Pp hoa 2 moi 23 3 2011

75
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHM TRÀ VINH KHOA TNHIÊN HUNH THIÊN LƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DY HC CÁC CHƯƠNG MC QUAN TRNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA HÓA HC PHTHÔNG (HC PHN PPDH 2) TRÀ VINH 2010

description

 

Transcript of Pp hoa 2 moi 23 3 2011

Page 1: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRÀ VINH KHOA TỰ NHIÊN

HUỲNH THIÊN LƯƠNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG MỤC QUAN TRỌNG

TRONG CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC PHỔ THÔNG

(HỌC PHẦN PPDH 2)

TRÀ VINH 2010

Page 2: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

1

CHƯƠNG I PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA

HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Mục tiêu: Sinh viên cần hiểu và nắm vững: - Nguyên tắc xây dựng và quan điểm phát triển chương trình hóa học phổ thông. - Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hóa học phổ thông. - Phân tích những điểm mới của chương trình, sách giáo khoa hoá học phổ thông cũ và mới. - Phân tích chương trình, sách giáo khoa hóa học phổ thông. - Phân tích tính khoa học, hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn, tính sư phạm của chương trình hóa học phổ thông.

A. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG I. Nguyên tắc xây dựng chương trình hóa học phổ thông Để hiểu được cấu trúc chương trình hóa học ở trường phổ thông chúng ta cần nắm được các nguyên tắc xây dựng, phát triển chương trình hóa học.Chương trình hóa học phổ thông được xây dựng theo nguyên tắc sau đây:bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm, tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, tính đặc trưng bộ môn. 1. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học (bao gồm cả tính cơ bản và tính hiệu quả)

Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung. Theo nguyên tắc này, bảo đảm tính cơ bản là phải đưa vào chương trình và sách là những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học. Bảo đảm tính hiện đại của chương trình và sách tức là phải đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức Hoá học và các quy luật của nó, đưa vào môn học những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức Hoá học (về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, về các quá trình hoá học…), tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn, quan điểm biện chứng đối với việc xem xét các hiện tượng hoá học, sự phát triển biện chứng các kiến thức.

Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống các kiến thức : phân chia trong tài liệu giáo khoa những kiến thức, kĩ năng cơ sở, thiết lập các mối liên hệ giữa chúng, dùng phương pháp khái quát hoá để diễn đạt kiến thức; tập trung các kiến thức xung quanh những tư tưởng chủ yếu; chỉ ra các quy luật hoá học như những mối liên hệ quan trọng được hợp thành một cách hệ thống các khái niệm.

Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học hay nguyên tắc phù hợp của tài liệu giáo khoa với khoa học bao gồm một số nguyên tắc bộ phận hẹp hơn:

a. Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lý thuyết trong dạy học được thể hiện ở việc đưa các lý thuyết lên gần đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lý thuyết của nội dung, tăng cường chức năng giải thích, khái quát hoá và dự toán.

b. Nguyên tắc tương quan hợp lí của lý thuyết và sự kiện phản ánh sự cần thiết phải lựa chọn có căn cứ các sự kiện, thiết lập mối liên hệ giữa các sự kiện và các lý thuyết với vai trò chủ đạo của lý thuyết. Các sự kiện như những đơn vị kiến thức kinh nghiệm, cho những biểu tượng cụ thể của thế giới xung quanh về các chất và phản ứng hoá học, cũng có vai trò to lớn khi giải quyết nhiều nhiệm vụ dạy học - giáo dục. Các sự kiện bảo đảm cho việc tiếp thu các lý thuyết, hình thành khái niệm hoặc chứng minh thành tựu của khoa học và sản xuất sẽ có ý nghĩa đặc biệt. Cần phân biệt những sự kiện cơ bản, có ý nghĩa quan trọng để hình thành khái niệm hoặc để so sánh trong Hoá học với những sự kiện hỗ trợ, tạm thời đòi hỏi phải được thay đổi từng phần cho phù hợp với yêu cầu của tính hiện đại.

Page 3: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

2

Thiết lập mối tương quan giữa lý thuyết và sự kiện là một nhân tố quan trọng để thực hiện nguyên tắc tính khoa học. Việc nâng cao trình độ lý thuyết của môn học có liên quan với sự rút gọn các sự kiện. Khi nghiên cứu một vấn đề có tính nguyên tắc, số lượng các sự kiện là tối thiểu nhưng phải đủ để hiểu bản chất vấn đề đó. Thừa các sự kiện sẽ đi lạc khỏi điều chủ yếu; thiếu sự kiện sẽ dẫn đến tính hình thức, làm sai lạc bức tranh hoá học của thiên nhiên.

c. Nguyên tắc tương quan hợp lý giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng (kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng xử lí và kĩ năng thực hành thí nghiệm) giúp hình thành năng lực cho học sinh. 2. Nguyên tắc bảo đảm tính tư tưởng

Nội dung môn học mang tính giáo dục, phải góp phần thực hiện mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông.

Nội dung sách giáo khoa Hoá học PT có chứa đựng các sự kiện và các quy luật duy vật biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và các tư liệu phản ánh chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên. Tính khoa học của nội dung môn học gắn liền với tính tư tưởng. Tính tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nội dung môn học được thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách liên tục và cụ thể về các tư tưởng có tính thế giới quan, các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa của người lao động ở thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Hoá học và công nghiệp hoá học, trong việc hoá học nền kinh tế quốc dân, trong lĩnh vực phát triển khoa học kỹ thuật.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải trình bày những điều không đúng của các quan điểm duy tâm về thiên nhiên và xã hội, vạch trần những chính sách phản nhân dân của những nhà nước đế quốc đã sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân, vũ khí vi trùng chống lại nhân dân; chỉ rõ sự nguy hiểm tuyên truyền dùng ma tuý đầu độc thanh niên của các thế lực phản động.

Yêu cầu nâng cao mức độ tư tưởng chính trị của nội dung môn học đòi hỏi phải đưa vào sách giáo khoa những quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, tất nhiên ở trình độ phù hợp với sự hiểu biết của học sinh, những trích đoạn từ các văn kiện của Đảng và Nhà nước hoặc từ những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và với việc chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động.

Để thực hiện được tối ưu nguyên tắc này trong dạy học, môn Hoá học phải chứa đựng các nội dung sau:

a. Những cơ sở của nền sản xuất hoá học b. Hệ thống những khái niệm công nghệ cơ bản và những sản xuất cụ thể (các hoá phẩm

thông dụng, các vật liệu xây dựng …) c. Những kiến thức ứng dụng, phản ánh mối liên hệ của hoá học với cuộc sống, của khoa

học với sản xuất (đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), những thành tựu của chúng và phương hướng phát triển.

d. Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hoá học, công nghiệp hóa học và công cuộc hoá học nền kinh tế quốc dân - như là một nhân tố quan trọng của cách mạng khoa học kỹ thuật.

e. Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hoá học. f. Tài liệu giáo khoa cho phép giới thiệu những nghề nghiệp hoá học thông thường và

thực hiện việc hướng nghiệp. Những cơ sở của khoa học hiện đại là nền tảng để làm rõ nội dung kỹ thuật tổng hợp. Chỉ

một cách trình bày có hệ thống nội dung này mới có thể làm sáng tỏ nội dung kỹ thuật tổng hợp. Điều quan trọng là phải sử dụng các phương pháp lịch sử và so sánh cho phép chỉ ra những thành quả của nền công nghiệp hoá học của nước ta và của nền Hoá học đã đạt được từ Cách mạng tháng Tám đến nay.

Page 4: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

3

4. Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm bao gồm một số nguyên tắc bộ phận là: a. Nguyên tắc phân tán các khó khăn

Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc điểm lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu tài liệu đó.

Theo nguyên tắc này, tính phức tạp của tài liệu giáo khoa phải tăng lên dần dần. Sự tập trung các vấn đề lý thuyết vào một chỗ của chương trình sẽ làm phức tạp việc tiếp thu và ứng dụng chúng. Vì thế, những lý thuyết chủ yếu của chương trình Hoá học PT cần được chia đều theo các năm học. Sau mỗi một lý thuyết có đưa vào các tài liệu cho phép khẳng định sự phát triển và cụ thể hoá các quan điểm của lý thuyết đó, dẫn ra những hệ quả sử dụng tích cự lý thuyết vào thực tiễn.

Hầu như tất cả các lý thuyết chủ yếu được đưa vào phần đầu chương trình. Thực tế dạy học đã chỉ ra rằng việc đưa các lý thuyết lên gần đầu chương trình và viêc tăng cường các vấn đề lý thuyết trong môn học không gây khó khăn mà trái lại, làm dễ dàng việc nghiên cứu giáo trình vì nó tăng cường được sự giải thích và khái quát hoá các sự kiện và khái niệm. Nguyên tắc phân tán các khó khăn đòi hỏi phải xếp xen kẽ những vấn đề lý thuyết với các tài liệu thực nghiệm, xen kẽ vấn đề trìu tượng với vấn đề cụ thể. Việc tiếp thu những khái niệm trừu tượng là khó khăn và phức tạp nhất, nhất là nếu chúng ít được củng cố bằng thí nghiệm và các phương tiện trực quan. Chẳng hạn, các khái niệm về nguyên tử, phân tử, electron, trạng thái cúa electron trong nguyên tử, hoá trị, số ôxi hoá,..

Cần lưu ý rằng khả năng nhận thức của học sinh ngày nay đã được tăng lên rõ rệt. Vì vậy sự nghiên cứu sơ bộ về cấu tạo nguyên tử đã được đưa vào đầu lớp 8 và sự nghiên cứu thuyết electron về cấu tạo nguyên tử đã được đưa vào đầu lớp 10.

Nguyên tắc phân tán các khó khăn có xem xét đến sự vận động của kiến thức từ đơn giản về mặt nhận thức đến phức tạp, từ quen biết gần gũi đến ít quen biết hơn. Tài liệu học tập quá phức tạp và không vừa sức sẽ làm giảm hứng thú đối với Hoá học, sinh ra tình trạng học kém. Nhưng tài liệu giáo khoa quá dễ dàng cũng nguy hiểm, nó gây ra buồn chán và lười biếng của trí tuệ. Sự dạy học cũng cần tiến hành với sự phức tạp tăng dần.

Nguyên tắc phân tán các khó khăn còn xét đến mối liên hệ với điều đã học trước đây, thiết lập những mối liên hệ bộ môn (giữa Hoá học với các môn học khác) và nội bộ môn (giữa các phân môn Hoá học với nhau), khái quát hoá đúng lực và hệ thống hoá kiến thức. b. Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm

Cấu trúc chương trình Hoá học PT dựa đồng thời vào nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm. Đó là nhân tố bảo đảm xây dựng được các kiến thức có hệ thống, có liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu cấu trúc này có xét đến việc mở rộng liên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các tài liệu lý thuyết của chương trình Hoá học. c. Nguyên tắc phát triển các khái niệm

Nguyên tắc này xét đến sự phát triển vừa sức các khái niệm quan trọng nhất của toàn bộ chương trình Hoá học PT và yêu cầu có liên hệ với chương trình ở cấp học trên và cấp học dưới. Việc mở rộng một cách vừa sức nội dung của chúng được thực hiện phù hợp với nhận thức của Lênin.

Nguyên tắc này đặt ra việc mở rộng và đào sâu nội dung các khái niệm, thiết lập và xây dựng lại các mối liên hệ của chúng trong khi mở rộng ra những kiến thức mới. Theo nguyên tắc này, khi chuyển từ một trình độ lý thuyết này sang trình độ khác sẽ xảy ra sự đào sâu các khái niệm, sự khái quát hoá và hệ thống hoá chúng, thiết lập những mối liên hệ giữa các khái niệm. Những khái niệm riêng biệt cần được đưa vào hệ thống lý thuyết chung hơn. d. Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử

Theo nguyên tắc này, trong nội dung học tập cần thể hiện rõ ràng những thành tựu của Hoá học hiện đại là kết quả của một chặng đường dài của sự phát triển của nó, là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội.

Mục đích của việc sử dụng tài liệu lịch sử trong môn học là giới thiệu những quy luật của nhận thức lịch sử, lựa chọn với tư cách là những con đường lịch sử tối ưu của sự hình thành kiến

Page 5: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

4

thức, trang bị cho học sinh những phương pháp hoạt động sáng tạo của các nhà bác học, xác nhận và minh hoạ các lý thuyết và định luật hoá học, xây dựng các tình huống có vấn đề, tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo dục tư tưởng và đạo đức cho học sinh. 5. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng bộ môn

Hoá học là khoa học thực nghiệm, vì vậy trong dạy học Hoá học cần coi trọng thí nghiệm và một số kỹ năng cơ bản, tối thiểu về thí nghiệm Hoá học (xem chương V. Bài 1. II, III).

Chương trình Hoá học PT trong cải cách giáo dục (Hoá học bắt đầu được học từ lớp 8, chương trình mới lớp 8 bắt đầu áp dụng từ 1988, chương trình mới lớp 12 bắt đầu áp dụng từ năm học 1992 - 1993) được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: bảo đảm tính cơ bản, tính hiện đại, tính thực tiễn Việt Nam và tính đặc thù của môn Hoá học. Chương trình Hoá học mới THCS sẽ áp dụng đại trà từ năm 2004 -2005 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, thiết thực và đặc trưng bộ môn.

Chương trình Hoá học mới THPT được chia thành 2 ban, ban cơ bản và ban nâng cao, sẽ áp dụng đại trà từ năm học 2006 - 2007, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, có hệ thống, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn và đặc thù của bộ môn Hoá học. II. Quan điểm phát triển chương trình chuẩn môn hoá học 1. Vị trí Môn Hoá học là môn học trong nhóm môn Khoa học tự nhiên. Môn Hoá học cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo. 2. Mục tiêu Chương trình chuẩn môn hoá học giúp HS đạt được: a.Về kiến thức

HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:

Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ.

b.Về kĩ năng HS có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học gồm

: Kĩ năng học tập hoá học; Kĩ năng thực hành hoá học; Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.

c.Về thái độ HS có thái độ tích cực như : Hứng thú học tập bộ môn hoá học. Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

3. Quan điểm phát triển chương trình chuẩn môn hóa học Chương trình chuẩn môn hoá học ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở các quan

điểm sau đây: 3.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông Mục tiêu của bộ môn hoá học phải được quán triệt và cụ thể hoá trong chương trình chuẩn của các lớp ở cấp THCS và THPT.

Page 6: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

5

3.2. Đảm bảo tính phổ thông cơ bản và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học tương đối hiện đại Hệ thống tri thức hoá học cơ bản được lựa chọn bảo đảm:

- Kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông, cơ bản, tối thiểu. - Tính chính xác của khoa học hoá học. - Sự cập nhật một cách cơ bản với những thông tin của khoa học hoá học hiện đại về nội dung và phương pháp. - Nội dung hoá học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất. - Nội dung hoá học được cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.

3.3. Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù của bộ môn Hoá học - Nội dung thực hành và thí nghiệm hoá học được coi trọng, là cơ sở để xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học. - Tính chất hoá học của các chất được chú ý xây dựng trên cơ sở các lí thuyết chủ đạo của hoá học và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm hoá học.

3.4. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và học tích cực - Hệ thống nội dung hoá học cơ bản, tối thiểu được tổ chức sắp xếp, sao cho: GV thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hoá học.

- Chú ý khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học. 3.5. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của HS Hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học đáp ứng yêu cầu đa dạng, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hoá học. Hệ thống bài tập hoá học này nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của HS ở 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng, phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình chuẩn. 3.6. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục hoá học trong nước và thế giới Chương trình chuẩn môn Hoá học phổ thông bảo đảm tiếp cận nhất định với chương trình hoá học cơ bản ở một số nước tiên tiến và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông. Chương trình bảo đảm kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình Hoá học hiện hành và THPT thí điểm, khắc phục một số hạn chế của các chương trình hoá học trước đây của Việt Nam. 3.7. Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông

Chương trình chuẩn môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mọi HS. Ngoài nội dung hoá học phổ thông cơ bản, tối thiểu, từ lớp 8 đến lớp 12 còn có nội dung tự chọn về Hoá học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc tìm hiểu một lĩnh vực nhất định, hoặc nâng cao kiến thức hoá học. Nội dung này góp phần giúp HS có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào cuộc sống lao động.

Ngoài chương trình chuẩn, còn có chương trình Hoá học nâng cao THPT dành cho HS có nguyện vọng và năng lực về khoa học tự nhiên. III. Quan điểm phát triển chương trình nâng cao môn Hóa học 1. Vị trí Môn Hoá học là môn học trong nhóm môn Khoa học tự nhiên. Môn Hoá học cung cấp cho HS những tri thức hoá học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo. 2. Mục tiêu Chương trình nâng cao THPT môn hoá học giúp HS đạt được: 2.1. Về kiến thức

Page 7: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

6

HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông tương đối hoàn thiện, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:

- Kiến thức cơ sở hoá học chung; - Hoá học vô cơ; - Hoá học hữu cơ.

2.2. Về kĩ năng HS có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và tương đối thành thạo, thói

quen làm việc khoa học gồm : - Kĩ năng học tập hoá học; - Kĩ năng thực hành hoá học; - Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống 2.3. Về thái độ

HS có thái độ tích cực như : - Hứng thú học tập bộ môn hoá học. - Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. - Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. - Bước đầu HS có định hướng chọn nghề nghiệp, liên quan đến hoá học. 3. Quan điểm phát triển chương trình THPT nâng cao môn hoá học

Chương trình THPT nâng cao môn hoá học ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở các quan điểm sau đây: 3.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông Mục tiêu của bộ môn hoá học, mục tiêu phân hoá THPT phải được quán triệt và cụ thể hoá trong chương trình hoá học THPT nâng cao. 3.2. Đảm bảo tính phổ thông có nâng cao, gắn với thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học hiện đại

Hệ thống tri thức THPT nâng cao về hoá học được lựa chọn bảo đảm: - Kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông, cơ bản, tương đối hiện đại và hoàn thiện hơn

chương trình chuẩn . - Tính chính xác của khoa học hoá học. - Sự cập nhật với những thông tin của khoa học hoá học hiện đại về nội dung và phương

pháp. - Nội dung hoá học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất. - Nội dung hoá học được cấu trúc có hệ thống theo các mạch kiến thức và kĩ năng.

3.3. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hoá học - Nội dung thực hành và thí nghiệm hoá học được coi trọng hơn so với chương trình

chuẩn, là cơ sở quan trọng để xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học. - Tính chất hoá học của các chất được chú ý xây dựng trên cơ sở nội dung lí thuyết cơ sở

hoá học chung tương đối hiện đại và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm hoá học, có lập luận khoa học . 3.4. Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và học tích cực và đặc thù của bộ môn hoá học - Hệ thống nội dung hoá học THPT nâng cao được tổ chức sắp xếp, sao cho: GV thiết kế, tổ chức để HS tự giác, tích cực, tự lực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hoá học. - Sử dụng thí nghiệm hoá học để nêu và giải quyết một số vấn đề đơn giản, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận một cách tương đối chính xác và khoa học hơn chương trình chuẩn.

- Chú ý khuyến khích GV, HS sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học. 3.5. Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của HS

Page 8: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

7

- Hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học đa dạng, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hoá học nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của HS ở 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình chuẩn. - Đánh giá năng lực tư duy logic và năng lực hoạt động sáng tạo của HS qua một số nhiệm vụ cụ thể, thí dụ như nhận biết chất độc hại, xử lí chất độc hại, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (thể hiện trong các bài tập tổng hợp và bài tập thực nghiệm). 3.6. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục hoá học trong nước và thế giới Chương trình THPT nâng cao môn Hoá học bảo đảm tiếp cận nhất định với chương trình hoá học phổ thông nâng cao ở một số nước tiên tiến và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông. Chương trình bảo đảm kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình Hoá học hiện hành và THPT thí điểm ban KHTN, khắc phục một số hạn chế của các chương trình hoá học trước đây của Việt nam. 3.7. Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông

Chương trình THPT nâng cao môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng của một số HS có năng lực về KHTN. Ngoài nội dung hoá học phổ thông nâng cao, còn có nội dung tự chọn về Hoá học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc tìm hiểu một lĩnh vực nhất định, hoặc nâng cao hơn kiến thức hoá học. Nội dung này góp phần giúp HS có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào cuộc sống lao động.

Mức độ nội dung chương trình THPT nâng cao môn Hoá học cao hơn chương trình THPT chuẩn nhưng thấp hơn mức độ nội dung của chương trình THPT chuyên hoá học. B. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG I. Kế hoạch dạy học (chương trình chuẩn)

Lớp Số tiết ( 45 phút/ 1 tiết)

8 9 10 11 12

Tuần 2 2 2 2 2

cả năm 70 70 70 70 70 Toàn cấp THCS : 140 THPT: 210

Lớp 8

2 tiết/ tuần x 35 tuần = 70tiết Số TT

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

Mở đầu 1 1 1 Chất. Nguyên tử. Phân tử 10 2 2 14 2 Phản ứng hoá học 6 1 1 8 3 Mol và tính toán hoá học 8 1 0 9 4 Oxi. Không khí 7 1 1 9 5 Hiđro. Nước. 8 2 2 12 6 Dung dịch 6 1 1 8 Ôn tập học kì 1, cuối năm 3 3 Kiểm tra 6 6

Tổng 46 8 7 3 6 70

Page 9: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

8

Lớp 9 2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết

Số TT

Nội dung

Lí thuyết

Luyện tập

Thực hành

Ôn tập Kiểm

tra Tổng

1 Các loại hợp chất vô cơ 13 2 2 17 2 Kim loại 7 1 1 9 3 Phi kim. Sơ lược BTH 9 1 1 11 4 Hiđrocacbon. Nhiên liệu 8 1 1 10 5 Dẫn xuất của HC. 10 1 2 13 Ôn tập 4 4

Kiểm tra 6 6 Tổng 47 6 7 4 6 70

Lớp 10 2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết

Số TT

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1 Nguyên tử 7 3 0 10

2 Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

7 2 0 9

3 Liên kết hoá học 6 2 0 8 4 Phản ứng hoá học 3 2 1 6 5 Nhóm Halogen 6 2 2 10 6 Oxi - Lưu huỳnh 6 2 2 10

7 Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

3 2 1 6

Ôn tập 5 5 Kiểm tra 6 6

Tổng 38 15 6 5 6 70 Lớp 11

2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1 Sự điện li 5 1 1 7 2 Nitơ - Photpho 8 2 1 11 3 Cacbon - Silic 4 1 0 5 4 Đại cương về Hoá học hữu cơ 5 1 0 6 5. Hiđrocacbon no 3 1 1 5 6. Hiđrocacbon kh no 4 2 1 7

7.

Hiđrocacbon thơm. Các nguồn HC trong thiên nhiên

4 1 0 5

8. Dẫn xuất halogen - Ancol- Phenol 4 1 1 6 9 Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic 4 2 1 7 Ôn tập 5 5 Kiểm tra 6 6 Tổng 41 12 6 5 6 70

Page 10: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

9

Lớp 12 2 tiết/ tuần x35 tuần = 70 tiết

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1 Este - Lipit 3 1 0 4 2 Cacbohiđrat 4 1 1 6 3 Amin - Amino axit - Protein 5 1 6 4 Polime và vật liệu Polime 4 1 1 6 5 Đại cương kim loại 8 3 1 12 6 Kim loại Kiềm - Kiềm thổ - Nhôm 7 2 1 10 7 Sắt và một số kim loại quan trọng 6 2 1 9 8 Phân biệt một số chất vô cơ. 2 1 0 3

9 Hoá học và vấn đề kinh tế xã hội môi trường

3 0 0 3

Ôn tập đầu năm. học kì 1, cuối năm.

5 5

Kiểm tra 6 6 Tổng 42 12 5 5 6 70

II. Kế hoạch dạy học (chương trình nâng cao)

Lớp Số tiết ( 45 phút/ 1 tiết)

8 9 10 11 12

Tuần 2 2 2,5 2,5 2,5

cả năm học 70 70 87,5 87,5 87,5 Toàn cấp THCS : 140 THPT: 262.5

Lớp 10

2,5 tiết / 35 tuần = 87,5 tiết Số TT

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1. Nguyên tử 9 3 0 12

2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

9 2 1 12

3. Liên kết Hoá học 10 3 0 13 4. Phản ứng Hoá học 4 2 1 7 5. Nhóm halogen 8 2 2 12 6. Nhóm oxi-Lưu huỳnh 8 2 2 12

7. Tốc độ phản ứng -cân bằng hoá học.

5 2 1 8

Ôn tập 5 Kiểm tra 6 Tổng 53 16 7 5 6 87

Lớp 11

2,5 tiết.x 35 tuần = 87, 5 tiết

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1 Sự điện li 8 2 1 11

2 Nhóm Nitơ 10 2 1 13

Page 11: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

10

3 Nhóm Cacbon . 5 1 0 7

4 Đại cương về Hoá hữu cơ 7 2 0 9 5. Hiđrocacbon no 4 1 1 6 6. Hiđrocacbon không no. 6 1 1 8

7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

5 1 1 7

8 Dẫn xuất halogen - Ancol-Phenol 6 2 1 9

9. Anđehit - Xeton - - Axit cacboxylic

5 2 1 8

Ôn tập 4

Kiểm tra 6 Tổng 56 14 7 4 6 87

Lớp 12 2,5 tiết x 35 tuần = 87, 5 tiết

Số TT

Nội dung Lí

thuyết Luyện

tập Thực hành

Ôn tập

Kiểm tra

Tổng

1 Este - Lipit 4 1

0 5

2 Cacbohiđrat 6 2 1 9 3 Amin- Amino axit - Protein 7 1 1 9 4 Polime và vật liệu Polime 4 1 0 5 5 Đại cương Kim loại 9 2 2 13

6 Kim loại Kiềm - Kiềm thổ - Nhôm

8 2 2 12

7 Crom, sắt, đồng. 10 2 1 13

8 Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch.

5 1 2 8

9 Hoá học và vấn đề kinh tế xã hội môi trường

3 0 0 3

Ôn tập 4 Kiểm tra 6 Tổng 56 12 9 4 6 87

C. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Chương trình, sách giáo khoa hoá học trường Trung học cơ sở. 1. Mục tiêu môn học

Môn hoá học ở trường trung học cơ sở (THCS) có vai tr quan trọng trong việc thực hiên mục tiêu đào tạo của nhà trường trung học cơ sở. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xă hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động

Chương trình môn hoá học ở trường THCS phải giúp cho học sinh đạt các mục tiêu cụ thể sau đây: 1.1.Về kiến thức a) Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hoá học, bao gồm:

- Hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, học thuyết, định luật hoá học: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lượng, mol…

Page 12: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

11

- Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: oxi, không khí, hiđro, nước, kim loại, phi kim, hiđrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polime… b) Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hoá học, thiết bị sản xuất hoá học và môi trường. 1.2. Về kĩ năng Học sinh có được một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, đó là:

a) Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, biết thu thập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, có thói quen học tập và tự hoc;

b) Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất hoá học và dụng cụ thí nghiệm như quan sát, thực nghiệm;

c) Có kĩ năng giải bài tập hoá học và tính toán; d) Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống

thực tiễn. 1.3.Về thái độ và t nh cảm

a) Học sinh có lòng ham thích học tập hoá học; b) Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức

của con người, về hoá học đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; c) Học sinh có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hoá

học nói riêng vào đời sống, sản xuất ở gia đnh và địa phương; d) Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ

mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đnh và xă hội để có thể hoà nhập với môi trường thiên nhiên và cộng đồng. 2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa hoá học THCS

Chương trình, sách giáo khoa hoá học THCS mới tập trung vào những vấn đề có tính định hướng và đổi mới sau đây:

a. Coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học, hiện đại, đặc trưng bộ môn.

b. Coi trọng việc hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động.

c. Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học. d. Coi trọng thực hành thí nghiệm. e. Coi trọng việc luyện tập và rèn kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng làm việc khoa

học nói chung và kĩ năng hoá học nói riêng. g. Coi trọng yêu cầu kiểm tra, đánh giá về năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức

và thí nghiệm hoá học. h. Chú ý thực hiện yêu cầu giảm tải. i. Chú ý mố giữa đại trà và phân hoá. k. Chú ý cập nhật hoá kiến thức môn học, bổ sung kiến thức thiết yếu của thời đại. l. Chú ý đảm bảo mối liên hệ liên môn.

3. Những điểm đổi mới của chương trình hoá học THCS 3.1. Những điểm đổi mới của chương trình và sách Hoá 8.

a) Coi trọng:- Coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, đặc trưng bộ môn. Những kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải là những kiến thức cơ bản có thể áp dụng được vào trong thực tế cuộc sống và lao động.

- Coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tụê cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động.

- Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học. Khi dạy hoá học theo chương trình mới, thầy cô giáo cần thể hiện rõ vai trò là người tổ

chức cho học sinh hoạt động một cách chủ động sáng tạo như quan sát, thực nghiệm, tìm tòi,

Page 13: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

12

thảo luận nhóm …, qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Nhiều bài hoá học đã được xây dựng dựa trên cơ sở của thí nghiệm hoá học hoặc mô hình, hình vẽ, dữ kiện thực tiễn.

Nhiều vấn đề khoa học trong sách giáo khoa mới đựơc trình bày theo phương pháp nghiên cứu hoặc phương pháp nghiên cứu tìm tòi từng phần (phương pháp khám phá). Người giáo viên cần tập luyện cho học sinh biết sử dụng các thí nghiệm, các đồ dùng trực quan hoặc các tư liệu để tự rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Giáo viên chú ý định hướng, tổ chức hoạt động học tập, qua đó giúp học sinh tự lục khám phá những kiến thức mới tạo điều kiện cho học sinh không chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó. Thông qua phương pháp dạy học như vậy sẽ rèn luyện được cho học sinh phương pháp học, trong đó quan trọng là năng lực tự học. Ngày nay, dạy phương pháp học không chỉ là một cách nâng cao hiệu quả hạy học mà còn trở thành mục tiêu dạy học.

Phương pháp suy lý qui nạp thường được sử dụng, đặc biệt ở đầu cấp. ở đây, thường đề cập một số chất hoá học cụ thể trước khi đi vào những lí thuyết chung. Đồng thời phương pháp suy lí diễn dịch cũng đựơc sử dụng tăng dần theo thời gian học tập hoá học.

