ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

12
24 Xã hi hc, s3 (135), 2016 BN QUYN THUC VIN XÃ HI HC | ios.vass.gov.vn TÍNH CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN TRONG BI CNH VIT NAM CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TMI LIÊN KT SN XUT, KINH DOANH CA CÁC HGIA ĐÌNH TẠI HAI XÃ ĐỒNG BNG SÔNG HNG NGUYỄN ĐỨC CHIN * Tóm tt: Tính cộng đồng là đề tài thu hút squan tâm ca gii nghiên cu khoa hc xã hi nhiu thp kqua. Tuy nhiên, trong khi các hc giphương Tây thường xem xét tính cộng đồng trong trạng thái động thì gii nghiên cứu trong nước có xu hướng gii thích tính cộng đồng trong trạng thái tĩnh, gắn tính cộng đồng vi stn ti và sc thái riêng bit ca mi làng xã với đặc trưng là duy cảm và ttr. Da vào ngun dliu thc nghim của đề tài “Ảnh hưởng ca mạng lưới xã hội đối vi phát trin kinh tế hgia đình ở nông thôn hiện nay”, khảo sát ti xã Liên Bão và Ninh Hip, bài viết tìm hiu và phân tích vnhng động thái mi ca tính cộng đồng làng xã đồng bng sông Hng trong bi cnh nông thôn Vit Nam chuyển đổi và hi nhp. Tkhóa: nông thôn, tính cộng đồng, liên kết kinh doanh, đồng bng sông Hng. 1. Dn nhp “Tính cộng đồng” là một thut ngđƣợc tho lun khá sm trong gii xã hi hc phƣơng Tây. Trong tác phẩm bàn v“Cộng đồng và xã hội”, Tonnies (1887) đã chỉ ra rng cộng đồng là nhng mi quan hgần gũi, tình cảm, mặt đối mt, gn cht với nơi chn, vthế xã hi quy gán và thun nht. Marshall (2010: 122) thì khẳng định rng cng đồng là nhng mi quan hđƣợc thiết l p một cách đặt thù da trên nhng cái mà thành viên cùng có chung - mt cm quan chung vbn sc. Vmt lý thuyết, các hc gi phƣơng Tây thƣờng đặt vấn đề tính cộng đồng trong sbiến chuyn ca quá trình hin đại hóa; đó là sự biến đổ i ca các xã hi t“cổ truyền” sang “hiện đại” mà một trong những đặc trƣng là duy lý hóa với nghĩa là schuyển đổi tnhng quan hda trên tình cm sang nhng quan hda trên stính toán duy lý (Tonnies, 1887, dn theo Gordon Marshall, 2010: 123). Vit Nam, trong nhiu thp kqua, “Tính cộng đồng” là đề tài thu hút squan tâm ca gii nghiên cu khoa hc xã hội. Điểm đáng lƣu ý là các nhà nghiên cứu thƣờng khẳng định tính độc lp ca mi cộng đồng, gn tính cộng đồng vi stn t i và sc thái riêng bit ca mi làng xã. Nguyễn Văn Huyên (2003: 829) cho rằng: “Trong sự tƣơng quan vi quc gia, làng Vit truyn thng gi ống nhƣ một quc gia trong mt quốc gia”. * Viện Xã hội học

Transcript of ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Page 1: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

24 Xã hội học, số 3 (135), 2016

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

TÍNH CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM

CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, KINH DOANH

CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HAI XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

NGUYỄN ĐỨC CHIỆN*

Tóm tắt: Tính cộng đồng là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học xã

hội nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong khi các học giả phương Tây thường xem xét tính

cộng đồng trong trạng thái động thì giới nghiên cứu trong nước có xu hướng giải thích tính

cộng đồng trong trạng thái tĩnh, gắn tính cộng đồng với sự tồn tại và sắc thái riêng biệt của

mỗi làng xã với đặc trưng là duy cảm và tự trị. Dựa vào nguồn dữ liệu thực nghiệm của đề

tài “Ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn

hiện nay”, khảo sát tại xã Liên Bão và Ninh Hiệp, bài viết tìm hiểu và phân tích về những

động thái mới của tính cộng đồng ở làng xã đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh nông

thôn Việt Nam chuyển đổi và hội nhập.

Từ khóa: nông thôn, tính cộng đồng, liên kết kinh doanh, đồng bằng sông Hồng.

1. Dẫn nhập

“Tính cộng đồng” là một thuật ngữ đƣợc thảo luận khá sớm trong giới xã hội học

phƣơng Tây. Trong tác phẩm bàn về “Cộng đồng và xã hội”, Tonnies (1887) đã chỉ ra

rằng cộng đồng là những mối quan hệ gần gũi, tình cảm, mặt đối mặt, gắn chặt với nơi

chốn, vị thế xã hội quy gán và thuần nhất. Marshall (2010: 122) thì khẳng định rằng cộng

đồng là những mối quan hệ đƣợc thiết lập một cách đặt thù dựa trên những cái mà thành

viên cùng có chung - một cảm quan chung về bản sắc. Về mặt lý thuyết, các học giả

phƣơng Tây thƣờng đặt vấn đề tính cộng đồng trong sự biến chuyển của quá trình hiện

đại hóa; đó là sự biến đổi của các xã hội từ “cổ truyền” sang “hiện đại” mà một trong

những đặc trƣng là duy lý hóa với nghĩa là sự chuyển đổi từ những quan hệ dựa trên tình

cảm sang những quan hệ dựa trên sự tính toán duy lý (Tonnies, 1887, dẫn theo Gordon

Marshall, 2010: 123).

Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, “Tính cộng đồng” là đề tài thu hút sự quan

tâm của giới nghiên cứu khoa học xã hội. Điểm đáng lƣu ý là các nhà nghiên cứu thƣờng

khẳng định tính độc lập của mỗi cộng đồng, gắn tính cộng đồng với sự tồn tại và sắc thái

riêng biệt của mỗi làng xã. Nguyễn Văn Huyên (2003: 829) cho rằng: “Trong sự tƣơng

quan với quốc gia, làng Việt truyền thống giống nhƣ một quốc gia trong một quốc gia”.

