Phần mở đầu

30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Công Ty TNHH Quảng Cáo và Thương Mại KIM KHUÊ Giáo viên hướng dẫn : BÙI XUÂN HỒI Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HỒNG LOAN Lớp : UPMF 07 1

Transcript of Phần mở đầu

Page 1: Phần mở đầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Công Ty TNHH Quảng Cáo và Thương Mại KIM KHUÊ

Giáo viên hướng dẫn : BÙI XUÂN HỒIHọ và tên sinh viên : NGUYỄN HỒNG LOANLớp : UPMF 07

Hà Nội ,Tháng 7 năm 2011

1

Page 2: Phần mở đầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬPHọ và tên: Nguyễn Hồng LoanLớp: UPMF 07Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội Nội dung nhận xét:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hà Nội, ngày ….. Tháng ….. Năm…..

2

Page 3: Phần mở đầu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HỒNG LOANLớp : UPMF 07Địa điểm thực tập : Công ty TNHH Quảng Cáo và Thương Mại KIM KHUÊ

1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên: Mức độ liên hệ với giáo viên:…………………………………………………………. Thời gian thực tập và quan hệ cơ sở:………………………………………………….. Tiến độ thực tập:………………………………………………………………………..2. Nội dung báo cáo: Thực hiện các nội dung thực tập:……………………………………………………… Thu thập và xử lý các số liệu thực tế:…………………………………………………….. Khả năng hiểu biết về lý thuyết và thực tế:…………………………………………….3. Hình thức trình bày: ...

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Một số ý kiến khác: ...……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Đánh giá của giáo viên HD: ( Đồng ý hay không cho đồng ý bảo vệ)Chất lượng báo cáo ( Tốt – Khá – Trung bình)

Hà nội, ngày …….Tháng …….năm……… Giáo viên hướng dẫn

3

Page 4: Phần mở đầu

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên “Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại KIM KHUÊ “

Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề được chia làm 2 phần :

+ Phần 1 : Ngiên cứu khái quát về doanh nghiệp + Phần 2 : Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.+ Phần 3 : Kết luận

4

Page 5: Phần mở đầu

PHẦN 1

NGHIÊN CỨU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

I . Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:

Công ty TNHH quảng cáo và thương mại KIM KHUÊ được thành lập vào ngày 08/03/2005 . Tuy mới được thành lập chưa lâu và là một doanh nghiệp nhỏ nhưng công ty đã có đột phá vào lĩnh vực kinh doanh quảng cáo và dịch vụ mới mẻ cộng thêm với sự quản lý chặt chẽ với những hướng đi táo bạo đó tạo được một phát triển mới cho công ty hiện tại và tương lai.

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI KIM KHUÊ.

Tên giao dịch : GOLDSTAR ADVERTISING & TRADING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt : GOLDSTAR AD CO.,LTD. Địa chỉ trụ sở chính : Số 52 phố Hoàng Ngọc Phách , phường Láng Hạ , quận

Đống Đa, thành phố Hà Nội. Mã số thuế : 0102019238 Số điện thoại : 043.62753331 Số Fax : 043.62753332 Người đại diện theo giấy phép của công ty:

+ Chức danh : Giám Đốc + Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Nghĩa + Giới tính : Nữ + Quốc tịch : Việt Nam + Sinh ngày : 22/11/1970 + Chứng minh nhân dân : 012758127 + Cấp ngày : 14/05/2009 + Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú : Tập thể viện khoa học Việt Nam , phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội II . Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp :

+ Lĩnh vực hoạt động : => In ấn và thiết kế ( printing matter , design ) => Quảng cáo truyền hình và phim quảng cáo (TVC) => Quảng cáo báo chí và market quảng cáo

5

Page 6: Phần mở đầu

=> Quảng cáo ngoài trời ( Outdoor ) => PR doanh nghiệp : event , tài trợ , truyền thông => Hoạt động trưng bày , triển lãm => Hội nghị khách hàng => Khuyến mại khách hàng + Dịch vụ chủ yếu mà hiện nay doanh nghiệp đang kinh doanh: => Cung ứng các dịch vụ truyền hình.

+ Thị trường : Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại KIM KHUÊ có thị trường ổn định. Hiện tại, đang phát huy hiệu quả của thị trường đã có, khai thác và phát triển thị trường tiềm năng. Thị trường mục tiêu là các công ty, tổng công ty, tập đoàn và các gia đình, cá nhân có nhu cầu phục vụ.

