Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và...

23
Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc Uy Ban Nhân Dân Tinh Sóc Trang ˘

Transcript of Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và...

Page 1: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc

Uy Ban Nhân DânTinh Sóc Trang˘

Page 2: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của
Page 3: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc

Page 4: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Chuyeán tham quankhaûo saùt 2011

2

Page 5: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Mục tiêu tổng thể của dự án hợp tác

phát triển Việt-Đức “Quản lý nguồn Tài

nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam”

nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven

biển vì lợi ích của người dân. Để đạt được mục tiêu này, dự án áp

dụng cách Tiếp cận Hệ sinh thái, một chiến lược quản lý tổng

hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo tồn

và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Điều này có thể

đạt được thông qua Quản lý Tổng hợp Vùng Ven Biển (ICAM),

một cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành, đa lĩnh vực trong đó các

khu vực đất và biển của vùng ven biển được quản lý như một

đơn vị tổng hợp.

Dự án đã tổ chức một chuyến tham quan khảo sát cho các nhà

hoạch định chính sách tỉnh Sóc Trăng thấy được cách thực hiện

ICAM tại CHLB Đức nhằm mục đích chuyển giao kiến thức, trao

đổi khoa học và tham khảo ý kiến với các chính trị gia của

Schleswig-Holstein.

Chuyến tham quan do ông Thorsten Albers tổ chức (von

Lieberman GmbH, Hamburg, CHLB Đức), là người có nhiều kinh

nghiệm về ICAM tại CHLB Đức và kiến thức thực địa về tỉnh Sóc

Trăng. Ông chịu trách nhiệm xây dựng một mô hình toán số mô

phỏng thủy động lực học và phát triển đường bờ tại Sóc Trăng,

và – dựa vào mô hình này – thiết kế đê chắn sóng.

Trong chuyến tham quan, các đại biểu tìm hiểu các khía cạnh khác

nhau của quản lý vùng ven biển, bao gồm quản lý vùng ven biển,

phòng xói lở, quản lý lũ lụt, các khu bảo tồn và ứng phó với biến

đổi khí hậu. Một bài học chính là các giải pháp cụ thể và phù

hợp cho từng địa điểm khác nhau phải được áp dụng cho cả

dọc theo bờ biển như một cấu trúc tuyến tính cũng

như dọc theo vùng ven biển từ biển đến đất liền.

Các đại biểu đã quan sát nhiều điểm tương đồng giữa

tình hình ở miền bắc nước Đức và Đồng Bằng Sông Cửu Long

của Việt Nam. Bờ biển và cửa sông là một hệ thống tự nhiên

nhạy cảm và phức tạp. Những can thiệp của con người gây ra

những hậu quả có ảnh hưởng sâu rộng và phải được kế hoạch

một cách cẩn thận. Có các mối liên kết phức tạp giữa tầm quan

trọng kinh tế của cảng, sự cần thiết phải có độ sâu lòng dẫn cho

tàu bè qua lại và nạo vét tương xứng, một chế độ thủy triều và

trầm tích thay đổi và ảnh hưởng của nó đối với lũ lụt và bảo vệ

vùng ven biển, cũng như xâm nhập mặn và tác động của nó đối

với nông nghiệp. Vì vậy, quản lý tổng thể và bền vững cửa sông

là một vấn đề chính của ICAM.

Bảo vệ vùng ven biển tại Đức là sự kết hợp các giải pháp trên

quy mô lớn và các giải pháp thích ứng cá biệt. Tại Hamburg, sự

phát triển khu “HafenCity” mới cần đến các cách tiếp cận cá biệt

bao gồm chỗ ở trên các khối đắp cao và tường cơ động phòng

lũ, khác với giải pháp chung cho thành phố gồm đê và tường

chắn. Điều tương tự như thế cũng áp dụng cho bờ biển của

Schleswig-Holstein, nơi mà đê là giải pháp chung cho việc bảo

vệ vùng ven biển, nhưng các cách tiếp cận cá biệt cũng thường

được áp dụng, như đã được thấy trong chuyến tham quan trong

ví dụ một “Hallig” (đảo không có đê thường bị ngập nước mặn

do triều). Điều này nhấn mạnh rằng không có một giải pháp

chung độc nhất có thể áp dụng được cho toàn bờ biển. Thật ra,

các đặc điểm và các yêu cầu địa phương cho phép và dẫn

đến cách tiếp cận tổng thể và thích ứng.

Ngay cả đê, một yếu tố tuyến tính bảo vệ vùng ven biển, được

thích ứng cho các địa điểm khác nhau. Đê gồm một vài yếu tố

bao gồm các đồng bằng bãi sông được quản lý, mái đê phía

ngoài rộng, đỉnh đê rộng, mái đê phía trong không dốc lắm,

đường xe chạy bảo dưỡng đê và các mương rãnh thoát nước.

Cấu hình này là kết quả của hơn 800 năm kinh nghiệm về xây

dựng đê dọc theo Biển Bắc của Đức.

Biển Wadden của Biển Bắc, di sản thế giới, cũng là một phần của

khái niệm bảo vệ tổng hợp hệ sinh thái ven biển bao gồm các

tương tác phức tạp của các quá trình khác nhau tại vùng ven biển.

Quản lý tổng hợp vùng ven biển bền vững yêu cầu phải xem xét

các kịch bản có thể trong tương lai chẳng hạn như mực nước biển

dâng trong xây dựng hiện nay cho quy hoạch và chiến lược. Do

độ nhạy cảm cao và tính dễ bị tổn thương của các hệ thống ven

biển, cách tiếp cận và quản lý tổng hợp là điều cần thiết, có tính

đến sự tương tác của nhiều quá trình phức tạp và nhiều quyền lợi

khác nhau tại vùng ven biển. Hoạch định chính sách phải có sự

tham gia của các bên liên quan khác nhau và

trên cơ sở một sự đồng thuận liên ngành

và liên vùng. Đây là bài học chính thứ

hai rút ra từ chuyến tham

quan khảo sát.

Tiến sĩ Klaus Schmitt

Cố Vấn Trưởng GIZ

Quản lý nguồn Tài nguyên

Thiên nhiên

Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng,

Việt Nam

Lôøi töïa

3

Page 6: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Ngaäp luït Ñoâ thò

Quản lý ngập lụt đô thị tại Hamburg

Hamburg nằm ở cửa sông Elbe, cách miệng sông 110 km, chịu

ảnh hưởng chế độ thủy triều của Biển Bắc. Khoảng 180.000

người sống trong các vùng thấp và nếu không có đê; 1/3 Ham-

burg sẽ bị ngập 2 lần mỗi ngày. Năm 1962 đợt dâng nước do gió

bão cực mạnh phá hủy đê tại hơn 60 điểm. Kể từ đó, các biện

pháp phòng lũ đã được tăng cường. Hiện nay, Hamburg có 103

km công trình phòng lũ (78 km đê, 25 km tường bảo vệ) bao

gồm các trạm bơm, cửa ngăn triều, v.v. Giá trị của các công trình

này khoảng 1 tỷ Euro.

4

Page 7: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Ba loại hình phòng lũ được sử dụng tại Hamburg: đê và các bức

tường, xây dựng nhà ở trên những khối đất đắp cao (độ cao

nhân tạo) và việc bảo vệ cá biệt cho từng địa điểm.

Đê và các bức tường phòng lũ:

Nói chung, đê được sử dụng để bảo vệ thành phố khỏi lũ lụt từ

sông Elbe. Ở đâu không có đủ chỗ trống để làm đê, ví dụ như ở

trung tâm thành phố, các tường phòng lũ được sử dụng. Những

bức tường này thường cao hơn mức đường phố cần cửa cho

người đi bộ và xe ô tô. Những cửa này cần được đóng lại trong

trường hợp mực dâng nước cao do gió bão. Mọi người được yêu

cầu làm điều này, hoặc cửa có thể tự động đóng – trong cả hai

trường hợp, nếu một cơ chế đóng riêng lẻ bị trục trặc sẽ làm cho

toàn bộ bức tường bảo vệ trở thành vô dụng. Vì vậy, cho mỗi cửa

có một loại hình an toàn đê điều thứ hai, ví dụ như loại hình cửa

vách ngăn được lắp đặt cho các trường hợp có sự cố. Trong bất

kỳ trường hợp nào, cửa có tính rủi ro, thành phố Hamburg cố

gắng tránh các cửa và thích đầu tư hơn vào các cầu thang bộ v.v.

giúp mọi người vượt qua các bức tường bảo vệ.

nay kính an toàn và cửa xếp tại các lối đi đảm nhiệm việc phòng lũ.

