Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

153
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org Mục Lục Contents Phản hồi của Echo Việt Nam...................................2 Lời Mở Đầu................................................... 3 Nếu con bạn nói lắp…......................................... 4 Chương 1: Tảng Băng Trôi Nói Lắp............................5 Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn.......................9 Bài tập 3: Thở Bằng Bụng....................................11 Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva Khi Không Cần Thiết 12 Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn Phản Ứng Với Stress. .14 Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói..............16 Bài tập 7: Phát Âm.......................................... 17 Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm..............................21 Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh................................25 Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes............................28 Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày............................43 Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác............................50 Bài tập 13: Bạn Không Cô Đơn..............................51 Bài tập 15: Thừa Nhận Tật Nói Lắp Của Bạn...................54 Bài tập 16: Hành Xử Như Người Không Bị Nói Lắp..............58 Bài tập 17: Nói Trước Gương.................................60 Bài tập 18: Tiếp Xúc Bằng Mắt...............................61 Bài tập 20: Nói Bằng Cả Thân Thể..........................65 Bài tập 21: Làm Thế Nào Để Ngắt Lời Người Khác..............67 Bài tập 22: Hãy Nói To!..................................... 69 Bài tập 23: Hãy Hát!........................................ 72 Bài tập 24: Hãy Ngắt Giọng!.................................74 Bài tập 25: Bày Tỏ Cảm Xúc Của Bạn..........................78 Bài tập 27: Đừng Kìm Nén Không Nói..........................82 Trang 1

description

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện được Echo Việt nam www.echovietnam.org dịch từ quyển sách Comprehensive Stuttering Therapy và phát hành dưới sự cho phép của tác giả Phillip J. Roberts. Đây là một trong nhiều tài liệu miễn phí hỗ trợ cho người nói lắp Việt Nam. Mọi việc trích dẫn từ sách này phải ghi rõ xuất xứ của quyển sách. Mọi yêu cầu phát hành lại, in lại… phải được sự chấp thuận của Echo Việt Nam, đại diện là người sáng lập Trương Minh Sử Nhiên. Tài liệu này tuyệt đối không được sử dụng với mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Đại diện, nhóm Echo Việt Nam, tôi xin chúc các bạn sớm thành công trong việc giao tiếp công chúng và đời thường. Thành công sẽ không là xa với nếu ai kiên trì tìm kiếm nó. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Phillip J. Roberts, đã cho phép, tôi, tổ chức Echo Việt nam được phép dịch và phát hành để phục vụ rộng rãi cho cộng đồng nói lắp Việt nam. Sài Gòn, tháng 10 năm 2009 Người sáng lập Echo Việt nam Trương Minh Sử Nhiên [email protected]

Transcript of Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Page 1: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Mục Lục

ContentsPhản hồi của Echo Việt Nam........................................................................2

Lời Mở Đầu...................................................................................................3

Nếu con bạn nói lắp….................................................................................4

Chương 1: Tảng Băng Trôi Nói Lắp.............................................................5

Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn......................................................9

Bài tập 3: Thở Bằng Bụng..........................................................................11

Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva Khi Không Cần Thiết...............12

Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn Phản Ứng Với Stress..................14

Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói........................................16

Bài tập 7: Phát Âm.....................................................................................17

Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm.................................................................21

Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh..................................................................25

Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes............................................................28

Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày.............................................................43

Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác............................................................50

Bài tập 13: Bạn Không Cô Đơn...............................................................51

Bài tập 15: Thừa Nhận Tật Nói Lắp Của Bạn.............................................54

Bài tập 16: Hành Xử Như Người Không Bị Nói Lắp.....................................58

Bài tập 17: Nói Trước Gương.....................................................................60

Bài tập 18: Tiếp Xúc Bằng Mắt..................................................................61

Bài tập 20: Nói Bằng Cả Thân Thể..........................................................65

Bài tập 21: Làm Thế Nào Để Ngắt Lời Người Khác.....................................67

Bài tập 22: Hãy Nói To!.............................................................................69

Bài tập 23: Hãy Hát!..................................................................................72

Bài tập 24: Hãy Ngắt Giọng!......................................................................74

Bài tập 25: Bày Tỏ Cảm Xúc Của Bạn........................................................78

Bài tập 27: Đừng Kìm Nén Không Nói........................................................82

Bài tập 28: Công Khai Bày Tỏ Ý Định Giấu Kín Của Bạn............................87

Bài tập 29: Tránh Nói Tránh......................................................................89

Bài tập 30: Chọn Thể Hiện Thái Độ Tích Cực.............................................91

Kết Luận....................................................................................................93

Trang 1

Page 2: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Ph n h i c a Echo Vi t Namả ồ ủ ệPhương pháp chữa nói lắp toàn diện được Echo Việt nam www.echovietnam.org dịch từ quyển sách Comprehensive Stuttering Therapy và phát hành dưới sự cho phép của tác giả Phillip J. Roberts. Đây là một trong nhiều tài liệu miễn phí hỗ trợ cho người nói lắp Việt Nam. Mọi việc trích dẫn từ sách này phải ghi rõ xuất xứ của quyển sách. Mọi yêu cầu phát hành lại, in lại… phải được sự chấp thuận của Echo Việt Nam, đại diện là người sáng lập Trương Minh Sử Nhiên.

Tài liệu này tuyệt đối không được sử dụng với mục đích thương mại dưới mọi hình thức.

Đại diện, nhóm Echo Việt Nam, tôi xin chúc các bạn sớm thành công trong việc giao tiếp công chúng và đời thường. Thành công sẽ không là xa với nếu ai kiên trì tìm kiếm nó.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Phillip J. Roberts, đã cho phép, tôi, tổ chức Echo Việt nam được phép dịch và phát hành để phục vụ rộng rãi cho cộng đồng nói lắp Việt nam.

Sài Gòn, tháng 10 năm 2009Người sáng lập Echo Việt nam

Trương Minh Sử Nhiê[email protected]

L i M Đ uờ ở ầ

Trang 2

Page 3: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bạn là người nói lắp và bạn tha thiết muốn được nói trôi chảy. Bạn có cảm giác tật nói lắp đang điều khiển cuộc đời bạn và bạn muốn tìm cách nào đó để chữa trị nó. Có lẽ bạn đã tham khảo nhiều biện pháp nhưng không có phương pháp nào thật sự có hiệu quả.

Quyển sách này sẽ giúp bạn dần nói trôi chảy và cuối cùng sẽ hoàn toàn loại trừ tật nói lắp ra khỏi cuộc đời bạn. Tiến trình này sẽ mất nhiều thời gian; có thể là vài tháng và có thể hơn một năm. Có lẽ bạn từng mơ một liệu pháp giúp bạn khắc phục tật nói lắp chỉ trong vòng vài ngày và có thể bạn sẽ thất vọng khi biết cần một khoảng thời gian dài mới làm được việc đó. Bạn phải hiểu rằng bạn đã nói lắp nhiều năm hay nhiều thập kỷ rồi. Nói lắp là một thói quen đã ăn sâu vào bạn và để thay đổi được thói quen ấy thì tất yếu phải cần thời gian.

Phần đầu tiên của quyển sách sẽ cho bạn sự mô tả lý thuyết về tật nói lắp. Phần này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản bạn cần có để chữa tật nói lắp. Bạn sẽ nhận ra rằng nói lắp là một hiện tượng phức tạp không chỉ liên quan đến lời nói của bạn. Hiện tượng nói lắp cũng bao hàm mọi hình thức cư xử và những hành xử này sẽ phải thay đổi nếu bạn muốn khắc phục dần tật nói lắp.

Phần thứ hai của quyển sách này gồm 30 bài luyện tập với mục tiêu là khắc phục tật nói lắp của bạn. Những bài tập này được chia làm hai phần. Loạt bài tập thứ nhất trực tiếp đề cập đến tiến trình nói còn loạt bài tập thứ hai đề cập đến những cách cư xử khác liên quan đến việc nói lắp.

Có thể bạn sẽ nói trôi chảy trước khi bạn thực hành hết các bài tập này. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, tôi khuyên bạn cứ tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại. Thành công trong việc nói trôi chảy là nhiệm vụ dễ gây nản nhưng duy trì được sự trôi chảy cũng không phải là điều dễ dàng. Những bài tập trong sách này không chỉ giúp bạn nói trôi chảy thôi nhưng còn giúp bạn duy trì việc nói trôi chảy.

Nhưng cần thận trọng, nói lắp là một hiện tượng phức tạp và không có hai người nói lắp nào giống hệt nhau. Quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho hầu hết người bị nói lắp nhưng tôi không thể bảo đảm rằng nó sẽ có hiệu quả cho mọi người. Cũng có khả năng hiếm hoi là sau khi đọc sách và thực hành tất cả bài tập trong sách, bạn sẽ không thấy bất kì sự tiến bộ nào cả. Trong trường hợp đó, xin đừng bỏ cuộc. Bạn có thể tham vấn một chuyên viên y tế về giọng nói (speech pathology) hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ thêm từ mạng Internet. Có chí thì nên. Nếu bạn thật sự muốn khắc phục tật nói lắp, bạn sẽ tìm ra cách để đạt được mục đích đó. Nó có thể tốn thời gian nhưng với lòng kiên trì, chắc chắn bạn sẽ thành công, dù có hay không có sách này giúp đỡ.

Trang 3

Page 4: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

N u con b n nói l p…ế ạ ắ

Nếu con bạn nói lắp, bạn nên đọc phần I (Mô Tả Lý Thuyết về Tật Nói Lắp). Những trang này sẽ giúp bạn hiểu hiện tượng nói lắp là gì và giúp bạn thấu hiểu cảm xúc cũng như nhận thức của một người nói lắp. Rồi từ đó bạn sẽ dễ dàng hiểu con bạn hơn và giúp cháu nói trôi chảy.

Phần II (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Người Lớn Và Thanh Thiếu Niên) không dành cho trẻ em. Đây là phần chủ yếu dành cho thanh thiếu niên và người lớn. Những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể được ích lợi từ những bài tập này dưới sự hướng dẫn của người lớn. Dầu con bạn trong độ tuổi nào, tôi cũng đề nghị bạn nên đọc phần II vì những thông tin trong những trang này sẽ giúp bạn hiểu biết tốt hơn về tật nói lắp.

Phần III (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Trẻ Em) được viết đặc biệt cho bạn. Phần này cung cấp những thông tin có giá trị về trẻ em với tật nói lắp. Phần III cũng giải thích điều bạn có thể làm để giúp con bạn bỏ tật nói lắp và trở thành người nói trôi chảy.

Với nỗ lực của mình, tôi chúc bạn sẽ gặp may mắn. Nếu bạn có câu hỏi hay nhận xét nào thì xin đừng do dự liên hệ với tôi qua trang web http://www.stuttering.ch.

Trang 4

Page 5: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Ch ng 1: T ng Băng Trôi Nói L pươ ả ắ

Định nghĩa

Theo từ điển, nói lắp là nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết (Từ điển American Heritage).

Tất cả những ai nói lắp đều thừa nhận rằng định nghĩa này quá ngắn như thể nó chỉ mô tả phần thấy được (hoặc đúng hơn là phần nghe được) của hiện tượng nói lắp.

Đối với người nói lắp, nói lắp thật sự bao hàm nhiều nghĩa hơn chỉ là sự lập lại về âm thanh.

Nói lắp cũng có nghĩa là cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm nhận được trong lòng khi bạn biết bạn sắp sửa nói lắp.

Nói lắp có nghĩa là cảm thấy thất vọng, xấu hổ, tội lỗi và lòng tự trọng bị tổn thương.

Nói lắp nghĩa là bạn sẽ mua cái bánh táo thay vì mua bánh rán vì bạn cảm thấy chữ “bánh táo” (apple pie) dễ nói hơn chữ “bánh rán” (doughnut). Hoặc có thể bạn sẽ mua hai cái bánh rán thay vì chỉ một vì bạn cảm thấy cụm từ “hai cái bánh rán” (two doughnut) dễ nói hơn là “một cái bánh rán” (one doughnut). Rồi bạn ra vẻ ngạc nhiên sao mình không đói lắm để ăn hết cả hai.

Nói lắp nghĩa là bạn sẽ tìm ra đủ mọi lý do chính đáng để không yêu cầu tăng lương dù rõ ràng bạn xứng đáng được điều đó.

Nói lắp nghĩa là bạn để người khác hẹn hò với cô gái xinh đẹp nọ chỉ vì bạn lo lắng bạn sẽ nói lắp khi mời cô ta ăn tối.

Nói lắp cũng có nghĩa bạn dùng mọi kỹ thuật nói tránh như sử dụng những từ đệm (à… ừm… vâng… ừ….) hoặc dùng những chữ không thích hợp lắm chỉ vì bạn cảm thấy chúng dễ nói hơn.

Nói lắp nghĩa là bạn phải nghe người khác đưa ra những lời khuyên ngu ngốc và vô ích như “Bình tĩnh nào.” “Thở cái đã.” “Nói chậm thôi.”

Trang 5

Page 6: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Tảng băng trôi nói lắp

Nói lắp giống như một tảng băng trôi (xem hình vẽ trang 11): Nó có cả phần thấy được và phần không thấy được. Phần thấy được, phần tảng băng nổi trên mặt nước, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng. 90% còn lại nằm dưới mặt nước và không thể nhìn thấy từ trên bề mặt.

Phần nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết tượng trưng cho phần thấy được của “Tảng Băng Trôi Nói Lắp” và chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng này.

Phần bị khuất của tảng băng trôi nói lắp bao gồm những điều sau:

1) Sự căng cơ của hệ thống Valsalva:

Điều này sẽ được mô tả chi tiết trong chương sau.

2) Những kiểu thở bất bình thường:

Người nói lắp thường có những kiểu thở khác thường và gặp khó khăn trong việc vừa thở vừa nói. Thỉnh thoảng họ cố gắng nói với ít hơi thở ra từ phổi hoặc vừa nói vừa hít hơi vào.

3) Những xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực như sự xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, sự thất vọng, sự ngượng ngùng, lòng tự trọng bị tổn thương, thiếu tự tin:

Người nói lắp thường hay cảm thấy hổ thẹn vì không có khả năng nói trôi chảy và họ thường cảm thấy vô dụng vì những khó khăn họ gặp khi phải giao tiếp với người khác. Họ cảm thấy tội lỗi vì không thể đạt được những gì họ cảm thấy họ sẽ đạt được nếu họ nói trôi chảy. Họ cảm thấy lúng túng vì nói không lưu loát và làm người nghe mất kiên nhẫn.

4) Nỗi sợ với những tình huống nói chuyện đặc biệt:

Hầu hết người nói lắp đều sợ những tình huống nói chuyện đặc biệt như sử dụng điện thoại, gọi thức ăn trong nhà hàng, hỏi thăm đường… Nói lắp luôn là tình trạng nhạy cảm. Nó tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng một người nói lắp điển hình sẽ nói lắp hơn khi nói chuyện với những nhân vật có thẩm quyền như viên cảnh sát, cha mẹ, thầy cô hay người chủ của mình. Người nói lắp sẽ không hề nói lắp khi nói chuyện một mình hoặc với vật nuôi khi không có ai bên cạnh. Người nói lắp thường ít nói lắp hơn khi nói chuyện với người phối ngẫu của mình có lẽ vì người chồng hoặc người vợ của người ấy là người khá thân thiết.

Trang 6

Page 7: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

5) Sử dụng từ đệm:

Khi một người nói lắp cảm thấy có điều gì đó cản trở lời nói thì người thường thêm vào những từ vô nghĩa như: “ừm”, “ừ”, “à”, “vâng”, “ờ”… Mọi người đều có xu hướng dùng những từ vô nghĩa như thế nhưng xu hướng này xảy ra khá thường xuyên hơn đối với người nói lắp. Người nói lắp luôn cảm thấy những từ vô ích đó sẽ giúp họ có một khởi đầu liền lạc và giúp họ nói nhanh qua những từ khó nói.

6) Kỹ thuật nói tránh:

Khi một người nói lắp cảm thấy sẽ gặp khó khăn khi nói một từ cụ thể nào đó, người ấy thường sử dụng từ khác với nghĩa tương đương. Thường thì từ thay thế này kém chính xác hơn và điều này sẽ ngày càng khiến người cảm thấy không thể giao tiếp có hiệu quả được. Người nói lắp thỉnh thoảng sẽ nói hoàn toàn khác với những điều họ muốn nói.

7) Kìm nén không nói:

Một cách khác để tránh bị nói lắp là không nói. Chắc chắn bạn nhớ đã phải nghe người nào đó lảm nhảm những lời vô nghĩa chỉ vì người đó sợ phải nói. Đây hẳn là một trong những tình huống gây nản lòng nhất mà người nói lắp phải chịu đựng.

8) Tránh nhìn vào mắt:

Người nói lắp có khuynh hướng tránh nhìn vào mắt người nghe. Họ làm vậy có lẽ vì họ không thể chịu đựng nổi khi thấy phản ứng của người nghe khi họ bị nói lắp. Thái độ này sẽ gây ra khó khăn khi muốn giao tiếp hiệu quả với người khác.

9) Xu hướng đứng bất động:

Người nói lắp có thể quá sợ nói lắp đến nỗi họ khó mà dùng ngôn ngữ cử chỉ khi nói chuyện.

10) Nói nhỏ:

Nhiều người nói lắp nói nhỏ vì họ không muốn quá nhiều người nghe họ nói không trôi chảy.

11) Khuynh hướng chống lại sự thay đổi:

Trang 7

Page 8: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Về phương diện ý thức, rõ ràng hầu hết người nói lắp đều ước ao họ có thể nói trôi chảy. Nhưng khuynh hướng chống lại sự thay đổi là bản tính cố hữu của con người. Một người nói lắp biết rằng nếu người ấy nói trôi chảy thì dĩ nhiên là người sẽ nói nhiều hơn và hoà nhập với xã hội hơn nhưng tiềm thức của người có thể nghĩ rằng người không thể làm được điều đó. Do đó, tiềm thức sẽ chống lại sự thay đổi và phá hỏng mọi nỗ lực nói trôi chảy.

Bây giờ bạn đã bắt đầu hiểu được khái niệm nói lắp không chỉ đơn thuần là vấn đề về lời nói. Nó là vấn đề liên quan đến toàn bộ thân thể và tâm trí. Nói lắp ảnh hưởng đến con người về mọi mặt, bao gồm mọi cách cư xử, xúc cảm, tình cảm và nhận thức.

Một liệu pháp mà chỉ tập trung vào giải quyết việc nói không lưu loát chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện và chỉnh thể bao gồm cách cư xử, nhận thức và tình cảm gắn liền với tật nói lắp thì mới có thể thành công.

Chương tiếp theo sẽ mô tả sự căng cơ của hệ thống Valsalva sẽ ngăn trở việc nói như thế nào. Trong chương 3, chúng ta sẽ thấy các yếu tố khác nhau trong Tảng Băng Trôi Nói Lắp tương tác và hỗ trợ nhau ra sao.

Trang 8

Page 9: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 2: Th l ng Tr c Tràng C a B nậ ả ỏ ự ủ ạ

Như đã giải thích từ trước, nói lắp là do chúng ta tạo ra hiệu ứng Valsalva đương khi nói. Trong quá trình thực hiện, các cơ thanh quản của chúng ta bị căng ra và hơi không thể lưu thông được, dẫn đến dây thanh âm không thể phát âm được và chúng ta bị nói lắp.

Để ngăn hiệu ứng Valsalva xuất hiện trong khi nói, thật hữu ích khi thả lỏng cơ thanh quản của chúng ta. Làm giãn cơ thanh quản không phải là việc dễ dàng vì có quá nhiều cơ có liên quan đến nỗi làm giãn tất cả chúng là điều rất khó khăn.

Vì sao tôi cần thả lỏng cơ trực tràng?

Hiệu ứng Valsalva bao hàm một nhóm cơ vận động chung với nhau: cơ thanh quản, cơ ngực, cơ bụng và cơ trực tràng. Nếu bạn căng một loại cơ, nó sẽ làm căng tất cả các cơ trong nhóm. Ngược lại, nếu bạn làm giãn một loại cơ thì tất cả những cơ còn lại cũng có xu hướng giãn theo.

Thay vì làm giãn cơ thanh quản, bạn có thể thấy rằng làm giãn cơ trực tràng và đồng thời để sự giãn đó tác động lên cổ sẽ dễ hơn nhiều. Vâng, điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng đúng là như vậy. Cách dễ nhất để làm giãn thanh quản của bạn là tập trung sự chú ý của bạn vào việc thả lỏng trực tràng.

Phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson

Tôi đề nghị bạn nên dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson để làm giãn trực tràng của bạn. Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật thả lỏng tiệm tiến của Jacobson là trước hết làm căng dần một cơ nào đó rồi sau đó thả lỏng dần cơ ấy.

Bắt đầu bằng việc căng dần cơ trực tràng của bạn. Hãy để ý cảm giác căng dần của trực tràng. Cứ để cơ trực tràng căng cho đến khi cơ co tối đa.

Sau đó dần dần thả lỏng cơ trực tràng. Cũng để ý cảm giác giãn dần quanh vùng trực tràng. Một khi bạn giãn hết cỡ, hãy bắt đầu lập lại tiến trình này. Căng dần cơ trực tràng. Nếu có thể, hãy cố gắng co cơ thêm một chút so với lần đầu. Sau đó thả lỏng cơ và cố gắng giãn thêm một chút so với lần trước.

Thực hiện tiến trình này năm, sáu lần. Hãy để ý trực tràng của bạn được căng và thả lỏng thể nào. Hãy lưu ý sự giãn cơ này sẽ lan truyền lên bụng, ngực và thanh quản của bạn như thế nào. Hãy tập trung vào thanh quản và để ý xem nó được

Trang 9

Page 10: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

thả lỏng và mở ra thể nào. Cũng hãy lưu ý sự giãn cơ ấy cũng sẽ truyền lên đến hàm, miệng, môi và lưỡi của bạn ra sao.

Hãy luôn thực hành bài tập này suốt cả ngày

Trong tất cả những bài luyện tập có trong sách thì bài tập này là một trong những bài tập có hiệu quả nhất. Bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào và nên luyện tập nó nhiều lần trong ngày.

Trước khi gặp khó khăn trong vấn đề nói, tôi đề nghị bạn thả lỏng trực tràng và chắc rằng nó vẫn được thả lỏng trong khi bạn nói. Sau khi bạn thả lỏng trực tràng, hãy tập trung chú ý vào cảm giác thả lỏng lan toả đến bụng, ngực và đến cổ họng cũng như miệng.

Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn được thả lỏng trước khi bạn gõ cửa phòng của sếp. Hãy thả lỏng trực tràng của bạn đương khi bạn xếp hàng tại cửa tiệm bánh hay ở ngân hàng. Có thể theo kinh nghiệm của quá khứ, bạn nhận thấy hàng xếp càng dài và đợi càng lâu thì bạn càng lo lắng và càng dễ bị nói lắp. Tình thế sẽ đảo ngược nếu bạn thực tập kĩ thuật thả lỏng này: hàng xếp càng dài, thời gian đợi càng lâu, bạn càng tập trung vào cảm giác thư giãn của trực tràng và càng ít bị nói lắp hơn.

Tham khảo

PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 10

Page 11: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 3: Th B ng B ngậ ở ằ ụ

Thở Bằng Bụng khác với Thở Bằng Ngực

Về cơ bản, có hai cách để thở: hoặc là dùng cơ ngực hoặc là dùng cơ bụng. Cách thở có tác dụng thư giãn nhất là dùng cơ bụng, được gọi là thở bằng bụng. Khi bạn thở bằng bụng, bụng của bạn chuyển động lên xuống. Bạn có thể kiểm tra dễ dàng liệu bạn có thở bằng bụng hay không bằng cách nằm trên giường và đặt một vật lên bụng, nếu bạn thở bằng bụng, bạn sẽ thấy vật ấy chuyển động lên xuống.

Thở Bằng Bụng và Kiểm Soát hệ thống Valsalva

Việc thực hành thở bằng bụng sẽ giúp bạn làm giãn các cơ liên quan đến nghiệm pháp Valsalva, đồng thời cung cấp lượng hơi cần thiết cho thanh quản để phát âm.

Bạn nên khởi đầu bằng cách làm giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson được mô tả trong bài luyện tập trước. Hãy cảm nhận sự thư giãn khắp các cơ bụng, ngực, thanh quản, lưỡi và hàm của bạn.

Sau đó hãy hít vào bằng cách từ từ phồng bụng của bạn lên. Hãy hít sâu hơn mức bình thường một chút. Đừng giữ lại hơi thở của bạn; cứ nhè nhẹ thở ra bằng cách làm giãn cơ bụng của bạn. Bạn không nên ép hơi ra ngoài nhưng đúng hơn là cứ để không khí thoát ra từ từ qua thanh quản. Việc thở kiểu này sẽ giúp bạn làm thư giãn hệ thống Valsalva, đồng thời cung cấp cho cơ quan phát âm của bạn một lượng hơi cần thiết. Khi bạn hít thở, hãy chắc rằng trực tràng của bạn không bị tắc. Hãy cảm nhận sự thoải mái của các cơ trong cơ quan Valsalva.

Bạn cũng có thể thực hành bài tập này hầu như bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào và nên thực hành nhiều lần trong ngày. Bạn nên luyện tập bài này chung với bài tập trước (làm giãn trực tràng của bạn) trước khi bàn đến những trường hợp bạn thấy rằng chúng có vẻ khó khăn.

Tham khảo

KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 11

Page 12: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 4: Ch Gây Ra Hi u ng Valsalva Khi Không C n Thi tậ ớ ệ Ứ ầ ế

Như đã giải thích từ trước, chúng ta thường sử dụng hiệu ứng Valsalva khi chúng ta cần dùng nhiều sức như nâng một cái thùng nặng.