Trên cơ sở phân khúc thị trường theo khu vực địa lý, theo thu nhập và theo đối tượng, Công ty xây dựng chiến lược marketing cho từng phân khúc thị trường, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Hiện tại, công ty TNHH Quảng cáo và thương mại KIM KHUÊ đang thực hiện mục tiêu giữ vững và phát triển thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nỗ lực xây dựng thị trường cả nước. III . Quy trình công việc của dịch vụ:

+ Thiết kế và in ấn : Để hiểu rõ công việc này ta phải nắm bắt được các nguyên tắc viết thông điệp , kỹ thuật trình bày thông điệp , sử dụng đồ họa và tạo hiệu quả hình ảnh đối với từng loại mẫu.Sau đó bắt đầu xem xét các loại thiết bị in, giấy in.Cuối cùng tính toán số lượng in, chi phí,thời gian in,gia công,các lỗi và rủi ro thường gặp. + Quảng cáo truyền hình và phim quảng cáo : Bước đầu phải đánh giá kênh và chương trình truyền hình, đối tượng khán giả. Nắm bắt kỹ thuật viết thông điệp, kịch bản. Lựa chọn kĩ về bối cảnh, quay phim, đạo diễn , ánh sang , thiết bị tiền kỳ, hậu kì , đồ họa 2D , 3D, kỹ xảo, hoạt hình, dựng phim, làm nhạc và lời,chuẩn phim và các output.Cuối cùng giải quyết các vấn đề thời gian ,chi phí thực hiện chương trình, lên lịch đặt chỗ ,chọn vị trí ưu tiên và giám sát công việc .

+ Quảng cáo báo chí : Phải phân tích mức độ uy tín , phạm vi và kì phát hành báo chí. Xem xét số lượng độc giả đọc báo. Đánh giá chi phí, kiểm tra qui trình tiến hành công việc và giám sát công việc.

6

Page 7: Phần mở đầu

+ Quảng cáo ngoài trời : Nắm bắt nguyên tắc thiết kế mẫu từng loại , đối tượng quảng cáo. Chuẩn bị Signboard , Billboard , Pano , Led , biển quay, biển lật ( vị trí biển , loại biển ….) . Tính toán chi phí và mua chỗ.

+ PR doanh nghiệp : Xây dựng event, show , ca nhạc….. Tài trợ : truyền hình ,hoạt động thể thao , xã hội. Tài trợ thường xuyên và từng phần . Tài trợ truyền thông tuyên truyền , truyền thông chính luận và tạo uy tín xã hội . Tạo khủng hoảng giả, tạo khủng hoảng cho đối thủ cạnh tranh và chống khủng hoảng.

+ Hoạt động trưng bày showroom, đại lý: Nắm bắt kỹ thuật thiết kế trưng bày.Tính toán chi phí cần thiết và hiệu quả sẽ đạt được.

+ Hội nghị khách hàng và khuyến mãi khách hàng: Hiểu rõ mục đích của hoạt động , các hình thức và phương pháp tổ chức. Cuối cùng là tính toán chi phí, quảng cáo xúc tiến và tổng kết đánh giá thành quả

Dựa vào những điều trên ta xây dựng được kế hoạch tổng thể:

Kế hoạch tổng thể dài hạn và ngắn hạn:

+ Trong dài hạn : chiến lược cần xác định được mục tiêu tổng thể và các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng giai đoạn và trong từng hoạt động , tình toán tổng ngân sách sử dụng là bao nhiêu. Hệ thống toàn bộ thông tin, đối tượng quảng cáo , các biện pháp và phương tiện chính sử dụng. Đánh giá và lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ.

+ Trong ngắn hạn : Cụ thể hóa mục tiêu và kế hoạch tổng thể dài hạn cho từng giai đoạn ngắn hạn 1 năm . Đối với từng chiến dịc mà có từng mục tiêu, biện pháp phối hợp, thời gian và ngân sách chi tiết.

Kỹ thuật lập kế hoạch tổng thể trong ngắn hạn : Xác định mục tiêu , thông điệp chủ đạo, đối tượng quảng cáo , các biện pháp quảng cáo sử dụng. Lựa chọn vị trí, thời gian, số lượng và tần suất. Phối hợp các hoạt động và chi phí chi tiết.

