PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

5
PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào? THEO ĐỊNH NGHĨA: PR nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong một công ty, như giữa người chủ và người lao động, giữa người quản lý và nhân viên, để có thể hiệu triệu mọi nguồn lực, mọi nỗ lực trong nội bộ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra (Bảo Phương, 2014). ĐỐI TƯỢNG CỦA PR NỘI BỘ: VÌ SAO LẠI CẦN PHẢI LÀM PR NỘI BỘ? Mỗi DN có mục đích riêng của mình, nhưng tựu chung lại, DN cần phải làm PR nội bộ để giúp: 1. Giúp BGĐ đạt được niềm tin, sự ủng hộ từ Cổ đông/Nhà đầu tư; 2. Giúp BGĐ phổ biến cam kết, sứ mệnh, tầm nhìn và quy định của tổ chức để CBNV hiểu và tuân thủ. 3. Gia tăng niềm tự hào nội tâm bên trong CBNV, giúp họ làm việc năng suất hơn, ân cần hơn với khách hàng. 4. Giúp doanh nghiệp đạt được sự ủng hộ từ CBNV về những quyết định có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. 5. Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh và lòng trung thành của người lao động. 6. Hạn chế những cách hiểu sai lệch phát sinh bên ngoài gây bất lợi cho hình ảnh tổ chức. Cụ thể là:

Transcript of PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

Page 1: PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

THEO ĐỊNH NGHĨA:

PR nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong một công

ty, như giữa người chủ và người lao động, giữa người quản lý và nhân viên, để có thể hiệu triệu mọi nguồn

lực, mọi nỗ lực trong nội bộ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra (Bảo Phương, 2014).

ĐỐI TƯỢNG CỦA PR NỘI BỘ:

VÌ SAO LẠI CẦN PHẢI LÀM PR NỘI BỘ?

Mỗi DN có mục đích riêng của mình, nhưng tựu chung lại, DN cần phải làm PR nội bộ để giúp:

1. Giúp BGĐ đạt được niềm tin, sự ủng hộ từ Cổ đông/Nhà đầu tư;

2. Giúp BGĐ phổ biến cam kết, sứ mệnh, tầm nhìn và quy định của tổ chức để CBNV hiểu và tuân

thủ.

3. Gia tăng niềm tự hào nội tâm bên trong CBNV, giúp họ làm việc năng suất hơn, ân cần hơn với

khách hàng.

4. Giúp doanh nghiệp đạt được sự ủng hộ từ CBNV về những quyết định có thể gây ảnh hưởng đến

quyền lợi của họ.

5. Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh và lòng trung thành của người lao động.

6. Hạn chế những cách hiểu sai lệch phát sinh bên ngoài gây bất lợi cho hình ảnh tổ chức.

Cụ thể là:

Page 2: PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

Đối với CBNV, Ban Giám Đốc (BGĐ) cần:

a. CBNV làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm, hiệu quả cao.

b. CBNV hài lòng với mức lương vừa phải/thỏa đáng để đảm bảo nguồn vốn được chi hiệu quả, giữ

được người giỏi.

c. Hạn chế tối đa việc nhân sự nghỉ lung tung, ốm đau, nhân sự giỏi bị dụ dỗ, lôi kéo.

d. Hạn chế nhân sự nghỉ việc rồi thì nói xấu, chỉ trích, gây hại đến uy tín tổ chức.

Đối với CBNV: có 7 công cụ PR hiệu quả sử dụng cho CBNV (Quyền năng bí ẩn, trang 270 – 277)

1. President message

2. Internal newsletter

3. Internal bulletin board

4. Video

5. Direct meeting

6. BOD & Employee party

7. Extra benefit

Đối với Cổ đông, Nhà đầu tư, BGĐ cần:

e. Huy động thêm vốn từ cổ đông hiện hữu & từ cổ đông tiềm năng

f. Đạt được niềm tin, sự ủng hộ của ông chủ để “giữ cái ghế”

g. Liên minh với họ để bảo vệ tổ chức, tránh bị thâu tóm.

Đối với Cổ đông, Nhà đầu tư: có 6 công cụ PR chính sử dụng cho Cổ đông, Nhà đầu tư (Quyền năng bí ẩn,

trang 265 – 267)

1. Credential

2. Investing presentations

3. P&L report

4. Q&A meeting

5. Annual report

6. Shareholder Conf.

Khi nào cần, bạn cứ mở menu công cụ này ra là sử dụng.

CÁCH THỨC TRIỂN KHAI:

Đối với CBNV:

Mỗi DN có cách làm riêng của mình, nhưng có một triết lý chung, đó là phải khiến cho CBNV phải tin rằng

công ty/hãng/tổ chức mà họ đang làm việc là nơi làm việc tốt nhất “The best place to work”.

Page 3: PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

Niềm tin rằng “ABC - The best place to work” phải được truyền thông xuyên suốt qua từng quý, từng tháng

& thông qua những bằng chứng rất cụ thể và thiết thực.

Bạn có thể tham khảo cách thức hoạch định các thông điệp và các hoạt động cho công tác truyền thông

nội bộ theo chiến lược như sau:

Page 4: PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?
Page 5: PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

Tất nhiên, việc truyền thông câu chuyện này không phải là mị dân, nói nghe cho đã tai, mà phải căn cứ

vào thực tế chính sách/phúc lợi/sự cam kết của ban lãnh đạo doanh nghiệp đó. Giả sử như công

ty/hãng/tổ chức không đáp ứng được những câu chuyện để PR nội bộ này, các bạn nên tìm kiếm môi

trường làm việc khác.

Tóm lại, đây là chiến lược và cách thức triển khai truyền thông nội bộ rất hiệu quả đã được chính tôi kinh

nghiệm qua. Thân ái chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc của mình.

Lê Trần Bảo Phương

Tác giả cuốn sách bestseller về PR “Quyền năng bí ẩn”