Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ...

42
KHOA LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC NHỮNG HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ XU HƯỚNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO HIỆN NAY

Transcript of Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ...

Page 1: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

KHOA LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NHỮNG HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ XU HƯỚNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO HIỆN NAY

Page 2: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

HÀ NỘI, Tháng 11/2015

2

Page 3: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

KIỂM TRA BÀI CŨCâu 1:

Đồng chí hãy cho biết tôn giáo có những tính chất nào?Kết luận

Có 4 tính chất+ Tính lịch sử+ Tính quần chúng+ Tính chính trị+ Tính phản khoa học

Câu 2:Đồng chí hiểu tính lịch sử của tôn giáo như thế nào?

Kết luậnTính lịch sử của tôn giáo được hiểu: Tôn giáo có quá trình ra đời, tồn tại,

phát triển và mất đi trong những giai đọan lịch sử nhất định.

3

Page 4: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

MỞ ĐẦUTôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội rất phức tạp, xuất hiện từ rất sớm

trong đời sống nhân loại. Sự ra đời, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo cho đến ngày nay luôn gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định và trải qua các hình thức tín ngưỡng khác nhau.

Hiện nay tín ngưỡng, tôn giáo vẫn có vai trò to lớn chi phối tới mọi mặt của đời sống xã hội và tâm linh của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, trước những biến động của chính trị xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã có tác động đến tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy tôn giáo lâm vào sự khủng hoảng nhất định.

Việc nghiên cứu, làm rõ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo trong lịch sử; làm rõ mối quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo và khoa học, cũng như xu hướng biến đổi của tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng để hoạch định đường lối, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo cho phù hợp.

Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. Mục đích, yêu cầu1. Mục đích- Trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản như: Những hình thức lịch sử của tín

ngưỡng, tôn giáo; tín ngưỡng, tôn giáo và khoa học, những xu hướng của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

- Làm cơ sở để hiểu rõ vai trò và sự tác động của tín ngưỡng, tôn giáo đối với xã hội, thấy được bức tranh toàn cảnh tôn giáo ở Việt Nam.

2. Yêu cầu- Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc, nêu cao tinh thần trách

nhiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu.- Nắm vững nội dung cơ bản để làm cơ sở nghiên các tôn giáo lớn trên thế

giới và ở Việt Nam. Đấu tranh chống những quan điểm sai trái, phản động, lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đòan kết toàn dân tộc và con đường đi lên CNXH ở nước ta

II. Nội dung: Gồm 2 phần1. Những hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo2. Tín ngưỡng tôn giáo và khoa học Trọng tâm, trọng điểm phần IIII. Thời gian: 4 tiết

4

Page 5: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

IV. Tổ chức, phương pháp1. Tổ chức: Lên lớp theo đội hình đại đội, hoặc đại đội chia hai2. Phương pháp: thuyết trình kết hợp các phương pháp khácV. Tài liệu nghiên cứu, tham khảo1. Tài liệu nghiên cứu: Một số hiểu biết về tôn giáo, tôn giáo ở Việt Nam,

Nxb QĐND, H. 1993 (từ trang 38 đến trang 72)2. Tài liệu tham khảo- Tìm hiểu về tôn giáo, Nxb QĐND, H 1996.- Tôn giáo thế giới và ở Việt Nam, Nxb Công an nhan dân, H. 2000- Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nxb CTQG, H. 2001

5

Page 6: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

NỘI DUNGI. NHỮNG HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO(100 phút)

- Hình thức thờ vật tổ- Ma thuật giáo- Bái vật giáo- Vật linh giáo- Sa man giáo

VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM

- Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Có mấy hình thức lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo, đó là những hình thức nào?- Hình thức tín ngưỡng nào cổ xưa nhất, hình thức nào ra đời muộn gắn với các tôn giáo hiện đại, biểu hiện cụ thể?- Các hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo có liên quan đến các tôn giáo hiện đại không, lấy ví dụ chứng minh?

Tín ngưỡng tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng,

huyền bí vượt khỏi thế giới tự nhiên. Tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức

có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi=> Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa

tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo.

Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc.

Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" (hay nói gọn lại là "cái thiêng") cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân

6

Page 7: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...

1. Hình thức thờ vật tổ (Tô tem giáo) (20 phút)- Tô tem giáo là hình thức tôn giáo cổ và sơ khai nhất, là niềm tin vào mối

liên hệ gần gũi, huyết thống của một nhóm người với một loài động vật, thực vật hay một đối tượng nào đó.

Hình thức tôn giáo này xuất hiện ở thời kỳ cuối Công xã thị tộc, Thuật ngữ Tô tem giáo có nghĩa đen là: họ hàng hay có họ hàng.

Tô tem giáo thể hiện niềm tin vào mối liên hệ gần gũi, huyết thống giữa một nhóm người với một loài động vật, cây cỏ, đồ vật, hiện tượng nào đó.

Thông thường một cộng đồng thị tộc, bộ lạc nhận một giống, vật hoặc loại cây làm thủy tổ của mình và các thành viên cộng đồng đó bảo vệ, thờ phụng vị thủy tổ của mình.

=> Mối quan hệ Tô tem là quan hệ huyết thống hư ảo Ngày lễ Tô tem nhằm tăng cường quan hệ huyết thống với Tô tem, củng

cố sức mạnh cộng đồng.Vậy, Tô tem giáo được biểu hiện cụ thể như thế nào?- Biểu hiện:+ Tô tem giáo được hình thành thông qua hoạt động săn bắt và hái lượmVì qua quá trình săn bắn, trồng trọt dẫn đến có một loài động vật hay thực

vật nào đó gắn bó với họ, chi phối đến đời sống của họ, dần dần biểu tượng của loài đó được lan truyền và trở thành tổ tiên chung (Tô tem) của một thị tộc hay một bộ lạc nào đó.

+ Tin vào mối quan hệ huyết thống của người nguyên thủy với một loài động vật hay thực vật nào đó.

=> Như vậy, Tô tem giáo xuất hiện gắn liền với hoạt động sống (săn bắn, trồng trọt) của người nguyên thủy và có vai trò rất lớn trong đời sống của họ. Đây là hình thức tín ngưỡng phản ảnh tư tưởng của xã hội thị tộc khi con người còn gắn bó chặt chẽ với môi trường sống, họ còn phải nhờ cậy, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Tô tem giáo phản ánh quan hệ cộng động của thị tộc, bộ lạc với thiên nhiên. Mỗi một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) có một hình thức Tô tem khác nhau, ngày nay còn nhiều biểu hiện ở những dạng khác nhau ở một số dân tộc thiểu số ở nước ta cũng như trên thế giới.

Dấu ấn của Tô tem giáo trong tôn giáo hiện đại thể hiện trong đạo Công giáo là ở phép bí tích Thánh thể, tức một trong 7 bí tích của đạo Công giáo. Bí tích Thánh thể xem bánh là mình Chúa, rượu là máu chúa thể hiện dấu tích xem thực vật là tổ tiên của cộng đồng thị tộc nào đó ngày xưa.

