QUI CHUẨN VỀ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNGtrẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên...

7
February 2018 Mục đích: Sự an toàn cho bệnh nhân là ưu tiên số 1 của chúng tôi. Tài liệu này mô tả chi tiết các yêu cầu mà các đơn vị chăm sóc sức khỏe phải đáp ứng khi thực hiện phẫu thuật điều trị khe hở môi, hở hàm ếch do tổ chức Smile Train tài trợ. Các yêu cầu sau đây mô tả các chính sách và các thủ thuật quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong công tác gây mê và phẫu thuật cho bệnh nhân của Smile Train. PHẦN 1: HỒ SƠ Y KHOA CỦA BỆNH NHÂN Yêu cầu 1.1: Tiêu chuẩn về Hồ sơ: Sdng Hca tchc Smile Train và ca Smile Train Express (www.smiletrainexpress.org) cho mi bnh nhân được phu thuật điều trkhe hở môi, hhàm ếch do Smile Train tài tr. Hy khoa ca bnh nhân phi bao gm chi tiết các đánh giá trước phu thut, trước gây mê, các thông tin trong và sau phu thut, bao gm các thông tin gây mê trong khi m, ghi chép vgây mê, hsơ hoạt động ca phu thut viên, ghi chép ca phu thut viên, ghi chép điều dưỡng của đơn vị chăm sóc sau gây mê, và ghi chép của khu chăm sóc chung ca bnh vin. Hsơ phải rõ ràng, dđọc và thc hin cùng lúc. Yêu cầu 1.2: Đánh giá kết quả phẫu thuật: Tổ chức các buổi họp định kỳ, không quá 3 tháng một lần, tại mỗi buổi họp, đội phụ trách điều trị khe hở môi, hở hàm ếch (gồm phẫu thuật viên, chuyên viên gây mê, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ chỉnh nha và các chuyên khoa liên quan) xem lại hồ sơ, soạn kế hoạch trị liệu và thảo luận kết quả phẫu thuật và trị liệu. PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIỀN PHẪU Yêu cầu 2.1: Lựa chọn bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân được tổ chức Smile Train tài trợ phẫu thuật phải thuộc diện ASA (American Society of Anesthesiology) 1 hoặc 2. Bệnh nhân thuộc diện ASA 1 không được có rối loạn sinh lý, hóa sinh, hoặc tâm thần và loại bệnh tật mà nếu phẫu thuật chỉ ảnh hưởng tại chỗ, không gây ra rối loạn toàn thân. Bnh nhân thuc din ASA 2 là những người mc ri lon toàn thân tnhti va, do điều trbng phu thut hoc các quá trình sinh lý bnh khác. Ví d, mt trkhe mnh bkhe hmôi hay hhàm ếch nhưng không có vấn đề khác vsc khe thì có thđược xếp vào din ASA 1 hoc 2. Trem có nhng hi chứng cơ bản thường rơi vào din ASA 3 hoc cao hơn. Yêu cầu 2.2: Đánh giá bệnh nhân : Mỗi bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật phải được hỏi, đánh giá kỹ về tiền sử, khám cơ thể và được sự đồng ý của một bác sĩ chính (tốt nhất là bác sĩ nhi khoa) có hiểu biết về tình trạng sức khỏe cộng đồng và về các vấn đề y tế phổ biến tại địa phương. Tổ chức Smile Train CHỈ tài trợ phẫu thuật cho bệnh nhân nào: Trong khi kiểm tra tiền sử và cơ thể, được đánh giá là ít nguy cơ gặp biến chứng về phẫu thuật hoặc gây mê. Trên 3 tháng tuổi cho phẫu thuật khe hở môi và trên 6 tháng tuổi cho phẫu thuật hở hàm ếch. Nặng ít nhất 5 kg, có cân nặng phù hợp với tuổi. QUI CHUẨN VỀ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

Transcript of QUI CHUẨN VỀ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNGtrẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên...

