PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất...

15
1 PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án Đầu tư nâng công suất Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản Vĩnh Long (Kèm theo Quyết định số 628./QĐ-UBND ngày.06 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long). 1. Thông tin về dự án - Tên dự án: Đầu tư nâng công suất Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản Vĩnh Long. - Chủ dự án: Công ty TNHH New Hope Vĩnh Long. + Địa chỉ liên hệ: Lô I1, I2, I6, I8, một phần lô I3, KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. + Điện thoại: 02703 891 988 Fax: 02703 891 988. + Đại diện là ông: CHEN XUE JUN ; Chức vụ: Tổng giám đốc.. - Địa điểm thực hiện dự án: Lô I1, I2, I6, I8, một phần lô I3, KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. - Quy mô dự án: Sản phẩm của dự án là thức ăn cho gia súc, gia cầm (dạng viên, dạng bột); thức ăn thủy sản (thức ăn cho tôm, thức ăn cho cá). Tùy theo nhu cầu của thị trường từng năm mà công suất của các loại sản phẩm sẽ dao động tăng thêm hoặc giảm bớt, nhưng tổng công suất của các loại sản phẩm cộng lại vẫn không vượt quá 320.000 tấn sản phẩm/năm. - Công nghệ sản xuất: Khi triển khai dự án sẽ lắp đặt thêm 01 dây chuyền sản xuất mới và nâng tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng dây chuyền sản xuất cụ thể như sau: + 01 dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá, công suất 9 tấn/giờ (hiện hữu). + 03 dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm, công suất 9 tấn/giờ (hiện hữu). + 02 dây chuyền sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, công suất 9 tấn/giờ (hiện hữu). + 01 dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá, công suất 9 tấn/giờ (lắp mới). Thời gian làm việc 8 giờ/ca, mỗi ngày 02 ca, 316 ngày/năm. Tổng công suất của nhà máy được tính như sau: 9 tấn sản phẩm/giờ.dây chuyền x 7 dây chuyền x 16 giờ/ngày x 316 ngày/năm = 318.528 tấn sản phẩm/năm ≈ 320.000 tấn sản phẩm/năm. Dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại dự án là một chuỗi quy trình tự động khép kín.

Transcript of PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất...

Page 1: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

1

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

Dự án Đầu tư nâng công suất Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy

sản Vĩnh Long

(Kèm theo Quyết định số 628./QĐ-UBND ngày.06 tháng 3 năm 2020

của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long).

1. Thông tin về dự án

- Tên dự án: Đầu tư nâng công suất Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và

thủy sản Vĩnh Long.

- Chủ dự án: Công ty TNHH New Hope Vĩnh Long.

+ Địa chỉ liên hệ: Lô I1, I2, I6, I8, một phần lô I3, KCN Bình Minh, xã Mỹ

Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

+ Điện thoại: 02703 891 988 Fax: 02703 891 988.

+ Đại diện là ông: CHEN XUE JUN ; Chức vụ: Tổng giám đốc..

- Địa điểm thực hiện dự án: Lô I1, I2, I6, I8, một phần lô I3, KCN Bình Minh,

xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Quy mô dự án: Sản phẩm của dự án là thức ăn cho gia súc, gia cầm (dạng viên,

dạng bột); thức ăn thủy sản (thức ăn cho tôm, thức ăn cho cá). Tùy theo nhu cầu

của thị trường từng năm mà công suất của các loại sản phẩm sẽ dao động tăng

thêm hoặc giảm bớt, nhưng tổng công suất của các loại sản phẩm cộng lại vẫn

không vượt quá 320.000 tấn sản phẩm/năm.

- Công nghệ sản xuất:

Khi triển khai dự án sẽ lắp đặt thêm 01 dây chuyền sản xuất mới và nâng

tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất

của từng dây chuyền sản xuất cụ thể như sau:

+ 01 dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá, công suất 9 tấn/giờ (hiện hữu).

+ 03 dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm, công suất 9 tấn/giờ (hiện hữu).

+ 02 dây chuyền sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, công suất 9 tấn/giờ

(hiện hữu).

+ 01 dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá, công suất 9 tấn/giờ (lắp mới).

Thời gian làm việc 8 giờ/ca, mỗi ngày 02 ca, 316 ngày/năm.

Tổng công suất của nhà máy được tính như sau: 9 tấn sản phẩm/giờ.dây

chuyền x 7 dây chuyền x 16 giờ/ngày x 316 ngày/năm = 318.528 tấn sản

phẩm/năm ≈ 320.000 tấn sản phẩm/năm.

Dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại dự án là

một chuỗi quy trình tự động khép kín.

Page 2: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

2

Quy trình công nghệ sản xuất của các dây chuyền sản xuất tương đối giống

nhau, chỉ khác nhau về mặt hàm lượng chất dinh dưỡng, tỷ lệ pha trộn giữa

nguyên vật liệu và các chất dinh dưỡng.

Quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản giống nhau từ

công đoạn nhập nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm, khác nhau là thức ăn cho thủy

sản chỉ có ở dạng hạt, không có sản phẩm ở dạng bột. Tỷ lệ phối trộn nguyên

phụ liệu, các vitamin và khoáng chất tạo nên đặc trưng của từng dòng sản phẩm.

Quy trình sản xuất tại dự án cụ thể như sau:

* Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm như sau:

Nguyên liệu

Nhập liệu

Cân phối liệu

Trộn sơ bộ

Nghiền mịn

Bụi, mùi

Bụi, ồn

Phụ gia

Nước thải

vệ sinh thiết bị Ép đùn

(nhỏ, lớn)

Làm nguội

Đóng gói thành phẩm

dạng viên

Bụi

Sấy

Sàng

Lưu kho,

xuất bán

Mùi

Trộn nhão

Lò hơi

Khí thải, tro xỉ, bùn thải

Dầu thực

vật, dầu cá Hơi nước

Sản phẩm dạng bột

Đóng gói thành phẩm

dạng bột

Lưu kho

xuất bán

Chất thải rắn,

bụi, mùi

Không

đạt

Page 3: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

3

* Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho thủy sản như sau:

- Các hạng mục, công trình chính của dự án, gồm: Kho thành phẩm, kho nguyên

liệu, kho phụ liệu, tháp sản xuất 1 + hành lang (dây chuyền sản xuất thức ăn gia

súc, gia cầm), tháp sản xuất 2 + hành lang (dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản

(thức ăn cho tôm, thức ăn cho cá)), kho trung gian, nhà văn phòng + Căn tin +

Phòng thí nghiệm, kho vật tư, kho bào bì 01, 02, nhà lò hơi, kho chứa nhiên liệu

đốt lò hơi, phòng điều kiển lò hơi, hố nhập liệu, Quần thể si lô, cây xanh, đường

nội bộ, bể xử lý nước thải, phòng bảo trì, nhà nghỉ công nhân,…

Nhập liệu

Cân phối liệu

Trộn sơ bộ

Nghiền mịn

Trộn nhão

Bụi, mùi

Bụi, ồn

Phụ gia

Lò hơi

Khí thải, tro xỉ,

bùn thải

Dầu thực

vật, dầu cá

Hơi nước

Ép đùn

(nhỏ, lớn)

Áo dầu

Làm nguội

Đóng gói

Bụi

Sấy

Sàng

Lưu kho, xuất

bán

Nước thải

vệ sinh thiết bị

Mùi

Nguyên liệu

Không

đạt

Page 4: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

4

2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án (giai đoạn

hoạt động):

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

- Mùi hôi, bụi, khí thải: phát sinh từ hoạt động các phương tiện giao thông;

hoạt động của xe nâng; hoạt động nhập, lưu trữ nguyên liệu, hoạt động nhập, lưu

trữ nhiên liệu đốt lò hơi, hoạt động của lò hơi; hoạt động của dây chuyền sản

xuất; mùi từ nguyên liệu và thành phẩm, hoạt động lưu trữ và xuất sản phẩm;

hoạt động bốc dỡ tro lò hơi; hoạt động phòng thí nghiệm, hoạt động hệ thống xử

lý nước thải.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt

động của dự án.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân và chất thải rắn sản xuất thông

thường.

- Chất thải nguy hại.

- Tác động khác: Tiếng ồn, độ rung, các rủi ro, sự cố.

2.2. Quy mô, tính chất của nước thải

- Nước thải sinh hoạt: khoảng 6,6 m3/ngày đêm.

- Nước thải sản xuất (bao gồm: nước thải từ hoạt động phòng thí nghiệm,

nước thải sản xuất, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi, Nước ngưng tụ từ

công đoạn sấy, Nước thải từ hệ thống xử lý mùi): khoảng 9,8 m3/ngày đêm.

Thành phần nước thải chứa chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, chất dinh

dưỡng, chất lơ lửng và vi sinh; nếu lượng nước thải này không được thu gom, xử

lý trước khi xả thải sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, quá

trình phân hủy nước thải sẽ phát sinh mùi hôi ảnh hưởng sức khỏe con người và

môi trường không khí xung quanh.

2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Hoạt động các phương tiện giao thông: Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

của nhà máy hiện hữu, cũng như khi dự án đi vào hoạt động đều hợp đồng với

bên cung cấp, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển. Các

phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu DO. Khi nhiên

liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh bụi và khí thải có thành phần như SO2, NOx, CO,

THC….

- Hoạt động của xe nâng: Khi nâng công suất, dự án sử dụng xe nâng để

vận chuyển sản phẩm vào kho lưu chứa hoặc xuất hàng. Nhiên liệu sử dụng

dầu DO, với mức tiêu thụ 8 tấn DO/năm, khi đốt cháy hoàn toàn 01 kg dầu

DO ở điện kiện tiêu chuẩn (00C, 760 mmHg) sẽ phát sinh lượng khí thải

khoảng 38 m3.