Giờ luyện tập, thí nghiệm, ôn tập được tăng thêm tạo điều kiện cho học sinh tập vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, rèn luyện kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Coi trọng thực hành thí nghiệm: Tăng số lượng thí nghiệm đưa vào các bài học trong sách giáo khoa, chú ý các thí nghiệm do học sinh tự tiến hành, chú ý chọn những thí nghiệm và đồ dùng trực quan đòi hỏi những dụng cụ đơn giản và các hóa chất dễ kiếm, giá thành hạ tạo điều kiện cho giáo viên ở hầu hết các trường học có thể thực hiện được. Tăng số bài thực hành thí nghiệm, thí dụ ở lớp 8 tăng số bài thực hành từ 3 (ở sách giáo khoa cũ) lên 7 bài (ở sách giáo khoa mới).

- Coi trọng việc luyện tập và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng làm việc khoa học nói chung và kĩ năng hoá học nói riêng. Đã tăng số giờ luyện tập, ôn tập ở lớp 8 từ 3 lên 10 tiết. Kĩ năng khoa học được hình thành dần dần khi học vật lí, sinh học lớp 6, 7 và được củng cố phát triển khi học hoá học ở lớp 8. Đó là những kĩ năng cơ bản của quá trình thực nghiệm khoa học nhà quan sát, đo đạc, thu thập số liệu, lập bảng thông kê, tra cứu số liệu, xử lí số liệu … Chú ý rèn luyện kĩ năng và thói quen tự học cho học sinh. Phần vận dụng và luyện tập được thực hiện ngay cả trong từng bài lí thuyết. Nội dung các bài luyện tập được xác định thống nhất về cấu trúc.

- Coi trọng yêu cầu kiểm tra, đánh giá về năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức và thí nghiệm hoá học để buộc học sinh không chỉ học thuộc lí thuyết hoặc chỉ dừng lại ở những hiểu biết lí thuyết. Coi trọng đánh giá sự phát triển tiềm lực trí tuệ và năng lực tự học của học sinh.

b) 4 chú ý:- Chú ý thực hiện yêu cầu giảm tải: Nhờ đựơc tăng giờ ở lớp 8 nên đã chuyển một phần chương trình ở lớp 9 cũ đưa xuống lớp 8, thêm giờ cho các khái niệm cơ bản, trong đó chủ yếu là tăng thời gian cho yêu cầu thực hành luyện tập, ôn tập.

- Chú ý mối quan hệ giữa đại trà và phân hoá. Sách giáo khoa được biên soạn phục vụ cho học sinh đại trà là chủ yếu. Đối với học sinh khá giỏi và những nơi có điều kiện, đã có một số bài đọc thêm và đưa vào giáo trình tự chọn phần vận dụng lí thuyết cấu tạo nguyên tử để nghiên cứu các bài về hoá trị, phản ứng oxi hoá - khử, tính chất các kim loại và phi kim, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học trong chất vô cơ. Sau này khi các giáo viên hoá học ở trường THCS được bồi dưỡng thêm, những vấn đề này sẽ được chọn lọc đưa thành đại trà.

- Chú ý cập nhật hoá kiến thức môn học, bổ sung kiến thức thiết yếu của thời đại mang tính toàn cầu hoặc khu vực hay quốc gia như vấn đề môi trường, các chất độc cho con người.

- Chú ý đảm bảo mối liên hệ liên môn giữa hoá học với các môn vật lí, sinh học và công nghệ. Đã tận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở giáo trình vật lí, đồng thời đảm bảo tính liên thông với cấp tiểu học (đặc biệt là môn khoa học) và với cấp trung học phổ thông.

Page 14: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

13

So sánh nội dung chương trình hoá học lớp 8 cũ và mới:

Số TT Chương trình lớp 8 cũ Số tiết

Chương trình lớp 8 mới Số tiết

Chương I

Nguyên tử. Phân tử 1. Chất 2. Hỗn hợp 3. Sự biến đổi của chất 4. Nguyên tố hoá hoc 5. Nguyên tử 6. Đơn chất và hợp chất. Phân tử 7. Tổng kết chương I 8. Bài thực hành 1

8 1 1 1 1 1 1 1 1

Chất. Nguyên tử. Phân tử 1. Chất 2. Bài thực hành 1 3. Nguyên tử. Ng tố hoá học 4. Đơn chất và hợp chất. Phân tử 5. Bài thực hành 2 6. Bài luyện tập 1 7. Công thức hoá học 8. Hoá trị 9. Bài luyện tập 2

15 2 1 1 2 1 1 1 2 1

Chương II

Công thức hoá học và PTHH 1. Công thức hoá học 2. Hoá trị 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học 4. Luyện tập 5. Mol. Công thức biến đổi giữa khối lượng và lượng chất 6. Tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học 7.Ôn tập. Kiểm tra học kì I

9 1 1 1 1 1 2 2

Phản ứng hoá học 1. Sự biến đổi chất 2. Phản ứng hoá học 3. Bài thực hành 3 4. Định luật bảo toàn khối lượng 5. Phương trình hoá học 6. Bài luyện tập 3

10 1 2 1 1 2 1

Chương III

Ôxi. Sự cháy 1. Oxi 2. Ôxit. Sự ôxi hoá 3. Ứng dụng. Điều chế ôxi 5. Không khí và sự cháy 6. Thể tích mol của chất khí 7. Luyện tập 8. Bài thực hành 2

8 1 1 1 1 1 1 1

Mol và tính toán hoá học 1. Mol 2. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 3. Tỉ khối của chất khí 4. Tính theo công thức hoá học 5. Tính theo phương trình hoá học 6. Bài luyện tập 4

10 1 2 1 2 2 1

Chương IV

Hiđro. Nước 1. Hiđro. Tính chất vật lí của hiđro. Điều chế hiđro 2. Tính chất hoá học của hiđro 3. Phản ứng ôxi hoá – khử 4. Nước. Bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm 5. Bài thực hành 3 6.Ôn tập.Kiểm tra HK II

8 1 1 1 2 1 2

Ôxi. Không khí 1. Tính chất của ôxi 2. Sự ôxi hoá. Phản ứng hoá hợp. Ứng dụng của ôxi 3. Oxit 4. Điều chế khí ôxi. Phản ứng phân huỷ 5. Không khí. Sự cháy 6. Bài luyện tập 5 7. Bài thực hành 4

10 2 1 1 1 2 1 1

Chương V

Hiđro. Nước 1. Tính chất. Ứng dụng của hiđro 2. Phản ứng ôxi hoá – khử 3. Điều chế khí hiđro. Phản ứng thế 4. Bài luyện tập 6 5. Bài thực hành 5 6. Nước 7. Axit. Bazơ. Muối

13 2 1 1 1 1 2 2

Page 15: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

14

8. Bài luyện tập 9. Bài thực hành 6

1 1

Chương VI

Dung dịch 1. Dung dịch 2. Độ tan của một chất trong nước 3. Nồng độ dung dịch 4. Pha chế dung dịch 5. Bài luyện tập 8 6. Bài thực hành 7 7. Ôn tập. Kiểm tra học kì

11 1 1 2 2 1 1 3

- So sánh nội dung chương trình hoá học lớp 9 cũ và mới (tương tự như lớp 8 sinh viên tự so sánh)

4. Đánh giá về những đổi mới nội dung chương trình môn hoá học trường THCS a. Thay đổi cấu trúc nội dung chương trình Đó là sự thay đổi về số chương, tên chương, nội dung các chương các bài b. Thay đổi nội dung của chương trình - Tăng nội dung luyện tập và thực hành đặc biệt là lớp 8 Vì đây là năm đầu tiên học sinh

được học Hoá học Lớp 8 (tiết) Lớp 9 (tiết)

Cũ Mới Cũ Mới Luyện tập 3 8 7 9 Thực hành 3 7 4 7 Kiểm tra 2 5 4 6 - Thêm một số nội dung mới: STT Nội dung Vị trí

1 Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các electron chuyển động xung quanh hạt nhân thành từng lớp.

Chương 1 lớp 8

2 Nguyên tố hóa học – những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Chương 1 lớp 8 3 Tỉ khối chất khí Chương 3 lớp 8 4 Oxit trung tính Chương 1 lớp 9 5 Lưu huỳnh đioxit Chương 1 lớp 9 6 Axit Clohiđric Chương 1 lớp 9 7 Canxi hiđroxit Chương 1 lớp 9 8 Một số muối quan trọng: NaCl, KNO3 Chương 1 lớp 9 9 Cấu tạo của bảng tuần hoàn dạng dài (sử dụng số đơn vị điện tích

hạt nhân) Chương 3 lớp 9

c. Quan niệm về nội dung hóa học đã được đổi mới

Nội dung hóa học gồm 3 thành tố là: - Kiến thức về chất, tính chất của các chất, ứng dụng và điều chế các chất; nội dung có

liên quan như tác hại của chất và bảo vệ môi trường sống. - Các kĩ năng: Một hệ thống kĩ năng đă được đặt ra ngay trong mục tiêu của bộ môn hóa

học, các kĩ năng cần thiết giúp học sinh phát hiện, khám phá, xây dựng kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức đă biết.

- Thái độ tích cực: Những kiến thức, kĩ năng lĩnh hội phải được xuất phát từ thái độ tích cực và cần phải biến thành thái độ tích cực thể hiện trong học tập trong cuộc sống hằng ngày.

d. Cách trình bày nội dung trong sách giáo khoa có một số điểm mới Nhiều nội dung trong sách giáo khoa hóa học lớp 8 và lớp 9 được trình bày theo hướng để

giúp học sinh học tập tích cực như: + Nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất hóa học. + Từ các thông tin cụ thể rút ra kết luận về tính chất của một loại chất cụ thể

Page 16: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

15

+ Từ việc quan sát hình vẽ, sơ đồ rút ra kiến thức về ứng dụng của chất. + Từ tính chất chung suy luận để dự đoán tính chất của chất cụ thể và làm thí nghiệm hoặc

dựa vào các thông tin đă biết để kiểm tra dự đoán và kết luận. Nội dung bài luyện tập cũng đă được trình bày trong sách học sinh theo hướng hệ thống

hóa các kiến thức cần nhớ và vận dụng các kiến thức đó qua việc giải các bài tập định tính và định lượng.

Nội dung bài thực hành gồm các bài tập học sinh đă biết trong giờ học lí thuyết và có thêm bài tập thực nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức. 5. Những điểm mới và khó trong sách giáo khoa hoá học THCS Sách giáo khoa hoá học 8 mới có một số thay đổi so với sách giáo khoa cũ:

1) Trình tự hai khái niệm nguyên tử (A) và nguyên tố hoá học (E): Sách giáo khoa cũ: E A Sách giáo khoa mới: A E Định nghĩa nguyên tố hoá học là định nghĩa mới dựa trên định nghĩa nguyên tử. 2) Sự phân loại thành kim loại và phi kim, Vì phải dựa vào tính chất vật lí nên khác với

sách cũ là được đề cập ở mục đơn chất. Nguyên tố sẽ là kim loại hay phi kim tuỳ theo đơn chất tương ứng là kim loại hay phi kim

3) Khái niệm về chất khác với sách giáo khoa cũ là: - Có nói tới từ vật liệu. - Nói rõ hơn về tính chất vật lí và hoá học - Không có bài riêng về hỗn hợp, khái niệm hỗn hợp đặt trong mục chất tinh khiết 4) Khái niệm nguyên tử hoàn toàn mới, gồm ba mục: nguyên tử là g, hạt nhân nguyên tử,

lớp electron 5) Khái niệm Nguyờn tử khối khác với sách cũ: chỉ ra NTK là khối lượng tương đối giữa

các nguyên tử không nói là đại lượng đặc trưng cho mỗi nguyên tố 6) Khái niệm đơn chất, hợp chất có một số điểm mới: đặc điểm cấu tạo, trong phân tử gồm

một số nguyên tử liên kết với nhau 7) Bài Công thức hoá học khác với sách cũ, chuyển nội dung định luật thành phần không

đổi ra bài đọc thêm. 8) Do định nghĩa phân tử đă khác so với sách giáo khoa cũ nên khi xét ý nghĩa của công

thức hoá học phải ngoại trừ đơn chất kim loại và một số phi kim; 9) Về hoá trị, khác với sách giáo khoa cũ là có nói tới hoá trị của nhóm nguyên tử, thuận

lợi cho việc luyện tập về công thức hoá học. 10) Về phản ứng hoá học, sách giáo khoa mới trình bày tập hợp ở một chương cùng với

các khái niệm liên quan. sách giáo khoa mới không nói điều kiện phản ứng. 11) Về sự biến đổi chất, khác với sách cũ: - Khi xét hiện tượng vật lí nói: còn giữ nguyên là chất ban đầu - Thêm thí nghiệm biểu diễn với hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh

12) Về dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra sách cũ không có mục này. Trong sách giáo khoa mới căn cứ vào hai mặt biến đổi của chất: về mặt tiểu phân và na

lượng nên đầy đủ và chính xác hơn 13) Về phương trình hoá học, khác với sách cũ: - Giới thiệu kĩ hơn về các bước thành lập phương trình hoá học. - Có nói tới nhóm nguyên tử - Nói rõ và đầy đủ hơn về ý nghĩa của phương trình hoá học - Về cách ghi thay dấu (=) bằng mũi tên () để chỉ chiều hướng của phản ứng, nên sơ đồ

của phản ứng phải để mũi tên nhưng là mũi tên rời (---). 14) Định luật bảo toàn khối lượng tách riêng thành một bài. 15) Mol và tính toán hoá học được tập hợp lại thành một chương bao gồm các kiến thức ở

lớp 8 và các kĩ năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học. Điểm khó là phải rèn luyện cho học sinh thành thạo việc chuyển đổi giữa số mol, khối lượng và thể tích chất khí và

Page 17: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

16

nhận thức về tỉ lệ khối lượng theo công thức hoá học với tỉ lệ số mol các chất theo phương trình phản ứng.

16) Khái niệm phản ứng oxi hoá-khử được phát triển cao hơn sách giáo khoa cũ là yếu tố dẫn đến khái niệm và sự liên hệ các khái niệm để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu bản chất mới theo quan điểm electron

17) Chương Dung dịch là chương hoàn toàn mới được đưa từ sách giáo khoa lớp 9 xuống. Điểm khó là phải hình thành các khái niệm: độ tan, dung dịch băo hoà, dung dịch chưa băo hoà, nồng độ dung dịch và cách pha chế dung dịch. Sau đó mới là kĩ năng tính toán theo dung dịch và thực hành pha chế dung dịch theo yêu cầu. Sách giáo khoa hoá học 9 mới có một số thay đổi so với sách giáo khoa cũ:

Sách giáo khoa cũ Sách giáo khoa mới Chương I. Dung dịch và nồng độ Chương II. Các loại hợp chất vô cơ Nội dung t m hiểu: Phần 1: Những vấn đề chung của mỗi loại chất gồm: Định nghĩa, cách lập công thức hoá học của hợp chất, cách gọi tên, sự phân loại, tính chất hoá học. Phần 2: Giới thiệu 1 chất tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất: - Oxit: CaO - Axit: H2SO4

- Bazơ: NaOH Tm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá hoc, ứng dụng, điều chế Chương III. Kim loại và phi kim Kim loại: - Tính chất của kim loại: tính chất vật lí, tính chất hoá học, dăy hoạt động hoá học của kim loại - Các kim loại cụ thể: Al, Fe - Sự ăn mòn kim loại Phi kim: - Tính chất của phi kim - Các phi kim cụ thể: Cl,C, Si Sơ lược về Hệ thống tuần hoàn: - Bảng dạng ngắn - Nguyên tắc sắp xếp: Khối lượng nguyên tử tăng dần - Sự biến đổi về công thức oxit và hoá trị

Đã chuyển xuống lớp 8 thành chương VI Chương I. Các loại hợp chất vô cơ Nội dung t m hiểu: Phần 1: Những vấn đề chung của mỗi loại chất: Tính chất hoá học Phần 2: Giới thiệu 2 chất tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất: - Oxit: CaO và SO2

- Axit: HCl và H2SO4

- Bazơ: NaOH và Ca(OH)2 - Muối: NaCl và KNO3

Tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá hoc, ứng dụng, điều chế Chương II. Kim loại Những tính chất chung của kim loại: - Tính chất vật lí chung của kim loại - Tính chất hoá học chung của kim loại - Dăy hoạt động hoá học của kim loại Một số kim loại quan trọng: Al, Fe - Tác dụng với phi kim, axit, muối - Điều chế bằng phương pháp điện phân - Không tìm hiểu các hợp chất sắt Chương III. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Những tính chất chung của phi kim: - Tính chất vật lí chung của phi kim - Tính chất hoá học chung của phi kim Một số phi kim quan trọng: Cl, C, Si - Điều chế Clo trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: - Nguyên tắc sắp xếp: Điên tích hạt nhân nguyên tử tăng dần - Cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố, Chu k

Page 18: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

17

Chương IV. Hợp chất hữu cơ - Tính chất hoá học của etilen: . Phản ứng với oxi . Tác dụng với brom - Axetilen và benzen: . Phản ứng cháy của benzen .Benzen không tác dụng với nước brom - Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Hợp chất hữu cơ chứa oxi, nitơ: Sắp xếp theo đề mục, mỗi chất 1 tiết như rượu etylic, axit axetic…

các nguyên tố, Nhóm nguyên tố - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu tạo nguyên tử và tínhchất của các nguyên tố - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn Chương IV. Hiđrocacbon. Nhiên liệu - Tính chất hoá học của etilen: . Phản ứng cháy . Phản ứng với dung dịch brom . Phản ứng trùng hợp - Axetilen - Benzen: Phản ứng cháy của benzen .Benzen không phản ứng cộng với brom . Benzen tham gia phản ứng thế với nước brom - Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu Chương V. Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime - Mỗi hợp chất như rượu etylic, axit axetic…được sắp xếp thành một bài học hoàn chỉnh - Thêm bài Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic - Thời lượng của chương là 16 tiết

II. Chương trình, sách giáo khoa hoá học trường Trung học phổ thông.. 1. Mục tiêu môn học

Môn hóa học ban cơ sở trường Trung học phổ thông(THPT)cung cấp cho học sinh hệ thống húa học phổ thông, cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hệ thống kỹ năng hóa học phổ thông, cơ bản, một số thói quen làm việc khoa học hóa học. Năng lực nhận thức về cỏc chất và sự biến đổi của chúng, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tiến hành các họat động trên cơ sở khoa học hóa học.

Môn Hoá học ban nâng cao trường Trung học phổ thông(THPT) cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về Hoá học. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường, giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên và có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong cuộc sống và sản xuất. Chương trình môn hoá học ở trường THPT phải giúp cho học sinh đạt các mục tiêu cụ thể sau đây: 1.1.Về kiến thức: Phát triển, hoàn thiện những kiến thức hoá học ở cấp THCS, cung cấp một hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao ở mức độ thích hợp gồm: - Hoá học đại cương. Các lí thuyết chủ đạo làm cơ sở để học tâp, nghiên cứu về hoá học như: cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học, phản ứng hoá học, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li, thuyết cấu tạo hoá học, đại cương về kim loại.v.v... - Hoá học vô cơ. Vận dụng các lí thuyết chủ đạo nêu trên để nghiên cứu các nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hoá học, nhóm halogen, nhóm oxi, nhóm nitơ, nhóm cacbon, nhóm kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, crôm, săt, đồng, v.v... khái quát về nhóm, các nguyên tố trong nhóm và những hợp chất của chúng

Page 19: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

18

- Hoá học hữu cơ: Vận dụng các lí thuyết chủ đạo nêu trên để nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dăy đồng đẵng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu có nhiều ứng dụng gần gũi trong đời sống sản xuất: ankan, anken, ankin, ankađien, aren, ancol, phenol, andehit, xeton, axit cacboxylic, este, lipit, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein, polime và vật liệu polime - Một số vấn đề. Phân tích hoá học: phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng; Hoá học và vấn đề kinh tế, xă hội, môi trường 1.2.Về kĩ năng:

Tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn hoá học, kĩ năng giải quyết vấn đề để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như: quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả; biết làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, biết làm một số thí nghiệm độc lập và theo nhóm nhỏ để; biết lập kế hoạch giải một bài tập hoá học; biết vận dụng để giải quyết một vấn đề đơn giản trong cuộc sống có liên quan đến hoá học 1.3.Về thái độ.

Tiếp tục hình thành và phát triển ở học sinh thái độ tích cực như hứng thú học tập bộ môn hoá học; có ư thức vận dụng những kiến thức đă học để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong cuộc sống, sản xuất; rèn luyện tính cẩn thận, nhn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học 2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa hoá học THPT Chương trình môn hoá học THPT được xây dựng theo những định hướng và nguyên tắc chung như sau: a. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp học và của từng Ban chuẩn và nâng cao

b. Đảm bảo yêu cầu kế thừa chương trình môn hoá học THPT hiện hành và chương trình trung học Chuyên ban thí điểm

c. Đảm bảo tính hệ thống và chỉnh thể trong việc hoàn thiện, phát triển nội dung học vấn phổ thông

d. Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn và đặc thù của bộ môn Hoá học e. Đảm bảo tính sư phạm, yêu cầu phân hoá g. Góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng vai trò của thí

nghiệm, thực hành và đổi mới đánh giá kết quả học tập. 3. Những điểm đổi mới của chương trình hoá học THPT

a) Khối 10: * Bảng so sánh nội dung chương trình khối 10 cũ và mới (ban cơ bản):

Chương Lớp 10 cũ

(66 tiết) Lớp 10 mới, ban cơ bản

( 70 tiết) 1 Cấu tạo nguyên tử Nguyên tử 2 Liên kết hoá học.

Định luật tuần hoàn Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá

học và định luật tuần hoàn. 3 Phản ứng oxi hoá - khử Liên kết hóa học 4 Nhóm halogen Phản ứng oxi hoá - khử 5 Oxi - Lưu huỳnh.

Lý thuyết về phản ứng hóa học Nhóm halogen

6 Oxi - Lưu huỳnh 7 Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá

học. Nhận xét:

- Số giờ dạy của CT mới (Ban cơ bản) nhiều hơn so với CT cũ 4 tiết. - Chương 2 và chương 5 của lớp 10 cũ chuyển sang lớp 10 (Ban cơ bản) được tách ra

thành hai chương. Đây là hai chương chứa lý thuyết chủ đạo, việc tách các chương này ra nhằm

Page 20: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

19

giảm bớt nội dung khó và dài trong một chương tạo điều kiện cho HS có thời gian luyện tập, củng cố các kiến thức khó đó một cách thường xuyên hơn.

- Lớp 10 cũ bỏ nội dung "Tốc độ phản ứng" thì ở lớp 10 mới nội dung này được bổ sung vào chương 7. Mặc dù phần này khá trừu tượng đối với học sinh nhưng việc nghiên cứu nội dung này là vô cùng cần thiết vì: sau khi học nội dung này học sinh sẽ hiểu được nhiều vấn đề rất thiết thực, thực tế, quan trọng về ứng dụng của "Tốc độ phản ứng" như: Các chất đốt như củi, than ... có kích thước nhỏ sẽ cháy to hơn, việc tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 sẽ làm giảm giá phân bón ... Với tất cả những điều đó sẽ góp phần làm tăng niềm yêu mến của học sinh đối với môn Hoá học.

* Bảng so sánh nội dung chương trình khối 10 ban cơ bản và ban nâng cao: CB: 2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết

NC: 2.5 tiết/ tuần x35 tuần = 87.5tiết

Số TT

Nội dung Lí thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra Tổng NC CB NC CB NC CB NC CB NC CB NC CB

1 Nguyên tử 9 7 3 3 0 0 12 10 2 Bảng TH và định luật

TH các ngtố HH 9 7 2 2 1 0 12 9

3 Liên kết hoá học 10 6 3 2 0 0 13 8 4 Phản ứng hoá học 4 3 2 2 1 1 7 6 5 Nhóm Halogen 8 6 2 2 2 2 12 10 6 Oxi - Lưu huỳnh 8 6 2 2 2 2 12 10 7 Tốc độ phản ứng và

cân bằng hoá học 5 3 2 2 1 1 8 6

Ôn tập 5 5 5 5 Kiểm tra 6 6 6 6 Tổng 53 38 16 15 7 6 5 5 6 6 87 70

Nhận xét: - Thời lượng của hai ban có sự khác nhau: CB:70 tiết/năm; NC 87 tiết/năm - Số giờ lý thuyết của ban nâng cao cao hơn nhiều so với ban cơ bản. Điều này là hợp lý vì:

khối 10 tập chung khá nhiều lý thuyết chủ đạo, mà HS học ban nâng cao là những HS sẽ đi sâu, học nhiều về HH ở các lớp tiếp sau. Do đó HS ở ban nâng cao cần được học nhiều, luyện tập nhiều về lý thuyết chủ đạo để tạo điều kiện cho việc học và tự học của các em được dễ dàng hơn.

- Số giờ luyện tập, thực hành khác nhau không nhiều. * Bảng so sánh phân loại giờ học khối 10:

Loại giờ học CT cũ (66 tiết)

CT cơ bản (70 tiết)

CT nâng cao (87 tiết)

Lý thuyết 37 (56,06%) 38 (54,28%) 53 (60,92%) Luyện tập 11 (16,67%) 15 (21,42%) 16 (18,39%) Thực hành 2 (3,03%) 6 (8,57%) 7(8,04%)

Ôn tập 10 (15,15%) 5 (7,14%) 5 (5,74%) Kiểm tra 6 (9,09%) 6 (8,57%) 6 (6,89%)

Nhận xét: So sánh giữa chương trình cũ và mới ta thấy:

- Số giờ lý thuyết tăng lên. - Số giờ luyện tập được cải thiện, tăng từ 11 tiết ở CT cũ lên đến 15, 16 tiết ở CT mới. - Giờ thực hành được cải thiện đáng kể, tăng từ 2 tiết ở CT cũ lên 6 tiết ở ban cơ bản (tăng

gấp 3 lần) và 7 tiết ở ban nâng cao (tăng 3,5 lần)do đó làm giảm sự mất cân đối giữa tỷ lệ giờ lý thuyết/thực hành: CT cũ 37/2 = 16,5 (cứ trung bình 16,5 giờ lý thuyết mới có 1 giờ thực hành), CT cơ bản 38/6 = 6,33 (trung bình 6,33 giờ lý thuyết có 1 giờ thực hành) và CT nâng cao 53/7 = 7,57 (trung bình 7,57 giờ lý thuyết có 1 giờ thực hành).

- Giờ ôn tập giảm từ 10 tiết ở CT cũ xuống còn 5 tiết ở cả hai ban. CT cũ bố trí số giờ luyện tập ít, và sắp xếp sau mỗi chương thường có từ 1-2 tiết ôn tập sau đó là kiểm tra 1 tiết (tổng số giờ Luyện tập + Ôn tập = 21 tiết). Điều này là không hợp lý vì với việc sắp xếp số giờ luyện tập

Page 21: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

20

ít nên HS ít có thời gian củng cố thường xuyên các kiến thức, kỹ năng một cách đều đặn trong toàn chương và xếp 2 tiết ôn tập ở cuối chương dồn phần lớn thời gian luyện tập về cuối chương sau đó là kiểm tra 1 tiết sẽ gây sức ép cho tâm lý HS. Tất cả những nhược điểm đó đều được khắc phục ở CT mới bằng cách: tăng thời gian luyện tập đồng thời giảm thời gian ôn tập (tổng Số giờ Luyện tập + Ôn tập = 20 (ở ban cơ bản), 21 (ở ban nâng cao) không thay đổi nhiều so với CT cũ). b) Lớp 11

* Bảng so sánh nội dung chương trình khối 11 cũ và mới (ban cơ bản): Chương CT cũ (66 tiết) CT mới (Ban cơ bản) (70 tiết) 1 Sự điện ly Sự điện ly 2 Nitơ - Phốt pho Nitơ - Phốt pho 3 Đại cương về hoá học hữu cơ Cacbon - Silíc 4 Hiđrocacbon no Đại cương về hoá học hữu cơ 5 Hiđrocacbon không no Hiđrocacbon no 6 Hiđrocacbon thơm. Hiđrocacbon không no 7 Nguồn hiđrocacbon trong thiên

nhiên. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên.

8 Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol 9 Anđehít - Xêton - Axit cacboxylic

Nhận xét:

- Số giờ dạy của CT mới (Ban cơ bản) nhiều hơn so với CT cũ 4 tiết. - CT mới được bổ sung chương Cacbon - Silic, và nội dung phần Dẫn xuất halogen. Phần

Ancol, Phenol, Xêton, Axit cacboxylic của CT lớp 12 cũ được đưa vào chương trình lớp 11 mới để giành thời gian nghiên cứu một số vấn đề mang tính thực tiễn, tính thời sự cao như: Phân tích hoá học, Hoá học và vấn đề Kinh tế - Xã hội - Môi trường ở lớp 12 CT mới. * Bảng so sánh nội dung chương trình khối 11 ban cơ bản và ban nâng cao:

2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết 2.5 tiết/ tuần x35 tuần = 87.5tiết

Chương

Nội dung Lí thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra Tổng CB NC CB NC CB NC CB NC CB NC CB NC

1 Sự điện li 5 8 1 2 1 1 7 11 2 Nitơ - Photpho 8 10 2 2 1 1 11 13 3 Cacbon - Silic 4 5 1 1 0 0 5 7

4 Đại cương về Hoá học hữu cơ

5 7 1 2 0 0 6 9

5 Hiđrocacbon no 3 4 1 1 1 1 5 6 6 Hiđrocacbon không no 4 6 2 1 1 1 7 8

7

Hiđrocacbon thơm. Các nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên

4

5 1 1 0 1 5 7

8 Dẫn xuất halogen - Ancol- Phenol

4 6 1

2 1 1 6 9

9 Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic

4 5 2 2 1 1 7

8

Ôn tập đầu năm, học kì 1, cuối năm

5 4 5 4

Kiểm tra 6 6 6 6 Tổng 41 56 12 14 6 7 5 4 6 6 70 88

Nhận xét: - Thời lượng của hai ban có sự khác nhau: CB:70 tiết/năm; NC 88 tiết/năm - Số giờ lý thuyết của ban nâng cao (56 tiết) cao hơn nhiều so với ban cơ bản (41 tiết). - Số giờ luyện tập, thực hành khác nhau không nhiều.

Page 22: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

21

* Bảng so sánh phân loại giờ học khối 11:

Loại giờ Lớp 11 cũ (66 tiết)

Ban cơ bản (70 tiết)

Ban nâng cao (88 tiết)

Lý thuyết 38 (57,57%) 38 (58,57%) 56 (63,64%)Luyện tập 6 (9,09%) 15 (17,14%) 14 (15,91%)Thực hành 5(7,57%) 6 (8,57%) 7(7,95%)

Ôn tập 11 (16,67%) 5 (7,14%) 4 (4,54%)Kiểm tra 6 (9,09%) 6 (8,57%) 6 (6,82%)

Nhận xét: So sánh giữa chương trình cũ và mới ta thấy:

- Số giờ lý thuyết của ban nâng cao tăng lên khá nhiều (từ 38 tiết ở CT cũ lên 56 tiết ở ban nâng cao).