7

Page 8: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Trong Đạo giáo, tín đồ theo Đạo giáo tôn thờ con rồng đỏ, dấu tích của cộng đồng người nguyên thủy ngày xưa quan niệm con rồng đỏ là tổ tiên của mình.

Đạo Sito lại thờ rất nhiều con vật như khỉ, rắn, rùa. Còn đối với tín đồ Bàlamôn giáo, họ lại thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn

tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình.

Câu hỏi: Biểu tượng “con rồng – cháu tiên” ở nước ta có phải là Tô tem

không? Vì sao?Kết luận:

Không, vì biểu tượng “con rồng- cháu tiên” do nhân dân ta khái quát mang tính chất chính trị-xã hội khi trình độ nhận thức, khái quát hóa, trừu tượng hóa cao và xuất hiện sau này khi xã hội đã có sự phát triển nhất định.

2. Ma thuật giáo (Phương thuật) (20 phút)Chính cái cơ sở xã hội đã sản sinh ra Tô tem giáo cũng làm xuất hiện một

hình thức tôn giáo khác đó là Ma thuật giáo (phương thuật)- Ma thuật giáo là việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến

những hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng liên quan đến chính bản thân mình bằng những hành động tượng trưng, bằng con đường siêu nhiên như cầu khẩn, phù phép, yểm bùa.

Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên nghĩa là bằng con đường siêu nhiên.

Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn.

- Biểu hiện:Câu hỏi: Hình thức Ma thuật giáo được biểu hiện trong cuộc sống như thế nào? Ngày nay có còn không? + Bằng các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy tác động đến các hiện

tượng tự nhiên, các sự kiện trong đời sống theo hướng mình mong muốn. + Hình thức ma thuật: cầu khẩn, phù phép, yểm bùa.

-> Hình thức Ma thuật giáo đã tách thần rời xa những thứ gần gũi, gắn bó với con người, con người có khả năng giao tiếp và tác động đến thần linh

-> So với tô tem giáo, Ma thuật giáo để lại dấu ấn khá nhiều và đậm nét trong các tôn giáo hiện nay

8

Page 9: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Vấn đề đặt ra: cơ sở cho sự tồn tại của ma thuật giáo?-> Cơ sở cho sự tồn tại của ma thuật giáo về mặt tâm lí: do trình độ

nhận thức còn hạn chế, nên người trong các Bộ lạc hay công xã đều cho rằng tất cả mọi bệnh tật hay chết chóc đều được quy vào sự phù phép của kẻ thù (Bộ lạc thù địch).

Do đó, đa số các cuộc “chiến tranh” giữa các Bộ lạc ở Ôtraylia nổ ra là do sự buộc tội và nghi ngờ nhau phù phép. Cơ sở của lòng tin ma thuật là sự sợ hãi trước kẻ thù do sự thù hằn giữa các bộ lạc gây ra.Ví dụ:

Thổ dân ở các vùng nội địa Tân Ghine thuộc Đức trước kia tin rằng, tất cả mọi cái chết đều là do một kẻ thù bí mật từ làng bên gây ra.

Người Papuaxo thuộc Bộ lạc Maphulu không bao giờ quy phù phép làm hại cho người phù thủy làng mình mà quy cho một phù thủy làng khác do vậy họ không sợ phù thủy của làng mình

-> Cơ sở cho sự tồn tại của ma thuật giáo về mặt xã hội: đó là sự phân hóa trong nội bộ công xã hay bộ lạc.

Ví dụ: Ở Bộ lạc người Cabi, theo cách nhìn nhận của họ thì các thầy lang (phù thủy) ở đây không những chữa được bệnh mà còn gây được bệnh nữa và được gắn cho những sức mạnh siêu nhiên nói chung.

=> Ma thuật giáo tồn tại độc lập như một hình thức tôn giáo đặc biệt trong điều kiện các tôn giáo phát triển như Đạo Cơ đốc, Ixslam hay đạo Phật năm quyền thống trị. Địa vị độc lập đó của lòng tin ma thuật thể hiện rõ nhất trong sự đối kháng với giáo hội thống trị:

+ Một cuộc đối kháng được truy tố thời trung cổ các phù thủy và đồng cốt tại các nước Thiên chúa giáo.

+ Hàng trăm nghìn người bị nghi ngờ là phù thủy và đồng cốt đã bị bắt bớ, buộc tội và bị thiêu sống. Thực chất đây chỉ là chiêu bài của bọn phong kiến và nhà thờ lợi dụng để đàn áp quần chúng và tiêu diệt lực lượng chống đối.

Biểu hiện của Ma thuật giáo trong các tôn giáoĐạo giáo thể hiện ở các vị thầy pháp, đạo sỹ với các hành vi giao tiếp với

thần linh như phù phép, yểm bùa, đọc thần chú, cầu khẩn để giúp con người có niềm tin thỏa mãn những ước nguyện của mình.

Còn đối với đạo Công giáo điều chúng ta có thể thấy rõ nhất là việc rửa tội cho chúa Jesu trên dòng sông Jocdan bằng hành vi Thánh Joan dìm mình Jesu xuống nước hoặc việc thực hiện 7 phép Bí tích tiêu biểu như phép Bí tích Xức dầu, giám mục xức dầu thánh lên trán, phép Bí tích rửa tội, linh mục, giám mục vẩy nước lên đầu người vào đạo... Ở đây linh mục, giám mục được xem là trung gian giữa những tín đồ và Thiên chúa, linh mục đại diện cho Thiên chúa để ban ơn, ban

9

Page 10: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

phép, đồng thời kênh thông tin để tín đồ bày tỏ niềm tin, xin hồng ân hoặc ban phát những hồng ân bằng những hành vi mang tính phép thuật.

Được thể hiện trong lễ “rút phép thông công” được tiến hành vào ngày chủ nhật tuần đầu của đại lễ ăn chay (Tuần lễ chính giáo để kỉ niệm chiến thắng tà giáo) người ta đọc những lời nguyền rủa (thông công) kẻ thù của giáo hội, nguyền rủa những kẻ dị giáo...

Ở một số nước Thiên chúa giáo đặc biệt là các tỉnh miền Nam nước Pháp có một hiện tượng bán chính thức là: người ta mời cha đạo về làm những lễ đặc biệt để giết hại kẻ thù.

Ở Gaxconi chẳng hạn, một số cha đạo làm lễ “Mestxơ cầu thánh Xêcari” để “bóp cổ” một kẻ nào đó; lễ Mestxơ thường được cử hành vào ban đêm trong một nhà thờ đổ nát, ở đó người ta hát ngược bài ca lễ, lấy chân trái vẽ cây thánh giá lên đất, làm bánh thánh màu đen, và người ta dùng nước múc ở cái giếng mà thây đứa trẻ chết chưa được làm phép rửa tội bị vứt xuống đó để thay cho rượu nho. Những chi tiết đó là đặc trưng rất rõ nét của ma thuật giáo.