- Hoạt động nhập, lưu trữ nguyên liệu: Đối với nguyên liệu là ngũ cốc (như

cám, tấm, bắp,...) được đưa vào các si lô để lưu trữ. Dự án bố trí khu nạp liệu

cho các si lô. Khi các nguyên liệu này đến các khu vực nạp liệu sẽ được tháo

Page 5: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

5

bao, xả vào cửa nạp để gàu tải đưa vào si lô lưu trữ. Do đó, quá trình nạp liệu

cho các si lô sẽ phát sinh bụi tại cửa nạp liệu. Riêng các si lô được xây dựng kín

để hạn chế hư hỏng do điều kiện thời tiết (mưa, gió, độ ẩm) và phòng chống côn

trùng phá hoại nên quá trình lưu trữ nguyên liệu trong các si lô không phát sinh

bụi. Đối với các loại nguyên liệu còn lại (như bột cá, khô dầu cọ ...) khi nhập về

dự án đã được đóng bao bì bằng nilôn kín để hạn chế thất thoát, mất đạm trong

quá trình lưu trữ. Tuy nhiên, nếu các loại nguyên liệu này không được bảo quản

tốt, có bao bì hư hỏng, rách, lưu trữ trên nền kho ẩm, thấp,... sẽ phát sinh mùi

hôi, gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và sức khoẻ con người. Quá trình

tháo dỡ nguyên liệu ở kho nguyên liệu: sẽ phát sinh bụi và mùi hôi, tuy nhiên

theo công thức pha trộn sản phẩm, các loại nguyên liệu được tháo bao vừa đủ

khối lượng cung cấp cho sản xuất nên bụi và mùi hôi phát sinh khi tháo dỡ

nguyên liệu không lớn, chủ yếu trong nhà xưởng. Quá trình tháo dỡ nguyên liệu

trong các si lô: nguyên liệu trong các si lô được gàu tải vận chuyển vào chuyền

sản xuất; hệ thống gàu tải được che chắn kín nên không phát tán bụi ra môi

trường bên ngoài.

- Hoạt động nhập, lưu trữ nhiên liệu đốt lò hơi: Quá trình nhập nhiên liệu

đốt lò hơi được hợp đồng bên cung cấp vận chuyển đến dự án, nhiên liệu được

chứa trong bao tải và đưa vào kho chứa kín để lưu trữ nên hạn chế bụi phát sinh

do gió thổi. Nhiên liệu được công nhân bốc dỡ và xổ xuống hệ thống nạp liệu

bằng vít tải kín nên bụi phát sinh không đáng kể. Tuy nhiên, công đoạn xổ bao

nhiên liệu được thực hiện thủ công nên sẽ có phát sinh bụi ảnh hưởng đến môi

trường lao động của công nhân.

- Hoạt động của lò hơi: Khi nâng công suất dự án sử dụng 01 lò hơi, công

suất 8 tấn hơi/h cung cấp cho dây chuyền sản xuất, nhiên liệu đốt là chủ yếu củi

trấu (2.880 tấn/năm). Khi lò hơi hoạt động sẽ phát sinh bụi và khí thải có thành

phần chủ yếu như bụi khói (TSP), SO2, NO2, CO.

- Hoạt động của dây chuyền sản xuất: Dây chuyền thiết bị sản xuất của dự

án được vận hành bằng điện nên không phát sinh khí thải. Đối với hoạt động này

chủ yếu bụi phát sinh từ phối trộn, nghiền nguyên liệu, sàng sản phẩm. Bên cạnh

đó, dây chuyền sản xuất của dự án khép kín, vận hành tự động từ khâu nạp liệu

đến khâu đóng bao, bụi phát sinh được đưa vào lọc bụi túi vải để thu hồi nhằm

giảm thất thoát nguyên liệu (thiết bị kèm công nghệ) nên hạn chế bụi phát sinh

ra môi trường không khí xung quanh. Ngoài ra, để sản xuất thức ăn, bột cá... là

các nguồn nguyên liệu chính cung cấp đạm cho sản phẩm, trong quá trình sấy

sản phẩm sẽ làm bốc hơi mùi đặc trưng của nguyên liệu (mùi hôi). Mùi hôi phát

sinh từ chuyền sản xuất được xả vào nhà xưởng ở cửa xả gió của thiết bị làm

nguội. Tham khảo thông tư số 04/2012/TT-BTNMT, ngày 08/5/2012 Quy định

tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng cho thấy mùi hôi có thành phần chủ yếu là các chất khí như H2S, NH3,

Metyl, Mercaptan.