February 2018

Mục đích: Sự an toàn cho bệnh nhân là ưu tiên số 1 của chúng tôi. Tài liệu này mô tả chi tiết các yêu cầu mà các đơn vị

chăm sóc sức khỏe phải đáp ứng khi thực hiện phẫu thuật điều trị khe hở môi, hở hàm ếch do tổ chức Smile Train tài trợ.

Các yêu cầu sau đây mô tả các chính sách và các thủ thuật quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong công tác gây mê và phẫu

thuật cho bệnh nhân của Smile Train.

PHẦN 1: HỒ SƠ Y KHOA CỦA BỆNH NHÂN

Yêu cầu 1.1: Tiêu chuẩn về Hồ sơ:

• Sử dụng Hồ sơ của tổ chức Smile Train và của Smile Train Express (www.smiletrainexpress.org) cho mọi bệnh

nhân được phẫu thuật điều trị khe hở môi, hở hàm ếch do Smile Train tài trợ.

• Hồ sơ y khoa của bệnh nhân phải bao gồm chi tiết các đánh giá trước phẫu thuật, trước gây mê, các thông tin trong

và sau phẫu thuật, bao gồm các thông tin gây mê trong khi mổ, ghi chép về gây mê, hồ sơ hoạt động của phẫu thuật

viên, ghi chép của phẫu thuật viên, ghi chép điều dưỡng của đơn vị chăm sóc sau gây mê, và ghi chép của khu chăm

sóc chung của bệnh viện. Hồ sơ phải rõ ràng, dễ đọc và thực hiện cùng lúc.

Yêu cầu 1.2: Đánh giá kết quả phẫu thuật:

• Tổ chức các buổi họp định kỳ, không quá 3 tháng một lần, tại mỗi buổi họp, đội phụ trách điều trị khe hở môi, hở

hàm ếch (gồm phẫu thuật viên, chuyên viên gây mê, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ chỉnh nha

và các chuyên khoa liên quan) xem lại hồ sơ, soạn kế hoạch trị liệu và thảo luận kết quả phẫu thuật và trị liệu.

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIỀN PHẪU

Yêu cầu 2.1: Lựa chọn bệnh nhân:

• Tất cả bệnh nhân được tổ chức Smile Train tài trợ phẫu thuật phải thuộc diện ASA (American Society of

Anesthesiology) 1 hoặc 2.

▪ Bệnh nhân thuộc diện ASA 1 không được có rối loạn sinh lý, hóa sinh, hoặc tâm thần và loại bệnh tật mà

nếu phẫu thuật chỉ ảnh hưởng tại chỗ, không gây ra rối loạn toàn thân.

▪ Bệnh nhân thuộc diện ASA 2 là những người mắc rối loạn toàn thân từ nhẹ tới vừa, do điều trị bằng phẫu

thuật hoặc các quá trình sinh lý bệnh khác.

▪ Ví dụ, một trẻ khỏe mạnh bị khe hở môi hay hở hàm ếch nhưng không có vấn đề khác về sức khỏe thì có

thể được xếp vào diện ASA 1 hoặc 2. Trẻ em có những hội chứng cơ bản thường rơi vào diện ASA 3 hoặc

cao hơn.

Yêu cầu 2.2: Đánh giá bệnh nhân :

• Mỗi bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật phải được hỏi, đánh giá kỹ về tiền sử, khám cơ thể và được sự đồng ý của một

bác sĩ chính (tốt nhất là bác sĩ nhi khoa) có hiểu biết về tình trạng sức khỏe cộng đồng và về các vấn đề y tế phổ

biến tại địa phương.

• Tổ chức Smile Train CHỈ tài trợ phẫu thuật cho bệnh nhân nào:

▪ Trong khi kiểm tra tiền sử và cơ thể, được đánh giá là ít nguy cơ gặp biến chứng về phẫu thuật hoặc gây

mê.

▪ Trên 3 tháng tuổi cho phẫu thuật khe hở môi và trên 6 tháng tuổi cho phẫu thuật hở hàm ếch.

▪ Nặng ít nhất 5 kg, có cân nặng phù hợp với tuổi.

QUI CHUẨN VỀ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

February 2018

• Một thành viên của nhóm điều trị phải nhận được giấy ưng thuận phẫu thuật, giấy này được ký sau khi người ký

được giải thích rõ ràng.

