Ppt0000007

15
LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1884 ______________________________________ ________Tổ 4 Lớp 8A2

Transcript of Ppt0000007

Page 1: Ppt0000007

LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1884

______________________________________________Tổ 4Lớp 8A2

Page 2: Ppt0000007

Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, Thăng Long vẫn là thủ phủ (gồm 11 trấn) nhưng gọi là Bắc Thành, riêng phủ Phụng Thiên đổi ra Hoài Đức.

Gia Long (1802-1884), hay còn gọi là Nguyễn Thế Tổ, là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Page 3: Ppt0000007

Năm 1804, vua ra lệnh phá thành cũ xây trên đó một tòa thành mới hình vuông, chu vi khoảng 5 km. Phía Bắc là phố Phan Đình Phùng ngày nay, phía nam là phố Trần Phú, phía đông khoảng đường Lý Nam Đế, Phùng Hưng, phía tây khoảng đường Hùng Vương, phố Ông Ích Khiêm. Tường thành cao khoảng 4m, dày khoảng 16 m, phía dưới xây bằng đá xanh, đá ong, phía trên xây bằng gạch hộp. Thành mở 5 cửa: Bắc, Đông, Tây, Đông – Nam và Tây – Nam. Các cửa này xây năm 1805. Bên trong thành, chính giữa Hoàng cung có điện Kính Thiên chỉ mở cửa khi vua ngự giá Bắc tuần hoặc tiếp sứ thần phương Bắc. Phía trước điện Kính Thiên có Đoan Môn.

Page 4: Ppt0000007

Trả thù Tây Sơn Vào ngày giáp tuất tháng 11 Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù" nhằm báo công

với tổ tiên; và nhân đó tiến hành trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:

Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.

Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục.

Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên,

hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

Page 5: Ppt0000007

Năm 1831, Minh Mạng cải cách bộ máy hành chính, bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm phủ Hoài Đức, huyện Từ Liêm có trấn Sơn Tây và 3 phủ ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Thăng Long hạ xuống thành tỉnh lỵ Hà Nội. Riêng khu vực kinh thành Thăng Long cũ gồm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (tên mới của Quảng Đức) thì từ đời Gia Long đã không được giữ quy hoạch 36 phường nữa mà bị chia ra thành nhiều phường nhỏ, thôn, trại. Thọ Xương có 194 phường, thôn; Vĩnh Thuận có 56 phường, thôn. (Đến thời Minh Mạng gộp lại còn 116 và 27).So với trước, sự phát triển kinh tế của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX không được đều. Các phường, thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn hoá chuyên về nghề nông có kết hợp thủ công. Bộ mặt đô thị Hà Nội dồn về khu phía Đông và Đông Nam. Ở đây phố phường ngang dọc như bàn cờ, nhà cửa kề nhau. Khu Phủ Chúa Trịnh (bị Chiêu Thống cho phá năm 1787) và vùng quanh Hồ Gươm nhanh chóng thành khu dân cư, buôn bán và thủ công.

Page 6: Ppt0000007
Page 7: Ppt0000007

Các công trình văn hóa và sinh hoạt văn hóa có những biến đổi. Quốc Tử Giám dời vào Huế, Văn Miếu thuộc tỉnh Hà Nội quản lý. Trường Thi Hương trên phố Tràng Thi nay là Thư viện Quốc gia. Phường Hòe Nhai và sau đó là phố Hàng Giấy là nơi vui chơi giải trí đàn ca.

Đặc biệt, một số tư nhân đứng ra quyên góp xây dựng một số công trình như Nguyễn Văn Siêu với quần thể đền Ngọc Sơn, Nguyễn Đăng Giai với Chùa Báo Ân 180 gian bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều nhà văn hóa nổi tiếng khác như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông Phan, bà Huyện Thanh Quan... Tuy mất vị trí kinh đô, nhưng kinh tế Hà Nội vẫn phát triển. Người ngoại quốc tới buôn bán đông hơn trước, nhất là Hoa kiều.

