Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác...

15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ HUY TUẤN Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác phẩm phê phán lý tính thuần túy LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2005

Transcript of Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác...

Page 1: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ HUY TUẤN

Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức

trong tác phẩm phê phán lý tính thuần túy

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2005

Page 2: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Immanuen Cantơ (1724-1804) là người sáng lập triết học cổ điển Đức.

Bằng lý luận nhận thức được trình bày chủ yếu trong Phê phán lý tính thuần

tuý mở đầu thời kỳ phê phán, ông được coi là người đã làm "cuộc cách mạng

Côpécníc trong triết học" khi đặt lại vấn đề bản chất của nhận thức trên cơ sở

lập ra một "toà án lý tính" xem xét những điều kiện khả thể, giới hạn và khả

năng nhận thức của con người. Lấy sự phê phán nhận thức luận của hai trào

lưu siêu hình học nổi danh đương thời là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh

nghiệm làm tiền đề, I.Cantơ dự định xây dựng một khoa học triết học bắt đầu

từ nền tảng của nhận thức, với mong muốn tìm ra nguyên tắc bản nhiên của lý

tính; và quả thực ông đã có đóng góp vĩ đại cho lịch sử triết học với tư cách là

người tổng hợp tri thức nhân loại và làm cầu nối tư tưởng phương Tây từ cận

đại đến hiện đại.

Triết học I.Cantơ đậm tính nhân văn với mục đích đem lại cho con

người một cách nhìn mới về thế giới và về bản thân mình. Theo I.Cantơ, triết

học phải tạo lập cho con người một nền tảng thế giới quan mới, vạch ra những

nguyên tắc cơ bản của cuộc sống và những lý tưởng nhân đạo. Các vấn đề

trên đều xoay quanh năng lực của lý tính, phản ánh ba khía cạnh cơ bản nhất

trong mối quan hệ ''con người - thế giới'' là nhận thức, thực tiễn và giá trị. Vấn

đề thứ nhất: con người với tư cách chủ thể nhận thức có thể biết được những

gì về thế giới. Đây là vấn đề nhận thức luận thuần túy, được triển khai trong

triết học lý luận của I.Cantơ; trong đó, bản chất của nhận thức là một nội dung

quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu.

Triết học I.Cantơ là nền tảng, điểm xuất phát của triết học Đức hiện

đại; chứa đựng cả những hạn chế và công lao. Ph.Ăngghen nhận xét "chính

I.Cantơ là người đầu tiên đã phá vỡ cái quan niệm hoàn toàn thích hợp với

phương pháp tư duy siêu hình và ông đã phá vỡ một cách hết sức khoa học

Page 3: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

đến mức mà hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông đã dùng để chứng minh

vẫn còn giá trị" [23, tr.86]*. Nhận xét này trước hết nhằm đề cao những tư

tưởng biện chứng của I.Cantơ giữa lúc khoa học hiện đại đang cần có một tư

duy mới vạch đường. Những tư tưởng ấy cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa. Vì

vậy, tiếp tục nghiên cứu triết học I.Cantơ nói chung, quan niệm về bản chất

của nhận thức và tri thức nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt

trong bối cảnh các khoa học về tư duy đang phát triển mạnh mẽ hướng tới nền

kinh tế tri thức hiện nay.

Phê phán lý tính thuần tuý là một tác phẩm đồ sộ, chứa đựng nhiều tư

tưởng quan trọng của I.Cantơ về nhận thức luận, lôgíc học với tham vọng đặt

nền móng cho một "môn siêu hình học mới muốn trở thành một khoa học

thực sự". Việc triển khai theo hướng nhận thức luận tiên nghiệm giúp I.Cantơ

có một cách đặt vấn đề mới về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại so với siêu

hình học truyền thống khởi từ thời kỳ tiền Xôcrát đến C.Vônphơ. Chính điều

đó đã đưa I.Cantơ đến chỗ độc đáo và trở thành triết gia có ảnh hưởng rộng

trong các trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Đồng thời cũng là triết gia

gây nhiều tranh luận trái ngược nhất trong lịch sử triết học từ các cách tiếp

cận khác nhau về các chủ đề mà ông nêu ra. Do vậy, nghiên cứu vấn đề bản

chất của nhận thức trong tác phẩm này sẽ tạo cơ sở cho việc nghiên cứu các tư

tưởng khác của I.Cantơ và góp phần lý giải sức sống của nó trong các trào lưu

triết học phương Tây hiện đại.