*Viện Xã hội học

Page 2: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 25

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tác giả Nguyễn Hồng Phong (1978: 464) khẳng định: “Mỗi làng có lãnh thổ riêng, bao

gồm đất ở, đồi, hồ, gò đồng. Hƣơng ƣớc truyền thống định rõ ranh giới của làng và dân

làng phải có nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ chống lại sự xâm lấn của các làng khác. Theo nhà

nghiên cứu Trần Đình Hƣợu (1996: 297), “Làng đƣợc cấu trúc chặt chẽ, đáp ứng những

nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và có thể đối phó với những tình huống khó khăn nhƣ

thiên tai, trộm cƣớp hay chiến tranh. Mọi ngƣời dân trong làng có thể dựa vào thiết chế

làng, tinh thần cộng đồng làng, tình cảm làng để sống mà không phải vƣơn ra ngoài ranh

giới của làng”.

Tính cộng đồng đƣợc bàn rõ hơn trong nghiên cứu của Đỗ Long và Trần Hiệp. Hai

tác giả này cho rằng “Tính cộng đồng là một đặc trƣng tâm lý xã hội của nhóm, thể hiện năng

lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của các thành viên trong hành động làm cho các quan

hệ qua lại của hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất” (Đỗ Long và Trần Hiệp, 2000:

47). Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì khẳng định, đặc trƣng số một của làng xã Việt Nam

là tính cộng đồng. Ông nhấn mạnh rằng những ngƣời sống gần nhau có xu hƣớng liên kết

chặt chẽ với nhau và sản phẩm của lối liên kết này là làng, xóm: “Thứ nhất, để đáp ứng nhu

cầu đối phó với môi trƣờng tự nhiên, nhu cầu của nghề trồng lúa nƣớc mang tính thời vụ cần

đông ngƣời, ngƣời dân Việt Nam truyền thống không chỉ đẻ nhiều mà còn cần liên kết chặt

chẽ với nhau (làm đổi công). Thứ hai, để đối phó với môi trƣờng xã hội (nạn trộm cƣớp…) cả

làng phải hợp sức mới có hiệu quả” (Trần Ngọc Thêm, 2001: 180-183).

Một số nghiên cứu xã hội học gần đây tiếp tục bàn luận về tính cộng đồng, đặc

biệt đi sâu tìm hiểu tính cộng đồng của gia đình, dòng họ ở nông thôn. Trong nghiên

cứu “Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng”, tác giả Mai Văn Hai (2000) đã mô tả

mối liên kết cộng đồng của các gia đình trong cùng dòng họ thông qua các hoạt động

tƣơng trợ sản xuất, chia sẻ tình cảm, động viên tinh thần lẫn nhau mỗi khi gia đình

thành viên trong dòng họ có công việc cƣới xin, tang ma và ốm đau. Nghiên cứu của

Mai Huy Bích về “Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng” cũng cho thấy: “Tính cộng

đồng, tức cơ cấu chặt chẽ đặc biệt của gia đình, buộc các thành viên cá thể phải đặt lợi

ích của tập thể gia đình ở vị trí tối cao, hy sinh mọi lợi ích riêng nếu nó trái với lợi ích

chung của cả tập thể gia đình. Tính cộng đồng của gia đình Việt Nam là sản phẩm của

lịch sử xa xƣa và có quan hệ mật thiết với tính cộng đồng của xã hội Việt Nam” (Mai

Huy Bích, 1993: 7).

Nhƣ vậy, có thể thấy “Tính cộng đồng” là chủ đề thu hút sự quan tâm của các học giả

trong và ngoài nƣớc. Ở phƣơng Tây, thuật ngữ này luôn gây tranh luận sôi nổi trong giới

học thuật và đến nay vẫn chƣa ngã ngũ. Tại Việt Nam, các bàn luận về tính cộng đồng

thƣờng gắn với đặc điểm và tiêu chí chung nhƣ: một đơn vị hành chính, một không gian

cƣ trú, một cộng đồng kinh tế, văn hóa, tôn giáo, v.v... Mỗi làng xã có một sắc thái mang

tính cộng đồng văn hóa riêng, khép kín, tự trị, tự quản về hành chính, tự cấp, tự túc về

kinh tế. Vấn đề là ở chỗ còn ít nghiên cứu bàn sâu về tính cộng đồng trong gia đình, dòng

họ, làng xã, với những động thái và diễn biến của nó, gắn với một nền kinh tế và xã hội

nông thôn đang biến động theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Page 3: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 26

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

2. Câu hỏi nghiên cứu và nguồn số liệu

Nghiên cứu này tập trung làm rõ tính cộng đồng của gia đình trong hoạt động kinh

tế nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Các mối liên kết sản xuất, kinh doanh của

hộ gia đình đang biểu hiện nhƣ thế nào? Loại hình và không gian của các tƣơng tác trong

sản xuất, kinh doanh còn mang tính truyền thống (đóng, khép kín, cố kết bền chặt, tin

tƣởng lẫn nhau) dựa vào mối quan hệ gia đình, dòng họ, phƣờng hội, xóm làng hay là nó

đang trong quá trình thay đổi, mở rộng phạm vi và loại hình tƣơng tác dựa trên quan hệ

lợi ích và các quan hệ này đang vƣợt qua khỏi ranh giới không gian làng xã để liên kết

với các đối tác bên ngoài?

