30 tấn ngày.

Về công tác đảng, công tác chính trị, từ ngày 8 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 1991, 8 đảng bộ cơ sở và 1 đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở (Lữ đoàn 127) tiến hành đại hội Đảng (vòng 1) để đóng góp ý kiến vào 4 văn kiện dự thảo của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII gồm: Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ; Báo cáo Chính trị; Báo cáo xây dựng Đảng; Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng; đồng thời bầu đại biểu đi dự Đại hooij Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6. Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng trong toàn Đảng bộ Vùng 5 với 390 đảng viên trên tổng số 515 đảng viên của toàn Đảng bộ tham dự đại hội ở cấp cơ sở.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 3 năm 1991, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ VI, (vòng 1) tiếp tục thảo luận cho ý kiến vào 4 văn kiện dự thảo cuả Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm cho ý kiến vào các văn kiện của Đảng, đồng thời biểu thị sự nhất trí cao các quan điểm, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã trong thời kỳ quá độ của Đảng; tiếp tục giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo đổi mới toàn diện của Đảng ta. Đại hội đã bầu 12 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII.

Tiếp theo Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII (vòng 2), thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân và sự chỉ đạo của Cục Chính trị, từ ngày 25 đến 27 tháng 10 năm 1991, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6 (vòng 2). Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII (vòng 2); đánh giá kết quả lãnh đạo nhiệm kỳ 1989 -1991, xác định phương hướng nhiệm vụ lãnh đạo và bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1991 – 1993.

Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991- 1993, Đại hội nêu rõ, “tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng bộ, phấn đấu nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo mới, nhằm phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng Vùng 5 vững mạnh về chính trị, theo hướng cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại, có sức chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo Tây Nam, chống xâm nhập của tàu thuyền nước ngoài, bảo vệ tài nguyên, sự đi lại, làm ăn của nhân dân; ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự trên biển”31

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1991, 1993 gồm 9 đồng chí. Đồng chí Phó chỉ huy chính trị vùng, đại tá Đỗ Xuân Thành được bầu làm Bí thư Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, đại tá Phạm Xuân Nựu được bầu làm Phó Bí thư.

Thời gian này, tình hình quốc tế nổi lên sự kiện sau cuộc chính biến ở Macxcova tháng 8 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu sụp đổ hoàn toàn, là bước ngoặc của lịch sử châu Âu và thế giới kể từ sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tình hình đó tác động mạnh đến tư

31Trích Nghị quyết Đại hội, Hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

93

Page 94: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tưởng của cán bộ, đảng viên và bộ đội ta. Nắm chắc định hướng tư tưởng của trên, Thường vụ Đảng ủy và chỉ huy Vùng 5 đã chỉ đạo công tác chính trị tư làm tốt việc giáo dụcquán triệtcho bộ đội quan điểm và nhận định của Đảng ta về sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa, tiếp tục vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta trong tình hình mới của thế giới.

Sang năm 1992, Vùng biển Tây Nam liên tiếp có những diễn biến phức tạp, tàu chiến Thái Lan có máy bay yểm trợ tăng cường hoạt động vào sâu trong vùng biển của takhu vực từ Thổ Chu đến bãi cạn Cà Mau, có ngày lên tới 50 đến 60 lần chiếc hoạt động cách Thổ Chu 5 đến 6 hải lý. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 18 tháng 2, máy bay Thái Lan đuổi bắn bị thương 1 tàu biên phòng; ngày 3 tháng 3, tàu chiến Thái Lan bắn chìm 1 tàu biên phòng, bắt đi 15 người; ngày 6 tháng 3, tàu chiến, tàu cá Thái Lan hoạt động gây cản trở tàu thăm dò dầu khí của Công ty Pêtrograt Việt Nam; ngày 23 tháng 5, bắt tàu HQ 682 và 15 người của Hải đội 811, Lữ đoàn 171 lúc đang hoạt động ở khu vực bãi cạn Cà Mau. Thái Lan thường xuyên kiểm tra tàu cá của ta, làm cho ngư dân lo sợ và cho máy bay AD6 trinh sát khu vực Hòn chuối, đảo Thổ Chu ở độ cao 1000 mét.

Ở bắc đảo Phú Quốc, Cam pu chia thường có 1 đến 2 tàu tuần tra, xua đuổi vây bắt tàu thuyền của ta, vi phạm chủ quyền vùng biển, gây cản trở cho việc đi lại làm ăn của ngư dân ta, làm cho tình hình an ninh, trật tự trên vùng biển Tây Nam ngày càng phức tạp.

Chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của Tư lệnh Quân chủng, Vùng 5 nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng vào chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, được tăng cường lực lượng và tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng gọn và mạnh hơn đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ an toàn vùng biển, đảo Tây Nam. Trong tháng 2 năm 1992, Vùng thành lập và triển khai 2 trạm ra đa đối hải đặt ở đảo Hòn Chuối và Nam Du, đưa hệ thống quan sát biển lên 5 trạm ra đa hoạt động; từ ngày 28 tháng 2 năm 1992,bố trí 1 tàu LCM8thường xuyên trực chiến tại đảo Thổ Chu và triển khai một Sở chỉ huy nhẹ ở đảo này.Đồng thời Vùng đưa một tàu lên bắc đảo Phú Quốc kết hợp đánh bắt hải sản và quan sát nắm tình hình an ninh ở khu vực này.

Từ tháng 5 năm 1992, Quân chủng điều các biên đội tàu chiến đấu HQ 251, HQ 253 thuộc Hải đội 811, Lữ đoàn 171 và các biên đội tàu quét mìn HQ 862, HQ 864 và biên độiHQ 861, HQ 863 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quânphối thuộc với Vùng 5, tàu HQ155 tiến hành các hoạt động trực chốt giữ bảo vệ đảo Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau vàtuần tiễu,xua đuổi tàu cá Thái Lan trên khu vực Thổ Chu - bãi cạn Cà Mau.

Từ cuối tháng 5 năm 1992, Vùng duy trì thường xuyên 2 tàu trực và tuần tiễu tại Thổ Chu, tổ chức các lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu, trinh sát ở một số khu vực trọng điểm. Hàng tháng, sử dụng biên đội tàu HQ 155, HQ 235 tuần tiễu tuyến bắc Phú Quốc.

6 tháng đầu năm 1992, Vùng tiếp tục củng cố, bổ sung phương án tác chiến quản lý vùng biển, bảo vệ căn cứ; phương án phòng thủ bảo vệ đảo Thổ Chu; tổ chức luyện tập nâng cao trình độ về mọi mặt cho các lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động; duy trì chặt chẽ mối quan hệ hiệp đồng thông tin, thông báo tình

94

Page 95: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

hình với Quân khu 9, Sư đoàn Không quân 370 và bộ đội biên phòng; củng cố, xây dựng các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên các đảo Phú Quốc và Thổ Chu; hoàn thành xây dựng trạm thông tin; triển khai xong Sở chỉ huy phía sau ở Cần Thơ

Về tổ chức lực lượng, cuối tháng 5 năm 1992, Vùng 5 tổ chức tiếp nhận 4 tàu đánh cá, 1 tàu vận tải, 1 tàu VS dầu và một số cán bộ, công nhân viên, trang thiết bị của Hải đoàn 133, Tổng công ty Biển Đông.+( HQ 742, HQ 759, HQ 775, HQ 776, HQ 487, HQ 917 )Đồng thời, chấp hành lệnh của trên, Vùng 5 bàn giao K51 ( Căn cứ Năm Căn, Cà Mau) về trực thuộc Quân khu 9.

Để phù hợp với nhiệm vụ, phương án phòng thủ đảo trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Quân chủng, trong quí 3 năm 1992, Vùng triển khai điều động lực lượng thành lập 3 cụm chiến đấu trên đảo Thổ Chu, thành lập phân đội pháo cao xạ Hòn Từ;tháng 12 năm 1992, chuyển Đại đội pháo 82 thuộc Lữ đoàn 127 về trực thuộc phòng Tham mưu Vùng.

Ngày 7 tháng 9 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị về tiến hành diễn tập “TN 92” với Quân khu 9 trên vùng biển Tây Nam.Đây là cuộc diễn tập thực nghiệm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu theo phương án của các lược lượng trên đảo, trên biển và ven biển, đồng thời kiểm tra hiệp đồng giữa các lực lượng của Quân khu 9, Quân chủng Hải quân(Vùng 5 và lực lượng tàu của Lữ đoàn 171, của Vùng 3phối thuộc),Không quân (Sư đoàn 372); Phòng không (Sư đoàn 367) và Biên phòng (Hải đoàn 28) trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam.

Cuộc diễn tập “TN 92” do Quân khu 9 chủ trì, Vùng 5 chỉ đảm nhiệm một hướng chủ yếu đánh địch trên biển, từ hướng biển vào địa phận Quân khu 9, nhằm bảo vệ, quản lý vùng biển, hải đảo Tây Nam và ngăn chặn địchtấn công từ hướng biển, có sự phối hợp với các lực lượng bộ binh của quân khu 9 ở các khu vực ven biển.

Tham gia diễn tập, lực lượng Vùng 5 Hải quân có 4 cơ quan và các đơn vị trực thuộc tiểu đoàn 563, 561, lữ đoàn 127; (có 8 tàu các loại: 2 tàu tuần tiễu K702, 4 tàu vận tải LCM8, 2 tàu phục vụ, 6 xe tăng và 5 xe vận tải); lực lượng phối thuộc của lữ đoàn 171 có 4 tàu hộ vệ săn ngầm 159 AE, hộ tống: HQ 17, HQ 13, HQ 09, HQ 07; Lữ đoàn 161 có 4 tàu quét mìn biển 12565, HQ861, HQ862,HQ863,HQ864và một phân đội đặc công nước của Đoàn 861. Tổng số người tham gia là 1900 cán bộ, chiến sĩ, công nhân quốc phòng.

Từ cuối tháng 9 đến ngày 25 tháng 10 năm 1992, giai đoạn chuẩn bị diễn tập, được sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan Quân chủng, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 đã lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc,khẩn trương hoàn thành tốt về mọi mặt công tác phục vụ và bảo đảm cho diễn tập.

Từ 25 tháng 10 đến 30 tháng 10 năm 1992, giai đoạn thực hành diễn tập, Vùng 5 hoàn thành 17 nội dung văn kiện; thực hành xử lý 25 tình huống và đổ bộ thực hành bắn đạn thật, bảo đảm an toàn, được Ban chỉ đạo và Tư lệnh Quân khu 9 đánh giá, Vùng 5 Hải quân diễn tập đạt Khá, có nhiều tiến bộ trên các mặt và đạt được mục đích, yêu cầu diễn tập “TN 92” đề ra.

95

Page 96: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Tổng kết diễn tập“TN 92”, Vùng đánh giá, qua diễn tập trình độ của cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 được củng cố và nâng lên một bước trên các mặt, đặc biệt là trình độ tổ chức và chỉ huy, điều hành, hiệp đồng của cán bộ các cấp; công tác tham mưu tác chiến, làm văn kiện cũng có nhiều tiến bộ.Lần đầu tiên tham gia diễn tập với Quân khu 9, Vùng đã quan hệ hiệp đồng tốt, địa phương hiểu Hải quân ta hơn và ta cũng hiểu được khả năng của địa phương, là cơ sở để hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ hơn về sau này.

Vùng cũng chỉ ra những yếu điểm, như trình độ tuy có nâng lên một bước đáng kể nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì còn nhiều hạn chế về mặt chỉ huy xử lý tình huống hiệp đồng chiến đấu nhiều lực lượng trong điều kiện khẩn trương, khó khăn phức tạp; về trình độ sử dụng vũ khí, khí tài trang bị của chiến sĩ chưa thực sự thành thục, còn lúng túng.

Chấp hành chỉ đạo của Quân chủng về đẩy mạnh phong trào thi đua “giữ tốt dùng bền” tàu, xe, vũ khí, trang bị kỹ thuật, tháng 11 năm 1992, Vùng 5 tổ chức hội thao tàu, xe, vũ khí trang bị kỹ thuật, nhằm kiểm tra đánh giá công tác sử dụng, bảo quản tàu, xe; kiểm tra năng lực chỉ huy của cán bộ; kỹ năng thực hành của bộ đội sau 1 năm công tác và huấn luyện. Toàn Vùng có 13 tàu và 19 xe máy tham gia hội thao. Kết quả, tàu HQ 466 đạt giải nhất hội thao; tàu HQ 155 đạt giải nhì hội thao; tàu HQ 932 đạt tiêu chuẩn tàu “giữ tốt dùng bền”.

Cũng thời gian trên, Vùng 5 tổ chức hội thao quân sự Tiểu đoàn 563 để đánh giá trình độ kỹ chiến thuật cá nhân và hiệp đồng tổ, tiểu đội bộ binh trong hiệp đồng chiến đấu sau 1 năm huấn luyện. Kết quả, Tiểu đoàn 563 được Ban tổ chức hội thao đánh giá đạt Khá.

Sang năm 1993, tình hình khu vực Thổ Chu đến bãi cạn Cà Mau, máy bay thái Lan vẫn tăng cường hoạt động trinh sát thu thập tin tức. Tàu chiến Thái Lan thường xuyên hoạt động tuần tiễu tây bãi cạn Cà Mau và Thổ Chu từ 40 đến 60 hải lý. Khu vực bắc đảo Phú Quốc vùng nước lịch sử thường xuyên xảy ra các vụ buôn lậu, trấn lột. Nghiêm trọng hơn, ngày 2 tháng 6 năm 1993, có 3 xuồng chở 30 người mặc quân phụcCam pu chia đã bắt 1 ghe của dân ta ở tây nam Tiền Mối, ngày 3 tháng 6 năm 1993, chúng bắn chết 6 người, bị thương 2 người gây tình hình lộn xôn, căng thẳng ở khu vực biển này.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình biển đảo, kế hoạch quân sự năm 1993 của Vùng 5 nhấn mạnh, tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vùng, tập trung hoàn thành các cơ sở bảo đảm mọi mặt cho phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu của đảo Thổ Chu, căn cứ hải quân An Thới, sẵn sàng chi viện cho các vùng biển Vùng phụ trách. Tiếp tục củng cố các đơn vị chiến đấu về số lượng và nâng cao chất lượng mọi mặt, bảo đảm ưu tiên quân số cho các tàu và đảo Thổ Chu; Bảo đảm tốt hơn nữa đời sống của bộ đội…

Thực hiện kế hoạch, đầu năm 1993, Vùng duy trì thường xuyên 2 tàu trực tại đảo Thổ Chu và 2 tàu đánh cá luân phiên hoạt động đánh bắt hải sản ở bắc Phú Quốc làm nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nắm tình hình; duy trì các tàu trực và lực lượng trực tại bến;tổ chức biên đội tàu phối thuộc HQ 861, HQ 863 tuần tiễu dọc tuyến Thổ Chu – Hòn Khoai – bãi cạn Cà Mau và bảo vệ tàu HQ 995 đo đạc khảo sát trên biển.

96

Page 97: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Nhằm ngăn chặn mọi hoạt động trái phép của tàu thuyền nước ngoài, duy trì sự có mặt của ta trên biển, cuối tháng 3 năm 1993,dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Vùng 5, biên đội tàu HQ 861, HQ 863 của lữ 161 và biên đội tàu HQ 155, HQ 152 của Lữ đoàn 127, hoàn thành đợt hoạt độngtuần tiễu, kiểm tra khu vực biển Thổ Chu. Tháng 4, ta thường xuyên có 5 tàu trực tại đảo Thổ Chu gồm 2 tàu quét mìn biển, 2 tàu K702 và 1 tàu LCM8.

Cả năm 1993, Vùng 5 tổ chức 331 lần chiếc tàu hoạt động xa, đi 42428 hải lý, chở 4673 tấn hàng các loại, trong đó có 96 lần chiếc tuần tiễu tuyến Phú Quốc – Thổ Chu – bãi cạn Cà Mau; tuyến An Thới – bắc đảo Phú quốc; tổ chức 609 lần chiếc tàu hoạt động gần, đi hơn 3000 hải lý.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ đảo, trong tháng 3 năm 1993,Vùng tổ chức tổ chức hội thảo về phương pháp phòng ngự đảo Thổ Chu và xây dựng các công trình chiến đấu trên đảo đạt được mục đích và yêu cầu đề ra. Sau hội thảo, ta khẩn trương khảo sát đo đạc thực tế, lập kế hoạch xây dựng các công trình chiến đấu, làm đường ô tô, đường cơ động trên đảo Thổ Chu để trình Bộ duyệt.

Để bảo đảm lực lượng công binh xây dựng các công trình chiến đấu trên đảo Thổ Chu, tháng 6 năm 1993, Đội 4 công binh được nâng cấp thành Đại đội 4 công binh công trình trực thuộc đảo Thổ Chu, Vùng tiếp nhận 83 cán bộ, chiến sĩ công binh cùng với xe đặc chủng của trên điều về.

Tháng6 năm 1993, Vùng hoàn thành xây dựng bể dầu 500 mét khối ở cảng 3 đưa vào sử dụng; nâng cấp xong cầu cảng 2đưa vào khai thác; triển khai lắp đặt phao bến và củng cố nâng cấp Sở chỉ huy Vùng.

Trong quí 3 năm 1993, Vùng 5cùng với Đoàn Hàng hải 2 hoàn thành lắp ráp 3 đèn biển ở đảo Nam Du, Hòn Chuối và đảo Thổ Chu, đưa vào hoạt động.

Về xây dựng lực lượng năm 1993, Vùng tập trung bổ sung quân, vũ khí kiện toàn các đơn vị chiến đấu Tiểu đoàn 563, đảo Thổ Chu và Lữ đoàn 127. Trong năm này, Vùng tiếp tục tiếp nhận 10 xe tăng loại K63- 85 của Quân khu 9.

Đi đôi với tập trung cho công tác sẵn sàng chiến đấu, năm 1993, Vùng chú trọng công tác huấn luyện chiến đấu, thực hiện nghiêm túc các kế hoạch huấn luyện tập huấn; huấn luyện đơn vị, huấn luyện binh chủng hợp thành; đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng và huấn luyện tân binh.Kết quả, đều đạt 100 phần trăm yêu cầu trở lên, trong đó, tỉ lệ khá, giỏi đạt từ 45 phần trăm trở lên.

Năm 1993, Vùng 5 tổ chức tốt kế hoạch hội thao của các ngành, tàu thuyền, xe máy, cơ yếu, xe tăng, pháo binh, quân y, nuôi quân, kho, thể dục thể thao cấp vùng và tham gia cấp quân chủng: Hội thao tàu, tàu HQ 152 đạt khuyến khích; Pháo binh, đạt giải 3 toàn đoàn; cán bộ tàu, một đồng chí đạt giải nhất(đồng chí Vương Mậu Anh); xe máy đạt giải khuyến khích; phòng không thi môn đồng đội chiến sĩ trinh sát đo xạ, đạt giải nhất.Qua kết quả hội thao, từng ngành của vùng đã đánh giá rút ra những mặt ưu điểm và thiếu xót để tiếp tục phát huy và khắc phục cho năm sau trong công tác huấn luyện.

Về công tác đảng, công tác chính trị, ngày 8 tháng 2 năm 1993, Đảng ủy Vùng 5 thông qua Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng ngày 11 tháng 11 năm 1992 về đổi mới và chỉnh đốn đảng trong Đảng bộ Quân chủng.

97

Page 98: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Trong đó nêu rõ các nội dung về, tập trung xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, cán bộ một cách toàn diện, gắn chặt xây dựng cán bộ và rèn luyện đảng viên; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; xây dựng các tổ chức Đảng gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; xây dựng cấp ủy trong sạch vững mạnh; xây dựng mối quan hệ gắn bó mặt thiết giữa Đảng với quần chúng.

Sau khi thông qua kế hoạch, Đảng ủy Vùng 5 tiếp tục hướng dẫn các cấp ủy và chi bộ trong Đảng bộ xây dựng kế hoạch tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng của cấp mình.Đảng bộ đã tiến hành kiểm tra đảng viên, cấp ủy, tập trung vào kiểm tra đảng viên trung bình năm 1992, đảng viên vị phạm kỷ luật và bộ yếu. Bình xét sáu tháng đầu năm 1993, toàn Đảng bộ Vùng có 75 phần trăm đảng viên phấn đấu tốt; 25 phần trăm đảng viên trung bình; 50,7 phần trăm chi bộ trong sạch vững mạnh, 41, 7 phần trăm chi bộ đạt khá và 7,6 phần trăm chi bộ yếu.

Chấp hành Chỉ thị 37 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương ngày 14 tháng 4 năm 1993 và nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Quân chủng về xây dựng nền nếp chính qui trong Quân chủng ngày 24 tháng 6 năm 1993, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Đảng ủy Vùng 5 ra Nghị quyết đẩy mạnh xây dựng chính qui trong đơn vị lên một bước mới. Nghị quyết nhấn mạnh nội dụng trọng tâm xây dựng chính qui, đó là “Nâng cao trình độ và lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng nếp sống văn minh; rèn luyện nhân cách quân nhâncách mạng đúng với điều lệnh quân đội; nâng cao trình độ chấp hành và thực hiện đúng chức trách, nề nếp chế độ qui định, trước hết là chế độ sinh hoạt trong ngày, tuần, tháng, chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chế độ kỹ thuật; nang cao trình độ quản lý bộ đội, quaner lý trang bị”32

Nghị quyêt yêu cầu chỉ huy các cấp phải chủ trì chỉ đạo xây dựng chính qui trong đơn vị, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước hết trong xây dựng nền nếp chính qui, chống buông trôi, thả lỏng, đầu voi đuôi chuột. Vùng lấy đơn vị Tiểu đoàn 563, phòng Tham mưu làm điểm xây dựng chính qui; Lữ đoàn 127 lấy Hải đội 512; các đơn vị lấy 1 đại đội để xây dựng làm điểm, rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5, ngày 30 tháng 7 năm 1993, Chỉ huy trưởng Vùng 5ra một số qui định về xây dựng nền nếp chính qui trong đơn vị, thống nhất một số qui định về mặc, lễ tiết tác phong, về ra vào cơ quan, đơn vị, chế độ sinh hoạt học tập, công tác, về trật tự, vệ sinh… Chỉ huy trưởng Vùng yêu cầu toàn Vùng thực hiện các qui định từ ngày 1 tháng 8 năm 1993.

Năm 1993, Vùng đẩy mạnh sản xuất làm kinh tế, cải thiện đời sống của bộ đội. Trong năm này, sản xuất nước mắm đạt 58000 lít, bán thu lãi 74.085 000 đồng; sản xuất công nghiệp thu 60 000 000 đồng; các dịch vụ thu 40 000 000 đồng; Vùng mạnh dạn vay vốn của Quân chủng 300 000 000 đồng đầu tư cho Xưởng 58 làm triền sửa chữa tàu và Ban Kinh tế vùng sử dụng làm kinh tế.

Năm 1994, tình hình vùng biển Tây Nam, khu vực giáp ranh giữa Việt Nam- Thái Lan, tàu chiến của Thái Lan thường xuyên hoạt động tuần tiễu đồng thời kết hợp với không quân Thái Lan bảo vệ cho tàu cá xâm nhập đánh bắt hải sản ở vùng

32Trích nghị quyết Đảng ủy Vùng 5, hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

98

Page 99: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

biển của ta. Ngoài ra, tàu chiến Thái Lan trong quá trình hoạt động tuần tiễu ở vùng biển chồng lấn, tổ chức kiểm tra và xua đuổi tàu cá của ta. Khu vực biển Việt Nam – Cam pu chia, phía Cam pu chia tăng cường tàu biên phòng, tàu kiểm ngư hoạt động. Trong hoạt động tuần tiễu tàu biên phòng và kiểm ngư Cam pu chia nhiều lần đuổi bắt tàu cá ngư dân ta phạt tiền trái phép.

Vùng 5 duy trì chặt chẽ hệ thống các ca, kíp trực sẵn sàng chiến đấu; tiếp tục củng cố hệ thống quan sát biển, duy trì thường xuyên từ 4 đến 5 tram ra đa hoạt động. Năm 1994, Vùng sử dụng biên đội tàu phối thuộc HQ251, HQ253 của Lữ đoàn 171, các tàu HQ 861, HQ 863, HQ862, HQ 864, HQ 851(tàu HQ 851thay ca cho tàu HQ 861) của Lữ đoàn 161, Vùng 3phối thuộc, luân phiên trực ở đảo Thổ Chu và tiến hành hoạt động tuần tiễu thường xuyên tuyến Phú Quốc - Thổ Chu – bãi cạn Cà Mau xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta; thay phiên hoạt động trinh sát ở khu vực bắc đảo Phú Quốc.

Vùng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các công trình chiến đấu, xây dựng đường trên đảo Thổ Chu. Quí 3 năm 1994, ta xây dựng xong sân bay dã chiến trên đảo Thổ Chu, đồng thời triển khai xây dựng cầu cảng 2 và cầu cảng 3 ở An Thới.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Vùng, ngày 24 tháng 4 năm 1994, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 215/ QĐ –TM thành lập Tiểu đoàn công binh công trình 556 trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Tháng 11 năm 1994, Vùng điều động nguyên canh Đại đội 4 công binh công trình thuộc đảo Thổ Chu về trực thuộc Tiểu đoàn công binh công trình 556 lấy tên Đại đội 1công binh công trình và thành lập Đại đội 3 xe máy công binh thuộc Tiểu đoàn công binh công trình 55633. Thực hiện quyết đinh điều động của Quân chủng, ngày 30 tháng 10 năm 1994, Lữ đoàn 171 bàn giao nguyên canh cho Vùng 5 Hải quân 4 tàu: HQ 251; HQ 253 là các tàu pháo; HQ 674, HQ677 là các tàu vận tải, phục vụ. Số tàu này được biên chế về Lữ đoàn 127.

Công tác huấn luyện, năm 1994, Vùng tập trung huấn luyện nâng cao chất lượng tiếp tục theo hướng cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát với yêu cầu tác chiến, phù hợp với biên chế trang bị hiện có của đơn vị; kết hợp giữa huấn luyện chiến đấu và rèn luyện chấp hành điều lệnh, xây dựng nền nếp chính qui, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước. Cuối tháng 11, Vùng 5 tổ chức thành công diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp, có thực binh và kiểm tra bắn đạn thật. Qua diễn tập tiếp tục nâng cao củng cố một bước khả năng tổ chức hiệp đồng từ đảo đến các cụm của cán bộ chỉ huy các cấp.

Năm 1994, Vùng cố gắng nỗ lực nâng cao hiệu quả lao động sản xuất làm kinh tế đúng pháp luật và qui định của quân đội, hướng làm kinh tế chủ yếu là, hai xưởng X55 và xưởng 58, chế biến nước mắm, vận tải kết hợp, cho thuê cầu cảng, bến bãi và các dịch vụ khác, song kết quả thu về không đạt được chỉ tiêu đề ra. 6 tháng đầu năm 1994, xưởng X55 làm kinh tế thu trên 2 tỉ đồng, thu chênh lệch 124 triệu đồng; Ban Kinh tế vùng tích cực duy trì chế biến hải sảnvà dịch vụ, thu chệnh lệnh 51 triệu đồng, bán nước mắm thu 66 triệu đồng và thu tạp vụ các loại được 71 triệu đồng.Trong năm này, Quân chủng ra quyết định chuyển Xưởng 55 từ trực

33Biên chế Tiểu đoàn CBCT 556, tiểu đoàn bộ, Đại đội 1 CBCT; Đại đội 2 CBCT, Đại đội 3 xe máy CB

99

Page 100: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

thuộc phòng Kỹ thuật về trực thuộc Chỉ huy Vùng 5 và đổi Xưởng 55 thành Xí nghiệp Bình Hải thuộc khối doanh nghiệp quốc phòng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh từ quí 2 năm 1994.

Chấp hành qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Cục Chính trị, cuối tháng 4 năm 1994, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 giữa nhiệm kỳ. Đại hội thông qua Nghị quyết kiểm điểm thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6 (vòng 2) đến hết năm 1993, bổ sung nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong hai năm tới 1994 – 1995 và chương trình hành động năm 1994.

Nghị quyết nêu rõ 4 nhiệm vụ, chủ trương công tác lớn trong hai năm 1994 -1995 của Đảng bộ như sau: “1, Tập trung nâng cao khẳ năng quan sát nắm tình hình quản lý vùng biển, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo Tây Nam. 2, Tăng cường củng cố xây dựng về tổ chức biên chế và trang bị, nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng trong Vùng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 3, Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động làm kinh tế góp phần xây dựng đơn vị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. 4, Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đổ mới và chỉnh đốn Đảng bộ, nâng cao hiệu lực công tác chính trị, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng Vùng vững mạnh toàn diện”34Đại hội bầu bổ sung 2 đồng chí vào Đảng ủy Vùng để kiện toàn Ban chấp hành Đảng bộ35

Cùng với tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình mới, Vùng 5 đẩy mạnh hoạt động của Đoàn thanh niên, các phong trào thi đua xứng danh “bộ đội Cụ Hồ”;“xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú”; xây dựng nền nếp chính qui được triển khai một cách toàn diện và được chỉ đạo chặt chẽ từ cơ quan đến các đơn vị. Trong quí 2 năm 1994, Đoàn thanh niên Vùng phát động đào đắp 7000 mét khối đất với 7000 công xây dựng Khu vườn cây thanh niên Vùng 5 lưu niệm với thanh niên 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 1994, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có bước phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang được cải thiện một bước, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 phấn khởi, tin tưởng và nhất trí cao với đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta,ngày càng yên tâm gắn bó lâu dài xây dựng đơn vị; xây dựng Quân chủng.

Tháng 2 năm 1995, phối hợp với Cục Chính trị, Vùng tổ chức Đoàn cán bộ đi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và chúc tết động viên bộ đội và nhân dân trên các đảo Thổ Chu, Nam Du, Hòn Chuối, Hòn Khoai 36

Năm 1995, Vùng 5 tiếp tục tập trung cao công tác sẵn sàng chiến đấu, duy trì 1 đến 2 tàu trực ở đảo Thổ Chu và 1 đến 2 tàu trực và trinh sát bắc Phú Quốc;

34Trích nghị quyết Đại hội, hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

35Trước Đại hội giữa nhiệm kỳ, tháng 3 năm 1994, Đảng ủy Vùng có các đồng chí Đỗ Xuân Thành, Bí thư, Phó chỉ huy Chính trị trị; Phạm

Xuân Nựu, Phó bí thư, Chỉ huy trưởng; Lê Văn Miên, Ủy viên Thường vụ, Tham mưu trưởng; Lê Tùng Lâm, Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Chính trị; Phạm Văn Tá, Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Kỹ thuật; Nghiêm Xuân Phái, Đảng ủy viên, Phó chỉ huy trưởng

36Từ năm 1993, Vùng 5 phối hợp với tỉnh Kiên Giang vận động nhân dân ra làm ăn sinh sống, phát triển kinh tế - xã hội các đảo này sau khi thành lập xã đảo Thổ Chu

100

Page 101: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

duy trì biên đội 2 tàu tuần tiễutrên các tuyến và khu vực đã được xác định, thực hiện kiểm tra, quản lý vùng biển, xua đuổi tàu cá nước ngoài vị phạm. Căn cứ vào thực lực tàu thuyền hiện có của Vùng 5, năm 1995 Quân chủng rút lực lượng tàu Vùng 3 phối thuộc.

Vùng biển Tây Nam vẫn trong trạng thái phức tạp, đặc biệt là ở vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia, lực lượng bảo vệ của Cam pu chiavà được thống nhất giữa biên phòng, hải quân và hải sản, liên tục vây bắt tàu cá của dân ta. Ngoài ra, có một số tàu cướp biển hoạt động khu vực quần đảo Hải tặc và đông bắc Phú quốc gây ra những vụ dùng súng bắn thương vong ngư dân ta. Trong quí 3 năm 1995, Vùng 5 đã huy động 65 lần chiếc tàu làm nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 9, vớicác lực lượng, tiến hành truy quét chống chấn lột, cướp phá tàu thuyền.

Về tổ chức lực lượng, để tiếp tục tăng cường sức mạnh và khả năng phòng thủ đảo, ngày 7 tháng 1 năm 1995, Bộ Quốc phòng raquyết định số 67/QĐ-QP nâng cấp đảo Thổ Chu lên đảo cấp 1, tương đương cấp trung đoàn; nâng Đại đội 3 lên Cụm 3, đảo Thổ Chu, tương đương cấp tiểu đoàntrực thuộc đảo Thổ Chu, biên chế gồm Cụm bộ, chỉ huy cụm và 4 phân đội bộ binh, hỏa lực, pháo binh.Cũng trong năm này,Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn tăng, thiết giáp 557 trực thuộc Vùng 5 Hải quân, làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu bảo vệ vùng biển, hải đảo Tây Nam, biên chế lực lượng gồm 3 đại đội tăng, thiết giáp, 1 trung đội xe trinh sát.

Công tác quan sát phát hiện, quản lý vùng biển, ngoài 5 trạm ra đa hoạt động thường xuyên, ngày 26 tháng 6 năm 1995, Quân chủng tiếp tục thành lập trạm ra đa cảnh giới tầm xa khu vực Vùng 5.

Năm 1995, Vùng đẩy mạnh xây dựng các công trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đảo Thổ Chu và Phú Quốc; xây dựng trạm khách T5A, sửa chữa nhà ở của các đơn vị đảo Thổ Chu, tiểu đoàn 563.

Chấp hành Chỉ thịsố1699/KT-CT, ngày 29 tháng 5 năm 1994 của Tư lệnh Hải quân, ngày 6 tháng 7 năm 1994, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra chỉ thị phát động trong toàn Vùng cuộc vận động “ Quản lý khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt bền, an toàn, tiết kiệm”. Chỉ thị nhấn mạnh việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ giữ tốt dùng bền”; duy trì và bảo đảm hệ số kỹ thuật của tàu thuyền, xe máy, các phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có; đưa mọi hoạt động của ngành kỹ thuật vào nề nếp chính qui, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và tổ chức ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động của Vùng.