Triển khai , giám sát và báo cáo đánh giá nghiệm thu.

IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:

7

Page 8: Phần mở đầu

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng tổ chức-hành chính

Phòng tài chính-kế toán

Phòng kế hoạch-kỹ thuật

Phòng vật tư dịch vụ

Bộ phận Quảng cáo

Bộ phận bán hàng

Bộ phậnthị trường

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty:Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và

chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty:

+ Giám đốc : Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Phó Giám đốc : là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao.

+ Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị.

: Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp

8

Page 9: Phần mở đầu

vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác, công văn giấy tờ, phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc.

+ Phòng tài chính - Kế toán : Chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty.

: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.

+ Phòng kế hoạch kỹ thuật : Chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh. : Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn. Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế.

+ Phòng vật tư dịch vụ : Chuyên trách về việc cung ứng vật tư cho bộ phận quảng cáo và các bộ phận khác. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp đề không bị gián đoạn công việc khác.

: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công… của Công ty. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ, điều động xe, thiết bị của Công ty đảm bảo tiến độ thi công đạt hiệu quả.

+ Bộ phận quảng cáo : - Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, quản lý sản phẩm và truyền thông. - Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng marketing, phân công nhiệm vụ và kiểm soát. - Lập và thực hiện chương trình truyền thông như: khuyến mại, quảng cáo, tài trợ...

9

Page 10: Phần mở đầu

- Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt động marketing - Phối hợp thực hiện các chương trình PR, event với đối tác thuê ngoài. - Thiết lập và thực hiện hệ thống thông tin doanh nghiệp, phân tích dữ liệu thiết lập báo cáo trình ban giám đốc, tham gia và tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược dài hạn… - Nghiên cứu thị trường, và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới - Thiết lập ngân sách marketing, trình Giám đốc duyệt. Chịu trách nhiệm trong phạm vi ngân sách được giao. - Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các Mục tiêu – Chính sách của Công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị. - Giúp GĐ công ty việc điều hành và quản lý mọi hoạt động tiếp thị trên cơ sở chiến lược marketing dài hạn một cách hiệu qua; bảo đảm các nguồn lực cho kinh doanh. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu & phát triển, huấn luyện – đào tạo và ứng dụng KHKT trong hoạt động tiếp thị - Kết hợp với Giám Đốc Kinh Doanh xác định các yêu cầu của Khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này ; - Đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Công ty, đồng thời hỗ trợ bán hàng - Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án chiến lược các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn phát triển doanh nghiệp thuộc lãnh vực chuyên môn phụ trách.

+ Bộ phận bán hàng : Có thể được định nghĩa là hoạt động của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như : Giao hàng, dịch vụ khách hàng, đội trưng bày, nhóm sales audit, trade marketing, bảo hành, bảo trì hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. : Những công việc của quản lý bán hàng bao gồm: Thiết lập chiến lược phân phối Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng Thiết lập chính sách bán hàng, Tuyển dụng Lập kế hoạch bán hàng Triển khai Quản lý lực lượng bán hàng, khách hàng Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng Phân phối hàng hóa đên những kênh phân phối theo mục tiêu đã định nhắm tối ưu việc hiện diện của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý và hiệu quả tối đa và đạt được mục tiêu marketing của công ty về ngắn hạn cũng như dài hạn

10

Page 11: Phần mở đầu

Tùy thuộc vào từng công ty và lĩnh vực kinh doanh, khu vực triển khai kinh doanh mà tổ chức bộ phận bán hàng sẽ rất khác nhau, tổ chức Sales sẽ bao gồm các chức danh: Quản lý kinh doanh miền (RSM) Quản lý bán hàng khu vực (ASM) có thể có rất nhiều chức danh theo quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng Những người quản lý bán hàng theo khu vực , lĩnh vực sẽ phải báo cáo lại cho những người quản lý bán hàng thuộc cấp cao hơn trong Công ty theo ngành dọc hoặc ngành ngang theo quy định. Số người quản lý bán hàng cấp cao trong tổ chức Sales khác nhau giữa các công ty và những chức danh của họ có thể từ người quản lý bán hàng từng địa phương, khu vực hay toàn quốc cho đến chức giám đốc phụ trách bán hàng toàn quốc v.v.