Ma thuật giáo thể hiện ở đạo Phật là hình thức cầu siêu, bùa, hiện nay Phật giáo cũng xuất hiện hiện tượng cầu cúng, xin thuốc, trấn bùa. Hình thức lễ nghi này được các nhà sư thực hiện bằng các hành vi lấy tàn hương và nước lã làm thuốc, cho bùa để trấn trị tà ma…

Đối với đời sống tín ngưỡng tâm linh ở Việt Nam hiện nay dấu ấn về Ma thuật giáo khá rõ, nhất là đối với đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc với Ma thuật tình yêu như bỏ bùa ngải, Ma thuật làm hại như chém bóng, bỏ đồ vật vào bụng, Ma thuật chữa bệnh...

Ma thuật giáo, thậm chí còn xuất hiện ở những sinh hoạt đời sống hành ngày của người dân Việt Nam như hiện tượng chửi thề, làm thuật hại nhau, hiện tượng trừ tà ma như bẻ một cành cây có gai treo trước cửa ngõ những nhà có người sinh để xua tà ma, bôi một vết nhọ vào trán trẻ em đi đường để làm dấu không cho ma nhà khác bắt nhầm con cháu mình hay hành vi dựng cây Nêu ngày tết của nhân dân miền Bắc, miền Trung cũng nằm trong hiện tượng dấu ấn Ma thuật giáo.

Đối với thế giới một số nước phương Tây thể hiện ở hành vi đốt hình nộm các chính trị gia để tỏ thái độ phản đối đường lối chính trị.

=> Đó là sự thể hiện dưới các hình thức khác nhau của ma thuật giáo, và ở góc độ nào đó vẫn đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân; tác động (cả tích cực – tiêu cực) đến đời sống của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Do đó phải có thái độ và cách ứng xử sao cho phù hợp.

10

Page 11: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

3. Bái vật giáo (Vật thờ, bùa hộ mệnh, phép lạ) (20 phút)Câu hỏi:

Bái vật giáo là gì? Biểu hiện của nó như thế nào?- Bái vật giáo là niềm tin vào những thuộc tính siêu nhiên của những vật thể,

cho rằng có sức mạnh siêu nhiên trú ngụ trong đó và người ta hi vọng vào sự phù trợ, giúp đỡ của sức mạnh siêu nhiên đó.

Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. (Bái vật giáo xuất hiện cùng với sự hình thành tín ngưỡng tôn giáo và sự thờ cúng)

So với Tô tem giáo, Bái vật giáo đã tách dần với tôn giáo tự nhiên, đối tượng thờ phụng là đồ vật, cây cối …có khả năng siêu phàm chứ không còn được con người xem là tổ tiên của mình nữa. Như vậy đối tượng thờ phụng được thu hẹp trong phạm vi là vật chất và thực vật.- Biểu hiện:+ Tin vào những đặc tính siêu nhiên của những đối tượng vật thể như hòn

đá, cái cây, khúc sông, ngọn suối, lá bùa, đất thiêng, vật thiêng+ Hi vọng vào sự phù trợ, giúp đỡ của sức mạnh siêu nhiên của những vật thể

Dấu ấn của Bái vật giáo để lại trong các tôn giáo hiện đại thể hiện như việc tín đồ Hồi giáo thờ hòn đá đen ở Thánh địa Mecca; Đạo giáo có rất nhiều vật thiêng để thờ như thờ đá, gốc cây, giếng nước, ao hồ….

Việc tín đồ Phật giáo thờ Xá lỵ, tượng Phật, La Hán, Bồ tát hoặc ở Phật giáo Việt Nam là chuyện Man nương đầu thai với nhà sư Ấn Độ sinh ra con dấu trong cây gỗ và sau này hình thành nên tứ pháp như Pháp Vân (mây), Pháp Điện (sét), Pháp Lôi (sấm), Pháp Vũ (mưa)

Đạo Công giáo thờ Thánh giá, tượng gỗ chúa Giêsu; ở Cao đài là việc thờ Thiên nhãn, còn ở đạo Hòa Hảo là việc thờ tấm Trần Dà là thể hiện rõ cộng đồng người ngày xưa ở đây đã có tín ngưỡng Bái vật giáo.

Đối với tín ngưỡng dân gian của người Việt dấu ấn Bái vật giáo rất đậm đặc như việc người dân thờ gốc cây, giếng nước, hòn đá hay thờ thần sông, thần núi, thần đất, thần trời, biểu hiện rõ nhất ở tín ngưỡng thờ Tam phú (mẹ thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên), Tứ phú (mẹ thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên, mẹ đất).

Mặt khác, cùng với Bái vật giáo, còn nảy sinh vật hoạt giáo là sự sống động hoá tất cả thiên nhiên, là quan niệm rằng mọi vật trong nhiên đều có đời sống, đều là thực thể sống giống con người. Điều này còn biểu hiện rõ trong nghệ thuật dân gian và trong sáng tạo văn học: con sông, con suối, mặt trời mọc, mưa rơi, gió bay, chiều buồn...

11

Page 12: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

4. Vật linh giáo (tinh thần, linh hồn) (20 phút)Vật linh giáo theo tiếng La tinh nghĩa là tinh thần, linh hồn, là tin ở linh hồn,

ở thế giới linh hồn.- Vật linh giáo là sự ảo tưởng về phần hồn và phần xác, về thế giới hiện thực

và thế giới siêu nhiên, là niềm tin vào thế giới linh hồn.Vật linh giáo xuất hiện muộn hơn so với các hình thức đã nghiên cứu ở trên

khi con người đã có khả năng hình thành những khái niệm, ra đời vào cuối giai đoạn Công xã thị tộc. Vật linh giáo quan niệm tồn tại thế giới siêu linh, thế giới bên kia và linh hồn

Vật linh giáo xuất hiện là sự chuyển dịch lớn trong tín ngưỡng, tôn giáo và là cơ sở của những tôn giáo sau này

- Biểu hiện:+ Xuất hiện ảo tưởng về phần hồn và phần xác. Một người có xác và hồn, hồn

quyết định xác, xác là nơi trú ngụ của hồn, khi chết hồn thoát khỏi xác và có đời sống riêng.

-> Xuất hiện ảo tưởng về phần hồn và phần xác, về thế giới hiện thực và siêu nhiên.

-> Lúc đầu người nguyên thủy quan niệm phần hồn gắn với phần xác, ở trong phần xác, còn thế giới siêu nhiên thì cũng bao gồm động vật, thực vật và các đối tượng tinh thần như đời sống hiện thực và gắn với đời sống hiện thực

-> Về sau tinh thần hồn của các đối tượng lại tách khỏi phần xác, tách khỏi đời sống hiện thực và có đời sống riêng

=> Đây là quá trình linh hồn hóa các hiện tượng tự nhiên và gán cho linh hồn các đặc tính riêng, những sức mạnh kì lạ, ghê gớm. Mỗi người có xác và hồn, hồn quyết định xác, xác là nơi trú ngụ của hồn. Người chết, hồn thoát khỏi xác và có đời sống riêng (hoặc thành ma, hoặc thành thánh, xuống địa ngục hoặc lên thiên đường)

=> Vật linh giáo là một bước tiến của tư duy loài người và cơ sở cho sự xuất hiện tôn giáo dân tộc sau này. Quan niệm về linh hồn được hình thành từ những sự quan sát thiên nhiên và chính bản thân mình của người nguyên thủy.