Trên thật tế, chúng ta cũng thường gây ra hiệu ứng này khi không cần thiết; như khi mở ngăn kéo tủ hay mở cửa xe hơi. Thậm chí bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này khi nhặt một cái kẹp giấy từ dưới sàn lên. Dĩ nhiên, đó không phải là hiệu ứng Valsalva hoàn toàn. Chúng ta chỉ hơi căng các cơ trong hệ thống Valsalva thôi. Nhưng dầu sao đi nữa thì điều này cũng không có ích lợi.

Tôi khuyên bạn trong những ngày sắp tới, bạn nên chú ý hiện tượng lạ này và chủ động tránh gây ra hiệu ứng Valsalva trừ phi nó thật sự cần thiết. Ích lợi của bài tập này là giúp bạn có thói quen kiểm soát được việc sử dụng hiệu ứng Valsalva và giữ các cơ trong hệ thống Valsalva luôn được thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp.

Lái xe

Có phải bạn thấy rằng bạn có xu hướng nói lắp nhiều khi lái xe hơn là khi đi bộ thong thả với bạn bè hay ngồi thoải mái trên ghế xô-pha không?

Tôi nghĩ rằng ấy là do bạn có xu hướng dùng hiệu ứng Valsalva khi nhấn ga và khi sang số (nếu bạn có xe hơi lái bằng tay) và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nói chuyện của bạn.

Bạn nên hiểu rằng lái xe hơi không giống như lái xe đạp; không cần thiết phải nhấn mạnh lên chân ga! Hiệu ứng Valsalva cũng không cần thiết dùng đến để bẻ tay lái (trừ phi bạn đang lái xe mười tám bánh mà không có thiết bị lái bằng điện). Hãy thong thả thôi, bạn của tôi ơi: xe hơi đã làm hết mọi công việc nặng nhọc cho bạn rồi!

Hoặc có lẽ các cơ của bạn có xu hướng căng vì bạn đang ở dưới áp lực khi đi đường. Thật vậy, lái xe trên đường không mấy dễ dàng vì não của bạn phải tập trung vào con đường nếu bạn muốn đến được điểm cần đến cách an toàn. Nhưng không có luật nào bảo với bạn rằng khi não của bạn tập trung vào đường đi thì các cơ của hệ thống Valsalva phải căng chặt.Khi bạn lái xe, hãy đảm bảo rằng hệ thống cơ Valsalva của bạn luôn được thư giãn. Hãy thở bằng bụng. Hãy thả lỏng các cơ của bạn và… cứ tập trung vào đường đi.

Trang 12

Page 13: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Nói và Lái

Vài lời về an toàn khi lái xe: khoảng một phần ba tai nạn xe hơi là do người lái xe lơ đãng gây ra. Nhiều thứ có thể khiến người tài xế xao lãng như: bật đài hay bỏ băng cát-xét vào máy, nhìn chăm đồng hồ tốc độ, nói chuyện điện thoại, nghe đài, sang số (vì lý do này, xe hơi lái tự động thì an toàn hơn) và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: nói chuyện với những người khác trên xe.

Rõ ràng thật là một ý nghĩ hết sức tệ hại khi cãi nhau với một người nào đó trên xe khi bạn đang cầm lái. Nếu thật sự bạn cần phải nói chuyện trong khi lái thì hãy chắc rằng câu chuyện phải có nội dung ít gây ra xúc động và câu chuyện đó chỉ sử dụng một phần nhỏ các tế bào của não. Đừng bắt người cùng đi với bạn phải giải thích cho bạn hiểu về thuyết tương đối của Einstein!

Tạm thời làm gián đoạn câu chuyện cũng là ý tưởng hay khi:

- bạn sang đường- lái xe qua các giao lộ- vào đường cao tốc- vượt xe- các lằn xe nối nhau- bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống có nguy cơ nguy hiểm và đòi

hỏi sự tập trung cao độ.

Việc có thói quen ngắt quãng câu chuyện trong những tình huống trên cũng là một bước đi đúng hướng trong mưu cầu nói trôi chảy của bạn. Khi làm như vậy, bạn thật sự sẽ có thói quen kiểm soát được cuộc trò chuyện.

Ngắt lời câu chuyện không phải là việc khó. Nếu bạn đang nói thì bạn chỉ cần ngừng nói. Nếu người khác đang nói thì bạn chỉ cần nói: “đợi một chút…” Trong cả hai trường hợp, người cùng đi sẽ hầu như thấy bạn đang bận nhìn kính chiếu hậu và xem đường nên lập tức hiểu ra vì sao bạn muốn người ấy tạm ngưng cuộc trò chuyện.

Tham khảo

PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 13

Page 14: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 5: Thay Đ i Cách Thân Th B n Ph n ng V i Stressậ ổ ể ạ ả Ứ ớ

Trong chương 2, chúng ta thấy con người phản ứng với stress theo nhiều cách khác nhau và những người nói lắp thuộc về nhóm thểu số phản ứng lại với stress bằng cách căng các cơ của cơ quan Valsalva. Cách phản ứng đặc biệt với stress này có thể là nguyên nhân chính yếu gây ra nói lắp.

Điều bạn sắp làm rất đơn giản: trong những tuần lễ tới, hãy làm giãn cơ Valsalva một cách có ý thức mỗi khi bạn chịu áp lực. Hãy làm điều này mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng thậm chí khi bạn không buộc phải nói. Hãy dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson. Hãy cảm nhận sự thả lỏng của các cơ bụng. Hãy tận hưởng cảm giác thư giãn lan ra đến ngực, thanh quản và miệng của bạn. Hãy thở bằng bụng.

Nếu bạn chủ tâm làm giãn cơ Valsalva mỗi khi bạn bị áp lực, điều này dần dần sẽ thành phản xạ.

Tôi chắc rằng bạn sẽ chịu nhiều căng thẳng như mọi người trong thế giới đầy căng thẳng này. Chất Adrenaline sẽ cứ tiết vào máu gây nên nhiều tác dụng phụ khó chịu. Nhưng ít ra sự căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng đến lời nói của bạn.

Hãy tập trung vào người khác

Khi bạn bị áp lực, có thể bạn có khuynh hướng tập trung suy nghĩ vào cảm giác bồn chồn trong dạ gây ra khi cơ Valsalva bị căng. Thông thường, bạn có xu hướng tập trung vào những gì diễn ra trong tâm trí và thân thể bạn. Khi làm như vậy, bạn dần dần không còn chú ý đến những người xung quanh và điều này làm tăng cảm giác khó chịu và sẽ khiến cuộc đối thoại trở nên khó khăn.

Bạn nên thay đổi cách cư xử này. Khi bị áp lực, hãy cố gắng tập trung vào những người xung quanh. Nếu bạn vẫn chú ý đến họ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và áp lực bên trong bạn sẽ giảm dần. Bạn sẽ cởi mở hơn đối với thế giới bên ngoài và dễ dàng giao tiếp hơn.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.

Trang 14

Page 15: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991

Trang 15

Page 16: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 6: Thay Đ i Cách B n Hi u V L i Nóiậ ổ ạ ể ề ờ

Trương chương 2, chúng tôi gợi ý rằng một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói là chúng ta nhận thấy lời nói như một vật thể nào đó khó khăn lắm mới tống ra khỏi cổ họng. Chúng ta nhầm lẫn khi cho rằng cần phải dùng lực để bật ra lời nói. Trong quá trình đi tiêu, chúng ta thành công trong việc dùng hiệu ứng Valsalva và chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng có thể dùng cùng một thủ thuật như vậy cho lời nói.

Bạn nên nhận thấy rằng lời nói không phải là thứ gì đó nặng nề. Lời nói là sự kết hợp giữa sự phát âm cách nhẹ nhàng của môi và lưỡi, sự rung của dây thanh quản và luồng khí thoát ra dễ dàng từ phổi. Quá trình tạo thành lời nói không mấy khó khăn. Về cơ bản, lời nói là thứ phi vật chất.

Hãy nghĩ về điều này khi bạn nói và hãy thay đổi cách bạn hiểu về lời nói.

Nếu bạn thấy bạn sắp sửa nói lắp thì hãy kìm lại, đừng ráng nói. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nói lắp xuất hiện, hãy ngừng lại ngay lập tức, thư giãn các cơ Valsalva và sau đó hãy tiếp tục nói.

Tham khảo

PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 16

Page 17: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 7: Phát Âmậ

Nguyên Âm, Phụ Âm Hữu Thanh và Phụ Âm Vô Thanh

Trước khi bắt đầu bài tập này, tôi nghĩ trước hết nên giải thích sự khác nhau giữa nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.

Có lẽ bạn đã biết nguyên âm là gì. Nguyên âm là âm hữu thanh như a, e, i, o, u. Trong nhiều từ, y cũng được phát âm như một nguyên âm.

Hãy đặt tay trên thanh quản của bạn và hãy phát âm rõ những nguyên âm sau: aaaaa-eeeee-ooooo-uuuuu. Hầu như bạn sẽ thấy có sự rung liên tục trong thanh quản của bạn. Âm hữu thanh được mô tả chính xác là do sự rung động của thanh quản.

Chắc chắn rằng bạn cũng biết phụ âm là gì. Thật tế có hai loại phụ âm: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh. Dưới đây, bạn sẽ thấy bảng liệt kê phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh trong tiếng Anh:

Phụ âm hữu thanh:bdgjlmnrth (như trong từ this)vwx (được phát âm là gz như trong từ exist)yz

Phụ âm vô thanh:

c cứng (như trong từ cat)c mềm (như trong từ cipher)f

Trang 17

Page 18: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

hkpphqstth (như trong từ thank)x (được phát âm là ks như trong từ excited)

Sự khác nhau giữa phụ âm vô thanh và phụ âm hữu thanh là: dây thanh quản ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát ra, trong khi chúng cứ tiếp tục rung khi đọc phụ âm hữu thanh.

Hãy ấn ngón tay bạn vào thanh quản và đọc những âm sau:

aaaaaabaaaaaaa.

(chữ a được phát âm như trong từ cat)

Bạn sẽ để ý thấy thanh quản của bạn hầu như luôn rung. Bây giờ, hãy giữ tay bạn ở thanh quản và đọc những âm sau:

aaaaaapaaaaaa

Bạn sẽ thấy thanh quản của bạn ngừng rung một chút trong khi bạn phát âm p.

Bạn có thể thử kết hợp nguyên âm với phụ âm vô thanh hoặc hữu thanh thì bạn sẽ thấy thanh quản của bạn cứ rung khi phụ âm hữu thanh được phát ra và nó sẽ ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát.

Hầu hết phụ âm vô thanh đều có phụ âm hữu thanh tương ứng. Những phụ âm hữu thanh tương ứng được phát âm đồng một cách phát âm như phụ âm vô thanh. Ví dụ, âm p và b đều cùng được phát âm như nhau chỉ khác là dây thanh quản sẽ rung khi âm b được đọc còn đối với âm p thì không. Bạn sẽ thấy sự tương ứng giữa phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh sau đây:

Phụ âm vô thanh: Phụ âm hữu thanh:c cứng (như trong từ cat) g cứng (như trong từ guy)c mềm (như trong từ cipher) zch jf vh

Trang 18

Page 19: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

k g cứng (như trong từ guy)p bph vq g cứng (như trong từ guy)s zsh jt dth (như trong từ thank) th (như trong từ this)x (được phát âm là ks x (được phát âm là gz như trong từ excited) như trong từ exist)

Ghi chú: h không có phụ âm hữu thanh tương ứng

Luyện tập phát âm

Bây giờ khi bạn biết nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh là gì, bạn sẽ thực hành vài bài tập luyện phát âm.

Trước hết hãy thả lỏng trực tràng của bạn. Sau đó, nhắm mắt lại và thở bằng bụng vài lần.

Khi nào hệ thống Valsalva của bạn đã hoàn toàn được thư giãn, hãy hít vào và bắt đầu thở ra từ từ rồi ngay sau đó phát âm a. Quan trọng là bạn phải thở ra khoảng 1 hoặc 2 giây trước khi phát âm a để bảo đảm có sự khởi đầu trơn tru. Hãy phát âm a mà không cần dùng lực. Hãy để không khí thoát ra lá phổi của bạn cách dễ dàng. Hãy cảm nhận sự rung động của dây thanh quản lan ra khắp thân thể. Hãy cảm nhận trạng thái thư giãn của hệ thống Valsalva. Hãy nghĩ về những phương trình sau khi bạn thở:

Hệ thống Valsalva được thư giãn = sự phát âm = nói trôi chảy

Hệ thống Valsalva bị căng = thanh quản đóng = nói lắp

Giờ đây bạn đã hiểu tầm quan trọng của những bài tập phát âm này: sự lưu loát, sự phát âm và hệ thống Valsalva hoạt động chung với nhau. Bằng cách tập trung vào sự phát âm, bạn sẽ làm hệ thống Valsalva thư giãn hơn và gia tăng khả năng nói trôi chảy.

Hãy hít vào một lần nữa và sau đó hãy bắt đầu nhẹ nhàng thở ra. Rồi hãy phát âm: aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.

Hãy làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x, y, z.

Trang 19

Page 20: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Tham khảo

KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991

Trang 20

Page 21: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 8: L y Hậ ấ ơi và Nói Ch mậ

Kỹ thuật ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ được nhiều người nói lắp dùng cách bộc phát để khắc phục tật nói lắp và được Tiến sĩ Martin F. Schwartz mô tả chi tiết trên trang web của Trung Tâm Nói Lắp Quốc Gia (The National Center for Stuttering) (www.stuttering.com). Chương này cung cấp những thông tin căn bản bạn cần để áp dụng thành công kỹ thuật này và tôi khuyên bạn nên ghé thăm trang web www.stuttering.com nếu bạn muốn biết chi tiết hơn.

Hãy thở ra một chút trước khi bạn nói

Trong bài luyện tập số 3 (Thở Bằng Bụng), bạn đã học làm thế nào để thở bằng bụng rồi. Thở bằng bụng sẽ giúp bạn thư giãn hệ thống Valsalva và do đó tăng khả năng nói trôi chảy. Hệ thống Valsalva sẽ được thư giãn tối đa khi bạn thở ra. Khi bạn thở, thanh quản và dây thanh quản sẽ hoàn toàn được thư giãn. Ở trong tình trạng thư giãn như thế, bạn hầu như khó mà nói lắp.

Một cách hữu hiệu để tránh nói lắp là thở ra một chút trước khi nói. Khi thở như thế, bạn sẽ làm thư giãn thanh quản và hệ thống Valsalva và tình trạng thư giãn này sẽ được duy trì trong khi bạn nói. Nếu thủ thuật này được thực hiện đúng, bạn sẽ hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.

Cần siêng năng thực hiện những bước sau đây:

1. Thở bằng bụng

2. Đừng nín thở. Hãy hả miệng ra và hãy bắt đầu thở ngay khi bạn hít đầy hơi vào.

3. Thở ra từng chút một mà không ép không khí ra ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn không tống không khí thoát ra từ phổi vì điều này có thể gây hiệu ứng Valsalva. Hãy bình tĩnh mà thở. Lỗi thường gặp là chúng ta thường đặt lưỡi và môi phát âm ngay âm tiết đầu tiên của câu. Bạn nên thở ra một chút như thể bạn sẽ không nói gì cả. Thủ thuật này nhằm đánh lừa hệ thống Valsalva bởi vì bạn khiến nó tin rằng bạn chỉ đang thở chứ không phải sắp sửa nói.

4. Hãy khởi sự nói chậm rãi. Không nên làm ngắt quãng luồng không khí trước khi bạn bắt đầu nói. Âm tiết đầu tiên nên được phát ra cách nhẹ nhàng và không quá lớn. Bạn có thể tăng dần âm lượng nếu bạn muốn nói lớn. Điều này cũng quan trọng như việc bạn phát âm từ đầu tiên hết sức nhẹ nhàng. Cách tốt nhất để phát âm chậm rãi từ đầu tiên là kéo dài âm tiết đầu tiên.

Trang 21

Page 22: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

5. Hãy chắc rằng bạn không nói quá nhanh vì như thế nó sẽ gây ra hiện tượng nói lắp. Nếu bạn có xu hướng nói quá nhanh, hãy từ từ nói kéo dài các âm tiết. Điều này sẽ làm cho bài nói chuyện của bạn chậm lại. Việc kéo dài âm tiết sẽ nhấn mạnh vào trọng âm và điều này sẽ làm gia tăng khả năng nói trôi chảy.

Thực hành

Kỹ thuật này khá đơn giản nhưng cần thực hành nhiều. Nó sẽ không tốn nhiều thời gian trước khi bạn có thể làm chủ nó khi luyện tập ở nhà nhưng sẽ thật không dễ dàng khi bạn ra ngoài và nói trong một môi trường đầy áp lực. Trước khi bạn thành thạo với kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này, bạn nên làm một vài bài tập sau đây.

Lấy hơi

Trước hết bạn làm thư giãn trực tràng bằng Phương Pháp Thư Giãn Tiệm tiến của Jacobson.

Sau đó bạn thở bằng bụng vài lần. Hãy cứ luôn hả miệng. Một khi bạn hít hơi vào rồi thì đừng nín thở mà hãy thở ngay ra. Hãy đảm bảo rằng bạn không ép hơi ra ngoài. Hãy để luồng khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi.

Khi bạn thở, hãy lắng nghe âm thanh vừa đủ nghe được phát ra bởi luồng khí nhẹ nhàng và dễ dàng thoát ra từ phổi. Hãy nhớ luôn giữ miệng mở rộng trong khi thở. Thực hành điều này vài lần và mỗi lần bạn hãy để ý cảm giác không khí được thoát ra dần từ phổi của bạn.

Việc hít hơi vào nhẹ nhàng tương đối được thực hiện dễ dàng khi bạn ngồi thoải mái ở nhà. Có lẽ nó sẽ không dễ thực hiện như thế khi bạn ở sở làm hay ở trong lớp học. Đây là lý do vì sao tôi nhấn mạnh rằng bạn nên dành thời gian để luyện tập hít thở thư giãn bằng bụng ở nhà. Hãy thong thả và làm quen với cảm giác ấy và hãy lắng nghe âm thanh phát ra do luồng hơi nhẹ nhàng thoát ra từ phổi. Điều này sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng trong bất kì tình huống nào.

Nói chậm

Hãy hít hơi vào và nhẹ nhàng thở ra vài giây trước khi bạn từ từ phát ra âm aaaaaaaaaaaa (một lần nữa, đọc âm “a” như trong từ “cat”). Thực hiện điều này nhiều lần. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thở ra nhẹ nhàng mà không ép hơi ra ngoài trước khi phát ra âm aaaaaaaaaaaaaaa.

Trang 22

Page 23: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Hãy chắc rằng bạn không nín thở trước khi bạn bắt đầu thở ra và không ngừng việc thở trước khi bạn phát âm aaaaaaaaaaaa. Hãy bắt đầu phát âm aaaaaaaaaaa nhỏ và sau đó lớn dần. Âm mà bạn phát ra phải nghe giống như sau:

…….Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

(Những dấu chấm …. tượng trưng cho không khí bạn thở ra trước khi bạn phát âm aaaaaa.)

Hãy thực hành bài tập này nhiều lần cho đến khi bạn nắm vững kĩ thuật này cách dễ dàng. Nhiều người nhanh chóng nắm được kĩ thuật này trong khi những người khác có thể mất vài ngày. Cứ thong thả và đảm bảo rằng bạn sẽ cẩn thận làm theo mọi nguyên tắc trong kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này.

Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng từ riêng lẻ

Một khi bạn đã làm chủ được kỹ thuật lấy hơi và nói chậm trước khi phát ra âm aaaaaaaaa, bạn sẽ luyện tập kỹ thuật này đối với những từ riêng lẻ. Hãy chọn lấy vài văn bản và chọn ngẫu nhiên vài từ.

Cứ từ từ luyện tập cho đến khi bạn trở nên thành thục.

Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng cụm từ và câu ngắn

Một khi bạn đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này với từ đơn, bạn có thể luyện tập nó với những cụm từ ngắn và sau đó tiến đến những câu ngắn.

Hãy chỉ đọc mỗi lần một cụm từ hoặc một câu riêng biệt. Hãy đảm bảo rằng bạn chăm chỉ làm theo kỹ thuật này. Cứ thong thả. Chất lượng hơn số lượng.

Tôi đề nghị bạn nên thực hành kỹ thuật này mỗi ngày hai lần, mỗi lần nửa giờ trong vài ngày cho đến khi việc lấy hơi và nói trở nên tự nhiên đối với bạn.

Hãy thường xuyên luyện tập cả ngày

Bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi trong ngày thì hãy chắc rằng bạn sẽ hít thở bằng bụng và luyện tập phát âm. Nếu bạn tìm thấy một nơi mà không ai có thể nghe bạn, bạn có thể to giọng luyện tập kĩ thuật lấy hơi và nói chậm với những cụm từ và câu ngắn. Nếu bạn không thể tìm thấy nơi nào như thế, bạn có thể luyện tập nói thầm các câu này.

Tham khảo

Trang 23

Page 24: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992RENTSCHLER, Gary J.. http://www-home.er.duq.edu/~rentschler/index.html. Duquesnr University. 2002SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991

Trang 24

Page 25: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 9: Phát Âm H u Thanhậ ữ

Bài tập số 7 (Phát Âm!) đã dạy cho bạn những điều cơ bản về phát âm và tầm quan trọng của nó trong việc khắc phục tật nói lắp, giờ đây chúng ta sẽ làm một bài tập mà bạn có thể cảm thấy ban đầu nó hơi phức tạp một chút: Bạn sẽ đọc lớn một tài liệu viết nào đó như một quyển sách hay một tờ báo và bạn sẽ thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Như đã được đề cập trước, h không có phần âm hữu thanh tương ứng nên bạn chỉ đơn giản không đọc âm h mỗi khi bạn gặp nó.

Umbdy Dumbdy Zad on a Wall

Giả sử rằng bạn sẽ quyết định dùng vài điệu hát ru nào đó như là tài liệu luyện tập phát âm vô thanh. Bạn có nhớ bài hát ru Humpty Dumpty không?

Humpty Dumpty sat on a wall.Humpty Dumpty had a great fall.All the king’s horse,and all the king’s men,couldn’t put Humpty together again.

Đây là cách bài hát ru Humpty Dumpty tội nghiệp, đáng thương này sẽ được đọc khi bạn thay tất cả phụ âm vô thanh bằng phụ âm hữu thanh tương ứng.

Umbdy Dumbdy zat on a wall.Umbdy Dumbdy ad a great vall.All the ging’z orze,And all the ging’z men,Gouldn’d bud Umbdy dogether again.

Nếu bạn có thể nói như thế suốt, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp. Không may thay, nó nghe có vẻ không được tự nhiên mấy và tôi ngờ rằng chẳng ai hiểu được bạn muốn nói gì nếu bạn nói cách lạ đời như thế. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập phát âm hữu thanh thường xuyên, bạn sẽ luôn có xu hướng phát âm nhẹ nhàng, ngay cả khi nói những âm vô thanh. Bạn sẽ ít ậm ừ liên tục trong khi nói. Phát âm liên tục kiểu này khó mà nghe được nhưng đủ để gia tăng đáng kể khả năng nói trôi chảy của bạn.

Để tập trung hơn nữa vào việc phát âm, bạn có thể phát ra âm aaaaaa trước khi bạn bắt đầu từng câu hay một phần của câu. Kéo dài âm tiết đầu tiên sẽ giúp bạn

Trang 25

Page 26: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

tập trung vào việc phát âm. Bài hát ru humpty Dumpty bây giờ sẽ được phát âm như sau:

aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy zat on a wall.aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy ad a great vall.aaaaaaaaaa Aaall the ging’z orze,aaaaaaaaaa Aaand all the ging’z men,aaaaaaaaaa Gouuuldn’d bud Umbdy dogether again.

Cứ tiếp tục luyện tập kiểu phát âm hữu thanh này cho đến khi bạn thành thục kỹ thuật ấy cách dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng hệ thống Valsalva của bạn vẫn trong tình trạng thư giãn khi bạn nói.

Thoạt đầu, lối phát âm hữu thanh sẽ khiến bạn căng thẳng một chút vì bạn phải tâm trung suy nghĩ về việc thay thế những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Vì thế, bạn sẽ thấy thật khó khăn để làm thư giãn hệ thống Valsalva và để phát âm cùng một lúc. Tuy nhiên, sau khi luyện tập vài lần, bạn có thể nói dễ dàng với kiểu nói khác thường này.

Đừng lo lắng nếu bạn quên không thay vài phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng của chúng. Cứ luyện tập và bạn sẽ thấy bạn ít bỏ qua việc quên thay thế này hơn.

Nếu sau khi bạn luyện tập cực lực, lối phát âm hữu thanh vẫn khiến bạn cảm thấy căng thẳng thì xin đừng lo lắng. Bạn có thể quên đi lối phát âm kiểu này. Chỉ đơn giản đọc cách bình thường các tài liệu viết và chú trọng vào phát âm cùng sự thư giãn của cơ quan Valsalva khi bạn nói. Hãy chú trọng vào nguyên âm và đừng để ý đến phụ âm.

Hãy kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ khi nói

Như đã giải thích từ trước, phát âm là kết quả của việc làm thư giãn hệ thống Valsalva. Bằng cách kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ, bạn sẽ nhấn mạnh vào sự phát âm và điều này giúp bạn ngăn chặn những tác nhân gây ra nói lắp trong những từ này. Nếu bạn thấy từ nào đó đặc biệt khó khăn đối với bạn thì bạn có thể kéo dài từng âm tiết trong từ đáng sợ đó.

Khi làm như vậy, bạn không thể hoàn toàn tránh việc nói lắp nhưng ít ra bạn cũng nói lắp khá thoải mái hơn. Kỹ thuật này thật sự được biết đến như là “Cách Nói Lắp Thoải Mái”. Việc nói lắp của bạn trở nên ít căng thẳng và thấy thư thái hơn. Người nghe hầu như biết rằng bạn đang gặp khó khăn nhưng ít nhất bạn cũng có thể nói thành lời với ít căng thẳng và nỗ lực. Có thể việc kéo

Trang 26

Page 27: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

dài âm tiết khiến lời nói của bạn nghe không được tự nhiên nhưng bạn và thính giả của bạn hầu như thấy rằng tình huống này dễ kiểm soát hơn là nói lắp.