Để thống nhất việc chỉ đạo các nhà máy, xí nghiệp và củng cố hệ thống cơ sở kỹ thuật của quân chủng, thực hiện quyết định điều động Xưởng 55 thuộc Vùng 5 về trực thuộc Cục Kỹ thuật Hải quân của Tư lệnh Hải quân,ngày 26 tháng 7 năm 1995, Vùng 5 tiến hành bàn giao Xưởng 55 về Cục Kỹ thuật Hải quân.

Tháng 9 và tháng 10 năm 1995, Vùng 5 tổ chức các hội thao thi tàu tốt, thi xe tốt, lái xe giỏi, thi thủ kho, nhân viên kỹ thuật giỏi với số lượng lớn các phương tiện tàu, xe tăng, thiết giáp, ô tô và cán bộ, nhân viên kỹ thuật tham gia. Các cuộc thi đều đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

Qua kết quả hội thao của các ngành kỹ thuật tiếp tục tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Quản lý khai thác vũ khí,

101

Page 102: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trang bị kỹ thuật tốt bền, an toàn, tiết kiệm” của các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng. Năm 1995, Vùng 5 đưa ra sử dụng 100 phần trăm các loại tàu hiện có, 25 tàu. Hệ số kỹ thuật đạt 0,74, vượt chỉ tiêu đề ra; cả năm có 187 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễu, trinh sát, vận tải, huấn luyện, đi 24 651 hải lýan toàn.

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Vùng 5 và chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng, từ ngày 27 đến 29 tháng 12 năm 1995, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VII, nhiệm kỳ 1996 -2000. Đại hội đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng bộ nhiệm kỳ 1991- 1995, xác định mục tiêu nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1996 – 2000; đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ VIII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 khóa VII và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ VIII.

Đánh giá chung về tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991- 1995, Đại hội nếu rõ, về ưu điểm: “ Trước diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, tình hình sôi động của vùng biển Tây Nam, nhiệm vụ của Vùng rất khẩn trương, có nhiều khó khăn, Đảng bộ đã kịp thời lãnh đạo làm chuyển biến nhận thức tư tưởng và hành động, xây dựng ý chí quyết tâm của bộ độicho kịp thời với sự phát triển của tình hình. Khẩn trương xây dựng lực lượng cả về biên chế tổ chức và trang bị, tập trung nâng cao khả năng quan sát, trinh sát, tuần tiễu quản lý vùng biển; nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu, triển khai kế hoạch xây dựng các công trình chiến đấu, nâng cao khả năng phòng thủ, trọng tâm là đảo Thổ Chu.

Công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, tài chính, tăng gia sản xuất lao động làm kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội có nhiều cố gắng giải quyết được một bước về ăn ở, sinh hoạt của bộ đội từng bước ổn định hơn. Đã kết hợp nhiều khâu, nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, gắn chặt giữa xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện..”

Về yếu điểm “Khả năng quan sát nắm tình hình, quản lý vùng biển còn nhiều hạn chế, trình độ sẵn sàng chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy của các cấp còn yếu, hành động của bộ đội còn lúng túng. Công tác bảo đảm tàu thuyền, trang bị kỹ thuật, hậu cần chuẩn bị chiến đấucòn khó khăn, sơ hở, nên chưa loại trừ yếu tố bất ngờ. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện bình thường ít phức tạp, khi tình hình khó khăn, hiệp đồng nhiều lực lượng, thời gian dài, sóng gió to, tầm nhìn hạn chế thì chưa đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ và xử lý các tình huống trên biển, trên đảo…”

Về phương hướng nhiệm vụ chung nhiệm kỳ 1996- 2000, Đại hội xác định: “ Phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường xây dựng Vùng vững mạnh theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lãnh đạo, tổ chức chỉ huy các cấp; nâng cao khả năng phòng thủ, trình độ và chất lượng sẵn sàng chiến đấu. Cùng với các lực lượng quản lý và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam, trọng tâm là bảo vệ vững chắc đảo Thổ Chu, căn cứ Hải quân Phú Quốc; giữ vững an ninh chính trị,

102

Page 103: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trật tự an toàn khu vực đóng quân; là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân ở vùng biển Tây Nam”37

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1996 -2000 gồm 11 đồng chí: Đỗ Xuân Thành, Phạm Xuân Nựu, Nguyễn Văn Cảnh, Vũ Quốc Hán, Phạm Văn Tá, Hoàng Minh Thám, Doãn Văn Sở, Đào Phúc Lâm, Hoàng Thế Sự, Nguyễn Xuân Hợi, Bùi Đình Suốt. Ban chấp hành bầu đồng chí Phó chỉ huy Chính trị Vùng, đại tá Đỗ Xuân Thành làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, đại tá Phạm Xuân Nựu làm Phó bí thư.

2. Từng bước nâng cao trình độ và chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyển biển đảo của Tổ quốcBước sang năm 1996, sau 10 năm đổi mới, nước ta đạt được nhiều thành tựu

to lớn về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tạo điều kiện cho việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động và các lực lượng vũ trang nói chung và bộ đội Vùng 5 nói riêng.

Tình hình vùng biển phía Tây Nam vẫn phức tạp và nhạy cảm, do tác động của diễn biến tình hình chính trị ở Campu chia; sự phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan đã có những đàm phán cấp chuyên viên của hai nước từ năm 1992 nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất thỏa thuận.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VII và chương trình hành động năm 1996 của Đảng ủy Vùng 5, năm 1996, Vùngtập trung vào nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; tiếp tục xây dựng củng cố lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện và làm tốt các mặt công tác bảo đảm cho sẵn sàng chiến đấu và đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.

Vùng duy trì nghiêm lực lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu tại các đơn vị; 2 tàu trực ở đảo Thổ Chu, 2 tàu trực, trinh sát ở bắc Phú Quốc; tổ chức các hoạt động tuần tiễu, kiểm tra định kỳ và đột xuất ở các khu vực trọng điểm để xua đuổi, hạn chế mọi hành động của tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển của ta.

Vùng thường xuyên sử dụng biên đội tàu HQ 251, HQ 253 tuần tiễu tuyến Phú Quốc - Hòn Khoai - bãi cạn Cà Mau - Thổ Chu; biên đội tàu HQ 152, HQ 155tuần tiễu tuyến An Thới bắc Phú Quốc – quần đảo Bà Lụa.

Ngày 16 tháng 4 năm 1996, chấp hành lệnh của Quân chủng triển khai kế hoạch bảo vệ đại hội đảng các cấp, Vùng tổ chức chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho các đơn vị ở đảo Phú Quốc, Nam Du, Hoàn Khoai, Hòn Chuối; từ thường xuyên lên cao cho đảo Thổ Chu.

Về công tác huấn luyện chiến đấu, năm 1996, Vùng chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch huấn luyện sát với yêu cầu nhiệm vụ, trang bị, đặc điểm của từng lưc lượng. Trong huấn luyện chú trọng tập huấn và rút kinh nghiệm cho cán bộ, giáo viên; động viên cán bộ tự học; tăng cường công tác kiểm tra kết hợp hội thao, hội thi để đánh giá kết quả huấn luyện.

Sau khi hoàn thành tổ chức khóa huấn luyện quân dự bị đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng năm 1995, sang năm 1996, Quân chủng tiếp tục giao cho Vùng 5 Hải quân nhiệm vụ huấn luyện quân dự bị động hàng năm của tỉnh Sóc Trăng. Để thực hiện

37Trích nghị quyết Đại hội, hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

103

Page 104: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tốt nhiệm vụ được giao, ngày 15 tháng 6 năm 1996, Vùng 5 thành lập Ban chỉ đạo kế hoạch động viên và huấn luyện quân dự bị hàng năm của vùng do đồng chí Phó chỉ huy, Tham mưu trưởng làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo ra quyết định thành lập khung quản lý và huấn luyện quân dự bị động viên năm 1996 gồm 10 đồng chí ; ủy quyền cho đồng chí tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn bộ binh 563 tổ chức quản lý và huấn luyện quân dự bị động viên theo từng nhiệm vụ. Từ 8 tháng 7 đến 8 tháng 8 năm 1996, Vùng 5 hoàn thành khóa huấn luyện quân dự bị động viên cho 97 cán bộ, chiến sĩ của tỉnh Sóc Trăng, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Các học viên tham gia đều nắm được nội dụng cơ bản trong tổ chức chỉ huy và quản lý đơn vị; nắm chắc phương pháp huấn luyện chỉ huy thực hành đổ bộ chi viện đảo và chiến đấu phòng thủ đảo cho phân đội.

Năm 1996,Vùng tập trung thi công các hạng mục công trình chiến đấu còn lại của năm 1995 trên đảo Thổ Chu, các lô cốt, hầm, hào, bê tông hóa đường cơ động, nâng cấp sân bay. Ở Phú quốc,Vùng hoàn thành nạo vét cầu cảng 1, cầu cảng 2 An Thới,ngày 20 tháng 9 hoàn thành xây dựng cầu cảng 3, đồng thời triển khai làm đường từ cảng 3 về Vùng, về xưởng 58…

Để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, năm 1996, Vùng 5 tiếp tục có bước điều chỉnh và phát triển lực lượng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1996, Chỉ huy trưởng Vùng quyết định chuyển Đại đội 82 pháo binh thuộc Phòng Tham mưu về trực thuộc Chỉ huy Vùng.

Căn cứ vào quyết định 2279/TCĐV của Tư lệnh Hải quân ngày 9 tháng 7 năm 1995, ngày 7 tháng 2 năm 1979, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định, thành lập Ban Phòng không - Không quân trực thuộc Phòng Tham mưu Vùng 5, biên chế 5 đồng chí,( 2 sĩ quan: 1 trưởng ban, 1 trợ lý và 3 hạ sĩ quan, chiến sĩ tiêu đồ phòng không) làm nhiệm vụ giúp lãnh đạo, chỉ huy vùng về công tác tác chiến phòng không – không quân; thành lập Ban Quân sự Địa phương trực thuộc Phòng Tham mưu Vùng 5, biên chế 1 trưởng ban, 1 trợ lý, chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy và Chỉ huy vùng về công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ biển.

Tiếp đến, ngày 18 tháng 9 năm 1996, chấp hành quyết định của Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định,quyết định thôi biên chế trợ lý hàng hải,thành lập Ban bảo đảm Hàng hải trực thuộc Phòng Tham mưu, biên chế 4 đồng chí ( 3 sĩ quan và 1 hạ sĩ quan - chiến sĩ) làm nhiệm vụ nâng cao khả năng nắm tình hình hàng hải thuộc vùng biển đơn vị quản lý và các vùng biển có liên quan, khảo sát thu thập các yếu tố hàng hải bảo đảm cho công tác tham mưu, chỉ huy nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của đơn vị và Quân chủng; thành lập Cảng vụ trực thuộc phòng Hậu cần Lữ đoàn 127, biên chế 7 đồng chí ( 1 sĩ quan, 2 quân nhân chuyên nghiệp, 4 hạ sĩ quan, chiến sĩ) làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ an toàn cầu cảng số 1, số 2, số 3, bến bãi, trang thiết bị toàn cảng, phao bến, hướng dẫn vị trí neo đậu cho tàu, tiến…

Cũng trong năm này, Vùng 5 tổ chức các khung tiếp nhận 2 tàu vận tải 450 tấn kiểu 119, số hiệu HQ 627, HQ 632 biên chế về Hải đội 512, Lữ đoàn 127 và tàu cá số hiệu HQ 792 biên chế về Hải đội 511, Lữ đoàn 127.

104

Page 105: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về công tác bảo đảm kỹ thuật, Vùng tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền tiết kiệm”, duy trì nghiêm các chế độ ngày, tuần tháng kỹ thuật và nâng cao khả năng bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật, chủ yếu cho các tàu trực, sẵn sàng chiến đấu, trinh sát, vận tải. Vùng làm tốt việc kết hợp với các đội sửa chữa cơ động của Bộ, tổ chức bảo dưỡng sửa chữa ra đa, súng pháo, xe tăng tại các đảo để duy trì các chỉ tiêu qui định hệ số kỹ thuật của phương tiện, đạn, vũ khí, trang bị ký thuật hiện có của vùng.

Công tác bảo đảm hậu cần, trong điều kiện ở đảo xa đất liền hàng trăm cây số, khí hậu khắc nghiệt; vận chuyển tiếp tế từ bờ ra đảo khó khăn;lương thực thực phẩm ở đảo giá đắt đỏ. Bởi vậy, việc bảo đảm đời sống chobộ đội luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Vùng 5. Từ năm 1992 chấp hành qui định của trên, Vùng 5 thực hiện mô hình tổ chức tiếp phẩm tập trung bảo đảm lương thực, thực phẩm trong toàn Vùng. Để tiếp tục phát huy mô hình này phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của Vùng, tháng 12 năm 1995, Chỉ huy trưởng Vùng 5 quyết định giải thể Đội Tăng gia thuộc Ban Kinh tế Vùng, thành lập Tổ Chế biến thực phẩm và xay sát gạo trực thuộc Phòng Hậu cần, quân số được xác định là 17 đồng chí (2 quân nhân chuyên nghiệp, 4 hạ sĩ quan chiến sĩ, 11 công nhân viên quốc phòng). Vùng tiếp tục đầu tư, tu bổ một số trang bị máy xay xát, máy nghiền thức ăn, máy xay đậu, máy phát điện, hệ thống nhà kho,trang trại chăn nuôi. Trong năm 1996, với nhiều cách làm sáng tạo, Phòng Hậu cần đã cung cấp cho cơ quan và các đơn vị theo kế hoạch bảo đảm duy trì được chất lượng khẩu phần, mức ăn của bộ đội, như gạo tẻxay sát cấp 1 tháng 2 lần, thịt lợn giết mổ cấp hàng ngày, đậu phụ cấp 2 ngày 1 lần, nước mắmcấp 1 tháng 2 lần. Đặc biệt, nhờ có máy xay xát, Vùng 5 đã chủ độngkhắc phục được gạo cũ, hôi mốc, luôn luôn có gạo mới và bảo đảm được lương dự trữ chiến đấu cho đảo. Có máy xay xát giải quyết được chất đốt cho đơn vị, năm1996 Vùng có 7 trên 12 bếp lớn nấu bằng trấu, việc này có ý nghĩa rất lớn, tiết kiệm mỗi năm hàng nghìn lít dầu, hàng ngàn ngày công bộ đội đi lấy củi, hạn chế được việc chặt cây rừng làm chất đốt, bảo vệ được nguồn nước vệ sinh môi trường sinh thái trên đảo. Vùng được tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc khen ngợi về ý thức trách nhiệm chấp hành Pháp lệnh bảo vệ rừng của Nhà nước.

Những tháng cuối năm 1996, tình hình vùng biển Tây Nam tiếp tục những diễn biến phức tạp, mật độ ngày càng nhiều và trắng trợn. Được sự hỗ trợ của tàu chiến Thái Lan,tàu cá Thái Lanvào sâu trong vùng biển của ta khai thác trái phép hải sản, ta phát hiện 211 lần chiếc, trong đó các lực lượng quản lý biển của ta bắt 39 lần chiếc, chủ yếu bắt ở khu vực tây nam bãi cạn Cà Mau 25 hải lý, đông nam Hòn Khoai 30 đến 50 hải lý. Ở vùng biển giáp ranh Việt Nam – Cam pu chia, xuất hiện cướp vũ trang thường từ 4 đến 6 tên trang bị xuồng gắn máy Hon đa, súng Ak, B40, B41, Đại liên xuất hiện bất ngờ cặp mạn tàu ngư dân ta, dùng vũ khí không chế cướp tiền, vàng, sau đó chạy về phía Cam pu chia. Ngày 27 tháng 11 năm 1996, tàu quân cảnh số 3 Cam pu chia nổ súng đụng độ với lực lượng biên phòng Kiên Giang, làm bị thương 1 chiến sĩ, tại tây nam Gềnh Dầu thuộc vùng biển của ta.

Trước tình hình trên, ngày 21 tháng 12 năm 1996, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị số 79/CT-TM về tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia

105

Page 106: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trên vùng biển Tây Nam. Chấp hành chỉ thị của trên, ngày 17 tháng 1 năm 1997, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều nguyên canh 3 tàu phóng lôi loại 206 M đã cải hoán, số hiệu HQ 313, HQ 314, HQ 315, Hải đội 138, thuộc Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân về Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân. Việc tổ chức lễ bàn giao được tiến hành khẩn trương vào sáng ngày 28 tháng 2 năm 1997. Chiều ngày 28 tháng 2 năm 1997, Quân chủng thông qua kế hoạch hành quân kéo 3 tàu HQ 313, HQ 314, HQ 315 từ Đà Nẵng về An Thới, Phú Quốc.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quânvà điện chỉ đạo củaBộ Tham mưu về thực hiện các nhiệm vụ tuần tiễu trên các tuyến quan trọng kết hợp chặt chẽ với các trạm ra đa và các lực lượng khác, quan sát theo dõi nắm chắc tình hình vùng biển Tây Nam, trọng tâm là khu vực Phú Quốc, Thổ Chu, Bãi cạn Cà Mau; kết hợp tuần tiễu với tổ chức khảo sát, nghiên cứu khu biển hoạt động, tổ chức huấn luyện chiến đấu và kiểm tra khả năng hoạt động của tàu 206M,đầu tháng 3 năm 1997, Vùng 5 xây dựng kế hoạch tuần tiễu và khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị.

Thực hiện kế hoach, từ ngày 20 tháng 3 đến 20 tháng 4 năm 1997,Vùng sử dụng các tàu chiến đấu tổ chức 2 đợt tuần tiễu trên các tuyến trọng điểm. Đợt 1, tổ chức biên đội 3 tàu HQ 313, HQ 314, HQ 315 tuần tiễu và khảo sát trên tuyến An Thới – bắc Phú Quốc và Thổ Chu; kết hợp sử dụng tàu HQ 462 trực tại Thổ Chu, đi nghiên cứu khu vực biển Thổ Chu, tổ chức cho cán bộ thuyền nắm tình hình trên đảo Thổ Chu. Đợt 2, từ 16 đến 18 tháng 4, sử dụng tàu HQ 253 tuần tiễu tuyến Thổ Chu bãi cạn Cà Mau.

Tiếp sau đợt hoạt động tuần tiễu tháng 4, trong năm 1997, Vùng 5 huy động hầu hết các chiến đấu, vận tải, đánh cá thực hiện liên tụccác đợt tuần tiễu, trinh sát trên các tuyến,các khu vực trọng điểm. Trong những đợt hoạt động này, Vùng kết hợp sử dụngphương thức hoạt động mới: Dùng tàu vận tải trinh sát, tuần tiễu, kiểm tra, xua đuổi tàu nước ngoài,cùng với bố trí tàu chiến đấu ở các khu vực đợi cơ sẵn sàng xuất kích vây bắt tàu phi pháp khi có lệnh.

Cả năm 1997,Vùng 5 thực hiện 102 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra 19 tàu lạ, xua đuổi 182 lần chiếc tàu cá Thái Lan xâm phạm; 4 lần dùng loa tuyên truyền đặc biệt ngăn chặn và xua đuổi tàu chiến Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta; bắt 2 tàu cá Thái Lanở tây nam đảo Thổ Chu 61 hải lý, giao cho Biên phòng tỉnh Kiên Giang giải quyết.

Việc ta tăng cường hoạt động quản lý, bảo vệ vùng biển vớisử dụng nhiều loại tàu, áp dụng nhiều phương thức xua đuổi, vây bắt đã làm cho tình hình vùng biển Tây Nam năm 1997 có nhiều chuyển biến tích cực, giảm bớt một số lượng khá lớn tàu nước ngoài vào hoạt động trái phép trong vùng biển của ta. Quahoạt động thực tế, trình độ tổ chức chỉ huy các cấp được nâng lên rõ rệt, đội ngũ cán bộ thuyền cơ bản xử lý được các tình huốngxảy ra trên biển, nắm được tình hình vùng biển kịp thời báo cáo về sở chỉ huy lữ đoàn, vùng để có biện pháp đấu tranh hiệu quả với các hoạt động trái phép của tàu đánh cá nước ngoài.

Công tác huấn luyện chiến đấu, năm 1997, Vùng tổ chức luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu các cấp 365 lần; duy trì thường xuyên hàng tháng

106

Page 107: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

báo động luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cấp đơn vị và toàn vùng.

Tháng 11 năm 1997, Vùng 5 tham gia diễn tập BĐ 97 của Quân chủng,đảo Thổ Chu thực binh bắn đạn thật trên hướng chiến đấucác loại pháo 85 mi li mét, 37 mi li mét, 12,7 mi li mét đều đạt loại giỏi, bắn súng DKZ đạt yêu cầu và các tàu, HQ 632, HQ627, HQ 251, HQ253, HQ 932 tham gia diễn tập đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; các trạm ra đa của Vùng theo dõi dẫn dắt 16 lần chiếc tàu của Vùng và của Quân chủng tham gia diễn tập an toàn.

Về xây dựng lực lượng, thực hiện quyết định của Tư lệnh Hải quân, ngày 24 tháng 5 năm 1997, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định triển khai thành lập đại đội pháo 37 li hai nòng đặt trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng trên cơ sở tách Đại đội 82 pháo hỗn hợp 37 mili mét và 85 mi l mét 5 lấy phiên hiệu Đại đội 83; thành lập đại đội khung huấn luyện tân binh thuộc Tiểu đoàn 565 lấy phiên hiệu Đại đội 36. Như vậy, lúc này Tiểu đoàn 565 có 3 khung huấn luyện làđại đội 34,đại đội 35,đại đội 36.

Ngày 19 tháng 9 năm 1997, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định thành lập Nhà trẻ Vùng 5 Hải quân thuộc Phòng Chính trị, làm nhiệm vụ nuôi dạy các cháu bé là concủa các gia đình cán bộ, nhân viên Vùng5 đang làm việc, cư trú trên địa bàn Phú Quốc. Nhà trẻ Vùng 5 Hải quân đượcbiên chế 2 cô giáo nuôi dạy trẻ và dạy theo trương trình qui định của Nhà nước,

Chấp hành các nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trong thời kỳ mới, ngày 20 tháng 3 năm 1997, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân ra nghị quyết về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh niên Vùng 5 Hải quân trong thời kỳ mới38.Nghị quyết nhấn mạnh một số chủ trương, biện pháp tiến hành công tác thanh niên Vùng 5 trong những năm 1997- 2002, là “ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện thanh niên, coi giáo dục bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh niên. Đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, tiếp tục thực hiện tốt chương trình “2 nhiệm vụ, 3 phong trào; 3 đẹp, 4 tốt, 5 xung phong”. Phát huy khả năng sáng tạo của tuổi trẻ, vị trí của thanh niên, đẩy mạnh hoạt động thi đua xung kích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị”39

Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1997, Vùng 5 chỉ đạo thành công đại hội Đoàn các cấp cơ sở và Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Vùng. Đại hội đoàn các cấp của Vùng đã đánh giá tình hình và kết quả công tác thanh niên nhiệm kỳ đã qua; xây dựng chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong những năm tới hướng mạnh vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam, huấn luyện chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui; nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào thi đua của tuổi trẻ.

38Đoàn viên, thanh niên Vùng 5 là lực lượng đông đảo, chiếm 73 phần trăm quân số toàn vùng, là lực lượng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Theo thống kê năm 1997, trình độ văn hóa của đoàn viên, thanh niên Vùng 5, có 5 phần trăm trình độ đại học, 47 phần trăm tốt nghiệp phổ thông trung học, 45 phần trăm tốt nghiệp phổ thông cơ sở39Trích nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy, Hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

107

Page 108: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Những ngày cuối tháng 10 năm 1997, cơn bão số 5 ở nam biển Đông đổ bộ vào các tỉnh ven biển Nam Bộ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt là đối với ngư dân. Đây là cơn bão lớn hiếm thấy trong gần một thế kỷ qua ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…Nhiều người bị bão trôi dạt sang các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam pu chia. Vùng 5 đã kịp thời tổ chức 7 lần chiếc tàu đi tìm kiếm cứu nạn nhân dân trôi dạt trên biển do cơn bão số 5 gây ra, cứu vớt được 12 người dân. Toàn Vùng quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại trong cơn bão số 5 được gần 35 triệu đồng. Song, trong phòng chống bão số 5, Vùng vẫn còn những hạn chế, thiếu xót, đã chưa chủ động, linh hoạt nhạy bén tập trung chỉ đạo sớm hơn các biện pháp giúp đỡ nhân dân An Thới khắc phục hậu quả cơn bão, để xảy ra dư luận không tốt về bộ đội hải quân trong nhân dân địa phương. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm xương máu,sâu sắc của Vùng 5 trong lãnh đạo, chỉ huy tổ chức phòng chống bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển sau này.

Sang năm 1998, tình hình vùng biển Tây Nam có chuyển biến tích cực, Hiệp định về biên giới biển Việt Nam và Thái Lan ở vịnh Thái Lan ký kết ngày 9 tháng 8 năm 1997 tại Băng Cốc bắt đầucó hiệu lực từ ngày 27 tháng 2 năm 1998, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ của ta trên khu vực này chặt chẽ hơn, đồng thời mở ra hướng quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng Gia Thái Lan trong tổ chức quản lý, bảo vệ vùng biển chồng lấn.

Mặc dù giữa Việt Nam và Thái Lan đã ký hiệp định thỏa thuận đường KC phân chia vùng biển chồng lấn, song tàu chiến Thái Lan vẫn xâm phạm để hoạt động trinh sát,đồng thời hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá vào sâu trong vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản. Khu vực biển bắc đảo Phú Quốc, phía Cam pu chia thường xuyên duy trì cho các lực lượng hoạt động tuần tiễu và tăng cường bắt phạt tàu thuyền của ngư dân ta làm cho tình hình luôn căng thẳng, phức tạp.

Năm 1998, Vùng triển khai kế hoạch, tập trung quan sát theo dõi nắm chắc tình hình mặt biển; duy trì chặt chẽ hoạt động tuần tiễu, trinh sát theo định kỳ một tháng 1 lần hoặc theo tình hình đột xuất, tổ chức biên đội 2 đến 3 tàu vận tải, tuần tiễu dài ngày để kiểm soát quản lý vùng biển; duy trì nghiêm các chế độ trực chiến và lực lượng trực chiến tại đơn vị và các khu vực theo qui định, thường xuyên bảo đảm 2 tàu trực ở Thổ Chu, 1 đến 2 tàu trực ở bắc Phú Quốc; 3 tàu trực ở An Thới, sẵn sàng đối phó hiệu quả mọi tình huống xảy ra.

Ba tháng đầu năm 1998, các trạm ra đa phát hiện 21.479 tàu thuyền các loại, trong đó có 2656 tàu buôn nước ngoài và dẫn dắt 42 lần chiếc tàu của vùng hoạt động. Các trạm quan sát mắt phát hiện 636 lần chiếc máy bay dân dụng bay qua Thổ Chu và Phú Quốc; kết hợp thu tin tiêu đồ đối không theo dõi 4377 tốp máy bay quốc tế, máy bay ta bay quá cảnh.

Vùng sử dụng 31 lần chiếc tàu trinh sát tuần tiễu trên các tuyến trọng điểm, xua đuổi 25 tàu cá và tàu chiến Thái Lan vi phạm ra khỏi vùng biển của ta.

Cao điểm trong tháng 4 năm 1998, Vùng sử dụng 7 lần chiếc tàu tuần tiễu và trinh sát khu vực Thổ Chu và bãi cạn Cà Mau, kiểm tra và xua đuổi 19 tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta, vây bắt 1 tàu cá với 23 ngư phủ ở tây nam bãi cạn Cà Mau. Cả năm 1998, Vùng tổ chức 105 lần chiếc tàu tuần tiễu, trinh sát, đi 27 nghìn hải lý, xua đuổi 96 lần chiếc tàu cá Thái Lan, 9 tàu chiến Thái Lan.

108

Page 109: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 1998, Vùng tổ chức các hội thao hội thi của các chuyên ngành và tham gia hội thi cấp quân chủng đạt kết quả tốt, tiếp tục tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị rèn luyện xây dựng nền nếp chính qui, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu.

Về xây dựng tổ chức lực lượng, tháng 4 năm 1998, Vùng tổ chức tiếp nhận thêm 1 tàu vận tải loại 450 tấn, HQ637 tiếp tục bổ sung vào lực lượng tàu làm nhiệm vụ vận tải kết hợp làm tuần tiễu, trinh sát quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam. Để phù hợp với việc chỉ huy và quản lý, tháng 7 năm 1998, Chỉ huy trưởng vùng điều Trạm khách Phú Quốc từ trực thuộc phòng Hậu cần về thuộc phòng Tham mưu Vùng; điều nhân viên nuôi dạy trẻ trực thuộc phòng Chính trị về trực Ban hành chính, phòng Tham mưuVùng. Nhà trẻ làng Hải quân Vùng 5 lúc này có 2 lớp, 29 cháu từ 1 đến 3 tuổi được chăm sóc dạy dỗ chu đáo .

Để thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 3 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng về triển khaiPháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 23 tháng 5 năm 1998, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 1913/QĐ-QL lâm thời thành lập Cục Cảnh sát biển, là một lực lượng như đầu mối khác của Quân chủng. Theo quyết định thành lập Cục Cảnh sát biển lúc này có cơ quan Cụcvà 2 vùng, là Vùng cảnh sát biển 1 và Vùng cảnh sát biển 5.

Chấp hành quyết định số 1913 /QĐ-QL của Tư lệnh Hải quân, ngày 4 tháng 6 năm 1998, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định triển khai thành lập Vùng Cảnh sát biển 5 đặt trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân. Tổ chức biên chế gồm: Phó chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân, kiêm Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 5; Phó chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát quân sự; cơ quan Vùng Cảnh sát biển 5; Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Hải đội tàu Cảnh sát biển phiên hiệu 501tàu Cảnh sát biển; quân số Vùng cảnh sát biển 5 được xác định: 98 người (35 sĩ quan, 34 quân nhân chuyên nghiệp, 25 hạ sĩ quan chiến sĩ, 4 công nhân viên quốc phòng); điều động nguyên canh 3 tàu, HQ 313, HQ314, HQ315 thuộc Hải đoàn 512, Lữ đoàn 127 về Hải đội 501 tàu Cảnh sát biển, phiên hiệu: 5011, 5012, 5013.

Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân ra quyết định thành lập Đảng bộ cơ sở 2 cấp Hải đội 501 tàu Cảnh sát biển và Chi bộ cơ quan Vùng Cảnh sát biển 5 đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy Vùng 5.

Sau 4 tháng khẩn trương triển khai các mặt về tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ huy, xây dựng lực lượng, ngày 10 tháng 10 năm 1998, Vùng 5 tổ chức trọng thể Lễ ra mắt Vùng Cảnh sát biển 5, để nhanh chóng đi vào hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sự ra đời Vùng Cảnh sát biển5 là một đòi hỏi bức thiết xuất phát từ tình hình hoạt động kinh tế, an ninh, an toàn, xâm lấn chủ quyền trên vùng biển Tây Nam ngày càng phức tạp. Việc tổ chức lực lượng cảnh sát biển trực thuộc vùng hải quân quản lý, chỉ huy là thời kỳ đầu trong quá trình xây dựng, phát triển lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành lực lượng độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng.

109

Page 110: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về công tác đảng, công tác chính trị, cuối tháng 4 năm 1998, Vùng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa thanh niên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với tuổi Vùng 5 và giữa Tỉnh đoàn Kiên Giang với đảo Thổ Chu. Cuộc giao lưu thắm đượm tình đoàn kết,tinh thần hăng hái, sôi nổi thi đua xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ quân đội và các địa phương. Nhân dịp này, thanh niên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tặng quà tuổi trẻ Vùng 5 trị giá trên 40 triệu đồng và Tuổi trẻ Vùng 5 quyên góp tặng 53 sổ tiết kiệm cho các cháu học sinh nghèo hiếu học của 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trị giá 5,3 triệu đồng.

Cũng trong thời gian này, Vùng 5 chỉ đạo tổ chức lễ kết nghĩa giữa lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 127 với đảng bộ, chính quyền xã An Thới; kết nghĩa giữa lãnh đạo, chỉ huy đảo Thổ Chu với đảng bộ, chính quyền xã Thổ Chu, huyện Phú Quốc.

Tháng 7 năm 1998, Vùng tổ chức hội thi bí thư đảng ủy cơ sở cấp Vùng lần thứ nhất,đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Qua kết quả hội thi giúp Đảng ủy và Chỉ huy Vùng đánh giá đúng đắn thực trạng trình độ, kiến thức, năng lực của đội ngũ bí thư đảng ủy cơ sở. Trên cơ sở đó, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ bí thư ở đơn vị cơ sở ngày càng tốt hơn.