+ Thế giới thần linh, ma quỷ cũng có bộ mặt và đời sống như ở trần gian nhưng có sức mạnh ghê gớm, thần bí chi phối, quyết định đời sống trần gian.

Chính Vật linh giáo là một bước tiến của tư duy loài người nên dấu ấn của nó để lại trong các hình thức tôn giáo hiện đại là rất sâu đậm.

Tất cả các tôn giáo hiện đại đang tồn tại hay không tồn tại đều quan niệm con người có linh hồn và có thế giới bên kia.

Đối với đạo Công giáo thể hiện ở quan niệm về Thiên đàng, địa ngục, về con người có phần xác và phần hồn, ai sống tốt sẽ được Chúa phán xét cho lên Thiên đàng, còn ai nhiều tội lỗi sẽ bị đày xuống địa ngục.

12

Page 13: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Còn ở đạo Phật là quan niệm về Niết bàn và địa ngục, con người và phép luân hồi sinh tử. Phật giáo quan niệm ai tu đắc đạo sẽ thành Phật – đạt đến Niết bàn, còn đối với những ai mắc nhiều tội lỗi phải bị đày xuống địa ngục, nơi có Diêm vương, quỷ dạ sa và các cực hình trừng phạt.Câu hỏi:Quan niệm “người sao âm vậy”, “Trần sao âm vậy” ở Việt Nam hiện nay có

phải là những biểu hiện tàn dư của vật linh giáo không?Kết luận: Là tàn dư của vật linh giáo và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh

thần của phần lớn cư dânVí dụ: tục nhà mồ chia cho người chết ở một số dân tộc thiểu số ở Tây

nguyên; tục đốt vàng mã.. Vật linh giáo xuất hiện khi con người đã có khả năng hình thành những

khái niệm. Sự xuất hiện của vật linh giáo đánh dấu sự chuyển biến lớn trong tín ngưỡng tôn giáo, là cơ sở của sự hình thành các tôn giáo sau này.

Ngày nay, dư âm của vật linh giáo còn được biểu hiện ở các hình thức khác nhau và không ít kẻ lợi dụng để trục lợi (Bói toán, xem tướng sô...) đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội => phải có thái độ đúng, phương pháp giải quyết cho phù hợp.

5. Sa man giáo (lên đồng, phù thủy) (20 phút)- Sa man giáo là hình thức giao tiếp giữa con người và thần linh, ma quỷ

thông qua một nhân vật trung gian như người lên đồng, thầy phù thủy, thầy mo.Câu hỏi:

Sa man giáo xuất hiện và thời gian nào?Kết luận:

Xuất hiện vào thời kỳ thị tộc tan rã, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của bộ tộc Saman ở Xibêri (Sự xuất hiện của Sa man giáo kết hợp với vật linh giáo đã tạo ra tầng lớp những người làm nghề tôn gió chuyên nghiệp: cha đạo, mục sư, nhà sư...Tôn giáo ra đời)

Sa man giáo xuất hiện chậm hơn vào thời kì thị tộc tan rã và kết hợp chặt chẽ với vật linh giáo

Đây là hình thức giao tiếp giữa người và thần linh, ma quỷ thông qua một nhân vật trung gian- Biểu hiện:

+ Con người muốn giao tiếp với thần linh, ma quỷ phải thông qua một nhân vật trung gian như người lên đồng, phù thủy.

13

Page 14: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

+ Người lên đồng, phù thủy được thần linh mách bảo hay thoát xác đi tìm thần linh, ma quỷ cầu xin ý kiến phán bảo để truyền lại cho người cầu đồng.

+ Sa man giáo bao giờ cũng diễn ra với nghi thức và trang phục riêng. Đặc biệt có trống phách, có mùi hương tỏa, có cử chỉ múa may theo nhịp trống phách và tiếng hát ê a, tác động kích thích mạnh đến thần kinh, tâm lý người tham dự tạo ra khung cảnh thần bí, hư ảo. Với sự xuất hiện Sa man giáo, bắt đầu xuất hiện những người chuyên làm

nghề tôn giáo Hình thức Sa man giáo còn hiện hữu khá rõ trong các tôn giáo hiện đại

như Chúa Jêsu của đạo Công giáo là người trung gian giữa Chúa trời và loài người, là người đã chịu nạn để cứu chuộc tội lỗi loài người trước sự trừng phạt của Thiên Chúa bằng cách chịu đóng đinh trên cây Thánh giá và những quyền năng của mình.

Nhà tiên tri Môhamét là sứ giả của Thánh Ala để truyền những pháp quyết, chỉ dẫn của Thánh Ala cho loài người.

Còn đối với đạo Cao đài là Cầu Cơ, Chấp bút của một số vị chức sắc nhằm giải mã những lời truyền dạy của thần linh, thượng đế.

Đặc biệt trong Đạo giáo hình thức này tồn tại nhiều hơn bao giờ hết với việc các thầy pháp, thầy mo, thầy cúng, thầy bói bằng nghi thức như làm lễ giải hạn, cầu an, chữa bệnh, gieo quẻ, trấn yếm, cầu mưa…

Ở nước ta, Sa man giáo được biểu hiện thông qua hình thức gọi hồn, lên đồng, thầy mo trừ ma ở các dân tộc miền núi, lên đồng, cầu cơ, những pháp thuật phù thủy trừ ma, bắt quỷ, yểm bùa...của dân tộc Việt Namđều là những hiện tượng Sa man giáo.

Tóm lại, các hình thức tôn giáo sơ khai (tôn giáo nguyên thủy) đều để lại dấu ấn trong các tôn giáo hiện đại và tín ngưỡng của các dân tộc trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, tâm thức và đặc điểm đời sống văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau mà dấu ấn đó để lại đậm nhạt khác nhau trong các tôn giáo ở mỗi vùng văn hóa, tôn giáo khác nhau. Khẳng định:

=> Các hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo ra đời, tồn tại gắn liền với đời sống của con người nguyên thủy, là cơ sở ban đầu để hình thành nên các tôn giáo hiện đại sau này. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó có quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác trong đó quan trọng nhất, cơ bản nhất là quan hệ tôn giáo với chính trị, tôn giáo với khoa học.

14

Page 15: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

II. TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC (70 phút)Ý thức tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó có quan hệ với

các hình thái ý thức xã hội khác. Trong đó, quan trọng nhất, cơ bản nhất là quan hệ giữa tôn giáo với chính trị và tôn giáo với khoa học.Câu hỏi:

Tín ngưỡng, tôn giáo và khoa học có đối lập nhau không?Mối quan hệ giữa tôn giáo với khoa học là mối quan hệ đối lập về bản chất,

về thế giới quan. Mối quan hệ này xuyên suốt ngay từ khi xuất hiện tín ngưỡng tôn giáo càng phát triển gay gắt cùng với sự phát triển của tri thức khoa học, của văn minh vật chất và tinh thần nhân loại. Quan tâm và tìm cách giải quyết mâu thuẫn này có lợi cho sự tồn tại và truyền bá tín ngưỡng tôn giáo đó là một nhiệm vụ hàng đầu của thân học, của giáo hội.

