PHẦN QUẢ

6
PHẦN QUẢ, HẠT Định Nghĩa: Quả là cơ quan sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa Cấu Trúc Quả: 1.Vỏ quả ngoài: nguồn gốc vỏ quả ngoài từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu. Nó có chứ năng bảo vệ các phần bên trong của quả nhờ lớp Cutin dầy, lớp sáp hoặc lông bao phủ. 2.Vỏ quả giữa: nguồn gốc vỏ quả giữa là lớp mô mềm của vổ bầu. Khi chín nếu chúng tồn tại và mọng nước chứa nhiều chất dinh dưỡng gọi là quả mọng, còn nếu khô đét và chỉ có vài lớp tế bào mỏng gọi là quả khô. 3.Vỏ quả trong: nguồn gốc của lớp vỏ này là lớp biểu bì trong của vỏ bầu, thường mỏng. Tuy nhiên ở một số loại quả lớp này dầy, cứng dạng hạt tạo thành 1 thạch cứng bao quanh như quả đào. Các Phần Phụ Của Quả: cuống hoa, đế hoa, lá bắc. CÁC LOẠI QUẢ 1.Quả Đơn: là quả sinh ra bởi 1 hoa, có 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau: gồm 2 loại _ Quả thịt: khi chín vỏ quả vẫn mọng nước và nạc gồm các kiểu: quả hạch (quả hoạch 1 hạt, quả hạch nhiều hạt), quả mọng (quả loại cam và quả loại bí). _ Quả khô: khi chín vỏ quả giữa khô đét lại, quả khô có thể tự hoặc không tự mở để hạt thoát ra ngoài. Gồm: quả khô không tự mở (quả đóng, quả

description

Qua hat

Transcript of PHẦN QUẢ

Page 1: PHẦN QUẢ

PHẦN QUẢ, HẠT

Định Nghĩa: Quả là cơ quan sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa

Cấu Trúc Quả:

1. Vỏ quả ngoài: nguồn gốc vỏ quả ngoài từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu. Nó có chứ năng bảo vệ các phần bên trong của quả nhờ lớp Cutin dầy, lớp sáp hoặc lông bao phủ.

2. Vỏ quả giữa: nguồn gốc vỏ quả giữa là lớp mô mềm của vổ bầu. Khi chín nếu chúng tồn tại và mọng nước chứa nhiều chất dinh dưỡng gọi là quả mọng, còn nếu khô đét và chỉ có vài lớp tế bào mỏng gọi là quả khô.

3. Vỏ quả trong: nguồn gốc của lớp vỏ này là lớp biểu bì trong của vỏ bầu, thường mỏng. Tuy nhiên ở một số loại quả lớp này dầy, cứng dạng hạt tạo thành 1 thạch cứng bao quanh như quả đào.

Các Phần Phụ Của Quả: cuống hoa, đế hoa, lá bắc.

CÁC LOẠI QUẢ1. Quả Đơn: là quả sinh ra bởi 1 hoa, có 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền

nhau: gồm 2 loại _ Quả thịt: khi chín vỏ quả vẫn mọng nước và nạc gồm các kiểu: quả hạch (quả hoạch 1 hạt, quả hạch nhiều hạt), quả mọng (quả loại cam và quả loại bí)._ Quả khô: khi chín vỏ quả giữa khô đét lại, quả khô có thể tự hoặc không tự mở để hạt thoát ra ngoài. Gồm: quả khô không tự mở (quả đóng, quả thóc), quả khô tự mở (quả đại, quả loại đậu, quả loại cải, quả hộp, quả nang)._ Quả có áo hạt: là loại quả đơn đặc biệt có lớp mô mọng nước bao xung quanh hạt gọi là áo hạt. Lớp áo hạt hình thành do sự phát triển của cuống noãn.