- Mùi từ nguyên liệu và thành phẩm: Mùi có thể phát sinh tại các khu vực

kho lưu chứa nguyên liệu và kho chứa thành phẩm. Mùi đặc trưng tại các khu

vực này là mùi bột hải sản, mùi axit béo bay hơi, mùi thực phẩm,.... Mùi từ

Page 6: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

6

nguyên liệu và thành phẩm bảo quản và lưu trữ không đúng quy định: trong quá

trình lưu chứa, bảo quản không đúng quy định về thời gian và nhiệt độ dẫn đến

nguyên liệu, thành phẩm dẫn đến bị hỏng. Nguyên liệu và sản phẩm hỏng sẽ

phân hủy sinh ra khí gây nên mùi hôi như: axit béo bay hơi, các hợp chất

mercaptan, H2S và NH3 từ đó dẫn đến phát sinh mùi tại khu vực kho lưu chứa.

Mùi hôi không những ảnh hưởng đến cảm quan mà còn khuyếch tán theo gió tác

động đến môi trường không khí xung quanh, nhất là các doanh nghiệp lân cận

giáp với dự án ở hướng Đông Bắc (Công ty TNHH Tỷ Bách, hướng Tây Bắc

(Công ty CP Green Feed Việt Nam).

- Hoạt động lưu trữ và xuất sản phẩm: Sản phẩm của dự án được lưu trữ

trong bao bì kín, bao bì có lớp ni lông bảo vệ và được sắp xếp ngăn nắp trên gối

đỡ chống ẩm ướt gia tăng độ ẩm phát sinh mùi hôi nên việc lưu trữ sản phẩm tại

kho chứa thành phẩm cũng như xuất sản phẩm khỏi dự án phát sinh bụi và mùi

hôi không đáng kể. Bên cạnh đó, trong quá trình lưu kho, bốc dỡ sản phẩm có

khả năng rơi vãi sản phẩm, phát sinh mùi hôi và bụi.Tham khảo kết quả đo đạc

giám sát môi trường tại nhà máy hiện hữu cho thấy nồng độ bụi trong kho chứa

sản phẩm là 0,25 mg/m3 nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép đối với môi

trường không khí xung quanh.

- Hoạt động bốc dỡ tro lò hơi: Tro phát sinh trong quá trình vận hành lò

hơi được tưới nước làm nguội, thu gom vào bao và lưu trữ trong kho chứa và

giao trả lại cho đơn vị cung cấp trấu cho dự án vận chuyển xử lý. Vì vậy, hoạt

động này bụi phát sinh không ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí.

- Hoạt động phòng thí nghiệm: Để kiểm soát chất lượng, các nguyên liệu

và sản phẩm đều được lấy mẫu phân tích. Quá trình xử lý mẫu, cũng như pha

chế dung dịch thuốc thử trước khi đưa vào máy phân tích sẽ phát sinh phản ứng

tạo mùi. Tuy nhiên, chỉ mang tính cục bộ, không có khả phát tán ra môi trường

xung quanh, đối tượng bị tác động chủ yếu là nhân viên làm công việc thí

nghiệm.

- Hoạt động hệ thống xử lý nước thải: Mùi hôi phát sinh từ khu vực hệ

thống xử lý nước thải, mùi hôi là sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí tạo

các khí H2S, NH3, Mercaptan, mùi hôi không những ảnh hưởng đến cảm quan

mà còn khuyếch tán theo gió tác động đến môi trường không khí xung quanh.

2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt: khoảng 108 kg/ngày, thành phần chủ yếu là ni

lông, giấy vụn, thức ăn thừa, vỏ trái cây,...

- Chất thải rắn sản xuất: Khi nâng công suất sản xuất, chất thải rắn chủ yếu

bao bì các tông, ni lông chứa nguyên liệu (bột mì, cám, bột cá,...) với khối lượng

khoảng 15 tấn/năm (48 kg/ngày), tro 576 tấn/năm (1.846 kg/ngày), cặn lắng

trong thiết bị xử lý khí thải lò hơi 5 tấn/năm (16 kg/ngày), chất thải trong quá

trình vệ sinh nhà xưởng theo định kỳ 2 tấn/năm (6 kg/ngày), bùn từ hệ thống xử

lý nước thải 31,6 tấn/năm (100 kg/ngày).

Tóm lại, chất thải rắn phát sinh từ dự án có số lượng như sau:

Page 7: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

7

STT Nguồn phát sinh nước thải ĐVT Tải lượng

1 Chất thải rắn sinh hoạt kg/ngày

108

2 Chất thải rắn sản xuất kg/ngày

Bao bì, giấy carton, ... kg/ngày 48

Tro kg/ngày 1.846

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải kg/ngày 100

Cặn lắng từ HTXL khí thải lò hơi kg/ngày 16

Chất thải từ quá trình vệ sinh nhà xưởng kg/ngày 6

Tổng cộng kg/ngày 2.124

2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại (CTNH):

Khi nâng công suất sản xuất, CTNH phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo trì,

bảo dưỡng dây chuyền sản xuất, hoạt động văn phòng,... CTNH có thành phần

như: bóng đèn huỳnh quang thải, dầu nhớt thải, giẻ lau nhiễm dầu nhớt thải, hộp

mực in thải,... khối lượng ước tính khoảng 794 kg/năm.