1. Sự đối lập thế giới quan tôn giáo và thế giới quan khoa học 2. Tín ngưỡng tôn giáo và khoa học trong thời đại hiện nay3. Những xu hướng của tín ngưỡng tôn giáo hiện nay

Tôn giáo và khoa học đều là những hình thái ý thức xã hội, đều có một đối tượng phản ánh là thế giới, là những quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và những quan hệ xã hội. Nhưng là hai thế giới, hai quan điểm đối lập nhau trong giải thích thế giới và tác động đến thế giới.

1. Sự đối lập thế giới quan tôn giáo và thế giới quan khoa học (25 phút)Câu hỏi:Thế giới quan là gì?

Thế Giới Quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. TGQ có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thứ.

Hay nói một cách ngắn gọn: Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.

Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.Thế giới quan tôn giáo là gì

15

Page 16: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Thế giới quan tôn giáo: là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhân đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhân ấy. Thế giới quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người rất thấp. Những hình thức sơ khai của thế giới quan này như Bái vật giá, Tôtem giáo, Ma thuật giáo, Linh Vật Giáo, Saman giáo thể hiện sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng như lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hoá chúng, quy chúng về những sức mạnh tự nhiên và đi đến tôn thờ chúng.

Theo Ph. Ăngghen: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người -của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau chết giữ vai trò chủ đạo.

V.I.Lênin cho rằng: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu, v.v.”Câu hỏi:

Sự đối lập thế giới quan tôn giáo và thế giới quan khoa học được biểu hiện như thế nào?

- Thế giới quan khoa học phản ánh trung thực, khách quan sự vật, hiện tượng, xác định rõ bản chất của con người, khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người không đặt vấn đề sức mạnh siêu nhiên trong đó.

+ Thế giới quan khoa học phản ánh trung thực thế giới khách quan, đúng sự tồn tại vốn có của sự vật, hiện tượng, xác định rõ bản chất của con người, khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người, không đặt vấn đề sức mạnh siêu nhiên trong đó

Ví dụ: -> Tự nhiên: thế giới quan khoa học chỉ ra thế giới vật chất tồn tại khách

quan và luôn vận động biến đổi (2 nguyên lý: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; Nguyên lý về sự phát triển ). Khẳng định: xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Và phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận

16

Page 17: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật)

Từ đó chỉ ra những quy luật của sự vận động biến đổi (3 quy luật: 1) Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển; 2) Quy luật lượng - chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển; 3) Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển)

6 cặp phạm trù:1) Cái chung và cái riêng2) Bản chất và hiện tượng3) Nội dung và hình thức4) Nguyên nhân và kết quả5) Khả năng và hiện thực6) Tất nhiên và ngẫu nhiên

=> Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó dựa vào 3 tính chất cơ bản (tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú) theo không gian và thời gian cụ thể.

-> Xã hội: thế giới quan khoa học chỉ ra cơ sở cho sự tồn tại của xã hội là sản xuất vật chất, mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất quyết định các mối quan hệ xã hội, chỉ ra sự vận động phát triển của xã hội loại người là do:

Quy luật LLSX – QHSX Quy luật CSHT – KTT Quy luật đấu tranh giai cấp

Sự phát triển đó là một quá trình lịch sử tự nhiên+ Thế giới quan khoa học phản ánh và chỉ rõ nguồn gốc, bản chất và khả năng

của con người-> Con người là sản phẩm của tự nhiên, xã hội lịch sử

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội lịch sử. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con

17

Page 18: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên". Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người

-> Bản chất: tổng hòa các mối quan hệ xã hộiCon người là một thực thể hiện thực, thực thể sinh học – xã

hội và trong tính hiện thực ấy, “bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.

Quan hệ xã hội đây được hiểu là tổng thể những quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào đó nó còn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai. Các quan hệ xã hội của loài người bao gồm hai loại quan hệ: Quan hệ vật chất (quan hệ sản xuất) và quan hệ tư tưởng (quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đưc…) trong đó quan hệ vật chất quy định quan hệ tư tưởng.

Chỉ có đặt con người trong tổng hòa các quan hệ xã hội đó để tiến hành khảo sát, tổng hợp thì mới có thể năm bắt được toàn diện bản chất con người.

Bản chất con người không phải là cái gì nhất thành bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động phát triển, biến đổi của hoàn cảnh sống, với những biến đổi của thời đại, gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà thời đại nào thì sản sinh ra con người của thời đại ấy. Bản chất con người vừa phản ánh cái chung của sự phát triển xã hội loài người, vừa phản ánh cái riêng của mỗi thời đại lịch sử, và vì vậy, con người có bản chất chung xuyên suốt mọi thời đại.

Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người

-> Khả năng: có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, không cần sức mạnh siêu nhiên

+ Thế giới quan khoa học xác định rõ sự vận động khách quan theo quy luật của thế giới, con người có thể phản ánh được đúng đắn, sâu sắc mọi mặt, mọi lĩnh vực của thế giới, nhưng đó là một quá trình biện chứng phức tạp giữa biết và chưa biết, chân lí và sai lầm.

18

Page 19: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

+ Lòng tin khoa học đó là tin vào chân lí khách quan, tin vào những nhận thức phản ánh đúng sự vật, đối tượng khách quan được thực tiễn kiểm nghiệm. Chúng ta không thể tin những gì không có cơ sở khoa học, những gì là ảo tưởng, hư ảo....và trên cơ sở nhận thức bản chất, quy luật của thế giới mà có hành động cải tạo thế giới

+ Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể của hoàn cảnh, do đó, tuy còn những hạn chế về mặt nhận thức và hoạt động thực tiễn, song con người tin ở sức mạnh của mình trong nhận thức và hành động thực tiễn cải tạo thế giới khách quan, từng bước xây dựng “thiên đường” ngay ở trần thế bằng sức mạnh của từng người và cả của cộng đồng.

- Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan lộn ngược, phản ánh hư ảo, hoang đường hiện thực khách quan, là sức mạnh trần gian được tiếp nhận dưới hình thức sức mạnh siêu nhiên, lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra tất cả.

+ Thế giới quan tôn giáo phản ánh hư ảo, hoang đường không đúng với sự tồn tại khách quan vốn có của SVHT, cho rằng thế giới khách quan do “Đấng tối cao” sáng tạo ra và quyết định tất cả

+ Đặc trưng của niềm tin tôn giáo là niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, tức là “sức mạnh trần gian được tiếp nhận dưới hình thức sức mạnh siêu nhiên”. Lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra tất cả.

-> Theo Ph. Ăngghen, “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

-> Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau chết giữ vai trò chủ đạo.

-> V.I.Lênin cho rằng:”Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu, v.v.”