- Số giờ luyện tập được cải thiện, tăng từ 6 tiết ở CT cũ lên đến 15, 14 tiết ở CT mới (số giờ luyện tập tăng gấp hơn 2 lần so với CT cũ).

- Giờ thực hành được cải thiện không nhiều (tăng từ 5 tiết ở CT cũ lên 6, 7 tiết ở CT mới) - Giờ ôn tập giảm mạnh từ 11 tiết ở CT cũ xuống còn 5 tiết ở ban cơ bản và 4 tiết ở ban nâng

cao, do ở CT mới số giờ Luyện tập được tăng mạnh và được bố trí rải rác trong toàn chương tạo điều kiện cho học sinh ôn tập kiến thức mới, củng cố các kỹ năng thường xuyên hơn, giảm sức ép cho học sinh về cuối chương c) Khối 12.

* Bảng so sánh nội dung chương trình khối 12 cũ và mới (ban cơ bản):

Chương CT cũ

(66 tiết) CT mới (ban cơ bản)

(70 tiết) 1 Rượu – Phenol – Amin Este – Lipit 2 Andehit – axit Cacboxylic – Este Cacbon hidrat 3 Glixerin – Lipit Amin - Amino axit – Protein 4 Gluxit Polime và vật liệu polime 5 Amino axit – Protit Đại cương về kim loại 6 Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime KL kiềm – KL kiềm thổ – Nhôm 7 Đại cương về kim loại Sắt và một số kim loại quan trọng 8 Kim loại Nhóm IA, IIA, IIIA Phân biệt một số chất vô cơ 9 Sắt Hoá học và vấn đề KT – XH - MT

Nhận xét: - Số giờ dạy của CT mới (Ban cơ bản) nhiều hơn so với CT cũ 4 tiết. - CT mới được bổ sung nội dung "Một số kim loại quan trọng" (học sinh được nghiên cứu

các kim loại quan trọng, gần gũi như: Crôm, Đồng, Niken, thiếc, chì...) và chương "Phân biệt một số chất vô cơ", "Hoá học và các vấn đề Kinh tế - Xã hội - Môi trường" góp phần cho học sinh thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hoá học với đời sống, kinh tế và môi trường đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường - một trong những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu hiện nay. * Bảng so sánh nội dung chương trình khối 12 ban cơ bản và ban nâng cao:

2 tiết/ tuần x35 tuần = 70tiết 2.5 tiết/ tuần x35 tuần = 87.5tiết

Chương

Nội dung Lí thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra Tổng CB NC CB NC CB NC CB NC CB NC CB NC

1 Este - Lipit 3 4 1 1 0 0 4 5 2 Cacbohiđrat 4 6 1 2 1 1 6 9

3 Amin - Amino axit - Protein

5 7 1 1 1 6 9

Page 23: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

22

4 Polime và vật liệu Polime

4 4 1 1 1 0 6 5

5 Đại cương kim loại 8 9 3 2 1 2 12 13

6 Kim loại Kiềm - Kiềm thổ - Nhôm

7 8 2

2 1 2 10 12

7 Sắt + hợp chất (Và Cr + Cu)

6 10 2

2 1 2 9 13

8 Phân biệt một số chất vô cơ (Chuẩn độ dd)

2 5 1 1 0 1 3 8

9 Hoá học và vấn đề KT - XH - MT

3

3 0

0 0 0 3 3

Ôn tập 5 4 5 4 Kiểm tra 6 6 6 6 Tổng 42 56 12 12 5 12 5 4 6 6 70 87

Nhận xét: - Chương trình ban nâng cao nhiều hơn ban cơ bản 17 tiết và được bổ sung một số nội dung

sâu và tương đối khó đối với học sinh như "Phân biệt một số hợp chất vô cơ" trong đó có "Chuẩn độ dung dịch"

- Số giờ thực hành của ban nâng cao (12 tiết) nhiều hơn ban cơ bản (5 tiết) gấp 2,5 lần trong khi đó số giờ Ôn tập, kiểm tra khác nhau không nhiều. * Bảng so sánh phân loại giờ học khối 12.

Loại giờ CT cũ

(66 tiết) CT cơ bản (70 tiết)

CT nâng cao (87 tiết)

Lý thuyết 46 (76,67%) 42 (60%) 56 (63,64%) Luyện tập 2 (3,03%) 12 (17,14%) 12 (13,79%) Thực hành 4 (6,06%) 5 (7,14%) 9 (10,34%)

Ôn tập 8 (12,12%) 5 (7,14%) 4 (4,60%) Kiểm tra 6 (9,09%) 6 (8,57%) 6 (6,90%)

Nhận xét: So sánh giữa chương trình cũ và mới ta thấy: - Số giờ tiết học của CT mới tăng lên so với CT cũ. - Sự khác biệt đáng kể nhất là giờ Luyện tập, tăng từ 2 tiết (ở CT cũ) lên 12 tiết ở cả hai ban

(tăng 6 lần!). - Số giờ thực hành cũng được cải thiện, đặc biệt với ban nâng cao, số giờ thực hành tăng 2,5

lần (tăng từ 4 tiết (ở CT cũ) lên 9 tiết (ở CT nâng cao)). - Tương tự như khối 10, 11. Do tăng số giờ luyện tập và được bố trí rải rác trong toàn

chương nên ta thấy số giờ ôn tập ở CT mới đã giảm so với CT cũ (giảm 2 lần). 4. Phân tích cấu trúc chương trình Hoá học phổ thông

Chương trình hoá học phổ thông được xây dựng theo các nguyên tắc để đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và tính sư phạm. Được thể hiện như sau:

1) Chương trình hoá học phổ thông được xây dựng theo một logic chặt chẽ, các kiến thức, khái niệm hoá học được hình thành và phát triển một cách liên tục, ngày càng phức tạp tiến gần đến những kiến thức, qui luật hiện đại.

Ví dụ: Sự phát triển khái niệm chất, phản ứng hoá học, lý thuyết cơ sở của chương trình cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hoá học, cấu tạo các hợp chất…

2) Chương trình hoá học phổ thụng được xây dựng từ hai hệ thống kiến thức về chất và phản ứng hoá học. Hai khái niệm này được phát triển song song và hỗ trợ lẫn nhau dựa trên cơ sở các kiến thức lý thuyết chủ đạo của chương trình

Ví dụ: Chất - nguyên tử- nguyên tố – đơn chất, hợp chất… Phản ứng hoá học tạo ra chất mới từ chất ban đầu: sự thay đổi, sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử

3) Chương trình xây dựng chủ yếu theo nguyên tắc đường thẳng, các kiến thức, khái niệm được hình thành một lần không trình bày lặp lại, nhưng được phát triển bổ sung dần qua nhiều sự kiện khác. Đồng thời có một số kiến thức khái niệm được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm để

Page 24: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

23

đảm bảo sự phát triển của khái niệm, kiến thức hoá học trên cơ sở các lí thuyết khác nhau để dảm bảo sự phù hơp với trình độ nhận thức của học sinh.

Ví dụ: Về các kiến thức đường thẳng như các học thuyết, các định luật hoá học…; các kiến thức đồng tâm như kim loại, phi kim, hợp chất vô cơ, hữu cơ…

4) Trong toàn bộ chương trình, các kiến thức về các học thuyết cơ sở, định luật hoá học và các khái niệm hoá học về phản ứng hoá hoc, các chất đă được bố trí, sắp xếp xen kẽ nhau đảm bảo vai tr chủ đạo lý thuyết và tính hiệu quả của quá trình nhận thức, phát triển khái niệm

Ví dụ: Phân tích sự phát triển khái niệm chất, phản ứng hoá học và các kiến thức bổ trợ cho sự phát triển của hai khái niệm này.

Từ cấu trúc nội dung chương trình hoá học THCS cho thấy: a. Chương trình đă đề cập đến những nội dung cơ bản, chủ yếu nhất của hoá học như: - Các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu về chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học, phản ứng

hoá hoc, các định luật lý thuyết mở đầu về hoá học - Kiến thức cơ bản về các loại hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim thông dụng, quan trọng và

mối liên hệ giữa chúng - Khái niệm cơ bản về hoá hữu cơ và một số hợp chất hữu cơ cơ bản có nhiều ứng dụng

trong thực tế - Các kiến thức cơ bản về kỹ thuật tổng hợp mang tính hướng nghiệp, giáo dục môi trường

cho học sinh Ví dụ: Tính chất của axit, bazơ, muối, các hợp chất của kim loại, phi kim, các hợp chất hữu

cơ; Sản xuất các chất trong công nghiệp, xử lư sản phẩm, chất thải…. b. Chương trình hoá học THCS lấy nội dung thuyết nguyên tử làm cơ sở lư thuyết. Từ đó

giải thích cho các kiến thức về chất, phản ứng hoá học Ví dụ: Giải thích bản chất phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác

và chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác c. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đường thẳng có tính chất cơ bản, đơn giản

và toàn diện - Tính chất đơn giản thể hiện bằng sự lựa chọn các sự kiện đưa vào chương trình là đơn giản,

dễ gặp, gần gũi với học sinh để hình thành khái niệm Ví dụ: Đưa ra các vật thể tự nhiên, các vật thể nhân tạo gần gũi trong cuộc sống để nói chất

có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử. Các chất như oxi, không khí, nước.

- Các khái niệm hoá học được nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất Ví dụ: Chất (tạo nên từ nguyên tố hoá học): đơn chất (tạo nên từ một nguyên tố) gồm kim

loại, phi kim và hợp chất (tạo nên từ hai nguyên tố trở lên) gồm hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ - Tính toàn diện của chương trình thể hiện ở sự nghiên cứu đầy đủ các dạng đơn chất, hợp

chất vô cơ, hữu cơ cơ bản, quan trọng từ đó mà hình thành khái niệm phân loại chất, các loại phản ứng hoá học. Mỗi chất được nghiên cứu đầy đủ về thành phần phân tử, tính chất lí học, hoá học, ứng dụng, điều chế.

Ví dụ: Nghiên cứu kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối, hiđrocacbon, các dẫn xuất của hiđrocacbon…

d. Chương trình đă cung cấp cho học sinh hệ thống kĩ năng hoá học cơ bản ban đầu một cách toàn diện về kĩ năng thực hành, sử dụng dụng cụ, hoá chất, phương pháp giải các dạng bài tập hoá học có liên quan đến quá trình biến đổi hoá học.

Ví dụ: Tăng số lượng các thí nghiệm nghiên cứu trong các bài học, các bài thực hành giúp cho học sinh có điều kiện làm quen dụng cụ hoá chất, rèn kĩ năng thí nghiệm, hình thành phương pháp học tập tự lực, tích cực…

Từ cấu trúc nội dung chương trình hoá học THPT cho thấy: a. Chương trình đă chú trọng đến các kiến thức lý thuyết chủ đạo, hiện đại làm cơ sở cho

việc nghiên cứu, giải thích, dự đoán lý thuyết đồng thời đảm bảo vai tr chủ đạo của lý thuyết trong toàn bộ chương trình.

Page 25: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

24

- Nội dung lý thuyết được tập trung vào phần đầu của chương trình nhằm trang bị cho học sinh cơ sở lý thuyết làm điểm tựa cho việc nghiên cứu các nhóm nguyên tố và các loại hợp chất hữu cơ

Ví dụ: Vị trí thuyết cấu tạo nguyên tử, sự điện li, thuyết cấu tạo hoá học …được học ở đầu chương trình của các lớp 10, 11, 12

- Nội dung của phần lý thuyết được trình bày ở mức độ khoa học hiện đại, đảm bảo cho học sinh tìm hiểu được bản chất của hiện tượng hoá học

b. Hệ thống kiến thức về chất mang tính toàn diện, đảm bảo cho học sinh có đủ dữ kiện để hiểu, vận dụng được lý thuyết chủ đạo đồng thời còn để hoàn thiện, mở rộng các nội dung lý thuyết về khái niệm chất và sự biến đổi của chất

Ví dụ: - Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các chất - Nghiên cứu các chất, nhóm nguyên tố hoàn thiện khái niệm về các dạng liên kết hoá học,

phản ứng oxi hoá - khử … c. Chương trình được cấu tạo chủ yếu theo đường thẳng, song còn có một số nội dung có cấu

trúc đồng tâm với chương trình hoá học THCS. Các kiến thức lý thuyết được nghiên cứu theo đường thẳng, một số khái niệm, chất được nghiên cứu đồng tâm mang tính chất mở rộng, phát triển khái niệm trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình.

Ví dụ: Thuyết electron, liên kết hoá học, cấu tạo nguyên tử…nghiên cứu theo đường thẳng; các phi kim, kim loại, các chất vô cơ, các chất hữu cơ được nghiên cứu theo hướng đồng tâm mở rộng

d. Các kiến thức lý thuyết và các nội dung về chất cụ thể được sắp xếp xen kẽ nhau đảm bảo logic phát triển của kiến thức và tính vừa sức trong hoạt động nhận thức của học sinh

Ví dụ: Các học thuyết học trước, xen kẽ các nhóm nguyên tố e. Các kĩ năng hoá học cơ bản của học sinh được hoàn thiện qua nội dung các bài học: Sử

dụng ngôn ngữ hoá học, kỹ năng dự đoán, giải thích lư thuyết, kỹ năng thực hành giải các loại bài tập hoá học… 5. Sách giáo khoa hoá học phổ thông

5.1. Chức năng vai trò của sách giáo khoa - Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại bao gồm: khái niệm, định luật,

qui tắc, những sự kiện, những hiện tượng…của khoa học hoá học ở mức độ phổ thông - Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, khả năng tự học, tự

nghiên cứu, hình thành và phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm, làm bài tập - Giúp học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập, tự tra cứu, tham khảo kiến

thức. Sách giáo khoa được coi là công cụ tin cậy, có tính thuyết phục cao đối với học sinh, giúp t m kiếm thông tin chính xác, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

- Sách giáo khoa giúp giáo viên định hướng để cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn bài dạy, tổ chức điều khiển hoạt động học tập và đánh giá học sinh

5.2. Những đổi mới của sách giáo khoa a. Về cách trình bày. Sách giáo khoa hoá học phổ thông mới có sự kết hợp chặt chẽ và cân đối tỉ lệ tư liệu,

thông tin trong bài học dưới dạng kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình được coi trọng hơn về số lượng và chất lượng

- Trình bày mỗi chương gồm có: + số thứ tự chương, tên chương, tranh hoặc ảnh tượng trưng cho nội dung chính của chương,

tóm tắt những nội dung cơ bản của chương, + thứ tự các bài học trong chương, + cuối mỗi chương thường là bài luyện tập nhằm giúp học sinh củng cố những kiến thức và

kĩ năng cơ bản của chương, + kết thúc mỗi chương là bài thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng thí nghiệm hoá học và hình

thành phương pháp nghiên cứu hoá học. - Trong mỗi bài học gồm có: + số thứ tự của bài, số tiết cho mỗi bài và tên bài học

Page 26: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

25

+ mục tiêu của bài học, đó là những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ: biết, hiểu và vận dụng mà học sinh phải đạt được.

+ những nội dung chính của bài được trình bày theo hệ thống những đề mục nhằm cung cấp các tư liệu, các thông tin cần t m kiếm. Được thể hiện dưới dạng kênh chữ là các đề mục, các câu hỏi, các thí nghiệm, các bài tập… và kênh hình là các dụng cụ thí nghiệm, sơ đồ, biểu đồ, các bảng, tranh, ảnh…

+ bài tập cho mỗi tiết học có từ 4 đến 8 bài tập. Bài tập đa dạng về các loại hình và mức độ như trắc nghiệm, tự luận, bài tập cho học sinh khá giỏi…

+ phần tư liệu của một số bài học có tác dụng góp phần bổ sung, hoàn thịên kiến thức và kĩ năng cho bài học, đồng thời gây hứng thú học tâp cho học sinh.

b. Về hình thức. - Khổ sách lớn 17 x 24 cm là điều kiện để tăng lượng thông tin cho các bài học, cách trình

bày thể hiện và bố cục trong cuốn sách và cả trong từng bài - Màu sắc sử dụng trong cuốn sách đă làm tăng tính hấp dẫn cho người học. Hình ảnh rơ nét,

với nhiều màu sắc đẹp minh hoạ cho những hiện tượng giống với thực tế diễn ra trong các thí nghiệm, các sơ đồ hình ảnh của bài học. Vì vậy đă thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học hơn.

- Các đề mục trong bài, phần tóm tắt cuối bài học, phần tư liệu (Em có biết?) được sử dụng cở chữ phù hợp, rơ ràng gây được sự chú ý, dễ nhớ cho kiến thức bài học

c. Về nội dung - Sách giáo khoa hoá học phổ thông trình bày các loại bài học sau: + Loại bài dạy các khái niệm, các thuyết, các định luật hoá học + Loại bài tính chất của các nguyên tố, các chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ + Loại bài về các ứng dụng, hiện tượng hoá học trong thực tế + Loại bài luyện tập, tổng kết + Loại bài thực hành - Kiến thức cho các bài học đầy đủ, ở mức độ định lượng khá chi tiết, cụ thể dưới dạng các

thông tin, phương trình phản ứng hoá học, các bảng số liệu, các sơ đồ - Các bài luyện tập nhằm giúp học sinh củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong

toàn chương. Bài luyện tập gồm phần kiến thức cần nhớ được tóm tắt dưới dạng bảng, sơ đồ và phần bài tập rèn luyện ở lớp

- Các bài thực hành nhằm rèn luyện các kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận, hình thành phương pháp nghiên cứu hoá học

- Bài tập trong sách giáo khoa hoá học số lượng vừa phải, nhiều loại hình và có phân hoá về mức độ:

+ Bài tập tự luận định tính và định lượng + Bài tập trắc nghiệm định tính và định lượng + Bài tập có nội dung thực hành, thí nghiệm + Bài tập có nội dung gắn với ứng dụng thực tiễn đời sống và sản xuất + Bài tập sử dụng hình vẽ, sơ đồ, mô hình + Bài tập dành cho đối tượng học sinh trung bình và khá giỏi

Page 27: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

26

CHƯƠNG II GIẢNG DẠY HOÁ HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

MỤC TIÊU

Học xong chương này bạn cần phải hiểu: - Ý nghĩa (nhiệm vụ) của chương trình hoá học trung học cơ sở trong chương trình hoá

học phổ thông - Đặc điểm nội dung kiến thức của giáo trình hoá học trường trung học cơ sở - Những điểm cơ bản về nguyên tắc và phương pháp giảng dạy giáo trình hoá học

trung học cơ sở trong chương trình hoá học phổ thông - Phân tích sự hình thành và phát triển các khái niệm hoá học cơ bản đầu tiên

I. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC PHỔ THÔNG

Chương trình hoá học phổ thông được xác định bởi mục đích nghiên cứu, nội dung chương trình, sách giáo khoa hoá học trung học cơ sở và được cụ thể bởi các nhiệm vụ sau:

1. Giúp học sinh nắm được các quan điểm, học thuyết và các khái niệm hoá học đầu tiên về các chất và các biến đổi của chúng

2. Thông qua sự hình thành các khái niệm hoá học mà giúp học sinh nắm được ngôn ngữ hoá học và sử dụng nó trong quá trình nghiên cứu hoá học ở phổ thông

3. Quá trình hình thành các khái niệm hoá học đầu tiên giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, các thao tác tư duy quan trọng như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá… Đó là việc giải thích, làm rõ các khái niệm, định luật hoá học trên cơ sở quan điểm của thuyết nguyên tử-phân tử và việc sử dụng ngôn ngữ hoá học trong nghiên cứu hoá học

4. Giúp học sinh nắm vững các kĩ năng, kĩ xảo thực hành hoá học như quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng hoá học, sử dụng dụng cụ hoá chất hợp lí, bảo vệ môi trường học tập từ đó nắm được phương pháp nghiên cứu hoá học

5. Thông qua nghiên cứu các khái niệm hoá học ban đầu mà giúp học sinh hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Đó là giúp học sinh hiểu đúng đắn về thế giới vật chất và sự biến đổi của chúng, đồng thời qua kiến thức lịch sử hoá học mà hình thành thế giới quan khoa học, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật, duy tâm II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA GIÁO TR NH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chương trình hoá học trung học cơ sở mang tính cơ bản, đơn giản và toàn diện. Nội dung hoá học trong chương trình có những đặc điểm cơ bản sau:

1. Các khái niệm hoá học được hình thành từ những hiện tượng cụ thể và được phát triển dần trong quá trình nghiên cứu về các chất hoá học cụ thể

Ví dụ:- Hình thành khái niệm ban đầu về chất, từ khái niệm vật thể (tự nhiên, nhân tạo) và các kiến thức thực tế có liên quan về chất

- Hình thành khái niệm đầu tiên về phản ứng hoá học từ những hiện tượng hoá học thường gặp như đốt than, đốt đường, cho khí CO2 và nước vôi trong…

2. Chương trình có nhiều khái niệm mở đầu khó và trừu tượng như nguyên tử, phân tử, nguyên tố, hoá trị, mol… đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tượng về thế giới vi mô, phải công nhận các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra

3. Cơ sở lý thuyết của chương trình là hai lý thuyết cơ bản và một số định luật hoá học cơ bản, đó là:

- Thuyết nguyên tử- phân tử: xác định cấu tạo các chất được tạo nên từ các hạt nhỏ nhất là nguyên tử, phân tử

- Thuyết cấu tạo các chất hữu cơ: xác định trật tự sắp xếp các nguyên tử, hoá trị, liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ

- Các định luật hoá học: Bảo toàn khối lượng, thành phần không đổi, thể tích mol của các chất khí

Page 28: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

27

III. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO TRNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Các nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo khi giảng dạy giáo trình hoá học trường Trung học cơ sở

Khi giảng dạy giáo trình hoá học trường Trung học cơ sở giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

1) Sự hình thành các khái niệm hoá học ban đầu phải dựa trên các kiến thức thực tiễn đơn giản, vốn kiến thức hoá học mà học sinh có được từ các môn học khác. Các khái niệm hoá học được hình thành phải chính xác, thống nhất, chặt chẽ, ấn tượng để học sinh nhớ lâu.

Ví dụ: - Cho các em nhắc lại kiến thức về nguyên tử - phân tử học ở vật lí lớp 7 - Hình thành khái niệm chất từ các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo gần gũi tiếp xúc hàng

ngày 2) Trong giảng dạy cần sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp và tận dụng triệt để thí

nghiệm hoá học để giúp học sinh dễ hiểu bài, tăng tính hấp dẫn, hứng thú học tập bộ môn Ví dụ:- Tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật, sơ đồ, biểu đồ…sưu tầm hoặc tự làm - Thí nghiệm trong bài học do giáo viên làm, hướng dẫn học sinh làm 3) Cần chú ý rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng ngôn ngữ hoá học một cách chính

xác, khoa học, thường xuyên ngay từ những bài học đầu tiên từ cách gọi tên, viết kí hiệu, công thức hoá học, viết cân bằng phương trình hoá học

Ví dụ: - Kí hiệu và gọi tên: nguyên tố, nguyên tử, phân tử, đơn chất hiđro: H, H2 - Đọc công thức, đọc tên, viết công thức, viết phương trình hoá học 4) Phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành từ đơn giản đến phức tạp để hình thành và rèn

luyện kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh 5) Tăng cường ôn luyện kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức, giải các dạng bài tập hoá học

để phát triển tư duy cho học sinh và hình thành phương pháp nhận thức học tập bộ môn hoá học 2. Phương pháp dạy học cơ bản trong giảng dạy giáo trình hoá học trung học cơ sở 2.1. Yêu cầu về phương pháp dạy học Khi dạy giáo trình hoá học trung học cơ sở theo hướng đổi mới phương pháp dạy học người

giáo viên phải là người tổ chức để học sinh hoạt động một cách tích cực chủ động sáng tạo như quan sát, thực nghiệm, tìm tòi, thảo luận nhóm…qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.

Trong giáo trình hoá học trường Trung học cơ sở, các vấn đề khoa học phần lớn được trình bày theo phương pháp nghiên cứu hoặc phương pháp nghiên cứu t m t i từng phần (phương pháp khám phá). Giáo viên cần chú ý định hướng, tổ chức hoạt động học tập trong đó coi trọng việc luyện tập cho học sinh biết sử dụng các thí nghiệm, các đồ dùng trực quan hoặc các tư liệu khoa học. Qua đó giúp học sinh tự lực khám phá, tự rút ra những kiến thức mới, những kết luận khoa học cần thiết tạo điều kiện cho học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới mà còn nắm được phương pháp đi đến kiến thức đó.

Thông qua các phương pháp dạy học như vậy giáo viên còn rèn luyện cho học sinh phương pháp học, trong đó quan trọng là năng lực tự học. Như vậy, dạy phương pháp học cho học sinh không chỉ là một cách nâng cao hiệu quả dạy học mà còn trở thành mục tiêu dạy học

Trong giáo trình hoá học trường Trung học cơ sở thời gian dành cho luyện tập, thực hành, ôn tập được tăng lên chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình, do đó giáo viên cần chú ý tạo điều kiện cho học sinh tập vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng thực hành, rèn kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới, rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, phát triển tư duy cho các em.

Giáo viên nên sử dụng thường xuyên phương pháp suy lí qui nạp, đàm thoại gợi mở, phát hiện để học sinh chủ động khám phá kiến thức mới. Coi trọng việc hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, trước hết là các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá.

2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học

Page 29: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

28

Để dạy tốt môn hoá học ở trường phổ thông nói chung, giáo trình mở đầu về hoá học trường Trung học cơ sơ hiện nay nói riêng, đồng thời coi trọng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hoá học chúng ta có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cơ bản sau:

a. Phương pháp đàm thoại gợi mở, phát hiện Giáo viên nên sử dụng thường xuyên phương pháp đàm thoại gợi mở, phát hiện để học sinh

chủ động khám phá kiến thức mới. Chú ý tận dụng các thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm hóa học theo phương pháp nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Kết hợp sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện.

b. Phương pháp nghiên cứu, vấn đáp – tìm tòi, so sánh Dùng phương pháp nghiên cứu trong các bài về tính chất chung của từng loại chất, dùng

phương pháp vấn đáp – t m t i trong các bài tính chất của một số chất tiêu biểu. Đồng thời ở các bài này, sử dụg chủ yếu là thí nghiệm thực hành, có thể bằng 2 cách:

+ Đặt vấn đề, tiến hành thí nghiệm, nhận xét, giải thích kết luận + Nêu vấn đề, phán đoán hiện tượng dựa trên các giải thích, tiến hành thí nghiệm để kiểm

chứng. Kết hợp với phương pháp so sánh để làm nổi bật những tính chất đặc trưng, giúp cho việc

củng cố kiến thức và tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề nhận biết, tinh chế, tách hỗn hợp tiếp theo. 3. Những điểm mới và khó trong sách giáo khoa hoá học lớp 8. Phương pháp dạy học về thuyết, định luật và các khái niệm hóa học cơ bản

* Trong SGK cũ hai bài lí thuyết Công thức hoá học (biểu diễn chất) và Hoá trị (để lập công thức hoá học hợp chất) đặt ở chương II, còn trong SGK mới đặt ở chương I.

* Trình tự hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hoá học khác với SGK cũ: Hai khái niệm nguyên tử (A) và nguyên tố hoá học (E) gắn liền với nhau. Tuỳ theo khái niệm A hay E đặt trước mà chọn cách định nghĩa phù hợp. Trong SGK cũ: Khái niệm E đặt trước nên định nghĩa E phải dựa vào khái niệm chung là chất.

Khái niệm A đặt sau, được định nghĩa dựa vào khái niệm E. Trong SGK mới: Khái niệm A đặt trước nên ngược lại với trên, định nghĩa A dựa vào khái

niệm chung là chất và E được định nghĩa dựa vào A. Dù theo cách nào đều hiểu là: “Mọi chất đều được tạo nên từ nguyên tử”. * Sự phân loại thành KL và PK, vì phải dựa vào tính chất vật lí nên khác với SGK cũ là

được đề cập ở mục đơn chất. Nguyên tố sẽ là KL hay PK tuỳ theo đơn chất tương ứng là KL hay PK.

* Khái niệm về Chất khác với SGK cũ là: Có nói tới từ vật liệu. Cần phân biệt ba khái niệm là vật thể, vật liệu và chất. Nói rõ hơn về

tính chất vật lí và tính chất hoá học. Làm thí nghiệm thử tính chất dẫn điện, chuẩn bị cho sự phân loại đơn chất KL và PK. Không có bài riêng về hỗn hợp. Khái niệm về hỗn hợp đặt trong mục chất tinh khiết, nhằm làm rõ ý: Khi nào thì chất có những tính chất nhất định.

* Khái niệm về nguyên tử hoàn toàn mới, gồm ba mục: 1) Nguyên tử là gì? Cho biết: Sơ lược về nguyên tử, là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, từ nguyên tử tạo ra

mọi chất. Nguyên tử gồm hai thành phần, một mang điện tích dương (là hạt nhân), một mang điện tích âm. Kí hiệu, điện tích của electron.

2) Hạt nhân nguyên tử: Nêu: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Cho biết: Kí hiệu, điện tích của proton, số proton trong hạt nhân nhằm chuẩn bị cho định nghĩa

về nguyên tố hoá học và chuyển đến ý: Số p bằng số e. So sánh khối lượng (không nói tới khối lượng cụ thể) của protron, nơtron và electron nhằm

dẫn đến ý: Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 3) Lớp electron.

Page 30: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

29

Cho biết: Trong nguyên tử electron sắp xếp thành từng lớp. Theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra số p, số e, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng. Về sự sắp xếp electron thành từng lớp (thực ra là sự phân bố electron vào các lớp) xem trong SGV trang 28; 29.

* Định nghĩa nguyên tố hoá học là định nghĩa mới. Một cách đại thể là hiểu: Khi nói tới nguyên tố hoá học nào là đề cập tới nguyên tử loại ấy, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

* Khái niệm “Nguyên tử khối” khác so với SGK cũ là: Chỉ ra NTK là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Không nói NTK là đại lượng đặc

trưng cho mỗi nguyên tố (đặc trưng cho nguyên tố là số proton – số hiệu nguyên tử). Nói: Mỗi nguyên tố có một NTK riêng biệt. Đặt mục nguyên tử khối ở bài bày, vì NTK thực ra là khối lượng trung bình (tính bằng đơn vị C) các đồng vị của một nguyên tố, nên chỉ đề cập sau khi đưa ra khái niệm về NTHH.