Cuối năm 1998,từ ngày 10 đến 12 tháng 12, cơn bão số 7 đổ bộ vào vùng biển, bờ biển Nam Bộ, gây thiệt hại lớn cho nhân dân ta, Vùng 5 đã kịp thời chỉ huy các đơn vị tàu cơ động tránh sóng bão; tổ chức cho tàu HQ632 ở Phú Quốc và tàu HQ627 ở đảo Thổ Chuđi bắn pháo hiệu báo bão trên biển và tiến hành tìm kiếm cứu hộ thuyền bị nạn do bão số 7 gây ra ở khu vực biển xunh quanh Hòn Chuối. Hai tàu đã cứu vớt được 49 ngư dân và 5 thuyền ghe bàn giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

Năm 1999, Vùng 5 duy trì chặt chẽ các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo số lượng, chất lượng lực lượng, phương tiện trực chiến; nắm chắc tình hình trên biển, trên không; tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt công tác tuần tiễu, trinh sát, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; đồng thời triển khai lực lượng cảnh sát biển thực thi nhiệm vụ trên biển…

Cuối tháng 2 năm 1999, chấp hành chỉ thị của Tư lệnh Hải quân,Vùng 5 sử dụng lực lượng tàu chiến, tàu vận tải thay nhau tuần tiễu trinh sát, kiểm tra liên tục ở các khu vực tây nam đảo Thổ Chu; tây nam bãi cạn Cà Mau; nam, đông nam bãi cạn Cà Mau, xua đuổi 37 lượt tàu cá Thái Lan vi phạm ra khỏi vùng biển của ta, phát hiện 2 lần chiếc máy bay trinh sát và 3 lần chiếc tàu chiến Thái Lan hoạt động ở tây nam Thổ Chu 50 hải lý và kiểm tra 32 tàu cá Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm 1999, Vùng 5 huy động 46 lần chiếc tàu, đi 16 143 hải lý tuần tiễu, trinh sát trên các khu vực trọng điểm 1, 2, 3, 5 ( Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau, Phú Quốc) xua đuổi 63 lần chiếc tàu cá Thái Lan, phát hiện 4 máy bay trinh sát và 9 lần tàu chiến Thái Lan ở cách tây nam Thổ Chu từ 25 đến 55 hải lý; kiểm tra 55 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta.

Trong năm 1999, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 5 mới thành lậpnhanh chóng ổn định về mọi mặt, triển khai nhiệm vụ trung tâm kiểm tra kiểm soát,thực thi pháp luật trên các khu vực biển đơn vị quản lý; đã kiểm tra kiểm soát hàng chục tàu thuyền đánh cá trong nước, phát hiện những thiếu xót của các phương tiện hoạt

110

Page 111: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

động trên biển, lập biên bản cảnh cáo 21 lần chiếc tàu thuyền vi phạm các qui định của pháp luật, cùng với việc nhắc nhỡ, tuyên truyền giáo dục ngư dân chấp hành nghiêm các qui định của Nhà nước;đã phát hiện và xua đuổi nhiều tàù nước ngoài vị phạm chủ quyền vùng biển của ta, trong đó lập biên bản cảnh cáo 3 tàu cá Thái Lan, 2 tàu Cam pu chia, 1 tàu Ma lai xi a. Ngày 28 tháng 10 năm 1999, Cảnh sát biển vùng 5lập biên bản bắt giữ 1 tàu vận tải Căm pu chia chở 130 mét khối gỗnhập lậu vào Việt Nam, bàn giao cho Biên phòng Kiên Giang giải quyết.

Năm 1999, mối quan hệ hợp tác quản lý, bảo vệ vùng biển chồng lấnđã được phân định giữa Hải quân Việt Nam với Hải quân Hoàng gia Thái Lan tiếp tục phát triển. Sau hội nghị đàm phán thống nhất thiết lập kênh thông tin liên lạc và hoạt động tuần tra chung của hải quân hai nước ngày 27 tháng 5 năm 1998, đầu năm 1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định về tuần tra chung và lập kênh cảnh báo vi phạm trên vùng biển Việt Nam – Thái Lan. Chấp hành quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 14 tháng 6 năm 1999, tại Hà Nội, tư lệnh hải quân hai nước Việt Nam và Thái Lan, Mai Xuân Vĩnh và Thia ra HaoCha-rô-enký thỏa thuận về qui chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh cảnh báo vi phạm trên vùng biển giáp ranh giữa hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Nội dung thỏa thuận nêu rõ: “Thông qua hoạt động tuần tra chung giữa hải quân hai nước, thiết lập đường ranh giới trên biển trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; tăng cường mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa hải quân hai nước”.40

Thực hiện kế hoạch tuần tra chung, từ ngày 19 đến 21 tháng 10 năm 1999, biên đội tàu HQ 13 và HQ11 của Hải quân Việt Nam phối hợp với biên đội tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoàn thành tốt đẹp chuyến tuần tra chung đầu tiên trên vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan, góp phần ngăn chặn, hạn chế các vi phạm chủ quyền trên vùng biển Tây Nam, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mối quan hệ của Hải quân Việt Nam với hải quân các nước trong khu vực có chung vùng biển tiếp giáp, trước hết là với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia.

Cùng với việc tập trung trọng tâm vào quản lý, bảo vệ vùng biển phụ trách, năm 1999, Vùng 5 tăng cường quản lý địa bàn, khu vực đóng quân, duy trì thường xuyên tuần tra cảng vịnh An Thới, các khu vực mũi ông Đội, bãi Khem,Phú Quốc; Hòn Thơm; thường xuyên kiểm soát quân sự, truy quét rừng, thao trường bãi Khem kịp thời ngăn chặn các vi phạm chặt cây phá rừng, đốt than; rà soát nắm tình hình chính trị địa bàn khu vực Hòn Khoai, Hòn Chuối, Nam Du.

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Quân chủng, từ ngày 9 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 1999, các tổ chức đảng và các đơn vị trong Vùng 5 tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)khóa VIII “về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”và nội dung cuộc vận động “ Xây dựng và chỉnh đốn đảng”. Nội dung nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) tập trung vào 3 vấn đề cơ bản là nhận thức tư tưởng; đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và một số vấn đề về tổ chức.

40Hồ sơ lưu trữ số 7818, BTL Hải quân

111

Page 112: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Cuối tháng 10 năm 1999, Đảng ủy Vùng 5 ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Vùng 5 Hải quân. Trong đó, nhấn mạnh một số nhiệm vụ và giải pháp như, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng; tiến hành tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng bộ; giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh, đấu tranh khắc phục các biểu hiện cơ hội, tham nhũng suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; xây dựng củng cố tổ chức Đảng, gắn củng cố tổ chức với sắp xếp, ổn định tổ chức lực lượng trong Vùng; phát huy trách nhiệm của các tổ chức quần chúng trong quá trình thực hiện cuộc vận động, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của bộ đội…

Triển khai chương trình hành động của Đảng ủy Vùng 5, trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2000, toàn Đảng bộ Vùng 5 tiến hành đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bìnhtheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Có 11 trên 11 đảng bộ cơ sở; 2 trên 2 đảng bộ bộ phận và 83 trên 83 chi bộ với 748 đảng viên tham gia tự phê bình và phê bình. Các cấp ủy, chi bộ và đảng viên đã nêu cao tinh thần dũng cảm đấu tranh, trung thực, chân thành đoàn kết, nói thẳng, nói hết những khuyết nhược điểm, chỉ rõ mức độ vi phạm và nguyên nhân và xác định các biện pháp sửa chữa khắc phục. Qua đợt sinh hoạt này, nhận thức tư tưởng, chính trị của tổ chức đảng các cấp, của đảng viên, cán bộ tiếp tục được củng cố và nâng cao một bước; công tác lãnh đạo quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất trong Đảng bộ ngày càng chặt chẽ và tốt hơn.

Sáu tháng đầu năm 2000, Vùng duy trì và thực hiện nghiêm các kế hoạch công tác quân sự, chính trị và công tác bảo đảm, trong đó đã sử dụng 54 lần chiếc tàu hải quân và tàu cảnh sát biểnđi 29 nghìn hải lý tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra thực thi pháp luật trên các khu vực trọng điểm. Kết quả, xua đuổi 108 lần chiếc tàu cá Thái lan ra khỏi vùng biển của ta, bắt lập biên bản cánh cáo, phóng thích 5 lần chiếc tàu cá Thái Lan vi phạm; kiểm tra chấp hành pháp luật trên biển 58 lần chiếc tàu của ta.

Chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân chủng, cuối tháng 7 năm 2000, Vùng 5 tổ chức diễn tập “HD – 2000”, chỉ huy cơ quan 1 bên, 2 cấp, có thực binh bắn đạn thậtcủa pháo phòng không 37 mi li mét trên tàu TP 01 và pháo 37 mi li mét, pháo 12,7 mi li mét trên bờ (Đại đội phòng không 83 và Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563). Đây cuộc diễn tậphiệp đồng quân binh chủng ở cấp vùng của các lực lượng phòng không trên tàu, trên bờ, trên đảo khi làm nhiệm vụ đánh địch tập kích đường không bảo vệ căn cứ và chi viện đảo. Kết quả diễn tập“HD – 2000”, Vùng 5 đạt khá; riêng nội dung bắn mục tiêu tàu lượn của Đại đội phòng không83, trung đội súng máy cao xạ 12,7 mi li mét, Tiểu đoàn bộ binh 563 và 2 tàu TP -01, HQ 251, HQ253, Lữ đoàn 127 đạt loại giỏi.

Trong năm 2000, tình hình vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan đã có cải thiện đáng kể, số lượng tàu cá Thái Lan vào vùng biển của ta đánh bắt trộm hải

112

Page 113: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

sản giảm nhiều và thái độ không ngoan cố như trước, song tình hình chung vẫn phức tạp, nhất là khu vực biển bắc đảo Phú Quốc với Cam pu chia.41

Nhằm ngăn chặn vàchấn chỉnh tình trạng mất ổn định, tạo sự an toàn và ổn định để ngư dân ta yên tâm làm ăn và phát triển kinh tế; đồng thời khảng định chủ quyền vùng biển của ta,mộtvùng biển đảo hòa bình, ổn định trong khu vực, ngày 18 tháng 8 năm 2000, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị về triển khai kế hoạch chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam.

Chấp hành chỉ thị của trên, ngày 14 tháng 9 năm 2000, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam.

Ngày 19 tháng 12 năm 2000, Kế hoạch hoạt động chống cướp biển ở vùng biển Tây Nam củaVùng 5 Hải quân được tư lệnh quân chủng phê chuẩn.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000, Chỉ huy trưởng Vùng ra mệnh lệnh hoạt động chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam của Vùng 5 Hải quân. Mệnh lệnh nêu rõ phương châm chỉ đạo chung trong thực hiện nhiệm vụ là giáo dục cho ngư dân ta chấp hành nghiêm qui định không vượt sang vùng biển Cam pu chia để đánh bắt hải sản;xác minh hiện tượng cướp biển ở vùng biển Tây Nam và xử lý đúng pháp luật (nếu có); khảng định chủ quyền vùng biển của ta, bảo vệ nhân dân ta làm ăn trên biển, nhưng không gây tình hình căng thẳng trên các vùng biển giáp ranh với các nước, chỉ được nổ súng khi xác định đúng là cướp biển. Mệnh lệnh yêu cầu các đơn vị và cơ quan được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành kế hoạch xong trước ngày 10 tháng 1 năm 2001 và sẵn sàng thực hiện nhiêm vụ khi có lệnh.

Năm 2000, một số tàu chiến đấu, vận tải, xuồng đã quá thời hạn khai thác sử dụng, Vùng đề nghị Quân chủng đưa ra khỏi thực lực trang bị,gồm 5 tàu, HQ 152, HQ155, HQ459, HQ487, HQ 488 của Lữ đoàn 127 và 2 xuồng nhôm gắn máy 12 mã lực HQ 5393, HQ5394 của đảo Thổ Chu, 42Chấp hành nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân, từ ngày 24 đến 25 tháng 10 năm 2000, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2001- 2005. Dự đại hội, có 99 đại biểu đại diện cho 11 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ Vùng 5 Hải quân. Đại hội đã thảo luận thông qua Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, Nghị quyết Đại hội; bầu Ban chấp hành Đảng bộ mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ IX.

Đánh giá về kết quả lãnh đạo nhiệm vụ nhiệm kỳ đã qua, nghị quyết cuả Đại hộinhấn mạnh, ưu điểm, Đảng bộ Vùng 5 luôn vững vàng về chính trị, lãnh đạo đơn vị chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết nhất trí cao, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ xác định tốt nhiệm vụ, yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị; lãnh đạo đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng lực lượng nâng cao chất lượng tổng hợp được nâng lên một bước, khả năng phòng thủ, trình độ sẵn sàng chiến đấu 41Vùng biển giáp ranh bắc đảo Phú Quốc với Cam pu chia là ngư trường rất nhiều hải sản, ngư dân ta đã thỏa thuận mua biển với một số lực lượng của Cam pu chia để khai thác. Phía Cam pu chia do có nhiều lực lượng quản lý biển khác nhau, hải quân, kiểm ngư, biên phòng nên không có qui định thống nhất trong quản lý và sử lý vi phạm, nên các tàu thuyền của ngư dân ta bị lực lượng không hiệp đồng thỏa thuận vây bắt, phạt tiền, có ngày lên 5- 6 chiếc bị bắt phạt tiền. Theo nguồn tin của nhân dân địa phương, trong tháng 10 năm 2000, lực lượng Cam pu chia đã sử dụng xuồng cao tốc hoạt động vây bắt 8 tàu cá của ta ở tây bắc Thổ Chu 9-12 hải lý nằm trong vùng biển của ta quản lý đem về đảo Tang xử phạt với hành động có tinh chất cướp biển42

Trong đó, 2 tàu tuần tiễu 50 tấn, HQ152, HQ 155 là những tàu sắt chiến đấu đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam, hoạt động trên sông biển Việt Nam từ năm 1956, có bề dày thành tích rất vẻ vang

113

Page 114: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

được củng cố và tăng cường hơn; xây dựng Đảng bộ đơn vị có nhiều chuyển biến tiến bộ. Khuyết, nhược điểm, lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu so với yêu cầu có mặt còn hạn chế; quan sát phát hiện, nắm tình hình quản lý vùng biển còn có khó khăn; hoạt động tuần tiễu, kiểm tra các khu vực trọng điểm hiệu quả chưa cao;chất lượng tổng hợp của các đơn vị trong Vùng còn có mặt hạn chế, năng lực tổ chức chỉ huy thực tiễn của cán bộ các cấp tiến bộ chậm. Trình độ khai thác sử dụng, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện trang bị, vũ khí của bộ đội còn yếu.Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là chi bộ còn hạn chế, cá biệt thiếu nhạy bén về chính trị trong giải quyết hậu quả cơn bão số 5 năm 1997.

Về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ Vùng 5 Hải quân nhiệm kỳ 2001- 2005, Nghị quyết đại hội nêu rõ, tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; nâng cao trình độ, chất lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng phòng thủ; thường xuyên cảnh giác nắm chắc tình hình cùng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam, trọng tâm là đảo Thổ Chu và căn cứ hải quân Phú Quốc. Tập trung xây dựng Vùng thường xuyên vững mạnh về chính trị và tổ chức; tạo cho được sự chuyển biến rõ nét về chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị; nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực trình độ chỉ huy, tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, trọng tâm là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp.

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 2001 – 2005, gồm 12 đồng chí: Nguyễn Xuân Hợi, Phó chỉ huy chính trị Vùng; Hoàng Thế Sự, Chỉ huy trưởng Vùng; Ngô Văn Phát, Chủ nhiệm chính trị Vùng; Doãn Văn Sở, Phó chỉ huy, Tham mưu trưởng Vùng; Vương Đình Tiệp, Phó chỉ huy Vùng, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 5; Hoàng Minh Thám, Chủ nhiệm Hậu cần Vùng; Nguyễn Hồng Thắng, Chủ nhiệm kỹ thuật Vùng; Đào Phúc Lâm, Đảo trưởng Thổ Chu; Phan Thanh Lý, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 127; Chu Quí Mão, Chỉ huy phó chính trị Tiểu đoàn 563; Trần Văn Quang, Phó chỉ huy Vùng; Lê Nguyên Hội, Phó lữ đoàn trưởng chính trị, Lữ đoàn 127.

Đảng ủy Vùng 5 bầu đồng chí Nguyễn Xuân Hợi làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hoàng Thế Sự, Phó bí thư.

Đại hội Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ VIII thành công tốt đẹp, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của toàn Đảng bộ tiếp tục nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất lãnh đạo Vùng 5 Hải quân cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ XXI, là thời kỳ toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

** *

Như vậy, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia, rút quân về nước năm 1989, Vùng 5 Hải quân chuyển sang một giai đoạn mới tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền,giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo Tây Nam và địa bàn đóng quân.

114

Page 115: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Bám sátyêu cầu nhiệm vụ,tình hình, đặc điểm vùng biển,Vùng 5 Hải quân đã khẩn trương xây dựng các kế hoạch, phương án phòng thủ, chấn chỉnh, xây dựngcác lực lượng cơ động trên bờ dưới nước, lực lượng phòng thủ đảo,phát triển củng cốhệ thống ra đa,tập trung xây dựng các công trình chiến đấu phòng thủ đảo Thổ Chu và các cơ sở kỹ thuật, hậu cần phục vụ chiến đấu ở căn cứ Phú Quốc.

Từ 1990 đến năm 2000,Vùng và các lực lượng phối thuộc hiệp đồngxua đuổi hơn 1000 lần chiếc tàu thuyền ra khỏi vùng biển của ta, bắt giữ hàng chục lần chiếc tàu vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo Tây Nam;

Sự phát triển, trưởng thành trên nhiều mặt của Vùng 5 Hải quân trong giai đoạn này là cơ sở quan trọng để vùngtiếp tục tiến lên xây dựng đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ của những năm tiếp theo đầu thế kỷ 21.

Chương bốn:XÂY DỰNG VÙNG 5 HẢI QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUI, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, THỀM LỤC ĐỊA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC ( 2001- 2015)

1. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính qui, chấp hành kỷ luật, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường hiệp đồng với các lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn vùng biển, đảo Tây NamSau 15 năm (1986 – 2000) tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo

của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng, giữ vững được ổn định chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh được củng cố, đối ngoại được mở rộng, tạo ra thế và lực mới đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, tình hình đất nước ta, bên cạnh có nhiều mặt thuận lợi, vẫn còn không ít khó khăn. Tình hình trên các vùng biển Cửa Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa và DK1 và tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng gay gắt, quyết liệt hơn.Tình hình vùng biển Tây Nam, Thái Lan thường xuyên duy trì biên đội tàu chiến và máy bay hoạt động ở khu vực chồng lấn bảo vệ cho tàu cá Thái Lan ban đêm xâm phạm vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản; khu vực bắc đảo Phú Quốc, lực lượng quản lý biển Cam pu chia thường xuyên sử dụng tàu tuần tiễu ở giáp biên xua đuổi, vây bắt tàu thuyền dân ta xâm phạm vùng biển Cam pu chia phạt tiền, thu lưới, ngư cụ rồi thả. Các doanh nghiệp Cam pu chia và Thái Lan mua bán hải sản với tỉnh Kiên Giang hoạt động không đúng tuyến, hàng hóa xuất nhập khẩu không đúng chủng loại theo hợp đồng. Các tàu buôn bán hải sản của Cam pu chia qua khu vực bắc đảo Phú Quốc ngày càng tăng, các lực lượng quản lý của ta chưa kiểm soát hết được tình hình.

Quán triệt tình hình và nhiệm vụ công tác quân sự, năm 2001,Vùng 5 duy trì hoạt động thường xuyên các trạm ra đa kết hợp quan sát mắt quản lý chặt chẽ vùng biển; thực hiện nghiêm kế hoạch trực chiến, trinh sát tại các khu vực Thổ Chu, bắc Phú Quốc; tổ chức các đợt tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất

115

Page 116: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trên các tuyến trọng điểm và khu vực trọng điểmđể nắm tình hình mặt biển và xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta.

Căn cứ vào kết quả tuần tra chung giữa lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan các năm 1999, 2000 và tình hình phương tiện, trình độ năng lực của Vùng 5 Hải quân, ngày 9 tháng 2 năm 2001, Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho Vùng 5 Hải quân sử dụng 2 tàu HQ 251, HQ 253 phối hợp tuần tra chung lần thứ 4 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh hai nước. Chuyến tuần tra chung lần thứ 4 do Bộ Tham mưu chỉ đạo, Vùng 5 Hải quântrực tiếp chỉ huy hai tàu tuần tra chung của vùng.Đây là lần đầu tiên Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 quán triệt chỉ thị và xác định rõ nhiệm vụ tuần tra chung nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tây Nam, duy trì trật tự an ninh vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan; thúc đẩy quan hệ ngày càng hiểu biết tin cậy hơn giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan; nâng cao khả năng phối hợp huấn luyện tín hiệu cờ tay, tín hiệu ánh đèn cho lực lượng tuần tra. Để thực hiên tốt nhiệm vụ, Vùng rà soát điều chỉnh đủ 100 phần trăm quân số cho 2 tàu, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, chọn lọc cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ thực sự có đủ năng lực để tăng cường tham gia tuần tiễu; đồng thời chỉ đạo huấn luyện các nội dung sát với thực tế và yêu cầu hoạt động phói hợp tuần tra…

Thực hiện kế hoạch đã được Quân chủng phê chuẩn, từ 15 giờ 30 phút ngày 20 tháng 11 năm 2001 đến 9 giờ 30 phút ngày 22 tháng 11 năm 2001, liên tục trong 42 giờ, hai tàu HQ 251, HQ253phối hợp với 2 tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lantiến hành tuần tra trên 4 tuyến trong khu vực tuần tra phối hợp đã qui định, có 2 tuyến đồng hành tuần tra, cách đường ranh giới hai nước(KC) 0,25 hải lý và 2 tuyến độc lập tuần tra, cách đường KC 15 hải lý. Lần đầu tiên tham gia, biên đội tàu HQ 251, HQ253 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 4 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh Việt Nam - Thái Lan, được thủ trưởng Bộ Tư lệnh biểu dương.

Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, năm 2001, Vùng tập trung triển khai các cuộc diễn tập theo kế hoạch của Quân chủng.Ngày 12 tháng 3 năm 2001, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị tổ chức tham gia diễn tập PT 01, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu cơ động lực lượng theo phương án A1, A2; kiểm tra sơ tán phòng tránh đánh trả địch tiến công bằng hỏa lực; bồi dưỡng nâng cao trình độ chỉ huy,tham mưu; trình độ tổ chức hiệp đồng tác chiến cho cơ quan các cấp trong tổ chức và thực hành chiến đấu trên địa bàn Quân khu 9 và vùng biển Tây Nam.

Thực hiện chỉ thị của Quân chủng, để chuẩn bị diễn tập PT 01 và chuẩn bị xây dựng Quyết tâm A; A4; Quyết tâm phòng thủ căn cứ An Thới của Quân chủng và của Vùng 5, Chỉ huy Vùng 5 tổ chức Đoàn khảo sát chiến trường do đồng chí Chỉ huy phó, Tham mưu trưởng Vùng làm trưởng đoàn cùng với Đoàn cán bộ của Quân chủng tiến hành khảo sát từ 6 đến 17 tháng 4 năm 2001,tại các khu vực quần đảo Bà Lụa, Nam Du, sông Ông Đốc, hòn Chuối, hòn Khoai; Thổ Chu; hòn Thơm; Phú Quốc; khu vực Kiên Giang, Cần Thơ, sông Cái Lớn,sông Vị Thanh, kênh Cái Sắn. Đoàn đã hoàn thành tốt các nội dung của kế hoạch khảo sát chiến trường. Cuối tháng 4 năm 2001, Vùng 5 tổ chức diễn tập HD - 21hiệp đồng tác chiến

116

Page 117: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

phòng không bảo vệ căn cứ, các đơn vị diễn tập bắn đạn thật đều đạt giỏi. Đầu mùa khô tháng 10 năm 2001, Vùng 5 triển khai tổ chức tham gia diễn tập PT – 01, các nội dung thực binh đổ bộ đường biển; đổ bộ chiếm lại đảo; thực binh bắn mục tiêu trên không…Vùng đều đạt mục đích yêu cầu đề ra. Kết thúc diễn tập PT - 01, Vùng 5 được cấp trên đánh giá, đơn vị đạt loại giỏi, đảm bảo an toàn về người, trang bị và vũ khí; công tác tổ chức diễn tập được tiến hành chặt chẽ thống nhất. Thông qua cáccuộc diễn tập, trình độ các mặt của cán bộ các cấp và chiến sĩ được nâng lên một bước; đồng thời là cơ sở để Vùng 5 tiếp tục điều chỉnh kế hoạch tác chiến của các đơn vị sát với thực tế chiến trường Tây Nam.

Cuối năm 2001, chấp hành chỉ đạo của Quân chủng, Vùng 5 tham gia diễn tập hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn trên biển với cụm cảng Hàng không Miền Nam tổ chức tại Phú Quốc, đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt.

Để tăng cường khả năng chống tập kích đường không, bảo vệ an toàn Căn cứ An Thới, ngày 22 tháng 5 năm 2001, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 3847/QĐ- QH thành lập Tiểu đoàn 553 pháo phòng không 37/2 mi li mét trực thuộc chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân. Thực hiện quyết định của Tư lệnh, ngày 29 tháng 6 năm 2001, Chỉ huy trường Vùng 5 ra quyết định triển khai thành lập Tiểu đoàn 553 pháo phòng không 37/2 mili mét làm nhiệm vụ đánh máy bay địch tập kích đường không bảo vệ Sở chỉ huy, Căn cứ và các mục tiêu được phân công; biên chế lực lượng gồm hai Đại đội 83, 84 pháo phòng không 37/2 mi li mét.

Trong năm này, thực hiện qui định của quân chủng về tổ chức phòng không, Vùng triển khai 12 tổ bắn máy bay tầm thấp; 26 trạm quan sát mắt và lực lượng tàu, pháo phòng không và tổ chức

Để tăng cường quan sát quản lý vùng biển phía bắc đảo Phú Quốc, ngày 28 tháng 5 năm 2001, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định thành lập Trạm ra đa 620 đặt tại Gềnh Dầu thuộc Tiểu đoàn 551. Đến thời điểm này hệ thống quan sát quản lý mặt biển của Vùng 5 phát triển lên 6 trạm ra đa và 11 trạm quan sát mắt của các đơnvị Đại đội 82, Tiểu đoàn 563, 565, 557, cảng 2, cảng 3, trạm ra đa 605, Kho 700. Cũng trong tháng 5 năm 2005, thực hiện quyết định tổ chức biên chế của quân chủng, Vùng 5 thành lập ban Ra đa, ban Binh chủng trực thuộc phòng Tham mưu; ban Khí tài điện tử thuộc phòng Kỹ thuật.

Về công tác đảng, công tác chính trị, Vùng 5 tiến hành các hoạt động tuyên truyền về thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng; về thành tựu của 15 năm đổi mới của đất nước. Tháng 9 năm 2001, Đảng ủy Vùng 5 tổ chức học tập quán triệt và ra chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII, Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VIII, đã tạo sự đoàn kết, nhất trí cao và niềm tin tưởng sâu sắc trong toàn Đảng bộ và Vùng đối với sự lãnh đạo của Đảng theo đường lối, chủ trương của Đại hội Đảng IX đề ra.

Trong đầu quí 3 năm 2001, Vùng chỉ đạo Đại hội Hội phụ nữ cơ sở Vùng 5 Hải quân đạt kết quả tốt.Đại hội khảng định,phong trào phụ nữ và công tác giáo dục mầm non của vùng đã có bước phát triển; chị em đã gắn bó với đơn vị, với Hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

117

Page 118: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 2002, trên vùng biển Tây Nam, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta giảm nhiều,tình hình cơ bản ổn định. Vùng 5 duy trì chặt chẽ các chế độ trực sàng chiến đấu, tổ chức quan sát, nắm chắc tình hình mặt biển; sử dụng lực lượng tàu thuyền hợp lý tổ chức hoạt động tuần tiễu, trinh sát nắm tình hình trên các khu vực trọng điểm. Cuối tháng 4 năm 2002, Vùng chỉ huy 2 tàu, HQ 251, HQ 253 hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 5 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh theo kế hoạch. Đầu tháng 10 năm 2002, Quân chủng giao cho Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ đột xuất, tiếp tục sử dụng biên tàu TP – 01(HQ 251; HQ 253) phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 6 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 đã khẩn trương lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 127 làm tốt công tác chuẩn bị và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 6 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trong tháng 11 năm 2002, góp phần giữ vững sự ổn định tình hình trên biển.

Trong năm, Vùng tiếp tục bổ sung hoàn thiện 9 kế hoạch tác chiến, trong đó có Kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu theo hướng dẫn mới và Kế hoạch hiệp đồng với Sư đoàn Không quân 370 đảm bảo tính khả thi cao hơn; tổ chức thành công hội nghị sơ kết5 năm thực hiện các chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân về công tác sẵn sàng chiến đấu phòng không. Cuối tháng 10 năm 2002, Vùng 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập HĐ -02 một bên, hai cấp có một phần thực binh bắn đạn thật pháo phòng không. Nội dung diễn tập, Vùng 5 hiệp đồng với Sư đoàn không quân 370, Sư đoàn Phòng không 367 đánh địch tiến công đường không, đổ bộ đường không bảo vệ đảo Phú Quốc và Thổ Chu.

Năm 2002, Quân chủng kiểm tra toàn diện công tác quân sự, Vùng 5 đạt đơn vị giỏi.

Sau 4 năm thành lập, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bước phát triển, kiện toàn cơ bản về mọi mặt, từ hệ thống tổ chức chỉ huy đến cơ sở hạ tầng bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, lực lượng, phương tiện, trang bị kỹ thuật và có bước trưởng thành, đủ sức độc lập lãnh đạo, chỉ huy các hoạt động cánh sát biển trên biển. Ngày 30 tháng 3 năm 2002, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều chuyển nguyên canh Vùng Cảnh sát biển 5 và Hải đội 501 Cảnh sát biển gồm các tàu CSB 5011, 5012, 5013 thuộc Vùng 5 Hải quân về trực thuộc Cục Cảnh sát biển Việt Nam từ ngày 15 tháng 4 năm 2002. Chấp hành quyết định của Tư lệnh Hải quân, ngày 14 tháng 4 năm 2002, Vùng 5 Hải quân tiến hành bàn giao toàn diện Vùng Cảnh sát biển 5 và Hải đội 501 về trực thuộc Cục Cảnh sát biển Việt Nam theo đúng yêu cầu của trên.

Năm 2002, Vùng 5 đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần Hải quân làm theo lời Bác Hồ dạy”, tập trung bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu cho các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Vùng; ưu tiên bảo đảm cho lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực đảo Thổ Chu, bắc đảo Phú Quốc và các đài trạm ra đa; các lực lượng hoạt động tuần tiễu trên biển; nâng cao chất lượng bảo đảm đời sống bộ đội. Trong công tác bảo đảm thường xuyên, tiến hành việc phân cấp tạo nguồn lương thực, thực phẩm, tiếp tục củng cố các bếp ăn tập trung; chỉ đạo công tác nuôi dưỡng, thực hiện đúng chế độ ăn thêm khu vực đảo và ăn thêm các nghiệp vụ, mức ăn của bộ đội ổn định và được cải thiện tốt hơn. Tiêu biểu trong công tác nuôi dưỡng có các đơn vị, Tiểu đoàn xe tăng 557, Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563,

118

Page 119: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

cơ quan Vùng, Cụm 2, Cụm 3, đảo Thổ Chu; Hải đội 511, Hải đội 51, Lữ đoàn 127. Vùng đẩy mạnh tăng gia sản xuất quanh nhà, quanh bếp; thực hiện tốt trồng rừng trên đất quốc phòng do Vùng quản lý 140 ha; triển khai dự án chăn nuôi bò, chăm sóc 14 ha rừng trồng cũ ở khu vực đơn vị; xây dựng các đơn vị điểm về tăng gia sản xuất như đảo Thổ Chu, Tiểu bộ binh cơ động 563, Tiểu đoàn xe tăng 557, các đơn vị này luôn đạt tiêu chuẩn đơn vị tăng gia giỏi. Kết quả tăng gia sản xuất năm 2002, đào 8000 mét vuông ao thả cá; thu hoạch 106 tấn ra xanh các loại, 16 tấn thịt; 5,7 tấn cá, thu chênh lệch hơn 389 triệu đồng đưa vào bữa ăn bộ đội 638 đồng một người, một ngày; kết hợp làm kinh tế thu hơn 307 triệu đồng, đạt 80 phần trăm kế hoạch năm; chế biến 21 000 lít nước mắm, nuôi 75 con bò, chăm sóc 178, 9 héc ta rừng tràm.

Sang năm 2003, tình hình vùng biển Tây Nam tiếp tục ổn định, nhưng do tính chất phức tạp, nhạy cảm về quan hệ làm ăn truyền thống, nên vẫn có tàu thuyền nước ngoài xâm nhập đánh bắt trộm hải sản, làm ăn phi pháp ở các khu vực biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan. Đặc biệt là có một số lượng lớn tàu thuyền ngư dân ta xâm nhập sang vùng biển Cam pu chia đánh bắt hải sản, buôn bán, vận chuyển hàng hóa đi qua vùng nội thủy của Cam pu chia, nhiều tàu thuyền bị các lực lượng quản lý biển Campu chia bắt phạt tiền, có thời điểm gây nên tình hình phúc tạp và dư luận không lành mạnh.

Năm 2003, Vùng 5 tăng cường các hoạt động trinh sát, kiểm tra nắm tính hình, quản lý chặt chẽ vùng biển, tập trung vào khu vực tây tây bắc Thổ Chu ( khu vực 1) và bắc Phú Quốc (khu vực 5). Ba tháng đầu năm, Vůng tổ chức 9 lần chiếc tàu, đi 3369 hải lý hoạt động tuần tiễu trinh sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất khu vực trọng điểm Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau, xua đuổi 9 lần chiếc tàu cá Thái Lan.