Yêu cầu 2.3: Lên lịch cho bệnh nhân:

• KHÔNG lên lịch phẫu thuật sau 2 giờ chiều cho trẻ dưới 2 tuổi.

• Đối với bệnh nhân dưới 1 tuổi, KHÔNG phẫu thuật cả môi và vòm trong cùng một lần gây mê.

• Phải có khoảng cách 90 ngày giữa hai lần mổ do Smile Train tài trợ để có đủ thời gian liền da sau khi phẫu thuật.

Yêu cầu này không áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, buộc phải quay trở lại bàn mổ.

PHẦN 3: CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ TRƯỚC KHI MỔ

Yêu cầu 3.1: Đánh giá bệnh nhân :

• Trước khi lên lịch mổ, bệnh nhân phải được bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gây mê kiểm tra tiền sử và cơ thể. Kiểm tra

này bao gồm:

▪ Tiền sử bệnh lý hiện tại.

▪ Tiền sử y học trước đây, gồm tiền sử sơ sinh (ước tính tuổi thai, các biến chứng đã biết khi sinh có thể gặp

phức tạp khi gây mê) và các bất thường bẩm sinh.

▪ Loại dị ứng của bệnh nhân (ví dụ dị ứng với loại thuốc và phản ứng ra sao).

▪ Tiền sử phẫu thuật bao gồm bất kỳ biến chứng nào.

▪ Tiền sử các biến chứng về gây mê bao gồm tiền sử trong gia đình đối với phản ứng trái chiều khi gây mê.

▪ Phải khám cơ thể tỉ mỉ và ghi hồ sơ, lưu ý đặc biệt tới các phản ứng trái chiều bẩm sinh và các bất thường

về đường thở thấy rõ. Phải khám chi tiết tim và phổi để đánh giá các bất thường về nhịp tim hay đường hô

hấp.

▪ Nếu khi kiểm tra tiền sử và cơ thể, bệnh nhân có các biểu hiện bất thường về tim mạch hoặc hô hấp, phải

chụp tia X quang lồng ngực (CXR) và đo điện tâm đồ (ECG).

▪ Xét nghiệm :

o Tất cả bệnh nhân phải thử máu (CBC).

o Tất cả bệnh nhân phải có mức hemoglobin tiền phẫu thuật ít nhất 10g/dL.

o Không truyền máu trước mổ để đáp ứng yêu cầu hemoglobin.

o Bệnh nhân khe hở môi cần có thêm PT/PTT.

Yêu cầu 3.2: Đánh giá gây mê trước khi mổ:

• Phải đánh giá và lập hồ sơ gây mê trước khi mổ.

• Đánh giá này phải thực hiện một ngày trước khi mổ, không thực hiện trong phòng mổ.

• Người gây mê phải:

▪ Xem lại kết quả khám tiền sử và toàn thân bệnh nhân do bác sĩ nhi khoa thực hiện, chú ý đặc biệt về:

o Tiền sử phẫu thuật, bao gồm bất kỳ biến chứng nào.

o Tiền sử bất kỳ các biến chứng về gây mê của bệnh nhân và gia đình.

o Xem xét các hậu quả của việc sinh non đối với bệnh nhân, nếu có.

▪ Thảo luận các vấn đề y tế mới xuất hiện ở người bệnh sau khi được bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình

phát hiện.

▪ Xem lại danh sách các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng.

▪ Xem lại các loại dị ứng của bệnh nhân (ví dụ dị ứng với loại thuốc và phản ứng ra sao).

▪ Khám cơ thể theo sự chỉ đạo, bao gồm những chỉ dấu quan trọng, kể cả cân nặng và nồng độ ôxy. Đặc biệt

chú ý kiểm tra tình trạng đường thở, hô hấp, tim mạch của bệnh nhân.

o Đối với trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRI) hoặc trên (URI) với các triệu chứng toàn

thân (ví dụ sốt hoặc mệt mỏi), phải hoãn mổ từ 4-6 tuần khi sức khỏe của trẻ ở mức tối ưu. Nếu

trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) mà không có các triệu chứng toàn thân, chuyên gia gây

mê cần đánh giá từng trường hợp xem trẻ có đủ điều kiện để mổ hay không. Những trường hợp này

có thể phải hoãn mổ 2 tuần cho đến khi triệu chứng URI biến mất.