+ Bộ phận thị trường : Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu. Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….). Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P:  sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.

* * *

PHẦN 2

11

Page 12: Phần mở đầu

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

I.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại Kim Khuê 1.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn KD của một DN, chúng ta cần quan tâm tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trước hết nó được thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp nhất trong các chỉ tiêu tài chính. Sau đây là tình hình cụ thể về hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2009 – 2010:

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 CHÊNH LỆCH TỶ LỆ %

1.Doanh thu thuần 8.063.973.992 9.010.511.235 946.537.243 11,73

2.Giá vốn hàng bán 7.433.068.019 8.058.310.000 625.241.981 8,41

3.Chi phí quản lí kinh doanh

426.164.456 670.855.395 244.690.939 57,42

4.Chi phí tài chính - - - -

5.Lợi nhuận gộp 204.741.517 281.345.840 76.604.323 37,42

6.Lãi khác 1.706.478 2.225.398 518.920 30,41

7.Lỗ khác - - - -

8.Tổng lợi nhuận kế toán

206.447.995 279.120.442 72.672.447 35,2

9.Các khoản điều chỉnh tăng giảm

- - - -

10.Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN

206.447.995 279.120.442 72.672.447 35,2

12

Page 13: Phần mở đầu

11.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

57.805.439 78.153.724 20.348.285 35,2

12.Lợi nhuận sau thuế

148.642.556 200.956.718 52.314.162 35,19

2.Phân tích kết quả kinh doanh:

+ Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Kim Khuê trong 2 năm 2009-2010 ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty ổn định và có xu hướng càng ngày càng mở rộng.+ Cụ thể như sau :

Doanh thu thuần : Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 946.537.243 VND tương ứng với 11,73%. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là 76.604.233 VND tương ứng 37,43%. Kết quả hoạt động như trên cho thấy công ty đã có lãi,qui mô hoạt động ngày càng mở rộng và thu được kết quả tốt.Công ty đã gây dựng được niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước về kết quả sau khi quảng bá sản phẩm của họ đến người tiêu dùng .Chính sách mở rộng thị trường với việc có thêm các chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh giúp công ty đã khẳng định địa vị của mình trên thi trường.

Giá vốn hàng bán : Năm 2010giá vốn hàng bán cũng tăng lên 8,41%, điều này ảnh hường đến hiệu quả kinh doanh, đến lời nhuận gộp của doanh nghiệp. Gía vốn hàng bán tăng chủ yếu là do sự biến động về giá cả trong những năm vừa qua của nền kinh tế cũng như sự phụ thuộc vào việc tạo ra trang thiết bị để đáp ứng việc quảng cáo. Tuy nhiên trong tương lai công ty nên giảm bớt việc sản xuất bằng cách kết hợp với những công ty quảng cáo khác đề thuê lại tài sản của họ.

Chi phí : Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy được rằng chi phí của doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Mức tăng chi phí của doanh nghiệp là rất lơn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Mức tăng chí phí của doanh nghiệp cao hơn so với năm cũ với tỷ lệ 57,42%. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận một phần lớn của công ty, chức tỏ bộ máy quản lý của công ty vẫn chưa hiệu quả và chưa tính gọn để đặt mức tối thiểu hóa chi phí.

Lợi nhuận : Với mức tăng về doanh thu thuần từ 8.063.973.992 VNĐ năm 2009 lên 9.010.511.235 VNĐ năm 2010 đã góp phần lớn làm cho mức tăng lợi nhuận sau thuế đạt 35.19% từ 148.642.556 VNĐ năm 2009 lên đến 200.956.718 VNĐ năm 2010, đóng góp vào nguồn thu cảu nhà nước từ thuế.

13

Page 14: Phần mở đầu

Kết quả hoạt động của công ty TNNH Quảng cáo và Thương mại KIM KHUÊ đã cho thấy Công ty ngày càng phát triển mạnh và có tên tuổi trên thị trường về lĩnh vực thương mại. Công ty đã chứng tỏ rằng với hơn 5 năm kinh nghiêm công ty đã dành được một vị trí trong tâm trí người khách hàng, tạo dựng lòng tin của công ty với các đối tác trong kinh doanh.