Tại HafenCity, mỗi tòa nhà có một người được giao nhiệm vụ bảo

vệ phòng lũ, người này phải đóng các cửa và đảm bảo tất cả mọi

người được sơ tán lên các tầng cao hơn trong trường hợp lũ lụt.

Các kế hoạch phòng lũ có thể thấy được trong mỗi tòa nhà và các

cuộc diễn tập cho dân chúng được thực hiện hằng năm.

Các biện pháp phòng lũ công cộng do thành phố và bang tài

trợ; các biện pháp phòng chống tư nhân phải do những người

muốn định cư tại các khu vực nguy hiểm chi trả.

Tại Hamburg, các giải pháp khác nhau để phòng lũ được sử

dụng và việc xây dựng một con đê không phải là giải pháp

tốt nhất cho tất cả các nơi. Tại một số nơi, nước được cho

ngập các khu dân cư, và ở đây cần các giải pháp cụ thể cho

các tòa nhà và đường – vì vậy các giải pháp khác nhau có thể

được thấy bố trí song song. Mặc dù Hamburg cố gắng lồng

ghép việc phòng lũ vào cảnh quan đô thị càng nhiều càng tốt,

tính an toàn luôn vượt hơn tính thẩm mỹ.

5

Những khối đất đắp cao để ở:

Một ví dụ về nhiều giải pháp cá biệt trong việc bảo vệ vùng ven

biển là quận HafenCity mới, nơi mà tất cả các tòa nhà ở phía

trước con đê và vì vậy sẽ bị ngập trong các đợt dâng nước do gió

bão, mà điều này có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Ở đây

chúng ta thấy các khu vực được xây dựng trên các khối đắp cao

để ở với đường, cầu và các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn được

xây dựng trên mức lũ và giúp xe cộ lưu thông ngay cả trong

trường hợp có dâng nước do gió bão. Điểm yếu của các khối đất

đắp cao để ở so với đê là không thể nâng cao chúng lên trong

tương lai khi nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu.

Bảo vệ cá biệt cho từng điểm:

Tại HafenCity, cũng có các tòa nhà dưới mức dâng nước do gió bão.

Ở đây, các nhà được phòng lũ cá biệt dưới hình thức cửa hay tường

chắn. Ở những nơi khác trong thành phố cũng thế, các tòa nhà

hiện hữu được bao gồm trong khái niệm phòng lũ mà không làm

thay đổi đặc điểm lịch sử đặc thù của chúng. Một ví dụ như Lan-

dungsbrücken, nơi mà mặt tiền bằng kính cũ được giữ lại và hiện

Page 8: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Cöûa soângCông trình cảng Hamburg

Nhiệm vụ chính của cảng vụ là quản lý cơ sở cảng và tàu bè qua

lại. Một thách thức thủy văn chính phát sinh từ sóng do tàu tạo

ra và tải trọng của sóng lên bờ kè. Một vấn đề chính khác là trầm

tích biển được vận chuyển từ Biển Bắc đến khu vực bến cảng

sau khi bồi lắng, làm giảm mực sâu của nước đặc biệt tại lối vào

của các lưu vực cảng. Như một biện pháp đối phó, các tường

làm lệch hướng dòng chảy được xây dựng. Điều này làm giảm

sự bồi lắng trầm tích và giảm khối lượng nạo vét trong phạm vi

của tường khoảng 50%.

Mối đe dọa lớn nhất cho Hamburg đến từ dâng nước do gió bão

nổi lên từ Biển Bắc. Nguồn chính cho mực nước cao hơn 1,50 m

trên triều cao trung bình là gió từ hướng tây bắc và gió và nước

dâng do sóng tương ứng. Hơn nữa tác động do hoạt động con

người dẫn đến nước triều cao trong những thập kỷ gần đây.

Việc phòng lũ phải được chi trả bởi những người muốn định cư

tại các khu vực nguy hiểm, ví dụ như trạm cuối bốc dỡ công ten

nơ, nơi mà việc phòng lũ được tổ chức một cách riêng tư. Bên

cạnh hệ thống bảo vệ tuyến ven biển thông qua các con đê và

tường, một hệ thống cảnh báo sớm là điều quan trọng bởi vì

mất khoảng 2 tiếng để đóng tất cả các cửa.

St. Pauli Elbtunnel – ý nghĩa đường hầm 100 tuồi hiện nay

và trong quá khứ

Đường hầm St. Pauli Elbe đã được mở vào năm 1907 để tạo

thành một kết nối dài 426 m từ trung tâm thành phố đến khu

vực bến cảng phía nam dòng chính. Đây cũng là một ví dụ khác

về sự thích ứng kết cấu trong khu vực thành thị. Do không gian

hạn chế trong thành phố, việc xây dựng các đoạn đường dài

dẫn vào đường hầm là không thể. Thay vào đó, một đường

thông thẳng đứng với một thang máy cho người đi bộ và xe

được xây dựng. Ngay cả hiện nay công trình mang tính cách

mạng kỹ thuật trong quá khứ này được sử dụng bởi khoảng

8.000 người đi bộ, 5.000 xe đạp và 800-1.200 xe ô tô mỗi ngày.

Quản lý bền vững cửa sông và trầm tích sông Elbe

Elbe là một cửa sông rất năng động, dễ bị ảnh hưởng từ hoạt

động con người. Trong nhiều thế kỷ, các khu vực rộng lớn của

đồng bằng bãi sông trước đây đã được đắp đê để bảo vệ đất phía

sau đê khỏi bị lũ lụt và con người có thể sử dụng các vùng đất này.

Hamburg cách Biển Bắc 110 km, nhưng vẫn bị ảnh hưởng của

thủy triều trong phạm vi 3,5 m. 11 % của thành phố Hamburg là

khu vực bến cảng – cần quản lý xung đột về tiếng ồn và khí thải

và rất nhiều mặt khác và phải xem xét các nhu cầu khác nhau

của các bên liên quan khác nhau. Bến cảng có tầm quan trọng

cho cả khu vực và tạo ra nhiều việc làm. Để giữ được vai trò

chính trong kinh doanh bến cảng và cho phép các tàu lớn hơn

vào được bến cảng, việc làm sâu luồng nước đến 14,50 m được

kế hoạch, dĩ nhiên gây nhiều tranh luận.

Các thích ứng trước đây của cửa sông đã dẫn đến tầm triều và

tốc độ dòng chảy ngày càng tăng. Chỉ một lượng nhỏ của trầm

tích được vận chuyển ngược dòng đến Hamburg trong thời gian

lũ lụt được vận chuyển xuôi dòng lại khi nước triều xuống thấp

hơn. Việc được gọi là bơm thủy triều này đã tăng đều đặn từ

năm 1999 và là một thách thức lớn. Các chức năng hệ sinh thái

của cửa sông bị đe dọa và các nhà hoạch định chính sách phải

đối mặt với một khung pháp lý và kinh tế thách thức và quyền

lợi các bên liên quan khác nhau. Một chế độ thủy triều thay đổi

do nước biển dâng, số lượng và cường độ ngày càng tăng của

các đợt dâng nước do gió bão, và lưu lượng nước đổ ra giảm do

lượng mưa giảm vì biến đổi khí hậu có thể dẫn đến bồi lắng trầm

tích nhiều hơn.

Vì vậy, Cảng vụ Hamburg đã xây dựng khái niệm quản lý trầm

tích và phát triển bền vững sông Elbe dưới ảnh hưởng thủy

6

Page 9: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

động lực, hình thái động lực và sinh thái phức tạp, chưa được

con người hiểu biết đầy đủ. Nhưng một sự hiểu biết toàn diện

các quá trình này là điều cần thiết cho việc quản lý và quản trị

khôn ngoan. Các hệ thống quản lý tổng hợp hiện đại nên tránh

can thiệp vào một vấn đề riêng lẻ, và nên hỗ trợ các chức năng

khác nhau của cửa sông như các phần không tách rời của một

hệ thống.

Khái niệm thủy triều sông Elbe được xây dựng năm 2001 do

một xu hướng bất lợi trong việc xây dựng phạm vi thủy triều,

động thái trầm tích và các vùng nước nông. Khái niệm này bao

gồm ba yếu tố:

triều. Cảng vụ Hamburg cũng là một đối tác trong dự án TIDE

của Liên minh Châu Âu nhằm hỗ trợ việc trao đổi kiến thức giữa

Đức, Anh và Bỉ về quản lý cửa sông. Phương châm của họ: quản

lý tổng hợp cửa sông tốt hơn là kế hoạch theo ngành. Trọng

tâm được đặt vào các chức năng của cửa sông và các dịch vụ hệ

sinh thái, lợi ích xã hội, quản trị và truyền thông. Vì vậy các

phương pháp hiện có được đánh giá, các công cụ được xây

dựng và các biện pháp cụ thể được đánh giá.