* Khái niệm đơn chất, hợp chất có một số điểm mới: - Có tiểu mục Đặc điểm cấu tạo. Dựa vào các mô hình phóng đại tượng trưng một số mẫu

chất để chỉ ra liên kết giữa các nguyên tử trong đơn chất phi kim và trong hợp chất. - Trong định nghĩa về phân tử có thêm ý: “Gồm một số nguyên tử liên kết với nhau”. Theo

định nghĩa, phải có từ 2 nguyên tử trở lên liên kết với nhau mới gọi là phân tử. Với đơn chất kim loại nói: “nguyên tử có vai trò như phân tử”, hiểu là: Nguyên tử đại diện cho chất về hoá học; hạt hợp thành của đơn chất kim loại vẫn là nguyên tử. Có mục riêng Trạng thái của chất, nhằm làm rõ thêm về cấu tạo hạt (phân tử, nguyên tử) của chất.

* Bài “Công thức hoá học” khác với SGK cũ là chuyển nội dung định luật thành phần khối lượng không đổi ra Bài đọc thêm.

* Vì định nghĩa về phân tử đã khác sơ với trong SGK cũ nên khi xét ý nghĩa của công thức hoá học phải ngoại trừ đơn chất kim loại và một số phi kim.

* Về hoá trị khác với SGK cũ có nói tới hoá trị của nhóm nguyên tử (coi nhóm nguyên tử xử sự như một nguyên tố), thuận lợi cho việc luyện tập về công thức hoá học.

* Về phản ứng hoá học: Trong SGK cũ, đề cập tản mạn ở bài 3. Sự biến đổi chất, một phần bài 7. Tổng kết chương I và bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học chương II (số tiết học lại ít, chưa bằng 1/2).

Khác với SGK cũ là: không nói điều kiện của phản ứng. Thực ra, sự tiếp xúc là tất nhiên, rút ra từ bản chất của phản ứng, phân tử biến đổi thì phải có va chạm giữa các phân tử (liên hệ ý này để giải thích vì sao bề mặt tiếp xúc càng lớn phản ứng xảy ra càng dễ). Đun nóng (nâng nhiệt độ: đốt, nung, chiếu sáng) thì tuỳ mỗi phản ứng. Còn chất xúc tác chỉ làm phản ứng nhanh hơn, không có vẫn xảy ra. Vì vậy, chỉ nói điều kiện ở những phản ứng cụ thể.

* Về sự biển đổi chất: khác với SGK cũ là: - Khi xét hiện tượng vật lí nói: còn giữ nguyên là chất ban đầu (là dấu hiệu chung nhất,

không chỉ biến đổi về trạng thái, về hình dạng …; và sự hoà tan cũng có thể khi là hiện tượng vật lí, khi là hiện tượng hoá học).

- Thêm thí nghiệm biểu diễn với hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. Mục đích chính của thí nghiệm là nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác (hiện tượng hoá học).

* Về dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra: Trong SGK cũ không có mục này. Thường dựa vào phản ứng trao đổi coi dấu hiệu của phản ứng là có chất kết tủa, chất bay hơi. Trong SGK mới căn cứ vào hai mặt biến đổi của chất: về mặt tiểu phân (tính chất vật lí mới) và về mặt năng lượng (nhiệt, ánh sáng), nên đầy đủ và đúng hơn.

* Định luật bào toàn khối lượng khác với SGK cũ là tách riêng thành một bài: Có thí nghiệm biểu diễn, giải thích có cơ sở hơn, làm rõ hơn về áp dụng của định luật. Việc áp dụng định luật là độc lập với phương trình hoá học.

* Về phương trình hoá học: khác với SGK cũ là: Giới thiệu kỹ hơn về các bước lập phương trình hoá học.

- Những phản ứng có thể lập PTHH rộng hơn, do có nói tới nhóm nguyên tử. - Nó rõ và đầy đủ hơn về ý nghĩa của PTHH.

Page 31: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

30

Về cách ghi, thay dấu bằng (=) bằng mũi tên () là để chỉ chiều hướng nhưng là mũi tên rời (-->)

* Mol và tính toán hoá học là phần kiến thức mới được đưa từ SGK lớp 9 cũ xuống, bao gồm các kỹ năng tính toán theo công thức và theo phương trình hoá học. Điểm khó là phải rèn luỵên cho học sinh thành thạo việc chuyển đổi giữa số mol, khối lượng và thể tích với tỷ lệ số mol các chất theo phương trình phản ứng.

* Khái niệm phản ứng oxi hoá - khử được phát triển cao hơn SGK cũ là yếu tố dẫn tới khái niệm và sự liên hệ giữa các khái niệm để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu bản chất mới theo quan điểm electron (đề cập trong tài liệu theo chủ đề).

* Dung dịch là một chương hoàn toàn mới được đưa từ SGK lớp 9 cũ xuống. Điểm khó là phải hình thành các khái niệm: Độ tan, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, nồng độ dung dịch và cách pha chế dung dịch. Sau đó mới là các kỹ năng tính toán theo dung dịch và thực hành pha chế dung dịch theo yêu cầu.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC CƠ BẢN TRONG

CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Mục tiêu: Học xong chương này các bạn cần nắm được vị trí, ý nghĩa của một số học thuyết và định

luật hóa học cơ bản được giới thiệu trong chương trình, sách giáo khoa hóa học phổ thông. - Hiểu và nắm vững những điểm mới và khó trong chương trình, sách giáo khoa hóa học

phổ thông. - Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc dạy học áp dụng vào dạng bài dạy về thuyết và

định luật hóa học cơ bản trong chương trình hóa học phổ thông. - Vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp và thiết kế được các bài dạy cụ thể trong

loại bài này. A. Ý NGHĨA CỦA CÁC THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC CƠ BẢN

Kiến thức lý thuyết trong chương trình hóa học phổ thông bao gồm các học thuyết và định luật hóa học cơ bản. Các kiến thức này là cơ sở lý thuyết chủ đạo cho việc nghiên cứu các chất và biến đổi chúng . I. Vị trí và ý nghĩa các thuyết quan trong của chương trình hóa học phổ thông:

1. Vị trí Tên thuyết Vị trí

- Thuyết nguyên tử, phân tử - Thuyết electron - Liên kết hóa học - Lý thuyết về phản ứng hóa học - Thuyết sự điện ly - Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ

Chương 1 – Lớp 8 Chương 1 – Lớp 10 Chương 2 – Lớp 10 Chương 3 – Lớp 10 Chương 2 – Lớp 11 Chương 3 – Lớp 11

2. Ý nghĩa: Các lý thuyết quan trọng của chương trình hóa học phổ thông được lựa chọn tương ứng với

các nguyên tắc xây dựng chương trình và được phân bố và sắp xếp liên tục trong chương trình. Sự phân bố các thuyết –định luật ở đầu chương trình hoặc phần đầu của các lớp cấp học đã thể hiện sự phát triển liên tục của các thuyết và vai trò chủ đạo của chúng .Mỗi lý thuyết sau, được dựa trên cơ sở của các kiến thức lý thuyết trước đó và ngày càng phát triển giúp khám phá sâu sắc cấu trúc của các chất và các mối liên hệ nhân quả giữa thành phần cấu tạo và tính chất của các chất.

1. Thuyết nguyên tủ – phân tử: Đây là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cưú hóa học. Nội dung cơ bản của học thuyết cũng đã được hình thành trong chương trình vật lý (lớp 7).

Page 32: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

31

Trong hóa học các khái niệm nền tảng, cơ bản của học thuyết này được khẳng định và hình thành một cách chắc chắn trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Khi đưa vào chương trình nội dung của học thuyết nguyên tử –phân tử cổ điển đã được bổ sung bằng các yếu tố của các khái niệm hiện đại về cấu tạo các chất. Đây là tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương trình phổ thông trung học.

Ví dụ 1: * Vận dụng thuyết nguyên tử lớp 8 có thể hình thành cho hs khái niệm nguyên tố hóa học. Ví dụ 2: * Vận dụng thuyết cấu tạo nguyên tử lớp 10 hình thành khái niệm đồng vị. Cho các nguyên

tử có kí hiệu : 16

8O ; 17

8O ; 18

8O ; 35

17Cl ; 37

17Cl

a/ Xác định số e, p, n, trong nguyên tử các nguyên tố đó. b/ Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có số khối giống nhau không? Vì sao? c/ Về mặt cấu tạo, các nguyên tử của cùng một nguyên tố có đặc điểm gì giống, khác

nhau? d/ Các nguyên tử của các nguyên tố trên dược gọi là đồng vị với nhau. Vậy thế nào là

đồng vị ? 2. Thuyết electron: phân bố ở phần đầu chương trình lớp 10 phổ thông trung học để nghiên

cứu học thuyết cấu tạo nguyên tử – liên kết hóa học. Cơ sở lý thuyết electron về cấu tạo các chất được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Các vấn đề về liên kết hóa học được nghiên cứu trên cơ sở thuyết cấu tạo nguyên tử với các khái niệm cơ lượng tử làm rõ trạng thái electron trong nguyên tử và cơ chế tạo thành các liên kết hóa học. Nội dung cơ bản của học thuyết electron được vận dụng để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất các chất vào cấu tạo các đơn chất và hợp chất hóa học. Các bước nghiên cứu này cũng được vận dụng trong việc nghiên cứu các chất hữu cơ.

Ví dụ 1: Vì sao các Haloghen được coi là các phi kim điển hình? - Các nguyên tử haloghen có 7e ở lớp ngoài cùng ns2np5 dễ nhận thêm 1 e tạo ra ion X- có

cấu hình bền vững của khí hiếm. - Các nguyên tử halogen dễ tạo ra 1 liên kết cộng hoá trị do :

+ Vỏ e gần bão hòa. + Độ âm điện lớn.

Halogen là các phi kim điển hình. Ví dụ 2: Nguyên nhân nào làm cho các halogen có tính chất lý học giống nhau ? - Do sự tương tự nhau về cấu tạo nguyên tử của các halogen : có 7 e ở lớp ngoài cùng. - Ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng, khí các halogen đều gồm những phần tử X2, 2 nguyên tử liên kết

với nhau bằng 1 liên kết. Ví dụ 3: Vì sao ngoài mức oh -1, các halogen (trừ F) còn thể hiện các mức oh +1, +3, +5, +7. - Do Flo có độ âm điện lớn nhất và không có lớp nd nên Flo chỉ thể hiện số oh là -1 trong các

hợp chất. - Còn các nguyên tố còn lại đều có phân lớp nd trống, khi bị kích thích, những electron cặp

đôi trong nguyên tử Cl, Br, I lên mức nd, làm số electron tham gia tạo thành liên kết cộng hoá trị đến 3,5 hoặc 7 có số oxi hoá dương và lẻ .

3. Lý thuyết về phản ứng hóa học: Đây là lý thuyết về các quá trình hóa học được nghiên cứu ở học kì 2 lớp 10 phổ thông trung học: bản chất của phản ứng hóa học được nghiên cứu sâu và được giái thích bằng sự phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất tham gia phản ứng và tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử chất mới. Các qui luật nhiệt hóa được nghiên cứu về mặt năng lượng của phản ứng hóa học. Động học phản ứng hóa học được nghiên cứu ở mức độ kinh nghiệm.

Ví dụ 1: Khi giảng dạy phản ứng H2 + O2 2H2O

- Giáo viên dựa vào thuyết phản ứng hoá học chỉ rõ cho học sinh thấy bản chất của phản ứng là sự phá huỷ liên kết trong phân tử H2 và O2 tạo thành các nguyên tử H và O sau đó hình

Page 33: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

32

thành liên kết mới : Liên kết giữa một nguyên tử O kết hợp với hai nguyên tử H tạo thành phân tử H2O.

Giáo dục thế giới quan cho học sinh : “vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác” .

Ví dụ 2: Khi giảng dạy về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng như nồng độ, nhiệt độ, áp suất.

Để thu được este trong phản ứngeste hoá giữa axít và rượu ta phải cho dư 1 trong 2 chất ban đầu.

CH3COOH + C2H5OH 2 4 , oH SO t CH3COOC2H5 + H2O

4. Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ : Thuyết cấu tạo hóa học hữu cơ được bắt đầu từ các nội dung cơ bản của thuyết Bút lê rốp và được mở rộng bằng các quan điểm của thuyết electron và cấu trúc không gian. Nội dung của học thuyết giúp nghiên cứu cấu trúc của các loại hợp chất hữu cơ và là cơ sở để giải thích các chất hữu cơ, ảnh hưởng giữa các nguyên tử trong phân tử. Thuyết cấu tạo gồm các hợp chất hữa cơ được nghiên cứu ở phần đầu của hóa học hữu cơ lớp 11 học kỳ 2.

Dựa trên 3 luận điểm của thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ của Butlêrôp có thể giải thích các vấn đề.

Ví dụ 1: Ứng với công thức phân tử C2H6O ta có 2 chất có cấu tạo khác nhau => tính chất hoá học khác nhau.

Ví dụ 2: Thành phần phân tử khác nhau và cấu tạo hoá học khác nhau => tính chất hoá học khác nhau :

+ Phụ thuộc vào số lượng các nguyên tử. C4H10 : Chất khí . C5H12 : Chất lỏng.

+ Phụ thuộc vào bản chất các nguyên tử. CH4 : Chất khí, dễ cháy. CCl4 : Chất lỏng, không cháy.

Ví dụ 3: Vận dụng sự ảnh hưởng qua lại trong các nguyên tử trong phân tử phenol. Giải thích vì sao phenol phản ứng được với NaOH còn C2H5OH thì không phản ứng.

Do gốc _C6H5 rút điện tử làm cho nguyên tử H trong nhóm –OH của C6H5OH linh động dễ tách ra do đó C6H5OH có tính axít và phản ứng với NaOH.

Ví dụ 4: Vận dụng sự khác nhau về cấu tạo để giải thích một số tính chất vật lý như: So sánh nhiệt độ sôi của C2H5OH và CH3COOH. Nhiệt độ sôi của CH3COOH > C2H5OH.

Vì giữa 2 phân tử CH3COOH có 2 liên kết hydrô và liên kết hydrô trong CH3COOH bền hơn liên kết hydro trong C2H5OH.

H3C CH3

O

O

H

H

H

O

O

5. Lý thuyết sự điện ly : Lý thuyết sự điện li có đóng góp thực sự vào việc nghiên cứu các chất điện li về mặt cơ chế và qui luật phản ứng. Nó cho phép khám phá bản chất của các chất điện li, các quá trình điện li, phát triển và khái quát các kiến thức về các loại chất axit, bazơ lưỡng tính và chứng minh tính tương đối của sự phân loại này . Lý thuyết này đưa ra khả năng giải thích sự phụ thuộc tính chất của các điện li vào thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của thuyết Proton .

Ví dụ 1: Dựa vào thuyết về sự điện ly, dự đoán sự tồn tại các nhóm ion trong dung dịch. a) HCO3

-, K+, Ca2+, H+ b) HCO3, Na+, Ba2+, OH- c) Fe2+, Cl-, NO3

-, S2-

Page 34: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

33

Trong 1 dung dịch. a) Ion H+ nếu nhiều thì không thể tồn tại cùng với HCO3

- vì xảy ra phản ứng. H+ + HCO3

- CO2 + H2O b) OH- không thể tồn tại cùng với HCO3

2 - vì OH- + HCO3

- H2O + CO3 c) Fe+ không thể tồn tại cùng với S2 - vì

Fe+ + S2 - FeS Ví dụ 2: Dự đoán phản ứng hoá học xảy ra. Về nguyên tắc Ag không phản ứng với các dung dịch axít loãng nhưng Ag có khả năng đẩy

được H2 khỏi axít HI vì tạo AgI khó tan. 2Ag + 2HI 2AgI + H2

Ví dụ 3: Vì sao HF tan vô hạn trong nước nhưng tính axít của nó lại là axít yếu. Trong dung dịch nước .

HF + H2O H3O+ + F- Ka = 7,2 x 10-5

Ngoài quá trình phân li kém của HF gây nên chủ yếu bởi năng lượng liên kết H – F rất lớn còn có thêm quá trình kết hợp của ion F- với phân tử HF.

F- + HF HF2 K = 5 Hàm lượng tương đối của H3O

+ không đáng kể khi tác dụng với NaOH hay KOH thì HF tạo ra muối NaHF2 hay KHF2 .

Ví dụ 4:Tính axit trong dãy từ HF HI thay đổi như thế nào ? Nguyên nhân. - Dung dịch nước của các Hidro Halogenua là những axít và được gọi là axít halogen hidric

HX + H2O H3O+ + X-

Tính axít trong dãy tăng HF < HCl < HBr < HI nguyên nhân là do từ F I bán kính nguyên tử tăng, độ xen phủ e của các nguyên tử H và halogen giảm, vùng xen phủ nằm ở khoảng cách xa hạt nhân nguyên tử halogen bị chặn mạnh hơn do số lớp e trung gian tăng năng lượng liên kết H – X giảm khả năng tách H+ khi các HX tan vào H2O tăng tính axít tăng. II. Vị trí và ý nghĩa của các định luật hóa học cơ bản :

Các định luật hóa học được đưa vào chương trình để giúp cho quá trình nghiên cứu các qui luật chung và riêng biệt về cấu tạo chất và sự biến đổi các chất. 1. Vị trí

Tên các định luật Vị trí Định luật bảo toàn khối lượng Định luật Avogađro Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 2 . Lớp 8 Chưong 3. Lớp 8 Chương 2. Lớp10

2. Ý nghĩa 1. Định luật thành phần không đổi : nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân tử

các chất, làm cơ sở dể xác định các nguyên tố hóa học tạo nên phân tử các chất, từ số nguyên tử của các nguyên tố có trong thành phần các chất là cơ sở để biểu diễn, mô tả các chất bằng kí hiệu, công thức hóa học các chất.

Định luật được nghiên cứu ở chương II lớp 8 PTTHCS. 2. Định luật bảo toàn khối lượng : Nghiên cứu qui luật bảo toàn khối lượng các chất trong

phản ứng hóa học quá trình biến đỏi, vận động của vật chất : khối lượng các chất dược bảo toàn chỉ có “thay đổi lại cấu tạo, sấp xếp lại các nguyên tử để tạo chất mới”. Định luật làm cơ sở cho việc tính toán định lượng các chất trong phản ứng hóa học.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng giải các bài toán định lượng. Ví dụ 1: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45g chất hữu cơ A, người ta phải dùng hết 4,2 lít O2 . Sản

phẩm cháy gồm có 3,15g H2O và 3,92 lít hỗn hợp N2 và CO2. Các thể tích đo ở đktc. Xác định CTPT của chất A biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 44,5.

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có : m

A + m

O2 -

mH2O =

mN2

+ m

CO2

Page 35: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

34

4,2 x 32

4,45 + 3,15 7,322,4

Từ đó đặt 1 phương trình theo m

N2 +

mCO2

= 7,3 Tiếp tục sử dụng các dữ kiện còn lại giải tiếp bài toán. 3. Định luật Avôgađro : Xác định thể tích một phân tử chất khí trong điều kiện chuẩn . Định

luật giúp cho việc nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng trong các điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí .

Ví dụ 1: khi làm bay hơi 15g chất B chiếm 1 thể tích bằng thể tích của 7g khí N2 (đo cùng điều kiện). Tìm khối lượng mol phân tử khí B.

Để giải bài toán này giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng hệ quả của định luật Avôgadrô, đó là trong cùng điều kiện tỉ lệ thể tích tương ứng với tỉ lệ số mol số mol của 15g B bằng số mol của 7g N2 giải tiếp bài toán.

4. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học : Nghiên cứu qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hóa học. Cùng với thuyết electron xác định mối liên hệ giữa vị trí các nguyên tố trong HTTH. qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hóa học các chất. Trên cơ sở đó mà dự đoán tính chất các chất, định hướng cao sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kĩ năng dự đóan khoa học trong học tập hóa học cho học sinh.

Ví dụ 1: Xét biến thiên tính chất các nguyên tố thuộc chu kỳ 3. Na Mg Al Si P S Cl

2/8/1 2/8/2 2/8/3 2/8/4 2/8/5 2/8/6 2/8/7 Khi đi từ trái sang phải số lớp e không tăng, nhưng số e ở lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 7

lực hút hạt nhân trên các e lớp ngoài cùng tăng bán kính nguyên tử giảm, khả năng nhường e giảm tính kim loại giảm. Ngược lại khả năng nhận e tăng tính phi kim tăng, độ âm điện tăng.

Ví dụ 2: Dựa vào vị trí của nguyên tố trong HTTH cấu tạo và tính chất của nguyên tố. Kết luận : 1. Các thuyết – định luật hóa học giữ vai trò cơ sở lý thuyết cho toàn bộ chương trình, giúp

cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chương trình hóa học. Sự nghiên cứu lý thuyết – định luật có giá trị phương pháp luận và quan trọng ở tất cả các giai đoạn của sự tổng kết, khái quát hóa kiến thức. Sự tổng kết các vấn đề trên cơ sở lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện phát triễn tư duy lí thuyết, một phương pháp nhận thức, học tập cơ bản của bộ môn hóa học .

2. Các thuyết làm cơ sở cho sự nghiên cứu hóa học đều đặt ở đầu chương trình để giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể được dễ dàng hơn. Một số định luật, qui tắc học xen kẽ với phần cụ thể nghiên cứu về các chất nhưng vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết: được nghiên cứu trước một bước làm cơ sở cho việc giải thích, hiểu sâu về chất và sự biến đổi của chúng.

3. Thông qua việc nghiên cứu các thuyết, định luật hóa học mà hình thành thế giới quan khoa học, cơ sở của phép biện chứng. III. Một số nguyên tắc chung về PPDH các thuyết và định luật hóa học cơ bản trong chương trình phổ thông

Nguyên tắc 1. Khi dạy học về các thuyết và định luật hóa học cơ bản cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể, riêng lẻ có liên quan đến nội dung học thuyết, định luật để khái quát hóa, tm ra bản chất chung hoặc quy luật được nêu ra trong nội dung cơ bản của học thuyết đó.

Năm 1897 – Từ thí nghiệm của Tôm-xơn đă phát hiện ra tia âm cực mà bản chất là chùm các hạt nhỏ bé mang điện tích âm gọi là các electron.

Page 36: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

35

Năm 1911 – Rơ-dơ-pho và các cộng sự đã cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dơi đường đi của hạt ỏ.

Từ đó đi đến kết luận nguyên tử có cấu tạo rỗng, các e chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh hạt mang điện tích dương có kích thước nhỏ bé so với kích thước nguyên tử, nằm ở tâm nguyên tử. Đó là hạt nhân nguyên tử.

Năm 1916 – Rơ-dơ-pho phát hiện ra một loại hạt mang điện tích gọi là proton đó chính là

ion dương H+ được ký hiệu bằng chữ P. Năm 1932 – Chat-vich cộng tác viên của Rơ-dơ-pho dùng hạt a bắn phá 1 tấm kim loại Beri

mỏng phát hiện ra một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton nhưng không mang điện, được gọi là hạt nơtron (ký hiệu chữ n).

Từ các sự kiện là những thí nghiệm của các nhà bác học dần dần dẫn đến sự khái quát tm ra bản chất của nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử:

Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm: - Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt p, n. - Vỏ electron của nguyên tử gồm các e chuyển động xung quanh hạt nhân. - Các đặc điểm của các loại hạt (kích thước, khối lượng, điện tích...).

Page 37: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

36

Nguyên tắc 2. Cần phải nêu rõ (phát biểu) một cách chính xác, khoa học nội dung của học thuyết hoặc định luật cần nghiên cứu.

Thí dụ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Khi nghiên cứu về định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học cần phải nghiên cứu sự biến

đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học (Bảng 2-1 trang 39 sách giáo khoa lớp 10) và từ đó phải nêu rơ định luật tuần hoàn phát biểu như sau: "Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố đó". Đó chính là cơ sở của định luật tuần hoàn Men-đê-le-ep.

Nguyên tắc 3. Từ nội dung của định luật học thuyết cần chỉ ra cơ sở khoa học, ý nghĩa của chúng để giúp học sinh hiểu, nắm chắc nội dung và vận dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể, giải quyết các vấn đề học tập đặt ra.

Thí dụ: Từ định luật tuần hoàn và thuyết electron cần chỉ ra cơ sở khoa học của nội dung định luật đó là cấu hình electron sẽ quyết định tính chất của các chất và sự biến đổi tính chất của các chất và hợp chất của chúng. Từ đó thấy được vai tr và ý nghĩa của chúng trong việc vận dụng xét về mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, giữa vị trí và tính chất, so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận...

Nguyên tắc 4. Cần cho học sinh vận dụng những nội dung của các học thuyết vào việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể khác nhau để hiểu sâu sắc nội dung của nó, hoàn thiện – phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng của nó.

Thí dụ: Vận dụng các nguyên lư và quy tắc phân bổ electron trong nguyên tử để viết cấu hình electron của một số nguyên tố trong phân nhóm phụ như: Cu, Fe, Cr... (mở rộng phạm vi áp dụng) để hiểu rơ hơn, sâu hơn về quy luật phân bố e. Cu: Z = 29 cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 nhưng do phân lớp 3d9 rất dễ dàng nhận 1e của phân lớp 4s2 để tạo thành cấu hình 3d10 là cấu hình bền vững nên cấu hình electron của Cu là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1.

Nguyên tắc 5. Cần tận dụng các kiến thức lịch sử hóa học để giúp học sinh hiểu được những nội dung khó của phần lý thuyết và giới thiệu cách tư duy khoa học của các nhà hóa học để rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.

Thí dụ: Minh họa như ở nguyên tắc 1.

Page 38: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

37

Hoặc giới thiệu lịch sử về nhà bác học Men- đê- lê - ep (trang 55 – Sách giáo khoa hóa học, lớp 10).

Nguyên tắc 6. Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan: mô hình, tranh vẽ, thí nghiệm, biểu bảng... giúp học sinh tiếp thu được dễ dàng các nội dung của các thuyết và định luật hóa học. B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC CÁC CHƯƠNG I. Một số nội dung mới và khó trong các chương 1, 2, 3.

So sánh với SGK hoá học lớp 10 cải cách, SGK mới có những điểm khác biệt như sau: 1/ Sách cũ gộp hai chương Nguyên tử và bảng HTTH làm một, SGK mới được chia thành 2

chương riêng biệt. 2/ Về khái niệm obitan nguyên tử, trong SGK mới obitan nguyên tử được trình bầy theo kết

quả tính toán của cơ lượng tử, đó là mô hình toán học không phải là mô hình vật lí theo cách trình bầy của SGK cải cách.

3/ SGK mới nêu rõ các mức năng lượng của các obitan nguyên tử, sự chèn mức năng lượng các obitan giữa các lớp.

4/ SGK mới được cập nhật một số số liệu và hình ảnh tới 01-2006. 5/ Về mặt sư phạm, sách mới chia thành từng bài có nêu rõ mục tiêu giúp người học dễ dàng

hơn... 6/ Về hình thức SGK mới có nhiều ưu điểm: đầu chương đều có ảnh hay mô hình tượng

trưng cho nội dung của chương đó. Các hình mô phỏng có mầu làm nổi bật nội dung cần mô phỏng. Các thí nghiệm đều có hình vẽ mầu gần với thực tế hấp dẫn người học.

Thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT, các tác giả soạn thảo 2 bộ sách giáo khoa theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Đặc điểm của 2 cuốn SGK này là lấy nội dung SGK Hoá học 10 làm cơ sở để phát triển nội dung SGK Hoá học 10 nâng cao :

- Các khái niệm, định nghĩa, các bảng số liệu của 2 cuốn sách như nhau chỉ khác nhau về cách viết và trình bầy tuỳ theo tác giả.

- Nội dung SGK Hoá học 10 nâng cao hơn SGK Hoá học 10 là 20% để bổ sung một số nội dung cao hơn. II. Nội dung, phương pháp dạy học chương: Nguyên tử 1. Nội dung của chương:

Sự khác nhau giữa 2 cuốn SGK ở chương 1 được thể hiện trong bảng sau đây:

SGK Hoá học 10 SGK Hoá học 10 nâng cao Theo chương trình chuẩn Theo chương trình nâng cao

Chương 1 Nguyên tử (10 tiết: 7 lí thuyết+ 3 luyện tập) Bài 1. Thành phần nguyên tử. Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học-Đồng vị. Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử.Bài 4. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử. Bài 5. Cấu hình electron của nguyên tử. Bài 6. Luyện tập. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử

Chương 1. Nguyên tử (12 tiết: 9 lí thuyết+ 3 luyện tập). Bài 1. Thành phần nguyên tử Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học, Bài 3.Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình Bài 4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử. Bài 5.Luyện tập. Thành phần cấu tạo nguyên tử. Khối lượng của nguyên tử. Obitan nguyên tử. Bài 6.Lớp và phân lớp electron. Bài 7. Năng lượng của các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử. Bài 8. Luyện tập chương 1.

Page 39: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

38

Nội dung của chương 1 gồm hai phần : cấu tạo hạt nhân nguyên tử và vỏ electron của nguyên tử. Bảng trên cho thấy phần 1 của SGK Hoá học 10( SGK theo chương trình chuẩn hay cơ bản) gồm bài 1 đến 3, SGK Hoá học 10 nâng cao ( SGK theo chương trình nâng cao) gồm các bài từ 1 đến 5; phần 2 của SGK chuẩn gồm các bài 4 đến 6, SGK nâng cao gồm các bài từ 6 đến 8.Việc phân chia này chỉ là tương đối, nhằm giúp phân tích điểm giống nhau và khác nhau giúp người dạy cùng buổi dạy theo 2 SGK được thuận tiện.

* Phần 1 của SGK Hoá học 10 nâng cao khác với SGK Hoá học 10 ở bài 4. Bài này chủ yếu là hình thành một khái niệm mới cho HS : obitan nguyên tử.Bài này cũng có thể được coi là trung gian giữa phần1 và 2 của SGKHoá học 10 nâng cao. Điểm mới và khó của phần này đối với HS là:

- đơn vị khối lượng nguyên tử u (hay đvC), - khối lượng của nguyên tử hay của vi hạt, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. Giáo viên cần làm cho HS rõ khối lượng của vi hạt ( electron, proton, nơtron, nguyên tử)

được đo bằng kg hay u( đó là khối lượng tuyệt đối của vi hạt). Còn nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình là khối lượng tương đối của nguyên tử (không nói đến các vi hạt như electron, proton và nơtron) tức là khối lượng so với u (hay đvC) nên chúng không có thứ nguyên.