2.6. Quy mô, tính chất của chất thải khác: Không.

3. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án:

3.1. Về thu gom và xử lý nước thải:

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên sân, trên mái nhà kho được

thu gom qua các hố ga để lắng cặn trước khi đấu nối vào cống nước mưa KCN. Vị trí

đấu nối vào hệ thống cống nước mưa gồm 02 vị trí: 01 điểm gần khu vực cổng chính

và 01 điểm gần khu vực bãi đổ xe tải. Phân công nhân viên định kỳ vệ sinh sân bãi,

đường nội bộ, khai thông hệ thống nước mưa, thu gom bùn lắng trong các hố gas

bón cho cây trồng trong khuôn viên.

- Nước thải sinh hoạt: Khi nâng công suất, nước thải sinh hoạt phát sinh từ

dự án được xử lý bằng bể tự hoại có ngăn lọc (hiện hữu), tổng thể tích 30m3;

nước thải từ căn tin sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung

của nhà máy. Kết cấu các bể hình chữ nhật, được xây dựng âm dưới nền đất của

khu nhà vệ sinh hiện hữu, với cao độ nền thuận lợi cho việc thu gom nước thải

chảy vào. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ sẽ được dẫn thoát về Hệ thống

xử lý nước thải tập trung của dự án.

- Nước thải sản xuất: Khi nâng công suất, nước thải sản xuất phát sinh từ

hoạt động phòng thí nghiệm, nước thải từ hệ thống xử lý nước thải lò hơi, nước

thải từ quá trình vệ sinh máy ép viên được thu gom về hệ thống xử lý nước thải

tập trung để xử lý.

Theo tính toán từ chương 3, tổng lượng nước thải phát sinh khi dẫn về hệ

thống xử lý nước thải tập trung là 16,4 m3/ngày. Công ty đã xây dựng hệ thống

xử lý nước thải tập trung có công suất 20 m3/ngày, đảm bảo đủ khả năng xử lý

nước thải khi nâng công suất dự án. Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử

lý nước thải như sau:

Page 8: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

8

Nước thải sau xử lý sẽ được dẫn về Hệ thống xử lý nước thải tập trung

của Khu công nghiệp Bình Minh để tiếp tục xử lý. Nước thải được đấu nối vào

hệ thống thoát nước thải của KCN Hòa Phú qua 01 điểm đấu nối. Công ty sẽ

đóng phí thoát nước và xử lý nước thải theo thỏa thuận với Công Ty Cổ Phần

TM- DV Địa Ốc Hoàng Quân MeKong.

3.2. Về xử lý bụi, khí thải:

- Hoạt động các phương tiện giao thông: Để giảm thiểu ô nhiễm, định kỳ

bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị đúng theo quy định của nhà sản xuất, điều phối xe

hợp lý để tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động tại nhà máy cùng thời điểm. Sử

dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Các phương tiện vận chuyển

Nước thải

Q= 20m3/ngày.đêm

Bể khử trùng

Bể lắng

Hóa chất

Clorine

Bùn

Bể anoxic

Bể chứa bùn

Tuần

hoàn

bùn

Nước

thải Bể bùn hoạt tính

Bể điều lưu

Hố thu gom

Bồn chứa nước sau lọc

Tuần

hoàn

bùn

Cột lọc

Song chắn rác

Điểm đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý

nước thải Khu công nghiệp Bình Minh

Page 9: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

9

được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu

hành và còn trong thời hạn sử dụng.

- Hoạt động của xe nâng: Để giảm thiểu sự ô nhiễm, định kỳ kiểm tra, sửa

bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt nhất.

- Hoạt động nhập, lưu trữ nguyên liệu:

+ Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên liệu trong kho chứa:

Đối với kho chứa nguyên liệu: Nền kho chứa nguyên liệu được xây dựng

cao ráo, được láng xi măng, có bố trí cửa mái trên mái kho chứa nguyên liệu để

không khí trong kho lưu thông, hạn chế mùi hôi tích tụ. Mái kho chứa nguyên

liệu được lợp tôn để sử dụng lâu dài và chống dột nước khi mưa. Vách kho chứa

nguyên liệu được xây tường từ chân đến gần mái (cách mái 1,5m), đoạn cách

mái được lắp lưới cước và phủ bạt nilon để che chắn gió, hạn chế mùi từ nguyên

liệu phát tán ra môi trường xung quanh.