2. Quả Tụ: là quả được hình thành từ 1 hoa có nhiều lá noãn rời nhau. Mỗi lá noãn sẽ hình thành 1 quả riêng.

3. Quả Kép: được hình thành từ 1 cụm hoa đặc biệt tức là quả sinh ra từ nhiều hoa. Gồm các kiểu:

Page 2: PHẦN QUẢ

_ Quả loại sung: là quả giả, phần gọi là “quả” chính là đế của cụm hoa lõm hình thành. Quả thật là các quả đóng do hoa sinh ra ở mặt trong của đế hoa đó gọi là ficus._ Quả loại dứa: Phần nạc mọng nước ăn được là trục của cụm hoa và các lá bắc mọng nước tụ họp thành, quả thật là các mặt dứa, ở mỗi mắt dứa còn dấu tích của 1 hoa và đầu ngọn lá bắc._ Quả loại dâu tằm: cây có cụm hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa cái là 1 bông ngắn, mỗi hoa sinh ra 1 quả đóng, còn đài hoa trở nên nạc và mọng nước bao quanh quả đóng.

4. Quả Đơn Tính Sinh (Quả Trinh Sản): quả này được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không qua thụ tinh được gọi là quả đơn tính sinh. Gồm:_ Quả đơn tính sinh không hạt: do noãn không được thụ tinh nên không hạt._ Quả đơn tính sinh có hạt: do phôi phát triển từ tế bào trứng không qua thụ tinh. Tế bào trứng có thể đơn bội hoặc lưỡng bội.

HẠTI. Khái niệm._ Là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hạt được tạo thành do sự phát triển của noãn sau khi thụ tinh._ Thực vật có hạt gồm 2 ngành: + Ngành thông (pinophita): có hạt trần nằm trên lá noãn mở gọi là ngành Hạt trần (gymnospermae) + Ngành ngọc lan (magnolyophita): hạt kín nằm trong quả được lớp vỏ quả bao bọc bảo vệ gọi là ngành Hạt kín (angyospermae).II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HẠT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TỪ NOÃN SANG HẠT.

_ Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành hạt. Hạt gồm 2 phần: vỏ hạt và nhân hạt. Nhân hạt thường gồm các phần cây mầm, nội nhũ, ngoại nhũ, hoặc cả nội nhũ và ngoại nhũ.

1. Tế bào trứng phát triển thành cây mầm: khi thụ tinh tế bào trứng kết hợp vớt 1 tinh trùng tạo hợp tử 2n có màng cenlulose bao bọc.+ Ngành ngọc lan: hợp tử phân chia lần đầu tiên để tạo thành 2 tế bào. Một tế bào gốc ở phía lỗ noãn sẽ phát triển thành dây treo để dính phôi vào vách túi phôi, một tế bào khác là tế bào ngọn ở phía

Page 3: PHẦN QUẢ

hợp điểm sau này sẽ phân chia để cho tiền phôi. Tiền phôi sẽ phân chia thành cây mầm gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.+ Lớp Hành: phôi có một lá mầm duy nhất như lá chắn nằm ở một bên cây mầm, đối diện với một lá nhỏ gọi là biểu phôi

Phôi hai lá mầm nguyên thủy hơn phôi 1 lá mầm.

2.Nhân dinh dưỡng cấp II phát triển thành nội nhũ.+ Ngành ngọc lan: trong quá trình thụ tinh kép nhân dinh dưỡng cấp II (2n) hoặc nhân cực đơn bội (n) sẽ kết hợp với 1 tinh trùng thứ 2 tạo thành tế bào khởi đầu nội nhũ (3n) từ đó sinh ra nội nhũ là mô dinh dưỡng dưỡng chuyên hóa.+ Ngành thông: trong quá trình thụ tinh đơn nội nhũ không qua thụ tinh. Nó có nguồn gốc từ thể giao tử cái đơn bội (n)+ Nội nhũ: có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của phôi vì nó cung cấp nguồn dinh dưỡng dự trữ cho phôi, sự phát triển của nội nhũ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa của vôi.+ Nội nhũ thường chứa chất tinh bột, đường, hemicellulose (hay là nội nhũ sừng), protid dưới dạng alơron và lipid.+ Một số hạt có nội nhũ xếp nếp: VD: như cây họ Na, họ Cau.+ Vị trí tương đối của cây mầm và nội nhũ: nếu cây mầm nằm giữa nội nhũ gọi là cây mầm nội phôi, nếu nằm bên cạnh nội nhũ gọi là cây mầm ngoại phôi. Cây mầm có thể uốn cong và bao bọc ngoài nội nhũ. VD: họ Cẩm Chướng.