Nguồn dữ liệu của bài viết trích từ bộ số liệu của một khảo sát định lƣợng 600 hộ gia

đình tại hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp do tác giả và một nhóm nghiên cứu thực hiện, thuộc

đề tài “Ảnh hƣởng của mạng lƣới xã hội đối với phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn

hiện nay” (2015-2016). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu tại 2 xã Ninh Hiệp và

Liên Bão thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Xã Liên Bão, huyện Tiên Du,

tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Bắc, là một xã có hƣớng phát triển kinh

tế hỗn hợp, kết hợp nhiều ngành nghề (nông nghiệp, chế biến, tiểu thủ công, kinh doanh,

dịch vụ). Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội

khoảng 15 km về phía Bắc, là xã có cơ cấu ngành nghề phi nông nghiệp phát triển mạnh

(tiểu thủ công, chế biến lâm sản, dƣợc liệu làm thuốc Bắc, kinh doanh vải, quần áo thời

trang, dịch vụ). Hai xã này đều nằm ở phía Bắc của vùng đồng bằng, đại diện cho mức độ

phát triển khác nhau của các làng xã ở đồng bằng sông Hồng. Trong khi Liên Bão đƣợc

xem là điểm nghiên cứu đặc trƣng cho làng xã còn đậm màu sắc của kinh tế nông nghiệp,

kết hợp với kinh doanh, buôn bán nhỏ, thì Ninh Hiệp là xã điển hình về phát triển tiểu thủ

công, chế biến lâm sản và kinh doanh, dịch vụ (Nguyễn Đức Chiện, 2015).

Để làm rõ tính cộng đồng của hộ gia đình nông thôn trong bối cảnh Việt Nam

chuyển đổi, bài viết giới hạn vào 3 nội dung sau: 1) Loại hình quan hệ, phạm vi/không

gian liên kết sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ gia đình; 2) Niềm tin và tính gắn bó

của các mối liên kết/ hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ gia

đình; 3) Phần cuối cùng dành thảo luận về tính cộng đồng của gia đình trong liên kết sản

xuất, kinh doanh trong bối cảnh nông thôn Việt Nam chuyển đổi và hội nhập.

3. Kết quả phân tích

3.1. Loại hình và không gian liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình

nông thôn

Làng xã Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trƣớc hết là

dòng họ, các mối liên kết nghề nghiệp tín ngƣỡng tôn giáo, địa vực láng giềng, xóm,

giáp, đơn vị hành chính làng xã (Phan Đại Doãn, 2006: 7). Sống trong cộng đồng làng

xã, mỗi ngƣời dân, hộ gia đình phải tuân theo những quy tắc, chuẩn mực, giá trị, thiết

chế xã hội đã tồn tại từ lâu đời. Chính những chuẩn mực, thiết thế này đã làm cho

những gia đình sống ở nông thôn tin tƣởng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và

trong lao động sản xuất.

Page 4: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 27

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Câu hỏi đặt ra là phạm vi và không gian liên kết của các cá nhân và các gia đình

trong làng xã hiện nay nhƣ thế nào? Kết quả khảo sát tại Liên Bão và Ninh Hiệp đã cho

thấy mạng lƣới xã hội đa dạng bao gồm mạng lƣới quan hệ trong cộng đồng và mạng lƣới

ngoài cộng đồng, mạng lƣới chính thức (mạng lƣới chính quyền, đoàn thể, công ty) và

mạng lƣới phi chính thức (hội, câu lạc bộ) (Nguyễn Đức Chiện, 2015: 4). Để có thể thu

thập đƣợc thông tin về quan hệ liên kết sản xuất của hộ gia đình tại hai xã, chúng tôi đã

đặt câu hỏi: Hộ gia đình ông/bà liên kết với ai ở các khâu của hoạt động sản xuất, kinh

doanh của gia đình trong năm qua? Bảng 1 dƣới đây cho thấy tính cộng đồng thể hiện

trong các khâu của hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông hộ.

Bảng 1. Các liên kết trong sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình

Đơn vị: %

Bố mẹ, anh chị em ruột

của vợ và

chồng

Họ hàng

nội

ngoại

Hàng xóm,

ngƣời

làng

Bạn bè, hội tự

nguyện,

sở thích

Chính quyền, hội,

đoàn thể,

hợp tác xã

Ngƣời ngoài

làng

Ngƣời nƣớc

ngoài

I. Hoạt động nông nghiệp

1. Tư vấn hướng sản xuất 45,2 39,8 44,3 22,3 67,8 13,3 0,0

2. Giúp đỡ vốn khởi

nghiệp 41,1 48,0 13,7 15,4 17,7 0,0 0,0

3. Mua giống cây, con,

phân bón, thức ăn 35,2 33,4 46,7 27,4 75,6 34,6 0,0

4. Làm đất, chăm sóc, thu

hoạch 42,5 25,4 37,3 14,8 54,8 51,8 0,0

5. Tiêu thụ sản phẩm 34,9 22,6 34,3 16,9 15,1 44,3 0,0

II. Hoạt động chế biến, tiểu thủ công nghiệp

1. Tư vấn hướng sản xuất 45,5 25,0 35,2 14,8 9,1 18,2 3,4

2. Giúp đỡ vốn khởi

nghiệp 52,9 50,0 16,1 11,5 17,2 5,7 1,1

3. Nguyên liệu đầu vào 27,6 23,0 64,4 18,4 4,6 50,6 26,4

4. Chế biến, nhân công

lao động 32,2 24,1 24,1 10,3 2,3 41,4 5,7

5. Tiêu thụ sản phẩm 33,3 36,8 54,0 23,0 10,3 62,1 14,9

III. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ

1. Tư vấn hướng kinh

doanh 5,6 20,2 17,9 11,6 5,4 12,5 5,7

2. Giúp đỡ vốn khởi

nghiệp 50,7 28,1 6,5 7,1 2,6 3,1 2,0

3. Nguồn hàng đầu vào 13,9 18,5 42,0 10,2 5,4 72,2 40,3

4.Tiêu thụ hàng 17,3 21,3 45,7 21,9 4,8 82,1 29,3

5. Nhân công lao động 22,7 16,8 13,6 4,0 1,1 42,9 3,4

Nguồn: Kết quả khảo sát tại xã Liên Bão và Ninh Hiệp năm 2015.