Cửa sông là hệ thống động thay đổi không ngừng và bị hoạt

động con người làm thay đổi (cải tạo đất, làm sâu hơn dòng

sông, v.v.). Hơn nữa, cửa sông là cơ sở của các quá trình thủy

1. Hút thu năng lượng thủy triều đến bằng các biện pháp kỹ thuật

tại miệng cửa sông. Các biện pháp được kế hoạch: ổn định và

bồi bãi cát.

2. Xây dựng các khu vực giữ nước giữa Hamburg và Biển Bắc. Các

biện pháp được kế hoạch: nạo vét các lưu vực cảng; thí điểm xây

dựng các khu vực giữ nước mới, mở các vùng đất lấn biển và nạo

vét để có chỗ giữ nước mới; chiến dịch nâng cao nhận thức cho

người dân địa phương về khái niệm mới này.

3. Cải tiến quản lý trầm tích có xem xét hệ thống tổng thể của sông

Elbe. Các biện pháp được kế hoạch: giảm nhẹ, di dời và xử lý vật

liệu được nạo vét; thí điểm hồ chứa trầm tích; xử lý đất và lấp

đất; đánh giá chung cùng với các liên bang lân cận; xây dựng kế

hoạch quản lý tổng hợp cho Hamburg, các liên bang lân cận và

bang (để hài hòa bảo tồn thiên nhiên và kinh tế).

Tất cả các yếu tố này là các quá trình có sự tham gia. Quản lý

tổng hợp, ngay cả khi do Cảng vụ Hamburg khởi động, được

thực hiện chỉ thông qua các liên hệ cá nhân và qua các người có

quan tâm và cam kết. Hơn nữa, cần tạo ra một tình trạng cùng

thắng trong đó tất cả các bên liên quan khác nhau được hưởng

lợi. Các đối tác phải cùng nhau tìm hiểu làm thế nào có thể thực

hiện được chia sẻ quyền lợi. Kinh tế và bảo tồn thiên nhiên

không phải mâu thuẫn nhau, bởi vì quyền lợi kinh tế có thể hỗ

trợ tài chính cho quyền lợi môi trường nếu chúng chia sẻ quyền

lợi chung (tình trạng cùng thắng). Ví dụ như, việc tạo ra và bảo

tồn các khu vực nước nông tạo ra các khu vực giữ nước, để đối

phó với bơm thủy triều và giảm đỉnh dâng nước do gió bão

nhưng cũng tạo ra các khu vực giá trị về mặt sinh thái.

Quản lý tổng hợp vùng cửa sông tốt hơn là kế hoạch ngành

chức năng

cửa sông dịch vụ hệ

sinh thái lợi ích

xã hội quản trị truyền thông

7

Page 10: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Xaây döïng Ñeâ

Thích ứng của thoát nước đầm lầy ở bờ biển phía tây của

Schleswig-Holstein

Việc đảm bảo xả nước bề mặt của đầm lầy thủy triều ra Biển Bắc

là rất quan trọng cho việc phòng lũ và nông nghiệp. Dọc theo

Biển Bắc, việc thoát nước đất ven biển được thực hiện thông

qua hệ thống phân nhánh các kênh và mương rãnh. Các con đê

tạo thành rào cản nhân tạo và đòi hỏi các biện pháp kỹ thuật

cho tiêu thoát nước. Nước, được thu gom phía sau đê, được xả

ra biển hay ra cửa sông qua các cửa ngăn triều hay trạm bơm.

Bồi lắng trầm tích của các cửa ngăn triều và mực nước biển dâng

sẽ làm cho việc tiêu thoát nước khó khăn hơn và các trạm bơm

phải được nâng cấp để có thể xử lý khối lượng nước ngày càng

tăng. Dòng chảy của nhiều khu vực vừa mới đóng kín (phát triển

cơ sở hạ tầng), lượng mưa tăng và nước biển dâng sẽ tiếp tục

góp phần tăng khối lượng nước và vì thế công suất của máy

bơm cần được tăng lên một cách kịp thời.

Trạm bơm phải sẵn sàng để hoạt động 24 giờ một ngày và 7

ngày một tuần để điều chỉnh mực nước phía sau đê trong

trường hợp mưa có cường độ lớn. Trong quá khứ, việc kiểm soát

các cửa ngăn triều và các trạm bơm Ià trách nhiệm của các kỹ

thuật viên giàu kinh nghiệm, sẳn sàng ngày và đêm. Ngày nay,

công nghệ mới hiện có làm cho việc điều khiển bởi con người

không cần thiết, và các trạm bơm ở Brunsbüttel đã được hiện

đại hóa và xây dựng lại một phần.

Tổng cộng 2,1 triệu Euro sẽ được chi cho công trình tái thiết

thêm vào khoảng 4 triệu Euro cho các công trình xây dựng mới.

Các khoản đầu tư sẽ được nhà nước tài trợ 50 % và người dân

sinh sống trong khu vực lưu vực Brunsbüttel tài trợ 50 %.

Các con đê xung quanh trạm bơm phải được điều chỉnh như

một phần của quá trình nâng cấp. Do nước biển dâng các con

đê phải được nâng cao và củng cố. Chúng sẽ có đỉnh rộng từ 5-7

m. Điều này cho phép tiếp tục nâng cao đê mà không cần phải

xây dựng lại (chỉ tăng chiều cao, trong khi duy trì mái đê, và đê

có chiều rộng đỉnh giảm).

Vùng đất lấn biển Kaiser Wilhelm Koog

Vùng Kaiser-Wilhelm-Koog được tạo ra từ đê và việc cải tạo đất

vào cuối thế kỷ 19. Koog là một từ Bắc Frisia cho vùng đất lấn

biển. Cho hơn 100 năm, đặc điểm của việc sử dụng đất là nông

nghiệp trên đất màu mỡ. Do gió mạnh và thường xuyên, khu

vực này đã trở thành vị trí có tầm quan trọng đặc biệt dành cho

năng lượng gió vào đầu những năm 1980. Ngày nay, Kaiser-Wil-

helm-Koog nổi tiếng cho việc tạo ra năng lượng tái tạo. Khu vực

cũng hưởng lợi từ nhiều du khách đến xem cách sử dụng đất

hướng tới tương lai và tổng hợp.

Yếu tố bảo vệ bờ biển đặc trưng của cảnh quan ở đây là đê. Do

chiều dài đà gió lớn từ hướng gió chính, đê trong khu vực Schles-

wig-Holstein này thể hiện nhiều hơn là yếu tố tuyến tính. Chiều

dài đà gió là khoảng cách ngang theo hướng gió mà qua đó gió

sinh sóng hay tạo ra dâng nước do gió. Cùng với tốc độ gió, chiều

dài đà gió xác định kích thước của sóng sinh ra. Hệ thống đê bảo

vệ vùng ven biển bao gồm vùng đồng bằng bãi bồi rộng với

các mương thoát nước, mái đê bên ngoài rộng, đỉnh rộng,

mái đê bên trong không dốc lắm, đường xe chạy bảo dưỡng

đê và các mương thoát nước phía đất liền. Vì vậy, chiều rộng

thân đê rộng hơn 100 m cộng với khu vực đất phía trước đến

300 m. Như vậy, đê được xem như yếu tố mở rộng của bảo vệ

vùng ven biển (không chỉ là cấu trúc tuyến tính). Vùng đồng

bằng bãi bồi phía trước đê giảm nhiều năng lượng sóng. Do đó

đê giảm tải trọng từ sóng nhưng chủ yếu chỉ là tải thủy tĩnh.

Các vùng đồng bằng bãi bồi và đầm lầy nước mặn liền kề là một

phần của Vườn Quốc gia Biển Wadden và, cùng với các bãi triều

xa bờ góp phần vào hệ thống bảo vệ vùng ven biển. Những khu

vực này cũng có tầm quan trọng sinh thái to lớn. Biển Wadden

của Biển Bắc là một phần của khái niệm bảo vệ tổng hợp hệ

sinh thái ven biển bao gồm các tương tác phức tạp giữa các

quá trình khác nhau trong vùng ven biển. Khu vực này có một

lịch sử văn hóa lâu dài có tầm quan trọng cho cả vùng cũng như

giá trị thiên nhiên độc đáo mà việc bảo tồn khu vực được xem có

tầm quan trọng toàn cầu. Biển Wadden của Biển Bắc do đó được

UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2009.

Bảo tàng đê Büsum

Cấu hình đê được mô tả trong đoạn trên là kết quả của hơn 800

năm kinh nghiệm xây dựng đê ở bờ Biển Bắc nước Đức. Bảo tàng

đê ngoài trời tại Büsum cho thấy sự phát triển lịch sử xây dựng

đê bằng phương tiện xây dựng lại bao gồm các bài học kinh

nhiệm qua nhiều thế kỷ kinh nghiệm.