-> Các thánh kinh của các tôn giáo đều thống nhất ở quan niệm: thế giới do một đáng tối cao sáng tạo ra từ hư vô, thế giới có bắt đầu, có tận cùng và biến đổi, vận động theo ý chí của đáng tối cao. + Không thừa nhận vai trò của con người trong cải tạo thế giới, cho rằng: con

người được chúa tạo ra và ban cho linh hồn bất tử.Ví dụ: Đạo Kitô cho rằng: Chúa sáng tạo ra con người, A Đam và Ê Va là

thủy tổ của loài người

19

Page 20: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Phản ánh đúng trình độ nhận thức, điều kiện xã hội, sự bù đắp hoang đường, hư ảo cho sự thấp kém, hạn chế, sự bất lực của con người trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cũng như các mối quan hệ xã hội

Cơ sở tạo ra sự mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa tôn giáo với khoa học, niềm tin với lí trí đó là ở chỗ ngay trong bản chất của tôn giáo đã tuyệt đối hóa vai trò của đấng sáng tạo, đấng tối cao, đã biến những nhận thức về thế giới vốn rất sơ lược, nông cạn dựa vào hư ảo tưởng tượng thành giáo lí. Từ đó, thánh kinh thành những chân lí tuyệt đối buộc mọi người phải chấp nhận, tuyệt đối tin theo, biến thành niềm tin và hành động.

Một trái táo đ ể làm mẫu trên bàn đư ợc một số ng ư ời xem . Một nhà thực vật học nhìn trái táo phân loại nó. Một hoạ sĩ thấy tồn tại cuộc sống và vẽ nó. Một nhà buôn thấy một tài sản và hàng tồn kho. Một đứa trẻ nhìn thấy bữa ăn trưa và ăn nó. Chúng ta nhìn tình hình thế nào do ảnh hưởng bởi cách chúng ta xem xét toàn thế giới cách nào

Thế giới quan Cơ Đốc giáo trả lời ba câu hỏi theo Kinh Thánh: 1) Chúng ta là tạo vật của Thiên Chúa, được tạo ra để cai trị thế giới và tương giao với Ngài (Sáng thế ky 1). 2) Chúng ta phạm tội chống nghịch với Đức Chúa Trời và phải gánh chịu lời rủa sả toàn thế giới (Sáng thế ký đoạn 3). 3) Chính Đức Chúa Trời đã cứu chuộc thế giới qua sự hi sinh của Con Ngài, Chúa cứu thế Giê Su (Sáng thế ký 3), Và một ngày sẽ khôi phục tạo vật trở lại trạng thái hoàn hảo của nó trước đây. Một thế giới quan Cơ Đốc dẫn chúng ta tin tưởng vào đạo đức tuyệt đối, phép lạ, nhân phẩm con người, và khả năng cứu rỗi.Như vậy:

Thế giới quan tôn giáo phản ánh không đúng sư vật, hiện tượng, không thừa nhận vai trò của con người đối với thế giới. Điều đó phản ánh trình độ ban đầu của tín ngưỡng tôn giáo đã phản ánh đúng trình độ nhận thức, điều kiện xã hội. Sự bù đắp “hư ảo” cho sự thấp kém, hạn chế, bất lực của con người trong giải quyết mối quan hệ với tự nhiên, quan hệ xã hội. Lúc bắt đầu hình thành giáo lý, thánh kinh, nhận thức và thái độ đó ngày càng sai lầm, lạc hậu so với sự phát triển của lực lượng sản xuất => thế giới quan tôn giáo đối lập với thế giới quan khoa học.

Thế giới quan tôn giáo đặt niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên và sự cứu vớt, ban phúc của các lực lượng siêu nhiên, lòng tin đó hoàn toàn dựa vào tâm linh, tình cảm hư ảo, dựa vào thánh kinh, những lời răn dạy của đáng sáng tạo trong giáo lý hay qua những lời rao giảng của các nhà tu hành. Từ đó họ tuân thủ những lễ giáo, nghi thức tôn giáo nhằm trao đổi tình cảm, tỏ

20

Page 21: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

lòng ngưỡng mộ, cầu xin sự ban phước của thần linh => Những điều trên tạo cho những người tin theo đạo thái độ tiêu cực, nhẫn nhục, chờ đợi sự cứu vớt và ban phước lành của Đấng bề trên, sống yên phận, cam chịu những bất công, khổ cực ở thế giới trần thế rồi mong được cứu vớt và giải thoát ở thế giới bên kia, xây dựng niềm tin hư ảo vào thế giới bên kia.

Những thế kỉ đầu công nguyên, khi niềm tin tôn giáo còn mạnh, tri thức khoa học chưa phát triển, những nhà thần học Kitô giáo theo chủ nghĩa tín ngưỡng chiến đấu giương cao khẩu hiệu: “Lòng tin cao hơn lí trí, vì lòng tin phải gạt bỏ lí trí, phải bắt lí trí phục vụ niềm tin tôn giáo, bắt triết học, khoa học phải phụ thuộc thần học, phục vụ thần học ”

- Sự đối lập thế giới quan tôn giáo đối lập với thế giới quan khoa học còn biểu hiện ở nhận thức khác nhau về thế giới dẫn đến có thái độ khác nhau đối với thế giới.

+ Khoa học nhận thức thế giới dựa trên những cứ liệu đã được thực tiễn kiểm nghiệm => từ đó tích cực, chủ động trong cải tạo thế giới và bằng hành động thực tiễn từng bước xây dựng “thiên đường” trên trần thế.

(Lấy ví dụ về cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thiên tai, địch họa...)+ Tôn giáo nhận thức thế giới hư ảo, không đúng hiện thực khách quan, do đó

phủ nhận vai trò của con người tạo cho con người có thái độ tiêu cực, nhẫn nhục, chờ đợi sự ban ơn của đáng tối cao.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm Bùi Chu Phát diện:Vị linh mục hỏi: Thưa ngài Tổng bí thư, giữa tôi và ngài có khác nhau gì

không?Tổng bí thư Đỗ Mười trả lời: Tôi với cụ cơ bản giống nhau nhưng khác nhau

ở chỗ tôi suốt đời chiến đáu cho nước nhà độc lập, nhân dân có cơm no áo mặc...Còn cụ suốt đời cầu nguyện cho nước nhà độc lập, nhân dân có cơm no áo mặc.

Câu hỏi: Từ phân tích và dẫn chứng trên, chúng ta rút ra ý nghĩa gì về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học?

Sự đối lập giữa tôn giáo và khoa học trong suốt lịch sử tồn tại, phát triển của tôn giáo, mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật

Củng cố, xây dựng niềm tin khoa học, tin vào khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Có thái độ kiên quyết trong đấu tranh, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.

=> Sự đối lập giữa tôn giáo và khoa học phản ánh tính chất và mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, mâu thuẫn này tồn tại cùng sự tồn tại phát triển của tôn

21

Page 22: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

giáo và bản thân tôn giáo ở những giai đoạn lịch sử khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đó.

Trong thời đại hiện nay, mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học vẫn tồn tại và không ngừng phát triển => tạo ra những chuyển biến mới trong mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học.