Ở Bảng 1, kết quả khảo sát hai xã cho thấy mối liên kết của các nhóm (hộ gia đình

sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình tiểu thủ công và chế biến, hộ gia đình kinh doanh dịch

vụ) rất đa dạng. Số liệu phản ánh khá rõ phạm vi và không gian liên kết sản xuất, kinh

doanh của các hộ gia đình ở Liên Bão và Ninh Hiệp trong bối cảnh hiện nay.

Page 5: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 28

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Hộ gia đình hai xã đã khai thác triệt để các kênh quan hệ ở cộng đồng vào các

khâu/hoạt động sản xuất nông nghiệp (tƣ vấn hƣớng sản xuất; giúp đỡ vốn khởi nghiệp;

mua giống cây con, phân bón, thức ăn; giúp đỡ vốn khởi nghiệp; mua giống cây con; làm

đất, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm). Tuy nhiên, số liệu cho thấy mức độ quan

tâm và xu hƣớng liên kết với các kênh quan hệ là rất khác nhau. Kênh liên kết của hộ gia

đình với bố mẹ, anh chị em ruột, họ hàng nội ngoại, hàng xóm và tổ chức chính quyền địa

phƣơng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các khâu của hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Mặt khác, có tỷ lệ khá cao hộ gia đình mở rộng phạm vi/không gian liên kết trong

các khâu sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, tỷ lệ liên kết với ngƣời ngoài làng: khâu tiêu

thụ sản phẩm là 44,3%; khâu mua giống cây con, phân bón, thức ăn là 34,6%. Đặc biệt

khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch là khâu trƣớc đây chỉ giới hạn phạm vi trao đổi trong

cộng đồng thì nay có đến 51,8% ý kiến trả lời đang thực hiện liên kết hoạt động sản xuất

này với ngƣời bên ngoài làng xã. Có thể nói, các con số này chứng tỏ rằng phạm vi liên

kết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình ở hai xã đang ngày càng đƣợc

mở rộng. Hiện nay, các mối quan hệ liên kết này không chỉ giới hạn trong phạm vi không

gian truyền thống (gia đình, dòng họ, xóm làng) mà còn mở rộng vƣợt qua khỏi không

gian làng xã.

Liên kết hoạt động chế biến, tiểu thủ công

Số liệu cũng cho thấy, quan hệ liên kết trong hoạt động chế biến, tiểu thủ công tại

hai địa phƣơng khảo sát rất đa dạng. Các hình thức liên kết kiểu truyền thống (gia đình,

dòng họ, làng xóm) vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong các khâu của hoạt động chế biến,

tiểu thủ công (tƣ vấn hƣớng sản xuất, giúp đỡ vốn khởi nghiệp, nguyên liệu đầu vào; chế

biến, nhân công lao động; tiêu thụ sản phẩm). Nếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,

liên kết của hộ gia đình với các tổ chức chính quyền địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng,

thì ở hoạt động chế biến, tiểu thủ công, mức độ liên kết giữa hộ gia đình và các tổ chức

chính quyền địa phƣơng rất thấp. Điểm đáng lƣu ý là các hình thức liên kết của hộ gia

đình với các mạng lƣới bên ngoài cộng đồng (ngƣời ngoài làng, ngƣời nƣớc ngoài) rất

phát triển, nhất là đối với khâu nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Điều này phản

ánh phạm vi liên kết của hộ gia đình trong hoạt động chế biến, tiểu thủ công đã mở rộng,

vƣợt ra khỏi không gian làng xã, thậm chí cả biên giới quốc gia.

Liên kết hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Điều đáng quan tâm là mức độ liên kết của hộ gia đình hai xã trong các khâu của

hoạt động kinh doanh, dịch vụ đƣợc trải rộng ở tất cả các mối quan hệ ở cộng đồng hiện

nay, tuy nhiên mức độ hợp tác của hộ gia đình trong các khâu là rất khác nhau. Chẳng

hạn, các mối liên kết trong phạm vi gia đình, dòng họ vẫn giữ vai trò quan trọng trong

khâu giúp đỡ vốn khởi nghiệp, hỗ trợ nhân công lao động, nguồn hàng đầu vào. Các mối

quan hệ trong phạm vi bạn bè, xóm làng cũng đóng vai trò quan trọng trong các khâu liên

kết nguồn hàng đầu vào và tiêu thụ hàng hóa. Điều ngạc nhiên là có tỷ lệ rất cao hộ gia

đình trong mẫu khảo sát đang liên kết với ngƣời ngoài làng và ngƣời nƣớc ngoài trong

Page 6: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 29

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

khâu hàng hóa đầu vào và tiêu thụ hàng. Kết quả này phản ánh hoạt động kinh doanh,

dịch vụ ở Liên Bão và Ninh Hiệp rất đa dạng và xu hƣớng ngày càng mở rộng ra khỏi

ranh giới địa phƣơng (huyện, tỉnh), thậm chí mối quan hệ vƣợt khỏi lãnh thổ quốc gia

đang rất phát triển.

Khác biệt mức độ liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa hai xã

Các số liệu và phân tích trên đã cho thấy phạm vi và hình thức liên kết trong các

hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình ở Liên Bão và Ninh Hiệp, số liệu trong

Bảng 2 dƣới đây tiếp tục cho thấy khác biệt về mức độ liên kết trong các hoạt động sản

xuất, kinh doanh ở hai xã hiện nay.