▪ Xem lại kết quả xét nghiệm.

▪ Thảo luận kế hoạch gây mê với bệnh nhân và/hoặc phụ huynh.

February 2018

▪ Xem lại các hướng dẫn về "kiêng ăn uống" (NPO) với bệnh nhân và gia đình trước khi phẫu thuật. Tránh

cho trẻ phải nhịn đói lâu.

▪ Bệnh nhân phải có chứng nhận đã gây mê trước khi mổ.

Yêu cầu 3.3: Ngày phẫu thuật:

• Thành viên tham gia mổ khe hở môi phải:

▪ Đảm bảo bệnh nhân không sốt và có các chỉ dấu quan trọng phù hợp với tuổi.

▪ Kiểm tra tình trạng NPO phù hợp và đảm bảo bệnh nhân không bị mất nước.

• Thuốc men trước gây mê:

▪ Nếu bệnh nhân trẻ em được sử dụng thuốc an thần để giảm bớt lo âu ngay trước mổ, bệnh nhân phải được

theo dõi liên tục ít nhất là bằng máy đo nồng độ ôxy máu. Máy đo này phải được điều dưỡng hoặc chuyên

viên gây mê sử dụng ngay khi bắt đầu dùng thuốc cho tới khi vào mổ.

Yêu cầu 3.4: Thiết bị và vật tư nơi phòng mổ:

• Phòng mổ cần có các thiết bị và vật tư sau đây và phải được sử dụng khi thích hợp: ▪ Đèn đủ sáng

▪ Bộ đồ mổ cho khe hở môi được bảo quản tốt, đã khử trùng và các thiết bị có liên quan khác ▪ Nguồn cung cấp ôxy (bộ tập trung ôxy, bình chứa oxi di động hoặc đường dẫn)

▪ Thiết bị quản lý đường hô hấp : o Dụng cụ thông khí miệng - hầu, mũi - hầu nhiều kích cỡ

o Mặt nạ nhiều kích cỡ o Dụng cụ soi thanh quản và lưỡi soi nhiều kích cỡ

o Ống nội khí quản nhiều kích cỡ

o Các dụng cụ hỗ trợ đặt nội khí quản: kìm Magill, bu gi, cây thông nòng o Túi hồi sinh tự bơm dành cho người lớn và trẻ em

o Khay mở khí quản ▪ Tất cả thiết bị gây mê phải bao gồm:

o Thiết bị giám sát nồng độ ôxy hít vào

o Thiết bị chống thiếu ôxy để ngăn ngừa việc nhận hỗn hợp khí thiếu ô xy o Hệ thống ngăn chặn sự kết nối sai các nguồn khí (như chạc bộ đo, bộ nối ống)

o Cần nhất là phải lien tục theo dõi ôxy máu để ngăn ngừa việc thiếu ôxy trong quá trình phẫu thuật ▪ Thiết bị giám sát:

o Điện tâm đồ (ECG)

o Máy khử rung tim (nên có sẵn ít nhất một máy khử rung tim chạy tốt)

o Ống nghe

o Thiết bị đo nồng độ ôxy máu.

o Dụng cụ theo dõi huyết áp không đụng chạm nhiều đến cơ thể và có cỡ dây quấn phù hợp ▪ Máy hút và các loại ống hút

▪ Thiết bị tiêm, truyền tĩnh mạch (IV) • Nếu được, phải sử dụng thiết bị đo nồng độ CO2 cuối thì thở ra (ETCO2)

• Tất cả các thiết bị và dụng cụ trên phải còn hoạt động tốt. Nếu bất kỳ thiết bị/dụng cụ nào không hoạt động tốt, phải ngưng hoặc hoãn mổ.