Một số chỉ tiêu tài chính :

a.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Công thức Năm 2009 Năm 2010

Khả năng thanh toán hiện thời

Tổng TSLĐ

2.12 2.27 Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền

0.15 0.12Tổng nợ phải trả

Nhận xét:

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong năm 2010 đều có xu hướng giảm. Tổng TSLĐ và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng do tổng nợ ngắn hạn có mức tăng nhanh hơn so với tổng TSLĐ. Dự trữ tài sản ngắn hạn không đủ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện thời tăng so với năm 2009 đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

b. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Công thức Năm 2009 Năm 2010

Tỷ lệ thu nhập trên ∑TS Lợi nhuận ròng0.0591 0.0539

14

Page 15: Phần mở đầu

Tổng tài sản

Tỷ lệ lợi nhuận ròngLợi nhuận ròng

0.0184 0.0223

Tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sảnDoanh thu thuần

31.847 24.153

Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng0.1102 0.0959

VCSH

Nhận xét : Hiệu quả sử dụng tài sản ( nguồn vốn):

Năm 2009, cứ 1 đồng vốn đầu tư cho tài sản trung bình sẽ tạo được 3.1847 đồng doanh thu, trong dó có 0.0591 đồng lợi nhuận.

Năm 2010, tỷ lệ này tương ứng là 2.4153 đồng doanh thu và 0.0539 đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận: Năm 2010 tăng hơn so với năm trước, cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả trên số tài sản mà công ty đã sử dụng, sử dụng hiệu quả nguồn tài sản mà Công ty đang có chủ yêu là tài sản lưu động vì đây là doanh nghiệp thương mại.

Tỷ lện lợi nhuân ròng: năm 2009, cứ 1 đồng doanh thu thì mang lại 0.0184 đồng lợi nhuận, năm 2010 là 0.0223 đồng. Ta thấy rằng doanh thu của năm 2010 tạo ra được lợi đã cao hơn năm 2009. Điều đó chứng tỏ các hoạt động kinh doanh của công ty đang đạt được những kết quả tốt, công ty đang dần đi vào ổn định và phát triển vững mạnh. Kết quả đó thể hiện sự nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo cũng như tất cả các nhân viên trong công ty trong những năm đầu xây dựng

II.Cân đối kế toán và phân tích tài sản nguồn vốn:

15

Page 16: Phần mở đầu

1.Bảng cân đối kế toán:

A.TÀI SẢN NĂM 2009 NĂM 2010 CHÊNH LỆCH TỶ LỆ %

I.Tài sản LĐ và đầu tư ngân hàng

2.513.320.946 3.709.366.047 1.196.045.101 47,59

1.Tiền mặt tại quỹ 186.682.594 200.230.300 13.547.706 7,26

2.Tiền gửi ngân hàng

297.096 500.000 202.230.300 68,3

3.Phải thu khách hàng

2.194.415.902 3.297.512.231 1.103.096.329 50,27

4.Tài sản LĐ khác 131.925.354 211.123.516 79.198.162 60,03

II.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

18.800.000 21.200.000 2.400.000 12,77

1.Tài sản cố định 18.800.000 21.200.000 2.400.000 12,77

Tổng tài sản 2.532.120.946 3.730.566.047 1.198.445.101 47,33

B.NGUỒN VỐN

I.Nợ phải trả 1.183.478.389 1.635.634.125 452.155.736 38,21

1.Phải trả cho người bán

450.897.350 650.789.225 199.891.875 44,33

2.Thuế và các khoản nộp cho nhà nước

113.181.039 153.526.500 40.345.461 35,65

3.Phải trả người lao động

75.400.000 115..560.400 40.160.400 53,26

4.Các khoản phải trả khác

544.000.000 715.758.000 171.758.000 31,57

II.Nguồn vốn chủ sở hữu

1.348.642.557 2.094.932.922 746.289.365 55,34

1.Nguồn vốn kinh doanh

1.200.000.000 1.900.000.000 700.000.000 58,33

2.Lợi nhuận tích lũy

148.642.557 194.931.922 46.289.365 31,14

16

Page 17: Phần mở đầu

Tổng nguồn vốn 2.532.120.946 3.730.566.047 1.198.445.101 47,33

2.Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn

Với bất kì một doanh nghiệp nào thì yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp đó là tài sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán cho ta biết được rõ tình hình về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp để từ đó có thể tiếp tục tiến hành kinh doanh hiệu quả.