Mặt khác, việc giảng dạy lịch sử triết học phương Tây ở nước ta hiện

nay đang được đẩy mạnh, đòi hỏi phải có thêm nhiều công trình đi vào tìm

hiểu, nghiên cứu mảng đề tài quan trọng và khó khăn này, phục vụ công tác

giảng dạy và nghiên cứu lý luận. Với những lý do trên, tôi chọn “Quan niệm

của I.Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác phẩm Phê phán lý tính

thuần tuý” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.

* Từ đây: - Số đầu là số thứ tự trong danh mục tà i liệu tham khảo;

Page 4: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình viết về triết học

I.Cantơ nói chung và tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý nói riêng theo

nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất là loại công trình viết về triết học

I.Cantơ, trong đó có bàn đến nhận thức luận của ông. Ngoài bản triết học

thường thức chủ yếu trình bày giản lược tư tưởng I.Cantơ của Nguyễn Đình

Thi, trước hết, các tác giả chỉ ra việc I.Cantơ đã phân biệt tri thức khoa học

với tri thức thông thường, thực ra là phân biệt nhận thức tiên nghiệm và nhận

thức kinh nghiệm. Trần Thái Đỉnh trình bày nhận thức luận của I.Cantơ theo

trình tự lôgíc của cuốn Phê phán lý tính thuần tuý, khẳng định "tri thức đích

thực, tức tri thức khoa học bao giờ cũng chắc chắn vì tất yếu và phổ quát và

được áp dụng một cách tiên thiên tuyệt đối"; điều này được I.Cantơ chứng

minh bằng các tri thức luận lý, toán học, vật lý, và cố gắng xây dựng nó trong

môn siêu hình học [Xem: 8, tr.24]. Cách trình bày này có ưu điểm là bám sát

tác phẩm gốc của I.Cantơ nhưng chưa đánh giá mặt tích cực và hạn chế của

ông. Tác giả Nguyễn Văn Huyên khẳng định "I.Cantơ đối lập hai loại tri thức:

tri thức hạn chế và tri thức khoa học" [Xem: 14, tr.71]; đồng thời phân tích

hai cấp độ của nhận thức kinh nghiệm là kinh nghiệm thông thường và kinh

nghiệm nhận thức khoa học; hai cấp độ của nhận thức tiên nghiệm là cái có

trước kinh nghiệm và cái siêu nghiệm [Xem: 14, tr.59]. Các tác giả cũng phân

tích khá rõ khả năng nhận thức của cảm tính, giác tính và lý tính được I.Cantơ

trình bày tương ứng với khả năng nhận thức của toán học, khoa học tự nhiên

lý thuyết và siêu hình học.

Những đóng góp của các công trình khảo cứu này là chỉ ra các tư tưởng

triết học cơ bản của I.Cantơ cũng như đánh giá chung về giá trị hiện thời của

các tư tưởng ấy. Nhưng với di sản khổng lồ của triết gia này thì việc nghiên

cứu đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu hơn nữa vào từng mảng đề tài, từng chủ đề,

- Số cuối là số trang của tà i liệu tham khảo.