Chất lỏng: Thời gian nhịn ăn:

Dung dịch trong suốt 2 giờ Sữa mẹ 4 giờ

Sữa bò hoặc thức ăn đặc 6 giờ

February 2018

PHẦN 4: CÁC YÊU CẦU VỀ CHĂM SÓC GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT

Yêu cầu 4.1: Các chuyên gia lâm sàng đủ năng lực:

• Chỉ các bác sĩ phẫu thuật khe hở môi, hở hàm ếch đủ năng lực chuyên môn có đăng ký với Smile Train Express

mới được thực hiện phẫu thuật cho các bệnh nhân được Smile Train tài trợ. Các phẫu thuật viên này phải được đào

tạo, có chứng chỉ của nước sở tại, và có chuyên môn trong phẫu thuật tạo hình môi và vòm. Các bác sĩ phẫu thuật

phải:

▪ Chứng minh rằng họ đang thường xuyên phẫu thuật tạo hình khe hở môi, hở hàm ếch bằng cách chia sẻ

danh sách bệnh nhân, lịch mổ và số lượng ca đã thực hiện.

▪ Chứng minh rằng cơ quan của họ có kinh nghiệm trong phẫu thuật điều trị hở môi, hở hàm ếch ít nhất trong

6 tháng trước.

▪ Đăng ký vào cơ sở dữ liệu bệnh nhân trực tuyến Smile Train Express của tổ chức Smile Train

• Chỉ có các bác sĩ hay nhân viên gây mê có đủ điều kiện về bằng cấp, có chứng nhận còn hiệu lực tại nước của họ,

còn kinh nghiệm và quen thuộc với việc gây mê cho trẻ em mới được phép gây mê cho bệnh nhân do Smile Train

tài trợ.

▪ Bệnh nhân do Smile Train tài trợ phải được chăm sóc ở mọi nơi mọi lúc bởi một chuyên viên gây mê được

đào tạo, cho đến khi hoàn toàn hồi phục và chuyển sang khu chăm sóc chung của bệnh viện.

PHẦN 5: CÁC YÊU CẦU VỀ PHẪU THUẬT VÀ GÂY MÊ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI PHẪU

Yêu cầu 5.1: Môi trường phẫu thuật an toàn:

• Cam kết sử dụng bảng kiểm tra an toàn phẫu thuật của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

• Có đủ số lượng nhân sự phòng mổ có kinh nghiệm trong phẫu thuật khe hở môi hở hàm ếch.

• Nhân sự trong phòng mổ phải mặc quần áo khử trùng trước khi vào phòng mổ.

• Nhân viên quen thuộc với kỹ thuật vô trùng và máy móc tiệt khuẩn.

• Trong khi gây mê tổng quát, cần có biện pháp bảo vệ mắt bệnh nhân để tránh tổn thương giác mạc.

• Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật phù hợp với phẫu thuật khe hở môi hở hàm ếch.

• Trong quá trình sử dụng dao điện, người sử dụng cần phải cẩn thận để tránh bệnh nhân bị bỏng.

• Luôn chuẩn bị máu và sẵn sàng truyền máu khi phẫu thuật hở hàm ếch.

• Nhiệt độ trong phòng mổ phải luôn luôn phù hợp.

Yêu cầu 5.2: Thuốc/nước biển/khí trong khi mổ:

• Luôn có sẵn trong phòng mổ các loại thuốc sau:

▪ Ketamine

▪ Diazepam hoặc midazolam

▪ Thuốc giảm đau gây nghiện: morphine hoặc fentanyl

▪ Thuốc gây mê tại chỗ (như lidocaine hoặc bupivacaine)

▪ Thiopentone hoặc propofol

▪ Thuốc hít gây mê phù hợp (halothane, isoflurane, sevoflurane)

▪ Suxamethonium/Succinylcholine

▪ Thuốc giãn cơ không khử cực phù hợp

▪ Neostigmine

▪ Dexamethasone

▪ Axit tranexamic

• Luôn có sẵn các thuốc hồi sức sau trong phòng mổ:

▪ Ôxy (phải có ôxy bổ xung cho tất cả bệnh nhân được gây mê tổng quát)

▪ Epinephrine (adrenaline)

▪ Racemic Epinephrine dạng hít

▪ Atropine

▪ Ephedrine hoặc phenylephrine

▪ Thuốc giãn phế quản dạng hít

▪ Hydrocortisone

▪ Dextrose

February 2018

• Luôn có nước muối sinh lý hoặc lactate Ringer trong phòng mổ:

▪ Tránh sử dụng dung dịch IV huyết thanh trong khi mổ.