Qua việc luyện tập kỹ thuật phát âm hữu thanh này, bạn dần sẽ lấy lại tự tin để nói. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và ít có khuynh hướng phải dùng đến kỹ thuật kéo dài âm tiết trên.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 27

Page 28: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 10: Kỹ thu t Demosthenesậ ậ

Có lẽ bạn đã từng nghe về Demothenes, một nhà hùng biện người Hy Lạp đã thành công trong việc loại bỏ tật nói lắp của mình bằng cách nói thật to trên bãi biển, to hơn cả tiếng sóng vỗ. Chúng ta sẽ xây dựng kỹ thuật Demothenes dựa trên kỹ thuật cổ xưa được Demothenes khai triển hơn 2.300 năm trước cùng kết hợp với kỹ thuật “Lấy Hơi và Khởi Động”, Phương Pháp Thư Giãn Tiệm Tiến của Jacobson và kỹ thuật hít thở bằng bụng.

Tất cả đều nằm trong bộ não

Hầu như mọi thứ bạn làm điều do não bộ điều khiển. Điều này đặc biệt đúng với hiện tượng nói lắp. Nếu bạn nhìn vào Tảng Băng Trôi Nói Lắp, bạn sẽ thấy rằng ‘Tình Cảm’, ‘Sự Nhận Thức’, ‘Cảm Xúc’, ‘Khuynh Hướng Chống Thay Đổi’ và những cách hành xử như ‘Kìm Nén Không Nói’, ‘Sợ Hãi Khi Nói Chuyện Trong Những Tình Huống Đặc Biệt', ‘Kỹ Thuật Nói Tránh’, “Dùng Những Từ Vô Nghĩa’ đều nằm trong não. Các cơ của hệ thống Valsalva được não của bạn điều khiển. Các cơ thanh quản, lưỡi và môi được dùng để nói trôi chảy cũng được não điều khiển.

Khi bạn nói lưu loát, điều đó có nghĩa bộ não của bạn đang gửi đi những tín hiệu chính xác để làm thư giãn các cơ trong hệ thống Valsalva và làm căng vừa phải các cơ trong cơ quan phát âm như lưỡi, môi… Khi bạn nói lắp, ấy là do não của bạn vì lý do nào đó đã truyền đi những tín hiệu sai lầm. Não của bạn đang bảo với các cơ trong hệ thống Valsalva là hãy căng thật chặt.

Tín hiệu mà bộ não của bạn truyền đến các cơ thường được gửi đi theo những đường truyền nhất định trong hệ thống não bộ và thần kinh. Mục tiêu của bài tập này là gia cố những đường truyền mang tín hiệu đúng đắn. Khi ấy những đường truyền này sẽ trở thành những đại lộ siêu tốc. Nhưng ngược lại, chúng sẽ giống như những con đường bẩn thỉu nếu chúng mang theo những tín hiệu sai lầm (ấy là lúc chúng ta gây ra hiệu ứng Valsalva khi nói). Qua bài tập này, bộ não của bạn sẽ dễ sản sinh ra những tín hiệu đúng đắn hơn là những tín hiệu sai lầm.

Nếu bạn muốn thắng cuộc trong Thế Vận Hội, bạn phải luyện tập cực lực. Tương tự, bạn phải luyện tập khổ cực với cơ quan phát âm nếu như bạn muốn nói trôi chảy. Cần dùng sức để khắc sâu vào não và tạo nên những đường truyền rộng rãi trong hệ thống não bộ và thần kinh của bạn.

Trang 28

Page 29: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Trong bài tập này, bạn sẽ được hướng dẫn để nói to từng âm và từng từ. Bạn được yêu cầu nói to hết sức có thể. Càng to càng tốt.

Đọc thêm

Sự giải thích ở trên có vẻ như đơn giản quá. Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn về kỹ thuật Demonthenes, bạn có thể tham khảo các sách và trang web được nêu ở phần cuối chương này. Chúng cho bạn những lời giải thích chi tiết cũng như các cách tiếp cận phương pháp chữa trị dựa trên những nguyên tắc mà Demothenes khai triển.

Điều kiện tiên quyết

Trước khi bạn bắt đầu bài tập này, tôi cứ cho rằng bạn đã thành công trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập số 8 (Lấy Hơi và Nói Chậm). Chuyện bạn vẫn còn nói lắp khi ở trong công sở, trên đường phố hay thậm chí nói chuyện với những người thân ở nhà là hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn có thể nói lưu loát khi một mình thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ ở nhà. Hiển nhiên, mục đích của bài tập số 10 này không phải là hoàn toàn hết nói lắp! Nó chỉ giúp bạn tránh gia tăng xu hướng khiến não của bạn gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói bằng mọi giá.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’, tôi thành thật khuyên bạn nên tìm sự giúp đỡ của một chuyên viên tư vấn về giọng nói. Chuyên viên này sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để nói trôi chảy trong trạng thái thư giãn ở sở làm hay thư thái một mình ở nhà.

Chú ý

Trong bài tập này, bạn được yêu cầu phải nói to từng âm và từng từ hết mức có thể nhưng đừng quá sức. Hãy cẩn thận không làm căng dây thanh quản quá. Nếu bạn bị cảm hay bị viêm họng, bạn nên làm bài tập này vào hôm khác. Trong lúc đó, bạn có thể làm qua loạt bài tập thứ hai (thay đổi cách cư xử của bạn) và quay lại với bài tập này ngay khi cổ họng bạn đã ổn.

Xin lưu ý rằng những bài tập này sẽ khiến bạn kiệt sức. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy choáng váng và những âm mà bạn lấy hết sức phát ra nghe không mấy dễ chịu cho lắm. Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy ngưng lại vài phút, hít thở bằng bụng và sau đó hãy tiếp tục.

Trong khi bạn thực hành những bài tập dễ gây kiệt sức này, bạn nên nghĩ về bạn như là một vận động viên đang được huấn luyện cho Thế Vận Hội. Việc huấn luyện này thật khắc nghiệt; một vận động viên điền kinh phải rèn luyện cực khổ

Trang 29

Page 30: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

nhiều giờ trong ngày. Người ấy đổ mồ hôi và cảm thấy đau ở chân. Hẳn là người thích lái xe về nhà tắm rửa cho tỉnh táo rồi xem tivi hơn là cứ tiếp tục tập luyện nhiều giờ chỉ với một mục tiêu trong đầu: huy chương vàng.

Luyện tập

Bài tập này khá dài và sẽ khiến bạn phải bận rộn đúng hai tuần lễ. Mỗi ngày, bạn chỉ phải tập trung một phần nào đó trong kỹ thuật này mà thôi:

Ngày thứ 1: Nguyên âmNgày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dàiNgày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âmNgày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dàiNgày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âmNgày thứ 6: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âmNgày thứ 7: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dàiNgày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âmNgày thứ 9: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dàiNgày thứ 10: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng nguyên âmNgày thứ 11: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dàiNgày thứ 12: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài

Trang 30

Page 31: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Ngày thứ 13: Chọn ngẫu nhiên từ nào đó trong sáchNgày thứ 14: Những từ đáng sợ

Mỗi bài tập hàng ngày nên thực hiện hai lần: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Bạn nên dành hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để luyện tập kỹ thuật này: một tiếng vào buổi sáng và một tiếng vào buổi chiều.

Điều này có vẻ như rất khắt khe nhưng bạn chỉ phải thực hiện trong hai tuần. Sau đó bạn được hướng dẫn để luyện tập ít hơn: nửa tiếng vào mỗi buổi sáng và nửa tiếng vào mỗi buổi chiều.

Bạn cần có một nơi trong nhà, là nơi bạn có thể luyện tập thoải mái mà không bị làm phiền. Nếu cần thiết, bạn nên giải thích cho những thành viên khác trong gia đình về việc không bị quấy rầy trong vòng một giờ hoặc hơn nữa là quan trọng thể nào đối với bạn. Ngoài ra, những bài tập này khá ồn ào nên bạn cần giải thích cho gia đình của bạn điều bạn đang làm và tại sao bạn phải làm như vậy. Bạn sẽ thấy rằng xe hơi là một trong những nơi thuận tiện nhất để luyện tập những bài này. Ghế xe hơi thường khá êm ái và bạn có thể la to mặc sức bạn muốn mà không sợ làm phiền mọi người.

Ngày thứ 1: Nguyên âm

Như thường lệ, bạn sẽ bắt đầu bằng việc làm thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp tiệm tiến của Jacobson. Sau đó bạn sẽ nhắm mắt lại và hít thở bằng bụng một hoặc hai phút.

Rồi bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và phát ra âm aaaaaaaaaaaaaa (như trong từ ‘cat’) mà không cần nói to:

….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Làm như thế năm lần. Đừng quên hít thở bằng bụng và thở ra một chút trước khi phát ra âm aaaaaaaaa. Những dấu chấm …. tượng trưng cho luồng hơi thoát ra trước khi bạn phát ra âm aaaaaaaaaaa.

Sau đó khởi động nhẹ nhàng phát ra âm a tương tự nhưng lần này tăng dần âm lượng cho đến khi bạn bật ra âm aaaaaaaaaaaa thật to:

…….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaTrang 31

Page 32: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Làm như thế năm lần và sau đó cũng phát âm aaaaaaaa nhưng lần này không cần mở đầu từ từ mà la thật to:

….....aaaaaaaaaaCũng làm như thế năm lần.

Bạn cũng luyện tập theo kiểu như trên nhưng với những nguyên âm khác:

Nguyên âm Phát âma apean sande sheepe lete earthi nighti shipo ropeo gotoo moonu cutu cuteu put

Bạn nên phát ra từng nguyên âm:

- năm lần với khởi động nhẹ nhàng và không cần lớn tiếng- năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần lên- năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to

Hãy thong thả, chất lượng hơn số lượng. Cứ luyện tập hết danh sách các âm này nhiều lần. Bạn nên dành khoảng một tiếng đồng hồ để thực hành bài tập này.

Ngày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dài được

Bạn sẽ thực hành bài tập tương tự như trên với phụ âm.

Bạn sẽ bắt đầu với âm z. Làm như với nguyên âm, bạn sẽ bắt đầu bằng việc từ từ đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzzzzzz nhưng không cần nói to. Đừng quên thở ra một chút trước khi đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzz.

Trang 32

Page 33: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz

Phát âm z này năm lần và sau đó lập lại nhưng tăng dần âm lượng sau khi khởi động nhẹ nhàng.

…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzLàm như thế năm lần rồi phát thật to âm này nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng:

……zzzzzzzzzzzSau đó bạn làm tương tự với những phụ âm sau:

Phụ âm Phát âm

ch checkf fakeh henj jetl letm men nor rabbits snakesh shaketh thenv valentinew washy yawn

Bạn nên phát ra từng phụ âm:

- năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nhỏ giọng- năm lần với khởi động nhẹ nhàng và to dần- năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to

Trang 33

Page 34: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Một lần nữa, chất lượng hơn số lượng nên bạn cứ thong thả. Cứ luyện tập hết danh sách trên vài lần cho đến hết một tiếng đồng hồ.

Ngày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âm

Chúng ta sẽ luyện tập tương tự như bài tập của ngày thứ 2 nhưng lần này nguyên âm aaaaaaaaaaaa sẽ theo sau những phụ âm có thể kéo dài được. Hãy xem quá trình này như thế nào với chữ cái zzzzzzzzzzzzzzzz:

Năm lần nói nhỏ với khởi động nhẹ nhàng:

….zzzzzzzzzzzzzzzzzaaaaaaaaaaaaa

Sau đó luyện tập năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần:

…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzaaaVà cuối cùng nói to năm lần mà không cần bắt đầu nhẹ nhàng:

……zzzzzzaaaaaaLuyện tập tương tự với những phụ âm khác: ch, f, h, j, m, n, r, s, sh, th, v, w và y. Thực hiện hết danh sách này vài lần. Nếu bạn muốn làm bài tập này thêm phần hứng thú, bạn có thể thay âm aaaaaaaa bằng những nguyên âm khác.

Ngày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dài được

Có thể bạn để ý rằng chúng ta đã bỏ qua một vài phụ âm trong ngày thứ 2 và 3. Sự thật là những âm này không thể đọc kéo dài ra được. Bây giờ chúng ta sẽ luyện tập với những phụ âm không thể đọc kéo dài được này.

Chúng ta sẽ bắt đầu với phụ âm p. Trước hết chúng ta sẽ nói nhỏ âm p (‘puh’) năm lần. Áp dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng. Kỹ thuật tạo đà ban đầu không cần thiết ở đây vì phụ âm này không thể đọc kéo dài. Nó sẽ được phát âm như sau:

…..p…..

Trang 34

Page 35: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

(Những dấu chấm …. sau chữ p tượng trưng cho luồng hơi tiếp tục thoát ra từ phổi sau khi âm p được phát ra.)

Sau đó bạn cũng sẽ phát âm ấy thật mạnh năm lần. Một lần nữa bạn hãy dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng.

….p…..

Bạn cũng luyện tập tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài được:

Phụ âm Phát âm

b boardc cupd dotg goatp peacockt top

Bạn sẽ phát âm từng phụ âm:

- năm lần mà không cần dùng nhiều sức- năm lần dùng hết sức

Mỗi lần phát âm, bạn nên sử dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng. Hãy luyện tập nhiều lần với danh sách các phụ âm trên.

Ngày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âm

Bạn cũng thực hành tương tự như ngày thứ 4, nhưng lần này âm aaaaaaaaaaaa sẽ được phát sau những phụ âm này. Hãy xem cách phát âm này như thế nào với phụ âm p.

Hãy luyện tập năm lần mà không dùng nhiều sức. Dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không dùng kỹ thuật khởi động:

….paaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Bây giờ hãy làm năm lần nhưng dùng kỹ thuật khởi động với nguyên âm và tăng dần âm lượng lên:

Trang 35

Page 36: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

….paaaaaaaaaaaaaaaBây giờ hãy thực hành năm lần nhưng dùng hết sức:

….paaaaaaaaaSau đó bạn hãy làm tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài khác: b, c cứng, d, g, p, và t.

Ngày thứ 6: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm

Bạn sẽ thực tập kỹ thuật này với những từ thật sự. Bạn sẽ bắt đầu với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm. Hãy bắt đầu thực hành với từ ‘use’.

Nói nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động:

….uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuse

Rồi sau đó nói năm lần với kỹ thuật khởi động và tăng dần âm lượng lên:

….uuuuuuuuuuuuuuuuuuseSau đó nói to năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng:

…uuuuuuuuse Bây giờ bạn cũng hãy luyện tập tương tự với những từ sau:

ape aimand anteer eelebb egg

Trang 36

Page 37: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

earth earnI’ll iceit illor ohmodd onooze oomphump upyou use

Ngày thứ 7: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được

Bạn sẽ thực hành tương tự với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được.

Tôi nghĩ rằng bạn đã hình dung ra được bài tập này: bạn nói nhỏ năm lần với kỹ thuật khởi động, năm lần với kỹ thuật khởi động nhưng tăng dần âm lượng lên và năm lần dùng sức nói to mà không cần khởi động:

….lllllllllllllllllllllllllllllllet

….lllllllllllllllllllllllllet

.....lllllllllllllletBây giờ bạn sẽ luyện tập tương tự với những từ bắt đầu bằng phụ âm có thể đọc kéo dài như sau:

check chowfew fathen howJack Jilllull lapme mealnoon ninered racksea sawshow shall

Trang 37

Page 38: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

they thoughvow viewwe whatyes yawnzee zen

Ngày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âm

Bây giờ bạn sẽ luyện tập giống như ngày 7 nhưng kéo dài cả phụ âm đầu và nguyên âm sau nó. Hãy xem cách phát âm này ra sao với từ ‘let’:

….llllllllllllllllllllllllllllllleeeeeeeeeeeeeet

….llllllllllllllllllllleeeeeet

…..lllllllleeeeeeeetNgày thứ 9: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được

Bạn nên nhớ rằng kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng không áp dụng với những phụ âm không thể đọc kéo dài được. Nhưng bạn có thể áp dụng kỹ thuật này với những nguyên âm theo sau. Bạn sẽ nói nhỏ từ này năm lần, năm lần khởi động nhẹ nhàng với nguyên âm đầu tiên và tăng dần âm lượng lên rồi cuối cùng đọc to năm lần. Bạn sẽ bắt đầu với từ bow:

….boooooooooooooooooow

….boooooooooooooooooooow

…..boooooooowBây giờ bạn hãy luyện tập tương tự với loạt từ sau đây:

Trang 38

Page 39: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

bean bit bug boat batcup cat cut cute coatdot dig dumb dull debtgo gone GATT gut gamepea pot pit Pat puttoe tit tat top tall

Ngày thứ 10: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm

Chúng ta sẽ bắt đầu với từ icy. Bạn sẽ đọc kéo dài cả hai nguyên âm. Trước hết bạn đọc nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng:

….iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyyyyyyy

Sau đó năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng:

….iiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyyVà cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:

…iiiiiiicyyyyyySau đó bạn thực tập với những từ sau:

aiming agingamen appleeasy eagerelephant elevatorearnest earthlingivy ideaoldies orientover orderoozy oosphereupper underunite usualugly unable

Trang 39

Page 40: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Ngày thứ 11: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được

Trong bài tập này, bạn không chỉ kéo dài nguyên âm và còn kéo dài cả phụ âm đầu tiên. Bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và đọc nhỏ mỗi từ năm lần, sau đó lại khởi động nhẹ nhàng và nói to dần năm lần rồi cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:

Hãy bắt đầu với từ ‘zebra’

….zzzzzzzzzzzzzeeeeeeeeebraaaaaaaaa

….zzzzzzzzzzzzzzzzeeeebraaaa

…zzzzzeeeeebraaaaaSau đó bạn sẽ luyện tập với những từ sau:

cherry chewyfollow furrowhollow hellojettison jerkylollipop lyricmyself mononobody knowingrunaway rallysilent saluteshallow shabbytheory thereforevoluntary vacateyellow yatchingwater weeklyzero

Ngày thứ 12: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được

Trang 40

Page 41: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Phụ âm đầu tiên không thể đọc kéo dài được nên bạn chỉ đọc kéo dài các nguyên âm. Chúng ta sẽ bắt đầu với từ beacon và bạn khởi động nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc nhỏ từ này năm lần, sau đó cũng mở đầu nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc to dần lên năm lần rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng.

….beeeeaaaaaacooooon

….beeeeeaaaaacoooon

…beeaacooonBạn đã biết cách tiến hành tương tự với những từ sau:

below balloon bulky baconcapable culprit color currydirection deter dodgy dupinggracious grabbing getting gamblingpartition pinky priceless purelytally total tasty toaster

Ngày thứ 13: Chọn từ ngẫu nhiên trong sách

Bạn sẽ lấy một tài liệu viết nào đó như quyển sách này hay một tờ báo và chọn vài từ ngẫu nhiên.

Sau đó, bạn sẽ đọc những từ này và đọc kéo dài nguyên âm của chúng. Nếu chữ cái đầu tiên là một phụ âm có thể đọc kéo dài được thì bạn cũng đọc kéo dài nó luôn.

Bạn sẽ đọc nhỏ mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng, sau đó đọc từ đó năm lần với khởi động nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.

Ngày thứ 14: Những từ đáng sợ

Trang 41

Page 42: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bạn viết ra danh sách những từ bạn thường xuyên bị nói lắp. Danh sách này thường bao gồm cả tên của người nói lắp nếu họ thường gặp khó khăn khi phát âm tên mình.

Nếu bạn không nghĩ ra từ đáng sợ nào, bạn nên gác bài tập này sang bên để dành hôm khác. Lúc đó, hãy lấy ra một mảnh giấy và cây viết chì rồi viết ra từng từ bạn gặp khó khăn hay sợ phải gặp nó hay đơn giản bạn đã từng thấy khó phát âm chúng trước đây.

Bạn sẽ đọc những từ này theo cách được mô tả như trong ngày thứ 13 nhưng lần này thay vì năm lần bạn hãy đọc mười lần. Nếu bạn thấy khó khăn quá trong việc đọc một từ đặc biệt nào đó, hãy đọc kéo dài từng phụ âm có thể kéo dài được bao gồm cả phụ âm đứng giữa hay nằm ở cuối từ.

Tham khảo

HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997KEHOE, Thomas David, Speech Motor Repatterning for Stutters, Casa Futura Technologies, http://www.casafuturatech.com/KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm

Trang 42

Page 43: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 11: Luy n T p M i Ngàyậ ệ ậ ỗ

Những bài tập trước dạy bạn làm thế nào để:- thư giãn trực tràng của bạn- thở bằng bụng- dùng kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng- phát âm- nói một cách khác thường mà chúng ta gọi là lối phát âm hữu thanh- dùng sức để củng cố đường truyền thần kinh làm gia tăng khả năng nói

trôi chảy

Sự thư giãn trực tràng, hít thở bằng bụng, kỹ thuật điều hơi, khởi đầu nhẹ nhàng, phát âm và lối nói toàn âm hữu thanh là những yếu tố then chốt để kiểm soát Valsalva và tật nói lắp. Chúng ta sẽ kết hợp bốn bài tập này vào bài luyện tập mỗi ngày này. Những kỹ thuật được khai triển trong bài tập số 10 (Kỹ thuật Demothenes) cũng sẽ được đề cập đến trong bài tập này.

Bài tập buổi sáng và buổi tối

Bạn sẽ thấy có hai bài luyện tập mỗi ngày:

1) Bài tập buổi sáng được thực hiện vào mỗi buổi sáng trước khi bạn bắt đầu một ngày mới.

2) Bài tập buổi tối được thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi bạn dùng cơm tối hay lên giường ngủ.

Bài tập buổi sáng chú trọng vào việc làm thư giãn hệ thống Valsalva, sự phát âm, kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng. Dĩ nhiên, bài tập này sẽ mang lại nhiều hiệu quả ích lợi trong thời gian dài nhưng nó chỉ đạt được một mục đích nhất thời, vì nó được thiết kế đặc biệt để giúp cơ quan phát âm của bạn sẵn sàng để nói lưu loát suốt cả ngày.

Bài tập buổi tối nhấn mạnh vào kỹ thuật Demothenes. Mục đích chính yếu của bài tập này là củng cố những đường truyền để gia tăng việc nói trôi chảy. Nó nhắm vào việc cải thiện việc nói trôi chảy của bạn trong thời gian dài.

Dĩ nhiên là nếu bạn làm ca đêm, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi làm bài tập buổi sáng vào buổi tối trước khi bạn đi làm và làm bài tập buổi tối vào buổi sáng khi bạn đã trở về nhà.

Trang 43

Page 44: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Cũng vậy, nếu người hàng xóm của bạn mời bạn đến dự buổi tiệc nướng vào lúc 8 giờ tối, bạn nên thực hành bài tập tương tự như bài tập buổi sáng vào khoảng 6 giờ tối. Điều này sẽ đảm bảo cơ quan phát âm của bạn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nói lưu loát với người hàng xóm và những khách mời của người ấy suốt buổi tiệc.

Bài tập buổi sáng

1. Thư giãn chung (1 phút)

Hãy cử động chân tay, cơ mặt, xoay cổ, hả miệng và cử động quai hàm của bạn.

Nếu có thể, hãy cố ngáp. Điều này hầu như là cách tự nhiên nhất và hiệu quả nhất để làm thư giãn thân thể của bạn.

2. Thư giãn cơ trực tràng (1 phút)

Thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thư giãn tiệm tiến của Jacobson. Căng dần cơ trực tràng của bạn rồi sau đó giãn dần ra. Làm như thế năm hay sáu lần. Đừng quên cảm nhận sự thư giãn lan dần lên các cơ khác trong hệ thống cơ Valsalva.

3. Thở bằng bụng (1 phút)

Nhắm mắt và thở bằng bụng năm hay sáu lần. Thở với miệng hả rộng. Hãy đảm bảo rằng trực tràng và thanh quản của bạn vẫn thông thoáng trong khi thở. Hãy cảm nhận cảm giác thư giãn lan toả khắp hệ thống cơ Valsalva: bụng, ngực, thanh quản, lưỡi, hàm và môi. Hãy cảm nhận luồng hơi thoát ra tự do qua thanh quản của bạn. Bạn nhớ không được dùng sức để ép không khí ra ngoài. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra từ từ và nhẹ nhàng.

4. Kỹ thuật Demothenes (8 phút)

Lấy ra một tài liệu nào đó và chọn vài từ ngẫu nhiên. Nếu bạn có một dach sách các từ bạn sợ phải nói thì hãy luyện tập với nó. Bạn nên đọc mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và nhỏ giọng, năm lần tiếp theo với khởi đầu nhẹ nhàng nhưng tăng dần âm lượng lên và cuối cùng hết sức đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.

Hãy nhớ thở bằng bụng và để hơi thở thoát ra một chút trước khi đọc một từ. Hãy đọc kéo dài tất cả các nguyên âm. Nếu phụ âm đầu tiên có thể đọc kéo dài được thì hãy đọc kéo dài luôn phụ âm đó.

Trang 44

Page 45: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

5. Thư giãn trực tràng của bạn (1 phút)

(như bước 2)

6. Thở bằng bụng (1 phút)

(như bước 3)

7. Phát âm (3 phút)

Hít vào, thở ra vài giây rồi phát ra âm aaaaaaaa với khởi đầu nhẹ nhàng. Đảm bảo rằng bạn không dùng sức để tống không khí ra khỏi phổi. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra tự do. Đặt ngón tay lên cổ họng bạn để cảm nhận sự rung của dây thanh quản. Hãy cảm nhận sự rung này lan truyền khắp các cơ Valsalva. Hãy nhớ phương trình sau:

Hệ thống cơ Valsalva được thư giãn = phát âm = nói trôi chảy

Sau đó hít vào một lần nữa rồi phát ra âm aaaaaaaaaaaa. Làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x (gz), y và z.