8

Page 11: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Các con đê đầu tiên trên bờ Biển Bắc nước Đức có chiều cao nhỏ

hơn và chỉ bảo vệ nội địa trong thời kỳ triều dâng do bão thấp

hơn trong mùa hè. Trong suốt những thế kỷ sau đó, chiều cao

của chúng được tăng lên và hình dáng của chúng đã được sửa

đổi. Khoảng năm 1600 các công trình đê với mái đê phía ngoài

được hỗ trợ bởi các cọc được ghi chép ở một số nơi của Schles-

wig-Holstein. Điều này dẫn đến xói mòn gợn sóng và đe dọa sự

ổn định của công trình. Việc xây dựng loại hình đê này đã bị

ngừng. Ngoài việc tăng chiều cao đỉnh, các phát triển sau đó

chủ yếu bao gồm thay đổi mái đê bên ngoài và bên trong. Độ

nghiêng của mái đê bên ngoài cũng như mái đê bên trong được

giảm đáng kể. Các biện pháp này giảm chiều cao của sóng leo

và khối lượng và vận tốc của sóng tràn đỉnh, và do đó sự xói mòn

lớp đất mặt gây ra bởi áp lực dịch chuyển. Cả hai đã được quan

sát là cơ chế chính trong các đợt dâng nước do gió bão trước

đây trước khi đê bị rạn nứt. Việc mở rộng thân đê, xây cơ đê và

sau đó sắp xếp các đường xe chạy để bảo dưỡng và bảo vệ đê

hoàn thành việc thiết kế đê hiện đại.

Rào cản chắn dâng nước do gió bão Eider

Một rào cản chắn dâng nước do gió bão là một can thiệp đồ sộ

vào thủy động lực và hình thái động lực của một hệ thống cửa

sông. Trong nhiều trường hợp, khối lượng trầm tích đưa vào cửa

sông tăng lên sau khi xây rào cản chắn dâng nước do gió bão. Vì

vậy bên cạnh vai trò về mặt bảo vệ bờ biển, hầu hết các rào cản

chắn dâng nước do gió bão trên bờ Biển Bắc được sử dụng để

kiểm soát động thái trầm tích của cửa sông Các cửa được kiểm

soát để tăng hiệu quả rửa trong thời gian triều xuống bằng cách

đóng các cửa lúc đầu triều xuống và mở chúng khi sự khác biệt

về mực nước ở hai bên các cửa lớn hơn. Điều này tạo ra vận tốc

dòng chảy cao hơn xung quanh rào cản và vận chuyển khối

lượng trầm tích lớn hơn ra khỏi cửa sông. Sự thành công của các

biện pháp này khác nhau phụ thuộc vào điều kiện biên của cửa

sông và bị giới hạn trong một vài trường hợp.

Năm 1973, sau 5 năm lập kế hoạch và 6 năm xây dựng công

trình, rào cản chắn dâng nước do gió bão ở miệng cửa sông Ei-

der đã được khánh thành. Giải pháp kỹ thuật này được ưu ái hơn

là củng cố đê dọc theo cửa sông Eider, nhưng cũng sớm thấy

được là giải pháp này không gắn kết chặt chẽ với các quá trình

tự nhiên và có tác động tiêu cực trên hình thái động lực, thủy

động lực và sinh thái của bãi triều xung quanh. Điều này dẫn

đến nhận thức là rào cản chắn dâng nước do gió bão nên được

xây một cách khác nhau, xa trên thượng nguồn và tại một địa

điểm hẹp hơn để giảm sự can thiệp và tác động tiêu cực trên

thiên nhiên.

Di sản Thế giới UNESCO 2009

9

Page 12: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Baûo veä caù bieät vuøng ven bieån Các giải pháp bảo vệ các biệt vùng ven biển trên đảo nhỏ

(Hallig) Langeneß

Hallig là một đảo nhỏ, không có đê ở Biển Wadden, bị ngập

nước thường xuyên trong thời tiết bão tố. Chỉ có độ cao của các

gò đá ở nhỏ (Warften) trên đó nhà ở được xây thì trên mức dâng

nước do gió bão.

Langeneß, đảo lớn nhất trong các đảo, khoảng 9 km chiều dài

và có 18 Warften (gò ở) có người ở với tổng số dân cư 100 người.

Trên đảo Langeneß, khoảng 20 trận lũ lụt xảy ra hằng năm.

Do nước biển dâng và số lượng và cường độ các trận dâng nước

do gió bão ngày càng tăng, nhà nước và Liên minh Châu Âu

triển khai một chương trình ứng phó và – trong chừng mực có

thể - nâng cao các gò ở với chi phí khoảng 1 triệu Euro cho mỗi

gò ở. Cho đến hiện nay mực nước biển dâng trung bình hằng

năm khoảng 4-5 mm, trong khi tốc độ bồi lắng hằng năm trên

các đảo do lũ lụt thường xuyên là 4-5 mm. Điều này có nghĩa là

các đảo hiện đang thích ứng với mực nước dâng một cách tự

nhiên. Tuy nhiên, việc tăng nhanh mực nước biển dâng sẽ

vượt quá khả năng của hệ thống để duy trì sự cân bằng giữa

mực nước biển dâng và bồi lắng trầm tích.

Langeneß và bốn đảo khác đã được UNESCO công nhận là khu

dự trữ sinh quyển. Cảnh quan đặc trưng của đảo, hệ sinh thái

và văn hóa xung quanh là duy nhất. Đây là những lý do chính

giải thích vì sao chi phí tương đối cao cho việc ứng phó của

việc phòng lũ và xói lở cá biệt trên các đảo được ngân sách

công chi trả.

Page 13: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Mực nước biển:+ 4-5 mm hằng năm

Tốc độ bồi lắng:+ 4-5 mm hằng năm

11

Page 14: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

ÖÙng phoù vôùi bieán ñoåi khí haäu

12

Nông nghiệp và tác động của xâm nhập mặn – các khía cạnh

của biến đổi khí hậu

Trung tâm Nghiên cứu trồng cây ăn quả ở Altes Land cho một ví dụ

về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp ở

“Altes Land”, là một khu vực trồng trái cây kết nối lớn nhất ở Châu

Âu, và về vấn đề xâm nhập mặn và các xung đột.

Xung đột chính trong khu vực này là giữa việc sản xuất trái cây và đi

lại của tàu bè. Sản xuất trái cây ở Altes Land là ngành kinh tế quan

trọng, bởi vì 1/3 táo của Đức được sản xuất tại đây. Altes Land nằm

cùng hay thấp hơn mực nước biển và việc trồng trọt đòi hỏi tiêu

thoát nước liên tục. Trung tâm nghiên cứu tư vấn cho nông dân.

Kinh phí của trung tâm đến từ chính quyền vùng và quỹ nghiên

cứu và cũng đến từ chính nông dân trồng trái cây. Một chủ đề

nghiên cứu chính là bệnh, đặc biệt do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ

hiện tại cao hơn 2 độ so với 40 năm trước. Các cây ăn quả đáp ứng

rất mạnh với việc này. Điều này tạo ra một vài tác động tích cực như

việc ra hoa sớm hơn 30 năm trước đây hay khoảng thời gian ấm lên

dài hơn cũng cho phép trồng các giống mới như loại táo breaburn.

Nhưng biến đổi khí hậu cũng dẫn đến các tác động tiêu cực, không

chỉ thông qua sự tăng lên các sự kiện thời tiết cực đoan. Ra hoa sớm,

một mặt, dẫn đến hoa nở sớm hơn, nhưng lại bị nguy cơ sương giá

cuối mùa có thể gây thiệt hại lớn. Dự đoán chỉ ra sự gia tăng bão

mưa đá trong tương lai, do đó lưới giăng cho đến nay chủ yếu được

dùng để giữ chim không đến được các cây ăn trái, bây giờ cũng

được sử dụng để ngăn chận thiệt hại từ mưa đá. Hơn nữa, nông dân

trồng cây ăn trái hiện nay cần các chính sách bảo hiểm mưa đá. Biến

đổi khí hậu và nhiệt độ ấm hơn cũng ảnh hưởng lên côn trùng gây

hại như loài sâu bướm. Thông thường có thể thấy một vụ một năm,

nhưng nếu thời tiết rất ấm áp, có thể có vụ thứ hai chỉ trước thời gian

thu hoạch.