Đối với nguyên liệu: Tất cả các nguyên liệu cung cấp đạm, cung cấp

khoáng đa, vi lượng của dự án được lưu chứa trong bao bì kín bằng ni lông;

trong suốt quá trình nhập liệu và lưu trữ nguyên liệu tại kho chứa, dự án sẽ phân

công nhân viên theo dõi bao bì, kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu đầu vào để đưa

vào sản xuất ngay những lô nguyên liệu có bao bì bị xì hở, kém an toàn hoặc có

độ ẩm cao nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh khi lưu trữ. Trường hợp phát hiện

bao bì chứa nguyên liệu hư hỏng sẽ lồng thêm bao ni lông bên ngoài và buột kín

miệng bao để hạn chế nguyên liệu rơi vãi, phát sinh bụi và mùi hôi; nếu có

nguyên liệu rơi vãi trong quá trình nhập hàng hay lưu trữ trong kho sẽ thu gom

ngay tận dụng cho sản xuất, hạn chế bụi và mùi hôi phát sinh.

+ Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên liệu trong các si lô:

Đối với si lô: Các si lô chứa nguyên liệu của dự án được hàn kín bằng

thép nhằm hạn chế ẩm, thấp gây hư hỏng nguyên liệu, phòng chống côn trùng

phá hoại và hạn chế phát tán bụi khi nhập liệu hay khi lưu trữ nguyên liệu.

Đối với nguyên liệu: Để nhập nguyên liệu vào si lô, dự án bố trí 1 khu

nạp liệu (gồm cửa nạp liệu và hệ thống gàu tải). Khu nạp liệu được che chắn

bằng mái tôn, gàu tải được bao che kín; dự án sẽ trang bị 1 hệ thống túi vải để

thu gom, xử lý bụi phát sinh tại cửa nạp liệu. Khí thoát ra từ túi vải được xả vào

nhà xưởng, bụi thu hồi từ túi vải được sử dụng cho sản xuất. Ngoài ra, dự án sẽ

phân công nhân viên thu gom thật sạch nguyên liệu tại cửa nạp liệu để giảm

thiểu bụi và mùi hôi.

* Nguyên lý làm việc của hệ thống: Tại khu vực cửa nạp liệu được bố trí

các chụp hút, miệng hút để hút các dòng khí có chứa bụi đưa vào thiết bị lọc bụi

túi vải để xử lý bụi (hiệu quả xử lý bụi bằng thiết bị này đạt khoảng 80-85%).

Không khí, bụi được hút vào chụp hút (1) nhờ quạt hút (2) theo luồng khí đi qua

hệ thống lọc bụi túi để tách phần bụi có kích thước nhỏ còn lại và được giữ lại ở

đây. Bụi thu hồi sẽ được tái sử dụng.

Page 10: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

10

- Hoạt động nhập, lưu trữ nhiên liệu đốt lò hơi: Nhiên liệu được chứa trong

bao tải và được xe nâng bốc từ xe tải vào kho chứa kín. Hoạt động xả bao nhiên

liệu vào vít tải cấp liệu cho lò hơi được quản lý chặt chẽ, tránh rơi vãi nhiên liệu

và phát sinh bụi. Ngoài ra, do thiết kế khu nạp liệu của vít tải nhiên liệu được

thiết kế tương tự như hố nạp liệu, nên khi công nhân xả bao sẽ hạn chế được bụi

phát sinh.

- Hoạt động vệ sinh kho, sát trùng kho:

+ Hàng ngày công nhân vệ sinh sẽ quét dọn, vệ sinh bụi xung quanh khu

vực dây chuyền sản xuất.

+ Định kỳ 3 tháng /lần sẽ vệ sinh, sát trùng khu vực kho thành phẩm và

kho nguyên liệu.

- Hoạt động của lò hơi:

Quy trình xử lý và công suất của hệ thống xử lý khí thải lò hơi khi nâng

công suất của dự án không thay đổi so với hiện hữu, cụ thể như sau:

Khí thải lò hơi sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B.

Bụi

Khí thải

Nước sau lắng

Tuần

hoàn

Định kỳ

Bụi và khí thải

Cyclon khô 02

Tháp hấp thụ ướt Ống khói

Bể chứa dung

dịch kiềm

HTXL nước thải tập trung

của KCN Bình Minh

Bể lắng

Bộ thu hồi nhiệt

Xả cặn

Cyclon khô 01

Hệ thống xử lý nước thải

cục bộ của Nhà máy

Quạt hút

Khí thải đầu ra đạt theo

QCVN 19:2009/BTNMT,

cột B, (Kv= 1, Kp= 1)

Page 11: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

11

- Hoạt động của dây chuyền sản xuất: Dự án áp dụng công nghệ tiên tiến,

hoạt động tự động, dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu nạp liệu đến đóng bao

và sử dụng động cơ điện để vận hành nên bụi và mùi hôi phát sinh không lớn,

chủ yếu là bụi phát sinh từ công đoạn trộn, nghiền, sàng. Dự án trang bị hệ

thống lọc bụi túi vải để thu hồi bụi nguyên liệu tận dụng cho sản xuất. Khí thoát

ra từ túi vải được thải trong nhà xưởng.