8. Kiểu Nói Toàn Âm Hữu Thanh (7 phút)

Bây giờ, hãy lấy một tài liệu đọc nào đó và đọc lớn lên bằng cách thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Nên nhớ phải chú trọng vào quá trình phát âm bằng cách bắt đầu một câu hay một phần của câu qua việc phát ra âm aaaaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.

Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn vẫn thư giãn và thông thoáng. Hãy thở bằng bụng và tránh dùng sức để ép không khí ra từ phổi. Hãy để không khí thụ động thoát ra trước khi phát ra âm aaaaaaaa.

Lưu ý quan trọng: Khi bạn luyện tập kiểu nói này lần đầu tiên, chuyện bạn cảm thấy hơi căng thẳng là bình thường. Sau khi luyện tập cực lực, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thư giãn hơn.

Tuy nhiên, nếu lối nói này khiến bạn vẫn còn căng thẳng sau khi đã luyện tập hết sức, hãy dừng lại. Tôi khuyên bạn nên bỏ qua kiểu nói toàn âm hữu thanh này và bù lại cho bài tập này bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho bước 7 (phát âm).

9. Nói cách tự nhiên (7 phút)

Trang 45

Page 46: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bây giờ bạn sẽ dần dần thay đổi cách nói của bạn cho đến khi nó nghe tự nhiên hơn. Hãy chắc rằng bạn đang chú trọng vào việc phát âm. Cách tốt nhất để tập trung vào việc phát âm là bắt đầu một câu hay một phần của câu bằng cách phát ra âm aaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.

Không nên chú trọng vào những phụ âm vô thanh và hãy nhẹ nhàng đọc kéo dài nguyên âm. Hãy cố gắng ít ậm ừ trong khi bạn nói.

Hãy đặt ngón tay lên thanh quản của bạn. Nếu bạn cảm nhận thanh quản của bạn vẫn tiếp tục rung, điều đó có nghĩa là bạn đang phát âm đúng. Nếu bạn cứ duy trì cách nói như thế suốt cả ngày, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp.

Nếu bạn cảm thấy thanh quản của bạn ngừng rung khi bạn đọc một phụ âm vô thanh nào đó, điều này có nghĩa bạn phải tránh tập trung vào phụ âm vô thanh hơn và nhấn mạnh hơn vào các nguyên âm.

Trong khi đọc lớn tiếng, hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn đang thông thoáng và thư giãn. Hãy chắc rằng bạn đang thở bằng bụng, để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và từ miệng trước khi bạn bắt đầu nói.

Bài tập buổi tối

Bạn sẽ theo sự sắp đặt thời gian sau cho bài tập buổi tối. Xin xem chi tiết các bước khác nhau này trong bài tập buổi sáng.

1. Làm thư giãn chung (1 phút)

2. Thư giãn cơ trực tràng (1phut1)

3. Thở bằng bụng (1 phút)

4. Kỹ thuật Demosthenes (27 phút)

Cứ luyện tập suốt ngàyBạn phải luyện tập suốt ngày, bất cứ khi nào bạn có cơ hội hay cảm thấy cần phải luyện tập.

Quan trọng là bạn phải thư giãn trực tràng và thở bằng bụng mỗi khi bạn gặp những tình huống nói chuyện khó khăn. Sự thư giãn trực tràng và thở bằng bụng này là điều mà bạn cần phải làm mọi lúc mọi nơi.

Trang 46

Page 47: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Hãy thường xuyên kiểm tra trực tràng, bụng, thanh quản của bạn xem chúng có thông thoáng và thư giãn hay không. Hãy đảm bảo rằng bạn đang thở bằng bụng. Hãy tập trung vào việc phát âm luôn luôn.

Khi bạn nói, hãy chắc rằng bạn không dùng sức để ép không khí ra ngoài. Hãy để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và qua thanh quản của bạn.

Viết ra những từ đáng sợ

Mỗi ngày, bạn hãy mang theo giấy và viết và ghi lại những từ bạn gặp khó khăn khi nói. Bạn sẽ luyện tập những từ này trong những bài tập buổi sáng và buổi tối tiếp theo.

Hãy cho não của bạn nghỉ ngơi

Tôi khuyên bạn nên luyện tập những bài tập này mỗi ngày nhưng đồng thời tôi cũng khuyên bạn nên ngưng sự luyện tập này một hay hai tuần lễ rồi hãy bắt đầu lại. Có thể bạn thấy rằng khả năng nói trôi chảy của bạn sẽ gia tăng trong thời gian nghỉ ngơi ấy. Đó là do não bộ của bạn đã thụ động học kỹ thuật này.

Việc học thụ động không phải là điều đặc biệt để nói được lưu loát. Tôi đã để ý đến hiệu quả của việc học thụ động trong khi thực hành những bài tập lái xe. Tôi bắt đầu thực hành phân nửa bài tập lái xe rồi ngưng khoảng vài tháng. Khi tôi tiếp tục học tiếp, tôi để ý rằng tôi lái xe tốt hơn so với những tháng trước đây khi tôi đang học những bài học đó. Tôi đã thụ động học kỹ năng lái xe.

Bạn cũng có thể kinh nghiệm việc học thụ động trong khi học những kỹ năng khác nhau như chơi quần vợt, bơi lội…

Tôi không đề nghị bạn ngừng lại khi nào và trong bao lâu. Mỗi người mỗi khác nên đây là điều bạn phải tự khám phá ra cho chính mình. Nếu bạn thấy bạn không tiến bộ trong việc nói trôi chảy thì điều đó hàm ý rằng não của bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy thôi luyện tập những bài tập mỗi ngày này trong một thời gian để xem điều gì sẽ xảy ra.Cần mong đợi điều gì?

Như đã được đề cập trước đây, bạn không thể nói lưu loát chỉ trong vòng một đêm nhưng sẽ mất vài tuần lễ thậm chí vài tháng trước khi bạn kinh nghiệm được sự tiến bộ đáng kể.

Trong trường hợp của tôi, kết quả dễ nhận thấy đầu tiên đạt được là trong những tình huống nói chuyện mà tôi cảm thấy khó khăn nhất như tình huống tôi bị nói

Trang 47

Page 48: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

lắp hầu như 99%. Ví dụ như khi tôi ở trong văn phòng giám đốc. Sau vài ngày luyện tập, tôi thấy trong những tình huống như trên, tôi chỉ nói lắp khoảng 80%.

Tôi biết mình đã hiểu thấu về vấn đề nói lắp. Tôi biết cuộc chiến chống lại tật nói lắp không phải là không có hy vọng. Tôi biết rằng tật nói lắp cũng phản công lại và quả thật nó đã phản công tôi. Đôi khi tôi thấy mình nói lắp ngày càng tệ hơn nhưng rồi sau đó tôi nói tốt hơn. Nhưng trong thời gian dài, tật nói lắp đã bị khắc phục dần còn khả năng nói trôi chảy càng gia tăng. Hết tuần này sang tuần khác, tôi thấy mình ít bị nói lắp hơn khi nói chuyện với quản đốc cho đến cuối cùng tôi có thể nói với ông ấy một cách lưu loát và đầy tự tin.

Việc khắc phục tật nói lắp trong khi nói chuyện với giám đốc tương đối dễ dàng vì tôi có thời gian để thư giãn trực tràng và thở bằng bụng trước khi gõ cửa phòng của ông ta. Nói chung, việc khắc phục nói lắp trong những tình huống nói chuyện khó khăn mà bạn lường trước được thì khá dễ dàng hơn. Trong những tình huống như thế, bạn có vài phút để tập trung thư giãn hệ thống cơ Valsalva.

Việc khắc phục nói lắp sẽ khó khăn hơn nhiều trong những tình huống nói chuyện đột xuất. Giả sử bạn đang lắng nghe những người bạn đồng nghiệp của bạn đang nói chuyện với nhau, thình lình một trong số họ hỏi ý kiến của bạn. Bạn giật mình: bạn không có ý kiến rõ ràng nào cả và không biết phải nói gì. Họ đang chờ nghe ý kiến của bạn còn bạn rõ ràng không có thời gian để làm thư giãn trực tràng. Trong những tình huống như thế, thật khó khăn để kiểm soát sự nói lắp nhưng bạn dần sẽ lấy lại bình tĩnh và cuối cùng sẽ có thể nó trôi chảy trong mọi tình huống.

Hãy lập danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn

Tôi đề nghị bạn nên lập một danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn mà bạn thường gặp. Ví dụ, như khi nói chuyện với giám đốc của bạn, mua bánh mì tại cửa tiệm bánh hay mua thuốc aspirin tại tiệm thuốc tây, hẹn hò, hỏi thăm đường, nói chuyện với ba mẹ, nói tên bạn, nói chuyện trên điện thoại, kể đến cao trào của một câu chuyện đùa…

Hãy cố gắng liệt kê từng tình huống nói chuyện một. Nếu nói chuyện trên điện thoại là nan đề của bạn, mỗi ngày hãy gọi đến vài số điện thoại không tính cước và hỏi thăm vài thông tin theo thường lệ nào đó. Hãy làm điều này cho đến khi việc nói chuyện trên điện thoại không còn là nan đề đối với bạn nữa.

Một khi một tình huống nào đó được kiểm soát, bạn có thể ăn mừng về điều này. Tuy bạn chưa chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến với nói lắp nhưng

Trang 48

Page 49: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

bạn đã đánh thắng trận đầu tiên. Bây giờ bạn đã tự tin rằng bạn cũng có thể đánh những trận khác cho đến khi bạn hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.

Tham khảo

HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm

Trang 49

Page 50: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 12: L ng Nghe Ngậ ắ ư i Khácờ

Không ai nói trôi chảy 100%

Theo thống kê, số người nói lắp chiếm khoảng 1% dân số. Điều này có nghĩa là 1% dân số bị nói lắp còn 99% dân số còn lại đều hoàn toàn nói lưu loát hết phải không? Là người nói lắp, bạn có thể nghĩ điều đó đúng nhưng thật tế không hoàn toàn như thế.

Hãy chăm chú lắng nghe người khác đương khi họ nói, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng rất ít người hoàn toàn nói trôi chảy. Thật tế cho thấy chúng ta có thể quả quyết cách chắc chắn rằng không ai trên thế giới này hoàn toàn nói lưu loát 100% suốt 100% khoảng thời gian sống. Hầu hết mọi người đều hơi nói lắp mỗi khi họ mở miệng; nhưng họ chỉ nói lắp ở mức độ không đáng kể đến nỗi chẳng ai để ý đến nhưng sự thật là họ có nói lắp.

Trong vài trường hợp, nó có thể không phải là nói lắp nhưng chỉ là một hình thức nào đó của việc nói không suôn sẻ. Một người có thể gặp khó khăn trong việc tìm một từ thích hợp nên sẽ nói “ừm, ừm” trong một chốc. Hoặc người đó có thể bắt đầu nói âm tiết đầu tiên của từ rồi chợt nhận ra từ đó không thích hợp nên liền ngừng lại, ậm ừ rồi bắt đầu nói lại cả câu với từ thích hợp hơn. Dầu đó có thật là nói lắp hay không thì họ cũng gặp vấn đề làm sao để nói trôi chảy như bạn mà thôi, chỉ có điều là nhẹ hơn.

Những hình thức nói không lưu loát này thường không ai để ý vì chúng quá bình thường.

Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

1) Bạn không phải là người nói lắp sống trong một cộng đồng nói lưu loát hoàn toàn. Bạn là một người nói lắp nặng sống trong một cộng đồng nói lắp nhẹ. Tôi không chắc rằng tin tức này sẽ giúp bạn cảm thấy vui nhưng ít ra nó cũng giúp bạn cảm thấy khá hơn một chút về chính bản thân!

2) Khi một người nói lắp quyết định khắc phục tật nói lắp, lẽ dĩ nhiên mục tiêu của người là phải nói trôi chảy 100%. Tôi thiết nghĩ rằng bây giờ bạn đã hiểu bạn không thể nào đạt được mục tiêu này. Thậm chí người được xem là không nói lắp cũng không thể đạt được mục tiêu không tưởng ấy.

3) Hiểu được điều này là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn không thiết lập mục tiêu mà bạn không thể với tới. Một người nói lắp nếu không hiểu rằng không

Trang 50

Page 51: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Mục tiêu của bạn là giảm nói lắp đến mức độ chấp nhận được chứ không phải loại bỏ hoàn toàn tật nói lắp.

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

thể nào người ấy có thể nói lưu loát 100% thì luôn có ấn tượng rằng mình đã thất bại trong việc nỗ lực khắc phục tật nói lắp mỗi khi người chỉ hơi nói lắp.

Nếu mục tiêu của bạn là nói trôi chảy 100% thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Mục tiêu của bạn là phải trở thành người hơi nói lắp. Mục tiêu của bạn nên là nói lắp một ít như những người bình thường khác. Thậm chí nếu bạn nói lắp nhiều hơn người bình thường một chút thì cũng chẳng ai để ý.

4) Việc nhận ra mọi người đều nói lắp nhẹ sẽ thay đổi nhận thức của bạn về nói lắp. Nếu bạn chỉ hơi nói lắp, bạn biết rằng điều đó không hề gì vì mọi người đều nói lắp ở mức độ không đáng kể. Nếu bạn bị nói lắp nặng, bạn biết rằng điều đó cũng không quá kinh khủng vì mọi người đều nói lắp. Bạn chỉ hơi nói lắp hơn người khác thôi. Bây giờ bạn biết rằng nói lắp là căn bệnh ảnh hưởng hầu như tất cả mọi người. Nó chỉ tác động lên bạn nhiều hơn người khác một chút.

Hãy ghi nhớ

Tham khảo

KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.Stuttering Foundation: Transfer and maintenance. 1982

Bài t p 13: B n Không Cô Đ nậ ạ ơ

Tại sao lại là tôi?

Bạn là người nói lắp và bạn cảm thấy tật nói lắp của mình đang huỷ hoại cuộc đời bạn. Bạn có thể nghĩ: “Tại sao lại là tôi? Tại sao tôi lại nói lắp còn những người khác thì không? Tại sao họ có mọi thứ hạnh phúc còn tôi thì đang chịu tật nói lắp huỷ hoại cuộc đời mình? TẠI SAO?”

Thật không vui vẻ chút nào khi phải là người bị nói lắp. Nhưng bạn có nghĩ rằng người khác thật sự có mọi thứ đem đến cho họ một cuộc sống hoàn hảo và hạnh phúc không? Bạn đang than phiền về tật nói lắp của mình nhưng bạn có chắc rằng những người khác không có gì để than phiền không? Không có gì tệ hại hơn việc nói lắp sao? Bạn có chắc họ không có những gánh nặng vô hình nào đó mà họ phải mang theo bất cứ nơi nào họ đi không?

Trang 51

Page 52: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Hãy nhìn người khác khi bạn đi trên đường

Lần sau khi bạn đi ra phố, hãy chú tâm nhìn những người đi đường khác. Như bạn đã biết, con người có nhiều “hình dáng, kích cỡ và màu da” khác nhau. Phần lớn chúng ta không hài lòng về hình dáng, kích cỡ hay màu da của mình. Người tóc đen luôn ao ước họ có mái tóc vàng còn người tóc vàng lại ao ước họ có mái tóc đen. Hầu hết chúng ta muốn cái mũi của mình dài hơn hoặc ngắn hơn một chút hay tai của mình nhỏ hơn hoặc to hơn một chút. Chúng ta cũng ao ước mình lùn hơn hoặc cao hơn, gầy hơn hoặc mập hơn…

Khi bạn bách bộ trên phố, hãy nhìn thật kỹ từng người bước đi theo hướng ngược lại. Hãy cố đoán tại sao những người này không mấy vui vẻ về bản thân. Hãy cố gắng khám phá từng chi tiết nhỏ có thể đánh tan sự nhận thức họ có về chính mình.

Bây giờ cứ tiếp tục rảo bước cho đến khi bạn tình cờ gặp một người hoàn hảo: đẹp đẽ và tự tin… Tôi cá là bạn phải bước đi hàng dặm mới gặp được người hoàn hảo như vậy! Rồi bạn hãy quan sát thật kĩ người này. Bạn có chắc rằng người ấy nghĩ về mình như là một người hoàn hảo không? Có thể bạn không thấy hết từng chi tiết nhỏ, những chi tiết mà người đó chỉ thấy được khi nhìn chính mình qua gương soi. Hoặc có thể cuộc đời người đó bị huỷ hoại vì những căn bệnh không thấy được nào đó. Hoặc có thể người này bề ngoài rất vui mừng và tự tin nhưng thật tế người đang khóc thầm trong lòng vì cái chết của người thân yêu nào đó. Hoặc có thể đời sống tình cảm của người đó hoàn toàn là một thảm hoạ. Hay…

Tôi hy vọng rằng bạn hiểu mục đích của bài tập này không phải là xấu xa và để cười nhạo người khác khi bạn bước xuống phố. Bạn nên làm bài tập này với lòng thương xót. Thật sự mỗi người bạn thấy trên đường đều là những người tuyệt vời (dĩ nhiên ngoại trừ thểu số tội phạm đáng chú ý mà cảnh sát chưa bắt được hết cũng đi cùng với bạn trên đường). Phải, dầu họ không hoàn hảo nhưng họ là những tạo vật tuyệt vời! Hầu hết họ đều giống bạn, mang trên mình những gánh nặng vô hình hay hữu hình nào đó. Trong trường hợp của bạn, gánh nặng này là nói lắp. Trong trường hợp của họ, gánh nặng này là một thứ gì khác và tôi không chắc bạn có muốn đổi gánh nặng của bạn để lấy gánh nặng của họ không. Ấy hẳn không phải là ý tưởng hay ho gì.

Thật vậy, cuộc sống thì rất khó khăn trên hành tinh này, nhưng tất cả những con người tuyệt vời đang bước đi trên đường ấy đã làm hết sức mình. Họ nỗ lực để tồn tại. Họ làm việc cực lực để cải thiện đời sống của gia đình. Tất cả họ đều muốn trở nên những người cha, người mẹ, những người con hay người chồng, người vợ, người yêu hoàn hảo. Họ có thành công không? Có thể là không

Trang 52

Page 53: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

nhưng họ ước gì mình có thể và họ đã cố gắng hết sức. Họ có thể vượt qua mọi loại thử thách nhưng họ cứ tiếp tục tranh chiến và nỗ lực hết mình.

Không ai là toàn hảo và bạn cũng không là ngoại lệ. Bạn nên nhận thấy rằng bạn là một người bất toàn sống trong một thế giới bất toàn với dân số trên 5 tỉ người này. Bạn không đơn độc. Bạn cũng giống như những người khác trên hành tinh này: bạn cố gắng hết sức để sống hạnh phúc với những người thân và bạn bè của mình. Và tật nói lắp của bạn không phải là vấn đề nhỏ ngăn bạn đạt được mục đích đó. Hầu hết chúng ta đều sống vui vẻ mặc cho những nan đề xảy ra. Bạn cũng có thể sống hạnh phúc dầu bị nói lắp. (Chưa kể đến sự thật là nếu bạn đọc quyển sách này thì bạn có thể thành công trong việc khắc phục tật nói lắp trong những tuần lễ hay những tháng sắp tới…)

Hãy làm hết sức và chúc bạn may mắn!

Trang 53

Page 54: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 15: Th a Nh n T t Nói L p C a B nậ ừ ậ ậ ắ ủ ạ

Thừa nhận tật nói lắp của bản thân là bước chính để nói trôi chảy.

Nhiều người xấu hổ với tật nói lắp của mình. Họ có cảm giác những người khác sẽ xem việc họ nói không lưu loát như là bằng chứng chứng tỏ họ là người vô giá trị. Họ tin rằng tật nói lắp của họ sẽ khiến người khác nghĩ họ đang mắc phải căn bệnh thần kinh nào đó.

Cảm giác xấu hổ này có thể quá rợp ngợp đến nỗi nhiều người bị nói lắp ra vẻ họ thật sự không nói lắp. Lấy ví dụ như bạn có thể tránh đối diện với sự thật bằng cách giả vờ cho rằng người nghe của bạn không hiểu điều bạn nói không phải vì bạn nói lắp cách tệ hại mà vì những tiếng ồn xung quanh hay vì tai người ấy bị nghễnh ngãng.

Bạn hầu như tránh đối diện với thực tế vì bạn muốn bảo vệ lòng tự trọng dễ chạm tự ái của bạn. Sự tự lừa dối ấy có thể có hiệu quả trong chốc lát nhưng sớm muộn gì bạn cũng phải đối diện với sự thật: bạn là người nói lắp.

Thật vô ích khi làm ra vẻ mình không bị nói lắp. Chẳng có gì phải xấu hổ về điều đó. Nói lắp chỉ là một cách nói khác thường và lạ lẫm, nhưng không có nghĩa bạn là người vô giá trị hay bị điên khùng. Bạn có thể yên trí rằng người khác sẽ không nhận thấy việc nói lắp là một bằng chứng chứng tỏ bạn vô dụng hay ngu ngốc. Họ hiểu nói lắp chỉ là một cách nói xa lạ và không bình thường.

Hãy chân thật với chính bản thân và chấp nhận sự thật rằng bạn là người nói lắp. Hãy nói với những người thân và bạn bè của mình về vấn đề nói lắp của bạn. Hãy cho họ biết bạn cảm thấy thế nào về nói lắp và hỏi họ xem họ nghĩ thế nào về điều này. Đối với hầu hết người không bị nói lắp thì tật nói lắp là một điều bí ẩn và có thể họ sẽ cảm thấy vui khi nói với bạn về hiện tượng lạ lùng này. Hãy giải thích cho họ hiểu hiệu ứng Valsalva là gì, nó cản trở việc nói và gây ra nói lắp ra sao.

Một khi bạn thừa nhận bạn bị nói lắp và chia sẻ cảm giác của bạn với bạn bè và người thân về tật nói lắp của mình, bạn có thể dễ dàng nhìn một cách khách quan về lời nói của mình và học được nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể khách quan theo dõi sự tiến bộ của mình khi bạn bắt đầu thực hành những bài tập trong quyển sách này.

Bạn cũng có thể xem việc nói lắp không chỉ là vấn đề của riêng bạn và điều này sẽ tạo nên hiệu quả tích cực trong việc khắc phục tật nói lắp. Bạn sẽ ít lo lắng

Trang 54

Page 55: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

hơn về việc bạn có thể sẽ nói lắp và do đó bạn sẽ không dễ dàng mắc phải hiệu ứng Valsalva trong khi nói. Và nếu bạn bị nói lắp, thì điều này tuyệt nhiên không gây ra hậu quả nguy hại nào đến lòng tự trọng của bạn. Bạn biết bạn là người nói lắp và bạn đã thừa nhận điều đó.

Hãy thừa nhận tất cả những yếu tố trong Tảng Băng Trôi Nói Lắp.

Thừa nhận việc nói không suôn sẻ của bạn thôi chưa đủ. Bạn cũng nên thừa nhận mỗi một yếu tố trong tảng băng trôi nói lắp. Một khi bạn thừa nhận những yếu tố khác nhau trong tảng băng trôi này, bạn sẽ dễ dàng xử lý chúng và thay thế chúng bằng những phần tương ứng trong tảng băng trôi nói trôi chảy.

Bạn nên thừa nhận những yếu tố trong tảng băng trôi nói lắp cách chân thật. Mọi cách cư xử, cảm giác và nhận thức liên quan đến nói lắp đều không chứng minh bạn là người vô giá trị. Chỉ đơn giản quan sát chúng cách chân thành và thừa nhận chúng theo như bản chất của chúng.

1. Căng c ơ trong hệ thống Valsalva

Hãy luôn ý thức rằng bạn hay có xu hướng căng cơ trong hệ thống Valsalva.

2. Những kiểu thở khác th ư ờng

Thật vô ích khi giả vờ như không có điều gì khác thường xảy ra khi bạn tình cờ nói mà không có hơi nào ra từ phổi hoặc khi bạn cố gắng vừa nói vừa hít hơi vào. Không có gì phải xấu hổ về điều này và bạn sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề nếu bạn công khai thừa nhận với chính mình rằng bạn thỉnh thoảng cũng gặp khó khăn trong việc vừa thở vừa nói.

3. Sử dụng từ đệmHãy thừa nhận đôi khi bạn cũng dùng những từ đệm. Đừng làm ra vẻ những lời vô nghĩa này không cần thiết và không làm cho lời nói của bạn dễ hiểu hơn.

4. Xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực

Hãy để ý những xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực của bạn. Thật khó khăn để loại trừ chúng nếu bạn không thừa nhận sự tồn tại của chúng. Hãy lưu ý cách chúng làm ngăn trở lời nói của bạn.

5. Nỗi sợ những tình huống nói chuyện đặc biệt

Hãy thừa nhận rằng đôi khi bạn cũng sợ những tình huống nói chuyện nào đó. Hãy quan sát bạn cảm thấy thế nào mỗi khi bạn phải gọi điện thoại, nói chuyện

Trang 55

Page 56: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

với quản lý, nói chuyện với cảnh sát… Hãy thừa nhận nỗi sợ hãi của bạn và đừng để nó ngăn trở bạn nói chuyện.

6. Kìm nén không nói

Đừng giả vờ bạn không kìm nén nếu bạn đang kìm nén. Hãy thừa nhận bạn cảm thấy không thoải mái như mong muốn và đôi khi bạn ra vẻ mình không có gì để nói vì muốn tránh nói chuyện.

7. Kỹ thuật nói tránh

Hãy quan sát cẩn thận cách bạn áp dụng những biện pháp nói tránh. Hãy thừa nhận bạn cũng thường dùng những từ thay thế.

8. Tránh nhìn đối ph ươ ng

Thừa nhận rằng bạn gặp khó khăn hơn người khác khi không nhìn vào người đối diện.