Một vấn đề khác là độ mặn tăng trong sông Elbe, là kết quả của nạo

vét liên tiếp để làm sâu lòng sông cho tàu thuyền đến bến cảng

Hamburg. Nông dân trồng cây ăn trái và các bên liên quan khác

cũng như một vài chính trị gia lo ngại rằng việc làm sâu hơn lòng

sông Elbe như được kế hoạch sẽ có tác động tiêu cực đến sự an toàn

của đê, và đến thiên nhiên và nông nghiệp, đặc biệt do tăng độ mặn

trong nước ngầm ở Altes Land.

Theo trung tâm nghiên cứu, một giải pháp có thể là xây các hồ chứa

nước để nông dân có thể không phụ thuộc vào sông. Vấn đề là việc

sử dụng nước ngầm không phải là một lựa chọn rất thực tế bởi vì

nông dân thực sự cần lượng nước to lớn và nước ngầm thường chứa

sắt, gây thiệt hại cho da quả táo. Trung tâm nghiên cứu đo độ mặn

và thông báo cho nông dân khi nào không sử dụng nước do đó có

thể tránh được các thiệt hại lớn do độ mặn. Trong tương lai, điều này

có thể không được nữa do tác động của biến đổi khí hậu và việc làm

sâu hơn luồng nước. Vì vậy, để ngăn chận chi phí cao do thiệt hại,

quản lý toàn diện và tổng hợp nguồn nước là điều cần thiết.

KLIMZUG

Trong phạm vi dự án KLIMZUG-NORD các đối tác khu vực từ các lĩnh

vực nghiên cứu, kinh tế và hành chính sẽ làm việc cùng nhau cho

đến năm 2050 về quy hoạch tổng thể ứng phó với khí hậu. Các điểm

chuyên đề trọng tâm là quản lý cửa sông Elbe, phát triển tổng hợp

không gian, bảo tồn thiên nhiên và quản trị trong một khu vực năng

động với 4,3 triệu người. Tổng kinh phí là 25 triệu Euro, trong đó nhà

nước chi 15 triệu, Hamburg chi 1,2 triệu, và các trường đại học và

khu vực đô thị cũng cung cấp các mức nguồn lực đáng kể. Dự án

nhằm mục đích cho thấy nhu cầu ứng phó và khuyến nghị hành

động cho khu vực đô thị của Hamburg. Các mục tiêu là:

• Xây dựng các kỹ thuật và phương pháp để giảm tác động của

khí hậu và cho sự ứng phó của xã hội và nền kinh tế đối với các

rủi ro gia tăng của biến đổi khí hậu

• Xây dựng các chiến lược và khái niệm để cùng với chúng các

phương pháp này có thể được lồng ghép vào các quá trình quy

hoạch vùng và phát triển

• Trình bày chi phí, hiệu quả và hiệu suất của các chiến lược và các

cách tiếp cận này cho xã hội dân sự, môi trường và nền kinh tế

• Xây dựng kế hoạch tổng thể về quản lý ảnh hưởng/biến đổi khí

hậu trong khu vực đô thị Hamburg cho giai đoạn đến năm 2050

Ba nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Hamburg trình bày về ứng

phó của bảo vệ vùng ven biển đối với biến đổi khí hậu, phòng lũ của

các vùng nước phụ lưu của cửa sông Elbe, và tác động của biến đổi

khí hậu lên hệ thống nước ngầm của Altes Land.

Page 15: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

13

Ứng phó của bảo vệ vùng ven biển đối với biến đổi khí hậu1

Đá hộc là đá hay vật liệu khác được sử dụng để lát đường bờ biển,

lòng sông, trụ cầu hay cọc chống lại xói lở do dòng chảy mạnh, nước

hay băng. Nó được làm bằng nhiều loại đá khác nhau, thường là đá

gra nít hay đá vôi. Nó được sử dụng để bảo vệ đường bờ biển và các

cấu trúc khỏi bị xói lở do biển, sông và suối. Nó có thể được sử dụng

trên bất kỳ tuyến đường thủy nào hay nơi giữ nước là nơi có tiềm

năng bị nước xói mòn. Đá hộc hoạt động bằng cách hấp thụ và làm

chệch hướng tác động của sóng trước khi chúng đến được cấu trúc

được bảo vệ. Kích thước và khối lượng của vật liệu đá hộc hấp thụ

năng lượng tác động của năng lượng sóng, trong khi khoảng cách

giữa các viên đá chặn lại và làm chậm dòng chảy của nước, giảm

nhẹ khả năng của nước làm xói lở đất hay các công trình trên bờ

biển. Tính hiệu quả của một giải pháp sáng tạo sử dụng các viên đá

nhỏ hơn được dán dính vào nhau với nhựa tổng hợp đã được thử

nghiệm dọc theo bãi biển rộng 100 m ở Sylt bị đe dọa cao bởi xói lở.

Việc giám sát và ghi chép chi tiết tải trọng xảy ra và đặc điểm của đá

hộc được tiến hành trong khuôn khổ dự án để đánh giá hiệu suất

của đá hộc. Cấu trúc thấm nước và - đến một mức độ nào đó – mềm

dẻo của đá kết dính bởi nhựa tổng hợp pôliurêtan làm suy giảm

năng lượng sóng và có thể là một phương án thay thế cho việc sử

dụng các viên đá lớn hơn, đặc biệt trong kỹ thuật công trình sông.

Tiến độ xây dựng và đặc biệt là việc chế biến vật liệu phức hợp hóa

ra lại là điểm chính cho việc ứng dụng thành công và lâu bền.

Phòng lũ của các vùng nước phụ lưu Sông Elbe 2

Các phụ lưu sông Elbe được bảo vệ khỏi dâng nước do gió bão tại

cửa sông bởi các rào rản chắn dâng nước do gió bão. Biến đổi khí

hậu cũng gây ra sự thay đổi hệ thống lượng mưa-dòng chảy và kèm

theo lũ lụt trong đất liền. Dâng nước do gió bão và lũ từ thượng

nguồn thậm chí có thể xảy ra cùng lúc. Điều này đòi hỏi một hệ

thống quản lý lũ lụt mới và bền vững dọc theo các sông nhánh. Các

mô hình toán số thủy động lực được sử dụng, ví dụ như, để xây

dựng các bản đồ rủi ro và các kế hoạch cập nhật về sử dụng đất.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống nước ngầm của

Altes Land 3

Thay đổi về số lượng và phân bố lượng mưa được dự đoán do biến

đổi khí hậu đòi hỏi mặt bằng thích ứng và hệ thống quản lý nước

đất. Việc xây dựng mô hình toán số được sử dụng để đo lường ảnh

hưởng của các đợt khô ráo kéo dài hơn trong khu vực lưu vực, khai

thác nước ngầm để tưới và độ mặn ngày càng tăng của sông Elbe

đối với việc quản lý nước trong khu vực trồng cây ăn quả. Các dự

đoán khác nhau bao gồm nước biển dâng, biến động nước ngọt và

dự đoán khí hậu được xem xét có hợp tác với các đối tác khác nhau,

là những người cho lời khuyên hay cung cấp dữ liệu.

Để trả lời các câu hỏi liên quan đến các biện pháp thích ứng, việc

tiếp cận các dữ liệu liên quan là điều cần thiết cũng như trao đổi kiến

thức, kết nối mạng tốt với chính quyền khu vực và truyền thông với

các bên liên quan địa phương và công chúng, và tất nhiên tài trợ dài

hạn của dự án. Cung cấp một loạt các dữ liệu cho việc xây dựng mô

hình cũng rất cần thiết.

Dự án khoa học này cho một ví dụ tốt về cách làm thế nào các cấp

chính quyền khác nhau, các liên bang và cộng đồng khoa học có thể

làm việc với nhau để tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo. Bằng

chứng cuối cùng của tính hiệu quả của các dự án như thế sẽ là bước

đi từ khoa học đến thực tiễn trong việc triển khai các phương pháp

đã được thử nghiệm.

1do Frederik Treuel trình bày

2 do Edgar Nehlsen trình bày

3 do Joachim Palm trình bày

Quản lý toàn diện + tổng hợp nguồn nước

Page 16: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Vuøng Ngoaøi khôiBộ Tư lệnh Trung ương về trường hợp Khẩn cấp Hàng hải

(CCME)

Bộ Tư lệnh Trung ương về trường hợp Khẩn cấp Hàng hải chịu

trách nhiệm về quy hoạch, chuẩn bị, đào tạo và thực hiện các

biện pháp khẩn cấp hàng hải.

CCME chịu trách nhiệm cho các trường hợp khẩn cấp dọc theo

bờ biển Đức bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế. Hơn nữa, giữa

các nước láng giềng có sự chia sẻ trách nhiệm và khu vực hàng

hải – được gọi là các vùng đáp ứng nhanh – trong đó CCME có

thể hoạt động trong trường hợp khẩn cấp mà không

phải trước tiên thông qua các kênh ngoại giao. CCME

hoạt động khi xảy ra trường hợp khẩn cấp

phức tạp hay khi các đối tác hay các nước

láng giềng yêu cầu giúp đở. Ngoài ra, họ

có toàn quyền quyết định để xem có cần

hoạt động hay không. CCME hoạt

động tự chủ và không phụ thuộc

vào các chỉ thị trong khi hoạt động.