- Một điều nữa rất khó và xa lạ đối với HS riêng chỉ đối với SGK Hoá học 10 nâng cao là khái niệm obitan nguyên tử. Chính vì thế mà không đưa khái niệm này vào SGK Hoá học 10. Cần lưu ý cho HS thấy obitan nguyên tử là một hàm tóan học nên hình dạng các obitan nguyên tử được biểu diễn bởi mô hình toán học chứ không phải mô hình vật lí. Do đó cần giúp HS phân biệt và không được đồng nhất sự tưởng tượng electron chuyển động cực nhanh tạo thành đám mây electron hình cầu trong obitan s với obitan p. Từ đó HS mới hiểu được trong obitan p không phải là electron chuyển động theo hình số 8, đó là mật độ xác suất tìm thấy electron p - là một biểu thức toán học.)

* Phần 2 chương 1 của 2 SGK tương tự nhau chỉ khác nhau ở mức độ trong việc xây dựng cấu hình electron của các nguyên tố. 2. Mục tiêu của chương a. Về kiến thức

Học sinh biết: - Thành phần cấu tạo nguyên tử. - Kích thước, khối lượng nguyên tử. - Điện tích hạt nhân, số khối, nguyên tố hóa học, đồng vị. - Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các

nguyên tố hóa học. Học sinh hiểu: - Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

b. Về kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình electron nguyên tử. - Các dạng bài tập về cấu tạo nguyên tử.

c. Thái độ Xây dựng lòng tin vào khả năng của con người tm hiểu bản chất của thế giới vi mô.

3. Phương pháp dạy học: Chương Nguyên tử được nghiên cứu ngay đầu chương trình THPT Các kiến thức trong

chương là cơ sở lý thuyết giúp cho việc nghiên cứu các phần tiếp theo nên có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu toàn bộ chương trình hóa học phổ thông .Đây là chương lý thuyết khó nhất, nhiều khái niệm trừu tượng nên cần chú ý nhiều về mặt phương pháp để học sinh tiếp cận được với các nội dung hiện đại:

1. Phương pháp dạy học chủ yếu là sử dụng phương pháp tiên đề nghĩa là học sinh công nhận các quan điểm cơ bản của thuyết cấu tạo nguyên tử và vận dụng vào các trường hợp cụ thể để hiểu và nắm được các quan điểm của thuyết electron.

Page 40: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

39

2. Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan: mô hình, tranh vẽ kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dùng lời như thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại…sự kết hợp hợp lý phương pháp dùng lời và phương tiện trực quan giúp học sinh nắm được kiến thức và học được phương pháp tư duy lý thuyết, cách giải quyết các vấn đề khoa học của các nhà hóa học mà vận dụng vào việc giải các bài tập lý thuyết cụ thể. So với kiến thức hoá học ở THCS, học sinh sẽ gặp nhiều kiến thức mới mẻ trừu tượng và khó, nên GV cần tìm cách diễn đạt đơn giản, trong sáng về ngôn ngữ, phát huy được trí tưởng tượng của HS

- Nên sử dụng nhiều mô hình, tranh ảnh, nếu có điều kiện nên khai thác các phần mềm vi tính (phần mềm Orbital Viewer) giúp HS dễ dàng hình dung được cấu tạo nguyên tử, các dạng obitan nguyên tử.

- Nên sử dụng bài tập một cách linh hoạt, có hiệu quả. 3. Tận dụng các tư liệu lịch sử về sự hình thành phát triển của học thuyết cấu tạo nguyên tử

để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu được những nội dung lý thuyết mà các em phải công nhận. Giáo viên nên khai thác các bài đọc thêm, các kiến thức về cấu tạo nguyên tử mà học sinh đã được học trong chương trình vật lý và sưu tầm thêm các tư liệu về các quan điểm mô tả cấu tạo nguyên tử của các nhà hóa học cổ điển như: Lớip, Đêmôcrit, Đan tôn, Rơzepho, Bohr, Xômôphen… Khi sử dụng các tư liệu đó giáo viên chú ý kết hợp với các bài giảng giúp học sinh hiểu được quá trình nghiên cứu vất vả, gian khổ của các nhà khoa học trong một thời gian dài để giúp cho ngành khoa học lý thuyết về nguyên tử, phân tử được phát triển mạnh mẽ và phát huy được những ứng dụng thực tiễn của nó ngày nay.

4.Trong giảng dạy cần kết hợp thực hiện nhiệm vụ hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. Nội dung kiến thức trong chương gồm nhiều tư liệu phong phú để giúp học sinh hiểu được các quan điểm duy vật biện chứng: Giáo viên cần lựa chọn tư liệu và cách diễn đạt sinh động, tế nhị, kết hợp khéo léo với nội dung bài dạy. III. Một số lưu ý khi dạy các bài cụ thể:

Bài 4: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obital nguyên tử I. Mục tiêu Học sinh biết: Trong nguyên tử, electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác

định. Mật độ xác xuất t m thấy electron trong không gian nguyên tử không đồng đều. Khu vực

xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất t m thấy electron lớn nhất được gọi là obitan nguyên tử. Hình dạng các obitan nguyên tử. II. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy bài 4 1. Giáo viên chuẩn bị Tranh vẽ hoặc mô hình:

1. Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-zơ-pho và Bo. 2. Obitan nguyên tử hiđro. 3. Hình ảnh các obitan s, p, d. Nếu có điều kiện sử dụng máy vi tính thì nên sưu tầm

các phần mềm sau: Orbital Viewer, đĩa CD, thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông.

2. Có hai điều mới và khó về nội dung, đó là: Làm thế nào để học sinh chấp nhận và hiểu được các electron không chuyển động theo quỹ

đạo như trong mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo. Thế nào là xác suất và mật độ xác suất, từ đó mới hiểu khái niệm obitan nguyên tử. 3. Mô hình nguyên tử Bo - Giáo viên dùng sơ đồ mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-zơ-fo và Bo để thông báo cho học

sinh thấy được: Theo Bo, trong nguyên tử electron chuyển động trên quỹ đạo xác định. Tuy nhiên thuyết Bo vẫn không giải thích được các tính chất khác của nguyên tử do chưa mô tả đúng trạng thái chuyển động của các electron trong nguyên tử.

4. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử.

Page 41: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

40

- Giáo viên dùng tranh đám mây electron của nguyên tử hiđro giúp học sinh tưởng tượng ra hình ảnh xác suất t m thấy electron (như sách giáo khoa). Có thể mô tả hiện tượng một đốm lửa của que hương đang cháy, khi đứng yên là một đốn lửa, nhưng khi hơ nhanh que hương sẽ thấy một "sợi dây lửa". Từ đó liên quan đến sự chuyển động rất nhanh của electron xung quanh hạt nhân, ta sẽ thấy một đám mây electron. Đám mây electron không phải do nhiều electron tạo thành, mà đó chính là sự xuất hiện các vị trí của một electron. Nói đúng hơn đó phải là Ỏđám mây xác suất có mặt electron.

Giáo viên thông báo: (trang 17 sách giáo khoa). Học sinh đọc định nghĩa obitan nguyên tử (sách giáo khoa). - Để củng cố khái niệm obitan nguyên tử, giáo viên đưa ra bài tập: Người ta nói hình dạng

obitan nguyên tử hiđro là một khối cầu, đường kính khoảng 0,1nm nghĩa là g? - Học sinh cần trả lời: Trong khối cầu đường kính khoảng 0,1nm, xác suất t m thấy electron

lớn nhất đạt 90%, còn bên ngoài khối cầu đó xác suất t m thấy electron chỉ là 10%. 5. Hình dạng các obitan nguyên tử Giáo viên sử dụng tranh vẽ hình ảnh các obitan s, p, d. Yêu cầu học sinh nhận xét hình dạng

obitan nguyên tử hiđro: là một khối cầu. Sau đó giáo viên phân tích: electron duy nhất của nguyên tử hiđro thường xuyên có mặt ở vùng gần hạt nhân nhất. ở khu vực đó, electron có năng lượng thấp nhất nên ở trạng thái bền nhất. Obitan nguyên tử hiđro có kích thước nhỏ nhất, đó là obitan 1s. Các obitan nguyên tử 2s, 3s, 4s... cũng có dạng khối cầu nhưng với kích thước lớn hơn.

ở những trạng thái năng lượng cao hơn, electron có những vị trí ưu tiên khác, obitan nguyên tử có hình dạng khác. Chẳng hạn obitan p có dạng hình số 8 nổi, obitan d, f có dạng phức tạp hơn.

Nếu có điều kiện sử dụng máy tính th cho học sinh xem các hình dạng obitan nguyên tử trong các đĩa CD phù hợp. Dựa vào tranh vẽ hay các hình ảnh obitan trong máy tính, giáo viên phân tích:

+ Obitan s có đối xứng cầu, tâm khối cầu trùng với gốc tọa độ. + Obitan p có dạng số 8 nổi hoặc có thể hình dung nó là 2 quả cầu tiếp giáp nhau, dạng một

quả tạ đôi. Với hình dạng như vậy, mỗi obitan p nhận trục tọa độ làm trục đối xứng. Cụ thể: obitan px nhận trục x làm trục đối xứng, các obitan py, pz lần lượt nhận các trục y, z làm trục đối xứng.

+ Các obitan d và f có dạng phức tạp hơn.

Bài 5 Cấu hình electron của nguyên tử

I. Mục tiêu bài học: - Sự sắp xếp các electron trong vỏ electron của nguyên tử các nguyên tố như thế nào? - Cấu hình electron của nguyên tử là gì? Cách viết cấu hình electron của nguyên tử. - Đặc điểm của electron ngoài cùng. II.Chuẩn bị Giáo viên: + Tranh vẽ trật tự các mức năng lượng các lớp và phân lớp. + Bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. III. Cái khó của bài 5: Do yêu cầu của giảm tải nội dung, SGK Hoá học 10 đưa khái niệm obitan nguyên tử vào

mục đọc thêm. Do đó khi viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố phải dùng: - khái niệm các phân lớp thay cho obitan nguyên tử - phân mức năng lượng thay cho mức năng lượng của các obitan nguyên tử - không dùng nguyên lí vững bền, nguyên lí loại trừ Pauli, qui tắc Hun và ô lượng tử, thay

bằng nguyên tắc: số electron tối đa trong từng phân lớp.

Page 42: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

41

Việc thay thế nói trên giúp cho bài học nhẹ đi mà HS vẫn có thể viết đúng được cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. Sau này HS có dịp bổ sung kiến thức thì khái niệm và kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sẽ tốt hơn.

Bên cạnh cấu hình electron nguyên tử,có thể viết số electron theo các lớp ở vỏ nguyên tử của nguyên tố. Cách viết sau giúp HS dễ nhận thấy ngay số electron lớp ngoài cùng.

Tầm quan trọng của bài 5: - HS viết được cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố chứng tỏ em đó đã hiểu thành

phần nguyên tử: điện tích hạt nhân, số proton, số electron trong nguyên tử nguyên tố đó, số lớp, số phân lớp, số electron lớp ngoài cùng...

- Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố giúp các em biết được vị trí của nguyên tố đó trong bảng TH, suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.

- Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố giúp các em xác định được sự tạo liên kết trong phân tử có nguyên tử của nguyên tố đó...

Bài 6 (2 tiết). Năng lượng của các electron trong nguyên tử.

Cấu hình electron nguyên tử I. Mục tiêu bài học

Học sinh biết: - Số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp. - Các nguyên lư, quy tắc sắp xếp electron trong nguyên tử. Học sinh hiểu: - Cấu hình electron nguyên tử. - Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng. Học sinh vận dụng: Viết được cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 1, 2, 3.

II. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy bài 6 1. Giáo viên chuẩn bị + Tranh vẽ trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử. + Bảng cấu hình electron nguyên tử và sơ đồ phân bố electron trên các obitan của 20 nguyên

tố đầu tiên. 2. Năng lượng của electron trong nguyên tử a. Mức năng lượng obitan nguyên tử - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của electron trong nguyên tử là mỗi electron

đều có một năng lượng xác định, các electron có năng lượng bằng nhau thuộc cùng một phân lớp, các phân lớp được ký hiệu bằng các chữ cái s, p, d, f.

- Giáo viên bổ sung: Các electron trên cùng một phân lớp thuộc cùng một mức năng lượng, được gọi là mức năng lượng obitan nguyên tử, gọi tắt là mức năng lượng AO.

b. Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử - Học sinh nghiên cứu hình 1.12 (sách giáo khoa) để: + Rút ra trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử. + Thấy được khi số lớp electron tăng có sự chèn mức năng lượng. + Nhớ trật tự các mức năng lượng cho đến obitan 4p. 3. Các nguyên lư và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử a. Nguyên lư Pau-li - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết: + Ô lượng tử là g ? Cách ký hiệu electron trong một ô lượng tử. + Nội dung nguyên lư Pau-li. + Tính số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp. b. Nguyên lý vững bền - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết: + Nội dung nguyên lư vững bền. + Vận dụng nguyên lư vững bền để phân bố các electron của nguyên tử vào các obitan.

Page 43: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

42

c. Quy tắc Hun (Hund) Học sinh nghiên cứu quy tắc trong sách giáo khoa và vận dụng quy tắc Hun để phân bố các

electron của nguyên tử nguyên tử C (Z = 6) và N (z = 7). Sau đó, vận dụng các nguyên lư và quy tắc trên để phân bố các electron của các nguyên tử O (z = 8), F (z = 9), Na (z=11) vào các obitan.

(Tiết thứ nhất có thể kết thúc tại đây). 4. Cấu hình electron trong nguyên tử

a. Cấu hình electron - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để biết: + Cấu hình electron là g? Cách viết cấu hình electron. b. Thực hành viết cấu hình electron của một số nguyên tử. - Giáo viên dẫn dắt học sinh viết cấu hình electron của 10 nguyên tố đầu. Cần phải dừng lại

phân tích kỹ các trường hợp: electron chuyển sang phân mức năng lượng mới (Vận dụng nguyên lư vững bền, chú ý đến số electron tối đa trong mỗi phân lớp), các electron độc thân, electron ghép đôi (vận dụng quy tắc Hun). Trong khi viết cấu hình electron, giáo viên cần cho học sinh nhận xét về số lớp electron, số thứ tự lớp ngoài cùng, số electron ghép đôi, số electron độc thân (yêu cầu học sinh gạch chân lớp ngoài cùng).

- Sau khi học sinh đă biết về nguyên tắc và được hướng dẫn thực hành viết cấu hình electron của 10 nguyên tố đầu, giáo viên cho học sinh tự viết tiếp cấu hình electron của 10 nguyên tố tiếp theo.

Giáo viên có thể chọn hình thức hấp dẫn, phù hợp để học sinh tích cực tham gia vào bài học như: thi viết giữa các nhóm theo kiểu thi viết tiếp sức

c. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thứ tự các lớp, năng lượng của các electron trên các

lớp và phân lớp để trả lời câu hỏi: electron nào ở gần hạt nhân nhất? xa hạt nhân nhất? electron nào liên kết với hạt nhân mạnh nhất? yếu nhất?

- Giáo viên thông báo: Các electron lớp ngoài cùng liên kết rất yếu với hạt nhân nguyên tử. Các electron ngoài cùng rất quan trọng Vì chúng dễ tham gia vào sự hình thành liên kết hóa học.

- Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu, cho nhận xét về số lượng electron lớp ngoài cùng.

- Học sinh sẽ phát hiện được: ở lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố, có thể có 1, 2, 3... và tối đa là 8 electron.

- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết trong số 20 nguyên tố đầu của bảng tuần hoàn, nguyên tố nào là kim loia, phi kim, đồng thời nhận xét số lượng electron nguyên tử lớp ngoài cùng của các nguyên tố đó (dùng bảng cấu hình electron đă treo để học sinh nhận xét).

- Giáo viên kết luận như sách giáo khoa và nhấn mạnh: Electron lớp ngoài cùng giữ vai tr rất quan trọng, có khả năng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố.

Page 44: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

43

Chương 2 – Bảng tuần hoàn (và định luật tuần hoàn) các nguyên tố hoá học.

Sự khác nhau giữa 2 cuốn SGK ở chương 2 được thể hiện trong bảng sau đây: SGK Hoá học 10 SGK Hoá học 10 nâng cao Theo chương trình chuẩn (hay cơ bản)

(9 tiết: 7 lí thuyết +2 luyện tập) Theo chương trình nâng cao

12 tiết: lí thuyết + 3 luyện tập) Bài 7.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố hoá học. Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học.Định luật tuần hoàn. Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bài 11. Luyện tập chương 2.

Bài 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 10. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học. Bài 11. Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hoá học. Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại-phi kim của các nguyên tố hoá học . Định luật tuần hoàn Bài 13.Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bài 14. Luyện tập chương 2. Bài 15. Bài thực hành số 1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học, sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm.

Sự tương tự nhau của 2 cuốn sách là: - Bài 7, 8 (SGK Hoá học 10 ) và bài 9, 10 (SGK Hoá học 10 nâng cao ) - Bài 9, 10, 11 (SGK Hoá học 10) và bài 12, 13, 14 (SGK Hoá học 10 nâng cao). SGK Hoá học 10 nâng cao có thêm 2 bài 11, 15 . Trong quá trình dạy hay học hệ thống tuần hoàn thường có sự so sánh số electron tối đa

trong một lớp với số nguyên tố trong chu kì ứng với lớp đó. Chu kì 1 và 2 có số nguyên tố bằng số electron tối đa ứng với lớp K và L. Chu kì 3 trở đi số nguyên tố trong một chu kì phải dựa vào sự điền các electron theo thứ tự mức năng lượng của các phân lớp

3. Những điểm mới và khó + Khái niệm liên kết. + Liên kết cho nhận. + Khái niệm tinh thể. + Sự lai hoá của các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. + Sự xen phủ của các AO tạo thành liên kết đơn, đôi, ba, liên kết , . + Số oxi hoá. + Liên kết kim loại 4. Phương pháp dạy các bài cụ thể * Những điểm cần lưu ý khi dạy: + Phải dựa trên nền tảng lý thuyết chủ đạo: cấu tạo nguyên tử để giải quyết vấn đề liên kết

hoá học. Cụ thể là cấu hình e, đặc điểm lớp e ngoài cùng,quy tắc bát tử, obitan nguyên tử. + Phải cho học sinh so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa: - Liên kết cộng hoá trị & liên kết ion. - Liên kết và liên kết . - Liên kết trong các loại mạng tinh thể. + Phải sử dụng hình ảnh dưới dạng tranh vẽ, mô hình, phần mềm… vì có nhiều vấn đề trừu

tượng như: sự xen phủ các obitan, lai hoá, các loại mạng tinh thể. Ngôn ngữ phải đơn giản, trong sáng, dễ hiểu giúp HS dễ tư duy, tưởng tượng.

+ Phương pháp chủ yếu dùng dạy các bài là: * Sử dụng pp nghiên cứu; pp đàm thoại nêu vấn đề (dạy học nêu vấn đề). Kết hợp với các

phương tiện trực quan, tài liệu.

Page 45: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

44

* Sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các vấn đề có liên quan với nhau như: Liên kết ion & cộng hoá trị; hoá trị & số oxi hoá; các loại mạng tinh thể.

Mục tiêu của chương 1. Về kiến thức

HS biết: - Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn - Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - HS hiểu: - Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của

chúng trong bảng tuần hoàn và tính chất của nguyên tố. - Quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố và hợp chất của chúng theo chu kì, nhóm.

2.Về kĩ năng Rèn luyện tư duy logic: - Từ cấu tạo của nguyên tử biết suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược

lại, từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn biết suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. - Dự đoán tính chất của nguyên tố khi biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. - So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

3.Thái độ Giáo dục cho HS: -Tin tưởng vào khoa học, chân lí khoa học. - Tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo. - Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó.

Chương 3 : Liên kết hoá học

Sự khác nhau giữa 2 cuốn SGK ở chương 3 được thể hiện trong bảng sau đây:

SGK Hoá học 10 SGK Hoá học 10 nâng cao Theo chương trình chuẩn (hay cơ bản)

(8 tiết: 6 lí thuyết + 2 luyện tập) Theo chương trình nâng cao

(13 tiết : 10 lí thuyết + 3 luyện tập) Bài12. Liên kết ion. Tinh thể ion. Bài 13. Liên kết cộng hoá trị. Bài 14.Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Bài 15. Hoá trị và số oxi hoá . Bài 16. Luyện tập về liên kết học.

Bài 16. Khái niệm về liên kết hoá học. Liên kết ion Bài 17. Liên kết cộng hoá trị. Bài 18. Sự lai hoá các obitan nguyên tử . Sự hình thành liên kết đơn, đôi và ba. Bài 19. Luyện tập về liên kết ion, liên kết cộng hoá trị. Lai hoá các obitan nguyên tử. Bài 20. Mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử. Bài 21. Độ âm điện và liên kết hoá học. Bài 22. Hoá trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong phân tử. Bài 23. Liên kết kim loại. Bài 24. Luyện tập chương 3

Sự khác nhau giữa SGK Hoá học 10 và SGK Hoá học 10 nâng cao là: - Khái niệm liên kết và qui tắc bát tử nêu một cách vắn tắt ngay từ đầu chương ở SGK Hoá

học 10 và được minh hoạ tiếp sau. Còn ở SGK Hoá học 10 nâng cao điều đó được nêu thành mục riêng.

- Khái niệm về các loại liên kết được hình thành theo quan điểm kinh điển ở SGK Hoá học 10 và SGK Hoá học 10 nâng cao có nội dung tương tự sau đó được phát triển thêm theo quan

Page 46: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

45

điểm hiện đại ( sự xen phủ các obitan nguyên tử, sự lai hoá các obitan nguyên tử, hai khái niệm này được đưa vào mục đọc thêm một cách ngắn gọn ở SGK Hoá học 10).

- Các loại tinh thể ion, nguyên tử, phân tử được đưa ra ở cả 2 sách, có thêm tinh thể kim loại ở SGK Hoá học 10 nâng cao.

Trong chương này, GV có thể sử dụng phần mềm mô phỏng để giúp HS hiểu rõ (về sự xen phủ các obitan, sự lai hoá các obitan nguyên tử và cấu trúc các loại tinh thể).

Mục tiêu của chương I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết liên kết hóa học là gì? Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể. Khái niệm hóa trị và số oxi hóa.

- Hiểu vì sao nguyên tử các nguyên tố (trừ khí hiếm) có xu hướng liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể? Có mấy loại liên kết? Nguyên nhân tạo thành liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

-Vận dụng: Giải thích được một số tinh chất tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. Xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất. 2. Kỹ năng

- Rèn thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát . - Viết CTCT đơn chất và các hợp chất. - Xác định được cộng hóa trị, điện hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng. - Phân biệt được đặc điểm về cấu tạo và tính chất của 4 loại mạng tinh thể?

II. Chuẩn bị - Phiếu học tập - Mô hình tinh thể - Phần mềm dạy học trên máy vi tính biểu diễn mô hình dạng que, dạng đặc của các phân tử

(nếu có điều kiện). 2. Về kĩ năng

- Rèn luyện thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. - Viết công thức cấu tạo đơn chất và các hợp chất. - Xác định được cộng hoá trị, điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng. - Phân biệt được đặc điểm về cấu tạo và tính chất của 3 loại 3 tinh thể.

3. Thái độ - Thấy được sự liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng và bản chất. - Khả năng vận dụng các quy luật của tự nhiên vào đời sống và sản xuất phục vụ con người. Hai câu hỏi đầu của chương là mục tiêu cũng là yêu cầu HS cần nắm được: - Vì sao nguyên tử các nguyên tố (trừ khí hiếm) có xu hướng liên kết với nhau tạo thành

phân tử hay tinh thể? - Có mấy loại liên kết hoá học? Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? Trả lời câu thứ nhất là trả lời câu hỏi liên kết hoá học là gì? Để giảm tải nội dung kiến thức

đến mức tối thiểu, sau mục tiêu của chương, SGK Hoá học 10 đưa ngay ra cách giải thích một cách đơn giản về và hình thành qui tắc bát tử. Nội dung này được minh hoạ dần dần trong 2 bài 12 và 13

Liên kết cộng hoá trị trong phân tử đơn chất và hợp chất được giải thích theo quan điểm cổ điển là sự góp chung cặp electron, SGK Hoá học 10 chỉ nói đến liên kết đơn, đôi và ba không nói đến liên kết cho nhận và chỉ đưa thí dụ về các phân tử thẳng ( phân tử oxi có từ tính được đưa ra ở bài 29 oxi và ozon, phải dùng thuyết MO mới giải thich được).Liên kết cộng hoá trị của một số phân tử có góc thường gặp như phân tử nước, amoniac đưa ra ở mục đọc thêm.

Bản chất liên kết hoá học theo quan điểm hiện đại như sự xen phủ và sự lai hoá các obitan nguyên tử cũng được để ở mục đọc thêm.

Bài 12,13, 14 nói về liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử v, tinh thể, mối quan hệ gữa độ âm điện và các loại liên kết hoá học. Bài 15 nói về hoá trị và số oxi hoá.

Page 47: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

46

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DẠY + Phải dựa trên nền tảng lý thuyết chủ đạo: cấu tạo nguyên tử để giải quyết vấn đề liên kết

hoá học. Cụ thể là cấu hình e, đặc điểm lớp e ngoài cùng, quy tắc bát tử, obitan nguyên tử. + Phải cho học sinh so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa: - Liên kết cộng hoá trị & liên kết ion. - Liên kết và liên kết . - Liên kết trong các loại mạng tinh thể. + Phải sử dụng hình ảnh nhiều dới dạng tranh vẽ,mô hình,phần mềm…vì có nhiều vấn đề

trừu tợng nh:sự xen phủ các obitan, lai hoá,các loại mạng tinh thể.Ngôn ngữ phải đơn giản,trong sáng,dễ hiểu giúp HS dễ t duy, tưởng tượng.

+ Phương pháp chủ yếu dùng dạy các bài là: * Sử dụng pp nghiên cứu;pp đàm thoại nêu vấn đề (dạy học nêu vấn đề). Kết hợp với các

phương tiện trực quan, tài liệu. * Sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các vấn đề có liên quan với nhau nhau: Liên kết

ion & cộng hoá trị;hoá trị & số oxi hoá; các loại mạng tinh thể. Sự xen phủ của các AO khi hình thành liên kết:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỀ “SỰ ĐIỆN LY” Khi các axit, Bazơ và muối hoà tan trong nước xảy ra những hiện tượng gì và hệ quả

của quá trình hoà tan này ra sao? Phản ứng xảy ra trong dung dịch nước có những đặc điểm gì ? Thuyết điện ly giúp ta trả lời được những câu hỏi này .

I. Mục tiêu dạy học: 1. Về kiến thức :

Học sinh biết : - Các khái niệm về sự điện li và chất điện ly. - Hiểu nguyên nhân tính dẫn điện của dd chất điện li và cơ chế của quá trình điện li - Độ điện li và cân bằng điện li là gì. - Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Thế nào là Axít, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và thuyết Bron- stêt. - Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ là gì. - Tích số ion của nước là gì. Học sinh hiểu : Bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li .

2. Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng :

- Viết phương trình điện li của các axit, bazơ và muối trong nước . - Tính pH của các dd axit một nấc và bazơ một nấc. - Viết được pt ion rút gọn của pư trong dd các chất điện li. - Viết pt ion rút gọn của các phản ứng. - Tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm và với lượng nhỏ hoá chất.

3. Về tình cảm thái độ : Từ nhận thức sâu sắc về “Sự điện li ”, các khái niệm axit, bazơ, muối qua các học thuyết về

axit bazơ, học sinh thấy yêu thích môn Hoá học hơn. Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến Hoá học trong cuộc sống sản xuất và tính nghiêm túc trong khi thực hành. II. Cấu trúc của chương: III. Những điểm mới và khó. So sánh với SGK cũ lớp 11 ban Ban tự nhiên, nhà xuất bản GD. 1996.

* Về nội dung : Nội dung ở hai SGK cũ và mới là tương đương nhau .Sự khác nhau cơ bản ở hai cuốn

SGK là : Định nghĩa về chất điện li và sự phân loại chất điện li mạnh và chất điện li yếu . *Về phương pháp

Page 48: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

47

Thứ tự trình bày các mục trong chương ở hai cuốn SGK là khác nhau . Về vấn đề này cần có thời gian thử nghiệm mới đánh giá được . * Khi giảng dạy lí thuyết sự điện li cần chú ý đến các vấn đề sau : 1. Chất điện li, sự điện li : Khái niệm chất điện li . Sách SGK cũ “Những chất mà dd của chúng dẫn điện là chất điện li ” SGK mới “Những

chất khi tan trong nước phân li ra ion là những chất điện li” - Dựa vào sách giáo khoa cũ học sinh có thể hiểu lầm CO2 và SO3 … cũng là các chất điện

li vì dd của chúng cũng dẫn điện, nhưng thực tế sản phẩm của chúng với nước là H2CO3 và H2SO4 mới là các chất điện li.

- Ta có thể tiến hành thí nghiệm để giúp học sinh hiểu đúng khái niệm chất điện li như: Nước cất không dẫn điện, dd H2SO4 loãng có dẫn điện (đèn sáng) cho thêm Ba(OH)2 vào thì đèn tối dần và tắt hẳn. Thêm tiếp dd Ba(OH)2vào thì đèn lại sáng dần.

- Nước là một dung môi phân cực . 2. Phân loại các chất điện li : Ở SGK mới phân ra hai loại chất điện li - Chất điện li mạnh : Là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra

ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch . Ngoài hai định nghĩa phân biệt rõ ràng hai loại chất điện li, ở SGK còn phân biệt chúng bằng

phương trình điện li một chiều cho chất điện li mạnh và thuận nghịch cho chất điện li yếu. Ở SGK cũ không có sự phân biệt rõ ràng hai loại chất điện li như trên, ngoài ra còn nhiều

chỗ chưa nhất quán. Ở SGK cũ trang 34 nói rằng chất điện li mạnh có =1, nhưng ở các trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44 khi viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh lại viết dấu thuận nghịch, nghĩa là chúng phải có < 1.