Nhận xét: Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty năm 2010 tăng hơn năm 2009, cụ thể như sau:

Năm 2009: 2.532.120.946 VNĐNăm 2010: 3.730.566.047 VNĐ

Như vậy tài sản và nguồn vốn tăng 1.198.445.101 VNĐ tương ứng 47,33%

Về Tài sản:

+ Năm 2010, tiền mặt tại quĩ 13.547.706 tương đương với 7,26% điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

+ Phần phải thu khách hàng tăng 50,27% từ 2.194.415.902 VNĐ năm 2009 lên 3.297.512.231 VNĐ năm 2010. Nguyên nhân tăng của tài khoản phải thu khách hàng là do trong năm 2010 công ty thực hiện biện pháp nới lỏng chính sách tín dụng nhằm bước đầu thu hút các đối tác kinh doanh của công ty. Nhưng trong tương lai công ty cũng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp hơn như thời hạn thu tiền phù hợp, cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán khi họ thanh toán trước thời hạn… để tránh trường hợp doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

+ Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn.Năm 2009: 18.800.000.000 VNĐNăm 2010: 21.200.000.000 VNĐ

+ Như vậy tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 2.400.000.000 VNĐ tương đương 12,77%. Nguyên nhânh do doanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch mua sắm các máy móc thiết bị mới nhằm phục vụ cho những chương trình quảng cáo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuê quảng cáo và có hiệu quả cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai.

Về nguồn vốn:

17

Page 18: Phần mở đầu

+ Nợ ngắn hạn: tăng 452.155.736 VNĐ với mức tăng tương ứng là 38,21% điều này chứng tỏ phần công ty đang chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp để đầu tư cho TSLĐ, đầu tư thêm cho TSCĐ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng đồng thời công ty cũng khó chủ động trong việc sử dụng vốn trong 1 thời gian nhất định vì nợ ngắn hạn thường là có mức rủi ro cao và không ổn định.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng thêm 700.000.000 VNĐ, đồng thời lợi nhuận giữ lại của công ty cũng tăng ở mức cao lên đến 31,14% tương ứng với 194.931.922 VNĐ. Điều này cho thấy rằng năm 2009 và 2010 công ty đã kinh doanh hiệu quả và đạt lợi nhuận cao. Đồng thời cũng thể hiện quyết tâm, nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển, mở rộng về quy mô của công ty thong qua việc rót thêm vốn của các thành viên cũng như dùng lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư.

Kết luận:

+ Từ những số liệu thực tế của Công ty và những phân tích cụ thể ở trên, ta thấy rằng hầu hết các khoản mục về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2010 đầu tăng so với năm 2009. Trong đó có những khoản mục tăng mạnh như tiền gửi ngân hàng, tài sản lưu động khác, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu… Điều đó cho thấy rằng doanh nghiệp đang từng bước mở rộng quy mô kinh doanh và ổn định lâu dài. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là khá hợp lý và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả tốt.

** *

PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

18

Page 19: Phần mở đầu

Môi trường kinh doanh:+ Với bề dày kinh nghiệm, Công ty đã xây dựng được một sơ sở hoạt động

kinh doanh vững chắc với đội ngũ cán bộ côn gnhân viên đông đảo và có trình độ được đào tạo toàn diện về chuyên môn và nghiệp vụ, thiết bị máy móc được trang bị khá đầy đủ và hiện đại.

+ Sau khi trải qua một số năm hoạt động trong cơ chết thị trường, nhờ có những kinh nghiệm thực tế, Công ty nắm bắt được nhu cầu đòi hỏi của thị trường đã mở rộng cơ cấu ngành nghề … Với sự mở rộng này đòi hỏi tổ chức bộ máy điều hành quản lý và mô hình tổ chức kinh doanh phải có sự điều chỉnh phù hợp, lực lượng lao động trong công ty cũng phải tăng về số lượng, điều chỉnh về cơ cấu, đa dạng trình độ, kỹ năng ngành nghề để đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Đi đôi với đó là việc tổ chức giải quyết mối quan hệ về tiền lương, đáp ứng hai mặt vừa đảm bảo thu nhập , ổn định cho nhân viên vừa gắn liền với việc kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