Trong Bảng 2, số liệu khảo sát cho thấy rõ một số nét tƣơng đồng và khác biệt của

các hình thức liên kết trong sản xuất, kinh doanh ở hai địa phƣơng. Đối với hoạt động

sản xuất nông nghiệp, các nông hộ có mức độ liên kết mạnh với các kênh trong cộng

đồng (gia đình, dòng họ, các tổ chức chính quyền, hợp tác xã) để thực hiện các khâu sản

xuất: chọn giống, dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng và bảo vệ

mùa màng). Điều này phản ánh các nhóm, tổ chức này trong cộng đồng vẫn đóng vai trò

quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở hai xã. Tuy nhiên, có sự khác nhau

giữa hai điểm nghiên cứu. Do ở Ninh Hiệp sản xuất nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu nên

các liên kết của hộ gia đình với các nhóm trong cộng đồng, thậm chí cả tổ chức chính

quyền, hợp tác xã rất yếu. Trong khi đó ở Liên Bão, các mối liên hệ truyền thống của hộ

gia đình trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục đƣợc duy trì, và hơn thế họ còn mở rộng

phạm vi liên kết vƣợt khỏi phạm vi làng xã, huyện, tỉnh. Nhóm hộ làm trang trại đang

mở rộng hợp tác với công ty, đại lý lớn ở các tỉnh, huyện khác nhằm phát triển hƣớng

sản xuất của hộ gia đình.

Liên quan tới hoạt động chế biến, tiểu thủ công nghiệp, số liệu cũng cho thấy điểm

giống và khác nhau giữa Liên Bão và Ninh Hiệp trong liên kết chế biến, tiểu thủ công.

Điểm giống nhau là mối liên kết chính của hộ gia đình với ngƣời bên ngoài cộng đồng

(ngƣời ngoài làng) giữ vai trò quan trọng trong các khâu liên quan đến hoạt động sản xuất

chế biến, tiểu thủ công. Tổ chức chính quyền, hợp tác xã không có ảnh hƣởng liên quan

đến sản xuất chế biến, tiểu thủ công của hộ gia đình ở hai xã. Tuy nhiên, điểm khác biệt là

hoạt động chế biến, tiểu thủ công nghiệp ở Ninh Hiệp đƣợc chú trọng hơn nên mức độ

của các mối liên kết trong sản xuất của các hộ gia đình ở đây mở rộng và đa dạng hơn so

với Liên Bão.

Tƣơng tự nhƣ hoạt động chế biến, tiểu thủ công, các tổ chức chính quyền, hợp tác

xã không có ảnh hƣởng đối với hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các hộ gia đình ở hai

địa phƣơng trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Các mối liên kết trong gia đình, bên

ngoài cộng đồng (ngƣời ngoài làng, ngƣời nƣớc ngoài) đóng vai trò rất quan trọng đối với

khâu đầu vào và đầu ra trong hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình.

Page 7: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

30 Xã hội học, số 3 (135), 2016

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Bảng 2. Khác biệt trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp

Đơn vị: %

Bố mẹ, anh chị

em ruột của vợ

và chồng

Họ hàng nội

ngoại

Hàng xóm,

ngƣời làng

Bạn bè, hội tự

nguyện, sở

thích

Chính quyền,

hợp tác xã

Ngƣời ngoài

làng

Ngƣời nƣớc

ngoài

LB NH LB NH LB NH LB NH LB NH LB NH LB NH

I. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

1. Tư vấn hướng sản xuất 50,2 27,0 44,2 20,6 48,7 25,4 25,3 9,5 74,0 39,7 15,2 4,8 0,0 0,0

2.Giúp đỡ vốn khởi nghiệp 42,4 30,2 49,3 42,9 14,5 7,9 14,1 20,6 33,1 27,0 6,3 3,2 0,0 0,0

3.Mua giống cây, con, phân bón, thức ăn 34,9 36,5 33,1 34,9 45,0 54,0 30,1 15,9 79,2 60,3 31,2 49,2 0,0 0,0

4. Làm đất, chăm sóc, thu hoạch 45,0 31,7 23,9 31,7 33,1 55,6 16,0 9,5 61,0 28,6 50,2 58,7 0,0 0,0

5. Tiêu thụ sản phẩm 35,7 31,7 19,3 36,5 35,7 28,6 14,1 28,6 12,3 27,0 45,0 41,3 0,0 0,0

II. Hoạt động chế biến, tiểu thủ công

1. Tư vấn hướng sản xuất 33,3 52,7 27,3 23,6 36,4 34,5 27,3 7,3 9,1 9,1 30,3 10,9 5,5

2.Giúp đỡ vốn khởi nghiệp 57,6 50,0 51,5 55,6 21,2 13,0 18,2 7,4 10,3 6,9 9,1 3,7 1,9

3. Nguyên liệu đầu vào 24,2 29,6 24,2 22,2 54,5 70,4 24,2 14,8 9,1 1,9 57,6 59,3 35,2

4.Chế biến, nhân công lao động 36,4 29,6 27,3 22,2 27,3 22,2 12,1 9,3 3,0 1,9 24,2 51,9 3,7

5. Tiêu thụ sản phẩm 48,5 24,1 48,5 29,6 75,8 40,7 27,3 20,4 18,2 5,6 57,6 64,8 18,5

III. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ

1.Tư vấn hướng kinh doanh 36,1 64,7 19,6 20,4 27,8 14,2 18,4 9,0 11,1 3,1 24,5 7,8 2,7

2.Giúp đỡ vốn khởi nghiệp 41,8 54,2 31,6 26,8 11,2 4,7 10,2 5,9 6,1 1,2 9,2 8,0 8,0

3. Nguồn hàng đầu vào 16,3 13,0 16,3 19,3 31,6 46,1 15,3 8,3 10,2 3,5 62,2 76,0 49,6

4.Tiêu thụ hàng 34,7 10,6 39,8 14,2 69,4 36,6 40,8 14,6 7,1 3,9 56,1 92,1 34,3

5. Nhân công lao động 41,8 15,4 38,8 8,3 28,6 7,9 11,2 1,2 3,1 0,4 27,6 48,8 2,4

Nguồn: Kết quả khảo sát tại xã Liên Bão và Ninh Hiệp năm 2015.