- Hoạt động lưu trữ và xuất sản phẩm:

Khu vực kho chứa nguyên liệu, được bố trí riêng biệt, tách rời với các khu

vực sản xuất. Khu vực kho chứa được thiết kế vách tôn kín, hạn chế gió lùa vào

gây phát tán mùi hôi.

Phân công nhân viên định kỳ kiểm tra sản phẩm lưu trữ tại kho và thu gom

sản phẩm rơi vãi trong kho để hạn chế sản phẩm phân huỷ phát sinh bụi, mùi

hôi.

Dự án sẽ bố trí cửa mái trên mái kho thành phẩm để không khí trong kho

lưu thông, hạn chế mùi hôi tích tụ.

Nguyên liệu đa số được vô bao trước khi nhập kho nên hạn chế được mùi

hôi phát sinh.

Trồng cây xanh khu vực giáp ranh với các dự án lân cận để chắn gió, hạn

chế mùi hôi phát tán ra khu vực xung quanh.

- Hoạt động bốc dỡ tro: Tro phát sinh trong quá trình vận hành lò hơi được

tưới nước làm nguội, thu gom vào bao và lưu trữ trong kho chứa, định kỳ giao

trả lại cho nhà cung cấp trấu cho dự án. Kho chứa tro được xây tường cách ly

(tường kín tới mái) và có mái che, diện tích khoảng 80 m2. Phân công nhân viên

thường xuyên quét dọn, thu gom chất thải ở sân, đường nội bộ, nhà xưởng, kho

chứa để giảm thiểu mùi hôi và bụi.

- Hoạt động phòng thí nghiệm: Khi pha dung dịch hóa chất và phá mẫu được

thực hiện trong tủ hút có gắn quạt hút qua lớp đệm bằng than hoạt tính trước khi

thoát ra môi trường xung quanh.

- Hoạt động hệ thống xử lý nước thải: Thường xuyên vận hành, kiểm tra,

bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thổi khí luôn hoạt động tốt nhất nhằm hạn chế môi

trường kỵ khí làm nước thải phân hủy gây mùi.

- Biện pháp xử lý mùi: Chủ dự án đầu tư hệ thống xử lý mùi phát sinh trong

công đoạn sản xuất của dự án như sau:

Page 12: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

12

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn

công nghiệp thông thường:

Khi nâng công suất, các biện pháp giảm thiểu hiện hữu được tiếp tục áp

dụng như:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị thùng rác công cộng đặt trong khuôn viên

nhà máy, tất cả rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom chứa trong thùng rác

công cộng. Hợp đồng với đơn vị thu gom rác vận chuyển đến bãi rác tập trung xử

lý.

- Chất thải rắn sản xuất:

+ Bao bì các tông, ni lông chứa nguyên liệu thu gom vào kho chứa rác

thải sản xuất, định kỳ bán cho đơn vị thu gom phế liệu.

+ Tro trấu, bùn lắng từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi được thu gom vào

kho chứa tro lưu trữ, định kỳ giao lại cho đơn vị cung cấp trấu vận chuyển xử lý.

+ Chất thải trong quá trình vệ sinh nhà xưởng được thu gom, xử lý cùng

chất thải rắn sinh hoạt.

+ Bùn từ hệ thống xử lý nước thải: thu gom và xử lý theo quy định.

3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:

Mùi hôi từ công đoạn sấy

Ngăn bùn hoạt tính

Ngăn thu gom

Tháp hấp thụ 02

Nước thải

Ống thoát ra môi trường

Tháp hấp thụ 01

Quạt hút

Ngăn chứa nước

sau xử lý

Tuần h

oàn t

ái

sử d

ụng n

ướ

c

Ngăn màng lọc MBR

Nước thải

Xả bùn dư Hố thu gom

Hệ thống xử lý nước thải tập

trung của Nhà máy

MODUL

xử lý nước thải

hoàn lưu

Dung dịch kiềm

(NaOH hoặc vôi

loãng)

Page 13: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

13

Công ty đã lập thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được

Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ chủ nguồn thải mã số QLCTNH:

86.000213.T ngày 24/06/2019.

Tại dự án, Công ty bố trí kho lưu giữ CTNH an toàn, phân định, phân loại,

dán nhãn, dán biển cảnh báo, thu gom và quản lý CTNH theo quy định, cập nhật

khối lượng CTNH phát sinh và báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm.

Công ty có hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải

nguy hại theo quy định hoặc tham gia vào Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý

chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3.5. Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải khác: Không.

3.6. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:

3.6.1. Giảm thiểu tiếng ồn:

Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn hiện hữu được tiếp tục áp dụng và duy

trì khi thực hiện dự án. Các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất chủ yếu sử dụng

điện vận hành, biện pháp giảm thiểu được thực hiện là:

- Nhà xưởng được xây tường bao xung quanh kiên cố, các thiết bị được lắp

đặt bên trong xưởng sản xuất nên hạn chế và cách ly tiếng ồn phát tán ra ngoài.