Page 5: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

hay từng tác phẩm riêng của ông. Một số bài viết về siêu hình học, nhận thức

luận, lôgíc học và phép biện chứng tiên nghiệm của I.Cantơ được tập hợp

trong cuốn I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức do Nhà xuất

bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1997 và Hội thảo khoa học "Triết học cổ

điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học", trường Đại học Khoa học xã hội

và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức thành công vào tháng

12/2004 phần nào đáp ứng yêu cầu đó.

Nội dung các bài viết này khá phong phú. Vấn đề bản chất nhận thức

của I.Cantơ được tác giả Vũ Văn Viên chỉ ra là có tính chất tiên nghiệm và

tổng hợp và I.Cantơ tin rằng nhận thức luận tiên nghiệm ấy đã được hiện thực

hoá trong toán học và khoa học tự nhiên [Xem: 49]. Trong nhận thức luận

I.Cantơ, tính tích cực của chủ thể nhận thức được xem là yếu tố có giá trị cao,

hình thành trong phép diễn dịch tiên nghiệm về các phạm trù [Xem: 3, tr.78].

Bảng phạm trù của I.Cantơ có tính phổ quát và tất yếu, tương đối đầy đủ và

hệ thống, sắp xếp theo nhịp ba: tiền đề - phản đề - hợp đề, nhưng tác giả Lê

Công Sự cho rằng, các phạm trù của I.Cantơ chỉ là cách nói khác đi "ý niệm

bẩm sinh" của R.Đềcáctơ, "chân lý vĩnh cửu" của G.V.Lépnít mà thôi [Xem:

33, tr.92-93]. Học thuyết về "antinômia" và "lôgíc tiên nghiệm" của I.Cantơ

chỉ ra mâu thuẫn không thể giải quyết được của lý tính thuần tuý khiến cho lý

tính phải cậy đến lòng tin, phản ánh thực trạng phổ biến của triết học duy tâm

lúc đó là đều xuất phát từ thần học và không vượt qua khuôn khổ của thần

học; nhưng đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của lôgíc biện chứng khoa

học [Xem: 47, tr.66]. Như vậy, tư tưởng biện chứng của I.Cantơ cũng là một

giá trị, tác giả Đặng Hữu Toàn đánh giá: "Không chỉ "nêu lại phép biện

chứng" mà các nhà siêu hình thế kỷ XVII-XVIII đã đưa nó vào lãng quên,

không chỉ làm cho nó thoát khỏi địa vị của một thứ triết lý hão huyền, một

"nghệ thuật hùng biện" như các nhà triết học cổ đại Hy Lạp quan niệm,

I.Cantơ đã tạo ra trong hệ thống triết học duy tâm tiên nghiệm của mình một

Page 6: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

hình thức mới của phép biện chứng - phép biện chứng tiên nghiệm" [41,

tr.23]. Cách tiếp cận triết học cũng là một vấn đề được các học giả quan tâm ở

I.Cantơ. Tác giả Hồ Sỹ Quý khẳng định triết học I.Cantơ mang tinh thần phê

phán hết sức rõ rệt, đã phê phán một cách trực diện và không thương tiếc toàn

bộ "linh hồn" của triết học tiền bối; triết học nào cũng ít nhiều sử dụng vũ khí

phê phán nhưng phê phán được nâng lên thành một phương thức xây dựng tư

tưởng, được hệ thống hoá thành một cách tiếp cận riêng thì chỉ có ở I.Cantơ

[Xem: 29, tr.283-284]. Tác giả Đỗ Minh Hợp chỉ ra đặc trưng của cách tiếp

cận tiên nghiệm của triết học I.Cantơ là "quay lại với ý thức chỉ được làm

sáng tỏ hơn, chỉ có tính chất đặc thù hơn", tức là một cách tiếp cận xác định

đối với việc phân tích ý thức [Xem: 12, tr.265-266]. Vấn đề "cái siêu việt",

"cái siêu nghiệm" được tác giả Phạm Minh Lăng và Phạm Văn Chung đề cập

như là sức mạnh kỳ diệu của trí tuệ cũng là nội dung mang tính thời đại.