30 T

ính cộ

ng đ

ồn

g ở

ng th

ôn tro

ng

bố

i cản

h V

iệt Na

m ch

uyển

đổ

i…

Page 8: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 31

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng thể hiện khá rõ tại hai xã. Ở

Liên Bão, mối liên kết trong gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc giúp đỡ vốn

khởi nghiệp kinh doanh của hộ gia đình; trong khâu đầu vào liên quan đến nhập nguồn

hàng, hộ gia đình chủ yếu liên kết với cá nhân, tổ chức bên ngoài làng xã (các đại lý, công

ty); còn khâu tiêu thụ hàng, liên kết của các hộ chủ yếu đƣợc thực hiện với những ngƣời

dân sống trong cùng cộng đồng. Về nhân công lao động, ở Liên Bão chủ yếu là các hộ tự

làm, nếu có thuê mƣớn thì chọn anh chị em trong gia đình. Trong khi đó tại Ninh Hiệp,

các liên kết mạng lƣới trong phát triển kinh doanh, dịch vụ đƣợc mở rộng cả về quy mô

và số lƣợng. Các mối liên kết trong mạng lƣới gia đình, nhất là bố mẹ, anh chị em ruột

của vợ chồng hoạt động rất mạnh, thể hiện trong khâu nhập hàng hóa đầu vào. Mạng lƣới

liên kết họ hàng nội ngoại có thể hiện nhƣng không đóng vai trò quan trọng. Nguồn hàng

đầu vào chủ yếu mà các hộ tại Ninh Hiệp nhập là ở nƣớc ngoài, chính vì thế mà mức độ

liên kết với mạng lƣới ngƣời nƣớc ngoài ở đây rất phát triển. Các mạng lƣới liên kết khác

nhƣ họ hàng nội ngoại, hàng xóm ngƣời làng, bạn bè cùng hội tự nguyện, sở thích có vai

trò đáng kể trong liên kết với những mạng lƣới này để nhập hàng hóa.

3.2. Niềm tin trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình nông thôn

Các dẫn chứng và phân tích trên cho thấy rõ tính cộng đồng đƣợc thể hiện qua sự

mở rộng về phạm vi/không gian, khâu liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của

các nhóm hộ gia đình tại hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp. Trong phần này, nghiên cứu tiếp

tục đi vào làm rõ hơn tính cộng đồng của gia đình nông thôn đƣợc thể hiện qua niềm tin

trong các mối liên kết sản xuất, kinh doanh mà gia đình tham gia hợp tác.

Câu hỏi đặt ra và cần làm rõ ở đây là trong bối cảnh phạm vi/ không gian liên kết

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xu hƣớng ngày càng mở rộng hơn vƣợt khỏi

phạm vi làng xã, huyện, tỉnh, thậm chí cả biên giới quốc gia thì niềm tin và tính cố kết

của ngƣời dân nông thôn về các mối liên kết này nhƣ thế nào? Câu hỏi chúng tôi đƣa ra

để thu thập thông tin là: Ông/bà cho biết mức độ tin tƣởng của mối liên kết trong sản

xuất, kinh doanh mà gia đình ta tham gia trong năm qua? Phân tích dƣới đây sẽ cho thấy

rõ niềm tin trong các mối liên kết của hộ gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay.

Biểu đồ 1 thể hiện các mức độ tin tƣởng và không tin tƣởng trong các kênh/hình

thức liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp. Kết quả

cho thấy trong 7 hình thức liên kết của hộ gia đình thì mối liên kết của hộ gia đình với bố

mẹ, anh chị em ruột của vợ và chồng, với họ hàng nội ngoại và chính quyền, hợp tác xã

có mức độ “rất tin tƣởng” và “tin tƣởng” cao nhất. Tiếp đến là các mối liên kết của hộ gia

đình với hàng xóm, người làng và bạn bè, hội tự nguyện. Điều đáng lƣu ý là có tỷ lệ đáng

kể hộ gia đình trong mẫu khảo sát cho biết “rất không tin tƣởng” hoặc “không tin tƣởng”

trong các mối liên kết với các kênh quan hệ liên kết truyền thống này trong cộng đồng

hiện nay. Bên cạnh đó, hộ gia đình trong mẫu khảo sát cũng thể hiện mức độ “rất không

tin tƣởng” và “không tin tƣởng” vào quan hệ liên kết mới trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh của hộ gia đình với ngƣời ngoài làng, ngƣời nƣớc ngoài. Điều này cho thấy trong

bối cảnh chuyển đổi và hội nhập hiện nay, các mối quan hệ sản xuất kinh doanh của hộ

gia đình đang có nhiều biến động. Mặc dù các kênh liên kết truyền thống (gia đình, dòng

Page 9: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 32

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

họ, xóm làng, chính quyền) vẫn đóng vai trò quan trọng mang lại niềm tin tƣởng trong

liên kết sản xuất, kinh tế nhƣng các mối liên kết này cũng đang có dấu hiệu của sự mất

niềm tin, sự “bất tín” trong quan hệ. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến tính cộng đồng, hợp tác,

tƣơng trợ, cố kết phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các mối quan hệ

mới bên ngoài cộng đồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đã mở rộng nhƣng chƣa

mang lại niềm tin tƣởng hoàn toàn cho ngƣời dân hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp.

Hình 1. Niềm tin trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình

Đơn vị: %

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Liên Bão và Ninh Hiệp năm 2015.

Khác biệt về niềm tin trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình hai xã

Liên Bão và Ninh Hiệp là hai địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế và chuyển đổi

cơ cấu nghề nghiệp rất khác nhau. Vậy niềm tin của ngƣời dân về các kênh quan hệ trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh đang diễn ra nhƣ thế nào? Kết quả phân tích dƣới đây tiếp

tục làm rõ hơn về tƣơng đồng và khác biệt giữa hai xã.