Họ được phép tiếp cận thiết bị và lực

lượng của các đối tác (canh gác bờ

biển, hải quân, hành chính giao thông

thủy, v.v.) và có sự phối hợp và kiểm

soát hoạt động tổng thể. Ngay cả khi

nếu biên giới quốc gia được vượt qua

trong trường hợp khẩn cấp, CCME vẫn

chịu trách nhiệm chừng nào tình trạng

khẩn cấp vẫn tiếp tục.

Nhiệm vụ của đội ngũ gồm 40 người và các cố vấn bên

ngoài cũng bao gồm nhiệm vụ chống các chất có hại, trợ

giúp y tế, chữa cháy, v.v. thêm vào đó là việc quy hoạch và đào

tạo cho các trường hợp khẩn cấp. Điều này đòi hỏi một mạng

lưới tốt với các quốc gia ven biển khác, các tổ chức tư nhân, v.v.

cũng như với các bộ khác nhau và với các liên bang khác và các

sở ngành của chúng. Để duy trì hiệu quả-chi phí, CCME sử dụng

cả thiết bị riêng của họ và thiết bị thuê. Về mặt nhân sự cũng

như thiết bị (tàu, v.v.), luôn có các nhiệm vụ hằng ngày và nhiệm

vụ khẩn cấp, không có ai không làm gì. Lợi thế là khi nhân viên

tham gia tập huấn, điều này làm giảm chi phí hoạt động. Tập

huấn mở rộng được thực hiện hằng năm cho tất cả các đơn vị

cứu trợ, do đó các nhân viên biết nhau, học cùng nhau và có các

thiết bị giống nhau.

Thông thường, thiệt hại từ trường hợp khẩn cấp được thanh

toán bởi nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

của bên chịu trách nhiệm về

thiệt hại, nhưng

thường thì

CCME

14

Page 17: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

điều này là kết quả của các thủ tục tố tụng pháp lý kéo dài cả

năm, vì vậy bang chi trả trước.

Những ưu điểm của CCME bao gồm một nền tảng pháp lý rõ

ràng, phối hợp trung ương cho các trường hợp khẩn cấp cũng

như quy hoạch và tập huấn các đơn vị cứu trợ, định nghĩa các

tiêu chuẩn thông thường, và một trung tâm truyền thông và

báo chí trung ương. CCME cho một ví dụ tốt về việc bảo vệ

vùng ven biển và ngay cả nhiều hơn thế nữa cho quản lý tổng

hợp vùng ven biển, bởi vì tai nạn (một hành động tại chỗ) có

thể xảy ra tại một nơi thuộc thẩm quyền của một bang hay một

tỉnh, nhưng có tác động sâu rộng, trải dài trên khắp bang hay

tỉnh. Các tàu có liên quan cũng có thể đi qua các biên giới bang

hay tỉnh, vì vậy điều quan trọng là có một thể chế chịu trách

nhiệm xuyên biên giới.

Năng lượng gió ngoài khơi

Năng lượng gió ngoài khơi tiêu biểu cho cách sử dụng trực

tiếp và kinh tế vùng biển. Nó được xem như năng lượng

xanh hòa hợp với thiên nhiên, giúp giảm phát thải khí gây

hiệu ứng nhà kính. Nhiều kinh nghiệm về năng lượng gió

ngoài khơi đã có được trong 20 năm qua ngoài khơi Biển Bắc và

Biển Baltic. Các ưu điểm chính của địa điểm ngoài khơi là

điều kiện gió phù hợp và tốc độ gió trung bình ở biển cao

hơn ở đất liền, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng

gió. Ngành công nghiệp năng lượng gió của Đức do đó ngày

càng gia tăng hoạt động lắp đặt các tua bin ngoài khơi. Năng

lượng gió là một ví dụ về việc sử dụng tiềm năng (kinh tế) của

một vùng ven biển.

Công ty năng lượng ngoài khơi Strabag ở Cuxhaven sản xuất

các nhà máy năng lượng gió để sử dụng trong các trang trại gió

ngoài khơi. Những cách phổ biến để xây dựng các tua bin gió

ngoài khơi là thông qua việc sử dụng cốt móng cột ba chân hay

cột duy nhất, được neo sâu trong lòng đất. Công ty Strabag

đang thử nghiệm cách tiếp cận thứ ba trong đó tua bin gió được

đặt trên đáy biển sử dụng nền móng chịu được tải nặng. Những

kỹ thuật này có thể được sử dụng đến độ sâu tối đa 50 m.

Ưu điểm của việc sử dụng nền móng làm sẵn là nền móng có

thể được lắp ráp trên bờ, và khi ở ngoài biển chỉ cần thêm vào

thân và đầu khối quay. Không cần thiết phải đóng cọc, từ đó

tránh được tiếng ồn quấy rầy nhiều động vật biển có vú. Một kỹ

thuật để giảm tiếng ồn là dùng nước để làm giảm hay đường

ống kiểm soát tiếng ồn.

Để quản lý rủi ro, tác động của cấu trúc được thử nghiệm một

cách có hệ thống. Đất ở Cuxhaven là nơi tiến hành các thử

nghiệm tương tự như các điều kiện thấy được ở Biển Bắc, và gió

và sóng được mô phỏng thông qua các tải kéo bằng cáp kéó và

điều kiện dòng chảy gần nơi nền móng làm sẵn được đo đạc.

Page 18: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Quaûn lyù Baõi bieån

16

Quản lý các bờ biển cát trên đảo Sylt

Trên đảo Sylt, đảo lớn nhất của các đảo Bắc Frisia, sự thay đổi

trong bảo vệ bờ biển – đặc biệt trong việc quản lý các bãi

biển cát – đã được thấy rõ ràng qua các thế kỷ qua. Đảo dài

40 km, rộng 12 km ở chỗ rộng nhất và 300 m ở vị trí hẹp nhất.

Hình dáng của đảo đã thay đổi liên tục. Do vị trí không được

bảo vệ của đảo trong Biền Bắc, có sự mất đất thường xuyên

do bị xói lở.

Khoảng 300 năm trước đây, các cồn cát thay đổi vị trí và bụi cát

đã cản trở việc sử dụng đất, do đó mọi người bắt đầu củng cố

các cồn bằng cách trồng cỏ thô. Đồng thời, các con đê thấp

được xây dựng để ngăn chặn lũ lụt trong mùa hè. Khoảng 130

năm trước đây, khi các khu định cư phát triển và các giá trị gần

đường bờ tăng lên, đê mỏ hàn được xây dựng ở phía trước các

cồn cát để giữ lại bùn cát và mở rộng bãi biển khô. Nhưng đê

mỏ hàn đã không thể ngăn chặn việc mất cát đáng kể do dòng

chảy dọc bờ mạnh. Ngược lại xói lở cuối dòng làm trầm trọng

thêm tình hình. Kết quả là vào năm 1907, công trình dọc bờ đầu

tiên được xây dựng phía trước một khách sạn ở Westerland.

Nhưng xói lở tiếp tục và đặc biệt dâng nước do gió bão dẫn đến

mất cát nghiêm trọng và đe dọa sự ổn định của cấu trúc.

Trong những năm 1960, tetrapods (đá giáp bê tông với 4 tay và

trọng lượng lên đến vài tấn) được sử dụng để xây lớp đá lát mặt

để tránh xói lở thêm ở đáy của công trình dọc bờ. Hơn nữa, te-

trapods được sử dụng để xây đê mỏ hàn. Tuy nhiên, tetrapods

không là một giải pháp thích đáng ở nhiều nơi. Do trọng lượng

cụ thể của chúng cao, đặc biệt trên cát mềm, và tải trọng sóng

dẫn đến sự hóa lỏng làm cho tetrapods chìm trong đất.

Trong những năm 1970, sự bồi cát đầu tiên tiến hành trên các

bãi biển của bờ biển phía tây đảo Sylt. Cát được nạo vét tại các

địa điểm gần Biển Wadden và vận chuyển bằng tàu đến các

điểm nóng nơi xói lở đe dọa công trình xây dựng dọc bờ. Một

hỗn hợp nước-cát được bơm trên bãi biển khô ở đó thông qua

đường ống, được phân bố và san lấp trên bãi biển để tạo thành

vùng đệm cát cho các điều kiện thời tiết bão tố. Các kết quả đầu

tiên cho thấy sự thành công tổng thể của biện pháp kỹ thuật

mềm ven biển và giới thiệu nguyên tắc làm việc với thiên nhiên

hơn là chống lại nó.