• Thuốc và dịch truyền IV phải được dán nhãn và ghi ngày tháng rõ ràng.

• Nếu có thể, nên có sẵn natri dantrolene để điều trị các ca tăng thân nhiệt ác tính.

Yêu cầu 5.3: Giám sát gây mê trong quá trình phẫu thuật:

• Nhân viên gây mê phải luôn có mặt trong phòng phẫu thuật với bệnh nhân.

• Nhân viên gây mê phải theo dõi lâm sàng các thông số bao gồm:

▪ Nhịp tim và chất lượng:

o Phải theo dõi điện tâm đồ (ECG) trong suốt quá trình gây mê.

▪ Mức độ khuyếch tán và ôxy hóa mô:

o Theo dõi liên tục bằng bằng quan sát lâm sàng và máy đo ôxy nhịp tim. Phải lộ một phần cơ thể để

quan sát lâm sàng tình trạng cung cấp ôxy mô (ví dụ mặt hoặc tay, và ánh sáng phù hợp).

▪ Nhịp thở và chất lượn/chuyển động của bóng hô hấp:

o Thông khí đầy đủ và việc tắc nghẽn đường thở cần phải theo dõi liên tục bằng quan sát lâm sàng

và nghe phổi. Khi sử dụng ống thở, cần quan sát túi chứa hoặc đỉnh áp suất đường thở. Cần sử dụng

ống nghe tim-phổi liên tục khi chỉ có máy theo dõi ôxy và điện tâm đồ (ECG).

▪ Tiếng phổi:

o Trong một số trường hợp, việc sử dụng ống nghe vùng thượng vị hoặc thực quản liên tục có thể là

giải pháp thích hợp. Nếu đặt ống nội khí quản, cần kiểm tra vị trí của ống đã đúng hay chưa bằng

cách nghe phổi. Nếu có, xác nhận đúng vị trí bằng cách phát hiện CO2 cũng hữu ích.

▪ Tiếng tim:

o Bắt mạch hoặc nghe tim bằng ống nghe liên tục có thể hữu ích. Phải hiển thị liên tục tình trạng

mạch và/hoặc tiếng tim. Theo dõi liên tục và hiển thị nhịp tim phải được thực hiện bằng máy đo

ôxy nhịp tim.

• Giờ giấc sử dụng của tất cả các loại thuốc và các chỉ số quan trọng phải được ghi chép ngay vào hồ sơ gây mê, bao

gồm:

▪ Phải theo dõi 5 phút một lần: huyết áp động mạch, nhịp tim, nhiệt độ, nhịp thở, độ bão hòa ôxy, nồng độ

CO2 cuối kỳ thở ra (và ETCO2, nếu có), không đụng chạm nhiều đến cơ thể.

PHẦN 6: CÁC YÊU CẦU VỀ HẬU PHẪU VÀ GÂY MÊ

Yêu cầu 6.1: Môi trường an toàn sau khi mổ:

• Lý tưởng là bác sĩ phẫu thuật sẽ còn trong khu mổ cho đến khi bệnh nhân được rút ống nội khí quản ra và tự thở

với các chỉ dấu quan trọng đã ổn định.

• Nhân viên gây mê có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân cho đến khi được phép chuyển sang khu chăm sóc chung

của bệnh viện.

• Tất cả các bệnh nhân phải tỉnh táo, thở tự nhiên, và nhận ôxy bổ sung bằng mặt nạ khi di chuyển từ phòng mổ sang

đơn vị chăm sóc sau gây mê (PACU).