Từ ngày 19 đến ngày 21 năm 2003, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu, Vùng 5 chỉ huy hai tàu, HQ 251, HQ 253 hoàn thành chuyến phối hợp tuần tra chung thứ 7 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng giáp ranh; giữ vững thông tin liên lạc với Vùng 1, Vùng 2 Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Để làm tốt quản lý trật tự an ninh trên vùng biển Tây Nam, chấp hành chỉ thị của Tư lệnh Hải quân, từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2003, Vùng 5 Hải quân phối hợp hiệp đồngvới Vùng Cánh sát biển 5, tiến hành đợt hoạt động tuần tiễu, kiểm trakhu vực bắc Phú Quốc và khu vực tây nam Thổ Chu; cùng với sử dụng tăng cường trung đội Trinh sát kỹ thuậtphối hợp với Trung tâm 67 hoạt động nắm tình hình ở khu vực bắc đảo Phú Quốc. Lực lượng làm nhiệm vụ gồm: Vùng Cảnh sát biển 5 có 2 tàu CSB 2002, 2001, biên đội tàu Vùng 5 Hải quân có tàu HQ742, HQ 759 và 2 xuồng cao tốc được bố trí ở các khu vực tuần tiễu, kiểm tra theo kế hoạch. Sở chỉ huy tiền phương đặt ở Hòn Đốc do đồng chí Phó tham mưu trưởng Vùng 5 phụ trách tác chiến chỉ huy và triển khai thêm 2 tổ trinh sát kỹ thuật ở Hòn Đốc và ở tàu HQ632; 2 tổ quân báo nhân dân xuống các địa bàn trọng điểm nắm tình hình( Hà Tiên, Hòn Đốc, Bãi Thơm, Gềnh Dầu); tổ chức 2 tàu, HQ 253 và CSB 5011 trực tại cảng sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có yêu cầu. Trên mỗi tàu hoat động ở các khu vực được tăng cường 2 đồng chí nghiệp vụ cảng sát biển.

Sau một tháng hoạt động đi 5077 hải lý tuần tra, kiểm tra, các tàu của ta phát hiện 6319 lần chiếc cá Việt Nam vi phạm đánh bắt ở vùng biển Cam pu chia, bình

119

Page 120: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quân trong 1 ngày có 210 lần chiếc tàu vi phạm, tập trung ở Mũi Hanh, bắc Phú Quốc, đông bắc Mũi Chao; tây tây bắc Hòn Đốc. Lưc lượng của vùng đã lập văn bản 159 tàu vi phạm; tuyên truyền giáo dục cho 507 lần chiếc tàu khác không được vùng biển Cam pu chia đánh bắt hải sản.43

Từ kết quả tuần tra, kiểm tra của nhiều lực lượng trên khu vực bắc đảo Phú Quốc, Vùng 5 đánh giá, hoạt động của ngư dân ta do điều kiện kinh tế hạn hẹp, trình độ đánh bắt cá xa bờ thấp, cho nên chủ yếu sử dụng tàu thuyền cỡ nhỏ, ngư cụ đánh bắt thô sơ, hoạt động ở ngư trường nước nông, gần bờ, gần đảo là chủ yếu. Vùng biển ở Việt Nam là những nơi gần bờ, gần đảo, hải sản đã bị khai thác cạn kiệt. Trong khi đó, bên Cam pu chia nhiều sinh vật biển, có độ sâu phù hợp với kinh nghiệm, trình độ đánh bắt của ngư dân ta. Để mưu sinh cuộc sống, từ lâu, thường xuyên hàng ngày ngư dân ta sang vùng biển Cam pu chia khai thác, đánh bắt hải sảnvà trở thành ngư trường quen thuộc của họ.

Sau ngày 15 tháng 7 năm 2003, Vùng 5 tiếp tục duy trìđợt hoạt động tuần tiễu, kiểm tra trên vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia đến 15 tháng 8 năm 2003. Sau hai tháng tăng cường các hoạt động quản lý, kiểm soát, ta đã lập biên bản cảnh cáo, nhắc nhở 372 lần chiếc tàu cá của Việt Nam vi phạm đánh bắt hải sản trên biển Cam pu chia; Đồng thời cũng đã ngăn chặn được số lượng lớn tàu thuyền đánh cá Việt Nam vi phạm vùng biển Cam pu chía.

9 tháng năm 2003, Vùng 5 tổ chức 31 lần chiếc tàu đi 22 065 hải lý hoạt động tuần tiễu, trinh sát, xua đuổi 35 lần chiếc tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta.

Tháng 10 năm 2003, Vùng tổ chức diễn tập CH- TM, 1 bên, 2 cấp kết hợp với HĐ – 03 của Cụm chiến đấu 5 đạt kết quả tốt, (8,1 điểm) và được Quân chủng tặng bằng khen.

Năm 2003, Vùng tập trung sửa chữa hầm hào, công sự, hoàn thành bể ngâm xe tăng và kho vật tư của Tiểu xe tăng 557; xây dựng trận địa pháo phòng không và đường cơ động Đại đội 84, Tiểu đoàn pháo phòng không 553, hoàn thành sửa chữa đưa vào sử dụng cầu cảng 2.

Tháng 11 năm 2003, Vùng triển khai thành lập mới Trạm ra đa 625, Hòn Đốc, tăng cường cho hoạt động quán sát, quản lý vùng biển tiếp giáp Cam pu chia.

Nhằm tạo sự chuyển biến mới và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng nền nếp chính qui ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng, ngày 20 tháng 3 năm 2003, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra nghị quyết 1438/NQ – ĐU về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui, đổi mới phong cách, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quán triệt nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, đầu tháng 7 năm 2003, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nề nếp chính qui, trong đó tăng cường các biện pháp lãnh đạo giáo dục, đề cao trách nhiệm tổ chức quản lý của người chỉ huy các cấp, nhất là cấp cơ sở đại đội, trung đội, tạo sự chuyển biến căn bản về rèn luyện chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ

43Đặc biệt ngày 1 tháng 7 năm 2003, tổ trinh sát kỹ thuật trên tàu HQ632 thu được tín hiệu có tàu bị cướp, Vùng 5 đã hiệp đồng với Vùng Cảnh sát biển 5 và Biên phòng tỉnh Kiên Giang và các lực lượng khác phong tỏa, truy tìm bắt được tàu mang số hiệu 60038 mang quốc tịch Thái Lan, cùng với nhân dân vớt được 5 ngư phủ nước ngoài bị nép xuống biển và cứu được 4 người nước ngoài khác đang bị tên cướp khống chế trên tàu 60038

120

Page 121: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quân đội, các qui định về xây dựng cơ quan, đơn vị nền nếp chính qui, quản lý con người trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các cùng biển đảo, ngày 2 tháng 6 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra qui định số 107/QĐ- TTg về Ban hành qui chế phối hợp giữa Bộ Công an vàBộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hộitrong tình hình mới. Do tính chất phức tạp của vùng biển Tây Nam và yêu cầu triển khai thực hiện khẩn trương, ngày 4 tháng 6 năm 2003, Tư lệnh Hải quân có công điện 18/TGK gủi Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân về triển khai thực hiện Qui định 107/QĐ- TTg và tổ chức tốt kế hoạch hiệp đồng giữa các lực lượng của các địa phương ven biểnthực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các vùng biển, đảo Tây Nam.

Căn cứ vào quyết định của Chính phủ và chấp hành chỉ đạo của Quân chủng, từ ngày 27 tháng 7 năm 2003 đến ngày 6 tháng 8 năm 2003, Vùng 5 đã khẩn trương xây dựng các nội dungkế hoạch phối hợp hiệp đồng quản lý bảo vệ các vùng biển, đảovà tổ chức ký kết với các thành phần lực lượng của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Vùng Cảnh sát biển 5. Các thành phần lực lượng của các tỉnh hiệp đồng với Vùng 5 Hải quân gồm có Bộ chỉ huy Quân sự , Bộ chỉ huy Biên phòng, Sở Công an, Sở Thủy sản, Sở Giao thông Vận tải, Cục Hải quan.(Riênghai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng không có Cục Hải quan).

Nội dung phối hợp hiệp đồng quản lý vùng biển gồm:1, Trao đổi thông tin và phối hợp kiểm tra thông tin; 2, Phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động trên biển; 3, Phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trên biển; 4, Phối hợp bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển, biên giới biển; 5, Phối hợp phòng chống tội phạm trên biển; 6, Phối hợp trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ và các công trình quốc phòng trên biển, đảo; 7,Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chống biểu tình, bạo loạn lật đổ, bắt con tin, chống khủng bố trên biển, đảo, ven biển; 8, Tổ chức phối hợp huấn luyện và diễn tâp.

Các bên ký kết thống nhất 3 tháng họp một lần giữa các lực lượng hiệp đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì và quyết đinh thời gian.( Riêng tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Vùng 5 Hải quân và Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh luân phiên đảm nhiệm).

Việc tổ chức thực hiện qui chế 107/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, là điều kiện có tính pháp lý đểtăng cường và phát huy sức mạnh của các lực lượng chức năng nhà nước trong liên kết, hiệp đồng quản lý, bảo vệ các vùng biển đảo, đặc biệt là trên vùng biển, đảo Tây Nam nơi thường xuyên có diễn biến phức tạp về xâm phạmchủ quyền,mấttrật tựan ninh, an toàn trên biển.

Đầu năm 2004, trên vùng biển Tây Nam liên tiếp xẩy ra hai vụ cướp có vũ trang với tính chất hết sức nghiêm trọng ở vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan. Cụ thể là, ngày 15 tháng 1 năm 2004, hai tàu KG 9126 TS; KG 9125 TS đang gỡ lưới tại khu vực tây nam bãi cạn Cà Mauthì bị một tàu lạ dạng tàu cá Thái Lan đến gần bất ngờ dùng súng bắn chết một ngư phủ, cướp tàu cùng toàn bộ lưới, ngư cụ chạy về phía biển Thái Lan; số ngư phủ trên hai tàu bị bọn cướp đẩy xuống biển, bơi,gặp một tàu đánh cá Cà Mau vớt cứu sống. Đêm ngày 31 tháng 1, rạng

121

Page 122: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

sáng ngày 1 tháng 2 năm 2004, cũng tại khu vực tây bắc bãi cạn Cà Mau, lợi dụng đêm tối lúc hai tàu KG1583 TS; KG 0511 TSđang nghỉ, tàu bọn cướp bí mật cập mạn sử dụng súng tiểu liên, súng ngắn bắn khống chế, đẩy các ngư phủ xuống biển, cướp hai tàuchạy về hướng Thái Lan. Số ngư phủ này, được một tàu buôn Inđônêxia cứu hộ cho ăn uống,sau đó liên lạc bàn giao cho tàu cá Quân khu 9. Các hành động cướp biển gây tổn thất lớn về người và tài sản cho ngư dân ta, gây dư luận không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Trước tình hình trên, Quân chủng nhận định, thời gian tháng 3, tháng 4 tới, thời tiết tốt, số lượng lớn ngư dân của các tỉnh trong khu vực sẽ tậptrung đánh bắt hải sản ở các khu vực giáp ranh Việt Nam – Cam pu chia; Việt Nam – Thái Lan; Việt Nam – Ma lai xia. Do vậy, không loại trừ khả năng các hoạt động mang tính cướp biển sẽ còn tái diễn. Quân chủng xác định, chống cướp biển, bảo vệ ngư dân ta là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của Quân chủng và của Vùng 5 Hải quân trong giai đoạn này.

Ngày 27 tháng 2 năm 2004, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị số 912/CT- BTL về triển khai nhiệm vụ chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam. Chỉ thịnêu rõ, giao nhiệm vụ cho Vùng 5 Hải quân với lực lượng hiện có, được phối thuộc tàu TS12, Vùng 4 Hải quân, tàu HQ624, Lữ đoàn 171; tàu HQ681, HQ682, Hải đoàn 128; tàu CSB 5012, và 4 tổ công tác của Vùng Cảnh sát biển 5, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng và lực lượng Quân khu 9tiến hành theo dõi, nắm chắc và dự báo sớm tình hình trên biển, chủ động có biện pháp bảo vệ ngư dân an toàn, hiệu quả, đồng thời tiếp tục điều tra, xác minh vụ việc kết luận rõ về tình hình an ninh trật tự trên vùng biển Tây Nam; tổ chức chặt chẽ hoạt động tuần tiễu, kiểm soát, trọng tâm từ nay đến hết tháng 4 năm 2004, tạo sự răn đe với các đối tượng xấu, trấn áp ý đồ thực hiện hành vi cướp biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân yên tâm sản xuất.

Ngày 15 tháng 3 năm 2004, Quân chủng thông quakế hoạch hoạt động chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam do Vùng 5 xây dựng. Trong đó nêu rõ, về tư tưởng chỉ đạo và phương châm hoạt động là tích cực, chủ động, linh hoạt lấy răn đe là chính kết hợp mật phục bắt quả tang, không gây tình hình căng thẳng, nhưng kiên quyết trừng trị các hành vi cướp biển. Về tổ chức sử dụng và bố trí lực lượng chống cướp biển được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn cao điểmtừ 25 tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2004; giai đọan 2 là giai đoạn thường xuyên, cụ thể là:

Giai đoạn 1, về lực lượng sử dụng gồm:+ Lực lượng tuần tra,tuần tiễu: có tàu CSB 5012, Vùng Cảnh sát biển 5 và

hai tàu HQ681, HQ 682, Hải đoàn 128thuộc Biên đội 1 và hai tàu HQ632, HQ 759, Lữ đoàn 127; tàu HQ 624, Lữ đoàn 171.

+ Lực lượng chi viên ứng cứu ở tại cảng An Thới: có các tàu HQ251, HQ253,HQ637,HQ792, Lữ đoàn 127; tàu CSB 5013, Vùng Cảnh sát biển 5.

+ Lực lượng trinh sát, quan sát: có 3 tổ trinh sát kỹ thuật, trong đó 1 tổ trinh sát VTĐ –SN tại Sở chỉ huy Phú Quốcvà 2 tổ trinh sát VTĐ- SCN đi trên tàu HQ

122

Page 123: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

632 và HQ 624; 8 trạm ra đa ( 7 trạm ra đa của Vùng 5, 1 trạm DKI/ 10 của Lữ đoàn 171); 2 tổ quân báo ( 1 tổ ở Rạch Giá, 1 tổ ở sông Ông Đốc).

+ Lực lượng nghiệp vụ Cảnh sát biển: 4 tổ, mỗi tổ 2 đồng chí bố trí trên các tàu HQ 632, HQ 624, HQ 579 và CSB 5012.

+ Lực lương hiệp đồng: 2 máy bay MI-8, Sư đoàn Không quân 370; lực lượng Biên phòng có Hải đoàn 28, Hải đội 2 Cà Mau, Hải đội 2 Kiên Giang; lực lượng công an Kiên Giang, Cà Mau và các lực lượng Quân khu 9

Về bố trí lực lượng trên các khu vực tuần tiễu, kiểm tra: tàu HQ632 hoạt động ở khu vực 1; HQ 681 ở khu vực 2; HQ 682 ở khu vực 3; HQ759 ở khu vực 5c; HQ 624 ở khu vực 4; tàu CSB 5012 ở tây bắc Thổ Chu. Các tàu sẵn sàng cơ động thay đổi vị trí khi có lệnh.

Giai đoạn 2, lực lượng sử dụng gồm:+ Lực lượng tuần tra,tuần tiễu: có tàu TS12,Vùng 4 Hải quân; hai tàu

HQ681, HQ 682, Hải đoàn 128; tàu HQ 742, Lữ đoàn 127.+ Lực lượng chi viên ứng cứu ở tại cảng An Thới: có các tàu HQ251,

HQ253,HQ637,HQ792, Lữ đoàn 127; tàu CSB 5013, Vùng Cảnh sát biển 5.+ Lực lượng ra đa quan sát:8 trạm ra đa (7 trạm ra đa của Vùng 5, 1 trạm

DKI/ 10 của Lữ đoàn 171)Về tổ chức chỉ huy:- Sở chỉ huy Quân chủng chỉ huy toàn bộ lực lượng. - Sở Chỉ huy Vùng 5 chỉ huy các lực lượng trực thuộc Vùng 5 và lực lượng

phối thuộc của vùng- Sở chỉ huy phía trước Lữ đoàn 127 trên tàu HQ 632 do đồng chí Phó lữ

đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 chỉ huy ( Sẵn sàng chỉ huy các lực lượng hoạt động trên biển khi có lệnh của Sở chỉ huy Vùng 5)

Thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, từ giữa tháng 3 đến 23 tháng 3năm 2004,Vùng 5 Hải quân chủ trì hiệp đồng với các đơn vị Vùng Cảnh sát biển 5, Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn 171, Hải đoàn 128thống nhất chuẩn bị kế hoạch hoạt động;hướng dẫn các nội dụng cần thiết trong quá trình làm nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia chống cướp biển; Tổ chứcsinh hoạt quán triệt nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm và thông qua kế hoạch hoạt động của các lực lượng; Triển khai công tác huấn luyện bổ sung các nội dung phục vụ cho nhiệm vụ, trong đó cótổ chức bắn kiểm tra súng đại liên K57, AK,(bắn trên bờ và bắn đối hải)cho các tàu HQ 632, HQ759; kíp xuồng HQ 681, HQ 682, CSB 5012ở Phú Quốc. Tiến hành công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuậtcho các tàu hoạt động đủ cơ số theo kế hoạch; sửa, sơn cải dạng và đánh số tàu HQ 681, HQ 682 phù hợp với yêu cầu nhiệm vụđược giao.

Ngày 25 tháng 3 năm 2004, các lực lượng bắt đầu triển khai hoạt động theo kế hoạch. Sau khi đến các khu vực được phân công, các tàu tổ chức thả neo, kết hợp thả trôi (ban đêm) tại vị trí tọa độ qui định và linh hoạt điều chỉnh vị trí trong khu vực được phân công, tiến hành quan sát bằng ra đa, quan sát mắt, kết hợp với trinh sát kỹ thuật, liên lạc tiếp xúc với tàu cá của ngư dân ta đang hoạt động trên biển để nắm tình hình trên không, trên biển báo cáo về Sở chỉ huy.

Nửa đêm về sáng ngày 3 tháng 4 năm 2004, phát hiện tàu lạ không có số hiệu, dạng đánh cá Thái Lanở tây nam đảo Thổ Chu, nghi vấn tàu cướp biển, tàu

123

Page 124: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

CSB 5012 cơ động đến kiểm tra nhưng tàu lạ không cho cập, cố tình chạy trốn. Tàu CSB 5012 bắn cảnh cáo, tàu lạ tiếp tục ngoan cố không dừng.Sở chỉ huy lệnh cho tàu HQ 624 đến chi viện cho tàu CSB 5012. Ta tiếp tục truy đuổi. 7 giờ ngày 3 tháng 4, hai tàu ta bắn cảnh cáo, tàu lạ vẫn cố tình chạy trốn ra đường biên KC. Sở chỉ huy lệnh cho các tàu ép tàu lạ chạy về phía đông đường KC, tìm cách tiếp cận, kiên quyết bắt giữ, đồng thời điều các tàu HQ 632, HQ 681, HQ 682 cơ động đến khu vực hai tàu 5012, 624 để hỗ trợ.

7 giờ 20 phút, nắm được thông tin tàu Hải quân Thái Lan sẽ đến khu vực ta đang tổ chức vây bắt tàu khả nghi cướp biển, Sở chỉ huy lệnh cho các tàu bình tĩnh xử lý đúng đối sách và chuẩn bị nội dung đàm thoại bằng tiếng Anh và tiếng Thái Lan: “ Lúc 00h10, chúng tôiphát hiện mục tiêu khả nghi cướp biển không có số hiệu ở tọa độ 08 độ 31 phút, không giâyđộ vĩ bắc; 103 độ,19 phút, không giây kinh độ đông, đang tổ chức truy đuổi bắt giữ, yêu cầu các ngài không can thiệp, nếu mục tiêu ở phía đông đường KC; nếu sang phía tây đường KC yêu cầu các ngài hỗ trợ vây bắt để xác minh điều tra làm rõ sự việc”.8 giờ, tàu lạ cố tình chạy vượt qua đường KC. Sở chỉ huy Quân chủng nhận định tàu mục tiêu khả năng là tàu cá Thái Lan và lệnh cho các lực lượng kết thúc vây bắt. 9 giờ cùng ngày, Sở chỉ huy Vùng 5 ra lệnh cho các lực lượng kết thúc vây bắt và các tàu khẩn trương rời khu vực vây bắt trở về vị trí cũ theo kế hoạch.

Kết quả giai đoạn 1, từ 25 tháng 3 đến 16 tháng 5 năm 2004, các tàu tham gia hoạt động chống cướp biển trên các khu vực quan sát, phát hiện 2 tàu chiến Thái Lan ở khu vực giáp ranh Việt Nam – Thái Lan dọc tuyến KC; 18 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động khu vực tây nam bãi cạn Cà Mau trong vùng biển của ta; 612 lần chiếc tàu buôn nước ngoài, 188 lần chiếc máy bay thương mại hoạt động theo qui luật và quan sát bảo vệ an toàn 4474 lần chiếc tàu cá ngư dân ta đánh bắt hải sản trong các khu vực.Các tổ trinh sát kỹ thuật tổ chức thu, nghe, nắm và thông báo kịp thời về Sở chỉ huy về hoạt động của Hải quân Thái Lan, của các lực lượng quản lý biển Cam pu chia, các thông tin về việc kiểm tra vây bắt tàu ngư dân ta của Hải quân Thái La và của lực lượng Cam pu chia.

Trong giai đoạn này,vùng biển Tây Nam, thời tiết thay đổi giữa hai mùa, thường xuyên có dông và gió lớn, các tàu của ta hoạt động dài ngày trên khu vực tuyến hàng hải quốc tế chịu đựng sóng gió to, nên bộ đội vất vả, mệt mỏi; việc biên chế quân số của các tàu vượt quá qui định nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt của toàn tàu hết sức khó khăn và kham khổ, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thực phẩm tươi, anh em phải dùng nhiều mì ăn liền, sức khỏe suy giảm.

Cùng với tập trung vào nhiệm vụ chống cướp biển, cuối tháng 4 năm 2004, Vùng 5 sử dụng và chỉ huy hai tàu HQ 251, HQ 253 hoàn thànhhoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 9 với Hải quân Hoàng Gia Thái Lan trên vùng biển chồng lấn.

Đánh giá giai đoạn 1, Vùng5 kết luận, vấn đề cướp biển ta chưa phát hiện có dấu hiệu, song nổi lên là tàu hải quân Thái Lan hoạt động kiểm tra tàu cá ngư dân ta và đã có lúc vượt qua đường KC hoạt động trong vùng biển của ta và tàu cá Thái Lan trà trộn đánh bắt hải sản ở khu vực Bãi cạn Cà mau, không loại trừ khả năng các tàu đánh cá Thái Lan lợi dụng khai thác hải sản có thể tiến hành các hoạt động phi pháp khác và không loại trừ khả năng trấn cướp có thể xảy ra trên vùng biển của ta. Các tàu cá ngư dân ta tiếp tục vượt qua đường biên đánh bắt hải sản ở vùng

124

Page 125: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

biển Cam pu chia, Thái Lan, bị lực lượng Cam pu chia bắt phạt tiền và Hải quân Thái Lan kiểm tra.

Vùng 5 tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, là giai đoạn duy trì ổn định tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên vùng biển Tây Nam,tiến hành từ ngày 17 tháng 5 đến đầu tháng 9 năm 2004.

Giai đoạn 2, Vùng sử dụng tàu TS - 12 của Vùng 4 Hải quâncùng Sở chỉ huy nhẹ và 2 xuồng cao tốc, tổ trinh sát kỹ thuật ở trên tàu hoạt động ở các khu vực 2, 3, 4. Tàu HQ 681, HQ 682 lập thành biên đội cùng với tổ trinh sát kỹ thuật và bộ phận lực lượng của quân chủng hoạt động ở khu vực 2, 3, mỗi tàu cách nhau từ 5 đến 10 hải lý. Lực lượng chi viện ứng cứu trực tại cảng An Thới gồm các tàu HQ 251, HQ 253, HQ 637, HQ 792, CSB 5013, CSB 5012; Sử dụng tàu HQ 742, HQ 759 luân phiên thường xuyên hoạt động ở khu vực 5.

Rút kinh nghiệm giai đoạn 1, giai đoạn 2, các lực lượng tham gia tiếp tục được quán triệt lại tư tưởng chỉ đạo và phương châm hoạt động, nghiên cứu kỹ phương pháp hoạt động, các qui định tạm thời đối sách trên vùng biển Tây Nam, các qui định hướng dẫn về xử lý tình huống và phương pháp, nội dung thông báo tình hình, phương pháp sử dụng vũ khí. Các tàu thực hiện huấn luyện bổ sung phương pháp tiếp cận kiểm tra, vây bắt tàu lạ, huấn luyện cờ tay, ánh đèn để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại các khu vực 2, 3, 4, tàuTS – 12 hoạt động ở các vị trí qui định thả neo(thả trôi về ban đêm), cách đường biên Việt Nam – Thái Lan từ 5 đến 25 hải lý, cách biên đội tàuHQ 681, HQ 682 từ 7 đến 12 hải lý, tiến hành tuần tiễu, tổ chức quan sát, trinh sát kỹ thuật thu nghe thông tin, nắm tình hình và sẵn sàng chi viện ứng cứu cho nhau khi có tình huống; thời gian ở mỗi vị trị từ 5 đến 10 ngày, sau đó chuyển vị trí mới; đi sâu vào khu vực có nhiều tàu cá ngư dân ta kết hợp nhiệm vụ tuyên truyền cho họ về tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật và ranh giới biển với các nước khác; tổ chức các hoạt động huấn luyện trên biển mục đích răn đe các hoạt động cướp biển, tạo lòng tin cho ngư dân ta yên tâm làm ăn trên biển.

Biên đội tàu HQ 681, HQ 682 tiếp tục hoạt động theo phương châm bí mật, mật phục, cơ động bám theo sự di chuyển ngư trường của ngư dân sản xuất, xử lý tình huống xảy ra, bảo vệ ngư dân ta làm ăn trên biển.

Từ 25 tháng 7 đến 5 tháng 8 năm 2004, Vùng 5 chủ động hiệp đồng với Vùng Cảnh sát biển 5, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy Biên phòng, sở công an, sở thủy sản, sở giao thông vận tải, hải quan, cảng vụ hàng hải các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu về thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên vùng biển Tây Nam, thông báo về tổ chức đài canh dân sự. Ngoài ra, Vùng hiệp đồng với một số lực lượng của Quân khu 9 và Không quân trong nhiệm vụ chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn.

Kết quả gần 6 tháng hoạt động chống cướp biểntrên vùng biển Tây Nam, taphát hiện 8 lần chiến tàu chiến Thái Lan hoạt động tuần tiễu khu vực giáp ranh Việt Nam – Thái Lan, dọc đường KC và vượt qua phía đông đường KC vào vùng biển của ta từ 3 đến 7 hải lý sau đó về vùng biển Thái Lan; phát hiện 32 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động trong vùng biển của ta ở tây, tây nam Bãi cạn Cà Mau vàkhu vực Thổ Chu, tổ chức xua đuổi 8 lần chiếc; quan sát phát hiện 4534 lần

125

Page 126: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chiếc tàu buôn nước ngoài, 253 lần chiếc máy bay thương mại hoạt động theo qui luật, 21 lần chiếc máy bay dịch vụ thăm dò dầu khí của ta hoạt động trên các khu vực; bảo vệ an toàn cho 7694 lần chiếc tàu cá ngư dân đánh bắt hải sản, làm ăn trên biển; tuyên truyền, nhắc nhở cho 66 lần chiếc tàu cá ngư dân ta vi phạm vùng biển Thái Lan.

Ngày 2 tháng 12 năm 2004, tại Phú Quốc, Vùng 5 Hải quân chủ trì tổ chức thành công Hội nghịsơ kết rút kinh nghiệm quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam lần thứ nhất. Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 5 và lực lượng hiệp đồng của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Hội nghị thống nhất một số kinh nghiệm bước đầu, trong đó nhấn mạnh, phải có sự quan tâm và trách nhiệm cao của cấp ủy, chỉ huy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của các ngành, các lực lượng trong công tác hiệp đồng quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam mà trước hết phải làm tốt việc quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung công tác hiệp đồng cho các lực lượng tham gia.

Sau các đợt hoạt động chống cướp biển kéo dài trong năm 2004,cùng với việcphối hợp hoạt động hiệp đồng quản lý Nhà nước của các lực lượng chức năng, tình hình vùng biển Tây Nam có phần ổn định, song tàu cá Thái Lan vẫn tiếp tiếp tục vi phạm sang vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản, thường tập trung khu vực tây bắc - tây nam Thổ Chu từ 30 đến 80 hải lý và tây – tây nam DKI/10 từ 20 đến 30 hải lý. Để duy trì ổn định tình hình vùng biển Tây Nam, năm 2005, Quân chủng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quản lý, kiểm tra các khu vực vùng biển trọng điểmđi đôi với mở rộng hoạt động đối ngoại quân sự, tiến hành đàm phán và triển khai thực hiện thỏa thuận phối hợp tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử giữa hai nước Việt Nam – Cam pu chia đã được xác định theo hiệp định ký kết năm 1982.

Chấp hành điện của Tư lệnh Hải quân ngày 8 tháng 12 năm 2004, về tổ chức tuần tiễu quản lý vùng biển Tây Nam, từ ngày 20 tháng 12 năm 2004 đến ngày 2 tháng 1 năm 2005,Vùng 5 sử dụng Biên đội tàu TP 01, HQ 251, HQ253 tiến hành đợt tuần tiễu theo tuyến An Thới – bắc Phú Quốc – vùng biển giáp ranh Việt Nam, Cam phu chia – vùng biển giáp Việt Nam, Thái Lan– Bãi cạn Cà Mau – Hòn Khoai – Hòn Chuối – Nam Du – Phú Quốc. Kết quả, tàu ta quan sát phát hiện 56 lần chiếc tàu buôn nước ngoài; 18 lần chiếc tàu cá Cam pu chia sang Ghềnh Dầu khai thác hải sản; 467 lần chiếc tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển, trong đó có gần 100 lần chiếc tàu hoạt động trên vùng giáp ranh Việt Nam - Cam pu chia; 3 tàu chiến nước ngoài hoạt động cách đường KC từ 5 đến 12 hải lý về phía biển Thái Lan.

Trong năm 2005, Vùng tổ chức 5 đợt tuần tiễu, kết hợp vận chuyển xa bờ với thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, phát hiện xua đuổi 12 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động trong vùng biển của ta, giảm 20 lần chiếc so với năm 2004. Hệ thống ra đa quan sát của Vùng phát hiện theo dõi 43.825 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta vượt qua đường trung tuyến đánh bắt cá ở vùng biển Cam pu chia, giảm 3.034 lần chiếc so với năm 2004.

126

Page 127: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Từ ngày 20 đến 21 tháng 4 năm 2005, biên đội hai tàu HQ 521, HQ 253 của Vùng 5 thực hiệnnhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 11 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Trong quá trình tuần tra, hai bên đã phối hợp nhịp nhàng chuẩn xác theo đúng kế hoạch, thực hiện tốtcác nội dunghuấn luyện cờ tay, ánh đèn, thông tin liên lạc trên sóng vô tuyến; đồng thời từng lực lượng tổ chức quan sát phát hiện và kiểm tra các phương tiện hoạt động qua lại vùng biển tuần tra chung theo qui chế, giữ vững thông tin liên lạc, trao đổi những thông tin cần thiết và sẵn sàng phối hợp để xử lý các trường hợp phương tiện vi phạm theo nguyên tắc qui chế đã thỏa thuận.

Căn cứ vào thỏa thuận về Qui chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh liên lạc giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia ký ngày 24 tháng 9 năm 2002; tại cuộc họp lần thứ nhất của nhóm công tác Việt Nam - Cam pu chia về Qui chếphối hợp tuần tra chung và lập kênh thông tin liên lạc,tổ chức tại thành phồ Hồ Chí Minh từ ngày 4 đến 7 tháng 7 năm 2005, hai bên thống nhất lập kênh thông tin liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Hảiquân hai nước và Vùng 5 Hải quân với Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia; mở Văn phòng Tuần tra chung đặt tại Bộ Tư lệnh Hải quân hai nước và Văn phòng Tuần tra chung đặt tại Vùng 5 và Căn cứ Ream. Mỗi năm tiến hành 4 chuyến tuần tra chung, kế hoạch tuần tra chung do Hải quân hai nước luân phiên đề xuất, bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2005; tham gia chuyến tuần tra chung Hải quân mỗi nước có 1 tàu.

Ngày 22 tháng 9 năm 2005, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị số 5963/CT-BTL- TC về tổ chức tuần tra chung lần thứ nhất giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Chấp hành chỉ thị của Quân chủng, ngày 9 tháng 10 năm 2005,Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ra chỉ thị tổ chức thực hiện chuyến tuần tra chung lần thứ nhất giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia.

Chỉ thị của Chỉ huy trưởng nêu rõ việc tiến hành tuần tra chung nhằm ổn định tình hình trên vùng nước lịch sử, giữ gìn an ninh, trật tự trên vùng biển Tây Nam; tăng cường hợp tácđối ngoại quân sự, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa quân đội và hải quân hai nước Việt Nam- Cam pu chia. Nhiệm vụ của tuần tra chung là ngăn cản các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển tuần tra chung; bảo vệ và giữ gìn môi trường; trao đổi thông tin liên lạc để kịp thời thông báo tình hình, ngăn chặn các hành động trái phép như buôn lậu, vận chuyển ma túy, nhập cư trái phép, các hành vi buôn bán vũ khí,chất nổ bất hợp pháp; ngăn chặn và trấn áp cướp biển; tiến hành tìm kiếm cứu nạn trên biển.Khu vực tuần tra là vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia được xác định theo Hiệp định ký kết ngày 7 tháng 7 năm 1982.Tuần tra chung tiến hành theo 6 tuyến tuần tra đồng hành từ tuyến thứ nhất đến tuyến thứ 6. Vùng 5 chuẩn bị tốt 2 tàu HQ 251, HQ 253, trong đó, HQ253 dự bị; tổ chức học tập nghiên cứu Hiệp định về vùng nước lịch sử của Việt Nam vàCam pu chia ký ngày 7 tháng 7 năm 1982, học tập tiếng Khơ me, tiếng Anh, tìm hiểu phong tục, tập quán, đặc điểm văn hóa, lịch sử, xã hội của nước Bạn, để sẵn sàng đi làm nhiệm vụ tuần tra chung theo kế hoạch của Quân chủng.