Sau nhiều năm áp dụng sự bồi bãi biển và kinh nghiệm qua các

thử nghiệm rộng rãi, cát hiện nay chỉ đổ vào những địa điểm

thực sự cần đến. Sự phân bố dọc theo bờ biển để mặc cho thiên

nhiên. Ngày nay, đảo được khảo sát hằng năm bằng cách quét

tia la-de trên không để tìm ra nơi cần được bồi cát và công việc

bồi bãi biển phải được tiến hành. Sự bồi bãi biển kéo dài khoảng

3-5 năm, phụ thuộc vào sự tiếp xúc và sự xuất hiện của các

sự kiện thời tiết cực đoan. Trong thời kỳ gần đây nhất của

sự bồi bãi biển, cát được đổ xuống phía trước bãi biển

khô. Ngoài việc ứng dụng dễ dàng hơn và chi phí

do đó thấp hơn, chu kỳ nửa phân rã của sự bồi bãi

biển được coi như dài hơn. Kiến thức khoa học

mới nhất được xem xét và ứng dụng được thử

nghiệm trong thiên nhiên.

Trên đảo Sylt, cũng như trên toàn bờ biển phía tây

của Schleswig-Holstein, bào vệ bờ biển được tài trợ

bởi nhà nước. Chi phí cao, đặc biệt trên đảo Sylt, được

biện hộ bởi thu nhập cao do ngành du lịch tạo ra.

Trong suốt những năm qua, đảo Sylt có được nhiều kinh nghiệm

về bảo vệ vùng ven biển: các biện pháp kỹ thuật ven biển

cứng đã không cung cấp các giải pháp thích ứng hay bền

vững. Kỹ thuật ven biển mềm và gần với thiên nhiên như sự

bồi bãi biển hóa ra lại là giải pháp đúng để bảo vệ các cồn

cát khỏi bị xói mòn và cùng lúc tạo ra bãi biển cho du khách.

Một hệ thống giám sát dày đặc giúp tối ưu hóa sự bồi bãi biển

và lập kế hoạch cho các biện pháp tiếp theo nếu cần thiết.

Gặp gở và trao đổi với nhà hoạch định chính sách của Bộ Bảo

vệ Vùng ven biển

Tiến sĩ Jacobus Hofstede, người chịu trách nhiệm quản lý vùng

ven biển trong Bộ Nông nghiệp, Môi trường và Nông thôn, trình

bày về quản lý vùng ven biển ở Liên bang Schleswig-Holstein.

Các điểm chính của bài trình bày của ông được tóm tắt dưới đây.

Page 19: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Schleswig-Holstein là một trong 5 liên bang của Đức với bờ biển

(Biển Bắc và/hay Biển Baltic) hay cảng biển. Schleswig-Holstein

có 2.8 triệu dân, với diện tích 16.000 km2, 525 km đê, 140 cống

và đập, và 187 ha lớp đá lát mặt. Liên bang cũng tiến hành bồi

bãi biển với khối lượng 1 triệu m3 mỗi năm với kinh phí 60 triệu

Euro mỗi năm.

Schleswig-Holstein có hai loại bờ biển khác nhau: dọc theo Biển

Bắc khá bằng phẳng và dọc theo Biển Baltic là bờ biển vách đá.

Schleswig-Holstein có “Quy hoạch Tổng thể Bảo vệ Vùng Ven

biển” bao gồm tầm nhìn và mục tiêu, quy hoạch khu vực cho

phòng thủ ven biển, các nguyên tắc cơ bản (ranh giới pháp lý,

trách nhiệm, tài chính, v.v..), đê điều bang và các biện pháp khác.

Nhìn chung Schleswig-Holstein đã thành công trong việc cải

tạo đất (khoảng 1.600 km2). Để bảo vệ đất được cải tạo, các biện

pháp như đê là điều cần thiết. Khoảng 400 năm trước, các con

đê cao 5 m và rộng 20 m; ngày nay chúng cao 9 m và rộng 108m.

Điều này là do sự ứng phó cần thiết với nước biển dâng cũng

như các kỹ thuật xây dựng mới và kinh nghiệm rút ra từ nhiều

thế kỷ qua. Trong đợt dâng nước do gió bão mạnh năm 1825, ít

người chết nhờ vào các con đê cao hơn trong thời kỳ lũ lụt trước

đó nặc dù các cơn sóng cao hơn. Trong đợt dâng nước do gió

bão năm 1962, 30 km2 bị ngập, nhưng không ai chết (ngoại trừ

tại Hamburg).

Những thách thức chính cho Biển Wadden là biến đổi khí hậu,

phát triển bền vững và nhận thức. Dự đoán mực nước biển dâng

trong khoảng từ 0,5 m to 1,4 m. “Trầm tích là vấn đề, thách

thức, và có thể, câu trả lời!”

Vấn đề với việc bồi bãi biển là khối lượng bồi đắp có được chỉ ở

trên bãi biển, trong khi xói mòn tiếp tục dưới nước. Vì vậy cũng

phải tiến hành bồi đắp dưới nước. Nhìn chung, ba loại bồi cần

thiết là: bồi mặt bờ, bồi đất bồi ở biển và bồi bãi biển.

Đầm lầy nước mặn phía trước đê có chức năng giống như

rừng ngập mặn ở Việt Nam: chúng làm giảm năng lượng

sóng. Để hỗ trợ việc tạo ra các vùng đồng bằng bãi bồi, sử dụng

các mương thoát nước, các hàng rào bụi cây và các đê mỏ hàn

bằng đất để làm giảm dòng chảy, giảm năng lượng sóng và do

đó tăng cường bồi lắng và tăng độ cao của khu vực.

Một ví dụ của một vùng dễ bị ngập lụt dọc theo bờ Biển Baltic là

Timmendorfer Strand, chỉ có 6.000 dân nhưng là một khu vực

du lịch quan trọng. Ở đây cộng đồng chịu trách nhiệm bảo vệ

bờ biển và nhà nước không có quyền ra quyết định, nhưng có

thể khuyến nghị các biện pháp. Đây là một ví dụ về một tình

huống trong đó nhà nước không thể ra lệnh cho một giải pháp,

và các giải pháp do chính các bên liên quan xây dựng. Ở Tim-

mendorfer Strand, các tường cọc được sử dụng thay vì đê bởi vì

đê sẽ làm giảm sự hấp dẫn của bãi biển đối với du khách. Tường

cọc là một cấu trúc thẳng đứng được neo trong đất, thiêt kế và

xây dựng để chống lại áp lực bên của đất và – trong trường hợp

này – làm gián đoạn dòng chảy ngang của nước.

câu trả lời?Trầm tích là:

vấn đề

thách thức

17

NHÀ NƯỚC

Page 20: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Sau phần trình bày, các khía cạnh khác nhau của bảo vệ

vùng ven biển được thảo luận và những chủ đề chính được

tóm tắt dưới đây

• Mối quan hệ giữa cộng đồng và bộ: Nhà nước và cộng đồng

có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng của họ. Nhiệm vụ nhà

nước được nhà nước tài trợ 100 %; nhiệm vụ chia sẻ có thể

được nhà nước tài trợ đến 90 %, trong khi cộng đồng tài trợ

100 % nhiệm vụ bảo dưỡng.

• Ban tham mưu bảo vệ tổng hợp vùng ven biển (BIK): BIK do

bộ lãnh đạo với sự tham gia của các thành viên các cộng

đồng, các thị trưởng, các nhà bảo tồn thiên nhiên, v.v. Các

cuộc họp diễn ra hai lần một năm. Cộng đồng có thể, ví dụ

như, áp dụng các biện pháp bảo vệ vùng ven biển, và bộ sẽ

đánh giá và có thể tài trợ chúng. Ban tham mưu là tai của

nhà nước lắng nghe nhu cầu của cộng đồng địa phương.

• Ưu tiên tài trợ các biện pháp bảo vệ: có lợi hay không khi

đầu tư bảo vệ một đảo có khoảng 300 người? Ở Anh, lấy

quyết định theo giá trị của cơ sở vật chất/địa phương. Ở

Đức, mỗi người nên có được cùng một mức độ an toàn, và

do đó chính phủ hỗ trợ Halligen, mà bản thân chúng không

có đủ tiền, trong khi các cộng đồng giàu như Timmendorfer

Strand có thể tự trả các biện pháp bảo vệ vùng ven biển.