Những hạn chế và giá trị của nhận thức luận I.Cantơ được trình bày xen kẽ,

rải rác trong các bài viết. Có thể rút ra hạn chế chủ yếu là tính chất duy tâm và

bất khả tri trong việc nhận thức thế giới. Nhưng không thể phủ nhận công lao

to lớn của I.Cantơ: đặt lại vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại mà cầu

nối là chủ thể nhận thức với toàn bộ tính tích cực, sáng tạo của chủ thể; phân

tích cấu trúc của trực quan và lý tính; đặt vấn đề nghiên cứu công cụ và khả

năng của nhận thức. Mặc dù tác giả Trần Văn Phòng nhận xét "những đóng

góp của I.Cantơ chủ yếu là đặt vấn đề chứ không phải giải quyết vấn đề"

[Xem: 26] song những giá trị này thực sự đã góp phần thúc đẩy triết học và

khoa học phát triển, để cho "khoa học chứng minh về chi tiết". Và sự thực là

"sự xuất hiện của các hệ thống lôgíc hiện đại và các phương pháp nhận thức

khoa học hiện đại đã chứng thực điều đó" [Xem: 49].

Những bài viết này cho thấy việc khai thác các khía cạnh trong triết học

I.Cantơ không bao giờ là đầy đủ cả. Việc đánh giá, lĩnh hội triết học I.Cantơ

một cách thực sự khách quan, chính xác và khoa học là điều không dễ vì tư

Page 7: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

tưởng của ông chứa đựng rất nhiều vấn đề mới mẻ, uyên bác, phức tạp; và

trong cuộc đời sáng tạo của ông từng có bước ngoặt lớn về lập trường triết

học, những vấn đề ông nêu ra còn ẩn chứa các mâu thuẫn gây nên nhiều cách

lý giải khác nhau.

Khi tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý được dịch lần đầu tiên ra tiếng

Việt năm 2004, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã trình bày xen lẫn phần chú giải

dẫn nhập của mình nhằm làm rõ hơn các tư tưởng vốn được xem là khá phức

tạp và khó hiểu của I.Cantơ trong cuốn sách. Đồng thời Thái Kim Lan viết bài

dẫn luận. Công trình này có thể coi là những bước đi đầu tiên trực tiếp giới

thiệu Phê phán lý tính thuần tuý - một cuốn sách được A.Sôpenhauơ đánh giá

là "quan trọng nhất trong muôn một được trước tác tại châu Âu" - với bạn đọc

Việt Nam.

Như vậy, nghiên cứu sâu và có hệ thống các đề tài được I.Cantơ gợi mở

trong Phê phán lý tính thuần tuý là công việc mới mẻ của giới học thuật ở

Việt Nam. Trong khi việc tiếp cận văn bản gốc bằng tiếng Đức còn khó khăn

thì bản dịch tiếng Việt nói trên của Bùi Văn Nam Sơn là tài liệu chủ yếu để

nghiên cứu luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn: Từ sự phân tích cách tiếp cận và những luận

điểm cơ bản của I.Cantơ, luận văn góp phần làm rõ quan niệm của ông về bản

chất của nhận thức trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

1) Phân tích bối cảnh ra đời của tác phẩm, cách tiếp cận của I.Cantơ về

nhận thức trong tác phẩm.

2) Phân tích những nội dung cơ bản nhất thể hiện quan niệm của

I.Cantơ về bản chất của nhận thức.

Page 8: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

3) Đánh giá một cách khái quát quan niệm của I.Cantơ về bản chất của

nhận thức.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học.

- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng

hợp nhằm tái hiện và đánh giá quan niệm của I.Cantơ về bản chất nhận thức.

- Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung làm rõ quan niệm của I.Cantơ về bản chất

của nhận thức trong Phê phán lý tính thuần tuý.