9. Xu h ư ớng đứng bất động

Hãy để ý bạn thường bị tê liệt vì nỗi sợ nói lắp như thế nào và điều này ngăn trở bạn dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ lời nói ra sao.

10. Nói nhỏ

Hãy để ý bạn thường nói nhỏ vì bạn không muốn quá nhiều người biết bạn đang nói lắp.

11. Những ngăn trở đối với sự thay đổi

Hãy thừa nhận rằng tiềm thức của bạn không sẵn sàng để thay đổi và điều này có thể làm cản trở sự tiến bộ của bạn.

Công khai nói lắp

Đừng làm ra vẻ bạn là một người nói chuyện cách bình thường. Không nên cố gắng che đậy sự nói lắp của bạn. Nếu bạn cố gắng giấu việc bạn bị nói lắp, bạn sẽ tự làm mình bị căng thẳng và sẽ dễ nói lắp hơn. Thay vào đó, bạn nên công khai nói lắp và đừng xấu hổ.

Không nên điều chỉnh chính mình theo cách nói quá thận trọng

Trang 56

Page 57: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Theo truyền thống, tiếng Anh có hai từ để mô tả tình trạng của bạn: ‘stutterer’ (nói lắp - chủ yếu được dùng ở Mỹ, Ca-na-đa, Úc…) và ‘stammerer’ (nói lắp - chủ yếu được dùng ở Anh, Ai-len, Ấn Độ…)

Những người chủ trương dùng phải thuật ngữ cách thận trọng đã nghĩ rằng việc tạo ra một từ thứ ba: PWS, một từ viết tắt nhẹ nhàng ám chỉ người nói lắp (“Person Who Stutters” hoặc “Person Who Stammers”) là hoàn toàn cần thiết. Nhiều người ngày nay nghĩ rằng tạo ra những từ mới hoặc ghép ý nghĩa của những từ đang tồn tại có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề… Tôi nghĩ việc ấy chỉ khiến vấn đề được nói ra khó hiểu hơn. Lần đầu tiên khi tôi gặp chữ ‘PWS’, tôi phải mất cả phút mới hiểu rằng nó có nghĩa là người nói lắp. Phương tiện truyền thông bây giờ dùng quá nhiều thuật ngữ thận trọng đến nỗi đôi khi tôi không hiểu người phát thanh viên trên đài đang nói về điều gì…

Dù sao đi nữa, xin đừng nói theo kiểu cách quá thận trọng. Bạn không phải là một PWS.

Bạn là STUTTERER, người nói lắp.

Bạn là STAMMERER, người nói lắp.

Hãy đối diện với nó!

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 57

Page 58: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 16: Hành X Nhậ ử ư Ngư i Không B Nói L pờ ị ắ

Tôi tin chắc rằng khi bạn xếp hàng tại cửa tiệm bánh, bạn không ngừng nói với chính mình “Tôi muốn mua một cái bánh rán… Tôi muốn mua một cái bánh rán… Tôi muốn mua một cái bánh rán.” Nếu hàng người đang xếp đủ dài, có thể bạn sẽ lập lại câu nói này đến hàng trăm lần. Hoặc có lẽ bạn nghĩ rằng liệu bạn nên nói: “Tôi muốn một cái bánh rán” hay là nói “Tôi muốn mua một cái bánh rán.” “Tôi muốn một cái bánh rán” là câu nói ngắn hơn nên bạn ít bị nói lắp hơn. Mặt khác, “Tôi muốn mua một cái bánh rán” có một từ đệm trước từ “bánh rán” đáng sợ. Do đó điều này sẽ giúp bạn khởi đầu nói dễ dàng hơn và nhanh chóng nói đến từ bánh rán.

Những người đứng xếp hàng khác

Còn những người đứng xếp hàng khác thì sao? Bạn có nghĩ rằng họ cứ lập lại với chính mình câu nói “Tôi muốn một cái bánh táo” hay “Tôi muốn một ổ bánh mì” không? Bạn có nghĩ họ đang nghĩ làm thế nào để diễn đạt lời yêu cầu của họ không? Dĩ nhiên là không! Một người không bị nói lắp sẽ không nghĩ làm thế nào để gọi món ăn cho đến chừng vài giây trước khi người mở miệng gọi. Cùng lúc đó, trong khi xếp hàng, người cứ để tâm trí mình suy nghĩ miên man. Có thể người nghĩ về kì nghỉ thú vị vừa qua, về một cuộc hẹn mới, hoặc về một nhãn hiệu xe mới mà người muốn mua. Hoặc có thể người lo lắng cho đứa con trai của mình có thể hút cần sa hay đứa con gái có thể có thai, hoặc cũng có thể người đang nghĩ về việc thủ tướng Mỹ sẽ giải quyết những vấn đề ngoại giao như thế nào.

Đó là cách bạn nên hành xử. Hãy quyết định bạn muốn gì trước khi vào tiệm bánh và hãy quên việc đó đi trong khi bạn xếp hàng. Nếu bạn biết bạn muốn gì, bạn có thể nói trơn tru mà không cần nhẩm trước hàng trăm lần. Bộ não của bạn rất tuyệt vời, nó chỉ cần vài phần triệu của giây là có thể tìm ra cách làm thế nào để diễn đạt những điều bạn muốn nói.

Khi nhẩm trước nhiều lần hoặc suy nghĩ rất lung về cách bạn sẽ gọi thức ăn, bạn sẽ tự làm mình bị căng thẳng. Và nên nhớ là bạn càng căng thẳng bao nhiêu, bạn càng dễ dàng “rặn” từng chữ kiểu Valsalva và bị nói lắp bấy nhiêu.

Hãy nói chậm rãi trước khi bạn bị áp lực

Trang 58

Page 59: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Khi một người nói lắp bị áp lực, người ấy có xu hướng nói nhanh hơn. Vì nói nhanh hơn nên người tự làm mình bị căng thẳng và điều này càng gia tăng khả năng nói lắp.

Khi người không bị nói lắp bị áp lực, người làm điều ngược lại: người nói chậm rãi. Giảm tốc độ nói sẽ gây nên hiệu quả thư giãn. Bạn có thể cần thời gian để tập trung tư tưởng.

Một lần nữa, bạn nên cố gắng cư xử như người không bị nói lắp. Áp lực càng cao, bạn càng nên nói chậm. Khi bạn nói chậm, hãy cố gắng tận hưởng cảm giác thư giãn của từng lời từ từ phát ra từ miệng bạn.

Tham Khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002

Trang 59

Page 60: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 17: Nói Tr c G ngậ ướ ươ

Hẳn bạn biết rằng người nói lắp sẽ không bị nói lắp khi họ ở một mình và nói lớn tiếng với chính mình hay nói với thú vật. Nói lắp chỉ xảy ra khi có sự hiện diện của người khác.

Bạn có thể giả vờ như có sự hiện diện của người khác khi đứng nói trước gương.

Ngoài gương ra, bạn cũng có thể dùng máy ghi âm hay máy quay. Thoạt tiên, việc ngắm mình hay lắng nghe chính mình không phải là kinh nghiệm dễ chịu gì nhưng bạn sẽ nhanh chóng quen dần với nó.

Bất cứ bạn chọn cách nào, nó sẽ giúp bạn dần quen với việc nói chuyện trước người khác. Nó sẽ giúp bạn không còn cảm giác lo lắng khi nói trước đám đông.

Tôi khuyên bạn nên đọc to vài tài liệu viết và dùng kỹ thuật “Điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng”. Hãy ghi nhớ từng câu hay từng phần của câu và nói lớn trong khi nhìn thẳng vào mắt mình qua gương.

Dĩ nhiên bạn có thể dùng gương với máy ghi âm hay máy quay trong bài luyện tập mỗi ngày (bài tập số 11) mà bạn thực hành vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối.

Trang 60

Page 61: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 18: Ti p Xúc B ng M tậ ế ằ ắ

Tầm quan trọng của việc tiếp xúc bằng mắt

Tránh tiếp xúc bằng mắt là một trong những yếu tố của phần không thấy được của hiện tượng nói lắp. Tránh tiếp xúc bằng mắt là phần chìm dưới mặt nước của tảng băng trôi nói lắp và điều quan trọng là bạn phải thay đổi cách cư xử này nếu muốn dần thoát khỏi tật nói lắp.

Tiếp xúc bằng mắt là một phương tiện giao tiếp không lời mạnh mẽ giữa hai người. Người nói lắp có xu hướng tránh nhìn vào mắt người khác có lẽ vì việc tiếp xúc bằng mắt chủ yếu truyền tải tình cảm và cảm xúc; người nói lắp có khuynh hướng che giấu cảm xúc của mình và muốn đè nén tình cảm của họ. Tiếp xúc mắt biểu lộ cảm giác thân mật, là điều mà người nói lắp cảm thấy ngượng ngùng và không thoả đáng. Hơn nữa, họ có khuynh hướng chủ động nhìn chỗ khác vì họ không muốn nhìn thấy phản ứng của người nghe khi họ lỡ nói lắp.

Dầu người nói lắp có xu hướng tránh tiếp xúc mắt, họ thỉnh thoảng cũng nhìn vào mắt người khác để biết người đó nghĩ gì hay cảm nhận gì. Do đó hầu như bạn thấy mình lúng túng thể nào khi nói chuyện với ai đó mà người đó đeo kiếng đen để giấu hoàn toàn cặp mắt của họ. Nó cũng khá giống như thể mình đang nói chuyện với một bức tường. Bạn không chắc về điều người ấy nghĩ hay cảm nhận. Thậm chí bạn cũng không chắc là người ấy đang thật sự lắng nghe bạn hay không. Người ấy có quan tâm đến những gì bạn nói hay người ấy đang cảm thấy ngán ngẩm trò chuyện với bạn? Người ấy có thương bạn hay không? Bạn có thể tin người ấy được không? Bây giờ bạn đã nhận ra thông tin bị tắc nghẽn như thế nào bởi cặp kính mát. Bạn cũng nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp xúc bằng mắt trong sự giao tiếp có hiệu quả.

Việc nhìn vào mắt người nghe có thể nói cho bạn biết nhiều về điều anh ấy hoặc cô ấy nghĩ hay cảm nhận. Nếu người ấy nhắm hờ mắt, điều đó có nghĩa người ấy cảm thấy thật khó khăn để theo dõi sự lập luận của bạn. Khi thấy như thế, bạn hiểu rằng bạn phải nói chậm lại và giải thích cẩn thận hơn điều bạn muốn nói. Nếu mắt người ấy mở to tròn xoe thì điều này hàm ý người ấy giật mình ngạc nhiên. Nếu đây là những gì bạn đang tìm kiếm thì bạn biết bạn đã đạt được điều đó rồi. Nếu không, bạn biết rằng bạn phải giải thích quan điểm của bạn cách chi tiết hơn. Việc nhìn vào mắt của người nghe cũng có thể giúp bạn khám phá ra liệu người này có đáng tin hay không, có lưu tâm đến người khác hay không.

Trang 61

Page 62: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Luyện tập nhìn thẳng vào mắt của người nghe

Trong những ngày tới, bạn thử nhìn vào mắt của người nghe càng nhiều càng tốt mỗi khi bạn trò chuyện với ai đó. Thoạt đầu, việc tiếp xúc mắt này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và mắt bạn chắc hẳn “muốn tránh né” và nhìn vào “thứ gì đó ít gây ra cảm xúc” hơn như là mũi, miệng hay cà vạt của người nghe. Hoặc có thể mắt bạn sẽ tập trung vào đồ đạc nào đó hơn.

Cảm giác đầu tiên của bạn là không thể nào nhìn lâu hơn nửa giây. Mỗi khi nhìn, hãy ráng nhìn lâu hơn như thế. Tôi nhớ sau hai ngày thực hành tiếp xúc mắt, cuối cùng tôi cũng nhìn lâu khoảng 15 phút khi nói chuyện với đồng nghiệp. Phải, những mười lăm phút… Trước đó, tôi chưa từng nghĩ mình có thể làm được điều đó hay mình đáng phải làm điều đó. Dường như việc ấy không là thử thách gì nhiều cho đồng nghiệp của tôi nhưng khi cuộc trò chuyện kết thúc, tôi cảm thấy chóng mặt và kiệt sức. Tôi cảm thấy choáng bởi cảm giác lạ lẫm khi mắt mình cứ dán chặt vào mắt của người đó. Suốt 15 phút, tôi không thấy gì ngoài hai con ngươi của người đó; tôi cũng không nghe gì ngoài cuộc trò chuyện của chúng tôi. Những đồng nghiệp khác cứ qua lại và nói chuyện xung quanh cứ như họ không tồn tại.

Tại sao những người bạn của tôi tránh tiếp xúc mắt?

Khi lần đầu bạn cố duy trì tiếp xúc mắt, bạn hầu như thấy những người bạn không biết thường tránh nhìn mắt bạn. Mặt khác, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bạn bè hay người thân của bạn cứ tránh nhìn vào mắt bạn. Thoạt đầu bạn có thể xem điều này như là bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc mắt không thoả đáng lắm; bạn có thể tự hỏi rằng người ta sẽ nghĩ gì về bạn khi bạn cứ nhìn chăm vào mắt họ. Có thể họ nghĩ bạn đang có vấn đề khi nhìn như vậy. Bạn sẽ bắt đầu lo lắng rằng bài tập này sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn đang mắc phải căn bệnh thần kinh nào đó. Đừng lo lắng về chuyện đó, cứ tiếp tục luyện tập. Bạn sẽ thấy ngày qua ngày bạn bè và người thân của bạn sẽ dần thôi không tránh tiếp xúc mắt với bạn nữa. Thật sự lý do ban đầu họ tránh tiếp xúc mắt với bạn là vì họ hoặc vô tình hoặc cố ý biết rằng bạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp xúc mắt nên họ chọn tránh làm bạn ngượng ngùng qua việc nhìn thẳng vào mắt bạn.

Rồi một lần nữa, họ lại bắt chước cách cư xử của bạn. Con người là sinh vật xã hội và có xu hướng bắt chước cách cư xử của những người xung quanh cách mạnh mẽ. Tôi để ý thấy những du khách nước ngoài có xu hướng bắt chước hành vi của những người dân địa phương. Ví dụ như ở Luân Đôn, người ta thường đi bộ về phía bên phải của lề đường và những du khách nước ngoài cũng nhanh chóng bắt chước họ đi như thế. Trong những đất nước mà người đi bộ đi tự do, không theo lề luật và thỉnh thoảng đứng ngay giữa đường gây ra “ách tắc giao thông” thì những du khách nước ngoài cũng có xu hướng đi tương tự dù họ

Trang 62

Page 63: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

đến từ đất nước tuân theo pháp luật nhất. Họ cũng không do dự làm nghẽn đường đi trong khi cố gắng tìm đường để đi. Điều buồn cười là dân địa phương cuối cùng cũng đổ thừa cho những du khách ngu ngốc này làm ách tắc đường đi của họ…

Khi bạn cứ giữ tiếp xúc bằng mắt, bạn bè và người thân của bạn sẽ dần chú ý sự thay đổi trong cách cư xử của bạn và họ dần sẽ bắt chước bạn và giữ tiếp xúc bằng mắt với bạn.

Ngày qua ngày, việc tiếp xúc bằng mắt này dường như trở nên tự nhiên hơn và bạn cứ luyện tập cho đến khi nó hoàn toàn tự nhiên và không gò bó.

Hãy nhìn vào mắt người đối diện trước khi bạn bắt đầu nói

Trước khi bạn nói chuyện với ai đó, hãy nhìn thẳng vào mắt của người đó trong vài giây. Qua việc nhìn thẳng vào mắt của người nghe, bạn sẽ tạo nên một sự liên kết không lời trong giao tiếp. Bạn sẽ biết người khác có sẵn lòng lắng nghe bạn và chờ bạn nói chuyện với họ hay không. Bạn sẽ biết bạn không cần phải vội vã và sẽ cảm thấy thoải mái hơn với người nghe của mình.

Giữ tiếp xúc bằng mắt trong khi bị nói lắp

Điều quan trọng là hãy cứ tiếp xúc bằng mắt trong khi bị nói lắp. Khi một người nói lắp cảm thấy có cái gì đó ngăn trở việc nói sắp xảy ra, họ có khuynh hướng tự nhiên là nhìn đi chỗ khác để tránh nhìn thấy phản ứng của người nghe. Bạn nên kháng cự lại sự thôi thúc này và cứ nhìn vào người đối diện luôn ngay cả bạn vẫn gặp khó khăn trong việc rất lâu mới nói ra một từ. Dường như bạn chẳng cảm thấy dễ chịu chút nào khi đọc thấy sự bối rối trên gương mặt của người nghe nhưng bạn nên biết rằng người nghe của bạn sẽ càng bối rối hơn nếu bạn nhìn đi chỗ khác.

Khi nói với nhiều người

Khi bạn chỉ nói chuyện với một người, bạn nên nhìn vào mắt họ càng thường xuyên càng tốt. Bạn nên chỉ nhìn vào mắt họ. Khi nói chuyện với một nhóm người, bạn nên nhìn từng người trong vài giây. Giả sử bạn đang nói chuyện với Bob, John và Jane. Hãy bắt đầu nhìn Bob trong vài giây, sau đó nhìn vào mắt của John rồi vài giây sau nhìn vào Jane.

Bạn cũng nên điều chỉnh lượng thời gian thích hợp để nhìn vào người khác tuỳ theo từng tình huống. Lấy ví dụ nếu câu chuyện xoay quanh John, bạn nên dành nhiều thời gian để mắt vào John và chỉ cần nhìn lướt qua Bob hay Jane để xem họ cảm thấy thế nào về điều bạn đang nói. Nếu bạn thấy Jane tỏ ra bất đồng dữ

Trang 63

Page 64: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

dội về điều bạn nói, bạn nên dời sự tập trung của câu chuyện qua Jane và giữ tiếp xúc bằng mắt với cô ấy trong khoảng thời gian lâu hơn và cứ liên tục kiểm tra xem cảm xúc của Bob và John ra sao qua việc liếc nhanh mắt của họ.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992

Trang 64

Page 65: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 20: Nói B ng C Thân Thậ ằ ả ể

Tầm Quan Trọng của Ngôn Ngữ Cử Chỉ

Bài tập này cũng khá giống với bài tập trước nhưng nhấn mạnh thêm về phần kỹ thuật. Trong bài tập trước, bạn rèn luyện cử động thân thể trong khi nói để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong môi trường giao tiếp của bạn. Bạn cũng đã thấy rằng việc cử động thân thể có thể thu hút sự chú ý của người nghe ra sao.

Bây giờ bạn sẽ biết làm thế nào việc cử động thân thể có thể thật sự truyền tải ý nghĩa và làm cho sự giao tiếp có hiệu quả và thú vị hơn. Quả thật, lời nói không phải là phương tiện duy nhất làm cho người ta hiểu bạn được.

Trong vài tình huống, ngôn ngữ cử chỉ có thể thay thế sự truyền thông bằng lời nói: lắc đầu có nghĩa là “Không” hay “Tôi không đồng ý.” Cứ gật đầu liên tục có nghĩa là “Ừ” hay “Tôi tán thành.” Chỉ cần chỉ tay vào chai cam ép thôi cũng đủ gợi ý cho bạn bè hay người thân của bạn lấy giùm bạn chai nước ấy. Thỉnh thoảng, bạn chỉ cần hướng mắt nhìn về một hướng nào đó là người ta cũng có thể hiểu bạn.

Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ được dùng cùng lúc với sự truyền thông bằng lời nói. Nó làm cho việc thông tin trở nên sống động hơn và được diễn tả tốt hơn. Ấy là cách tối ưu để thu hút sự chú ý và đảm bảo khiến người nghe lắng nghe bạn.

Nháy mắt

Hãy nháy mắt và quan sát phản ứng của người nghe. Có lẽ người nghe sẽ cười và nháy mắt lại với bạn. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn không thích thú với loại giao tiếp không lời này sao? Nó khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái và người nghe bạn cũng cảm thấy như thế. Cả hai đều cảm thấy thư thái và điều này khiến việc truyền thông sẽ dễ dàng hơn và hiện tượng nói lắp sẽ ít xảy ra hơn.

Ý nghĩa của việc nháy mắt là gì? Nó thường ngụ ý bạn đang có tâm trạng vui và bạn cảm thấy vui khi ở cùng người đó. Ấy là điều mà người ta thường không nói ra bằng lời nhưng qua cái nháy mắt như thế người ta sẽ hiểu dễ dàng và nhanh hơn. Ấy cũng minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ: nó khiến bạn nói lên điều gì đó nhanh hơn, thoải mái hơn và phù hợp hơn.

Hãy Nói Bằng Đôi Tay và Qua Khuôn Mặt của Bạn

Trang 65

Page 66: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Hãy cố gắng dùng thân thể bạn càng nhiều càng tốt trong khi bạn nói chuyện. Hãy diễn tả những điều bạn nói bằng đôi tay. Có phải bạn đi câu cá vào cuối tuần và muốn người đồng nghiệp của bạn biết con cá nó to thể nào? Tôi nghĩ bạn biết đôi tay và các cơ mặt của bạn cần phải làm gì. Hãy quan sát người nghe khi người ấy xoe mắt nhìn. Thật vậy! Người ấy đã hiểu được thông điệp: con cá cực kì lớn.

Hãy chắc rằng bạn cử động cơ mặt cách hiệu quả đương khi nói. Hãy cười nếu bạn muốn cười, nhăn mặt nếu bạn không hài lòng, và mở to mắt cho thấy bạn đang ngạc nhiên thể nào. Hơi nhíu mắt hay lắc đầu nếu bạn cảm thấy khó hiểu điều người khác đang cố gắng giải thích.

Có rất nhiều thứ bạn có thể thể hiện qua khuôn mặt, cái đầu và đôi tay của bạn để làm người khác hiểu bạn hơn và để truyền thông với họ. Hãy cố gắng dùng chúng càng nhiều càng tốt và hãy để ý điều đó khiến việc truyền thông hiệu quả và thú vị hơn thể nào mỗi lần làm như vậy. Hãy để ý bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn ra sao.

Cố gắng ít nhất một lần trong ngày bạn làm người ta hiểu mình mà không cần dùng lời nói. Mục tiêu là không phải tránh nói chuyện để tránh việc nói lắp. Ngôn ngữ cử chỉ thuần tuý không thể thay thế ngôn ngữ bằng lời. Mục đích của việc này là nhận ra sự truyền thông không lời có thể đạt hiệu quả như thế nào. Mục đích là khiến bạn trở thành một người truyền thông có kết quả. Bạn nghĩ sao khi bạn nhìn thấy ai đó chỉ đơn giản dùng ngón tay út mà có thể khiến người khác hiểu mình? Có lẽ bạn nghĩ rằng người này quả là một nhà truyền thông đại tài. Đây là một kỹ thuật mà bạn có thể làm chủ cách dễ dàng cho dù bạn vẫn còn nói lắp. Một khi bạn nắm vững kỹ thuật này, người khác sẽ nhìn bạn như người truyền thông giỏi, bạn sẽ lấy lại tự tin và điều này khiến bạn ít nói lắp hơn.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Trang 66

Page 67: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 21: Làm Th Nào Đ Ng t L i Ng i Khácậ ế ể ắ ờ ườ

Ngắt lời người khác có bất lịch sự quá không?

Có lẽ bạn được dạy từ lúc còn thơ ấu rằng bạn không nên ngắt lời người khác khi họ đang nói chuyện: điều đó thật bất lịch sự.

Hẳn đó là điều bất lịch sự nhưng trong thực tế, chúng ta thường phải ngắt lời người khác khi họ đang nói. Nếu bạn có điều gì cần kíp muốn nói, bạn không thể chỉ đợi đến khi người đang thao thao bất tuyệt ấy ngừng nói về thời tiết bên ngoài. Thời tiết luôn là đề tài bất tận của câu chuyện và bạn hầu như phải chờ vài tiếng đồng hồ mới đến lượt mình để nói.

Có điều gì đó khẩn cấp để nói không phải là lý do duy nhất để ngắt lời người khác. Nhiều người nói nhiều đến nỗi nếu bạn không ngắt lời họ, họ cứ tiếp tục nói cả ngày. Bạn cũng có quyền để nói và bạn nên đòi quyền ấy.

Cách thoả đáng để ngắt lời người khác

Sai lầm hơn cả là vội vã cướp lời người khác. Đây là sai lầm lớn vì:

1) Nó bất lịch sự2) Không ai nghe bạn. Nếu không ai nghe bạn, điều đó sẽ khiến bạn cảm

thấy căng thẳng và bối rối và bạn dễ bị nói lắp hơn.

Do đó điều quan trọng là trước hết bạn phải ngắt lời người nói nhiều đó bằng cách nói: “Bob, xin lỗi vì ngắt lời cậu, nhưng tớ có chuyện này gấp cần phải nói.” Hãy dùng ngôn ngữ cử chỉ (ví dụ bạn có thể giơ tay lên) để khiến người đó hiểu rằng người ấy cần phải ngưng nói lại. Hãy chắc rằng người đó ngừng lời và bạn bắt người đó và những người đang lắng nghe Bob phải chú ý. Hãy ngưng một chút, nhìn vào mắt của cậu ấy và bạn bắt đầu nói cách chậm rãi nhưng tự tin.

Nếu bạn cứ làm theo cách này, bạn biết rằng mọi người sẽ lắng nghe bạn. Nếu bạn biết mọi người sẽ lắng nghe bạn, bạn sẽ cảm thấy không cần thiết phải vội vã và như vậy sẽ cảm thấy tự tin hơn và bạn ở trong trạng thái thật dễ dàng để thư giãn và duy trì sự kiểm soát. Do đó bạn sẽ ít bị nói lắp hơn.