2. Tín ngưỡng tôn giáo và khoa học trong thời đại hiện nay (20 phút)Cuộc cách mạng tháng Mười Nga với sự ra đời của nước XHCN đầu

tiên, mở đầu cho thời đại mới, thời đại mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới II, với sự ra đời của các nước XHCN và hàng loạt nước giành độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau đang có xu hướng phát triển theo con đường phi tư bản chủ nghĩa. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến cục diện của thế giới và chứng tỏ sự thắng lợi của khoa học xã hội, của Chủ nghĩa Mác – Lênin, sự gắn bó giữa khoa học xã hội và tiến bộ xã hội.Cùng với sự biến động to lớn về chính trị - xã hội, cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ diễn ra mạnh mẽ tác động đến toàn bộ cục diện của tôn giáo, đẩy tôn giáo tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.

Sự phát triển mạnh mẽ cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cả trong đời sống vật chất và tinh thần của loài người đã tác động mạnh mẽ đến tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy mâu thuẫn giữa tôn giáo với khoa học, niềm tin với lí trí lên một trình độ mới. Vì vậy trong những năm 1960 – 1970, những nhà nghiên cứu về tôn giáo, ngay cả những người đại diện cho hệ tư tưởng của nhà thờ Ki tô giáo cũng đã từng khẳng định tôn giáo đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, cuộc khủng hoảng này không chỉ mang tính cục bộ, xảy ra do những nguyên nhân đặc thù đối với mỗi tín ngưỡng tôn giáo, mà bao trùm toàn bộ tôn giáo nói chung và biểu hiện cụ thể trên các mặt:- Phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo bị thu hẹp, uy tín của đội ngũ giáo sĩ bị

giảm sút, xu hướng “ khô đạo ” “ nhạt đạo ” trong một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ ngày càng tăng.

Khô đạo, nhạt đạo? Đó là sự suy giảm lòng tin vào Đáng cứu thế, vào sức mạnh

huyền bí siêu nhiên.Nguyên nhân của sự khô đạo, nhạt đạo?

Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt: chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hoà bình không đến với nhân loại, trên thế giới hiện nay đang xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột về chính trị,

22

Page 23: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

kinh tế, xã hội và cả quân sự. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Trật tự thế giới đang xáo trộn, khó định trước: thế giới hai cực được thay bằng thế giới đơn cực do Mỹ chi phối và đang tiềm ẩn sự ra đời của trật tự thế giới đa cực với các cường quốc có tiềm lực mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự...

Khủng hoảng niềm tin vào mô hình xã hội tương lai: từ khi xã hội có giai cấp và nạn bóc lột giai cấp, con người đã ước mơ về một xã hội bình đẳng, công bằng, tự do và bác ái... tôn giáo chính là sự phản ánh nguyện vọng ấy của nhân dân dù đó là sự phản ánh một cách hư ảo. Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện, sự hướng về thiên đường đã chuyển sang hướng về chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo ra sự suy giảm của tôn giáo. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô trong khi chủ nghĩa tư bản không phải là lý tưởng mà con người vươn tới nên con người có thể đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi tôn giáo

Những hậu quả tiêu cực của sự phát triển của khoa học và công nghệ mới: Cuối thế kỷ XX, nhân loại có những thành tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên sự phát triển ấy cũng để lại những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Đó là sự suy thoái về môi trường, sinh thái như phá rừng, ô nhiễm, tầng ôzôn bị thủng, trái đất nóng dần lên... bên cạnh đó là các bệnh dịch mới xuất hiện (AIDS, SARS...) làm cho tiên tri về “nạn hồng thủy”, “ngày tận thế”...lại có dịp phát triển, làm xuất hiện nhiều tôn giáo mới...

Sự suy giảm lòng tin vào Đấng cứu thế, vào sức mạnh huyền bí siêu nhiên với những giáo lý, thánh kinh quá lỗi thời, lạc hậu so với sự phát triển khoa học, xa rời những luật lệ tôn giáo khắt khe, thiếu nhân đạo, lãng phí thời gian, tiền của, không phù hợp với nếp sống hiện đại ngày càng đông.

- Đội ngũ giáo sĩ có sự phân hóa sâu sắc, nhiều người có biểu hiện giảm lòng tin và đòi xét lại các giáo lý, tín điều của tôn giáo

Như vậy, chính bản thân những người đứng đầu nhà thờ và giới tu hành cũng bị phân hóa. Ngày càng có nhiều người biểu hiện tâm trạng mất lòng tin vào vào các giáo lý tôn giáo, để xét lại các tín điều đã lạc hậu, đòi dân chủ hóa sinh hoạt hoạt động của nhà thờ, phẩn đối lối sống khổ hạnh trong giới tu hành.- Thiếu đội ngũ hoạt động chuyên nghiệp, khủng hoảng lớp người kế tục.

Đây là sự thiếu hụt nghiêm trọng:Theo số liệu thống kê của Vaticang năm 1969 thì số linh mục cần cho

tất cả các xứ đạo trên thế giới thiếu khoảng 1/5, ở châu Âu là ¼. Theo tài liệu

23

Page 24: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

Vaticang công bố năm 1972, từ tháng 1/1974 – 2/1969 đã có 13 450 người từ bỏ chức linh mục, hàng năm ở Mỹ có 5500 linh mục từ bỏ chức vị.- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, lối suy

nghĩ và hành động vô thần phổ biến rộng rãi trên thế giới. Đây là cơ sở để quần chúng giáo dân ngày càng suy giảm sự gắn bó với nhà

thờ.=> Để đối phó với mâu thuẫn sâu sắc giữa tôn giáo với khoa học, niềm

tin với lý trí trong điều kiện của tiến bộ xã hội và để khắc phục những hậu quả sâu sắc đó....Nhà thờ Ki tô giáo và các tôn giáo đã có những tác động mạnh mẽ nhất định tạo ra những xu hướng của tín ngưỡng tôn giáo hiện nay bao hàm cả khách quan và chủ quan.

3. Những xu hướng của tín ngưỡng tôn giáo hiện nay (25 phút)- Tìm những lí giải mới xuyên tạc khoa học, lợi dụng khoa học để chứng

minh, luận giải cho niềm tin tôn giáo + Cố chứng minh rằng khoa học dường như không thể trả lời được

mọi vấn đề của cuộc sống, nhiều lĩnh vực dường như khoa học đang đi đến giới hạn về khả năng của mình và đến lúc đó sự linh cảm bắt đầu có hiệu lực vì chỉ có Thánh kinh mới tìm ra được những mối liên hệ cuối cùng và những nguyên nhân quyết định

=> Do đó khoa học cần phải được bổ sung thêm bằng tôn giáo=> Đây cũng vẫn chỉ là mưu toan dựa vào những hiện tượng, sự kiện

khoa học chưa lý giải được nhằm phủ nhận quy luật của nhận thức, tính vô tận của khả năng nhận thức, hạn chế khoa học và định ranh giới cho khoa học.