5. Đóng góp mới của luận văn

Một là, luận văn góp phần làm rõ nguồn gốc lý luận quan niệm của

I.Cantơ về bản chất của nhận thức trong Phê phán lý tính thuần tuý.

Hai là, bước đầu đánh giá những tích cực cũng như hạn chế trong nhận

thức luận của I.Cantơ.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về I.Cantơ ở các góc độ khác

nhau song để nghiên cứu ngày càng đầy đủ, sâu sắc những quan điểm triết

học của ông thì còn cần rất nhiều công trình khác. Về mặt lý luận, luận văn

hoàn thành sẽ góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu về lý luận nhận thức của

I.Cantơ; về mặt thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ tham

khảo cho công tác giảng dạy lịch sử triết học hiện nay ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Page 9: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

chia làm 2 chương, 4 tiết.

Page 10: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quang Chiến (chủ biên - 2000), Chân dung triết gia Đức, Viện Triết

học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên - 1997), I.Cantơ - người sáng lập nền

triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Quan niệm của I.Cantơ về tính tích cực

của chủ thể nhận thức. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển

Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.75-83.

4. Phạm Văn Chung (2004), Thực chất "Cái siêu việt" của lý tính trong

lý luận nhận thức của I.Cantơ và tư tưởng của ông về một nền triết

học khoa học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận

thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân

văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Will Durant (2000), Câu chuyện triết học, Nxb. Đà Nẵng.

6. Bùi Đăng Duy (2004), I.Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương

Tây. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận

và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

7. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

(2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức

luận và đạo đức học.

8. Trần Thái Đỉnh (1974), Triết học Kant, Văn mới, Sài Gòn.

9. Nguyễn Vũ Hảo (2004), Tư tưởng của I.Cantơ về sự thống nhất của lý

luận nhận thức và đạo đức học trong nhân học. Kỷ yếu Hội thảo khoa

học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 11: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

10. Ted Honderich (chủ biên - 2002), Hành trình cùng triết học, (Biên

dịch: Lưu Văn Hy), Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

11. Đỗ Minh Hợp (1997), Vai trò của triết học I.Cantơ đối với sự phát

triển của triết học. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.294-298.

12. Đỗ Minh Hợp (1997), Cách tiếp cận tiên nghiệm với việc phân tích ý

thức ở I.Cantơ và E.Huxéc. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ

điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.265-275.

13. Đỗ Minh Hợp (2004), Bản thể luận E.Huxéc với chủ nghĩa duy tâm

tiên nghiệm I.Cantơ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển

Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Imanuin Cantơ, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.

15. E.V.Ilencov (2003), Lôgíc học biện chứng (Người dịch: Nguyễn Anh

Tuấn), Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

16. Immanuel Kant (2004), Phê phán lý tính thuần tuý (Dịch và chú giải:

Bùi Văn Nam Sơn; Dẫn luận: Thái Kim Lan), Nxb. Văn học, Hà Nội.

17. Âu Dương Khang (2004), Phương thức tư duy chủ thể tính của

I.Cantơ và những gợi mở của nó với đương đại. Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà

Nội.

18. Đỗ Văn Khang (2004), I.Cantơ và nhận thức luận hiện đại. Kỷ yếu

Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức

học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Page 12: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

19. Phạm Minh Lăng (1997), Cái tiên nghiệm trong triết học I.Cantơ.

I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội, tr.94-103.

20. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

21. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

25. Vương Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (2003), Thập đại tùng thư -

mười nhà tư tưởng lớn thế giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

26. Trần Văn Phòng (2004), Lý luận nhận thức của I.Cantơ thời kỳ "Phê

phán" - Giá trị và hạn chế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ

điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Ngô Quang Phục (1997), Về việc tiếp nhận triết học I.Cantơ.

I.Cantơ- người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội, tr.221-230.