Nếu coi rằng chất điện li mạnh có ≤ 1 thì sẽ dẫn đến những hệ quả sau : Sẽ có nhiều loại chất điện ly mạnh (như điện li 98%, 95% 90%, chẳng hạn < 1) và như

vậy không thể tính nồng độ ion của các chất điện li mạnh được. Thí dụ khi tính nồng độ mol/lit của ion H+ và pH của dd HCl 0,1M phải = 1, do đó [H+] = 0,1mol/lit và pH = 1. Giữa các chất điện li mạnh và dễ tan sẽ xảy ra phản ứng. Thí dụ: Trộn hai dd MgCl2 và

Na2SO4 với nhau, giả thiết chúng điện li không hoàn toàn (như sách cũ trang 37) MgCl2 Mg2+ + 2Cl- K2SO4 2K+ + SO42- Thì có thể xảy ra phản ứng sau: Mg2+ + SO42- MgSO4 Trong dd có chứa các ion Na+, Mg2+, SO4

2-, Cl- Thì có thể xảy ra phản ứng giữa Mg2+ và SO4

2- tạo thành MgSO4 bởi vì các ion Mg2+ và SO42- đều có điện tích là hai,nên lực hút tĩnh điện mạnh hơn các ion K+ và Cl- đều có số điện tích nhỏ hơn (bằng một)

Hệ quả này có được vì đã quan niệm rằng chất điện li mạnh điện li không hoàn toàn vì có lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu tạo lại phân tử ban đầu. Điều này trái với những điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li là phải có ít nhất một trong các điều kiện sau: tạo thành chất kết tủa, tạo thành chất điện li yếu, tạo thành chất khí.

Trong các tài liệu chúng ta gặp khái niệm độ điện li biểu kiến của các chất điện li mạnh với < 1. Đây không phải là độ điện li thực của chúng (vì độ điện li thực của các chất điện li mạnh bằng 1). Nguyên nhân của khái niệm này như sau : trong dd chất điện li mạnh,nồng độ không quá loãng, các ion ở gần nhau gây ra lực hút tĩnh điện giữa các ion ngăn cản sự chuyển động tự do giữa các ion, nên bằng thực nghiệm đo được giá trị < 1. Đây không phải là độ điện li thực mà là độ điện li biểu kiến .

Lực hút tĩnh điện giữa các ion trong dd chất điện li mạnh không dẫn đến tạo thành phân tử ban đầu mà chỉ ngăn cản sự chuyển động tự do giữa các ion bởi vì muốn tạo lại phân tử ban đầu lực giữa các ion phải dẫn đến khoảng cách giữa các ion bằng khoảng cách trong phân tử ban đầu.

Page 49: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

48

Bằng thực nghiệm người ta không phát hiện thấy các phân tử của chất điện li mạnh trong dd loãng là dd được đề cập đến ở phổ thông và đại học . KẾT LUẬN :

- Nghiên cứu sự điện li cho phép mở rộng khái niệm về chất: chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, yếu….

- Nội dung kiến thức về sự điện li là những dẫn chứng để chứng minh cho sự phụ thộc tính chất các chất điện li vào thành phần và cấu tạo phân tử của chúng như: sự phụ thuộc của nhiệt độ, nồng độ, bản chất chất tan, dung môi đến độ điện li.

- Phát triển khái niệm phản ứng hoá học khi nghiên cứu lí thuyết sự điện li: Quá trình oxi hóa – khử trong dd, phản ứng axit – bazơ.

- Mở rộng phát triển khái niệm axit- bazơ, tính axit-bazơ của dd muối và ngôn ngữ hoá học: mô tả các quá trình hoá học trong dd bằng pt ion đầy đủ và ion thu gọn….

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Mục tiêu của chương 1 Về kiến thức:

Học sinh biết: - Sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong các loại pư đã học. - Vì sao có pư hoá học thu nhiệt, có phản ứng hoá học toả nhiệt. - Các khái niệm: chất oxi hoá, chất khử; sự oxi hoá, sự khử; phản ứng oxi hoá khử. - Cách lập pt pư oxi hoá khử. Học sinh hiểu: - Dựa vào số oxi hoá có thể chia các loại pư hoá học thành hai loại chính là phản ứng oxi

hoá khử và pư không thuộc loại oxi hoá khử. - Bản chất của các quá trình : qt oxi hoá và qt khử; phản ứng oxi hoá khử. - Các bước tiến hành lập một pt pư oxi hoá khử.

2. Về kĩ năng: - Nhận biết các pư oxi hoá khử - Cân bằng nhanh chóng các pư oxi hoá khử đơn giản. - Bước đầu thiết lập được một số pư oxi hoá khử phức tạp.

3, Về giáo dục tình cảm, thái độ. - Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá khử đối

với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường; - Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn hoá học.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Hệ thống các nội dung kiến thức, kỹ năng của chương - Tốc độ phản ứng hoá Học, viết công thức tính tốc độ phản ứng trung bình. - Phản ứng Hoá Học thuận nghịch. - Cân bằng Hoá Học là gì? Đại lượng đặc trưng cho cân bằng Hoá học ? - Viết biểu thức tính hằng số cân bằng, ý nghĩa. - Sự chuyển dịch cân bằng, nguyên lí Lơsatolie

Những nội dung mới và khó Một số thí dụ công thức tính tốc độ phản ứng rút ra từ thực nghiệm:

2NO + 2H2 2H2O + N2 (1) v = k.[NO]2[H2] H2O2 + 2HI 2H2O + I2 (2) v = k.[H2O2]

2[HI] CO + Cl2 COCl2 (3) v = k.[CO]2[Cl2]

3/2 Cho các phương trình hóa học: H2 + Cl2 2HCl 3H2 + N2 2NH3

Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Yếu tố nồng độ (áp suất với các chất khí) có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Chất xúc tác là gì? Xúc tác đồng thể, xúc tác dị thể?

Page 50: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

49

CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VỀ NGUYÊN TỐ

VÀ CÁC CHẤT HOÁ HỌC I. Vị trí và tầm quan trọng của các bài giảng về chất - Nguyên tố hoá học I.1. Vị trí các bài giảng về chất trong chương trình hoá học phổ thông.

Đối tượng nghiên cứu của hoá học chính là các chất và sự biến đổi của chúng nên trong chương trình phổ thông, các bài giảng về chất chiếm một tỉ lệ đáng kể. Cụ thể:

Chương trình hoá học THCS: Lớp 8: 15/70 = 21,4% Lớp 9: 45/70 = 64,3% Chương trình hoá học THPT:

Ban nâng cao Ban cơ bản Lớp 10 14/70 = 20% 12/70 = 17% Lớp 11 42/88 = 48% 36/70 =51% Lớp 12 38/70 = 54% 39/70 = 56% Tổng số 94/228 = 41% 76/210 = 36%

- Các bài giảng về chất được sắp xếp xen kẽ với các bài giảng về các thuyết, định luật hoá học, thường xuyên bố trí sau một số bài lý thuyết làm cơ sở.

Thí dụ: Lớp 8: Thuyết nguyên tử, phân tử, O2, H2, H2O. Lớp 10: Sau khi nghiên cứu thuyết nguyên tử, cấu tạo nguyên tử thì nghiên cứu nhóm

halogen, nhóm oxi dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử Lớp 11: Sau khi nghiên cứu lý thuyết về tốc độ phản ứng và thuyết điện ly, axit – bazơ –

muối thì nghiên cứu nhóm Nitơ và các hợp chất của Nitơ dưới ánh sáng của thuyết này. I.2. Mục tiêu của các bài giảng về chất và các nguyên tố hoá học: 1. Kiến thức: * Học sinh biết:

- Vị trí các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn, tính chất các đơn chất, hợp chất - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý cơ bản của một số hợp chất cơ bản. - Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế các chất. - Tiến hành các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận từ các thí

nghiệm. * Học sinh hiểu:

- Sự liên quan giữa vị trí các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất của chúng.

- Vì sao các chất lại thể hiện các tính chất, khả năng: oxi hoá, khử, tính axit, bazơ… - Nguyên nhân của sự biến đổi, sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như sự biến đổi có

quy luật tính chất của đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm * Vận dụng (kỹ năng):

- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử,cấu tạo phân tử suy ra tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất của nguyên tố.

- Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các chất, nguyên tố. - Vận dụng lý thuyết cân bằng hoá học để đạt hiệu suất cao trong sản xuất hoá học - Giải thích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ví dụ: khí thải của các nhà máy,các

loại thuốc trừ sâu…), giải thích một số hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức hoá học ( mưa axit) - Phân biệt, nhận biết các chất

2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học thể hiện các tính chất hoá học của các chất

(dạng phân tử, ion thu gọn, phản ứng oxi hoá - khử, cân bằng phương trình). - Rèn luyện kỹ năng tính toán hoá học, vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập định tính và

định lượng. - Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.

Page 51: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

50

3. Về tình cảm, thái độ: - Học sinh có ý thức tự giác trong học tập - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, rau quả…

I.3. Nhiệm vụ của bài giảng về chất: Từ nhiệm vụ của các bài giảng về chất ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của các bài giảng về

chất. 1- Các bài giảng về chất nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở chuẩn bị cho học sinh tiếp thu

các kiến thức lý thuyết, hiểu được cơ sở lý thuyết hoá học tạo điều kiện hình thành hệ thống kiến thức hoá học cơ bản.

Ví dụ: Các bài giảng vè chất ở THCS vốn là kiến thức cơ sở để giúp học sinh hiểu được thuyết electron, hệ thống tuần hoàn được nghiên cứu ở lớp 10 THPT.

+ Hệ thống, phân loại các chất, tính chất đặc trưng của các chất điển hình. 2- Bài giảng về chất giúp cho việc hình thành các khái niệm hoá học cơ bản: khái niệm chất,

phản ứng hoá học ...đồng thời cũng qua bài giảng về chất để phát triển, hoàn thiện các khái niệm hoá học cơ bản: các loại chất vô cơ, hữu cơ, cấu tạo phân tử, dạng liên kết, hoá trị, nguyên tố hoá học...

3- Qua bài giảng về chất để vận dụng các kiến thức lý thuyết và củng cố, hoàn thiện, phát triển nội dung của chúng.

Ví dụ: Hoàn thiện phát triển khái niệm liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá khử qua các bài về chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.

4 - Thông qua việc nghiên cứu các chất để củng cố, phát triển các kiến thức về ngôn ngữ hoá học (đơn chất, hợp chất, tên gọi, viết CTCT)

- Công thức hoá học: công thức electron, côngthức cấu tạo, công thức tổng quát... - Phương trình hoá học: Phản ứng thuận nghịch, phương trình nhiệt hoá, ion đầy đủ, phương

trình ion thu gọn. - Danh pháp: tên gọi các chất vô cơ, hữu cơ. 5- Thông qua việc nghiên cứu các chất để hình thành, phát triển, hoàn thiện các kỹ năng hoá

học: Sử dụng các chất, thí nghiệm, viết cân bằng phương trình phản ứng hoá học, giải các dạng bài tập hoá học...

Từ nhiệm vụ của các bài giảng về chất, ta thấy rõ tầm quan trọng của các bài giảng về chất trong chương trình hoá học phổ thông. I. 4. Sự lựa chọn và sắp xếp các bài về chất trong chương trình hoá học phổ thông.

1- Sự lựa chọn các chất đưa vào chương trình được quyết định bởi sự xác định nhiệm vụ của chúng theo nguyên tắc xây dựng chương trình.

- Các chất, nguyên tố hoá học có ý nghĩa nhận thức giúp hình thành hệ thống khái niệm hoá học cơ bản được nghiên cứu sâu: H, O, N, Cl...

- Các chất có tính chất đặc trưng cho từng loại để hình thành hệ thống phân loại các chất: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ... được nghiên cứu kỹ, đầy đủ, chi tiết. Ví dụ: Cl,Br, KL kiềm, CaO, NaCl…

- Các chất giúp hình thành khái niệm kỹ thuật tổng hợp, thực tiễn sản xuất hoá học như NaOH, H2SO4, NH3...

- Một số chất có ý nghĩa giải quyết một khía cạnh của lý thuyết hoặc hoàn thành khái niệm được giới thiệu, nghiên cứu sơ bộ.

- Ví dụ: oxit của Clo, oxit của nitơ, PH3... 2- Sự sắt xếp các bài giảng về chất trong chương trình được căn cứ vào vị trí của lý thuyết

chủ đạo và nhiện vụ của các đơn chất, hợp chất được lựa chọn mà sắp xếp theo sự phát triển của các khái niệm hoá học cơ bản.

- Một số chất được nghiên cứu trước lý thuyết chủ đạo ở THCS với nhiệm vụ hình thành khái niệm hoá học cơ bản đầu tiên và cung cấp các sự kiện làm cơ sở để tiếp thu lý thuyết chủ đạo của chương trình.Vd: oxi, hiđro, nước…

Page 52: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

51

- Một số nguyên tố, chất được nghiên cứu sau lý thuyết chủ đạo mang tính chất vận dụng, hoàn thiện, phát triển lý thuyết nên các chất được nghiên cứu theo nhóm nguyên tố (nhóm halogen, nhóm oxi,nhóm nitơ...)

- Các chất hữu cơ nghiên cứu theo các loại hợp chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở lý thuyết eletrron và thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ. II. Các nguyên tắc chung về giảng dạy các nguyên tố - chất hoá học.

Khi giảng dạy các chất dù phân bố ở giai đoạn nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm cơ bản sau:

1- Giảng dạy các bài về chất - nguyên tố hoá học ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hoá học để truyền thụ kiến thức. Quá trình nhận thức của học sinh được thực hiện theo con đường: từ trực quan sinh động đến biểu tượng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các mẫu chất, các mô hình, thí nghiệm, tranh vẽ sinh động học sinh mới có thể biểu tượng đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và quá trình biến đổi của chúng. Các kiến thức đó mới được khắc sâu, nhớ lâu trong trí óc học sinh.

2- Khi nghiên cứu các chất phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại với nhau, không nên tách biệt chúng vì các chất chỉ thể hiện tính chất của mình thông qua sự biến đổi, tương tác với các chất khác. Các mối liên hệ được thể hiện trong bài giảng bao gồm:

- Nghiên cứu các đơn chất, có quan hệ với các hợp chất tương ứng của nó: Kim loại oxit bazơ bazơ Hợp chất với Hiđrô phi kim oxit axit axit - Liên hệ so sánh với các nguyên tố cùng nhóm, cùng chu kỳ. VD: Nghiên cứu S so sánh với O 3- Khi nghiên của các biến đổi của chất ngoài việc dùng thí nghiệm hoá học để minh hoạ

cho các biến đổi cần vận dụng lý thuyết chủ đạo giải thích bản chất các biến đổi để học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức và thông qua đó để rèn luyện thao tác tư duy. Khi nghiên cứu tính chất các chất sau khi học lý thuyết chủ đạo luôn đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh lý giải tại sau chúng lại có các tính chất đó? Qua giải thích ta cần làm rõ quan hệ:

Thành phần, cấu tạo tính chất các chất( vật lý, hoá học) Tính chất các chất ứng dụng, phương pháp điều chế. Trong giảng dạy cần chú ý tạo cho học sinh thói quen lý giải, tìm nguyên nhân của các biến

đổi, liên hệ so sánh với những nguyên tố, chất cùng loại, hoặc các chất đã được nghiên cứu trước nó.

4- Trong bài giảng về chất cần nghiên cứu sự vận động, chu trình biến hoá của các chất trong tự nhiên để có những hiểu biết về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên, xử lý sản

phẩm thừa trong quá trình sản xuất chúng. Ví dụ: Chu trình Nitơ, nước trong tự nhiên…

III. Giảng dạy về nguyên tố - chất hoá học trước khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo (THCS) III.1- Nhiệm vụ các bài dạy về chất trước lý thuyết chủ đạo:

Việc nghiên cứu các chất trong chương trình THCS nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ sở về chất, tính chất đặc trưng cơ bản của các đơn chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ cơ bản nhất. Các kiến thức này là cơ sở để hình thành khái niệm các chất hoá học, sự phân loại các chất vô cơ, hữu cơ. Vì vậy chương trình đã sắp xếp nghiên cứu các chất đặc trưng nhất của từng chất theo từng loại:

Ví dụ: Lớp 8: Oxi,hiđro, nước Lớp 9: Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim, hợp chất hữu cơ… + Các kiến thức về nguyên tố hoá học, các chất là sự kiện để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu

được kiến thức lý thuyết chủ đạo của chương trình: Thuyết electron, hệ thống tuần hoàn, liên kết hoá học...

Page 53: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

52

+ Hoàn thiện và phát triển các khái niệm hoá học cơ bản ban đầu. Sự nghiên cứu thuyết phân tử tạo cho học sinh THCS những khái niệm, kiến thức lý thuyết hoá học cơ bản nhất. các kiến thức này được vận dụng vào nghiên cứu các chất, nguyên tố cụ thể và qua đó mà hoàn thiện các khái niệm, phát triển khái niệm, kỹ năng hoá học...

VD: - Sự phát triển khái niệm chất hoá học... - Sự phát triển khái niệm phản ứng hoá học... Như vậy các bài giảng về chất, nguyên tố hoá học ở THCS có nhiệm vụ hình thành các khái

niệm hoá học cơ bản ban đầu và giúp cho học sinh tích luỹ sự kiện hoá học để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học ở trung học phổ thông. III.2- Phương pháp giảng dạy:

+ Sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời. Sự phối hợp thường trực các phương pháp này theo hình thức minh hoạ hoặc nghiên cứu để tích cực hoá hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh. Thí nghiệm hoá học, phương tiện trực quan được coi là nguồn kiến thức nên rất quan trọng, không thể thiếu được trong các bài dạy về chất.

+ Trong bài dạy, cách trình bày quy nạp được coi là phương pháp sử dụng chủ yếu. Giáo viên đi từ các sự kiện cụ thể về trạng thái, màu sắc, các tính chất lý học, hoá học thông qua các thí nghiệm cụ thể và phương tiện trực quan để rút ra các kết luận về tính chất của các đơn chất và hợp chất cụ thể.

Từ tính chất của một số đơn chất cụ thể đi đến tính chất chung của các loại đơn chất: Kim loại, phi kim hoặc các hợp chất.

Ví dụ: Từ oxi, hiđro đi đến tính chất của phi kim + Một số bài dạy về chất cụ thể ở lớp 9 THCS có thể sử dụng cách trình bày theo phương

pháp suy diễn. Nghĩa là đi từ tính chất chung của loại hợp chất để nghiên cứu tính chất của một số chất cụ thể.

Ví dụ: Từ định nghĩa, phân loại, gọi tên, tính chất hoá học chung của oxit để nghiên cứu chất cụ thể: Oxit canxi...Từ tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hoá học để nghiên cứu tính chất của nhôm, sắt.

Vì vậy, khi trình bày bài dạy về chất theo phương pháp suy diễn giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng quy luật chung về thành phần tính chất của các loại chất để so sánh, khái quát, chứng minh các tính chất chung và nhấn mạnh những đặc tính riêng, ứng dụng quan trọng của chất cần nghiên cứu.

Ví dụ: Nghiên cứu tính chất của axit: Clohiđric, Sunphuric, sau khi nghiên cứu tính chất chung của axit...

Sự trình bày, nghiên cứu các chất theo phương pháp suy diễn chỉ được thực hiện ở một số bài của chương trình lớp 9 THCS vì học sinh đã có một số kiến thức hoá học cơ bản ở lớp 8 làm cơ sở để thực hiện quá trình tư duy. So sánh, khái quát hoá khi vận dụng qui luật chung vào nghiên cứu một chất cụ thể. III.3- Cấu trúc bài giảng:

+ Việc nghiên cứu các nguyên tố, chất hoá học ở THCS được sắp xếp từ các đơn chất đơn giản, thông dụng nhưng có ý nghĩa nhận thức to lớn đến các chất phức tạp hơn trong mối liên quan xác định biểu thị sự biến đổi của chúng.

Đơn chất oxi oxit kim laọi, oxit phi kim… Đơn chất hiđro nước axit, bazơ, muối… - cấu trúc bài giảng cụ thể thường theo trình tự: - Tên chất - công thức hoá học - thành phần phân tử - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học - ứng dụng - Điều chế (trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp). - Chu trình biến đổi trong tự nhiên.

Page 54: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

53

IV. Giảng dạy các bài sau khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo: IV.1. Nhiệm vụ các bài giảng về các chất sau khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo ở THPT:

Các chất được nghiên cứu theo quan điểm của thuyết cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học . Các bài dạy có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Các bài dạy về chất tạo điều kiện hoàn thiện phát triển các nội dung của lý thuyết chủ đạo và vận dụng các kiến thức lý thuyết để nghiên cứu giải thích tính chất các nhóm nguyên tố, các chất cụ thể.

Ví dụ: - Phát triển, hoàn thiện khái niệm cấu tạo nguyên tử - Phát triển khái niệm liên kết hoá học : cho nhận, liên kết hiđro… Trong bài giảng cần chú ý: - Vận dụng lý thuyết chủ đạo tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của các biến đổi hoá học, sự

khác nhau về tính chất của các nguyên tố cùng nhóm. - Trong quá trình giải thích cần làm rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ, biện chứng giữa: thành

phần, cấu tạo các chất với tính chất lý, hoá học . Mối quan hệ giữa tính chất của các chất với ứng dụng và phương pháp điều chế chất, phương pháp bảo quản và sử dụng các chất:

Ví dụ: Từ cấu hình electron suy ra tính chất hoá học cơ bản, khả năng phản ứng… - Các bài giảng về chất giúp hoàn thiện phát triển khái niệm chất hoá học : Từ khái niêm vật

thể (tự nhiên, nhân tạo) và các kiến thức có liên quan về chất → chất (tạo nên từ nguyên tố hoá học ) gồm đơn chất (tạo nên từ một nguyên tố) và hợp chất (tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên)gồm hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ…

- Việc nghiên cứu các chất được xuất phát từ: + Cấu tạo nguyên tử các nguyên tố: phân tích cấu hình electron + Cấu tạo phân tử hợp chất: xem xét các dạng liên kết hoá học trong phân tử, cấu tạo dạng

mạng tinh thể, các dạng liên kết giữa các phân tử có thể có. Các nội dung này là cơ sở hoá học nền tảng để dự đoán tính chất hoá học của nguyên tố, đơn

chất hoặc hợp chất của chúng. Như vậy trong bài giảng về chất các kiến thức cấu tạo chất là điểm xuất phát, cơ sở, phương

tiện để giải thích tính chất lý học, hoá học,phương pháp điều chế ứng dụng của chúng. - Qua bài giảng về chất, hình thành cho học sinh phương pháp tư duy, phương pháp nhận

thức hoá học : khoa học thực nghiệm có lập luận trên cơ sở lý thuyết. Trong nhận thức học sinh được hình thành, hoàn thiện tư duy, sự suy lý trên cơ sở lý thuyết chủ đạo:

+ Từ cấu tạo chất dự đoán tính chất các chất và kiểm nghiệm bằng thực nghiệm hoá học. + Từ các tính chất cụ thể suy luận cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết trong phân tử trên cơ sở

lý thuyết chủ đạo. IV.2. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp trực quan được sử dụng thường xuyên trong các bài giảng về chất có kất hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Việc sử dụng phương pháp trực quan ngoài nhiệm vụ tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm hoá học và các phương tiện trực quan còn giúp học sinh kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học …

Ví dụ: Thí nghiệm Cu tác dụng với axit HCl và HNO3, H2SO4 Như vậy thí nghiệm hoá học được sử dụng chủ yếu để minh hoạ, kiểm tra, đánh giá tính xác

thực của giả thuyết, những điều dự đoán về tính chất các chất được xuất phát từ cấu tạo, thành phần các chất và được sử dụng để tạo tình huống có vấn đề trong bài nghiên cứu tài liệu mới…

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong trình bày nội dung bài học là phương pháp suy lý - diễn dịch. Sự suy lý, diễn dịch được tiến hành trong mối liên hệ

+ Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử (cấu hình electron ), dạng liên kết hoá học trong phân tử yêu cầu học sinh dự đoán tính chất lý học, hoá học cơ bản

+ Dùng phản ứng hoá học xác nhận giả thuyết, khẳng định tính đúng đắn của dự đoán → kết luận về tính chất của chất nghiên cứu

+ Từ tính chất suy ra: - Cách sử dụng, bảo quản

Page 55: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

54

- ứng dụng thực tiễn - Trạng thái tự nhiên - Phương pháp điều chế Thông qua phương pháp suy diễn, diễn dịch khi trình bày sẽ rèn luyện cho học sinh các phán

đoán, suy lý, lập luận trong việc giải quyết các vấn đề học tập, góp phần phát triển năng lực nhận thức cho học sinh

- Khi sử dụng các phương pháp dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử dụng tích cực các phương pháp rèn luyện các thao tác tư duy đặc biệt là so sánh đối chiếu. Cụ thể:

+ So sánh các nguyên tố, các chất với các nguyên tố, chất cùng loại. + So sánh các nhóm nguyên tố đã nghiên cứu, tìm ra những điểm giống và khác nhau, giải

thích nguyên nhân sự giống và khác nhau đó trên cơ sở lý thuyết chủ đạo. Việc sử dụng thường xuyên phương pháp này, kết hợp với củng cố, ôn tập vận dụng kiến

thức lý thuyết đi sâu vào bản chất của hiện tượng sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu, dễ nhớ kiến thức, tự trang bị cho mình phương pháp học tập và tư duy đúng đắn.

- Trong bài dạy về chất cần chú ý vận dụng các nội dung định lượng như: nhiệt phản ứng, độ âm điện, năng lượng hoạt hoá, độ tan, hằng số điện ly, hằng số cân bằng… để rèn kỹ năng tính toán, giải bái tập định lượng có liên quan dến các biến đổi hoá học của các chất. IV.3. Cấu trúc bài giảng:

Bài giảng được tiến hành theo trình tự: - Ký hiệu, tên nguyên tố (chất): Số hiệu, số khối, đặc điểm cấu tạo nguyên tử, số oxi hoá có

thể có hoặc dạng liên kết trong phân tử (đối với hợp chất) - Các kiến thức lịch sử ngắn gọn về nguyên tố, chất nghiên cứu - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học: + Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử dự đoán tính chất hoá học có thể có (khả năng thể hiện tính

oxi hoá, tính khử, tính axit, bazơ…) + Thí nghiệm hoá học, các dẫn chứng xác nhận dự đoán lý thuyết hoặc sử dụng các thí

nghiệm nghiên cứu : Từ hiện tượng thí nghiệm, vận dụng lý thuyết để giải thích. - Khái quát các tính chất hoá học của chất nghiên cứu - Giải thích nguyên nhân của các biến đổi - So sánh tính chất với các nguyên tố cùng nhóm, cùng loại, lý giải nguyên nhân của sự

giống nhau và khác nhau. - ứng dụng: Từ tính chất lý học, hoá học chỉ ra những ứng dụng cơ bản của chất nghiên cứu

trong đời sống, sản xuất. - Sự phân bố của nguyên tố trong tự nhiên. - Điều chế: + Nét khái quát về nguyên tắc điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. + áp dụng lý thuyết cân bằng hoá học trong sản xuất hoá học Các nội dung cơ bản trên có thể thay đổi chút ít về thứ tự trình bày việc nghiên cứu các

nguyên tố hoá học được tiến hành theo một logic chặt chẽ: + Đặc tính chung của phân nhóm có chứa nguyên tố (ví dụ: Nhóm halogen) + Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố (clo: có 7electron lớp ngoài cùng…) + Các đơn chất được tạo ra bởi nguyên tố, tính chất của nó (Clo, hiđroclorua,axit clohđric,

muối clorua… ). V. Giảng dạy về phi kim V.1. Oxi - không khí, Hiđro - nước: Đây là những chất và nguyên tố hoá học đầu tiên, đơn giản nhất và quen thuộc học sinh được nghiên cứu trong chương trình hoá học phổ thông nên giáo viên cần khai thác những vốn kiến thức từ thực tế mà học sinh có sẵn . Bằng những lý thuyết cơ bản đã được cung cấp giáo viên giúp học sinh biết, hiểu và vận dụng các tính chất hoá học của các chất vào giải bài tập khắc sâu kiến thức và chuẩn bị cho việc lĩnh hội các kiến thức mới.

Page 56: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

55

V.2. Nhóm halogen: Chương halogen được nghiên cứu ngay sau khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo. 1. Mục tiêu của chương: a. Về kiến thức:

Học sinh biết: - cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hoácủa các halogen trong các hợp chất. - tính chất vật lý, tính chất hoá học cơ bản của các halogen và một số hợp chất quan trọng

của chúng. - ứng dụng và phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng của halogen Học sinh hiểu: - Vì sao halogen có tính oxi hoá mạnh - Nguyên nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như sự biến đổi

có quy luật, tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng. - Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng: - Quan sát và giải thích các hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm về halogen (tính

tan của hidro clorua, tính tẩy màu của clo ẩm, nhận biết ion clorua…) - Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, ái lực electron,

độ âm điện, số oxi hoá và phản ứng oxi hoá khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất halogen

- giải bài tập định tính và định lượng trong chương 5 c. Về tình cảm, thái độ:

- Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật - ý thức phòng bệnh do thiếu iot. - ý thức bảo vệ môi trường.

2. Một số điểm cần lưu ý khi giảng dạy nhóm halogen - Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi học sinh đã được học các lý

thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, bảng tuần hoàn,định luật tuần hoàn, liên kết hoá học phản ứng oxi hoá khử…). Vì vậy cần dùng phương pháp suy diễn hay diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đoán tính chất xuất phát từ định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo sơ đồ:

Vị trí cấu tạo tính chất - Các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên trong chương này chủ yếu được tiến hành theo

phương pháp minh hoạ, kiểm chứng để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất của halogen là đúng đắn.

Ví dụ: Xét phản ứng của clo với natri: + Clo là phi kim có độ âm điện lớn nên là chất oxi hoá mạnh + Natri là kim loại kiềm có tính khử mạnh Phản ứng giữa clo và natri phải xảy ra mãnh liệt và toả nhiều nhiệt Phương pháp dạy học này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng vận dụng kiến

thức đã học, phát triển tư duy của học sinh . - Khi nghiên cứu về clo có thể dùng phương pháp loại suy (đi từ cái riêng biệt này đến cái

riêng biệt khác) để nghiên cứu flo, brom, iot. Dựa vào sự giống nhau (tương tự) về một số tính chất (đã được học kỹ ở bài clo) để suy ra những tính chất tương tự sẽ có ở brom hoặc iot.

Cần chú ý là kết luận đi tới đươc bằng phép loại suy bao giờ cũng gần đúng, có tính chất giả thiết, phải kiểm chứng bằng thực nghiệm hay thực tiễn.