+ Việc trích dẫn lời thánh kinh ngày nay không có sức thuyết phuc, không có khả năng bảo vệ bức tranh thế giới trong toàn bộ tính ngây thơ nguyên thủy trong thánh kinh

=> Do đó, hiện nay các tín đồ tôn giáo không theo đúng từng câu từng chữ trong thánh kinh mà tìm những luận chứng mới để bảo vệ nguyên lý cơ bản của thế giới quan tôn giáo và sự tồn tại của Đấng sáng thế, về linh hồn bất tử, về thế giới bên kia, về sự nhiệm màu của Chúa

=> Mặt khác, còn chú ý khai thác những phát minh mới về khoa học rồi xuyên tạc đê phục vụ cho mục đích bảo vệ tôn giáo.- Tiến hành cải cách trong thái độ chính trị cũng được tổ chức, các quy định

về giáo lý, giáo luật, nghi lễ theo hướng mị dân, đưa tôn giáo gần hơn với tâm tư, nguyện vọng, với đời thường của quần chúng nhân dân.

Biểu hiện:+ Các giáo hội thay đổi sách lược đối với các vấn đề chính trị

24

Page 25: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

-> Nếu trước đây họ công khai đối lập với chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa cộng sản thì ngày nay, để phù hợp với xu hướng đối thoại, cùng tồn tại hòa bình giữa các hệ thống chính trị khác nhau, họ đã thay đổi thái độ: đối thoại với những người cộng sản và tuyên bố hòa bình, phản đối chiến tranh, mở rộng các hoạt động xã hội mang tính chất từ thiện, phê phán bóc lột, nạn đói nghèo ở các nước chậm phát triển nhưng không đả động đến nguồn gốc của sự đói nghèo đó

=> Tất cả những biểu hiện trên nhằm làm cho nhân dân lao động ngộ nhận rằng nhà thờ không chỉ là tổ chức tôn giáo mà còn là tổ chức xã hội, từ thiện, nhà thờ là người bảo vệ những kẻ bị áp bức, bóc lột, là người lên án những thói hư, tật xấu của xã hội có giai cấp. Họ hi vọng bằng con đường đó có thể đề cao được uy tín của tôn giáo.+ Mặt khác, để có thể hạn chế sự “khô đạo, nhạt đạo” do những nghi lễ phiền phức, không phù hợp trước đây, các tôn giáo đều có những cải cách, đổi mới theo khuynh hướng hiện đại hóa và quần chúng hóa.Ví dụ:

Đạo thiên chúa: chủ trương đổi mới, ngoài việc xem xét lại học thuyết chính trị xã hội của nhà thờ thì đã có những quyết định mới trong nghi lễ, trong tổ chức giáo hội như có thể rao giảng, đọc kinh bằng tiếng dân tộc, chú trọng đào tạo những tu sĩ người địa phương, bỏ những nghi lễ rườm rà để rút ngắn thời gian làm lễ nhằm phù hợp với nhịp điệu sản xuất, với đời sống hiện đại, bỏ những quy định ngặt nghèo theo hướng khổ hạnh của giới tu hành.

Đạo Phật, đạo Hồi cũng đang hiện đại hóa những quan niệm về lễ nghi và cơ cấu tổ chức. Đạo Phật rất chú ý đến việc hiện đại hóa trình độ tri thức của các nhà sư và thông tục hóa, quần chúng hóa việc đi tu, đi lễ

Đạo Hồi tìm những phương tiện tác động tôn giáo có hiệu quả trong giáo dân, đặc biệt là những quy định đối với phụ nữ...từ đó thu hút tín đồ nữ vào hàng giáo chức.-Tôn giáo có những biến động lớn, xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau:

đa dạng hóa, thế tục hóa và dân tộc hóa đời sống tôn giáo.Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến

đổi của lịch sử. Một tôn giáo có thể hưng thịnh, suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn giáo luôn luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài.

Các diễn biến phức tạp trong đời sống tôn giáo với nhiều xu thế diễn ra đan chéo rất khó phân định ngay trong bản thân từng tôn giáo. Nhưng tựu trung lại, có 3 khuynh hướng cơ bản:

25

Page 26: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

+ Khuynh hướng đa dạng hóa-> Khuynh hướng đa dạng hóa trong tôn giáo xuất phát từ chính

xu thế toàn cầu hóa của tôn giáo.-> Toàn cầu hóa là sự mơ tưởng của tất cả các tôn giáo dù là

những tôn giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tôn giáo mới ra đời gần đây. Chẳng hạn như đạo Cao Đài ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã tuyên bố sẽ là tôn giáo của nhân loại.

-> Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo phụ thuộc vào sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhất định.

-> Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn cầu hoá tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bá quyền của một số cường quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền với tự do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc, tộc người để tìm cách can thiệp vào các nước không chịu đi theo con đường mà các cường quốc đã vạch ra cho họ

-> Tính toàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong một quốc gia. Từng tôn giáo đều muốn và cố gắng có mặt trên khắp địa cầu.

-> Điều này phản ánh được nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng.

-> Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo thành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo và nảy sinh hiện tượng song hành tôn giáo trong một con người. Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần.

->Trong điều kiện đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý ban đầu. Nội bộ các tôn giáo bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ôn hòa.

+ Khuynh hướng thế tục hóa-> Được thể hiện thông qua những hành vi nhập thế của mọi tôn

giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm góp phần cứu nhân độ thế.

-> Xu thế thế tục hóa cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời trong

26

Page 27: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ các tôn giáo khác nhau.

-> Xu thế thế tục hóa biểu hiện ở vai trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên. Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là là tự thân, ít phụ thuộc và không phụ thuộc vào thần linh.

-> Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện ở chỗ con người dường như ra khỏi tôn giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những nghi lễ và cầu xin, có khi còn hành hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay giáo luật đã được định sẵn.

-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động.

+ Khuynh hướng dân tộc hóa-> Biểu hiện của xu thế này là hướng trở về với tôn giáo truyền thống, phổ biến ở các nước đang phát triển, lan rộng sang cả châu Âu. Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng lại gắn chặt và bền vững với từng dân tộc.-> Hiện nay có hiện tượng các tôn giáo được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với nhiều cách thức khác nhau vì vậy tôn giáo dân tộc hay tôn giáo truyền thống được coi là một thứ vũ khí để bảo vệ bản sắc của dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thế giới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóa văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa.

=> Tóm lại: Ba khuynh hướng trên trong thực tế đan quyện vào nhau, khuynh hướng nọ là hệ quả của khuynh hướng kia, ta chỉ có thể phân tích rành rẽ trong từng trường hợp ở từng thời điểm, từng nơi cụ thể. Nhưng trong các khuynh hướng ấy thì hiện nay khuynh hướng thế tục hoá là nổi trội hơn cả và biểu hiện của nó rất phong phú và rất đa dạng.

27

Page 28: Phª duyÖt · Web view-> Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ

KẾT LUẬN

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA1. Những hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo, ý nghĩa thực tiễn?2. Sự đối lập thế giới quan tôn giáo và thế giới quan khoa học, ý nghĩ thực

tiễn?3. Tín ngưỡng tôn giáo và khoa học trong thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?4. Những xu hướng của tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?

28