3.Noãn tâm phát triển thành ngoại nhũ: ở một số cây sau khi thụ tinh noãn tâm bị nội nhũ tiêu hóa hết, tuy nhiên ở một số cây noãn tâm lại phát triển loại mô dinh dưỡng dự trữ của hạt gọi là ngoại nhũ. Đối với hạt chỉ có ngoại nhũ thì nội nhũ bị phôi tiêu hóa hết khi phát triển và phân hóa. Ngoại nhũ nằm ở giữa và cây mầm nằm xung quanh. VD: cây hoa Dong họ Chuối, họ Gừng.+ Còn đối với hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ thì ngoại nhũ nằm xung quanh tiếp đến là nội nhũ, cây mầm nằm ở giữa lớp nội nhũ. VD: họ Hồ Tiêu (piperaceae).

Page 4: PHẦN QUẢ

4.Vỏ noãn biến đổi thành hạt, nếu noãn có 2 lớp thì hình thành 2 lớp vỏ hạt, có trường hợp vỏ trong của noãn bị tiêu biến chỉ có lớp vỏ ngoài chuyển hóa cao để làm chức năng bảo vệ hạt.

5.Các phần phụ của hạt.+ Mồng: là phần sùi lên ở 1 đầu hạt hình thành do mép lỗ noãn phát triển. Nếu mồng phát triển nhiều hơn tới mức bao bọc hạt gọi là áo hạt giả. VD: Hạt Nhục Đật Khấu.+ Mào: là phần kéo dài của sống noãn trông như cái cánh.+ Thể dầu: là khối tế bào mềm, mọng nước, có hình dạng khác nhau, nằm ở chỗ rốn hạt. Thể dầu chứa các chất dinh dưỡng như dầu mỡ, đường, protid, vitamin.+ Áo hạt: sinh ra bởi sự phát triển của cuống noãn. VD: Hạt Lạc Tiên.+ Cánh: là phần vỏ hạt phát triển rộng ra và mỏng với hình dạng khác nhau. VD: Hạt Xà Cừ, hạt Thông.+ Lông: mặt ngoài của hạt có thể mang các sợi lông dài và mềm do các tế bào biểu bì kéo ra hoặc ở một hay hai đầu hạt có một cái cán mang lông hay túm lông.

III. SỰ PHÁT TÁN CỦA HẠT.1. Phát tán nhờ gió: hạt và quả thường nhỏ, nhẹ, có bộ phận riêng

như lông (VD: họ Cúc), hoặc có cánh (Chò Chỉ), hoặc nhẹ và nhỏ (Lan).

2. Sự phát tán nhờ động vật: Hạt thường có vỏ cứng để không bị các men tiêu hóa làm hư hại ảnh hưởng đến phôi bên trong, ngoài ra ở một số loại quả và hạt mặt ngoài có gai móc hoặc chất dính để dễ dàng bám vào lông động vật khi chúng chạm phải.

3. Sự phát tán nhờ người: con người khi ăn quả cũng giúp cho việc phát tán quả hạt bằng con đường trao đổi, buôn bán, gây trồng giống mới.

4. Sự phát tán nhờ nước: quả hạt thường có vỏ dầy, không thấm nước giữ cho phôi bên trong không bị thối.

5. Sự tự phát tán: những loại quả tự phán tán khi chúng tự nứt mạnh để tung hạt ra xa.

Page 5: PHẦN QUẢ