• Một xe đẩy có tất cả các phương tiện khẩn cấp và hồi sinh cần phải được tiếp cận dễ dàng cho khu PACU và khu

chăm sóc chung. Xe phải có các loại thuốc và thiết bị cần thiết cho khử rung, đặt nội khí quản, tiêm tĩnh mạch, và

đi qua các tuyến trung tâm. Phải chú ý tiếp tế cho đủ các món sử dụng xong.

• Điều quan trọng là các bác sĩ gây mê phải làm việc với bác sĩ phẫu thuật để xác định những loại thuốc nào nên được

dùng cho bệnh nhân nhi khoa để điều trị cơn đau của trẻ một cách thích hợp mà không gây rủi ro về hô hấp. Hãy

xét đến cách sử dụng cách gây mê tại chỗ khi thích hợp.

Yêu cầu 6.2: Chăm sóc hậu phẫu an toàn ở khu PACU :

• Phải chỉ định khu chăm sóc chăm sóc hậu phẫu (PACU) để bệnh nhân nằm tạm sau khi mổ để tỉnh táo trở lại sau

khi được gây mê và để được chăm sóc hậu phẫu thích đáng.

▪ Khu vực này phải được bố trí điều dưỡng (tỷ lệ lý tưởng là 1 y tá cho 2 bệnh nhân) đã qua đào tạo về quản

lý đường hô hấp và theo dõi hậu phẫu (huyết áp, điện tâm đồ và máy đo ôxy nhịp tim).

• Tất cả bệnh nhân phải được giám sát liên tục về:

▪ Mức độ cung cấp ôxy mô qua máy đo ôxy nhịp tim.

▪ Nhịp thở

February 2018

▪ Nhịp tim

▪ Đánh giá mức độ đau

• Bệnh nhân phải nằm ở khu chăm sóc hậu phẫu (PACU) cho đến khi tỉnh hoàn toàn, cơn đau được khống chế, và

không có dấu hiệu buồn nôn, ói mửa hoặc chảy máu sau mổ. Thông thường, bệnh nhân được giữ ở khu này từ một

đến hai giờ sau phẫu thuật. Trước khi bệnh nhân được chuyển đến khu chăm sóc chung, nhân viên gây mê phải

đánh giá và xác nhận bệnh nhân đã ổn định để di chuyển.

• Khu PACU phải có nhiệt độ thích hợp.

Yêu cầu 6.3: Chăm sóc hậu phẫu an toàn ở khu chăm sóc chung

• Tất cả bệnh nhân tại khu chăm sóc chung cần được nhân viên của khu theo dõi mỗi giờ về nhịp mạch, nhịp thở và

nồng độ ôxy bão hòa qua đêm.

• Nhân viên khu PACU phải bàn giao cho nhân viên khu chăm sóc bình thường một hồ sơ ghi rõ chi tiết các nguy cơ

có thể trông đợi, kế hoạch kiểm soát đau và các hướng dẫn về giờ ăn.

Yêu cầu 6.4: Các điều khoản về Hồi sức tích cực:

• Tất cả các đối tác phải có điều kiện tiếp cận một đơn vị chăm sóc đặc biệt cao cấp (ví dụ đơn vị hồi sức tích cực

(ICU) dành cho bệnh nhân bị bệnh và thương tích nặng và đe doạ đến tính mạng, cần được theo dõi chặt chẽ, liên

tục. Đơn vị này có thể nằm trong bệnh viện hoặc tại một cơ sở y tế gần đó).

• Nếu không có khả năng Hồi sức tích cực, cần có thỏa thuận về việc chuyển giao các ca phẫu thuật do tổ chức Smile

Train tài trợ cho một cơ sở y tế trong vùng có khả năng cung cấp loại dịch vụ chăm sóc chuyên sâu này. Các cơ sở

cung cấp dịch vụ này phải lập hồ sơ những gì đã thực hiện và phải chia sẻ tất cả thông tin y tế với bệnh viện giới

thiệu một cách kịp thời.

• Chuyên viên gây mê, chuyên viên tăng cường hoặc bác sĩ nhi khoa phải giám sát việc quản lý và chăm sóc cho bệnh

nhân tại ICU.