127

Page 128: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Vùng 5 thông báo cho các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về hoạt động tuần tra chung giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử, để thông báo đến các lực lượng tàu thuyền ngư dân được biết để không được vượt qua đường ranh giới biểnsang Cam pu chia đánh bắt, khai thác hải sản cũng như mọi hoạt động gây cản trở cho lực lượng hải quân hai nước trong thời gian làm nhiệm vụ.

Từ 10 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2005 đến 10 giờ 16 phút ngày 16 tháng 12 năm 2005, hai tàu HQ 251, HQ 253, Vùng 5 Hải quân, Hải quân nhân dân Việt Nam (tàu HQ 253 làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh) phối hợp với tàu 1134 Căn cứ Ream,Hải quân Hoàng gia Cam pu chia hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra chung đầu tiên trên vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam pu chia.

Năm 2005, trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động trên biển, Vùng 5 phối hợp với chính quyền, công an, đoàn thể địa phương tổ chức 3 đợt tuyên truyền vận động nhân dân ở khu vực huyện Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và huyện đảo Kiên Hải cho 298 chủ phương tiện, 2653 lượt người hiểu rõ vùng nước lịch sử, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trên biển, tôn trọng sự phân định chủ quyền biển đối với các nước có chung đường ranh giới biển.Trong công tác tìm kiếm cứu nạn, ngày 13 tháng 9 năm 2005, Vùng 5 sử dụng các lực lượng trực tại khu vực bắc đảo Phú Quốc phối hợp cùng lực lượng biên phòng đồn Ghềnh Dầu và chính quyền địa phương tổ chức cứu và đưa toàn bộ 20 khách trên tàu VR 93-0790 trên đường từ Hà Tiên ra Phú Quốc gặp nạn vào bờ an toàn.

Năm 2005, lực lượng tàu thuyền Vùng 5 tiếp tục được điều chỉnh bổ sung tàu phục vụ và tàu đánh cá vũ trang. Trong 6 tháng đầu năm, Vùng tiếp nhận tàu HQ 997 ở xưởng đóng tàu Sông Cấm, nhận bàn giao nguyên canh tàu C11, HQ 796 từ Công ty Hải sản Trường Sa và bàn giao nguyên canh 4 tàu vận tải đổ bộ LCM8 HQ 461, HQ 462, HQ 463, HQ465 ho trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân

Ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2005, Đảng bộ Vùng tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Đánh giá chung về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trịnhiệm kỳ 2000 -2005, Nghị quyết đại hội nhấn mạnh, “Đảng bộ Vùng 5 đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp trên, đoàn kết nhất trí, chủ động khắc phục khó khăn, kịp thời có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, sát thực, xây dựng Vùng chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tây Nam Tổ quốc. Chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.Có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng chính qui, quản lý rèn luyện kỷ luật. Công tác kỹ thuật, hậu cần, tài chính, tăng gia sản xuất kết hợp làm kinh tế đi vào nề nếp và có hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần của bộ đội được cải thiện rõ rệt. Năm năm 2000, 2005, Vùng luôn đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Quân chủng. Năm 2004, Vùng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhì”.

128

Page 129: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về phương hướng nhiệm vụ chung nhiệm kỳ 2005 2010, Nghị quyết nêu rõ “ Phát huy tinh thần tực lực tự cường, tập trung xây dựng Vùng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để không ngừng nâng cao nâng cao chất lượng tổng hợp, tập trung xây dựng Vùng theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, vững chắc về chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. nâng cao chất lượng quản lý vùng biển, giữ vững chủ quyền lợi ích quốc gia, hòa bình và ổn định. Tích cực đấu tranh “Diễn biến hòa bình” “ Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn địa bàn đóng quân. Sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra”44

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 – 2010 gồm 13 đồng chí: đại tá Ngô Văn Phát,Phó chỉ huy Chính trị Vùng; đại tá Doãn Văn Sở, Chỉ huy trưởng Vùng; đại tá Phan Thanh Lý, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng; thượng tá Lê Nguyên Hội, Chủ nhiệm Chính trị Vùng; đại tá Vương Đình Tiệp, Phó chỉ huy trưởng Vùng; đại tá Trần Thái Bình, Phó chỉ huy trưởng binh chủng Vùng; thượng tá Lê Tài Thắng, Chủ nhiệm Hậu cần; thượng tá Nguyễn Huy Đoàn Chủ nhiệm Kỹ thuật; thượng tá Đoàn Xuân Tuyển, Lữ đoàn trưởng 127; thượng tá Nguyễn Hữu Đường, Phó chỉ huy Chính trị lữ đoàn 127; thượng tá Đào Phúc Lâm, Chỉ huy trưởng đảo Thổ Chu; thượngtá Đặng Phú Sánh, Phó chỉ huy Chính trị đảo Thổ Chu; thượng tá Đặng Văn Bình, Phó Tham mưu trưởng tác chiến Vùng.

Đồng chí Ngô Văn Phát được Đảng ủy bầu làm bí Đảng ủy, đồng chí Doãn Văn Sở, làm Phó bí thư.

Đầu tháng 12 năm 2005, Vùng 5 Hải quân chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam lần thứ 2. Hội nghị thống nhất đánh giá, năm 2005, cấp ủy chính quyền các địa phương và các cơ quan, đơn vị, lực lượng phối hợp hiệp đồng với Vùng 5 có nhiều cố gắng vượt bậc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo Tây Nam, các hiện tượng cướp biển không xảy ra, tạo thuận lợi cho nhân dân yên tâm làm ăn trên biển. Về phương hướng nhiệm vụ, biện pháp quản lí Nhà nước vùng biển đảo năm 2006, Hội nghị nhấn mạnh, nâng cao hiệu quả phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng; tăng cường biện pháp nắm tình hình an ninh, chính trịtrên biển, đảo và khả năng xử lý thông tin thu thập được; làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên biển; các cơ quan chức năng tăng cường những biện pháp quản lý đăng ký, đăng kiểm, đăng ký quản lý ghe thuyền rời bến, và về bến…

Sang năm 2006, Vùng 5 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ vùng lần thứ IX, tập trung nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, thềm lục địa Tây Nam. Cùng với duy trì phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với Quân khu 9 và các tinh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Lięu thực hiện nhiệm vụ quản lư Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam và tìm kiếm cứu nan trên biển, Vùng 5 hướng trọng tâm vào nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung với Hải quân Thái Lan trên vùng biển chồng lấn và tuần tra chung với Hải quân Cam pu chia trên vùng nước lịch sử.

44Trích nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ vùng 5 HQ lần thứ IX, hồ sơ lưu trữ V5 HQ

129

Page 130: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Chấp hành Điện số 37/TGK ngày 7 tháng 3 năm 2006 của Tư lệnh Hải quân về tổ chức tuần tra giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lần thứ 2 trên vùng biển lịch sử đã được xác định, từ 9 giờ 35 phút, ngày 21 tháng 3 đến 9 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2006, tàu HQ251, Vùng 5 Hải quân Việt Nam và tàu 1134, Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lập thành biên đội đồng hành tuần tra trên 8 tuyến. Quá trình tuần tra, Biên đội tàu Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia đã tổ chức phối hợp hiệp đồng, chỉ huy chặt chẽ thực hiện nghiêm kế hoạch tuần tra chung. Tàu HQ 251 tổ chức huấn luyện cờ tay và luyện tập thực hành chống cháy, lai kéo tàu 1134 kịp thời, sát với tình huống,bảo đảm an toàn về người, tàu thuyền, vũ khí trang bị. Quá trình tuần tra quan sát, phát hiện 3 tàu buôn, 127 lần chiếc tàu cá Việt Nam và Cam pu chia hoạt động trong khu vực vùng nước lịch sử của hai nước Việt Nam – Cam pu chia; tổng thời gian tuần tra chung là 27 giờ, đi 282 hải lý, tiêu thụ hết 25,345 lít dầu.

Thực hiện thỏa thuận qui chế tuần tra chung, từ ngày 4 đến 8 tháng 4 năm 2006,tại Căn cứ Ream Cam pu chiaVùng 5 Hải quân và Căn cứ Ream hải quân Hoàng gia Cam pu chia phối hợp tổ chức Hội nghị rút nghiệm tuần tra chung của hải quân hai nước. Trong thời gian hội nghị, hai bên đã tiến hành các hoạt động giao lưu thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ; Đoàn công tác Vùng 5 Hải quân Viêt Nam đến chào xã giao Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, tham quan thành phố Xiêm Riệp, Nông pênh và Công pong xom. Chấp hành chỉ đạo của Tư lệnh Quân chủng, Đoàn công tácVùng 5 bàn giao cho Căn cứ Ream 10.000 lítdầu và 400 lít nhớt; theo đề nghị của Bạn, tổ sửa chữa đi theo đoàn công tácđã tiến hành khảo sát, sửa chữa thay thế 12 hạng mục của 2 tàu 1123, 1124, trị giá 17 000 000VNĐ tặng Hải quân Cam pu chia.

Cũng trong tháng 4, thực hiện kế hoạch của Quân chủng, Vùng 5 khẩn trương triển khai nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Thái Lan lần thứ 13trên vùng biển chồng lấn Việt Nam – Thái Lan. Từ 14 giờ 30 phút ngày 20 tháng 4 năm 2006 đến 17 giờ 10 phút ngày 21 tháng 4 năm 2006, Biên đội tàu HQ 251 HQ 253 phối hợp với biên đội tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoàn thành chuyến tuần tra chung theo kế hoạch. Quá trình tuần tra quan sát, phát hiện 4 tàu buôn nước ngoài trên tuyến hàng hải quốc tế; 5 giàn khoan và 3 tàu kéo của Thái Lan cách đường KC về phía biển Thái Lan 6,3 hải lý và 35 lần chiếc tàu cá Việt Nam hoạt động đánh bắt hải sản trong vùng biển của ta; tổng thời giantuần tra chung là 50 giờ, 40 phút, tiêu thụ 92 000 lít dầu.

Chuyến tuần tra chung lần thứ 3 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, từ ngày 19 đến 20 tháng 6năm 2006, Quân chủng sử dụng tàu cảnh sát biển CSB 2002, Vùng Cảnh sát biển 5 phối thuộc với Vùng 5 Hải quân tham gia tuần tra chung cùng với tàu của Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Vùng 5 đã chỉ đạo tàu CSB 2002 chuẩn bị tốt về mọi mặt, hiệp đồng chặt chẽ, xây dựng kế hoạch tỉ mỉ và tổ chức quán triệt giao nhiệm vụ chu đáo. Tàu CSB 2002 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyến tuần tra chung lần thứ 3.

Chuyến tuần tra chung lần thứ 4 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, tiến hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2006, Quân chủng sử dụng tàu quyét thủy lôi 1265E, HQ 864 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối

130

Page 131: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

thuộc với Vùng 5 Hải quân tham gia tuần tra chung cùngtàu 1134 của Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Tàu HQ 864 đã thực hiện 4 tuyến tuần tra trên vùng nước lịch sử của Việt Nam – Cam pu chia; tổng thời gian tuần tiễu là 18 giờ, 45 phút, đi 160 hải lý, quan sát phát hiện 1 tàu buôn, 63 lần chiếc tàu cá các loại của Việt Nam và Cam pu chia hoạt động trong vùng nước lịch sử, giữ vững thông tin liên lạc, khắc phục khó khăn về thời tiết khí hậu, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Căn cứ vào thỏa thuận tại Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ nhất về luân phiên đăng cai tổ chức hội nghị,Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 2 giữa Vùng 5 Hải quân Việt Nam và Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia được tổ chức tại căn cứ Phú Quốctừ ngày 6 đến 9 tháng 11 năm 2006. Tham dự hội nghị, hai đoàn công tác đã thẳng thắn trao đổi về kết quả tuần tra chung lần thứ 3, thứ 4; kết quả duy trì Văn phòng thường trực tuần tra chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nước lịch sử, vùng biển giáp ranh, thống nhất một số giải pháp tới, đi đến thống nhất ký biên bản ghi nhớ. Vùng 5 Hải quân đã tổ chức đón tiếp Đoàn công tác bạn hết sức chu đáo, trọng thị, cởi mở trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Nhà nước, quân đội và hải quân hai nước Việt Nam – Cam pu chia.

Thực hiện kế hoạch của Quân chủng, trong tháng 11 năm 2006, Vùng 5 tiếp tục chỉ đạo Biên đội 2 tàu HQ 863, HQ 864, thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối thuộc Vùng 5 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan lần thứ 14 trên vùng biển chồng lấn.

Tiếp theo, trong tháng 12 năm 2006, tàuHQ 253, Vùng 5 Hải quân hoàn thành nhiệm vụ tuần tra chung lần thứ 5 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử.

Như vậy, trong năm 2006, Vùng 5 trực tiếp chỉ huy, chỉ đạotàu của Vùng vàtàu của đơn vị phối thuộc thực hiện thành công 4 lần phối hợp cùngvới tàu của Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia tuần tra chung trên vùng nước lịch sử và 2 lầnphối hợp cùng tàu Hải quân Hoàng gia Thái Lantuần tra chung trên vùng biển chồng lấn, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện và trang bị vũ khí. Sự thành công của hoạt động tuần tra chung đã góp phần quan trọng làm cho tình hình an ninh trật tự vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan và vùng nước lịch sử của Việt Nam – Cam pu chia tiếp tục được cải thiện theo hướngtích cực và ổn định hơn.

Năm 2006, cùng với tập trung cho nhiệm vụ tuần tra chung, Vùng 5 duy trì chặt chẽ hệ thống ra đa quan sát quản lý vùng biển, 100 phần trăm các trạm ra đa hoạt động, đã quan sát phát hiện 225 938 lần chiếc tàu thuyền các loại, trong đó có 54 lần chiếc quân sự; 5456 lần chiếc tàu buôn nước ngoài; 30 904 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta sang Cam pu chia đánh bắt hải sản, 5349 lần chiếc tàu cá Cam pu chia sang Việt Nam bán hải sản theo truyền thống làm ăn, buôn bán trên vùng biển này và 1356 lần chiếc tàu của Vùng 5, Quân chủng, Cảnh sát biển và Biên phòng hoạt động. Vùng tổ chức 23 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễuđi 8275 hải lý, xua đuổi 26lần chiếc tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển của ta và sử dụng 2 lần chiếc

131

Page 132: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tàu làm nhiệm vụ dịch vụ dầu khí, đi 16.150 hải lý, lần đầu tiên tàu của Vùng 5 đi làm nhiệm vụ này.

Về xây dựng, phát triển lực lượng, ngày 11 tháng 9 năm 2006, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều động 2 tàu đánh cá HQ 861, HQ 862 từ Công ty 128 về trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Đây là tàu gỗ, trọng tải 75 tấn.

Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Vùng 5, thuận lợi trong hiệp đồng tác chiến phòng thủ Quân khu và bảo vệ khu vực dầu khí trong tương lai cũng như trong việc tuần tra, quản lý vùng trời, vùng biển, cứu hộ cứu nạn trên vùng biển Tây Nam, đầu năm 2006, Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân ra các mệnh lệnh giao cho Vùng 5 Hải quân nghiên cứu điều chỉnh một phần lực lượngđứng chân trên tỉnh Cà Mau. Chấp hành mệnh lệnh của trên, tháng 3 năm 2006, Chỉ huy Vùng tiến hành làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, cơ quan quân sự tỉnh và tổ chức khảo sát thực địa chọn vị trí xây dựng căn cứ Hải quân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vị trí được chọn xây dựng khu doanh trại, cầu cảng neo đậu, kho tàng của căn cứ hải quân và khu vực xây dựng cầu cảng neo đậu và doanh trại của hải đội tàu là khu vực thuộc địa bàn thị trấn Năm Căn và xã Tam Giang, huyện Năm Căn, diện tích khoảng 11 héc ta. Sau khi tiếp nhận tờ trình đề nghị của Vùng 5 Hải quân, ngày 11 tháng 12 năm 2006, Hội đồng nhân dân huyệnNăm Căn thông qua ủng hộ đề nghị xin cấp đất làm nhiệm vụ quốc phòng của Quân chủng Hải quân.

Năm 2006, Vùng 5 đẩy mạnh xây dựng chính qui, quản lý kỷ luật, tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị 37 của Đảng ủy Quân sự Trung ương; Nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, chỉ thị 733 của Ban chỉ đạo Quân chủng và Nghị quyết 307 của Đảng ủy Vùng 5 về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui. Trong đó, Vùng tập trung nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lý đơn vị; trình độ chính qui trong tiến hành các mặt công tác chính trị, công tác huấn luyện, hậu cần, kỹ thuật; duy trì nghiêm các chế độ, qui định, thực hiện đúng lẽ tiết tác phong quân nhân; đột phá vào khâu bảo đảm an toàn trong tham gia giao thông, huấn luyện, hàng hải, trong khai thác sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, an toàn kho, an toàn trong lao động sản xuất…Trong năm này, Vùng chỉ đạo tổng kết 3 năm (2003 – 2006) thực hiện nghị quyết 1438 từ cơ sở đến vùng, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật; về kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền giáo dục với rèn luyện kỷ luật, xây dựng ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng; về phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong toàn vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng nền nếp chính qui; về kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện chiến đấu – giáo dục chính trị với rèn luyện kỷ luật xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện…

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Quân chủng, từ cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 năm 2006, Đảng bộ Vùng và Vùng triển khai học tập quán triệt Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội và Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng về lãng đạo thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị trong Quân chủng Hải quân.

132

Page 133: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Qua học tập quán triệt Nghị quyết 51, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Vùng và Vùng nhận thức được sự cần thiết thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội, nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân; nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 51, trong tháng 5 và tháng 6 năm 2006, Vùng 5 hoàn thành việc bổ nhiệm chính ủy, chính trị viên các cấp trong toàn Vùng.

2. Xây dựng Vùng cách mạnh, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại, hiện đại, đẩy mạnhđối ngoại quân sự và tuyên truyền biển đảo, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chất lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tổ quốcNhững tháng đầu năm 2007, tình hình vịnh Bắc bộ, khu vực Trường Sa và

DKI vẫn diễn biến phức tạp. Vùng biển Tây Nam sau nhiều năm ta tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra kiểm soát cùng với mở rộng quan hệ hợp tác với hải quân Thái Lan và Cam pu chia, tình hình cơ bản ổn định nhưng không vững chắc. Nhiệm vụ của Quân chủng nói chung và của Vùng 5 nói riêng vẫn rất nặng nề, luôn luôn sẵn sàng đương đầuvới những tình huống khó khăn nhất để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đảng ủy Quân chủng chủ trương năm 2007 tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quân chủngcách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, xây dựng chính qui, rèn luyện kỷ luật, quản lý bộ đội; tăng cường khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ vùng biển; triển khai thực hiện Đề án tổng thể nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa biển Đông giai đoạn 2006 -2010 và tầm nhìn đến năm 2020, một dự án lớn, chiến lược mang tầm quốc gia.

Nắm vững sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Hải quân, năm 2007, Vùng 5tiếp tục tập trung trọng tâm vào nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ chức lực lượng tuần tiễu, trinh sátquản lý tốt vùng biển được phân công; hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, chính quyền địa phương theo dõi nắm chắc tình hình mặt biển và tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, đặc biệt là trên các vùng biển giáp ranh, bảo đảm trật tự an ninh trên biển và an toàn cho nhân dân.

Vùng duy trì thường xuyên 1 tàu trực trinh sát tại bắc đảo Phú Quốc và 4 tàu trực tại căn cứ, sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ khi có lệnh và các hoạt động tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra định kỳ trên các khu vực trọng điểm. Cả năm 2007, Vùng 5 tổ chức 17 lần chiếc tàu đi 27 318 hải lý tuần tiễu, xua đuổi 12 làn chiếc tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển của ta.

Năm 2007, Vùng 5 hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển chồng lấn lần thứ 15, 16 và tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử lần thứ 6, 7, 8, 9.Để bảo đảm hoàn thànhtốt nhiệm vụ của 6 lần tham gia hoạt động tuần tra chung, Vùng đã tập trung tiến hànhtốt các mặt công táclập kế hoạch; công tác chính trị, tư tưởng giáo dục quán triệt nhiệm vụ; điều động bổ sung quân số cho tàu;công tác huấn luyện bổ sung nâng cao trình độ các chuyên ngành, trọng tâm là huấn luyện thông

133

Page 134: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

tin, cờ tay, ánh đèn, cờ hiệu, đàm thoại theo luật tín hiệu quốc tế và tiếng Anh;công tác bảo quản, sửa chữa máy móc, trang bị kỹ thuật đồng bộ, kịp thời cho hai tàu HQ251, HQ253 cùng với bố trí các tổ sửa chữa cơ động đi theo các tàu tuần tra sẵn sàng xử lý các sự cố kỹ thuật xảy ra. Trong năm này, vào tháng 4 và tháng 11, Vùng 5 phối hợp với Căn cứ Ream Hải quân Cam pu chia tổ chức thành công hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 3 và thứ 4. Cuối tháng 12 năm 2007, Vùng 5 sử dụng hai tàu HQ 632; HQ 637 kéo hai tàu 1132, 1133 của Hải quân Cam pu chia sửa chữa tại nhà máy X55 ra Phú Quốc bắn thử pháotàu kiểm tra, sau đó kéo về Căn cứ Ream giúp Bạn,bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đây là lần thứ 2 trong hai năm Vùng 5 kéo tàu giúp Hải quân Cam pu chia, lần thứ nhất năm 2006, kéo 2 tàu này từ cảng Xi ha núc vin Cam pu chia về nhà máy X55, Việt Nam sửa chữa lớn.

Năm 2007 được Quân chủng xác định là “Năm điều lệnh”. Chấp hànhchủ trương trên, Vùng 5 đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 1438 gắn với các chỉ tiêu thực hiện “năm điều lệnh”; thực hiện “3 không về sử dụng rượu bia” và qui định 7327của Quân chủng về tăng cường quản lý bộ đội, xây dựng chính qui và bảo đảm an toàn;đột phá vào khâu quản lý bộ đội. Vùng duy trì và thực hiện nghiêm 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần, 17 công việc trong ngày trên tàu hải quân; thực hiện tuần làm việc 40 giờ trong tuần, quản lý chặt chẽ quân số cho sẵn sàng chiến đấu, duy trì nghiêm các chế độ trực, tổ chức tốt tuần tra canh gác bảo đảm an toàn cơ quan, đơn vị;ra các qui định cụ thể về sử dụng phương tiện trong tham giagiao thông của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; tu bổ sửa sang, củng cố doanh trại “ xanh, sạch, đẹp”.

Cuối năm 2006, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta (khóa X) phát động toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện cuộc Vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện hành động theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đẩy lùi sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ nạn xã hội, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo Đảng và vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnhQuân chủng, đầu tháng 3 năm 2007, Vùng 5 tổ chức lễ phát động thi đua thực hiện cuộc vận động“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và triển khai học tập 3 chuyên đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi cán bộ, chiến sĩ và công nhân quốc phòng trong toàn Vùng. Thường vụ Đảng ủy Vùng chỉ đạo cấp ủy các cấp xây dựng chương trình hành động và từng đảng viên xây dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện cuộc vận động.Tháng 6 năm 2007, Vùng tổ chức Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua hội thi kể những mẫu chuyện cảm động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, đã có tác dụng tuyên truyền giáo dục tốt về những giá trị đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, cao đẹp của Bác trongđội ngũ cán bộ và quần chúng .

Tháng 7 năm 2007, Vùng 5 tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng ủy Quân chủng. Đây là

134

Page 135: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

một nghị quyết hết sức quan trọng, đầu tiên của Đảng ta đề cập về chiến lược biển.Nghị quyết xác định rõ mục tiêu, đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Nghịquyết nhấn mạnh, phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với thế trận an ninh nhân dân; phải xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnhsát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất khai thác tài nguyên biển.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng ủy Quân chủng nêu rõ 6 nhiêm vụ cần tập trung tiến hành, trong đó nhiêm vụ hàng đầu là đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các lực lượng hải quân và nhân dân về vị trí, vai trò của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Sau gần 20 nămtiến hành, kể từ năm 1988,công tác tuyên truyền biển đảocó nhiều đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền và ngày càngthể hiện là một công tác có vị trí hết sức quan trọng các hoạt động của Quân chủng Hải quân.Để tạo một bước chuyển biến mới về chất lượng công tác tuyên truyền biển đảo, ngày 23 tháng 10 năm 2006,Thường vụ Đảng ủy Quân chủng ra chỉ thị 7172 / CT- ĐUQC về phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác tuyên truyền biển đảo. Ngay sau đó, ngày 31 tháng 10 năm 2006, Cục Chính trị hướng kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị 7172 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, trong đó xác định 10 nội dung hình thức, phương pháp tuyên truyền và 5 cụm cơ quan, đơn vị theo các khu vực địa bàn đóng quân để phối hợp với các cơ quan nhà nước, địa phương tiến hành các hoạt động tuyên truyền biển đảo.Vùng 5 Hải quân được Quân chủng phân công chủ trì Cụm 5, gồm Vùng 5 Hải quân, Vùng 5 Cảnh sát biển, nhà máy X55, có nhiệm vụ thực hiện các nội dung theo chương trình Quân chủng đã ký với các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Thực hiện sự chỉ đạo công tác tuyên truyền biển đảo của Quân chủng, năm 2007, Vùng 5 xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền; phân công các đơn vị trong cụm trực tiếp phối hợp với cơ quan nhà nước và địa phương về công tác tuyên truyền biển đảo; nghiên cứu bổ sung tài liệu vào tài liệu tuyên truyền của quân chủng.Trong năm 2007, Vùng 5 và các đơn vị trong cụm đã tổ chức tuyên truyền miệng cho các đối tượng là cán bộ chủ chốt quận, huyện, xã; cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội của 11 quận, huyện thuộc các tỉnh thành Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long;kết hợp tuyên truyền biển đảo trong các hội nghị triển khai và tổng kết công tác của Vùng, hội nghị rút kinh nghiệm hiệp đồng quản lý Nhà nước vùng biển, đảo Tây Nam, trong hoạt động giao lưuvăn hóa với các tỉnh đoàn thanh niên đồng bằng sông Cửu Long, cho hàng nghìn lượt người, thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Năm 2008, trên biển Đông, tình hình tranh chấp chủ quyền, tài nguyên có xu hướng ngày càng căng thẳng, phức tạp; tình vùng biển Tây Nam tuy tương đối ổn định,nhưng vẫn còn nhiều phức tạp, nhạy cảm do lịch sử để lại. Trên địa bàn Vùng đóng quân, nhất là đảo Phú Quốc được Nhà nước xây dựng đầu tư phát triển du lịch, nhiều công ty ra đảo đầu tư xây dựng, làm ăn; hiện tượng tranh chấp, lấn

135

Page 136: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chiếm, mua bán trái phép đất quốc phòngở đây diễn ra phức tạp; nhân dân từ các địa phương khác đến làm ăn ngày càng gia tăng.

Quán triệt các đặc điểm tình hình và nhiệm vụ trên giao, năm 2008,Vùng5 xác định tập trung nâng cao khả năng quản lý bảo vệ chủ quyền vùng biển,đảo; khẳ năng sẵn sàng chiến đấu, chống xung đột giữ vững hòa bình, ổn định trên các vùng biển; Tập trung cao độ huấn luyện thuần thục phương án A3 và BM cho các lực lượng của Vùng khi được tăng cường. Nâng cao chất lượng diễn tập chỉ huy cơ quan cấp trung, lữ đoàn trên bản đồ và ngoài thực địa sát với thực tế chiến đấu;Đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo.

Trong công tác sẵn sàng chiến đấu, thực hiện đột phá “Đổi mới phương thức nắm tình hình trên biển và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao cho các lực CV, BM”; tổ chức quan sát, theo dõi nắm chắc tình hình mặt biển do vùng quản lý, chú trọng khu vực biển bắc đảo Phú Quốc, xung quanh đảo Thổ Chu; ngăn chặn và ứng cứu kịp thời các vụ trấn cướp biển; đề xuất, xử lý tình huống kịp thời, đúng đối sách, với phương châm: kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, kìm chế, không mắc mưu địch, tránh gây căng thẳng, đối đầu, giữ vững môi trường hòa bình, quản lý chặt chẽ vùng biển, đảo phụ trách và an ninh chính trị địa bàn Vùng đóng quân; sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ BM ở khu vực biển Đông và Trường Sa.

Bám sát nhiệm vụ công tác trọng tâm, trong năm 2008, Vùng duy trì thường xuyên lực lượng tầu trực chiến, trực trinh sát, trực cấp cứu và trực BM; liên hệ làm việc với 7 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang để hiệp đồng chuẩn bị 210 tầu đánh cá ngư dân của các tỉnh này sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ BM; tổ chức 21 lần chiếc tàu tuần tiễu, trinh sát trên các khu vực trọng điểm.

Về hoạt động quan sát quản lý mặt biển, Vùng duy trì 7 trên 7 trạm ra đa hoạt động, kết hợp quan sát kỹ thuật, quan sát mắt phát hiện 342.678 tàu thuyền các loại. Trong đó, tàu cá Việt Nam sang Cam pu chia đánh bắt hải sản 37.262 lần chiếc, lúc về là 37.291 lần chiếc; tàu cá Cam pu chia sang Việt Nam bán hải sản 16.452 lần chiếc, lúc về 16. 410; tàu buôn nước ngoài 10 875 lần chiếc.

Công tác đối ngoại quân sự, năm 2008, thông tin liên lạc giữa Văn phòng tuần tra chung Vùng 5 Hải quân với Vùng 1, Vùng 2 Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chialuôn được thông suốt và được khai thác tốt phục vụ cho công tác tuần tra và nắm tình hình vùng biển Tây Nam. Trong năm, Vùng 5 tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lần thứ 10, 11, 12 và 13, đi 1650 hải lý, đảm bảo tuyệt đối an toàn; đồng thời phối hợp với Căn cứ Ream tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 5 và thứ 6. Tại Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 5, tổ chức ở Căn cứ Ream, từ 24 đến 27 tháng 4năm 2008, đi theo Đoàn công tác của Vùng, tổ quân y đã tiến hành khám bệnh, cấp phát thuốc cho quân nhân và khu gia đình Căn cứ Ream, 326 người (72 trẻ em, 115 phụ nữ, 139 quân nhân)trị giá 18 340 000 đồng, gồm cấp 45 khoản thuốc và hóa chất xét nghiệm. Tổ sửa chữa tàu, tổ chức sửa chữa 17 hạng mục theo đề xuất của Bạn của hai tàu 1132, 1134 thuộc Căn cứ Ream.

136

Page 137: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 2008, Vùng 5 tiếp tục mở rộng ký kết phối hợp hiệp đồngthực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên vùng biển Tây Nam với các lực lượng của 3 tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang và chủ trì tổ chức thành công hội nghị rút kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam định kỳ lần thứ 5, tại tỉnh Sóc Trăng,có đại diện lực lượng của 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tham gia.

Công tác huấn luyện đấu, năm 2008, Vùng 5hoàn thành các nội dung chương trình huấn luyện cán bộ, huấn luyện khối tàu, khối bờ, đảo, quân số đạt 98,49 phần trăm; kiểm tra bắn đạn thật 65 bài, kết quả đạt 100 phần trăm khá, giỏi, bảo đảm an toàn tuyết đối. Trong đó khối tàu, lực lượng làm nhiệm vụ BM kiểm tra bắn đạn thật bài 1 và bài 2, đạt 100 phần trăm giỏi;tổ chức Hội thi tàu tốt, 100 phần trăm tàu tham gia đạt khá giỏi, có 52 phần trăm giỏi; Hội thao huấn luyện tàu, 100 phần trăm đơn vị đạt khá giỏi. Đào tạo hạ sĩ quan - chiến sĩ, chuyên môn kỹ thuật, huấn luyện chiến sĩ mới; huấn luyện dân quân tự biển đều đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu và yêu cầu chất lượng đề ra. Tham gia hội thi kỹ thuật tăng thiết giáp cấp Quân chủng, đoàn của Vùng giành giải Nhì toàn đoàn.

Thực hiện kế hoạch của Quân chủng, từ 18 tháng 10 đến 27 tháng 10 năm 2008,Vùng chủ trì tổ chức diễn tập CH – TM một bên, hai cấp trên bản đồ theo phương án “A3” kết hợp thực hành tiếp nhân quân dự bị động viên theo phương án “A” và TK- 08 theo phương án “BM”, “CV” của Cụm lực lượng Hải quân 5. Tham gia diễn tập có các lực lượng Vùng 5 Hải quân, Vùng 5 Cảnh sát biển. Cuộc diễn tập đạt được mục đích yêu cầu đề ra, trình độ, năng lực chỉ huy điều hành của cơ quan, đơn vị được nâng lên một bước. Trong diễn tập, quá trình phối hợp hiệp đồng giữa đơn vị và địa phương được tổ chức chặt chẽ, thực hiện công tác phúc tra nắm nguồn đúng qui trình bảo đảm thời gian và chất lượng, quân số dự bị động viên của thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tham gia diễn tập tiếp nhận đạt tỉ lệ cao, gần 100 phần trăm theo kế hoạch huy động và kết quả huấn luyện quân dự bị đạt 100 phần trăm yêu cầu, có 96,5 phần trăm khá giỏi.

Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển và thực hiện chỉ đạo của Quân chủng,sang năm 2008, Vùng 5 đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo trong các hoạt động phối hợp với các địa phương, cơ quan, ban, ngành của Nhà nước. Cuối tháng 3 năm 2008, Vùng tổ chức thành công Hội nghị rút kinh nghiệm tuyên truyền biển đảo Cụm 9 lần thứ nhất, tại nhà máy X55, thành phố Cần Thơ45, có 106 đại biểu của Quân khu 9, X55 hải quân, cấp ủy và chính quyền, các đoàn thể của 6 tỉnh, thành Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.Hội nghị đã thống nhất một số biện pháp để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong phối hợp tuyên truyền của năm 2007 và xác định các nội dung trọng tâmtuyên truyền năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm 2008,Vùng 5 phối hợp với cấp ủy và chính quyền địa phương tổ chức 9 lớp tuyên truyền cho 65 cán bộ tỉnh đoàn Bạc Liêu và gần 2000 sinh viên các trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Nghệ thuật của tỉnh Cà Mau về tình hình Biển Đông và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước ta về giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

45Sang năm 2008, Quân chủng điều chỉnh Cụm 5 thành Cụm 9 gồm Vùng 5 HQ và nhà X55

137

Page 138: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Vùng đã ký kết với cơ quan thông tấn Đài Tiếng nói Việt Nam đặt tại Đồng bằng sông Cửu Long, với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang về thực hiện phối hợp các chương trình tuyên truyền biển đảo, đồng thời liên hệ và tạo điều kiện cho phóng viên các báo, đài địa phương thâm nhập đơn vị viết bài, đưa tin về hoạt động của Hải quân. Trong năm này, Vùng đã phối hợp chặt chẽ với 13 tỉnh, thành, tỉnh đoàn khu vực Đồngbằng sông Cửu Longtổ chức cuộc thitìm hiểu về “Biển đảo quê hương và người chiến sĩ Hải quân” với hơn 50 nghìn bài dự thi đạt chất lượng tốt, góp phần thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền biển đảo đi vào chiều sâu. Tiểu đoàn 563 tổ chức hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, kết hợp tuyên truyền biển đảo cho nhân dân ở hai xã Hàm Ninh và Hòn Thơm, giúp dân sửa chữa 6 cầu gỗ, 4500 mét đường nông thôn.

Đầu tháng 12 năm 2008, Vùng 5 tổ chức sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua sơ kết đáng giá, Vùng chỉ ra cần tiếp tục làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chỉ huy và ban chỉ đạo cuộc vận động, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, cơ quan và đơn vị là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động của Vùngđi vào chiều sâu.

Năm 2008, công tác kỹ thuật có nhiều biện pháp để duy trì và bảo đảm đầy đủ, kịp thời số lượng, chất lượng tàu thuyền, vũ khí, vật tư trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụsẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ BM, tuần tiễu quản lý, bảo vệ vùng biển và các nhiệm vụ thường xuyên của Vùng, trong đó tập trung cao nhất cho nhiệm vụ BM.Trong năm, cơ quan nghiệp vụ đã bám sát đơn vị, phối hợp chặt chẽ với chỉ huy đơn vị giám sát đôn đốc, kiểm tra về thực hiện nề nếp các chế độ kỹ thuật, tập trung làm tốt công tác bảo quản, vệ sinh giữ gìn trang bị. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong bảo quản, giữ gìn phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật, làm tốt công tác động viên khen thưởng người tốt việc tốt. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 50 “quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” và hai đột phá “ xây dựng nền nếp chính qui kỹ thuật và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật” của ngành. Năm2008,hệ số kỹ thuật tàu là 0,86; hệ số kỹ thuật tăng thiết giáp là 0,85; hệ số kỹ thuật vũ khí là 0,92; hệ số kỹ thuật xe tác chiến là 9,95, tất cả các hệ số đều vượt chỉ tiêu đề ra.

Để tăng cường khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển đảo, thềm lục địa phía Nam, sang năm 2009, Quân chủng Hải quân triển khai thành lập Vùng 2 Hải quân, chiu trách nhiệm quản lý, bảo vệ vùng biển từ Mũi Đá, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đến cửa Bồ Đề, huyện Tân An, tỉnh Cà Mau.Vùng biển còn lại từ Cửa Bồ Đề đến Hà Tiên do Vùng 5 Hải quân quản lý, bảo vệ, là vùng biển tháng 1 năm 2004, Quân chủng đã điều chỉnh và giao cho Vùng 5 Hải quân đảm nhiệm, tập trung hoạt động tuần tiễu, kiểm soát quản lý bảo vệ.

Năm 2009, Vùng 5 tiếp tục đột phá “ đổi mới phương pháp nắm tình hình trên biển và duy trì thực chất khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng”; tập trung nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên vùng biển, đảo Tây Nam, sẵn sàng tham gia lực lượng BM, CV và BT khi có lệnh; nâng cao

138

Page 139: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

hơn nữa chất lượng xây dựng Vùng vững mạnh toàn diện và thực hiện tốt đột phá của các mặt công tác, của các ngành. Năm 2009, Vùng xây dựng Lữ đoàn 127 điểm về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đảo Thổ Chu điểm về thực hiện đột phá xây dựng chính qui, quản lý bộ đội; Tiểu đoàn 563 điểm về sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi, rèn luyện thể lực tốt; Tiểu đoàn 557 về xây dựng chính qui hậu cần, kỹ thuật.

Sáu tháng đầu năm 2009, Vùng 5 hoàn thành nhiệm vụ tuần tra chung lần thứ 14, 15 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia và tuần tra chung lần thứ 19 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan do hai tàu HQ251, HQ253 thực hiện. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 7 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia tổ chức tại Căn cứ Biển (Ream), Cam pu chia, hai bên thống nhất đánh giá, qua 14 lần phối hợp tuần tra chung trên vùng nước lịch sử của hai nước, các hoạt động tội phạm giảm rõ rệt, nhờ có sự hợp tác tốt của cơ quan chức năng hai nước trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trên vùng biển, đảo dọc theo đường ranh giới biển của mình trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau.

Đoàn công tác của căn cứ Biển, đại diện Hải quân Hoàng gia Cam pu chia đề nghị Tư lệnh Hải quân Việt Nam tiếp tục giúp đỡ nhiên liệu cho công tác tuần tra chung của Hải quân Hoàng gia Cam pu chia năm 2009 và thuốc men điều trị cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong khu vực Căn cứ Biển.

Trong quí 4 năm 2009, tàu HQ 251, HQ 253 của Vùng 5 tiếp tục phối hợp với tàu 1143, 1134 của Căn cứ Cửa Biển Hải quân Cam pu chia hoàn thành chuyến tuần tra chung lần thứ 16 và 17 theo đúng kế hoạch.

Sau 7 lần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung, Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung Việt Nam – Cam pu chia lần thứ 8, tổ chức ở Phú Quốc ngày 25 tháng 11 năm 2009, hai bên tiếp tục đề nghị với các cấp có thẩm và cơ quan chức năng có liên quan cùng với Hải quân tổ chức hội nghị rút kinh nghiệmmỗi năm 2 lần do Hải quân Vùng 5 và Căn cứ Biển luân phiên nhau chủ trì để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giúp đỡ nhau.Tại hội nghị, Căn cứ Biển Cam pu chia đề nghị Hải quân nhân dân Việt Nam giúp đỡ xây 1 nhà cho Văn phòng thường trực tuần tra chungvà 1 bệnh xá tại Căn cứ Cửa Biển; giúp đỡ nhiên liệu cho Căn cứ Biển trong các chuyến tuần tra chung năm 2010, cử đội sửa chữa tàu đến kiểm tra, sửa chữa tàu, mỗi năm 2 lần tại Căn cứ Cửa Biển.

Trong tháng 7 năm 2009, Vùng 5 Hải quân phối hợp Bộ Tham mưu, Quân khu 9, tổ chức tốt Hội nghị giao ban rút kinh nghiệm 6 tháng đầu năm về thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam và tìm kiếm cứu nạn trên biển; Đồng thời tiếp tục hiệp đồng với 7 tỉnh ven biển Nam Bộ sẵn sàng huy động 210 tàu đánh cá xa bờ tham gia làm nhiệm vụ “BM”. Trong năm này, Vùng duy trì sự phối hợp hiệp đồng tốt với Bộ Tham mưu Quân khu 9; Hải đoàn 28 Biên phòng, Vùng 5 Cảnh sát biển và ban chỉ huy quân sự, ban chỉ huy biên phòng, sở công an, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở giao thông vận tải, sở thông tin và truyền thông, cục hải quan, cảng vụ hàng hải của 7 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, và Tiền Giang về thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

139

Page 140: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Tình hình trên biển Đông từ cuối quí 2 và đầu quí 3 năm 2009 có những diễn biến rất căng thẳng. Trung quốc chính thức công bố yêu sách chủ quyền trong phạm vi ranh giới tự xác định theo “đường lưỡi bò” 9 đoạn trên biển Đông; liên tiếp tổ chức diễn tập tổng hợp trên biển Đông kết hợp với tuần tiễu, trinh sát nắm tình hình quần đảo Trường Sa, khu vực DKI và vùng biển phía Nam của Việt Nam; đưa tàu chiến, máy bay tuần thám biển hoạt động xâm phạm vùng biển, vùng trời của ta ở lô 113.

Trước các diễn biến mới, Quân chủng chủ trương tập trung cho nhiệm vụ BM,tăng cường lực lượng bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí; kiên quyết đấu tranh ngăn cản và kiên quyết xua đuổi tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển của ta. Vùng 5 tích cực chuẩn bị phương tiện, lực lượng và tổ chức huấn luyện để sẵn sàng tham gia cùng Quân chủng làm nhiệm vụ CV và BM khi có lệnh.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009,Văn phòng Chính phủ có công văn số 997/VPCP-NC truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hiệp đồng đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chấp hành chỉ đạo của Chính phủ,ngày 11 tháng 11 năm 2009,Bộ Tư lệnh Hải quân ra Chỉ thị số 12682/ CT BTL- TC về việc bổ sung hiệp đồng bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển, vùng trời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Thực hiện công văn số 997/VPCP-NC vàChỉ thị số 12682/ CT BTL- TC được sự ủy quyền của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 30 tháng 11 năm 2009 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và ngày 1 tháng 12 năm 2009, tại Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đại diện Vùng 5 Hải quân cùng với đại diện Ủy ban nhân dân của hai tỉnh ký văn bản Hiệp đồng huy động nhân lực, phương tiện dân sự tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo giữa Vùng 5 Hải quân và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Cà Mau, Kiên Giang. Hiệp đồng qui định rõ trách nhiệm của mỗi bên; chế độ chính sách đối với nhân lực, phương tiện khi được huy động và tổ chức thực hiện. Mỗi tỉnh được huy động 20 chiếc tàu cá có công suất 90 cv trở lên, mỗi phương tiện có từ 8 đến 10 lao động, đang trong độ tuổi lao động, có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe làm việc trên biển theo yêu cầu nhiệm vụ, có trình độ chuyên môn khai thác sử dụng phương tiện.

Năm 2009, Vùng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính qui, rèn luyện kỷ luật, tổ chức cho thủ trưởng vùng và cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị đi tham quan học tập ở 4 sư đoàn điển hình về xây dựng nền nếp chính qui, Sư đoàn bộ binh 330 Quân khu 9, Sư đoànbộ binh 5 Quân khu 7, Sư đoàn Không quân 370 và Sư đoàn Phòng không 367 thuộc Quân chủng Phòng không, không quân, đồng thời đầu tư 300 triệu đồng vốn tự có của vùng để đầu tư, mua sắm trang bị doanh trại cho hai đơn vị điểm, Lữ đoàn 127 và Tiểu đoàn tăng thiết giáp 557; triển khai dự án xây dựng mới doanh trại Hải đội 511, Hải đội 512.

Công tác đảng, công tác chính trị, năm 2009, Vùng 5 triển khai quán triệt, thực hiện Nghị quyết 5863 của Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra ngày 8 tháng 7 năm 2008về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân chủng Hải quân giai đoạn mới”. Cấp ủy các cấp trong Đảng bộ Vùng 5 đã tiến hành nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, sinh hoạt lãnh

140

Page 141: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

đạora nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, nề nếp sinh hoạt. Định kỳ, cấp ủy các cấp phân công cấp ủy viên xuống dự sinh hoạt với tổ chức đảng cấp dưới, kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, những đột phá và giải quyết khâu yếu, mặt yếu.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Vùng,trong tháng 7 năm 2009, Vùng tổ chức hội thi bí thư chi bộ khối lữ đoàn và bí thư chi bộ khối cơ quan, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc Vùng. Kết quả hai khối tổ chức thi bí thưđều đạt 100 phần trăm khá giỏi ở tất cả các nội dung lý thuyết, thực hành và sổ sách.

Công tác hậu cần tập trung bảo đảm cho các nhiệm vụ trọng tâm của vùng, giữ ổn định và cải thiện đời sống của bộ đội; duy trì giữ vững và phát huy các tiêu chí hội thi 3 chuyên ngành doanh trại, quân nhu, quân y hàng năm.

Năm2009, ngành hậu cần tiếp tục đột phá vào “Chế biến, giết mổ tập trung, chất lượng tăng gia (đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, giải quyết sản phẩm giáp vụ), nâng cao chất lượng công tác thống kê hậu cần”. Bám sát chỉ đạo của Vùng, các đơn vị chủ động lập kế hoạch tăng gia sản xuất phù hợp với đặc điểm đơn vị, tình hình nguồn nước,chủ động tạo nguồn phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho chăn nuôi. Đẩy mạnh phong trào nuôi cá nước ngọt, toàn Vùng có 11 trên 13 đầu mối đơn vị có ao thả cá với tổng diện tích ao hồ là 25 000 mét vuông, 47 000 mét vuông trồng rau xanh, 1500 mét vuông chuồng trại.

Tổ chứctăng gia sản xuất làm kinh tế của Vùng 5 gồm, mô hình sản xuất chế biến tập trung, có dây truyền xay sát lúa; làm đậu phụ, giết mổ heo, sản xuất nước mắm và các dịch vụ khác;mô hình ở các đơn vị, có khu tăng gia tập trung, thả cá, nuôi cá lồng, nuôi ốc hương, chăn nuôi bò, gia súc gia cầm; mô hình Xưởng 58, có cẩu kéo ghe lên ụ, sửa chữa máy, gia công cơ khí, sửa chữa ghe, tàu ngoài dân sự.Ngoài ra còn thực hiện các hợp đồng dịch vụ bảo vệ tàu thăm dò dầu khí, khảo sát địa chấn46.Sáu tháng đầu năm 2009,Quân chủng cho vay vốn tăng gia sản xuất 395 triệu đồng, số vốn này Vùng 5 phân bố cho các đơn vị chủ yếu để chăn nuôi gia súc, gia cầm. nuôi cá, trồng rau xanh, củ quả.

Trong năm 2009, trên địa bàn Phú Quốc, Vùng 5 tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác các khu vực của Vùng quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ lấn chiếm trái phép đất quốc phòng; phối hợp với các ban ngành và chính quyền địa phương nghiêm túc thực hiện quản lý đất quốc phòng thuộc Vùng quản lý

Sang năm 2010, cùng với tăng cường quản lý bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam, Vùng 5 tiếp tục hướng trọng tâm vàoduy trì thực chất khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng làm nhiệm vụ BM, CV và BT. Thực hiện lệnh của Quân chủng, Vùng huy động lực lượng gồm, Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563, Tiểu đoàn tăng thiết giáp 557, tàu HQ 792, HQ 976sẵn sàng tăng cường phối thuộc cho Vùng 4 Hải quân làm nhiệm vụ BM, CV và 2 tàu HQ 627, HQ 637sẵn sàng phối thuộc cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ BM và CV

Từ ngày 25 tháng 1 đến 4 tháng 2 năm 2010, Vùng sử dụng biên đội hai tàu HQ 861, HQ862 làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát kết hợp đánh bắt hải sản khu vực tây nam Hòn Chuối đến tây Hòn Khoai từ 30 đến 60 hải lý. Đây là khu vực nằm

46Vùng 5 làm dịch vụ này từ năm 2006

141

Page 142: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

ngoài vùng quan sát được của các trạm ra đa và quan sát mắt, nên các tàu nước ngoài hay lợi dụng để xâm phạm đánh bắt hải sản trái phép. Kết quả, ta quan sát phát hiện 40 lần chiếc tàu cá Việt Nam và 41 lần chiếc tàu buôn, kết hợp đánh bắt được 3060 ky lô gam hải sản.Trong năm 2010, Vùng thực hiện 23 lần chiếc tàu tuần tiễu, trinh sát kiểm tra định kỳ và đột xuất trên các tuyến trọng điểm. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2010, trên vùng biển tiếp giáp Ma lai xia, tàu thăm dò Ramformsterling và 3 tàu bảo vệ của nước ngoài hoạt động thăm dòdầu khí liên tục vị phạm vào vùng chồng lấn Việt Nam – Ma lai xia, có lúc tới 7 đến 8 hải lý. Vùng 5 sử dụng 2 tàu HQ627, HQ 637 thường xuyên bám sát hiện trường, kiên trì theo dõi.Năm 2010, hai tàu HQ251, HQ 253 của Vùngtiếp tục phối hợp với tàu của Vùng 1, vùng 2 Hải quân Hoàng gia Thái Lan tuần tra chung lần thứ 21 trên dọc tuyến K-C và phối hợp với tàu của Căn cứ Biển, Hải quân hoàng gia Cam pu chiatuần tra chung lần thứ 18, 19, 20, 21 trên vùng nước lịch sử.

Công tác huấn luyện chiến đấu, Vùng 5 bám sát phương hướng, phương châm của Bộ, đột phá vào huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu;coi trọng huấn luyện theo phương án quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo BM và CV; huấn luyện theo các tình huống, các trận đánh; huấn luyện đối kháng; tổ chức tốt kế hoạch kết hợp huấn luyện cho các tàu khi hoạt động trên biển.

Trong quí 3 năm 2010, Vùng tập trung tổ chức các hội thi tiểu đoàn trưởng, cụm trưởng, hải đội trưởng giỏi; thi chính trị viên, báo cáo viên giỏi, thi bài giảng chính trị giỏi; thi 3 chuyên ngành hậu cần. Các đơn vị cơ sở trực thuộc Vùng tổ chức hội thi cán bộ huấn luyện điều lệnh giỏi. Các cuộc hội thi, hội thao đều đạt mục đích yêu cầu đề ra, phát huy tốt tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua của các đơn vị, của các ngành trong vùng.

Thực hiện hiệp đồng đã ký kết năm 2009, năm 2010, Vùng chủ động phối hợp với hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau rà soát, kiểm tra số tàu thuyền đánh cá xa bờ, 20 chiếcở mỗi tỉnh vàtổ chức tập luyện nâng cao khả năng sẵn sàng huy động lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ BM, với quân số 161 đồng chí và thời gian luyện tập 3 ngày. Cũng trong năm này, Vùng tiếp tục phối hợp với phòng Hải quân, phòng Dân quân tự vệ Quân khu 9 và Ban chỉ huy Quân sự hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau kiện toàn lực lượng dân quân tự vệ, tổ chức biên chế 2 hải đội, 12 trung đội, 29 phân đội với 1645 người; lực lượng tàu dân quân tự vệ biển của hai tỉnh có 410 tàu công suất từ 45 CV đến 450 CV.

Năm 2010, Vùng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo theo hướng tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả thực hiện 10 chương trình đã ký kết với các cơ quan Nhà nước, các tỉnh, thành phố.

Nhân dịp tết cổ truyền,đầunăm 2010, Vùng 5 tổ chức đưa đón đại biểu đại diện cho cấp ủy và chính quyền các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Đồng tháp, An Giang, Đồng Nai và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đi thăm, chúc tết tặng quà cho bộ đội trên các đảo Tây Nam, trị giá hơn 40 triệu đồng. Trong năm, cùng nhà máy X55 trong cụm, Vùng phối hợp với các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ tổ chức 14 buổi tuyên truyền miệng cho 7350 lượt người, chủ yếu là cán bộ cấp xã, phường, giáo viên học sinh, sinh viêncác trường phổ thông, cao đẳng và đại học; đưa đón 24 hội viên Hội Văn học

142

Page 143: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

nghệ thuật tinht Vĩnh Long, 14 hội viên, Hội nhà báo tỉnh Cà Mau, 50 lãnh đạo và phóng viên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang ra Phú Quốc thâm nhập thực tế tìm hiểu cuộc sống của bộ đội và dân trên đảo. Vùng tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, gặp mặt, hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, giáo dục quốc phòng kết hợp với tuyên truyền biển đảo cho nhân dân Phú Quốc, cho hàng trăm quân dự bị động viên, dân quân tự vệ và dân quân tự vệ biển.

Năm 2010,Vùng 5 được Quân chủng đánh giá là một trong những đơn vị nhiều năm tiêu biểu trong phối hợp công tác tuyên truyền biển đảo.

Sau khi hoàn thành đại hội đảng các cấp cơ sở, (88 chi bộ, 2 đảng bộ bộ phận, 12 đảng bộ cơ sở),từ ngày 30 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2010, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ X nhiệm kỳ 2010-2015.Dự đại hội có 120 đại biểu đại diện cho 13 tổ chức đảng trực thuộcĐảng bộ.

Đánh giá về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiêm vụ nhiệm kỳ 2005 – 2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ X khái quát nêu rõ, “Đảng bộ Vùng 5 đã lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy nội lực, tích cực chủ động, sáng tạo khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất, xây dựng Vùng chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt. Các mặt công tác đều đạt và vượt chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ IX đề ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, nổi lên là xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủquyền biển đảo, đối ngoại quân sự, tuyên truyền biển đảo…”47

Về nhiệm vụ, mục tiêu nhiệm kỳ 2010 - 2015,Nghị quyết nhấn mạnh phương hướng chung “Tập trung xây dựng Vùng vững mạnh về chính trị, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, làm cho toàn Vùng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, yên tâm gắn bó với đơn vị, gắn bó với đảo, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa Tổ quốc. Thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ, duy trì thực chất khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng làm tốt công tác đối ngoại quân sự, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên vùng biển, đảo Tây Nam”.*

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015, gồm 13 đồng chí: đại tá Trần Thái Bình, Phó chỉ huy trưởng vùng; đại tá Mai Trọng Định, Phó chính ủy; đại tá Nguyễn Huy Đoàn, Chủ nhiệm Kỹ thuật Vùng; Đại tá Doãn Văn Sở, Chỉ huy trưởng Vùng; thượng tá Phạm Đăng Thực, Chỉ huy trưởng đảo Thổ Chu; đại tá Đậu Khải Hoàn, Chủ nhiệm Chính trị; đại tá Ngô Văn Phát, Chính ủy Vùng; trung tá Phạm Sinh Mạnh, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 557; trung tá Đặng Tuấn Tú, Chính trị viên, tiểu đoàn ra đa 551; đại tá Nguyễn Duy Tỷ, Phó chỉ huy trưởng vùng; thượng tá Nguyễn Hải Đường, Chính ủy lữ đoàn 127; đại tá Đoàn Xuân Tuyển, Phó chỉ huy trưởng Vùng. Đồng chí Ngô Văn Phát được Đảng ủy bầu lại làm Bí thư, đồng chí Doãn Văn Sở, Phó bí thư.

47Trích nghị quyết đại hội, hồ sơ lưu trữ Vùng 5 Hải quân

143

Page 144: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ X thành công tốt đẹp.Từ ngày 12 đến 14 tháng 8 năm 2010, Đảng bộ Quân chủng tiến hành Đại

hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đại hội xác định 6 nhiệm vụ chủ yếu của quân chủngtrong 5 năm tới ( 2010 -2015), trong đó nhấn mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng Quân chủng Hải quân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại; tập trung thực hiện thắng lợi các chương trình, đề án đã đầu tư xây dựng hải quân, nhất là các dự án mua sắm vũ khí,trang bị kỹ thuật mới, đóng mới phương tiện hiện đại, củng cố, xây dựng công trình trên bờ, trên quần đảo Trường Sa.Thành công của Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XI đánh dấu bước phát triển mới về chất trong lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam. Thời gian này, các năm 2008-2010, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 ( khóa IX) về “ Chiến lược bảo về Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI) về “ Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, được sự đầu tư lớn của Nhà nước, Quân chủng nỗ lực, khẩn trương xây dựng lực lượng tàu ngầm, không quân hải quân, phát triển lực lượng tên lửa bờ hiên đại, hiện đại hóa lực lượng tàu chiến đấu mặt nước, hải quân đánh bộ, hệ thống quan sát quản lý vùng biển; tăng cường xây dựng công trình phòng thủ, các công trình phục vụ chiến đấu trên bờ và trên đảo…

Để cùng góp sức xây dựng Quân chủng, năm 2010, Vùng 5 được Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho nhiệm vụ tham gia xây dựng các công trình phòng thủ trênquần đảo Trường Sa và nhiệm vụ vận chuyển xây dựng Trường Sa.Từ đầu tháng 3 năm 2010, Tiểu đoàn công binh công trình 556, Vùng 5 Hải quânlàm lễ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ chuyển tải và xây dựng công trình trên đảo Trường Sa Đông. Ngày 13 tháng 3 năm 2010, Vùng 5 bàn giao tàu HQ 632 cho Ban điều hành vận tải của Lữ đoàn 125 tại Vũng Tàu làm nhiệm vụ vận chuyển xây dựng các công trình trên quần đảo Trường Sa năm 2010.

Năm 2011, tình hình trên biển Đông diễn biến xu thế ngày càng căng thẳng, phức tạp.Quán triệt nghị quyết đại hội đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ X, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 xác định tập trung lãnh đạo quản lý, nắm chắc tình hình mặt biển, cảnh giác nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bị bất ngờ, không để nước ngoài tạo cớ gây xung đột; phấn đấu 100 phần trăm cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi tình huống xảy ra. Công tác sẵn sàng chiến đấu đột phá vào “duy trì sự đồng bộ khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng BM, nâng cao chất lượng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng theo phương án CV”.Công tác huấn luyện chiến đấu tập trung huấn luyện làm chủ, khai thác hiệu quả phương tiện, vũ khí trang bị mới, lấy nhiêm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc và xây dựng Vùng chính qui, hiện đại làm mục tiêu huấn luyện. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh đột phá vào “ cải cách hành chính, xây dựng chính qui, quản lý bộ đội, thắt chặt kỷ luật công tác, bảo đảm an toàn, nhất là an toàn giao thông”.

Sáu tháng đầu năm 2011, Vùng duy trì sự hiệp đồng tốt với Quân khu 9,Hải đoàn Biên phòng 28, Vùng Cảnh sát biển 4 (Vùng Cảnh sát biển 5 cũ), Sư đoàn

144

Page 145: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Phòng không 367, Sư đoàn Không quân 370 và các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng biển, đảoTây Nam; tiến hành tuần tiễu, trinh sát cùng với các hoạt động quan sát 24 giờ trong ngày, kết hợp với mạng lưới quân báo – trinh sát,quân báo nhân dân, thu trinh sát kỹ thuật nắm chắc tình hình vùng biển, đảo Vùng quản lý, trong đó trọng tâm là các khu vực bắc đảo Phú Quốc,Vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia, khu vực đảo Thổ Chu, DKI/ 10, vùng biển giáp ranh Việt Nam – Cam pu chia - Thái Lan, vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan - Ma lai xia và khu vực tây hòn chuối đến Tây hòn Khoai 30 đến 60 hải lý.

Công tác tuần tra chung, Vùng phối hợp với Vùng 1, Vùng 2, Hải quân Hoàng gia Thái Lan thực hiện tuần tra lần thứ 23;phối hợp với Căn cứ Biển, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia tuần tra lần thứ 22, 23 bảo đảm an toàntuyệt đối và tham dự hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung với Hải quân Cam pu chia lần thứ 11 tổ chức tại Căn cứ Biển, Cam pu chia.Trong thời gian hội nghị, tổ quân y của Vùng tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho quân nhân và nhân dân Căn cứ Biển, trị giá 16 triệu đồng.

Trên biển Đông,trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011, Trung quốc huy động lực lượng lớn các loại tàu chiến, tàu phục vụ, tàu hải giám và tàu đánh cá tăng cường hoạt động trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển phía Nam gần Ma lai xia, dùng máy bay tiến hành trinh sát trên một số tuyến, khu vực biển đảo của ta. Hành động trên biển của các tàu Trung Quốc ngày càng ngang ngược, cố tình ngăn cản các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của ta đang hoạt động bình thường trong vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc liều lĩnh, trắng trợn cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình minh 02 của ta đang hoạt động tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Không dừng lại, ngày 9 tháng 6 năm 2011, được các tàu ngư chính hỗ trợ, tàu cá Trung Quốc sử dụng bộ phận chuyên dụng cắt cáp, bất chấp pháo hiệu cảnh cáo của ta, cố tình lao vào làm hỏng tuyến cáp khảo sát củatàu ViKing II đang thăm dò tại lô 136.3 trong thềm lục địacủa Việt Nam, làm cho tình hình trên biển Đông hết sức phức tạp, căng thẳng.

Quân chủng tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ các tàucủa ta hoạt động thăm dò dầu khí trên biển. Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, các tháng về cuối năm 2011, Vùng 5 sử dụng 8 lần chiếc tàu (gồm các tàu HQ627, HQ632, HQ 637, Vạn Hoa 792 và Vạn Hoa 796)tham gia hoạt động cùng với các lực lượng tàu của Quân chủngbảo vệ an toàn cho các tàu thăm dò dầu khí và hạ dặt giàn khoan của Nhà nước trên vùng biển thềm lục địa Việt Nam.

Về phát triển lực lượng, đầu năm 2011, thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng cùng với các vùng trong Quân chủng, Vùng 5 Hải quân chuyển lên thành Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân; Thủ trưởng Vùng gọi là Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân ra quyết định thành lập khung tàu kéo cứu hộ TK- CH- 2000, phiên hiệu HQ 954,biên chế vào Hải đội 512, Lữ đoàn 127, tổ chức tiếp nhận tàu tại nhà máy X51, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Ngày 5 tháng 6 năm 2011, Bộ Tư lệnh Vùng tiếp tục thành lập hai khung tàu pháo loại 10412, phiên hiệu HQ 264, HQ 265, mỗi khung biên chế 32 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của hai khung tàu 10412 là

145

Page 146: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

hiệp đồng với Học viện Hải quân và Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tổ chức huấn luyện làm chủ và khai thác hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật của loại tàu 10412 để cuối năm 2011 tiếp nhận tàu tại cảng Cam Ranh.Cũng trong tháng 6 năm 2011, để thuận lợi cho triển khai các nhiệm vụ BM, CV, Vùng 5 điều tàu HQ 111 và hai tàu cá Vạn Hoa 792, Vạn Hoa 796 từ Hải đội 512 về Hải đội 511, lữ đoàn 127.

Công tác tuyên truyền biển đảo, Vùng 5 mở rộng phạm vira các tỉnh ở Nam Bộ và đối tượng tuyên truyền, tập trung vào các trường trung học phổ thông trung học, cao đẳng, đại học để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào Quân chủng Hải quân, vào Học viện Hải quân; tuyên truyền khám tuyển vào lực lượng tàu ngầm, không quân hải quân. Nội dung tuyên truyền nhấn mạnh những vấn đề mới, nảy sinh phức tạp trên biển cũng như âm mưu thủ đoạn của nước ngoài đối với biển Đông và Trường Sa, về xây dựng Quân chủng Hải quân chính qui, tinh nhuệ tiến lên hiện đại. Năm 2011, Vùng tổ chức 19 lớp tuyên truyền biển đảo cho 6650 lượt cán bộ, học sinh sinh viêncác tỉnh Tây Nam Bộ và trường Quân sự Quân khu 9; tổ chức đưa đón hơn 40 đoàn đại biểu quân, dân, chính, đảng và cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương ra thăm tặng quà đảo Phú Quốc và thâm nhập thực tế .

Công tác kỹ thuậttiếp tục đẩy mạnh hai khâu đột phá “ Xây dựng nền nếp chính qui kỹ thuật và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật Hải quân” đi vào chiều sâu gắn với cuộc vận động 50, xây dựng kho, trạm mẫu, tàu chính qui mẫu mực, tăng cường kỷ luật công tác, xây dựng củng cố, bảo đảm an toàn các cơ sở bảo đảm kỹ thuật, trọng tâm là nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, BM, CV; chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới của các tàu mới tiếp nhận

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch xây dựngVùng 5 Hải quân theo hướng chiến lược, lâu dài, từ năm 2010, Vùng 5 khởi công Dự án xây dựng doanh trại Hải đội 511, 512 và Tiểu đoàn 565, nhà xe đảo Thổ Chu.Sang năm 2011, Vùng 5 tiếp tục được Bộ Quốc phòng,Quân chủng phê duyệt vàthông qua qui hoạch đầu tư nhiều dự án lớn xây dựng các công trình bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, doanh trại.