28. Lê Văn Quang (2004), Một hướng tiếp cận đặc điểm lý luận nhận

thức trong triết học cổ điển Đức. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học

cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Hồ Sĩ Quý (1997), Tính độc đáo của triết học I.Cantơ. I.Cantơ -

người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội, tr.283-293.

Page 13: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

30. Stanley Rosen (2004), Triết học nhân sinh, (Biên dịch: Nguyễn Minh

Sơn, Lưu Văn Hy, Nguyễn Đức Phú; Hiệu đính: Hoàng Thị Thơ),

Nxb. Lao động, Hà Nội.

31. Samuel Enoch Stumpt và Donald C.Abel (2004), Nhập môn triết học

phương Tây, (Biên dịch: Lưu Văn Hy), Nxb. Tổng hợp, thành phố Hồ

Chí Minh.

32. Samuel Enoch Stumpt (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, (Biên

dịch: Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy; Hiệu đính: Nguyễn Việt Long),

Nxb. Lao động, Hà Nội.

33. Lê Công Sự (1997), Về học thuyết phạm trù trong triết học I.Cantơ,

I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội, tr.83-93.

34. Lê Công Sự (1997), Quan niệm về "vật tự nó" của I.Cantơ và sự

đánh giá của một số nhà triết học tiêu biểu về quan niệm đó, I.Cantơ -

người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội, tr.104-111.

35. Lê Công Sự (2003), Mối quan hệ giữa các phạm trù và hệ thống các

luận đề giác tính thuần tuý trong triết học I.Cantơ, Tạp chí Triết học

(8), tr.48.

36. Lê Công Sự (2004), Nhận thức luận của I.Cantơ - Nhìn từ triết lý

Đông phương. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận

thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân

văn - Đại học Quốc gia HN.

37. Lê Văn Sự (2004), Học thuyết phạm trù của I.Cantơ, Luận án tiến sĩ

triết học, Viện Triết học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

38. Nguyễn Đình Thi (1942), Triết học Kant. Tân Việt.

39. Dương Văn Thịnh (2004), Quan niệm của I.Cantơ về bản chất và

giới hạn của nhận thức. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển

Page 14: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Nguyễn Gia Thơ (2004), Vấn đề "kinh nghiệm", "quy nạp" và bản

chất của tri thức khoa học trong triết học I.Cantơ. Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà

Nội.

41. Đặng Hữu Toàn (1997), Phép biện chứng tiên nghiệm trong triết học

I.Cantơ. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.23-38.

42. Đặng Hữu Toàn (1997), Siêu hình học I.Cantơ - một học thuyết về

các mối quan hệ. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.39-48.

43. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Chất thể và mô thức của tư duy (Góp

thêm lời bàn cho vấn đề nội dung và hình thức của tư duy) . Kỷ yếu

Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức

học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

44. Nguyễn Anh Tuấn (2005), Lôgíc học siêu nghiệm của I.Cantơ, Tạp

chí Triết học (5), tr.44-50.

45. Nguyễn Đình Tường (1997), Triết học I.Cantơ và triết học phương

Tây hiện đại. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.231-239.

46. Nguyễn Đình Tường (2000), Sự phê phán của Hêghen đối với thuyết

không thể biết của Cantơ, Tạp chí Triết học (6), tr.48.

47. Vũ Văn Viên (1997), Học thuyết về "antinômia" và "lôgíc tiên

nghiệm" của I.Cantơ. I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển

Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 49-66.

Page 15: Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15275/1/V_L2_00642.pdfMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

48. Vũ Văn Viên (2000), Lôgíc mệnh đề và ý nghĩa của nó, Tạp chí Triết

học (5), tr.58.

49. Vũ Văn Viên (2004), Quan niệm của I.Cantơ về bản chất của nhận

thức và ý nghĩa của nó. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Triết học cổ điển

Đức: nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

50. Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1998), Lịch sử

phép biện chứng, tập III - Phép biện chứng cổ điển Đức, (Dịch và

hiệu đính: Đỗ Minh Hợp), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.