• Quy hoạch tổng thể: Một quy hoạch tổng thể mới đang

được xây dựng để lồng ghép tất cả các mặt, từ quy hoạch sử

dụng đất đến quy hoạch vùng ven biển theo hướng phòng

chống thảm họa. Quy hoạch không gian cũng bao gồm các

hoạt động kinh tế (du lịch) và bảo tồn thiên nhiên; các khía

cạnh này phải được bao gồm trong quản lý tổng hợp vùng

ven biển.

• Di sản thế giới: Biển Wadden là một hệ sinh thái duy nhất,

lần đầu tiên trở thành vườn quốc gia và sau đó được UN-

ESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây là một ví dụ tốt về sự

kết hợp giữa bảo vệ vùng ven biển và môi trường. Hơn nữa,

nó cũng là một ví dụ về cách làm thế nào có thể kết hợp bảo

tồn thiên nhiên và lợi ích kinh tế thông qua du lịch và cách

làm thế nào bảo vệ ven biển và bảo tồn thiên nhiên có thể

tồn tại song song.

• Xung đột trong hợp tác: Hợp tác khu vực và quốc tế có thể

là các lĩnh vực xung đột. Một ví dụ của việc này là lợi ích khác

nhau giữa Hamburg và Schleswig-Holstein. Nếu dòng sông

Elbe được nạo vét sâu và mở rộng cho bến cảng Hamburg,

điều này có nghĩa là đê điều ở Schleswig-Holstein phải được

nâng cao, gây tốn kém cho Schleswig-Holstein. Mặt khác,

bến cảng Hamburg cung cấp công ăn việc làm cho người

dân đến từ Schleswig-Holstein, do đó sự phồn thịnh của

cảng cũng quan trọng cho Schleswig-Holstein. Phối hợp và

hợp tác là điều cần thiết và điều thiết yếu là tìm ra các giải

pháp chung. Điều này có thể là một quá trình chậm, nhưng

cuối cùng chia sẻ lợi ích sẽ chiến thắng.

NHÀ NƯỚC

18

Page 21: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Danh sách đại biểu chuyến tham quan khảo sát CHLB Đức, 06-16/07/2011

Tiến sĩ Nguyễ n Đứ c Kiên• , Phó Bí thư Tỉ nh Ủ y Só c Trăng; Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng;Ông Huỳnh Thành Hiệp• , Nguyên Chủ Tịch UBND tỉnh Sóc Trăng;Ông Trần Thành Nghiệp• , Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Sóc Trăng;Ông Mai Phước Hưng• , Giám Đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Sóc Trăng, Thành viên Ban Điều hành Dự ánÔng Nguyễn Văn Khởi• , Phó Giám Đốc Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Sóc Trăng, Thành viên Ban Điều hành Dự án, Giám Đốc Dự án;Ông Trần Văn Thanh• , Phó Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, Thành viên Ban Điều hành Dự án;Ông Nguyễn Văn Quận• , Phó Giám Đốc Sở Tài Chính tỉnh Sóc Trăng, Thành viên Ban Điều hành Dự án;Ông Phan Văn Xê• , Chi Cục Trưởng Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Sóc Trăng, Thành viên Ban Điều hành Dự án, Phó Giám Đốc Dự án;Ông Nguyễn Chí Công• , Phó Chủ Tịch UBND huyện Vĩnh Châu, Thành viên Ban Điều hành Dự án;Ông Trần Bé Tư,• Phó Chủ Tịch UBND huyện Cù Lao Dung, Thành viên Ban Điều hành Dự án;Ông Lâm Văn Bé• , Phó Chủ Tịch UBND huyện Trần Đề, Thành viên Ban Điều hành Dự án;Ông Lê Minh Tuệ• , Phiên dị ch viên;Cô Bianca Schlegel• , Cố vấn Kỹ thuật GIZ;Tiến sĩ Klaus Schmitt• , Cố vấ n Trưở ng Dự á n GIZ Sóc Trăng;Ông Thorsten Albers• ; Ingenieurgesellschaft von Lieberman GmbH.

19

Chương trình

07/07/2011

• Quản lý ngập lụt đô thị tại Hamburg

Đi bộ có hướng dẫn bình luận dọc Landungsbrücken và HafenCity; người trình bày: Ông Moritz Müller (LSBG Hamburg)

08/07/2011

• Công trình cảng Hamburg

Đi tàu tham quan có hướng dẫn bình luận; người trình bày: Ông Nino Ohle (Cảng vụ Hamburg, HPA)

• St. Pauli Elbtunnel – Ý nghĩa lịch sử và hiện nay của đường hầm 100 năm tuổi

Tham quan hướng dẫn; người trình bày: Ông Vidan (HPA)• Quản lý bền vững cửa sông và trầm tích sông Elbe

Trình bày; người trình bày: Ông Manfred Meine (HPA)09/07/2011• Thích ứng của thoát nước đầm lầy và công trình xây dựng đê do tốc độ xả thay đổi và

mực nước thiết kế tại bờ biển phía tây của Schleswig-Holstein

Tham quan có bình luận địa điểm xây dựng trạm bơm tại Brunsbüttel; người trình bày: Ông Matthias Reimers (Giám đốc Điều hành DHSV Dithmarschen)

• Vùng đất lấn biển Kaiser-Wilhelm-Koog, bảo tàng đê Büsum, rào cản chắn dâng nước

do gió bão Eider

Khảo sát có bình luận dọc theo bờ biển phía tây của Schleswig-Holstein; chủ đề: hệ thống bảo vệ bờ biển, thoát nước đầm lầy, quản lý đồng bằng ngập lũ, du lịch, quản lý Biển Wadden, trạm điện gió, xung đột quyền lợi; người trình bày: Ông Thorsten Albers (von Lieberman GmbH)

10/07/2011

• Các giải pháp bảo vệ cá biệt vùng ven biển trên đảo nhỏ (Hallig) Langeneß

Tham quan có bình luận; người trình bày: Ông Fiede Nissen (Thị trưởng của Langeneß)11/07/2011

• Quản lý bờ biển cát trên trên đảo Sylt

Tham quan có bình luận; người trình bày: Ông Arfst Hinrichsen (LNK Husum)• Gặp gỡ và trao đổi với nhà hoạch định chính sách của Bộ Bảo vệ Vùng Ven biển

Tiến sĩ Jacobus Hofstede (MLUR Schleswig-Holstein, Bộ Nông nghiệp, Môi trường và Nông thôn)12/07/2011

• Nông nghiệp và tác động của xâm nhập mặn – các khía cạnh của biến đổi khí hậu

Người trình bày: Tiền sĩ Roland Weber (LWK Niedersachsen, Phòng Nông nghiệp Lower Saxony)• Dự án KLIMZUG-NORD – Quản lý cửa sông và bảo vệ vùng ven biển trong thời kỳ biến

đổi khí hậu

Người trình bày: Ông Frederik Treuel, ông Edgar Nehlsen, ông Joachim Palm (TUHH, Đại học Công nghệ Hamburg)

13/07/2011

• Các khía cạnh của hàng hải – Bộ Tư lệnh Trung ương về trường hợp khẩn cấp Hàng hải

Người trình bày: Tiền sĩ Ulrike Windhövel (HK Cuxhaven, Bộ Tư lệnh Trung ương về trường hợp khẩn cấp Hàng hải)

• Năng lượng tái tạo và Công nghiệp ngoài khơi

Tham quan Công ty năng lượng ngoài khơi, ông Christopher Linck (Strabag Off shore Wind)

Page 22: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Xuất bản

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Quàn lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven Biển Tỉnh Sóc Trăng

Chịu trách nhiệm

Klaus Schmitt

Tác giả

Bianca Schlegel và Thorsten Albers

Thiết kế đồ họa, trang bìa và minh họa

Kirsten Reinhold; www.kommunikationslotsen.de

Tác giả ảnh chụp

Trang 2: Friede Nissen

Trang 5: Bianca Schlegel (trái); Klaus Schmitt (giữa và phải)

Trang 6: Klaus Schmitt (trái); Bianca Schlegel (phải)

Trang 8: Klaus Schmitt

Trang 10: Bianca Schlegel

Trang 12: Bianca Schlegel

Trang 15: Bianca Schlegel

Trang 18: Bianca Schlegel (trái và giữa); Klaus Schmitt (phải)

In tại

Golden Sky Co., Ltd

GIZ, 12/2011

20

@

Page 23: Quaûn lyù Toång hôïp Vuøng Ven Bieån mieàn Baéc CHLB Ñöùc · nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước ven biển vì lợi ích của

Deutsche Gesellschaft für

Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

134 Trần Hưng Đạo

Thành phố Sóc Trăng

Việt Nam

Điện thoại: (+84.79) 3622 163/164

Fax: (+84.79) 3622 125

Email: offi [email protected]

www.giz.de

www.czm-soctrang.org.vn