Ngày 6 tháng 6 năm 2011, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt Dự án xây dựng công trình Nhà nghiệp vụ đối ngoaị Vùng 5,Quân chủng Hải quân, nằm trong khuôn viên doanh trại của Vùng 5 với nhiều công năng sử dụng. Dự án được đầu tư ban đầu là 22 tỉ đồng, dự kiến khởi công tháng 12 năm 2011 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2013. Ngày 24 tháng 6 năm 2011, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân kết luận đồng ý cho Vùng 5 Hải quân tiến hành lập các dự án: Xây dựng cơ quan Vùng 5; Nâng cấp Đội điều trị 78 thành Bệnh việnQuân, dân y 78; xây dựng doanh trại Tiểu đoàn công binh công trình 556; Nhà ở cán bộ, công nhân viên Vùng 5; Xưởng Tổng hợp số 2; Xây dựng kho quân khí; Xây dựng Căn cứ Năm Căn, Cà Mau…

Năm 2011, công tác hậu cần tập trung nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế trên biển, đột phá vào “Công tác nuôi dưỡng bộ đội”; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức huấn

146

Page 147: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

luyện hậu cần và xây dựng chính qui hậu cần, tăng cường quản lý sức khỏe bộ đội.Đội Quân y 78 khám bệnh 1654 ca, nhận điều trị 427 ca, thực hiện tốt chương trình 12 quân dân y kết hợp; khám cấp thuốc miễn phí cho 512 lượt người dân, trị giá 60 triệu đồngthuộc các xã Thổ Chu, hòn Khoai, hòn Chuối và hòn Thơm.

Công tác đảng, công tác chính trị đột phá vào “ trách nhiệm và phương pháp tác phong công tác” với “yêu cầu thực hiện nghiêm, đúng, đủ, tốt chức trách nhiệm vụ, hướng về cơ sở, sát cơ sở, trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả”; tiếp tục đột phá “ dự báo, nắm, quản lý, định hướng giải quyết tư tưởng”, “đổi mới phương pháp hình thức giáo dục chính trị”, tập trung vào “3 thức chất”, “ 5 đủ, 5 cùng, 5 phát huy”48. Trong năm, Vùng tổ chức xây dựng và bàn giao 4 nhà Đồng đội, trị giá 120 triệu đồng một căn; quyên góp quĩ vì người nghèo 116 triệu đồng, tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học 50 triệu đồng. Hội phụ nữVùng tiến hành Đại hội phụ nữ cơ sở Vùng 5 nhiệm kỳ 2011-2016, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ phụ nữ Hải quân tích cực học tập, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Tổ chức đoàn thanh niên triển khai thực hiện “ Năm thanh niên 2011”; “ Tháng thanh niên”; đẩy mạnh phong trào thi đua “ Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài xung kích, sáng tạo, xứng danh bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng 12 công trình vườn hoa cây cảnh, trị giá 47 triệu đồng xây.

Năm 2012,tình hình trên biển Đông luôn trong tình trạng căng thẳng, phức tạp. Tháng 4 năm 2012, Trung Quốc huy động số lượng lớn tàu thuyền đánh cá tranh chấp với Phi líp pin ở bãi cạn Seaborough, đã buộc tàu của Phi líp pin rút khỏi bãi cạn này.Tình hình vùng biển Tây Nam cơ bản ổn định, song vẫn chứa đựng nhân tố có thể dẫn đến diễn biến mới, phức tạp.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính qui đã được xác định; duy trì chặt chẽ các chế độ trực, các kế hoạch hoạt động tuần tiễu, trinh sát; tuần tra chung; thực hiện các đột phá của các mặt công tác và của các ngành.

Ngày 1 tháng 3 năm 2012, Vùng tổ chứctrọng thể lễ tiếp nhận hai tàu pháo hiện đại HQ 264, HQ 265, tới dự có thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân, đại diện các cơ quan dân, chính, đảng của tỉnh Kiên Giang. Tàu HQ 264, HQ 265 là loại tàu pháo 10412 được trang bị vũ khí, khí tài kỹ thuật đối không, đối hải rất hiện đại, do ngành công nghiệp quân sự Cộng hòa Liên bang Nga sản xuất, chế tạo. Sau khi tiếp nhận, Vùng 5 tiếp tục phối hợp chuyên gia Nga tổ chức huấn luyện sử dụng khai thác hiệu quả, an toàn các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật trên hai tàu này để nhanh chóng đưa vào thực hiện các nhiệm vụ của Vùng.

Việc tiếp nhận hai tàu chiến đấu hiện đại, đánh dấu một bước phát triển mới trên con đường xây dựng Vùng 5 Hải quân theo hướng cách mạng,chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.

Năm 2012,với thực lực tàu chiến đấu hiện có, Vùng 5 hoàn thành4 chuyến tuần tra chung với Căn cứ Biển, Hải quân Hoàng gia Cam pu chía và 1 chuyến tuần tra chung với Vùng 1, Vùng 2, Hải quân Hoàng gia Thái Lan theo kế hoạch của Quân chủng. Trong đó, biên đội tàu HQ 264, HQ 265lần đầu tiên tham gia và hoàn

48Dạy thực chất, học thực chất, đánh giá đúng thực chất; cùng biết, cùng bàn, cùng làm, cùng hưởng, cùng chịu trách nhiệm

147

Page 148: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chungvới Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển chồng lấn.

Để làm tốt nhiệm vụ tuần tra chung cũng như mở rộng sự phối hợp, hợp tác quản lý vùng nước lịch sử Việt nam – Cam pu chia, được sự thống nhất của hai bên, từ Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 13, về phía Việt Nam, cùng với Tư lệnh Vùng 5 Hải quân còn có Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 4 tham dự.Trong năm 2012, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Vùng 5 Hải quân đã tiếp nhận 2 tàu 01- TS, 02 – TS thanh tra thủy sản của Tổng cục Thủy sản Vương quốc Cam phu chia và hỗ trợ một phần kinh phíđể sửa chữaxong hai tàu này tại Xưởng 58, sau đóbàn giao cho Bạn và đồng ývới đề nghị của Bạn, Hải quân Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng giúp đỡ Hải quân Hoàng gia Campu chia Bệnh xá Hữu nghị tại Căn cứ Biển.

Năm 2012, Vùng 5 tiếp tục sử dụng các tàu, HQ 637, HQ 792, HQ 796 phối thuộc với Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ thăm dò dầu khí và hạ đặt giàn khoan tại các lô 135, 136, đi 12 000 hải lý an toàn; sử dụng tàu HQ954 làm dịch vụ bảo vệ tàu thăm dò dầu khí tại lô 5.1 trên vùng biển Tây Nam, đi 3880 hải lý kết hợp quan sát xua đuổi hàng chục tàu cá nước ngoài vi phạm vào vùng biển của ta.49

Vùng chủ động phối hợp với với hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang tổ chức rà soát, kiểm tra các mặt, chuẩn bị 60 tàu đánh cá xa bờ công suất từ 90 CV trở lên, quân số 600 người, luôn sẵn sàng hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ BM.

Cuối tháng 9 năm 2012, Vùng hoàn thành tốt cuộc diễn tập CH – CQ hai bên, hai cấp trên bản đồ, có một phần thực binh theo phương án BM, CV,kết hợp diễn tập TKCN trên biển và bắn đạn thật trên một hướng.

Về phát triển lực lượng, sau đợt nhận tàu chiến đấu hiện đại, tháng 9 năm 2012, Vùng 5 tiếp tục nhận tàu cứu hộ, cứu nạn ST168, HQ 921 từ Vùng 3 Hải quân, biên chế vào Hải đội 511, Lữ đoàn 127 và các tháng cuối năm, Vùng tiếp nhận một số xe đặc chủng, máy móc thông tin công nghệ cao; hệ thống giám sát tàu thuyền trên biển.

Về công tác đảng, công tác chính trị, cuối tháng 6 năm 2012, Vùng tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ 7 nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đại hội thông qua chương trình hành động của thanh niên Vùng 5 những năm sắp tới, nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua rèn đức, luyện tài, xây dựng nếp sống văn hóa, nền nếp chính qui; phong trào “thanh niên Hải quân phát huy truyền thống, xung kích sáng tạo, xây dựng chính qui, tinh nhuệ, hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc”.

Tháng 7 năm 2012, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 chỉ đạoĐảng bộ Vùng quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI“một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 5863 của Đảng ủy Quân chủng, tập trung củng cố kịp thời cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, duy trì có nề nếp, chất lượng sinh hoạt đảng, ngày đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trungdân chủ, đề cao tính tự phê bình và phê bình; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng cơ sở, tạo bước chuyển biến tích cực về

49Tàu HQ 954 là một tập thể có tinh thần ý chí quyết tâm cao, chịu đựng sóng gió, liên tục bám biển, khai thác sử dụng, bảo quản tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm an toàn về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hai năm liền (2011, 2012) là Đơn vị quyết thắng, được Quân chủng đề nghị Bộ quốc phòng tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng năm 2012

148

Page 149: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

trách nhiệm của các cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì.

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Quân chủng, đầu tháng 10 năm 2012, Đảng ủy Vùng 5 Hải quân tiến hành Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, của tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ và từng đảng ủy viên, đánh giá làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ; về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; về chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Qua kiểm điểm, tập thểĐảng ủy, Ban Thường vụ và từng đảng ủy viênđã đề ra giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, khuyết điểm trong thời gian sớm nhất, đểthực hiện tốt hơn nữa công tác lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của Vùng trong thời gian tới.

Kết thúc năm 2012, Đảng bộ Vùng 5 tiếp tục hai năm liền đạt trong sạch vững mạnh, Vùng đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, được Bộ Tư lệnh Hải quântặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua; Lữ đoàn 127 được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Cờ thưởng thi đua vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác năm 2012, tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng của toàn quân.

Sang năm 2013,là năm Quân chủng Hải quân có bước ngoặt phát triển lực lượng, tiếp nhận nhiều phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại của các binh chủng tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng lực lượng kiểm ngư; tiếp tục tập trung nâng cao khả năng quản lý, bảo vệ các vùng biển trọng điểm, các hoạt động nghiên cứu khoa học và kinh tế biển của Nhà nước;đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo, công tác đối ngoại quân sự, củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước làng giềng.

Quán triệt các chỉ thị, mệnh lệnh của trên,Vùng 5 xác định,năm 2013tiếp tục xây dựng công tác tham mưu chính qui, hiện đại; sẵn sàng chiến đấu cao, nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ trên vùng biển,hướng trọng điểm và các mục tiêu chiến lược quan trọng, tập trung thực hiện tốt đột phá “ nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất; duy trì đồng bộ khả năng sẵn sàng chiến đấu theo phương án BM, CV”. Cáclực lượng,phương tiện làm nhiệm vụ BM,CV của Lữ đoàn 127, Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 563, Tiểu đoàn tăng thiết giáp 557, Tiểu đoàn công binh công trình 556 và đảo Thổ Chu sẵn sàng chi viện cho các hướng và khu vực biển khi có lệnh. Công tác huấn luyện chiến đấu,tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện cơ bản, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật; huấn luyện sát phương án BM, CV, huấn luyệnhiệp đồng chỉ thị mục tiêu và huấn luyện đêm, xử lý các tình huống trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp. Đẩy mạnh huấn luyện kỹ thuật cơ bản, vững chắc, quản lý, khai thác sử dụng làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại.

Ngay từ đầu năm 2013, Vùng triển khaicác nội dụng hiệp đồngvới Quân khu 9, Hải đoàn 28 Biên phòng, Vùng Cảnh sát biển 4, Sư đoàn phòng không 367, Sư đoàn Không quân 370 và các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng biển đảo Tây Nam; duy trì hiệp đồng với hải tỉnh Cà Mau, Kiên Giang sẵn sàng huy động 60 tàu đánh cá xa bờ làm nhiêm vụ BM.

149

Page 150: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ngày 8 tháng 11 năm 2013, Vùng 5 Hải quân chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam lần thứ 10, tổ chức tại Vùng Cảnh sát biển 4, Phú quốc, Kiên Giang, có đại diện của Quân chủng Hải quân; Quân khu 9, Vùng 5 Hải quân và các lực lượng hiệp đồng tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Vùng Cảnh sát biển 4 và Hải đoàn 28 Biên phòng tham gia. Hội nghị thống nhất đánh giá, năm 2013, các lực lượng, các cơ quan chức năng đã cố gắng, nỗ lực vượt bậc với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, chủ động phối hợp trao đổi thông tin nắm tinh hình, kịp thời tham mưu đề xuất cho lãnh đạo, chỉ huy thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và xây dựng củng cố quốc phng – an ninh trên vùng biển Tây Nam. Hội nghị nhấn mạnh bài học rút kinh nghiệm cho năm tới phải có sự quan tâm sâu sắc và trách nhiệm cao hơn của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành, các lực lượng tham gia trong công tác phối hợp hoạt động quản lý nhà nước vùng biển đảo Tây Nam; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để ngư dân nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của biển đảo và tính chất phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý biển đảo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chấp hành lệnh của Quân chủng, trong quí 3 năm 2013, Vùng tổ chức chuẩn bị mọi mặt công tác cho 2 tàu HQ 792, H Q 796 phối thuộc với Vùng 4 Hải quân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ thăm dò dầu khí ở lô 148, 149 và lô 15.1.

Công tác đối ngoại quân sự, năm 2013, Vùng 5 hoàn thành tuần tra chung lần thứ 27 với Vùng 1, Vùng 2, Hải quân Hoàng gia Thái Lan; tuần tra chung lần thứ 30, 31, 32, 33 với Căn cứ Biển, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia và phối hợp tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 15 và 16.

Trong năm này, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau của hải quân hai nước Việt Nam – Cam pu chia tiếp tục được củng cố và mở rộng. Tháng 6 năm 2013, Trạm xá Hữu nghị của Căn cứ Biển do Hải quân Việt Nam giúp đỡ xây dựng xongđưa vào khai thác sử dụng và theo đề nghị của Bạn, Vùng 5 tiếp tục giúp đỡ cung cấp thuốc men và một số trang thiết bị, dụng cụ y tế cho trạm xá này. Tháng 10 năm 2013, Vùng 5 đã tạo điều kiện giúp đỡ 3 tàu 2101, 2102, 2103 của Căn cứ Biển quá cảnh qua Việt Nam sang Bộ Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Cam pu chia tại thủ đô Nông pênh đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn. Tại Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung Vùng 5 Hải quân Việt Nam và Căn cứ Biển Hải quân Hoàng gia Thái Lan lần thứ lần thứ 16, ngày 20 tháng 11 năm 2013, hai bên tiếp tục khảng định quyết tâm góp phần giữ vững trật tự và môi trường hòa bình trên vùng biển Tây Nam, đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ hải quân và các lực lượng, cảnh sát biển, biên phòng, quân sự, thanh tra thủy sản hai bên về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sự hiểu hiểu biết và tin cây lẫn nhaugiữa hai Nhà nước, hai quân đội và Hải quân hai nước. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm Hiệp định về Vùng nước lịch sử, Qui chế phối hợp tuần tra chungvà thường xuyên duy trì thông tin liên lạc của Văn phòng thường trực tuần tra theo qui chế, chủ động trao đổi thông tin và giúp đỡ lẫn nhau khi xảy ra thảm họa thiên tai.

150

Page 151: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Về công tác huấn luyện chiến đấu,ngày 1 tháng 3 năm 2013, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trọng thể lễ ra quân huấn luyện và phát động phong trào thi đua quyết thắng năm 2013.

Tới dự lễ có đại diện của các cơ quan Quân chủng; đại diện cấp ủy, chính quyền đại phương, lực lượng vũ trang huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, quân Thốt Lốt, thành phố Cần Thơ. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chuẩn đô đốc Doãn Văn Sở, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân trao cờ “Đơn vi huấn luyện giỏi năm 2012” của Bộ Quốc phòng tặng cho Lữ đoàn 127.

Phát động phong trào thi đua quyết thắng, đồng chí Tư lệnh Vùng 5 nhấn mạnh, năm 2013 đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho Quân chủng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển đảo. Vì vậy, 100 phần trăm cán bộ, chiến sĩ trong toàn Vùng phải có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, ý chí quyết tâm chiến đấu cao, đoàn kết khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh điều động, quyết định của tổ chức, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết thúc lễ ra quân, Bộ Tư lệnh Vùng 5 tổ chức Hội thi mô hình học cụ huấn luyện năm 2013. Hơn hơn 2000 mô hình, học cụ mới dự thi, có 30 mô hình, học cụ sáng kiến, sáng chế được Ban tổ chức đánh giá cao. Tập thể Lữ đoàn 127 đạt giải nhất, Tiểu đoàn 551đạt giải nhì,Tiểu đoàn 563 đạt giải ba.

Tháng 6 năm 2013, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện 6 tháng đầu năm 2013, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đánh giá Vùng 5 đạt chất lượng khá.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo, ngày 20 tháng 8 năm 2013, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyếtvề nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo của Vùng 5 Hải quân, trong đó nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, phải nâng cao nhận thức của cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa Tây Nam của Tổ quốc và xây dựng Vùng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới; tổ chức huấn luyện toàn diện, trọng tâm, trọng điểm cho các lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lấy huấn luyện lực lượng tàu, hải quân đánh bộ phòng thủ đảo làm trung tâm, tác chiến trên biển biển đảo làm nòng cốt; lấy mục tiêu ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch trên biển, đảo, trên không, đánh thắng trận đầu trên biển để huấn luyện.

Tháng 9 năm 2013, Vùng hoàn thành kế hoạch diễn tập “PQ13”, diễn tập CH –CQ hai bên, hai cấp trên bản đồ và có thực binh theo phương án A. Qua kết quả diễn tập, Vùng tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các văn kiện tác chiến theo phương án A.

Công tác tuyên truyền biển đảo, năm 2013, trên cơ sở bám sát kế hoạch tuyên truyền biển đảo của quân chủng,Vùng 5 tiếp tục phát huy nội lực của các cơ quan, đơn vị, đổi mới nội dụng, hình thức, biện pháp để đạt hiệu quả thiết thực các nội dung chương trình đã đề ra. Vùng tập trung tuyên truyền trong nội bộ đơn vị, trong lãnh đạo các cơ quan, đơn vị các địa phương; cho các tầng lớp thanh niên,

151

Page 152: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

học sinh, sinh viên và trí thức để góp phần cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức về chủ quyền quốc gia trên biển, tạo ra phong trào sâu rộng trong nhân dân hướng về biển, đảo của Tổ quốc; gắn tuyên truyền biển đảo với tuyên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào xây dựng quân chủng Hải quân cách mạng, chính qui, hiện đại.

Trong năm 2013, Vùng tổ chức tuyên truyền cho hơn 2000 lượt cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị trong toàn vùng. Vùng phối hợp với các địa phươngtổ chức 13 buổi tuyên truyền cho gần 3400 lượt cán bộ, giáo viên, sinh viên trường Đại học Cần Thơ; cán bộ các tỉnh đoàn Bến Tre, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang; học viên lớp cao cấplý luận chính trị K23, Khu vực 4; cán bộ, nhân viên Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Viên An, thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm lượt cán bộ đoàn, ngư dân trên huyện đảo Phú Quốc về tình hình biển Đông, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới; về xây dựng Hải quân nhân dân…Vùng tích cực đổi mới nội dung chương trình giao lưu kết nghĩa hướng về biển đảo quê hương giữa cáccơ quan, đơn vị Lữ đoàn 127 với tỉnh đoàn Bến Tre; Phòng Tham mưu với tỉnh đoàn Long An; Tiểu đoàn 551 với tỉnh đoàn Cà Mau; Tiểu đoàn 553với tỉnh đoàn Hậu Giang; Tiểu đoàn 556 với thành đoàn Cần Thơ; đảo Thổ Chu với tỉnh đoàn Kiên Giang. Vùng phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí; các hội văn học nghệ thuật, hội nhà báo Trung ương và địa phương tổ chức cho trên 150 phóng viên, hội viên đến thăm bộ đội, nhândân trên các đảo và thâm nhập thực tế để đưa tin, viết bài phản ánh cuộc sống của quân và dân trên vùng biển, đảo Tây Nam.

Cuối tháng 12 năm 2013, Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2014. Nghị quyết nhận định, năm 2014 tình hình trên biển sẽ tiếp tục căng thẳng, phức tạp rất khó lường, không loại trừ nước ngoài có những hành động đơn phương để khảng định sức mạnh, uy hiếp trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực và chủ quyền biển, đảo của ta. Nghị quyết nhấn mạnh, đẩy mạnh xây dựng Hải quân vững mạnh về chính trị, cách mạng, chính qui, hiện đại; cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, dự báo đúng, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

Quán triệt nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Vùng 5 xác địnhnhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2014, nhấn mạnh, hiệp đồng với các đơn vị, nắm chắc tình hình vùng biển được phân công, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng;công tác chính trị tập trung xây dựng Vùng vững mạnh về chính trị, tiếp tục thực hiện các đột phá“ dự báo, nắm, quản lý, định hướng và giải quyết tình hình tư tưởng của bộ đội; đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục chính trị”; 100 phần trăm cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Cùng với các hoạt động sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, kiểm soát quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam, huấn luyện chiến đấu, đầu năm 2014, Vùng 5 tiếp tục triển khai lực lượng công binh của Tiểu đoàn 556 làm nhiệm vụ xây dựng công trình trên đảo Trường Sa Đông, đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa và 2 tàu vận tải tham gia vận chuyển xây dựng Trường Sa; sử dụng hai tàu HQ 792, HQ 796 phối thuộc cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ thăm dò dầu khí.

152

Page 153: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Ngày 9 tháng 3 năm 2014, chấp hành mệnh lệnh của Quân chủng, Vùng 5 tổ chức cho 3 tàu HQ 627, HQ 637 và HQ 954 tham gia tìm kiếm máy bay MH 370 của hãng Hàng không Ma lai xia bị mất tích ngày 8 tháng 3 năm 2014 tại không phận quốc tế khu vực Tây Nam của Việt Nam, đồng thời kết hợp quan sát, giám sát các tàu nước ngoài tham gia tìm kiếm máy bay bị nạn trong khu vực vùng biển của ta.Trong quá trình tìm kiếm cứu nạn trên biển các tàu của Vùng thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạchcông tác đề ra và mệnh lệnh của Sở chỉ huyVùng và Quân chủng.

Đúng như dự báo của Quân chủng về tình hình diễn biến mới, phức tạp trên biển năm 2014.Ngày 1 tháng 5 năm 2014, bất chấp luật pháp quốc tế, giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt thăm dò ở vị trí nam đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, đông đảo Lý Sơn 119 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là một hành động khiêu khích nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông

Phối hợp các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam ngày đêmbám sát hiện trường trực tiếp đấu tranh, xua đuổi giàn khoan 981 ở cửa Vịnh Bắc Bộ, Vùng 5 tăng cường tổ chức kết hợp chặt chẽ các hoạt động của hệ thống ra đa cảnh giới, khí tài quan sát, trinh sát kỹ thuật, hệ thống giám sát tàu thuyền trên biển(AIS), quân báo trinh sát; chủ động triển khai các tàu trực, tuần tra, tuần tiễu tại các khu vực trọng điểm cùng với việc hiệp đồng các lực lượng trên địa bàn thu thập, xử lý thông tin, phối hợp xác minh thông tin, kịp thời đánh giá tình hình, tham mưu đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển hiệu quả, vững chắc hơn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định vùng biển, đảo Tây Nam. Đồng thời, Vùng 5 khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị 6 tàu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ CH- 14 và HĐ 14 khi có lệnh.

Trước sự đấu tranh quyết liệt bằng phương pháp hòa bình, với sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận chính trị, ngoại giao và trên thực địa của Đảng, Nhà nước và quân dân ta; trước sự phản đối và lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới, ngày 16 tháng 7 năm 2014, giàn khoan 981của Trung Quốc buộc phải di chuyển ra khỏi vị trí thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Cùng với tập trung lực lượng chấp pháp đấu tranh chống giàn khoan 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép, Quân chủng tăng cường lực lượng hải quân bảo vệ các vùng biển trọng điểm, bảo vệ các hoạt động hợp tác kinh tế biển với nước ngoài của Nhà nước.Trong quí 2 và đầu quí 3 năm 2014, chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, Vùng 5 tổ chức 3 tàu vận tải, tàu bổ trợ tham gia cùng với các lực lượng của Quân chủng bảo vệ an toàn các hoạt động thăm dò dầu khí ở lô 123, lô 135, lô 136, lô 107, hạ đặt giàn khoan ở lô 136/3 và trực an ninh ở cụm mỏ Sư tử, giữ uy tín cho các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài vững tâm tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển của đất nước.

Thực hiện quyết định điều chuyển lực lượng của Bộ Tổng Tham mưu, trong tháng 6 năm 2014, Vùng 5 tổ chức bàn giao nhanh gọn, đầy đủ nguyên canh các đơn vị, đảo Thổ Chu, Tiểu đoàn tăng, thiết giáp 557, Đại đội 82 pháo binh, Đại đội 28 công binh công trình thuộc Tiểu đoàn 556 về trực thuộc Quân khu 9. Trong bàn giao vũ khí, trang bị của các đơn vị này về Quân khu 9, đơn vị bạn tiếp nhận đánh

153

Page 154: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

giá rất cao về chất lượng cũng như trình độ giữ gìn, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật của Vùng 5 Hải quân trong công tác sẵn sàng chiến đấu.

Để phù hợp với tình hình tổ chức biên chế mới,sau khi hoàn thành bàn giao, Vùng 5 nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các bộ văn kiện sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch tác chiến BM, CV, xây dựng mới bộ văn kiện A và triển khai luyện tập thường xuyên các phương án chiến đấu. Tháng 9 năm 2014, Vùng 5hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia diễn tập huy động nhân lực, tàu thuyền, phương tiện theo Nghị định 30 của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau.

Năm 2014, Vùng 5 thực hiện tuần tra chung lần thứ 34, 35, 36, 37 với Hải quânHoàng gia Campu chia và lần thứ 29, 30 với Hải quân Hoàng Gia Thái Lan; duy trì phối hợp tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung với Căn cứ Biển Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lần thứ 17 và 18. Đây là năm đầu tiên lực lượng của Vùng 5 đảm nhiệm toàn bộ các chuyến tuần tra chung với hải quân hai nước Thái Lan và Cam pu chia, khảng định sự trưởng thành trên nhiều mặt trong phối hợp tuần tra chung của bộ đội Vùng 5 Hải quân, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Hải quân Việt Nam với hải quân hai nước Thái Lan và Cam pu chia. Đặc biệt là mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia ngày càng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 17, ngày 11 tháng 4 năm 2014, tại Căn cứ Biển Hải quân Cam pu chia, phía Việt Nam,ngoài các thành phần dự theo thường kỳ, còn có mặt của thủ trưởng Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101; lãnh sự quán Việt Nam tại Nông pênh. Tại hội nghị này hai bên tiếp tục đề nghị Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 31, Hải quân Cam pu chia, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101, Hải quân Việt Nam và các lực lượng cảnh sát biển, biên phòng, quân sự, thủy sản, lực lượng kiểm ngư Việt Nam, hải quan,chính quyền địa phương có liên quan trên biển tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm 2 lần do Căn cứ Biển Hải quân Cam pu chia và Vùng 5 Hải quân Việt Nam luân phiên chủ trì nhằm tăng cườngsự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, tham vấn, trao đổi ý kiến về tình hình an ninh trên vùng nước lich sử, vùng biển giáp ranh Việt Nam – Campu chia.

Trong năm 2014, Vùng 5 hoàn thành việc đấu nối điện lưới quốc gia bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên địa bàn Phú Quốc;đưa vào sử dụng Nhà nghiệp vụ tuần tra cùng với các công trình phụ trợ;đẩy mạnh thi công các công trình Xưởng sửa chữa tổng hợp 58, hệ thống kho vũ khí, đạn;tổ chức đấu thầu các dự án xây dựng công trình nhà công vụ, nhà trẻ, khu gia đình, Viện quân dân y 78, nhà cơ quan Vùng 5, kho xăng dầu cảng 2, 3 giai đoạn 2…

Công tác dân vận, năm 2014, Vùng 5 đón tiếp 17 đoàn khách của các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và địa phươngđến giao lưu và tặng quà trị giá trên 2 tỉ đồng đầu tư xây dựng Câu lạc bộ quân nhân và Khu thể thao; Vùng phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ cung cấp, chuyển giao công nghệ về con giống, cây trồng và tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để phát triển tăng gia sản xuất.

Sang năm 2015, tình hình biển Đông tiếp tục những diễn biến hết sức phức tạp, Trung Quốc ngày càng bất chấp sự phản đối của dư luận, công khai đẩy mạnh việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép trên

154

Page 155: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vùng biển, đảo Tây Nam tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến bất ngờ, phức tạp.

Năm 2015 là năm có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, của Quân chủng, kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Vùng 5 Hải quân; là năm tiến hành đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng, các chỉ thị, chỉ lệnh của Bộ và của Quân chủng, sang năm 2015, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định,tiếp tục xây dựng công tác tham mưu chính qui, hiện đại, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao, nắm chắc tình hình trên các vùng biển, đảo, hướng trọng điểm, các mục tiêu quan trọng; nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác tham mưu đề xuất, chủ động, kịp thời không bị bất ngờ trong mọi tình huống;tập trung thực hiện tốt đột phá “ Nâng cao chất lượng kiểm soát vùng biển và khả năng sẵn sàng chiến đấu”.Nâng cao chất lượng và khả năngcông tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ, tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo, chú trọng cho nhiệm vụ BM, CV, tuần tra chung, vận chuyển xây dựng Trường Sa, bảo vệ thăm dò dầu khí và nhiệm vụ huấn luyện; tiếp tục thực hiện tốtphong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” và hai khâu đột phá của ngành kỹ thuật. Đổi mới công tác giáo dục ở đơn vị; thực hiện tốt “ 3 xây,3 chống”(xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng; ý chí quyết tâm cao; tinh thần trách nhiệm tốt; chống tự diễn biến; trung bình chủ nghĩa; đơn thư hiếu kiện sai qui định); tổ chức tốt đại hội đảng các cấp với tinh thần “đổi mới, trí tuệ, kỷ cương, đoàn kết, chất lượng, tiết kiệm và an toàn tuyệt đối”; phát huy tốt vai trò cấp ủy, chỉ huy các cấp, tập trung xây dựng tổ chức đảng, trọng tâm là cơ sở và chi bộ thực sự vững mạnh về chính trị, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt, gương mẫu, trách nhiệm cao.

Trong năm 2015, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5, toàn Vùng đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính qui, chấp hành kỷ luật, quản lý bộ đội; thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu, kỹ thuât, công tác đảng, công tác chính trị và các đột phá của các ngành; phát động các phong trào thi đua quyết thắng; động viêncán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định các vùng biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Vùng 5 Hải quân( 26/10/1975 – 26/10/ 2015)

** *

15 năm đầu của thế kỷ 21 (2001 -2015), Vùng 5 Hải quân đã chủ động khắc phục khó khăn, tập trung mọi nỗ lựcphát huy sức mạnh tổnghợp quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo phụ trách và địa bàn đóng quân; đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức lực lượng phối thuộc với đơn vị bạn bảo vệ an toàn các hoạt động thăm dò dầu khí trên các vùng biển và thềm lục địa phí Nam.

155

Page 156: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

KẾT LUẬN

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo trong giai đoạn cách mạng mới vàtrên cơ sở phương hướng kế hoạch xây dựng lực lượng Hải quân cơ bản, lâu dài, ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 141/ QĐ –QP thành lập Vùng 5 Duyên hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.Ngày 26 tháng 10 năm 1975, được xác định là ngày ra đời của Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay với chặng đường lịch sử tròn 40 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành hết sức vẻ vang.

Vùng biển, đảo Tây Namcó ranh giới biển tiếp giáp với các nước Cam pu chia, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia,là vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển, có vị trí quan trọngvề chính trị, quốc phòng, an ninh và kinh tế của đất nước, song cũng là một vùng biển luôn luôn sôi động, nhạy cảm và hết sức phức tạp. Ngay từ năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, Vùng biển Tây Nam được xác định là một trong 3 khu vực biển trọng điểm tập trung quản lý, bảo vệ của Quân chủng Hải quân.

Sau 30 năm chiến tranh cách mạng gian khổ, với sự hy sinh mất mátvô cùng to lớn để giành lại đất nước thống nhất, hòa bình,khitiếng súng còn chưa yên, quân dân ta lại phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược mới từ hướng Tây Nam của tập đoàn phản động Pôn pốt- Yêng xa ri, Campu chia. Thủ lĩnh Khơ me đỏ, Pôn pốt hô hào, phải đánh Việt Nam lâu dài, có thể hy sinh 2 triệu người Cam pu chia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam.Quân khơ me đỏ tấn công vào dân thường Việt Nam ở biên giới Tây nam, gây nên những tội ác tày trời, chúng thực hiện giết sạch, đốt sạch và cướp sạch.

Vùng 5 Duyên hải vừa mới ra đời, với bề bộn những khó khăn, thiếu thốn, người lính Vùng 5 mới bước ra khỏi chiến tranh chưa một ngày nghỉ ngơi lại lao vào, xả thân trong cuộc chiến đấu mới bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam thống nhất, xã hội chủ nghĩa. Ba năm, 1975- 1978, Vùng 5 Duyên hảiđã tham gia cùng với các lực lượng của Quân chủng, Quân khu 9 chiến đấu giành lại đảo Thổ Chu, tấn công trừng trị đích đáng quân khơ me ở đảo Pô lô vai vàhoàn thành tốt nhiệm vụ ngăn chặn, giáng trả các hành động xâm nhập, khiêu khích phá hoại của hải quân Khơ me đỏ, hiệp đồng với lực lượng phối thuộc đánh chìm 5 thuyền vũ trang, bị thương 7 chiếc khác, xua đuổi hàng chục tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển, bảo vệ an toàn vùng biển, đảo phụ trách.