Trong dạy học hoá học, phép loại suy có tác dụng rất lớn vì thời gian học tập hạn chế, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu kỹ một số chất mà chương trình đã lựa chọn, nhưng nhờ phương pháp loại suy ta có thể dẫn học sinh đi tới những kết luận xác thực về tính chất của những chất không có điều kiện nghiên cứu.

- Trong bài luyện tập chương 5 cần dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các halogen về cấu hình electron của nguyên tử, độ âm điện, tính chất

Page 57: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

56

vật lý và hoá học của các đơn chất và hợp chất quan trọng của chúng. Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu có tác dụng khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức và nêu bật sự biến đổi có quy luật tính chất vật lý và hoá học của các halogen. 3.Về nội dung dạy học cần lưu ý:

- Khi nghiên cứu vị trí các halogen trong hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử của chúnh cần chú ý đến đặc điểm: có 1electron không ghép đôi ở phân lớp ngoài cùng.

Từ đó hướng dẫn học sinh chú ý đến - Giải thích sự giống nhau về tính chất của các halogenvà các hợp chất của chúng dựa

vào cấu tạo tương tự nhau của lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử halogen. Sự khác nhau định tính về tính chất của các halogen là do khoảng cách khác nhau từ hạt nhân đến lớp electron hoá trị.

- Giải thích sự thay đổi về tính chất vật lý của halogen cần chú ý đến khả năng tạo liên kết cộng hoá trị không cực trong phân tử đơn chất và lý thuyết về cấu tạo nguyên tử để lý giải sự đột biến về năng lượng liên kết giữa clo và flo.

- Nếu dựa vào sự phụ thuộc của độ bền liên kết vào khoảng cách giữa 2 hạt nhân thì học sinh dự đoán phân tử F2 bền hơn Cl2. Thực tế giá trị năng lượng liên kết mâu thuẫn ví dự đoán này cần giải thích bằng khả năng tạo liên kết cho nhận của phân tử Clo. Khả năng tạo liên kết cho nhận giảm khi bán kính nguyên tử tăng.

- Nghiên cứu tính hoạt động hoá học của các halogen cần làm rõ sự phụ thuộc + Cần giải thích cho học sinh vì sao phản ứng của Cl2 với H2O thuận nghịch: Cl2 + H2O HCl + HClO Chính do HClO là chất oxi hoá mạnh, nó oxi hoá HCl đến Cl2.

+ Tính tẩy màu của clo ẩm chính là do tính oxi hoá mạnh của axit hipoclorơ H1

ClO, cụ thể là tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO- ).

Tính tẩy màu của nước Javen chính là do tính oxi hoá mạnh của muối natri hipoclorit (Na 1

ClO) cũng là do tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO-) Không nên giải thích là các chất trên không bền, dễ phân huỷ tạo thành oxi nguyên tử và

oxi nguyên tử là nguyên nhân gây nên tính oxi hoá mạnh của HClO và NaClO. - Trong các nhà máy giấy, nhà máy sợi người ta điều chế nước Javen để dùng ngay, vì nước

Javen không để được lâu do có phản ứng với CO2 trong không khí: NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO

Và: 2HClO as

2HCl + O2 Trong dung dịch axit hipoclorơ phân huỷ theo 3 hướng sau : 2HClO 2HCl + O2 (1) 2HClO H2O + Cl2O (2) 2HClO 2HCl + HClO3 (3) Khi có mặt một số chất xúc tác, chất khử, hoặc dưới tác dụng trực tiếp của ánh sáng mặt

trời xảy ra theo phản ứng (1). Khi có chất hút nước, phản ứng xảy ra theo (3). Điều này giúp học sinh hiểu vì sao có phản ứng:

Cl2 + 2NaOH to NaCl + NaClO + H2O

3Cl2+ 6NaOH to 5NaCl + NaClO3 +3H2O - Clorua vôi là hỗn hợp CaCl2, Ca(ClO)2và CaOCl2. Để đơn giản ta coi clorua vôi là muối

hỗn tạp CaOCl2. V.3. Nhóm Oxi (Nhóm VIA) 1. Mục tiêu của chương

a. Về kiến thức: Học sinh biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, phản ứng

oxi hóa khử… để hiểu được: + Tính chất hoá học của các đơn chất: O2, O3, S

Page 58: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

57

- Tính chất hoá học của các hợp chất của oxi (H2O2) và của lưu huỳnh (H2S,SO2, SO3, H2SO4).

- Những ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng. b. Kỹ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng: - Thực hành, thí nghiệm về tính chất hoá học của các đơn chất O2, S và những hợp chất của

chúng. - Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm,hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô

nhiễm không khí, đất, nước, sự phá huỷ tầng zon, mưa axit…) - Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử, xác định chất khử, chất oxi hoá bằng phương pháp cân

bằng electron hoặc cân bằng số oxi hoá. - Giải các bài tập hoá học có liên quan đến kiến thức của chương. c. Tình cảm, thái độ: - ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiiễm nguồn: không khí, đất, nước…

2. Một số điểm cần lưu ý: a. Nội dung: - Giáo viên cần biết những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã được trang bị ở lớp 8, 9 để kế

thừa và phát triển để tránh trùng lặp. - Triệt để vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, phản ứng

oxi hoá khử… để nghiên cứu các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm. - Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử của oxi, lưu huỳnh yêu cầu học sinh dự đoán về số oxi hoá

trong hợp chất với hiđro, kim loại. Giải thíh vì sao oxi chỉ có mức oxi hoá +2 (trong F2O) và -2 còn lưu huỳnh có số oxi hoá -2,0,+4,+6?

- Nghiên cứu lưu huỳnh và hợp chất cần chú ý: + So sánh cấu tạo phân tử oxi và cấu tạo mạng tinh thể của lưu huỳnh và giải thích tại sao

phân tử lưu huỳnh có cấu tạo phức tạp hơn oxi và clo ở cạnh nó? - Về độ hoạt động của lưu huỳnh cần lưu ý về tính oxi hoá và khử của lưu huỳnh khi tương

tác với các phi kim hoạt động mạnh hơn và một số chất oxi hoá mạnh. b. Phương pháp :

Phương pháp dạy học chung được thiết kế theo mô hình:

Gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế chất với những tính chất vật lý và hoá học của chất. IV.4. Nhóm Nitơ: 1. Mục tiêu của chương:

Học sinh biết: - Vị trí các nguyên tố thuộc nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn - Tính chất các đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho. - ứng dụng của các đơn chất và hợp chất và hợp chất của nitơ. - Điều chế nitơ,phôtho và các hợp chất quan trọng của chúng. Học sinh hiểu: - Sự liên quan giữa vị trí của nitơ và photpho trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử,

phân tử của chúng. b. Về kỹ năng:

- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử dự đoán tính chất hoá học của đơn chất, hợp chất của nitơ, photpho.

Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết, định luật tuần hoàn, phản ứng hoá học

Dự đoán tính chất hoá học của đơn chất O2, O3, S và những hợp chất của chúng

Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hoá học

Page 59: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

58

- Viết phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxi hoá khử biểu diễn tính chất hoá học các hợp chất của nitơ, photpho và các hợp chất quan trọng của chúng.

- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hoá học của đơn chất nitơ, photpho và các hợp chất quan trọng của chúng.

- Vận dụng kiến thức hoá học giải thích một số hiện tượng thực tế. c. Về tình cảm, thái độ:

- Có ý tức tự giác, tích cực và hợp tác trong học tập. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

2. Một số điểm cần lưu ý : - Trong nhóm chỉ cần xét kỹ nitơ và photpho, cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau của 2

nguyên tố đó và các hợp chất của chúng. - Kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng là kiến thức mới đối với học sinh. Khi

nghiên cứu nhóm nitơ, do học sinh đã được học đầy đủ các lý thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn, liên kết hoá học, sự điện ly, khái niệm axit, bazơ, muối) nên giáo viên cần dẫn dắt học sinh để có tthể dựa vào lý thuyết chủ đạo để dự đoán tính chất của đơn chất nitơ, photpho và các hợp chất của chúng. Giáo viên biểu diễn thí nghiệm, học sinh quan sát,nhận xét và rút ra kết luận để khẳng định sự đúng đắn của các dự đoán đó.

- Cần làm cho học sinh hiểu tại sao ở điều kiện thường nitơ là chất khí nhưng photpho lại là chất rắn, P có độ âm điện nhỏ hơn N nhưng lại hoạt động hơn VI. Giảng dạy phần kim loại

Nội dung và vị trí của phần kim loại trong chương trình hoá học phổ thông tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng rộng rãi phương pháp suy diễn trong dạy học. Giáo viên có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức học sinh thông qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, phát triển kỹ năng xây dựng giả thuyết mà học sinh đưa ra.

Nội dung phần kim loại bao gồm các vấn đề lớn: - Tính chất chng của kim loại gây ra bởi dạng liên kết kim loại. - Nghiên cứu phương pháp điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại trên cơ sở lý thuyết

electron, sự điện ly, dãy điện hoá. - Nghiên cứu các nguyên tố kim loại điển hình, có ý nghĩa với nền kinh tế quốc dân. Khi giảng dạy phần kim loại cần chú ý: 1. Cấu tạo kim loại : Cấu tạo nguyên tử: nghiên cứu các kim loại khác nhau cần hướng học sinh chú ý đến: + Số electron lớp ngoài cùng không lớn + Bán kính nguyên tử tương đối lớn - Khi nghiên cứu vị trí các halogen trong hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử của chúnh

cần chú ý đến đặc điểm: có 1electron không ghép đôi ở phân lớp ngoài cùng. - Giáo viên có thể đưa ra bảng so sánh kim loại phi kim về các giá trị: bán kính nguyên tử,

năng lượng ion hoá để minh hoạ. + Liên kết kim loại: Kim loại cấu tạo mạng tinh thể, liên kết kim loại trong mạng luôn cân

bằng động : Men+ + ne- Me

n+.ne- - ∆H ion nguyên tử - Cần thông báo cho học sinh : Thời gian tồn tại của nguyên tử kim loại trong tinh thể ngắn

từ 10-14 → 10 -11 giây. Một vài kim loại ở trạng thái hơi có thể tạo liên kết cộng hoá trị (Ví dụ: Li, Na).

- Cần cho học sinh so sánh liên kết kim loại với liên kết ion, liên kết cộng hoá trị để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng.

- Nghiên cứu các dạng mạng tinh thể kim loại phổ biến nhất như: + mạng tinh thể lập phương tâm khối: Kim loại kiềm, W,Cr… + Mạng tinh thể lập phương tâm mặt:Al, Cu, Pb… + Mạng tinh thể lục phương: Mg, Be, Zn…

→ dễ nhường electron hoá trị

Page 60: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

59

2. Tính chất lý học: - Cần chú ý đến: nguyên nhân gây ra tính chất lý học: tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh

kim… - Sự phụ thuộc tính dẫn điện vào nhiệt độ và tính chất tan lẫn vào nhau của các kim loại tạo

ra các hợp kim. - Có thể mở rộng giới thiệu về cách tạo ra hợp kim

3. Tính chất hoá học của kim loại : - Các tính chất hoá học của kim loại học sinh đã biết nên giáo viên ghép hệ thống hoá các

kiến thức riêng lẻ tản mạn bằng phương pháp đàm thoại kết hợp với thí nghiệm hoá học . - Các kiến thức về tính chất hoá học của kim loại có thể trình bày ở dạng sơ đồ, khái quát để

học sinh dễ nhớ. Me hoạt động (KLK, KT) → kiềm + H2 ↑

0t oxit kim loại + H2↑

H2O +Me → Me trung bình (Mg,Zn,Fe)

0t th−êng không phản ứng

Me kém hoạt động (Cu..) → không phản ứng - Dãy điện hoá của kim loại : khi trình bày cần lưu ý: + Dãy điện hóa được xây dựng trong điều kiện xác định, nghiêm ngặt: dung dịch nước nồng

độ 1mol/l, nhiệt độ 298K (≈ 250C), áp suất 1at. - Tính chất của các kim loại như là một đơn chất không chỉ dựa vào cấu tạo nguyên tử mà

còn xác định bằng các dấu hiệy khác như: độ bền của mạng tinh thể, bản chất của chất oxi hoá mà tương tác với kim loại )

- Cơ chế của quá trình tương tác của kim loại với nước, dung dịch axit, muối là quá trình các ion từ mạng tinh thể bằng các phân tử lưỡng cực nước, để lại số electron trên tấm kim loại gây ra sự xuất hiên thế điện cực. sử dụng các kiến thức vật lý về nguồn gốc dòng điện, biểu diễn cặp nguyên tố Ganvanic: Cu - Zn, Cu - Pb sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hiểu các vấn đề này.

- Cần chỉ ra tính giới hạn của dãy điện hoá để ngăn ngừa sự sử dụng sai lầm của nó. - Sự điện phân muối: Học sinh có khái niệm điện phân trong chương trình vật lý nên giáo

viên cần vận dụng khái niệm này trong hoá học, giải thích sự điện phân theo quan điểm lý thuyết sự điện ly, quy luật phản ứng hoá học để xác định được đúng các quá trình oxi hoá khử trên các điện cực, thứ tự theo khả năng khử các anion: S-2, I-, Br- … khi điện phân hỗn hợp dung dịch các chất với các vật liệu làm điện cực khác nhau.

- Sự ăn mòn kim loại : cần chú ý đến các vấn đề sau: + Sự tổn hại đến nền kinh tế quốc dân do sự ăn mòn kim loại gây ra. + Giải thích bản chất của sự ăn mòn theo quan điểm của thuyết electron . + Cơ sở khoa học của các biện pháp chống ăn mòn kim loại . - Nghiên cứu các kim loại theo các phân nhóm chính I, II, III: Các kiến thức về kim loại đã được học sinh tích luỹ khi nghiên cứu phi kim nên giáo viên có

thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tăng cường hoạt động độc lập của học sinh, tiến hành theo con đường suy diễn: từ tính chất chung của kim loại, đặc điểm tính chất chung của phân nhóm đến tính chất của một số kim loại cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu cần nhấn mạnh:

+ Tính chất khác biệt của kim loại so với tính chất chung của nhóm và giải thích dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử, dạng tinh thể của chúng.

Ví dụ: - Tính chất của Li khác với các kim loại kiềm khác. So sánh với các nguyên tố trong nhóm, giữa các nhóm nguyên tố với nhau, để củng cố quy

luật biến thiên tính chất trong nhóm, trong chu kỳ, lý giải những hiện tượng trái quy luật…

Page 61: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

60

Chương V PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ

I.MỤC TIÊU: Học xong phần này bạn cần đạt được những mục tiêu sau:

- Biết vận dụng kiến thức về lí luận dạy học đại cương để nghiện cứu các PPDH phần Hoá Học Hữu cơ - Hiểu các nguyên tắc và lựa chọn các PPDH có hiệu quả cao. - Lựa chọn các nội dung phù hợp trong việc thiết kế bài dạy Hoá Học Hữu cơ cụ thể

A. NHỮNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ I. Nguyên tắc sư phạm

1. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ - hữu cơ. Thấy rõ các chất vô cơ và hữu cơ có mối liên quan với nhau.

2. Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể:

- Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra...

- Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học. - Vận dụng cơ sở lí thuyết, qui tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng... 3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: như, công thức cấu tạo, công thức tổng

quát, danh pháp hóa học. 4. Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan. 5. Chú ý thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

II. Phương pháp dạy học 1) – Phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ là phương pháp suy diễn hay diễn

dịch. - Nghiên cứu theo dãy đồng đẳng; nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu suy ra tính chất cơ bản

của các chất khác trong dãy. 2) Khi sử dụng các chất tiêu biểu trong dãy đồng đẳng sử dụng phương pháp qui nạp. 3) Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan. 4) Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức. 5) Luyện tập khả năng vận dụng kiến thức về cấu tạo chất hữu cơ để tìm hiểu bản chất biến

đổi của các chất hữu cơ. B. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ I. HỢP CHẤT HI ĐROCACBON

* MỤC TIÊU : 1. Về kiến thức : HS biết - Cấu trúc và danh pháp của an kan và xcloankan - Tính chất vật lí và Tính chất hoá học* của ankan và xcloankan - Phương pháp điều chế , ứng dụng của ankan và xcloankan HS hiểu : - Nguyên nhân tính tương đối trơ về mặt hoá học của các hiđrôcácbon no là do cấu tạo các

phân tử chỉ có các liên kết bền - Cơ chế phản ứng thế halogen và phân tử ankan 2. Về Kĩ năng HS vận dụng

Page 62: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

61

- Viết phương trình phản ứng chứng minh Tính chất hoá học* của ankan và xcloankan - Gọi tên 1 số ankan xcloankan làm cơ sở cho việc gọi tên các hiđrôcacbon và dẫn xuất

hiđrôcacbon sau này 3. Giáo dục tình cảm thái độ - Thông qua những hiểu biết về hợp chất hữu cơ ,giáo dục cho HS : - Lòng say mê học tập ,yêu khoa học , biết sử dụng những kiến thức đươc học vào phục vụ

cuộc sống - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như việc sử dụng hợp lí tài nguyên để làm

giàu cho tổ quốc * MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG * NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ Thời lượng : Lý thuyết luyện tập thực hành tổng Cũ mới – cơ bản 3 1 1 5 mới – nâng cao 4 1 1 6

Đây là chương đầu tiên nghiên cứu về loại hợp chất cụ thể - Nghiên cứu cả dãy đồng đẳng vì vậy khi lấy ví dụ cho các phương trình phản ứng GV nên

đa dạng hoá các chất trong dãy đồng dẳng . Tuy nhiên ,cần phải chú ý xem xét cụ thể trước khi lấy ví dụ tránh việc qui nạp và suy diễn sai ,chẳng hạn việc thay thế hết các nguyên tử hiđrô trong hiđrôcacbon no chỉ thực hiện tốt cho mê tan ,ê tan và prôpan mà thôi .Đối với các đồng đẳng khác cao hơn khi định thế hết hiđrôcacbon sẽ xảy ra phản ứng phân cắt liên kết C C theo kiểu C C + Cl2 C Cl + Cl C

- Halogen tan được trong dung môi hữu cơ như ben zen ,hiđrôcácbon no vì vậy mặc dù không có phản ứng công của halogen với hiđrôcacbon no nhưng halogen vẫn nhạt màu do hiên tượng hoà tan trong hiđrôcacbon no

- Phần Xicloankan được giới thiệu đầy đủ theo các danh mục cụ thể và nội dung thì sâu hơn so với sách giáo khoa cũ

- Có bài luyện tập và bài thực hành ở phần này * PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- GV nên hướng dẫn HS phân tích đặc điểm cấu tạo của hiđrôcácbon no ,kết hợp với những kiến thức đã được học ở chương trước ,từ đó suy đoán tính chất hoá học của hiđrôcacbon no vì vậy khi kiểm tra bài cũ GV nên kiểm tra những phần có liên quan để sử dụng cho bài mới

VD : Dạy bài ankan GV có thể hỏi bài cũ là : Nhắc lại khái niệm đồng đẳng , đồng phân Nêu các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ ,đặc điểm của từng loại để giúp HS nhớ lại tính chất đặc trưng của từng loại liên kết .Từ đó khi nghiên cứu về công thức cấu tạo của ankan HS sẽ suy đoán được tính chất hoá học của ankan

- GV cần tích cực làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ mô hình để giảng dạy …

VD : Đưa ra mô hình lắp ghép phân tử trong không gian của các chất hữu cơ HS có thể tự lắp ghép cấu trúc của các ankan từ đó nhận xét về liên kết trong phân tử

VD :Khi giảng dạy phần tính cháy của ankan GVcó thể sử dụng bật lửu ga bật lên HS quan sát màu ngọn lửa ,sản phẩm tạo thành (mùi trạng thái , …)

- Biết dẫn dắc HS liên hệ với thực tiễn như có thể tạo ra chất đốt bằng cách nào ? làm như thế nào (người ta tạo khí đốt bằng cách ủ phân động vật trong điều kiện thiếu không khí

- GV sử dụng linh hoạt các phương pháp phối hợp với nhau như đàm thoại .gợi mở để nhắc lại kiến thức cũ đã được học ở trước

VD : Bài mêtan HS đã được học ở lớp 9 THCS về công thức cấu tạo và phản ứng thế của mêtan .Bây giờ HS sẽ được nghiên cứu đầy đủ hơn :có thêm cơ chế phản ứng thế – phản ứng tách và phản ứng ô xi hoá các phương pháp điều chế cũng rõ ràngvà đầy đủ hơn .GV nên phân tích tính chất đặc trương của liên kết đơn (liên kết bền ) .Từ đó HS sau khi nghiên cứu về công

Page 63: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

62

thức cấu tạo của ankan thì sẽ dự đoán được tính chất hoá học của ankan và HS viết được phương trình phản ứng

- Khi dạy phần tính tan của ankan GV có thể cho HS làm thí nghiệm nghiên cứu cho xăng vào nước ,cho mỡ trơn bôi vào xăng HS tự cho nhận xét hiện tượng và tự rút ra kết luận

- Tính không màu của ankan có thể rút ra bằng cách cho HS quan sát ga trong bật lửa ga - Khi dạy phải liên hệ với thực tế : Những ankan nào có ứng dụng trong thực tế dưới dạng

nào và được gọi là gì ? (như xăng ,dầu,ga ) - Cho HS rút ra sự giống và khác nhau tổng hợp trong 1 bảng về tính chất hoá học ,công

thức cấu tạo ,tính chất vật lí , điều chế ,ứng dụng của ankan và Xicloankan sau khi đã nghiên cứu về 2 loại chất này

- Với bài luyện tập thì GV nên Kết hợp nhiều phơng pháp đàm thoại ,gợi mở ,đặt vấn đề để giúp HS tự so sánh cấu tạo ,tính chất hoá học của ankan và xicloankan, GV nên tổ chức HS làm việc theo nhóm .GV lựa chon bài tập giao việc cho các nhóm .sau 1 thời ggian đại diện nhóm lên làm trình bày kết quả dới sự hớng dẫn của GV ,HS thảo luận và rút ra nhận xét

- Với bài thực hành thì GV nên chia nhóm học sinh,mỗi nhóm từ 4-5 em để tiến hành thí nghiệm . GV hướng dẫn ,HS tự làm thí nghiệm ghi hiện tượng xảy ra ,giải thích hiện tựơng bằng phản ứng hoá học

- Sau đó GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên nhận xét kết quả, giải thích .HS thảo luận - HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu đã qui định

II. DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL- PHENOL * MỤC TIÊU

1. Về kiến thức HS biết: - Tính chất vật lý, ứng dụng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Làm một số thí nghiệm như thủy phân dẫn xuất halogen, glixerol với Cu(OH)2, phenol

với nước brom. - Vận dụng quy tắc Zai-xép, Mac-côp-nhi-côp.

HS hiểu: - Định nghĩa, phân loại, danh pháp, cấu trúc phân tử của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Liên kết hidro liên phân tử. - Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử. - Tính chất hoá học, phương pháp điều chế của dẫn xuất halogen, ancol, phenol.

2. Về kĩ năng Rèn luyện các kĩ năng sau:

- Vận dụng cấu tạo để suy luận ra tính chất. - Đọc tên viết được công thưc và ngược lại - Viết công thức đồng đẳng, đồng phân. - Viết đúng các phản ứng thế, tách, oxi hoá.

3. Về giáo dục tình cảm thái độ - Thông qua việc nghiên cứu các dẫn xuất halogen, ancol, phenol HS cảm nhận được một

cách tự nhiên các mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất, ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử trong phân tử. Cảm nhận này kết hợp với các tác động giáo dục khác của xã hội giúp HS tự xác định được cách sống tốt trong cộng đồng.

- Mỗi chất dẫn xuất halogen, ancol, phenol đều có tính ích lợi và tính độc hại của nó đối với con người và môi trường sống. Thông qua việc học các chất này, HS thấy rõ phải có kiến thức về chúng để sử dụng chúng phục vụ con người một cách an toàn đồng thời bảo vệ môi trường sống. * MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG * MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

1. Nội dung mới: Bài “Dẫn xuất halogen” - 2 tiết So với SGK cũ đây là nội dung mới được đưa vào.

Page 64: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

63

Sự bổ sung này là hợp lý vì dẫn xuất halogen là hợp chất quan trọng trong hoá hữu cơ, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và có ý nghĩa trong sàn xuất các hợp chất hữu cơ (điều chế hợp chất cơ magiê, ancol…)

2. Một số nội dung cần lưu ý: a. đồng phân và danh pháp - Ở các chương trước HS mới chỉ nghiên cứu các hợp chất hiđrocacbon (chỉ gồm 2 ngtố) nên

số lượng đồng phân ít hơn. Bắt đầu từ chương này, HS sẽ được học các hợp chất có nhóm chức (có từ 3 nguyên tố trở lên) nên ngoài đồng phân về mạch cacbon sẽ có thêm đồng phân về vị trí của nhóm chức

- Danh pháp: Dẫn xuất halogen có 3 loại danh pháp là tên thường, tên gốc chức và tên thay thế

Ancol có 2 loại danh pháp là tên gốc - chức và tên thay thế b. Liên kết hiđro - Bản chất của liên kết hiđro là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương (δ+) (

của nhóm –OH này) với nguyên tử O tích điện âm (δ-) (của nhóm –OH kia) - Liên kết hiđro là lk yếu + Biểu diễn: bằng dấu … + Ảnh hưởng của lk hiđro đến tính chất vật lý + Lk hiđro làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt đọ nóng chảy Do có lk hiđro giữa các phân tử với nhau (lh hiđro liên phân tử0 các phân tử ancol hút nhau

mạnh hơn so với những phân tử có cùng phân tử khối nhưng ko có lk hiđro (hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete,…). Vì thế cần phải cung cấp nhiệt nhiều hơn để chuyển ancol từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng và trạng thái lỏng sang hơi.

+ Lk hiđro làm tăng độ tan Các phân tử ancol nhỏ một mặt có sự twong đồng với các phân tử nước, mặt khác lại có khả

năng tạo lk hiđro với nước nên có thể xen giữa các phân tử nước, gắn kết với các phân tử nước. Vì thế chúng hoà tan tốt trong nước.

c. Quy tắc Zaixep (tách HX, H2O) - Nội dung: Nguyên tử halogen (nhóm OH) bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hiđro ở Cβ

bậc cao hơn, tạo thành anken có nhiều nhóm ankyl hơn ở nối đôi - Áp dụng: viết sàn phẩm chính khi tách HX, H2O d. Xây dựng CTTQ của rượu - ROH hoặc R(OH)n

Hãy xét điều kiện bền của các rượu sau:

CnH2n+1OH

Rượu no đa chứcCnH2n+2-a(OH)a (n a)

Rượu không no: CnH2n+2-2k-a(OH)a (n a + k với k là số liên kết đôi)

Hoặc : CxHy(OH)z

* PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG Các bài nghiên cứu về dẫn xuất halogen, ancol, phenol có hai đặc điểm: + Đặc điểm thứ nhất: được xây dựng trên nguyên tắc từ cấu tạo dự đoán ra tính chất. Các

tính chất dự đoán này được kiểm chứng ở phần tính chất vật lý và tính chất hoá học. Dàn bài trình bày theo trình tự: Cấu tạo – tính chất - điều chế - ứng dụng. Về cấu tạo có chú ý: định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, hiệu ứng electron trong phân tử, đôi khi trình bày cả cơ chế phản ứng.

+ Đặc điểm thứ hai: nội dung của mỗi bài chứa đựng rất nhiều kiến thức mà các em HS đã được học ở phần đại cương về hoá học hữu cơ như: thuyết cấu tạo hoá học, đồng đẳng, đồng phân, nhóm chức, quy tắc gọi tên IUPAC, phản ứng hữu cơ, bậc của nguyên tử cácbon…

Do vậy, để giúp học sinh học tốt loại bài này, chủ động tiếp thu kiến thức mới, phương pháp dạy học chủ yếu ở đây là:

Page 65: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

64

1. GV chia 1 bài thành 1 số đơn vị kiến thức. Tương ứng với mỗi đơn vị kiến thức tổ chức một hoạt động dạy học phối hợp giữa HS và GV hoặc giữa HS với nhau.

2. GV biểu diễn thí nghiệm. HS quan sát. Từ đó rút ra nhận xét. 3. HS làm bài thí nghiệm khi học bài mới. Từ đó rút ra nhận xét. 4. GV mô tả thí nghiệm. Từ đó HS rút ra nhận xét. 5. GV hướng dẫn HS tập phân tích số liệu thực nghiệm. Từ đó rút ra nhận xét. 6. GV dùng dạy học nêu vấn đề. 7. GV đàm thoại dẫn dắt theo hệ thống câu hỏi. 8. GV giúp HS so sánh, khái quát hoá. Từ đó rút ra nhận xét. 9. GV lập bảng tổng kết hệ thống hoá kiến thức. 10. GV thông báo số liệu, HS công nhận. 11. GV thuyết trình kèm theo ví dụ minh hoạ. 12. GV luyện tập theo vấn đề.

III. AXIT CACBOXYLIC – ESTE - LIPID IV. CHƯƠNG III: AMIN- AMINOAXIT-PROTEIN * MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

Biết được: - Khái niệm, phân loại cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức) của amin; Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, mùi, độ tan) của amin. - Khái niệm , đặc điểm cấu tạo phân tử , ứng dụng quan trọng của amino axit. - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của peptit ( phản ứng thủy phân ); Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein ( sự đông tụ, sự thủy phân, phản ứng màu

của protein với Cu(OH)2 ). Vai trò của protein đối với sự sống; Khái niệm enzim và axit nucleic. Hiểu được: - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ , anilin có phản ứng thế với brom trong

nước. - Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este, phản ứng trùng ngưng

của và -amino axit . 2. Kỹ năng:

- Viết công thức cấu tạo của các amin, xác định được bậưc amin theo công thức cấu tạo; Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin ;

Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của amin; Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hóa học; Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.

- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận ; - Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính chất của amino axit; Phân biệt dung dịch

amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của peptít và protein; Phân biệt

dung dịch protein với chất lỏng khác. 3. Tình cảm, thái độ.

- Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất chứa nitơ. - Những khám phá về cấu tạo phân tử, tính chất của nó sẽ tạo cho học sinh lòng ham muốn

và say mê tìm hiểu về các hợp chất amin, amino axit và các hợp chất peptit và protein. * MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG * PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1- Đảm bảo nguyên tắc dạy học hóa học hữu cơ.