• Các điều dưỡng và nhân viên kỹ thuật được đào tạo phải có mặt để chăm sóc và hỗ trợ việc quản lý và theo dõi

bệnh nhân (lý tưởng là 1 y tá cho 2 bệnh nhân).

• Các thủ tục bằng văn bản phải có sẵn và được nhân viên thực hiện khi chăm sóc khẩn cấp, phân loại, CPR, và truyền

máu. Khuyến khích các cuộc diễn tập khẩn cấp thường xuyên.

• Nhân viên gây mê phãi bàn giao cho nhân viên ICU một hồ sơ ghi đầy đủ chi tiết.

PHẦN 7: CÁC SỰ CỐ Y KHOA

Yêu cầu 7.1: Nhanh chóng báo cáo tất cả các sự cố y khoa liên quan. Sự cố y khoa là một sự kiện không mong muốn

dẫn đến tử vong hoặc thương tích vĩnh viễn về thể xác hoặc tâm lý, hoặc gây hại tạm thời nghiêm trọng cho bệnh

nhân. Ví dụ về sự cố y khoa gồm có nhưng không giới hạn vào: tử vong, tim ngừng đập, ngừng thở, đột quỵ, ho khan

hoặc viêm phổi hít, và bệnh nhân phải trở lại phòng mổ ngoài dự kiến:

• Trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, bệnh viện đối tác phải:

▪ Báo cáo sự cố bằng email cho SmileTrain qua địa chỉ [email protected].

▪ Điền đầy đủ mẫu báo cáo sự cố (Sentinel Event Form) của Smile Train (phần một) và gửi email mẫu này

cho [email protected].

• Trong vòng 14 ngày kể từ lúc xảy ra sự cố:

▪ Tất cả các sự cố phải được đội ngũ chăm sóc khe hở môi thảo luận tại cơ sở y khoa để xác định cơ hội cải

thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc và bắt đầu kế hoạch hành động.

▪ Bệnh viện đối tác phải hoàn thành mẫu báo cáo sự cố (Sentinel Event Form) của Smile Train (phần hai) và

gửi email mẫu này cho [email protected].

▪ Bệnh viện đối tác phải lập và gửi hồ sơ y khoa của bệnh nhân (tiền sử và hồ sơ sức khỏe trước, trong và sau

khi phẫu thuật, bao gồm việc đánh giá gây mê trước phẫu thuật và hồ sơ trong quá trình phẫu thuật, hồ sơ

khu PACU, mọi ghi chép về tiến độ của bác sĩ điều trị và điều dưỡng, báo cáo xét nghiệm, báo cáo phẫu

thuật và các tường thuật bổ sung) cho [email protected].

• Trong vòng 4-6 tuần sau khi xảy ra sự cố:

▪ Một thành viên trong Ban Cố vấn Y khoa của tổ chức Smile Train sẽ xem xét, phân tích các hồ sơ y khoa

đã nhận và sẽ gửi phản hồi mang tính xây dựng cho bệnh viện đối tác dưới hình thức bản phân tích và bản

ghi nhớ.

February 2018

▪ Bệnh viện đối tác sẽ gửi văn bản xác nhận đã nhận được bản phân tích và cho biết kế hoạch thực hiện đối

với các phản hồi và đề nghị mang tính xây dựng.

• Tất cả bệnh viện đối tác gặp sự cố dẫn đến tử vong cho bệnh nhân được Smile Train tài trợ sẽ phải trải qua một

cuộc kiểm tra về an toàn và chất lượng cơ sở, cuộc kiểm tra sẽ do một bác sĩ gây mê nhi khoa không thuộc bên nào

thực hiện theo chỉ định của Smile Train.

Thừa nhận rằng sự an toàn của bệnh nhân luôn là ưu tiên số 1 của chúng tôi, tôi đã đọc tài liệu này về an toàn và

chất lượng của tổ chức Smile Train và xác nhận rằng

__________________________ ____________________ (tổ chức/bệnh viện) đủ khả năng đáp ứng và tuân thủ các yêu

cầu này.

Chữ ký ______________________________ Tên ___________________________________________

Chức vụ _____________________________ Ngày___________________________________________