Page 8: Ppt0000007
Page 9: Ppt0000007

Một người nước ngoài có mặt ở Hà Nội nửa sau thế kỷ XIX vẫn công nhận: "Dù không phải là kinh đô nữa, Kẻ Chợ (tức Hà Nội) vẫn là một thành phố đứng đầu cả nước về nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp về sự phong phú, về dân số, về lịch thiệp và về văn hóa... Tóm lại, đây chính là trái tim của dân tộc này (Việt Nam)" (De la Liraye - 1866).

Page 10: Ppt0000007
Page 11: Ppt0000007

Hà Nội chống thực dân Pháp xâm lược Ngay khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ, toàn thể

thí sinh trường thi Hương Hà Nội khoa 1864 đã vứt bỏ lều chõng không chịu vào trường thi, cùng nhau tới Văn Miếu làm lễ, sau đó kéo về Hồ Gươm, vừa đi vừa hô lớn xin được vào Nam giết giặc. Cuối năm 1872, khi lái buôn J.Dupuis đến Hà Nội thăm dò gây rối thì y vấp phải sự đánh trả của người dân.

Page 12: Ppt0000007
Page 13: Ppt0000007

Đầu tháng 11/1873, F. Garnier đem quân tới Hà Nội, chỉ 15 ngày sau, sáng 20/11/1873 y nổ súng. Do từ lâu, triều đình chủ hòa nên thành trì không được phòng thủ thích đáng. Garnier chiếm được thành. Tướng chỉ huy là Nguyễn Tri Phương đã quyết chiến đấu đến cùng, cùng nhân dân nổi dậy kháng Pháp, kết quả là giết được Garnier ở Cầu Giấy (21/12/1873).

Triều đình Huế trước sau chỉ lo việc cầu hòa không nghĩ đến chuyện kháng Pháp. Họ nhường cho Pháp khu Đồn Thủy (khu vực Bảo tàng Lịch sử và Bệnh viện Việt Xô hiện nay) làm nhượng địa. Đầu tháng 3/1882, Henri Rivière được phái đến Hà Nội. Y gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi ông đầu hàng. Mặc dù không được lệnh của triều đình Huế, Hoàng Diệu đã chống trả một cách anh dũng và tuẫn tiết theo Thành. Nhân dân Hà Nội không chịu đầu hàng và liên tục chiến đấu, một lần nữa phối hợp với quân Cờ đen, tiêu diệt đạo quân của Rivière ở Cầu Giấy làm cho quân địch hoang mang (19/5/1883).

Page 14: Ppt0000007

Triều đình Huế trước sau chỉ lo việc cầu hòa không nghĩ đến chuyện kháng Pháp. Họ nhường cho Pháp khu Đồn Thủy (khu vực Bảo tàng Lịch sử và Bệnh viện Việt Xô hiện nay) làm nhượng địa. Đầu tháng 3/1882, Henri Rivière được phái đến Hà Nội. Y gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi ông đầu hàng. Mặc dù không được lệnh của triều đình Huế, Hoàng Diệu đã chống trả một cách anh dũng và tuẫn tiết theo Thành. Nhân dân Hà Nội không chịu đầu hàng và liên tục chiến đấu, một lần nữa phối hợp với quân Cờ đen, tiêu diệt đạo quân của Rivière ở Cầu Giấy làm cho quân địch hoang mang (19/5/1883).

Trong tình hình ấy, triều đình Huế vẫn không cho quân tiếp viện ra Hà Nội, Tự Đức vẫn chỉ hy vọng lấy lại Hà Nội bằng con đường hòa hảo và ký hiệp ước năm 1884, công nhận sự đô hộ của người Pháp. Từ đấy thực dân dần dần tổ chức bộ máy cai trị thành phố Hà Nội, lập quy hoạch đô thị hóa theo kiến trúc phương Tây và tới năm 1888 vua Đồng Khánh đã ký chỉ dụ dâng Hà Nội cho thực dân Pháp.

Page 15: Ppt0000007

BÀI VIẾT CỦA CHÚNG EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC . XIN CARM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE & THEO

DÕI !