Việc chắc chắn rằng bạn thu hút được sự chú ý của người nghe là điều cực kỳ quan trọng. Tôi nhớ một chuyên viên tư vấn về giọng nói đã nói với tôi rằng tôi nói lắp là để thu hút sự chú ý của người khác. Tôi nghĩ bà ta đã nhầm. Tôi thấy

Trang 67

Page 68: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

trong nhiều trường hợp, tôi nói lắp là vì tôi không thu hút được sự chú ý của người khác. Nếu bạn có cảm giác người khác không lắng nghe bạn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và vô dụng. Bạn sẽ có khuynh hướng nói nhanh và sẽ dễ bị nói lắp hơn. Nếu bạn biết người khác đang lắng nghe bạn, bạn cảm thấy mình quan trọng và tự tin và kiểm soát được cuộc trò chuyện. Bạn cảm thấy không cần thiết phải vội vã và có thể có thời gian để thư giãn và bạn sẽ có thể nói trôi chảy hơn.

Trang 68

Page 69: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 22: Hãy Nói To!ậ

Những người khác

Bạn có để ý rằng nhiều người nói nhỏ như thế nào không? Khi tôi lái xe, thỉnh thoảng tôi cũng gặp khó khăn trong việc nghe người cùng đi với tôi nói chuyện: giọng của người đó hiếm khi át được tiếng ồn của động cơ xe. Tôi ước gì người này có nút điều chỉnh âm thanh để tôi có thể chỉnh âm lượng to lên. Khi tôi đề nghị người đó nói to, tôi thường nhận được câu trả lời ngu ngốc như thường lệ rằng ấy là do tôi đã quên ngoáy lỗ tai của mình. Thật nực cười!

Sự thật là người ấy nghĩ rằng mình nói đủ to. Lỗ tai của người có mối quan hệ mật thiết với thanh quản và môi miệng đến nỗi âm thanh của người phát ra hầu như điếc đối với người. Người không thể hình dung rằng mình có thể nói to hơn.

Còn bạn thì sao?

Trên thực tế, tình cờ bạn cũng nói giống như vậy. Bạn nghĩ rằng bạn nói đủ to nhưng người khác hẳn sẽ vui hơn nếu bạn nói to hơn một chút.

Khi bạn nói lắp, nói nhỏ sẽ là một lợi thế lớn: nhiều người sẽ không thể nghe bạn lắp ba lắp bắp. Bạn thật sự không muốn tất cả những người hàng xóm của mình biết bạn bị nói lắp. Vì lý do này bạn hầu như có khuynh hướng nói nhỏ hơn người bình thường.

Hãy nói to!

Trong những ngày sắp tới, bạn phải cố gắng nói to hơn bình thường. Đừng lo lắng nếu bạn bị nói lắp. Thật vậy, nhiều người sẽ nghe bạn nói lắp nhiều hơn. Vậy thì sao nào? Chúng ta đã nói bạn cần phải thừa nhận tật nói lắp của mình và không có lý do gì phải xấu hổ khi mình nói không trôi chảy. Nói to hơn là cách tối ưu để chứng tỏ với mình và với thế giới rằng bạn có thể sống với tật nói lắp của mình mà không hổ thẹn.

Bạn hiểu được một người nói to hơn người bình thường là thế nào? Bạn hầu như nghĩ rằng người ấy tự tin. Bạn sẽ dễ dàng lắng nghe người hơn và có xu hướng tin những gì người ấy nói.

Nếu điều đó đúng cho những người khác, nó cũng đúng cho bạn. Bằng cách nói to, bạn sẽ lấy lại tự tin, do đó người khác sẽ thích nghe bạn và tin những gì bạn

Trang 69

Page 70: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

nói. Điều này sẽ tăng khả năng nói lưu loát của bạn và bạn sẽ ít bị nói nắp hơn nếu bạn tự tin. Nói to cũng gây tác động ích lợi lên hệ thống cơ Valsalva. Bạn sẽ phát âm nhiều hơn và thanh quản sẽ ít bị khép chặt hơn. Bạn cũng sẽ thở sâu hơn và điều này sẽ làm thư giãn hệ thống cơ Valsalva hơn.

Ngày qua ngày, hãy dần dần tăng âm lượng của giọng nói bạn. Đừng lo lắng về việc bạn sẽ làm chói tai người nghe. Hãy nhớ thanh quản của bạn có mối liên hệ mật thiết với lỗ tai và bạn sẽ luôn nghe tiếng của mình to hơn tiếng của người khác. Chừng nào người nghe của bạn chưa bịt tai lại thì bạn vẫn có thể tăng âm lượng to hơn một chút.

Bây giờ hãy giả sử rằng bạn cần nói chuyện với John. John đứng cách bạn khoảng 30 bộ (~ 10m). Bạn sẽ làm gì? Đi lại chỗ John và thì thầm với anh ấy? Không, dĩ nhiên là không! Bạn vẫn đứng yên tại chỗ và hét to về phía John. Điều đó có nghĩa là mười hoặc hai mươi người có thể nghe những gì bạn nói và dần dần họ cũng nghe bạn bị nói lắp. Bạn không cần xấu hổ về tật nói lắp của mình, do đó điều này không phải là nan đề đối với bạn.

Cứ tiếp tục tăng âm lượng giọng nói của bạn suốt những ngày sắp tới. Khi bạn nói, hãy để ý cảm giác của bạn thế nào. Bạn có cảm thấy chút lạ lẫm và khó chịu nào không? Điều này bình thường thôi: bạn đang làm một việc mà mình không hề quen thuộc và phải mất vài ngày bạn mới có thể điều chỉnh được. Sau đó bạn có thể tăng âm lượng từng chút một.

Bạn có cảm thấy tự tin và thoải mái hơn bình thường không? Tuyệt vời! Điều này có nghĩa bạn đã thích nghi rất nhanh. Bạn cứ tiếp tục tăng dần âm lượng nhé.

Hãy để ý người khác sẽ phản ứng thế nào đối với cách nói chuyện mới của bạn. Họ có chú ý lắng nghe bạn hơn không?

Họ dường như vui hẳn lên và thoải mái hơn phải không? Không còn nghi ngờ gì nữa: Người khác sẽ cư xử khá giống một cái gương soi. Nếu bạn cười, họ sẽ cười. Nếu bạn nháy mắt, họ cũng nháy mắt. Nếu bạn nói nhỏ với giọng tẻ nhạt, họ dường như cũng nhạt nhẽo lại với bạn. Nếu bạn nói to và hăm hở, họ cũng sẽ hăm hở lại với bạn và họ có vẻ sinh động và thoải mái hẳn lên.

Hãy để ý bạn đang tương tác với những người khác như thế nào. Bạn đang giao tiếp với người khác thay vì tranh đấu với chính tật nói lắp của mình. Bạn không chỉ trao đổi lời nói và ý tưởng mà còn ảnh hưởng tâm trạng và cách hành xử của người khác. Bạn không cần phải nói lưu loát để đạt được điều đó. Tất cả những gì bạn cần phải làm là nói to lên, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, cười vui vẻ, nháy mắt và thế là xong!

Trang 70

Page 71: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Những ngày vui vẻ và những ngày buồn chán

Bạn hầu như thấy rằng việc nói lắp luôn dao động từ ngày này sang ngày khác. Ngày hôm nay bạn ăn nói khá trôi chảy nhưng ngày hôm sau bạn lại bị nói lắp nặng. Không ai biết cách chính xác vì sao tật nói lắp lại dao động từ ngày này sang ngày khác nhưng bạn hầu như thấy rằng bạn có khuynh hướng nói lắp hơn khi bạn mệt mỏi hay bị bệnh. Tôi ngờ rằng ấy là vì khi bạn mệt mỏi hay bị bệnh, bạn có xu hướng nói nhỏ hơn bình thường và điều này khiến tật nói lắp của bạn dễ dàng xảy ra hơn.

Hãy khắc ghi điều này trong tâm trí, lần tới nếu bạn gặp phải một ngày không vui nào đấy, hãy cố gắng tăng âm lượng giọng nói của mình lên. Có thể đó là tất cả những gì bạn cần để biến một ngày buồn chán của mình thành một ngày vui vẻ!

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm

Trang 71

Page 72: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 23: Hãy Hát!ậ

Người nói lắp sẽ không bị nói lắp khi họ hát

Người nói lắp sẽ không bị nói lắp khi họ hát. Vì sao? Có thể là vì việc hát hò không được xử lý cùng một phần của não bộ như việc nói. Hoặc có thể vì khi bạn hát, bạn nhấn mạnh vào phát âm và điều này ngăn các dây thanh quản khép chặt.

Một cách tối ưu để tức thì loại trừ tật nói lắp là hãy hát cả ngày. Bạn có thể hát khi mua bánh rán trong cửa tiệm bánh hay hát trong văn phòng của người giám đốc quản lý khi bạn yêu cầu tăng lương nhưng tôi nghĩ đây không phải là giải pháp mang tính thiết thực.

Hãy thêm âm nhạc vào giọng nói của bạn!

Điều bạn có thể làm là hãy thêm âm nhạc vào giọng nói của bạn. Nếu bạn lắng nghe kỹ, bạn sẽ để ý nhiều người xung quanh (và trong số họ có những người giao tiếp giỏi nhất) thường thay đổi độ cao thấp và độ lớn của giọng khi họ nói. Họ nhấn mạnh vào vài âm tiết để thu hút sự chú ý của người nghe. Họ cũng muốn chứng tỏ họ đang vui vẻ và họ cảm thấy thích thú khi nói chuyện với bạn bè.

Hãy cẩn thận lắng nghe họ nói chuyện như thế nào và cố gắng bắt chước họ.

Lấy ví dụ, thay vì nói: “goodmorningandrew” (chào Andrew) với giọng đều đều tẻ nhạt thì bạn có thể nói: “Andreeeeeeeew! Good morning! How are you doing today?” (Andreeeeeeew! Chào cậu! Hôm nay cậu thế nào?)

Andrew sẽ thấy vui vì được chào một cách hăm hở, nhiệt thành như thế. Hãy để ý cách anh ấy đáp ứng lại ra sao. Anh ta thấy vui khi nghe bạn gọi tên anh. Điều khiến anh cảm thấy vui hơn là cách bạn nhấn mạnh tên anh bởi việc kéo dài âm tiết thứ hai. Bây giờ khi bạn đã khiến Andrew cảm thấy vui vẻ rồi, cuộc trò chuyện với anh sẽ dễ dàng hơn và thư giãn hơn. Bạn sẽ ít bị nói lắp hơn.

Hãy luyện tập thêm âm nhạc vào giọng nói của bạn trong vài ngày và để ý điều đó khiến cuộc trò chuyện của bạn với người khác sinh động và thoải mái hơn như thế nào. Việc nói chuyện sẽ trở nên một trải nghiệm thú vị hơn và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong mối quan hệ với người khác.

Tham khảo

Trang 72

Page 73: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Trang 73

Page 74: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 24: Hãy Ng t Gi ng!ậ ắ ọ

Ngắt Giọng và Nói Lắp là hai việc khác nhau

Nếu bạn là người nói lắp, bạn hầu như ghét ngắt giọng vì nó khá giống với nói lắp. Nếu bạn cảm thấy mình sắp sửa bị nói lắp, bạn muốn nói thật nhanh, càng nhanh càng tốt. Bạn có cảm giác rằng nếu bạn ngắt giọng hay ngưng nói, bạn sẽ bị nói lắp.

Bạn nghĩ rằng ngắt giọng là kẻ thù của bạn. Bây giờ, hãy học để biến nó thành đồng minh của mình. Ngắt giọng sẽ trở thành người bạn giúp bạn thư giãn và cải thiện việc giao tiếp với người khác.

Ngắt giọng sẽ giúp bạn luôn trong tư thế kiểm soát. Nếu bạn ngắt giọng, bạn sẽ kiểm soát được tình huống. Nếu bạn không ngắt giọng, nói lắp sẽ kiểm soát việc nói của bạn.

Ngắt giọng sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của người nghe

Hãy giả sử rằng bạn muốn nói chuyện với Walt. Bạn biết tật nói lắp đang chực chờ đâu đây và cảm thấy cần phải nói thật nhanh. Nói nhanh sẽ không giúp ích gì cho bạn. Bạn đã cố gắng hàng ngàn lần trong quá khứ và bạn hoàn toàn biết rằng nó không hiệu quả.

Tôi đề nghị bạn nên thử tiếp cận bằng một cách khác. Hãy bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để thu hút sự chú ý của Walt. Lấy ví dụ, bạn có thể giơ tay lên vẫy hoặc chỉ trỏ. Chúng ta đã bàn đến các ích lợi của việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và biết rằng đó là một cách tốt để bắt đầu câu chuyện. Một khi bạn chắc rằng Walt đã sẵn sàng để lắng nghe bạn, bạn có thể nói: “Walt này! Tớ có việc quan trọng muốn nói với cậu!” Hãy để ý Walt càng ngày càng chú ý đến bạn ra sao. Anh ấy muốn biết điều bạn phải nói với anh là gì. Bây giờ, hãy tạm ngưng một chút. Bạn biết Walt sẽ không đi khỏi đó vì cậu ấy rất tò mò muốn biết điều bạn định nói là gì. Ngưng vài giây và để ý xem Walt càng nôn nao muốn biết bạn định nói gì với cậu ấy ra sao. Bạn không cần phải nài nỉ Walt lắng nghe bạn. Walt đang nài nỉ bạn phải nói.

Hãy tận dụng sự ngắt giọng khi bạn kể một câu chuyện đùa. Mỗi khi bạn ngắt giọng, thính giả của bạn sẽ chú ý hơn vào điều bạn sẽ nói. Họ háo hức chờ đợi điểm gút của câu chuyện và cứ mỗi lần ngắt giọng càng làm tăng thêm sự háo hức ấy. Bạn càng làm tăng sự háo hức của họ bao nhiêu, họ sẽ càng cười nghiêng ngả bấy nhiêu khi bạn kể đến điểm gút. Hãy để mắt đến người nghe khi

Trang 74

Page 75: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

bạn ngắt giọng. Họ sẽ tròn xoe mắt nhìn bạn. Họ thích thú với điều đó khi bạn ngừng nói một chút vì bạn càng làm câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Họ mỉm cười với bạn để sẵn sàng phá ra cười to hơn. Hãy nhìn họ và vui hưởng cảm giác làm chủ tình hình. Hãy cảm nhận bạn đang giao tiếp bằng lời và không lời mạnh mẽ thế nào đối với người nghe. Hãy tận hưởng cảm giác ấy và để ý hệ thống cơ Valsalva của bạn thư giãn ra sao.

Hãy nói cách chậm rãi và bình tĩnh

Người nói lắp có xu hướng nói nhanh hơn người bình thường. Người không nói lắp thường mắc sai lầm khi cho rằng người nói lắp nói lắp vì họ nói quá nhanh. Tôi nghĩ điều này không đúng. Thật tế cho thấy khác hoàn toàn: người nói lắp nói nhanh vì họ sợ họ sẽ nói lắp và họ cố gắng nói nhanh vì họ đang mắc phải một yếu tố gây ra nói lắp nào đấy.

Nói chậm dần sẽ không giúp bạn ngừng nói lắp nhưng khi bạn nói chậm, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lời nói của mình hơn. Người nghe sẽ tập trung hơn vào những gì bạn nói và bạn cảm thấy thoải mái hơn. Điều ấy sẽ giúp bạn cải thiện nhiều hơn việc nói chuyện của bạn.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Bài Tập Số 24

Hãy Ngắt Giọng!Ngắt Giọng và Nói Lắp là hai việc khác nhau

Nếu bạn là người nói lắp, bạn hầu như ghét ngắt giọng vì nó khá giống với nói lắp. Nếu bạn cảm thấy mình sắp sửa bị nói lắp, bạn muốn nói thật nhanh, càng nhanh càng tốt. Bạn có cảm giác rằng nếu bạn ngắt giọng hay ngưng nói, bạn sẽ bị nói lắp.

Bạn nghĩ rằng ngắt giọng là kẻ thù của bạn. Bây giờ, hãy học để biến nó thành đồng minh của mình. Ngắt giọng sẽ trở thành người bạn giúp bạn thư giãn và cải thiện việc giao tiếp với người khác.

Trang 75

Page 76: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Ngắt giọng sẽ giúp bạn luôn trong tư thế kiểm soát. Nếu bạn ngắt giọng, bạn sẽ kiểm soát được tình huống. Nếu bạn không ngắt giọng, nói lắp sẽ kiểm soát việc nói của bạn.

Ngắt giọng sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của người nghe

Hãy giả sử rằng bạn muốn nói chuyện với Walt. Bạn biết tật nói lắp đang chực chờ đâu đây và cảm thấy cần phải nói thật nhanh. Nói nhanh sẽ không giúp ích gì cho bạn. Bạn đã cố gắng hàng ngàn lần trong quá khứ và bạn hoàn toàn biết rằng nó không hiệu quả.

Tôi đề nghị bạn nên thử tiếp cận bằng một cách khác. Hãy bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để thu hút sự chú ý của Walt. Lấy ví dụ, bạn có thể giơ tay lên vẫy hoặc chỉ trỏ. Chúng ta đã bàn đến các ích lợi của việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và biết rằng đó là một cách tốt để bắt đầu câu chuyện. Một khi bạn chắc rằng Walt đã sẵn sàng để lắng nghe bạn, bạn có thể nói: “Walt này! Tớ có việc quan trọng muốn nói với cậu!” Hãy để ý Walt càng ngày càng chú ý đến bạn ra sao. Anh ấy muốn biết điều bạn phải nói với anh là gì. Bây giờ, hãy tạm ngưng một chút. Bạn biết Walt sẽ không đi khỏi đó vì cậu ấy rất tò mò muốn biết điều bạn định nói là gì. Ngưng vài giây và để ý xem Walt càng nôn nao muốn biết bạn định nói gì với cậu ấy ra sao. Bạn không cần phải nài nỉ Walt lắng nghe bạn. Walt đang nài nỉ bạn phải nói.

Hãy tận dụng sự ngắt giọng khi bạn kể một câu chuyện đùa. Mỗi khi bạn ngắt giọng, thính giả của bạn sẽ chú ý hơn vào điều bạn sẽ nói. Họ háo hức chờ đợi điểm gút của câu chuyện và cứ mỗi lần ngắt giọng càng làm tăng thêm sự háo hức ấy. Bạn càng làm tăng sự háo hức của họ bao nhiêu, họ sẽ càng cười nghiêng ngả bấy nhiêu khi bạn kể đến điểm gút. Hãy để mắt đến người nghe khi bạn ngắt giọng. Họ sẽ tròn xoe mắt nhìn bạn. Họ thích thú với điều đó khi bạn ngừng nói một chút vì bạn càng làm câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Họ mỉm cười với bạn để sẵn sàng phá ra cười to hơn. Hãy nhìn họ và vui hưởng cảm giác làm chủ tình hình. Hãy cảm nhận bạn đang giao tiếp bằng lời và không lời mạnh mẽ thế nào đối với người nghe. Hãy tận hưởng cảm giác ấy và để ý hệ thống cơ Valsalva của bạn thư giãn ra sao.

Hãy nói cách chậm rãi và bình tĩnh

Người nói lắp có xu hướng nói nhanh hơn người bình thường. Người không nói lắp thường mắc sai lầm khi cho rằng người nói lắp nói lắp vì họ nói quá nhanh. Tôi nghĩ điều này không đúng. Thật tế cho thấy khác hoàn toàn: người nói lắp nói nhanh vì họ sợ họ sẽ nói lắp và họ cố gắng nói nhanh vì họ đang mắc phải một yếu tố gây ra nói lắp nào đấy.

Trang 76

Page 77: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Nói chậm dần sẽ không giúp bạn ngừng nói lắp nhưng khi bạn nói chậm, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lời nói của mình hơn. Người nghe sẽ tập trung hơn vào những gì bạn nói và bạn cảm thấy thoải mái hơn. Điều ấy sẽ giúp bạn cải thiện nhiều hơn việc nói chuyện của bạn.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Trang 77

Page 78: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 25: Bày T C m Xúc C a B nậ ỏ ả ủ ạ

Vòng lẩn quẩn Adrenaline

Khi bạn nói lắp, bạn hầu như có khuynh hướng kìm chế không nói. Bạn có xu hướng tránh né việc nói bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình có thể bị nói lắp. Điều này đặc biệt đúng đối với lĩnh vực tình cảm. Lấy thí dụ, khi bạn giận dữ, bạn muốn che giấu cảm xúc của mình hơn vì bạn sợ khi mở miệng bạn sẽ bị nói lắp.

Khi bạn giận, chất adrenaline được tiết vào trong mạch máu. Adrenaline luôn được tiết ra bất cứ khi nào bạn ở trong tình huống “hoặc đánh hoặc chạy” và thật hữu ích khi bạn đối diện với nỗi đe doạ nào đó vì nó sẽ sản xuất ra sức chịu đựng cần thiết để giúp bạn hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Chất Adrenaline sẽ kém hiệu lực khi nguy hiểm mà bạn đang đối diện không đòi hỏi phản ứng của thân thể. Ví dụ, khi ai đó khiến bạn đau khổ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn có thể tiêu thụ phần lớn chất adrenaline bằng cách tỏ ra giận dữ và nói lớn tiếng. Ý tôi là nói thật to.

Nhưng điều gì xảy ra khi bạn không tiêu thụ hết chất adrenaline qua việc thể hiện cơn giận của mình? Chất ấy sẽ tích tụ trong thân thể và sẽ gây ra mọi loại tác động không mong muốn. Ví dụ, nó có thể làm căng cơ của hệ thống Valsalva…

Tôi nghĩ bạn đã nắm được vấn đề: nếu bạn đau buồn và không nói gì hết vì bạn sợ bạn sẽ nói lắp, chất adrenaline sẽ chất chứa trong thân thể bạn. Càng nhiều chất adrenaline tồn đọng trong thân thể bạn chừng nào thì bạn càng gặp khó khăn trong việc nói chuyện chừng ấy. Bạn càng thấy khó khăn để nói thể nào thì bạn càng bị căng thẳng thể ấy. Càng nhiều chất adrenaline tích tụ trong thân thề, bạn càng khó nói… Chúng ta sẽ mắc phải vòng lẩn quẩn ở đây: vòng lẩn quẩn adrenaline.

Đừng mắc bẫy

Để tránh bị mắc kẹt trong cái vòng lẩn quẩn này, bạn nên tức thì tỏ cảm xúc của mình cho người khác biết khi họ làm bạn giận và cho họ biết rằng bạn sẽ không để họ qua mặt bạn cách dễ dàng. Tôi không có ý bạn cần phải mắng vào ai đó làm bạn buồn phiền. Chắc chắn bạn cũng không cần xúc phạm thân mẫu của người đó hay đánh vào mặt của người. Bạn nên giữ mình trong những giới hạn mà xã hội chấp nhận được trong bất kì tình tuống nào. Bạn thật sự không muốn

Trang 78

Page 79: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

bị rắc rối vì điều này có nghĩa là bạn sẽ khiến chất adrenaline tiết ra trong người khác.

Lý tưởng nhất là bạn nên nói to tiếng hơn bình thường nhưng phải bình tĩnh và dứt khoát. Bằng cách này, đối phương sẽ hiểu rằng họ cần phải tránh làm bạn đau buồn lần nữa. Bởi việc bình tĩnh mà quyết đoán, bạn sẽ lấy lại tự tin và đối phương sẽ tôn trọng bạn. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nói chuyện cách trôi chảy.

Dĩ nhiên khi bạn trút cơn giận với quyết tâm giữ bình tĩnh, hãy chắc rằng bạn đang thư giãn hệ thống cơ Valsalva và thở bằng bụng.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Trang 79

Page 80: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài Tập Số 25

Bày Tỏ Cảm Xúc Của BạnVòng lẩn quẩn Adrenaline

Khi bạn nói lắp, bạn hầu như có khuynh hướng kìm chế không nói. Bạn có xu hướng tránh né việc nói bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình có thể bị nói lắp. Điều này đặc biệt đúng đối với lĩnh vực tình cảm. Lấy thí dụ, khi bạn giận dữ, bạn muốn che giấu cảm xúc của mình hơn vì bạn sợ khi mở miệng bạn sẽ bị nói lắp.

Khi bạn giận, chất adrenaline được tiết vào trong mạch máu. Adrenaline luôn được tiết ra bất cứ khi nào bạn ở trong tình huống “hoặc đánh hoặc chạy” và thật hữu ích khi bạn đối diện với nỗi đe doạ nào đó vì nó sẽ sản xuất ra sức chịu đựng cần thiết để giúp bạn hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Chất Adrenaline sẽ kém hiệu lực khi nguy hiểm mà bạn đang đối diện không đòi hỏi phản ứng của thân thể. Ví dụ, khi ai đó khiến bạn đau khổ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn có thể tiêu thụ phần lớn chất adrenaline bằng cách tỏ ra giận dữ và nói lớn tiếng. Ý tôi là nói thật to.

Nhưng điều gì xảy ra khi bạn không tiêu thụ hết chất adrenaline qua việc thể hiện cơn giận của mình? Chất ấy sẽ tích tụ trong thân thể và sẽ gây ra mọi loại tác động không mong muốn. Ví dụ, nó có thể làm căng cơ của hệ thống Valsalva…

Tôi nghĩ bạn đã nắm được vấn đề: nếu bạn đau buồn và không nói gì hết vì bạn sợ bạn sẽ nói lắp, chất adrenaline sẽ chất chứa trong thân thể bạn. Càng nhiều chất adrenaline tồn đọng trong thân thể bạn chừng nào thì bạn càng gặp khó khăn trong việc nói chuyện chừng ấy. Bạn càng thấy khó khăn để nói thể nào thì bạn càng bị căng thẳng thể ấy. Càng nhiều chất adrenaline tích tụ trong thân thề, bạn càng khó nói… Chúng ta sẽ mắc phải vòng lẩn quẩn ở đây: vòng lẩn quẩn adrenaline.