Bảng 3 cho thấy sự khác biệt đáng kể và rõ rệt giữa hai địa phƣơng về sự tin tƣởng

và không tin tƣởng trong các mối liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình. Sự khác

biệt không đáng kể về niềm tin thể hiện ở hình thức liên kết của hộ gia đình với bố mẹ,

anh chị em ruột của vợ chồng, với họ hàng nội ngoại. Cụ thể, ở kênh liên kết của hộ gia

đình với bố mẹ, anh chị em ruột của vợ chồng, tỷ lệ trả lời ở Liên Bão là: 67,0% rất tin

tƣởng; 29,3% tin tƣởng; 0,3% rất không tin tƣởng; 1,0% không tin tƣởng; 2,4% không

biết/không trả lời. Tỷ lệ trả lời phƣơng án này ở Ninh Hiệp là: 72,9% rất tin tƣởng; 24,2%

tin tƣởng; 0,0% rất không tin tƣơng; 1,3% không tin tƣởng; 1,6% không biết/không trả

lời. Mức độ khác biệt rõ rệt về niềm tin trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia

đình tại hai xã thể hiện trong các hình thức liên kết nhƣ với hàng xóm, ngƣời làng; bạn

bè, hội tự nguyện, sở thích; chính quyền, hợp tác xã; ngƣời ngoài làng; ngƣời nƣớc ngoài.

Cụ thể, ở kênh liên kết của hộ gia đình với hàng xóm, ngƣời làng, tỷ lệ trả lời ở Liên Bão

Page 10: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 33

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

là: 3,1% rất tin tƣởng; 80,6% tin tƣởng; 7,8% rất không tin tƣởng; 4,8% không tin tƣởng;

3,7% không biết/không trả lời. Tỷ lệ trả lời phƣơng án này ở Ninh Hiệp là: 8,2 rất tin

tƣởng; 39,5% tin tƣởng; 26,5% rất không tin tƣởng; 5,6% không tin tƣởng; 20,3% không

biết/không trả lời.

Bảng 3: Khác biệt niềm tin trong liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình

Đơn vị: %

Rất tin tƣởng Tin tƣởng Không tin

tƣởng

Rất không

tin tƣởng

Không trả

lời/ KB

LB NH LB NH LB NH LB NH LB NH

Bố mẹ, anh chị em ruột của

vợ/chồng 67,0 72,9 29,3 24,2 0,3 0,0 1,0 1,3 2,4 1,6

Họ hàng nội ngoại 46,3 42,5 47,6 42,5 2,0 0,7 1,0 3.3 3,1 3,3

Hàng xóm, người làng 3,1 8,2 80,6 39,5 7,8 26,5 4,8 5,6 3,7 20,3

Bạn bè, hội tự nguyện, sở thích 5,1 3,6 72,4 52,6 8,8 12,4 3,7 5,6 9,9 25,8

Chính quyền, hợp tác xã 13,9 2,3 74,5 50,7 5,1 14,7 2,0 9,5 4,4 22,9

Người ngoài làng 1,0 1,0 36,1 22,2 35,0 39,5 5,8 9,2 22,1 28,1

Người nước ngoài 0,0 0,0 3,4 10,5 18,4 28,4 11,6 3,9 66,7 57,7

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Liên Bão và Ninh Hiệp năm 2015.

Ở các hình thức liên kết trong sản xuất, kinh doanh tiếp theo của hộ gia đình tiếp

tục cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai xã. Điều quan trọng hơn là các con số này

minh chứng rằng tốc độ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, mở rộng

phạm vi/không gian liên kết sản xuất, kinh doanh đã tác động đến niềm tin tƣởng và

tính cố kết trong các liên kết làm ăn, kinh doanh của hộ gia đình hai xã hiện nay.

Ngƣời dân ở cả hai xã đều có mức độ tin tƣởng cao vào mối quan hệ liên kết trong sản

xuất, kinh doanh với ngƣời thân trong gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, với các kênh nhƣ

xóm làng, tổ chức chính quyền thì mức độ tin tƣởng hay không tin tƣởng của hộ gia

đình tại hai địa phƣơng khác nhau. Chẳng hạn, ngƣời dân ở Ninh Hiệp có mức độ tin

tƣởng vào các mối liên kết này thấp hơn rất nhiều so với Liên Bão. Bên cạnh đó, số

liệu cũng cho thấy có một tỷ lệ đáng kể ý kiến ngƣời dân Ninh Hiệp thể hiện mức độ

không tin tƣởng vào tổ chức chính quyền. Có thể nói, các dẫn liệu này cho thấy những

dấu hiệu cơ bản về niềm tin và những khác biệt liên quan đến tính cố kết trong cộng

đồng xã hội nông thôn hiện nay.

4. Bàn luận

Các dẫn chứng và phân tích trên đã cho thấy mối liên kết trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh của hộ gia đình ở hai xã Liên Bão và Ninh Hiệp - hai địa phƣơng đại diện cho

trình độ phát triển khác nhau ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Điều quan

trọng là các bằng chứng khảo sát thực địa ở hai xã đã phần nào phác họa đƣợc những khía

cạnh liên quan đến tính cộng đồng trong hoạt động kinh tế của hộ gia đình trong quá trình

chuyển đổi và hội nhập quốc tế.

Page 11: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 34

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Các mối liên kết sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình nông thôn đang theo xu

hƣớng mở rộng phạm vi, không gian và các hình thức hợp tác, thể hiện ở tất cả các hoạt

động kinh tế của hộ gia đình nông thôn, từ sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiểu thủ công,

cho đến kinh doanh, dịch vụ. Rõ ràng là trong bối cảnh chuyển đổi và hội nhập xã hội sâu

rộng hiện nay, hộ gia đình nông dân đang rất năng động khai thác tối đa các mối liên kết

trong cộng đồng, đồng thời không ngừng mở rộng mối liên kết bên ngoài cộng đồng để

cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt lợi ích và phát triển kinh tế gia đình.