Được sự chi viện đắc lực của Quân chủng, Vùng5 nỗ lực xây dựng lực lượng, thực hiện giải thể hai khu duyên hải, triển khai thành lập hảiđoàn tàu chiến đấu cơ động; phát triển trung đoàn bộ binh phòng thủ đảo thành lữ đoàn; tăng cường lực lượng pháo binh tầm xa; thành lập các tiểu đoàn bộ binh cơ động; củng cố hệ thông ra đa cùng với khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu và huấn luyện chiến đấu. Bằng sự huy động nội lực mạnh mẽ của quân đội, Quân chủng, chỉ hơn một năm trời ngắn ngủi, Vùng 5 Hải quân nhanh chóng phát triển cócác thành phần chiến đấu tàu mặt nước, bộ binh, pháo binh; có lực lượng tại chỗ bảo vệ đảo và lực lượng cơ động chiến đấu. Từ biên chế hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ,

156

Page 157: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

phát triển lên hơn 9000 người vàocuối năm 1978, Vùng 5 Hải quân trở thành một bộ phận lực lượng phòng thủ, tấn công mạnh của Quân chủng Hải quân trên một hướng biển, đảo có tầm quan trọng chiến lược và đủ sức sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ mới của quân đội, Quân chủng giao cho.

Thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn Cam pu chia, Vùng 5 Hải quânlà một trong những lực lượng chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nam trên hướng biển của Quân chủng Hải quân. Một chiến dịch tiến công hiệp đồng chiến đấu qui mô lớn của các lực lượng hải quân có sự chi viện của không quân, diễn ra trong thời gian dàitừ ngày 6 tháng 1 đến 20 tháng 4 năm 1979, trên một không gian rộng ven biển Cam pu chia từ chân núi Tà Lơn đến biên giới Thái Lan.

Trong giai đoạn tấn công đánh chiếm các mục tiêu, giải phóng địa bàn, với sự chuẩn bị chiến đấu chu đáo, quyết tâm cao, ý chí khắc phục khó khăn, đợt 1,từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 1 năm 1979, các lực lượng tàu chiến đấu, bộ binh và pháo binh tầm xa của Vùng 5 đã độc lập chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu với lực lượng của Hạm đội 171 tiêu diệt tàu địch, bắn chế áp các mục tiêu, bảo vệ an toàn đội hình hành quân đổ bộ của Lữ đoàn 126 lên bãi Tà Lơn, bảo vệ khu vực đổ bộ và khu biển chiến đấu. Căn cứ vào sự phát triển của tình hình chiến dịch, 1 tiểu đoàn bộ binh ( D8, lữ 101) thực hiện nhiệm vụ đổ bộ lên bãi Tà Lơn cơ động theo đường số 4 đến Ngã 3 Ream hiệp đồng với chiến đấu với Lữ đoàn 126, sau đó đánh thẳng xuống cảng Ream.Trên hướng biển biển, các biên đội tàu chiến đấu PGM, PCF thuộcVùng 5 nằm trong đội hình hiệp đồng với Hạm đội 171 tiến công mãnh liệt tàu địch và các mục tiêu ở cảng Kông pông som và Ream yểm trợ cho lực lượng bộ binh của vùng đổ bộ chiến đấu giải phóng cảng Ream và đổ bộ lên bảo vệ cảng Kông pông som.

Đơt 2,từ ngày 15 đến 18 tháng 1 năm 1979, các lực lượng bộ binh và tàu chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu giải phóng đảo Kô kông, tạo điều kiện cho Quân chủng Hải quân tổ chức lực lượng tiến công giải phóng thị xãKô kông đúng kế hoạch đề ra.

Phối hợp với tiến công các mục tiêu ven biển, trên bờ, Vùng 5 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh chiếm 14 đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ của Cam pu chia.

Giai đoạn 1 của chiến dịch Tây Nam, Vùng 5 Hải quân đã góp phần tiêu diệt một bộ phận lớn lực lượng hải quân địch, giải phóng thành phố và cảng Kông pông som, cảng Ream; đảo Kô kông, thị xã Kô kông và các đảo gần bờ và xa bờ của Cam pu chia. Đó là các mục tiêu quan trọng ven biển, một địa bàn có ý nghĩa chiến lược về chính trị và quân sự của địch, góp phần vào thắng lợi chung trên toàn chiến trường Campu chia.Đặc biệt, trong giai đoạn này, Vùng 5 được sự chi viện rất hiệu quả của tàu thuyền ngư dân, thuộc huyện đội Phú Quốc tham gia chở bộ đội đổ bộ giải phóng cảng Ream và các đảo.

Trong giai đoạn truy quét tàn quân địch, triệt phá các căn cứ, kho tàng của chúng, giữ vững địa bàn chiến lược đã được giải phóng,Vùng đã điều chỉnh lực lượng hợp lý, vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, linh hoạt vận dụng các hình thức chiến thuật, tìm cách đánh thích hợp, tập trung truy quét địch ở các trọng điểm của hai khu vực Kông pông xom và Kô kông; phối hợp với đơn vị bạn truy quét ở các đảo và tổ chức lực lượng phòng thủ vững chắc các đảo này.Trong giai đoạn này,

157

Page 158: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

xuất hiện một số trận tiêu biểu trong phục kích, cơ động đánh địch đạt hiệu quả cao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và cơ sở bảo đảm hậu cận của chúng.

Tham gia chiến dịch Tây Nam, Vùng 5 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các lực lượng trong Quân chủng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu trên một hướng chiến lược quan trọng của chiến trường Cam pu chia. Trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến các cấpcủa đơn vị được củng cố và nâng cao một bước; khả năng chiến đấu, công tác của bộ đội thích nghi dần với điều kiện chiến trường mới, tiến bộ và trưởng thành trên nhiều mặt.Lữ đoàn bộ binh 101 và Lữ đoàn 127 lập chiến công xuất sắc được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất và hàng nhì.

Ngay sau chiến dịch Tây nam giành thắng lợi, Vùng 5 Hải quân tiếp tục một chặng đường mới, vừa làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang giúp bạn Cam pu chia, vừa đảm nhiệm phòng thủ bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

10 năm làm nhiệm vụ quốc tế 1979 – 1989, Vùng 5 Hải quân đã luôn cố gắng vượt qua khó khăn, vất vả gian khổ, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giúp Bạn bảo vệ toàn bộ vùng biển và hải đảo Cam pu chia, các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng trên khu vực địa bàn đảm nhiệm từ Kông pông xom đến tỉnh biên giới Kô kông; giúp Bạn xây dựng củng cố chính quyền các cấp và đoàn thể quần chúng cách mạng, khôi phục; phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, ổn định đời sống nhân dân địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng Hải quân Cam pu chia.

Trong đó nổi bật là những năm 1979, 1982, Vùng đã kịp thời triển khai thành lập các đơn vị chiến đấu, bố trí lực lượng đứng chân ở các khu vực trên tuyến 1, tuyến đảo xa bờ và gần bờ, trên các khu vực trọng điểm Kông pông xom, Ream; đã phối hợp với các lực lượng của Quân khu 9 chủ động tích cực đẩy mạnh tấn công truy quét tàn quân địch, khóa chặt biên giới, phong tỏa các vùng biển, không cho địch xâm nhập từ ngoài vào tiếp tế cho bọn phản động trong nội địa và tàn quân từ trong thoát ra.

Vùng thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, sử dụng các lực lượng và cách đánh thích hợp, liên tục trinh sát truy quét, lùng sục, luồn sâu, phục kích đánh địch trên các khu vực trọng điểm trong bờ và trên đảo, làm cho tàn quân địch luôn bị chia cắt, phân tán, luôn bị động đối phó; đồng thời tăng cường lực lượng chiến đấu vàcác hoạt động tuần tra bảo vệ các mục tiêu quan trọng.

Những năm này, Vùng 5 phối hợp hiệp đồng với đơn vị bạn tấn công truy quét địch đãcơ bản tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn Hải quân 164 của địch, tàn quân địch bị đẩy ra xa các khu vực trọng điểm và các hoạt động chống phá của chúng ngày càng suy yếu. Tabảo vệ an toàn vùng biển, đảo Cam pu chia, khu vực địa bàn và các mục tiêu phụ trách

Đi đôi với tiến công truy quét địch, bảo vệ vững chắc địa bàn, khu vực trọng yếu, Vùng 5 xác định công tác giúp Bạn xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng, giúp đỡ nhân dân ổn định đời sống, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phươngtrên địa bàn phụ trách là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hết sức cấp bách và có ý nghĩa chiến lược, vì lực lượng cách mạng và nhân dân Cam pu chia là

158

Page 159: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

lực lượngquyết định nhất, lực lượng quyết định cuối cùng sự toàn thắng của cách mạng Cam pu chia.

Vùng đã làm tốt việc cứu đói và giúp đỡ nhân dân bạn hồi hương, giữ gìn trật tự an ninh thành phố Kông pông xom, quản lý và bảo vệ chọn vẹn giúp Bạn tài sản của nhân dân, của địch bỏ lại sau ngày giải phóng; đã cùng Bạn kịp thời xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở tự quản phum, xã và các đoàn thể quần chúng gắn liền xây dựngphát triển lực lượng bộ đội chủ lực, địa phương và dân quân du kích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cáchmạng, phối hợp với bộ đội tình nguyện Việt nam truy quét tàn quân địch. Vùng 5 đã tham mưu đề xuất giúp bạn thành lập điều chỉnh các đơn vị hành chính phum, xã, thành phố công, nông, ngư nghiệp Kông pông xom; thành lập củng cố các tổ đoàn kết sản xuất nông, ngư nghiệp, khôi phục hoạt động các cơ sở công nghiệp, cảng biển quốc gia; xây dựng trường học, mạng lưới y tế; giúp Bạn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở các cấp, củng cố các tổ “nòng cốt” trong các tổ chức chính quyền, xã hội, cơ sở chính trị,các ban, ngành của thành phố Kông pông xom.

Sự chi viện, giúp đỡ hết mình trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội của Vùng 5 Hải quân, Quân khu 9 và của chuyên gia nhà nước đã góp phần to lớn và có tính chất quyết định làm thất bại mọi âm mưu, hành động sảo quyệt chống phá của quân địch đối với thành phố Kông pông xom trong công cuộc hồi sinh cuộc sống của nhân dân bạn, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tháng đầu tiên thoát khỏi họa diệt chủng.

Trước những thất bại của tàn quân Pôn pốt và bọn phản động ở Campu chia, cuối năm 1982 một bộ phận lớn lực lượng bộ binh và tàu thuyền của Vùng 5 Hải quân rút về nước và bàn giao một phần địa bàn và nhiệm vụ bảo vệ thàn phố Kông pông xom; khu vực Ream cho Quân khu 9 đảm nhiệm.

Năm 1983 - 1989, Vùng 5 dồn sức giúp bạn và cùng với bạn thực hiện thắng lợi 3 mục tiêu chiến lược. Đó là, tiếp tục làm cho tàn quân và phản động ở Cam pu chia tiếp tục tan rã và suy tàn; Xây dựng lực lượng cách mạng Cam pu chia lớn mạnh về mọi mặt, tự đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước trở thành lực lượng quyết định thắng lợi cuối cùng của cách mạng Cam pu chia; Tăng cường liên minh chiến đấu Việt Nam – Cam pu chia một cách toàn diện, vững chắc hơn và mạnh hơn trên cơ sở chủ nghĩa Mác – lênin, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, chống mọi kẻ thù và mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc cực đoan, hẹp hòi, nước lớn.

Trong đó nổi bật là, Vùng 5 đã chủ động, tích cực thực hiện mục tiêu chiến lược thứ hai, tập trung cao nhất, với nhiều chủ trương, biện pháp hiệu quả giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia - Căn cứ Hải quân Ream và các thành phần lực lượng trên bờ, dưới nước; lực lượng chiến đấu và bảo đảm chiến đấu hải quân; ra sức nâng cao chất lượng toàn diện lực lượng hải quân Bạn, chú trọngcông tác chính trị, tư tưởng, huấn luyện cơ bản và huấn luyện thực hành chiến đấu trên thực địa; tích cực giúp bạn tiến hànhcông tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần trong các nhiệm vụ.

159

Page 160: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Hải quân Cam pu chia đã nhanh chóng trưởng thành cả về số lượng, chất lượng,từng bước đủ sức tiếp nhận nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo của đất nước mình đúng với kế hoạch thời gian đã được Đảng và Nhà nước taxác định .

Cùng với nỗ lực và quyết tâm giúp Bạn xây dựng lực lượng hải quân, Vùng 5 Hải quân phối hợp với hoạt động chiến đấu trên chiến trường biên giới Cam pu chia – Thái Lan,hoàn thành tốt nhiệm vụ hiệp đồng với các lực lượng phối thuộc của quân chủng, bộ đội biên phòng và với lực lượng hải quân Cam pu chia non trẻ thực hiện các chiến dịch tuần tiễu, vây quét tàu nước ngoài xâm phạm bảo vệ vùng biển Cam pu chia và Tây nam trong các mùa khô 1984 -1985, 1985- 1986, bắt hàng chục tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép và nhiều tàu của Cam pu chia buôn bán trên biển sai qui định,đã ngăn chặn sự xâm nhập, tiếp tế của địch vào nội địa Cam pu chia bằng đường biển và giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng biển của bạn và của ta.

Kết hợp chặt chẽ với hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát tình hình vùng biển của Bạn và của ta, trên đảo và đất liền, Vùng 5 đã duy trì hiệp đồng vớí Bạn tuần tra, trinh sát, truy quét tàn quân địch, ngăn chặn mọi hoạt động phục, tập kích phá hoại của chúng, bảo vệ an toàn tuyến đảo, Căn cứ Ream, cảng Kông pông som và địa bàn đứng chân của ta.

Trong giai đoạn này, khả năng, điều kiện bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, bảo đảm kỹ thuật cho các nhiệm vụ của Vùng gặp rất nhiều khó khăn, một phần do tình trạng chung của đất nước, nhưng chính là đặc điểm hoạt động chiến đấu, công tác của vùng ởxa hậu phương, đóng quân trên các tuyến đảo xa bờ, trên các địa hình rừng núi phức tạp, cả ở trong nước và ở nước ngoài, trong điều kiện môi trường khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Đời sống của bộ đội thiếu thốn, kham khổ, luôn đối mặt với sự tấn công củacác dịch bệnh, nhất là sốt rét. Vùng đã đẩymạnh phát động các phong trào tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã ra nghị quyết chuyên đề, kế hoạch tăng gia của đơn vị, động viên bộđội chủ động sáng tạo trồng rau, màu, chăn nuôi, đánh bắt, chế biến hải sản và khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô.., để đảm bảo đời sống vàduy trì sức khỏe chiến đấu.

Việc bảo đảm tàu thuyền cho các nhiệm vụ chiến đấu của vùng luôn là bài toán khó.Hầu hết tàu chiến đấu, vận tải đổ bộ loại nhỏ (loại PGM, PCF, LCM8) của Vùng 5 thuộc hệ 2, ta thu được của địch sau ngày giải phóng miền Nam, sản xuất từ những năm chiến tranh thế giới lần thứ 2, đã hết hạn sử dụng, xuống cấp, hư hỏng nhiều, khan hiếm vật tư, phụ tùng thay thế.Vùng đã linh hoạt vận dụngcác kế hoạch bảo đảm, các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa để khai thác vốn thực lực hiện có, duy trì sức sống con tàuđảm bảo cho các nhiệm vụ. Song có thời điểm, nhất là những 1987, 1989, Vùng phải dùng đến tàu vận tải thay cho tàu chiến hoạt động tuần tiễu.

Bằng ý chí và nghị lực, sự chịu đựng gian khổ, hy sinh để vượt qua mọi khó khăn, 10 năm liên tục chiến đấu và công tác từ 1979 đến 1989, Vùng 5 hải quân đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hoàn thành thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ quốctế cao cả giúp bạn Cam pu chia.

160

Page 161: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

Năm 1989, Vùng 5 Hải quân được Đảng nhân dân Cách mạng Cam pu chia và Nhà nước Cam pu chia tặng thưởngHuân chương Ăng Co, huân chương cao nhất của Nhà nước Cam pu chia và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất.

Từ năm 1990, Vùng 5 Hải quân chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạnVùng tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo Tây Nam và địa bàn đóng quân.

Vùng biển Tây Nam là một vùng biển nhạy cảm, luôn luôn sôi động, phức tạp bởi những hoạt động xâm phạm thường xuyên của tàu cá, tàu chiến nước ngoài, những hiện tượng trấn lột, cướp biển, buôn bán trái phép, gây rối làm mất trật tự, an ninh, an toàn luôn xảy ra trên các khu vực biển giáp ranh.

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia, rút quân về nước, nhiều đơn vịtrực thuộc Vùng 5 giải thể, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được giải quyết theo các chế độ chính sách ra quân trở về quê hương tiếp tục học tập, công tác.Phần đông cán bộ chủ trì từ cấp đại đội đến vùng đã tham gia chống Mỹ, hoặc ít nhất đã 9 đến 10 năm làm nhiệm vụ quốc tếlà vốn quí, mặc dù đã đằng đẵng nhiều năm chiến đấu xa quê hương, đất nướcvẫn tiếp tục gắn bó với nhiệm vụ của Vùng trong tình hình mới.

Những năm 1990, 2000, bám sát yêu cầu nhiệm vụ, tình hình, đặc điểm vùng biển, Vùng 5 Hải quân đã khẩn trương xây dựng các kế hoạch, phương án phòng thủ, chấn chỉnh, xây dựng các lực lượng cơ động trên bờ dưới nước, lực lượng phòng thủ đảo, phát triển củng cố hệ thống ra đa,tập trung xây dựng các công trình chiến đấu phòng thủ đảo Thổ Chu và các cơ sở kỹ thuật, hậu cần phục vụ chiến đấu ở căn cứ Phú Quốc.

Kết quả của sự phấn đấu đó đã mang lại một thế trận phòng thủ,mộtsức mạnh chiến đấu mới của Vùng5 Hải quân trên hướng biển Tây Nam.

Cùng với sự chi viện lực lượng phối thuộc của quân chủng, Vùng đẩy mạnh các hoạt động quản lý, bảo vệ vùng biển, tăng cường tiến hành tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra trên các vùng biển trọng điểm. Từ 1990 đến năm 2000, Vùng và các lực lượnghiệp đồng đã xua đuổi hơn 1000 lần chiếc tàu thuyền ra khỏi vùng biển của ta, bắt giữ hàng chục lần chiếc tàu vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo Tây Nam; Vùng 5 Hải quân luôn là chỗ đựa tin cậy của ngư dân sinh sống, làm ăn trên biển, đảo.

Vùng đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, trình độ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tại chỗ ở đảo và lực lượng cơ động trên bờ và dưới nước. Từ 1990 đến năm 2000, Vùng 5 hoàn thành tốt các nhiệm vụ diễn tập hiệp đồng chiến đấu quân binh chủng, quân khu, huấn luyện dân quân tự vệ biển, quân dự bị động viên và nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Trình độ, năng lực của cán bộ các cấp từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác rèn luyện, chấp hành kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ vi phạm kỷ luật từ 8,1 phần trăm năm 1991 xuống còn 0,4 phầm trăm năm 2000.

Các mặt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật ngày càng tiến bộ phục vụ tốt hơn cho các nhiệm vụ của vùng và đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.Vùng

161

Page 162: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “ Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, thực hiên các cuộc vận động “ Quản lý khai thác vũ khí tốt bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, “ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp”.Vùng đã xây dựng được mối quan hệ gắn kết mặt thiết với đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tỉnh Nam bộ, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang; đội ngũ cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng của Vùng ngày càng yên tâm xây dựng đơn vị lâu dài.

Những năm 2001 -2015 thế kỷ 21, tình hình tranh chấp trên biển Đông tiếp tục những diến biến xu hướng ngày càng phức tạp, căng thẳng, gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột khó lường. Tình hình vùng biển Tây Nam tuy từng bước được ổn định, nhưng an ninh trật tự, an toàn xã hội vẫn diễn ra phức tạp và luôn chứa đựng những yếu tố có thể dẫn đến diễn biến mới, phức tạp bất ngờ.

Nhiệm vụcủa Quân chủng Hải quân ngày càng nặng nề và khó khăn; nhiệm vụcủa Vùng 5, yêu cầu ngày một cao hơn và cũng khẩn trương hơn.

Trên cơ sở bám sát tình hình vùng biển, yêu cầu nhiệm vụ, nắm chắc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ quốc phòng, của Quân chủng, Vùng 5 Hải quân đã chủ động khắc phục khó khăn, tập trung mọi nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo phụ trách và địa bàn đóng quân; đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức lực lượng phối thuộc với đơn vi bạn bảo vệ an toàn các hoạt động thăm dò dầu khí trên các vùng biển và thềm lục địa phí Nam và sẵn sàng triển khai nhiệm vụ BM, nhiệm vụ CV.

Trong giai đoan này nổi bật là, Vùng tăng cường quản lý, bảo vệ các khu vực biển trọng điểm và vùng biển giáp ranh; tiếp tục phát triển, củng cố nâng cao chất lượng hệ thống ra đa và quan sát mắt, xây dựng hệ thống quân báo nhân dân, trinh sát kỹ thuật không ngừng nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát, nắm tình hình mặt biển; tổ chức tốt hiệp đồng với các lực lượng phối thuộc và cảnh sát biển trong tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra vùng biển. Triển khai và thực hiện có kết quả hoạt động chống cướp biển, kịp thời bảo vệ ngư dân ta làm ăn trên biển. Phát huy tốt vai trò là đơn vị trung tâm, đầu tàu phối hợp hiệp đồng với các lực lượng và 7 tỉnh Nam Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam và trong hiệp đồng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng làm nhiệm vụ BM, đã làm cho mối quan hệ với các đơn vị, địa phương ngày thêm gắn kết.

Vùng đã thực hiện ngày càng thiết thực, sâu rộng hơn công tác đối ngoại quân sự, kết quả phối hợp tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh với Hải quân Hoàng gia Thái Lan và với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia phát huy tác dụng góp phần hết sức quan trọng vào giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển Tây Nam, là yếu tố thúc đẩy, tăng cường và củng cố mối quan hệ hợp tác đoàn kết hữu nghị, tin cậy giúp đỡ nhau giữa Hải quân Việt Nam với hải quân hai nước Thái Lan và Cam pu chia. Đặc biệt, là mối quan hệ hợp tác với Hải quân Cam pu chia ngày càng được củng cố và mở rộng vì mục đích chung xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh trật tự.

Vùng đã quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, tiếp tục làm tốt huấn luyện đồng bộ,

162

Page 163: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

chuyên sâu, huấn luyện cán bộ là then chốt; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với diễn tập, hội thao, hội thi và thực hiện nghiêm túc các đột phá trong huấn luyện, nhất là đột phá “ huấn luyện cơ bản, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật”.

Kết quả huấn luyện hàng năm, Vùng đều đạt khá trở lên; tiêu biểu là Lữ 127 thường xuyên là đơn vị có thành tích huấn luyện giỏi.

Đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính qui, chấp hành kỷ luật và quản lý bộ đội, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, là yêu cầu trong mọi hoạt động và công tác của Vùng, đã tạo sự chuyển mạnh trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hạn chế thấp nhất các vi phạm thông thường xuống 0,04 phần trăm. Kết quả hàng năm, thường xuyên có trên 90 phần trăm đơn vị cấp tàu, đại đội, hải đội, tiểu đoàn và tương đương đạt đơn vị vững mạnh toàn diện.

Thực hiện xây dựng Vùng 5 Hải quân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại, cùng với sự tăng cường các tàu bộ trợ, tàu phục vụ trọng tải lớn, Vùng bắt đầu tiếp nhận đưa vào sử dụng tàu chiến đấu mặt nước hiện đại và phương tiện, vũ khí, trang bịkỹ thuật mới, khí tài chuyên dụng công nghệ cao; triển khai các dự án xây dựng, nâng cấp các cơ sở bảo đảm kỹ thuật, hậu cần có tính đồng bộ, lâu dài; các khu doanh trại, nhà làm việc cao cấp, lâu bền, đã tạo ra những điều kiện mới nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu và khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển đảo Tây Nam của Vùng 5 Hải quân; nâng cao đời sống vật chất, tình thần của bộ đội.

Công tác tuyên truyên về biển đảo được đẩy mạnh hơn bao giờ,theo phương hướng toàn diện, sâu rộng về nội dung, đa dạng về hình thức, phương pháp gắn với huy động nguồn lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho xây dựng Quân chủng và xây dựng Vùng, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, củng cố ý chí quyết tâm cho bộ đội, vượt lên mọi khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc, sự chia sẻ chân thành với tấm lòng hướng về biển, đảo của nhiều cơ quan, ban, ngành, nhiều địa phương giành cho Vùng 5 Hải quân.

Những năm 2008, 2015, nhiệm vụ của Vùng 5 Hải quân không chỉ tập trung quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển,tiếp tục mở rộng thực hiện ngày càng sâu rộng trong các nhiệm vụ BM, CV, bảo vệ thăm dò dầu khí, tham gia xây dựng các công trình phòng thủ quần đảo Trường Savà vận chuyển chi viện Trường sa. Vị trí và vai trò của Vùng 5 Hải quân ngày càng được nâng cao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thềm lục địa Tổ quốc, trong tiến trình xây dựng Quân chủng Hải quân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.

Bốn mươi năm qua, Đảng bộ, chỉ huy các cấp Vùng 5 Hải quân quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng các cấp, chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên, trăn thở, quyết liệt với những chủ trương, biệp pháp lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị trung tâm của mỗi giai đoạn lịch sử, của từng chiến dịch, của mỗi trận chiến đấu để giành thắng lợi cao nhất. Bộ độiVùng 5 Hải quân luôn một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, không sợ hy sinh, gian khổ vượt qua mọi khó khăn trở ngại, mưu trí sáng tạo, bền

163

Page 164: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

bỉ, kiên cường chiến đấu và công tác,đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội, Quân chủng giao cho.

Thắng lợi của Vùng 5 Hải quântrong 40 năm qua do nhiều nguyên nhân, trước hết là sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Ban Cán sựBộ Tư lệnh 719, Bộ Quốc phòng;sự chi viện đắc lực của các đơn vị trong và ngoài Quân chủng; sự giúp đỡ, hỗ trợ to lớn của các cấp đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tỉnh Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ.

Song cơ bản, quyết định vẫn thuộc về nhân tố nội lực, đó là sự chịu đựng gian khổ, hy sinh,đoàn kết nhất trí, một lòng phấn đấu hết mình, chiến đấu dũng cảm của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 Hải quân.

Chặng đường 40 năm xây dựng và chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, trải qua các giai đoạn làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam, nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia,các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 Hải quân đã xây đắp, kết tinh nên truyền thống:

Chiến đấu anh dũng.Giúp bạn tận tình.

Đoàn kết hiệp đồng.Làm chủ vùng biển”

Đó là những giá trị tiêu biểu làm nên lịch sử Vùng 5 Hải quân, nó được kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Truyền thống 40 năm Vùng 5 Hải quânđã góp phần tô thắm truyền thống lịch sử Hải quân Việt Nam, là tài sản tinh thầnvững bền và vô giá, là động lực,nguồnđộng viên, cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong vùng tiếp tục giữ vững và phát huy, ra sức phấn đấu tu dưỡng, học tậprèn luyện, không ngừng tiến bộ đủ sức đảm đương nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc ngày càng khó khăn, phức tạp, Vùng 5 Hải quân tiếp tục tiến lên xây dựng đơn vị chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.Những thành tích, chiến công và truyền thống, những kinh nghiệm quí báu của chặng đường lịch sử 40 năm đã qua là hành trang, là cơ sở tạo tiền đề vững chắc để Vùng 5 Hải quân cùng Quân chủng Hải quân tiếp tục phát huy, phát triển sáng tạo trong điều kiện mới, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết 28 của Đảng ( khóa XI) về “ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ 12 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ 11, hoàn thành tốt vai trò nòng cốt xây dựng nền quốc phòng – an ninh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.

164

Page 165: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

PHỤ LỤC

I.Những phần thưởng cao quí* Tập thể được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

1,Đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 5, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày23/9/1973.

2, Đại đội 4 đặc công, Trung đoàn 46, Sư đoàn 1, Bộ chỉ huy quân sự Miền, tuyên dương ngày 23/9/1973, (10/ 1973 thuộc Trung đoàn 101).

3, Đại đội 23 quân y, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày20/12/1973.4, Đại đội 24, pháo cao xạ, Trung đoàn 172,tuyên dương ngày 31/12/1973.5, Đại đội 3 tên lửa, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày15/1/1976.6, Đại đội 18 pháo phòng không, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày

3/6/1976.7, Đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 8, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày

20/10/1976.8, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 101, tuyên dương ngày 20/10/1976.9, Lữ đoàn 101, tuyên dương ngày 25/1/1983.10, Đại đội 2HQĐB, Tiểu đoàn 574, Lữ đoàn 101,tuyên dương ngày

25/1/1983.11, Đại đội3HQĐB,Tiểu đoàn571,Lữ đoàn 101, tuyên dương ngày

25/1/1983.12, Tàu HQ 232, Hải đội 513, Lữ đoàn 127,tuyên dương ngày 25/1/1983.13, Tiểu đoàn 563, tuyên dương ngày 30/8/1989.

* Cá nhân được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân1, Thiếu úy Phạm Viết Bảo, Chính trị viên Đại đội đặc công, Trung đoàn

101, tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.2, Thượng sĩ, liệt sĩ Tống Duy Tụng,Tiểu đội trưởng, Đại đội 2, Tiểu đoàn

572, truy tặng ngày 25 tháng 1 năm 1983.

*Huân chương- 2 Huân chương Quân công hạng nhất và hạng nhì - 1 Huân chương Chiến công hạng nhì- Nhà nước Cam pu chia tặngHuân chương Ăng Co- 410 lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương chiến công các

hạng.

* Chính phủ, Bộ Quốc phòng tặngcờ thưởng thi đua,bằng khen

II. Lãnh đạo, chỉ huy vùng qua các thời kỳ*Các đồng chí tư lệnh,chỉ huy trưởng

1. Thượng tá Nguyền Thế Trinh, Tư lệnh ( 1975 – 1977)2. Đại tá Nguyễn Dưỡng, Tư lệnh ( 1977 – 1981)

165

Page 166: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

3. Đại tá Bùi Lê Tuấn, Tư lệnh (1981- 1984).

4. Đại tá Nguyễn Huy Lý, Chỉ huy trưởng (1984 – 1988).

5. Đại tá Trịnh Khăc Thuyết,Chỉ huy trưởng (1988 – 1991).

6. Đại tá Phạm Xuân Nựu, Chỉ huy trưởng (1991 – 2001).

7. Đại tá Hoàng Thế Sự, Chỉ huy trưởng (2001 - 2002).

8. Chuẩn đô đốc Doãn Văn Sở, Chỉ huy trưởng,( 2001- 2012) Tư lệnh (2012 – nay)

*Các đồng chí Chính ủy, phó chỉ huy chính trị

1. Đại tá Nguyễn Văn Lắm, Chính ủy (1975 -1981)

2. Đại tá, Phạm Xuân Trường, Phó chỉ huy chính trị (1981 -1985)

3. Đại tá Trần Khoái, Chỉ huy phó Chính trị (1985 – 1987)

4. Đại tá Phạm Reng, Phó chỉ huy Chính trị (1987 - 1988)

5. Đại tá Nguyễn Huy Thăng, Phó chỉ huy Chính trị (1988- 1991)

6. Đại tá Đỗ Xuân Thành, Phó chỉ huy Chính trị (1991 – 1997)

7. Đại tá Nguyễn Xuân Hợi, Phó chỉ huy Chính trị (1997 -2005)

8. Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chỉ huy phó Chính trị, Chính ủy (2005 -2014)

9. Đại tá Đoàn Văn Chiều, Chính ủy (2014 - nay)

III, Tài liệu ảnh về hoạt động chiến đấu và công tác của vùng và ảnh các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Vùng qua các thời kỳgồm 16 trang ảnh

166

Page 167: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

M C L CỤ ỤChương một: VÙNG 5 HẢI QUÂN RA ĐỜI LÀM NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÙNG BIỂN ĐẢO PHÍA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC (1975 –1978)

2

1. Vài nét về đặc điểm vùng biển, đảo Tây Nam Tổ quốc.................................2

2. Vùng 5 Hải quân ra đời, làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo Tây Nam; phối hợp với các lực lượng của Quân chủng trừng trị Hải quân Khơ me đỏ xâm phạm gây tội ác, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biển..........................................2

Chương hai: THAM GIA CHIẾN DỊCH TÂY NAM; PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO PHỤ TRÁCH VÀ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VẺ VANG Ở CAM PU CHIA (1979 – 1989) 2

1. Tham gia chiến dịch Tây Nam năm 1979.....................................................2

2. Phối hợp với các lực lượng của Quân chủng và Quân khu 9 bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia......2

Chương ba:CỦNG CỐ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO PHỤ TRÁCH (1990 -2000) 2

1. Chấn chỉnh củng cố, xây dựng lực lượng, tập trung thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý bảo vệ vùng biển, đảo thềm lục địa Tây Nam của Tổ quốc trong tình hình mới...................................................................2

2. Từng bước nâng cao trình độ và chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyển biển đảo của Tổ quốc 2

Chương bốn:XÂY DỰNG VÙNG 5 HẢI QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUI, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, THỀM LỤC ĐỊA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC ( 2001- 2015) 2

1. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính qui, chấp hành kỷ luật, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường hiệp đồng với các lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn vùng biển, đảo Tây Nam......2

167

Page 168: QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN - Youth AGUyouth.agu.edu.vn/sites/default/files/TAI LIEU THAM KHAO.doc · Web viewQUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN LỊCH SỬ

2. Xây dựng Vùng cách mạnh, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại, hiện đại, đẩy mạnh đối ngoại quân sự và tuyên truyền biển đảo, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chất lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tổ quốc 2

KẾT LUẬN 2

PHỤ LỤC 2

168