Đừng mắc bẫy

Để tránh bị mắc kẹt trong cái vòng lẩn quẩn này, bạn nên tức thì tỏ cảm xúc của mình cho người khác biết khi họ làm bạn giận và cho họ biết rằng bạn sẽ không để họ qua mặt bạn cách dễ dàng. Tôi không có ý bạn cần phải mắng vào ai đó làm bạn buồn phiền. Chắc chắn bạn cũng không cần xúc phạm thân mẫu của người đó hay đánh vào mặt của người. Bạn nên giữ mình trong những giới hạn

Trang 80

Page 81: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

mà xã hội chấp nhận được trong bất kì tình tuống nào. Bạn thật sự không muốn bị rắc rối vì điều này có nghĩa là bạn sẽ khiến chất adrenaline tiết ra trong người khác.

Lý tưởng nhất là bạn nên nói to tiếng hơn bình thường nhưng phải bình tĩnh và dứt khoát. Bằng cách này, đối phương sẽ hiểu rằng họ cần phải tránh làm bạn đau buồn lần nữa. Bởi việc bình tĩnh mà quyết đoán, bạn sẽ lấy lại tự tin và đối phương sẽ tôn trọng bạn. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nói chuyện cách trôi chảy.

Dĩ nhiên khi bạn trút cơn giận với quyết tâm giữ bình tĩnh, hãy chắc rằng bạn đang thư giãn hệ thống cơ Valsalva và thở bằng bụng.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

Trang 81

Page 82: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 27: Đ ng Kìm Nén Không Nóiậ ừ

Ai đó đang thao thao lảm nhảm những điều vô nghĩa và bạn buộc phải lắng nghe họ. Bạn rất bất bình với những gì người đó đang nói. Bạn muốn nói lên ý kiến của mình nhưng bạn thà im lặng còn hơn vì biết rằng nếu mở miệng thì mình sẽ bị nói lắp. Bạn cứ im lặng và cảm thấy áp lực bên trong ngày càng tăng. Điều này có vẻ quá quen phải không? Đây có lẽ là một trong những nỗi thất vọng tồi tệ hơn cả mà một người nói lắp có thể gặp phải.

Hãy mạnh dạn lên tiếng!

Nhưng không nhất thiết phải im lặng như thế: nếu bạn có điều gì muốn nói thì cứ việc nói! Bạn có nói lắp cũng không thành vấn đề. Cứ nói ra! Người khác sẽ lắng nghe bạn thậm chí khi bạn bị lắp. Có thể họ cảm thấy lúng lúng vì sự nói lắp của bạn nhưng thì sao nào? Thậm chí họ hầu như còn lúng túng hơn với sự nói nhảm của người kia.

Trước khi lên tiếng, hãy ngắt lời người đang nói nhảm ấy bằng cách dùng thủ thuật giống như thủ thuật được mô tả trong Bài 21 (Làm thế nào để ngắt lời người khác): Hãy tự tin và nhỏ nhẹ lên tiếng: “Xin lỗi John, tớ đã hiểu quan điểm của cậu nhưng tớ không tán thành với cậu chút nào.” Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để tỏ sự bất đồng của bạn và yêu cầu quyền được lên tiếng; hãy nhìn thẳng vào mắt của người ấy. Hãy chắc rằng bạn đã bắt người đó cũng như những người nghe khác phải chú ý rồi sau đó giải thích quan điểm của bạn cách chậm rãi và đầy tự tin.

Hãy cảm nhận sự căng thẳng đang từ từ lắng xuống trong thân thể bạn. Thậm chí nếu bạn nói lắp, bạn cũng cảm thấy vui vì bạn đang kiểm soát được cuộc nói chuyện. Bạn có điều gì đó cần nói và người khác hiện đang lắng nghe bạn.

Đừng chờ cho đến khi mình nói trôi chảy

Bạn không nên chờ cho đến chừng bạn nói trôi chảy thì mới bắt đầu lên tiếng và nói những gì bạn muốn nói. Các bài tập trong sách này sẽ giúp bạn nói trôi chảy chỉ khi bạn cởi mở ngay lúc này. Dù bạn vẫn còn nói chưa lưu loát, bạn cũng nên tận dụng mọi cơ hội để nói. Bạn phải trải qua các tình huống nói chuyện càng nhiều càng tốt.

Mỗi khi bạn có điều gì đó cần nói hay cần hỏi, cứ mạnh dạn lên tiếng dù bạn cảm thấy mình sắp nói lắp.

Trang 82

Page 83: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bạn thật sự không quan tâm đến việc mua bình lọc nước nhưng chỉ tò mò muốn biết giá của nó. Hãy giở những trang vàng ra và gọi đến công ty bán bình lọc nước. Có phải bạn không muốn mở công ty mà chỉ muốn biết thủ tục thành lập công ty như thế nào phải không? Hãy gọi đến Phòng Thương Mại để tìm hiểu.

Có phải bạn đang họp và thình lình bạn có một sáng kiến tuyệt vời làm cho công ty của mình thu được nhiều lợi nhuận hơn phải không? Cứ mạnh dạn lên tiếng! Đừng để ý nếu bạn bị nói lắp. Người chủ của bạn hiển nhiên sẽ quan tâm đến việc thu lợi nhuận nhiều hơn và sẽ thích thú mà lắng nghe bạn.

Hãy quan tâm đến cộng đồng của bạn, mời bạn bè đến dùng bữa trưa hay đi dã ngoại. Dầu bạn có nói lắp hay không, bạn cũng sẽ trở thành người cởi mở và quan tâm đến những hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt.

Đừng chờ cho đến khi bạn nói trôi chảy. Hãy làm điều đó ngay bây giờ! Hãy đi ra và nói!

Bạn không cần phải nói trôi chảy mới trở thành một diễn giả giỏi. Trở nên lưu loát và trở thành một diễn giả giỏi là hai việc khác nhau. Một người nói lưu loát có thể quá buồn chán và tẻ nhạt đến nỗi mọi người sẽ ghét cả công ty của người đó. Trái lại, một người nói lắp có thể rất sôi nổi và là một diễn giả thú vị. Người nói lắp hoàn toàn có thể trở thành người nổi tiếng nhất trong trường học hay trong sở làm của mình.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002

Trang 83

Page 84: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài tập Số 27

Hãy Làm ChủBày Tỏ Chính Kiến

Vào giờ cơm trưa, bạn chuẩn bị ra ngoài dùng bữa với những đồng nghiệp. Họ đang quyết định phải đến nhà hàng nào, bạn chỉ lắng nghe trong im lặng và chờ đợi quyết định của họ. Dường như hầu hết họ muốn đến quán hamburger. Bạn muốn ăn pizza nhưng bạn vẫn không nói gì hết vì biết rằng bạn sẽ bị ngắc ngứ với từ pizza. Bạn âm thầm hy vọng họ sẽ thay đổi ý định và cuối cùng quyết định đến nhà hàng Ý. Dĩ nhiên là điều này hầu như không bao giờ xảy ra và bạn phải ăn một trong những bánh hamburger đáng ghét này.

Tình huống trên có quen thuộc với bạn không? Có thể nhưng không nhất thiết phải im lặng như thế. Bạn nên luôn bày tỏ quan điểm của mình ngay cả khi bị nói lắp. Có phải tất cả những đồng nghiệp của bạn muốn ăn ở quán hamburger không? Hãy bảo họ rằng bánh pizza ngon hơn nhiều và tốt cho sức khoẻ hơn. Hãy thuyết phục họ. Hãy dùng hết mọi khả năng để làm họ thay đổi ý định và có thể bạn sẽ thành công.

Một khi bạn ngồi trong nhà hàng Ý rồi, hãy để ý bạn sẽ cảm thấy vui như thế nào. Bạn đã thành công trong việc dắt bạn bè của mình vào nhà hàng này. Nếu bạn không lên tiếng, bạn sẽ phải ăn hamburger và khoai tây chiên trong một quán hamburger xa đến hai dãy phố. Họ ở đây vì BẠN đã quyết định. Có thể bạn nói lắp tệ hại nhưng những đồng nghiệp của bạn đủ khôn ngoan để hiểu rằng p-p-p-p-pizza có nghĩa là pizza và bạn quá thuyết phục đến nỗi họ đã từ bỏ ý định ban đầu của mình. Bạn không phải là người bị bỏ rơi chỉ chờ người khác quyết định. Bạn có uy tín và bạn nổi tiếng. Bạn đóng vai trò dẫn đầu khi lập quyết định.

Một tách cà phê nhé?

Trong những ngày tới, hãy cố gắng là người dẫn đầu. Bạn có thể hướng dẫn người khác làm những việc vô cùng đơn giản. Ví dụ nếu bạn cần tiếp tục làm việc với một đồng nghiệp khác về một dự án marketing nào đó, bạn có thể đề nghị dùng một tách cà phê trước khi bắt đầu. Khi bạn quan sát đồng nghiệp của mình bỏ tiền xu vào máy bán cà phê tự động, hãy ghi nhớ rằng người đồng nghiệp ấy đứng đó là vì bạn đã quyết định như vậy. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng người khác.

Trang 84

Page 85: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Cuộc sống bạn không phải là mối quan hệ đơn độc với tật nói lắp. Cuộc sống của bạn hoàn toàn tương tác được những người khác. Bạn không nên tập trung vào tật nói lắp của mình mà hãy tập trung vào mối quan hệ với những người khác. Bạn nên tập trung vào việc hướng người khác hành động. Bạn nên bày tỏ quan điểm của mình mỗi khi cần phải quyết định điều gì. Bằng cách này, bạn sẽ gia tăng lòng tự trọng của mình và cảm thấy thoải mái hơn với người khác.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.

Trang 85

Page 86: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 28: Công Khai Bày T Ý Đ nh Gi u Kín C a B nậ ỏ ị ấ ủ ạ

Bạn hầu như để ý rằng thỉnh thoảng giả vờ bị điếc cũng có lợi. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều mà bạn không muốn làm, bạn chỉ giả vờ như không nghe thấy. Cá nhân tôi thường dùng thủ thuật này khi vợ tôi yêu cầu tôi làm điều tôi không muốn và thường nó luôn có hiệu quả. (Tôi đã nhờ vợ tôi đọc và sửa quyển sách này và tôi đoán cô ấy sẽ giết tôi mất khi đọc đến những dòng này…)

Cũng vậy, trong nhiều tình huống người nói lắp có thể ra vẻ như mình không thể nói được. Đây là điều rất có ích khi người ấy được hỏi những câu hỏi gây lúng túng nào đó. Người khác dễ dàng bỏ cuộc sau khi bạn không trả lời chừng năm, sáu lần liên tục. Nói lắp trở thành cái vỏ bạn dùng để bảo vệ sự riêng tư của mình.

Đây không phải là điều bạn sẽ dễ dàng thừa nhận vì nó xảy ra cách vô ý thức. Bạn không cố tình quyết định nói lắp để tránh trả lời những câu hỏi gây lúng túng. Tiềm thức bạn nghĩ rằng đây là điều đúng đắn để bảo vệ bạn.

Trở ngại chính của việc này là nó hướng tiềm thức bạn xem việc nói lắp như là đồng minh. Nếu bạn chủ tâm nỗ lực tiêu trừ tật nói lắp, tiềm thức của bạn sẽ làm điều ngược lại. Do đó điều quan trọng là bạn phải hiểu việc vô tình dùng nói lắp để bảo vệ quyền lợi của bạn là thế nào. Năm này qua năm khác, nói lắp sẽ trở thành lối sống của bạn. Bạn sẽ quen dần với việc sống một cuộc sống che đậy được bảo vệ bằng lối nói không trôi chảy. Bạn học biết sống che đậy một cách thoải mái đằng sau tật nói lắp và bạn có thể mong đợi tiềm thức của mình sẽ làm tiêu huỷ bất kì nỗ lực nào để kiểm soát tật nói lắp của bạn.

Chắc chắn rồi, bạn chủ tâm muốn từ bỏ nói lắp. Nhưng đồng thời theo tiềm thức bạn cũng sợ phải nói trôi chảy. Một khi bạn nói trôi chảy, bạn phải nói và trả lời mọi câu hỏi được đặt ra dù nó khiến bạn lúng túng cỡ nào. Bạn phải thay đổi cách sống của mình và trở nên thân thiện, hoà đồng hơn. Bạn phải chủ động tham gia vào cuộc nói chuyện. Người ta trông chờ bạn lên tiếng khi dùng bữa trưa hay bữa tối với bạn bè hoặc người thân.

Hãy cố gắng nhớ những tình huống nào bạn cố tình nói lắp. Thật không dễ để nhớ lại chút nào vì đây không phải là điều bạn chủ tâm làm và đây cũng không phải là điều bạn lấy làm tự hào gì.

Bài tập này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ráng nhớ lại những tình huống mà bạn đã nói lắp cách tệ hại nhưng vẫn được xem là thuận lợi cho bạn. Trong những hoàn

Trang 86

Page 87: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

cảnh như thế, tiềm thức của bạn hầu như làm mọi thứ để cản trở việc nói trôi chảy. Hãy nghĩ về nó và thừa nhận thái độ đó là trẻ con, vô trách nhiệm và tự huỷ hoại mình như thế nào.

Bạn nên kết ước với chính mình là sẽ tránh cư xử như thế trong tương lai. Bạn là một người có trách nhiệm và thân thiện, bạn không thể dùng thủ thuật ngu ngốc như thế được. Bạn đang kiểm soát khả năng nói chuyện của mình bất kể tình huống nào. Bạn không thể để những ý định thầm kín ngăn trở bạn lên tiếng.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989The stuttering Foundation, Stuttering therapy: transfer and maintenace, 2002

Trang 87

Page 88: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 29: Tránh Nói Tránhậ

Kỹ Thuật Nói Tránh

Khi một người nói lắp cảm thấy mình sắp bị mắc kẹt ở một từ nào đó, người ấy luôn dùng vài kỹ thuật nói tránh như sau:

1) Người ấy sẽ tránh nói ra từ đáng sợ đó bằng cách thay từ đó bằng một từ có nghĩa tương đương. Từ thay thế này thường là kém chính xác nhưng người cảm thấy nói ra từ ấy thì dễ dàng hơn nhiều.

2) Người có thể nói điều gì đó hoàn toàn khác với điều người muốn nói từ ban đầu. Lấy ví dụ, người đó có thể nói “apple pie” (bánh táo) thay vì “doughnut” (bánh rán). Cuối cùng người cũng thoả hiệp với chính kiến của mình vì người cảm thấy chữ “Republic” (Cộng Hoà) dễ nói hơn chữ “Demorat” (Dân Chủ) hoặc ngược lại.

3) Người nói lắp thường dùng những từ đệm để bắt đầu hay lắp đầy khoảng trống khi nói như “ừ”, “à”, “ừm”, “ờ thì”… Người nói lắp cảm thấy những từ vô nghĩa này sẽ giúp họ có một khởi đầu trôi chảy và nói nhanh qua những từ đáng sợ.

Trong một vài trường hợp, những kỹ thuật nói tránh trên có thể ngăn việc nói lắp xuất hiện. Nhưng trong hầu hết mọi tình huống, những thủ thuật này tỏ ra vô ích và không hiệu quả. Chúng không giúp bạn ngăn việc nói lắp. Hơn thế nữa, bạn còn phải trả giá đắt: sự dùng quá lố những từ đệm sẽ khiến người nghe trở nên vô cùng khó chịu, thậm chí khó chịu còn hơn là nghe bạn nói lắp. Và đôi khi bạn phải kết thúc câu chuyện bằng cách nói những điều hoàn toàn khác với dự định ban đầu.

Tránh Dùng Kỹ Thuật Nói Tránh

Trong những ngày tới, bạn phải chú ý cách bạn dùng kỹ thuật nói tránh trong khi nói chuyện. Bạn phải cố gắng tránh dùng những kỹ thuật này. Có thể bạn nghĩ rằng việc từ bỏ dùng các thủ thuật nói tránh sẽ làm tăng khả năng nói lắp. Điều đó có thể đúng trong thời gian ngắn.

Nhưng trong thời gian dài, việc tránh dùng những kỹ thuật nói tránh sẽ thật sự cải thiện được việc nói chuyện của bạn. Quả thật, việc dùng những kỹ thuật nói tránh này đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ qua những từ đáng sợ. Mỗi khi bạn

Trang 88

Page 89: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

gặp một từ khó nào đó, bạn phải cực nhọc nghĩ cách làm sao tránh né nó. Làm như vậy chỉ khiến bạn kiệt sức và căng thẳng. Và những căng thẳng thêm vào này sẽ làm tăng khả năng bạn bị nói lắp.

Hơn thế, việc dùng kỹ thuật nói tránh còn có xu hướng làm tăng nỗi sợ hãi sẽ nói lắp. Và bạn càng sợ sẽ bị nói lắp bao nhiêu, bạn càng khó để nói trôi chảy bấy nhiêu.

Bất cứ khi nào bạn có điều gì muốn nói, hãy cố gắng nói thẳng ra mà không cần tránh né hay thêm vào những từ vô nghĩa. Hãy cố gắng hết sức để dùng những từ thích hợp nhất thậm chí nếu bạn cảm thấy bạn sẽ bị mắc kẹt với một từ nào đó trong số chúng. Hãy nhớ rằng thà nói lắp mà nói đúng từ thì vẫn luôn tốt hơn là nói trôi chảy mà dùng những từ thay thế kém chính xác khác. Bạn không nên thoả hiệp với ý kiến, quan điểm của mình vì cớ phải nói trôi chảy. Hãy nói những gì bạn nghĩ ngay cả khi bạn phải lắp từng từ một.

Hãy lên danh sách những từ nói tránh và loại bỏ chúng từng cái một

Những từ thay thế và từ đệm không chỉ là kỹ thuật nói tránh được người nói lắp dùng để tránh nói lắp. Người nói lắp thường tránh những tình huống nói chuyện khi họ thấy khó nói hay hoãn lại cuộc điện thoại nào đó với hy vọng họ sẽ nói trôi chảy hơn trong tuần lễ đó. Mỗi người nói lắp là độc nhất vô nhị và bạn có thể biết nhiều hơn bất kì ai khác điều bạn cần làm để tránh những từ đáng sợ và những tình huống đáng sợ. Suốt những ngày tới, hãy lên danh sách những kỹ thuật nói tránh mà bạn thường dùng và cố gắng loại bỏ chúng từng cái một.

Khởi Đầu Từ Từ

Một vài người nói lắp dựa quá nhiều vào kỹ thuật nói tránh đến nỗi họ thấy thật sự không thể nào tức thì ngưng sử dụng chúng. Nếu bạn rơi vào trường hợp như thế, bạn nên loại bỏ kỹ thuật nói tránh một cách từ từ. Cứ dùng chúng trong vài trường hợp mà bạn cảm thấy không thể nào không nói lắp và không thể nào không dùng chúng. Hãy bắt đầu tránh dùng kỹ thuật nói tránh trong những trường hợp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Một khi bạn có tự tin rằng kỹ thuật nói tránh không còn cần thiết nữa trong những tình huống dễ dàng, hãy cố gắng loại bỏ chúng trong những tình huống mà bạn thấy khó khăn hơn.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002MURRAY, Frederick P., A Stutterer’s story, Stuttering Foundation of America, 2001

Trang 89

Page 90: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài t p 30: Ch n Th Hi n Thái Đ Tích C cậ ọ ể ệ ộ ựCười!

Bạn có để ý rằng những người tự tin thường hay nở nụ cười đầy tự tin trên khuôn mặt họ hay không? Nếu điều đó có ích cho họ thì nó cũng có ích cho bạn nữa.

Việc mỉm cười sẽ khiến các cơ ít bị căng hơn là giữ nét mặt nghiêm nghị. Nụ cười làm thân thể và tâm thần thư thái, tạo sự tự tin và khiến cuộc trò chuyện với người khác thoải mái hơn. Tất cả những hiệu quả tích cực này sẽ làm tăng khả năng nói trôi chảy của bạn.

Hãy cố gắng mỉm cười càng nhiều càng tốt. Mỉm cười với người khác và với chính mình khi mình ở một mình. Việc mỉm cười sẽ thay đổi nhận thức của bạn một cách tích cực. Nếu bạn cười với chính mình khi bạn lái xe và tình cờ xe bạn bị xẹp lốp thì tôi không mong đợi bạn nhảy lên vui sướng nhưng ít ra bạn cũng có cách nhìn nhận ít tiêu cực hơn về kinh nghiệm không mấy dễ chịu này.

Tương tự như vậy, việc mỉm cười sẽ giúp bạn thay đổi sự nhận thức của bạn về nói lắp. Nếu bạn tập thói quen mỉm cười khi bạn giao tiếp với người khác, bạn sẽ ít bị tác động về mặt tình cảm hơn khi bạn vô tình nói lắp. Thậm chí bạn còn thấy mình mỉm cười cùng với những người nghe một cách thoải mái về sự nói lắp của mình.

Chọn thể hiện tư thế quyết đoán

Hãy cố đứng thẳng và ngả vai về đằng sau. Tư thế này sẽ làm gia tăng sự tự tin của bạn và chắc chắn sẽ làm thay đổi cách người khác nhìn bạn cũng như cách bạn nhìn chính mình. Việc đứng thẳng cũng khiến bạn dễ dàng hít thở có hiệu quả và điều này có tác động tích cực trực tiếp lên việc nói trôi chảy của bạn.

Bạn cũng nên cố gắng bước đi và cử động thân thể nhanh hơn một chút. Bạn càng cử động nhanh chừng nào, bạn càng trở nên người quyết đoán chừng ấy. Bạn cũng sẽ không có nhiều thời gian để lo lắng về tình trạng khó khăn trong việc nói chuyện hay tật nói lắp của mình nữa.

Nếp sống khoẻ mạnh

Hẳn bạn đã để ý và thấy rằng việc nói lắp thay đổi bất thường từ ngày này sang ngày khác. Hôm nay bạn có thể nói lắp cách tệ hại nhưng ngày mai bạn có thể nói hoàn toàn trôi chảy. Phần lớn sự thay đổi bất thường trong việc nói chuyện

Trang 90

Page 91: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

này dường như không thể đoán trước được nhưng cũng có vài điều có liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bạn. Chắc chắn rằng bạn sẽ dễ bị nói lắp hơn nếu bạn bị bệnh, nếu bạn mệt mỏi hay không ngủ đủ. Do đó hãy chắc rằng bạn có một nếp sống khoẻ mạnh:

1) Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và đúng giờ

2) Hãy ăn những thức ăn bổ dưỡng. Tránh ăn quà vặt giữa những bữa ăn. Hãy cố gắng ăn uống đúng giờ giấc mỗi ngày.

3) Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước. Não của bạn sẽ không hoạt động tốt nếu bạn thiếu nước và tình trạng này sẽ gia tăng việc nói lắp của bạn.

4) Hãy đảm bảo bạn tập thể dục đủ. Việc luyện tập thể dục sẽ giúp bạn thấy bình tĩnh hơn, thoải mái hơn và dễ chịu hơn.

Đừng Chần Chờ

Tránh chần chừ. Nếu bạn có việc gì cần làm thì hãy làm ngay lúc này đi! Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác rằng mọi thứ trong cuộc sống bạn luôn trong vòng kiểm soát của bạn. Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đều trong vòng kiểm soát của mình thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lời nói của mình hơn.

Nếu bạn cần gọi điện mà hôm đó bạn không khoẻ lắm, có lẽ bạn sẽ muốn hoãn lại cuộc gọi vào ngày khác với hy vọng khi ấy mình sẽ nói trôi chảy hơn. Điều này không phải là phương cách hay. Càng chờ đợi chừng nào, bạn càng lo lắng chừng nấy. Bạn tự làm mình ra căng thẳng và điều đó sẽ làm tăng khả năng nói lắp của bạn. Thay vào đó bạn nên can đảm và nhanh chóng nhấc máy điện thoại lên để gọi.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.MURRAY, Frederick P., A Stutterer’s story, Stuttering Foundation of America, 2001

Trang 91

Page 92: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

K t Lu nế ậ

Chúc mừng bạn! Bạn đã đi qua hết 30 bài tập trong sách này và bạn hầu như thấy có nhiều sự tiến bộ quan trọng trong việc nói chuyện của mình. Nếu bạn thấy mình có nhiều tiến bộ mà vẫn còn bị nói lắp thì xin đừng lo lắng. Điều này cũng là chuyện bình thường thôi. Cứ tiếp tục luyện tập mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối. Những sự tiến bộ mà bạn kinh nghiệm được chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng. Tôi đề nghị bạn nên thực hành lại một lượt loạt bài tập trên và đảm bảo rằng bạn đã hoàn toàn nắm vững toàn bộ những kỹ thuật này.

Nếu tật nói lắp của bạn giờ đây đã hoàn toàn được khắc phục thì thật tuyệt vời. Như đã giải thích trước ở trang 35, mục tiêu cuối cùng của liệu pháp này là giúp bạn quên đi bạn là người nói lắp. Điều đó có thể đạt được một khi bạn thay thế mỗi một yếu tố trong tảng băng trôi nói lắp bằng những phần tương ứng trong tảng băng trôi nói trôi chảy. Nếu bạn tin chắc rằng tật nói lắp của mình đã được khắc phục và những cách cư xử, sự nhận thức hay cảm giác có liên quan đã thay đổi hoàn toàn thì tôi đề nghị bạn cố gắng quên đi bạn là người nói lắp để thấy điều gì sẽ xảy ra. Nếu điều đó khiến bạn bị lắp trở lại, bạn luôn có thể quay trở lại luyện tập những bài tập này.

Nếu bạn chưa thấy có bất kì sự tiến bộ nào trong việc nói chuyện thì đừng bỏ cuộc. Nhiều người dành nhiều thời gian hơn những người khác để nắm vững những kỹ thuật mới này. Cứ tiếp tục luyện tập mỗi ngày trong vài tháng. Cứ thong thả luyện tập nhiều lượt cho tất cả những bài tập. Hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn làm chủ được tất cả những kỹ thuật được mô tả trong quyển sách này. Trong tình huống khó xảy ra là bạn vẫn tiếp tục thất bại trong việc nói chuyện, bạn có thể thử những loại liệu pháp khác. Bạn nên tìm lời khuyên của một chuyên gia về giọng nói và/hoặc tìm trên các trang web những thông tin thêm về vấn đề nói lắp.