Thực tế này phản ánh các gia đình và cộng đồng làng xã không còn tự cung, tự cấp về

phƣơng diện kinh tế nhƣ kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây (Nguyễn Hồng Phong,

1978: 481). Bản thân mỗi gia đình đang rất chủ động và năng động tìm kiếm, mở rộng các

mối liên kết mới bên ngoài cộng đồng. Tất nhiên, quá trình này không phải diễn ra một

cách đồng nhất, giống nhau mà có sự khác biệt giữa các địa phƣơng do tốc độ chuyển đổi

cơ cấu nghề nghiệp, phát triển kinh tế và hội nhập xã hội khác nhau.

Bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng ở Ninh Hiệp và Liên Bão, các hình thức liên kết

trong cộng đồng nhƣ gia đình, dòng họ, bạn bè, xóm làng và đặc biệt là các tổ chức chính

quyền vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Các hình

thức liên kết của gia đình với bên ngoài cộng đồng làng xã (ngƣời ngoài làng, ngƣời nƣớc

ngoài) cũng đang rất phát triển và ngày càng sâu rộng trong các hoạt động sản xuất, kinh

doanh của hộ gia đình ở hai địa phƣơng. Liên Bão là địa phƣơng phát triển kinh tế hỗn

hợp, nông nghiệp kết hợp chế biến, tiểu thủ công, kinh doanh, dịch vụ nên các nhóm, tổ

chức trong cộng đồng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động sản xuất, nhất là

sản xuất nông nghiệp. Các mối liên kết khác nhƣ chế biến, tiểu thủ công nghiệp, kinh

doanh, dịch vụ cũng đang trong quá trình mở rộng các liên kết với các chủ thể bên ngoài

cộng đồng. Tuy nhiên, Ninh Hiệp là địa phƣơng năng động, sự phát triển kinh tế theo

hƣớng phi nông đã tạo ra không chỉ sự đa dạng về nghề nghiệp mà còn tạo ra sự đa dạng

hóa các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Mối liên kết truyền

thống của gia đình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ít đi nhƣng thay vào đó là các

liên kết trong hoạt động chế biến, tiểu thủ công, kinh doanh, dịch vụ đang phát triển rất

mạnh mở rộng ra ngoài cộng đồng, huyện, tỉnh, biên giới quốc gia.

Có thể nói, các mối liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ

gia đình nông thôn đang bị chi phối mạnh bởi quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế

đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Ngày nay các mối liên kết truyền thống trong cộng đồng

dựa vào gia đình, họ tộc nội ngoại, làng xóm vẫn tồn tại, đƣợc duy trì trong các khâu của

hoạt động sản xuất (Tính cộng đồng của gia đình vẫn tiếp tục tồn tại). Tuy nhiên, tính

cộng đồng của hộ gia đình đang mở rộng hơn nhằm thích ứng với bối cảnh xã hội hiện

nay. Không gian các liên kết này đã giúp các hộ gia đình có cơ hội phát triển mở rộng sản

xuất, kinh doanh, quan trọng hơn là thích ứng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Đây cũng

là phƣơng thức ứng xử có đi có lại trong các mối quan hệ của ngƣời dân nông thôn nhằm

tìm kiếm lợi ích trong các mối liên kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp, trong

tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán dịch vụ để cùng nhau làm ăn có hiệu quả

trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Page 12: ỘNG ĐỒ Ở NÔNG THÔN TRONG B CHUYỂN ĐỔI: NHÌN TỪ MỐI …

Nguyễn Đức Chiện 35

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nhƣ vậy, về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu về liên kết sản xuất, kinh doanh ở

Liên Bão và Ninh Hiệp cũng phản ánh một quá trình đang chuyển biến của tính cộng

đồng ở khu vực nông thôn, từ các mối liên kết trong cộng đồng dựa trên tình cảm sang

các mối liên kết dựa trên sự hợp lý trong quan hệ trao đổi làm ăn của các chủ thể ở nông

thôn hiện nay. Về mặt thực tiễn, những chiều cạnh liên quan đến mở rộng phạm vi

không gian liên kết, nhƣng niềm tin tƣởng và không tin tƣởng của ngƣời dân trong các

mối liên kết cả trong và ngoài cộng đồng cũng đang đặt ra những vấn đề đƣợc xem là

thách thức mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn trong bối cảnh Việt Nam

chuyển đổi và hội nhập.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Long và Trần Hiệp. 2000. Tâm lý cộng đồng làng xã và di sản. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

Marshall Gordon. 2010. Từ điển Xã hội học Oxford (Bùi Thế Cƣờng và cộng sự dịch). Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội. Hà Nội.

Mai Huy Bích. 1993. Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng. Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội.

Mai Văn Hai. 2000. Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

Nguyễn Đức Chiện. 2015. Liên kết mạng lƣới trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn hiện nay: Phác

thảo từ kết quả nghiên cứu định tính tại hai xã ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Xã hội học, Số

4/2015.

Nguyễn Hồng Phong. 1978. “Di sản làng xã trƣớc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa”, trong Nông thôn Việt

Nam trong lịch sử, Viện Sử học biên tập, tr. 452-502. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

Nguyễn Văn Huyên. 2003 [1939]. Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập 2. Nxb Khoa học xã

hội. Hà Nội.

Trần Đình Hƣợu. 1996. Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội.

Trần Ngọc Thêm. 2001. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố

Hồ Chí Minh.

Robert A. Nisbet. 1966. The Sociological Tradition. Basic Books Publishing House.

Jose Harris (editer). 2001. Ferdinnand Tonnies. 1887. The Community and Civil Society. (Cambridge Texts

in the history of Political Thought). Cambridge University Press, 2001.