+ Nền kinh tế hội nhập như nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và để khách hang biết đến sản phẩm của mình thì rất cần những Công ty quảng cáo như Công ty TNHH KIM KHUÊ. Chính vì thế đây là ngành kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Thuận lợi: + Công ty đã tạo được vị thế cạnh trang của mình trên thị trường, từng bước tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

+ Công ty không ngừng cải tiến phong cách làm việc nhanh chóng, chính xác, đạt kết quả cao đáp ứng tốt hơn như cầu của khách hàng, là điểm nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

+ Công ty bước đầu tạo ra một hình ảnh tốt trong mắt các đối tác cả trong nước và nước ngoài thông qua việc hoành thành tốt với các hợp đồng kinh tế.

+ Công ty xây dựng được đội nghũ nhân viên lành nghề, khả năng thích ứng và làm việc dưới áp lực công việc tốt. Các nhân viên đều được công ty tạo điều kiện làm việc trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện đẻ họ phát huy năng lực và phát triển.

Khó khăn:+ Mặc dù đã có nhiều có gắng để đạt được một vị thế nhất định trên thị

trường nhưng công ty vẫn còn những hạn chết và gặp không ít những khó khắn:Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên Công ty phải vượt qua nhiều thử thách để dần chiếm một ví trị đặc biệt trên thị trường.

19

Page 20: Phần mở đầu

+ Chí phí của doanh nghiệp vẫn lớn đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác giá sản phẩm dịch vụ vần hợp lý hơn, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội và điều không dễ thực hiện.

Phương hướng phát triển trong thời gian tới:

+ Trong nhữn năm tới công ty có kế hoạch mở rộng kinh doanh mua thêm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các hợp đồng có hiệu quả, tạo sự khác biệt với những đói thủ cạnh tranh của mình.

+Giảm chi phí để đạt được những kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, cần đối lại lao động, năng cao đòi sống của nhân viên và thu nhập trong doanh nghiệp.

+Mục tiêu đặt lên hàng đầu là chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

+Phát huy cao mọi nguồn lực để xây dựng và đời sống tinh thần phong phú.

+Tăng cường quan hệ với các đối tác, mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt độn g kinh doanh:

+ Nâng cao uy tín, vị thế của Công ty trên thị trường để tiếp cận nguồn huy động vốn một cách có hiệu quả và an toàn hơn trong các cân tài sản nguồn vốn của công ty.

+Tăng cường hoạt động của vốn, quản lý tốt các khoản phải thu, các khoản đến hạn hoặc quá hạn để kịp thời có những biện pháp thích hợp, tránh tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn.

+Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân tăng hoặc giảm bất thường của các khoản chi phí và doanh thu để có được chính lược kinh doanh hợp lý hơn

+Tạo được niềm tin, uy tín cho khách hang đối với các sản phẩm dịch vụ của công ty chất lượng giá cả phải chăng

+Có kế hoạch thanh lý tài sản, các máy móc thiết bị hỏng không cần dùng, quá cũ kỹ lạc hậy hiệu quả kém để thu hồi vốn tái đầu tư

+ Luôn tổ chức các lớp học thêm để bồi dưỡng, nâng cao kỹ thuật cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

20

Page 21: Phần mở đầu

+Tích cực tìm kiếm thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay cần tìm cho mình một vị thế vững vàng để hoạt động và phát triển.

KẾT LUẬN

+ Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, công nghệ thong tin, các doanh nghiệp muốn được chấp nhận, tồn tại và phát triển thì phải đứng vững bằng chính thực lực và bằng chính đôi chân của mình nếu không sẽ bị đòa thải và bị thu ngay cả trên sân nhà.

+ Trong những năm qua Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể, có những đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên trong Công ty không ngừng cải thiện và nâng cao.

+ Qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty, em nhân thấy rằng trong thực tế và trên lý thuyết còn có một khoảng cách nhất định. Để rút ngắn được khoảng cách đó thì việc tìm hiểu thực tế là rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi sinh viên.

+ Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh, em đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Tuy nhiên các biện pháp còn mang tính lý thuyết vì trình độ bản thân là có hạn và trong một chừng mực nhất định. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của Thầy để em có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn nữa.

21

Page 22: Phần mở đầu

22