1.1- Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất hữu cơ, mối liên quan giữa các chất vô cơ và hữu cơ với nhau:

Khi nghiên cứu hợp chất amin, aminoaxit, peptit, protein cần tìm hiểu những nội dung đã được nghiên cứu ở lớp 9,11 và 12 để đảm bảo tính liên tục, mối liên quan giữa các chất:

Ví dụ :

Page 66: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

65

- Lớp 9: Học sinh nghiên cứu sơ lược về trạng thái tự nhiên; thành phần và cấu tạo phân tử; tính chất hoá học (phản ứng thuỷ phân, sự phân huỷ bởi nhiệt, sự đông tụ); ứng dụng của protein.

- Lớp 11: + Học sinh đã nghiên cứu cấu tạo phân tử, tính chất bazơ của NH3. + Học sinh đã nghiên cứu về phản ứng thế (quy tắc thế) vào vòng benzen... - Lớp 12: + Học sinh đã nghiên cứu về Phản ứng phản ứng este hoá, tính chất hoá học của axit

cacboxylic. 1.2-Vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ

thể: + Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử,

nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra …

- Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học. - Vận dụng cơ sở lý thuyết, quy tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng… Ví dụ : + Dựa vào cấu tạo phân tử sẽ dự đoán tính chất hóa học của amin (tính bazơ, phản ứng

thế H ở nhóm NH2 ). Amin mang tính bazơ là do nguyên tử N của nhóm amin còn đôi e tự do. Mọi yếu tố làm

tăng mật độ e trên nguyên tử N sẽ làm tăng tính bazơ, làm giảm mật độ e làm giảm tính bazơ. + Từ việc phân tích thành phần cấu tạo phân tử anilin thấy được sự ảnh hưởng của

nhóm amin tới vòng thơm, có phản ứng thế brom vào vòng thơm … Do ảnh hưởng của nhóm NH2, nguyên tử H ở vị trí ortho và para trong nhân thơm của

anilin bị thay thế bởi nguyên tử Br.... 1.3- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học như công thức cấu tạo, công thức tổng

quát, danh pháp hóa học… Ví dụ : Danh pháp của amin ( tên gốc-chức, tên thông thường ), amino axit (tên thay thế,

thên hệ thống, tên thông thường ), peptit … 1.4- Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan. Ví dụ : Phát triển khái niệm protein mà học sinh đã được học ở lớp 9. Lớp 9: Protein có khối lượng phân tử rất lớn, từ vài vạn đến vài triệu đvC và có cấu tạo

rất phức tạp. Phát triển thành khái niệm ở lớp 12: Protein là loại polipeptit cao phân tử có phân tử

khối từ vài chục nghìn đến vài triệu đvC. 1.5- Chú ý thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Ví dụ: - Giáo dục tầm quan trọng của các hợp chất amin trong đời sống và sản xuất … - Vai trò của peptit, protein trong cơ thể sinhvật...

2- Các phương pháp dạy học. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng nhưng một số phương pháp sau được

quan tâm sử dụng một cách linh hoạt: 2.1- Phương pháp suy diễn hay diễn dịch. Trong dãy đồng đẳng, nghiên cứu kỹ một chất tiêu biểu suy ra tính chất của các chất khác

trong dãy. Ví dụ : +Khi nghiên cứu về tính chất hoá học của amin thì trên cơ sở nghiên cứu kỹ hợp chất

tiêu biểu CH3NH2 rồi suy ra tính chất hoá học của CH3CH2NH2 ... + Từ tính chất bazơ của NH3 suy ra tính chất hoá học của amin. + Từ tính chất hoá học của axit cacboxylic (-COOH), amin(-NH2) suy ra tính chất của

aminoaxit (-NH2 và -COOH). + Từ tính chất hoá học của peptit suy ra tính chất hoá học của protein ( phản ứng thuỷ

phân, phản ứng màu ). 2.2- Sử dụng phương pháp quy nạp.

Page 67: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

66

Khi nghiên cứu chất tiêu biểu suy ra các chất chung của một dãy đồng đẳng. Ví dụ: Qua nghiên cứu tính chất các chất tiêu biểu như CH3NH2, C6H5NH2 ... thì suy ra tính

chất chung của các hợp chất amin trong cùng dãy đồng đẳng của nó. 2.3- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Ví dụ: + Hợp chất CH3-COOH, có nhóm –COOH nên có tính chất axit. + Hợp chất CH3-NH2,có nhóm –NH2 nên có tính chất bazơ. + Hợp chất NH2-CH2- COOH, có nhóm –NH2 và -COOH thì nó có tính chất hoá học gì ? 2.4- Sử dụng thí nghiệm và các đồ dùng trực quan. Ví dụ: - Thí nghiệm tính bazơ của CH3NH2. - Thí nghiệm phản ứng của C6H5NH2 với dung dịch nước Br2... - Mô hình : Protein dạng xoắn , biến dạng gấp khúc , cấu trúc ADN... 2.5- Sử dụng bài tập hoá học giúp học sinh tích cực tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức

mới. Ví dụ: Có các dung dịch sau: CH3NH2; NH2CH2COOH ; CH3COONH4. Hãy nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học. 2.6- Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Ví dụ: + So sánh tính chất bazơ của CH3NH2, NH3 và C6H5NH2. + So sánh tính chất hoá học của peptit và protein. 2.7- Sử dụng sách giáo khoa như là nguồn tư liệu để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, tích cực

nhận thức, thu thập thông tin và sử lý thông tin có hiệu quả. Ví dụ: - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết sản phẩm khi cho amin bậc 1 tác dụng với

ankyl halogenua. - Nghe báo cáo kết quả. - Nhận xét ý kiến của học sinh. - Viết phương trình phản ứng khi cho amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua. - Kết luận: Nguyên tử H ở nhóm -NH2 dễ bị thay thế bởi gốc hiđrocacbonkhi cho amin bậc 1

tác dụng với ankyl halogenua. 2.8- Vận dụng kiến thức về cấu tạo để tìm hiểu bản chất biến đổi của các chất hữu cơ. Ví dụ: + Phản ứng thể hiện tính bazơ của amin: CH3NH2 + HCl [CH3NH3]

+Cl- (sự cho và nhận proton) . + Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –NH2 bằng góc ankyl: CH3NH2 + CH3I CH3 - NH- CH3 + HI (gốc ankyl thay thế H của nhóm NH2).

Page 68: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

67

CHƯƠNG VI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP,

ÔN TẬP – THỰC HÀNH

I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP

* Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC BÀI ÔN TẬP TỔNG KẾT : Bài ôn tập tổng kết là dạng bài hoàn thiện kiến thức không thể thiếu được trong quá trình

giảng dạy vì nó có ý nghĩa to lớn trong việc hệ thống các kiến thức hóa học rời rạc, tản mạn mà học sinh được nghiên cứu qua từng bài, từng chương của chương trình.

Như vậy các bài ôn tập tổng kết từng chương, từng phần hoặc khi kết thúc chương trình có ý nghĩa to lớn vì :

1) Bài ôn tập tổng kết giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức được học tản mạn ở các lớp theo các chuyên đề, tìm ra mối liên hệ bản chất, đặc thù của từng loại kiến thức.

Ví dụ : + Hệ thống kiến thức về liên kết hóa học bao gồm các kiến thức về nguyên nhân tạo liên kết

hóa học, bản chất, quá trình hình thành các dạng liên kết giữa nguyên tử với nguyên tử : (ion, cộng hóa trị, cho nhận, liên kết kim loại) liên kết giữa các phân tử : liên kết hiđrô, liên kết Vandevan...

+ Các quan điểm lý thuyết về axít - bazơ... + Sự phân loại các phản ứng hóa học dựa vào : các cơ sở để phân loại phản ứng : số lượng

chất tham gia tạo thành, năng lượng quá trình, sự thay đổi số ôxi hóa, sự điện ly trong nước... 2) Thông qua bài ôn tập tổng kết để giáo viên có điều kiện củng cố làm chính xác hóa, phát

triển đào sâu, củng cố, vận dụng, chỉnh lý các kiến thức mà học sinh hiểu chưa đúng đắn, rõ ràng.

Ví dụ : + Khi ôn tập về cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn mà mở rộng kiến thức về phóng xạ,

phản ứng hạt nhân, phân biệt phản ứng hóa học với phản ứng hạt nhân, cách biểu thị phản ứng hạt nhân...

+ Khi ôn tập về phản ứng oxi hóa khử mà củng cố, mở rộng các kiến thức liên quan như : phân biệt hóa trị - số oxi hóa, cách tính số oxi hóa cho các hợp chất hữu cơ, các dạng phản ứng oxi hóa khử : tự oxi hóa khử, nội phân tử, điện phân, rèn luyện kỹ năng cân cân bằng phản ứng oxi hóa khử, theo phương pháp ion - electron, phản ứng oxi hóa khử có môi trường tham gia...

3) Thông qua bài ôn tập tổng kết để hệ thống hóa các kỹ năng, kỹ xảo thí nghiệm, giải các dạng bài tập hóa học mà học sinh đã được hình thành một cách tản mạn qua các bài học hóa học.

Ví dụ : + Phương pháp điều chế, thu các chất, nhận biết các chất vô cơ hữu cơ. + Các phương pháp giải các loại bài tập định lượng, phân tử trung bình, bảo toàn khối

lượng... 4) Thông qua bài tổng kết mà phát triển tư duy, cách giải quyết các vấn đề học tập cho học

sinh. Trong giờ tổng kết học sinh phải tái hiện kiến thức, so sánh, khái quát hóa một hệ thống kiến thức, kỹ năng đã học và vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập cụ thể mang tính khái quát. Nhiệm vụ này được thực hiện khi giáo viên phân tích bài tập cụ thể

- Xác định nội dung kiến thức có liên quan, lựa chọn phương pháp giải, biện luận xác định kết quả đúng (giáo viên lấy 1 ví dụ cụ thể minh họa).

5) Thông qua việc tổng kết, hệ thống hóa kiến thức mà xác định mối liên hệ các kiến thức liên môn, có liên quan mà học sinh tiếp thu được từ các môn khoa học khác (toán, lý, sinh vật,...) để vận dụng nó trong việc giải quyết các vấn đề học tập, bài tập trong hóa học.

Ví dụ :

Page 69: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

68

Các kiến thức trong vật lý về pin, điện phân, phương trình trạng thái chất khí... được sử dụng trong việc giải bài tập hóa học.

Như vậy thông qua bài tổng kết, ôn tập kiến thức, kỹ năng đã tạo điều kiện để hình thành bức tranh khoa học thế giới và các kết luận theo quan điểm duy vật biện chứng về thế giới quan khoa học cho học sinh. * HỆ THỐNG CÁC BÀI ÔN TẬP TỔNG KẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH :

Trong chương trình có bố trí một số tiết ôn tập tổng kết bao gồm : 1. Bài luyện tập trong chương : Có mục đích rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức sau

một số bài học và kỹ năng giải một số dạng bài tập hóa học có liên quan. Ví dụ : Bài ôn tập chương cấu tạo nguyên tử : hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng viết cấu hình

vẽ, tính thể tích nguyên tử, hạt nhân, viết phương trình phản ứng hạt nhân, xác định các nguyên tố hóa học dựa vào các loại hạt cơ bản.

2. Bài ôn tập tổng kết chương : Có mục đích hệ thống hóa các kiến thức, khái niệm hóa học trong chương, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đó. Đồng thời thông qua sự hệ thống mà mở rộng, đào sâu làm chính xác hóa các kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức các dạng bài tập hóa học.

3. Bài ôn tập học kỳ, năm học : Thực hiện vào cuối học kỳ cuối năm học và vào đầu năm học mới (từ 2 - 4 tiết) với mục đích hệ thống hóa các kiến thức chính trong năm học và chú trọng đến các kiến thức có liên quan, làm cơ sở cho việc tiếp thu chương trình mới.

4. Bài ôn tập kết thúc chương trình : được thực hiện khi học sinh đã học xong toàn bộ chương trình (lớp 12). Các bài ôn tập này mang tính chất hệ thống các kiến thức theo các chuyên đề, mà nội dung của nó bao hàm được các nội dung trong cả chương trình theo một hệ thống xác định giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát đi sâu vào kiến thức bản chất, cốt lõi và vận dụng nó vào việc giải quyết các vấn đề học tập đặt ra.

Ở giai đoạn kết thúc chương trình hóa học có thể đưa ra 5 dạng cơ bản của bài tổng kết sau : 1. Bài tổng kết các khái niệm, định luật và học thuyết hóa học cơ bản. 2. Bài hệ thống hóa các kiến thức về sự phụ thuộc tính chất các nguyên tố hóa học và các

hợp chất của chúng vào cấu tạo nguyên tử và mối liên quan đến vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleep.

3. Bài khái quát về các loại đơn chất (kim loại - phi kim), hợp chất vô cơ và hữu cơ trên cơ sở học thuyết về liên kết hóa học và thuyết cấu tạo chất.

4. Bài tổng kết các kiến thức về quá trình hóa học như : Bản chất, năng lượng, phân loại phản ứng hóa học, và các yếu tố động học của quá trình hóa học.

5. Bài học mở ra vai trò của hóa học trong sản xuất công nghiệp, thực tiễn đời sống. * NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ MẶT PHƯƠNG PHÁP KHI TIẾN HÀNH BÀI ÔN TẬP TỔNG KẾT :

Khi chuẩn bị và tiến hành giờ ôn tập tổng kết ta cần chú ý. 1. Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải

thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh. Vì vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kỹ năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện.

2. Phương pháp giảng dạy được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại, trình bày nêu vấn đề theo logíc diễn dịch so sánh. Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến

Page 70: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

69

thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình.

3. Sự trình bày các bài tổng kết : Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ.

4. Cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết. Để chuẩn bị cho giờ ôn tập tổng kết giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước theo các câu đã cho.

– Đưa ra một số câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập yêu cầu học sinh đọc, khái quát. – Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết, chuẩn bị các nội dung cho các bảng tổng kết, sơ

đồ. Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của giờ ôn tập. Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống kiến thức đã đựơc

trình bày trong sách giáo khoa, giáo viên cần chuẩn bị thêmmột số kiến thức để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang tính vận dụng sâu kiến thức trong các sách tham khảo, đề thi Olympic hóa học... Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ thông học sinh có thể hiểu vận dụng được, có tính chất mở rộng, giải quyết được một phần thắc mắc học sinh đặt ra khi đọc các sách tham khảo khác.

Ví dụ : - Cấu hình electron của các nguyên tử phân nhóm phụ như Cu, Ag... nguyên tố chuyển tiếp

mà học sinh thấy không theo nguyên tắc chung mà các em đã học. – Thế nào là nguyên tố s, p, d, f... vị trí của nó trong hệ thống tuần hoàn. – Khái niệm mol nguyên tử, mol phân tử, mol ion, mol electron... – Vận dụng các khái niệm phân tử trung bình, nguyên tử trung bình, số nhóm trung bình...

trong việc giải bài tập hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH

* MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh phải nắm vững, củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các đon chất và hợp chất

của chúng - Học sinh phải nắm vững, củng cố và khắc sâu phương pháp điều chế các đon chất và các

hợp chất của chúng - Học sinh khắc sâu các ứng dụng của các đon chất và hợp chất của chúng - Học sinh nắm được tính độc hại của các hoá chất và cách khử độc Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng lắp ráp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản - Yêu cầu học sinh luyện tập để nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, bảo đảm thí nghiệm

thành công, an toàn. - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm khéo léo thành thạo trong ống nghiệm với lượng nhỏ

hoá chất - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm - Làm quen với việc giải một bài tập thực nghiệm ví dụ như phân biệt các hoá chất… Về giáo dục tình cảm, thái độ - Qua nội dung thực hành giúp học sinh hứng thú với môn học, say mê khoa học, thích khám

phá tìm tòi sáng tạo - Rèn tác phong làm việc khoa học chính xác, kĩ năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp… - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để làm cơ sở cho nghiên cứu các kiến thức tiếp

theo

Page 71: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

70

* MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG

* PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập,

củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo được gọi là thí nghiệm thực hành. Để thí nghiệm thực hành đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra (là củng cố kiến thức học

sinh đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó và rèn luyện kĩ xảo về kĩ thuật thí nghiệm Hóa học), cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

a. Giờ học thí nghiệm thực hành cần được chuẩn bị thật tốt. Giáo viên phải tổ chức cho học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành (trong sách hoặc do giáo viên soạn ra). Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước các thí nghiệm để viết bản hướng dẫn được cụ thể, chính xác, phù hợp với thực tế, điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm. Cần cố gắng chuẩn bị những phòng riêng dành cho các giờ thí nghiệm thực hành.

Tất cả các dụng cụ, hóa chất cần dùng phải được xếp đặt trước trên bàn học sinh để các em không phải đi lại tìm kiếm các thứ cần thiết.

Đối với những lớp lần đầu tiên vào phòng thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy của phòng thí nghiệm:

- Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bản hướng dẫn, xem lại các bài học có thí nghiệm thực hành…

- Phải thực hiện đúng các quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ, hóa chất. - Trên bàn thí nghiệm, không được để các đồ dùng riêng như cặp, sách vở, mũ nón… - Phải tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm. - Trong khi làm thí nghiệm, không được nói chuyện ồn ào, không được đi lại mất trật tự,

không được tự động lấy các dụng cụ hóa chất ở các bàn khác. - Khi làm xong thí nghiệm, phải rửa sạch chai lọ, ống nghiệm và sắp xếp dụng cụ, bàn ghế

vào chỗ quy định. b. Phải đảm bảo an toàn. Những thí nghiệm với các chất nổ, với các chất độc, với một số

axit đặc v.v… thì không nên cho học sinh làm; nếu cho làm thì phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì lí do đó cho nên để điều chế oxi chẳng hạn thì nên dùng kali pemanganat mà không dùng kali clorat.

c. Các thí nghiệm phải đơn giản tới mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ. Các dụng cụ thí nghiệm cũng phải đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác, mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. Cần cố gắng dùng những lượng nhỏ hóa chất sẽ giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc, tinh thần tiết kiệm của công; ngoài ra có một số thí nghiệm nếu dùng những lượng nhỏ hóa chất sẽ đảm bảo an toàn hơn, chẳng hạn thí nghiệm điều chế clo, hiđro sunfua v.v…

d. Khi chọn thí nghiệm thực hành, giáo viên cần tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việnc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

e. Phải đảm bảo và duy trì được trật tự trong lớp khi làm thí nghiệm. Giờ thí nghiệm thực hành không thể đạt kết quả tốt nếu học sinh mất trật tự, ít nghe hoặc không nghe thấy những lời chỉ dẫn, nhận xét của thầy giáo. Trong điều kiện không đủ hóa chất, nhóm thực hành lại quá đông v.v… thì lớp càng dễ mất trật tự.

g. Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh, chú ý tới kĩ thuật thí nghiệm của các em và trật tự chung của lớp, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết. Không nên làm thay cho học sinh; không nên can thiệp vào công việc của các em hoặc hỏi những câu hỏi không cần thiết. Tuy vậy cũng không thể thờ ơ, không giúp đỡ cho học sinh, không chỉ cho các em thấy những sai lầm, thiếu sót.

2. Thí nghiệm thực hành của HS Đây là loại thí nghiệm thực hành được sử dụng nhằm chính xác hóa những khái niệm đã

học, sắp xếp chúng thành hệ thống để xây dựng mối liên hệ giữa chúng. Như vậy vấn đề quan trọng nhất ở đây là cần xác lập mối quan hệ giữa các biểu tượng về sự vật và hiện tượng cụ thể với các khái niệm trừu tượng.

Page 72: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

71

Các thí nghiệm Hóa hóa có thể bao gồm: - Các thí nghiệm tương tự với thí nghiệm trong danh sách giáo khoa, nhưng với dụng cụ đơn

giản hơn. - Các tương tự với các thí nghiệm đã làm khi nghiên cứu tài liệu mới, nhưng có thay đổi hóa

chất khác. - Các thí nghiệm trùgn với các thí nghiệm đã làm nhưng thay đổi nhiệm vụ của thí nghiệm.

Ví dụ: Khi nghiên cứu tính chất hóa học của axit, các thí nghiệm nhằm chứng minh tính chất hóa học đặc trưng của axit. Cũng với những thí nghiệm đó, khi ôn tập, học sinh phải chứng tỏ được chất đó chính là axit (chứ không phải là loại chất khác), hoặc đó chính là axit A (chứ không phải là axit B).

Với cách thức như vậy, hoạt động trí óc của học sinh được hướng vào không phải đơn thuần chỉ nhắc lại các kiến thức đã học mà chủ yếu là làm vững chắc thêm kĩ năng thí nghiệm, phát triển tư duy logic, tăng cường khả năng khái quát hóa, vì học sinh được xem xét các hiện tượng trong những tình huống khác nhau.

Cần tránh các khuynh hướng tham lam, không chọn lọc các thí nghiệm dẫn đến sự dàn trải, chỉ dùng lại ở mức tái hiện là chính hoặc biến thành việc làm thêm một số thí nghiệm mới.

3. Sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm phát triển tính sáng tạo của HS Trong việc hoàn thiện kiến thức, nhằm phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, có

thể sử dụng loại bài tập phải dùng đến các loại dụng cụ thí nghiệm hoặc lựa chọn hóa chất thích hợp, như:

- Nhận biết hoặc điều chế các chất, hạn chế hóa chất và thuốc thử được sử dụng. - Phải lắp dựng dụng cụ theo hình vẽ, sơ đồ hoặc mẫu. - Phải lựa chọn dụng cụ thích hợp (trong các dụng cụ đã cho) để thực hiện nhiệm vụ của bài

tập. - Ở mức độ cao (chỉ nên áp dụng đối với học sinh giỏi hoặc nhóm ngoại khóa), có thể yêu

cầu học sinh đề xuất các dụng cụ cần thiết hoặc tối ưu, tự vẽ hình hoặc lắp ráp… Các nhà nghiên cứu về phương pháp giảng dạy Hóa học đã tổng kết, đưa ra một số kết luận

về các điều kiện bắt buộc để đảm bảo cho học sinh giải thành công các bài tập thí nghiệm: - Chính xác hóa những kiến thức lí thuyết về các phản ứng hóa học, về các điều kiện tiến

hành phản ứng, về tính chất của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. - Hiểu rõ nhiệm vụ cuối cùng của thí nghiệm. - Hiểu rõ sự phụ thuộc của cấu tạo và của vật liệu chế tạo ra dụng cụ vào điều kiện tiến hành

phản ứng, vào tính chất của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. - Chính xác hóa những hiểu biết về các dụng cụ được sử dụng trong phòng thí nghiệm Hóa

học nói chung và để thực hiện những nhiệm vụ tương tự nói riêng.

CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc chương trình và Sách giáo khoa hoá học PT. Hãy phân tích các nguyên tắc lựa chọn nội dung và cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hoá học trong trường phổ thông. Câu 2: Phân tích mục tiêu của chương trình và nguyên tắc chung và phương pháp dạy học cơ bản môn hoá học trung học cơ sở. Câu 3: Phân tích mục tiêu của phương trình hoá học trung học phổ thông? Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các thuyết hoá học quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. Câu 5: phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu xác định luật hoá học cơ bản quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông? Câu 6: Phân tích các nguyên tắc chung về phương pháp dạy học các thuyết và định luật hoá học trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. Câu 7: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học chương “Cấu tạo nguyên tử” – sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban cơ bản

Page 73: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

72

Câu 8: Xác định mục tiêu của bài và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung và phương pháp khi dạy bài: “Sự chuyển động của electron trong nguyên tử – obitan nguyên tử” – sách giáo khoa lớp 10 – Ban cơ bản. Câu 9: Xác định mục tiêu và những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương: “Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học” – sách giáo khoa lớp 10 Ban cơ bản? Câu 10: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “liên kết hoá học” sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban cơ bản. Câu 11: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử” - sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban cơ bản. Câu 12: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Độ âm điện và liên kết hoá học” sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban cơ bản. Câu 13: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “phản ứng oxi hoá - khử” trong chương trình hoá học phổ thông? Câu 14: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “Sự điện ly” Câu 15: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Sự điện ly” sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 16: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “Axit –Bazơ - Muối” trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 17: Phân tích ý nghĩa và nguyên tắc chung về PPDH các bài về chất, nguyên tố hoá học trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 18: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Clo” - sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban cơ bản Câu 19: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH. “Khái quát về nhóm nitơ” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban cơ bản. Câu 20: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH khi dạy bài “Axit nitric và muối nitrat” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban cơ bản. Câu 21: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH bài “Nhôm” sách giáo khoa hoá học lớp 12 – Ban cơ bản. Câu 22: Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng, những yêu cầu cơ bản và PPDH các bài về sản xuất hoá học “trong chương trình hoá học phổ thông” Câu 23: Hãy phân tích hệ thống kiến thức phần hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 24: Hãy nêu các nguyên tắc sư phạm và PPDH cơ bản khi dạy về hoá học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông. Câu 25: Phân tích ý nghĩa tầm quan trọng và hệ thống các bài ôn tập, tổng kết. Câu 26: Phân tích những điểm cần chú ý về mặt PPDH khi tiến hành bài ôn tập tổng kết. Câu 27: Những điểm cần lưu ý về nội dung và PPDH khi dạy bài “thực hành thí nghiệm” của học sinh chương hoá học phổ thông.

Page 74: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

73

MỤC LỤC CHƯƠNG I 

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA 

HÓA HỌC PHỔ THÔNG ................................................... 1 A. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................................................................... 1 I. Nguyên tắc xây dựng chương trình hóa học phổ thông ............................................................... 1 1. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học (bao gồm cả tính cơ bản và tính hiệu quả) ................. 1 2. Nguyên tắc bảo đảm tính tư tưởng .......................................................................................... 2 3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. ..................................... 2 4. Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm .......................................................................................... 3 a. Nguyên tắc phân tán các khó khăn .......................................................................................... 3 b. Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm ................................................................. 3 c. Nguyên tắc phát triển các khái niệm ....................................................................................... 3 d. Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử............................................................................................. 3 5. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng bộ môn .......................................................................... 4 II. Quan điểm phát triển chương trình chuẩn môn hoá học ............................................................ 4 3.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông ........................... 4 3.3. Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù của bộ môn Hoá học ............................................ 5 3.4. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và học tích cực ............................................................................................................ 5 3.5. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của HS ................................................................................................................................................... 5 3.6. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục hoá học trong nước và thế giới ........... 5 3.7. Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông ....................................... 5 III. Quan điểm phát triển chương trình nâng cao môn Hóa học .................................................... 5 B. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG ..... 7 I. Kế hoạch dạy học (chương trình chuẩn) .................................................................................... 7 II. Kế hoạch dạy học (chương trình nâng cao) ............................................................................... 9 C. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG ................................... 10 I. Chương trình, sách giáo khoa hoá học trường Trung học cơ sở. .............................................. 10 1. Mục tiêu môn học .................................................................................................................... 10 2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa hoá học THCS .................................... 11 3. Những điểm đổi mới của chương trình hoá học THCS ....................................................... 11 4. Đánh giá về những đổi mới nội dung chương trình môn hoá học trường THCS ............. 14 a. Thay đổi cấu trúc nội dung chương trình ............................................................................. 14 b. Thay đổi nội dung của chương trình ..................................................................................... 14 c. Quan niệm về nội dung hóa học đă được đổi mới ................................................................ 14 d. Cách trình bày nội dung trong sách giáo khoa có một số điểm mới .................................. 14 5. Những điểm mới và khó trong sách giáo khoa hoá học THCS ........................................... 15 II. Chương trình, sách giáo khoa hoá học trường Trung học phổ thông.. .................................... 17 1. Mục tiêu môn học .................................................................................................................... 17 2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa hoá học THPT .................................... 18 3. Những điểm đổi mới của chương trình hoá học THPT ....................................................... 18 4. Phân tích cấu trúc chương trình Hoá học phổ thông........................................................... 22 5. Sách giáo khoa hoá học phổ thông ......................................................................................... 24 

CHƯƠNG II  GIẢNG DẠY HOÁ HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................... 26 I. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRNH HOÁ HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................. 26 II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA GIÁO TRNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................................................................................. 26 

Page 75: Pp hoa 2 moi 23 3 2011

74

III. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO TRNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................... 27 

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 

CÁC THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC CƠ BẢN TRONG 

CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC PHỔ THÔNG ............... 30 A. Ý NGHĨA CỦA CÁC THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC CƠ BẢN ............................. 30 I. Vị trí và ý nghĩa các thuyết quan trong của chương trình hóa học phổ thông: ......................... 30 II. Vị trí và ý nghĩa của các định luật hóa học cơ bản :................................................................ 33 III. Một số nguyên tắc chung về PPDH các thuyết và định luật hóa học cơ bản trong chương trình phổ thông .............................................................................................................................. 34 B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC CÁC CHƯƠNG ......................... 37 I. Một số nội dung mới và khó trong các chương 1, 2, 3. ............................................................. 37 II. Nội dung, phương pháp dạy học chương: Nguyên tử .............................................................. 37 III. Một số lưu ý khi dạy các bài cụ thể: ....................................................................................... 39 

CHƯƠNG IV 

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VỀ NGUYÊN TỐ 

VÀ CÁC CHẤT HOÁ HỌC ................................................... 49 I. Vị trí và tầm quan trọng của các bài giảng về chất - Nguyên tố hoá học .................................. 49 I.1. Vị trí các bài giảng về chất trong chương trình hoá học phổ thông. ............................... 49 I.2. Mục tiêu của các bài giảng về chất và các nguyên tố hoá học: ......................................... 49 I.3. Nhiệm vụ của bài giảng về chất: .......................................................................................... 50 II. Các nguyên tắc chung về giảng dạy các nguyên tố - chất hoá học. ......................................... 51 III. Giảng dạy về nguyên tố - chất hoá học trước khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo (THCS) ...... 51 IV. Giảng dạy các bài sau khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo: ....................................................... 53 V. Giảng dạy về phi kim ............................................................................................................... 54 V.1. Oxi - không khí, Hiđro - nước: ............................................................................................ 54 V.2. Nhóm halogen: ..................................................................................................................... 55 V.3. Nhóm Oxi (Nhóm VIA) ....................................................................................................... 56 IV.4. Nhóm Nitơ: .......................................................................................................................... 57 VI. Giảng dạy phần kim loại ...................................................................................................... 58 

Chương V 

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ .................... 60 A. NHỮNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ ...................................... 60 B. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ .............................................................................................................................. 60 

CHƯƠNG VI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP,  

ÔN TẬP – THỰC HÀNH ................................................... 67 I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP ........................................... 67 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH ......................................................... 69 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................................... 71