- Bảo dưỡng, bảo trì các phương tiện vận chuyển (xe nâng) và sửa chữa khi

cần thiết.

- Bố trí hợp lý thời gian xe vận chuyển ra vào nhà máy.

- Định kỳ kiểm tra, vô dầu mỡ, sửa chữa và thay mới những chi tiết bị mòn,

bị hư hỏng.

- Lắp đặt đệm cao su ở chân đế máy móc, thiết bị để giảm thiểu tiếng ồn do

thiết bị gây ra. Định kỳ thay mới đệm cao su theo đúng hướng dẫn của nhà sản

xuất.

3.6.2. Giảm thiểu rung động:

Các biện pháp giảm thiểu rung động hiện hữu được tiếp tục áp dụng và duy

trì khi thực hiện dự án như: Gia cố nền móng công trình nơi đặt thiết bị, lắp đặt

đệm cao su dưới đế chân cho các máy móc, thiết bị phát sinh rung động. Thường

xuyên kiểm tra độ cân bằng của thiết bị, định kỳ sửa chữa thiết bị và thay mới

các đệm cao su.

3.6.3. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt

Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cũng như để đảm bảo tốt môi trường

cho công nhân làm việc, chủ đầu tư Dự án áp dụng một số biện pháp sau:

Trồng nhiều cây xanh để tạo mỹ quan, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chủ

Dự án sẽ trồng cây xanh, thảm cỏ đạt tỷ lệ trên 20% tổng diện tích đất sử dụng;

Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang cho

cán bộ công nhân trong các trường hợp cần thiết;

Page 14: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

14

Bố trí nhà xưởng thông thoáng bằng phương pháp thông gió tự nhiên với

hệ thống quạt công nghiệp cấp gió tươi và hút khí thải ra ngoài. Trang bị quạt

thông gió, quạt hút công nghiệp dọc nhà xưởng và bố trí các quạt công nghiệp,

đảm bảo duy trì nhiệt độ trong xưởng vào mùa khô từ 29 – 30 oC, độ ẩm dưới

80% và tốc độ gió tại khu vực làm việc của công nhân từ 1 – 1,5 m/s.

3.7. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

* Sự cố lò hơi:

Các biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố lò hơi hiện hữu được tiếp tục áp

dụng và duy trì khi nâng công suất sản xuất của dự án, như sau:

- Lập bảng nội quy hướng dẫn vận hành và khắc phục cố thường gặp tại

khu vực lò hơi.

- Xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi cấp cho lò hơi hoạt

động.

- Sử dụng nước cấp cho lò hơi theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Sử dụng lò hơi có các thông số kỹ thuật đúng quy định và có giấy phép

của cơ quan có thẩm quyền. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn hơi và các

đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất. Định kỳ bảo trì, sửa chữa lò hơi và hợp đồng đơn

vị chuyên môn thẩm định chất lượng lò hơi đúng quy định.

- Sử dụng bông ROCKWOOL dày 100 mm và thép mạ màu dày 0,5 mm

bao bọc bên ngoài, nhằm chống nhiệt từ thân lò và ống dẫn gây bỏng cho công

nhân.

4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án:

- Công trình xử lý nước thải.

- Công trình xử lý bụi, khí thải.

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông

thường.

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án (giai đoạn

hoạt động):

5.1. Giám sát khí thải:

- Vị trí giám sát: 01 mẫu khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi (Toạ độ:

X = 1.109.482, Y = 535.159).

- Thông số giám sát: Lưu lượng thải, Bụi tổng, SO2, NO2, CO.

- Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng.

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn hiện hành (QCVN 19:2009/BTNMT -

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ,

cột B).

Page 15: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI …...tổng công suất sản xuất của nhà máy lên 320.000 tấn sản phẩm/năm. Công suất của từng

15

5.2. Giám sát nước thải:

- Vị trí giám sát: 01 mẫu nước thải tại điểm đấu nối với hệ thống thoát nước

thải KCN Bình Minh (Toạ độ: X = 1.109.432, Y = 534.956).

- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, tổng nitơ, tổng phốt pho và

Coliform, Sunfua, Amoni, clo dư.

- Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng.

- Quy chuẩn so sánh: Theo thỏa thuận đấu nối với Chủ đầu tư hạ tầng KCN

Bình Minh.

5.3. Giám sát chất thải rắn thông thường và CTNH:

- Chất thải rắn thông thường: Chủ dự án sẽ giám sát tổng lượng chất thải

phát sinh, kết quả giám sát được thể hiện bằng cách lập sổ theo dõi hàng ngày

hoặc hàng tháng hoặc thể hiện qua hợp đồng với đơn vị có chức năng thu

gom, vận chuyển, xử lý.

- Chất thải nguy hại: Chủ dự án sẽ cập nhật khối lượng chất thải nguy hại

phát sinh trong báo cáo quản lý CTNH định kỳ và quản lý theo quy định tại

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015.

6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường: Không.