Sự phản hồi

Trong bất kì tình huống nào, tôi cũng muốn nghe phản hồi từ bạn. Xin cứ tự nhiên liên hệ với tôi qua trang web http://www.stuttering.ch. Hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì về liệu pháp này và nó đã giúp ích cho bạn ra sao trong việc khắc phục tật nói lắp của mình. Tôi luôn trân trọng những lời bình luận của bạn và sẽ cân nhắc chúng kỹ lưỡng khi tái bản lần thứ hai quyển sách này.

Trang 92

Page 93: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài Tập Số 26

Đừng Kìm Nén Không NóiAi đó đang thao thao lảm nhảm những điều vô nghĩa và bạn buộc phải lắng nghe họ. Bạn rất bất bình với những gì người đó đang nói. Bạn muốn nói lên ý kiến của mình nhưng bạn thà im lặng còn hơn vì biết rằng nếu mở miệng thì mình sẽ bị nói lắp. Bạn cứ im lặng và cảm thấy áp lực bên trong ngày càng tăng. Điều này có vẻ quá quen phải không? Đây có lẽ là một trong những nỗi thất vọng tồi tệ hơn cả mà một người nói lắp có thể gặp phải.

Hãy mạnh dạn lên tiếng!

Nhưng không nhất thiết phải im lặng như thế: nếu bạn có điều gì muốn nói thì cứ việc nói! Bạn có nói lắp cũng không thành vấn đề. Cứ nói ra! Người khác sẽ lắng nghe bạn thậm chí khi bạn bị lắp. Có thể họ cảm thấy lúng lúng vì sự nói lắp của bạn nhưng thì sao nào? Thậm chí họ hầu như còn lúng túng hơn với sự nói nhảm của người kia.

Trước khi lên tiếng, hãy ngắt lời người đang nói nhảm ấy bằng cách dùng thủ thuật giống như thủ thuật được mô tả trong Bài 21 (Làm thế nào để ngắt lời người khác): Hãy tự tin và nhỏ nhẹ lên tiếng: “Xin lỗi John, tớ đã hiểu quan điểm của cậu nhưng tớ không tán thành với cậu chút nào.” Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để tỏ sự bất đồng của bạn và yêu cầu quyền được lên tiếng; hãy nhìn thẳng vào mắt của người ấy. Hãy chắc rằng bạn đã bắt người đó cũng như những người nghe khác phải chú ý rồi sau đó giải thích quan điểm của bạn cách chậm rãi và đầy tự tin.

Hãy cảm nhận sự căng thẳng đang từ từ lắng xuống trong thân thể bạn. Thậm chí nếu bạn nói lắp, bạn cũng cảm thấy vui vì bạn đang kiểm soát được cuộc nói chuyện. Bạn có điều gì đó cần nói và người khác hiện đang lắng nghe bạn.

Đừng chờ cho đến khi mình nói trôi chảy

Bạn không nên chờ cho đến chừng bạn nói trôi chảy thì mới bắt đầu lên tiếng và nói những gì bạn muốn nói. Các bài tập trong sách này sẽ giúp bạn nói trôi chảy chỉ khi bạn cởi mở ngay lúc này. Dù bạn vẫn còn nói chưa lưu loát, bạn cũng nên tận dụng mọi cơ hội để nói. Bạn phải trải qua các tình huống nói chuyện càng nhiều càng tốt.

Mỗi khi bạn có điều gì đó cần nói hay cần hỏi, cứ mạnh dạn lên tiếng dù bạn cảm thấy mình sắp nói lắp.

Trang 93

Page 94: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bạn thật sự không quan tâm đến việc mua bình lọc nước nhưng chỉ tò mò muốn biết giá của nó. Hãy giở những trang vàng ra và gọi đến công ty bán bình lọc nước. Có phải bạn không muốn mở công ty mà chỉ muốn biết thủ tục thành lập công ty như thế nào phải không? Hãy gọi đến Phòng Thương Mại để tìm hiểu.

Có phải bạn đang họp và thình lình bạn có một sáng kiến tuyệt vời làm cho công ty của mình thu được nhiều lợi nhuận hơn phải không? Cứ mạnh dạn lên tiếng! Đừng để ý nếu bạn bị nói lắp. Người chủ của bạn hiển nhiên sẽ quan tâm đến việc thu lợi nhuận nhiều hơn và sẽ thích thú mà lắng nghe bạn.

Hãy quan tâm đến cộng đồng của bạn, mời bạn bè đến dùng bữa trưa hay đi dã ngoại. Dầu bạn có nói lắp hay không, bạn cũng sẽ trở thành người cởi mở và quan tâm đến những hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt.

Đừng chờ cho đến khi bạn nói trôi chảy. Hãy làm điều đó ngay bây giờ! Hãy đi ra và nói!

Bạn không cần phải nói trôi chảy mới trở thành một diễn giả giỏi. Trở nên lưu loát và trở thành một diễn giả giỏi là hai việc khác nhau. Một người nói lưu loát có thể quá buồn chán và tẻ nhạt đến nỗi mọi người sẽ ghét cả công ty của người đó. Trái lại, một người nói lắp có thể rất sôi nổi và là một diễn giả thú vị. Người nói lắp hoàn toàn có thể trở thành người nổi tiếng nhất trong trường học hay trong sở làm của mình.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002

Trang 94

Page 95: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài tập Số 27

Hãy Làm ChủBày Tỏ Chính Kiến

Vào giờ cơm trưa, bạn chuẩn bị ra ngoài dùng bữa với những đồng nghiệp. Họ đang quyết định phải đến nhà hàng nào, bạn chỉ lắng nghe trong im lặng và chờ đợi quyết định của họ. Dường như hầu hết họ muốn đến quán hamburger. Bạn muốn ăn pizza nhưng bạn vẫn không nói gì hết vì biết rằng bạn sẽ bị ngắc ngứ với từ pizza. Bạn âm thầm hy vọng họ sẽ thay đổi ý định và cuối cùng quyết định đến nhà hàng Ý. Dĩ nhiên là điều này hầu như không bao giờ xảy ra và bạn phải ăn một trong những bánh hamburger đáng ghét này.

Tình huống trên có quen thuộc với bạn không? Có thể nhưng không nhất thiết phải im lặng như thế. Bạn nên luôn bày tỏ quan điểm của mình ngay cả khi bị nói lắp. Có phải tất cả những đồng nghiệp của bạn muốn ăn ở quán hamburger không? Hãy bảo họ rằng bánh pizza ngon hơn nhiều và tốt cho sức khoẻ hơn. Hãy thuyết phục họ. Hãy dùng hết mọi khả năng để làm họ thay đổi ý định và có thể bạn sẽ thành công.

Một khi bạn ngồi trong nhà hàng Ý rồi, hãy để ý bạn sẽ cảm thấy vui như thế nào. Bạn đã thành công trong việc dắt bạn bè của mình vào nhà hàng này. Nếu bạn không lên tiếng, bạn sẽ phải ăn hamburger và khoai tây chiên trong một quán hamburger xa đến hai dãy phố. Họ ở đây vì BẠN đã quyết định. Có thể bạn nói lắp tệ hại nhưng những đồng nghiệp của bạn đủ khôn ngoan để hiểu rằng p-p-p-p-pizza có nghĩa là pizza và bạn quá thuyết phục đến nỗi họ đã từ bỏ ý định ban đầu của mình. Bạn không phải là người bị bỏ rơi chỉ chờ người khác quyết định. Bạn có uy tín và bạn nổi tiếng. Bạn đóng vai trò dẫn đầu khi lập quyết định.

Một tách cà phê nhé?

Trong những ngày tới, hãy cố gắng là người dẫn đầu. Bạn có thể hướng dẫn người khác làm những việc vô cùng đơn giản. Ví dụ nếu bạn cần tiếp tục làm việc với một đồng nghiệp khác về một dự án marketing nào đó, bạn có thể đề nghị dùng một tách cà phê trước khi bắt đầu. Khi bạn quan sát đồng nghiệp của mình bỏ tiền xu vào máy bán cà phê tự động, hãy ghi nhớ rằng người đồng nghiệp ấy đứng đó là vì bạn đã quyết định như vậy. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng người khác.

Trang 95

Page 96: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Cuộc sống bạn không phải là mối quan hệ đơn độc với tật nói lắp. Cuộc sống của bạn hoàn toàn tương tác được những người khác. Bạn không nên tập trung vào tật nói lắp của mình mà hãy tập trung vào mối quan hệ với những người khác. Bạn nên tập trung vào việc hướng người khác hành động. Bạn nên bày tỏ quan điểm của mình mỗi khi cần phải quyết định điều gì. Bằng cách này, bạn sẽ gia tăng lòng tự trọng của mình và cảm thấy thoải mái hơn với người khác.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.

Trang 96

Page 97: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài Tập Số 28

Công Khai Bày Tỏ Ý Định Giấu Kín Của Bạn

Bạn hầu như để ý rằng thỉnh thoảng giả vờ bị điếc cũng có lợi. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều mà bạn không muốn làm, bạn chỉ giả vờ như không nghe thấy. Cá nhân tôi thường dùng thủ thuật này khi vợ tôi yêu cầu tôi làm điều tôi không muốn và thường nó luôn có hiệu quả. (Tôi đã nhờ vợ tôi đọc và sửa quyển sách này và tôi đoán cô ấy sẽ giết tôi mất khi đọc đến những dòng này…)

Cũng vậy, trong nhiều tình huống người nói lắp có thể ra vẻ như mình không thể nói được. Đây là điều rất có ích khi người ấy được hỏi những câu hỏi gây lúng túng nào đó. Người khác dễ dàng bỏ cuộc sau khi bạn không trả lời chừng năm, sáu lần liên tục. Nói lắp trở thành cái vỏ bạn dùng để bảo vệ sự riêng tư của mình.

Đây không phải là điều bạn sẽ dễ dàng thừa nhận vì nó xảy ra cách vô ý thức. Bạn không cố tình quyết định nói lắp để tránh trả lời những câu hỏi gây lúng túng. Tiềm thức bạn nghĩ rằng đây là điều đúng đắn để bảo vệ bạn.

Trở ngại chính của việc này là nó hướng tiềm thức bạn xem việc nói lắp như là đồng minh. Nếu bạn chủ tâm nỗ lực tiêu trừ tật nói lắp, tiềm thức của bạn sẽ làm điều ngược lại. Do đó điều quan trọng là bạn phải hiểu việc vô tình dùng nói lắp để bảo vệ quyền lợi của bạn là thế nào. Năm này qua năm khác, nói lắp sẽ trở thành lối sống của bạn. Bạn sẽ quen dần với việc sống một cuộc sống che đậy được bảo vệ bằng lối nói không trôi chảy. Bạn học biết sống che đậy một cách thoải mái đằng sau tật nói lắp và bạn có thể mong đợi tiềm thức của mình sẽ làm tiêu huỷ bất kì nỗ lực nào để kiểm soát tật nói lắp của bạn.

Chắc chắn rồi, bạn chủ tâm muốn từ bỏ nói lắp. Nhưng đồng thời theo tiềm thức bạn cũng sợ phải nói trôi chảy. Một khi bạn nói trôi chảy, bạn phải nói và trả lời mọi câu hỏi được đặt ra dù nó khiến bạn lúng túng cỡ nào. Bạn phải thay đổi cách sống của mình và trở nên thân thiện, hoà đồng hơn. Bạn phải chủ động tham gia vào cuộc nói chuyện. Người ta trông chờ bạn lên tiếng khi dùng bữa trưa hay bữa tối với bạn bè hoặc người thân.

Hãy cố gắng nhớ những tình huống nào bạn cố tình nói lắp. Thật không dễ để nhớ lại chút nào vì đây không phải là điều bạn chủ tâm làm và đây cũng không phải là điều bạn lấy làm tự hào gì.

Trang 97

Page 98: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài tập này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ráng nhớ lại những tình huống mà bạn đã nói lắp cách tệ hại nhưng vẫn được xem là thuận lợi cho bạn. Trong những hoàn cảnh như thế, tiềm thức của bạn hầu như làm mọi thứ để cản trở việc nói trôi chảy. Hãy nghĩ về nó và thừa nhận thái độ đó là trẻ con, vô trách nhiệm và tự huỷ hoại mình như thế nào.

Bạn nên kết ước với chính mình là sẽ tránh cư xử như thế trong tương lai. Bạn là một người có trách nhiệm và thân thiện, bạn không thể dùng thủ thuật ngu ngốc như thế được. Bạn đang kiểm soát khả năng nói chuyện của mình bất kể tình huống nào. Bạn không thể để những ý định thầm kín ngăn trở bạn lên tiếng.

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989The stuttering Foundation, Stuttering therapy: transfer and maintenace, 2002

Trang 98

Page 99: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài Tập Số 29

Tránh Nói TránhKỹ Thuật Nói Tránh

Khi một người nói lắp cảm thấy mình sắp bị mắc kẹt ở một từ nào đó, người ấy luôn dùng vài kỹ thuật nói tránh như sau:

1) Người ấy sẽ tránh nói ra từ đáng sợ đó bằng cách thay từ đó bằng một từ có nghĩa tương đương. Từ thay thế này thường là kém chính xác nhưng người cảm thấy nói ra từ ấy thì dễ dàng hơn nhiều.

2) Người có thể nói điều gì đó hoàn toàn khác với điều người muốn nói từ ban đầu. Lấy ví dụ, người đó có thể nói “apple pie” (bánh táo) thay vì “doughnut” (bánh rán). Cuối cùng người cũng thoả hiệp với chính kiến của mình vì người cảm thấy chữ “Republic” (Cộng Hoà) dễ nói hơn chữ “Demorat” (Dân Chủ) hoặc ngược lại.

3) Người nói lắp thường dùng những từ đệm để bắt đầu hay lắp đầy khoảng trống khi nói như “ừ”, “à”, “ừm”, “ờ thì”… Người nói lắp cảm thấy những từ vô nghĩa này sẽ giúp họ có một khởi đầu trôi chảy và nói nhanh qua những từ đáng sợ.

Trong một vài trường hợp, những kỹ thuật nói tránh trên có thể ngăn việc nói lắp xuất hiện. Nhưng trong hầu hết mọi tình huống, những thủ thuật này tỏ ra vô ích và không hiệu quả. Chúng không giúp bạn ngăn việc nói lắp. Hơn thế nữa, bạn còn phải trả giá đắt: sự dùng quá lố những từ đệm sẽ khiến người nghe trở nên vô cùng khó chịu, thậm chí khó chịu còn hơn là nghe bạn nói lắp. Và đôi khi bạn phải kết thúc câu chuyện bằng cách nói những điều hoàn toàn khác với dự định ban đầu.

Tránh Dùng Kỹ Thuật Nói Tránh

Trong những ngày tới, bạn phải chú ý cách bạn dùng kỹ thuật nói tránh trong khi nói chuyện. Bạn phải cố gắng tránh dùng những kỹ thuật này. Có thể bạn nghĩ rằng việc từ bỏ dùng các thủ thuật nói tránh sẽ làm tăng khả năng nói lắp. Điều đó có thể đúng trong thời gian ngắn.

Nhưng trong thời gian dài, việc tránh dùng những kỹ thuật nói tránh sẽ thật sự cải thiện được việc nói chuyện của bạn. Quả thật, việc dùng những kỹ thuật nói tránh này đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ qua những từ đáng sợ. Mỗi khi bạn

Trang 99

Page 100: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

gặp một từ khó nào đó, bạn phải cực nhọc nghĩ cách làm sao tránh né nó. Làm như vậy chỉ khiến bạn kiệt sức và căng thẳng. Và những căng thẳng thêm vào này sẽ làm tăng khả năng bạn bị nói lắp.

Hơn thế, việc dùng kỹ thuật nói tránh còn có xu hướng làm tăng nỗi sợ hãi sẽ nói lắp. Và bạn càng sợ sẽ bị nói lắp bao nhiêu, bạn càng khó để nói trôi chảy bấy nhiêu.

Bất cứ khi nào bạn có điều gì muốn nói, hãy cố gắng nói thẳng ra mà không cần tránh né hay thêm vào những từ vô nghĩa. Hãy cố gắng hết sức để dùng những từ thích hợp nhất thậm chí nếu bạn cảm thấy bạn sẽ bị mắc kẹt với một từ nào đó trong số chúng. Hãy nhớ rằng thà nói lắp mà nói đúng từ thì vẫn luôn tốt hơn là nói trôi chảy mà dùng những từ thay thế kém chính xác khác. Bạn không nên thoả hiệp với ý kiến, quan điểm của mình vì cớ phải nói trôi chảy. Hãy nói những gì bạn nghĩ ngay cả khi bạn phải lắp từng từ một.

Hãy lên danh sách những từ nói tránh và loại bỏ chúng từng cái một

Những từ thay thế và từ đệm không chỉ là kỹ thuật nói tránh được người nói lắp dùng để tránh nói lắp. Người nói lắp thường tránh những tình huống nói chuyện khi họ thấy khó nói hay hoãn lại cuộc điện thoại nào đó với hy vọng họ sẽ nói trôi chảy hơn trong tuần lễ đó. Mỗi người nói lắp là độc nhất vô nhị và bạn có thể biết nhiều hơn bất kì ai khác điều bạn cần làm để tránh những từ đáng sợ và những tình huống đáng sợ. Suốt những ngày tới, hãy lên danh sách những kỹ thuật nói tránh mà bạn thường dùng và cố gắng loại bỏ chúng từng cái một.

Khởi Đầu Từ Từ

Một vài người nói lắp dựa quá nhiều vào kỹ thuật nói tránh đến nỗi họ thấy thật sự không thể nào tức thì ngưng sử dụng chúng. Nếu bạn rơi vào trường hợp như thế, bạn nên loại bỏ kỹ thuật nói tránh một cách từ từ. Cứ dùng chúng trong vài trường hợp mà bạn cảm thấy không thể nào không nói lắp và không thể nào không dùng chúng. Hãy bắt đầu tránh dùng kỹ thuật nói tránh trong những trường hợp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Một khi bạn có tự tin rằng kỹ thuật nói tránh không còn cần thiết nữa trong những tình huống dễ dàng, hãy cố gắng loại bỏ chúng trong những tình huống mà bạn thấy khó khăn hơn.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002MURRAY, Frederick P., A Stutterer’s story, Stuttering Foundation of America, 2001

Trang 100

Page 101: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Bài Tập Số 30:

Chọn Thể Hiện Thái Độ Tích CựcCười!

Bạn có để ý rằng những người tự tin thường hay nở nụ cười đầy tự tin trên khuôn mặt họ hay không? Nếu điều đó có ích cho họ thì nó cũng có ích cho bạn nữa.

Việc mỉm cười sẽ khiến các cơ ít bị căng hơn là giữ nét mặt nghiêm nghị. Nụ cười làm thân thể và tâm thần thư thái, tạo sự tự tin và khiến cuộc trò chuyện với người khác thoải mái hơn. Tất cả những hiệu quả tích cực này sẽ làm tăng khả năng nói trôi chảy của bạn.

Hãy cố gắng mỉm cười càng nhiều càng tốt. Mỉm cười với người khác và với chính mình khi mình ở một mình. Việc mỉm cười sẽ thay đổi nhận thức của bạn một cách tích cực. Nếu bạn cười với chính mình khi bạn lái xe và tình cờ xe bạn bị xẹp lốp thì tôi không mong đợi bạn nhảy lên vui sướng nhưng ít ra bạn cũng có cách nhìn nhận ít tiêu cực hơn về kinh nghiệm không mấy dễ chịu này.

Tương tự như vậy, việc mỉm cười sẽ giúp bạn thay đổi sự nhận thức của bạn về nói lắp. Nếu bạn tập thói quen mỉm cười khi bạn giao tiếp với người khác, bạn sẽ ít bị tác động về mặt tình cảm hơn khi bạn vô tình nói lắp. Thậm chí bạn còn thấy mình mỉm cười cùng với những người nghe một cách thoải mái về sự nói lắp của mình.

Chọn thể hiện tư thế quyết đoán

Hãy cố đứng thẳng và ngả vai về đằng sau. Tư thế này sẽ làm gia tăng sự tự tin của bạn và chắc chắn sẽ làm thay đổi cách người khác nhìn bạn cũng như cách bạn nhìn chính mình. Việc đứng thẳng cũng khiến bạn dễ dàng hít thở có hiệu quả và điều này có tác động tích cực trực tiếp lên việc nói trôi chảy của bạn.

Bạn cũng nên cố gắng bước đi và cử động thân thể nhanh hơn một chút. Bạn càng cử động nhanh chừng nào, bạn càng trở nên người quyết đoán chừng ấy. Bạn cũng sẽ không có nhiều thời gian để lo lắng về tình trạng khó khăn trong việc nói chuyện hay tật nói lắp của mình nữa.

Nếp sống khoẻ mạnh

Hẳn bạn đã để ý và thấy rằng việc nói lắp thay đổi bất thường từ ngày này sang ngày khác. Hôm nay bạn có thể nói lắp cách tệ hại nhưng ngày mai bạn có thể nói hoàn toàn trôi chảy. Phần lớn sự thay đổi bất thường trong việc nói chuyện

Trang 101

Page 102: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

này dường như không thể đoán trước được nhưng cũng có vài điều có liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bạn. Chắc chắn rằng bạn sẽ dễ bị nói lắp hơn nếu bạn bị bệnh, nếu bạn mệt mỏi hay không ngủ đủ. Do đó hãy chắc rằng bạn có một nếp sống khoẻ mạnh:

1) Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và đúng giờ

2) Hãy ăn những thức ăn bổ dưỡng. Tránh ăn quà vặt giữa những bữa ăn. Hãy cố gắng ăn uống đúng giờ giấc mỗi ngày.

3) Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước. Não của bạn sẽ không hoạt động tốt nếu bạn thiếu nước và tình trạng này sẽ gia tăng việc nói lắp của bạn.

4) Hãy đảm bảo bạn tập thể dục đủ. Việc luyện tập thể dục sẽ giúp bạn thấy bình tĩnh hơn, thoải mái hơn và dễ chịu hơn.

Đừng Chần Chờ

Tránh chần chừ. Nếu bạn có việc gì cần làm thì hãy làm ngay lúc này đi! Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác rằng mọi thứ trong cuộc sống bạn luôn trong vòng kiểm soát của bạn. Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đều trong vòng kiểm soát của mình thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lời nói của mình hơn.

Nếu bạn cần gọi điện mà hôm đó bạn không khoẻ lắm, có lẽ bạn sẽ muốn hoãn lại cuộc gọi vào ngày khác với hy vọng khi ấy mình sẽ nói trôi chảy hơn. Điều này không phải là phương cách hay. Càng chờ đợi chừng nào, bạn càng lo lắng chừng nấy. Bạn tự làm mình ra căng thẳng và điều đó sẽ làm tăng khả năng nói lắp của bạn. Thay vào đó bạn nên can đảm và nhanh chóng nhấc máy điện thoại lên để gọi.

Tham khảo

FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.MURRAY, Frederick P., A Stutterer’s story, Stuttering Foundation of America, 2001

Trang 102

Page 103: Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện Comprehensive Stuttering Therapy Phillip J. Roberts http://echovietnam.org

Kết Luận

Chúc mừng bạn! Bạn đã đi qua hết 30 bài tập trong sách này và bạn hầu như thấy có nhiều sự tiến bộ quan trọng trong việc nói chuyện của mình. Nếu bạn thấy mình có nhiều tiến bộ mà vẫn còn bị nói lắp thì xin đừng lo lắng. Điều này cũng là chuyện bình thường thôi. Cứ tiếp tục luyện tập mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối. Những sự tiến bộ mà bạn kinh nghiệm được chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng. Tôi đề nghị bạn nên thực hành lại một lượt loạt bài tập trên và đảm bảo rằng bạn đã hoàn toàn nắm vững toàn bộ những kỹ thuật này.

Nếu tật nói lắp của bạn giờ đây đã hoàn toàn được khắc phục thì thật tuyệt vời. Như đã giải thích trước ở trang 35, mục tiêu cuối cùng của liệu pháp này là giúp bạn quên đi bạn là người nói lắp. Điều đó có thể đạt được một khi bạn thay thế mỗi một yếu tố trong tảng băng trôi nói lắp bằng những phần tương ứng trong tảng băng trôi nói trôi chảy. Nếu bạn tin chắc rằng tật nói lắp của mình đã được khắc phục và những cách cư xử, sự nhận thức hay cảm giác có liên quan đã thay đổi hoàn toàn thì tôi đề nghị bạn cố gắng quên đi bạn là người nói lắp để thấy điều gì sẽ xảy ra. Nếu điều đó khiến bạn bị lắp trở lại, bạn luôn có thể quay trở lại luyện tập những bài tập này.

Nếu bạn chưa thấy có bất kì sự tiến bộ nào trong việc nói chuyện thì đừng bỏ cuộc. Nhiều người dành nhiều thời gian hơn những người khác để nắm vững những kỹ thuật mới này. Cứ tiếp tục luyện tập mỗi ngày trong vài tháng. Cứ thong thả luyện tập nhiều lượt cho tất cả những bài tập. Hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn làm chủ được tất cả những kỹ thuật được mô tả trong quyển sách này. Trong tình huống khó xảy ra là bạn vẫn tiếp tục thất bại trong việc nói chuyện, bạn có thể thử những loại liệu pháp khác. Bạn nên tìm lời khuyên của một chuyên gia về giọng nói và/hoặc tìm trên các trang web những thông tin thêm về vấn đề nói lắp.

Sự phản hồi

Trong bất kì tình huống nào, tôi cũng muốn nghe phản hồi từ bạn. Xin cứ tự nhiên liên hệ với tôi qua trang web http://www.stuttering.ch. Hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì về liệu pháp này và nó đã giúp ích cho bạn ra sao trong việc khắc phục tật nói lắp của mình. Tôi luôn trân trọng những lời bình luận của bạn và sẽ cân nhắc chúng kỹ lưỡng khi tái bản lần thứ hai quyển sách này.

Trang 103